Ghi lại lịch sử là một việc làm hết sức phải thận trọng, nhất là phải thấy trách nhiệm và bổn phận đối với độc giả. Mọi người, ai cũng biết lịch sử của một dân tộc là do nhiều nhân vật làm nên, nhưng mỗi nhân vật đều có những tài năng đặc biệt khác nhau. Do đó, khi ghi lại lịch sử chúng ta phải ghi trung thực theo tài năng của mỗi nhân vật làm nên lịch sử trong địa phương đó. Ghi như (23) vậy mới được gọi là ghi lại lịch sử.
Ở đây, chúng tôi ghi lại lịch sử của một địa danh, chớ không ghi lại một nhân vật lịch sử cá nhân nào. Vì thế, chúng tôi cần phải biết rất rõ trong một địa danh lịch sử không chỉ có một nhân vật lịch sử, mà phải có nhiều nhân vật. Có nhiều nhân vật mới làm nên địa danh lịch sử. Đó là điều chắc chắn không còn ai bắt bẻ chúng ta ghi sai.
Bởi vậy, một địa danh phải được gắn liền với nhiều nhân vật lịch sử. Nhiều nhân vật lịch sử mới làm nổi bật một địa danh trong lịch sử của nước nhà. Đọc một cuốn sử đất nước Việt Nam, trong đó có rất nhiều anh hùng liệt sĩ hữu danh cũng như vô danh không sao kể cho hết. Sách viết như vậy mới gọi là cuốn sử ký.
Chùa Am đã trở thành một địa danh lịch sử, do bắt đầu từ một võ tướng của Tây Sơn (24) về đây trú ngụ; không phải trú ngụ để mai danh, ẩn tích, mà Chùa Am trú ngụ để âm thầm chiến đấu chống giặc ngoại xâm; để tiếp tục làm nên những trang sử anh hùng của dân tộc, ngõ hầu để đóng góp công sức mình cho những trang sử nước nhà.
Chùa Am ngày xưa
(25)Như chúng ta ai cũng biết: Triều đại Tây Sơn là do những người nông dân áo vải ở đất Tây Sơn đứng lên phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi Giặc phương Bắc - Nhà Thanh ở miền Bắc nước ta, và dẹp sạch quân Xiêm La ở miền Nam, kế đó đập tan bè lũ phong kiến bán nước: Trịnh đàng ngoài - Nguyễn đàng trong, thống nhất đất nước thành một nước độc lập chủ quyền phong kiến Việt Nam. Những trang sử oanh liệt này làm sao nhân dân Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác lại quên được người áo vải anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung, phải không quý vị? Đấy là những điều cần nhắc nhở cho mọi người lưu ý khi đọc lịch sử Chùa Am.
Kế đó, các đời sau còn nối tiếp nhau thực hiện lòng yêu nước, luôn luôn đấu tranh đánh đuổi giặc Pháp, Mỹ, giành độc lập tự do cho quê hương xứ sở. (26)
Quê hương Việt Nam
Chính nhờ lòng yêu nước của các vị trụ trì Chùa Am, mà ngày nay Chùa Am mới có những trang sử chống giặc cướp nước, và đập tan sự bóc lột của những tập đoàn phong kiến các vương triều nhà Nguyễn, khiến cho Chùa Am ngày càng phát triển trở thành một Tu Viện có tầm cỡ cả nước, nên các giới tri thức trong nước cũng như ở nước ngoài đều quan tâm lưu ý. (27)
Sau khi tìm hiểu biết rõ ràng, chính quyền các cấp và mọi người cũng hãnh diện vì nơi đây xuất phát những người con yêu nước, và nhất là nơi đây lại xuất hiện một nền văn hóa đạo đức Nhân bản - Nhân quả, đem lại cho dân tộc và loài người trên thế giới một cuộc sống nhân văn không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là một nền đạo đức đã có từ xa xưa, từ khi có loài người, nhưng đến khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, mới dựng lên và truyền dạy cho chúng ta.
Khi Ngài mất thì các tôn giáo khác đã ra công dìm mất nền đạo đức này, để thay thế vào những kinh sách và giáo pháp mù quáng, mê tín, lạc hậu. Vì thế, loài người đến ngày nay ít ai biết đến nền đạo đức này nữa. Mãi cho đến vị trụ trì đời thứ năm của Chùa Am ra đời, mới ra công biên soạn bộ sách đạo đức (28) nhân bản - nhân quả, để mọi người sống không làm khổ cho nhau và nhất là không làm khổ chúng sinh. Đó là một điều đáng vui mừng cho dân tộc Việt Nam và cho loài người trên thế giới.
Nước non hẹn một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời hẹn nước, thề non
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Tản Đà (29)
Vì vậy, Chùa Am đáng được ghi vào lịch sử văn hóa đạo đức nhân bản - nhân quả của dân tộc Việt Nam.
Chính nơi đây, Chùa Am phải được giữ gìn, bảo toàn di tích lịch sử, và nhất là sự truyền thừa nền đạo đức nhân bản - nhân quả đã đem lại lợi ích cho đạo, cho đời, cho đất nước Việt Nam và cho cả thế giới.
Kính ghi
Trưởng lão Thích Thông Lạc (30)