THẦY DẠY BAN ĐỜI SỐNG 05 - Ý CHÍ MẠNH MẼ LÀM CHỦ SANH TỬ
Người giảng: Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày Thầy giảng: 27/04/2012
Thời lượng: [00:32:59]
Trưởng lão: Có gì ước ao, nguyện vọng như thế nào, cứ thưa Thầy.
Phật tử: Con thưa Thầy, hoàn cảnh của con bây giờ về Thành phố thì không có tiện, Thầy dạy làm cho bé Nhi học thêm, với lại bổ sung tri kiến á Thầy. Con xin Thầy dạy cho con hiểu những cái ý nghĩa: bổ sung tri kiến là như thế nào là một? Còn hai là xin Thầy cho con hỏi một câu hỏi: ở trong Tu viện thì cái chỗ nào cho con của con, giúp cho cháu học được nhiều việc? Thầy dạy cho con?
(00:46) Trưởng lão: Ừ! Con ngồi xuống đi con. Bây giờ về cái phần tri kiến, mà học thức ngoài đời, nó học tới lớp nào rồi?
Phật tử: Dạ, giờ nó mới có lớp 6, nó học trễ hơn người ta một năm hay ba bốn năm gì đó…
Trưởng lão: Cũng tạm được, không sao đâu. Mình đi tu rồi, đời không có huân nữa. Đã đi tu rồi bỏ hết cuộc đời, buông cái đó. Bây giờ vô, cũng không có làm quan, làm thầy giáo, làm ai nữa hết đâu, bỏ xuống hết! Hể mình biết vô đây mình tu thôi, thì duy nhất chỉ có làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Có ông thầy giáo nào, có ông hiệu trưởng nào, có ông viên quan nào mà làm chủ được bốn sự khổ này? Chỉ có ông Phật. Mà mình đi theo đạo Phật, mình làm chủ được bốn sự đau khổ này, quá hạnh phúc! Vô đây mấy con thấy, cơm không lo cũng có ăn, không phải giải thoát à? Ở ngoài đời đi kiếm hột cơm đâu phải dễ ! Thấy khổ sở không?
Cho nên con có con lớn đó, đừng có nghĩ đến cái sự học của nó. Nó chỉ học cần hiểu biết là đủ rồi. Vô đây cái trình độ nó kém, người ta sẽ hướng dẫn nó về Phật pháp. Mà trình độ hiểu biết về Phật pháp là trình độ hiểu biết để giải thoát, để tâm mình không còn đau khổ nữa. Ai chửi, ai mắng, ai làm gì, mình không buồn khổ, giận hờn, thì đó là giải thoát, phải không? Chứ còn con bây giờ cho nó đi học, cỡ nó, cái trình độ nó đi ra nó làm quan chắc cũng không ai chấp nhận cho nó làm cái gì đâu.
(2:36) Trưởng lão: Cho nên lo thì phải lo cho đúng, mà nó có đủ duyên như vậy đó, mà bây giờ đó coi như mẹ con là ái kiết sử. Cái đó nặng lắm mấy con. Cho nên tách lìa ra: mẹ riêng, con riêng. Mẹ lo tu cho mẹ, con lo tu cho con. Sớm chừng nào tốt chừng nấy. Con làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Con của con làm chủ sanh, già, bệnh, chết, thì do đó hai mẹ con thảnh thơi quá hạnh phúc rồi! Còn đòi hỏi cái gì hơn? Mà vô đây là cái môi trường tu, mình chịu khó sống độc cư một mình thôi. Đừng có chạy qua, chạy lại nói chuyện. Hai mẹ con cứ nói chuyện qua lại, ở đây suốt cuộc đời chắc không làm được cái gì hết. Uổng phí một đời người. Rất là uổng!
Đó Thầy khuyên như vậy. Ráng mà nghe lời! Đừng có vì cái tình cảm ái kiết sử, mà cứ nắm níu với nhau hoài. Mẹ không rời con, con không rời mẹ, thì ngoài đời biết bao nhiêu sự đau khổ người ta cũng vậy. Cho nên bây giờ đó, thì theo con phải tư duy, suy nghĩ. Muốn con mình giải thoát, muốn cho mình giải thoát, thì phải làm như thế nào mới đúng? Và đồng thời cái hạt cơm mà con ăn ở trong Tu viện rất là xứng đáng. Cái nhà con ở trong Tu viện, người ta xây dựng cho con cái nhà con ở, con tu tập như vậy rất là xứng đáng cho một người tu tập.
Con thấy không? Con đâu có nợ ai nữa. Bởi vì con làm đúng theo cái phương cách, cách thức tu tập của một người giải thoát, thì đâu còn nợ nần của người nào nữa đâu. Cho nên không lo. Còn không khéo con cứ lo tình cảm, con cái, này kia. Lo đói, lo no, tới tới, lui lui hoài, nợ của con, con sẽ trả không bao giờ hết, đời này đến đời sau nữa. Thậm chí như phải làm thân trâu bò, để mà cày sâu, cuốc bẫm, để mà trừ cái nợ của đàn na thí chủ. Cơm của Đàn na Thí chủ rất là nặng lắm con, phải tu đúng. Tu mà tu lơ mơ thì không được, tu tập đó.
Cho nên ở đây có Thầy kèm, Thầy coi mấy con tu như thế nào? Tu đúng hay sai, xả bỏ được cái gì, cái gì chưa xả? Phải cố gắng xả bỏ hết. Còn con mà đi tới, đi lui Thầy đâu có kiểm tra được. Lúc nào bình thường, lúc nào khó khăn, lúc nào kiểm tra. Thấy hông? Con tự mà liệu, Thầy góp ý như vậy thôi, tự liệu. Cái duyên của con có đủ, nhưng mà con không tốt được cái duyên phước. Mà để sống cuộc đời lang thang, thì đó là cái phước của con không có, như con phải bệnh. Con tự liệu lấy, chứ Thầy chỉ có lời khuyên mà thôi, phải không?
Phật tử: (…)
(05:43) Cô Mười: Con xin hỏi Thầy! Thưa Thầy, về vấn đề trường hợp cô Huệ Ân thấy lúc này thiếu không thể xoa bóp hoặc là bấm huyệt trợ luyện cho cô trước ngày cô ra đi?
Trưởng lão: Được chứ không sao. Nhưng mà về tinh thần con phải cứng rắn, mạnh mẽ! Nghĩa là cứng rắn mà phải ý chí, đầy đủ ý chí thì trước cái bệnh tật nó sẽ lui hết, sẽ không bị đau nhức. Cho dù bây giờ con có thương, con có xoa, đấm bóp, có châm có chích gì đi nữa, nó cũng tạm đỡ, chứ nó không hết đâu. Nhưng mà tinh thần cô phải vững vàng “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cái bệnh thọ ở trong thân này nó không có, mà do nhân quả mà nó có. Có rồi phải đi, ở đây không sợ”, dặn Cô Huệ Ân như vậy. Riêng lập trường Cô cho vững và ý chí Cô, thường Cô tự Cô tác ý như vậy, ý chí Cô rất vững vàng. Cô bây giờ nhức cái gì Cô cũng không sợ “Chết bỏ mà !”, thì Cô sẽ vượt qua những cái cảm thọ, cái nghiệp, cái tâm Cô. Thì Cô sẽ không còn đau đớn nữa. Cô nhớ nhắc cho kỹ, vì lớn tuổi rồi cái cơ thể nó sắp hoại diệt. Mà có thể Cô vững vàng ở trong tinh thần như vậy đó, thì cái tuổi thọ của Cô còn kéo dài thêm. Kéo dài thêm không phải Cô ham sống, mà chính Cô làm buông cho nó tan ra. Cô làm buông, sống ý chí vững vàng.
Phật tử: Thưa Thầy cái ý chí vững vàng vượt qua hết.
Trưởng lão: Vượt qua hết con, ý chí vững vàng. Chẳng hạn nào bây giờ Thầy, cái thân Thầy cũng như thân mấy con, cũng phải đau nhức: “Thọ là vô thường. Tất cả đều phải có bệnh, chẳng sợ gì hết, kệ!”. Thì lúc bấy giờ Thầy tâm ở trong cái trạng thái bất động. Nhìn trời, nhìn mây, nhìn gió chơi vậy, thanh thản, an lạc, vô sự. Sao nó không nhức, lúc đó nó đi mất đâu, chạy đâu? Nó chạy ra ngoài đồng kia nó chơi, chứ nó không dám vô đây. Sống mấy con thấy không? Ý chí của mình nó mạnh lắm. Phải tác ý.
Phật tử: Ý chí ngút ngàn!
Trưởng lão: Ừ
Phật tử: Cám ơn Thầy!
(07:58) Trưởng lão: Cho nên đi tu theo Đạo Phật thì không còn sợ bệnh đau nữa, hết rồi. Làm chủ bệnh, phải làm chủ được. Làm chủ sanh, đời sống, ai chửi, ai mắng, ai làm gì cũng không buồn, không giận. Đó là làm chủ cuộc sống. Ai cho cái gì, ngon cũng ăn, dở cũng ăn, không chê, không khen, đó làm chủ cuộc sống của mình, phải không? Rồi làm chủ sanh rồi, bây giờ tới làm chủ già. Già thì nó phải đau nhức chỗ này, chỗ nọ, chỗ kia “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thân ai già cũng phải đau nhức, kệ mày! Tao chẳng sợ mày đâu. Ai cũng vậy hết, làm gì tao sợ, chứ có phải có mình tao đâu tao sợ.” Mình lập luận của mình, ý chí của mình nó không sợ gì hết, thì bao nhiêu bệnh tật ở trong thân của mình, tự nó đến tự nó đẩy lui. Mình không có chú ý, không có tập trung, mình không lo lắng cho nó thì nó phải đi thôi. Nó bỏ mình nó đi. Còn mới đau sơ sơ cái: “Trời ơi, tôi đi bác sĩ đây!” Mình cưng nó quá, nó đau dữ lắm.
Phật tử (Cô Thanh Như): Dạ bạch Thầy mà tất cả cảm thọ trong thân mình là cái cảm thọ nào mình cũng đẩy lui được hết hả bạch Thầy?
Trưởng lão: Cái gì cũng đẩy lui được hết.
Phật tử: Dạ! Mà sao có một đoạn băng nghe Thầy dạy là bị ruột thừa phải đi mổ Thầy ?
Trưởng lão: Cái đó là mấy người tu chưa có tới nơi.
Phật tử (Cô Thanh Như): Còn nếu mà tu tới là cũng vẫn đuổi được hả bạch Thầy?
Trưởng lão: Tới rồi, đuổi chạy tuốt hết. “Bệnh ruột thừa này phải bình thường, không còn đau đớn gì nữa hết!” Tự nó, nó phục hồi, nó bình phục, chứ không cần phải đi mổ.
Phật tử: Dạ bạch Thầy, nếu mà ví dụ một người họ gan dạ, họ vượt luôn vậy thì có vượt qua được luôn không Thầy?
Trưởng lão: Được, gan dạ là vượt được. Bởi vì cái người mà rèn luyện cái ý chí của họ, mà vượt qua bệnh là nhờ cái ý chí của họ nó huân tập.
Phật tử: Dạ! Nhưng mà cái người đó họ chưa có tu gì hết.
Trưởng lão: Chưa có tu gì hết nhưng mà họ có ý chí, họ không sợ thì họ cũng vượt qua.
Phật tử (Cô Thanh Như): Cũng vượt qua được cái.
Trưởng lão: Cũng vượt qua được. Họ không tu gì hết, nhưng mà ý chí họ, họ không sợ gì hết. Tức là không sợ bệnh đau. Họ chỉ nhắc, họ thấy thản nhiên trước cái cơn bệnh đau đó, thì nó sẽ qua.
(10:19) Phật tử: Vậy là bất cứ cảm thọ trong thân. Cảm thọ gì mình cũng đuổi được hết?
Trưởng lão: Bất cứ cảm thọ trong thân gì cũng đuổi được hết. Mình làm chủ nó con, làm chủ bệnh. Tất cả bệnh gì cũng làm chủ được hết! Phật pháp vậy mới là Phật pháp chứ! Phật pháp vậy tu không uổng, mấy con. Thầy chín năm mà ở Hòn Sơn, Thầy nỗ lực Thầy tu, tới chừng làm chủ, Thầy nói đâu có uổng. Chớ phải mà chín năm mà tu không được, chắc uổng lắm. Trời đất! Ăn lá cây, ăn khổ sở quá trời mà không làm gì được hết, rất uổng! Còn đằng này chín năm, mà giờ mình về, mình thấy mình làm chủ được sự sống chết của mình mà, đâu có uổng chút nào đâu? Khỏe! Nó muốn chết thì chết, muốn sống thì sống.
Như bây giờ Thầy khoẻ lắm mấy con. Muốn chết thì chết, muốn sống thì sống. Sống chết không làm chủ được Thầy được. Thầy làm chủ mọi thứ đó được. Bây giờ con bảo“Chết! Nằm xuống chết!” mấy con chết không? Nó cứ thở hoài, mà nhức gần chết mà nó không chịu chết. Ví dụ bây giờ đau cái đầu hay hoặc nhức cái vai, bảo: “Mày nằm xuống mày chết đi cho rồi đi, chứ ở đó mà nhức vai!”. Nói thì nói, chứ vai đau cũng đau. Tại vì mình chưa luyện, chưa tập luyện. Chứ mình tập luyện rồi, cái ý thức lực của mình, cái lực nó dữ lắm. “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Nó đau bệnh là nó dẫn đi tuốt luốt, mất, không làm gì nó được đâu.
Cho nên bây giờ mấy con núm níu gia đình này kia nọ kia, chết còn trong đau khổ. Còn bây giờ muốn nêu hết, tao chỉ quyết tâm nhất định tâm bất động trước cái đau khổ, cái gì tâm cũng bất động, không dao động chút nào hết. Nhưng mà không ngờ mình lại làm chủ được sự luân hồi, sống chết.
(12:25) Bởi vì Phật pháp nó có một chút, mà Thầy thấy mấy con hiểu sao mà nó lâu quá? Mà dễ tu nữa, không có khó. Không phải là tréo chân ngồi thiền như cái cục đá, nó không phải! Tu bằng trí tuệ, đạo Phật là đạo trí tuệ mà. Người ta chửi không giận, người ta làm gì không buồn, không phiền gì hết. Thương yêu và tha thứ đó …Từ bi hỷ xả mà. Thương yêu tha thứ là từ bi hỷ xả. Không giận, không buồn phiền ai hết. Thấy toàn là ở trên cuộc đời này là nhân quả. Nếu không gieo nhân thì làm sao ngày nay gặp người đó mà để trả tu ?
Hiểu như vậy thì mình đâu có buồn ai đâu? Mà không buồn giận ai thì mình giải thoát. Đó, nó đơn giản như vậy. Bất cứ một cái chướng ngại nào thì mình cứ ngay nhân quả là sẽ thông suốt liền. Đời không có gì. Chị em thì thương nhau. Người nào cũng thương nhau hết. Là con người phải biết thương nhau, chứ đâu phải là con người là con thú à? Phải không? Không biết thương nhau. Cho nên vì vậy mà trong khi chúng ta còn những cái tạp nhiễm tâm sân, tâm giận, tâm hờn, trái ý một chút là chúng ta giận hờn, đau khổ. Còn bây giờ chúng ta hiểu Phật pháp: “Có gì đâu, nhân quả mà, giận hờn đau khổ làm cái gì?”
Tối ngày, hằng ngày nấu cơm ai chê khét cũng được. Nấu đồ ăn bữa nay, nấu chè ăn đau bụng, mình đau trận, không có gì hết, vì vậy nó yên, khỏi lo nữa. Ai nói mình nấu chè nấu dở quá, nấu bậy bạ gì đó không biết, ăn đau bụng rồi. Thầy nói “Mấy người phải có nghiệp với tôi, ăn vô nó mới đau bụng, trả hết nghiệp là hết đau hết”. Phải không? Mấy con nghe Thầy, dễ dàng lắm, để phí chi cuộc đời uổng quá uổng, ngồi chơi!
Bây giờ đến đây, mấy con bây giờ xin cho con cái thất. Đâu cần gì mình phải nhà cửa, cất tốn hao tiền bạc làm gì. Tiền đem cho mấy người nghèo hết đi, vô đây xin cơm ăn. Cơm ai cũng nấu cho ăn đầy đủ hết. Nhà, cho mình cái thất. Trời đất ơi! sạch sẽ như vậy, chứ đâu phải mà nhà mình rách rưới, tan nát chỗ nào đâu? Sạch sẽ, gạch đồ làm nền sạch sẽ, tường quét vôi trắng tốt đẹp. Bây giờ tôi được cái nhà, mai mốt tôi tu xong rồi, cái nhà này tôi trả lại cho người khác, để người khác tu. Tôi có thì tôi phải giữ gìn, nó cực khổ dữ lắm, tôi phải tiếc này nọ kia. Còn tôi không có, bây giờ coi như là tu viện cấp cho tôi ở tu. Mai mốt tôi tu xong tôi về, của Tu Viện tôi trả Tu viện tôi về, tôi không có cái gì hết.
(15:24) Phật tử: Thưa Thầy, cho con hỏi. Thưa Thầy như vậy ngồi giữ tâm bất động thì ngồi có cần thời gian ngồi lâu không Thầy? Hay là…
Trưởng lão: Không có cần thời gian ngồi giữ tâm bất động, không phải là ngồi bán già, kiết già, ngồi chơi như Thầy. Rồi một lúc cái con ngồi dưới nền này, con ngồi duỗi chân vầy, để tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Cho nên ngồi chơi đủ mọi cách ngồi, chứ không phải là bắt buộc gò bó có một tư thế ngồi như Thiền Đông Độ, bắt mình phải tréo chân ngồi kiết già, làm cho mình gò bó, đau gần chết hà. Còn đằng này ngồi thoải mái lắm, hễ tôi mỏi chân thì tôi đứng dậy tôi đi, đi lại ghế này tôi ngồi tôi thẳng chân xuống. Mà tôi ngồi, tôi mỏi mỏi, tôi đi lại chỗ khác, có phải sướng không? Đâu có ai trói buộc mình đâu? Giờ ở không. Già yếu rồi, cứ bắt buộc mình trói nó trong pháp không, cực khổ gần chết.
Phật tử: Khi cái tâm nó an ổn thì ngồi kéo dài cái thời gian bao lâu Thầy? Còn khi có chuyện động, cái ngồi năm ba phút thì nó chạy…
(16:24) Trưởng lão: Năm ba phút cũng được, một phút cũng được. Nó chạy đâu nó chạy, nhưng mà vì mình không dính mắc. Chứ còn con mà dính mắc, con chạy rồi con dính mắc, con lo lắng thế này, thế kia, thế nọ. Thí dụ như bây giờ cô Huệ Ân, cô rên cô la cô bệnh, phải không? Lúc bấy giờ con quán đây là nhân quả cô phải trả. Mà trong đó mình là con, tức là có cái sự nhân quả với nhau, mình giúp đỡ. Không vì đó mà mình lại đau khổ, mình đau khổ. Mình chỉ đem hết sức lực mình giúp đỡ. Bây giờ cô Huệ Ân đau chỗ nào đó, mấy con xoa, con bóp, con làm cho cô giảm đau đó là đủ rồi. Chứ đừng có nghĩ tôi phải làm cho hết đau hay là tìm mọi cách cho cô bớt đau. Không phải! Cái nghiệp cô hết là nó sẽ hết. Còn cái nghiệp còn thì nó còn. Nhưng mà mình làm con, mình hỗ trợ thêm, để giúp đỡ cô, đặng giảm bớt đừng đau đầu lúc nào bớt lúc nấy.
Cho nên con yên tâm không có gì đâu. Thí dụ như bây giờ con đi chợ, con lo con mua gì cho Cô Huệ Ân ăn cho được, phải không? Thì con dặn Tú ở nhà, coi chừng mẹ cho con đi chợ một chút. Thì nó ở nhà nó coi, nó không coi, kệ nó. Mình đã giao phó cho nó rồi, cái trách nhiệm của nó, chứ mình hết rồi. Mình đi như vậy, bây giờ thì con cứ lo mua cái gì cho mẹ mình ăn được thôi? Chứ ra ngoải cứ nhớ cô Huệ Ân trong đó tập: “Giờ không biết Tú có dòm ngó không đây? Bà mà rớt xuống cái chắc chết!” thì không được. Cái nghiệp mà. nó rớt là nó phải rớt thôi, nó té nó phải té thôi. Còn nó ở nhà, nó chăm kỹ thì làm sao té nó được. Mình biết có những cái lý luận bằng cái trí tuệ để cho mình được giải thoát, giải thoát bằng cái trí tuệ.
(18:28) Cho nên đạo Phật là đạo giải thoát bằng trí tuệ, chứ đâu phải ngồi một cục như vậy, rồi ức chế cái ý thức mình, không cho nó nghĩ ngợi gì, là mình sai. Mà mình cho nó nghĩ ngợi cái này cái kia, nó làm chủ mọi điều hết. Thành ra mình thảnh thơi thôi. Mà cái trí tuệ đó, con biết, càng ngày nó càng phát triển rộng lớn lắm.
Cho đến khi con ngồi đây này, cái chuyện mà sắp sửa xảy ra về tương lai nó hiểu hết được. Nó vượt qua cái thời gian của nó, quá khứ và vị lai, nó hiểu ngay liền. Tại vì bây giờ cái màn vô minh của mình nó còn bị ái kiết sử ràng buộc, nó che mờ đi, cho nên mình biết. Tương lai không biết nó xảy ra gì không biết? Chứ còn con thanh tịnh cái tâm con rồi, con không sợ cái gì hết, nó xảy ra, sắp sửa xảy ra con biết. Có nhiều người họ có cái tưởng uẩn nó báo động. Bây giờ họ ngồi đây, con mắt nó giật: “Bữa nay, không biết chừng mình đi gặp đám giỗ. Mà đúng thiệt, mình đi ra đây sẽ gặp và đồng thời mình vô ăn đám giỗ” Còn không khéo thì nó cũng giật con mắt vậy nhưng mình đi ra, xe đụng coi chừng gãy chân đó.” Nó có chứ đâu phải không.
Bởi vì cái tưởng uẩn của mình nó giao cảm, cái từ trường của nó phóng ra, nó giao cảm được cái thiện với cái ác. Mà cái thiện thì cái phước nó đem đến, mà cái ác đó thì nó sẽ chuyển biến nó thay đổi, làm cho mình được an ổn. Cho nên sống năm giới là mấy con sẽ vượt qua tất cả những điều đó, mấy con sẽ sống an lạc vui vẻ. Bởi vậy căn bản nhất là năm cái giới luật của Phật, để giúp con người vượt qua những cái khó khăn, cái cuộc sống.
(20:28) Trưởng lão: Rồi mấy con có hỏi gì nữa không con? Mấy con có hỏi gì nữa không? Mai mốt Thầy gặp, mấy con hỏi: “Con đi như thế này được không? Con nằm nghiêng như vậy nè, con nhiếp tâm coi được không?” Hỏi hoàn toàn những cái hành động tu thôi, chứ không có ngồi nghe Thầy. Bây giờ hỏi à.
Cô Thanh Như: Cho con hỏi bạch Thầy! Con buổi khuya con ngồi chơi, con ngồi sao con mở con mắt tỉnh rõ ràng, mà sau một hồi con chết tướng nào con cũng không hay, thì con phải làm sao để cho nó đừng có…?
Trưởng lão: Tại vì con, pháp Thân Hành Niệm con đi chưa đủ sức tỉnh.
Cô Thanh Như: Dạ con không có đi, con ngồi.
Trưởng lão: Thì con ngồi đó. Chứ mà hễ mà con ngồi con tỉnh rồi, con khỏi cần phải đi. Tại vì cái sức mà pháp Thân Hành Niệm con đi, con chưa đủ cái sức tỉnh. Cho nên bây giờ con ngồi nó mới dễ con gục, con hiểu không?
Cô Thanh Như: Dạ!
Trưởng lão: Cho nên vì vậy mình thấy, bây giờ mình ngồi, mình thấy nó lặng. Như vậy là pháp Thân Hành Niệm mày đi chưa có tỉnh hoàn toàn “tao sẽ cho tập”. Tập từ ít lên cao, đừng có tập quá sức. Tập quá sức nó cũng làm con bị hôn trầm, thùy miên rồi. Con phải tập vừa sức của mình thôi.
(21:43) Cô Thanh Như: Mà bạch Thầy sao con đi Thân Hành Niệm mà như dở gót lên, đưa chân lên, đưa… dở gót chân lên đưa chân lên hả bạch Thầy? Cái đó là…
Trưởng lão: Cái đó là cái giai đoạn đầu. Còn cái giai đoạn mà giữa thì con đi bình thường.
Cô Thanh Như: Dạ.
Trưởng lão: Đi như người vô sự, đi mình biết mình đi. Có khi có niệm, có này kia thì con phải khởi ý con đuổi những cái niệm đó. Đó là cái giai đoạn giữa. Còn cái giai đoạn đầu thì làm cho mình gom sức tập trung của mình dưới hai cái chân. Đó là giai đoạn đầu. Còn cái giai đoạn đầu qua rồi thì thôi không tập nữa, chớ không phải tập hoài. Tập hoài nó bắt con gò bó con. Có vậy thôi con cứ đi kinh hành…
Cho nên mình phải biết, mình phải biết cái giai đoạn tu pháp nào, pháp nào. Mình tu qua rồi, nhưng mà nó chưa hết hôn trầm, thùy miên. Thì mình thấy mình chưa đủ sức, thì mình tập trở lại. Mình tập cho nửa tiếng hoặc cao lắm là một tiếng chứ không có tập hơn. Rồi tập, rồi mình ngồi chơi, coi thử coi cái sức tỉnh của mình, nó tỉnh hay là hoặc còn mê? Còn mê thì mình tập nữa, cũng trong cái khoảng thời gian nửa tiếng, một tiếng tập nữa. Chừng nào ngồi lại mình thấy ngồi tỉnh suốt một hai tiếng đồng hồ mà nó không buồn ngủ là tốt rồi. Mình tập là mình, phải thí nghiệm coi cái sự tỉnh của mình nó được bao nhiêu? Chứ còn mình không thí nghiệm đâu biết được.
(23:18) Cô Thanh Như: Bạch Thầy con tập nữa là con tập đi kinh hành hả bạch Thầy?
Trưởng lão: Đi kinh hành bình thường, chứ không phải tập Thân Hành Niệm. Thân Hành Niệm phải dở, từng hành động, dở chân lên rồi để xuống, hạ gót xuống, cái đó là mình làm từng hành động. Còn cái kia, mình đi kinh hành mình đi hết sức bình thường nhẹ nhàng, đi như người vô sự.
Cô Thanh Như: Con thì con, nhiều khi con chỉ đi vòng vòng ba bốn vòng là con ngồi xuống, nhiều lúc con tỉnh lắm. Con tỉnh cái con vầy con ngồi, con ngồi ráng chút xíu. Sao con nhìn rõ ràng hơi, con gục xuống. Là cái những người, như con nhìn cái cô đó đang đi tới. Thì dĩ nhiên khi mà cô đi qua con, thì dĩ nhiên con phải hay cái khúc đó. Mà sao con thấy cô tới đó thôi, mà cô qua con hồi nào, con không hay. Rồi cổ vòng lại thì tại cô đi ngang thất của con bạch Thầy thì cái lúc đó là cô đã đi qua mặt con rồi, mà sao cái khúc cô đi qua mặt con là con không hay gì. Tức là lúc đó con đã bị ngủ rồi đó.
Trưởng lão: Bị ngủ rồi. Bị gục rồi.
Cô Thanh Như: Dạ, thì là, bây giờ Thầy nói con là phải đứng lên đi nè. Tại con thấy con không buồn ngủ, cho nên con không đi.
Trưởng lão: Thầy biết rồi, không buồn ngủ, nhưng mà cái sức tỉnh nó chưa có đủ.
Cô Thanh Như: Dạ.
Trưởng lão: Nó chưa có đủ. Chứ nó đủ rồi con ngồi nó tỉnh hoài, chứ ở đó.
Cô Thanh Như: Mà nó tích tắc lắm, chứ nó không có lâu.
Trưởng lão: Đúng rồi!
Cô Thanh Như: Như là chỉ cần cô đó vừa đi qua mà cô quẹo, quẹo vòng lại, cái là con nói ai vậy? Là nãy giờ cô này cô đi, mà nãy cô đi tới đó là con đã thấy rồi, mà sao cô vừa qua mặt con, đảo lại thì con không thấy.
Trưởng lão: Bởi vì cái tỉnh giác của con nó nhanh quá. Tức là tích tắc một cái là nó mất liền.
Cô Thanh Như: Dạ nó như. Con không nhận ra được khúc đó đó, con…
Trưởng lão: Tích tắc, nó nhanh quá.
Cô Thanh Như: Cho nên con ngồi thì con lại tác ý nói là “Cái tâm ngồi phải tỉnh nha, phải biết nha!”, thì con nhắc nó, thì nó được kéo dài được không?
Trưởng lão: Thì phải nhắc nó.
Cô Thanh Như: Con vậy thì con cố gắng. Tại vì con thấy con không buồn ngủ, cái con cũng không thích đi, cái con ngồi.
Trưởng lão: Để nó sanh lười biếng, bây giờ phải tập. Mà nó mình nghiệm lại, mình thấy nó còn bị mê, tức nó còn bị ngủ đó, thì do đó mình đẩy lùi hết, thì…
Cô Thanh Như: Tại con thấy con đi một vòng, con nhìn hết, con tu là con thấy con cũng hơi mỏi cái giò con rồi, thì con về con ngồi. Thì thôi để con phải tập lại.
Trưởng lão: Phải tập lại.
Cô Thanh Như: Dạ con cám ơn Thầy!
Trưởng lão: Ừ.
Phật tử: Thưa Thầy, Thầy dạy con, nãy cái chỗ mà mình muốn giữ tâm bất động một phút cũng được là sao?
Trưởng lão: Một phút cũng được là con nhớ rằng con nhắc tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, thì con để tự nhiên thôi. Dù một phút, nó tốt hơn là con kìm cái tâm bất động.
Phật tử: Như mình ngồi vậy thì mình ráng mình ngồi.
Trưởng lão: Ngồi mình ráng để cho nó được một phút, ngồi hai phút thì không được. Cứ để tự nhiên, mình nhắc tâm bất động thanh thản. Rồi mình thấy, mình thấy từ ở trong thân của mình, tất cả toàn thân nó bất động. Đầu của mình nó không nghĩ ngợi điều gì hết. Mình quan sát toàn thân, xong rồi ngồi đó. Con tác ý, rồi con ngồi đó, cái nó bất động, cái nó bất động luôn. Cho nên mình nhắc nó bất động, chứ mình quan sát. Mình không kìm giữ cái bất động, nhưng mình quan sát cái tâm mình nó bất động sao? Thành thử ra nó sẽ có cái sự bất động dài. Còn gì không con?
(27:02) Phật tử: Kính bạch Thầy! Liên quan đến đề tài đi kinh hành, thì con nghĩ đi ra ngoài, có những ngày con tỉnh cũng tỉnh vậy đó. Rồi làm như là, không biết là nó dồn lại, hay do thời tiết như thế này, nó buồn ngủ nhiều nhiều nhiều nhiều luôn, thì con phải vượt qua chứ đâu có ngủ bù, không có gì hết Thầy.
Trưởng lão: Thì đúng rồi, không có ngủ bù nữa.
Phật tử: Mấy ngày kia nó tỉnh, nhưng mà tới lúc đó nó buồn, nó đuối, nó mỏi cỡ nào cũng…
Trưởng lão: Đó là cái trạng thái si, nó làm cho con mệt mỏi, làm cho con uể oải, đặng lười biếng, chớ không có gì. Cho nên mình vượt qua mấy cái đó, mình chiến đấu. Là người chiến thắng nó. Chứ còn nếu mà con mà ngồi xuống con gục, con đứng dậy thôi rồi hết chiến đấu rồi. Mình đúng mình dở rồi, bại trận mặt trận.
(27:58) Phật tử: Con thưa Thầy là thí dụ như con bệnh, cái lực của con có một đi, rồi con cái câu tác ý là con kèm theo cái cầu cứu Thầy, thì nó có được sự trợ lực không thưa Thầy?
Trưởng lão: Được chứ con. Bởi vì khi mà mình thấy cái lực của mình yếu, mình nhờ cái ơn chư Phật, ơn Thầy hỗ trợ cho con vượt qua cái lúc này. Cái sức con không đủ, cái ý chí con không có bén nhạy nữa, con xin chư Phật, Thầy giúp đỡ cho con vượt qua cái khó khăn này. Thì khi mà như vậy đó, thì con tập trung vào cái tâm bất động của con đó, thì con sẽ vượt qua được.
Phật tử: Dạ con hay làm như vậy đó Thầy.
Trưởng lão: Nhưng mà nói tập trung, thật ra có những cái danh từ của người Việt của mình, nó cũng khó, có những cái danh từ. Tập trung nghĩa là không tập trung. Tập trung tức là gò bó mình sai pháp. Cho nên nói tập trung cái bắt đầu mình lo mình tập trung, không phải! Nói tập trung có nghĩa là mình, khi mình tác ý “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” ngồi chơi thanh thản. Để cho nó tự nhiên thanh thản, chứ không tập trung chỗ nào hết. Nhưng mà cái hiểu biết của mình, nó đang chánh giác ở trên cái chỗ mà nó bất động, chứ nó không hoạt động. Bởi vậy cái này rèn một thời gian sau mới nắm vững pháp, chứ không khéo nó trật. Tu hoài mà sao, cứ Chánh Niệm Tỉnh giác hoài mà sao, có lúc thì nó gồng mình lên nó chánh niệm được, lúc thì nó dễ dàng quá, nó rõ ràng? Do mình tu sai rồi con, gồng mình lên chánh niệm, nó trật.
(29:58) Phật tử: Con thưa Thầy đề tài cô Huệ Ân thì hôm trước, con cũng còn dao động với tu yếu nhiều lắm. Có hôm thấy cô Phương mà không có nhà đó. Con có qua, thì cô nói con đợi. Cái con về. Mười lăm phút sau không thấy người con qua lần nữa. Cô Trang cũng góp ý là con cũng nên giúp cô tự nhiên thôi, giúp từng chút. Thì sau đó con có qua ba lần, nhưng mà lần nào cô cũng khuyên con là lần này thôi đi tu đi. Còn má khỏe thì nó vượt qua, còn không thì chết không sao, lúc nào cũng có các Thầy với Cô thương con vậy đó. Con cũng yên tâm, con không có qua nữa…
Trưởng lão: Cái niềm tin.
Phật tử: Con thưa Thầy là trường hợp con ngồi tu, con có cách nào ước nguyện hay cách nào để ảnh hưởng cô hay là con chỉ lo phần con thôi.
Trưởng lão: Con ước nguyện những cái công phu tu tập của con sẽ dồn lại cho mẹ, để cho mẹ tỉnh táo được ở trên tâm bất động, mà tâm không sợ hãi trước cái giờ lâm chung. Bất động trước cái giờ lâm chung. Bỡi vì trước cái giờ lâm chung nó làm cho mình thở không có được, nó rung, nó chặn, đườm nó chặn cổ mình, thở không được. Do đó, cho nên vì vậy bắt đầu, mình thở mình tập trung tâm mình bất động, mình thở ba hơi thở mạnh, rồi mình thở bình thường thì con nhớ điều đó, để giúp cho cô Huệ Ân vượt qua cái nghiệp, nghiệp thân đó.
Phật tử: Con muốn làm cái chỗ này.
Trưởng lão: Cái chỗ này khi mà cái người sắp chết, đờm nó hay lên nó chận cổ, thở khọt khẹt khọt khẹt, thở không được, bị thở không được, nó mới chết. Cho nên vì vậy đó thì mình làm con, mình ở gần bên mình nhắc: “Mẹ hãy nhớ là nhắc tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, chẳng sợ gì hết! Cắn chặt răng tập, tác ý cho mạnh thì nó sẽ hết.” Ra làm thử chừng ba bốn lần. Bởi vì mình làm vậy ý chí của mình nó dũng mãnh lắm! Nó vượt qua. Vượt qua cái nghiệp lực của mình. Thành ra mình sẽ trở lại bình an.
HẾT BĂNG