2012 - SƯ GIA HẠNH THAM VẤN 02 - TRIỂN KHAI TRÍ TUỆ THANH TỊNH

2012 - SƯ GIA HẠNH THAM VẤN 02 - TRIỂN KHAI TRÍ TUỆ THANH TỊNH

2012-SƯ GIA HẠNH THAM VẤN 2

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 2012

Thời lượng: [59:55]

1- TRÍ TUỆ

Sư Gia Hạnh: Thưa Thầy! Trong những ngày qua Thầy, con cũng thấy là cái sự việc tu tập đó. Thí dụ: Như bây giờ mình ngồi đó, mình ngồi mình tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" đó. Mình để cái tâm mình nó yên tịnh thì mình thấy nó ít có niệm lắm. Thì có lúc thì nó cũng tuôn trào, nhưng mà rồi thỉnh thoảng vậy đó rồi nó cũng thanh tịnh thôi.

Nhưng mà như vậy ấy thì con thấy là Thầy nói là: "Nếu mà đạo Phật là đạo trí tuệ, nếu mà sáng nghe thuyết pháp nhiều khi chiều chứng, chiều nghe cái sáng chứng". Thì như vậy thì thí dụ: Như khi mà mình nghe mà mình nhận được cái đúng, cái sai đó thì như vậy thì mình thấy đúng như sự thật thì mình buông hết xuống, thì ngay đó là nó chứng. Mà nó chứng cái lý đó Thầy, cái lý đạo phải không Thầy?

Trưởng lão: Cái trí tuệ!

Sư Gia Hạnh: Cái trí tuệ, nhưng cái đó mới chứng cái lý thôi phải không Thầy?

Trưởng lão: Đúng vậy! Đạo Phật là đạo trí tuệ đó con. Nó chứng là cũng được phải không? Bởi vì cái trí tuệ nó soi tới đâu nó biết đúng sai, nó thấy liền. Còn bây giờ mình chưa biết thì mình phải gom tâm, để cho cái sức tập trung gom của mình nó mạnh hơn. Còn nếu mà nó biết rồi, thôi khỏi tu mất thì giờ.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Con nghĩ là thí dụ: Như mình thấy, mình biết cái đúng, cái sai rồi, thì cái đó nó thấy rõ như vậy thì đó là nó nhìn ở trên cái lý thôi.

Trưởng lão: Cái lý, tức là cái trí tuệ của mấy con, của người tu.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Như vậy nó cũng còn một cái giai đoạn nữa chứ Thầy?! Thí dụ: Như bây giờ nó mới thấy đúng, nhưng mà giữa cái đúng, cái sai nó còn phải tranh luận với nhau. Rồi khi nào mà nó chịu thua, nó mới thật sự là đúng, nó mới chịu đó Thầy?!

Trưởng lão: Đó! Con đang còn đang tu. Chớ còn nó nhìn qua cái nó biết cái này đúng, thì nó không chấp nhận cái sai liền tức khắc. Đó là trí tuệ của chúng ta.

Sư Gia Hạnh: Thì đương nhiên! Thí dụ: Như bây giờ một cái sự việc gì xảy ra, một cái niệm gì xảy ra đó, thì nó phân tích liền. Nó biết cái đó đúng, cái đó sai, cái đó thiện, cái đó ác đó. Mà mình đừng nên làm, hay là mình nên làm đó, thì nó phân tích liền.

Trưởng lão: Cái đó là trí tuệ. Nó chứng trí rồi, mà nó chứng trí là nó giải thoát rồi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Như vậy, nếu mà trường hợp mình, như vậy thì với cái khả năng thí dụ: Như tụi con thì cái trí tuệ nó cũng còn hạn hẹp Thầy. Thí dụ: Như nó còn phải vay mượn thêm của Thầy hay là của ông Phật của này kia những cái bài học, bài giảng, rồi lại thêm nữa chứ, nó mới rộng ra chứ.

Trưởng lão: Nói vay mượn, nhưng mà mình không vay mượn của ai nữa hết. Hồi nào tới giờ đó mình chưa biết, mình còn vay mượn. Bây giờ đó mình nhìn thấy thiện, ác.

Sư Gia Hạnh: Có nhiều trạng như vậy.

Trưởng lão: Của mình mà, tức là mình chứng cái trí của mình, chớ không phải là chứng cái trí của Phật. Cho nên tu: "Sáng nghe chiều chứng đạo mà", quên chỗ đó sao?

Thầy Mật Hạnh: Thưa Thầy! Thầy nói: "Sáng nghe chiều chứng đạo" là chứng luôn hả?

Trưởng lão: Chứng luôn! Cái trí nó không bị ác pháp tác động vào được.

Cô Trang: Chứng luôn, chứng cái trí.

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà, con thấy thí dụ: Nó có trải qua một thời gian như thế nào để cho nó đầy đủ chứ. Ví dụ: Nó cũng còn thiếu sót chứ Thầy?!

Trưởng lão: Thì con cứ nghĩ: "Thiếu sót, thiếu sót hoài". Bắt đầu con nghĩ: "Mình thấy cái này thiện, cái này ácác thì không làm, thiện thì tăng trưởng". Có vậy thôi, đủ, chứng đạo!

Sư Gia Hạnh: Không! Nhưng mà cái trí tuệ bây giờ mình phân biệt được hết rồi đó Thầy. Thí dụ: Như có chuyện gì, có niệm gì nó khởi ra thì mình biết là cái đó là không đúng rồi đó nghe. Cái đó là mình vậy nó không phải rồi đó. Mình biết cách, mình phân tích được hết đó.

(3:45) Thầy Mật Hạnh: Thì sao không buông luôn thầy?

Trưởng lão: Cần gì phải buông! Trời đất ơi! Thiện, ác mà cũng cần buông gì hết!!!

Sư Gia Hạnh: Mình biết là được rồi.

Trưởng lão: Mình biết nó, là nó ác đâu có làm đâu, tui không buông nó cũng buông. Bởi vì đạo Phật: "Sáng nghe chiều chứng đạo" là chỗ đó chứ chỗ nào?!

Cô Trang: Nhưng mà người vẫn không vượt qua được nghiệp lực là do người đó không có nghị lực đó.

Trưởng lão: Ừ! Cái nghiệp mà mình vượt qua không nổi.

Cô Trang: Ví dụ: Như bây giờ con ham thích một cái gì đó, con hiểu nó là sai rồi. Nhưng mà con không làm chủ được cái tâm của con, tức là do con thiếu nghị lực.

Trưởng lão: Đúng rồi! Thiếu nghị lực luôn.

Sư Gia Hạnh: Không! Bởi vậy con mới trình bày với Thầy hồi nãy đó là thí dụ: Như bây giờ mình thấy cái đó là không đúng rồi đó. Nhưng mà như cô nói là đó: "Nếu thấy không đúng mà mình còn ham, còn thích". Như vậy giữa cái đúng với cái sai này, cái đúng của mình nó chưa có hoàn hảo đó Thầy. Thí dụ: Như mình biết nó như thật rồi đó, thì mình buông hết rồi. Còn này, nhiều khi mình mê cái này là mình chưa cho nó là thật, thì mình còn mê phải không?

Trưởng lão: Thì mình dùng cái trí tuệ mình, thì phải suy tư: "Cái này là dục, mày đi đi, tao không chấp nhận".

Sư Gia Hạnh: Thì như vậy mình cũng hiểu được đó. Ý như cô Trang hỏi là: "Mình biết được, nhưng mà tại sao mình còn thích đó."

Trưởng lão: Mình còn, thì bây giờ cứ hằng ngày: "Tại sao mày còn?"

Sư Gia Hạnh: Cứ đuổi đó, cứ đuổi ra hả Thầy?

Trưởng lão: Cứ đuổi: "Tao đâu có chấp nhận mày được". Mình lấy trí tuệ mình ra mà tu tập.

Sư Gia Hạnh: Chớ bây giờ là, coi như là ví dụ: Như bây giờ con thấy vấn đề độc cư này đó, thì cái tâm mình nó trầm lặng lại, thì nó sẽ hiểu hết cái đúng, cái sai; cái thiện, cái ác đó Thầy. Nó phân tích được hết rồi đó. Nhưng mà như Thầy dạy, mình phải hiểu đó: "Bây giờ mày còn thích thì mày thích kệ mày, nhưng mà tao không cho mày làm". Đó, vậy thì mới hiểu.

Trưởng lão: Coi như xong rồi đó!

Cô Trang: Coi như xong rồi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Chớ con nghĩ rằng: “Mình còn phải tranh đấu một cái giai đoạn đó, để khi nào cái thằng mà sai này nó thật thực sự nó công nhận nó sai, là nó tự tiêu diệt nó, nó bỏ, nó tiêu diệt." Thì lúc đó mình mới xong.

Trưởng lão: Bởi con nghĩ: "Con cần phải tu một thời gian nữa''. Còn cái này người ta nghe rồi: "Thôi, cứ đục sai hay tao không chấp nhận mày." Giải thoát!

(5:55) Sư Gia Hạnh: Nhưng mà mình hiểu rõ mấy cái đó hết Thầy.

Trưởng lão: Thì hiểu rõ, mà con cố chấp, không chịu bỏ!

Sư Gia Hạnh: Còn dính hả?

Cô Trang: Cái tâm thì chưa bất động cho nên nó tới còn bị dao động. Còn đây nó tới, Thầy nói vậy: "Bất động", nên nó lại là: "Bất động tâm".

Trưởng lão: Bởi vậy tu, Thầy nói hiểu một cái là buông cái rẹc.

Thầy Mật Hạnh: Thưa Thầy nói hiểu là buông cái rẹc vậy là nó chứng luôn, là chứng luôn Tứ Thần Túc hả Thầy?

Trưởng lão: Chứng luôn!

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà con nói là Thầy phải giải thích, Thầy phải giảng như vầy mới hiểu nè. Chứ còn nếu không thì cũng chưa Thầy. Thầy nói cũng chưa nữa, là nên phải hiểu như vậy.

Trưởng lão: Không! Thầy thấy là như thế này con: Thấy cái trình độ của chúng, nó chênh lệch người vầy kẻ khác, nó chưa có đi vào trong cái chỗ mà tập trung cái tâm. Chừng nào mà Thầy thấy được rồi, Thầy chỉ nói một cái, khẽ một cái, chứng đạo hết.

Sư Gia Hạnh: Đó! Đó như Thầy phân tích vậy thì mình mới hiểu rõ ràng đó. Mà nếu mình nói thì không hiểu được đâu.

Cô Trang: Giống như con nói tám người này. Thầy nói rớt sạch hết thì còn có một sư.

Sư Gia Hạnh: Con thì con hứa với Thầy, với mấy cô đây, với Thầy Mật Hạnh đó là: Con đã nghĩ cái chuyện gia đình, mà con cũng được cái thuận duyên là về cái ái kiết sử, về cái gia đình là con đã buông hết rồi. Mà nó rất là thuận, chớ không ai phản đối gì mình hết. Nhưng mà có một cái là sao mình còn chậm quá, hay tại mình già rồi? Cái trí mình nó còn hơi lú lẫn, rồi nó không có được sáng suốt, nó không có lẹ.

(7:24) Trưởng lão: Không phải! Con nghĩ coi vậy chứ: "Trí già!". Với tôi còn già hơn nữa!

Sư Gia Hạnh: Chứ còn, con nghĩ là Thầy chỉ con. Thí dụ: Thầy chỉ làm vậy vậy đó. Thí dụ: Như bây giờ con làm chậm, nhưng mà con làm, người ta làm tuần, con làm hai ba tuần, con sẽ làm được. Cực khổ cỡ nào con sẽ làm được! Nhưng mà có cái là mình không hiểu được, mình không có làm đúng theo cái ý đó.

Trưởng lão: Làm được! Làm hết!

Cô Trang: Như vậy ý là còn muốn tu đó.

Sư Gia Hạnh: Không phải! Không phải là làm làm sao mà bởi vì không có nắm được cái ý đó Thầy.

Trưởng lão: Hiểu đó! Hiểu…​

Sư Gia Hạnh: Không hiểu được. Đó Thầy nói mới hiểu.

Thầy Mật Hạnh: Sư như vậy là dễ tu hơn tụi con.

Sư Gia Hạnh: Không phải đâu! Nó có cái khó chứ.

Thầy Mật Hạnh: Tuổi trẻ nó còn cái tâm phóng dật.

Trưởng lão: Bởi vì nó không có đối tượng. Còn con đó nó có đối tượng, đối tượng xả mau lắm. Tu như con chứng đạo mau lắm. Hiểu không? Tại vì nó có đối tượng.

Còn như sư, thì coi như là nó không có đối tượng, có mình mình, không ai nói tới, nói lui gì hết. Cứ chấp bên đây, chấp bên kia, chấp bên nọ, tu hoài nó không xả.

Thầy Mật hạnh: Ngày mai mốt nó thuận, vậy ngày mai cứ cho sư đi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thì đi ra Bắc. Quải cái bình bát, lội bộ ra đi, đi tới ngoải chừng nào tới ngoải thôi.

Thầy phải chỉ dạy dùm con chớ, chứ nhiều khi.

Trường Lão: Không! Cứ xả vậy nó hết con.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Không, con giờ con hiểu hết đó Thầy! Thí dụ: Nó khởi lên cái niệm gì, con biết. Mày, mày đừng có dụ, mày là dục lậu, hữu lậu tao biết hết rồi, không có chỗ nào, chạy chỗ nào khỏi hết trơn á. Nhưng mà có cái mình nghĩ: "Mình biết rồi, mà bây giờ mình nói mình buông hết rồi". Bây giờ mình.

Thầy Mật Hạnh: Nó không buông, nó lải nhải hoài!

Sư Gia Hạnh: Không! Nó cứ gợi gợi vậy thôi. Nhưng mà con lại có một cái quyết tâm đó là: Thì cãi con nói con không buông, là con buông đó.

Trưởng lão: Cứ hiểu …​..(9:07)

Sư Gia Hạnh: Không có dính dấp vô cái đấy.

Cô Trang: Không! Bây giờ sư biết buông rồi. Nhưng mà sư không biết giờ tu cái gì cho nó tới đây?!

Trưởng lão: Phải buông là tới rồi, còn cái gì nữa!?

Cô Trang: Con nghĩ vậy đó! Nhưng lúc nào giờ Thầy còn có cái gì Thầy giấu, Thầy chưa chỉ?!

Sư Gia Hạnh: Còn cái gì thì Thầy chỉ dùm đặng cho buông hết cái một, rồi hết.

Trưởng lão: Mình buông, hết rồi đâu còn gì nữa mà chỉ.

Sư Gia Hạnh: Con nói: "Bây giờ mà Thầy nói:

- Bây giờ con quẩy cái bình bát, con đi lội bộ, đi ra ngoài bắc con cũng làm nữa.

Con đi cũng được nữa. Đó! Con nói thiệt vậy đó, mình không có còn cái trở ngại gì hết, mình không còn ngán ngẩm cái chuyện gì nữa hết". Con nghĩ vậy đó! Nhưng có một cái là nhiều khi không biết con làm đúng rồi phải không? Chứ không thầy? Già rồi không biết sống mấy bữa nữa, mà không có phụ gì ông Thầy được hết trơn, không có đền ơn đáp nghĩa gì hết.

Trưởng lão: Con phải xả cho hết, buông xuống hết. Con bây giờ cứ nghe lời Thầy buông xuống hết.

Sư Gia Hạnh: Thì buông hết rồi Thầy! Con buông hết rồi đó!

Trưởng lão: Không có tu tập pháp gì hết. Càng tu, càng kẹt pháp, ngồi chơi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Không có tu, ngồi chơi không đó, mà nó sao nó tỉnh rụi hà? Nhiều khi nó mỏi mỏi, rồi đi rồi chơi, giờ khỏi đi nữa, khỏi đi, nó…​

Trưởng lão: Ngồi chơi cái trí tuệ nó nghĩ cái gì đó, triển khai nó ra. Triển khai cái đối tượng của nó nghĩ.

Sư Gia Hạnh: Mà bây giờ hễ nó nghĩ bậy, nó chết rồi Thầy ơi! Hễ nó nghĩ gì mình biết liền à. Hễ nó nghĩ cái gì là nó triển khai được hết trơn à, vạch nó ra hết trơn à.

Trưởng lão: Vậy được rồi! Không có lo gì nữa hết. Tao chỉ có một đường, chớ không có hai đường.

Sư Gia Hạnh: Thì giờ con nguyện là, con đã có ước nguyện rồi. Thì giờ cái chuyện gia đình này kia, nó cũng thường cảnh, là cũng xong hết rồi Thầy. Dạ! Con cái giờ nó có gia đình, nó tự lập hết rồi. Bây giờ không có gì dính mắc hết trơn á.

Trưởng lão: Chỉ biết chút, cái là gom dẹp nó sang một bên thôi. Ông Phật ngồi đó chớ đâu phải trên mây. Còn đi kiếm Phật ở đâu nữa đây!

Cô Trang: Nhiều khi đừng có nghĩ cái chuyện tu nữa, mà Sư cứ nghĩ ý của tôi vô sự. Vậy thôi!

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thì cái đó khỏe rồi, nếu mà nói vậy thì khỏe lắm. Bây giờ Thầy cứ cắt, cắt công tác. Thầy nói giờ đi làm cái gì, cái gì? Cứ đi, cứ quảy gói đi với cái bình bát thôi, đi vậy thôi!

Trưởng lão: Đúng vậy!

Sư Gia Hạnh: Đó! Thầy cứ, giờ Thầy điều giùm con, Thầy dạy dùm con, Thầy điều dùm con đi. Chứ giờ con là cái hoàn cảnh của con là nó rất là thoải mái rồi đó.

Trưởng lão: Bị dính mắc …​..quê hương, mây nước (11:23)

Sư Gia Hạnh: Không dính mắc gì hết đó!

Trưởng lão: Con đừng có dính mắc là thôi.

Sư Gia Hạnh: Dạ, Thầy chỉ dạy giùm con!

Trưởng lão: Bởi vậy yên tâm đi con! Không còn lâu nữa đâu.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Vậy có gì Thầy chỉ dạy con phải làm cái gì, Thầy cứ kêu con làm. Chứ con không có nói không làm. Chứ con nói thiệt…​

Cô Trang: Thực ra mà thấy sư tu tiếp một thời gian nữa. Theo lời, ra ngoài.

Trưởng lão: Coi như là trong cái thời gian này ấy, để tiếp tục, để kiểm tra cái tri kiến thôi. Để hoàn toàn mình có đầy đủ tri kiến giải thoát. Bắt đầu mình xả ra, không có còn tu nữa.

Cô Trang: Thì sáu tháng thì bắt đầu con có thấy, thì sư mới được có hai tháng mấy. Dạ! Còn ba tháng mấy nữa, thì coi như là mà Sư triển khai tri kiến.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thì bây giờ con trình với Thầy vậy đó. Bất cứ một cái niệm gì nó tới con triển khai rất là nhanh. Bởi vì con đã buông hết rồi phải không? Nó không có lý luận gì được với con hết.

Trưởng lão: Đó là cái trí tuệ của con.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Nó không có cái gì mà nó lý luận được nữa đâu. Bởi vì mình đâu chấp nhận, rồi mà còn cái gì nữa mà nó lý luận được. Bởi vì con đã nguyện, cho nên giờ đã theo Thầy là ba y, một bát đó, Bây giờ mày muốn cái gì? Bao nhiêu đó là đủ đó rồi, còn gì nữa đâu mà muốn!

Trưởng lão: Hết rồi!

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thành ra nó khởi niệm nói: Không! Bây giờ có cái bình bát không đó, khởi gì? Giờ không có làm gì nữa hết. Chớ thành ra, chứ Thầy chỉ dạy thêm giùm con, nghe Thầy!

Trưởng lão: Yên tâm đi con! Về con cố gắng tập thêm thời gian nữa.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Cứ ngồi nó tỉnh dữ lắm rồi, ngồi nó không có gì, lâu lâu nó có khởi một chút vậy thôi. Rồi triển khai ra, thì một chút là nó dẹp liền à. Rồi ngồi êm ru nói hoài vậy đó.

Trưởng lão: Rồi! Cứ triển khai cái tri kiến của mình ra. Rồi sau này bắt đầu triển khai cái tri kiến đến khi mà cái tri kiến của con về tương lai con hiểu biết hết thì đó là đầy đủ rồi. Có gì đâu!

Thầy Mật Hạnh: Như Sư đây lớn tuổi vậy tu dễ. Còn con tu nó khó lắm, bởi vì mình tiếp duyên nhiều, nó sanh nhiều, tu khó. Xả ra thì hết!

Trưởng lão: Không sao, Không sao đâu!

Sư Gia Hạnh: Thì hãy còn trẻ! Trẻ cũng tốt lắm chứ, sáng suốt, rồi này kia, ý tốt lắm.

Thầy Mật Hạnh: Không phải, đâu có đâu! Cái tu này không phải già trẻ. Miễn còn sống là tu về trí đến chết thôi. Nhưng mà cái người mà như sư vầy là, lớn rồi, trôi lăn lục đạo ngoài đời rồi, giờ nghe pháp buông bỏ lẹ lắm.

Sư Gia Hạnh: Dạ!

Trưởng lão: Con buông chậm phải không?

Thầy Mật Hạnh: Con buông lâu lắm, bởi vì con bị chậm lại.

Cô Trang: Không! Ý chú Mật Hạnh ra, chú phải biết đầy đủ hết, có vật chất đầy đủ hết thì chú mới dễ xả. Nghĩ giống như Sư vậy đó. Còn sư…​

Thầy Mật Hạnh: Sư nào?

Cô Trang: Thì giống như huynh, ý huynh nói là sư gia duyên với ngoài đời đầy đủ hết, sư dễ buông đúng không?

Thầy Mật Hạnh: Thì bây giờ, đời là khổ là mình hiểu nó là các pháp thế gian là vô thường, khổ, có gì đâu mà dính, vậy buông dễ!

Sư Gia Hạnh: Cám ơn Thầy!

Cô Trang: Còn như huynh, sao huynh nghĩ làm sao huynh khó?

Thầy Mật Hạnh: Thì tui lại còn trẻ, cái tâm nó sanh đủ thứ, vậy thôi!

Cô Trang: Thì mình cũng biết đời là khổ, thì mình buông có gì đâu!

Trưởng lão: Sanh sanh, mình đừng có thèm làm theo nó.

Sư Gia Hạnh: Bây giờ tôi cũng hứa là tôi theo thầy Mật Hạnh đó, thầy Mật Hạnh đi làm cái gì, sai tôi, tôi làm cái đó.

Thầy Mật Hạnh: Con, đâu có đâu!

Sư Gia Hạnh: Không! Tôi hứa mà, tôi hứa thiệt đó! Bây giờ đó thầy về tu cho xong đi, ráng tu, sai cái gì tôi làm cái đấy. Tôi sẽ đi theo sát bên thầy, thầy đừng có sợ gì không cắt ái.

Thầy Mật Hạnh: Con cũng nghĩ vậy đó. Con cũng nghĩ mà giờ, nếu mà cho con nghĩ, thì con nghĩ có thể chọn Sư là được. Thì mấy bữa, cũng như ví dụ: Nữa đi thọ giáo hay đi đâu thì gọi thầy Gia Hạnh.

Sư Gia Hạnh: Thì bây giờ tôi nói là tôi theo thầy Mật Hạnh. Theo thầy mà đã giao rồi tôi theo thầy Mật Hạnh.

Thầy Mật Hạnh: Nghĩ vậy chứ, chứ mà con còn đang tu vầy.

Sư Gia Hạnh: Không có gì đâu, đừng có ngại gì hết!

Cô Trang: Có nghĩa thầy nói mình chỉ cần làm chủ, Mình chỉ biết mình làm chủ, khi nó phóng là chuyện của nó. Mình làm chủ chuyện của mình thôi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Rồi, vậy thì khỏe lắm Thầy, Mình bây giờ là cái trí tuệ của mình nó đã nắm vững hết rồi. Mày không có dụ dỗ gì được hết trơn hết. Khởi lên là mình biết rồi.

Trưởng lão: Vậy thì tốt rồi!

Sư Gia Hạnh: Dạ! Vậy thì con giữ y như thế Thầy?

Trưởng lão: Giữ y vậy con!

2- BA Y MỘT BÁT - VẬT DỤNG THIẾT YẾU CHO ĐỜI SỐNG TU SĨ

Sư Gia Hạnh: Cũng như, thí dụ: Như giờ mình còn sống trong cái tu viện, trong cái thời gian mà tu tập như vầy đó. Thí dụ: Như mình áp dụng cái vấn đề mà độc cư, như sống mà nói là sống ba y một bát thì như vậy thì Thầy cũng có cho phép là thí dụ: Mình còn dùng những cái đồ lặt vặt này kia chứ Thầy? Hay là ba y một bát là mình sống nó như thế nào thưa Thầy?

(16:14) Trưởng lão: Nói chung là ba y một bát đó, chính đời sống nó gọn nhẹ, con không có …​ Bây giờ ví dụ: Như con cần dùng một cái kéo, một cái kim, một sợi chỉ để may vá cái áo nó lỡ rách thì cái đó là vật dụng cần dùng cho đời sống cho một người tu sĩ mà. Thì thầy cũng phải cần một cái đó chứ. Chứ không, phải chạy đi mượn ai vá được cho mình. Chứ mình hiểu cái đó là cái vật dụng cần thiết, thì phải có chứ không có gì hết. Trừ ra cái vật dụng không cần thiết phải bỏ đi. Chất chứa cho nhiều thì không được. Buông xuống hết!

Sư Gia Hạnh: Thí dụ: Như bây giờ mình còn ở đây, ở trong cái tu viện thì mình thí dụ: Cũng có cái màn này, cái tấm đắp này, cái áo lạnh gì này, cái đó cũng được phép đó phải không Thầy?

Trưởng lão: Được! Những đồ cần thiết mà.

Sư Gia Hạnh: Những đồ cần thiết, như vậy thì thí dụ: Như một cái khất sĩ người ta đi ra bên ngoài người ta có mang những cái đó không Thầy?

Trưởng lão: Có chứ!

Sư Gia Hạnh: Cũng mang luôn mấy cái đó hả?

(17:25) Trưởng lão: Mang mùng, cái bát là chỉ để sử dụng dùng cơm, ăn cơm thôi, còn những cái vật dụng như là, hoặc này kia thì phải có chứ. Không có thì mình biết sống làm sao?

Sư Gia Hạnh: Dạ! Như vậy thì cái thời đức Phật cũng y như vậy hay sao Thầy? Cũng ở rừng, rồi này kia, rồi lỡ rồi mưa gió, rồi bất tử mà mình làm sao Thầy?

Trưởng lão: Mưa gió thì mình có những cái tàng cây, rồi này kia mình núp

Sư Gia Hạnh: Cũng có áo mưa rồi hả, cũng có mũ che hả Thầy?

Trưởng lão: Có, mình núp, mình núp rồi hoặc là phải biết cái trạng thái của mình, mình cho phép theo ông Phật, mình tách đoàn, để khi mình ướt đồ, mình thay. Chớ đâu phải, nó cũng khôn ngoan chứ đâu phải mà khiu khiu để ướt, rồi mà ngồi ướt sao? Không phải vậy! Đời sống con người như thế nào, thì đời sống đức Phật như thế nấy cũng y như vậy. Nhưng mà cái gì cần thiết mới sử dụng, không cần thiết không có mang theo đồ đạc cực khổ. Thì đời sống đi xin ăn rồi mang đồ đạc rồi theo nó cực lắm, đó thành ra, không cần thiết…​..(18:45)

3- TRÍ THANH TỊNH

Sư Gia Hạnh: Vậy mình phải mất công giữ nữa!

Còn cái vấn đề mà ví dụ như Thầy nói trong cái con người nó còn một số cái tế bào mà nó không hoạt động đó, mà như vậy thì mình tu tập, mình phải có cái phương pháp nào để mà mình khơi cho nó hoạt động, đặng cho cái sự tu tập của mình nó được hiểu biết rộng thêm đó Thầy. Mình có cách thức nào để mà mình tu tập cái đó Thầy?

Trưởng lão: Trong con người của mình thì nó nói chung là nó có một số tế bào thanh tịnh, thì mình thanh tịnh thì nó lọt, còn mình chưa thanh tịnh nó không lọt đâu. Bởi vì nó có số tế bào rất thanh tịnh. Bởi vì tu theo Phật đó là đánh thức cái số tế bào đó để cho mình nó vừa trí tuệ, nó vừa sáng suốt, nó vừa làm cho đời sống của mình hoàn toàn là được giải thoát. Bởi vì trong con người của mình nó có tế bào dục thì mình loại trừ nó ra. Bây giờ nhóm tế bào không dục đó nó xúm đánh cái dục. Nó có cái nhóm tế bào không có dục, nó không có ham muốn gì.(20:03)

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà Thầy nói: "Là cái đó khi nào mình tập cho nó thanh tịnh" thì tự nó có hả?

Trưởng lão: Tự nó có.

Sư Gia Hạnh: Chứ không có dùng cái pháp gì để mà mình.

Trưởng lão: Không dùng pháp, thì cái pháp đó, cái pháp mình giữ tâm mình thanh tịnh đó, để cho cái thanh tịnh này nó thanh tịnh thì cái thanh tịnh này nó sẽ hoạt động. Chớ còn mình đâu có làm sao có pháp gì mình đánh thức nó được? Thì nó thanh tịnh mới là đối tượng của nó.(20:31)

Sư Gia Hạnh: Như sống mà cuộc sống thanh tịnh thì con thấy, thí dụ như bây giờ mà mình ở một cái chỗ nào đi, biệt lập không có gì hết, nó cũng hơi vắng vẻ, yên tịnh, rồi mình không có làm cái gì hết trơn, thì chắc nó cũng mau thanh tịnh lắm chớ Thầy? Còn nếu cứ làm thì chắc nó dính quá Thầy?!

Trưởng lão: Vậy khi mà nó, con người kỳ lắm, ở một mình nó đi phá, đi xạo, đi suốt, đi này kia tào lao, thành ra nó ngồi không đâu có được đâu. Nó không có chịu ngồi không. Bởi vậy Thầy nói: "Cái người mà vô tu, chỉ cho họ sống độc cư, không có làm gì hết thì biết họ tu được hay không được". Sống độc cư nghĩa là sống không làm gì hết. Sống ngồi chơi vậy chứ mà khó lắm. Thành ra vô sống độc cư thuận lợi.

Sư Gia Hạnh: Bởi vì hễ làm là nó động thì phải suy nghĩ phải không Thầy? Mình suy nghĩ cái việc làm đó.

Trưởng lão: Làm cái gì cũng phải suy nghĩ chứ.

Sư Gia Hạnh: Không suy nghĩ, không có làm được!

Cô Trang: Thưa Thầy! Theo con hiểu được cái chỗ này. Thanh tịnh, ý Thầy muốn nói đó: "Mà tìm những cái chỗ thanh tịnh mà hoàn toàn ý nghĩ ngơi đó thầy". Đó! thành ra khi nó lại đi đến một cái chỗ vắng vẻ không nhà, không gì hết này, Cái thanh tịnh cái kiểu này giống như là ý thức dừng đó, trí tuệ không triển khai. Còn cái chỗ Thầy nói là: "Trí tuệ triển khai ra".

Trưởng lão: Trí tuệ của nó, nó hoàn toàn nó như.

Cô Trang: Nhưng mà Thầy phải giải thích cái chỗ thanh tịnh do trí tuệ đi, chứ triển khai thấy mệt quá.

(21:59) Trưởng lão: Bởi vậy, coi vậy chớ mình nói thanh tịnh, chứ thật sự ra cái trí tuệ của mình nó hoạt động, nó không có nằm yên. Mình gọi là theo cái kiểu mà ý thức thanh tịnh. Nó hoạt động, nó mới thông suốt được Tam Minh, rồi mới hoạt động nó, rồi mới thông suốt được. Nó càng ngày nó hoạt động nó, rồi càng rộng, hiểu rộng biết vô cùng, vô lượng chớ đâu phải là vô thức…​…​(22:26) Con người của mình nó chưa tìm hiểu chứ, bắt đầu mà nó tìm hiểu rồi coi. Nó hiểu dữ lắm.

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà mình cho nó triển khai cái hoạt động về cái trí tuệ thôi, chứ còn về những cái sinh hoạt đó, mà về cái cơ thể, cái thân thể mình thì mình dừng lại hết, không có làm gì hết.

Trưởng lão: Nói chung là mình cũng không làm thì mình chịu không nổi. Coi vậy chứ, nói tôi không làm chứ, nó cũng thấy:"Cái chỗ rác này dơ, tôi phải lấy chổi quét, cũng làm à, nó không có ngồi không được''. Bản chất con người của mình nó như vậy. Con thử con ngồi không xem, nó sai con luôn, ngồi không có được. Không khéo là nó sai đi.

Sư Gia Hạnh: Nhưng mà, mình sống chung như vầy. Thí dụ: Ai người ta cũng làm hết, mình không làm, mình ngồi đó sao được Thầy?

Trưởng lão: Thấy kỳ. Họ làm kệ họ, ai làm?

Sư Gia Hạnh: Nó thấy nó cũng kỳ quá. Ví dụ: Người ta quét cái sân.

Trưởng lão: Chính mình thấy mình kỳ chứ!

Cô Trang: Thầy giờ, sư, Thầy vẫn chưa giải thích được cái chỗ chữ thanh tịnh đó. Thanh tịnh trí, không phải là thanh tịnh nó hoàn toàn nó vô sự, nó không làm.

(23:34) Trưởng lão: Đúng rồi! Cái trí thanh tịnh, chớ không phải là thanh tịnh của cái thân không làm. Thì mình phải hiểu cái trí của mình thanh tịnh nó khác. Cái trí mình nó không thanh tịnh làm sao cái thân thanh tịnh được. Nó không phải, nó trệch đi, nó sai, nó không đúng!

4- ĐỘC CƯ

Sư Gia Hạnh: Với lại thanh tịnh cái trí.

Tại vì thấy sao mà nó cứ như vậy đấy, thì như vậy thì cái vấn đề mà như Thầy nói, nếu mà thanh tịnh như vậy thì cái vấn đề mà độc cư nó phải trọn vẹn, mà cái nghĩa độc cư nó rộng quá. Nó rộng quá rồi như vậy nó có tùy thuộc vào cái đặc tướng hay là cái sự việc từng phần, của từng giai đoạn của mỗi khả năng, của mỗi người không Thầy? Đó là độc cư từng cái vấn đề gì đó.

Trưởng lão: Cái này là tại vì mình phân ra mà, là mình tu tập cho nó dễ. Chứ sự thật ra độc cư gì!? Độc cư, không phòng hộ nói chuyện là sao? Là đi ra thì bữa nay cứ nói chuyện hai lần, ngày mai cũng nói chuyện một lần, ngày mốt tôi mới hết nói chuyện thì không được đâu. Tu tập cái kiểu này, tu hoài nó không hết!

Sư Gia Hạnh: Coi như vô là vô luôn.

Trưởng lão: Vô là vô luôn.

Sư Gia Hạnh: Không cho nói chuyện với ai hết.

Trưởng lão: Dù là một ngày mà còn nói chuyện nữa, mình vài tiếng nói cũng phá độc cư rồi. Mình chỉ có độc cư như con Tê Ngưu Một Sừng thì nó mới chứng đạo. Chớ còn lơ mơ thì đâu ông Phật đâu có ví con Tê Ngưu Một Sừng.

Sư Gia Hạnh: Như vậy là khi mà mình vô độc cư thì như Thầy nói: "Nó cũng tùy theo cái vấn đề mà cái giai đoạn mà tùy theo cái sự việc tu tập của mỗi người". Nếu mà mình chưa có xả được nhiều, thì mình vô cái kiểu mà nó khép vô kín quá thì nhiều khi nó cũng bị ức chế hả Thầy?

Trưởng lão: Ức chế, mà nó quậy phá cũng không có độc cư được. Nó ở độc cư, mà ở nhà mình mà nó cứ nhìn nhà người ta không, cái chuyện đó không có được. Con tu phải từ từ, mình đi dần dần, mà thấy tâm mình bình thường. Chớ còn khép nó quá, ức chế nó quá thì nghiệp không có hết.

(25:53) Sư Gia Hạnh: Cái đó nó cũng từng bước đó Thầy? Từng cái giai đoạn hả Thầy? Như vậy rồi thí dụ: Như trong cái giai đoạn mà tu tập có một số. Thí dụ: Như chưa có học hết những cái chương trình mà của Thầy dạy đầy đủ, thì như vậy nó cũng còn thiếu sót không Thầy? Như vậy thì thí dụ: Như cũng phải, mình cần phải học cho nó đầy đủ, để mà mình triển khai cho nó đầy đủ không? Hay là có những cái mà cũng chưa có quan trọng, khi mà mình tu tập được một mức độ nào đó rồi mình học những cái đó sau lại được Thầy?

Trưởng lão: Không, không cần học!

Sư Gia Hạnh: Không cần học!

(26:31) Trưởng lão: Không có được! Từ bỏ xuống hết, khi mà mình bỏ xuống thì nó thanh tịnh. Còn mình học mình huân nó vô, mình học thì nó càng học bao nhiêu thì lại càng động bấy nhiêu. Bởi vì mình học rồi phải thi triển, tìm hiểu nghĩa lý bài học trên lý thuyết. Bỏ đi, không cần học gì nữa hết. Thì mình chỉ chốt, không cần học. Nó tuân theo thì được, không tu thôi không có hết. Không có cần tìm hiểu một cái gì. Cứ mỗi lần có khởi niệm ra nhìn nó buông xuống hết thì nó mau chứng chứ không phải không.

Sư Gia Hạnh: Như vậy là cái sự việc như vậy, nếu nói như vậy thì mình muốn chứng đạo rồi phải thông suốt này kia, thì như vậy mình, nếu mà mình không có triển khai nhiều, như vậy mình đâu có thông suốt hết được Thầy?

Trưởng lão: Thông suốt! Tại vì mình không triển khai nó. Mà nó im lặng, thầy nói "Thông suốt"

Sư Gia Hạnh: Tự nó im lặng là nó hiểu hết.

Trưởng lão: Nó hiểu hết. Nó im lặng liền, nó bất động liền. Còn có lăng xăng tức là nó không thông suốt.

Sư Gia Hạnh: Như vậy cái thông suốt này nó không cần phải học hỏi nhiều hả thầy?

Trưởng lão: Nó không cần học.

Sư Gia Hạnh: Nó vô cái thanh tịnh thôi, nó sẽ hiểu được?!

Trưởng lão: Bởi vì đạo Phật người ta đâu có cần học hỏi gì. Mình vô sáng, thì vô nghe ông Phật thuyết giảng xong, mình thấy đời là vô thường không có gì, bỏ xuống hết, không dính mắc gì hết, chiều chứng đạo.

Sư Gia Hạnh: Con cũng có một cái nghi ngờ, là con sợ cái vấn đề đó. Nghĩa là sợ mình không có tìm tòi học hỏi thì nó không thông suốt. Mà Thầy nói là: "Bây giờ cứ sống thanh tịnh đi, nó thông suốt" thì cái này chắc nó dễ Thầy. Nó dễ là bây giờ mình buông hết, mình không cần cái gì nữa hết. Cái này nó dễ lắm!

Cô Trang: Con mới vô, con thấy là vô vào không đó thầy.

Sư Gia Hạnh: Dạ!

Trưởng lão: Chứ muốn kéo dài, nên mình phải biết.

(28:26) Cô Trang: Không biết cách là rơi vào không. Tại vì đa số người ta cũng tu dữ lắm giống như sư vậy. Nhưng mà cuối cùng rơi vào không hết.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Vô không tưởng hả?

Cô Trang: Không, coi như hoàn toàn không, cái gì cũng không, hoàn toàn vô sự, không nghĩ, không gì hết. Có cái gì cũng được, bặt hết nên cuối cùng không có gì.

Sư Gia Hạnh: Không phải! Là như thế này này, là thí dụ: Như hồi trước tới giờ là mình muốn hiểu biết nó rộng là mình cũng phải học hỏi, mình cũng phải tìm những cái sách vở hay là những cái này kia của Thầy giảng, hay gì đó. Học hỏi cho nó biết cái này là cái gì, cái kia gì. Nhưng mà mình học hoài riết, như Thầy nói: "Hễ học nhiều thì nó lu bu". Thành ra bây giờ, ý Thầy nói: "Bây giờ mình vô rồi, thôi bây giờ mình buông xuống hết là mình không có coi, không có học nữa. Mà mình…​"

Cô Trang: Nhưng mà sư phải phá những cái chướng ngại trên từng cái tâm niệm của Sư. Mà muốn phá được thì Sư phải triển khai cái trí của Sư mới phá được chứ. Còn khi nó thông rồi thì đâu Sư cần học bên ngoài làm chi, Sư chỉ làm sao giải quyết được những cái tâm niệm của Sư mà thôi. Đâu cần cái gì nữa đâu.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thì nó từng cái giai đoạn hén? Khi mà mình đã hiểu biết được, mình có thể là mình nhận định được, mình triển khai được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác rồi đó, thì lúc đó, thì bây giờ mình phải buông hết xuống để mà cho nó thanh tịnh.

Cô Trang: Thông rồi, thì nó thông rồi thì nó hoàn toàn nó vô sự, nó thanh tịnh, tự nó thanh tịnh chứ có gì đâu mình bỏ hết nó làm gì.

Sư Gia Hạnh: Tự nó, giúp cho nó thanh tịnh để mà mình mới, thì nó hiểu biết thêm.

Cô Trang: Ngay cái chỗ này thông hiểu thì dễ đi nói "không" với nhau được chứ. Hầu như ngày hôm qua, cái bữa Thầy dạy đó, họ nghĩ là: "Bây giờ chỉ có duy trì sự thanh tịnh để chứng đạo". Không phải vậy đâu!

Sư Gia Hạnh: Dạ! Bởi vậy nó khó, tôi nói là: "Thầy còn khỏe, Thầy ráng làm sao chứ, Thầy cắt nghĩa cho nó rõ Thầy ơi, chứ nói vậy chứ nó còn tốn công lắm Thầy ơi!"

Cô Trang: Thầy! Thầy phân tích cái chỗ trí tuệ thanh tịnh cho sư Gia Hạnh nghe Thầy.

Sư Gia Hạnh: Nó vẫn còn tốn công lắm!

Trưởng lão: Nói chung, Thầy thiết nghĩ: "Tùy cái chỗ mình tu tập, mình tìm hiểu".

Cô Trang: Thì mình tìm hiểu, Thầy nói: "Mình triển khai trí ra".

Sư Gia Hạnh: Dạ!

Cô Trang: Chứ Thầy không dạy đâu.

Sư Gia Hạnh: Tìm hiểu lâu quá, với nó cứ trật lất hoài thầy ơi! Thầy cứ phải vạch vạch ra, rồi khá khá một chút chứ. Thầy! Để nó tự thì, khi mà tìm hiểu được thì nó đạt được yêu cầu cao lắm.

Cô Trang: Nói chung, cái bước đầu theo con thì Thầy dạy vầy: "Tức là trong con còn chướng ngại cái gì, con phải tìm mọi cách con phá cái chướng ngại của con. Mà khi mình cứ, mình phá được chướng ngại của mình thì tự nó dẫn mình đi." Thì ý Thầy nói vậy thôi.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Thì cái chướng ngại của mình đó, thì chắc mình ngồi đây là mình sẽ biết hết rồi, chứ khi không của mình, mình không biết làm sao được. Nhưng mà mình chưa có phá được nè, mình chưa có bỏ được đó, chưa có bỏ được hết đó, thì bây giờ mình phải ngồi, mình bỏ.

Cô Trang: Chính vì mình chưa bỏ được, nên mình không thể hỏi tới được.

Sư Gia Hạnh: Thì đó! Thì ý nói: "Là bây giờ mình, những cái chướng ngại đó mình phải dẹp hết."

Cô Trang: Phải dẹp hết, mình gạn lọc hết. Tại vì mình không gạn lọc được, mình không thấy được cái trên nữa. Mà Thầy có nói gì, mình cũng tưởng ra mà thôi, nên Thầy không dạy là vậy.

Trưởng lão: Cái này bỏ, không dịch ra được.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Mình nghĩ là tại vì, thí dụ: Như không có biết cái hướng đi như vậy đó Thầy, rồi thí dụ: Mình đi lệch, thí dụ: Như Thầy phải chỉ phải như vậy, như vậy đó, thì phải bỏ từng cái phần đó, rồi nó mới tới cái phần kia, thí dụ như thế. Đó là cái mình không hiểu.

Trưởng lão: Theo Thầy thì, Thầy chỉ dạy: "Ngay bây giờ thì trong tâm niệm của mình có cái gì thì cũng nên xả hết xuống đi". Bởi vì nó toàn là tâm niệm của thế gian không mà thôi. Dù tâm niệm của nó mà khởi tâm niệm ham tu đi, thích tu đi là dục, chứ chưa phải là tâm thanh tịnh. Thành ra bỏ hết, bỏ hết, bỏ hết rồi thì nó thanh tịnh rồi. Thì bắt đầu cái tâm niệm khác, chứ không phải là tâm niệm đó nữa. Mình mới thấy, bây giờ mà giải thích, trời đất ơi! Một người ở trên trời mà nói chuyện dưới đất thôi không có biết giải thích. Khó hiểu! Bởi vậy Thầy nhiều khi Thầy nói: "Thầy là người Việt Nam, mà Thầy nói tiếng Việt Nam không hiểu nó mới chết."

Sư Gia Hạnh: Dạ, không hiểu! Bởi vì cái trí nó thấp quá, không hiểu gì nữa hết.

Trưởng lão: Căn cơ nó còn thấp, mình chưa có thấy.

Sư Gia Hạnh: Dạ!

Cô Trang: Mình có cách nào để mình giúp họ, mình chỉ chỉ họ đi được tiếp không Thầy? Chứ bây giờ Thầy để cho họ tự triển khai nó lâu quá Thầy!

Sư Gia Hạnh: Dạ, Cái đó!

Trưởng lão: Thì bắt đầu cho vô thất, sống độc cư, đừng nói chuyện với ai hết đó thì Thầy mới chọn cái người đó, mới chỉ. Chớ không, vô thất đi lại thất này nói chuyện, lại thất kia nói chuyện. Còn không đó, ngồi gục tới gục lui không…​

Cô Trang: Có những người họ cũng tu miên mật lắm, mà họ vẫn không thấy đường đi con thấy cũng tội. Có nghĩa là họ ôm một cái pháp Thầy chỉ, ôm pháp suốt ngày đêm, cái pháp nó trói họ không còn thấy đường nữa.

Trưởng lão: Cái đó là họ, do họ dục cho nên họ không hiểu, tưởng về phương pháp đó. Giờ dù mình có nói cái gì đi nữa, có dạy đi nữa họ vẫn làm cái thói quen đó thôi, họ hết chuyển được, họ ôm một pháp nào mà đi, họ không cần Phật cũng được, thành chúng sanh cũng được, thành ma thành quỷ gì kệ họ. Chớ bây giờ không có làm sao cản nó được đâu.

Sư Gia Hạnh: Cái vấn đề con thấy vô độc cư đây đấy, như cái khu chuyên tu này đó Thầy. Thì hầu hết là người ta giữ cái vấn đề mà không có tiếp xúc với nhau. Cái điều đó là rất là hay; nghĩa là không có ai tiếp xúc với ai hết. Nhưng mà có một cái là cái hiểu của mỗi người, rồi cái tu tập của mỗi người nó không đúng, nó lệch cái đó thôi. Chớ còn cái độc cư thì con thấy là ít ai, chứ vô đây thì sao ít ai cũng không nói chuyện gì với ai hết, nói gì nữa bây giờ? Thì cái đó thì phải giữ tốt đó Thầy.

Trưởng lão: Cái đó là vẫn còn độc cư 100%.

Cô Trang: Thì bắt đầu triển khai cái trí.

Sư Gia Hạnh: Dạ! Cái đó là tốt rồi đó. Nhưng mà có một cái là tu tập thì nó lệch cái ý nghĩa của tu tập.

(34:49) Trưởng lão: Tu tập mà lệch do ở, trước khi tu ở đây họ đã ôm một cái pháp khác họ tu rồi, họ mới thành thói quen. Con hiểu không? Họ ngồi nhiếp tâm, gom tâm vậy mới chứng đạo, thành ra họ quen ở rồi, mình giục sửa cũng khó lắm, thành cái thói quen người ta rồi. Thôi, cũng đành chịu thôi! Còn cái người mà người ta vô đây, Thầy nói vậy chứ, người ta tu đúng là cái phước. Còn cái người mà ngồi, mà cứ gục lên gục xuống thì thôi…​(35:24)

Sư Gia Hạnh: Những cái vấn đề mà gục thì còn nhiều, chứ vấn đề mà tiếp duyên thì không có, coi như cái vấn đề tiếp duyên rồi là tốt. Mà cái người gục thì còn. Nó còn rất nhiều.

Trưởng lão: Phá hôn trầm, yên ổn …​(35:38)

Sư Gia Hạnh: Dạ! Nó yên ổn.

Trưởng lão: Phá hôn trầm thôi, rồi con phá những cái tâm vọng tưởng.

Coi mình chuyên tu ly tham, sân, si hết rồi, có minh. Đó!

Sư Gia Hạnh: Dạ!

Trưởng lão: Thầy nói mà họ không có nghe, có cần nghe mình sao, mình nói?! Mỗi lần họ phạm nói rồi, thôi! Tai này qua bên tai bên kia, đi mất, về trệch làm, họ tu được mấy ngày? Khó là khó ở chỗ đó!

Cô Trang: Nhưng mà dính, mà dính cái gì? Như Thầy dạy lớp một, bây giờ Thầy dạy lên lớp hai mà họ vẫn coi cái lớp một hoà họ không xả lớp một. Ôm hoài, đúng không?

Sư Gia Hạnh: Dạ!

Cô Trang: Cứ nhiếp là an, nhiếp là an, cứ nhiêu đó làm hoài không chịu xả. (36:35)

Sư Gia Hạnh: Bởi vậy nó, mình thấy bây giờ nó khó một cái là. Thí dụ: Như Thầy thì dạy những cái lớp cao rồi. Con bây giờ thí dụ: Như cô này, hay là tui, hay là thầy Mật Hạnh đồ. Thí dụ: Như cắt đi ngồi mấy chỗ đó, mình tiếp xúc với đủ những cái tầng lớp này, nhiều khi cũng phải giải vào cho người ta biết cái đó.

Cô Trang: Nhưng mà có niềm tin với mình mà. Khi mà con nói, họ không tin, Thầy nói: "Thầy nói họ không tin". Sao mình nói họ tin, cái đó mình cũng thôi.

Sư Gia Hạnh: Thì nếu cái đó là thôi, chớ còn thí dụ: Như mình cũng phải hiểu đặng mình cũng nhắc người ta.

Cô Trang: Nói chung ý mình, thậm chí là con vạch cho tỉ mỉ cho họ, nhưng mà họ vẫn tu theo cái lối họ nghĩ, nó mất thời gian của mình.

Trưởng lão: Họ không tin, họ tin là tin ở Thầy. Nhưng mà Thầy nói họ tu theo thói quen.

Cô Trang: Nên tu không nổi!

Sư Gia Hạnh: Có nhiều khi không hiểu nguyên nhân con đi tu gì, nhiều khi không hiểu!

Cô Trang: Nhưng mà tới chừng đó, mình có hiểu, mình có nói cho họ, họ có nói mình có tu hành gì đâu mình nói. Vậy nên thôi.

Sư Gia Hạnh: Nói chuyện như con nhiều khi còn hiểu không rõ. Nhiều khi hỏi…​ Bởi vậy con…​(37:46)

Trưởng lão: Muốn hiểu rõ phải triển khai cái trí tuệ, về triển khai cái trí tuệ. Con không ngồi đó mà gục thì không được. Con phải triển khai trên cái trí tuệ của mình.

Cô Trang: Nói chung cái niệm nào sư cũng triển khai nó ra. Bây giờ sư không còn ba cái niệm dục thế gian nữa đâu. Thì những cái niệm mà…​…​.(38:08)

Sư Gia Hạnh: Ngồi nhiều khi nó im, Ngồi ít nó khởi cái gì lắm, ít lắm, lại lăng xăng ba chuyện lặt vặt, thì vậy nói vậy chứ, giờ ngồi nó cũng hết, chứ giờ chấp nhận rồi mà. Tôi nói thẳng với cô là tôi chấp nhận rồi đó, Bây giờ, ở bây giờ Thầy nói: "Giờ đóng cửa ngồi trong thất mà tu". Bây giờ mà muốn…​.(38:27)

Cô Trang: Cũng giống như ông Khánh Sự, ông nói: "Bây giờ ông nói ông không có niệm nữa", mà giờ ông không biết ông làm cái gì, ông không biết phương hướng làm sao, ông ngồi chết lịm đó, không biết gì đâu. Thậm chí ông nói: "Ông hỏi, ông không biết gì Thầy, ông hỏi Thầy cái gì giờ!" Nói chung là hoàn toàn nó bế tắc cái ý thức đi.

Thành ra con nói: "Không khéo thì họ họ giữ ý thì Phật pháp không còn cái gì hết". Mà Thầy cũng triển khai Thầy nói là tới cái giai đoạn một, mình an, mình biết, mình đẩy lui hết, Mà giai đoạn hai của nó thưa dần, tâm thanh tịnh, thì triển khai trí. Ngày hôm qua Thầy nói cũng rõ đó: "Giờ họ nói, họ không biết gì hết à!"

Sư Gia Hạnh: Cũng khổ quá hả Thầy?

Trưởng lão: Tới cái giai đoạn nào người ta dạy cái giai đoạn đó. Triển khai cho cái trị tuệ của mình nó rộng mở hơn. Đạo Phật là đạo trí tuệ mà, dạy vậy thôi. Trí tuệ chết mất rồi! Bởi vì cái giai đoạn mình gom tâm người ta dạy cho mình: Cho mình gom tâm, độc cư mình gom rồi thì người ta dạy có cái giai đoạn phát triển trí tuệ. Thì mỗi từng cái tâm niệm của mình không phải diệt, mà triển khai nó ra để cho mình thông suốt cái niệm đó, mà thông suốt cái niệm đó thì nó thanh tịnh quá rồi, cho nên có còn gì mà ai mà chửi mình, mình giận nữa. Có vậy thôi!

Sư Gia Hạnh: Dạ! Mà Thầy nói: "Cái niệm nào cũng ác hết đó".

Cô Trang: Nhiều khi cái giai đoạn đầu đó là cái tâm ác, và khi cái tâm sư nó thanh tịnh rồi, rồi bắt đầu mình mới triển khai cái niệm khác. Lúc này sư triển khai cái niệm sau này. Thành ra nó có hai thời kỳ nó không niệm đúng không thầy? Thời kỳ đầu là những cái niệm lăng xăng, cái niệm dục, cái danh lợi, cái niệm sau cùng là cái niệm nó vì lợi ích.

5- TRIỂN KHAI TRÍ TUỆ NGĂN ÁC, DIỆT ÁC, SINH THIỆN, TĂNG TRƯỞNG THIỆN

Trưởng lão: Tại vì nó có Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần bốn pháp siêng năng, cần mẫn ngăn ác, diệt ác và sinh thiện, tăng trưởng thiện. Trong giai đoạn mấy con bây giờ triển khai cái trí tuệ của mình ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện mà dài dài không chịu làm, cứ ngồi một cục đó mới chết được, để trí tuệ nó trở thành cái cục đất, trong cái gì đâu. Uổng quá, quá uổng! Trong khi mình triển khai cho nó phát triển, nó sáng suốt thêm. Cái này quen tập, cứ ngồi lì đó thôi chết được, trí tuệ bắt đầu nó không triển khai mà nó ù lì…​..

Ví dụ: Như bây giờ đó, con biết không? Con không biết! Đó! Thì khi nào mới độc cư, được mình nói thì ai hiểu, không hiểu thôi chứ bây giờ làm sao bây giờ. Còn con thì con hiểu rồi, thì bảo: "Bây giờ triển khai cái trí tuệ". Thì về, mỗi niệm trong người mình khởi ra thì mình mình triển khai nó ra, thì đó là triển khai trí tuệ. Mình triển khai ngăn ác, diệt ác mà, sanh thiện, tăng trưởng thiện mà. Hoặc cứ nghĩ: "Tâm không niệm chắc thành Phật", nói ông Phật là cục đất. Không có niệm!

Thôi bây giờ con về đi con, triển khai ra đi con…​..

Thầy Mật Hạnh: Nay nãy Thầy nói chỗ như độc cư, mà Thầy nói như mình tu mà không có độc cư. Họ nói tu phải độc cư, như con thì con tu không có độc cư.

Trưởng lão: Đâu cần, mình xả bỏ, cứ mình xả thôi, không cần độc cư. Độc cư phải vô thất.

Cô Trang: Bây giờ mình xả từng cái chướng ngại của mình.

Trưởng lão: Mình biết cách thức xả rồi, mình sống trong động đấy, dùng đối tượng mình tu mình xả cái này tu nó…​…​

(42:48) Cô Trang: Thậm chí mà người ta ở ngoài động mà cái tâm người ta cũng thanh tịnh trong thất.

Trưởng lão: Tức là ai nói gì mình không cãi, không cò, không hơn thua gì hết hoàn toàn, xả hết thì tịnh thôi, tâm như đất.

Cô Trang: Còn một chút đó đó.

Trưởng lão: Phật tại thế gian mà.

Sư Gia Hạnh: Không! Nói có gì cũng từng bước chứ Thầy cũng từ từ chứ. Nhiều khi đụng cái chuyện nặng quá cái nó chưa có xả được. Mình phải xả được, hổng thẳng xả từ từ.

Thầy Mật Hạnh: Vậy nha không cần phải vô độc cư.

Trưởng lão: Mình dòm đối tượng xung quanh mình. Mới đầu thì còn cãi cọ, sau nó không cãi nữa, ai nói cũng phải hết, cũng nghe, cãi riết rồi cực không. Lúc bấy giờ mới thật sự mình giải thoát hoàn toàn. Sướng quá!

Sư Gia Hạnh: Chứ giờ người lỡ ta không biết, người ta nói sai mình không chỉ người ta dùm sao Thầy?

Trưởng lão: Không có chỉ nữa, không chỉ ai hết. Tôi đang tu mà.

Cô Trang: Lúc này mình đang tu mà, không chỉ ai hết.

Trưởng lão: Không chỉ ai hết. Mấy người cũng không biết, mấy người phải tu thôi. Tôi không muốn làm thầy đâu, tôi giờ tôi có chỉ mấy người, mấy người cũng không nghe tôi đâu. Tôi chỉ biết tôi giải thoát thôi.

Cô Trang: Nhưng mình làm sao mình biết mình có đủ trí tuệ?

Thầy Mật Hạnh: Biết, biết liền.

Trưởng lão: Mỗi mỗi cái, điều mình không muốn cãi cọ này kia thì cái trí tuệ của mình nó phủ trùm cái trí tuệ của người ta rồi. Cho nên nó không có cãi cọ nhau hết.

Cô Trang: Không có, khi mà mình biết cái trí tuệ của mình mà nó đủ cái lực để mà mình nhập định đó Thầy. Ý con muốn hỏi.

Thầy Mật Hạnh: Tức nhiên người ta chửi không sân là nhập định.

Cô Trang: Không! Cái chuyện đó thì qua rồi, nhưng mà cái đó là cái phần thô thôi.

Trưởng lão: Cái trí tuệ của mình, mình ngồi đây nó im lặng nó không có khởi niệm, thì đó là định vô lậu. Còn bây giờ như mấy con tu tập, mấy con phải tu định, còn kia người ta dùng trí người ta tu. (44:05)

Thầy Mật Hạnh: Thưa Thầy! Trí tuệ im lặng là nó không trụ đâu hết, là nó chỉ biết tâm thanh tịnh thôi, tâm bất động phải không Thầy? Nằm ngay bất động, nó không vướng vô đâu hết.

Trưởng lão: Không dính đâu hết, nó xả hết.

Cô Trang: Nó xả hết, nó không dính mắc cái gì hết. Nó sống trong động hoàn toàn nó vô sự rồi. Cái ý vô sự nó không động.

Trưởng lão: Một bên thì tu trí, còn một bên thì tu định. Tu định cực lắm.

Thầy Mật Hạnh: Thầy nói tu định là sao Thầy?

Trưởng lão: Tu định là vô trong thất đó, mình ngồi.

Thầy Mật Hạnh: Nếu mà con vô trong thất, cái đó con lẹ. Con khẳng định! Nếu con vô thất, con lẹ hơn.

Trưởng lão: Lẹ, hay mình ngồi trong đó nó thành một đống không biết nữa chừng.

Cô Trang: Con chỉ sợ hỷ lạc đó.

Thầy Mật Hạnh: Nếu con biết pháp, Thầy nói là: "Không độc cư thì không hết". Con hiểu là mấy năm lúc còn trong kia con cũng..

Cô Trang: Không! Huynh vô thất thì được, nhưng mà với điều kiện phải hỏi Thầy thường xuyên, thì mới lẹ được.

Thầy Mật Hạnh: Không! Con nói ví dụ vậy thôi, chứ giờ con vô thất, không vô thất cũng không thành vấn đề, không quan trọng. Đó là nói con hiểu, hồi ở trong cô Út, con hiểu rồi. Nhưng mà tại vì con sợ, con cờ lơ, cờ lơ không chịu muốn tập với sợ hết ham muốn, thì thôi mình kéo cái ham muốn.

Cô Trang: Sợ hết ham muốn, thấy sợ, chứ sự thật là ham muốn.

Thầy Mật Hạnh: Chớ cái chỗ lời của Thầy nói con biết lâu lắm, hồi Thầy giảng, tự nó ngồi chỗ Thầy, khi thông không cần.

Cô Trang: Vậy thôi bây giờ xả nó đi, khi mà hết rồi nó sống tất cả. Còn bây giờ nó ham muốn cũng đâu có được đâu! Đúng không? Nó là kiếp mà, lưu lại của mình, xả hết thì nó có tất cả. Chứ sư không muốn nó cũng chạy tới sư nó ôm.

(47:06) Trưởng lão: Thì con, còn phần con thì về triển khai cái trí tuệ của mình. Con mở mang cho nó rộng ra thì giải thoát. Cho nên cái trí tuệ của mình, đạo Phật là đạo trí tuệ. Trời ơi! Đạo thì như Đông độ, ai nói gì cũng nghe, nói gì nó biết hết, nhưng mà nó xả hết, nó không dính mắc cái gì hết. Đó là cái trí tuệ quá tuyệt vời. Chứ lấy trí tuệ xả trí tuệ, cái trí tuệ này xả cái trí tuệ kia cho nên cái tâm mình nó thanh tịnh.(48:00)

Cô Trang: Thưa Thầy có nghĩa là, khi mà mình hiểu một vấn đề đó là mình đạt yêu cầu. Nhưng mà vì tình, vì cái chỗ đó mà mình cắt cái tướng ngay đó, mình xả cái tướng thế tục.

Trưởng lão: Thế tục!

Thầy Mật Hạnh: Cứ y lời Thầy, cứ ý là nó nghĩ gì mình biết liền, mình suy tư biết niệm đó ác thiện, nó thuần, sau mình nghĩ cái mình biết cái đó là pháp thế gian rồi.

Trưởng lão: Ừ! lẽ đương nhiên.

Thầy Mật Hạnh: Phải không Thầy? Mình không cần biết suy tư, mình biết nó nghĩ như vậy. Do mình sống trên đời mà trên đây cái này là các pháp thế gian. Thí dụ: Như nó sanh, nó ham thích, hay mình nghĩ, mình biết cái đó là pháp thế gian mình xả liền, nó thanh tịnh luôn.

Trưởng lão: Thanh tịnh, thật sự nó thanh tịnh giải thoát, còn cái mà người mới tu họ phải lập đi lập lại các pháp thế gian này kia vô thường mà. Nhưng mà sự thật ra họ quyết tâm buông bỏ, nhưng mà nó không có rớt xuống, cứ dính hoài. Rồi chừng đó họ bắt đầu cứ, họ cố gắng, họ tác ý, họ…​…​…​(49:07)

Thầy Mật Hạnh: Thưa Thầy! Hồi xưa con, hồi trong đó con cũng tu mà nó bị ra, nói chung con cũng vừa bịnh, vừa này kia cũng dữ lắm. Mà con nghĩ: Lần lần nó đi được nó hết ham muốn, con biết cái pháp ham muốn. Cái con sợ riết ham muốn rồi nghĩ sao? Nó bung tới, bung lui ngày vào thất.

Trưởng lão: Hết ham muốn thì nó muốn.

Thầy Mật Hạnh: Cái mình nhả ra, cái bắt đầu mình nhả trở về, mình xả ra, bình thường cái bắt đầu nó không ham muốn nữa.

Trưởng lão: Ham muốn tiền.

Cô Trang: Nhưng mà bây giờ mình biết đường đi rồi đúng không? Cũng giống như mình đi ra chợ Trảng Bàng, rồi bây giờ mình về chùa. Mà bây giờ mình về chùa, nhưng mình vẫn nhớ cái đường đi ra chợ Trảng Bàng thì giờ huynh quay lại đi được thôi có gì. Đúng không? Biết đường phải không?

Trưởng lão: Biết rồi, xả thôi, bây giờ chỉ còn xả thôi, giải thoát. Kỳ này là đi ở ngoài Trảng Bàng luôn chứ không có về trong này nữa. Về quê đất cát, rồi mưa gió, rồi bùn lầy dơ quá. Ở Trảng Bàng sướng!

Cứ triển khai trí tuệ, không dính mắc gì được hết, Trí tuệ mình bén nhạy lắm rồi. Ai nói, ai làm gì cũng không buồn phiền nó hết. Bởi vì trí tuệ nó nghe, nó hiểu biết hết mà. Mà hiểu biết hết mà nó không buồn phiền, không giận hờn, không có gì ai hết hoàn toàn. Thì đó là giải thoát chớ còn gì!

Sư Gia Hạnh: Bởi vậy nhiều khi mình cũng phải có một giai đoạn mà tu tập. Như Thầy Nói: "Thí dụ như mình biết, thí dụ như người ta nói thế này, thế kia, thế nọ". Cái đó là mình tự mình chuốc lấy cái phiền toái, cái đau khổ, mình mang vô cho mình chi vậy? Mình biết đó, nhưng mà rồi nhiều khi thí dụ cái chuyện gì nó xảy ra rồi cái nhiều khi thì dụ nó làm, nó phải gợi gợi lại rồi nó mới buông luôn. Ý nói là phải có một giai đoạn, rồi thời gian nào đó, rồi mới dứt khoát được.

Cô Trang: Giống như trong trường hợp của con đó. Ví dụ: Con thấy cái lý sai, hoặc là những người làm việc chung với con sai thì buộc lòng con phải chịu, tức là con phải la, con phải nhắc nhở. Nhưng mà bên cạnh đó con cũng thông cảm được là người ta đã làm. Con đã biết cái lỗi của người ta, con, khi con la, con biết người ta sẽ phiền não. Nhưng mà bắt buộc con phải làm chuyện đó, chẳng lẽ cái sự việc đó không lặp lại sao? Nhưng đôi khi con phải có những cái cách đó để cho con.

Sư Gia Hạnh: Như vậy nó có còn dính không Thầy?

Trưởng lão: Coi như mình đang tu chứ.

Cô Trang: Thưa Thầy! Nhưng mà nếu mình không biết cách, trong cái vị trí mà mình không làm như vậy thì nó sẽ không đi vào nề nếp đâu.

Trưởng lão: Ừ! Bởi vậy cho nên khi mà mình quyết tâm đi đến chỗ giải thoát.

Cô Trang: Mình phải xả ra cái tri kiến của mình Thầy?

Trưởng lão: Cái dũng của con đập cho người khác.

Cô Trang: Cho người khác nó đi đến đích được đó Thầy.

Trưởng lão: Rồi! Nó đi đi.

Cô Trang: Đó! Phải hoàn toàn…​ phải như vậy đó. Chứ còn bây giờ mình đang tạo duyên ra, mà khi mình tạo duyên để mình làm, mình biết mình đang còn sân ra, làm cho người khác buồn khổ. Nhưng mà không thể tránh được.

Sư Gia Hạnh: Dạ! đó, bởi vậy mình nói nó kẹt ở chỗ đó.

Cô Trang: Khi mình làm vậy mình biết người ta, mình cũng cảm nhận người ta buồn, người ta khổ. Nhưng mà bắt buộc mình phải để ý.(52:29)

Sư Gia Hạnh: Đó! Mình cũng thông cảm hết, mình cũng tha thứ hết. Nhưng mà mình cũng vướng, mình phải giải quyết hết.

Cô Trang: Mình phải giải quyết. Không giải quyết thì từ từ nó sẽ lặp tới lặp lui như vậy hoài…​. Giống như là phải có một cái thời gian, tức là con phải bỏ một cái thời gian nào con mới đi suốt được đó. (52:45)

Trưởng lão: Ừ, đúng vậy con!

6- THỜI ĐỨC PHẬT SÁNG NGHE CHIỀU CHỨNG ĐẠO, CHIỀU NGHE SÁNG CHỨNG ĐẠO LÀ CHỨNG TRÍ

Thầy Mật Hạnh: Thưa Thầy! Hồi đó con nghe Thầy giảng, Thầy nói: "Hồi xưa, thời đức Phật sáng nghe chiều chứng đạo, chiều nghe sáng chứng đạo". Ví dụ: Như người đó cư sĩ gia đình, họ còn có chồng có con, họ có gia đình gì đó. Họ đang sống trong dục vọng thì bắt đầu gặp Phật, họ nghe cái họ buông liền có không?

Cô Trang: Có!

Thầy Mật Hạnh: Họ vẫn buông liền?

Trưởng lão: Ừ!

Cô Trang: Nhưng mà mới chứng trí thôi, chứ chưa có chứng…​…​

Trưởng lão: Chứng trí, trí tuệ của mình. Rồi thì có thời gian họ sống thanh tịnh thì bắt đầu họ mới có đầy đủ cái thần lực. Nó mới có Tam Minh, Lục Thông.

Thầy nhắc: "Đạo Phật là đạo của con người, sáng nghe Phật thuyết, chiều chứng đạo."

Thầy Mật Hạnh: Thầy! Sáng nghe Phật thuyết pháp chiều chứng đạo gì? Vì vậy Thầy nói về tới, họ, như thời xưa, cư sĩ thời đức Phật hiểu vậy chiều chứng đạo, bao lâu họ mới có Tứ Thần Túc?

Trưởng lão: Coi như là, bắt đầu thì mình chiều. Ví dụ: Như sáng họ nghe rồi, chiều họ buông hết, buông sạch hết. Thì trong thời gian sáu tháng họ chứng đạo. Họ chứng được Tam Minh.

Thầy Mật Hạnh: Thầy! Sáu tháng vậy?

Trưởng lão: Sáu tháng!

Thầy Mật Hạnh: Thầy! Trong khi họ hiểu, họ buông đó mà họ sáu tháng thì họ vẫn còn niệm này, niệm nọ chứ Thầy.

(54:09) Trưởng lão: Đâu có! Buông hết rồi!…​.. Sáng nghe, chiều chứng đạo. Họ chứng rồi, họ buông hết rồi.

Cô Trang: Họ làm chủ tâm mình.

Thầy Mật Hạnh: Họ chứng rồi! Nhưng mà theo, còn vấn đề chứ không có thần thông liền.

Trưởng lão: Họ không có đâu! Không có liền đâu. Bởi vì sáu tháng nó mới thanh tịnh thật thanh tịnh thân tâm…​.(54:24)

Thầy Mật Hạnh: Phải không Thầy? Nhưng mà khi mà nghe đức Phật dạy họ buông như vậy, trong đó thì họ cũng vẫn còn. Thầy mới nói: "Chưa thanh tịnh".

Trưởng lão: Không phải! Nó thanh tịnh rồi, nó hoàn toàn, nó không còn có những cái niệm dục, niệm thế gian mà nó ham muốn, chuyện gì nó không còn có nữa hết rồi. Nhưng mà nó cũng vẫn ở đó sáu tháng nó kéo dài thanh tịnh, nó duy trì.

Thầy Mật Hạnh: Sáu tháng nó duy trì.

Trưởng lão: Nhưng mà không có tu, không có gì hết.

Cô Trang: Không có tu, không duy trì gì hết, mà tự nó thanh tịnh.

Trưởng lão: Tự nó thanh tịnh. Bởi vì tự nó sáng suốt, rồi nó buông, sáng suốt bằng trí tuệ nó không ham nữa. Nó biết các pháp vô thường mà, các pháp đều là dục, nó không ham. Thành ra nó phải kéo dài cái khoảng thời gian mà thanh tịnh đósáu tháng, nó đầy đủ hết thần thông.

Thầy Mật Hạnh: Nhưng, nói vậy sáu tháng mình giữ được.

Cô Trang: Nhưng mà thực sự ra, thưa Thầy! nhưng mà Thầy nói đâu có cần đến cái đó không Thầy?

Trưởng lão: Mình đâu cần con! Mình chỉ cần thanh tịnh thôi.

Thầy Mật Hạnh: Nhưng nó cũng phải có chứ Thầy?

Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên! Nó thanh tịnh nó phải có chứ. Bây giờ mình…​

Cô Trang: Nó giống như mình lấy gạo mà lúc nào cũng có trấu, nó giống như trấu mà thôi, mà nó không xài hả Thầy?

Trưởng lão: Mình đâu có cần gì nữa đâu. Mình đâu có phải là tu Phật, để mình ra, mình làm sơn đông đâu. Mình quảng cáo thuốc đâu.(55:46)

Sư Gia Hạnh: Mình làm chủ bốn cái sự đau khổ, rồi để mình làm chủ được chính mình.

Cô Trang: Nói chung là Thầy chỉ quá rõ rồi, nhưng mà có điều chỉ cần buông xuống thôi. Nhưng mà khi, coi như…​..

Trưởng lão: Chỉ còn buông xuống, bỏ xuống tu. Rồi.

Cô Trang: Chỉ cần buông xuống còn dính còn buông.

Trưởng lão: Mà ngay khi bỏ xuống mà mình thấy mình chứng đạo là mình giải thoát. Như thế còn gì nữa!

Sư Gia Hạnh: Là giờ tất cả đều còn vướng mắc là cái chỗ mà nó dính đó thôi, chưa chịu buông thôi.

Trưởng lão: Chưa chịu buông, thì nói buông nhưng sự thật…​…​…​.

Sư Gia Hạnh: Chưa chịu, nói vậy chớ chưa buông đâu, buộc..

Cô Trang: Nói vậy chỉ ôm pháp vô thêm thôi, chứ không xả cái thằng kia, mà cũng chẳng xả, hai cái nó làm dày đặc thêm nữa.

Sư Gia Hạnh: Người ta buông thì nó rớt luôn, còn cái này mình buông bên đây dính bên kia.

Trưởng lão: Đúng!

Sư Gia Hạnh: Bởi vậy Thầy cũng ráng! Làm sao bây giờ?!

Cô Trang: Giống như bây giờ Thầy nói: "Suy nghĩ", vô trong thất tu trí, nếu mà nó tự thanh tịnh được thì tôi duy trì sáu tháng, mà nó chưa được thanh tịnh thì tôi triển khai nữa.

Trưởng lão: Triển khai trí nữa, tại vì nó còn niệm, khi nào mà nó hết niệm, nó thanh tịnh cái Trí tuệ nó thấy cây cỏ, nhà cửa, đất đá nhưng mà nó không dính mắc cái gì hết. Ai đi tới đi lui nó cũng thấy rõ ràng lắm, chứ nó không dính, nó không có phải tự nghĩ ra. (57:07)

Sư Gia Hạnh: Bởi vì cái gì nó cũng phải đòi hỏi, cũng phải có thời gian, dù cho ngắn hay dài, chớ không có không được.

Trưởng lão: Kể như là rõ rồi, kể như là rõ ràng đầy đủ thần thông, họ không cầu nhưng tự nó có.

Cô Trang: Thầy nêu rõ rồi, có điều tại mình đi không được thôi chứ, cứ nói là không ai chứng.

7- LỰC CỦA TÂM, LÀM CHỦ ĐƯỢC CÁI NÀY THÌ LÀM CHỦ ĐƯỢC CÁI KIA

Sư Gia Hạnh: Không! Bây giờ thì con nghĩ là bây giờ làm sao như Thầy nói đó: "Bốn cái nỗi đau khổ này mà mình giải quyết được hết rồi đấy, làm chủ sinh tử đều được hết", còn cái kia không có thì làm gì bây giờ?

Cô Trang: Không cần thiết nữa.

Sư Gia Hạnh: Giờ miễn làm sao mình làm chủ được bốn cái này coi như là hoàn thành rồi. Còn cái kia được, cũng được, không được kệ nó, đâu có làm gì, mình đâu có sử dụng nó làm cái gì. Mà có, không có thì kệ nó chứ.

Trưởng lão: Mà lạ? Cho nó cần sử dụng nó, mà khi mình làm chủ được bốn cái này thì có cái kia. Nó hiển thị, tại vì cái lực của cái tâm của mình, khi mà nó có lực rồi, mình làm chủ được sư sống chết của mình, bốn cái sự đau khổ của mình thì cái kia gì, mình cũng làm chủ nó hết. Thành ra nó vừa làm chủ con người, mà nó vừa làm chủ tất cả mọi cái, mình không muốn nó cũng làm chủ mà.

Cô Trang: Với lại cái tâm nó xả hết, nó còn muốn gì nữa đâu. Coi như bây giờ ví dụ: Như bây giờ anh có thọ trong người, anh cũng không quan tâm, nên cuối cùng anh phải ra đi mình anh. Nên nó xả, cái lực xả của nó cuối cùng bất động. Ý như Thầy muốn nói: "Tu bất động", xong Thầy đánh rút vô trong đó, mà Thầy cuối cùng thầy cho cái kết quả. Như cái bên ngoài Thầy nói không ai làm, ở trong ruột không ai làm, sao kết quả không? Cứ ngẫm cái kết quả, mà cái ruột không ai biết hết. Bài toán đó là bài toán gì?

Bởi vậy con có ngồi đây, con theo Thầy nhưng mà không trí tuệ thì vô phương không hiểu nổi.

Sư Gia Hạnh: Không hiểu, không hiểu nổi đâu! Bởi vậy mới nói là Thầy mở ra, nó sáng ra. Không mở ra, rườm rà không hiểu nổi. Bởi mình phải sáng suốt mới được! Thầy nói nghĩa là này kia không có.

HẾT BĂNG