20120520 - THẦY DẠY TU SINH NAM - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIỮ TÂM THANH TỊNH

20120520 - THẦY DẠY TU SINH NAM - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIỮ TÂM THANH TỊNH

THẦY DẠY TU SINH NAM - TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIỮ TÂM THANH TỊNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 20/5/2012

Thời lượng: [1:23:53]

1- TÂM THANH TỊNH

Trưởng lão: Hoàn toàn cho đến khi nào mà mấy con thấy mấy con đủ khả năng Thần Túc thì lúc đó mấy con mới thấy tâm mấy con chưa thanh tịnh chút nào hết, muốn có Thần Túc, Thần thông làm sao có được? Các con, trước tiên các con muốn có đủ cái lực, năng lực của Tứ Thần Túc thì ít ra thì mấy con cũng đang thanh tịnh chứ! Mà tâm thanh tịnh có được là mấy con bắt đầu tu tập, mà giữ được tâm thanh tịnh thì cái gì mấy con, khó lắm. Con người ta mang bản thân cũng một kiểu giống như mọi người, thế mà tu theo đường Phật lại phi thường một cách kỳ lạ. Nhưng chúng ta tu hành, chúng ta không cầu phi thường, mà chúng ta cầu Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự.

(01:19) Cho nên Thầy cô đọng lại cái chân lý đạo Phật có mấy chữ: Tâm Bất Động, tức cảnh nào nó cũng không động; Thanh Thản, nó luôn luôn nó thanh thản, nó an ổn, nó không bị động.

Vậy mà chúng ta giải thoát, chúng ta biết rất rõ là chúng ta giải thoát. Từ đó mấy con xem cái trí tuệ của mình, hồi nào trí tuệ của mình không thể biết ngày mai là xảy ra chuyện gì, nhưng mà sao hôm nay mình ngồi đây mình biết ngày mai sẽ có một chuyện xảy ra ở đây như thế nào. Mình biết ngay trên ở bản thân của mình nữa chứ không phải là biết người khác. Đó thì mấy con thấy con người ta có đủ khả năng của nó như vậy ấy, mà chúng ta không đủ thanh tịnh thì nó không bao giờ nó có. Mà giữ thanh tịnh như thế nào đúng, như thế nào sai? Giữ thanh tịnh mà làm cho nó ức chế nó, như Thiền Đông Độ, làm cho cái trí tuệ nó không phát triển, thì như vậy nó đâu phát triển được. Do đó ta chỉ biết mà bị gò bó, bị cột trói thành ra nó không phát triển được gì cả hết. Cho nên tu sai thì nó dẫn mình sai, vì vậy mà hầu hết chúng ta chịu ảnh hưởng Thiền Đông Độ, tự ông cha chúng ta tu hành theo Phật giáo đều chịu ảnh hưởng của Thiền Đông Độ rất nặng.

(03:13) Cho nên chúng ta hãy dẹp bỏ những cái tu sai này, để rồi chúng ta ngồi lại chơi. Nhưng trí tuệ chúng ta, trong đầu chúng ta khởi một niệm, chúng ta triển khai cái niệm đó thiện hay ác; niệm đó làm khổ mình, khổ người; hay niệm đó đem lại sự an vui cho mình, cho người; mà mỗi lần mà có những cái tâm, có những cái niệm khởi lên mà mình đều triển khai như vậy thì cái trí tuệ của quý thầy, của chúng con, Thầy nói nó rộng lớn vô cùng và sáng suốt vô cùng. Có phải lợi ích không? Còn mỗi lần có khởi niệm cứ dẹp, cứ dẹp không cho niệm nữa thì đó là sai, không đúng với đạo Phật.

Hôm nay Thầy khuyên mấy con tu cho đúng cách, để không phí uổng một đời người đi theo đạo Phật, bỏ hết cuộc đời tu mà được những gì? Hai chữ "Gò bó" Thân tâm của mình, cuối cùng mình chẳng có được sự giải thoát gì cả, trí tuệ thì không triển khai được, mù mờ, chuyện ngày mai không biết thì đó là mù mờ, mình không rõ; còn ngày mai chưa xảy ra mà người ta đã biết, ngày mai sẽ đến chúng ta những gì. Các con cứ tu thử, khi nào Tâm các con thanh tịnh, lúc bấy giờ tâm thanh tịnh đó các con khởi nghĩ ngày mai, thì các con sẽ hiểu biết ngày mai nó sẽ xảy đến cho các con những gì, và những người xung quanh các con sẽ gặp chướng ngại gì? Nó đều biết rất rõ!

(5:05) Còn bây giờ con chưa thanh tịnh thì các con khởi niệm ngày mai, các con không biết gì cả! Thì tu mãi! Chỉ gò bó, ức chế ý thức của chúng ta mà thôi, chẳng có lợi ích gì hết mấy con. Cho nên sáng nghe đạo, chiều chứng đạo. Đạo Phật quá đơn giản!

Cái chúng ta hiểu biết, mà người biết là người bỏ xuống hết, đời là vô thường có gì đâu mà còn ham, bỏ xuống hết thì thanh tịnh, mà thanh tịnh thì ngày mai xảy ra, chưa đến, nhưng mà ngày mai xảy ra điều gì chúng ta biết cả. Có như vậy chúng ta mới thấy cái kết quả của sự tu của chúng ta. Nó không phải chúng ta rèn luyện Thần thông mà tại tâm thanh tịnh của chúng ta, mấy con! Tại tâm thanh tịnh của chúng ta biết buông bỏ. Bỏ xuống hết, đời có gì đâu nữa, hết, không còn có gì hết.

May mắn thật, mình sinh ra đời gặp được Phật pháp, đó là cái may rất lớn cho chúng ta, biết được con đường đi để cứu mình thoát ra sinh tử luân hồi không còn luân hồi, không còn sinh tử nữa. Chỉ có bấy nhiêu đó mà chúng ta đã thành công trong cái sự nghiệp giải thoát của người tu theo đạo Phật. Nó quá đơn giản mấy con! Chúng ta đừng có ngồi đó mà gò bó, ức chế ý thức của chúng ta, mà chúng ta triển khai ngay cái trí tuệ đó, cái ý thức cho thêm sự hiểu biết đó, để cho sự hiểu biết đó càng ngày càng rộng lên. Bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ chứ không phải đạo gò bó, đạo làm mất cái ý thức của chúng ta, cho nên trí tuệ chúng ta càng triển khai rộng lớn, càng hiểu biết bao nhiêu thì chúng ta đi vào chỗ chứng đạo bấy nhiêu.

Cho nên mấy con phải cố gắng, cố gắng để tu khéo, rồi đây Thầy mà có ra đi thì mấy con chơi vơi, không biết ai mà nương tựa để tu tập. Không lẽ mà Thầy sống hoài sao? Thầy cũng phải có ngày ra đi! Nhưng hôm nay Thầy dạy mấy con, mấy con tu đạt được những kết quả phúc lành Thầy để lại, sự sống của Phật giáo gom lại được, gom lại được, thì chính mấy con là người sống truyền nối tiếp mạng mạch của Phật giáo, để cho con người còn có người đi đến chỗ thoát khổ.

(08:23) Hôm nay mấy con có người nào thưa hỏi Thầy điều gì nữa không? Có người nào tu thấy mình sai thì phải cố gắng nghe lời Thầy sửa. Nếu mà chưa biết cách sửa, bởi vì nói sửa chứ sự thật ra khi chúng ta đã thành cái thói quen, sửa không được, nó sẽ ngồi lại rồi cái tâm, cái ý thức của chúng ta nó sẽ gom lại, cái gì sửa nó cũng không chịu ra, mà nó cứ hễ mình ngồi khoanh chân lại, hoặc ngồi lại thì bắt đầu nó gom vô, đó là cái khó mấy con. Nếu trường hợp mà gặp khó khăn đó thì mấy con xin gặp riêng Thầy để Thầy dạy cách thức cho các con phá, về mà tập tu cho được, nếu không khéo để rồi mấy con tu riết rồi chẳng ra gì hết, rất uổng, rất uổng phí đi.

Mấy con có thưa Thầy gì nữa không con? Ráng cố gắng nhớ lại sự tu tập của mình, những gì mà tu đúng thì thôi, những gì mà tu sai cần phải thưa hỏi rất kỹ, bởi vì cả một đời người các con bỏ hết, bây giờ đến đây chỉ còn quyết tâm tu mà thôi. Nếu một mai mà tu chẳng ra gì thì phí hết cả một đời người, quá uổng! Cho nên vì vậy, xét lại những ngày mình tu tập, những phương pháp mình ngồi thiền tập tu như thế nào đúng, như thế nào sai? Rồi xin gặp Thầy, Thầy chịu khó để rồi gặp lại các con, các con sẽ trình lại cách thức nhiếp tâm, cách thức ngồi thiền như thế nào đúng, như thế nào sai. Trực tiếp các con ngồi như trước mắt Thầy để Thầy quan sát từng hơi thở ra, hơi thở vô của mấy con, rồi Thầy giúp đỡ cho mấy con vượt qua những cái khó khăn trong cuộc đời tu hành của mình.

Mấy con có hỏi Thầy gì không? Theo Thầy thấy nếu không phải bây giờ, mà các con có thể về thất rồi suy tư chín chắn, rồi thưa hỏi lại cho chín chắn để cho mình tu học cho nó đúng cách, mấy con!

Trưởng lão: Con hỏi đi!

PHÁ VÔ KÝ, HÔN TRẦM

(11:29) Tu sinh: Kính bạch Thầy! Con tu tập thời gian qua thì con thấy phần này, thưa Thầy! Nói chuyện về vô ký đó, là hồi gần đây con ngồi tu tập nó dễ rơi vô cái vô ký đó Thầy. Thì dù con có cố gắng nhiều đi con cũng không thể vượt qua được. Thì kính xin Thầy giúp đỡ cho con pháp hành.

Trưởng lão: Được con, cái đó không khó! Bây giờ con về con tập, mình tập tu chứ chưa phải là con áp dụng vào đời sống tu hành của con, mà đây tập cái phương pháp, mình phải tập cho nhuần nhuyễn rồi mình mới áp dụng cho đời tu của mình.

Vậy thì con sẽ tập pháp Thân Hành Niệm, con sẽ tập pháp Thân Hành Niệm. Pháp Thân Hành Niệm đó thì: con đi con biết con đi; con đứng con biết con đứng, có vậy thôi. Rồi con tập nó có giờ có khắc, chứ không phải là mình ráng mình đi, mình thức suốt đêm, không phải vậy đâu. Thí dụ như một đêm vậy đó, con chọn lấy hai tiếng, đầu hôm con tu một tiếng, rồi nửa đêm con thức dậy đó, con tập một tiếng thành ra một đêm con tu hai tiếng mà thôi. Rồi trong hai tiếng đó qua kinh nghiệm mà tập pháp Thân Hành Niệm như vậy đó, thì con sẽ trình bày lại cho Thầy, coi thử coi con tập đúng hay là sai. Nếu mà thấy đúng đó, Thầy nói: "Được rồi, con tập như vậy là rất đúng, con nên tiến tới tập thêm, tăng lên nữa đi". Thí dụ bây giờ một tiếng thì con tăng lên một tiếng rưỡi, tùy theo cái khả năng cái sức khỏe của con thì cho nó tăng lên. Mà tăng lên như vậy thì thường thường là khi mà cho con tu tập như vậy đó Thầy phải theo dõi, theo dõi từng cái hành động tu tập của con, coi cách thức đi như vậy con đi đúng hay sai. Chứ không khéo đi sai nó cũng là chậm lại pháp mấy con.

2- ĐUỔI BỆNH ĐỂ TU HỌC

(13:39) Tu Sinh: Thưa Thầy! Con có cái bệnh kinh niên đường ruột tức là nó vô, nó đầy hơi nó khó tiêu. Dường như cả buổi chiều con phải đi lại để cho nó thông cái ruột xuống. Con không ngồi được, có khi con đi cho đến bảy, tám tiếng đồng hồ. Đi tới thời điểm buổi tối thì nó mới nhẹ được, lúc đó mới ngồi được. Thì lâu nay con cứ phải đi mượn cái ở bên ngoài con đi, ra ngoài nhiều để cho nó nhẹ cái thân mình rồi. Khi mà nó nhẹ thân, thì lúc đó đã hết giờ, không thể.. Vô ngồi thì không còn bao nhiêu phút, thì hổm rày con nghe Thầy chỉ dạy cho con quyết vô thất ở được mọi cái đều chấp nhận hết con tu thì con dùng pháp con tác ý thì có chuyển được, con thấy chuyển rất được thay vì hồi trước con đi buổi tối, cả buổi tối mà nay con có thể đi đến buổi chiều hoặc là xen kẽ con ngồi, con đi có đúng hướng dẫn không? Nhưng mà còn lúc con ngồi tác ý thì cái buổi chiều là nó nhẹ đi không như ngày trước nữa. Thì con có thể khỏi được, nhưng mà nó chưa dứt hẳn được thì nó cản trở cho con trong cái vấn đề tu hành, mà nó bị cái chướng ngại về đó, thì con thấy cái dụng tâm đoạn trừ cái tham, sân, si đó, con có được bao nhiêu đó thôi. Kính Thầy! Dạ! Con xin Thầy chỉ dạy cho con thêm

(15:56) Trưởng lão: Bây giờ con đang tập pháp Thân Hành Niệm, tập đi, mình biết đi, tập nửa tiếng hoặc một tiếng thôi, đừng tập nữa, xong. Con tập cái pháp Thân Hành Niệm, sau đó rồi mới áp dụng vào thực tế thân của mình! Mà khi áp dụng vào thân của mình thì con phải tác ý như thế này: "Thọ là vô thường, tất cả bệnh đau nào trên thân này đều phải đi đi. Đây là pháp Thân Hành Niệm, pháp tao đuổi bệnh". Con tác ý đến cái bệnh, ý thức con nó đủ sức để làm cho thân con mạnh khỏe không còn nhiều bệnh nữa, biết không. Con nhớ cái câu đó chứ? Về áp dụng ngay liền vào trong cái sự tu tập của mình để đuổi bệnh trước cái đã. Thân có bệnh làm sao tu được mấy con, phải mạnh khỏe mới tu được. Mà mình đuổi bệnh đi rồi thì bắt đầu mình tu, thấy nó khỏe mà an vui trong cái sự tu tập của mình.

Có gì thì mấy con thưa hỏi, còn không có thì thôi. Về thực tập, sau này nó có cái gì mà mấy con thấy, mình thấy nghi ngờ thì đến xin gặp Thầy. Một người cũng được chứ không phải là cần phải gặp Thầy đông như vậy đâu. Thầy trực tiếp dạy cho từng người những cái phương pháp để cho mấy con tu có kết quả nhanh chóng. Chứ còn tập trung mà đông như thế này thì người hỏi thế này, người hỏi thế khác nó cũng làm loãng cái trí của mình đi. Cho nên vì vậy hay là họp lại để rồi sau này mấy con thấy mình tu tập có cái gì, gặp khó khăn gì không, thì mấy con cứ đến xin gặp Thầy để Thầy chỉ dạy cho những cách thức để phá, hoặc là cách thức để mà vượt qua những cái cơn bệnh trên thân. Thì Thầy sẽ dạy, không có cái gì nó khó mấy con.

3- PHÁ HÔN TRẦM, THÙY MIÊN

(18:53) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Xin Thầy giảng thêm cho chúng con biết về cái trạng thái mà mình bị lờ mờ khi mình đi tu tập. Ví dụ như buổi sáng con đi xung quanh thất, xong rồi con ngồi lại. Thì con mới ngồi xuống được một chút thì nó bị lờ mờ, bị chìm đi. Mà thường thì cái đầu giờ thời khóa tu tập thì con hay bị như vậy. Kính xin Thầy giảng thêm cho chúng con hiểu rõ thêm về cái trạng thái đó.

Trưởng lão: Nó lờ mờ đó, tức là cái trạng thái nó bị buồn ngủ, bị hôn trầm, thùy miên đó con nên nó bị lờ mờ, nó không rõ. Còn nó rõ thì coi như mình tỉnh, thức tỉnh. Còn nó không rõ tức là nó bị mờ mịt trong cái trạng thái hôn trầm, thùy miên là nó buồn ngủ rồi. Cho nên khi mà như vậy đó thì con cần phải tác ý bằng cái tiếng, âm thanh của mình đó, mình phải gằn lại ở trong cổ mình. Những âm thanh cho nó to ở trong cổ mình chứ không phải là mình la cho lớn để ở ngoài mà động chúng thì không được. Nhưng mình gằn ở trong cổ của mình mấy tiếng, làm động tiếng vậy để cho nó thật tỉnh. Mà khi nó tỉnh rồi thì thôi. Phải nỗ lực tu tập như vậy mới đúng pháp con. Phá cho được chứ không khéo cứ để lờ mờ, lờ mờ hoài thì nó không hết đâu. Nó không hết. Phải nỗ lực thực sự tu, phải phá cho được những cái tật mà hôn trầm, thùy miên. Nó cũng như là một cái thói quen của mình, nó lâu đời rồi chứ không phải là mới đây đâu. Gan dạ mạnh mẽ con, phải phá cho được, nhất định là mình phải làm chủ, không có để mày dẫn dắt cái kiểu này được. Chứ nó dẫn dắt con thì bắt đầu nó lờ mờ, lờ mờ, lờ mờ. Không được!

4- KHI NÀO NÊN BUÔNG BỎ PHÁP TRỢ ĐẠO

(20:50) Tu sinh: Xin cho con hỏi là khi nào mình có thể nhận biết được buông bỏ cái pháp trợ đạo?

Trưởng lão: Con nói con muốn bỏ cái pháp nào con?

Tu sinh: Tức là ví dụ bây giờ bình thường thì con muốn tu tập này để tập cái sức tỉnh thức tự nhiên và con áp dụng đi kinh hành và có cả Thân Hành Niệm, thì những cái pháp đấy là pháp trợ đạo. Con muốn hỏi là đến khi nào mình biết được là mình có thể buông bỏ được các cái pháp trợ đạo này?

Trưởng lão: Khi nào mình thấy mình tỉnh, không còn buồn ngủ, bị si mê nữa thì mình bỏ pháp được rồi. Mình tỉnh, thật tỉnh rõ ràng. Mình thấy rõ là mình đang tỉnh, không còn si mê, không còn lờ mờ nữa thì lúc bấy giờ mình bỏ pháp được rồi.

Tu sinh: Thưa Thầy! Lúc nào trong các thời khóa của tất cả các giờ đó?

Trưởng lão: Của tất cả các giờ. Từ đó mình sẽ sắp xếp cái thời khóa của mình lại cho nó đúng giờ khắc để cho mình tu theo giờ khắc. Còn bây giờ đó chính những cái lúc mà như vậy thì con cần phải ôm pháp phá cho thật sạch; nghĩa là pháp cho đến khi mà mình đang bị nó, thì mình phải phá cho thật sạch chứ không thể nào mà mình dung thứ nó được, hoặc là để mình nuôi dưỡng nó trong thân mình được, mà phải phá cho nó rất tỉnh, con người mình rất tỉnh rồi mình mới thôi. Thì mình phải dùng pháp Thân Hành Niệm mình tu tập để phá cho nó thật sạch. Thì nó mới được con!

Tu sinh: Là lúc ấy mình phải đi, phải nhiệt tâm mình, mình tu tập cho nó thật tỉnh.

Trưởng lão: Đúng vậy! Con phải nhiệt tâm lắm. Mình phải phá như vậy, chứ còn đi mà không nhiệt tâm thì nó lờ mờ, lờ mờ, nó không có rõ.

Rồi thì, con còn hỏi gì không con? Con cứ hỏi đi, cứ ngồi hỏi đi con!

1.5. DIỆT NIỆM

(23:28) Phật tử: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính bạch Thầy! Bây giờ con đang có một cái niệm như thế này, xin Thầy giảng cho con rõ. Con đang có một cái niệm, con đang suy tư, con đang không biết là nó, nó sẽ dẫn con đến cái đích của nó là cái gì? Chiều đến thì con có cần phải triển khai hay là con tu luôn?

Trưởng lão: Thế bây giờ con biết được cái đích của nó rồi, cái đích của cái niệm đó, con khỏi cần triển khai, khỏi cần quán. Như vậy tác ý một cái câu con diệt luôn.

Tu sinh: Dạ vâng. Thưa Thầy, từ đó con: “tao biết mày đến đâu rồi”, thế con nói không, không triển khai nữa ạ?

Trưởng lão: Ừ, không cần tại mình nhắm cái đích đó rồi thì đủ suy nghĩ. Còn mình chưa rõ thì mình phải quán để nắm cho rõ rồi mới đuổi.

Tu sinh: Con cảm ơn Thầy!

(24:32) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Thì con bảo là: Thì con đang …​ (. . .) con trình bày sự tu tập, có gì sai Thầy chỉ cho con!

Con bay giờ ngồi tập đuổi …​ thường thường con đi Thân Hành Niệm con không có ni …​ (tu sinh trình bày sự tu tập của mình)

  1. bây giờ con lại huân tập thêm những cái ham muốn ví dụ như nó câu hữu với nhau.. bây giờ con bảo là mình có thể ra, mình vừa làm cái này, đối xử với cái này cái kia cái nọ, tức là cái ham muốn nó rất rõ. Cái này thì con biết nên con cũng tác ý Tâm Bất Động . Hiện tại con thấy sự tu tập của con là, nói chung là …​ con tác ý luôn với lại con đi kinh hành thì ví dụ cái thời khắc là mỗi thời thì con không có, tức là ví dụ mỗi thời ba tiếng buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, buổi khuya; trừ cái buổi khuya thì con có dùng pháp Thân Hành Niệm thôi, còn con đi kinh hành thì con xen kẻ, con coi có thể con ngồi một tiếng, con cũng không canh thời gian đâu nhưng mà khoảng khoảng một tiếng thì con đi tầm mười, mười lăm phút sau đó con ngồi lại trong tầm bốn mươi lăm phút hoặc ba mươi phút, rồi con cứ xen kẽ sự đi với sự ngồi tác ý thì nó không có cái là, do mình giống như con đổi để cho nó thay đổi hoặc là có thể nó cũng có những cái mỏi mỏi trong nó trong khi con ngồi tác ý đó . Nhưng như con thấy phần lớn con chỉ ngồi tác ý nhưng nếu như con không có nhiệt tâm được thì các cái niệm khởi lúc thì nó phóng lúc thì nó nhiều. Như vậy con thưa Thầy sự tu tập của con như vậy, con bây giờ chỉ nói tâm con bất động thôi. Con thưa vậy, có gì thì Thầy chỉnh cho con.

(30:09) Trưởng lão: Con cứ dùng cái câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Mỗi lần nó có khởi cái niệm nào đó, cũng vậy con cứ dùng câu đó mà đuổi nó đi, dẹp nó qua bên đi, thì lần lượt nó sẽ hết, nó tự rơi rụng hết, nó không còn có tới nữa. Trước kia tâm con thanh thản, con cứ dùng câu: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", khi cái niệm nó khởi ra thì con, cứ bất cứ cái niệm nào cũng vậy thì con chỉ dùng câu đó mà con đuổi mà thôi, thì nó sẽ giúp cái tâm con sẽ thanh tịnh, tới một ngày nào đó nó rất là thanh tịnh.

Tu sinh: Dạ, thưa Thầy, có thể là cái niệm đó thì là nó rất nhiều, có những niệm thì nó cũng tới lui , cũng tương đối lâu đó Thầy, có khi cả tháng trời đó. Thí dụ như tháng trước nó tới thì sau đó mình cũng đuổi, thì sau đó không để ý, thì sau đó nó cũng lại tới. Thì tới, cứ tới thì con đuổi thôi. Nói chung thì con đuổi thì con không còn để ý nó có tới nữa hay không, mà con cứ có thì con đuổi thôi, thì là như vậy đó. Dạ, kính bạch Thầy ạ!

(31:19) Trưởng lão: Tức là có đuổi không có thì thôi. Chỉ dùng một câu thôi, con sẽ đuổi nó, bởi vì con coi như là nó không có ở trong thân con mà hễ nó có, con đuổi ngay liền. Vì câu đó nó sẽ làm rơi rớt nó đi, không còn dính mắc nó nữa. Cho nên con sử dụng một câu một để đuổi hết tất cả các khẩu hành. Có vậy thôi để cho tâm con thanh tịnh.

Tu sinh: Dạ, thưa Thầy cho con hỏi thêm nữa. Nếu như hiện tại thì trong cái thời sáng, là cái thời buổi sáng với cái thời buổi chiều thì nói chung là con có nằm lại một chút, thì là buổi chiều thì con nằm lại thì con không phải nằm ngủ đâu, hầu như là không có ngủ đâu, hoặc là con lấy ví dụ như là mình tu cả ở buổi chiều xong rồi thì mình thường thường từ năm giờ đến bảy giờ đó thì con tắm rửa xong thì con nằm nghỉ. Bởi vì con thấy cứ đi đi lại lại như vậy thì cũng thấy nó cũng mỏi chân, mà mình cũng thấy nó cũng hơi phí sức, thì con nằm lại thì con không thấy nó buồn ngủ gì hết, thì có những lúc nó cũng chợp mắt cũng tầm mươi, mười năm phút. Như vậy thì nó có, hoặc là buổi sáng, như là buổi sáng sau khi mình quét sân thì tầm khoảng sáu rưỡi, thì trước giờ tu con có nằm xuống chút xíu cho nó đỡ mỏi nhức, có lúc nó chợp mắt tầm năm, mười phút cũng có, nhưng phần lớn không có ngủ được đâu. Như vậy con có bị như kiểu cái dục nó trưởng dưỡng lại không. Với lại cái thời buổi trưa con ngủ lại tầm một tiếng rưỡi, từ mười hai giờ đến một rưỡi. Thì thưa Thầy thời khóa con đặt để như vậy có được không?

(33:00) Trưởng lão: Được, không sao con, bởi vì …​. của mình…​ Được, tốt không có gì đâu con.

Tu sinh: Như vậy là trong thời tu mà cố gắng giữ vững là được?

Trưởng lão: Ừ, có vậy thôi! Đúng rồi!

Tu sinh: Con xin cảm ơn Thầy!

Trưởng lão: Rồi, mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không mấy con? Con hỏi Thầy gì không con?

5- KHI NÀO PHẢI DIỆT NIỆM, KHI NÀO PHẢI TRIỂN KHAI TRI KIẾN?

(33:35) Tu sinh: Dạ, Thầy chỉ thêm diệt niệm…​(. . .).

Trưởng lão: Bởi vì, như hồi nãy Thầy nói: "Đạo Phật là đạo trí tuệ”, mấy con. Đừng có diệt nó, mà tại sao ở đây có người Thầy lại bảo “phải diệt” bởi vì người đó quá nhiều, cho nên mình phải diệt nó để rồi nó còn sau đó.

Đến cái giai đoạn thứ hai, thì mình triển khai nó, tức là cái trí tuệ của mình nó rộng ra, nó mở rộng ra. Còn cái giai đoạn này mình cần phải diệt bởi vì niệm tào lao, niệm đủ thứ niệm, mình phải diệt nó mới được. Đó thì trong cái đường tu tập, mình phải khéo léo, phải thiện xảo. Ví dụ như mấy con lúc này sao mà niệm dữ vậy? Thì mấy con cần phải thưa hỏi Thầy, để mà Thầy xác định cho nó, để biết cần phải diệt hay là cần phải triển khai. Chứ nếu mấy con không đủ cái trí tuệ để mà triển khai cái trí tuệ của mình đó, mà cứ đụng niệm nào mà mấy con cũng diệt hết thì như vậy làm cho cái trí tuệ của mình bị cùn nhục đi, nó không có triển khai ra được nữa.

Cho nên vì vậy đó, khi nào có cái gì mà tu tập gặp những gì thì mau mau đến thưa hỏi Thầy. Bởi vì mình đi tu là có Thầy, có bạn. Nhưng ở đây mình sống độc cư, cho nên mình không đến làm động bạn của mình, vì vậy mà đến mình thưa hỏi với Thầy mà thôi thì Thầy sẽ hướng dẫn mình tu tập đến nơi đến chốn. Thầy chịu cực khổ như mấy con, để giúp cho mấy con bỏ những cuộc đời mà phải đạt được những gì mà mấy con đang mong muốn. Cho nên mấy con hãy gặp những cái gì khó khăn thì cứ thưa hỏi Thầy, Thầy sẽ giúp đỡ cho.

Bây giờ thì mấy con còn thưa hỏi Thầy gì nữa không?

6- THỌ BÁT THỰC PHẨM ĐỦ DÙNG

(35:50) Tu sinh: Kính thưa Thầy! Con bị bệnh ăn nó khó tiêu đó Thầy. Giả sử con sẽ có thử, tức là nếu như ăn với cái lượng ăn khẩu phần như vậy, con ăn hết cái phần thức ăn đó thì con phải dùng cái phần cơm là tương đối nó hơi nhiều, tại vì cái thức ăn đó nó vừa miệng như vậy, mới xới cơm như vậy thì nó mới hết. Với cái lượng thức ăn như vậy, cái lượng cơm như vậy thì cái bụng con nó bị nặng hơn là nếu như con dùng ít cơm lại, nhưng vì thức ăn nó nhiều quá, mà nhiều loại quá con không biết sớt như thế nào hết. Cơm, cái đĩa nó to, nhưng mà nhiều loại, bây giờ con không biết sớt làm sao? Cho nên con cũng có thử con ăn ít lại, mà con buổi chiều con hoàn toàn được nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng. Nhưng mà bây giờ sớt, không biết sớt làm sao? Con chỉ mong rằng cho con có cái mâm để con sớt lại thức ăn càng ngày nó ít, rồi thì con ăn bao nhiêu thì con lấy thức ăn bấy nhiêu. Thì cái phần tu tập của con sẽ được phù hợp, lợi ích. Con thấy như vậy. Kính xin Thầy giúp cho con.

Trưởng lão: Trong cái đặc tướng riêng của mình nó như vậy thì Thầy sẽ cho phép con, mình ăn không được bao nhiêu thì mình lấy bấy nhiêu, bấy nhiêu mình để lại ở trong cái mâm ở chỗ mà mình đi lấy cơm đó, mình sớt ra, mình ăn bao nhiêu đó mình sớt ra. Cái gì không ăn thì để nguyên đó thôi. Phải không? Vậy thì nó không có cái gì mà lỗi phải hết. Thầy cho phép làm được cái điều đó con. Để cho mình được an ổn, mình tu tập nghen. Tốt!

Tu sinh: Con cảm ơn Thầy!

7- TÂM SẮC DỤC

(37:50) Trưởng lão: Kính thưa Thầy, con có niệm này con muốn hỏi Thầy, nhưng mà con không biết có nên hỏi hay không? Vì con sợ là Thầy, phải chi cái niệm này kia nó, mình nói ra sợ nó động làm những người hiểu sai ảnh hưởng đến người khác, ảnh hưởng tác động đến người ta mà không muốn hỏi cũng không được.

Trưởng lão: Con cứ mạnh mẽ hỏi con. Nó tùy duyên trong cái số mà các con đang ngồi trước mặt Thầy, đó là cái duyên để được nghe những cái kinh nghiệm trong cái sự tu tập của các con. Thì các con mạnh mẽ cứ hỏi, không có lo gì cái sự việc như thế nào cả hết. Chỉ mình có cái tâm niệm mà mình hỏi nó là để giúp cho các bạn của mình rút tỉa qua kinh nghiệm mà tu tập cho nó kết quả tốt đẹp. Có vậy thôi, con yên tâm thưa hỏi để sẵn có Thầy, Thầy trả lời cho nó hiểu biết một cách cụ thể hơn để trên con đường tu tập không còn sai nữa. Con cứ hỏi đi con!

(39:13) Tu sinh: Dạ! Con không biết là có điên đảo tâm, điên đảo tưởng, điên đảo tình hay không? Mà con có cảm tưởng như là có nhiều người nhìn con với con mắt dục và hướng cái tâm dục tới với con. Bởi vì nhiều lúc con đang ngồi rất là bình thường thì con thấy, tự nhiên thấy chim chóc là kêu náo loạn hết cả lên đuổi nhau, rồi là thật sự thì nó kêu rồi nó ngoắc đuôi. Rồi là có lúc con còn thấy có những cái con côn trùng nó kiểu nó động dục với nhau thì con không biết là, thì lúc đấy thì con, tâm con, con tự xét thấy tâm con thì con vẫn bình thường. Cái thân thì phân tán, xét phân vân thì con thấy cũng không đến nỗi, thì con bình thường, nhưng mà bởi vì là con hay ngồi con nghĩ thì con mới thấy đáng thương cho những người mà họ có cái tâm dục ấy, mình thì giải thoát, họ cứ huân tập như thế thì họ sẽ ở trong cái lửa địa ngục thiêu đốt đúng không, thì con thấy như thế con hỏi xem Thầy có thể chỉ cho con những bước nào mà bản thân con, con có thể được. Tại vì con nghĩ là trong con vẫn còn chưa diệt được cái niệm sắc dục ấy. Thì nó thuộc về thân là nó là nghiệp lực lâu đời, mà trong con vẫn còn, nó vẫn thu hút, nó vẫn có từ trường hút, đấy. Con kính xin Thầy giảng thêm cho con và chỉ thêm cho con. Con vẫn tác ý và quán thân bất tịnh nhưng mà thời gian con nghĩ nó vẫn còn ngắn quá nên là nó chưa có nhiều tác dụng. Kính xin Thầy từ bi giảng thêm cho con.

(41:20) Trưởng lão: Con phải tiếp tục quán thân bất tịnh chừng nào nó thấm nhuần, nó thấm tới mà con khởi nghĩ đến cái sắc dục là nó nhàm chán, nó ớn, nó ghê tởm thì lúc bấy giờ thì thôi. Còn nó chưa thì tập quán. Bởi vì cái đó là cái phương pháp của Phật dạy để đối trị cái tâm sắc dục, mà mình biết rõ mình đang ở trong cái trạng thái đó thì nên ôm cái pháp diệt cái tâm sắc dục đó bằng lời Phật dạy. Thầy tin rằng các con nỗ lực một ngày nào đó tâm các con rất thanh tịnh. Nhìn thấy sắc dục nhờn gớm, ớn lắm các con ạ!

Khi mà quán thấm nhuần rồi thì người ta thấy hình ảnh sắc dục người ta sợ lắm, ghê tởm, bẩn thỉu, ghê lắm mấy con. Nhất là cái đối tượng của thân, của người nam, của người nữ. Người ta mình nhìn vào mình thấy toàn là bất tịnh, toàn là dơ bẩn hôi thối, người ta ghê gớm lắm mấy con. Phải tập quán thân bất tịnh cho thấm nhuần, cho rốt ráo thì nó mới đạt được kết quả, chứ không thì không thể đạt được kết quả của nó đâu. Cứ cố gắng tu tập, bởi vì cái đó chính là đời đã mang cái gốc khổ cho loài người. Mà đức Phật ra đời giúp cho chúng ta diệt trừ cái khổ đau, cái gốc khổ đau đó bằng cách là giúp chúng ta thoát khổ. Thì như vậy mình phải cố gắng quán thân bất tịnh để thấm nhuần, rất là thấm nhuần thì chúng ta mới thoát khỏi tâm sắc dục. Nhớ cố gắng về tu tập cho kỹ thì con sẽ thoát khổ.

(43:38) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi thêm, trước khi con ngủ, con có nằm con tác ý về cái thân này, thì ra con thấy thì con nằm thì con có lúc thì con ngủ quên mất thì như thế nó có ảnh hưởng không Thầy?

Trưởng lão: Không sao hết! Bởi vì lần lượt mình vẫn còn đang tu tập chứ không phải là mình đã tu xong, mình còn đang tu tập cho nên vì vậy mà nó có ngủ quên thì cũng không sao hết, không lỗi lầm gì hết. Nhưng mình tập dần dần, giờ nào ra giờ nấy để tập làm chủ nó, mà ở trên cái phương pháp tu tập thì càng ngày nó càng tốt hơn. Còn bây giờ thì nó tức là nó ngủ một hai giờ hay hoặc năm, mười giờ không có sao hết.

(44:27) Tu sinh: Không, đấy là cái lúc mà trước khi đi ngủ, trước lúc mười giờ xả ra xong con ngủ, con đi ngủ thì con nằm, trước khi ấy thì con tác ý, thì lúc ấy con ngủ quên. Thì con sợ cái đấy nó tập dần thành thói quen đấy. Ban ngày, thí dụ như ban ngày con vừa đi con vừa quán hoặc là con ngồi con quán, nếu mà ngồi lờ mờ quá con vừa đi con vừa quán hết cả một dọc ấy xong con mới ngồi lại. Nhưng mà con cố gắng, về quán thân bất tịnh con cố gắng con tưởng tượng ra, mà con không hình dung ra được nó như thế, không hình dung ra được thân nó trương phồng hôi thối xong xanh đen lại như con trâu trương trương ấy, lúc nào con cố gắng hình dung cái thân của con nó như thế, nhưng mà con không làm như vậy được. Con sợ nếu mà con cứ hình dung như thế sau này nó thành cái thói quen tưởng trong con ấy. Tưởng như vậy, giống cái tưởng đi.

(45:28) Trưởng lão: Thật ra thì ngay bây giờ con phải dùng tưởng, con phải dùng cái tưởng con phải quán tập để cho thấy thật sự là cái thân bất tịnh của mình. Lời đức Phật dạy nói thân bất tịnh là nói thật chứ không phải là tưởng ra mà nói đâu. Còn chúng ta hiểu nhầm thấy nó còn sạch chứ chưa phải thấy nó bất tịnh. Cho nên chúng ta nói tưởng chứ sự thật ra chúng ta nói thật đó chứ chứ không phải là tưởng đâu. Nhưng mà coi như bây giờ chúng ta đang tưởng chứ chưa phải là chúng ta biết thật, biết thật như Phật. Vì vậy mà con phải luôn luôn lúc nào cũng quán tưởng về thân bất tịnh để đối trị. Giờ nào cũng nhớ về cái thân bất tịnh của chúng ta.

Quán có nghĩa là phân tích từng li từng tí ở trong thân của chúng ta, từ cái răng cái miệng hôi thối như thế nào, nước mắt, ghèn cháo như thế nào? Chứ không phải bất tịnh sắc dục không đâu, mà toàn bộ đều là bất tịnh làm chúng ta nhàm chán, làm chúng ta gờm nhớm cái thân của chúng ta, ghê gớm lắm. Có như vậy mới gọi là quán thân bất tịnh. Phải tập quán cho thấu suốt cho nhuần nhuyễn thì nó mới xong.

(47:03) Tu sinh: Thì con cũng đi tình tiết. Tức là cái thân này là bị dòi mốc, trùng ăn miếng thịt. Con cắt đầu, mặt, chân, tay, thân hình. Con nhìn tay, con tưởng tượng ra là có dòi, có trùng nó bò hoặc là nó hình dung ra như thế thì con sợ là sau này nhìn đâu thì cũng thấy hình ảnh dòi bọ, trùng này nọ các thứ.

Trưởng lão: Cái đó là một cái mới đầu của tưởng thôi chứ chưa thấm đâu. Con quán bất tịnh còn nữa. Quán cho đến khi mà con nhìn cái thân, toàn bộ cái nào cũng là bất tịnh hết, không có còn cái nào là không còn bất tịnh; nghĩa là nhìn vào cái thân của mình là mình thấy ghê gớm quá. Thì những người mà, tại sao có người mà người ta không cần quán thân bất tịnh, mà mình lại phải quán thân bất tịnh? Thì tùy theo mỗi người, một người mà tâm hay bị sắc dục thì người ta phải sử dụng quán nó cho thâm sâu, nhuần nhuyễn làm cho nó nhàm chán, làm cho nó nhờm gớm thì nó mới thấm được, còn mà sơ sơ thì không thấm nổi đâu. Cho nên nó đòi hỏi công phu chúng ta dữ lắm, chứ nó không đơn giản đâu. Thí dụ như chúng ta đang ngồi trước mặt Thầy, có người tâm này, có người tâm kia, có người tâm sắc dục nhiều, nhưng mà có người ta tâm sắc dục ít thì người ta đâu cần phải tu tập nhiều đâu, tu cái khác. Còn mình tâm sắc dục nhiều thì mình phải tu theo cái tâm sắc dục nhiều để cho mình quyết chí diệt trừ nó, thì nó mới là diệt. Cho nên phải nỗ lực, rất là nỗ lực mấy con. Chờ mà tu lơ mơ là không có hết đâu. Tu thật tu, phải dẹp, dẹp cho được.

Tu sinh: Con sẽ cố gắng, dạ.

Trưởng lão: Rồi! Bây giờ mấy con có hỏi gì nữa hay không?

8- ĐUỔI BỆNH

Tu sinh: …​ (. . .).

(50:09) Trưởng lão: Con nhắc, đầu tiên con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả thọ đều là vô thường, không được ở đây", con chỉ nhắc vậy thôi. Rồi con tác ý, rồi nó còn nữa chứ nó đâu nhắc cái nó hết đâu, tác ý nữa, tác ý nữa. Chừng nào mà hết thôi, hết thì thôi tức là cái lực của tác ý của con nó đã mạnh, rất mạnh, nó đã đuổi được bệnh rồi đó. Sau này nó dễ đối với con gặp những bệnh ở trên thân, con chỉ cần tác ý cái nó đi mất. Đầu tiên mình lấy những cái bệnh ngay trên thân của mình, mình tập luyện chứ mình không cần uống thuốc uống thang gì hết, thử con, tập luyện.

Tập riết hết bệnh, cái bắt đầu đó nó có lực rồi, bắt đầu thân mình bệnh đau gì mình cũng mất hết. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thọ là vô thường, bệnh đau hôm qua, bữa nay mình không có, hôm qua không có bữa nay có thì mày là vô thường chứ mày không có thường, đi, chỗ này không phải là chỗ mày ở". Mình biết tận gốc của nó là vô thường mà đâu còn sợ nó nữa đâu. Còn mấy con mà còn nhát nhát mà còn sợ nó đau đó, nó đau hoài nó không hết. Còn con ngồi lỳ thì nó không đau, nó đi mất rồi. Cho nên Thầy cũng đâu có giỏi gì đâu, Thầy làm chủ bệnh được tại vì Thầy tác ý thì nó: "Thọ là vô thường, ở đây không phải là chỗ mày ở, đi" thì bệnh gì nó cũng đi hết, thành ra nói Thầy không đau không bệnh. Sự thật ra thân Thầy cũng như thân mấy con vậy, có điều Thầy giỏi hơn mấy con chút là Thầy đuổi nó đi, có như vậy thôi.

(52:10) Tu Sinh: Thưa Thầy cho con hỏi …​(. . .) không bao giờ rớt vô tình trạng xuống cấp như …​ Tất cả các niệm khởi đều do tâm động mà ra. Bây giờ nếu tu hành theo đạo Phật thì .. Bên mình thì nổi tiếng, mình hiểu tất cả là vô thường, là khổ. Còn bên kia thì họ ức chế họ …​. Như con bây giờ những cái niệm nào khởi mà mình chưa hiểu thì …​ nhờ đuổi niệm, tham sân si mình không còn nữa. Tự động nó không khởi nữa. Mà nếu tâm động nó có niệm khởi thì khi đó là biểu hiện của tham sân si thì có cái điều kiện như vậy để quán và diệt. Thì như vậy, con hiểu như vậy và triển khai như vậy có được không Thầy?

(54:17) Trưởng lão: Được. Mình triển khai trí tuệ của mình để dẹp bỏ tham, sân, si. Đạo Phật là đạo trí tuệ cho nên tham, sân, si tác động vào nó không được. Với cái sự hiểu biết của mình, mình dẹp ba cái tham, sân, si này xuống hết. Bởi vì có nó là mình đem cái trí tuệ của mình triển khai ra thì mình triển khai cái đối tượng của mình đó là tham, sân, si. Mà tham, sân, si mình thấu suốt rồi, đối với mình có nghĩa lý gì đâu? Nó tự buông xuống hết, còn lại cái trí tuệ của mình sáng suốt vô cùng.

Cho nên mình triển khai cái trí tuệ mình là tốt nhất. Nhưng đầu tiên mình có đủ cái nội lực chưa? Khi mình chưa đủ nội lực, mình triển khai thì nó từ cái niệm này nó sanh ra cái niệm khác, nó dẫn cả bầy ra đó thì lúc bấy giờ đó là cái nguy hiểm cho mình; mình triển khai cái trí tuệ mà thành ra cái tri kiến thế gian mới chết mình đó.

(55:20) Mình phải biết trong cái thời đoạn mà Thầy dạy mấy con dùng để triển khai cái trí tuệ của mấy con là mấy con phải qua cái giai đoạn gom tâm của mình, gom tâm mình lại, làm chủ được nó ở trong cái gom được rồi thì mới triển khai cái trí tuệ. Còn mình chưa có gom được nó, nó còn đang bung lung đủ thứ hết, mà mình triển khai cái trí tuệ của mình ra thì nó dẫn theo cái tâm dục của nó thì nguy hiểm cho mình. Phải biết!

Còn nó mà nó khởi ra, mình phải thông suốt như thế này, còn nó khởi ra một cái niệm nào đó thì cũng trong đầu nó, nó có cái niệm khác, đập diệt cái niệm tham, sân, si đó xuống thì mình biết đây là trí tuệ của mình rồi. Cái này đúng rồi, bắt đầu mình mới triển khai cái trí tuệ của mình. Còn bây giờ, nó có cái niệm gì khởi lên mà trong khi nó thêm một cái niệm nữa, nó cũng toàn là ba cái thứ dục không thì cái này không được. Chưa. Mày chưa gom tâm được. Mày, một bầy dục mày theo nhau ra đây cho nên vì vậy mà tao gom mày lại cái đã.

Mấy con hỏi gì nữa con? Con cứ ngồi, con hỏi đi.

(56:55) Tu sinh: Kính bạch Thầy là con có một câu hỏi. Một người trong mắt nhiều người, thật ra con cũng không quan tâm nhiều vấn đề này nhưng mà nó liên quan đến, tức là cái ăn uống ấy mà, là bây giờ con cảm thấy ăn món gì cũng được, nó như nhau hết tức là ngon hay không ngon gì như nhau hết thì như vậy ra đi được vững vàng

Trưởng lão: Tức là mình làm chủ được cái ăn rồi con. Ăn ngon cũng vậy mà ăn dở cũng vậy, nó không có đòi hỏi: "ờ bữa nay phải có cái món ăn đó nó mới thấy thích", thì như vậy là mình đã làm chủ được cái ăn của mình rồi.

9- THÂN HÀNH NIỆM

(57:51) Tu sinh: Dạ. Con còn câu hỏi nữa, không biết Thầy giảng rồi, xin Thầy chỉ cho con, trong cái tu thỉnh thoảng con có quán cái niệm khởi lên. Về cái niệm này thì hôm trước Thầy giảng sơ thì con chưa biết chính xác. Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con, xin Thầy dạy cho con cái lực tác động về cái Thân Hành Niệm, về cái pháp môn nào có cái lực. Thật ra con muốn ghi lại rõ ràng cái biết của mình để trình bày lên Thầy nhưng do là nội quy trong Tu viện không được ghi chép nhưng mà thôi con cũng ngại, xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ. Con cũng triển khai nhưng mà nó không đâu vào đâu. Thưa Thầy chỉ dạy cho con.

(58:45) Trưởng lão: Con nghe trong một bài kinh mà Thầy viết “Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào” đó. Thân Hành Niệm đó con.

Thành ra trong đó cái pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn đệ nhất pháp trong Mười ba pháp môn. Vì vậy mà mấy con bây giờ chỉ mới tu tập nó mà thôi. Cho nên khi mới tu tập thì có khi tu trúng, có khi tu trật chứ chưa phải trúng hết. Có khi tập trung dưới chân, có khi tập trung ở hơi thở, cho nên nó đủ thứ, lung tung chưa có chắc ở chỗ nào hết. Vì vậy mà sau thời gian tu tập cho mấy con quen, bắt đầu bây giờ phải tập trung chỗ nào, xác định cho rõ để rồi mấy con phải tập như thế nào thì đúng, như thế nào sai.

Nó là pháp môn chứng đạo mà, không phải dễ đâu. Cho nên như vậy mà tập từ từ, từ từ, những cái gì tập trước, những cái gì tập sau, đến cái gì mà chưa được tập thì không nên tập, pháp Thân Hành Niệm mà. Do đó cho mấy con về mấy con nhồi nắn đủ loại hết, cũng đi kinh hành, cũng pháp môn Thân Hành Niệm, đi đủ cách, nghĩa là mấy con muốn đi cách nào cũng được hết. Nhưng sau đó rồi thì Thầy kiểm tra lại kỹ lưỡng hẳn hòi hoàn toàn, phải đi như vậy mới đúng. Có người họ đi thụt lui để họ tập trung, đừng quên là họ chế ra làm trật cái pháp đức Phật mất đi, như vậy cũng sai pháp.

Cho nên đối với Thầy đó, Thầy cho mấy con cái pháp đó thì mấy con cứ tập, tập rồi sau này Thầy còn gặp riêng cá nhân từng người, chứ không thể dạy chung. Dạy chung người này, dạy chung người kia bắt chước nhau, nó trật lất với nhau hết. Tùy theo đặc tướng của mỗi đứa mà dạy chứ đâu phải dạy chung là không được. Con thì con có duyên như vậy mới đúng đó, mà người khác thì đi như vậy mới đúng cách, chứ không thể cùng đi giống nhau, y như nhau, rập khuôn như nhau thì cái đó chưa phải, chưa phải đâu.

(01:01:21) Tu sinh: Con có câu hỏi cuối cùng cho ngày hôm nay. Kính thưa Thầy con có được cái tập "Đường Về Xứ Phật" của Thầy ấy mà tập 9 có cái phần mà Thầy giới thiệu các Chi và ở cái phần Ba mươi bảy phẩm trợ đạo nó có Định giác chi. Đấy là các giác chi trong Đường Về Xứ Phật tập 9 thì nó diễn được cái Tứ Thiền, mà trong cái ngay chương của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo thì không phải thế. Kính xin Thầy nói lại Thất Bồ Đề Phần trong tập 9, 10 của Đường về Xứ Phật. Cái này con rất là ưu tiên tư mà không phân tách ra được bởi vì Thầy dạy mỗi khi có một niệm thuộc về pháp…​ (. . .) thì xin Thầy…​

(01:02:29) Trưởng lão: Mấy con đọc mấy con lưu ý những cái phần viết sách. Cái phần đó là cái phần của người mới tu tập, còn cái phần của người mà đã tu, cao hơn và tu sâu hơn là nó cần Thất giác chi của nó rồi thì nó lại khác. Cho nên nó không thể nào mà, khi mà tu tập thì các con cần thưa hỏi Thầy về cái phần ở trên cao cho đến Tứ Thiền. Tất cả những cái pháp mà nó cao thì không thể nào mang ra đây mà dạy mấy con được, bởi vì cái trí của mấy con là cái trí không thể hiểu được cái Thánh pháp này được. Nếu mà hiểu theo kiểu của mấy con thì tập riết nó sai hết trơn hết trọi. Cho nên vì vậy mà ghi chép ra là ghi vậy thôi, để người đã tu tập đạt đến đó rồi thì người ta biết đi như thế nào thế nào. Vậy mới được chứ còn không khéo đi trật đường hết trơn.

Tu sinh: Như thế thì bắt buộc con, thắc mắc thì cứ phải hỏi chứ nó mà..

Trưởng lão: Mấy con còn hỏi gì nữa không? Nhớ về suy ngẫm lại cái gì cần hỏi thì mình xin gặp Thầy để mình thưa hỏi cho nó cặn kẽ, cho nó kỹ lưỡng, nó không uổng phí cái sự tu tập của mấy con. Vậy thì nó mới quý, mình mới thấy được Phật pháp là cao quý, đẹp đẽ giúp cho chúng ta thoát khỏi, chấm dứt được sanh tử luân hồi.

(1:04:29) Ngồi đây mà mình không biết ngày mai mình sanh đi về đâu thì là bây giờ là mình chưa có biết gì hết, còn mờ mịt. Còn ngồi đây mình biết để ngày mai tu cho xong, chồng con nhà ai, tên gì? Họ gì, bao nhiêu tuổi bị bệnh đau như thế nào? Sống hay là chết? Làm sao tu mà mình bây giờ ngồi cũng thân như người ta, cũng óc, cũng trí tuệ như vậy mà việc tương lai sao mình biết được những điều này? Đó là những cái điều mà sáng suốt của một người tu theo đạo Phật có trí tuệ. Bởi vậy, Thầy mới bảo mấy con phải triển khai cái trí tuệ của mình cái tri kiến của mình. Đạo Phật là đạo trí tuệ phải triển khai nó ra, triển khai ra, mỗi cái niệm gì là mình triển khai ra hết, thì làm cho cái trí tuệ hiểu biết của mình càng ngày càng sâu sắc hơn, càng ngày càng rộng rải hơn, như vậy thì mới là tu theo đạo Phật, làm cho cái trí tuệ của mình rộng lớn mênh mông, chứ không phải hạn hẹp. Ngồi đây mà biết có cái phòng này, ngoài phòng này không biết ai đứng ngoài đó hết thì như vậy là mình quá dở rồi. Ngồi đây mà bên ngoài cái phòng này, cách vách như này mà biết ai đứng ngoài đó. Cái đó mấy con đâu có thể thấy bằng mắt mấy con được, bằng trí tuệ của mấy con đó, bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ mà.

(001:06:11) Mà chỉ đi vô trong cái đạo này thì Tâm Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự, có nhiêu đó thôi, không có cái gì khó khăn hết. Hễ nó động thì mình nhắc “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, có vậy thôi rồi nó trở về cái bất động của nó, không gò bó, không ép buộc nó bất động mà để tự nó bất động thì nó sẽ tự mau đến với chúng ta. Chỉ có vậy. Chứ mà gò bó, ép cho nó bất động thì nó lại trật, trật đường là sai.

Khó là khó ở chỗ mình không biết đó, mình cứ mình ráng cho nó vào bất động, nhưng mà mình ép quá thì nó trào cử, gò bó nó quá thì sai đường. Cho nên vì vậy khi tu tập, cái trình bày qua sự tu tập của mấy con, được kiểm nghiệm từ trong cái trí của mấy con, xem xét được sự bất động của nó, có phải bất động hay bị ép bất động. Nhiều khi mấy con ép nó bất động mà mấy con không biết, mình tưởng đâu là mình bất động chứ sự thật ra là mình đã ép buộc nó bất động, thì đó là cái sai mà mình không biết.

Thôi, bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không hay là mấy con về?

(01:07:51) Thầy Mật Hạnh: Dạ thưa Thầy, cho con xin hỏi. Thầy nói về giữ cái tâm bất động thì con thấy cái hơi thở nó dính hoài liên tục như vậy?

Trưởng lão: Bây giờ mình ngồi đây thì tâm bất động chứ gì, thì tâm nó ở đâu? Nó ở trên hơi thở, nó ở trên thân của con, thân - thọ - tâm - pháp nó ở trên bốn chỗ, chứ giờ ở đâu bây giờ. Phải không? Nó đâu có đi tầm bậy tầm bạ đâu, nó đâu có được ra ngoài kia đâu. Nhưng con ngồi đây, nếu mà con tu để mà giữ cái tâm bất động của con, để tự nhiên nó bất động đó thì con sẽ giữ cái pháp đó.

Còn bây giờ con triển khai cái tri kiến, cái trí tuệ của con thì con ngồi đây con cũng làm vậy, mà cái trí tuệ con nó sẽ cùn nhục không phát triển nổi.

Vì vậy khi mà người ta gom tâm chưa được thì người ta ngồi lại, người ta thấy cái tâm bất động của mình nó ở trong hơi thở, thở ra thở vô nó vẫn biết, nó vẫn nhẹ nhàng, mà mình không tập trung trong hơi thở mà nó vẫn biết hơi thở, có phải vậy không? Khi mà vậy, mà con thấy lúc nào con muốn ngồi yên lặng thì tâm con nó vẫn biết hơi thở ra vô một cách rất tự nhiên thì biết rằng cái hơi thở của con, cái tâm con nó trụ trên hơi thở, vậy thì con dùng cái trí tuệ của con, con quán xét, con nhìn thử coi tất cả những sự việc xảy ra trong ngày, trong ngày qua thử coi những cái điều thiện đó là thiện, là ác, cái nào thiện cái nào ác.

Khi mà con quan sát cái chuyện xảy ra rồi mà con biết rõ thiện ác đầy đủ rồi, như vậy là mình dùng cái trí tuệ của mình phân biệt được cái thiện cái ác quá cụ thể, không còn cái gì che đậy mình được nữa thì tức là mình đã có trí tuệ. Do đó mình triển khai cái trí tuệ của mình.

Còn nếu mà mình ngồi đây, mà cái tâm của mình nó cứ chú ý hơi thở hoài, nó ôm hoài đó thì như vậy chưa phải. (TS: Như vậy phải bỏ?) Phải bỏ, phải bỏ xuống chứ không nó dính trong hơi thở hoài thì nó trật, nó không triển khai được cái trí tuệ của nó mà nó kẹt trong hơi thở của nó. Khi mà nó dính ở trong hơi thở được rồi thì mình thấy hễ ngồi yên thì bắt đầu thấy nó lắng đọng trong hơi thở, mà mình hễ sử dụng cái hiểu biết của mình đó thì bắt đầu nó hiểu biết ở bên ngoài tất cả mọi sự việc, cái gì nó cũng hiểu biết, cái chuyện hồi sáng này có gì nó cũng nhớ lại rất rõ ràng cụ thể không quên không gì hết, đó là cái trí tuệ của mình.

(1:11:13) Thầy mật Hạnh: Thưa Thầy sao có khi có lúc Thầy nói triển khai trí tuệ là cũng như có cái niệm gì là mình triển khai niệm thiện ác, mà sao hơi thở nó cũng dính kèm vô luôn, sao mà nó không đi?

Trưởng lão: Cái hơi thở với cái niệm thiện và niệm ác nếu nó không đi là tại vì cái hơi thở của con, tức là con không xả cái hơi thở của con, mà con thường hay để dính cái hơi thở của con với thân con. Cho nên vì vậy mà lúc nào con cũng thấy hơi thở với cái tâm của con, rồi kèm theo đó là niệm thiện niệm ác.

Thầy Mật Hạnh: Còn bây giờ mình xả thì mình dùng trí tuệ mình xả thì làm sao mình xả như vậy được? Hơi thở mình cũng có, rồi thân mình thì mình nghĩ trong thân mình chỗ này chỗ nọ, nó cũng tỉnh ra đó mà nó cũng biết hơi thở luôn rồi nó cũng biết luôn được cái niệm này thiện ác đặng mình xả như vậy. Sợ nhiều khi mình xả như vậy, mình hiểu rồi mà sao nó vẫn quay lại tới lui rồi làm sao mình gạt ngang như vậy được, không biết nó về đâu?

(01:12:18) Trưởng lão: Mình gạt nó, mình mở trí tuệ thì phải quan sát tất cả mọi sự vật chứ không phải là quan sát có cái hơi thở. Nghĩa là cái mà con đang biết hơi thở ra hơi thở vô đó là cái trí tuệ của con đang biết, cái Biết đó. Khi mà nó như vậy thì con hướng cái Tâm của con ra ngoài, cái trí tuệ thì phải ra ngoài biết mỗi sự việc xảy ra như đời bây giờ là trời sẽ không mưa, mà thấy nó u ám này kia thì con biết trời sẽ mưa. Mình nói trước những cái sự việc như vậy mà mọi người ai có trí đều nhận ra cái này đều thấy rất rõ ràng. Chứ không phải mình nhận ra trời mưa, người khác nhận ra không mưa thì đó là sai, mà mình nhận ra trời mưa, người khác cũng nhận ra trời mưa thì đó là đúng.

Còn cái nữa là mình nhận ra mà người ta không nhận ra, đó là cái về tương lai. Thí dụ ngày mai người ta không biết mà mình biết thì đó là mình hơn người ta ở chỗ trí tuệ mình biết là hơn người ta rồi. Còn cái trí tuệ của mình chưa có biết về tương lai của mình ra sao hết thì đó là mình cũng như mọi người. Bởi vì từ cái chỗ biết thân cho đến khi mà biết về tương lai cũng từ ở trên thân - tâm này mà biết về tương lai, mà biết rất rõ cũng như là chúng ta biết mọi vật trước mắt chúng ta xảy ra; cái đó là cái chỗ tu tập của chúng ta. Chứ không phải là chúng ta tu rồi mà ngày mai này chúng ta không biết cái gì hết thì như vậy không phải. Trí tuệ của chúng ta nó không có thời gian cho nên vì vậy mà ngày mai nó nhận biết rất rõ ràng cụ thể như hôm nay.

Tu sinh: …​ cái niệm khởi, cái vọng tưởng …​(. . .).

(1:15:24) Trưởng lão: Không, nó không phải phóng dật mà nó thấy biết tất cả sự việc xảy ra xung quanh nó. Thí dụ như thấy một bà cụ chống cây gậy đi mà té thì con lại con đỡ, đó không phải phóng dật, mà cái tâm sáng của con đã biết được sự việc, thấy biết được sự việc xảy ra trước mắt con, do đó con biết bà cụ đi qua đường mà không có bị té, đó là trí tuệ.

Tu sinh:…​ (. . .).

Trưởng lão: Khi mà con đang tu để mà nhiếp tâm thì con gạt cái niệm. Còn con triển khai cái tri kiến giải thoát, cái trí tuệ giải thoát thì con triển khai nó ra. Bây giờ cần phải giúp bà cụ như thế nào? Sao, ra sao? Thì cái tri kiến, cái trí tuệ của con nó sẽ vẽ cho con một cái vòng, tất cả những hành động con phải làm sao để giúp đỡ bà cụ này. Đó không phải là phóng dật, mà đây là trí tuệ của con nó phán xét như vậy về tương lai, chuyện tương lai sắp tới. Cho nên sáng suốt lắm, tu theo đạo Phật rất là sáng suốt.

Tu sinh: …​(. . .).

(1:18:11) Trưởng lão: Mình dừng liền. Mình hiểu cách thức rồi thôi mình dừng, con không nghĩ nữa. Để tâm thanh thản, an lạc vô sự, tốt nhứt. Có vậy. Chứ mình nghĩ nữa là bị tưởng rồi.

Tu sinh: …​(. . .).

Trưởng lão: Cứ nhắc bất động thì là nó sẽ bất động. Tất cả niệm đều lặng xuống hết.

Tu sinh: …​(. . .).

Trưởng lão: Được. Cái sự kiện xảy ra mình thấy thì cái niệm nó đi theo. Được, không sao hết. Chứ nếu sự kiện không xảy ra, bắt đầu mình khởi niệm về, mình nghĩ về cái vấn đề thì coi như là bị vọng tưởng.

10- SỐNG VỚI TÂM BÌNH THƯỜNG TỰ NHIÊN

(01:19:30) Tu sinh: Các pháp là vô thường thì con nghĩ lá rơi như Thầy nói đó, là …​ nhưng bây giờ nó vô thường thì nó không tác động …​ con không quan tâm nhiều …​

Trưởng lão: Cái mà con giữ được cái tâm bình thường của con đó là tốt nhất. Tại vì như mưa gió hay này kia mà con thấy, con quán như vậy để cái tâm con không bị cái hoàn cảnh đó, cảnh tượng làm cho con phải vội vàng hoặc hấp tấp, hoặc làm cho con bình tĩnh đi một cách vững vàng mà không còn lo lắng vấn đề xảy ra của hiện tượng, của vũ trụ thì như vậy là đúng. Còn làm cho con hấp tấp vội vàng là sai. Con phải nhắc không hấp tấp vội vàng gì hết, mưa ướt ướt thì đi cũng từ từ mà đi không có lật đật, không có vội vàng. Như vậy mới đúng.

(01:21:00) Tu sinh: Thưa Thầy cho con hỏi một câu nữa là Thầy bảo Tâm Bất Động, sau khi tâm bất động thì nó ở trong từ trường bất động chứ nó không ở trong cái từ trường đó động của mình nữa (TL: Đúng rồi) Thì cái từ trường của người ngồi chơi thì cái tâm của họ không ở.. này nữa, còn tất cả những cái xảy ra trên thân là nó vẫn động như máu chảy trong người, hơi thở lưu thông, những cái đó là do các căn mà thôi chứ không phải do cái tâm mình …​

Trưởng lão: Coi như là tất cả vũ trụ đang có sự hoạt động chung nhau, cả thân của Thầy như mạch máu này kia chảy trong thân đều là với ở ngoài đều là nhịp với vũ trụ nó hết, chứ không có thể đi ngược lại được. Cho nên vì vậy mà chúng ta sống cái theo cái tự nhiên của vũ trụ. Vì vậy mà không có nên mà hối hả làm cho nó vội vàng hay gấp gáp gì, không có, tự nhiên, như vậy thì nó mới đúng.

Tu sinh: …​

Trưởng lão: Rồi mấy con về.

HẾT BĂNG