LỜI KHUYÊN

Kính thưa quý Phật tử! Sau khi Thọ Tam Quy Ngũ Giới xong. Từ đây mỗi tháng quý vị hãy về tu viện để tu học giới luật đức hạnh làm người một ngày. Đó là trách nhiệm bổn phận của người Phật tử Thọ Tam Quy Ngũ Giới.

Vì có học giới luật đức hạnh làm người thì quý vị mới trở thành những người có đức hạnh, nếu không học giới luật đức hạnh thì quý vị không thể trở thành những người có đạo đức. Những người không có đạo đức thì làm sao trở thành những người Phật tử được. Phải không quý Phật tử?

Dù quý vị có Thọ Tam Quy Ngũ Giới 10 năm hoặc 20 năm, mà không sống đúng năm giới đức hạnh của đạo Phật thì quý vị vẫn chưa phải là đệ tử Phật. Bởi vì Phật tử là con Phật. Con Phật là phải sống có đạo đức, chứ con Phật sao lại sống không có đạo đức; con Phật sao lại sống như những người bình thường thế gian thì làm sao gọi là Phật tử; làm sao gọi là người Thọ Tam Quy, Ngũ Giới được. Phải không quý vị?

Đệ tử Phật là phải sống như Phật, muốn sống như Phật mà không chịu học và sống đức hạnh như Phật thì làm sao sống như Phật được. Không sống như Phật mà tự xưng mìnhlà Phật tử, là đệ tử Phật thì xấu hổ lắm quý vị ạ!

Người Phật tử mới bước chân vào đạo Phật đều phải thọ năm giới tức là phải chấp nhận năm giới đức hạnh này. Cho nên năm giới đức hạnh này đem lại lợi ích rất lớn cho đời sống của những ai đi theo bước chân của đức Phật. Vì thế quý Phật tử cần phải học và tập luyện trau dồi năm giới đức hạnh này. Nếu không học và trau dồi năm đức hạnh này thì chẳng bao giờ xứng đáng làm người Phật tử và cũng không bao giờ thành người Phật tử được.

Kính thưa quý Phật tử! Khi thọ Ngũ Giới xong có nghĩa là quý Phật tử đã chấp nhận năm giới. Khi đã chấp nhận năm giới tức là chấp nhận năm đức hạnh làm người thì quý vị đừng xem thường và đừng bỏ qua những giới đức hạnh này. Bỏ qua những giới đức hạnh này là bỏ qua những vật vô giá mà trên thế gian này không có vật gì đánh đổi được; bỏ qua những giới đức hạnh này là quý vị sẽ bị thiệt thòi rất lớn trong cuộc sống và đời đời kiếp kiếp quý vị sẽ chịu nhiều khổ đau không bao giờ dứt. Vì có giữ gìn năm giới đức hạnh này thì quý vị mới thoát ra bản chất của loài cầm thú, mới xứng đáng là những con người trong Phật giáo, mới chuyển hóa những nghiệp ác nhiều đời nhiều kiếp của quý vị. Vì thế bản thân và gia đình quý vị mới được bình an và hạnh phúc. Năm giới này không phải là nhiều giới; năm giới này không phải là những giới luật khó khăn, rắc rối, cao siêu ngoài sức con người, ngoài tầm tay của quý vị. Nhưng tại sao quý Phật tử  không giữ được? Nó là năm tiêu chuẩn để trở thành con người thật sự là người, nếu năm tiêu chuẩn này chưa đạt được thì con người còn mang bản chất hung ác của động vật. Quý Phật tử có nhận ra điều này không?

Đã Thọ Tam Quy Ngũ Giới là đã tập sống trong thiện pháp. Sống trong thiện pháp là phải được chuyển nghiệp khổ đau của bản thân và gia đình. Cho nên, người Thọ Tam Quy Ngũ Giới thì bản thân và gia đình đều được bình an, mạnh khoẻ. Còn đã Thọ Tam Quy Ngũ Giới lâu rồi mà bản thân và gia đình nay đau mai ốm, tai nạn thường xảy ra khiến cho cuộc sống buồn phiền, bất an, khổ đau chồng chất  từ năm này đến năm khác. Đó là Thọ Tam Quy Ngũ Giới cho có Thọ Tam Quy Ngũ Giới, thọ cho có hình thức; thọ cho có danh là Phật tử, chứ không phải Thọ Tam Quy Ngũ Giới để sống như Phật, như Pháp, như Tăng và như giới luật đức hạnh. Vì thế mọi bệnh tật tai nạn trong gia đình đã không chuyển đổi mà lại còn tăng thêm. Đó là nương tựa theo Phật giáo mà lại nương tựa theo không làm theo đúng.

Vì sự bình an của mình và mọi người quý Phật tử hãy cố gắng siêng năng học tập, trau dồi và sống đúng những giới luật đức hạnh này để không phụ ơn Phật, ơn Thầy dạy bảo; để đem lại sự bình an cho mình, cho người và cho muôn loài vật sống trên hành tinh này; để biến đổi cõi thế gian trở thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.

Kính ghi

Tu Viện Chơn Như

HẾT PHẦN MỘT


MỤC LỤC

 

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3

Quy Y Tam Bảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

Phật Bảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  9   

Pháp Bảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . 15

Tăng Bảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18

Thọ Ngũ Giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27

Giới thứ nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .31

Giới thứ hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43

Giới thứ ba . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .  50

Giới thứ tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .53

Giới thứ năm . . . . . . . . . . . . . .  . . . . . . .63

Lời khuyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .82

Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72

 

----Øv×----