GIỮ GÌN CHÂN LÝ GIẢI THOÁT TÂM BẤT ĐỘNG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Ngày giảng: 05/02/2010
Thời lượng: [01:27:29]
https://thuvienchonnhu.net/audios/20100205-giu-gin-chan-ly-giai-thoat-tam-bat-dong.mp3
(00:01) Phật tử 1: Con về con cũng thấy cái khu, những cái thất, thấy sửa sang lại.
Trưởng lão: Nói chung là thấy cái tuổi của mình cũng sắp đi, không còn bao lâu nữa. Để mà chùa mà nó sửa sang lại,… chỉ có thời gian nữa là sức khỏe, tâm thanh thản, không phải làm dễ. Làm chính quyền cũng không cho chứ đâu phải dễ. Cho nên vì vậy mà còn Thầy thì nó để, chứ còn nếu mà không còn Thầy, không có người nào đứng ra làm.
(00:40) Phật tử 1: Thành ra con thấy cái Duyên cô ấy nói Thầy đã qua cái tuổi 80, tại vì đức Phật 80 đã đi, Thầy qua tuổi 80 mà Thầy vẫn trụ thế thì cố gắng nghỉ. Con về con thấy tuy nhiên cô Trang hôm trước nói sửa sang. Nhưng cái cảm nhận con nghĩ riêng con, con thường nói với các bạn đạo, với các thầy cô, nói là đối với Thầy ấy, Thầy nhìn cô Út cô Trang gần Thầy, Thầy nhìn thấy hết rồi, còn mình hãy lo tu đi, đừng có nghĩ gì hết. Mà khi con về tới đây, đi qua cổng chào con thấy là, theo cảm nhận riêng của con đó, rồi không biết có đúng hay không, thì có hình thức làm như vậy, để cho cô Út nghỉ ngơi. Nãy con có nói với cô Út, cô nói thôi được rồi, làm thì làm. Hình thức theo con nghĩ là Thầy làm như vậy, để cho nó có trên nó có ngồi có vẻ nó căng tí xíu vậy, nhưng mà hình thức theo con nghĩ để cho cô Út nghỉ ngơi, thì con nghĩ riêng của con như vậy.
Dạ, vì con thấy như là bản thân con vừa mới nói, thành ra con về dưới này con xin phép Thầy con đi thăm các nhóm (…). Trong thư tách bạch này con cũng trình rõ qua hơn 10 năm con sống ở bên Mỹ để giờ con về con trình, con muốn có mặt các bạn đại diện các nhóm về cuối năm thăm Thầy, thứ hai nữa con tách bạch các phòng cá nhân, con đi trình Thầy sự việc như vậy. Chứ con biết là lúc này công việc của Thầy rất nhiều việc, chứ không phải con không biết. Nhưng con nghĩ không biết cái duyên sau này, con nhớ có lần gặp Thầy con nói, cái năm lúc mà giấy tờ của con không được ở tu viện Thầy có khuyên có nói một câu trong một ngày Thầy có thể truyền (…) nếu không thầy còn có (…), con vẫn còn nhớ mãi câu đó. Thành ra con khẳng định ở nước ngoài ai có nói gì thì nói, trong nước nói gì thì nói, con nói là luôn luôn con vẫn có niềm tin với con đường của Thầy, mặc dầu cái giáo dục tu học của con không đến đâu, con rất xấu hổ. Mà lúc nào con luôn luôn tin tưởng con đường của Thầy. Vì vậy cố gắng trong cái đợt này con tạo duyên các vị đại diện về thăm Thầy, và nhân tiện con trình cái thư tách bạch cá nhân của con. Thành ra sự việc con là muốn như vậy. Còn cái việc về tu học, có tu không có tu, nếu bình thường các vị về tu tập ba bốn ngày thì cái đó cái duyên cũng được, không phải đợi cái chứng minh. Con nói cái chứng minh là cái phương tiện thôi, hình thức thôi, quan trọng mình về mình tu có đúng không, đó là điều quan trọng. (…)
(06:17) Thầy Chân Giác: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Con Thích Chân Giác hôm nay có nhân duyên chúng con về thăm Tu Viện, về thăm đại chúng và về thăm Thầy. Và trong chuyến đi về này có đại diện của nhóm tu học Đắk Lắk và nhóm tu học Quy Nhơn, nhóm tu học Ninh Thuận, nhóm Tu học Tuy Hòa và nhóm tu học Lâm Đồng - Đà Lạt và nhóm Ninh Thuận. Việc đầu tiên chúng con xin thành kính đảnh lễ Thầy ba lễ. Thí dụ mà nếu chật quá thì y y xá có được không.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, việc kế tiếp là đại diện các nhóm tách bạch thăm Thầy cuối năm, một vị đại diện đứng lên trình Thầy. Tới phần thứ 3 xin phép tách bạch các phần (…) khác, rồi phần thứ 4 là Thầy sẽ trả lời chính thống chúng ta đồng thời phác thoại ngắn, sau đó các vị ở xa tu học mà không có duyên thì hỏi những câu hỏi chính xác ngắn gọn và Thầy sẽ chỉ và các pháp hành, và cái cuối cùng Con với Tịnh Đức đại diện Nhóm Quy Nhơn xin ở lại gặp riêng Thầy trao việc riêng. Bây giờ đại diện các nhóm, đại diện các bậc thăm viếng Thầy, cuối năm đi. Tịnh Đức, ai vậy đó. Minh Trí, ai vậy đó, thay mặt nhóm.
(08:14) Chú Chân Đức: Kính bạch Thầy! Con Chân Đức xin đại diện các nhóm, hôm nay tụ tập về Tu Viện, trước hết là chúng con kính chúc Thầy sức khỏe và an lạc, trụ thế lâu dài để độ cho chúng con tu tập làm chủ được, giải thoát được cái sinh - lão - bệnh - tử. Thứ 2 là chúng con nhân dịp này về cũng mong muốn được Thầy chấp nhận cho chúng con, được Thầy tổ chức cho chúng con, hướng dẫn cho chúng con là những người được duyên chánh pháp sau này, được như Thầy hướng dẫn tổ chức thọ Bát cho chúng con. Sau tết, chúng con cũng mong rằng là Thầy từ bi hỉ xả hoan hỷ cho chúng con cái việc đó.
Chúng con biết rằng là Thầy rất là bận rất là nhiều việc, trăm công nghìn việc để lo cho chúng sinh. Chúng con biết được điều đó, điều đó cũng là làm cho Thầy mất thời gian, nhưng mà vì chúng con cũng mong muốn rằng là nhân cái dịp thọ bát này để cho chúng con, các nhóm nguyên thủy lâu nay sống rời rạc, cũng không có sự liên hệ, nhân dịp này để các Nhóm chúng con có sự đoàn kết với nhau, thành một cái sức mạnh cùng với Thầy để mà dựng lại chánh Pháp. Chúng con xin tách bạch Thầy, mong Thầy hoan hỉ chấp nhận cho chúng con, xin đảnh lễ Thầy.
(10:26) Thầy Chân Giác: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Phần chương trình kế tiếp con là Thích Chân Giác, xin tách bạch phần cá nhân của con sau hơn 10 năm sống ở nước ngoài và cũng là một đệ tử theo Thầy cũng rất nhiều năm. Năm nay con về đây con thành tâm sám hối xin tách bạch thầy và cũng có đại diện các Nhóm để cảm nhận được cái sự việc của con cũng như Thầy và tất các bạn đồng tu cùng đại chúng từ bi hoan hỉ cho con.
(11:02) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Đức Trưởng Lão - Viện chủ Tu Viện Chơn Như, đệ tử Thích Chân Giác hôm nay có duyên sự xin đầu thành đảnh lễ kính tác bạch!
Kính bạch Đức Trưởng lão! Suốt hơn 20 năm qua, nhân duyên được Đức Trưởng lão nhận con và gia đình làm đệ tử thật là một duyên lành đến với chúng con. Nhưng trong suốt khoảng thời gian qua bản thân con đã phụ lòng công ơn giáo dưỡng của Đức Trưởng lão không tinh tấn chuyên cần tu tập, giới luật thì vi phạm, bao nhiêu năm qua nội tâm con luôn luôn day dứt bất an, nhất là những năm gần đây mỗi lần khi về đến Tu Viện tu học con muốn trình lên Đức Trưởng Lão cho con xin hoàn y bát để trở về cuộc sống của một tịnh nhân, hầu rèn nhân cách đạo đức làm người trở lại nhưng tâm con vẫn còn tham cầu. Kính bạch Đức Trưởng Lão khi con nói lên hai chữ tham cầu ở đây không phải là con muốn cái danh mình là một Tu sĩ phật giáo trong giáo đoàn khất sĩ Chơn Như, xin thưa không phải vậy, mà ở đây những năm tháng sống nơi nước ngoài, con muốn qua phương tiện hình tướng một Tu sĩ, để gieo duyên nối nhịp cầu Chánh phật pháp nguyên thủy với mọi người, dẫu con vẫn biết rằng đây là việc làm không đúng, không đúng ở đây là việc con phạm giới, phá giới không xứng đáng là một Tu sĩ phật giáo.
Sau lần trở về Việt Nam năm rồi, tháng 2 năm 2009, trong thời gian tu tập được một tháng rưỡi trước khi trở lại Hoa Kỳ, con đón nhận được tập sách “Hỏi đáp oai nghi chánh hạnh”, càng đọc con lại càng thấy xấu hổ cho bản thân mình, nó đã thôi thúc cho con mau sớm hội đủ phương tiện để về Việt Nam. Phải quyết định dứt khoát là trong chuyến đi về lần này con phải trình lên Đức Trưởng Lão để xin hoàn y bát, sự việc này con đã giải thích và trao đổi với vợ và con tức là Từ Hạnh, Từ Điệp. Kính bạch Đức Trưởng Lão, ngày con trở về lại Hoa Kỳ con đã đánh 2 bức tâm thư, một gửi cho các bạn đồng pháp, hai là gửi cho những người thân trong gia đình. Con dự tính là trước giờ lên máy bay từ Hoa Kỳ về Việt Nam lần này con sẽ gửi trước những bức tâm thư đó nhưng suy đi nghĩ lại cuối cùng con mang theo về để trình lên Đức Trưởng Lão xem hầu chỉ dạy cho con là có nên hay không nên gửi.
(14:06) Trong chuyến về Tu Viện năm nay, tháng 2 năm 2010 cũng là ngày con quyết định trình lên Đức Trưởng lão xin hoàn y bát nhưng có một việc con xin được trình bày dưới đây không biết có được không. Kính xin Đức Trưởng lão chỉ dạy cho con. Việc xin hoàn y bát là một điều dứt khoát của con rồi không thay đổi nhưng con chỉ xin có một việc là sau khi Đức Trưởng Lão cho con được phép qua khỏi ngày 16 tháng 1 năm Canh Dần mới chính thức mặc màu áo cư sĩ trước ngày trở về lại Hoa Kỳ, vì con muốn những ngày cuối cùng sau khi hoàn y bát con xin được đi thăm viếng một số các nơi, chỉ mặc áo tràng khách đi đường, màu (…), song song về việc con vừa trình bày ở trên con sẽ tổ chức một chuyến đi giao lưu, viện thời gian sau này nếu con hội đủ nhân duyên về Việt Nam con sẽ không còn đi linh tinh nữa, đây là để tạo duyên cho các nhóm tu học nguyên thủy Chơn Như, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Cam Ranh - Nha Trang và Tuy Hòa, Đăk Lăk ra giao lưu thăm viếng với các nhóm tu học nguyên thủy tại Quy Nhơn, tịnh xá Ngọc Bửu. Và con cũng đã động viên cho các đại diện các nhóm này về trong ngày hôm nay để tách bạch trình lên Đức Trưởng Lão xin được tổ chức khóa Tu “Bát Quan Trai Giới” trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng giêng năm Canh Dần tức là ngày 27, 28 tháng 2 và 01 tháng 3 năm 2010. Các nhóm sẽ phân tập về Tu Viện từ ngày 12 hoặc ngày 13 âm lịch để ổn định chỗ ở và đăng ký tạm trú tạm vắng. Sáng ngày 14 tháng 1 tức ngày 27 tháng 2 năm 2010 sẽ khai giới đàn “Bát Quan Trai” dưới sự chứng minh của Đức Trưởng Lão.
(15:56) Kính bạch Đức Trưởng lão! Con cũng xin thưa Đức Trưởng lão là ngoài việc động viên các nhóm về thiên tu tập “Thọ bát Quan Trai” con cũng đã nhấn mạnh với các bạn đồng pháp trong các nhóm, là vị nào muốn xin về tu tập trong 3 ngày này thì phải nắm vững pháp hành của Đức Trưởng lão đã từng chỉ dạy, và phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của Tu Viện, cho dù ở chung một thất đi nữa cũng phải giữ hạnh độc cư, để tránh đi tình trạng làm động chúng cho những tu sinh đang sống và tu tập lâu dài tại Tu Viện.
(16:30) Kính bạch Đức Trưởng lão! Cũng trong sự việc này, con cũng đã nhắc nhở và góp ý về vấn đề khi chúng ta đã đăng ký xin về Tu Viện tu học rồi thì phải chấp hành sự sắp xếp của người quản viện, để chia ra ở các khu vực, chứ không phải khi về đến nơi rồi người thì tự ý muốn tìm xin ở chỗ phân khu Cô Út, còn người thì xin qua khu vực Cô Trang, vân vân… Đây là con muốn thể hiện một tinh thần yêu thương và đoàn kết với nhau cho các nhóm mà con biết được. Kính bạch Đức Trưởng Lão, nếu do một nhân duyên hoàn cảnh nào mà chúng con được sự chứng minh của Đức Trưởng Lão thì chúng con cũng vân tập về để xin được về tu tập trong 3 ngày như đã trình bày trên.
Một lần nữa chúng con tha thiết kính xin Đức Trưởng Lão cho dù không có tổ chức được khóa tu đi nữa nhưng khi xin về tu tập 3 ngày như thường lệ, chúng con đầu thành đảnh lễ thỉnh cầu Đức Trưởng Lão từ bi ban cho chúng con những lời pháp nhũ để nhắc nhở và khai thị cho chúng con, riêng bản thân cá nhân con thời gian những năm sau này, nếu về thủ tục đăng ký xuất nhập cảnh cho người nước ngoài có thay đổi con sẽ xin về Tu Viện với một thời gian lâu dài hơn cho đến khi nào con hội đủ duyên thì con sẽ xin 6 tháng biệt trú với điều kiện tại Hoa Kỳ mà con hội đủ nhân duyên có trú sứ riêng biệt và có những người hộ cho vấn đề tứ sự không phải tự thân của một tu sĩ mà phải đi chợ nấu ăn vân vân… Đúng như lời giảng dạy và giải đáp trong tập sách “Hỏi đáp oai nghi chánh hạnh” thì lúc đó con mới nói đến chuyện xin xuất gia trở lại.
Kính bạch Đức Trưởng lão! Những gì con đã tách bạch lên Đức Trưởng Lão cũng như hai bức tâm thư con đã viết, kính xin Đức Trưởng lão từ bi chứng minh, cho con hầu chỉ dạy, cho con thấu suốt được cái đúng cái sai trên bước đường quay trở về cội nguồn chánh phật pháp nguyên thủy của Đạo Phật. Sống một đời sống đạo đức nhân bản nhân quả, không làm khổ mình khổ người, khổ tất cả chúng sinh. Đoạn cuối của lời tách bạch này, con kính chúc Đức Trưởng Lão luôn luôn khỏe để dìu dắt chúng con trên bước đường tu tập giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ kiếp người, cho con kính chuyển lời kính chúc chư tăng ni cùng nam nữ cư sĩ như cô Út Diệu Quan, Mật Hạnh và Cô Trang luôn luôn sống vui khỏe tinh tấn tu hành trong tình yêu thương và đoàn kết.
(19:01) Kính thưa Thầy, qua những gì mà con vừa trình lên Thầy, con cũng kính xin Thầy cho chúng con được trình bày rõ thêm về tâm tư nguyện vọng của chúng con về trong ngày hôm nay. Kính thưa Thầy, chúng con vẫn biết rằng là Thầy đã từng giảng dạy và nhắc nhở cho chúng con qua các bài thuyết giảng cho một số các nhóm tu học Nguyên thủy Chơn Như Thầy đã dạy, những gì Thầy đã dạy từ các pháp thành như kinh sách mà Thầy đã biên soạn các con hãy coi theo đó mà lo tu tập sống đúng năm giới và đạo đức làm người của một cư sĩ tại gia. Nhưng chúng con xin thưa cùng Thầy là ngày hôm nay chúng con gồm một số đại diện các nhóm tu học nguyên thủy Chơn Như tại miền Trung tập trung về Tu Viện mục đích trước là vấn an sức khỏe của Thầy trong dịp cuối năm Kỷ Sửu năm 2009, việc thứ hai chúng con muốn nói lên rằng là chúng con luôn luôn vững niềm tin với chánh phật pháp nguyên thủy mà Thầy đã làm sống lại sau hơn 2550 năm. Đối với Thầy chúng con luôn luôn tôn kính một đấng cha lành mà chúng con đã quy y và nương tựa, cho dù sóng gió Chơn Như có biến động như thế nào đi nữa chúng con vẫn luôn luôn tin tưởng và vững niềm tin với Thầy.
Kính thưa Thầy, chúng con vẫn còn nhớ trong một bài thuyết giảng cho đại chúng Thầy có kể lại cho nghe về chuyến đi về tham dự Đại lễ Phật Đản Thế Giới tại Hà Nội, Thầy có đưa ra một câu hỏi có một phương pháp tu tập nào để tránh đi sự xung đột của chiến tranh, ở câu hỏi này chúng con không diễn đạt được các ý trong câu hỏi nhưng lúc đó người đại diện trong buổi họp mạn phép chưa thể trả lời, Thầy có nói cho đại chúng biết khi người họ đưa ra câu hỏi là họ đã có câu trả lời. Riêng chúng con khi nghe qua câu hỏi này, chúng con đã cảm nhận được rằng muốn tránh đi sự xung đột chiến tranh thì mọi người đang sống trên hành tinh này phải sống đúng với đạo đức nhân bản nhân quả.
(21:03) Kính thưa Thầy, vì vậy ngày giờ hôm nay chúng con đang có mặt tại nơi đây cung kính quỳ dưới chân Thầy, luôn luôn vững niềm tin với Thầy, với chánh Phật pháp nguyên thủy, muốn tránh đi sự xung đột chiến tranh, gần nhất là muốn tránh đi sự xung đột trong nội bộ thì bản thân tất cả chúng con nói riêng và nói chung chúng con cũng xin lên tiếng cùng với tất cả các bạn đồng pháp và các nhóm tu học Nguyên thủy Chơn Như trong và ngoài nước luôn luôn thể hiện lòng yêu thương và tha thứ cho nhau thực hiện pháp tu trên một tinh thần đoàn kết, xóa đi mọi đố kỵ hơn thua, ghen ghét chống phá nhau vân vân… Có được như vậy thì mới gọi là hộ trì chánh pháp, hộ trì tam bảo, như vậy mới xứng danh là một đệ tử của Thầy và của Tu Viện Chơn Như. Một lần nữa chúng con xin chân thành đảnh lễ Thầy Ba lễ, kính chúc Thầy cùng đại chúng Tu Viện luôn luôn khỏe, an lạc.
Kính thư! Đệ tử của Thầy - Thích Chân Giác
Bản thân con cũng vừa xong thì con xin đảnh lễ và sau đó kính thỉnh Thầy có những lời dạy bảo chúng con.
(22:35) Trưởng lão: Mấy con ngồi xuống đi mấy con!
Bao năm Thầy bỏ công Thầy biên soạn những bộ pháp, con đường tu theo đạo Phật, phương pháp nào đúng và cái phương pháp nào sai, thì cho nên Thầy cũng chịu biết bao nhiêu điều. Bởi vì muốn chấn chỉnh nền Phật Giáo thì phải thấy được cái sai của Phật Giáo, và chính cái sai đó mà đến ngày nay Thầy cũng đang cố hết sức cũng chưa hoàn chỉnh được con đường sai đó. Thì lúc bấy giờ Thầy thấy mình cũng cái tuổi đời cũng sắp hết rồi, không còn bao lâu nữa, mà nếu không dạy cho mấy con một bài pháp ngắn gọn để cho mấy con tu tập, thì chắc chắn rằng đời sau sẽ không còn phương pháp tu. Bài pháp ngắn gọn của Thầy đã dạy mấy con mấy con cứ nghĩ kỹ lại thầy nói Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự, các con nhớ câu nói đó chứ (dạ chúng con nhớ). Chỉ có câu nói đó là cái chân lý của đạo phật, và mấy con muốn giữ gìn bảo vệ nó thì mấy con sẽ được giải thoát ngay liền. Đức Phật đã nói pháp ta không có thời gian, đến thì sẽ thấy. Đúng vậy, nếu khi tâm mình động, tức là mình sẽ đau khổ, mà bất động sẽ không đau khổ. Mà trong khi bất động thì phải thanh thản, an lạc, vô sự. Một câu nói rất là tuyệt vời, một pháp tu mà mọi người ai cũng dễ nhận ra được tâm mình thân mình. Vậy mà mấy con cứ bỏ trôi lăn, đau khổ chìm đắm trong (…).
Các con thấy, đời có gì đâu, các pháp đều vô thường, thân mình còn giữ không được huống hồ giữ cái gì. Tu viện Chơn Như một ngày nào đó nó cũng sẽ không còn, bởi vì các pháp vô thường mà. Các con thấy đức Phật ngày hôm nay chúng ta gặp được đức Phật nữa đâu mà gọi là thường, con thấy chưa. Cho nên chúng ta cứ lấy câu nói đó, lời dạy đó mà thực hiện sự giải thoát trong thân tâm của mình. Mặc cho tất cả các pháp vô thường, nay như thế này, mai như thế khác. Mà nó không làm động tâm, còn không khéo chúng ta cứ bị động tâm. Các pháp vô thường nó thay đổi, còn chúng ta động tâm theo vô thường, cho nên chúng ta bị nhân quả nhấn chìm trong đau khổ. Trái lại chúng ta giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.
(25:38) Cho nên Thầy thấy cuộc đời của Thầy tu hành, có đủ sức làm chủ sinh già bệnh chết, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Thân con người, ai cũng có bệnh hết, nếu bữa nay không bệnh thì ngày mai ngày mốt nó sẽ bệnh. Vậy mà làm chủ, khi có bệnh đuổi đi không còn đau bệnh trên thân nữa, đó là cái năng lực, cái sức của con người làm được. Thầy đã làm được, Phật làm được, thì mấy con cũng sẽ làm được. Nhưng trước khi làm được mấy con phải ở chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Nếu kéo dài khoảng thời gian bảy ngày đêm trông tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, người nào cũng làm chủ được như nhau hết. Chỉ có bảy ngày đêm thôi, khó khăn gì mấy con. Phật làm được, Thầy làm được, một số người chứng quả A La Hán họ đều làm được, thì Thầy nghĩ rằng các con là con người thì các con cũng sẽ tập được. Chỉ các con không chịu khó, chỉ các con để các pháp thế gian lôi kéo mấy con, hướng này rồi đến hướng khác, động tâm, do đó các con thấy các con quá khổ.
Thầy chỉ nhắc nhở một lần này nữa cho mấy con biết, tất cả các pháp thầy Chân Giác từng làm, đều là các pháp thế gian, làm cho thầy day dứt và khổ đau. Chứ nếu mà thầy giữ tâm bất động thì tất cả các pháp này… Chiếc áo tu sĩ hoặc chiếc áo cư sĩ, nó không có nghĩa đâu mấy con, mà cái nghĩa của nó là ở cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Người tu theo đạo Phật nó không có giai cấp, không có giai cấp tu sĩ, mà cũng không có giai cấp cư sĩ, mà là giai cấp con người, chỉ duy nhất con người mới có thể tu tập. Cho nên trong khi mà chúng ta giữ tâm bất động, bây giờ thầy Chân Giác mặc cái đó, mà tâm đời lo lắng cái này cái kia là mặc chiếc áo cư sĩ chứ làm gì mặc chiếc áo tu sĩ. Mặc dù là thầy mặc bao nhiêu y áo như tu sĩ nhưng mà tâm của thầy không phải là tu sĩ, thì tức là tâm của thầy không giải thoát, thì thầy vẫn là người, người biết đó là chư Phật biết, một hai người biết, tâm thầy biết, có phải không mấy con. Còn bây giờ mấy con mặc chiếc áo này mà tâm bất động, là ông Phật tại thế gian rồi, các con thấy không, cần gì phải chiếc áo mấy con.
(28:11) Cho nên lời Thầy dạy là đưa cái chân lý của đạo Phật, cái chân lý để giải thoát cho mấy con, để giúp cho mọi người vì Thầy sắp sửa ra đi. Thầy không còn ở thế gian này nữa đâu. Đây là cái chân lý để giúp cho các con, để giúp cho con người trên hành tinh này sống được giải thoát.
Chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, chỗ đó đầy đủ những giới luật của Phật. Không ai vi phạm, không một người nào ở trong tâm đó mà phạm giới, chỉ có mấy con động tâm, là mấy con phạm giới. Cho nên giới luật của Phật đưa ra là để chúng ta học biết đó là những cái đức hạnh, oai nghi đức hạnh của người tu. Nhưng giữ trọn nó chỉ có tâm bất động mới giữ trọn chứ không khéo chúng ta sẽ bị ý chúng ta phạm hết. Hở ra một chút là ý chúng ta nghĩ sai là chúng ta đã phạm giới, phải không. Nó có ba nơi phạm: thân, khẩu, ý. Mà cái ý là dễ phạm giới nhất. Thầy nói về vấn đề ăn thôi, giờ này nghe đói bụng là mấy con đã phạm giới ăn phi thời, các con thấy không, cái ý của mình thôi. Bây giờ mà nghe người ta xào người ta nấu món ăn gì ngon, nghe ngon nghe cái mùi thơm đó thôi thì mấy con đã bị phạm giới, bởi vì tâm mấy con dễ phóng dật.
(29:35) Cho nên một cái người tu, mà muốn tu để đạt được cái tâm bất động hoàn toàn là phải bảo vệ giữ gìn tâm không phóng dật. Mà muốn bảo vệ giữ gìn thì phải sống độc cư, khi độc cư rồi thì còn phải dùng pháp Như lý tác ý nữa mấy con. Nếu không Như lý tác ý thì mấy con không bảo vệ được mấy con. Khi cái tâm thấy cái người đó đi ngang qua, có ai đi ngang qua, muốn biết người đó chứ gì, thì đó là bị phóng dật. Một con chim bay ngang qua, một cành cây bay ngang qua đập vào mắt, đều tác ý: “Tâm hãy quay vào, mắt hãy nhìn vào thân, thấy thân không được thấy bên ngoài”, không phải đui, không phải điếc, mà vẫn phải nghe, phải thấy ở trong thân. Chừng nào thật sự tâm mình quay vào trong thân, cảm nhận toàn thân của mình, thì lúc bấy giờ tâm mình sẽ bất động.
Tu đơn giản lắm mấy con không khó đâu, không khó mấy con. Nhưng mà nhớ lời Thầy dạy, đây là cái phương pháp cuối cùng của cuộc đời của con người để được giải thoát. “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, Thầy trao cho các con đủ.
(30:45) Cho nên Thầy thấy lúc này là lúc Thầy ẩn cư. Nhiều khi các con dựa Thầy để gặp Thầy để hỏi chuyện này chuyện kia để nghe cho vui chứ sự thật ra Thầy đã dạy trong giáo pháp, đủ pháp giải thoát, tự mình cứu mình. Đức Phật đã nói: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi”, Phật không đi giùm cho mấy con được, mà chính Thầy bây giờ cũng không đi được con đường đó. Mấy con có bất động tâm hay không bất động là do mấy con chứ làm sao Thầy làm được, các con hiểu điều đó.
Cho nên hôm nay mấy con về đây, là các nhóm phật tử, các con đại diện, vậy các con nhắc trở lại, lời của Thầy đã kết luận trong những bộ sách của Thầy cuối cùng chỉ có một câu “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Và vì vậy mà từ đây về sau mấy con thấy là Thầy thường tuyên bố là ẩn cư. Ẩn cư để cho mấy con đừng có dựa lưng Thầy nữa, đừng có nương Thầy, đừng có gặp Thầy nữa mà hãy ôm cái câu đó mà đi vào sự giải thoát, các con hiểu ý của Thầy không?
Cho nên mấy con về gặp Thầy rồi mấy con tu thiền cũng phí cuộc đời của mấy con mà thôi. Mà mấy con không gặp Thầy mà mấy con ở tại thất của mấy con, mấy con ở tại gia đình của mấy con, mà mỗi chuyện gì ai làm gì mấy con cứ nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, ai nói trái ý mấy con: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, tất cả các pháp đều là nhân quả hết”. Có nhân quả mới gặp nhau, có nhân quả mới có sự buồn phiền giận hờn, thương ghét chứ, các con hiểu điều đó không?
Cho nên các con: “Đây là nhân quả, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, các con cứ nhắc nó đi, rồi nó sẽ bất động. Mà nó bất động thì mấy con được giải thoát. Và chừng đó mấy con sẽ gặp Thầy.
(32:27) Lúc bấy giờ bảy ngày, bảy đêm mà tâm bất động, mấy con muốn gặp Thầy thì mấy con chỉ cần trong ý của mấy con nghĩ đến Thầy là mấy con đã thấy Thầy trước mặt. Thầy trước mặt mấy con, nhưng mà mấy con đâu có gần Thầy được, tại vì tâm mấy con động. Mấy con tâm bất động là mấy con sẽ ở gần bên Thầy. Bởi vì lúc nào Thầy nói chuyện với mấy con xong rồi mấy con về thì Thầy về bất động, còn mấy con về thì mấy con không bất động đâu, chuyện này chuyện kia, cho nên mấy con xa Thầy. Còn Thầy bất động, mà mấy con bất động, mấy con sẽ tương ưng với Thầy. Mà tương ưng với Thầy thì giống Thầy, giống Thầy thì gặp Thầy chứ sao, các con hiểu điều đó?
Thì chư Phật, mặc dù đức Phật Thích Ca đã tịch hơn hai ngàn mấy trăm năm, nhưng đức Phật còn chứ không mất đâu mấy con. Bởi vì cái tâm bất động làm sao đức Phật mất, lúc nào nó cũng bất động. Mấy con thấy này, tâm mấy con là mấy con có thân, có tâm, mấy con nhận ra sự bất động nơi thân tâm của mấy con. Mấy con nhìn không gian kìa, cây không rung rinh, không gian nó không có động cái gì gọi là bất động, thì bất động đó là bất động của vũ trụ, mà của vũ trụ tức là bất động của chúng ta. Các con thấy có mất ở chỗ nào đâu, các con tu đi về đâu mấy con về chỗ bất động.
Thì bắt đầu mấy con nhận, có thân tâm mấy con mới nhận xét ra sự bất động nơi thân tâm của mấy con. Rõ ràng là tâm con biết con bây giờ thân này không đau nhức chỗ nào hết là bất động, có đau nhức là không, bị động, tâm các con có khởi niệm, có nghĩ cái này cái kia đâu, đó là bất động, phải không. Thì các con biết sự bất động ở nơi thân tâm mấy con là do cái biết của mấy con, chứ sự bất động nó ở ngoài kia kìa, ở vũ trụ kìa. Chứ nó không phải ở đây, tại vì ở đây là thân tâm của mấy con, cho mấy con nhận xét cái thân tâm mấy con bất động, thì sự bất động là của vũ trụ chứ đâu phải là của mấy con, cho nên nó luôn luôn, nó vĩnh viễn nó không bị hoại diệt. Còn thân tâm mấy con bị hoại diệt, các con hiểu không.
Cho nên vì vậy mà mấy con, ngay cả còn thân tâm là còn nhân quả, mà còn nhân quả mà tâm bất động thì nhân quả không tác động được, thì mấy con đã được giải thoát, mấy con thấy rõ chưa. Thì do đó khi giải thoát rồi thì mấy con ở đâu, à bây giờ tôi tu tôi mất rồi tôi tu uổng đó sao? Trời ơi có mất đâu. Tôi nhìn trong không gian vũ trụ bất động nó rõ ràng mà, cái bất động đó là cái bất động, tôi đã lìa khỏi thân tâm này thì tôi sẽ vào chỗ bất động đó mà ngay khi tôi còn thân tâm tôi ở trong bất động thì tôi chết tôi cũng ở trong bất động chứ sao. Tôi bỏ nó thì tôi ở bất động, tôi có mất đâu, các con hiểu không.
(35:30) Cho nên vì vậy đó, mà Thầy xác định, Thầy có viết một cái tập sách Thầy nói Thế giới siêu hình không có, tức là linh hồn không có. Chờ xin phép được Thầy sẽ in Thầy phổ biến để thấy được cái điều đó. Nếu linh hồn có thì cái linh hồn phải khôn ngoan. Nó đâu có đi kiếm được con dế, con gà, con vịt, con heo nó chui trong đó để nó làm con gà, con vịt, con heo để cho người ta giết nó sao, phải không mấy con, cái linh hồn mà. Nếu có thì nó phải khôn ngoan chứ. Mà bây giờ thí dụ bây giờ nó chui vào con gà nó làm con gà thì nó là mặt con gà, có phải không, còn nó chui vào thân chúng ta thì có mặt người, vậy thì cái mặt của nó là cái gì? Nó phải riêng của nó chứ, không lẽ nó mặt con gà nó ra con gà, mặt con người nó ra con người.
Cũng như bây giờ nước thì nó phải có nước, nhưng mà bây giờ đổ vào trong cái ly tròn đó nó theo cái hình dáng của cái ly, đổ trong cái chai nó theo cái chai, phải không, các con thấy. Cái linh hồn nó phải có cái hình dáng của linh hồn chứ sao, cái chất của linh hồn chứ sao. Nhưng mấy con đi tìm nó có không?
Như vậy chúng ta không có linh hồn đâu mấy con. Nghiệp đi tái sinh luân hồi, đó mấy con thấy chưa, Thầy đã nói rồi, nghiệp đi tái sinh luân hồi, mấy con còn sống nó vẫn đi luân hồi. Mấy con la một cái, mấy con dữ tợn một cái, thì ngay cái nghiệp, hành động mà la là cái nghiệp của mấy con, thì ngay đó tương ưng với ai đó cũng đang tức giận đang la, thì cái hành động đó nó sẽ có một cái nghiệp đó, của một con vật đó. Một cái cây, nó nhân quả mà, một cái cây nó không có một trái đâu, nó còn sống chứ nó ra trái nó ra cây khác chứ mấy con, nhân quả.
Cho nên không khéo chúng ta, vì vậy mà đức Phật dạy chúng ta giữ gìn năm giới trọn vẹn. Thì giữ gìn năm giới đó để cho nó sinh ra cái nghiệp thiện mà không có sinh ra nghiệp ác. Nhất là cái giới không sát sanh, tức là đức hiếu sinh mấy con. Có thương yêu thì chúng ta mới tha thứ, không thương yêu thì chúng ta không tha thứ. Mà không tha thứ thì ác pháp.
(37:55) Cho nên ở đây Thầy dạy mấy con ngắn gọn như vầy “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, với một câu, phương pháp Như lý tác ý, chỉ có Như Lý Tác Ý! Cho nên đức Phật nói “Có Như lý tác ý, lậu hoặc chưa sinh sẽ không sinh, mà đã sinh thì bị diệt”, đức Phật dạy ngắn gọn, một câu rất ngắn gọn. Lậu hoặc là sự đau khổ của chúng ta, mà có như lý ấy, à mấy con nhắc, bây giờ ngồi đây thì các con cũng nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì nó không có gì nữa hết. Phải không, thì nó sẽ tương ưng, nó tiếp tục nó tương ưng nó bất động. Rồi mấy con lại nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Nhưng đừng niệm, đừng niệm cái câu đó. Vì vậy mà các con nhắc cái câu đó rồi ngồi im lặng, có một cái niệm nào đó nhắc: “Tâm bất động, thanh thản,…”, thì cái niệm đó là cái niệm thiện. À, cứ như vậy để giữ tâm bất động, thanh thản. Cách thức và phương pháp để cứu cánh mình. Trong gia đình, chuyện này chuyện kia, tất cả đều là mình nhẫn nhục được hết là qua cái câu: “Tâm bất động,…”.
Người ở đời ai không sân, ai không tham, sân, si, mà có sân là khổ. Cho nên khi mà có cái gì mà trái ý mình, thì nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, thì cái tâm sân nó sẽ xuống ngay liền. Nó cứu đời mình mấy con. Nhớ để mà tu tập, cứu mình. Chỉ có pháp Như lý tác ý, chỉ có “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đủ rồi mấy con, không cần tu nhiều.
(39:42) Bây giờ mấy con thọ Bát quan trai, là tại mấy con tập giữ gìn tám giới thôi chứ gì. Cái ngày đó thì tu các cái pháp như tập đi kinh hành này kia nọ để phá hôn trầm thùy miên, để ngồi hít thở tập nhiếp tâm này kia. Điều đó thực sự ra, những cái người mới tu tập cho làm quen với Phật pháp thôi. Chứ khi một thời gian trong ba lần, năm lần mà Thọ Bát Quan Trai rồi thì dẹp không thọ Bát quan trai. Ngày nào cũng thọ Bát quan trai, không lẽ mình là phật tử mà còn đi ăn thịt chúng sinh nữa sao, không lẽ là người Phật tử mà không giữ gìn được năm giới này sao?
Bởi vậy cái người nào mà Thầy đã cho một cái thẻ, mà đã xin Thầy mà làm, đã quy y, thọ Tam quy ngũ giới, có cái thẻ, cái thẻ như giấy chứng minh của mấy con đó, là cái người đó phải giữ gìn năm giới Thầy mới cho.
Còn cái điệp phái mà để ghi y cho mấy con là tạo cho mấy con gieo duyên với Phật pháp. Chứ sự thật ra mấy con đến quy y tam bảo, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nhưng mà sự thật ra thì năm giới mấy con không trọn, vẫn nói láo mấy con, người buôn bán vẫn nói láo chứ không có đâu… Phải không, Thầy nói thật sự mà mấy con.
(41:02) Cho nên trong cái sự tu tập mà, khi mà một cái người đệ tử đến xin Thầy mà quy y, thầy cho y để gieo duyên thôi, chứ chưa cho thẻ đâu mấy con. Mà Thầy biết cái người đệ tử đó, là người giữ gìn trọn vẹn năm giới rồi, thì Thầy làm cho một cái thẻ, các con xứng đáng là một người cư sĩ đệ tử của Phật. Còn Thầy chưa cho là mấy con chưa xứng đáng đâu, mấy con còn phạm giới, còn phạm năm giới. Cho nên bây giờ hỏi cái thẻ mà Thầy chứng nhận cho mấy con, mấy con có không?
Thầy Chân Giác: Chưa có ai có hết. Tức là Thầy trợ duyên với cư sĩ, gieo duyên…
(41:49) Trưởng lão: Còn một cái người mà xuất gia, mà tu học, mà có được cái thẻ vàng Thầy cho là cái người đã làm chủ được sự sống chết rồi, chứ không phải dễ đâu mấy con. Muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Là cái người đó cầm cái thẻ đó, là đủ biết là cái người đó đủ khả năng rồi, còn chưa có cái thẻ đó thì chưa. Còn cái thẻ của người cư sĩ màu xanh, nó màu xanh, là của người cư sĩ, mà cái người mà giữ gìn năm giới cư sĩ mấy con, giữ gìn năm giới là có thẻ. À, hôm nay các con đến đây xin Thầy một cái thẻ, con đã giữ gìn trọn vẹn năm giới, con nói vậy chứ chưa tin đâu, Thầy sẽ nghiệm ngay liền, rồi cấp thẻ. Bởi vì cái người đệ tử của Thầy, nó phải từ trong ra ngoài nó đều phải y như nhau, nó mới chứng nhận, nhận ra cái thẻ mà Thầy cấp là đệ tử của Thầy thì nó trước mặt cũng như sau lưng nó không có sai, nó đúng là người đệ tử. Không làm đệ tử Phật thì thôi, làm đệ tử Phật thì làm cho đúng. Đó tôi làm, tôi cũng làm đệ tử của Phật, nhưng mà sự thật ra nói là một cái danh từ nhưng mà cái đời sống của mình nó chưa phải, chưa có đúng. Cho nên là nó chưa được cấp thẻ…
(43:22) Nói chung là Thầy tạo cái duyên, để cho được cái người nào theo đúng con đường của đạo Phật, là phải đúng, phải như vậy mới được mấy con. Khi mà nhận cái thẻ đưa ra là mọi cái người Phật tử biết là người này đã giữ trọn vẹn, không có sai. Coi như là cái người gương mẫu cho những người khác, thấy người đó có cái thẻ là cái người đó làm gương mẫu cho mình, mình hãy bắt chước cái người đó để giữ gìn năm giới thế nào, để sau đó mình cũng giống như người đó, làm con người gương mẫu.
Thế cho nên hôm nay mấy con về nhớ lời nói của Thầy, không gặp Thầy nhưng sẽ gặp Thầy ở Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Thầy ở trong trạng thái đó, muốn lúc nào cũng có Thầy hết. Các con muốn giao cảm mấy con, con người mình người ta nói thần giao cách cảm, có chứ không phải không mấy con, người ta không hiểu người ta gọi tâm linh, chứ sự thật ra chúng ta tương ưng. Các con ở trong một trạng thái với nhau chúng ta sẽ giao cảm nhau. À các con bây giờ muốn gặp Thầy, hoặc là gặp những gì khó khăn, mấy con nói: “Thầy cứu con, con gặp cái giai đoạn, cái nhân quả này” thì mấy con cứ gọi Thầy rồi mấy con ở trong trạng thái bất động, tự thân nó thoát được khỏi nghiệp khổ đau của các con, Thầy trợ giúp. Không phải trợ giúp mà chính tương ưng và chính mấy con giữ được tâm bất động đó đã chuyển biến thay đổi cho mấy con. Chứ không phải là Thầy tự cứu giúp, nhưng mà vì cái gương hạnh của Thầy, gương hạnh của người thành tựu giới luật, các con hiểu không?
Cho nên khi gọi Thầy cứu giúp mấy con để thoát cái khổ đó, thì mấy con ở chỗ bất động thì mấy con làm sao phạm giới, các con hiểu không. Mà không phạm giới thì tự cái chỗ thiện pháp đó nó cứu mấy con, chứ không phải Thầy cứu. Nhưng mà chính mấy con kêu Thầy để mà có cái ý chí, có cái năng lực, cái niềm tin để mà giữ trọn cái tâm bất động. Còn không có tin Thầy mấy con phạm hết, các con hiểu không. Cái cứu đó là cứu của mấy con chứ không phải cái cứu của Thầy, chính vì nhờ cái niềm tin ở Thầy mà gọi Thầy, ý chí dũng mãnh của các con giữ cho cái tâm bất động, không dao động.
(45:48) Không tin để Thầy nói như thế này nè, cái thân các con đang bệnh đau, quá đau. Nhức cái đầu, đau bụng, đau lăn lộn, các con chịu không nổi, nhưng mấy con vẫn nhắc: “Các pháp đều vô thường, cảm thọ cũng vô thường, tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Không sợ! Các con cứ yên lặng nhắc, đau, càng đau càng nhắc cái câu đó để cho tâm bất động. Nhưng không ngờ cái cơn đau lần lần nó xuống mấy con. Cái nghiệp nó chuyển biến nó thay đổi, mấy con làm thử đi, bệnh gì Thầy nói, cũng hết.
Bây giờ các con có cái bệnh ngặt nghèo đi nữa, bệnh gì đi nữa, nhất định tâm bất động: “Đi đi, cái bệnh này phải đi khỏi thân, ở đây là chỗ bất động chứ không phải là chỗ bệnh đau”, rồi mấy con cứ nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Không cần để ý tới chỗ đau, cho mày chết đi, tao không sợ. Cuối cùng nó cũng sẽ phải giảm, bệnh phải mất. Tâm bất động nó sẽ đuổi tất cả những cái bệnh khổ của mấy con. Có cái chỗ đó là cái chỗ giải thoát của đạo Phật. Cứ nghe lời Thầy, tin Thầy đi, sẽ tu được mấy con, không tốn một đồng bạc thuốc, không cần đi bác sĩ. Cái đó là làm chủ bệnh chứ sao mấy con, Thầy dạy cái cách thức, cái phương pháp làm chủ bệnh, chứ mấy con chưa làm chủ bệnh được, nhưng có phương pháp làm. Còn cái người làm chủ bệnh nó dễ lắm mấy con, như Thầy bây giờ có bệnh, à nhức cái đầu: “Thọ là vô thường, cái đầu mày nhức đi đi”, nói vậy cái đi mất à. Tại vì mình làm chủ, còn mấy con phải dùng cái phương pháp, các con hiểu không. Nhưng mà phương pháp để nói lên chứng tỏ được rằng Phật pháp làm chủ được bệnh chứ đâu phải không. Đó là cách thức tu tập làm chủ bệnh mấy con.
(47:41) Phật tử 1: Thưa những cái điều Thầy dạy bảo nãy giờ thì coi như sự vô minh của con cũng chưa nắm vững, cho nên con xin Ân Sư nghe con trình xem thử cái sự hiểu biết của con đúng sai ở chỗ nào, để Ân Sư chấn chỉnh cho lại con hiểu rõ thêm. Cái trạng thái giữ mà tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, thì chúng con là cư sĩ, thì tiếp duyên hàng ngày thì có thể giữ được hay không, hay là cần phải độc cư 100% giống như là tu sĩ chuyên tu…
Trưởng lão: Câu hỏi đó đúng đó, biết cách làm, biết cách tu đó.
Phật tử 1: Dạ dạ, thì nhờ Thầy hãy dạy rõ ở chỗ đó, lâu nay con cứ nghĩ là phải độc cư 100% giống như tu sĩ chuyên tu, thì mới giữ được cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ con không có nghĩ rằng, cho rằng là người cư sĩ, gia duyên ràng buộc, tiếp duyên hàng ngày mà làm sao giữ được tâm bất động.
(48:52) Trưởng lão: Thầy sẽ trả lời chung cho mấy con nghe chỗ này.
Cái tâm bất động nó không phải là ức chế cái ý thức. Hầu hết là mấy con coi chừng lầm cái chỗ này. Nghe nói tâm bất động rồi bắt đầu nghe nói chắc bất động là nó không niệm, không khởi gì, không, hoàn toàn lầm. Tâm bất động là bao giờ cái ý thức của chúng ta cũng có niệm, mà niệm thiện không niệm ác.
Tâm bất động là như thế nào? À người ta nói cái gì mình cũng nghe, cũng thấy, cũng hiểu, cũng biết, cũng trả lời mọi người hết mà nó không có cái gì làm cho tâm mình động, gọi là tâm bất động. Phải nhận ra cái chỗ này mấy con, chứ không khéo, mấy con nghỉ phải vào thất, ngồi tu còn không khéo ở ngoài bị động chết thì sao.
À, bắt đầu có người họ nói gì trái ý mình, thì mình cũng nhắc cái câu: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, nhân quả”, do đó cái tâm con nó sẽ bất động, nó sẽ xả được cái nghiệp của người đó nói, con hiểu không? Mình vẫn nghe, vẫn sống chung đụng mọi người hết mà tâm mình vẫn bất động. Ý mình vẫn hiểu biết, vẫn khởi niệm, vẫn nghĩ cái đúng cái sai, biết hết, nhưng mà không để cho tâm bị dao động, các con hiểu không? Biết cái đúng, biết cái sai, nhưng không vì đúng sai mà dao động tâm, thì gọi là bất động. Hiểu được vậy mấy con tu mới đúng, chứ không khéo cứ nghĩ phải vào thất để giữ cái tâm bất động, là cái tâm không có niệm, bất động, đó là điều sai, hiểu chỗ ức chế tâm.
Phật tử 1: Dạ, con hiểu rồi Thầy!
(50:29) Phật tử 2: Mô Phật, kính bạch Thầy! Hôm nay Thầy đã cho chúng con cái duyên lành là được có cái thời gian để mà dạy dỗ chúng con. Thì trong chuyến đi này cũng có những Phật tử đã quy y Thầy, cũng không có duyên về đây để tu tập, để Thầy chỉ dạy. Như đây có trường hợp của cô Liễu Thành ở nhóm Quy Nhơn, từ khi quy y Thầy nhưng mà không có duyên về gặp, nên cô cũng cố gắng cô tập tu. Xin Thầy có chương trình Thầy những cái chuyện tu học, Thầy chỉ cho cổ, với Tâm Phước, Thầy chỉ cho cái đặc tướng Tâm Phước tu như thế nào, để cho có cái hướng khi mà xa nhóm, đi xa đó. Có duyên đi xa thì tu tập thế nào. Trước mắt thì con ghi nhận được hai trường hợp. Bây giờ Liễu Thành hỏi trước đi.
(51:31) Cô Liễu Thành: Dạ thưa Thầy, trước thì con được cái pháp của Thầy con tập. Con tập đi kinh hành, xong con tập Thân hành niệm, nhưng mà con tập Thân hành niệm thì trong lúc đi con không có suy nghĩ, con sợ cái tưởng con nghe mấy bạn nói là thôi bỏ đi không tập Thân hành niệm nữa, qua Định niệm hơi thở. Cô tập Định niệm hơi thở thì cô tập khoảng mười lăm phút là nó xẹt niệm vô, thì con đứng dậy cô đi kinh hành cô không tập nữa. Dạ bây giờ Thầy chỉ dạy con cách thức tập…
Trưởng lão: Con ngồi xuống đi Thầy chỉ cho con, mấy con hiểu vậy là sai. Như hồi nãy Thầy đã nói mấy con đó, đừng có diệt cái ý thức, con nghe cái câu kinh Pháp cú đức Phật nói: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Tại sao lại chúng ta tu theo Đại thừa để niệm Phật cho được nhiếp tâm, tức là niệm Phật để giữ ý thức không khởi niệm chứ gì, đó là pháp môn Tịnh độ.
Còn Thiền tông thì “biết vọng liền buông”, hoặc là tu cái Công án, Tham thoại đầu để cho cái ý thức đừng có khởi niệm. Sao lại diệt ý thức chúng ta, trong khi đức Phật đã dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Thì chúng ta hoàn toàn, cái ý thức của chúng ta, trong cái nhóm mà cái sắc uẩn của chúng ta thì nó có sáu cái biết: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Ý nó làm chủ năm cái căn này, có phải không?
(53:04) Cho nên cái ý nó làm chủ. Thí dụ mắt nó nhìn ra: “Mắt quay vô, không có nhìn ra, à quay vô biết cái thân của mày”, con quay vào, đó! Cái ý nó làm chủ dẫn nó vô, gọi là ý làm chủ, ý tạo tác mà, nó dẫn đầu các pháp. Cho nên các con đừng có diệt cái ý thức.
Đi kinh hành tại vì buồn ngủ con mới đi, đi pháp Thân hành niệm tại vì mình buồn ngủ quá rồi tôi đi tôi tác ý cho nó đừng buồn ngủ. Cái mục đích, cái pháp mà gọi chung là cái pháp Thân hành niệm đó là mười ba pháp tu chứ không phải một pháp. Còn một cái pháp đi kinh hành của cái pháp Thân hành niệm đó là cái pháp mình đi, mình giơ chân, mình tác ý từng cái hành động, để cho nó phá cái hôn trầm thùy miên mà thôi, chứ không phải tu cái pháp đó mà chứng đạo. Không phải đi kinh hành mà chứng đạo.
Có nhiều người, có mười ba pháp Thân hành niệm mà họ lấy có pháp đi kinh hành mà tu chứng đạo Thầy nói: Trời ơi! Cái kiểu này nó hiểu Phật pháp gì lạ vậy? Nó chỉ có cái pháp đi kinh hành là phá cái hôn trầm, thùy miên. Bị vì mình ngồi đây nó thành nó buồn ngủ, thì con mới ôm cái pháp. Nếu mà mình buồn ngủ nó sơ sơ, thì con đi kinh hành một vòng hai vòng bình thường thôi. Còn đi mà nó vẫn buồn ngủ, nó khó quá, thôi bắt đầu mình đi pháp Thân hành niệm đi. Tức là đi cái pháp Thân hành niệm là tác ý thôi, để cho nó hết buồn ngủ. Mà khi hết buồn ngủ rồi thì đừng có đi, nó không có buồn ngủ mà con ôm pháp Thân hành niệm con đi tu con bị ức chế tâm con sao, phải không? À con tu sai, đó là sai pháp đó con.
Bởi vậy, Thầy mới nói: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” thì nó không bị trật. Có phải không, nó dễ. Bởi vì Thầy nghiên cứu kỹ rồi, không khéo là hầu hết là tất cả các Phật tử bây giờ đều chịu ảnh hưởng của Đại thừa hết rồi. Hễ nói nó tu tâm bất động cái bắt đầu bây giờ hoặc là tu nhiếp tâm này kia thì nó gò ức chế ý thức nó hết. Bởi vì nó chịu ảnh hưởng rồi.
(55:10) Cô Liễu Thành: Dạ thưa Thầy con thì không có đi Đại thừa Thầy, cho nên con không biết Đại thừa, nhưng mà con tu tập sao nó bị sai…
Trưởng lão: Bởi vì, Thầy nói bởi vì Đại thừa nó cũng chỉ tập theo cái tưởng của mọi người thôi. Thì cái mà của con, con không theo Đại thừa, không học Đại thừa, nhưng mà cái tưởng của con con nghĩ rằng, phải đi như vậy đó, phải tập vậy đó, phải không, con nghĩ phải tập vậy đi cho cái ý thức của mình nó không có khởi niệm chứ gì, Thầy cũng nghĩ vậy mà, chứ không phải Đại thừa dạy con. Chứ nếu mà con không nghĩ vậy sao con lại tu cái kiểu kỳ vậy, phải không?
Bởi vì ở đây Thầy nói như thế này này, câu kinh Pháp Cú đức Phật dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” thì không diệt ý. Vậy đừng diệt ý mà trong khi mình tu là như thế nào để cho tâm bất động đây, có phải không? Vậy phải tu như thế nào để cho tâm bất động, thì khi mà người ta chửi mình, mình không giận, đó là tâm bất động, chứ không phải diệt cái ý.
Trong cái hoàn cảnh của mình, có cái sự gì vui, thì mình nói vui cũng phải có buồn, cho nên vì vậy không nên vui nhiều. Nó giảm bớt cái vui của mình đi, nó làm cho giảm lại đi, thì đó là nó giữ được cái mức bình thường của một cái con người, rất điềm đạm, phải không, mấy con thấy không? Vui không cho nó vui nhiều, mà buồn không phải cho nó buồn nhiều, nó sẽ không buồn. Thì như vậy, cái ý của chúng ta, nó dẫn cho chúng ta từng chút để chúng ta được giải thoát, chứ không phải diệt.
Cho nên cái tu của chúng ta, tu trong gia đình được, tu ở trong Tu viện được. Bây giờ mấy con được Thầy cho một cái thất vô đây tu, thì mấy con luyện độc cư, luyện một mình, à một mình rồi. Bây giờ trong ý nó khởi niệm, một mình nó sẽ khởi niệm này, niệm kia mấy con. Mình tu với mình nè, bây giờ cái ý nó khởi niệm thì mình tu. À bắt đầu bây giờ nó ngồi đây nó nhớ nhà, nó ở thành phố hoặc là ở Quy Nhơn, ở đâu nó nhớ cũng được hết à. Nó đi về chỗ nào cũng được, mình ngồi đây chứ đi Đà Lạt cũng dễ lắm, có phải không mấy con thấy, dễ lắm. Nhưng mà nó đi đó: “Ở đây không được đi chơi, mày đi chơi Đà Lạt không có được, ở đây là phải biết tâm bất động, thanh thản”. Chứ nó nghĩ, ờ bây giờ nó nhớ rừng thông, nó nhớ cái đồi thông đó, nó nhớ cái nhà của bà Ngô Đình Diệm hồi đó cất làm sao này kia đồ…, rồi hoặc là nó nhớ người này hoặc người kia, điều đó là tất cả những cái ý của chúng ta, cho nên vì vậy bắt đầu mình tác ý: “Tâm bất động, thanh thản…”
(57:56) Cô Liễu Thành: Thưa Thầy đó là lúc cái tâm mình nó yên lặng phải không Thầy?
Trưởng lão: À bắt đầu bây giờ trong cái sự yên lặng mà, nói chung là trong cái sự tỉnh thức, mỗi một cái niệm nó khởi ra biết, còn cái im lặng tức là mình giữ im lặng tức là mình bị ức chế ý thức nữa. Nó không được, con hiểu không, nó chỉ tỉnh thức thôi.
Phật tử 3: Nó dễ lộn lắm thầy, cái đó nó dễ lộn.
Trưởng lão: Bởi vậy đó Thầy nói sơ suất một chút là mấy con sẽ lộn.
Tâm Phước: Thưa Thầy, con là Thích Tâm Phước, sắp tới thì con có cái điều kiện đi xa, con kính xin Thầy cho con một cái pháp tu để (…)
(58:42) Trưởng lão: Sự thật ra thì theo cái đặc tướng của mấy con đó, thì như bây giờ Thầy nhìn đúng là cái đặc tướng của con phải tu tập nhiếp tâm. Nhưng mà nhiếp tâm mà không có Thầy thì bị ức chế tâm. Cho nên con bây giờ đi xa mà không có Thầy dạy, bởi vì khi mà dạy nhiếp tâm đó, thì phải, nó có mười chín cái đề mục của hơi thở để dạy.
Thì dạy nhiếp tâm đầu tiên là lấy cái hơi thở bình thường để tập nhiếp tâm “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô thở ra. Bây giờ đó, thí dụ bây giờ con được ở gần bên Thầy, thì Thầy mới dạy chứ còn con tự động cái kiểu đó không có được. Con tu thời gian sau sao nó tức ngực, tu sai. Còn có Thầy, Thầy biết bây giờ đó con chỉ thở ba thở tới năm hơi thở tức ngực, Thầy không cho con tu tới năm hơi thở đâu, con tu ba hơi thở. Để rồi bắt đầu từ trong ba hơi thở đó, mà tập trung nó thuần quen rồi Thầy mới cho con tập cái hơi thở dài, rồi hơi thở ngắn. Dài ngắn, bình thường, dài ngắn. Sau khi rèn luyện được cái hơi thở này, mỗi lần thở có ba hơi thở nó không tức ngực, chứ còn hơi thở bình thường không hơi thở bình thường thôi, nhưng mà con thở, thí dụ như cái sức của con nó chỉ có được có một phút mà con tu năm phút là con bị ức chế, con bị rối loạn hô hấp của con, mặc dù nó thở bình thường.
(1:00:12) Cho nên nói về hơi thở thì phải có Thầy hướng dẫn, mà cái đặc tướng của con là cái đặc tướng nhiếp tâm, phải nhiếp tâm, tâm nó mới đứng yên được. Mà không nhiếp tâm thì tâm nó lộn xộn, con hiểu không?
À cho nên vì vậy đó, mà muốn tu tập mà có, để mà đúng cái đặc tướng, thì mỗi người nó có cái đặc tướng, thí dụ như con, thí dụ bây giờ Thầy nhìn con nè, con phải tu, không có tu hơi thở, mà con dùng cái tri kiến để mà quán, để quán các pháp vô thường. Thì Thầy dạy cách thức con ngồi, con sẽ dùng cái tri kiến hiểu biết của con con quán.
À, bây giờ con quán cái gì? Thầy đưa ra một cái vật, như cái bình hoa này, con quán nó vô thường như thế nào, thì con sẽ quán nó vô thường, con hiểu không? À bây giờ các con phải quán là bây giờ hoa hôm nay nó trổ, ngày mai nó sẽ tàn, rồi như thế nào, đó là cái sự thay đổi vô thường của nó. Con hiểu chưa?
Đó, cho nên vì vậy mà khi mà dạy cho con cái đề mục này quán rồi, thì Thầy đưa đến cái đề mục khác, để cho tập con quán vô thường.
Rồi con, có gì con?
Cô Trang: (Không nghe rõ.)
Trưởng lão: Thầy thấy mấy con mắc công quá vậy?
Phật tử 1: Dạ, nhưng mà trước khi Thầy qua bên đó với đoàn kia qua, thì con xin, con với Chân Đức có một việc để gặp Thầy tí xíu, chừng vài phút. Thôi chuyến này chúng con về thôi, không nói gì mấy con, kêu là từ bi thương xót.
(01:02:18) Trưởng lão: Không, Thầy nói chung là Thầy dạy cho mấy con ngắn gọn cái pháp, để tu tập cho nó dễ dàng, nó không theo cái đặc tướng, tu được. Chứ còn riêng mà tu mà theo cái đặc tướng, thì nó phải có Thầy kèm một bên.
Đó, bây giờ con không thể nào mà tu nhiếp tâm mà con phải dùng cái tri kiến để quán tất cả các pháp vô thường. Đầu tiên Thầy đưa cái đề mục vô thường của cái bình hoa, rồi đến đó Thầy đưa cái đề mục vô thường của một cái ly, rồi cái màn, rồi cái nhà, rồi tất cả mọi vật Thầy mới đưa vào. Chứ còn đâu phải là lúc nào con cũng ngồi con tự quán vô thường, con có biết cái gì đâu mà con quán cái pháp nào là cái pháp vô thường, nhưng nó phải đi từng cái tri kiến để mà triển khai cho nó ra. Cái tri kiến là cái sự hiểu biết của mình ở trong cái đầu của mình đó, mình phải triển khai ra, từ cái vô thường của cái hoa này, thì mấy con thấy nó nở hôm nay chứ ngày mai nó tàn thì mình thấy rõ rồi, tới cái ly đó nó vô thường thì nó phải bể nó mới vô thường chứ. Các con hiểu cái sự vô thường nó phải bể, mà nó bể đâu phải bây giờ mình lấy mình đập nó xuống nó bể. À, bây giờ cái trường hợp nó bể là nó không may mình vấp mình đang bưng cái mâm như vậy nó vấp nó té xuống nó mới bể, các con thấy không? Đó là cái trường hợp vô thường của nó nó tới. Vậy thì nó phải đúng cái nhân quả của nó chứ. Mà nếu không dạy thì mấy con làm sao biết quán vô thường.
Cô Trang: (xin Thầy giảng tiếp cho các nhóm đang chờ ở ngoài, còn rất đông)
(1:03:52) Trưởng lão: Bây giờ Thầy thật sự ra bây giờ… (À, thôi mấy người đó không có đủ duyên thì mấy người ở bên đó đi. Rồi, rồi con nói mấy người ở bên đó đi, không có đủ duyên, để chờ buổi khác, trời đất ơi!)
Bây giờ, cái phương pháp dạy cho mấy con ở đây, để cho mấy con nắm vững mấy con tu, mà nói đứt đoạn như vậy đó, sau đó mấy con không đâu tu đó. Thầy chỉ nói chơi với mấy con thôi chứ rốt cuộc rồi mấy con không biết được đâu. Thầy đang tiếp tục Thầy nói cho mấy con, phân biệt từng chút để mấy con nắm cho vững cái ý của mấy con, để từ đó mấy con về mấy con tu có kết quả. Còn bây giờ mà dứt đoạn đi qua bên đó, rồi bắt đầu khởi sự nói trở lại, đầu tiên, rồi bắt đầu coi như là… thôi rồi, hết rồi.
Cô Liễu Thành: Dạ thưa Thầy con xin Thầy cứu con, Thầy cho con một pháp để ở nhà con tự tu Thầy.
(1:04:55) Trưởng lão: Bởi vậy cho nên Thầy mới dạy cho con, vì Thầy đã hồi nãy Thầy sắp sửa ra đi không còn ở trên thế gian này nữa. Là tại vì tuổi đời của Thầy nó quá lớn hơn Phật rồi, đâu còn nhỏ nữa. Phật tám mươi mà Thầy tám mấy rồi, còn ở lại cuộc đời này làm gì, mà Thầy đã để lại bao nhiêu giáo pháp, cái sai cái đúng Thầy đã viết sách để truyền lại đủ rồi, không còn gì nữa hết. Chỉ còn có đủ duyên với chúng sinh nữa, còn cái còn nữa là cái còn của mấy con tu.
Cho nên mấy con tu mấy con nhớ rằng Thầy dạy mấy con đọc ở trong kinh sách của Thầy, cứ kinh sách của Thầy đọc lại coi thì Thầy dạy mấy con tu như thế nào?
Mấy con hôm nay còn có duyên gặp Thầy chứ không khéo Thầy không bao giờ gặp. Đó, mấy con thấy cái đoàn đó muốn xin, xin làm sao khi mà Thầy đang giảng ở đây, cái bắt đầu Thầy phải đi. Thầy đâu bao giờ lệ thuộc một con người nào. Các con hiểu, thật sự ra đối với Thầy, Thầy đâu bị người khác sai Thầy. Thầy dạy là Thầy dạy vì cái duyên mà thôi, chứ bây giờ thật sự ra Thầy đâu phải vì Phật tử. Phật tử vì Thầy, đến Thầy, mấy con cầu pháp chứ không phải Thầy cầu pháp của mấy con, phải không? Mà bây giờ Thầy dạy mấy con có tu thì mấy con nhờ, còn không tu mấy con chịu, đó là cái duyên của Thầy.
(01:06:20) Phật tử 1: Dạ con xin thưa ở đây có hai vị này có hai đặc tướng riêng, còn bao nhiêu đây là chung đặc tướng, hay là còn ai có đặc tướng riêng nữa thì xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con luôn Thầy.
Trưởng lão: À thì Thầy nói mấy con có những cái đặc tướng đó thì mấy con phải biết rằng trong cái điều kiện nó phải thuận tiện để mà gặp một vị sư thầy, có duyên với mình để người ta dẫn dắt mình thôi. Còn không thì mình, chung chung với cái pháp chung mà Thầy dạy thôi, chứ không thể nào mà ông thầy ông dạy có người học trò thì ông không bao giờ ông dạy, các con hiểu?
Bây giờ cái số mà đặc tướng như con phải cần phải nhiếp tâm như vậy, họ phải chọn lấy một cái lớp học riêng họ mới dạy, chứ không có dạy một người, không thể dạy một người. Bởi vì cái đặc tướng của con là phải nhiếp tâm, mà không nhiếp tâm thì tâm con loạn, con hiểu không?
Cho nên nó khó là khó cái chỗ từng cái đặc tướng riêng của mấy con nó có cái khó của nó. Nhưng mà vì mà cái tạo cho thành được một cái nhóm mà cùng nhau một cái đặc tướng để người ta dạy cho mình cái pháp, để mà người ta hướng dẫn mình từng bước đi, từng pháp, cái đó là cái khó. Có người ai dạy, không thể nào mà dạy có riêng có mình con. Mà dạy, thí dụ như Thầy nói rồi, con về con tu chưa chắc con đã tu đúng, con nhiếp tâm sai là con đã làm tự làm rối loạn hô hấp của con rồi, nó không phải chuyện dễ đâu.
(1:08:04) Cô Liễu Ngọc: Dạ bạch Thầy! Con tên là Liễu Ngọc, hôm trước con có nghe được một ít thơ pháp của Thầy, với lại sách của Thầy từ thầy Duyên Giác đó, con chưa biết cách tu tập như thế nào hết. Bạch Thầy hôm nay con được về đây gặp Thầy, Thầy chỉ giúp con đường đi.
Trưởng lão: Như nãy giờ Thầy đã nói, thì mấy con đã biết, Thầy chỉ dạy mấy con để giữ tâm bất động, mọi người, dù có đặc tướng, không có đặc tướng, đều tu được hết.
Còn Thầy dạy riêng cho mấy con từng pháp, à bây giờ phải tu 19 cái đề mục của hơi thở, thì không thể được. Thầy dạy cho mấy con tu Tứ niệm xứ, bốn pháp để quán thân, thọ,… cũng không được. Bởi vì phải nói là tùy theo đặc tướng của mấy con, thì phải có một vị thầy trực tiếp.
Cho nên nãy giờ Thầy muốn đưa chung một cái pháp là một cái chân lý của đạo Phật, mấy con nghe mấy con thu thập từng cái đặc tướng riêng biệt của mình, mà hãy nghe mấy cái lời này bởi vì Thầy sẽ không còn ở trên thế gian này nữa. Chừng đó mấy con nương vào đâu? Mấy con cứ nghĩ điều mà Thầy đã nói. Cho nên vì vậy mà cứ nghe Thầy ẩn cư, ẩn bóng là mấy con biết Thầy không phải còn ở trên thế gian này nữa. Thầy không còn cái duyên với mấy con nữa rồi. Cũng như đức Phật bây giờ, chúng ta muốn gặp Phật, muốn hỏi Phật làm sao hỏi được nữa mấy con? Thì mấy con phải tự, tự cứu lấy mình.
(01:09:56) Thì hôm nay còn duyên Thầy nói, là cái phương pháp chung cho mọi người, chứ không phải riêng một người nào nữa. Thì mấy con cố gắng, nhận xét qua cái lời nói của Thầy, để rồi từ đó, có những cái ác pháp, có những cái chướng ngại pháp nào đó thì luôn luôn đều dùng pháp tác ý, đuổi ra cho khỏi tâm mình để tâm mình bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đó là cứu cánh!
Thì mấy con thấy, đức Phật đã xác định rất rõ: “Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy”, không tu thôi, tu là có liền giải thoát. Mấy con hiểu được tâm bất động là mấy con đã có được sự giải thoát rồi, các con thấy rõ chưa. Người ta chửi mình, mà mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, lúc bấy giờ tâm mình bất động, không giận không phiền não gì cả, không giận người đó, thì ngay đó là mình giải thoát rồi mấy con.
(1:10:52) Thì Thầy đã trao cho mấy con một cái phương pháp như vậy rồi, thì mấy con cứ nhớ cái phương pháp này, không cần phải đặc tướng nào nữa hết, mà chỉ còn cái pháp này mà thôi. Như hồi nãy Thầy đã nói, nếu mà cứ theo đặc tướng của mấy con, thì mấy con phải có một số người, ít ra năm sáu chục người, vào trong một cái lớp cùng một đặc tướng đó, Thầy mới dạy mấy con, bắt đầu hít thở như thế nào, rồi cái hơi thở bình thường, rồi cái hơi thở dài, hơi thở ngắn, rồi: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”; rồi “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham…”, mười chín cái đề mục của hơi thở, mới dạy mấy con mới ly dục, ly ác pháp mới được. Nhưng mà phải có Thầy dạy, còn bây giờ không có Thầy dạy thì mấy con làm sao? Mấy con về mấy con cũng tu, nhưng mà kết quả của mấy con, mấy con có biết được cái tu của mấy con ở trong những cái đề mục này không? Phật pháp Thầy dạy như vậy nhưng mấy con có nắm được cái đề mục được không, đâu có nắm được, các con thấy chưa?
Cho nên ở đây Thầy mới nói cho mấy con biết, cái sự tu tập mà Thầy dạy cho mấy con một pháp, để mấy con nắm được cái pháp đó mấy con tu, thì mấy con hãy cố gắng mà, nhớ kỹ mà tu. Chứ còn gặp Thầy nói hỏi con tu thì nó cũng vô ích mà thôi, lại càng làm cho cái sức khỏe Thầy nó càng hao mòn hơn, bởi vì Thầy nói chuyện với mấy con, nó hao mòn. Thầy ngồi Thầy giữ yên lặng, tâm mình bất động thì Thầy còn có thể kéo dài thêm một năm tháng tuổi đời của Thầy, chứ còn nếu mà Thầy mà cứ tiếp như thế này thì năm tháng của Thầy nó giảm xuống. Mấy con cứ nghĩ rằng một cái con người mà chúng ta, cái sức lực của chúng ta càng ngày càng giảm, mà cứ dùng cái sức của mình thì cái con người đó mau chết chứ sao, nó như vậy đó mấy con.
(01:12:50) Phật tử 1: Dạ! Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy! thì qua những lời giáo huấn của Thầy, Thầy đã chỉ dạy chúng con, thì Thầy đã dành thời gian quý báu để dạy chúng con. Đúng ra khi nãy con trình cái đề mục kế tiếp là sau khi đoàn ra thì con với Tịnh Đức có những việc trình Thầy, nhưng mà nhân duyên hôm nay lại có đoàn kế tiếp vào đây thành ra sẵn đây con trình. Vấn đề này cũng có tính cách để mà cho các nhóm tu học ở các nơi rút cái kinh nghiệm. Sau khi con trình bày để Thầy chỉ dạy cho chúng con, cho các vị sinh hoạt các nhóm thấy được việc, nó có một cái trường hợp như thế này. Kính thưa Thầy, nếu một vị được các nhóm đề cử làm nhóm trưởng, hay chúng trưởng, mà do cái duyên thời gian tổ chức khóa tu học sinh hoạt có một cái trú sứ nào đó, rồi trong cái chúng tu học của nhóm, vừa có nam có nữ, rồi xảy ra những cái tình cảm, khởi lên cái ái kiết sử của trong nhóm, như vậy, nếu đặt vị trí cái người chúng trưởng đó, mà bị vướng cái đó, thì cái tâm cái vị đó thì phải làm như thế nào. Chứ còn nếu đến theo cái tâm của vị đó mà nếu đến thì lại bị động, rồi ảnh hưởng gia đình, vì vị đó có gia đình, và nếu mà bỏ thì các nhóm lại kêu gọi, thành ra sẵn dịp này có các đại diện các nhóm, thì con trình bày với Thầy chỉ dạy chúng con, có cái phương pháp, để cho các vị mà có cái duyên mà đại diện các nhóm, để mà lấy nó được làm một cái rút kinh nghiệm phải làm như thế nào, để sinh hoạt trong nhóm được nhẹ nhàng hơn.
(1:14:37) Trưởng lão: Thì theo Thầy thiết nghĩ, trong vấn đề mà ái kiết sử, thì mấy con nên, cái người mà lãnh đạo ở trong nhóm mà có cái tâm niệm đó, thì thôi, cắt đứt cái ông đó đi, cho ông đó nghỉ.
Phật tử 1: Dạ không, cái này những người khác lại muốn bám vào cái ông đại diện đó.
Trưởng lão: Không được, một cái người đã có cái tâm ái kiết sử như vậy, là không nên bám cái người đó. Một cái người phải trong sạch, một cái người phải giới luật, mà giới luật thì đâu phải phạm giới cái kiểu đó. Cho nên mấy người muốn bám ông đó không được. Mấy ông muốn bám ông đó là bắt chước cái ông đó hết, có vậy thôi. Mình đi tu theo Phật, chứ đâu phải mình đi tu theo ông đó sao.
Phật tử 1: Đại khái con muốn nói là đặt trường hợp con là chúng trưởng đi, rồi có mấy cô lăng nhăng, lăng nhăng lại muốn cảm tình, rồi con sợ ảnh hưởng tình cảm giữa gia đình vợ chồng con, hay là những người kia, thành ra con không có muốn tới sinh hoạt nữa, thì các anh em mới nói trời ông bỏ chúng lại tội làm sao, là cái khó xử chỗ đó. Thành ra…
Trưởng lão: Bây giờ trong tất cả những chỗ đó, mình phải nói thật ra bây giờ cái cô nào mà có cảm tình với con, con chỉ thẳng ra. Chứ con không nói thẳng ra, bây giờ trong nhóm cái cô đó có cảm tình tôi, mà tôi là một cái người lãnh đạo như thế này mà để mà cảm tình như vậy là không được. Đạo Phật giáo mà, cái ái kiết sử mà đâu có được, cái đó phải đứt liền tức khắc. Cô nào mà lăng nhăng, ông nào mà lăng nhăng trong đó chặt liền tức khắc, chứ đâu có được. Có vậy thôi mà cứ phải lãnh đạo mới được chứ còn để cái đó không được, ảnh hưởng không được, nêu gương xấu đó. Trong cái nhóm đó, con phải mạnh mẽ …
(01:16:18) Chú Chân Đức: Bạch Thầy, cho con hỏi về cái phương pháp mà Thầy chỉ dạy cho tụi con “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” đó. Thì qua cái lời Thầy chỉ dạy đó, thì chúng con nắm cơ bản. Nhưng mà chúng con muốn biết cái pháp hành để khi giữ cái tâm bất động, thì đối với cư sĩ của chúng con, thì chúng con động rất là nhiều trong các oai nghi, chúng con thường hay tiếp duyên, thường hay nói chuyện, đó còn tư thế để mà giữ được cái tư thế ngồi bất động để mà tác ý như Thầy nói thì cái thời gian nó rất là ngắn, cho nên chúng con muốn Thầy chỉ dạy là, khi mà chúng con tiếp duyên, khi chúng con động toàn thân và khi tỉnh thì như thế nào? Rồi cái thân của con bị cảm thọ, thì trạng thái tâm bất động nó như thế nào? Mong Thầy chỉ dạy.
Trưởng lão: Con ngồi xuống đi Thầy chỉ cho.
Trong mọi cái hoàn cảnh, tâm bất động á, mấy con nghĩ khi nó động là nó buồn phiền, nó lo lắng, nó sợ hãi, là động. Còn cái tâm con nó nghĩ cái này cái kia, nó không buồn phiền, không giận hờn thì nó đâu phải là động, nó là con người bình thường mà. Ông Phật ông cũng nghĩ, cũng bình thường chứ ông không nghĩ ông là gốc cây sao? Ông tu thành gốc cây sao? Các con nghĩ ông không khởi niệm, không biết, ông không nghĩ gì hết, ông ngồi yên phăng phắc như người nhập định thì nó là gốc cây rồi. Bởi vậy hầu hết các pháp ở trên thế gian này không tu theo đạo Phật, mà tu theo ngoại đạo hết, không đúng!
Cho nên cái tâm bất động có nghĩa là tâm giận hờn, phiền não, đau khổ, lo lắng, sợ hãi, gọi là tâm động. Còn tâm bất động thì nó nghĩ cái gì nó cũng không bị phiền não lo lắng, sợ hãi thì đó là tâm bất động chứ sao. Chữ bất động là cái sự khổ đau và cái sự không khổ đau, cũng tâm chúng ta suy nghĩ cái này kia mà nó không khổ đau thì nó là bất động, còn nó khổ đau thì nó là động, các con hiểu, phân biệt được chỗ đó chưa?
(1:18:26) Bây giờ các con ngồi lại tâm bất động, thì khi mà tâm con nó không bị những cái ác pháp, những cái điều kiện làm động, thì con ngồi lại tự nhiên nó không nghĩ ngợi điều gì, thì nó bất động. Còn bây giờ nó còn nghĩ ngợi điều này, thì nó còn động, con hiểu không? Bây giờ con ngồi mình con mà bây giờ nghĩ cái này cái kia, thì con ra kia ai nói con tức giận liền đó. Còn nó bất động thì con ngồi lại nó không nghĩ ngợi cái gì hết, con ra kia người ta nói gì con cũng không động. Nó dễ quá mấy con!
Bây giờ mấy con sống chung quanh mọi người, người ta nói gì mấy con cũng động hết, chửi mấy con cũng không giận, buồn phiền hết thì bắt đầu bây giờ mấy con ngồi một mình mấy con tự yên lặng phăng phắc à. Còn mấy con dễ giận hờn, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi đó, thì giờ mấy con ngồi cứ nó nghĩ cái này cái kia. Tại ba cái này chưa ly dục, ly ác pháp, các con hiểu chưa? Tại mấy con chưa lìa nó ra, cho nên nó mới nghĩ đó.
Còn bây giờ các con sống chung mọi người, mà ai làm nó cũng ly ra hết, cho nên vì vậy mà nó bất động, bất động trước mọi người chứ không phải là cần một mình. Nhưng mà khi ngồi một mình thì nó im phăng phắc, tại vì nó ly rồi. Các con hiểu chưa? Thầy nói vậy.
(01:19:45) Cho nên mình sống tu là sống chung với mọi người mà tu tâm bất động, chứ không vô thất mà tu. Vô thất tu ức chế tâm, tu hoài đó chẳng được cái gì đâu. Đừng có vô thất tôi tu mình tui, ba tháng, sáu tháng mình ngon, không có ngon đâu, mấy ông ức chế tâm đó. Tôi ra tôi nói ông này, tôi nói một điều oan ức, ông đánh tôi liền chứ đừng nói chuyện. “Cái ông này ông vô tu chứ tôi thấy ông nói chuyện với phụ nữ kia cà”, “trời đất ơi! Tôi ở trong thất tôi tu mà ông nói vậy tôi đá ông một đá bây giờ nè”, có phải không? Tui tức chứ sao.
Cho nên trong cái vấn đề đó, người ta nói bất động là mình ở trong chung mọi người, mà ai làm gì mình cũng không động, đó là tâm bất động, con nhớ kỹ vậy đi. Rồi con sẽ sống chung ở trong gia đình, vợ con hoặc cái nhóm con thản nhiên lắm, rồi con sẽ vào thất con tu, tự nó ngồi nó bất động. Mà con thấy con ngồi trong thất mà nó động, thì con biết là ở ngoài con chưa xả hết, con ra ngoài con sống con xả đi, đừng có vô trong thất tu tập.
Vô trong thất tu có nghĩa là tâm bất động, để cho mình ngồi trong thất nó tự nó bất động, kéo dài bảy ngày đêm cho nó đủ tứ thần túc. Đủ bốn cái lực như thần của mình, tứ thần túc mà. Định như ý túc, con muốn nhập định nào là nó nhập, còn bây giờ con ngồi thiền con nhập định, nhập định gì? Định tưởng con chứ định gì? Tâm con còn dục một đống vậy mà con muốn nhập định thì nhập làm sao. Con phải sống trong mọi người mà con biết cách tu, con dùng cái tri kiến giải thoát. Ý của con, con xả hết làm tâm con bất động. Mà khi nó bất động trước tất cả các đối tượng của nó rồi, con vô thất. Vô thất để tu sang một cái giai đoạn thứ hai, chứ không phải là giai đoạn vô tu để cho hết vọng tưởng, con hiểu không?
Vô tu giai đoạn thứ hai tức là kéo dài bảy ngày đêm trong tâm bất động ở trên tứ niệm xứ để mà chứng đạo. Chỗ đó khác. Bởi vì đạo Phật nó lớp lang đàng hoàng chứ mấy con. Bắt đầu mấy con vô tu ba mươi bảy pháp của đạo Phật, Ba bảy phẩm trợ đạo đó, mấy con vô tu mấy con phải tu cái pháp nào trước tiên? Ngũ căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mấy con phải tu. Tu như thế nào, phòng hộ như thế nào người ta dạy cách thức mấy con tu. Rồi tu ngũ căn xong rồi người ta dạy mấy con tu ngũ lực. Ngũ lực xong rồi người ta mới dạy mấy con tu tập bảy giác chi. Rồi bảy giác chi rồi người ta mới dạy tứ bất hoại tịnh. Người ta dạy tứ niệm xứ. Người ta dạy tứ chánh cần mấy con tu các pháp đó. Như vậy mấy con mới xong chứ đâu phải vô tu mấy con cứ ngồi đó nhiếp tâm cho hết vọng tưởng. Bởi vậy Thầy nói tu không có Thầy chắc không có làm lên.
(01:22:37) Tu thì sách vở kinh sách đã đầy đủ đó, chứ mà vô tu phải tu theo thứ lớp đàng hoàng, chứ không phải là lớp một chưa học, mà lên lớp hai học, học làm sao được. Cho nên nói thì nghe như vậy, chứ khi nào mà Thầy mở trường lớp Thầy dạy, cũng như có cái năm đó Thầy mở cái lớp Chánh kiến, ở trong tu viện trong đó Thầy dạy cái lớp Chánh kiến, các con nghe các con hiểu, làm cho triển khai cái tri kiến, hiểu biết của mấy con về cái Chánh kiến của mấy con. Mà cái lớp Chánh kiến chưa xong thì Thầy đã đóng cửa, chứ Thầy dạy qua cái lớp Chánh tư duy, làm cho khi đó mấy con ngồi lại một mình mấy con làm sao mà chánh tư duy, mấy con biết chánh tư duy, tà tư duy, ngồi đây chứ mấy con nghĩ bậy bạ là mấy con tà tư duy chứ làm sao chánh tư duy được. Thầy dạy cho mấy con, khi mấy con ngồi lại, một niệm khởi ra mấy con biết đây là chánh tư duy, đây là tà tư duy…vậy mấy con mới gọi là học đạo. Phải học, phải có lớp lang đàng hoàng mấy con.
Thầy mong rằng cái số đệ tử của Thầy đào tạo xong nó có cái số hướng dẫn viên mà đạo tạo xong cái người đứng lớp, bảy người đứng lớp thì Thầy mở luôn tám lớp, tới cái lớp Chánh định luôn. Bát chánh đạo mà. Mở luôn bảy cái lớp học đầu tiên, rồi bảy người đứng lớp. Người nào mà đứng lớp ấy, dạy lớp ấy. Xong rồi về đây mấy con thấy khi mà Thầy cất xong các cái thất xong rồi, Thầy sẽ cất cái trường đó, bảy cái lớp học. Rồi chừng đó Thầy thông báo cho mấy con biết về mà học cái lớp Chánh kiến. Rồi cái lớp Chánh kiến mà được tốt nghiệp lên cái lớp Chánh tư duy, thì cái lớp mới vô học lớp Chánh kiến. Cứ như vậy lần lượt đi lên là đạt cho tới lớp Chánh định đó thì bắt đầu mấy con nhập định như thế nào đúng, như thế nào sai. Bấy giờ nó có lớp lang của nó, nghe nói về tu tu chớ, tu kiểu này, tu kiểu khác nó chật, không đúng. Mấy con tu bao lâu mấy con có kết quả… Mấy con chỉ còn chờ ở nhà, chờ thời gian cái lớp mà Thầy giảng các thầy, các sư. Có cái nhóm giáo viên đó mấy con.
Phật tử 1: Kính bạch Thầy trong cái chuyến về hôm nay cũng có một số các Phật tử xin Thầy tạo duyên cho quy y, như lúc nãy Thầy nói. Trong cái đoàn của chúng con tiếp theo như vậy còn cái thư mà con đã trình bày Thầy đọc coi có gì không thì trả lời các câu hỏi. (…) đại diện cho cái nhóm tách bạch Thầy.
(01:25:40) Chú Chân Đức: Kính bạch Thầy! Chúng con thật ra là được Thầy từ bi hoan hỉ cho một bài pháp, để cho chúng con nắm bắt được để về trụ xứ của chúng con, để chúng con tu tập, chúng con nguyện sẽ cố gắng giữ gìn giới luật, nhất là năm giới của người cư sĩ để không phụ lòng mong mỏi của Thầy. Cố gắng làm sao mỗi Phật tử chúng con sống được năm đức hạnh đó, để gia đình chúng con được yên ổn, được an lạc, và từ đó để từ đó để mà cùng với mọi cộng đồng người, để mà dựng lại cái Chánh pháp, đạo đức nhân bản, nhân quả trong xã hội. Chúng con rất là mong muốn điều đó. Hôm nay được những lời chỉ dạy của Thầy, chúng con rất là hoan hỉ, và rất là cảm kích những điều của Thầy dạy cho chúng con, chúng con rất nhớ những lời Thầy dạy chúng con…
Trưởng lão: Nhớ những lời Thầy dạy. Về tu tập để được giải thoát mấy con. Chỉ có giữ tâm bất động là giải thoát…
Chú Chân Đức: Chúng con xin thành tâm đảnh lễ Thầy ba lạy.
Trưởng lão: Thôi xá Thầy thôi con…Mấy con ra con.
Phật tử 1: Có một việc con xin Thầy, Thầy hoan hỉ cho con lần cuối đi Thầy. Cũng xin sẵn nhân duyên này, lâu lắm mới về mà Thầy lại qua tuổi 80, con cũng từng nói với quý vị là, con xin Thầy hoan hỉ đứng cho chúng con chụp hình một pô…
HẾT BĂNG