BA GIAI ĐOẠN TU TẬP - NƯƠNG VÀO THÂN HÀNH ĐỂ XẢ TÂM

BA GIAI ĐOẠN TU TẬP - NƯƠNG VÀO THÂN HÀNH ĐỂ XẢ TÂM

BA GIAI ĐOẠN TU TẬP - NƯƠNG VÀO THÂN HÀNH ĐỂ XẢ TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [25:28]

1- NƯƠNG VÀO THÂN HÀNH TRIỂN KHAI TRI KIẾN XẢ TÂM

(00:00) Trưởng lão: Để trả lời cái phần mà của con hỏi về vấn đề đi kinh hành, mà lại cái tâm nó lại tập trung ở trong bước đi và cái hơi thở. Bởi vì từ lâu tới giờ chắc có lẽ là con đã tập nó quen rồi, cho nên khi đó nó theo cái hơi thở chậm của con mà nó bước đi chậm.

Con tập như bình thường, con đừng có chú ý ở trong hơi thở của con, mà con cũng đừng có chú ý ở bước chân của con. Con nói đi là con cứ đi, đi bình thường thôi. Con đi như là con quét sân, cũng như là con đi cái công việc gì vậy, chứ con đừng có nghĩ rằng con đi là con tập trung nữa. Bởi vì bây giờ hễ con đi là con gom lại, tức là nó gom lại bước chân thì nó gom lại hơi thở, cho nên con xả, cái đó thành thói quen rồi.

Với mục đích cái sự tu tập là để cái tâm của mình nó phóng khởi những cái niệm, rồi từ đó mình mới triển khai cái sự hiểu biết của mình trên cái niệm đó, để mình biết nó cái Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu hay hoặc là nó niệm nhân quả, hoặc là nó nằm ở trong cái thức, kiết sử hay là Ngũ triền cái, để cho mình rõ được tất cả cái niệm đó, mình hiểu được những cái niệm đó, mình không có dính mắc vào ở trong cái niệm đó.

Như vậy, hàng ngày mình mới tu tập để theo cái niệm khởi ra mà mình tu tập, chứ không phải là mình chỉ biết có tỉnh thức không. Cho nên cái tỉnh thức không nó chỉ là vấn đề phụ, mà chính cái niệm để triển khai cái trí tuệ của mình, mà gọi là tri kiến giải thoát đó. Nó là cái vấn đề quan trọng cho cuộc đời tu hành của mình.

Bởi vì, đạo Phật mang cái danh là đạo trí tuệ, mà mình không chịu triển khai trí tuệ, mà mình cứ ức chế để hoàn toàn mình chỉ biết có đi hoặc thở không, thì nó không có nghĩa lý.

Cho nên ở đây người ta, vốn người ta sống độc cư là để làm gì? Là để người ta quá cô đơn. Mà khi mà quá cô đơn, thì tâm chúng ta mới tuôn trào. Mà khi mỗi một tâm niệm tuôn trào, thì chúng ta có sự tư duy, quán sét cái tâm niệm đó, để chúng ta làm chủ được từng cái tâm niệm đó, và từ cái sự tư duy quán xét đó, nó tạo cho chúng ta có cái trí tuệ, và cái trí tuệ đó nó giúp cho chúng ta tâm nó được an ổn, ly dục, ly ác pháp.

Nếu mà chúng ta không có trí tuệ, thì chúng ta không có ly dục, ly ác pháp được. Mà bây giờ chúng ta nghĩ rằng chúng ta ức chế lại tâm mình không có cái niệm khởi thì mình sẽ thanh tịnh, sự thật nó không thanh tịnh mà nó bị ức chế tâm. Cho nên cái sự tu tập, như con về đây con tu tập, thì Thầy mới thấy đây là cái hành động mà đi chậm như vậy đó là sai, không có đúng. Con hiểu không?

(02:35) Vì vậy mà con lại bị kẹt ở trong cái hơi thở, vừa đi lại vừa thở, rồi biết thở nữa. Cái tâm mà nó tập trung trong hai cái phần của cơ thể của mình, một hành động nội, một hành động ngoại, nó làm cho cái ức chế tâm mình rất nhiều.

Vì vậy, cho nên, nếu phần nhiều ấy mà cái người dạy chúng ta đi kinh hành, mà đi rất chậm, để cố gắng tập trung từng cái bước đi, từng cái hành động của mình, thì nhiều khi mình quá ức chế.

Cho nên, trong kinh mà đức Phật dạy chúng ta định niệm hơi thở, tức là xuất tức - nhập tức, thì đức Phật dạy chúng ta “Thở ra tôi biết tôi thở ra, thở vô tôi biết tôi thở vô”. Nhưng trong lúc đó, chỉ khi nó vừa biết thở ra, thở vô thì quán ly tham, quán ly sân, quán ly si. Chứ ông Phật ông ấy đâu có dạy chúng ta hoàn toàn chỉ biết có hơi thở không đâu, mà ông kèm theo cho chúng ta ly tham, sân, si.

Khi mà đọc đến cái lời kinh như thế này, chúng ta mới hiểu rõ ràng là đức Phật muốn dạy chúng ta triển khai cái trí tuệ, để cái trí tuệ đó nó hiểu biết, để mà nó xả được cái tâm của nó.

Cho nên, khi mà chúng ta ngồi mà lại chúng ta nhiếp trong hơi thở, thì chúng ta sẽ có những cái niệm khởi lên. Những cái niệm khởi lên đó, nó giúp cho chúng ta có cái sự tư duy, suy nghĩ về cái niệm đó. Do đó chúng ta có những cái tri kiến, cái sự hiểu biết. Cái sự hiểu biết đó nó giúp chúng ta xả cái tâm, ly cái tâm của chúng ta. Cho nên vì vậy mà chúng ta tu đúng, thì chúng ta thấy cuộc sống của mình nó an ổn, không có một cái ác pháp, một cái gì nó làm cho tâm mình động. Còn mình tu không đúng thì cái tâm của mình nó sẽ dễ bị động và dễ bị ức chế và nó rơi vào trạng thái tu sai.

Cho nên, nhiều khi chúng ta không hiểu Phật pháp, mà chúng ta hiểu lầm lạc, thì chúng ta rất là nguy hiểm.

Trong cái bài kinh “Thân hành niệm” thì đức Phật dạy chúng ta theo cái hành động nội và ngoại mà chúng ta tu tập.

Thì cái hành động nội và cái hành động ngoại đó nó giúp cho chúng ta tỉnh thức mà thôi, để rồi chúng ta mới quan sát được từng cái niệm của chúng ta, chứ không phải chúng ta bắt buộc ức chế các niệm của chúng ta, không cho nó khởi niệm nào hết, thì như vậy là chúng ta sai.

(05:00) Hôm nay, thì con cố gắng con sửa lại, ngày mai thì Thầy cũng chịu khó Thầy kiểm lại. Con đi nhanh hơn một chút, đừng có đi chậm.

Và vì vậy mà khi đi nhanh hơn một chút đó, Thầy không bảo là quá nhanh, mà đi nhanh hơn cái độ đi kinh hành của con hiện giờ, để cho cái tâm con nó rất tự nhiên. Và nó có khởi những cái niệm thì con mới tư duy quán xét cái niệm đó, nó giúp cho cái tri kiến. Tức là cái trí tuệ của con nó phát triển, Nó phát triển thì con sẽ xả được tâm. Con ly dục, ly ác pháp.

Đó là cách thức tu tập, như vậy nó mới có kết quả và nó mới có những cái hiệu quả tốt. Còn đi chậm quá thì nó không tốt đâu.

Cho nên nghe lời Thầy tập, thì một ngày nào đó con sẽ thấy cái trí tuệ của con rất nhẹ nhàng. Và đồng thời cho nên chúng ta tu tập, chúng ta rất sợ, là khi cứ lặng lẽ biết có một đối tượng, một hành động của nó, chúng ta rất sợ là vì lầm lạc ở trong cái định tưởng. Cho nên phần nhiều là đức Phật dạy chúng ta phải tác ý ra, tác ý theo cái hơi thở ra.

Thí dụ: Mình nương hơi thở, mình tác ý “Tôi biết hơi thở, tôi đang biết hơi thở”, để cho mình không có lặng lẽ mà biết cái hơi thở, mà còn có cái ý trí của mình trên hơi thở. Cho nên vì vậy mà luôn luôn nó có sự tác ý ra, để giúp cho cái ý thức của chúng ta luôn luôn ở trong cái sự chủ động, ý thức không bị mất ý thức.

Do như vậy mà chúng ta thấy cái sự tu tập của chúng ta nó mới có kết quả, nó có cái tốt được.

Hôm nay thực hành thì mấy con ngồi tốt rồi, nhưng mà có cái điều kiện là về vấn đề mà tập trung trong cái hơi thở của mấy con thì mấy con nhớ kỹ, thì Thầy nhắc lại một lần nữa, là khi chúng ta thở 5 hơi thở, đứng dậy đi kinh hành, rồi chúng ta đi kinh hành một vòng, chúng ta ngồi lại. Nhưng đến khi chúng ta tu đến 30 phút, vừa đi vừa ngồi, thì chúng ta thấy cái thời gian mà 30 phút vừa đi vừa ngồi mà chúng ta thấy không có một cái tạp niệm nào xen vô, tức là không có cái niệm nào xen vô trong khi đi, khi ngồi. Như vậy là chúng ta thôi không tu pháp này nữa.

Nghĩa là chúng ta tu khoảng 1 tuần hay là 2 tuần. Cao lắm là 1 tháng, chúng ta đã thực hiện được ở trong cái pháp mà 5 hơi thở, đi kinh hành 1 vòng. Do đó sau khi chúng ta thấy không có niệm vọng tưởng xen vào ở trong cái khoảng thời gian 30 phút mà chúng ta vừa 5 hơi thở, vừa đi kinh hành không có vọng tưởng, thì chúng ta xả nó, chúng ta không tu. Nhưng mà khi nào mà có bị hôn trầm thì chúng ta dùng nó, chúng ta phá hôn trầm, mà không có thì thôi.

2- ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ KẾT HỢP XẢ TÂM

(07:30) Trưởng lão: Bây giờ, chúng ta tiếp tục chúng ta tu về định niệm hơi thở, là *chúng ta ngồi suốt thời gian 30 phút đó đó, là chúng ta chỉ duy nhất có một cái hơi thở chúng ta mà thôi*. Nhưng mà không phải trong đó chúng ta chỉ biết thở không, mà chúng ta còn tác ý.

Đây là tới cái giai đoạn thứ hai của Định Niệm hơi thở. Cái giai đoạn thứ hai là chúng ta ngồi, chúng ta thở 5 hơi thở, chúng ta tác ý 1 lần. Ví dụ như chúng ta tác ý, lấy một cái câu đó mà chúng ta tác ý. Ví dụ như “Tâm như đất, không có tham, sân si nữa, thì các con dùng cái hơi thở mà nhắc tâm như đất hay hoặc là các con nhắc “Tâm ly dục, ly ác pháp đi, nhập sơ thiền, phải biết hơi thở ra, hơi thở vô”.

Đó là cách thức các con dùng cái hơi thở mà suốt cái thời gian ngồi 30 phút, ngồi hoàn toàn 30 phút. Nếu mà bây giờ mấy con ngồi chỉ có 10 phút, các con lưu ý là khi ngồi có 10 phút mà bị tê chân, nhức chân, thì ngay đó 30 phút các con ngồi không suốt được thì các con sẽ ngồi 10p hay là 5p tùy theo cái tư thế ngồi mà các con ngồi nó an được bao lâu, thì các con sẽ ngồi tới đó. Mà có chướng ngại pháp thì các con xả ngay liền.

Khi xả ngay liền các con đi kinh hành, nhưng không được tập trung ở trong kinh hành, vì lúc bây giờ các con đang tu ở cái hơi thở. Vì vậy mà vừa đi, nhưng mà biết hơi thở, chứ không biết kinh hành. Coi như là mình đang ngồi để mình thở, chứ không phải đang đi để mà biết kinh hành nữa.

(09:16) Ở đây là mình tu Định Niệm Hơi Thở. Cho nên khi mà cái chân đau không còn ngồi được nữa, thì đứng dậy, vẫn tập trung trong hơi thở, vẫn biết hơi thở, đếm 5 hơi thở hay là 10 hơi thở, rồi tác ý 1 lần tác ý ra “Tâm ly dục, ly ác pháp đi, nhập sơ thiền, tôi biết tôi đang thở”. Rồi bắt đầu thở năm hơi thở, hay là 10 hơi thở lại nhắc một lần nữa “Tâm ly dục, ly ác pháp, nhập sơ thiền, tôi biết tôi đang thở”.

Các con cứ nhắc như vậy, thì tức là các con tu cho đến đúng 30 phút. Nghĩa là thay vì các con ngồi được thì các con ngồi 30 phút. Mà giờ ngồi nó đau chân, nó tê. Do đó các con cũng đi, nhưng mà cũng tập trung trong hơi thở, để nhắc tâm mình, các con hiểu điều đó.

Cho nên tương đối là chúng ta sẽ tu hoàn toàn trên cái hành động ngồi, trên cái oai nghi ngồi hoặc là đi, vẫn là ở trên hơi thở, chứ không phải là ở trên hành động đi. Đó là giai đoạn 2 của Định Niệm hơi thở.

Và đồng thời lúc bấy giờ các con sẽ tuần tự, các con sẽ ngồi tập nhiều ở các tư thế ngồi. Ngồi xếp bằng, kiết già hoặc bán già, hoặc các con ngồi trên ghế cũng vẫn nương vào hơi thở, vẫn tu tập được, vẫn tốt chứ không có sao. Nhưng mà khi bất kỳ, khi buồn ngủ, khi mà có hôn trầm thì ngay đó 5 hơi thở, đứng dậy đi kinh hành liền 5 hơi thở, đi kinh hành 20 bước, ngồi lại 5 hơi thở, đứng dậy đi kinh hành. Đó là cái mục đích, cái pháp mà chúng ta đã luyện tập ban đầu để chúng ta phá hôn trầm. Chứ không phải cái pháp này để dẫn cho chúng ta đi vào cái chỗ mà xả tâm ly dục, ly ác pháp. *Mà chính cái hơi thở mà bây giờ chúng ta tu giai đoạn 2 là chính nương tựa, nương vào hơi thở để triển khai cái tâm của chúng ta hoàn toàn để ly dục, ly ác pháp*. Cho nên thường nhắc tâm ly dục, ly ác pháp.

3- QUAN SÁT TRÊN TỨ NIỆM XỨ MÀ TÂM ĐỊNH TRÊN HƠI THỞ

(11:08) Bây giờ đến cái giai đoạn thứ 3. Đó là cái giai đoạn thứ 2 rồi. Bây giờ đến cái giai đoạn thứ 3 là các con ngồi tu. Ngồi tu mà luôn luôn tâm định trên hơi thở, là giai đoạn thứ 3. Tức là cái giai đoạn mà tu Tứ Niệm Xứ như Thầy đã nói. Ngồi mà quán sát thân, thọ, tâm, pháp của mình, thì lúc bấy giờ đó, thì luôn luôn lúc nào cái thân, thọ, tâm, pháp nó an ôn, thì cái thân nó sẽ định trên hơi thở, nó biết hơi thở. Đó là giai đoạn thứ 3, nó luôn luôn nó biết hơi thở, mà không tập trung, tự nó, nó biết hơi thở, mà không tập trung, tự nó, nó biết hơi thở. Do đó thì lúc bấy giờ chúng ta cứ quan sát thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta, rồi thấy nó an ổn, thì ngay đó cái tâm nó biết hơi thở. Còn nếu mà nó phóng giật, nó hoàn toàn nó lôi ra ngoài, nó nghĩ cái chuyện này, hay hoặc là nó chuyền ở trên pháp khác, nó riêng ra ngoài, nó phóng ra, thì kêu gọi cái tâm trở lại. Tâm định trên hơi thở, không được phóng giật, không được ra ngoài. Đó là cái giai đoạn thứ 3.

Cho nên giai đoạn thứ 3 thì các con ngồi đi, đứng, đều là tu ở trên Tứ Niệm Xứ toàn bộ.

Còn về phần đi kinh hành, ở cái giai đoạn thứ hai, về phần đi kinh hành, thì các con đi suốt 30 phút, đi trong khi đó đi rất là tự nhiên, không có đi quá chậm, mà cũng không có đi quá nhanh, đi vừa với khả năng, đi như người vô sự.

(12:39) Thì trong lúc đó các con bình thường thì thân, tâm các con hoàn toàn, cái tâm các con chú ý vào bước chân đi và đồng thời các con không có cố gắng mà ức chế nó, hoàn toàn tập trung trong bước chân đi, mà đi biết một cách rất nhẹ nhàng. Vì vậy mà niệm vọng tưởng dễ khởi. Cái niệm nó sẽ sinh ra. Và mỗi khi cái niệm sinh ra, thì chúng ta đem cái niệm đó mà mổ xẻ nó, tư duy, quán sát nó, để rồi chúng ta triển khai cái tri kiến của chúng ta.

Trong khi các Con con nhớ, khi mà đi kinh hành mà triển khai được cái tri kiến giải thoát. Đó là một cái điều kiện để mà chúng ta thực hiện và đồng thời khi mà chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở, đi kinh hành. Tức là Chánh Niệm Tỉnh Giác định, thì lúc bấy giờ chúng ta có cái thời gian chúng ta ngồi nghỉ.

Ngồi nghỉ thì chúng ta cũng không phải cố gắng để cho đừng có vọng tưởng, mà chúng ta ngồi nghỉ để cho nó có vọng tưởng, nó có những cái niệm nó khởi. Mà khi mà có niệm khởi, thì chúng ta quán xét cái niệm đó, để triển khai thêm cái tri kiến giải thoát của mình. Điều đó là điều tốt, chứ không có sao hết. Cho nên, tu tất cả mọi cái sự tu tập của mình, nó đều giúp cho mình có được những cái tri kiến giải thoát. Nó làm cho mình được giải thoát hoàn toàn.

Như vậy thì trên cái bước đường tu, bây giờ các con nhớ kỹ. Đầu tiên hiện giờ các con đang tập một cái pháp đó là 5 hơi thở, đi kinh hành một vòng, và đồng thời trên bước đi, đi rất bình thường, tự nhiên, đếm đúng 20 bước, thì chúng ta lại ngồi lại. Đó là cái pháp đầu tiên.

Cái pháp thứ hai là tu ở trên cái hơi thở, nhưng luôn luôn không có đi kinh hành, mà ngồi suốt 30 phút hoặc là 10 phút, tùy theo khả năng, hoặc là đi kinh hành, cũng đều ở trên hơi thở. Nhưng cứ khoảng năm hay mười hơi thở phải tác ý một lần, theo mình trạch pháp. Tức là mình chọn lấy một cái câu pháp hướng nào cho phù hợp với mình như “Tâm như đất, không có tham, sân, si”. Hoặc là “Tâm ly dục ly ác pháp”, hoặc là quán ly tham, quán ly sân. Tùy theo cái mình tác ý ra cho phù hợp với cái đặc tướng của mình, thì để cho mình thực hiện cho được kết quả tốt đẹp của nó.

(15:08) Như vậy sự tu tập của mình nó mới có kết quả, chứ nếu mình tu tập nó không đúng, thì nó sẽ không kết quả.

Vậy thì hôm nay mình tu tập cái gì? Trong 1 tuần lễ hay một tháng này mình tu tập cái định niệm hơi thở, 5 hơi thở đi kinh hành một vòng, thì tháng sau mình không có tu tập cái pháp này nữa, mà mình tu tập cái pháp Định Niệm Hơi Thở, suốt 30 phút, dù là đi, dù là ngồi. Ngồi trên ghế, ngồi xếp bằng, ngồi cách thức nào cũng được hết. Nhưng mà vẫn luôn luôn ở trong hơi thở và tác ý ra. Đó nhớ như vậy.

Cái phần thứ ba của cái pháp hơi thở này là cái pháp Tứ Niệm Xứ quan sát trên Tứ Niệm Xứ mà tâm định trên hơi thở, nhớ như vậy thì chúng ta sử dụng được ba cái pháp niệm và luôn luôn lúc nào trong giờ nào, phút nào mà nếu có niệm thì chúng ta dùng Định Vô Lậu để quán xét, để tư duy quán xét để mà xả, để mà ly, để mà diệt các cái pháp ác đang ở trong tâm của chúng ta, đang làm cho tâm chúng ta không có yên ổn, nó đang bất động.

Do cái sự tu tập như vậy thì chắc chắn là sẽ có kết quả nhiều và không bị lạc vào thiền tưởng và nó không bị ức chế tâm chút nào cả. Nhớ kỹ mà tu tập, thì Thầy thấy kết quả rất tốt.

Bây giờ con còn hỏi thêm Thầy gì nữa không? Về tập trở lại kỹ những cái điều Thầy đã dạy.

Phật tử: …​ đấy là trong lúc ngồi, con đi kinh hành như vậy thì có quan sát được không?

Trưởng lão: Cũng quan sát được. Và vì vậy khi mà tu tập như vậy thì chúng ta thấy cái kết quả rất tốt, là vì chúng ta đã từng quan sát ở trên đó. Cho nên không có một cái pháp, một cái niệm làm ô nhiễm 4 cái chỗ này được. Vì vậy mà bốn cái chỗ này nó rất là thanh tịnh gọi là Tứ Niệm Xứ, chứ không phải ngồi ở trên tứ niệm xứ mà quán cái này, quán cái kia hay quán cái nọ gọi là tu Tứ Niệm Xứ.

Tu Tứ Niệm Xứ chỉ quét những cái chướng ngại ở trên bốn cái chỗ này mà thôi. Cho nên có thì chúng ta mới tư duy quán xét mà đuổi đi, nhưng nó có cái phần thô và phần tế.

Cái phần thô thì nó thuộc về Tứ Chánh Cần, ngăn ác, diệt ác ở trên Tứ Niệm Xứ.

Còn cái phần vi tế chúng ta chỉ cần tác ý thôi, chứ chúng ta không quan sát nữa, để cho cái thân tâm chúng ta nhanh chóng và thanh tịnh, nó không có bị động nhiều.

(17:30) Còn khi mà tu tập theo Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ thì chúng ta mới quan sát rất nhiều. Và quan sát rất nhiều như vậy thì tư duy quan sát nó để mà thấu suốt được cái niệm, được cái chướng ngại ở trên thân thọ tâm pháp của nó, thì nó làm chúng ta rất động. Nhưng vì cái pháp Tứ Chánh Cần nó giúp chúng ta động để mà chúng ta triển khai được cái tri kiến giải thoát.

Còn đến Tứ Niệm Xứ thì nó không cần triển khai cái tri kiến giải thoát nữa, mà nó chỉ cần quét cho thân, thọ, tâm, pháp của nó rất thanh tịnh, không có bị động nữa, và luôn luôn đi vào cái trạng thái tịnh mà xả tâm chứ không phải tịnh mà ức chế tâm.

Thì lưu ý cái phần tu tập Tứ Niệm Xứ cho nó rõ ràng.

Phật tử: Thì trong cái giai đoạn con tu ấy

Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ chứ không phải Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ.

Cái giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ là khi nào cái tâm chúng ta đã quét sạch hết những cái thô, nó không còn phải quán, không còn phải tu duy nữa. Lúc bấy giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ nó mới có viên mãn được.

Còn nếu hiện giờ mà tu Tứ Niệm Xứ thì nó còn bị cái niệm thô, buộc lòng chúng ta phải quán tư duy, suy nghĩ thì nó làm động ở trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Như vậy nó cũng chưa được tịnh, mặc dù chúng ta quán xét để đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó, nhưng vẫn còn thô. Cho nên nó không thanh tịnh.

Còn trái lại, tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ thì chúng ta chỉ cần thấy một cái niệm đó, thì ngay đó chúng ta có được cái tri kiến giải thoát. Và mỗi niệm khởi ra chúng ta đều thấy được liền tức khắc, thấy nó dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu hoặc là triền cái, hoặc là thất kiết sử.

Thí dụ thấy một cái niệm đó mà nó thuộc về cái tình cảm, thương nhớ của mình với cha mẹ nhớ lại ông và của mình ngày xưa đã để lại cái công ơn gì đó, bỗng nhiên nó nhớ lại cái niệm như vậy thì chúng ta nói: “Đây là thất kiết sử đi đi”. Do đó chúng ta chỉ tác ý câu “Thất kiết sử đi đi”. Bởi vì chúng ta đã thấy nó, biết nó là thất kiết sử ngay liền. Do đó chúng ta tác ý đuổi liền. Vì vậy mà thân thọ tâm pháp chúng ta mau tránh thanh tịnh và trở lại tâm, trở lại trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự của thân thọ tâm pháp.

(19:50) Đó! Biết cách tu như vậy gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Còn mình ngay bây giờ mình chưa có diệt những cái, mình nhìn chưa ra được cái niệm thì mình biết tác ý nó sao cho nhanh được?

Do đó mình phải quán xét, tư duy coi cái niệm đó nó thuộc về dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu hay kiết sử gì? Vậy mình còn đang truy tìm, kiếm cái niệm đó để biết được cái niệm đó, nó thuộc về cái loại nào, thì do cái sự tư duy, suy nghĩ như vậy, thì mình còn tu Tứ Niệm Xứ ở trên Tứ Chánh Cần hay là tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ.

Đó thì con hiểu như vậy thì mới biết rằng cái vai trò và cái giai đoạn mà tu tập của con ở trong cái pháp nào. Nắm được mình biết mình tu cái pháp đó thì nó mới có hiệu quả, chớ không phải trong giai đoạn này mà các con tu Tứ Niệm Xứ được.

Bây giờ các con còn hỏi thêm gì Thầy nữa không?

Bây giờ con ngồi tu Tứ Chánh Cần, mà cái thân của con nó không có an lạc, nó bị đau nhức chỗ này, chỗ kia. Đó là con đã thấy đây là cái nhân quả của đời trước mình đã tạo những pháp ác. Cho nên bây giờ mình mang cái thân của mình, thay vì người ta sao không đau bệnh như thế này, thì do đó con thấy rằng mình là bị cái nhân quả.

Vậy cái tâm bất động, đừng có sợ, mình phải vui vẻ, mình trả nhân quả, đừng có lo lắng. Vậy thì cái thọ có lúc có, lúc không. Cái nhân quả thì khi cái quả đến thì mình phải chịu, mà cái quả đi thì mình lại hết. Từ đây về sau mình không có tạo cái nhân ác nữa, mình không có làm điều ác nữa. Do vì vậy cái quả này đến, mình vui vẻ, mình không có sợ hãi trước cái đau nhức đó, để cho cái tâm mình nó an ổn. Cái thọ nó vẫn còn, chưa thể hết và đồng thời mình dùng cái tâm lực của mình để tác ý “Cái thọ là vô thường, hãy rời khỏi thân ta để cho ta được yên ổn tu tập”. Đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai, con phải tìm những thuốc thang mà uống, đây là cái phước hữu lậu. Do đó bây giờ về cái bệnh mà đau nhức cái tay hay là đau nhức trong thân mình, thì mình tìm các loại thuốc uống, để cho giảm. Vì cái năng lực, tâm lực của mình, mình chưa có định. Cho nên tuy rằng mình hướng tâm mình nhắc, để cho cái tâm mình nó an ổn, nó không có sợ cái thọ đau đớn đó, để cho nó vững vàng, để mình tiến tu mà mình thấy mình không có chùn bước trên con đường tu tập của mình. Vì vậy mình hướng tâm, mình nhắc nhở mình, để cho cái tâm mình an ổn. Đồng thời mình biết năng lực cái tâm mình chưa đủ, thì mình lên tìm thuốc thang mình uống, cho nó giảm cơn đau, để cho nó yên ổn, để cho mình tu tập cho nó dễ.

(22:30) Chừng nào mà cái năng lực của mình đủ cái sức định mình có. Vì vậy mà cho nên khi mà cái thọ nó đến như vậy đó, thì mình sẽ đuổi đi rất dễ và mình cứ nhắc một câu pháp hướng, là nó đã lui liền tức khắc. Mình nhắc: “Cái thọ là vô thường, hãy rời khỏi thân ta đi, ta nguyện rất định sống thiện pháp, để chuyển toàn bộ ác pháp. Và đồng thời những cái nhân quả từ nhiều kiếp ta sẽ chuyển hết. Vậy thì cái thọ phải rời khỏi thân ta, không được ở đây nữa”.

Do như vậy mà lúc bấy giờ chúng ta hướng tâm như vậy, thì tâm chúng ta nó không còn dao động. Do đó chúng ta tập trung vào cái chỗ an tịnh, cái tâm thanh thản, an lạc của chúng ta. Và vì vậy thì cái hơi thở của chúng ta lúc bây giờ tâm sẽ định trên đó.

Do tâm mà bám chặt định trên hơi thở, thì lúc bấy giờ cái cảm thọ của chúng ta không thấy đau nữa. Còn nếu mà tâm chúng ta chưa có bám chặt trên hơi thở, thì tức là chúng ta còn cảm thấy đau, chứ còn khi mà nó bám chặt, thì cái thân chúng ta không thấy đau nhức nữa.

Do vậy, con nên cố gắng tu tập để rồi có gặp trường hợp thân nó già yếu thì nó sẽ đau nhức chỗ này nó đau nhức chỗ kia, nó làm rất là khổ sở.

Nhưng mà điều kiện thứ nhất là hướng tâm để bảo vệ cái tâm nó đừng có sợ trước cái đau. Cái thứ hai là dùng pháp hướng đẩy lui cái thọ. Cái thứ ba là tập trung cái tâm vào một cái nơi khác của cái thọ, thì cái thọ nó sẽ không còn cảm giác đau nữa. Tức là chúng ta sẽ chuyển cái đau khổ đó, chuyển cái quả đó nó sẽ không còn đau.

Cố gắng mà tu tập, có thọ thì luôn luôn lúc nào cũng phải nỗ lực tu tập để mà đuổi cái thọ.

Thí dụ như chẳng hạn là bây giờ con bị nhức đầu, thì lúc nào con ngồi tu, con cũng đều tác ý về cái phần thọ của con là “Cái nhức đầu phải lui, không có được đau nhức cái đầu nữa. Từ nay về sau phải hết”. Mặc dù nó không hết, nhưng tâm con vẫn an ổn rằng cái năng lực của con sẽ đẩy lui được nó. Và đồng thời con yên tâm con tu, thì con mới nhiếp tâm được. Tâm con không có phóng giật ngay chỗ thọ của con thì con sẽ hết đau.

Con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Phật tử: Dạ thưa Thầy tỉ dụ như là con đang ngồi thì nó đau?

À trong khi mà con ngồi bị đau, thì con xả, con đứng dậy con đi kinh hành, mà nó hết đau. Còn nếu bây giờ con đang ngồi mà nó đau cái nhức đầu hay đau bụng, thì con cũng xả ra con đi lấy thuốc uống hoặc là, chứ còn con không có đủ sức mà con ngồi con chịu đau để mà vượt qua, không phải đâu, chịu đau để vượt qua là cái vô minh, cái ngu si. Nó không có xả được đâu, mà nó làm cho chúng ta khổ sở thêm.

Vì vậy khi bị đau, thí dụ khi đang ngồi Thiền mà nó bị đau bụng, thì chúng ta xả Thiền ra chúng ta tìm thuốc đau bụng uống đi mặc dù là chúng ta có hướng tâm đẻ mà thực hiện nó nhưng mà khi mà uống thuốc vô rồi ấy thì chúng ta cũng hướng tâm …​

HẾT BĂNG