PHẬT TỬ NGHỆ AN 01 - ĐẠO PHẬT TU TẬP BẰNG Ý THỨC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [44:15]
Trưởng lão: Không thấy, thì tức là mình không có thấy cái miếng thịt, không thấy con cá, không thấy cái thực phẩm động vật ở trên thì cái tâm từ bi mình mới ăn được, còn mình thấy thì tức là không ăn được. Chứ không phải không thấy người ta giết con vật đó để cúng dường mình. Nhưng mà các sư lại lái nó ra một cái ý khác để cho mình ăn thịt được chúng sanh mà, đó là lái cái ý đó trở thành một cái nghĩa sai nó đi.
Tức là đức Phật đã dạy mình ăn phải khởi tâm từ bi, mà ở sáu phương trên, mà trong Đại thừa thì gọi là mười phương đó, còn ở trong kinh Nguyên Thủy thường gọi là sáu phương, bốn phương và cộng phương trên phương dưới tức là khắp cùng đó, thì khi mà khắp cùng mà khởi tâm từ bi khắp cùng mà thấy có miếng thịt chúng sanh đó thì đâu nỡ nào mà ăn thịt được. Thì không thể nào mà nỡ ăn thịt chúng sanh được.
(00:55) Rồi lại không nghe, bây giờ không thấy thịt ở trong cái dĩa này mà nghe người ta nói thịt ở đây nó bằm nát ra, thì con thấy rõ ràng thì đức Phật đã dạy đầu tiên cấm người cư sĩ, kế đó dạy chúng ta một người tu sĩ phải ăn phải khởi tâm từ bi khắp sáu phương như vậy. Rồi bây giờ đó ăn không thấy, không nghe, không nghi lại xác định thêm cho chúng ta thấy ăn không thấy, không nghe, không nghi.
Bây giờ một cái dĩa thực phẩm mà không thấy có cái thịt của động vật rồi, không thấy cái sự đau khổ ở trong đó rồi thì cái tâm từ bi nó trọn vẹn rồi, bây giờ mà có người khác, nơi khác người ta nghe người ta nói ở trong cái dĩa thực phẩm này người ta bằm nát ra hết, chứ còn ở trong đó là thịt chúng sanh ở trong đó, thì do đó mà khi nghe nói vậy là nhất định không ăn.
Cũng như có người người ta nói như thế này, người ta nói kem đánh răng mà của cái hãng nào đó, nó làm bằng mỡ heo trong đó, thì chúng ta đâu có thấy kem đánh răng, thì chúng ta đâu có thấy mỡ ở trong đó. Nhưng mà có người nói như vậy thì tức là một cái người mà tu theo đạo Phật người ta nghĩ rằng đó có nhìn thấy cái sự khổ đau ở trong đó, cho nên người ta không dùng kem.
Còn Thầy, Thầy nghĩ như thế này, nếu mà họa chăng mà đúng nghĩa như vậy, đúng là sự thật mà có như vậy là một người tu sĩ tu theo đạo Phật người ta sẽ lấy than, muối người ta đánh răng, người ta không cần phải sử dụng nữa, kem đánh răng nữa đâu. Người ta cũng vẫn có cái phương tiện người ta vẫn đánh răng tốt chứ đâu phải là xấu. Cho nên vì vậy đó người ta không có cần thiết cái điều đó nữa, nếu mà họa chăng có.
Cho nên vì vậy mà Thầy đã hỏi thăm để nghe người ta nói như vậy rồi hỏi thăm, thì có người bảo rằng đâu có cái điều đó đâu, đâu có lấy mỡ heo mà làm cái phương pháp, điều đó được, thì do đó thì người ta nói như vậy… không có làm, nhưng mà người ta nói rằng, mình hỏi những người mà ở nơi mà sản xuất đó, người ta nói rằng không có làm, thì do đó như vậy thì mình có quyền sử dụng nó để đánh răng của mình.
(02:50) Thì đây là cái vấn đề không phải ăn, nhưng mà vấn đề mà vật dụng hằng ngày của mình, thì cái gì mà mình thấy cũng như bây giờ một cái dây nịt mà bằng da loài thú mà người ta thuộc rồi nhất định là người tu sĩ không xài, vì đó là có cái sự đau khổ của chúng sanh, người ta lột cái da con thú mà thì có sự đau khổ tức là lòng từ bi của chúng ta không cho phép chúng ta phải sử dụng, một đôi dép một đôi giày mà thấy có da là chúng ta không sử dụng.
Một người tu sĩ mà mang giày bằng da thú mà người ta thuộc, người ta làm giày dép cho mình mang mà nỡ lòng nào mang thì người đó không phải là đệ tử của Phật. Vì đệ tử của Phật phải có lòng từ bi. Cho nên ở đây từ cái chỗ ăn cho đến cái vật dụng mà của cái người mà tu sĩ hoàn toàn là cấm cái sự đau khổ đó.
Mà cho nên vì vậy mà trong cái bài kinh Jivaka nó đã xác định được, mà coi như cái bài kinh này là một cái giới kinh, một cái bài giới kinh hẳn hòi trong về cái giới sát sanh. Cho nên chúng ta suy ra cái bài kinh này chúng ta mới biết đây là cái bài giới kinh. Còn cái giới mà không sát sanh, không giết hại chúng sanh, không nghi, không nghe, thì đó là cái giới bổn.
Còn cái này là giới kinh, giới kinh nó có cái ý nghĩa của nó rất là thâm sâu, nó dạy chúng ta có một cái đạo đức biết thương cái sự sống của chúng sanh. Cho nên rất rõ ràng, dạy từ người cư sĩ không được cúng dường cho chư Tăng thịt động vật, thực phẩm động vật vì cúng dường như vậy có sự phi công đức, rồi đến dạy cái người tu sĩ thì ăn phải khởi tâm từ bi ở trên cái món ăn của mình, khắp cùng ở trên món ăn của mình.
Rồi kế đó dạy tới là cái ăn không thấy, không nghe, không nghi. Đó thì tất cả những cái không thấy, không nghe, không nghi bây giờ đã là không thấy, không nghe rồi mà còn nghi, nghi cái gì nghe mùi thịt cá hoặc là nghe mùi thịt bò, thịt heo vì những cái vật đó nó phải nghe cái mùi.
Bây giờ trong một cái bánh, Thầy nói trong một cái bánh tét hay là bánh ú hay hoặc là một cái loại bánh nếp. Người ta cho mỡ vào trong đó, thì khi mà bình thường thì người ta nói bánh chay chứ mình đâu có nghĩ cái gì, nhưng mà khi ăn cắn vào thì nghe cái mùi mỡ liền tức khắc chúng ta không ăn, không nuốt, chúng ta nhả ra và chúng ta sẽ bỏ nó, tại sao vậy? Tại vì nó có mùi mỡ heo, làm gì chúng ta cũng biết được hết.
Cho nên thí dụ như trong một cái bánh trung thu, người ta bỏ mỡ heo hay hoặc là người ta bỏ một cái miếng thịt nạc heo ở trong đó, khi mà người ta nói bánh này bánh chay nhưng mà khi cắt ăn mình nghe cái mùi mình nghi, cái tâm mình khởi nghi cái này chắc có mỡ heo, cái này chắc có thịt heo trong này, do đó khi mà nghe như vậy thì chúng ta hoàn toàn là không ăn cái vật đó, không nuốt vào.
Nghĩa là nói chung là chúng ta phải nuôi cái Chánh Mạng chứ không thể nào nuôi cái Tà Mạng. Bởi vì cái hành động mà chúng ta ăn vào thân của chúng ta tức là chúng ta sẽ nuôi cái Tà Mạng chứ không phải nuôi Chánh Mạng. Vì trong Bát Chánh Đạo đức Phật đã dạy chúng ta có cái Chánh Mạng, mà cái Chánh Mạng là cái thân mạng chúng ta phải nuôi cái sự chơn chánh.
Cho nên một cái người mà đệ tử của Phật mà ăn phi thời, ăn ngày ba bữa, mà uống phi thời, bằng cách chúng ta lý luận như thế này thế khác mà chúng ta ăn uống như vậy đó, thì tức là chúng ta đều là phi thời, mà phi thời tức là chúng ta nuôi cái Tà Mạng chứ không phải nuôi Chánh Mạng. Cho nên thân mạng chúng ta không thanh tịnh, mà không thanh tịnh thì tức là chúng ta không bao giờ ly dục, ly ác pháp được.
(06:00) Cho nên hầu hết là chúng ta nhìn, mặc dù là các sư Nguyên Thủy, các sư có trình độ học thức giáo pháp của đức Phật rất thâm sâu nhưng mà học chứ không phải tu. Cho nên từ cái giới tu của các sư, nó chưa có dẫn các sư đi đến chỗ giải thoát hoàn toàn vì vậy mà đời sống của các sư nó…
Các sư nói mình ăn một ngọ, sự thật ra nó không phải đâu, các sư ăn nhiều bữa, thậm chí chiều các sư còn uống nữa mà. Thành ra do tất cả những cái này nó dẫn dắt cho các sư, sự thật ra các sư không giải thoát, không làm chủ được sanh tử luân hồi. Tại sao các sư tu theo Nguyên Thủy mà các sư không thực hiện được Tam Minh? Các sư không nhập được Tứ Thánh Định? Các sư không làm chủ được hơi thở? Thì rõ ràng là các sư đã đi sai một cái bước đầu tiên của các sư là trong giới luật.
Đó hôm nay Thầy nói cái bài kinh Jivaka đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy được cái giới kinh của đức Phật dù chỉ giới sát sanh. Chúng ta phải hiểu đây là cái giới chứ không phải, bởi vì một cái bài kinh của Phật mà dạy cho chúng ta có một cái đạo đức gì trong đó thì chúng ta thấy cái này là cái giới mà gọi là giới kinh.
Cho nên toàn bộ cái bộ kinh sách Nguyên Thủy của Phật từ cái bộ Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng bốn cái bộ kinh này hoàn toàn Thầy thấy toàn bộ này đức Phật dạy về giới kinh, chứ không phải là giới bổn. Nhưng mà giới kinh nó thâm sâu cái nghĩa lý nó đạo đức, cái nghĩa lý nó sâu sắc.
Còn cái giới bổn nó chỉ “bây giờ cấm không có cho vị tu sĩ sát sanh, giết hại chúng sanh, vui theo sự giết hại chúng sanh hay hoặc là cấm ăn cắp, ăn trộm”, thì do đó cấm thôi chứ còn nó không có dạy cái lý ra, cái lý là cái nền đạo đức của một con người sống phải nó có cái đức hạnh như thế nào, thì trong cái bài kinh Jivaka là một bài giới kinh.
Thầy xác định để cho chúng ta thấy được cái bài giới kinh rất là sâu sắc, dạy về không sát sanh mà dạy về cái bài kinh Thầy thấy rất là hay. Vì vậy mà cái người tu sĩ của đạo Phật ăn chay mà không phải như con bò ăn cỏ, ăn chay nó có ý thức, ý thức cái lòng từ của chúng ta. Cho nên dạy chúng ta ăn món ăn phải khởi cái tâm từ bi của chúng ta khắp cùng sáu phương.
(8:10) Thì Thầy thấy rằng cái đạo Phật rất tuyệt vời, dạy cái giới nó rất là đầy đủ những cái đức hạnh hiếu sinh của con người nơi này, mà dạy từ người cư sĩ không cúng dường, cho đến dạy người tu sĩ ăn, rồi ăn không thấy, không nghe, không nghi Thầy nói tuyệt vời, đúng là ăn không thấy, không nghe, không nghi mới là thật sự là con người của Phật giáo.
Chứ còn nếu mà nói về Đại thừa nó dạy chúng ta ăn chay thôi. Cho nên vì vậy mà họ làm đồ đùi gà chay, họ làm vịt tiềm chay, họ làm thịt heo chay họ ăn như thường. Như vậy là rõ ràng là họ…
Đối với đạo Phật mặc dù là đồ chay mà làm cái đùi gà nhất định là không ăn, làm cái miếng thịt heo chay là không ăn, đối với cái người mà tu theo đạo Phật, mà đức Phật đã dạy nhất định là thấy có hình dáng một con vật hoặc là con cá hoặc là miếng thịt nhất định là không ăn, mặc dù đó là đồ chay đậu hũ nhưng mà không ăn, bởi vì nhìn thấy đó là nhìn thấy cái lòng thương yêu của chúng ta không nỡ chúng ta ăn cái vật này vô, mặc dù nó là đồ chay nhưng mà không ăn.
Còn trái lại, thì Đại thừa nó ăn hết. Thầy nói Đại thừa nó ăn chay mà nó ăn hết, nó là con bò ăn cỏ, nó thấy nó đâu có thương yêu ai đâu cho nên nó tạo ra thịt heo, thịt gà, thịt này kia nó làm đủ thứ như đồ mặn. Thậm chí như nó làm dưa ướp đi nữa nó cũng nói mắm chay nữa, rồi nó làm thối cho tanh đi cho giống cái kiểu mắm nữa đặng nó ăn, đặng nó thỏa mãn cái sự mà thèm khát của thực phẩm đó. Chứ nó đâu phải là cái người tu theo đạo Phật đâu.
Cho nên các sư cũng vẫn là cái lý luận mà kinh điển của Phật nó hẳn hòi, nó rõ ràng như vậy mà dám lý luận để mà nuốt cho trôi ba miếng thịt. Thì rõ ràng đọc cuốn một Thầy nói rất mạnh với các sư Nam tông ở chỗ này.
Thậm chí như ở trong cái băng mà Thầy giảng sáu mươi mốt cuộn băng Thầy dám nói thẳng, tại sao mà đất nước của Campuchia là một đất nước Phật giáo, lấy Phật giáo làm quốc giáo, thế mà dân chúng nước đó lại cầm súng giết người như vậy? Mồ hôi nước mắt của dân tộc này đổ lên xây cái chùa vĩ đại, gọi là kỳ quan của thế giới, thế rồi bây giờ cái người dân này nó tàn ác như vậy, thử hỏi như vậy đạo Phật ở chỗ nào đối với đất nước này? Mà là quốc giáo của nước này! Mà tất cả những nhà sư này đều là ăn mặn không có bao giờ ăn chay ngày nào hết, thì cái lòng… không mấy con?
(10:27) Cho nên đối với cái sự ăn mặn, ăn chay này rất lấn cấn. Thậm chí như các nhà sư Nam tông còn dám lý luận nói rằng đức Phật ăn thịt heo rừng, trong khi ăn thịt heo rừng mà chết. Thật sự ra Thầy nói tất cả những cái bịa đặt này rất sai! Thậm chí như Đại thừa cũng sai! Trong cái bài kinh này cũng sai, ông Phật là người đã tu chứng như vậy và cái người mà dâng cúng mà bữa ăn cuối cùng cho đức Phật lại là dâng cái nấm mà chưa từng mình ăn. Bên Đại thừa nó nói rằng ông Phật ăn nấm đó mà chết, phải không?
Mà trong khi kinh sách của Phật bên Nam tông thì lại nói ăn thịt heo rừng mà chết, do đó cái người thợ săn nó mới giết con heo rừng rồi mới đem cái thịt này mà dâng cho ông Phật để ăn, rồi ông Phật ăn cái thịt này mà chết. Vô lý! Đức Phật đã cấm không có cho người cư sĩ dâng thực phẩm động vật, thế mà bây giờ cuối cùng là có những người cư sĩ này dâng thực phẩm động vật cho Phật ăn.
Rồi bây giờ chúng ta lại lý luận rằng nơi biên cương thống khổ không có thực phẩm. Thầy nói nếu mà không có thực phẩm thực vật thì làm sao có động vật ở đó mà sống được, mà người ta săn bắn người ta cúng dường, một cái vô lý rất là vô lý! Thấy nói nơi đó là bây giờ đất đá không, chỉ có loài vật, loài vật đó ở đó nó ăn cái gì nó sống với đất đá này, phải không? Ít ra nó phải có cây có cỏ chứ, mà có cây cỏ thì ở đó có thực vật, mà thực vật thì sống được rồi. Mấy sư lý luận để mà ăn thịt.
Cho nên tất cả những cái này là cái bịa của người sau. Thầy không tin cái điều đó được. Mà đồng thời khi mà có cái tôn giáo ở trong cái đất nước Ấn Độ mà trước khi đức Phật ra đời thì đã có những cái tôn giáo, mà những tôn giáo đó dạy người ta ở đó, những người mà theo các tôn giáo đó đều là những người ăn chay. Đại thừa mà, Bà La Môn mà, phải không? Cho nên vì vậy mà khi cúng những vị tu sĩ họ đều cúng đồ chay chứ sao lại họ cúng đồ mặn.
Thử hỏi bây giờ ở trong cái xóm của Thầy thôi, chưa từng biết ông Thầy chùa đi xin cơm ăn, chúng ta ôm bình bát đi xin chúng cho không? Chưa bao giờ ai cho chúng ta đâu, nhưng mà chỗ nào có tổ chức Phật tử này kia đã từng có cúng dường này kia, chúng ta ôm bình bát họ đi xin họ cho. Chỗ đó chưa có Phật tử chưa chắc chúng ta ôm bình bát đến họ cho đâu. Họ còn xụa chó, họ còn dí mình, họ còn phang mình chưa chắc đã họ cho mình cái gì, tay chân lành lẽ như thế này mà ôm đi xin ai cho.
Sự thật ra cái gì cũng có sự tổ chức sẵn sàng ở trong đó hết thì người ta mới cho. Chứ đừng có lý luận qua một cái ngu si của trí tuệ chúng ta cứ nghe đâu tin đó, không phải đâu cái gì đúng sự thật chúng ta mới tin, không đúng nhất định là không tin.
Người ta bịa ra đủ thứ, đủ chuyện ở trong kinh sách này, không còn một cái gì mà Nguyên Thủy, nguyên chất của nó hết mà người ta đặt ra, người ta lượm bên đây, người ta lượm bên kia, người ta lượm cách nào để người ta chạy theo dục lạc, để người ta thọ hưởng những cái sự đau khổ của mọi người khác.
Ví dụ bây giờ người ta bày đặt ra, nếu mà cúng chùa, cất chùa đúc tượng, đúc chuông sẽ làm giàu, làm có thử hỏi dân Campuchia nó cất cái chùa Đế Thiên, Đế Thích như vậy nó có giàu có được không, thấy không? Cả một dân nước như vậy mà nó lạc hậu nó dã man đến cái mức độ Thầy không tưởng tượng được, mà là quốc giáo, một đạo Phật đi đến mà dạy đạo, mà dạy đạo đến đỗi mà dân tộc nó như vậy.
(13:29) Còn Đại thừa coi vậy chứ dân tộc chúng ta chưa đến đỗi mà tàn ác quá đến độ, chúng ta thấy một cuộc chiến thắng của chúng ta chưa hẳn đã là giết tất cả những sĩ quan của Ngụy hồi trước. Chứ còn Campuchia nó diệt chủng, nó không còn thứ gì hết, có phải không? Các con thấy.
Dân tộc Việt Nam chúng ta Đại thừa sự thật, nhưng mà nó đâu có đến đỗi mà quá tệ như là dân tộc Campuchia. Một hình ảnh của Nguyên Thủy ở Campuchia chúng ta đã lên án ngay liền tức khắc là sự tu sai của các sư. Lẽ ra chúng ta phải dạy đạo đức chứ, tại sao lại… Cái nền đạo đức của Phật giáo như vậy mà tại sao lại cầm súng mà giết người. Nói là người Việt của mình thôi giết cũng phải, nó giết dân tộc nó nữa, một cách ghê gớm vô cùng, tàn ác đến đỗi mà bây giờ mà chúng ta nhắc đến chùa Phi Lai là chúng ta thấy rợn người.
Bao nhiêu dân chúng người ta sợ giặc, người ta tập chung trong chùa, người ta tin tưởng rằng chư Phật, chư Bồ Tát theo kiểu mà tin tưởng mê tín, tưởng là khi mà vào đó thì Miên nó không giết mình. Không ngờ khi đó quân đội Việt Nam mà rút đi, bắt đầu là kêu gọi dân biểu đi mà người ta cứ tin tưởng rằng chư Phật, chư Bồ Tát Quan Âm nó sẽ phù hộ, họ tập trung vô trong cái chùa Phi Lai họ núp núp trong đó, Miên nó đến nó rẹt súng nó bắn không chừa một người nào hết. Cái lòng tin tưởng của chúng ta ngu si.
Cho nên ngày xưa vua Lương Võ Đế cũng ngu si mà tin theo Đại thừa, mà cho nên bị giết tại trong thành. Chúng ta ngu si tin tưởng chư Phật gia hộ chúng ta, phù hộ chúng ta, cho nên chúng ta tập trung trong chùa Phi Lai mà Miên giết chúng ta cả một cái xã, hỏi thử những cái dân đó thì chúng ta sẽ biết. Rất là đau lòng chúng ta ngu si đến cái mức độ, mà tin tưởng một cách ngu si mê mờ vậy.
Cho nên buộc lòng Thầy phải nói thẳng nói thật, những cái điều này đưa đến dân tộc chúng ta rất đau khổ. Mỗi một trên con người Việt Nam, mỗi một con người trên hành tinh này mà bị chết một cách mê mờ ngu si như vậy chúng ta đau đớn lắm chứ. Làm con người chúng ta phải truyền đạt với nhau để hiểu biết để mà tránh những sự đau khổ này. Cho nên đối với Thầy thật sự ra những cái gì mà phi đạo lý, phi công đức là không được.
Mà các sư cứ nhận thấy cái sự tu tập của mình làm sao phải đúng theo lời Phật dạy chứ, tại sao Phật dạy vậy, dám bỏ cái bài… Các sư dường như là đọc qua cái bài kinh này không dám giảng cho người ta hiểu nữa, không dám giảng cho người ta rõ được cái lý nữa, chỉ lái nó qua một phần nào đó thôi, không dám giải thích ra. Cho nên nó rõ ràng nếu mà không có cái bài kinh này, thật sự ra thì chắc chắn Thầy không có, không dám nói ai hết, bởi vì Phật không có dạy. Đằng này nó có những cái bài kinh nó cụ thể nó chứng minh.
Cũng như đức Phật nói: Không có thế giới siêu hình. Cái bài kinh mà Pháp Môn Căn Bản đức Phật nói: “Toàn bộ ba mươi ba cõi Trời là thế giới tưởng tri”, thế rồi bây giờ đức Phật nói có cõi Trời này có cõi Trời kia, thì đức Phật nói là cõi tưởng tri, chứ đâu phải là cõi liễu tri. Vì vậy mà chúng ta cũng vẫn tin nó là có, rồi có linh hồn, rồi có ông Thần, ông Thánh, ông này, kia đủ mọi mặt.
Rõ ràng đức Phật, đạo Phật đã xác định là không có thế giới siêu hình, thế mà bây giờ chúng ta lại nói đức Phật nói có cõi Trời này, cõi Trời kia để rồi chúng ta dựng lên những cái cõi Trời đó. Nhưng mà đức Phật đã xác định ba mươi ba cõi Trời chỉ là tưởng tri chứ không phải liễu tri, đó là những cái điều kiện mà kinh sách Phật đã dạy chúng ta rõ ràng như vậy rồi, thế mà bây giờ chúng ta lại còn lầm lạc nữa sao?
Cho nên ở đây thật sự ra Thầy nói cho quý cư sĩ, quý sư cô ở đây để hiểu thôi còn riêng ai làm thì nấy tội, nấy chuyện họ, họ tu đến được thì họ nhờ mà không được thì họ phải chịu lấy cái hậu quả khổ đau của họ.
(16:46) Còn cái lý luận bằng cách này bằng cách khác thì cái chuyện miệng lưỡi của người ta, người ta vẫn lý luận được, kinh sách Phật người ta vẫn lý luận được. Không chừng đức Phật Thích Ca hiện bây giờ có hiện thân ở đây, họ chưa chắc họ đã tin ông Phật Thích Ca, họ sẽ tìm mọi cách họ bác đức Phật Thích Ca nữa.
Bởi vì ông Phật Thích Ca sống không hợp thời đại, cái giới luật của ông Phật Thích Ca không hợp thời đại, thời đại này là thời đại vật chất, mà tu tập như đức Phật Thích Ca là khổ hạnh là không hợp. Cho nên coi như đức Phật Thích Ca mà có ra đời trong hiện tại này thì đối với hiện giờ thì người ta vẫn cho rằng đức Phật Thích Ca không hợp thời. Nghĩa là cái thời đại mà của đức Phật Thích Ca ngày xưa là cách đây 2500 năm thì nó hợp thời, chứ thời đại của đức Phật Thích Ca hiện giờ mà ra đời mà để dạy cho người ta có đạo đức mà sống như cái thời đại của đức Phật Thích Ca thì bây giờ nó không hợp thời, phải là có sự thay đổi mới thì nó hợp thời.
Tôn giáo mà làm như là phải thay đổi, thay đổi như vậy thì Thầy nghĩ rằng cái tôn giáo đó nó không phải là cái chơn lý của con người mà là một cái triết học nó thay đổi từng cái giai đoạn của cuộc sống của con người. Cái triết học nó theo cái sự thay đổi đó nó không phải chứng thật.
Còn cái tôn giáo là luôn luôn nó phải cố định, nó là cái chân lý của con người thì không bao giờ được thay đổi. Từ ngày nào cho đến hôm nay thì nó không bao giờ sai một cái gì hết. Cho nên bốn cái chân lý của đạo Phật Khổ, Tập, Diệt, Đạo bốn cái chân lý này không bao giờ sai được. Cho nên bây giờ dù ngàn đời sau cũng không sai được vì áp dụng vào đời sống con người thì cái này không sai được.
Nhưng cái này mà đem áp dụng vào một cái thế giới nào đó thì nó sai, nghĩa là vào cái thế tưởng thì nó sai, mà vào cái thế giới thực của con người hiện giờ chúng ta đang sống thì bốn cái chân lý của đạo Phật là không bao giờ sai.
Bốn Chân Lý này là Bốn Chân Lý xác định được con người khổ và cái nguyên nhân khổ và cái nơi mà giải thoát khổ và cái đường đi để mà giải thoát khổ, thì Bốn Chân Lý này không bao giờ được thay đổi và nếu một cái người nào mà thay đổi Bốn Chân Lý này là cái người đó chỉ điên rồi, nghĩa là người đó chỉ là người loạn óc, người tưởng rồi, chứ không còn là cái người bình thường nữa.
(18:44) Cho nên bốn cái chân lý của đạo Phật là đưa ra để áp dụng vào cái đời sống của chúng ta để làm chủ bốn cái sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết của con người. Chừng nào mà con người không còn sanh, già, bệnh, chết thì chừng đó Bốn Chân Lý này lỗi thời, còn con người còn có sanh, già, bệnh, chết bốn cái khổ thì cái chân lý này không bao giờ là lỗi thời. Đó Thầy nói như vậy để thấy được Phật pháp nó không lỗi thời.
Cho nên những giới luật của đức Phật là những đức hạnh để làm cho chúng ta không còn đau khổ nữa. Nghĩa là không làm khổ mình, khổ người nó là cái làm chủ được cái cuộc sống, cái sanh của bốn cái sự đau khổ của chúng ta. Thì như vậy là không thể nào chúng ta phi cái giới luật này được.
Cho nên cái mà đạo Phật dạy là cái chắc chắn đối với con người chúng ta là một cái chân lý chứ không phải là một cái triết học suông. Một cái triết học thì chúng ta còn phải chỉnh đốn nó bằng cách này bằng cách khác, nó phải thay đổi bằng cái triết học khác chứ còn cái đạo Phật không được quyền thay đổi, ai thay đổi đạo Phật là người đó đã sai.
Đại thừa đã thay đổi đạo Phật cho nên dẫn dắt bao nhiêu, mấy ngàn năm nay từ khi đức Phật nhập diệt cho đến giờ bao nhiêu người đau khổ trên cái sự thay đổi này, có ai đạt được sự làm chủ này? Có ai sống được hoàn toàn mà làm chủ bốn sự đau khổ này chưa? Chưa! Như vậy rõ ràng là chưa có người nào đi đúng trên con đường của đạo Phật.
Cho nên hôm nay Thầy xác định để cho thấy được cái vấn đề sai của các sư Nam tông là ở chỗ quá cố chấp vào cái chỗ ăn uống, ăn uống để sống. Ngày xưa đức Phật khổ hạnh, ăn tiết thực, trong kinh sách Đại thừa nói đức Phật ăn có bảy hạt mè, còn trong kinh sách Nguyên Thủy thì nói rằng đức Phật tiết thực chỉ ăn một bát cháo nhỏ đậu xanh hay hoặc là cháo với cái gì đó, mà chỉ ăn ít thôi. Còn trái lại thì Đại thừa nó quá ca ngợi về cái sự khổ hạnh, nó quá ca ngợi rằng ăn ngày có bảy hạt mè, thử hỏi bảy hạt mè quý vị làm sao mà ăn cái gì? Cái đó là cái vô lý. Thầy không tin!
Ăn một bát cháo như thế này mà chúng ta còn đi không nổi huống hồ là ăn bảy hạt mè làm sao mà sống được? Điều đó điều không đúng. Cho nên cái sự thật Thầy nói mang cái thân tứ đại này thì phải có một cái tứ đại bên ngoài, dù chúng ta có tiết thực cách gì đi nữa thì mà nó muốn duy trì nó sống ít ra mỗi ngày chúng ta phải ăn một bát cơm hay hoặc là một bát cháo, mà duy trì chưa chắc đã là duy trì được dài. Còn huống hồ là ăn bảy hạt mè làm sao mà sống nổi? Dù bảy hạt mè đó nó có chất bổ cách gì đi nữa nó cũng không thể nào mà chúng ta sống được nữa, chứ đừng nói.
(21:01) Đó là hôm nay Thầy nói tất cả những cái sai mà kinh sách Đại thừa ca ngợi cái không đúng, rồi kinh sách Nguyên Thủy bị bóp méo mà người ta không hay, bóp méo qua những cái tưởng giải, qua những cái phân hóa của hệ phái của nó.
Hễ khi phân hóa tức là do tham, tham nó mới chia chẽ ra những cái hệ phái của nó. Ông này thấy thấy mình có khả năng kiến giải, bắt đầu kiến giải theo cái nghĩa của mình rồi tập hợp nhau một nhóm theo đó rồi thành lập ra cái hệ phái của nó, thì như vậy là rõ ràng là cái tâm danh lợi của mình mới chia ra như vậy, đó là những cái sai.
Cho nên vì vậy hôm nay Phật giáo phải được chỉnh đốn không có hệ phái nữa. Đó thì Thầy nói như vậy để chúng ta thấy rằng cái nhiệm vụ và trọng trách của chúng ta sắp tới chúng ta sẽ còn nhiều cái sự khó khăn vô cùng. Hễ đã chia ra nó phe nhóm, hệ phái rồi thì nó có cái đoàn thể, nó bảo vệ chung nó đấu tranh lại cái hệ phái khác, nó có sự tranh chấp ở trong cái tôn giáo của nó, thì nó tan nát hết nó không còn cái gì hết.
Cho nên bây giờ chúng ta nói rằng nó đoàn kết, nó thống nhất, sự thật nó không thống nhất chút nào hết, nó thống nhất ở trên cái mặt họp nghị, cái hội nghị của nó, nó nói rằng thống nhất, nhưng sự sinh hoạt của nó thử coi Nam tông, Nguyên Thủy nó sinh hoạt theo kiểu nó. Bắc tông nó nói nó thống nhất tại sao không sinh hoạt chung nhau một cái điểm mà lại nó theo cái kiểu của nó? Ai theo kiểu nấy không có giống nhau chút nào hết. Đó tất cả những cái sai mà chúng ta thấy con người từ cái chỗ danh, lợi, tham danh, tham lợi, mà đưa dần đến cái tôn giáo nó tan nát hết, nó không còn cái chỗ nào mà gọi là cái tôn giáo đó tốt đẹp hết.
Rồi bây giờ chúng ta người nào đi vào cái Đại thừa thì chúng ta chấp Đại thừa, Thiền tông chúng ta chấp Thiền tông, chống đối lại Tịnh Độ tông, rồi người mà đi theo Đại thừa thì chống đối lại Nguyên Thủy, tất cả những cái này chúng ta thấy toàn bộ là sai hết mà.
Rồi Nguyên Thủy thì lại cho rằng Đại thừa Bà La Môn thế này thế khác, nhưng mà cuối cùng cái ông ở trong kinh sách Nguyên Thủy này ông thực hành không có đúng những cái điều, lời Phật dạy thì ông la Bà La Môn chứ gì. Ông không thấy rằng cái điều ông làm sai này ông là Bà La Môn rồi chứ gì, đâu có đúng đâu. Đó tất cả những cái này đều nó nằm ở trong những cái tôn giáo mà cái tôn giáo sai là nó là Bà La Môn tất cả.
Cho nên đức Phật gọi là ngoại đạo, gọi cái danh từ là ngoại đạo. Nó ngoài cái đạo của Phật giáo, thì cái hành động sống của mình mà không đúng thì nó là ngoại đạo. Cho nên đức Phật nói: “Giới luật còn là đạo ta còn, mà giới luật mất đạo ta mất”. Thật sự ra bây giờ một vị sư mà tu mà ăn thịt chúng sanh như vậy là đạo Phật mất rồi đâu còn, giới luật đâu còn.
Mà cái bài kinh Jivaka là cái bài kinh giới sát sanh, thì chúng ta thấy đây là các sư phạm giới sát sinh mà. Gián tiếp sát sanh, không trực tiếp giết con vật, nhưng mà ăn thịt chúng sanh là mình có ăn người ta mới mần mà người ta bán chứ. Đó cho nên đó là những cái sai mấy con.
Nhưng mà bây giờ Thầy nói đây để nghe, nhưng mà không được làm phiền quý sư, bởi vì quý sư đã có một cái người ta gọi là kiến kiết sử, đã là chấp vào một cái ý kiến đó rồi khó mà sửa lại cái điều này lắm.
(23:46) Trưởng lão: Hồi sáng Thầy trả lời cho mấy con có những cái gì mà thắc mắc mà đã hỏi. Còn bây giờ thì các con có cái gì thưa hỏi thêm Thầy để rồi Thầy chỉ dạy cho cách thức tu tập cho nó đúng cách, mà nó không có sai lạc cái đường tu. Bởi vì con đường tu hiện giờ đó, nó rất khó chứ không phải dễ.
Như hồi sáng có hai người cư sĩ, một người là cha, một người là con, nhưng mà người con đã theo tu các cái pháp Đại thừa và Thiền tông đó, họ đã bị lạc vào trong một cái tưởng, cho nên coi như là đương nhiên bây giờ mà ngồi tu thì cái trạng thái nó xuất hiện ra, chứ không phải là cái người mà chưa bao giờ biết tu mà đến đây tu, vì vậy nó có những cái điều kiện đã xảy ra trong cái tâm của họ, cái đầu óc của họ, cho nên bây giờ họ không biết cách nào mà xả.
Rồi mà hồi trưa Thầy tiếp thì qua cái trình bày, Thầy khuyên nên bây giờ về để mà xả bằng cách là mình đừng có ngồi tu, mình đừng có nhiếp tâm trong một cái pháp tu nào cả hết mà chỉ sống bình thường, nếu mà nó có những cái sự kiện gì mà nó xảy ra trên đầu của mình, nó nghe nó phát khởi ra những cái trạng thái gì đó, thì mình nhắc cái tâm của mình, hướng tâm rồi mình tìm cái cách mà mình hoạt động, để làm cho cái tâm của mình nó không có chú ý cái đó nó quên đi, thì nó sẽ lần lượt nó sẽ trở về với cái trạng thái bình thường, nó không bị rối loạn thần kinh nữa.
Đây là những cái điều kiện mà rất tai hại mà nhiều người hiện bây giờ, họ chưa biết Thầy, cho nên họ chưa có đến đây để mà thưa hỏi Thầy. Chứ còn rất nhiều người đang ở trong những cái gặp khó khăn. Trải qua một thời gian cái người mà tu mà không có nhiệt tâm thì họ không có bị lạc. Còn người mà quyết tu, nhiệt tâm thì trong vòng một năm, hai năm là họ bị cái trạng thái thường xảy ra.
(25:43) Đó thì như các con thấy hồi sáng đó, Mỹ Châu trình bày cho Thầy nếu mà không khéo đó thì chúng ta tu cũng theo đúng cái pháp của Phật chứ, nhưng mà không khéo chúng ta bị ức chế đó, cho nên vì vậy mà nó có những cái trạng thái nó xuất hiện ra chúng ta nhận thấy dễ dàng chứ không thể, nó chưa có bị rối loạn gì đâu, nhưng mà nó phát hiện ra, nhưng mà sớm mà chúng ta thấy rõ ràng thì chúng ta xả nó dễ lắm. Còn cái đến khi mà nó đã thành bệnh rồi thì nó khó xả lắm.
Bởi vì nó cũng như là người ta nói ở trong cái thân của chúng ta nó có nhiều cái luân xa, nghĩa là nó có những cái đường chéo của nó ở trong đó, như đường mạch máu chúng ta, đường gân này nó chéo qua đường gân kia, thì những cái chéo đó thì người ta gọi là luân xa, vì vậy mà khi mà những cái đường chéo đó nó được khai mở bằng cái thức tưởng của nó, thì nó tạo thành cái rối loạn thần kinh của chúng ta rồi.
Khi chúng ta cần yên lặng thì tức là những cái chéo đó nó mở ngay liền ra, thì nó làm cho cái tưởng uẩn của chúng ta, cái hệ thần kinh não mà tưởng đó nó hoạt động liền, nó làm cho cái trạng thái ở trên đầu chúng ta nó có cái sự mà, cái cảm giác như nó quay mòng mòng hay là nó cảm giác như nó cồn cào, hay cảm giác như nó xoay tròn ở trong đó, thì tất cả những cái trạng thái đó là cái trạng thái của tế bào não nó hoạt động nó làm cho chúng ta có cái cảm giác nó lạ lùng vậy.
Vì vậy mà cái chú Thanh Lương hồi sáng đi với ông cha đó, cái chú đó cũng đã bị cái trường hợp đó mà cũng bị nặng đó, nghĩa là coi như là bảy cái luân xa mà cái trạng thái như là mình mở được luôn sáu cái luân xa rồi, gần như là mở hết, do đó mà nó ảnh hưởng của cái nhân điện của ông Lương Minh Đáng.
Thì cái phần mà nhân điện để trị bệnh đó. Thì cái ông này tu thiền xong nhưng mà lại đọc sách vở của ông Lương Minh Đáng ảnh hưởng qua những cái luân xa ở trong cái cơ thể, vì vậy mà khi mà tu thì nó tưởng tượng như là những cái luân xa nó đã mở và cảm thấy khi nó mở ra thì bắt đầu nó làm cho cái cơ thể của mình nó có cái sự biến động của nó, cho nên rất là nguy hiểm. Vì vậy mà những người mà viết kinh sách ra như vậy, họ không nghĩ rằng nó là cái tai hại cho cái con người.
Bây giờ như cái đời của chú Thanh Lương đó, chú đã không làm lợi ích cho bản thân của chú mà chú làm cho một cái gánh nặng của gia đình của chú, bây giờ chú không có làm việc được nó rất khổ. Vì vậy mà bây giờ muốn sống trở lại đời sống bình thường thì nó cũng rất khó chứ không phải dễ.
(28:08) Cho nên ở đây có những cái gì mà mấy con mà tu sai đó, thì hãy trình cho Thầy, Thầy tìm mọi cách để mà thư giãn để phục hồi trở lại cái trạng thái bình thường. Từ cái trạng thái bình thường đó mình mới nhắm vào cái chỗ mình ly dục, ly ác pháp chứ không có ức chế.
Bởi vì mỗi tâm niệm của mình đó nó mang theo một cái lòng ham muốn, một cái ác pháp trong đó nó làm cho mình phiền não và đau khổ, thì cái người mà tu theo đạo Phật, cái mục đích để nhắm vào cái nỗi khổ đó, mà tư duy quán xét để làm cho mình thoát cái cảnh khổ đó, cái phiền não đó, thoát cái lòng sân hận đó, để cho mình lấy lại bình thường, mình không giận, không hờn, không phiền não nữa.
Cái mục đích của đạo Phật làm sao cho cái tâm chúng ta xả ra tất cả những cái chướng ngại pháp đó, đem đến cho cái tâm của chúng ta và thân của chúng ta có sự an lạc và cái sự vô sự. Thì cái mục đích của đạo Phật là như vậy.
Chứ không có bao giờ động chạm đến cái thân của chúng ta phải ức chế chỗ này, phải ức chế chỗ kia, phải làm cho nó hết vọng tưởng, phải diệt cho nó hết vọng tưởng, không có cái mục đích đó. Mà đạo Phật chỉ giúp chúng ta sống một cuộc sống mà đem lại cái sự thanh thản an lạc cho mình, không làm khổ mình mà cũng không làm khổ người. Cho nên nói là mình sống ở trong thiện pháp là ý như vậy.
Cho nên ở đây đạo Phật tu nó không có buộc chúng ta phải ức chế, phải làm khổ chúng ta thế này thế khác. Vì vậy đức Phật mới nói rằng ta không chấp nhận khổ hạnh, mà phải đi vào trong con đường Trung đạo.
Con đường Trung đạo mà chúng ta cứ hiểu như thế này, hiểu như thế khác. Con đường Trung đạo có nghĩa là chúng ta không làm khổ mình mà cũng không vì chạy theo dục lạc, mà cũng không chạy theo ác pháp để mang đến những cái sự khổ đau cho chính mình, cho nên gọi là không lợi dưỡng, mà cũng không khổ hạnh, nó làm cho chúng ta thấy an ổn, luôn lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc và vô sự.
(29:51) Hôm nay có những điều gì mấy con thắc mắc thì cứ tiếp tục hỏi Thầy để rồi chúng ta tìm hiểu và đồng thời thì Thầy có đọc cái bức thư của cô Liễu Tâm giới thiệu con vô đây. Để trong cái những ngày gần được Thầy để hỏi những cái điều kiện mà cần hỏi, để biết những cái điều mà con cần biết và đồng thời thì cô Liễu Tâm cũng cho Thầy biết rằng con đang học ở trên Đại học vì vậy mà tốt hơn nhất là Thầy khuyên nên cố gắng học cho xong Đại học. Mình có đủ cái khả năng vừa lợi ích cho mình mà vừa lợi ích cho người.
Còn cái phần mà tu tập thì phải tìm những cái người có đức hạnh, cái người mà có đạo đức, giới đức thì người ta sẽ dạy mình cái đạo đức, mình sống có đạo đức thì mình đem lại cái sự an vui cho mình và cho người. Từ cái đạo đức mà mình sống được thì mình bước một bước xa hơn nữa thì người ta dạy mình thiền định.
Chứ con người của mình mà chưa có đạo đức mà đi tu thiền định, dù thì thiền nào nó cũng không có đạt được cái chánh được. Vì cái đạo đức nó mới xác định được cái thiền định chánh hay tà, nếu là Chánh Định thì con người đó phải ở trong một cái đạo đức, đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì nó mới Chánh Định, mà đạo đức không làm khổ mình, khổ người tức là đạo đức nhân quả.
Bởi vì nhân quả là cái hành động thiện hoặc là hành độc ác cho nên nó mới gọi là nhân quả, mà hành động ác mà đi vào con đường thiền định thì cái đó là nó tà thiền, tà định nó không thể nào mà thiền định chân chánh được. Mà cái hành động thiện, sống thiện hằng ngày biết sống nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng vui lòng mình, vui lòng người mà không hại mình, không hại người thì cái người đó sẽ tu thiền định nó sẽ là Chánh Định nó không thể tà định.
Mặc dù là cái phương pháp thiền định nó chân chánh nhưng một người mà tâm còn ác pháp, còn đầy tham muốn mà tập tu thiền định, thì thiền định đó dù là chân chánh nhưng nó cũng vẫn bị tà thiền, tà định. Bởi vì cái tâm không chân chánh, cái tâm ác mà đi vào tu tập thiền định chân chánh thì thiền định đó nó cũng sai. Bởi vì mang cái tâm đó mà đi vào thiền định chánh thì nó cũng phải trở thành thiền tà.
Như vậy là chúng ta nên suy nghĩ tại sao vậy, cái pháp chân chánh thì phải con người chân chánh mới tu cái pháp chân chánh. Mà con người không chân chánh mà tu pháp chân chánh thì cũng biến cái pháp nó trở thành sai, trở thành tà không đúng.
(32:13) Trưởng lão: Cho nên bây giờ thì các con muốn hỏi Thầy gì thì cứ hỏi để rồi Thầy sẽ trả lời cho mấy con. Con hỏi.
Phật tử 1: Con xin kính bạch Thầy, con thỉnh Thầy giải cho con biết cái chương trình mà tu sáng suốt, các con chưa hiểu là một. Hai nữa là giảng về cái quét sạch cái ngũ triền cái con cũng chưa hiểu. Xin bạch Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Trưởng lão: Tu tập mà cái tâm tỉnh thức của mình đó, thì đức Phật có dạy chúng ta tu trong Thân Hành Niệm. Mà Thân Hành Niệm thì nó có thân hành nội và thân hành ngoại. Thân hành nội là hơi thở, bởi vì cái thân hành là cái hành động của thân, mà nội là cái hành động đó trong thân của chúng ta tự động nó thở ra thở vô, từng cái tim đập, mạch máu nhảy đó là những cái hành động của thân, thân nội.
Còn chúng ta đi, chúng ta đứng, chúng ta ngồi, chúng ta nắm, chúng ta cầm, chúng ta lấy, chúng ta làm mọi việc, cái thân hành chúng ta làm mọi việc thì tóm lại việc đó là thân hành ngoại. Vì vậy mà cái người tu mà tỉnh thức thì nương vào cái hành động đó.
Hằng ngày chúng ta biết chúng ta nằm, chúng ta nắm, chúng ta cầm thì chúng ta biết chúng ta nắm, cầm, chúng ta mặc áo chúng ta biết mặc áo. Nhiều khi chúng ta mặc áo chứ chúng ta không có lưu ý mặc áo đâu, chúng ta đang suy tư một cái gì thì như vậy là chúng ta chưa có tỉnh thức. Cho nên muốn tập tỉnh thức thì phải tập ngay trên hành động.
Ví dụ như chúng ta thở thì chúng ta biết thở, mà tập thở như vậy nó phải có cái phương pháp. Nếu mà không có chúng ta thở biết thở, thở ra, nó thở vô, thở như vậy mà kéo dài cái thời gian mà không có phương pháp thì chúng ta sẽ rớt vào những cái sai nó không đúng, cho nên nó không tỉnh thức mà nó bị rơi ở trong cái tưởng thức, coi như là chúng ta sẽ đi lạc đường.
Còn trái lại mà tập tỉnh thức cho đúng thì thỉnh thoảng là chúng ta nên nhớ rằng đức Phật thường nhắc: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”, tức là tu tập thân hành ngoại. Còn nếu mà nội thì chúng ta kể như hít thở, thì biết hơi thở ra, biết hơi thở vô và đồng thời thì tác ý cứ thỉnh thoảng tác ý để cho ý thức chúng ta hoạt động trên cái sự tỉnh thức của ý thức.
Cho nên: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi tôi hít vô năm hơi thở tôi không có mà tôi vẫn biết năm hơi thở hít vô, hít ra và cuối cùng tôi lại tác ý mặc dù bây giờ tôi còn đang biết hơi thở ra hơi thở vô, nhưng nếu không khéo thì ý thức của chúng tôi thì nó mất. Cho nên tôi lại nhắc: “Tôi hít vô tôi biết tôi hít vô, tôi thở ra tôi biết tôi thở ra”, để cái ý thức của chúng ta nó có một sự tác ý ra, nó làm cho cái ý thức không bị chìm trong cái sự biết hơi thở ra, biết hơi thở vô do đó gọi là tập tỉnh thức.
(35:01) Còn vấn đề mà quét sạch ngũ triền cái, ngũ triền cái là năm cái màn ngăn che. Năm cái điều ngăn che đó là tham, sân, si, mạn, nghi nó che khuất nó làm chúng ta không thấy.
Bây giờ cái tâm chúng ta tham, mà bây giờ chúng ta không thấy mình có tham gì hết, nhưng sự thật ra chúng ta đang có tham, nhưng vì cái tham mà triền cái nó che đi, nó làm chúng ta thấy mình không có tham. Cũng như bây giờ cái sân triền cái nó che đi, nó làm chúng ta không thấy cái tâm mình sân, cho nên mình thấy bây giờ mình không có sân, mà tại vì cái màn nó che cho nên gọi là ngũ triền cái.
Mà muốn phá đi ngũ triền cái này thì chúng ta phải phá ngay cái đối tượng của nó, hằng ngày chúng ta phải dùng cái pháp Như Lý Tác Ý. Tức là bây giờ cái tâm chúng ta không có tham nhưng mà chúng ta biết tâm không có tham, không có sân si nghĩa là tâm chúng ta hiện bị ngũ triền cái che cho nên nó có tham, có sân, có si.
Bây giờ chúng ta tác ý một cái tướng khác của tướng tham, sân, si là cái tướng không tham, sân, si. Cho nên chúng ta nhắc cái tâm không có tham, sân, si. Nhưng hiện giờ nó không có tham, sân, si nhưng chúng ta phải thường nhắc. Cho nên vì vậy mà Thầy dạy các con luôn luôn nhắc với năm cái triền cái này thì các con luôn nhắc: “Tâm như cục đất ly tham, sân, si, mạn, nghi hết đi”, thì đó là bình thường nhắc như vậy cho đến khi mà có cái tham kiết sử, có cái sân kiết sử thì ngay đó nó hiện ra trong người để mà nhắc chúng ta.
Thí dụ như có một cái người chửi chúng ta ngay đó tâm chúng ta vừa khởi lên sân thì ngay đó nó khi nghe người khác chửi nó chưa có khởi sân thì nó đã nhắc: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si nữa”, thì lúc bây giờ cái triền cái nó bị vén qua thì nó cái kiết sử nó hiện ra liền, cái sân kiết sử nó hiện ra liền để cho nó sân thì ngay đó thì chúng ta đã từng tu tập cái pháp Như Lý Tác Ý: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si”, nó nhắc ở trong đầu chúng ta như vậy thì ngay cái sân triền cái nó vừa hiện ra thì nó bị bẻ gãy, nó bị diệt ngay liền là nhờ cái chúng ta đã quét sạch cái sân của ngũ triền cái. Cho nên cái sân kiết sử nó không còn phát hiện ra được.
(37:15) Ở đây chúng ta phân biệt cái tham, sân của triền cái là cái màn che, mà cái tham, sân kiết sử là cái sợi dây nó đang trói. Một cái người mà đang sân mà xả cái cơn sân họ không được, họ không có dẹp cái sân họ xuống được, họ cứ họ tức tối, họ buồn bực, họ giận hờn trong lòng của họ, thì cái sân mà đang hoành hành, đang làm cho họ khổ sở trong thân họ, trong tâm họ đó thì cái sân đó gọi là cái sân kiết sử.
Kiết sử là cái sợi dây nó trói buộc nó sai mình, sử là nó sai cho nên nó vừa trói chặt mà nó vừa sai mình, mình không có xả được. Vì vậy mà mình nếu mà không có cái phương pháp phá sân triền cái thì kiết sử chúng ta không bứt được.
Cho nên vì vậy mà chúng ta hằng ngày chúng ta tu để mà phá sạch cái triền cái của nó thì chúng ta nói: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si”, hay hoặc là: “Từ đây về sau tâm không có còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa”, cứ nhắc nó như vậy cho đến khi mà nó được việc ngay đó nó đã phát hiện ra nó nhắc mình: “Tâm như cục đất không có tham, sân, si nữa”. Thì như vậy là rõ ràng là chúng ta có phương pháp để mà chúng ta quét sạch cái triền cái.
Bây giờ chúng ta bị cái triền cái che chúng ta không thấy nhưng mà chúng ta có cái pháp để mà diệt cái triền cái đó bằng cái phương pháp hướng.
Cho nên khi mà gặp chuyện thì cái kiết sử nó không còn trói chúng ta được nữa, nó bứt đi liền nó không còn sân liền, cho nên cái phương pháp đó gọi là cái phương pháp ly dục, ly ác pháp hay là cái phương pháp đó gọi là ngăn ác, diệt ác pháp, cái phương pháp mà quét sạch triền cái, cái phương pháp đó Như Lý Tác Ý là cái phương pháp ngăn ác, diệt ác pháp không có cho nó xâm chiếm vào thân và tâm của chúng ta.
(38:51) Nên trong cái đường tu thì con nhớ rằng tu tỉnh thức thì con nhớ là nương vào hơi thở, nương vào hành động đi, nhưng phải khéo tác ý, không có được mà lặng thinh để mà chỉ duy nhất có sự biết thì như vậy là con sẽ tu đúng.
Còn về mà phá cái ngũ triền cái thì con phải dùng cái phương pháp Như Lý Tác Ý hay nói một cách cho dễ hiểu hơn là dẫn cái tâm của mình vào cái chỗ giải thoát không còn tham, sân, si nữa. Hằng ngày nhắc cái tâm của mình tức là dẫn cái tâm vào chỗ đó thì chúng ta sẽ hết tham, sân, si.
Mà hết tham, sân, si thì con người sẽ tâm bất động, nó sẽ không còn khổ đau, không còn phiền não, không còn giận hờn, không còn lo sợ đó là giải thoát của đạo Phật. Nhờ đó mà một cái người không còn tham, sân, si như vậy là một cái người sống trong một cái nền đạo đức nhân bản của đạo Phật không làm khổ mình, khổ người. Đó là cái tu tập của đạo Phật để biến chúng ta trở thành con người thật sự là con người có đạo đức, có đạo đức với mình với mọi người.
Các con hiểu cái mục đích của đạo Phật là tu tập như vậy, chứ không phải cần các con phải ngồi thiền, phải niệm Phật, phải tụng kinh, phải cúng bái. Cái mục đích tu để ngăn đi vào cái chỗ mà đau khổ của các con để mà xả để ly nó ra, mà có cái phương pháp để giúp cho chúng ta đối diện việc sắp đến, khi nó có cái điều kiện là các con sẽ diệt được ngay nó liền. Đó con hiểu chưa?
(40:04) Trưởng lão: Bây giờ còn hỏi thêm gì nữa không?
Phật tử 1: Con xin kính thỉnh Thầy giải, con có đọc kinh Bửu Tích đó là nói rằng là nếu ai nhận đầu mà lạy đúng mười phương Phật thì coi như là ở an trú trong cái cõi Phật. Đó là phương Đông, phương Tây, phương Nam, phương Bắc, rồi Đông Nam, Tây Nam, rồi Tây Bắc, Đông Bắc.
Phương Đông thì Vô Lượng Công Đức Như Lai, phương Nam Công Đức Bảo Thắng Như Lai, rồi phương Tây thì Công Đức Trang Nghiêm Quang Minh Như Lai, rồi phương Bắc là Tích Tập Vô Lượng Bồ Đề Như Lai. Rồi phương Đông Nam Thiên Văn Lôi Hống Thanh Vương Như Lai, phương Tây Nam là Quang Minh Chiếu Như Lai, rồi phương Tây Bắc là Chủng Chủng Oai Đức Vương Như Lai, rồi phương Đông Bắc là Vô Số Kiếp Tích Tập Bồ Đề Như Lai.
Bây giờ con cũng không hiểu được cái nơi đó là nơi nó ảo tưởng hay là có thật. Xin bạch Thầy từ bi giải rõ cho con được hiểu.
(41:24) Trưởng lão: Tất cả những cái điều mà con nêu ra trong kinh Bảo Tích đó là một cái bài kinh tưởng. Vì cuộc đời của chúng ta từ khi mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cho đến giờ, thì chúng ta chỉ duy nhất biết có một đức Như Lai đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà thôi. Còn hoàn toàn những cái điều đều là tưởng của chúng ta mà vẽ ra.
Chứ chúng ta chưa thấy bao nhiêu, có bốn phương tám hướng như vậy mà có mỗi hướng như vậy mà có một cái vị tên Như Lai và Vô Lượng Như Lai như vậy thì hoàn toàn là chúng ta sống trong tưởng mà thôi.
Cho nên chúng ta không nên tin cái điều đó, mục đích của đạo Phật là muốn dạy cho chúng ta biết là chúng ta chỉ tu tập làm chủ được bốn cái điều đau khổ của chúng ta đó là sanh, già, bệnh, chết. Như vậy là cái mục đích chúng ta nhắm để mà giải thoát, chứ không phải để nhắm vào cái chỗ Như Lai các vị để an trú với các vị đó, để làm gì? Vậy chúng ta chỉ an trú được bốn cái chỗ mà chúng ta thoát ra bốn cái nỗi khổ này thì chúng ta thấy hạnh phúc rồi, không còn chỗ nào là chúng ta cần đi tìm một cái cõi giới nào hết.
Cho nên có Như Lai hay không có Như Lai điều đó đều không quan trọng, mà điều quan trọng là chúng ta phải điều phục được tham, sân, si mà gây ra trong lòng của chúng ta, quét sạch cái ngũ triền cái này để chúng ta quét sạch tất cả những cái đau khổ từ nơi thân tâm của chúng ta hiện giờ mà chúng ta đang đau khổ.
(42:36) Sanh là cuộc sống chúng ta hằng ngày luôn luôn có phiền não, có đau khổ, có giận hờn, có thương ghét nó làm chúng ta khổ. Bệnh, thân của chúng ta luôn luôn lúc nào, nay không đau thì mai đau, mai không đau thì mốt đau, bệnh. Rồi già, lần lượt năm tháng chúng ta thấy không, từ cái mái đầu xanh cho đến bây giờ thì các vị thấy có người thì muốn đầu bạc rồi, rồi qua năm thì đầu bạc trắng, rồi sắp sửa vô thường nó đến chúng ta cũng không còn bao lâu, mà sống ở trên cái mảnh đất này nữa, thì đó là cái già cái thay đổi. Rồi đến cái chết, chắc chắn là chúng ta phải biết rằng con người chúng ta không ai tránh khỏi sự chết. Như vậy bốn cái nỗi khổ này làm sao chúng ta chấm dứt được?
Cái mục chúng ta đi theo đạo Phật không phải cầu đức Như Lai, cho nên đức Phật nói: “Ta cũng không phải là thầy của các ngươi, mà các ngươi hãy lấy giới luật làm thầy”. Đức Phật cũng chỉ khi mà tu chứng thì đức Phật đảnh lễ cái giáo pháp và cái giới luật mà đức Phật đã thực hiện được cái đời sống giải thoát, xem như đó là Thầy của mình. Vì vậy mà sau khi đức Phật truyền lại cho chúng ta, những cái người mà thừa kế đức Phật đó là giới luật và giáo pháp của đức Phật, là cái người Thầy của chúng ta.
Cho nên bây giờ chúng ta theo đạo Phật không có nghĩa là chúng ta theo đức Phật mà chúng ta theo cái giáo pháp, cái giới luật, cái đức hạnh đó mà chúng ta tu tập để chúng ta đạt được giải thoát. Vì chính ông Thầy đó mới là cái người mà dạy chúng ta con đường giải thoát. Chứ không phải một vị Phật hay một vị Như Lai nào mà giúp chúng ta giải thoát được, mà chính giới luật tức là đức hạnh và giáo pháp của đức Phật đã để lại, đó là Thầy của chúng ta. Lời di chúc này trước khi mà đức Phật lìa đời, đức Phật đã nhắn lại với chúng ta.
HẾT BĂNG