Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [1:30:00]
Trưởng lão: Mục đích của đạo Phật là chúng ta tu tập làm sao cho hết tham, sân, si, vì tham, sân, si là đau khổ. Các con biết đó là cái chân lý mà đức Phật đã dạy rằng: “Con người khổ là nó là do tham, sân, si”. Do cái tham, sân, si, đó là cái chân lý đầu tiên là Khổ đế. Chúng ta có tham, có sân, có si thì chúng ta mới khổ; chứ không tham, sân, si thì không khổ. Cho nên đạo Phật nhắm vào cái đối tượng đó mà quét cho hết sạch cái đối tượng đó thì chúng ta giải thoát, chớ không phải gì hết. Không phải cầu khẩn ai hết, mà chính thân tâm chúng ta nó bị cái ác pháp đó: Tham, sân, si. Đó là cái chân lý đầu tiên.
Các con đọc cái: Những lời Phật dạy tập IV. Các con thấy Thầy chỉ rất rõ là đức Phật xác định cho chúng ta thấy đây là chúng ta phải Giác Ngộ được cái chân lý, phải hiểu được cái chân lý đó. Thì chúng ta hiểu được cái chân lý: do tham, sân, si chúng ta có khổ. Vì vậy mà làm bằng mọi cách, tu bằng mọi cách phải quét cho sạch tham, sân, si ra. Cho nên thành Phật có nghĩa là không còn tham, sân, si chứ không có gì hết. Đó là cái rõ ràng và cụ thể. Đó là cái chân lý.
Và cái chân lý thứ hai của nó để xác định được cái nguyên nhân sanh ra cái đau khổ đó, là cái lòng ham muốn của chúng ta. Cho nên bây giờ chúng ta đâu phải ngồi thiền, đi kinh hành, hay hoặc này kia. Làm tất cả mọi cái pháp là cái mục đích chúng ta làm sao cho nó hết tham, sân, si chứ không phải là đi kinh hành, ngồi thiền để làm Phật, nó không phải đâu. Tất cả những cái đó đều là tập cho chúng ta tỉnh thức để thấy từng tâm niệm tham, sân, si của chúng ta mà quét nó ra.
Nhiều khi chúng ta có tham, sân, si mà chúng ta không biết. Bởi vì đức Phật nói: “Con người là Vô Minh”, nhiều khi chúng ta đau khổ mà chúng ta không biết. Cũng như bây giờ mấy con được theo Thầy học tập thì mấy con mới thấy rằng cái đó là đau khổ. Thế nhưng mà ngoài đời người ta đâu có biết tham, sân, si là cái đau khổ của họ đâu. Tham là họ tham, sân là họ sân, si là họ si, chớ họ không có hiểu đó là cái khổ. Chính họ đang ở trong cái mê mờ mà họ tưởng đó là cái đời sống. Họ là con người là phải sân, phải giận, phải hờn, phải tham muốn, phải danh, phải lợi.
(02:00) Sự thật ra cái đó là cái đau khổ chớ không phải là cái gì khác. Là chướng quét cho sạch cái này ra. Cho nên hôm nay Thầy muốn nói để cho mấy con biết rằng cái tu của mấy con là nhắm vào cái đối tượng tham, sân, si mà quét ra. Mỗi một tâm niệm là chúng ta phải tìm, phải quan sát kỹ coi cái niệm này nó niệm tham, hay niệm sân hay niệm si. Để mà chúng ta sử dụng cái phương pháp mà Phật đã dạy để quét, đừng có để. Nhất là cái phương pháp Như Lý Tác Ý. Đó là cái phương pháp đập nó ra, quét nó ra, là một cây chổi, là một cái đòn bẩy.
Chúng ta biết rõ ràng là cái đó là cái chân lý thật sự rồi thì phải quét cái chân lý này ra cho khỏi, vì đó là cái chân lý khổ. Khổ đế đó là cái chân lý khổ. Và mỗi tâm niệm của chúng ta mà khởi tham muốn, chúng ta đã biết rằng cái nguyên nhân sanh ra tham, sân, si là do cái lòng ham muốn này. Cho nên mỗi lần mà cái lòng ham muốn khởi muốn điều gì, tham gì thì biết đây là cái nguyên nhân khổ của chúng ta. Là cắt đứt cái lòng ham muốn này. Khi mà tiếp xúc với sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, nó tiếp xúc với nhà cửa, của cải, tiền bạc, danh lợi, ăn uống, giường nằm. Tất cả những cái này nó sẽ sanh ra tham, sân, si và mạn, nghi.
Thí dụ như bây giờ nó tiếp xúc thì cái thân của chúng ta, con mắt của chúng ta. Cái thân của chúng ta nó tiếp xúc với giường nằm thì nó sanh ra lười biếng, buồn ngủ. Mà nó tiếp xúc cái vật gì, nó cái món ăn thì nó sanh ra muốn ăn, thèm ăn thì đó là nó sanh. Từ cái xúc chạm đó nó sanh ra cái dục. Từ cái dục đó nó sanh ra cái tham, sân, si. Các con thấy cái nguyên nhân nó rõ ràng nó đưa ra từng chút, từng chút, từng chút. Như vậy chúng ta là một cái người tu là chúng ta lưu ý tất cả những cái sự tiếp xúc này và chúng ta diệt nó đi. Cho nên gọi là năm dục trưởng dưỡng, năm cái điều kiện mà nó sanh ra cái dục lớn.
(03:55) Mắt nó thấy sắc, nó thấy cái vật đó cái nó khởi lên đẹp, nó thích thì đó là nó tăng trưởng cái lòng ham muốn ra. Thí dụ như bây giờ nó thấy cái ly nước này ngon, nó sanh ra cái dục. Do đó, từ nó thấy rồi nó thèm, tức là nó dục. Nó tăng trưởng cái dục gọi là năm dục trưởng dưỡng, nó làm cho cái lòng ham muốn lớn. Mà từ cái lòng ham muốn lớn lên thì tham, sân, si nó sẽ thực hiện ác pháp đó, nó đưa đến sự đau khổ.
Cho nên là khi mà chúng ta tu tập hiểu biết rồi thì các con tập đi là đi kinh hành, tức là tập tỉnh thức. Không phải tỉnh thức để mà chúng ta chỉ có biết cái hành động đó để mà không có niệm trong đầu chúng ta. Không có khởi một niệm trong đầu chúng ta, chúng ta đạt được kết quả, không phải đâu, không phải điều đó.
Khi chúng ta đi, chúng ta nhiếp tâm như vậy để chúng ta tỉnh thức được ở trong thân hành của chúng ta. Khi mà tỉnh thức thì nó không có niệm khởi. Nhưng mà không phải vậy đâu, để mà chúng ta đạt được kết quả. Mà chính nó không khởi niệm để chúng ta trú vào chỗ đó. Trú vào cái chỗ mà không niệm đó, mà chúng ta bật cái tham, sân, si chúng ta ra, bật cái lòng ham muốn chúng ta ra. Cái mục đích của nó là nhắm vào cái đối tượng làm cho chúng ta đau khổ, mà chúng ta quét ra. Cho nên trong cái sự tu tập thì các con lưu ý cái phần nhiều nhất. Khi đi kinh hành là chúng ta biết chúng ta đi, đi cách tự nhiên, đừng có gò bó.
Do cái chỗ mấy con mỏi cổ nè, mấy con nặng đầu hoặc là mấy con mỏi chân. Tất cả mọi cái đó đều là do mấy con tu không có đúng cách. Không có đúng cách cho nên nó mới có hiện tượng như vậy. Chứ còn tu đúng cách thì không có bao giờ có. Bởi vì mấy con cứ cố gắng, mấy con tập trung, mấy con giữ cái đầu của mình. Cứ đi hoài, đi hoài, mà cứ tập trung, cái cần cổ mấy con đưa qua đưa lại thì nó sẽ bị mỏi vai, mỏi cổ. Còn mình đi như người vô sự. Nhưng mà mọi tâm niệm của mình, mọi cái sự mà làm cho mình bị dao động. Nhìn ra ngoài, suy tư cái này cái kia thì mình dừng lại: “Đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”.
(05:59) Cho nên các con thấy mình đi 10 bước thì mình nhắc: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi” để nó không quên mình đi kinh hành. Còn nếu mình đi một cách tự nhiên mà mình không nhắc nó thì mình quên. Còn mình tập trung nhiều thì bị mỏi cổ và bị căng đầu. Các con không nên tập trung nhiều đâu. Mình đi nhưng mà mình đi. Thay vì thí dụ như tại sao mình lại đếm? Tại vì mình không căn cứ được cái khoảng thời gian mình đi. Cũng như đây từ ở vách này mà đi lại đằng kia là 10 bước rồi. Mình biết từ đây tới đó là 10 bước. Thì sau đó mình cứ từ đầu này đến đầu kia mình đừng đếm. Mình đi, mình để tự nhiên.
Mới đầu mình đếm, mình biết được cái khoảng không gian mình đi. Tức là cái khoảng không gian trải dài từ cái vách này đi đến vách đó là 10 bước. Mình đếm là đúng 10 bước. Hoặc là từ vách này đi đến nửa cái phòng này là 10 bước thì mình biết đó là 10 bước. Sau khi mình đếm đúng rồi, để mình căn cứ được cái không gian của nó mình đi. Thì lúc bấy giờ đó mình không đếm nữa. Mình cứ đi từ đây, mình bước cho tới đó là chắc chắn là 10 bước. Không ấy nó có dài hơn một chút thì nó là 11 bước. Mà nó có ngắn hơn một chút thì nó 9 bước, chứ nó không thể nào 12, 13, 14 được đâu. Bởi vì mình đi bình thường mà. Do đó các con tập cách mình đi kinh hành, đi bình thường đừng quá tập trung.
Thì các con thấy một cái người mà người ta đi bộ. Bình thường người ta đi cả một, hai cây số, người ta cũng đâu có đau cổ, đau mỏi. Tại vì mình cứ mình gập xuống vầy cho nên nó ngước, nó mới đau cái cổ của mình. Mình không có cho cái đầu của mình lúc lắc. Mình cứ nhìn dưới bước chân đi, rồi tập trung thôi, cho nên nó mới xảy ra cái điều đó. Đó là hôm nay đi ở đây Chánh Niệm Tĩnh Giác, tức là mình đi trên cái Chánh Niệm mình. Nhờ cái mình biết cái khoảng thời gian, hoặc cái khoảng không gian mình đang đi nó là 10 bước. Cho nên đúng là 10 bước thì mình nhắc nó một lần, làm sao nó quên được? Nó không có quên. “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành” rồi mình đi. Đi tới đúng cái khoảng cái không gian mình đi, tức là cái đường dài mình đi đó, tới đó mình biết. Mình độ chừng nó là mười bước, cho nên mình.
(08:00) Còn cái đếm, nó còn bắt buộc mấy con phải tập trung 1,2,3,4. Bị vì mình phát ra cái âm mình đếm, buộc cái lòng, cái tâm của mình, mình phải nhớ cái bước đi của mình đếm. Thì nó lại còn bận tâm mình trên cái chỗ tập trung đó nữa. Cho nên mất tự nhiên mấy con, đếm mà mất tự nhiên. Nhưng mà mình muốn tu tập, đầu tiên mình phải căn cứ được cái khoảng đường đi của mình. Để cho mình cái thời gian, cái khoảng đó, mình phải nhắc. Cái thời gian đó mình phải nhắc. Thí dụ như con đi từ cái vách này mà cho đến vách kia là 10 bước, phải không? Thì đi đến 10 bước đó rồi, thì các con biết rằng như vậy các con sau này các con đếm, các con đi tự nhiên, tới đó các con nhớ đếm.
Cứ mình đi thanh thản. Ví dụ như Thầy đi từ đây tới vách đó, Thầy tác ý. Thầy nói: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Tức là mình nhắc mình cho mình đừng có quên. Thì bắt đầu từ đó mình đi lại đây thì nó tiếp tục nó không quên đâu. Do đó nó đi tới đầu này. Đi tới đầu này rồi cái thì mình nhắc nữa, cái mình đi trở lại, khi đó mình không còn đếm nữa. Thì các con thấy nó dễ dàng lắm, mà nó rất tập trung. Còn mình cứ đếm hoài đó thì nó bắt mình phải tập trung. Tập trung bận tâm, phải đếm. Đếm 1, 2, 3, 4, nó làm cho mình không tự nhiên lắm đâu.
Cho nên khi lần đầu tiên thì mình đếm. Mình đếm rồi, mình căn cứ vào cái khoảng không gian, cái đường dài của mình đi đó. Mình biết cái thời gian mà mình đi như vậy đó, thì đúng lúc đó mình nhắc là nó sẽ không quên. Bây giờ mình nhắc 10 bước, mà rồi mình thấy mình quên. Thí dụ như đây từ đó nó đi, mình nhắc 10 bước vậy, mà rồi mình nhắc một lần đầu thì nó chầm chậm nó thấy tự nhiên, nó bước đi tự nhiên. Nhưng mà cái lần thứ hai, tới lần thứ ba cái bắt đầu nó có niệm xen vô đó rồi. Như vậy là 10 bước chưa đủ. Nó còn xen niệm, tức là nó quên. Nó quên nó nhớ nghĩ, do đó mình thụt lại 5 bước thôi. Thì thay vì từ đây tới đó là 10 bước thì mình sẽ đi phân nửa cái đoạn đường này thôi. Thì chừng 5 bước thì mình nhắc. Thì chắc chắn là khi cái khoảng mà từ đây đến đây thì nó vừa với cái sức của mình tự nhiên, không bị gò bó. Còn mình ráng nữa tức là bị ức chế, gò bó.
(10:14) Các con hiểu Thầy nói. Do đó mấy con đi khoảng độ nửa cái phòng này thôi thì mấy con đứng lại, mấy con tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi các con tiếp tục, các con đi tới nữa. Tới cái đầu kia thì nó chỉ có 5 bước chớ gì? Hồi đó mình 10, mà bây giờ mình chia nó làm 2 đoạn rồi, có thể mình nhắc lần nữa. Và khi nhắc như vậy thì mình cũng đi tự nhiên chớ không phải cố gắng tập trung để cho nó hoàn toàn đâu, hoàn toàn nó không vọng tưởng đâu. Đó, thì do như vậy, mình cứ đi tới đi lui như vậy thì mình biết cái khoảng thời gian 5 bước của mình thì hoàn toàn nó không có một cái niệm nào. Mà nếu mà đi khoảng 10 phút thì nó hoàn toàn không có gì hết, nhưng mà đi lên 20 phút, 30 phút có. Thì lúc bấy giờ mình thấy rằng cái khoảng thời gian 5 bước đi mà nó có tác ý như vậy, nó vẫn còn quên, nó vẫn còn bị phóng dật, phóng niệm ra.
Do đó mình câu hữu với một cái pháp khác. Mình vừa đi mình vừa câu hữu với pháp khác. Ví dụ như câu hữu Định Vô Lậu. Mình đi vậy chừng 3 bước là nó khởi ra, thì lúc bấy giờ đó mình không còn ở trên cái định, cái kinh hành nữa. Mà mình vừa đi, mà đưa cái đề tài đó trở ra thành một cái đề tài của Định Vô Lậu, quán xét về cái niệm đó. Cho nên đi kết hợp để làm sao mà cho từng tất cả cái niệm đó nó sẽ không còn xảy ra trong thân, bước đi của mình nữa. Trong cái không gian, cái đường dài mình đi đó, nó không có một cái niệm nào xen vô được, thì đó là kết quả đầu tiên của Chánh Niệm Tĩnh Giác.
Các con hiểu, mình đi rất tự nhiên, đi như người vô sự. Đi như người, như đi nhàn du vậy thôi. Chớ không phải là đi mà ghìm, giữ gìn để tập trung cho nó dưới bước đi mình. Cho từng mỗi bước đi đều là nó chắc chắn, nghĩa là đừng có lỗi. Nhưng mà không phải đâu. Đi mình cũng có cảm nhận biết bước đi của mình rất là tự nhiên thôi, phải hông? Nhưng mà vì mình đi có khoảng có 5 bước, mình đứng lại mình nhắc một lần. Mình nhắc rằng: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi mình bước đi với, mình ngó ra ngoài rất là tự nhiên. Mình đừng có ngó xuống như thế này, vì ngó xuống tập trung.
(12:21) Đây Thầy nói cái sai của mấy con chưa làm, các con ngồi thiền các con cũng bị sai. Khi mà ngồi thì mấy con cố gắng tập trung. Tập trung cho đến khi mà cái đầu của mấy con cúi xuống vậy. Đó là nó gom lại, nó rút cái đầu của mấy con cúi xuống. Cái tướng ngồi mà cái đầu cúi xuống như vậy là xấu lắm, đó là những cái tướng ngồi. Và cái sự tập trung mà gom như vậy nó tạo thành cái xúc tưởng hỷ lạc. Nó làm cho mấy con có cái cảm giác an lạc, nó nguy hiểm. Bởi vì đức Phật dạy chúng ta trong thân chúng ta, trong thân tâm chúng ta có ba cái cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, và thọ bất lạc bất khổ.
Ba cái thọ này đức Phật không chấp nhận cái thọ nào hết. Cho nên vì vậy mà khi ôm pháp, là chúng ta ôm pháp chớ không phải chấp nhận cái chỗ mà thọ bất lạc bất khổ. Chúng ta xét, bây giờ thân chúng ta không đau nhức chỗ nào thì nó bất lạc bất khổ. Mà bây giờ nó không có nghe nó mát mẻ; nó không có nghe thoải mái; nó không nghe dễ chịu; nó không nghe khinh an gì thì nó tự nhiên của nó. Cho nên nó ở chỗ bất lạc bất thọ khổ. Nhưng mà chúng ta không phải chấp nhận ở cái chỗ này gọi là đúng, mà chúng ta chấp nhận pháp chúng ta đang làm.
Cái mục đích của đạo Phật nói ra ba cái thọ, không có chấp nhận ba cái thọ là mục đích đức Phật muốn dạy chúng ta phải ở cái chỗ, tâm chúng ta ở chỗ nào? Ở chỗ cái pháp đang tu, chớ không phải ở trên các cảm thọ. Còn mình thì mình kẹt. Bây giờ tôi nhìn đây nè, thì thường mấy con hiểu qua cái chỗ mà Thầy nói: tu tập Tứ Niệm Xứ vì ở chỗ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bị vì mình thấy thân mình nó không có chướng ngại gì hết, tức là nó an lạc. Mà tâm nó không có một niệm nào khởi ra thì nó là thanh thản. Và mình thì cũng không có nghĩ ngợi, lo lắng hay hoặc là làm công việc gì hết. Thân và tâm không có đau, không có làm gì, đó là vô sự. (14:08) Đó là cái trạng thái vô sự của nó. Đó là cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của Tứ Niệm Xứ.
Nhưng lúc bấy giờ nó như vậy thì nó sẽ không thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ, nó không có lạc khổ trong đó. Cái trạng thái đó, nhưng mà không khéo chúng ta sẽ, thấy ờ như vậy là đúng. Nhưng mà không phải đâu, chúng ta đang ở trong Tứ Niệm Xứ. Tức là chúng ta đang ở chỗ quán xét của Tứ Niệm Xứ. Cho nên đức Phật nói: “Trên thân quán thân, trên tâm quán tâm, trên thọ quán thọ”. Mình quán xét nó, coi nó có cái thọ nào. Cho nên thường tu Tứ Niệm Xứ nó vẫn thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng mà lưu ý chỗ, bốn chỗ thân thọ tâm pháp. Mỗi lần nó khởi ra một cái gì, tức là tỉnh thức ngay liền ở trên đó là nó xảy ra. Ngay liền một cái niệm vừa nhóm khởi là chúng ta đã biết ở trong tâm chúng ta vừa nhóm khởi.
Tứ Niệm Xứ là phải quan sát thân thọ tâm pháp. Cho nên nghe cái câu Tứ Niệm Xứ đức Phật dạy: “Trên thân quán thân” tức là quan sát thân đó. Lúc nào cũng phải để ý quan sát thân. Lúc nào cũng phải để ý quan sát coi các cảm thọ, thọ sanh trên tâm và thọ sanh trên thân. Rồi lúc nào cũng quan sát cái tâm của chúng ta, lúc nào cũng quan sát các pháp. Đó là chỗ tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà tu Tứ Niệm Xứ là cái sức tỉnh chúng ta phải có rồi. Chưa có thì chúng ta không có tỉnh được đâu. Không có tỉnh thì tức là mình mê. Mê thì nó mới có những sự kiện nó khác xả ra. Còn tỉnh đến cái mức độ mà một niệm vừa nhóm là chúng ta đã thấy tức thì. Chớ không phải nó lôi mình được một đoạn, suy tư được một lúc trực nhớ ra thì đó là mình mê.
Cho nên khi mà chúng ta tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác là tu như Thầy nói. Rồi mấy con sẽ thấy cái sức tỉnh giác của các con ghê gớm. Tu đúng. Còn mấy con tu sai thì ức chế. Ức chế thì mấy con bị rớt trong tưởng. Mà rớt trong tưởng thì nó không còn cách nào. Nó có 4 giai đoạn: Cái tỉnh thức thứ nhất là mấy con đi, rồi mấy con tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Đó là giai đoạn tỉnh thức thứ nhất. Cái giai đoạn tỉnh thức thứ hai là mấy con kết hợp với hơi thở, đó là giai đoạn thứ hai. Rồi khi mà các con ngồi xuống thì cái hành động kế tiếp các con ngồi xuống. Đứng lên ngồi xuống, với hơi thở là tập giai đoạn tỉnh thức thứ ba. Suốt thời gian thí dụ như đi 20 bước hoặc là 10 bước rồi ngồi xuống tác ý hơi thở. Hít thở 5 hơi thở rồi đứng dậy đi. Đó là giai đoạn tỉnh thức thứ ba, cái sức tỉnh thức cao lắm.
(16:30) Còn này các con tu tập hơi cái lười biếng. Tu tập hơi thì coi như là đi quá sức mình mỏi chân. Hoặc là tu tập để cho từ cái niệm này, niệm kia nó chen vô. Giai đoạn thứ nhất mà mấy con chưa tỉnh thức thì giai đoạn thứ hai mấy con tu không kết quả. Mấy con tu nhanh lắm. Thành ra Thầy biết tu nhanh. Tu phải xem lại cái kết quả. Lấy kết quả của tỉnh thức thứ nhất để mà áp dụng vào tỉnh thức thứ hai. Nghĩa là bây giờ chúng ta đi kinh hành như vậy suốt 30 phút đồng hồ. Mà khoảng 10 bước chúng ta tác ý một lần. Suốt cái thời gian chúng ta thấy rất là tự nhiên, không có ức chế, không có gò bó.
Cố gắng tập trung để cho nó đừng có niệm mà rất tự nhiên. Rất tỉnh thức một cách rất tự nhiên thì đó là kết quả đầu tiên chúng ta. Sức tỉnh thức của chúng ta đầu tiên thì chúng ta kết hợp vô hơi thở. Cho nên khi mà đứng lại thì chúng ta lại thở 5 hơi thở. 5 hơi thở, rồi chúng ta tiếp tục. Rồi đúng 10 bước chúng ta đứng lại, chúng ta hít thở 5 hơi. Còn nếu mà chúng ta thấy cái khả năng chúng ta được 20 bước thì chúng ta đứng lại hít thở. Thì lúc bấy giờ chúng ta đúng 20 bước chúng ta đứng lại.
Thì đầu tiên một cái người nào mà tu theo đạo Phật thì Chánh Niệm Tĩnh Giác phải là cái pháp đầu tiên. Tức là đi kinh hành, không được ngồi. Bởi vì chúng ta biết tham, sân, si; cái si là cái trạng thái lười biếng, hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không, hôn tịch. Cái trạng thái này nó làm chúng ta mê mờ. Người ta không sợ tâm tham; người ta không sợ tâm sân; người ta không sợ ngã mạn; người ta không sợ tâm nghi của chúng ta; mà người ta rất sợ tâm si.
Bởi vì si nó làm chúng ta mê mờ, nó làm chúng ta mờ mịt không có thấy. Cho nên mình không thấy được cái tâm tham của mình vì vậy mình tham. Mình không thấy được tâm sân cho nên mình sân. Mình không thấy cái tâm nghi của mình thì mình nghi. Mình không thấy cái ngã mạn của mình cho nên mình mới ngã mạn. Chứ còn mình thấy biết thì mình đâu còn sợ. Cho nên vì cái tâm si đó mà làm cho chúng ta không hiểu, làm chúng ta không biết. Cho nên chúng ta phải tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác là đi kinh hành. Là mục đích chúng ta chỉ phá tâm si.
(18:37) Người nào siêng năng tu tập đúng, đừng ức chế thì người đó hoàn toàn sẽ căn bản và đạt được kết quả là quét sạch tâm si. Bởi vì cái tâm si là cái tâm rất là quan trọng quan trọng mà hầu hết chúng ta ăn ngày một bữa không khó mà chúng ta đánh phá với cái hôn trầm, thùy miên, cái ngủ là quá khó. Cho nên khi mà mấy con ngồi thiền, mấy con tu ngồi nhiều này kia, mấy con sẽ lạc vào định tưởng, mấy con sẽ nguy hiểm vô cùng. Mà chỉ có mấy con đi kinh hành là tốt nhất. Đi sao cho đúng, mà đi trật thì mấy con sẽ bị lầm lạc.
Từ cái chính Chánh Niệm Tĩnh Giác nó có bốn cái sức tĩnh giác. Như trong kinh Phật có nói 4 sức tỉnh giác: tỉnh giác thứ nhất thì mình phải biết cái pháp nào tu tập tỉnh giác thứ nhất, pháp nào tu tập tỉnh giác thứ hai, cái pháp nào tu tập tỉnh giác thứ ba, rồi cái pháp nào tu tập tỉnh giác thứ tư. Các con thấy cái pháp tỉnh giác thứ tư nó tạo cho mấy con đủ Tứ Thần Túc. Mấy con thấy, nội sức tỉnh thức không mà nó tạo thành Tứ Thần Túc, tức là pháp Thân Hành Niệm. Nên mấy con đọc cái bài kinh pháp Thân Hành Niệm, mấy con thấy đức Phật xác định được nó có bốn Như Lai Lực. Nó có 7 cái năng lực của giác chi, rồi nó có Tứ Thần Túc.
Thì như vậy rõ ràng là cái pháp tỉnh thức cuối cùng của nó để mà thực hiện cho được cái đạo Giải Thoát thì phải có cái sự tỉnh thức, chứ có cái gì khác hơn hết. Nhưng mà mình cứ nghĩ rằng phải ngồi nhiều hoặc thế này kia, phải nhập định mới tỉnh, không phải đâu. Vọng niệm nhiều. Cho nên do cái sự đi kinh hành càng nhiều con càng tốt, mà đi đúng cách. Chứ còn đi không đúng cách mấy con cũng không tỉnh thức. Vì mấy con chưa có ở cái lớp tỉnh thức căn bản mà mấy con lại nhào qua cái lớp tỉnh thức khác. Cho nên do đó từ cái sức Tỉnh thức căn bản nó chưa đạt được thì mấy con lại tăng cái lớp tỉnh thức khác.
(20:37) Thí dụ như các con đi kinh hành 10 bước rồi đứng lại, tác ý: “Tôi đi kinh hành”. Cái pháp đầu tiên chưa xong thì mấy con lại kết hợp với hơi thở rồi. Rồi mấy con kết hợp với hơi thở để mà mấy con luyện được cái nghị lực, thì mấy con lại ngồi lên ngồi xuống đó là sự tỉnh thức thứ ba. Nhưng mà vì nó muốn rèn luyện nghị lực, cho nên nó mới thấy. Thí dụ như mấy con đến đây mà Thầy dạy ngay liền đó, mà Thầy muốn rèn luyện cái nghị lực của mấy con. Chứ chưa phải là tập nói về sức tỉnh thức thứ ba của nó đâu. Nghĩa là bắt buộc mấy con đứng lên ngồi xuống, đứng lên ngồi xuống vậy cho mấy con ngán. Mấy con có bền chí không? Có rèn luyện được cái nghị lực đó? Đó là Thầy muốn rèn luyện nghị lực mà lấy cái giai đoạn tỉnh thức thứ ba. Chứ không phải là tu tập tỉnh thức, như vậy là cái giai đoạn đầu tiên.
Còn ở đây Thầy muốn nói để cho mấy con biết rằng khi mà mình tu tập theo đạo Phật là phải có đủ sức tỉnh thức, bốn giai đoạn tỉnh thức của nó. Vậy thì cái giai đoạn tỉnh thức thứ nhất chúng ta phải làm cho nốt. Ở đây, từ đây về sau chúng ta là những người tu phải đi từ cái căn bản, cái lớp đầu tiên. Cũng như bây giờ chúng ta muốn Chánh Kiến mà chúng ta không có cái sức tỉnh thức thì làm sao chúng ta biết là Chánh Kiến.
Cho nên cái lớp đầu tiên mà chúng ta tu tập để mà học cái lớp Chánh Kiến, thì buộc lòng cái người đầu tiên, cái người mà vào học cái lớp đầu tiên này thì họ phải đi kinh hành. Đi kinh hành như Thầy nói. Đi 10 bước hoặc 20 bước rồi đứng lại tác ý một lần, tùy theo cái sức tỉnh thức của họ, trên cái bước đi của họ. Nếu họ tỉnh thức được 20 bước thì họ tác ý một lần; nếu họ tỉnh thức được 10 bước thì tác ý một lần; nếu họ tỉnh thức 5 bước thì tác ý một lần. Còn tệ nữa, Thầy nói tệ nữa, những người này là quá loạn tưởng. Cứ đi 3 bước, 2 bước là đã có niệm khởi, đi 2 bước, 3 bước có niệm khởi. Thì mỗi mỗi bước đi là mỗi tác ý, mỗi bước đi là mình tác ý. Đó là Thầy nói tệ, rất tệ.
Còn 5 bước rồi tác ý một lần khác một chút; rồi 10 bước tác ý một lần khác một chút; rồi 20 bước tác ý một lần. Tu tập Tỉnh thức rồi, tu tập rất kỹ để khi đó người ta hướng dẫn cho các con những cái bài học Đạo đức Nhân bản Nhân quả. Khi đó mấy con sẽ thông suốt được cái lý của nhân quả rồi, thì cái sức tỉnh thức đó, nó giúp mấy con nhìn tất cả các sự việc nó là nhân quả thật, như thật. Làm mấy con không có cái ác pháp. Không có cái ác pháp nào tác động vào trong tâm mấy con được. Làm cho mấy con đã trọn niềm tin do cái sự tỉnh thức. Các con thấy không? Cái phương pháp để mà tu tập, nó áp dụng vào cái đời sống của mấy con bằng cái nhìn của mấy con, bằng nhân quả. Thì cái bài học của mấy con, để cho mấy con thấm nhuần được cái lý nhân quả thì mấy con phải học chứ sao? Phải học đạo đức nhân quả chớ gì?
(23:24) Mà áp dụng vào cái sức tỉnh thức của mấy con thì mấy con mới thấy mọi sự việc xảy ra nó trong Chánh Kiến. Có đúng cái lớp đầu tiên mấy con học, nó đem lợi ích cho mấy con liền tức khắc. Các con thấy không? Lớp đó là cái giáo trình, cái sườn đồ của cái giáo trình của cái lớp này mà Thầy muốn nói.
Bây giờ mấy con về đây. Thật sự ra từ lâu tới giờ Thầy chưa có muốn soạn thảo giáo trình là vì Thầy còn đang viết những cái bộ sách rất cần thiết. Để có những cái sách đó người ta mới đọc, người ta mới hiểu đó là con đường của đạo Phật. Còn bắt đầu bây giờ mà Thầy dạy ngay, người ta nói Thầy chế ra pháp Thầy dạy chứ không phải là của Phật. Còn bây giờ mấy con đọc được sách như Những lời Phật dạy, Văn hóa truyền thống, tức là giới: 10 giới đức Thánh Sa Di. Rồi Giới đức Thánh Tăng, Thánh Ni, rồi tất cả những cái sách mà con được đọc. Rồi những Đạo đức làm người, mấy con được đọc rồi thì các con thấy đây là con đường của đạo Phật, chớ không phải là có cái gì khác. Thầy chỉ là người có công dựng lại những cái gì của đạo Phật đã mất.
Đạo như thế nào các con biết? Thầy không đủ cái niềm tin cho mấy con tin rằng Thầy sẽ dạy mấy con đúng. Cho nên vì vậy mà những kinh sách của Phật, Thầy đã dựng lại để làm cho mấy con có niềm tin. Bởi vì hiện giờ mấy con theo đạo Phật là tức là mấy con tin, chỉ là một cái người duy nhất đem lại sự thật. Đưa ra bốn cái chân lý, làm sống lại bốn cái chân lý mà của con người. Vì con người, người nào đã sinh ra đều có bốn chân lý hết, chứ không có người nào không có. Nhưng đức Phật là người vạch ra chứ không phải đức Phật dựng lên bốn cái chân lý. Đức Phật không có sáng tạo ra bốn cái chân lý đó. Mà con người chúng ta đều là có bốn cái chân lý đó: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
Đức Phật chỉ vạch ra cho chúng ta hiểu thôi. Để chúng ta biết là chúng ta là những người mang bốn cái chân lý đó. Đức Phật là người dựng lại cái của chúng ta có, làm chúng ta hiểu thôi. Chứ ông Phật cũng không có cái gì mới, không có gì lạ hết. Còn Thầy thì dựng lại cái sự thật, chứ còn thật sự Thầy cũng chẳng có gì. Thầy cũng chẳng có gì cái gì mới, chẳng có cái gì của Thầy hết. Mà đây, đức Phật là người đã đưa ra cái này, làm chúng ta hiểu cái này là cái của chúng ta từ lâu. Và đồng thời từ đó nó sẽ bị chìm mất dưới các pháp của ngoại đạo, nó làm chúng ta không biết. Bây giờ Thầy mới dựng cái đó lại, của Phật lại, để cho mấy con thấy. Và từ đó cái lòng tin của mấy con tin sâu, tin sâu hơn. Mấy con mới ráng mấy con nỗ lực tu tập, để làm sao cho cái tâm mấy con bớt tham, sân si đi. Và khi tâm bớt tham, sân, si thì mấy con thoát khổ, chứ không có gì hết.
(25:56) Khi mình không tu học thì mình phải hiểu. Chứ còn mình không hiểu, tự mình, mình phí bỏ uổng một cái đời của mình. Mình vào tu, nhưng mà cái kết quả cuối cùng mình chẳng làm được gì hết. Rồi đồng thời mình chỉ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa với một cái hình dáng của một người tu. Cũng như với một cái người cư sĩ như con bỏ gia đình vào đây tu, nhưng mà rốt cuộc rồi mấy con mang được những gì lợi ích cho mấy con. Khi mà mấy con không biết cái mục đích của mấy con phải tu tập để đạt được gì?Và hiện giờ mấy con phải đối phó với cái gì để mà đem lại cái sự hạnh phúc cho mấy con chân thật?
Cho nên đạo Phật dạy chúng ta gọi là Giác Ngộ. Có nghĩa là hiểu biết rõ như thật gọi là Giác Ngộ. Hiểu biết rõ như thật là chúng ta khổ vì tham, sân, si. Rồi cái nguyên nhân sanh ra tham, sân, si đó là cái lòng ham muốn của chúng ta. Chúng ta phải biết những cái này là cái đối tượng chúng ta cần phải dẹp, cần phải bỏ.
Vậy thì những cái pháp mà làm chúng ta để dẹp bỏ cái này, thì đức Phật đã vạch ra từng bước một: Lớp Chánh Kiến phải tu học cái gì? Thì đương nhiên mấy con đang ở trên cái lớp mà học Chánh Kiến.
Bây giờ coi như là Thầy hướng dẫn cho mấy con vào căn bản rồi. Nhưng tiếc vì các con thấy, cái bộ sách Đạo Đức Nhân Bản Nhân Quả Làm Người thì nó chưa có thành hình. Nó mới có một, hai tập. Nó mới có một, hai cái bộ giới luật. Thành ra cái sự hiểu biết của cái lớp học này, nó chưa đủ sách vở cho mấy con hiểu biết, các con thấy chưa? Cho nên Thầy cố gắng, Thầy viết làm sao cho cái bộ sách đạo đức và những cái bộ Giới luật của Phật nó ra đời.
Tức là nó nói đến những cái hành động đó là cái hành động nhân quả thiện ác của nó. Để các con biết cái bộ đạo đức, nó nói đó là cái hành động đạo đức. Còn những cái hành động mà thiếu đạo đức, nó làm cho chúng ta biết đó là cái hành động không đạo đức. Để chúng ta biết như vậy, để chúng ta hiểu như vậy, để giúp chúng ta tu tập cái sức tỉnh thức đó. Áp dụng vào cái chỗ hiểu biết này thì chúng ta có cái nhìn cuộc đời chúng ta bằng Chánh Kiến, chứ không phải bằng tà kiến. Giúp chúng ta giải thoát hoàn toàn.
(28:02) Rồi từ đó chúng ta bước vào, Phật dạy chúng ta từ cái suy nghĩ, đó là bắt đầu nó qua cái cái lớp Định Vô Lậu. Nó buộc lòng chúng ta phải tư duy suy nghĩ, phải triển khai cái tri kiến của chúng ta. Làm chúng ta có sự suy nghĩ Chánh Tư Duy. Tức là suy nghĩ chân chánh, không còn suy nghĩ cái sai lệch nữa. Mỗi một cái sự suy nghĩ, làm một cái công việc gì đều là ở trong cái Chánh Tư Duy của chúng ta, chớ không còn có cái tà tư duy.
Nhiều khi chúng ta suy nghĩ để làm ra tiền, nhưng mà trong đó cái ác có. Nó làm chúng ta khổ mà làm cho người khác khổ nữa, chớ không phải riêng chúng ta đâu, nó là ác. Cho nên từ cái lớp Chánh Kiến mà chúng ta hiểu được cái đạo đức rồi thì qua cái lớp Chánh Tư Duy chúng ta dễ dàng. Bởi vì tư duy ở trên cái nhân quả chứ không phải tư duy ngoài cái nhân quả. Đó là chúng ta tiến tới. Và đồng thời đến khi các con thấy cái lớp Chánh Tư Duy rồi thì phải Chánh Ngữ.
Bắt đầu đây bây giờ nó mới ra hành động từ tâm thật trong ý của chúng ta. Từ cái nhìn nó không nói ra mà nó đã hóa giải được ác pháp, tức là Chánh Kiến mấy con. Nhờ cái sức tỉnh thức, chúng ta mới tư duy, làm chúng ta mới hiểu biết từng chút, từng chút. Từng cái mảng trong cuộc đời của mỗi người và chính bản thân chúng ta. Nó như thế nào là hạnh phúc? Nó như thế nào là không hạnh phúc? Như thế nào là thiện? Như thế nào là không thiện? Bởi vì khi tư duy ra rồi thì chúng ta mới nói ra lời nói, mà cái lời nói nếu mà không khéo thì cái lời nói chúng ta nó thô lỗ. Buộc lòng chúng ta phải học cái lớp Chánh Ngữ.
Các con thấy, đức Phật, đạo Phật đã dạy chúng ta từ cái nhìn tới suy nghĩ, tới cái lời nói, có phải không? Từng cái bước của nó mà. Tới cái Chánh Nghiệp. Mấy con thấy cái Chánh Nghiệp, tức là cái hành động thân chúng ta làm ra. Cái ngôn ngữ chúng ta êm đềm; chúng ta ôn tồn; chúng ta nhã nhặn; đó là con người chân chánh, đúng đạo Phật. Rồi tới cái hành động tức là Chánh Nghiệp mấy con. Cho nên khi mà chúng ta đã tu tập những cái lớp này xong rồi, thì cái thân mạng của chúng ta, đó là Chánh Mạng. Luôn lúc nào nó rất đẹp đẽ, nó không còn tham, sân, si.
Các con thấy từng cái lớp như vậy nó xây dựng cho chúng ta, nó đào tạo cho chúng ta trở thành con người có đạo đức hẳn hòi đàng hoàng, giải thoát hoàn toàn không còn tham, sân, si. Các con thấy đạo Phật nó hay đến cái mức độ như vậy. Thì các con thấy trên cái cuộc đời tu hành mà đã có một cái chương trình giáo dục đào tạo đạo đức như đạo Phật, không phải là. Chỉ có con người chúng ta mới có phước báu rất lớn, mới có một cái người đưa ra một cái chương trình giáo dục như vậy. Thì cho nên mấy con phải cố gắng tập Chánh Niệm Tỉnh Thức đầu tiên, cái lớp của mấy con đang tập. Bây giờ Thầy chưa đủ sách để mấy con nghiên cứu về Đạo Đức Nhân Quả, Nhân Bản. Thì Thầy cố gắng tiếp tục soạn thảo những cái bài học này để mấy con thấm nhuần được, hiểu biết được. Thì cái sự tỉnh thức này sẽ giúp mấy con không còn hiểu sai, nó có căn bản.
Cho nên hiện giờ mấy con tập tỉnh thức đầu tiên. Bây giờ chúng ta nói là lý thuyết, nó không bằng thực hành. Vì vậy mà hôm rày mấy con tu như thế nào, thì tất cả những cái gì mà Thầy dạy cho mấy đứa các con từ ở ngoài Cam Ranh mấy con vào đây tu tập. Thì mấy con biết rằng ở lứa tuổi mấy con, tuổi trẻ rất ham tu. Nhiều khi mấy con tu, mấy con thấy sao nó lại xuất hiện không muốn tu? Là tại vì cái kết quả của mấy con chưa biết cách. Cho nên mấy con tu nhiều khi nó bị, cần cổ mấy con nó mỏi, hoặc hai vai nó mỏi, hoặc là tất cả những cái đó là đều do mấy con tu sai. Thầy nói chung để mấy con xét lại cái sự tu tập của mấy con, Chứ mấy con sẽ lầm, mấy con sẽ lầm. Mấy con tưởng là mình ngồi là mình sẽ nhập định hoặc là mình ngồi sẽ là giữ được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mình phải thấy được cái trình độ, cái căn bản của mình tu được gì? Cái này cái quan trọng hơn.
(31:56) Hôm nay Thầy trở về đây là vì Thầy muốn dạy cho mấy con rất căn bản trở lại. Những cái điều mà mấy con đã tu tập có những cái kết quả của nó. Mà kết quả đó nó chưa được đúng, thì Thầy sẽ hướng dẫn cho mấy con sẽ tu tập tiến tới kết quả tốt đẹp hơn. Nghĩa là làm sao cho mấy con có từng cái bước đi nó vững chắc ở trên cái sự tu tập, mà không bị phí công của mấy con, không bị uổng công tu tập đó, mà bảo đảm hơn.
Thí dụ như bây giờ có nhiều thầy, có nhiều sư bây giờ có thể tu, hiện giờ chúng ta đang tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà hôn trầm thùy miên vẫn còn, thì cái sức tỉnh thức chúng ta chưa có. Cho nên buộc lòng chúng ta cứ phải tới lui, phải đi kinh hành bằng cái sức tới lui đi kinh hành tỉnh thức. Chứ sự thật tu căn bản thì mấy con không bị những điều này đâu.
Bây giờ thì thay vì chúng ta tu Tứ Niệm Xứ, thì như các con người nào tu Tứ Niệm Xứ đang giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự (nghe không rõ), thì chúng ta thấy rằng mình còn bị hôn trầm thùy miên nhiều. Thì mình bước qua cái giai đoạn thứ nhất mình tu tập lại. Thử coi cái Chánh Niệm Tĩnh Giác đi kinh hành nhiều hơn để mình thấy mình còn cái tâm si, cho mình phải đi kinh hành nhiều hơn để phá cho sạch.
Mà nếu mà cái giai đoạn thứ nhất mình thấy mình đạt được 30 phút thì không cần. Bây giờ mình xét lại đi kinh hành 30 phút. Thầy nói, bảo hết tất cả mọi người ở đây đi thử 30 phút. Mình đi rất là tự nhiên, hồn nhiên. Cứ khoảng độ, nếu là 10 bước thì mình lấy cái cái chuẩn 10 bước đó để mình tác ý một lần: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành” rồi mình tu tập.
(33:43) Mình đừng nghĩ là cái pháp này đi quá khó hoặc là pháp kia đi không. Cái nhiệm vụ bổn phận mà mình tu học là phải đi từ thấp đến cao. Nghĩa là từ cái lớp thấp đến cao, chứ không thể nào mà nhảy ngang qua. Mình thấy cái pháp đó mình tu thấy nó an ổn. An, cái pháp đó tu an ổn, mà nó an ổn đó nó sẽ tỉnh thức đến mức nào nó mới đúng. Còn cái an ổn này nhiều khi nó lạc, nó không đúng, nó chưa đủ tỉnh thức. Nghĩa là mình chưa phá sạch hôn trầm thùy miên. Mình đến cái lớp này mình an ổn là coi chừng mình bị xúc tưởng hỷ lạc, bị pháp tưởng. Cho nên mình phải lưu ý.
Bây giờ mình tập lại thử căn bản là mấy con tập đi kinh hành 30 phút. Cứ 10 bước thì mấy con sẽ tác ý một lần. Rồi bắt đầu đó, các con thấy tác ý một lần, các con căn cứ vào cái khoảng đường dài của mấy con là 10 bước. Trên khoảng đường dài 10 bước căn cứ. Thí dụ như cái phòng của các con hẹp, các con đi mấy vòng? 3 vòng hay 5 vòng ở trong cái phòng của mình thôi.
Nó đặt thành vấn đề là mình phải xem cái phòng của mình đi, mình tính 5 vòng như thế nào. Thì thật sự ra thì cái đường dài mà như vậy nó cũng khó cho mấy con. Bởi vì mấy con phải nhớ đếm nó bao nhiêu, để rồi mình cũng phải còn đếm. Thí dụ như thay vì đi 10 bước thì phải đi 3 vòng ở trong thất của mình như vậy là 10 bước. Thì ít ra bây giờ các con không đếm bước thì các con phải đếm vòng. Thì cái đường mình đi mấy lần để mà nhớ, để mà tác ý chứ không có gì. Các con hiểu Thầy muốn nói.
Cho nên vì vậy đó tốt hơn là làm sao nó có cái khoảng, cái khoảng. Một cái thất của mấy con như thế này, đi một vòng như thế này thì mấy con đi. Bắt đầu khởi sự bằng một cây cột này, thì mấy con đi một vòng cho tới cây cột này là các con thấy. Mình chỉ cần tới cây cột này là mình tác ý một lần, thì nó dễ dàng cho mấy con, dễ dàng cách tu.
Phải không? Đó là cách thức dễ dàng nhất. Để cho mấy con đừng có phải đếm 1, 2, 3, 4 trong đó, nó làm cho cái đầu các con phải đếm. Đầu tiên thì mình thử mình đi như vậy, rồi mình đếm, rồi mình tác ý, rồi mình đếm, rồi mình tác ý. Mình thấy hoàn toàn 30 phút không có một niệm nào xen vô, mà đi rất tự nhiên, không cần tập trung nhiều, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai thì mấy con sẽ không còn đếm cái bước đi nữa, mà mấy con lấy một cái điểm nào đó, để rồi mấy con đi một vòng tới cái điểm đó các con sẽ tác ý. Đi một vòng tới điểm đó tác ý.
Thầy muốn nói hôm nay để các con tu tập, để sửa lại căn bản của mấy con, cái kết quả của mấy con tu học cho nó tốt, được tỉnh thức. Cái khoảng thời gian của mấy con tu tập được tỉnh thức 30 phút đó có chất lượng được cái giai đoạn thứ nhất này. Đó là số một.
(36:23) Rồi thí dụ bây giờ, không lẽ bây giờ mình tu đi kinh hành không đâu. Cho nên vì vậy mà các con sẽ tu tập cái pháp Tứ Niệm Xứ. Vẫn tự nhiên mấy con ngồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự, nhưng mà cái này là căn bản nhất. Để cho từ cái Tứ Niệm Xứ này nó sẽ có cái căn bản sau này, nó dễ dàng tiến bộ hơn…
Đức Phật dạy cho La Hầu La về hơi thở thì nó là mười chín cái đề mục. Thì như vậy tổng cộng hết những cái về cái hơi thở thì mình đi tiếp. Thân tâm của mình nó có những cái điều kiện, nó không nằm ở trong những cái điều kiện mà đức Phật đã đề ra dạy chúng ta. Mà chúng ta phải khéo léo linh động, vì thân chúng ta đang bị cái gì đó, thì cần biết phải tác ý theo hơi thở để mà đẩy cái đó ra. Thì chúng ta có thể thêm vào được những cái đề mục khác chứ không phải không.
Đó là cách thiện xảo và khéo léo, cho nên đức Phật mới bảo mình thiện xảo. Mình biết rằng thân mình như vậy, mà bây giờ trong tất cả những cái đề mục này, có những cái đề mục tác ý nó không ra. Nó không hết, đẩy không được, thì mình phải Trạch Pháp Giác Chi. Mình phải dùng cái trạch pháp, mình trạch ra một cái câu cho nó phù hợp với cái thân của chúng ta, rồi chúng ta tác ý. Hay hoặc là hướng cái tâm chúng ta, để rồi chúng ta nương vào hơi thở mà tác ý theo hơi thở, thì nó trở thành một đề mục hơi thở thứ 20, thứ 21, thứ 22. Các con hiểu không?
Cho nên nó phải khéo léo linh động chớ không phải là tu tập cái pháp đó rồi chết ở trong cái pháp đó đâu. Bởi vì chúng ta thấy rõ ràng là về cái xuất tức, nhập tức có 16 cái đề mục. Mà về Thân Hành Niệm thì có 18 cái đề mục. Mà về cái bài Giáo giới La Hầu La thì nó là 19 cái đề mục. Thì rõ ràng là nó cứ thêm chứ nó đâu có bớt đâu. Tại vì khi mà dạy La Hầu La thì cái đặc tướng của La Hầu La nó đã ở trong cái trạng thái nào đó mà đức Phật đã thêm cái điều đó, các con thấy chưa? Cho nên vì vậy mình xét thấy rõ ràng là nó không phải cái pháp đó 16 là 16 nó không thay đổi, nó không phải đâu.
Nó có sự mà linh động, khéo léo, thiện xảo ở trong đó để tăng lên cái đối tượng. Bởi vì cái pháp đó là cái pháp đẩy tất cả những cái đau khổ trên thân tâm chúng ta ra. Do như vậy, mình biết nó như vậy tức là nó rất quan trọng. Mà nó Thân Hành Nội. Mà nếu mà chúng ta vận dụng sai hơi thở thì nó sẽ bị rối loạn cơ thể chúng ta, bởi vì nó là Thân Hành Nội. Thở thì hơi thở nó ở chỗ hô hấp của chúng ta, nhưng mà nó rối loạn thì nó rối loạn tim, gan, phèo, phổi ở trong người của chúng ta. Tâm, can, tỳ, phế, thận, tức là tất cả mọi bộ phận ở trong người chúng ta. Mà cái hơi thở nó bị rối loạn thì nó sẽ rối loạn tất cả những bộ phận khác, cho nên nó quan trọng.
(38:59) Còn cái tay, cái chân chúng ta đưa ra, đưa vô nó không có ăn thua gì ở trong này đâu. Nó chỉ mỏi tay chúng ta mỏi chân của chúng ta thôi, cho nên nó không quan trọng. Nhưng mà cái hơi thở rất quan trọng và hơi thở rất đặc biệt. Nó là Thân Hành Nội. Mà Thân Hành Nội thì nó có nội lực. Còn cái tay chúng ta đưa ra đưa vô vầy là ngoại lực chứ không phải là nội lực. Mà nội lực thì nó mới sức mạnh, còn cái ngoại lực nó không. Cho nên toàn bộ đức Phật không dạy chúng ta đưa tay ra đưa tay vô đẩy lui bệnh mà dạy hơi thở đẩy lui bệnh. Các con thấy cái nội lực nó mạnh như vậy, mà nếu mà chúng ta không chịu tu học hơi thở thì chúng ta cũng bỏ uổng. Vậy thì hơi thở rất khó, không phải dễ.
Bây giờ có mặt Thầy, Thầy sẽ dạy hơi thở, mấy con sẽ tu không có lầm. Còn không có Thầy, Thầy rất sợ các con tu lầm, bị rối loạn, nhứt (nhất) là nặng đầu. Không đơn giản, không có dễ đâu.
(39:52) Bây giờ mấy con sẽ, Thầy hồi nãy Thầy dạy mấy con nhớ cách đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi chứ gì? Đó là cái phương pháp mấy con phải tập căn bản. Ngày hôm nay Thầy dạy mấy con phải tập kỹ lưỡng, thì cái thời gian mà tu tập của mấy con sẽ ngắn đi, mấy con không phí, nó không phí.
Hôm nay mấy con được ngồi nghe đây, bao nhiêu người đây là mấy con có phước đó. Còn bao nhiêu người khác không chịu nghe là Thầy không nhắc lại nữa. Không lý mà Thầy nói hoài mấy con, phải không? Mấy con có phước, mấy con ngồi nghe. Còn nếu không thì mấy con sẽ mất đi một dịp rất lớn, mất đi dịp rất lớn.
Ở đời, chúng ta bỏ hết cuộc đời đi tu mà chúng ta tu không đúng cách là chúng ta đã phí cuộc đời. Có sung sướng gì mấy con vào đây ăn ngày một bữa? Có sung sướng gì mấy con sống ở đây độc cư? Nó đâu có sung sướng gì? Mấy con không có xem tivi, không xem ca hát, không biết tin tức trên thế giới này làm gì hết. Mà mấy con được những gì ở đây, mà khi mấy con phải giam mình trong những cái thất?
Cho nên mấy con phải nghe cho kĩ, nghe cho kĩ để tập. Đạo Phật không phải lâu mấy con, không phải tu từ vô lượng kiếp đâu! Mà chỉ có bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.
(40:58) Thầy bảo đảm mấy con chắc chắn là bảy năm mấy con sẽ đạt được nếu mà mấy con dở. Còn nếu mấy con biết ngay liền, biết xả ngay liền từ khi mà Thầy nói thì các con sẽ giác ngộ được cái gì đau khổ khi trên thân tâm mấy con? Là do tham, sân, si và lòng ham muốn là cái nguyên nhân sanh ra những sự đau khổ này, thì từ đây về sau mấy con sẽ chấm dứt ngay liền. Thì ngay giờ phút Thầy nói rồi, mấy con bước qua khỏi cái cửa, cái tổ đường này thì mấy con đã là chứng quả A La Hán.
(41:30) Các con có nghe khi mà một cái vị mà, một cái vị đó, ngài cứ nghĩ rằng mình tu như vậy là mình chứng quả A La Hán. Thì có người nói: “Không, ông muốn biết chắc thì ông lại hỏi Gô Ta Ma thì biết. Vì ông đó, ông Gô Ta Ma ổng là người chứng quả A La Hán. Ông cứ hỏi ông ta biết”. Cho nên ông này đi tìm đức Phật. Khi đó thì đức Phật đang đi khất thực. Thì đức Phật mới gặp, ổng xin đức Phật giảng pháp cho ổng nghe. Đức Phật nói: “Không phải thời, ta đi khất thực làm sao mà giảng pháp giữa đường”.
Thì ông kia: “Xin Phật giảng cho con nghe. Con biết rằng đức Phật là một bậc chứng quả A La Hán. Chỉ có đức Phật mới là dẫn dắt đúng con đi vào đó mà thôi”. Thì đức Phật nói: “Không phải thời, ta đang đi khất thực làm sao mà ta thuyết pháp được”. Thì ông kia năn nỉ lần thứ ba thì đức Phật dạy, nói ngay liền. Thì ông ngộ ra được liền. Thì trong khi ông ngộ rồi, thì lúc bấy giờ một con bò đụng ông chết. Thì có người hỏi ông vậy như thế nào, ông ta đã xin hỏi đức Phật, ông ta như thế nào?
Đức Phật nói: “Ông đã chứng quả A La Hán”. Tại sao ông ngộ đạo mà ông lại chết một cách rất là, bò đụng chết như vậy?! Sự thật ra đối với sự sống chết nó không quan trọng đâu, mà mình ngộ được cái chỗ rất đau khổ mà mình không còn chấp nhận nó nữa là mình chứng quả A La Hán. Nghĩa là từ đây về sau nhất định là mình không có giận hờn, không phiền não, không tham muốn một cái gì trên đời nay. Mình biết rằng nó không có cái gì của mình.
Thì khi mà ngộ được cái lý mà thông suốt như vậy rồi, chúng ta bỏ hết, không còn ham. Vì vậy mà mấy con muốn được mà làm chủ được cái sự sống chết của mình, muốn chết hồi nào chết, muốn biết được cái giờ phút mình bò nó đụng hay là không đụng, mình biết được, thì phải có thời gian tu tập. Chớ không có thời gian tu tập, mấy con có ngộ cái lý đó rồi thì mấy con không còn chấp cái các pháp, không còn chấp cái gì hết. Người ta chửi mấy con không cần giận hờn ai nữa hết, thì mấy con đã được giải thoát rồi đó.
Nhưng mà mấy con phải có thời gian tập luyện, để bây giờ mấy con còn đang sống, mấy con biết là ngày mai này bò đụng chết nè. Hay bây giờ là Thầy đang nói chuyện với mấy con, mà Thầy biết rằng lát nữa bước ra kia xe đụng Thầy chết nè. Thầy phải biết. Đảo đảm mấy con là người tu theo đạo Phật phải biết chớ không phải là không biết.
Thầy bảo đảm trong vấn đề đó chứ không phải là ngu ngơ đâu. Cho nên vì vậy mà khi ngộ rồi, khi ngộ được rồi thì biết rõ rồi, thì chúng ta phải tập luyện cái gì cần thiết. Do đó mấy con có ngộ đời khổ rồi, mấy con mới bỏ, mới vào đây. Đó là cái ngộ của mấy con rồi. Mấy con không còn nghĩ đến cái đời sống của mấy con nữa.
(44:00) Mấy con không còn danh lợi, không còn ham ăn, ham ngủ nữa mấy con mới vào đây, đó là mấy con đã ngộ. Nhưng mấy con bỏ xuống chứ chưa hết đâu. Cho nên muốn bỏ xuống phải có sự tỉnh thức. Vì vậy mà suốt cái thời gian mà 7 năm mà đức Phật dạy đó, là chúng ta tập bỏ, tập xả, tập bỏ. Mà bỏ sạch thì nó lại có Tứ Thần Lực. Mà Tứ Thần Lực thì nó mới có sự làm chủ đời sống. 7 năm nó sẽ có Tứ Thần Túc. Áp dụng đúng cách, 7 năm có Tứ Thần Túc.
Cho nên Thầy biết con đường này đi rất là cụ thể, rõ ràng. Không khéo rồi mấy con sẽ bỏ phí cuộc đời quá uổng, rất là uổng. Tu hành rốt cuộc. Đầu tiên chúng ta bỏ thì đức Phật dạy chúng ta các con thấy dạy chúng ta có cái chỗ nương tựa để mà chúng ta bỏ. Cho nên bây giờ chúng ta nương tựa đầu tiên để mà tập tỉnh thức. Để chúng ta hiểu biết được những cái tâm niệm, cái sự đau khổ xảy ra cho chúng ta. Tham sân si, hôn trầm, thùy miên, tất cả mọi cái này để chúng ta biết đó là những cái ác nhất.
(45:00) Cho nó đúng cách. Đức Phật nói nhiệt tâm, thì nhiệt tâm với cái điều kiện. Cho nên bây giờ tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi bắt đầu hít vô thở ra. Từng hơi thở xem xét coi cái hơi thở của mình, có cái hơi thở nào dài không, có hơi thở nào ngắn không, hay là đều đều… Chớ không phải là tu để có đâu. Tu hẳn hòi từng hơi thở của chúng ta. Cho nên thường thường Thầy nói: “Thà là tu một hơi thở hơn là tu nhiều”. Thầy muốn nói như vậy, nhưng mà Thầy thấy hầu như mấy con không hiểu. Không hiểu được cái ý của Thầy, bây giờ Thầy phải nói kỹ. Bởi vì khi không hiểu nó mới tu sai, còn cái hiểu không tu sai. Cho nên mấy con không hiểu rồi. Mà nói ra thì nó phải nói nhiều, buộc lòng Thầy Phải nói nhiều. Mà nói nhiều thì Thầy phải hao sức nhiều. Nhưng mà làm sao bây giờ hơn? Dạy thì phải dạy cho mấy con rõ.
Bắt đầu bây giờ: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra, hít vô thở ra, hít vô thở ra. Lưu ý từng 5 hơi thở, đủ rồi. Như vậy là mình thấy, xét lại cái thân của mình hít thở 5 hơi thở, coi nó có, đầu có nặng không? Sự tập trung này ta sao, nó có cái cảm giác gì không? Coi có gì hoàn toàn xét qua cái thân, cái cơ thể của mình. Qua từng cái tâm niệm khi mà thở ra vậy mình có sơ sót cái chỗ nào không? Có lộn không? Rồi bắt đầu hít thở 5 hơi thở nữa. Rồi 5 hơi thở nữa, 30 phút. Xét thấy hoàn toàn không có niệm. Rồi bắt đầu tu (không nghe rõ)
Bắt đầu bây giờ đó thì mình hít thở tăng lên 10 hơi thở. Xem xét hoàn toàn qua mười hơi thở có một ít lần, nếu mà có niệm thì dừng lại ngay đó mà xem xét 10 cái hơi thở này. Rồi tiếp tục 10 hơi thở này, tiếp tục 10 hơi thở này, xem xét thật kỹ. Chừng nào 10 cái hơi thở này không có niệm nào xen vào mà rất tự nhiên, không bị ức chế, không bị tập trung quá nặng. (46:48) (không nghe rõ) Các con biết khi mà tập trung mà mình chăm chăm nhìn ngó cái hơi thở của mình thì cái đó sai…Thân Hành Niệm.
(47:00) Nếu mà có nặng đầu, chừng 30 phút tu tập có nặng đầu là có tập sai, lui lại. Làm sao mà không có nặng đầu, thì chúng ta đó là tu đúng. Bởi vì đạo Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Nếu mà thấy được sự giải thoát thì đúng, nếu mà không thấy giải thoát là không đúng, có chướng ngại là tu sai. Bởi vì những cái lời của đức Phật căn dặn chúng ta như vậy, chúng ta biết chúng ta tu sai hay là không sai, chúng ta biết được.
Tu sao lại bị hôn trầm thùy miên, tức là biết là mình tu quá sức, thì đó là tu sai. Cho nên do như vậy thì mới biết rằng mấy con tập được cái căn bản trở lại. Nếu mà cái căn bản này các con đã đạt được rồi. Ví dụ, mấy con hít thở 5 hơi thở rồi tới 10 hơi thở, 20 hơi thở, 30 hơi thở. Hoàn toàn tâm mấy con bất động, an trú trong hơi thở hoàn toàn. Nó có một cái trạng thái khinh an, hỷ lạc, đó là Hỷ Giác Chi, khi mà bước vào cái cảm thọ. Thì lúc bấy giờ không phải ở đó để mấy con hưởng cái hỷ lạc đó đâu, mà chính nương tựa vào cái hỷ lạc đó mà tác ý đẩy lui những cái tham, sân, si.
Các con biết mình rất rõ, mình còn tham sân si chứ. Mình biết rất rõ mình còn những cái chướng ngại pháp ở trên thân mình nhiều mà, chưa phải hết đâu. Do đó nếu mà các con, cái đề mục đầu tiên của các con tu tập về hơi thở mà các con thấy có hỷ lạc an ổn trên thân tâm của con đó, thì mấy con nương vào cái hỷ lạc đó tác ý đẩy lui tham, sân, si. Hoặc là trong thân các con có bệnh đau gì, có chướng ngại gì thì các con nương vào chỗ hỷ lạc, chỗ nhiếp tâm an trú cái hơi thở này, mấy con tác ý, mấy con đuổi những chướng ngại đó đi.
Cũng như bây giờ mấy con có bệnh gì, tất cả trên thân mấy con có bệnh gì, thì mấy con ở trong cái trạng thái hơi thở hỷ lạc đó rồi mấy con tác ý. Thì cách tác ý thì nó sẽ không có, cái tâm mấy con không chú ý vào trong cái hỷ lạc đó nữa, thì đương nhiên coi như là sự hỷ lạc nó không có chứ gì? Nhưng mà vì mình đã biết tâm mình nó đang trú, an trú vô đó, chớ không phải nó không. Nhưng mà phải cảm nhận để mà thấy cái hỷ lạc đó thì chúng ta có quyền ngồi im để cho mình thọ hưởng cái hỷ lạc đó. Cho nên buộc lòng mình tác ý để đẩy lui cái chướng ngại ở trên thân và tâm của mình, đó là cách phương pháp tu đúng. Chứ không phải là mình cứ ngồi hỷ lạc đó để rồi mình tăng lên 1-2 giờ cái hỷ lạc đó. Sự thật ra nó hỷ lạc riết mấy con sẽ lọt vào trong cái tưởng, xúc tưởng hỷ lạc đó. Các con sẽ đi lạc đường đó chứ không phải được hưởng cái pháp của Phật.
(49:10) Mục đích của đạo Phật là làm sao như Thầy hồi nãy nói làm sao cho hết tham, sân, si, chớ không phải đi tìm cái hỷ lạc đó. Làm sao cho chúng ta sống bình thường như mọi người mà tất cả ác pháp không tác động được chúng ta. Thậm chí như bệnh đau cũng không làm chúng ta dao động tâm. Cho đến khi mà chúng ta thấy là cái cơ thể này thở hết được rồi, chúng ta sẽ hết sợ. Nghĩa là chúng ta không dao động trước các ác pháp gì tác động lên thân tâm chúng ta, thì đó gọi là Bất Động Tâm.
Mục đích chúng ta tu là chúng ta có cái đối tượng để chúng ta nhắm vào để mà chúng ta tu. Tu có nghĩa là mình đuổi các ác pháp, làm cho thân tâm mình không còn đau khổ nữa là tu, chớ không phải là tu là cái gì.
Những cái hành động tập đi kinh hành, hơi thở là cái mục đích gọi là tu. Cái danh từ gọi là tu, chứ sự thật ra chúng ta đang luyện tập. Luyện tập cái phương pháp để đẩy lui cái tham sân si chúng ta, để làm cho cái đau khổ của thân tâm chúng ta không còn.
Đó, thì mấy con thấy nó cụ thể, nó rõ ràng, chớ nó không phải mơ hồ nữa. Nó trực tiếp với cái sự đau khổ của con người, mà đuổi cái sự đau khổ của con người ra khỏi con người. Để làm cho chúng ta được hoàn toàn an ổn. Giải thoát cho một kiếp người chúng ta đang sống trong cái đoạn đường mà chúng ta tìm giải thoát.
(50:26) Đó thì hôm nay mấy con nghe những cái lời Thầy dạy mà tập kỹ lại. Rồi Thầy còn ở lại đây, Thầy phải kiểm tra từng bước đi. Nãy giờ Thầy chỉ thuyết cho mấy con nghe những cái điều kiện đó để cho mấy con hiểu và thông suốt, gọi là giác ngộ. Giác ngộ cái pháp hành của chúng ta, hay là thông suốt được pháp hành của chúng ta. Để rồi chúng ta tu tập, chúng ta thực hành nó không bị lệch, nó không bị sai.
Vậy thì hiện giờ mấy con tu, như mấy con đang tu tập kinh hành thì Thầy sẽ kiểm tra lại cho mấy con. Bây giờ Thầy sẽ, ngày mai Thầy tiếp tục Thầy kiểm tra, ngày mốt Thầy tiếp tục kiểm tra nữa. Bởi vì mỗi một buổi Thầy chỉ kiểm tra mấy người thôi. Thầy kiểm tra nhiều quá thì mất thì giờ của Thầy rất nhiều. Lần lượt Thầy sẽ kiểm tra trong một ngày đó, một buổi vậy nó có thể là ba người hay bốn người. Mà nó nhiều quá Thầy kiểm tra thành hai buổi.
Mà bây giờ thì mấy con thấy Thầy kiểm tra thì mấy con ngồi tách hai bên. Rồi bắt đầu thì Thầy nghĩ rằng kiểm tra mà ba người hay bốn người hay năm người thì nó dễ lắm. Bởi vì các con ngồi qua bên xong rồi đi kinh hành cho Thầy xem, để Thầy kiểm tra lại. Thay vì nếu mà kiểm tra từng người, buộc người nào cũng phải đi thì cái đó chắc ăn lắm. Còn nếu mà kiểm tra người này mà không kiểm tra người khác thì bắt đầu ngồi mà coi bắt chước chưa hẳn đã là đúng.
Vậy thì hôm nay mấy con được nghe Thầy diễn thuyết xong rồi, phải không? Xong rồi. Mấy con đừng vội vàng. Ngày mai Thầy sẽ chọn toàn bộ là bên nữ. Các con bên nam thì các con nhường lại bên nữ tập trước, trước nha. Ngày mai Thầy sẽ kiểm tra bên nữ, bên các con. Và đồng thời hôm nay có những người nào mà gặp riêng hỏi Thầy gì thì ở lại đây thưa hỏi Thầy. Còn mấy người về tu tập. Rồi nghe những lời Thầy dạy đó, các con về tu tập cho đúng cách. Rồi ngày mai sẽ báo lại cho Thầy thì Thầy kiểm tra cho bên nữ. Nếu bên nữ đông, thì Thầy sẽ chia làm hai, hai ngày. Bởi vì nếu mà một mình Thầy mà Thầy kiểm tra với cái số đông thí dụ mười người, hai chục người thì không hết đâu. Bắt kiểm tra chung chung thì coi như nó không có cụ thể lắm.
(52:43) Buộc lòng người nào cũng phải đi kinh hành. Nếu mà kiểm tra kinh hành là người nào phải cũng dọn. Cũng như là học trò phải dọn bài hết chứ không phải dọn tượng trưng. Thí dụ như giờ cái lớp học sáu chục người, Thầy cứ nhìn mặt xem người nào mà coi bộ xanh xanh mặt, Thầy dọn bài để biết cái học trò đó không thuộc, có phải không? Hay hoặc là nó cứ nó lo nó lật tập vậy đó, thì coi cái đứa cái mà nó lật sách lật tập, biết nó chưa thuộc bài, kêu nó mà dọn. Còn cái đứa nào mà nó ngồi tỉnh bơ, biết nó thuộc bài chứ gì. Ở đây không có làm cái chuyện đó đâu mấy con. Người nào cũng phải đi kinh hành cho Thầy xem. Hễ tập pháp nào là phải làm pháp nấy. Mà tới cái hơi thở cũng phải làm. Bởi vì Thầy thấy suốt qua cái thời gian.
Mà ở đây Thầy cố gắng, Thầy đào tạo cho những người ta tu chứng quả A La Hán. Mà cái kết quả bao nhiêu năm tháng rồi, Thầy tìm ra người đó không có. Là tại vì để người ta, chứ mình không kiểm tra. Học trò mà không kiểm tra bài vở thì nó lười biếng nó không học, thì cuối năm nó rớt hết ráo. Cho nên vì vậy phải kiểm tra, rồi phải xem xét nó từng đứa một thì chắc chắn học trò sẽ giỏi và cái quả vị A La Hán sẽ có. Buộc lòng phải kiểm tra nó cực khổ lắm mấy con. Bởi vì nó là cái lớp đào tạo.
Đạo Phật là cái chương trình giáo dục đào tạo mà. Mà giáo dục đào tạo theo cái kiểu mà dạy chung chung thì chắc chắn là không có ông A La Hán nào đâu. Không có người nào chứng quả A La Hán nổi đâu. Bởi vì cái thời gian đã xác định cho Thầy thấy rồi. Người ta cứ hiểu lầm người ta sẽ tu cái kiểu sai. Và vì chính mà người ta hiểu sai, cái kinh sách Đại thừa nó ra đời. Chứ nếu mà không hiểu sai thì không có kinh sách đó ra đời.
Bởi vì bây giờ các con thấy nó rõ ràng là nó hiểu cái chương trình giáo dục đào tạo mà tám lớp đạo Phật giờ nó hiểu ra cái đầy hết rồi, thì còn cái gì nữa đâu. Còn giới luật thì kể như là để đó đọc chơi vậy thôi chứ sự thật ra không phải. Bởi vì cái đó là cái cấp một của người ta mà nó không chịu sống trong giới luật thì nó tu cái gì bây giờ đây?
(54:33) Cho nên biết pháp sai rồi, và nó kinh nghiệm trải qua một thời gian mà Thầy dạy cho mấy con. Nói tui tu được vậy..vây thì mình cũng, thì cũng hay được như vậy. Nhưng mà cuối cùng thì xét lại thì lại trật. Tu gì mà Thầy nói bây giờ cái người mà tu cao lung chừng nào đó, nghe nói tu thì tốt lắm. Con hỷ lạc thế này thế khác, xả tâm như thế này thế khác, nhưng đùng cái thì thấy tâm sân nó ầm ầm lên rồi. Thì như vậy rồi rõ ràng là tu 5 năm, 3 năm theo Thầy rồi, mà rút cuộc đụng một cái là Thầy thấy cái tâm sân nó ầm ầm lên thì như vậy là rõ.
Còn ngồi thiền thì tham, không biết ngồi, ngồi rất tốt lắm, rất tốt đó. Nhưng mà xét lại hỷ lạc lắm. Xét lại thì ngồi rúc cổ vậy nè. Chứ mấy con ngồi, mấy con bị hỷ lạc mấy con mới rúc cổ chứ sao? Rúc cổ để hưởng hỷ lạc chứ sao? Chứ mấy con ngó ra vầy làm sao hỷ lạc được? Cho nên buộc lòng mấy con cứ rúc xuống vầy để mà nó gom vô, để mà hỷ lạc. "Trời ơi! Tôi an lạc ghê gớm lắm. Cho nên bây giờ mà tôi ngồi, tôi rúc tôi, nghe nó". Cái lưng thì nó thụng xuống nó không thấy, nó làm cho mình an lạc lắm. Rồi cái đầu nó cứ rúc vầy. Cho nên nói sao mà tôi mỏi cổ? Cứ rúc cái đầu xuống như vậy nó mỏi cổ chứ sao.
Đó bây giờ mà xét lại được hai cái sai sai, làm sao mà đạt được? Thà là Thầy, học trò Thầy ít một, hai người mà nó có kết quả. Hơn là nhiều người mà rút cuộc rồi chẳng người nào ra gì hết, không lợi ích. Đào tạo thì phải đào tạo cho tới nơi tới chốn, chứ không khéo mang tiếng. Phật pháp đang cần có những người tu chứng quả A La Hán làm chủ sự sống chết rõ ràng. Điều đó là điều quan trọng. Thầy có viết trăm muôn ngàn bộ sách mà không có người tu chứng thì cũng giống như kinh sách Đại thừa. Cả một rừng kinh sách mà cuối cùng nhìn lại có ai làm chủ không? Cái này là cái đau đớn.
Cho nên mục đích hiện bây giờ Thầy làm sao đào tạo cho được mấy con. Mà mấy con quyết tu. Còn mấy con không quyết tu thì thôi mấy con cứ về đi, đừng có để làm Thầy mất công, Thầy cực lắm. Vì tại sao giờ Thầy mất công? Thầy phải chăm sóc mấy con này. Từng cái bước đi của mấy con, đi kinh hành có đúng không? Từng cái hơi thở của mấy con này, từng cái tư duy quán xét này, rồi phải soạn thảo cái bộ sách dạy các con đạo đức nhân bản - nhân quả nữa. Nó cả hai mươi mấy tập như vầy chứ đâu phải ít. Bởi vì hàng ngày cái nhân quả của mấy con, cái hành động của mấy con như thế này là nhân là quả rồi. Mà nếu mà không dạy những hành động này đúng thì mấy con sẽ làm sai, thì mấy con sẽ mang lại cái quả xấu của mấy con, nó làm sao tốt được.
(56:51) Cho nên nó là đạo đức. Vì vậy mà phải soạn, phải viết ra để cho mấy con phải hiểu. Bởi vì con người ta nhờ có cái sự hiểu biết đó người ta mới hơn cái loài động vật. Cái động vật nó hiểu biết nó không phải hiểu biết như con người. Nó hiểu biết cái ăn cái ngủ, cái đấu đá của nó để mà giành giật nhau ăn mà sống. Cái hiểu biết của con người biết thương yêu, biết tha thứ những lỗi lầm, biết nhỏ nhẹ ôn tồn, biết cái đúng cái sai, biết cái thiện cái ác. Còn con vật nó biết không? Nó không biết được cái điều đó. Cho nên con người chúng ta hơn được cái chỗ này. Vì vậy đạo Phật ra đời để dạy chúng ta trở thành con người thật sự là con người. Đó là cái mục đích như vậy. Cho nên ở đây phải kiểm tra cái đó.
Cho nên nếu mà ngày mai, Thầy kiểm tra coi cái số nữ hết. Mọi người mà tu ở trong Tu viện này, người nào người nữ là đến đây hết, kiểm tra lại hết. Rồi bắt đầu thứ Năm Thầy sẽ chia ra làm, kiểm tra ba lần hoặc là hai lần. Chia ra để mà Thầy kiểm tra, mỗi người đều làm. Ví dụ như bây giờ bốn người ở đây, Thầy kiểm tra thì bốn người phải người thứ nhất đi, Thầy xem coi đi kinh hành có đúng cách không? Mà nếu mà cúi cái đầu xuống vầy thì chắc chắn là Thầy phải sửa cái đầu ngó lên, chứ không có được cúi xuống. Buộc lòng mấy con phải tu tập đúng cách. Rồi về tu tập, rồi coi như thế nào xảy ra, Thầy cũng kiểm tra lại nữa, chứ đâu phải là nói suông suông đâu. Buộc lòng mấy con phải tu cho được. Đào tạo mấy con phải làm chủ, chứ không phải là.
Cho nên khi chúng ta trở thành một tu sĩ là chúng ta phải hiểu được. Phải nghiêm chỉnh thì cái lớp mà tu sĩ của mấy con là tu sĩ thì Thầy biết giới tu sĩ mấy con. Thầy sẽ ăn cơm tại đây và mấy con sẽ ngồi hai bên để ăn cơm, Thầy sẽ dạy mấy con ăn. Chớ không phải là mấy con bưng về thất muốn ăn kiểu nào là ăn đâu. Thầy sẽ dạy cách thức đó hết tất cả mọi tu sĩ chớ không phải là. Mấy con người nào cũng cái bát hẳn hòi, đàng hoàng, muốn ăn nó phải như thế nào? Làm sao? Thầy phải chỉ mấy con đúng cách, chứ không được mà.
Bởi vì đó là những cái oai nghi tế hạnh. Rồi từ cái ăn mặc của mấy con như thế nào? Áo như thế nào? Rồi y áo làm sao phải đúng cách? Chứ không có được mà lôi thôi lếch thếch hôi rình. Khi bước ra khỏi thất của mình là phải như thế nào? Khi mà ngồi thiền như thế nào?
(59:08) Tất cả những cái này, điều oai nghi này, Thầy đều huấn luyện, được dạy mấy con hết. Nghĩa là người tu sĩ là phải được huấn luyện kỹ. Còn người cư sĩ thì Thầy dạy về đạo đức của mấy con thôi. Còn tu sĩ thì thì phải huấn luyện kỹ. Nghĩa là cái lớp tu sĩ của Thầy được đào tạo mà lúc bước ra những oai nghi tế hạnh người ta không chê. Như vậy Thầy mới chấp nhận cho mấy con là tu sĩ của Thầy. Chứ không khéo người thì đi vầy, kẻ thì đi khác, bước đi của các con bước cao bước thấp. Rồi y áo, người thì cao, người thì thấp. Đâu nó phải đúng cách của nó. Chứ không, có người mà cái y thì để tuốt trên cái vai vầy, còn có người thì phủ vứt ở dưới chân. Có người thì luộm thuộm y áo, có người vắt thì tất cả không phải. Thì cách thức đúng, lấy cái đúng con.
Đó là những cái điều kiện mà Thầy nói khởi sự cho buổi thuyết pháp hôm nay. Thầy nói để cho các con thấy rằng Thầy đang có một cái hướng như vậy. Cho nên từ cái ăn, cái đi, đứng, ngồi, nằm của mấy con đều được Thầy huấn luyện dạy hết. Đó là giới tu sĩ. Bởi vì Thầy là tu sĩ mà, Thầy có trách nhiệm bổn phận với người tu sĩ. Và khi mấy con về đây thì mấy con phải được huấn luyện những cái lớp. Nghĩa là mấy con sẽ ôm bình bát đến đây, ngồi đây. Thầy ăn cơm, Thầy dạy bây giờ ăn như thế này nè; phải lấy thực phẩm như thế này nè; rồi ăn như thế này nè; múc cái muỗng cơm như thế này nè; để vào miệng như thế này nè.
Bây giờ mấy con làm cho Thầy xem nè. Rồi làm, rồi ăn, rồi coi thử coi như thế nào. Rồi xong rồi, tới muỗng thứ hai phải làm như thế nào thế nào. Muỗng thứ ba thế nào, đồ ăn phải gắp như thế nào, bỏ như thế nào làm sao. Chớ không phải bao nhiêu đổ chùm trong bát vầy, rồi quậy trong đó. Rồi đổ nước xong quậy, rồi mới múc ra ăn đó. Cái kiểu đó không phải là, chúng ta không phải là con heo đâu. Thầy nói thật sự mà. Mình là con người chứ đâu phải con heo mà quậy như là một cái thau cám vậy, để cho con heo ăn đâu. Chúng ta không phải là heo đâu.
Cho nên các con thấy trong cái thời đức Phật, cái món ăn mềm, món ăn cứng này kia, người ta đãi Phật từng món ăn á. Các con đọc lại Kinh coi phải không? Chứ đâu phải là quậy trong đó ăn. Ăn chúng ta biết, nhưng mà chúng ta không tham đắm, chúng ta không bị dính mắc vào cái ăn ngon ăn dở. Cái mục đích của chúng ta là năm dục trưởng dưỡng. Khi mà chúng ta tiếp xúc với thực phẩm là chúng ta đã biết tỉnh thức từng món ăn mà chúng ta ăn bỏ trong miệng. Cách thức mà nhai nuốt miếng ăn đó mà khởi sự thấy miếng ăn đó ngon, chúng ta biết ngon.
Nhưng chúng ta đã canh, chúng ta có pháp rồi. Nhắc rồi, tác ý: “Đây là sự cám dỗ dục. Từ đây về sau tâm chấm dứt, đừng có sanh khởi tâm tham đắm cái món ăn này.” Chúng ta nhắc vậy làm sao nó tham đắm được mấy con. Nó có phương pháp chứ. Cho nên cái ăn chúng ta trong cái tu chứ đâu phải là ăn mà chúng ta ngồi đó nuốt nhai cho nó no bụng đâu, cho nó mập đâu, không phải đâu. Chúng ta ăn có phương pháp đàng hoàng để mà chúng ta ngăn ngừa năm dục trưởng dưỡng.
(1:01:53) Cho nên mấy con trở thành tu sĩ, là những người tu sĩ, là đệ tử của Thầy thì Thầy sẽ dạy cách thức mấy con ăn. Cho nên từ đó mấy con mới về thất, mấy con ngồi ăn đúng những cái oai nghi tế hạnh thì các con đang tu tập tỉnh thức của các con ở trên cái đó, để năm dục trưởng dưỡng không tăng trưởng. Như vậy mấy con mới diệt được tham, sân, si chớ, các con hiểu không? Điều mà Thầy dạy Thầy sắp sửa những cái lớp mà Thầy sẽ dạy, Thầy sẽ. Bởi vì Thầy công việc nhiều quá, chớ nếu mà Thầy được rảnh rang, Thầy dạy mấy con không có đến nỗi.
Thầy biết phải đào tạo mấy con phải tu chứng quả A La Hán bằng những cái đường, con đường này. Con đường giáo dục đào tạo của đạo Phật trong tám cái lớp của Đạo Đế. Cho nên mấy con thấy mấy con xuất gia rồi là Thầy quan tâm vấn đề này lắm. Còn không phải như vậy là Thầy không quan tâm bên giới cư sĩ đâu mấy con. Giới cư sĩ mấy con có năm giới của nó, nhưng mà đức hạnh của mấy con rất nhiều. Đạo đức không làm khổ mình khổ người mà. Mấy con cần phải học và mấy con cũng chuẩn bị để khi mấy con bước qua, trở thành người tu sĩ thì mấy con cũng phải biết ăn uống như thế nào cho đúng cách của một người cư sĩ mấy con.
Thầy sẽ dạy mấy con, nhưng không có trực tiếp mà dạy mấy con ăn uống như người tu sĩ. Tại vì người tu sĩ phải được dẫn dắt. Không khéo người tu sĩ sơ suất thì ra, đi ra mà ăn hoặc là đi, người ta sẽ lên án tu sĩ Phật giáo lóc chóc quá, đi đứng không nghiêm chỉnh, ăn uống gì y như người đời, ăn vồ vập. Các con hiểu người ta cũng sẽ đánh giá trị mình. Cho nên vì vậy mà cái người tu sĩ chúng ta nó có những cái đức hạnh, có oai nghi tế hạnh của nó. Thầy sẽ hướng dẫn. Buộc lòng mấy con là đệ tử của Thầy là nam hay nữ mà xuất gia đều là phải có oai nghi tế hạnh hẳn hòi, đàng hoàng.
Cho nên hôm nay Thầy muốn nói để cho các con biết rằng cái chương trình của Thầy nó sẽ sắp sửa nó sẽ đào tạo cho mấy con như vậy. Mấy con không tu thôi, mà tu phải ra tu. Đạo phải ra đạo mà, đời phải ra đời chứ không có được mà lộn xộn nữa, theo cách thức như vậy. Cho nên Thầy cực khổ, nhưng mà cái kết quả của cái sự cực khổ của Thầy là mấy con phải sống đúng, phải chứng được quả A La Hán. Trở thành những bậc A La Hán.
(1:04:03) Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy. Bây giờ mấy con về, mấy con sẽ nghe Thầy lý thuyết xong rồi. Ngày mai tất cả những người bên nữ đến trước, ngày mốt thì bên nam, phải không? Bên nam thì nếu đông Thầy cũng chia làm hai phần, mà ít thì Thầy sẽ gom lại mà hướng dẫn một ngày. Thì bất cứ người nam nào thì Thầy cũng phải, bắt buộc phải từ cái đi kinh hành. Cho đến khi mà ngồi hít thở, cho đến khi mà ngồi Tứ Niệm Xứ, mấy con đã tu những cái pháp này hết rồi. Rồi mấy con sẽ trình lại cho Thầy, khi mà các con tu Tứ Chánh Cần là ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện.
Mấy con sẽ trình bày một cái niệm ác khởi ra, mấy con phải dùng như thế nào, mấy con đuổi nó đi. Mấy con sẽ nói. Một cái thân mà nghiệp đau của mấy con, mấy con dùng như thế nào, mấy con đuổi thân đau của mấy con đi. Mấy con phải trình bày cho Thầy nghe. Đúng Thầy chấp nhận mà không đúng thì sửa lại. Để cho mấy con biết cách, để mà con đối phó lại với giặc sinh tử của mấy con. Chứ không khéo, Thầy không hướng dẫn kỹ, mấy con tự mấy con làm những cái này cái kia, nó sẽ sai lệch hết, nó mất hết. Đó là những cái điều mà các con cần phải được mà huấn luyện kỹ lại tất cả những cái chương trình học tập của đạo Phật.
Bây giờ thì mấy con về tập lại kỹ đàng hoàng. Ngày mai thì tất cả chúng nữ mấy con, buổi sáng mấy con lại đây, đến đây. Còn buổi chiều thì mấy con cứ tự nhiên mấy con cứ tu đi, thấy không? Các con nhớ ráng mà tập đúng, như hồi nãy Thầy nói lý thuyết hồi nãy rồi đó thì các con về tập cho đúng, rồi ngày mai trình bày lại cho Thầy. Nghĩa là bây giờ coi như là ôn lại tất cả bài vở mấy con tu tập. Để rồi chuẩn bị nếu mấy con được thì Thầy sẽ cho tăng mấy con lên. Cứ lên từng pháp lên cho nó đúng cái tiêu chuẩn của sự tu tập của mấy con. Nếu mấy con có căn bản thì mấy con sẽ tu những cái pháp cao hơn. Còn mấy con còn, căn bản còn thiếu thì buộc lòng mấy con phải tu lại những cái pháp có căn bản. Chứ không có thể nào mà để mấy con mất căn bản của cái lớp căn bản.
(1:05:59) Như là mấy con biết mà điều kiện mấy con mất căn bản của một cái pháp đó thì buộc lòng phải bồi dưỡng cái lớp đó cho mấy con ở trong cái lớp căn bản đó. Chớ không phải là buộc mấy con phải trở lại học cái lớp. Thí dụ bây giờ mấy con đã học qua mọi lớp đó rồi, thí dụ như qua năm cái lớp rồi mà bây giờ buộc lòng các con phải về cái lớp Một học thì không phải đâu. Nghĩa là bây giờ mấy con thiếu khuyết về cái pháp đó, cái căn bản đó chưa có thì buộc lòng mấy con phải học lại. Bổ túc lại cái pháp đó cho nó vững chắc hơn, để rồi mấy con tiếp tục ở trên cái lớp mấy con đã tu. Chứ không phải là phí bỏ hết tất cả, buộc lòng mấy con phải trở về cái lớp Chánh Kiến mấy con học đầu tiên,không phải đâu!
Ở đây mấy con có trải qua sự tu tập mấy con có những cái kết quả rồi. Thì do đó cái nào mà còn thiếu khuyết buộc lòng phải bổ túc thêm cái đó cho mấy con có căn bản. Thí dụ như cái sức tỉnh thức của con ở chỗ cái lớp mà tỉnh thức thứ hai, thứ ba hay hoặc là pháp Thân Hành Niệm là thứ tư. Mà mấy con thiếu khuyết một chưa căn bản ở cái lớp đó buộc lòng mấy con phải tu tập cái lớp đó lại. Bổ túc cái lớp đó lại cho mấy con chững chạc hơn, để cho con tiến tới những cái pháp tu cho kết quả tốt hơn.
Nghĩa là thật sự ra thì mấy con sẽ có những cái chỗ mà cần phải bổ túc thêm chứ không khéo mấy con sẽ mất căn bản. Cái phương pháp tu đó mấy con sẽ không được không có căn bản, mất căn bản buộc lòng bổ túc thêm. Bắt đầu bây giờ mấy con trở thành những đứa học trò nhỏ. Đó, Thầy nói rằng mấy con thành những đứa học trò nhỏ, bắt đầu buộc lòng phải dọn bài. Chứ không thể là như là những sinh viên mà ở trên Đại học cứ vô trong thư viện rồi nghiên cứu, rồi viết không có dọn bài, không phải đâu. Nghĩa là buộc lòng mấy con phải có cái sự mà dọn bài học cho mấy con kỹ lưỡng hẳn hòi, chứ không thể buông lỏng được. Đó là mấy con phải hiểu rằng Thầy chịu cực khổ nên mấy con phải cố gắng tu tập cho đúng.
Thôi bây giờ thì mấy con trở về tập lại. Ngày mai Thầy bên nữ mấy con đến đây, còn nam thì ngày mốt. Thầy phân rồi sau này, xong rồi thì sau này mỗi tuần lễ Thầy có chia ra trong một ngày cho nam, một ngày cho nữ. Và đồng thời nếu mà nữ đông, Thầy sẽ chia làm hai lớp. Mà nam đông, Thầy cũng chia làm hai lớp. Cho nên một cái tuần lễ có thể là chia làm được bốn ngày gặp Thầy. Còn nếu mà Thầy thấy dồn lại được thì Thầy sẽ dồn lại cho một ngày một tuần lễ thì nó có hai ngày. Thì ngày nào Thầy sẽ định để mà Thầy kiểm tra mấy con. Còn nếu tệ lắm, tệ lắm buộc lòng ngày nào Thầy chắc cũng phải kiểm tra, chắt là ông Thầy này chắc chết luôn. Ngày nào mà cũng đến đây mà kiểm tra thì Thầy chắc mệt lắm.
(1:08:37) Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ phải chia một lớp ra để mà Thầy kiểm tra. Để Thầy bảo đảm khi mà Thầy có công việc, Thầy đi vắng thì các con không có sợ lệch lạc nữa. Các con hiểu không? Đó, còn các con xong chưa? Bây giờ đó thì mấy con cứ về, rồi ngày mai Thầy kiểm tra từng người.
Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
(1:09:16) Trưởng lão: Các pháp khác con tu hoặc là con thư giãn, con hiểu không? Con thư giãn, con nghỉ. Rồi sau đó là con tiếp tục con tu những cái pháp khác, rồi con trở lại cái pháp đó con tu, con hiểu không?
Cái tư tưởng cái người mà, muốn trong đầu tôi là tôi bề trên, tôi không chấp nhận (không nghe rõ)… Bề trên sao tôi cứ giống như người kia? Tôi cũng ăn, cũng uống, cũng như người kia chứ. Chớ bộ tôi người bề trên, tôi xuống đây, tôi không ăn, tôi người bề trên, còn tôi ăn là tôi không phải người bề trên, có phải không? Tôi cũng sanh ra, cũng cha mẹ sanh ra tôi chứ bộ. Bộ không tôi ở đất nẻ tôi chui lên, hay ở trên không tôi bay xuống đây đâu? Tôi người bề trên chứ nói gì sai, mấy người gieo trong cái đầu của tôi trật. Tôi chỉ có khác hơn cái người kia chút là tại tóc tôi nó như vậy. Là tại cái cơ thể của tôi nó ra cái cọng tóc đó, nó quăn queo, nó rút lại như vậy. Cho nên nó có khác hơn mấy người, rồi mấy người nói bậy nói bạ không.
Con người cũng phải người vầy kẻ khác, chứ sao lại mấy người hô như vậy làm cho cái tư tưởng tôi bị dao động như vậy? Cho nên dẹp. Mà khi dẹp hết rồi, Thầy nói là không có sợ ai nữa. Thì lúc bấy giờ Thầy kê kéo Thầy cắt bỏ thì bình an cho con không có gì. Hiểu chưa? Rồi con. Rồi rồi.
(1:10:25) Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
(1:10:38) Trưởng lão: Hôn trầm thì đi kinh hành. Con cứ đi tới đi lui vầy. Hễ con ví dụ con định là bây giờ 3 giờ thức dậy thì đến 5 giờ. Thì cứ suốt khoảng thời gian đó cứ đi tới đi lui, không có giờ nghỉ. Con hiểu không? Đi hoài, đi cho mày ngủ luôn. Mày ngủ tao cũng đi, lủi chỗ nào tao cũng đi hết trơn. Con phá cho sạch ba cái cái hôn trầm đi. Nó rõ ràng là con thấy, con người bề trên gì mà cũng ham ngủ dữ vậy? Cuối cùng ngủ gục thì nó không còn bề trên được đâu. Cho nên vì vậy rồi con đi, con phải tập như mấy người này thì con sẽ phá hôn trầm hết, si mà con.
(1:11:07) Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành” Con nhắc lại.
Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Con sẽ, nó có hiện tượng tưởng tượng. Con đi mà nó tỉnh, mà nó hiện ra cái tướng tưởng con thì tác ý. Còn nó không thì cứ: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Còn nó không có hiện cái tướng đó thôi. Phải không? Và con tác ý: "Tâm không có sợ hãi, không có người bề trên, không có người bề dưới gì hết. Ở đây là có người phàm phu như mọi người. Tóc này phải cắt bỏ, không có sợ". Và con cứ tác ý như vậy để cho cái tâm của mình nó nhờ cái ý thức lực đó nó tạo cho cái tâm mình nó dạn dĩ, nó không có sợ hãi.
Tức là nhiếp phục các khiếp đảm, chứ không để cái sự sợ hãi khiếp đảm nó nhiếp phục mình. Cho nên bây giờ Thầy sợ cái tâm của con nó yếu, nó sẽ bị khiếp đảm, sợ hãi khiếp đảm nó nhiếp phục con. Cho nên mình tác ý cho mình đừng có sợ. Khi mà các pháp đến mình đừng có sợ. Mà khi nó vững vàng rồi, Thầy cắt bỏ (không nghe rõ) Thì con y như người bình thường vậy, rồi bắt đầu mình tu chứng quả A La Hán luôn, chớ khỏi lo gì hết.
Chớ nếu mà không chứng quả A La Hán, con chết con cũng bệnh đau khổ sở lắm chứ bộ sung sướng gì lắm sao? Rồi cũng giận hờn phiền não gia đình mình con cái hay này kia nói gì mình cũng buồn phiền, chứ đâu phải là không buồn phiền đâu? Nó làm cho mình cũng động tâm lắm. Mà con còn thêm cái tưởng của con thì con còn khổ hơn người ta nữa. Cho nên bây giờ con phải phá cho được cái này rồi, xong rồi đó bắt đầu mới tiếp tục. Bây giờ gia đình con cái lớn khôn hết rồi, mình cũng lớn tuổi rồi phải lo tu thôi, để mà chấm dứt cái đời đau khổ của cái kiếp làm người đó. Phải lo nỗ lực nha, Thầy nói phải nghe lời Thầy.
Cố gắng. Rồi ngày nào đó mà Thầy thấy cái tâm con vững vàng Thầy cắt tóc bỏ cho, để con khổ cực lắm. Cực cái tóc tai con, con khổ lắm. Thầy nói như quý thầy, mấy cô cạo tóc rồi sướng lắm. Đâu có ở đời con thấy người bây giờ (không nghe rõ) Dù là người đó có đẹp đẽ, chết rồi bỏ xuống đống đất rồi trời ơi! Ba bữa không ai dám lại gần mấy cái thân nó đâu. Dù người đó có đẹp như là Võ Tắc Thiên, hay là như Bao Tự, hay hoặc là như Đắc Kỷ đi nữa. Có đẹp cách gì như Dương Quý Phi đi nữa, tới chừng chết rồi ông nội không ai dám lại gần đâu.
Thật sự ra nó hôi thúi, nó ghê gớm lắm mấy con. Như cô Cảnh bây giờ để tới bữa nay là ông nội ai cũng không dám ở, chứ đừng có. Thối ghê gớm, đừng nói chuyện. Thân của chúng ta nó bất tịnh ghê lắm. Cho nên vì vậy mà cạo bỏ hết như Thầy thì khỏe tè le. Sướng! Không có gì cực khổ. Tắm, chế nước lên nó chảy tuột xuống. Có phải sướng không mấy con? Sướng lắm. Bởi vì coi những ông thầy chùa chứ sướng lắm. Ông Phật hay thiệt chớ. Ông chế ra cái pháp hay lắm, chế ra cái giới cạo bỏ râu tóc. Trời ơi! Ông giúp con người ta giải thoát thiệt chớ. Các con thấy chưa?
(1:13:48) Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Buồn ngủ đi kinh hành. Không buồn ngủ thì tác ý: “Tâm phải vững vàng không sợ hãi. Chết là do nhân quả, không có sợ. Còn tóc tai này là tại vì đó là cái nghiệp nó làm cho mình khổ. Mai mốt sẽ cắt chứ không có gì mà sợ. Không có chết gì đâu mà lo.” Con cứ nhắc tác ý như vậy để cho cái tâm nó vững vàng nó đừng có sợ hãi. Con trạch pháp những cái câu nào mà hợp với con, con lựa để mà làm cho cái tâm con đừng có sợ khi mà con cắt tóc. Thầy nói đó như vậy. Trong bốn thời con tu cái phần nhiều nhất. Cái phần đó, thời nào con cũng tu cái đó nhiều nhất hết. Rồi hễ buồn ngủ con đi kinh hành, mà không buồn ngủ thì con nhớ tác ý cái điều đó để làm cho tâm con nó nhiếp phục được sợ hãi và khiếp đảm của con.
(1:14:35) Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Được rồi con tập như vậy, nhưng mà con nhớ. Thay vì con tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, nhưng mà con lại tác ý như thế này nghe không? “Tâm đừng khiếp đảm sợ hãi. Cắt bỏ tóc tai này mà tâm đừng khiếp đảm sợ hãi. Chết là do nhân quả”. Con tác ý vậy rồi con bước đi kinh hành chứ không tác ý khi đi kinh hành. Nhớ chưa? Rồi bắt đầu con hít thở. Thay vì con hít thở thì con cứ thở hít thở rồi con tác ý. Con tác ý vầy: “Tâm đừng sợ hãi khi cắt bỏ tóc này. Khi cắt bỏ tóc này tâm đừng sợ hãi. Chớ sống chết là do nhân quả chứ không phải do tóc”. Con nhớ những câu nói này không. Rồi con nhắc con nhớ những cái lời nói đó. Còn không nhớ Thầy sẽ viết cho mấy câu để mà để học thuộc lòng.
(1:15:38) Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Rồi lúc nào đi kinh hành thì con trước khi đi con cũng nhắc cái câu đó. Để sau đó nó vững cái tâm của con. Mà khi con cắt bỏ cái tóc đó, con không còn sợ hãi nữa. Mà khi không còn sợ hãi thì cắt bỏ được rồi.
Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Rồi được rồi để Thầy viết Thầy gửi cho. Giỏi thì trạch ra mà tu, mà hơi dở thì Thầy viết giùm cho.
Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
(1:16:28) Trưởng lão: Rồi được rồi con. Để viết, viết lại một cái ngày tu tập, con kiểm điểm lại viết cái gì được cái gì mà gặp những cái gì đó thì con sẽ trình bày với Thầy ha.
Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Không, một ngày con kiểm điểm lại. Mỗi khi mà con tu xong rồi con kiểm điểm lại nó được cái gì đó thì con ghi vô thôi. Rồi tiếp tục con tu nữa rồi con ghi vô. Rồi trong một hai ngày con cứ trao lại cho Thầy, Thầy xem coi cái nào được, cái nào không, Thầy kiểm lại con. Rồi khi mà cái ngày Thầy kiểm Thầy coi trong đó Thầy kiểm lại con tu được hay không. Đó là nó tiến bộ lắm con, nha.
Tu sinh hỏi: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Được rồi con.
(1:17:11) Mục đích tu hành làm sao làm chủ được bốn sự đau khổ của cái kiếp làm người của mình, sinh, già, bệnh, chết và mục đích phải tu tập cho đạt được. Nhưng mà tu tập đạt được thì mỗi cái pháp mà tu tập thì mấy con lưu ý là mình, cái pháp nào nó có từng pháp. Như đi kinh hành nó có bốn giai đoạn đi kinh hành của nó, thì nó cũng đều là Chánh Niệm Tỉnh Thức mà thôi, tức là mình Tĩnh Giác mà thôi. Nhưng mà mình phải đạt được cái kết quả của nó.
Mà theo Thầy cho cái thời gian đó, khi mà đức Phật không có nói cái thời gian mà chúng ta tu bao nhiêu trong kinh sách, nhưng mà theo Thầy thiết nghĩ cái thời gian ít ra nó phải 30 phút. Mình nhiếp tâm cho được trong 30 phút. Còn đức Phật không nói là tại vì tùy theo cái đặc tướng của mỗi người. Cho nên cái thời gian mà mình tu khoảng 30 phút thì mình mới có đủ sức, mình mới đẩy được cái tâm tham, sân, si của mình mới được.
Còn một, hai phút, năm, ba phút mà có vọng tưởng xen ra xen vô, thì mình không có đủ sức, nhưng mà pháp tác ý nó cũng có cái lực. Nhưng cái lực mà chúng ta không có đủ cái chỗ nương tựa, cái lực nó không thể đẩy những cái nghiệp nặng hơn, chỉ những cái nhẹ nhàng thì nó có thể. Cái lực, cái ý thức lực á, nó chỉ đẩy những cái chướng ngại, ác pháp nó nhẹ, nó dễ hơn. Còn trái lại mà khi mà gặp những cái chướng ngại pháp, cái ác pháp nó có cái lực nó lớn hơn, thì chúng ta phải nương tựa vào cái cái điểm tựa của nó.
Cái điểm tựa của nó là cái hơi thở hoặc là cái thân hành, tức là cái bước đi của chúng ta. Nhưng mà chúng ta nhiếp tâm có ba phút, hai phút thì có vọng tưởng rồi. Thì như vậy chúng ta chưa có đủ sức để mà tựa cái lưng vào cái điểm tựa của thân hành mà bật ba cái cái ác pháp, đẩy ba cái tham, sân, si ra.
Bởi vì chính do tham, sân, si mà mình có đau khổ. Mà chính do tham sân si nó mới có cái nghiệp, nó bệnh đau. Tất cả những cái nghiệp nó thành ra cái cảm thọ đau đớn trên thân của chúng ta. Thậm chí như chúng ta chết, chúng ta cũng không có được cái khả năng mà làm chủ cái chết của chúng ta. Là do vì vậy chúng ta không có cái điểm tựa, nương tựa cho vững chắc.
Mà không có chỗ điểm tựa, nương tựa vững chắc thì cái nhân quả nó sẽ chi phối chúng ta từng phút, từng giây nó dễ dàng lắm. Còn mình tu tập mà làm sao mình nương tựa cho được vững chắc. Mà muốn nương tựa vững chắc thì phải tu tập cho kỹ, chớ đâu phải tu mà cho lấy có đâu.
Chẳng hạn bây giờ một hơi thở là phải chắc một hơi thở, mà hai hơi thở là phải chắc hai hơi thở. Còn khi mà mình biết rằng mình bị hôn trầm thùy miên. Mà thật sự ra Thầy biết ở đây người nào cũng đang bị hôn trầm thùy miên nhiều. Người nào cũng bị hết chứ không phải là người nào giỏi đâu. Người nào cũng bị cái lười biếng, cái hôn trầm thùy miên, đó là cái si. Mà tham sân si, cái si người ta rất sợ, bởi vì nó mê mờ.
Mình tỉnh táo chứ đâu phải sai, nhưng mà mình hiểu biết một cách lầm lạc. Mê mờ một cách lầm lạc, cho nên trước ác pháp mình mê mờ. Do cái sự mê mờ đó mà mình có sân, có tham. Nó từng chút từng chút chứ nó đâu có phải, cái tham của mình nó từng chút. Khởi ra mình muốn làm cái gì đó là có dục rồi.
Thầy từng nhắc nhở, để cho mình xả cái tâm của mình, đừng có làm theo nó tức là ly được. Mà Thầy nhắc cái đó rất nhiều, đó là cái xả tâm. Mà nếu mà không tỉnh, không tập tỉnh thức thì không thấy được cái tâm tham đâu. Có được cái tỉnh thức rồi mới thấy được cái tâm tham nó muốn làm cái gì? Hoặc là nó muốn ăn cái gì? Hay hoặc là nó muốn ngồi nghỉ đi nữa, thì tất cả những cái này đều là có dục, chạy theo dục.
Rồi bắt đầu bây giờ mình ngồi thiền mình thấy hỷ lạc, thì mình bị rơi vào trong cái dục của hỷ lạc, chứ đâu phải, đó là cái dục.
Cho nên mục đích chúng ta ôm pháp là chúng ta phải tu đúng pháp làm sao cho đạt được cái kết quả. Thí dụ như bây giờ Thầy nhiếp tâm ở trong cái hơi thở, hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô. Mà bây giờ làm sao mà kéo dài 30 phút này mà không có một niệm vô đó, cái đó là cái thiện xảo khéo léo.
(1:21:08) Còn bây giờ chúng ta biết ai cũng có hôn trầm thùy miên nè, người nào chúng ta cũng biết mình cũng có nè. Bây giờ thì nó không có buồn ngủ đâu, nhưng mà coi chừng một lát nữa nó sẽ tới. Cho nên vì vậy muốn muốn phá nó đừng có cho nó đến với mình, thì mình phải tu tập như thế nào để cho nó không đến?
Thì mình tu tập như thế nào? Mình biết rằng chỉ có đi kinh hành Chánh Niệm Tĩnh Giác thì nó sẽ không còn có. Chớ không khéo nó sẽ bị, cho nên vì vậy chỉ có đi kinh hành.
Như bây giờ Thầy nói như thế này, như cô Huệ Ân, cô già, cô đi đâu có được như mình. Cô muốn đi lắm, nhưng mà cô đi cô yếu đuối, cô run rẩy. Còn bây giờ các con đang ở trong cái tuổi sức khỏe nó còn, đi kinh hành là một điều rất là tốt.
Nó có bốn cái giai đoạn đi kinh hành. Giai đoạn thứ nhất chúng ta đi 20 bước hay hoặc 10 bước. Mình nói 10 bước, 20 bước, 25 bước là tùy theo cái đặc tướng của mình, tùy theo đặc tướng. Thí dụ chẳng hạn mình thấy mình đi 20 bước, mình đếm từ: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Mình ra lệnh, mình tác ý vậy rồi, bắt đầu mình đi, mình đếm 1, 2, 3, 4 cho đến 20 bước. 20 bước mà không có một niệm nào xen vào, thì đó là cái chất lượng của 20 bước.
Khả năng của mình nhiếp tâm, chế ngự tâm mình trong 20 bước, có phải không? Thì mình cứ tu 20 bước chứ có gì đâu. 20 bước tác ý một lần để mà dẫn tâm mình trở lại. Nhắc nó trở lại phải tỉnh táo, phải nhớ 20 bước nữa. Thì lúc bấy giờ mình đi 20 bước nữa không có, thì tức là mình dừng lại. Hay hoặc là mình vừa đi mình vừa tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Tu tập như vậy là theo cái đặc tướng.
Mà bây giờ 20 bước, mới có 10, mới có 10 bước mà có một niệm xen vô thì mình biết khả năng của mình, chế ngự tâm của mình có 10 chứ không được 20. Cho nên mình đâu tu chi mà 20 bước làm chi.
Các con thấy, tùy theo cái khả năng của mình mà. Mình biết rõ ràng là 20 bước nó có niệm khởi rồi, thì mình lui lại. Lui lại để rồi mình lại nhắc nó, bởi vì “dẫn tâm vào đạo” mà. Mình lại nhắc cái tâm của mình, để rồi mình lại tu 10 bước.
Mà 10 bước, mình thấy rằng 10 bước, lần đầu tiên mình thấy không có niệm, lần thứ hai không niệm, mà lần thứ ba có niệm, cũng 10 bước mà có niệm, thì lui lại 5 bước. Mình tu theo đặc tướng, mình tu theo cái chất lượng, chớ không phải là tu theo lấy có, tu cho có. Chẳng hạn mấy con đi 20 bước có vọng tưởng, thôi cũng tiếp tục đi 20 bước, có vọng tưởng cũng đi 20 bước. Đi như vậy có làm ích lợi gì? Lúc nào cũng có niệm khởi tức là mình không nhiếp phục được tâm mình ở trong cái bước đi. Thì mình tu như vậy có ích lợi gì? Đi chơi vậy có ích lợi gì? Cho nên tu hoài mà cái kết quả nó không có, cái sức tỉnh thức nó không có. Buộc lòng chúng ta tu ít, chúng ta bây giờ lui trở lại, còn 10 bước. Mà 10 bước có lại, đây là mình sử dụng cái pháp tu cho nó đạt được cái chất lượng. 10 bước nó còn có vọng tưởng thì chúng ta lui lại 5 bước.
(1:23:56) Thậm chí như Thầy còn nói như thế này mà, nếu mà 5 bước mà còn có vọng tưởng, chúng ta lui lại còn hai bước. Hai bước không được thì mỗi bước đi đều tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, bước một bước; rồi nhắc “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, bước thứ hai; rồi nhắc “Tôi đi kinh hành, tôi biết …”. Mỗi lần tác ý là mỗi lần bước đi là phải cẩn thận hết sức.
Bởi vì mình thấy mình, mình coi như cái tâm của mình nó động quá. Vọng tưởng quá nhiều, cho nên không thể nào mà kéo dài 5 bước mà tác ý một lần được. Thì do đó làm sao từng bước đi, dẫn nó từng bước đi. Cũng như một đứa bé chưa biết đi, mình dắt nó từng bước. Hai tay mình nắm nó, rồi mình lôi nó như thế này để cho nó từng bước nó đi lên từng bước. Tập như vậy sau đó nó quen, nó sẽ không bao giờ có niệm. Mình ngay vô mình tập mà nó không có niệm thì nó…
Các con thấy cái đó là cái mình biết cách thức thiện xảo ôm pháp tu. Rồi đồng thời cái thời gian nữa. Thay vì nó 30 phút tu, nhưng mà 30 phút tu đó nó sẽ bị căng đầu mình, tức là bị ức chế. Bởi vì mình chế ngự nó với cái sức của mình, ngoài cái sức chế ngự của mình. Cái sức của mình mình, tu 30 phút là bị căng đầu thì mình đừng có tu 30 phút, mình lui lại 20 phút. Bởi vì 30 phút là bị căng đầu, nhức đầu, lui lại 20 phút. 20 phút vừa sức không bị căng.
Mà 20 phút bị căng đầu, lui lại 10 phút. Đâu bảo mình tu nhiều, tu với sức của mình. Tu với đặc tướng của mình thì mình càng tu càng tiến bộ, càng làm chủ được. Tôi không tu thôi, chứ tôi tu là tôi phải thấy được cái kết quả của nó liền. Cho nên mấy con nghe kinh đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, thấy cái kết quả.
Tại sao chúng ta tu mà chúng ta không thấy có kết quả? Như vậy là chúng ta tu sai, cho nên tu hoài mà dậm chân tại chỗ. Bởi vì nó có sự tỉnh thức được thì chúng ta mới thấy được các ác pháp, nó không bị mê. Nó thấy được cái tâm dục của mình nó muốn cái gì? Nó ham cái gì? Nó dục nó khởi ra gì mà mình dừng lại liền mình không có theo, cho nên gọi là ly dục ly ác pháp.
(1:26:06) Còn mình không thấy thì mình làm sao mình ly? Mình thấy mình hiểu biết, mình mới có dừng lại, mình không làm theo nó cho nên gọi là ly. Mà nếu mà không tập tỉnh thức thì mình làm sao mình thấy được cái này. Cho nên mình thấy được cái lớn thôi, cái lớn dục thôi chứ còn cái dục nhỏ thì không thấy. Mà chính đức Phật nói, chính đức Phật nhắc nhở chúng ta phải “Sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt”.
Cái lỗi nhỏ nhặt là mình chạy theo cái dục với ác pháp chứ gì? “Sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt” mà mình thì không “Sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt” đâu. Mà sợ cái lỗi lớn, cho nên tu tập chỉ nhìn cái lỗi lớn mà không nhìn cái lỗi nhỏ. Mà chính cái lỗi nhỏ đó nó mới thành cái lớn, cái dục lớn của chúng ta. Nó mới sanh ra năm cái dục trưởng dưỡng của nó.
Cho nên hôm nay Thầy muốn mấy con tu tập kỹ lưỡng. Cái thời gian mấy con sẽ ngắn lại và mấy con sẽ bảo đảm, Thầy bảo đảm mấy con sẽ làm chủ. Mà làm chủ được bốn sự đau khổ của mấy con là mấy con đã chứng quả A La Hán. Không có gì khó đâu, nó không khó đâu. Nhưng mà tại vì mình tu mình mất căn bản, mình tu không có. Mình cũng tu đúng pháp chớ không phải không, nhưng mà không đúng đặc tướng, không đúng cái thời gian của cái sức của mình. Cho nên mình bị dậm chân tại chỗ. Tu có vọng tưởng ra vô, rồi hôn trầm thùy miên, rồi sanh ra lười biếng, cứ ngồi lì một chỗ, không có chịu đi kinh hành nữa.
Mình biết, ai cũng biết mình là bao giờ cũng có cái lười biếng ở trong này hết. Mấy con cứ không tin Thầy thì cứ lối 2 giờ mấy con dậy coi, mấy con dậy có nổi không? Nó lười biếng một cách ghê gớm lắm chứ nó không phải không đâu! Nó lăn qua lộn lại chớ nó không muốn dậy đâu. Đó là cái bản chất lười biếng nó hiện ra trong cái giờ khuya của nó, mình Thấy rất rõ. Ngồi dậy mà nếu mà không có chịu mà tập luyện, không tinh tấn thì nó hơi ngồi qua ngồi lại, hơi nó gục tới gục lui, nó muốn đi nằm nữa. Nó rất là lười biếng, cái bản chất của chúng ta như vậy. Cho nên vì vậy mà muốn thắng được cái này, thắng được cái niệm si, cái lười biếng này là chúng ta phải cố gắng khắc phục mình hết sức. Đầy đủ nghị lực mới chiến thắng được nó, chứ không phải dễ đâu.
Khi mà thức dậy rồi nó thèm nằm lắm chớ nó không có muốn ngồi, nó muốn tu đâu. Thì do đó mình cứ tập thành cái thói quen rồi, mình tập mình ngồi dậy một hơi rồi cái lo đi nằm. Mà nằm nghe nó dục lạc mà, nó thích thú lắm, thành ra đi ra ngoài sân liền, chứ không dám ở xung quanh thất để mình chiến thắng nó. Còn không luẩn quẩn ở trong thất của chúng ta là thôi nó lôi chúng ta nằm, không có chạy đâu khỏi được cái lười biếng đó.
Chúng ta biết nó là cái ngu si, nó là cái trạng thái mê mờ. Nó làm chúng ta không thấy được những sự việc, làm cho ta không thắng được nó. Do mà không thắng được nó thì chúng ta làm gì mà chúng ta làm chủ được sinh, già, bệnh, chết được. Đó là những cái khó khăn.
(1:28:47) Hôm nay Thầy nhắc lại, cái chết của cô Minh Cảnh cũng là cái sách tấn của chúng ta để tu. Tiếc vì bữa đó mấy con không được thấy cái dịp rất lớn. Nó không bao giờ có cái chuyện này một lần thứ hai, thứ ba nữa. Được pháp y mổ, chúng ta đến đó, chúng ta xin coi. Nhìn cái thây của cô Minh Cảnh mà nghĩ đến mình. Rồi nhìn cái sự mổ cái cơ thể của cô Minh Cảnh ra để chúng ta xem thấy con người chúng ta có quý cái chỗ nào không? Rồi từ đó chúng ta mới quán xét và chúng ta thấy cái cái sự vô thường ghê gớm.
Cô Minh Cảnh cũng đâu phải lớn tuổi lắm đâu? Đâu bằng cô Huệ Ân đâu? Con thấy. Thế mà cô Minh Cảnh chết có như vầy, tại sao vậy? Tâm dao động không đủ sức để ôm pháp để vượt qua, không đủ sức giữ giới để vượt qua. Ở đời chỉ có giới luật để mà chuyển cái nhân quả, nó có cái gì khác. Chúng ta không khéo, chúng ta (không nghe rõ) tu tới chừng đó có động cái chúng ta (không nghe rõ). Nghĩa là chúng ta sống không rời chùa.
Cái giờ phút mà cô Minh Cảnh sắp chết. Cô Minh Cảnh (không nghe rõ). Con người ta vốn người ta sắp chết, người ta sợ chết lắm, người ta rất sợ.
HẾT BĂNG