Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [1:32:45]
Tên cũ: Tam Quy Ngũ Giới 2
https://thuvienchonnhu.net/audios/tam-quy-ngu-gioi-02-giai-dap-nhan-qua.mp3
Trưởng lão: Quy Y Tam Bảo thì chúng ta phải hiểu "Quy Y" như thế nào và "Tam Bảo" là những gì, chúng ta phải hiểu cái nghĩa của nó gọi là "Quy Y Tam Bảo". Chúng ta nghe theo Thầy ví dụ thì mấy con cũng đã hiểu rồi, nhưng hôm nay vì cái buổi lễ để Quy Y Tam Bảo, Thầy sẽ giải thích cho hiểu được cái nghĩa của Tam Bảo.
Quy Y có nghĩa là trở về nương tựa, trở về nương tựa.
Tam Bảo là ba ngôi báu.
Vậy ba ngôi báu đó là gì?
Ngôi thứ nhất là Phật Bảo
Ngôi thứ nhì là Pháp Bảo
Ngôi thứ ba là Tăng Bảo
Vậy ngôi thứ nhất là Phật Bảo là gì? Phật Bảo là một con người bằng xương, bằng thịt được sanh ra từ cha mẹ, từ nơi bất tịnh sinh ra con người y như chúng ta. Cũng lớn lên rồi có vợ, có con, rồi thấy cuộc đời đau khổ mà bỏ cuộc đời thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để rồi tìm được phương pháp tu tập giải thoát làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người. Cho nên con người bằng xương bằng thịt thật mà tu được giải thoát, thì chúng ta mới nghĩ rằng: "Mình cũng con người cha sanh mẹ đẻ cũng như Ngài, Ngài làm được, Ngài tu tập được giải thoát thì chính chúng ta cũng tu tập được giải thoát".
Do đó cái nghiệp vì Ngài là thật con người thật, chứ không phải là một đấng từ ở cõi nào mà đến đây. Nếu mà Ngài là những người ở cõi nào mà đến đây, thì Ngài đã là người chứng đạo như trong kinh sách Đại thừa nói: "Khi sanh Ngài ra, Ngài đi bảy bước và đưa tay chỉ trời, chỉ đất mà bảo rằng: Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn".
Như vậy rõ ràng là Ngài đã chứng đạo rồi chứ không phải là Ngài là người, con người còn như chúng ta tham, sân, si đâu. Cho nên nếu mà Ngài đã là người chứng đạo mà đến đây để độ chúng ta tu tập, thì chắc chắn chúng ta không làm được. Là tại vì Ngài không có con người thật như chúng ta, nên sự tu tập để mà thật sự mà để giải thoát chúng ta không thể làm được đâu. Nhưng sự thật không phải vậy, tại sao Ngài lại khi sanh ra, Ngài lại đưa tay chỉ trời, chỉ đất mà bảo rằng:
"Trên trời, dưới trời ta là người duy nhất như vậy".
Thế mà sao Ngài lại sáu năm khổ hạnh, phải tu tập theo những pháp ngoại đạo, còn cái gì mà Ngài biết rằng "Trên trời, dưới trời”?
Như vậy rõ ràng là, chúng ta thấy là những người sau họ huyền thoại một cách quá trớn cho một đấng giáo chủ không đúng sự thật. Cho nên Ngài cũng ngu dốt như chúng ta, Ngài cũng không hiểu được cái pháp nào chánh, cái pháp nào tà, Ngài phải trải qua nhiều pháp của ngoại đạo. Cho đến khi sáu năm chịu đựng bao nhiêu pháp hoành hành rất là khổ, sắp chết đi, chứ không phải.
(03:08) Người ta nói rằng, trong kinh sách nói rằng: "Khi mà Đức Phật khổ hạnh thì Đức Phật sống chỉ ăn rất ít mà do đó mà sờ da bụng thì đụng xương sống, mà sờ xương sống thì đụng da bụng".
Như vậy mà còn cái bộ xương và da, chứ ta còn cái gì nữa đâu của con người. Cho nên chúng ta xét thấy tuy rằng cái lời nói nó cũng có quá trớn, cái khổ hạnh quá trớn khiến cho chúng ta mà "sờ bụng mà đụng xương sống, mà sờ xương sống mà đụng da bụng" như vậy thì chắc chắn là không thể sống nổi, con người chúng ta không thể sống nổi.
Do đó chúng ta thấy Ngài có khổ hạnh nhưng không thể thái quá như vậy đâu, Ngài còn sống được thì chắc chắn là chưa có quá trớn như vậy. Nhưng người ta muốn thêu dệt cái khổ hạnh Ngài tận cùng, người ta nói như vậy chứ không phải thật sự như vậy. Chúng ta thử chúng ta sống mà ăn quá ít mà đến nỗi mà nó gày kiệt như vậy, thì chắc chắn là chúng ta sẽ khó mà phục hồi thân nghiệp chúng ta được. Cho nên chúng ta thấy rằng khó có thật và thấy rất khó, rồi chúng ta thấy không được chúng ta bỏ chớ không, chúng ta điên gì mà chúng ta lại tự đi giết chết mình bằng cái khổ hạnh như vậy. Cho nên chính Đức Phật cũng thấy mình là không chứng được, không giải thoát được cho nên luôn luôn tu nhiều pháp của ngoại đạo mà ném bỏ, để cuối cùng tự suy tư tìm ra các lối tu tập của Phật và sau này truyền lại cho chúng ta. Cho nên vì vậy Phật Bảo là con người thật, con người cũng như chúng ta chứ không phải là con người ở đâu mà đến đây.
Do vì vậy mà chúng ta tin chắc rằng con người như vậy mà thực hiện được, thì chúng ta cũng là con người như Ngài thì chúng ta cũng tu tập. Do cái nghiệp chung đó là cái nghiệp chung thật, còn cái nghiệp chung như của đấng giáo chủ có những cái là người đã chứng đạo ở đâu đến đây để truyền đạo thì chắc chắn là chúng ta với không tới Ngài đâu. Mà chính cái pháp của Ngài không phải là pháp cầu khẩn, mà phải pháp tự lực. Mà pháp tự lực mà có cái vị Thánh nhân ở đâu mà đến đây để dạy chúng ta thì tức là phải tha lực, không thể tự lực được.
Cho nên từ cái tư duy suy nghĩ như vậy chúng ta thấy rõ ràng, từ cái bậc Thánh mà ở đâu đến đây thì đó là tha lực, nghĩa là không phải là tự lực. Mà pháp của Ngài dạy chúng ta tự lực, cho nên Ngài bảo:
"Tự đốt đuốc lên mà đi, ta chỉ là người hướng đạo mà thôi".
Như vậy rõ ràng là Ngài bảo chúng ta "tự lực" thì tự lực tức là con người thật, mà "tha lực" tức là không phải con người thật. Do vì vậy tư duy suy nghĩ như vậy chúng ta biết Ngài là con người thật như chúng ta, có cha mẹ thật sanh ra, rồi cũng bò trường, rồi lớn lên như chúng ta chứ không thể sanh ra đi bảy bước như một ông Đức Phật. Đó là chúng ta quan sát những cái điều, điều đó là thực để mà chúng ta Quy y Ngài, tức là chúng ta nương theo Ngài và sống như Ngài, vì Ngài làm được chúng ta làm được. Do đó cái Giới mà khi Ngài đặt ra, thì tức là Ngài không có đặt ra cho một cái thế giới siêu hình mà Ngài đặt ra cho thế giới chúng ta, cho con người chúng ta. Vì vậy mà cái giới luật của Ngài làm chúng ta sống được chứ không phải làm chúng ta khổ. Do như vậy chúng ta biết rằng một con người thật mà đã tu tập được giải thoát, thì cái gương, cái gương con người thật đó đáng cho chúng ta soi, cho nên đáng cho chúng ta nương theo, nương tựa theo Người để mà chúng ta phải vào tu học, tu tập.
Như vậy thì ở đây các con sẽ hiểu được "Phật Bảo là con người thật chớ không phải là con người huyền thoại". Qua cái lịch sử thì chúng ta thấy trong cái hành tinh chúng ta có một con người thật, là con người Ấn Độ, đi tu bỏ vợ, bỏ con rồi thành Phật, sau này mới thành một cái Phật giáo, cái tôn giáo là Phật giáo. Nhưng mà cái tôn giáo đó là cái tôn giáo toàn bộ là tự lực chứ không có tha lực. Thế mà sau này chúng ta lại thấy cái tôn giáo đó nhiều cái tha lực, cho nên chúng ta mất cái niềm tin ở chỗ thật sống không thực tế. Cho nên vì vậy mà chúng ta trở về với cội nguồn tự lực của nó, do như vậy đó gọi là Phật Bảo.
(07:30) Bây giờ Thầy giảng tới Pháp Bảo. Pháp Bảo của Ngài như thế nào?
Có dạy chúng ta niệm Phật, có dạy chúng ta ngồi thiền, có dạy chúng ta cách này, cách khác để mà chúng ta được giải thoát khỏi cái bốn cái chỗ giải thoát này bằng cách này, bằng cách khác. Chúng ta xét lại trong những cái lời sách của kinh Nguyên Thủy, thì chúng ta thấy Ngài dạy chúng ta:
"Sống lấy giới luật tức là lấy đức hạnh, giới luật tức là đức hạnh".
Tuy rằng cái Giới Luật nó cấm, nhưng mà trong mỗi cái giới nó là mang theo cái đức hạnh, mà sau này thọ năm giới phải sống giữ giới để chúng ta thấy rõ ràng là mỗi cái giới nó có cái đức, cái đức hạnh. Cái đức đó nó xác định được là cái đức hạnh làm người, hoặc là cái đức hạnh của một bậc Thánh Tăng, Thánh Ni cho nên đó là gọi là "Giới Đức Thánh, hay hoặc là Giới Đức Làm Người".
Cho nên vì vậy đó mà cái con đường của Ngài lấy Giới - Định - Tuệ làm con đường đi. Cho nên đầu tiên vào tu tập thì lấy giới mà làm chuẩn, không thể nào mà lìa giới mà tu thiền định tốt được, mà cũng không thể nào mà lìa giới mà tu trí tuệ mà có được. Do như vậy thì chúng ta phải ngay từ ở trên giới mà bước chân đi vào con đường đạo này.
Vậy thì như Thầy đã nói "Giới nó là đạo đức", vậy thì vào tu tập theo đạo Phật thì đầu tiên là chúng ta phải học những cái đạo đức của đạo Phật. Thế mà từ xưa đến giờ thì cái giáo lý mà chúng ta được theo đạo Phật, thì người ta không dạy cho mình cái đạo đức của đạo Phật, mà người ta dạy về Giới cấm chứ người ta không có dạy đạo đức. Cho nên nhiều khi người ta không biết đạo Phật có cái đạo đức ở chỗ nào, người ta chưa có hiểu. Nhưng mà đạo đức của đạo Phật rất là tuyệt vời, vì cái Giới đó có xác định cho chúng ta nó có những cái đạo đức, có những cái đức hạnh, những cái đức của nó đó, nó sẽ không làm khổ mình, khổ người. Cho nên cái Đạo Đức của đạo Phật gọi là Đạo Đức Không Làm Khổ Mình, Khổ Người, cái đạo đức nó nằm ở trong mọi cái hành động của thân của chúng ta. Trong thân của chúng ta có ba nơi mà xuất phát ra hành động:
Hành động thân của nó là Thân hành,
Hành động của miệng của nó là Khẩu hành, và
Hành động của ý của nó gọi là Ý hành.
Và trong cái sự mà hoạt động ba cái nơi này, Hành ba cái nơi này thì đó nó gọi là cái Hành theo cái Thiện và Ác, và hễ theo cái thiện và ác thì nó là Nhân với Quả. Cho nên vì vậy mà khi mà chúng ta hành theo cái thiện thì chúng ta thấy an vui hơn, tức là đạo đức nó làm cho chúng ta không có khổ, chúng ta không khổ.
Mà nếu hành theo cái ác thì nó sẽ làm khổ mình và khổ người, hễ nói ác là có khổ, không khổ mình cũng khổ người. Không khổ mình, không khổ người là nó là thiện. Mà có khổ mình, khổ người và nếu mà khổ người mà không khổ mình cũng là không thiện, mà khổ mình mà không khổ người cũng là không thiện.
Do như vậy chúng ta biết rằng đạo Phật có Đạo Đức, nhưng vì cái Đạo Đức đó bị dìm mất đi làm cho người sau người ta không thấy đạo đức. May mắn thay là cái bộ Giới nó còn, Giới Kinh nó còn mà Giới Bổn nó cũng còn. Tuy rằng Giới Bổn các Tổ có thêm thắt rất nhiều, nhưng mỗi cái thêm thắt đó chúng ta thấy có những cái Giới nó cũng có lợi ích, nó có đạo đức chúng ta chấp nhận, dù các Tổ có thêm nhưng mà có lợi ích chúng ta chấp nhận.
(11:16) Như vậy về Pháp Bảo thì chúng ta thấy rằng mình, mình nương về Pháp Bảo của Phật, sẽ nương về đạo đức, trước tiên là mình nương về đạo đức. Do muốn mà giữ gìn được cái đạo đức đó thì nó có những cái phương pháp, cái phương pháp để tu tập, phương pháp đó gọi là:
"Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện".
Đó cái phương pháp đó, hằng ngày chúng ta sống chúng ta biết có cái phương pháp để mà "ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện” để giúp cho cái đời sống chúng ta được an ổn, yên vui không còn bị khổ đau, không còn bị phiền não, nó không còn bị bất toại nguyện trong lòng của mình, nó giúp cho mình được an ổn.
Do như vậy, cái pháp mà dạy như vậy đó, nó thực tế và nó cụ thể, nó không dạy chúng ta ngồi thiền niệm Phật cầu vãng sanh, hay hoặc ngồi thiền để cho nhập định này thế này, thế khác. Nó dạy chúng ta sống một đời sống có những cái phương pháp, cách thức áp dụng được vào đời sống, mà luôn luôn lúc nào chúng ta cũng ngăn và diệt ác pháp. Cho nên có một cái bài kinh mà Đức Phật đã dạy là:
"Tri kiến ở đâu thì đạo đức ở đó, mà đạo đức ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh tịnh đạo đức mà đạo đức làm thanh tịnh tri kiến".
Ở đây Thầy muốn dịch cái tri kiến là cái "Ý thức" của chúng ta. Cho nên có cái người, có cái nhà học giả thì họ dịch, họ dịch là "Trí tuệ", họ cho cái tri kiến hiểu biết của chúng ta đó là trí tuệ.
Sự thật Đức Phật đã xác định cho chúng ta biết rằng một con người chúng ta hiện giờ chưa có trí tuệ vì chúng ta chưa có định và có tuệ. Cho nên nói "Giới Sanh Định, Định Sanh Tuệ", đạo đức chúng ta chưa có thì làm sao chúng ta có định, mà không có định thì làm sao có tuệ. Cái mà chúng ta hiểu biết đây là tri kiến, mà cái tri kiến mà mang đầy cái đạo đức gọi là tri kiến giải thoát. Vì có cái đạo đức, sự hiểu biết của trong đầu chúng ta đó là cái tri kiến chứ không phải là trí tuệ đâu.
Cho nên cái người mà hiểu lầm trí tuệ, mà do Phật đã xác định trí tuệ, thì chúng ta phải lấy cái Tam Vô Lậu Học tức là Giới Định Tuệ chúng ta so lại coi cái tuệ của Phật ở chỗ nào. Khi chúng ta chưa có định mà tại sao gọi nó là tuệ, như vậy là chưa đúng theo con đường của đạo Phật. Cho nên vì vậy mà chúng ta cọ sát lại thì chúng ta thấy chữ tuệ ở đây, người ta dùng ngay trên cái bài kinh này để dịch sang nó là chữ tuệ thì không đúng. Cho nên vì vậy mà Thầy sẽ dịch lại để cho nó đúng cái ý nghĩa của cái bài kinh mà Phật đã dạy, vì vậy mà Thầy gọi là "Tri kiến".
"Tri kiến ở đâu thì đạo đức nó ở đó".
Thì giới luật tức là đạo đức chứ gì, cho nên ở trong đó nói:
"Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật".
Bây giờ Thầy đổi lại để cho chúng ta thấy rất đúng và rất dễ hiểu hơn. Nói giới luật thì chúng ta khó hiểu biết giới luật, tức là cái giới bổn cấm cái này, cấm cái kia. Như vậy rõ ràng là trước đó nó có sự ức chế, nó làm khổ mình chứ chưa hẳn là không khổ. Còn cái này đạo đức nó tự đánh thức cái lương tâm và bổn phận của mình để sống trên cái đạo đức, cho nên nó không có bị cấm, nó không bị ngăn, nó không bị ức chế. Cho nên vì vậy mà chúng ta gọi nó là đạo đức thì nó hay hơn, vì vậy mà Thầy nói:
"Tri kiến ở đâu thì đạo đức ở đó, tri kiến làm thanh tịnh đạo đức mà đạo đức làm thanh tịnh tri kiến"
Đó là cái bài kinh ở trong kinh Trường Bộ mà Phật đã dạy cho chúng ta thấy được giới luật và đức hạnh là như vậy. Giới luật và trí tuệ, trí tuệ và đức hạnh, do các nhà học giả họ dịch như vậy.
Còn Thầy dịch lại để chúng ta hiểu được: (14:45) Khi cái ý thức của chúng ta hiểu cái đó nó không làm khổ mình, khổ người thì cái đó là cái tri kiến của chúng ta nó làm thanh tịnh cái giới luật. Và khi mình giữ được cái đức hạnh, giữ trọn được cái đức hạnh, nó không làm khổ mình, khổ người, thì nó giúp cho cái sự hiểu biết của chúng ta, cái tri kiến của chúng ta thanh tịnh. Đó nó phải rõ ràng, nó cụ thể như vậy, cho nên cái pháp nó giúp chúng ta "ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện".
Nó biết cái nào ác, cái nào thiện, nó ngăn, nó diệt thì do đó chúng ta phải học, phải học Ngũ Triền Cái: tham - sân - si - mạn - nghi, đó là những cái pháp ác. Chúng ta phải học Thất Kiết Sử, hay là Thập Thất Kiết Sử, tất cả những cái này. Hay Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu, tất cả những cái pháp này chúng ta đều học để hiểu biết tất cả những cái nghĩa của nó. Để khi mỗi cái niệm chúng ta nó hiện ra thì chúng ta biết nó là cái niệm ác hay là niệm thiện. Do như vậy chúng ta phải ngăn và diệt những cái niệm đó đi, đừng có để mà đừng có làm theo những cái niệm đó, thì do đó chúng ta thoát ra khỏi cái sự đau khổ chính không làm khổ mình, khổ người. Đó là chúng ta sống ở trong cái phương pháp để mà chúng ta được sống trọn vẹn cái Đạo Đức Làm Người, không làm khổ mình, khổ người. Do như vậy, cái Pháp như vậy đó gọi là "Tứ Chánh Cần".
Cho nên Đức Phật dạy bốn cái điều cần: "Cần siêng năng, cần mẫn hàng ngày phải cần sống từng phút, từng giây, gọi là cần, là siêng năng đừng có lêu lổng, đừng có thả lổng"
Cái pháp đó mà nếu mà người siêng năng lúc nào cũng giữ gìn nghiêm chỉnh, chắc chắn là cái đời sống của người đó nó sẽ trọn vẹn trong Đạo Đức Không - Làm - Khổ - Mình - Khổ - Người. Như vậy thì họ sẽ hạnh phúc biết bao, họ sẽ được giải thoát hoàn toàn, họ sống ở trong thế gian như là họ sống ở Cực Lạc, ở Thiên Đàng rồi, đó là cái Pháp Bảo nó lợi ích như vậy đó.
Thầy không nói về cái sự, cái năng lực mà mầu nhiệm của cái Pháp Bảo, nó giúp cho chúng ta khi nó xuất hiện Bảy Giác Chi, nó giúp chúng ta có đủ cái năng lực làm chủ sự sống chết, chấm dứt được luân hồi. Nghĩa là muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống thì đó là phải nằm ở trong cái Bảy Giác Chi, gọi là Thất Bồ Đề, bảy cái trạng thái giải thoát của đạo Phật. Khi chúng ta tu Tứ Niệm Xứ thì nó xuất hiện bảy cái trạng thái này, cho nên gọi là Thất Bồ Đề hay là Thất Giác Chi.
Cho nên người học Phật người ta nghe nói Thất Giác Chi, người ta tưởng là cái pháp Thất Giác Chi, để lấy cái pháp Thất Giác Chi để mà tu tập. Nhưng mà sự thật ra không phải là cái pháp, mà là một cái trạng thái giải thoát, cho nên gọi là Thất Bồ Đề, bồ đề có nghĩa là giải thoát, cho nên còn gọi là Thất Bồ Đề.
(17:15) Cho nên khi mà con người tu tập mà có được bảy cái Giác Chi, tức là bảy cái năng lực giải thoát, thì lúc bấy giờ người ta sử dụng bảy cái năng lực đó người ta nhập các định. Mà trong Chánh định ở trong Bát Chánh Đạo, cái Chánh định Đức Phật đã xác định đó là Bốn Thiền, chứ nó không phải là cái loại thiền định nào khác mà xác định nó Bốn Thiền, cho nên Bốn Thiền đó là:
Sơ Thiền,
Nhị Thiền,
Tam Thiền,
Tứ Thiền.
Vì Chánh định, Đức Phật đã xác định như vậy để chúng ta biết cái thiền định nào là cái thiền định mà gọi là Chánh định, còn cái thiền định nào mà không phải ở trong bốn cái thiền này nó là Tà định. Đức Phật không xác định nó là Tứ Không, tức là bốn cái Định Không Tưởng. Đức Phật không xác định nó ở trong cái Chánh định này, tức là Không Tưởng này nó không có nằm ở trong cái Chánh định. Cho nên vì vậy mà chúng ta đọc kinh chúng ta thấy có những cái pháp Không Tưởng, thì coi chừng đó là của ngoại đạo xen vô.
Còn Phật đã xác định ở trên Bát Chánh Đạo đó, thì rõ ràng là cái Chánh định đã xác định nó là Bốn Thiền chứ không phải là Định Vô Sắc. Bốn cái Định Vô Sắc đó là:
Không Vô Biên Xứ
Thức Vô Biên Xứ
Vô Sở Hữu Xứ
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
Nó không phải bốn cái loại định đó. Cho nên vì vậy mà người ta kê bốn cái loại định đó trên bốn cái loại Định Hữu Sắc thì như vậy là người ta đã sai. Người ta lấy thiền định của ngoại đạo kê lên cái con đường thiền của Phật, thì như vậy là không đúng, người ta yếm, người ta dìm cái thiền của đạo Phật xuống.
Cho nên cái phương pháp mà Đức Phật dạy chúng ta nó đều xác định ở trên cái chân lý của Đạo Đế rồi, cho nên chúng ta đừng có đi sai ở trên cái chân lý đó.
Thí dụ nói bây giờ mình niệm Phật để cầu vãng sanh, thì ở trong cái Chánh niệm của Phật thì không có xác định là chúng ta niệm Phật. Mà xác định cho chúng ta biết rằng Tứ Niệm Xứ ở đó là Chánh niệm, cho nên vì vậy ở đâu Đức Phật đã xác định rõ ràng. Vì khi truy vào kinh sách Nguyên Thủy, nó đã xác định cho chúng ta biết được cái phương pháp tu tập.
Cho nên đầu tiên chúng ta, Tứ Chánh Cần chúng ta "ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện", thì lúc bấy giờ ở trong Bát Chánh Đạo thì Phật cũng xác định cho chúng ta đó là "Chánh tinh tấn". Bởi vì ở trong cái Bát Chánh Đạo nó có Chánh tinh tấn rồi mới Chánh niệm, Chánh định.
Chánh tinh tấn tức là từ Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh mạng, đó là cái khoảng mà chúng ta cần siêng năng tu tập hằng ngày. Để cho nó từ cái nhìn thấy của nó ở trong cái ngăn ác, diệt ác của nó, cho nên nó nằm thuộc về cái pháp Tứ Chánh Cần.
Cho nên chúng ta thấy sáu cái nẻo đầu tiên trong Bát Chánh Đạo, nó thuộc về cái vế của Tứ Chánh Cần, của cái pháp Tứ Chánh Cần. Nếu mà người ta không Chánh kiến, Chánh tư duy thì sẽ là Tà kiến và Tà tư duy thì như vậy có ngăn ác, diệt ác được không? Đâu có ngăn ác, diệt ác, cho nên nó không có nằm ở trong cái Tứ Chánh Cần. Cho nên chúng ta Tứ Chánh Cần tức là Chánh tinh tấn, vì vậy mà chúng ta truy cái bản đồ của Bát Chánh Đạo ra, thì chúng ta thấy cái pháp môn mà chúng ta tu đúng hay là sai chúng ta biết.
Cho nên đến mà Chánh niệm thì Đức Phật xác định nó là Tứ Niệm Xứ, cho nên trong Tứ Niệm Xứ nó có những pháp ở trong đó để mà chúng ta tu. Bởi vì Tứ Niệm Xứ là thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Tu trên thân, thọ của chúng ta rất là thực tế, nó không phải là tu hoài cái thân của chúng ta.
(20:20) Do như vậy chúng ta thấy cái Pháp Bảo, nó thực tế và cụ thể, nó làm cho chúng ta biết con đường đi rất rõ ràng, cụ thể. Thế mà người ta dạy pháp nào chúng ta cũng tu theo pháp nấy, chúng ta không có trực tiếp thực tế ở trên cái thân của chúng ta tu tập thì đương nhiên là chúng ta sẽ tu sai.
Mà cái pháp rất là thực tế là vì ngay vô đầu là chúng ta giữ gìn giới luật, chúng ta tu pháp ngăn ác - diệt ác thì ngay đó chúng ta có một cái Tâm - thanh thản - an lạc - vô sự Nó không còn có cái khiếm khuyết một cái đạo đức, nó làm chúng ta lúc nào cũng an vui, không có thấy chúng ta khổ đau phiền não, như vậy là cái pháp rất quá thực tế. Và nó giúp cho chúng ta được một cái đời sống thanh thản - an lạc - vô sự trước các pháp cám dỗ, trước các ác pháp làm chúng ta đau khổ nhưng chúng ta vẫn thản nhiên không đau khổ. Cám dỗ chúng ta, chúng ta không bị cám dỗ, thì do đó rất tuyệt vời giúp chúng ta sống trong cuộc sống mà được giải thoát.
Cho nên chúng ta trở về nương tựa, trở về nương tựa với Pháp Bảo của Phật, thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy ngay được cái sự giải thoát đó ngay liền, bởi vì Đức Phật nói:
"Tri kiến ở đâu thì đạo đức ở đó, đạo đức làm thanh tịnh tri kiến mà tri kiến làm thanh tịnh đạo đức".
Thì ngay đó là chúng ta đã thấy được cái sự giải thoát của chúng ta ngay liền. Và người nào mà nương về Pháp Bảo mà biết cách áp dụng thì không có thời gian, cho nên Đức Phật nói:
"Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy ngay kết quả liền".
Chứ không phải nói là:
"Tôi tu khoảng 5 năm, 10 năm tôi mới thấy kết quả giải thoát".
Không bao giờ có điều đó. Phật pháp ngay liền: "Tâm tôi có tham biết tôi tham, để rồi tôi ngăn chặn và diệt cái tham đó thì tôi sẽ được giải thoát. Tâm tôi không tham, tôi biết tôi không tham, cho nên tôi khỏi cần ngăn chặn, tôi giữ gìn cái tâm mà không tham đó, cho nên tôi không có còn khổ".
Đó là thiện pháp, còn đây là ác pháp, cho nên ác pháp khi thấy: "Tâm tôi có tham, tôi biết đây là ác pháp, tôi ngăn chặn và tôi diệt nó đi thì tâm tôi không tham. Mà tâm tôi không tham thì nó thanh thản, an lạc, nó là đạo đức không làm khổ mình, khổ người".
Đó là cái pháp rất hay, rất tuyệt vời, cho nên vì vậy mà chúng ta bước vào pháp của Phật là ngay tìm thấy được giải thoát. Cho nên vì vậy mà chúng ta quyết quy y, quyết nương theo cái phương pháp đó để đem lại cái đời sống chúng ta an lành. Cho nên vì vậy mà chúng ta mới Quy Y Tam Bảo, mới Quy Y Pháp Bảo.
Đó thì như hôm nay các con hiểu được cái Pháp Bảo là cái pháp quý báu, nó đem đến cái đời sống của chúng ta an lành không còn khổ đau nữa. Nó giúp cho chúng ta sống một đời sống có Đạo Đức không làm khổ mình, khổ người. Nó giúp cho chúng ta từ một loài động vật, thoát ra khỏi loài động vật trở thành một con người thật sự là con người.
Chúng ta chỉ là một loài động vật nếu mà chúng ta không khéo, thì chúng ta sẽ trở thành một loài động vật như muôn vàn các thứ động vật khác. Nó cũng sống vô đạo đức bằng cách là không có đạo đức. Còn trái lại chúng ta học được Đạo Đức của Phật, pháp của Phật, thì từ cái loài động vật chúng ta sẽ trở thành một con Người, một con Người thật sự con Người.
Đến đây các con đã nghe được, đã hiểu được Pháp Bảo, nó quý báu là vì nó không có thời gian, khi mà chúng ta hiểu được, tâm hồn chúng ta sẽ được thanh thản - an lạc - vô sự, chúng ta trở thành con người thật sự có đạo đức.
(23:45) Bây giờ đến Tăng Bảo, tại sao lại Quy y Tăng Bảo, nương theo Tăng Bảo, Tăng Bảo là gì?
Tăng Bảo là một vị tu sĩ, sống đời sống như Phật, giới luật nghiêm chỉnh làm gương sáng, hay nói chung là làm ngọn đuốc đức hạnh cho chúng ta soi. Một vị Thánh Tăng là một ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi, cho nên vì vậy mà chúng ta nương tựa vào Tăng Bảo.
Mà nếu nương tựa không đúng cái vị mà giới đức thanh tịnh, thì chắc chắn chúng ta không có cái gương sáng để mà chúng ta soi đường để mà chúng ta đi trên con đường đau khổ này, thì chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều đau khổ.
Trái lại chúng ta nương vào một cái gương sáng của một vị Thánh Tăng, vị Thánh Tăng không bao giờ vi phạm những giới luật, sống đúng phạm hạnh. Đời sống của vị ấy: cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa xuất gia sống không gia đình, không nhà cửa, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, thiểu dục tri túc, luôn luôn biết đủ không bao giờ thấy thiếu vật gì.
Tìm thấy một vị Tăng như vậy, nó mới xứng đáng là cái người làm cái gương, làm cái ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đi để con đường giải thoát cho chúng ta đi. Cho nên chọn lấy Tăng Bảo để quy y, chứ không phải đụng vị Tăng nào chúng ta cũng quy y hết. Nghĩa mình miễn là có nghe ba chữ "Quy Y Tam Bảo" là đủ. Không phải đâu, mà phải chọn cái người Thầy xứng đáng, cái vị Tăng xứng đáng. Để làm gì?
Thứ nhất là noi gương của Thầy đó.
Thứ hai là chúng ta thưa hỏi những cái điều kiện cần thiết.
Không phải nói chúng ta sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người rồi chúng ta sống được liền trong khi chúng ta còn gặp những cái khó khăn. Bởi vì chúng ta là những con người sanh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả và chết đi trở về nhân quả. Do nhân quả nó trùng trùng, điệp điệp, nếu mà chúng ta không biết cách thức dừng nó, không biết chuyển nó, thì nó chuyển chúng ta sẽ đi lên cái nhân quả ác mà làm chúng ta nhiều đau khổ, làm chúng ta rất nhiều khổ đau. Cho nên chúng ta cần phải có một vị Tăng, một vị Thầy xứng đáng để khi gặp những cái khó khăn mà chúng ta không chuyển nổi cái nhân quả của chúng ta, thì lúc bây giờ, nhờ cái vị Tăng để chỉ bảo cho chúng ta cách thức để chuyển cái nhân quả đó, làm cho chúng ta thoát khổ.
Đó là chúng ta nương vào cái vị Tăng cho xứng đáng, cái vị Tăng đó nó có đầy đủ những cái Trí lực, Đức lực tức là Đạo Đức đó, đức lực, trí lực và cái Tuệ lực. Cái Trí lực tức là cái tri kiến của họ, và cái Tuệ lực là trí tuệ Tam Minh của họ. Họ sẽ quan sát và giúp chúng ta, để mà thấu suốt được cái lý nhân quả, để mà truyền cho chúng ta ra khỏi những cái nhân quả nó đã tác động, nó làm cho đời sống chúng ta điêu đứng, khắc nghiệt. Nhân quả luôn luôn nó đến với chúng ta nó khắc nghiệt, nó làm chúng ta khổ đau tận cùng.
Cho nên chúng ta phải thấy, phải có một vị Tăng, để vị Tăng đó mở con mắt chúng ta để nhìn thấy được cái lộ trình của nhân quả đang diễn biến trong cuộc đời của chúng ta, nhờ đó mà chúng ta mới hết khổ. Vì vậy mà chúng ta mới nương vào cái Tăng Bảo, chứ nương vào Tăng Bảo để mà cúng bái, tụng niệm, nương vào Tăng Bảo để làm cái chuyện mê tín thì phỏng có lợi ích gì? Khổ nó vẫn hoàn khổ mà lại còn hao tiền, hao bạc một cách nhảm nhí, nó không có lợi ích thiết thực cho chúng ta.
Trái lại nương vào một vị Thánh Tăng thì chúng ta sẽ được học được những cái đạo đức của vị Thánh Tăng. Và đồng thời gặp cái nhân quả mà chuyển không nổi, thì nhờ vị đấy khai ngộ cho chúng ta để hiểu rõ cái nhân quả đó, để chuyển bằng cách nào thì vị đó giúp cho chúng ta chuyển được cái nhân quả, đấy là Tăng Bảo.
(27:35) Như vậy hôm nay các con nghe mà chọn lấy ba ngôi Tam Bảo này. Phật Bảo là con người thật, không phải là mơ hồ trừu tượng, tưởng tượng mà là con người thật tu giải thoát thật sự, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết.
Và cái mục đích mà thoát ra bốn cái sự đau khổ này, chắc con người trong thế gian này khi hiểu đời là khổ, thì chắc ai cũng muốn thoát ra chứ không ai muốn sống trong cái khổ đau này. Nhưng chúng ta chưa biết cách thoát ra cho nên chúng ta đành ôm mà chịu, chứ chúng ta ai cũng muốn thoát hết, chứ không có người nào không muốn thoát. Đành mà chịu ôm nó để sống, chứ còn chúng ta nếu biết đường, chúng ta mau mau chúng ta bỏ để mà đi tìm con đường giải thoát, chứ ai mà còn ham ở trong bốn cái sự đau khổ nó chi phối chúng ta từng phút, từng giây: Sanh - Già - Bệnh - Chết.
Đời sống hằng ngày là cái cuộc sống của chúng ta gọi là Sanh. Cho nên nó chi phối, nó gặp những cái chướng ngại pháp là nó phiền não, nó đau khổ, nó không chịu nổi. Rồi bệnh, ai lại không bệnh, rồi tuổi càng ngày càng lớn ai lại không già, nó diễn biến liên tục ở trong thân của chúng ta, nó diễn biến liên tục ở trong tâm của chúng ta.
Làm sao mà chúng ta biết nó khổ mà chúng ta ngồi yên được, trừ ra khi mà chúng ta không biết pháp thì chúng ta đành cam phận để mà ôm sự đau khổ này trong lòng. Chứ còn khi mà chúng ta biết pháp để thoát ra khỏi thì ai dại gì mà ngồi đó mà chịu đựng được cái sự đau khổ, bốn cái sự đau khổ này đang giày vò chúng ta, phải không các con?
Cho nên vì vậy hôm nay Thầy nói như vậy để thấy rằng, chúng ta hiểu được Phật pháp, hiểu được ba ngôi Tam Bảo, như vậy ba cái ngôi Tam Bảo này có xứng đáng, có xứng đáng là để chúng ta quy y không? Chúng ta thấy lợi ích quá lớn mà, một cái gương hạnh của Đức Phật là làm cái ngọn đuốc sáng cho chúng ta soi, mặc dù Đức Phật không còn tại thế. Nhưng nhớ đến Đức Phật, là một cái người đầu tiên đã đi tìm được con đường mà giải thoát này, để lại cho chúng ta hôm nay cái Pháp Bảo này. Làm sao có một tôn giáo nào có được mà tự lực "thắp đuốc lên mà đi" để giải thoát từng giây, từng phút trong hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta, các con thấy rất rõ.
Nếu một người nào mà ngăn ác, diệt ác mà nỗ lực thực hiện, Thầy tin rằng người đó hiểu biết Phật pháp rồi không bao giờ mà có một cái ác pháp nào xâm chiếm tâm hồn họ được. Họ không bao giờ để nó kéo dài một ngày, hai ngày đâu, chỉ trong một phút, một tích tắc là họ lo họ diệt, không để trong tâm của họ một phút phiền não. Họ thấy cái đó đều là vô thường, sự đau khổ đó là vô thường, không nên để nó một giây phút nào trong tâm hồn. Trái lại chúng ta không biết thì nó giày vò, nó dằn vặt trong tâm hồn chúng ta kéo dài mãi theo thời gian rồi mới lắng dịu dần mới hết, đó là chúng ta không biết Pháp. Còn chúng ta biết pháp của Phật, thì không bao giờ mà ai dại gì để cho tâm hồn chúng ta phải đau khổ đó kéo dài.
Đó thì hôm nay ba ngôi Tam Bảo nó quý báu như vậy, nó lợi ích như vậy cho đời sống chúng ta thiết thực, nó không có một cái mơ hồ trừu tượng nào.
Thí dụ như biết chuyện quá khứ vị lai, biến hóa thần thông bằng cách này, phóng hào quang cái kia, nó phỏng có lợi ích bằng cái này không?
Các con cứ suy nghĩ đi: "Có một vị Tăng tu có thần thông phép tắc, biết chuyện quá khứ, nói chuyện gia đình mình hay hoặc là nói chuyện tương lai của mình rất là đúng không có sai, nhưng cái này có lợi ích gì cho bản thân mình không? Hay hoặc là mình ngăn ác, diệt ác mà có lợi ích? Phải không?".
Cho nên vì vậy các con thấy rằng ba ngôi Tam Bảo rất quý. Vậy thì mình chắp tay lên hướng về tượng Phật và xin từ đây về sau con nguyện quyết định nương theo ba ngôi Tam Bảo này đời đời, kiếp kiếp, vì nương theo đó mà có sự giải thoát. Các con hãy chắp tay lên mà phát nguyện. Sau khi phát nguyện xong thì các con đảnh lễ Phật, đảnh lễ mà nhận quy y nương theo ba ngôi Tam Bảo này.
Rồi mấy con ngồi xuống.
Bây giờ Thầy sẽ truyền cho Năm Giới Cấm. Năm giới cấm, nếu mà truyền năm giới cấm tức là truyền năm cái điều cấm không có cho các con phải vi phạm năm cái điều này. Nhưng mà ở đây Thầy không muốn ức chế các con bằng cách cấm các con, mà dạy cho các con hiểu năm cái giới cấm này là sáu cái đức, sáu cái đức làm người ở trong này.
(31:45) Cái đức thứ nhất là cái Đức Hiếu Sinh dạy mình không sát sanh, không có hại mạng chúng sanh, là dạy cho mình có cái lòng thương yêu sự sống. Cho nên mình có thương yêu sự sống, thì mình không muốn giết hại chúng sanh. Cho nên cái đức không sát sanh là cái Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu sự sống gọi là Đức Hiếu Sinh.
Vấn đề này nó rất là quan trọng, do muốn tu tập về cái Đức Hiếu Sinh thì nó có cái phương pháp để tu tập cái Đức Hiếu Sinh, chứ không phải nói Đức Hiếu Sinh rồi chúng ta tự nhiên là chúng ta có hiếu sinh. Mặc dù là chúng ta biết rồi, chúng ta tránh không có làm đau khổ, không có dẫm đạp lên chúng sanh, không có làm đau khổ chúng sanh. Đó là một cái điều kiện chúng ta cố gắng vậy thôi, chứ nhưng mà cái lòng thương yêu của chúng ta, cái lòng thương yêu gọi là hiếu sinh nó chưa bao giờ phát hiện.
Cho nên khi chúng ta muốn có lòng hiếu sinh thì chúng ta phải tu Tứ Vô Lượng Tâm. Đó là cái phương pháp để thực hiện cái Đạo Đức đó mà, nó có cái phương pháp, cho nên gọi là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nó làm cho chúng ta có cái tâm từ, nó gợi lên cho chúng ta có cái lòng thương yêu, thương yêu bằng, thương yêu cái sự sống của muôn loài, cho nên vì vậy đó là gọi là "tâm từ, tâm bi" của chúng ta.
Đó là chúng ta phải tu tập về cái phần này thì cái lòng hiếu sinh chúng ta mới có. Nó luôn luôn một cái giới đức, cái giới nào mà Đức Phật kê ra thì nó cũng có phải có một cái pháp, một cái pháp để rồi chúng ta thực hiện. Đó là như cái giới không sát sanh, không hại vật thì đó là cái giới mà nó mang theo trong cái giới đó nó có cái đức, cái Đức Hiếu Sinh.
Muốn thực hiện được cái Đức Hiếu Sinh cho trọn vẹn thì chúng ta tu tập Tứ Vô Lượng Tâm: tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ, tâm Xả. Đó là bốn cái điều kiện mà chúng ta rèn luyện cái lòng hiếu sinh của chúng ta, tức là cái Đạo Đức Hiếu Sinh của chúng ta. Đó là tóm lược để cho chúng ta biết được cái pháp hành và cái đạo đức của nó ở trong cái giới thứ nhất này.
(33:45) Cái giới thứ hai là không tham lam trộm cắp. Không tham lam trộm cắp tức Đức Buông Xả. Người mà biết buông xả thì không còn tham lam, mà người không biết buông xả mà muốn thâu vào thì nó trở thành tham lam. Cho nên cái tham lam của chúng ta nó có cái tham lam tốt và cái tham lam xấu.
Cái tham lam tốt thì đối với xã hội thì nó vẫn tốt là vì nó không phạm Pháp Luật, như mình không cướp giật, không trộm lấy của người ta thì cái Pháp Luật không có kết tội. Nhưng mà cái tham lam mà tự đem sức lực của mình ra để làm ra tiền, ra bạc nó vẫn là tham lam, đối với Phật giáo thì cái vấn đề này cần phải quan sát lại, để mà chỉnh đốn lại.
Cho nên biết buông xả thì nó sẽ an ổn hơn là mình, cái sức mình nhỏ, cái vốn mình ít mà muốn tiền nhiều, tham nhiều cho nên vì vậy mà thường hay gặp thất bại. Đó là cái tham nó làm cho chúng ta khổ ở trên cái thất bại đó. Cho nên vì vậy khi mà đứng trong cái tham lam trộm cắp, ở đây thì cái giới dạy cho chúng ta không tham lam tiền ở trong cái trộm cắp. Thì cái tham lam nó còn có cái tham lam tốt và cái tham lam xấu.
Như một người làm ra của nhưng vẫn tham chứ không phải không tham, nhưng mà làm ra của thì đó là tham lam tốt. Nhưng trong cái tốt đó nó có cái khổ đau cho: phải làm, phải nặng đầu trí óc, phải đem sức lao động của mình làm cho có của cải, thì cái này là cái tham tốt. Nhưng cái tham tốt nó vẫn mang đến cái khổ cho chính người đó. Cho nên vì vậy mà chúng ta đem cái khả năng của chúng ta làm mà còn tham, thì cho nên chúng ta không có dùng quá sức thì như vậy là chúng ta sẽ khổ. Chúng ta làm ra của bằng cái mồ hôi nước mắt của chúng ta, nhưng vì chúng ta không tham cho nên chúng ta không có khổ.
Người mà tham mà làm ra của, khi của mất thì người ta sẽ khổ đau. Còn người mà không tham, của mất không đau, cho nên gọi là buông xả. Cái Đức Buông Xả nằm ở chỗ đó. Mà nếu không hiểu thì chúng ta mang cái tính chất tham, thì cái người tham mà làm, cố gắng đem mồ hôi nước mắt mình làm ra của, thì khi mà bị mất của thì cái người đó tiếc.
Cũng như bây giờ Thầy đem cái sức lực của Thầy ra làm, để rồi ky cóp, góp nhóp lại được cất cái nhà, cái villa hằng tỷ bạc đi. Mà khi cái nhà này nó bị cháy đi thì cái cuộc đời Thầy nghĩ rằng Thầy không còn làm được lần thứ hai để cất được cái nhà này nữa, Thầy đau khổ vô cùng. Do đó cái tham đó nó làm cho Thầy quá khổ đau.
Vì vậy mà Thầy không tham, Thầy làm ra tiền được là do cái khả năng, cái tài trí của Thầy làm ra dưới cái sức của Thầy vừa phải, chứ Thầy không cố gắng mà Thầy làm ra nhiều tiền. Và đồng thời cái phước của Thầy nó do cái thiện pháp mà nó đầy đủ, cho nên cái tiền bạc Thầy mới dư, Thầy cất cái nhà rất đẹp, rất sang, cái villa hay cái nhà lầu. Nhưng mà khi mà có trận hỏa hoạn xảy ra, hay hoặc là động đất sụp đổ thì thường Thầy thản nhiên, Thầy không nuối tiếc. Còn cái người mà tham để mà cố gắng làm cho được những cái điều này thì khi mà mất của, nhiều khi họ điên và nhiều khi họ sẽ chết.
(36:42) Đó là cái trường hợp xảy ra trong cái cuộc sống chúng ta hằng ngày, chúng ta chứng kiến được cái người tham. Cái này là tham tốt nhưng mà vẫn đem đến cái nỗi đau khổ cho họ, có thể cướp đi cái mạng sống của họ trong cái tâm tham đó vì họ không biết buông xả. Vì vậy mà cái lòng tham, cái lòng không biết cái Đạo Đức Buông Xả đó thì coi như là chúng ta sẽ bị khổ đau.
Cho nên ở đây nó có hai cái vế: "không tham và không gian tham trộm cắp", thì cái vế của nó
Tham là "tham lam”,
mà Gian tham là "gian xảo”, và trộm cắp là "cướp lấy của người".
Thì ở trong cái này, nếu mà chúng ta cô đọng lại thì chúng ta giảng cái nghĩa nó rất là hạn hẹp, thì chúng ta thấy là không có nên trộm cắp của người vì cái Pháp Luật của Nhà nước nó đã có rồi, nó đã có. Cho nên vì vậy mà cái tham làm, tham cố gắng làm ra tiền, ra bạc này kia thì làm ra tiền, ra bạc mà không gian xảo thì ở trong cái giới này nó có chữ gian tham.
Cho nên vì vậy đây là cái người mà để biết rằng, đúng là cái giới này phải nói rằng: "Không có tham lam trộm cắp hơn là có sự gian xảo, vì có tham mà tham mà gian xảo ở trong đó thì nó thuộc về trộm cắp rồi". Thành ra cái gian ở đây nó thuộc về trộm cắp.
Bây giờ mà mình khéo léo người ta không thấy mình, như cái người dục, họ lại họ đẩy cái xe đạp của người kia họ lấy gọi là "trộm, ăn trộm".
Còn cái người mà họ có gươm đao, súng đạn, họ vô họ làm cho người khác sợ, họ giựt của, họ cướp của đó, thì đó là "cướp, đó là cướp".
Còn bây giờ họ cũng cướp giựt của, hay trộm cướp của người ta bằng cách khéo léo, tức là bằng cách "xảo quyệt".
Thí dụ như là ngồi gần bên mình, họ nhìn cái túi tiền của mình rồi họ dùng dao họ rạch cách khéo léo, nhẹ tay họ lấy, đó là "gian xảo, tiểu xảo, xảo thuật" của họ.
Rồi bắt đầu gian xảo, thí dụ như mình cân non, hay hoặc là đo thước đo thiếu, hoặc làm những cái chuyện buôn bán thiếu thừa trong đó, đó cũng là gian xảo. Cái đây cũng là thuộc về tham. Cái kia là "tham trộm cắp, cướp giật", còn cái này "tham mà gian xảo".
Cho nên trong cái giới này, ở trong cái này thì nó nói "không gian tham trộm cắp". Không may cái chữ Tham nó rộng nghĩa, mà chữ gian và chữ trộm cắp thì nó có cái nghĩa khác cái nghĩa cụ thể và hạn hẹp của nó. Ở đây Thầy muốn giảng cái chữ Tham, mà chúng ta thấy cái mục đích của đạo Phật đưa ra cái Đạo Đức này là Đạo Đức Buông Xả, chứ không phải ở trong cái hạn hẹp của gian tham và trộm cắp. Các con hiểu đây là cái Đức Buông Xả.
"Nếu mà cái người biết buông xả, khả năng tôi làm có thì tôi cứ làm, bây giờ tôi cất nhà, tôi sắm sao gì cũng được hết. Nhưng mà cái xe hơi của tôi có hư, hoặc cái nhà có mất, tôi cũng không buồn cái gì hết, tức là tôi không có tham, tôi không tham đắm nó".
Cho nên cái nghĩa Tham nó sâu sắc và cái Giới từ đức Phật nằm ở trong cái giới đức Thánh rồi, nó không phải là cái giới đức tầm thường mà là thuộc về giới đức Thánh. Bởi vì trong cái năm cái giới nó có nhiều cái giới. Năm cái giới này nó gọn ở trong cái đức làm một Thánh Tăng, cho nên vì vậy nó không có nghĩa thường như người ta ghi ở trong này. Nó không phải là chỉ có cái người cư sĩ đâu, mà nó còn cả tu sĩ nó còn phải giữ giới này nữa. Vì chính nó là cái căn bản của tu sĩ và cư sĩ, chứ không phải là cho riêng của cư sĩ đâu, cho nên:
không sát sanh
không tà dâm
Không gian tham trộm cắp
Không nói dối
Không uống rượu
Tất cả những cái giới này đều là cái giới của người tu sĩ. Cho nên trước khi mà làm tu sĩ, các con là cư sĩ phải giữ gìn giới này, khi mà giới này giữ được thì mới dám làm tu sĩ, mà giới này giữ không được thì đừng nên làm tu sĩ.
Chẳng hạn bây giờ có nhiều tu sĩ mà còn uống bia, thì như vậy là không đúng rồi. Đã là cư sĩ người ta còn giữ gìn như vậy, mà mình tu sĩ mà còn ngồi uống bia thì không đúng. Mà có nhiều tu sĩ lại nói dối, thì cái cư sĩ thì người ta không nói dối mà mình lại nói dối thì mình không đúng rồi. Nghĩa là trước khi mà làm tu sĩ, thì mình phải giữ gìn những cái giới này nó nghiêm chỉnh rồi mình mới bước vào những cái giới khác. Còn những cái giới này mà nó chưa có nghiêm chỉnh, thì những cái giới khác không nên vào, tức là mình không nên làm trở thành tu sĩ.
Vì vậy mà hôm nay, cái giới này chúng ta mới hiểu cái nghĩa của nó là cái giới mà cái Đức Buông Xả. Người buông xả thì chúng ta làm ra của mất chúng ta không tiếc. Còn người không có Đức Buông Xả, chúng ta sẽ khổ đau trên cái đức này, trên cái giới này.
(41:05) Bây giờ đến cái giới mà không tà dâm, giới thứ ba. Tức là Đức Phật nói là "cấm không tà dâm", đây là cái giới của người cư sĩ. Thì không tà dâm có cái nghĩa là "phải chung thủy". Nghĩa là mình tà dâm, là mình có chồng mình lấy người chồng khác, hoặc là người khác, hoặc là mình có vợ mình lấy người khác thì đó là mình tà dâm. Như vậy là mình có đạo nghĩa chung thủy với vợ, với chồng mình không? Như vậy trong cái giới này có nghĩa là cái Đức Chung Thủy, cái đức chung thủy của nó.
Cái người mà có chung thủy, cái người không bao giờ mà vi phạm vào cái tà dâm này, cho nên đó là cái tình nghĩa chung thủy của hai người nam và nữ. Nếu mà cái vợ chồng mà không chung thủy, thì nó biến trở thành cái con người đó nó không có đức, cái Đức Chung Thủy, thì con người này là con thú vật. Chúng ta thấy rõ ràng con thú vật nó đâu có ngại tất cả mọi con thú vật khác.
Thí dụ như là một con chó thì nó đâu có ngại là con chó này là của người này, con chó kia là của con chó kia đâu. Con chó nào nó cũng có thể giành giật với nhau được hết, cho nên nó trở về với cái bản chất của loài thú vật, nó không có chung thủy, nó không có đạo nghĩa. Cho nên cái giới này nó là cái Đức Chung Thủy, tức là cái Đạo Đức Chung Thủy của một con người. Nó nâng cái con, cái loài động vật lên trở thành một con người. Cái người mà có chung thủy là con người, mà người không chung thủy là con thú vật.
Thầy xác định nói thẳng là cái người mà không chung thủy, có vợ, có chồng mà không chung thủy với nhau chỉ là con thú vật mà thôi. Nay thì lấy người này, mai lấy người khác thì cái người này là con thú vật chứ không phải là con người đâu. Cho nên Giới Luật của Phật đã xác định được cái Đạo Đức làm người và cái con thú vật nó tách ra, nó rất rõ ràng, nó rõ ràng. Nó không để cho con người với con thú vật nó lẫn lộn nhau.
Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy một cái con người đó lang chạ người này, người kia, thì chúng ta biết đây là cái bản chất thú vật của con người này. Con người này là con người ma hoặc người, thân người nhưng mà cái bản chất, cái tâm của họ là cái con thú chứ không phải là con người, cho nên nó không có cái Đạo Đức Chung Thủy.
Vì vậy mà cái Đức Chung Thủy chúng ta phải học, chúng ta phải hiểu. Vì vậy mà làm người, nhất là người cư sĩ chúng ta phải có cái Đức Chung Thủy. Người cư sĩ đệ tử của Phật mà lang chạ như vậy thì còn nghĩa lý gì là Phật tử. Người này không nên dùng cái danh từ là Phật tử, mà là con thú vật chứ không phải là Phật tử. Đó, đó là một cái điều mà chúng ta phải hiểu được cái Đạo Đức Chung Thủy.
(43:33) Bây giờ đến cái giới thứ tư là "cấm không nói dối". Cái giới này khó lắm, nó có hai cái Đức của nó. Thứ nhất là cái đức thành thật, mình thành thật thì mình không bao giờ nói dối, mà mình không thành thật là luôn luôn lúc nào cũng nói dối. Vì vậy mà mỗi khi mà nói dối thì chúng ta rất hổ thẹn, xấu hổ, cho nên chúng ta thấy mình thiếu thành thật, không dám nói thẳng nói thật, cho nên đó là mình thiếu.
Nhưng một con người mà luôn luôn giữ gìn mình thành thật, nói thật thì con người này mình thấy họ thêm một cái đức nữa là Đức Uy Tín. Nó tạo thành một cái uy tín, ai cũng tin tưởng người này, lời nói người này luôn luôn là thành thật, cho nên nói ra ai cũng tin tưởng hết, cho nên nó thêm cái Đức Uy Tín, người ta rất là tin cậy ở cái người mà thành thật.
Cho nên vì vậy mà cái lời nói của chúng ta không khéo, thì nó làm mất uy tín của chúng ta, mà khéo léo không bao giờ nói dối ai hết thì cái uy tín chúng ta càng ngày càng tăng lên. Cho nên nó mang hai cái Đức, một cái giới nằm trong đó có hai cái Đức: Đức Thành Thật và Đức Uy Tín. Đó thì chúng ta thấy rõ ràng nó mang hai cái đức tính như vậy thì nó phải khó hơn cho cái nghĩa khác.
Cho nên cái nói dối không phải là chuyện dễ đâu, cho nên nhiều khi chúng ta vẫn nói dối. Mà nói dối chúng ta nghĩ rằng mình nói dối không hại ai hết nhưng mà người ta sẽ phát giác ra được sự nói dối của mình, thì mình cũng mất uy tín.
Mình nói dối không hại, không hại ai hết, nhưng mà người ta sẽ phát giác ra được sự nói dối đó. Tự mình đã nói dối thì người ta phát giác ra được, thì coi như từ đó về sau người ta biết mình nói láo rồi, người ta không có tín nhiệm mình nữa, mình mất cái đức tin rồi thì do đó tự mình làm lấy.
Cho nên cái này nó mang hai cái tính đức của nó trong một cái giới luật này, trong một cái giới luật này cho nên nó rất là khó chúng ta giữ. Vì vậy mà sau này học về cái Đạo Đức Làm Người, về cái đạo đức ngôn ngữ thì Thầy sẽ dạy thêm về cái phần nói, không nói dối thì nó mới đem lại cái sự lợi ích rất lớn cho chúng ta.
(45:35) Bây giờ tới giới thứ năm là cái giới không uống rượu. Rượu là một cái thứ độc, coi như là một thứ độc dược, đem vào thân của chúng ta thì nó nghiện ngập, mà uống nhiều thì nó làm cho chúng ta kích thích.
Như vậy mà chúng ta biết rằng đức Phật dạy chúng ta không uống rượu, không có nghĩa chỉ là cách chúng ta không uống rượu không đâu, mà đức Phật mới dạy chúng ta đừng có ô nhiễm. Đừng có ô nhiễm những cái mà nó làm cho chúng ta nhiễm như rượu, thuốc lá, hay cà phê, hoặc những thứ khác như thuốc phiện, những cái loại xì ke ma túy. Người cư sĩ là đệ tử của Phật hoàn toàn phải xa lánh nó. Tại sao vậy?
Tại vì cái đức này là cái Đức Thông Minh. Người đệ tử của Phật là người phải trí tuệ, người phải thông minh. Và người thông minh thì không bao giờ đem đồ độc, đồ nhiễm vào trong thân của nó, cho nên nó không bao giờ nó đem đồ ô nhiễm vào trong thân của nó để nó hại thân nó, thì nó không thông minh.
Cho nên những người uống rượu, những người hút thuốc lá, những người hút thuốc phiện, những người nghiện ngập đó đó, là những người ngu, chứ không phải là những người thông minh, những người đó là những người thiếu trí. Họ đem cái đồ độc, họ đem đến cái sự đau khổ cho bản thân họ, làm cho gia đình họ đau khổ mà họ không biết, tức là họ sống không có đạo đức với bản thân của họ.
Người uống rượu là cái người không có đạo đức với bản thân của mình, vì vậy mà cái người đó là cái người đần độn, cái người ngu si, cái người thiếu đạo đức. Cho nên họ chỉ biết cái rượu, mà họ đi theo cái rượu, họ đi ham mê cái rượu thì đó là cái người không có thông minh. Người không biết cái đồ độc, không có sợ cái đồ độc, cái người đó như người điếc mà không sợ súng. Rõ ràng là nhiều người họ biết là thuốc lá là độc, nhưng mà họ vẫn hút.
Thật sự có, thậm chí có ông bác sĩ, ổng là bác sĩ ổng biết là thuốc lá như vậy mà ổng vẫn hút thì mình nghĩ rằng: "Cái ông bác sĩ là một cái người mà đã trị bệnh thiên hạ mà vẫn cầm điếu thuốc hút thì không có nghĩa lý gì".
"Và một ông Thầy mà là một tu sĩ mà cầm cái điếu thuốc mà hút như thế này, để rồi bắt đầu lên giảng đường mà giảng thì không còn nghĩa lý gì ông Thầy đó nữa".
Đã có nghiện ngập như vậy, xả không được cái nghiện ngập của tâm - tham - sân - si, làm sao chúng ta xả được, cho nên ông Thầy đó không xứng đáng đâu. Cho nên ông Thầy mà còn ngồi uống bia là ông Thầy đó chưa xứng đáng. Bởi vì ổng còn nghiện ngập rượu mà trong khi giới luật của Phật cấm uống rượu, tức là ông Thầy này không có trí tuệ, ông Thầy này ngu, không có thông minh. Đệ tử của Phật là đệ tử phải trí tuệ, phải thông minh, cho nên cái giới này là cái Đức Thông Minh.
(48:08) Bây giờ chúng ta đã học được sáu cái Đức ở trong Năm Giới này, vì vậy có những cái đức này nó mang đến cái lợi ích. Bây giờ các con cứ suy ngẫm thử coi, trong cái sáu cái đức này nó sẽ mang đến cái lợi ích cho bà con của mình, cho mọi người xung quanh mình có cái lợi ích rất lớn, có phải không? Nếu phải thì các con hãy chắp tay lên mà xin rằng:
"Từ đây về sau con xin hứa sẽ cố gắng giữ gìn Năm Giới này, để thực hiện sáu cái Đức Làm Người cho nó xứng đáng là con người, là đệ tử của Phật".
Các con nguyện như vậy rồi lễ phật để mà thọ kèm Năm Giới này.
Đến đây là một cái buổi lễ đã truyền Tam Quy Ngũ Giới cho con xong rồi, thì bắt đầu bây giờ đó thì Thầy cho con một cái pháp danh Thích Thanh Đức. Thanh Đức tức là cái Đức Thanh Tịnh, cái đức làm cho thân tâm mình thanh tịnh, làm cho môi trường xã hội mình thanh tịnh không còn làm đau khổ. Con nhớ đây là cái pháp danh, để cho con sống làm một người cư sĩ luôn luôn sống làm tốt đẹp cho bản thân mình và cho mọi người xung quanh mình. Cho nên mang cái tên Thích Thanh Đức, tức là Thanh Đức, tức là cái Đức Thanh Tịnh. Con nhớ kỹ để mà nhớ cái tên của mình là luôn luôn ghi khắc điều không bao giờ mình nói một cái lời nói thô lỗ, con nhớ kỹ.
Về cái nói dối này, sau này Thầy sẽ giảng cho con nghe về cái đức nó thành thật, mà cái đức của cái giới này để cho cái uy tín của mình. Một người mà nói thô lỗ là đã tự làm mất cái uy tín của mình. Mình gọi một cái em bé nhỏ, gọi "mày lại đây" thì như vậy là thô lỗ. Mình chửi "đụ mẹ" một cái là mình là người thô lỗ rồi, con thấy đúng không?.
Cho nên vì vậy mà trong cái Đạo Đức con người, mà cái ngôn ngữ là nó quan trọng vô cùng lắm. Cho nên ở đây, cho nên Thầy gọi là Thanh Đức từ cái lời nói, từ cái suy nghĩ, từ cái việc làm hành động của mình đều là phải mang đến cái đạo đức thanh tịnh, làm cho mình an vui và người khác an vui gọi là Thanh Đức. Cho nên con nhớ cái pháp danh con mà giữ gìn, luôn luôn để bảo trì cho cái tâm hồn của con luôn luôn lúc nào cũng thanh thản - an lạc - vô sự.
Đến đây thì Thầy chấm dứt, chúng ta không hồi hướng vì các con chưa hết tham, sân, si thì không được hồi hướng cho ai hết. Bây giờ con nhận lãnh, để rồi từ đây về sau nương theo ba ngôi Tam Bảo giữ gìn sáu cái Đức Làm Người cho trọn vẹn, cho xứng danh chính cái pháp danh của mình là Thanh Đức, nhớ chưa.
(50:58) Phật tử: Dạ kính bạch đức Trưởng lão, giống như là trong cái giới trộm cắp thì chẳng hạn như là con, con vô tình cầm lộn một cái đồ của ai về nhà rồi, sau đó con trả lại thì con có phạm giới không ạ?
Trưởng lão: Không, không phạm, cái đó không có gì là phạm hết, cái đó là cái tốt.
Phật tử: Nhưng mà chẳng hạn ở một cái buổi họp nào đó, con vô tình cầm một cái vật của ai mà sau này con không nhớ của người đó thế nào, không biết của ai mà cầm về luôn thì như vậy con có phạm giới không?
Trưởng lão: À, con không biết nhưng mà điều kiện là con cố truy tìm để trả.
Giả dụ sao con cứ tìm mãi mà không ra, nó rõ ràng là lương tâm con không có tham lam, không có trộm cắp đâu, mà đây là lộn thôi, con không có phạm đâu. Con chờ khi nào mà có cái, khi biết được cái tin của người nào mà mất cái đó, con sẽ trả lại ngay liền, đó là cái lòng của con luôn luôn sám hối về điều đó. Nhưng mà con giữ lại để chờ cái người đó mất, chứ con không có giữ lại cái này để mà con xài cho mình.
Thí dụ bây giờ con, thí dụ như con cầm lộn một cái máy gì đó của người đó, nhưng mà con không có xài đâu, con vẫn giữ khi từ khi cầm cho đến khi nó hư như thế nào đó con hoàn toàn không xài.
Bây giờ thí dụ như cái điện thoại di động cầm tay đi, người ta để lộn đi rồi con cũng cầm lộn đi, mà bây giờ con không biết ai mà con trả. Trong cái thời gian đó con rất khổ tâm, mà mong để cho mình gặp được cái chủ nhân của cái người này trả lại, còn không khéo thì người khác người ta nhận thì mất cái của này của người chủ này rồi tội, cho nên con giữ đây. Nhưng mà con hoàn toàn con không lấy nó con xài, con lấy xài là con bị phạm đó, con hiểu không?
Bây giờ nói đã con lỡ con lấy về rồi, thôi thôi bây giờ mình tìm không ra, thôi mình lấy mình xài, tức là mình bị phạm tội tham của mình, thà mình không xài. Của mình mình xài, còn của người ta mình để đó để chờ trả lại chủ cũ, thì như vậy con không bị phạm cái giới.
Cho nên ví dụ như con bây giờ, con cầm lộn một cái gì đó thì về để chết đó chứ không xài, chờ cho trả lại chủ thì con không phạm vô tội. Mặc dù chưa có trả chủ mà con cất ở trong nhà con, con không phạm. Còn con đem ra con xài con phạm, con phạm tâm tham, nó không phải của mình mà mình xài là mình bị tội.
(53:02) Phật tử: Trong cái giới mà nói dối, nếu mà con nói dối mà để cho người ta vui hay làm gì đó thì như thế nào ạ.
Trưởng lão: À, nó cũng không tốt đâu con, bởi vì mặc dù là người ta vui nhưng mà mình lại không thành thật, chỉ vì mình nói là cái nói dối. Bây giờ mình khuyên lơn người ta, mình khéo léo mình nói cho người ta vui cái chuyện đó, nhưng mà trong đó có cái láo ở trong đó. Mặc dù người ta vui đó, nhưng mà sau khi người ta phát hiện ra được người ta khinh con lắm. Hồi người ta không hiểu, người ta thấy vui, nhưng mà rồi sau đó người ta phát hiện ra mới nói "Cái ông này ổng nói láo để cho mình vui, chứ sự thật ra nó không có như vậy".
Đó thì sau khi người ta phát giác ra được thì thấy mình cũng mất uy tín, nó mất uy tín, mất chữ tín rồi con. Cho nên vì vậy đó mình quyết làm cho họ vui tức là nó thiện, nhưng mà trong cái thiện này nó có cái ác, sau này nó mất cái uy tín, cho nên khéo léo sử dụng.
Cho nên sau này các con học về Đạo Đức Nhân Quả, Thầy dạy về cái Đạo Đức Ngôn Ngữ đó, Thầy dạy về cái đức nói dối. Bởi vì nó khó lắm, về cái giới nói dối nó khó, nó kèm theo hai cái đức con thấy không, một cái Đức Thành Thật và một cái Đức Uy Tín.
Nếu mình nói dối mà nó không có hại ai, không có hại mình, hại người thì cái uy tín mình sẽ bị mất bởi vì cái nói dối, con hiểu không? Nó mất uy tín, nó không hại, nó không có làm hại người ta nhưng mà nó mất uy tín mình, người ta sẽ hiểu. Bởi vì mình nói người ta tưởng người ta không hiểu, chứ lần lượt người ta phát giác ra cái nói láo của mình, không có làm sao che giấu được cái gì đâu, cho nên vì vậy nó rất khó.
Vì vậy mà sau này Thầy dạy về Đạo Đức này, Thầy sẽ nói hết rồi cách thức mà chúng ta đối phó trong cái hoàn cảnh đó, để mà chúng ta nói thật hay không nói thật. Lúc bấy giờ Thầy sẽ dạy cách để mình đối phó, nhiều khi mình cần phải làm thinh.
Cho nên mà khi có người hỏi vũ trụ quan này như thế này, thế nọ thì đức Phật làm thinh không trả lời. Nếu mình trả lời mà họ không hiểu, họ không thấy được thì họ nói mình nói láo. Mà họ hiểu được thì họ theo, họ nghe như lời mình nói, mà họ không có nắm chắc được như vậy thì cái này họ tin … Phải nói sao mà cho họ thấy được, họ hiểu được là nói thật, mình thấy mà nói nó.
Cho nên đức Phật nói "Ta nói ở trong cái mà người khác không hiểu, ta có nói láo trong ta" trong kinh Tương Ưng đó đức Phật có nói mà.
Đức Phật nói "bây giờ ta nói, bây giờ nói là ta chứng đạo nè, ta hiểu cái vũ trụ quan này nè. Thí dụ như bây giờ chưa có ai biết là cái vũ trụ này có cái hành tinh nào có loài người. Nhưng mà ta giờ ta xác định là trong hành tinh này nó có mấy cái hành tinh khác nó có cái loài người. Thì như vậy là mọi người này không biết, phải không? Như vậy là ta có nói láo trong ta. Ta nói phải con người ta phải có thấy biết được cái hành tinh đó có loài người, thì lúc bấy giờ ta mới nói. Mà ta biết có nhưng mà mọi người không biết, ta không nên nói, vì ta nói mà người ta không biết tức là ta có nói láo trong ta".
Con hiểu chỗ câu pháp ngữ, cái ngôn ngữ mà nói dối chưa? Nó khó lắm
(55:50) Phật tử: Ví dụ là một là con nói thật, hai là con làm thinh.
Trưởng lão: Làm thinh, đó là Thầy sau này Thầy sẽ xác định trên cái vấn đề mà làm thinh. Mà làm thinh mà người ta vui, chứ làm thinh mà người ta tức thì cũng không được, nó khổ chỗ đó, làm cái nỗi khổ cho người ta, tức là tự tin câu hỏi của mình nữa. Đó nó khó lắm.
Vì vậy mà khi nào cần làm thinh là làm thinh, mà khi nào không cần làm thinh thì mình dùng câu hỏi khác để đánh lãng đi. Là cách thức thay vì mình trả lời ngay thì nó bị kẹt trong cái nói dối, thì bắt đầu mình hỏi mấy câu hỏi khác làm cho nó lãng cái chỗ mà họ hỏi đi, làm cho mình tránh né cái trả lời câu hỏi đó đi. Thì bắt câu hỏi khác, bắt cho họ đi chuyển qua các chuyện khác đi, họ không hỏi nữa thì đó là mình tránh được cái chỗ mà hỏi cái chỗ này.
Mình nói thật thì không được, mà nói dối thì cũng không được, cho nên vì vậy nó kẹt quá. Cho nên mình tránh bằng một cái câu lãng, tức là hỏi lại một câu lãng đưa cho họ qua cái đề tài khác, mà do đó mình quên được chỗ này thì mình trở lại chỗ này, chứ không khéo mình chết mình đó. Bởi vậy cách thức mấy con phải biết nó thiện xảo, kêu là thiện xảo, chứ không thiện xảo là chúng ta dễ bị lầm lạc lắm, nó không mất uy tín mình hết gì hết, các con thấy hay không. Bởi vậy phải học chớ, nếu mà không học thì không biết đâu, đạo Phật mà học để giải thoát mà.
(56:55) Phật tử: Tại vì có một câu chuyện như vầy là: "Cái ông thợ săn đó ổng rượt một con vật, mà con vật nó chạy ngang qua một người nào đó, mà ông thợ săn ổng chạy đến mới hỏi người đó, mà nếu người đó chỉ thì con vật chết." Thì trường hợp đó con phải làm sao.
Trưởng lão: À, như vậy là con thấy trong cái (thiên địch) vừa rồi thì nó có nói, nó có diễn tả được hai cái tròng. Bởi vì nó là cái giới sát và cái giới nói dối, đó hai cái giới nó tròng nhau một lượt. Cho nên bây giờ đó, đó là nói về một cái. Con nói ông thợ săn, chứ sự thật ra qua câu chuyện như thế này nè:
"Là có một cái vị tu sĩ, họ ngồi ở trên cái cục đá đó họ tu, thì cái nhà Vua mới săn con nai, con nai nó chạy ngang qua đó. Thì ông Vua này ổng đuổi, ông đuổi tới đây thì con nai ổng không thấy nữa, ông mới hỏi ông tu sĩ này:
Ông ngồi đây ông tu, ông có thấy con nai tôi rượt nó chạy ngang qua đây không?
Thì ông tu sĩ này, nếu mà chỉ, mình thấy con nai thật sự chứ làm sao mình không thấy, mà mình chỉ thì ông vua sẽ giết con nai, phải không. Mà nếu mình không chỉ thì mình nói láo, còn mình làm thinh thì mình phụ lòng câu hỏi, cho nên nó ba cái điều kiện rất khó. Vì vậy mà đức Phật bây giờ chỉ còn có biết dùng thần thông để mà dụ ông ta thôi. Con thấy cái cách thức của Đại thừa nó khác, còn cái cách thức khác thì nó khác.
Thì cái lúc bấy giờ đó, cái ông vua ổng đến hỏi, thì hỏi lần thứ nhất ông này làm thinh, hỏi lần thứ hai làm thinh, ông vua tức quá.
Mình là vua một nước mà tại sao lại ông này ở trong nước mình mà ổng phụ, ổng phụ cái lời hỏi của mình thì ông vua phải tức thôi.
Cho nên ổng mới chặt tay, chặt tay vị tu sĩ này, mới móc mắt ông này. Là do đó thì cái ông tu sĩ này ổng có thần thông, cho nên vì vậy đó thì khi ông vua chặt tay rồi, mà móc mắt rồi thì vẫn thấy ông tu sĩ này vẫn an nhiên mà vẫn không than thở, không gì hết. Không có la, không lối, không oán trách gì hết, thì ông vua mới hối hận.
Khi mà mình làm cái chuyện mà thấy đau khổ cho người ta rồi mình có hối hận, cho nên ông vua có hối hận. Bắt đầu ổng hỏi:
Tôi chặt tay, móc mắt ông vậy đó, ông có giận tôi không?
Thì ông tu sĩ này mới trả lời:
Tâu bệ hạ, tâu đại vương, tôi là một người tu sĩ thì tôi không có biết giận ai hết, dù người đó làm cho tôi phải đau khổ tui cũng không có giận người đó đâu. Nếu tôi giận người đó thì tay, mắt của tôi không ráp lại, mà tôi không giận thì tay mắt của tôi sẽ ráp lại.
Thì tất nhiên là tay, mắt của ổng biến lại liền lạc hết cũng như bình thường, tức là ổng ta dùng thần thông chứ gì. Ông vua này sợ quá rồi, cái vị này là Thánh Tăng rồi, thấy thần thông là phải chùn rồi. Cho nên ông này tránh được cái giới là không sát sanh và không vọng ngữ, mà lại còn độ ông vua này bằng thần thông nữa".
Đối với Nguyên Thủy thì như vậy không được, không được vậy. Dùng thần thông tức là dùng ảo thuật mà gạt người ta thôi, gạt người ta cho người ta phục thôi.
Thì cách thức nhiếp phục người ta bằng cách thuyết Pháp nhiếp phục được mới đúng cách. Cho nên đối với Nguyên Thủy thì như thế này: (59:33) Bây giờ nhà vua đến hỏi mình phải trả lời thành thật, trả lời thành thật chứ đừng có dối, đừng có gì, đừng có làm thinh, làm thinh là phụ lòng người. Theo Thầy đứng ở trong vị trí đó thì trả lời như thế này, khi ông vua hỏi có thấy con nai chạy ngang qua đây hay không, thì mình trả lời:
"Bạch Đại Vương, tôi là một vị tu sĩ, tôi có mang hai cái giới, một cái giới sát sanh và một cái giới không vọng ngữ. Nếu tôi chỉ cho Bệ Hạ cái con nai đó đi nơi đâu, thì Bệ Hạ sẽ theo cái dấu đó mà Bệ Hạ giết con nai thì tôi mang tội với Bệ Hạ là sát sanh, phải không? Mà nếu mà tôi nói dối cho Bệ Hạ không có giết con nai, thì Bệ Hạ chạy mệt, chạy một hơi mà không thấy, có dối gì đi nữa thì Bệ Hạ sẽ nói rằng tui gạt Bệ Hạ, Bệ Hạ đến đây còn hành hạ thậm tệ tôi nữa. Cho nên cái dối này tôi không dối Bệ Hạ lâu được đâu.
Bây giờ tôi dối Bệ Hạ, tôi nói con nai thay vì chạy thẳng, tôi nói chạy bên đây thì Bệ Hạ chạy một hơi, Bệ Hạ tìm không thấy dấu con nai là biết là tôi bị gạt. Bệ hạ biết bị gạt rồi, Bệ Hạ lại hoành hành tôi liền, tôi là người không đáng tin cậy, không phải là tu sĩ. Cho nên vì vậy tôi mang theo hai cái giới như vậy, tôi không thể nào nói được, xin Bệ Hạ hiểu. Bây giờ Bệ Hạ tha thì tôi nhờ, mà Bệ Hạ giết thì tôi chịu, chứ bây giờ tôi là người tu sĩ, tôi đã mang hai cái giới".
Thành thật nói thẳng, cho nên ông vua không có nỡ giết đâu, hoặc không có nỡ rầy rà, đúng là vị tu sĩ này đúng cho nên họ rất là cảm động. Con hiểu chỗ này nói thật không, mà khéo léo nói thật, phải không? Đó là đúng là giải quyết chỗ này, còn cái kia dùng thần thông ảo giác, như vậy là rõ ràng cái này sai, không đúng. Làm cho người ta sợ mình bằng phép thần thông, như vậy là không hay. Còn cái này mình thành thật, tức là mình thành thật nói thật cho người ta biết, bởi vì mình tu sĩ mà, mình thành thật mà, thì như vậy là ông vua ổng tha tội.
(61:15) Phật tử: Mọi chuyện đều phải thành thật hả Thầy.
Trưởng lão: Đó mọi chuyện đều phải thành thật.
Phật tử: Nhưng mà phải biết khéo léo.
Trưởng lão: khéo léo, thiện xảo ở trong cái thành thật. Nó có nhiều cái nó rất là thiện xảo mà nó phải. Khi mà tu tập rồi, mình học được cái Đạo Đức Giải Thoát, nó có những cái điều uyển chuyển lại, thiện xảo linh động lắm rồi. Thì do đó mọi cái chuyện xảy ra nó có linh động thực tế, nó không phải là chết đứng như là cái máy mà nó muốn chạy….. mà nó linh động, nó thay đổi hay lắm, đó là nó. Bởi cái trí tuệ của mình mà, từ đó nó phát ra nó giải quyết cho mình.
Trong khi đó thì mình phải tu tập tỉnh thức rồi, mình phải có sự tỉnh thức, rồi sự tỉnh thức đó mới giúp cho mình. Cái tri kiến của mình nó rất là sáng suốt xong nó giải quyết với một cái cách rất là thiện xảo. Nó làm cho thân tâm của mình được an ổn và người khác cũng được an ổn, không đau khổ, (thì nhất là cái giới).
(1:02:05) Phật tử: Giả dụ như một trường hợp bất khả kháng con lỡ mà mình nói láo chẳng hạn, thì mình phải làm sao để mình sám hối cái lỗi đó, hay là mình làm sao để mà trừ được cái láo của mình.
Trưởng lão: Mình muốn trừ được cái láo đó, bởi vì mình đã lỡ nói láo rồi mà mình biết xấu hổ, mình biết xấu hổ. Do đó mình mới đến với một cái vị, một cái vị mà giới đức thanh tịnh, người ta chưa từng nói láo. Mình đến đó mình mới trình lại với cái vị đó:
"Con hôm đó con lỡ con nói láo như vậy, xin vị con khai hết những cái sự nói láo của con ra, xin vị chứng minh và từ đây về sau cho con xin phép con không dám làm điều vậy nữa".
Mình đứng trước cái vị đó mình xin sám hối rồi, sau đó cứ mà hễ mà mình mới nói cái gì đó, thì mình thấy cái hình ảnh của vị đó là mình thấy trước mắt, nó giúp cho mình hay lắm. Bởi vì phát lồ sám hối, cái lực ở trong lực nó dạy mình không có được nói. Cho nên vì vậy mình có làm phạm tội gì đó mình cứ sám hối đi, mình đừng có che giấu thì mình sẽ hết, mình không có phạm cái lỗi đó nữa, mình che giấu là mình sẽ bị phạm nữa. Đó là cái cách thức thật sự mà, nó lợi ích thật sự mà.
Con cứ phát lồ trước cái vị thanh tịnh giới, chứ còn cái vị mà không thanh tịnh giới con không có ngán đâu. Trong tâm mình trước một cái vị mà thanh tịnh giới, con khi mà phát lồ rồi, con rất là sợ hãi, cho nên con không dám làm cái lỗi đó nữa. Còn cái vị mà phạm giới, cái vị đó thường hay nói láo đồ, mà con đứng trước cái vị đó con xin rồi con cũng sẽ không có sợ ông đó, ông ta cũng nói láo à. Thành ra con biết cái vị mà rất thanh tịnh giới, rồi con đến con phát lồ là con sẽ không bao giờ phạm cái lỗi đó nữa. Ta nói cái lực của nó, nó trợ giúp cho con, khi mà con muốn nói láo là nó ngăn chặn liền, nó là một cái lực nó làm cho con điếng lại không nói nữa.
Đó vậy thì cho nên vì vậy nó phải phát lồ, cho nên phát lồ sám hối với một cái vị thanh tịnh giới, ở trong cái Tác Pháp Yết Ma nó dùng đó. Nghĩa là phải phát lồ sám hối với cái người thanh tịnh giới, chứ đừng có phát lồ với mấy cái vị không thanh tịnh giới.
(1:03:56) Phật tử: Như vậy bạch Thầy, ví dụ như mai con xin phát lồ sám hối với Thầy (dạ nghe không rõ). Tuy gần đây nó còn những cái tập.
Ví dụ như Thầy như là, nếu người giết hại và ăn thịt chúng sinh thì theo như Thầy dạy như là, vậy con được làm người nữa không?
Trưởng lão: À, cái điều đó là mình phải trả cái oán quả đó, chừng nào mà mình hết cái quả mà ăn thịt chúng sanh đó. Tức là mình giết một con vật thì mình phải trả một cái thân mạng của con vật này, cái nhân quả mà đâu có tránh khỏi đâu. Mà ngay trong cái đời nay, mình đã huân vào cái sự đau khổ ở trong thân của mình, thì cái thân của mình nó cũng sẽ bị khổ đau, nó cũng sẽ bị kẹt, nó khổ đau bằng cách nào đó, chứ không phải không đâu.
Và đời sau kế tiếp đó mình sanh ra nhiều cái loài vật bởi vì mình ăn thịt chúng sanh. Nhưng mà người ta không thấy cái nhân quả đó, cho nên người ta tưởng mình chết mất hay hoặc là sinh lên làm người nữa, không phải đâu, cái nhân quả phải trả thôi.
Con bây giờ ăn một con cá, con phải trả thành một con cá như vậy, có thể nhiều con cá nữa chứ không phải là một con, nó trả cái quả của nó. Cho nên khi mà người ta nhìn thấy nhân quả người ta sợ.
Phật tử: Như vậy là, xác định việc là muốn làm người là phải không ăn thịt chúng sanh.
Trưởng lão: Không ăn thịt chúng sanh, bởi vì cái đó là năm cái giới mà để cái tiêu chuẩn. Cũng như con thi, cái tiêu chuẩn con bao nhiêu điểm để đậu, mà con không có đủ điểm thì con không đậu làm người được đâu.
Vậy thì trong cái con người chúng ta, xung quanh chúng ta, chưa có hẳn là con người thật, họ là con người mặt người nhưng lòng thú. Con kiếm con người mà thật đúng năm giới có không? Họ là con thú vật không đó.
Phật tử: Như vậy thì, nếu vậy thì hiện giờ xung quanh con là toàn ăn cá thịt không.
Trưởng lão: Ăn cá thịt là thú vật không à, cho nên mới vay trả mà. Trước kia nó làm cá cho chúng ăn, bây giờ nó làm người nó ăn lại đó. Mọi người ta đang làm người là những con cá trước kia đó, chứ đừng có nói. Khi mà nhìn thấu suốt qua cái thời gian quá khứ của nhân quả rồi, mình giật mình, mình là toàn là cá, là trâu, là heo, là chó không, bây giờ là con người để mà ăn thịt trở lại nó nè. Mà nếu mà không biết dừng, thì tức là cái nhân quả này cứ tiếp diễn, nó luân hồi mãi, nó trả mà, làm sao chạy khỏi.
Bộ mình tưởng mình làm người, thật sự ra các con cứ xét lại bây giờ các con làm người, các con sống đúng năm giới chưa? Cái tiêu chuẩn năm giới mới đúng là con người, mà cái tiêu chuẩn không đúng năm giới là con thú vật, có đúng không?
Thật sự ra cái ông đó, ông đó ông có vợ rồi mà ông lấy người kia, người nọ, ổng không chung thủy thì ổng là con thú chứ sao, chứ đâu phải là con người. Nhưng mà mang cái lớp người chứ sự thật ổng con thú, cho nên ổng ăn thịt, ăn cá đều là ổng mang cái lớp người để mà trả cái quả ăn thịt cá ngày xưa, cho nên cá nó chưa có ăn ổng.
(1:06:17) Phật tử: Như vậy, vậy cái giới sát mà nếu bất khả kháng con phải ăn thịt thì phải làm thế nào.
Trưởng lão: Nói chung là bất khả kháng con phải ăn thịt. Thì thí dụ như bây giờ, thí dụ như con, trong cái tiếp với mọi người đó, thì bắt đầu bây giờ trong một cái tô canh của người ta thì nếu cái bất khả kháng là con phải ăn như vậy, hoặc là con ăn sao ở trên cái vấn đề mà trên cái tô đó…..
Phật tử: Tức là trên cái bàn ăn đó con lặng lẽ con kiếm miếng rau con ăn.
Trưởng lão: Con kiếm cái rau ăn, con không ăn miếng thịt, thì bất khả kháng đó, bất khả kháng thì không chấp. Bởi vậy đó mình mới đem cái miếng đau khổ vô cho mình, cái đó là mình tránh. Nghĩa là giữ cái Đức Hiếu Sinh của mình, thương yêu nên giữ cho trọn. Cho nên con thấy một cái người tu sĩ, người ta sống với mọi người, người ta không biết cái người đó ăn chay mà người ta không nói đâu. Nhưng mà người ta sống với mọi người, người ta lựa những cái rau cải người ta ăn chứ người ta không có ăn thịt. Tức là bất khả kháng trong cái cuộc sống người ta, người ta bất khả kháng ăn, sống chung với mọi người như vậy mà tại sao khác…
Phật tử: Người xung quanh con ai cũng ăn thịt. Nhiều khi là họ mời đi thì nhiều lúc cũng khó từ chối. Con phải kiếm cách
Trưởng lão: Con phải biết cách…để mà thành công. Nó nói lên được cái lòng của con, cái lòng hiếu sinh của con. Còn con không làm mà con gắp thức ăn, con nói để làm vui lòng tùy thuận cho người ta, tức là con bị ác pháp lôi cuốn chứ không phải là tùy thuận. Con tùy thuận mà không bị ác pháp lôi cuốn, con tùy thuận là con ăn, nhưng mà con ăn rau cải. Họ đâu có biết mình ăn hay không ăn đâu, nhưng mà họ thấy mình cũng gắp ăn, nhưng mà sự thật ra nếu để ý thì họ biết mình ăn rau không ăn thịt. Cũng là rau nó để ở trên cái dĩa thịt này kia nhưng mà mình kiêng.
Phật tử: Còn nếu mà giả sử bữa ăn đó không có một tí rau nào thì sao?
Trưởng lão: Bữa ăn đó không có tí rau nào thì con sẽ ăn với nước tương, hay hoặc là với muối. Những cái đồ mà nó không có thịt ở trong đó, nó cũng có những cái vật để sẵn ăn với cơm với bánh, thì nó ăn với cơm. Và hoàn toàn bây giờ nó không có cơm, mà toàn là nó dọn ra đồ mặn để ăn, như hủ tiếu này kia. Nó nấu lộn xộn vậy hết, thì tức là con sẽ ăn trái cây, hoặc là con ăn hủ tiếu mà con không ăn thịt, đó như vậy đó.
Phật tử: Nhưng mà nếu rơi vào trường hợp, khi trong khi đó không có một tí gì đồ chay hết thì con phải làm sao?.
Trưởng lão: Toàn bộ không có đồ chay, không có cái gì mà ăn, thì bữa đó con sẽ ngồi xuống nói, (con nói bữa nay đau bụng quá). Mình tìm cách nói tránh, mình phải tìm cách mình tránh chứ, phải không? Cái hoàn cảnh đó mà con, cái hoàn cảnh đó, bởi vì cái hoàn cảnh mình tiếp giao với mọi người mình khéo léo mình viện cớ.
Phật tử: Bởi vậy ra xã hội mà mình khác biệt với người ta cũng dễ ganh ghét.
Trưởng lão: Dễ ganh ghét, dễ bị người ta châm biếm mình nữa. Người ta châm biếm, thí dụ người ta biết con ăn chay là người ta châm biếm mình, họ nói: “Cái thằng này toàn đậu hũ không”, người ta kêu mình cái tên thấy nó cũng, nó cũng làm cho mình không bình thường.
Phật tử: Không, danh từ thì không làm cho mình thấy khó xử, con chỉ sợ không biết xử lý sao thôi.
Trưởng lão: Theo thầy thiết nghĩ thì mình khéo léo, mình tàm quý, tùy thuận mà biết.
(1:09:20) Phật tử: Nhưng nếu mà thay vì mình làm việc thiện đó, có bù vô cái việc sát sanh được không?
Trưởng lão: Mình làm cái việc thiện, cái việc thiện có cái nhân quả việc thiện đó, nó sẽ ngay cái nhân quả của nó chứ không thể nào làm cái việc thiện này mà chuyển cho cái chuyện sát sanh được.
Chẳng hạn bây giờ đó, con đem cái việc con bố thí gạo, con giúp người nghèo khổ thì nó không chuyển qua cái chuyện sát sanh được. Trừ ra cái chuyện sát sanh con phải phóng sanh, con phóng sanh tức là con làm cho nó sống, nó sống thêm. Tức là nó chuyển được cái quả sát sanh của con khi mà con từ trước giờ con không biết. Hôm nay con đi đâu, con đi đâu con gặp người ta bắt chim, cá, gặp thì con mua, con bỏ tiền ra con mua phóng sanh nó.
Phật tử: Tức là con sẽ giải quyết được một số nghiệp hồi xưa đến giờ.
Trưởng lão: Một số nghiệp hồi xưa, còn con đi kiếm, bây giờ trong vấn đề con đi kiếm chim cá để mua thả thì con không giải quyết được đâu, đó nó lại khác con.
Bây giờ mình đi đường đó mình gặp, tức là cái nhân quả nó có duyên với mình, mình phải cứu nó. Tức là mình đã chuyển, bởi vì từ khi mình biết rồi mình chuyển bằng cái nhân quả. Còn bây giờ con đi tìm cái nhân quả, thì ta có cứu cho nó thì nó không có tác dụng gì với con.
Cho nên Phóng sanh là phóng sanh không tác dụng, mà biến người ta thành cái nghề để người ta bắt, để cho người ta bán thì càng tội thêm nữa. Người ta rọng để chờ bán cho các con tức là nó còn khổ những con vật đó thêm đó, hiểu không? Cho nên mình không có đi kiếm, mình đi gặp là đó là cái duyên của mình với con vật đó là mau mua thả đi. Mắc cũng mua thả, không có tiếc, để cho mình chuyển cái quả từ xưa mình không biết, mình giết mình ăn thịt chúng sanh, thì nó sẽ chuyển được, đó chứ đừng có tìm.
Tìm theo kiểu các chùa dạy đi mua chim, cá phóng sanh, đi vô trong cái chợ để đi tìm, đi mua thì sai cái đạo lý cái đạo Phật rồi, không đúng cái nhân quả.
Phật tử: Như vậy là một người mặc dù nếu làm rất nhiều chuyện (thiện) nhưng mà vẫn sát sinh là chắc chắn sẽ làm thân chúng sanh? Mặc dù có thiện cỡ nào nhưng vẫn phải trả cái quả đó?
Trưởng lão: Phải làm thân chúng sanh thôi không được làm người đâu, bởi vì cái đó là của nhân quả thì nó phải vậy. Hễ cái nhân nào thì cái quả nấy, không thể nào cái cây chanh mà nó ra trái cam, hay trái xoài được đâu. Cái nhân này thì cái quả nó vậy là nó vậy, chứ không lấy cái kia mà chuyển qua được, mình không có làm được cái chuyện đó, cái nào nó lợi ích cái nấy con.
Phật tử: Nhưng mà có thể ông ta làm rất nhiều chuyện, thì ông ta phải làm chúng sanh hết đã, rồi ông ta lên đầu thai lại thì mới được làm người hưởng cái phước thiện đó.
Trưởng lão: Được hưởng cái phước thiện đó. Cái nào là ở chỗ đó không có chuyển cái kia được. Nhân nào thì quả nấy, không có chuyển.
(1:11:45) Phật tử: Bạch Thầy, ngày hôm nay con gặp được chánh pháp chân chính thì sau cái đợt này làm sao để con gặp lại được cái chánh pháp chân chính này.
Trưởng lão: Gặp được chánh pháp chân chính để tiếp tục cái đời sau con sẽ gặp được. Thì cứ sau khi gặp chánh pháp rồi, thì cứ mỗi tháng như vậy đó ít ra con phải có mười hai giờ đồng hồ hay hoặc hai mươi bốn tiếng đồng hồ là Thọ Bát Quan Trai, cái nhân con đời sau sẽ gặp được chánh pháp nữa. Còn nếu con không Thọ Bát Quan Trai là con sẽ mất cái duyên đó.
Bởi vì Bát Quan Trai là nó chuẩn bị cho mình đi vào con đường giải thoát, mà mình không gieo cái duyên này thì mình gặp chánh pháp hôm nay chứ ngày mai mình sẽ mất. Không có gieo cái duyên đó thì nó không có còn cái duyên để gặp nữa, nó mất. Mà chỉ có Bát Quan Trai là nó sẽ còn cái duyên đó nó mãi mãi. Nó có thể nhiều đời mà vẫn không mất, là mình biết đời nào mình cũng giữ được cái Bát Quan Trai.
Nó đâu có bắt con phải là giữ suốt cả tháng đâu, chỉ một tháng chừng hai mươi bốn tiếng đồng hồ một ngày, một đêm thọ Bát Quan Trai, là con đã gieo cái duyên với chánh pháp của Phật không có mất.
Phật tử: Những lần con Thọ Bát Quan Trai là con có thể tự ở nhà thọ được không Thầy?
Trưởng lão: Được, con cứ tự ở nhà con thọ, rồi con giữ gìn Tám Giới nghiêm chỉnh trong ngày đó đừng vi phạm. Con ngủ nghỉ đừng trang điểm, đừng có trang điểm, ăn mặc đơn giản. Con sẽ, con sẽ nằm dưới đất, con sẽ giữ gìn rất là nghiêm chỉnh, như vậy là con sẽ thọ đúng, không có cần đến chùa.
Nghĩa là con giữ gìn tám giới nghiêm chỉnh đúng như vậy, rồi con thực hiện cái ngày đó, tâm con khởi niệm này, niệm kia con dùng các pháp ngăn ác, diệt ác đúng là Tứ Chánh Cần đó. Thì lúc bấy giờ con sẽ giữ gìn tám giới, và giữ gìn tu tập pháp Tứ Chánh Cần, hoặc là Định Niệm Hơi Thở trong cái hai mươi bốn tiếng đồng hồ đó. Mỗi tháng con chỉ đều đặn như vậy là con đã gieo duyên chánh pháp. Đời nay con chưa có thành tựu, bởi vì con tu như vậy nó đâu có thành tựu được, nhưng mà cái duyên nó còn, cho nên con bỏ thân này thì đời sau con có chánh pháp.
Phật tử: Con chỉ sợ rằng lại gặp tà pháp nữa.
Trưởng lão: Không có tà pháp gì nữa hết, bởi vì cái đó là cái chánh pháp của Phật mà.
Phật tử: Bởi vì con biết rằng nếu con có nhân duyên chánh pháp, mà lỡ đời con còn tà pháp thì nó mất đi hay không?
Trưởng lão: Nó không mất, nó không mất. Còn con gieo cái thọ Bát Quan Trai nó không bao giờ con gặp tà pháp, con lên là con gặp Bát Quan Trai.
Nhưng mà bây giờ con, con bây giờ thí dụ như gặp tà pháp đi nữa, mà con thấy nó không có đúng Bát Quan Trai thì con cũng bỏ, con cũng không có ưa thích. Tự cái tâm của mình nó không ưu thích, cái duyên của mình nó thấy cái đó nó ưu thích tức là nó, nó có cái duyên của nó. Cho nên con vào cái chùa đó mà con thấy Bát Quan Trai nó không đúng cách thì con cũng không muốn thọ, tại sai.
Phật tử: Bây giờ con gặp được chánh pháp ngày hôm nay, chứ mai mốt mà Thầy đã tịch đi rồi, rồi sau đó con còn, còn làm ăn được thì, con mà tu gặp trúng Đại thừa thì hỏng đi.
Trưởng lão: Ừ thì nó hỏng, bởi vì con không giữ Bát Quan Trai thì con sẽ gặp Đại thừa thôi, nó trật thôi. Con lên thì con sẽ gặp Đại thừa. Bởi vì cái tâm mình nó muốn tu chứ không phải là không muốn tu, cho nên cái duyên đó mình phải giữ, đừng có bỏ thọ Bát Quan Trai. Coi như là mình sẽ rơi vào cái tà pháp, thế nào cũng sẽ lọt vào tà pháp tới ngàn đời.
Phật tử: Mà ngàn đời thì như vậy cũng khó.
Trưởng lão: Phải khó chứ, ngàn đời nó cũng có cái giới luật của nó. Hễ mà tà pháp thì cái giới luật đâu có đi cùng, cũng như là cái đức hạnh gọi là Giới, Định, Tuệ đâu, phải không? Nó không có cái Giới, Định, Tuệ.
Bây giờ về cái giới nó cũng có, mà cái giới nó lỏng lẻo thì như vậy rõ ràng mình cũng đang phạm rồi chứ gì.
Phật tử: Như vậy là kiên quyết là con phải thọ Bát Quan Trai hai mươi bốn giờ mỗi tháng.
Trưởng lão: Thọ Bát Quan Trai đó là cái duyên mình gieo, mỗi tháng hai mươi bốn giờ một ngày một đêm. Thì con sẽ có cái duyên đó, con sẽ tu đúng chánh pháp của Phật.
Phật tử: Chắc chắn là con sẽ gặp được?
Trưởng lão: Con sẽ gặp hoàn toàn gặp được chánh pháp, đây là cái quyết định của Đức Phật đã dạy cho người cư sĩ để mà thọ Bát Quan Trai. Con thấy dạy cho người cư sĩ để không mất chánh pháp biết không? Người cư sĩ làm sao tu giải thoát được chứng quả A La Hán được liền. Người ta còn bao nhiêu kiếp mà người ta vẫn thọ Bát Quan Trai mà người ta vẫn còn chánh pháp. Cái chỗ mà Đức Phật gieo cho cái duyên đó để muôn đời nó vẫn còn, nó không lọt vào tà pháp.
(1:15:32) Phật tử: Tại vì ngày xưa con đã từng tu bên Đại thừa đó Thầy, con tu đến 5 năm bên Đại thừa. Như vậy thì cái nợ của con với đàn na cũng rất là nhiều rồi. Bây giờ con không biết cái này con giải quyết như thế nào. Con không có biết là mình đã bị tu sai như thế nào.
Trưởng lão: Trong cái vấn đề con thấy như trong thời Đức Phật vẫn bị tu sai đó, phải không? Nhưng mà khi mà trở về chánh pháp mình biết gieo cái nhân quả là không bao giờ cái tà pháp nó cũng không còn theo con nữa, nó mất.
Mà cái nợ, cái nợ đàn na thí chủ, cái nợ đàn na thí chủ chẳng qua trong cái đời trước con có cúng dường cho các vị tu sĩ Đại thừa, cho nên đời nay con lọt vào trong vòng của Đại thừa để con ngồi đó con ăn, con học hành chỉ do cái của đàn na thí chủ cúng dường, đây là một sự vay trả, có gì đâu mà con lo.
Cho nên bây giờ con gặp chánh pháp, là tức là cái hướng đi nó tốt rồi, con giữ gìn được cái nhân cái pháp đó để cho đời sau con không có mất nữa. Tức là con không lạc vào trong đó nữa, cho nên vì vậy mà chuyện con gặp chánh pháp rồi con đâu có cúng bậy bạ đâu, con đâu có cúng dường bậy nữa.
Phật tử: Như vậy là cái nợ năm năm này là thực ra là sự vay trả của con.
Trưởng lão: Của vay trả của con, con cũng không có gì hết. Bởi vì trước kia con cúng dường bây giờ con lọt vào tà pháp là tại vì con cúng dường, con mới vào cái này để mà trả cái nhân quả con cúng dường, bây giờ con ngồi con an lạc. Thì mấy ông Thầy, mấy ông Hòa thượng bên Đại thừa bây giờ cũng là do cái nhân quả cúng dường của người cư sĩ đời trước, mấy ông cũng là những người cư sĩ cúng dường thôi. Bây giờ mấy ông làm Thầy, mấy ông cũng chỉ loanh quanh ở trong cái chỗ này để ăn cái của mà mấy ông đã cho người ta vay thôi chứ gì.
Còn những người cư sĩ mà bây giờ người ta theo Đại thừa, người ta cúng dường rất nhiều là những người hồi trước đã ăn rất nhiều, cũng làm Hòa thượng chứ không phải. Mấy cái người cư sĩ cũng là Hoà thượng, ít nhiều ăn của người ta rất nhiều, bây giờ làm ra thì cứ đem vô trong trả. Bởi vì cái phước đó là phước hữu lậu, người ta tu tập đó là cái phước hữu lậu, cho nên người ta làm giàu được. Mà giàu thì phải đem cúng dường, cúng dường để trả.
Cũng như hồi đó mình làm Hòa thượng mình ăn, bây giờ mình làm nhà giàu để mình trả lại cái này. Thì mấy cái người mà nhà giàu cúng dường cho Đại thừa, đều là hoàn toàn là những vị Hòa thượng trong cái tiền kiếp. Bởi vì cái mắt nhân quả mấy con không có, cho nên mấy con không nhìn thấu suốt mấy con không thấy.
Phật tử: Như vậy còn cái trường hợp là, ở bên Đại thừa tu xong làm công chuyện để mà đền, để mà phải trả nợ người ta hả Thầy?
Trưởng lão: Thì đó, thì cách thức đó đó con. Bây giờ cứ làm cứ đem vô cúng dường hoài mà trả nợ, nhiều khi rất nghèo khổ mà vẫn đem đến để cúng bái này kia rồi cũng tha thiết, rất là tiết kiệm từng chút. Tức là làm con ngựa đó, mình làm đổ mồ hôi nước mắt mà đem vô cúng quý Thầy, mà quý Thầy xài phí một cách rất là, mồ hôi nước mắt của người ta mà không thấy tiếc gì hết.
Nhiều khi người ta dành dụm từng chút, gia đình người ta tiết kiệm từng chút để rồi mỗi tháng đem đi cúng dường. Rồi cuối cùng thì ở đó xài phí một cách rất là quá đáng trong mồ hôi nước mắt của gia đình người ta, cả gia đình của người ta. Cái này thực tế Thầy thấy cái gia đình của cư sĩ, họ phải dành tiền riêng của họ nhỏ để họ bỏ, để rồi tới cái tháng họ đem cúng dường để mà cầu cái phước họ. Nhưng mà ngày xưa họ đã ăn cái này, bây giờ họ đã phải trả một cách kham khổ như thế này sao, tại vì cái gì? Đó là làm thân trâu ngựa đó, nhân quả mà đâu có chạy khỏi đâu.
(1:18:32) Phật tử: Còn như con từ nhỏ con sinh ra con bị cái bệnh viêm xoang, con không biết là cái việc gì khi mà con bệnh này?
Trưởng lão: Thật sự ra thì cái bệnh thì bao giờ nó cũng do cái nhân quả ác của mình đã tạo ra cái đối tượng nó như thế nào đó. Chẳng hạn như Thầy đặt thành vấn đề, thì đây là không dám nói về chuyện quá khứ đâu, nhưng mà Thầy đặt vấn đề thí dụ như ngày xưa con là người mà cầm cái, con biết con trâu, con bò mà họ xỏ mũi chứ gì, con thường hay là cái người mà đi xỏ mũi bò, trâu cho người ta, để người ta cột cái vàm mà người ta cày nó chứ gì. Mà con là cái người dạn dĩ cầm cái cây tre vót nhọn, người ta không có cho cầm cây sắt, sợ cây sắt nó nhiễm độc lắm.
Thường thường ở trong nông thôn này có người chuyên làm cái chuyện đó. Thì người đó đó, họ nói là "cái nhân quả của họ là phải đau về cái phần lỗ mũi này chứ gì". Con có làm cái chuyện đó thì con phải chịu đau cái mũi, thì con phải chịu viêm xoang thôi. Mà sao nó không hết, có người thì ta hết, tức là người ta làm ít, phải không? Người ta đâm lỗ mũi trâu, bò ít, thì con đâm nhiều thì nó suốt đời phải chịu chứ sao. Thầy đã nói ghép ví dụ chứ Thầy không có nói con như vậy, Thầy đâu có dám nói cái chuyện nói láo như vậy được, cho nên Thầy đem cái ví dụ thôi. Đó là mình tạo cái nhân quả về cái lỗ mũi thì mình phải chịu cái bệnh lỗ mũi là viêm xoang lỗ mũi chứ sao.
Phật tử: Tức là trên thân thể con tạo nghiệp về cái phần gì thì con…..
Trưởng lão: Về phần gì thì con sẽ trả về cái phần nấy.
Ví dụ như con bẻ chân người ta, con bẻ chân ếch, con làm thịt ếch con bẻ nó, hoặc con bẻ giò gà, hay hoặc là con bẻ cánh gà đi, thì bây giờ con bị xe đụng gãy chân, gãy cẳng con thì cái chuyện đó cũng là cái nhân quả của con. Hồi đó con bẻ biết bao nhiêu con gà, bây giờ tới cái chân cái cẳng của con, hay cái tay con bị xe nó gãy thì con ngồi xe lăn con mới khổ đau. Cũng như là mình không ngờ mình làm cái chuyện ác đó, bây giờ mình trả mới chút xíu mình lại than thân trách phận gì.
Bao nhiêu giò ếch con bẻ, bao nhiêu giò gà con lận, thì bây giờ mà con còn trách cái gì, con làm bao nhiêu cái chuyện đó phải không? Cái nhân quả đó mà.
Phật tử: Tại vì con muốn biết nhân quả để mình, cái tâm mình nó thanh thản, mình đón nhận những việc mình làm đó.
Trưởng lão: Đó thì Thầy muốn nói trên cái nhân quả. Thầy đem ví dụ chứ không phải là Thầy nói đời trước con làm cái nghề đó, thí dụ như vậy. Nhưng mà Thầy đem ví dụ để cho mình biết rằng cái nhân nào thì phải cái quả nấy. Mình có bẻ giò của chúng sinh, thì bây giờ mình có gãy giò thì nó cũng là cái quả đó mà thôi. Rồi mình còn sẽ làm chúng sanh người ta bẻ giò mình nữa chứ đâu phải không, chứ không phải là chỉ có cái đời nay. Đời nay nó thực hiện cho mình thấy được cái quả hiện tại cho mình biết rằng, mình đang làm ác đó, con hiểu chưa.
Nó chứng minh cho cái sự cái nhân quả nó có tiếp diễn, nó có hiện tại và nó có quá khứ chứ nó không phải là ở trong hiện tại không, mà nó còn tiếp diễn theo cái tương lai của nó nữa. Nó kinh lắm mấy con, bởi vậy người ta thoát ra khỏi cái nhân quả, người ta mừng. Cho nên người ta được Phật Pháp là người ta lo người ta bỏ cuộc đời này, nỗ lực người ta tu, người ta không còn tiếc cái gì nữa, bởi vì nó ràng rịt, nó buộc chúng ta.
Bởi vì trong cái nhân quả thì nó sử dụng, cái nhân quả nó sử dụng thất tình lục dục của nó. Mình thương con mình là cái dục của nó rồi, thất tình lục dục mà. Nhưng mà mình nghĩ rằng con mình sinh ra mình thương chứ gì, nhưng mà nó nằm ở trên cái đó là tại vì nhân quả nó sử dụng những cái đó. Cho nên mình thấy mình thương con, nhưng mà nó là thất tình lục dục của cái nhân quả.
(1:21:48) Người ta đâu có biết nhân quả nó biết sử dụng, nó làm cho người ta mẹ rất thương con, con rất thương mẹ. Do đó, tưởng là nó hiếu nhưng sự thật ra nó là nợ đó, nó trả nợ qua cái tình cảm đó.
Những đứa con thương cha mẹ, cho nên nó không bao giờ nó để cha mẹ nó làm cái gì cực khổ. Cha mẹ cứ làm gì cực, nó vô nó làm hết, đứa con thật có hiếu, nhưng mà không ngờ đứa con này là nợ của ông bà. Cho nên nó làm hết cho ông bà này được sung sướng, nó trả cái nợ. Tự nó, nó thúc đẩy nó làm cái chuyện đó, nó làm ở trên cái thất tình lục dục đó, tình thương đó. Nó làm cho đứa con chịu lăn xả vô thương cha mẹ, không có để cha mẹ khổ sở, nhưng mà không ngờ đó là quy luật của nhân quả nó như vậy. Cho nên thấy đứa con mình sao có hiếu quá, nhưng mà sự thật nó đang trả nợ.
Còn bây giờ đứa con này nó chơi bời, nó không có làm phụ cha mẹ, cực khổ gì nó cũng thản nhiên hết, thì đây là do mình nợ đó, coi như là tôi tớ để làm cho nó. Thậm chí như cái giường ngủ, hay cái bàn sách vở học của nó, mình cũng phải sách nước cho nó, lau dọn cho nó. Nó chỉ đến đó nó học rồi cái nó đùa xuống, nó nằm nó ngủ, nó không có cần biết gì hết, mà mình sẽ lo lắng từng chút, thì người mẹ đó là tôi tớ cho nó, là nợ phải trả hết cho đứa con này. Nhiều khi nó còn ăn cắp tiền bạc, nó phá, nó làm cho mình tức tối nữa.
Các con thấy đó là quy luật nhân quả mà. Cho nên nếu mình không thấy thì mình buồn khổ, nói con tôi bất hiếu, rồi con tôi có hiếu, rồi này kia nọ, sự thật ra là nợ trả vay.
Phật tử: Tất cả mọi việc đều là nhân quả?
Trưởng lão: Nhân quả, cho nên chúng ta là những người, con người chúng ta là thừa tự của nhân quả, từ nhân quả mà ra, các con thấy ghê chưa.
(1:23:28) Phật tử: Bên đạo Phật người ta quan niệm cúng dường bông vậy là làm thân thể đẹp đẽ, việc đó có đúng không ạ?
Trưởng lão: Không đúng đâu, bông là một đứa con của cái cây, mà mình nỡ cắt cái bông, tức là mình nỡ bắt đứa con phải lìa, lìa mẹ nó mà đem cúng Phật. Thì liệu mà nói Đức Phật ổng nhìn thấy như vậy thì ổng có xót đau? có xót đau, không đẹp đâu mấy con, nó còn xấu. Thử hỏi mình cắt rồi thì cái bông đó nó lần lượt nó sẽ héo úa đi, nó làm cho cái bông đó phải chết đi một cách đau khổ, có không? Các con không thấy đó là cái bông, cái bông là đứa con của cái cây đó mà, chúng ta nỡ lòng nào. Cho nên Thầy nói thật sự đừng có làm cái điều như vậy.
Nhìn nó đẹp, thấy cái bông đó đẹp thì đứa con đó nó phải đẹp chứ, nó đẹp cho cái cây đó chứ. Mà mình nhìn mình thấy đẹp, rồi mình cắt nó mình chưng, mình đem cúng Phật, mà Phật chấp nhận cái điều đó đâu, đó là sai. Thế mà người ta đem đống đống, một cái lễ lớn người ta đem đống đống bông người ta chưng, thiệt ra mình biết nó sai, thiếu cái đạo đức.
Bởi vì cái cây đó nó có cái đời sống của nó, nó không có cái cảm giác đau như là cái loài động vật, nhưng nó có cái đời sống như cái loài động vật của chúng ta. Cho nên nó cũng có con, nó cũng có cái, nó cũng có này kia chứ, cho nên nó có quả đó, đó là con cái của nó mà. Cho nên vì vậy mà mình nỡ tâm mà cắt con của người ta mình đem mình chưng, mình cúng Phật để nó được phước. Trời ơi phước gì, muốn cho đẹp, muốn đẹp cái bông này hả, nó không đẹp mà có điều nó xấu.
Cho nên các nhà…., các nhà Đại thừa hầu hết tưởng tượng cái này mà họ không thấy làm cái điều tội ác….
Phật tử: Như vậy thì thường những cái người đẹp do thân thể là có phải là do họ ít sân hận, ít phẫn nộ, ít bất bình.
Trưởng lão: Đúng, bởi vì cái người mà sân cái gương mặt họ nó xấu lắm, nó dữ lắm, phải không? Cái người mà không sân thì cái kiếp này mà người ta giữ gìn cái tâm không sân, kiếp sau người ta rất đẹp. Còn cái sân đó thì không bao giờ đẹp, đúng là cái chỗ này, đúng là tâm lý con người. Cái người mà sân hận gương mặt không đẹp, chứ không phải là đem hoa cúng Phật, đem hoa cúng vậy là chắc là ai cũng cắt hoa cúng hết rồi ai cũng đẹp hết.
(1:25:39) Phật tử: Làm thế nào để, con biết Đạo Phật là đạo tự lực, nhưng mà cái nỗ lực công việc đó con muốn có thêm một cái, ví dụ như ngoài cái tự lực của bản thân, thì mình cũng cần cái gì thêm để mình thành tựu một cái tâm niệm nào đó không ạ.
Trưởng lão: Mình phải cần thêm, thứ nhất là cái lực của mình nó chưa có đủ cho nên mình cần phải rèn luyện thêm cái nghị lực của mình. Thì nó có những cái phương pháp để mà rèn luyện cho mình, cho nên khi mình gặp khó khăn mình đều có cái nghị lực, cho nên mình vượt qua được những cái khó khăn. Còn mình thiếu nghị lực là mình thối lui rồi, con hiểu không?
Cho nên đạo Phật mới nói tự lực là nó phải rèn luyện cho người đó phải có cái lực, tức là có cái nghị lực, trước tiên là phải rèn luyện cái nghị lực. Cho nên vì vậy đó mà người ta có những cái phương pháp để dạy cho cái người đó rèn luyện cái nghị lực của mình. Cho nên khi mà có nghị lực rồi, thì mình gặp khó khăn mình vượt qua được hết. Mình làm ăn trong công việc gì mà gặp những thất bại đều là mình có thể mình vượt qua được hết, còn không khéo thì coi như mình rút lui thôi. Đạo Phật nói đạo tự lực mà, cho nên nó dạy cho mình có nghị lực để mà mình tự lực mới nổi, chứ nếu mà không có cái nghị lực thì không có tự lực nổi đâu.
(1:26:47) Phật tử: Như vậy thì từ lúc con biết được chánh pháp chân chính thì con sẽ ăn chay. Nhưng mà ngày xưa đến giờ con ăn mặn thì cái nghiệp này về sau con có giảm?
Trưởng lão: Con sẽ ăn chay là từ đây về sau nó sẽ hoá giải, nó sẽ hoá giải, tại vì mình không ăn thịt chúng sanh nữa. Rồi từ đây những cái quả mà mình ăn trước đó, không có nghĩa là mình trốn đâu. Nó có sẵn ở những cái này để khi những cái đau bệnh, hay hoặc những cái tai nạn gì xảy ra cho mình, chấp nhận trong vui vẻ. Tôi biết là tại vì tôi có thời gian ăn thịt bây giờ tôi mới khổ, tôi chấp nhận.
Phật tử: Mình phải chấp nhận?
Trưởng lão: Mình chấp nhận, mình chấp nhận vì vậy mà mình chuyển. Tại vì mình chấp nhận mình không có đau khổ, mình chấp nhận mà mình thấy bây giờ nói đang có cái tai nạn xảy ra mình vui vẻ. Khi mà cái tâm mình vui vẻ là cái nhân quả nó không tác động được mình rồi, tức là mình không còn quả nữa. Còn mình buồn rầu, mình sợ hãi tức là mình bị quả, còn mình không buồn rầu, không sợ hãi tức là cái nhân quả đó mình chuyển, nó sẽ hết.
Còn từ đây về sau, về tương lai thì mình không có làm những cái lỗi này nữa, thì mình hoàn toàn nó sẽ có cái…, nó hết.
Phật tử: Với lại những cái nghiệp từ xưa đến giờ mà mình cắt cổ vậy nó có sám hối, nó có giảm đi phần nào không?
Trưởng lão: Có nghĩa là mình sám hối là mình ngăn chặn nó, khi mình sám hối rồi thì từ đây về tương lai mình không làm những cái lỗi đó nữa là gọi là sám hối. Còn những cái quả mà, những cái hành động nhân mà mình đã tạo, mình tạo ra rồi thì cái quả này mình luôn luôn mình chuyển nó bằng cái tâm của mình. Khi nó đến, bây giờ sự đau khổ mình an vui, mình không sợ. Nghĩa là mình bất động tâm rồi, mình không sợ nó tức là mình chuyển được nhân quả đó.
Mặc dù là, bởi vì Thầy nói, mình cũng sống cũng như bây giờ nó có hai đời sống: Một cái người không đạo, một cái người có đạo. Cái người không đạo người ta cũng khổ như vậy, mà cái người có đạo cũng khổ như vậy. Nhưng người có đạo, cái tâm người ta biết chuyển cho nên cái tâm người ta không khổ. Còn người không đạo thì gặp cái khổ họ khổ trên tà pháp, con hiểu chỗ này không?
Cho nên vì vậy mà người ngoài hai người này, người có đạo và người không đạo. Cái người không đạo thì cũng khổ, mà người có đạo cũng khổ, Tại sao hai người lại? Thay vì cái người có đạo thì hoàn toàn không khổ chứ, mà tại sao lại khổ? Tại vì mình mang cái thân nhân quả như người kia, người không đạo cũng mang cái thân nhân quả. Cho nên cái khổ của mình có nhưng mà cái tâm mình không khổ, còn cái người kia thì phải khổ hoàn toàn, nó khác hơn cái chỗ này thôi.
Cho nên con có tạo thì cái nhân quả con mới có cái thân này để mà trả nhân quả, vì vậy bảo nó đừng có trả nhân quả này sao được, nó phải đến với mình. Nhưng mà đến với mình mà nó tác động cái tâm mình không được, cho nên mình thấy an vui, con hiểu cái đó gọi là chuyển nhân quả, phải không? Con thấy rõ không. Còn bây giờ mình buồn khổ là mình bị nhân quả chuyển mình, cho nên mình mới buồn khổ mình mới trả cái quả. Còn mình không buồn khổ thì cái quả nó tác động cái tâm mình không được, thì tức là mình chuyển nó rồi, mình không khổ. Con hiểu vậy là tức là con thấy đạo Phật hay lắm, tuyệt vời, sống mà không khổ…..
(1:29:33) Phật tử: Còn những người mà họ sinh ra mà họ làm vua quan giàu có thì họ bình thường họ làm như thế nào?
Trưởng lão: Thường thường là họ đem những cái thiện pháp, cái bố thí của họ.
Ví dụ như giờ họ có tiền bạc họ đem họ giúp đỡ người này, họ bỏ cho người kia. Sau này thì họ, ít ra họ không làm vua thì họ cũng làm ông quan có nhiều lính theo hầu hạ, phải không? Còn họ đem của cải nhiều, họ có được phước báu, họ đem nhiều cho nhiều người, sau này họ làm vua một nước thôi, họ sanh vào một cái gia đình vua chúa, họ trở thành những hoàng tử, từ đó họ lên là họ làm vua, phải không? Cái đó là do cái nhân quả bố thí của người đó nhiều. Cho nên những người mà hưởng, thọ hưởng cái của họ đó, những người đó trở thành lính, dân của họ hết.
Cho nên đừng có nghĩ rằng mình đem của cải mình cho họ đó, để mà mình an ủi họ. Sự thật ra mình muốn gieo một cái duyên mình làm quan, làm vua đó chứ không phải là thường mấy cái người mà nổi tiếng. Còn mình tại vì mình không có tiền, mình không muốn làm vua cho nên. Mình muốn làm vua mà tại mình không có tiền cho nên mình không có bố thí được. Cho nên ai cũng muốn làm vua thì nên đem vét hết tài sản mình ra bố thí đi, càng nhiều người bao nhiêu thì mình sẽ có lính nhiều, dân nhiều chứ gì. ( Thầy cười )
Phật tử: Nhưng mà làm vua mà có chánh pháp thì đỡ, còn ác thì…
Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên, là trong khi mình làm những cái điều ác mà mình tích lũy của cải mình đem bố thí, cái chuyện bố thí này thôi cái ông vua này đi lên làm vua là rất ác. Kiếp trước ông làm ác, ổng có tiền mà ổng bố thí, cho nên những cái người mà thọ hưởng cái của ác này thì sẽ là những cái người dân của cái nước đó. Những người dân nước đó đều khổ vì ông vua này. Bởi vậy thế cho nên có ông vua anh minh mà cũng có những ông vua ác chứ đâu phải là ông vua nào cũng là anh minh hết, con hiểu chưa?
Đó là nhân quả mà, Thầy nói các con sẽ thấy cái nhân quả răm rắp, nhân nào quả nấy. Bởi vậy Thầy mới dám viết Đạo Đức Nhân Quả, chứ còn không Thầy đâu dám viết đạo đức nhân quả mấy con, phải thấy mới được nhân quả.
(1:31:23) Phật tử: Có những người nằm mộng rất nhiều, có những người hầu như không nằm mộng. Hai người khác nhau gọi là cái tưởng lực hay là cái gì?
Trưởng lão: Đúng rồi cái tưởng của chúng ta, chúng ta có năm cái uẩn
Sắc uẩn
Thọ uẩn
Tưởng uẩn
Hành uẩn
Thức uẩn
Có năm cái uẩn, vì vậy thì cái người mà hay, hay nằm mộng là cái người tưởng uẩn hoạt động nhiều, ý thức nó ít, người này sống trong tưởng nhiều. Và cái người mà tu tập về cái tưởng, tu tập rèn luyện về cái pháp tưởng thì cái người này thực hiện về cái năng lực của tưởng, cho nên có những cái năng lực rất là siêu việt gọi là thần thông, biết chuyện quá khứ vị lai đó là cái năng lực của tưởng.
Phật tử: Như vậy là những người trí tuệ.
Trưởng lão: Hoàn toàn là những cái tưởng tuệ chứ không phải là trí tuệ đâu, không phải có trí đâu. Những người này đều là nuôi, thực hiện những cái đó đều nuôi cái tâm tham vọng của mình, danh với lợi chứ không có gì. Tạo ra những cái này đều là tạo cái danh cho người ta biết mình trên cái danh. Cho nên những cái người này còn tham vọng, mà tham vọng thì có nghĩa là khác.
Phật tử: Như vậy thì những con người nào mà ít nằm mộng, nằm mơ, là những người này cái tiêu chí của họ là tốt hơn là cái người có cái tưởng.
Trưởng lão: Tốt hơn là cái người có cái tưởng đó thôi. Cho nên cái người nằm mộng nhiều là cái người nguy hiểm lắm.
(1:32:45)
HẾT BĂNG