THẦY DẠY SAU BỨC TÂM THƯ CUỐI CÙNG - ĐỜI SỐNG TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Ngày giảng: 08/12/2012
Thời lượng: [17:55]
Tên cũ: 20121208-Thầy dạy sau bức tâm thư cuối cùng
https://thuvienchonnhu.net/audios/20121208-thay-day-sau-buc-tam-thu-cuoi-cung-doi-song-tu-tap.mp3
(00:01) Cô Thanh Như: Dạ! Bạch Thầy vừa rồi có cái bức thư - Tâm thư Thầy vừa ra - Rồi một số vị cũng còn lấn cấn về cái vấn đề thiểu dục, tri túc đó bạch Thầy. Cho nên vừa rồi có cái thơ của cô đó hỏi xin được mang dép thêm…
Trưởng lão: Không được con! Theo Thầy thiết nghĩ mình đi tu, mình xả hết thì càng tốt. Đừng có thêm giày dép, đừng có thêm.
Cô Trang: Thơ cô ….Đức gửi cho Thầy.
Dạ! Cô xin Thầy, đó là : “Thân nghiệp của cô nó khác với mọi người. Nên sức khỏe của cô thì cũng khác người ta. Riêng cô, cô nói là cô nhiều thứ bệnh lắm, nên cô xin Thầy có thêm dép; Dép thì cô phải hai đôi. Có nghĩa là cô phải mang đôi dép, cô rất cần đôi dép để mang ở trong thất. Tại vì đi gạch thì cái chân lạnh, gạch lạnh, gạch loại mát chân. Cơ thể cô lại bị dị ứng nên không thể đi chân không. Rồi trời lạnh thì cô phải mang hai đôi vớ, hai đôi vớ một lần. Tức là mỗi một lần mang là hai lớp vớ”. Đó! Ý cô nói là như vậy. Thì những điều kiện cô nghĩ là cô cần thiết thì đại chúng cũng cần giống như cô vậy, xin Thầy suy xét và Thầy dạy sao thì cô cố gắng sẽ vâng lời.
Trưởng lão: Trong con đường tu theo đạo Phật thì bỏ hết càng tốt. Đau bệnh thì ai không khỏi đau bệnh. Đau bệnh mặc đau bệnh, chết bỏ! Sống thì phải tri túc, thiểu dục. Đừng có sống dép, giày này kia nọ rồi người này phân bì, người kia phân bì, rồi kẻ nào cũng phân bì hết. Thì cái Tu viện này trở thành cái chỗ ăn, ở chứ không phải là cái chỗ tu.
Tu phải xả bỏ hết, còn có ba y một bát. May là Thầy thấy cuộc đời này không có đơn giản cho nên Thầy cho hai bộ đồ đó là may lắm rồi, bây giờ còn đòi thêm nữa. Tu được thì tu mà tu không được thì về, chứ đừng có đòi hỏi thêm cái gì, vô đây thì chúng sống sao thì phải sống y như vậy. Chứ đừng có người này đòi được, rồi người kia đòi được, đòi như vậy riết rồi cái Tu viện nó trở thành cái chỗ ở tạp nhạp, nó không có đúng cách người tu.
Cho nên nói cô, bây giờ già yếu rồi thì ở nhà con cái nó nuôi. Chứ không phải vô trong chùa người ta nuôi mình, tội chết! Nói cô vậy đó.
(03:06) Cô Trang: Dạ! Có nhiều người, người ta xin muối để người ta tắm đó Thầy. Người ta không tắm xà bông mà người ta tắm bằng muối. Thì mình có cho muối để họ tắm không?
Trưởng lão: Không! Bởi vì ở đây, từ cái vật dụng như muối ăn hay hoặc là tất cả mọi vật dụng, đều do của đàn na thí chủ. Mình vô đây mình tu hành thì mình dẹp bỏ, sống y như chúng ở trong này. Chứ không có bày thêm muối này kia: “Ờ! tôi ở ngoài đời tôi vậy, bây giờ vô trong này tôi xin thêm một chút, đặng tôi sống mới được, hay hoặc này kia…” thì không được.
Ở ngoài đời mình sống quen thì cứ ở ngoài đời đi. Còn hễ mà bỏ đời mà vô đạo thì phải theo đạo, giống y mọi người theo đạo, chứ không có thể làm khác được. Mình không phải gắt khó, mà làm cho đạo đúng cách của đạo, chứ không phải làm sai được!
Cô Thanh Như: Dạ, Bạch Thầy! Mà có một sư cô, cô là bên Tịnh Độ, giờ cô đi qua bên Tu viện mình tu. Vừa rồi, nói về cái bát thì cô nói là hiện giờ cô đang, bát trong Tu viện của mình là đồng như nhau. Nhưng mà cô nói cô có một cái bát ăn riêng đó bạch Thầy, thì cô có thể ăn được cái bát riêng của cô không?.
Trưởng lão: Nói chung bây giờ vô trong chúng thì nó phải đồng giống nhau. Còn cái bát riêng đó dẹp đi, đừng có xách cái bát đó ra. Hoặc cái bát đó kiểu cách này, kiểu cách khác thì không có được.
Bởi vô đây thì phải sống giống như nhau, chứ đừng có làm sai khác. Ngoài đời mình đi xin, cái bát - mình ở Tịnh xá này hay hoặc Tịnh xá kia, cái bát của mình nó ra làm sao thì ở cái tịnh xá đó người ta chấp nhận thì mình cứ mang bát đó mình đi.
Còn ở đây, mình sống ở trong một cái Tu viện chứ không phải là một cái Tịnh xá. Cho nên, vì vậy nó phải giống như nhau hết không có kẻ vầy, kẻ khác. Bát tất, kẻ thì bát rồng, kẻ thì bát cây, nó lung tung đủ thứ. Như vậy nó không có đồng nhau. Nó phải giống nhau, phải đồng nhau như vậy mới gọi là Tu viện, đã nói vào Tu viện chứ đâu phải vào Tịnh xá.
Nhớ nhắc họ như vậy!
Cô Thanh Như: Dạ Bạch Thầy! Còn một cái nữa là cô có một cái tọa cụ đem theo, cô nói cái tọa cụ này là khi đi thọ giới là giới đàn người ta cấp cho cô, vậy là cái tọa cụ này phải suốt theo bên mình cô. Cho nên là cô không thể rời cái tọa cụ này được.
Trưởng lão: Ở đây nó khác. Cô ở Tịnh xá thì cô không rời tọa cụ. Nhưng mà cô ở đây thì tất cả những cái gì mà ở chỗ khác, cô phải giống theo ở đây, chứ còn giống chỗ khác không được. Cái gì cũng phải bỏ xuống hết.
Ở đây, chúng làm sao thì cô phải giống y như chúng vậy thôi. Chứ để rồi cô, ờ bây giờ ở đó người ta nói tọa cụ này, nọ, kia… Rồi người này hai cái, người kia ba cái thì trong đó không được. Ở đây chúng sao mình vậy. Cái Tu viện này thì nó phải giống nhau, phải có tổ chức.
(06:48) Cô Thanh Như: Dạ. Bạch Thầy! Còn cái vấn đề mấy cô nói giờ là, mấy cô viết thư cũng nói là mấy cô đưa tay kiểu giống như múa vậy đó bạch Thầy, là mấy cô thấy tỉnh thức, mấy cô thấy được, tốt. Trường hợp đó phải làm sao, bạch Thầy?
Trưởng lão: Cái trường hợp đó, cái pháp Thân Hành Niệm nhiều khi chế ra tầm bậy, tầm bạ thành ra múa may, đồng bóng, làm tùm lum. Nó sai pháp của Phật.
Ở trong đó pháp Phật dạy như thế nào thì chúng ta làm y như thế nấy. Chứ đừng có bày đặt thêm để cho nó tỉnh thức; Múa tay, múa chân, đưa lên, xòe xuống làm nó kỳ cục lắm, nó không đúng cách.
Thí dụ như giờ buồn ngủ, thì trong đó nói Thân Hành Niệm thì mình đi kinh hành năm, mười vòng. Chứ ai biểu ngồi đó mà múa. Ngồi đó múa tức là mình chế ra pháp, đặng cho mình tỉnh. Nhưng mà cách thức đó là cách thức lười biếng.
Cô Thanh Như: Dạ. Bạch Thầy! Như có những sư cô ở hệ phái khác, họ cũng đến Tu viện mình tu. Thì sư cô có một cái khăn cột ở trên đầu xỏa, xỏa ra; Rồi còn thêm cái mũ Ni nữa. Như vậy thì cho các sư cô đó sử dụng được hai thứ đó không hay chỉ một cái nón, bạch Thầy?
Trưởng lão: Coi như là chúng ở đây, chúng Ni sống như thế nào, dù sư cô ở đâu mà đến đây cũng phải bỏ xuống hết những cái thứ ở chỗ khác, mà phải giống ở đây.
Cô Thanh Như: Dạ! Giống ở đây thì là một cái nón. Vậy là không có xài cái khăn mà nó xòe, xòe ra đó.
Cô Trang: Giống ở đây thì là một cái nón len.
(08:41) Cô Thanh Như: Bạch Thầy! Bây giờ ghế Tu viện mình cấp cho Tu sinh mỗi người một cái ghế tựa có bốn chân. Thì quý vị lấy giấy hoặc là vải rồi lót, bọc bốn cái chân đó để cho khi dời cái chân ghế đi, nó không có bị kêu, không bị khua. Như vậy thì có được không bạch Thầy?
Trưởng lão: Không! Ở đây “chúng” làm sao, dù là “chúng” ở đây cho cái vật dụng gì thì mọi “chúng” đều để y như vậy mà xài. Chứ không được sửa sang theo ý muốn của mình. Mình đến đây là mình diệt cái ý muốn của mình. Mà mình còn muốn làm cái này, cái kia, cái nọ, thêm thắt. Thì như vậy không đúng tinh thần của Tu viện.
Cô Trang: Thưa Thầy, là khi con ngồi ghế thì bị muỗi nó hay chích. Nên con phải lót cái gì đó để cho khỏi bị muỗi chích. Như vậy thì Thầy có cho lót cái ghế để ngồi không? Cái ghế mủ mà Thầy hay ngồi đó.
Trưởng lão: Không! Nói chung là, Thầy nói ở trong “chúng” mọi người sao thì mình y như vậy. Chứ không có xin thêm, làm thêm. Nó đặc biệt thì nó không được, người vầy, kẻ khác coi nó kỳ lắm!
Ở trong “chúng” mà, ở trong khu Tu viện thì nó phải đồng giống nhau. Chứ đừng có ở một thời gian rồi mình nghĩ cách này, mình nghĩ cách kia; Rồi mình chế ra, từ cái ghế, cái võng, cái này, cái kia, mình xin, mình sử dụng, thì đâu có đồng với nhau. Coi nó kỳ lắm!
Thà là mình về gia đình của mình, mình sống sao cũng được. Chứ mình ở trong Tu viện thì mình phải sống đúng giới luật, cách thức ở trong Tu viện. Chứ không sống theo mình, theo ý muốn của mình được.
(10:38) Cô Thanh Như: Bạch Thầy! Khi mà cái bức tâm thư của Thầy ra hai ngày rồi. Nhưng mà con thấy cũng có một số cô cũng vẫn còn y vậy. Chưa có thay đổi gì được nhiều. Cũng còn lót gạch, kê gạch. Ngồi kê chân thế này, thế nọ. Con định là xin phép Thầy chiều nay với chiều mai, cho con họp mấy cô lại. Để con nói một lần một.
Trưởng lão: Được, cứ họp.
Cô Thanh Như: Dạ. Bạch Thầy! Con cũng định nói với mấy cô là bây giờ bức tâm thư của Thầy ra chủ yếu muốn cho chúng ta là phải buông xả hết; Là phải sống có ý chí, nghị lực; Phải bền chí, phải kiên gan, phải dũng mãnh. Chứ nếu mà bây giờ mấy cô cứ lèng èn, lèng èn hoài thì cái nội quy, cái giới luật nó không đi tới đâu hết. Chủ yếu Thầy là muốn rèn luyện con người mình như vậy đó. Như Thầy nói, quý vị hãy tự xét mình cho kỹ đi, nếu được thì theo, còn không được thì cứ đi về.
Trưởng lão: Phải rồi.
Cô Thanh Như: Dạ! Con định trình bày với quý cô là như vậy, con sẽ kê ra một loạt luôn đó bạch Thầy.
Trưởng lão: Ừ. Đúng rồi.
Cô Thanh Như: Con nghĩ là Thầy có một cục đá, một mà thôi, Thầy nằm nghỉ ở trên đó; Còn bây giờ một cái thất Tu viện cấp cho họ là bao nhiêu đồ đó.
Trưởng lão: Hết rồi, thà là không có người tu, còn hơn là tu cái kiểu này.
Cô Trang: Một cái thất là chứa bao nhiêu.
Cô Thanh Như: Dạ! Là một cái thất là con kê khai ra bao nhiêu đó. Mà mấy cô là còn sanh khởi thêm cái này, cái nọ nữa. Là con thấy quá dư thừa đó.
Trưởng lão: Ừ, nói ai tu nổi thì tu, tu không nổi thì về. Chứ đừng có ở đây mà đồ đạc càng ngày càng chất đống ra nhiều đủ loại, thì không được. Người ta đi tu, người ta bỏ, thậm chí như thân của người ta, người ta còn bỏ. Còn mấy người tu riết rồi dung cái thân lên.
(12:25) Cô Thanh Như: Bạch Thầy! Bây giờ có một số cô lớn tuổi, có những người đau ốm, bệnh hoạn, họ nói là: “ham tu quá. Bây giờ tôi muốn vô đây tu”. Nhưng mà nếu theo như vầy, giống như cô hồi nãy, cũng xin thêm cái này, xin thêm cái kia, như là “tôi bệnh, tôi già, tôi yếu”. Bạch Thầy! như vậy, trường hợp đó thì con phải nói làm sao bạch Thầy?
Trưởng lão: Con nói: “Bây giờ ở Tu viện là tu. Thì cái người có sức khỏe thì đến đây tu. Còn cái người bệnh đau thì cứ về gia đình, hồi nào mình ở. Mình đau, mình bệnh mình vô trong chùa, mình vô chỗ tu, mình làm cực khổ người ta ở trong đó. Mà rồi mất cái nội quy, cái giới luật của người ta ở trong đó. Cho nên là không chấp nhận mấy cái người đó. Mấy cô cứ về, chứ còn ở đây không có nuôi bệnh”.
Con về cứ làm thẳng, cho đúng y. Thà là Tu viện mình được một người, tốt một người; Mà hai người, tốt hai người. Chứ đừng có để mà đông quá mà nó không ra cái gì hết.
Hôm nay người này xin cái này, mai người kia đòi cái khác, như vậy nó không tốt. Tu không ra tu, đời không ra đời, mà đạo không ra đạo. Cứ nói thẳng luôn. Thầy cho phép nói thẳng.
(13:52) Cô Trang: Thưa Thầy! Những người mà họ còn yếu quá, họ thưa hỏi những cái vấn đề mà ngoài vấn đề tu. Cứ hỏi về vấn đề giới luật, rồi vấn đề làm cỏ có bị nhân quả hay không? Họ hỏi những cái vấn đề như vậy thì con nghĩ cái trình độ đó mà đi qua chuyên tu thì chắc không được. Cho nên đưa về khu tiếp nhận trở lại.
Trưởng lão: Không được!
Vô cái nơi mà tiếp nhận đầu tiên đó, để người ta xét, được thì người ta cho vô, mà không được thì mình từ chỗ đó mình đi về.
Cô Trang: Chớ như con thấy, thưa hỏi - thì có những người thưa hỏi - cái trình độ còn yếu, ngay cả cái tri kiến cũng không có thì làm sao mà vô chuyên tu để xả tâm được. Nên phải đưa ra cái khu tiếp nhận để bồi dưỡng cho họ.
Trưởng lão: Ừ, có vậy thôi. Chứ họ không biết gì hết, vô chuyên tu, tu cái gì? Đâu, nói đâu phải dễ! Tu làm Phật đâu phải dễ. Cho nên đụng đâu mà tu đó, đâu có được.
(14:50) Cô Thanh như: Dạ. Bạch Thầy! Còn vấn đề mà cho chó, mèo, kiến ăn. Một số cô cũng vẫn còn cái đi cho ăn đó nữa bạch Thầy, thì cái trường hợp đó…
Trưởng lão: Trong cái vấn đề đó, không phải lấy của đàn na mà cho. Mình ở gia đình mình muốn cho bao nhiêu thì mình cho.
Còn ở đây, ở đây người ta bố thí cho mình ăn, mình sống, mình tu. Mà mình không lo tu, mà mình lấy của ở chùa, mình cho chó, cho mèo đồ ăn. Thì mình tạo thêm tội, chứ mình tu hành cái gì? Cấm! Ai làm cái này, đi về nhà đó, mặc sức mà cho chó, cho mèo ăn. Ở nhà ai không nuôi chó, nuôi mèo. Giờ vô đây cũng nuôi chó, nuôi mèo nữa sao?
Cô Thanh Như: Dạ, Bạch Thầy! Tại mấy cô nói là ngày xưa Thầy nói: “trước khi ăn, mình chừa ra một ít cơm để cho chúng sanh ăn, để cho có tâm từ”. Cho nên bây giờ cũng có cô trước khi ăn lấy một miếng ra, lấy ra trước một miếng cơm, một miếng đồ ăn rồi để sau đó thì đem đi cho. Và Các cô cũng nói là tại vì Thầy có nói: “mình lấy cái gì của mình, ví dụ mình ăn ba chén, thì mình bới cho đủ ba chén đi, mình lấy trong phần ăn ba chén của mình, mình cho”. Thì họ cũng nói, lấy đó là lấy trong phần ăn chứ họ không có lấy dư, lấy thêm.
Trưởng lão: Nhưng mà trong cái phần ăn đó là do Tu viện cung cấp. Họ không có quyền lấy cái đó mà cho chó, mèo ăn. Trong Tu viện, người ta cung cấp cho mình ăn, mình tu. Còn chó, mèo biết tu không? Mấy người làm như vậy sai. Mấy người bố thí như vậy tạo thêm tội lỗi cho mình.
Cô Thanh Như: Người ta sẽ dẫn giải là ngày xưa chính Thầy cũng có dạy như vậy.
Cô Trang: Ngày xưa Thầy dạy là cho kiến. Giống như là còn ít cho mấy con kiến thôi. Còn chó thì người ta nuôi, thì nó về nhà người ta ăn. Còn bây giờ mình cho nên mình mới kéo chó người ta về chỗ mình. Kéo mèo của người ta về chỗ mình. Chứ mình…
Cô Thanh Như: Không! Là tại vì mình nói là “mấy cô lấy dư, dư cơm, thay vì mấy cô ăn ba chén, cô lấy ba chén rưỡi”; Mấy cô mới nói là: “quý vị nói là không có lấy dư” nên các cô chỉ lấy trong phần ăn của họ thôi. Chứ họ không có lấy dư ra.
Trưởng lão: Trong phần ăn của họ cũng do Tu viện, chứ họ có làm được. Họ đến đây, họ ở đây, họ lấy trong Tu viện - mặc dù là cái phần ăn đó - nhưng mà của Tu viện chứ đâu phải của họ. Họ có làm ra được sao họ bố thí?
Cho nên bố thí cũng phải đúng cách chứ.
(17:15) Cô Thanh Như: Dạ! Nếu vậy thì bạch Thầy. Bây giờ thì cái vấn đề mà cho kiến. Nhất là kiến rồi chó, mèo nữa là bạch Thầy thì?
Trưởng lão: Không. Không có cho.
Cô Trang: Hồi xưa Thầy có dạy. Nhưng mà bây giờ mấy cô hiểu sai, nên càng ngày càng sai nữa. Nên bây giờ Thầy sửa lại, là Thầy không cho nữa.
Trưởng lão: Ừ.
Cô Thanh Như: Vậy bây giờ nói với mấy cô là tuyệt đối không cho chó, mèo, kiến gì hết.
Trưởng lão: Không. Không có chó, mèo gì hết.
Cô Trang: Tại cho nó bỏ phí, mấy cô mang tội thêm.
Trưởng lão: Mấy cô không có làm ra của ăn. Mà lấy còn cho chó, cho mèo nữa. Thì cái chuyện đó mấy người, mấy cô làm tội thêm đó.
Cô Thanh Như: Dạ, vậy bạch Thầy! Con xin cám ơn Thầy đã cho con những lời dạy đó.
Trưởng lão: Ừ, thôi con về đi.
HẾT BĂNG