20100321 - LÀM KINH SÁCH - 12 NHÂN DUYÊN

20100321 - LÀM KINH SÁCH - 12 NHÂN DUYÊN

20100321 LÀM KINH SÁCH - 12 NHÂN DUYÊN

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 21/03/2010

Thời lượng: [01:16:28]

1- THẦY DẠY LÀM KINH SÁCH

(00:00) Trưởng lão: Khi mà đọc rồi Thầy ai cũng cẩn thận hết.

Phật tử 1: Hôm trước con, Chị Phương với lại anh Đức có lên để xin Thầy cái lời tựa..?

Trưởng lão: Có rồi.

Phật tử 1: Dạ có rồi hả Thầy?

Trưởng lão: Cái bộ sách này Thầy viết rồi.

Phật tử 1: Dạ có rồi. Vậy lát nữa Thầy cho, bỏ qua USB cho tụi con.

Trưởng lão: Ờ! Thầy đã..

Phật tử 1: À, Thầy viết ra giấy luôn hả Thầy? Vậy Thầy cho luôn USB cho tụi con.

Trưởng lão: Cũng được, đâu có gì đâu, cái lời tựa mà. Cái bộ sách đó con, nó tóm lược lại, Thầy in ra rồi Thầy mới đưa vô cái bộ sách đó

Phật tử 1: Dạ như vậy là Thầy thấy cái chủ đề tụi con làm như vậy là có được không Thầy?

Trưởng lão: Được chứ đâu có gì. Nó có sự tóm lược trở lại để cho người ta đọc dễ hiểu.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Đọc hết cái bộ Đường Về Xứ Phật thì người ta cũng hiểu nhưng mà mấy con tóm lược lại, cái gì nó nhóm nào nó theo nhóm nấy người ta dễ hiểu hơn. Còn cái kia nhiều khi người ta hỏi cái chỗ nào đó, Thầy trả lời chỗ nấy thôi. Thành ra nó không có phân ra từng nhóm. Con hiểu không? Cái đó nó lợi ích lắm. Phải chịu khó mấy con.

Phật tử 1: Dạ! Tại vì theo cái cái suy nghĩ của tụi con, trước hết là cho người ta biết mê tín, chánh tín. Dạ! Khi mà biết mê tín, chánh tín rồi thì người ta phải học về đạo đức và nẻo về đạo đức. Mà khi có đạo đức rồi thì người ta mới biết được chánh đạo, tà đạo. Phải không Thầy?

Trưởng lão: Phải rồi.

Phật tử 1: À! Tại vì anh có đạo đức rồi thì anh biết chánh đạo, tà đạo. Mà khi có chánh đạo tà đạo người ta hiểu rõ rồi thì lúc đó ai muốn theo học Giới - Định - Tuệ.

Trưởng lão: Ừ, đi lần từng bước. Bởi vì đọc rồi Thầy mới cho cái lời giới thiệu.

Phật tử 1: Dạ thưa thầy! Cái phần Giới - Định - Tuệ đó thì cái cái tập hình như cái tập số năm, số sáu với số bảy đó thì anh..ơ.. anh Thông Đức, ảnh dùng.. trích ra trong cái Bậc Tam Minh Luyện Giải Tỉnh Giác thì như vậy mình có nên hay không? Hay là tìm trích đi chỗ khác?

(02:03) Trưởng lão: Nói chung là về cái giới luật của đức Phật là những cái hành động sống nó có đạo đức, cho nên nó gọi là giới luật, chớ không có cái gì khác. Cho nên nó là cái bộ đức hạnh, bộ giới luật đức hạnh rồi. Mà mình nói giới luật thì nghe nó tôn giáo quá, chớ nó là cái hành động. Những cái sự sống của mình nó đem đến cho mình không làm khổ mình, không làm khổ người. Nó thuộc về đạo đức. Mà toàn bộ là những cái hành động sống đó nó nói lên được cái điều tốt đẹp ở trong Phật giáo. Cho nên gọi là giới luật. Còn anh hay chị mà làm sai cái hành động sống đó đó thì thiếu giới luật, không đúng giới luật. Cho nên nói giới luật là nói cái danh từ đó, mình đứng trong góc độ tôn giáo; chớ thật sự ra thì nó là đạo đức, không có giới luật gì hết.

Phật tử 1: Nó là đạo đức chớ không phải là giới luật.

Trưởng lão: Không phải giới luật. Để dễ hiểu đó con. Chớ còn nói giới luật thì nó là góc độ của tôn giáo. Anh là một tu sĩ hoặc một cư sĩ mà thọ Tam Quy Ngũ Giới rồi mà còn vi phạm những cái hành động thô tháo như vậy thì chưa xứng đáng. Con hiểu không? (03:18) Cho nên nói đạo đức là nói chung cho con người, mới biết sửa mình trở thành những cái hành động sống hằng ngày mà không có làm khổ mình, khổ người. Mà chính nó là giới luật Phật viết. Từ ở trong giới luật Phật viết ra, tức là mình giải thích ra cái hành động đó, cái oai nghi đó.

Chẳng hạn nào như bây giờ vô trong cái nhà của một người cư sĩ, một tu sĩ thì cách thức ngồi hay hoặc nói chuyện nó như thế nào. Chớ không phải vô đó múa tay múa chân. Con hiểu không? Đó là đức…​ Trong những giới luật nó dạy mình những cái hành động sống để đối xử nhau mà rất là nhẹ nhàng, rất là đức hạnh. Còn mình không học không biết. Vô nói hứng quá múa tay múa chân tùm lum tà la hết. Nói lúc thì nói cà lăm, lúc thì bập bẹ, lúc thì thế này thế khác, nó đủ loại.

(04:11) Còn khi người ta dạy rồi thì mình biết cách. Mình nói ôn tồn nhã nhặn đối với người lớn cũng vậy, người già cũng vậy, người trẻ cũng vậy. Lúc nào mình cũng cung kính và tôn trọng sự sống của nhau. Chứ không có mà thấy nó nhỏ hơn mình coi khi dễ nó thì không phải. Vậy là sai. Lúc nào cũng tôn trọng. Đến nỗi mà con vật như con kiến, con trùng dưới chân mình; mình cũng phải cung kính tôn trọng sự sống của nó mà. Bởi vì sự sống nó bình đẳng như nhau, ai cũng muốn sống. Đó là những cái bộ sách đạo đức mấy con. Mà nếu mình không học thì đâu có biết đâu.

Phật tử 1: Dạ!

Phật tử 2: Thưa Thầy! Nhưng mà, nhưng mà tại vì cái.. chắc có lẽ ảnh nói về cái Giới - Định - Tuệ đó, thành ra ảnh trích ở trong cái ba Minh luyện giải Tỉnh Giác thì thì con con có hỏi Thầy. Thầy có thấy là nên trích trong đó ra trong chỗ ba tập Giới - Định - Tuệ, Ba Minh luyện giải Tỉnh Giác hay là mình trích chỗ khác?

Trưởng lão: Không được con! Không được. Trích trong đó nó bị ức chế tâm. Bậc Tam Minh luyện cái tỉnh giác đó, thì cái tỉnh giác coi chừng nó bị ức chế ý thức của chúng ta rồi. Coi chừng nó sai, nó không đúng.

Phật tử 1: Dạ ! Dạ! Dạ! Không được! Vậy thì mình trích ra chỗ khác chớ không có trích trong tập Tam Minh.

Trưởng lão: Ừ! Tại vì nói Giới - Định - Tuệ nhưng mà mình không vì ức chế cái ý thức của mình không niệm gọi là Định. Để nó tự nhiên mà nó thanh tịnh. Nó ly dục ly ác pháp thì nó không niệm. Còn bây giờ mình chổng khu mình cố gắng, mình tu cho nó đừng có niệm thì cái này trật.

Phật tử 1: Dạ!

(05:51) Trưởng lão: Tức là mình diệt cái ý thức. Mà trong kinh, trong cái kinh Pháp Cú của Phật dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Tại sao bây giờ cố gắng tu tập để cho cái ý nó bị ngừng, nó không có khởi niệm, không gì hết? Tại mình sai. Mà trong khi một bụng mình còn tham, sân, si.

Phật tử 2 (cô Liên Tâm): Đó! Bởi vậy. Chị.. Như vậy là thưa Thầy! Như vậy có cái ý như vậy thì hiện nay trên.. phổ biến trên trang mạng toàn cầu là mình có ba cái website. Một cái là Nguyên Thủy Chơn Như, thì trong cái Nguyên Thủy Chơn Như đó là nó có cái Bậc Tam Minh Luyện Tỉnh Thức, Luyện Tỉnh Giác thì mình.. ảnh cũng in trên đó xuống rồi ..cái thứ hai..

Trưởng lão: Phải chỉnh lại chớ còn in phổ biến kiểu đó nó sai. Nó sai rồi nó giống với các cái hệ phái tôn giáo Phật giáo khác. Nói chung là Phật giáo hiện giờ người ta dạy cũng ức chế ý thức à. Họ không có biết đường tu đâu. Ở đây thì dùng cái ý thức để ly dục ly ác pháp; chớ không phải diệt cái ý thức. Mà cứ cái pháp nào tu cũng diệt cái ý thức làm cho ý thức nó đừng có khởi niệm. Mà họ nói đi vào Định.

Cho nên Đức Phật nói Giới mà. Mình sống đúng để ly dục ly ác pháp thì Giới nó mới sanh Định. Chớ ai mà ngồi thiền mà nhập Định bao giờ? Còn mấy con thì cứ lo mà ngồi thiền để mà Định, thì ngồi thiền ức chế ý thức chớ sao. Người ta đâu có ngồi thiền. Người ta đâu có gò bó thân tâm của mình; ngồi kiết già đồ cho nó thẳng này kia bắt.. Đó là làm cho mình khổ. Để ngồi thoải mái tự nhiên, (07:27) sống cái tâm hồn của mình, thân tâm nó không bị gò bó trói buộc đâu hết. Tức là giải thoát chớ gì?

(07:34) Rồi bắt đầu từng cái tâm niệm tham, sân, si của mình nó mới khởi ra. Tại vì mình còn tham, sân, si thì nó phải có niệm chứ sao? Mà niệm khởi ra thì cái tri kiến của mình, cái hiểu biết của mình, cái đúng thì để mà cái không đúng thì diệt. Như vậy là gọi là ngăn ác, diệt ác mà sanh thiện, tăng trưởng thiện. Cho đến khi tất cả các ác pháp đều bị ly hết rồi thì còn thiện thì nó là bất động, bất động tâm. Có vậy thôi. Nhưng mà phải đi cho đúng con đường chớ tu không biết cách, xả cũng không hết nữa. Nói tui xả chớ coi chừng tôi huân vô nhiều. (08:12) Bởi vậy tu cho phải cách.

Phật tử: Dạ! Cái vấn đề là thưa Thầy có nhiều người thắc mắc tại vì có ba cái trang Web. Đó thành ra bây giờ cái nào cũng có cái vấn đề hết, thành ra ta không biết ở đâu để mà chuẩn. Thì giờ theo như Thầy thì Thầy nghĩ làm sao?

Trưởng lão: Thầy thì nói chung là…​ Ai thấy những cái bài vở của Thầy viết hay thì cứ đưa lên đó chớ Thầy có biết cái trang Web ờ sao? Thầy cũng không có lên đó đọc bao giờ?

Phật tử 1: Có nhiều…​thì…​ Nhưng mà chuẩn đó thưa Thầy, để mà chuẩn cái trang Web.

Phật tử 2: Tức là làm sao mình thống nhất được thì tất cả đều cùng mục đích là để mà đưa cái pháp Phật mình đến toàn thể đại chúng.

(08:57) Trưởng lão: Thì nói chung là…​ Nói chung là cái người nào họ muốn làm cái trang Web mà đưa lên thì người nào cũng. Mình đọc hay, mình cảm nhận thấy cái bài thuyết giảng của Thầy nó hay thì người ta cũng muốn đưa lên hết. Bởi vì cái khả năng người ta có làm được cái điều đó thì người ta muốn cho mọi người cũng được như mình. Cho nên Thầy cũng không cấm cản cái vấn đề đó được. Bởi vì tại.. cái cái người đó họ thấy hay thì họ cứ đưa. Mà muốn đưa quá, mấy trang cũng được, Thầy chẳng cản ai hết. Nhưng mà Thầy có lời khuyên như thế này. Mình thấy hay mà người khác chưa thấy hay rồi coi chừng động tâm họ. Chẳng hạn mình đưa lên mình thấy hay quá cái nó đụng. Ở bên Đại Thừa người ta tụng niệm cúng bái, cầu siêu, cầu an. Mình cứ đưa lên đó tức là mình vô tình mình, mình dập người ta, thì coi chừng người ta không để yên mình đâu. Cho nên mình tránh. Những cái điều mà Thầy nói đây để cho mình nghe mình biết cái sai để mình tu. Chớ không phải đưa lên quảng cáo cái điều này mà đánh lộn nhau trên những cái trang Web. Không được. Đấu khẩu ở trển không có xong. Con hiểu không?

Cho nên vì vậy đó, khi một khi mình đưa lên cái trang web trên đó, để mà phổ biến rộng ra đó, thì những cái bài Pháp dạy lợi ích cho sự tu tập chớ những cái bài Pháp mà chỉ cái sai của người khác thì không nên đem. Ai cũng cho mình đúng hết. Nhưng mà, khi mà mình tu, mình làm chủ được thì chừng đó người ta theo mình chớ sao. Có gì? Mình chưa tu được mà mình nói quá trời, chưa thấy đạt.(10:28) Nên Thầy nói khoan nói đã, ráng tu đã. Chừng mà tui thấy tui làm chủ được sanh, già, bệnh, chết rồi đó; tui rút cái kinh nghiệm tui nói những chỗ tui tu thôi. Còn những cái mấy ông mà tu hoài mà không được thì mấy ổng cũng phải theo mình thôi.

(10:47) Phật tử 1: Dạ! Như vậy là trong cái trang Web Nguyên Thủy Chơn Như thì đưa lên những cái bài viết của các vị thì các vị trong cái khóa tu chánh kiến; và đưa lên những cái bài viết theo như là cái bài mà Luyện Ba Minh, Tỉnh Thức mà trong đó là Thầy đã nhuận lại..

Trưởng lão: Chưa con. Chưa!

Phật tử 1: Thầy chưa hoàn toàn.

Phật tử 2: Thầy chưa đồng ý.

Trưởng lão: Chưa! Bởi vì Thầy thấy nó còn cái chỗ ở trong cái cuốn đó, tập đó nó còn cái chỗ ức chế tâm.

Phật tử 1: Con đọc..Em em ..Chị đọc chị có thấy nó sai không?

Trưởng lão: Bởi vì nó phải đi vào cái chỗ ly dục ly ác pháp xả tâm bằng cái tri kiến giải thoát, chớ không phải bằng ngồi ức chế, như vậy được…​Hổng được; cho nên chưa được. Thầy chỉ nói để cho cái…​ Cái người mà viết lên qua cái kinh nghiệm bản thân. Nhưng mặc dù tu pháp của Thầy, nhưng mà người ta tự kiến giải ra cách thức người ta tu thì người ta ức chế, thì Thầy có khuyên. Khi nào mình tu đúng là mình không có gò bó thân tâm của mình chỗ nào hết thì đúng; mà mình gò bó là sai. Cho nên vì vậy những cái mình phổ biến đừng có phổ biến cái mà sai đó.

Cái mà theo cái bản thân của mình tu, mình thấy nó hỷ lạc hay này kia, mình ngồi nó không có niệm rồi sanh ra hỷ lạc. Thầy nói nó tưởng chứ hỷ lạc cái gì? Nó thay vì nó đau nhức trong thân của mình thì đó là thọ khổ thì mình nghe mình sợ. Nhưng mà thọ lạc thì mình thích thì nó cũng là thuộc về loại dục chứ gì? Ở đây tui không có thọ lạc thọ khổ gì hết. Khổ thì không sợ mà lạc thì không ưa; không có ưa thích nó. Thì như vậy mình mới vượt ra khỏi hai cái cám dỗ này; mới là giải thoát. Chớ còn mình kẹt rồi: “Trời bữa nay tôi ngồi thiền sao mà hỷ lạc quá!” Thôi chết rồi! Bị dụ. Nó đưa vô cái hang động của nó rồi. Bởi vì nó khôn lắm. Nó khôn thậm chí như thế này; nó buồn ngủ rồi nói thôi để ngủ chút cho khỏe đặng dậy tu. Ấ! Cái đầu của mấy con nó khôn ghê gớm lắm; nó dụ mấy con đi ngủ. Có phải không? Buồn ngủ quá, nghe nó lừ đừ quá, thôi ngủ chút, lát nữa cho tỉnh rồi đi tu nó tốt hơn.

Phất tử 1: Con thức dậy rồi cái con ngủ tiếp hí..hí..

(13:01) Trưởng lão: Bởi vậy hay lắm. Cái tâm của mình nó dữ lắm con; nó khôn lắm. Cho nên trong những cái điều kiện hiện giờ thì Thầy nói chung là mấy con thấy hay thì mấy con cứ đưa lên thôi. Nhưng mà Thầy nói đưa lên đừng có đụng chạm với thiên hạ là được rồi. Sợ đụng chạm, thí dụ như Thầy nói, Thầy dạy, Thầy thấy cái sai cái đúng cho mình tránh thôi, nói với.. Như mấy con đến đây Thầy nói mấy con nghe. Bắt đầu mấy con thấy này đúng quá mấy con đưa lên đó rồi bắt đầu tranh luận nhau à.

Thì đừng có đưa mấy cái đó, mà đưa cái pháp mà giữ gìn cái tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự của mình. Mỗi lần có chuyện gì buồn phiền nhắc: “Tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự. Tất cả đều là nhân quả có gì mà buồn phiền”. Thì mình thấy cái tâm mình nó xả xuống, nó vui vẻ thì vậy là được rồi. Ai có muốn tu thì tui chỉ cho vậy. Chớ tui tu không có nói chuyện khác nha, tôi không nói Tịnh Độ à. Tịnh Độ mấy ông niệm Phật sao cứ niệm.

(14:04) Phật tử 1: Thưa Thầy! Cái vấn đề thứ hai đó con muốn muốn đề cập với Thầy là mấy cái sách của Thầy đó tại vì cũng có ý kiến của anh Thông Đức ở trong đây nè, thì ảnh không có đi được bữa nay là tại ảnh bó, bị té gãy tay ảnh không có đi ảnh gửi cho tụi con cái email. Nhưng mà tụi con cũng muốn trình lại với Thầy coi coi, coi cái ý của Thầy như thế nào? Cái thứ nhất là về cái vấn đề bây giờ cái Website thì thôi bây giờ cái Website đó người nào thích thì họ đưa lên. Nhưng mà họ đọc thì nếu mà họ đọc mà họ nhìn thấy là cái Website có những người khác viết thì có lẽ là họ sẽ bớt bớt, họ không đọc mà chỉ đọc những Website nào mà của Thầy thôi; thì đó là cái sự tự do của họ. Với lại sự tự do của họ đưa lên trên mạng. Mà còn thí dụ như Thầy in trong sách, trong sách mà Thầy in ra, thì Thầy có thể Thầy lấy một cái Website nào đó để Thầy chuẩn làm cái Website là đường hướng của Thầy. Đó thì cái đó là con con con chỉ nghĩ đó thôi bây giờ thì chỉ có cái Chơn Lạc.org với lại, với lại cái Chơn Như.net, thì mới sau này nhưng mà Chơn Như.net thì nó cũng chưa có đầy đủ. Thì tùy Thầy à, con…​ Chớ nếu mà trên sách; mình in ra đó mà để ba thứ hết luôn thì lại lọt vô cái chỗ người khác Tập Đệ Tử viết.. viết lách; thì nó cũng không có đúng.. lắm. thì cái đó tùy Thầy thí dụ bây giờ, mình in sách ra thì Thầy để trên đó là có thể theo dõi những cái bài vở gì đó hay là những cái bài Pháp gì của Thầy ở trên Website là Chơn Lạc.org hay là Chơn Như.net. Tại giờ con không dám đề cập tới Nguyên thủy Chơn Như.net là tại vì trên đó có nhiều cái bài không phải của Thầy giảng, của những vị Thầy khác giảng và những vị Phật, đệ tử của Thầy viết đó thì thì cái đó là tùy con. Đó là cái ý kiến thôi, con chỉ đưa lên cho Thầy cái ý kiến đó thôi. Cái thứ hai nữa đó cái cái điều này con nghĩ mà Thầy thì con biết Thầy rất là bận. Khi mà Thầy viết sách xong thì Thầy cũng muốn, tụi con cũng muốn xem để mà đem đi xuất bản. Nhưng mà trước khi mà đem đi xuất bản đó thưa Thầy thì phải có một người khác duyệt qua giúp Thầy cho nó đỡ mấy cái lỗi chính tả; hay là những cái gì mà gọi là sơ sót. Thưa Thầy, thì con cũng có cái đề nghị. Thấy anh Thông Đức này có vẻ ảnh rất là chú tâm; ảnh bỏ hết cái cái thời gian của ảnh vô trong cái Pháp của Thầy. Thành ra nếu mà nếu mà được như vậy mai mốt mà Thầy viết cái gì xong Thầy gửi lại cho anh Thông Đức hay là gửi cho con; rồi con sẽ đọc rồi xong rồi gửi trở về; rồi mình đem đi xuất bản. Thì có như vậy thì nó mới đỡ đỡ cái phần sai sót nhỏ nhặt không đáng, không có đáng lắm.

(17:06) Trưởng lão: Nói chung là dù mấy con có tích cực có làm cũng sơ sót. Bởi vì nó qua nhiều lắm. Cho nên trong khi đó khi mà cái tác phẩm mà viết rồi đó thì về Tôn Giáo, thì như Thầy đứng trong góc độ Tôn Giáo, thì phải gởi nhà xuất bản Tôn Giáo. Rồi không phải cái cái người làm giám đốc và cái người biên tập cho nhà xuất bản Tôn Giáo đó; mà khi mà tác phẩm Thầy gởi đến họ cũng không có cái quyền để mà chứng cho cái tác phẩm mình in đâu. Họ đưa vô ban Tôn Giáo Chính Phủ đọc. Ở trong đó thì nó có một vài Hòa Thượng ở trong đó chớ không phải không. Cho nên khi mà đưa vào trong đó cái ban mà nó duyệt ở trong đó; ban Tôn Giáo Chính Phủ nó duyệt rồi thì nó mới trả về cho nhà xuất bản Tôn Giáo. Nhà xuất bản Tôn Giáo đó mới đưa qua một cái người biên tập, biên tập của nhà xuất bản Tôn Giáo. Họ đọc cái tác phẩm của Thầy. Những chữ chính tả, cái gì đó họ sửa lại hết.

Phật tử: Sao lại lúc sau con thấy họ không sửa nữa Thầy…​…​.Mười Hai Cửa Vào Đạo

Trưởng lão: Không biết, con! Không biết họ có chịu khó họ sửa không chứ cái đó là cái trách nhiệm của họ đó.

Phật tử 1: Thật sự. Thầy! Thật sự..

Phật tử 2: Hồi xưa có sửa. Hồi xưa mà hồi mà anh Trung, ảnh làm đó thì ảnh cũng sửa một mớ rồi; thì đưa vô đó họ lại có sửa con thấy là có sửa. Nhưng mà lúc sau này Mười hai Cửa Vào Đạo, Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Gì là con đọc mấy hổm con có đưa cho cô Trang cuốn sách lúc mà con tu tập ở trên đây đó thì là thấy trong đó là không có…​,có nhiều cái lỗi.

(18:40) Trưởng lão: À! Không biết, chứ nó đó có nhiệm vụ của Nhà Xuất bản Tôn Giáo đó. Nó có cái ban biên tập của nó thì trong ban biên tập; Thầy biết là, Thầy biết là cái chú Lý, cô gì đó nữa đó, ba bốn người lận. Cho nên khi ờ bây giờ chú Lý chú biên tập về những cái tác phẩm của Thầy; còn cô gì đó biên những sách vở khác. Nó có cái ban ở trong cái Nhà Xuất bản Tôn Giáo con. Cho nên vì vậy Thầy biết rằng bây giờ, mấy ông này khi mà sửa rồi cái tác phẩm mà của họ mà duyệt mà sửa rồi đó; thì mình in phải cho đúng cái đó chớ mình in sai họ không chấp nhận.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Họ không chấp nhận đâu con. Trời đất ơi! Họ làm việc kỹ lắm. Bởi vì những câu mà Thầy nói nó đụng chạm cái hệ phái khác Đại thừa. Đó hoặc là Thầy nó, ví dụ như bây giờ Thầy nói như thế này; thì họ sửa lại hết đó con. Thầy nói về cái đường lối mà tu tập của các Sư, Thầy của Việt Nam từ xưa đến giờ là do các sư thầy Trung Quốc đưa qua, chớ Việt Nam không có cái gì gọi là Phật Giáo. À! Trung.. Thầy nói Trung Quốc thì mấy ông này nói ngoại quốc chớ không có dám để Trung Quốc hay nước ngoài. Chớ không dám nói ngoại.. Trung Quốc đâu; họ sửa lại đó. Cho nên khi đó Thầy.. họ để nước ngoài thôi chớ họ không dám để Trung Quốc

Sự thật là Trung Quốc truyền qua Việt Nam mình mà Thầy còn xác định thêm nữa. Tư tưởng của người Trung Quốc luôn luôn muốn cai trị đất nước Việt Nam. Mà cai trị bằng quân đội không được thì cai trị bằng tư tưởng. Cho nên đưa các sư thầy qua đây để mà cai trị tư tưởng của dân tộc Việt Nam. Cho nên toàn bộ những kinh sách này dạy ngu dân. Cầu cúng mê tín không ngu à? Có phải hông? Trung Quốc dạy mình, qua đây để cúng cầu siêu, cầu an này kia. Kinh Di Đà, Hồng Danh đồ nguyên là của Trung Quốc chớ của ai. Việt Nam mình có viết thứ kinh đó đâu. Có phải không mấy con? Thầy vạch mặt hết thì mấy cái ông kiểm duyệt này rất sợ. Để để cái tên Trung Quốc thì rất sợ; để nước ngoài đó. Đó! nó, họ khéo léo lắm chớ đâu phải họ ấy đâu con. Nhưng mà Thầy nói thẳng nói thật à!

Phật tử 1: Dạ! Ý chị Phương muốn nói là sửa những cái như lỗi chính tả căn bản nhiều khi nó cũng sai những cái lỗi chính tả.

Phật tử 2: Nó không có sửa Trưởng lão ơi!

Phật tử 1: Đơn giản thí dụ, thí dụ chữ “lần lược” với chữ “c” cái đó phải có những cái người người ta chỉnh lại một chút xíu, cái đó là đơn giản.

(21:04) Trưởng lão: Bây giờ đó, bây giờ ở đây nó có một cái ban nó chỉnh sửa chớ không phải không. Nhưng mà điều kiện hiện giờ đó, thí dụ chẳng hạng bây giờ sau khi mà đưa ra xin phép cái ban đó nó duyệt lại. Cái ban này tuổi trẻ sinh viên không hà.

Phật tử 1: Là mấy cô.. cô.. cô Hạnh Tâm, Hạnh Liên này kia đó. Con hiểu rồi.

Phật tử 2: Hạnh Liên, Liên Đức đồ đó.

Phật tử 1: Với lại Minh .. cái gì Hạnh Liên với Minh Phúc gì đó; cái cái cậu gì đó. Có một cậu nữa.

Trưởng lão: Minh Đức.

Phật tử 2: Minh Đức thì có trong đó rồi. Còn một cậu nữa…​Tâm Phúc.

Trưởng lão: Còn một số nữa xin Thầy. Thầy nói khoan đã; Thầy còn đang làm việc mấy con. Mấy con chỉnh chính tả hoặc này kia đều là .. là sau cái đã. Thầy chỉ lo ngại là chỉ xin phép không được thôi.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Chớ xin phép được thì mình chỉnh rồi mình in thì càng tốt chứ sao. Rồi cái nhiệm vụ của nhà in nó mình đưa xuống nó cũng làm cái nhiệm vụ; nó cũng chỉnh lại cái tác phẩm của mình. Những cái lỗi chính tả nó sửa lại con, nhà in đó. Rồi cái cái hình dáng của cuốn sách in cái cỡ nào, mình cho nó in theo cỡ nấy.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Nó qua nhiều khâu làm việc lắm. Mà mấy con mà có rảnh thì mấy con đọc lại. Có gì thì mấy con cứ ghi ở trên đó. Thí dụ như cuốn sách này bây giờ có cái gì mấy con đọc; à cái chữ này là sai hoặc là đánh vi tính nó sai, nó nhảy hay sao đó, nó.. nó.. thiếu sót thì mấy con cứ ghi vô đó. Thì người ta sẽ lấy cái tập này đó, người ta sẽ đưa ra, người ta sẽ ghi lại đầy đủ nhau. Để mình cùng làm nhau.

Phật tử 1: Dạ cùng làm trước cái cái in.

Phật tử 2: Cái này Thầy. Thí dụ như là những cái này mình không có nên bỏ trong đây. Tại vì để đây cái không thấy rõ chữ. Chữ đen chữ trắng đó. Rồi cái cái cái nền nếu mà cái nền nếu mà nền hình màu đó mình thấy nó rõ còn mình in ra đen trắng rồi cái nó hết thấy rõ.

(22:59) Trưởng lão: Không phải. Cái này, cái này là chưa qua cái cái cái cái nghiệp vụ chuyên môn của cái những người làm. Khi mà chuyên môn họ rồi đó thì họ làm cái những cái này in ra trắng đen đó nó lợt cái này hết.

Phật tử 1: Đúng! Dạ đúng!

Trưởng lão: Đó thành ra nó có bóng của cái hồ sen thôi, những cái bông sen thành ra cái chữ này nó nổi lên. Mà này thật sự ra cái này nó chưa có qua.

Phật tử 1: Chưa có qua?

Trưởng lão: Chưa có qua cái người nghiệp vụ.

Phật tử 1: Bây giờ, ý con nói là mình phải chuẩn bị có một cái ban gì hả Thầy?…​

Trưởng lão: Thì bây giờ mình mới chuẩn bị nè. Con thấy không? Như vầy là nó lem luốc.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Nhưng mà khi mà qua cái nghiệp vụ chuyên môn người ta đâu có làm cái chuyện vậy đâu. Trời đất ơi! Đâu đó rõ ràng đó chớ.

Phật tử 1: Bởi vậy khi mà con đưa lên mạng, con lấy cái chữ ra ngoài hết; con lấy ra ngoài hết; con lấy ra ngoài giống như vầy. Chớ con không có để trong đó tại vì dòm người ta không có thấy đó. Thành ra không ấy, thành ra bây giờ nếu mà con.. cái đó là chỉ cái đề nghị của con; nếu mà Thầy thấy…​

Trưởng lão: Nó có ở đây con. Ở đây có một cái nhóm người họ đã góp ý cũng như con vậy. Thầy nói cái nhiệm vụ đó là nhiệm vụ của mấy con chuyên môn rồi. Còn Thầy ở đây có nhiệm vụ viết thôi.

Phật tử 1: Viết thôi? Dạ!

Trưởng lão: Còn mấy con làm hình làm gì đó, mấy con thấy đọc ờ cái đoạn đó nói như vậy, thì mấy con cần phải làm cái hình gì thì mấy con cứ làm. Thầy không có rầy cái điều đó đâu. Mấy con làm trang trí cho nó đẹp cuốn sách có gì đâu.

Phật tử 1: Dạ! Như vậy thưa Thầy! Bây giờ, bây giờ con nghĩ như vầy thí dụ như có một ban một số người đọc coi lại hết rồi làm như vậy trước khi mà ra in, phải có một người nữa coi, coi lại tức là tức là thực sự như là Thầy nói dầu có coi đi nữa vẫn có bị sai sót

(24:41) Trưởng lão: Bị còn sai sót.

Phật tử 1: Dạ! Thành ra mình, mình phải có hai cái lượt người. Lượt người đầu coi coi những cuốn sách rồi mới xong rồi trước khi tái in đó mình mới coi lại lần nữa dả dụ như sắp xếp hình ảnh, rồi một…​ cái đó là con nói cái này. Còn cái cuốn sách mà Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo đó thưa Thầy; có một cái là con thấy nó cũng hơi…​ (25:04) Tại vì Thầy dạy con hồi xưa mình làm gì thì, thơ văn hình ảnh nó phải phối hợp hợp với cái cái nội dung của cuốn sách đó. Thì cái cuốn sách Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo hôm rồi Thầy đưa cho con đó, thì mở ra đó thì lại có một cái trang đầu đó thì để cái hình ảnh sông nước, sông nước rồi để “quê hương tôi đẹp lắm có sông Hương núi Ngự” cái hết. Cái dưới này mới để hai câu thơ dưới này mà để trong cái Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo thành ra con thì con..

Trưởng lão: Con không hiểu, nói không hiểu thì nó…​ Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo có một cái phẩm nó nói về quê hương tổ quốc.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Chớ đâu phải đạo Phật dạy mình vong ơn quên đất, quên nước quên non đâu. Không phải đâu. Cho nên vì vậy mà cứ thấy những cái hình ảnh, không biết tại sao mà quê hương tôi đẹp lắm? Không ngờ là “Quê hương tôi đẹp lắm” tức là sông, núi, non đều là Pháp của người ta tu hết.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Trong Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo của người ta mà. Con thấy người ta để như vậy mà mình học Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo mà không thấy. Nó quá tuyệt vời! Cuốn sách nó Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo để dẫn chúng ta trở về yêu thương tổ quốc chúng ta, yêu thương bản thân chúng ta, để thực hiện sự giải thoát. Đạo Phật có ba mươi bảy pháp môn chứ đâu phải nhiều đâu nhưng mà không ngờ.

Phật tử: Bởi vậy con mới thắc mắc. Con nói không biết tại sao Thầy để trong đó.

(26:26) Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói đó, nếu mà hai người chứng quả A La Hán ngồi đây nói chuyện chắc mấy con điên cái đầu. Trong đó Thầy nói đâu có biết, Thầy lồng vào những cái bài Pháp rất tuyệt vời. Người ta không nói bằng ngôn ngữ.

Phật tử: Dạ! Dạ!

Trưởng lão: Mấy con thấy chưa? Cái sự hiểu biết của cái tri kiến của mấy con là cái sự hiểu biết của tri kiến của thế gian, nó không phải là sự hiểu biết của sự giải thoát.

Phật tử: Quá hữu hạn.

Trưởng lão: Làm sao mà thấy được cái hiểu biết của cái người chứng đạo. Nó cách một trời một vực. Thánh mà, trí tuệ của Thánh. Còn mình phàm phu làm sao mà nhìn cây cỏ kia mình thấy được cái gì trong đó. Cho nên khi mà Thầy đưa cái mới cái bắt đầu Thầy biết, các người này chắc rối đầu hết rồi. Nhưng mà Thầy biết rồi lần lượt rồi phải hiểu thôi, phải hiểu thôi.

2- THẦY NÓI VỀ 12 NHÂN DUYÊN

(27:20) Phật tử: Bây giờ, bữa nay, con giải tỏa được cái này. Tại vì con tưởng…​ Con con hơi thắc mắc con nói Thầy phải có cái ý gì trong đây. Tại vì con nói với cô Trang thì cô Trang nói là Thầy để, cái nói thắc mắc không biết sao bây giờ. Con phải hỏi cho nó ra, giờ Thầy giảng con rất cám ơn Thầy rất nhiều. Dạ! Dạ! Rồi cái xong rồi đó thì cũng có nhiều cái vấn đề. Thôi thì bây giờ mấy cái vấn đề về vẽ sách, mấy cái chỗ in, mấy cái chỗ …​ Để chuẩn bị cho cái mà mình xem cái chủ đề Mê tín, Chánh tín Thầy. Trong cái cái Mười Hai, Đường Về Xứ Phật đồ đó. Thì trong đó chẳng hạn như hoặc là trong cái cái cái Mười Hai Nhân Duyên. Hồi trước trong cái Đường Về Xứ Phật của Thầy; Thầy dạy về Mười Hai Nhân Duyên thì chưa có…​ cái là Thủ rồi mới tới Hữu. Hay là Thầy giữ đúng theo trong kinh?

Trưởng lão: Cái đó là theo kinh con. Là sai con.

Phật tử 1: Dạ! Thầy giữ theo đúng theo kinh nhưng mà, khi mà Thầy viết Mười Hai Cửa Vào Đạo đó thì Thầy đã sửa lại, Thầy sửa lại thì là tụi con nghe lời dạy là Hữu rồi mới tới.. tới Thủ.

Trưởng lão: Có rồi mới giữ chớ còn không có làm sao giữ.

Phật tử 1: Dạ ! Hữu rồi mới Thủ. Thì bây giờ, khi khi tụi con bây giờ, khi tụi con sẽ in trở lại Mê tín, Chánh tín thì tụi con xin phép Thầy có sửa lại những cái điều đó cho đúng hay không hay là giữ nguyên.

Trưởng lão: Sửa lại hết à con. Không có giữ nguyên, con. Nay bây giờ mình in là phải sửa lại hết, để không nó trật đó.

Phật tử 1: Dạ! Tức là do lúc như vậy thì khi mà sửa lại thì trong cái lời tựa của Thầy, Thầy cũng xin phép cho tụi con vài câu để nói tụi con tự ý sửa là cũng không được mà..

(28:55) Trưởng lão: Không phải đâu. Sửa đúng là được, khỏi cần nói gì hết.

Phật tử 1: Với lại con cũng nói một cái vấn đề mà Mười Hai Nhân Duyên đó Thầy; Vô Minh, Hành sanh Thức; bây giờ thay vì chữ Thức mình sửa lại chữ Nghiệp.

Phật tử 2: Nghiệp. Hành sanh Nghiệp quá hay. Hành sanh Nghiệp rất là dễ hiểu.

Phật tử 1: Bữa hổm thì Thầy nói…​Bây giờ bữa nay con không biết …​

Trưởng lão: Bởi vì chính nó từ cái chỗ Vô Minh nó sanh Hành, Hành sanh Thức nhưng mà vì trong Kinh nó nói Thức là cái biết nhưng mà sự thật cái Nghiệp. Nghiệp làm sao? Thì mình Vô Minh mình mới làm những hành động đó; ác thiện mình cũng chưa hiểu đâu. Nó Vô Minh mà, con hiểu hông? Thì Nghiệp là quá đúng chứ sao.

Phật tử 1+2: Dạ! Giờ tụi con được phép sửa phải không Thầy?

Trưởng lão: Sửa chớ! Bởi vì cái gì để cho người ta hiểu mình sẽ giải thích. Bởi vì Kinh nói như vậy mình phải hiểu như vậy chớ không thể hiểu Thức.

Phật tử 1: Dạ! Hiểu Thức cái là hiểu tùm lum hết: Ý Thức, Ý Thức, Tưởng Thức rồi…​Thức Thức.

Trưởng lão: Thức Thức.

Phật tử 1: Dạ! Rồi không biết cái Thức này nó nằm ở cái Thức nào? Mà thực ra…​

Trưởng lão: Mà trong Danh Sắc nó cũng có cái Thức ở trong đó nữa rồi.

Phật tử 1: Dạ! Nói cái câu trong Danh Sắc có Thức vậy là…​

Phật tử 2: Cái câu này ảnh cũng hỏi nè thưa Thầy. Trong cái Danh Sắc nó có Thức tại vì trong cái Thức nó có tới…​

Phật tử 1: Tức là Thầy nói cái thân người với cái thân người ngũ uẩn luôn rồi.

Trưởng lão: Danh Sắc là cái thân người đó.

Phật tử 1: Danh là Tưởng Thức. Sắc là cái cái Ngũ Uẩn của mình là sáu cái biết phải không Thầy?

Trưởng lão: Phải rồi.

Phật tử 1: Danh Sắc sáu cái biết với cái Tưởng Thức nữa là bảy cái biết, bảy cái biết. Nhưng mà còn cái Thức Thức nữa Thầy?

Trưởng lão: Cái Thức Thức nó để người Tam Minh mới nói, còn bây giờ không có đem vô đây được.

Phật tử 2: Bởi vì Thầy không có nói thành…​ Tại ảnh thắc mắc mới hỏi cái câu như vầy nè. Ảnh hỏi là..

Trưởng lão: Nó không có nhập chung vô được. Cái Thức đó bây giờ nó có ở trong cái bộ óc nhưng mà nó không hoạt động.

Phật tử: Nó có trong Danh Sắc của mình?

Trưởng lão: Nó có trong Danh Sắc nhưng mà nó không hoạt động.

Phật tử 1: Dạ! Không hoạt động.

(30:41) Trưởng lão: Cũng như con có cái Tưởng mà giờ con nói chuyện với Thầy thì chiêm bao không có đâu. Nhưng mà con ngủ thì con chiêm bao. Nhưng cái Thức Uẩn nó lại ngủ, thức gì nó cũng không làm việc hết. Còn cái Tưởng của con Tưởng Thức thì nó còn làm việc. Tại vì con ngủ thì nó có chiêm bao thì nó làm việc chứ sao.

Phật tử 1: Nhưng mà mình có thể…​ Nhưng mà xác định rõ trong Danh Sắc mình nó có Thức Thức.

Trưởng lão: Á! Tâm Danh Sắc thì nó gồm chung, nó không có nói cái Ngũ Uẩn ở trong đó được. Bởi vì Danh Sắc thì nó nằm ở trong…​ Mười Hai..

Phật tử 1: Bảy cái biết hả Thầy?

Trưởng lão: Sáu.. bảy cái biết của nó, có cái Tưởng nữa là bảy cái biết. Bởi vì sáu cái biết: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý đó. Rồi thêm cái Tưởng nữa thì nó là Danh Sắc. Chớ còn cái biết kia không có được; cái biết kia đưa vô không được. Cái biết đó là của những bậc tu chứng. Nó không hoạt động.

Phật tử 2: Nói không được thành ra Thầy nói

Trưởng lão: Cái thức không có được. Đưa vô không có được. Không có đưa vô Danh Sắc được. Danh Sắc nó gồm có cái thân của chúng ta phải không? Nhưng mà trong thân này có cái đó nhưng mà không có được. Bởi vì cái đó là người tu chứng, còn mình chưa chứng. Nói chung là nói cái thân của mấy con, chứ không dám nói cái thân của người tu chứng. Cái thân của người tu chứng, bắt đầu cái đó nó mới làm việc, cho nên mới đưa vô mới được. Còn giờ nó không có làm việc, lúc nào nó cũng không có làm việc hết. Bây giờ con có cũng như không có vậy à. Có phải không? Nếu mà có…​ Thầy bảo lát nữa xảy ra chuyện gì giờ con có biết được không? Người ta có cái đó nên người ta mới biết chớ. Phải không? Cái đó là cái Tuệ Tam Minh đó.

Phật tử 2: Ảnh hỏi trong đây đó là một con người và một Danh Sắc có cái gì khác nhau? Thì con người với cái Danh Sắc cũng giống nhau hay là..

Trưởng lão: Danh Sắc là con người chớ còn cái gì nữa.

Phật tử 2: Danh Sắc với con người đều giống nhau hết rồi, thì có cái gì khác nhau..?

(32:36) Trưởng lão: Cái đó là tại cái tên ở trong Kinh nó gọi, chớ đó là cái thân người của chúng ta. Danh Sắc là cái thân người của chúng ta chớ không có gì hết; nó hợp lại nó thành Danh Sắc.

Phật tử 1: Con có thêm câu hỏi nữa là cái Thức, ba cái Thức đó là Ý Thức, Tưởng Thức với Tâm Thức; mà còn cái Tiềm Thức nữa là cái đó Tiềm Thức là cái gì của Tưởng, của Tâm Thức hay là cái Tiềm thức..

Trưởng lão: Cái Tiềm Thức là cái Tưởng của con đó nó giao cảm mới được. Nó nói là ờ bây giờ sao tui lại tui biết cái chuyện đó nó xảy ra vậy. Nó gọi là Tiềm Thức ở…​ Nó thần giao cách cảm chứ giao cách cảm cái gì. Cái Tưởng nó hoạt động, nó giao cảm chớ ai vô đó.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Cái Ý thức thì nó mờ mịt nó không có thời gian, không gian. Còn cái Tưởng Thức nó không có không gian, thời gian. Tương lai nó cũng biết được nè, nó cũng giao cảm được về tương lai xảy ra cái gì, quá khứ nó nhớ lại được hết. Cái Tưởng…​ (33:34)

Phật tử 1: Đúng là cái Tiềm Thức…​

Trưởng lão: Người ta thường không biết nó, người ta gọi là Tiềm Thức.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Chớ không có cái gì mà “Tiềm” hết trơn.Tại nó ngủ nó chưa chiêm bao thôi, chứ nó chiêm bao thì nó không “Tiềm”.

Phật tử 2: Dạ! Con hỏi thêm. Thầy, vậy để chuẩn bị in nếu mà Thầy cho phép thì tụi con chuẩn bị in thì có nên thay đổi? Tức là trong những cái bộ sách mà Thầy đã viết Đường Về Xứ Phật với Những Lời Gốc Phật Dạy hay là Giáo Án Tu Tập của người chánh Phật Pháp thì những cái lời dạy Thầy có ghi lại những…​ Do như là cô Út Diệu Quang dạy rồi người này mà thưc sự cái kết là con biết là Thầy dạy nhưng mà cô Út Diệu Quang dạy, cô Út Diệu Quang. Những cái lời mà Thầy nói là cô Út Diệu Quang, cô Út Diệu Quang. Thì bây giờ Tụi con vẫn giữ nguyên như vậy hay là mình nên để..

(34:19) Trưởng lão: Không con. Để Thầy nhuận lại, Đường về Xứ Phật cũng được nhuận lại. Bởi vì hỏi, ai hồi đó hỏi câu hỏi nào, trả lời cái ghi vô đó, bây giờ in ra thành Đường Về Xứ Phật. Nó nhiều cái nó trùng lắp. Những câu hỏi để trả lời nó trùng nhau, mà giờ không nhuận lại thì Thầy nói in nó phí lắm.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Có những câu hỏi không cần trả lời. Hỏi lảm nhảm nữa chớ không phải không. Mà hồi đó tại vì tâm lý mà, người ta hỏi thì phải trả lời thôi. Chứ sự thật đã là nói họ nghe rồi, nhưng mà họ cứ lặp đi lặp lại.

Phật tử: Dạ đúng!

Trưởng lão: Cho nên vì vậy đó những cái sách mà như Đường Về Xứ Phật đồ đó đều là phải được nhuận lại rồi mới in, chớ đừng có in vậy uổng tiền. Nhuận lại. Thậm chí như bốn tập Những Lời Gốc Phật Dạy, mặc dù là Thầy lấy những cái lời Phật dạy mà Thầy viết ra thành cái bộ sách đó. Nhưng hôm nay mà muốn in nó cũng không phải để nguyên đâu. Tại vì cái thời điểm đó phải nói vậy đó. Cái thời điểm này nó khác rồi, chớ không phải là còn cái thời điểm đó. Cho nên bây giờ đưa cái bài Pháp đó, mà giảng về cái lời Phật dạy đó, mà thời điểm này thì nó lỗi thời. Nó không đúng. Bởi vì nó luôn luôn nó tiến bộ nó đi lên, chứ nó đâu phải nằm ì một chỗ. Rồi cái nghĩa lý của nó, nó cũng theo.

(35:40) Bây giờ như ví dụ như hồi con mới gặp Thầy thì con nhiếp tâm chưa được, thì phải dạy lời Phật dạy vậy. Bây giờ nhiếp tâm được, cũng cái lời đó mà nó…​ con nhiếp tâm được, phải dạy cái lời đó nó phải dạy khác. Con phải hiểu chỗ đó. Bởi vì cái thời điểm đó với cái thời điểm này nó không giống nhau, nó tiến bộ. Nhưng mà cái lời gốc thì nó không sai. Nhưng mà cái nghĩa theo từng cái đặc tướng của mọi người mà phải giúp cho người ta hiểu sâu hơn. Mấy con thấy Phật giáo nó linh động vô cùng. Nó không có đứng chết một chỗ như là một cái cuốn sách thế gian được đâu.

Phật tử 2: Thưa Thầy! Như vậy nếu mà Thầy nhuận lại cái Đường Về Xứ Phật thì là sao thưa Thầy?

Phật tử 1: Thì Thầy phải sắp xếp lại theo chủ đề.

Trưởng lão: À! Đường Về Xứ Phật. Thì nói chung là hầu hết là có một số người đã đọc. Như vừa rồi con thấy cho thành bộ sách mà sắp xếp, thì vậy là được rồi. Thầy cần gì mà phải nhuận lại cho mắc công. Mấy con đưa gia đình lên cũng được…​ Có cần gì. Hầu hết là mấy con là Phật tử, mấy con là những người theo đạo Phật, mấy con tiếp tay với Thầy. Trời đất ơi! Mọi chuyện Thầy bây giờ phải đi ngồi đó nhuận lại cái bộ Đường Về Xứ Phật.

Phật tử 2: Thì đó bởi vậy con mới cái ý của con bây giờ Thầy nhuận lại cái ý là Thầy lo Thầy nhuận hay giao lại cho tụi con.

Phật tử 1: Nhưng mà tụi con chỉ hỏi cái ý kiến Thầy thôi. Chẳng hạng thí dụ Thầy nói có những cái đoạn Thầy nói cô Út Diệu Quang; thì tụi con suy nghĩ bây giờ nhiều người người ta thấy người ta đọc vô. Bây giờ mình ghi một cách khách quan, mình không ghi rõ tên ai hết. Thì mình có thể sử dụng một cái từ nào thí dụ như…​.

Trưởng lão: Cái đó được thôi, đâu có gì đâu.

Phật tử 2: Thí dụ từ “Thiện hữu tri thức”. Dạ! Thay vì thay tên một cá nhân thì mình dùng cái chữ “thiện hữu tri thức” có được hay không thưa Thầy?

Trưởng lão: Cũng được, đâu có cái gì đâu.

Phật tử 2: Tức là những cái bài mà Thầy nói: ờ đây cô Út Diệu Quang dạy như vầy, cô Út Diệu Quang dạy như kia thì tụi con có thể thay đổi cái tên cá nhân hoặc thành một cái danh từ chung được không ạ

(37:37) Trưởng lão: Được chớ đâu có gì đâu, có gì đâu. Cái vấn đề đó để cho nó khách quan.

Phật tử 2: Dạ!

Trưởng lão: Để không thì người ta lại có cái hiểu sai lệch. Từ cái thời điểm đó đến thời điểm này nó đều có cái sự thay đổi.

Phật tử 2: Dạ! Chớ còn lời dạy của Thầy thì nó chân lý rồi. Nó đã là chân lý rồi thành ra là mình…​Tụi con muốn đưa những cái chung vô thôi không có vô một cái cá nhân.

Trưởng lão: Để cho nó phù hợp trong cái thời điểm của nó.

Phật tử 2: Dạ!

Trưởng lão: A! Bây giờ cái thời điểm này thì mấy con cô đọng nó lại để cho sắp xếp thứ lớp, để người ta đọc nó dễ, nó nhanh, nó không mất thì giờ.

Phật tử 1: Như vậy là Thầy thấy cái bộ sách con đưa cho Thầy tụi con sắp xếp lại vậy là là được?

Trưởng lão: Được rồi, Thầy có Thầy có viết cái lời giới thiệu.

Phật tử 1: Lời giới thiệu rồi?

Trưởng lão: Lát nữa Thầy đưa cho.

Phật tử 2: Đưa cái lời giới thiệu? Dạ được.

Phật tử 1: Nhưng mà số năm, số sáu, số bảy, số tám đó phải phải làm lại. Qua bậc Tam Minh Luyện Chánh Niệm Tỉnh Giác phải phải chỉnh lại chỗ đó, tức là những cái bài mà Thầy dạy về Giới, Định và Tuệ đó, rồi mình sẽ tìm như thế nào Định Tuệ, của những cái bài mà có thể rất ít chớ không có nhiều. Con nghĩ cái đó phải tìm tòi lại những cái trang sách.

Trưởng lão: Cái danh từ mà “Định”, “Thiền Định” này kia là nó chỉ chung chung cho cái Tâm Bất Động. Mà cái Tâm Bất Động coi chừng mà…​ thiền định mà cái tâm người ta động, mà người ta thiền định thì mấy con coi chừng, mà cứ bất động không thì sai.

Phật tử 1: Dạ!

(39:06) Trưởng lão: Nghĩa là bây giờ người ta chửi Thầy không giận, không buồn. Người ta nói nặng nói nhẹ Thầy thản nhiên Thầy vui vẻ. Thầy cũng nghe, cũng hiểu, cũng biết chứ không phải là đầu óc Thầy nó đứng yên một chỗ, nó nhập định, không phải đâu. Nhưng mà chính đó là Thiền Định đó. Bởi vậy đạo Phật nó hay là cái chỗ người ta sống như người bình thường mà người ta ở trong Định. Người ta nói gì mình không buồn, không giận ai hết thì đó là Thiền Định. Còn bây giờ ngồi thiền nhập định một giờ, hai giờ xả ra, chúng nói tiếng nói cái nó tức ầm ầm trong bụng thì cái này chưa phải Thiền Định.

Phật tử 1: Như vậy là thưa Thầy! Thầy cho con lời tựa. Thì trước hết là tụi con xin phép in cuốn Mê tín, Chánh tín trước được không Thầy?

Trưởng lão: Thì được rồi mấy con. Nó là thuộc về loại sách gia đình; thì mấy con in ra để phổ cập cho mọi người có gia đình người ta đọc thì tốt thôi, có gì đâu.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Bởi vậy Thầy nói đó là nối tiếp vòng tay để mà xây dựng cái chánh pháp, chớ có cái gì đâu. (40:00)

Phật tử 1: Dạ! Thì tụi con cũng xin cái ý vầy. Trong đó có những cái từ mà cá nhân thì tụi con xin phép Thầy sửa lại một cách khách quan hơn là Thiện Hữu Tri Thức chớ thay vì là một cái tên chung. Dạ! Dạ!

Trưởng lão: Ờ! Đúng rồi.

Phật tử 2: Nhân tiện Thầy nói là mỗi một thời điểm nó có khác nhau, thì hôm nay con …​

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là nó phải vậy đó.

Phật tử 2: Thì hôm nay con xin phép Thầy thì Thầy nhìn coi cái thời điểm hiện nay trong cái Tu viện mình thì bây giờ mình có thể sắp xếp tổ chức cho nó có hệ thống ban bệ này kia.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là nó sẽ có những nhân vật nó sẽ xuất hiện; nó đến nó trợ giúp. Các con đừng lo, nó tới cái thời điểm nó phải đến à.

Phật tử 2: Vậy nó đến hả Thầy?

Trưởng lão: À! Bởi vì Phật Pháp mà nó đâu có phải…​ Bởi mình lo cũng không được.

Phật tử 2: Dạ!

(40:57) Trưởng lão: Bây giờ con lo con tìm người này kia, họ vô đó họ thấy ngán quá, làm việc ớn quá. Còn bây giờ nó tới cái thời điểm nó rồi thì tự nó đến, nó sẽ làm việc, nó giúp sức với Thầy. không có gì hết. Cho nên sóng gió là mặc sóng gió, nhưng mà cái người có vượt nổi sóng gió hay không thôi, mà Thầy thì làm gì sóng gió nhận Thầy được. (20)

Phật tử 2: Dạ! Mà con thấy Thầy cực quá. Dù.. sáng Thầy ra Thầy phải sắp xếp cho thợ rồi; lớp thì cô Trang vô hỏi rồi tiếp khách, rồi Thầy viết sách; thì nó phải có một cái hệ thống phân công.

Trưởng lão: Thì bây giờ nó lại có một số người phân công; người lo nhà bếp nè, người lo đi chợ nấu ăn nè, rồi người lo sắp xếp thợ thuyền. Tự dưng họ làm cho Thầy bớt, giảm xuống. Bây giờ Thầy còn ngồi trong phòng thôi. Ngồi trong phòng soạn những cái gì cần thiết. Những cái gì mà Thầy viết là tại gì con người chưa có hiểu biết, cho nên Thầy mới viết. Bây giờ Thầy viết là cái gì mấy con chưa hiểu biết, để bồi dưỡng cho sự hiểu biết của mấy con tăng lên.

Hồi nào tới giờ mấy con hiểu mọi con người đều có linh hồn. Thầy bồi dưỡng cho cái sự hiểu biết của con, con người không có linh hồn. Cho nên bây giờ các con phải hiểu rằng con người không có linh hồn. Thật sự đó là những cái mấy con chưa hiểu biết, Thầy viết để cho mấy con hiểu biết. Những cái mà Phật giáo từ lâu, bây giờ mấy con hiểu như vậy, (42:28) bây giờ Thầy dạy cho mấy con hiểu nó không phải như vậy nữa. Tức là cái mấy con chưa hiểu Thầy dạy, chớ Thầy không có dạy mà cái mấy con đã hiểu rồi. Các con hiểu hông?

(42:38) Thường thường người ta viết Kinh sách Phật là những cái mà người ta đã lặp đi lặp lại nhiều lần, ai cũng biết. Mà chỉ cứ viết hoài có bây nhiêu đó thì nó không hay. Còn Thầy, những cái gì mà mấy con chưa hiểu của Phật Giáo thì Thầy viết ra cho mấy con hiểu. Làm cho cái tri kiến của mấy con nó dồi dào hơn trong cái sự hiểu biết. Các con hiểu chưa? Cho nên đọc sách Thầy (43:02) chớ nó bồi dưỡng cái tri kiến của mấy con ghê lắm, chớ không phải không. Từ cái chỗ không biết nó sẽ biết. Có vậy thôi! Cho nên mấy con yên tâm đi. Thầy có bổn phận là làm cho cái tri kiến của mấy con càng lớn, càng tiến bộ, càng văn minh hơn nữa. Chớ đâu có gì mà ngồi đây mà gõ mõ tụng kinh hoài.

3- THẦY NÓI VỀ NGŨ UẨN VÀ NGŨ ẤM

(43:21) Phật tử 2: Thầy dạy cho con rõ Ngũ Uẩn với Ngũ Ấm khác nhau như thế nào?

Trưởng lão: À! Cái Ngũ Uẩn là nói theo đúng cái lời của đức Phật dạy, còn Ngũ Ấm là nói theo lời của các Tổ. Thì cái Ấm thì nó cũng là Uẩn thôi chứ có gì. Nhưng mà mấy ông này muốn mình ngon hơn, đặt cái danh từ cho nó.. Đây là người Trung Hoa nói Ngũ Ấm, nhưng mà ông Phật ổng nói Ngũ Uẩn. Tổ bao giờ cũng muốn hơn Phật chớ đâu thua. Cho nên…​

Phật tử 2: Cho con đọc con muốn điên luôn. Thì con cứ nói là bây giờ hay là Ngũ Ấm nó là cái bóng của Ngũ Uẩn…​

Trưởng lão: Đâu bóng dáng gì? Tại cái danh từ người ta dùng để người ta chỉ cho nó.. Người Trung Quốc nó phải có danh từ của người Trung Quốc, mà người Ấn Độ phải có danh từ của người Ấn Độ. Mà không lẽ mà người Ấn Độ nói với người Trung Quốc có một âm đó sao? Con hiểu sao kỳ vậy? Làm cho mấy con cứ hiểu theo chữ nghĩa thôi, chứ âm thôi. À, nó phát âm vậy đó phải đi tìm (44:28) nó, thử coi nó nói cái gì đó.

Phật tử 2: Quá trời! Người viết Ngũ Ấm, tìm Ngũ Ấm, Ngũ Uẩn không biết nó khác nhau cái gì?

Trưởng lão: Chữ Ấm với chữ Uẩn nó có khác nghĩa chỗ nào đâu. Nhưng mà cái của Trung Quốc, cái của Ấn Độ thôi.

Phật tử 2: Dạ!

(44:43) Trưởng lão: Ấn Độ nói Ngũ Uẩn mà Trung Quốc nói Ngũ Ấm; thì hai ông này cũng nói có một nghĩa đó thôi, chứ có khác. Chơi chữ mà mấy con không biết. Bởi vậy nếu mà không có Thầy giải thích, mấy con bị rối ba cái tư tưởng, ba cái chữ nghĩa này hết. Rồi cứ đi lật tự điển, đi tìm nghĩa mà..

Phật tử 1: (nghe không rõ) Dạ! Thưa Thầy! Chị Út này là bạn bè lâu năm mà chị là đệ tử của Thầy Thanh Từ cũng lâu năm rồi.

Phật tử 2: Ba chục năm rồi Thầy.

Trưởng lão: Vậy tốt có sao đâu. chớ Thầy cũng là đệ tử của Hòa Thượng Thanh Từ chứ bộ.

Phật tử 1: Mà bây giờ mới nghe được pháp Thầy cũng có đủ duyên đó tự nhiên rồi cô có.. Chị này chỉ kể chuyện con nghe đó đủ duyên cái cổ mời đi luôn chớ đúng ra tụi con chỉ có hai người.

Phật tử 2: Hai chị em đi thôi.

Trưởng lão: Đó là cái duyên thôi chứ gì. Hôm nay mấy con gặp Thầy á, gặp một ông già tám mươi hai tuổi, phải không? Nhưng mà luôn luôn nãy giờ mấy con thấy Thầy luôn luôn nụ cười trên môi, không có cái gì mà làm Thầy buồn được hết. Mà không có bệnh đau gì mà dám xâm chiếm thân của Thầy. (46:09) Như vậy là mới tu chớ. Tu mà bệnh nó xâm chiếm, nó nhức chỗ này đau chỗ kia đi nằm nhà thương là Thầy nhất định thà chết đi, chớ không có làm đệ tử của Phật cái kiểu này được. Bởi vì đạo Phật phải làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Mà mình đệ tử của Phật, mà cứ đi vô nằm nhà thương bác sĩ trị bệnh mình thì thấy mấy ông bác sĩ mình thấy nhục quá. Cho nên đối với Thầy nhất định chết bỏ, chớ làm chủ được sự sống chết, chớ còn đau bệnh mà đi vô nhà thương Bác sĩ mà trị bệnh Thầy Thầy…​ thôi nghỉ.

(46:44) Cho nên Thầy không uống một viên thuốc bổ con. Mấy con cho những trái cây này kia ăn, tới giờ trưa ăn một bữa thôi. Nước mấy con Ensure đồ vậy đó thì uống thôi, đúng giờ. Tới giờ đó ăn rồi thôi, hoàn toàn ngoài giờ không ăn uống để cho nó nghỉ ngơi, cho nó khỏe. Ăn uống nó cũng làm việc. Mình cứ vô sự không làm việc thì khỏe hơn là ăn uống. Nhưng mà vì còn cái thân tứ đại, Thầy ăn uống trong một bữa đó là cực lắm đó chớ. Ăn phải nhai, phải nuốt chớ đâu phải ngồi không được đâu. Cũng cực lắm! Còn mấy con thấy ăn nó nghe nó ngọt, nó ngon, nó thích, chớ còn đối với Thầy là một cái hành hạ. Thầy nói thật sự mấy con, người tu chứng rồi không có cái dục nào mà cám dỗ họ được. Cho nên về ăn uống họ không có thích đâu. Nhưng mà nuôi cái thân này để còn cái duyên gặp mấy con, chứ không khéo nó đi vào Niết bàn rồi nó bỏ cái thân, nó đâu có cần cái thân. Bởi vì thân này nó vô thường.

4- THẦY DẠY VỀ VĂN PHẠM VIẾT HOA VÀ VIẾT THƯỜNG

(47:48) Phật tử 1: Thưa Thầy! Con có một cái này muốn xin Thầy chỉnh.. cũng như là mình chỉnh lại hết luôn đó. Tại vì …​thí dụ như đôi khi có mấy người thắc mắc như đức Trưởng Lão rồi đó thì con thì cái cái riêng của con biết là thí dụ như người ta viết Đức thì không cần phải Hoa đức Trưởng Lão rồi tên của Thầy sau. Con thì con nghĩ mỗi lần con nói đề cập tới Thầy đó thì con luôn đánh chữ hoa của Thầy. Mấy ông thầy khác thì con không có đánh hoa mà đối với Thầy thì con đánh Hoa, là tại vì cũng như chữ Ngài như mình ví dụ mình tôn kính một người nào đó thì mình để viết chữ Ngài thì chữ Ngài đó cũng hoa; thì trong sách đó thì có khi viết thường có khi viết hoa. Rồi nếu mà mình kêu Trưởng Lão thì khỏi phải dùng “đức” hay là mình dùng đức Trưởng Lão luôn. Rồi chữ “đức” có hoa hay không hoa. Theo Thầy thì..

Trưởng lão: Đó nó thuộc về ngôn ngữ mấy con. Mấy con coi chừng trật. Để Thầy nói cho mấy con nghe nè!

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Bây giờ Thầy tên là Thích Thông Lạc, phải không? Cái tên của Thầy là Thích Thông Lạc. Mà bây giờ mấy con sợ gọi cái tên. Thường thường người Việt mình hay tránh cái tên lắm, cho nên gọi là Ngài. Do đó mình tránh cái tên thì mình để chữ Ngài nó phải hoa.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Con hiểu hông? Mà khi mà để ngài Thích Thông Lạc thì chữ ngài đó đừng có Hoa, mà chữ Thích Thông Lạc nó hoa. Con hiểu hông? Thì đó là cái cách thức dùng ngôn ngữ. Phải hông? Ngôn ngữ nó phải vậy chớ? Nó mới đúng cách mình sử dụng nó chớ.

Phật tử 1: Dạ! Thì chữ đức Thích Thông Lạc thí dụ đi, thì chữ đức không cần hoa?

(49:34) Trưởng lão: Không cần hoa. Bởi vì Thông Lạc nó hoa rồi mà để chữ đức hoa nữa, vậy thì ông này còn có cái tên Đức nữa.

Phật tử 1: Rồi, thí dụ như bây giờ nếu mà dùng chữ đức thì không đức Trưởng.. thí dụ như dùng chữ đức thì thì đức Thích Thông Lạc. Còn nếu mình dùng Trưởng lão thì khỏi phải dùng chữ đức phải không thưa Thầy?

Trưởng lão: Khỏi. Bởi vì Trưởng lão là..

Phật tử 1: Chữ Trưởng thì viết hoa đầu, chữ lão thì đánh thường. (50:01) Tụi con tại vì..

Trưởng lão: Thành ra cái Trưởng lão là một cái người mà có đức hạnh. Ở trong ngầm ở trong đó nó có chữ đức hạnh, nó mới là Trưởng lão mới được, phải không? Mà con.. làm đức, mà hai lần cái đức ở trong đó nữa thì nó là lặp lại.

Phật tử 1: Tại vì nhiều lắm Thầy. Tại vì nhiều người viết đức Trưởng lão nữa rồi tụi con mới chuẩn bị in ra, in xét lại làm sao cho đúng..

Trưởng lão: Như vậy là chắc là Thầy phải làm nhà Ngôn ngữ học nữa.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Phải dạy mấy con mới được.

Phật tử 1: Tụi con không có dám sửa tại vì tụi con phải hỏi ý kiến Thầy tụi con mới dám sửa. Nhiều khi viết trong đó…​

Trưởng lão: Nói chung là khi mà Thầy nhìn mà cách thức mà phát âm mà viết ra từ này kia đồ đó, Thầy thấy hầu như Việt ngữ mấy con chưa có rành, sử dụng chưa có được.

Phật tử 1: (50:44) Anh Thông Đức này ảnh sửa giỏi lắm. Anh Thông Đức này ảnh chỉnh sửa rất là giỏi.

Phật tử 2: Con thì con..

Trưởng lão: Cách sử dụng ngôn ngữ của Việt Nam rất là tế nhị mấy con. Rất là tế nhị! Mà Thầy nhìn lại cái bộ từ điển và cách xưng hô. Còn về văn phạm của ngôn ngữ Việt Nam mà dạy trong các trường,Thầy nói dạy học trò chứ dạy người hiểu biết thì sai nhiều lắm.

Phật tử 1: Dạ! Sai nhiều lắm.

(51:09) Trưởng lão: Dạy học trò. Sách này để dạy học trò chớ văn phạm đồ của mấy ông mà viết để dạy học trò. Cho nên cái Bộ Giáo dục của Việt Nam cần phải chỉnh đốn lại. Chớ không thể để như thế này, mà sử dụng cái ngôn ngữ Việt Nam như thế này là chúng ta đã phỉ báng nó rồi. Đã một cái ngôn ngữ Việt Nam nó giàu vô tận mấy con. Nó rất hay! Bởi vì mình không phải ca ngợi mình đâu mà chính sự thật con. (51:39)

Con thấy nè, khi mà nó chưa có ngôn ngữ, nó mượn ngôn ngữ của người Trung Hoa, nó biến thành ngôn ngữ của nó. Nó muốn nói chữ “đi” thì nó ghép, nó ghép hai chữ lại. Chữ” khứ” của người Trung Hoa đó là “đi”. Cái nghĩa Việt của mình chữ “khứ” có nghĩa là đi. Mà bây giờ chữ khứ làm sao mà nói tiếng Việt đi được? Thì cái anh này muốn viết được thành chữ đi thì ảnh thêm chữ đa vô, để lấy cái âm đa đó mà ghép với chữ khứ thì ảnh đọc chữ đi. Thì ảnh thêm có được chữ thôi thì gọi là chữ Nôm.

Sau khi mình tiếp cận những cái ngôn ngữ Latinh, mình lấy những cái ngôn ngữ Latinh mình biến thành một cái ngôn ngữ của mình. Chứ bây giờ mình đâu có đọc theo tiếng Pháp, tiếng Latinh đâu. Có phải hông? Mấy con thấy chữ D của người ta không có gạch mà chữ đ của mình lại gạch đầu chớ. Các con thấy mình dám làm cái chuyện đó hết. Phải hông? Biến từ cái ngôn ngữ của người ta mà thành chữ Ơ, chữ E đó. Mình lấy.. dám.. cho nó đội mũ lên hết.

Phật tử 1: Sắc, huyền, hỏi, ngã đó hả Thầy?

(52:41) Trưởng lão: Sắc, huyền, hỏi, ngã mình làm vô hết. Con thấy không? Cho nên Việt Nam mình nó xài chữ của người ta, nó đồng hóa, nó thành tiếng Việt của nó hết. Việt Nam mình khôn lắm, làm giàu cho ngôn ngữ Việt Nam. Nhưng mà chưa đủ mấy con. Việt Nam nó giàu lắm. Cỡ sức mà…​ Bởi vậy hồi nãy giờ Thầy nói hai người mà chứng quả A La Hán người ta nói chuyện mấy con nghe không được. Người ta nói tiếng Việt chớ bộ người ta nói tiếng Tàu trong này sao? Nhưng mà con nghe không hiểu. Có phải không? Như vậy là phải lập thành cái bộ từ điển của người tu chứng đạo, mấy con mới đọc, mới hiểu nghĩa, chứ không khéo nó không hiểu nghĩa.

Coi vậy chớ cái ngôn ngữ Việt Nam nó rất giàu, mà người ta sử dụng được là khi người ta có trí tuệ con. Mỗi một lần mà mấy con thấy nó tăng thêm một cái số ngôn ngữ là có một số người, người ta viết sách. Người ta có cái trí tuệ, người ta viết, đòi hỏi người ta phải viết. Thành ra người ta không biết làm sao? Người ta mới truy tìm ở trong cái đầu: Cái này phải ghép lại cái này mới thành ra cái chùm ngôn ngữ này nó mới nói được ý đó. Nó làm giàu cho ngôn ngữ Việt Nam bằng cái trí tuệ không hà. Nhưng mà cái người mà không có đủ cái sáng tạo như vậy đó, thì chỉ nhẩm lại cái ngôn ngữ của người ta đã biết rồi. Chớ mình không dám chế ra. Chế ra chắc không ai thèm xài của mình đâu.

5- THẦY NÓI VỀ ĐẠI THỪA VÀ LỤC SƯ NGOẠI ĐẠO

(54:11) Phật tử 1: Là gọi.. chắc là hỏi hết đủ thứ..cái câu..

Phật tử khác: Đầy đủ hết rồi chỉ có cái này nó hơi thắc mắc nhưng mà..

Trưởng lão: Cái gì? Nói đi.

Phật tử 1: Cái chỗ này tại vì ảnh nói trong cái cái phần thứ tư là số bốn của Những Lời Gốc Phật Dạy đó. Ở cái bài Tánh biết trang 271.

Phật tử 2: Cái này hôm bữa có trình với Thầy rồi.

Phật tử 1: À! Vậy hả?

Phật tử 2: Tức là trong này có sai sót chút xíu mà mình sợ người khác ngoại đạo nó đọc vô rồi lại phê phán sách Thầy. Tức là trong đó thì có đoạn Thầy viết là “Chúng ta thấy đức Phật đã xác định rất rõ ràng. Ngài phủ nhận Kinh sách Đại Thừa nói những điều không đúng sự thật”.

Trưởng lão: Ừ!

Phật tử: Thì đúng ra là cái chỗ này là..

Phật tử khác: Cái chỗ này sửa lại “ngoại đạo”

Phật tử: Là “Ngài phủ nhận Kinh sách ngoại đạo” thì chính xác hơn phải không Thầy? Tại vì thời đức Phật chưa có Đại Thừa?

Trưởng lão: Chưa có Đại Thừa nhưng mà Đại Thừa có. Nó trong thời đức Phật nó có. Nó có sáu Lục Sư Ngoại Đạo. Mà chính cái đó nó mới sau này nó là Đại Thừa. Rồi sau này là Trung Hoa nó triển khai cái tri kiến đó. Cái hiểu biết đó nó thành ra Đại Thừa, Lục Sư Ngoại Đạo. Lục Sư Ngoại Đạo nó dựng ba mươi ba cõi trời, cho nên đức Phật…​

Phật tử: Nhưng mà hiện nay mọi người đều hiểu Đại Thừa là là của Trung Quốc.

Trưởng lão: Thì mà Trung Quốc nó dựa vào Lục Sư Ngoại Đạo này mà nó vẽ ra.

Phật tử: Dạ! Mà hồi thời đức Phật thì là chưa có, chỉ có Lục Sư Ngoại Đạo thôi.

Trưởng lão: Lục Sư Ngoại Đạo.

Phật tử 1: Thì cho nên lúc là “Ngài phủ nhận Kinh sách ngoại đạo” thì người ta dễ hiểu hơn ha Thầy.

Phật tử 2: Hay là để để luôn chữ Lục Sư Ngoại Đạo đi.

Phật tử 3: Lục Sư Ngoại Đạo rồi mở ngoặc Đại Thừa vậy thì, tại vì Lục Sư Ngoại Đạo giống như tổ tiên của Đại Thừa.

Trưởng lão: (nghe không rõ)

Phật tử 1: Không cái này là trong sách đã in rồi mà mình sợ nhiều khi những cái người khác người ta đọc vô cái người ta chống đối (nghe không rõ). Thời đức Phật làm gì có Đại Thừa mà đây nói Đại Thừa.

(56:01) Trưởng lão: À! Bây giờ mấy người không hiểu Đại Thừa. Người ta nói tư tưởng của Đại Thừa thì nó là Lục Sư Ngoại Đạo, tổ tiên của của Đại Thừa

Phật tử 1: Thì bây giờ mình sửa lại Lục Sư Ngoại Đạo

Phật tử 2: Dạ Kính thưa Trưởng lão trong cái này con xin phép con..

Trưởng lão: À! Tại vì mấy người không truy, không đọc lịch sử của đức Phật coi có không? Đức Phật đi ra đời để đi tu đều phải theo Lục Sư Ngoại Đạo tu. Nhưng mà cuối cùng Lục Sư Ngoại Đạo dạy tu không có làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Cho nên đức Phật mới bỏ, mới đi tìm đến cội Bồ Đề, mới ngồi tu để làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Sau khi ngồi tu chứng được rồi thì đức Phật mới xóa sổ mấy cái ông Lục Sư Ngoại Đạo này hết xuống. “Ba mươi ba cõi trời tưởng tri chứ không phải liễu tri”. Trời! Mấy ông lục Sư Ngoại Đạo này xanh máu mặt hết. Hồi nào xây dựng cái thế giới siêu hình, cũng như bây giờ Đại Thừa xây dựng cái thế giới Cực Lạc. Có phải không? Thầy dập xuống tan nát hết. Giỏi niệm Phật đi, cầu Phật Di Đà cứu mấy người đi. Phật tưởng mà cứu cái gì? Đó là cái chớ. Mà trong khi đức Phật tu xong rồi thì đức Phật làm chủ. Bây giờ nói sao cũng không sợ tội lỗi hết. Chớ còn hồi mà tu chưa chứng nói bậy tội chết.

Phật tử: Chị Cúc chị đề chữ Lục Sư Ngoại Đạo mở ngoặc Đại Thừa tại vì Thầy đã ghi cái chữ Đại Thừa rồi, chị để Lục Sư Ngoại Đạo trước mới đúng. Cũng như Tổ tiên đẻ ra cái Đại Thừa chớ. Cái gốc Tổ tiên.

Phật tử 1: Con xin lỗi Thầy. Con quên tắt máy.

Phật tử 2: Quên, quên tắt máy

Trưởng lão: Không sao đâu con.

Phật tử: (57:31) Đúng rồi. Vậy con nghĩ như vậy được hả Thầy?

Trưởng lão: Thì đó. Thì cách thức nó biểu mình dịch đó.

Phật tử: Hồi nãy giờ em ngồi em nghiệm ra; chị em mình bị vướng cái nguyên tắc. Mà cái nguyên tắc là cái sở kiến tri học của chị em mình. Mình đọc vô. Còn qua quá trình Thầy làm sách là Thầy uyển chuyển, tức là tùy, uyển chuyển tùy, ví dụ cũng lúc đó mà uyển chuyển. Còn chị em mình bị vướng vô ví dụ mình thấy dấu chấm ở đó mình chịu không được, mình thấy dấu phẩy ở đó mình chịu không được. Chị thấy hông?

Phật tử 1: Phải không Thầy?

(57:57) Trưởng lão: Ừ (Thầy cười). Còn dính mắc.

Phật tử 1: Cũng cũng như là con nói con gởi sách Thầy đi phát hành, cái con nói bây giờ cái này là gởi chứ không phải phát, không có phát tùm lum. Nhưng mà ai hữu duyên mà đến mà cầm được quyển sách đó thì là biếu chứ không cho. Nhưng mà tụi con không đi phát. Nhưng mà vui lòng viết lại tên tuổi. Cái con bị vướng rồi.

6- THẦY DẠY PHẬT TỬ CÁCH TU TẬP TẠI GIA ĐÌNH

(58:27) Trưởng lão: Thôi! Rồi! Được rồi. Hổng chừng..

Phật tử 1: Con chắc cũng xong rồi thưa Thầy. Con chỉ có của con thì con…​ Thứ tư đó…​Thứ ba này tối khuya con đi. Con xin được cái vé đổi ngày về sớm.

Trưởng lão: Vậy hả?

Phật tử 1: Dạ! Thành ra cũng nghe theo lời Thầy đi về tại vì ở đây con cũng hơi hư.

Trưởng lão: Bởi vì nó bị động dữ không con?

Phật tử 1: Nó bị gia đình dính mắc.

Trưởng lão: Ừ.

Phật tử: Mà có có cái tốt mà cũng được…​ cũng có cái xấu. Trong đó là tại vì dính mắc với gia đình. Nhưng mà gia đình thì đoàn tụ với lại hòa hợp, vui vẻ với nhau thì cái điều đó cũng tốt. Nhưng mà điều mình dính mắc ở trong đó rồi theo, chạy theo phóng dật quá nhiều. Con cũng không có tu tập gì được nhiều hết rồi con…​

Trưởng lão: Tâm nó không thanh tịnh. Nó bị ái kiết sử, bị cái tình cảm của gia đình.

Phật tử 1: Dạ! Rồi chơi, rồi phạm giới hết trơn.

Trưởng lão: Chứ hồi có tu đâu?

Phật tử 1: Con phạm giới ăn tùm lum hết. Thành ra con cũng…​ thật sự con cũng không dám sám hối với Thầy là tại vì, khi mình sám hối là mình phải từ bỏ, từ bỏ không có lặp lại nữa. Trong tâm con thì con sẽ đề sẽ nguyện là mình sẽ từ bỏ hết những cái gì không có tốt, không có bất thiện. Dầu cho ở bên gia đình con cũng vậy nữa. Rồi nhưng mà con nghe lời Thầy là cố gắng để mà lấy cái ngày đi về bển sớm đó là cũng may mắn cho con được ngày 23 tây. Chớ còn mấy người khác họ tìm không có ra. Họ phải trả ba trăm đô thêm trong khi con trả có một trăm à. Dạ! Thành ra con đi về bển thì chắc con có cái thời gian để con con quay trở lại với chính mình. Rồi thời gian khác nữa thì con phụ được cái gì trên…​ Sửa đổi lại cho nó đúng đắn hơn cái trang Web Chơn Lạc thì con sẽ cố gắng làm cái đó. Đó là cái…​

Trưởng lão: Bây giờ đầu tiên là ráng tu.

Phật tử 1: Dạ!

(01:00:15) Trưởng lão: Sống một mình. Về bên đó sống một mình rồi nỗ lực tu, để từ đó rút tỉa qua kinh nghiệm. Rồi mới từ cái hiểu cái lời của Thầy dạy, rồi thấy cái duyên của mình, mới đưa lên mạng để giúp người. Mà thật sự ra mình đã thấy được cái đường đi. Chớ bây giờ các con không tu, các con thấy Thầy viết rất hay, nhưng mà cuối cùng thì mình cũng chẳng có hay gì hết đâu. Thành ra cũng như là mình đưa lên vậy thôi chứ sự thật ra chưa phải. Con phải nỗ lực tu để cứu mình.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Dù sao đi nữa tuổi đời cũng lớn rồi, còn nhỏ đâu. Nó không có chờ con đâu. Lỡ mà chết rồi lấy cái gì tu đây. Cho nên phải ráng ngay từ bây giờ, khi mà về bên đó. Bởi vậy Thầy nói về bên đó nó mới có cái môi trường tu. Còn ở đây gia đình nó lôi kéo.

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Chớ làm sao trong gia đình của mình, mình ngồi đó mình làm như gốc cây vầy được sao? Nó không có được đâu mấy con. Cho nên vì vậy mà mình phải biết giao hảo hòa hợp với nhau, để rồi sau khi đó mình sống một mình thì nó tiện hơn.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Bởi vậy, Thầy nói ở trong gia đình mấy con tu chỉ còn có cái là giữ cái tâm mình vui vẻ, nó đừng buồn, đừng giận đó là may. Chớ tu cái gì giờ? Chỉ có vô đây mình mới sống độc cư, mình mới thấy từng tâm niệm của mình. Nó phóng dật nó muốn cái gì cái gì. Từng đó mình mới dẹp nó, mình mới ly dục ly ác pháp được. Nó mới hết. Chỉ có sống một mình nó mới hết. Chớ còn mình sống chung đụng mọi người, là giữ được cái tâm mà vui vẻ, đừng có giận hờn nữa là may. Mà cũng phải biết pháp chớ còn không biết pháp, dễ giận lắm.

Phật tử 1: Dạ! Đúng thưa Thầy! Dạ! Thành ra con về thì con cũng giữ giống như Thầy nói là giữ cái tâm vui vẻ với gia đình, không phiền muộn ai, có gì cũng không có giận hờn gì hết.

Trưởng lão: Không giận hờn ai hết.

Phật tử 1: Dạ! Không giận hờn ai hết. Nhưng mà có điều bị lôi kéo theo tụi nó. Thành ra…​

Trưởng lão: Thì đó. Cho nên đi sâu nữa thì không được đâu.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Thì cái tâm nó vậy thôi.

Phật tử 1: Con thấy mình cũng có những cái phạm giới nhưng mà…​ Con hứa là con trở về Mỹ con trở lại cái nếp sống mà trước khi con về đây. Thật sự trước khi con về đây như là là bốn, năm tháng trời là con tập rất là miên mật luôn. Chỉ có những ngày bệnh hoạn dữ lắm thì thôi chớ con mới bỏ thôi chớ còn về đây con hư rồi. Thành ra thôi kỳ này con hứa con về ở bể. Chính vì vậy mà con mời nghe theo lời Thầy đi lo kiếm vé máy bay đi về liền. Tức là con gọi trước khi Tết nữa mà nó không có vé, không có chỗ để mà cho mình đi nữa.

Phật tử 1: Từ bên Đại Hàn mà về Mỹ thì có. Mà từ ở Việt Nam về qua Đại Hàn thì không có. Là tại vì bây giờ Việt Nam với Đại Hàn liên kết quá chặt, thành ra người đi qua đi lại quá nhiều. Hổng có chỗ…​ Dạ!

Trưởng lão: Thành ra họ đã mua trước hết mình rồi.
Phật tử 1: Dạ! Có chỗ thì con đi. Chị Phương, chị Phương nói nãy là em xấu hổ là em sám hối với Thầy. Con sám hối với Thầy là hôm trước. Thật sự ra con vẫn không thực hiện được. Giờ Thầy dạy cho con cái Pháp để con ở nhà con..con.. hay duyên nào để con làm.

(1:03:16) Trưởng lão: Thì nói chung là mấy con nhớ như thế này nè. Cái.. trong một tháng, một ngày, hai ngày đó thì con phải định cho nó…​ Ngày đó tôi quyết định tôi giữ giới là giữ giới nghiêm chỉnh trong ngày đó. Tức là mình tập làm chủ thân tâm của mình. Chớ không phải làm chủ hết suốt một tháng. (1:03:36) Mà làm chủ thân tâm mình trong một ngày hoặc là trong một tháng đó hoặc hai ngày, hoặc một tuần lễ gọi là thọ Bát Quan Trai. Tức là trong ngày đó tôi giữ gìn như vậy. Gia đình lôi kéo gì cũng không được. Qua ngày đó rồi thì tui sống hòa hợp với gia đình hết, không có bỏ chỗ nào hết. Nhưng mà ngày đó là ngày dành cho tui. Chớ còn không khéo nó lôi mình luôn, không có ngày nào hết thì coi như nó lôi mình luôn hết cuộc đời. Con phải về con tu tập như vậy. Và đồng thời nó có cái gì chướng ngại thì con cứ nhắc: “Tâm Bất động Thanh thản An lạc Vô sự, tất cả đều là nhân quả, đừng có buồn phiền gì hết, xả đi”.

Phật tử: Sao con cứ sáng ngồi dậy cái nó buồn ngủ lại Thầy?

(01:04:17) Trưởng lão: À! Ngủ lại. Nói chung là…​ Nói chung là ngủ lại cứ ngủ, không có ăn thua gì hết. Tới chừng mà cái giờ mà mình định mình tu mà buồn ngủ là không được. Phải đi kinh hành. Còn cái giờ khác mặc tình. Mày muốn ngủ tao cho mày ngủ đặng mày làm công việc chớ, để rồi không mày không ngủ rồi mày làm không nổi rồi chắc chết được. Vô giờ mà nó.. vô giờ làm việc mà nó cứ gục tới gục lui để tao làm sao được. Ép nó chỗ này thì nó qua chỗ kia con. Cho nên vì vậy mà những cái giờ mà con nghỉ thì con cứ nghỉ. Mà giờ tu là không được, không có cho nó. Nó buồn ngủ là nhất định là đi. Chết bỏ. Chứ nhất định hết cái giờ đó mới ngủ. Mình tập làm chủ mà.

Con nên nhớ rằng Thầy nói ở đây mình làm chủ thân và tâm của mình. Nó sai mình không được là cái chỗ này. Giờ khắc đâu ra nghiêm chỉnh là tập làm chủ đó. Chớ không khéo mình xô bồ lắm. Lúc lúc nào mà hứng là làm thôi chớ còn. Lúc nào hứng là ngủ thôi chớ không có…​ Giờ ngủ phải ra ngủ, mà giờ không ngủ mày không ngủ mày ráng mày chịu, chớ tao cho giờ ngủ đàng hoàng.Vậy đó, mình tập làm chủ con. Đạo Phật là đạo làm chủ mà, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ ăn, ngủ. Chớ không có gì. Làm chủ người ta nói nặng nhẹ không giận hờn. Làm chủ cái tâm mình thôi. Đó là làm chủ cuộc sống.

Phật tử 1: Con gởi cái này Thầy bỏ cái đó vô giùm con. Thầy có bài mới nữa không thầy?

Phật tử 2: Hồi nãy cái lời tựa là Thầy đã có rồi.

Trưởng lão: À! Có rồi.Có rồi. Thầy để ..

Phật tử 2: Vậy chị xin mấy tờ giấy kia về đánh máy lại đưa cho chị. Chứ giờ chị còn chờ gì, gài vô USB chi?.

(01:05:57) Trưởng lão: Ờ! Có. Bài mới thì có nhưng mà có cái điều kiện là nó chưa có xong. Coi như Thầy đang viết nó lỡ dỡ mà. Chớ phải chi mà nó đã xong rồi đó thì Thầy cho nó vô được. Đang lỡ dỡ mà mấy con có khóm này rồi làm sao? Chưa kết luận gì hết.

Phật tử: Thầy, Thầy đang viết cái cái gì gì nữa Thầy?

Trưởng lão: Nói chung là Thầy nói cái gì mấy con chưa hiểu là Thầy viết à.

Phật tử: Vậy là sau khi có lời tựa đó rồi thì tụi con soạn đề..

Trưởng lão: Có lời tựa rồi con.

Phật tử: Vậy con tổ chức con sắp xếp con xin phép hả Thầy? Con phối hợp với cô Trang để con xin phép.

Trưởng lão: Ừ! Thì.. xin phép.

Phật tử: Dạ! Con phối hợp với cô Trang để xin phép là tổ chức in ấn Thầy.

Trưởng lão: Ừ!

Phật tử: Dạ! Chánh tín Mê tín. Chánh tín Mê tín trước hả Thầy?

Trưởng lão: Đó! Cái đó là ..Ừ

Phật tử: Dạ! Có lời tựa của Thầy.

Trưởng lão: Có cái lời giới thiệu của Thầy.

Phật tử: Chị có hỏi gì không? Quý vị có hỏi cái gì nữa thêm hông?

(01:06:51) Phật tử 3 (chú Hiển): Dạ! Thôi. Vậy thì. Con kính thưa đức Trưởng lão! Cái duyên hôm nay được…​ Nhờ cái duyên của các cô, các chị đến thì cũng như là đức Trưởng lão từ bi thì cũng nói hồi nãy giờ, thì con cũng được lắng nghe thêm. Nhân cái chuyện in Kinh sách hồi nãy, đức Trưởng lão có nói là hai vị A La Hán nói chuyện với nhau sẽ phong phú từ điển. Thật ra cái này là con mang một cái khát khao từ hồi cách đây mấy năm khi còn được học ở trong tổ đường ở bên Chơn Như 1 là con có nói rằng: Đạo Phật rõ ràng là đạo đức rồi, cái này là miễn bàn. Nhưng mà chẳng hạn con ví dụ như là…​ Hồi đó con có trình ở trên tổ đường nói là, nếu như sau này có thêm các vị A La Hán nữa thì đây là kiểu như là con xin thay mặt chúng sinh xin làm như vậy. Chẳng hạn như luật pháp, giống như chẳng hạn ăn trộm phía xa thì thí dụ như tù sáu tháng, hoặc là thí dụ lừa đảo cái gì đó; tức là nó giống như cụ thể. Thì nếu như mà…​ nếu như cái lời thỉnh của con mà sai thì con xin lỗi, còn nếu như mà hợp lý rồi có thời gian các vị A La Hán sau này thì giống như kết tập; chẳng hạn như mình nói một lời ác hoặc là mình liếc, ngoáy người ta đó, đại loại như vậy thì nó giống như là một thần. Vừa là chuẩn mực đạo đức, mà giống như cũng là một cái bộ luật tại vì cái đây là nhân quả, đức Phật nói nhân quả thì rõ ràng là gieo cái nào là phải có cái quả, chứ hiện tại thì dĩ nhiên là…​ Không biết con nói như vậy có bị sai hay không cho con không biết. Nhưng mà tại vì con thấy chẳng hạn như luật pháp quy định là ăn cắp hoặc là cái gì đó nó cụ thể. Nếu như sau này có các vị A La Hán thì con xin đức Phật trụ thế thêm thêm để mà coi như hoạt động…​ (nghe không rõ) cấp giấy giới luật.

(01:08:42) Trưởng lão: Giấy luật pháp, cái vị A La Hán không làm cái điều đó đâu.

Trưởng lão: Chúng sanh nghiệp nặng không có chế giới pháp luật mà cấm họ đâu. Đức Phật trong giới luật, các Tổ “cấm” người ta không sát sanh này kia, đức Phật dạy “không nên”.

Phật tử: Dạ, “khuyên”!

Trưởng lão: Khuyên chúng ta. Không có làm thì không tội. Cho nên nói không nên giết hại chúng sanh chớ không phải cấm sát sanh. Nói giới cấm thì đó là các Tổ.

Phật tử 3: Dạ! Dạ! Xin cảm ơn. Ý con định nói cái này không phải là giới cấm mà…​ Thí dụ Thầy nói là chẳng hạn như mình nói bậy một cái này thì bị cái quả báo đó. Đó tức là nó là như vậy đó nó giống như là…​

Phật tử 2: Tức là nhân thì nó sẽ ra cái quả.

Phật tử 3: Thì đó đó giống như bây giờ con ví dụ như chẳng hạn như có mười ngàn thì mua được cái khăn mặt con ví dụ vậy thì mình làm cái chuyện đó thì..

Phật tử 1: Ờ! Nhân ra quả nhưng mà Thầy có dạy rồi tức là nhân quả chuyển được mà.

Trưởng lão: Thì con muốn có mười ngàn đó bằng cái tốt hay là đi ăn trộm, ăn cắp, lấy của người ta? Có mười ngàn đi lại mua đó. Tốt đâu?

Phật tử 3: Dạ! Dạ!

Phật tử: Cái nhân này nó ra cái quả này thì sẽ không chính xác được. Chính xác sẽ có nhân quả nhưng mà nó sẽ chuyển.

Phật tử 3: Đó đó, thì chẳng qua là con nghĩ là.. rồi nhờ.. nếu mà mình được thấy như vậy thì đọc ai cũng giựt mình hết. Còn không không cấm, đó thì đây là con ví dụ chẳng hạn như mình làm một cái lời nói mình liếc ngoáy vậy thì nó sẽ ra cái quả như vậy hoặc là mắt mình không được đoan trang nữa. Mắt người ta nhìn thẳng còn mắt mình nó mắt to mắt nhỏ ví dụ con nói ví dụ thì.. nhưng mà nếu mà cái duyên thì có rồi hãy.. còn cái suy nghĩ con chưa hợp lý thì thôi. Dạ!

(01:10:25) Trưởng lão: Nói chung là như thế này con. Con thấy nhà nước…​ cho đất nước cho tổ quốc (nghe không rõ). Cho nên vì vậy mà Quốc hội phải đặt ra cái pháp luật để cho cái người dân theo cái pháp luật đó mà giữ cái trật tự cùng sống chung nhau. Nhưng mà sự thật đặt là đặt vậy, chớ sự thật Thầy thấy dân chúng nó có thèm thực hiện đâu, à nó bây giờ nó muốn cái đó, nó cứ lấy của người ta thôi. Cho nên nó đâu có phải sợ pháp luật. Con hiểu không? Đặt ra vậy chứ sự thật Thầy thấy, bây giờ cái luật lệ giao thông thôi, cảnh sát đi gác đường thôi. Có thì nó chạy rề rề, không có nó chạy ào ào, chết ai nấy bỏ. Mà đó là cái bản thân của nó đó, chứ chưa nói là cái luật pháp gì. Nội cái luật giao thông không mà thấy nó còn không giữ thì con nghĩ cái luật gì mà nó giữ.

Phật tử 3: Dạ!

Trưởng lão: Cho nên nó có cái luật để nó hạn chế thôi, chớ sự thật không phải đi hết cái luật đem ra mà bắt buộc người ta được đâu. Người ta khó lắm chứ không phải dễ. Cho nên đức Phật nói chúng sanh khó độ. Ông Phật đã nói rồi. Nói vậy chớ đâu phải dễ độ nó sao. Trời đất ơi! Cái bụng nó tham thấy sợ luôn, độ độ gì nổi.

Phật tử 1: Con nghĩ cái ý thức cao thì người ta tự người ta tránh cái cái những điều xấu.

Trưởng lão: Mà nó cao lại nó xấu cái khác.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Trời đất ơi! Nó cao nó lại gian xảo hơn. Nó không phạm cái lỗi nhỏ này nhưng mà nó làm cái lớn.

Phật tử: Dạ! Đúng rồi.

Trưởng lão: Nó hại cả một cái tập thể dữ tợn chứ đừng có nói chuyện.

Phật tử 3: Kỹ sư mà chỉ cần ấy là sập cái cầu như chơi chứ đâu có đùa.

(01:12:17) Trưởng lão: Cho nên con người mình khó lắm! Không. Mình chỉ nói ở đây để đem giáo pháp của Phật, nó.. cái người mà người ta hiểu được, người ta giảm thiểu được. Đó là quý. Để giúp cho người ta được an vui. Cũng như bây giờ Thầy cô đọng lại cái chân lý của đạo Phật “Tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự”. Để khi mấy con gặp cái sự gì mà trái ý nghịch lòng, nó buồn phiền trong lòng, con nên nhắc: “Tâm Bất Động Thanh Thản An Lạc Vô Sự. Tất cả đều là nhân quả”, làm cho tâm mấy con an ổn trở lại thôi. Cái đó là đem lại cái sự an vui cho mấy con trong phút chốc. Chứ rồi mấy con sẽ gặp chuyện khác nữa, chớ đâu phải nó để cho mấy con yên.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: Rồi tất cả mọi chuyện nó đến thì mấy con cũng nhớ tác ý vậy để cứu mình thoát ra cái sự buồn khổ trong tâm của mình thôi. À! Thầy chỉ biết đem pháp để giúp mấy con. Chớ mấy con mà tu mà chứng đạo làm chủ sanh, già, bệnh, chết chắc là còn muôn kiếp.

Trưởng lão: Thầy biết rất rõ, không có nó kéo mấy con dễ gì mấy con tu được đâu. Thầy mà trèo trên Hòn Sơn. Chín năm trời ở trên Hòn Sơn ngoài biển mà tu mà ăn toàn lá cây mà sống mà tu. Còn mấy con bây giờ có dám làm cái điều đó sao? Sống một hình một bóng như vậy thì thử xét lại cái ý chí, cái dũng khí của một người tu nó vĩ đại vô cùng. Nó coi thân này không ra gì. Còn mấy con nghe hơi đau đau. Trời đất ơi! Mới có đứt tay có chút hay con kiến cắn chút, hít hà rồi à. Còn Thầy coi như thường. Phải không mấy con thấy. Con xem như thường, cái thân mình coi như không ra gì hết. Người ta xả bỏ hết vậy đó. Chớ còn mấy con. Trời đất ơi! Hơi chút là mấy con rên rồi ở đó. Bởi vậy Thầy nói tu mà được làm chủ như Thầy nó không phải dễ con.

(01:14:06) Cho nên khi đức Phật tu chứng làm chủ bốn sự đau khổ, mà cho đến bây giờ mới có được Thầy. Còn bao nhiêu kiến giải ra có ông nào đâu? Chết, đau bệnh đi nằm nhà thương hết ráo. Quý Hòa thượng đâu có ít. Trời! Mấy ổng cũng nỗ lực tu lắm, nhưng mà đâu có làm chủ được đâu. Có dám ở trên rừng ăn lá cây như Thầy không? Có dám ở một mình không? Ờ, có thấy Phật tử mà đi cúng dường tiền ham không? Tất cả mọi cái này đều là sự cám dỗ nó lôi cuốn. Mà quý Hòa thượng bị dính mắc vậy làm sao? Bây giờ ở cái chùa mà xấu ở không được. Còn Thầy giờ đưa gốc cây nào cũng được. Ngủ cũng được không sao hết. Có cái nhà này ngủ cũng được. Có giường cũng được, không giường cũng được, mà không có ra gốc cây kia ngồi dựa lưng ngủ cũng được không sao. Coi ở trong cái nhà nó sang đẹp như thế này mà ra gốc cây kia nó cũng vậy. Cái tư tưởng nó cũng vậy và nó cái nếp sống của nó, nó quen rồi. Nó không còn thấy khó khăn hay còn khổ sở.

Còn mấy con bây giờ, cho ở trong nhà này ấm cúng thì ngủ, mà ngủ ngoài kia cho ngoài gốc cây. Trời ơi sương gió vầy lạnh quá! Mà đây rồi cái nghĩ, sương gió vầy chắc đêm nay sáng ra nó bệnh. Còn Thầy, Thầy có nghĩ bệnh đâu. Cho mày chết chớ ở đó bệnh. Có phải không? Một cái người có cái gan dạ, có cái dũng khí vậy, người mới có thể làm những cái sự việc lớn. Chớ còn mấy con nói thiệt ra, mấy con làm cái chuyện kiếm tiền là sự việc lớn của mấy con thôi, chớ không còn cách nào cả. Chớ mấy con tham cái việc mà làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nó không có đơn giản. Không đơn giản.

Phật tử: Dạ! Ngày nào con cũng ước nguyện là các vị mà tu tập gần Thầy hay xa Thầy để nhanh chóng chứng đắc như Thầy. Thì Thầy thấy đã gần tới chưa ạ?

Trưởng lão: Thật sự ra thì trong cái số đó thì nó cũng chỉ được một, hai người. Sự thật ra nghe bà con ngồi tu, chứ nghe bà con đến cái, trời đất ơi, nôn nao trong bụng muốn ra gặp. Trời đất ơi! Cái kiểu này biết chừng nào. Còn không đó, Thầy ở đây Thầy không có cho tiếp, thì cứ ngồi trong thất nhìn bà con mình đi đến thăm. Cứ nhìn ra.

HẾT BĂNG