Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:18:24]
Phật tử Anh Vũ: Thưa bạch Thầy. Lúc này đây thì con cũng bình thường. Tối hôm qua đó thì đi ngủ sớm hơn một tiếng đồng hồ. Tức là đi kinh hành cũng buồn ngủ, mà ngồi xuống cũng buồn ngủ, làm cái gì cũng buồn ngủ. Con nghĩ là do bữa trưa đó cố gắng nhiều quá, cho nên buổi tối mệt, nên hồi hôm ngủ sớm một tiếng đồng hồ. Nhưng mà sáng hôm sau thì vẫn thức dậy lúc 2 giờ, thì vẫn
Trưởng lão: Được, con cứ hỏi.
Phật tử Anh Vũ: Những cái phần thực tập đó, thì thời gian nghỉ ngơi đó, có lúc thì thời gian nghỉ ngơi có vọng tưởng hay không gì cũng tốt. Khi mà có vọng tưởng thì mình cứ để nó lôi mình đi, muốn đi đâu đi hay mình phải dịu dàng, mình từ từ để mình ngưng nó lại?
Trưởng lão: Không. Mình cứ, khi mình nghỉ đó, nó có vọng tưởng nó lôi mình, mình chỉ để nó tự nhiên. Cũng như là mình không tu gì hết, để cũng như mình trả lại cái thì giờ cho nó, nó trở về bình thường của nó đó. Để cho cái tâm mình là coi như nó mình thả lỏng cho nó vui vẻ theo cái theo cái kiểu sống của nó. Chứ đừng có lúc nào mình cũng ép ép nó hết thì không được, nó bị ức quá thì nó bung ra. Cho nên khi mình nghỉ là mình: “Trả cho mày, mày muốn nghỉ, muốn gì tao cũng để, không có dừng mày chút nào hết, mày muốn nghỉ được tới đâu đó nghỉ.”
(01:37) Phật tử Anh Vũ: Nghĩa là nó có phải nó kéo mình kéo mình đi quá trớn, rồi công lao tu tập mình cả ngày, hay là những ngày hôm trước đó nó tiêu tan hết.
Trưởng lão: Không có sao hết. Cứ để cho nó vậy. Rồi tới giờ tu là khép vô, mà giờ thả thì thả ra, cứ như vậy, mình tập làm chủ ở trong cái giờ.
Cho nên Thầy xin nhắc lại để cho thấy cái đường lối của ông Phật ông dạy rất hay. Ông dạy cho người cư sĩ đó, thì các con nên tập thọ Bát Quan Trai. Trong một cái ngày mà đến thọ Bát Quan Trai, thì tám cái Giới Bát Quan Trai là tám giới đó, giữ gìn nghiêm túc, và các pháp hành thì coi như mình thực hành đúng trong một cái ngày đó thôi. Phải không?
(02:13) Do vì vậy đó, mà một tháng mình chỉ tu tập có một ngày. Thay vì một ngày, một đêm, nhưng vì người cư sĩ gia duyên, người ta chỉ tu tập có được 12 tiếng, còn ban đêm người ta phải về gia đình. Do đó người ta tu tập 12 tiếng đồng hồ trong một ngày đó thôi, chiều người ta xả, người ta về. Thì như vậy là trong 12 tiếng đồng hồ đó, mình tập cho đúng. Mình tập đúng thì trong 12 tiếng đồng hồ, không có nghĩa là suốt 12 tiếng đồng hồ mình làm Phật suông được, suốt được.
Cho nên mình làm Phật từng giờ, từng giờ. Rồi trong giờ đó thì đâu phải là mình tu suốt giờ nổi được. Mình phải tu từng phút, mỗi phút làm Phật, mỗi phút làm Phật. Cho nên từng cái phút làm Phật đó là phải làm cho chín chắn, đừng có để lỗi. Còn cái phút mà xả ra thì mình làm phàm phu, thì cứ để cho nó làm phàm phu, chứ mình muốn làm Phật luôn thì đâu được, phải tu cho dữ tợn cuối cùng mới làm Phật được. Cho nên ông Phật ông dạy mình thọ Bát Quan Trai. Con nhớ thọ Bát Quan Trai là cách thức tập.
(03:18) Đó, như vậy cho nên đừng nghĩ như các tổ, cái sức của mình còn phàm phu đó, tâm mình nó chưa ly dục, ly ác pháp. Các lực mà trong dục, cái lực ác pháp đó, nó có cái lực dữ lắm.
Cho nên mình cứ mình bắt buộc nó đi, đứng, nằm, ngồi đều tu hết đó. Là kể như nó, mình ức chế nó quá nó không có được đâu. Cho nên vì vậy mà thí dụ như: trong một nửa tiếng đồng hồ này mình tu, cái mình xả ra để cho nó tự nhiên, thì tiến tới mình tu trong một cái giờ khác mình tu thì nó thoải mái, dễ chịu. Mà cái giờ nghỉ mình cũng còn điều gì thì kìm kìm nó đó, kiểu đó là mình tu không có chất lượng. Con hiểu chỗ đó không? Vậy đó.
Phật tử Anh Vũ: Dạ, con cám ơn Thầy. Rồi câu hỏi kế tiếp nữa là mỗi cái thời tu tập nó gồm có, mỗi một thời đó thì cái giờ cuối cùng đó, nửa tiếng cuối cùng đó, Thầy có nói là Định Niệm Hơi Thở, cùng với Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu. Như vậy là con phải ngồi, con vừa Định Niệm Hơi Thở, vừa Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu. Nếu mà thay vì Định Niệm Hơi Thở đó khó tập trung đó, thì con có thể là thay thế Định Niệm Hơi Thở bằng đi kinh hành hay không?
Trưởng lão: Bằng đi kinh hành được.
Phật tử Anh Vũ: Đi kinh hành rồi Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu.
(04:17) Trưởng lão: Như Lý Tác Ý, Vô Lậu. Bởi vì trong một cái thời tu đó, con có thể sử dụng cái hành động nội của thân là hơi thở, mà có thể sử dụng hành động ngoại của thân là đi kinh hành, con sử dụng cả được hai hành động này được. Bởi vì mỗi hành động này nó đều giúp cho con, cái mục đích giúp cho con tỉnh thức thôi.
Còn cái tác ý là để nhằm mục đích để luyện cho cái nội lực của con nó có một cái tướng thiện, nó không còn cái tướng ác. Tức là thí dụ như cái tâm mình tham, sân, si. Thì mình dùng cái pháp hướng: “Tâm không tham, không sân, si”. Ngược lại với cái tướng kia, phải không? Đó là cái pháp tác ý.
(05:04) Còn cái Vô Lậu là tại vì có một cái niệm, cái niệm nó khởi ra bắt buộc mình phải quán xét cái niệm đó, để cho mình xả ly cái niệm đó, đẩy lui cái niệm đó đi bằng cách mình phải thông suốt nó, chứ không phải là ngắt ngang nó không cho nó niệm. Phải để cho nó niệm. Nhưng mà, khi mà nó niệm đó, thì mình truy nó ra được cái niệm đó, cái nguồn gốc của nó, Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Hay hoặc nó thuộc từ cái nhân quả thiện ác như thế nào? Mình thông suốt được cái lý của đạo đó, thì các niệm ác đó nó sẽ bị diệt đi, nó bị diệt mất đi. Đó là cách thức như vậy.
(05:36) Cho nên vì vậy đó mà đức Phật nói thỉnh thoảng, bây giờ thí dụ bây giờ con ngồi yên nó không có niệm gì. Nhưng mà con cứ để con ngồi yên đó thì sai, nó sẽ đi tới cái rơi vào cái không tưởng của con, nó sai. Cho nên đức Phật gọi là mình thỉnh thoảng tác ý một tướng này, thỉnh thoảng tác ý một tướng kia. Thí dụ bây giờ con ngồi yên, tức là nó thỉnh thoảng nó, nó bây giờ nó đang yên lặng ở trong cái hơi thở, con đừng nghĩ nó là định đâu, nó không phải đâu. Vì vậy mà thỉnh thoảng con lại tác ý cái tướng là “Tâm phải ly tham, sân, si đi”. Đó là con tác ý đó. Thì khi con tác ý ra thì cái tâm con nó bị động rồi, nó không có yên lặng như hồi nãy nữa. Nhưng mà lại là nó phải thỉnh thoảng tác ý cái tướng này, để cho nó xả đi cái tâm, chứ không phải là cái mục đích mình giữ cái tướng yên lặng này.
(06:18) Rồi bây giờ, trong khi đó con xả ly rồi, thì bắt nó trở về với cái sự yên lặng của nó. Nó yên lặng, thì nếu mình cứ kéo dài yên lặng này thì nó không được, thì mình sợ, mình thấy như nếu mà không khéo thì nó bị hôn trầm đi. Cho nên mình tác ý cái tướng mà bây giờ mình phải khởi cái ý ra: Bây giờ phải đi kinh hành để không nó lặng quá đi, nó đi kinh hành. Thì thỉnh thoảng con lại tác ý cái tướng tinh cần để cho mình đi kinh hành. Đó cứ thỉnh thoảng tác ý cái tướng này, thỉnh thoảng tác ý tướng kia.
Trong khi đó những cái mà mình tác ý, đó là cái chánh niệm của mình, để nó giúp cho mình được ly dục ly ác pháp. Chứ đừng có ngồi mà yên lặng, yên lặng, yên lặng. Nó yên lặng riết cái nó vô cái KHÔNG thì nó sai. Còn mình tác ý cái tướng này để cho nó ly dục ly ác pháp. Nó ly hết thì cái tâm nó không phóng dật, thì cái mục đích mình đạt được cái tâm không phóng dật, nó bất động tâm nó. Là các cái chướng ngại pháp, các ác pháp nó không có làm cái tâm mình động. Cho nên mình đã giải thoát.
(07:09) Phật tử Anh Vũ: Như Thầy nói đó, mục đích đi kinh hành đó là làm cho cái tâm mình nó định trước. Nếu mà như vậy thì mình có thể thay thế nó bằng những cái khác. Ví dụ: Tập thể dục, hay tập yoga, hay là hành động những cái sinh hoạt hàng ngày đó: ăn cơm hay rửa chén. Nếu mà tất cả những hành động nào đó mà giúp cho tâm mình định được thì có thể sử dụng được?
Trưởng lão: Được, được hết. Bởi vì đức Phật mới là gọi đó là thân hành niệm ngoại đó. Không những đi kinh hành, mà con có thể con cầm cây chổi con quét, mà con biết được cái hành động quét của con. Và đồng thời thì cái chánh niệm của con, con thường cái tướng tác ý đó. Con quét vậy chứ con biết “Tâm ly tham, ly sân”; “Tâm như cục đất đi”; “Tôi quét, tôi biết tôi quét” thì nó cũng như con đi kinh hành vậy đó.
Nghĩa là tất cả các hành động trong thân của con đều là chỉ định được: con mặc áo như thế này, con ăn cơm thế này, con đi kinh hành, rồi con quét sân, con nhổ cỏ, hay hoặc là con đi chơi, con đều biết cái hành động con đang làm đó. Thì lúc bây giờ con đang tỉnh thức đó, thì con phải nhớ, nhớ giữ chứ không phải tỉnh thức chỉ có tỉnh thức không. Mà con đương (đang) làm cái hành động đó thì con nhớ “Tâm phải ly tham, sân, si đi”; “Tâm như cục đất”, con cứ tác ý ra cái tướng đó phải theo kèm theo cái sự tỉnh giác. Thì cái tỉnh giác nó ở trong cái pháp hướng này để cho nó chánh niệm.
Chánh niệm là cái niệm thiện, cái niệm mà nó ngược lại với cái niệm tham, sân, si của mình. Mà con quên con không tác ý, con cứ ở tỉnh thức không trong hành động không, thì con chỉ biết có hành động không, thì nó không đúng cái cách của Phật.
(08:35) Phật tử Anh Vũ: Hôm qua con có nghe Thầy nói là trong giai đoạn đầu đó, thì cái sức tỉnh của mình nó còn ức chế. Sau đó thì mình chia ra, chia ra định thì tâm định trong thân, thì chi tiết như thế nào đó thì Thầy cho con biết.
(09:02) Trưởng lão: Sau cái thời gian mà con sẽ tập từ cái chỗ mà sử dụng cái hành động nội là hơi thở con hén, rồi con sử dụng cái đi kinh hành đó. Rồi như hồi nãy con vừa nói tất cả những hành động thân của con, con làm gì, con đều tập ở trong tỉnh thức cái hành động đó. Rồi kèm theo với cái pháp Như Lý Tác Ý con tác ý ra. Mà lỡ mà khi mà cái hành động đó, mà con tác ý ra mà nó có một cái niệm nó khởi ra, thì ngay đó con tu cái Định Vô Lậu, con quán xét, đặng con xả cái lậu hoặc của con. Thì con thấy ba cái định nó luôn luôn liên tục, nó kèm theo trong cái sự tu của con. Ba cái tu đó:
-Cái thứ nhất: là cái hành động hơi thở, hay hoặc là tất cả những hành động thân con là Chánh Niệm Tỉnh Giác đó.
-Cái thứ hai: Là cái pháp Như Lý Tác Ý, tác ý ra.
-Cái thứ ba đó: Là cái Vô Lậu.
Con thấy ba cái pháp này luôn luôn nó kèm theo một cái hành động tu của con hết. Nó luôn luôn nó, con phải sáng suốt để mà sử dụng nó hết, đó con dùng nó hết.
Thì trong khi mà con tu nó thuần thục rồi, thì bây giờ nó còn có cái pháp. Cái pháp gọi là tác ý của nó đó, thì con sử dụng cái trạch câu pháp đó. Thì coi như: “Tâm không phóng dật, tâm hãy định trên thân, định trên hơi thở đi”. Con cứ nhắc nó thôi, rồi con định con đi.
Hay hoặc là bây giờ con đang đi, con bảo: “Tâm định với hơi thở”. Thì lúc bấy giờ đó con đi con biết hơi thở chứ con không biết đi đâu. Thì tâm bị vì con nhắc nó định trên hơi thở mà. Còn bây giờ con nhắc nó “Tâm định trên bước đi đi”; “Tâm định trên đi kinh hành đi”. Thì nó sẽ biết bước đi con, con nhắc đâu thì nó biết đó, mà con nhắc ở trên cái hành động của thân con, là tức là nó định trên thân con đó. Con hiểu không?
(10:36) Thì bây giờ Thầy nhắc con phải không? Bây giờ thí dụ như bây giờ con có thời gian con tu rồi, con thấy hôm nay, thấy hành động nào nó đều cũng nhớ nó hướng tâm nó nhắc hết, nó không có quên. Tức là lúc nào con cũng nhớ con nhắc, con có tác ý hết đó. Nghĩa là con đi kinh hành con biết con đi kinh hành. Nhưng mà nó lại còn nhớ thêm cái tác ý ra nữa, thì con biết lúc đó bây giờ thì mình phải trạch pháp một cái câu nào cho nó ngắn gọn hơn. Chứ không có nó nhắc cái này, cái kia nhiều quá, lung tung quá, nó không có gom cái tâm mình lại được. Nó không biết cái lệnh mình là cái lệnh nào đúng, cái lệnh nào sai. Cho nên lúc mình nhắc cái này, lúc nhắc cái kia, nó lúc cái tâm mình nó cũng điên đầu nữa.
(11:12) Còn mới thì mình phải nhắc từng chút vậy để cho nó khi nào mà hành động gì thì nó theo. Còn bây giờ thì mình thấy từ cái hành động mình ngồi thở, mình đi, mình quét sân hay hoặc mình làm cái gì đó, đều có một cái câu pháp hướng để nhắc nó thôi.
Đó bây giờ thí dụ như bây giờ con ngồi con thở thì con bảo: “Cái tâm không phóng dật, định trên hơi thở”, nó bắt đầu nó biết hơi thở ra vô. Rồi lát con nhắc cho nó cũng lôi nó vậy đó, phải không? Rồi bắt đầu bây giờ đó con lại đi kinh hành thì con cũng nhắc: “Tâm phải định trên thân, định ngay bước đi kinh hành”. Nó thì bắt đầu nó biết đi kinh hành, nó cứ như vậy đó. Rồi bắt đầu bây giờ con nhắc: “Tâm không phóng dật, mà phải định ngay trên bước đi kinh hành”, thì nó sẽ không phóng dật, nó không phóng ra niệm gì hết. Nó định trên cái bước đi của con.
Và cứ như vậy, con lôi rút nó như vậy thì bắt đầu nó định thật ở trên cái hành động thân của con, là nó định ở trên thân. Mà khi mà cái tâm nó định rồi, thì bắt đầu bây giờ con mới đặt niệm cho cái thân nó định lại cái tâm của nó. Nghĩa là mình chia hai phần:
Phần thứ nhất: là mình tu tập sao cho cái tâm mình nó định được lên cái thân.
Cái phần thứ hai: là mình tu tập làm sao cho được cái thân nó định lại, định lại cái tâm của nó. Để cho nó hoàn toàn là nó nhập ở Tứ Thiền. Bởi vì Tứ Thiền thì nó có hai cái nó gom lại một: là tâm định trên thân, mà thân định trên tâm. Tức là cái định Tứ Thiền là hai cái nó đều định nhau hết, thì như vậy mới gọi là định.
(12:39) Còn bây giờ cái tâm định không đó, thì người ta gọi là tâm ly dục, ly ác pháp*. Còn cái thân mà nó chưa định, nó còn thở nè, nó còn hoạt động nè, thì nó chưa có định. Vì vậy khi mà nó không có hoạt động nữa, thì lúc bây giờ nó định lại. Cho nên hai cái này nó thành một khối gọi là *Tứ Thánh Định hay là Tứ Thiền đó. Đó là nó định là như vậy.
Vì vậy bây giờ đó mình chia nó ra, hiện bây giờ mình tập đây cho cái tâm định, chứ chưa phải cái thân đâu? Cái thân để chờ cho cái tâm mình nó định được, nó không phóng dật nữa. Thì lúc bây giờ đó, thì mình mới dùng cái pháp tác ý đó, mình tác ý ra để cho cái thân nó sẽ định. Nó ngưng các hành nó, nó định lại, thì nó mới định được.
(13:20) Còn bây giờ mà mình muốn cho cái thân mình định, mình không định nổi đâu! Con thấy cái cách thức tu của Phật nó là nó vậy đó. Mà chỉ có mình siêng năng, mình tu tập để đừng có phóng dật đó thì nó định. Cái sau đó, cái định của thân nó dễ lắm.
Còn bây giờ mà ngay vô mình ngồi, mình tập để cho cái thân mình định nó khó lắm, nó không được. Cái tâm bởi vì nó còn tham, còn vui, còn thích, còn ác pháp đủ thứ đó mà. Còn tham, sân, si đủ thứ. Cho nên cái thân mà định thì nó định thật, nó định vô định tưởng, định của tà đạo rồi, nó không có định đúng. Còn cái tâm mà thanh tịnh, thì nó định vô cái tâm thanh tịnh đó thì cả hai đều thanh tịnh hết. Cái lý của nó vậy.
(14:03) Phật tử Anh Vũ: Thưa Thầy cái đó chỉ mình cần thiết khi mình buồn ngủ mà thôi phải không Thầy?
Trưởng lão: Buồn ngủ mà thôi.
Phật tử Anh Vũ: Chứ còn lúc mà không buồn ngủ thì không cần thiết?
Trưởng lão: Không cần thiết, nhưng mà nó cũng có cái quan trọng. Nếu mà mình thường xuyên, thí dụ như con một ngày vậy con cũng để dành cho nó khoảng độ chừng 10 phút, hay là 15, hay là 30 phút mà tập cái đó. Để khi mà nó gặp cái trường hợp mà bị hôn trầm, buồn ngủ, thì mình biết thì mình lấy cái này ra mình tập được. Chứ còn khi mình không tập đó, tới chừng nó buồn ngủ rồi mình tập không có nổi.
Phật tử Anh Vũ: Dạ đúng rồi, lúc cần là…
Trưởng lão: Lúc cần là không được. Đó mình phải tập trước, tập trước cho nó quen nó. Rồi bắt đầu tới chừng mà bị hôn trầm, buồn ngủ cái mình ngồi lên, đứng lên, ngồi xuống, mình tập vậy một hơi nó đi. Bị nó quen, chứ còn không nó khó lắm. Bởi vì hầu hết chúng ở đây Thầy thấy người ta vô đây, Thầy dạy cái pháp này. Căn bản đầu tiên thì vô tập cái này đầu tiên hết. Nhưng mà họ chỉ tập bữa, hai bữa cái họ bỏ, họ lười biếng đó.
(14:48) Pháp đó nó luyện cho mình có cái nghị lực, nếu mà cái người thiếu nghị lực là tập không nổi cái pháp này. Bởi vì nó mắc công lắm. Cứ năm hơi thở, nó có gì đâu, nó có yên ổn gì được đâu? Cứ hít thở 5 hơi thở cái đứng dậy đi, đi chưa có được gì hết cái ngồi xuống. Nó bắt đứng lên, ngồi xuống, ai tu riết thôi nói: Trời đất ơi tu kiểu này sao mắc công quá! Phải chi mình ngồi cho yên lặng, nghe nó còn an ổn, còn thích. Còn cái gì mà mắt công quá, không có cái gì, phải nên tu gì hết. Vậy chứ mà nó rèn luyện mình dữ lắm.
Cái người mà rèn luyện mà được 30 phút rồi, nó không cần tập nhiều, được 30 phút thôi. Thì lúc bây giờ mà gặp hôn trầm họ phá tan nát hết. Nghĩa là họ đứng lên, ngồi xuống trong 30 phút là nó quét sạch. Nó hay, cái pháp đó hay, nhưng mà người ta tập không nổi đó.
(15:41) Con ráng cố gắng con tập. Bởi vì cái trường hợp Thầy biết là cái hôn trầm, thùy miên nó khó trị lắm. Nó vô là nó làm cho mình lười biếng dữ lắm, nó không phải dễ đâu, mà nó hễ nó lười biếng rồi thì cái đầu nó lý luận mà, tùy theo cái lý luận. Mà nghe cái lý luận của nó là phải rồi thì mình phải ngủ à, chứ mình không có chiến thắng nó được đâu.
Đó, cho nên ráng cố gắng khi một ngày con dành ít nhất thì con cũng dành nó, mới đầu con tu 5 phút thôi, đừng có tu nhiều, tu nhiều ngán lắm. Đó mình tu 5 phút, lần lần mình tăng dần, tăng dần lên tới 30 phút, cái mình thấy được rồi. 30 phút rồi, mình đủ sức khả năng chiến đấu với hôn trầm, thùy miên. Nhưng mà mỗi ngày mình cũng bỏ ra mình tu 1 ít để cho nó thuần. Mà thế nào trên cái bước đường tu mình cũng gặp hôn trầm, thùy miên, không có trật nó đâu.
Đó, thì con ráng tập dần dần, con tập thí dụ như một ngày con không có tu nó nhiều đâu, lúc nào mà con thấy trong người khỏe thì con tập nó chừng 10 phút, rồi sau đó tăng dần lên tới 30 phút thôi, không có tu hơn nữa.
Phật tử Anh Vũ: Không hơn nữa.
Trưởng lão: Không hơn nữa, cứ nhiêu đó đủ rồi. 30 phút mà nó chiến đấu mà đứng lên, ngồi xuống vậy là hôn trầm nó chạy mất.
(16:55) Phật tử Anh Vũ: Đối với con thì ngồi xuống thở 5 hơi rồi đi như vậy đó thì nó rất dễ dàng, không có gì khó khăn. Còn nếu mà ngồi Định Niệm Hơi Thở cùng với pháp Như Lý Tác Ý, rồi Vô Lậu đó. Thì con thấy có vẻ hơi khó khăn thì con cứ ngồi thở 5 hơi rồi đi…
Trưởng lão: Rồi đứng dậy đi kinh hành.
Phật tử Anh Vũ: Suốt nửa tiếng đồng hồ được không Thầy?
Trưởng lão: Được con. Cái đó là tốt lắm con, nó tập mình siêng năng. Cái đó là cái pháp tinh cần đó con, tập cho mình siêng năng đó. Tức là mình ngồi xuống 5 hơi thở, rồi đứng dậy đi kinh hành. Thí dụ như là con tập được nửa tiếng, hay hoặc là 1 tiếng đồng hồ, là kể như là con thấy con thích thú được cái pháp này là có nhân duyên lắm đó. Ráng tập, nó sẽ tỉnh lắm.
(17:32) Phật tử Anh Vũ: Nếu nói con làm được như vậy 3 tiếng đồng hồ mà con kèm theo với pháp Như Lý Tác Ý, Định Vô Lậu thì càng tốt?
Trưởng lão: Càng tốt nữa con, cái đó là càng tốt. Nghĩa là càng thêm cái đó là càng tốt nữa. Nó vừa để mà phá hôn trầm, vừa có cái pháp tác ý, rồi cái vô lậu nữa thì mình câu hữu. Tức là mình kết hợp lại đó, sử dụng cái này là kể như nó không có một cái khi nào mà lọt vô trong này, không có gì chui lọt vô được.
(18:17) Phật tử Anh Vũ: Thầy câu hỏi khác nữa là: khi định tâm còn yếu đó thì mình có thể tạm thời nhắm mắt một thời gian ngắn, hoặc thời gian dài trong lúc đi kinh hành hoặc là ngồi thiền được hay không?
Trưởng lão: Được. Nghĩa là lúc bây giờ mình không có bị hôn trầm, mình không có buồn ngủ đó. Thì mình nhắm mắt được. Mình nhắm mắt nó dễ gom.
Phật tử Anh Vũ: Chứ không phải là luôn luôn phải mở mắt?
Trưởng lão: Không phải đòi hỏi luôn luôn phải mở mắt. Mình nhắm mắt trong khi đó mình tu mình nhắm mắt. Khi nào mà bị hôn trầm, buồn ngủ thì phải mở mắt ra chứ không có nhắm mắt nữa. Rồi khi nào mà nó có những cái trạng thái của tưởng thì mở mắt ra. Trạng thái tưởng chẳng hạn bây giờ mình đương (đang) nhắm mắt vậy, cái mình nghe có ai nói gì trong tai, mà tiếng kêu vo vo, hay hoặc tiếng chuông, hay tiếng mõ gì trong tai thì mở mắt ra. Mở mắt ra để xả nó chứ không nhắm mắt, nó kêu nó thành ra Thinh Tưởng.
Hay hoặc là mình nhắm mắt lại vầy, bỗng dưng mình thấy có cái hình quỷ, hay hoặc là hình Phật cứ hiện ra trước mặt, hay hình hoa sen, hay hoặc là cảnh giới tiên đồ đó. Nó hiện ra những cảnh giới thì mở mắt ra, chứ không được nhắm mắt nữa. Bởi vì đó là cái trạng thái tâm mình nó thanh tịnh rồi, cái ý thức nó ngưng, nó không hoạt động thì cái tưởng thức nó hoạt động. Nó tạo ra những cái Sắc Tưởng rồi. Do đó mình mở mắt để cái ý thức nó làm việc thì nó sẽ phá tan cái kia đi.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì mục đích chính đó là làm sao cho tỉnh thức được cho mạnh nhất, chứ không phải là nhắm mắt hay mở mắt.
(19:35) Trưởng lão: Không phải nhắm mắt, mở mắt. Mà mình tùy theo cái trường hợp của mình, cái đặc tướng của mình, mình nhắm mắt, mở mắt. Chứ không phải là bắt buộc. Đó, nhưng mà sau khi mà mình đi tới một cái giai đoạn sâu hơn, thì coi như là mình không nhắm mắt, mà cũng không mở mắt. Cứ nhìn thôi, nó cứ vầy là tâm mình nó tập trung nó gom trong cái sức tỉnh của nó rồi.
Thành ra nó chỉ có, mình không mở nhưng mà lại mở. Nghĩa là mình nhắm mắt thì bao giờ nó cũng có những cái sắc tưởng nó đó. Nó có những ánh sáng, hào quang nó hiện ra liền. Cho nên mình không có nhắm mắt, mà mình ngó xuống vầy là con mắt mình nó mở một phần ba. Bởi vì mình ngó xuống là nó mở một phần ba, hễ mình ngó lên vầy nó loạn. Nó loạn là vì ý thức nó đó, hoạt động quá mạnh. Mình ngó xuống đi ý thức nó hoạt động ít lại.
(20:19) Con lưu ý rằng khi mình ngó xuống vầy thì cái ý thức bắt đầu nó hoạt động ít lại, nó dễ gom tâm. Còn hễ mình ngó lên, loạn, cái tâm nó chạy theo các pháp. Mình ngó lên vầy nó chạy theo mây, theo gió, theo cây lá tùm lum, nó chạy ra ngoài, nó loạn nó. Còn mình ngó xuống vầy bắt đầu nó không chạy, nó gom lại, đây là phòng hộ, cách thức phòng hộ nó, nó gom lại.
Rồi bắt đầu cái tai nó lắng nghe vô thì cái phòng hộ lỗ tai nữa. Tức là luôn luôn lúc nào nó cũng giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng phòng hộ nó, nó gom lại. Chứ mình không có thì mình ngồi đây chứ nó nghe, nó chạy ra nó nghe ở ngoài. Nó theo mắt nó thấy cảnh vật ở ngoài. Nhất là cái tai với cái mắt mình thì, mình ngồi một chỗ chứ nó phóng, nó chạy tứ tung lên hết. Thành ra khi mình tu thì mình thường thường mình phòng hộ mắt, tai của mình lại.
(21:09) Phật tử Anh Vũ: Tu tập đó thì con thấy có những lúc nghỉ ngơi đó, thì ngồi nghỉ hay nằm nghỉ được không Thầy?
Trưởng lão: Được. Nằm nghỉ cũng được, ngồi nghỉ cũng được.
Phật tử Anh Vũ: Miễn là lúc nằm mà tỉnh thức đừng có buồn ngủ.
Trưởng lão: Đừng có buồn ngủ, đừng để cho nó ngủ con.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà nằm mà buồn ngủ thì phải ngồi dậy?
Trưởng lão: Phải ngồi dậy. Mình khéo léo mà thiện xảo, linh động lắm. Hễ mình thấy mà nằm xuống mà nó có vẻ nó muốn ngủ thì không được. Phải ngồi dậy, ngồi chứ không có được nằm. Mà hễ nằm mà nó tỉnh là cứ nằm chơi vậy cũng được, không có sao hết.
Cho nên mình linh động, mình khéo léo. Đức Phật gọi là thiện xảo đó, thiện xảo an trú trong lúc mình nghỉ, mình không tu. Thiện xảo thì mình nhắc, thiện xảo cách thức để thiện xảo nhập định. Cách thức thiện xảo an trú trong định, cách thức thiện xảo nhập định nữa. Rồi con hỏi đi!
Phật tử Anh Vũ: Con nhắc lại lời Phật, có nói là: “Là ta, của ta, và tự ngã của ta”. Con không thể chắc được giữa “của ta”, và “tự ngã của ta” như thế nào?
(22:09) Trưởng lão: Cái “của ta” đó, cái “của ta” nó khác cái “tự ngã”. “Tự ngã” nó ngầm có một cái cách khóa chặt. Thí dụ như “của ta” rồi “tự ngã của ta”, nghĩa là bây giờ cái này, cái máy này là cái vật của mình, thì “của ta”, là “cái vật của ta”. Nhưng mà cái “ngã của ta” nó còn “cái ngã” mà lại “của ta ” nữa, nó có hai cái.
Phật tử Anh Vũ: Nó thâm sâu ở bên trong?
Trưởng lão: Nó thâm sâu bên trong nó. Cho nên cái mà mình chấp, cái “tự ngã” có “cái ngã” trong đó, thì cái đó nó nặng hơn, nó khó xả hơn. Cũng như cái gì, thí dụ như một món vật nào đó mà con thích, thích hơn các món vật khác, mà món vật đó mất thì cái đó gọi là “tự ngã của ta”. Còn cái mà vật mình cũng muốn có vậy thôi, nhưng mà nó không thích nhiều (lung). Thì cái đó nó chưa có mang cái bản chất “tự ngã”, mà đó là “của ta”.
Phật tử Anh Vũ: Trong mấy câu nhắc để quán đó, có quán “vô ngã”, thì cái “vô ngã” đó nó có nhiều định nghĩa khác nhau. Thì theo cái bài thực tập của Thầy, cái vô ngã có nghĩa là sao?
(23:33) Trưởng lão: Cái “vô ngã” nó có nghĩa là cái nhìn chung tất cả các cái pháp nó có do duyên hợp, chứ nó không có cái thực tế, không có một cái chất gì thường hằng, vĩnh viễn của nó hết. Cho nên nói gọi là mình nhìn, cho nên cái đó gọi là cái “vô ngã” của các pháp.
Phật tử Anh Vũ: Dạ. Cũng như nó là duyên hợp chứ nó không có tự tính riêng.
Trưởng lão: Không có tự tính riêng. Đúng rồi, nó không có tự tính riêng của nó.
(24:01) Phật tử Anh Vũ: Như trong bữa hôm qua con có hỏi về Định Niệm Hơi Thở, cùng với Như Lý Tác Ý đó. Con hình như cũng chưa có thông cái vấn đề đó là: cái câu hướng tâm thì dài quá, mà không biết là có nên nương theo hơi thở hay không? Tại vì con đọc phần nào thì cũng thấy là phải nương theo hơi thở hết trơn. Con chỉ nhớ lại là có đọc cái phần tư vấn về hơi thở, nó gồm 2,3 chú ý gì đó. Tùy miên cũng có, nó giống tương tự như vậy?
Trưởng lão: Tức nhập tức đó. Cũng có nhắc đi, nhắc lại.
(24:47) Phật tử Anh Vũ: Thí dụ như con nói là, thay vì nói: “Thân này không phải là ta, tôi biết tôi hít vô”, thì con có thể nói là: “Thân này không phải là ta”. Nhưng mà đồng thời đó con cũng ráng có ý niệm này là mình đang hít vô được hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không. Cái đó không cần, bởi vì cái lúc bây giờ đó, là cái sức tỉnh của mình đã có trong hơi thở rồi. Còn cái nhắc mà để cho mình hít vô, để mình biết hơi thở thôi. Còn cái pháp quán đó, cái tác ý đó chỉ là giúp cho chúng ta để mà ly cái ngã của mình thôi, chứ không phải là đồng thời. Nhưng mà người không hiểu, thì tưởng là như vậy để mà đồng thời để cho mình tiếp tâm ở trong cái câu đó. Coi như là cái câu đó niệm để cho cái tâm nó luôn luôn nó theo với cái hơi thở, mà nó niệm nó không có cái vọng tưởng, thì cái đó là cái ý khác.
(25:44) Thí dụ bây giờ mình: “Hít vô, tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Thì cái câu hướng tâm “Hít vô, thở ra” đó, thì mình đồng thời mình hít vô, thở ra. Thì trong lúc đó mình cũng biết hít vô, thở ra. Nhưng mà nhắc nó như vậy, là để đồng thời cho cái câu và cái hơi thở đó, cái câu nói của mình đó, với cái hơi thở nó đồng thời nó đúng với nhau một nhịp điệu của nó. Thì cái đó là cái vốn dùng nó để mà ức chế tâm không vọng tưởng.
Thì cái đó là cái người mới tu tập, cái tâm của mình nó còn chưa có tỉnh thức đó. Bắt buộc nó dùng như vậy, thì dùng cái câu phải ngắn vừa với hơi thở mình. Chứ không khéo nó dài quá thì mình ráng, mình mệt, nó cũng không tốt. Hay hoặc là cái hơi thở, cái câu nó ngắn quá, cái hơi thở nó dài quá, thì buộc lòng mình phải thở ngắn theo cái câu ngắn, thì như vậy nó cũng làm mình khó chịu, thì như vậy cũng sai pháp hết.
(26:32) Đó cho nên vì vậy mà không khéo thì ở chỗ này chúng ta lại lầm, lầm là chúng ta lại kết hợp cái kiểu này thì nguy hiểm lắm. Cho nên nó thở thì để biết mình thở thôi. Nhưng mà khi mà mình hướng tâm, thì mình phải tập trung trong cái pháp hướng của mình để có mục đích chú ý của nó, để khắc phục ly tham, sân, si.
Cho nên mục đích của nó là chính, là mình để ly tham, sân, si thôi. Và cái câu pháp hướng là cái mục đích để mà giúp cho chúng ta ly tham, sân, si. Còn cái tỉnh thức này là tỉnh để cho mình biết, mình nhắc nó thôi, chứ không khéo nó quên. Chứ không phải là cái tỉnh là chính, mà cái tỉnh giác này nó chỉ giúp cho mình để luôn luôn mình nhớ thôi, nhớ mà nhắc cái tâm của mình để ly tham, sân, si.
Thì như vậy đâu có cần phải kết hợp để ức chế tâm. Cho nên do cái hiểu sai đó, người ta kết hợp mà ức chế tâm. Nhưng người mới tu thì phải kết hợp ức chế tâm. Con phải hiểu? Cho nên thí dụ như con mới tu con chưa biết gì hết đó. Thầy bắt buộc kết hợp ức chế tâm, mà thậm chí như còn bắt nó, con phải thở một hơi thở chậm, chậm, chậm, chậm, chậm, chậm. Thở ra, thở vô chậm, chậm, để cho tâm con nó gom chặt ở trong.
(27:15) Bởi vì nó chậm, mình bắt buộc mình phải vận dụng cái hơi thở, mình vận dụng mình thở chậm phải không? Rồi cái nữa, nếu mình vận dụng thì mình phải chú ý nhiều. Con hiểu không? Cách thức để mà gom tâm đó, thì cái đó là bắt người mới tu. Nhưng mà khi mà tu thời gian, mà người ta thấy được cái tâm nó an ổn được rồi, thì người ta xả cái pháp đó, người ta buông xuống hết, người ta không có cần dùng nó nữa. Mà người ta cần dùng cái chỗ mà, pháp tác ý để mà xả cái tâm đó.
Phật tử Anh Vũ: Dạ. Thầy nói là cái vấn đề mà chiều dài của cái câu hướng tâm đó, với chiều dài của hơi thở đó nó khó như vậy với cái người mà mới tu, thì mình sử dụng như vậy?
Trưởng lão: Mình sử dụng như vậy nó mới đúng. Đó là cách thức thiện xảo đó con. Cách thức thiện xảo tu tập. Con hiểu cái chỗ đó chưa?
Phật tử Anh Vũ: Dạ rồi Thầy.
(28:07) Phật tử Anh Vũ: Bữa nay con muốn hỏi về những người theo tùy thuận bằng lòng đó. Bây giờ có những trường hợp, những người sống ở thế gian đó. Mà vợ hoặc chồng khác tôn giáo, hoặc là khác pháp môn tu tập. Nếu mà mình tùy thuận, mình tu theo pháp môn của người kia đó. Như trường hợp mình tu pháp môn của mình đó chưa chắc giải thoát, huống hồ gì mình tu pháp môn của người kia?
Trưởng lão: Thì cái đó là ở trong khi mà Thầy dạy tùy thuận đó, tùy thuận nhưng không bị lôi cuốn. Mình tùy thuận tức là mình không chống lại họ, mình không có có nói họ tu sai, họ tu gì được kệ họ không biết. Nhưng mà mình không có nói họ cái điều gì hết, họ muốn tu gì tu. Mình không có nói họ trật, sai, đó là mình tùy thuận họ, nhưng mình không làm theo họ.
(29:09) Cũng như bây giờ đó, con tùy thuận với một cái người, một cái người ở ngoài đời, họ mời con uống rượu. Nhưng mà con biết rượu là hại, vì vậy mà con không muốn để lôi cuốn trong cái cuộc rượu chè đó.
Cho nên vì vậy họ mời con đến đó, thì con cũng dự ở trong cái bàn tiệc đó. Họ rót rượu họ mời con, thì con cũng cầm cái ly rượu của họ, vì cái lòng tốt của họ, con cầm ly rượu. Nhưng họ bảo con phải uống mới có thâm tình. Thì con mới nói với họ rằng: “con rất là quý trọng họ, cho nên con từ giờ không có uống rượu. Cho nên vì vậy mà uống rượu không có được. Cho nên vì vậy cầm cái ly rượu này là tưởng đến cái lòng của quý vị. Vì vậy mà coi như là tôi đã uống cái ly rượu này rồi”. Đó mình nói cho người ta thông cảm, hiểu. Tức là mình tùy thuận họ, nhưng mà mình không bị lôi cuốn.
Đó là cách thức như vậy, cho nên mình khéo léo lắm trên cái vấn đề mà tu nhẫn nhục, tùy thuận. Mình thấy mình không uống rượu, mình thấy người uống rượu là mình không ưa. Mình thấy mình không hút thuốc, mình thấy người hút thuốc là mình thấy phà khói thuốc nghe nó ngộp, mình cũng không chịu nổi nữa. Nhưng tùy thuận không nói động họ, ráng chịu đựng chứ không nói. Đó là nhẫn đó, cái đó là cái mình nhẫn, mình nhẫn mình chịu đựng, mình không nói người ta nặng lời, mình không nói: “Anh hút thuốc, anh ra kia. Anh hút thuốc anh ngồi đây hút thuốc, bao nhiêu người, người ta chịu không nổi”. Mình đừng nói vậy. Mình ráng mình chịu đựng tức là mình nhẫn. Nhẫn nhưng mà mình không để cho mình bị người ta lôi cuốn mình vào cái ác pháp này. Cho nên mình tùy thuận, mình không bị lôi cuốn đó.
(30:34) Rồi mình bằng lòng, bằng lòng không có nghĩa là mình ngồi đó để mình hít ba cái thuốc đó mình bằng lòng, mình lại sai nữa. Mình bằng lòng nghĩa là: bằng lòng mình mà còn làm cho người khác bằng lòng nữa. Do đó mình tìm cách, mình nói sao cho cái người này thấy cái chuyện mà họ đang bị nghiện ngập như vậy là một cái tai hại cho họ.
Nếu mình thấy cái duyên đủ mình nói, mà không đủ duyên thì thôi không nói. Nó khéo léo lắm. Bởi vì khi mà dạy đạo đức rồi, cái bộ sách đạo đức Thầy sẽ dạy cái phần nhẫn nhục và tùy thuận, bằng lòng này nó nằm trong những cái đạo đức như thế nào? Nó mới rõ ra, chứ còn không bây giờ thì coi như là Thầy có dạy ở trong cuốn Thiền Căn Bản, nhưng mà nó cũng khó, khéo léo lắm con.
(31:15) Phật tử Anh Vũ: Chẳng hạn như trường hợp trong gia đình có hai vợ chồng, mình thí dụ như người chồng thì thích tu Giới, Định, Tuệ; người vợ thì thích tụng kinh, hay thích làm phước đồ vậy đó. Thì như vậy đó là hễ hai người đó theo một cái nào, chứ hai người mà theo hai phái khác nhau thì nó khó dữ lắm.
Trưởng lão: Nó rất khó, nhưng mà mình phải khéo léo, không phải là ngay từ một phút, một ngày, hay một tháng mà lôi cuốn người khác vào cái pháp mình được đâu. Mà bắt đầu từ đó mình làm cái duyên tốt, để cho mình lôi người ta vào. Bắt đầu bây giờ tuy rằng sống chung trong gia đình phải không? Thì cái người mà gõ mõ tụng kinh, niệm Phật, cầu cúng. Còn một người thì lo tu Giới, Định, Tuệ, giữ gìn đức hạnh. Thì cái người mà giữ gìn đức hạnh đó, thì trong đó có những cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
Cho nên khi mà có tai nạn gì đó, thì cái người mà tu về giới đức đó, thì người ta rất bình tĩnh, người ta rất an ổn; còn người cầu cúng này họ rối ren. Do những cái trường hợp mà xảy ra như vậy đó, mình mới đem cái này, mới hướng dẫn.
Đó bây giờ trong cái hoàn cảnh mà tu tập. Bây giờ như gia đình của mình như anh, hay chị, hay em, hay hoặc là vợ con. “Bây giờ em thấy tu mà hằng ngày em gõ mõ tụng kinh, nhưng mà tai nạn xảy ra, thì anh thấy dừng để không khổ quá. Khổ quá, lo quá. Còn riêng anh, thì anh thấy anh tu Giới, Định, Tuệ, giữ gìn cái đạo đức nhân quả, cho nên anh nhìn thấy được cái nhân quả, tâm anh rất an. Mà tội cho em tụng kinh, cầu khẩn mà tâm không bình an”. Đó mình nói vậy, cho gợi ý cho người ta thấy thôi, rồi chừng đó người ta tự bỏ. Chứ mình đừng có bắt người ta phải theo cái pháp của mình.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà cứ để cho người ta tự do, chứ không có bắt ép theo kiểu mình.
Trưởng lão: Tự do, không có bắt ép. Nhưng mà thỉnh thoảng lâu lâu có chuyện gì mà xảy ra đó, thì mình thấy người ta buồn khổ thì mình mới nhắc. Nhắc khéo để cho người ta dằn lòng người ta, người ta trở về với cái con đường đúng, sống có đạo đức.
(33:19) Phật tử Anh Vũ: Chẳng hạn như hai vợ chồng, thí dụ như cả tuần lễ thì mình đi làm. Chỉ có thứ bảy, chủ nhật thì mới có rảnh rỗi chút xíu, nếu mà phải theo ý người này, theo ý người kia thì mình mất cái sự tu hành của mình, thì cái chuyện đó nó thật là khó.
(33:49) Trưởng lão: Khó lắm. Bởi vì nó, nếu mà nó thuận với nhau đồng một pháp mà tu thì nó dễ lắm, nó thuận. Còn nó gặp cái nghịch cảnh rồi đó, chồng thì theo tôn giáo này, mà vợ theo tôn giáo khác là đã khó rồi.
Rồi bây giờ chồng theo Phật giáo, mà vợ cũng theo Phật giáo. Nhưng mà lại, chồng thì theo Mật tông, mà vợ thì theo Tịnh độ tông nó cũng khó rồi. Rồi chồng mà theo Thiền tông, mà vợ thì theo Tịnh độ tông, thì hai cái nó cũng nghịch rồi. Nhưng mà nó dễ hơn, mà mình tùy thuận được, bởi vì nó nằm chung ở trong một cái tôn giáo.
(34:20) Cho nên bây giờ tuy vậy chứ rồi cứ để cho tụng kinh, niệm Phật này kia. Nhưng cái người mà tu Giới, Định, Tuệ là người ta sống bằng cái trí tuệ đạo đức; người ta luôn luôn sống bằng cái trí tuệ, đạo đức. Người ta nhìn đời bằng cái nhân quả. Người ta để chờ cái dịp, cái dịp có xảy ra. Bởi vì trong cuộc đời con người, thì thế nào nó cũng có những cái chuyện xảy ra khổ đau.
Thì lúc bấy giờ đó hàng ngày mình tu tập, mình rèn luyện cho mình có được cái nội lực. Tức là cái pháp hướng nó giúp cho mình cái nội lực, trước cái hoàn cảnh khổ mình bình tĩnh. Còn cái người khác họ không bình tĩnh đâu. Do cái sự bình tĩnh đó, mình mới nhắc khéo họ, họ mới tỉnh.
Nhờ đó, theo thời gian nó phải đủ cái thời tiết nhân duyên, nhưng mà cái sự bền chí của mình. Chứ không lẽ trong gia đình của mình, vợ con mà mình bỏ nó sao? Phải tìm cách gỡ, nhưng mà không đụng chạm nó, không được chạm cái trí pháp, cái tư tưởng của người ta trong cái hệ tư tưởng đó. Mình không được nói gì hết. Nhưng mà mình khéo nhắc, cái ý thức cuộc sống đó, để cho người ta tỉnh mà tu hành.
(35:21) Phật tử Anh Vũ: Thí dụ như vợ thích đi tụng kinh thì cứ để vợ đi tụng kinh.
Trưởng lão: Cứ để đi tụng kinh, đừng có nói gì hết.
Phật tử Anh Vũ: Đừng có nhắc, đừng có nói gì hết, đừng có phê phán là phá giới hay gì hết?
Trưởng lão: Đừng có nhắc. Muốn làm gì làm, không có nói. Phải khéo léo, còn riêng mình, mình cứ lo mình tu tập để cho mình giữ gìn đạo đức, mình giải thoát thôi. Tức là mình nói làm cho người ta buồn khổ là nó thiếu cái đạo đức rồi. Nhớ vậy, cho nên cái đạo đức của đạo Phật hay lắm: không làm khổ mình, khổ người.
(35:44) Người ta làm cái điều đó để cho người ta chịu những cái khổ, chừng đó mình chỉ khéo nhắc thôi: “Thấy em tụng kinh nhiều, hay hoặc này kia. Chứ cái sự tụng kinh mà làm khổ em không có làm chủ được cái tâm . Mình nhắc vậy đó, mình không có nói cái gì hết. “Nhắc phải ráng như thế nào để cho tâm mình nó hết khổ. Còn riêng anh thì anh sống giữ gìn cái đạo đức cho nó trọn vẹn, để con người tình nghĩa trong gia đình của mình cho nó hoàn chỉnh”.
Thí dụ: chẳng hạn bây giờ con ham tu, mà vợ con không ham tu, nó chưa biết tu. Mà tình nghĩa vợ chồng lệch lạc với nhau, lạt lẽo, nó cũng là một cái chướng ngại lắm con, chứ không phải dễ đâu.
(36:18) Cho nên hiểu được giới luật của Phật, con cố gắng con giữ gìn giới luật, thì con không phạm vào giới dâm chứ gì? Thì trái lại vợ con lại nghi ngờ chuyện khác. Nó làm lại động, khổ trong nhà. Cho nên tuần tự mà tập luyện dần, dần, dần, dần. Cái lúc đó thì mình đừng có muốn mau, cái nhân quả mình đã tạo ra rồi bây giờ phải trả. Mà trả như thế nào để chuyển cái nhân quả đó, nó trở thành một cuộc giải thoát chung cho một cái tập thể này, cái tập thể, cái cộng nghiệp của nhân quả, chứ không phải riêng mình được đâu.
Cho nên thí dụ bây giờ con thí dụ như con muốn tu, con bỏ gia đình con đi tu là đến đây Thầy không chấp nhận con. Tại sao? Con đi tu mà con làm khổ vợ con? Chừng nào vợ con hiểu biết được ở đây, thì con đường giải thoát, giải thoát chung cho mọi người. Thì lúc bấy giờ mọi người đều ý thức được trong cái tập thể nhân quả này đó, họ ý thức được, họ trợ giúp cho mình nó an ổn. Người nào họ tự cắt ly được cái tình cảm, cái dục vọng nhỏ mọn đó để đi sâu vào con đường giải thoát, thì chừng đó mình mới đi. Khó lắm con, nó nghịch là khó. Cho nên khéo lắm.
(37:40) Phật tử Anh Vũ: Cũng trong đề mục về nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đó. Con thấy như có hai người trở lên. Thí dụ như sống trong gia đình có vợ chồng, hoặc là một cái tập thể một Tu viện, hay là một cái cộng đồng nào vậy đó. Thì vậy đó ai cũng có khuynh hướng làm theo ý mình, cũng như là độc tài vậy đó. Nhưng mà nó là thâm tâm của họ, thí dụ như con đi, con là người độc tài. Nhưng mà trong thâm tâm con, thì con lại cảm thấy là con là người rất là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Đó là cái kẹt của con, nó là cái si mê. Thì làm sao để mình biết được mình kẹt như vậy, để mình phá cái si mê đó?
(38:25) Trưởng lão: Bởi vì mình nhìn xét đó, khi mà nó bị kẹt đó, thì nó tức là nó có mang cái bản chất khổ trong đó. Thì khi mình nhận ra được cái khổ thì tức là si. Mình thấy có cái gì mà nó làm cho mình thấy khó chịu, khổ sở đó. Thì mình biết đây là ác pháp rồi. Tức là mình phải tư duy tìm ra, thì rốt cuộc mình tìm ra được cái chỗ đó, tìm ra được nó thì mình xả nó à.
(38:49) Bởi vì đạo Phật dạy rất dễ lắm, khi mà nó có chướng ngại pháp, dù là bất kỳ hễ cái ác pháp mà xâm chiếm vào mình thì thế nào cũng có cái khổ trong đó, dù ít, dù nhiều cũng có.
Mà hễ có phải thấy nó có cái gì mà nó không có thanh thản, an lạc, vô sự đó. Thì ngay đó là biết là ác pháp có rồi. Mà ác pháp có rồi, thì cái tư tưởng mình có chấp dính cái chỗ nào mà nó có cái buồn khổ đó, thì ngay đó là mình phải biết nó là ác pháp thì phải cố gắng tẩy trừ nó mới được.
Phật tử Anh Vũ: Chắc chắn là người thế gian thì luôn luôn là có khổ, biết Phật pháp nhưng mà họ không biết lý do nào? Họ có thể nói là do họ tu chưa đủ, chứ họ không biết là họ độc tài, thái quá.
Trưởng lão: Chính cái độc tài thái quá là cái khổ đó con.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà con không biết như vậy, thì làm sao mà con giải cái kẹt của mình được?
(39:33) Trưởng lão: Đó, cho nên khi mà con như vậy đó. Con mới đến con trình với một vị, rồi người ta dạy cho mình cách thức tu. Rồi mình tập tỉnh thức, rồi mình mới quan sát, mình tập hàng ngày, có từng cái gì ở trong tâm của mình nó phóng ra, rồi mình tư duy, mình suy nghĩ nó để mình triển khai cái trí tuệ. Thì từng (chừng) đó mình mới xả ly, mình mới có đủ cái trí tuệ mình xả. Chứ còn mới đầu thì mình mờ mịt, mình vô minh lắm, mình si lắm.
Cho nên thí dụ như bây giờ con về đây con tập, tức là con triển khai cái trí tuệ, con khai mở cái tri kiến giải thoát là cái trí tuệ con đó. Hàng ngày, con có những sự quán xét, cho nên mình tu mà mình cứ ức chế cái tâm không có cho nó triển khai cái trí tuệ thì nó lại mờ mịt đi, nó lại suy luôn.
Còn bây giờ hàng ngày mình triển khai, mình chờ cho nó có cái dịp, nếu mà nó tỉnh thức mà nó không có dịp thôi. Cho nên vì vậy mình kéo dài cái sức tỉnh thức thì nó sẽ phóng ra, thế nào cái trí tuệ, tri kiến của mình nó sẽ phóng ra để nó quán chiếu một cái điều gì nó còn ấm ức trong này nè. Con có cái gì khổ trong này nó chưa nói ra đâu, nhưng mà con tỉnh thức thời gian nó phóng ra để nó giải quyết, nó tìm hiểu cái nỗi khổ đó. Tự con hiểu hà.
(40:25) Cho nên trong cái thời gian mà vợ con về đây tu đó, nó trình bày là tự nó có sức tỉnh thức nó. Cho nên tự nó phóng ra những cái tri kiến để nó giải quyết được cái nỗi khổ của nó, rồi nó nhìn những cái nỗi khổ của người khác nó giải quyết được tâm nó con. Đó chính cái chỗ đó là chỗ tri kiến giải thoát của Phật đó.
Mình phải triển khai nó chứ mình không triển khai không được. Nhưng mà mình phải có cái thời gian mình tỉnh thức, rồi từ trong cái tỉnh thức nó phóng ra. Nó phóng ra nó hiểu con, nó hiểu nó giải quyết cho nó, nó làm cho nó, nó không có khổ nữa, nó thanh thản. Nó biết mình thuở giờ mình chưa có nghĩ mình độc tài đâu, mình chỉ thấy mình làm cái chuyện đúng thôi, chứ mình chưa có nghĩ độc tài. Nhưng mà sau cái thời gian mình sáng suốt mình thấy chính mình là độc tài dữ tợn. Con hiểu không?
Chính mình nhận ra mình được độc tài mình mới thấy được cái đó là cái nỗi khổ, không những làm khổ mình mà làm khổ người khác. Thì trong cái tu riết rồi mấy con sẽ nhìn thấy được mình, mà mình nhìn thấy được mình thì mình mới sửa mình được, chứ mình chưa biết mình thì mình không có sửa gì nó được.
(41:35) Cái tu tập là vốn, thí dụ như tại sao Thầy nói mình sống độc cư, mình sống độc cư tức là mình sống cho mình. Vì vậy mà mình mới nhìn lại nó, mình mới quan sát lại mình đó, mình mới sống, mình mới thấy được cái tâm của mình từng chút, từng chút ở trong đó. Do đó mình mới biết nó độc tài, không độc tài, nó như thế nào? Biết hết tất cả mọi mặt hết. Cuối cùng thì mình đã thông suốt được nó rồi, thì không có các ác pháp nào mà đánh vào trong tâm nó được hết, nó đẩy lui hết.
Phật tử Anh Vũ: Con biết con là người độc tài, mà vợ con là một người rất là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng rất giỏi, thì lại càng che giấu cái độc tài của con nữa, con hoàn toàn không hay biết.
Trưởng lão: Đúng vậy. Con không hay biết đó.
Phật tử Anh Vũ: Như vậy là nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng của vợ con trở thành ác pháp rồi?
Trưởng lão: Cũng trở thành ác pháp đó. Bởi vì, cho nên nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà không bị lôi cuốn. Tức là luôn luôn lúc nào mình cũng cảnh giác tìm kẽ hở của cái đối tượng, để mà khai mở cho họ ra chứ không có để mà kêu là chịu đựng đó.
(42:35) Cái mà nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà con nói, mà những người, người ta làm cho cái người khác mà càng ngày càng độc tài hơn nữa đó, thì cái đó là chịu đựng thôi, thì cái đó là sai rồi, không phải đâu. Phật pháp nó nhẫn nhục, tùy thuận nó khôn khéo nó, nó bằng trí tuệ, nó luôn luôn lúc nào nó cũng nhìn cái đối tượng của nó, để mà nó giúp cho đối tượng nó ra khỏi cái đó. Nó biết rất rõ cái người đó đang ở chỗ nào. Bởi vì nhẫn nhục, tùy thuận chứ nó biết cái người khác.
Phật tử Anh Vũ: Rồi thí dụ như vợ con mà nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng như thế này, tức là ức chế rất là đau khổ. Nhưng mà con cứ tưởng là đau khổ của vợ con là những nguyên nhân khác thì sao?
Trưởng lão: Cái đó là càng vô minh hơn nữa, mình tưởng là cái khác. Nhưng mà chính cái mà mình độc tài làm cho nó đau khổ đó, thì chính cái đó mà mình không thấy. Nhưng mà nó là chịu đựng, cho nên trong cái chịu đựng của nó thì nó lại đã đau khổ.
(43:21) Còn cái này khi mà nó học được pháp nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng rồi, thì nó đã biết xả được tâm nó. Cho nên nó hoàn toàn nó không có bị ảnh hưởng của sự độc tài của con, nhưng mà luôn luôn lúc nào nó cũng… Bởi vì con là người thân của nó, là chồng nó rồi, cho nên luôn luôn lúc nào nó cũng tìm cách để mà nó gỡ cái khổ đau cho con. Bởi vì con là người độc tài con là khổ rồi.
Cho nên vì vậy mà nói cái cộng đồng của một cái tập thể với nhau, luôn luôn lúc nào người ta cũng tìm cách người ta gỡ cho nhau, chứ không phải bỏ. Còn nhiều người, người ta chịu đựng, chịu đựng rồi, chịu đựng hết nổi người ta bỏ, rồi làm gì đó làm. Thành ra nhà cửa tan hoang hết, con cái tới chừng đó người ta không kể nữa.
Cho nên có trường hợp đó người ta mới bỏ vô chùa người ta tu, người ta cũng vì tránh né, trốn cái đời khổ mà không có cách thức giải quyết. Trong đạo Phật sáng suốt lắm, khi mà các con giải quyết không được, các con đến hỏi một vị thầy, một vị sư người ta sống được những cái đức hạnh, giới luật người ta có đủ trí tuệ hơn mình, người ta gợi ý người ta giúp cho mình. Nhiều khi người ta viết một bức thơ, người ta gửi đến cho cái người chồng hay là người vợ.
(44:24) Khi đó thí dụ như con vừa con đến đây tu, mà thấy vợ mình đang ở trong cái hoàn cảnh như vậy, cái tư tưởng như vậy, cái kiến chấp như vậy, mà mình thì không có khả năng mình nói ra có chuyện, không được. Thì bắt đầu đó, thì nhờ thầy viết một bức thơ, nó làm cho cởi mở cả gia đình của mình ra hết, nó mở cái gút ra. Nhờ người khác người ta gỡ dùm cho.
Mà một cái vị thầy đó ít ra nó cũng phải có cái uy tín, chứ còn không có uy tín? Có cái uy tín như thế nào? Người ta đã nhận thấy cái vị thầy đó: thứ nhất là đời sống đức hạnh. Cái thứ hai là đời sống người ta có thần thông, người ta nhập được các Định. Cho nên cái tiếng nói, cái lời nói của người ta có giá trị, mới giúp cho người khác phải tin thôi. Còn nếu mà vị thầy đó sàm quá thì thôi, cũng như không có rộng lượng, thôi mắc công.
(45:09) Phật tử Anh Vũ: Con nhớ lại hôm trước Thầy có nói là: khi mà có chuyện gì xảy ra đó. Thí dụ như người ta làm cái gì cáu gắt thì mình nói người ta, mình la người ta đó thì nó là ác pháp. Nhưng mà mình biết chắc chắn sau này đó là thiện pháp, thì như vậy cũng không nên nói, có phải như vậy không thưa Thầy?
(45:34) Trưởng lão: Phải con, nghĩa là mình biết rằng bây giờ mình nói sau này thì cái quả quá khứ, quá khứ nó sẽ tốt đi, nhưng mà nó vẫn là hiện tại nó vẫn sống. Cho nên trong cái hiện tại và quá khứ, trong ba cái thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Luôn luôn lúc nào chúng ta cũng giữ cho được thanh thản, an lạc, vô sự, mình và người. Chứ không thể nào trong hiện tại mà xấu, mà tương lai tốt thì không được, nó phải tốt luôn hết.
Cái đó là cái khó đó, còn cái mà hiện tại này xấu. Vì vậy mà cái tương lai tốt đó, thì biết đâu chừng cái hiện tại mình nghĩ cho tương lai nó tốt. Bây giờ mình mới la rầy, mắng. Nhưng mà sự thật ra biết chắc gì tương lai tốt được không? Bởi vì cái luật nhân quả nó chi phối mà, không chắc đâu?
(46:21) Cho nên vì vậy cái mình suy tư tốt đó, cho nên người ta thường lấy cái đúng sai, phải trái mà người ta cân lượng ở trong cái cuộc đời của mình để mà phân xử đó, thì như vậy chúng ta đưa nhau vào cái chỗ khổ. Mà chúng ta căn cứ vào cái nhân quả hiện tại: Thiện thì tương lai sẽ thiện. Mà hiện tại mà thiện mà tương lai tốt, coi chừng nó sẽ lạc.
Bởi vì thí dụ như một ông thầy đánh một chú học trò, chú học trò mới siêng năng học, sau này chú mới học có thi đỗ, chú mới làm được nên lợi ích cho chú, cho xã hội, phải không? Nhưng mà trong hiện tại đánh thì ông thầy: thứ nhất ông thầy phải tức giận, chứ không tức giận thì không đánh học trò được, đó là cái khổ thứ nhất của ông; cái khổ thứ hai trong hiện tại là đứa học trò bị đánh, sau này cái nhân quả đó thì không thể nào mà trốn chạy được, vì ông thầy này sau này cũng sẽ bị đánh, đánh trong cái lợi ích, chứ không phải không lợi ích. Bị người ta đánh lại đau. Nhìn nhân quả thì luật đó nó công bằng mà. Nó cũng có lợi ích về sau thôi, chứ bây giờ thì ông phải chịu thôi.
(47:33) Thì như vậy thay vì ông thầy thương người học trò không nỡ đánh nó đau. Cho nên tìm cách khuyên lơn nó hơn, nói nhỏ nhẹ hơn; dẫn dắt nó để nó cố gắng nó tu hành; dẫn dắt cho nó thấy tiền bạc của cha mẹ nó làm ra, bây giờ nó còn nhỏ đi học, bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Mình gây cho nó một cái sự hiểu biết, nó sẽ cố gắng, mà nó cố gắng với một cái tình thương của nó đối với vị thầy. Còn mình đánh đập nó, hồi đó ông thầy ông đánh nó lỗ đầu, chảy máu tùm lum, tà la, sau này nó còn oán hận ông nữa chứ. Con hiểu không?
Cho nên do đó, Thầy nói, ông Phật nói: “Hiện tại thôi, mình chỉ sống hiện tại thiện pháp thì tương lai cũng tốt, mà quá khứ cũng tốt luôn”, nó chuyển được cái quá khứ nữa. Cho nên trong hiện tại là làm sao sống trong thiện pháp. Cho nên luôn luôn ngăn ác, diệt ác, không có để cho hiện tại có cái khổ trong này. Thì đó là cái chính của đạo Phật dạy mình tu đó. Khó lắm đó .
Phật tử Anh Vũ: Vậy chỉ nói nhỏ nhẹ thôi.
Trưởng lão: Nhỏ nhẹ thôi.
Phật tử Anh Vũ: Không có làm gì đến nỗi là mình phải giận lên, làm cho người khác sẽ bị tổn thương.
Trưởng lão: Đó, đó là chính đó.
Phật tử Anh Vũ: Làm cho người khác sẽ bị tổn thương.
Trưởng lão: Cái đó tập luyện cũng dữ lắm à con. Nói thì dễ chứ mà sống mà cho đúng thì cũng khó lắm, phải rèn luyện mình dữ lắm, phải tu tập dữ lắm, phải thường nhắc “Tâm mình như cục đất” đó. Cho nên đụng chuyện nó như cục đất, nó mới không có chuyện đó.
(49:00) Phật tử Anh Vũ: Trong lúc mà mình nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đó. Thì có những trường hợp là mình phải nghe, hay là mình phải nói, hoặc là mình phải làm những chuyện mà mình không thích. Thì mình vẫn tiếp tục làm, rồi mình phải hướng tâm hay sao hả Thầy?
Trưởng lão: Mình coi như là, tuy là cái chuyện đó không thích, thì mình hướng tâm, cho cái tâm mình trước tiên là mình phải cứu mình trước, là mình được an ổn. Bây giờ cái chuyện nó xảy ra, mình không thích rồi đó, thì hướng tâm cho mình an ổn trước cái chướng ngại pháp đó, tâm mình vẫn bất động. Nó không có vì cái chuyện đó nó mà tâm mình nó động.
(49:34) Sau thời gian thí dụ như 1 phút, 2 phút, cho đến 1 giờ, 2 giờ. Mình thấy tâm mình nó ổn định, nó không bị rối loạn trước cái pháp đó. Thì bắt đầu bây giờ đó mình mới quán chiếu cái pháp đó để giải quyết như thế nào? Để làm cho cái sự này nó phải an ổn trở lại, nó không khổ đau nữa.
Thì khi nào mà cái tâm mình bình tĩnh rồi, thì mình mới giải quyết được cái chuyện này. Còn cái tâm mình nó chưa bình tĩnh đó, thì mình giải quyết nó sẽ càng chồng thêm cái ác pháp vô, nó sẽ đau khổ thêm.
Cho nên khi nào mình thấy cái tâm mình nó vui vẻ rồi đó, bắt đầu giải quyết. Còn nó chưa vui thì nó đừng có giải quyết, giải quyết nguy hiểm. Thì đó con đang giận mà con giải quyết là nguy hiểm, chừng nào mà con thật sự con thấy hết giận rồi. Thì lúc bây giờ đó con mới nói vợ con, rồi nói nó nghiêm chỉnh lắm đó. Còn hồi đó mà con tức giận rồi, mà con giải quyết thì con la hét không hà. Con hiểu chỗ đó.
(50:25) Cho nên vì vậy khi nào mình xét cái tâm mình nó bình tĩnh, nó không thấy giận hờn. Nó có nhiều cái dối trong đó nữa con, khi đó nó nói nó không có giận đâu, nó đưa ra nó nói để cho nó thỏa mãn cái cơn giận của nó chứ chưa hẳn nó phải hết giận đâu. Nó hết giận là nó vui vẻ, nó có cái sự biết thương yêu những người xung quanh, là cái tâm từ nó thể hiện ra nó biết thương đó. Thì lúc bây giờ nó mới thật sự, chứ còn không nó chỉ thỏa mãn cơn giận của nó, là nó bắt đầu nó nói ra tùm lum đủ thứ hết. Nó nói như là nó thiện, nó mà thiện nó nói người ta.
Cho nên mình khéo léo lắm, khi mà có cái sự kiện gì là cái người phải trầm tĩnh. Cho nên Thầy nói, Thầy dạy các con sống độc cư là huấn luyện cho con sống đời sống trầm tĩnh. Mà nếu mà mình sống được trầm tĩnh rồi thì chuyện xảy ra khoan nói, để quan sát. Để quan sát: thứ nhất là quan sát nội tâm của mình, bởi vì cái chướng ngại pháp đó tâm mình có động không? Mình phải tư duy suy nghĩ, và nếu mình thấy nó hơi động thì “Tâm như cục đất không có được động”.
Tới chừng mà mình thấy tâm mình thật sự nó hoàn toàn nó không bị cái đối tượng đó. Chứ nó không nói ra chứ nó bực dọc ở trong người nó dữ lắm. Cho nên trong cái sự tu tập của Phật, nhẫn nhục là đệ nhất đó. Mình nhẫn nhục ngay cái đối tượng đó là một vấn đề rất khó. Cho nên đức Phật nói: “Nhẫn một việc nhẫn khó nhẫn, làm một việc làm khó làm”.
(51:52) Mình nói thì dễ nhưng mà trước cái ác pháp đó mình mới thấy rằng nhẫn không phải chuyện dễ đâu. Nếu một người mà không từng sống đạo đức, không từng khắc phục cái tâm tham muốn của mình, thì mình nhẫn không nổi.
Còn mình từng khắc phục những cái tâm tham muốn của mình, như bây giờ muốn ăn, mình khắc phục không cho nó ăn. Nó muốn cái gì mình khắc phục. Thí dụ nó muốn uống rượu, hút thuốc, mình khắc phục không cho nó uống rượu, hút thuốc. Mình làm chủ được như vậy, đến khi nhẫn mình nhẫn mới nổi.
(52:18) Không, Thầy nói từ cái nhỏ này con phải tập luyện cho đến khi mà con nhẫn được cái cơn sân. Nó không dễ đâu. Cho nên khi mà nhẫn được thì con mới tùy thuận được. Rồi bắt đầu bây giờ nó mới an ổn trong tâm con rồi đối với nội tâm, thân tâm con nó an ổn rồi thì con mới nhẫn cho người khác.
Chứ bây giờ con nhẫn cho con, chứ con chưa nhẫn ai được hết đó. Rồi sau đó con mới nhẫn cho người khác. Nhẫn cho người khác tức là con tìm cách con giảng, con hướng dẫn cho người ta biết cách nhẫn, chứ người ta đang khổ đau. Mặc dù người ta bây giờ, người ta buồn khổ trong lòng, người ta không nói ra. Nhưng mà cái đó là người ta chịu đựng chứ người ta chưa phải nhẫn nhục đâu. Nhẫn nhục thì người ta phải bằng lòng, người ta phải xả tâm chứ. Còn mình nhẫn mà không xả tức là mình chịu đựng, chịu đựng tức là nén cái tâm chịu khổ luôn đó, chứ không ích lợi gì.
Phật tử Anh Vũ: Bây giờ thí dụ như con đưa ra một thí dụ điển hình đi: thí dụ như người vợ thì thích bông kiểng, còn người chồng thì thích tu hành.
Trưởng lão: Thích chơi hoa kiểng đó?
Phật tử Anh Vũ: Dạ, rồi thí dụ như người chồng mới vừa tác ý nói là: “Khi thấy sắc thì không dính mắc, không tốt không đẹp gì hết”. Đó thì tới chừng gặp người vợ thì vợ hỏi chứ: “Bông này đẹp không?” thì người chồng bởi vì làm vui lòng người vợ thì phải nói đẹp. Thì nó sẽ tiến tới giai đoạn nữa là người vợ nói: “bây giờ vậy thì đề nghị đi mua một chậu bông”, đó thì người chồng phải bỏ cái ba cái chuyện đó để đi mua một chậu bông. Đi mua chậu bông về đó rồi còn phải trồng xuống; rồi phải tưới. Rồi vài hôm nữa đó phải mua thêm vài chậu bông nữa. Cuối cùng thì người chồng từ một người tu hành trở thành một người chuyên chơi hoa kiểng. Thì như vậy đó người chồng phải làm sao?
(54:15) Trưởng lão: Như vậy là khi mà hỏi, “Cái bông này đẹp không?” thì con nói: “Đối với cái người thích chơi thì đẹp, còn đối với anh thì nó bình thường, không đẹp, cũng không gì hết. Tại vì đối với anh nhìn nó hoàn toàn với mọi vật bữa nay thì nó đẹp, ngày mai nó tàn lụi, thì nó cũng là cái khổ đau của nó thôi”. Cho nên mình cũng giải thích cho người ta hiểu.
Nhưng mà vì vậy đó, thì bây giờ: “Em thích đẹp, cái bông đẹp thì em cứ tự sắm, đối với anh thì anh thấy cái này toàn là sự vô thường. Hôm nay đẹp, ngày mai nó không còn nữa. Nó làm cho chúng ta vui bữa nay, mà ngày mai chúng ta thấy vô thường. Nhìn cái bông mà mình nhìn lại đời mình, ngày nào anh với em còn trẻ thì đẹp, bây giờ lớn tuổi rồi coi nó cũng cằn cỗi, cũng sắp tàn úa rồi. Nếu mà chúng ta không chuẩn bị lo thì một ngày nào đó cũng xuôi tay xuống lòng đất, không giải thoát được”. Đó thì mình nhân cái chỗ này, mà mình nói đến để cho người ta gợi được người ta hiểu, chừng đó là hay quá.
(55:15) Phật tử Anh Vũ: Nếu mà nói tới đó thì vợ nổi sân, hoặc là người vợ có tu tập thì họ im lặng.
Trưởng lão: Họ vẫn im lặng.
Phật tử Anh Vũ: Họ không thích nhưng họ không biểu lộ nổi sân thì như vậy đó thì?
Trưởng lão: Thì trong khi đó mình phải lượng, cái người vợ thường thường hay thích hoa kiểng. Thì trong khi mà hỏi mình đẹp hay không thì mình sẽ nói ngã hai: “Đúng là cái này em thích thì đẹp lắm. Nhưng mà anh thì cũng thấy đẹp, nhưng mà cái đẹp nó vô thường quá”. Nói vậy thôi đừng nói nhiều nữa.
Đó, đó là cũng đủ rồi, thì do đó mình cứ mỗi lần mình khẽ lần một chút thôi chứ đừng khẽ nhiều quá. Khẽ nhiều quá có động chạm, cứ một lần mình khẽ chút thôi. Do đó thì khi mà nói vậy thì nó cũng biết mình không thích rồi. Thì do đó nó thích thì nó đi sắm, nó làm, chứ không ấy nó lôi mình đi sắm cho nó.
Hễ mình nói: “Cái bông này đẹp quá, thôi mai anh đi mua một cái chậu nữa, em thấy ngoài kia chỗ bán nó có cái loại bông đẹp hơn cái này nữa”. Mà nếu mình nói bây giờ mình nói chống lại thì không được, thành ra thôi cũng tùy thuận mình đi làm theo. Cuối cùng mình cũng trở thành người chơi hoa kiểng luôn, thì nó lại trái với cái đường tu rồi, nó trật rồi.
(56:33) Cho nên vì vậy đó mình phải chủ động. Thầy nói tùy thuận nhưng mà không bị lôi cuốn là khó, cái khéo léo của mình làm sao mà đừng có để người ta lôi cuốn mình vào ác pháp.
Con cứ nghĩ đi, một cái chậu bông như thế này, người ta đem một cái cây bông như vậy mà người ta trồng trong cái chậu, người ta nhốt nó ở trong thì nó còn đẹp cái gì nữa, nó không còn đẹp nữa, thấy không? Con thấy không?
Cũng như con chim mình để nó bay ngoài trời thấy nó còn đẹp, chứ mình nhốt trong lồng đó, ngày nào mình đứng săm soi mình thấy con chim đẹp chứ đâu có đẹp, nó nhốt trong lồng.
Thử hỏi mình bây giờ có một cái cô phụ nữ nào đó đẹp, mình đem mình nhốt ở trong một cái nhà nào đó, mặc dù cái nhà đó bằng vàng đi thử hỏi cô còn đẹp nữa không? Thành ra mình phải xét thấy được những cái điều này. Vì vậy mình thấy từ cái cây bông, từ cái cây mà người ta uốn, người ta bắt buộc cái cây nó phải uốn theo cái kiểu người ta muốn, để rồi người ta làm cho nó đẹp, mình thấy nó khổ quá.
(57:25) Cỡ như mình tay chân vầy, người ta uốn quynh qua quynh lại rồi mình chịu được nổi không? Người khác đó thì mình đứng xuôi vầy họ nói không đẹp đâu, đứng phải co tay, co chân lên vầy nó mới đẹp. Thì lúc bây giờ mà họ bắt mình họ lấy kẽm họ quấn mình để co lên như vầy, thì thử hỏi mình còn cái chỗ nào đâu?
Thì Thầy nghĩ, khi mà Thầy đến những cái chậu hoa, chậu kiểng mọi người thì trầm trồ khen đẹp, thì Thầy thấy vật nó đau khổ. Bởi vậy Thầy nói ở đây, cô Út cô hay thích chơi kiểng lắm, cũng mua kiểng. Thầy nói có dịp nào, bởi vì Thầy cũng không dám động cái tâm đó. Thầy nói khi nào đó Thầy cũng nói nhẹ nhẹ thôi, Thầy nói khi nào Thầy có dịp Thầy giải phóng ba cây kiểng này nó tự do chứ. Mà lâu lâu vậy Thầy cũng làm một chậu, hai chậu Thầy đem xuống, chứ Thầy không dám làm tới, làm tới nó động.
(58:18) Đó, cho nên Thầy nói thật sự ra, nói mấy cái chậu này, Thầy đem mấy cây cau xuống nó mới lớn lên nè. Chứ nó ở trong cái chậu làm sao nó lớn được, tội lắm?
Rồi Thầy làm như vậy rồi. Con biết không? Thỉnh thoảng Thầy mới nhắc: “Mấy cây cau này nó được phước, Thầy giải phóng cho nó, nó khỏi tù tội nó, con sẽ thấy mấy cây cau này phải lớn hơn mấy cái cây cau kia. Nó cũng một lượt nhau mà giờ nó ở trong chậu, nó đâu có lớn được đâu. Thành ra cuộc đời nó chai lụi rồi, khổ quá ”. Mình chỉ nói vậy thôi để cho người ta lười lươi. Vậy mà bây giờ có thể mà Thầy đem nhiều chậu Thầy trồng chứ cô Út cô bằng lòng.
Những cái chậu hoa, chậu kiểng này là số nữ mà về đây họ thích lắm. Cho nên trong cái cuốn nào đó, có cô mà thích chơi kiểng, hoa đó hỏi Thầy đó, mà Thầy không nói. Thầy giải thích không nghe đâu.
(59:05) Bởi vậy Thầy nói tới cái bông mà chúng ta cắt chúng ta đem chưng cúng Phật. Trời ơi cúng Phật, cúng kiểu đó làm sao ông Phật ông chứng được? Làm sao cây bông là con của cái cây đó, mà bây giờ cắt cái con nó ra khỏi mẹ nó, để rồi chúng ta dâng lên cúng Phật thì còn nghĩa lý gì nữa?
Bởi vì cái lòng hiếu sinh của con người, từ cây cỏ mà vô tình chúng ta đi giậm trên cỏ, chúng ta cũng không nỡ nữa. Trừ ra trên cái lối đi của chúng ta, thì chúng ta phải nhổ sạch để chúng ta đi, để tránh chúng ta đạp những loài côn trùng, phải không?
(59:35) Còn bây giờ trên cái thảm cỏ như thế này mà chúng ta giậm trên đó, để cho những cái lá cỏ nó bị héo, bị úa thì chúng ta nỡ lòng nào? Nó có sự sống chứ. Tới cây cỏ chúng ta còn phải thương yêu, huống hồ là những con vật. Đó là cái tình của người tu sĩ đạo Phật, cái tình cảm của người tu sĩ đạo Phật nó sống chuộng cái sự sống của loài vật, của muôn vật.
Cho nên đối với Thầy, Thầy nghĩ là ông Phật ngày xưa đã dạy mình với một cái lòng rất là yêu chuộng cái sự sống của muôn loài. Mà con người không thực hiện, cho nên vì vậy mà mãi làm khổ cho nhau. Nếu mà chúng ta thực hiện từ cây cỏ mà chúng ta còn thương yêu thì làm sao con người chúng ta không thương yêu nhau, mà chúng ta làm khổ cho nhau?
Cho nên Thầy nói học đạo Phật, đạo đức hay lắm. Đạo đức làm người biết thương yêu nhau. Thầy tiếc rằng cái sức khỏe của Thầy thì nó không được như tuổi trẻ nữa. Chứ còn nếu mà như tuổi trẻ thì Thầy tập trung Thầy viết những cái bộ sách đạo đức nó mau lắm. Bởi vì càng thấy người ta khổ thì mình thấy nó xót xa, mà sức khỏe không cho phép.
(1:00:37) Và bây giờ đó còn bao nhiêu công việc để làm, cho nên Thầy cố gắng Thầy làm việc. Như hồi nãy Thầy đang in cái tập sách thì cô Út nhắc: “Bây giờ tới giờ rồi, hồi nãy thì thấy chú Vũ, chú ra ngoài đó”. Thầy nói: “Thầy không quên đâu, thế nào đúng giờ Thầy cũng ra”. Thầy nói cô Út vậy.
Cho nên Thầy cố gắng Thầy làm việc không có bỏ thời gian nào đâu. Để rồi hoàn tất cái tập này rồi hoàn tất cái tập khác, để đến khi mà các bộ sách đạo đức hoàn tất được. Thì các con sẽ cầm cái bộ sách đạo đức, con thấy cái giá trị của nó ghê gớm.
Thầy nói cái lòng hiếu sinh của con người. Nghĩa là mình thương cái sự sống của mọi loài vạn vật ở trên cái quả địa cầu. Cái sự sống, nghĩa là trên cái môi trường sống, trên cái quả địa cầu này nó đã cho con người một cái cuộc sống rất là đẹp con. Chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn cái cuộc sống này.
(1:01:30) Cho nên cái lòng thương yêu của chúng ta, thương yêu cái sự sống, thương yêu cái môi trường sống của chúng ta. Những hành tinh khác biết chắc được có như vậy không, chắc không có có đâu. Thầy nghĩ rằng, người ta nói ở trên cung trăng đất đá không, không có cây cỏ thì tức là đâu có sự sống. Còn ở hành tinh của mình quý quá, từ cái cây cỏ, mưa gió nó lên thấy rong rêu nó cũng đẹp, mọi cái gì nó cũng đẹp. Tại sao chúng ta không nuôi dưỡng cái sự sống thương yêu đó?
Cho nên Thầy biết đạo đức, Thầy nói về cái lòng thương yêu, Thầy tin rằng sách đạo đức Thầy ra đời thì người ta ăn chay nhiều, người ta sẽ bỏ cái khác. Thầy nghĩ rằng sẽ giảm bớt đi cái sự đau khổ của chúng sanh nhiều lắm. Cho nên các con ráng tu, ráng tu mà được, để mà làm cái nòng cốt của Phật pháp. Nó không những sống trong cái tình cảm đạo đức, mà nó còn sống trong những cái mầu nhiệm của những cái pháp tu tập, nó làm chủ được sự sống chết của chúng ta nữa. Nó có chiều sâu, mà một cái chiều rộng và một cái lòng thương bao la, nó tuyệt vời quá. Mà thiết nghĩ cái sức của Thầy nó cạn quá, nó không có đủ cái sức khỏe để mà Thầy làm liên tục, để mà Thầy nói lên hết những cái lòng mà đức Phật đã để lại cái giáo pháp đó. Bây giờ con hỏi thêm gì nữa không?
(1:03:00) Phật tử Anh Vũ: Bạch Thầy câu hỏi khác đó là làm cách nào để đo lường kết quả sự tu tập của mình?
Trưởng lão: Con đo lường được sự kết quả tu tập của mình. Là cái thứ nhất: con nhìn thấy cái tâm mình nó thường có những phút an lạc, thanh thản, vô sự. Đó là đo lường được cái sống một mình đó.
Cái thứ hai là con sống chung với mọi người, mà luôn lúc nào con cũng không có làm khổ ai, mà chính con, con không làm khổ con nữa. Nghĩa là trong hoàn cảnh nào con cũng thấy an ổn, an vui hết. Người ta nói gì nói, con không động tâm thì biết là cái kết quả của mình đã tu có.
Còn thấy nếu mà con ngồi một mình con, con thấy tâm con thường an lạc, nó không có nghĩ chuyện này, nó lo chuyện kia, nó ham chuyện nọ, thì con biết đó là kết quả của sự tu tập. Nó thanh thản, an lạc, vô sự. Những cái danh từ đó Thầy thường nói nhiều đó. Đó là khi nào tâm con ngồi lại một cách tự nhiên nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nó nghĩ ra một cái điều thiện, điều đó điều tốt. Mà nó nghĩ ra điều ác con phải thấy con biết được điều ác, thì đó là con đã có kết quả rồi.
(1:03:57) Đó, còn đứng trước các cái sự chung sống nhau của mọi người, của xã hội. Đi từ cái làm việc cho đến mọi cái, con thấy con làm chủ được tâm con, hoàn toàn không có cái pháp nào, cái hoàn cảnh, cái sự việc nào chi phối được tâm con làm nó động. Thì cái đó là kết quả tu tập con đó. Còn mà con còn giận, còn hờn, còn phiền não, còn tham muốn, còn bị bạn bè rủ đi chơi này kia, còn thích nữa thì nó chưa. Nó chưa kết quả, phải tu tập nữa.
(1:04:25) Cái này rõ phải không con? Con thấy rõ? Nhận xét rất rõ không có gì.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà mình nói là cái tâm bất động đó. Thầy nói về nó đó thì chỉ là giai đoạn cuối cùng của sự tu tập thôi. Chứ còn giai đoạn đang tu tập đó là mình phải tư duy coi nó đúng hay sai, thì lúc đó là tâm còn động. Thành ra tâm bất động nó chỉ là giai đoạn cuối cùng.
Trưởng lão: Cuối cùng. Nhưng mà tâm còn động, mà còn tập chủ động chứ không phải bị động. Con phân biệt được cái chỗ chủ động và bị động. Bị động là khi mà nó làm cho mình động. Còn bây giờ mình chủ động làm cho cái tâm nó bất động. Thì cái giai đoạn tu tập là giai đoạn là tập làm chủ.
(1:05:14) Đó thì mình phân biệt được. Còn mình bị động là người ta, khi người ta nói gì đó, cái người ta lôi mình. Cũng như người ta nói một lời nói nặng nhẹ hay là khen, hay chê mình cái mình nghe mình giận, mình phiền não liền. Đó là mình bị động rồi, mình không có chủ động.
(1:05:33) Phật tử Anh Vũ: Trong cái cách thức tu tập thì mình nên tu tập với biến chế làm sao mình có thiện xảo, thích hợp theo cái kiểu riêng của mình đó, thì có thể đưa đến tu sai mà không biết là mình tu sai hay không?
Trưởng lão: Dễ lắm, nếu mà trong cái điều kiện mình biến chế theo cái kiểu của mình, để cho mình hợp với cái đặc tướng của mình, mình tu. Thì mình nghĩ rằng mình sẽ chế biến theo mình, thì tức là mình tưởng ra chứ gì? Mình tưởng ra thì mình sẽ tu sai. Không phải, cái mục đích của đạo Phật đã xác định cho chính trên cái sự tu tập của chúng ta, dù chúng ta chế biến như thế nào mà tâm chúng ta vẫn thanh thản, an lạc, và vô sự. Thì đó là đúng.
Phật tử Anh Vũ: Đó là tiêu chuẩn.
(1:06:00) Trưởng lão: Tiêu chuẩn đó. Thành ra mình chế biến mà nó không đi ngoài những cái tiêu chuẩn này đó, thì tức là đúng, mà nó đi ngoài cái tiêu chuẩn này là sai. Thí dụ như bây giờ cái tiêu chuẩn của nó là giúp cho tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự. Tức là mình sống ở trong thiện pháp đó, cái trạng thái đó là trạng thái thiện pháp đó. Mà nếu mà nó vượt ra ngoài thiện pháp, nó có ác pháp trong này thì nó trật rồi. Tức là mình có chế biến pháp nào, mình có tưởng ra pháp nào mà mình tu mà nó không có đúng vào cái trạng thái này thì nó trật. Tiêu chuẩn của nó trật rồi.
(1:06:32) Phật tử Anh Vũ: Thì đó là nói về lý thuyết, chứ còn thì dụ như mình tu sai đó thì một, hai, ba năm mình mới biết là mình tu sai. Rồi thứ hai nữa đó là mình không có an lạc, không có thanh thản đó. Mình có thể là mình nghĩ về lý do khác, hoặc mình đổ thừa người xung quanh, mình đổ thừa tại vì vợ mình thành ra mình đau khổ.
Trưởng lão: Đó thì thật ra nó không phải vậy. Bởi vì ở đây nó không còn đổ thừa nữa, mà phải thấy tự mình thôi. Chẳng hạn bây giờ thí dụ như còn những cái chuyện gì chướng ngại là mình: tại các pháp bên ngoài, ai cũng đổ thừa được hết, chứ không phải tại các pháp, mà tại mình. Các pháp thì nó động, luôn luôn nó như vậy. Cho nên trong cái cuốn “Hành Thập Thiện” Thầy nói các pháp thì nó luôn luôn nó động, mà chỉ có cái tâm mình bất động thì các pháp nó mới bất động mà thôi. Vậy thì tâm mình bất động là tâm mình phải ở chỗ nào?
(1:07:22) Thứ nhất là nó phải tỉnh thức, nó tỉnh thức tức là biết hơi thở ra, vô. Phải không? Thứ hai nó phải biết những hành động thân của nó là tỉnh thức. Mà bây giờ nó lại phóng ra nó biết những cái hành động khác ở ngoài nó thì nó lại sai. Do bây giờ trên cái bước đường mà tu để nắm được cái chỗ, mà cái tiêu chuẩn giải thoát của nó thì rất dễ. Đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”.
Thật sự ra thì người mà không tu pháp của Phật thôi, mà đã tu thì có ngay cái đó là ngay cái thời gian mà đang giữ pháp tu, hay hoặc là ngay trong cái thời gian mà chúng ta sống ở trong pháp, thì chúng ta cũng thấy có sự giải thoát rồi. Nếu mà không có được sự giải thoát tức là có ác pháp rồi.
Vì vậy chúng ta thường tập, hay hoặc là trong khi tu tập mà chúng ta tưởng ra một cái pháp nào đó mà chúng ta tu. Mà chúng ta bị ác pháp thì trong cái mà ác pháp đó, thì nó sẽ làm chúng ta buồn khổ, làm chúng ta bất an, làm cho thân tâm chúng ta không an.
Bây giờ Thầy nói bây giờ: có một con muỗi lại cắn mình thôi. Mình nghe trên chỗ cái trán của mình bị ngứa, thì đó là mình cũng vẫn biết đó là ác pháp, tạo cho mình cái thọ, làm cho thân khó chịu. Vì vậy bây giờ mình phải đẩy lui cái chướng ngại pháp này, do đó mình lấy tay mình quạt, thay vì mình đập chết con muỗi tội nó. Cho nên mình quạt cho nó đi đi. Rồi bây giờ nó còn cái dấu nó cắn đó thì nó bị ngứa, cho nên chúng ta lại gãi đi, gãi một chút xíu nó hết ngứa. Bắt đầu giờ chúng ta ngồi lại an ổn, như vậy chúng ta đã đẩy lui được chướng ngại pháp.
(1:08:44) Đó là tất cả những cái sự kiện nó đều xảy ra. Thí dụ bây giờ mình tu, mình mới tu mà có những cái gì mà làm cho tâm mình động, làm cho cái thân mình, cảm thọ của mình khó chịu, thì ngay đó mình biết là chướng ngại pháp rồi. Thì tìm mọi cách để cho mình đẩy lui nó thôi, mình đừng cố chấp một cái gì.
Chẳng hạn bây giờ con cố chấp, bây giờ bị con muỗi cắn đây, mà bây giờ mình đang ngồi tu hơi thở, thôi để ráng chịu đựng ngồi hít thở đi, chứ để không nó quên hơi thở thì không được. Thì như vậy là con đã không đẩy lui chướng ngại pháp. Cho nên trong cái thời gian con tập trung con tu hơi thở nó vô ích. Là vì ở đây nó bị ngứa, cho nên cái sự tập trung của con nó không chín chắn đâu.
(1:09:25) Đó, cho nên có chướng ngại pháp là phải đẩy lui chướng ngại pháp, chứ không phải được mà chấp một cái pháp nào đó chúng ta đang tu. Chúng ta không phải là cây đá, cho nên vì vậy mà có cái gì chướng ngại trên Thân- Thọ- Tâm của chúng ta là phải đẩy lui liền tức khắc. Đó là một cái sự tu đúng.
Cho nên trong cái hiện tại chúng ta biết ngay liền mình có tham, có sân, có si, có chướng ngại hay không chướng ngại. Cho nên nếu mà nó không chướng ngại thì nó lại đúng. Mà nó có chướng ngại thì phải đẩy lui cái chướng ngại đó. Mà hễ mình đẩy được thì tức là nó trở về sự an ổn của nó.
Như vậy là rõ ràng pháp cái pháp này là quá thực rồi, nó không còn có sai nữa. Còn nếu mà bây giờ con tu, con ngồi cứ ức chế, con không có thấy chướng ngại gì hết, tu riết con lạc vào ở trong KHÔNG, nó cũng đâu có chướng ngại gì đâu, mà nó không ngơ. Rốt cuộc rồi cái trí tuệ con không phát triển được. Khi mà con xả ra, bây giờ con ngồi đây 1 giờ, 2 giờ chứ con đâu có ngồi một ngày, hai ngày được. Bởi vì con chưa phải là nhập định được mà.
Mà trong cái thời gian con ngồi 1 giờ, 2 giờ, 5 giờ con thấy rất an, phải không? Nhưng mà xả ra, đụng mọi chuyện gì con thấy tâm nó cũng vẫn bất an như thường. Như vậy là chưa đúng. Pháp của Phật tu thì nó không phải là do chỗ cái thời gian ngồi tu không, mà còn cái thời gian xả ra gặp chướng ngại pháp đều là đẩy lui hết.
Thì như vậy rõ ràng mình có sự chủ động, mình tu tập theo pháp Phật, mình có sự chủ động. Chủ động chứ không phải bị động nữa. Vì vậy mà lúc ngồi tu cũng chủ động, mà lúc xả ra cũng chủ động. Còn bây giờ ngồi tu thì chủ động mà xả ra thì bị động, thì như vậy là sai pháp Phật. Tức là mình kiến giải này sai rồi, không đúng.
(1:10:49) Làm sao mà trong cái thời mà mình chủ động tu, cũng như thời mà xả ra cũng chủ động trong cuộc sống. Thì như vậy trong thời tu này để luyện cái gì? Đâu phải ức chế, mình luyện được cái trí tuệ, cái trí tuệ để áp dụng vào cuộc sống xả ra. Mà cái trí tuệ này nó đã giải quyết được tất cả chướng ngại pháp, thì nó là đem cho mình được an ổn ở trong cái ra xả ra.
Còn bây giờ ngồi tu thì thấy an ổn, xả ra thì bị động, vậy tôi tu biết chừng nào tôi giải thoát? Mình giải thoát được là nhờ mình xả ra, mà tiếp duyên với các pháp mà thấy giải thoát. Thì như vậy là đúng pháp.
Còn mà xả ra, mà không có giải quyết được các ác pháp này để làm cho tâm mình bị động, thì như vậy là mình tu sai pháp rồi. Trong khi ngồi tu đây là tu trật pháp. Tu để cái mục đích là giải quyết được cái đời sống của mình làm chủ sanh mà. Đức Phật nói: “Làm chủ sanh, già, bệnh, chết mà. Làm chủ đời sống của mình”.
Thế mình tu mà đem ra áp dụng cái đời sống, áp dụng không được thì như vậy là tu sai pháp. Như vậy là con sẽ tưởng ra các pháp như thế này, thế khác, tu để mà mục đích của mình là ngồi thì nó yên, mà xả ra thì bị động. Thì như vậy là cái tưởng này sai pháp, không đúng. Nó rõ lắm.
(1:12:00) Phật tử Anh Vũ: Trong cái đời sống của người Phật tử ở thế gian đó, thì đời sống bây giờ nó phức tạp, nó tân tiến, nó ngăn cấm dữ lắm. Cho nên có những chuyện mà nó xảy ra rất nhanh, mà mình không có kịp phản ứng liền tức thời. Nếu mà mình không kịp để mà tư duy, xem nó là thiện pháp hay ác pháp, và mình lại càng không có vào để tác ý nó nữa.
Bây giờ con cho một thí dụ đơn giản: thí dụ như con tu tập ở đây nè, có một con kiến mẻ, con kiến mà to to đó, nó bò thiệt nhanh vào lỗ tai đó, thì con không có đủ thời giờ suy tư gì hết trơn, con phủi thiệt là nhanh. Thì lúc mà phủi thiệt nhanh đó, thì có cái giận là ác pháp. Có cái sợ, sợ nó chung vô lỗ tai là ác pháp. Đó là một ví dụ nhỏ thôi. Còn trong cái đời sống hiện tại bây giờ đó, là nó ngăn cấm dữ lắm, mình phải phản ứng thiệt là nhanh, thì Phật tử có cái khó khăn như vậy đó.
(1:13:14) Trưởng lão: Thầy sẽ nói cho mà biết rõ. Bởi vì cái phản ứng mà tự nhiên. Cũng như bây giờ con thấy ví dụ nè: con đi, trời nhấp nhem tối rồi, có cái sợi dây cong cong giống như con rắn. Con đi đó cái con vừa chợt thấy nó cái con tự động phản xạ của con, con phải nhảy qua liền để mà tránh con rắn chứ gì? Đó là cái sức phản xạ tự nhiên của con.
Cho nên vì vậy thí dụ như người ta vừa nói ra, con phản xạ nói liền mà không có kịp suy nghĩ chút nào đâu. Đó là cái mà thiếu tỉnh giác của mình đó. Cho nên trong cái con đường mà của đạo Phật dạy cho mình hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô, đi kinh hành biết. Là giúp cho chúng ta tỉnh thức, nếu mà chúng ta không tập cái này thì coi như cái sự phản xạ tự nhiên. Bởi vì đó là mình huân tập cái sợ hãi của mình mà.
(1:13:54) Cho nên mình thấy cái sợi dây cong cong giống con rắn là mình nhảy qua liền. Để cho nó cắn, sợ nó cắn thôi. Tức là cái phản xạ bảo vệ, bảo vệ mình. Cũng như cái phản xạ chấp ngã của mình, khi người ta nói một lời nói nặng nhẹ mình, mình phản xạ trả lời liền, không có kịp mà chuẩn bị cho nó cái lời nói mình như thế nào để cho nó có sự hòa hợp ở trong đó. Cho nên người ta có thể đánh nhau, người ta đập nhau bằng cái phản xạ chứ không có gì khác. Tức quá, người ta đánh nhau, người ta không cần. Lúc bấy giờ người ta đâu có sợ tù tội, đâu có sợ chết đâu. Đó là cái phản xạ của họ tự nhiên.
Cho nên vì vậy mà khi mà người tu theo Phật, người ta cố gắng người ta tập tỉnh thức đó. Người ta tập tỉnh thức để cho người ta chững chạc ở trong mọi sự kiện, chứ nó phản xạ. Bởi vì cuộc đời nó đã dạy chúng ta cách phản xạ như vậy đó. Mà phản xạ trong cái đau khổ, chứ đâu phải phản xạ trong cái giải thoát đâu. Con hiểu không?
(1:14:43) Cho nên do đó chúng ta phải tập tỉnh thức, tập tỉnh thức rồi tuần tự chúng ta mới đủ cái sức bình tĩnh. Đủ cái sức bình tĩnh đó, nó mới có cái định. Nó có cái định con mới có điềm đạm được, chứ còn không có định con không điềm đạm được trước tất cả ác pháp đâu. Cho nên nó tự động nó phản xạ rất nhanh. Cho nên bây giờ cái pháp hướng của mình, hướng tâm mình nhắc: “Tâm như cục đất” này kia đồ đó để cho nó có cái lực nó chống lại cái sự phản xạ tự nhiên đó.
Thí dụ như bây giờ con hướng tâm: “Tâm như cục đất”, khi mà người ta nó lời nói nào cho con sân đó, thì nó phản xạ nó chống lại. Nó chống lại, bắt đầu thí dụ như: nó mới đầu nó còn ít đó, thì nó nhắc con thôi, thì cái phản xạ con nó cũng nhanh rồi. Nó cũng phát ra, có nhiều khi con phải phát ra 5, 10 tiếng, hay một hành động con rồi. Hay hoặc cái mặt con nó đỏ lên rồi nó chưa kịp, con không nói ra nhưng mà mặt con nó đỏ lên tiền tức khắc, thì nó chưa có đủ cái lực của nó.
Nhưng mà nó đủ lực của nó, nó có đủ cái lực tức là cái định lực của nó có rồi, cái mặt con không đỏ được nữa. Thì đó là đủ lực nhờ cái pháp hướng đó đó, mà nó sau này nó mới có đủ cái lực, nó làm cho con không có phản xạ tự nhiên như vậy nữa, nó mới dẹp cái kia đi. Nó cả một công trình tu chứ.
Thôi bây giờ như vậy con sẽ về con rút tỉa những cái câu hỏi đó, rồi trên cái sự tu tập của mình, để rồi ngày mai sẽ gặp Thầy nữa. Rồi có những cái gì các con cứ hỏi, đó là cái lợi ích lớn. Bởi vì Thầy có nói mà: “Các con cứ hỏi đạo đi, hỏi cách thức mà mình tu tập”. Nó thực thế, mình tu tập rồi thì mình mới có những cái mình hỏi. Thì mình hỏi đó là cái sự tu tập của mình, giúp cho mình trên đường tu tập, tìm cái đúng để cho mình biết được cái hướng đi cho nó đúng để mình tu tập giải thoát.
(1:16:16) Cũng như bây giờ, Thầy vừa nói do cái sức mà mình tu tập tỉnh thức đó, nó mới sẽ trở thành định. Khi mà sức tỉnh thức của mình có thì cái chánh niệm mình nó có. Cho nên vì vậy ác pháp nó không có làm cho mình động tâm.
Do đó thì cái tâm mình định, mà cái tâm mình định đó, thì lúc bấy giờ người ta nói cái tâm nó nhu nhuyễn. Nó không có còn phản một cách mà giận hờn, tự nhiên của nó là như bất động. Thì lúc bây giờ nó mới bất động được.
Đó thì do như vậy, con biết mấu chốt của nó là lúc bấy giờ chúng ta luôn luôn lúc nào cũng phải tập tỉnh thức. Mà tỉnh thức để làm gì? Để áp dụng vào cái chánh niệm, luôn luôn chúng ta sống ở trong cái chánh niệm. Mà cái tỉnh thức nó giúp cho chúng ta sống được trong chánh niệm.
(1:16:52) Còn nếu mà chúng ta thiếu tỉnh thức thì sống không được chánh niệm. Cho nên vì vậy mà tập hít thở nè, tập đi kinh hành nè. Mà trong tỉnh thức, thì trong tỉnh thức luôn luôn phải nhắc cái chánh niệm để cho nó nhớ, để khi mà nó gặp mỗi chuyện thì nó vừa có tỉnh thức, thì nó phải có ở trong chánh niệm nó rồi. Nó không có được ở trong cái tỉnh thức riêng của nó. Vì chúng ta biết rằng khi mà chúng ta ở trong cái tỉnh thức, biết hơi thở ra, biết hơi thở vô. Hay hoặc là trong một cái đối tượng nào đó, thì nó sẽ lọt vào ở trong cái trạng thái của tưởng, tức là ở trong cái KHÔNG, nó đã sai đường.
Còn bây giờ chúng ta tỉnh thức kèm theo với cái pháp hướng để mà chúng ta rèn luyện cái pháp hướng đó, để nó trở thành cái nội lực của chúng ta để mà phản xạ lại các ác pháp. Bởi vì cái pháp hướng luôn luôn là cái pháp, nó là thiện pháp, nó nhắc chúng ta ở trên cái thiện pháp chứ không ở trong ác pháp đâu.
(1:17:35) Cho nên vì vậy nó sẽ là cái mấu chốt, nó sẽ đương đầu, cái lực của nó sẽ đương đầu với cái lực của ác pháp. Cho nên nó hóa giải được các ác pháp. Đó thì cho nên vì vậy mà cứ tỉnh thức là phải hướng tâm. Tỉnh thức, hướng tâm.
Cái chính bây giờ các con cứ tu bao nhiêu đó thôi. Và đồng thời kèm theo đó thì các con sẽ phát triển cái tri kiến của mình, là khi có những cái niệm nào đó thì các con phải phát triển. Tức là tìm hiểu, suy tư các cái niệm đó, chứ không có được mà ngắt ngang. Đừng có cố chấp là mình đang tỉnh thức cái hơi thở, đang tỉnh thức trên đi kinh hành, thì không có làm cái kia.
Thì như vậy tỉnh thức là khi cái tâm mình nó an ổn, nó không có gì thì tỉnh thức, mà đã có thì phải tu cái Định Vô Lậu. Chúng ta sẽ câu hữu tất cả những cái định này. Vì vậy mà chúng ta tu nếu mà nó an ổn, nó suốt cái thời gian 1 giờ, 2 giờ nó không có một niệm gì thì cứ mình giữ 1 giờ, 2 giờ đó mình tu tập. Và đồng thời kèm theo cái pháp Như Lý Tác Ý, thì con sẽ kết quả lớn của con đường tu. Rõ, nắm được cái chỗ này thì phải nỗ lực tu cái này, không có bỏ cái pháp này được, nó là cái căn bản.
Mai hai giờ con sẽ gặp Thầy. Con cứ ghi chép, con ghi nốt đi. Xá Thầy thôi con.
HẾT BĂNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [01:29:50]
(00:00) Tu tập mình đó thì nó đơn giản vậy đó, mà nó khó lắm con. Nếu mình bức ép nó quá, để cho nó mau đó thì nó lại bị ức chế. Để cho trình tự, tự nhiên, tự nhiên lần chút, chút vậy đó, rồi lần lượt tự động nó quay vô. Nó quay vô, nó hết phóng dật nữa thì mình thấy không bị tham, sân, si nữa. Mà tu xong rồi thì thấy nó không còn lo gì nữa, tâm nó bất động - thân nó có những cái chướng ngại, những cái thọ nó đau đớn đồ này kia, thì cái tâm mình bất động, thì cái tâm mình hướng cái nó hết. Còn cái tâm mình nó bị động, nó đau, nó sợ chết hay hoặc nó sợ nhức nhối đồ đó, thì nó lại không hết. Còn cái tâm nó không sợ nữa, thì bắt đầu bây giờ nó nhức cái tay, mà tâm nó không lo, nó không nghĩ đến. Kệ muốn làm gì làm, thì thấy nó cũng giảm cái đau rồi đó con.
Nhưng mà khi đó mình muốn cho nó đừng có đau, mình hướng tâm mình nhắc: "Cái thọ vô thường, không có đau cái tay nữa". Mình nói vậy, chứ mà nó hết chứ. Con thấy nó làm cho có cái sức đề kháng của tâm mình nó mạnh lắm. Nó vô hình, nhưng mà nó trợ giúp các cơ của mình đề kháng. Cái mô, những cái mô mà nó bị đau ở trong cái cơ thể mình đó, nó sẽ được hóa giải. Đó, đó là những cái chỗ mình tu như vậy. Nó hay quá mà mình tu chưa có được. Nhưng mà Thầy nghĩ rằng mấy con sẽ làm được, bền chí, đừng có sợ hãi.
Càng đi sâu vô trong cái sự tu tập mình đó, thì nó càng thấy có sự màu nhiệm. Mà sự màu nhiệm mình không ngờ được. Mình thấy cái tâm mình nó như vậy, mà nó lần nó ly cái tham, sân, si sao lại nó có những cái hiệu quả kỳ lạ. Nhưng mà tu cho đến mà nó ly hết sạch hoàn toàn rồi, nó không phóng dật nữa thì cũng sẽ thấy, cái năng lực của nó màu nhiệm lắm. Cho nên, mình không có luyện cái sự màu nhiệm đó mà tại cái tâm thanh tịnh mà nó màu nhiệm. Mục đích của mình là làm sao tu cho hết tham, sân, si thôi, nó giải thoát thôi, nhưng mà lại nó có Thiền Định rất là màu nhiệm.
Mình đâu có tập Thiền Định con. Con nghĩ mình không có tập Thiền Định chút nào hết. Mà mình chỉ có tập tỉnh thức để cho mình biết từng cái tâm niệm của mình, để cho mình xả cái tâm mình đừng có đau khổ, phiền não thôi. Thế mà nó, khi mà cái tâm nó thanh tịnh rồi nó thành Thiền Định, nó chỉ có vậy thôi. Cho nên Thầy nói nó đơn giản lắm.
Nhưng mà có cái điều kiện là con người mình sinh ra đời, nếu mà mình có đủ cái duyên mình tu lúc bé nhỏ, mình không có gia duyên nó trói buộc đó thì nó dễ con. Nó bị trói buộc rồi, nó đủ thứ chằng chịt con. Nó bứt bên đây thì cái dây bên kia nó lôi, nó bứt bên kia thì cái dây bên đây nó lôi, đủ thứ hết. Nó không đơn giản đâu, mà mình bứt sạch cái là mình thiếu đạo đức, mình làm cho người ta khổ. Không được! Nó cũng kẹt không có làm sao.
Cho nên, do cái chỗ tu hành thì nó đơn giản. Nhưng mà mình tự trói buộc mình nhiều cái sợi dây quá, rồi phải lần lượt gỡ từng sợi đó ra. Chứ không có thể nào mà bứt một cái mà được, bởi vì cái đạo đức nó không cho phép mình. Bởi vì mình đã tạo ra cái nhân quả đó rồi, thì mình phải trả cái nhân quả đó cho nó có cái chiều thuận, chứ không phải trả một cách mà bứt bỏ. Cái nhân quả do mình tạo.
(2:49) Cũng như bây giờ con muốn vợ, con mới có vợ. Chứ con không muốn thì làm sao có vợ, phải không? Bây giờ con muốn rồi, bây giờ con bứt ra, con làm cho người ta khổ thì đâu có được, đó con hiểu chỗ đó. Cho nên Phật có đạo đức chỗ này. Cho nên không có được, con mà có vợ con rồi thì con phải đối xử đàng hoàng trong nhân quả để chuyển hoá nó lần lượt. Cả hai vợ chồng nó đều có cái nhân duyên rồi, cả hai vợ chồng đồng tu để mà giải thoát hết thì tốt. Mà một mình con đi, mà con bứt bỏ vợ con một mình ở nhà rầu lo thì không được. Đó, đó là cái đạo đức của đạo Phật.
Cho nên hôm nay mấy con có duyên về cả vợ lẫn chồng, nó quá thuận. Chung nhau, đồng nhau trên một cái pháp, nó không có nghịch, đó là cái duyên mình tốt. Do đó, tuần tự mình tu tập, mình sách tấn. Người đi trước chút thì nhắc người đi sau, người đi sau được chút thì nhắc người đi trước. Cứ vậy đó, mình tiến bước dần dần. Bởi vì cái nhân quả mình đã tạo rồi, bây giờ không được bỏ nhau nữa. Mà phải dẫn nhau đi con đường đạo, cả con của mình nữa con, chứ không phải được bỏ nó.
Không phải nói bây giờ hai con biết tu, con mình giờ nó ham đời kệ nó, cho nó của cải, tài sản gì nó sống, không phải đâu. Nó có cái nhiệm vụ là con của mình, cái nhân quả mình đã tạo ra. Mình cố gắng, mình tu tập để rồi thường phải nhắc nhở cho nó để lôi nó trở lại, chứ cũng không được bỏ. Nhân quả vậy đó. Nay con có hỏi Thầy gì không con?
(4:16) Phật tử Phật tử Anh Vũ: Dạ thưa có. Muốn phòng hộ sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đó phải không Thầy?
Trưởng lão: Phải rồi.
Phật tử Phật tử Anh Vũ: Thì theo như con tập với mấy sư tu theo Nguyên Thuỷ đó, thì chẳng hạn như mắt thấy sắc. Thí dụ như mình đang ngồi mà thấy ai, có cái dáng của ai đi ngang mà mình muốn, mình có cái ý muốn nhìn lên. Thì lúc đó mấy sư Nguyên Thuỷ dạy đó là mình niệm: "Muốn nhìn lên, muốn nhìn lên, muốn nhìn lên". Thì từ từ cái ý mà muốn nhìn lên đó nó giảm từ từ. Thì con nghĩ đó là lúc mình niệm như vậy đó, thì cái tâm mình hình như nó suy nghĩ đó là ác pháp. Cho nên từ từ nó giảm nhiều, nên mình không có muốn nhìn lên nữa. Thì theo Thầy thấy là có nên thêm pháp hướng tâm hay thêm cái gì để cho cái chuyện đó nó được tốt đẹp hơn không Thầy?
Trưởng lão: Bây giờ cái đó nó nhắc như vậy là cũng như nó nhắc về cái phần nó gián tiếp, để cho tự cái tâm của mình để phòng hộ con mắt của mình. Ví dụ bây giờ mình đang ngồi đây, thoáng mình thấy cái bóng ở xa thì mình đoán biết là có người sắp sẽ đi ngang lại mình, phải không? Bây giờ mình muốn phòng hộ cái mắt của mình, mình nói: "Con mắt phải nhìn thấy hơi thở, phải thấy cái hơi thở, không có được thấy các pháp bên ngoài". Thì do đó nó bắt đầu nó, bởi vì mình thoáng thấy có cái bóng rồi.
Cho nên mình muốn phòng hộ con mắt, đừng có cho nó, đừng có nhìn thấy người đó. Sợ nhìn thấy người đó nó sẽ dính mắc đi, dính mắc cái sắc đó đi. Do đó mình mới nhắc nó: "Cái con mắt hãy nhìn cái hơi thở, phải thấy hơi thở, không được thấy các pháp bên ngoài". Do đó, bắt đầu nó tập trung biết hơi thở ra vô, nó chăm chú, nó nhìn cái hơi thở nó. Cho nên, cái bóng người đi qua nó không thấy.
Bắt buộc mình nhắc nó thì bắt đầu nó gom lại đó. Cho nên, cái người đi qua không thấy thì coi như là mình không bị dính nữa. Đó gọi là phòng hộ mắt. Mình phải nhắc trực tiếp, thực tế của nó vô. "Không được nhìn các pháp bên ngoài, mà hãy nhìn hơi thở". Phải có cái chỗ cho nó bám trụ thì nó mới bám trụ. Đó mình nhắc nó, bảo nó bám trụ. Bởi vì khi mà nó, khi con mắt mình nó thoáng thấy có cái bóng đó. Nếu mình không nhắc nó thì nó sẽ thấy, cái hình dáng đó sắp sửa đi tới gần, nó sẽ thấy. Cho nên nhắc nó, bảo nó phải quay trở lại, nó thấy cái hơi thở của nó.
Cũng như bây giờ ví dụ như con thoáng thấy, cũng như bây giờ có cái máy phát thanh nó hát phải không? Nó làm động con. Con nói: "Cái tai nghe hơi thở, không có được nghe âm thanh bên ngoài". Con nhắc nó vậy thì bắt đầu con lắng, con nghe cái hơi thở con. Nghe nó thở ra, thở vô, thở ra, con lắng nghe. Mặc dù cái hơi thở con nó không phát ra cái âm thanh, nhưng mà con vẫn cố lắng con nghe cái hơi thở. Con vẫn nghe được hơi thở con. Mà con lắng, con nghe thì cái âm thanh bên ngoài con quên, tức là phòng hộ tai. Con hiểu chưa?
Cứ hễ mình không muốn nghe một cái điều gì thì mình cứ gọi nó, thì nó sẽ lắng nghe. Bởi vì mình phòng hộ cái tai thì phải kêu nó nghe vô trong. Rồi hễ mình phòng hộ cái con mắt của mình thì phải bảo nó thấy vô trong, thấy hơi thở. Cứ cho nó vô trong cái hơi thở. Bởi vì mình biết cái tâm của mình nó sẽ định trên hơi thở, nó sẽ định trên hơi thở. Cho nên mình kêu cái tai mình nó cũng định vô hơi thở, mà cái mắt nó cũng định vô hơi thở, thì nó dễ dàng, nó có cái đối tượng nó định vô.
Mà hễ nó định vô thì tức là nó không nhìn ra ngoài đâu, mà nó không nghe ra ngoài. Mà lâu dần rồi cái nó có cái lực mạnh lắm. Hễ khi mà muốn không thấy thì ngay đó nó đã biết, nó định vô đó rồi. Nó đã chú ý, nó đã thấy, nó đã nhìn cái hơi thở của mình, đó gọi là cách thức phòng hộ.
Như bây giờ đi đường, thì Thầy đang ôm bình bát đi, Thầy đang đi xin đi. Thầy phòng hộ mắt Thầy, Thầy ngó xuống. Nhưng mà nếu mà mình không có pháp hướng tâm thì con mắt mình tự động nó sẽ liếc, ngó bậy bạ. Cho nên, mình thường mình đi vậy đó, chứ mình nhắc: "Con mắt phải nhìn xuống bước chân đi, phải thấy bước chân đi, không có thấy mọi vật bên ngoài. Các pháp đều là ác pháp, không thấy. Thấy sẽ dính mắc". Mình nhắc tâm mình vậy rồi, bắt đầu mình đi. Đi chút mình nhắc thì cái tâm, hai con mắt nó cứ gom vô, nó phòng hộ. Chứ mình làm bộ, mình cúi vậy, chứ nó liếc, nó nhìn tầm bậy. Không có được. Mình nhắc nó, nó mới không có liếc.
Phật tử Phật tử Anh Vũ: Vậy là phải nhắc thường xuyên?
(08:40) Trưởng lão: Phải nhắc thường xuyên con. Bởi vì dùng cái pháp hướng mà nhắc. Chứ con không nhắc nó, nó liếc tầm bậy. Con đi ra, con phải nhắc. Rồi con phải nhắc cái lỗ tai con nữa. Bởi vì cái tai nó khó lắm. Âm thanh nó tự nó, pháp nó đánh vô lỗ tai nó, cho nên mình phải nhắc cho nó lắng, nó nghe. Và ở trong sáu căn, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình thì chỉ có mắt với tai của mình là khó giữ lắm, khó phòng hộ lắm.
Phật tử Anh Vũ: Mắt với tai.
Trưởng lão: Mắt con. Cho nên, mình đi hay hoặc mình ngồi đâu đó thì luôn luôn mình phòng hộ. Mà mình phòng hộ như vậy đó, cũng như là mình đang tu mà mình gọi: "tâm phải định trên hơi thở" hay hoặc "tâm như cục đất". Những cái lý của nó đều là nằm trên cái chỗ này hết. Nó nằm ở trên cái chỗ phòng hộ mắt, tai đó. Cho nên cái bài pháp mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đó Thầy chưa có giảng. Bởi vì nói chung là cũng có nhiều người thì muốn được nghe Thầy giảng, chứ không phải không. Nhưng mà họ hỏi không có đúng cách, cho nên Thầy chưa có trả lời.
Cho nên cái bài mà phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng đó, là cái bài phòng hộ sáu căn của mình, là cái bài tu đặc biệt lắm. Thứ nhất là mình phải lấy giới luật mình phòng hộ. Tức là mình phải sống giới luật, đúng giới luật đó là phòng hộ đó. Rồi cách mình sống độc cư là phòng hộ đó. Mỗi cái việc làm của mình là phòng hộ mắt, tai của mình hết, chứ không phải không. Không khéo nó cứ phóng ra sáu cửa đó nó đi ra. Nó ra tiếp xúc với sáu cái trần cảnh bên ngoài.
Cho nên, luôn luôn mình sống trong giới luật nè, rồi trong cái pháp độc cư nè, rồi trong pháp Tứ Chánh Cần.
Tất cả những cái đó đều là phòng hộ mắt, tai của mình không hà, để ngăn ác, diệt ác. Ác pháp nó vô cũng từ mắt, tai, mũi, miệng của mình chứ đâu, con hiểu chưa?
Cho nên nói phòng hộ, không có nghĩa là mình chỉ có tu có một phần nhỏ đâu, mà nó cả một cái chương trình tu của người ta. Thầy chưa giảng à con, Thầy giảng ra con thấy. Trời ơi! Như vậy là rõ ràng mình chỉ giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình là sẽ giải thoát rồi. Hôm nay thì con thấy con có học trong sách tu đó, nhưng mà nó chỉ phần ít nhỏ thôi, nó còn nữa. Sau này rồi Thầy sẽ dạy thêm. Bây giờ con cứ dùng cái pháp hướng, con nhắc vậy là như vậy là con thấy ăn chắc rồi. Con cũng phòng hộ mắt con, tai con.
Phật tử Anh Vũ: Thưa Thầy là có một câu nó nói là: "Phòng hộ những điều khó phòng hộ". Thì Thầy có thể kể cho tụi con biết là những cái gì khó phòng hộ để tụi con tránh. Để tụi con cố gắng phòng hộ.
Trưởng lão: Nó có những cái phòng hộ rất khó. Ví dụ như về sáu cái căn của mình thì nó có ý căn, cái ý căn phòng hộ rất khó. Cho nên phòng hộ về cái ý căn của mình đó, thí dụ như là người ta chửi mình, cái ý của mình nó phân biệt, nó nghe, nó tức giận. Bây giờ phòng hộ cái ý của mình nó khó lắm chứ không phải dễ. Người ta không nói gì thì thôi, mình thấy nó bình thường. Mà có người ta mà nói cái gì mà chạm đến mình, nó khó lắm, nó không có dễ đâu.
Cho nên đức Phật nói: "Nhẫn một việc nhẫn khó nhẫn". Mà nhẫn một việc nhẫn, mà để cho đừng có giận khó lắm chứ, không phải dễ. "Mà làm một việc làm khó làm". Tức là hàng ngày mà con tu tỉnh thức để mà con hướng tâm thường xuyên đó, là một việc khó làm chứ không phải, nó hay quên. Còn nhẫn một việc nhẫn, khó nhẫn. Người ta nói oan, nói ức, nói tức tối mình rồi thì mình nhẫn, mình mới thấy là khó nhẫn. Cho nên nói nhẫn một việc nhẫn, khó nhẫn. Mà cái phòng hộ cái ý căn của mình là phòng hộ cái chỗ này.
Con hỏi tới cái chỗ này là phòng hộ cái ý căn rồi. Hồi nãy Thầy mới nói mắt, tai chứ gì? Bây giờ tới phòng hộ ý đó. Đó, nó là cái phần mà chủ chốt ở trong cái tâm mình. Tham, sân, si đều là phòng hộ nó, khó lắm chứ không phải dễ đâu. Con khi mà con, cái tâm của con nó muốn cái gì rồi đó, mà con không cho nó muốn là một điều khó, chứ không phải dễ. Con phải quán triệt nó, mới có thể đẩy lui được cái ý căn của con. Chứ nếu không, cái ý căn của con nó thấy cái đó, nó thích rồi thì coi như cái tâm của con, nó làm cho con rất khổ sở.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì có câu tác ý nào để thường xuyên nhắc cái ý hay không Thầy?
(12:44) Trưởng lão: Bởi vì câu tác ý mà thường xuyên để nhắc cái ý con đừng cho nó bị dính mắc đó, để mà nó nhẫn cho được đó thì con phải nhắc: "Các pháp là vô thường". Để cho cái ý, nó dính mắc cái gì nó tham thì nó không bị. Nó biết các pháp là vô thường, nó không có cái vật gì thường rồi, nó không có bị dính. "Sân là đau khổ, là nguy hiểm, là có thể hại mình, hại người", con thường xuyên con nhắc vậy. Khi có đó con dễ nhẫn lắm. Con vừa phòng hộ được ý con. Con không nhắc nó thì tới chừng đó con không thấy nó nguy hiểm. Cho nên nó không được, nó không phòng hộ được.
Đó cho nên trong cái vấn đề tu hằng ngày đó chúng ta nhắc. Ví dụ như nhắc: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si, tham, sân, si là đau khổ", đó là cách thức phòng hộ ý căn đó. Phải giữ gìn cho nó. Khi nó đụng chuyện cái bắt đầu có phòng hộ rồi, cho nên nó không có sân, không có phiền não. Đó là mình phải tu như vậy đó, mình mới giữ gìn được nó, mình mới bảo vệ được nó. Chứ không khéo thì nó sẽ bị đau khổ, sẽ bị đau khổ, cái ý mình sẽ bị đau khổ.
(14:00)Phật tử Anh Vũ: Con cũng muốn hỏi, quán về nhân quả, có câu hỏi đó là khi làm nhiều việc thiện đó thì mình phải trở lại đời này, để mà hưởng cái phước, không xong rồi.
Trưởng lão: Trở lại đời này hưởng phước.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì làm việc thiện đó là một cái chuyện không tốt cho mình?
Trưởng lão: Đúng rồi, nó không tốt. Bởi vì cái làm một cái việc thiện, đó là cái phước hữu lậu mà con. Nó có cái phước mà nó hữu lậu tức là nó có khổ đau, con hiểu không? Con sanh lại đời này tức là con có sự khổ đau rồi, không có thể nào con chạy khỏi đâu. Mà con làm phước, làm thiện đó con sẽ bị sanh lại đời này, nó không chạy đâu khỏi. Cho nên gọi là phước hữu lậu chứ không phải vô lậu được. Cho nên làm thiện vẫn là phước hữu lậu. Vì vậy mà trong cái bài mà Thầy có giảng đó, cái phước vô lậu với cái phước hữu lậu đó, hai cái này nó không đi đôi được.
Một người mà tu về phước vô lậu đó, thì không bao giờ có chùa to, Phật lớn được. Mà một người tu mà có chùa to, Phật lớn đó thì nó có hữu lậu rồi, thì cái vô lậu này không có rồi. Hai cái vấn đề này, hai cái phước này nó là con đường song song nhau, nó không gặp nhau trên một điểm giải thoát đâu. Cho nên, coi vậy chứ mà trên luật nhân quả mà quán xét đó, mình làm phước, coi vậy chứ nó sẽ huân lại nó thành. Bởi vì mình bỏ cái công lao, mồ hôi, nước mắt của mình ra làm phước thì sau này mình bất quá mình có hưởng được cái phước có cao cột đi nữa cũng làm vua thôi. Hay làm trời Đế Thiên, đế Thích thôi chứ cũng không gì khác hơn hết, nó không giải thoát đâu.
Cho nên thí dụ như bây giờ đó, con tu như vậy, con bỏ hết con về, đó là con tu tập vô lậu đó, ngăn ác diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Cái thiện của con là cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ không phải cái thiện của con là đem tiền bạc cho người khác. Đem tiền bạc cho người khác cũng như con bỏ tiền trong ống vậy đó, để đời sau con lại giàu nữa. Nghĩa là đời sau con xuất tiền ống ra con xài chứ có gì. Đời nay con làm phước, con bỏ cho người ta thì đời sau, thì con làm giàu chứ có gì đâu. Đó là cái phước hữu lậu là như vậy. Nhưng mà cái giàu của con, con thấy khổ, chứ đâu phải không khổ.
Cho nên trong một cái bức thư của một cái người cư sĩ, cái người cư sĩ đó nói: "Con thì sanh trong một cái gia đình nghèo, cho nên con lớn lên con có mục đích là con phải ráng con học. Con làm sao cho gia đình con vật chất cho được đầy đủ, sung túc". Thật đúng là cái mộng cái người này, họ đã thực hiện được cái mộng đó, đến khi họ giàu sang rồi, sung túc rồi, đầy đủ cái gì cũng có hết. Trở thành một tay ăn chơi trác táng nữa, đủ thứ tiền bạc. Thế mà nhìn lại thì không thấy có giải thoát được gì, không có hạnh phúc được. Cho nên nghèo thì cũng không hạnh phúc, mà bây giờ tới giờ mình làm giàu, mình thấy cũng không hạnh phúc. Như vậy rồi rõ ràng, đời này là đời gì kỳ vậy?
Cho nên cái người cư sĩ này mới nói: "Khi mà đọc được sách Thầy, con mới thấy đây mới Chơn lạc. Chứ còn giàu cũng không phải hạnh phúc, mà nghèo cũng không phải hạnh phúc, cái nào cũng khổ hết. Bởi vì chính bản thân con, trong cảnh nghèo con cũng có biết, rồi bây giờ tới cảnh giàu con cũng biết. Cái này rõ ràng là không có gì mà sung sướng hết". Tức là từ cái phước mà hữu lậu này nó cũng hoàn toàn nó cũng không thấy giải thoát hết được mình cái gì.
Cho nên cái người cư sĩ này viết bức thư nói cái tâm nguyện của người cư sĩ, Thầy thấy cũng tha thiết tội lắm. Bởi vì người ta đã hưởng từ cái nghèo cho đến cái giàu. Rồi tìm trong cái giàu, người ta tưởng là cái giàu sung sướng. Nhưng mà cuối cùng thì cũng không hạnh phúc không có gì được. Nó cũng nhiều cái khổ trong đó. Đó cho nên vì vậy mà Thầy thấy duy nhất chỉ có con đường mình đi, con đường này là con đường vô lậu. Mặc dù là bây giờ con là chiếc áo cư sĩ, con còn làm này kia. Nhưng mà sau khi tới cuối cùng mà con thọ Bát Quan Trai, con thấy cái tâm mà con nó quay vô rồi thì bao nhiêu con xả hết.
Phật tử Anh Vũ: Dạ!
(17:47) Trưởng lão: Con xả hết bây giờ chỉ còn duy nhất có con đường giải thoát để chấm dứt sanh tử luân hồi, là cái vô lậu của mình rồi. Cho nên, con bỏ hết. Bây giờ đó vợ, con người nào mà theo được theo, mà theo không được thì con giao lại hết tất cả. Bây giờ đây là cái giờ phút cuối cùng rồi. Thì trên bước đường này mà con đi cái đoạn cuối cùng này, thì vợ con nó sẽ đi nửa đường hết rồi. Nó cũng không coi là cái đống vàng, đống bạc là quan trọng nữa rồi, nó sẽ bỏ hết. Thì con thấy như ông Phật, ông bỏ hết ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con cưng ông bỏ hết. Ông còn ôm bình bát đi xin, mà cuối cùng ông giải thoát cái đời ông. Còn mình, mình cứ dính dấp, dính dấp như vậy chứ mình buông không ra thì cái hữu lậu này nó cứ lôi mình. Lôi mình ở trong cái hữu lậu, mình rất khó dứt nó lắm.
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi khác nữa là khi mình làm một chuyện gì cho ai đó, thì làm sao mình biết đó là mình đang trả nợ người đó hay là mình đang cho người đó vay? Để mà nếu mà mình trả nợ người đó đó thì mình ráng trả cho thật nhiều. Còn nếu mà mình cho người đó vay đó thì mình nên cho vay ít ít thôi, để sau này khỏi có phải trở lại để mà hưởng phước?
(19:11) Trưởng lão: Mình thấy rất rõ là trên cái chỗ mà mình vay đó, thì mình giúp đỡ người đó mà mình thương người đó đó, mình trả chứ, mình trả đó là mình thương người ta. Còn mình giúp người ta mà mình còn thương người ta, mình lo lắng cho người ta thì đó là mình trả nợ. Còn mình cho người ta, mình giúp người ta, mình không có thương người ta. Nghĩa là bây giờ mình thấy người ta tội nghiệp thôi, mình không có lo lắng cho họ. Nghĩa là thấy hoàn cảnh họ tội, nhưng mình giúp đỡ cho họ để cho họ có cơm ăn, áo mặc. Giúp đỡ cho họ vượt qua cái khó khăn rồi, cũng như là mình giúp cái người ngoài. Còn cái này mình đã giúp cái người đó, mà mình còn thương cũng như cái người thân của mình, mình bỏ không có được.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là nợ?
Trưởng lão: Nợ, cái đó nợ. Con hiểu chưa? Nó có cái nợ, nó có cái tình cảm, nó trói mình ở trong đó. Đã giúp người ta rồi thì thôi, người ta làm gì người ta làm, mắc mớ gì mà mình sợ mình lo hoài vậy, phải không? Thì cũng như bây giờ mình thấy vợ con hay hoặc là những người thân trong gia đình của mình, rõ ràng là cái nợ nhân quả rồi. Cho nên mình đã lo lắng đủ điều mà nó cũng còn phải thương, nó không có bỏ như ở ngoài người khác, người dưng được. Đó là mình đang nợ nhân quả.
Còn đối với người khác, mình thấy họ nghèo khổ cái mình cho năm ngàn, triệu bạc hay hoặc giúp cho họ cái này kia, rồi thôi về thôi. Họ gì mình cũng không cần lưu ý tới, thì cái đó là họ đang vay mình. Mình cho đó là họ đang vay mình đó. Một cái trả nợ, một cái vay, thì cái nào mình thấy cũng biết hết. Nó cụ thể bởi vì cái luật nhân quả nó rõ ràng lắm. Nếu mình nợ thì mình còn thương, mình thương người ta. Còn người ta vay mình thì mình không có thương người ta. Cho nên mình cho đó là người ta vay mình, đời sau người ta trả mình. Còn mình, rồi mình cho rồi thôi, nhưng mà cái người mà thọ của mình đây, cái người này nợ mình.
Cũng như bây giờ, con nghĩ như thế này, Thầy nói nợ mà. Con đem một triệu, hai triệu con cúng dường cho quý thầy, rồi về thôi. Quý thầy tu được tu, tu không được thôi, kệ không biết gì hết, thì đó là quý thầy nợ con đó. Nếu quý thầy tu mà không xong đó, thì kể như cái tiền đó quý thầy trả hoài không hết đó. Còn con, con đâu còn gì nữa. Còn trái lại, vợ con con, bây giờ phải lo nhà cửa này kia, cơm ăn, áo mặc đầy đủ rồi, mà bỏ nó không có được, thì đó là nợ. Đem những cái ví dụ như vậy, con thấy rõ rằng cái luật nhân quả nó cụ thể, cái vay, cái nợ nó khác nhau.
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi khác đó là: Cái quả hôm nay đó, là do nhiều nhân khác nhau. Nhân nhiều đời, nhiều kiếp, nó chằng chịt, nó phức tạp dữ lắm thì làm sao mà mình có thể quán chiếu nổi Thầy? Mình quán chiếu, mình quán chiếu sai đó, làm sao mà mình biết mình quán chiếu sai tới mức độ nào?
(22:23) Trưởng lão: Bây giờ, thí dụ như bây giờ những cái quả. Cái nhân của đời trước mà bây giờ cái quả nó hiện tại, thì nó rất nhiều cái quả, chứ nó không phải trong một cái quả. Bây giờ ví dụ như mình thọ khổ, mình biết đó là cái quả. Bây giờ cái tay nhức, cái đầu đau, người ta chửi mình, đó là những cái quả hết. Người ta đem lại cho mình một cái trái cây rất ngon, người ta biếu mình cái này kia, đều là những cái quả hết, người ta khen mình tiếng nói cũng đều cái quả nữa, người ta chê mình cũng đều cái quả hết. Đó là tất cả mọi các pháp đều là cái quả. Vì vậy đó mình biết cái nhân của quá khứ mình đã tạo thiện, tạo ác trong đó.
Hễ người ta khen mình, thì mình biết là nhân đời trước mình đã làm cái điều thiện. Mà người ta chê mình đó, đời trước mình đã làm điều ác. Phải không? Người ta đánh mình đó, thì biết đời trước mình làm điều ác. Người ta giúp đỡ mình khi mình gặp tai nạn đó, thì biết là đời trước mình có làm điều thiện. Con thấy phân biệt được cái nhân quả của cái đời trước với đời hiện tại chứ gì? Do đó, trong hiện tại này chúng ta sống toàn thiện, thì tương lai chúng ta sẽ toàn thiện hết, không có ác nữa.
Do chúng ta biết được những cái nhân của quá khứ và cái quả của hiện tại. Do cái quả hiện tại mà chúng ta biết được cái nhân của quá khứ. Vì vậy, mà trong hiện tại chúng ta hàng ngày, chúng ta sống chúng ta phải cẩn thận. Thân, khẩu, ý của chúng ta nói hay hoặc làm tất cả những việc gì, suy nghĩ việc gì đó đều phải nằm ở trong thiện pháp hết. Thì cái tương lai của chúng ta, cái quả sẽ hoàn toàn sẽ đưa đến hạnh phúc tốt. Cho nên đạo Phật nói ngăn ác, diệt ác để tương lai mình tốt. Còn cái quả của hiện tại thì chúng ta biết là cái quả thì phải trả thôi. Chúng ta phải vui lòng chấp nhận nó thôi, chứ không có buồn rầu, không gì hết. Hễ mình buồn rầu tức là mình trả không hết.
Cũng như bây giờ tôi bị nhức cái đầu, tôi lo lắng quá thì tức là tôi không hết cái nợ đó. Mà tâm tôi không động, tôi nhức đầu là tôi xả, tôi vui vẻ. Vì đó là cái quả đời trước tôi đã có làm ai đau khổ vì cái đầu đó, cho nên bây giờ tôi phải nhức thôi. Do vậy mà tôi vui vẻ tôi chịu. Tôi chịu vui vẻ chứ tôi không có lo lắng gì, sợ gì hết, do đó thì cái đầu tôi nó giảm. Nó chuyển được, nó giảm vì tôi vui vẻ, thì cái quả đó tôi trả hết, cho nên nó giảm. Nó giảm rồi nó hết đau.
Con thấy cái luật nhân quả nó chuyển hay lắm. Mà đồng thời khi mình chuyển vậy đó, thì mình không oán trách ai hết, cho nên không có quả ác nữa. Và đồng thời mọi người mình cũng thấy đều thương hết. Vì vậy mà lúc nào mình cũng giúp đỡ người ta bằng cái trong cái sống thiện pháp của mình, tăng trưởng cái thiện pháp lên. Do đó thì tương lai mình nó hoàn toàn có những cái quả rất đẹp, nó tốt. Cho nên Thầy nói mấy con cứ tu theo lời của Thầy đi rồi mấy con sẽ thấy. Từ ngày nay mà con tu đó, những cái quả mà con khổ, thì đó là cái quá khứ con đã gieo nó còn đó thôi. Chứ khi mà tới những cái quá khứ nó hết rồi đó thì cái tương lai của con nó sáng lạn, nó không có đau khổ nữa.
Thậm chí tới chừng mà cái thân con bệnh, thân con chết con cũng làm chủ được, không phải đó là sáng lạn sao? Đó là cái quả, cái quả của hiện tại con đã, cái nhân của hiện tại con đã gieo tốt, thì cái quả tương lai của con, con sẽ làm chủ sinh tử luân hồi. Đó là cái chỗ cái nhân quả con đó. Đó cho nên Thầy dạy mấy con là tạo cái nhân tốt đó, nghĩa là ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện để tâm ly dục, ly ác pháp hoàn toàn. Thì tương lai con, con sẽ tới cái chỗ mà con làm chủ, tịnh chỉ hơi thở. Con làm chủ sự sống chết, bệnh tật con đẩy lui, con khỏi cần uống thuốc. Đó là cái quả của tương lai của mình đó, cái quả giải thoát đó.
Phật tử Anh Vũ: Như nói là tu đó thì có thể phá hết tất cả nhân quả hay không? Bởi vì con có nghe nói là có những Thầy tu giỏi dữ lắm, nhưng mà khi tu tập thì cũng không có tịch một cách tự tại. Thì người ta giải thích rằng, đó là cái quả phải trả chứ không thể nào mà hết được, thì Thầy nghĩ như thế nào?
(26:11) Trưởng lão: Cái đó không đúng rồi. Bởi vì cái người tu là người ta xây dựng mình ở trên cái đạo đức nhân quả. Cho nên người ta chuyển sạch cái nhân quả ác, người ta làm chủ được cái nhân quả mà. Thì đó có nghĩa là đạo Phật, nếu nói làm chủ sanh, già, bệnh, chết tức là làm chủ nhân quả rồi. Bởi vì chỉ có nhân quả nó mới có cái sanh, già, bệnh chết. Mà không có nhân quả thì làm sao có sanh, già, bệnh, chết? Cho nên phải làm chủ cái nhân quả. Mà đã là một người tu chứng phải làm chủ nhân quả, chứ làm sao còn bị nhân quả được? Con thấy không? Đâu có làm sao mà nhân quả được. Cho nên, cái người tu không chứng, họ lý luận vậy thôi.
Cho nên, có những câu chuyện là như đức Phật - câu chuyện mà của Đại thừa nó đặt ra - như đức Phật mà lúc mà còn bé đó. Mới về quê ngoại, mới xách cái đầu cá mà liệng chơi đó, không ăn thịt mà liệng chơi thôi. Cho nên, khi mà thành Phật rồi thì có nhức đầu. Nhưng mà đối với đức Phật, ví dụ như bây giờ cái quả đó mà nhức đầu thì đức Phật ra lệnh nó, “cái đầu không có đau” thì không đau liền, thì lúc đó làm chủ rồi, còn gì mà cái quả nữa, phải không? Con thấy coi như đâu là cái quả nữa. Sự thật ra mình còn mang cái thân, như đức Phật còn mang cái thân thì nó còn cái thân nhân quả, thì nó phải có đau nhức chứ, nó là cái thân vô thường rồi chứ. Nhưng mà cái lệnh của tâm người ta thanh tịnh quá, nó làm sao mà nó đau nhức được? Bây giờ nó đau nhức, người ta bảo cái thân không có đau nhức, thì nó đâu có đau nhức nữa. Bây giờ cái thân nó muốn chết mà nó chết chưa được. Bảo cái thân tịnh chỉ hơi thở chết đi là nó chết liền, thì như vậy là làm chủ nhân quả chứ. Con thấy rõ không? Cho nên nó không phải như các Tổ nói đâu, các Tổ nói là các Tổ chưa làm chủ nhân quả.
Cho nên, câu chuyện đặt ra ông Mục Kiền Liên, con có nhớ câu chuyện Mục Kiền Liên mà trả nghiệp quả không? Khi mà ông trả nghiệp quả đó là bị ngoại đạo nó phục kích, nó đập ông gãy xương, gãy tay đồ hết đó. Rồi ông dùng thần thông, ông mới trở về để mà lạy, đảnh lễ Phật rồi ông mới xin Phật nhập diệt đó. Ông phải trả cái quả quá. Thầy nói thật sự, ông Mục Kiền Liên là đại thần thông mà, dễ gì ai mà phục kích đâm ông được, đâu phải. Bộ tới chừng đó ông hết thần thông sao? Đâu có lý. Bộ chừng đó cái tâm ông hết thanh tịnh sao? Đã thanh tịnh rồi thì không còn tham, sân, si nữa, thì bây giờ lúc nào cũng thanh tịnh. Chứ bộ tới chừng đó mấy thằng ăn cướp này lại đập ông, ổng hết thanh tịnh rồi, ông không có ra lệnh được nữa ha? Cái điều đó vô lý rồi.
Giải thoát rồi thì không bao giờ còn trở lại phàm phu tục tử nữa được. Cái thân này người ta muốn bỏ hồi nào ta bỏ, muốn đi hồi nào ta đi, quá tự tại rồi còn cái gì nữa. Tức là người ta làm chủ được nhân quả rồi. Cho nên đứng ở trong cái vòng đó, bởi vì qua kinh nghiệm Thầy, Thầy thấy rõ đúng là làm chủ được nó. Nó không còn mà mình không làm chủ nó được. Tức là nó không còn sai sử mình một cái gì ở trong cái thân một được.
Thì Tứ Như Ý Túc của Phật là mình muốn cái gì được cái nấy rồi, thì đó là làm chủ hết rồi. Nó có bốn cái muốn mà, Tứ Như Ý Túc - bốn cái muốn: Dục Như Ý Túc; Định Như Ý Túc; Tuệ Như Ý Túc; Tinh Tấn Như Ý Túc. Bốn cái Như Ý Túc này, bốn cái như ý mình muốn. Thì khi mà tâm thanh tịnh rồi thì mình muốn sao nó được vậy hết, cái đó là Tứ Như Ý Túc. Đó như vậy là luật nhân quả nó còn cái nghĩa lý gì đâu?
(29:33) Phật tử Anh Vũ: Với có câu hỏi khác nữa là hình như là luật nhân quả và nghiệp nó có liên hệ với nhau đó, mà nó liên hệ như thế nào? Xin Thầy giải thích?
Trưởng lão: Nó liên hệ lắm, nó liên hệ lắm. Bởi vì Thầy nói như thế này, cái nghiệp đó, là nó thành một cái thói quen. Cũng như Thầy, hàng ngày Thầy không có hút thuốc thôi, Thầy hút thuốc điếu đó, mà Thầy cứ hàng ngày, Thầy hút thuốc điếu, cái hành động mà Thầy hút đó, là cái nhân quả. Con hiểu không? Cái hành động mà Thầy hút. Bây giờ Thầy lấy điếu thuốc Thầy đốt, Thầy hút. Hay hoặc Thầy, bây giờ Thầy hàng ngày, ngày nào Thầy cũng uống ly rượu đi. Đó là cái hành động đó. Bây giờ nó trở thành thói quen, Thầy bỏ không được cái ly rượu, Thầy bỏ không được điếu thuốc là nó nghiệp. Cái nghiệp là cái thói quen, mà cái hành động đó nó mới làm thành cái thói quen, con hiểu không?
Cho nên bây giờ chúng ta tu là chúng ta dùng cái pháp hướng tâm: "Tâm ly tham, ly sân, ly si đi". Thì có nghĩa là lìa cái cõi tham, sân, si đi, thì nó tạo thành một cái nghiệp. Bắt đầu mình, bây giờ mình hướng là mình tạo cái nhân. Con nhắc ví dụ: "Cái tâm ly tham, ly sân, ly si đi, tâm như cục đất ly tham, sân, si đi". Đó là con mới tạo cái nhân thôi chứ nó chưa thành nghiệp. Nhưng một năm, hai năm sau nó thành nghiệp. Chừng đó người ta chửi, con không giận nữa là cái nghiệp của con, nghiệp giải thoát.
Phật tử Anh Vũ: Đó cũng là cái quả.
Trưởng lão: Cái quả đó, đó là cái quả rồi. Đó, thành ra nhân với cái nghiệp, cái quả của nó, nhân quả đó. Cái nhân khi con tạo, thì cái nhân mà mình tạo ra tâm không tham, sân, si như cục đất, thì đó là cái nhân. Phải không? Mà nó quen, thành cái thói quen đó rồi thì nó thành cái nghiệp, thành cái quả, thì cái quả đó quả giải thoát. Còn hàng ngày mình cứ, người ta chọc giận, người ta nói gì đó cái mình cứ giận, giận, giận thì mình huân riết nó thành nghiệp. Cái quả của nó là quả giận. Đụng tới cái giận, đụng tới cái giận liền, giận nhanh nữa chứ, giận mau nữa chứ.
Phật tử Anh Vũ: Dạ!
(30:54) Trưởng lão: Có không? Con thấy không? Đó là như vậy. Vì vậy mà bây giờ mình tu tập là mình huân cái nghiệp không có giận hờn. Còn cái mình sống hàng ngày, mình huân cái tham, cái ham muốn, cái giận hờn thì cho nó huân vô thành cái nghiệp của mình. Đó, đó là cái chỗ mà nhân với nghiệp, quả với nghiệp đó, nó có liên hệ dữ lắm con. Nếu mà cái này không có thì cái kia không có. Cái nghiệp không có thì cái quả nó cũng không có, cái nhân cũng không có.
Phật tử Anh Vũ: Con thấy có một câu đó là con hướng tâm là: "Cảm giác toàn thân an lạc tôi biết tôi hít vô". Thì cái chữ "toàn thân" này đó là, con thấy có người dịch đó là toàn thân thể mình, có người dịch là toàn thể chiều dài của hơi thở, thì Thầy nghĩ cái nào đúng?
Trưởng lão: Toàn thân là cái cảm giác toàn thân là đúng hơn. Mà toàn cơ thể là đúng hơn, mà chiều dài của hơi thở là không đúng. Chiều dài hơi thở là mình phải theo dõi cái hơi thở ra vô dài, cho nó xuống tới - Ví dụ mình hít vô tới, mình phải cảm giác theo cái bụng thì nó thuộc tưởng rồi - chiều dài của hơi thở thì không đúng. Cái đó là sai, cái đó tưởng rồi, cái ông này tưởng rồi, ông mà dịch đó là tưởng.
Còn toàn thân, nghĩa là tôi ngồi đây tôi hít vô mà tôi thấy cái thân tôi nó an ổn. Bởi vì: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô" đó, "An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". An tịnh: "Cảm giác toàn thân tôi biết hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết". Tôi hít vô, tôi cảm giác được toàn thân tôi. Để cho cái tâm mình nó tập trung hết cái thân của mình, chứ không riêng gì có hơi thở. Con hiểu không? Đó: "Cảm giác toàn tâm tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn tâm tôi biết tôi thở ra". Rồi: "An tịnh toàn thân tôi biết tôi hít vô, an tịnh toàn thân tôi biết tôi thở ra", "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra", rồi: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Thì đó là cái sự an tịnh nó toàn thân từ móng tay, móng chân, từ ngón tay, ngón chân cho đến từ đầu chí đuôi, mình nghe nó an ổn. Bây giờ nó không an ổn, tôi nhắc cho nó an ổn. Chứ không phải là mục đích tôi nhắc cho cái thân tôi an ổn. Bây giờ nó không ngồi không, nó ngồi đây mà nó không có an ổn. Nó nghe khó chịu quá, nó nghe ngứa ngáy, nó này kia, cho nên tôi nhắc cho nó an ổn. Còn cái tôi nó sao nó cứ nhớ cái này, nhớ kia hoài, nó lăng xăng hoài, nó không có chịu an ổn. Cho nên tôi nói, tôi phải nhắc nó. Mình nhắc nó: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Tâm hành tức là cái hơi thở mình ra vô theo cái tâm của mình đó, thì nó gọi là tâm hành.
Đó! Thì cái hơi mình theo dõi hơi thở để cho cái hơi thở nó làm cho toàn cái tâm của nó rất an ổn mà không bị nghĩ ngợi cái gì nữa hết, không bị trạo cử nữa. Đó là mình nhắc. Khi mà mình bị trạo cử, mình nhắc câu đó hết, còn mình không bị trạo cử thôi. Con bây giờ con ngồi, con ngồi mà nó cứ phóng ra hoài thôi! Bây giờ không có nhắc nó hơi thở ra biết ra, hơi thở vô biết vô, nhắc nữa, không nhắc nữa. Mà con phải nhắc: "An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra". Chừng nào nó an ổn, con nhắc hơi cái nó an ổn thiệt.
Cái bệnh nó chứng nào đó thì mình phải nhắc đúng câu pháp hướng chứng nấy. Cũng như giờ nhức đầu phải trị bệnh nhức đầu, mà mỏi tay phải trị thuốc mỏi tay, chứ con trị trật nó không hết đâu. Cái câu pháp hướng là cái thuốc để trị ngay cái đối tượng đó, cái bệnh đó. Cho nên khi mà có bệnh đó thì con trị. Mà không có, mà con lấy con trị, giờ tôi không nhức đầu mà cứ bắt tôi uống thuốc nhức đầu là không được. Phải không? Cho nên những cái câu đó đều là những cái câu để chuẩn bị cho chúng ta gặp cái trường hợp nào đó, thì chúng ta phải hướng tâm nó. Chứ không phải là chúng ta đem ra chúng ta tu đâu.
Phật tử Anh Vũ: Còn trên Tứ Niệm Xứ đó thì nó có nói là quán thân trên thân, quán thọ trên thọ rồi tâm với pháp vẫn vậy thì theo Thầy hiểu quán thân trên thân nghĩa là gì hả Thầy?
(35:15) Trưởng lão: Quán thân trên thân tức là ở trên cái thân của mình đó, cái bài đó là bài pháp Tứ Niệm Xứ. Dạy cho mình hiểu biết để trên cái thân của mình, mình quán cái thân của mình, mình coi cái thân của mình nó có cảm thọ gì, nó có những cái gì, cái gì trên này. Bây giờ đó, bắt đầu mình quán, mình có hay chấp cái thân của mình, ai động tới thì mình giận hờn, phiền não, phải không? Vì mình chấp cái thân của mình là của mình đi, do đó mình quán cái thân của mình thấy nó là bất tịnh, nó hôi thúi, nó bẩn thỉu. Cái thân của mình nó không có cái gì của mình, nó do duyên hợp, ngũ duyên nó hợp lại nó thành cái thân này. Nó không có gì mà thường hằng, vĩnh viễn của nó trong này hết. Vậy mà mình ngu si gì mà mình lại chấp nó là cái thân của mình. Cho nên đó là mình quán, mình tư duy, mình suy nghĩ, mình hiểu.
Bây giờ cái tâm của mình, cái thân mình nó hay sanh dục. Do mình ăn uống nhiều quá, nó thừa rồi nó hay sinh dục. Do đó mình quán bất tịnh, ngồi xem cái thân của mình bất tịnh, rồi xem cái thân của người nữ cũng bất tịnh. Do đó mình quán rồi mình nhàm chán, mình ớn, mình gớm, mình không có, thành ra nó không sanh tâm mình sắc dục nữa. Đó tuỳ theo cái bệnh ở trong người của mỗi con người mà mình tu tập các cái pháp quán đó. Cho nên nó có bốn mươi cái đề mục quán đó, nó quán lận chứ không phải là ít.
Cho nên thí dụ như mình tưởng ra, mình tưởng ra cái thân này sình, hôi, thúi. Rồi mình tưởng ra cái thân này là cái bộ xương trắng nữa, quán xương trắng đó. Do đó, để đối trị cái tâm sắc dục của mình. Đó, đó là cách thức đó, là dùng để mà đối trị quán nhàm chán cái thân. Mình quán, mình nhàm chán cái thân để cho mình đừng có chấp ngã. Phải nhàm chán, mình nhàm chán như thế nào? Cái thân thì nay đau này, mai đau khác, mốt cái nó chuyện này, bữa kia chuyện nọ, nó làm cho mình khổ sở quá. Cho nên đối với cái thân này, mình thấy chán quá. Đó, mình nhàm chán nó thì mình mới không có chấp nó, thì đó là quán, trên thân quán thân, phải không.
Rồi trên tâm quán tâm. Cái tâm thì nó phiền não, nó sanh ra ham muốn cái chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia đủ thứ. Do đó mình mới quán những cái ham muốn đó, nó đem đến cái khổ, cái nguy hiểm, cái hại như thế nào? Nó làm cho mình nhàm chán, nó không còn tha thiết với cái tâm của mình nữa. Nó không có còn ham thích với cái tâm của mình nữa, đó là trên tâm quán tâm.
Rồi trên thọ quán thọ, cái thọ thì nó chia làm hai phần, cái phần của thân và cái phần của tâm. Cái phần của tâm thì nó phiền não, nó giận hờn, phần của thân thì nó đau nhức, nó ngứa, nó ngáy, nó khó chịu. Do đó, thì mình quán phần thân rồi mình quán phần tâm để cho mình thấy tất cả những cái này đều là vô thường, lúc thì có đau. Lúc thì không đau; lúc thì có ngứa; lúc thì không ngứa; lúc thì phiền não; lúc thì buồn rầu; lúc thì không buồn rầu; lúc thì lo sợ; lúc thì không lo sợ. Như vậy thì rõ ràng nó là vô thường, nó không có cái gì cố định ở trong cái sự đau khổ này hết. Cho nên vì vậy đó mình đâm ra mình nhàm chán, mình không có còn chấp nó nữa. Do như vậy gọi là trên Tứ Niệm Xứ mà quán Tứ Niệm Xứ.
Mình quán Tứ Niệm Xứ như vậy để cho mình nhàm chán được, mình không còn ham muốn gì cái thế gian này nữa. Ngay cả thân mình không còn ham muốn nữa mà còn ham muốn cái pháp gì trên thế gian nữa. Thì các pháp trên thế gian, bởi vì nó tới bốn chỗ lận mà thân, thọ, tâm, pháp mà. Tới cái pháp mình cũng quán các pháp hết. Cho nên tất cả mọi cái vật dụng trên thế gian này mình không còn ham thích, nhàm chán hết. Bởi vì bữa nay có, có rồi cái lỡ mất cái buồn rầu, khổ sở, mà muốn cho có cái vật đó thì nó cũng phải cực khổ mới làm mới có tiền mới mua sắm. Mua sắm rồi ai mà động tới nó thì mình coi mình muốn sân lên. Thì tất cả mọi cái này đều nó làm cho mình khổ.
Cho nên có một cái người Phật tử nói với Thầy: "Con muốn mua cái xe một tỷ mấy. Cái xe hơi một tỷ mấy để đi, để mà bằng với mấy ông giám đốc, với mấy người khác. Không có thua họ, để cho mình giao dịch làm ăn cho nó ngon lành. Nhưng mà con học được của Thầy thì Thầy dạy là khi có cái xe tốt vậy đi ra đường rủi đi ra đường nó cọ, nó quẹt hay này kia thì mình tiếc, mình làm cho mình khổ đau hơn là cái xe xấu". Như vậy, thôi tốt hơn là mình sắm cái xe tốt mà mình thấy nó lo lắng đủ thứ hết. Mà đi ra đường làm sao không bị cọ quẹt? Cho nên nó trầy một chút nước sơn mà cái xe của mình cả tỷ bạc, mà nó trầy chút nước sơn thì quá tiếc rồi. Còn cái xe xấu của mình nó quẹt gì thì cũng không sao hết. Bây giờ mình cũng có xe hơi như người ta rồi, giờ mình còn ham muốn chi cho cực khổ vậy?". Do cái sự quán xét vậy nên cô không sắm chiếc xe đó. Cô sắm chiếc xe thường cô đi giao dịch với mọi người để mà làm ăn thôi. Thì cuối cùng, thì cô này cảm thấy giải thoát được khỏe. Đó là cái chỗ quán như vậy là quán các pháp đó.
Đó là trên pháp quán pháp đó, đó là Tứ Niệm Xứ rồi. Con thấy chưa? Vậy mà trên Tứ Niệm Xứ nó còn phải thực hiện các pháp. Trên Tứ Niệm Xứ bây giờ trên thân, thì trên thân mình cũng phải thực hiện các pháp như Định Niệm Hơi hiện là trên thân nó có hơi thở ra vô. Rồi tu định niệm mà Chánh Niệm Tỉnh Giác thì trên thân mình phải đi kinh hành. Mình lao động, quét dọn hay là làm cái này, cái nọ, cái kia mọi thứ thì cái động của nó đó. Thì trên thân cũng phải quán cái hành động của nó để mà tu. Thì rõ ràng là trên Tứ Niệm Xứ phải tu mấy cái hành động của nó hết, chứ đâu phải không tu. Rồi trên tâm, rồi trên thọ, rồi trên các pháp cũng đều phải tu vậy hết chứ đâu có, cũng ở trong những cái hơi thở để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện.
Phật tử Anh Vũ: Dạ!
(40:20) Trưởng lão: Rồi bây giờ, cuối cùng thì ngồi lại nhìn quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó thì coi như là hoàn tất tâm hết phóng dật thì thành tựu đạo giải thoát. Con thấy cũng ở từ ở trên cái Tứ Niệm Xứ, mà bắt đầu mới vô tu thì con phải quán. Con phải quán từng phần, từng phần, con phải quán thấu triệt hết rồi. Sau khi thấu triệt hết rồi thì con phải sử dụng nó, bốn cái loại định ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập, chứ không phải là ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu Tứ Niệm Xứ đâu. Ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tất cả các pháp trên này hết, phải không.
Bởi vì ở trong tâm của con, con phải sống Chánh Kiến, Chánh Tư Duy chứ con đâu có sống ngoài Chánh Kiến, Chánh Tư Duy được. Phải không? Cho nên, con phải tu Bát Chánh Đạo, chứ đâu sao con tu trật được, phải không? Đó! Cho nên vì vậy mà ở trên thân, thọ, tâm, pháp này con phải thực hiện, tất cả các ba mươi bảy phẩm trợ đạo của con, tu tập trên này hết, đó là cái giai đoạn thứ hai.
Đến cái giai đoạn thứ ba cuối cùng đó thì con ngồi quán sát. Cũng tu Tứ Niệm Xứ đó, mà chỉ quan sát. Ngồi đây giữ yên lặng, tâm thanh thản, an lạc thôi. Mà nó có ở chỗ nào của bốn chỗ này thì con đẩy lui chướng ngại pháp đó ra. Thì cuối cùng tâm không phóng dật, thì con thành tựu. Nó ba giai đoạn tu của Tứ Niệm Xứ, chứ không phải một giai đoạn đâu. Con thấy Thầy dạy cụ thể lắm đó con, rất là rõ ràng và cụ thể.
Phật tử Anh Vũ: Hồi nãy Thầy nói là phiền não nó thuộc về thọ hay là về tâm?
Trưởng lão: Thuộc về thọ tâm. Thuộc về thọ tâm rồi con.
Phật tử Anh Vũ: Thuộc về thọ tâm. Con cái gì thuộc về tâm nữa Thầy?
Trưởng lão: Còn cái mà nó thuộc về nó phiền não, rồi giận hờn, rồi ham muốn đó là thuộc về thọ của tâm. Còn bây giờ mà thọ về thân đó, thì nhức đầu, đau bụng, mỏi tay, mỏi chân, nóng rát, đó là nó thọ của thân. Con thấy không? Phân biệt rõ ràng mà. Về tâm của con, con phiền não, buồn rầu đó, nó về tâm. Mà về thân thì nhức cái đầu, đau cái bụng, vậy đó là về thân.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là cái thuộc về tâm với lại cái thuộc về thọ của tâm nó khác nhau chỗ nào Thầy?
Trưởng lão: Nó khác nhau chứ, nó khác nhau. Bây giờ có một cái chuyện gì ở ngoài đó - cái thân con nó an ổn, nó đâu có đau nhức gì đâu - mà người ta nói gì, cái con buồn rầu. Con buồn rầu, con ăn cơm không được. Cái ngày mai, ngày mốt cái con bệnh. Bắt đầu bây giờ thọ tới cái thân, nhức chỗ này, đau chỗ kia. Từ cái tâm nó bệnh, tức là nó phiền não, nó bệnh thì nó lôi theo cái thân con bệnh. Nó thành một khối kết hợp của nó mà.
Rồi bắt đầu bây giờ con thấy, cái tâm của con bây giờ nó đâu có buồn rầu. Bỗng dưng bây giờ con đau bụng quá trời, bắt đầu cái tâm nó lo. Nó lo, tức là nó phiền não nó rồi, nó thọ của tâm rồi, phải không? Nó kéo cái thân nó bệnh, cái thọ của cái thân thì nó lôi cái tâm con bệnh theo nó. Mà cái tâm nó bệnh, nó phiền não đó, thì nó lôi cái thân con theo nó thành bệnh. Nó liên hệ tùm lum. Cho nên mình phân biệt được vậy, cái này là bệnh của tâm, phải tu cái tâm, chứ không phải tu cái thân. Còn cái này, cái bệnh của thân thì phải đẩy lui cái thọ của thân ra, thì cái thân hết, thì cái tâm nó không có đau khổ. Con hiểu không?
Mình biết rành vậy, thì mình biết bây giờ nó nhức cái đầu. Thì nếu mà mình để đây, thì lát nữa cái đầu nó cứ nhức hoài, thì cái tâm nó lo rồi, thì nó bệnh cái tâm rồi, đâu có được. Do đó, mình đẩy lui được cái thọ của cái nhức đầu của mình đi, thì cái tâm nó đâu có lo, nó thấy nó thanh thản trở lại rồi. Cho nên mình thấu suốt được vậy đó, mình tu nó mau lắm. Vì vậy cho nên khi mà nhìn ở trên, mình ngồi trên Tứ Niệm Xứ, mình quan sát, cái này là thọ của tâm, cái này là thọ của thân. Thọ của tâm phải trị cái bệnh của tâm. Thọ của thân phải trị cái bệnh của thân, thì ngay trị cái nó hết. Thì cái tâm nó thanh thản, an lạc trở lại, nên nó giải thoát.
Phật tử Anh Vũ: Như người ta nói là quán thân trên thân. Tại sao người ta không nói là quán thân thôi, mà người ta lại nói quán thân trên thân? Người ta có ý gì mà người ta nói là trên thân nữa Thầy?
(44:23) Trưởng lão: Trên thân, nghĩa là. Bởi vì cái pháp của Phật là nói về cái thân, phải không? Bây giờ mình mới đặt cái pháp đó lên trên thân của mình, mình xem cái thân của mình có đúng với cái pháp đó không? Cho nên phải đặt nó lên trên mới hiểu nó chứ. Bây giờ con học ở trong cái pháp này, là đức Phật nói quán thân trên thân là dạy con phải quán cách này, quán cách kia vậy. Thì bây giờ con mới kê lên trên cái thân con, con xem xét. Đem cái pháp đó mà con kê lên trên thân của con, phải không? Con kê, con mới quan sát thật sự cái thân của con.
Con thấy nè, bây giờ nó bất tịnh như nước mắt, mồ hôi, nước tiểu rồi dãi, phân này kia bẩn thỉu. Máu nó lỡ nó đứt tay nó chảy ra, nó tanh quá, nó đều là bất tịnh hết. Rồi bây giờ lỡ mình đứt một miếng thịt vầy, mình để ngày mai sao nó thối quá, cái thân này bất tịnh thiệt. Do đó thì mình nói đúng, hồi nghe pháp mà đức Phật nói quán thân trên thân mà thân bất tịnh, thì rõ ràng cái thân mình bất tịnh thật. Như vậy là mình đem mình áp dụng lên trên thân của mình thì gọi là trên thân quán thân. Con hiểu không? Trên cái thân pháp mà quán cái thân thật của mình.
Phật tử Anh Vũ: Dạ cứ suy nghĩ không biết có bí ẩn gì không?
Trưởng lão: Không có bí ẩn. Đúng là mình đặt cái kia lên trên để mình xem lại nó có trúng không? Trên cái chữ nghĩa chứ nó cũng khó. Người ta nghe nói đặt thân trên thân, quán thân tương đem cái thân khác đặt lên trên cái thân của mình quán, như vậy là hai cái thân chồng lên sao? Nhưng mà không ngờ cái thân kia mà đem cái thân pháp. Tức là cái thân mà đức Phật dạy cái bài pháp đó, mới đặt lên trên chỗ cái thân thật của mình để quan sát coi nó đúng với cái bài pháp nói không? Cái bài pháp nói về cái thân đó đó. Trên thân quán thân là nói trên bài pháp, chứ đâu phải nói trên cái thân mình đâu. Phải không? Bây giờ mình mới quan sát thật sự trên cái thân của mình thì gọi là trên thân quán thân. Đúng không? Con thấy đúng không? Như vậy là đầy đủ những cái ý nghĩa của nó, không sai.
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi khác nữa là khi tu pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm tức là làm phước cúng dường đồ đó thì có đạt tới giải thoát hay không? Nếu không thì đạt được cái gì? Cách tu thế nào để có hiệu quả cao nhất?
Trưởng lão: Tu Tứ Vô Lượng Tâm - từ, bi, hỷ, xả đó. Bây giờ mình đem cúng dường hay hoặc cái này kia đó, thì đức Phật nói mình phải sử dụng cái trí tuệ mình cúng dường hay bố thí. Một cái người đó, người ta tu, giới luật, người ta thanh tịnh nghiêm túc, người ta tu có cái sự giải thoát hẳn hòi, đúng là đức hạnh thì mình đem cúng dường, nó có lợi cho mình mà có lợi cho người ta. Lợi cho người ta là người ta nhờ cái sự cúng dường của mình để người ta ăn, người ta sống tu đúng. Lợi ích cho mình, mình cúng dường đúng cái chánh pháp. Là vì mình thấy gương hạnh người ta, do đó mình cúng dường lại mình bắt chước những cái gương hạnh của người ta thì nó lại giải thoát cho chính mình. Phải không? Chứ nó không có cái phước mà gọi là cầu phước mà hữu lậu nữa.
Còn cái mà mình cúng dường, người ta ăn rồi người ta tu được, không được đó thì người ta nợ mình, người ta phải trả. Đó là coi như là mình đem của, mình cho người ta vay. Do đó, mình được cái nợ, sau này người ta làm trâu, ngựa hay tôi tớ hay quân lính hầu hạ mình. Thì sau này những người mà thọ dụng của mình, bằng mồ hôi nước mắt của mình đó, họ trở thành những người hầu hạ của mình thì coi như nó cũng không giải thoát gì đâu, nó cũng khổ. Thấy không? Cho nên vì vậy mà khi mà cúng dường đó thì mình phải cúng dường cho đúng chánh pháp. Vậy đức Phật nói cái cá nhân hoặc là tập thể đó phải thanh tịnh. Thanh tịnh tức là người ta sống đúng đạo đức, còn người ta không sống đúng cái đạo đức thì nhất định không cúng. Mà mình cúng thì tức là mình cho vay người ta rồi. Tội cho người ta, mà lại mình bắt buộc mình phải sanh lên làm người để cho người ta trả. Thì mình sanh lên làm người, mình không khổ sao? Rồi phải điều khiển cái số này, nó cứng đầu, cứng cổ lắm, đâu phải nó trả mình cái kiểu mà nó đem lại nó trả mình suông đâu? Nó trả mình nó cũng tạo những cái nhân quả khác nữa, rồi nó dây chuyền với những nhân quả khác nữa nó còn khổ hơn nữa.
Cho nên vì vậy mà khi mình cúng dường rồi, đều mình phải có sự quan sát kỹ lưỡng, đừng có theo kiểu Đại thừa mà nó so sánh. Thí dụ như ở trong Đại thừa nó nói rằng. "Mình cúng dường cho một người thiện đó, thì bằng mình cúng dường cho một trăm người ác". Nghĩa là bây giờ con đem một số tiền, con cho một cái người thiện đó. Thì thay vì con cho một người thiện thì cái phước báu nó cũng bằng con cho một trăm người ác. Nhưng mà sự thật ra cái đó là cái lý luận của họ thôi, cái lý luận của Đại thừa thôi.
(49:04) Trưởng lão: Nghĩa là một trăm người ác với một người thiện, làm sao một trăm người ác này bằng một người thiện? Một trăm người ác này, nó còn làm khổ người ta nhiều hơn cái người thiện phải không? Bởi vì bây giờ một người nó làm một điều ác thôi, mà một trăm người ác nó lại làm khổ nhiều. Bây giờ, con cúng dường nó có tiền nó ăn, nó làm ác người ta biết bao nhiêu nữa, làm sao mà bằng một người thiện được? Không có lý đâu. Một người thiện, người ta làm cho người khác an vui, người ta làm cho người khác không có khổ đau. Còn bây giờ một trăm người ác này mà mình cúng dường cho nó hưởng được cái phước bằng một người thiện này thì như vậy là rõ ràng cái lý luận đó không đúng. Thầy thấy không đúng. Mình so ra, mình tư duy, mình thấy không đúng. Đó là cái trật.
Cho nên nhất định là người thiện là cúng dường, mà người ác không cúng dường. Người ác là họ tạo ác, họ phải nhận lãnh cái quả ác của họ thôi. Cái nhân quả họ phải trả để cho họ phải sáng suốt, để cho họ phải có những cái sốc, cho họ phải hồi đầu, họ trở lại với con đường thiện thì họ mới chấm dứt. Chứ còn mình có người giúp họ, họ cứ làm ác họ vừa làm ác mà có người giúp họ, họ cứ làm ác hoài thì càng tăng trưởng thêm cái sự gian xảo thêm, không tốt. Cho nên khi mà làm một cái điều gì phải sáng suốt. Cho nên đức Phật nói phải trí tuệ trên cái sự bố thí, cái trí tuệ.
Con ví dụ như con trai Tăng, cúng dường. Là cái mục đích con muốn trai Tăng để cầu siêu cho cha mẹ của mình, linh hồn được siêu sanh Cực Lạc. Thì cái mục đích đó nó tốt, chứ đâu phải xấu, vì mình hiếu mà. Nhưng mà trái lại, con bị lừa đảo thì cha mẹ mình cũng không siêu thăng được. Mà trái lại cái tiền cúng dường này, cho những người này vay nợ cho mình, đời sau nó phải trả mình, chứ nó cũng đâu có mất được.
Nó đâu có mất, nhưng mà nó không lợi ích cho cha mẹ mình. Mà bắt buộc mình phải đi tiếp tục cái cuộc tái sanh để mà nhận lãnh cái nợ của mình đó, người ta phải trả mình. Mà người ta trả bằng cách gian xảo, tới chừng mà người ta trả lại mình, cũng đâu có phải mà chuyện mình suông đâu. Mình muốn sai một con trâu mà đi cày, ít ra nó cũng cứng lắm chứ đâu phải dễ. Cũng mệt với cày ruộng, chứ đâu phải mà nó đi suông cho mình được. Con phải roi vọt dữ lắm nó mới đi thẳng được, thành ra nó là ác pháp, chứ nó không thiện pháp đâu.
Phật tử Anh Vũ: Như con nghe hồi nãy Thầy có nói là cúng dường, làm phước với cúng dường thì cũng được giải thoát. Tức là Thầy nói giải thoát gì khác, chứ không phải là giải thoát sinh tử?
Trưởng lão: Không phải giải thoát sinh tử bây giờ mình cúng dường, bố thí mà được giải thoát, được phước báu vô lậu thì mình phải cúng dường đúng cái chỗ, đúng nơi, nó thanh tịnh. Từ đó - Thầy nói hồi nãy đó - là nó sẽ được giải thoát. Là vì mình cúng dường nơi đó thanh tịnh, cái vị sư, vị Thầy đó tu hành tốt, cái chùa đó tu tập tốt. Do đó mình đến, mình ảnh hưởng những cái gương hạnh tốt đó đó, thì từ đó là nó vô lậu, nó được giải thoát cho mình rồi.
Còn cái người này, do cái sự tu tập tốt này, họ không có nợ mình rồi. Họ đâu có nợ mình. Bởi vì dù là của đàn na thí chủ như núi non, mà họ tu hành tốt đó, tâm họ hoàn toàn tốt thì coi như nó không còn có nợ nữa. Mà cái người cúng dường lại được phước báu là vì mình thấy được cái gương hạnh tốt. Mình về, mình sống đúng những cái đạo đức, làm cho gia đình mình hạnh phúc. Làm cho cuộc đời của mình nó không có còn đau khổ, tức là nó không còn lậu hoặc, nó gọi là vô lậu đó. Đó là cúng dường, bố thí đúng pháp thì nó được như vậy. Mà cúng dường, mà không đúng pháp rồi thì nó sẽ khổ. Con cúng vậy, chứ mà con về nhà, con vẫn khổ như thường. Rồi cái vay nợ này, lần lượt người ta trả con. Con may mắn, sao mà mình mua vé số cái mình trúng? Không ngờ là mình cho người ta vay quá, bây giờ nó trúng, chứ không gì.
Phật tử Anh Vũ: Còn chẳng hạn như có ai quen, họ lại họ nói với mình là họ chỉ quen cách tu đó là Tứ Vô Lượng Tâm thôi. Làm phước với cúng dường thôi, chứ họ không thể nào tu Giới - Định - Tuệ được. Đó thì mình nghe vậy đó, thì theo con thấy đó thì mình nên giải thích cho người ta biết đó là cái đó do thói quen thôi. Tại từ hồi xưa tới giờ, người ta đã bỏ nhiều giờ người ta làm chuyện đó, thành ra người ta thấy chuyện đó dễ dàng. Chứ còn bây giờ mình nói là cái người như anh vậy đó không có tu Giới - Định - Tuệ được, thì như vậy là nó có thể làm cho người ta mất cơ hội.
(53:17) Trưởng lão: Phải rồi! Đúng rồi! Bây giờ trong cái Tứ Vô Lượng Tâm nó có nhiều cách tu, chứ không phải. Anh bây giờ, anh muốn tu Tứ Vô Lượng Tâm. Anh không cần phải giữ giới luật, anh không cần tu Tứ Niệm Xứ như tụi tui, anh tu Tứ Vô Lượng Tâm thôi. Bắt đầu anh khởi sự anh thương. Anh tập anh thương từng cây cỏ, anh thương từng cái con vật nhỏ, anh tránh đừng có giết hại nó, thì đó là anh tu Tứ Vô Lượng Tâm. Bây giờ anh thấy có một con vật nó bị đói, anh lấy đồ ăn, anh cho ăn. Đó là anh bố thí cho nó đó, anh thương nó, đó là anh tu tâm từ bi đó.
Bây giờ anh thấy cỏ đang xanh vậy, anh đừng có lội dậm lên. Đó là anh tu cái tâm từ của anh, anh thương cái loài thảo mộc đó. Tất cả những cái hành động như vậy gọi là tu Tứ Vô Lượng Tâm. Đó, khi mà anh tu được Tứ Vô Lượng Tâm rồi, cái tâm anh nó có lòng thương yêu vậy rồi, người ta chửi anh, anh không giận, tức là anh được giải thoát đó. Nó hơn là bây giờ anh cứ nói anh làm thiện, anh cúng dường, bố thí, ai chỗ nào khổ, anh cứ cúng dường. Nhưng mà anh không hiểu được cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm đó, thì anh không có giải thoát được.
Tức là anh làm cái việc thiện tốt đó, chứ không phải xấu - nhưng mà anh cần phải hiểu được cái lý của nó, thì cái tốt đó, nó hoàn toàn nó đem đến cho anh hưởng được cái hạnh phúc của anh. Còn nếu không, anh không hiểu đó, anh cứ quăng như vậy, anh cho người ta vậy, anh nghĩ rằng anh đang làm phước, chứ sự thật anh cho vay người ta đó. Chứ anh không có hưởng được cái phước mà Tứ Vô Lượng Tâm đâu. Tức là anh bỏ tiền anh cho, anh bố thí. Anh nói anh bố thí, nhưng mà sự thật ra anh cho vay, chứ không phải bố thí. Bởi vì anh không hiểu được cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm.
Khi mà anh bỏ ra như vậy đó, là anh phải biết cái người đó đang trong hoàn cảnh khổ, phải không? Khổ! Anh mới cho người ta, để giúp cho người ta vượt qua cái khổ đau. Do khi người ta vượt qua khổ đau thì ngay cái tâm của anh, anh làm được người ta thoát ra cái khổ đau đó, cái lòng của anh, anh thấy cũng sung sướng rồi. Đó là tâm từ bi của anh đó, nó giúp cho anh được giải thoát đó. Còn bây giờ anh nói, anh cứ thấy ai mà họ giả đò què tay, cụt chân anh cũng cho. Mặc! Anh cứ cho thôi. Không ngờ anh quăng tiền anh cho người ta vay, để sau này người ta trả anh chứ đâu có, anh đâu có hưởng phước gì.
Đi ra đường anh thấy cái thằng nó lại, nó xoè tay, nó xin anh. Nó than thở, nó nói cái này, cái nọ kia đủ thứ, anh động lòng anh cho: "Thôi! Tội nghiệp! Thôi cho nó đi. Rồi nó làm sao kệ nó, mình cũng chẳng biết gì hết". Nhưng mà thằng này là thằng lừa đảo nhiều người quá ở bến xe rồi. Nhưng mà cuối cùng anh cho vậy, là anh cho nó vay để sau này nó trả anh đó. Mà thằng này nó trả anh, không phải nữa mà nó trả anh đơn giản đâu. Anh cũng la, cũng hét, cũng rống cái cổ anh, cũng mỏi mệt anh lắm đó. Bởi vì nó là ác pháp, nó lừa đảo, nó tạo ra ác pháp. Cho nên mình cho vay những người ác pháp, thì coi chừng nó trả mình mà cũng không phải là dễ với nó đâu. Nó đủ thứ, nó làm cho cái nhân quả nó khổ đau lắm.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì nếu mà một người nào mà họ lại nói mình là họ chỉ quen tu cái pháp như vậy thôi. Nói vậy có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Tứ Vô Lượng Tâm vậy đó.
Phật tử Anh Vũ: Tứ Vô Lượng Tâm chẳng hạn thì mình nên nói với họ là đó chỉ là thói quen thôi. Nếu mà họ có thể chuyển sang mà Giới - Định - Tuệ thì tốt hơn.
Trưởng lão: Cũng được con. Hay hoặc là con nói như thế này: "Nếu mà anh tu như vậy đó, anh hiểu cho rõ cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm, anh làm như vậy tốt rồi". Mình khen đi, đừng có nói anh cho nợ, anh cho vay gì hết. Mình biết như vậy, nhưng đừng nói. Nói: "Anh làm cái đó đều tốt rồi, nhưng mà anh còn phải hiểu được cái lý của Tứ Vô Lượng Tâm - từ, bi, h, xả của anh. Cái lòng từ lòng bi của anh vầy là tốt đó, nhưng mà phải được rõ những cái ý nghĩa của nó. Thì khi mà hiểu rõ ý nghĩa của nó, nó quay trở về, nó tu cái này.
Bởi vì trong Tứ Vô Lượng Tâm, nó dẫn chúng ta đi vào cái chỗ Thiền Định đó. Nghĩa là bây giờ anh khởi lòng thương, mà anh đi nhắm mắt thì anh đạp chúng sanh chết hết còn gì, phải không? Tức là anh phải có cái sự suy nghĩ. Vì vậy mà anh suy nghĩ thì anh không bao giờ anh lên cái bãi cỏ người ta xanh tươi, anh dậm trên đó đâu, phải không? Anh đi dưới đường chứ không bao giờ anh đạp trên cỏ người ta đâu. Đó! Thì tức là phải có sự tư duy rồi. Vì vậy cho nên dẫn anh ta từ cái chỗ Chánh Niệm Tỉnh Giác đi vô định rồi. Con hiểu không?
Mà không nói định. Ảnh nói ảnh chỉ làm bố thí thôi, chứ ảnh không có làm cái chuyện kia. Anh tu Tứ Vô Lượng Tâm thôi, nhưng mình dẫn anh ta dần, anh ta đi vô cái chỗ quỹ đạo này mà anh không hay. Tới chừng vô rồi, bắt đầu anh vô, anh dạy, anh anh tập tỉnh thức đồ đó. Anh đi anh lưu ý hoặc anh chú ý tới cái này kia, anh không có làm cái sự đau khổ của chúng sanh, cho cây cỏ này kia đó thì như vậy chính anh tập tỉnh thức rồi.
Con thấy từ cái chỗ Tứ Vô Lượng Tâm nó dẫn người ta đi vào định con. Mà không có nói, bởi vì mình biết người ta không có thích định - Thiền Định rồi - mình không có nói cái này. Nhưng mà mình không có nói giới luật nữa, mà chính mình dẫn người ta đi vào con đường giới luật đó. Không có làm sát hại chúng sinh, không có làm cho cái môi trường sống nó bị hoại diệt đó. Đó là cái chỗ đó, chỗ Tứ Vô Lượng Tâm đó con.
Cho nên khi mà nói Tứ Vô Lượng Tâm đó, là cái hành động mà bảo vệ cái sự sống trên hành tinh. Là Tứ Vô Lượng Tâm đó - từ, bi, hỷ, xả mà con. Tâm từ, tâm bi của mình thực hiện ở trên đó là coi như là bảo vệ cái môi trường sống. Từ cây cỏ cho đến những loài côn trùng, không có được diệt một con vật nào hết đó là từ, bi, hỷ, xả.
(58:05) Trưởng lão: Nhưng mà muốn được như vậy thì anh phải tập tỉnh thức rồi. Mà tập tỉnh thức nó là định rồi. Nó cũng trở về đó. Chứ nếu anh không tỉnh thức, anh đi dẫm bậy hết đó, phải không con? Cái đạo Phật nó có cái mắc xích, pháp này nó mắc với pháp kia, nó không có lìa nhau được. Hễ mình tu cái này, chứ coi chừng nó câu hữu với cái khác rồi. Cho nên đức Phật nói luôn luôn câu hữu: "Pháp ta là pháp câu hữu, chứ không có đi độc lập một cái pháp nào riêng hết được".
Phật tử Anh Vũ: Con không còn câu hỏi nào nữa.
Trưởng lão: Được rồi! Vậy là quý quá. Cứ mỗi bữa mà con hỏi Thầy là thêm được cái nghĩa lý để mà thâm. Nó thâm sâu, tức là nó triển khai được cái sự hiểu biết của mình, cái tri kiến đó con. Từ đó mình có từ cái sự hiểu biết đó. Rồi từ cái tri kiến đó nó mới giúp cho mình được giải thoát, gọi là tri kiến giải thoát, chứ không có gì hết. Nó không giỏi, ai không giỏi, ai thành Phật có như vậy hết. Mà Thầy là một thiện hữu tri thức, Thầy sẽ giúp cho các con có đầy đủ. Trang bị cho các con có đầy đủ những cái tri kiến đó, để sau khi các con trên cái cuộc đời tu hành của các con. Các con sẽ gặp mọi việc thì các con sẽ có cái tri kiến giải thoát, giúp cho các con giải thoát ra được hết.
Cho nên Thầy bảo các con cứ hỏi Thầy đi, Thầy trả lời. Mà Thầy trả lời để giúp cho các con có sự hiểu biết sâu sắc về cái cuộc sống của mình, về cái cuộc đời đạo đức của mình. Chứ Thầy không trả lời, hoàn toàn là không trả lời lừa đảo một cái gì mà thần thông phép tắc trong này hết. Mà nói bằng cái thật về cái tư duy, luôn luôn lúc nào nó cũng đem lại ích lợi cho mấy con hết. Thôi bây giờ thì con nghỉ, con tập tu nữa. Rồi ngày mai nếu có điều kiện gì, thì ngày mai hai giờ Thầy đến đây. Còn không có thì thôi. Con cứ chuẩn bị có để mà hỏi cho nhiều, để rồi con về bển, con có đủ những cái tài liệu để mà anh em cùng nhau mà nghe trở lại những cái lời mà Thầy dạy.
Phật tử Anh Vũ: Dạ! Dễ tu tập hơn.
Trưởng lão: Dễ tu tập, nó không có lạ con thôi bởi vì xa quá. Chứ phải ở thành phố mấy con lên đây thì Thầy nói khỏi lo rồi. Còn này xa quá. Thôi bây giờ Thầy ra con.
Phật tử Anh Vũ: Dạ con xin cảm ơn Thầy.
(1:00:31) Trưởng lão: Rồi có điện rồi con.
Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi bữa hôm nay đó, thì khi mình thương yêu và chăm sóc cha mẹ đó, thì cái đó có thuộc về ái kiết sử hay không?
Trưởng lão: Nó cũng là cái ái kiết sử, nhưng mà nó là cái đạo đức, cái bổn phận của mình rồi con. Nhưng mình phải thương yêu, mình cung phụng, mình nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào mới là đúng, còn như thế nào mà sai nữa. Chứ không phải nói mà mình, thí dụ như bây giờ con làm có tiền. Con mua cái này kia cho cha mẹ, cung phụng đầy đủ vật chất. Nhưng mà về tinh Thần thì ông bà sao, kệ không biết, thì cái đó nó cũng không đúng hướng nữa.
Cho nên khi mà một cái người con mà báo hiếu, thương cha mẹ của mình thì đối với đạo Phật dạy: "Một người con, mình phải sống cho đúng thiện pháp". Tức là mình luôn luôn mình sống ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Và mình sống đúng những cái giới luật của Phật thì tức là những cái ác pháp, đều mình được đẩy lui nó hết và mình sống ở trong thiện pháp. Thì trong khi đó mình sống, mình giữ gìn như vậy đó, thì mình ước ao cha mẹ mình sớm để mà hiểu được chánh pháp của Phật, để sống trong thiện pháp, đó là một đứa con hiếu.
Nghĩa là mình làm được những cái điều lành, mình thấy mình được an vui. Mà cha mẹ mình sống tuy vật chất đầy đủ, mình nuôi dưỡng đầy đủ, nhưng mà còn phiền não, buồn rầu. Còn lo lắng, thương đứa này, ghét đứa kia, hoặc là con cái đứa nào cũng thương, cũng nhiều cái lo lắng, đau khổ. Mình thấy cha mẹ vậy thì mình cứ ngầm, mình tu tập được một ngày, một phút, một giây nào đó. Mình ước nguyện cha mẹ mình cũng được giải thoát như vậy, thì đó mới thật sự là hiếu. Chứ còn nếu mình cứ lo, mình nuôi dưỡng cha mẹ đầy đủ, mà nhiều khi mình nói lời nói làm cho cha mẹ buồn phiền. Hay hoặc có những cái hành động mà mình lâu lắm mình mới về thăm ông bà. Khi mà về ông bà nói: "Tao nhớ mày quá chừng, mà mày không có về", thì đó cũng là bất hiếu nữa con.
Cho nên nói về cái đạo hiếu của đạo Phật thì nó cũng là thuộc ái kiết sử. Nhưng mà cái kiết sử đó, mình phải chuyển nó bằng cái vô lậu của nó. Khi mình tu, mình đừng có để nó trói buộc mình trong cái tình cảm đó. Mà mình phải nỗ lực, mình thực hiện để mình ước ao cha mẹ mình cũng được giải thoát như mình thì mới là hiếu. Cũng như bây giờ cha mẹ con chết rồi, không còn sống nữa, con không còn nuôi dưỡng được nữa, ví dụ vậy. Bây giờ con tu hành được, con ước ao cho cha mẹ mình dù là tái sanh ở bất cứ nơi đâu. Cha mẹ mình cũng được cái chánh pháp của Phật để thực hiện sống trong một đời sống thiện như mình, hôm nay mình tu tập. Thì cái ước nguyện của con mà con sống đúng, thì ước nguyện con nó sẽ thành đạt được ý nguyện đó. Đó là báo hiếu, đó là cái hiếu.
(1:03:12) Chứ còn con, nếu mà con không hiểu nó, cha mẹ chết rồi thì bắt đầu cúng. Tới ngày giỗ, ngày tư, ngày tết, mình cúng quảy linh đình, mời bạn bè đến ăn uống say sưa thì cái đó không hiếu đâu. Hay hoặc là mình trai Tăng, cúng dường để cầu cho, phước của chư Tăng để gia hộ cho cha mẹ, linh hồn được siêu sanh Cực Lạc thì cái điều đó cũng là vô ích nữa. Không có lợi ích thật nữa, bằng mình thực hiện cái đời sống giải thoát của mình, đời sống đạo đức của mình. Mình ước muốn chứ mình cũng không làm sao mình đem cái sự giải thoát này mình cho cha mẹ mình được.
Mà mình chỉ ước muốn thôi, ước muốn cha mẹ làm sao mà được sống, được như mình như hôm nay, được gặp chánh pháp như thế này. Cái lòng ước muốn mà con giữ gìn mà đúng cái giáo pháp mà Phật dạy, ngăn ác, diệt ác, sống trong thiện pháp như vậy đó, con ước muốn cha mẹ mình sẽ được. Ông Phật ông có nói trong cái bài kinh ước nguyện đó, mình ước nguyện cái điều gì thì mình sống phải đúng giới luật. Tức là đúng đạo đức nhân bản làm người đó con, thì mình sống, mình ước nguyện sẽ được. Đó là hiếu đó.
Phật tử Anh Vũ: Còn khi cha mẹ đã qua đời đó, thì mình tu hành, mình có hồi hướng công đức được cho cha mẹ, cha mẹ có nhận lãnh được cái gì nữa không Thầy?
Trưởng lão: Không được! Mình hồi hướng thì không được, mình đem cho cha mẹ thì không được. Nhưng mình ước muốn cho cha mẹ để được như mình thì được. Mình ước muốn chứ mình cho không được. Bởi vì cái cho nó thuộc về cái đạo luật nhân quả. Cha mẹ chỉ làm cho cha mẹ thôi, chứ còn mình làm cho cha mẹ không được. Cái luật nhân quả là người nào làm, người nấy hưởng chứ còn không có người này mà làm cho người kia được. Cũng như cha mẹ mình làm thiện thì cha mẹ mình hưởng mà mình làm thiện thì mình hưởng, chứ còn mình chỉ ước muốn cho cha mẹ mình để làm thiện được thì cha mẹ mình khó có làm thiện được. Chứ còn mình làm thiện, mình cho cha mẹ để cái phước thiện đó thì không được.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà cha mẹ không nhận được thì mình đâu có cần ước muốn chi hả Thầy?
Trưởng lão: Đó vậy đó, mình đâu có cần ước muốn, bởi vì nhận không được. Còn mình ước muốn cha mẹ được làm điều thiện thì được, chứ còn mình ước muốn mình làm điều thiện mà cho cha mẹ thì không được.
Phật tử Anh Vũ: Thì không được, dạ.
Trưởng lão: Không được! Cái đó nó không đúng, không đúng cái luật đạo đức nữa. Nó buộc lòng là cái người đó phải tự lực, cho nên đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên đi". Mỗi người phải tự thắp, chứ không có người này mà thắp cho người kia được. Thành ra cũng cái ước muốn mà cái ước muốn lại sai. Cái hồi hướng, mình đem cái công đức tu hành mình để hồi hướng cho người khác được giải thoát như mình thì không được đâu. Cho nên cái hồi hướng thì không được đâu. Mà cái ước muốn cho người đó được, mà ước muốn cái của mình cho người đó thì không được. Cái đó là cái phước vô lậu rồi.
Phật tử Anh Vũ: Dạ cũng như là mình từ bi, mình muốn người ta cũng như là tập đức hạnh tốt thôi chứ còn không cầu siêu, cầu an gì hết?
Trưởng lão: Đó! Vậy đó, mình muốn cho người ta tập đức hạnh tốt thôi. Đó! Cái ý muốn vậy đó. Vậy mà nó giao cảm được, nó giao cảm, nó làm cho người đó có cái duyên gặp được cái thiện pháp. Rồi nó làm cho cái người đó lại sáng suốt nhận ra được cái đó là cái ích lợi. Chứ còn có nhiều người người ta đọc cuốn sách "Hành Thập Thiện" hay hoặc "Đạo Đức Làm Người", người ta quá coi thường, người ta sẽ ném qua. Nhưng mà nhờ những con cái hay có người tu, của người thân của mình ước ao cái điều đó, cái bỗng dưng hôm nay sao đọc lại thấy cái này thích.
Cũng như ví dụ như bây giờ con, ví dụ như đặt thành vấn đề như nhiều đời, con cũng có những con cái của mình chứ đâu phải không. Bởi vì mình chết đời nay, mình sanh làm người thì mình có những con cái đời trước chứ đâu phải không. Con cái mình ước muốn, bây giờ cái mình gặp cuốn kinh này, mình lại thích hợp, đó là cái ước muốn của nó. Cho nên Phật pháp dạy nó đúng cách lắm, nó đúng cách. Cho nên mà khi mình ước muốn một điều gì, mình ước muốn đúng với cái khả năng, cái trường hợp đó thì nó sẽ đạt được. Còn mình uớc muốn mà ngoài cái sức của mình thì không làm được cái điều đó đâu.
Phật tử Anh Vũ: Vậy chắc tương tự như vậy, tức là những người còn sống hay là thân nhân đồ đó thì mình cũng không cho ai được.
Trưởng lão: Không cho ai được.
Phật tử Anh Vũ: Mình chỉ uớc muốn thôi?
Trưởng lão: Ước muốn, tức là mình phải làm cái gương hạnh rồi, mình làm ước muốn thì được. Chẳng hạn bây giờ con ước muốn cho vợ con mình cũng sẽ có đủ cái duyên để tu hành, cũng làm như mình vậy. Nhưng bây giờ nó không tu, nó cũng ăn mặn, nó cũng còn tham vui cái này kia. Nhưng mà con cứ con sống đúng cái gương hạnh, cái đạo đức của con. Con sống gương hạnh buông xả, con sống một cách an ổn, giải thoát. Cái bỗng dưng một ngày nào đó, nó thấy hay quá, cái nó bắt đầu theo con. Nhưng mà ngầm trong đó con đã ước muốn rất nhiều cho tụi nó theo, nhưng mà rốt cuộc nó theo. Con hiểu không? Bởi vì cái gương hạnh con nó sẽ dẫn dắt nó, ngày nào đó. Cho nên đức Phật nói mình làm cái đó được, mình làm cái đạo đức được, giữ gìn giới hạnh được rồi thì mình ước muốn sẽ được kết quả, gia đình mình sẽ lôi nhau đi hết. Còn mình, ví dụ, con uống rượu, hút thuốc rồi đi chơi đủ cách, du đãng đủ cách hết. Con ước muốn cho vợ con mình tốt, không được! Nó nói ông còn xấu quá, phải không? Con thấy.
(1:08:18) Trưởng lão: Chính cái chỗ đó mình suy ra đức Phật dạy đúng con. Mình làm tốt mình đi, những người xấu xung quanh nó sẽ tốt thôi. Mà trong cái tâm của mình, mình không có ích kỷ, nhỏ mọn. Mình làm tốt được, mình mới giải thoát được. Mình không có nghĩ mình giải thoát không cần ai, cái đó ích kỷ lắm. Cho nên khi mình được giải thoát rồi, thì mình không nói người ta được, mình không có dạy người ta được đâu. Cái gương hạnh mình sống đó, để chờ cho người ta thấy được cái sống của mình mà người ta theo thôi. Nhưng mà ngầm ở trong tâm mình nó ước muốn cho người ta được thì nó mau, còn mình không ước muốn vậy chứ nó lâu hơn. Đó! Đó là cái hướng dẫn thực tế, cái pháp nó cụ thể con. Cụ thể mà đúng, nó đúng cái nghĩa của nó.
(1:09:01) Phật tử Anh Vũ: Khi nói về thực phẩm ăn thì Phật nói ăn, thì khi mình ăn mình nhận biết thức ăn ngon đó. Cái nhận biết như vậy nó có phải là vướng mắc vào thức ăn hay không?
Trưởng lão: Không! Không vướng mắc! Con biết bữa nay cái món ăn nay ngon, cái món ăn này dở, cái này ngọt, cái này đắng, cái này chua, cái này cay, con biết hết. Nhưng mà con thấy cái ngon này, nhưng mà con không có thèm. Có ăn, không có thôi, chứ không thèm. Mà khi tâm nó thèm, con nói con quán thực phẩm: "Bữa nay thì nó ngon, chứ ngày mai nó thiu, ăn vô rồi thì đi cầu nó cũng là bất tịnh rồi”. Thực phẩm bất tịnh, cho nên làm cho con nhàm chán. Mà con thấy ăn ngon biết ngon, nhưng mà con nhàm chán, con không có thèm khát nó nữa. Mà còn thèm khát tức là còn tham. Con nhận xét chỗ đó rất hay.
Khi mình ăn, mình biết ngon chứ không phải không biết ngon, ăn rồi thôi. Nhưng mà cũng như bữa nay có cô Út cho một cái chén chè ăn ngon quá. Ước ngày mai sao phải cô Út cho nữa, hay là ngày mốt gì đó muốn ăn chén nữa thì cái đó là không được. Ăn bữa nay biết ngon, nhưng mà không có đòi hỏi nữa. Mà cái tâm nó muốn vậy đó, thì mình phải đẩy lui nó để cho nó không muốn như vậy, cái đó sai, ác pháp rồi. Đó thì do vì vậy đó, mình cứ tu theo đạo Phật vậy, nó làm cho mình có cái tâm nó chủ động, nó điều khiển được. Nó không có còn tham đắm những cái ăn, cái uống, cái dục của thế gian, chứ không phải nói mình ăn không thấy ngon. Cho nên, có nhiều sư, nào canh, nào cơm nào đồ ăn, bánh trái đồ trộn lộn nhau, cũng như cái đồ thập cẩm vậy. Rồi ngồi đó ăn cho nó đừng có biết ngon thì kể như là mình ăn vậy, mình quá ngu rồi. Thầy nói thật sự đó là quá vô minh rồi. Không phải. Cái vị giác của mình ăn biết ngon, nhưng mà đừng tham đắm. Biết cái món đó ngon nhưng mà không tham đắm món đó đâu. Cái ăn, cái món đó vẫn.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà khó, ăn mà không tham đắm là khó.
Trưởng lão: Cho nên vì vậy mà đức Phật mới có cái pháp Như Lý Tác Ý đó. Để sợ mình tham đắm, mình dính, mình ăn ngon rồi cái nó dính. Cho nên tác ý nó ra, rồi quán nó bất tịnh, để rồi nó không tham đắm. Mà nó không tham đắm, ăn biết ngon mà không tham đắm. Cái đó khó chứ không phải dễ, coi vậy chứ tập luyện dữ lắm.
Phật tử Anh Vũ: Thân kiết sử nghĩa là chi hả Thầy?
Trưởng lão: Thân kiết sử là thường thường mình hay chấp cái thân của mình dính mắc lắm, cái gì cũng về cái thân của mình hết. Coi vậy chứ mình coi cái thân của mình lắm. Mình bây giờ mình nói mình không trọng nó chứ sự thật ra mình đang trọng nó, mình đang quý trọng nó lắm. Người ta nói sơ sơ cái mình giận đó, là người ta nghe chạm cái thân mình rồi đó. Đó cho nên nó gọi là thân kiết sử, nó là cái sợi dây vô hình, nó trói mình chặt lắm. Cho nên chừng nào mà người ta nói cái gì, mà người ta chê mình, mình không giận đó thì cái thân kiết sử nó mới biết đó. Chứ còn không, nó coi vậy chứ vô hình, nó dễ giận, dễ hờn lắm, khó lắm. Đó là kiết sử.
Phật tử Anh Vũ: Vậy ngũ triền cái với lại thất kiết sử nó có những cái giống nhau đó thì mình bỏ bớt được hả Thầy?
Trưởng lão: Bỏ bớt, nhưng mà nó khác nhau đó con. Cái ngũ triền cái là năm cái màn ngăn che nó khác. Còn cái kiết sử đó, nó là cái sợi dây vô hình nó trói mình. Thí dụ như bây giờ mình không hiểu cái gì đó, thì mình khởi cái tâm tham. Thì đó là cái triền cái nó che mình mình mà không biết mình tham. Cũng như bây giờ đó cái sân kiết sử nó che, cho nên mình mới thấy cái tâm mình giờ nó không có sân. Nhưng mà khi có cái chuyện gì mà nó động mình, người ta nói xấu mình hay này kia, cái mình đâm ra mình tức, thì cái sân mình có liền ra. Bởi vì nó che mình, giờ mình không thấy sân, con thì con không thấy sân. Nhưng mà đùng cái, người ta nói gì tức, cái con có thấy sân liền. Đó là cái sân triền cái nó che lại, nó khuất lại mình không thấy nó.
(1:13:02) Còn cái sân mà kiết sử nó lại khác. Người ta nói con tức giận, con đang tức giận. Bây giờ nó đang tức giận, nó có mà con bứt nó ra không được. Biểu nó xuống đừng có giận nữa, mà nó cứ buồn buồn trong lòng nó hoài. Nó tức cái người đó hoài, thì cái sân nó hiện tiền, nó đã có cái sân, chứ nó không bị che.
Trưởng lão: Còn cái bây giờ mình không có sân mà mình biết ở trong này nó có sân. Cho nên đó là cái màn nó che, cho nên mình không sanh sân, nhưng mà có chuyện, có pháp gì nó đụng mình, mình có sân lòi ra. Thì. Cái sân mình nó lòi ra, nó có rồi đó, thì nó gọi là hữu sân kiết sử - cái sân nó có rồi nó mới lộ ra.
Còn cái tham mà của triền cái thì chúng ta bây giờ thấy chúng ta đâu có tham. Nhưng mà thấy cái đó vừa đẹp, cái muốn cái nó lòi cái tham ra. Bị nó che rồi, nó che tham mình không thấy. Nhưng mà có cái vật, nó hiện cái tướng tham ra, phải không? Còn cái tham mà cái hữu tham kiết sử đó, nó có cái vật. Bây giờ con có cái máy này, mà có người lại xin, con không muốn cho. Thì cái vật này nó làm cho con dính với con, nó trói con, nó không có cho con bứt ra cho người khác. Cũng như con bỏ hết, con còn có ba y, một bát. Mà con cứ xăm soi cái bát của con thôi, con không dám lìa cái bát, tức là con còn hữu tham kiết sử. Nó còn cái vật mà con không bỏ ra được thì nó cũng còn trói con. Đó! Đó là hữu tham kiết sử. Còn cái tham triền cái là mình không thấy, có vật cái nó khởi tham lên.
Thầy có dịp Thầy sẽ giảng cái năm triền cái với cái thập thất kiết sử. Mười bảy cái kiết sử chứ không phải là thất kiết sử, mười bảy kiết sử. Thành ra, mình giảng ra rồi, cái tâm mình nó khởi ra cái gì, mình thấy ông Phật dạy nó quá chi li để cho biết từng cái tâm của mình. Mà mỗi cái nó khác nhau. Con thấy tham, sân, si thì bên thất kiết sử nó cũng có tham, sân, si. Nhưng mà nó khác hơn, chứ nó không giống chút nào hết. Bởi vì nó phân tích ra chi ly, chứ nó cũng là cái dòng họ sân, nó cũng sân hết đó, chứ không đâu.
Phật tử Anh Vũ: Về cái vấn đề nghi, nghi ngờ đó, mình biết cái người đó từng là cái người xấu thì, khi mà họ nói cái câu gì đó là mình bắt đầu mình nghi rồi, thì như vậy có phạm giới không Thầy?
Trưởng lão: Cái nghi đó nó làm cho mình. Bởi vì bây giờ có cái người đó, họ đến nhà mình mà từ lâu họ là cái người ăn trộm cắp. Bắt đầu mình thấy nghi họ, họ vô ngồi trong nhà là mình nghi họ rồi đó. Họ để ý cái này, cái kia để họ lấy, phải không? Thì mình nghi. Họ chưa có lấy mà mình nghi mà, nó là cái triền cái rồi. Cái nghi đó là triền cái rồi - tham, sân, si, mạn, nghi, đó, cái nghi đó triền cái. Cái người đó chưa có lấy đồ, nhưng mà tại vì cái thành tích anh ta có cái phường ăn trộm cắp, cho nên mình nghi anh ta. Thì cái nghi này, cho nên trong cái nghi này, thì mặc dù là anh ta chưa có lấy đồ của mình, nhưng mà mình vẫn phải nghi anh ta.
Nghi thứ nhất là mình cẩn thận để ý để những cái vật chất của mình nó không mất, cái đó điều tốt, chứ không sao đâu. Chứ con không cẩn thận nó khiêng nhà con đi mất. Nhưng mà cái nghi này mà con cẩn thận, con biết rằng mình để hơ hỏng cái gì thì anh này sẽ lấy. Cho nên chừng đó mình cẩn thận, mình khoá cửa, mình đóng tủ, mình cẩn thận mình không để gì sơ sót ở ngoài. Cho nên mình yên tâm không có gì nữa. Anh có vô, anh cũng không lấy được đâu, cho nên rốt cuộc rồi tôi không nghi nữa. Còn con mà không cẩn thận thì con thấy con cứ nghi, phải theo để ý thôi.
Cho nên, nó cái nghi đó, từ cái nghi nó bắt buộc mình phải có cái cẩn thận, cái ý tứ của mình từng chút. Con để cái xe, con nghi rằng để kiểu này họ đi ngang qua lại thì thế nào cũng gợi lòng tham họ đẩy xe mình. Cho nên vì vậy mình phải cẩn thận, mình phải để cái xe như thế nào, thế nào. Rồi khoá như thế nào sao, để yên tâm mà khi mình nói chuyện, hay hoặc là khi mình tiếp chuyện gì đó, thì cái xe mình nó không có mất. Đó, thì cái nghi của mình, nó giúp cho mình những cái lợi ích như vậy. Nhưng mà cứ mà để cho tâm mình nó luôn luôn, mà mình không cẩn thận để cho mình ngồi đây, mà để cái xe ngoài cửa ngõ kia. Mà nói chuyện với mọi người đây, mà cái tâm cứ lo chiếc xe không thì như vậy cái nghi khổ quá. Con thấy cái đó là cái nghi nó khổ, nghi sẽ mất chiếc xe. Mà hồi đó thì cẩn thận cho đàng hoàng, thì đâu có làm sao bây giờ nghi? Cho nên cái nghi này là do cái không cẩn thận.
Đó thì cái triền cái này, do đó Phật dạy cho mình cái tâm mình đừng có nghi là khi nào mình cẩn thận hết là không nghi ai hết. Có đúng không? Còn nếu để nghi, con thấy có khổ không? Khổ! Đó cho nên khi nào mình làm cái gì đó, mình cẩn thận hết rồi thì không có sợ nữa. Mà bây giờ, ví dụ lỡ mà người ta có lấy đồ mình, tại cái nhân quả của mình, chứ mình là người cẩn thận rồi. Cho nên vì vậy mà cái tâm nghi mình nó không còn có nữa. Con hiểu chưa? Đó! Cách thức để mình hoá giải được cái tâm nghi của mình. Chứ đâu phải mà không có cái cách thức để mà hoá giải được tâm nghi của mình. Mà nó vẫn giúp mình là con người cẩn thận, nó rất hay chứ. Nó không có còn cái thiếu sót chỗ nào.
Phật tử Anh Vũ: Còn nếu mà mình nghi ngờ, mình không biết là cái nhận thức mình đang có đó, có đúng sự thật hay không đó, thì cái đó là nó sao nó không phải là tốt, nó không phải là xấu?
(1:18:15) Trưởng lão: Coi như là mình nghi ngờ như thế này nè, cái nhận thức mình có đúng không? Bây giờ thí dụ như có một người nào nói cái lời nói đó thì mình nghi là, mình hiểu qua cái lời nói của người đó. Mình là người cẩn thận thì mình nghi không biết mình hiểu đúng cái ý của người ta không? Cái đó tốt. Cái đó là cảnh giác lắm. Cái nghi đó tốt, nghi mình, coi mình hiểu có đúng không? Bởi vì nếu mà hiểu mà không đúng nó sẽ, hai cái ý này nó sẽ khác nhau đi thì nó sẽ có sự chống đối. Người ta ngay vì người ta nói cái lời tốt quá, mình nghi xấu, thì lúc bấy giờ nó làm cho tâm mình nó khổ đau. Cho nên cái nghi này nó cũng nguy hiểm lắm.
Vì vậy mà khi mà khởi ra một cái điều gì thì trước tiên cái tâm nghi mình nó có đó, thì mình phải xét kỹ lưỡng, cẩn thận. Mà muốn xét cẩn thận, kỹ lưỡng như vậy thì chỉ có tập tỉnh thức mà thôi. Con có tỉnh thức thì con sẽ không có nghi đâu. Còn con không tỉnh thức thì con sẽ bị nghi thôi. Nghĩa là trong cái ngũ triền cái này, cái tâm nghi con đó, cái nghi với cái mạn. Nếu mà khi tỉnh thức đó thì con cũng sẽ dẹp được tham, sân, si rồi. Mà khi mà tỉnh thức thì nghi nó cũng không có nữa rồi. Mà khi mà tỉnh thức thì nó là trí tuệ rồi, cho nên nó không si nữa rồi.
Cho nên, chỉ có một cái tỉnh thức thôi mà nó phá cái ngũ triền cái, nó phá được hết. Nhưng mà cái tỉnh thức đó, nó còn cộng thêm cái quán thì nó mới phá được cái sự tìm hiểu. Tức là cái tri kiến giải thoát đó thì nó mới phá được cái thập thất kiết sử. Bởi vì cái kia nó tự nó có, nó trói còn cái này nó không có. Cho nên vì vậy đó mà mình chỉ có cái sức tỉnh thôi. Mà hễ tỉnh nó là minh rồi, nó không còn vô minh. Tức là nó hết si rồi thì nó phá hết, ngũ triền cái nó dẹp hết. Nhưng mà nó không có dẹp nổi cái thất kiết sử đâu. Giờ con có vợ con rồi, mà con có được cái trí tuệ, nhưng mà con bỏ vợ, bỏ con mà con đi tu thì không có được. Nó là cái kiết sử rồi, nó trói như sợi dây rồi.
Phật tử Anh Vũ: Cái thói quen lâu rồi.
Trưởng lão: Nó thói quen lâu rồi, không có được. Cho nên mình phải sử dụng bằng cái trí tuệ. Để từng đó mình hướng dẫn cả một cái cộng nghiệp của một cái khối gia đình của mình đó, đều là hướng đến con đường giải thoát hết thì nó mới giải quyết được cái nhân quả của nó. Chứ còn một mình con, con giải quyết nhân quả cá nhân con thì cái tập thể của cá nhân này nó sẽ đổ vỡ con hết. Nó không được đâu, con không làm đúng cái đạo đức nhân quả rồi.
Phật tử Anh Vũ: Để con xin phép thay cái băng khác.
Trưởng lão: Rồi con thay đi con.
Phật tử Anh Vũ: Trong lúc đó chị có câu hỏi gì để hỏi không?
(1:20:49) Trưởng lão: Con có hỏi Thầy gì không con?
Cho nên vì vậy mà con nghĩ rằng, bây giờ còn ít phút, cái thời gian nó ngắn quá. Cái tuổi đời con mà con không bứt ngay được cái tình cảm của con thì ai cứu con? Con của con, nó không cứu con được đâu. Cho nên, vì vậy mà lúc bây giờ con phải tự cứu lấy mình. Và đồng thời nó biết rằng cái tình cảm của nó cũng thương, nhưng mà mình có cái lời khuyên nó. Bây giờ con đâu có còn lo cái gì nữa đâu? Con đâu có sợ đói. Bây giờ nếu mà có mẹ thì cũng vậy, mà không mẹ con cũng no đủ như vậy, đâu có gì đâu mà con phải lo. Mà con biết là khi mà mẹ mất rồi, con không gặp mẹ đâu. Còn bây giờ mẹ tu đó, còn có thể gần, mẹ con còn sẽ gặp nhau đó. Đó thì bây giờ mẹ tu như thế nào? Mẹ tu đúng con đường, chứ đâu phải mẹ mê tín, mẹ cầu khẩn siêu sanh Cực Lạc chỗ nào đâu? Mẹ giải thoát cho được mẹ, mẹ không còn cái nghiệp lực, tức là mẹ không còn khổ. Mà mẹ không còn khổ thì con có hạnh phúc không? Con thương mẹ thì thấy mẹ không khổ, thì con phải thương chứ sao. Nhưng mà bây giờ mẹ đi học, mẹ đi tu để làm cho mẹ hết khổ. Mà tại sao con lại kéo mẹ lại để cho mẹ khổ, như vậy con có thương không? Đó, như vậy con giải thích cho nó nghe nó rõ ràng, thì những cái giải thích như vậy làm cho nó thấy nhiệm vụ nó phải giúp mẹ nó để mà tu hành, để cho được giải thoát. Thì cái đó là cái bổn phận của người con hiếu rồi.
Đó, thì như vậy là con sẽ thấy là như thế nào? Đó là con ái kiết sử đó con. Cách thức mà con giải quyết như vậy là bứt ái kiết sử. Còn bây giờ mà con, nó mới có mười một, mười hai tuổi, hay hoặc mười lăm, mười sáu tuổi. Nó còn nhờ con phải nuôi nó để ăn học, để nên người mà thì con bỏ đi thì không được. Con bứt ngang như vậy là không được đâu. Hay hoặc là con giao cho một người khác không được. Trách nhiệm của con là mẹ, con phải nuôi cho tới con lớn khôn. Cũng như cha cũng vậy, nuôi cho con mình phải lớn khôn. Chứ nói: "Bây giờ có mẹ, có tiền bạc đủ rồi, mẹ mày làm nuôi cũng đủ rồi, tao đi tu thôi, chứ tao cũng không có cần. Bây giờ có tao thì tụi bây cũng vậy mà, không có tao cũng vậy". Không được! Nghĩa là mình có bổn phận, con mình nó còn nhỏ, chứ nó lớn là sao? Chắc gì mẹ nó dẫn dắt đứa con này đi đến chốn đến nơi đâu? Biết đâu chừng mình rời khỏi, mẹ nó kiếm ông chồng khác về đây, rồi đứa con mình ra sao đây? Mình phải hiểu con. Cho nên, đừng có bứt ngang như vậy được, mà phải làm những cái điều đó được. Mà phải hết, cả hai vợ chồng muốn tu đều là cũng phải thực hiện cái nhiệm vụ, trọng trách của mình. Mặc dù bây giờ của cải mình nhiều, nhưng mà con mình mới mười bốn, mười lăm tuổi là không được bỏ. Đó là cái trách nhiệm, bổn phận. Tại sao mình biết làm tạo nó ra, ai sanh nó ra, ai đẻ nó ra đây, có phải cha mẹ không? Bây giờ mình lại bỏ ngang, mình muốn đi giải thoát, để rồi con mình bơ vơ vậy. Đó! Đừng có.
Cho nên trong cái thời đức Phật, chưa có cái đạo Phật. Cho nên ông mới bỏ con, bỏ vợ, bỏ cha, đi tu làm cho những người khổ biết bao. Cho nên, sau khi ông tu rồi, ông biết không cái điều này. Cho nên người nào mà xin đi tu là ông cấm chặt. Nghĩa là chồng cho thì mới được, mà chồng không cho, không được. Mà vợ muốn đi tu thì chồng phải cho, mà không cho thì không được. Mà chồng muốn đi tu thì vợ phải đồng ý cho, chứ không cho, không được. Mà có con rồi, mà con không có muốn cho mẹ đi tu thì mẹ cũng phải chịu thôi, chứ còn không có cái đạo đức. Thì các con biết đó là cách thức bứt ái kiết sử, chứ sự thật ra mình bứt ngang mà vô chùa chưa chắc đã bứt được, mình ngồi đây mình cứ nhớ con mình.
Còn mình làm hết cái bổn phận rồi, mình đi rồi mình vô chùa, bắt đầu nó khởi ra cái lòng thương yêu của mình đối với con. Cái mình nghĩ: "Ờ bây giờ nó cũng đầy đủ rồi, đâu còn gì thiếu đâu, đâu có trách nhiệm". Thì mình có cái trí, cái tư duy của mình, mình luận thì nó hoá giải được cái tâm mình, nó yên ổn để mình tu tiếp. Chứ không khéo, nó còn nhỏ vầy, mình vô ngồi, cái bắt đầu. Hồi ham tu thì nó quên đi. Tới chừng mà vô ngồi yên tịnh rồi đó một tháng, nữa tháng, rồi bắt đầu nó nhớ lại, nó mới thấy là trách nhiệm của mẹ bỏ con như vậy không có được. Đó! Cho nên vì vậy mà Thầy nói, bứt ái kiết sử là mình phải bứt cho đúng cái luật nhân quả đạo đức thì mình bứt sạch cái ái kiết sử. Con thấy chưa? Phải tập như vậy. Như mấy đứa con con nó lớn hết rồi. Sao con?
Phật tử 1: Thưa Thầy… (Không nghe rõ câu hỏi)
(1:24:43)Trưởng lão: Như vậy là tốt rồi đó con. Kể như là nó cũng là nên người, có công ăn, việc làm rồi, thì mấy con sẽ bứt đi được, tu được. Mà Thầy tin rằng mấy con tu là tụi nó sẽ ủng hộ mấy con. Nếu nó biết, nó ủng hộ. Ví dụ như bây giờ các con ở đây tu tập, nó thỉnh thoảng nó lên nó thăm, nó thăm mẹ nó. Nhưng mà khi mà độc cư đó, thì nó cũng chỉ thăm, cái lòng của nó thăm. Nhưng mà nó đến đây nó hỏi thăm Thầy. "Mẹ con mạnh giỏi không?" Thì Thầy nói mạnh khoẻ, thì nó an tâm nó về, nó không cần gặp con. Nó không cần thấy mặt, để cho mẹ nó yên tu mà. Còn bây giờ con, khi đó thì Thầy nói: con: "Con của con nó mới có lên thăm con nè, thì nó biết con mạnh khỏe. Tụi nó cũng mạnh khỏe, tụi nó làm ăn cũng khá lắm. Thì con nghe con mừng, phấn khởi, con mình cũng yên ổn, phải không? Rõ ràng là tình nghĩa mẹ con không bao giờ cắt đứt chỗ nào hết, nhưng mà chúng ta lại tu dễ dàng. Thầy chỉ là một người thông tin thôi. Thông tin, Thầy cho biết rằng mẹ tụi nó ở đây tu hành được yên ổn, mạnh khoẻ, không có sao hết. Có gì Thầy báo cho mấy con biết, thì nó an tâm nó về. Nó thấy an ổn lo làm ăn thôi, không có gì hết.
Còn con, Thầy vô báo là tụi nó lên đây, nó cho Thầy biết là tụi nó làm ăn cũng khá thịnh vượng. Không có gì, không có tai nạn gì hết, rất tốt, tụi nó đứa nào cũng mạnh khoẻ. Con thấy con mình nó vậy thì mình mừng quá, vậy chỉ còn cái chuyên tu thôi. Phải không? Thầy nói nó đâu có cái gì mà gọi là nó làm cho con khổ đau đâu. Con nghe được cái tin đó, con mừng quá, con lại nỗ lực tu hơn nữa. Mà cứ như vậy, mà sách tấn nhau, mà đời với đạo sách tấn nhau để đi đến cái rốt ráo cuối cùng của một người chuyên tu, cái chỗ đó.
Cho nên con biết hồi mà Thầy ở trên Hòn Sơn đó. Thì cái điều kiện mà Thầy, thì Thầy có cái duy nhất là Thầy nhớ mẹ Thầy thôi. Nhưng mà khi mà Thầy ở gần mẹ Thầy, Thầy tu rồi. Bà bữa nào, bà cũng thăm, cũng bưng mâm cơm. Thầy không còn nhớ mẹ nữa, cho nên yên tâm mà tu. Con thấy đâu còn ai đâu? Mà đâu còn thương nhớ ai nữa đâu? Mà giờ đã ở gần bên mình rồi, mình đâu còn thương. Cho nên Thầy cứ chuyên tâm mà tu, tu riết được.
Còn ở trên Hòn Sơn một mình thì thanh vắng lắm đó, nhưng mà nó cứ nhớ mẹ. Tại sao? Bởi vì mình không có ai hết, giờ còn có người mẹ, cha mất rồi. Còn cái người mẹ làm sao không nhớ? Cái tình thương duy nhất của mình mà. Rồi lại nó còn nhớ, không biết cô Út, cô có lo cho mẹ mình đầy đủ không? Cô là gái nữa, này kia đồ, cũng làm cho tâm mình bận rộn. Nó cũng thỉnh thoảng, nó nổi lên, mình thấy không yên được. Càng ở thấy cái chỗ này sao cái tâm của mình nó còn lộn xộn quá. Không biết ở nhà mình ra sao? Mẹ mình ra sao? Giờ giặc giả như thế này ra sao đây? Thầy nói: "Miễn thôi bây giờ mình cứ về đó, mình xin mẹ mình nấu cơm cho mình ăn. Rồi chắc mình ngồi đó, chắc mình yên tu là đúng thôi, yên thôi.
Cho nên thí dụ như bây giờ ở nơi con, con không có chỗ được yên tu, con lên đây con tu. Thì con con, Thầy báo cho con biết. Rồi bắt đầu Thầy báo cho tụi nó biết con rồi con biết qua cái trung gian của Thầy thôi. Làm cho con an tâm, rồi tụi nó cũng an tâm lo làm ăn. Còn con thì cứ lo làm ăn, thỉnh thoảng mới về thăm, nửa tháng, tháng mới về thôi. Nó làm cho con sống, thấy mình cũng như mình sống ở trong cái đại gia đình, không có cái gì mình bận tâm hết, do đó mấy con mới tu được. Thầy nói thiệt ra, Thầy còn sống, Thầy giúp cho mấy con tu, không bao giờ mấy con tu không tới đâu. Nhưng mà cái điều kiện là mấy con cô đơn, mấy con chịu không nổi, mấy con tu không tới thôi, chứ mấy con tu được.
Mỹ Châu: Dạ, thưa Thầy! Con ở đây con không nhớ nhà, nhưng con thấy ở chùa rồi, con thấy cũng như có một cái tình thương gì nó kết chặt từ hồi nào tới giờ, nó thân thiện dữ lắm. Mà con nghĩ cách sao không rõ vấn đề đó?
(1:27:52) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói, Thầy có một cái cơ sở hén thì vô đó nó không có được. Thầy nói tổ chức cơ sở nó riêng lắm, cái phòng khách nó riêng. Thì cái người mà tiếp khách, người ta sẽ liên hệ cho những cái người thân ở trong gia đình biết những người thân ở đây tu sao. Người ta phải nói, báo cáo cho nó rõ ràng. Rồi bắt đầu từ đó về thôi, chứ còn. Khi mà vào đây tu đó thì con cái này kia, người ta đã nói trực tiếp biết trước cái chương trình hết rồi, cái sự tu tập ở đây rồi, do đó nó thông hết rồi.
Mà bây giờ thật sự ra Thầy chưa có thông báo được cái điều này. Cho nên vì vậy mà tụi nó vào đây tụi nó chờ cho gặp con, để nó tâm sự. Cũng như là bao cái chuyện gì ở ngoài đời, bao giờ nó có cái sự khổ mà. Nó chờ để nó trút xuống cho mẹ để cho nó nhẹ chút. Ai dè nó đỡ, chứ mẹ nó tu không được. Đó là như vậy, cho nên Thầy hiểu dữ lắm con. Nhưng mà bây giờ Thầy chưa có làm xong. Chứ Thầy nói thật sự, Thầy viết cái bộ Đạo Đức Làm Người xong rồi, Thầy rảnh rồi, Thầy không có viết sách, viết kinh gì rồi hết. Thầy sẽ đào tạo con người nữa. Người nào mà muốn tu Thầy đào tạo. Thầy làm trung gian, Thầy liên hệ với gia đình, rồi Thầy báo cáo tình hình. Để cho mấy con yên tâm, ở trên này mấy con tu. Hễ còn Thầy dẫn dắt tới nơi, tới chốn.
Mỹ Châu: Con gái con lên đây là nó làm cho mình bị cái chướng ngại đó quá Thầy?
Trưởng lão: Đến đó con, cái nghiệp con, đó là cái nghiệp. Mà không có cái chỗ mà có thể hoàn chỉnh, để mà Thầy dẫn dắt mấy con, để mà hoá giải được cái nghiệp. Cái nghiệp mình chuyển, chứ đâu phải không, nhưng mà tại mình không biết cách chuyển thôi.
Mỹ Châu: Dạ, thưa Thầy! Nó chuyển kiểu sao? Nó chuyển từ cái ác sang cái phước báu đó Thầy?
Trưởng lão: Thay vì bây giờ trước đây thì con chưa có tu đó, thì cái nghiệp đó nó từ từ nó đến, chứ nó không có vội vàng đâu. Nhưng mà con khép vô tu, cái bắt đầu nó đến để nó lôi con ra. Cái nghiệp nó kì cục lắm con. Mình tu tức là mình giải thoát chứ gì? Nó không có để mình yên giải thoát. Cái nghiệp nó bao giờ, nó cũng muốn, mà đức Phật nói, gọi là ma vương đó. Nó bao giờ, nó cũng muốn lôi mình ra cái ác pháp, chứ nó không để cho mình được yên tu đâu. Cho nên, hồi con chưa có tu đó thì con thấy rồi thỉnh thoảng, thì nó cũng đến những cái tai nạn, cái này, cái kia, bệnh tật hay cái gì đó khổ, nhưng mà nó không có như vậy. Hễ bước vô, mình ráng tu, rồi bắt đầu nó đổ ra ngoài, nó đổ ra tùm lum ở ngoài đó. Để rồi bắt đầu nó làm cho mình động, đặng cho mình tu không được. Cái đó là cái kêu là, đức Phật nói là.
HẾT BĂNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:26:06]
(0:00) Phật tử khác: Thưa hỏi
Trưởng lão: Con cứ ước muốn đi, có ngày Minh Điền sẽ thành con. Thầy nãy Thầy nói ước nguyện mà. Con tu tập được những cái ngày mà thọ Bát Quan Trai như vậy rồi đó thì con sẽ ước nguyện cho Minh Điền. Con không có nói cho nó biết là con ước nguyện trong lòng.
Phật tử Minh Điền: Thưa hỏi
Trưởng lão: Không có thể nào không con. Con cứ ước nguyện đi con sẽ thấy cái lời đức Phật dạy mình không có thiếu, không có dối mình, đức Phật nói rất đúng con. Cho nên đức Phật nói mình muốn cái gì đó mình ước nguyện. Thì con tu được như vậy, con ước nguyện cho Minh Điền nó cũng sẽ tu được. Rồi con ước nguyện cả mấy đứa con của con nữa, nó cũng sẽ tu được. Một cái lòng người mẹ mà, thương tất cả các con của mình. Mình tu được thì mình mong cho những đứa con của mình nó cũng tu. Vì cuộc đời con coi vậy chứ nó không có hạnh phúc gì đâu, nó khổ lắm, đủ muôn mặt khổ. Cho nên con ước nguyện, con sẽ đạt được chứ không có gì.
(1:19) Phật tử Mỹ Châu: …Nếu mà đi như vậy con mình nó buồn, con suy nghĩ mình đi tập tu mà con mình nó buồn mình có tu cũng như không, thấy không an. Đầu óc nó nghĩ, mà con tạm dẹp qua.
Trưởng lão: À thôi. Hôm nào có cái dịp Thầy sẽ cho đọc cái bức thư mà Thầy gửi cho bác Hữu Trí đó. Bởi vì đứa con nó nói: “Ba đi tu ba bỏ con”. Thì do đó Thầy mới lấy cái câu nói “Sao Ba nỡ bỏ con?”. Thầy mới viết một cái bức thư, Thầy gửi cho đứa con đó để nói cái ý nghĩ. Rồi một ngày nào đó, trong cái bức thư đó Thầy có nói cái ý: “Một ngày nào đó Ba sẽ ra đi vĩnh viễn, thì lúc bấy giờ con có gọi ba sao ba nỡ bỏ con thì lúc bấy giờ con cũng là mất Ba rồi”, phải không? Đó là cái bức thư Thầy khuyên để mà thấy được thực tế. Còn bây giờ Ba đi tu con không mất đâu, nhưng mà Ba sống đúng được tâm hồn thanh thản, an lạc. Và con cũng bắt chước ba, con cũng làm được vậy, thì khi mà ba mất, con mất, cha con mình sẽ gặp nhau trên cái điểm đó. Cha con đồng gặp một điểm đâu có còn mà “Sao ba nỡ bỏ con!” nữa đâu.
(2:24) Khi nào con đọc bức thư đó, con sẽ đưa cho mấy cháu nó đọc. Đó là cái lời khuyên của Thầy nó thực tế ở trên con đường đời. Để không khéo chúng ta cứ nghĩ là cha mẹ đi tu là bỏ con, không phải đâu! Tha thiết với con cái lắm mới tu, tu để sau này cha con, chồng vợ mới gặp nhau trên một điểm. Nó có một điểm chúng ta sẽ đồng gặp. Cũng như bây giờ các con cứ nghĩ rằng, ngày xưa đức Phật Thích Ca - Ngài đã nhập vào Niết Bàn. Bây giờ chúng ta không có thấy, chúng ta không gặp được Ngài nữa, không biết mặt mũi Ngài ra sao? Lời nói của Ngài thì còn ở trong kinh sách đó, nhưng mà Ngài thì chúng ta không còn biết nữa.
Nhưng mà khi nào chúng ta giữ tâm mình được thanh thản, an lạc, vô sự, bất động trước mọi cái ác pháp thì ngay cái tâm trạng đó thì chúng ta lại gặp được đức Phật Thích Ca chứ. Đức Phật hai ngàn mấy trăm năm rồi, cách chúng ta xa xưa rồi. Mà bây giờ chúng ta cũng ở đúng vào cái trạng thái mà đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn, thì đức Phật với mình cũng gặp nhau trên cái trạng thái đó.
Thì như vậy là rõ ràng bây giờ nếu mà chồng vợ, con cái chúng ta đều sống ở chung nhau trên một trạng thái đó thì chúng ta gặp nhau một điểm rồi, đâu có còn mà không sum họp đâu. Còn giờ chồng thì nghĩ vậy, vợ nghĩ khác, thì lúc bấy giờ mà nó chết rồi thì chồng sẽ đi tái sanh chỗ khác, mà vợ đi tái sanh chỗ khác không gặp nhau nữa đâu. Phải không? Con thấy không? Vợ chồng hiện giờ con thấy có ai mà hai tư tưởng mà giống nhau đâu, cho nên họ đâu có gặp nhau trên một cái trạng thái được. Do đó khi chết phải chia lìa, thì phải mất nhau, không còn gặp nhau nữa.
Mà Phật pháp giúp cho chúng ta để trở về một cái điểm với nhau. Bấy giờ chúng ta sẽ sum họp nhau trên điểm đó. Nó hay đến cái mức độ mà Thầy nói thật đúng là chúng ta hiểu được thì nó hay quá chừng. Nó sẽ không còn chia cắt nhau nữa, không chia rẽ nhau nữa, nó sống hoài. Lúc bấy giờ, ví dụ như mình muốn tức là Tứ Như Ý Túc mà mình muốn gặp nhau thì sẽ gặp nhau liền. Cũng như bây giờ cái trạng thái tâm của Thầy nó ở trong cái trạng thái bất động đó. Nó ly tham, nó ly dục, ly ác pháp, nó ở trong cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự đó. Thì trong cái ý của Thầy nó muốn gặp Phật Thích Ca, thì ngay đó thì Phật Thích Ca với Thầy nói chuyện với nhau, cũng như là Thầy với mấy con ngồi đây vậy, có gì đâu.
Mặt thấy mặt rõ ràng chứ đâu phải không thấy. Nói chuyện âm thanh cũng như nhau, chứ đâu có thấy nó. Vào trong cái trạng thái đó nó không có cách cái ngôn ngữ. Nó đâu còn cái ngôn ngữ của con người của mình nữa, thành ra phải nói tiếng Anh, tiếng Pháp với nhau mới hiểu? Vô đó thì nó đồng ngôn ngữ với nhau hết, nó có một thứ ngôn ngữ à. Cho nên ví dụ như con là người Mỹ, là người Anh, là người Nga, là người Pháp, mà khi con sống ở trong cái trạng thái đó rồi, thì nó cũng đồng một cái ngôn ngữ nhau để mà gặp, để mà nói. Nó hay như vậy đó, nó phá đi cái hàng rào ngăn cách ngôn ngữ. Còn bây giờ chúng ta muốn thông suốt một ngôn ngữ nào đó phải học gần chết, nó mới có thể nói chuyện với nhau, hiểu nhau mới được. Đó là một cái khó.
(5:23) Vậy cho nên các con ráng cố gắng, Thầy chỉ sách tấn các con thôi, cố gắng để rồi gặp Thầy. Chứ còn nếu mà một mai Thầy đi rồi, các con mà không cố gắng thì các con không sống được ở chỗ tâm bất động, ly dục ly ác pháp, thì các con không gặp được Thầy nữa, vĩnh viễn. Cho nên Thầy mong rằng các con sẽ gặp Thầy. Dù bây giờ các con có ở bên Mỹ, ở đâu bất kỳ, nhưng mà các con chết đi mà con được ở trong trạng thái đó, các con sẽ gặp Thầy. Bất kỳ chỗ nào cũng gặp Thầy được hết. Mà nếu mà con không được ở trong trạng thái đó thì con dù có muốn, dù có gì nữa, con có bức tượng Thầy con thờ, con cũng không gặp Thầy đâu. Đó, đó là một cái nhiệt tâm, nhiệt huyết của mình, để mình đi vào được cái chỗ đó. Để cứu cánh mình hoàn toàn, không còn tái sanh luân hồi, không còn bị chia cắt. Bây giờ con tiếp tục hỏi Thầy thêm không? Con có hỏi Thầy gì nữa không?
(06:12) Phật tử: Bây giờ con hỏi về mấy cái câu pháp hướng đó, khi gặp hoàn cảnh gì đó mà mình dùng câu pháp hướng đó mà nó không có hiệu quả, thì mình có nên đọc lại nhiều lần hay là sửa cái câu pháp hướng đó cho nó chi tiết hơn, nó thích hợp hơn hay không?
Trưởng lão: À, nếu mà khi mình dùng cái câu pháp hướng đó, mà gặp trường hợp nào đó, mình thấy nó không có hiệu quả thì mình thay đổi câu pháp hướng. Phải thay đổi, chứ đừng có nhẩm lại, bởi vì câu pháp hướng đó nó không đúng rồi. Nó không đúng với cái tâm trạng của mình, cho nên nó không hiệu quả. Mà hễ mình hướng tâm nó đúng cái tâm trạng mình cái nó hiệu quả, nó giải quyết cho mình được. Bởi vì cái kết quả của nó, khi đức Phật tu dạy: “Pháp ta đến không có thời gian”. Hễ mình hướng mà nó có kết quả thì nó không có thời gian, chứ không phải được chờ đợi. Mình chờ đợi là trật pháp rồi. Cho nên khi mà hướng có hiệu quả thì đúng, mà hướng không có hiệu quả thì phải thay đổi liền. Thay đổi cái cách pháp hướng Như Lý Tác Ý.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà mình đổi hoài, nó trật hoài thì sao Thầy?
Trưởng lão: À, mình đổi hoài, trật hoài tức là mình phải đến, mình nhờ một thiện hữu tri thức giúp cho mình câu pháp hướng, bởi vì mình chưa đủ khả năng trạch pháp. Bởi vì trong cái Trạch Pháp Giác Chi thì đức Phật có nói, khi mình đạt được tới cái tâm nào đó, thì mình trạch pháp nó đâu nó đúng đó. Còn bây giờ mình chưa đạt được thì mình trật, mình trạch pháp khi đúng khi trật. Cho nên mình cứ hướng tâm vô, mình cứ trạch ra những cái câu đó hoài cho đến khi nó hiệu quả thì thôi. Mà nó không hiệu quả thì mình đến mình xin, thì người ta cho mình cái đề mục, tức là người ta cho mình câu pháp hướng. Đề mục thiền hay là đề mục tu đó, tức là người ta cho mình cái pháp hướng.
Phật tử Anh Vũ: Còn trong cái thời công phu đó, mình tập những câu pháp hướng như vậy đó, đọc thầm những câu pháp hướng như vậy đó, thì mình có nên dùng những câu pháp hướng mạnh quá hay không? Hay là nếu mà câu pháp hướng mạnh quá thì có thể là mình không có thực hiện nổi, thì mình trở thành thất vọng, rồi mình chán nản hay không?
(8:19) Trưởng lão: Có! khi mà nó bình thường, tâm mình nó không có gì hết, thì những câu pháp hướng là câu khéo nhắc nhở tâm mình thôi. Còn khi mà đụng chuyện mà cái tâm của mình mà nó. Cũng như bây giờ nó đụng chuyện nó sân, mà nó cứ ngầm nó không chịu xả ra được thì mình quyết định “Sân là đau khổ, tại sao không dứt?”. Thì nó coi như là cái quyết định, quyết liệt để làm cho nó. Coi như là mình cắn răng, mình nghiến răng, mình trợn mắt, mình ra lệnh nó đó. Ra lệnh cho cái tâm phải dứt cái tâm sân đó thì như vậy nó mới dứt được. Thì như vậy là cái câu pháp hướng, nó phải dùng trong lúc đó.
Chứ còn cái câu pháp hướng đó mà dùng trong lúc bình thường như thế này là sai đó. Coi như lúc bình thường là mình vuốt ve nó để mà dụ cái tâm của mình. Mà đến khi mà nó cứng đầu thì phải roi vọt dữ tợn, nó mới nghe. Con thấy không? Mình huấn luyện cái tâm của mình là phải huấn luyện có phương pháp đó, mà câu pháp hướng là cái phương pháp để huấn luyện. Chứ lúc nào mình cũng ra lệnh răn đe nó hết thì nó: “Tôi có chứng ở chỗ nào, tôi có sân nữa đâu mà răn đe tôi dữ vậy nè”, thì như vậy là mình sai rồi. Cho nên phải biết.
Đức Phật mới nói mình thiện xảo mà, khéo léo mà. Cái pháp dạy mà tại vì anh không khéo léo, anh thiện xảo, cho nên anh tu không có kết quả. Pháp thì đúng nhưng mà tại mình tu trật rồi, tu sai rồi, không thiện xảo, không dùng đúng với cái tâm trạng của mình lúc bấy giờ. Cho nên đức Phật mới nêu ra Hành tướng_Nhân tướng, Hành tướng và Đặc tướng. Mình nêu những cái pháp này nó không hợp với mình rồi. Cho nên lúc bấy giờ nó không hợp cái pháp đó, nó hướng tâm nó không hợp. Cái tâm mình như thế này thì nó không hợp, thì mình phải xả nó đi, mình phải thiện xảo, khéo léo.
Cho nên có một cái vị mà về đây tu, thì mong cho cái tịnh chỉ hơi thở để nhập Tứ Thiền. Tối nào cũng ráng ngồi yên lặng, cứ ra lệnh, nghiến răng trèo trẹo để cho hơi thở nó tịnh chỉ. Trời đất ơi! Nó sai! Nó chưa ly dục, ly ác pháp thì để từ từ nó chứ, sao bây giờ bắt buộc nó dữ vậy? Thì như vậy là cuối cùng nó tịnh chỉ bằng cách tưởng. Nó tưởng thành ra nó tịnh chỉ bằng cách tưởng. Thì do đó nó tạo cho mình cái tưởng thức, nguy hiểm rất là nguy hiểm. Thay vì nó thấy nó ngưng hơi thở, nó tạo cho mình ngưng thở thực sự. Nhưng mà thực sự là mình còn thở chứ không ngưng, nhưng mà mình cứ tưởng là nó ngưng.
Bởi vì cái tư tưởng mình nó đặt thành cái tưởng ở trong cái chỗ mà quyết định như vậy, cuối cùng là nó không ngưng mà nó thành tưởng thức. Mà một thời gian sau Thầy mới gỡ cho nó ra, chứ nó lọt vào cái tưởng thức nó khó gỡ lắm. Cứ ngồi cái bắt đầu thấy mất cái hơi thở, không thấy hơi thở coi như là mình không có thở nữa, mà nó thở. Bởi vì khi mà nói: “Con giờ con không thở nữa, con ngồi cả tiếng đồng hồ con không thở”. Thầy mới đến, Thầy quan sát, Thầy coi có thở không? Có thở chứ không phải không thở.
Phật tử: Nó thở mà mình nghĩ là không thở.
Trưởng lão: Ờ, mà cứ cái tưởng nó che khuất đi, không thấy hơi thở. Nó ngưng hơi thở mà vẫn sống, tưởng là mình thật sự nhập định, con.
(11:06) Phật tử Anh Vũ: Còn như trong cái thời công phu đó mà về tác ý như vậy đó, mà mình cứ đọc những câu như vậy thì nó có thể là mình nhàm chán quá, rồi nó không có tiếp thu vô cái tâm mình được, thì mình có thể là dùng hình ảnh hay không Thầy? Ví dụ như mình biết là ai khen mình, ai khen con là tu hành giỏi quá, hay là khiêm tốn quá, con tuy không nói nhưng mà trong lòng vẫn thầm thầm vui mừng. Vậy con có nên mà tưởng tượng ra một cái hình ảnh có ai tới khen, rồi mình dùng cái câu pháp hướng để mình chặn nó lại hay không Thầy? Có thể dùng hình ảnh để làm cho nó sống động hơn, cho nó đỡ nhàm chán không?
Trưởng lão: Có con, phải tưởng tượng ra. Bởi vì có lúc đức Phật có nói phải quán tưởng, mình phải tưởng ra để cho mình. Nó sanh nó nhàm chán, không khéo nó ngầm ở trong đó mà nó nuôi lớn cái ngã là không được. Nó khéo lắm, nó thiện xảo lắm. Khi mà có cái người khác, thà là đừng ai nói gì hết, chứ người ta khen mình rồi, thì mình phải quán tưởng. Quán tưởng bằng cái hình ảnh, bằng những cái này, cái kia, bằng sắc tướng, âm thanh, để rồi từ đó mình mới thông được. Quán tưởng mình thông được cái lý của nó, mình mới buông xả được.
Phật tử: Tức là mình quán tưởng bằng hình ảnh được?
Trưởng lão: Bằng hình ảnh được, nó thực mà, cái đó là cái thực mà. Cho nên mình quán tưởng bằng cá. Ví dụ như thế giới siêu hình không có, mình quán tưởng có linh hồn thì cái đó là sai. Còn cái này quán tưởng nó có thật, nó có, nó có thực. Ví dụ như bây giờ mình đây không có thây ma hôi thối, không có bộ xương người. Mà mình quán tưởng có bộ xương người, mình nhìn cái bộ xương người, mình quán tưởng cái thây ma chết sình trương đây, hôi thối mình quán tưởng có. Thì cái này là cái sự thật, nó có cái người chết sình lên hôi thối, có thật, nhưng mà ở đây bây giờ nó không có. Con hiểu không? Chỗ này không có, cho nên đó gọi là quán tưởng, quán tưởng đúng.
Còn bây giờ đó, nó không có cái linh hồn mà mình quán tưởng có linh hồn; nó không có ông Thần mà mình quán tưởng có ông Thần, nó không có cõi Cực Lạc mình quán có cõi Cực Lạc thì nó là trật. Sai. Còn cái này nó có thật. Nhưng mà trong cái hiện tại, cái chỗ nơi đó nó không có cái hình dáng thân hình đó hôi, sình, thối; nó không có cái bộ xương trắng, nhưng mà người ta quán tưởng cái đó có, được, cái đó tốt. Thì cái con quán tưởng đó là dùng cái âm thanh sắc tướng đó mà quán tưởng đúng như thật. Để cho mình xả ly cái tâm tham của mình bằng cách này, bằng cách kia, bằng cái chấp ngã, hoặc là chấp tướng, chấp thọ của mình.
(13:56) Phật tử Anh Vũ: Ví dụ như con ngồi trong vòng ba tiếng đồng hồ, con đi kinh hành hay là ngồi thiền gì đó, thì tại vì cảnh ở đây nó thanh tịnh quá cho nên hình như là cái chướng ngại pháp nó rất là ít, thành ra chỉ có một ít chướng ngại pháp thì mình đẩy lui nó được thôi. Như vậy ít chướng ngại pháp nó trở thành khó tu tập phải không Thầy?
Trưởng lão: À nó khó, coi chừng nó sẽ rơi vào. Nó ít cái chướng ngại pháp thì coi như cái tâm nó dễ yên lặng hơn, nó rơi vào cái trạng thái tĩnh lặng thì nó cũng sai đó. Cho nên vì vậy mà luôn luôn mình cảnh giác. Mình cảnh giác tức là mình dùng cái pháp hướng để cho cái tâm mình nó vừa tỉnh mà nó trong cảnh yên lặng này nó dừng. Nhưng mình có đem những cái quán suy tư về, ví dụ như mình thấy cái tâm mình nó tham đắm, nó dính mắc cái gì nhiều đó, bị cái gì nhiều, về cái chướng ngại pháp nhiều đó. Mà bây giờ thì nó không chướng, nhưng mình nên lôi những cái đó ra mình quán xét. Chứ không khéo mình ở trong cảnh lặng này mình không triển khai được cái tri kiến giải thoát của mình, thì sau khi mình đến cảnh động cái mình bị liền. Còn bây giờ mình triển khai cái trí tuệ này để sẵn sàng để khi mà mình đụng chuyện cái nó có cái trí tuệ nó đối phó.
(15:14) Phật tử Anh Vũ: Mình có thể đem những cái ký ức, những cái kinh nghiệm quá khứ ra để mà mình suy tưởng nó?
Trưởng lão: Suy tưởng để cho nó thấm nhuần nữa con. Ví dụ như nó có những cái gì ký ức, những cái gì mà kinh nghiệm tu hành mà để giải thoát mình đem ra mình suy tưởng, chứ đừng có để mà ngồi yên lặng, nó thấy yên lặng. Yên lặng thì nó cũng tốt đó, nhưng mà nó sẽ dần đi vào cái sự tĩnh lặng thì nó không tốt rồi, nó sẽ lọt vào trong cái định tưởng rồi. Cho nên mình cố gắng mình tránh làm sao mà cái ý thức mình nó luôn luôn nó có sự hoạt động đó thì tốt, đừng có nghĩ rằng cảnh động đâu.
Mục đích của mình là ly tham, sân, si mà. Ly hết cái tham, sân, si này thì nó là Thiền định. Mà tâm mình nó còn tham, sân, si thì giờ mình có ngồi yên lặng cả một ngày, hai ngày đi nữa nó cũng không có Định đâu. Cái Định tưởng rồi, thì con lưu ý cái phần đó. Thì cho nên vì vậy mà, trong hoàn cảnh yên lặng này thì con không có giữ cái tâm mình trong cái sự tĩnh lặng, mà nó chỉ tỉnh thức thôi. Vì tỉnh thức cho nên mình mới có đưa ra những cái pháp quán mình quán để mình triển khai cái trí tuệ, tri kiến giải thoát cho nó hay.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì trong lúc mà mình chưa ly dục, ly ác pháp hết đó, thì tất cả những Định của mình có đều là Định tưởng hết, không có cái nào mà thật là Định hết trơn đúng không Thầy?
Trưởng lão: Nó không thật Định. Bởi vì cái tâm tham, sân, si nó còn mà làm sao mà Định đây được? Tâm mình nó chưa có hết tham, sân, si mà biểu định, định cái gì?
(16:25) Phật tử Anh Vũ: Còn trường hợp ngược lại nếu mà mình không ở chỗ Tu viện vắng vẻ như vậy mà mình ở trong thế gian, mình ở nhà chẳng hạn thì sáu căn của mình nó bị áp đảo quá chừng mình không thể nào chống đỡ nổi. Thì có cách nào để chống đỡ nó thì Thầy có thể giúp cho tụi con?
Trưởng lão: À Thầy sẽ giúp cho các con được cái bộ sách đạo đức làm người đó, nó sẽ giúp cho các con chống đỡ. Bởi vì đó là cái căn bản của người cư sĩ mà. Cái đạo đức nó mới chống đỡ được sáu, tiếp xúc sáu trần ở ngoài nó cứ tiếp mình, nó làm cho mình động dữ lắm. Sáu căn của mình tiếp xúc sáu trần nó động. Mà chỉ có cái đạo đức nó mới giúp cho mình bất động thôi chứ còn không có cách nào hết.
Cho nên cái bộ sách đạo đức làm người rất cần thiết cho mấy con là căn bản. Cho nên Thầy nói cái giáo trình mà tu tập cho người cư sĩ đó, là cái bộ sách đạo đức làm người đó, mà Thầy đang chuẩn bị Thầy soạn thảo cho mấy con. Cái bộ đó là căn bản nhất của người cư sĩ. Khi người cư sĩ đã sống được đạo đức làm người rồi đó, thì mới tiến thêm một bước nữa là mới là đạo đức làm Thánh đó, thì mới trở thành tu sĩ được.
Thì bấy giờ mấy con mới vô trong chùa mấy con mới tu tập theo các cái pháp mà Phật đã dạy cho người tu sĩ thì nó mới đúng. Chứ thiệt ra mấy con giờ vô chùa tu, chứ mấy con chưa có đạo đức. Chưa có hiểu Đạo Đức Nhân Bản là gì? Nhân Quả là như thế nào hết. Chỉ, ờ cũng biết nhân quả như vậy, chứ mà chưa biết hành động đạo đức của mình ở trong cái nhân quả nó như thế nào đúng, như thế nào sai? Qúy vị từ xưa đến giờ không có cái bộ sách đó, làm sao biết đâu là đúng sai? Thành ra sau này thì mấy con sẽ có bộ sách đạo đức đó giúp cho mấy con.
Cho nên vì vậy mấy con ở trong gia đình mấy con tu, chứ mấy con đâu có cần phải vô chùa đâu. Khi đọc cái bộ sách đạo đức này, hàng ngày mình phải sống như thế nào, đối xử làm sao, cách thức như thế nào, nói như thế nào, hành động làm như thế nào? Tất cả mọi cái cho người cư sĩ để thực hiện trên cái đời sống của họ, mà nó đem lại cái sự an vui giải thoát cho chúng ta. Bởi vì đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người mà. Thành ra nó giúp cho mình không có làm khổ ai, mà cũng chính không làm khổ cho mình nữa. Đem lại mọi cái hạnh phúc cho mấy con đó.
(18:41) Phật tử Anh Vũ: Mình là phải đoạn dứt Ngũ Triền Cái, Thất Kiết Sử, những cái đó lâu lâu nó ló ra chút xíu mình mới thấy thì mình mới biết là mình còn, thì bây giờ mình muốn biết là mình còn bao nhiêu? Làm sao biết được cái này?
Trưởng lão: À, lẽ đương nhiên mình thấy cuộc sống của mình có những cái mà nó không quá cay nghiệt với mình thì mình sẽ làm chủ được. Có những cái mà nó quá cay nghiệt mình chưa làm chủ được. Nhưng mà nó quá cay nghiệt mình, nhưng mà mình vẫn tự chủ được, không có đến nỗi mình thô lỗ như những người khác thì mình biết con đường tu của mình nó có kết quả. Như vậy là nó kết quả được nửa đường rồi.
Còn nếu mà những cái chuyện nho nhỏ thì mình bỏ qua được hết rồi, nhưng mà đến cái chuyện mà quá cay nghiệt quá, nó quá lớn đó thì mình làm chủ không được. Mình trở thành một con người như bình thường, như người khác cũng giận dữ, cũng tức giận, cũng la hét um sùm vậy đó. Thì mình biết rằng mình mới bước đầu vào cái giai đoạn thứ nhất.
Nghĩa là khi mà không gặp trường hợp nào hết, bình thường những chuyện nhỏ nhỏ thì coi như là mình lướt qua được thì nó cũng là khá rồi đó. Tức là mình có hiểu biết rồi. Nhưng mà khi gặp cái trường hợp nó quá rối rồi, mình không còn sáng suốt nữa, thì lúc bấy giờ cái bản chất mà hung dữ của mình từ lâu tới giờ ác pháp đó nó lộ ra toàn bộ ra hết. Thì như vậy là mình mới bắt đầu, mới đi vào giai đoạn một.
Còn cái giai đoạn mà được lần thứ hai đó thì coi như là những cái chuyện xảy ra thì trong tâm mình biết mình có tức giận. Nhưng mà mình không lộ cái tướng thô của mình như: mặt đỏ hay là tay chân múa may hoặc là nói này kia là sai với người ta đó, thì mình biết rằng mình đã khá rồi, được phân nửa rồi.
Phật tử Anh Vũ: Nhưng mà bên trong thì còn.
Trưởng lão: Bên trong thì còn, bên trong mình vẫn thấy còn sân, còn phiền não, còn tức. Nhưng mà nó không lộ ra cái tướng thì đó là mình đã thấy mình tiến nhiều rồi đó. Cái tâm mình nó khởi lên, cái thân của mình nó theo cái hành động thân nó ra liền, nhất là cái miệng của mình nó không có kiềm nữa đâu. Mà nó kiềm được thì đủ biết nó phải có cái lực gì trong đó rồi, cho nên mình biết được nửa đường rồi. Thì mình tu hành mình so sánh được cái chỗ này mình biết.
Nó bừng lên, hai con mắt nó đỏ lên liền. Nó nghe người ta nói “Nó sai rồi” nó tức lên liền. Lúc bấy giờ hai con mắt mình nó nghe nó nóng lên rồi, mình biết rồi. Nhưng mà mình không có lộ thêm một cái gì ra hết, hoàn toàn không có nói to tiếng, không gì hết, thì mình biết mình được nửa đường rồi. Chứ còn lúc bấy giờ mà miệng nói, tay mà muốn đấm người ta đó thì thôi thô quá rồi. Con lưu ý cái phần đó thì biết mình tu được nữa đường chưa? Còn hễ mà tới coi như tâm hết phóng dật rồi thì con đường của con là hoàn tất rồi đó.
Phật tử Anh Vũ: Nó hoàn toàn không còn nữa.
Trưởng lão: Nó không còn nữa, nó ba cái đoạn. Nó chia làm ba phần:
Phần thứ nhất là phần Sơ cấp.
Phần thứ nhì là Trung cấp.
Phần thứ ba là nó tâm hết phóng dật.
Chia ba phần, coi như nửa đường rồi.
(21:51) Phật tử Anh Vũ: Vậy thì bình thường mình không biết, chỉ khi nào gặp hoàn cảnh khó khăn mới biết, hoặc là có ai mà thử mình thì mình mới biết, chứ còn bình thường thì không biết được.
Trưởng lão: Hoàn cảnh đó thì mới biết. Đó vậy đó. Bình thường thì mình thấy mình đâu có gì đâu mà biết được nó, nó cũng y bình thường như những người giải thoát vậy. Nhưng mà con sẽ biết, khi mà con tu được phân nửa rồi con sẽ biết. Thường xuyên cái tâm của con nó luôn luôn nó tập trung trong hơi thở, tâm nó trong hơi thở. Bắt đầu bây giờ con ngồi một ngày, con ngồi chơi vậy. Trong một ngày con bình thường, con không có chuyện gì hết. Mà con thấy thường thường là cái hơi thở con, cái tâm con nó biết cái hơi thở ra vô, ra vô. Con không bắt buộc nó mà nó vẫn biết trong hơi thở thì con biết. Nếu mà cái số thời gian mà nó dài đó, trong một ngày 12 tiếng đồng hồ mà con thấy cái tâm của con mà nó bám vô hơi thở vậy, nó được 6 tiếng thì con được, coi như là con đi được nửa đường rồi. Còn nếu mà nó có 1 tiếng hay là 5, 10 phút đó thì nó mới có chút chút, thì nó mới bắt đầu vô.
Còn nếu mà luôn luôn lúc nào nó cũng biết hơi thở ra vô, ra vô nó không phóng dật nữa rồi thì đó là xong. Nó bình thường thôi, nhưng mà mình xét qua cái tâm nó thanh thản, an lạc, vô sự nhiều hay ít thì cũng biết được cái tâm mình ly tham, sân, si nhiều hay ít. Do căn cứ trong hơi thở, chứ không phải không biết. Nó không biết là hoàn toàn, coi như là mình hoàn toàn là không có cái pháp để mình căn cứ vào mình không biết.
Chứ còn đây ở trong đạo Phật thì đức Phật nói: “Tâm Định trên thân”. Khi mà cái tâm nó định thì nó sẽ định vào cái thân của nó mà nó định vào hơi thở. Thân của nó thì nó không thể nào định vào một cái bất động được mà nó phải định vào cái động. Do đó nó định vào cái động thì chỉ có hơi thở là nó động thôi. Nó định vào cái thân thì cái thân nó phải động thôi. Mà hơi thở là nó động, do đó nó luôn luôn nó phải định vào hơi thở. Và nếu mà nó định nhiều tức là tỉnh thức nhiều. Nếu mà nó tỉnh thức ít thì nó xả ít. Nó xả ít thì cái tâm tham, sân, si nó ít, phải không? Mà nó định nhiều, nó tỉnh thức nhiều ở trên hơi thở nhiều thì nó sẽ xả tâm nó nhiều. Mà nó nhiều thì do đó, thì nó làm cho tâm tham, sân, si của mình nó giảm nhiều. Mà khi mà nó định luôn liên tục như vậy hết thì nó là hết tham, sân, si. Căn cứ chỗ này mình cũng biết được cái tâm của mình.
(23:55) Phật tử Anh Vũ: Như Thầy nói tâm phải định trên cái gì đang động như hơi thở, chứ còn cái bất động thì không được. Con nghe nói mấy thầy, mấy sư mà của Nguyên Thủy đó, của mấy thầy Nam Tông đó như là có cái pháp môn Thiền là để một cái vật gì đó trước mặt rồi quán, thì có phải là họ tìm cách định ở trên cái vật bất động đó không?
Trưởng lão: À, trên vật bất động đó là Định tưởng rồi, nó sẽ rơi vào cái bất động Không rồi. Bởi vì cái động này nó sẽ trở thành cái không ngơ rồi, vì cái đối tượng này để mình nhìn mình tập trung đó.
Ví dụ như vẽ một cái vòng tròn có cái điểm để cho mình tập trung trong cái điểm đó. Để cho tâm mình nó bất động trên cái đối tượng đó, thì đó là nó định trên cái vật đó rồi. Mà định trên vật đó thì nó sẽ vào cái bất động của cái đó, thì do đó nó không còn động nữa, thì nó là Không rồi. Nó lọt vào trong Không Vô Biên Xứ rồi.
Phật tử: Vậy cái đó nó có tốt không ạ?
Trưởng lão: Không tốt con, nó đi lạc đường rồi.
Phật tử: Đi lạc đường.
Trưởng lão: Nó không đúng.
(25:16) Cho nên vừa rồi thì vợ con có hỏi ở trên máy, trên vi tính đó thì hỏi Thầy. Nó hỏi về cái Không Vô Biên Xứ, cho đến cái Thức Vô Biên Xứ. Tại sao mà trong các kinh như kinh Niết Bàn, kinh này kia thì đức Phật ở trong những bài kinh đó, thì nó có nhập bốn Thiền, rồi tới nhập bốn cái Định Vô Sắc này đó. Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, nó nhập Diệt Thọ Tưởng Định phải không?
Thì Thầy chỉ tóm lược Thầy trả lời: Khi đức Phật mà được các vị ngoại đạo dạy thì đầu tiên Ngài nhập cái Không Vô Biên Xứ. Cho đến khi mà cuối cùng, vị thầy cuối cùng dạy thì Ngài nhập được Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nhưng mà đức Phật nhập được những cái định này rồi, xem lại thì nó không có giải thoát. Nó không có làm chủ được sinh, già, bệnh, chết của mình, cho nên đức Phật mới ném bỏ đi.
Do đó sau khi mà đức Phật khổ hạnh đến tối đa, thì lúc bấy giờ đức Phật không có đi được vì ăn ít quá, cho nên cái sức khỏe nó không còn nữa. Khi đó đức Phật mới được cái chú chăn dê đổ sữa cho mình, mới tỉnh lại. Thì tỉnh lại, đức Phật mới hồi tưởng lại nhớ hồi nhỏ mình ngồi mình tu mà ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Thì đức Phật mới nghĩ con đường mà Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền, cái lộ trình này có thể đưa mình đi đến giải thoát. Còn toàn bộ tất cả những sự khổ hạnh và Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ này thì nó sẽ không giúp mình giải thoát được gì hết.
Cho nên khi đó đức Phật mới nói, nếu như vậy mình bây giờ mà mình có sức khỏe để cho mình tu được thì mình phải ăn lại. Chứ còn nếu mình ăn uống khổ hạnh mình không còn đủ sức mình tu. Cho nên đức Phật mới bắt đầu ăn uống trở lại bình thường. Nghĩa là một ngày ăn ngày một bữa, nhưng ăn no đủ chứ không phải ăn ít, không phải tiết thực như vậy nữa. Do mà ăn đủ trở lại như vậy thì năm anh em Kiều Trần Như mới cho là đức Phật lợi dưỡng, vậy mà không có chơi với đức Phật nữa.
Cho nên đức Phật giờ còn có một mình, do đó đức Phật mới đến cái cội Bồ đề. Trước cái cội Bồ đề đó có dòng sông, để tiện lợi cho mình vừa tắm rửa mà vừa có nước nôi uống này kia nữa, cho nên đức Phật chọn chỗ đó. Bởi vì bây giờ còn có một mình, ai múc nước cho mình uống? Cho nên vì vậy mà ở đó để tiện mình múc nước mình uống hay tắm giặt cho nó tiện. Còn hồi đó thì ở chung với năm anh em Kiều Trần Như, thì những người này họ có thể họ thay phiên đi khất thực hay hoặc là họ múc nước. Mình ăn uống khổ hạnh thì họ lo lắng cho mình được. Còn bây giờ, thì không ai còn lo cho đức Phật nữa. Cho nên đức Phật mới đến cội Bồ đề đó, mới thực hiện từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền rồi đi qua Tam Minh, chứ không có đi vào bốn cái định Không này nữa.
(27:53) Vì vậy mà tại sao bây giờ trong bài kinh Nguyên Thủy nó vẫn có những cái này? Là do ngoại đạo nó đưa vào. Chứ đức Phật đã tu không giải thoát thì bỏ, bây giờ còn lại kê vô đây làm gì? Con thấy cái pháp mà không lợi ích mà bây giờ còn kê vô sắp lớp với nhau như vậy, mà sắp lại trên cái pháp Tứ Thánh Định nữa. Mà rõ ràng là ở trong những cái kinh Phật, thường thường đức Phật xác định trong cái Ngũ Lực đó:
Thì hỏi “Định lực là gì”? Thì đức Phật nói: “Tứ Thánh Định” bốn Thiền: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền đó là Định lực.
Còn hỏi “Niệm lực là gì?” - Thì đức Phật nói: “Tứ Niệm Xứ”.
Mà hỏi “Tấn lực là gì?” - Thì đức Phật nói: “Tứ Chánh Cần”.
Mà hỏi “Tuệ lực là gì?” - Thì đức Phật nói là: “Tứ Diệu Đế”.
Mà hỏi “Tín lực là gì?” - Thì đức Phật nói là: “Tứ Bất Hoại Tịnh”.
Bởi vì tất cả những cái đó đều là những cái pháp nó cụ thể, rõ ràng. Ở trong kinh nó đã liệt kê cho chúng ta biết được cái pháp nào đúng, pháp nào sai? Chứ đức Phật đâu có nói là “Tứ Không” bao giờ đâu? Đức Phật nói “Tứ Thánh Định”, chứ đức Phật không nói “Tứ Không”. Thành ra “Tứ Không” không có, mà bây giờ lại liệt kê theo cái đó, để sắp như vậy thì tức là người sau này làm, chứ không phải đức Phật làm. Đức Phật đã loại bỏ nó ra rồi. Thì hỏi Thầy, Thầy trả lời để cho thấy được tại sao có những cái bài kinh người ta sắp những cái Định như vậy? Từ cái Định Hữu Sắc cho đến Định Vô Sắc rồi mới Diệt Thọ Tưởng Định. Thì như vậy rõ ràng nó có một cái con đường đi nó như vậy.
Thì Thầy mới vạch ra khi đức Phật tu bốn cái loại Định Vô Sắc này không có kết quả, thì đức Phật loại trừ bỏ ra rồi. Cho nên chúng ta hiện giờ chúng ta chỉ cần tu “Tứ Thánh Định” và hướng đến Tam Minh thôi, chứ không cần đi qua bốn cái này. Nó là cái lợi ích thật sự cho cuộc sống của chúng ta, còn cái này nó không lợi ích.
Cho nên hầu hết là các Thầy tu nó lạc vào trong Không Vô Biên Xứ, nó đi vào cái Định tưởng. Cho nên mới đưa ra những cái đề mục bên ngoài đó để mà tu, đó là các pháp của ngoại đạo. Xưa nó cũng có, trước đức Phật nó cũng có những cái pháp tưởng này, cho nên các vị ngoại đạo mới dạy đức Phật đó. Dạy đức Phật tu tập nhập mấy cái Định này.
Thì các con thấy hôm nay nhờ Thầy mà dựng lại tất cả những cái gì. Chứ không khéo người ta cứ xen vô trong kinh sách của Phật, cứ nói Phật dạy như vậy, nó làm lệch đi không biết đường đâu mà tu. Bây giờ Thầy dựng lại tất cả những cái gì mà người ta ném bỏ, của Phật mà người ta ném bỏ. Rồi có sẵn những cái bài kinh ở trong kinh Nguyên Thủy, nói thật sự đức Phật đã loại trừ nó như thế nào, nó cũng có cái lời của đức Phật đã nói rằng: “Tôi tu tôi thấy nhập Không Vô Biên Xứ tôi chỉ biết Không Vô Biên Xứ thôi, chứ không có gì. Ngồi không không đó, như vậy là Không Vô Biên Xứ chứ có cái gì đâu. Bây giờ tôi nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thì tôi cũng chỉ biết Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chứ không có thấy hết tham, sân, si gì hết được. Thì như vậy có cái mục đích gì mà giải quyết cho tôi được đâu? Tu mà để ngồi vô trong đó chơi vậy thôi, chứ không có gì”. Đó là những cái bài kinh mà đức Phật lý luận. “Nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, một cái Định tưởng cao như vậy mà rốt cuộc rồi nó cũng không có cái gì hết. Nó chỉ biết cái phi tưởng đó thôi, chứ không còn cái gì khác hơn hết. Thì như vậy nó có lợi ích gì? Tôi ném bỏ”.
(31:03) Cho nên nhờ những bài kinh đó mà Thầy vạch ra người ta mới chứng minh để cho biết đức Phật đã luận như vậy, để thấy đức Phật đã giải thoát. Chứ không khéo nếu mà không có những bài kinh đó, mà tội mấy ông Đại thừa, mấy ông mà Tổ của mình trước kia, mấy ông đó đưa vô mà mấy ông không qua. Chứ lẽ ra là người ta gạch mấy câu đó hết đi, thì bây giờ Thầy làm sao Thầy luận, phải không? Thầy làm sao Thầy dựng lại được. Bây giờ gạch mấy cái câu mà ông Phật luận: “Cái này tôi tu không được này kia”, gạch bỏ đi, thì người ta đâu có ngờ được là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là tu được hay không?
Còn này ông Phật ông luận nói cái này tu vậy không đúng rồi. Thì tại sao mấy ông khôn mà không ngoan một chút? Nếu mà ngoan một chút thì đời sau này mình hết dựng nổi. Đó là những cái mà để làm chúng ta có cái bằng cớ, để mà chúng ta dựng lại Phật giáo. Chứ nếu mà Thầy đặt ra thì đâu được. Kinh sách mọi người, người ta dịch chứ Thầy có dịch đâu? Mà bây giờ Thầy nói đức Phật ông nói không có, đức Phật không có nói mà Thầy nói có thì làm sao người ta tin Thầy được? Còn cái này bài kinh rõ ràng mấy ông dịch, chứ tôi có dịch đâu, Thầy có dịch đâu. Rõ ràng là đức Phật đã luận như vậy mà. Thành ra Thầy xách cái đó ra mà Thầy đập cái kia xuống mới được.
(32:19) Phật tử Anh Vũ: Ngũ Triền Cái với lại Thất Kiết Sử đó, trong khi mình cũng nói là thanh thản, an lạc, vô sự đó, thì cái an lạc nó có phải là một cảm giác dễ chịu mà mình thích hay không? Tại vì nếu mà cảm giác dễ chịu mình thích đó thì nó cũng thuộc về loại tham nữa, tham vi tế.
Trưởng lão: Mình biết nhưng mà không thích thì đúng. Mà biết mà thích cái đó cũng như thích cái đó như thế này: “Bữa nay sao ngồi không thấy cái này?”, tức là thích rồi. Cho nên bữa nay mình ngồi không có mà mình vẫn thấy bây giờ bữa nay nó không có thanh thản này, nó không an lạc như hôm qua hay như hồi nãy. Nó có cái niệm này, nó có niệm kia thì mình cũng không đòi hỏi nó nữa, mà mình cứ đẩy lui các cái chướng ngại pháp đó ra cho khỏi thôi. Chứ không nói: “Sao bữa nay ngồi sao mà nó lộn xộn quá vậy? Nó không yên”. Đó là mình tham cái an lạc rồi, thì không có được, không có như vậy được. Cái tâm mà khởi vậy là ác pháp rồi, còn tham. Mà tham cái an lạc, tức là còn dục. Vậy đẩy lui nó đi. Thì rốt cuộc rồi nó có là tự nó, chứ con không khởi tham đâu, con hiểu chưa?
Phật tử Anh Vũ: Tức là khi nào nó có an lạc thì mình nhận biết thôi?
Trưởng lão: Con nhận biết thôi.
Phật tử Anh Vũ: Còn khi mà không có thì mình đừng có cầu mong nó?
Trưởng lão: Đừng có cầu mong, đừng có ước. Đừng có nói so sánh “Hồi nãy có, bây giờ sao lại không có, như vậy mình tu sai rồi”. Không phải đâu. Bởi vì cái tâm mình nó chưa ly dục ly ác pháp hoàn toàn. Thì lúc mà nó ly, tự nó ly thì mình thấy an lạc. Mà lúc nó không ly thì nó khởi niệm này, nó phóng dật, nó khởi niệm kia thì mình lo mình tu tập chứ. Tại sao mình đòi hỏi lúc nào cũng an lạc? Thì chừng nào mình tu xong rồi thì nó sẽ được vậy hết chứ có gì mà cầu, phải không? Cho nên không tham mà có. Mà bây giờ mình ước mong nó có thì nó lại vọng tưởng hoài, con thấy nó cứ vọng hoài, nó vọng hoài không à.
(34:09) Cho nên nó có, mình biết như vậy là lúc này mình có ly dục, ly ác pháp rồi nó mới có an lạc đây. Nhưng mà không cầu mong mày đâu, tao chỉ cần dẹp cho hết, ly dục ly ác pháp cho hết thì cái này có phải có. Cho nên bây giờ mày có hay không có tao cũng không cần. Còn bây giờ mình cần, bắt đầu cái tưởng của mình sinh ra nó làm cho mình an lạc, từ đó nó dẫn mình đi vào Định tưởng mất. Mình cứ mình bị, mình ráng như vậy để mình ức chế cái tâm của mình, mình không xả nó. Mình ráng giữ cái tâm mình trong hơi thở để cho nó yên lặng, để cho nó có sanh ra đó, thì nó sanh ra tưởng. Chứ nó không phải do ly mà nó do bị ức chế mà nó sanh ra. Mà nó sanh ra cái an lạc này, bây giờ nó là hỷ lạc tưởng rồi, chết mình rồi. Nó dẫn mình đi trong cái mê hồn trận của nó.
Bởi vì cái tâm tham mình nó còn, nó không ly cái này. Chính cái chỗ mà nó còn ưa cái chỗ an lạc này thì tức là nó bị tham rồi. Mà mình không có xả nó ra, thì lúc bấy giờ cái dục tưởng bắt đầu nó hiện cái tướng xúc tưởng hỷ lạc hiện ra. Bởi vì mình cố gắng, mình ức chế đừng có vọng tưởng thì bị ức chế nó rồi. Ức chế thì cái xúc tưởng hỷ lạc nó sanh ra cái an lạc, rồi mình cứ tưởng nó là đúng. Nhưng mà nó càng lúc nó lại rung người mình lên. Mình ngồi riết, rồi bắt đầu bây giờ nó lúc lắc, nó không định mà cái thân nó lúc lắc. Nó càng lúc lắc nó lại càng thấy an lạc nữa, nó lại càng thích nữa, thì cái đó nó mới dẫn mình đi vào Định tưởng.
Thì giống như mà đồng cốt, con thấy nó lên nó nhảy tới nhảy lui, ngồi mà nó nhảy tới nhảy lui. Nó lúc lắc tùm lum tùm la một hơi, cái nó ợ, nó nói lên, nó giống như đồng cốt, nó bị tưởng.
Phật tử: Có những người ngồi thiền đó họ cũng lúc lắc dữ lắm, họ không biết họ lúc lắc.
Trưởng lão: Ờ đó, họ không biết đâu, họ thấy an lạc.
Phật tử: Họ nói là họ không có làm.
Trưởng lão: Mà mình ở ngoài thì thấy, thì thấy họ lúc lắc. Nhưng mà trong khi đó họ thấy cái tâm họ rất yên ổn. Nó không có vọng tưởng, nó không có gì, mà nó an ổn lắm. Mà họ lúc lắc qua lại, lúc lắc qua lại, đó là cái sai rồi.
(36:12) Phật tử Anh Vũ: Còn trường hợp nữa là mình thấy những người thân hay là những người quen của mình, mà họ tu theo cái kiểu gì mà không có giải thoát, mà mình thấy nó không có tốt cho Phật pháp, thì mình không có vừa lòng. Thì cái cảm giác không có vừa lòng đó thì nó vẫn thuộc về sân rồi phải không Thầy? Sân vi tế.
Trưởng lão: Sân rồi, sân vi tế. Nó không bằng lòng là mình biết nó bị sân rồi. Nó có chướng ngại pháp mà nó không bằng lòng là thuộc về sân vi tế.
Phật tử Anh Vũ: Thì như vậy nó chưa gọi là sạch hết những ác pháp?
Trưởng lão: Những ác pháp.
Phật tử Anh Vũ: Là không đạt Sơ Thiền được?
Trưởng lão: Không đạt Sơ Thiền được.
Phật tử Anh Vũ: Thành ra cái Sơ Thiền đó là khó nhất phải không Thầy?
Trưởng lão: Khó nhất. Tam Thiền, Tứ Thiền là quá dễ. Cho nên ông Phật, ông cũng xác định con thấy: Khi mà mình ly dục, ly ác pháp rồi nhập Sơ Thiền, thì từ Nhị Thiền đến Tam Thiền, thì mình nhập nó không có mệt nhọc, không có khó khăn. Mà lúc này sao mà mình nhập cái Sơ Thiền nó mệt nhọc, nó khó khăn ghê gớm? Thì đúng là ông Phật ông nói đúng, bởi vì nó toàn bộ nó nằm ở trong cái Giới, Giới nó sanh Định. Cái tâm nó, mình giữ gìn giới luật, mà thiện pháp nó trọn hết rồi thì cái tâm nó ly dục, ly ác pháp nó mới có Định, thì nó khó thật.
Nhưng mà tới khi mà cái tâm có Định rồi, thì bắt đầu cái tâm Định này nó điều khiển thân nhập Định thì dễ quá rồi, nó không còn khó nữa, không còn mệt nhọc nữa. Cho nên đức Phật nói: “Tâm nhu nhuyến”. Nó nhu nhuyến rồi là nó ly dục, ly ác pháp rồi, nó dễ sử dụng. Thì bây giờ nó nói làm sao, nó bảo sao thì nó làm vậy. Cho nên vì vậy mà nó nhập Nhị Thiền – Tam Thiền – Tứ Thiền quá dễ dàng, đến Tam Minh cũng không còn khó khăn nữa.
Con thấy mình có cái lộ trình đầu tiên là cái cánh cửa đó, cánh cửa giới luật đó, nó đóng kỹ quá cho nên mình vô, mình vô không được. Mà mình vô được rồi thì bắt đầu nó khỏe. Coi như là mình vô nhà, bây giờ cứ đồ đạc ở trong nhà mình lấy ra xài thôi. Còn hồi đó mình đứng ngoài cửa, cửa nó khóa kín mình vô không được, vô không có thấu nữa. Bây giờ như các con là đang đứng ngoài cửa đó, đang tìm cách mở ống khóa mà vô.
(38:09) Phật tử Mỹ Châu: Dạ thưa Thầy, khi mà nhập định như vậy vô ra như ý mình muốn, nó vô Định thì khi đó cái thân mình…
Trưởng lão: Nó an lạc, Thầy nói nó an ổn lắm con ơi. Coi như thân tâm con nó không có cái thọ, nó không có cái cảm giác gì mà chướng ngại trên thân của mình, nó an lắm. Còn cái tâm con nó không có chút nào phiền não, tức là nó an ổn lắm. Cái chỗ mà Thầy nói thanh thản, an lạc. Cái chữ an lạc này nó giữa Tâm và Thân, nó an lạc qua cái thân…
Phật tử Mỹ Châu: Dạ thưa Thầy, giống như là khi mà mình Định vậy…
Trưởng lão: Nó không có cứng nữa con. Nó không còn cảm giác cứng nữa. Con nghe nó nhẹ nhàng, nó thơi thới, nó không còn tê nhức ở chỗ nào hết. Còn cái Định mà cứng ngắt là Định tưởng rồi… Nó bất thành, nó vô là bị tưởng, nghĩa là con chưa có ly dục ly ác pháp. Tức là cái Sơ Thiền này nó không vô, mà giờ nó vô là cái định bất tử. Thì cái định đó là thuộc về Định tưởng rồi.
Phật tử Mỹ Châu: Dạ, thì con vô được vậy xong cái con ra, con ngồi con thấy cái thân là nó thoải mái an lạc lắm.
Trưởng lão: Đó cũng là Định tưởng đó con.
Phật tử Mỹ Châu: Nó khỏe vậy đó, không biết sao?
Trưởng lão: Cái đó con không có làm chủ được đâu. Còn khi mà con ly dục, ly ác pháp rồi, con muốn Định nào nó vô Định nấy. Tại vì cái muốn Dục Như Ý Túc mà, mình muốn làm sao nó làm như vậy.
Phật tử Mỹ Châu: Dạ, đợt trước con đến đây đó Thầy. Thì con nghe có cái tiếng chuông, tiếng chuông vang vang xa xa vậy đó. Cái thứ hai nữa là
Trưởng lão: Cái đó thuộc về Thinh tưởng.
Phật tử khác: Nhưng mà cái tưởng này là nó có không Thầy? Nó có ở đâu xa nó vọng về không?
Trưởng lão: Không! Nó ở trong tâm con nó vọng ra. Nó qua cái cửa ngõ tưởng uẩn của con, tưởng ấm đó, nó qua cái cửa ngõ tưởng ấm. Khi cái tâm cái ý thức của con nó không hoạt động tức là nó không có vọng tưởng nữa. Nó yên lặng thì bắt đầu cái tưởng nó hoạt động. Cái tưởng nó hoạt động thì cái âm thanh tưởng nó xuất hiện từ ở chỗ tưởng ra, chứ nó không phải có cái tiếng chuông xa nó đưa đến.
(40:12) Phật tử Mỹ Châu: Như vậy là con tu sai là lý do tu sai là ở ngay chỗ này là cũng như trong lúc nó yên lặng quá rồi cái … hơi thở con nó không được tỉnh phải không Thầy?
Trưởng lão: Tức là con không có điều động được cái hơi thở của con bằng cái sự tỉnh thức của nó để đưa vào cái pháp hướng, để ly tham, sân, si đó. Thì con ở trong cái hơi thở, con yên lặng trong hơi thở không thì nó đưa con vào trong cái trạng thái thinh tưởng đó. Nó xuất hiện ra 18 cái loại hỷ tưởng sắc tưởng, rồi thinh tưởng, cái con nói đó là cái thinh tưởng đó con. Nó giống như là tiếng Chư Thiên nói hay hoặc là tiếng chuông hay tiếng chư Thiên nói. Cho nên người ta nhập vào trong cái Định tưởng đó thì người ta nghe chư Thiên nói, tiếng chư Thiên. Cho nên có nhiều nhà sư họ tu bên Nguyên Thủy, rồi họ nhập vào cái Định, rồi bắt đầu họ nghe được chư Thiên nói chuyện. Đó là một cái thinh tưởng của họ nó xuất phát ra, nghe trời Phạm Thiên đang nói chuyện, nghe dữ tợn. Nhưng mà thật sự ra cái trời Phạm thiên là cái cảnh tưởng. Cho nên đức Phật nói Tưởng tri chứ không phải Liễu tri. Đó, đó là cái thế giới tưởng nó hiện ra.
(41:10) Phật tử Mỹ Châu: Dạ, thưa Thầy, ý là trường hợp như vậy là mình tu sai thì mình phải sửa lại là khi cái tâm mình nó im lặng rồi thì mình phải bám vô trong cái hơi thở phải không Thầy?
Trưởng lão: Không phải! Khi mà cái tâm nó yên lặng rồi thì con bám vào cái pháp Như Lý Tác Ý. Con cứ hướng tâm: “Tâm ly tham, sân, si nghe”, diệt cái ngã của con thì con cứ quán cho nó. Con cứ tác ý ra, con cứ thường xuyên con tác ý chứ đừng có để nó không không, không được. Để nó biết hơi thở không thì không được đâu, nó sẽ đi sai. Đó, thì nhiều cái bây giờ nói chung, là hầu hết tu là nó sai. Đến cái chỗ nó cứ bị nhiếp tâm vào cái hơi thở, nó không có niệm khởi ra nữa, rồi cứ ôm chặt cái hơi thở mà đi đó thì nó sai rồi.
Cho nên khi mà nó biết cái hơi thở rồi thì bắt đầu chúng ta quán ly tham, quán ly sân, quán ly si, quán vô ngã, quán tất cả mọi cái Kiết sử. Chúng ta cứ thỉnh thoảng chúng ta quán. Hễ quán một cái câu tác ý rồi thì chúng ta cứ để cho nó yên lặng một khoảng thời gian chừng năm hay mười hơi thở, vậy cái bắt đầu tác ý ra nữa. Chứ đừng có để mà nó kéo dài chừng 5 phút, 10 phút không có được. Nó yên lặng 5 phút, 10 phút thì không có được. Nó chỉ khoảng độ chừng 1 phút là mình tác ý một lần thì nó cũng dài lắm rồi đó. Cứ tác ý ra đặng cho giữ cái ý thức của mình nó đừng có mất, mình tác ý ra để giữ ý thức.
(42:37) Phật tử Anh Vũ: Hồi nãy con nghe Thầy nói là mình ngồi trong vòng hai hay ba tiếng đồng hồ đó, không có vọng tưởng xen vô, mình cứ theo dõi hơi thở hoài được thì là tốt. Bây giờ thì mới nói là đừng có để theo hơi thở lâu quá phải tác ý nó. Thì như vậy hai cái câu đầu với câu sau con nghe nó trái ngược?
Trưởng lão: Trái ngược? Bây giờ Thầy nói, hồi nãy Thầy so sánh cho con biết là trong khi đó mình muốn biết được cái tâm của mình ly dục, ly ác pháp nhiều hay là ít, phải không? Thì do đó bây giờ mình mới nhìn lại coi trong mình ngồi chơi vầy mình cũng thấy nó. Mình cũng có mục đích, mình không có bắt buộc cái tâm của mình nó nhiếp trong hơi thở đâu. Nhưng mà tự động của nó, nó lại quay vô, nó luôn luôn biết hơi thở, tự nó nó quay vô. Thì nó quay vô cái thời gian mà ngắn 5, 10 phút đó, thì mình biết mình mới đi giai đoạn đầu. Mà nếu mà nó được một, hai tiếng đồng hồ hay là sáu, bảy tiếng đồng hồ, thì mình biết là nó đi được phân nửa. Mà hoàn toàn nó luôn luôn nó biết hơi thở, nó luôn luôn định trên hơi thở, nó không lưu ý gì bên ngoài. Ai chửi lộn bên ngoài, ai làm gì nó cũng không để ý hết. Mà nó chỉ có biết hơi thở thôi thì biết nó hết phóng dật rồi, thì nó là xong công việc của mình ly dục, ly ác pháp .
Phật tử Anh Vũ: Cái đó là mình trắc nghiệm?
Trưởng lão: Để trắc nghiệm. Còn bây giờ trên con đường mà đang tu, tâm mình chưa ly dục, ly ác pháp, mình biết mình còn sân, còn tham, còn đủ thứ đó. Mà bây giờ mình cứ bắt buộc nó ở trong hơi thở mà kéo dài thì không có được. Con hiểu chưa? Phải không?
Phật tử Anh Vũ: Thật là vi tế.
Trưởng lão: Vi tế đó, phải hiểu cho rõ, chứ không hiểu nó sai. Cái tâm của mình, mình biết chưa có ly dục, ly ác pháp. Bây giờ mình đã biết nó căn cứ vào, nó mới có biết hơi thở chút ít, thì mình nói: Như vậy rõ ràng là những cái chuyện gì nhỏ nhỏ,mình xả bỏ cũng thấy dễ dàng lắm. Nhưng mà chuyện lớn bắt đầu nó không có giữ được nó đâu, phải không? Nó to tiếng, nó cũng tay chân nó múa may đủ thứ hết à. Thì mình biết là, mình mới được cái phần đầu thôi.
Còn bây giờ nó, trong bụng mình thì nó có gặp cái chuyện mà nó khó khăn. Cái chuyện mà nó khó giữ được mình đó, thì do đó thì mình thấy mình có sân lên, thực sự mình có sân. Nhưng mà mình không có lộ ra cái tướng cho ai biết hết. Cho nên hầu hết tới cái tướng vi tế này thì người ta tưởng là người đó không sân. Chứ sự thật ra mình biết mình hơn ai hết, mình có sân, thì mình biết đây là mình mới đi được nửa đường. Thì mình nhìn lại để mà quan sát trong cái sự mà cái tâm mình nó không có sân thì nó ly dục, ly ác pháp hết. Còn bây giờ còn đang tu, thực ra đụng chuyện thì mình còn sân, cái gì cũng còn tham hết. Thì bắt đầu nếu mà ngồi mà cứ giữ tâm trong hơi thở đừng có vọng tưởng thì coi chừng đó, cái đó không được đâu. Phải luôn luôn tác ý ra, chứ không có được ngồi đó mà giữ. Đó, hiểu như vậy thì các con tu mới chính xác.
(45:39) Phật tử Mỹ Châu: Dạ thưa Thầy, khi mà cái người mà vào Nhị Thiền…
Trưởng lão: À, vào Nhị Thiền. Cái thân tướng của người đó con nhận xét qua cái giới đức của họ. Cái giới mà họ sống, họ không bao giờ vi phạm, họ không bao giờ ăn phi thời đâu. Rồi tới cái dễ nhận nữa là họ không có ngủ phi thời đâu con. Cho nên những cái đó là những cái tướng của người ta có. Thường thường là người ta đi, người ta hay phòng hộ mắt, tai. Bởi vì cái tâm người ta thường thường cái người mà ly dục, ly ác pháp thường thường cái tâm người ta phòng hộ. Người ta đi thường hay ngó xuống, người ta không có ngó qua ngó lại. Không có chuyện gì mà làm cho người ta liếc ngó qua lại. Đó thành ra, nội thấy cái tướng của người ta, biết cái người này ly dục, ly ác pháp. Cũng có nhiều người họ cũng tập cái tướng đó, nhưng mà đời sống mà giới luật họ ăn ngày ba bữa, thì biết ông này chỉ là cái tướng giả thôi.
Ví dụ như bây giờ con đến một vị sư ở bên Nam Tông, con thấy quý vị còn ăn thịt chúng sanh thì biết quý vị không có thực hiện tâm từ bi rồi. Quý vị có những cái luận để cho quý vị ăn thôi, chứ thật ra tâm từ bi quý vị không có thực hiện được, thì biết là quý vị này chưa ly dục, ly ác pháp rồi. Nội cái tướng ăn thịt chúng sanh không là đã biết không ly dục, ly ác pháp rồi. Bây giờ quý sư có nhập thiền định gì cũng không có được hết, phải không?
Bây giờ cái thứ hai nữa: quý sư thường hay lấy cái quạt che, giữ, phòng hộ mắt của mình, đi đâu cũng có dù có quạt hết, nhưng mà quý sư làm cái tướng. Nhưng mà sự thật ra quý sư cũng nói ăn ngọ, ăn ngày một bữa. Nhưng mà sáng quý sư còn uống sữa hay ăn cái gì đó, hay chiều uống nước trái cây, thì rõ ràng là quý sư chỉ biện luận thôi, chứ quý sư không có đúng thật đâu. Thì như vậy là qua cái giới luật thì mình xét được quý sư này chưa ly dục, ly ác pháp, còn chạy theo dục của thế gian, còn tham ăn, phải không?
Mình thấy cụ thể rõ ràng qua cái này, vô ở chừng một ngày thì biết rồi, đâu có trật được. Cho nên khi mà con đến cái vị sư mà người ta ly dục, ly ác pháp rồi con thấy, không ăn phi thời, sống rất đúng. Mà đi thì luôn luôn người ta ngó xuống, người ta ít ngó qua. Hễ khi mà người ta bước ra đường, người ta đi thì người ta ngó xuống. Mà có ngó qua làm cái điều gì, cần gì thì người ta đưa hết cái mình người ta qua chứ không có liếc xéo vậy. Không có đi mà liếc ngó, liếc liếc vậy đâu. Họ muốn ngó cái gì đó, họ phải xoay qua. Mình để ý là mình biết người đó ly dục, ly ác pháp.
(47:48) Phật tử Anh Vũ: Nếu mà mình không có dòm lên, không có ngó thì có thể có gì nguy hiểm nó tới mình không Thầy?
Trưởng lão: À mình ngó như vậy chứ, từ đây tới đó không phải cúi. Nghĩa là đi không phải đi như ngựa đi, cúi đầu gằm xuống vậy đi. Phòng hộ kiểu gằm đầu vậy sai, phòng hộ cũng đi ngó tới trước vầy. Cho nên vì vậy mà khi mình ngó trước như vậy, thì cái góc độ của nó đó, cái góc độ của mắt từ chỗ này mà nó ngó ra, nó có một khoảng rộng vầy. Chứ không phải là gằm đầu như ngựa mà đi. Gằm đầu phòng hộ mà như ngựa mà đi thì trật, nó lại sai nữa. Đó, mặc dù là không ngó qua ngó lại, nhưng mà ngó xuống. Nhưng mà không phải ngó xuống dưới bàn chân mình đâu, ngó cách xa đó. Thành ra nó có cái góc độ, nó bao vầy. Thành ra có những sự kiện gì xảy ra mình đều giải quyết được hết.
Phật tử Anh Vũ: Lúc đi đó thì ngó xuống xa khoảng bao nhiêu bước?
Trưởng lão: Nó chừng khoảng hai thước hay ba thước.
Phật tử Anh Vũ: Hai, ba thước?
Trưởng lão: Hai, ba thước. Thành ra nó có cái góc độ xa vậy con. Còn mình ngó xuống vậy cái góc độ nó hẹp, nó dòm xuống dưới thì nó sai rồi, nó nguy hiểm lắm, thành ra mình phản ứng không kịp. Ví dụ như bây giờ con ngó xuống như vậy, con cứ đi ngó xuống vậy chăm chăm, xe tới nó đụng con không hay. Còn con ngó chừng khoảng độ ba thước, nó đến thì con tránh lên lề được. Nó ở ngoài kia, chứ nó chưa tới ba thước đâu. Nhưng mà vì con ngó ba thước con đã thấy nó ở ngoài kia rồi. Cho nên con tránh vô đây, cái xe nó đi tới, nó không đụng con. Nó phản xạ bằng cái trí tuệ. Mà bằng cái trí tuệ thì mình phòng hộ mắt của mình, nhưng mà không để cho nó duyên các cái pháp khác. Nhưng mà nó vừa là bảo vệ cho mình trên cái bước đường đi của mình, tai nạn có thể xảy ra.
Mình thấy thí dụ như có một bầy trâu hay bầy bò gì đó, nó cách xa mình. Đợi cho nó tới ba bốn thước, nó tới mình rồi thì làm sao tránh kịp? Cho nên vì vậy mình tránh trước. Một cái người điên nó đang ở cách xa ngoài kia năm, mười thước, thì ở đây mình đã thấy nó, đã có dáng của nó rồi thì mình tránh đi. Chứ để nó điên nó tới đây, nó chụp nó cắn mình sao? Hoặc là nó đánh mình thì sao? Do đó mình tránh trước.
Tất cả những cái này đều là phòng hộ, nhưng mình ngó xa vậy nhưng mà luôn luôn con biết như thế nào? Luôn luôn nhắc: “Mắt phải thấy hơi thở”. Chứ mình đi, mình gằm đầu xuống, mình nhắc nó không có nghĩa lý gì hết. Mà mình nhìn như vậy, vừa bảo vệ mà vừa nhắc cái tâm, cái mắt của mình phải gom vô. Nghĩa là nó gom vô, nó thấy hơi thở. Cho nên tuy rằng mình nhìn như vậy chứ luôn luôn lúc nào nó cũng cảnh giác, là cái con mắt của mình nó để ý cái hơi thở của mình thôi. Nhưng mà lúc nào thì con nhớ là tu theo đạo Phật thì không phải là: “Gom con mắt, biết hơi thở” không đâu. Mà nó luôn luôn nó ở trong cái chánh niệm của nó, tĩnh giác ở trong cái hơi thở đó, chứ nó ở trong cái chánh niệm. Cho nên mỗi một cái tà niệm nào, cái pháp ác nào mà nó vừa đến nó là nó phản ứng liền.
Cho nên nó có tĩnh giác mà nó Chánh Niệm, nó kèm theo cái Chánh Niệm của nó luôn luôn. Cho nên nó không để tà niệm xen vô, nó không xảy ra cái tai họa, nó không xảy ra cái khổ đau. Cho nên nó phòng hộ mà nó phòng hộ ở trong cái chánh niệm, nó tĩnh giác mà nó ở trong cái Chánh Niệm, vì vậy mà nó phòng hộ được mắt của nó. Cho nên thí dụ như bây giờ mình đang phòng hộ như vậy có một người phụ nữ đi ngang đẹp, thì bắt đầu nó nhắc: “Biết hơi thở, đừng có nhìn phụ nữ là một người sẽ lôi cuốn mình trong cái tâm không tốt, sẽ sanh ra dục”. Do đó mình nhắc nó vậy thì mình đi qua, mình không chú ý người phụ đó nữa. Chứ không nó lén nó liếc, nó vi tế.
Cho nên vì vậy mà tất cả sự tu tập mình phải thiện xảo lắm. Nhưng mà thiện xảo một thời gian nó quen rồi, nó thành thói quen thôi, rồi nó dễ. Mới đầu thì thấy nó lọng cọng, nó khó, nó đủ thứ chuyện hết. Nhưng mà tập rồi nó thành thói quen, cái nó đi vào cái nề nếp được rồi, mình thấy cái người tu sĩ của mình rất giải thoát.
(51:41) Phật tử Mỹ Châu: Dạ thưa Thầy, về cái Tứ Thiền của Thầy. Sao thấy Thầy dạy là phải tịnh chỉ các hành, là tịnh chỉ toàn thân hết rồi. sao cái thân mình sống được Thầy?
Trưởng lão: À, con nghe như thế này này. Bởi vì khi một người muốn nhập Tứ Thiền thì họ có tâm thanh tịnh, tức là cái tâm ly dục, ly ác pháp. Tức là tâm nó lìa tham, sân, si hết rồi. Cái tâm nó thanh tịnh hoàn toàn, nó không tham, sân, si nữa, cái năng lực tâm nó vĩ đại lắm. Cho nên khi mà con nhập được cái Tứ Thiền là không phải con tập nín thở hay hoặc là con tưởng thở bằng lỗ chân lông. Hoặc là bằng ở trên óc con, hoặc bằng lỗ chân lông hoặc bằng da con, hay hoặc bằng bất cứ nơi đâu. Con không có được tưởng mà con chỉ có ra lệnh thôi, cái pháp Như Lý Tác Ý con ra lệnh thôi.
Khi tâm con thanh tịnh, cái tâm mà thanh tịnh rồi cái năng lực của nó sẽ làm cho cái thân con nó tịnh chỉ cái hơi thở, nó nhập Tứ Thiền. Cho nên khi mà con ra lệnh: “Hơi thở phải tịnh chỉ ngưng” hay hoặc là thọ, “Xả các cái thọ, xả các cảm thọ như thọ lạc, thọ khổ phải xả đi”. Con ra lệnh như vậy thì tự động cái thân của con nó theo cái lệnh của tâm, nó xả cái hơi thở, xả các cảm thọ. Cho nên do đó con bất động, hoàn toàn bất động. Vì vậy khi mà con phục hồi lại nó thì cũng do cái tâm đó nó bảo: “Hơi thở phải thở trở lại”. Thì nó cũng ra lệnh như vậy thì cái hơi thở nó thở lại. Chứ còn bây giờ con tập nín thở, tới chừng đó con thở trở lại, con không biết làm sao thở lại mới chết luôn. Con hiểu không?
Cho nên ở đây, người ta đi vô người ta có cái pháp vô, mà đi ra người ta có pháp ra, như vậy gọi là “Dục Như Ý Túc”. Nghĩa là mình muốn thở là nó thở, mà mình muốn không là nó không thở. Con hiểu “Tứ Như Ý Túc” chưa? Đó là cái pháp mà chúng ta để thực hiện Tứ Như Ý Túc. Do vì vậy mà cái tâm ly dục, ly ác pháp thì chúng ta mới thực hiện được Tứ Như Ý Túc. Tâm chưa ly dục ly ác pháp thì không thực hiện được Tứ Như Ý Túc. Cho nên nghe thì nó khó, nhưng mà sự thật ra tâm mà ly dục, ly ác pháp thì nó dễ lắm, nó không còn khó nữa.
Còn bây giờ đó, con muốn nhập Tứ Thiền là khó đó. Con bây giờ, con cứ ra lệnh, nó bảo hoài, nó cũng trì trì nó không. Mà con quyết định con làm dữ tợn nó, con ám thị dữ tợn nó thì nó sẽ tịnh chỉ bằng cái tưởng rồi, nó không thật đâu. Cái tâm nó còn tham, sân, si thì nó không tịnh chỉ được đâu, nó không làm sao mà nó dứt hơi thở.
(53:57) Phật tử Anh Vũ: Còn như hồi nãy con có nghe Thầy nói là: Chưa ly dục, ly ác pháp mà mình Định thì cái Định đó là tưởng. Như con nhớ cái trường hợp cách đây cỡ ít năm đó, lúc mà con có tập được nhiều đó, tập kinh hành hay ngồi thiền đó, thì rõ ràng lúc đó là dục và ác pháp còn nhiều dữ lắm, thế nhưng mà sau mỗi lần ngồi thiền hơn một tiếng đồng hồ đó thì thấy tâm nó an lạc, thấy trí tuệ mình sáng suốt hơn, thấy có từ bi nhiều hơn, thì nếu mà gọi cái đó là tưởng thì cũng được, nhưng mà nó cũng tốt vậy Thầy, nó cũng giúp ích mình thấy vấn đề rõ hơn, mình từ bi hơn, rồi cái vấn đề mình làm khổ mình, khổ người nó cũng ít hơn nữa, thì nó so với ly dục, ly ác pháp mà trắng sạch như vỏ ốc thì nó không bằng, chứ còn nó vẫn tốt phải không Thầy?
Trưởng lão: À tốt, nhưng mà điều kiện nó sẽ dẫn mình đi vào một cái sai. Bấy giờ thì nó phát triển được cái tưởng tuệ. Cái tưởng tuệ nó cũng làm cho mình trước các ác pháp mình cũng ngăn được. Mình cũng thấy cái tâm mình nó cũng thanh thản, an lạc, nó xả được nhưng mà nó bằng tưởng, nó không thật rồi. Cho nên một cái thì mình lấy cái hình bóng để mình thực hiện sự giải thoát. Cho nên cái hình bóng đó nó sẽ đến cái mức độ của nó, nó sẽ hoàn toàn nó không thật.
Bởi vì mình còn những cái vi tế, mà cái vi tế đó cái hình bóng không giải quyết được. Nó giải quyết cho con cái phần thô bằng tưởng tuệ. Cho nên con thấy những cái người mà dùng cái tưởng họ tưởng rất hay con. Họ lý luận bằng tưởng mình không cãi được đâu. Nó đâu phải, bởi vì cái thế giới siêu hình tức là thế giới tưởng, nó tuyệt vời lắm. Nó có Ngũ Thông lận, chứ đâu phải ít đâu? Cho nên nó không có thua ai đâu, nó cũng có cái trí tuệ tưởng của nó cũng kinh lắm. Cho nên các tổ con thấy như Long Thọ ông luận cái Trung Quán Luận đó. Thầy nói thật sự ra trí tuệ tưởng thật siêu lắm chứ không phải là, coi như là nó muốn hơn Phật, chứ đâu phải vừa đâu. Cho nên con thấy nó có lợi ích thật sự, nhưng mà cái rốt ráo của nó để mà diệt lậu hoặc không được. Cho nên vì vậy mà đức Phật thấy cái cuối cùng của nó, nó không diệt được cái mầm tái sanh luân hồi mà. Cho nên nó không giải quyết được cái con đường giải thoát hoàn toàn.
Con thấy bây giờ nó nhập vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định hèn không? Nó nhập vào cái Định đó rồi, con thấy nó ngồi hai ba ngày nó vẫn bất động, chứ không phải là ít đâu. Người ta thấy nó cũng ghê gớm lắm đó. Nhưng mà có cái điều kiện là nó không có giải quyết được bốn cái nỗi khổ của con người. Nó giảm, nó có giảm. Vô bốn cái định đó nó có giảm. Con thấy các Thiền sư Đông độ, họ có giảm tham, sân, si, chứ không phải không giảm đâu. Nhưng mà hoàn toàn để sạch thì không được. Mà con đường đó thì không làm sao sạch được, nó có giảm, chứ nó không sạch.
(56:36) Cho nên con tu con thấy, bây giờ con tu con thấy nó có phát triển trí tuệ thật, cái trí tuệ đó là trí tuệ tưởng. Cho nên vì vậy con tưởng ra nhiều lắm, con tưởng ra rất nhiều. Cho nên Thầy nói như thế này này. Con thấy cái Phật tánh nó cũng do cái tưởng tuệ của người ta mà tưởng ra Phật tánh. Người ta lấy cái tánh biết, tánh thấy, tánh nghe của mình để làm Phật tánh chứ gì? Đó là cái tưởng của người ta.
Đó, cho nên vì vậy mà trong khi người ta hỏi một cái công án, cái câu công án thôi. Mà mình giải được cái câu công án, tức là mình đáp người ta. Người ta vừa hỏi mình đáp, chứ mình không có được suy nghĩ, mình suy nghĩ đó là ý thức rồi. Do vì vậy đó mà người ta thấy rằng nó quá hay, quá thâm sâu. Làm sao mà người ta vừa hỏi cái mình đáp, cái đúng cái nghĩa? Mà hai cái thì cái câu trả lời với câu hỏi nó không ăn khớp với nhau mà tại sao người ta hiểu nó đúng.
Ví dụ hỏi “Phật là gì?” Thì vị Thiền sư nói “Ba cân gai”. Thì mình thấy ba cân gai với Phật đâu có nhằm nhò chỗ nào? Nó đâu có nghĩa, mình giải ra thì nó khác nhau xa quá. Nhưng mà nó đúng nghĩa đó con. Nghĩa là hỏi “Phật là gì?” Thì các Thiền sư nó mới Tánh thấy, Tánh nghe, Tánh biết là Phật chứ gì? Là Phật tánh của mình chứ gì? Vậy thì bây giờ cái ông Thiền sư này ông đang cân gai ông bán phải không? Đang cân gai bán, mà người ta hỏi Phật thì ba cân gai chứ cái gì? Thì cái tánh tui tánh thấy, tui thấy tui đang cân gai đây thì tui nói thật, chứ tui nói cái khác sao được? Con hiểu không?
Bây giờ Thầy nói như thế này, có người hỏi con “Phật là gì?”. Thì con nhìn Thầy, con nói “Thầy Thông Lạc” thì có đúng không? Bởi vì cái tánh thấy của con thấy Thầy mà, ngay hiện tại đó con có suy tư cái gì nữa đâu? Rồi bây giờ bắt đầu bây giờ con đang nhìn cái máy này mà Thầy hỏi “Phật là gì?”, Con nói “Cái máy này” đúng không? Tại vì cái tánh thấy con đang thấy cái máy chứ. Thì con nói trong cái tánh của con, chứ con có suy nghĩ đâu. Còn bây giờ đó, ví dụ như bây giờ đó, con nhìn cái máy mà Thầy hỏi “Phật là gì?” Thì con mới ngó quanh ngó quất, con mới nói “Cái cây ngoài kia”. Thì nghe nó cũng đúng chứ, nhưng mà Thầy nói “Thằng ăn trộm”, phải không? Bởi vì con ngó quanh ngó quất tức là có tìm kiếm để mà trả lời chứ gì? Đó là cái thứ hai.
Bây giờ con lại nhìn đây, mà ở ngoài kia có cái cây ngoài kia, mà con nói cái cây. Thì Thầy thấy con mắt con nhìn ở chỗ này mà con không nói cái máy. Hay hoặc là con nhìn ra phía tấm vách mà con không nói cái vách, mà con lại nói cái cây ngoài kia, Thầy nói con “ăn trộm”. Chỉ do con bắt chước học để mà nói thôi, phải không? Còn bây giờ con hỏi Thầy “Phật là gì?” Thì Thầy nhìn cái vách, Thầy nói cái vách, đúng không? Bởi vì tánh thấy Thầy thấy cái vách ngay liền hiện tại. Cho nên thật sự ra con thấy có lợi ích gì đâu? Chỉ là những cái ngôn ngữ để mà làm cho người ta khó hiểu, để làm cho người ta bặt cái lối suy tư chứ gì?
Phật tử Anh Vũ: Cái đó khó hiểu quá à.
Trưởng lão: Nhưng mà cuối cùng rồi, Thầy trả lời có sai không? Thầy trả lời trong cái tánh thấy, tánh nghe. Cũng như bây giờ con hỏi “Phật là gì?”. Thầy vừa nghe con chim kêu ngoài kia, con cũng nghe tiếng chim kêu ngoài kia, con hỏi Thầy. Thầy nói “Tiếng chim kêu”. “Phật là gì?”, “Tiếng chim kêu”. Thì lúc bấy giờ con nói Thầy sai đâu được? Tại vì tánh nghe Thầy đang nghe con chim kêu Thầy nói ngay là Phật, chứ đâu phải Thầy nói con chim kêu là Phật.
Thì có một câu chuyện: Hai thầy trò của Bách Trượng, là ngài Hoàng Bá đi với Bách Trượng. Thì khi Bách Trượng mới thấy có bầy cò bay qua ở trên trời nói “Bầy cò kìa”. Thì Bách Trượng mới nói “Bay qua rồi”, thì ông ta nắm cái đuôi ông kéo “Bay đâu?”. Tức là ông Hoàng Bá nói trật. Cho nên Bách Trượng mới nắm cái lỗ mũi ông nhéo, ông đau ông la: “Đau, đau quá, ôi ôi ôi”, thì Bách Trượng mới nói “Đó, cái chỗ đó đó”, phải không? Cái chỗ mà đau đó đó là Phật tánh ở chỗ đó đó, chứ không phải là bầy cò bay qua.
Chứ phải chi thí dụ như Bách Trượng nói “Bầy cò bay qua”. Trong lúc đó ông đang chặt cây cà chứ gì? Hai người mới đi hái cà chứ gì? Thì ông mới nói “Cây cà” thì nó đúng rồi. Cái này ông mới nhìn lên, ông thấy bầy cò bay qua. Ông nhìn lên, tức là ông phân biệt rồi, ông nói “Bầy cò bay qua”. Thì Bách Trượng ông mới tức, ông đâu có nhận ra Phật tánh. Ông mới nắm cái lỗ mũi ông nhéo, ông đau quá ông la. Thì ông nói Phật tánh ở đó đó. Con hiểu cái chỗ cái công án, những công án ấy chưa? Cho nên nói trong cái hiện tại tánh thấy, tánh nghe mà. Mình thấy mình nghe cái chỗ nào, người ta hỏi cái gì đó, thấy nghe chỗ đó, mình cứ trả lời. Đừng có trả lời ngoài cái tánh thấy tánh nghe của mình thì trật, thì có suy nghĩ gì đâu.
Đó, giống như bây giờ hỏi “Phật là gì?” mà Thầy thấy cái bàn, Thầy nói cái bàn. Thầy thấy đâu, Thầy nói đó thì cái đó là đúng mà. Cho nên khi mà xét ra cho đúng thì con thấy công án đâu có cái gì đâu mà khó đâu. Tại người ta không hiểu thôi, chứ hiểu rồi thì ngộ. Phật tánh dễ quá, đâu có còn gì đâu khó nữa. Mà rốt cuộc rồi con suy nghĩ coi, khi mà nhận ra Phật tánh mình có hết tham, sân, si không? Hay hoặc bây giờ mình phải tu này? Cho nên ở trong đó bây giờ bắt chúng ta tu, mà tu là ức chế, chứ đâu phải tu xả. Ức chế thì con thấy nó rơi vào Định tưởng. Định tưởng thì nó có giảm cho chúng ta tham, sân, si chứ, cũng như con nói hồi nãy, phải không?
Nó lòi cái tưởng, rồi bây giờ cái tưởng nó mới phát triển được. Bây giờ chúng ta mới luận, luận đông luận tây, nó nói cái nào cũng nghe hay hết. Cho nên các vị Thiền sinh, Thiền sư đều là lý luận mà sanh, có không? Thầy nói có không?
Phật tử Anh Vũ: Có.
Trưởng lão: Cho nên cuối cùng thì có ông nào mà làm chủ sanh tử được không?
Phật tử Anh Vũ: Về phương diện văn chương thì rất hay.
Trưởng lão: Rất hay, thơ văn thì rất hay, bởi vì tưởng mà, con thấy không? Còn bây giờ chúng ta thật này, bây giờ chúng ta phát triển thật sự. Trí tuệ chúng ta phát triển là trí tuệ Tam Minh, nó diệt lậu tận. Lậu Tân Minh nó diệt sạch lậu tận của chúng ta, nó chấm dứt tái sanh luân hồi. Tức là cái nguồn gốc mà tham, sân, si của chúng ta, cái nghiệp lực đó nó sẽ quét hết ra, nó không còn nữa, nó diệt hết. Cho nên chúng ta chấm dứt sanh tử luân hồi. Bây giờ còn hỏi gì nữa không?
Phật tử: Bữa nay là con hết rồi đó. Còn chị có câu hỏi gì để hỏi Thầy nữa không?
(1:02:36) Phật tử Mỹ Châu: Dạ thưa Thầy, khi mà mình ngồi thiền tu lâu đó Thầy, rồi tay chân mình nó có cứng không Thầy?
Trưởng lão: À, không phải đâu con. Cái Nhị Thiền sau khi mà chờ cho con mà ly dục lý ác pháp rồi, cái tâm mà ly dục ly ác pháp rồi, thì con mới ra lệnh như thế này này: “Tầm Tứ phải tịnh chỉ ngưng”. Hay hoặc là “Diệt Tầm Tứ”, con ra lệnh như vậy thì Tầm Tứ nó tịnh chỉ. Mà Tầm Tứ tức là ý thức của con. Cái ý thức, ý căn của con, cái Tầm Tứ nó thuộc về ý thức. Bởi vì con suy nghĩ cái điều gì nó là cái ý của con, phải không? Con tác ý trong cái điều gì đó là cái ý của con. Mà con bảo nó: “Tịnh chỉ, nó diệt Tầm Tứ đi”. Bởi vì cái Nhị Thiền nó diệt mà. Diệt tức là cái ý thức của con nó không còn hoạt động được nữa. Mà ý thức là một trong sáu cái thức. Đây: “Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Ý thức và Thân thức”, con hiểu không?
Nó sáu cái thức. Mà khi mà cái ý thức này nó bị ngưng thì năm cái thức kia nó đều ngưng theo hết. Cái này nó ngưng hoạt động thì năm cái kia nó ngưng theo hết. Bởi vì trong thân của chúng ta có sáu cái thức_ Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý thức. Mà cái ý thức chúng ta là Nhị Thiền đó, nó chỉ nhắm vào cái ý thức mà nó diệt. Cho nên vì vậy mà nó diệt luôn cả sáu cái thức của nó luôn, chứ không phải là diệt trong cái ý thức không. Nó diệt Tầm Tứ tức là nó diệt luôn sáu cái thức của nó: lỗ tai nè, con mắt nè. Tất cả mọi cái mà con ra lệnh một cái nó ngưng rồi, con mắt con bây giờ nó mở, nó cũng không thấy nữa. Nó không hoạt động mà, nó đâu có thấy. Lỗ tai con giờ không nghe, trời sét nó cũng không nghe.
Cho nên con nghe đức Phật nhập cái Định mà trời sét không nghe không? Đó là nhập Nhị Thiền, chứ không phải Tứ Thiền đâu. Tứ Thiền còn siêu nữa, con thấy không? Từ cái Sơ Thiền, tầm tứ con hẳn hòi đàng hoàng mà luôn luôn lúc nào nó cũng sống trong thiện. Nó không có ác pháp, cho nên tâm con nó hoàn toàn nó bất động rồi. Mà bước vào cái Nhị Thiền là kể như là trời sét không nghe rồi. Ngoại đạo làm sao mà bằng được. Năm trăm cỗ xe bò đi ngang đâu có bằng tiếng sét của trời, phải không? Vậy mà không giật mình. Bởi vì nó diệt rồi nó đâu còn nghe.
Con thấy tất cả trong bốn thiền của Phật đó, thì chỉ có cái Nhị Thiền là nó diệt thôi. Chứ còn cái Tam Thiền là nó ly hỷ thôi. Còn Tứ Thiền nó mới xả thôi chứ nó chưa có diệt cái gì hết. Cho đến cái Lậu Tận Minh nó mới diệt cái lậu hoặc, chứ còn nó không có diệt, con thấy chưa? Mà cái Nhị Thiền nó diệt nó dữ lắm. Nó diệt cái ý thức để hoàn toàn, để cho nó ly hết cái tưởng thức. Nó xả hết cái bóng của nó ra là nó nhờ cái diệt ý thức. Cho nên nó mới tới Tam Thiền, nó mới tịnh chỉ được hơi thở, nó kinh lắm chứ đâu phải. Con thấy chưa?
(1:05:03) Cho nên bây giờ mấy con không có nói mà mấy con đừng có rớ tới được. Cái bánh mà cái bánh Nhị Thiền, các con bây giờ. Nghĩa là con người mà chúng ta chưa có ly dục, ly ác pháp đâu có nếm được cái mùi vị nó đâu. Không có nếm được cái mùi vị đó, không có vô được chút nào đâu. Mà hễ vô được là tại vì tưởng thôi, chứ còn không có vô được. Cho nên ví dụ như bây giờ tâm con nó hết phóng dật rồi, nó quay vô rồi thì nó là bất động tâm rồi, thì cái Nhị Thiền con sẽ nhập được. Mà cái tâm con nó chưa có quay vô, mà con còn tham, còn sân, si, còn buồn khổ thì cái Nhị Thiền kể như là cái bánh đó, là cái bánh để đó chứ các con ăn không được đâu. Không có người nào mà ăn được cái mùi vị đó, không có biết cái mùi vị đó đâu, con thấy chưa?
Cho nên vì vậy mà con nghe trong băng Thầy, có nhiều người nói nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, rồi thấy bóng dáng Tứ Thiền, họ đều nói tưởng. Có điều mà Thầy không nói ra, nói ra sợ họ buồn, Thầy không dám nói. Bởi vì cái tưởng của người ta, nếu mình nói ra nó trái ý với người ta. Bởi vì người ta sống ở trong cái tưởng rồi, mình nói ra cái người ta chống lại mình. Cái ngã của người ta lớn lắm. Bây giờ thầy nói thật sự Thiền sư Đông độ là những người đó đều là cái ngã lớn, chứ không phải không. Cho nên không có được quyền nói họ. Nói họ, họ chống lại liền.
Đó con thấy chưa? Bây giờ mà con cứ lo đi, con về đây, con thọ Bát Quan Trai, là con giữ gìn tám giới nghiêm chỉnh. Con lo tập ly dục, ly ác pháp. Con lo ngăn ác, diệt ác. Con cứ bao nhiêu đó tối ngày làm. Tâm con nó phóng ra thì con kêu nó quay vô, định vô thân, định trên hơi thở. Cứ riết như vậy cho nó định được cái Sơ Thiền đi, rồi còn cái kia sau đó sẽ nói chuyện. Thầy nói bây giờ mấy con tu ngay cái này đi. Tu chừng nào được cái này rồi, hãy nói chuyện cái kia. Thầy sẵn sàng mà. Thầy nói khi mà các con tu được cái Sơ Thiền rồi, Thầy sẵn sàng, Thầy giúp cho.
Mà các con biết khi nào mà con muốn nhập được cái Sơ Thiền các con phải độc cư 100%. Nghĩa là con phải sống một mình không lao động, không làm một cái gì hết. Tối ngày con sống, con chỉ có giữ cái tâm của mình, quét cho sạch tham, sân, si ra hết, thì lúc bấy giờ chỉ có độc cư 100% mới là quét. Chứ còn mình ví dụ mình độc cư 5 - 10 ngày rồi bắt đầu mình tiếp duyên thì nó không được. Nghĩa là suốt ngày sống một mình. Cho nên Thầy viết sách, Thầy nhắc các con. Độc cư là mình ở một mình. Độc bộ, độc hành; nghĩa là một đường mình đi. Độc bộ là: Bộ đây có nghĩa là cái đường, hành là đi. Nghĩa là mình phải ở một mình, đi một đường, chứ không có đi chung với đường ai được hết. Mà phải đi một mình, chứ không có được đi hai người.
(1:07:23) Phật tử Mỹ Châu: Thưa Thầy, vậy con xin vô trong thất rồi mình sẽ hành pháp, rồi mình mới ở trong thất được?
Trưởng lão: Bây giờ con sống chung mọi người đông đây mà con vẫn Độc cư, Độc bộ, Độc hành. Nếu mà con nói chuyện với họ thì con không độc cư, rồi phải không? Mà con đi, người ta cũng đi kinh hành, con cũng đi kinh hành. Mà con chú ý trên bước đi của con thì con độc bộ. Chứ còn mà lưu ý người ta đi “Người đó đi như vậy là trật rồi”, thì như vậy là con trật rồi. Mà con lưu ý người ta đi trật, tức là con không độc hành nữa rồi, con đi có hai người rồi. Phải không? Bây giờ mình ngồi tu đây mà thấy cái người đó họ làm cái gì đó, mình thấy họ sai. Thì đó là mình không có độc hành rồi, mình đã song hành rồi.
Phật tử Anh Vũ: Mình biết có bóng dáng đi ngang qua được không Thầy?
Trưởng lão: Mình biết có bóng dáng đi, nhưng mà mình không lưu ý đến. Họ đi đâu, họ làm gì làm, mình không cần biết. Mình biết, tức là mình vẫn thấy bóng dáng người này người kia, người ta làm mình biết. Nhưng mà không cần biết người ta làm sai làm đúng, người ta tu được, không được mình không cần biết. Mình phải sống chung như vậy mới thấy được cái Độc cư – Độc bộ - Độc hành. Còn bây giờ mình vô trong rừng núi mình sống một mình không phải độc cư đâu, mà cũng không phải độc bộ, độc hành đâu. Cái đó coi như là mình ức chế mình rồi, nó sai rồi. Cho nên có nhiều người hiểu lầm là mình phải tìm cái cảnh tịnh, mình tu cho nó xong rồi, mình mới dám ra cảnh động thì cái đó sai. Phải từ ở trong cảnh động mà tu để xả. Xả cho rồi, rồi bắt đầu nó tự tâm mình, nó ở trong cảnh động mà vô Định.
Cho nên suốt cuộc đời tu hành mà các đệ tử của Phật cũng như Phật là luôn luôn phải đi khất thực. Luôn luôn phải đi khất thực là phải tiếp duyên ngoài, chứ làm sao mà nói là mình sống ở trong thất đóng cửa không biết ai. Vậy mà độc cư chứ. Đi xin ăn, đi vậy chứ mà luôn phòng hộ, cho nên không có nói chuyện tầm bậy. Ai nói thì trả lời rồi đi, chứ không có lý luận gì hết. Cho nên vì vậy mà sống giữa mọi người mà độc cư. Mà sống giữa mọi người mà độc bộ, đi có một mình mình, không có đi chung với ai hết. Sống giữa mọi người mà không có đồng hành, khó đó. Vậy mình mới đi vào được cái đường ly dục, ly ác pháp.
Phật tử Mỹ Châu: Thưa Thầy, bác sĩ Trí có nói: Một mình rất là khó luôn, cái ăn thì dễ mà sống thì khó lắm, mấy ổng than dữ lắm.
Trưởng lão: Đúng vậy, vô không có nổi.
Phật tử Mỹ Châu: Ở trong thất chịu không có nổi.
Trưởng lão: Chịu không có nổi.
Phật tử Mỹ Châu: Như vậy rồi mình phải làm sao?
Trưởng lão: Mình tập, nó có ba giai đoạn độc cư. Mình độc cư, mình tập dần dần, dần dần. Bởi vì cái giáo pháp của Phật, dạy mình thọ Bát Quan Trai là cách thức dạy mình tập độc cư đó. Rồi trong khi mà độc cư, trong cái thọ Bát Quan Trai trong một ngày 12 tiếng đồng hồ hay 24 tiếng đồng hồ đó, thì mình vừa tập độc bộ mà vừa tập độc hành. Mình chỉ có tập 1 ngày thôi, chứ không có cho nhiều. Rồi mình tập dần lên 2 ngày, rồi 3 ngày, 4 ngày, rồi 1 tuần lễ. Hễ mình thấy được, mình thấy thích thú thì mình tiếp dần dần, dần dần. Chứ còn như bác sĩ Trí vô, cái ép vô cái độc cư, riết ở trong thất chừng một tuần lễ cái ông ngán quá trời. Trời đất ơi! Nó buồn khổ, nó cô đơn.
Đó, cũng như con về trên này phải không? Con về trên này, thì lúc bấy giờ Thầy biết rằng, Thầy phải luôn luôn lúc nào cũng giảng thuyết cho con vậy đó. Làm cho con nó có cái sự sách tấn, con thấy nó. Chứ mà Thầy bỏ con 1 tuần lễ mà con sống một mình con không biết, con buồn chết đó, chịu không nổi đâu. Cho nên bác sĩ Trí vô đây cái, Thầy không thèm nói tới, Thầy để cho ông sống độc cư. Bởi vì ai cũng nghĩ độc cư đâu có khó đâu, dễ mà vô, Thầy cho độc cư một tuần lễ là thấy ngán, căng máu mặt liền.
(1:10:53) Phật tử Anh Vũ: Tức là sau một tuần mà không có gặp Thầy là chắc chết. Chịu không nổi.
Trưởng lão: Nghĩa là thí dụ như con từ bây giờ con gặp Thầy rồi, con ra tu, tới mai con gặp Thầy nữa, con thấy nó an ổn lắm. Mà gặp Thầy thì nó tốt chứ đâu có xấu, phải không? Nhưng mà trái lại Thầy để cho con không có gặp Thầy, không gì hết đó. Trong tuần lễ, bắt buộc con phải đi ra con nói chuyện mấy người kia là con xấu hết. Bởi vì họ nói tầm bậy tầm bạ đó, bắt đầu lôi con đi ra, chết không? Nói xấu. Còn bây giờ Thầy huấn luyện cho con, Thầy tập dần dần, dần dần con vậy ha. Cũng như bây giờ bên nữ các con, khi cần thiết gì các con hỏi cô Út đi. Cứ hỏi cô Út, cô Út giúp cho các con. Các con thấy mình cũng độc cư, nhưng mà mình độc cư trong cái sự hướng dẫn của người khác. Thành ra nó sẽ sách tấn cho mình, nó thích tu. Còn nếu mà mình cứ ngồi không, mình không cần hỏi ai hết, mình vô thất mình ngồi đóng cửa, mình tu riết tuần lễ cái mình nhảy ra.
(1:11:46) Phật tử Mỹ Châu: Con thấy con ít hỏi cô Út lắm, hỏi cô Út la lên là con biết.
Trưởng lão: Thí dụ như bây giờ con hỏi cô Út ha, cô Út nói “Sao không giữ cái ý, cứ hỏi?”. Nói chung là mình hỏi tức là nó giúp cho mình, khi mà bị cô Út la sao không giữ ý mà tu tập. Thì lúc bấy giờ đó, do cái mình hỏi vậy cái mình về mình biết. Mình nhớ mình về, mình phải cố gắng, mình giữ ý đừng cho nó phóng dật chứ gì? À, thì tức là do đó cô Út nhắc mình rồi đó. Còn Thầy thì thật sự ra, Thầy giải thích cho các con hiểu cho thâm sâu, rồi từ đó lần lượt lần lượt, các con tập dần tập dần, do đó tới luôn. Chứ Thầy không có như cô Út. Cô Út thì cô muốn ngay liền mấy con phải giữ cái tâm đừng phóng dật liền. Thành ra cô, thí dụ mấy con mà gặp cô Út thì mấy con phải lấy ác pháp ngay liền, mà đương đầu liền, mà xả tâm mình thì các con mới vào tu được.
Phật tử Mỹ Châu: Con thương cô Út lắm, tại vì con hiểu cái tâm cô Út.
Trưởng lão: Đúng con. Cho nên ráng. Mấy con ráng khi nào mà cứ về này tập dần dần. Bởi vì xa quá, chứ phải gần đó. Thì nói chung bây giờ thí dụ như con thì con ở dưới Châu Đốc phải không? Chứ đâu bằng Vũ, con ở bên Mỹ lận. Nó ở bên Mỹ mà nó về bên đây nó tu đó con. Con thấy ghê không? Xa coi như là cả nửa trái đất chứ đâu có ít phải không? Còn con ở dưới đó lên đây thì đâu có xa. Có một trăm mấy cây số chứ gì con, trăm rưỡi hai trăm cây số chứ gì? Hai trăm cây số đâu có xa, còn nó tới nửa trái đất lận. Cho nên vì vậy mà Thầy giảng, các con nhớ kỹ những lời Thầy dạy. Sau khi về các con mở lại, các con nghe cho kỹ lưỡng tất cả những cái này đó con, rồi các con tu sẽ có kết quả.
Có cái gì thì các con, bây giờ coi như là mình liên lạc, ở thông tin thì bây giờ nó cũng dễ. Thành ra cái con đường tu của mình hiện giờ thì nó dễ thôi khó đâu. Cứ miễn là cố gắng tu thôi. Nhất là mấy con còn ở trong gia đình, các con tu xả tâm, Thầy nói chín chắn lắm. Càng ngày nó càng nâng cao cái trình độ đạo đức của mình càng lên. Rồi cái bộ sách đạo đức của Thầy ra là giúp cho các con có một cái hiểu biết về đạo đức sâu xa nữa. Thầy chỉ nghĩ, Thầy lo sức khỏe của Thầy thôi, không biết nó có đủ để mà Thầy hoàn thành không, chứ còn Thầy cố gắng Thầy phục hồi thôi. Thầy thấy, bởi vì Thầy biết như thế này này, biết cái cơ thể của mình rõ:
Thứ nhất đó, nó cụ thể lắm, một khi mà cái người già mà nó còn ăn được thì cái sức khỏe nó còn. Mà người già mà thấy nó ăn dần dần, nó kém xuống đó, thì nó cũng khỏe mạnh nó không có đau ốm, mà nó ăn lần ít, lần ít dần dần, thì biết là cái cơ thể nó suy rồi. Nó không có tiếp thu được cái bên ngoài vô nó, thì sức khỏe nó phải xuống thôi. Ví dụ như: Tháng này Thầy ăn hai chén cơm đi, mà tháng sau Thầy ăn có chén rưỡi Thầy biết, ăn thêm nó không có muốn ăn nữa. Mặc dù là có đồ ăn ngon gì nó cũng không ăn hết à, nó chỉ ăn tới đó thôi à, nó không ăn nữa. Thầy biết là cái sức khỏe mình nó không cần tiếp thu thêm nữa rồi, thì như vậy là nó cằn cỗi rồi chứ gì? Còn nó ăn nhiều tăng lên là cái sức khỏe mình, tức là những cái tế bào trong người mình nó đang mạnh rồi. Cho nên nó ăn, nó mới tiếp nhận ra được nhiều, nó ăn vô. Còn bây giờ nó không tiếp nhận được nhiều, thì biết sức khỏe.
Như vậy Thầy bây giờ chỉ ăn ít rồi, mà chỉ còn có dùng cái sức thiền định để mà phục hồi, cho nó kéo dài ra thêm thôi, chứ con bây giờ ăn nữa là không được rồi. Bởi vì nó già, nó suy yếu. Những cái tế bào này nó già nó suy yếu, nó đâu có còn trẻ nó ăn nhiều được nữa. Nó đâu có tiếp thu những cái chất ở bên ngoài được nhiều nữa. Vì vậy mà nó đâu có muốn ăn nhiều nữa. Do đó bây giờ chỉ còn cái sức Thiền định mà phục hồi nó thôi. Cho đến khi mà hoàn toàn tuổi nó già quá, cằn cỗi quá, nó không còn phục hồi được nữa thì mình phải bỏ thôi. Cho nên Thầy cố gắng, Thầy phục hồi để mà Thầy viết cái bộ sách ra đời.
Thầy nghĩ là Thầy viết bộ sách rồi là Thầy thấy rằng Thầy đã xong cái nhiệm vụ đối với mọi người ở trên hành tinh rồi đó. Bởi vì cái đạo đức bây giờ chưa có, mà Thầy lại viết có là giúp cho mọi người trên hành tinh chứ sao. Để người ta sống, người ta không làm khổ mình, khổ người chứ gì? Thì như vậy là Thầy thấy Thầy mãn nguyện. Đời tu hành của Thầy giúp con người được vậy, Thầy mãn nguyện.
Phật tử Anh Vũ: Theo Thầy dự định sẽ bao lâu nữa Thầy sẽ xong cái bộ sách đó?
Trưởng lão: À, bây giờ cả những cái chương trình, những cái dàn bài của những cái bài ở trong cái giáo án đó, cái đạo đức đó, Thầy đã soạn xong cái dàn bài hết rồi. Bây giờ chỉ còn ngồi lại để mà viết thành chi tiết của nó thôi. Ví dụ như bây giờ Thầy nói về một cái đạo đức, cái đạo đức Lòng Hiếu Sinh của con người. Hiếu Sinh tức là chúng ta Hiếu cái sự sống, thương yêu cái sự sống của môi trường sống của chúng ta, từ cây cỏ đến mọi loài vật. Đó là cái dàn bài, Thầy có thể Thầy đưa ra cái dàn bài đó, cái đại khái như vậy. Rồi bắt đâu bây giờ bắt đầu thì vào cái gì, cái gì Thầy đã làm cái dàn bài đó rồi. Bây giờ vào bắt đầu vào cái gì, nhập đề thì phải viết cái gì trước? Rồi cái thân bài của nó phải viết cái gì, rồi kết luận nó phải viết cái gì? Thì như vậy là cái bài Đạo Đức Lòng Hiếu Sinh của con người thì như thế nào?
Khi mà Thầy viết cái bài này rồi thì các con sẽ, Thầy nói rằng cái số người ở trên hành tinh này nó sẽ ăn chay phân nửa. Nó sẽ nghĩ rằng tất cả những sự sống, mình sống mà mình nỡ làm chết cái sự sống khác để cho mình sống thì mình ích kỷ quá. Thầy sẽ nói đến mức độ mà Thầy viết như thế nào mà người ta đọc đến người ta cảm động. Người ta xúc động trước cái lòng thương yêu của mình đối với cái sự sống của hành tinh. Mà chỉ có hành tinh này nó mới có sự sống, mà tại sao chúng ta không thương yêu sự sống đó? Thầy sẽ gợi lên tất cả những cái…, con.
(1:17:24) Phật tử Anh Vũ: Khi viết như vậy thì phải suy nghĩ, như vậy cái tâm nó có động dữ không Thầy?
Trưởng lão: Coi như là Thầy phải làm việc mà còn phải quan sát bằng cái trí Tam Minh của mình nữa. Ví dụ như bây giờ con có một cái tâm gì đó, mà Thầy cần phải viết cho một cái người đó họ sống một cái ác pháp. Như bây giờ Thầy muốn biết cái người mà họ cầm dao họ giết trâu bò, với cái tâm của họ như thế nào để cho nó rõ ràng, Thầy phải quan sát ngay những người đó nữa. Mà Thầy đâu có sống gần họ, mà ở đây Thầy phải quan sát họ thì con đủ biết Thầy phải sử dụng cái mức độ nào? Chứ đừng nói không cái trí. Thành ra mình phải nói cho thật đúng với cái tâm trạng đó để lôi họ đi vào cái đạo đức. Chứ nếu mình không biết mình nói trật, người ta đọc người ta thấy không phải, không nhằm nhò. Để giáo dục họ, phải đúng cái tâm trạng của họ. Cái tâm của họ như thế nào thì mình phải biết rõ chứ.
Ví dụ bây giờ Thầy không phải là người đồ tể mà giết trâu bò, làm sao Thầy biết được cái tâm đó được? Thầy giết trâu bò, Thầy mới biết được cái tâm của Thầy chứ gì? Thì khi mà một nhà văn mà viết cái gì đó thì họ phải có cái tâm trạng đó họ mới viết ra được. Thì bắt đầu bây giờ Thầy phải sống trở lại với cái người đó, Thầy phải hòa nhập vô cái người đó, để Thầy hiểu được cái tâm trạng đó, rồi bắt đầu Thầy mới ngồi đó Thầy viết. Thì con biết nó đầu tư một cái trí tuệ, đầu tư cả một cái trí tuệ của mình vào cái sự viết bộ sách đó, đâu phải ít đâu.
Phật tử Anh Vũ: Sách này mà ra đời, sau này là lợi lạc cho bao nhiêu người.
Trưởng lão: Thầy nghĩ rằng chỉ bây giờ có Thầy làm, chứ bây giờ có ai làm được đâu. Thôi bây giờ Thầy phải ráng trong cái tuổi già. Thay vì nếu mà cách đây chừng hai mươi, hai mấy năm mà Thầy ổn định được, thì chắc chắn là Thầy, cách đây hai mươi năm rồi, thì Thầy có thể Thầy có ra cái bộ sách này rồi. Nhưng mà vì nó chờ đợi mãi cho đến cuối cùng Thầy mới viết. Là chờ đợi Hòa Thượng Thanh Từ đó, chứ không có ai hết. Là Thầy chờ đợi Hòa Thượng Thanh Từ, để mà Hòa thượng đứng cái chiều rộng bên ngoài, mà Thầy cái chiều sâu bên trong, để mà giúp cho Tăng Ni tu tập. Trong lúc mà tăng Ni tu tập đó, Thầy mới rảnh rang, cho nên mà Thầy ngồi, Thầy soạn thảo cái bộ sách đạo đức. Mà không ngờ là đến cái giờ phút cuối cùng thì. Coi như là Thầy viết xong cuốn sách, Thầy quỳ dưới chân các Hòa Thượng mà Thầy xin, để các Hòa Thượng đứng làm cái mặt tiền, để mà Thầy giúp căn hậu thôi. Thế mà không được, không có vị Hòa Thượng nào mà họ.
Có Hòa Thượng Huệ Hưng, nhưng mà cái tư tưởng của Hòa Thượng Huệ Hưng không phải có cái mục đích mà thật sự đi vào Giới - Định - Tuệ đâu. Hòa Thượng Huệ Hưng có mục đích là xây dựng cái Tu viện chuyên tu đó, để cho tất cả các cái pháp môn của Đại thừa vào trong đó tu. Trong đó có cái giáo pháp của Thầy, có Giới -Định - Tuệ. Nghĩa là coi như là cái Tu viện tổng hợp, trong đó có Tịnh Độ, có Mật Tông, có Thiền Tông, rồi Thiền Phản Quang Tự Tánh - Nghe là tánh nghe đồ đó. Hòa Thượng là muốn lập cái Tu viện đó, nhưng mà không may là Hòa Thượng tịch. Thầy cũng nghĩ rằng thôi, bây giờ chỉ cần cho mình có một cái vị trí đứng đó thôi. Mà có một vị Hòa Thượng mà ở trong Giáo hội thì mình thấy đỡ rồi. Nhưng mà không được, cuối cùng Hòa Thượng tịch, ông này mất.
(1:20:01) Thì do vì vậy mà Thầy kéo dài chờ đợi cho đến phút cuối cùng. Thầy nói: “Nếu bây giờ mình nói ra thì đụng, mà đụng mà không có ai thì làm sao gánh vác được cái chuyện này? Khó quá! Mà nếu không nói ra thì làm sao mà xây dựng cái nền đạo đức này được? Bởi vì người ta cứ làm sai những cái đạo đức. Người ta xây dựng cái thế giới siêu hình, làm sao mà có cái thế giới siêu hình? Người ta cầu khẩn như vậy, làm sao mà xây dựng đạo đức được?” Cho nên không nói không được.
Cho nên Thầy nói bây giờ tới giờ phút cuối cùng này rồi mà không nói thì chắc không còn ai nói. Cho nên Thầy mới giảng cái giáo án 61 cuộn băng mà bây giờ các con có nghe đó. Đó là cái giáo án nó ra đời, thì nó hơi đụng chạm. Nhưng mà tới khi mà các con hỏi thì nó mới có cái bộ sách đạo đức Đường Về Xứ Phật, thì lúc bấy giờ các con mới có sách đó mà đọc, chứ không thì đâu có. Rồi bây giờ nó tới tới đó, thì bây giờ tới giờ này mà Thầy mới có lập cái dàn bài cho một cái bộ sách đạo đức đó thôi thì đủ biết là cả một cái vấn đề mà Thầy làm việc.
Phật tử Anh Vũ: Cũng có thể nữa là người ta đã ráng hết sức rồi, nhưng mà người ta chỉ được tới đó thôi, người ta không thể nào mà hơn nữa được, thì như vậy mình cũng nên thương người ta, chứ người ta không cố ý, nếu mà làm cái gì mà không được thì người ta cũng khổ tâm lắm chứ người ta đâu có sướng gì?
Trưởng lão: Đúng đó! Thật sự ra Thầy biết rằng tất cả quý Thầy người ta tu mà người ta không được, người ta cũng khổ, người ta cũng rất khổ. Cho nên mình phải thương xót, mình cố gắng, chứ mình không được ruồng bỏ. Chứ nếu mà thật sự ra mà Thầy chỉ cần nghĩ cho cá nhân của mình, Thầy nhập diệt đi lâu rồi. Coi như là Thầy nghĩ, trong khi mà Thầy về dưới Hòa Thượng Thanh Từ đó, Thầy chỉ nghĩ là một cái điều kiện xin Hòa Thượng nhập diệt. Thứ nhất là cái duyên chúng sanh không có, thì tức là Hòa Thượng chấp nhận Thầy nhập diệt. Thầy chỉ để cái ngày mà Thầy nhập diệt, Thầy gọi phật tử. Hòa thượng sẽ mời tất cả các phật tử về Chơn Không. Thầy sẽ ở đó Thầy nhập bảy ngày đêm. Sau bảy ngày đêm, Thầy sẽ nhập diệt, Thầy bỏ thân. Là Thầy chỉ gieo lại một cái tiếng vang lớn tại đất nước Việt Nam này có một người nhập Thiền Định như vậy thôi.
Nhưng mà Hòa Thượng, thì Thầy biết rằng cái điều kiện này, Hòa Thượng không thể nào mà cho Thầy nhập diệt tại cái Tu Viện Chơn Không hết. Cho nên vì vậy đó, đúng là Thầy xin Hòa Thượng không cho. Chứ mà Hòa Thượng cho thì chỉ để lại cái tiếng vang thôi, rồi sau này chắc không còn ai nhập được đâu, Thầy biết cái điều này kỹ lắm. Cho nên khi Hòa Thượng không cho thì tức là Thầy cố gắng, Thầy núp sau lưng Hòa Thượng để giúp Hòa Thượng thôi.
Nhưng mà cuối cùng thì cái duyên của chúng sanh nó không có, cho nên nó có nhiều cái sự rắc rối trong đó. Cái số huynh đệ của Thầy chứ còn đối với Hòa Thượng thì rất tốt, Hòa Thượng rất tốt. Huynh đệ sợ thầy, cái người tu như vậy là sau này sẽ lãnh đạo toàn bộ cả cái cái Tu viện hết. Cho nên họ tìm cách họ cho Thầy ra cho khỏi. Cho nên Thầy thì không quan trọng cái vấn đề đó, Thầy chỉ quan trọng là giúp cho Phật giáo thôi. Rồi cuối cùng thì Thầy phải coi như là độc bộ rồi, độc hành rồi, đi riêng một đường rồi, thành ra con đường của Thầy rất rõ ràng. Trước kia Thầy lấy cái đường lối chung là Thầy kết hợp, là Hòa Thượng làm cái chiều rộng mà Thầy làm chiều sâu.
(1:23:42) Phật tử Anh Vũ: Kết hợp vậy là hay quá.
Trưởng lão: Nó hay lắm con! Bởi vậy Thầy thấy cái hướng rất tốt, là lấy cái đó làm cái chiều rộng, Hòa Thượng cũng phá vỡ. Bởi vì Thiền tông mà, nó phá vỡ mê tín con. Nhưng mà nó chiều rộng thôi, chứ nó không có đi sâu được. Còn lấy cái Giới - Định - Tuệ này, nó sẽ đi sâu vào cái Nguyên Thủy, nó đi sâu được. Nó thực hiện được cái nguồn gốc giải thoát thực sự. Chứ Thiền tông thì không thực hiện được đâu. Nhưng mà không được. Cho nên cuối cùng thì coi như là Thầy phải độc bộ rồi, đi một đường mình rồi.
Vì vậy đó mà Thầy phải nói thẳng, nói thẳng ra hết tất cả mọi cái, chứ không thể nào không nói được. Vì vậy mà đụng chạm lắm. Không nói ai hết, chỉ nói sai của Thiền Đông Độ và nói sai của Đại thừa thôi, thế mà động hết đó. Giờ cái điều kiện của Thầy thì nói về con đường mà tu sâu đó, Thầy tin rằng người ta khó lắm, chỉ những bậc đó thì ít lắm con. Để tới cái chỗ mà làm chủ được sanh, già, bệnh, chết như Thầy, nhập các định thì khó lắm. Nhưng mà mọi người đều sống được cái đạo đức thì được. Cái đạo đức nhân bản đem lại cái hạnh phúc cho người ta sống trên cái nền đạo đức được. Chứ mà đi sâu nữa mà ly dục, ly ác pháp hoàn toàn thì người ta ly không nổi, Thầy biết.
Phật tử Anh Vũ: Khó quá.
Trưởng lão: Khó, chứ không phải dễ. Cái người mà có thể nói rằng tha thiết nhất là bỏ hết cuộc đời, có thể đi vào cái ly dục, ly ác pháp. Nghĩa là thí dụ như bây giờ con tha thiết con tập, Thầy không có cho con cắt ngang gia đình đâu, con tập dần dần, dần dần. Mà cái tha thiết con thì, bởi vì mình tập ở trong cái đối tượng mà động thì nó phải lâu thôi, nó không nhanh được đâu. Cho nên con tập lâu, nhưng mà bền chí, bền chí tập. Cứ mỗi mỗi có gì sai hỏi Thầy, Thầy sửa lần, sửa lần. Sửa cho đến khi mà cái tâm quay vô được rồi thì bắt đầu ly gia cắt ái luôn. Chứ còn bây giờ thì không được. Chừng đó, nghĩa là vợ con tất cả mọi người có thương yêu cách gì đi nữa, con thực hiện được cái Thiền định này rồi đó, thì tức là vợ con đều dẫn dắt họ đi về một hướng hết, không còn đi đường khác nữa.
Phật tử: Dạ
Trưởng lão: Bởi vì thấy cái mầu nhiệm cách thức của con đã nhập được các cái định thì họ quá kính trọng, họ phải theo thôi, không còn cách nào khác. Thôi bây giờ mấy con nghỉ con.
Phật tử: Con cảm ơn Thầy.
Trưởng lão: Nếu mà con có cái cần thì ngày mai Thầy đến Thầy gặp hai giờ nữa.
Phật tử: Vậy thôi mai cứ gặp nữa, hễ nếu mà ít câu hỏi quá thì sẽ gặp thưa dần một ngày, cách hai ngày cũng được ạ. Nếu mà mai mà ít câu hỏi đó thì sẽ thưa dần. Vậy mai chị cũng tới đây lúc hai giờ.
Trưởng lão: Hai giờ sẽ gặp Thầy, con. Thôi, xá Thầy thôi con.
HẾT BĂNG 3
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:30:25]
(00:02) Phật tử Anh Vũ: Tuy có sợ chút ít nhưng mà con có rải tâm từ cho nó, rải tâm từ bi đó. Rồi một hai ngày sau, thì ban đêm con có nằm chiêm bao thấy là con đang cố gắng rượt để đập một con rắn. Có thể đó là do thói quen hồi xưa đó khi mà rắn vô nhà đó, thì mình tìm cách mình giết nó hay không? Rồi khi mình tu tập đó, thì cái đó chỉ là bên ngoài thôi, thì chiêm bao đó có phải là biểu hiện của cái gì mà thực có còn ở trong tâm mình hay không?
Trưởng lão: Cái chiêm bao nó còn huân lại cái nghiệp của mình còn ở trong tâm đó con. Thí dụ như hồi xưa con huân cái chuyện mà con hay thấy rắn thì mình sợ, mình lo mình đập để nó cắn mình. Thì bắt đầu mình huân những cái đó, rồi bây giờ nó huân thành cái khối ở trong con người của mình rồi. Thành ra bây giờ nó thành tưởng rồi. Mặc dù mình biết bây giờ mình không có đập, không có dí nó nữa, nhưng chiêm bao cũng vẫn lưu xuất ra.
Thí dụ bây giờ con thấy con rắn, nhưng mà con thấy tâm từ con không có đánh, không đập nó nữa. Nhưng mà ban đêm con nằm mộng con lại thấy trong này. Tại vì cái nghiệp lực của mình nó huân lâu rồi, nó còn nằm ở trong cái tiềm thức của mình đó, nó lưu xuất ra đó.
Con vô trong này! Con ngồi đây đi con! Qua bên đây đi con! Con ngồi đây đi con!
Phật tử Anh Vũ: Dạ cám ơn Thầy.
Trưởng lão: Đây là chú Vũ ở bên Mỹ đó chú về bên đây, ở bên đó nửa trái đất mà về bên đây tu tập đó, con biết. Còn mấy con thì ở gần đây không có xa lắm. Chú thì ở bên đó, hôm trước thì vợ chú về ở đây cũng gần 2 tuần hả con? Về tập ở đây.
Do đó tập xong rồi thì đi về Thành Phố, rồi về luôn bên Mỹ chứ không có ở dưới Thành Phố. Hôm nay thì người chồng về. Một trong những cái duyên mà xa xuôi như vậy mà đổ đường. Rồi về đây thì khi mà đến, trên máy bay đó về chỉ ở nhà bà con có một đêm sáng cái về Tu viện ở luôn một tuần, chứ không có đến thăm bà con gì nhiều. Tu cũng nhiều lắm rồi, tu cũng nhiều pháp, không phải là mới tu cái pháp mà Thầy dạy, đã nhiều pháp. Bây giờ trở về với cái pháp mình tu. Cho nên có quyết tâm dữ lắm.
Còn cái này là Tâm Như con, Phật tử đó, từ lâu giờ theo Hòa thượng Thanh Từ tu tập. Nhưng mà thỉnh thoảng về đây được nghe Thầy thuyết giảng, rồi cũng có những cái tu tập, những cái pháp hướng con, nên nó cũng có được cái duyên.
Sau đó là hai đứa con, đây là Thanh Giác và Tâm Như.
Còn ở đây là, cô này là Mỹ Châu và chú Minh Điền ở Châu Đốc. Ở Châu Đốc lên trên này xin Thọ Bát Quan Trai. Đó cái duyên mà ngàn dặm mà mấy con gặp nhau cũng là quý.
Thôi bây giờ tiếp tục đi con!
Phật tử Anh Vũ: Con xin Thầy xác nhận lại là tất cả những gì ở trong chiêm bao của mình đó, là những cái mà thực có ở trong tâm mình, phải hay không?
Trưởng lão: Phải, nó thực có ở trong tâm mình, nó huân thành cái nghiệp con. Rồi mình tu, mình tu rồi lần lượt cái sự tu tập của mình nó trở lần, cái nghiệp nó vơi dần đi. Cho nên khi mà con mới tu thì nó còn, nhưng mà tu thời gian sau thì con, khi đó con cũng nằm mộng nhưng mà con lại con không thấy những cái đó nữa.
Cũng như một người mới tập ăn chay, nhưng mà khi nằm mộng họ vẫn thấy ăn mặn. Nhưng mà sau thời gian rồi cái họ nằm mộng họ thấy họ ăn chay, ai đem thịt cá cho họ không ăn nữa. Đó nó cũng huân được thành cái lực, cái nghiệp lực ăn chay rồi, thì cái nghiệp lực ăn chay đã huân được trong tàng thức mình rồi, thì nó đẩy lui được cái nghiệp lực mà ăn mặn của mình, cái ác pháp nó đẩy. Thì mình thấy cái này nó rất rõ, mà mình tu thì hiện bây giờ mình đang tu, mình tập mình còn ý thức, nhưng mà nó huân nhiều hay ít đó là nó do ở trong cái tàng thức.
Còn bây giờ đó mình đang sống ở trong cái tàng thức của những cái ác pháp. Cho nên do vì vậy đó, mình tập để mình đẩy lui những cái ác pháp ở trong cái tàng thức. Khi nào nằm chiêm bao nó toàn thiện, thì lúc bây giờ đó mình thấy là mình đã huân được cái thiện rồi.
Cùng như bây giờ mình ngồi mình tu thiền, mình tu hơi thở đi. Nhưng mà thời gian sau đó mình nằm chiêm bao mình cũng thấy mình đang tu hơi thở nữa, đó là mình huân nó vô đó. Đó cho nên toàn bộ là nó nằm ở trong cái tàng thức của mình, tâm thức của mình.
(04:06) Phật tử Anh Vũ: Khi nằm chiêm bao đó thì mình thấy mọi việc rất là hỗn độn, không đầu, không đuôi và là những chuyện không hợp lý chút nào, ban ngày mình không hề nghĩ đến. Vậy là có phải tâm mình giống như một cái thùng nó chứa tất cả mọi pháp, mà nó đi vào sáu căn của mình hay không?
Trưởng lão: À, nó do sáu căn mà nó huân vô đó con, nhiều khi mình thấy không đầu, không đuôi. Nhưng mà nhiều khi nó có những cái giấc mộng, thuở giờ mình chưa biết cảnh giới đó, mình chưa gặp người đó nhưng mà nó vẫn lưu xuất ra. Là bởi vì trong quá khứ mình đã huân cái đó, cái hình ảnh đó bắt đầu nó lưu xuất ra.
Cho nên nhiều khi mình chưa biết cái đó, mà sao mình trong chiêm bao mình lại thấy cái cái đó. Sau thời gian đó mình đến cái chỗ đó cái mình thấy. Vậy là rõ ràng là mình đã huân cái này từ tiền kiếp, trong giấc mộng nó thể hiện cái chiều sâu của nó. Bởi vì cái tàng thức mà, nó gói ghém cả cái thời gian quá khứ nhiều đời chứ không phải là trong một cái đời kế đây nữa. Cái tàng thức nó gói ghém ở trong đó, khi mà mình đi tái sanh, thì cái huân những cái nghiệp đó nó mang theo nó tái sanh, cho nên nó mang theo cái gói ghém trong đó.
Lúc ngủ đó thì coi như là, theo đạo Phật thì nó không có cái linh hồn, mà nó có những cái thức nó làm việc. Bây giờ ban ngày thì mình làm việc bằng cái sắc thức, cái sắc thức là cái thức của cái ý thức của mình đó. Nghĩa là trong cái sắc thức, cái thân của mình nó có cái thức của nó, cái thức đó gọi là sắc thức.
Sắc thì nó gồm có sáu thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức. Sáu cái thức này nó gồm lại chung thì mình gọi tên nó là cái sắc thức. Mà khi mình nằm chiêm bao thì sáu cái thức này, tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, căn của mình. Thì sáu cái thức này nó đều không hoạt động nữa, tai hết nghe âm thanh, mắt không thấy vật nữa, thì bắt đầu cái tưởng thức nó hoạt động.
Bởi vì trong năm uẩn thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Trong năm uẩn này nó có ba cái thức: cái thức thứ nhất là cái sắc thức, là nó mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thức. Là nó gồm lại là cái sắc thức.
Và cái tưởng thức: là cái giấc mộng của mình đó, là cái tưởng thức chứ không phải là cái ý thức mình hoạt động ở trong cái tưởng mà được, mà cái tưởng thức nó hoạt động.
Còn cái tâm thức của mình là cái thức thức, cái thức uẩn nó chưa hoạt động. Cái người mà thực hiện được cái thiền định rồi, đánh thức được cái thức thức nó hoạt động. Thì cái người đó người ta sẽ dẫn cái thức đó đi về cái Tam Minh, để người ta thực hiện Tam Minh chứ không phải là dẫn cái ý thức mình về Tam Minh được, mà cũng không phải dẫn cái tưởng thức mình về Tam Minh được, chỉ có cái thức thức này thôi.
Cho nên cái thân của mình hiện giờ nó có ba cái thức, ba cái thức nhưng mà nó có một cái tâm mà thôi. Đó nó có một cái tâm, vì bây giờ cái tâm nó làm việc với cái thân của nó, thì thì thân của nó thì nó phải làm việc ở trong sáu cái cửa, tức là sáu cái thức của nó. Nhưng mà sáu cái cửa này nó đóng lại, thì cái tâm của mình nó làm việc qua cái tưởng, gọi là tưởng thức.
Mà khi mà cái sắc thức này bị đóng lại, cái tưởng thức này cũng bị dẹp đi, thì nó làm việc với cái thức thức của nó. Cho nên lúc bây giờ mình mới hướng tâm đến Tam Minh. Thì cái tâm này nó làm việc với cái thức thức của nó, cho nên mình hướng tới Tam Minh. Con thấy không? Chứ nó không phải là có một cái thức đơn giản đâu, nó nhiều thức ở trong này lắm.
Cho nên khi mà mình nằm ngủ, thì mắt, tai mình đâu có nghe nữa. Sáu cái thức này nó không có làm việc nữa. Mà vậy mà mình thấy, mình cũng nghe, cũng nói chuyện, cũng đi, cũng đứng, cũng suy tư, cũng nghĩ. Ở trong giấc mộng y như mình sống như bình thường, phải không? Nhưng mà cái gì nghe? Cái thức nghe chứ không phải là cái lỗ tai mình nghe nữa, con hiểu chưa?
Đó, Thầy phân tích cho nó rõ ràng mới thấy được cái chỗ tu của mình chứ không khéo? Nhưng mà khi mình chết rồi thì ba cái thức này nó cũng đi tiêu mất hết, không còn cái nào gọi là thức nữa. Cho nên nó đâu còn cái linh hồn đâu, người ta tưởng là cái thức là cái linh hồn của mình, khi mình chết rồi cái thần thức nó còn, nhưng mà không còn. Đạo Phật cho nó là hoại diệt hết toàn bộ.
(08:12) Nhưng mà cái hành động mà mình huân thành cái nghiệp đó, thiện- ác nó còn. Cho nên vì vậy mà nó chuyên chở theo với những cái hình ảnh, những cái âm thanh, những cái hành động mà thiện- ác của mình, nó chuyên chở theo. Mà gọi nó là cái nghiệp, vì vậy cái đó nó đi tái sanh.
Cho nên khi mình tái sanh mình có cái thân khác cũng có ba cái thức, cái thân nào nó cũng có ba cái thức vậy hết. Cho nên vì vậy mà khi cái nghiệp nó đi tái sanh, thì nó qua ba cái thức khác thì nó hoạt động, thì ở trong đó thì chỉ có cái tưởng thức thì nó lưu xuất ra được tất cả cái mình chôn dấu ở trong cái tâm thức của mình đó, nó xuất hiện ra trong giấc mộng đó.
Còn ý thức thì nó không có biết cái điều đó được, mà chỉ có cái tưởng thức nó lưu, nó làm việc. Còn cái tâm thức của mình, cái thức thức đó, nó nằm nó ngủ chưa có làm việc được. Trừ ra mình có nhập định mình mới đánh thức nó dậy thôi, thì sau khi đánh thức nó mình mới điều khiển nó, nó mới hướng tâm đến Tam Minh nó được.
Phật tử Anh Vũ: Có người họ nói là họ không còn nằm chiêm bao nữa thì nó là trạng thái gì?
Trưởng lão: Là cái trạng thái ý thức nó luôn luôn nó tỉnh thức rồi, nhưng mà họ luôn luôn họ tỉnh thức, khi mà họ ngủ thì cái tưởng thức họ cũng không có hoạt động. Thì sáu cái này nó cũng không hoạt động. Sáu cái sắc thức của thân thì nó không hoạt động, mà cái tưởng thức nó không hoạt động, thì cái người này không có chiêm bao. Nhưng mà chưa phải họ có cách thức họ xả đâu, tại vì nó không hoạt động thôi. Nhưng mà thỉnh thoảng nếu mình huân cái gì, mình uất ức, mình tức hay hoặc thương nhớ một cái gì đó, cái nó hồi tưởng lại nó cũng xuất hiện ra, nó có chiêm bao trở lại.
Phật tử Anh Vũ: Chứ không phải là người đó đã xả hết?
Trưởng lão: Không phải đã xả hết. Khi nào mà xả hết là chúng ta phải đóng sáu cái thức của chúng ta lại, qua cái Định của Nhị Thiền thì nó dừng sáu cái thức đó. Thì nó tới cái Tam Thiền thì cái tưởng thức nó mới hoạt động, mới thực hiện ra. Và lúc bấy giờ mình có những cái pháp tu để mình xả cho hết cái tưởng thức đó, thì nó nhập Tam Thiền, thì cái tưởng thức nó mới ly ra hết được. Mà mình chưa có nhập Tam Thiền mà giờ mình không chiêm bao thì nó không đúng rồi. Nó nằm đó chứ nó chưa hoạt động, chứ ít bữa rồi có cái gì phải tức tối cái nó hoạt động trong giấc chiêm bao.
Phật tử Anh Vũ: Con cũng có câu hỏi nữa, nhưng mà để các anh chị có câu hỏi gì thì cứ hỏi, tại vì con còn ở đây lâu đó.
Trưởng lão: Con có gì không con, con có gì hỏi không con?
Phật tử Anh Vũ: Có hỏi gì đó thì cứ hỏi Thầy.
Trưởng lão: Vũ bụng nó thì nó nói nếu mình giành mình hỏi hết thì không để ai hỏi hết thì cũng kỳ, cho nên nó nhường lại mấy con hỏi. Rồi con, thôi hỏi tiếp đi con!
(10:58) Phật tử Anh Vũ: Có một thời gian trước đó, con nhớ là con thiền nhiều đó, thì có mức độ đó là con không nhớ con là ai nữa, con không nhớ con là đàn ông hay đàn bà nữa. Có một lần đi đến nhà vệ sinh công cộng đó, thì có bên nam và bên nữ riêng, thì con phải ráng nhớ lại xem coi là con là nam hay nữ. Rồi có lần con đi qua tấm kiếng đó, thì con thấy có một người trong đó, thì con thấy hơi quen quen. Nhưng mà khi mà nhìn kỹ lại thì mới thấy đó là mình, thì biểu hiện như vậy là tốt hay xấu Thầy?
Trưởng lão: Biểu hiện đó là biểu hiện xấu đó con, tại vì trong khi đó cái ý thức của con nó không phân biệt nữa rồi, con tu cũng dữ lắm đó, mới được tới chỗ đó đó, nó vô phân biệt đó, cái đó là cái biểu hiện xấu đó con. Bởi vì đối với đạo Phật đó, thì khi mình sống hoàn toàn mình dùng cái trí tuệ của mình, mình biết phân biệt rất rõ thiện với ác để mình sống trong thiện pháp. Còn ngay cả mình, mình không biết nữa rồi thì thôi rồi rồi, kiểu đó là cái hiện tượng xấu.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là tưởng hay là?
Trưởng lão: Tưởng đó con, bị tưởng rồi, con bị sắc tưởng. Đến đỗi mà cái ý thức của con nó không hoạt động, nó không phân biệt nữa, gọi là vô tâm đó. Con tu đến cái chỗ vô tâm, cho nên đó là cái điểm sai đó. Nếu mà con đi tới chút nữa thì con hết biết rồi, thì lúc bây giờ những cái hành động mà con làm con vô phân biệt, người ta sẽ thấy con là khùng. Tại sao? Thầy ví dụ như bây giờ: con không có mặc quần áo mà con đi, mà con cũng nghĩ rằng mình mặc quần áo thôi, thì người ta nói thằng điên rồi còn gì. Con hiểu chỗ đó không?
Đó là nó sai rồi, nó vô phân biệt. Nhưng mà trong lúc con rất tỉnh táo chứ không phải là con điên khùng gì hết, ai nhắc thì con biết liền. Nhưng mà không ai nhắc thì con không nhớ nữa, nó hết nhớ, nó vô phân biệt rồi. Coi như mình tu riết mà lẫn lộn đó.
Cho nên ngày xưa có một cái vị Hòa thượng ở chùa Phước Hậu, ngài tu đến cái độ mà khi mà ngài lội qua sông vậy đó, thì đi với chú thị giả. Thì lúc bấy giờ lội qua sông thì ngài mới thay y áo ra, ngài mới lội qua. Thì cái vị thị giả mới ôm quần áo mới lội qua. Rồi khi mà lội qua tới bờ thì Hòa thượng đi luôn, quên mặc quần áo, quên, không có phân biệt. Cái chú thị giả mới lội lên sau, mới chạy kêu: Hòa thượng, Hòa thượng! Quên mặc quần áo, thì Hòa thượng mới nhớ đứng lại.
Rồi ai đến mà dự trai đồ đó, thì Hòa thượng thường hay có những cái bài mà Bát tiện hoặc là có bài thuyết giảng vậy đó. Thì ngồi Hòa thượng không có nhớ, hoàn toàn không có nhớ gì hết. Có người lại nhắc Hòa thượng, Hòa thượng nói lời Bát tiện nữa đi! Rồi ông mới nhớ ra ông nói, còn không ông không biết.
Đó, vì vậy mà người ta tưởng là Hòa tượng đã tu tới chỗ mà vô tâm rồi, chứng rồi. Nhưng mà sự thật đối với Phật giáo nguyên thủy cái đó nó sai, không có đủ cái trí tuệ, mà phải tu càng ngày càng trí tuệ. Còn cái này tu đến đỗi mà nó không còn phân biệt nữa. Cho nên chỗ đó là chỗ vô tâm đó. Tu tới đó là cũng tu dữ lắm đó chứ không có tu ít đâu. Thì con có trường hợp mà con bị rớt ở trong đó, đi ngang cái kiếng mà thấy hình mình trong đó không biết là cái người quen quen đó thì thôi rồi, khùng dữ đó.
(14:03) Phật tử Anh Vũ: Theo con nghĩ đó, thì ở trong thiên nhiên không có sẵn cái gì là tuyệt đối hết trơn. Cho nên cái sự nói mà quét sạch ngũ triền cái, và đoạn dứt thất kiết sử đó nó không có thể nào tuyệt đối được. Cho nên con nghĩ là cái người đạt Sơ Thiền đó, vẫn còn những lậu hoặc vi tế, nếu mà họ không tiếp tục thực tập, hoặc là họ gặp những cái cảnh mà về chướng ngại đó, thì họ mất cái mức độ mà Sơ Thiền đó. Chẳng hạn như là mình phủi một con muỗi hay là mình bắt một con kiến đó, thì cái mức độ sân đó có thể rất là vi tế mình không thấy được. Nhưng khi mà con kiến nó bò rất nhanh tới lỗ mũi mình, hay tới lỗ tai mình đó, thì mình mới luýnh quýnh mình phủi thiệt là nhanh thì lúc đó cái cơ thể với cái sân đó nó lộ rõ ràng. Thì như vậy con định nghĩa là cái Sơ Thiền nó không có mức độ tuyệt đối của nó. Nghĩa là cái người mà đạt Sơ Thiền thì vẫn còn vi tế ngũ triền cái, với lại thất kiết sử, như vậy có đúng hay không?
Trưởng lão: Đúng con, bởi vì con nghe cái Sơ Thiền thì Phật nói: nó mới ly dục, ly ác pháp chứ nó chưa có đoạn diệt mà, con lơ mơ nó trở lại đó, nó mới ly à. Cho nên Phật nói “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, mình ly chứ mình chưa có diệt nó làm sao nó hết được. Mình mới ly thôi nếu mà mình không tiếp tục tu tới nữa thì nó nhập trở lại, con hiểu chưa?
Cho nên khi nào mà con mới đạt được cho đến Lậu Tận Minh đó, con thực hiện Túc Mạng Minh nó chưa xong đâu, Thiên Nhãn Minh chưa xong đâu, mà tới Lậu Tận Minh con mới quét sạch hết cái vi tế đó. Nghĩa là mình mới đoạn tận những cái tham, sân, si vi tế của ngũ triền cái, thất kiết sử nó mới quét sạch ra hết. Lúc bây giờ Lậu Tận Minh rồi nó mới hết đó.
Phật tử Anh Vũ: Lúc đó có còn phải thực tập nữa không Thầy?
Trưởng lão: Là hết rồi. Coi như là khi mà con thực hiện được Lậu Tận Minh thì con quét sạch rồi, đâu đâu thì nó cũng sạch bóng hết, nó không còn trở lại đâu. Bởi vì con đoạn diệt, đoạn diệt là đứt đoạn nó rồi. Nó như là một cái cây mà con chặt đứt cái đầu rồi nó không còn sống trở lại nữa đâu.
Còn cái ly nó còn sống nhăn nè mình mới đuổi nó ra. Con hiểu chưa? Sơ Thiền nó mới ly, mà trong cái thiền định, trong bốn cái thiền của Phật thì duy nhất có một cái loại thiền mà diệt thôi. Thì cái thiền đó là con biết diệt tầm tứ đó là Nhị Thiền nó diệt thôi, chứ còn cái Sơ Thiền, cái Tam Thiền, cái Tứ Thiền không có, chưa có diệt mà đợi đến Lậu Tận Minh. Lậu tận là nó tận sạch cái lậu hoặc mà, nó đâu còn tham, sân, si nữa. Phải tới đó nó mới sạch, mới quét sạch.
Cho nên con thấy cái diệt tầm tứ, cái Nhị Thiền nó kinh lắm. Âm thanh về trời sét nè, tiếng nó động vậy đó mà mình diệt cái tầm tứ mình rồi nó không còn nghe đó, nó diệt mà nó đâu còn nghe lại được.
Còn cái kia nó ly, thí dụ như bây giờ Thầy ly, cái tiếng, âm thanh nó lớn nó lôi Thầy ra liền. Thầy ly âm thanh giờ Thầy ngồi không nghe, nhưng mà có âm thanh lớn nó đập, nó lôi Thầy lại, mình nghe. Còn bây giờ Thầy diệt rồi thì nó mất luôn, nó không nghe.
Đó, cho nên nội trong cái bốn thiền của Phật từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, thì có cái Nhị Thiền là cái định mà diệt thôi. Còn mấy cái định kia nó xả, ly. Cho nên Tam Thiền nó ly hỷ, nó ly cái trạng thái tưởng chứ nó đâu có diệt tưởng đâu. Cho nên tưởng mình còn, nó ly, nếu mà mình không tiếp tục tu nữa đó, thì cái tưởng nó vẫn còn, tới cái Diệt Thọ Tưởng Định nó mới diệt được cái Thọ, cái Tưởng.
Còn cái Thọ nó ở cái Tứ Thiền nó mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, nó mới xả cái thọ thôi chứ nó chưa có ly. Mà tới Diệt Thọ Tưởng Định nó mới diệt cái được cái thọ, cái tưởng. Nhập cái định Diệt Thọ Tưởng Định nó mới diệt cái thọ với cái tưởng. Nó hoàn toàn không còn đau đớn. Con thấy ghê không?
Nhưng mà về tâm của mình, về mà cái lậu hoặc, về cái tâm mà tham, sân, si, ngũ triền cái, thất kiết sử, thì nó phải đi qua tới cái Lậu Tận Minh nó mới hết. Còn cái Diệt Thọ Tưởng Định thì mình nhập về cái Định đó thì nó hết. Nhưng mà xuất cái Định ra nó còn, nó không hết. Nó diệt cái thọ, cái tưởng thôi. Mà cái lậu hoặc nó không diệt nên nó đâu có hết, nó chỉ có Lậu Tận Minh nó mới diệt thôi.
(18:22) Cho nên khi tu rồi đó, con ly được con tiếp tục con tới để con diệt tới cuối cùng, chứ còn nếu mà con không tiếp tục nó sống trở lại.
Phật tử Anh Vũ: Mất hết?
Trưởng lão: Nó mất hết, không tu thì uổng lắm.
Phật tử Anh Vũ: Nói về Sơ Thiền là khó nhất?
Trưởng lão: Khó nhất.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà không tiếp tục thì sẽ mất hết?
Trưởng lão: Mất hết, mà cái bước Sơ Thiền nó khó. Mà khi tới cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền thì nó dễ, ai điên gì cái khó mình làm rồi mà mấy cái dễ này mình không tiếp tục mình tu? Con tu thí dụ như 5 năm mà con chỉ tu có cái Sơ Thiền, mà trong vòng chừng 1 ngày, 1 đêm là con sẽ nhập tới Lậu Tận Minh, nó mau lắm. Chỉ 1 ngày là con hướng tâm để con vô, một ngày là con xong, con thấy nó nhẹ nhàng.
Cho nên đức Phật nói khi mà tâm nó nhu nhuyến, nó nhu nhuyến là nó ly tham, sân, si rồi đó. Thì nó nhu nhuyến rồi, thì nó dễ sử dụng rồi. Thì lúc bây giờ con nhập từ cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền cho đến Lậu Tận Minh nó nhẹ nhàng, nó không có mệt nhọc, nó không có khó khăn. Ông Phật ông nói: “Khi mà tâm nhu nhuyến rồi thì nó dễ dàng lắm”.
Mà khi mà bây giờ cái tâm còn tham, sân, si, nó không nhu nhuyến, sợ sai nó không có được đâu, biểu cái gì nó đâu có nghe. Cái đường tu theo đạo Phật các con thấy nó cụ thể, nó rõ ràng lắm.
Ngoài cái khó khăn nhất là cái Sơ Thiền. Ly, ly làm sao ly cho được tất cả. Cho nên mình cố gắng mình tu cho được cái này, xong rồi bắt đầu mới tu cái dễ.
Cho nên Thầy nói khi mà cái tâm mấy con mà hết phóng dật, nó quay vô rồi nó cứ định, nó biết định trong hơi thở. Thì các con mau mau về đây chứ còn không khéo các con ở bên đó các con hướng tâm bậy cái nó đưa các con đi chỗ tầm bậy cái chết được.
Cho nên phải vội vàng về đây gặp Thầy, rồi trong khi đó Thầy dạy, bảo bây giờ: Bây giờ các con tâm được vậy rồi hén, các con ở trong thất, các con phải hướng tâm như vậy trong một tiếng đồng hồ là các con sẽ nhập nó được. Rồi Thầy sẽ tới, Thầy dạy tiếp nữa.
Cứ như vậy Thầy dạy cho tới khi mà các con thực hiện Tam Minh, Túc Mạng Minh biết được nhiều đời, nhiều kiếp của mình. Rồi Thiên Nhãn Minh cũng như con ngồi đây mà con thấy vợ con bây giờ ở bên Mỹ nó làm cái gì con biết, như vậy là mình có Thiên Nhãn Minh rồi.
Rồi bắt đầu bây giờ con mới hướng tâm để mà tới Lậu Tận Minh, thì khi đó mà tới Lậu Tận Minh thì lậu hoặc con nó quét sạch, cái nghiệp lực của con, vi tế nó quét hết ra rồi. Tới đó nó thực hiện được Lậu Tận Minh là nó quét ra hết. Con mới thấy mình còn tham, sân, si vi tế, còn hay hết mình đều tự mình thấy mình hết. Mình biết chắc chắn là một trăm phần trăm. Cái Lậu Tận Minh là cái trí tuệ nó hiện ra rồi, thì bắt đầu mình quan sát mình, mình thấy rõ ràng. Rồi mình muốn quan sát một cái người nào đó, đều là mình thấy người đó lậu hoặc còn hay là hết.
Cũng như bây giờ thí dụ như bây giờ con tu, con tu con cũng nói con hết tham, sân, si rồi. Thì Thầy vô trong Lậu Tận Minh Thầy quan sát lại con coi còn hay không? Thầy thấy còn, Thầy biết còn, mà hết Thầy biết hết, ở trong đó nó quan sát nó thấy người ta được. Cái đó là cái đặc biệt của Phật, chứ không phải ai nói gạt người được đâu.
Thí dụ như con nói bây giờ con cũng tu con có thần thông nè, thì con thị hiện thần thông là gì? Thị hiện cho Thầy xem hết rồi, biết con bay được nè, con tàng hình, biến hóa được. Nhưng mà con cũng nói con hết lậu hoặc rồi. Thầy nhập vô Lậu Tận Minh Thầy quan sát lại con coi hết hay còn, hễ còn Thầy nói con còn tiếp tục tái sanh luân hồi chưa hết đâu. Con có thần thông đó là ngũ thông, chưa có lậu tận thông đâu.
Phật tử Anh Vũ: Tức là Thầy nói là khi nào mà Thầy nhập vô đó thì Thầy mới biết, chứ còn bình thường như vầy là Thầy không biết được.
Trưởng lão: Không, bây giờ coi như là mình phải hướng tâm mình vào Lậu Tận Minh thì mới biết. Bây giờ thí dụ như bây giờ mình hướng tâm là mình nhắc, đưa cái tâm mình vào đó cái nó bắt đầu nó vào định liền nó nhắc mình. Thầy đang ngồi bình thường, con thấy bình thường chứ mà Thầy biết. Nhưng mà Thầy đã phải giao vô đó, chứ còn Thầy ngồi bình thường Thầy nói chuyện với con thì không có được đâu, Thầy phải làm thinh kìa mới được.
(22:22) Phật tử Anh Vũ: Theo Thầy nghĩ đó, thì nghề nghiệp nào thích hợp cho việc tu hành hơn: trái ngược có hai nghề, nghề trí thức đó, phải suy nghĩ đồ nhiều đó. Với một nghề đó là mình chỉ phụ làm những chuyện như là quét sân chùa, hay là làm những chuyện mà nhỏ nhỏ thôi. Thì mình thấy là nghề nào nó dễ tu hành hơn?
Trưởng lão: Cái nghề mà làm bằng trí mình thì khó tu hơn. Còn cái nghề mà mình làm phụ, tất cả cái gì mình làm phụ coi như mình thợ vịn đó thì dễ tu nhất. Còn cái nghề nào mà nói mình làm chủ ở trong đó đó, thì khó tu. Bởi vì nó phải tính toán, nó thất thoát, hay hoặc là phải tính kế hoạch làm như thế này, làm thế kia, mình chủ động mình điều khiển, thì cái người đó khó tu.
Cho nên tại sao mà đức Phật không có chủ động mà làm ruộng, hay hoặc làm vườn, hay hoặc làm cái này kia. Mà lại lấy cái nghề đi xin ăn, nó thụ động lắm, nó không có chủ động ở trong cái đó. Mình đi xin ăn rồi thôi ai cho gì ăn nấy, thành ra không có bận tâm cái đó nữa. Do đó mà mình tu giải thoát được.
Còn con làm cái nghề như là quét sân chùa, hay hoặc là lau dọn bậy bạ, hay hoặc làm cái gì phụ người ta thôi. Người ta làm gì đó, người ta sai con phụ con cứ phụ thôi, vậy chứ mà con dễ, tu mau. Thành ra cái nghề mà làm mà chủ động, thì cái nghề đó khó tu. Bởi vì nó chủ động rồi nó buộc lòng cái tâm của mình nó phải tư duy, suy tư những điều đó, thành ra nó chướng lắm, khó là vậy.
Cho nên thí dụ như một cái chùa nào mà làm cái nghề gì đó. Thí dụ như bây giờ làm ruộng, thì cái chùa đó không tu được đâu. Nội cái chùa đó bây giờ làm cái nghề gì chẳng hạn mà cúng bái, tụng niệm, tụng kinh thì cái chùa đó quý thầy cũng tu không được. Bởi vì nó có cái sự làm ra cái thực phẩm để mà sống thì phải có sự tính toán ở trong đó.
Rồi bây giờ cái chùa đó, bây giờ tổ chức như cái xí nghiệp làm như là xưởng may, hay hoặc làm nước tương chao, thì cái chùa đó quý thầy tu cũng không được.
Bây giờ thí dụ như cái chùa đó bây giờ mình cất cho đẹp, mình làm cơ quan cho đẹp để cho người ta đến tham quan, người ta làm động mình tu cũng không được nữa. Hễ cái đó nó bị người ta làm động là mình tu không được, nó khó lắm.
Còn cái mình làm phụ thì ai sai gì làm nấy, vậy đó dễ tu. Hỏi nhiều cái nó cũng có ý nghĩa lắm đó con. Thực ra thì nhiều người không có hiểu đâu, tưởng là cái nghề nào tu cũng không được, không phải đâu? Có nghề tu được, cho nên ở trong đó mà thấy đức Phật chọn lấy cái nghề đi xin ăn, để thực hiện được sự giải thoát. Chứ còn không có cái nghề nào khác được.
Cho nên tất cả những cái nghề mà chọn cho tu sĩ, thì không có nghề nào mà được chấp nhận, đi dạy học cũng không được, đi làm cái nghề gì cũng không được hết. Nghĩa là khi nào anh tu xong rồi thì anh mới làm giảng sư, anh mới dạy người ta tu, còn anh tu chưa xong thì đức Phật không cho.
Phật tử Anh Vũ: Con thấy là trong lịch sử Phật giáo nói là những người mà quét sân, hay làm bếp đồ đó, những người đó dễ đắc đạo dữ lắm.
Trưởng lão: Làm cái phụ dễ đắc đạo.
(25:07) Phật tử Anh Vũ: Làm nghề phụ đó. Rồi câu hỏi khác đó là: sau này nếu mà tụi con không muốn ở ngoài đời nữa đó, mà muốn tới một cái chùa Nguyên Thủy nào đó để tu đó, thì tụi con sẽ lựa cái chùa nào đó mà nó dễ dàng, nó không bắt buộc phải tu theo pháp môn của chùa đó. Thì như vậy đó là tụi con tu theo cái kiểu của tụi con, như vậy có bất tiện với thuận tiện nào hay là?
Trưởng lão: Nếu mà cái chùa đó người ta chấp nhận cho mình tu theo cái pháp môn của mình, miễn là người ta giúp cho mình một bữa cơm mình ăn thôi, mình không xin nhiều, họ đồng ý như vậy thì chùa nào tu cũng được hết. Nhưng mà điều kiện mình phải giao điều kiện: “Tôi đến đây tôi tu há, thì bây giờ đó tôi chỉ phụ những cái việc làm nhẹ thôi, chứ đừng bắt tôi làm việc nặng. Cho tôi quét sân, nhổ cỏ, hoặc là tôi lau chùa đồ vậy rồi tôi theo tôi tu thôi. Rồi cho tôi bữa cơm thôi, đừng có bắt tôi mà phải ra tính toán sổ sách, tiền bạc đồ thì không có được đâu. Trách nhiệm đó rồi, rủi sợ nó thất thoát đó, thì bắt tôi bồi thường thì chết tôi.”
Có gì không con?
Phật tử: ……….ko nghe rõ. Bây giờ con giải quyết như thế nào?
Trưởng lão: Ông nào?
Phật tử: Ông thầy ở Cái Bè.
Trưởng lão: Ông thầy Cái Bè mà làm sao ông là thầy mà sao xuất gia nữa.
Phật tử: Không có….
Trưởng lão: Con nói như thế này nè: Con nói với cái ông đó đó: ở đây tập sự có gì được rồi, tại vì cái giới luật nó khó lắm. Nghĩ xuất gia rồi cái mình phạm giới tội lắm. Nói ông vậy đi! mình phải tập thử coi thử coi mình giữ giới được không? Để không đụng đụng cái là xuất gia, cái làm thầy ngang đó thì phạm giới chết được.
Con, cái mà con nhận mà cái chùa nào mà nó nhận thì mình vào tu, mà với cái điều kiện như vậy thì tu được hết. Còn người ta không có cho cái điều kiện đó thì thôi. Với vả lại thì thật sự ra nó cũng khó, một cái chùa người ta ăn ba bữa, mình ăn một bữa thì cũng không chấp nhận. Mình ăn như vậy là một số Phật tử sau này biết cái ông đó tu như vậy, mà mấy ông này mà tu kiểu này họ không có tín nhiệm, họ cứ đến họ quỳ họ đảnh lễ con không thì cái chùa này người ta chịu không nổi đâu.
Phật tử Anh Vũ: Có sự so sánh.
Trưởng lão: Có sự so sánh rồi. Bởi vì Phật tử người ta cũng so sánh nữa, người ta ít nhiều rồi lần lượt người ta đến chùa đó người ta thăm, người ta lần lượt người ta thấy có hai cái lối sống nó khác nhau rồi. Cho nên buộc lòng người ta phải thấy, mà người ta thấy thì người ta so sánh, người ta so sánh thì người ta biết đâu đúng đâu sai. Thì mấy ông thầy này người ta chủ chùa mà người ta có quyền mà, người ta thấy Phật tử mà so sánh vậy là lần lượt nó vơi đi cái sự kung kính của Phật tử đối với người ta, thì người ta đã thấy rõ rồi.
Bây giờ người ta mất quyền lợi, cả danh người ta cũng mất nữa. Do đó người ta không để cho mình ở yên đâu, cho nên khéo léo.
Phật tử Anh Vũ: Còn nếu mà ăn uống, sinh hoạt mà giống như cái chùa đó thì mình không thể nào tu theo cái kiểu của mình.
Trưởng Lão: Của mình được hết, nó bắt buộc mình phải sống mà tùy thuận theo họ thì coi như mình bị phạm giới rồi, mình không tu đúng nữa, mình không đi đâu. Rồi tu riết rồi mình nhiễm nữa, nó bị nó thành thói quen đó, mình ăn ba bữa riết nó quen rồi làm sao ăn một bữa dễ lắm sao.
(28:28) Phật tử Anh Vũ: Con có câu hỏi tiếp đó là giả sử như có liên hệ tới việc nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng. Như vậy nhân quả ở ngoài đời con cũng có gặp những cái trường hợp đó là: người chồng rất là độc tài trong gia đình, họ nghĩ rằng đàn bà đó sống nhiều về trực giác và tình cảm. Cho nên không thể quyết định những chuyện quan trọng được. Kết quả thì gia đình rất thành công về một số mặt như là nhà cửa, việc làm có sự ổn định.
Nhưng mà người vợ đó thì cảm thấy rất là ngột ngạt, đến độ là không thể chịu đựng nổi dù chỉ một ngày. Thì con nghĩ đó là đa số người thì người ta thà sống đau khổ theo kiểu riêng của mình, còn hơn là sống hạnh phúc mà theo định nghĩa của người khác. Rồi sau đó vì lý do nào đó không biết thì người vợ không thể nào sống riêng ra được, cho nên người vợ đó đau khổ, sầu héo rồi sanh ra bệnh. Thì mình không thể hiểu được bệnh của người vợ đó là do sự khắc khe của người chồng, hay là do những lí do nào khác mình không có hiểu được. Thì cái đó mình làm sao mình quán chiếu nhân quả được, hay là chỉ vì nhân quả đó là cái gì đó, nó phức tạp, nó hỗn độn, nó chằng chịt. Tức là một người bình thường như mình là không thể nào quán chiếu nhân quả được.
Trưởng lão: Đúng rồi mình phải thấy nội…
Phật tử Anh Vũ: Như vậy đó thì phải như thế nào hả Thầy?
Trưởng lão: Như vậy là mình phải biết là trong cái nhân quả mình thấy: khi mà trong cái cuộc sống chung nhau trong gia đình, mà mình nhìn thấy có một cái sự đau khổ trong đó thì có nhân quả ác rồi. Mà nhân quả ác thì mình phải truy, phải tìm cái nguyên nhân thôi. Mình cũng thấy bây giờ thí dụ như mình độc tài, hoặc ông chồng đó độc tài, nhưng mà ông làm nên sự nghiệp, bắt buộc vợ phải theo thôi.
Nhưng bà vợ cũng là một cái hạng trí thức, cũng là cái người có khả năng lắm chứ không phải là không có khả năng. Vì vậy bà thấy như là mình sống bị động, bị sai hơn là mình chủ động. Cho nên vì vậy mặc dù sống trong nhà cửa sang giàu, tiền bạc đầy đủ, nhưng mà vẫn thấy mình có sự đau khổ. Thì tức là có ác pháp, tức là có độc tài, phải có ác pháp trong đó rồi không có trật đâu.
Phật tử Anh Vũ: Đúng rồi, Thầy nói đúng đó. Tức là người trí thức mới có cái cảm giác đó, chứ còn cái người mà sống đơn giản họ rất là vui vẻ với người vợ.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Cho nên nếu mà cái người đó họ không có trí thức thì họ không có hiểu đâu. Thì họ thấy trong hoàn cảnh đó vậy thì họ thấy hạnh phúc được, chồng làm thì mình cứ mình làm coi như nội trợ thôi đó. Thì thật sự ra đó là cái nhìn nó ở một cái góc độ nó hơi không bình đẳng. Đối với đạo Phật rất bình đẳng, nam cũng như nữ không có người nào như người nào, người nào cũng có khả năng như nhau hết chứ đừng nói.
Cái người nữ, họ mặc dù họ có cái trực giác của họ. Tại vì họ là cái người nữ là bản chất họ vậy thôi, chứ còn sự thật ra họ cũng có cái năng lực, họ cũng có khả năng cũng như người nam chứ không có thua đâu.
Bởi vì Thầy nói nếu mà cứ cho người nữ họ đừng có bắt buộc mà từ xưa đến giờ cứ ép họ là người nữ thế này, thế khác không có cho họ bung ra đó. Cho nên họ bị cô đọng lại, cho nên họ thấy họ kém hơn người nam chứ không phải, họ không kém hơn. Cứ cho theo đạo Phật bình đẳng đi, thì cái người nữ họ cũng vẫn không thua gì người nam mình, cũng làm việc, cũng xốc vác ghê gớm lắm.
Và họ cũng phát triển cái trí tuệ của họ không kém mình đâu. Họ là con người thì cũng như nhau, bình đẳng như nhau. Nhưng mà vì mang cái thân nghiệp đó, thì họ có nặng nề hơn cái người nam, họ phải chịu nặng nề hơn. Cũng như sanh đẻ đều phải chịu cái sự nặng nề, họ phải mang nặng đẻ đau, thì họ phải chịu cái nghiệp mình nặng hơn cái người nam. Vì vậy mình biết cái nhân quả của cái người nữ rất nặng hơn người nam.
Nhưng mà cái trí tuệ thông minh họ không kém mình đâu. Cho nên vì vậy mà mình cứ nói là cái người nữ họ có cái cảm giác, không phải. Họ phát triển được cái trí tuệ hơn, họ hiểu hơn cái người nam. Người nam mình tuy đồng tuổi với nhau, chứ một cái người nam còn ngu lắm, cái người nữ người ta thông minh hơn, họ phát triển nhanh hơn. Nhưng mà cái người nam mà bằng người nữ thì phải tuổi nó phải lớn hơn, chứ không phải, chứ nó phát triển.
(33:10) Như vậy mình cứ cho mình là hơn chứ không phải hơn đâu. Vì vậy mà trong lúc đó mình hơi độc tài, mình ép buộc người ta theo cái kiểu mà nội trợ mình đó, cái đó là không hay đâu. Nếu cái người đó có học thức thì họ khổ, còn cái người không học thức thì họ không hiểu đâu, họ không hiểu họ không không khổ.
Cho nên cái khổ hay không khổ là do cái trí tuệ của mình. Cho nên đức Phật nói loài chúng sanh, loài vật đó không có tu được. Con vật nó không có tu được bởi vì nó không hiểu, nó có khổ đó nhưng mà nó không hiểu cái khổ đâu.
Còn cái con người mình nó có cái trí tuệ, nó biết cái khổ, nó hiểu được cái khổ. Cho nên do vì vậy nó mới tu được, và nó tu được nó cũng từ cái trí tuệ đó mà nó làm chủ được cái khổ của nó chứ không phải là cái khác được. Cho nên vì vậy mà Thầy nói: khi mà cái tri kiến giải thoát của mình nó phát triển thì mình phải tăng trưởng cái đó lên. Tăng trưởng cái đó lên thì khi nó gặp cái chuyện, thì nhờ cái trí hiểu biết đó nó hóa giải được cái đối tượng nó làm cho mình hết khổ. Chứ đâu phải khi không mà nó hết khổ đâu, nó phải có cái trí tuệ.
Vì vậy mà đạo Phật dạy cho mình để thực hiện trí tuệ, vì vậy gọi đạo Phật là đạo trí tuệ, có phải không? Đạo trí tuệ, đạo giải thoát là đạo trí tuệ. Nó đâu phải lấy thiền định, coi như người ta chửi mình mà mình nhập định cái mình như cục đá không còn nghe nữa, thì như vậy đâu có giận đâu. Nhưng mà nó là cục đá thì có nghĩa lý gì đâu.
Còn cái này mình nghe, mình thấy mình hiểu biết mà không giận nó mới hay chứ, đó là cái chỗ trí tuệ của đạo Phật đó. Nó không có giận mà nó lại không phải như cục đá, còn mình cứ mình không phân biệt, vô phân biệt thì mình thành cục đá mất rồi. Nếu mà người ta chửi mình, người ta đánh mình, mình cũng vô phân biệt luôn, như vậy là mình cục đá.
Phật tử Anh Vũ: Rồi trường hợp như vậy đó, thì làm sao biết là cái người vợ mà bị bệnh như vậy đó là do những lý do nào khác? Hay là do bị ức hiếp quá mà bệnh như vậy? Nếu mà mình quán nhân quả đó, thì nhân quả nó càng dịch quá rồi thì làm sao mình biết mà mình quán trúng hay sai Thầy?
Trưởng lão: Mình phải quán trúng, bởi vì mình thấy có cái khổ, mà giờ chiếu vào thì vợ mình bệnh đau như vậy là trong cái khổ đó nó có cộng nghiệp. Tại sao mình độc tài đến đỗi vợ mình đau? Nếu mình không hiểu là mình do độc tài đi nữa, thì mình đi tìm cái nguyên nhân nào mà vợ mình sinh ra cái bệnh này. Từ nó lòi cái bệnh này nó do đâu mà nó sanh ra, thì từ đó mình truy ra được cái nguồn gốc của nhân quả. Do mình tạo cái nhân độc tài của mình mà vợ mình đau, nếu mà vợ mình ngu dốt thì chắc nó không đau đâu. Bây giờ nó lại hiểu biết đây, thì như vậy là mặc dù nó không nói ra, nhưng mà điều kiện nó đến đỗi mà đến bây giờ nó thành bệnh. Thì mình truy ra, từ đó mình phăng theo cái dây nhân quả mình truy ra, rồi mình giải quyết nhân quả thì chuyển nhân quả.
Phật tử Anh Vũ: Rồi mình cũng có thể mình quán chiếu cái kiểu mình nói là vợ mình bệnh là do những lý do nào khác. Do những cái nghiệp quả của những đời kiếp trước, chứ còn không có liên hệ gì đến chuyện độc tài của mình hết trơn. Mà mình cảm thấy mình là người rất tùy thuận, bằng lòng, chứ mình không cảm thấy mình là độc tài.
Trưởng lão: Bởi vì đó là một cái mình chỉ nghĩ chủ quan thôi. Sau khi thấy có cái sự việc mà xảy ra trong gia đình, thì mình không nên chủ quan mà mình phải có cái khách quan để mình nhìn.
Mình nhìn, cho nên vì vậy mình thấy những cái hành động, thường thường người ta ít có nhìn mình thấy cái sai của mình. Mình thấy bây giờ mình làm nên nhà cửa cũng do mình nè, làm ra tiền bạc cũng do mình nè. Bây giờ trong gia đình lẽ ra thì phải hạnh phúc chứ, tại sao lại có cái người mà buồn rầu khổ đau như thế này nè bệnh như vậy?
Từ đó mình truy ra, cho nên mình đừng có chủ quan là mình tùy thuận, mình không cái này kia.
Nhưng mà ít ra mình có những cái hành động mà người khác người ta không nói ra, mà người ta sống người ta tùy thuận mình đó. Nhưng mà tùy thuận mà người ta không xả được tâm, người ta không bằng lòng được. Cho nên đến bây giờ nó mới thành bệnh người ta mới khổ, do cái chỗ nếu mà người ta tùy thuận mà người ta biết xả tâm nữa, thì chắc người ta không có đến đỗi đâu. Nhưng mà vì người ta không biết, vì vậy mà cho nên nó mới thành bệnh.
Vì vậy mà khi đó mình xét lại, bởi vì đứng ở trong nhân quả thì mình cứ xét cái lỗi mình, chứ không được xét cái lỗi người. Mình tìm được cái lỗi của mình ra thì mình thấy: À đúng cái chỗ này, bởi vì mình thấy hoàn toàn mình không có, mình chỉ có cái chủ động điều khiển cho nên gia, nên cửa, nên nhà, nên cuộc sống như thế này thôi. Thì mình thấy mình làm tất cả những cái này, mà trong đó vợ mình thay vì nó có cái sự cộng tác với mình, nhưng mà nó là cộng tác phụ thôi nó không có cộng tác chính rồi.
Như vậy là mình bất bình đẳng rồi. Xưa nay người chồng, thì trong khi nó cũng trí thức như mình, mình cũng trí thức như nó. Hai người ngang nhau, đồng có một cái sự hiểu biết, đồng có cái sự kiến thức như nhau. Bây giờ nó cũng như là một nhà bác học, mình cũng là một nhà bác học, thì hai người này cộng tác với nhau thì phải có cái sự tương đương, điều kiện ở trong cái này thì nó mới có hạnh phúc. Mà bây giờ mình lấn lướt, còn nó thì kể như bị động phụ mình thôi. Cũng như thợ chánh, thợ phụ thì chắc chắn là cái người vợ bệnh đau là vì bệnh này.
(37:35) Thì đó là do mình độc tài rồi. Thì mình truy ra được như vậy đó thì mình giải tỏa được liền tức khắc, là mình nâng cái đời sống của vợ mình lên. Bắt đầu mình hiểu biết rồi, thì bắt đầu mình nhường lại tất cả những cái gì mà quan trọng cho vợ mình nắm. Thì nó sẽ thoải mái, nó dễ chịu nó hết. Mình nhường lại, bây giờ mình không có độc tài nữa, mình nhường lại những cái điều kiện quan trọng cho nó làm những cái việc đó thì nó sẽ hết.
Thay vì cái đầu óc nó phải phát triển trên cái việc làm đó, thì mình đừng có ức chế, đừng có mình mình thôi, để cho nó làm thì nó sẽ an ổn hết.
Bởi vì đứng ở trong luật nhân quả mà Thầy nói, nếu mà trong nhân quả mình cố gắng mình truy, mình tìm ra thì nó giải được cái bài toán rồi, nó đem lại hạnh phúc tuyệt vời, vì nó là đạo đức nhân quả mà. Mà đạo đức nhân quả thì mình cứ đứng ở trong góc độ mình suy ra những cái lỗi của mình ra, mình thấy cái chỗ nào khiếm khuyết của mình ra. Bởi vì cái nhân nó không tốt thì cái quả nó sẽ đến đó, mình tìm ra được cái nhân mà không tốt do chính mình làm nó sai.
Cũng như bây giờ thí dụ như: con bây giờ con bệnh đau nè hén, con bệnh đau con thấy nó khổ sở. Thì con phải tìm trong cái góc độ của nhân quả tại sao mình bệnh đau thế này. Con truy ra cái nhân quả, thì con truy ra được cái con thấy nó cởi mở con liền, con xả được nó, con vui vẻ được.
Phật tử Anh Vũ: Vậy thì ít nhất đó là người chồng phải cho người vợ tham gia quyết định những chuyện quan trọng gia đình ít nhất là 50%.
Trưởng lão: Đúng đó con.
Phật tử Anh Vũ: Mặc dầu người chồng biết rằng có thể là những quyết định đó có thể đưa đến là tài sản bị mất mát, hoặc là mất đường tu, mất pháp môn tu hay là con cái hư hỏng thì cũng phải chịu.
Trưởng lão: Cũng phải chịu, nhưng mà từ cái chỗ mà nó đi đến cái chỗ đó, cái người vợ mình thuộc về loại trí thức mà, nó gặp cái thất bại đó đều là những cái bài học cho nó hết mà, nó lại gần gũi mình nữa, nó lại cộng tác mình hơn nữa, nó lại càng hay hơn.
Bởi vậy mình đừng tưởng là thất thoát, hay hoặc là tưởng là thế này thế kia. Nhưng mà không ngờ khi mà nó gặp như vậy đó, thì tức là nó đã tìm hiểu được cái chỗ mà thiếu sót của nó. Thì nó biết rằng nó không phát triển được cái khả năng như vậy, mà bây giờ nó đứng trong góc độ này, mà nó cũng chỉ muốn có cái quyền hạn như chồng vậy đó, thì nó thấy rằng cái khả năng mình không được thì nó nhường bước lại liền. Khi mà gặp những cái thất bại rồi thì nó biết cái khả năng nó rồi. Mặc dù cái trình độ nó có cái học thức nó có kiến thức như nhau rồi, nhưng mà nó thấy khả năng mình chưa phát triển được cái chỗ này. Nó sẽ nhường bước cho cái bén nhạy của con, để con kịp thời con đón bắt được, để cho nó đúng cái nhịp để mà phát triển lên.
Còn cái này khi mà con nhường lại cho nó, thì nó lại bắt không kịp. Cho nên nó mới gặp thất bại, chứ nếu bắt kịp thì nó cũng như con thôi. Con hiểu không? Cho nên đừng có sợ đâu, đừng có sợ! Từ đó nó sẽ phát triển lên, nó tương đương con, nó lãnh đạo con còn khỏe hơn nữa mà tu thì tốt nữa.
Nhiều khi mình cứ sợ thất bại mà mình không cho người ta phát triển. Chứ còn mình thử mình cho phát triển coi. Thí dụ như bây giờ Thầy nói đặt thành vấn đề bây giờ: có một cái người nào đó mà ở trong Tu viện, Thầy mà Thầy đào tạo họ xong là một con người mà cũng tu xong rồi, mà Thầy cứ sợ họ làm thất bại đây, có thể họ hướng dẫn đây. Mặc dù họ tu xong, nhưng mà cứ sợ họ. Cho nên không có để cho họ tự phát triển cái điều kiện để họ hướng dẫn người khác, thì coi như là sau này Thầy mất thì cái họ chới với đó.
Tốt hơn ngay khi Thầy còn sống thì Thầy giao cho họ làm, nhưng mà Thầy luôn luôn Thầy là cố vấn thôi, Thầy nhắc nhở.
Cũng như bây giờ có một cái người đệ tử của Thầy, Thầy cho nó chung đụng vào đời để cho nó xả tâm, thì Thầy chỉ còn có nhắc nhở nó thôi, rồi bỏ cho nó đụng chạm với xã hội như thế nào mặc tình nó, kệ nó. Đừng có sợ! cứ sợ nó bị lôi đó thì mình cứ giữ, lúc cuối cùng nó cũng không giải quyết được gì đâu. Thả lỏng đi, rồi từ đó nó tiếp xúc với cái xã hội thì nó có cái trí tuệ nó phát triển ra, để nó đương đầu với các ác pháp ở bên ngoài. Mình chỉ cố vấn nó thôi, và mình nhắc nhở nó: “khi mà có chuyện gì mà con giải quyết không được cứ nói với Thầy, Thầy giúp cho”. Thì cứ như vậy riết thì coi như nó đủ sức khả năng sau này mình có chết đi, đủ sức khả băng nó đương đầu với xã hội.
Thí dụ như bây giờ con có đứa con mà luôn luôn lúc nào con cũng điều khiển nó hết, không có cho nó tự phát triển. Cho nên tới chừng mà con chết thì nó chới với đó. Còn con cứ thả nó đi, rồi con cứ nhắc nhở nó cách thức để đối phó, mình biết cuộc đời nó có những cái gian xảo, những cái mánh khóe như thế nào đó, con hướng dẫn cho nó. Thì cuối cùng thì nó chung đụng với đời, tự nó phát triển ra nó đương đầu, con thấy con an tâm, nó đủ sức khả năng nó gánh vác. Đó là cái vậy, cho nên nó bình đẳng lắm.
(42:01) Phật tử Anh Vũ: Rồi có thể người ta nghĩ rằng đó là người vợ là thất bại một hai lần, rồi người vợ có thể là quên rằng những lý do thất bại đó, rồi họ tiếp tục họ làm những chuyện thất bại khác. Hoặc là khi mà thất bại đó, thì họ giải thích bằng những lý do khác. Họ cũng quán chiếu nhân quả đó, nhưng mà quán chiếu nhân quả họ nói là lý do khác. Thành ra họ tiếp tục thất bại nữa. Người chồng có thể lý luận kiểu như vậy hay không thưa Thầy?
Trưởng lão: Không, bây giờ mình phải nói như thế này: thí dụ mà người vợ thường thường người ta hay thất bại, người ta hay bào chữa. Người ta không tìm thấy cái nguyên nhân chính thất bại, mà người ta tránh né qua một bên, người ta nói tại cái này, tại cái kia, tại cái nọ thôi, hay hoặc là người ta thường hay đổ thừa thôi.
Cho nên do trong cái sự mà gặp thất bại rồi, thì chúng ta suy nghĩ tại sao mà trong lúc đó anh điều khiển thì không thất bại, mà mình điều khiển lại thất bại, chứ mình đừng có đổ thừa, phải không? Do cái chỗ suy nghĩ như vậy đó, thì nó sẽ tìm ra được cái chỗ thất bại của mình liền tức khắc.
Còn cái mình chủ quan, mình cứ đổ thừa, tức là mình làm đúng nhưng mà tại cái chuyện đó nó xảy ra vậy, vậy. Cho nên đổ thừa vậy, sự thật ra mình không bắt kịp cái thời điểm đó, cho nên nó bị thất bại thôi. Đó là cách thức như vậy. Cho nên vì vậy mà Thầy nói mình đứng trên góc độ nhân quả mà xét mình trước cái đã, chứ đừng có đổ thừa gì hết. Nó thất bại là tại lỗi mình rồi, chứ đừng có tại đổ tại ai hết.
Rồi bắt đầu từ đó mình mới lấy cái chỗ thất bại đó mình thấy mình thiếu chỗ nào, mình kém chỗ nào, mình không đoán được trước cái sự việc như thế nào mà bây giờ kinh tế phải thất bại như thế này. Nó, thay vì bây giờ thị trường mình thấy cái vật giá đó đang lên như vậy, mình không có đoán trước là nó sẽ bị sụt. Cho nên mình cũng ào ạt mình đưa ra, tới chừng mình vừa đưa ra, thì mình phán quyết đưa ra thì bắt đầu nó sụt xuống cái mình lỗ chết rồi, phải không? Tức là mình không đoán trước được cái thời điểm đó.
Do đó, cho nên vì vậy mà trong cái kinh doanh, cũng như mà ở trong cái chiến trường mà đánh giặc cũng vậy, người ta phải đoán trước cái thời gian, khi đó người ta chuẩn bị. Cái sự tu tập mình cũng vậy, chứ không phải mỗi cái nó đều có cái sự tư duy.
Bây giờ mình tu cái này nó có hiệu quả, thì phải nghĩ đến cái pháp để tu nó có cái hiệu quả khác. Chứ không phải nội trong cái này, mà như vậy thì bây giờ nó đạt được cái chỗ cái tâm trạng này, thì bắt đầu mình phải trạch pháp cái câu nào để mà thực hiện cái tới. Còn bây giờ mình cứ lặp đi, lặp lại một cái cũ hoài thì nó không có đạt được kết quả đâu, nó phải sáng suốt từng chút.
Thay vì hồi mình mới tu cái pháp này, thì cái tâm mình nó đang ở trong trạng thái này, phải không? Bây giờ đó, nó tới cái giai đoạn mà cái tâm mình nó thay đổi, nó thanh thản, an lạc rồi. Thì bắt đầu từ cái tâm thanh thản, an lạc này, thì cái trạch pháp này nó phải thay đổi chứ nó không thể nào đứng yên được cái pháp này nữa, nó liên tục nó thay đổi như vậy. Vì vậy đó, cái sự tiến bộ người ta cứ tiến dần mà người ta không bị thất bại. Còn mình để giậm chân một thời gian sau, mới chờ thấy thì nó thất bại quá rồi. Nó không tiến tới mà cái này nó cứ lặp đi, lặp lại cái bài cũ không, nó không có cái gì, đó là cái sai.
Cho nên ở đây cái người mà tu theo đạo Phật, mục đích chính là người ta tập tỉnh thức, để người ta tỉnh ngay được những cái sai của người ta, chứ không phải là tỉnh ở trên cái sai. Thường thường con người của mình đó, họ hay thấy cái sai của người khác mà không thấy cái sai của mình.
Còn mình tập tỉnh thức để cho thấy được cái sai của mình, cho nên từ cái sai của tu hành, từ cái sai của làm kinh tế, từ cái sai tất cả những cái nhân quả. Do chính mình tạo ra thì mình cứ mình thấy cái sai. Mà khi mà mình thấy được cái sai của mình là mình thấy mình hết khổ rồi. Nghĩa là mình ngay mình thấy được ác pháp là mình hết khổ. Mà mình thấy người ta là ác pháp là mình khổ đó.
Nó lành quành nó chạy coi như là mình muốn… Nhiều người thí dụ như cái trình độ học thức như vậy, với cái sự mà tiếp nhận cho kịp thời trong một cái môi trường, cái hoàn cảnh kinh tế, mình chưa có đủ khả năng. Nhưng mà mình vẫn muốn mình là chủ động ở trên này, cho nên nó dễ đưa vào cái thất bại. Sau khi mình muốn như vậy đó, mình phải học, mình phải học cái kinh nghiệm của cái người chồng. Một thời gian sau mình mới làm cái việc đó mới được.
Chứ đừng có khi chồng nhường lại cái mình bắt tay vô cái mình làm, chừng vài ba tháng sau cái xí nghiệp mình nó coi như nó muốn tiêu cái tiệm, nó sạt nghiệp, phải không?
Cho nên do như vậy đó, thì mỗi mỗi cái trong cuộc đời mình, mình cảnh giác, mà chuyển từ cái chuyện đó là cái chuyện làm ăn lớn, còn đến cái chuyện nhỏ từng chút khi mình đối xử nhau nè. Sau này các con đọc cái bộ sách Đạo Đức Thầy dạy từng chút con.
Nghĩa là cái sức mà đức Phật dạy mình tập tỉnh thức để cho mình cẩn thận từng chút, từng cái lời nói, từng cái suy nghĩ của mình, từng cái việc làm mà cái người nào mà cẩn thận là người đó sẽ thành công con. Còn cái người nào mà làm mà cẩu thả là người đó không thành công.
(46:17) Thí dụ bây giờ Thầy nói thí dụ: con cầm cái chổi con quét cái sân, mà Thầy quan sát con quét cái sân rồi Thầy định giá trị con sẽ tu được. Mà Thầy quan sát thấy con quét cái sân rồi, Thầy nói con sẽ tu không thành công. Nghĩa là nội cái việc làm của con người ta sẽ thấy cái sự cẩn thận của con. Cho nên cái sự cẩn thận con làm đâu nó cẩn thận đó, thì cái người đó sẽ thành công.
Mà cái người mà làm mà kêu làm lấy có là không thành công. Đó, đó là như vậy, cho nên mấy cái người đó thì Thầy nói thôi bây giờ cứ về đời mà làm ăn sống đi, còn sướng hơn mình tu. Bởi vì tu nó phải cẩn thận, kĩ lưỡng từng chút, từng chút đối với cái tâm niệm của mình từng chút, để cho mình nỗ lực mình thực hiện cho được thì nó phải có cái sự cẩn thận lắm.
Cho nên mình đừng tu lấy có mà tu thật. Bởi vì ngày mình ăn một bữa cơm, hai bữa cơm, hay ba bữa cơm là mình ăn thật để mà sống mà, thì mình phải làm cho thật để mà có giải thoát chứ. Chứ tại sao mình tu giả vậy? Không giải thoát? Đi nói chuyện này kia làm sao giải thoát được, có phải không? Thật sự đó là mình tu giả rồi, tu có hình thức thôi.
Tại sao mình tu mà mình không sống một mình mình, mình không suy nghiệm lại cái bản thân của mình, mình không tìm hiểu được từng tâm niệm của mình đây? Mà mình đi nói chuyện, tâm mình nó biết chuyện người ta chứ nó đâu có biết được mình nó. Thì do đó mình làm sao mình giải thoát?
Cho nên trong cái việc làm cũng vậy con, mình cũng phải cẩn thận tư duy từng chút, thì mặc dù là mình có học thức thì người ta sẽ trang bị cho mình cái khả năng, cái tài để cho mình làm việc, sự việc trôi chảy thôi. Nhưng mà cẩn thận đó nó giúp cho mình chín chắn ở trên cái việc làm của mình thành công.
Còn mình thiếu cẩn thận là mình có tài đi nữa, coi chừng mình làm cho có chuyện, rồi coi chừng mình thất bại đó. Cho nên hầu hết thì những người có tài, nhưng mà làm không cẩn thận, thì những người có tài đó đều là bị thất bại trên đời. Còn những người mà người ta ít tài hơn, nhưng mà người ta cẩn thận thì người ta cũng dễ thành công hơn là một cái người có tài.
(48:19) Phật tử Anh Vũ: Trước kia lúc mà theo Nguyên Thủy đó, thì trong lúc ngồi thiền hoặc là đi kinh hành, thì con theo dõi hơi thở, hoặc là theo dõi từng cử động nhỏ của bước chân, tức là theo dõi thật là chi tiết đó, thì thấy được cái cấu tạo của đất, nước, gió, lửa của thân đó. Trong cái hơi thở hoặc là trong cái bước chân đi, rồi thấy được cái sự sinh diệt nhân quả từng giây, phút ở trong thân nữa. Khi mà thấy như vậy thì con rất là xúc động, mình cảm nhận được cái tính “vô thường, khổ, với vô ngã” của mỗi hiện tượng đó, thì cái tham đắm của thế gian nó bớt hơn. Thì những kinh nghiệm trực tiếp như vậy nó có tốt hay không ạ?
Trưởng lão: Tốt, bởi vì nó làm cho mình rất cẩn thận, mình quan sát từng cái chi tiết cấu tạo và kết hợp của nó, từng cái chi tiết ở trong cơ thể của mình, từng cái tâm niệm của mình, mình quan sát kỹ như vậy đó. Nó giúp cho mình thấy rất rõ bằng cái lời của Phật nói: “Vô thường, khổ, không, vô ngã”, cho mình thấy rất rõ. Cho nên vì vậy mình không còn dính mắc nó nữa, mình không chấp nó nữa. Nhờ mình thấy rõ quá mà, nhờ mình tu tập mình thấy nó cụ thể rồi, thì cái đó là đúng con, không có sai đâu.
Phật tử Anh Vũ: Còn mình, nếu mà mình thấy được như vậy đó, thì cái kinh nghiệm trực tiếp như vậy nó có tốt hơn là hướng tâm không Thầy?
Trưởng lão: Cái kinh nghiệm trực tiếp như vậy, nó thấy như vậy, nhưng mà nó không có nội lực, còn mình hướng tâm là có nội lực. Cái kia mình chỉ hiểu biết nó thuộc về loại trí thôi, nhưng mà cuối cùng thì cái trí này nó không có thành cái lực của định, cho nên mình vô định không được. Mà nếu mà mình ức chế tâm để cho vô định thì nó bị định tưởng. Còn cái pháp hướng nó lại giúp cho mình có cái nội lực của định, thành ra mình hướng vậy chứ nó có cái định nó ngầm ở trong, nó không thấy cái tướng nó như vậy.
Bởi vậy cho nên cái Định Vô Lậu với cái tỉnh giác nó luôn luôn nó phải câu hữu, tức là phải kết hợp với nhau lại. Chứ còn nếu mà mình đi có cái vô lậu, tức là cái hiểu biết không thì nó mất cái định rồi. Cho nên trong cái bài kinh trong cái cuốn 10 có người hỏi Thầy đó, thì nó có ba cái tướng như vậy là đức Phật dạy: thỉnh thoảng phải tu tướng này, thỉnh thoảng phải tu tướng kia, chứ không nên tu một tướng, tu một tướng thì nó sẽ bị như thế này, bị như thế khác.
` Cho nên vì vậy mà chúng ta nên luôn luôn lúc nào chúng ta cũng phải thực hiện trong những cái tướng đó, chứ không phải một tướng được.
Cũng như bây giờ con tu tướng định, thì nó sẽ rớt vào ở trong cái trạo cử, hay hoặc là nó rớt vào ở trong cái thụ động của nó rồi. Bây giờ con ngồi con im lìm đó thì nó bị thụ động rồi, thì như vậy là không đúng. Mà con cứ quán không thì nó bị trạo cử, cho nên nó không được. Mà con tinh cần quá thì con sẽ bị hôn trầm, thùy miên, nó là trong ba cái điều kiện. Cho nên không được tinh cần nhiều. Mà cũng không được định nhiều, mà cũng không được quán nhiều, thỉnh thoảng thì cái tướng này, thỉnh thoảng tướng kia.
Con đọc trong cuốn 10 đó thì Thầy giảng cái bài kinh cho cái chú Nhật Lý chú hỏi đó, để chỉ cho rõ chúng ta tu, chúng ta phải kết hợp các pháp. Đức Phật đã dạy chúng ta tu kết hợp như vậy để mà chúng ta tu mới đạt.
Cho nên cái mà con quán sát, con hiểu vậy, tốt. Nhưng mà đó là mới có hiểu thôi, nếu mà con cứ quán sát hoài con bị loạn, tức là trạo cử đó. Mà con tu hoài thì con thụ động, con định hoài thì thụ động. Cho nên con phải tỉnh giác để rồi xả, để rồi quán, quán rồi tỉnh giác, cứ như vậy.
Rồi tinh cần, phải siêng năng ngăn ác, diệt ác, thì cái chuyện đó nó sẽ đúng cách, nó làm cho con có một cái hướng đi nó giải thoát hoàn toàn cho đến cuối cùng, lúc viên mãn, chứ không khéo nó bị rớt trong tướng này, rớt tướng kia thì nó lệch. Vì vậy mà cái pháp hướng nó giúp cho cái nội lực của con, cho nên cứ thỉnh thoảng phải tác ý, thỉnh thoảng phải tác ý con, tác ý cái tướng đó.
Phật tử Anh Vũ: Các vị có câu hỏi gì không ạ?
(52:25) Trưởng lão: Bây giờ thì Tâm Như con hỏi Thầy cái vấn đề tu tập như thế nào?
Phật tử Tâm Như: …không nghe rõ
Trưởng lão: Thầy trả lời cái câu thứ nhất, bởi vì khi mà con ngồi yên lặng, không có cái niệm nó khởi ra nữa. Thì như đức Phật nói: nếu mình tu như vậy đó, là mình bị thụ động. Tức là ở trong cái bài kinh mà Phật dạy đó, nghĩa là trong kinh Tăng Chi đó, người ta nếu một khi mình ngồi mà cái tâm yên lặng, nó không có niệm nào mà khởi ra hết, mà mình không có tác ý là mình bị thụ động rồi. Nó thụ động tức là nó yên lặng, nó mất cái sự làm chủ của mình rồi. Nghĩa là con biết là bây giờ nó cứ ngồi đây nó biết hơi thở ra, hơi thở vô, hay hoặc ngồi đây biết mình không có niệm gì hết, thấy nó yên lặng vậy. Nhưng mà nó rơi vào trạng thái thụ động. Trong kinh Phật xác định bài kinh đó… (không nghe rõ) 53:46.
Cho nên mình phải tác ý ra để mình giữ được cái ý thức của mình, hoàn toàn nó không bị mất. Nó mất cái ý thức rồi, lúc bấy giờ nó mất ý thức nó bị thụ động. Cho nên nó phải dẫn pháp tác ý ra, nó không bị thụ động. Mà con tác ý hoài thì nó bị trạo cử, nó bị động.
Cho nên vì vậy đó, như qua nay Thầy nói: 5 hay 10 hơi thở mình mới thỉnh thoảng tác ý thôi. Nhưng mà mình tác ý ra thì mình thấy như nó mất cái sự yên lặng của mình chứ gì? Thì con thấy sao nó mất, cho nên vì vậy mà con thấy thà là mình để ngồi nó yên lặng, nó không niệm thì nghe nó an lạc quá, nó hơn là cái mình tác ý ra nó bị động. Nhưng mà đức Phật nói lúc bây giờ như vậy là cái tâm mình nó thụ động rồi, nó không có chủ động nữa. Nó bị cái trạng thái bệnh đó nó thụ động, cho nên tác ý.
Cái bài kinh hay lắm con! Thầy giải thích cái bài kinh đó hay lắm. Cho nên đọc được cái bài kinh của Phật dạy, chứ đúng là ông Phật ông có cái tâm lý ông nắm hết những cái sự tu tập mà ông dạy. Trong những cái bộ kinh Thầy thấy như: bộ kinh Trường Bộ nè, Trung Bộ nè, rồi Tăng Chi, Tương Ưng nè. Bốn cái bộ kinh thật sự nó đủ cái bài bản ở trong đó để mà chúng ta biết được cái tâm bệnh của chúng ta, tu Phật dính cái chỗ nào là ông Phật có nói hết.
Cho nên nó hay lắm, cho nên vì vậy mà Thầy nói: khi mà con tu vậy đó là con bị thụ động rồi, mà con cứ ngồi vậy là thụ động, con ngồi thụ động vậy chứ khi mà con xả ra bình thường thì con dễ bị động đó. Nó không có thụ động luôn vầy, mà nó thụ động luôn là kể như là con như là thằng Vũ vậy, đi ngang cái tấm gương, thấy mình mà tưởng là bóng dáng ai đó, nó không phân biệt. Đó nó thụ động đến cái mức độ vậy, gọi là thụ động đó con, nó không chủ động tức là nó không phân biệt nữa rồi. Đó nó nguy hiểm, sao con hiểu chỗ đó chưa? Nên ông Phật ông không cho mình cái ở trong đó, mà sự thật…(không nghe rõ)…
(55:25) Phật tử Tâm Như:.. không nghe rõ
Trưởng lão: Thật sự ra thì nó như thế này, khi mà mình sống ở trong một cái kiến giải do tưởng giải ra. Nghĩa là bây giờ mình ngồi đây đó, tức là cái tâm mình nó không khởi một cái niệm nào hết, hoàn toàn nó không sanh diệt. Vì có niệm khởi là có sanh diệt rồi, nó khởi lên rồi cái nó diệt, rồi nó khởi lên, nó diệt. Thì đó là trong cái sanh diệt.
Còn khi mà mình tu, mà mình ngồi không có cái niệm nào đó thì nó không sanh diệt. Thì trong cái khoảng thời gian mà không sanh diệt, đương nhiên là coi như là mình ở chỗ mà bất sanh bất diệt rồi, phải không? khi đó mình chấp nhận. Bây giờ mình ra mình tiếp xúc, thì ra với tiếp xúc với mọi mặt. Hồi đó là mình ngồi thiền rồi, tức là mình đang ngồi thì nó không sanh diệt, nhưng mà ra tiếp xúc thì các pháp trần nó có cái sự tác động, nó tác động vào cái tâm của mình.
Vì vậy mà cho nên trong nhà Thiền, thì người ta dạy mình mắt thấy sắc mà không dính mắc sắc, tai nghe âm thanh mà không có dính âm thanh, phải không? Như vậy rõ ràng là khi mình ra vậy đó, thì cái tai mình nghe âm thanh, hay hoặc thấy sắc không dính, không mắc đó thì tức là nó không sinh diệt. Mà còn dính mắc thì nó có sinh diệt, vì vậy mà gọi là vô tâm. Vô tâm nghĩa là bây giờ mình dính mắc, thì tức là mình thấy cái đó mình khởi mình muốn, hay mình ham, hay hoặc là mình mình có giận, có phiền não, hay có lo lắng, hay có cái gì nó tác động.
Bây giờ thí dụ như cái thọ nó đánh vào cái thân mình đau, thì mình đau nếu mình dính mắc nó thì mình lo phải uống thuốc, phải thế này kia. Còn nếu mà mình giờ không dính mắc, mình không lo, không nghĩ gì hết, nó thọ thì kệ nó, nó đau kệ nó. Thì do đó là mình không dính mắc, thì không dính mắc thì tức là mình không sanh diệt.
Vì vậy mà cái tưởng thì người ta nghĩ rằng mình có thể mình sống được. Nhưng mà thật sự ra thì cái con người của mình ra tiếp xúc với các pháp, lúc mà nó tác động vào sáu cái thức của mình đó, sáu cái căn của mình nó tác động cho sáu cái thức nó, thì mình chịu không nổi đâu, mình không đủ sức, nó không đủ sức.
Cho nên vì vậy mà cái tưởng thì người ta tưởng là mình tiếp xúc mà nó không, mình cứ luôn luôn mình giữ cái tâm không của mình thôi, để mà không dính mắc cái gì hết đó. Thấy sắc mà không dính sắc, nghe âm thanh mà không dính âm thanh. Thì cái lý thì nó nghe nó thông, nhưng mà cái sống để cho được thì nó không có cái pháp để mà chúng ta chủ động được.
Cũng như bây giờ Thầy nói có cái pháp hướng này Thầy nhắc: “cái tâm như cục đất, không tham sân si”. Nhưng mà khi ra đụng người ta chửi mình rồi, thì bắt đầu mình có giận rồi chứ không phải là dễ đâu. Nhưng mà lại có một cái pháp hướng mình nó thành ra cái nội lực, nó lại nhắc: “tâm như cục đất không có tham, sân, si” làm cho mình tỉnh lại được liền. Chứ hồi đó mình bị mê.
Vì vậy mình có cái pháp để nhắc mình, rồi sau cái pháp đó đó, cái pháp đó mình tu tập tiến tới thì nó thành cái nội lực của nó. Cho nên người ta chửi nó vẫn thản nhiên, còn mình thì không được. Khi mà mình nói như vậy, nhưng mà khi mình trực tiếp rồi, thì mình giữ cho mắt mình đừng có dính mắc thì khó quá.
Cho nên con thấy cái lý Bát Nhã không? “Hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, nghĩa là các pháp đều là mình thấy giai không hết, phải không? Không có cái gì dính mắc mình hết. Nhưng mà nói thì được, cái lý luận thì được, nhưng mà mình trực tiếp thì nó không có cái nào mà chịu đựng nổi nó hết. Nó vô cái dính, vô cái dính, phải không? Cho nên nó khó, còn cái ở đây bên đây Phật sợ, cho nên Phật nói phải tác ý một cái tướng khác của cái tướng đó đi. Bây giờ cái đó nó sẽ dính mình đó.
Bây giờ người ta nói “mày chó” thì nó sẽ dính mình đó. Thì do đó cho nên mình phải tác ý một cái tướng khác, để rồi nó không còn cái tướng “chó” nữa, cho nên mình mới được an ổn. Chứ còn không khéo thì nó dính vô tướng “chó” liền. Đó nó khó vậy cho nên đức Phật mới có cái pháp Như Lý Tác Ý để mình tác ý ra, để đối phó lại với cái ác pháp đó. Nó mạnh lắm, nó làm cho mình không thể đứng yên được.
Còn bây giờ nói mình giữ nó không, mình nói không, không, không, không có gì hết. Tất cả đều là huyễn giả hết, không! Nhưng mà nó không có được, nó không có cái lực, tới chừng đó nó không có đủ cái lực. Hồi mình ngồi thì mình giữ nó không sanh diệt, nhưng mà nó không có luyện được cái lực. Cho nên khi không sanh diệt đó nó đi ra, nó đụng cái nó yếu, nó như cọng bún thiu rồi, nó đụng cái nó rớt rồi.
(59:28) Cho nên nó không có đụng cái ác pháp khác thì nó ít, nó nhẹ, thì mình còn giữ được. Nhưng mà cái nó nặng quá thì mình giữ hết được, nên mình không chịu đựng nỗi nữa. Bởi vì cái lực của mình không có luyện, cái nội lực của tâm mình. Còn cái pháp hướng nó thường nhắc như vậy, nó luyện nội lực nó vô hình. Mà nó trở thành cái lực của nó. Cho nên nó lại, đạo Phật nó có cái phương pháp như vậy nó mới hay, còn ở bên thiền bên kia thì nó không có cái phương pháp. Cho nên mình ngồi thì mình cứ giữ vậy chứ mình không có luyện cái lực của mình, thành ra nó không có nội lực, nó chỉ có sự yên lặng không sanh diệt nó thôi. Đến khi đụng thì nó không thể ngồi yên được, cho nên nói không dính mắc chứ sự thật là bị dính mắc.
(59:54) Đó, thành ra Thầy giải chỗ này mấy con hiểu được cái chỗ này, để thấy cái kết quả của nó. Nó rất khó chứ không phải dễ, nhưng mà người ta lý luận người ta tưởng ra thì có lý. Cho nên ngài Long Thọ ngài lý luận về cái quán luận, cái “tánh không” nó rất hay, nhưng mà không ai sống được.
Cho nên con đọc Tâm Kinh Bát Nhã con thấy “Hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ tất cả khổ ách”, phải không? Nhưng mà sự thật ra có ai mà quán chiếu cái “không” nổi đâu? Từ xưa đến giờ thầy tổ mình đều tu cái đó, đọc cái bài kinh đó Thầy nói làu hết. Nghĩa là đọc nhắm mắt không cần suy nghĩ, đọc cũng trúng không có trật nó hết, bài Tâm Kinh đó. Nhưng mà cuối cùng thì cái tâm nó không có “không” được, phải không? Con thấy cái đó khó chứ không phải dễ đâu.
Cho nên cái lý của ngài Long Thọ để dựng lên cái “tâm không” của mình. Thật sự ra cái lý, cho nên Thầy nói là “tưởng không” chứ không phải là. Cho nên cái lý này, trong cái Đường Về Xứ Phật Thầy nói cái Trung Quán Luận nó chỉ luận để mà xây dựng cái thế giới tưởng.Thì áp dụng vào cái thế giới mà hữu hình, cái thế giới mà của chúng ta thì áp dụng không được.
Cái bằng chứng là Thầy nói là có bằng chứng hẳn hòi, thì từ xưa thầy tổ của mình đã áp dụng cái này nó quá nhiều rồi. Nhưng mà cuối lúc cuối cùng thì người nào cũng “không Không”. “Không Không” là có nghĩa như thế nào? Tới chừng bệnh đau chết thì người nào cũng bệnh đau hết, tại sao lại “không Không” Lẽ ra tôi quán chiếu thì bây giờ tôi không bệnh đau chứ, tại sao lại nó “không Không” vậy? Các con thấy không?
Bây giờ nó không có “không” được cái này thì nó sẽ không được cái khác. Cho nên nó không tới cái chỗ mà làm chủ được hơi thở, tịnh chỉ hơi thở, làm chủ được sự sống chết thì nó không thông được.
Cho nên cuối cùng thì cái “Không” này thì nó trở thành ảo tưởng. Nhưng mà nói thì nó động ở bên Thiền tông, chứ sự thật là đúng như vậy. Bởi vì từ xưa đến giờ Thầy biết rằng cái Tâm Kinh Bát Nhã người ta tụng nhiều quá, người ta tụng tới làu lận. Nhưng mà cuối cùng nó không có đưa đến cái chỗ chúng ta chỉ sống ở trong tưởng. Hay, thì lý luận thì hay, người ta cứ nghĩ rằng tâm mình “không” là được.
Cho nên có một người hỏi Thầy: Chúng con giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh và giữ cái “tâm không” mình có được không? Thầy nói không được, tức là mình giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, rồi giữ theo cái pháp của ngài Long Thọ tức là giữ “tâm không”, không niệm thiện, niệm ác, không dính mắc vật chất gì hết. Đó là cái trí tuệ Bát nhã, mà trí tuệ “không” của người ta mà. Do đó mình cố gắng mình giữ cái “tâm không” này, thì Thầy nói không được, cái này là cái pháp tưởng rồi.
Còn chúng ta giữ gìn giới luật là cái pháp thực, bởi vì hàng ngày chúng ta sống ăn ngày một bữa là thực rồi, chứ nó không thể nào tưởng được. Cho nên ăn ba bữa mà tưởng một bữa sao được? Cho nên các sư bên Nam Tông đó con biết, họ ăn thịt cá họ nói tưởng rau nó ra rau chứ gì? Thì mình cứ ăn mà mình tưởng rau là đủ rồi. Thầy nói kiểu này ăn cái gì thì mình cũng tưởng rau được hết thì chắc nó thành rau hết rồi thì không được. Con thấy không?
Đó, Thầy nói có cái tưởng đúng mà có cái tưởng sai, thịt cá mà tưởng thành rau thì không thể được. Đó là tưởng ảo, phải không? Nhưng mà Thầy ngồi đây Thầy tưởng cái thân bất tịnh được, Thầy tưởng cái bộ xương trắng được. Bởi vì có bộ xương trắng con người, mà có cái thân bất tịnh, có cái thân hôi thối được. Cho nên bây giờ nó không có cái thân hôi thối mà Thầy ngồi Thầy tưởng được, cái đó là tưởng đúng.
Cho nên có cái tưởng đúng mà có cái tưởng sai. Vì vậy mà trong kinh Phật nói: “Ta tưởng là tưởng cái sự thật có, mà cái tưởng không thật thì ta không chấp nhận. Đó là tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Con thấy không? Cho nên đức Phật chấp nhận có sự tưởng, cho nên vì vậy mình ngồi, mình quán tưởng bộ xương trắng, mình quán tưởng bất tịnh thì đức Phật chấp nhận, đó là có.
(1:03:21) Còn bây giờ mà tưởng có linh hồn thì đức Phật nói tưởng tri chứ không phải liễu tri, trật. Nó không có mà mình tưởng cho có thì trật. Đó còn mình nói rằng trí tuệ Bát nhã là “không”, tất cả mọi cái đều không hết, thì do Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Mà khi không nó mới không, khi không mà nó mới có mà. Do đó cái luận thôi, thành ra cái luận này nó thành tưởng, chứ không phải.
Đức Phật dạy chúng ta các pháp đều là vô ngã, để làm gì? Để chúng ta hiểu nó vô ngã, nó sự thật ra nó không có cái ngã, chứ không phải dạy chúng ta vô ngã. Cho nên Thầy nói nếu mà con người vô ngã thì ra cây đá, tu để làm gì đây? Cho nên người ta hiểu đạo Phật vô ngã là sai.
Đó mấy con thấy chưa? Đó bởi mình phải hiểu cho đúng, nó phải có cái logic của nó ở trong cái sự hiểu. Còn mình hiểu bằng cách tưởng thì mình không có truy ra, chứ mình truy ra nó không đúng, nó không đúng cái sự thật, nó không có logic.
Còn Thầy, thực sự ra Thầy nói nếu mà tôi có cái thân của tôi mà bảo tôi vô ngã, thì tôi làm sao? Mình bảo bây giờ đem mà chặt nó, giết nó chôn nó đi rồi nó mới hết, chứ còn bây giờ nó còn đây mà bảo nó vô ngã sao được, phải không?
Nhưng mà đức Phật muốn dạy chúng ta nhìn từ cái thân của chúng ta nè, mọi vật, mọi các pháp đều là vô ngã, thật sự nó là duyên hợp, nó không có ngã thật. Nhưng mà dạy cho chúng ta biết như vậy để chúng ta đừng có dính mắc các pháp thôi, chứ không phải dạy chúng ta vô ngã. Bởi vì có mình đây mà, mình tu để cho ai đây, không lẽ mình tu rồi trở thành không có gì hết thì tu làm cái gì, có phải không?
Cho nên ở đây đạo Phật nó cụ thể và nó rõ ràng, nó dẫn dắt cho chúng ta một cách rất rõ. Nhưng mà cái người mà kiến giải hiểu sai lại mới nói là đạo Phật là đạo vô ngã. Thầy nói vô ngã ác pháp thì đúng, chứ vô ngã thiện pháp sao đúng được. Thiện pháp nó có làm người ta khổ đâu? Nó có làm cho cái người đó khổ đâu? Nó là giải thoát thì tức là vẫn sống thiện pháp được chứ sao lại bảo vô luôn cái thiện pháp được sao? Cái đó nó không đúng.
Đó thì các con thấy trong cái logic mà chúng ta luận ra, chúng ta thấy nó đúng sự thật. Bây giờ tôi có cái thân này mà bảo tôi vô ngã thì đâu có được. Nhưng tôi biết cái thân tôi là vô ngã, nhưng mà nói tôi tu để mà vô ngã thì tôi không làm được cái điều đó, tôi không làm được. Nghĩa là không bao giờ làm được hết, có ai nói bây giờ chỉ có làm được là lấy cái dao cắt cổ nó đi, rồi chôn nó đi, thì nó vô ngã thiệt.
Còn bây giờ nó còn sống mà bảo nó vô ngã thì không ai, tôi chỉ biết sống mà tôi vô ngã thì cái người đó nói không đúng rồi, nói trật rồi, nó không thể được. Hễ mình còn sống là có ngã, nhưng mà cái ngã của mình bây giờ đang thiện nè, nó không làm khổ ai hết, nó không làm khổ mình nè, người ta chửi nó không giận nè. Cái ngã này tốt quá rồi còn đem giết nó làm chi, phải không?
Chừng nào cái ngã mình nó xấu, nó làm cho người ta khổ đem bỏ tù mày đi, tại cái ngã mày xấu quá cho nên bỏ tù mày cho mày ớn, mày đừng có làm khổ. Đó là cách thức tu của mình đó.
Đó thì các con mỗi người đều có một cái trí, rồi bây giờ Thầy nói các con cứ suy nghĩ đừng có tin Thầy, suy nghĩ Thầy nói có đúng không? Mà đúng thì chấp nhận thì các con thấy có giải thoát đó. Tôi tu cho tôi mà, chứ bây giờ tôi tu cho ai bây giờ đây? Mà tôi tu cho vô ngã thì tôi tu làm gì đây? Tôi tu cho cái không có nữa thì tôi tu cho ai?
Vậy thì mai mốt người kia họ không tu, họ cũng vô ngã, họ cũng chết, họ cũng không còn gì? Thì tôi bây giờ tu tôi tu cực gần chết mà rốt cuộc tôi cũng không còn gì? Tôi tu làm cái gì đây? Vô ngã nó không còn gì hết đi, tu cái gì đây?
Cho nên vì vậy mà người ta dựng lên cái Phật tánh, hay hoặc người ta dựng lên cái cho có, cái bản hữu cho có, thì cuối cùng con thấy dựng cho có để cho mình tu cho có, mình giữ được cái này. Nhưng mà cuối cùng thì nó lại ảo tưởng, nó lại sai mất đi.
(1:06:48) Đó, ngay cái cuộc sống của mình thì mình thấy mình không có gì hết, thì tức là mình không làm gì hết, mình thụ động cho đến mức mình thụ động hoàn toàn, thì thật sự cái xã hội này đen tối hết.
Còn đạo Phật hay lắm con, dạy mình không có được quyền thụ động, mà chủ động, không có cầu, không có khẩn ai hết. Mà hoàn toàn mình chủ động từng cái tâm niệm của mình, cẩn thận ý tứ từng lời nói, từng cái sự suy tư của mình để hoàn toàn đem lại hạnh phúc cho mình, cho người, có lợi ích lớn cho xã hội.
Đạo Phật nó như vậy. Đó, con thấy không? Khi tu rồi cái người mình biết là cái hoàn cảnh mình chưa phải là dứt áo vô chùa mà cạo tóc để xuất gia được, thì mình phải sống đối xử vợ con cho đàng hoàng. Chứ đừng có: Bây giờ tôi biết đạo Phật rồi, cái bắt đầu vợ con cái, người làm cái giường riêng đi không có ngủ chung nhau nữa. Trời đất ơi, cái kiểu đó bà vợ bà không biết, mà ông chồng ông chơi cái kiểu này thì thôi, chỉ còn có nước mà thôi hết rồi, còn cái gì đâu. Cái đó là trật.
Khi nào mà cả hai vợ chồng đều hiểu rằng, đây là cái trên cái con đường đó là con đường sai. Thì người nào cũng có ý thức chiến đấu lại với mình, thì từng đó mình sống trong cái hòa hợp để mình tiến tới cái con đường thanh cao, thì cái đó là cái tốt. Chứ còn một người hiểu đạo Phật, người không hiểu đạo Phật, rồi cách lìa vợ con mình, làm cho vợ con mình đau khổ.
Đó là trường hợp Thầy nhắc lại, trường hợp mà của Minh Đạo ở ngoài Hà Nội. Khi nó hiểu Phật pháp, vợ nó thì không hiểu, là một giáo viên. Lúc bấy giờ nó muốn tu nó cách ly với vợ nó, nó không có ở gần vợ nó, vợ nó đau khổ trong một cái thời gian ba, bốn năm trời đau khổ. Bởi vì chồng mình nó sống như vậy thì coi như tình nghĩa vợ chồng đâu còn nữa, cho nên rất đau khổ.
Từ đó bà mới đi, coi như là đi nhảy đầm, đi này kia đồ đó. Thì bắt đầu ông này ông lại ghen, ông tu mà bây giờ ông lại ghen. Thời gian sau bà không giữ được nữa, bà đi nhảy đầm với người khác, thì bắt đầu ổng mới tức. Thì lúc bấy giờ thật sự ra mình tu chưa có chín chắn gì được hết, mà trong khi mình làm như là mình thánh vậy. Hai vợ chồng không gần nhau nữa, cuối cùng thì bà vợ bà không biết làm sao, bà buồn khổ quá. Tới cuối cùng bà nói thôi, xong rồi bà không chấp nhận. Bởi vì bà còn trẻ, do đó bà mới đi nhảy, nhảy đầm với người ta.
Thì lúc bấy giờ ông này mới là thức tỉnh cái vấn đề đó. Cho nên trong khi đến mới trình bày lại mọi sự kiện xảy ra trong gia đình. Thầy mới dạy: “Đạo Phật không có dạy mấy con ham tu vậy. Mấy con tu là tu cho cả gia đình của mình hết, phải dẫn dắt với nhau hết. Bởi vì cái cộng nghiệp của các con là nhân quả, các con không thể nào mà làm cái điều đó là vô đạo đức đó. Các con làm cho người khác buồn khổ như vậy làm sao cho đúng. Không có đúng đâu”.
Đó, các con thấy? Đạo Phật người ta xây dựng trên cái nền đạo đức, đạo đức nhân bản mà. Tu thì phải nói tu phải đúng các con, chứ còn lơ mơ thì các con sẽ tự làm khổ lấy nhau ở trong gia đình.
Đó như bây giờ gia đình Tâm Như con thấy, cả gia đình con nó thuận, nó tốt, người nào cũng hướng theo Phật thì nó tốt. Chứ cỡ mà thí dụ như một người mà không hiểu Phật pháp, rồi một người ham tu rồi bỏ vô chùa tu, cả một vấn đề để mà khổ cho người khác.
Đó thì các con thấy, bởi vì từ khi mà Thầy triển khai cái đạo đức đó, thì tất cả những cái người mà xuất gia, người tu, đều là phải có cái sự trắc nghiệm, rồi gia đình.
Đây Thầy nói con biết như rể của thầy Chơn Thành. Thì cái chú này, chú khi mà đọc sách Thầy, chú tham quá, chú thấy chú muốn đi tu tìm con đường giải thoát. Mà vợ thì sanh hai đứa con còn nhỏ, rồi bây giờ muốn tu, bỏ. Thì trong lúc đó thì chú có cái cửa hàng buôn bán, thì hai chị em của cái người vợ chú đó, đứng ra buôn bán thì quá tiện chứ gì? Chú thấy đời sống nó vậy, được vậy. Nhưng mà chú quên là cái tình cảm của người vợ đối với chồng sao đây? Đâu có phải bỏ ngang như vậy được.
Cho nên khi mà vào đây xin Thầy tu, Thầy khuyên lơn không được: “mặc dù là tuổi trẻ con mà đi tu Thầy rất cần, cần những cái người tuổi trẻ tu đó. Nhưng mà điều kiện không được, con có vợ rồi, con bổn phận và đạo đức của con, trách nhiệm của con phải làm cho xong bổn phận của con. Bây giờ vợ thì còn trẻ, cái tâm đời người ta còn, rồi con còn nhỏ, con để ai lo cho mấy đứa con này, cái trách nhiệm của con. Con nghĩ rằng vì nó, hay hoặc là vợ con nó đủ trách nhiệm để hướng dẫn các đứa con đâu? Đâu bằng một người cha, con nên thấy cái nhiệm vụ của con”.
(1:10:48) Thì trong khi cha ruột cái chú đó, chú Tuấn đó, mới gửi cho Thầy bức thơ: “Con xin Thầy không có cho thằng Tuấn nó tu, cho nó tu rồi nó bỏ con nó liêu xiêu, con không có chấp nhận được”. Thầy mới gửi thơ ra ngoài Thầy nói: “Cụ yên tâm đi, Thầy chấp nhận một người tu là nó phải có cái hoàn cảnh thuận tiện, chứ còn hoàn cảnh đau khổ thì Thầy không chấp nhận đâu”. Thầy báo cho cái ông cụ ở ngoài đó biết, là là ba chú đó đó.
Đó, cho nên vì vậy con biết không? Có nhiều người, con sẽ đọc tới cái cuốn mà Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ tập hai, con sẽ thấy cái tâm niệm của chú Nguyên Xuân Trường. Chú viết bức thơ chú gửi cho cha mẹ chú. Chú viết bức thư gửi cho vợ chú để từ giã, để mà chú lo tu.
Nhưng mà Thầy, cuối cùng ba tháng hạ ở đây, Thầy dạy rồi Thầy cho về lo giải quyết gia đình, chứ còn không ở đây được nữa. Nghe thắm thiết lắm, con đọc cái bức thơ của chú, chú viết chú nói đến cái nỗi khổ của từng chút, từng chút cuộc đời giữa vợ chồng, rồi cha mẹ như thế nào, chú có cái tình lắm.
Cho nên chúng ta đọc thấy những cái tâm niệm, cái tâm nguyện của người cư sĩ, mà Thầy đã thu thập lại tất cả những cái tài liệu này để trở thành cái giáo án tu tập, để mà chúng ta xứng đáng là những người đệ tử của Phật đó. Lấy kinh nghiệm đó mà chúng ta mới thấy được cái tâm nguyện của cái người tha thiết tu giải thoát lắm chứ không phải không.
Nhưng mà cái hoàn cảnh của mình, cái nhân quả nó đã thành một cái khối như vậy rồi, thì không có thể nào dứt ra được. Phải làm cho hết bổn phận, trách nhiệm đạo đức của mình. Dù là bây giờ nó có trễ, dù là Thầy có tới chết đi rồi, Thầy cũng sẽ không bỏ những người đệ tử của Thầy. Thật sự mà những người này tha thiết theo Thầy thì họ đã gieo cái duyên nơi Thầy. Bây giờ tuổi thọ Thầy không kéo dài được nữa, Thầy bỏ thân này rồi Thầy sẽ tiếp tục ở trong cái…
Nghĩa là những cái duyên này Thầy không bao giờ Thầy bỏ đệ tử của Thầy, khi mà họ tha thiết với con đường tu vậy, Thầy nhất định Thầy không bỏ.
Bởi vì Thầy biết là Thầy sẽ tiếp tục tái sanh, hay hoặc là Thầy thực hiện một cái gì khác, để mà Thầy dẫn dắt những cái người mà tha thiết này đi tới nơi tới chốn.
Chẳng hạn là vợ con bây giờ ở xa xôi như vậy, nhưng con với vợ con tha thiết tu hành vậy. Bây giờ Thầy bỏ được sao? Thầy bây giờ Thầy không còn sống được nè, Thầy sẽ chết đi nè. Nhưng mà những cái tâm niệm của các con bây giờ ai là người hướng dẫn các con nè? Thầy biết rất rõ, không có Thầy thì còn ai nè?
Cho nên Thầy làm sao Thầy bỏ được, vì vậy mà Thầy phải tìm mọi cách để mà Thầy hướng dẫn cho các con, Thầy biết là Thầy không bao giờ bỏ các con. Ngày xưa thì đức Phật thấy như là cái duyên của mình đủ rồi đức Phật ra đi, đức Phật không có trở lại. Còn Thầy thì các con chưa có đủ, Thầy chưa có giải quyết cho các con hoàn tất được con đường giải thoát của Phật pháp. Với cái tâm tha thiết của các con tin tưởng.
Đọc người ta sẽ rơi nước mắt mà các con, khi đọc tâm nguyện rồi các con sẽ thấy những cái tiếng kêu mà của những người Phật tử, chứ không phải ít đâu. Con sẽ nghe tiếng kêu của gia đình Minh Tâm: “Cả gia đình chúng con là bốn người. Thầy ơi, chúng con theo Thầy mười mấy năm trời. Mà bây giờ con làm sao cho đi đến được cái chỗ giải thoát? Con thấy quá khó. Làm sao con dứt bỏ được? Làm sao dứt bỏ các con con được? Làm sao con dứt bỏ chồng được? Làm sao chồng bỏ con, bỏ vợ được?” Mà bây giờ tu hết một cái láng như thế này thì không có được, không có đủ.
Đó, thì các con biết đó là tiếng kêu tha thiết. Cho nên vì vậy mà Thầy trả lời các con hãy bám chặt Thầy đi! Hãy đưa cánh tay, các con kêu không thì Thầy làm sao cứu các con được, mà các con hãy đưa cánh tay Thầy sẽ lôi các con. Đừng có buông cánh tay của Thầy, Thầy lôi các con lên khỏi bờ. Các con đọc các con sẽ xúc động điều đó.
Cho nên những cái này nó kết hợp lại trong cái tập mà Giáo Án Tu Tập Cho Người Cư Sĩ. Thì như vậy tất cả những cái điều kiện. Như bây giờ thí dụ như gia đình Tâm Như nè, con vừa theo Hòa thượng Thanh Từ mà cũng vừa theo Thầy. Nhưng mà con sẽ biết là Thầy biết con đường nào tu được, con đường nào tu không được. Cho nên Thầy thường nhắc nhở mấy con, để cuối cùng Thầy dẫn dắt hết cả gia đình con. Thầy không bỏ một người nào hết đâu, Thầy nói thật sự Thầy quyết định mà cuộc đời của Thầy. Rồi Thầy đem một cái nền đạo đức cho con người trên hành tinh này, và đồng thời những người mà tha thiết đi đến cái chỗ mà hoàn toàn chấm dứt sanh tử luân hồi, Thầy sẽ nắm tay Thầy lôi đi hết. Nghĩa là chúng ta sẽ vào cái nơi mà yên ổn nhất, để mà chúng ta thực hiện được cái đạo Phật, chứ không phải riêng mình Thầy đâu, mà Thầy sẽ dẫn mấy con đi.
(1:14:41) Thầy nói bây giờ nếu mà Thầy đào tạo được cái người nào mà tu được như Thầy rồi thì Thầy an ổn, mà chưa được là Thầy phải, hoàn toàn là phải tiếp tục tái sanh lại để dẫn dắt. Nghĩa là trong một thời gian ngắn để mà thực hiện. Bây giờ Thầy bỏ thân này đi liền tức khắc, Thầy phải hóa sanh hay hoặc là Thầy phải tái sanh liền tức khắc để mà kịp lúc.
Nghĩa là Thầy như Phù Đổng Thiên Vương, vươn vai lên cái mà lớn liền, dẫn mấy con đi tiếp tục. Chứ không thể nào mà để mà cứ nằm nôi như thế này, mà hai ba chục năm, rồi tu thêm nữa là tới bốn mươi mấy tuổi mới dẫn mấy con, thì chắc mấy con chết mất hết rồi.
(1:15:13) Phật tử Tâm Như: Thưa Thầy….(không nghe rõ)
…Thầy dạy cho con là lúc nào mà con tác ý cho nó thích hợp, để mà cho nó có lợi lạc.
Trưởng lão: Bây giờ Thầy dạy cho các con, con sẽ thấy cái chỗ mà cái câu tác ý nó phải đúng, hợp. Thí dụ như bây giờ con muốn ngồi để mà con thấy cái tâm mình nó yên lặng, thanh tịnh, nó không có niệm thiện, niệm ác thì con nhắc, con tác ý nó, con bây giờ con mới vào con tác ý: “Tâm không khởi niệm thiện, niệm ác, phải yên lặng”. Thì con nhắc vậy là bắt đầu nó sẽ yên lặng theo cái câu tác ý, tâm của con nó không khởi niệm. Mà nếu nó còn khởi niệm thì: “Cái tâm không được khởi niệm nữa”, thì nó sẽ không khởi niệm, con hướng sao nó sẽ làm vậy.
Thì cái đó là nó hợp với con trong cái thời đó, tu những cái pháp đó. Chứ còn mà hướng cái khác thì nó không hợp đâu. Bây giờ trước các cái pháp ác nó xảy đến cho con, hay là nó có những cái chuyện gì mà xảy ra làm cho con phải bận tâm, phải lo lắng thì con nói: “Tâm như cục đất, không có bận tâm, không có lo lắng, không có nghĩ ngợi gì nhiều, phải yên lặng, phải tỉnh giác”. Thì lúc bấy giờ con hướng là đúng với cái pháp đó, cái đối tượng đó phải hướng cái tâm đó thì nó đúng. Còn nó không có thì con hướng cái khác nó không phải vậy được.
Bây giờ nó không có, không có gì hết, hoàn toàn nó không có cái gì hết. Thì con phải hướng cái câu khác chứ không có hướng cái kiểu đó. Bây giờ nó có cái pháp để luyện thành cái nội lực, cái nội lực của cái tâm con. Thì bình thường tâm con không có đối tượng, không có ác pháp gì xâm chiếm hết thì con phải hướng cái pháp đó, thì nó sẽ thành cái nội lực cho tâm con.
Thí dụ như bây giờ con nhắc: “Tâm không phóng dật, phải thanh thản, an lạc” thì con hướng như vậy thì con ngồi chơi chứ con không tu gì hết, thì nó thanh thản, an lạc. Đó là cái tâm để mà giúp cho con không phóng dật. Con nhớ là cái câu mà đức Phật nói: “Ta thành chánh giác được là nhờ tâm không phóng dật”, và mình lấy cái câu “không phóng dật” để mình nhắc cái tâm mình không phóng dật, thì mình sẽ thành chánh giác ở trên cái câu không phóng dật đó.
Chừng nào mà nó không phóng dật tức là nó sẽ định trên hơi thở của con. Thì lúc bấy giờ nó là không còn phóng dật. Bởi vì nó định trên thân của con, cái tâm phải định trên cái thân của con. Thì lúc bây giờ con cứ nhắc, rồi chừng nào nó định thôi chứ con đừng có bắt ở trong hơi thở thì không được. Con cứ nhắc thì nó sẽ vô trong hơi thở con, chứ không đâu hết.
Đó là những cái câu mà bình thường mà tâm con không có gì. Còn tâm con có những chuyện gì mà xảy ra thì con phải ngay cái tầm, cái tứ đó con phải tác ý một cái tướng khác.
Cho nên cái bài An Trú Tầm đó, khi có một cái tầm nó đến nó làm cho động tâm mình, nó làm cho tâm mình bất động, thì mình phải tác ý một cái tướng khác của cái tầm đó, thì mình sẽ được an trú liền. Nghĩa là cái tầm đó nó làm cho mình phiền não, hay giận hờn, hay là lo lắng gì đó thì mình tác ý một cái tướng khác.
Bây giờ đặt thành vấn đề như cái đầu Thầy đang nhức nè, nó sẽ có cái sự lo lắng, đau khổ của nó thôi. Thì do đó Thầy tác ý một cái tướng khác “Không có đau nhức cái thân nữa”, thì nó làm cho cái tâm của Thầy nó bất động, nó an ổn. Do đó Thầy tác ý một cái tướng khác thì ngay cái trường hợp đó nó sẽ tương ưng, và nó phù hợp trong cái việc đó thì nó sẽ hết cái đau, cái nhức đầu.
Và đồng thời khi tác ý rồi con phải làm gì, chứ không phải tác ý để mà cái tác ý không thì không có nghĩa đâu, nó không hết đâu. Tác ý rồi thì bắt đầu bây giờ cái tâm nó sẽ ở trong cái hơi thở con, hay hoặc nó sẽ ở trong cái trạng thái tỉnh giác mà nó không có khởi cái niệm gì hết. Thì con phải luôn luôn ở trong cái pháp hướng thì cái đầu con sẽ hết, chứ còn con nếu mà con tác ý nó: “Cái đầu không có nhức đầu nữa” mà rồi con cứ chú ý cái nhức đầu thì nó nhức đầu hoài. Mà con đặt cái tâm con vào một cái trạng thái khác, con ra lệnh như vậy thì con đặt cái tâm ở trạng thái khác, thì cái nhức đầu nó sẽ hết.
(1:19:55) Thì con tùy theo các cái đối tượng mà nó xâm chiếm vào thân con, xâm chiếm vào bốn chỗ Thân- Thọ- Tâm- Pháp của con. Thì bốn chỗ này nếu mà nó có cái điều kiện gì, thì con đều là tác ý theo cái tướng của nó mà con sẽ đẩy lui nó ra, thì cái đó là con dùng cái tác ý đúng chỗ, đúng nơi. Con hiểu chỗ Thầy muốn nói không?
Chứ còn bây giờ nó không có nhức đầu, mà con bảo tác ý tướng không nhức đầu thì nó trật, nó sai rồi, nó không đúng.
Thí dụ như bây giờ Thầy nói bình thường mình không có gì hết, thì mình biết rằng mình sẽ có sân chứ chưa phải hết sân, cho nên mình nói: “Tâm như cục đất, không có sân, si nữa. Mai mốt mà gặp có chuyện gì thì không được sân”. Mình nhắc vậy, rồi mình vẫn giữ trong cái tâm của mình hơi thở ra, vô. Hay hoặc là mình giữ Chánh Niệm Tĩnh Giác của mình, rồi mình cứ giữ như vậy, rồi mình thỉnh thoảng mình lại nhắc.
Bởi vì mình không nhắc nó sẽ rơi vào ở trong một cái trạng thái kêu là thụ động. Nên mình phải nhắc nó, nhắc cái đó để cho nó không bị rơi vào trạng thái thụ động, là vì nó còn luôn luôn nó ở trong ý thức của mình để giữ cái đó, chứ không có thụ động thì nó rơi vào tưởng thức. Vì cái tưởng thức với cái ý thức nó thay đổi mình không có hay. Cho nên thỉnh thoảng mình lại tác ý một cái tướng khác, thì nó không bị thụ động vào tưởng thức.
Đức Phật muốn nói thụ động, tức là đức Phật muốn nói đó là bị tưởng thức nó xuất hiện rồi. Cho nên nó mất cái ý thức của mình rồi. Mà khi mình tác ý ra thì mình thấy như có động, nhưng mà sự động đó nó sẽ làm cho ý thức mình sống trở lại, nó không bị cái tưởng thức nó hoạt động, nó làm cho cái ý thức của mình dừng.
(1:21:13) Hễ cái tưởng thức nó hoạt động thì nó nghe an lạc lắm, nó nghe sự an lạc đó thì tưởng thức nó hoạt động rồi, nó xúc tưởng hỷ lạc. Thì lúc bấy giờ đó mình thích thú, thích thú thì tức là có tâm tham nó rồi, cái tâm tham của thích thú.
Còn cái này khi mà chúng ta nhập Sơ Thiền nó có an lạc thật. Bởi vì ly dục, ly ác pháp thì nó mới nhập Sơ Thiền. Do ly dục sanh hỷ lạc, nó có cái hỷ lạc của nó, nhưng mà cái người hỷ lạc của cái Sơ Thiền nó không có thích, có nó cũng vậy mà không có nó cũng vậy. Còn cái kia nó sao mình thấy an ổn quá, thì khi mà có tưởng thức là có dục, có dục thì sai.
Cho nên vì vậy mà thỉnh thoảng mình tác ý ra một cái: “Tâm như cục đất”, bởi vì mình biết tham, sân, si mình chưa hết đâu. Do đó mình cứ lấy cái đó mình làm cái chuẩn để mình nhắc nó thôi, chứ mình đừng có nhắc những cái câu pháp hướng khác.
Hay hoặc là mới đầu thì mình nên vô thì mình nhắc cái tâm của mình phải tỉnh giác, hay hoặc là mình nhắc cái tâm phải biết hơi thở, hay hoặc là mình nhắc cái tâm đừng phóng dật, không khởi niệm ra. Thì những cái câu pháp hướng đó đều là pháp hướng của cái giai đoạn đầu, khi mình bước đầu vào mình tu.
Còn cái giai đoạn kế đó, thì sau đó thì mình nhắc cái khác chứ không phải nhắc cái đó. Còn hoàn toàn trước các thiện pháp khác mà nó xảy đến cho mình, thì hoàn toàn tùy theo đó mình tác ý cái tướng khác của một cái tướng đó, để cho tâm mình nó bất động. Thì như vậy là con tác ý đúng, biết dụng như vậy là đúng. Mà nó cứu cánh con đó, nó giải thoát đó.
Con, con hỏi gì con?
(1:22:48) Phật tử Thanh Giác: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Bởi vì bây giờ nó có cái trạng thái nó làm cho con an ổn, thì con hướng tâm con nhắc, con quan sát. Hoặc là bây giờ thân của con nó bị động, nó bị trạo cử, nó ngồi nó không yên thì con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” để cho cái thân con nó hoàn toàn nó hoạt động, nó an ổn trở lại.
Còn bây giờ nói: “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô” là bây giờ con thấy nó an ổn nó, nó có sự yên ổn ở trong cái thân của con. Thì bây giờ con nhắc nó cảm giác rồi, thì tức là con phải nhắc một cái pháp hướng khác nữa. Trong khi đó nó an ổn rồi, con quan sát con thấy nhắc để cho mình quan sát cho kỹ cái thân của mình.
Rồi bắt đầu bây giờ nó quan sát cho kỹ toàn thân của mình hết rồi, thì bắt đầu mình quan sát toàn tâm nữa. Bởi vì toàn thân với toàn tâm, lúc bây giờ đó “cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Rồi cảm giác toàn tâm, con cũng phải liên tục con phải nhắc cái pháp hướng đó, để cho cái tâm con chú ý ở trong cái thân tâm con nó trọn vẹn nó không phải là tập trung ở trong cái hơi thở con. Con hiểu chỗ đó không?
Cho nên nói nó an ổn thì con lại cảm giác như nó an ổn, nó rõ ràng từng cái hơi thở ra, vô đều là sự an ổn. Từng cái hoạt động, từng cái nhịp tim con nghe ở trong cái thân hành của con hoàn toàn nó tỏa ra từng chút an ổn, chứ không phải là chỉ có cái cảm giác an ổn suông đâu. Mà toàn thân hết, chỗ nào nó cũng an ổn hết.
Phật tử Thanh Giác: Như vậy nếu khi mà nó có cảm giác toàn thân thì con rõ ràng con có cái cảm giác…
Trưởng lão: Khi mà con nhắc: “cảm giác toàn tâm” thì bây giờ con mới quan sát cái tâm của mình coi nó có cái niệm gì, bây giờ nó đang theo cái gì, nó đang thích cái gì? Con thấy rõ ràng nó đang thấy an lạc toàn cái thân của nó, nó đang thấy cái tâm nó không có khởi một cái niệm gì hết, thì rõ ràng là con đã cảm giác được cái tâm của con. Và con cảm giác vi tế sâu hơn nữa, là con thấy nó rất sâu ở trong chiều sâu của cái tâm con, nó có cái niệm an ổn, an lạc rất là sâu ở trong cái tâm con nữa. Nó an ổn ở trong cái tâm con nữa chứ không phải là cái cảm giác mà nghe cái thân con an ổn thường ở bên ngoài. Thì khi mà con nhắc tới cái tâm rồi con nghe có cái chiều sâu, nó thoát ra khỏi cái thân nó đi sâu vào cái tâm của con, con thấy được cái vi tế đó nữa.
(1:25:00) Phật tử Thanh Giác:… nghe không rõ
Trưởng lão: Trong cái hành động đó con mới thấy dễ tu, cái môi trường nó không có cái nghịch cảnh. Con không đi làm, Tâm Như không đi làm là Tâm Như lại lên lầu, rồi ở trên cái phòng ở trên đó để mà nhập pháp không có tiếp duyên, không nói chuyện. Đó là cái hoàn cảnh thuận để cho mấy con thực hiện được thiền định.
Thì lúc bấy giờ trong cái hoàn cảnh đó, giờ tới giờ tụi nó đi làm nó về thì nó mới có động thôi. Còn khi mà nó còn đi làm thì quá yên tịnh rồi. Trong những giờ đó, thì cái đầu tiên thứ nhất là cái pháp hướng đầu tiên, thứ nhất là con… Bây giờ Tâm Như nó lo tu gì con chẳng cần biết, mà con chỉ biết con cái đã. “Bây giờ tâm phải ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền cho tao”! Thì như vậy con cứ nhắc cho nó để nó ly dục, ly ác pháp, nó nhập Sơ Thiền.
Thì bắt đầu con nhắc vậy, bắt đầu cái tâm của con bắt đầu nó biết hơi thở ra, vô. Con để tự nhiên cho nó ra, vô. Rồi thỉnh thoảng con lại nhắc, thỉnh thoảng con nhắc, nhắc cho nó thuần. Cái Sơ Thiền cái trạng tướng, cái sơ Thiền nó có năm chi thiền. Tầm tứ con thấy con tác ý ra con biết mà, rồi con thấy con suy nghĩ được nè, tức là tầm tứ con còn nè. Bây giờ con thấy luôn luôn lúc nào nó cũng ở trong cái hơi thở con biết hơi thở ra là nhất tâm rồi. Mà con thấy cái trạng thái nó có cái sự an lạc của con, tức là hỷ lạc đó. Thì đó là tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm, nó năm chi của Sơ Thiền rồi.
Vì vậy mà con biết được rõ cái trạng thái đó rồi. Thì bây giờ trong cái hoàn cảnh con nó thuận quá rồi, thì chỉ còn nhập Sơ Thiền thôi chứ đâu có còn cảnh động đâu mà phải quán mà xả. Cho nên con cứ dùng cái pháp hướng con nhắc “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền cho mình đi”. Bắt đầu con cứ ngồi yên tịnh, nó nhập được mấy phút thì hay mấy phút. Rồi bắt đầu đó nếu mà nó kéo dài được hai ba phút, rồi nó khởi ra cái niệm gì hay nó có cái chuyện gì đó, thì con nhắc nó lại nữa. Cứ nhắc nó lại, lôi nó vô nó nhập Sơ Thiền cho con thôi. Nhập riết, con nhập Sơ Thiền được luôn. Mà rồi con nhập Sơ Thiền là nó ly hết đó.
Phật tử Thanh Giác: không nghe rõ
Trưởng lão: Bây giờ con ngồi ở trên cái ghế vầy con nhắc cũng được, con xếp bằng con nhắc cũng được, con ngồi chơi con nhắc cũng được, chứ không cần phải mà cong chân mà nhắc đâu.
Cái Sơ Thiền đi, đứng, nằm, ngồi đều là nhập được hết. Nhưng mà cái Nhị Thiền thì không được, cái Nhị Thiền thì phải ngồi, chứ còn con đi, nó đứng cứng ngắc đó nó như trời tròng con thì không được.
Đó thì cái Sơ Thiền con bây giờ thí dụ như bây giờ con đi con bảo nó nhập Sơ Thiền cũng được nữa, miễn là con thấy rõ năm chi thiền mà Thầy nói hồi nãy, thì đó là nó nhập đó. Nhưng mà nó nhập đó, nó không biết nó dài lâu. Cái hoàn cảnh con là dễ nhập nhất nó không có động. Thì do đó con cứ nhắc cho nó nhập hoàn toàn đó. Thí dụ như nó chịu nhập từ… Con Trúc hay hoặc con Trang nó có đi làm về, tụi bây cứ nấu cơm đi chứ tao không có nấu cơm nữa, để tao nhập Sơ Thiền, phải không?
Đó lúc bây giờ nó nấu cơm mà con thấy đói thì con xuống ăn. Mấy con biết rằng khi mà trong gia đình mấy con mà cha mẹ tu hành đó, thì khi nào mà đói cha mẹ xuống ăn, mà không đói thì các con cứ đem cơm ra ăn thôi, rồi tiếp tục đi làm. Có vậy là để cho yên, cho tới cái đêm đó để mà nhập Sơ Thiền cho được. Đừng có réo ăn cơm đâu, tới chừng đó nó không có đói, Thầy nói nhập Sơ Thiền nó không có đói đâu.
Cho nên vì vậy đó khi mà con cứ gọi cái tâm mình riết nó nhập vô hà, cái tâm nó nhập chứ đâu phải cái thân nó nhập. Cho nên cái thân đừng có lo mà ngồi xếp bằng này kia. Con ngồi cũng tốt, mà không ngồi cũng tốt, đi kinh hành tới lui cũng tốt. Nhưng mà tránh cái buồn ngủ thôi, đừng có để cho nó hôn trầm. Hoàn cảnh đó con cứ phá, mà muốn phá hôn trầm thì con nên đi kinh hành nhiều, phải không? Do vì vậy đó mà cái hoàn cảnh của con, con với Tâm Như quá thuận.
Thầy nói thiệt ra mà Thầy có hoàn cảnh đó Thầy tu chừng trong vòng năm tháng là Thầy thực hiện Tam Minh liền, chứ không phải… Bởi như hoàn cảnh thuận rồi, con Trang với con Trúc nó đi làm về thì nó lo nấu cơm. Nếu mà điều kiện nó thấy ba mẹ mình nhập định thì cứ để cơm, ông bà xả thiền ra ăn. Mà không thấy thì thấy thì tụi mình cứ đi làm thôi, không có cần kêu gì hết. thì như vậy là rất tiện.
Các con dặn cứ đi, còn không thì tới giờ đó thì mình dọn cơm nhau, thì mình chưa có nhập định được, thì mình xúm nhau mình ăn cho vui. Mà hễ nhập định được rồi thôi kệ, không có cần mà vui vẻ gì nữa. Các con hiểu điều đó không? Cho nên vì vậy mà trong cái hoàn cảnh của con thuận đó. Mấy con về đừng có lo nấu bếp gì hết, đi ra ngoài tiệm cơm chay nào đó xách một mớ về cái xúm nhau ăn phải khỏe không? Đâu có gì phải cực, phải lo lụi đụi nấu chi cho cực.
(1:28:52) Con ở nhà cũng vậy, chỉ lo tu đừng có lo nấu nướng, để tụi nó con gái nó đi về nó mua ba cái thực phẩm về, mua rau cải đồ về sắp lên cái rồi. Nó tiện lợi, đừng có nghĩ đến cái ăn uống gì nhiều đâu. Tụi nó làm Thầy nói ăn ngon không có dở đâu, mà chỉ lo tu thôi.
Phật tử Thanh Giác: không nghe rõ
Trưởng lão: Đó nó đơn giản như vậy đó, Thầy nói thật sự. Cho nên cứ lo đi con, riêng con Thầy nói “Tâm Như bây giờ nó tu kệ nó, tu gì kệ nó không biết. Nó có phương pháp hành, nó thành tiên, thành Phật gì không biết”. Con cứ nhập Sơ Thiền đi, không có cần thành Phật mà con cứ nhập được Sơ Thiền ly dục ly ác pháp, con cứ nhắc tâm con. Thầy nói con nhắc tâm con, cứ liên tục con cứ nhắc, chút cái con thấy yên ổn con nhắc: “Ly dục, ly ác pháp đi, nhập Sơ Thiền đi”, con cứ ra lệnh cho nó nhập thì nó sẽ nhập, nó sẽ nhập cho con.
Thầy nói ngày xưa Thầy chỉ có câu pháp hướng “Tâm như cục đất không có tham, sân, si. Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền”. Thầy nhắc riết, sáu tháng Thầy nhập Sơ Thiền, Thầy thực hiện Tam Minh đó, đâu có lâu. Thầy nói thiệt ra hoàn cảnh nó thuận, bây giờ cô Út thì đi làm mua gạo về ăn, mẹ Thầy thì nấu cơm cho Thầy ăn, Thầy còn lo gì nữa. Tới trưa thì bà đem cái mâm cơm vô trong thất Thầy rồi, Thầy đâu có còn đói, đâu có sợ gì nữa. Thôi bây giờ mình cứ nhắc tâm mình cứ nhập, nó nhập được thì mình khỏi ăn cơm, nó khỏi mất công mẹ mình. Còn mình nó chưa nhập được thì mình cứ ăn, chứ có ai mà rầy mình đâu?
Thành ra Thầy, bây giờ cái hoàn cảnh của con cũng thuận đó, tụi này nó đi làm về, nó mua đồ ăn về cái mình ăn cái rồi, khỏi có lo gì nữa hết. Các con thấy? Thảnh thơi lắm, hoàn cảnh thuận là tu mau lắm.
Còn đi làm việc, còn động, còn này kia nó khó tu chứ bộ. Mấy con bây giờ phải như Hữu Trí thì khỏe, tu riết đi cho xong chứ nó chết rồi không tu. Mà mất thân thì uổng đó, đời sau không gặp được Thầy đâu?
Phật tử Tâm Như: không nghe rõ.
Trưởng lão: Không chết đâu con! Nó bỏ tu. Tức là nó bỏ…
Phật tử Tâm Như: không nghe rõ
Cái “vô niệm” thì luôn luôn cái niệm đó nó lọt vào cái “Không vô biên xứ” rồi con. Trong cái không là nó không xứ sở rồi. Còn cái này thì có mà nó ngưng hoạt động ….
HẾT BĂNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian:
Thời lượng: [43:44]
(0:00) Trưởng lão: Cái ác pháp nó không có để cho mình được yên tu đâu, cho nên hồi con chưa có tu thì con thấy thỉnh thoảng nó cũng đến những cái tai nạn, cái này cái kia, bệnh tật hay cái gì nó khổ. Nhưng mà nó không có như vậy, hễ bước vô mình ráng tu rồi bắt đầu nó đổ ra ngoài, nó đổ ra tùm lum ở ngoài đó, để rồi bắt đầu nó làm cho mình động, làm cho mình tu không được. Cái đó là cái mà đức Phật nói là Ma Vương ác pháp, nó đến nó phá hoại mình. Nhưng mà khi đó mình bền chí, nhờ một cái vị Thầy người ta trợ giúp cho mình, người ta khuyên lơn, người ta an ủi cho những người ngoài vững tâm hết: “Chắc nó bị động rồi!”, thì người trong nó mới được yên. Mà người trong được yên rồi thì tức là họ chuyển đó, họ chuyển thành ra nó dồn dập những cái nghiệp lực đó để cho nó làm động. Thì bắt đầu bây giờ, nhờ cái sự mà chuyển hoá của vị Thầy đó giúp đỡ, cái lực của vị Thầy giúp đỡ cho gia đình mình được yên. Rồi bắt đầu mình được an ủi, mình được an ổn được, bắt đầu mình tu mình ở trong cái thiện pháp thanh thản an lạc nó mới chuyển từng cái nhân quả. Bắt đầu thấy một tháng, hai tháng, ba đến năm tháng sau… gia đình của mình nó ít xảy ra tai nạn, nó không có dồn dập những chuyện xấu nữa, mà đều tin thì nó tốt hết. Mới đầu thì mấy con vô hợp chuyện gia đình của mình nó từ nào tới giờ yên, sau khi vô tu, sao mà nó đổ, coi có chuyện này chuyện kia nó đủ thứ, nó phát ra nó bệnh, nó đi nằm nhà thương. “Trời ơi con mà đi nằm nhà thương à?”. Con thấy chưa đó là những cái nhân quả nghiệp.
(01:25) Phật tử: Con thấy người mà làm cho nhiều người khác tu đó thật là cái từ bi nó không thể nào biểu tượng nổi. Lên đây thấy có mình Thầy với Cô Út với mấy cô đó mà được cái Tu viện lớn như vậy, mà có biết bao nhiêu là cái thất, mà mỗi thất có phòng tắm riêng. Rồi xây từng viên gạch, in sách, viết sách, nấu cơm, những chuyện đó làm sao mà làm nổi, thật là khủng khiếp!
Trưởng lão: Đúng là cái dã tràng cũng dữ lắm. Đến khi mà Thầy viết sách rất nhiều. Nếu mà trong cái đường chuyển mà cho tu hành cho tốt thì Thầy không có bận cái công việc viết kinh viết sách này, không có bận cái việc in kinh sách này. Cả từ khi soạn thảo cho thành cuốn sách, cho đến in thành cuốn sách hoàn toàn chỉ có một mình Thầy thôi. Còn phụ đánh vi tính, đó có bác sĩ Trí về, bữa nay thì chú kia chú đánh phụ Thầy, thành ra nó đỡ cho Thầy phần đó. Còn phần mà trang trí, phần mà chuyển lại cho nó thành một cái trang sách nữa thì hoàn toàn là Thầy tự làm.
Phật tử: Tức là Thầy làm hết?
Trưởng lão: Thầy làm nhiều, tới in cái bìa sách, dán cái bìa sách Thầy cũng làm hết. Thầy nhờ mấy chú kia xén, chứ còn Thầy xén thì cái dao nó nặng quá Thầy xén không nổi, nhờ mấy chú kia có sức mạnh nó mới xén. Thành ra coi như ở đây coi như mình làm ra hoàn toàn thành cuốn sách luôn.
Phật tử: Dạ! Con với vợ con thường hay đi tới thiền viện ở bên Mỹ đó, cái chỗ đó là thường xuyên lúc nào cũng có mấy chục người giúp. Mấy chục người mà thanh niên khỏe mạnh lắm, mà họ làm hì hục, làm suốt liên tục như vậy đó thì những cái việc mới vững nổi, khi mình làm như vậy đó thì không còn cái thì giờ để tu hành. Cái chuyện mình làm quen đó, mình nói mình xuống dưới mình ngồi thiền đó thì coi kì lắm. Tại vì mình ngồi thiền trong khi như những người khác thì phải làm việc nhọc, thì mình thấy kì. Nên cuối cùng là hai vợ chồng ngại không dám xuống nữa, bởi vì xuống thì phải làm chứ không tu hành gì nữa.
Trưởng lão: Đúng vậy, mọi người người ta đi làm hết rồi, riêng mình mình cứ ngồi mình tu không thì nhìn nó kì. Còn ở đây con thấy con về đây mọi người người ta tu, Thầy chỉ còn có một số người chút ít thôi, điều động để mà lo cái đời sống ở đây thôi. Đối việc ở bên ngoài, Nhà nước, chính quyền thì có cô Út cô lo, rồi bên trong cơm nước, rồi cô lo chợ búa cô lo hết. Rồi thậm chí như về phát hành kinh sách cho người này người kia thì cô cũng lo hết. Còn Thầy thì chỉ dạy rồi hướng dẫn, rồi viết kinh sách, rồi in ấn.
Phật tử: Phải có trí tuệ dữ lắm mới làm hết những chuyện một cách dễ dàng như vậy.
Trưởng lão: Để giúp cho mọi người khác để tu, nhưng mà Thầy thấy cái sự mà hướng dẫn như vậy nó cũng chưa có trọn đâu con, coi như là chưa trọn. Khi con đến đây, ngày có được một số người tiếp xúc với Thầy, chứ còn nhiều người họ không được tiếp xúc. Đó là một cái thiếu rất lớn.
(04:50) Phật tử: Thưa Thầy (không nghe rõ)
Trưởng lão: Hai mươi bốn giờ khi mà cái tâm nó không phóng dật đó con, nó không có buồn ngủ nữa. Tức là nó đã Định được rồi thì nó không còn buồn ngủ nữa.
Phật tử: Vậy rồi có khỏe không Thầy?
Trưởng lão: Nó không buồn ngủ con, mà nó khỏe lắm, nó không buồn ngủ mà nó khỏe. Còn mình bây giờ mà nó không buồn ngủ thì coi chừng nó bệnh đó. Còn tới chừng nó nhập Định, tại vì nó nhập Định, cái tâm nó nhập trong cái Định, cái Định Sơ Thiền, định ly dục ly ác pháp. Tại cái tâm nó nhập quá nó không buồn ngủ, cái thân nó không mệt mỏi gì nữa hết.
Phật tử: Như vậy nó thức suốt luôn hai mươi bốn giờ?
Trưởng lão: Nó thức suốt luôn hai mươi bốn giờ và có thể kéo dài bốn mươi tám giờ, nhiều hơn nữa, thanh thản, an lạc. Nó coi cái thời gian của nó không phải như mình bây giờ ngồi một tiếng đồng hồ coi lâu, không phải đâu, nó không phải coi lâu đâu. Một ngày nó coi ngắn ngủi lắm, nó an lạc đến mức độ mà người ta thấy thích thú, nó không còn thấy cái thời gian. Cho nên vì vậy nó không thấy buồn ngủ, nó không thấy có thời gian chia ra ngủ nghỉ này kia nữa vì nó an lạc vô cùng mà. Đó là lúc bây giờ là lúc năng lực của nó đủ rồi nó mới được vậy, chứ còn không thì không có được vậy, sung mãn ghê gớm lắm. Thì đức Phật nói khi mình nhập được Sơ Thiền rồi, thì mình còn phải tu tập cho sung mãn cái Sơ Thiền. Mà khi nó được sung mãn là luôn luôn hai mươi bốn tiếng đồng hồ hoàn toàn nó không ngủ. Nó không ngủ mà nó lại khỏe, chứ không phải không ngủ mà mệt. Bởi vì Thầy nói, khi mà cái tâm nó quay vô nó không phóng dật rồi, nó Định rồi, thì nó khỏe, đúng là Phật pháp hay thiệt chứ. Con người mình như thế này không ngủ mà vẫn khỏe như thường, nó an lạc mà lại thích. Không có cái gì mà có thể nói là cái dục lạc thế gian này hơn được, không có ăn cái miếng bánh ngon mà bằng cái này được, không có cái hạnh phúc gì ở trong thế gian này trong dục lạc được như này hết. Bởi vì nó ly dục nó mới được cái này thôi, cái này tuyệt vời quá vậy, nó không phải là một cái trạng thái dục lạc tầm thường. Nó giúp cho mình tâm hồn thanh thản mà nó không có mệt nhọc, nó làm cho mình thấy sức khỏe của mình nó hoàn toàn an ổn, sảng khoái, nó yên ổn. Bản chất nó nhức chỗ này đau chỗ kia, ngứa chỗ nọ nó không có, nó an ổn cả thân và tâm. Đó khi nó nhập được rồi các con thấy tuyệt vời lắm.
Cho nên cái người mà người ta tu mà đến cái nhập Định như vậy đó, thì luôn luôn người ta tìm sống ở trong đó. Cho nên ví dụ như vậy giờ Thầy làm việc, Thầy suy nghĩ viết lách này kia, hoặc là hoạt động in ấn, hoặc photo hoặc này kia, Thầy làm thì cái đầu óc Thầy suy nghĩ. Nhưng mà sau khi Thầy nghỉ thì cái tâm Thầy nó quay vô, nó nhập trên cái Định đó cho nên nó phục hồi thì cơ thể Thầy khỏe. Rồi bắt đầu Thầy làm việc thì nó hoạt động trở lại, mấy con mà nghe nó hoạt động trở lại thì các con có nghe Thầy ho mấy tiếng đó. Còn khi mà Thầy ngồi im lịm các con không nghe là lúc bấy giờ đó là lúc Thầy không có hoạt động đó, cái tâm nó yên ổn, cái thân Thầy không có bệnh có đau gì, lúc này nó phục hồi lại hết, nó khỏe khoắn. Cho nên bây giờ các con khi mà nghỉ cái tâm nó phóng ra tầm bậy, còn Thầy nghỉ thì cái tâm nó quay vô, nó khác các con vậy, có khác vậy thôi. Cho nên Thầy nói được nghỉ ngơi nó khỏe, chứ còn cái sức mà tuổi Thầy mà làm việc như vậy, nó không được cái tâm nghỉ như vậy, mà nó như mấy con mà nó cứ phóng ra vậy thì cái cơ thể của mình chịu không nổi. Cho nên khi mà nhập Sơ Thiền rồi con thấy nó an ổn lắm, an ổn thật sự. Cho nên khi nào mà tới đó rồi các con mau mau về đây gặp Thầy, không người nào rời khỏi Thầy đâu. Nghĩa là khi tâm quay vô rồi, có cái lực rồi thì đừng có hướng tâm bậy bạ, không có được, về đây Thầy dạy cho cách. Hãy triển khai cái điểm của nó ngay liền, thấy gì thì ngay đó sửa, thì mới vô.
(8:29) Phật tử: Vậy thì căn bản mà thực tập là nó nằm ở trong cuốn sách nào Thầy? Trong cuốn Thiền căn bản hay trong cuốn nào ạ?
Trưởng lão: Cái căn bản là Thiền căn bản đó con.
Phật tử: Con không có mang theo cuốn đó, con tới con mượn Thầy.
Trưởng lão: Thầy sẽ cho con.
Phật tử: Dạ thưa Thầy con đọc bên cái cuốn (không nghe rõ)
Trưởng lão: Cái khi mà ở trên Tứ Niệm Xứ mà đẩy lui các chướng ngại pháp cho nó hết nó chia từng giai đoạn, nhưng mà nó thuộc về cái quá trình tu căn bản của cái thiền đó, của cái thiền xả tâm. Do đó thì mấy con đọc kĩ lại trong cuốn Thiền căn bản, nó còn cái tập hai là cái tập để nhập các Định, Thầy chưa có soạn tại vì người ta tu chưa có tới. Bởi vì trong cái tập hai đó, về Thiền căn bản - Tập 2 thì nó nói về cách thức các con nhập Định. Khi mà tâm nó không phóng dật rồi, nó quay vô nó Định ở trên thân nó rồi thì lúc bấy giờ những cái hiện tượng nó hiện ra, nó hiện ra như hào quang ánh sáng, tất cả mọi cái nó hiện ra. Thì lúc bấy giờ cái người tu hướng vào cái Định nhập cái Định Nhị Thiền, thì chúng ta phải phá tất cả những cái trạng thái đó. Cách thức phá nó như thế nào? Phá thông tất cả những cái trạng thái nó hiện ra những cái tướng trạng âm thanh, sắc tướng của nó bằng tưởng. Người ta không nghe tiếng động mà mình nghe, người ta không nghe tiếng nói mà mình nghe, người ta không thấy hào quang mà mình thấy trong những cái cái sắc tướng, những cái chuyện mà xảy ra đó. Thì người hành giả đó phải thực hiện cái bước đầu vào cái con đường này, người đó phải thực hiện xả ly cái này. Cũng xả cái này mà phải xả bằng cách nào? Thí dụ như bây giờ mình ngồi đây hàng hào quang ánh sáng nó sáng khắp cái nhà này, nó làm sáng rực như đốt đèn, coi như là đốt đèn sáng trưng vậy.
Phật tử: Thưa Thầy như vậy là mình thấy người khác có thấy không Thầy?
Trưởng lão: Không, mới đầu thì chỉ có mình thấy thôi, sau đó người ta thấy, người khác người ta thấy, nhưng mà có người thấy, có người không nữa. Cái người nào mà cái tưởng họ tương ứng với mình đó họ thấy cái nhà của mình nó như vậy. Còn cái người cái tưởng họ không tương ưng với mình họ nhìn không thấy, cho nên nói là có người nặng cái vía người nhẹ cái vía đó. Nó hợp với cái tưởng của mình thì họ thấy mình ngồi ở trong cái thất này, mình ngồi hào quang nó tỏa ra, còn cái người mà không thấy, thì cái người đó nặng cái vía, đó là vì nó là tưởng. Cho nên cái người nào tương ưng với mình, cái tưởng của họ tương ưng với mình họ thấy hết, còn người nào không tương ưng thì họ không thấy. Do đó cái người tu giai đoạn đó họ phải xả những cái đó, thì coi như là từ cái dạy đến cách xả, cái bộ sách đó thì sắp sửa những người nào sắp tu tới thì Thầy mới viết.
(11:05) Phật tử: Thưa Thầy “Thân, Thọ, Tâm, Pháp” là như thế nào ạ?
Trưởng lão: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Cái thân của con là cái thân của con, con thấy cái thân của con là tứ đại, tay, chân, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý con. Tất cả những cái này nó nằm ở trên cái thân của con là cái Thân đó.
Còn cái Thọ thì nó có hai phần, một phần thuộc về thân phần thuộc về tâm. Cái phần thuộc về tâm, thì khi nó có sự phiền não lo lắng buồn rầu thì nó sẽ Thọ về tâm, còn cái thọ về thân thì khi nó đau nhức chỗ này, ngứa chỗ kia đó là cái Thọ về thân. Đó đó là 2 cái phần rõ ràng mà. Cho nên khi con phiền não con buồn rầu thì nó thuộc về tâm. Cho nên ở đây con thấy Thân, thọ, thì cái Thọ con đã hiểu cái Thọ về thân thế nào, thọ về tâm thế nào con hiểu rồi. Do đó cái thân thì con biết rồi, phải không? Cái thân là cái tổng quát, cái thân là cái phần mà thịt xác của nó đây con biết rồi, thì đó là thân. Rồi còn cái Thọ về thân thì nó đau nhức cái này cái kia, nó ngứa ngáy nó khó chịu thì đó là cái Thân. Còn cái nó phiền não nó buồn rầu nó lo lắng thì nó Thọ về tâm. Cái Thọ để chỉ cho các con nhận ra được cái Thọ đó, thì nó có phần đó, tâm và phần thân.
Thì bây giờ Thân, Thọ, Tâm rồi, thì cái Tâm nó như thế nào? Cái Tâm là cái niệm nó khởi ra, nó không khởi ra thì không thấy cái Tâm, con hiểu không? Nó khởi ra có cái niệm, nó suy nghĩ cái này kia thì nó là cái Tâm, con phải nhận rõ cái Tâm như vậy. Khi mà nhận rõ được cái Tâm nó rồi, cho nên mỗi Tâm niệm của mình nó khởi ra thì mình lôi nó trở lại. Mình phải cho nó Định vô cái thân, cái Tâm phải Định vô cái thân chứ sao lại phóng ra ngoài, suy nghĩ cái này cái kia. Đó mình biết đó là cái Tâm thấy không?
Bây giờ Thân, Thọ, Tâm con đã biết rồi gì? Bây giờ tới Pháp, Thầy chỉ cho, con thấy bây giờ cái thân của con đây này, toàn thân con bây giờ cũng là một cái Pháp. Bây giờ cái bàn này cũng cái Pháp, cái nhà này cũng cái Pháp, cái cây kia cũng cái Pháp, lá cây cũng Pháp, mà mây gió rồi tất cả những cái vật xung quanh chúng ta đều là các Pháp, và các Pháp nó sẽ xâm chiếm nó làm cho chúng ta đau khổ, nó sẽ đến với chúng ta làm đau khổ. Như cái Thân này bây giờ nó bình thường, nó không có gì hết, nó là một Pháp đó. Nhưng mà khi nó nhức, nó làm cho chúng ta đau khổ, thì đó là Pháp xâm chiếm vào làm chúng ta đau khổ. Cho nên vì vậy mình phải quán thân mình, phải đẩy lui các Thọ nó ra hết, nó là thuộc về Pháp rồi. Cho nên Pháp nó có ở trong, có ở ngoài, nó tùm lum nó đủ hết, mà luôn luôn nó tác động làm cho chúng ta bốn chỗ này bị động hết, nó bị động. Khi nó không tác động thì thôi, nó tác động thì Thân, Thọ, Tâm, Pháp chúng ta bị động hết. Bởi vì nó là một cái khối, khi cái Thân bị động thì cái Tâm nó bị động, mà cái Tâm bị động thì cái Thọ nó có, mà cái Thọ nó có thì lại do cái Pháp nó hành. Con thấy không nó là một khối mà đâu có rời ra được đâu. Cho nên vì vậy, lúc bấy giờ chúng ta mới sử dụng cái Tâm trở lại, đi ngược trở lại cái chỗ mà nó làm chướng ngại pháp, đẩy lui chướng ngại pháp này ra. Nó giúp cái Tâm thanh thản an lạc trở lại.
Vì vậy cái người mà tu như vậy gọi là tu Tứ Niệm Xứ, ở trên bốn chỗ đó đẩy lui các chướng ngại pháp gọi là Tứ Niệm Xứ. Vì vậy mà Thầy giảng Tứ Niệm Xứ thì không giống ai hết nhưng mà có giải thoát. Còn người ta giảng Tứ Niệm Xứ, chứ mà tu không có giải thoát, phải không? Con thấy không? Đó vì mình thực tế và cụ thể là mình ở trên đó mình cứ đẩy lui các chướng ngại pháp ở trên bốn chỗ này ra. Thì như vậy là tâm minh phải thanh an lạc, có giải thoát ngay liền tức khắc liền, và nếu mà nó giải thoát hoài từ giờ này đến giờ khác, từ ngày này đến giờ khác tức là mình thành Phật rồi. Tại vì mình hết khổ rồi, thì nó giải thoát hết rồi. Thọ nó cũng không đánh, không làm cho mình đau này. Tâm của mình thì nó không khởi này. Thân của mình nó an ổn này. Mà các pháp nó đến, nó không làm cho mình chướng gì hết được, nó không xâm chiếm sáu căn mình được như vậy là mình thành Phật rồi còn gì, giải thoát rồi. Đó là bất động tâm rồi đó. Con thấy không? Ở trên Tứ Niệm Xứ tu là giải thoát vậy đó. Cho nên Phật nói: "Người nào tu Tứ Niệm Xứ từ một ngày đến bảy ngày là phải phải viên mãn phải thành tựu, mà bảy ngày không được thì bảy tháng, bảy tháng không được bảy năm là phải xong, không có người nào không xong". Ông Phật xác định trong bài Tứ Niệm Xứ cho nên có bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Mà muốn tu Tứ Niệm Xứ, trước khi tu mình phải tu Tứ Chánh Cần, rồi phải tu giới luật, phải tu Tứ Thánh Định, tu tùm lum đủ thứ hết, rồi mình mới trở lại mình ở trên Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ mình mới đẩy lui hết chướng ngại pháp để cho tâm đừng phóng dật nữa.
(15:22) Bây giờ để giữ tâm không phóng dật ở trên Tứ Niệm Xứ. Bởi vì bây giờ cái tay mình đau là cái tâm nó phóng ra cái chỗ đau rồi, nó phóng dật ra đau rồi. Cho nên mình đẩy lui được cái đau thì cái tâm mình nó không phóng dật nữa, thì nó Định vô hơi thở, có vậy thôi. Nó đơn giản, mà nó hiểu rồi mình cố gắng mình khắc phục, mình cứ tu từng chút từng chút, từng chút vậy đó. Rồi mình biết theo đặc tướng của mình lúc nào xả nghỉ, chứ không phải bắt buộc tu liên tục vậy thì chịu không nổi đâu, xả nghỉ tu tập dần dần, dần dần từ đó một thời gian tăng dần tăng dần. Biết nó lấp hết hai mươi bốn tiếng đồng hồ không còn nữa là mình thành tựu. Đức Phật xác định các con thấy, từ một ngày cho đến bảy ngày, thì một ngày có mười hai tiếng đồng hồ, mà mười hai tiếng đồng hồ con từ sáng tới chiều mà nó không phóng dật thì con cũng xong rồi. Chứ chưa hai mươi bốn tiếng đồng hồ đâu phải không? Con hiểu không? Có nghĩa là từ sáng đến chiều mà tâm con không phóng dật là con đã thành tựu rồi đó. Thì con kéo dài thêm một đêm nữa 12 tiếng đồng hồ nữa thành 24 tiếng đồng hồ thì chắc ăn quá rồi, coi như là lúc này bây giờ nhập Định dễ rồi. Thầy thấy mấy con tu, Thầy nói thì tu quá dễ mà nghe nó khướt.
Phật tử: Nói thì nghe đơn giản thôi chứ đụng chút xíu là phóng tâm nữa.
Trưởng lão: Phóng tâm à? Cái phóng tâm nó dễ lắm. Rồi bây giờ con còn hỏi gì Thầy nữa không? Hết rồi con?
Phật tử: Con xin cám ơn Thầy. Chút xíu con qua Thầy cho con mượn mấy cuốn sách.
Trưởng lão: Rồi Thầy sẽ đưa ra cho con, đọc lại cho kĩ con. Cái chỗ đó nó hoạt động trở lại, còn cái này bị nó diệt, còn cái kia nó chỉ rớt trong không thôi. Thành ra các căn nó còn đang hoạt động nhưng mà nó không nghe, cũng như mình ngủ nó hoạt động nhưng nó không nghe con. Nhưng mà có tiếng động lớn mình giật mình, đó con hiểu cái nguyên lí hoạt động của nó?
(17:30) Phật tử: Thì mình đang nghĩ mình đang ở trong cái tưởng (không nghe rõ) ý của con là con muốn nói lên ở chỗ hành giả biết đó đang ở trong cái tưởng. Tưởng là mình hoà đồng với vũ trụ, nó thành ra tưởng một cái tưởng rất là vi tế hành giả không nhìn thấy biết gì hết. Như thế thì đâu có rơi vào trong cái tưởng nào đâu, mà cũng không có rơi vào trong cái Định nữa. Thì tức là ta phải truyền lệnh, bằng cái chỗ là cái cái tưởng của hành giả.
Trưởng lão: Đúng là cái đó là hầu hết mình bị rơi trong tưởng con, tức là mình thấy cái Thức Vô Biên Xứ, mình tưởng là mình phủ trùm với vạn hữu. Thầy nói bây giờ Thầy ngồi đây thì tâm của Thầy nó phóng dật theo cỏ cây, mây, Thầy thấy nó không có cái niệm gì trong này, Thầy thấy nó an lạc. Tâm của Thầy thường thấy mây, thường thấy cây cỏ, mỗi điều đó là tâm phóng dật đó. Mà người ta tưởng đó, nếu mà chúng ta tưởng ra đó, coi như tâm mình nó phủ trùm trong vạn hữu, nó từ từ nó Định ở trong các cây, đâu có cái ác, cái thiện gì trong này đâu. Cho nên thường thường mình thấy tâm mình nó hoà đồng cả vũ trụ mà, ở chỗ nào mình cũng thấy cũng cái tâm mình nó khác. Do đó là mình tưởng, chứ sự thật tâm mình đang phóng dật trong các pháp, nó đang theo các pháp ở trong đó, nó phóng ra theo ác pháp. Nhưng mà mình tưởng nó là phủ trùm, cho nên mình bị tưởng, chứ sự thật ra cái tâm mình nó đang phóng dật.
Nếu mà tâm nó Định thì nó sẽ Định vào thân, chứ không bao giờ nó Định ở trên ngàn cây nội cỏ, hay nơi gió ở ngoài đâu. Mà bây giờ mình đang ngồi thiền là Định chứ gì? Mà sao Định lại là thấy mình như phủ trùm vạn hữu, cây cỏ ngoài kia? Thì như vậy là sai đó. Bởi vì ông Phật ông xác định tâm Định trên thân thì thân phải Định lại trên tâm, thì đó mới là Chính Định, còn mà nó Định ở chỗ khác là sai. Cũng như bây giờ, con đang ngồi đây mà con thấy cái tâm con tập trung ở cái điểm chỗ sự vật là sai rồi đó. Nó cũng tập trung không có vọng tưởng mà nó tập trung ở ngoài, thành ra nó Định ở ngoài chứ không phải Định ở trong, nó phóng ra ngoài rồi. Còn khi nào mà nó Định vô trong cái thân nó thì nó biết hơi thở ra vô ra vô, đây là nó Định trên thân, rồi nó Định ở trên cái thân của nó, để rồi cái thân sẽ Định lại nó ở đó. Cho nên hai cái thành một khối đó, thì nó mới thực hiện được cái Tam Minh. Còn mình tách lìa ra khỏi cái thân, mà nó Định ở ngoài rồi thì làm sao cái thân này Định vô chỗ này được nữa, con hiểu không?
Cái thân nó phải Định lại cái tâm của nó ở đây, mà cái tâm mình đặt ở chỗ đó, làm sao cái thân nó đem lại đây nó chôn ở chỗ này được, con hiểu không? Cho nên cái thân không Định trên cái chỗ đó được, cho nên hai cái này không nhắc lìa ra được đâu. Mà người ta sai, có nhiều người họ vẽ một cái điểm để họ tập trung ở chỗ đó, đó là họ muốn đem cái tâm Định ở ngoài đó, thì cái đó sai. Cho nên thí dụ như bây giờ, thay vì cái tâm của mình nó Định ở trên cái thân của nó, thì Thiền Minh Sát Tuệ nó bắt buộc Định ở trên cái sự phồng xẹp của cái bụng, nó Định trên cái hành động của cái bụng. Nhưng mà cái hơi thở của mình vi tế nó thở rất nhuyễn, mà cái bụng nó không phồng xẹp nữa thì lấy cái gì mà Định đây, phải không? Con thấy cái hơi thở bây giờ nó thở thô thì cái bụng lên xuống, nhưng khi nó thở mà vi tế đến cái mức độ mà mình không còn thấy cái bụng nó lên xuống nữa thì lấy cái gì mà Định được?
(21:04) Vậy khi mà mình Định thì cái hơi thở mình rất là nhỏ nhẹ đến mức nhỏ nhẹ. Nó vậy Định trên đó được nó đã biết, cho nên nó còn Định được. Cho nên ông Phật bảo mình Định Niệm Hơi Thở chứ không được Định chỗ khác, định chỗ khác nó sẽ sai. Cho nên cái sai là mình tưởng ra, hồi cái thô mình tưởng là đúng, mà người tu thì thấy cũng dễ. Nhưng mà khi tới cái vi tế rồi, họ mất cái chỗ rồi, nó hết Định rồi, họ không biết họ lạc trong không. Hễ mất cái chỗ điểm của mình Định thì nó sẽ lạc vào các pháp, nó ở ngoài nó đi ra ngoài.
Phật tử: Thưa Thầy con có câu hỏi, thì con có cái là, con nói là cái chỗ đó là nhà lâm tế và đã bị bỏ lâu rồi.
Trưởng lão: Tại có khéo léo và không đụng chạm.
Phật tử: Dạ thì con sợ đụng chạm nhưng mà con con nghĩ như vậy nó đúng chứ Thầy?
(21:53) Trưởng lão: Đúng là bởi vì cái pháp sổ tức, sổ tức khoa là do các tổ đặt ra, cái tuỳ tức là do Lục Diệu Pháp Môn đặt ra. Bởi vì sổ tuỳ chỉ đó là do ngài Thiên Thai đặt ra, đặt ra cái pháp Lục Diệu Pháp Môn. Cho nên tuỳ tức là cũng của ngài Thiên Thai, cái sổ tức là cũng của ngài Thiên Thai. Nhưng mà sổ tức thì nó có từ cái thời ngài Thân Hậu, kinh Thân Hậu đó. Ngài viết cái cuốn An Bang của ý đó, thì cái sổ tức đó có, cho nên sổ tức khoa nó thuộc về Đại thừa hết mấy con.
Cho nên cái này không phải là Nguyên Thủy, còn Nguyên Thủy thì dạy Định Niệm Hơi Thở chứ không phải quán niệm hơi thở nữa. Định Niệm Hơi Thở tức là cái tâm nó Định trên hơi thở gọi là Định Niệm Hơi Thở. Vì vậy cho nên khi mà tu về cách thức Nhập Tức thì đức Phật cứ bắt buộc mình phải hướng tâm nhắc: "Tôi biết tôi thở hít vô tôi biết tôi thở ra" hoặc là: "Quán ly tham…", "Quán ly sân…" hoặc là: "Toàn thân an tịnh…", "Toàn tâm an tịnh…" thì cứ nhắc hoài, chứ không được để cái tâm mình nó bám trong hơi thở. Nhưng mà tâm không phóng dật thì nó lại Định hơi thở thì không có hướng. Đó là khi mình tu hơi thở thì mình phải hướng nhắc tới nhắc lui.
Mà khi tâm nó Định vô hơi thở thì không cần nhắc nữa, nó lại khác, mà không thể gọi tuỳ tức được. Bởi vì tuỳ tức là mình bắt cái tâm của mình theo hơi thở, còn cái này tự nó nó Định lên mà chứ tôi đâu có bắt nó đâu. Tại vì tôi bảo nó: "Tâm không phóng dật, ly lục ly ác pháp!". Thì hiện giờ nó không biết ở đâu mà nó đáp hết, nó phải đáp vô hơi thở của nó thôi, thì đó là nó Định trên hơi thở. Nó không có chỗ nào nó đứng được nữa hết, thì bây giờ nó phải vô trong hơi thở nó đứng chứ đâu, bây giờ làm sao giờ. Con thấy không? Mình để cho nó cái cửa để cho nó Định vô đó, mà mình không bắt buộc nó vô cái hơi thở.
Cho nên vì vậy mới đầu thì tập cho quen hơi thở, sau đó mình xả không tu hơi thở nữa, nhưng mà mình tu cứ xả tâm thôi, rồi bắt đầu nó có cái kẽ chỗ để hơi thở nó chờ, nó không có chỗ nào nó phải nhảy vô đó nó Định. Phải không! Mình phải để chỗ cho nó Định chỗ đó. Cho nên cái nhà của nó mình cất sẵn, nhưng mà không bắt buộc nó vô ở nhà đó đâu. Nhưng mà nó ở chỗ nào mình cũng đuổi hết, phải không? Cái tâm ở chỗ nào mình cũng đuổi hết, bắt buộc còn có chỗ này thôi nó vô nó ở. Ông Phật ông hay lắm!
Mà hễ khi tu mà bắt buộc vô hơi thở với cái tâm mà kẹp vô hơi thở thì bắt nó quán hoài, không để cho nó dính ở trong hơi thở, cho nó quen cái đó rồi bắt đầu không tu hơi thở nữa. Thì bắt đầu mình cứ cất cái nhà hơi thở để sẵn đó, nhưng mà cuối cùng nó đáp vô nó ở chỗ nhà nào thì mình cứ đuổi nó hết, không cho nó ở, mà chỉ cho nó vô nhà hơi thở ở thì mình cho thôi. Do đó nó Định trên hơi thở.
Con hiểu được cái chỗ mà Thầy nói rồi thì các con cứ nhắc nó, thì các con sẽ thấy nó Định vô hơi thở. Mà nó Định vô đó là nó ly dục ly ác pháp nó mới Định vô, tức là nó không khởi niệm, nó không phóng dật, có nhiêu đó thôi. Mà bấy nhiêu đó xong rồi, khi mà nó Định vô đó rồi, thì bắt đầu nó có cái năng lực rồi, các con có đủ cái năng lực mà để nó tịnh chỉ, nó ngừng các hành ở trong thân của mình làm chủ sống chết. Và nó đủ sức nó dẫn tâm đến Tam Minh. Nó đủ cái sức nó dẫn đi được, cũng như mình có cái lệnh rồi, bây giờ mình truyền lệnh là nó làm theo hết. Cho nên từ cái chỗ tu đó mà Thầy thấy đường nó đi rất cụ thể, mà chỉ có siêng năng chuyên cần mà tu hành. Cảnh mình thuận tiện là mình tu mau lắm, cho nên Thầy thiết nghĩ cái hoàn cảnh của hai đứa, mà mấy con tu Thầy nói thiệt sự, nếu mà sáu tháng mấy con chuyên cần, tu kĩ lưỡng hẳn hoi, sáu tháng xong.
Đúng là Thầy nói Thầy bảo đảm mấy con mà cái hoàn cảnh như vậy, Thầy với cái hoàn cảnh hồi đó, mẹ nấu cơm, cô Út thì đi lo kinh tế sống, Thầy đâu còn lo đói lo no gì đâu, mà không có Phật tử nào đến quấy rầy Thầy được. Cũng như con bây giờ không ai chọc vô hết. Phải không? Vì vậy Thầy cứ ngồi trong thất Thầy tu suốt ngày, không có giờ nào kẽ hở mà Thầy không nhắc tâm Thầy đâu. Thậm chí khi chừng nào buồn ngủ thì Thầy đi ngủ, mà không buồn ngủ Thầy cứ biểu nó phải nhập vô Sơ Thiền thì thôi. Bởi vì Thầy đã hiểu ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, Thầy cứ lôi đầu kéo hoài, riết nó đậu đâu không được, nó bắt buộc nó đậu hơi thở Thầy. Nó đậu đó, nó ở trong cái nhà đó được hai mươi bốn tiếng đồng hồ, Thầy ra lệnh Thầy bắt đầu nhập các Định. Thầy nói đúng thật sự Phật pháp hay thiệt chứ, chỉ có bấy nhiêu đấy thôi mà không ai biết đâu mà làm. Mình có sáu tháng, phải mình biết vậy thì cách đây mười năm là mình đã xong rồi, trời ơi nó khỏe biết bao nhiêu, khỏi cần phải lên Hòn Sơn quá cực khổ.
(26:10) Phật tử: Thưa Thầy, chiến đấu với lại tập tu với cái thành trì ăn ngủ đấy thì con thấy bộ khó quá.
Trưởng lão: Bây giờ ăn thì không thấy khó đâu con.
Phật tử: Dạ
Trưởng lão: Cái ngủ nó hơi khó rồi đó. Thành ra mọi tu sĩ về đây là cái ngủ họ đã rớt hết, chỉ còn có Thầy Chơn Thành là người chiến thắng cái ngủ dữ lắm đó mấy con, nghĩa là đi nó lủi, nó kinh. Thầy phải bắc cái ghế lên kênh vậy đó, nó có nước Thầy bắc cái ghế meo vậy đó. "Buồn ngủ ta ngồi đây, mày rớt xuống đó cho mày lạnh cho mày chết". Vậy thế mà nó sợ nó không dám ngủ, nó có vậy nó không dám ngủ. Con biết cái kênh không, mà ông bắc cái ghế ra ở giữa cái bờ kênh mà để meo cái ghế vậy đó. "Ta ngồi đây ta cho mày buồn ngủ, mày lủi xuống đó là mày lạnh mày chết". Vậy mà nó không dám, chứ mà còn đi nó lủi bên đây, nó lủi bên kia, nó ngủ mình không hay đâu, mình bước cái nó lủi à. Nó vậy đó, bởi vậy cái ngủ nó khó lắm con, mình phải chiến thắng nó. Cho nên Thầy dạy các con, các con nên nhớ năm hơi thở đi kinh hành một vòng là cái mục đích để phá nó. Cứ mình ngồi xuống nó chưa có ngủ được, cái bắt đầu nó đứng đứng và đi đi, nó chưa ngủ được, cái bắt đầu một hồi nữa. Thành ra nó ngủ không được nó thức luôn. Các con thấy không Thầy có pháp để đối trị nó mà.
Phật tử: Nếu làm vậy mà vẫn còn buồn ngủ nữa thì làm sao Thầy?
Trưởng lão: Làm vậy thì nó sẽ hết buồn ngủ rồi. Mà nếu vẫn còn buồn ngủ nữa, thì chỉ có nước là Thầy ngồi đây, con đi kinh hành, ngồi lên ngồi xuống đi kinh hành. Có Thầy ngồi đó buồn ngủ chạy mất à. Hồi đó Thầy phá cái buồn ngủ cho Thầy Mật Hạnh là vậy đó. Thầy cũng tu vậy mà sao mà…, cũng ngồi lên ngồi xuống vậy đó, …mà nó buồn ngủ, cho nên Thầy nói: “Thôi được rồi Thầy thu xếp sẽ ra thất con. Thầy ngồi xuống đó, rồi bắt đầu bây giờ con cứ ngồi đi, năm hơi thở, đi kinh hành đi, nếu mà nó còn buồn ngủ nữa Thầy cho nó một gậy”, phải không? Cho nên là Thầy ngồi, rồi nó hết.
Nhưng mà có cái là nó đi. Để phá được cái đó nó đến mỏi chân, nó mỏi chân thì bò bò vòng vòng, nó hết. Hễ mình ngồi rồi dậy thì mình bò bò, rồi lại ngồi nữa, như vậy làm cho nó ớn, thì nó không buồn ngủ. Vậy mà vài ba lần hết à. Nó không có còn buồn ngủ, mà nó tỉnh, mà nó thức đúng giờ đúng khắc lắm. Hễ tới giờ ví dụ như mười một giờ là đi ngủ thì đi ngủ, mà hai giờ dậy là dậy chứ không dám bê trễ. Nó sợ mình hành nó, nó hoảng. Bởi vì mình cứ đứng lên ngồi xuống, đứng lên ngồi xuống, nếu mà còn buồn ngủ nữa là có Thầy nữa thì nó hoảng, sau đó nó hết. Thành ra nó phá được cái buồn ngủ, con phải nỗ lực lắm mới thắng được nó, chứ cái buồn ngủ rồi con biết nó sẽ đánh con.
Nếu mà con tập không đúng cách đó nha, con phá nó con mất ngủ coi chừng con bị sụt cân, rồi con bị sinh bệnh chứ không phải dễ đâu. Cho nên khi mà phá cái buồn ngủ mình, mình chưa phá được buồn ngủ mà nó thành bệnh. Thầy Chơn Thành nó tức nó đau, tức cái thượng vị, cái chỗ này nó cứ đau tức. Thầy nói: "Đau tức đau thì bây giờ chết bỏ, chứ nhất định không ra bác sĩ, không đi uống thuốc gì hết, cứ lấy cái tâm mình trị thôi. Cái thượng vị này hết đau không có đau nữa, cái thọ là vô thường, chết là nhất định là chết ở trên Bồ Đoàn, không chết dưới Bồ Đoàn đâu". Cứ gan dạ, lì mà Thầy dùng pháp hướng Thầy đẩy lui cái thượng vị nó không có đau nữa, phá được cái hôn trầm.
Con thấy nó cộng với cái thọ, nó đánh luôn cả hôn trầm với cái thọ luôn, người ta hoảng sợ nó. Cho nên vừa rồi chú Nhu ở đây cũng tu dữ lắm đó, mà nó đánh tới cái thọ. Nó đánh nó cộng cái hôn trầm, nó đánh hôn trầm chưa phá được, mà bị mình thức để mình đấu. Mà ngồi lên đứng xuống bắt đầu nó đau, nó đau bệnh chú, chú gặp chú xin Cô Út đi, để đi về chú uống thuốc cái đã. Đó, nó đánh bay ra các con ạ! Chú Nhu cũng tu dữ lắm, nhưng mà nó đánh bay ra. Thầy nói nếu mà người nào nhát gan tức là sợ nó. Thà là chết! Bởi vì mình cứ học cái nhân quả, chết là do nhân quả chứ không phải là không mà chết được. Nhân quả mình bây giờ tới nó chết rồi, bây giờ có bác sĩ cứu mình cũng không được đâu, còn nó không chết nội cái tâm lực của mình nó đẩy lui ra, các thọ nó đẩy lui ra hết.
(30:02) Cho nên các con thấy đó, lúc trước thì Thầy khi nào có ho Thầy hay đi cứu thương phải không? Nhưng mà cái kì sau này Thầy phục hồi rồi Thầy không thèm đi nữa. Bây giờ Thầy biết cách phục hồi rồi đâu có cần gì phải đi cứu thương nữa. Cho nên bây giờ hễ có ho có gì đi nữa thì Thầy điều khiển, Thầy phục hồi lại nó, nó hết. Đó là mình lấy cái tâm mình trị bệnh của mình được rồi, mình biết cách rồi thì nó không có sợ nữa. Do đó Thầy dạy quý thầy cứ đẩy lui các chướng ngại, tức là các thọ, có những cái kinh nghiệm để cho mình hướng dẫn những người khác, người ta đối trị được cái bệnh, làm chủ được khỏi uống thuốc. Uống thuốc nó đắng mà nó hôi mất công.
(30:45) Phật tử: Thưa Thầy trong cái (không nghe rõ) nhưng mà muốn để cho nó trôi luôn cái pháp đó, thì con phải quán chiếu tiếp. Thì con quán chiếu thế này, chắc có lẽ là nằm bên Bát nhã.
Trưởng lão: Bên Nguyên Thủy con.
Phật tử: Dạ dạ
Trưởng lão: Đúng là coi như là Đại thừa nó chỉ ăn cắp ở bên Nguyên Thủy mà đem qua. Bởi vì bên Nguyên Thủy nói mình là, con người của mình sinh ra là mình thừa tự nhân quả, mình có cái nhân quả, cho nên mình phải nhìn thấy bằng nhân quả, hoá giải được tất cả những cái khổ ách, tức là những chướng ngại pháp. Thì rõ ràng là đức Phật đã dạy trong kinh Nguyên Thủy nó rõ ràng. Ngay cái đầu tiên con nhìn nó vô nhân quả để mà hoá giải, bây giờ con nhẫn là con cố gắng con nén cái tâm, ức chế tâm, con chịu đựng đó, bây giờ con hoá giải cái sự chịu đựng đó bằng cái nhìn qua nhân quả. Thì đức Phật cũng đã dạy rồi, Nguyên Thủy đã dạy rồi thì bây giờ Đại thừa có dạy đi chăng nữa cũng chỉ là cái bắt chước Nguyên Thủy thôi, chứ Đại thừa đâu có trước Nguyên Thủy được. Thành ra phải nói là đó bắt chước thôi, rồi kế đó con mới thấy rằng các pháp đều không, thì ở trong kinh Nguyên Thủy đức Phật cũng dạy vô thường, khổ, không vô ngã mà, thành ra nó cũng bắt chước mà nó nói ra như vậy thôi. Chứ làm sao mà không có cái này, nó cũng có trong Nguyên Thủy.
Cho nên những cái này đều là dạy chúng ta quán, rồi bây giờ dạy về chúng ta quán quá khứ vay nợ hoặc cái này kia, thì nó cũng đều là nhân quả. Con thấy không, nó đều hoá giải được cái nghiệp lực mà trong kinh Nguyên Thủy vẫn dạy, các nghiệp đều diệt hết để mà chúng ta biết ngăn ác diệt ác, cách thức này gọi là ngăn ác đó, ngăn các ác pháp. Bởi vì mình quán vậy là mình ngăn các ác pháp và diệt cái nơi cái tâm mình còn đang giận hờn, diệt các ác pháp. Ngăn không cho nó xâm chiếm, mà bây giờ ngăn không được, nó đã xâm chiếm rồi, thì bây giờ mình xâm chiếm, thì mình chỉ có biết nhẫn, mình chịu đựng. Mà bây giờ nhẫn, chịu đựng, mà không diệt, thì nó cứ đau khổ vậy, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà phải quán xét, để rồi quán xét bằng nhân quả, quán xét bằng vô thường, các pháp vô thường, khổ không là do đó cuối cùng đẩy lui đó. Thì Nguyên Thủy nó giải thoát, chứ đâu phải rồi tất cả đâu.
Cho nên vì vậy đó mà nhiều người, nhiều cái nhà học giả đó, họ mới kết hợp Nguyên Thủy những cái điều trùng hợp như vậy đó họ kết, không ngờ là các nhà Đại thừa họ chỉ lấy ở trong kinh này mà họ diễn giải qua bên đó. Họ không nói của họ, chứ thật ra đây họ mượn của kinh sách Nguyên Thủy. Bởi vì các tổ đều là lấy kinh này ra mà diễn giải, rồi đẻ thêm những cái tưởng ra thôi, thành ra nó thành Đại thừa chứ có khác cái gì khác. Thì do đó cho nên có nhiều người muốn Đại thừa với Nguyên Thủy phải là thống nhất với nhau, hợp với nhau nhưng mà không được, Thầy thấy không được. Bởi vì bây giờ lấy những cái riêng biệt ra, thì bên Đại thừa không có pháp như Như Lý Tác Ý, không có tác ý, hoàn toàn không có. Cái này là cái đặc biệt của Tiểu thừa rồi, của Nguyên Thủy rồi mà, bên đây không có thì bên đây không có cái mấu chốt đi vào rồi. Nhưng mà các pháp để mà thực hiện cái tâm ly tham, sân, si, nhẫn nhục, tuỳ thuận đó thì ở bên Đại thừa nó có, mà Đại thừa nó có thì Nguyên Thủy đã có trước Đại thừa rồi, tức là Đại thừa bắt chước Nguyên Thủy chứ không thể nào mà Nguyên Thủy bắt chước Đại thừa được phải không?
Cho nên bây giờ chúng ta lấy những cái điểm để mà xả cái tâm mà nho nhỏ như vậy đó, thì coi như là Nguyên Thủy với Đại thừa nó có cho nên nó sẽ phù hợp trên cái điểm nhỏ, nhưng mà trên cái điểm mà sâu thì không được. Bởi vì Đại thừa nó không có đi sâu, mà Nguyên Thủy có cái pháp để mà đi sâu, nhập các Định làm chủ được sinh tử, đoạn dứt tất cả những cái mầm móng tái sinh luân hồi, nó có, còn kia không có. Nó không thực hiện được Tam Minh nữa, mà con thấy bên kia tu thiền nó có thực hiện được Tam Minh không? Đâu có thực hiện, đâu có hướng vô được Tam Minh. Còn bên đây người ta có hướng đến Lậu Tận Minh mà, người ta có thần thông hẳn hoi đàng hoàng, nhưng mà người ta không thực hiện thần thông chứ không phải không.
(34:35) Trưởng lão: Các con thấy từ ngày mà các con gặp Thầy, Thầy nói thật sự ra các con thấy “Thầy có thần thông sao Thầy không thực hiện cho chúng con coi”, coi được cái mình tin tấn, mình tu dữ lắm chứ gì? Tức là Thầy dụ các con bằng thần thông, các con ham thần thông, thì các con còn ham thì muôn đời các con làm sao ly dục ly ác pháp được. Cho nên Thầy không bao giờ Thầy thực hiện. Thầy nói chứ Thầy biết bây giờ Thầy thực hiện thần thông, Thầy phóng hào quang, Thầy bay lên trời, chừng đó mấy con chỉ có ham nước đó thôi. Ráng mà chịu sống giới luật của Phật là vì cái thần thông này, chứ đâu phải là vì cái tâm ly dục ly ác pháp của mình đâu. Cho nên cái mục đích chính nó làm mất đi. Cho nên ngoại đạo nó đưa ra những cái thần thông, nó làm cho người ta mất mục đích chính của nó đi, nó làm cho mất cái mục đích của Phật pháp. Cho nên Mật Tông mới đưa ra những cái thần thông mấy con, Mật Tông Tây Tạng nó đưa ra những cái thần thông, nó làm cho người ta hướng vào đó như (không nghe rõ) đó. Thực hiện những cái thần thông, đều là đưa người ta vào cái cảnh giới giả đó.
Thầy thực hiện hoàn toàn đạo đức, đúng đạo đức, đem lại lợi ích thật sự rõ ràng, rồi có đủ duyên Thầy thực hiện sự làm chủ sự sống chết của Thầy thôi, có vậy thôi, còn hoàn toàn tất cả những cái khác không làm. Nhưng mà có người nào có thần thông mà họ muốn thi, muốn thử thách thần thông với Thầy, thì bắt buộc Thầy phải làm thần thông. Họ bay lên trời Thầy cũng bay được, họ làm cái gì Thầy làm cũng được hết. Thì cái duyên đó là tại vì có cái ông thần thông đó mấy con mới được coi, chứ còn không sao được coi. Cứ tưởng Thầy thực hiện cái trò ảo thuật Thầy không thực hiện đâu, nhưng mà có cái ông nào mà luyện bùa luyện chú có thần thông, mà đến đây mà nói: “Bây giờ Thầy hàng phục được tôi thì tôi mới đầu… Thầy bằng những cái thần thông của Thầy. Bây giờ tôi bay lên trời nè,…”. “Thì ông bay đi, ông bay tới đâu tôi bay tới đó”. Hai người người ta bay thì mấy con chỉ có ngước lé con mắt thôi phải không? Bây giờ mới có cái duyên mấy con mới coi được, chứ còn nếu mà không có duyên, các con bây giờ lạy Thầy mà sói đầu, biểu Thầy bay Thầy không bay đâu, nhất định Thầy không bay.
Bay tức là Thầy làm cho các con ham thích tu, để mà bay như vậy thôi chứ không phải tu để giải thoát đâu. Thầy làm lệch cái hướng con, lấy giả mà làm thật, tức là nguy hiểm cho người khác. Cũng như bây giờ người ta gõ mõ tụng kinh để cầu siêu cầu an, để cho người ta theo đạo Phật chứ gì, để rồi mình dẫn người ta vào Thiền Định rồi chứ gì. Nhưng mà sự thật cứ gõ mõ tụng kinh hoài có ai mà Thiền Định nổi đâu, dẫn cái sai là nó chỉ sai hoài. Cho nên vì vậy tại sao mà Thầy bác Đại thừa, Thầy bác tất cả những cái thần thông như vậy, Thầy bác xong như vậy là biết dẫn người ta đi đường sai rồi, không có làm sao mà phá cái sai của người ta được. Cái tâm người ta ham muốn cái đó, mình làm sao mình phá được cái tâm ham muốn người ta. Bây giờ người ta ham muốn cái chuyện đời, mình phá gần chết không được, bây giờ thêm cái ham muốn siêu việt nữa, thì trời ơi làm sao mà đập cho vỡ nổi!
(37:07) Đối với Thầy, Thầy biết làm tất cả. Cho nên ông Phật ông ấy nói: "Ta có đủ thần thông hết, nhưng nhất định là ta nói đó là huyễn hoá, ta nói cái đó là ảo giác, ảo thuật". Ông Phật ông nói trong cái kinh Tương ưng rất rõ ràng mà. Ông phân biệt cho chúng ta ba loại Thần thông: Thần thông giáo hoá, Thần thông kí thuyết, Thần thông biến hoá - ba loại Thần thông này, “Ta chỉ chấp nhận có Thần thông giáo hoá”, tức là Thần thông đạo đức. Cái người mà sống đúng đạo đức là Thần thông đó, Thần thông đó là Thần thông có lợi ích. Còn cái Thần thông kí thuyết là nói chuyện quá khứ vị lai người ta, nói chuyện gia đình người ta, cái chuyện bói khoa đó thì ông Phật không chấp nhận, ông nói đó là lừa đảo, không có lợi ích gì. Rồi Thần thông biến hoá bay lên trời, hoá ra chim, ra cọp, beo, voi, gấu đều là ảo giác, làm cho người ta thấy mê chơi vậy thôi chứ còn không có lợi ích gì, ông Phật không chấp nhận. Cho nên Thầy đã thăm cái lý của Phật, thăm cái lời dạy của đức Phật rồi, cho nên Thầy quyết định là Thầy không làm.
Nhưng mà đúng lúc Thầy sẽ thực hiện, có dịp Thầy sẽ thực hiện, mà không có dịp bây giờ không có ông Thần thông nào mà dám lại đây hết. Thầy nói thật sự vậy, có ông nào nói Thần thông đến đây Thầy hét tiếng là ông run, chứ đừng nói Thần thông, khỏi cần ông bay. Thầy nói thiệt có Thần thông là lại nhìn Thầy là hoảng sợ rồi, cứ người nào mà có tu Thần thông rồi thấy Thầy là sợ, cho nên con nhớ chú Tâm dẫn cái ông Huy ông gì đó không? Ông mà tu tập Mật Tông lên đây thì ông ngán, ông không dám lại đây, ông nói chuyện quá khứ cho chú Tâm làm ăn cái này cái kia đủ thứ. Thầy nói với chú Tâm: "Mình chỉ tin nhân quả thôi, đừng có tin tầm bậy tầm bạ", thì ông đó ghét Thầy ông không lên ở trong Tu viện nữa.
Phật tử: (không nghe rõ)
Trưởng lão: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Làm cũng kẹt mấy ông đó lắm.
Phật tử: Thật thì giờ phải nói thiệt hết chứ làm sao giờ, tại do con đó, với lại là đệ tử của hai phía, thì con ra Tăng đoàn con tu mới được, chứ con tu không được.
(40:07) Trưởng lão: Thầy già yếu. Theo Thầy biết đó, khi mà Thầy có gặp Hoà thượng ở trong Chơn Không cái năm rồi, đi với Minh Tông, Thầy lên trên đó. Thầy phước hảo thì Thầy gặp Hoà thượng, rồi Thầy khi đến thăm Hoà thượng, rồi có nói với Hoà thượng: "Khi mà con có làm những cái điều gì trái, mong Hoà thượng cứ gọi con, về chỉ dạy cho con lại những cái điều sai sót". Thầy có nhắc Hoà thượng mà. Thầy sẵn sàng có thể nói Hoà thượng kêu về, thì Thầy trò sẽ bàn bạc nhau nhiều hơn, Thầy nghĩ vậy mà, mà sao mà ông già ông không chịu xuôi, chứ có chi trời trời. Bây giờ Hoà thượng nói, Thầy nói như vậy sai, Thầy sẽ lụm cho Hoà thượng nghe cái chỗ sai đó như thế nào, thì phải cởi mở ra. Chứ còn bây giờ lụm ở dưới này, mấy ông này ông bưng bít hết không có được. Thầy chỉ mong như vậy sao Hoà thượng sao không kêu Thầy? Thầy chỉ mong là Hoà thượng ờ bây giờ gọi Thông Lạc về để gặp Thầy, có chuyện thì Thầy về ngay liền, thì không ai cấm cản mình. Chứ bây giờ mà Thầy về Trúc Lâm là họ không cho Thầy vô đâu. Thầy biết ví dụ bây giờ Thầy đi với con, thì con có thể con vô thì Thầy vô được. Chứ mà Thầy đi một mình, mấy ông đó không cho vô, không cho vô gặp Hoà thượng. Coi như là phải qua mấy cổng, nghĩa là phải đút lót tiền đàng hoàng mới vô được, chứ còn lơ mơ vô không được. Đó, Thầy biết mấy ông bây giờ sợ Thầy lắm, sợ Thầy mà thâm nhập Trúc Lâm gặp Hoà thượng, là không được đó.
Nhưng mà Thầy nghe Hoà thượng là sau này Hoà thượng sẽ không đi giảng nữa, và đồng thời Hoà thượng nói: "Hoà thượng trong những cái giờ phút mà Hoà thượng chết, Hoà thượng phải làm chủ cho được". Thầy nghĩ rằng, nếu mà có cái dịp mà Thầy vô được, mà Thầy gặp Hoà thượng, Thầy sẽ bàn bạc cái vấn đề mà các pháp tu để mà thực hiện sự làm chủ mình, chứ không khéo Hoà thượng chỉ muốn mà Hoà thượng không làm được. Bởi vì cái pháp không có thực hiện được, Thầy biết rất rõ mà, không có làm cách nào mà làm được. Hoà thượng có thể nói là Thầy được gần gũi Hoà thượng trong lúc Hoà thượng còn khỏe một chút xíu, thì Hoà thượng có thể thực hiện được. Vì cái tâm Hoà thượng cũng thanh tịnh lắm, cũng tốt lắm, chỉ cần một chút xíu. Theo nữa bây giờ coi như là Hoà thượng hoàn toàn sống ngày một bữa, không ăn phi thời gì hết, Thầy đến đó tức là Hoà thượng sẽ không ăn phi thời, và đồng thời cái pháp Như Lý Tác Ý, Hoà thượng tác ý trong vòng một vài tháng Hoà thượng sẽ nhập Định được. Nhưng mà không làm sao mà Thầy vô cái cửa được Thầy giúp Hoà thượng được, nó kẹt ở chỗ đó. Bây giờ Thầy biết là họ bưng bít lắm, họ sợ Thầy mà xen vô đó cái là họ sẽ không có làm chủ được ở trong cái thiền viện đó. Cho nên họ cái số mà danh lợi, quý thầy ở đó không muốn bao giờ Thầy bước chân vào đâu.
Phật tử: (không nghe rõ)
Trưởng lão: Đợt cũng nghe Phật tử về đây họ nói, và đồng thời họ còn nói thêm cho Thầy biết là Hoà thượng có nói với vị Phật tử đó là: "Hoà thượng sẽ cố gắng tu tập, nếu mà Hoà thượng tịch mà không làm chủ được, thì con đường Thiền mà Hoà thượng dựng lại nó không còn đủ niềm tin”. Thầy cũng có nói với vị Phật tử đó mà. Vị Phật tử đó ở bên Úc xong qua bên đây, ở bên Úc. Cho nên khi mà qua bên đó rồi mới đến đây, ở đây một tuần lễ thọ Bát Quan Trai cho nên học pháp. Thậm chí như Thầy Thông Huyễn ở ngoài đó sao cái vị Phật tử này cũng biết hết, cũng trình lại cho Thầy hết tất cả những cái điều mà Thầy Thông Huyễn đã làm như thế nào. Thầy biết hết, Phật tử họ về đây họ báo cho Thầy biết hết tất cả. Cho nên coi như bây giờ Thầy ngồi đây, không có dùng Thần thông gì hết Thầy cũng biết hết. Bây giờ mấy con về mấy con.
Phật tử: Dạ cám ơn Thầy!
HẾT BĂNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời lượng: [1:13:49]
(00:00) Phật tử Anh Vũ: Con thấy nó lạt thì con nhìn lại mới thấy là mình thiếu nước tương, thì con tiếp tục ăn. Nhưng mà hình như là cái hành động ăn đó nó liên tục nó nhanh quá, cho nên là lúc mà thiếu nước tương đó, con không có nhớ là lúc đó con có cảm giác gì, cái cảm giác là thấy thiếu thốn hay là thấy nhớ, hay là thấy có cảm giác gì hay không. Thì con nghĩ là nếu mà con hành động chậm hơn thì con có thể là con biết được cái cảm giác vi tế lúc đó.
Thì con thấy thường thường khi mình tập thì những cái hành động thô thì mình thấy rõ ràng dữ lắm, mình không còn làm nữa. Nhưng mà những hành động mà vi tế đó thì nó còn dữ lắm, mà chính những cái đó là làm chướng ngại cho mình. Thì con thấy là trong sinh hoạt hàng ngày hoặc là đi kinh hành thì cái vấn đề mà làm chậm lại nó rất là tốt.
Hồi xưa con không có thấy Thầy nhắc trong những cái lời mà Thầy khuyên. Rồi lại có một cái phần khác nữa trong cái chỗ nào đó thì con nghe Thầy nói là cái đi kinh hành nhanh hay chậm là tùy theo thói quen của mỗi người, hễ cái người nào đi nhanh thì cứ đi nhanh. Con nghĩ khi mà đi chậm thì nó có kết quả hơn, mặc dù đi chậm trong một thời gian dài chú ý cao, chú tâm cao thì nó có thể làm ức chế. Nhưng mà sau đó mình thấy mệt thì mình có thể đi cái lối thảnh thơi, tức là kinh hành nó có nhiều lối. Thì theo Thầy nghĩ cái vấn đề, những cái cử chỉ hay những cái đi kinh hành chậm đó nó có lợi ích hay không?
Trưởng lão: Trong cái vấn đề mà tu tập mà theo đạo Phật đó, thì trong những cái bài kinh của Phật dạy thì tu với cái tự nhiên của mình, thay vì nó nhanh quá, thì cái hành động nhanh quá thì làm cho mình chú ý nó không kịp, còn hễ cái hành động chậm quá thì nó thừa cái thời gian chú ý. Cho nên cái gì nó cũng tự nhiên, coi như mình cũng phải sửa đi những cái tật xấu, thói quen của mình.
Thí dụ như mình đi quá nhanh thì nó cũng là cái tật xấu chứ không phải tốt đâu. Vì nó nhanh thì nó có thể nói là mình phản ứng không kịp, thì nó có thể nó xảy ra những cái tai nạn. Thí dụ như mình đạp con rắn, hoặc đạp một cái miểng chai mà mình không có kịp phản ứng, bị đi nhanh quá. Còn đi chậm vậy chứ người ta có thể người ta phản ứng kịp, và đồng thời người ta phải quan sát cái điều đó. Điều đó là cũng tốt!
Nhưng mà có cái điều kiện là trên cái tu tập của mình đó, thì cái sức tỉnh thức của mình, mình biết cái đặc tướng của mình hơn ai hết, bởi vì mình rõ mình hơn ai hết.
Thì trong khi đó theo Thầy biết là như đạo Phật dạy, qua cái câu mà đức Phật dạy: “Hít vô ngắn tôi biết tôi hít vô ngắn, mà thở ra ngắn tôi biết tôi thở ra ngắn”, “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở dài”, tức là đức Phật muốn nói, chúng ta tu cái hơi thở chúng ta nó dài thì chúng ta cứ để dài mà chúng ta tu, chứ đừng có rút ngắn lại. Mà cái hơi thở nó ngắn thì chúng ta cứ giữ cái hơi thở ngắn mà tu, biết hơi thở ngắn ra vô vậy thôi, chứ đừng có tập nó trở lại dài quá hay ngắn quá. Ý đức Phật nói như vậy là chúng ta phải hiểu mà mình tu theo cái đặc tướng của mình thôi!
Cho nên vì vậy mà đi kinh hành cũng vậy, nếu mà con đi nhanh quá con tập trung không kịp, thì con phải đi chậm lại theo cái đặc tướng để cho mình tập trung. Bởi vì mình tu hơn ai mình biết, mình đi nhanh mà mình tập trung mình biết cái bước đi của mình rõ ràng thì mình đi nhanh tự nhiên tốt. Còn cái biết của mình nó chậm hơn cái đi của mình, thì mình nên giảm bớt tốc độ lại một chút. Để cho nó phù hợp cái biết của mình với cái bước đi cho nó ăn nhịp với nhau, mà nó không chậm quá. Có phải không?
(04:24) Bởi vì cái sức biết của mình, cái sức chú ý, sức mà biết cho nó đúng tự nhiên nó, thì mình tu tập thời gian sau thì mình biết rõ lắm, mình biết cái tầm vóc biết của nó, cái ý biết nó.
Cũng như bây giờ thay vì bây giờ con ăn nhanh quá trước cái sự chú ý của con, cho nên vì vậy mà con không biết nó có nước tương hay không. Bởi vì cái biết nó đi chậm, còn cái ăn nó nhanh quá, cho nên nó không biết kịp, vì vậy mà khi nó biết thì mình đã ăn cái miếng ăn đó rồi, mình thấy thiếu nước tương, phải không?
Do đó trên cái vấn đề ăn cũng là một cái hành động trong thân của mình như tất cả các hành động khác, cũng như hơi thở, hay hoặc cũng như mình đi kinh hành nó như thế nào. Nói về cái hành động của thân mà mình không bắt kịp, cái tâm của mình nó không bắt kịp cái hành động đó nó nhanh quá, thì tức là mình không nhận ra được. Cái lúc bấy giờ đó, mình đang ăn đó nó thiếu nước tương hay không mình chưa có nhận được. Nhưng mà khi mình nhận để mình ăn nó, mình ăn đã hết cái miếng ăn đó rồi mình mới nhận ra, thì đó là cái nhận biết của mình nó chậm.
Vậy thì, thường thường đạo Phật dạy cho mình tu tập đó là cái cẩn thận. Cẩn thận tức là khi mà gắp món nào ăn món nào đó, cái hành động của mình, mình làm đó, tuy là mình phải giữ cái bản chất tự nhiên của mình chứ không được gò bó nó.
Cũng như bây giờ cái bản chất con bỏ vô nhanh, con ăn nhanh, thì đó là cái thói quen của mình, phải không? Nhưng mà vì cái tâm của mình nó cẩn thận để mình chú ý từng cái hành động ăn của mình để cho nó rõ toàn cái việc ăn của nó. Nó biết rõ cái hành động từ cái gắp lên bỏ, rồi từ cái nhai, từ cái cảm giác mà ngon, dở, lạt, mặn gì nó biết rõ từng chút, từng chút, để cẩn thận mà theo dõi từng chút vậy mới gọi là tỉnh giác.
Cho nên thí dụ như bây giờ con ngồi đây mà con thở, thì đức Phật dạy cho mình biết: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô”, phải không? Dạy cho mình cảm giác cẩn thận theo từng chút, từng chút trong cái thân hành của mình hết mà. Rồi “Cảm giác toàn tâm tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn tâm tôi biết tôi thở ra”, tức là cái ý của đức Phật dạy mình cẩn thận lắm, cẩn thận trong cái sự mà tỉnh giác đó. Mình tỉnh thức từng cái hành động từng chút từng chút, từng cái sự hoạt động, từng cái cảm giác của nó, tất cả toàn thân của mình. Thì cái ăn nó cũng vậy, cái đi nó cũng vậy, cái hành động của thân là tất cả mọi cái nó đều tỉnh thức là tỉnh thức như vậy, con hiểu chưa?
Cho nên khi mà con chậm quá thì cái sức tâm tập trung nó gom chặt quá, nó cứ chú ý quá thì nó ức chế, mà con nhanh quá thì cái sức tập trung của con, tỉnh giác con nó không kịp với cái hành động con thì nó cũng sai, cái đó đều sai hết.
Cho nên thí dụ như bây giờ tướng con đi tự nhiên, mà cái tự nhiên con nó nhanh hơn cái chỗ biết của con thì con giảm nó lại cho nó vừa đúng với cái biết của con, còn nó chậm quá làm cho thừa cái thời gian thì con đi nhanh hơn chút xíu. Nhưng mà sự thật ra nó đi trong cái tự nhiên của mỗi đặc tướng của con, phải không? Cho nên cái tu tập coi như nó sửa lại tất cả những cái sai của nó, sửa lại hết, nó làm cho nó trở về con người rất bình thường, nó không có còn nhanh quá, nó không còn chậm quá.
Do đó cái cẩn thận, cái ý tứ như vậy gọi là tỉnh giác, tỉnh giác toàn bộ cái hành động của mình. Mà khi mình tỉnh giác toàn bộ vậy thì nó phải theo cái đặc tướng của nó rồi. Thí dụ như bây giờ con đi tự nhiên, mà Thầy nói bây giờ phải tu theo cái tự nhiên, tướng riêng mình đi nhanh, mình đi nhanh thì cái biết của mình nó phải nhanh rồi, chứ mà cái biết của mình chậm thì tức là mình phải giảm cái hành động chậm trở lại, chứ còn mình đi nhanh cái biết nó không kịp thì coi như nó không chú ý được.
Còn mình đi chậm quá thì bắt buộc cái tâm của mình phải đi từng cái hành động bước lên, bước xuống. Thí dụ như đưa cái bàn chân dở lên, rồi để xuống, rồi tới bước, hai cái bàn chân để sát xuống đất, rồi mới dở lên từng chút, từng chút vậy đó, thì nó quá chú ý, quá tập trung, quá căng. Thay vì mình biết cái bước chân mình dở lên, đếm bước từng bước, từng bước mình đi mình biết, mình biết từng bước đi rõ ràng của mình là đủ rồi, chứ không cần phải chú ý tới những cái chi tiết quá. Cái đó coi như là tập trung quá căng đó, coi như nó gom đó.
(08:25) Coi như các sư bên Nam Tông đó dạy cách thức, thí dụ như mình đi không được đi lẹ đâu, đi chậm mới chú ý nó được. Cái sự chú ý đó như vậy mình biết coi như là ức chế tâm, ức chế mình. Gò bó thân nữa, cái thân mình không có được tự nhiên, thành ra bắt buộc nó phải đi chậm chậm như cái người bệnh, không bệnh thành ra người bệnh. Sửa nó rất tự nhiên, sửa lại cái tướng của mình rất tự nhiên để phù hợp với tánh giác của mình, cái hiểu, cái biết của mình. Cho nên nó biết, nó vừa, thì đó là tỉnh thức.
Phật tử Anh Vũ: Thì người mới tập đó thì nên làm cái gì cũng chậm, khi nào quen thì mới nhanh lên từ từ?
Trưởng lão: Không được, con làm chậm rồi nó cũng quen chậm. Thí dụ như bây giờ con tập thở hơi thở chậm, một thời gian sau con cứ hít thở chậm, thở nhanh quá nó không có tăng lên được, thành ra mình tập nó thành thói quen.
Do đó mình cứ lấy cái đặc tướng bình thường của mình mình tu tập. Nhưng mà mình biết bây giờ tập sao mà nó đi nhanh quá nó tập trung không kịp, thì mình giảm lại để cho nó tập trung vừa kịp thôi chứ không có được, con hiểu không? Để cho nó trở lại, nó lui trở lại vừa với cái sức tập trung của mình với cái biết của mình, với cái hành động cho nó rõ thôi. Nó rõ, nó biết từng cái hành động mình đang làm cái gì đó, nó lui mình, thì nó rõ để cho nó tỉnh giác được ở trong cái hành động của nó, nó tỉnh thôi. Không có được chậm quá, chậm quá thì bị ức chế.
Nếu mà thí dụ như mới tu mình tập chậm, rồi sau đó mình tăng dần lên để cho nó quen dần, thì e rằng sợ mình tập chậm rồi sau đó nó quen rồi, cái bắt đầu nó cứ hễ đi bắt đầu nó phải đi chậm. Bởi vì đi vừa cái tâm nó mới gom lại, thì tức là nó bắt buộc mình phải chậm.
Cho nên có một lúc Thầy dạy phải thở chậm để người ta tập trung gom tâm đó. Thì sau đó người ta cứ hễ ngồi lại người ta thở chậm thì bắt đầu nó gom tâm thì hơi thở nó chướng ngại, thì mình phải sửa lại bình thường đi. Thì sau cái thời gian tập gom vậy rồi bắt đầu họ phải sửa lại bình thường, coi như là nó trải qua cái thời gian để tập sửa trở lại nữa.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà tiếp tục thở chậm hoài như vậy đó thì nó có…
Trưởng lão: Nó bị ức chế, nó rơi vào tưởng con. Bởi vì nó bắt buộc mình phải tập, tức là cái tâm mình nó gom theo để nó biết hơi thở chậm đó, nó tập trung quá căng. Thậm chí như có người bị căng mặt đó con, căng mặt, bởi vì họ tập trung cái thời gian dài. Chừng 30 phút hay 1 giờ ngồi đó, họ tập trung là thở hơi thở chậm để người ta tập trung thì nó nặng cái mặt, nó căng cái mặt. Mà nó không vọng tưởng con, không có gì hết, mà nó căng mặt.
Con làm sao mà tu tập, làm sao mà tất cả những cái hành động của con, mà cái tỉnh giác, cái tỉnh thức của con nó biết cái hành động của con nó cụ thể, nó rõ ràng, từng chi tiết của nó, nó biết rõ ràng thì cái đó tốt nhất. Nó không chậm quá, cũng không nhanh quá. Cái đặc tướng của mình mà tu mà tự nhiên, mình đi nhanh hay đi chậm tự nhiên, mà mình biết cái biết của mình nó theo dõi được thì cái đó là nó hay quá. Mình không có bị hạn chế nó trở lại.
Thí dụ như cái tướng con đi nhanh, mà cái biết nó cũng nhanh theo cái hành động bước đi, nó cũng biết cái bước đi nó rõ ràng, thì tự nhiên mà tu vậy thì nó nhanh lắm. Còn nếu mà con thấy cái biết nó chậm hơn, cái đi của con nhanh hơn thì con phải giảm lại, để cho cái biết nó đồng với cái đi của con, để nó quan sát cho kịp. Thì nó có bị cái sự hạn chế rồi, mất tự nhiên con.
(12:24) Nhưng mà mất tự nhiên là để cho cái tỉnh thức nó biết thực tại, phải trở lại thôi. Chứ còn không thể nào mà mình đi nhanh quá cái tâm mình nó không biết kịp thì kể như mình tu không tỉnh thức rồi. Cái đó nó tu sai nữa rồi, thành ra mình tu trở lại. Mà nó đi chậm quá để cho nó biết, mà nó biết thừa thì nó cũng sai nữa, nó đi vào ức chế. Còn cái kia coi như nó không tỉnh thức kịp, cái thì không tỉnh thức kịp, cái thì nó thừa.
(12:46) Phật tử Anh Vũ: Ác thì trong người mình thì còn nhiều lắm, nhưng mà mình không thấy được nó thì làm sao mình ly được nó? Giống như mình đánh giặc đó, mà mình không thấy giặc ở đâu thì làm sao mình đánh được? Thì có cách nào để mà trong đời sống thực tế hàng ngày mình kêu nó ra được, mình thấy được nó để mà mình hướng tâm cho nó hiệu quả hay không? Con thấy thí dụ như bây giờ mà con ngồi, con đọc những câu hướng tâm như vậy, thì con có cảm tưởng như là con tụng kinh chứ không có gì thực tế hết trơn.
Trưởng lão: Cái đó là con cũng hiểu biết đó! Nhưng mà con sẽ thấy cái hay của đạo Phật ở chỗ này. Thí dụ như bây giờ mình ngồi cũng như mà cái tâm mình giờ nó không tham, sân, si, mình không có dục, không có ham muốn gì hết, nó bình thường, nó không có muốn cái gì hết, mà mình cứ nói tâm mình đừng có ham muốn. Bởi vì bây giờ nó không ham muốn mà mình giờ bảo nó không ham muốn thì nó không đúng với nó rồi, cho nên vì vậy cũng giống như mình tụng kinh vậy. Cái đó là cái con nói đúng đó, không có trật đâu.
Còn cái thì thường là khi mà cái tâm mình nó khởi ham muốn, hay các ác pháp đến hay có cái rối gì đó, thì nói: “tâm không được ham muốn”, là tại vì nó muốn mình mới bảo đừng có ham muốn thì nó đúng rồi. Cái đó là mình tu Định Vô Lậu rồi đó, con hiểu không?
Còn bây giờ về những cái Định khác mà mình thường nhắc nó đó, là vốn mục đích mình giữ cái ý mình đừng để cho nó lọt vô tưởng. Đó là con thấy cái mục đích của mình. Bây giờ thí dụ như: “quán ly tham”, bởi vì tôi đâu có tham đâu mà bảo tôi “quán ly tham” phải không? Nhưng mà sao ông Phật dạy lại bảo tôi: “Quán ly tham, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, “Quán ly tham, hít vô tôi biết tôi hít vô. Quán ly tham, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Tại sao bây giờ tôi đang hít vô, tôi thở ra, tôi có tham ở đâu mà sao bảo tôi “quán ly tham”?
Thì rõ ràng là ông Phật dạy có lý chứ không phải là không có lý. Là tại vì nếu mình không nhắc như vậy thì cái ý thức của mình nó sẽ bị chìm mất đi, nó chìm mất đi thì cái tưởng thức nó hoạt động đi thì nó rơi vào trong định tưởng.
Phật tử Anh Vũ: Cũng như nó nhắc cho mình đừng có lọt vô định tưởng?
Trưởng lão: Đừng có lọt vô định tưởng, đó là cái thứ nhất con.
Cái thứ hai thì cái tác ý như vậy đó, nó ngầm nó trở thành cái không tham, sân, si của mình nó có cái mới, chứ không phải là nó đối trị với cái kia. Cũng như con chuẩn bị bây giờ con muốn đánh giặc, mà giặc nó không có, con mới chuẩn bị nào súng đồng, đại bác, máy bay, xe tăng, thiết giáp gì đủ loại hết. Thì đây là con chuẩn bị cho con đủ cái loại này, đặng khi mà gặp giặc là nó có cái lực ở trong này nó đánh ra. Còn nếu mà con không chuẩn bị tới chừng mà giặc nó đương đầu, con không súng đạn, tầm vông, vật nhọn con đánh không có được, con sẽ thua.
Thì cái pháp hướng đó, thứ nhất là nó giúp cho mình đừng có rơi vào định tưởng. Cái thứ hai thì nó giúp cho mình nó cái lực lượng, cái nội lực. Cái nội lực đó thì mình không thấy. Bởi vì thí dụ như bây giờ con niệm chú đi, con không hiểu cái nghĩa nhưng thần chú nó có cái lực của nó đó, phải không?
Con bây giờ con tụng một cái bài kinh, thường thường một cái bài kinh mà con tụng không hiểu nó cũng thành cái thần chú nữa. Mình không hiểu là nó có thần chú. Còn mình tụng cái bài kinh mình hiểu, thì nó có cái lực của nó.
Đó thí dụ như bây giờ con đọc cái thần chú Đại Bi đi, người ta nói cái chú Đại Bi nó linh nghiệm, nó như thế này kia đó, đuổi trừ tà, yếm quỷ, trừ ma gì, con đọc cái chú là ma quỷ nó không có ám hại con! Con chỉ biết vậy thôi, chứ còn thần chú thì con không hiểu nghĩa gì hết, con đọc cái chú Đại Bi vanh vách vậy đó. Nhưng mà cái tinh thần con đi ngang cái đồng mả, ngang cái nghĩa trang, ngang cái nơi nào mà người ta nói có ma quỷ con thấy con vững lắm, phải không? Nó có cái nội lực tự nhiên ở trong đó mà con hết. Còn nếu mà con không đọc cái thần chú, nghe người ta nói cái chỗ đó có ma, con nghe con ớn lạnh đó. Đó là cái nội lực nó ngầm nó có ở chỗ đó.
(16:25) Còn vì vậy mà cái cái câu mà pháp hướng này mình nhận hiểu được cái nghĩa của nó rồi. Thành ra nó nằm đó, nó tạo thành một cái lực của nó để khi mà có giặc, thì nó có đủ cái vũ khí của nó để nó đương đầu nó đánh giặc, nó đương đầu nó đánh. Đó là nó chuẩn bị cho mình cái nội lực.
Nó có hai cái lợi ích của nó. Cái lợi ích thứ nhất là nó giúp cho cái ý thức của mình hoạt động luôn luôn, không mất. Còn cái thứ hai của nó, nó gây cái nội lực của tâm không tham, sân, si thôi, cái đó nó riêng, chứ nó không có đấu được với cái kia. Nhưng mà khi mà có cái đối tượng, cái pháp ác mà đến để mà tạo cho cái tâm tham, sân, si mình nổi lên, thì bắt đầu nó có cái lực này nó nổi lên nó dẹp cái kia, nhờ vậy mà mình diệt được cái kia.
Cũng như mình biết thế nào giặc nó cũng xâm chiếm, mình biết thế nào giặc nó cũng đến nó đánh nước mình rồi. Bây giờ mình mới tập quân đội của mình, rồi mình rèn luyện súng đạn, mình mới mua súng mua đạn, phi cơ, máy bay, xe tăng, thiết giáp. Mình trang bị quân đội mình đầy đủ hết rồi, chừng mà gặp giặc đó thì kể như mình chiến thắng, đuổi giặc chạy mất! Con hiểu cái chỗ pháp hướng?
(17:36) Phật tử Anh Vũ: Chẳng hạn như lúc mà con ở ngoài đời mà đi làm việc bình thường đó, thì có cảm giác là mình bị tràn ngập đó. Sáu căn mình tức là bỏ ngỏ đó, các pháp là nó làm kiểu gì nó làm, mình cũng như chịu thua đó. Mỗi ngày tập thức tỉnh thì coi như mình gỡ gạc chút đỉnh thôi, chứ còn là mình thua nó đó.
Trưởng lão: Tại vì nó xâm chiếm vô nhiều quá!
Phật tử Anh Vũ: Dạ! Nó xâm chiếm vô nhiều quá, giống như là mình đầu hàng, mình là người chết đuối vậy đó.
Trưởng lão: Coi như là mình tránh né nó thôi, đầu hàng nó thôi, có vậy thôi.
Phật tử Anh Vũ: Cái cảm giác mà thân tâm mình nó bị tổn thương là thấy rõ dữ lắm. Thấy là không thể nào chống đỡ được. Còn trong khi mà ở những cái cảnh vắng lặng như ở đây thì lại thấy là bỏ ngỏ mà không có gì vô, không có pháp nào mà nó vô nó tấn công mình, thành ra như vậy cũng là một cái kẹt.
Thì có thể nào một người họ tu tập đó, họ làm sao mà họ biết là yếu điểm của họ chỗ nào, rồi họ đi ra ngoài họ tìm cái chướng ngại pháp đó, về cái kiểu đó họ thử đối trị. Nếu mà đối trị mà họ thất bại, họ trở về cái chỗ vắng lặng của họ, họ tập.
Trưởng lão: Tập luyện nữa.
Phật tử Anh Vũ: Họ tập luyện nữa rồi họ trở ra, họ tìm cái chướng ngại pháp mà ở mức độ đó nữa. Nếu mà thành công thì họ sẽ tìm cái chướng ngại pháp cái kiểu đó nhưng mà mức độ mạnh hơn. Thì Thầy thấy là như vậy nó có hiệu quả hơn hay không?
Trưởng lão: Có, có hiệu quả lắm! Để Thầy dạy cho. Khi một người mà luyện võ công, họ ở trong rừng, trong núi, ở trong hang sâu họ mới luyện cái võ công. Họ luyện tới thượng đẳng rồi, thì khi ra, họ gặp ai họ đấu không thua ai hết, phải không? Nhưng mà họ phải biết họ thượng đẳng ở mức độ nào?
Cho nên vì vậy đó, bây giờ thí dụ như con trong cái hoàn cảnh con không được mà vào rừng rú để mà tu tập như vậy, cho nên con mới đương đầu với những cái ác pháp đó. Thì có những cái pháp con tu, con tập luyện, con vừa tập luyện cái nội lực con, con vừa đương đầu nó thì nó vất vả con lắm, nó không bằng cái người mà đi vào cảnh yên tịnh được. Tập luyện cho đầy đủ cái nội lực của nó rồi mới đi ra tiếp cận, đi ra gặp thì bao giờ mình cũng thắng.
Thì cái nó có cái phần như thế này để cho con thấy. Bây giờ thí dụ như, bây giờ con cách ly hết gia đình của con, con vào cái nơi nào đó tu, con tu đúng pháp người ta hướng dẫn từng bước. Thì mỗi ngày con sẽ thấy tiến bộ như từ cái ngày mà con trở về đây con ở tu phải không? Con thấy đúng là bây giờ sáu căn con mở ngỏ, đâu có ác pháp vô xâm chiếm con được đâu? Coi như hoàn toàn. Như vậy rõ ràng là con đang ở trong cảnh tịnh, yên tịnh rồi, không có ác pháp xâm chiếm con được đâu.
Cái chuyện mà có ác pháp nó nhỏ thì nó đâu có nhằm nhò gì đối với con bây giờ đâu. Đó thí dụ như thấy người ta nói chuyện, con tẹt một cái người ta im, không có lo. Mình phải lo cho mình chứ gì? Vậy cho nên tâm con không chịu chú ý nữa, phải không?
Do đó cái tâm của con bắt đầu con cứ lo, con ở trong cái cảnh tịnh này con cứ lo, tuy ở trong cảnh tịnh này chứ nó đâu có đơn giản đâu, cái tâm mình nó đâu phải nó ở có một chỗ đâu, nó phóng tùm lum ra hết, mình cứ lôi nó riết, lôi nó riết vô. Nghĩa là thí dụ như nó phóng ra, Phật nói là phóng dật đó, thì mình lôi vào. Như các con nghe trong 42 cái bài kệ đức Phật dạy độc cư đó. Tức là mình cứ lôi cái tâm mình vào, vào là nó vào trong hơi thở của nó, nó định trên cái hơi thở của nó.
(21:11) Chừng nào mà nó hết phóng dật rồi thì mình biết cái nội lực là nó đủ rồi. Nhưng mà mình còn tiếp tục mình luyện những cái chiêu, là những tuyệt chiêu đó, thì đó là những cái thứ mà nhập Định mà tới Tam Minh, nó là tuyệt chiêu đó. Cho nên tuy rằng cái nội lực con, con đã luyện cái nội công, cái khinh công của con. Con luyện đầy đủ hết là ở trong cái Sơ Thiền ly dục ly ác pháp, cái trạng thái mà tâm không phóng dật là cái nội công với khinh công con đã luyện nó đầy đủ trọn vẹn rồi đó. Nhưng mà những cái chiêu mà con để mà con sử dụng đó, thì nó chưa có tuyệt chiêu.
Cho nên bắt đầu con mới sử dụng cái nội lực của cái khinh công với trọng công mà con luyện trong võ công đó. Con áp dụng vào những cái thiền định đó để mà con có những cái tuyệt chiêu. Khi mà nó đầy đủ nó, Lậu Tân Minh xong rồi đó, thì con ra không có bao giờ ai làm gì cái tâm con nó như cục đất rồi. Mà nó phải có một cái thời gian ở trong cái môi trường thuận tiện tu tập như vậy là rất tốt.
Còn cái mà tu tập mà đương đầu thì nó khó, nó khó lắm chứ không phải dễ đâu. Nghĩa là sáu căn con nó mở cổng, sáu trần ở ngoài nó cứ tiếp xúc nó đánh hoài, thì trong này con vừa tập luyện mà vừa để đương đầu với nó, nó mệt nhọc lắm, chứ không phải là dễ đâu!
Nhưng mà bây giờ cái nền đạo đức của đạo Phật xây dựng lên, mình đã lỡ mình tạo cái nghiệp thì mình không được bỏ, nó kẹt vậy, chứ đâu phải dễ đâu! Bây giờ mình bỏ người ta để mình đi tu, để lợi ích cho mình như vậy thì đâu có được. Phật không có chấp nhận, cái đạo đức không có chấp nhận.
Bắt buộc con phải đương đầu với những cái nghịch cảnh đó, tức là cái Ngũ Triền Cái với cái Thất Kiết Sử. Có cái cổng mở ngõ, thì cái tâm con nó bị những cái này hết rồi, nó bị những cái này nó trói buộc con hết rồi. Từ đó con phải gỡ, gỡ những cái sợi dây nhân quả này, gỡ lần, gỡ lần nó. Thì con mới thấy năm cái triền cái này nó bắt đầu nó không còn ngăn che con được nữa. Từ đó trong đó, rồi tới cái cuối cùng mà để luyện tuyệt chiêu, ít ra con cũng phải xuống cái hang sâu ở trong rừng núi nào đó, con mới luyện tới cái phút cuối cùng.
Cho nên Thầy bảo các con, khi nào mà cái tâm nó vừa quay vô, thì hãy về Việt Nam đó, đó là tuyệt chiêu đó. Thầy biết, đường đi này Thầy rất rõ rồi. Nhưng mà có cái điều kiện là, thứ nhất nó khó cái chỗ này, thí dụ như bây giờ mà con bền chí con sống độc cư, con sống trầm lặng ở trong cái duyên như thế này, thì cái thời gian con tu nhanh lắm.
Nghĩa là trong 1 năm hay là, Đức Phật nói từ một ngày cho đến 7 ngày, nghĩa là con sống như thế này mà con tu mà nó có cái duyên tốt, con tu con không thấy tâm con phóng dật trong suốt 7 ngày như vậy đó, thì đương nhiên là con đã thành tựu.
(23:43) Rồi nếu mà không thành tựu trong 7 ngày, thì 7 tháng. Nghĩa là từ tháng thứ nhất cho tới tháng thứ bảy, nó không phải là bắt buộc con phải suốt 7 tháng đâu. Nghĩa là bây giờ 7 ngày không xong, thì con tu tiếp tục một tháng mới xong. Mà không xong thì tháng thứ hai, không xong tháng thứ hai thì tháng thứ ba, cao lắm là tới tháng thứ bảy là xong.
Biết trước cái thời gian đó. Mà nếu mà con có dở tệ nhất thì 7 năm. Bảy năm không có nghĩa là bắt buộc con phải tu suốt tới 7 năm, mà con tu 7 tháng không xong cái tới một năm con xong. Rồi trong cái khoảng đó, 1 năm không xong thì năm rưỡi xong. Mà năm rưỡi không xong thì 2 năm xong, chứ không phải đợi bắt buộc con phải 7 năm.
Cho nên đức Phật nói: Cái tối thiểu là cái thời gian mình tu là chỉ tới 7 năm mà thôi, chứ không có tới hai ba chục năm đâu. Nghĩa là mình tu ở trong cái cảnh mà yên tịnh như vầy, nghĩa là con bỏ thời gian là 7 năm là con sẽ xong. Cũng như mình bỏ 7 năm mình học tập vậy.
Đó, thì con thấy trong cái vấn đề Thầy thấy tu nó không phải khó đâu. Nhưng mà mình có sống được ở trong cái cảnh yên tịnh này không? Nó cô đơn rồi mình chịu nổi hay không? Đó, đó là những cái nè, ăn thì mình chịu nổi rồi, tới ngủ thì mình chịu nổi không nè? Rồi tới cô đơn mà sống một mình rồi chịu nổi không? Mà 7 năm không nói chuyện người ta thì mình thấy mình có chịu nổi không? Thầy nói vô đây mới 1 tháng mà không nói chuyện là thấy chịu hết muốn nổi.
Đó, nó khó như vậy mà nó dễ, nó dễ là cái nếu mình giữ đúng mình tu đúng là mình sẽ đạt được. Trong cái thời gian ngắn nhất là 7 ngày, mà dài nhất là 7 năm. Cái thời gian quy định của đức Phật ở trong kinh sách đức Phật đã nói cái người mà tệ nhất là 7 năm, chứ không có ai mà tu tới hai ba chục năm như Thiền Đông Độ nói đâu. Không có kéo dài như vậy, dài như vậy người ta mòn mỏi hết còn ai mà tu nổi.
Con cũng như bây giờ con học con thấy không? Mỗi một cái cấp học, thí dụ như: 5 năm học ở cấp một. 7 năm ở cấp, có mấy năm? Ở Trung học nó mấy năm? 7 năm hay mấy năm?
Phật tử Anh Vũ: Dạ 7 năm.
Trưởng lão: Rồi lên Đại học mà con học như chuyên khoa về y khoa nó cũng khoảng 7 năm chứ bao nhiêu, 5 năm, 7 năm. Thì những cái lớp khác thì nó là 4 năm, 5 năm gì đó tùy trên Đại học. Nhưng mà cái thời gian nó phải có thời gian nhất định là mình phải đào luyện ở trong cái thời gian đó. Thì cái tu hành của đạo Phật cái mục đích là cái pháp để đào luyện y như cái môn học. Cho nên nó có cái thời gian nhất định ở trong đó chứ.
Thì bây giờ con là cái người học giỏi thì đâu có kiềm chế con cứ phải từng năm một, năm một đi lên như vậy đâu. Con học, đưa bài vở nào con cũng thuộc làu làu hết, thì con phải học một năm phải hai ba lớp. Như vậy nó không có chặn đứng cái thời gian con được.
Còn bây giờ con tu mà con tu nhanh như vậy, thì đâu có chặn đứng con phải kéo dài 7 năm liên tục đâu, bắt buộc con phải 7 ngày, hay 7 tháng. Đó là cái sự thật của đạo Phật nó sự thật như vậy. Mà nhìn lại người ta tu thì hoàn toàn không ai đạt được.
Cái sự thật của đạo Phật nó như là cái lớp học của mình. Mà con thấy ở ngoài đời người ta tổ chức cái lớp học như vậy 7 năm, hay là 3 năm, 5 năm, người ta đạt, người ta có người thi đậu chứ bụ đâu phải không có, còn nhìn lại Phật giáo của mình bây giờ đức Phật nói 7 ngày, 7 tháng, 7 năm mà rốt cuộc rồi không có thấy ai đậu hết, người ta nói chứ không thấy ai chứng hết. Thì sự thật ra như vậy rõ ràng là cái tổ chức để mà chúng ta để mà tu cho đúng thì lại không có rồi, không có có, cho nên nó mới không có đạt được.
Còn bây giờ nếu mà mình tu đúng, Thầy hướng dẫn đúng mà mấy con vô đây Thầy nói Thầy dạy mấy con đúng. Mà mấy con làm đúng theo lời Thầy, Thầy bảo đảm mấy con 7 ngày, 7 tháng, 7 năm. Thầy dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn, Thầy quyết định mà, Thầy nói thật sự Thầy đã hiểu rồi.
Cho nên Thầy nói rằng Thầy không có một cái người giúp đỡ Thầy, chứ còn cỡ có một cái người giúp đỡ Thầy, mà Thầy có cái trường ấp hẳn hòi, tức là có cái cơ sở để mà Thầy hướng dẫn người ta tu. Thì khi mà con vào tu, Thầy khép chặt con vô tu liền, giới luật kỹ lưỡng, hẳn hòi đàng hoàng. Con phải sống đúng, con phải tập đúng như lời Thầy dạy. Thì Thầy chăm sóc con từng chút, từng chút. Chừng đó thì trong vòng 7 ngày con không đạt, 7 tháng con phải đạt thôi, mà không thì 7 năm con sẽ đạt, nghĩa là coi như con học con rớt lên rớt xuống tới 7 năm con mới thi đậu. Đó là cái cách thức nó như vậy đó.
(27:44) Cho nên Thầy nói Thầy chưa có cơ sở, bởi vì cơ sở này là Đại Thừa, cho nên Thầy chỉ biến cải thôi. Cho nên vì vậy mà nó làm động lắm, nay khách tới, mai khách lui đủ thứ hết làm cho động chứ, Thầy cũng không yên. Và bây giờ thì kinh sách nó còn đang dở dang như thế này thì không ai soạn nữa, Thầy phải soạn ra này kia thành ra Thầy mất thì giờ.
Chứ Thầy mà ngồi không Thầy hướng dẫn, mấy năm trước Thầy ngồi không Thầy hướng dẫn, nghĩa là Thầy không có viết kinh sách, Thầy chỉ nói đào tạo được một con người là Thầy viết bộ kinh sách đó. Chứ không có cần viết kinh sách, viết kinh sách là cầu danh, Thầy không viết, con nhớ? Cho nên vì vậy mà Thầy chuyên Thầy lo đào tạo vô Thầy khép, Thầy đuổi lia lịa. Vô phạm là Thầy đuổi, Thầy đuổi ba bốn chú, ba bốn thầy mà. Mấy thầy ở đây lúc mà Thầy khép, mấy Thầy ở đây không có một người ở, tu mà kiểu này là Thầy đuổi ra hết. Thầy nói thà là được thì được một người còn hơn là nuôi cả chục người, hai ba chục người như thế này phí của đàn na thí chủ mà chẳng ra gì hết, ăn để chơi, Thầy đâu có chấp nhận đâu.
Cho nên vô tu nghĩa là tu thật tu, còn không tu cứ đi ra đời đi, lo làm ăn với người ta chứ không ở đây mà để cho người ta vất vả, không chấp nhận. Mà trong suốt 3 năm mà Thầy nhập thất rồi, chúng ở đây bay Thầy nói cũng như là lá rụng vậy. Vô họ cũng xin vô, họ ham tu lắm chứ không phải không, họ vô tu cái Thầy khép vô, sai cái là Thầy mời ra liền. Cô Út thì cô còn nói tới nói lui, nói này kia nhẹ nhẹ, chứ Thầy nói: “Nhất định là mấy thầy tu không được là mấy thầy phải đi giống nhau, chứ thầy ở đây thầy làm cho người khác tu không được”.
Mà con biết chỉ còn có một người được ở lại đây thôi chứ bao nhiêu Thầy đuổi hết. Lúc bây giờ thầy Chơn Tịnh nè, thầy Từ Minh nè, chú Minh Điền nè, vô đây tu, lén Thầy nói chuyện, mười hai giờ đêm ra ngoài góc kia nói chuyện. Thầy ở trong này Thầy biết, Thầy đi ra Thầy bắt gặp liền. Sáng hôm sau Thầy mời ra, Thầy đuổi liền, Thầy nói: “ở đây độc cư để tu chứ không phải ở đây để này, để kia nói chuyện. Quý Thầy đừng có nghĩ là 12 giờ quý thầy trốn ra nói chuyện mà Thầy không biết đâu!”
Ba năm đó nghĩa là không ai dám hó hé gì hết. Chính Chơn Thông, cái năm đó là chính Chơn Thông ở đây mà phải bay qua bên Miến Điện ở bển chứ không dám ở đây. Thì vô mà hễ rục rịch cái là, sai cái kỷ luật của Thầy ở đây là Thầy đuổi liền. Tu được thì được, không được thì thôi chứ còn Thầy không chấp nhận.
Trong ba năm đó Thầy ra thất, coi như là còn có một người ở đây với Thầy, chứ bao nhiêu Thầy quét ra hết. Thầy nói như thế này, thiệt là cuộc đời như thế này: đào tạo một người tu chứng thiệt là khó, họ chỉ là những người đến ăn chứ không có tu gì hết. Thầy ra thất, năm đó ra thất Thầy tuyên bố. Bởi vì Thầy quyết định, Thầy nhập thất để mà Thầy dẫn dắt, Thầy không làm cái gì hết, Thầy đào tạo người.
Thí dụ như con bị hôn trầm thì Thầy đến thất con liền. Thầy ngồi đó, Thầy bắt con đi kinh hành, ngồi lên ngồi xuống đi kinh hành để phá cho hết hôn trầm sạch. Thời chúng nó sợ gần chết, hết dám nổi tu con biết? Chỉ có cái chú Mật Hạnh, chú đó chú mới ráng. Chứ còn mấy người kia đó không nổi, ai cũng bay hết.
Phật tử Anh Vũ: Cái mà đào tạo một cái người như vậy là nó khó quá chừng! Cái này nó khó hơn là nuôi một đứa con nữa.
Trưởng lão: Nuôi khó hơn, cực khổ lắm con ơi! Chứ đâu phải dễ đâu con! Mà họ đó, bản chất của họ là bản chất cái thói quen nó bình thường quá, mà vô đây cái mình bắt vậy cái bắt đầu họ chui bên đây, họ lén bên kia. Thậm chí như có người họ phải trốn đi đó con. Họ chịu không nổi họ phải trốn, họ leo rào họ trốn, nửa đêm vậy họ xách gói họ trốn đi. Thầy thấy cũng tội thiệt, nhưng mà họ làm vậy thì thôi. Đó thầy Từ Minh, một lần mà Thầy bắt rồi đó, Thầy bắt Thầy không cho, thì nửa đêm thầy xách gói thầy trốn, thầy đi.
Phật tử Anh Vũ: Cái tu cho mình khó rồi, bây giờ lại giúp người khác tu, mà mong cho người ta thành đạt, là một cái chuyện không thể nào tưởng tượng nổi, cái hy vọng đó thật là xa xôi.
Trưởng lão: Xa lắm con.
(31:48) Phật tử Anh Vũ: Phải kiên trì, phải từ bi, phải trí tuệ dữ lắm Thầy. Con thấy Thầy với cô Út thiệt là giàu có, vừa từ bi, vừa trí tuệ, kiên nhẫn, đất đai, cái gì nuôi bao nhiêu người, mà kiên nhẫn bao nhiêu năm.
Trưởng lão: Chịu đựng cũng dữ lắm con. Nếu mà thật sự ra nếu mà không có kiên nhẫn coi như là không có nhận. Tuy là không kiên nhẫn là không nhận, kiên nhẫn để mà uốn nắn dần dần.
Thì coi như là ba năm, sau khi cái mùa hạ năm đó rồi thì Thầy khép cửa, Thầy tuyên bố với chúng: người nào mà quyết theo Thầy, thì trong ba năm Thầy dẫn đi tới nơi tới chốn. Còn ai mà không quyết theo Thầy thì xách túi ra khỏi Tu viện trước đi. Thì cũng có một số người cũng quyết tu, nhưng mà tới chừng khép vô tu cái bắt đầu họ ngán, họ sợ. Thứ nhất ăn thì họ không sợ rồi. Cái thứ hai thì bắt đầu ngủ thì Thầy đến Thầy phá giúp cho họ, thì họ cũng có nhiều người.
Coi như là năm mà Thầy nhập thất đó, là hai chục người, hay ba chục người nhập thất chứ không phải ít. Nhưng mà vô ăn thì hơn phân nửa người đã rút lui rồi, còn có mười mấy người. Sau khi mà tới ngủ thì còn có ba, bốn người. Nghĩa là cái ngủ họ cũng sợ nữa. Ba, bốn người còn ở lại thôi! Ba bốn người ở lại mà tới chừng Thầy bắt khép độc cư, là không được nói chuyện là rớt luôn hết còn chỉ có một người.
Phật tử Anh Vũ: Như vây là cái độc cư nó khó hơn ngủ hả Thầy?
Trưởng lão: Nó khó hơn ngủ, họ chịu không nổi. Nghĩa là bắt không được nói chuyện. Mà Thầy đi Thầy ở không mà, Thầy đi kiểm tra, Thầy đi tới đi lui, trời ơi, họ sợ! Thầy nói bây giờ mà Thầy cứ đêm với ngày mà Thầy đi tới đi lui, nội mấy cái ông này chừng bảy ngày xin bay đi hết.
Phật tử Anh Vũ:… (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Không có, Thầy cấm là không được lao động, không được làm gì hết, ăn no rồi cứ tu. Thầy không cho làm cái gì hết. Thậm chí như cả quét sân Thầy không cho, chứ đừng có nói mà đi quét sân đâu!
Đó Thầy bắt cứ tu thôi. Rồi Thầy đi tới, đi lui vầy. Thất nào ở im re thất nấy, nó không có bao giờ đi qua, đi lại. Vậy mà bảy ngày, trong tuần lễ bay hết. “Xin Thầy đi chứ con không sống được!” Trời đất ơi! Nó tuôn trào, nó nghĩ tầm bậy, tầm bạ đủ thứ. Nó nói Thầy khó quá trời mà làm sao tu cho được, chùa người ta thì sướng gần chết. Ăn ba bữa cũng được, Thầy đây ăn một bữa, ngủ cũng không cho ngủ!
Thầy nói thiệt đúng là tu đúng theo đạo Phật nó nhanh thật, nhưng mà cái sức người ta nó còn dục nhiều quá, dục ăn, dục ngủ, rồi dục vui chơi, thích nói chuyện, vì vậy mà tu không vô!
Cho nên Thầy thấy, ban đầu Thầy dạy đó, những cái đức hạnh nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, rồi ăn, ngủ, độc cư. Thầy nêu ba cái đó làm cái tiêu chuẩn để mà bước vào cửa tu giải thoát. Thế mà không ai chịu nổi.
Cho nên ba cái đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, Thầy mới giảng ra cái cuốn băng “Thiền căn bản”, để ly dục, ly ác pháp, rồi lấy ba cái đức đó mà tu tập. Còn đi sâu vào Thiền Định thì ba cái hạnh ăn, ngủ và độc cư. Nói thôi mấy ông thầy vô đây kêu ba cái hạnh này nó đánh mấy ông tan nát hết, chạy mất hết, nó ghê gớm lắm! Nhưng mà cái người nào quyết tu thì được, Thầy nói quyết tu liều chết được.
Thầy nói như thế này nè, khi mà vào đây tu rồi, nhất định là nát xương mới ra khỏi chỗ này, chứ mà còn cục cựa là nhất định là không rời khỏi chỗ này. Nghĩa là đau nhất định chết bỏ chứ còn không được đi bác sĩ, không được khám bệnh.
Phật tử Anh Vũ: Phải quyết tử mới được!
Trưởng lão: Quyết tử đó, Thầy nói như vậy. Cho nên trong ba năm vô đó thì Thầy nói Thầy đau không uống thuốc. Thầy làm gương mà, Thầy nhất định đau không uống thuốc, không đi bác sĩ, mà Thầy đau Thầy chết Thầy bỏ. Nhưng mà họ nói: “Thầy có Định rồi làm sao Thầy đau? Mà tụi con làm sao có Định?”. Thầy nói: “Cứ theo Thầy, Thầy chết thì mấy con chết. Mà mấy con còn sống thì mấy con cứ tu thôi, chứ còn không có đi ra khỏi đây!” Nhưng mà nó đánh tới cái thọ là Thầy thấy coi như cái người nào mà đánh tới cái thọ họ cũng bay hết. Họ không chịu nổi, họ không dám chết!
(35:31) Thầy nói ít ra con đường này tu mấy con phải chết đi một lần thì mấy con mới sống lại, chứ mấy con muốn sống thì nó không có vô được đâu! Mình còn ham sống tức là mình còn tham. Còn cái người tu là không tham sống, coi như cái chết của mình coi như là đồ bỏ. Cũng như con là một chiến sĩ đi ra mặt trận thì con phải coi như cái chết của con trước mắt rồi, coi như nó nhẹ như lông hồng rồi đó. Nghĩa là làn tên, mũi đạn thì kể như là cái chết trước mắt rồi.
Còn mà con thấy còn ham sống thì ra đó súng đạn quá cái con chạy thôi rồi. Làm tướng mà chạy trước người ta đó thì chắc là lính nó làm sao nó đánh nổi. Thì trong cái mặt trận mà nội tâm để mà chiến đấu với cái tâm tham, sân, si của mình, mình là một vị tướng soái mà mình chạy thì thôi rồi, không còn thắng nó được đâu.
(36:15) Phật tử Anh Vũ: Vậy thì lúc mà tu là khó khăn như vậy đó thì cái sự kiên nhẫn, can đảm về tinh thần đó nó quan trọng hơn hay là sức khỏe, thể chất quan trọng hơn Thầy?
Trưởng lão: Nó cả giữa hai cái hết con, về sức khỏe của mình nó cũng quan trọng lắm, mà về tinh thần của mình nó cũng quan trọng, nó cả hai cái. Cho nên vô đầu phải rèn luyện cái tinh thần trước, rồi sau đó thì người ta giúp cho mình có những cái sức khỏe. Thí dụ như bây giờ trong cái quá trình mà tu tập, người ta phải chọn lựa những người có sức khỏe người ta cho vô tu, chứ còn cái cơ thể con bệnh rề rề vô mà khép trong đó chừng ba bữa con chết luôn ở trong đó, chứ đừng nói.
Bởi vì cái cơ thể mình yếu, yếu như mấy ông, ba của chú Tâm cũng ốm yếu, bệnh tật, hay hoặc là sư Tuệ Tĩnh đó, mà Thầy khép vô cái là mấy ông đó cái cơ thể vậy là kể như tiêu. Còn cái cơ thể như thầy Chơn Trí ở bên đây nè, cái thầy mà đào đất, cuốc đất làm đó. Cái cơ thể đó mà vô tu rồi, nếu mà chịu tu thì cơ thể đó là tu nhanh lắm. Cái sức lực đó, cái sức lực tu rồi, mà bây giờ đem ra làm cái chuyện đó thì Thầy nó uổng lắm!
Phật tử Anh Vũ: Con không biết là cái người đào đất như vậy, không biết ăn cơm ngày một bữa có chịu nổi không?
Trưởng lão: Nó thật sự ra nó ăn ngày một bữa đó con. Nghĩa là coi như là ở đâu nó cũng vậy, giữ gìn cái giới hạnh ăn ngày một bữa, chứ không ăn thêm một cái gì hết, chỉ ăn cơm. Thí dụ như tới giờ ăn, nó làm vậy thì nó ăn nhiều mà một bữa thôi, không ăn lặt vặt, không ăn bậy bạ đâu.
Phật tử Anh Vũ: Không ăn hơn nữa?
Trưởng lão: Không ăn hơn nữa, cứ ăn một bữa mà điều ăn nhiều. Thí dụ như mọi lần mà không có làm như vậy đó, thì nó ăn một bát đầy thôi. Còn nay thì nó ém, thì nó mới có đủ cái sức nó làm, nhưng mà ăn một bữa. Nó hay ở cái chỗ đó. Thầy phải phục chứ không phải không đâu. Kể như nó cũng là quen được cái ăn ngày một bữa, chứ còn như người ta thì chịu không nổi.
Ở đây quý Thầy ở đây mà phụ làm cái gì đó thì cô Út cô cho ăn cái này, cái kia tùm lum đủ thứ hết, còn nó không ăn, nhất định là không ăn, chết bỏ. Đó là cái gương hạnh đó, Thầy nghĩ rằng những cái người này Thầy sẽ đào tạo tới nơi tới chốn. Chưa, nó chưa tới tu, chứ nó mà tới tu, nó đem cái sức lực đó mà nó tu thì Thầy nói mấy người đó họ sẽ đạt được kết quả.
Thầy biết hết mà, cái người nào mà tu được, cái người nào tu sao, Thầy biết. Nhưng mà cái duyên, để chờ cái duyên của họ. Khi mà nó qua cái đợt đó, Thầy sẽ lợi dụng cái sức lực của họ, tạo cái tinh thần của họ chiến đấu, họ không có sợ chết đâu, mấy người đó họ gan lắm. Họ ăn ngày một bữa mà họ làm họ không sợ, tức là họ không dao động. Còn mấy cái người nào ăn ngày một bữa mà làm sợ mất sức, mấy người đó bị dao động tâm, yếu tinh thần.
Đó, con thấy, nó rõ lắm con, bởi vì ở đây nó có nhiều cái đặc biệt lắm. Còn một người mà vượt qua cái thọ đó là thầy Chơn Thành mà ốm ốm, mà sáng nay ghé đây đó, thầy đã vượt qua cái thọ. Thọ đau gì đau, thầy nhất định cắn răng vượt qua, cứ dùng cái tâm lực, pháp hướng tâm để mà vượt qua, chuyển qua tất cả những cái thọ. Bây giờ thì thầy khỏe mạnh, thầy cũng vượt qua được những cái tinh thần của mình, đó là sự vượt lên bằng tinh thần. Còn cái chú này thì thể lực, cứ việc ăn ngày một bữa mà thôi.
(39:43) Phật tử Anh Vũ: Hồi nãy Thầy có nhắc Thất Kiết Sử với lại Ngũ Triền Cái đó. Thì hôm qua chị đó có hỏi về khác biệt giữa Ngũ Triền Cái với Thất Kiết Sử, thì có thể xin Thầy nói lại?
Trưởng lão: Thầy sẽ giảng cho mấy con nghe cho thấy rõ. Trong cái Ngũ Triền Cái nó có tham, sân, si. Cái tham, mà nó Ngũ Triền Cái là cái màn ngăn che, cũng như bây giờ đó ở trong tâm của mình, mình có tham, nhưng mà bây giờ mình không thấy tham gì hết, phải không? Còn ở bên Thất Kiết Sử thì nó có Tham Kiết Sử, thì cái Tham Kiết Sử nó rất rõ ràng, nó dễ cho nên ở trong đó nó có thêm cái chữ “Hữu Tham Kiết Sử”. Bây giờ con có cái máy này, mà có người khác người ta muốn người ta xin con, con không muốn cho. Con không muốn cho tức là con còn Tham Kiết Sử.
Phật tử Anh Vũ: Thì nó gọi là…
Trưởng lão: Hữu Tham Kiết Sử con. Còn cái Tham Triền Cái thì nó không có cái gì hết, mình không thấy cái gì hết, bởi vì nó là cái màn ngăn che của cái tham thôi, không thấy. Nhưng mà bỗng dưng nó thấy người ta xách cái gì đi ngang qua, cái sách hay hoặc cái máy gì đẹp quá, cái mình khởi mình muốn cái đó. Thì cái tâm tham nó lòi ra, còn không có nó thì không sao, không có sao hết. Còn bây giờ con nó lòi ra rồi bắt đầu con tìm mua cho được cái đó, rồi bắt đầu con có thì con cứ giữ gìn nó là con bị Hữu Tham Kiết Sử. Tức là cái dây của cái máy đó nó trói con vô rồi, con không có rời ra được nó.
Cũng như bây giờ con chưa có xe, cái bắt đầu thấy người ta cưỡi xe Dream đi ngang qua thấy đẹp quá. Cái bắt đầu đó là cái Tham Triền Cái con nó nổi ra nó thấy nó tham rồi đó. Rồi bắt đầu bây giờ con mới kiếm tiền con mua được cái xe đó, rồi tối ngày con xăm soi con rửa, con này kia, rồi con cưỡi con đi chỗ này, chỗ kia, đó là con bị Hữu Tham Kiết Sử.
Con thấy hai cái này nó khác chứ nó đâu có giống. Cái có rồi mà nó cứ giữ mình hoài, nó không cho mình rời nó ra, thì cái đó là mình bị trói rồi.
Cũng như bây giờ, thí dụ như con thuở giờ con chưa có vợ con gì hết, thì tất cả những cô gái khác thì con không thấy thôi, con thấy thì thấy cô này cũng đẹp, cô này cũng thích. Thì đó là con có tham, nhưng mà cái tham đó là Tham Triền Cái chứ không phải là Tham Kiết Sử.
Nhưng mà khi con có vợ rồi, thì lúc bây giờ đó, thì coi như ai mà nói chuyện với vợ con, con ghen, con tức thì con bị cái triền cái của vợ con rồi, nó trói con rồi, tức là Hữu Tham Kiết Sử đó, con hiểu không? Nó trói con. Bởi vì cái vật đó nó có, mà nó có là của mình rồi, cho nên mình bây giờ mình không có bỏ nó ra được, mà ai muốn xâm chiếm nó thì coi chừng mình, mình liều chết với nó, cho nên nó tạo thành cái khổ đó.
Thì khi nào có cái dịp Thầy sẽ dạy cho các con thấy, đó là cái tham heng, còn cái sân nữa. Bây giờ cái sân tức là con cũng biết là trong tâm con có sân chứ không phải không biết. Nhưng mà cái màn, cái Sân Triền Cái đó nó che con, bây giờ con không thấy cái sân của nó được, cho nên bình thường con ngồi con thấy con đâu có sân đâu, phải không? Đó là bị triền cái nó che cho nên mình không có biết nó được.
Nhưng mà đụng có người nào đến đó mà nói con cái gì con tức tối cái bắt đầu nó lòi ra liền. Mà nó hiện ra rồi thì nó lại trói con, cho nên nó là cái Sân Kiết Sử rồi. Cho nên Hữu Sân Kiết Sử, có cái sân rồi, mà giờ mình bỏ ra không được, dứt ra không được thì nó là kiết sử. Nghĩa là tâm con đang sân đây này, thì đó là kiết sử. Còn cái mà bây giờ nó chưa có sân gì hết thì đó là sân triền cái, nó che khuất đi, phải không?
Phật tử Anh Vũ: Nên mới gọi là cái màn che.
Trưởng lão: Cái màn che, tức năm cái màng che, nó không thấy được. Nhưng mà nó phải có, cho nên cái đó nó có. Còn cái kia nó có sẵn rồi cho nên mình dễ thấy nó lắm, nhưng mà bứt ra không được, nó thành sợi dây nó trói rồi, nên mình bứt cái dây đó rất khó. Cho nên vì vậy mà mình biết cái này là triền cái nè.
Cho nên trong cái đạo Phật nó có cái phương pháp để mà chúng ta bứt cái dây kiết sử, và đồng thời ngăn chặn cái triền cái, ngăn chặn nó không cho cái tâm sân, cái tâm tham của mình nó khởi lên. Cho nên nó có gọi là ngăn ác, ngăn cái tham, sân, si, tức là ngăn cái ác pháp. Thì cái pháp đó gọi là Tứ Chánh Cần, ngăn ác và diệt ác.
Bây giờ cái sân của mình có, cái tham của mình đang có đây. Thì mình phải quán xét tư duy, suy nghĩ để cho mình bứt được cái dây này ra, thì nó mới giải thoát cho mình, gọi là bứt dây kiết sử.
Có cái dịp Thầy sẽ giảng ra hết, nó 5 cái triền cái và nó Thập Thất Kiết Sử, chứ không phải thất kiết sử, 17 cái kiết sử. Thầy sẽ giảng cho nó so sánh. Bởi vì từ lâu người ta nói tham, sân, si thì kia cũng tham, sân, si nó biết rồi, sao cái nào cũng tham, sân, si, tham, sân, si không biết cái nào? Nhưng mà giảng ra rồi thì con phân biệt được rõ chứ gì, phải không?
Vì vậy do đó sau này Thầy sẽ giảng ra cho nó rõ ràng, chứ hầu hết là ít có người, người ta giảng cái này. Thầy sẽ giảng hết cho mấy con biết, từng cái tâm niệm của mình khởi lên, thì cái này là kiết sử nè, cái này Tham Kiết Sử, này Hữu Tham Kiết Sử, này là ngã chấp, này là kiến chấp, này là gì gì gì, con điểm mặt nó hết.
(44:47) Phật tử Anh Vũ: Câu hỏi kế tiếp đó là thường thường khi tiếp duyên bên ngoài đó, thì con không biết mức độ nào thì nó trở thành chướng ngại pháp, mức độ nào thì chưa? Chẳng hạn như bây giờ đó là mình đi đến nơi lạ, hoặc là tiếp xúc cảnh mà mới đó, thường thường mình phải đưa mắt mình nhìn xa ra coi là trước mắt mình nó là cái gì.
Thí dụ bây giờ con sẽ liệt kê những chi tiết từ từ mà con nhìn thấy đó, Thầy cho con biết là cái nào là chướng ngại pháp, cái nào là chưa phải? Thí dụ như khi con bước ra cửa ngoài kia đó thì con nhìn thấy một mảnh ruộng trước mặt, rồi con nhìn thấy một cái hàng cây, và nhìn thấy một người đang đi. Thì con để ý coi người đó là đàn ông hay đàn bà, người đó đang làm cái gì? Thì chẳng hạn những cái chi tiết như vậy, thì mức độ nào thì gọi là chướng ngại pháp, mức độ nào chưa phải là chướng ngại pháp?
Trưởng lão: Tất cả những cái tâm mà nó phóng ra như vậy, thì nó khởi sự là chướng ngại pháp, tức là nó vi tế chướng ngại pháp rồi đó. Nghĩa là khi mà nó tiếp nhận những cái hình ảnh như vậy, nó quan sát thấy những hình ảnh như vậy, nghĩa là bây giờ tâm mình nó chưa có chướng gì hết, nhưng mà các pháp nó sẽ là chướng cho mình, đó là nó khởi sự bắt đầu nó gặp chướng ngại pháp. Bởi vì tất cả các pháp đó nó sẽ làm chướng cho mình, nó làm cho cái tâm mình nó không có kiểm soát lại chính nó, mà nó bị các pháp đang lôi.
Cũng như bây giờ thí dụ như con nhìn cái cây kia, thì cái cây kia nó đang lôi tâm con ra ngoài đó rồi. Thì đó là chướng ngại pháp cho tâm con nó làm cho mắt con mất con, con đang bị mất, mất mình. Cái vật đó nó lôi cái tâm con, vì vậy mà con đã bị mất con rồi. Còn bây giờ con đang biết con thanh thản, an lạc, vô sự, con đang biết con như vậy thì đó là con làm chủ lấy con rồi.
Còn bây giờ khi mà mắt con nhìn thấy cái cây kia, mà cái cây kia cái gốc cây nó vậy vậy, mà có cái rễ cây như vậy, có cái nhánh cây như thế này, con thấy từng chi tiết của cây, thì cái tâm con nó bị lôi cuốn ra ngoài cái gốc cây rồi. Lúc bây giờ con mất con.
Rồi một lúc nữa, thì cái cây đó nó khởi lên trong ý của con là phải: “bây giờ cái cây này phải làm ông Phật như thế này, thế khác. Vậy thì ngày mai mình định đi kêu những cái người làm tượng. Những cái người mà họ điêu khắc, họ đến đây để họ đẽo, đục để làm cái tượng này để mà chơi cho đẹp, thế này, thế khác”.
Bắt đầu đó con mới đi kêu ông thợ đến làm, làm rồi thì con phải tính toán cái này, kia, nọ. Bây giờ ông thợ ông làm không vừa ý con, thì con phải buộc ông phải làm thế này, thế này, này, đó là những cái chướng ngại pháp nó tới con rồi. Đó là những chướng ngại pháp thô, từ nó lôi mình nó là cái chướng ngại pháp tế, tế để cho bắt đầu nó khởi sự, từ có cái thiện chứ không có ác đâu, nhưng mà sau đó nó làm chướng ngại nó trở thành ác.
Cho nên mọi vật nó sẽ là chướng ngại pháp trong tâm của mình hết, cho nên khi một người tu rất sợ. Cho nên người ta khi mà khép chân vô người ta tu, trong 7 ngày để người ta hoàn thành được. Sau khi hoàn thành được thì mắt người ta nhìn cây cỏ người ta cũng thấy hết, nhưng người ta làm chủ được. Còn mình nhìn cây cỏ bây giờ mình thấy nó coi chừng nó lôi mình đi vào chướng ngại pháp thật sự. Đó con lưu ý về cái phần đó.
Cho nên thí dụ bây giờ mình tu, khi mà mình chưa tu thì mình phải sống đạo đức, mình phải sống cái đức hạnh của một con người của mình. Để khi các chướng ngại pháp, các pháp mà nó xâm chiếm vô nó lôi mình ra đó, thì lúc bây giờ mình hoàn toàn mình còn có cái trí tuệ của đạo đức thôi. Để mình đương đầu với những cái chướng ngại pháp nó đến, thì nhờ cái đạo đức đó mà nó hóa giải, nó làm cho tâm mình, cái cuộc sống mình được an ổn.
Chứ nếu mình không có đạo đức thì coi như là ai cũng khổ hết, không có người nào là thoát khỏi nó đâu. Nó lôi riết rồi mình dính vô bị khổ tùm lum hết, nó không nhiều thì cũng ít, nó cũng phiền não nhỏ, nó cũng phiền não lớn, nó cũng đùn tùm lum ở trong này. Rồi nó bắt mình cũng phải lo toán, tính nghĩ cái này, cái kia đủ thứ.
(48:32) Thí dụ bây giờ mình thấy cái ông nông dân đó ông cưỡi cái xe ông đi vậy: “Trời cái ông này ông ngu quá! Ông cưỡi cái kiểu này thế nào ông cũng lọt xuống mương quá!”, phải không? Mình nghĩ vậy chứ sự thật ra mình nghĩ lo cho người ta, thì cái lo đó nó cũng làm cho mình động tâm rồi, chứ chưa phải là mình đâu, người ta đó? Mà nó cũng làm cho mình động tâm rồi.
Cho nên vì vậy mà khi tu thì tức là mình biết phải giải thoát cho mình được, để rồi sau khi đó mình nhìn. Đó, bây giờ mình thấy ông cưỡi như vậy là nguy hiểm cho ông rồi, cho nên mình phải tìm cách nào mà ngăn chặn ông, để giúp ông ta ở trong cái thiện pháp thôi. Để ông không ở trong ác pháp, thì như vậy nó chính đáng.
Còn bây giờ mình tu chưa xong mà mình ra lớ quớ chúng đánh mình đó, không được. Nói họ có nghe mình đâu, đó cho nên nó khó. Trong cái thời gian tu, phải tu là thật tu, đừng để tâm phóng bậy bạ, phải không? Mà nó phóng bậy bạ thì lôi nó vô, cứ lôi nó vô: “Mày đang tu chứ đâu phải mày đang ở ngoài đời sao mà mày tính toán chuyện này, chuyện kia được. Bây giờ giờ này giờ tu khác”.
Cho nên tại sao đức Phật lại bảo chúng ta đó, mỗi một tháng chúng ta phải ít ra chúng ta phải có một ngày Thọ Bát Quan Trai, là một ngày mình sống cho mình, đừng có để tâm mình nó chạy lăng xăng như vậy. Đó, rồi mình cứ tập dần, tập dần vậy nhiều năm tháng vậy nó huân thành cái sống cho mình, rồi bắt đầu mình mới thích thú sống như vậy.
Mà sau khi mình thích thú sống như vậy rồi, thì bắt đầu đó mình vô cái nơi nào đó, mình vô cái chùa nào mà chuyên môn người ta hướng dẫn mình cách đúng vậy đó. Thì bắt đầu mình vô đó mình xin cho mình nhập ở đó trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, thực hiện cho cái nội tâm mình xong. Lúc bấy giờ đó mình nhập các Định thôi.
Đó cho nên từ cái Thọ Bát Quan Trai nó dẫn cho mình đi đến cái chỗ mà thành tựu được, viên mãn được cái đạo giải thoát, cho nên phải tập như vậy đó.
Mà trong cái ngày đó con thấy 24 tiếng đồng hồ dễ lắm, không có khó gì. Cũng như bây giờ con ở bên đó mà con về bên đây, cái thời gian dài vậy, con chưa có quen thì con mới biết nó dài quá, như vậy nó mệt mỏi. Chứ mà ở ngoài đời con vô trong chùa con tu một bữa con thấy nó khỏe lắm, vì ngoài đời nó động quá, vô này nó an tịnh. Thì do đó mình cứ cố gắng mình có cái pháp mình giữ cái tâm mình đó, không cho nó phóng bậy bạ nữa, thì mình nghe nó thanh thản, nghe nó thích thú lắm!
Mong cho một tháng có một ngày mình đi, đi thực tập mấy bữa vậy mình cũng thấy thích rồi. Do đó cứ lần lần tăng lên 2 ngày, 3 ngày, tuần lễ. Thì sau đó mình thấy mình làm được rồi, tốt rồi thì bắt đầu xin vào mình tu luôn. Mình tu luôn không có nghĩa là mình cạo tóc, mình xuống tóc mình làm thầy chùa đâu, mà mình tu luôn để cho mình thực hiện được con đường giải thoát, xong rồi mình mới quan sát mình thấy có duyên để mà làm một vị sư, để mà độ mọi người thì mình sẽ xin xuất gia. Còn mình không thấy có duyên thì mình trở về ngay gia đình mình độ dòng họ của mình hết, chừng đó mình đủ khả năng mình thuyết phục họ.
(51:19) Phật tử Anh Vũ: Như vậy con bắt đầu con dòm ra ngoài này đó, thì nó bắt đầu có sự phóng tâm vi tế rồi đó.
Trưởng lão: Có sự phóng tâm vi tế rồi.
Phật tử Anh Vũ: Nếu mà muốn ngăn chặn cái chuyện đó thì mình làm sao? Phải dùng pháp hướng tâm hay là để mà ngăn cái chuyện mà phóng tâm vi tế như vậy thì con phải làm sao?
Trưởng lão: Con dùng pháp hướng tâm. Thí dụ như bây giờ con ngồi con chơi nè, mà nó ngó ra nó thấy cây cỏ, con hướng tâm con nhắc nó: “Cái tâm định trên hơi thở đi, đừng có phóng dật ra ngoài”, thì bắt đầu nó quay vô nó định giống như con ngồi tu vậy mà nó dễ hơn. Còn bây giờ con ngồi tu, thì bắt đầu con phải ngó xuống, con không có ngó qua, ngó lại cho nên cái tâm nó không theo cái cửa con mắt con mà nó phóng ra. Cho nên nó dễ hơn.
Mà bây giờ con ngồi chơi là nó dễ phóng ra lắm, bởi vì con ngồi chơi con không có khép nó đâu. Nhưng mà khi mà nó phóng ra là lôi nó vô, phóng ra lôi riết vô, con có pháp tu rồi con không có sợ nó. Vì vậy mà cái pháp hướng là luôn luôn tác ý để mình nhắc lôi nó vô đó. Cho nên mình phòng hộ là bằng cái pháp hướng của mình.
Thành ra có pháp rồi không có sợ. Thí dụ như ngồi đây, nó cũng thấy cây cỏ vậy mà nó luôn luôn nó biết hơi thở, là biết là nó thấy chứ nó không có lưu ý ở bên ngoài đâu.
Thí dụ bây giờ con ngồi đây đi, thí dụ con nhìn ra ngoài mà con bảo cái tâm: “biết hơi thở nhen”, rồi con tác ý “biết hơi thở, hơi thở”. Rõ ràng là nó không có lưu ý ở ngoài con, mà hễ nó lưu ý ở ngoài tức là nó chạy ra ngoài rồi, hễ nó mất cái hơi thở của nó đây là nó chạy ra ngoài rồi.
Con cứ thấy hễ bây giờ con ngồi chơi vầy, mà nó không có thấy cái trạng thái thanh thản của nó trong cái hơi thở của nó vậy đó, thì nó ở ngoài. Khi nó ra ngoài thì rõ ràng nó đang nhìn cây cỏ nó đi chơi ở ngoài đó rồi. Nó không có phiền não, nó không có chướng ngại nhưng mà nó bị lôi. Mà nó lôi một chút cái bắt đầu nó có chướng ngại, thế nào rồi các pháp đó nó cũng sẽ lôi nó đi đến chỗ chướng ngại.
Phật tử Anh Vũ: Nó sẽ lôi thêm nữa?
Trưởng lão: Nó lôi thêm con, nó lôi thêm bắt đầu con thấy cái đó “Thấy con rắn, để ra coi!”, tức là nó lôi con đi ra rồi. Con thấy nó lôi lần mình đi ra, chứ nó không phải để cho mình ngồi. Bởi vì bây giờ đâu phải là giờ mình tu đâu, vì vậy cái nó lôi ra.
Cũng như bây giờ con thấy, thí dụ như thấy thầy Chơn Trí đang ngoài kia, ngó thấy thầy đó. Cái bắt đầu nó lôi ra thấy thầy rồi đó, nó lôi ra rồi. Con thấy “cái ông này cuốc cái gì kỳ cục quá để ra coi coi”. Cái bắt đầu nó lôi ra khúc nữa, con thấy nó cứ lôi dần mình ra, rồi ra đó cái bắt đầu cái nó lôi mình ra, thấy người ta làm rồi cái bắt đầu mình nói chuyện.
Đó con thấy quý Thầy bị cái trường hợp đó mà nó lôi ra đó, rồi nói chuyện tức là nó lôi cái chân mình đi ra tới rồi. Thì tới đó là thôi, không chịu dừng lại. Trái lại nó mở miệng nói, nói rồi thôi cãi cọ, nó trật ý với nhau, mà nó đi tới cái chướng ngại pháp rõ ràng. Con thấy Thầy nói đúng không?
Cho nên vì vậy mình người tu đó, mình biết 24 tiếng đồng hồ của mình là 24 tiếng vàng bạc chứ không phải ít. Cho nên phải bắt buộc cái tâm mình nó phải sống cho nó đi, cứ lôi nó vô, chứ không nó lôi mình đi riết mà nó sai. Mà Thầy nói tu đúng như lời Thầy dạy rồi thì 7 ngày là con xong. Cứ tối ngày mình cứ lôi cái tâm mình vô thôi, không có cho nó phóng bậy bạ ra riết là được.
Phật tử Anh Vũ: Vậy là cái lúc mà ngồi chơi thư giãn, thảnh thơi đó thì mình để tha hồ nó lôi mình bao nhiêu lôi?
Trưởng lão: Thì lúc mình xả mình nghỉ, mình biết cái khả năng cái sức của mình nó không có thể nào mà liên tục mà có thể mà bắt buộc nó, mà nó quay vô vậy mình chịu nổi đâu. Cho nên khi mình xả ra nó lôi đâu lôi, nhưng mà cái điều kiện là chấm dứt là không có được tới cái chướng ngại pháp.
Nghĩa là bây giờ, thí dụ bây giờ có con rắn nó bò ngay sân, nhất định là không đi ra coi “nhất định tao không đi đâu”, thấy thì thấy, không đi. Mình ngăn chặn trên cái bước đi, nhưng mà mình ngồi nó thoải mái. Mình nhìn nó thoải mái, nó thư giãn hơn là cái mình bắt buộc cái tâm, cứ bắt buộc cứ biết hơi thở thôi là khỏi cần nói.
(55:14) Chừng nào mà thấy nó biết hơi thở mà nó thanh thản, nó an lạc, tự nó biết đó. Thì chừng đó là mới bắt nó vô hơi thở hoài. Chứ còn con mà bắt nó thì ức chế nó coi chừng, nó chịu không nổi đâu, nó làm cho con cứ sao buồn ngủ. Con ngó vậy chứ con không buồn ngủ đâu, chứ mà con ngó hơi thở con chút buồn ngủ.
Phật tử Anh Vũ: Dạ đúng rồi.
Trưởng lão: Đó, nó không đơn giản đâu, bởi vì cái sức của mình nó tới đó thôi. Cho nên mình thả ra mình cho ngó cho nó thoải mái để cho nó thư giãn. Coi như là mình bắt nó trong một khuôn khổ thời gian nào thôi, rồi mình xả nó tự do đi, “tao cho mày đi chơi đi”. Nhưng mà đi chơi có hạn, chứ không có đi chơi thả cửa được. Đó thì do đó nó đỡ hơn.
Phật tử Anh Vũ: Tức là trong lúc mình thực tập đó, thì mình có thể mình vô ý hay gì đó, hay bất ngờ mình ngó ra. Nhưng mà lúc mình ngó ra đó thì mình phải hướng tâm mình trở vô hơi thở mình liền.
Trưởng lão: Trở vô liền.
Phật tử Anh Vũ: Chứ đừng để nó lôi?
Trưởng lão: Thì chính cái đó gọi là tu đó con, chính cái chỗ mà con lôi nó vô để mà con thực tập con tu, thì cái đó là cái mình đang tu.
Mình tu tức là mình lôi cái tâm mình vào, mình phòng hộ, mình giữ gìn nó là mình tu. Còn khi mình xả ra mình không có tu nữa đó, như mình hạn chế cái trong cái sự rong chơi của nó, không có cho mày chơi thái quá, chứ nó thái quá rồi nó đi đến cái chướng ngại.
Ở đây, quý thầy là tại vì để cho tâm mình nó thái quá, nó thư giãn, nó rong chơi. Mà nó rong chơi nhưng mà nó thái quá. Còn cái người mà biết tu thì người ta cũng cho nó đi ra nó chơi. Cũng như mình cho học sinh nó ra chơi, lớp học nó ra chơi, chơi trong sân trường thôi chứ không có được ra ngoài đường. Còn hễ ra đường là xe cộ nó xảy ra tai nạn, con hiểu không?
Cho nên khi một ông thầy giáo tới giờ ra chơi thì cho học sinh nó ra chơi. Thì mình tu hành mình cũng tới giờ ra chơi thì mình cũng cho cái tâm mình nó ra chơi. Nhưng mà chơi ở trong cái phạm vi nào đâu chứ không phải được mà chơi ra ngoài đường, ngoài xá hay chạy tới ngoài chợ chơi, không có được ở ngoài đó. Đó, như vậy. Ý cái chỗ tu là phải hiểu như vậy thì mình tu mới được.
(57:16) Phật tử Anh Vũ: Vậy trong lúc mình còn yếu đó, tâm mình còn yếu thì mình có thể là mình tạm nhắm mắt thời gian ngắn hoặc dài. Hoặc là chỗ nào mà tiếng động nhiều quá, âm thanh nhiều quá, mình có thể mình bịt lỗ tai lại, mình dùng cái nút gì đó bịt lỗ tai bớt lại trong lúc mà mình còn yếu được không Thầy?
Trưởng lão: Được, cái vấn đề đó mình để mình tránh, khi mà mình tránh tức là mình đương đầu với những cái âm thanh, những cái tiếng động quá chịu không nổi, mình không đủ khả năng mình giữ tâm của mình. Bị cái tiếng động nó như tiếng hát, hay hoặc là ti vi, radio rồi nó làm động quá. Thì bắt đầu mình phải bít lỗ tai, mình đi tránh xa hơn để mình không còn nghe nữa vì nó động, để giữ cái tâm mình nó dễ thôi.
Còn giờ nó ở trong cái động như vậy đó, mình giữ không được đâu. Cái tâm của mình nó là con thú rừng rồi, nó sẵn dịp mà nó vậy thì coi như nó bứt dây nó chạy mình không có giữ lại nó đâu. Tốt hơn là mình tránh né, tránh né bớt để trong khi mà nó vững rồi, thì lúc bây giờ nó có Định rồi thì mình không sợ nữa.
Thầy nói có Định rồi, thí dụ như mà có Định rồi, những cái hầm mà nước ngập, con ễnh ương nó kêu dữ lắm, nó kêu lớn lắm, mà gần như mình không nghe, ồn lắm. Nhưng mà mình hô một tiếng nói, cái bắt đầu âm thanh nó vắng bặt hết, nó không nghe đâu. Thì như vậy rõ ràng mặc dù là cái âm thanh nó có chứ đâu phải không, nhưng mà tại cái tai của mình giờ nó quay vô nó không nghe nữa, phải không? Cho nên đó là cái người ta có lực rồi, có Định rồi.
Còn mình không có, mình ngồi mình dả tai, biểu “đừng nghe” làm sao nó không nghe? Trời đất ơi! Nó lôi ra tùm lum hết. Cho nên mình chỉ còn có nước tránh thôi, tránh để mình tu, tu cho tới khi mình có lực rồi thì mình đương đầu được.
Phật tử Anh Vũ: Lúc đó hình như là cái âm thanh, với lại cái hình sắc nó vô trực tiếp vô tâm mình giống như là mình rót nước vô một cái bịch.
Trưởng lão: Đúng vậy đó. Y vậy đó.
Phật tử Anh Vũ: Nó vô trọn chứ không có thiếu sót cái gì hết trơn.
Trưởng lão: Nó không thiếu đâu, bởi vì nó lớn quá rồi. Thành ra coi như là mình trút nước đổ xuống cái ly. Coi như cái tâm của mình là cái ly vậy, còn âm thanh nó đổ vô, nó đổ mà nó đổ ở trên cái lực cao đổ xuống.
Phật tử Anh Vũ: Lúc đó là mình không có chống đỡ được gì hết.
Trưởng lão: Không chống gì nữa, chỉ còn có mà tránh khỏi cái chỗ cái giọt nước thôi, chỗ cái thác nước mà đang đổ xuống thì mình tránh, chạy tránh qua chỗ khác thì nó không đổ xuống nữa. Chứ còn không ở đó nó rót hết ở trong chết được mình.
Phật tử Anh Vũ: Vậy bữa nay tất cả những câu hỏi của con là xong. Chị có câu hỏi gì…
Trưởng lão: Con có hỏi Thầy gì không?
(59:24) Phật tử 1: Dạ thưa Thầy, mình tu thì làm sao mà đứt được cái ái kiết sử?
Trưởng lão: Phải làm hết bổn phận thì mình mới dứt được nó con. Nghĩa là làm hết bổn phận, thí dụ bây giờ con có con cái, con phải lo cho nó có đôi có bạn, nó có công ăn việc làm, nó có cái đời sống của nó. Con thấy bây giờ tự nó làm sống được hết rồi, nghĩa là con khỏi cần coi như nuôi một đứa nhỏ, con nó còn nhỏ thì con phải lo lắng cho nó từ cái ăn cái mặc.
Còn bây giờ tự nó, nó làm ra được cái ăn cái mặc, nó sống có nhà cửa đàng hoàng, thì đó là con đã bứt ái kiết sử. Đó bây giờ lý luận cách nào con cũng làm bổn phận làm mẹ con cũng xong rồi. Thôi bây giờ nói: “Bây giờ bỏ nó đi tội nghiệp nó”, thì đó là tại con muốn thôi, chứ còn không phải là con đã hết bổn phận của con rồi.
Thí dụ như bây giờ cái bổn phận của con, con có đứa con, con lo cho đôi bạn có công ăn việc làm hết rồi, đó là bổn phận người cha đã xong hết rồi. Bây giờ nó tới cái tuổi của nó là cái tuổi phải tự làm lấy sống, cũng như con bây giờ không có còn cha mẹ. Cho nên vì vậy mà con nghĩ rằng, bây giờ còn những cái phút, cái thời gian nó ngắn quá trong cái tuổi đời con, mà con không bứt ra được cái tình cảm của con thì ai cứu con? Con của con nó không cứu con được đâu! Cho nên vì vậy mà lúc bây giờ con phải tự cứu lấy mình.
Và đồng thời nó biết rằng cái tình cảm của nó cũng thương, nhưng mà mình có cái lời khuyên nó: “Bây giờ con đâu có còn lo cái gì nữa đâu, con không có sợ đói. Bây giờ nếu mà có mẹ thì cũng vậy, mà không mẹ con cũng no đủ như vậy đâu có gì đâu mà con phải lo. Mà con biết là khi mẹ mất rồi, thì con không gặp mẹ đâu. Còn bây giờ mẹ tu, còn có thể là mẹ con còn sẽ gặp nhau đó. Thì bây giờ mẹ tu như thế nào? Mẹ tu đúng con đường chứ đâu phải mẹ mê tín, mẹ cầu khẩn siêu sanh Cực Lạc chỗ nào đâu. Mẹ giải thoát cho được mẹ, mẹ không còn cái nghiệp lực, tức là mẹ không còn khổ nữa. Mà mẹ không còn khổ thì con có hạnh phúc không? Con thương mẹ thì thấy mẹ không khổ thì con phải thương chứ sao. Nhưng mà bây giờ mẹ đi học, mẹ đi tu để làm cho mẹ hết khổ mà tại sao con lại kéo mẹ lại để cho mẹ khổ, như vậy con có thương không?”.
Đó, như vậy con giải thích cho nó nghe, nó rõ ràng. Thì tức là con có những cái giải thích như vậy đó, làm cho nó thấy cái nhiệm vụ nó phải giúp mẹ nó để mà tu hành để cho được giải thoát. Thì cái đó là cái bổn phận của người có hiếu rồi.
Đó thì như vậy là con sẽ thấy là như thế nào? Đó là con bứt ái kiết sử đó con. Cách thức mà con giải quyết như vậy là bứt ái kiết sử. Còn bây giờ mà con con nó có 11-12 tuổi, hay hoặc 15- 16 tuổi, nó còn nhờ con phải nuôi nó cho ăn học, để nên người mà con bỏ đi thì không được, con bứt ngang như vậy là không được đâu.
Hay hoặc là con giao cho một người khác, không được. Trách nhiệm của con làm mẹ con phải nuôi cho tới lớn khôn. Cũng như cha cũng vậy, nuôi cho con mình phải lớn khôn, chứ nói bây giờ: “Có mẹ, có tiền bạc đủ rồi, mẹ mày làm nuôi cũng đủ rồi, tao đi tu thôi chứ tao không có cần. Bây giờ có tao thì tụi bây cũng vậy, mà không tao cũng vậy”, không được. Nghĩa là mình có bổn phận, con mình nó còn nhỏ chứ nó có lớn lao sao? Chắc gì mẹ nó dẫn dắt đứa con này đi đến chốn, đến nơi đâu. Biết đâu chừng mình rời khỏi mẹ nó kiếm ông chồng khác, giờ đây rồi đứa con mình ra sao đây? Mình phải hiểu con!
Cho nên đừng có bứt ngang như vậy được, không có làm cái chuyện đó được, mà phải hết cả hai vợ chồng muốn tu đều là cũng phải thực hiện cái nhiệm vụ trọng trách của mình. Mặc dù bây giờ của cải mình nhiều, nhưng mà con mới 14-15 tuổi là không được bỏ, đó là cái trách nhiệm bổn phận. Tại sao mình biết đào tạo nó ra, ai sinh nó ra, ai đẻ nó ra đây, có phải cha mẹ không? Mà giờ mình lại bỏ ngang, muốn đi giải thoát để rồi con mình bơ vơ vậy?
Cho nên trong cái thời đức Phật chưa có cái đạo Phật, cho nên ông mới bỏ con, bỏ vợ, ông bỏ cha ông đi tu, làm cho những người họ rất đau khổ. Cho nên sau khi ông tu rồi, ông thấy không phải cái điều này,người nào mà xin đi tu là ông cấm chặt.
Nghĩa là chồng cho thì mới được mà chồng không cho không được, mà vợ muốn đi tu thì chồng phải cho mà không cho thì không được, mà chồng muốn đi tu thì vợ phải đồng ý cho chứ không cho không được, mà có con rồi mà con không có muốn cho mẹ đi tu thì mẹ cũng phải chịu thôi. Phải có đạo đức!
(1:03:04) Thì các con biết đó là cách thức bứt ái kiết sử, chứ sự thật ra mình bứt ngang mình vô chùa chưa chắc đã mình bứt được, mình ngồi đây mình mới nhớ con mình. Còn mình làm hết cái bổn phận rồi, mình đi rồi, mình vô trong chùa bắt đầu nó khởi cái lòng yêu thương của mình đối với con mà, nên mình nghĩ: “Bây giờ nó cũng đầy đủ rồi đâu còn gì thiếu đâu, đâu có trách nhiệm”.
Mình có cái trí, cái tư duy của mình, mình luận thì nó hóa giải được cái tâm mình nó yên ổn để mình tu tiếp. Chứ không khéo rồi nó còn nhỏ vầy, mình vô ngồi đó cái bắt đầu, hồi ham tu thì nó quên đi, tới chừng mà vô ngồi yên tịnh rồi đó một tháng, nửa tháng rồi bắt đầu nó nhớ lại, nó mới thấy là trách nhiệm của mẹ bỏ con như vậy không có được!
Đó cho nên vì vậy mà Thầy nói bứt ái kiết sử là mình phải bứt cho đúng cái luật nhân quả, cái đạo đức, thì mình bứt ái kiết sử. Con thấy nó chưa? Phải tập cho vững. Như mấy đứa con con nó lớn hết rồi phải không con?
Phật tử 1: Thưa Thầy thằng lớn 20 tuổi.
Trưởng lão: Như vậy là tốt rồi đó con, kể như là nó cũng nên người, có công ăn việc làm rồi mấy con sẽ bứt đi được, tu được. Mà Thầy tin là mấy con tu là tụi nó sẽ ủng hộ, nếu nó biết nó ủng hộ. Thí dụ bây giờ các con ở đây tu tập, nó thỉnh thoảng nó lên nó thăm mẹ nó, nhưng mà khi mà độc cư thì nó cũng chỉ thăm, cái lòng của nó thăm. Nhưng mà nó đến đây nó hỏi thăm Thầy: “Là mẹ con mạnh giỏi?”, thì Thầy nói: “Mạnh khỏe!”, thì nó an tâm nó về, nó không cần gặp con, nó không cần thấy mặt, để cho mẹ nó yên tu mà.
Còn bây giờ, khi đó thì Thầy nói với con: “Con của con nó mới có lên thăm con nè! Thì nó biết con mạnh khỏe, tụi nó cũng mạnh khỏe, tụi nó làm ăn cũng khá lắm!”. Thì con nghe con mừng phấn khởi, con mình cũng yên ổn, phải không? Rõ ràng là tình nghĩa mẹ con không bao giờ cắt đứt chỗ nào hết, nhưng mà chúng ta lại tu dễ dàng.
Thầy chỉ là một người thông tin thôi, thông tin là cho biết rằng: “Mẹ tụi nó ở đây tu hành được yên ổn, mạnh khỏe không có sao hết, có gì Thầy báo cho mấy con biết”. Thì nó an tâm nó về, nó thấy an ổn lo làm ăn thôi, không có gì hết. Còn con Thầy vô báo là: “Tụi nó lên đây nó cho Thầy biết là tụi nó làm ăn cũng khá, thịnh vượng, không có gì, không có tai nạn gì hết, rất tốt, tụi nó đứa nào cũng mạnh khỏe”. Cho nên con mình nó vậy thì mình mừng quá, mình chỉ còn có chuyên tu thôi, phải không?
Thành ra nó đâu có cái gì mà gọi là nó làm cho con khổ đau đâu. Con nghe được cái tin đó con mừng quá, con lại nỗ lực tu hơn nữa. Cứ như vậy mà sách tấn nhau, mà đường đời với đạo sách tấn nhau để đi đến cái đích cuối cùng của một người chuyên tu, cái chỗ đó.
Cho nên con biết cái hồi mà Thầy ở trên Hòn Sơn, thì cái điều kiện mà Thầy, có cái duy nhất là Thầy nhớ mẹ Thầy thôi, nhưng khi mà Thầy ở gần mẹ Thầy tu rồi, bữa nào bà cũng bưng mâm cơm Thầy không còn nhớ mẹ nữa, cho nên yên tâm mà tu. Con thấy nó đâu còn ai đâu, mình đâu còn thương nhớ ai nữa đâu. Mà bây giờ đã cứ ở gần bên mình rồi mình đâu còn thương. Cho nên mình cứ chuyên tâm mình tu, tu riết được.
Còn ở trên Hòn Sơn một mình thì thanh vắng lắm đó, nhưng mà nó cứ nhớ mẹ. Tại sao? Bởi vì mình không có ai hết, giờ còn có người mẹ. Cha mất rồi, còn có người mẹ làm sao không nhớ? Cái tình thương duy nhất của mình mà! Rồi lại nó còn nhớ: “Không biết cô Út cô có lo cho mẹ mình đầy đủ không? Cô là gái, nghĩa này kia đồ…”. Thì cũng làm cho tâm mình bận rộn, nó cũng thỉnh thoảng nó nổi lên, mình thấy không yên được. Càng ở thấy cái chỗ này sao cái tâm mình nó còn lộn xộn quá: “Không biết ở nhà mình ra sao, mẹ mình ra sao, giờ giặc giã như thế này ra sao đây”? Thầy mới nghĩ: “Thôi giờ mình cứ về đó mình xin mẹ mình nấu cơm cho mình ăn, chắc mình ngồi đó chắc là yên tu”. Mà đúng, yên thật!
Cho nên thí dụ như bây giờ ở nơi con, con không có chỗ để yên tu, con lên đây con tu. Thì con con lên thăm Thầy báo cho con biết, phải không? Rồi bắt đầu Thầy báo cho tụi nó biết con, rồi con biết qua cái trung gian của Thầy đây, làm cho con an tâm, rồi tụi nó cũng an tâm lo làm ăn. Thỉnh thoảng nó về nó thăm, nửa tháng, một tháng nó về thăm. Nó làm cho con sống thấy, mình cũng như mình sống ở trong cái đại gia đình, nó không có cái gì mình bận tâm nữa, do đó mấy con sẽ tu được.
Thầy nói thiệt ra, Thầy còn sống Thầy giúp cho mấy con tu, không bao giờ mấy con tu không tới đâu. Nhưng mà có điều kiện là mấy con cô đơn mấy con chịu không nổi, mấy con tu không nổi thôi, chứ mấy con sẽ tu được.
(1:07:18) Phật tử 1: Dạ thưa Thầy! Con ở đây mấy ngày, con thấy cái chùa mình cũng như có một cái tình thương gì nó kết đoạn từ hồi nào giờ, con thấy con bị nó dắt, mà nó nghĩ rất xa… ?
Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói, Thầy có một cái cơ sở heng, thì vô đó nó không có được. Thầy nói Thầy có, Thầy tổ chức cơ sở nó riêng nó, cái phòng khách nó riêng. Thì cái người mà tiếp khách người ta sẽ liên hệ cho những cái người thân ở trong gia đình biết. Những người thân ở đây tu hành, người ta phải nói, báo cáo cho nó rõ ràng, rồi bắt đầu từ đó về thôi chứ còn khi mà vào đây tu, thì con cái này kia người ta đã nói cho biết trước cái chương trình hết, cái sự tu tập ở đây rồi, do đó nó thông hết rồi.
Còn bây giờ thât sự ra Thầy chưa có thông báo được cái điều này. Cho nên vì vậy tụi nó vào đây nó chờ để gặp con, để nó tâm sự, cũng như là bao cái chuyện gì ở ngoài đời, bao giờ nó cũng có cái chuyện khổ con. Nó chờ để nó trút đi cho mẹ nó chút, cho nó nhẹ xuống chút, mà nó lại ai dè nó đổ cho mẹ nó tu không được.
Đó là như vậy, cho nên Thầy hiểu lắm con. Nhưng mà bây giờ Thầy chưa có làm xong, chứ Thầy nói thật sự Thầy viết cái bộ sách Đạo Đức Làm Người xong rồi Thầy rảnh, Thầy không có viết sách, viết kinh gì nữa, Thầy sẽ đào tạo con người, người nào mà muốn tu, Thầy đào tạo, Thầy làm trung gian, Thầy liên hệ với gia đình. Rồi Thầy báo cáo tình hình, để cho mấy con yên tâm ở trong này mấy con tu, Thầy dẫn dắt tới nơi tới chốn.
Phật tử 1: Con thấy con lên đây là con cũng bị cái chướng ngại đó hết!
Trưởng lão: Đúng đó con, cái nghiệp, nó là cái nghiệp, mà không có cái chỗ mà có thể mà hoàn chỉnh, để mà Thầy dẫn dắt mấy con, để mà hóa giải được cái nghiệp, cái nghiệp là chuyển chứ đâu phải không. Nhưng mà tại mình không biết cách chuyển thôi.
Phật tử 1: Dạ thưa Thầy, kiểu như chuyển từ cái ác sang cái trước đó thì…
Trưởng lão: Thay vì bây giờ con chưa có tu thì cái nghiệp đó nó từ từ nó đến, chứ nó không có vội vàng đâu. Nhưng mà con khép vô tu cái bắt đầu nó đến để nó lôi con ra, cái nghiệp nó kỳ cục lắm con. Mình tu tức là mình giải thoát chứ gì? Nó không có để cho mình yên giải thoát, cái nghiệp bao giờ nó cũng muốn, mà đức Phật gọi là ma vương đó. Nó bao giờ nó cũng muốn lôi mình ra cái ác pháp, chứ nó không để cho mình được yên tu đâu.
Cho nên hồi con chưa có tu thì con thấy nó thỉnh thoảng thì nó cũng đến những cái tai nạn, cái này cái kia, bệnh tật hay cái gì nó cũng khổ. Nhưng mà nó không có như vậy, hễ bước vô mình ráng tu thì bắt đầu nó đổ ra hoài, nó đổ ra tùm lum ở ngoài đó, để rồi bắt đầu nó làm cho mình động đặng cho mình tu không được. Cái đó là cái kêu là, đức Phật nói là ma vương đó, nó đến để làm cho mình, nhưng mà khi đó mình bền chí, nhờ một cái vị thầy người ta trợ giúp cho mình, người ta khuyên lơn, người ta an ủi cho những người ngoài họ vững tâm không có bị động rồi, thì cái người trong nó mới được yên.
Thì cái người trong mà được yên rồi thì tức là mình chuyển đó, mình chuyển, thành ra nó dồn dập những cái nghiệp lực đó để cho nó làm động. Rồi bắt đầu bây giờ nhờ cái sự mà chuyển hóa của vị thầy nó giúp đỡ cho, cái lực của vị thầy giúp đỡ cho gia đình của mình được yên, rồi bắt đầu mình được an ủi, mình được an ổn được, rồi bắt đầu mình tu mình mới ở trong cái thiện pháp thanh thản, an lạc, nó mới chuyển từng cái nhân quả.
Bắt đầu thấy 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 5 tháng sau, gia đình của mình nó không có xảy ra tai nạn, nó không có dồn dập những cái chuyện xấu nữa, mà được tin thì nó tốt hết.
Mới đầu thì mấy con vô, chuyện gia đình của mình đó hồi nào tới giờ yên, sao tôi vô tu cái sao mà nó đổ, con nó chuyện này, chuyện kia nó đủ thứ, nó phát ra nó bệnh đi nằm nhà thương rồi. Trời nghe con mà đi nằm nhà thương là mình rần rần, con thấy chưa? Đó là những cái nhân quả nghiệp.
(1:10:45) Phật tử Anh Vũ: Con thấy cái người mà làm cho người khác tu đó, thật là cái từ bi nó không thể nào tưởng tượng nổi. Ở đây chỉ có mình Thầy với cô Út với mấy cô đó, mà một cái Tu viện lớn như vầy, có bao nhiêu là cái cốc, mà mỗi cái cốc có phòng tắm riêng, xây từng viên gạch, rồi in sách, rồi tiếp khách, rồi nấu cơm, rồi làm những chuyện đó, mà làm sao mà làm nổi. Mấy chuyện đó thật là khủng khiếp.
Trưởng lão: Đúng là cái việc làm cũng dữ lắm. Coi như mà làm lơ mơ thì coi như là làm không xuể. Nhưng mà vậy Thầy càng thấy thương, Thầy viết sách rất nhiều con. Nếu mà trong cái điều kiện người ta tu hành cho tốt thì mà người ta tu hành cho tốt, thì Thầy không có bận cái công việc viết kinh, viết sách này, không có bận cái việc in kinh sách. Cả từ khi mà soạn thảo cho thành cuốn sách, cho đến in thành cuốn sách hoàn toàn chỉ có một mình Thầy thôi.
Còn phụ đánh vi tính thì được có cái bác sĩ Trí, rồi bữa nay thì cái chú kia chú đánh phụ rồi, thành ra nó đỡ cái phần đó, còn cái phần mà trang trí, phần mà kiểm lại cho nó thành cái trang sách, thì hoàn toàn là Thầy tự làm hết.
Phật tử Anh Vũ: Thầy làm hết?
Trưởng lão: Thầy làm nhiều. Rồi tới in cái bìa sách, tới dán cái bìa sách Thầy cũng làm hết. Thầy nhờ mấy chú kia xén, chứ còn Thầy xén thì cái dao nó nặng quá Thầy xén không nổi. Nhờ mấy chú kia nó có sức mạnh nó mới kéo cái cần dao. Coi như ở đây, coi như mình làm ra hoàn thành cuốn sách luôn.
Phật tử Anh Vũ: Con hỏi vấn đề nữa được không Thầy? Coi như con với vợ con thì hay đi cái Thiền viện ở bên Mỹ đó, ở cái chỗ đó là từ xưa đến giờ cũng có mấy chục người. Mấy chục người mà thanh niên khỏe mạnh làm hùng hục, làm suốt liên tục như vậy đó, thì cái sự nghiệp nó mới vững nổi.
Khi mình làm như vậy đó thì không còn gì để tu hành hết trơn. Tới chừng mình làm quen đó, mình nói mình xuống dưới mình ngồi thiền thì coi kỳ lắm. Tại vì mình ngồi thiền trong khi những người khác người ta làm hùng hục đó, thì mình thấy kỳ. Nên cuối cùng là hai vợ chồng lại ngại không có dám xuống nữa. Bởi vì hễ xuống thì phải làm chứ không có tu hành gì nữa.
Trưởng lão: Đúng vậy, mọi người người ta đều làm hết mà riêng mình, mình xuống mình ngồi mình tu không thì nó kỳ. Còn ở đây, con thấy con về đây mọi người người ta tu, Thầy chỉ còn có một số người chút ít thôi, điều động để mà lo cái đời sống ở đây thôi, cái Phật sự ở đây thôi.
Đối việc ở bên ngoài nhà nước, chính quyền thì có cô Út cô lo mọi mặt ở bên ngoài, cơm nước cô lo, chợ búa cô lo hết, rồi thậm chí như về phát hành kinh sách cho người này, người kia thì cô cũng lo hết. Còn Thầy thì chỉ dạy rồi hướng dẫn, rồi viết kinh sách, rồi in ấn.
Phật tử Anh Vũ: Con thấy có trí tuệ dữ lắm mới làm hết được những chuyện như vậy, một cách dễ dàng như vậy.
Trưởng lão: Để giúp cho mọi người khác để tu, nhưng mà Thầy thấy cái…
HẾT BĂNG