KIM TIÊN VẤN ĐẠO - THÂN HÀNH NIỆM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng:…
Thời lượng: [1:15:16]
Tên cũ: Kim Tiên hỏi đạo-Khi thầy ẩn bóng
https://thuvienchonnhu.net/phap-am/kim-tien-van-dao-than-hanh-niem
https://thuvienchonnhu.net/audios/kim-tien-van-dao-than-hanh-niem.mp3
(00:00) Tu sinh 1: ( không nghe rõ)
(00:08) Trưởng lão: Con nên nhớ rằng, Thầy đã nói rằng: đi kinh hành mà tu tập như vậy là một cái điều kiện rất tốt, tuy rằng tuổi con già mà con đi kinh hành tập như vậy, là con cố gắng con ôm pháp đó mà con đi. Đó là một cái pháp duy nhất để cho con được giải thoát, con hãy cố gắng con ôm và con tác ý như vậy là đúng rồi. Hàng ngày phải chuyên cần, chừng nào mà tâm con nó hoàn toàn thanh tịnh, không phóng dật thì nó có đủ năng lực thì con làm chủ được sự sống chết. Đó con yên tâm nha.
Phải ráng nhớ những lời Thầy, đừng có tu gì nhiều khác nữa! Mà tu nhiều quá, cái nhớ cái quên, rồi con tu nó lộn xộn. Chỉ cần có trên thân hành đi, đứng kinh hành như vậy rồi tác ý như vậy nó sẽ tốt cho con hơn, nghe không? Đó con yên tâm, phải nỗ lực như vậy đi.
Còn con hỏi gì?
(1:10) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy!… Con ôm pháp tâm thanh thản con cũng khắc phục được những trở ngại đó, bằng chứng là con vẫn siêng năng, dạo này con vẫn cố gắng con khắc phục được cái Định Niệm Hơi Thở này kia… con cũng không có trục trặc gì nhiều lắm, con xin thưa hỏi thêm: Trong cái trạng thái thanh thản đó, nó có dính trên cái hơi thở hay không? Mặc dù cái hơi thở nó tự nhiên mà nó có dính hơi thở hay không?
Câu hỏi thứ hai là làm sao được an trú?
Câu hỏi thứ ba là: Khi con đi Thân Hành Niệm thì cái mặt con ngó thẳng con không có cúi xuống, cái ý thì nó ở dưới bàn chân, từng bước chân thì đang luyện từng bước chân rất là chậm, cũng không phải chậm lắm cũng vừa với cái đặc tướng của con thôi, nhưng mà mình để ý từng bước mình “dở gót”, mình “đưa tới”, “hạ xuống”, mình để ý như vậy từng bước,… có khi thỉnh thoảng nó quên bước thứ mấy. Tại vì để ý cái bước dở lên, dở gót là mình dở bàn chân mình đưa tới rồi hạ xuống, để ý từng bước như vậy đó Thầy, lâu lâu nó quên bước thứ mấy?
Trưởng lão: Như vậy là rõ ràng là con tu tập không kỹ, phải không? Về tu tập kỹ lại đi, tu tập vậy là tu tập lấy có rồi đó. Còn tu tập Thân Hành Niệm là tu tập từng cái hành động của một cái chân, nó nhiều hành động, mà tu tập từng hành động tức là tu tập kỹ. Mà con tu tập mà bước thứ mấy không nhớ tức là nó đã quên, như vậy rõ ràng là con tu không kỹ. Chỉ biết rằng thỉnh thoảng, nhưng mà kỹ thì lúc nào nó cũng sẽ kỹ hết, cho nên con tu tập lại cho kỹ, thật kỹ lại mới được. Bây giờ chỉ cần tu tập kỹ thôi, thà là tu tập ít chứ đừng tu tập nhiều, mà tu tập kỹ.
Thì cái pháp Thân Hành Niệm nó bắt buộc chúng ta phải tu tập rất kỹ, ý thức chúng ta phải điều khiển. Cho nên con thấy con cứ tu như thế này là Thầy biết cũng là kỹ rồi, Thầy chỉ cái khuyết điểm mà thấy cái chỗ mà tu không kỹ. Chẳng hạn như bây giờ, con biết cái ý của con là nó chú ý dưới bước chân, nhưng mà con phải gom cả sáu cái thức của con (sáu cái căn của con) cho cái thức nó tập trung vào trong cái hành động của con mới được chứ không phải có cái ý không. Vậy rõ ràng là con mắt phải nhìn xuống cái hành động của bước chân của con.
Ví dụ: nó muốn nhón gót lên thì con mắt phải nhìn dưới chân của con thấy nó nhón lên hoàn toàn, tức là cái con mắt, cái lỗ tai con phải cũng phải tập trung nghe trong đó nữa, thì như vậy mới là kỹ. Bây giờ các con chỉ dùng có một cái ý thôi, còn cái lỗ tai thì mắc nghe ra ngoài, con mắt thì mắc nhìn ra kia, mà đi Thân Hành Niệm thì lát nó phải quên chứ sao! Các con hiểu Thầy muốn nói không? Sáu căn mà gom lại trong một cái hành động của chúng ta đang tập thì đó gọi là Thân Hành Niệm, nó gọi là “kiên cố như cỗ xe”. Con hiểu chỗ đó Thầy muốn nói, đức Phật đã dạy như vậy mà. Thì coi như là chúng ta phòng hộ sáu căn của chúng ta để cái tâm không phóng dật là nhờ chúng ta gom vào trong hành động của pháp Thân Hành Niệm. Pháp Thân Hành Niệm nó độc đáo lắm mấy con.
Cho nên nếu mấy con gom có cái ý không, thì con mắt này nó sẽ nhìn ở ngoài thấy người ta đi qua cái nó thấy rồi, thì như vậy rõ ràng là nó tu tập không kỹ. Chứ thật sự ra trước khi mà tu tập thì tâm của con sẽ an trú được trong hơi thở, rồi sau khi mà con an trú được trong hơi thở nghe nó an ổn rồi mới đứng dậy mới đi Thân Hành Niệm. Thì đi Thân Hành Niệm từng hành động của mỗi cái ý thức con nó tác ý, cái ý thức mình nó tác ý nhưng mà con mắt thì nhìn, cái lỗ tai thì nghe, cái mũi thì ngửi. Con hiểu không? Cái thân thì nó hành động cho nó phải đúng. Tất cả những cái này đều phải gom vào trong pháp Thân Hành Niệm, sáu căn đó.
(5:12) Đó là cái pháp độc cư tuyệt vời nhất, là con tê ngưu một sừng đó. Nó đi nó chỉ biết có một hành động duy nhất đó hành động nào thì gọi nó là một sừng, chứ không phải một sừng là như cái con gì đó có một cái sừng trên đầu nó vậy đâu, mà một sừng là một cái hành động. Các con không hiểu được cái ý của Phật nói: Một sừng làm cái hành động đó duy nhất hành động đó, rồi kế tiếp cái hành động kế của cái thân của chúng ta, mà kế tiếp như vậy đó là một sừng. Cho nên nó không hai sừng được. Mà các con quên đi hoặc nó hai sừng là nó có một cái niệm khác, nó có phóng dật cái niệm trong đó. Cái tai ở đây mặc dù mình biết thân hành mình đang hoạt động, mình đang dở gót mình biết đây nhưng mà con mắt nó vẫn thấy ngoài kia là nó đã hai rồi, nó mọc hai sừng rồi chứ chưa phải một sừng đâu. Cho nên các con tu như vậy nó chậm, nó lâu là tại vì các con tu không kỹ.
Chứ khi mà tu kỹ thì khi mà các con bước qua thân hành thì cái tâm của con đã an trú, đã an trú được ở trong hơi thở. Thì bắt đầu thì con mới nhắc: “Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý gom vào trong thân hành. Chân trái: Bước!”, thì bắt đầu đó: “Nhón gót lên”, thì con sẽ lưu ý toàn bộ cái chân của con, con mắt nó nhìn xuống, cái tai nó nghe ở trong cái sửa soạn đó mà tai nó lắng nghe cái hành động của nó rồi, rồi cái mũi nó ngửi ngay cái hành động nó nữa rồi! Thật sự ra cái hành động mình có mùi không mấy con? Vậy mà nó mở cái lỗ mũi nó ra để mà nó ngửi cái hành động của nó, thì nó tập trung rất là kỹ như vậy: dở lên, để xuống một cách rất kỹ lưỡng.
Thì như vậy trong cái sự tu tập mỗi một cái thân hành của nó là một cái nhát búa rất mạnh mà đánh vào cái tâm tham, sân, si của chúng ta. Chứ còn tu lơ mơ thì các con tu cầm chừng đó thì Thầy nói có tu chứ sự thật ra Thầy biết rằng nếu mà Thầy kiểm tra lại thì các con sẽ tu có nhiều cái sai. Tu cho nhiều chứ còn cái chất lượng thì nó không có. Các con tu nhiều, nghĩa là hành động thì rất nhiều, tính ra thì những hành động chân trái, chân mặt bước đi hai mươi bước, ba mươi bước, ngồi lên đứng xuống thì nhiều, nhưng mà tính ra cái chất lượng để mà gom sáu căn của các con thì nó không có chất lượng.
Cho nên ở đây các con phải tu, Thầy đã từng dạy các con tu từng hơi thở, tu từng bước đi, tu từng cái hành động. Không tu thì thôi tu thì phải gom, cực khổ cách gì cũng phải làm, chứ các con cực có chút xíu thôi, rồi cứ cực chút như vậy đó, thà là cực thật cực đi, gom hết vô làm cái chuyện này cho chắc ăn đi, làm chắc ăn mà làm cho chính xác rồi xả nghỉ đi rồi làm nữa. Và cứ như vậy nó mới bảo đảm các con, kết quả nó rất lớn.
(7:52) Thầy nói thật sự, khi mà các con ngồi mà an trú được tâm mình đứng dậy đi kinh hành là có sự khinh an, hỷ lạc đó liền; còn các con mà an trú chưa được, các con đi khinh an, hỷ lạc nó không có. Tức là cái Khinh An Giác Chi với Hỷ Giác Chi nó không xuất hiện, mà Tinh Tấn Giác Chi nó không xuất hiện. Cho nên các con tu không kỹ là các con bị thôi. Nghĩa là nhiếp phục được tâm mình trước khi mình tu Thân Hành Niệm là mình đi kinh hành thì mình nhiếp phục được trên bước đi kinh hành của mình được rồi bắt đầu mình mới thực sự… Tức là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác đó, mình nhiếp phục được tâm mình ở trong cái bước đi rồi, rồi mình an trú được tâm mình trong bước đi rồi, bắt đầu mình đi Thân Hành Niệm là nó gom rất là kỹ, rất tốt. Còn trái lại mình chưa có an trú trong chánh niệm.
Bởi vì Chánh Niệm Tỉnh Giác trước; khi tu Chánh Niệm Tỉnh Giác rồi thì mới tu Thân Hành Niệm. Cho nên chúng ta phải tập nhiếp phục rồi tập an trú, rồi chúng ta mới thực hiện pháp Thân Hành Niệm. Pháp Thân Hành Niệm là cái pháp cuối cùng của các phương pháp của Phật để mà tu trên Tứ Niệm Xứ. Đó thì các con thấy nó quan trọng đến mức độ đó mà Thầy phải đem ra Thầy dạy, chứ lẽ ra thì Thầy chưa có dạy các con, sợ các con tu nó không đúng cách rồi các con sai lạc, rồi nó có nhiều…
(9:00)Thì các con thấy như cô Nguyên Thanh mà tu tập thì cái lực nó đẩy cô nó muốn bay cô đó, thì đó là nó chưa có tới cái giai đoạn, mà tu sớm quá, rồi cô có luyện tập về khí công hoặc là về võ công thì do cái tưởng nó có lưu xuất ra cho nên nó hoạt động nó có.
Còn các con tu hầu hết là các con bị tưởng cho nên các con không có an trú được, các con vô nhiếp vô rồi nó xảy ra điều này thế kia. Thầy cũng biết, khi mà trình bày Thầy cũng đã biết, các con tu tập kỹ đi rồi các con sẽ thấy nó cụ thể, rõ ràng và rất lợi ích. Đó cho nên con nói ra, trình bày ra cái vấn đề con tu nó không kỹ.
Còn cái nữa là cái câu hỏi thứ nhất con hỏi gì quên rồi?
(9:50) Tu sinh 2: Khi tâm thanh thản nó an trú vào cái hơi thở thì cái hơi thở nó tự nhiên hay nó an trú như thế nào?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên, mà đức Phật đã nói: “Tâm định trên thân”, khi mà tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì tâm sẽ định trên hơi thở. Nghĩa là dù muốn dù không nó cũng định trên hơi thở, mà nó định rất tự nhiên chứ không phải là vì mình nhiếp phục trên hơi thở. Nhiếp phục trên hơi thở là mình có sự bắt buộc của nó, cái sự chế ngự của nó, bắt buộc nó phải nhiếp phục thì nó khác. Còn cái này khi mà cái tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự thì cái tâm của chúng ta không phải ngồi đó cái trạng thái nó không biết gì hết đâu, mà nó biết hơi thở đang thở ra, thở vô. Đó thì gọi là tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Cho nên tâm thanh thản, an lạc, vô sự tức là tâm ở trên cái hơi thở tự nhiên của nó mà không phải nhiếp phục tâm chúng ta vào hơi thở, mà tự nó nó định trên hơi thở gọi là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên vì vậy mà nhiều khi tâm của con thấy thanh thản, an lạc, vô sự mà nó không biết hơi thở, nó không định hơi thở khi mà con ngồi; khi con ngồi vầy mà con thấy tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự mà nó không biết gì hết, thì coi chừng một chút xíu nó bị vô ký. Cho nên nó phải biết hơi thở, vì vậy mà nó định trên thân của con, cho nên đức Phật nói: “Tâm định trên thân” rồi sau đó “Thân định trên tâm”, các con hiểu chỗ đó. Mà tâm không định trên thân thì sẽ không bao giờ có thanh thản, an lạc, vô sự an trú vào, nghĩa là nó không định trên hơi thở thì không được.
(11:22) Cho nên chúng ta ngồi chơi nhưng mà lúc nào chúng ta cũng thấy, chúng ta không nhiếp phục trong cái hơi thở nhưng mà tâm chúng ta thanh thản là tự động nó đã định trên cái hơi thở của nó; còn nếu mà chúng ta đi mà tâm chúng ta thanh thản, thì chúng ta sẽ thấy cái tâm nó định trên hơi thở hoặc là định dưới bước đi. Nếu mà đi nó cứ biết hơi thở, mà nó thanh thản, an ổn mà nó cứ biết hơi thở. Đó là tâm nó định trên hơi thở. Còn nó đi mà nó biết nó đi mà nó không thấy hơi thở, nó chỉ nhẹ nhàng nó biết nó đi lúc bây giờ thì nó thanh thản. Còn nếu mà nó đi mà nó không biết nó đi thì nó sẽ thanh thản với một cái phàm phu của nó, một chút xíu nó có niệm khác xen vô liền. Nó không định được ở trên cái hơi thở, nó không định trên được bước đi thì nó sẽ có niệm. Bây giờ nó thanh thản chỉ trong vòng một phút, một giây nào đó rồi nó sẽ có niệm.
Thầy đảm bảo với các con cái tâm mà nó không bám được một cái điểm nào ở trên thân của chúng ta thì nó sẽ có niệm xen vào. Nó không niệm hôn trầm thì cũng niệm lười biếng, không niệm vọng tưởng thì nó cũng có cái niệm khác ở trên đó, không có bao giờ mà không niệm. Nó chỉ có ở trên cái hơi thở và ở trên cái bước đi của các con thì nó mới không niệm mà thôi. Đó thì các con lưu ý cái chỗ này thì các con thấy cái sự tu của Phật nó quan trọng.
(12:28) Cho nên đức Phật có nói cái tâm mình ở không đâu, đức Phật nói: “Tâm định trên thân”, mà cái thân của chúng ta nó bất động thì nó định cái gì? Nó định trong “Cái Không” sao? Cho nên cái thân của chúng ta là cái thân nó còn động, cho nên nó động là nó đi kinh hành, nó động là nó đang đi, nó động là nó đang làm và nó động là nó đang thở, thì rõ ràng là nó phải định ở trên cái động của nó chứ nó không có định trên cái mà bất động được. Cái tâm nó phải định trên cái động, mà cái thân thì nó phải định trên cái bất động nó mới được.
Tại sao cái tâm nó bất động nó không có khởi niệm, nó an trú ở trên cái thân hành của nó? Bây giờ cái thân nó phải định lại trên cái bất động của cái tâm. Các con hiểu không? Cho nên cái thân nó định lại trên cái bất động của nó thì cái thân nó sẽ không thở. Bởi vì nó muốn định thì nó phải làm y như cái tâm của nó, còn bây giờ cái thân mà nó muốn, cái tâm nó muốn không động ra ngoài được thì nó phải làm cho ở trong cái động của cái thân. Các con hiểu không? Nó định trên cái hành động của cái thân nó mới không động ra ngoài, thì khi đó nó mới gọi “Tâm định trên thân”, rồi “Thân định trên tâm”, thì đây là hai cái nó mới ra cái sức định của chúng ta thân tâm đều định. Cho nên cuối cùng là chúng ta mới nhập định Tứ Thiền, còn nếu mà không được vậy thì nó không nhập.
Nó rõ ràng, những cái điều mà đức Phật đã xác định cho chúng ta thấy con đường tu của chúng ta rất rõ ràng. Trước tiên thì thân; tâm phải định trên thân, nghĩa là “tôi nhiếp trong hơi thở, tôi nương hơi thở, tôi an trú trong hơi thở bằng cách này bằng cách khác thì đó là cách thức tôi dẫn tâm tôi định. Cho nên tâm ly dục, ly ác pháp thì tâm sẽ định trên thân. Còn bây giờ tôi nhiếp phục nó để cho nó định thì không khéo cái sự nhiếp phục của tôi nó chỉ có cái thời gian; rồi dẫn nó qua một cái đề mục khác cho nó an ổn. Còn nếu mà tôi cứ nhắm vào một cái đề mục mà tôi dẫn cho nó nhiếp phục nó thì nó sẽ an ổn bằng loại tưởng, và vì vậy mà cái ý thức tôi nó bị chìm, cho nên tôi sẽ nhập vào các Định tưởng, nó sẽ sai”.
(14:24) Cho nên trong đề mục của Định Niệm Hơi Thở nó không bắt buộc chúng ta phải tu cái đề mục nào mà cho lâu hết, nghĩa là chúng ta tu đạt kết quả rồi thì chúng ta chuyển qua cái đề mục khác để tâm nó không còn cái chỗ bám của nó ở một chỗ. Nó dời, nó di chuyển, nó làm cho cái tâm nó xả. Cho nên cái người nào mà dạy cứ một điểm mà bám chặt cái tâm là cái người đó sai không có đúng pháp Phật. Thì các con hiểu được như vậy thì các con sẽ tu đúng theo pháp của Phật thì các con sẽ thấy giải thoát. Bởi vì nó ly dục, ly ác pháp thì nó giải thoát mà.
Nó không làm chướng ngại ở trên thân tâm của mình được. Mà thậm chí như Thầy nói: cái chướng ngại của tâm mình thì nó vô hình, nó phiền não nó vô hình, nhưng mà cái chướng ngại của thân thì chúng ta thấy rõ, là vì ác pháp trên thân chúng ta thấy rõ: là cái thân đau nhức chỗ này chỗ kia thấy rõ. Thế mà pháp Phật đẩy lui được, Thầy thấy tuyệt vời! Mà nó đẩy lui được cái cảm thọ đó thì nó phải đẩy lui được cái tâm phiền não đó. Thì cái pháp nó hay như vậy, nhưng mà chúng ta tu không đúng, tu không kỹ, làm không đúng thì chúng ta sẽ không đạt được kết quả.
(15:25) Cho nên đối với con, ví dụ như con bệnh đau con đừng có sợ hãi, mà con chỉ ôm chặt pháp con tu, nhất là cái pháp Thân Hành Niệm mà đức Phật đã nói: nó cán nát những cái đau, mà đau như đau điếng nó cũng cán nát nữa. Chúng ta đừng sợ, chúng ta tu tập kỹ, tại con tu tập không kỹ, cho nên vì vậy mà con không cán được. Cũng như mình tu tập kỹ là như cái bánh xe, mọi vật cản đường nó là nó cán cái vật đó đi qua, mà nó không bị cái vật đó làm cho chướng ngại nó. Còn nếu mà chúng ta tu không kỹ thì khi mà bị vật cản đường thì cái bánh xe của chúng ta nó sẽ đứng lại, bị cản nó đi không được nó đứng lại; còn cái này chúng ta cán qua liền, nghĩa là chúng ta tu kỹ là chúng ta cán qua liền. Mà cái kỹ mà Thầy nói đó là: gom sáu căn trong thân hành của chúng ta là kỹ, mà chúng ta gom một căn là không kỹ. Thường thường là chúng ta gom có một căn.
Bởi vì ví dụ như Thầy nói bây giờ mình nhìn xuống cái hành động mình thì hiện bây giờ mình thấy cái đó dễ, cái mà biết cái hành động của mình nó dễ, thấy dễ. Nhưng mà khi mình nghe cái hành động của mình thì đó là một cái khó, nhưng mà người ta tập đến người ta nghe được hành động. Rồi bây giờ con ngửi thì phải có mùi thơm, mùi thúi con mới ngửi được mà không có mùi mà con ngửi được, con phải tập. Cho nên vì vậy mà gom sáu cái căn của con vô ở trong một cái hành động của nó đều là thấy, nghe, hiểu biết, ngửi ở trên cái thân hành như vậy là chúng ta tập chính xác. Mà chính đó là cái pháp phòng hộ sáu căn tuyệt vời!
(17:00) Cho nên chúng ta tu một pháp mà chúng ta thực hiện nhiều pháp. Cho nên trong cái bài mà đức Phật dạy: Đoạn Tận Những Lậu Hoặc, thì cái ăn uống đức Phật cũng dạy nó là cái phương pháp Đoạn tận lậu hoặc, rồi cái pháp mà tĩnh giác (tỉnh thức) thì nó cũng là cái pháp Đoạn tận lậu hoặc, rồi cái pháp mà độc cư cũng là cái Đoạn tận lậu hoặc. Tất cả những cái tên của nó nhưng mà cái mục đích là đoạn tận lậu hoặc. Cho nên chúng ta độc cư tức là tu sáu căn của chúng ta, tức là gom sáu căn của chúng ta; nhiếp phục sáu căn của chúng ta; phòng hộ sáu căn chúng ta; hộ trì sáu căn của chúng ta. Những cái danh từ đó gồm lại để là chúng ta thấy đó là cái phương pháp độc cư, nó sẽ giúp cho chúng ta.
Cho nên khi mà chúng ta gom lại sáu căn của chúng ta thì nó nằm trong những cái pháp đoạn diệt lậu hoặc, nó nằm trong những cái pháp Thân Hành Niệm. Một cái hành động, một cái danh từ nói nó, nhưng mà khi suy nó ra thì chúng ta thấy nó muôn pháp ở trong này, cho nên tu một pháp mà nó thành ra nhiều pháp, chứ không phải mình tu pháp này rồi mình mới tu pháp kia.
“Bây giờ tôi ngồi đây tôi tu về pháp Phòng hộ sáu săn (hộ trì sáu căn) tôi gom mắt tai tôi, không ngờ là trong khi tôi tu Thân Hành Niệm là tôi đã gom nó trong đó rồi”, thành ra mình tu một pháp mà nó nhiều pháp ở trong đó, nhưng mà cái tên của nó gọi ra rất nhiều. Để rồi ít hôm chừng ba, bốn bữa nữa Thầy trao cho các con một cái tập sách, lời của đức Phật dạy để chúng ta thấy: “một cái pháp mà nó gom ra nhiều pháp, nó thành ra nhiều pháp, mình tu một cái pháp thôi mà nó thành ra nhiều pháp ở trong đó”.
Do đó chúng ta đừng có nghĩ rằng như Thầy dạy, vô đây để mà tu cái bước đi kinh hành của mình thôi, tác ý thôi, nhưng mà một pháp đó mà biết cách sử dụng thì nó là nhiều pháp. Nó vừa là độc cư, nó vừa là phòng hộ sáu căn, nó vừa là tỉnh thức ở trên nó. Thì các con thấy một pháp tu mà nó nhiếp phục cái tâm của mình, nhiếp phục cái thân của mình nó muôn pháp ở trong này, chứ không phải là một pháp. Mà mình sử dụng đúng thì mình thấy nó nhiếp phục vô liền, nó an trú vô được liền; còn mình tu sai là nó không an trú, sợ nhất là những cái tưởng nó ra nó cản đường. Bởi vì cái sự tu của chúng ta lấy ý thức mà tu, mà có bây giờ cái vật gì mà cản cái ý thức của mình nó làm cho mình, thay vì mình muốn nhiếp phục cái tâm của mình như vậy, nó đưa ra một cái hiện tượng nào đó nó làm cho cái tâm mình phải duyên vào cái đó thì cái đó là nó làm cho mình đi lệch cái đường đi.
Tâm mình muốn cho cái sức tỉnh thức của mình gom vào sáu căn của mình, gom vào cái thân hành của mình, thì lúc bây giờ nó đưa ra một cái trạng thái lực nào đó nó đẩy mình tới lui, nó làm cho cái tâm mình mất chú ý đó, thì do đó nó làm cho giảm cái lực tập trung gom của mình đi. Thành ra mình phải phá cái này cho được. Phá cho được rồi thì mình mới trở lại mình gom thì nó mới đúng pháp, chứ còn nếu mình để như thế này thì nó không đúng. Cũng như nó làm cho mình nặng cái thân mình ra, thì nó phân tâm của mình ra rồi, trong lúc đó mình gom nó không chính xác đâu, cho nên mình phải phá cái trạng thái đó đi. Bỗng dưng nó làm cho mình thế này, thế khác.
Cũng như Kim Tiên nó nói: khi nó ngồi nó tu thì nó nghe trong người nó thúi, bất tịnh, có mùi hôi thối quá! Thì rõ ràng là nó phân tâm nó ra rồi, cho nên vì vậy mà nó gom vào cái sức định tỉnh của nó ở trên cái thân hành của nó, nó bị kém đi, nó bị cái mùi thối đó nó làm kém đi. Cho nên mình phải phá cái mùi đó đi, để rồi toàn bộ cái thân tâm của mình nó mới gom vào một cái vị trí của nó, nó mới chắc chắn.
(20:32) Đó thì các con thấy tu tập là phải như vậy, chứ còn không khéo thì bây giờ Định tưởng mất, tưởng thì nó lại phân tâm mình. Khi mà mình dừng được cái lực của tưởng đó, thì cái lực của tưởng mình thấy nó dừng, nhưng mà sự thật ra cái ý thức của mình nó đã tiếp thu cái lực đó trở vào cái ý thức lực của chúng ta, cho nên chúng ta cũng không mất phần nào. Bởi vì chính nó cũng là cái lực của thân chúng ta, nhưng mà nó chia ra làm cái lực tưởng để nó làm chướng ma, nó làm hại cho cái sự tu tập của chúng ta, nó làm giảm đi cái sự tập trung của chúng ta, cái sự mà gom lực của chúng ta nó làm giảm mất đi bởi vì nó chia ra nó làm giảm.
Cho nên chúng ta mới bắt buộc nó dừng lại, mà khi nó dừng lại nó không còn cái lực đó nữa thì coi đương nhiên là nó tập trung nó gom lại cái lực của chúng ta, nó gom lại cái lực ý thức của chúng ta, nó làm cho chúng ta mạnh hơn, nó làm chúng ta có sức làm chủ hơn, cho nên nó cũng không mất phần nào. Nhưng mà chúng ta buộc nó phải ngưng để rồi chúng ta gom nó lại mới được. Đó thì các con hiểu được như vậy, Thầy trang bị cho các con biết được những cái chướng để mà các con thực hiện cho được.
(21:34) Tu sinh 3: Cái tưởng với cái thật khó biết cái nào tưởng cái nào thật. Tại vì ví dụ bây giờ con đang đi trên đường thẳng, con muốn trở lại con quay cái vai, con thấy thiệt nhiều cái hình chân con, con quay cái vai con thấy nhiều cái hình ảnh đó nó lưu trữ lại cái khoảng mình vừa đi qua đó Thầy, hay là cái bước chân của mình dở lên như vậy con thấy thiệt nhiều bước chân, nên nó làm thành một cái đoạn dở lên nên nó có thiệt nhiều cái bàn chân, như vậy không biết cái đó có phải là tưởng hay không vậy Thầy? Hàng ngày nhiều khi thân thể nó như không có trọng lượng nó nhẹ nhàng, cái đó có tưởng ở trong không?
Trưởng lão: Nó cũng phải có chứ không phải không, nhưng mà nó là cái Khinh An Giác Chi. Nhưng mà hiện bây giờ thì chúng ta đang tu cái gì, thì chúng ta phải chú ý ở trong cái đó, nó có làm cho chúng ta thấy cái thân nhẹ: “Mặc mày! Tao không chú ý mày đâu, tao chỉ biết rằng bây giờ cái bước chân, tao dở gót là dở gót, còn cái nhẹ tao không cần”. Thấy nó đẩy lên, phải không? Con thấy mình vừa dở lên thấy nó nhẹ nhàng nó đẩy lên, rồi mình dở cái chân lên nó nhẹ nhàng nó đẩy cái chân mình lên, mình đưa tới nó đẩy cái chân mình tới, thì cái đẩy đó mình không quan trọng đâu. Mà cái quan trọng là: “Tao dở chân lên dù nặng, dù nhẹ gì tao kệ, tao biết tao dở lên thôi. Tao tập trung, tao nhìn, tao ngó ở ở trên cái hành động của cái thân tao thôi. Còn cái nặng nhẹ tao không quan trọng, mày hãy dừng đi!”, bảo nó dừng đi: “Để tao làm chủ, tao điều khiển cái hành động”.
(23:09) Tu sinh 3: Trong đời sống hàng ngày con thấy nó nhẹ nhàng, thân nó cũng nhẹ, đi đứng hay làm công chuyện này kia thì đều thấy nó rất là nhẹ, cái đó có phải mình tưởng nặng nhẹ không, chứ thân này nó cũng mấy chục ký, bây giờ tại sao nó nhẹ dữ vậy?
Trưởng lão: Để Thầy nói cho nghe, nó nhẹ thì tốt chứ không có xấu, phải không? Nó nặng thì nó cũng là chướng ngại mình. Bây giờ thay vì thấy lấy cái tay này mà dở lên sao mà nó nặng như cục đá thì cái này nó khổ mình, còn nó nhẹ thì nó không có khổ đâu, nó tốt. Nhưng mà cũng đừng có quan tâm, con hiểu không? Nó khinh an, cái đó là khinh an. Cho nên vì vậy nó làm cho cái thân con nó nhẹ nhàng, nó dở lên dở xuống vậy nhẹ nhàng. Thì cái lực nó làm cho nhẹ nhàng từng cái hành động con đó là lực Tinh Tấn Giác Chi, con hiểu không?
Con biết nó có đó, nó làm cho con nhẹ nhàng, nó làm cho con khinh an thì con thấy tốt chứ không phải không, nhưng mà: “Ta cũng chưa phải chấp nhận, vì Ta chấp nhận là khi nào Ta bảo hơi thở ngưng, Ta chết hồi nào thì chết”, phải không? Mà khi nào Ta bảo: “Cái thân đau này đi chứ không được ở đây” thì nó đi, tức là con phải bất động trước các cảm thọ, nghĩa là cái tâm con muốn cái gì thì những cái cảm thọ nó sẽ rời đi, tâm con nó sẽ không dao động trước những cái đối tượng nào. Thì đó là cái mục đích mình làm cái chuyện này, chứ không phải là cái chỗ khinh an.
Nhưng mà con tu tập thì cái chỗ khinh an hay là hỷ khinh an hay là Hỷ Giác Chi hay là Khinh An Giác Chi nó xuất hiện ra, Tinh Tấn Giác Chi nó xuất hiện ra, trong bình thường con làm công việc gì con cũng thấy cái thân con nó nhẹ nhàng hơn là ngày xưa nhiều, mặc dù cái thân con cái trọng lượng nó cũng cỡ cái tầm vóc đó nó không hơn nhưng mà nó cũng không kém, mà tại sao bây giờ nó nhẹ nhàng, bước đi nghe nó nhẹ nhàng hơn? Thì cái điều này là điều tốt chứ không phải là điều xấu đâu, cái điều tốt cho cái sự tu tập của mình, nhưng không phải vì chỗ này mà mình quan trọng nó.
Bắt đầu mình quan trọng là: “Tôi làm chủ được sinh tử, chửi tôi không giận, tới giờ thì tôi ăn, tôi không thèm ăn bậy bạ”, đó là cái quan trọng mình làm chủ được những cái ăn, cái ngủ của mình. Tới giờ ngủ thì ngủ không có ngủ bậy bạ; không có buồn ngủ sai giờ, không có phi thời được; ăn ngủ không phi thời thì như vậy rõ ràng là mình làm chủ được, đó là cái quan trong. Còn cái nhẹ nhàng, bởi vì từ cái chỗ thân tâm tỉnh thức nhẹ nhàng thì nó sẽ giúp cho con được giải thoát tới cái chỗ con làm chủ. Còn nếu mà nó không nhẹ nhàng nó còn nặng, tức là nó không kết quả chứ gì? Mà không kết quả thì coi như là mình tu hoài mà nó không có tới. Còn bây giờ nó có những sự thay đổi của nó thì nó phải có những cái cảm nhận, cảm nhận được sự thay đổi của nó. Nhưng mà cái cảm nhận đó để nó thành một cái kết quả cho mình sau này làm chủ được: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Đó là cái kết quả hiện giờ, có những cái kết quả chứ không phải mình tu không kết quả.
(26:10) Cho nên vì vậy mà nãy giờ Thầy nhắc các con là: Người nào nhiếp phục tâm chưa được thì phải hỏi kỹ Thầy để Thầy dạy cho cách nhiếp phục tâm, rồi kế đó Thầy sẽ dạy cho an trú tâm. Đó là hai cái điều căn bản khi mình nhiếp phục được, mình an trú được thì thôi, thì mình tiếp tục mình tu các pháp thì nó hiện ra những cái điều kiện tốt thì vẫn tốt, nhưng mà mình không vì dính mắc nó, không lo ngại nó.
Còn những cái mà hoàn toàn như thế này để cho mình phải đuổi. Ví dụ như con vừa bảo: “cánh tay đưa ra” thì con ngó cánh tay hoặc là con đi vầy thì con quay lại con nhìn qua con thấy hai, ba cái vai của con nó phóng ra nhiều cái vai con một lượt, như là sắp sửa nó phải quay một cuộn phim nó phải vẽ nhiều cái hình.
Cũng như bây giờ Thầy muốn làm một cái hình của một cái cánh tay Thầy đưa ra, Thầy phải vẽ từng cánh tay đưa ra chút chút vầy, do đó bây giờ mới mở cái cuộn băng mới quay cánh tay của Thầy vô. Thì lúc bây giờ khi mà nó có nhiều cái hình vậy đó, họ bắt đầu họ chụp họ quay những cái hành động đó, thành ra nó thấy cái cánh tay nó đưa ra vầy. Đó thì coi như là mình thấy có nhiều cái hành động nó… Cũng như con dở cái chân thì nó phải có nhiều cái chân nó đưa đưa lên vầy, thì đó là cái trạng thái của sắc tưởng, của sắc tưởng nó qua cái thị giác thần kinh của con, mà khi đó con nhìn qua thì nó hiện qua cái sắc tưởng của con trong cái thị giác thần kinh, cho nên con thấy nó như nó có nhiều cái hành động đưa cái chân lên. Thì như vậy con tác ý bảo: “Dừng, ở đây không phải cái chuyện Mi làm phim”, con bảo nó: “Mi không có làm phim này đâu, Mi đâu có vẽ hình mà Ta chiếu phim”, cho nên bảo: “Mi không có vẽ hình như vậy, cho nên Mi phải dừng. Ta nhìn là phải thấy cái chân dở lên thôi, chứ không phải thấy cái hình của Mi mà đưa đi đưa từng cái như vậy”, đó con nhắc vậy, thì sau khi những cái hình ảnh sắc tưởng nó sẽ tan biến đi, nó không còn nữa.
(28:07) Khi mà thấy những cái lạ là cái tưởng đó, nó qua cái thị giác của con thì nó làm cho con có những cái hình ảnh đó, mà nó qua cái thính giác của con (là cái lỗ tai) thì con lại nghe cái âm thanh nó lặp đi lặp lại nhiều lần, khi nó muốn nói một cái âm thanh gì đó thì nó phải tạo thành một cái sóng âm thanh nó đi. Thành ra do vì vậy mà cái tưởng con nó làm được những cái điều này.
Cho nên khi mà nó nghe cái âm thanh mà thinh tưởng, cũng như mình đang đi vậy mình nghe cái tiếng mình đi “bộp, bộp, bộp” nghe cái bước đi của mình, thì con bảo: “Thinh tưởng Mi ngưng đi, chứ Ta đi đâu bao giờ mà nghe như vậy mà Mi nghe đó tức là cái thinh tưởng, Mi phát ra ở trong tâm làm cho Ta nghe cái tiếng động đó, Mi tưởng Ta nghe như vậy Ta tập trung theo Mi hả? Ta tập trung theo hành động chứ Ta đâu có tập trung theo tiếng động”, đó con thấy không? Con tác ý con phá cái âm thanh đó đi, thì con sẽ mất cái âm thanh đó đi thì cái tâm con sẽ gom trong cái hành động rất kỹ hơn là bị âm thanh đó phân tâm. Con hiểu không?
Bây giờ con gom hành động con mà con thấy cái hình ảnh thì con sẽ bị phân tâm, cho nên con bảo: “Mi dừng, Ta không có làm phim đâu mà Mi biến ra những cái hình ảnh đó”, con tác ý như vậy để bảo cho nó dừng thì một thời gian nó dừng. Bởi vì mình có ý thức là chủ động điều khiển mà “ý tạo tác, ý chủ động”, con dùng ý thức là con sẽ dẹp nó chứ không có cái gì hết.
Bởi vì đức Phật biết được cái ý nó chủ động như vậy, cho nên mới lấy cái ý mà làm chủ để dẫn mình vào cái pháp thiện mà ngăn các ác pháp. Nhớ như vậy thì các con thấy các con có một cái điều kiện để mà các con làm chủ đó là cái ý thức của các con, đừng để mất ý thức. Mà cái tưởng là nó luôn làm cho mất cái ý thức của mình.
(29:45) Tu sinh 4: Con có hai câu hỏi…
Câu hỏi thứ nhất: Con tác ý, con hay bị thùy miên, vô ký thì làm sao để tâm tỉnh thức?
Trưởng lão: Do cái tưởng con phá con, cho nên vì vậy thay vì con muốn phá cái tâm giải đãi thì con phải tác ý nó tinh tấn chứ gì, thì khi mà tác ý tinh tấn thì bắt đầu tinh tấn rồi thì cái tưởng nó lại hiện ra nó phá con bằng cái niệm thọ, nó làm cho con tức lói hoặc làm cho con mệt nhọc gì đó, do đó đặng cho con đừng có tinh tấn nữa chứ gì. Thì con phải thiện xảo, bởi vì đức Phật nói: “Phải thiện xảo”. Thì trong khi đó mình thiện xảo, mình đã phá được cái giải đãi của mình rồi thì ngay đó mình trở về cái sự an tịnh của thân tâm của mình. Thì con liên tục con sử dụng tất cả các phương pháp mà Phật đã trang bị cho mình trong những cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở.
Nhưng mà cái điều kiện con nhớ rằng: Mình phải chiến đấu tận cùng chứ không có được đầu hàng nó đó. Nghĩa là không được xả nghỉ, không được đầu hàng, phải tận cùng chiến đấu nó bằng những cái phương pháp này, thay đổi cái câu tác ý là tác chiến nó bằng cái câu tác ý khác để cho nó…
Bởi vì mình thấy cái lực của những cái pháp hướng tâm của mình nó có hiệu quả. Thì khi mà phá được cái này rồi thì nó hiện tượng nó đánh mình cái đòn khác, thì phải sử dụng cái pháp khác để đánh nó liền, mà khi nó được cái này rồi thì nó hiện tới cái khác nữa, con đánh liên tục không có tha nó chút nào hết, mà không đầu hàng nhất định là không thua trận. Thua trận là con nghỉ tu, con xả nghỉ đi ngủ hay hoặc này kia là thua trận đó. Trong lúc đó là tác chiến đánh trận, cho nên vì vậy mà sử dụng tất cả các năng lực của con, các pháp mà tu tập có những kết quả thì con sẽ đánh dẹp nó hết. Mình đừng có đầu hàng, đừng có sợ mà phải phá cho được cái tâm giải đãi của mình, chứ không khéo nó quen.
(31:49) Tu sinh 4: Khi mà nó mệt thì con tác ý là: “Phải tinh tấn lên nha!”, tác ý rồi con thấy tâm thanh thản vô, “cái tâm đừng có phóng ra nên quay vào nghỉ ngơi thanh thản”, thì nó kết quả. Còn tinh tấn cũng vậy thì: “Phải bám sát pháp tu để có nội lực vượt các chướng ngại trong tâm”. Nhưng mà kính bạch Thầy đó là những cái tự trong tâm mình nó phát ra. Còn chẳng hạn như những cái bên ngoài, gần nhất mấy ngày nay không thể nhiếp phục được những cái hôn trầm này thì con xin trình Thầy là thất tu của con nó rất gần với mấy người nông dân họ đổ một cái phân gì mà nó hôi nồng vô cùng. Kính bạch Thầy từ bữa đó đến nay thì con tu chẳng được, cứ mỗi lần đồ ăn như vậy nó tạt vào mũi thì con muốn ói liền, mà con không biết làm sao để nhiếp phục được nữa? Thì nó rất là hôi mà nó vô cùng nồng, nghĩa là không hít thở được nữa, hít thở không được. Kính bạch Thầy có thể nào mà mình ôm chặt pháp mình để đẩy lui được cái ô nhiễm ở ngoài môi trường ra khỏi thân thể mình được không?
Trưởng lão: Được chứ. Bởi vì con sẽ nghe cái pháp mà Thân Hành Niệm của Phật đã dạy đó, nó nhiếp phục và nó cán nát tất cả những cái chướng ngại pháp bên ngoài hết con, nhưng mà mình tu tập không kỹ cho nên mình cán không nát đâu. Mặc dù lúc bây giờ đó nó bắt buộc nó cái mùi hôi, mùi gắt, mùi nồng đó đi thì nó có về cái phần mà cái căn mũi của mình rồi, phải không? Thì lúc bây giờ đó con mới có cái duyên để mà tu tập, bắt buộc nó phải nghe vào cái thân hành, thì con lắng nghe cái bước đi hơn là nghe, mặc dù nó còn, nhưng mà con nỗ lực con ôm chặt chút xíu là nó hết nghe cái mùi nồng này. Do đó con đã chiến thắng được rồi.
Con mới thấy cái tâm của mình nó mạnh lắm con, nó không có cái ác pháp nào mà tác động nó được, chỉ có mình phải nỗ lực kiên trì ôm chặt pháp thân hành là con sẽ phá nó, trời nóng không nóng được, mà trời lạnh không lạnh được. Mà bất kỳ một cái mùi hôi, mùi thối nào ở ngoài tác động vào, thậm chí như Thầy nói bây giờ cho Thầy mà ngồi trong cái rừng thây ma đi, nghĩa là xung quanh nó để thây ma người ta nó sình hôi thối, nghĩa là lúc bây giờ nó hôi thối không ai chịu nổi hết, nhưng mà đối với một cái người như Thầy thì Thầy vô đó Thầy nhiếp tâm là không bao giờ có mùi thối, không thúi con. Bởi vì cái pháp Thân Hành Niệm mà!
Tu sinh 4: Thưa Thầy, từ hôm giờ mỗi lần ăn cơm thì không thể nhiếp cho kỹ được như tu, thành ra mỗi lần ăn cơm nó ói mà con cứ chừa cơm lại đó Thầy, bữa nào con cũng chừa lại chén đầy, không nuốt nổi…
(35:08) Trưởng lão: Tại vì các con không biết áp dụng pháp rồi, “ăn thì biết ăn không có biết mùi nha! Ngửi cái mùi cơm của mình đây nè”, cứ nhắc nó vậy đi. Ở ngoài nó phá thì con cứ nhắc nó vậy rồi tập trung, bởi vì khi tu pháp Thân Hành Niệm rồi con có cái lực tập trung gom tâm rồi. Mà như hồi nãy Thầy nói: gom sáu căn, cả thậm chí như con tập trung. Bây giờ cái ý thức con nó biết cái bước đi rồi thì con không mà cần tập trung cái ý thức nữa, con bây giờ con mắt con nhìn con đã biết nhìn cái hành động đưa lên đưa xuống rồi bây giờ con không có cần nó nữa, mà con cần cái lỗ mũi con phải ngửi cho biết cái hành động đi. Thì Thầy nói con tập một thời gian sau mà con tập đúng rồi thì có cái hương thơm, thúi gì ở bên ngoài nó không tác động được con đâu, con bảo: “Cái lỗ mũi quay trở vô mà thấy hành động, nghe hành động, ngửi hành động cho Ta”, thì con dặn nó một cái nó quay vô thì con không có nghe được cái mùi gì bên ngoài đâu.
Tu sinh 3: Kính bạch Thầy! Nói thêm về cái ngửi, ngửi cái hành động con chưa hiểu?
Trưởng lão: Bởi vì con chưa có tập, con cứ bảo nó phải ngửi cái hành động đi!
(36:03) Tu sinh 3: Con trình Thầy… Giờ này là con…
Trưởng lão: Gặp một chút xíu chướng ngại pháp là Thầy nói cái tâm nó không an rồi, vậy thì đức Phật nói: Khắc phục, nhiếp phục để cho cái thân tâm mình nó an. Vậy mà có chút vậy mà còn sợ vậy đó. Vậy là sao?
Tu sinh 3: Sợ cái thân này chịu không nổi!
Trưởng lão: Cái thân chịu không nổi thì cho mày chết đi, có gì đâu chuyện đó dễ thôi.
Tu sinh 3: Ngủ nó cũng nghe được cái mùi đó Thầy. Cái mùi đó con nghĩ đó là cái mùi nước mắm… Khi con tập thiền hành thì con không có ngửi nữa, nhưng mà khi con đi ngủ thì cái lúc con đang ngủ thì cái mùi đó nó không có nồng nặc như lúc…
Trưởng lão: Thì con có duyên với ác pháp gần thì tốt chứ sao. Theo Thầy thấy lâu lâu, nó đâu phải nó rãi hoài sao, nó thử mình một trận thôi. Do đó các con cứ chiến đấu “Ta chiến đấu để coi cái tâm Ta chịu nổi không? Cho Mi chết đi”, nó không có chết đâu các con sợ!
Tu sinh (không nghe rõ)
Trưởng lão: Không, ít bữa nó sẽ hết, con thấy trước kia nó không có tất cả những ác pháp khác, nó vô thường.
Tu sinh 4: Phải mưa một trận thì nó mới hết được cái mùi…
Trưởng lão: Các con không quán nhân duyên, không quán nhân quả, rồi không dùng pháp đẩy. Thầy nói sự thật ra các con nhớ rằng: khi mà tâm chúng ta bị động thì bao nhiêu nó cũng vô trong đó hết, mà không động thì mặc tình nó vô, rồi nó cũng phải đi.
Tu sinh 4: Hôm nào cũng ói Thầy!
Trưởng lão: Con ói là tại vì con quá động!
(38:04) Tu sinh 3: Thầy giờ trở lại cái vấn đề Thầy giảng cách thức thế nào mà để ngửi cái hành động của mình kịp Thầy?
Trưởng lão: Thì bắt đầu bây giờ con muốn tu tập về cái pháp để mà ngửi được cái hành động của mình. Bởi vì cái hành động của mình nó đâu có hôi, phải không? Cái hành động của mình nó chỉ có con mắt mình nó nhìn, cái cảm giác mình nó co lên, co xuống vậy nó biết thôi, thì đó là cái phần mà nó nhận xét ra từ lâu nay ai cũng làm cái đó được, cũng biết cái đó được. Nhưng mà đến bây giờ thì chúng ta ngửi cho được cái mùi vị của cái bước đi. Tất cả mọi cái gì nó cũng có mùi vị hết chứ không phải không có.
Tu sinh 4: Kính bạch Thầy! Tưởng ra để ngửi hay là tự nhiên nó có mùi?
Trưởng lão: Không phải tưởng con, mà mình cứ bảo nó: “Phải ngửi đi, cứ ngửi”, rồi nó tập trung nó gom vô trong đó rồi chừng đó nó phát giác ra. Chứ con tưởng nó là thúi hoặc là tưởng thơm coi chừng cái tưởng nó ra đó, “Bây giờ tôi đi sao mà nó thúi quá!” hay là “Tôi đi nó thơm quá!” thì bị dẫn đi, nó trật đi, không có được. Con có biết cái mùi vị của “đi” nó ra làm sao đâu mà con tưởng, không ai mà tưởng nổi cái này đâu, phải không? Con chỉ tưởng qua một cái thúi hoặc một cái thơm thôi là nó trật hết rồi, không có đúng.
Cho nên vì vậy bắt buộc mình phải mở cái lỗ mũi, phình cái lỗ mũi to lên ngửi cái hành động. Bây giờ đưa cánh tay, “Mi ngửi cái hành động của cánh tay Mi đưa ra coi”, mình ngửi thử coi, mình hít vô. Như vậy rõ ràng là mình đang tập trung rất là cao, nhưng mà cuối cùng mình phát giác ra được cái mùi của cái hành động. Chứ bây giờ Thầy nói hành động cái mùi của nó thì Thầy nói làm sao cho được, nó có cái ngôn ngữ nào mà Thầy nói! Chỉ có các con tu rồi các con mới thấy “như vậy Thầy nói đúng”, phải không?
(39:47) Thì các con thử cánh tay Thầy đưa ra vậy, thì bắt đầu “hít vô thử coi nó ra sao?”. Mình đưa ra rồi mình hít vô coi cái hành động này cái mùi nó như thế nào? Rồi bắt đầu bây giờ nó có cái mùi tro nó chạy… thì như vậy là cái mùi tro chứ không phải cái mùi hành động.
Tu sinh 3: Vậy chắc cái mùi hành động là mùi của khí, mùi từ trường hả Thầy?
Trưởng lão: Thì bây giờ con nói cái mùi từ trường, cái mùi khí thì Thầy nói nó cũng vậy, cái danh từ chung chung làm sao mấy con…
Tu sinh: Cái này phải tưởng tượng?
Trưởng lão : Cái này tu rồi, mình ngửi nhiều rồi bắt đầu thâm nhập được rồi, mới thấy được cái mùi vị của cái hành động của nó.
Tu sinh: Vậy bây giờ ráng ngửi…
Trưởng lão: Nhưng mà coi chừng cái tưởng của con nó sẽ xen vô. Cho nên vì vậy thật sự ra cái này là mình tu tập, cho nên gọi là hộ trì sáu căn. Thì cái sự hộ trì sáu căn, trong cái mũi của chúng ta, cách thức hộ trì, thì cái phương pháp mà nhắc cho nó: “Cái mũi phải ngửi cái hành động đi”, thì bây giờ cái hành động thay vì cái hành động mình đưa ra thì cái ý thức của mình nó biết cái hành động đưa ra và cái nhìn, cái ngó của mình nó biết. Bây giờ các con muốn tập cái ngửi của nó thì con phải tập nghe cái hành động, nghe cái hành động trước rồi ngửi cái hành động sau, thì các con mới ngửi được cái hành động, mới nghe được. Khi mà nghe được cái hành động thì các con mới ngửi được cái hành động.
Bởi vì cái hành động này nó có phát ra âm đâu, thế mà chúng ta nghe được con, nghe được cái luồng gió quá nhẹ nhàng của nó đi, mình dở lên mình nghe được cái luồng gió đưa lên, thì phải tập luyện nó. Rồi bắt đầu nghe tức là gom, khi mà nó gom rất là tận cùng.
Con nghe một cái người mà tu tập tỉnh thức, có một vị Tứ Tổ mà tập tỉnh thức, ông ta vào cái thất, ông nói hai con rệp mà nó cắn nhau nó tranh đấu chạy rần rần, ông ngủ không có được, mà con rệp mà nó chạy nghe rầm rầm, thì người ta nghe được cái tiếng “rầm rầm” của hai con rệp, con kiến đi ở trên cái nền nhà như thế mà người ta nghe nó “sột sột”. Thì các con thấy như thế nào? Các con có nghe được cái tiếng đó không? Thế mà người ta nghe được, là tại vì người ta gom được cái tâm người ta trong cái hành động đó. Phải không?
(41:48) Rồi bây giờ ngửi được, tức là khi mọi vật nó đều có cái mùi vị của nó: cái chai này nó có mùi vị, cái ly này có mùi vị, cái máy này có mùi vị mỗi cái mùi vị nó có khác nhau. Nhưng bây giờ các con thử coi cái máy này có mùi vị gì không? Cái ly này có mùi vị không? Phải không? Chưa có ngửi được. Nhưng mà nó có, tại vì cái mũi con chưa có tập ngửi, phải không? Mình ngửi được bây giờ ngồi đây mà người ta ngửi được cái mùi hương mà cách đây cả triệu cây số mà người ta ngửi được. Là có phải mấy con phải tập, kêu là gom tâm của mình tận cùng để mà sáu căn của mình tận cùng để mà nó tỉnh thức đến cái mức độ đó nó mới ngửi được, chứ đâu phải.
Còn bây giờ chưa có tập luyện tới cái chỗ này thì mấy con ngửi sao cho được. Mà không tập luyện mà bây giờ ngửi làm sao, hỏi Thầy: “Cái mùi gì đâu?”, Thầy làm sao Thầy nói được, phải không? Cho nên mình phải tập, tập rồi mình sẽ thấy được cái chỗ ngửi của mình. Cũng như bây giờ mình tập nội cái ý thức thôi mà còn vọng tưởng tới lui như thế này, nhiếp phục ý thức còn chưa được thì thử hỏi mình đòi đi ngửi, mình đòi đi nghe thì nghe cái gì mà nghe cái chuyện như vậy? “Nói tôi làm sao tôi nghe cái tiếng động của con kiến nó đi dưới cái nền nhà này?”, trong khi mình không tập, thì làm sao được phải không?
Cho nên các con thấy sáu căn nó là vấn đề mà đức Phật gọi là: Phòng hộ sáu căn, chứ đâu phải phòng hộ một căn đâu. Mà phòng hộ sáu căn là một cái pháp đoạn tận lậu hoặc, nghĩa là đoạn tận hết lậu hoặc của chúng ta. Thì nó thính quá thì có lậu hoặc nào xen vô được nó đâu! Hở ra một chút thì nó nghe, hở một chút nó thấy, hở một chút ý thức nó được liền tức khắc, thì đâu có làm sao tác động được cái tâm của nó, cho nên tâm nó bất động. Cái pháp phòng hộ nó rất tuyệt vời mà.
Thì như vậy bây giờ chúng ta mới tập được ý thức, mà ý thức chưa trọn vẹn. Cái ý thức của chúng ta tập cho nó biết cái hành động này, hành động kia thì nó chưa trọn vẹn, nó chưa trọn vẹn là tại vì nó có niệm phóng dật, phóng tâm. Thế mà rồi khi mà cái ý thức hoàn toàn nó không phóng niệm, phóng tâm thì các con bảo cái mũi nó ngửi nó ngửi mau lắm. Còn cái ý thức của mấy con chưa có trọn vẹn, cho nên vì vậy mà bảo cái mũi mấy con thấy sao nó ngửi không có được. Nó ngửi cái hành động sao nó không có biết gì hết, phải không?
Cho nên ở đây các con phải cố gắng tập được cái ý thức, rồi vì vậy mà đầu tiên Thầy dạy các con khi mà Thân Hành Niệm, bắt buộc các con khi mà nói “Chân trái bước” thì các con khi mà ra lệnh rồi, thì con mắt các con phải nhìn từ cái chân của con từ chân trái xuống, chứ chưa hành động, phải tập trung cái mắt mình nữa, rồi cái ý thức để mà biết nó nữa rồi, phải không? Rồi bắt đầu bây giờ “Dở gót lên” thì lúc bây giờ mình nhìn coi cái chân của mình dở lên như thế nào, dở lên rồi bắt đầu dở cái chân lên thì cái mắt mình nhìn và cái ý thức nó tập trung trong cái hành động này. Các con thấy rõ ràng như vậy là mình đang tu tập có hai cái chứ mấy cái kia chưa có.
Bây giờ được hai cái này rồi bắt đầu gom cái lỗ tai vô “nghe cái hành động bước nè”, rồi nó nghe được rồi bắt đầu mới gom cái lỗ mũi vô, gom từng phần vô chứ. Bây giờ sáu cái con vật mà các con cột con này trước, cột con kia trước, chứ mình con làm sao con lôi sáu con cột lại một lần, làm sao hai tay mình làm sao nắm sáu con vật này? Phải cột cái con này được rồi, rồi mới cột con khác, cột riết cột sáu con này vô một cục nó nằm đó rồi thì bắt đầu là mình giải phóng mình rồi.
(45:07) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Cái đó gọi là nhiếp phục tâm phải không Thầy?
Trưởng lão: Nhiếp phục tâm đó con. Cách thức là phải bắt nó lại, cột nó lại hết, cột nó lại hết thì nó không phóng chứ gì. Tại vì mấy con cột nó không hết cho nên nó phóng ra, nó theo cái chỗ mà chưa cột nó phóng, có đúng không? Đó cho nên vì vậy, phòng hộ sáu căn là cái phương pháp, mà cái phòng hộ sáu căn là cái hạnh độc cư để giúp cho phòng hộ mới làm nổi, còn không hạnh độc cư thì không nhiếp tâm không hết. Mà cái lỗ tai nó mạnh nó nghe cái gì đó nó kéo luôn cả ý mình đi theo, tụi nó với nhau theo cái ý mà, cứ con nào nó mạnh nó kéo cái kia.
Do đó bây giờ… cho nên ai la ngoài nó cũng không nghe, tức là an trú luôn cả lỗ tai.
Tu sinh 4: Cái thinh trần cũng dễ hơn, mà con thấy qua cái hương trần thì con thấy…
Trưởng lão: Là tại vì hồi nào tới giờ đâu có tập nó, thả lỏng cho nó, con thả nó đi rong ruổi, cái lỗ mũi con nó thả rong ruổi chứ con đâu có cột. Cho nên bây giờ nó gặp hôi, gặp thối thì nó chạy nó phóng, nó đâu có thèm vô trong thân con nữa, con hiểu không? Hồi nào mình tu mấy cái kia cho nên mình gọi nó còn vô, còn gặp cái thằng lỗ mũi này hồi nào tới giờ đâu có rầy la nó đâu, cho nên bây giờ nó gặp mùi thì tức là nó phải phóng nó chạy. Mà nó chạy ra thì nó tiếp nhận nhiều như cô Cảnh đó thì nó mới mệt nó chạy vô chỗ này, chứ còn không thì mấy con còn bền chí đó, còn gan đó còn cô Cảnh cô hoảng sợ. Cho nên cô tiếp nhận nhiều quá.
(46:28) Tu sinh 4: Với lại tại cái thể lực cô cũng yếu. Nó cũng già rồi, nó yếu… nó không đủ khả năng làm chủ…
Trưởng lão: Cái sức đề kháng không đủ.
Tu sinh 3: (46:37-46:59: không nghe được)
Trưởng lão: Không Thầy nói cho, để trả lời cho thấy, con hỏi như vậy là đủ rồi. Khi mà nó làm con mệt như vậy là tại vì con nhiếp tâm con không được, nhiếp tâm không có được cho nên lúc bây giờ con hồi nào tới giờ con tưởng mình nhiếp tâm được nhưng mà gặp cái chướng ngại… con nhiếp tâm không vô. Bây giờ con mới thấy cái sức nhiếp tâm con còn yếu, tại vì cái thói quen con tập luyện nó quen vậy chứ cái cách thức mà con cột cái tâm, con cột không được, cho nên bây giờ gặp một cái chướng ngại pháp nó phóng ra. Cho nên vì vậy hiện giờ nếu mà cơ thể con bây giờ đau ngặt nghèo là con không làm chủ được.
Con biết cái mùi hương như vậy đó, cái mùi thối như vậy, mùi hôi vậy mà con không làm chủ được thì cái sức đau nó còn gấp mấy lần không làm chủ nổi. Cho nên tới chừng mà nó mệt con biết không, bây giờ nội nghe cái đó nó còn mệt con, còn huống hồ tới chừng thân con mà nó tự động nó mệt thật mà nó sắp sửa chết con biết nó khổ sở ghê gớm, nó mệt rồi nó mới chết con, nó thở không được rồi nó mới chết. Cho nên nó mệt nó khó chịu, nó làm cái người khổ lắm. Bởi vậy người ta nói chết là khổ mà, cho nên trước khi chết khổ.
Cho nên chúng ta tập làm chủ mà ngay cái chuyện đó có chết chóc chúng ta bao giờ đâu mà nó còn làm mệt, mệt vậy chưa chết đâu, chứ nó mệt thật sự mà mệt để chết nó mệt gắt, vậy mà người ta làm chủ không mệt. Cho nên ngay bây giờ mình tập để rồi mình sẽ làm chủ, gặp cái khó này, gặp những cái chướng này mới là chính chỗ mình đấu đá.
Bây giờ đó: “Lỗ mũi Mi ngửi, Ta cho Mi ngửi, Ta cho Mi ra Mi ngửi đi, Ta không có sợ đâu. Bây giờ đó Ta bảo phải nghe lời, phải quay vô, phải nghe từng hành động, nghe từng hơi thở”, con lấy hơi thở con làm cái chỗ mà bám, tức là con chưa nhiếp phục được tâm mình. Chứ con nhiếp phục được tâm mình con bảo: “Biết hơi thở, nghe hơi thở, ngửi hơi thở này”, con ra lệnh như vậy thì bắt đầu con an trú trong hơi thở là con sẽ không nghe.
Con nên nhớ là khi mà cái người Thầy bị đau những cái lúc mà nó lạnh, kêu là cảm lạnh đó, mà Thầy bảo: “Ôm cho chặt hơi thở, chết cũng ôm chặt hơi thở không có sợ lạnh”, ngồi sững xương sống lên vậy, bắt đầu thở ra thở vô, cái hơi thở ra vô một lúc sau nó không có, nó phá được. Con không an trú được, khi mà bị như vậy con chỉ an trú trong hơi thở là hết liền. Thầy nói thật sự ôm chặt hơi thở đi, đừng có lìa cái phao, lìa cái phao là mình rớt xuống biển rồi.
Tu sinh 4: Bạch Thầy, mà rơi xuống sao mình thở được, không thể thở được?
(49:20) Trưởng lão: Bởi vậy con chưa an trú cho nên nó…
Tu sinh 4: Hít vô, tất nhiên là cái mùi nó vô, nó vô trong phổi là nó muốn ho ra, mới sặc sụa ra, nó lên luôn trên óc luôn.
Trưởng lão: Bởi vậy khi mà con dùng hơi thở con nhiếp phục không được thì con dùng có cái pháp Thân Hành Niệm Ngoại con đi thì làm sao con thở, phải không?
Tu sinh 4: Dạ! Cái đó thì được.
Trưởng lão: Được thì bây giờ cái này không được thì mình có cái khác, ông Phật ông cho mình nhiều cái phương pháp chứ đâu phải một phương pháp. Cho nên bây giờ hít thở mà dè cái mùi nó cứ vô cái hơi thở của mình thì không được, phải không? Bây giờ nếu mà mình nhiếp phục trong hơi thở được.
Tu sinh 4: Đó là hương trần thì làm sao mà thở được nữa Thầy, đã mắc kẹt cái hương trần rồi.
Trưởng lão: Bởi vậy ở đây nó phải khéo léo và thiện xảo, linh động. Nếu quả chăng bây giờ hương trần mà mình dùng cái lỗ mũi của mình để ngửi cái hơi thở mà không ngửi cái mùi hương đó, vì vậy mà khi đó mình chỉ còn duy nhất mình thở, mình biết có hơi thở, ngửi có hơi thở thôi, thì mình đã loại trừ ra được bằng cái đối tượng đó thực tế hơn là cái sức của mình mạnh lắm. Bởi vì cái mùi đó nó hòa lẫn với cái hơi thở của mình, mình hít vô thì nó lọt vô đây, mà mình không có chia nó ra được với cái mùi hơi thở của mình, cho nên vì vậy mà mình bị cái đó tác động. Sức mình còn yếu, thì bắt đầu bây giờ mình tập vào cái Thân Hành Niệm thì mình sẽ đánh bại nó ra liền tức khắc. Mình có hít thở đâu mà sợ, nhiều khi tôi nín thở tôi đi thử coi nó như thế nào, tôi đi từ đây tới kia tôi mới thở một cái, thì do đó làm sao mà nó hít vô trong nhiều được.
(50:45) Tu sinh 3: Kính bạch Thầy không biết con có tập gì sai hay không mà cái mùi đó mới mà ngửi thì con thấy nó có cái mùi rất là lạ, rất là nặng, nhưng mà con chấp nhận nó. Con nghĩ là: “Trong cái không gian này nó có quyền bằng nhau, sự hiện diện của tất cả mọi thứ, thơm hay thúi này kia rất tự nhiên”, vừa có ý tưởng đó lên thì con không còn cái cảm giác gì khó chịu nữa. Như vậy có cái gì sai hay không hả Thầy? Tại vì con không cảm thấy khó chịu với mùi thối. Ngay cả có lần con ngồi ngay đống cứt, thì con cũng biết là cứt thì đương nhiên nó thúi vậy thôi, mình đâu có mong cái mùi khác được, cái tự nhiên con chấp nhận nó con ngồi sát một bên đó luôn, nhà con mới nói: “Thôi đi đến chỗ khác ngồi cho nó xa xa ra”, con nói: “không”. Nhưng mà có một cái đống nữa nó sát ở bên trong con, nó gần hơn, có thể con đi đâu con cũng mang nó theo hết trơn, cái tự nhiên từ đó con chấp nhận tất cả các mùi đến nó dễ dàng lắm Thầy!
Trưởng lão: Bây giờ Thầy nói như thế này. Đó là một cái phần bất động tâm, cái phần đó là bất động tâm, còn cái mùi thúi nó vẫn thúi mình không động tâm.
Còn mình đẩy lui cái chướng ngại của mùi thúi thì bằng cách nào? Mình ức chế, nhiếp phục tâm mình vào cái đối tượng khác, cái này nó phần khác. Cũng như bây giờ đau thì biết đau, nhưng mà tâm thì không dao động, kệ nó đau thì đau. Thì Thầy nói cái đau nó cũng giảm xuống nó cũng không làm tác động mình, cái mùi thúi nó cũng vậy, nó bất động tâm rồi, cái phần mà con nói đó là thuộc về bất động tâm. Cho nên con ngồi con vẫn biết thúi chứ không phải không biết, nhưng mà con không sợ, đó là bất động tâm, nó khác con, cái phần đó là phần khác.
Tu sinh 3: Đó là do quán mà nó được hả Thầy?
Trưởng lão: Quán được con, nó là quán bất động tâm đó.
(52:37) Tu sinh 3: …
Trưởng lão: Như vậy là con chạy theo dục, con không chiến thắng, bởi vậy con luôn luôn lúc nào cũng không làm chủ. Gặp pháp thì nó đẩy con chạy thì con chạy chứ con không có làm chủ được nó. Thành ra nghĩ mình điên, mình ngửi, sự thật không phải ngửi mà mình làm chủ, tự cơ thể của mình nó sẽ đẩy tất cả những cái độc tố ở trong những cái vật, chất độc đó nó đã thâm nhập vào hoặc là cái lỗ chân lông hoặc là cái lỗ mũi của mình, hoặc là tất cả những cái cơ thể của mình. Nhưng mà cái cơ thể mình nó đâu có chịu, hoàn toàn nó đẩy tất cả những cái chất độc, tức là nó đề kháng con.
Đừng có sợ, mấy con cứ nghĩ rằng: “Mình hít vô đây chắc lẽ là lát nữa mình chết”. Càng sợ nó bao nhiêu thì nó lại tiếp nhận vô, cái sức đề kháng của mình yếu; còn mình không sợ nó, sức đề kháng nó mạnh. Cho nên con ngồi ở bên cái bãi phân rất là thối, nhưng mà bất động tâm con thì cái sức đề kháng của thân con nó làm cho con thấy thản nhiên, thúi thì có thúi nhưng mà nó không có ngại gì hết.
Cho nên những cái này là nó thực hiện những cái tri kiến quán của con nó thông suốt cho nên tâm của con bất động. Còn mấy con thấy bây giờ đứng trước những cái khó khăn mới thấy được cái chỗ yếu của mình, cái chỗ yếu, cái chỗ mình chưa tu được. Về cái tri kiến Tâm Như, Kim Tiên, Tâm Hạnh nó nói, cái tri kiến của nó có quán xét về cái vấn đề mà chiến thắng được, cho nên đó là cái bất động tâm đó. Đó là cái phương pháp bất động tâm; Ly, làm chủ được mình; ly những cái ác pháp ra đó.
Còn bây giờ về cái phần mà nhiếp phục ở trong cái phần định, để mà nhiếp phục làm cho cái hương đó nó không còn có tác động được, đó là nhiếp phục mà Thầy nói là nhiếp tâm đó.
Cho nên Thầy muốn nói các con nó có hai phần: Tri kiến giải thoát và cái phần mà Định giải thoát. Cho nên cái phần định giải thoát là cái phần nhiếp tâm, nhiếp tâm cho được, mà mình chưa nhiếp tâm được là lúc bây giờ nó gặp cái chướng ngại pháp.
Ví dụ như: Nó bình thường vậy thì con nhiếp tâm con thấy nó vô hơi thở, con thấy nó thở an ổn hoặc bước đi an ổn, nhưng gặp chướng ngại pháp bắt đầu con nhiếp không vô, tức là sự thật ra mình chưa có tập nhiếp tâm, nhiếp tâm chưa có cái lực.
Cho nên bây giờ mình muốn tập cho có lực thì trước cái cơn cảm thọ đau đớn trong thân của mình nhiếp tâm là hết đau, cho nên nó có những cái phương pháp của Định Niệm Hơi Thở để nhiếp tâm cho hết đau đó: An trú thân hành, an trú tâm hành chứ gì. Thì các con sẽ sử dụng những cái này thì các con sẽ đẩy lui được chướng ngại pháp.
Tu sinh: (55:02-55:17: không nghe được)
Trưởng lão: Về phòng hộ nhiếp phục. Ví dụ như con bị tiếng động thì con nhiếp phục về cái lỗ tai, mà con bị cái mùi hôi thì nhiếp phục cái mũi. Thì bắt đầu con bảo nó nghe trong cái hơi thở, nghe bước đi của con, ngửi cái bước đi. Thì bắt buộc cứ cố gắng, khi mà con bảo cái căn nào đó nhiếp phục cái căn, phòng hộ cái căn đó, thì khi mà bảo cái căn đó thì con cố gắng.
Ví dụ như về cái mũi của con thì lúc bây giờ con cố gắng con ngửi cái hành động của con, con tập một thời gian sau nó thuần là nó được, hễ bảo nó ngửi thì bắt đầu nó gom vô, thì nó sẽ không còn nghe cái mùi ở ngoài, không có gì. Đó cũng là cái phương pháp tập luyện thôi, mà nó thuộc về cái Định của nhiếp tâm của mình.
Còn cái tri kiến thì nó thuộc về quán để nhiếp tâm để làm cho tâm mình bất động, thì cái kia cũng làm cho tâm… nếu mà con có ngửi được cái mùi thối đó nữa thì cái tâm con nó sẽ bất động, còn bây giờ nó cứ ngửi thì nó sẽ bị động, có vậy thôi. Cho nên khi mà con dùng cái định mà con ức chế cái tâm của mình để nhiếp phục cái tâm của mình vào, để nó ngửi vào mà nó không được thì con phải dùng cái tri kiến để mà con quán con xả, thì do đó con cũng bất động thôi có gì đâu. Hai cái phần này chúng ta đều có thể tu tập được hết, tùy theo.
Tu sinh: (56:35-56:39: không nghe được)
Trưởng lão: Chúng ta đó là cái thân nhân quả, nó tạm thời cho chúng ta yên vậy thôi, chứ còn sự thật ra thì nó vẫn là phải bệnh. Cho nên vì vậy mà tiếp tới để cho mình tu tập tới để cho mình đủ cái lực để làm chủ sự sống chết. Chứ còn nay nó yên yên rồi thôi, bây giờ nó bớt thì thôi mình tu lơi lơi chơi lại thì cái kiểu đó không có đạt được cái kết quả sau cùng đâu, cho nên mình phải tu tập cho nó đúng cách. Cho nên bây giờ nó yên được thì ráng tu tập.
Tu sinh : (57:09-57:19: không nghe được)
Trưởng lão: Phương pháp một cái là mình nhiếp phục tâm mình vào trong cái thân hành của mình hoặc là hơi thở hoặc là cái hành động của thân ngoại, đó là cách thức mình nhiếp tâm mình vào trong định. Thứ hai là mình dùng cái tri kiến mình quán xét thì mình thông chạy chứ có gì đâu, chuyện đó đâu có sợ. Mà tự cái thân của mình khi mà nó tiếp những cái hơi thối vậy đó thì tự nó đề kháng, nó không có đến nổi mà để cho mấy con bệnh đâu. Đều tại vì các con hơi dao động tâm đó, cũng như cô Kim Tiên cô dao động tâm, nó bắt ăn cơm cô nghe cũng ớn quá. Đó thì dao động tâm nó mới ớn. Còn nếu mình bất động tâm rồi thì kệ nó không ăn thua gì nữa hết, nó không có lo.
Tu sinh Kim Tiên: Con ngủ mà nó cũng muốn ói quá, cái mùi hôi đó, con ráng con nằm…
Trưởng lão: Mùi hôi, cái mùi thối mà bị…
Tu sinh Kim Tiên: Không biết cái phân gì nhưng mà con chỉ nghe hôi, chứ không biết phân gì nó hôi?
Trưởng lão: Cái đó là những cái phân hỗn hợp của người ta…
Tu sinh Kim Tiên: Bữa nay họ cày họ lấp rồi nó cũng đỡ.
Trưởng lão: Càng có đối tượng thì càng tu nó mới tốt chứ sao.
Tu sinh Kim Tiên: Tại vì con chưa có hiểu cách thức cái đề kháng của mình nó đẩy cái chất độc ra sao, nếu như con biết thì con an tâm, nó thúi mà nó không…
(58:31) Trưởng lão: Đề kháng mình nó không đủ mạnh thì nó sẽ bị bệnh chứ không phải là bệnh, mà mình vẫn bất động tâm thì tức là tất cả những cái chất độc gì ở ngoài nó không tác động được nó. Mà cái người bất động thì nó sẽ đẩy lui hết tất cả. Các con biết cái thân của mình cái sức đề kháng nó mạnh lắm vì mình dao động tâm mà mình làm giảm bớt cái sức đề kháng của nó. Các con hiểu cái điều đó. Cho nên Thầy biết được cái sức đề kháng nó mạnh lắm, nhưng mà giữ tâm mình bất động là cái sức đề kháng rất mạnh, mà tâm dao động làm cho cái sức đề kháng của thân của mình nó giảm xuống, mười phần nó giảm còn năm.
Tu sinh Kim Tiên: Bữa nay con mới nghe Thầy giảng trạch con an tâm, con không có sợ nữa.
Trưởng lão: Thì có Thầy mà mấy con biết rằng Thầy là người an tâm của mấy con nhất. Có bất kỳ một cái gì nghe Thầy nói rồi thì an tâm.
Tu sinh Kim Tiên: Bữa nay Thầy nói thật cụ thể con an tâm thật đấy chứ, lâu nay thì con không biết, mà biết thì hôm nay con mới vững vàng.
Trưởng lão: Đúng là con chưa có hiểu cái sức đề kháng của cái thân mình nó ảnh hưởng đến cái tâm mình nhiều lắm. Cho nên vốn đạo Phật dạy cho mình bất động tâm là cái chỗ để cho tâm mình nó bất động đó, thì tự nó sẽ đẩy lui tất cả các cái nghiệp, tức là nói chung nó chuyển hóa được tất cả các nghiệp ác khổ của mình.
Tu sinh Kim Tiên: Thật là hy hữu, con rất là mừng những cái lời dạy của Thầy, nhất định con sẽ tận lực, cố gắng khắc phục.
Trưởng lão: Cố gắng khắc phục nó, không có gì đâu, không có gì sợ.
(59:50) Tu sinh 1: Con tu Thân Hành Niệm trong mười hai tiếng đồng hồ… mười hai tiếng nó gián đoạn lúc có niệm lúc không hay là phải trong mười hai tiếng xuyên suốt đêm không có niệm?
Trưởng lão: Nó suốt đêm con, không có được gián đoạn. Bây giờ gián đoạn là mình xả mình nghỉ một chút rồi mình tu lại thì gián đoạn, hoặc có một cái niệm gì nó xẹt vô đó thì nó cũng bị gián đoạn. Suốt đêm mà nó không có niệm gì thì bảy giác chi nó mới xuất hiện đủ. Bởi vì cái thời gian của nó đã quy định Nhất Dạ Hiền rồi, thành ra nó phải đúng mười hai tiếng đồng hồ. Nếu mà đúng được mười hai tiếng đồng hồ thì hai mươi bốn tiếng đồng hồ được, mà hai mươi bốn tiếng đồng hồ được thì bảy ngày đêm được. Nó định tỉnh bảy ngày đêm liên tục, không đói, không khát, không gì hết mà cái thân nó sung mãn.
Các con chưa thấy cái pháp Thân Hành Niệm nó tuyệt vời ở chỗ này lắm, mấy con không ngờ đâu. Nghĩa là mười hai tiếng đồng hồ được, khi mà mười hai tiếng đồng hồ mà nó không gián đoạn tức là nó không bị một niệm nào xẹt trong đó, không bị phóng tâm, phóng dật gì là nó mới bảo đảm. Còn con thí dụ mười hai tiếng đồng hồ con chỉ cần nghỉ chút xíu thôi, xả ra chút xíu thôi, bỏ rơi cái thân hành mình một chút thôi, tâm mình vẫn tốt chứ nó không có niệm gì, nhưng mà con chỉ nghỉ một chút đừng có chú ý cái thân hành thôi, nghĩa là bỏ thân hành đi mà tâm nó vẫn không phóng gì hết, nó vẫn yên tĩnh thì nó cũng bị gián đoạn rồi đó. Nghĩa là luôn luôn nó phải ôm chặt trên cái thân hành của nó không có kẻ hở mà suốt mười hai tiếng đồng hồ. Mà suốt mười hai tiếng đồng hồ được thì hai mươi bốn tiếng đồng hồ được, thì hai mươi bốn tiếng đồng hồ thì trưa con quên ăn đi nó không đói, mà nó không mệt, nó không gì, nó khỏe lắm.
Rồi hai mươi bốn tiếng đồng hồ được thì bốn mươi tám tiếng đồng hồ nó sẽ tiếp tục nó sẽ không mệt không gì hết, nó cũng không đói khát, mà cũng không đi cầu, đi tiểu, đi giải gì hết, hoàn toàn nó rất an lạc nó không đi cầu gì hết. Đó là nó đã định tỉnh của nó được.
Tu sinh 1: Một trăm phần trăm hả Thầy?
Trưởng lão: Một trăm phần trăm đó con. Nghĩa là con kéo dài bảy ngày không ăn uống vẫn đi kinh hành như vậy mà vẫn thấy khỏe trong người của mình không thấy mệt. Pháp của Phật tuyệt vời mà, nó nhiếp phục được hết, nhưng mà thiếu cái điều mình tu không tới thôi.
Tu sinh 1: Mình không ngồi nghỉ luôn Thầy?
Trưởng lão: Không ngồi nghỉ, không gì hết mà đi suốt mười hai tiếng đồng hồ không ngồi nghỉ mà không mệt gì hết, mà càng đi càng khỏe.
Cái pháp nó hay vậy đó, rồi bây giờ con mười hai tiếng đồng hồ được rồi con đi luôn suốt mười hai tiếng đồng hồ nữa là hai mươi bốn tiếng đồng hồ, đi như thường. Mà thay vì tới trưa thì con đói bụng chứ gì, nó không đói bụng đâu, nó không có đói gì hết, mà cái thân nghe nó khỏe khoắn lắm, nó không biết mỏi mệt, không biết gì hết. Khi mà nó hoàn toàn một trăm phần trăm, nó định tỉnh một trăm phần trăm.
Tu sinh Kim Tiên: Vậy mà con nghĩ rằng mình giữ cái tâm thôi chứ cái thân để cho nó nghỉ chứ nó đi hoài nó đi không nổi.
Trưởng lão: Tới chừng đó cái thân sung mãn.
Tu sinh Kim Tiên: Thành ra con cứ tu bốn mươi lăm phút thôi, con tu một tiếng con tu không nổi, con nghỉ mười lăm phút con mới tu lại.
Trưởng lão: Có gì không con?
Tu sinh: Có ai lên gặp Thầy?
Trưởng lão: Chờ Thầy chút xíu.
Tu sinh: (không nghe rõ)
(1:02:56) Trưởng lão: Thầy nói các con chưa có cần cái pháp Thân Hành Niệm đâu các con. Cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp rất tuyệt vời! Nhưng mà bây giờ các con cứ tập từ từ thôi, còn bây giờ cái sức của các con, nhớ là Thầy nói như thế này: Khi mà tâm nó chưa một trăm phần trăm định tỉnh như vậy mà các con cố gắng đi là các con hoài công, mà các con còn bị mệt người. Sau khi một hồi đi thì các con không có mệt đâu, nhưng mà xả nghỉ rồi nó sẽ vật các con trở lại, nó mệt nhọc lắm.
Khi nào các con thấy rằng, Thầy nói khi nào các con nhiếp phục được cái tâm của mình trong Thân Hành Niệm rồi mà nó không có một kẻ hở nào hết, hoàn toàn nó luôn luôn nó biết cái thân hành của nó, nó định tỉnh trên đó, nó không phóng tâm phóng dật cái gì bên ngoài nó cũng không. Sáu căn của các con nó phải quay vào trong toàn bộ, nó không bị một căn nào mà lôi ra ngoài được, thì lúc bây giờ các con đi suốt đêm mới được mười hai tiếng đồng hồ. Còn nếu không các con đừng có đi, các con ráng các con đi là các con tự hoại diệt các con đó. Nguy hiểm lắm!
Cho nên khi nào mình xét thấy đúng là mình đi. Cho nên Kim Tiên hỏi Thầy về vấn đề đó, thì đừng có tập điên mà phải xét tâm mình, bởi vì cái pháp này nó rất rõ ràng cụ thể. Mình đi một tiếng đồng hồ buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya mình đi, mình thấy hoàn toàn nó không có, nó hoàn toàn gom vô, nó hoàn toàn nó không có niệm, hoàn toàn nó định tỉnh từng hành động rất rõ ràng thì mình sẽ tăng lên; còn chưa có hoàn toàn thì đừng có tăng lên, tăng lên là nguy hiểm. Phải không?
Mình thấy nó còn phóng hoặc là nó còn bị phóng dật, phóng tâm, bị tiếng động nó làm cho phóng ra ngoài rồi thì coi như nó chưa gom được sáu căn của nó, nó còn một căn nào nó chưa gom nó phóng căn đó ra; còn cái nào mà nó gom được thì nó không phóng chứ gì, chứ nó rõ ràng là mình vậy. Mà khi mà nó không phóng là sáu căn nó gom vô hết rồi, mà nó gom vô hết rồi thì có thể mình đi tăng lên thời gian, tăng lên, tăng lên… cho đến khi mười hai tiếng đồng hồ là bảy giác chi xuất hiện đủ.
Tu sinh 1: Kính thưa Thầy, khi con đi Thân Hành Niệm là con thấy cái gót chân nó xoay tròn, vậy là đúng hay sai?
Trưởng lão: Không có sao hết, cái đó cũng là cái phần tưởng thôi. Nhưng mà con bảo: “bình thường, không có xoay xoay gì hết”, thì để cho nó đi với dạng bình thường. Khi mà cái tâm mình nó an trú được thì nó sẽ có những cái hiện tượng đó xảy ra, có những cái hiện tượng xảy ra như vậy, hiện tượng của nó là tưởng thôi. Nhưng mà mình biết thì nó phải vậy thôi, bởi vì cái tâm con, cái ý thức con nó thanh tịnh rồi nó phải xảy ra, mà nó xảy ra thì con nhiếp phục nó vậy thôi, nó không có gì, tác ý nó hết.
(1:05:18) Tu sinh Kim Tiên: Kính bạch Thầy, con hỏi cái đề mục thứ mười bảy có phải là Thân Hành Niệm không Thầy?
Trưởng lão: Cái đề mục thứ mười bảy là tập Thân Hành Niệm rồi con. Bởi vì cái Thân Hành Niệm mà cái đề mục thứ mười bảy đó là cái đề mục của nó định tỉnh rồi, nó định tỉnh nhưng mà nó là cái phương pháp ngồi để phá hôn trầm, mà cái phương pháp đi là Thân Hành Niệm đó con. “Với tâm định tỉnh” là cái chỗ đó là cái chỗ phương pháp đi gọi là Thân Hành Niệm, mà cái chỗ ngồi để hít thở đó là cái tác ý nó để ngồi phá hôn trầm đó, là phá cái sự lười biếng, phá cái sự buồn ngủ, vô ký của mình. “Với tâm định tỉnh” là cái chỗ ngồi của nó là tác ý cái câu đó. Còn đi là tác ý từng hành động đó, nó là một pháp chứ không phải hai pháp đâu.
Tu sinh Kim Tiên: Tức là …
(1:06:01) Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà trong pháp Thân Hành Niệm nó có mấy hơi thở đó, kết hợp nó đó, để khi mình nhắc mình ngồi mình hít thở là “với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô” là nó cũng phá đi cái si của mình, nó sẽ giúp cái tâm mình định tỉnh đó chứ không phải không đâu. Nhưng mà điều kiện nó có chia hai phần, một phần Thân Hành Niệm một phần của Định Niệm Hơi Thở đó. Nó rõ ràng. Cái phần Định Niệm Hơi Thở nó cũng tu tập y như cái pháp Thân Hành Niệm, sáu căn nó phải quay vô tất cả trong hơi thở hết nó mới định tỉnh nổi, chứ không phải mình tu lơ mơ đâu. Nhắc vậy chứ mà sáu căn quay vô hết đó. Đó là cái đề mục thứ mười bảy đó con.
Tu sinh 1: Kính bạch Thầy… con cảm nhận cái từ trường hay cái tưởng của con thì con chưa rõ, nhưng mà khi xả ra thì con thấy nó an ổn…
Trưởng lão: Cái đó là cái tưởng của con.
Tu sinh 1: Nó nhẹ nhàng, nó an ổn.
Trưởng lão: Biết rồi, cái đó là cái tưởng thôi. Nó nhẹ nhàng, an ổn cũng là tưởng. Nghĩa là con bây giờ không thể nào thấy không khí, mà giờ con thấy không khí nó bay như thế này là tưởng rồi, con hiểu không? Còn khi nào mà con thấy được cái từ trường là khi nào mà con phải có đủ cái năng lực của bảy giác chi và con phải nhập được Tứ Thiền, từ đó con thực hiện cái tâm thức của con nó hoạt động con mới nhìn bằng cái tâm thức của nó thì con mới thấy từng cái hào quang của người ta, từng cái từ trường của người ta mới được. Còn bây giờ con thấy như vậy là hoàn toàn con thấy tưởng thôi, cái tưởng con thấy như là nó bay, nó cuộn cuộn nó bay vậy đó, cái không khí nó bay vậy là cái tưởng con hết. Con hiểu không?
Chứ bây giờ con chưa có nhập Tứ Thiền được, chưa tịnh chỉ hơi thở được, tâm thức con nó chưa có hiện ra.
(1:07:30) Tu sinh Kim Tiên: Kính bạch Thầy! Xin Thầy giảng trạch cái tưởng tượng của ý thức khác và cái tưởng uẩn khác (như thế nào)? Chứ không để bị nhầm cái chỗ đó?
Trưởng lão: Cái tưởng của ý thức là như thế này: Con ngồi bây giờ mà nó không thấy cái không khí mình như nó bay ra, mà con ngồi đây mà con tưởng ra như cái không khí mình nó cuộn cuộn như là cái khói hay cái gì vậy đó, đó là cái ý thức tưởng. Còn cái tưởng nó hoạt động thì nó khác nữa mấy con, thì cô Kim Tiên nói để mà Thầy nói: bây giờ chúng ta tưởng cái này, tưởng cái kia bằng cái ý thức tưởng, con hiểu không? Ngồi mà tưởng ra cái này, cái kia, ngồi mà nghĩ tưởng ra đó là ý thức tưởng. Còn cái tưởng uẩn nó không phải ngồi tưởng được đâu, nó làm là nó làm, cũng như bây giờ con đi kinh hành con không có tưởng nó đẩy con đâu. Còn bây giờ con mới ngồi con tưởng, con cứ đi vậy mà con tưởng nó đẩy mình đi thì đó là ý thức tưởng, con hiểu chưa?
Còn bây giờ con đi mà con không có tưởng mà có cái lực nó đẩy ra thì đó là tưởng lực đẩy. Phân biệt được cái chỗ này chưa?
Tu sinh Kim Tiên: Là cái đó khi mà ý thức hoàn toàn thanh tịnh thì cái tưởng uẩn nó mới xuất hiện, có nghĩa là nó qua cái tầng ý thức.
Trưởng lão: Mới xuất hiện. Đúng vậy.
Phật tử: Còn cái tưởng này mình đang hoạt động, cái ý thức đang hoạt động mạnh cho nên cái tưởng này nó lại lòi ra. Chứ không cứ để bị lầm. Chứ cứ nghe nói tưởng, trường hợp cái tưởng này mà qua cái tưởng kia là không được.
(1:08:55:09-1:08:59: không nghe được)
Trưởng lão: Chưa con chưa tập, bây giờ con đang tập cái đề mục thứ mười bảy đi, cái tỉnh thức thứ mười bảy đó rồi mới bắt đầu mình đi từng bước, rồi sau này mới tập cái Thân Hành Niệm.
Tu sinh 2: Kính bạch Thầy! Cái đề mục thứ mười bảy, khi mà con luyện nó một tuần thì nó không ngủ được thì như vậy là luyện đủ chưa hay là phải luyện tiếp?
Trưởng lão: Chưa, chưa đủ con.
Tu sinh 2: Vậy là con tiếp tục?
Trưởng lão: Tiếp tục tu, nhưng mà tu trong cái khoảng thời gian của con vừa với cái sức của con thôi, rồi nó không ngủ thì nó tỉnh càng tốt chứ không sao. Nhưng mà mình sẽ tập, mình không mệt, không có những cái chướng ngại thì tốt, còn nó có chướng ngại thì mình lui lại, còn nó không chướng ngại thì mình cứ tu tập thôi, rồi mình tu tập mình thực hiện qua Thân Hành Niệm để vừa trợ giúp cái thân hành nội mà vừa trợ giúp cái thân hành ngoại. Thì hai cái này nó trợ giúp cái sức định tỉnh của mình để cho nó hoàn tất được cái sức định tỉnh, nó gom sáu căn lại để mà con nó thực hiện bảy giác chi đó.
Tu sinh 2: Ví dụ như bây giờ con đi Thân Hành Niệm hai tiếng đồng hồ, sau đó tới giờ con đi ngủ thì nó không ngủ nó thức luôn, tới khi mà con thức như vậy đó thì rất là tỉnh táo, rất là khỏe, thân tâm nó nhẹ nhàng thì con nên nhất định đi ngủ hay là con nên thiền tiếp.
Trưởng lão: Không, con phải bảo: “Ngủ không có được tỉnh thức, bây giờ Ta cho Mi ngủ lát nữa tới giờ tu là Mi phải tu cho đúng theo cái lệnh của Ta”, chứ đừng có thiền trước. Chừng nào mình muốn thiền kéo dài thời gian ra mình có cái lệnh mình cho, chứ không khéo nó tỉnh vậy nó tập cho con, thành ra con bị nó lôi. Tới giờ ngủ mà nó không ngủ nó tỉnh.
Tu sinh 2: Nó trở đi trở lại, có khi thì nó thức hoài nó không có buồn ngủ, nó tỉnh táo, tới chừng nó ngủ 18 – 19 tiếng đồng hồ.
Trưởng lão: Trời đất ơi! Bởi vậy nó dẫn con, bởi vậy Thầy nói nó dắt con lúc nó tỉnh là nó dụ, nó dụ con đã rồi bắt đầu nó cho con ngủ. Cho nên ở đây Thầy mới bảo mình làm chủ
Tu sinh 2: Lâu nay bị ba, bốn lần như vậy.
Trưởng lão: Con phải làm chủ, còn làm chủ tức là con ra lệnh “Ngủ! Mà Mi không ngủ là lát nữa thức Ta sẽ cho Mi thức, chứ Mi ngủ là chết”, đó vậy con dặn riết, tác ý riết nó sợ tới chừng giờ ngủ nó ngủ.
Tu sinh 2: Từ hôm Thầy dạy đề mục thứ mười bảy tới giờ nó không ngủ gì hết trơn.
Trưởng lão: Bây giờ con tập nó tỉnh rồi đó, có cái khả năng tỉnh rồi. Nhưng mà tới giờ ngủ: “bảo Mi ngủ, hồi nào Ta bảo tỉnh thì phải tỉnh, mà bây giờ Ta bảo ngủ là phải ngủ, Mi cãi là không được”.
Tu sinh 2: Nó tỉnh thì nó tỉnh mà bảo nó ngủ nó chưa được.
Trưởng lão: Con bây giờ phải tập làm chủ nó, chứ bây giờ nó hết tỉnh rồi bắt đầu nó nói biểu nó tỉnh: “Ta tỉnh cho Mi luôn rồi cho Mi chết, rồi mai mốt Ta cho Mi ngủ một loạt”. Thành ra nó sai con, chứ con không có làm chủ nó, như vậy cho nên “Ta muốn tỉnh là Mi phải tỉnh, mà Ta muốn ngủ là Mi phải ngủ không có được cãi”. Con phải làm chủ nó, con điều khiển nó đi. Thầy nói có Thầy mà con ma nó phải chạy thôi. Ma nó thường làm cho mấy con rối rắm lắm!
(1:11:58) Tu sinh 1: Kính bạch Thầy! Khi mà tu tập Thân Hành Niệm, đề mục thứ mười bảy thì không còn chướng ngại nữa hay là…?
Trưởng lão: Còn chứ chưa hết.
Tu sinh 1: Con thấy nó quay vào.
Trưởng lão: Nó quay vào chứ mà nó vẫn còn, bởi vì con còn xả ra chứ không phải con liên tục, chừng nào mà liên tục 12 tiếng đồng hồ đạt được nó mới hết, chứ còn không thì nó không hết, phải không?
Tu sinh 1: Kính bạch Thầy! Sau… con tưởng tỉnh táo lắm.
Trưởng lão: Cái lực của Thất Giác Chi nó theo cái điều khiển của cái ý thức con, ví dụ như bây giờ con giơ chân lên thế này thì cái lực của nó đẩy cho cái chân con nhẹ vừa với cái điều khiển của con, còn cái này nó đẩy bay lên như thế này, mà thay vì con giơ chân nó cỡ này mà nó đẩy lên trên vầy thì nó là lực tưởng rồi chứ. Nó ngoài cái ý thức của con chủ động rồi thì nó là lực tưởng, mà còn ở trong cái sự chủ động là Thất Giác Chi, con hiểu chưa?
(1:12:56) Tu sinh 1: Nếu mà Thất Giác Chi thì sử dụng nó như thế nào?
Trưởng lão: Thất Giác Chi nó xuất hiện thì con sử dụng theo cái pháp hành của con, nó đúng với cái hành động của con, nó vừa giống với con giơ chân bình thường có bao nhiêu đây thôi mà nó khác lạ là con biết tưởng là con phải bảo nó dừng lại. Còn nếu mà nó cứ đẩy con vừa vầy rồi con bước đi nó cũng vừa nó không dài. Còn bây giờ nó bắt con chạy lia lịa như vậy thì đây là tưởng rồi không được, dừng lại, phải không? Nó sai! Còn nếu mà con cứ đi đều đều thì lực của giác chi rồi, tinh tấn của nó thì cứ để cho nó tu. Mình cứ ôm pháp nhờ nó thì mình tu nó lại tốt chứ sao!
Tu sinh 1: Cái lực tưởng nó cũng tốt hả Thầy?
Trưởng lão: Tưởng có thể khi nào mà nó đẩy sai thì mình bảo cái tưởng dừng, chứ ai bảo cái Tinh Tấn Giác Chi con dừng, bảo cái lực tưởng. Bởi vì khi nó đẩy con quá sức thì con bảo: “Không có đẩy nha, bình thường lại, đi bình thường lại” thì do đó nó bình thường, chứ con đâu có bảo nó dừng cái Tinh Tấn Giác Chi đâu.
Tu sinh 1: Thầy bảo cái Tinh Tấn Giác Chi nói dừng là nó dừng?
Trưởng lão: Dừng chứ, con bảo dừng nó cũng dừng, nó mất đó con! Tinh Tấn Giác Chi nó mất. Bởi vì có ý thức lực của con con bảo nó dừng sau đó nó dừng con luôn, nó rất vất vả cực khổ.
Tu sinh: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Đâu có, con đâu có bảo được. Bởi vì con tu tập đúng nó phải xuất hiện thôi.
Tu sinh Kim Tiên: Kính bạch Thầy! Nó cũng có chỗ khác biệt chứ, nó có chỗ khác biệt để cho mình phân biệt. Bởi vì nó bất thường thì mình mới phát hiện.
Trưởng lão: Phải rồi, đúng rồi, nó mới phát hiện.
Bây giờ Thầy vô tiếp hả con…?
Cô Út: Bây giờ Thầy tiếp rồi con đi thành phố (không nghe rõ)
Trưởng lão: Rồi, bây giờ các con đủ rồi, thôi nha!
Tu sinh 1: Bạch Thầy cho con hỏi chút xíu? Một phút thôi Thầy ạ! Tại vì con đi Thân Hành Niệm ban đêm, không có ngoại cảnh gì bên ngoài chi phối hết, mà chỉ vì con chú tâm vô cái bước chân “giở tới, rồi bước tới, giở gót rồi hạ gót”, con chú tâm cái đó trong khi con quên cái bước thứ mấy, nó không có bị cái ở bên ngoài Thầy.
Trưởng lão: Thầy đã bảo con tu mà nó quên, tức là thứ nhất con tu không kỹ, phải tu tập lại kỹ.
HẾT BĂNG.