20101029 - THẤY BIẾT NHÂN QUẢ-TÂM BẤT ĐỘNG

20101029 - THẤY BIẾT NHÂN QUẢ-TÂM BẤT ĐỘNG

20101029 - THẤY BIẾT NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 29/10/2010

Thời lượng: [37:00]

1- THẤY BIẾT NHÂN QUẢ, VƯỢT LÊN NHÂN QUẢ

(00:01) Trưởng lão: Giải thoát khỏi 4 sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết.

Sanh là cái cuộc sống hằng ngày của mình, chung đụng với mọi người, nhưng mà mọi sự chung đụng nhau thì nó có cái thuận thì mình vui, cái nghịch thì mình buồn, mình tức, mình giận. Nhưng mà đức Phật dạy mình phải thấy nó là nhân quả.

Nếu không nhân quả làm sao gặp nhau? Gặp nhau thì phải có cái nghịch mà có cái thuận chứ. Cho nên khi mà gặp cái nghịch thì mình biết đó là nhân quả mình không có buồn. Thì nó sẽ hóa giải, tức là mình chuyển trên nhân quả rồi, tức là vượt trên nhân quả, chuyển mà được, nó không làm mình buồn khổ được, tức là mình chuyển nhân quả. Phải không?

(00:46) Cho nên vì vậy đó, khi mà mình gặp những cái vui thì mình thấy đây là nhân quả, có gì mà vui. Thành ra có vui, có buồn là có khổ. Phải không, cho nên mình ở đây, khi vui thì mình cũng không có vui. Bởi vì mình thấy tất cả các pháp vô thường, hôm nay là như vậy, chứ ngày mai mất, thì còn cái gì còn thường đâu mà vui. Phải không, các pháp vô thường.

Cho nên mình hiểu biết, mình thấu suốt, mình từng ngồi lại mình, 1 mình mấy con ngồi lại 1 mình tư duy từng tâm niệm của mình, thấy tâm niệm của mình nó khởi, ờ cái này, cái niệm này là cái niệm dục, dục là cái gốc làm cho chúng ta đau khổ, dừng lại! Phải dừng lại, thì mình nhắc nó: “Tâm phải bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì nó thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng nó đâu có dài được, bởi vì cái nghiệp của mình đã tạo nó lâu đời rồi, cho nên nó im được một lúc, cái bắt đầu nó khởi niệm này, nó khởi cái niệm khác, đó là 1 mình đó. Còn mình sống chung mọi người, đâu chuyện dễ đâu, không có chuyện này, tới chuyện khác. Phải không? Nhưng mình phải thấy nó là nhân quả.

(01:54) Như bây giờ các tu sĩ còn đang ở ngoài đời sống chung đụng với mọi người, mỗi mỗi cái gì đều thấy nhân quả. Đây là nhân quả, gặp nhau phải trả nhân, trả quả mà mình phải vượt lên nhân quả. Cho nên họ không làm mình vui, mà cũng không làm mình buồn được. Đó là mình vượt lên nhân quả, mà vượt lên nhân quả thì nó hoàn toàn mình sống trong thiện. Mình không làm khổ mình mà, mình cũng không làm khổ người, thì tức là mình thiện rồi. Mà mình cứ mình sống như vậy, đến khi mình chết mà không bị thiện ác, thì mình đâu còn tái sanh luân hồi.

Còn mình bị vui, thì mình cũng còn tái sanh. Mà mình giận hờn, buồn khổ thì cũng còn tái sanh. Mà mình vượt lên hai cái này thì mình chấm dứt tái sanh. Mà vượt lên trên hai cái này thì cái tâm mình như thế nào? “Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đó là cái chơn lý của đạo Phật.

2- CHƠN LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

(02:45) Cho nên khi đức Phật dạy cho 5 anh em Kiều Trần Như cái bài pháp đầu tiên, gọi là đức Phật diễn pháp đầu tiên đó, gọi là Tứ Diệu Đế.

Tứ Diệu Đế nói con người khổ. Đúng! Con người ai cũng khổ hết mấy con. Có thân này nay nó mạnh chứ mai nó đau, mà nó đau nhức thì nó khổ chứ sao. Mà khi mà vô nằm trong bụng mẹ mấy con thấy, khi mình tái sanh mình vào bụng mẹ, thì cái nơi nó chật chội, khổ không mấy con?

Các con thấy 1 đứa bé, mà bây giờ nhét mình trong đó cũng như là nhét ở 1 cái xô mà trong tù, thì thấy khổ quá! Vậy mà nó phải chịu 9 tháng 10 ngày mới đi ra, mà ra phải ra cái cửa rất hẹp, chứ phải rộng rãi gì. Ôi thôi! Bà mụ phải lôi nó ra nữa. Khổ không? Mấy con nghĩ có khổ không? Nằm ở trong bụng mẹ thì chật chội, mà ra thì khổ. Mà ra rồi thì đâu có đi đứng được, lăn lộn lơ mơ thì không có người chăm sóc thì té đau đớn, có khi chết nữa là khác. Có phải không, các con thấy khổ không? Rồi đi chập chững, bò trường thì cũng bị té, mỗi lần té thì phải đau. Có bao giờ mà con người ta không khổ đâu?!

Khổ cho đến khi lớn, rồi bắt đầu đi đứng được, rồi đi học này kia cũng khổ. Nếu học hành mà không thuộc bài, thầy giáo đánh không khổ à?! Có phải không? Mà bây giờ thì dụ như cha mẹ mà nếu có đạo đức thì đỡ, mà cha mẹ thiếu đạo đức 1 chút, con của mình, nghĩ con của mình nó hễ làm trái ý mình, cứ tát trên đầu nó, có khi rút roi mây đánh nó nữa chứ, trời đất ơi! Không đâu à? Phải không?

(04:25) Còn cha mẹ mà có đạo đức thì nghĩ mình phải tôn trọng sự sống của nó. Bây giờ nó sai, “con làm điều đó sai. Con đừng làm việc đó nữa, mà tai hại cho ba, cho mẹ và cho những người xung mình, con nên tránh”. Cũng như thấy nó trèo cây thì mình sợ nó té chứ gì, bắt nó xuống đánh, thì cái đó sai, “nhưng mà con nghĩ coi bây giờ cha mẹ sanh ra con cực, mà giờ con trèo lỡ con rớt xuống chết, cả một công trình của cha mẹ cực. Con đừng có trèo nữa!”. Phải không? Dạy đứa nhỏ, mình đem cái lợi, hại nói nó nghe. Một lần nó chưa nghe thì hai lần, hai lần chưa nghe thì ba lần. Con nhớ lời ba dạy, không đánh nó 1 bạt tay mấy con. Đó là dạy nó như vậy, làm cha mẹ có đạo đức.

Còn thấy nó nhỏ con của mình cứ tát tay nó, thì không nên. Bởi vì nó có cái sự sống nó bình đẳng như mình. Tại sao mình đánh nó? Mình đánh nó tức là mình gieo cái nhân, thì sau này mình làm con, chúng cũng đánh lại mình hà, nhân quả mà đâu có trật, mấy con thấy chưa?

3- ĐẾN VỚI ĐẠO PHẬT NÊN HỌC NHÂN QUẢ

(05:28) Cho nên trong cái cuộc đời mà khi mình mới vào đạo Phật thì mình nên học nhân quả. Cho nên Thầy đang có cái thời gian để Thầy viết những sách đạo đức nhân quả. Để mấy con, không học làm sao mấy con hiểu. Như bây giờ, hồi nào tới giờ mấy con không đến trường, mấy con không có đi học, thì mấy con làm sao đọc chữ được? Có phải không? Có đến trường, có học, đọc chữ, rồi từ cái đọc chữ được người ta mới dạy mình tính toán nhân, cộng, trừ, chia. Rồi bắt đầu đó người ta dạy mình những cái kiến thức của người xưa, người ta đã đi qua những kinh nghiệm, người ta viết lại thành sách, mình học từ đó mình rút tỉa những cái hay, cái dở đó để trở thành kiến thức của mình. Con thấy không? Toàn là mình nhẫm lại kiến thức của những người đã đi qua. Còn ở đây, Thầy dạy cho mấy con hiểu biết cái nhân quả để rồi từng đó mình rút áp dụng vào đời sống của mình bằng cái nhân quả để làm cho mình được giải thoát mấy con. Nếu mình không học nhân quả, mình biết làm sao mình nên cần phải thấy? Phải không?

Ờ, bây giờ tôi nói lời nói như vậy đó, tôi biết ngay liền, tôi suy nghĩ trong đầu tôi: “bây giờ tôi phải nói cái lời như vậy, như vậy là nhân thiện, mà tôi la lối 1 cái là nhân ác”. Có phải không? Mình la lối, tức là tiếng ồn, ồn náo là nhân ác chứ sao? Mà chưa có nói, là mình đánh người ta, mình chửi người ta nữa, mình chỉ la thôi đó cũng là nhân ác rồi. Còn mình ôn tồn, nhã nhặn, nhỏ nhẹ đó là nhân thiện. Có phải không?

Đó, thì mấy con cứ tư duy, suy nghĩ. Thì cái nhân quả thì có ba nơi nó xuất phát. Cái ý của mình suy nghĩ, mình suy nghĩ rồi mà; rồi cái miệng mình mới nói ra; rồi cái hành động thân mình, tay chân mình mới đấm đá, hoặc là mới an ủi, xoa dịu những cái người bất hạnh. Các con thấy không?

Cho nên Thầy thấy, mình học nhân quả từ cái hành động, từ cái nghĩ của mình hoàn toàn đều thiện Thầy nói, không làm khổ mình, không làm khổ người, thì đó là giải thoát chứ sao?! Đạo Phật đâu phải giải thoát để làm Phật ngồi tòa sen đâu. Ông Phật đâu có chuyện đó đâu. Phải không?

(07:37) Cho nên ông Phật chỉ dạy mình làm một con người không còn đau khổ, là đủ rồi. Nhưng khi cái tâm mà mấy con không đau khổ, thì cái tâm nó sẽ bất động, thanh thản,…​; mà nó chỉ có bất động, thanh thản, an lạc. vô sự trong 7 ngày, 7 ngày thôi mấy con, thì nó có đủ Tứ Thần Túc, tức là bốn cái Lực như thần. Thì lúc bấy giờ con muốn chết, con bảo: “Tịnh chỉ hơi thở! Chết! Tao không muốn sống nữa”. Cái nó ngưng hơi thở mấy con, bảo nó nghe. Còn mấy con chưa có 7 ngày tâm bất động đó, con bảo gì nó không nghe.

Nó nằm đây mà nó đứng dậy đi không nổi, nó bán thân mà nó làm sao nó đi được. Người ta đút nó ăn khổ sở gần chết, nó không có múc nó ăn được nữa. Các con hiểu không? Mà giờ muốn chết, nó không chết. Nhưng mà người chủ cái chết rồi, người ta bảo: “tịnh chỉ hơi thở! Chết!”, nằm xuống chết.

Ví dụ bây giờ Thầy nói giờ Thầy muốn chết chứ gì? Thầy đâu có đợi mà bệnh đau chi cho khổ, phải không, Thầy bảo mấy cháu ra đào cho Thầy cái lỗ, rồi đem chiếc chiếu trải dưới, Thầy dưới Thầy nói Thầy tịnh chỉ hơi thở rồi, thì mấy cháu rờ cái lỗ mũi thấy Thầy không thở thì lấp đất lên dần dần, khỏi tốn hàng rương, không tốn tiền cái nào hết.

Khi mà chết rồi đó, một là đem cây xoài trồng, hai là trồng bụi chuối, cái thân Thầy nó mục thành đất, thành phân chứ gì. Trời ơi! Thân Thầy phân tốt lắm mấy con. Cái bắt đầu bụi chuối lên, mấy con có trái bẻ, chín chia người trái ăn, ngọt thiệt ngọt. Có phải không mấy con thấy? Có lợi! Chứ chôn chi mà xây cái mồ, làm cái tháp, trời đất ơi! Tốn tiền.

4- TẬP SỐNG MỘT MÌNH

(09:20) Cho nên khi về đây mà tu tập, Thầy nói không có khó đâu mấy con. Thứ nhất mấy con muốn làm chủ được thân tâm của mình, mình tập sống một mình. Bởi vậy Thầy có 1 cuốn sách, 42 cái bài kệ mà đức Phật dạy 1 người muốn giải thoát thì phải sống như con tê ngưu một sừng. Bị vì loài tê ngưu nó không sống trong bầy mấy con, nó hễ nó mọc cái sừng rồi thì nó đi mình nó, nó chơi mình chứ không chơi với ai hết, nó độc cư vậy đó. Cho nên vì vậy mà mình muốn được giải thoát thì mình sống một mình.

Cho nên tại sao tại đây Thầy cất từng cái thất, cái thất? Thầy cho vô đây là sống một mình. Nhưng quý vị thường sống một mình không nổi mấy con, sống chừng nửa tháng, tuần lễ cái xin đi ra. Thì phá độc cư rồi, phá cái hạnh con tê ngưu rồi, làm sao mà giải thoát được?! Quyết tâm đến đây là sống cho đến khi làm chủ được bốn sự đau khổ Sanh, Già, Bệnh, Chết thì mới đi ra. Còn chưa làm chủ, nhất định là ở đây với một cái thất như thế này không chơi với 1 người nào hết, đó là hạnh sống của con tê ngưu một sừng.

Thời gian đâu có phải tu lâu, từ 7 tháng, 7 ngày thì chứng đạo chứ có gì đâu, đâu phải đạo Phật tu lâu đâu. Bởi vì đạo Phật đâu có ngồi đó mà luyện thiền định chi cho mất công. Ngồi trên ghế như Thầy, ngồi nhìn cái tâm của mình, nó còn ham muốn gì đó thì dừng lại, “tâm bất động, thanh thản,…​ đây là (không nghe rõ)”; nó còn nhớ gia đình, nhớ này kia, “đây là nhân quả, nếu mà có cha, có mẹ thì phải có nhân quả, mình vay nợ hoặc là cha mẹ vay nợ mình. Nay tu để chứng đạo để về đền ơn, đáp nghĩa cha mẹ sanh thành”. Còn mấy con không chứng đạo, bây giờ cha mẹ về chỉ có khóc bù lu, bù loa rồi chôn cất chứ có làm gì?! Không biết ông bà chết đi đâu nữa. Có phải không? Thấy không?

(11:09) Cho nên mấy con nỗ lực tu. Cuộc đời vô thường mấy con, mà mấy con còn thêm, thí dụ như con bây giờ con lập gia đình thì con lại khổ đau, vợ có 1 người vợ trái ý nó cũng nạt nộ con, chứ bộ nó nhịn con à? Còn không ấy, nó không thèm dọn cơm cho con ăn nữa. Có phải không? Mà sinh con, đẻ cái thì con cái nó đâu phải là hạnh phúc lắm sao? Phải nuôi dưỡng nó, phải cho ăn học đủ thứ khổ chứ đâu phải.

Cho nên sống một mình là phòng hộ. Có phải không? Đói, mình cũng không lo; no, mình cũng không có sợ. Không có lo gì hết! Còn bây giờ con có con mà đói, trời ơi! Không được, để nó khóc, nó nheo nhóc vầy không được, phải lo làm ăn. Có phải khổ không? Cuộc đời khổ như vậy mà tại sao chúng ta cứ lập gia đình? Trời đất ơi! Bộ điên hay gì mà cứ lập?

Cho nên chấm dứt ngay liền, sống như đức Phật. Đức Phật ngày xưa có vợ, có con, là một thái tử, làm vua, sao ổng không làm vua, ổng bỏ ông đi vô rừng sống một mình, ông đi ăn xin vậy? Tại vì đời khổ quá, dù là vua chúa cũng khổ. Thầy thấy mấy con là dân nó không khổ, chứ vua chúa còn khổ hơn. Có phải không? Nghe đâu rục rịch có đánh, hoặc nghe chỗ này không yên, chỗ nọ không yên, làm ông vua mệt lắm. Mình là dân mà khỏe, không lo gì hết; chớ còn ổng làm vua còn khổ hơn mình. Cho nên mình không làm lớn, không làm quan, làm vua gì hết, làm dân đi. Nhưng mà dân lại khôn hơn nữa, khôn hơn mấy người dân khác. Mấy người dân khác có vợ, con lại khổ; mình không có lại khỏe. Phải không?

Cho nên vì vậy mà bây giờ mấy con thấy, mấy con không vợ, không con mà chết tự tại, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, rất là khỏe, khỏi cần phải…​ Bệnh đau, con biết không? Chỉ cần tác ý như thế này thì nó cũng sẽ đi hà, ví dụ bây giờ cái đầu con nhức con: “Thọ là vô thường, cái đầu này không nhức nha, thân này không có đau bệnh gì hết à!”, nó đi mất con. Đâu có cần phải uống thuốc đâu.

5- Ý THỨC LỰC

(13:03) Cái mà con tác ý như vậy gọi là ý thức lực. Tại vì sao mấy con có được ý thức lực? Hằng ngày có niệm này, niệm kia, “đi! Tâm bất động, thanh thản,…​”, đó là mình tác ý mà. Thì hôm nay tới chừng mình đuổi bệnh cũng bằng câu đó chứ gì, “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thọ cái đau nhức này đi đi! Ở đây không có chỗ nhức đầu. Kệ nó, mày nhức chết bỏ!”. Mới đầu thì con làm gan một chút, không sợ nó đau đâu, nó đi mất hà; còn mình nhát, nghe nó nhức quá, rồi đi uống thuốc, đi bác sĩ, nó lại còn đau hơn nữa. Mà nó đau uống thuốc hết bệnh này tới bệnh khác con, còn con đuổi lần nó rồi, bệnh gì cũng đuổi, đuổi, đuổi đi hết. Cũng như Thầy giờ đuổi đi hết rồi, giờ khỏi đi bác sĩ, khỏi uống thuốc. Có sướng không?

Các con thấy, mình tu có chút xíu mà mình được, khỏi tốn tiền, khỏi lo gì hết. Bây giờ thí dụ như Thầy nói bây giờ cái ăn, ai cũng phải ăn để sống, mà không chừng bây giờ người ta không cho có Thầy ăn, Thầy nói: “Thọ là vô thường nha, cái cảm giác mà đói này, không có được đói nữa nha!”, nó không đói. Trời! Nó hay vậy, đến mức độ vậy. Mình đói, mấy con đói, mấy bảo nó cứ cồn cào, nó khó chịu phải không? Nhiều khi đói quá, chóng mặt; còn Thầy bảo cái nó tự nhiên nó không có đói. Có phải sướng không? Tại vì cái ý thức của Thầy nó có lực để làm chủ được cái thân, cho nên nó còn bao nhiêu ở trong thân của Thầy, tự nó phục hồi ra hết, rồi từng đó trên lỗ chân lông của Thầy nó tiếp xúc với không khí, trong không khí nó có đủ chất bổ mấy con. Tất cả cây trái nó cũng hít không khí nó mới thành cây trái chứ phải không? Con hiểu không? Cho nên mình ăn, mình cũng ăn ở trong không khí chứ cái gì, nhưng mà con người ăn phải qua một cái vòng của bông trái của nó mình mới ăn được. Chứ mình không ăn nhai không khí được.

Còn cái người tu, người ta ở yên lặng, tâm bất động thì cái lỗ chân lông của người ta, nó hít thở cái chất bổ ở trong không khí, nó nuôi dưỡng. Cho nên một người ngồi thiền mà 7, 8 tháng, 1 năm người ta không ăn uống, người ta có chết đâu. Chứ đâu phải người ta không ăn, nhưng mà người ta ăn bằng không khí mấy con. Trong không khí có chất bổ chứ, cho nên nó có sẵn mà tại vì từ lâu tới giờ, mình không tập nó quen cho nên mình không sống được với trong không khí. Vì vậy buộc lòng mình phải ăn này kia, mà khi cái thân mấy con ăn, mấy con phải bài tiết những chất bất tịnh. Còn cái người không ăn, hít thở bằng không khí, nuôi dưỡng bằng không khí, thì không có bài tiết gì hết. Khỏe lắm!

6- ĐẠO PHẬT XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TU TẬP, CÓ THỨ LỚP RÕ RÀNG

(15:39) Bởi vậy Thầy nói ráng tu thì không có lâu, 7 ngày, 7 tháng, 7 năm có nhiêu đó thôi. Cái chót của nó là 7 năm. Nhưng mà người nào mà đã sống độc cư được thì có 7 tháng. Còn mấy con sống không được, sống độc cư nghe buồn khổ quá, chạy ra, chạy vô phải 7 năm lận. Chừng mà cuối cùng 7 tháng mà mấy con sống không có chạy ra, chạy vô nữa được đó thì 7 ngày mấy con chứng đạo. Mau chứ đâu phải lâu. Cả một đời người mà mình tu có 7 năm mà chứng đạo thì đâu phải là đạo Phật khó tu đâu. Quá dễ! Phải không, mấy con thấy chưa? Phật pháp quá dễ!

(16:18) Gia Hạnh giúp đỡ Thầy, chớ còn Thầy ngồi chơi sung sướng, khỏi tiếp Phật tử cực lắm! Các con hiểu không? Cho nên thầy Gia Hạnh giúp đỡ Thầy tiếp Phật tử, bởi vì cái cơ bản của Phật tử mấy con đó, chỉ là cái cơ bản ban đầu. Mà hỏi Thầy, Thầy phải dạy bây giờ, các con nhập được những trạng thái định mà những cái này con tu tập pháp này, pháp kia, pháp nọ ở bên Thái Lan, Miến Điện như thế nào? Các con đến đây trình bày Thầy, Thầy nói cái này đúng thì được, ma Thầy nói cái này sai, nó sẽ lọt trong tưởng đó thì mấy con dừng lại liền. Bởi vì Thầy con người đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết rồi Thầy biết mà.

Còn cái người, mấy ông thầy đó bên Thái Lan, Miến Điện, hay hoặc các sư thầy nói dạy dạy vậy, chứ sự thật quý thầy tu tập ở trong cái tưởng thôi, chứ quý thầy có làm chủ sự sống chết đâu. Đâu phải như Phật được phải không? Còn Thầy đây người Việt Nam mình hãnh diện nhất, là người Việt Nam mình làm chủ như Phật. Bây giờ dạy lại thì mấy con nghe lời Thầy dạy. Ờ, bắt đầu bây giờ mấy con đến đây tu tập thì những bước đầu, thì các con sẽ hỏi các thầy, các cô những người nào đã đi qua cái bước đầu được rồi, sẽ dạy lại mấy con. Mấy con vượt qua những cái bước đầu được rồi, thì những bước kế đó thì có Thầy hoặc là có những người cao hơn người ta tiếp tục người ta dạy mấy con.

Trường lớp mà, đạo Phật nó có Bát Chánh Đạo, 8 cái lớp học của người ta, tức là 8 cái lớp tu của người ta để chứng đạo mà. Cho nên mấy con vào thì lớp Chánh Kiến; rồi mấy con lên cao nữa thì có lớp Chánh Tư Duy, người ta sẽ dạy mấy con tư duy, suy nghĩ như thế nào. Cũng như nãy giờ Thầy dạy mấy con đó, lớp Chánh Kiến đó, tại vì mình thấy mọi vật xảy ra đều là nhân quả, lớp Chánh Kiến chứ sao, để tâm mình được giải thoát chứ gì.

Đó bây giờ mấy con mới vô thất ngồi một mình, đầu óc mình mới Chánh Tư Duy, người ta dạy mấy con ở trong thất tu mà, có một mình không tiếp duyên ai nữa, thì đó mới học là lớp Chánh Tư Duy. Đó thấy chưa? Nó đâu nó có lớp lang chứ, chứ đâu phải dạy lu bù được.

Như bây giờ mấy con tiếp xúc với mọi người mà mấy con học lớp Chánh Tư Duy làm sao? Thấy ngay người đó làm hành động đó đó, thì mấy con biết ngay đó là nhân quả hả gì rồi, chứ ngồi đó suy nghĩ, đâu phải vậy. Ngồi suy nghĩ là bây giờ là ngồi không một mình mình đó, đầu óc một mình mình tư duy, suy nghĩ gọi là Chánh Tư Duy. Cái suy nghĩ nào chánh, mà cái suy nghĩ nào là không chánh, để mình biết mình gạt những cái tà ra. Đức Phật dạy: “ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện” mà. Mình ngồi, mình tư duy để thấy được cái tư duy ác của mình, những tư duy mà ham muốn của mình, đó là ác pháp hết, dẹp! Cho nên cuối cùng mình còn cái tư duy bất động, thanh thản, giải thoát. Hạnh phúc vô cùng!

(19:05) Bởi vậy ráng mấy con, theo Thầy thiết nghĩ không có gì hơn là tu hết, không có gì mà quý hơn là tu, chỉ tu mới cứu mình. Chứ còn không khéo mình cứ đi trong cái vòng đau khổ của cuộc đời, của đời người mấy con. Mấy con chạy theo cái vòng đau khổ đó thì lập gia đình, rồi con cái. Rồi kế tiếp con cái mình lớn khôn, nó cũng nối tiếp cái hành động của cha mẹ nó thì nó cũng có vợ có chồng, nó cũng luẩn quẩn trong vòng đau khổ đó. Còn bây giờ mấy con không có vợ có chồng, có ai đau khổ nối tiếp mấy con nữa? Hết! Chấm dứt.

7- BỐN CHỖ SANH

(19:42) Vậy thì có người hỏi nếu mà tôi tu theo đạo Phật hết thì đất nước Việt Nam này không có người sanh. Trời đất ơi! Đạo Phật người ta có bốn cái sự sanh mà: Thai sanh là sanh con; Noãn sanh là loài sanh trứng, mấy con thấy như gà, vịt đồ sanh trứng chứ gì; Thai sanh là sanh con, như con người của mình sanh ra con đó, đó là thai sanh; Thấp sanh là nơi mà ẩm ướt nó sanh ra con trùng, con dế đó, là cái nơi ẩm ướt; còn Hóa sanh, trời đất ơi! Đất nước Việt Nam mình đâu có phải là thứ nhỏ con này đâu, hóa sanh nó sanh bự vầy, cao lớn con, mà nó không cần ăn uống, nó vẫn sung sướng. Thành ra do đó nó đâu có ra đồng, nuôi bò, nuôi trâu gì. Nó đâu có làm, bởi vì nó hóa sanh mà, nó đâu có ăn.

Bởi vậy đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam chúng ta đẹp vô cùng! Có phải không? Mình hóa sanh chứ đâu phải, bởi vì nó có bốn cái sự sanh. Mà cái người tu chứng là người ta Hóa sanh. Không lẽ bây giờ đất nước này, chỉ có đất nước Việt Nam là có người tu chứng theo đạo Phật. Mà bây giờ Pháp, Mỹ, Anh, Đức hay hoặc là Thái Lan nó chưa có, thì nó là con người còn dục. Vậy thì cái nước Việt Nam này là phải có con người chứ đâu phải là chúng ta chết là chúng ta mất sao, tức là chúng ta Hóa sanh làm con người, để các nước khác đến đây học đạo Phật để đem về truyền dạy cho đất nước người ta, để mọi người ở trên hành tinh đều là Hóa sanh hết, có phải đẹp?

Đâu có tốn đồ ăn, đồ uống gì đâu mà phải đi ra đồng cày, cấy cuốc, cấy lúa chi cho cực?! Trồng khoai, trồng củ chi cho cực, phải không? Mà thậm chí người ta cũng không cần nấu nướng nữa.

Mấy con nghe nó lạ lùng vô cùng, sự thật mấy con. Tại sao một người, người ta ngồi thiền, người ta ngồi, người ta cũng vẫn sống như thường mà 6, 7 tháng người ta không ăn uống, người ta không chết?! Người ta ăn cái gì mà người ta sống được? Rõ ràng là trong không khí người ta có đủ chất chứ. Bởi vì cái môi trường sống, hành tinh của chúng ta là hành tinh sống, thì nó phải có môi trường sống. Mà môi trường sống thì con người chúng ta không cần ăn nó cũng sống chứ. Còn cái này ăn để làm cho người ta khổ.

8- NỖ LỰC TU THỰC HIỆN TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ

(21:55) Thôi Thầy nói rồi, thôi bây giờ mấy con hiểu phải không? Nỗ lực, về tu! À như con bây giờ đó, đừng có nghĩ là cái thân tui tật nguyền. Không phải đâu, cái nghiệp của con thôi. Nỗ lực tu, con sẽ trở thành con người tốt đẹp, hẳn hòi tay chân, gân bắp nổi lên như lực sĩ. Đừng có sợ! Nỗ lực tu đi, đừng có mặc cảm với cái thân, người vầy, kẻ khác bởi vì đó là cái nhân quả, nghiệp báo mà, đời trước mình gieo cái nhân nào đó, thì cái đời nay mình phải trả cái quả đó thôi. Vui vẻ chấp nhận, để nỗ lực thực hiện “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Chỗ đó là chỗ giải thoát!

Người nào cũng có hết, Thầy nói tâm bất động, bây giờ mấy con ngồi im lặng, nó có động, có nghĩ đi đâu, đó là bất động. Nhưng mà nó không lâu, phải không?

Thanh thản, mấy con biết cái tâm thanh thản, thanh thản nó có nghĩ gì đâu.

An lạc, nghe nó an ổn, chứ nó có đau nhức gì trong thân chúng ta đâu, gọi là an lạc.

Vô sự, chúng ta ngồi chơi chứ chúng ta có làm gì đâu mà hữu sự.

Phải không, rõ ràng là những danh từ này chúng ta ai cũng biết, biết cả thân tâm chúng ta đang ở trong cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự hay là bất động hay không bất động biết rõ hết. Và khi biết rõ vậy thì chúng ta hàng ngày nên tập sống, à mấy con sợ bây giờ mình không có cơm ăn, làm sao mình ngồi đây mà giữ tâm bất động được, phải ra đồng, vô đây Thầy nuôi. À, Thầy nuôi mà, phải không? Thầy có cơm, Thầy nuôi mà làm sao hết?

Cho nên mấy con cứ, Thầy cho cơm ăn, ăn ngồi giữ tâm bất động cho Thầy. Mai mốt mấy con làm Phật, thì mấy con độ người khác thay giùm Thầy, có phải không? Mà rõ ràng là, ngay khi mấy con vào đây, mấy con còn lo đói, lo no không? Trưa có cơm ăn liền, không lo đói gì hết. Đó là giải thoát chứ gì?! Ở đây không có con cái hay hoặc cha mẹ, anh em theo nói cái này, kia đó là giải thoát chứ gì?!

Thiệt là rõ ràng! Không tu thôi, tu là giải thoát. Đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Khi không tu thôi, tu thì thấy giải thoát ngay liền. Phải không? Mấy con thấy, ở trong gia đình thì nay người này nói vầy, mai người khác nói khác, nó làm cho mình động tâm; còn ở đây ai mà nói?! Ở trong này, sung sướng quá!

9- NGHIỆP LỰC

(24:13) Phải không, Thầy thấy cuộc sống của mình nó sung sướng, nó giải thoát vậy, thì cuộc đời mình sẽ giải thoát mấy con, nhưng mình có làm được hay không? Vì cái nhân quả nó không để cho mấy con yên đâu, cái nhân quả nó gay gắt lắm, nó không để cho mấy con yên. Thử mấy con sống đi, mấy con ngồi không nó lôi kéo mấy con. Nó không có chịu cho mấy con ngồi không đâu. Nó không chịu cho mấy con giải thoát đâu. Nó lôi kéo, bây giờ ngồi không đây, lát buồn buồn cái lôi kéo đi ra ngoài kia ngó cái này kia; nó thấy cái này, kia cái bắt đầu sanh tâm khác. Còn ở đây nhìn 4 tấm vách này không thấy gì hết thì nó tự thanh thản.

Đó, thành ra tự mình mình lôi mình chứ ai mà lôi, phải không? Nhưng mà nó làm cho mình động đó mấy con, đó gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực, cái nghiệp của mình khổ đau, nó lôi mình đi trong vòng đau khổ. Còn trái lại mình làm chủ nó, “Tao không đi đâu hết! Ngồi đây chơi 1 mình”. Đó mấy con cứ tác ý đuổi hoài, thì những cái niệm đó nó lôi mấy con không được, thì nó đầu hàng, nó rút đi thì mình giải thoát. Nó đơn giản! Nỗ lực tu đi mấy con! Phải không?

(Uống nước đi mấy con)

10- GIẢI THOÁT THẬT SỰ

(25:37) Xa xôi mà nghe tiếng Thầy vô đây, thì đó là cũng là cái duyên. Chớ Thầy ít có muốn gặp lắm, bởi vì tuổi Thầy năm nay tám mươi mấy rồi, Thầy muốn ngồi không chơi. Bởi vì nó không đau mà cứ nói chuyện này, chuyện kia nó làm động tâm mình lắm. Còn mình ngồi mình chơi, thấy không? Ở đây thí dụ như tất cả mọi người, chỉ có hai đứa cháu, cháu Trang với cháu Mật Hạnh tụi nó đi công việc, nó làm gì, mình Thầy, Thầy nói nó hạnh phúc vô cùng, nó không động; còn về, có nó nói chuyện này, chuyện kia ồn lắm mấy con. Phải không? Nhưng đối với Thầy thì thản nhiên lắm, nhưng mà Thầy vẫn biết chớ, biết rõ ràng là động chứ, chứ không phải không. Nhưng mà nó không động được tâm Thầy; động hay không động, nó rất là thản nhiên.

Nhưng cái, tất cả một cái hoàn cảnh má nó im phăng phắc, nó lặng lẽ một mình, mà mình sống trong hoàn cảnh im phăng phắc, bất động như vậy đó là mình thấy nó an ổn, nó giải thoát, thật tuyệt vời! Đời người ta tìm một phút giây, cái điều đó không có đâu mấy con. Bởi vì người ta quá đau khổ, ngồi im một chút cái bắt đầu sanh chuyện này, chuyện kia. Còn mình bây giờ ngồi đây bắt đầu tự cái tâm nó im, thấy cái hoàn cảnh bất động của, nó hòa hợp với không gian của nó rồi, thành ra nó thấy nó an ổn vô cùng. Đó là cái chỗ giải thoát thật sự!

11- SỐNG THIỆN, ĐÚNG GIỚI LUẬT THÌ MƠ ƯỚC THÀNH SỰ THẬT

(27:07) Phật tử: Kính thưa Đại Lão! Trước tiên là các con được ở đây, trước tiên là chúc sức khỏe Đại Lão là luôn khỏe mạnh, tiếp tục ra những tập sách để chúng con tiếp tục đọc. Cái thứ hai nữa là thằng con nó trình bày với Đại Lão những cái vấn đề, vì tâm tư của mỗi con riêng, cháu riêng…​

Phật tử 2: Con là người trần mắt thịt không có hiểu biết nhiều, chưa được biết đến Thầy. Con đến xin Thầy, con xin bạch Thầy, con xin sám hối, con xin Thầy xoa đầu cho chúng các con, các con được khỏe mạnh, để cho các con, các cháu đời sau con khỏe mạnh, học hành trí tuệ phát triển, xin Thầy, con xin sám hối.

Trưởng Lão: Được mà. Không có chi đâu con.

Mấy con thì, đời thật sự ra thì cuộc đời nó đau khổ. Nhiều khi mấy con nghĩ chuyện đó mình làm phải, nhưng mà lại làm đau khổ mình, đau khổ người. Bị vì chính con lo lắng á, con thầm ước nguyện, con giữ gìn 5 Giới của Phật, tức là 5 giới luật của người cư sĩ đó mấy con. Giữ gìn, ước nguyện cho gia đình của mình, con cái nó sẽ học hành thông minh, và hoàn cảnh gia đình bệnh tật ít, tai nạn nó không xảy ra, qua 5 Giới, 5 cái điều lành đó nó sẽ chuyển biến mấy con…​ (không nghe rõ).

Phật tử 2: Con xin sám hối!

Trưởng lão: Không có sao đâu con, yên tâm. Con nghe lời Thầy, thí dụ như con giữ được 1 ngày, con ước nguyện cho gia đình mình được bình an. Mà con giữ được 2 ngày, con cũng ước nguyện, cái lòng ao ước của mình, ai cũng có cái mơ ước hạnh phúc chứ có ai muốn mơ ước sự đau khổ. Cái mơ ước đó rất là tốt. Mà cái mơ ước đó nó phải cộng với cái hành động sống thiện, chứ con mơ ước không, mà không có hành động thiện thì nó không có thành, cái mơ ước nó thành mộng chứ không thành cái sự thật. Còn con sống trong đúng giới luật của Phật, thì cái mơ ước con thành sự thật, nó không thành giấc mộng. Nhớ lời Thầy dạy! Cái đó là cái thực tế.

Phật tử 2: Con kính xin Thầy, xin Thầy xoa đầu cho các con.

Trưởng Lão: Rồi, rồi mấy con quỳ xuống đi, Thầy xoa đầu cho. Phải mạnh giỏi con, không có đau ốm, mạnh giỏi, bình an con.

Ráng sáng suốt giữ được tâm bất động mấy con. Rồi mấy con ngồi dậy đi con.

12- THẦY VIẾT SÁCH ĐẠO ĐỨC CHO CÁC CHÁU SAU NÀY

(30:16) Tu sinh: Thầy cũng có thời gian bận quá, thành ra quý bác, quý chú này kia có những sự việc gì thì trình bày cho nó ngắn gọn, đặng có việc Thầy còn…​

Trưởng lão: Bởi vì Thầy đang viết bộ sách đạo đức nhân bản - nhân quả con, để giúp cho mọi người đó. Thành ra coi vậy chớ thì giờ của Thầy, bởi vì Thầy thấy tám mươi mấy tuổi rồi mà mình lo cho cái dân tộc của mình là dân tộc Việt Nam phải sống có đạo đức mấy con.

Chứ bây giờ mấy con biết các cháu nó tha hóa lắm đó, trường học bây giờ nó kêu là bạo động học sinh đó, nó đánh lộn nhau ghê lắm đó. Cho nên Thầy đang lo, để gửi cái bộ sách Đạo Đức đó cho Bộ Giáo dục, người ta viết sách Đạo Đức giáo khoa cho các em học từ lớp nhỏ cho tới lớp lớn. Cái trách nhiệm mình là người lớn, mình là ông cha của nó, người lớn của nó thì phải dạy cho con cháu mình chứ. Thầy không con, mà con đông lắm mấy con.

13- NHÌN THẤY MỌI VIỆC ĐỀU LÀ NHÂN QUẢ KHÔNG BUỒN PHIỀN ĐAU KHỔ

(31:14) Phật tử 2: Dạ, con xin Thầy, con xin Trưởng Lão, Xin Thầy đúng là con đến để xin sám hối Thầy, xin Thầy đúng kiếp này, con người cũng bệnh tật xấu xí, cũng xin Thầy để xin sám hối để kiếp sau con và các cháu khỏe mạnh, để được bình thường như…​

Trưởng Lão: Rồi, Thầy chấp nhận cái lời ước nguyện của con con.

Con ngồi ghế đi các con.

Phật tử: Các cháu gọi là ở ngoài Hà Nội nó gọi về, cũng vào đây hai, ba lần, cái đoàn Hà Nội, nó hỏi gặp được Đại Lão chưa? Được buổi nào ông cháu ra gặp Đại Lão để nói chuyện, để gieo duyên.

Trưởng Lão: Được, thôi báo cho nó mừng.

Thôi bây giờ con sẽ hướng dẫn quý vị này ra ngoài đó nghỉ, phải không con? Ra nghỉ.

Mấy con nhớ những lời Thầy dạy mấy con. Tất cả mọi sự việc xảy ra đều là nhân quả. Không nhân, không quả làm sao mà gặp nhau được. Thành ra mấy con thấy vậy, thì cái tâm mấy con sẽ được an ổn, đó là giải thoát. Đầu tiên lần lượt mấy con tập dần, tập dần nó quen rồi mọi sự việc xảy ra là mấy con thấy nó thanh thản, nó không còn đau khổ. Nhớ lời Thầy dạy, còn tu cao dạy cao, bao nhiêu đó đủ rồi.

Rồi con, nhớ về chỉ cái tri kiến hiểu biết nhân quả là đủ rồi, mỗi mỗi cái gì xảy ra là nhân quả. Cái hiểu biết của mình mà con. Thầy dạy ngay cái tri kiến của mấy con, tức là cái hiểu biết của mấy con, thấy đó là nhân quả. Nhân quả nghịch, nhân quả thuận, nghịch thì người ta làm mình giận dữ, buồn phiền; còn thuận thì làm cho mình thương ghét, mà thương ghét; mà thương cũng khổ; ghét cũng khổ; giận hờn, phiền não cũng khổ. Cho nên tất cả đau khổ. Cái gì mà không khổ đâu?

Thương, thấy cái người đó đau đó mình xót xa, tức là tự mình làm khổ mình rồi. Nhưng mình thương phải vượt lên trên cái ích kỷ đó. Cho nên cái tâm từ bi của đạo Phật nó vượt lên, thương tất cả mọi người, thấy người đó đau, đem người đó đến bệnh viện. Chứ không gì vì người đó phải nức nở. Đó mấy con làm vậy đúng là cái tâm từ bi. Chứ còn mấy con thấy đau quá, mấy con thương quá, mấy con khóc ngất, tức là mấy con thiếu trí tuệ rồi, không biết đem bác sĩ nào trị cái bệnh này. Còn mấy con bình tĩnh, đó là mấy con đứng trên nhân quả.

(34:14) Phật tử: Cháu là đợt đó là cũng có em ở huyện được ở Tu viện và đích thân tôi dẫn cháu ra. Hắn định là theo phương pháp khoa học là định ấy, nhưng có điều là sư cho ý kiến của Đại Lão là cái nghiệp, bệnh là cái nghiệp…​

Trưởng lão: Cái nghiệp mình chấp nhận, mình vui vẻ, không có nghĩ rằng, ờ bị tật nguyền.

Phật tử: Ý các cháu là chấp nhận như thế vì ông bà đó nấu xương. Mong đến Đại Lão ban cho những ý kiến hay, làm thế nào cho…​

Trưởng Lão: Cái tinh thần mình vững đó, (vâng) thì cái sức của mình nó sẽ đến, bằng cách này, bằng cách khác. Còn cái tinh thần mình yếu đuối, mình sợ đó, nào là cái tật nguyền, nào vậy. “Tật nguyền là nhân quả, tôi không sợ. Mà nhưng bây giờ có duyên phước, có tiền bác sĩ nối chân tôi dài, được cứ nối”. Cái phước này phước hữu lậu, tôi thọ hưởng chứ tôi đâu có chê nó đâu. Phải không?

Còn bây giờ tôi nghèo, tôi không tiền bạc thì tôi chấp nhận trên cái tật nguyền của tôi, tôi đâu có gì tôi buồn phiền nó đâu. Tôi không khổ, tôi không thấy ờ cái người đó sao mà chân cẳng cao ráo, tay chân không tật nguyền còn tôi như thế này, thế này, tôi không trách cái điều đó đâu. Nhân quả của tôi, tôi chấp nhận. Mà nhưng phước đến thì tôi hưởng, có phải không? Có người giúp đỡ, tôi sẵn sàng chứ không phải nói: ờ nhân quả tôi chịu vậy, tôi không đi làm thêm. Thì cái đó là sai.

Cũng như bây giờ nhân quả con đầy đủ, cơm ăn, áo mặc con đầy đủ, con nói: “tôi chấp nhận cái nghèo, chứ tôi không ăn cái này đâu”. Như vậy là con không có trí tuệ.

Rồi Thầy vô Thầy làm việc mấy con.

Phật tử: Đại Lão dành thời gian cho ông cháu, chú cháu các con nhiều ý kiến…​

Trưởng lão: Đây là cũng cái duyên mấy con.

Phật tử: Dạ cái duyên, Cháu cũng nói là cái duyên.

Phật tử 2: Tạ ơn Thầy!

Phật tử: Tạ ơn Đại Lão! Chúc Đại Lão trường mạnh để tiếp tục viết, mà các con lại được tiếp tục đọc những cái sách…​

Trưởng lão: Đúng rồi! Mấy con đọc sách Không Có Linh Hồn đó mấy con biết, đọc cái từ trường mà nháo nhào.

Thầy sẽ viết sách mấy con sẽ đọc nha.

HẾT BĂNG