TRIỂN KHAI TRI KIẾN GIẢI THOÁT
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 24/02/2012
Người nghe: Tu sinh và Phật tử
Trưởng lão: Các con muốn thâu, muốn gì đó thì các con đem máy lên để đây đi. Có máy, có gì đó muốn thâu thì mấy con cứ để đây.
(00:11) Bởi vì cái sự tu tập của Thầy, Thầy thấy đạo Phật là đạo của con người. Chính từ con người tu để được giải thoát, để làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người. Các con hiểu không? Bởi vì con người mới có sanh, già, bệnh, chết. Cho nên đạo Phật ra đời, tức là đức Phật, đạo Phật ra đời thì chính do đức Phật. Mà đức Phật là con người chứ không phải là một thiên thần, hay là một người siêu việt nào ở đâu, mà chính đức Phật là con người cũng như chúng ta. Ngài cũng khắc khoải trong bốn sự đau khổ của kiếp người. Cho nên Ngài mới chịu khổ hạnh sáu năm tu tập.
Bây giờ Ngài để lại cái giáo pháp như vậy, cái giá trị đối với chúng ta quá lớn. Mà dường như Thầy thấy mấy con coi thường, lẽ ra hôm nay ngồi trước mặt Thầy toàn là thành Phật hết rồi.
Phật đâu phải khó tu! Mấy con nghĩ y như là Thiền Đông Độ. Tu phải nhiếp tâm, không được nghĩ thiện, nghĩ ác.
Đạo Phật là đạo trí tuệ chứ, đầu óc mình có trí tuệ, thì người ta chửi mình thì mình cũng biết người ta chửi mình chứ. Nhưng tại sao mình không giận? Tại vì mình hiểu đó là nhân quả, đó là một cái nhân duyên để chúng ta trả cái nhân quả thì làm gì chúng ta giận ai. Mà chúng ta không giận ai thì giải thoát chứ. Tại sao chúng ta không biết sử dụng cái trí tuệ chúng ta đã có sẵn ở trong đầu?
Người nào cũng có trí tuệ, chỉ chúng ta triển khai cái trí tuệ đó đừng chạy theo cái lòng ham muốn dục lạc của thế gian. Mà chạy theo con đường giải thoát như đức Phật, thì chúng ta ngay đó là chúng ta đã giải thoát rồi mấy con.
(02:27) Là con người bỏ hết cuộc đời hôm nay mấy con vô đây ngồi, mà mấy con tu như thế này, Thầy thấy biết chừng nào mà gọi là mấy con là Phật. Là chúng sanh là còn ham muốn, là còn cầu cho mình thành Phật.
Bây giờ có người đó, người ta chửi mình đó mình cũng không giận, vui vẻ, hoàn toàn không buồn, thương yêu và tha thứ. Thì cái người mà biết thương yêu tha thứ, không giận, không hờn, người đó là Phật. Dù người ta không nói người ta là Phật, nhưng chúng ta thấy cái sự sống, cái hành động của cái tri kiến của sự hiểu biết của họ thì chúng ta hiểu họ là Phật.
Chứ đâu phải Phật khó tu đâu! “Đạo ta là đạo trí tuệ” chứ đâu phải đạo ngu ngốc, ngồi như là gốc cây. Bây giờ ngồi năm bảy giờ để thành cây, thành đá hay chi vậy? Có lợi ích gì cho các con không?
Tất cả những cái điều mà người ta đã dạy chúng ta tu tập đều sai hết. Thầy đã trải qua qua biết bao nhiêu sự gian khổ với Thiền Đông Độ, với những pháp môn mà người ta đẻ ra, người ta sinh ra, người ta tưởng ra. Thầy tu rất khổ hạnh. Thầy ở trên Hòn Sơn, Thầy ăn toàn là lá cây, nghe người ta tưởng là khổ hạnh cũng sẽ thành Phật, nó đâu phải vậy mấy con.
Sống ở đây mấy con không lo, ăn uống gì có người lo cho mấy con ngày có bữa cơm sống. Thì đó là mấy con đã thấy giải thoát rồi, chưa có gì hết, mới bước vô cửa chùa đã thấy giải thoát rồi. Mình có lo cơm, lo nước, đi ra ngoài kia cấy lúa, trồng rau, trồng cải, để vô hái, lặt rửa rồi luộc, rồi này kia nọ đâu. Thì như vậy là giải thoát rồi. Đòi hỏi cái gì hơn?
(04:28) Mà nếu mà chúng ta sống, chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự. Một mình ở trong một cái căn phòng như thế này. Chúng ta thấy mình sống một mình mà nó vui vẻ, nó không buồn rầu.
Còn sống một mình vầy cái chạy lại cái thất kia nói chuyện, chạy lại thất người nọ nói chuyện. Mấy con là phàm phu, còn ham cái chuyện đời. Nói chuyện này, chuyện kia, như vậy mà tu hành cái gì!?
Ở đây tại sao người ta cất từng thất riêng riêng như vậy? Là vì người ta muốn cho mấy con sống cái hạnh độc cư. Người nào sống được cái hạnh độc cư là người đó sẽ chứng đạo.
Còn mấy con cứ nay nói chuyện này, mai nói chuyện kia. Một bữa, hai bữa, cao lắm tuần lễ, một mình buồn buồn cái kiếm chuyện à, sắp sửa nói: “Ờ tui đau cái vai này, chạy qua xin thuốc”. Đó là cái lối kiếm chuyện, đau chết bỏ chứ. Ở đây Phật cũng biết thân vô thường chứ, bệnh đau mặc nó có gì mà phải lo. Mà chúng ta không lo tức là chúng ta đã làm chủ bệnh. Còn hơi nhức đầu cái chạy đi xin thuốc, đi uống thuốc, như vậy chúng ta bị ảnh hưởng cái cảm thọ chứ chúng ta có tu hành cái gì? Cho nên tu hành chúng ta chẳng sợ chết, chẳng sợ bệnh đau!
Bởi vậy cái câu mà Thầy dạy mấy con thường tâm niệm trong lòng: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Nghĩa là trước mọi cái nghiệp chướng, mọi cái chướng duyên cho thân tâm chúng ta mà chúng ta bất động. Rồi trên cái sự chướng ngại đó chúng ta thanh thản, an ổn trong cái sự nghiệp chướng đó. Thì đó chúng ta là Phật chứ có gì? Còn chúng ta làm không nổi là chúng ta là chúng sanh chứ sao.
(06:25) Mấy con thấy sự tu hành đâu phải là khó khăn đâu, tu bằng trí tuệ mà, chứ đâu phải ngồi đó ức chế cái ý thức không cho nó nghĩ thiện, nghĩ ác. Học theo Thiền Đông Độ, học theo mấy ông Trung Quốc. Người Việt Nam mà đi theo Trung Quốc, học pháp của Trung Quốc, tu hành tới đâu? Từ lâu tới giờ thầy tổ chúng ta tu tới đâu? Có ai làm chủ sanh, già, bệnh, chết không? Các con cứ nhìn lại lịch sử coi các thầy tổ của chúng ta theo Trung Quốc tu tập có người nào làm chủ bốn sự đau khổ không? Có không? Đâu có! Có ông tổ nào mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết?
Nay chính bản thân Thầy làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Thân Thầy đương khỏe mạnh như thế này, thân mấy con đương khỏe mạnh như thế kia, mấy con làm đi. Coi nó hơi thở ngưng chưa?
Mấy con chưa làm chủ được hơi thở, thì mấy con phải lắng nghe cái phương pháp nào để làm chủ hơi thở. Mà làm chủ hơi thở tức là làm chủ thân của mấy con chứ làm chủ cái gì? Rồi mấy con cứ lấy hơi thở mà tu tập ức chế ý thức của mình, làm cho tức ngực, tức vai, làm cho nặng đầu. Đó là cái sai! Lại có người còn chế pháp ra tu nữa.
Câu hỏi, câu Thầy đặt ở trong những lời Thầy viết: "Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?". Cái câu mà Thầy đặt quá đơn giản: "Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?". Chắc ai cũng biết cái câu trả lời như thế nào rồi chứ? Thân Hành Niệm chứ có cái pháp nào đâu.
Bây giờ mấy con cứ đi tối ngày, đó là thân hành của mấy con, bộ mấy con khùng sao? Cũng có lúc tôi ngồi, cũng có lúc tôi đi, cũng có lúc tôi đứng. Nhưng tôi đứng tôi biết tôi đứng, tôi đi tôi biết tôi đi. Ai biểu đứng đi, không biết ở đây mà biết ở ngoài kia? Thì như vậy mấy con đã, tâm mấy con ra ngoài chứ đâu còn ở trong thân của mấy con.
(08:20) Bởi vậy hôm nay gặp Thầy, đây là Thầy nói lần cuối cùng không còn gặp Thầy nữa. Thầy năm nay tám mươi mấy tuổi rồi, sống chờ đợi mấy con hoài sao? Các con hiểu điều đó. Mong cho mấy con tu được được, để mấy con được giải thoát. Chờ đợi mãi mà chẳng thấy ai làm đúng pháp. Cứ nghĩ cách ra, cách này, cách kia, cách nọ. Toàn là cái thứ ức chế không.
(08:54) Đây là gom lại những câu hỏi mà mấy con đã viết trong thư hỏi Thầy.
Hỏi: Bị phóng dật khi đi Thân Hành Niệm hoặc bị loạn tưởng?
Các con đặt câu hỏi như thế này, Thân Hành Niệm, rồi phóng dật, rồi loạn tưởng. Như vậy thì mấy con tu chơi chứ đâu phải tu thật. Tu thật, tu từng cái tâm niệm của chúng ta, tu từng cái quyết tâm, cái ý chí chúng ta đặt ở trong đó làm sao mà phóng dật được. Bởi vì pháp Thân Hành Niệm, là một pháp quyết định chúng ta sẽ thành Phật mà. “Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?”, Thân Hành Niệm chứ pháp nào. Vậy mà tu pháp Thân Hành Niệm lại là bị phóng dật, rồi bị loạn tưởng, thì mấy con nghĩ mấy con tu như thế nào? Mấy con có ý chí không? Mấy con tu chơi!
Thầy đọc trong những cái câu của mấy con hỏi, Thầy thiệt mấy con tu chơi chứ đâu phải mấy con quyết tâm. Bỏ hết cuộc đời vô đây tu, mấy con có lợi ích gì cho gia đình, cho xã hội? Thế mà không lợi ích cho bản thân mình nữa. Mà không nỗ lực!
Mấy con đừng có tưởng đẻ ra pháp này, pháp kia để rồi tới nơi, tới chốn. Không bao giờ tới nơi, tới chốn. Phật pháp thì Phật dạy như thế nào là cả một kinh nghiệm của đức Phật. Thầy dạy như thế nào là cả một kinh nghiệm của cuộc đời của Thầy. Thì phải lắng nghe từng chút, từng chút. Để ghi lại những cái hành động đó mà chúng ta tu cho đúng đừng có tu sai.
(10:50) Về câu 2 mấy con hỏi.
Hỏi: Bị chiêm bao khi ngủ…
Trời đất ơi! Tu hành mà còn bị chiêm bao? Tu hành mấy con còn mơ tưởng, còn mộng tưởng, là do gì mấy con biết không? Do ham muốn. Mấy con không ham muốn làm sao mà có chuyện gì? Mấy con không sợ hãy làm sao có chuyện gì? Mình sợ rắn, đêm đó nằm chiêm bao, tui thấy trời đất ơi! Con rắn, nó dí tui chạy gần chết. Có phải không? Tu hành mình phải biết.
(11:23) Rồi bây giờ đây, đây mấy con nghĩ câu 3.
Hỏi: Bị các cảm thọ trên thân, như đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ khác, đau nhức chỗ nọ. Dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi mà vẫn không khỏi, kéo dài 18 tháng.
Mấy con có đuổi không? Thầy thấy mấy con không có đuổi. Sự thật mấy con không có đuổi. Bởi vì cái hành động đuổi của mấy con như là phủi bụi. Mình có quyết tâm không? Nếu mình quyết tâm thì câu tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự!". Thì làm sao các cảm thọ: “Cho mày chết bỏ, không có đụng chạm, tao không sợ mày đâu!”
Cái người ý chí, gan dạ như vậy thì cảm thọ nào mà đến với thân họ. Nó lo nó cuốn gói, nó đi chứ ở đó. Các con là nam nhi các con phải mạnh mẽ lên. Nói các con nữ nhi, nhiều khi các con có ý chí ngút ngàn như Trưng Vương, Triệu Ẩu, có sợ giặc Tàu không? Chúng ta cũng có sợ giặc sinh tử không? Nếu sợ giặc sinh tử thì chắc chúng ta không tu đâu.
Cho nên do như vậy chúng ta phải có sự quyết tâm chứ đâu phải đi liêu xiêu, liêu xiêu, nói tôi đi kinh hành, cho lấy có đó đâu, không phải vậy. Một bước chúng ta đi kinh hành là một bước chắc chắn là chúng ta nện vào đầu của chúng ta, như vậy mới gọi là tu. Lẽ ra trong số chúng của chúng ta bên nam, có nhiều người cũng tu lâu lắm rồi, mà đến hôm nay chưa thấy đạo. Còn hỏi những câu ngớ ngẩn, Thầy nói thật sự thì ngớ ngẩn, không hiểu gì hết. Chỉ nghĩ rằng, ờ, bây giờ mình ức chế ý thức của mình được, nó chỉ không nghĩ thiện, nghĩ ác là mình chứng đạo. Chứng cái gì? Chứng gốc cây chứ chứng gì? Chứng cục đá chứ chứng cái gì?
Đạo Phật là đạo trí tuệ mà. Cái sự hiểu biết của chúng ta cần phải triển khai cho nó hiểu biết hơn nữa chứ. Nó hiểu đến khi mà nó ngồi đây mà nó biết chuyện quá khứ của nó. Nó ngồi đây mà tương lai nó biết, nó sẽ xảy ra cái gì. Như vậy mới gọi là trí tuệ của nó chứ. Còn bây giờ ngày mai nó xảy ra cái gì mấy con biết không? Chưa biết gì hết.
(13:55) Bởi vậy có số người mời Thầy đến đây để gặp mấy con để giảng, Thầy nói, Thầy giảng nhiều quá rồi bây giờ Thầy mệt. Thời đức Phật chắc chỉ có đức Phật, vài ba người thôi. Thời nay chắc chỉ có Thầy với một hai người đệ tử mới quyết tâm thôi. Chứ còn bao nhiêu, tu chỉ tu cho có hình thức chơi thôi. Họ chỉ phí cuộc đời họ chứ sự thật họ chẳng có nghe lời Thầy dạy.
Thầy là người Việt Nam chứ đâu phải là người Trung Hoa hay hoặc là người Miên, người Lào mà họ không hiểu. Họ quá hiểu nhiều, nhưng họ không làm theo, họ không tu theo lời dạy của Thầy. Bây giờ có nói gì đi nữa thì cũng mệt xác mình chứ không làm gì được, chỉ cực khổ.
Cho nên vì vậy mà hôm nay gặp mấy con, đây cũng là cái sự nhân duyên lớn lắm mấy con, mới gặp mấy con. Nên mấy con quyết tâm tu, thì mấy con chưa thông thì mấy con có quyền viết thư hỏi Thầy. Bây giờ con chưa thông chỗ đó, Thầy coi như thế nào. Thí dụ như: "Bị phóng dật khi đi Thân Hành Niệm hoặc bị loạn tưởng". Thí dụ nó đơn giản vậy, thì cái câu đó mà Thầy đã dạy rồi mà bây giờ hỏi. Thầy nói đừng, đừng có hỏi cái câu này nữa, dẹp đi. Đã nhiều lần nói rồi, nhớ lại coi có không? Đó thì mấy con thấy không, cái gì Thầy cũng có dạy mấy con hết rồi.
"Bị chiêm bao khi ngủ".
Hạnh độc cư mà còn chiêm bao, thì thôi Thầy nói, nó còn ham mê cái gì đây mà chiêm bao? Nó còn sợ hãi cái gì mà chiêm bao? Đó là tất cả những cái đó để cho người thế gian người ta chưa tu, chứ không phải là của mình.
(15:55) "Bị các cảm thọ trên thân dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi mà vẫn không khỏi".
Vậy mấy con tác ý có lực chưa? Đuổi không khỏi, thì mấy con biết rằng pháp Như Lý Tác Ý của mấy con chỉ, mấy con tu cầm chừng chơi, chứ sự thật chưa có đủ lực, thì mình phải tác ý nữa, trì chí tác ý.
Thí dụ: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bây giờ cánh tay Thầy nhức. Thí dụ giờ Thầy nói: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, nhưng nó nhức, nó vẫn nhức. Rồi Thầy tiếp tục: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Chẳng hề lấy dầu thoa, chẳng hề uống thuốc, chẳng hề làm, đụng tới cái bệnh đau ở trên cánh tay của mình. Chẳng hề nâng niu nó, chẳng hề sợ hãy nó. Cứ dùng pháp tác ý, tác ý hoài, thậm chí như không có ngủ nữa. Bởi vì mình là người đang bị khổ, sung sướng gì mà ngủ. Cho nên mình dùng pháp tác ý, tác ý nó trở thành khối, nó trở thành lực. Thì lúc bấy giờ trên thân mấy con, cái cảm thọ nào mấy con lại tác ý nó không đi!?
Mấy con coi thường Phật pháp quá. Phật dạy phương pháp tác ý là một phương pháp rất tuyệt vời, để cứu con người thoát khổ. Chính mình, “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”, thì đó là phương pháp thật sự thắp đuốc lên đi mà. Ai thắp đuốc cho mấy con đi? Mà chính mấy con thắp đuốc lên mà đi. Thì phương pháp Phật dạy cách thức cho mình thắp cái ngọn đuốc lên. Bây giờ mình phải tự thắp đuốc mình đi chứ không lẽ Phật bây giờ xuống thắp đuốc cho mình đi nữa sao?! Thì câu đó bây giờ không có hiệu quả, thì mình biết rằng cái sức tác ý của mình nó chưa đủ, nó không đủ cái lực. Thì mình phải tu tập rèn luyện sao mà cái câu tác ý đó nó có cái lực chứ. Nếu không lực thì sao Phật dạy? Nếu không đuổi được bệnh thì sao Phật dạy?
(18:11) Đó thì mấy con thấy không? Tất cả những cái câu ở trong lời của Phật dạy đều là quý hơn là tiền bạc, châu báu, ngọc ngà ở thế gian. Vì nó làm chủ được thân tâm, muốn chết bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nằm xuống chết!”. Ờ, thân nằm xuống, hơi thở ngưng một cách êm ái, rất là êm ái. Như vậy không phải hạnh phúc sao? Còn muốn sống bảo: "Thở, sống lại!” là nó khỏe bình thường. Lúc bấy giờ cơ thể hoạt động lại bình thường.
Tại sao đức Phật nó nghe lời mà mình nó không nghe? Tại vì mình tu chơi, còn đức Phật tu thật. Sáu năm khổ hạnh chứng tỏ rằng cái quyết tâm của đức Phật rất cao. Mấy con dám ở trong rừng ăn lá cây không? Có dám ở trong rừng một mình mình không? Mình so sánh, bây giờ đem mấy con bỏ vô rừng, một mình giữa đêm thanh vắng mấy con thấy mấy con hết hồn, mấy con quá sợ hãi.
Cho nên mình phải xét, những cái gì của Phật dạy chúng ta hôm nay mà còn lại được như thế này là chúng ta có phước rất lớn, mà được theo với đạo Phật.
Còn theo với các tôn giáo khác có Thần thánh, chư Thiên phù hộ, gia hộ. Chắc điều đó không có đâu? Đi ra giết người mà phù hộ cho khỏi ở tù thì thế gian này loạn động hết rồi.
Bởi vậy Thầy thường, Thầy thấy mấy con tu, Thầy để ý, đi ở ngoài đường Thầy đi ngang qua, Thầy nhìn vô trong Tu viện, Thầy thấy mấy con tu cầm chừng chơi. Chứ sự thật, đi kinh hành theo kiểu của mấy con, ngàn đời không chứng đạo. Đi liêu khiêu, liêu khiêu cho có hình thức. Làm cái gì cho thật làm chứ, cho chắc ăn chứ! Không lẽ làm lấy có?
(20:42) Một bác nông dân còn cấy cây lúa, thì cây nào chắc cây nấy, không bỏ nổi, bỏ trôi vậy mới có lúa ăn chứ. Còn này mấy con tu hành mà cây bỏ nổi, cây bỏ trôi thì như vậy làm sao mà thành tựu được?! Vì lợi ích cho mấy con, hôm nay đến đây Thầy rầy mấy con để mấy con cố gắng hơn, để giúp mấy con làm chủ bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Ơn thì không có, chớ oán chắc có. Thầy sao khó quá!
Sự thật, đối với một vị Thầy rất khó xử. Ngọt ngào thì nó không tu, mà la mắng thì nói mình khó. Mà để Thầy rầy mắng mấy con, thiệt Thầy khổ tâm chứ. Các con như là những đứa con của Thầy, bỏ thì không nỡ. Theo Thầy như con rồi, mà rứt ra đi thì cũng không đành. Chứ phải chi mà không có mấy con, chắc Thầy đi rồi. Cho nên cách thức Thầy đi quá dễ dàng. Thầy muốn chết hồi nào, Thầy đi hồi nào cũng quá dễ dàng. Thầy đâu có màng đến cái thân này đâu. Một cái trạng thái giải thoát đang chờ Thầy, hạnh phúc vô cùng ở trong trạng thái đó. Mang thân này là mang cái tù ngục, mang cái sự đau khổ chứ đâu có sung sướng gì đâu.
Nhưng ở đời các con mang thân này, các con chấp cái thân dữ lắm, coi trọng cái thân lắm, quý nó lắm. Nhưng chắc chắn là không có người nào giữ được cái thân. Các con cứ ra nghĩa địa các con thấy người ta chết, người ta nằm la liệt. Mồ mả hàng hàng, lớp lớp. Nhưng có mấy ai làm chủ được sự sanh, già, bệnh, chết đâu?
(22:34) Trong khi đó chỉ hiện giờ có mình Thầy, và đồng thời thì mấy con theo Thầy. Nhưng cuối cùng thì tu chơi chơi vậy làm sao? Bỏ đi thì không đành, mà ở lại thì nó vất vả vô cùng. Nhưng rồi Thầy cũng phải ra đi chứ Thầy làm sao mà không bỏ mấy con được. Đâu có ở đây mãi được. Bởi vì mang cái thân này thì mình hết duyên nợ thì phải ra đi. Bởi vì bây giờ còn duyên, còn nợ với các con thì còn ở đây la rầy, dạy bảo.
Nhưng vừa hết duyên nợ là Thầy sẽ ra đi, chứ không thể nào nấn ná gì hơn được. Muốn thêm thì cũng dễ chứ không phải không. Nhưng mà gánh việc đời biết chừng nào cho hết mấy con, gánh biết chừng nào cho nó xong.
Cho nên chỉ có ra đi để trao lại cho người khác mà thôi. May ra người khác có duyên hơn, người ta sẽ dẫn dắt mấy con tới nơ,i tới chốn. Hiện giờ Thầy cố gắng, Thầy đào tạo một, hai người, để khi Thầy ra đi những người đó thay thế Thầy mà dẫn dắt các con, cũng làm gương cho các con.
Bởi vì những người đó trang lứa tuổi của các con chứ không phải là lớn tuổi như Thầy, hay hoặc là trẻ bé như trẻ con mà bằng tuổi các con. Khi họ đã làm chủ được sanh, già, bệnh, chết xong thì Thầy ra đi. Thầy giao lại cái gánh đó cho cái người thừa kế. Theo đó mà ai có duyên thì dẫn dắt người ta tới nơi, tới chốn. Còn không duyên thì thôi, đừng ép, đừng bắt buộc người ta. Đó là những điều mà Thầy sẽ di chúc về sau.
(24:46) Hôm nay còn Thầy mấy con cố gắng tu tập! Hiện giờ có điều gì tu không rõ thì phải thưa hỏi cho rõ, thì Thầy sẽ chỉ dạy cho. Thí dụ như: "Bị các cảm thọ tấn công dùng pháp Như Lý Tác Ý đuổi mà vẫn không khỏi". Mình tự hỏi mình, pháp Như Lý Tác Ý đuổi bệnh mà không khỏi là do mình hay là do pháp mà hỏi Thầy. Bởi vì pháp Như Lý Tác Ý mà mình đuổi thì nó phải đi, mà mình đuổi không đi là do mình làm biếng tập, muốn đi, đi sao được?!
Hỏi: Bị áp lực khi thấy người canh gác, cai quản trong khu mình tu tập, phải tư duy như thế nào?
Người ta canh gác là người ta giúp mình, là thúc đẩy cho mình tu thì làm gì mình sanh tâm chướng ngại. Đâu có cần chướng ngại mà còn thầm ở trong lòng biết ơn những cái người, là vì người ta canh gác, người ta giúp cho mình, người ta cai quản, người ta trông coi để mà người ta khéo… Tuy là người ta không ngay mình, người ta nhắc nhở bằng này kia, nhưng cái hình dáng, cách đi qua, đi lại của người ta cũng là cách nhắc nhở chúng ta phải nỗ lực tu, để cho cái người bạn này khỏi mất công canh gác mình. Tại vì sao mà người ta phải canh gác mình? Tại vì mình ham ăn, ham ngủ. Cho nên chưa tối là đã đi ngủ rồi. Còn ngồi lại thì gục tới, gục lui. Buộc lòng phải có người canh gác mình. Như vậy là mình làm thêm cái tội lỗi thêm. Không tu mà làm cho người ta mất thì giờ gác nữa.
(26:45) Hỏi: Trong đầu thường ca hát, những bài hát xa xưa.
Cái đó là mình huân ở trong đầu của mình những cái bài hát đó chứ ai huân vô. Thành ra bây giờ mình ngồi lại yên tịnh, nó thường nhắc lại. Nó thường nhớ ra, nó ca hát ở trong đầu. Mình không ca hát nhưng mà tự ca hát, cái đó là do mình chứ ai, do mình huân vô. Thì bây giờ mình ngồi yên thì nó phải phát hiện ra chứ có cái gì đâu. Cái chuyện đó là mình, quá bình thường chứ có gì đâu.
Nhưng hôm nay chúng ta ở trong cái tâm nào đây? Hay là ở trong cái tâm ca hát đó. Chắc chắn là mấy con còn thích ca hát cho nên nó mới lòi ra đó. Nếu không thích ca hát làm sao nó nhớ lại. Do mình chứ đâu có trách ai.
Cũng như lời Thầy hôm nay nói nó cứ lặp đi, lặp lại trong đầu của mấy con, là do mình chứ do ai. Mình đâu có làm chủ cái thức của mình được. Do đó cái thức của mình nó lặp đi, lặp lại, mình cứ nghe hoài ở trong đầu của mình cái thức nó làm việc. Nó làm việc như vậy người ta gọi là tưởng thức, mấy con đang sống ở trong tưởng. Cái thức của tưởng, chứ không phải cái thức của ý thức.
Thì mình còn một cái thức là ý thức thì mình phải làm chủ, mình dẹp nó đi chứ, thì nó sẽ hết, chứ nó có cái gì đâu mà khó đâu.
(28:20) Bởi vì thân ngũ uẩn của chúng ta có năm uẩn, mà tưởng uẩn là một, ý thức chúng ta là hai. Cho nên vì vậy mà chúng ta sống trong ý thức chứ không phải sống trong tưởng thức.
Còn này mấy con ngồi cái bắt đầu tưởng thức nó hoạt động, cứ để cho nó lải nhải, lải nhải hoài. Không làm chủ được mình, để cho tưởng thức hoạt động. Đó là cái sai quá lớn. Trong năm uẩn chỉ có ý thức uẩn là sử dụng mà thôi. Còn hoàn toàn tất cả các uẩn kia, tưởng uẩn thì chúng ta không xài. Nhắc lại, còn nếu mà tác ý hoài, cứ nhảy đi, nhảy lại trong đầu của mình, cũng do chính mình.
Mình lấy ý thức mình dừng lại, mình chỉ, mình tác ý bằng ý thức của mình: "Dừng lại! Ở đây đâu có lặp đi, lặp lại. Tao làm chủ chứ đâu phải mày làm chủ. Sao mày tự tác ý ra. Tao làm chủ. Tao muốn tác ý câu nào thì mày phải nghe lời câu nấy!”. Mình phải cứng rắn, mình phải hướng dẫn cái ý thức của mình chứ.
Tại sao mình để cho nó tự động, để tưởng thức nó xen vô nó hoạt động như vậy. Đó là cái sai của mình, sống lơ mơ, lơ mơ trong tưởng, giống như ở trong mộng, trong chiêm bao.
Hỏi: Những người tu hơi thở, một thời gian sau đó có thói quen bị gom tâm ở nhân trung, ngực, bụng làm cho khó chịu không xả được.
(30:01) Tu hơi thở giỏi quá mà, gom giỏi quá. Hơi thở chỉ mượn nó để chúng ta tập lúc giai đoạn đầu chứ đâu phải tu hơi thở để thành Phật được. Giai đoạn đầu mình chưa gom tâm được, nó hay loạn, ngồi lại yên tịnh chút nó nhớ cái này, nghĩ cái kia lung tung thì mình dùng hơi thở, mình gom tâm mình. Mà gom tâm mình được rồi trong năm hay là mười phút, mười lăm phút thì dừng lại. Ai biểu tu, lấy hơi thở tu để làm Phật.
Trước kia Thầy dạy mấy con tu hơi thở, là chỉ dạy cho mấy con gom tâm mà thôi. Không ngờ mấy con lại tu sai. Còn mình tu thấy mình gom tâm được thì thưa hỏi Thầy, bây giờ con gom được hơi thở rồi, vậy con phải tu tiếp hay hoặc là con phải tu pháp nào nữa? Pháp của Phật, nó từ pháp này nó đi tới pháp khác chứ. Kết quả của pháp này rồi mới dạy tới pháp khác, chứ dạy lung tung mấy con biết đâu mà tu. Mấy con tu chưa có đạt được về cái hơi thở mà dạy cách khác thì mấy con bị lẫn, hết biết đường tu.
Hỏi: Bị ngủ gục trên pháp Thân Hành Niệm và tự đi như cái máy.
Thôi, mấy người này thôi về, tự mình đi pháp Thân Hành Niệm. “Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?”. Đức Phật đã xác định pháp môn Thân Hành Niệm. Mà tu pháp môn Thân Hành Niệm mà đi mà ngủ, thôi đi về, mình hết duyên với Phật rồi. Bởi vì mình đi mà mình ngủ, thôi đi về đi cho rồi đi chứ còn ở đây tu cái thứ gì nữa?!
Thì lượng cái sức của mình tu theo Phật được thì mình tu, mà tu theo Phật không được thì nên về. Pháp của Phật thì rõ ràng lắm, pháp Thân Hành Niệm, mình tu trên cái thân hành của mình, mà mình ngủ thì thôi mình đi về. Về rồi muốn ngủ hồi nào đó ngủ, mặc sức ngủ. Tâm còn ham mê ngủ quá mà làm sao theo Phật nổi, phải không?
(32:18) Phật thì không ngủ, mà mình thì ham ngủ. Bởi vì cái ngủ là cái tính si, cái ngu si của mấy con, mới ham ngủ. Cho nên bây giờ Thầy, ngàn đời bây giờ không bao giờ buồn ngủ, mà cũng không ngủ nữa. Nằm chơi vậy, thanh thản: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Thầy đâu có, nằm chơi mà không buồn ngủ mà tỉnh táo, nó nghe khỏe hơn là ngủ đó. Còn ngủ hết biết rồi, mê man, tàng tịch, nó như cái người không biết gì hết. Mấy con còn ngủ là còn mê đó, còn si, còn ngu lắm đó. Còn những người mà người ta tu rồi là người ta thành tựu rồi, người ta không có buồn ngủ. Mấy con tưởng Phật cũng ngủ ngáy ầm ầm như mấy con, thôi, cái chuyện đó không bao giờ có. Muốn đi mà còn ngủ ở trên thân thì thôi hết chỗ nói rồi, thôi nên về.
Hỏi: Còn cái hiện tượng mà ngồi chơi mà rơi vào tưởng nói chuyện một mình.
Thôi mấy con đi về đi. Đó là mình điên rồi. Ở ngoài mà người ta nghe có người ngồi trong này mà nói chuyện láp dáp, láp dáp thì người ta biết người đó khùng rồi chứ còn, nói chuyện phải có hai người chứ sao nói chuyện có một mình mình. Còn nói chuyện một mình mình thì trong cái ý của mình, nó khởi ra cái gì đó, thì mình so sánh cái phải, cái đúng. Cái đúng thì mình giữ gìn, còn cái không đúng thì dẹp bỏ. Đó là cái ý thức của chúng ta. Còn giờ ngồi có một mình mà nói chuyện lầm thầm, nói chuyện có tiếng ra thì thôi đi về. Mình không có duyên với Phật pháp, nên đi về.
(34:13) Hỏi: Còn cái hiện tượng mà viết thư mà vứt vào thất của người khác. Dính mắc thau chậu, rửa mâm dính mắc đồ hóa chất này kia đồ đó.
Thì mấy con tu hành thì phải xả, mà không xả được, người ta làm gì người ta làm mặc người ta, người ta muốn bỏ đâu người ta bỏ, của người ta. Ai biểu nhìn qua thất người ta, nói người ta thế này, thế khác làm chi cho nó mệt mình. Mình lo cho mình thôi. Thì nó phải là cái sự tu tập tốt cho mình, mình tu cho mình, mình thành Phật cho mình chứ đâu phải mình thành Phật cho cái người đó đâu mà mình trách người ta. Người ta làm gì người ta làm, mặc người ta.
Cho nên mình viết thư mình phóng qua cho người ta, bằng cách này, bằng cách khác thì nó không đúng. Còn thau chậu hoặc là đồ rửa mâm đồ này kia, người ta làm dơ thì người ta chịu. Còn riêng mình, mình sạch sẽ thì mình giữ sạch sẽ, thì mình vệ sinh đàng hoàng. Bởi vì cuộc sống chúng ta là phải biết vệ sinh, chứ không khéo thì ăn dơ, uống bẩn thì nó sanh ra bệnh khổ thân, chứ có làm ích lợi gì. Cho nên chuyện của ai thì mặc, tu hành không nói chuyện với ai, ai làm gì mặc họ. Riêng mình, mình nên giữ lấy mình mà thôi. Còn nói chuyện người này, đi qua nói chuyện người kia, đó là mình đã tu sai rồi.
Hỏi: Còn các hiện tượng xảy ra khi tu tập như là ánh sáng, sức hút rất mạnh từ cột sống, rốn. Hay xuất hiện những hình ảnh, âm thanh, có lực đẩy khi đi Thân Hành Niệm.
(36:13) Tất cả những cái phương pháp này ở đây Thầy không dạy. Mà các con đã huân tập những cái pháp của ngoại đạo. Cho nên bây giờ thì nó sẽ sống lại với mấy con, mấy con hiểu không? Khi mấy con nhiếp tâm mà không còn cái vọng nữa, thì nó sẽ hiện ra những cái tướng trạng đó. Đó là cái tu sai của mấy con mà bây giờ mấy con phải chịu lấy cái cảnh tu sai.
Cho nên những người mà tu mà gặp những cái trường hợp đó thì chúng ta không nên tu. Mà chúng ta trở về sống bình thường. Chừng nào mà chúng ta tu tập mà chúng ta thấy cái hiện tượng đó, hay cái trạng thái đó không xảy ra nữa thì nên chúng ta tiếp tục chúng ta đến Tu viện Chơn Như hỏi Thầy, tu để làm chủ sinh, già, bệnh, chết như thế nào, Thầy dạy cho. Chứ còn mang cái này mà tu, mà hỏi Thầy thì chắc chắn là tu không được. Thầy khuyên mấy con nên về.
Hỏi: Tâm mà sắc dục tuôn trào, theo niệm quá khứ hay khi ngủ mê. Để đối trị thì ăn ít lại. Có nên ăn giống Phật, giống Thầy được không?
Thầy ăn cũng vừa no chứ Thầy đâu điên gì mà phải ăn đói đâu. Phật cũng ăn vừa no chứ Phật đâu có điên gì ăn đói đâu. Cho nên vì vậy mà chúng ta nói ăn như Phật, như Thầy. Sức mấy con ăn hai chén mà sức Thầy ăn một chén, mấy con ăn theo kiểu Thầy để mai mốt các con chết mất, chưa tu kịp. Đó là cái sai, cái hiểu đó là cái hiểu sai của mấy con. Mình ăn cái sức của mình, còn khỏe thì mình ăn bao nhiêu cũng tốt hết. Nhưng mình không phải tham ăn mà ráng ăn cho nhiều mà mình ăn no thôi. Rồi mình lo tu tập thì tốt. Chứ không phải ăn như Thầy, như Phật để làm gì? Phật khác, Thầy khác chứ đâu có giống nhau được. Nhưng mà cái tâm thì giải thoát giống nhau mà thôi.
(38:24) Cho nên vì vậy mà chúng ta tu tập là vốn chúng ta tu cái tâm để cho nó giống Phật, nó y như Phật, y như Thầy.
Hỏi: Mà tâm sắc dục tuôn trào theo niệm quá khứ hay khi ngủ mê.
Thì cái này mấy con phải sử dụng cái phương pháp tác ý, và đồng thời mấy con phải từng quán bất tịnh, thân bất tịnh. Thì mấy con mới tránh khỏi chứ không khéo thì mấy con dù tác ý bao nhiêu, nó cũng không bằng là mấy con quán cho thấm nhuần thân bất tịnh. Làm cho mấy con nhàm chán, làm cho mấy con gờm nhớm, làm mấy con thấy sợ hãi với cái tâm sắc dục. Thì may ra nó cứu mấy con thoát khỏi. Bởi vì cái thân của chúng ta là cái thân ưa thích sắc dục. Cho nên vì vậy mà chúng ta muốn hàng phục nó là chúng ta phải quán cho sâu về cái sự bất tịnh của thân, làm chúng ta nhàm chán cái thân thì chúng ta mới dừng nó được. Chứ không khéo khó mà dừng.
(39:47) Khi tu tập thì mấy con đặt cái thời khóa tu, giờ nào ra giờ nấy. Tức là mình tập làm chủ từng thời gian, thì không thể nào mà thay đổi cái thời gian đó để chạy theo cái tâm dục. Các con hiểu chưa?
Chính mình đặt cái thời khóa để mình tu tập đó là mình làm chủ thân tâm của mình đó.
Ờ, một giờ phải thức là một giờ phải thức. Còn mấy con không đặt một giờ thức thì nó lại bữa nay nó thức dậy một giờ, ngày mai nó thức dậy hai giờ, bữa kia nó thức dậy ba giờ. Cái thân tâm của mấy con nó không có làm chủ nó như vậy đó. Cho nên muốn làm chủ nó thì mấy con phải đặt cái thời khóa tu tập. Mà giữ gìn cái thời khóa chắc chắn. Bằng mọi cách mấy con phải khắc phục được cái tâm dục của mấy con, chứ không phải dễ, phải ráng cố gắng mà tu tập. Chứ không phải ăn ít, không phải ăn giống Thầy, giống Phật.
(40:55) Hỏi: Còn hiện tượng khó ngủ. Buổi trưa, buổi khuya có nên tăng giờ thức, giảm giờ ngủ không?
Không, nó mà có cái hiện tượng mà xảy ra như vậy đó, thì càng khắt khe với giờ giấc nữa: “Giờ này ngủ tao cho mày ngủ mà giờ thức mày phải thức. Mày không thức thì lát tới giờ khác thì mày phải chịu chứ tao không có tha thứ mày đâu!”. Mình cho mạnh mẽ chứ không có yếu đuối, không có tùy thuận theo nó.
Bởi vì nó là, hiện giờ mấy con mang cái tâm dục ở trong thân của mình, mà mình tùy thuận theo nó là cái dục nó sẽ dẫn dắt mình đi tứ tung. Nó làm cho mình lệch con đường tu của mình. Cho nên mình thấy tôi ngủ không được, thôi bây giờ mình tăng cái giờ đó ngủ trong cái giờ khuya hơn, hay hoặc là những cái giờ mình ngủ được mình tăng lên. Không! Tao cho giờ nào thì phải giờ đó ngủ, mà giờ đó không ngủ phải tới giờ khác thì phải thức. Chứ không phải là ngủ bằng cách là gục tới, gục lui.
Còn nó không nghe lời, Thầy dạy cho mấy con, ra ngoài kia chặt một cái cây tầm vông như thế này, quất cho nó mấy cây. Nó đau nó phải ớn thôi, mình phải tự răn mình, mình phải tự đánh mình. Bởi vì mình muốn giải thoát mà, mà nó không nghe mình thì mình phải biết đánh nó chứ sao. Chứ cái thân này đâu phải dễ đâu.
(42:32) Còn cái câu này thì mấy con lại hỏi xa, quá xa.
Hỏi: Khi tu Thân Hành Niệm như một cỗ xe thì đi mấy vòng, và xét nghỉ bao lâu, và nghỉ bao lâu?
Có ai tu Thân Hành Niệm được chưa? Coi ai tu Thân Hành Niệm được rồi đi ra đây đi cho Thầy xem. Không biết đi đúng không nữa chứ đừng nói chi mà ở đó mà nói chuyện mà đi mấy vòng. Cho nên vì vậy đó, mình tập rồi chưa chắc đã là mình đi Thân Hành Niệm đúng.
Bởi vì: “Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?” Thân Hành Niệm! Cái câu của đức Phật dạy quá cụ thể rõ ràng. Do Thân Hành Niệm mà chứng đạo. Mà giờ hỏi Thầy bây giờ đi Thân Hành Niệm như cỗ xe rồi, đi mấy vòng? Mấy con đi đúng chưa? Hay là cỗ xe chạy quênh quang tới kia nó xúc bánh ra. Cái đó là cái sai mấy con. Ít ra mấy con phải nói : "Ờ hôm nay đó con tu, à con tu tập con kết hợp được cái thân hành này với thân hành kia, nó liên kết như một cỗ xe, để con đi Thầy xem coi đúng hay sai, Thầy sửa cho con.”. Cái đó câu hỏi đúng. Còn hỏi Thầy đi mấy vòng, thôi chắc Thầy không dám nói. Bởi vì cái xe này, nó không phải là cái xe, cái cỗ xe đi như vậy đó.
Cho nên những cái gì cần phải thưa hỏi cho kỹ, mấy con tu mà. Mình đem hết cuộc đời mình tu thì phải hỏi cho kỹ. Khi mình làm được một cái gì, chưa chắc đã là đúng. Mình hiểu rằng chưa chắc đã là đúng. Chỉ có những người đi trước, người ta có kinh nghiệm, người ta mới biết cái đó đúng, cái đó sai.
(44:41) Hỏi: Hiện tượng khó ngủ buổi trưa, buổi khuya có nên tăng giờ thức, giảm giờ ngủ không?
Bởi vậy Thầy nói làm chủ giờ mà, cho nên giờ nào mình đặt giờ nấy, giờ ngủ cho ngủ, giờ thức cho thức chứ không có tăng, không có giảm. Ở đây tập làm chủ, làm chủ thân tâm, làm chủ bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết.
Sanh là cuộc sống của mình hằng ngày, từ cái sống này đến cái sống kia mình phải làm chủ nó mà. Cho nên vì vậy đó mình phải hiểu biết, làm chủ được cái sống chưa? Chưa làm chủ cái sống mà đòi làm chủ cái sống chết. Thầy nói thiệt ra ảo tưởng đó, làm sao làm được. Tâm nó còn dục, nó còn ham muốn cái này, cái kia mà đòi làm chủ sự sống chết thì cái chuyện đó không có.
Cho nên mình làm chủ sanh trước, coi trong cuộc sống của mình coi cái tâm của mình, mình có làm chủ được những cái hành động cái cuộc sống của mình chưa. Thường thường cuộc sống của mình nó nhiều chuyện lắm, nó nhiều thứ lắm, mà nó mọi thứ nó đều cám dỗ mình. Nên do đó mình phải dè dặt cẩn thận.
Ở đây còn hỏi câu hỏi thêm nữa.
Hỏi: Và sau khi tác ý xong thì ý thức điều khiển hành động hay chỉ theo dõi hành động của thân?
Vậy ý thức là cái gì? Mà theo dõi hành động là cái gì? Mấy con hiểu ý thức là cái gì? Cái ý thức nó theo dõi hay là cái ý thức để nó ngồi chơi? Phải không? Mấy con phải hiểu chứ. Mình có cái ý thức chứ đâu lẽ đâu một người ba bốn cái ý thức ở trong đó sao? Cái thì theo dõi còn cái ngồi đó chơi. Nó không có điều đó đâu.
Khi mình đặt ra câu hỏi thì mình phải cẩn thận, kỹ lưỡng, mình hỏi đâu phải đúng đấy chứ không phải muốn hỏi là hỏi đại. Mình phải hiểu cái câu hỏi của mình nó có nghĩa không. Nó vô nghĩa, thì bỏ cái câu hỏi đó đi, để mất thì giờ vô ích.
(46:57) Đây còn:
Sự khác biệt giữa tỉnh thức và tỉnh giác.
Đúng là tỉnh thức với tỉnh giác. Cũng như bây giờ Thầy ngồi đây, ai nói gì Thầy cũng nghe cũng biết hết đó là tỉnh thức. Nhưng mà ai làm cái gì xung quanh đây Thầy đều biết hết, người té, người đánh lộn hay hoặc là người chặt củi, người bửa củi đều Thầy biết hết đó là giác. Mấy con hiểu không? Còn Thầy ngồi đây mà Thầy chỉ biết có ở đây thôi chứ ở ngoài kia ai làm gì Thầy không biết, đó là không phải gọi là tỉnh giác mà gọi là tỉnh thức. Mình phân biệt được cái từ thì mình mới biết được cái chỗ tu của mình. Ờ thì mấy con hỏi câu hỏi đó là do vì mấy con không biết, mấy con hỏi là đúng.
(47:50) Ở đây câu hỏi đây:
Hỏi: Trạng thái tâm bất động, hết vọng tưởng là trạng thái của tám lớp Bát Chánh Đạo đó. Từ Chánh Kiến đến Chánh Định đó. Giống như một người được đào tạo qua trường lớp.
Không phải đâu mấy con, bởi vì cái trường lớp của đạo Phật thì nó đúng là nó có trường lớp thật sự. Nó có Bát Chánh Đạo, từ Chánh Kiến cho đến Chánh Định.
Nhưng có người cái duyên nghiệp người ta, nó khác đi, nó không thể đi theo cái lối mòn đó được.
Nhưng cái căn bản nhất là nó phải đi theo Bát Chánh Đạo, căn bản nhất là phải đi. Nghĩa là phải được cái duyên mở được cái lớp Bát Chánh Đạo. Thì cái người mà đang ở trong cái Chánh Định đó, thì khi mà chưa nói tới Chánh Định thì người ta chưa biết, khi nói tới Chánh Định thì người ta sáng rõ lên, người ta biết liền. Còn cái người mà nghe bây giờ mình chưa có ở trong được Chánh Định, nghe người ta nói Chánh Định cái mình không biết.
Cho nên ở đây, cái Bát Chánh Đạo cũng là cái cây thước để đo cái sự tu tập của chúng ta. Cho nên ở đây tại sao mà Thầy dám, chưa có cái lớp đó mà Thầy dám dạy các con? Thì tùy theo căn cơ, đặc tướng của mọi người. Cái duyên của mấy con nếu mà không tu đời trước thì đời nay không gặp lại. Không được duyên mà về đây tu đâu, đâu phải chuyện dễ, tu đâu phải chuyện dễ đâu!
Bởi vậy khi mà dạy các con tu tập, thì phải dạy từ Tứ Chánh Cần, chứ đừng có rớ tới Tứ Niệm Xứ. Bởi vì Tứ Chánh Cần là mình “ngăn ác, diệt ác và sanh thiện, tăng trưởng thiện”. Hằng ngày tâm mình còn ác đây mà mình rớ tới Tứ Niệm Xứ, tức là mình chỉ nói mà chơi chứ làm sao mà rớ tới được Tứ Niệm Xứ. Nói: “Ờ bây giờ tôi cũng biết, ờ thân tôi ngồi đây, tôi biết trên thân tôi này kia”. Mình biết mặc mình biết chứ, mình biết trong cái ngu si mình, chứ đâu phải mình biết để cho mình có đủ trí tuệ mình giải thoát nó đâu.
Cho nên vì vậy mà các con cứ nghĩ rằng chỉ cần mình biết Tứ Niệm Xứ, chân, cẳng, tay, chân, đầu, cổ mình. Mình ngồi đây mình rõ nó đó là, chắc là mình ở trên Tứ Niệm Xứ rồi chứ gì? Không phải đâu mấy con, đừng hiểu như vậy, sai mất mấy con.
(50:31) Bởi vì tâm mấy con còn mang bao nhiêu thứ ác ở trong này, mà mấy con không tu Tứ Chánh Cần mà nói về Tứ Niệm Xứ, làm sao mấy con có được. Nó chỉ có chút xíu đó, chút nữa cái nó lòi ra cái này, cái nọ, cái kia.
Còn người ta tu Tứ Chánh Cần người ta ngăn, người ta diệt hằng ngày, suốt như vậy cả gần mười năm, người ta mới dẹp hết ba cái ác pháp chứ đâu phải chuyện dễ đâu. Coi nói Tứ Chánh Cần tức là phải siêng năng, cần mẫn ở trên cái phương pháp đó, thì cái tâm ác của mình, cái tâm dục của mình nó mới hết. Nó đâu có đơn giản, nó đâu có dễ đâu.
Còn có người nhiều khi tu thời gian cái muốn nhịn ăn, muốn làm Phật sớm đó. Thầy muốn nói làm Phật sớm là sao mấy con biết không? Muốn chết sớm đó! Chứ nhịn ăn mà làm cái gì?! Phật hồi đó có nhịn ăn để làm Phật đâu. Tại sao chúng ta không lấy gương ông Phật mà chúng ta làm gương, mà lại đi bắt chước cái pháp môn của ngoại đạo- nhịn ăn. Nó có pháp nhịn ăn để trị bệnh mà. Tại sao chúng ta không lấy câu Như Lý Tác Ý của Phật mà để chúng ta đối trị bệnh. Mà lại dùng pháp môn của ngoại đạo để trị bệnh.
Đức Phật đã dạy: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bây giờ cái đầu Thầy nhức nè, Thầy nhắc: "Tâm bất động, thanh thản…". Bây giờ nó bị đau cái đầu nè, nó cứ tập trung trong cái đầu thì Thầy lại nhắc nó lần nữa: "Tâm bất động, thanh thản! Đau cái đầu mặc mày, bộ mày tưởng tao sợ mày lắm sao? Cho mày chết đi!”. Nó làm cho cái ý chí của mình nó kiên cường lên, nó dũng mãnh lên. Lúc bây giờ đó thì tất cả những cái bệnh đau đó, lần lượt nó lui hết.
(52:24) Mấy con thấy đạo Phật dùng cả cái ý chí của chúng ta chứ. Đạo Phật dùng ngay con người chúng ta nên mới gọi là tự thắp đuốc lên mà đi. Còn cái này nhịn ăn. Cho nên muốn nhịn ăn bảy ngày hoặc là nhịn ăn năm ngày, ba ngày hay một ngày để trị bệnh. Đó là mấy người đã đọc sách của ngoại đạo, dạy mình cách thức nhịn ăn để trị bệnh. Phật không có dạy chúng ta nhịn ăn đâu, ăn bình thường, ăn cũng no bình thường như vậy. Nhưng chúng ta có pháp để đối trị với bệnh.
Cho nên khi mà tu hành rồi, Thầy nói mình phải dùng trí tuệ nhiều lắm mấy con. Cái nào mà chưa hiểu, không hiểu rõ thì mấy con sẽ viết thư mấy con hỏi cái người mà lãnh đạo kế mấy con. Để họ có tu qua những cái giai đoạn tu tập đó, cái kinh nghiệm đó họ sẽ giúp mấy con. Mấy con đừng có nghĩ rằng họ là thầy mấy con, họ là bạn của mấy con đó. Nhưng mà họ có thể giúp mấy con được, thì mấy con hãy viết thư hoặc đến trực tiếp thì sợ làm động họ. Chứ còn mấy con viết thư mấy con thưa hỏi: “Ờ hôm nay tôi gặp như vậy, vậy, vậy… Xin nhờ thầy hay hoặc là sư hướng dẫn chỉ dạy cho tôi, coi tôi coi như thế nào”. Thì sư đó quyết định cho mình cái đó đúng, sai. Thì như vậy là mình đã có người gần gũi bên mình rồi còn lo gì nữa. Chỉ cần có cái mình thưa hỏi mà thôi, chịu khó thưa hỏi. Chứ cái gì cũng hỏi Thầy chắc chắn là, chắc Thầy đi sớm rồi, không có còn sống dai được đâu.
(54:23) Bởi vì cái sức của Thầy mấy con biết, nó đâu phải là còn khỏe lắm đâu. Khỏe là tại nhờ cái sự tu tập của Thầy. Cho nên mấy con thấy Thầy ngồi đây khỏe mạnh như thế này. Chứ sự thật ra trong thân của Thầy nó đã già, quá già rồi. Phật có 80 tuổi, mà Thầy năm nay tám mươi mấy tuổi rồi, 85 tuổi rồi, hơn Phật 5 tuổi rồi. Lẽ ra phải đi cùng Phật chứ, y như Phật chứ. Mà Thầy chưa đi là vì mấy con, mấy con cứ nhìn đi, xung quanh mình có người nào tu chứng chưa? Chứ cỡ có mà được một người tu chứng như ông Ca Diếp hay hoặc là ông A Nan, thì chắc là Phật đi là đúng, còn Thầy chưa có mà làm sao nỡ bỏ được. Lỡ mình sanh làm người có duyên với chúng sanh, không nên bỏ chúng sanh giữa đường. Bây giờ mà Thầy tịch rồi, Thầy chết rồi, thì coi như mấy con bơ vơ giữa đường không còn đâu, ai dẫn dắt đường mấy con đi!? Mấy con biết không?
(55:30) Có nhiều người cũng bắt chước, cũng dạy. Phải tập vậy, phải đưa tay vậy, phải đi kinh hành vậy. Chứ thật họ cũng chưa làm được, họ cũng chưa chứng đạo, vì họ muốn làm thầy mấy con, họ muốn cho Phật tử đem tiền cúng dường cho họ cho nhiều. Họ là những người tham vọng. Tại sao mấy con là người trí tuệ mà không biết, mình tu phải có trí chứ. Mình đến với người nào mình biết cái người đó chứ. Mình tìm một bậc tu chứng mình tu. Không lẽ mình đi tìm những cái bậc, mà xảo ngôn như vậy, lừa đảo như vậy mình tu hả? Các con nhớ kỹ những cái điều đó chứ, mình phải biết chọn người mình tu chứ, mình biết chọn người mà làm thầy của mình chứ.
(56:20) Còn này mấy con không biết chọn lựa, không biết gì hết. Đụng đâu cũng, vô chỗ nào có cơm ăn được, tưởng đâu mình tu được, đâu phải chuyện dễ mấy con.
Phải có thầy chứ, có người hướng dẫn, người ta chỉ dạy cho mình. Nhìn thấy mình đi kinh hành người ta biết mình đi sai hay đi đúng liền chứ, cách thức mình nhiếp tâm, mình đi kinh hành vậy người ta biết liền, người ta hướng dẫn cho mình chứ.
Còn cái này biết cái thứ gì? Thấy đi vậy chứ biết đi kinh hành vậy thôi chứ có biết cái thứ gì đâu. Vậy mà mình cứ xuôi theo họ tu tập, rồi ai hướng dẫn mình đây? Nếu có sai đi nữa cũng phí hết cuộc đời của mình chứ họ có bồi thường cho mình được đâu.
Cho nên mấy con cần phải sáng suốt, đừng có để bị lừa đảo, bị lường gạt đủ mọi cách. Người ta cần có một số tu sĩ đông để cho Phật tử thấy có năm, mười vị, hai chục vị ở đây, người ta đem nào là cơm gạo, tiền bạc người ta cúng dường. Không ngờ những cái hạnh, những cái kết quả mà như vậy, đều là mang nợ của đàn na thí chủ, dễ gì! Cho nên mình phải sáng suốt, phải chọn một vị thầy tu chứng, làm chủ sanh, già, bệnh, chết thật sự. Thì chừng đó mình mới đem hết cuộc đời của mình, mình nỗ lực mình tu. Cái gì sai thì có thầy dạy cho mình, người ta sửa từng chút cho mình. Còn cái này đụng đâu mình tu đó thì đâu phải, đâu có được. Cho nên mình phải sáng suốt trong vấn đề chọn Thầy.
(58:08) Sư Gia Hạnh, con nên vào cái khu chuyên tu, mà để giúp đỡ cho những người mà chuyên tu thôi, chứ chuyên tu cũng nặng.
Còn sư Bảo Nguyên ở khu tiếp nhận coi thay thế sư Gia Hạnh để tiếp nhận những người mới vào, nhận người nào mà người ta tu thật. Người nào tu không, mình ở cái khu tiếp nhận đó, mình cho họ rút lui trước để không mất thì giờ mình vô ích.
Còn Diệu Hiền thì con nên quản cái khu chúng nữ. Diệu Hiền, con cố gắng! Mặc dù phải ráng tu chứ không phải là mình quản chúng nữ rồi mình quên tu, không phải đâu. Còn mình cho họ vào nề nếp xong rồi, đâu ra đó, ai cũng vào thất tu đàng hoàng, thì mình cũng lo mình tu. Đó là một cái lợi ích chung, nhưng dù sao có mình quản ở đó thì người ta không có lộn xộn. Chứ không khéo họ sẽ bỏ thất, họ đi lại thất kia nói chuyện, mình có cái người mà quản lý như vậy thì họ không dám. Nhờ cái không dám đó mà nó đỡ cho những người mà người ta quyết tâm người ta tu.
Cái người mà đi nói chuyện, cái người đó đáng tội. Còn cái người mà người ta không có thích đi nói chuyện mà bắt buộc người ta phải tiếp, tiếp cái người kia thì rất tội. Thì đó là cái nhiệm vụ của con, con phải cố gắng hơn. Cực một chút nhưng mà có thể vì lợi ích chung cho chúng. Con thấy chúng nữ rất đông chứ đâu phải ít.
Còn tất cả chúng nam cũng như nữ, đều hôm nay là ngày mà mấy con đã gặp Thầy, đều rõ pháp tu hết. Đừng có phí cái thời gian mấy con, thời gian qua cũng như ngày hôm nay, các con thấy bây giờ xế rồi làm sao mà nó là buổi sáng được mấy con, nó đi qua mất rồi.
"Tất bóng thời gian một tấc bóng vàng
Tấc vàng tìm được không gì khó
Tấc bóng thời gian khó hỏi han".
Thời gian nó qua rồi mình không làm sao mình lôi nó lại được đâu. Cho nên đừng phí thời gian, tu chứng, giải thoát càng sớm chừng nào thì mình lại càng khỏe chừng nấy mấy con. Chỉ có mấy con ráng, Thầy không thể nào mà thắp đuốc cho mấy con đi được. Cho nên mấy con phải “tự thắp đuốc lên mà đi”, cố gắng để cứu mình đó là cái nhiệm vụ của mấy con hôm nay.
(01:01:00) Còn về cái ban đời sống các con, công việc đời sống của chúng thì các con phận sự mình cứ làm. Nhưng trong cái làm mình vẫn có tu các con, lấy cái làm mình tu chứ. Tại sao? Một cái hành động mà mình bưng một cái rổ cẩn thận, kỹ lưỡng, không có để cho nó vung vẩy nước, ướt chỗ này, ướt chỗ kia, đó cũng là tu đó mấy con. Mình để đâu có ngăn nắp, chỗ nào ra chỗ nấy, đó là tu mấy con. Cách thức của chúng ta là cách thức tu trong mọi hành động trong cuộc sống của chúng ta.
Cho nên vì vậy mà mấy con cố gắng, cố gắng để chúng ta vừa làm công việc trợ giúp cho chúng mà cũng là giúp cho chúng ta tu trong hành động.
Cho nên chúng ta dẹp hết ba cái điện thoại đi. Bởi vì chính cái điện thoại đó mà lại làm động người này, đến động thất người khác mấy con. Người nào đi tu mà còn điện thoại gọi những người ở đâu, xa xưa đâu nói chuyện, thì mình tự phá cái hạnh độc cư của mình, mà mình tự phá cái độc cư những người xung quanh mình, mình xấu hổ lắm mấy con.
(01:02:23) Cho nên mình phải dẹp hết những cái điện thoại, không có gọi ai hết, tôi quyết định tu là thời gian ngắn, một tháng, hai tháng, ba tháng đến sáu tháng tôi phải giải thoát hoàn toàn. Cái sự quyết tâm của mình thì trong sáu tháng thì mình làm chủ sanh, già, bệnh chết, có gì đâu phải khó. Chỉ mình không quyết tâm. Mình tu mà còn lấy điện thoại ra gọi người này, gọi người kia, nói chuyện qua, nói chuyện lại thì như vậy làm sao mà sáu tháng mình thành tựu được mấy con.
Cho nên điện thoại dẹp hết, không có được sử dụng nữa mấy con. Mình vô đây mình tu rồi thì dẹp hết. Chứ phải chi mình vô cái chỗ nào đó người ta còn sinh hoạt như ngoài đời thì mình sử dụng. Còn vô chỗ tu rồi thì mình dẹp ba cái điện thoại là điều tốt nhất, để yên tịnh cho mình mà cho người, người ta tu. Một người mà sử dụng điện thoại, người kia cũng bắt chước theo, rồi người nọ cũng bắt chước theo. Nên vì vậy mà làm cho cái khu vực tu tập của chúng ta nó quá động. Cho nên mấy con nhớ kỹ những cái điều này, dẹp hết mấy cái điện thoại.
Đó là những điều mà Thầy chỉ đạo cho mấy con cố gắng thực hiện. Trong sáu tháng, trong giới nữ cũng như giới nam các con, phải có người tu chứng. Người tu chứng không phải ngồi đó mà chứng, người tu chứng là cái người chứng bằng trí tuệ. Đạo Phật là đạo trí tuệ rất là sáng suốt mấy con. Họ sống một mình họ ở trong thất, họ không đi ra làm động ai hết, nhưng họ rất an vui.
(01:04:20) Còn những người có thời gian ở trong thất đi ra làm động thiên hạ. Đó thì mấy người đó đâu phải là người tu chứng, người ức chế.
Cho nên sự tu tập của chúng ta phải biết chúng ta tu đúng, tu sai, tu chứng đạo hay là chưa chứng đạo chúng ta phải rõ ở chỗ này. Người chứng đạo trí tuệ chúng ta đều có, trong quá khứ mọi sự xảy ra chúng ta muốn nhớ lại một điều gì đều nhớ hết. Trong tương lai chưa có xảy ra chúng ta đều biết hết. Đó là người tu chứng. Mấy con người nào có được cái trí tuệ đó chưa? Nếu có là đã chứng đạo thì mấy con khỏi tu. Mấy con sẽ ra giúp đỡ Thầy để hướng dẫn chúng nam. Bên nữ cũng vậy, mấy con đã được cái trí tuệ đó rồi thì ra giúp đỡ Thầy để hướng dẫn chúng nữ tu tập.
Trí tuệ của đạo Phật dạy chúng ta tu tập là không có thời gian, không có quá khứ, chỉ có hiện tại, "quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có hiện tại". Đó là đạo Phật đã xác định ba câu kệ như vậy.
Thì hôm nay chúng ta cố gắng tu tập, và những lời Thầy khuyên đến đây thì xin chấm dứt. Mấy con có thưa hỏi Thầy gì không?
(01:05:56) Tu sinh Gia Hạnh: Thưa Thầy, Thầy cho con đọc lại những cái câu hỏi của các, câu hỏi:
Kính thưa Thầy, Thầy thường dạy cho Ban quản lý của Tu viện Chơn Như, lúc nào các con cũng phải giữ gìn giới luật dù là những lỗi nhỏ nhặt. Nên chúng con cũng theo lời dạy của Thầy mà thực hiện. Nay có những người phạm giới, phá giới ra khỏi Tu viện thì có những lời lẽ trên mạng nói là : “Ban quản lý của Tu viện Chơn Như là khó khăn, nghiêm khắc với tu sinh như vậy là sống thiếu đạo đức”. Vậy con kính trình lên Thầy để Thầy chỉ dạy cho Ban quản lý Tu viện hiểu rõ và phải làm như thế nào để được vừa lòng tất cả tu sinh mà không mang tiếng là sống thiếu đạo đức. Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho các con.
(01:06:51) Trưởng lão: Thầy sẽ chỉ dạy cho.
Giới luật của Phật là cây thước để đo sự tu tập của chúng ta.
Ai vô đây thì phải giữ gìn giới luật, mà không giữ gìn giới luật thì chúng ta đuổi ra. Mặc dù họ có nói xấu Tu viện này cách gì đi nữa, giới luật chúng ta vẫn nghiêm chỉnh. Người ta không phải nghe một chiều, mà người ta sẽ đến đây, người ta sẽ lắng nghe ở đây như thế nào người ta mới tin. Chứ đừng nghĩ rằng mấy người đó bây giờ đưa bài vở này kia nọ lên trên trang web hay hoặc là này, nọ, kia để mắng, phá này kia, Tu viện Chơn Như thế này, Ban quản lý làm sai này kia, sự thật Ban quản lý càng nghiêm chỉnh trong giới luật chừng nào thì cái Tu viện chúng ta càng nổi tiếng chừng nấy.
Cho nên con đừng có sợ hãi trước những cái dư luận của những cái người thù dơ, trước những cái người nhỏ mọn. Phạm giới bị đuổi ra khỏi Tu viện còn kiếm chuyện này chuyện kia, không biết xấu hổ. Chúng ta không trả lời với những người đó, họ muốn nói gì nói. Thì mọi người muốn như thế nào thì người ta về đây, người ta xem xét. Còn người ta không về, người ta nghe theo những lời người đó, mặc họ. Chúng ta cần người tu chứng chứ không phải cần đông người. Chúng ta không sợ cái điều đó đâu.
Chỉ một người ở đây tu chứng cũng đủ là tiếng nói, chúng ta trả lời với những số người nhỏ mọn đó. Cho nên những cái số người đó chúng ta không cần thiết trả lời với họ, nói gì mặc họ. Họ khiêu gợi chúng ta để chúng ta trả lời bằng cách này bằng cách khác, để rồi chúng nắm dựa vào đó, mà chúng nói thế này thế kia. Cho nên chúng ta chẳng thèm nói những người mà tâm trí nhỏ mọn, phá hoại như vậy. Cho nên sau Thầy khuyên con nên không thèm nói tới những cái số người này. Dẹp! không có nói.
(01:09:05) Tu sinh Gia Hạnh: Kính thưa Thầy, Thầy dạy cho chúng con khi nào gặp khó khăn cần thưa hỏi về vấn đề tu tập thì xin gặp Thầy để Thầy giúp đỡ. Nhưng khi gặp khó khăn muốn xin gặp Thầy thì không gặp được. Như vậy các con phải làm sao, khi muốn trình pháp hoặc gặp khó khăn về vấn đề tu tập để nhờ Thầy chỉ dạy, để không phải tu tập sai đường, mà tu tập cho được có kết quả tốt. Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho các con.
Trưởng lão: Mọi người ở đây, mấy con thấy người nào cũng xin gặp, mà gặp Thầy hỏi những cái câu hỏi lảm nhảm nó không ra đâu hết, thì gặp Thầy làm mất thì giờ Thầy rất nhiều. Tốt hơn hết mấy con muốn thưa hỏi thì viết câu hỏi đó ra gửi lên Thầy. Thầy thấy câu hỏi đó đúng, Thầy trả lời. Mà không đúng, thì Thầy thấy câu hỏi này, câu hỏi lảm nhảm, bỏ! Thì Thầy tự bỏ, Thầy không trả lời. Thầy đã dạy rồi mà còn hỏi lại, hỏi đi. Tức là Thầy không trả lời những câu hỏi lặp lại, lặp đi.
Rồi con hỏi tiếp!
(01:11:22) Tu sinh Gia Hạnh: Kính thưa Thầy, từ lâu các Phật tử chúng con gặp được cuốn Bậc Tam Minh. Nên theo đó để tu tập nên thường bị ức chế tâm không đi đến đâu cả, mà nhiều người lọt vào tưởng. Gần đây chúng con mới hiểu được cuốn sách Bậc Tam Minh đó không phải của Thầy mà là do sư Từ Quang tưởng giải viết ra, mà các Phật tử lầm tưởng là của Thầy nên theo đó mà hành sai. Vậy các con xin Thầy chỉ rõ cho các con hiểu rõ ràng về cuốn sách Bậc Tam Minh này có phải do thầy Từ Quang viết ra không, và nó có ảnh hưởng như thế nào về vấn đề tu tập của các tu sinh? Con kính xin Thầy chỉ dạy cho các con được rõ.
Trưởng lão: Thầy Từ Quang có một thời gian theo Thầy tu tập. Thầy dạy thầy Từ Quang tu theo đặc tướng. Bởi vì con người của thầy Từ Quang là con người loạn động, ngồi mà vọng tưởng lung tung đủ thứ. Dạy cho riêng cho đặc tướng của thầy Từ Quang. Thầy Từ Quang lại xách cái này dạy mấy con, làm mấy con diệt ý thức của mình tê liệt hết. Đó là mấy con không hỏi Thầy, cái nào đúng, cái nào sai. Thầy dạy cho đặc tướng của một người. Mà giờ cái người đó đối với họ lấy họ tu, họ thấy có cái kết quả của cái sự đặc tướng của họ. Họ tưởng là người nào cũng giống nhau hết sao? Bây giờ họ đem ra họ phổ biến để họ mượn cái danh, họ làm danh họ viết hết, nào là kinh sách này kia. Sự thật đó là háo danh, chứ còn người ta tu được, người ta được pháp mà Thầy dạy cho đặc tướng của mình, mình tu được thì mình lo mình tu tới chứ. Còn đằng này tu chưa tới nơi, tới chốn mà đem ra phổ biến bằng cách này, bằng cách kia. Như vậy là quá háo danh, đâu phải là con người tốt.
(01:12:31) Cho nên vì vậy đó, thí dụ bây giờ Thầy thấy ở trong cái số mọi quý thầy, quý cô có cái đặc tướng nào đó. Thầy thấy cần phải dạy thêm, thì đừng có đem cái pháp riêng của mình mà dạy cho người khác tu, thì như vậy là mình đã làm sai cái điều mà Thầy dạy. Cho nên vì vậy mà những cái điều mà mấy con đã đọc sách của Từ Quang, thì mấy con không có nên tin. Người ta mượn Thầy để người ta nói rằng sách của Thầy chỉ dạy người ta viết ra.
Chứ thật ra khi nào mà sách Thầy, Thầy viết ra thì Thầy viết ra chứ Thầy không có nhờ ai viết. Thầy biết viết chữ chứ đâu phải là Thầy dốt, Thầy không biết viết chữ đâu Thầy nhờ. Thầy viết bao nhiêu sách vở, mười tập Đường Về Xứ Phật, bao nhiêu những cái lời kinh sách Thầy đã lược giải. Thầy dạy Thầy viết ra sách biết bao nhiêu. Thầy có nhờ ai đâu mà tại sao mà bây giờ lại có người nói như vậy, thì mấy con phải tự hỏi.
Hôm nay hỏi Thầy mới rõ ra, đó là sự háo danh chứ không phải là cái sự tu tập. Tu mà còn háo danh như vậy tu cái gì? Còn ham danh, còn háo danh đưa ra sách vở bằng cách này, bằng cách kia để phổ biến như vậy là háo danh chứ. Tu rồi chưa? Nếu mà Thầy tu chưa rồi thì mấy con tìm cái cuốn sách mà Thầy viết chưa chắc đã là tìm được.
Nay Thầy tu xong thì mấy con thấy sách vở Thầy viết ra. Rồi so sánh những lời gốc Phật dạy, mấy con thấy Thầy nói không bao giờ sai những lời Phật dạy.
(01:14:24) Còn cái kia đưa ra rõ ràng là Thầy không dạy mà nói Thầy dạy để tạo danh, tạo lợi. Ở bên đó đưa ra nói vậy đó thì tạo lợi, tạo danh. Mà tạo lợi, tạo lợi để làm gì? Để nuôi gia đình, đem về nuôi vợ, nuôi con. Mình tu tới đâu mà mình làm cái chuyện tội lỗi quá vậy, gạt Phật tử người ta. Thầy nói, bây giờ nói , tôi tu như vậy tôi nhờ thầy Thông Lạc, mà tiếng của thầy Thông Lạc nó vang lừng như vậy. Mà tôi chỉ mượn cái tên của Thầy thôi thì đủ tôi có tiền rồi, có bao nhiêu tiền tôi đem về tôi lo gia đình tôi, vợ con phè phỡn, khỏi có đi lao động, đi làm cái gì hết cũng đầy đủ.
Bây giờ mấy con hỏi những người mà ở gần sư ở bên đó thì mấy con sẽ biết rất rõ cái đời sống ở bên đó sư như thế nào. Chứ chưa nói, Thầy chỉ ở đây Thầy biết ở bển sao rồi. Cho nên gạt ai chứ gạt Thầy sao được. Nhưng mà Thầy nói: “Thôi, ai làm tội nấy chịu”. Lấy Phật pháp mà bán thì đó là quá trật.
Cho nên vì vậy thì mấy con cần đề cao cảnh giác. Có một số người lợi dụng để bán Phật, bán pháp bằng cách này, bằng cách khác.
Con có hỏi điều gì thêm nữa không? Rồi tới con, con cứ lên con.
(01:16:05) Tu sinh Thanh Như: Dạ kính bạch Thầy, trong giờ tu tập có các vị hay tập thể dục, đứng vẩy tay như là dịch cân kinh, gọi là để phá hôn trầm. Và ngoài giờ tu tập như là giờ nghỉ quý vị cũng có đứng tập thể dục nữa. Gọi là để giữ gìn sức khỏe. Vậy thì những vị đó tập như vậy là có đúng không bạch Thầy? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Trưởng lão: Mấy con thấy cái gì mà ở đây Thầy dạy thì mấy con tu tập. Còn cái gì mà Thầy không dạy mà ở ngoài đem vô, hoàn toàn là ngoại đạo chứ không phải là của Thầy. Thí dụ như bây giờ mình tập thể thao, thể dục, thì đi ra ngoài đời, ở ngoài đó muốn tập sao đó tập, sao lại vô đây tập cái chuyện đó. Ở đây mình tập luyện cái pháp của Thầy đầy đủ rồi, đâu cần phải giựt tay, giựt chân. Đó là cái sai.
Cho nên ở đây mà thấy ai mà làm hành động khác mà không phải Thầy dạy, thì mấy con biết đây là những cái người mà chịu ảnh hưởng tu tập của ngoại đạo. Mang vô đây để rồi rèn luyện, sợ mình chết. Ở đây Thầy có sợ chết đâu mà phải giựt tay, giựt chân. Ở đây Thầy có sợ bệnh đau đâu, chỉ một câu tác ý của mình, đủ tâm bất động của mình rồi thì có sợ gì mà bệnh đau mà phải tập thể thao, thể dục. Con hiểu không?
Cho nên vì vậy những người đó là những người vô đây mà mang pháp ngoại đạo vô đây phá hoại chứ đâu phải là người tu ở đây. Người tu đây Thầy dạy sao tu vậy, chết bỏ! Mấy người còn muốn sống tập luyện đó để cho sống dai, để cho mạnh khỏe, còn ham mạnh khỏe. Thân này làm gì mà mạnh hoài được, đau bệnh là một sự thử thách chúng ta để trên con đường rèn luyện để chúng ta trở thành cái nghị lực vô cùng to lớn. Như vậy mới gọi là tu, còn tu gì mà lo trước những cái điều kiện chưa tới. Thì như vậy không đúng. Cho nên thấy ai mà vô đây mà tập thể thao, thể dục đều là sai hết. Con có thấy Thầy dạy người ta tập thể thao, thể dục đâu. Còn ở đây mà tập thể thao, thể dục là sai.
Con có hỏi thêm gì nữa không?
(01:18:36) Tu sinh Thanh Như: Dạ con còn một câu nữa. Dạ bạch Thầy có những cư sĩ về cất nhà, cất thất ở gần Tu viện để tu tập. Thì nếu quý vị đó mà tự lo, tự tu thì không có gì để nói. Nhưng có vị thì xin được khất thực mỗi ngày ở trong Tu viện, như vậy thì những quý vị đó có cần phải giữ giới ăn, ngủ, độc cư như những tu sinh trong Tu viện không thưa Thầy?
Trưởng lão: Những người mà cất nhà ở gần mà Tu viện, mua đất cất nhà ở gần Tu viện, mà vô Tu viện xin cơm ăn là mấy vị ăn lừa đảo.
Ở trong Tu viện là nuôi những người tu, chứ không phải nuôi những người cất nhà riêng tư ở ngoài. Những người ở ngoài vô đây xin là sai, là không đúng. Ở đây đâu phải là cái chỗ mà bố thí, cái chỗ mà làm từ thiện để cho cơm, cho gạo. Mà ở đây là cái chỗ người ta lo cho chúng có một bữa ăn để mà lo tu tập. Đúng không?
Còn ở ngoài có biết tu hay không tu, đi chơi tà la, tùm lum hết, nói chuyện đầu này, nói chuyện đầu kia, chuyện tào lao, chuyện phiếm, rồi chuyện tranh hơn, tranh thua, rồi vô đây xin cơm ăn. Cái chuyện đó là cái chuyện không phải, nhất định là không cho. Nói Thầy không cho, quý vị có tu đâu, quý vị vô đây. Vô đây là quý vị buông xuống hết, không nhà, không cửa. Ở đây cho cái thất như thế nào ở như thế nấy, thất của chung chứ đâu phải là của riêng ai.
(01:20:24) Cho nên vì vậy chỉ có con đường tu mà thôi, thì mấy người xứng đáng mới hưởng của đàn na cúng dường ở đây. Còn quý vị cất nhà ngoài kia, ăn hai ba bữa, vô đây xin ăn thêm nữa, thì quý vị lừa đảo chứ đâu phải quý vị là người tu đâu. Thầy không chấp nhận những cái người đó đâu.
Những người mà về đây nói, ờ cất nhà gần chùa tu này kia, tu cái gì? Họ đem con, đem cháu ở đầy đàn, ở đó mà tu, tu cái gì? Lừa đảo người ta chứ tu, tu thì buông xuống hết, không nhà, không cửa, không con, không cái thì mới tu chứ. Tu mà tu vậy, tu cái gì? Lừa đảo gạt ai chứ gạt Thầy được sao. Cho nên những người đó đuổi ra khỏi khu vực Tu viện của chúng ta. Ở ngoài mua đất cất ở sao ở, rồi nấu ăn, nấu uống sao cũng được. Nhưng đừng có rớ trong chùa. Trong cái chỗ tu của người ta thì được. Mà rớ trong chùa thì không được.
Ở đây là người ta lo đời sống cho những người tu ở trong Tu viện. Mình phải hiểu vậy, chứ không phải ở đây là chỗ bố thí cho mấy người, đi kiếm cái chỗ nào mà người ta bố thí cơm gạo thì mấy người xin. Còn ở đây không có bố thí, ở đây người ta phục vụ cho những người thật tu. Người ta quyết tâm người ta bỏ hết cuộc đời người ta đi tu để tìm lấy con đường thoát khổ, thì chúng tôi cố gắng phục vụ. Cơm nước hay hoặc là tất cả những đời sống của họ thì chúng tôi phục vụ.
Nhưng mấy con nên nhớ, nói phục vụ cho các con chứ thực tu người ta không có đòi hỏi thêm một cái gì, có gì xài nấy, có gì ăn nấy không đòi hỏi thêm, đó mới là tu.
(01:22:22) Còn tu mà đòi hỏi, nay ăn cái này, mai ăn cái kia, hôm nay cho tôi cây kéo, mai cho tôi cái dao thì mấy người đó thôi làm ơn đi về đi. Ở đây không có xin xỏ những cái điều đó đâu. Tu thì lo tu, chứ đừng có tu mà cứ, riết rồi ở một thời gian một năm, hai năm, trời đất ơi, đi ra mang hai, ba bao đồ đạc. Cứ đụng ai cũng xin Phật tử người này xin chút, người kia xin chút. Tới chừng mà không còn ở trong Tu viện, đi ra Thầy thấy hai, ba bao như thế này. Trời ơi! Còn kêu xe ôm nữa, chất chở đi về nữa.
Lợi dụng chùa, chỗ tu hành, lợi dụng Phật tử để xin cái này, cái kia về xài riêng tư. Họ đâu thấy tội lỗi. Cho nên những cái hành động đó là không chấp nhận. Cho nên thí dụ cất nhà ngoài kia thì tự nấu cơm lấy ăn, chứ không có vô đây xin cơm trong chùa.
Còn người ta ở đây người ta có thất người ta ở, của Tu viện cho người ta ở trong cái thất người ta tu. Thì những người đó chúng ta phục vụ chúng ta nấu cơm, lo lắng đời sống cho họ. Thì đó là đúng.
Chứ những người đó thì dẹp hết đi. Nhớ Thầy bảo, các con nhớ cái điều đó. Chứ họ lợi dụng dữ lắm, đời tham lam lắm, cái lòng tham không đáy mà.
Nên tìm mọi cách, cẩn thận. Nhất là cái ban đời sống các con thì phải cẩn thận, dè dặt cái số người lợi dụng, họ không tu hành đâu. Thầy nói khi mà cất nhà yên rồi thì mấy người nói tu, mượn danh tu chứ sự thật ra không tu hành thứ gì hết. Đã có nhà riêng rồi mà còn tu, tu cái gì? Người ta bỏ hết người ta tu còn chưa được huống hồ là có nhà. Cho nên dẹp mấy người xuống đi thôi.
Có hỏi gì nữa không con?
Tu sinh Thanh Như: Dạ con xin hết!
(01:24:35) Tu sĩ 3: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni phật. Kính thưa Thầy, cho con xin được hỏi cái vấn đề ăn uống như, ở trong sách Đường Về Xứ Phật cũng như trong Oai Nghi Chánh Hạnh, thì Thầy có dạy đối với các loại rau củ như các loại hành, tỏi, nén, hẹ, rau diếp cá thì không nên ăn, như vậy thì trong những thực phẩm mà lỡ như có hành tỏi trong đó thì con phải xử trí như thế nào thưa Thầy?
Trưởng lão: Nó không phải là giết con vật đâu, nhưng mà vì nó ăn phần nhiều cái chất đó là cái chất sinh dục, nó tạo cái ham muốn của mình, phải không? Và đồng thời nó tanh hôi chứ nó không có tốt lành gì. Cho nên mình không ăn cũng tốt, mà ăn thì nó cũng không có tội lỗi, không có ai bắt tội lỗi mình, mình không có giết con vật ở trong đó mà. Thành ra không có sao hết. Cho nên vì vậy đó mình thấy chỗ mà Thầy nói đó thì mình biết rồi. Tại vì cái loại cây đó nó có cái mùi hôi, phải không? Thì do đó mình không ăn thôi. Còn người nào ăn được thì cứ ăn chứ Thầy không cản điều đó đâu.
Nhưng mà mình cũng phải hiểu. Hiểu là cái cây đó vốn nó tạo ra cái lòng ham muốn của mình, cho nên mình dừng, mình không ăn thứ đó. Bởi vì ở trong con người của mình, người nào cũng còn cái lòng ham muốn chứ chưa phải dứt, phải cố gắng mà tập diệt. Chứ không phải vì tội lỗi hay hoặc này kia. Đó là cái loại rau gọi là ‘ngũ vị tân’, chứ không phải theo kiểu mà Đại thừa mình ăn sợ nó tội này kia, không có tội, không ai bắt tội mình hết. Tôi ăn rau cải chứ tôi không có giết cá, giết thịt mà tôi ăn, thành ra không tội. Nhưng mà mình thấy nó hôi, các con thấy, đối với người ăn quen rồi thì không hôi. Mấy con ăn được thì mấy con ăn chứ có ai bắt bớ gì mấy con đâu. Không có sao đâu.
Tu sĩ 3: Tại vì con thấy trong sách Thầy bảo là không nên ăn, nên từ bỏ nên con mới hỏi.
Trưởng lão: Tại vì nó hôi đó con, với nó sinh dục.
.
(01:26:41) Tu sĩ 3: Kính thưa Thầy trong sự tập thì sau khi con tác ý là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì con ngồi yên thì sau đó cái tâm con nó quay vào trong thân, nó định trên thân. Vậy nhưng mà cái tâm của con nó không có hướng, phóng dật ra ngoài, như vậy thì trạng thái đó đúng hay sai Thầy?
Trưởng lão: Cái gì? Con hỏi cái gì con hỏi lớn lại.
Tu sĩ 3: Như trong trường hợp sau khi con tác ý là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì tâm con nó quay vào định trên thân, tâm nó không có hướng ra ngoài. Như vậy là nó cảm giác như toàn thân, nó biết rõ toàn thân, nó không tập trung chỗ nào hết, như vậy là đúng hay sai thưa Thầy?
Trưởng lão: Cái đó nó chỉ đúng được một phần ở trong mười phần. Khi mà nó quay vô, nó cũng biết toàn thân của nó. Nhưng nó vẫn biết ở ngoài hết.
Tu sĩ 3: Dạ nó biết ở ngoài nhưng mà nó không có phóng dật ra.
Trưởng lão: Ờ, nó biết ở ngoài hết thì đúng, chứ còn nó chỉ biết cái thân nó không thì nó sai.
Còn con ngồi bây giờ biết bây giờ mình đang, ý thức mình đang quay vô mình biết cái thân của mình, thì rõ ràng là nó biết từ chân đến đầu, tay chân chỗ nào nó cũng biết, đến đâu nó cũng biết. Đó là cái thức của con nó biết rất rõ rồi.
Vậy thì con quan sát coi cái thức của nó, nó có phải là nó cứ luôn luôn nó tập trung ở trên thân con không? Hay hoặc là nó còn, ở ngoài nó không biết thì con quay ra con nhìn cây, nhìn cỏ, con thấy lá cây, cỏ, rồi đường đi này kia thì đó là đúng.
Tu sĩ 3: Trong trường hợp nếu con nhìn ra ngoài như vậy nhưng mà nó biết rõ, mà tâm con nó không có phóng dật. Nhưng không có tập trung vào chỗ nào hết, như vậy là đúng hả Thầy?
(01:28:15) Trưởng lão: Mình không tập trung chỗ nào hết, mà mình biết rõ cây, cỏ, chỗ đó là cỏ xanh, cây đó là, chỗ đó là mòn này kia đồ con thấy biết hết. Đó là điều kiện là trí tuệ của con đó.
Trong khi nói như vậy không có nghĩa là con chỉ quay ra con biết có bao nhiêu đó đâu. Rồi từ cái chỗ biết đó, từ đó nó mới phóng xuất ra những điều mà con cần biết. Điều đó là điều quan trọng! Chứ còn cứ con bắt nó quay vô hoài nó hết biết, nó sai đường. Cho nên Thiền Đông Độ nó bắt người ta gom cái ý thức lại, không có cho quay ra. Cái đó là sai rồi, không đúng.
Tu sĩ 3: Con xin thành kính cám ơn Thầy!
(01:28:58) Tu Sĩ 4: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Thầy, con xin thưa Thầy là lúc đầu mới về cho nên con bị tu con rút vào cái hơi thở đó. Bây giờ nó hay bị tức ngực, và nó cứ nó chạy ngược trong thân con. Như là con đi kinh hành thì, con ngồi thì nó rung người. Cho nên là con ngồi không có được, con đi kinh hành thường xuyên, thì con đi kinh hành con tác ý nó là :"Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Thì con đi khoảng chừng 1 mét, khoảng chừng 20 bước hoặc là hơn như vậy, thì cái con mắt con nó cứ nó giật hoài vậy đó. Thì con tác ý trở lại là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi con đi tiếp và con đi một lát thì nó cũng bị như vậy, và con cứ đi như vậy. Thì con xin Thầy, con dùng câu pháp hướng con tu tập như vậy, và con cũng thấy rằng là trong một thời gian ngắn gần đây. Mấy bữa trước là con bị rất là nặng, nó làm cho con coi như là không thể chịu nổi. Buổi tối là con ngủ là cái viêm xoang đó, nó ăn cái đầu con rắc rắc ở trong đó. Và nó cứ nó chạy lùng bùng ở trong đó. Rồi ăn vô thì nó đau bao tử. Nói chung là nó tệ toàn thân. Thầy có dạy rằng là ai có bị tưởng thì mới biết được cái cảm thọ của cái tưởng đó. Con có đôi lúc chưa tới giờ thức dậy đó, mà ở trong đầu con nó gõ ở trong đó cứ như là cô Hiền mà đứng gõ cửa cho con, mà con ngủ mà con ngủ quên rồi cô Hiền đến gõ cửa, nó gõ ầm ầm trong đó vậy. Và khi con giật mình dậy thì có đôi lúc mới có 1 giờ hoặc là 1 giờ hơn. Sự thật là đúng cái giờ dậy đó thì nó gõ ầm ầm trong đó vậy đó. Thì con giật mình dậy thì là con thấy đúng cái giờ đó như vậy. Thì con thưa Thầy là con vô trong tưởng, những cái gì con tu tập, và những cái gì con suy nghĩ thì ở trong bất động thì Thầy đều biết trước, con luôn nghĩ như vậy. Dạ con muốn ước nguyện là Phật, Thầy đưa đường dẫn lối cho con để con đi đúng với chánh pháp, để con được giải thoát hoàn toàn. Và con biết rằng là cái cảm thọ của con bây giờ khó có ai biết được, chỉ có Thầy mới là người mà nhìn thấy và biết được cái cảm thọ của con thôi.
Vậy con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con để cho con có một cái pháp tu để cho đúng với cái đặt tướng của mình và con có thể xả được. Con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
(01:31:26) Trưởng lão: Con dẹp hết đi, giờ con không có tu pháp nào nữa hết, con không có tu cái gì nữa hết. Đạo Phật dạy chúng ta: “Pháp ta không có thời gian”. Không có thời gian tu mà, còn con tu quá chừng mà thành ra nó cũng không có cái gì hết, phải không? Cho nên đức Phật đã nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Thấy được sự giải thoát rõ ràng mà. Vậy thì sự giải thoát của Phật quá dễ dàng chứ đâu phải khó khăn đâu.
Cho nên vì vậy đó Thầy bảo con dẹp hết những cái cách thức mà con tu tập, nó sai hết rồi, không đúng đâu, bỏ xuống hết, dẹp không có tu. Và đồng thời con để cái tâm mà hiểu biết của con, cái tri thức hiểu biết của con, con biết cái chuyện đó là ác, con biết nó là ác, con không làm. Chuyện đó là thiện con tăng trưởng, thì con làm. Đó, thì như vậy mà con hằng ngày con sống như vậy, thì con thấy sự giải thoát ngay đó. Chứ còn bây giờ con tu bậy bạ không có được đâu, tu vậy là tu sai. Nên nghe lời Thầy bỏ đi, để không uổng cuộc đời tu hành của mình mà chẳng được những gì đâu.
Cho nên bỏ xuống hết, pháp đó đều là trật hết rồi, chứ tu vậy không đúng đâu, con nghĩ như vậy chứ… Cho nên pháp Phật dùng cái trí tuệ của mình mà quan sát tất cả thân tâm của mình, đau nhức chỗ nào biết chỗ ấy hết chứ không phải là không biết, biết hết rõ ràng, đó là đạo trí mà, trí tuệ mà.
(01:33:02) Cho nên vì vậy mà đạo Phật đâu phải là khó đâu mấy con, Thầy nói quá dễ, dễ thiệt dễ, không cần phải tu. “Pháp ta không có thời gian”, đức Phật đã xác định vậy, đâu có thời gian tu. “Đến để mà thấy”, chúng ta đến thì chúng ta thấy giải thoát liền mà.
Cho nên vì vậy mà chúng ta thấy giải thoát thì chúng ta điên gì mà chúng ta không ở trong cái pháp đó để giải thoát, để đi cái pháp khác sao?
Thì do đó mấy con bỏ xuống hết đi, rồi mấy con chỉ còn có là cái trí tuệ, cái sự hiểu biết của mấy con. Thì cái sự hiểu biết của mấy con nó hiểu như thế nào, ác - thiện, thì chừng đó mấy con trở về Tứ Chánh Cần. Nghĩa là “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện…” có vậy thôi. Thì lúc bấy giờ mấy con thấy cuộc đời của mình giải thoát.
(01:33:56) Tu sĩ 4: Con thưa Thầy, bây giờ con ngồi thì hai con mắt con nó cứ nó giật hoài nó làm cho con rơi vào cái tưởng đó. Thì bây giờ con phải phá như thế nào?
Trưởng lão: Bây giờ như vậy thì Thầy bảo con đừng có tu, đừng có ngồi gì hết, đi chơi để thong thả, như người vô sự vậy đó. Mà hễ nó có ở trong đầu mình cái gì thì con tác ý: “Đây là sai, mày đi đi, tao không chấp nhận mày đâu!”. Bây giờ đó con mới trong cái sự hiểu biết của con, cái tri kiến của con hiểu biết nó: “Ờ cây này hôm nay sao rụng lá, lá vàng nè?”. Con đưa nó ra ngoài, đừng có để nó ở trong tâm mình. Thì lần lượt nó không như ngày xưa, rồi con tu tập như vậy thì con chỉ còn cái tri kiến, có cái sự hiểu biết của con, cái trí tuệ.
Đạo Phật là đạo trí tuệ mà. Cho nên chúng ta dùng trí tuệ để giải thoát, chứ không phải là dùng thiền định đâu.
(01:34:54) Tu sĩ 4: Dạ con thưa Thầy, vậy là bây giờ con không có dùng cái câu tác ý cho tâm bất động?
Trưởng lão: Ờ, con không có tu tập, đừng có tu tập pháp nào hết. Khi mà mình tu sai rồi, nó bị chướng rồi thì dẹp hết không tu nữa, thì con sẽ không có gì hết. Con không tác ý cái gì hết, con không có tu cái pháp nào hết. Con thấy cái đó sai con biết nó sai. Con thấy cái cây đó cái lá vàng con biết nó vàng, con biết. Tất cả những cái biết đó con phải cho nó hoạt động thì nó không gì hết, tức là con triển khai cái biết của con.
Mà đạo Phật là đạo trí tuệ cho nên triển khai cái trí biết đó. Nó càng biết, càng rộng, càng hiểu. Thí dụ con thấy cái lá cây đó nó vàng, thì bắt đầu con mới thấy lá cây nó vàng rồi. Nhưng mà cái trí hiểu biết của con nó lại bắt đầu nó suy tư thêm, từ đâu mà nó bị vàng đây như thế này? Đó! Thì từ đó con sẽ thấy rằng, hôm nay vì cái cây đó mà trời nắng, không có mưa cho nên nó khô, vì vậy mà cái lá cây nó héo, nó vàng, phải không? Con suy ra như vậy, thì cái trí tuệ của con mà nó làm việc mà. Thành ra con suy như vậy nó có đúng không? Đúng. Con hiểu không? Con dùng cái, con triển khai cái tri kiến, cái sự hiểu biết của con. Nó là cách thức con tu tập bằng tri kiến của con, con trở thành người trí mà. Bởi vì đạo Phật là đạo trí tuệ.
(01:36:31) Hôn trầm, cái thời gian mà hôn trầm đó thì thứ nhất là con đi kinh hành. Còn nếu mà nó không hết, con đi kinh hành mà nó không hết, con tác ý cũng được mà không tác ý cũng được. Mà thấy nó còn nữa thì con tập ngay cái pháp Thân Hành Niệm. Con biết pháp Thân Hành Niệm, tác ý từng hành động mà: “Chân mặt dở lên! Bước! Chân trái dở lên! Bước!”. Nó tác ý rõ ràng từng nét, từng nét của nó mà, con hiểu không? Thành ra nó sẽ phá đi. Tại mấy con không tập, không chịu tập cái pháp Thân Hành Niệm, chứ tập nó thuần rồi mấy con thấy, ờ bây giờ nó đang bị hôn trầm nè thì mấy con sử dụng ngay liền cái pháp Thân Hành Niệm là chỉ trong vòng, mình đi một tua, một vòng vậy là nó đã tỉnh rồi.
Bởi vì mỗi bước đi, mỗi hành động cái chân của con, con đều tác ý hết mà. Mà tác ý to nữa chứ không phải. Như vậy là con đừng có lưu ý, con đừng lưu ý đến nó: “Chết tao không sợ đâu! Cho mày, mày làm gì tao, tao không sợ! Tao chỉ biết tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Phật dạy như vậy, đó là cái chân lí của Phật. “Tao có chết tao cũng ở trong tâm bất động, thanh thản, an lạc”. Mình đâu có sợ nó đâu nên nó phải đi, con hiểu không?
(01:38:02) Tu sĩ 5: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Con xin hỏi Thầy một câu. Khi mà đi khất thực, ví dụ như là lúc mà nhìn thấy một món nào đó mà con rất là thích, thế xong sau đó con mang thức ăn về và con ngồi con tác ý: “Cảm thọ là vô thường và nó không có đáng để mình quan tâm”. Thì sau đó thì con thấy là mình không còn, tức là giảm cái độ thích cái món mình muốn ăn đấy. Tức là nó không cảm thấy là nó ham hố nhưng mà nó vẫn còn cái muốn ăn. Vì nó nghĩ rằng là cái thân này nếu mà không ăn thì nó không tốt cho sức khỏe.
Thì con muốn hỏi là khi con tác ý mà có cái sự giảm cái ý đấy. Tức là khi đó mà nếu trong đầu con hỏi là món nào trong đống thức ăn này mà con thích ăn nhất đấy, thì con không cảm thấy mình thích ăn cái gì nhất cả. Nhưng mà nó vẫn có cái muốn ăn. Thì con muốn hỏi như thế là nó tác ý đúng hay là nó làm cho ý thức của mình cảm thấy là không muốn ăn. Con muốn hỏi nó mất ý thức hay là nó tác ý có lực?
(01:39:31) Trưởng lão: Trong cái vấn đề mà tác ý của con có lực thì con sẽ đuổi đúng pháp thì cái lực đó nó sẽ đúng. Mà con tác ý cái chuyện tào lao, cái chuyện tầm bậy, tầm bạ ở ngoài thì đừng có mong nó có lực, con hiểu không? Cái chuyện gì của ở ngoài kệ người ta, con phải lo cái thân con. Sống chết, bữa nay sống mai chết nè, con phải lo nó nè. Đó là cái chính của con mà con không lo, mà con lại đi lo cái chuyện ở bên ngoài. Mấy con thiệt, cái đó sai rồi, nó không đúng đâu, con hiểu không?
Bởi vì chính bản thân của mình, mình cứu mình chưa được mà mình lo nghĩ cái chuyện tào lao ở bên ngoài làm chi, dẹp! Thì đây dẹp đi! Chỉ tập trung vào ở trong ngay cái thân tâm của mình đi. Thì như vậy thì may ra thì mấy con mới đạt kết quả của sự tu tập. Coi nó dễ, nói nó dễ chứ sự thật nó khó lắm mấy con. Bị vì mình không biết đó, mình tu trật tới, trật lui. Mà tu đúng rồi mấy con thấy kết quả ghê gớm lắm. Con chỉ cần tác ý một cái là nó làm theo liền tức khắc.
Còn bây giờ mấy con thấy mình tu nó trật, nó sai cho nên mình tác ý nó không nghe theo, thân tâm nó không nghe theo.
(01:40:53) Cho nên vì vậy lần lượt mấy con nghe Thầy dạy, nhớ kỹ tu tập. Mình bảo: “Đưa tay ra!”, mình đưa tay ra. Mình bảo: “Đưa tay vô!”, mình đưa vô. Cái lệnh của mình truyền mà, cho nên sau này mình bảo nó: “Tịnh chỉ hơi thở!” thì nó tịnh chỉ hơi thở. Mình luyện tập nó mà, thành ra nó phải đủ cái lực của nó. Còn giờ mấy con không chịu luyện tập làm sao.
Mà pháp Thân Hành Niệm, là cái pháp duy nhất của đạo Phật mà. “Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?” Pháp Thân Hành Niệm! Vậy mà mấy con không chịu tập luyện cái pháp Thân Hành Niệm. Cho nên bây giờ thí dụ bắt mấy con đi pháp Thân Hành Niệm ở đây, Thầy nói mười người trật hết chín rồi, chưa hẳn đã đúng đâu.
Cho nên vì vậy mấy con phải thấy rằng trong cái vấn đề tu tập, mình đi như vậy mình coi có phải đúng không, oai nghi của mình đi ở trên pháp Thân Hành Niệm như vậy coi có đúng nhịp nhàng nó không? Nó đúng từ cái bước này, dở cái chân này nó nhịp nhàng, nó theo những cái điệu bộ của nó, rất là tuyệt vời!
Cho nên mình tu tập là phải thấy được cái chỗ tu của mình chứ đâu phải là tu chơi đâu. Cho nên mình thấy sao bữa nay mình đi Thân Hành Niệm, sao nghe nó thoải mái, nó êm dịu như thế này? Mình xét lại coi thử coi mình tu sao. Còn có bữa mình đi sao nghe nó tức tối quá như thế này? Thì mấy con tự xét lấy những cái hành động tu tập.
Hễ mình tu mà thấy nó không có đạt được những cái kết quả thoải mái thì phải thưa hỏi ngay liền. Để cái người mà tu tập người ta có kết quả, người ta hướng dẫn cho. Vậy mới có kết quả chứ.
Tu sĩ 5: Con cảm ơn Thầy ạ!
(01:42:58) Tu Sĩ 6: Kính bạch Thầy! Thưa Thầy, con cứ mỗi một lần bị những việc chướng ngại thì con thường dùng pháp Thân Hành Niệm. Ví dụ con xách nước hoặc là con xách đồ mà quá nặng, xương sống con nó bị sụn nó đau nhói, thì nhờ người hạ đồ xuống hoặc là tự mình hạ xuống. Rất là đau! Nhưng mà con không dùng pháp nào khác, con dùng Thân Hành Niệm, con nhẹ nhàng đi về phòng và con đi ba mươi phút Thân Hành Niệm. Tác ý chậm, đi nhẹ từng động tác nhẹ nhàng, cân đối cơ thể. Vậy là 30 phút đến 45 phút thì bệnh bắt đầu giảm, đấy là bệnh cấp tính mà. Con xả nghỉ một lúc sau đấy con lại đi tiếp tục một lúc nữa thì là hoàn toàn hết đau, và không phải bấm huyệt, cũng không phải là lôi kéo gì nữa hết. Thì đấy là pháp Thân Hành Niệm con dùng áp dụng trong việc đau cấp tính.
Việc thứ hai, Thân Hành Niệm, những cái bệnh nghiệp, gọi là cái bệnh lâu năm ấy, như là thần kinh tọa, hay là cơ xương khớp. Mỗi một lần mà đau lại, thưa Thầy con phải dùng Thân Hành Niệm, tác ý đi nhanh, tác ý nhanh, các động tác thật nhanh. Cũng với thời gian ít nhất là phải 30 phút trở lên, thì sau đấy là thân con như hết bệnh và tự nhiên người nó khỏe mạnh như mình vừa được tiếp một cái nguồn năng lượng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thanh thản hẳn. Thì con xin hỏi Thầy con có rơi vào tưởng hay là con hành đúng pháp? Con xin kính bạch Thầy.
(01:45:19) Trưởng lão: Con nên nhớ kỹ rằng khi mình tu một cái pháp nào đó, mình đừng có chế ra. Mình đi quá nhanh, không được. Mình đi quá chậm cũng sai luôn. Mình đi với cái hành động vừa thì mới đúng pháp. Bởi vì Thầy nói trước khi mình đi Thân Hành Niệm, thì mình đi thử cho người mà người ta đã nhuần nhuyễn cái pháp đó rồi, để người ta có kinh nghiệm người ta dạy mình, chứ không khéo mình đi nhanh cũng sai mà đi chậm cũng sai.
Tu sinh 6: Dạ vâng!
Hôm nay theo Thầy thấy có duyên lắm mấy con mới được gặp Thầy. Vậy thì từ đây về sau tất cả những cái gì mà đã xảy ra trong quá khứ mấy con buông xuống hết đi. Hãy trong cái hiện tại này bắt đầu nỗ lực tu tập. Theo lời hướng dẫn của Thầy sự thành công nó không bao lâu.
(01:46:21) Chứ còn cứ lo về quá khứ buồn rầu, điều đó tu biết chừng nào cho xong. Bởi vì quá khứ đã qua rồi thôi bỏ nó xuống hết đi. Lo trong cái hiện tại của chúng ta. Nếu hiện tại tốt thì tương lai sẽ tốt, không có gì đâu mà sợ. Chỉ sợ mình không gặp chánh pháp của Phật thôi. Chứ gặp được chánh pháp của Phật thì tu không bao lâu đâu mấy con. Chỉ biết cách nỗ lực tu tập, chỉ biết cách tu tập thì sẽ giải thoát chứ không có gì.
Người ta sáng nghe Phật thuyết, chiều người ta chứng đạo rồi. Đạo Phật nó dễ như vậy chứ đâu phải khó, nó là đạo trí tuệ chứ đâu phải là ngồi thiền đâu. Cho nên vì vậy mà mấy con có duyên được gặp Thầy ở đây, thì đừng có lo nghĩ về chuyện quá khứ nữa. Bỏ xuống, lo cái tâm mình được an ổn thì thực hiện ngay cái hiện tại của chúng ta tu tập. Kết quả rất là tốt đẹp! Thôi hoan hỷ đi, đừng có lo để cho tâm mình yên ổn, thanh tịnh mà lo tu tập kế tiếp.
(01:47:43) Tu sĩ 7: Con gặp chướng ngại khi con ngồi hoặc con đi, thì con ngồi chơi con biết con ngồi chơi rồi cảm thấy là tâm bất động. Có nghĩa là con để tâm con ở trong trạng thái không nghĩ ngợi, không lo lắng gì hết. Thì không hiểu tại sao, cũng như lúc khi con đi vậy đó, con đi con biết con đi, rồi con không nghĩ ngợi, không lo lắng cứ thế mà con đi.
Thì một thời gian chừng mười bữa, nửa tháng thì con có cái cảm giác là, như có một sự thanh thản, nhẹ nhàng trong khi rõ biết mọi vật xung quanh mình. Cũng như thân con, con thấy thanh thản. Thì cùng lúc đó con có cái cảm giác bị ức chế là con nghe nặng bờ vai, tức ngực, đau nhức ở lưng đồ đó Thầy. Con không hiểu trong lúc con tác ý và con đi, hay là con ngồi. Do con cứ con nhớ chừng, hay là con nhìn ra ngoài, cảnh vật bên ngoài kia nhìn mọi vật xung quanh con thì rồi biết trở lại thân con, coi như cho ngồi cho đúng tư thế. Cứ như thế mà con làm thì con thấy nó rất là an ổn, lâu lâu cái có một sự vắng lặng, thanh tịnh. Thì cùng lúc đó con có cái cảm giác bị ức chế đó Thầy. Con không biết con sai chỗ nào? Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
(01:49:12) Trưởng lão: Con tu cái đó nó sai rồi con, con bị ức chế. Bởi vì khi mà tu, đạo Phật là đạo trí tuệ. Người ta dùng cái trí tuệ người ta để rồi người ta không có bị giận hờn, buồn khổ. Người ta không giận, không buồn khổ ai hết. Thì cái đó là cái chính của đạo Phật.
Còn bây giờ chúng ta chịu ảnh hưởng của Thiền Đông Độ rồi. Cứ gác chân ngồi, gom cái ý thức lại. Cái đó là cái sai của ngàn đời. Thầy tổ của chúng ta đã theo Thiền Đông Độ tu, có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết chưa? Chưa! Bây giờ mà chúng ta còn đi theo con đường đó nữa thì… Bỏ! Buông xuống hết, bỏ đi con! Đừng có thèm tu những cái pháp, mà hãy tu ngay cái pháp của Phật dạy. Tu ngay cái pháp của Phật dạy thì nó quá dễ dàng, đâu khó đâu, bằng trí tuệ mà.
Người ta chửi mình, mình biết đó là nhân quả đời trước mình chửi người ta, thì bây giờ người ta chửi mình thì có gì mình phải giận dữ. Đó mình hiểu bằng trí tuệ của mình thì mình đâu có giận người ta làm gì? Mà không giận tức là giải thoát chứ có gì. Thầy đem cái ví dụ, biết bao nhiêu cái ví dụ khác, mà cuộc đời chúng ta gặp phải. Nhưng chúng ta thấy đều là nhân quả. Nếu không nhân sao có quả?! Nếu không nhân sao hôm nay họ lại chửi mình?! Thành ra mấy con yên ổn, quá yên ổn.
(01:50:40) Biết Phật pháp rồi thì giải thoát liền tức khắc: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Không lẽ ông Phật, ông nói câu nói đó nói láo với chúng ta sao? Nói thật mà, đâu có cái gì đâu. Nhưng mà tại sao chúng ta không giải thoát? Tại vì chúng ta không làm theo, không tin theo, cứ tin theo Thiền Đông Độ. Rồi cứ ngồi đó lo nhiếp ý thức của chúng ta bằng cách này, bằng cách khác. "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp", làm gì mà diệt cái ý thức của chúng ta làm gì? Để cho nó hoạt động đủ thứ. Thì chúng ta gọi là trí tuệ, đạo Phật là đạo trí mà.
Cho nên Thầy nói rất nhiều về cái vấn đề này. Chúng ta tu theo Phật chứ không phải tu theo Thiền Đông Độ. Nên chúng ta không có theo ngoại đạo mà chúng ta theo chính Phật. Mà Phật thì quá đơn giản, quá dễ. “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, giải thoát ngay liền tức khắc.
Không lẽ bây giờ Thầy ngồi đây, không ai chửi Thầy, Thầy phát khùng, Thầy giận để làm gì cho khổ Thầy?! Thầy đâu có điên khùng vậy!
Có người xăm xăm ở ngoài cửa vô đây chửi mắng Thầy, Thầy vui vẻ Thầy không buồn, không giận người đó. Thầy thấy đó là nhân quả mà. Nếu mình không chửi người ta thì bây giờ người ta chửi mình làm gì? Do đó Thầy cũng không buồn, không giận ai hết.
Mà lại còn thương yêu, họ đang gieo cái nhân không tốt, cho cái quả về tương lai. Còn mình ở đây đang trả thì vui vẻ mà trả có gì đâu mà phải buồn, phải phiền.
Tu hành có nhiêu đó thôi. Khi mà hiểu biết rồi Thầy nói thật, mấy con giải thoát hoàn toàn. Không ai làm động mấy con được.
(01:52:35) Tu sĩ 7: Bạch thầy cho con hỏi, vậy trong lúc con ngồi hoặc con đi. Con phải để cái tâm con như thế nào? Con cũng ngồi thư giãn bình thường chứ không có bắt chân kiết già. Nhưng khi con vào ngồi con không để tâm con nghĩ mà tại sao trạng thái đó xảy ra, con không biết giờ con phải giữ tâm con như thế nào hay cách ngồi chơi như thế nào cho đúng?
Trưởng lão: Đức Phật cũng đã nói: “Bình thường tâm thị đạo”. Để tâm mình bình thường, nó nhìn cây, nhìn cỏ, nhìn lá, nó phân biệt cái này, cái nọ, cái kia. Mà trong tâm của mình, mình biết nó không giận, không hờn, không buồn phiền ai hết. Thì đó là cái tâm của mình để chỗ đó chứ chỗ nào! Con hiểu không? Nó cũng thấy cái nhà này nó biết, nó cũng thấy cái nhà này đẹp, nó cũng biết đẹp, xấu cũng biết xấu. Nó thấy những người huynh đệ cùng nhau ngồi nghe pháp, người thì hiểu vầy, kẻ hiểu khác nó cũng biết. Thì đó là con để cái tâm con trên tất cả những cái sự hiểu biết của huynh đệ của mình có gì đâu. Chứ đâu phải ghìm ghìm cái tâm mình chỉ có biết cái thân thôi. Biết một cái nào đâu, không có đâu? Cái đó là cái sự tu sai, không đúng.
(01:53:46) Tu sĩ 7: Như trong sách Thầy dạy là khi đi con biết con đi, khi ngồi con biết con ngồi như vậy thì con bước từng bước con đi, thì …
Trưởng lão: Cái đó là con đang ôm cái pháp, con tu cái pháp. Còn cái tâm bình thường con khác, con phải biết phân biệt. Cái tâm mà con sống bình thường thì nó biết đủ thứ hết. Còn cái tâm mà ôm pháp, thì con đã ôm cái pháp thì phải tu đúng cái pháp chứ. Thân Hành Niệm thì phải đi đúng Thân Hành Niệm. Pháp nào ra pháp nấy, chứ để lộn xộn mất pháp sao. Hễ khi mình tu thì nó khác rồi, mà con ghìm con tu thì nó khác rồi. Chứ không phải lúc nào mình cũng tu hết. Nói tui lúc nào tôi cũng giữ tâm tôi tu cho chứng mau. Chắc cái này không có bao giờ chứng cái kiểu đó hết. Không có, không phải vậy!
(01:54:43) Tu sĩ 8: Kính bạch Thầy! Thầy cho con hỏi. Mình xả tâm bằng cái câu tác ý và xả tâm bằng cái tri kiến giải thoát, là cái nào có lợi lạc hơn?
Trưởng lão: Con hỏi cái câu xả tâm, tác ý cái câu nào?
Tu sĩ 8: Dạ xả tâm bằng cái câu tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” và xả tâm bằng cái tri kiến giải thoát, con muốn hỏi là xả tâm bằng cái nào nó tốt hơn, và đem đến lợi ích hơn ạ?
Trưởng lão: Cái câu tác ý nó trợ giúp cho cái tâm của mình nhanh hơn. Bởi vì mình chỉ cần tác ý cái nó nhớ ngay liền, nó xả ngay liền cái đối tượng. Nó làm cho tâm mình an ổn ngay.
Còn cái kia nó luyện phải dùng cái trí tuệ mình quán xét nó, nó thấm nhuần nó mới xả. Một cái mình sử dụng trí tuệ, còn một cái mình dùng tác ý để cho nó buông xả ngay liền tức khắc.
Tu sĩ 8: Thưa Thầy như vậy xả tâm bằng câu tác ý nó có bị ức chế không thưa Thầy?
Trưởng lão: Cái ngay liền mà mình xả tâm. Bởi vì cái vấn đề đó không phải là ức chế. Mà cái vấn đề đó đâu phải là con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi cố kìm giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự là ức chế. Sai! Không đúng.
Còn con chỉ, bây giờ không có gì khởi trong đầu hết: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Thì cái đó nó buông xuống liền, cái niệm đó nó buông xuống liền. Thôi, con không tác ý nữa, chứ không phải cứ ngồi tác ý hoài, đó là bị ức chế. Mình phải phân biệt cái chỗ này, chứ không khéo là mình tưởng đâu cái tâm của mình, cứ kêu gọi nó riết rồi nó bất động, đó là cái chỗ tu chứng, không phải.
(01:56:28) Tu sĩ 8: Con kính thưa Thầy cho con hỏi. Con tu rất là tỉnh táo. Con ngồi có khi tới hai tiếng đồng hồ mà con không có thấy buồn ngủ gì hết. Vậy con có thay đổi tư thế đi hoặc là sao hay ngồi để cho con tu có kết quả hơn?
Trưởng lão: Trong cái vấn đề mà con chưa thuần thục cái pháp Thân Hành Niệm thì con sẽ tập hai tiếng hay hoặc là ba tiếng, điều đó là điều con tập luyện pháp mà. Nhưng mà khi thuần thục pháp rồi không có tập nữa. Bây giờ nó bị buồn ngủ, hôn trầm, thùy miên gì đó. Lấy cái pháp ngay liền, dập tắt liền tức khắc. Rồi ngồi chơi. Đạo Phật là đạo giải thoát chứ đâu phải là đạo mà cứ ôm pháp ghìm ghìm cái đầu hoài đó đâu. Vậy thì đâu phải đạo Phật! Con hiểu không? Đạo Phật là đạo giải thoát, đạo ngồi chơi, thì nó thanh thản. Thành ra ngồi vầy ai làm gì cũng biết hết nhưng mà không dính mắc cái gì hết.
Tu sĩ 8: Kính thưa Thầy thời gian gần đây con ngồi xả tâm nhưng mà có một cô cứ theo con nhìn ngó con hoài, nhìn lâu lắm. Rồi con cảm thấy khó chịu và mất tự nhiên. Xin Thầy dạy cho con.
Trưởng lão: Mình đến mình nói cái người quản chúng đó. Mình xin đổi thất hoặc là đi chỗ khác tránh duyên, để không người ta phá, đó cũng là một cái duyên tiền kiếp, người ta kiếm, người ta phá trong cái giai đoạn mình tu. Mình xin mình đổi, thì mình cũng nói rõ cho cái người đó, đổi cho mình cái chỗ yên ổn mình tu.
Tu sĩ 9: Bạch Thầy, cho con xin hỏi. Thưa Thầy con ngồi tu tâm bất động, tức là bây giờ con tỉnh táo, con không hôn trầm, mà con coi như là con không còn vướng vọng niệm gì về thất kiết sử, ái kiết sử. Và coi như chướng ngại trên thân, đau bệnh trên thân thì con cũng đỡ nhiều.
Con cứ ngồi được 30 phút thì con đứng lên con đi 15 hoặc 30 phút. Nhưng mà thường thường là 15 phút, thì con thoải mái và tỉnh táo, con không có buồn ngủ, không có hôn trầm. Như vậy con xin hỏi Thầy là con có phải cần đi tăng dần lên không hay là cứ đi như thế và con có phải tập thêm?
(01:59:01) Trưởng lão: Khi mà con tu như vậy đó, thì trong cái khoảng thời gian mà con tu con thấy con nhiếp tâm con tu được như vậy, con không cần tăng lên. Con dùng cái tri kiến của con, con coi cái trí tuệ con nó phát triển như thế nào. Ngày xưa nó hiểu như thế nào, bây giờ nó hiểu như thế nào? Mà nếu nó chưa phát triển, nó chưa hiểu gì hết đó thì con biết đó là con tu sai pháp. Nó dễ lắm, khi mà tri kiến người ta phát triển rồi người ta hiểu, cái sức hiểu người ta hiểu rộng lắm. Nó không ai dạy hết, mà người ta hiểu. Thí dụ như nhìn cái cây đó, người ta biết cái duyên gì mà cái cây đó nó từ đâu mà nó lên. Còn mình nhìn cái cây mình không biết cái duyên gì, cái nhân duyên gì? Thì đó là mình mờ, chưa.
Tu sĩ 9: Con bị hiện tượng, là con rất là tỉnh táo.
(01:59:58) Trưởng lão: Nhưng mà cái tri kiến, cái trí tuệ của con, con không chịu triển khai, cái biết của con nó cùng mục mất, uổng! Con phải triển khai. Khi mà mình thấy mình có được cái sự hiểu biết đó rồi, thì mình triển khai mỗi ngày mỗi hiểu biết.
Thấy một đống gạch thì mình nghĩ ngay biết bao nhiêu là công lao của những con người. Mình phải hiểu, thì bây giờ cất lên được cái nhà thì biết bao nhiêu công lao của những người. Đó mình phải nghĩ tới, nghĩ tới. Cho nên từ đó con người của mình nó biết trước chuyện, nó biết cái này, cái nọ, cái kia nó biết. Chứ còn con mà để cái trí tuệ của con, nói bây giờ tôi có trí tuệ rồi, con không chịu triển khai thì nó là cục mịch. Nó thấy đống gạch thôi nó không biết gì hết.
(2:00:50) Tu sĩ 10: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Dạ bạch Thầy, thời gian con đến nơi đây con tu tập thì con cũng thấy thấm nhuần pháp môn của đạo Phật. Con thấy rất là chân thật. Thì con cũng ước nguyện duy nhất là, con xin Thầy cho con xin một pháp danh để con nương theo ánh sáng từ bi của Phật và của Thầy để con tu hành được giải thoát. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Và câu hỏi thêm là như nếu mà đi Thân Hành Niệm, thì như Thầy có nói rằng đi nhanh và đi chậm. Nhưng mà theo bản thân con thì con thấy lúc thì con đi nhanh khoảng hai ba phút, còn có lúc thì con đi bình thường, là con đi khoảng là năm phút. Thì con nghĩ như vậy là theo đặc tướng của mình, hay là mình đi theo kiểu nào cho đúng hơn. Bây giờ con đang tu pháp môn xả tâm và Thân Hành Niệm. Kính bạch Thầy xin Thầy chỉ dạy con và cho con xin pháp danh. Chỉ bao nhiêu thôi.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
(02:01:49) Trưởng lão: Về con xin cái pháp danh Thầy cho con là Thanh Tâm. Tâm thanh tịnh đó con. Cố gắng, con hiểu không?
Tu sĩ 10: Dạ bạch Thầy, Thầy nói cho con nghe rõ chứ con không có nghe rõ được tiếng.
Trưởng lão: Thanh Tâm. Còn về cái pháp môn tu thì sẽ có người hướng dẫn con. Chứ không phải là Thầy hướng dẫn. Chừng nào mà con tu cao Thầy hướng dẫn. Con hiểu không? Về cái pháp môn tu thì có người, người ta sẽ, con muốn tu, nó có lớp lang để cho cái người đó, người ta ở trong cái lớp đó, người ta hướng dẫn nhiều người chứ không phải riêng con đâu. Chứ còn Thầy mà hướng dẫn từng người, từng người chắc là Thầy chết mất.
Thôi bây giờ hết giờ rồi.
HẾT BĂNG