Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Ngày giảng: 10/07/2010
Thời lượng: [00:52:10]
Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, con có những câu hỏi dành riêng cho Phật tử xin Thầy giúp trả lời cho mọi người được thông suốt.
Thứ nhất là những người Phật tử còn gia duyên bên ngoài thì cần tu như thế nào và tu pháp nào trước, pháp nào sau?
Trưởng lão: Tất cả những người Phật tử còn gia duyên, gia đình, con cái, cha mẹ, còn làm ăn mọi công việc để sinh sống trong cuộc sống của mình thì luôn luôn lúc nào họ cũng phải thấy, hiểu biết mọi cái sự việc xảy ra, mọi đối tượng từng gặp nhau đều là do nhân quả.
Mà muốn biết được như vậy thì phải học về nhân quả, phải học 31 cái đức hạnh của nhân quả, hoặc là đọc sách dạy về nhân quả để biết từng hành động của mình trong một ngày mình đối xử.
Thí dụ như bây giờ mình đối xử với cha mẹ như thế nào; đối xử với vợ con như thế nào; với chồng con như thế nào; đối xử với Thầy tổ như thế nào; đối xử với thầy học như thế nào; hoặc là mình làm thầy mình dạy thì thầy đối xử với học trò như thế nào để đúng đạo đức, bởi vì đó là đạo đức nhân quả.
Cho nên nó đòi hỏi ở cái tri kiến của mọi người cần phải có sự hiểu biết, nếu không hiểu biết thì chúng ta làm theo cái thói quen, nói hoặc là suy nghĩ theo thói quen thì nó đưa đến cái hành động làm khổ mình, khổ người, nó thiếu đạo đức.
Trái lại mình hiểu nhân quả thì mình sẽ biết cái nào mình sẽ nhẫn nhịn, biết cái nào mình tùy thuận mà không bị lôi cuốn vào ác pháp, rồi biết cái nào mình bằng lòng để mình buông xả.
Tất cả những cái này đều là phải trải qua một thời gian học ở trong lớp Chánh kiến, Chánh Tư Duy. Hai lớp học này nó sẽ giáo dục, đào tạo chúng ta đầy đủ những sự hiểu biết về nhân quả. Còn nếu mà chưa được học những lớp này thì đương nhiên chúng ta phải tự học trong những cuốn sách dạy về đạo đức nhân quả.
(2:43) Mà sách nhân quả thì hiện bây giờ Thầy chưa có, tuy rằng trước kia có in một số sách đạo đức nhưng nó chưa đủ đâu, mà nó chưa theo những cái thứ tự. Vì trước kia nó in thành giáo án để học tập mà thôi, để dạy chứ chưa phải là những sách đạo đức cho mình nghiên cứu từng hành động đạo đức để cho mình thực hiện trên bước đường tu tập.
Gần đây Thầy có soạn một cuốn sách đạo đức để giúp cho mọi người nó vừa ngắn gọn, giúp cho mọi người thấy, hiểu biết hàng ngày mình phải đối xử với những người thân của mình, những người xa lạ trên công việc làm ăn, đối xử từ công sở cho đến những nơi buôn bán tiếp xúc với mọi người thì chúng ta phải học những cái hành động đạo đức đối xử với nhau thì như vậy mới đem lại sự bình an cho mình, cho người tức là không làm khổ mình, khổ người.
Đó là đạo đức nhân quả cho nên rất cần thiết cho mọi người, vì vậy mà cái người mới tu tập, nghĩa là còn gia duyên, còn tiếp duyên với mọi người, còn làm những công việc để sinh sống trong cuộc đời của mình thì nên học đạo đức nhân quả, nên sống với nhân quả thì sẽ được giải thoát ngay liền.
Phật tử Từ Hạnh: Vậy là cái cuốn đó Thầy sắp viết ra hả Thầy?
Trưởng lão: Khoảng độ chừng một tháng hoặc là hai tháng nữa là Thầy sẽ cho ra và Thầy sẽ xin phép cái cuốn đạo đức nhân bản - nhân quả. Bởi vì cái cuốn này nó tóm lại, nó ngắn gọn mà nó đầy đủ cho chúng ta dễ hiểu biết, dễ tiếp nhận, áp dụng vào đời sống hàng ngày của mình. Còn những cái trước kia Thầy dạy thì nó mênh mông, cho nên nó không có tóm lược lại, nó không có thu ngắn lại để chúng ta biết áp dụng cho dễ dàng.
Cho nên vì vậy mà hiện bây giờ Thầy thấy cuộc sống của mọi con người hiện ở trên thế gian này cần phải thông suốt cái đạo đức nhân bản - nhân quả, mà nếu không có cuốn sách này là một thiệt thòi rất lớn cho mọi người.
(4:57) Cho nên vì vậy mà hôm nay cái bài học, cái sự áp dụng vào đời sống của người tu sĩ đầu tiên cũng như người cư sĩ đầu tiên cũng như người mà vừa hiểu được Phật pháp hay là không phải là người theo Phật pháp đi nữa cũng phải hiểu biết đạo đức này để đem lại sự an ổn cho chính bản thân mình và những người xung quanh mình. Nó quan trọng như vậy.
Phật tử Từ Hạnh: Cái đạo đức nhân bản này nó giúp cho con người ta có tri kiến và chính nhờ cái tri kiến để cho người ta xả được những gút mắc trong đời sống hằng ngày phải không Thầy?
Trưởng lão: Đúng vậy, bởi vì chính có cái hiểu biết về nhân quả chúng ta mới xả một cách rất dễ dàng, còn nếu mà không có sự hiểu biết về nhân quả thì chúng ta dễ bị dính mắc, mà hễ dính mắc thì chúng ta dễ phiền não, đau khổ cho nên nhân quả rất cần thiết.
(5:57) Phật tử Từ Hạnh: Về phần thứ hai thì thí dụ như chúng con nghe Thầy giảng nhưng mà chúng con không biết về phải thực hành như thế nào, về nhà có những cái giờ phút rảnh rang thì chúng con phải tu tập những cái gì?
Trưởng lão: Khi mà được nghe, về nhà sống chung ở trong gia đình thì như nãy giờ Thầy nói là sống nhân quả, nhưng cái tri kiến nhân quả nó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, phải đọc kinh sách cho thông suốt chứ không phải là đọc một cuốn sách mà đủ, mà nó cần phải nghiên cứu. nhất là bộ sách đạo đức nhân bản - nhân quả.
Bởi vì bước đầu mà mình tu về cái cuộc đời mà mình muốn đi theo đạo Phật, cái chặng đường thứ nhất của nó là chặng đường nhân quả, tri kiến nhân quả. Do đó mà mình không phải chỉ có tu bấy nhiêu đó thôi mà nó còn tiếp tục những chặng đường thứ hai, thứ ba của nó nữa.
Sau khi mình sống chung đụng với mọi người trong gia đình của mình, mình thản nhiên được, mình thấy tâm mình nó an ổn trước mọi chướng ngại pháp của những người thân của mình, của những người xung quanh mình mà mình thấy an ổn, mình không làm khổ mình, khổ người thì mình phải bước qua một chặng đường thứ hai chứ không phải tới đó mình đã mãn nguyện rồi thì nó chưa đủ, mình phải đi tới nữa.
Cho nên trong sự đi tới nữa thì trong cái giai đoạn tu tập đạo đức nhân bản - nhân quả để xả cái tâm của mình, để tâm mình không còn chướng ngại thì lúc bấy giờ là lúc mình cần phải học, hiểu về Phật Giáo. Cho nên trong khi đó mình không những hiểu đạo đức nhân bản - nhân quả thôi đâu mà mình còn hiểu những con đường tu tập Thiền Định, những con đường nhiếp tâm, những con đường tu tập để nó đi sâu vào con đường của Phật giáo nữa, thì như vậy nó mới trọn vẹn.
Chứ còn không khéo thì mình chỉ có cái tri kiến nhân quả thì nó sẽ chỉ đem lại sự an ổn của mình trước các đối tượng, các ác pháp mà thôi chứ không thể nào mà mình thắng được cái tâm dục của mình đâu, mình không làm chủ nổi nó đâu.
Nhiều khi mình tùy thuận mình đè nén mình chịu đựng chứ sự thật ra mình chưa xả nó được. Cho nên mình còn phải đi tới để cho mình đủ cái sức bình tỉnh, tỉnh táo để mình nhìn trước mọi sự việc để rồi lúc bấy giờ mình xả được cái tâm của mình thì coi như là hóa giải được cái đau khổ, còn không khéo thì mình chỉ chịu đựng rồi tự mình mình làm khổ lấy mình.
(8:44) Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, muốn có sức bình tĩnh và định tĩnh để giải quyết mọi công việc như Thầy nói thì tụi con phải tu cái gì để có cái sức bình tĩnh đó.
Trưởng lão: Trong cái sự bình tĩnh đó thì nó sẽ có cái pháp môn để tu tập.
Bây giờ trước tiên thì mình vừa học hiểu về tri kiến của nhân bản, nhân quả để mình sống hằng ngày tiếp duyên với mọi người. Trong cái giai đoạn để sống với mọi người bằng tri kiến, bằng sự hiểu biết của nhân bản - nhân quả đó thì mình phải tập sức tỉnh thức, mà tập sức tỉnh thức thì trong những cái thời gian tập, vì mình còn phải lao động, còn phải tiếp duyên với mọi người cho nên cái thời gian mình rất ít, chỉ có ban đêm thì mình mới có thể dành ra 30 phút, cao lắm là một giờ, buổi tối mình tập 30 phút, buổi khuya mình tập 30 phút. Tập cái sức tỉnh thức đó thì hoàn toàn là chúng ta phải ôm vào cái pháp Thân Hành Niệm. Chỉ có pháp thân hành niệm nó sẽ giúp chúng ta tập tỉnh thức mà thôi.
Bởi vì hành động bước đi, hành động đưa tay, hành động suy nghĩ, hành động nói, tất cả mọi hành động thân, khẩu, ý trong thân của mình, ba cái nơi xuất phát những hành động của một con người thì mỗi mỗi chúng ta đều phải tỉnh táo ở trên đó.
(10:07) Mà chúng ta tỉnh táo thì đầu tiên, thí dụ như bây giờ chân trái mình bước, chân mặt mình bước, đưa tay trái, đưa tay mặt đều là mình tỉnh táo được ở trên những cái hành động đó thì mình mới tỉnh táo được trên cái ngôn ngữ của mình nói ra, rồi mình mới tỉnh táo được trên cái ý suy nghĩ của mình, chứ nhiều khi mình suy nghĩ, chứ mình chưa có được sự tỉnh táo ở trên sự suy nghĩ của mình, cho nên vì vậy mà muốn tập tỉnh thức thì ngay bây giờ mình phải ôm pháp Thân Hành Niệm. Nó có phương pháp đàng hoàng.
Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, Thân Hành Niệm thì mỗi một động tác như vậy là phải tác ý xong rồi mình mới hành động, tức là trên từng bước hành động của mình thì mình tác ý trước.
Trưởng lão: Cái ý nó dẫn cái hành động, cho nên mình phải tác ý trước rồi cái hành động theo sau chứ không phải niệm. Mình niệm tức là nhiều khi mình niệm đưa tay ra, đưa tay vô, do đó thì mình thành cái thói quen cứ đưa ra, đưa vô mà mình quên cái lệnh của mình chưa đủ sức, cho nên khi mình tác ý rồi thì mình mới làm, nhưng không phải làm lia lịa, làm nhanh, mà làm theo cái lệnh, nó vừa chú ý rất kỹ lưỡng ở trên cái hành động.
Thí dụ như đưa tay ra thì từ từ mình sẽ đưa tay ra, chú ý rất kỹ cái hành động đưa tay ra. “Đưa tay vào” thì tức là cái lệnh của mình xong rồi thì cánh tay mình mới đưa tay vào để cho mình chú ý, trong khi làm cái việc này để tập tỉnh thức thì mình đừng có để cái tâm mình nó nghĩ ngợi cái này, cái kia thì nó sẽ quên cái hành động, thà là mình tập ít, đừng tập nhiều!
Khi mình tập nhiều thì cái tâm mình nó sẽ không có chú ý được cái hành động đâu, mà cứ đưa tay ra vô vầy mà nó nghĩ cái chuyện khác, nó làm cho mình phân tâm cả hai, vừa biết cánh tay đưa ra, vừa khởi niệm khác thì đó là bị phân tâm. Mà nếu mà phân một lúc thì chúng ta sẽ chỉ còn duyên vào cái niệm khởi mà quên đi cái hành động đưa tay ra vô.
(12:22) Phật tử Từ Hạnh: Cái người mới tu tập thì tốt nhất là chúng con chỉ tu khoảng bao lâu và mỗi một lần, thí dụ như sau vài phút đó thì tụi con sẽ đứng lên đi kinh hành hay là như thế nào?
Trưởng lão: Cái thời gian mà tu tập thì nó phải vừa với cái sức của mình nhưng mà phải ở trong sự tu tập đó, nó phải có cái sự nhiệt tâm, mà nếu mình tu tập để lấy có thì nó không có kết quả, mà có cái sự nhiệt tâm. Mình tin tưởng rằng Phật dạy qua cái pháp Thân Hành Niệm để giúp cho mình có sức tỉnh thức, nhờ cái sức tỉnh thức đó mà mình làm chủ được thân tâm mình bằng nhân quả, do đó mình tập rất là nhiệt tâm trên hành động tu tập thì nó mới kết quả, mà thiếu nhiệt tâm để tu lấy có thì tu một thời gian sau nó thành một thói quen thôi chứ sự thật ra nó không có kết quả theo cái ý muốn của mình, nó mất cái kết quả đi.
Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, cái người mới vô (Tu Viện) nhiều khi họ ham thích tu Thân Hành Niệm quá, mà mới bước đầu vô thì họ có thể tập 15 phút tăng đến 30 phút, thì như vậy có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Không, chưa đúng! Bởi vì, khi một cái người mà mới vào tu tập thì mình phải xét qua cái người đó họ đã từng sống để xả được cái tâm tham, sân, si của họ chưa? Họ phải từng sống ở trong gia đình họ bằng cái tri kiến của nhân bản, nhân quả. Cho nên sau khi một cái người vào mà họ ham tu, họ vào Tu viện để cho họ cái thất rồi họ sống độc cư thì chúng ta trắc nghiệm họ, coi họ hiểu nhân bản - nhân quả như thế nào?
(14:12) Thí dụ như bây giờ mình chỉ cho họ, có một con kiến cắn cái chân của bạn, thì đối với bạn con kiến đó bạn sẽ làm sao?
Thì cái người đó sẽ nói: tôi sẽ lần lượt bắt con kiến đó bỏ ra.
Mình tin họ nói như vậy nhưng mà sự thật chưa chắc đã là tin. Khi họ bị con kiến cắn họ thì họ lo họ chà chứ chưa hẳn là họ đã bắt con kiến bỏ ra, bởi vì cái bản chất thói quen của mình. Khi mình bị một con vật gì cắn thì mình không có tuần tự đâu, mà mình lo cho mau để cho nó không còn cắn mình, không còn đau. Như con kiến vàng hoặc con kiến lửa mà cắn mình thì đương nhiên con vật đó coi chừng bị mình giết chết thì đó là cái sự đầu tiên để cho chúng ta thấy được cái hiểu biết về nhân quả.
Một người hiểu biết về nhân quả thì người ta sẽ từ tốn, người ta thấy cái nhân quả mình có gieo duyên với một con kiến vàng, hoặc một con kiến này cho nên vì vậy mình lỡ đi ngay trên con đường của nó, nó cắn mình, lần lượt mình chậm chạp mình gỡ nó đi, rồi mình thả con kiến ra đó là cái duyên nhân quả làm cho con kiến nó không bị gãy chân, gãy giò. Còn mình do đó mình bị đau quá, mình nắm con kiến mình vò nó như vậy thì nó nát bét, nó chết đi thì như vậy là mình thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả.
Tất cả những cái hành động này mình đưa ra, rồi mình hỏi họ để mình trắc nghiệm qua cái nhân quả.
Bây giờ có một người đó họ nói: “Anh sao mà ngu quá”, có người người ta chê mình ngu thôi, thì mình hỏi: “trong khi người ta nói mình ngu như vậy thì mình có buồn không?”
Rồi bắt đầu nói tôi không buồn
“Vậy lý do gì mà anh không buồn khi người ta nói anh ngu?”
Mình trắc nghiệm lần, mình hỏi lần thì người ta sẽ giải thích ra cái điều đó, nếu mà giải thích đúng nhân quả thì phải thấy người này sống bằng tri kiến nhân quả, mà giải thích không đúng thì tức là người này không hiểu biết nhân quả.
(16:32) Những cái này đều phải trắc nghiệm qua cái nhân quả, khi thấy cái người này có tri kiến nhân quả rồi thì mới chấp nhận cho họ tập tỉnh thức chứ không khéo họ chưa có xả tâm họ, tức là cái thô chưa xả, nhưng do họ tu tập tỉnh thức thì họ ham tu quá, họ ức chế tâm họ, ít hôm họ bị tưởng.
Phần nhiều là một số tu sĩ do xả tâm, cái chặng đường thứ nhất của cư sĩ để tu tập họ đã thiếu, mà họ bước qua cái chặng đường thứ hai của người cư sĩ tu tập thì đó là họ ức chế tâm họ.
Chặng đường nào nó phải ra chặng đường nấy.
Phật tử Từ Hạnh: Nên tốt nhất cái người cư sĩ phải nên xả tâm trước nhất.
Trưởng lão: Xả tâm trước nhất. Bây giờ người nào bước vào đạo Phật cũng lo dùng cái tri kiến, dùng cái hiểu biết để xả tâm của mình, cái đó là cái quan trọng nhất.
Phật tử Từ Hạnh: Còn cái phần tu Thân Hành Niệm thì chắc chỉ tập năm, mười phút trở lại thôi hả Thầy?
Trưởng lão: Nghĩa là cái người muốn tu Thân hành niệm thì khi mà trắc nghiệm được cái tri kiến nhân quả của họ được đầy đủ rồi thì mới cho họ tu tập Thân Hành Niệm, còn tri kiến chưa đủ thì không cho.
Cũng như cái lớp họ học chưa tốt nghiệp mà họ đi sang qua cái lớp thứ hai thì họ sẽ không đạt kết quả mà họ bị ức chế cái tâm họ.
Cho nên, thí dụ như con học lớp 1 mà chưa xong mà con lên lớp 2 thì chỉ còn có ngồi đó ngó thôi, không thể nào hiểu được. Cái tâm con chưa xả hết cái thô mà bây giờ lên lớp 2 tập tỉnh thức tức là xả cái vi tế thì giai đoạn nó khác rồi.
(18:12) Bây giờ nó đâu còn tư duy, suy nghĩ nữa mà đi thì biết mình đi thôi, tác ý cái đó thôi thì như vậy rõ ràng cái tri kiến này nó bị bế tắc cho nên buộc lòng cái tri kiến này nó phải thông suốt hết cái nhân quả rồi. Mà thông suốt nhân quả rồi thì anh áp dụng cái này trong cuộc sống của anh như thế nào? Chứ không phải anh khởi anh ham muốn vô đây để mà ngồi tu, trong khi đó anh bỏ vợ, bỏ con anh, đó là điều kiện anh thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả.
Thí dụ, bây giờ có người ham tu mà bỏ vợ con, điều đó sai. Anh có vợ con anh phải làm sao!? Khi nào mà vợ con anh đến đây, nói một lời nói: “Bây giờ con đồng ý cho chồng con được tu tập và con lãnh cái nhiệm vụ nuôi nấng mấy cháu cho lớn khôn”. Thì trong khi một vị Thầy để người ta chấp nhận cho cái người này thì người ta hỏi: “Trong cuộc sống gia đình như vậy thì người chồng đối xử với vợ như thế nào, hay là ông bắt nạt, ông bắt buộc phải chấp nhận cho ông đi tu. Rồi bà sợ quá bà đến đây bà nói như vậy chứ sự thật ra ông dùng cái quyền lực của ông thì như vậy là không chấp nhận, mà thuật lại cái cuộc sống đối xử với một người vợ của mình hay với một người chồng của mình ở trong gia đình bằng đạo đức nhân quả”. Thì Thầy chấp nhận liền, đó là cái người này do nhân quả mà xả.
Vì vậy mà cái người vợ hay người chồng cảm mến cái người bạn đời của mình quyết tâm tu, sống đúng đạo đức, cho nên đến đây xin Thầy cho tu tập chứ không phải vì cái lý do người chồng dùng cái quyền hay một người vợ dùng cái thế này, thế khác để bắt buộc cho phép mình đi tu. Không phải cái lý do đó, thì như vậy mới được, chứ còn cái lý do ép buộc người ta đến thì không được.
Cho nên khi một người đến đây đã có gia đình rồi thì đều trắc nghiệm qua cái vấn đề của gia đình, tại sao họ bỏ gia đình!?
(20:36) Đồng ý rằng đời là khổ, mà khi đã lập gia đình rồi thì phải làm đúng đạo đức nhân bản - nhân quả.
Trước kia đạo Phật chưa có cho nên đức Phật mới bỏ vợ, bỏ con. Nhưng mà sau khi đức Phật tu rồi thì xây dựng một cái nền đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Mà những người thân gần gũi bên mình, chia cay sẻ đắng với mình, tại sao mình làm cho người ta khổ thêm, đi tu làm cho người ta khổ thêm như vậy. Cho nên có đạo đức của đạo Phật rồi, người nào bỏ vợ, bỏ con thì không được.
Khi mà đức Phật dạy cho gia đình ông Visakha, vợ chồng của ông này có một đứa con, khi đến nghe đức Phật thuyết pháp hay quá, vì vậy thì bà vợ này xin theo Phật tu, nhưng mà ông Phật hỏi ông Visakha: “Ông thấy trong gia đình của ông, 2 vợ chồng có một đứa con, vậy thì bà vợ bỏ đi tu như vậy thì ông có lo lắng được cái nhiệm vụ của ông đối với con, đối với gia đình không? Ông có vui lòng chấp nhận cho bà Visakha tu không hay là vì ép buộc”.
Ông Visakha nói: “Con cũng muốn đi tu, nhưng mà con là đàn ông cho nên con phải lãnh cái trách nhiệm này để gánh vác cho vợ vì vợ con là người yếu đuối, cho nên vợ con tu trước. Con và đứa con của con sẽ theo Phật tu sau”, ông Visakha nói như vậy.
(22:08) “Được rồi”, thì ông Phật chấp nhận cho, nên bà Visakha mới theo Phật tu đến chứng quả Alahán, cho nên ông Visakha ông mới trắc nghiệm ông hỏi thế này, thế khác, thế nọ đủ loại.
Bà Visakha trả lời suôn hết, người mà chứng quả Alahán rồi không có hỏi cái gì mà người ta trả lời không được. Cho nên ông Visakha nói không biết bà vợ trả lời như vậy là suôn quá rồi, mà không biết có đúng không? Để hỏi ông Phật.
Cho nên ông Visakha ông đến ông hỏi ông Phật, thì ông Phật nói: “Ta cũng chỉ trả lời như bà Visakha mà thôi.”
Con thấy không? Từ đó bà Visakha đã tu xong rồi thì do đó ông Visakha mới xin Phật, bây giờ cho hai cha con chúng tôi sẽ theo Phật tu hành. Ông Phật chấp nhận liền.
Con thấy không? Đạo Phật nó có đạo đức rõ ràng, cho nên ở đây có một số người đến đây ham tu. Thầy trong lúc này, thật sự ra thì nó không phải cái lúc mà Thầy tiếp duyên giảng đạo cho nên Thầy tránh duyên. Bởi vì họ nghe ở trên mạng, rồi họ nghe những lời thuyết giảng đưa lên thì họ ham thật, nhưng họ quên trách nhiệm đạo đức.
Vì vậy mà Thầy nhờ mấy con tiếp xúc với những người này chỉ cho họ cái đạo đức dùm Thầy thôi, chứ bây giờ gặp Thầy thì Thầy không dạy họ đâu. Bởi vì trước kia có một thời gian Thầy tiếp xúc với họ, mà Thầy thấy gần như là người nào cũng thiếu đạo đức, ham tu rồi bỏ vợ, bỏ con; ham tu rồi không thấy cái trách nhiệm của mình.
Thậm chí như cái ông gì bên Úc, con còn nhỏ xíu mà vợ chồng qua đây, ngồi trước mặt Thầy như vậy mà bỏ đi tu. Ở bên đó đi ra lượm rác lượm rến, không có lo cho vợ con cái gì hết. Thầy không chấp nhận điều đó, ai sinh ra đứa nhỏ này mà bây giờ để vợ mình nuôi, cái trách nhiệm, bổn phận không làm hết bổn phận mà không làm hết bổn phận thì làm sao mà đạo đức, cho nên Thầy không chấp nhận. Thầy bảo về bên đó nuôi vợ, con cho đàng hoàng.
Đó! Cách thức như vậy, mà hầu hết là số người ham tu mà quên cái đạo đức, mà đạo đức nhân bản nhân quả rất cần thiết cho đời sống của con người.
Một xã hội học được đạo đức nhân bản, nhân quả thì xã hội đó rất là an vui, trật tự, người ta biết thương nhau, người ta biết tha thứ, người ta biết đem cái sự sống của người ta người ta trao cho người khác.
(24:50) Thậm chí có những câu chuyện người ta nói đến cái đạo đức, người ta mua một món quà như thế này, người ta đến người ta cho một người khác, nhưng mà người ta nói là có một người bạn gửi, người ta sợ cái người đó từ chối, “người đó gởi đem đến cho chị, cho anh món quà này chứ không phải tôi”, họ nói như vậy.
“Người bạn này họ không nói tên, tôi không biết, cho nên vì vậy đem trao cái món quà này giùm, mong chị hay mong anh nhận món quà này. Người ta thương các cháu lắm, người ta thấy các cháu trong gia đình này, người ta thương người ta cho món quà cho các cháu như là tập vở, bút,…” Đem món quà cho bằng cách là người ta nói người khác chứ người ta không nhận là của người ta cho, để cho người đó không biết người nào gởi cho mình. “Bây giờ tôi mang về tôi cũng không biết trao cho ai, nhờ anh chị lấy dùm”.
Con thấy cái cốt chuyện rất hay, đúng là chúng ta hãy mở rộng lòng chúng ta, đem lại cái sự an vui cho người khác đi! Thí dụ như bây giờ mình ăn ít hơn một chút để cho người khác mà mình thấy cái tinh thần, cái tâm hồn của mình thấy nó an vui lắm.
Con thấy cái đạo đức của đạo Phật nó hay chỗ này, mình chỉ nghĩ đến người khác, giúp cho người khác, giúp cho người khác và cái tinh thần mình nó rất thoải mái, còn mình nghĩ cho mình, mình nghĩ cách này, cách kia cho mình, cuối cùng nghĩ cho mình, mình càng khổ mà nghĩ cho người thì nó sẽ giải thoát. Mà nó rộng rãi tâm hồn, tức là cái nhân quả, cái nhân quả mình nghĩ cho người khác không còn khổ, mà trái lại cái tâm hồn mình nó thoải mái, cái nhân quả đó là cái phước, nó làm cho mình thoải mái.
(26:43) Cho nên càng học nhân quả cái cuộc sống nó càng tuyệt vời, không có ai làm khổ người nào mà đem lại cái sự an vui cho người khác, đó là nhân quả. Bởi vì cái hành động mình đem lại cho người khác an vui tức là mình đã vui rồi. Con thấy cái nhân quả nó rõ ràng cụ thể. Nhân đó thì phải quả này chứ sao, chứ đâu phải đem cho người ta ăn mà mình khổ đâu. Không có.
Thí dụ như người ta chửi mình, mình nhẫn nhịn thì không ngờ mình nhẫn thì tâm hồn mình vui mà người ta thấy sao chửi mắng cái anh này hoài, cái cô kia hoài mà tại sao không thấy buồn giận một cái gì hết mà thỉnh thoảng lại có quà bánh biếu mình. Từ cái người người ta ghét mình người ta trở thành cái người thân của mình. Mình lấy cái đạo đức nhân quả mình sống, mình cảm hóa người ta trở thành một người tốt. Đừng lấy cái chỗ người ta làm chướng mình mà mình ghét người ta thế này, thế khác.
Đời nó như vậy rồi nhưng mình ở trong đạo mình khác, rõ ràng là nhân quả. Cho nên Thầy nói, mình thông suốt nhân quả rồi thì không có cái ác pháp nào làm chướng ngại tâm mình được hết mà mình biết thương người khác, họ đang ở trong ác pháp, mình làm sao cởi mở cho họ đừng ở trong cái ác pháp đó nữa. Đó là cái hay nhất.
Cho nên khi học đạo đức nhân bản - nhân quả thì mình thấy hạnh phúc vô cùng, không ai làm chướng ngại gì mình được hết, thì như vậy mấy con nhớ rằng, trong cuộc sống hiện giờ mọi người đừng có đi xa hơn nữa, mà hãy tập cái này đi, mà tập cái này chưa xong mà vô Thất ngồi tu thì ức chế, mai mốt bị tưởng. Bởi vì mình ức chế, mình không chịu xả tâm cho nên nó sai chỗ đó.
Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, nếu vậy thì cái người cư sĩ tại gia thì chỉ học cái lớp nhân quả, hoặc là đọc sách nhân quả của Thầy viết ra, bao nhiêu đó là đủ để cho cuộc sống hằng ngày của họ để trau dồi và chính ngay từ đó mà họ xả cái tâm được.
(28:48) Trưởng lão: Đúng vậy, họ áp dụng vào những cái họ học, hiểu biết về nhân quả, họ áp dụng vào đời sống của họ, họ giúp cho thân tâm họ rất là an ổn. Thí dụ như bây giờ cái thân nó nhức cái đầu, nó đau cái bụng, đau ghê gớm lắm. Nhưng mà họ nghĩ đây là nhân quả, không có sợ, khi mà nghĩ nó là nhân quả, không sợ thì nó giảm rồi, cái cường độ đau nó giảm xuống liền tức khắc, mà mình không nghĩ nó là nhân quả thì nó đau tăng lên.
Cho nên lúc bấy giờ chúng ta cần phải suy nghĩ “đây là nhân quả, vui vẻ mà trả, không có sợ.” Thì cái ý chí của chúng ta nó sẽ bừng sáng lên, nó dũng cảm lên, nó chịu đựng một cách gan dạ vô cùng, nó không có hề dao động, sợ hãi cái cảm thọ đó, cho nên cảm thọ đó nó vẫn lần lượt nó được tiêu tan.
Con thấy ngay cả cái thân của mình thôi mà cái cảm thọ, tức là cái ác pháp nó tác động ngay trên thân thì ai đau lại không biết đau, nhưng mà cái tinh thần chúng ta yếu đuối cho nên cái đau đó nó lại xiết chúng ta, mà cái tinh thần chúng ta vững mạnh, ý chí chúng ta ngút ngàn thì lúc bấy giờ cái đau đó nó giảm xuống. Cho nên những người tu theo đạo Phật là những người có ý chí vĩ đại không phải là người tầm thường, không sợ đau, sợ gì nữa hết.
Phật tử Từ Hạnh: Khi có thọ, thí dụ như khi mà người ở nhà nhưng họ vẫn bị bệnh, rồi họ thường xuyên hỏi phải làm sao, phải tác ý như thế nào để cho hết bệnh, thì con nghĩ cái đó cũng là thiếu cái cuốn đạo đức nhân bản, nhân quả cho nên họ không biết cách.
Trưởng lão: Thiếu đó con, tức là họ không biết áp dụng đạo đức nhân bản, nhân quả vào thân họ, chứ họ biết nó là nhân quả.
Bây giờ cái thân họ đau, tức là họ phải trả cái quả, vì vậy mà họ chỉ cần tác ý: “nhân quả” thì ngay đó cảm thọ họ sẽ giảm đi liền tức khắc, họ vượt lên nhân quả họ đi qua. Cho nên đạo đức nhân quả rất cần thiết cho những người đang sống ở trong gia đình, chung đụng với mọi người, ngay tất cả những chướng ngại pháp đều là thấy biết nhân quả là đã hóa giải được hết. Họ biết áp dụng nhân quả vào từng phút, từng giây cái đời sống của họ là họ đã giải thoát.
(31:15) Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, như vậy người cư sĩ tại gia, nếu mà họ thực hiện được nhân quả và họ hành đúng theo những gì mà Thầy dạy và họ đã đạt được cái trạng thái, cái tâm của họ bất động trước tất cả các ác pháp thì như vậy họ đã giải thoát, phải không Thầy?
Trưởng lão: Giải thoát, bởi vì họ sống ở trong mọi đối tượng, mọi ác pháp mà họ thấy biết nhân quả, do đó nhân quả không tác động được thân, tâm của họ, cho nên họ không buồn phiền, không thấy đau đớn, không thấy khổ sở. Do đó tâm họ sẽ bất động thanh thản, an lạc, vô sự. Và vì vậy khi thấy nhân quả là họ đã bảo vệ và giữ gìn cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Mà tâm bất động thanh thản an lạc vô sự là cái chân lý giải thoát của đạo Phật. Người nào giữ gìn và bảo vệ nó được là người đó đã giải thoát rồi, nó đơn giản.
Ở đây mình chỉ cần hiểu nhân quả, cần áp dụng nhân quả vào thân tâm của mình thôi, nhưng mà nó lòi ra cái tướng của nó là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
Phật tử Từ Hạnh: Như vậy thì cái tâm bất động này là do từ chỗ tâm xả mà có?
Trưởng lão: Đúng vậy, do mình xả được là nó có bất động mà mình xả không được thì nó không bất động.
Phật tử Từ Hạnh: Chứ không phải là để tu có tâm bất động?
Trưởng lão: Không phải tu mà có tâm bất động, mà do xả mà có tâm bất động. Thí dụ như bây giờ người ta nói một tiếng nói mà nó trái ý con, mà con xả được cái tiếng nói trái ý đó thì tâm con sẽ bất động, không còn động nữa, nó đi về cái chỗ đó gọi là xả thì tâm sẽ bất động mà không xả thì tâm không bất động.
Cho nên đức Phật dùng cái danh từ ly dục, ly ác pháp, mình ly được cái ác pháp thì cái tâm mình nó sẽ bất động, mà mình ly chưa được cái ác pháp thì tâm mình nó sẽ không bất động. Con thấy rất rõ. Nghĩa là lúc bấy giờ mình lìa nó ra được thì cái tâm mình nó về bất động, mà mình lìa chưa được thì chưa bất động.
Nhưng mà mình lìa nó bằng cái gì? Bằng cái phương pháp tri kiến nhân bản- nhân quả.
Con thấy không? Bằng tri kiến đạo đức nhân bản nhân quả.
Phật tử Từ Hạnh: Phải trở về cái đó?
(33:24) Trưởng lão: trở về cái chỗ để xả nó, cái phương pháp, cách thức áp dụng bằng cái tri kiến để cho nó trở về với cái tâm bất động của nó để nó xả mới được chứ còn con chưa hiểu nhân quả con xả không được, “nói là nói chứ tôi bây giờ xả không được. Xả không được, bây giờ tôi ngồi tôi ức chế, tôi hít vô, thở ra để mà tôi không còn nhớ, không giận hờn, phiền não”. Nhưng mà xả ra nó vẫn còn.
Còn cái kia cái tri kiến nó hóa giải, nó thông suốt rồi, nó thấy nhân quả, nó thoải mái, nó dễ chịu nó không còn nhớ nữa. Qua cái hiểu biết nhân quả nó xả mau lắm, mà nó tự nhiên. Còn cái mà mình chưa có thông suốt nhân quả mà bây giờ nó bị đau, mình ức chế nó, mình dùng nhiếp tâm vào một cái đối tượng nào đó để cho nó quên đi, nhưng mình xả ra là nó nhớ, nó không quên.
(34:15) Phật tử Từ Hạnh: Thí dụ, như gia đình một Phật tử có một đứa con mà bị chết, thì ông ta đau lòng quá và ông ta không biết làm cách nào cho hết đau khổ thì con nghĩ là cũng do họ không có hiểu biết về cái tri kiến nhân bản - nhân quả?
Trưởng lão: Đúng vậy, họ không biết nhân quả. Khi mà họ biết nhân quả thì ngay đó họ biết cái người lên tái sanh làm con họ mới có một, hai tuổi mà chết là họ biết cái đứa này nó lên nó làm con mình là nó đòi nợ mình, cho nên mình rầu rĩ, khổ sở thương yêu nó thì đó là mình đang trả nhân quả.
Còn mình thấy đây là nhân quả, nó đến, nó đi. Do đó nó là nhân quả nó đòi nợ, cho nên mình không có vì đó mà mình phải khóc lóc, thương tiếc. “Bởi vì mình có một đứa con, sanh được có đứa con. Mà đứa con này rất là ngoan, rất là dễ dạy,… mình rất thương yêu nó”, đó là cái nhân quả tạo cho mình thương yêu để khi mà nó chết làm cho mình đau khổ vô cùng, tức là nó đòi cái nợ nhân quả của nó đời trước. Khi mà hiểu nhân quả rồi thì anh này không thương yêu nữa, hết thương rồi.
Con thấy không? Đây là con nợ nó đòi mình mà mình thương nó sao? Mình chỉ cần hiểu nó: “Cái con nợ này mình thiếu nó một triệu, bây giờ nó lên nó đòi mình phải lo thang thuốc của nó đây tốn hết triệu rồi, bây giờ nó xong rồi nó đi.”
Nó đòi mình một triệu đủ rồi, bây giờ con đem nó đi nhà thương, con đóng tiền này, tiền kia đúng một triệu, thì bây giờ nó không sống mà nó chết thì tức là nó đòi hết một triệu rồi. Mà nếu nó còn sống thì tiếp tục nó đòi thêm nữa thì nó đâu những một triệu này, nó còn tiếp tục đòi nữa.
(36:06) Khi mà hiểu nhân quả rồi thì con cái trong nhà làm gì thì làm mình cũng không buồn phiền, đau bệnh gì mình cũng thản nhiên. Mình thấy nhân quả mình nợ nó mà, nó đến nó đòi, mà nó đòi thì bây giờ nó đau thì mình phải lo thuốc thang nó chứ không bỏ, bởi vì mình nợ người ta mình phải lo chứ sao lại mình trốn.
“Bây giờ mày nợ mày đòi tao, tao không trả, như vậy là tao không lo thuốc thang cho mày”, thì cái nợ này nó không hết. Các con hiểu không? Cứ lo thuốc thang cho cái đứa bé đó, mà nếu nó hết thì tiếp tục nó đòi những cái nợ khác nữa, mà nó chết đi thì nó đòi hết cái nợ của nó rồi thì mình hết nợ nó thì nó đi, có vậy thôi.
Còn bây giờ mình sanh nó ra, mình nuôi nấng nó, bây giờ nó lớn lên, nó ăn học, nó làm nên sự nghiệp, rồi bây giờ nó nuôi dưỡng mình, nó đem cái công lao nó làm nó nuôi dưỡng mình, nó cho mình bánh trái hoặc là cơm nước nó nuôi mình trong tuổi già. Mình có nợ nó, mình trả hết cái nợ nó, bây giờ nó có cái nợ của mình cho nên bây giờ nó làm nó trả lại mình đây chứ không có cái gì hết đâu. Nhân quả mà.
Vì vậy cho nên mình không thấy thằng con này hiếu đâu, mà thằng con này đang trả nhân quả. Có vậy thôi, cho nên mình thản nhiên, con hiếu nó cũng vậy, mà con không hiếu nó cũng vậy, đều hoàn toàn nợ thôi, mình nợ nó hoặc nó nợ mình, có hai cái vậy thôi.
Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, vậy là người cư sĩ tại gia là chỉ có ôm một pháp duy nhất là tu về đạo đức nhân bản - nhân quả?
Trưởng lão: Áp dụng vào đạo đức nhân bản nhân quả không nên tu một pháp gì khác.
Phật tử Từ Hạnh: Kể cả Thân Hành Niệm cũng vậy hả Thầy?
Trưởng lão: Thân Hành Niệm hay hoặc gì cũng không tu nữa. Khi nào mà bước chân vào đây, muốn tu cao hơn thì người ta dò cái tri kiến nhân quả, thấy có đạo đức đúng nhân quả rồi thì người ta mới dạy cái pháp Thân Hành Niệm, chứ tu tập Thân Hành Niệm thời gian ức chế tâm là bị lọt tưởng. Còn cái người hoàn toàn xả tâm trong nhân quả thì tu tập Thân Hành Niệm không bị ức chế, bởi vì người ta xả rồi.
(38:26) Phật tử Từ Hạnh: Vậy thì thưa Thầy, người ta bên ngoài người ta vẫn còn làm việc thì người ta có cần tập thêm những cái cấp tỉnh thức như là tác ý khi trên công việc làm của mình hằng ngày?
Trưởng lão: Không phải tác ý để cho mình tỉnh thức trong công việc hàng ngày mà tác ý trong những cái đối tượng làm cho tâm mình chướng ngại để xả tâm thôi đó là đủ. Thí dụ như có một người nói một lời nói gì mà nghịch ý mình thì mình nói “đây là nhân quả”, đó là tác ý thôi. Mà nó nhắc mình là nhân quả thì tâm mình nó xả. Chỉ cần nhắc như vậy là đủ rồi, bởi vì mình sống trong nhân quả thì pháp tác ý đều là tác ý nhân quả.
Cho nên mọi người còn là cư sĩ thì nên sống trong nhân quả, áp dụng nhân quả bằng phương pháp tác ý, tức là nhắc tâm mình. Có vậy đủ rồi, giải thoát rồi, không cần tu pháp gì, không cần Thân Hành Niệm, không cần gì nữa hết.
Còn, sau khi mà tu các pháp này xả được tâm rồi thì người ta dò xét coi cái sức tỉnh thức như thế nào thì do đó người ta dạy để đi từ tỉnh thức này để nhìn thấy từng cái tâm niệm của mình, do đó để cho mình xả hoàn toàn nó đi vào trong Tứ Niệm Xứ, nó không có bị một cái niệm, cái chướng ngại nào do cái niệm tự tâm mình lưu xuất ra.
Cho nên bây giờ Thầy ngồi đây khởi một cái niệm, bất cứ một cái niệm thiện, niệm ác nó cũng làm tâm thầy bị động, do đó khi một người mà tỉnh thức thì cái niệm nó vừa khởi ra thì nó đã diệt mất rồi, còn cái người chưa đủ tỉnh thức thì nó lôi một lúc rồi mới nhớ mới biết nó thì đó là mê.
Cho nên khi mà cái người đi qua một giai đoạn này thì do đó cái người đó phải tập Thân Hành Niệm. Khi mà tỉnh thức rồi thì từng niệm họ khởi lên họ đều biết, họ ngồi xuống một ngày, một đêm như vậy họ thấy từng niệm họ khởi lên, niệm gì, niệm gì họ biết hết. Bởi vì qua cái tri kiến nhân quả họ đều thông suốt, cho nên không có qua được cái tri kiến của họ. Đó là cái sức tỉnh thức của họ, mà sức tỉnh thức của họ thì như vậy là những cái niệm này toàn là những niệm ác, do cái tâm họ xả trên nhân quả thì bây giờ tâm họ thuộc về thiện pháp chứ đâu còn ác pháp được nữa.
(40:50) Cho nên khi họ tu tới giai đoạn tỉnh thức này thì thiện pháp, luôn luôn lúc nào cái tâm của họ nó khởi những niệm thiện, nó không bao giờ khởi niệm ác. Thì niệm thiện gì thì niệm, họ cứ ngồi họ biết rõ từng mỗi niệm nghĩ phải đem cái này giúp đỡ cho người kia như thế nào, thế nào. Họ làm cái điều thiện không chứ họ không có làm điều ác nữa, họ hết điều ác rồi, họ không có làm khổ. Họ nghĩ cái người này cần phải giúp như vầy, người kia cần phải lo nói cái lời nói đó để giúp cho người đó được an ổn thì họ sẽ dùng tất cả những thân hành, khẩu hành, ý hành của họ để giúp cho những người xung quanh họ được an ổn. Thì lúc bấy giờ thì họ tỉnh thức rồi.
Mà họ tỉnh thức rồi thì tất cả những niệm thiện mà đến với họ thì hoàn toàn họ sống trong thiện thì cái tâm họ bất động, bởi vì nó không còn ác pháp làm sao động, chứ không phải động là không niệm. Động là sân, là ham muốn cái này, cái nọ, cái kia đó là động, còn này họ không còn ham muốn cái gì khác hết, mà họ khởi cái niệm thiện là họ muốn cho mọi người đều được an vui, đều được hạnh phúc, đều hiểu biết được cái điều đó để sống không có khổ thì họ đến họ nhắc nhở những người đó để giúp cho những người đó sống an ổn. Do đó họ trở về họ sống một mình họ thì những cái niệm họ đã làm hết rồi thì đâu còn gì mà niệm nữa, do đó họ ngồi họ bất động.
(42:23) Phật tử Từ Hạnh: Tức là do người ta học nhân quả xả được tâm nên tâm bất động?
Trưởng lão: Họ xả được nên bất động, cho nên họ ngồi lại toàn là thiện hết. Tức là những điều mà nó khởi ra mà họ chưa làm thì họ sẽ làm, mà đã làm rồi thì nó không khởi nữa, mà không khởi nữa thì tâm họ bất động.
Phật tử Từ Hạnh: Đó là giai đoạn thứ nhất dành cho cư sĩ để giải quyết hết phía bên ngoài.
Trưởng lão: Đó là họ xả hết bên ngoài của họ rồi, thì họ trở về với cái Tâm bất động của họ. Khi mà nó trở về tâm bất động thì nó còn khởi những cái niệm thiện là tại vì họ chưa giúp đỡ cho người này, người kia, cái gì còn thiếu sót. Còn khi mà đầy đủ hết rồi, họ làm hết bổn phận thì nó đâu còn khởi niệm nữa. Cho nên họ ngồi bất động. Trong khi đó họ bất động được như vậy rồi, họ đến nơi của mình thì cho họ cái thất họ ngồi bảy ngày đêm là họ chứng đạo.
Phật tử Từ Hạnh: Do tâm xả rồi.
Trưởng lão: Do tâm xả, bởi vì họ ngồi đó nó bất động chứ đâu phải họ ức chế để bất động, con hiểu không? Do tâm xả của họ nó bất động mà họ xả chưa hết, nhân quả họ xả chưa hết, họ vô ngồi đó là họ ức chế tâm, nó lại sai. Hầu hết là sai chỗ này nhiều.
(43:37) Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, cái người mà đến Tu viện của mình, thường thì họ đã ôm pháp về Định Niệm Hơi Thở, cho nên vô đây tu thì con thấy hầu như đều bị ức chế.
Trưởng lão: Họ không phải ôm pháp hơi thở họ tu không đâu, mà họ tu nhiều pháp đều ức chế ý thức, họ không tu theo pháp của Thầy thì họ cũng phải tu theo pháp của Hòa thượng Thanh Từ, họ không tu theo pháp Hòa thượng Thanh Từ thì của Hòa thượng Như Lực, của niệm Phật, của Tịnh Độ, … hoàn toàn những pháp này đều ức chế tâm. Họ đều bị ức chế cho nên vô đây (Tu viện) họ ngồi không đi nữa, họ cũng gom cái tâm họ lại đó họ ức chế, họ đã quen đi cái đường đó rồi.
Cho nên hiện bây giờ họ lọt trong tưởng thế này thế khác đều là do họ bị ức chế trong các pháp của ngoại đạo hết chứ không phải riêng pháp của Thầy mà họ tu sai.
(44:30) Họ vào đây họ tu theo pháp của Thầy là pháp của Thầy dạy họ ly dục ly ác pháp trong nhân quả.
Mà họ tu sai là tại vì họ quen với cái pháp của Ngoại Đạo, của Đại Thừa cho nên họ vô đây họ cứ ức chế họ gom tâm, họ hiểu theo cái hiểu của họ bằng cách gom tâm, làm cho ý thức không khởi niệm đó là cách thức họ hiểu sai là tại vì họ đã tu tập các pháp này. Thiền cũng vậy; niệm Phật cũng vậy; Tịnh Độ cũng vậy; Công Án cũng vậy; Mật Tông cũng vậy, cũng dạy người ta làm cho cái ý thức đừng có khởi niệm. Tất cả những cái pháp bây giờ gọi là Phật giáo Đại Thừa đều là dạy người ta ức chế tâm chứ không dạy ly dục ly ác pháp.
Cho nên vô đây mà ôm pháp của Thầy, coi như là ôm hơi thở thì trong Đại Thừa nó cũng dạy người ta hơi thở thì họ cũng đã quen như vậy rồi, cho nên Thầy rất sợ về cái hơi thở, họ ôm hơi thở là họ gom tâm họ ức chế. Người ta gom hơi thở là vì người ta tu tập để người ta xả những cái chướng ngại trên thân của người ta.
Thí dụ như bây giờ cái thân nó đau nhức, mà bây giờ mình ngồi đây mình nhắc cái tâm mình nó không trụ trong hơi thở, nó cứ tập trung trong cái đau nhức, cho nên nó thấy đau nhức. Mặc dù mình nói “tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Thọ là vô thường, đừng sợ” nhưng mà vẫn thấy đau nhức cho nên đau nhức nó làm cho mình chịu không nổi, buộc lòng mình phải nương vào hơi thở, cho nên mình tác ý chứ không phải làm thinh mà biết hơi thở ra, biết hơi thở vô.
Mà mình tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” nhưng cái cảm thọ nó đã giảm rồi thì bỏ cái pháp này chứ không được tu nó, chứ còn không khéo tu nó là bị ức chế đó.
Thành ra phải hiểu biết được cái chỗ này thì nó không sai, cho nên hơi thở nó không phải dùng để chúng ta ly dục ly ác pháp được, mà dùng để khi mà chúng ta chịu đựng trước những cái nhân quả mà chúng ta không đủ sức mà chịu đựng nó thì chúng ta nương vào cái pháp đó để chúng ta vượt qua, nhưng mà khi vượt được rồi thì chúng ta bỏ pháp chứ không phải chúng ta ôm pháp đó mà đi, như vậy mới được.
Phật tử Từ Hạnh: Thưa Thầy, vậy tại sao nhiều người cứ ngồi trên Định Niệm Hơi Thở mà kéo dài từ giờ này qua giờ khác thì nó đâu có lợi ích gì thưa Thầy?
(46:51) Trưởng lão: Nó không có lợi ích gì nhưng mà họ muốn tìm cái sự an lạc trên hơi thở đó, họ tưởng là ngồi bất động không niệm thì nó có xúc tưởng hỷ lạc, nó do cái chỗ không niệm đó mà xúc tưởng hỷ lạc nó sanh ra. Họ thấy ngồi nó an lạc họ thích như vậy nhưng mà sự thật nó đưa họ đi vào cái tưởng, cái không tưởng chứ không có gì hết. Cho nên, ngay bây giờ mà họ không chấm dứt mà họ thích đi an lạc thì mai mốt họ nói khùng nói điên, vì họ tưởng.
Hồi nào tới giờ cái ý của mình nói ra nó muốn khởi niệm nó nói ra thì bình thường thôi, ai cũng có cái ý nó khởi ra nó nghĩ cái này, cái kia chứ gì, nhưng mấy người bị tưởng rồi thì nói nó nói đó. Đó là mấy người bị tưởng, coi như cái ý của mình nói ra đó là một cái thằng ở trong mình nó nói ra đó. Thành ra Thầy biết mấy người bị tưởng này coi cái ý của mình là một cái người đã nói chuyện với mình, cho nên vì vậy mà cái thằng này nó bảo phải tu như vậy, như vậy…, đó là nó đã huân cái hiểu biết của Pháp này, pháp kia rồi, nó thành ra một cái góc độ của cái biết đó.
Bây giờ cái biết đó nó đưa ra nó dạy lại cho cái người này tu. Con hiểu không? “Thì có cái thằng ở bên đây nó nói vậy không đúng, Thầy dạy khác không phải vậy, mày tu như vậy sai”, cho nên cũng một cái ý mà nó chia làm hai thằng. Một thằng hiểu góc độ này, một thằng hiểu góc độ này, bắt đầu nó chống nhau, cho nên hai thằng này nó ở trong có một người.
Nó có một mình nó chứ có ai vô đó, như vậy là họ bị tưởng mà cái ý của họ họ nghĩ ra hai người ở trong đó, cho nên vì vậy mấy người tu riết rồi mấy người thành hai rồi.
(48:45) Phật tử Từ Hạnh: Là do tưởng, tưởng có là do họ diệt ý thức, mà diệt ý thức tức là họ diệt từng cái niệm khởi trong đầu họ.
Thưa Thầy, do từ đâu mà có niệm?
Trưởng lão: Do từ cái chỗ mình huân, tức là mình tập nhiễm thành một cái thói quen. Thí dụ như bây giờ con ở ngoài đời con chưa biết cái gì về đạo, thì con huân những cái ham muốn như nhà lầu, xe hơi hay hoặc là tủ lạnh hay hoặc là tiền bạc cho nhiều. Con ham muốn cái đó, tức là hàng ngày con huân chút, chút, chút, chút,… con thấy con thích, con thấy con thích, nhưng mà không ngờ nó huân thành một cái khối ở trong tâm con, cho nên bây giờ con xả cái đó ra thì thấy nó lâu lắc.
Tại vì nó khởi sự, khi cha mẹ sinh ra, khi mình biết được tiền bạc, nhà cửa, này kia, cái đẹp, cái xấu, biết phân biệt rồi thì bắt đầu nó huân từ đó nó vô.
Còn bây giờ họ nói Phật pháp, pháp này, pháp kia, pháp nọ là họ cũng huân cái pháp đó vô. Bây giờ nó cũng thấm nhuần được cái pháp đó rồi cho nên bây giờ họ nói cái pháp đó.
Phật tử Từ Hạnh: Dạ! Niệm do dục mà sanh phải không Thầy?
Trưởng lão: Do dục không à, nó do cái tâm dục mà nó sanh ra thôi chứ không có cái gì hết. Bởi vì nếu mà chúng ta ly dục ly ác pháp thì không còn niệm, mà nó còn dục thì nó phải còn niệm thôi, không làm sao mà tránh khỏi.
(50:11) Phật tử Từ Hạnh: Nếu vậy thì mỗi khi nó khởi niệm thì mình sẽ quay lại mình diệt cái dục của cái tâm mình.
Trưởng lão: Mình không phải quay lại mà mình phải dùng cái tri kiến hiểu là nhân quả, cái dục này nó chạy theo cái nhân quả đó đó đó,… nó có cái niệm, cái niệm đó nó khởi ham muốn cái gì thì nó tạo thành cái nhân quả của nó, nhân quả nó đi ba chỗ thân, khẩu, ý, mà cái ý là cái chính của nó rồi. Nó khởi cái niệm thì cái niệm của nó, đó là cái niệm của nhân qủa rồi, cái hành động của nhân quả của cái ý rồi. Con hiểu không?
Mà mình đã hiểu nhân quả thì ngay đó mình biết nhân quả rồi thì mình xả liền, đâu có còn nó sai mình bảo làm cái này, làm cái kia theo nó đâu. Mà hễ bắt đầu con làm là nó huân thành một cái lực của cái nghiệp, cái nghiệp đó, cái ham muốn đó.
Phật tử Từ Hạnh: Nên khi cái niệm nó khởi lên thì mình phải làm sao?
Trưởng lão: Khi mà cái niệm nó khởi lên thì con thấy đây là nhân quả. Chấm dứt! Con phải hiểu biết đây là cái nhân quả gì?
Thí dụ như bây giờ con thấy nó khởi một cái niệm thích cái món ăn nào đó thì mình biết đây là cái niệm dục, mình hiểu nó là cái niệm dục: “không có cần đi mua cái này, cái này để làm cái món ăn đó, mà làm cái món ăn đó là mày nuôi dưỡng cái dục của mày, thì mày dừng lại” đó là cái tri kiến nhân quả của con bắt buộc phải dừng lại, vì vậy có gì ăn nấy, “có gì ngày mai tao ăn nấy tao không có làm gì hết,” tức là mình chặn đứng cái ham muốn của mình.
Chứ thấy Minh Đức nó làm vậy không ngon, thôi để mình ráng mình làm cái này cho nó ngon tức là con chạy theo dục, con hiểu không? Đó là mình sẽ diệt nó. Mình ly nó ra, nó sai mình không được tức là mình ly nó là mình giải thoát.
HẾT BĂNG