20100801 - CHUYẾN THĂM BA CHÚC - CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ

20100801 - CHUYẾN THĂM BA CHÚC - CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ

CHUYẾN THĂM BA CHÚC - CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Ngày giảng: 01/08/2010

Thời lượng: [37:14]

Tên cũ: 20100801-Chuyến thăm Ba Chúc-Thầy nói chuyện

https://thuvienchonnhu.net/audios/20100801-chuyen-tham-ba-chuc-chuyen-doi-nhan-qua.mp3

1- MỤC ĐÍCH THẦY ĐẾN THĂM CHÙA PHI LAI

(00:00) Cô Tú: Thưa Thầy, bây giờ mình đi qua bên Chùa Phi Lai, mình coi cái chỗ mà trưng bày những di tích lịch sử.

Trưởng lão: Trong cái chuyến đi mà thăm như thế này, nó không có phí, nó có lợi, nó không có phí đâu.

Phật tử Nguyệt Cảo: Con thấy Thầy ít đi thăm quan này nọ mà Thầy lại đi, thì con cũng muốn biết mục đích của Thầy muốn đến thăm cái chùa Phi Lai này là gì? Mục đích gì ấy?

Trưởng lão: Thầy không bao giờ mà đi chơi, đi có mục đích. Bởi vì khi mà Thầy viết cái bộ sách Đạo Đức Làm Người, sống Không Làm Khổ Mình Khổ Người, đến một cái giai đoạn đó nói đến một cái dân tộc, một đất nước. Thầy muốn cái tiếng nói kêu gọi của mọi người với cái sự hiểu biết những cái hình ảnh này, (. . .). Dân tộc mình đã bị chết. Tại sao mình không đến đó mình thăm?

Mình thăm, thứ nhất là về tinh thần theo cái (. . .) Vì có những khi mà ước ao làm sao cho những người mà chết, họ được tái sanh gặp được cái may mắn. Thì khi mà Thầy đến đây là cũng đem cái tinh thần đạo đức để cho cuộc sống đạo đức. Chứ không khéo trong cái ác pháp, cái nhân quả ác pháp, nó thù hận, nó sanh tội nghiệp. Người ta làm khổ mình, người ta giết mình, nhưng mình thương yêu và tha thứ. Vì Pol Pot quá ác thì nhân quả nó sẽ chịu. Nhưng mình là người bị nó làm khổ, bị nó giết chết, bây giờ còn chỉ cái hình ảnh, cái đầu lâu đó thôi, cái xương sọ đó thôi. Nhưng với cái tinh thần Phật pháp thì mình lại thương yêu và tha thứ những người này.

Thầy muốn cho dân tộc của chúng ta lúc nào cũng với tình thương này, thương yêu và tha thứ. Đừng vì đó mà căm hận để rồi từ cái nhân quả này chồng lên nhân quả khác không bao giờ dứt. Chỉ có thương yêu tha thứ thì mới hóa giải được.

Hôm nay Thầy xuống đây với cái tinh thần để cởi mở những cái người mà chết đồng loạt, dù họ tái sanh ở đâu thì Thầy đến đây, với cái tinh thần đạo đức thì Thầy sẽ giúp đỡ cho họ.

(02:37) Phật tử Nguyệt Cảo: Mà con có một thắc mắc đó Thầy. Ở đây nó cũng lâu lắm rồi, mà sao thời lúc đó giờ Thầy không đến, mà đến thời điểm này Thầy mới đến?

Trưởng lão: Bởi vì cái thời điểm đó chưa đủ duyên phước, mà cái thời điểm này là đủ duyên phước. Là nó có những cái bộ sách xây dựng cho cái đạo đức của dân tộc. Nó không riêng cho những người còn sống, mà nó giúp đỡ cho những người đã mất. Nó phải đúng lúc chứ nó không đúng lúc thì nó không được. Cái duyên nó đủ, nó không đủ.

Phật tử Trường Giang: Dù họ có chết thì họ cũng tái sanh trở lại thưa Thầy?

Trưởng lão: Đó, họ chết rồi, họ tái sanh rồi, nhưng mà họ chưa có hiểu biết được. Hôm nay chính Thầy gợi cái ý này để cho họ có cái duyên họ gặp. Họ gặp được sách vở của Thầy nói về đạo đức, họ gặp được những người đệ tử của Thầy để rồi họ sống không khổ. Những người đó đều tái sanh hết rồi, không phải là họ còn cái linh hồn, họ còn ở đây đâu, không có linh hồn đâu. Nghiệp đã tái sanh rồi.

Nhưng mà từ lâu tới giờ mà Thầy chưa đến là cái nghiệp đi tái sanh họ còn sống trong những người ác, chứ chưa phải sống trong thiện. Họ còn căm thù mà, khi giết họ đau khổ thực sự. Hôm nay Thầy đến đây thăm là những cái hận thù đó sẽ hóa giải. Để giúp cho cái người sống. Rồi phải giúp cho người chết nữa, chứ đâu phải giúp cho người sống hiểu đạo đức mà bỏ cái người chết đâu.

(04:10) Cho nên Thầy mới chịu khó về thăm. Đồng bào chết một cách rất uổng. Muốn sống, muốn tập trung về chùa này, chứ đâu phải muốn chết đâu? Nhưng mà không ngờ là cái nhân quả nó tập trung vào để chết chung nhau mà bao nhiêu cái sọ người. Chứ nếu mà hồi đó có một người mà sách động, tập đoàn kết nhau lại thì kể như ba thằng Pol Pot xách súng chạy về mất chứ ở đó.. Hai ngàn người chứ đâu có phải ít ỏi gì đâu. Cái số người quá đông.

Phật tử Nguyệt Cảo: Dường như là đa số mà khách đến tham quan, thậm chí cái thế hệ sau, mà khi biết được cái lịch sử về nơi này nè, thì hầu như là ta mang một lòng sôi sục căm ghét. Như vậy nó cũng có tạo từ trường phải không Thầy? Thì oán thù không có giải được?

Trưởng lão: Không có giải được. Cho nên khi mà Thầy nói ở đây cho mấy con nghe thì nó chuyển biến được những người đã tái sanh. Những người mà chết trong cái trận này, thương yêu và tha thứ. Nó mới xả ra được, chứ còn bây giờ tôi bị giết thì tôi phải tức chứ gì? Tức là không hiểu đó. Còn đạo Phật dạy chúng ta thương yêu và tha thứ để chúng ta không có tạo nhân quả nữa, chấm dứt nhân quả. Và từ đó thì nó sẽ không còn tái sinh…​

Phật tử Nguyệt Cảo: Mà Thầy chắc con cũng có nguồn gốc đây quá Thầy, tại vì bên dòng họ con là dân tộc Khmer. Chắc con cũng dính dáng đây quá.

Trưởng lão: Đúng là vậy, nếu mà không dính dáng thì làm sao con trôi dạt về đây?

(06:02) Phật tử Trường Giang: Thưa Thầy, cho con xin phép hỏi, vậy những người có mặt ở đây chắc có lẽ là họ có duyên ở cái chỗ này phải không Thầy? Đi theo Thầy mà đi đến đây, chắc có lẽ có duyên?

Trưởng lão: Có duyên. Trong một cái kiếp đã là những cái người ở đây rồi, chịu đựng những cái nỗi khổ trong khi mà Pol Pot giết. Một trong những người này, nhưng mà Thầy đâu phải là cái người mà đi tiên tri cho mấy con đâu.

Phật tử Trường Giang: Dạ, con hiểu, con hiểu. Tụi con cũng có cái thấm nhuần kinh sách Nguyên Thủy rồi tụi con cũng hiểu điều đó.

Phật tử Nguyệt Cảo: Như vậy à, chỉ cần có một hay là vài người trong số người mà bị Pol Pot hại, mà người ta khởi cái tâm yêu thương và tha thứ, thì nó tự nhiên nó sẽ hóa giải hết mọi cái ân oán phải không Thầy?

Trưởng lão: Phải rồi, nó hóa giải hết.

Phật tử: Ví dụ như Thầy nói trong số tụi con ở đây, có người cũng đã từng là nạn nhân của bọn giặc Pol Pot. Ví dụ như tụi con, khi mà tụi con biết Đạo rồi, cái tụi con phát những cái tâm yêu thương họ, tha thứ hết tất cả, thì như vậy nó không có còn những thù hận. Tức là những sự việc hôm nay, nó sẽ không tái lập lại nữa phải không Thầy?

Trưởng lão: Không tái lập nữa, chứ không khéo lại tái lập. Mà tái lập lại nữa thì con thấy, hai bên xung đột nhau, có sự đau khổ hơn. Hận thù chồng hận thù mà, không hóa giải được. Phải đem cái tình thương mà để hóa giải.

Phật tử Trường Giang: Trong Kinh Pháp Cú đức Phật có dạy đó.

Trưởng lão: Tại mấy con chưa có đọc sách của Thầy, Lòng yêu thương tập I, tập II, tập III. Thầy nói lòng yêu thương nhiều lắm. Mình sẽ biết yêu thương, mình yêu thương đúng chứ không phải yêu thương sai. Yêu thương sai coi chừng nó ích kỷ, nó nhỏ mọn.

(07:56) Phật tử: Con xin phép hỏi Thầy vấn đề này, con có nhiều thắc mắc nhưng mà con không có gặp được Thầy. Hôm nay Thầy đến đây, con xin mạn phép hỏi Thầy cái vấn đề. Có nghĩa là cái người họ làm ác, họ phóng xuất ra bên ngoài những cái từ trường ác. Những cái từ trường trở thành một cái quả rồi. Cái người đó mà hiểu được cái đạo đức nhân bản - nhân quả, họ sống theo đó rồi những cái quả ác kia nó có thay đổi không Thầy?

Trưởng lão: Có chứ. Bây giờ, thí dụ như bây giờ con giận một người nào đó, mà con chửi người đó liền. Rồi cái nghiệp mà con chửi, cái hành động miệng con chửi nó đi tái sanh thành con vật ác, chứ chưa chết đâu. Con hiểu không? Nó tái sanh. Nhưng mà khi mà nó tái sanh, cái người ác hay hoặc là con thú vật ác, nó bị đòn thì ở đây con: "Trời ơi, sao bữa nay cái tay tôi nhức quá". Không ngờ là cái nghiệp con tái sanh làm con bò, chúng đánh, ở đây cái tay con đau. Phải không? Phải cùng chung với nó chứ đâu có chạy.

2- THÂN NGƯỜI NỮ BẢN TÍNH NAM LÀ NHÂN QUẢ GÌ?

(08:48) Phật tử Trường Giang: Dạ, vậy con xin phép hỏi tại vì câu hỏi này của bà chị. Lúc mà khoảng chuyến đi lần trước, con quên hỏi, hôm nay con tiện hỏi để chút nữa con quên. Là tại sao mà cái bà chị đó đó, cũng là đệ tử của Thầy thôi nhưng mà chị không dám hỏi, chị nhờ con hỏi giùm. Tại vì chị có mang một thân nữ mà cái bản tánh thì bản tánh người nam, muốn làm người nam mà làm không được. Thí dụ như trở ngược lại cái người nữ mà muốn làm nam, thí dụ như người ta nói ngoài đời có sự trớ trêu như vậy đó. Thì đó là do nhân quả gì mà người ta phải như vậy ạ.

Trưởng lão: À, lẽ đương nhiên là bây giờ con là người nam nè, mà con thích thoa son, đánh phấn, chải chuốt. Lúc nào đi xa cũng sửa quần áo rồi coi rọi kiếng, coi mặt mình như thế này. Đó là bản chất người nữ đời trước của con còn rớt lại, trong khi con mang thân nam. Nghĩa là hiện tại thấy con sống như thế nào người ta biết trước con nam hay là nữ. Còn bây giờ rõ ràng con là nữ mà con lúc nào cũng mạnh mẽ, không có e dè, rụt rè như một cô gái. Biết đời trước là cái cô này trước là cái người nam rồi. Thấy là biết liền chứ sao không biết.

Phật tử: Vậy là họ do nhân quả họ tạo mà họ phải tho lấy.

Trưởng lão: Nhân quả không hà. Mang cái tính chất của nó đều là nằm trong nhân quả để nó thể hiện qua cái nhân quả, thấy rất rõ. Tại vì đức Phật nói nhìn cái quả hiện tại của nó thì biết về tương lai nó sẽ là nam hay nữ. Mà hiện tại, thì nhìn cái quả hiện tại, con là con người hiện tại đó, thì biết được cái quá khứ của con như thế nào mà con mới sanh ra như vậy.

Phật tử Nguyệt Cảo: Mà người ta nói "Nữ tội nhiều hơn nam", điều đó có đúng không Thầy?

Trưởng lão: Không phải đâu, tội tội gì hết. Thầy ở đây không có chấp nhận chuyện đó, sanh làm nam nữ y như nhau. Mà cái tư tưởng mà người ta nói nữ làm tội nhiều, cho nên mới sinh nữ. Cái đó là cái tư tưởng của mấy cái ông làm vua Chúa này bày đặt để cho cái người nữ yếm thế. "Coi như mình bị tội nhiều, cho nên phải nhịn mấy ông nam này. Mấy ông nam này sinh ra ít tội". Các con bị cái tư tưởng đó đó, là tư tưởng cai trị. Dùng cái tư tưởng đó để cai trị, để sai bảo người nữ. Nữ nam sinh ra cũng y như nhau hết. Chúng ta phải mạnh mẽ.

(11:15) Trường Giang: Nhân quả thôi, chứ nữ nam gì.

Nguyệt Cảo: Vậy con tưởng mang thân nữ thì cái tội nó nhiều hơn.

Trường Giang: Bộ hồi nào giờ Nguyệt Cảo chưa biết điều đó à?

Trưởng lão: Đâu có nhiều hơn đâu.

Nguyệt Cảo: Dù có biết cũng nên cho người khác biết.

Trường Giang: Sách của Thầy cũng nói rồi mà.

Trưởng lão: À bây giờ, do con bây giờ, con bỏn xẻn ích kỷ, cho nên con sống con nói "Tui sao mà tâm tánh tui vậy?" Đâu phải? Đâu phải có người nữ nào cũng bỏn xẻn ích kỷ đâu? Có người nữ giàu lòng rộng rãi, người ta luôn luôn sẵn sàng người ta giúp những người khác. Thấy ai hoàn cảnh người ta giúp, chứ đâu phải có riêng con. Người nào cũng bỏn xẻn ích kỷ con cho người nữ. Có người người ta rộng lắm.

3- CHUYỂN ĐỔI NHÂN QUẢ - VẤN ĐỀ BÙA CHÚ - TƯỞNG

(11:54) Trường Giang: Dạ, con xin hỏi vấn đề, thí dụ như con bò kia nó bị đánh mà cái người này bây giờ, hiện giờ họ làm tốt lại, họ làm thiện lại thì con bò kia nó làm sao Thầy?

Trưởng lão: À cái nhân quả, con. Chính con làm tốt, con làm thiện, con giúp đỡ thì con bò ngoài kia, thí dụ con giúp đỡ cho những người nghèo, con bò ngoài kia họ chăm sóc cỏ ăn không hết. Còn không khéo, con bò của con, mà cái nghiệp của con, nó không có cỏ nó ăn nữa. Con ích kỷ, con không dám cho ai hết đâu. Con nghèo. Mà chính cái nghiệp của con sanh ra con bò, nó lại đói. Mấy cái thằng chăn, nó làm biếng, nó đem nó cột cái chỗ không có cỏ mới chết được con bò chứ. Con hiểu không? Cho nên con mà làm thiện thì tất cả những cái nhân quả mà con đã đi sanh nó đều hưởng được cái phước của con. Bởi vì chính của con, cái hành động của con mà tạo ra nó.

Trường Giang: Giải hóa được hả?

Trưởng lão: Giải hóa nó. Bởi vì, thí dụ như bây giờ Thầy làm những cái điều ác hồi nào đến giờ, bây giờ Thầy biết làm điều thiện. Thầy nỗ lực Thầy tu, Thầy gìn giữ cái tâm bất động. Thì bao nhiêu những người mà do Thầy, nghiệp của Thầy tái sanh nó đều hưởng được những cái phước báo đó. Nó trở thành thiện hết đó con, chứ không phải đâu. Chính Thầy tạo ra nó, thì nó đều ảnh hưởng bởi Thầy. Mà nó bị cái gì, Thầy ở đây phải chịu hết chứ đừng nói: "Ờ, nhân quả con bò, con bò phải chịu chứ tui đâu có chịu!" Không phải đâu. Nó bị người ta đánh thì vai con bị đau.

(13:15) Trường Giang: Con xin phép hỏi vấn đề, tại vì nhân quả của con. Tại vì vợ con lúc nào cô ta cũng bệnh đau tối ngày, đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, mà đi Thầy đi thuốc thì cũng vậy à. Với lại nó có nhiều chuyện nó như vậy, thì con muốn cái nhân quả nó chuyển. Tính tình cô ta thì không thích nghe mấy cái chuyện đạo đức này đâu, bởi vì vậy cho nên là con rất cũng khó phổ biến lắm. Tại vì hai người, một người lúc nào cũng hướng về đạo đức mà một người thì không thích, thì nó cũng khó cho con cái vấn đề đó. Con xin phép Thầy chỉ giáo cho con vấn đề này ạ.

Trưởng lão: Thứ nhất con phải thấy như thế này. Vợ con lên đòi nợ con, nó là con nợ đó, phải không? Con vui vẻ trả nợ. Mà con vui vẻ trả nợ, con mới chuyển được nó. Mà con hở mỗi chút con tức giận, con phiền não thì đối với vợ con, con cứ tức giận phiền não thì con không bao giờ trả hết. Con vui vẻ, nó muốn gì thì con sắm cho nó liền. Còn nó chửi, nó nói nặng con, con cười cười, chứ con biết: “Đây là nhân quả, mình vui vẻ để mà trả nhân quả”. Mà chính con vui vẻ đó, nhân quả tác động con không được cho nên con chuyển được nhân quả ngay trong tâm con. Ngay trong tâm con chuyển được rồi thì cái nhân quả hiện vợ con nó sẽ thay đổi, nó thay đổi. Nó chuyển, nó chuyển hẳn con người đó sẽ trở thành con người tốt. Con hiểu chưa? Cho nên tại mình chuyển không được cái tâm mình thì mình chuyển người ta không được. Mà mình chuyển mình được, thì cái hành động sống của mình thiện đó, nó cảm hóa được cái nhân quả. Vợ con sẽ thay đổi, trở thành người tốt.

(14:51) Nguyệt Cảo: Bạch Thầy! Con có vấn đề con hỏi Thầy, con nhờ Thầy giúp. Thí dụ như trên đường con đi dạy đó Thầy, thì con phải qua hai cái nơi, hai cái địa điểm sát sanh. Một ấy là con phải qua cái chỗ mà người ta giết bò, rồi sau đó con lại ngang cái chỗ giết heo. Mà cứ đi ngang đó rồi là con nghe những tiếng la đó, rồi con cũng xót ruột, con cũng đau xót vì nó. Mà cũng không biết làm sao để chuyển hóa được.

Trưởng lão: Không có sao! Ước nguyện cho con bò, con heo đó sẽ làm học trò con. Để làm gì? Đặng sau khi nó làm học trò con đó. Bây giờ nó tái sanh nó làm đứa bé phải không? Mười năm sau nó làm học trò của con được mà. Hay hoặc là mười mấy tuổi nó đi học được, thì tức là con xin nó làm học trò con. Con ước nguyện rằng: "Con bò, con heo này sẽ tái sanh làm đứa trẻ, sau này sẽ làm học trò của tôi. Tôi sẽ đem đạo đức ra tôi dạy."

Nguyên Cảo: Vậy là mình đi ngang đó, khi mà con nghe những cái tiếng la của nó thì con cứ phát nguyện điều đó, được hả Thầy?

Trưởng lão: Ước nguyện. Ước nguyện cho nó sanh làm con người, để nó làm học trò của tôi, thì nó sẽ làm học trò của con. Dù đâu ở đâu, cha mẹ nó cũng dời nhà theo con, để nó làm học trò con. Bởi vì con ước nguyện mà. Mà con đã từng đi qua những cái chặng đường để thấy được cái sự đau khổ của con bò, con heo đó. Phải không? Nó bị giết, nó không đau khổ sao được? Cho nên đó là con có cái duyên với nó, con nghe. Chứ gặp Thầy ở Trảng Bàng, làm sao Thầy nghe? Tức là Thầy không có duyên. Con đi qua hai chỗ, chỗ giết bò, chỗ giết heo, đó là con có duyên với con bò, con heo đó. Phải không? Vậy con ước nguyện nó làm người để trở thành học trò của con thì hay quá rồi, để độ nó đi.

(16:33) Trường Giang: Vậy con xin phép hỏi về vấn đề này nữa. Trong khi đó bùa phép đó Thầy, bùa phép của ngoại đạo nó làm thì nếu mà nó làm trúng thực sự con người mình. Có người đã bị nó làm trúng rồi, thí dụ muốn hóa giải nó thì không cần tới những ông Thầy khác, thì phải như thế nào hả Thầy?

Trưởng lão: Dễ mà con, đừng có tin nó. Tại vì con tin nó, nó mới làm cho con mới bị này thế khác. Chứ con không tin nó, bây giờ nó vẽ bùa trên lưng con, con cũng không tin: "Cho tụi bay vẽ đi. Tao đưa ngực này, tao đưa lưng cho viết bùa thẳng tay đi!" Nó viết một ngàn cái lá bùa cũng không có làm gì được. Nó đọc thần chú lâm râm nó cũng không hại con được.

Trường Giang: Dạ, người thân của con thì họ không có suy nghĩ giống con thì con phải làm sao Thầy?

Trưởng lão: À, bởi vì cái tinh thần nó yếu đuối quá, cứ tin ba cái bùa chú thì nó ảnh hưởng. Cái tinh thần mình yếu. Cho nên con bảo rằng: "Mình là con người phải có ý chí dũng mãnh, phải có tinh thần dũng mãnh, đừng có sợ hãi ba cái thứ đó." Con dạy họ vậy thì họ thoát nạn. Cũng như bây giờ Thầy dạy mấy con này: Cái thân mấy con nhức đầu này, đau bụng nè, đau bệnh gì trên thân con. Thì con biết các pháp đều vô thường, hôm qua không đau sao nay đau? Nó là vô thường phải không? Do đó con nói "Các pháp vô thường. Bệnh đau này đi ra khỏi thân, không có ở đây. Tao không sợ mày đâu. Chết đi". Hơi nó không có nhức đầu, nó cũng hết. Nó nghe con nói là nó hoảng sợ rồi, con hiểu không? Chỉ cần con nói được cái lời nói mà con dũng cảm. Nó đau dữ lắm, nhưng mà con "Kệ mày, tao không có sợ đâu, tao không uống thuốc đâu." chứ mà con chạy bác sĩ, uống thuốc là thôi, rồi, con đầu hàng, thì không bao giờ mà con dùng cái câu nói đó nó hết đâu.

Còn đối với con, đừng có đi uống thuốc, đừng có gì hết. "Kệ mày. Chết bỏ. Tao cho mày chết. Tao biết các pháp vô thường. Thân này cũng vô thường mà. Chết tao bỏ, tao không cần đâu." Nó không dám chết đâu. Bởi vì nghiệp nhân quả con còn mà, nó chết sao được. Con hiểu không? Bệnh đó, nó sẽ lui liền. Các con hiểu không? Cho nên Thầy dạy mấy con làm chủ bệnh dễ lắm. Gan chút là bệnh đi hết. Tại mấy con nhát gan, mấy con chịu.

Mấy con mà bệnh, bệnh đau mà đi bác sĩ, Thầy nói thứ này là thứ hèn nhát, nhát gan. Cho nên đem tiền bác sĩ ăn. Uổng. Chứ mấy con gan dạ chút, mấy con ngồi chơi, nhức đầu kệ nó cho mày chết đi tao không sợ, chết cái thân này là thân vô thường chứ đâu phải của tao. Phải không? Tao giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Có nhiêu đó đủ rồi. Bao nhiêu thứ bệnh nó chạy, nó xách gói nó chạy hết, thân con mạnh khỏe. Một giờ nó chưa hết, hai giờ. Hai giờ chưa hết, ba giờ nó đi mất. Thầy nói trong một tiếng đồng hồ mà con chịu đau là cả một cái vấn đề. Mà con không sợ bây giờ cho một ngày, hai ngày "Tao không sợ là không sợ, không chạy đâu hết".

(19:20) Trường Giang: Thưa Thầy, con trong giấc ngủ của con, con hay nằm mộng. Mà miễn con nằm mộng là tới sáng con quên hết, mà miễn con nhắm mắt là con nằm mộng. Vậy con muốn hóa giải cái vấn đề nằm mộng này thì phải làm như thế nào hả Thầy?

Trưởng lão: Mộng là do tưởng, con. Mà con nằm mộng thường thường là do cái tâm của con ao ước điều này điều kia. Cho nên con nằm xuống thì ước ao cái gì thì nó (. . .). Hoặc là con sợ hãi thì con thấy rắn thấy rít đồ đó, đều là hoàn toàn con quá sợ, cho nên con nằm mộng con thấy. Hoặc là con thương nhớ người này người kia, con nằm mộng con thấy. Do đó con phải ly dục ly ác pháp, nghĩa là con tác ý nó: "Đừng có chiêm bao nữa nghen không. Chiêm bao là cái tưởng. Tao không nghe mày đâu. Từ đây về sau nằm ngủ im. Không có chiêm bao!" Con la nó vài ba lần nó hết chiêm bao. Chứ con không la nó chiêm bao hoài. Hễ con nhắm mắt lại nó chiêm bao.

Trường Giang: Nhiều khi con cũng nằm mộng thấy con ở gần Thầy như vậy đó.

Trưởng lão: Con la không có, khi nào muốn ở bên Thầy, cứ lên ngay ở bên Thầy, chứ không có. "Mày mộng mộng không có được". Thì cái tưởng con không có hoạt động nữa thì nó hết. Con hiểu không? Cái mộng là do cái tưởng của mình. Cái tưởng không phải là mình ngồi mình tưởng, mà đây là cái tưởng uẩn trong thân con. Nó có Ngũ Uẩn: Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức. Tưởng uẩn là cái chiêm bao của con đó, nó hay thực hiện qua cái tưởng. Cho nên con không có lo gì tưởng, đuổi cái tưởng đi: "Tao chỉ sống ý thức chứ tao không có sống tưởng". Phật dạy tao sống: "Ý làm chủ, ý tạo tác. Ý dẫn đầu các pháp". Tao sống trong ý thức, còn tất cả những cái mà biết bằng tưởng, tao đuổi liền". Thấy không? Mấy con hiểu chưa? Như vậy là mấy con sẽ không sống trong tưởng nữa thì mấy con đâu có bị nó nữa. Chứ mai mốt, nó lên đồng nhập cốt, bắt đầu cái con mới bị tưởng luôn nữa. Con hiểu không?

Trường Giang: Con thì ngày xưa, trước khi mà gặp Thầy thì con cũng giống như người ta vậy. Nhưng bây giờ thì con là cái người mạnh mẽ vứt bỏ những cái đó, đó Thầy. Nhưng mà thậm chí con dứt bỏ mình con, con cũng chống đối người ta nữa, thành ra nó cũng có ác pháp đến với con hoài.

Trưởng lão: Họ đang mang cái nghiệp của họ.

Trường Giang: Con thấy người ta mê tín, con thấy con chịu không nổi. Bởi vậy con nói, con nói thành ra, bữa đầu con không có cái năng lực gì giống như Thầy. Bởi vậy nói người ta, người ta đâu có tin.

Trưởng lão: Mai mốt cạo đầu đi, rồi mặc áo tu sĩ đi. Rồi Thầy dạy tu nhập định. Con về đây, con ở đây con nhập định một, hai ngày, sau đó con ra nói. Họ thấy: "Trời đất ơi! Cái ông đó ngồi hai, ba ngày Thiền Định", thì con nói họ ngán hết.

Trường Giang: Mà con không hiểu sao mà con nghe những lời tụng kinh Niệm Phật là con bực mình. Mà ngay cả vợ con cũng vậy. Miễn nghe lời, những cái lời: "ê í a í à, gõ cốc cốc, boong boong”, là con thấy con bực mình. Mà lúc trước con không có bực mình mà con thấy bức rứt ở trong lòng.

(22:17-22:35) Trời đất ơi không lẽ trời mưa ( …​ ).

(22:36) Trưởng lão: Cho nên con đừng có, người ta gõ mõ, người ta làm chuyện gì, người ta cúng bái gì kệ. Mình đừng có (. . .), mình đâu có khích lệ họ, mà mình cũng đừng bác họ. Con hiểu không? Bởi vì người ta đang cái nghiệp người ta, để người ta làm đi. Do đó khích lệ thì mình không khích lệ cho họ làm điều mê tín đó, nhưng mà mình không bài bác. Nhưng khi nào mà con thấy cái người nào mà nó hợp với con, hay hỏi con sao, họ hỏi con vậy: "Sao tui thấy anh lúc này sao anh không có tin Phật, tin Thần Thánh gì hết, kỳ vậy?" Đó, chừng nào có cái người nào đó hỏi thì con sẽ nói. Còn mà không có ai hỏi, thôi con ngậm miệng đi, đừng nói!

Trường Giang: Dạ, con xin nghe lời Thầy.

(23:30) Nguyên Cảo: Bạch Thầy! Con có nghe cuộn băng mà cô Trang vấn đạo Thầy, hỏi về giai đoạn tu tập từ thấp đến cao, thì Thầy trả lời là có ba giai đoạn, thì giai đoạn thứ nhất là tu đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh. Mà Thầy nói đây là giai đoạn rất là quan trọng. Nếu mà không tu xong giai đoạn này mà chuyển sang giai đoạn thứ hai thì không có được.

Trưởng lão: Bị ức chế.

Nguyên Cảo: Dạ, nghe làm như tụi con bị chới với ấy Thầy. Như vậy thì tụi con không biết tu tới chừng nào mới xong giai đoạn một?

Trường Giang: Giai đoạn một là giai đoạn cư sĩ Ngũ Giới đó. Làm chưa xong sao qua giai đoạn hai được.

Trưởng lão: Đúng rồi! Bởi vì mấy con biết, mình dùng cái tri kiến hiểu biết của mình bằng nhân quả. Thấy người ta chửi mình, mình thấy nhân quả. Mà mình thấy đây nhân quả, hồi đó mình chửi người ta, giờ người ta chửi mình tại sao mình giận? Do đó mấy con không giận, phải không? Đó là mình dùng trí nhân quả chứ gì? Thì tất cả những sự kiện xảy ra làm cho mấy con buồn phiền, đều thấy nhân quả là mấy con hóa giải được tâm của mình rồi. Mấy con không có còn khổ đau nữa, đó là cái nhân quả. Mà bây giờ mấy con phải sống chung đụng với người này người kia trong gia đình, vợ con hoặc là cha mẹ, mọi người đều có một cái đối tượng để tạo cho mình thấy được nhân quả. Do đó mình sống, tất cả mọi người đều xả được, cái tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thì bắt đầu bây giờ tới cái giai đoạn thứ hai, mình mới đến xin phép Thầy để tu tập giai đoạn hai.

Chứ bây giờ giai đoạn một chưa có, xin Thầy vô tu tập giai đoạn hai, Thầy cũng cho nhưng mà Thầy cho (. . .), Thầy không dạy pháp gì hết. Thầy bảo vô trong thất sống một tuần lễ, một tháng, hay ba tháng độc cư, sống một mình, không được nói chuyện với ai hết. Trời đất ơi! Cái giai đoạn thứ nhất mà không căn bản thì vô độc cư một mình mấy con chịu nổi không? Thầy biết liền mấy con thiếu khuyết. Cho nên Thầy khép vô độc cư là mấy con bung ra, người nào cũng xách gói chạy hết. Các con thấy chưa? Mà nếu mà độc cư trọn vẹn hẳn hoi đàng hoàng, mấy con sống một mình an vui. Thầy biết là cái người này đã dùng tri kiến nhân quả, họ đã xả được tâm rất là rốt ráo rồi, thì người này (Thầy) hướng dẫn cách thức tu.

Chứ bây giờ Thầy hướng dẫn mà mấy con chưa có dùng cái tri kiến nhân quả để mấy con xả tâm mà. Hướng dẫn mất công Thầy, mà mấy con còn bị ức chế tâm, mấy con còn lạc trong tưởng. Ức chế ý thức thì ý thức nó không hoạt động, thì tưởng nó sẽ hoạt động. Tưởng hoạt động, mai mốt con ngồi, con thấy hào quang ánh sáng, con tưởng con chứng đạo à. Ba cái sắc tưởng đó nó hiện ra chứ gì. Ngồi đây nghe nó hỷ lạc. "Trời ơi bữa nay tôi ngồi nghe nó an lạc vô cùng thích thú. Bữa nào cũng ước mong như vậy." Bị ma tưởng rồi còn cái gì, thứ này tu ít hôm (. . .). Chỉ còn nước đưa nó đi làm Thầy bùa, Thầy pháp, Thầy ngải (. . .). Bởi vì tưởng, thì nó sẽ ít hôm, tự nó nó kiến giải ra bùa chú. Cho nên mấy ông Thầy bùa chú là đều hoàn toàn là thứ thầy tưởng hết. Ít hôm tự kiến giải của nó, nó vẽ bùa. Còn không thì nó bị pháp tưởng, nó ra nó thuyết pháp, trời đất ơi! Nghe đâu đúng cái hết. Trời ông này thích thật, kỳ diệu. Chứ thực ra nó bị tưởng pháp, chứ nó làm chủ sinh già bệnh chết, nó chưa có làm chủ được gì hết. Bệnh đau nó đuổi cũng chưa được mà giờ nói thiệt hay à.

Trường Giang: Bây giờ họ thích nghe như vậy lắm, còn những lời của Thầy răn chân thật vậy họ không thích nghe. Họ nói nghĩa cạn, nghĩa gì họ không nghe cái gì hết trơn. Họ nói chuyện gì trên trời dưới đất họ nghe. Nói thiên đàng Cực Lạc ở đâu đâu thì họ nghe, chứ còn nói thực tế, ở trong tại tâm của họ không nghe. Bởi vì họ không có sống thiện thành ra họ đâu có cảm nhận được.

(27:01)Trưởng Lão: Với nói chung là họ bị cái sự truyền thừa của kinh sách Đại thừa rồi. Họ đã xây dựng cái thế giới tưởng. Như cõi Cực Lạc, đó là một cái tưởng của người ta, chứ đâu có. Đức Phật Di Đà cũng là cõi tưởng, bà Quan Âm cũng là cõi tưởng. Bây giờ họ quen rồi, họ cứ thờ Bà Quan Âm, rồi thờ đức Phật Di Đà. Hở hỡ ra chút gì: "Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn". Trời đất ơi! Nó đi ra nó giết người đó mà giờ bảo cứu nó! Cứu nó mai mốt nó giết thêm nữa thì sao? Có phải không? Thành ra bịa đặt chi mà cứ…​..

Trường Giang: Con có bà ngoại, bà nói bà là ở ngoài Nam Hải của bà Quan Âm, thì con không biết nói làm sao để bỏ cái tư tưởng đó. Bà nuôi cái tưởng đó hoài mà thành ra cũng khổ bà nữa.

(Thưa Thầy! Giờ tạnh mưa rồi ạ.

Trưởng Lão: Vậy mình lên đường.)

4- RÈN LUYỆN Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC

(28:33) Phật tử: (Tại nhà chú Minh Điền - Trưởng lão dùng cơm) Vậy là mình dừng lại…​

Trưởng lão: Ví dụ như chẳng hạn con…​ Mà bây giờ nó bị hôn trầm thùy miên. Con ngồi lại thì hôn trầm thùy miên chứ gì, đi thì con phá chứ gì. Mà không đi tức là con đâu có phá được nó đâu (. . .).Thở hơi thở thiệt chậm, thiệt dài (. . .)

Sư Minh Nhân: Hơi thở đó là hơi thở thường là con phá thọ trong mình, hít vô thở ra thật dài là phương pháp Thầy đã kinh nghiệm ra,…​

Trưởng lão: Tại cái ý chí nghị lực của con yếu, cho nên con tác ý đuổi nó không đi.

Sư Minh Nhân: Cái lực này sao mà con đuổi nó hoài nó không đi. Bây giờ con mới chuyển lại, chuyển lại là khi mà con đứng lên mà nó xảy, thì con nói: "Mày dừng lại ngay! Mày dừng lại!" Cứ mình tác ý hàng ngày mà niệm hoài mà nó không dừng.

Trưởng lão: Nó không dừng? Thì biết là một mình nó không đủ cái lực, tức là cái lực không đủ. Rồi cái ý chí của mình nó không có. Cho nên nó không sợ, cái tâm nó không sợ con, con làm sao con sai được. Ngay cả thân, thân tâm của con, bây giờ nó là cái tâm của con, nó không sợ con rồi.

Sư Minh Nhân: Vậy mình phải làm sao Thầy?

Trưởng lão: À bởi vì mình là người không có ý chí, thì không có thể nào dùng cái phương pháp Như Lý Tác Ý mà đuổi được.

Sư Minh Nhân: Vậy là dùng cái pháp Thân Hành Niệm tay ạ?

Trưởng lão: À, tay hoặc là cái phương pháp khác. Chứ không thể nào mà mình…​Khi mà mình nói, tác ý: "Thọ là vô thường, đầu này đau, đi đi!" Con chỉ nói vậy thì trong vòng chừng năm, mười phút.

Còn nếu mà nó không đi, thì mình phải là người gan dạ. Mình tác ý cái lực, rõ ràng tạo ra cái lực. Bởi vì cái ý chí và cái nghị lực đó do cái tâm mình tạo ra, chứ không phải (. . .). Có nhiều người không phải như vậy họ tạo ra được. Ví dụ như bây giờ cái nghị lực con không có (. . .)

Ví dụ như bây giờ cái đầu con nhức, con bảo: "Thọ là vô thường. Cái đầu đau nhức đi đi!" Bây giờ nó hết nhức đầu, con hiểu không? "Có chết tao cũng gắng chịu đau, tao không uống thuốc đâu. Chết bỏ! Thân này đâu phải của tao". Con chỉ cần nói câu đó, con chỉ ngồi chơi vậy thôi. Đau mặc đau. Tự nhiên cái đau nó hết, phải không? Nó sợ con. Tức là mình rèn luyện cái nghị lực mình bằng cái chỗ này. Mà mình không rèn luyện thì nó đâu có điều đó. Nhờ có ý chí và nghị lực (. . .) Mà không có ý chí và nghị lực thì phải tập luyện…​.

(31:32) Mình không có thì mình sử dụng cái pháp kia để nhiếp tâm chịu đựng nó thôi chứ không (. . .). Bởi vì đạo Phật làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, đều là do cái ý chí nghị lực mà ra. Mình chưa có thì phải rèn luyện. Cho nên ví dụ như muốn tịnh chỉ hơi thở: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền!" Ra lệnh vậy chứ đâu có ai mà nhập Tứ Thiền được. Nhưng mà (. . .) Phải nghe theo. Mà nghe theo thì mình tịnh chỉ hơi thở, mình tịnh chỉ hơi thở thì nhập Tứ Thiền.

Còn nó không nghe, thở hoài thì như vậy là giờ con bảo nó không nghe đâu. Tức là nghị lực ý chí con không có. Mà không có thì phải rèn luyện, mà rèn luyện có thì bảo nó ngưng. Như vậy là làm chủ.

Cũng như bây giờ đó, con rèn luyện nghị lực đi. Bây giờ cái đầu nó nhức, "Cảm thọ ngưng hết, đi đi!. Tao không có sợ mày."…​ Có nghị lực ý chí, con bảo nó mới đi chứ không phải không (. . .). Còn con thiếu nghị lực ý chí, con bảo gì nó cũng không có nghe. Mà không nghe thì mình phải rèn luyện, thì rèn luyện phải ngay từ cái cảm thọ đó mà rèn luyện. Còn bây giờ bảo nó không nghe thì thôi, thì con thua liền, con làm sao con rèn luyện cái ý chí.

(32:50) Bởi vậy Thầy trao cho mấy con cái pháp là do từ mấy con mà thôi, thấy không? Là do mấy con tu tập, mà mấy con tu tập không được thì thôi. Sức mấy con tu tập, mấy con nhút nhát; mấy con sợ hãi; mấy con lo lắng; mấy con thương yêu cái thân của mình; sợ cực khổ đó là tại mấy con.

Chứ Thầy dạy mấy người gan dạ một chút là họ làm chủ cái chết liền, làm chủ được ngay liền. Người mà có sẵn cái ý chí nghị lực rồi, Thầy dạy rồi cái họ tịnh chỉ hơi thở, hơi thở ngưng liền tức khắc, tại vì người ta có nghị lực ý chí. Chứ thuở giờ họ đâu có biết tịnh chỉ hơi thở đâu. Nhưng bây giờ họ bảo cái nó nghe liền. Còn bây giờ cái thân họ đau: "Thọ là vô thường, cái bụng đau này đi đi, không được đau!", thì trong chốc lát nó không đau vì người ta có nghị lực. Còn mình không có thì mình bảo hoài nó không được. Nó không nghe thì mình phải rèn luyện ý chí nghị lực chứ sao?

Sư Minh Nhân: Cái lực nó còn mạnh quá thành ra con không có điều phục nó chứ. Hổm rày nó vậy hoài…​có cái lực cứ đẩy hoài…​

Trưởng lão: Đẩy, con bảo: "Không có đẩy, dừng lại! Từ cái chỗ không có mày có là mày phải dừng. Mày không dừng cho mày biết đó". Mà con có cái nghị lực ý chí, con bảo cái là nó dừng. Con thiếu nghị lực ý chí bảo nó không dừng, cứ đẩy hoài. Rồi bây giờ nó hôn trầm thùy miên thì con đưa cánh tay? “Còn không tao thở hơi thở chậm nhẹ, chậm mà dài ra thì chết cha mày, chứ ở đó mà hôn trầm thùy miên”. Đâu phải chỉ có đi không đâu. "Khi nào hôn trầm thùy miên tao mới đi. Mà không hôn trầm thùy miên tao đâu có dại gì tao đi cho cực, tao ngồi tao chơi không sướng?" Ngồi chơi mà người ta chửi không giận đó là giải thoát. Ngồi chơi mà không có cái niệm ham muốn cái này cái kia, cái nọ, lo lắng cho người này người kia, đó là giải thoát chứ gì. Còn con ngồi chơi mà con cứ nghĩ lo cho gia đình cái này cái kia thì đó là không giải thoát. Nó dễ lắm. Thầy nói người ta chửi không giận, mà không lo lắng gì hết. Bởi vì tất cả đều nhân quả mà. Vợ con thì đến đây mà đòi nợ, mà bây giờ tao thản nhiên, tao không lo cho ai hết, hết.

(35:28) Con thấy không? Hiểu biết ngay liền là chứng đạo. Người không hiểu biết là ngay liền không chứng đạo, đâu cần phải tu mấy con. Khi nào không có nghị lực, thì mình tạo nghị lực, mình gọi là tu. Sự thật đâu cần tu, tao chỉ cần gan dạ, có nghị lực. Cái người không sợ thì nó lại có nghị lực, mà người sợ không có nghị lực.

Sư Minh Nhân: Thưa Thầy! Chừng nào Thầy về Tu viện? Còn mấy người theo Thầy?

Trưởng Lão: Lát nữa Thầy về, không biết mấy đứa này có về hay không? Phải về phải rèn luyện, phải sống độc cư, phải sống một mình để cho mình, chứ không phải sống độc cư để cho mình nhiếp tâm cho không vọng tưởng đâu. Mình để cho vọng tưởng khởi ra từng niệm, để cho nó quan sát coi: cái niệm này thương ghét; cái niệm này giận hờn; cái niệm này lo lắng; niệm này suy tư để mà diệt nó chứ. Chứ đâu phải ngồi đây để mà diệt cái ý thức. Ý thức mà làm sao diệt nó? Diệt nó làm gì? Diệt nó để thành cây đá à.

(Sau khi viếng thăm Ba Chúc rồi, Trưởng lão và đoàn quay về ghé nhà chú Minh Điền, vì gia đình chú Minh Điền có thỉnh Trưởng lão thọ trai. Ngồi ăn trên lầu trong một cái phòng lớn. Trưởng lão ăn xong trước nên ra ngồi nói chuyện với Thầy Thông Vân và sư Minh Nhân ở phía trước, mọi người vẫn ngồi ăn ở phía sau, vẫn còn chung trong một phòng nên tiếng ồn là của cái nhóm ngồi ăn cơm.)

HẾT BĂNG