Cách thức làm ma chay theo Chùa Am dạy như dưới đây:
“Khi một người thân trong gia đình mất, thì những người trong gia đình cần phải lo tẩm liệm, không nên để cho người xa lạ làm công việc này. Vì để cho người xa lạ tẩm liệm người thân của mình, có điều chi không vệ sinh, sơ sót họ sẽ nói ra cho mọi người biết thế này thế khác, không tốt và rất tội nghiệp cho người thân đã mất của mình. Vì khi bệnh đau không làm chủ được thân, nên có khi tiểu tiện trong quần. Có lẽ không ai muốn như vậy, phải không quý vị? (109)
Cho nên trách nhiệm những người trong gia đình, khi có người thân mất thì phải lo tẩm liệm và an táng cho chu đáo, đừng để người bên ngoài xen vào.
Thầy THÍCH THÔNG LẠC, lúc mới từ Hòn Sơn trở về Trảng Bàng
Chúng tôi thấy việc tẩm liệm người thân trong gia đình, họ thường giao phó cho Ban Đạo Tỳ trong tổ chức của các trại hòm, trong đó có nhiều (110) tăng, ni tụng niệm. Cho nên ở đây chỉ cần giá cả sòng phẳng là có đầy đủ, làm tất cả việc ma chay theo bài bản kinh sách phát triển. Còn những người thân trong gia đình chỉ biết nghe theo và chấp nhận, chớ không biết việc làm đó đúng hay sai, theo đúng Phật giáo hay theo ngoại đạo, mê tín hay chánh tín, hủ lậu hay tiến bộ, ân nghĩa hay vô ân. Họ đều “tai ngơ bất biết”, ai làm sao cũng được, miễn là đem chôn cất cho xong. Nói thế, chớ đám tang người ta thường để từ ba ngày cho đến bảy ngày, và còn hơn thế nữa nếu ngày giờ không tốt, bị trùng tang liên táng.
Bởi không hiểu, không biết, nên đã biến việc ma chay trở thành việc làm mê tín, lạc hậu, mà còn nói lên sự vô tình đã đánh mất đi ân nghĩa của những người thân còn sống đối với người chết.
Trong gia đình có người thân mất, thì mọi người phải bình tĩnh, sáng suốt, vì có những việc cần phải làm như sau:
Việc thứ nhất: Khi có một người thân mất, việc đầu tiên phải dùng nước ấm và lấy khăn sạch lau khắp cơ thể của người đã mất cho sạch sẽ, rồi thay đổi quần áo mới; bộ đồ cũ xếp lại ngay ngắn để bỏ vào áo quan khi tẩm liệm.
Việc thứ hai: Phải mua một bao trà khô, rải đều dưới đáy áo quan một lớp khoảng độ 2 phân. (111) Vì trà sẽ rút hơi của người chết, giữ vệ sinh chung cho mọi người gia đình.
Việc thứ ba: Phải mua một tấm vải ba thước chiều dài và một thước sáu chiều ngang, nếu cư sĩ thì dùng màu trắng, còn tu sĩ thì dùng màu vàng; không có vải khổ rộng thì dùng hai miếng vải khép lại.
Việc thứ tư: Trải tấm vải ấy ra, rồi đặt người chết nằm ngay ngắn giữa tấm vải.
Việc thứ năm: Phải có bốn người thân trong gia đình, con trai trưởng ở đầu người chết, còn tất cả những người khác, một người ở dưới chân, một người ở bên hông mặt và một người ở bên hông trái, mỗi người đều nắm mép vải đồng giở lên một lượt, rồi di chuyển người chết đặt vào áo quan. Nếu người chết là nam thì mép vải bên trái người chết phủ trước, rồi mép vải bên mặt phủ kế tiếp, rồi đến mép vải trên đầu và cuối cùng mép vải dưới chân phủ lên là xong. Nếu người chết là nữ thì bên mặt người chết phủ trước, bên trái phủ sau.
Cách tẩm liệm như vậy theo qui luật nhân quả âm dương, vì chúng ta đang sống trong qui luật nhân quả âm dương, mà trên hành tinh này không một người nào thoát ra khỏi. Nhưng tại sao Tây, Tàu, Nhật, Mỹ, v.v… là lại không theo qui luật (112) này, mà lại tẩm liệm khác theo phong tục bản xứ của họ?
Xin thưa! Vì không làm đúng theo qui luật nhân quả, thì khi sinh cũng gặp nhiều khó khăn, còn khi chết cũng đâu phải dễ dàng. Vì sinh như vậy, chết như vậy là đi ngược lại qui luật nhân quả, nên thọ biết bao nhiêu sự đau khổ. Quý vị có thấy không?
Quê hương
(113)Thuận theo qui luật nhân quả, thì sống cũng như chết đều được bình an yên ổn, còn đi ngược lại nhân quả, sống cũng như chết đều thọ khổ vô vàn. Do đó, đức Phật dạy con người nên có Tri kiến giải thoát là vậy.
Lúc bấy giờ muốn tẩm liệm theo những vật dụng gì, thì nên để dưới chân người chết; xong, đậy nắp áo quan và đóng đinh lại, chớ không nên chèn nhét rơm rạ hoặc tất cả những vật dụng gì khác; chỉ để thân người chết như người nằm ngủ là tốt nhất. Đừng nghĩ theo kiểu mê tín: người chết phải bó chặt tẩm liệm cho chặt chịa, để thân người chết không động đậy được, nếu thân người chết động đậy là con cháu phải bệnh đau. Đó là một dạng mê tín, chớ con người đau bệnh là do nhân quả ác của người đó làm ra, chớ không ai làm cho họ đau bệnh được. Như quý vị giết hại cá tôm và ăn thịt, thì quý vị làm sao tránh thân bệnh đau, vì nuôi thân của quý vị bằng sự chết và đau khổ của cá tôm. Quý vị nên nhớ “nhân nào quả nấy”, không ai làm quý vị khổ, mà chính quý vị đã làm cho quý vị khổ, quý vị có biết không?
Việc thứ sáu: Phải có mọi người trong gia đình, đồng khiên áo quan đặt ngay giữa nhà. Trước áo quan đặt một bàn thờ nhỏ, để đặt ảnh người chết và một lư hương để mọi người đến cúng điếu chia buồn; nhưng người đến phúng điếu (114) không cần thắp hương, chỉ cần chắp tay trước di ảnh người quá cố tỏ lòng chia buồn với gia đình có người thân mất mà thôi.
Xin nhắc lại một lần nữa: người đến phúng điếu không cần phải thắp hương, mà chỉ cần chắp tay trước ngực đảnh lễ người chết ba lễ là đủ.
Việc thứ bảy: Đặt áo quan và bàn thờ nhỏ trong nhà xong, thì những con cháu tề tựu đảnh lễ, và ngay lúc đó người gia trưởng phát vải tang cho mọi người trong gia đình: trẻ em một miếng vải trắng nhỏ cài trên áo, còn những người lớn, dâu, rể, con trai và con gái thì đội khăn trắng phủ kín đầu như nhau.
Vì dâu, rể, con trai và con gái đều là con trong gia đình cả, không nên phân chia con trai con, gái và dâu rể khác nhau, mà từ xưa đã có những tư tưởng phân chia giai cấp hẹp hòi ích kỷ trong gia đình, khiến cho con cái trong nhà giảm lòng yêu thương nhau, mất đoàn kết. Vì họ cứ nghĩ rằng con trai, con gái là máu mủ, còn dâu rể là người dưng nước lã. Những tư tưởng này đã khiến tình cảm con người cũng bị mất mát rất nhiều. Chúng ta hãy mạnh dạn dẹp sạch những tư tưởng chia cắt tình yêu thương của những người thân trong gia đình. Tuy không biết nhau thì họ còn là người xa lạ trong gia đình, nhưng tình yêu thương của chúng ta
đối với họ, họ vẫn là một người Việt (115) Nam yêu thương của chúng ta trong một nước. Cho nên khi họ là một người thân trong gia đình, thì dù là con trai, con gái, dâu, rể đều tôn trọng yêu thương nhau như anh em ruột thịt trong một nhà, đừng có tư tưởng phân chia như từ xưa đến nay là chúng ta còn kém văn minh tiến bộ trên tình cảm con người. Ngày nay chúng ta phải tiến bộ hơn ngày xưa, tiến bộ mọi mặt, trong đó có tình cảm con người.
Sau khi chôn cất xong, trở về nhà thì khăn trắng được trả lại nơi bàn thờ, mọi người chỉ còn mang trên người một miếng vải trắng nhỏ nơi ngực nếu áo vải màu đen, còn áo vải màu trắng thì vải tang phải bằng miếng vải màu đen.
Việc thứ tám: Người chết không nên để lâu, vì để lâu làm mất vệ sinh chung, vì vậy sáng chết chiều chôn, chiều chết sáng chôn; còn có điều kiện để lâu thì chỉ nên để một ngày đêm mà thôi, đó là vì có con em, cháu chắt ở xa chưa về kịp.
Việc thứ chín: Không nên rước thầy chùa tụng niệm cầu siêu, vì người chết đã theo nghiệp tái sinh luân hồi ngay liền khi chết, còn đâu mà cầu siêu. Đó là một việc làm mù quáng, mê tín.
Việc thứ mười: Không nên rước nhạc trống kèn làm ầm ĩ. Đám ma là nơi mất mát đau buồn, có gì vui đâu mà kèn trống. Và nhất là đây không (116) phải chỗ buôn bán thân người chết để lấy tiền. Vậy nên tránh đàn nhạc, kèn trống, vì đàn nhạc, kèn trống làm ầm ĩ báo tin cho mọi người biết để đến cúng điếu tế lễ. Đó là cách thức đem thây người chết ra buôn bán.
Đồng quê yên ả
Việc thứ 11: Khi đưa áo quan lên xe tang để đi chôn cất, thì không nên rải giấy tiền vàng mã trên đường làm mất vệ sinh chung trong môi trường sống. Và nhất là không nên rước một ông thầy chùa ngồi tụng niệm ê a trên xe tang. Đó là hình thức lạc hậu, mê tín, thiếu văn hóa, không khoa học.
Việc thứ 12: Hạ huyệt. Khi xe tang đến nơi thì (117) áo quan chuyển từ trên xe đến huyệt, để áo quan ngay ngắn trên huyệt, và lúc bấy giờ con cái tập trung lại đảnh lễ lần cuối cùng. Sau khi con cái đảnh lễ xong, thì áo quan từ từ hạ huyệt.
Việc thứ 13: Khi chôn cất xong, mọi người đồng trở về nhà và đặt bàn thờ người mất nơi trang nghiêm nhất trong nhà, để hàng ngày con cháu tưởng nhớ công ơn của người đã mất.
Việc thứ 14: Không nên mở cửa mả. Trong ba ngày đầu, chúng ta đến thăm mộ và đắp sửa sang lại cho sạch sẽ, hoặc xây mộ để phần mộ được bền lâu và hằng năm về thăm viếng (Tảo mộ).
Việc thứ 15: Hằng ngày đến giờ ăn, cả gia đình quây quần lại ăn thì nên để thêm một đôi đũa và một cái bát, mọi người trong nhà đều mời người chết ăn cơm, nhất là người gia trưởng, để tưởng chừng như người chết còn sống, chứ không nên đem cơm cúng trên bàn thờ.
Việc thứ 16: Tuần thất. Những tháng đầu mới mất, chúng ta chia ra làm ba tuần thất. Tuần thất thứ nhất là bảy ngày; tuần thất thứ hai là 21 ngày; tuần thất thứ ba là 49 ngày. Trong những ngày tuần thất ấy, chúng ta làm một bữa cơm mời những người nào đã giúp chúng ta trong việc ma chay đến dùng bữa cơm thân mật, để chúng ta tỏ lòng biết ơn với những người bạn thân này. (118)
Việc thứ 17: Sau một năm mất, chúng ta làm một bữa cơm và con cháu về đầy đủ, người gia trưởng nhắc đến công ơn của người đã mất đối với gia đình và đối với quê hương Tổ quốc.
Việc thứ 18: Đến năm thứ hai sau khi mất cũng làm một mâm cơm, mời con cháu về đủ mặt, người gia trưởng tuyên bố mãn tang và thu hồi những miếng vải trắng nhỏ rồi đem đốt. Từ đây về sau không còn ai mang tang khó nữa”.
Bảng hiệu Chùa Am ngày xưa: “LONG AN TỰ”
Mười tám điều cần phải làm như trên, trong việc ma chay khi có người thân mất là chánh tín trong Phật giáo, xin quý phật tử nên lưu ý để tránh (119) những việc làm mù quáng, mê tín, lạc hậu mà từ xưa đến nay người ta đã truyền thừa nhau thành một phong tục hủ lậu, vay mượn nền văn hóa của Phật giáo Trung Quốc thiếu tính khoa học, thiết thực cụ thể.
Cho nên tất cả những văn hóa được truyền thừa từ xưa đến nay, không phải văn hóa nào cũng đều đúng hết. Văn hóa truyền thừa có những cái đúng, nhưng cũng có những cái sai. Cái sai thì nên mạnh dạn dẹp bỏ, còn cái đúng thì nên duy trì, nhưng phải chuyển thành một nền văn hóa Việt Nam, chớ không khéo văn hóa Việt Nam mà lại thành một nền văn hóa lai căng của những nước ngoài.
Trong nước chúng ta có bao nhiêu nhà tri thức Việt Nam, ông nào cũng có bằng tiến sĩ, thế mà văn hóa Việt Nam trong việc ma chay xuất phát ở đâu, xin quý vị hãy trả lời? Hay bảo rằng Việt Nam không có nền văn hóa ma chay thì sai.
Có người sống tức là phải có người chết, có người chết là phải có ma chay. Vậy việc làm ma chay phải có bài bản, nghi thức rõ ràng, chớ không phải vay mượn việc ma chay của nước khác mà áp dụng làm việc ma chay cho nước mình. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa khác nhau, vậy chúng ta hãy triển khai nền văn hóa của dân tộc, trong đó có văn hóa ma chay của nước mình. Chúng ta là một dân tộc anh hùng, bất khuất trước mọi thế lực (120) của ngoại bang, cho nên chúng ta không cần vay mượn văn hóa ma chay của nước nào cả. Và như vậy mới xứng danh là một nước độc lập, văn hóa tư tưởng ngang hàng với các nước trên thế giới.
Tượng Phật trong Chùa Am
Điều này chúng ta đã thấy rất rõ, từ xưa đến nay, việc làm ma chay của dân tộc Việt Nam đều chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Không ngờ, Việt Nam chỉ bắt chước làm ma chay theo nền văn hóa lạc hậu, mê tín của Trung Quốc, nên người (121) Việt Nam phải chịu tiêu hao một số tiền quá lớn nhảm nhí, không mang tính chất đạo đức lợi ích thiết thực cho đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta là người Việt Nam, phải sống trong nền văn hóa đạo đức của Việt Nam; nền văn hóa đạo đức của Việt Nam không phải từ trên trời rơi xuống, mà chính từ những con người Việt Nam biết làm ra.
Tảng đá nơi Hòa Thượng trụ trì tọa thiền suốt đêm ngày
Những người Việt Nam có trình độ kiến thức tiêu biểu, hiểu biết sâu rộng thì nên cùng nhau ngồi lại họp bàn về văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam, từ xưa đã truyền thừa đến nay. (122)
Tinh thần văn hóa đạo đức ấy, chúng ta phải lọc lựa cái nào không chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nước ngoài. Đó là nền văn hóa đạo đức của Việt Nam. Khi chúng ta loại trừ văn hóa đạo đức của nước ngoài ra khỏi, thì chúng ta triển khai nền văn hóa đạo đức của Việt Nam. Tuy rằng nó chưa được đầy đủ, thì chúng ta họp nhau, góp ý dựng lại những hành động văn hóa đạo đức nào còn thiếu, làm cho nó đầy đủ hơn; chớ không được lấy nền văn hóa đạo đức của nước ngoài, cải lương thành nền văn hóa đạo đức của nước mình thì không được.
Muốn lập thành một nền văn hóa đạo đức mà không bị ảnh hưởng của một nền văn hóa nước nào cả, thì phải dựa vào năm điều đạo đức của loài người. Năm điều đạo đức này nó không thuộc về một tôn giáo nào cả, nó cũng không thuộc về một nền văn hóa đạo đức truyền thống nào cả, nó là văn hóa đạo đức của loài người, từ khi có loài người. Năm điều văn hóa đạo đức này gồm có:
Đức hiếu sinh
Đức ly tham
Đức chung thủy
Đức thành thật
Đức minh mẫn
(123)Đó là nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Khi chúng ta muốn xây dựng một nền văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam, thì nên dựa vào năm đạo đức này. Trong năm đạo đức này, đạo đức nào mà nền văn hóa đạo đức của Việt Nam chưa có, thì chúng ta triển khai thành văn hóa đạo đức của Việt Nam; còn đạo đức nào đã có, thì chúng ta làm cho nó sáng tỏ nền văn hóa đạo đức Việt Nam truyền thống.
Khu vực đang phát triển của Chùa Am
Muốn cho nền văn hóa đạo đức của Việt Nam là của dân tộc Việt Nam, thì chúng ta phải loại trừ những văn hóa lạc hậu, mê tín của các nước ngoài, và ngay cả của tổ tiên chúng ta đã truyền thừa từ (124) xưa đến nay. Dù nó đã trở thành những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải quyết tâm mạnh mẽ loại trừ những điều mê tín, chớ không thể bảo thủ “xưa bày nay làm”.
Nhiệm vụ của chúng ta là phải dựng lại nền văn hóa đạo đức Việt Nam đúng nghĩa của nó, để con cháu chúng ta sau này thừa hưởng và được sống trong nền văn hóa đạo đức Việt Nam thật sự của nó: không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Nhờ đó, con cháu của chúng ta mới trở thành những người nhân ái; mới xứng đáng là con Tiên cháu Rồng; mới xứng đáng là dân tộc Việt Nam anh hùng; mới xứng đáng là con cháu Trưng Vương, Triệu Ẩu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh.
Chùa Am sẽ làm việc này, và nhất định thành công trong việc dựng lại nền văn hóa đạo đức Việt Nam, mà không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đạo đức của nước ngoài, cũng như không bị ảnh hưởng văn hóa đạo đức lạc hậu, mê tín truyền thống của tổ tiên.
Là người Việt Nam, chúng ta hãy học và sống đúng với nền văn hóa đạo đức của người Việt Nam; nền đạo đức văn hóa của người Việt Nam được dựng lại bằng năm đức hạnh của loài người. Vì thế, mọi công dân Việt Nam phải học tập và áp dụng vào đời sống, nó sẽ mang lại tình thương yêu (125) con người đối với con người; nó sẽ mang lại sự sống bình an cho nhau, không còn ai làm khổ ai.
Nhất định khi nền văn hóa đạo đức này được phổ cập đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, thì đất nước chúng ta không còn ai hơn thua tranh chấp nhà cửa, ruộng vườn, tiền tài, danh lợi, v.v… nên không còn xung đột và chiến tranh nữa.
Nhà ở (thất) trong Tu Viện
Dưới bóng mát rừng tràm, những ngôi nhà nhỏ là nơi tu hành của những người quyết tâm làm chủ sinh, già, bệnh, chết. (126)
✿✿✿