PHẬT TỬ THAM VẤN 01 - BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

PHẬT TỬ THAM VẤN 01 - BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

PHẬT TỬ THAM VẤN 01 - BỐ THÍ CÚNG DƯỜNG ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Trưởng lão Thích Thông lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng:…​

Thời lượng: [45:50]

1- BỐ THÍ PHẢI NHÌN VÀO NHÂN QUẢ

(00:00) Trưởng lão: Chúng ta phải dựa vào cái chỗ mà những cái lời của đức Phật dạy để mà chúng ta triển khai ra cái lập công bồi đức của cái người cư sĩ.

Cho nên vua Ba Tư Nặc mới hỏi đức Phật: “Chúng con là hàng cư sĩ mà khi cúng dường với bố thí như thế nào đúng chánh pháp?”. Thì đã có người hỏi trong cái thời đức Phật rồi, bây giờ con hỏi lại thì cũng cái ý đó mà thôi, nghĩa lập công bồi đức chứ gì? Nghĩa là muốn cúng dường đúng Chánh pháp nó mới có công đức, chứ còn nếu mà không đúng Chánh pháp thì nó đâu có công đức, nó không có lợi ích gì hết.

Cho nên do cái chỗ này con làm đúng cái Chánh pháp của nó đó thì mỗi cái con phải nhìn nó vào cái nhân quả. Cũng như bây giờ con muốn bố thí cho một cái người nghèo khổ, con không phải cần đi tìm cái người nghèo khổ đó mà giúp họ. Bởi vì nó là nhân quả mà, người ta đã nhân quả là người ta tạo cái nhân nào ác cho nên đời nay người ta mới thiếu hụt. Chứ tại sao có người đủ ăn, mà có người đói, mà có người rách, mà có người lại giàu có? Là cái do nhân quả rồi. Mà tại sao bây giờ mình đi tìm những cái người nghèo đói này mình cho? Như vậy là có làm trái lệch cái luật của nhân quả không? Người ta phải thọ lấy cái quả đó để mà ta trả cái nhân của người ta chớ. Sao lại bây giờ mình làm cái điều đó?

Nhưng cái nhân quả nó có cái duyên của nhân quả, bây giờ mình đi trên đường hoặc là ở gần bên cái nhà mình có một cái người đó, họ nghèo khổ quá thì đó là cái duyên người ta ở gần mình. Hoặc là mình đi trên đường mình gặp, thì đó là nhân quả, có duyên nhân quả với mình, mình mới gặp. Chứ còn họ ở đâu bên Tây, bên Tàu làm sao mình gặp được hoặc là mình biết được? Mặc dù mình nghe người ta nói chứ tôi không thấy, tôi không biết, đó là tôi không có duyên.

Còn bây giờ ngay ở đây bên nhà tôi có cái người quá khổ hay quá nghèo, mà vợ con đẻ không tiền đi bệnh viện hoặc là bệnh đau không có tiền đi bệnh viện mà tôi nỡ nào mà tôi không giúp. Nó có nhân duyên, tôi mới ở gần bên đó, vậy thì tôi phải giúp cái người này tại vì cái người này có duyên với tôi chứ.

(01:41) Cho nên vì vậy mà có duyên để cho tôi ngày xưa nó, họ cũng là tôi có cái duyên cho nên bây giờ sanh ra có duyên mới gặp ở gần nhau. Cho nên vì vậy mà trong hoàn cảnh nghèo này mà tôi bây giờ tôi khá, trong hoàn cảnh đau khổ này tôi có thể giúp được, tôi sẵn sàng giúp cho người này hết. Nghĩa gọi là có phước. Đó là cái nhân quả, nhìn trong nhân quả mà để làm cái việc bố thí, con hiểu chỗ đó chưa?

Cho nên vì vậy đó khi mà bố thí như vậy nó mới đúng pháp. Mình không đi kiếm cái người khổ, bởi vì cái người khổ là cái người nhân quả của người ta, mình kiếm nhân quả người ta thì bao cái khổ nó sẽ đến với mình. Miễn là mình gánh cái đau khổ của người ta thì nó sẽ đến với mình chứ sao.

Cho nên mình không có nhưng mà cái duyên đó có nhân quả với nhau, cho nên mới gặp nhau ở trong cái cuộc sống này. Do đó mà gặp nhau cuộc sống mà mình làm ngơ thì tức là mình nợ nhân quả. Cái người nghèo khổ bên nhà mình, mình làm ngơ mình không giúp đỡ đó là cái nhân quả mình chưa trả hết đâu, mình sẽ còn gặp nữa, chưa hết.

Cho nên mình sẵn sàng mình vui vẻ mình giúp đỡ với một cái nhiệt tình thương yêu người ta thực sự, đó là cái bố thí đúng Chánh pháp.

(02:40) Phật tử: Dạ bạch Thầy! Chỗ này Thầy cho con hỏi, những cái bố thí vậy, thì những người mà đi ăn xin, thì họ cứ ngày nào tự nhiên cũng người đó, mà ngày nào cũng đi cái con đường đó hay là có khi họ đi rồi họ đi đường khác vài ngày sau họ quay trở lại, họ bước vô nhà mình ăn xin. Thì như vậy cũng là cái nhân quả hay không Thầy?

Trưởng lão: Nếu mà trong cái vấn đề đó, nó tạo thành cái nhân quả thì nó có cái nối tiếp của cái nhân quả. Chẳng hạn bây giờ cái người ăn mày đó đó, mình không biết rõ họ cái hoàn cảnh họ nghèo đói nhưng mà cái hình thức họ bây giờ mình gặp họ thì mình thấy họ có cái hình thức nghèo, họ mới đi xin chứ. Nhưng mà sự thật ra mình chưa nắm chắc, nhất định là không cho.

Mình phải biết chắc chứ: “Tôi có duyên tôi ở gần bên anh, tôi mới biết, chứ không anh lừa đảo tôi sao”. Cho nên đức Phật nói như thế này nè, vua Ba Tư Nặc: “Tôi thấy mấy cái vị tu sĩ đi ngang đây thì tôi thấy người nào cũng mặc y, mang bát cũng giống như Phật thì tôi chắc chắn là đó là A La Hán”.

Thì đức Phật nói: “Đâu chắc được, mấy ông này chưa chắc là A La Hán, ít ra là nhà vua phải ở gần ông ta mới thấy được cái hạnh sống của ông ta như thế này, thế này mới biết chắc ông ta là A La Hán chứ. Nhìn cái tướng ông ta làm sao mấy…​ Bệ hạ vừa thấy mấy ông mặc y áo vậy Bệ hạ cho là A La Hán thì đâu có đúng được. Cho nên vì vậy thấy vậy Bệ hạ cứ cúng dường vậy là Bệ hạ tạo thêm cái tội đó”.

Mình phải sống gần, mình phải biết rõ ràng rồi mình mới giúp. Cho nên cái thằng ăn mày này mà nó đến đây nó lừa đảo con được rồi, nó đi ít bữa cái nó cũng lại nó xin con nữa. Nó lừa đảo con được, nó thấy thằng cha này nó bỏ tiền cho mình nè, thành ra nó cứ nó đi hoài nó cũng rốt cuộc nó tới kiếm tiền con. Như vậy là con không được phước mà con lại nuôi lớn cái thằng gian xảo. Có tội đó! Con hiểu không?

(04:11) Cho nên còn mình biết rõ ràng nó nghèo, cho nên mình giúp nó. Mình không có cho ngang xương vậy. Con đi đường gặp ăn mày không cho, nhất định không cho. Nhưng mà tôi biết rõ ràng anh, tôi đến nhà anh tôi cho. Còn tôi không biết nhất định là tôi không cho.

Anh đói anh ráng chịu, nhân quả anh chịu chứ tôi không có thương, cái tình cảm tôi không có lằng nhằng bậy bạ, tôi sống bằng lý trí, tôi không có để cái tình cảm, tôi thấy anh khổ như vậy là trước mặt thấy anh làm bộ khổ chứ chưa chắc anh đã khổ. Anh nhiều khi anh xin tiền tôi ra kia anh ngồi ăn, uống rượu, anh chơi bài bạc nữa khác nữa, chưa chắc. Bởi vì cuộc đời này không có người nào tốt đâu, anh lừa đảo, cho nên vì vậy tôi đâu có phải ngu. Con hiểu không? Như vậy rõ ràng là mình bố thí đúng cách.

Cho nên đừng có thấy cái người đi ăn mày hoài mình cho. Thà mình hãy cho những cái người mà mình biết rằng thật sự có nghèo, là tốt nhất. Còn cái thứ mà láng cháng ở ngoài, kệ anh làm gì anh làm, tại nghiệp của anh, ráng anh chịu, tôi chưa có biết rõ anh thì tôi không có duyên với anh đâu. Con hiểu không? Mà tôi có duyên với anh là tôi biết anh mới rõ. Con hiểu không? Có duyên mới biết rõ người ta.

(05:06) Cũng như bây giờ tôi nói phóng sanh chim. Mà tôi đi đường tôi gặp người ta bắt con chim nó đang…​ Người ta bắt, người ta bẻ cánh hay hoặc người ta cột giò nó vậy, nó tội quá. Tôi, bây giờ bao nhiêu tiền tôi cũng mua, tôi bỏ, tôi thả. Mà tôi không gặp, thì bây giờ anh bắt đâu anh bắt. Kệ! Tôi không có biết.

Con chim nó có nghiệp nhân quả cho nên nó phải trả nhân quả thôi, tôi không đi tìm nó phóng sanh, tôi tìm phóng sanh là tức là tôi nuôi anh làm cái nghề này. Anh còn bắt chim, mai mốt anh nói có người phóng sanh anh cứ bắt anh nhốt đó để chờ tôi, bán cho tôi. Thì như vậy rõ ràng là Phật giáo cái dạy điều này là dạy anh làm cái nghề ác. Mà tôi là người ngu, tôi là người mà gọi là làm phóng sanh mà lại là ngu. Tạo cho nó bắt bao nhiêu chim để nó nhốt lại đây nó chờ tôi để mua.

Cho nên Phật tử là toàn là theo cái kiểu mà Đại thừa đều là phóng sanh ngu. Nghĩa là nhân quả của con chim đó nó phải trả, nó không có duyên gặp tôi, thì tôi, trước mắt tôi đâu thấy nó khổ đâu. Anh bắt anh nhốt ở đâu, kệ anh tôi không có biết, tôi đâu có đợi nó tôi đi tìm.

Cho nên vì vậy mà bây giờ lỡ tôi đi trên đường thấy anh đương câu con cá lên, nó giãy giụa quá, tôi xin mua con cá này anh bán nhiêu tôi mua, nghĩa là mua rồi tôi thả. Nó có dại nó ăn nữa nó chịu. Rồi bây giờ tôi thấy trước mặt tôi nó khổ, nó giãy giụa nó sắp chết rồi, tôi cứu nó. Đó là nó có nhân quả với tôi, tôi mới gặp nó đang trong cảnh khổ, tôi giúp.

Còn nếu mà hoàn toàn anh bắt anh bỏ trong giỏ, tôi không thấy, kệ. Tôi không có lại mua giỏ anh, tôi thả nó xuống đâu. Cái nhân quả của tôi, tôi thấy cái khổ là tôi giúp mà không có thấy cái khổ thì tôi không giúp, có vậy thôi. Tức là mình phải biết bằng nhân quả con, tức là mình đúng.

2- CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP MỚI ĐƯỢC PHƯỚC BÁU

(06:26) Còn đối với các sư, các thầy mà cúng dường, thì phải cúng dường những người giới luật thanh tịnh. Những người không giới luật thanh tịnh là ma. Cho nên tôi cúng dường tức là tôi nối giáo ma để diệt Phật giáo, tôi có tội.

Con thấy cái sự cúng dường đức Phật đã dạy rõ mà. Cho nên làm cái gì nó bằng cái lý trí của mình rõ ràng chứ không để tình cảm mình lấn át. Thầy tôi tu sai mà tôi cứ đem cúng dường hoài như vậy rõ ràng là tôi xúi giục ông thầy tôi sai thêm, làm cho tội ông thầy tôi thêm. Như vậy là tôi đâu phải là người tốt.

Còn bây giờ tôi không cúng dường, ông phải ra làm, ông phải…​ Mặc dù ông là thầy đó, bởi vì tôi không biết, bây giờ ông đã quy y tôi, ông là thầy, nhưng mà ông phải làm đúng, chứ ông không làm đúng tôi không cúng dường ông. Ông phải ra vác cuốc làm sống như người ta. Như vậy là tôi biến ông thầy tôi trở thành tốt. Sau đó ông thầy tôi mới xứng đáng với thầy của tôi.

Còn bây giờ tôi cứ cúng dường cho ông bởi vì ông là thầy tôi, tôi cúng dường ông ngồi không ông ăn, rồi ông lợi dụng người này người khác ông ăn ngồi sung mặc sướng như vậy mà hoàn toàn là ông sống không đúng. Lại là ông phì da, ông ăn đủ thứ hết, mà trong khi mà ông vét từng mồ hôi nước mắt mọi người ông ăn. Rồi chùa ông lớn sách đẹp rồi ông mặc lại sang, rồi lại nhà cửa ông sang, vật dụng thế gian, vật chất dục lạc thế gian đầy đủ hết. Còn nhà tôi thật sự ra tôi làm từng đồng từng cắc tôi không bằng ông chút nào hết.

Nhìn mấy ông thầy ngoài chùa giàu sang rõ ràng là mấy ông không phải là một cái người tu rồi. Nhưng mà tôi lỡ, trước kia tôi chưa biết tôi quy y ông cho nên ông là thầy tôi, bây giờ tôi không cúng dường để cho ông phải đi làm vậy để mà ông biết rằng phải, ông giữ giới luật thì tôi sẽ cúng dường lại. Mà ông không giữ giới luật nghiêm chỉnh thì ông không xứng đáng là thầy tôi. Tôi không cúng dường nữa.

Tôi muốn ông thầy của tôi phải trở thành người tốt, cho nên thầy nếu mà thầy giữ gìn giới luật thì, luôn luôn bây giờ tôi vét từng cái hạt thóc trong nhà tôi còn một hạt thóc, tôi sẽ cúng dường trọn vẹn, vợ con tôi nhịn đói. Tôi muốn thầy tôi là cái gương hạnh tốt, cho nên vì vậy mình mới giúp Phật giáo tốt chứ. Còn mình cứ nhắm mắt mình cúng dường cái kiểu này là coi như là Phật giáo nó suy đồi mất rồi.

Cho nên vì vậy mà trong cái vấn đề mà bố thí để có phước báu hay không phước báu là cái chỗ làm cho đúng đắn thì nó phước báu. Bởi vì nó phước báu, thí dụ bây giờ mình vì cúng dường ông thầy mà ông thầy phạm giới này, ông sẽ làm cho tất cả những cái tinh thần tư tưởng của mọi người đệ tử, tức là tín đồ Phật giáo nó suy bại.

(08:26) Còn bây giờ nó biến ông thầy trở thành cái gương hạnh giới luật nghiêm chỉnh rất tốt, thì nó làm cho cái tinh thần của những cái người mà tín đồ Phật giáo này nó càng sáng sủa ra, thì nó tốt cả cái Phật giáo. Thì do đó cái vấn đề cúng dường này nó có phước báu hay không phước báu thì cái hành động này mình biết rõ rồi. Cái này là phước báu chớ còn cái kia là không phước báu mà, rõ ràng là đem cái suy đồi mà sao phước báu được.

Đem cái ngu si của mình phục vụ cho một cái ông mà chạy theo dục lạc, mà hưởng dục lạc vậy, bây giờ ông mập ông béo mà gia đình mình vợ con ốm nhom ốm nhách mà cứ cung cấp cho ông mà, thì như vậy rõ ràng là mình quá ngu si. Đó như vậy là nó có phước báu chỗ nào đâu. Có nhiều người Phật tử cứ lo cúng dường cúng Phật, cúng dường cho chư Tăng rốt cuộc rồi gia đình mình ốm nhom, ốm nheo, ông thầy càng ngày càng mập ra, mà phước báu mình đâu không thấy.

Còn cái kia con thấy giữ gìn cho ông thầy mình giới luật nghiêm chỉnh. Nó tạo ra cái tinh thần, mọi người thấy buông xả người ta mới an lạc ở trong cái môi trường đó liền. Đó là cái phước báu chứ cái gì. Con hiểu cái chỗ mà cúng dường phước báu chưa?

Phật tử: Dạ con hiểu rõ.

3- NUÔI THÂN MẠNG BẰNG CHÁNH NGHIỆP

(09:25) Phật tử: Dạ mô Phật. Bạch Thầy! Cho con hỏi thêm. Thí dụ như bây giờ trong sáu cái nghề mà đức Phật coi như cấm đệ tử của mình làm.

Thí dụ như gia đình huynh đệ của con có người làm như thế mà không từ bỏ được. Thì bản thân huynh đệ của tụi con đó cũng sử dụng cái tiền đó trong ăn, uống, mặc và tất cả các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Thì như vậy là huynh đệ đó cũng bị cái ác nghiệp đó sau này nó chi phối phải không Thầy?

Trưởng lão: Nó chi phối, mà ngay trong cuộc sống nó cũng vẫn có những cái ác nghiệp đó, nó chi phối. Chứ chưa nói chi mà sau này cái thời gian mà tương lai nó xa. Nó cũng vẫn trong cái hoàn cảnh đó, trong cái nghề đó nó sẽ làm cho người ta không có thoải mái đâu.

(10:06) Phật tử: Bạch Thầy! Thí dụ như huynh đệ đó đã được Thầy chỉ dạy rồi. Rồi gia đình của huynh đệ đó đã vào gặp Thầy rồi. Nhưng mà…​

Trưởng lão: Không có chuyển.

Phật tử: Coi như là không có đủ nhân duyên để mà Thầy chuyển họ ra khỏi ác nghiệp đó. Thì trong huynh đệ tụi con, trong cái nhóm mà tụi con thấy tụi con cũng xót xa lắm.

Nhưng mà bây giờ tụi con nếu mà góp ý huynh đệ đó thì tụi con thấy là tụi con, cái thứ nhất là không đủ lực, cái thứ hai là tụi con nếu góp ý thì làm cho huynh đệ khổ tâm. Cho nên là tụi con cũng đành là không có đề cập đến nữa. Rồi cứ để huynh đệ đó, thì như vậy là đối với huynh đệ đó tụi con có…​

Trưởng lão: Theo Thầy thiết nghĩ, mà trong khi đã là huynh đệ thì mình nhắc khéo thôi, chớ không nhắc thì cũng như là mình không hết cái bổn phận đối với huynh đệ. Bây giờ mình nhắc sợ huynh đệ đó đau khổ, cái đau khổ này chứ nó sẽ hết đau khổ sau này. Còn hiện giờ thì nhắc nó trái ngược với cái việc người ta sống mà, thì người ta phải đau khổ vậy, nhưng mà mình mạnh dạn mình góp ý.

(11:08) Bởi vì Thầy nói thật sự ra, thay vì cái người đó họ tự họ phải chuyển cái nghiệp của họ, tức là họ phải chuyển cái nghề thì họ mới thoát khỏi cái khổ. Mà họ cứ chấp nhận trong cái nghề này, thì tức là họ không có chuyển cái nghiệp của họ thì mình làm sao chuyển được.

Nhưng trước cái tình trạng mà huynh đệ đã chấp nhận nhau huynh đệ thì không nỡ mà làm ngơ. Cho nên mình có những cái lời nói khéo léo, thì trong khi đó cái lời nói khéo léo đó không phải lúc nào mình cũng nói được. Nó có cái gì mà xảy ra ở trong cái gia đình này, nó có cái sốc hay gì đó mới nhắc: “Đây là nghề nghiệp không tốt, cho nên anh thấy khổ chưa?”. Mình khéo vậy đó, người ta mới bị cái sốc đó đó, mình nhắc cho người ta mới chợt tỉnh. Do đó người ta mới có cái sự thức, giúp đỡ cho người ta để mạnh dạn người ta chuyển.

Chứ người ta yếu đuối lắm, bây giờ thấy cái nghề này nó sống cũng thấy cũng tạm ổn. Từ đó cái ổn đó nó mang theo những cái quả mà người ta đâu thấy được. Mà mình thì không nỡ nhẫn tâm mà như vậy, để cho người này phải sống ở trong cái sáu cái nghề mà đức Phật đã cấm, đã không cho cái người cư sĩ làm.

Thế mà cái người này đã hiểu biết như vậy rồi mà vẫn làm, tức là trái lại cái lời của đức Phật dạy rồi, mà khi mình theo Phật mà không làm đúng lời dạy của đức Phật thì mình có xứng đáng là đệ tử Phật? Cũng như một đứa con mà nó cãi lời cha mẹ thì cái đứa con đó nó có hiếu không? Nó bất hiếu đó. Do đó nó sẽ thọ lấy những cái quả khổ của nó thì nó phải chịu rồi.

(12:24) Chứ điều mà nó bất hiếu thì nó phải chịu những cái quả khổ đó, chứ nó không chạy đâu nó khỏi, tránh khỏi cái nhân quả đó. Thì nó đang sống ở trong cái nghề này, mà nó khi mà có duyên được nghe cái lời của đức Phật dạy, thì coi như là đức Phật đã trực tiếp dạy nó mà nó không chuyển, tức là đứa con này đứa con bất hiếu.

Thì mấy con chỉ cần nhắc nhở khéo léo. Anh cứ nghĩ coi một đứa con mà nó cãi lời cha mẹ của nó như vậy, thì anh bây giờ anh đâu có nghe cái lời của Phật dạy là sáu nghề không có làm mà. Bây giờ cái nghề của anh nó nhè nhằm trúng cái chỗ mà lời Phật cấm rồi. Thế mà anh làm, thì anh có phải xứng đáng là đệ tử Phật không? Thôi mai mốt anh đừng có nghĩ anh là đệ tử Phật nữa đi, thì anh cứ làm, rồi anh quả nào thì anh chịu lấy.

Chứ không lý mà bây giờ anh là Phật tử rồi mà anh làm như vậy thì anh chị nghĩ như thế nào? Thà làm anh chị đừng có làm Phật tử đi, tôi không nói đâu. Mà là một cái người mà không có tôn giáo gì hết thì anh chị thọ lấy cái khổ gì thì anh chị chịu.

Bởi vì anh chị cứ nhớ rằng hai cái gia đình, một cái gia đình có tôn giáo và một gia đình không tôn giáo. Thì cái hoàn cảnh xảy ra nó đều là khổ như nhau. Cái gia đình nào, hễ con người là cũng có khổ trong đó hết. Nhưng mà cái gia đình không tôn giáo, cái tinh thần tư tưởng họ không có chuyển được, họ không có chuyển được cái đau khổ đó. Cho nên họ chịu ở trong cái sự đau khổ đó.

Cho nên coi vậy cái gia đình nó xảy ra cái tai nạn, cũng giống như cái gia đình này vậy. Nhưng mà cái gia đình này, thì nội tâm của những người trong gia đình mà có tôn giáo này, nó sẽ an ổn. Mà cái gia đình này nó xảy ra cái sự kiện như vậy, mà cái gia đình này không tôn giáo, cái gia đình này đau khổ, nội tâm đau khổ.

(13:47) Ở cái phần này là cái phần thuộc về tâm linh rồi, phần về tâm rồi, cho nên cái tâm nó giải quyết được. Còn cái hoàn cảnh nhân quả thì phải thấy rõ ràng nó vận chuyển, thì hai gia đình này đều là có cái sự hoàn cảnh nó xảy ra giống nhau, nhưng mà cái nội tâm của những người trong gia đình này nó an ổn hay không là an ổn là nó khác xa. Cho nên cái người có tôn giáo nó khác với cái người không tôn giáo.

Chứ mấy con cứ nghĩ rằng: “Tôi theo tôn giáo tôi cũng thấy nó cũng hoàn cảnh nó xảy ra vậy, cái người không theo tôn giáo nó cũng vậy”. Thì như vậy là rõ ràng là hai cái hoàn cảnh này là hai hoàn cảnh nhân quả, thì nó phải có những cái sự kiện xảy ra của nhân quả rồi. Chứ làm sao mà tôi theo Phật giáo mà cái nhân quả của tôi nó dừng lại được đâu, nó không có cái chuyện này đâu, không phải có cái chuyện này. Nhưng vì nội tâm của tôi biết chuyển nó, mặc dù nó có đến nhưng mà tôi vẫn an vui.

Cũng như bây giờ anh có cái nhà, tôi cũng có cái nhà đẹp như nhau, cái nhà anh bị lũ lụt nó sập đổ, nhà tôi cũng bị lũ lụt sập đổ. Nhưng mà vợ chồng của tôi sống trong cái cảnh mà màn trời chiếu đất nó an vui, còn anh lại sầu khổ nè, anh lại chết điêu chết đứng nè, phải không? Anh khổ hơn tôi nhiều.

Cho nên cái tâm trạng của anh bây giờ nó khổ, mà cái tâm trạng tôi, cái hoàn cảnh tôi thì nó cũng giống như anh nhưng mà gia đình tôi không khổ. Tôi chấp nhận được cái nhân quả, tôi đã hiểu được nhân quả, cho nên tôi an vui trong cái cảnh đó, cho nên tôi thấy thanh thản, an lạc tôi cố gắng tôi làm khác. Còn anh thiếu điều anh muốn tự tử anh chết luôn đó. Có phải không? Con thấy không?

(14:58) Cho nên có tôn giáo nó đỡ lắm, mặc dù bây giờ cái tôn giáo nó sai đi, nó không tự lực nó cứu nó, mặc cái nó nhìn nhân quả thì nó đến chùa này kia nó cầu khẩn, nó hy vọng rằng ngày nào đó nó mạnh giỏi thì nó sẽ làm ăn lại được, chư Phật hay hoặc là Thánh Thần phù hộ nó, nó cũng an ủi được cái tinh thần của nó, nó cũng an hơn. Còn anh không biết dựa ai lưng hết, cho nên trọn vẹn anh cái đau khổ, có đúng không?

Mặc dù đây là mê tín nhưng mà cái mê tín nó cũng là cái…​ Thầy nói cái tôn giáo sai đi, nó không tự lực nó, nhưng mà cái mê tín nó cũng giúp cho nó được an ổn tinh thần nó trong cái hoàn cảnh khổ của nó.

Anh, cái nhân quả, khi mà anh sanh ra trong môi trường nhân quả thì anh cũng như tôi, chứ tôi không khác anh đâu. Tôi theo tôn giáo thì tôi…​ Cái hoàn cảnh của anh sao thì tôi cũng vậy thôi. Nhưng mà cái phần mà giải quyết được tâm linh của tôi, cái tâm của tôi thì tôi có khác hơn anh. Tôn giáo có dạy tôi cái điều này, còn anh thì anh không được học ở trong cái tôn giáo cho nên anh thấy khổ.

Đó cho nên vì vậy, mà khi mà mình xác định anh thấy, mình có lúc phải quyết định mà, mình thấy người bạn mình vậy đó, mình cứ quyết định: “Anh làm như vậy, anh suy nghĩ anh có xứng đáng là đệ tử Phật không? Anh cãi lời Phật mà, anh đã đọc sách Phật, lời Phật dạy là sáu nghề không làm, anh còn làm tức là anh có phải xứng đáng lời Phật không?”. Đứa con bất hiếu rồi.

(15:58) Phật tử: Bạch Thầy! Riêng cái chỗ này là huynh đệ tụi con lại kẹt cái chỗ này. Tại vì khi muốn góp ý huynh đệ như thế, thì tụi con cũng đặt mình vô cái vị trí người ta, thì tụi con cũng có mạn đàm với nhau, tụi con đặt vị trí của tụi con hỏi là, thí dụ bây giờ mình đang sống bằng cái nghề như thế, gia đình đang sống một cách sung túc như thế, bằng cái nghề ác nghiệp như thế thì liệu mình có đủ dũng cảm mình từ bỏ hay không? Cái đó, tụi con đặt mình vô vị trí đó, rồi tụi con mới xem thử mình đủ dũng cảm chưa, thì nếu mà chưa đủ dũng cảm thì tụi con phải làm cái gì?

(16:27) Trưởng lão: Đó bây giờ đó, thì thay vì đó, mình phải dũng cảm, mình phải biết thiện ác ở trong này rồi thì mình phải nghị lực. Thà là tôi nghèo đói nhất định tôi không làm cái những nghề này. Chắc chắn là con người sanh ra làm gì đó, bao nhiêu người ta đâu phải làm nghề này mà người ta sống hay sao.

Cho nên mình đặt thành vấn đề là cái nghề này là nghề ác, nhất định là tôi phải dứt. Ngăn ác, diệt ác mà sanh thiện, tăng trưởng thiện. Dù tôi nghèo đói, dù tôi có một ngày một bữa cháo thôi chứ chưa nói có cơm ăn, nhất định tôi cũng không làm ác nữa. Đó là cái người của đệ tử của Phật mà, thà chết chứ không làm ác. Như vậy là có cái sự quyết định, cương quyết ở trong những cái này thì mới chuyển được cái ác chứ còn…​

Nếu mà anh không chuyển được cái nghiệp này thì tham, sân, si anh làm sao anh chuyển nổi được trong nội tâm của anh. Ngay cuộc sống anh, anh chuyển không nổi mà, anh còn sợ đói sợ khát, anh còn thấy bây giờ hàng ngày anh làm ra tiền, ra này kia, đời sống anh sung túc như thế này, anh tưởng đó là hạnh phúc lắm sao? Cái nhân quả này kiếp sau anh bỏ được như vậy nữa sao? Anh sẽ trả bao nhiêu cái thân mạng của chúng sanh đó chớ. Cái điều đó anh phải nhận thấy, điều đó là cái điều mà đưa đến cái đau khổ.

(17:20) Phật tử: Dạ, con bạch Thầy! Thí dụ như con bây giờ, ví dụ gia đình con là đang sinh sống bằng cái nghề, con đang rang cà phê, để mà con rồi xay thành bột rồi con bỏ người ta, bỏ quán để người ta chế biến, rang xay chế thành cà phê ly cho khách uống. Thì trong cái vấn đề mà con sản xuất cà phê đó, thì ban đầu đó thì con cũng tìm cách là con hạn chế những cái gì mà dính với cái ác nghiệp trong đó.

Chẳng hạn như là bơ vậy, phải tìm cái loại bơ nào không làm từ động vật ra, thí dụ như không có giết hại chúng sanh chẳng hạn. Bây giờ hiện nay bơ trên thị trường, những cái chất mà nguyên liệu để mà kết hợp với cà phê, để nó thêm cái hương vị thì có một số nhiều trong đó là bơ, nó dùng mỡ động vật rất là nhiều.

Nhưng mà khi con phát hiện ra được đó, thì con, nghĩa là mặc dù cái hộp bơ nó rẻ thôi, thí dụ như một hộp bơ đó là nó năm chục ngàn, thì con cũng từ bỏ. Con phải mua cái loại bơ nào mà cho dù nó mắc gấp ba lần cũng được, mà không có dính dáng gì tới cái máu của động vật, thì con làm.

Thì tất nhiên thì con biết cái nghề sinh sống là cũng gây nhân quả cả. Nhưng cái nghề con làm thì mặc dù con cố gắng con tránh những cài gì mà dính dáng đến chuyện đau khổ của chúng sanh, nhưng mà con với trí tuệ của con, con không biết cái nghề của con tạo nghiệp như thế nào? Nó có nằm trong sáu nghề mà đức Phật cấm?

(18:31) Trưởng lão: Không! Nó không nằm trong sáu nghề đó. Bởi vì trong sáu cái nghề đó là sáu cái nghề sát sanh, sáu nghề đau khổ đó. Mà cái nghề con thì không sao cả, bây giờ nhìn lại thì con xét qua cái chất cà phê nếu mình đừng có nghiện ngập nó đó, đừng có bị ghiền nó đó thì nó cũng vẫn là có cái chất bổ, nó giúp tốt mà nó là cái thiện chứ không phải không.

Cho nên vì vậy mà con làm nghề đó mà con biết chọn được cái bơ để mà, cái loại bơ mà thực vật đó thì con tạo nó để cho giúp cho cái chất cà phê của mình cho nó ngon, để cho mình tiêu thụ cho nó dễ dàng. Còn mình dùng cái bơ mà có động vật ở trong đó có mỡ động vật thì con nên tránh thì nó hay. Con sáng suốt lắm, đó là cái sáng suốt của con, con làm đúng thiện pháp, không sao đâu.

Thầy xác định trong cái vấn đề đó, nếu mà con mà bán rượu là Thầy cấm đó, mà nếu mà con không có bán rượu thì được bởi vì rượu nó ảnh hưởng lắm. Cà phê thì thật sự ra con thấy, từ cái viên kẹo, từ viên kẹo người ta cũng vẫn cho chất cà phê trong đó mà, socola đồ con thấy, đó thì tất cả những cái điều đó là trẻ con đều là ưa thích ăn, mà nó đâu có độc, nếu mà độc thì người ta cấm người ta đâu có cho nó ăn đâu con. Nó sang cái chỗ mọi điều tốt chứ không có gì đâu, nhưng mà nó là thiện pháp.

Con biết tránh dùng những cái mỡ của động vật ở trong cái bơ để mà làm cho cà phê chất ngon thì một mặt thực vật thì mới sống thiện. Vậy là cái nghề nghiệp của con đúng không sai đâu, con khỏi lo.

(19:44) Còn cái này bây giờ mới…​ Từ cái chỗ mà cái nghề ác này chuyển toàn bộ qua cái nghề thiện đó, thì nó cả một vấn đề chứ không phải, nó thay đổi một cuộc sống của người ta. Bởi vì nó, người ta lấy ác nghiệp này người ta làm cái chánh nghiệp của người ta đang trong cuộc sống thì nó, để mà nuôi sống người ta trong tà nghiệp này, nó sẽ gây cái đau khổ. Mà đây là cái nghề nghiệp là nó nằm ở trong cái chánh nghiệp hay cái tà nghiệp.

Đó thì do đó khi mình xét được cái nghề nghiệp của mình rồi thì mình biết đây là tà hay chánh, mà hễ là chánh thì nhất định là duy trì mà làm, mà tà thì nhất định là chấm dứt. Dù là không có cơm ăn, dù là có chết đi nữa nhưng mà chết trong thiện pháp, chứ không thể nào mà ác pháp. Thì cái cương quyết của người đệ tử của Phật nó phải cái gan dạ và cương quyết như vậy, nó mới chuyển.

Cho nên từ một cái người mà bán cá mà Thầy đã dạy cho họ, họ chuyển qua bán cái bông, trái cây, thì Thầy thấy từ cái chuyển qua bây giờ người ta khá giả, người ta giàu lên được. Còn hồi bán cá nó vừa tanh hôi mà vừa này kia nọ, thế mà trong lúc đó muốn chuyển người ta thấy khổ lắm, nó mất bạn hàng của mình hết rồi.

Hàng ngày cái số mà người mà hôm mua cá mình quen đó, bây giờ đến đây thì coi như mình chuyển rồi, người ta sẽ mua người cho khác rồi, thì mình sẽ mất. Và đồng thời mình đi mở bán bông thì cái người mà khách hàng mà mua bông mình, mới thì nó chưa có nhưng mà lần lượt rồi sẽ có. Cho nên mới đầu thì họ vất vả lắm, họ thấy như là mình ở trên trời mình sụp xuống đó, trong cái sự thay nghề. Cho nên vì vậy mình chấp nhận.

(20:58) Cho nên khi mà thay nghề thì cái cô này cô lên cô có tâm sự với Thầy, cô mới nói: “Thiệt ra con đổi qua nghề này thì con thấy như chới với, gia đình con nó thiếu hụt, rồi con cái nó không có hiểu, nó đòi đồng bạc này kia, đi ăn học. Trời ơi con thấy nó rối! Bởi vì hồi đó cái đồng bạc của mình nó bán như vậy thì nó chi phí nó còn dư, còn bây giờ chuyển qua đây thì coi như nó thiếu”.

Cho nên trong cái thời gian đầu đến với Thầy than phiền. Thầy nói: “Thà là con chết, mà con giữ được thiện pháp hơn là con đi bán cá mà hàng ngày con phải đập đầu cá để cho người ta đem về thì con thấy như thế nào? Nó giãy giụa quá đau khổ mà con nỡ nhẫn tâm sao? Cho nên vì vậy mà con là một cái người mà đã theo Thầy, đã theo Phật thì con phải nghĩ cái điều thiện. Thà là bây giờ một ngày con không có cơm, con ăn cháo đi, nhưng mà con sẽ thấy sau này cái phước con đến”. Đúng vậy, sau này từ cái chỗ nó phát triển được, khách hàng bây giờ người ta thấy cái người này bán bông trái quá là thật thà, quá là tốt, cho nên từ đó mà người ta rất đông người.

Cho nên từ cái chỗ mà nó khó khăn thì người ta lại vượt qua cái khó khăn, bây giờ rất là khá giả. Cho nên những cái tượng Phật Quan Âm rồi này kia, là mấy cái người này mà khi mà họ bị chuyển cái nghề qua nó khổ quá đó, họ đến cầu Phật Quan Âm không à. Cho nên họ phát nguyện là: “Nếu mà tôi khá giả được, tôi sẽ thỉnh đức Phật Quan Âm về tôi thờ ở trên này”.

Cho nên cái cô đó, khi mà cô làm ăn được rồi bắt đầu cô thỉnh đức Phật, cô không nói Thầy, thỉnh lên cô thờ đó. Thôi Thầy nói: “Lỡ rồi thôi, chứ giờ không lẽ bây giờ đem đi đâu giờ”. Thôi Thầy nói: “Đó là cái hạnh nhẫn nhục thôi, con nhẫn nhục mà con chịu đựng để con qua chứ không phải Quan Âm phù hộ con đâu, con hiểu điều đó”. Nhưng mà hồi người ta tin tưởng là người ta tưởng Quan Âm phù hộ, con hiểu không? Chính cái nhẫn nhục mà chịu đựng trong cái khổ mà nhiều quá cũng tốt.

(22:31) Cho nên vì vậy mà Thầy cũng nghĩ tưởng là nó sẽ chuyển qua được rồi, ai ngờ đâu mà tới bây giờ nó chuyển không nổi. Chứ cái tâm nguyện của nó cũng muốn lắm đó, cho nên nó muốn đưa vợ nó vào đây, rồi gặp Thầy để mà Thầy giải quyết, nhưng mà cuối cùng thì nó không chuyển nổi vợ nó.

Thầy biết tâm nguyện của chú cư sĩ đó là muốn lắm. Nhưng mà nếu mà còn cái dịp mà gặp Thầy, mà Thầy thúc đẩy hoàn toàn Thầy thúc đẩy một trăm tám mươi độ, nghĩa là lật ngược qua, dẹp liền tức khắc. Bởi vì không có gì, bị xa quá, chứ nếu gần gần mà có gặp Thầy, kêu vô hàng ngày Thầy nhắc nhở, Thầy thúc đẩy riết dẹp qua liền, rồi chừng đó cái chịu cái cảnh khổ trong có mấy tháng, nó qua con.

(23:08) Phật tử: Dạ, bạch Thầy. Cái nó mê lắm. Thì gia đình con cũng tạo điều kiện, gia đình con cũng hợp đồng xe để rủ gia đình huynh đệ đó.

Trưởng lão: Được. Vậy là giúp huynh đệ của mình. Đó là cái, kêu là bố thí phước đó con. Tạo cho một người bạn mình sống trong thiện pháp, hành trong nghề thiện đó là cái phước rất lớn đó. Cả một cuộc sống người ta mà mình chuyển cho người ta qua cái nghiệp thiện mà nó khó chứ không phải dễ. Nhưng mà con tạo rồi Thầy cố gắng Thầy khắc phục để chuyển qua, rồi mình chuẩn bị, để mà mình chuẩn bị coi cái nghề gì mà cái người này nó sẽ chuyển qua, để mình gợi ý rồi người ta chuyển qua cái nghề đó.

Hồi mà cái cô kia mà không có bán cá đó, thì cô không biết là cô chuyển cái nghề nào. Thầy nói con sẽ bán mà trái cây, Thầy gợi ý thôi, chứ thầy đâu có bảo. Thầy bảo con bán trái cây, bán bông rồi cũng được vậy chứ đâu có gì đâu. Thì không ngờ, Thầy nói vậy mà nó về nó làm thiệt, nó đăng ký nó bán trái cây, bán bông ở đầu chợ.

Thì đó rõ ràng mình gợi ý thôi, thì tức là khi mà về Thầy mà…​ Lần sau này mà gặp Thầy, là Thầy sẽ gợi ý cho một cái nghề, tức là Thầy quan sát coi nó có thể sống ở trong cái nghề nào mà cho nó phù hợp để cho nó vươn lên được trong cái nghiệp quả của nó đang tạo cái khổ nó đó. Thì nó, Thầy sẽ gợi ý.

4- NHỮNG CÂU HỎI KHÁC

(24:19) Phật tử: Mô Phật. Dạ buổi hôm nay câu hỏi cuối cùng. Là không biết hôm nay là…​

Trưởng lão: Con chờ Thầy chút.

Phật tử: Huynh đệ của con có đủ duyên hay không? Nếu mà đủ duyên thì con xin Thầy cho tụi con biết ngày mà thành đạo của Thầy. Là vì hôm trước con có thỉnh Thầy một lần, Thầy nói nếu có duyên nào đủ thì Thầy sẽ công bố để riêng cho người khách đó. Nhưng mà tụi con, cái điều này tụi con rất là thiết tha. Chắc có lẽ cũng không phải là riêng cái nhóm tụi con đâu, mà rất nhiều huynh đệ, không biết là có đủ duyên, xin Thầy cho tụi con biết. Nếu chưa đủ duyên thì…​

(24:49) Trưởng lão: Cái câu hỏi này. Chắc có lẽ là cái câu hỏi này là nhiều người muốn biết, muốn biết cái câu hỏi này. Thì do đó thì chắc chắn là Thầy sẽ trả lời không có riêng gì cho một cái nhóm nào hết. Mà Thầy trả lời trong một cái tập sách nào đó, là về cái ngày đó.

Để rồi khi mà họ đọc tập sách đó thì mọi người cũng đều biết. Hay hơn cho bây giờ Thầy trả lời riêng cho một cái nhóm con, mấy con biết thôi, còn có những người khác họ không biết. Nhưng mà Thầy biết họ chưa có ngờ, và cũng khi mà họ biết họ rất mừng. Thì do vì vậy thì Thầy sẽ, cái tập sách nào đó, thì có thể là Thầy sẽ nói đúng cái duyên của nó.

Ví dụ như bây giờ cái tập sách mà Giới Đức Làm Thánh, mỗi vị Thánh thì khi mà tu tập mà có cái ngày mà chứng đạo như thế nào đó. Như đức Phật ngày nào, thì lúc bấy giờ nhân cái dịp đó mà Thầy mới nói ra. Chứ không khéo, mình nói ra, tới chừng mình nói ra không có hay chút nào. Nó phải có cái duyên, tạo cái duyên cho nó có cái duyên, rồi mình mới nói. Tức là mình muốn nhắc lại những cái lịch sử gì của chư Phật, chư vị A La Hán thì trong đó đó mình sẽ nói cái vấn đề đó. Như còn Minh Tông mà nói ra thì khoe khoang quá.

(25:54) Phật tử: Dạ bây giờ con có anh Minh Thiện, anh nhờ con là. Anh có người bạn là chị Nguyễn Thị Lan Anh. Năm ngoái đầu hè có vô gặp Thầy rồi xin quy y Thầy, mà chưa có pháp danh rồi cũng như có cái phái quy y.

Trưởng lão: Chưa có phái quy y hả con?

Phật tử: Dạ. Anh nhờ con thưa với Thầy cho chị cái pháp danh, cái phái quy y.

Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ cho cái pháp danh và cái phái quy y.

Phật tử: Dạ để con mang về. Lần trước hai vợ chồng anh có vô gặp Thầy. Lúc Thầy đang vừa mới phục hồi.

Trưởng lão: Dường như là có mấy cái tờ quy y rồi mà không biết của ai. Để Thầy soạn coi có phải không con. Con có ghi cái tên phải không con?

Phật tử: Dạ, chị là Nguyễn Thị Lan Anh.

Trưởng lão: Nguyễn Thị Lan Anh hả con?

Phật tử: Nhà ở Phú Yên.

Trưởng lão: Để Thầy coi lại mấy tờ đó chưa có trao trong cái nhóm ở Phú Yên mà không biết ai đây.

Phật tử: Dạ.

Trưởng lão: Để Thầy coi thử coi, rồi Thầy có thể…​

(26:33) Phật tử: Nhưng bạch Thầy, hôm nay là con vô đây là có thêm một cái nhiệm vụ nữa. Là hôm trước Liễu Châu có vô là xin Thầy chụp hình những cái nơi mà làm việc, sinh hoạt của Thầy để sau này làm kỷ niệm, thì Thầy cũng đồng ý, nhưng mà Liễu Châu không thạo chụp hình, chụp không được, hư hết.

Cho nên là hôm nay con vô để xin Thầy chỉ dẫn cho con chụp từng nơi, những nơi hết, để sau này con làm những tư liệu. Rồi sau đó con chụp, tuyên bố con chụp hết cả Tu viện luôn, từng khu, từng khu, từng khu luôn. Để con làm cái tư liệu cho cả nhóm, nếu các huynh đệ được tụi con phổ biến, tập trung hết. Khi nào Thầy rảnh thì…​

Trưởng lão: Rồi Thầy rảnh rồi Thầy…​

Phật tử: Thầy đi. Dạ bây giờ. Có lẽ Thầy phải tiếp có nhiều Phật tử.

(27:14 - 45:50): Không có tiếng nói.

HẾT BĂNG