ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO GIẢI THOÁT - PHẬT TỬ BÌNH PHƯỚC
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 11/12/2009
Thời lượng: [02:00:14]
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/20091211-dao-phat-la-dao-giai-thoat-phat-tu-binh-phuoc.mp3
Trưởng lão: Các con biết, đạo Phật ra đời là vì chúng sanh, là vì con người, chứ không phải đạo Phật ra đời vì hướng dẫn chúng ta để chúng ta trở thành Tiên, thành Phật hoặc thành Thánh đâu mà vì con người mấy con. Nghĩa là đạo Phật ra đời để giúp chúng ta có cuộc sống không làm khổ mình, khổ người. Bởi vì đạo Phật là đạo giải thoát mấy con, giải thoát làm sao mà mình không làm khổ mình, không làm khổ người, điều đó là điều giải thoát thật sự, mà con người làm được.
(00:36) Bởi vì con người có sự hiểu biết, có cái trí tuệ, vì vậy mà khi chúng ta hiểu biết rồi thì chúng ta không bao giờ làm khổ mình. Tại mình muốn làm khổ mình, mình muốn làm khổ mình, mình không muốn bỏ.
Ví dụ như nói: “sân là đau khổ”, thế mà mình cứ để mình sân. Vậy thì cái sân từ đâu lại có mà chúng muốn bỏ lại không bỏ được? Cứ mỗi lần ai nói trái tai mình thì mình tức có phải không mấy con? Ai cũng muốn bỏ chứ đâu có ai không muốn bỏ, mà sao mình lại bỏ không được?
Cho nên đức Phật dạy chúng ta có cái pháp Như Lý Tác Ý, hàng ngày mình tự kỷ ám thị mấy con, có phải không? Tự kỷ ám thị trong tâm. Nó chưa có sân mình nói: “Sân là đau khổ, mai mốt ai có nói gì đừng có sân”. Ngày nào cũng lặp đi lặp lại cái câu đó mãi cho nên nó thấm nhuần thành một cái lực của nó, cho nên nó mới hết sân. Đơn giản quá đơn giản!
Cho nên đạo Phật là đạo của con người, đạo giải thoát. Con người có bốn sự đau khổ. Sanh, chữ “Sanh” ở đây không có nghĩa là sanh đẻ mấy con, Sanh là cuộc sống hàng ngày chung đụng với mọi người. Ai cũng có cuộc sống hết mấy con, cho nên hàng ngày chúng ta phải lo cơm ăn, áo mặc bằng cách này bằng cách khác, chồng con hoặc vợ con phải làm sao cho tròn trọng trách của mình, nhiều khi mình chưa làm hết bổn phận của mình, mình lại làm những điều sai trái làm cho gia đình mình buồn.
(02:07) Cho nên đạo Phật ra đời để dạy chúng ta, có năm cái điều mà mấy con cần phải học hiểu, năm cái điều Đạo Đức của con người, con người là phải sống có đạo đức. Điều thứ nhất ở trong kinh sách Đại thừa, trong kinh sách Nguyên Thủy thường nói đó là Giới cấm. Chứ sự thật đức Phật không có cấm ai hết, khuyên chúng ta không nên giết hại chúng sanh, không nên tham lam, trộm cắp, khuyên chúng ta chứ không phải cấm.
Đạo Phật không có quyền, không có quyền lôi cuốn ai theo mình, không có quyền cấm đoán ai, chỉ có khuyên thôi bởi vì cái đó là lợi ích cho quý vị. Quý vị làm thì quý vị được giải thoát, quý vị làm thì quý vị sống có đạo đức. Cho nên khuyên không nên, không nên giết hại chúng sanh, không nên ăn thịt chúng sanh. Bởi vì trước khi mình ăn thịt chúng sanh thì mình phải giết chúng sanh chết đi rồi mình mới ăn thịt, và như vậy thì đức Phật dạy cho chúng ta cái lòng thương yêu của chúng ta đối với tất cả chúng sanh. Vì mạng sống của loài vật, nó cũng muốn sống cũng như mình chứ không muốn chết.
Chúng ta đã theo đạo Phật rất lâu nhưng tại sao chúng ta không giữ được giới không sát sanh này? Cái giới rất tốt đem lại cho chúng ta có một cái tâm từ, bi, hỷ, xả. Đó là chỉ có giới thứ nhất thôi, các con thấy chưa?
(03:46) Cái giới thứ hai là không tham lam, trộm cắp vì mình tham lam, khởi tham lam tức là có dục, có ham muốn, mà có ham muốn dù là tham lam tốt đi nữa nó cũng vẫn là đau khổ. Ví dụ bây giờ, Thầy ham muốn có tiền để mình cất cái nhà cho đẹp, mình phải ra công mình làm nhiều để ky cóp, để cất được cái nhà, cũng tham đó mấy con. Nhưng khi mà chúng ta có phước báo chúng ta không tham đâu, khi phước báo đến chúng ta gặp may mắn chúng ta làm có tiền rất dễ, còn khi mà không có phước báo mấy con làm để mà có tiền mấy con vất vả vô cùng.
Cho nên phước, nó có cái phước hữu lậu. Mà phước hữu lậu đó do đâu có máy con biết không? Do cái lòng của chúng ta không ích kỷ trước cảnh người ăn mày nghèo chúng ta cho bát cơm, cho đồng bạc, mặc dù là chúng ta đang nghèo, chứ không phải chúng ta giàu nhưng mình chia sẻ một bát cơm ra làm hai đi, mấy con sẽ giàu có đó. Cái đó là cái phước hữu lậu, mình biết chia cơm sẻ áo với người khác là mình sẽ giàu có, còn mình bỏn xẻn ích kỷ không dám cho ai hết, mấy người đó càng nghèo.
Bây giờ mấy con có nhà lầu, nhà đài mấy con có giàu sang nhưng Thầy nói một trận lũ lụt, một trận động đất là nó tiêu sạch, mấy con không còn cái gì hết. Bởi vì cái phước mấy con còn chứ phước nó hết rồi thì không còn gì để mấy con giữ được. Cho nên đối với đạo Phật là một đạo thiết thực.
(05:20) Trưởng lão: Còn nói về làm chủ sự sống chết như nãy giờ Thầy nói làm chủ đời sống của chúng ta, cho nên hàng ngày chúng ta dùng pháp Như Lý Tác Ý. Khi tâm chúng ta có khởi ham muốn hoặc có buồn phiền cái gì đó thì chúng ta biết hễ buồn phiền là ác pháp, giận hờn là ác pháp, mà ham muốn tức là dục. Vậy muốn ly dục, ly ác pháp thì phải làm sao? Phải Như Lý Tác Ý, như cái lý: “Đừng ham muốn, ham muốn là khổ. Đừng giận hờn, đừng buồn phiền là khổ”, mình nhắc tâm mình rồi nó sẽ trở về sự bình an của nó.
Các con thấy Phật pháp nó thực tế, nó có phương pháp hẳn hòi nhưng tại mấy con không siêng năng, mấy con không chịu nhắc nhở mình, chứ người nào siêng năng nhắc nhở mình thì sẽ được giải thoát.
Còn những người mà người ta tu cao hơn nữa, nó rất là hay. Ví dụ bấy giờ mấy con còn sống ở trong gia đình, thì cái pháp đầu tiên mà để mấy con xả được tâm của mình đó pháp nhân quả. Nếu không có nhân quả làm sao chúng ta gặp vợ, gặp con mà sinh ra trong cùng nhau trong một gia đình? Có nhân quả có vay nợ nhau mới gặp nhau. Cho nên khi ở trong gia đình có sự gì buồn phiền thì mấy con nhớ: “Đây là nhân quả, vui vẻ mà trả đi chứ ở đó mà cãi cọ làm gì”, có phải không? Do đó mình không cãi thì nó an chứ gì, phải không?
(06:51) Ở trong gia đình có chuyện gì xảy ra, bệnh tật này kia, sầu lo, sợ chết chứ gì, mình thấy nhân quả, bây giờ nhân quả nó đến rồi mà chết thì chắc mình giữ không được đâu, phải không? Bây giờ có ông già hoặc bà già mình già yếu rồi, mà bữa nay đau phải đi nhà thương. Bổn phận làm con thì mình đưa đến bệnh viện bác sĩ chữa trị, giữ vững tinh thần cho cha mẹ mình, mình khuyên: Ba mẹ đừng sợ hãi, vì sinh ra làm người đều là vô thường, thì đó là một lẽ đương nhiên rồi, đừng buồn, đừng sợ gì hết. Mà chính không sợ bệnh đau của mình, không lo lắng thì cái bệnh nó sẽ giảm, mình khuyên, nhưng mà cái tinh thần vững vàng như vậy thì bệnh sẽ giảm.
Còn mình mới có nhức đầu thôi, thì mình nghĩ: “Chắc đầu mình cái não nó hư hết ở trỏng hết rồi”, thì cái đó còn nặng thêm nữa. Mình nghĩ sai, mình tưởng, thì nó làm cho mình quá sợ hãi, nó nguy hiểm vậy đó mấy con. Mình chỉ nghĩ rằng: “Hôm qua không đau, bữa nay đau tức là vô thường, chẳng sợ, cho mày đến”.
(08:08) Nói chung, Thầy cũng như mấy con Thầy cũng là con người cũng mang thân con người như mấy con nhưng Thầy có gan dạ hơn một chút, Thầy đau gì Thầy chẳng sợ, Thầy chẳng uống thuốc, cho mày chết, nó không chết mấy con. Khi mà nhân quả nó đến rồi bây giờ muốn nó sống nó cũng không sống được, mà nó chưa đến, bây giờ nó đau gì đau mình không sợ nó cũng không chết được. Các con thấy cái quy luật của nhân quả tuyệt vời!
Mình chấp nhận nhân quả để làm gì mấy con? Để khi gia đình mình có điều gì thì mình thấy nó rất bình an. Do nhân quả, mà làm sao không nhân quả, hàng ngày mấy con thấy hành động khi mấy con mở miệng ra một là thiện, hai là ác. Khi nói lời nói mà nghe ôn tồn, nhã nhặn ai cũng thương mến thì đó là thiện, mà nói lời nói người ta bực tức quá trời, tức là ác chứ sao, có phải không?
Còn mình ngồi đây suy nghĩ, mình suy nghĩ cách thức để làm giàu có bằng sự gian ác trong đó, là suy nghĩ ác chứ sao; còn mình suy nghĩ thiện, bây giờ mình phải làm như vậy như vậy bằng cách lấy sức mình làm ra, để mình giúp đỡ những người bất hạnh, đó là cái suy nghĩ thiện mà. Thấy hoàn cảnh xã hội của mình quá nhiều người khổ, chúng ta có phước chúng ta ở trong vị trí làm giám đốc cơ sở này, cơ sở nọ, chúng ta cố gắng làm bằng cách thiện, không lừa đảo, thì chúng ta sẽ dành dụm được số tiền thì chúng ta sẽ giúp đỡ những người bất hạnh trong xã hội.
Bởi vì hôm nay tất cả đều nhìn chung quanh trên đất nước chúng ta nó bình an, nhưng ngày mai có lũ lụt đến vùng nào đó thì các con biết họ khổ đau vô cùng, có phải không mấy con? Cho nên mình được yên ổn thì mình hãy làm, làm tất cả những cái sức của mình để giúp đỡ cho những người bất hạnh khác. Cái ý nghĩ đó là ý nghĩ tốt, ý nghĩ thiện. Còn mình ngồi đây mình cứ nghĩ lo tích lũy cho nhiều, gửi ngân hàng kiếm lời cho nhiều (lung), thì cái này chưa thiện.
Đó thì Thầy khuyên mấy con khi mình nghĩ thiện nó sẽ đem lại cho mình nguồn vui, nguồn vui chân thật. Cho nên chúng ta sống trong pháp thiện, đừng sống trong pháp ác.
(10:25) Phật pháp dạy chúng ta thực tế trong cuộc sống hàng ngày, chứ không phải dạy chúng ta ngoài tầm tay chúng ta không làm được. Nhưng khi chúng ta trong sự tiến tới một cái giai đoạn, ví dụ như bây giờ cái thân mà ít bệnh đau, thì cái người già mà lớn tuổi rồi mà ít bệnh đau thì cơ thể quắc thước mạnh khỏe như Thầy không bệnh đau, tám mươi mấy tuổi rồi nhưng Thầy vẫn vững vàng, không có run rẩy phải không mấy con.
Chứ còn theo như người khác mà giận hờn, phiền não này kia, bây giờ chắc là run run rồi, có phải không? Lẽ đương nhiên là mình phiền não, mình giận hờn thì cơ thể của mình nó bị ảnh hưởng, thân tâm nó phải là một khối với nhau mà, nó ảnh hưởng tới nhau. Do đó nó làm cho cơ thể Thầy suy yếu, nó suy yếu để nó trả cái nghiệp mà Thầy đã tạo những nhân quả, qua cái miệng Thầy nói, qua ý suy nghĩ của Thầy, qua hành động của Thầy.
Thầy nói như thế này mấy con thấy, bây giờ trên quãng đường từ đây ra qua ngoài đó, nếu mà mình đi mình không nhìn dưới bàn chân tỉnh táo, thì mình sẽ đạp chết những con kiến, tội lắm mấy con. Một con vật nào nó cũng muốn sống cho nên vì vậy mình nghĩ dưới chân mình rất nhiều con vật, mình hãy đi cẩn thận, nhưng mà không ngờ khi mình đi cẩn thận thì nó giúp cho mình có sức tỉnh giác. Sức tỉnh giác đó để làm gì mấy con biết không? Người ta chửi không giận là nhờ tỉnh giác.
Mấy con giận là tại vì mấy con mê, mấy con thấy cái gốc đó nó lòi ra đó chứ gì, mình mê cho nên khi người ta nói trái là mình tức; còn mình tỉnh, mình tỉnh ngay đó thì mình thấy nó là nhân quả chứ không có gì, hồi đó mình chửi người ta cũng tan nát, bây giờ người ta chửi lại mình có gì mà phải buồn. Do một cái lý luận để đem lại sự giải thoát, mà cũng do một cái lý luận mà đem lại sự đau khổ. Cũng chính mình không à, mấy con thấy không?
(12:25) Cho nên đạo Phật rất thật. Rồi bây giờ chúng ta đã làm chủ được đời sống, làm chủ được cái già yếu, làm chủ được bệnh. Khi có bệnh mấy con đừng đi uống thuốc mấy con, bác sĩ sẽ ế đó, bệnh viện sẽ không có người vô đâu. Chứ mấy con thấy hơi hơi nhức đầu, mấy con chạy vô bệnh viện đi lại bác sĩ thì hoàn toàn cái thân mấy con bị lệ thuộc, đau hoài, bác sĩ không bao giờ trị hết bệnh triệt gốc đâu, nhưng Phật pháp trị hết bệnh triệt gốc mấy con. Bằng chứng như thân của Thầy, bây giờ nó không dám đau mấy con, nó không phải không đau, mà nó không dám đau bởi vì nhức chỗ nào Thầy bảo “đi!”.
Cái thân của Thầy nó cũng như thân của những người già cả khác, trời mà thay đổi, nóng hoặc lạnh thì tất cả các khớp xương nó bị đau nhức, mấy con cứ hỏi mấy ông già, bà già thì biết, không có chạy khỏi đâu, mấy con trẻ thì coi như nó có đề kháng của cái sức ở thân mấy con, có sức mạnh, còn sức đề kháng mạnh, nó chống lại cái thời tiết, cho nên nó không làm cho mấy con đau, nó không làm cho mấy con nhức trong khớp xương nữa.
Còn mấy người già họ yếu rồi, đề kháng không nổi rồi, cho nên nó hơi thay đổi trời lạnh hoặc trời nóng quá cái bắt đầu khớp xương nó nhức, nó nhức thì mấy ông già chỉ có lấy dầu mà xoa bóp thôi, nhờ con cháu bóp cho nó đỡ thôi, nó mỏi mà nó nhức. Còn như Thầy, hễ mới nghe nó đau thì Thầy bảo: “Đi cho khỏi! Thân này không phải chỗ của mày đau mà vô”, sao nó đi mất mấy con, nó không đau mấy con. Nó sợ Thầy lắm!
Coi như bệnh đau nó sợ cái người gan, còn như người nhát là nó vô nó hù, nó hù cho chạy bác sĩ cho tốn tiền chơi chứ có gì đâu. Cho nên mấy con làm gan đi, sự thật đau đừng có đi bác sĩ, nó không có hết bệnh luôn đâu, nó trị mình hết mai mốt nó bệnh khác hoặc bệnh đó lại trở lại, đừng có đi bác sĩ. Nghe lời Thầy bác sỹ chắc ế, nghề này chắc hết học. Cho nên gan dạ thì mấy con sẽ đem lại cái sức, cái sức rất là mạnh trong thân của mình.
(14:42) Trưởng lão: Thứ nhất là ý chí dũng mạnh, ý chí gan dạ, con người có ý chí dũng mạnh. Mà ý chí dũng mãnh nó hợp với pháp Như Lý Tác Ý, Như Lý Tác Ý nó rất mạnh. Bởi vì nó trở thành ý thức lực, cái lực của ý thức. Mà cái lực của ý thức có bốn cái lực như thần gọi là Tứ Thần Túc, bốn cái lực như Thần. Mấy con thấy, cho nên vì vậy mà cái người nhập định không phải ngồi thiền nhập định được, mà nó dùng cái Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn.
Ví dụ như bây giờ Thầy muốn nhập Tứ Thiền, Thầy ra lệnh bảo: “Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền”, thân tâm Thầy sẽ vào cái trạng thái Tứ thiền. Ngưng hơi thở nó sẽ vào, mà Thầy bảo nó ngồi một tháng, là Thầy tréo chân ngồi kiết già, nó ngồi một tháng không ăn không uống gì hết, thân tâm nó phải nghe cái lệnh của Thầy truyền gọi là Ý thức lực. Mà ý thức lực do đâu mà có mấy con biết không? Hàng ngày khởi niệm này niệm kia thì: “Đi! Chỗ này không phải là chỗ của mày vô đây”, có cảm thọ thì bảo: “Đi, không có vô đây!”, mình cứ tác ý hoài là nó thành cái lực mấy con.
Còn mấy con không chịu khó tác ý cho nên mấy con không có lực, không có ý thức lực, mấy con muốn gì nó cũng không nghe hết. Đó là sự tu tập của người ta, nó có phương pháp, nó có cách thức hẳn hòi mấy con. Cho nên sự tu tập nó có phương pháp, có cách thức hẳn hòi như vậy mà sao mấy con làm người mấy con lơ là với Phật pháp đến như vậy.
(16:17) Nhưng hôm nay Thầy thấy mấy con có duyên về đây thăm Thầy, Thầy khích lệ và sách tấn, làm người chúng ta có đủ cái quyền làm chủ sự sống chết của chúng ta mà. Tại sao chúng ta có cái quyền làm chủ sự sống chết mà để làm nô lệ, để sự sống chết làm chủ mình? Chẳng hạn bây giờ có một người bệnh đau muốn chết mà bây giờ muốn sống, sống không được. Hầu hết cái số mà bây giờ Thầy nói ra ngoài nghĩa địa, mà mình thấy nằm la liệt, những người đó họ cũng muốn sống lắm đâu có muốn chết, nhưng mà làm sao sống được? Họ đâu có sức làm chủ đâu. Nhưng con người chúng ta có cái sức làm chủ mấy con, chúng ta không tu tập thì uổng quá, uổng phí cả một đời.
Đạo Phật ra đời là đem chúng ta có một đạo lực để chúng ta làm chủ được bốn sự đau khổ: sanh, già, bệnh, chết. Như Thầy nói hồi nãy, bệnh mình đuổi đi được thì dù muốn chết lúc nào cũng được chứ đâu phải khó khăn. Bởi vì đạo Phật có câu tác ý rất rõ ràng: “Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền”, thì lúc bây giờ hơi thở sẽ ngưng hoàn toàn, chúng ta sẽ ở trong một cái trạng thái an ổn vô cùng.
Chứ như bây giờ mấy con nín thở, trời đất ơi, hai lỗ tai mình sao nó lùng bùng, nó nghe dữ vậy. Trời đất ơi nghe sao khổ sở quá vậy? Có ai dám nín thở chết không? Họ phải thắt cổ để rồi đạp cái ghế, rồi cái dây treo cần cổ lên; bây giờ không biết làm sao, lúc bây giờ muốn sống cũng không được, hai cái chân nó hỏng đất rồi thì chịu chết thôi. Thành ra thường là người ta tự tử, nhảy xuống sông để khi đó mở miệng ra thì uống nước, mà không uống nước thì sao được, uống nước thì chết, thở không được phải chết, các con thấy không?
(18:17) Còn ở đây, mình làm chủ được sự sống chết, chỉ cần ra lệnh bảo: "Tịnh chỉ hơi thở, nhập Tứ Thiền", lúc bấy giờ hơi thở sẽ ngừng hoạt động và mình sẽ ở trong trạng thái của Tứ Thiền, trạng thái rất an ổn. Nghĩa là an ổn hơn là bây giờ chúng ta ngồi thấy thân tâm chúng ta không đau không có gì hết, chúng ta thấy nó an đó, nhưng mà sự thật nó ở trong trạng thái kia nó còn an ổn hơn nữa, an ổn rất an ổn.
Do ở trong trạng thái an ổn đó, chúng ta mới ra khỏi Tứ Thiền, chứ không khéo chúng ta ở trong trạng thái Tứ Thiền, một trăm năm sau chúng ta ngồi đó cũng như cái gộc cây vậy. Nhưng mấy con nghĩ rằng một người mà ngồi thiền nhập định, cái thân họ không ăn một cái gì hết mà không thành một bộ xương. Nó không có khô mấy con, nó đã hấp thụ những chất bổ ngay từ trong không khí mà sống. Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn, nó diệt cái ăn uống của chúng ta, nhưng nó hấp thụ được cái chất bổ trong không khí nó nuôi sống, thiền mà. Đã nói thiền mà, đâu có chuyện dễ đâu, phải không? Nhưng mấy con phải giữ được Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự bảy ngày đêm mấy con mới được thiền, chứ không phải mấy con ngồi thiền mà có thiền.
(19:45) Trưởng lão: Thường thường người ta ngồi để người ta giữ cái tâm đừng có niềm khởi, đó là ức chế ý thức. Người đó sẽ lạc vào trong tưởng. Bởi vì trong thân của chúng ta có ba cái thức mấy con: Cái thức thứ nhất là Ý Thức của chúng ta; cái thức thứ hai là Tưởng Thức trong giấc mộng, mấy con thấy nằm chiêm bao đó là cái biết trong giấc mộng nó là tưởng thức; còn cái thức thứ ba là cái thức của con người chứng đạo gọi là Tam Minh. Các con thấy có ba cái thức riêng biệt rõ ràng, trong thân chúng ta có đủ ba cái thức.
Cho nên khi mà nói về cái Thân Ngũ Uẩn thì đức Phật nói:
Sắc uẩn
Thọ (uẩn) là các cảm thọ,
Hành là sự hoạt động. Miệng nói, tai nghe hoặc là suy nghĩ hoặc là đi tới đi lui, đó là hành.
Sắc, Thọ, Tưởng.
Tưởng uẩn: Tưởng là chúng ta ngồi đây chúng ta nghĩ tưởng cái này cái kia, hoặc chiêm bao nằm mộng, gọi là Tưởng.
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành (Hành là sự hoạt động)
Thức đó là cái Thức uẩn, là cái biết của Tam Minh.
(21:00) Bây giờ trong đầu ta có cái biết của Tam Minh nhưng nó chưa hoạt động. Toàn bộ tất cả những cái Thức này nó đều nằm trong bộ óc của chúng ta. Các tế bào não, có một số tế bào não chưa làm việc, còn một số làm việc muốn chết, hàng ngày chúng ta suy nghĩ làm ăn, làm giàu, làm có ba nhóm tế bào này làm việc mệt mỏi, làm việc riết thì bắt đầu nó đau, các con thấy không, bắt đầu nó yếu. Đó cho nên vì vậy mà trong sự tu tập của chúng ta là đánh thức cho được cái nhóm tế bào não mà Tam Minh.
(21:37) Trưởng lão: Tam Minh để làm gì mấy con biết không? Thứ nhất là Túc Mạng Minh để chúng ta biết trong tương lai chúng ta lát nữa có xe đụng hay không, mà biết có xe đụng thì ai đi ra chỗ đó cho xe đụng mình, có phải không mấy con, có bao giờ? Cho nên các vị Thiền sư mà bị xe đụng, bị tai nạn, hoặc bị này kia đều hoàn toàn không phải Thiền sư. Đã thiền thì phải đủ cái tuệ Tam Minh, đã nói thiền thì tâm thanh tịnh, mà tâm thanh tịnh thì những tai nạn gì sắp sửa xảy ra tức là tương lai, nó sẽ hiện trong tâm của họ. Gọi là Tam Minh chứ gì, họ muốn biết thì ngay trên tâm họ thấy rất rõ.
Cũng như bây giờ trong ly nước trong này các con sẽ nhìn thấy cái con loăng quăng hoặc một cái vật gì bỏ trong ly mấy con thấy hết. Cái tâm mấy con trong như ly nước đó, thì bây giờ các con nhìn cái tâm của mình yên lặng như vậy thì vật gì mà sắp sửa xảy ra nó sẽ báo trên tâm mấy con.
Đây bây giờ Thầy nói, thường thường con người nói tâm linh mà: “Sao bữa nay giật mắt dữ vậy ta?”. Thường thường cái mí mắt hay giật, mấy con nghĩ: “Chắc bữa nay có ai mời ăn đám giỗ quá”, và đúng một lát nữa có người mời ăn đám giỗ, có phải không? “Mà sao bữa nay nó hồi hộp quá vậy, không biết có chuyện gì?”, các con đâu có biết được nhưng mà cái cơ thể của mấy con nó giao cảm, nó báo động cho mấy con. Ngồi một lát nữa thì được cái thư báo bà già bệnh nặng đưa bệnh viện rồi, lật đật ba chân bốn cẳng chạy xuống bệnh viện. Mà tại sao nó biết trước vậy? Mình không biết bà già bệnh mà nó hồi hộp, nó lo nhưng mà đến khi được cái tin thì sao mà hay quá vậy?
(23:33) Đó thì mấy con thấy, tự thân của mấy con nó đã giao cảm được những sự việc tương lai của mấy con rồi, mà một người tu người ta thấy rõ. Tại vì sao mấy con không thấy rõ? Tham - Sân - Si là cặn cáo trong tâm mấy con, nó đục ngầu à, mấy con làm sao thấy. Còn người tu Tham - Sân - Si nó quét ra hết rồi. Bởi vì Tham - Sân - Si người ta đâu còn, chửi người ta không giận, làm gì người ta cũng không buồn phiền hết, cho nên nó trong sạch hết vì vậy tương lai thấy gì nó hiện ra cho người ta biết hết. Cho nên người ta mới gọi là Tam Minh. Đây là Thầy nói cái hiện tượng để chúng ta thấy cái Tam Minh.
Bây giờ nói về Túc Mạng Minh. Thử hỏi mấy con nghĩ đời trước của mấy con là ai, ở làng nào, xã nào, nước nào, chắc mấy con không biết. Nhưng mấy con tu tập có Túc Mạng Minh, mấy con không những biết đời trước, cách đây một kiếp, đời trước của mấy con là ai, tên gì và ở làng nào, xã nào biết hết, nước nào, người Tây, người Mỹ, người Úc người gì mấy con cũng biết hết. Nghĩa là mấy con biết bản thân và nhìn mọi người các con biết về tương lai, về đời quá khứ họ là ai mấy con cũng biết nữa chứ không phải biết riêng có mình. Đó là Túc Mạng Minh.
Các con thấy chưa? Trời, tu học nó hay quá vậy, không tu uổng quá vậy. Thầy làm được mà không lẽ mình làm không được, mà mình cứ để mình ngu quá vậy, mình để mình cứ tối tăm quá vậy, bỏ hết đi, ở đời này ráng nỗ lực tu một thời gian có gì đâu. Mấy con biết đức Phật đã xác định: Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Đâu có tu lâu.
Mấy con học mà có được cấp bằng Tiến Sĩ, Cử Nhân mấy con học bao lâu, mà cực gần chết, đi ra lấy cấp bằng để đi làm có tiền ăn chứ đi làm cái gì, có phải không? Còn bây giờ mình tu có bảy tháng xong rồi, để biết tất cả về tương lai, về quá khứ của mình như thế nào, đều biết hết. Tại sao những chuyện hay quá mà mình không làm? Quá khứ, cứ lăng xăng, vợ con, phải không?
(25:41) Trưởng lão: Trời đất ơi! Bây giờ cứ sắp xếp, giờ vợ con ráng nghe, tôi tu rồi tui về tui độ cho bà tu, rồi con tu.
Các con nghe trong thời đức Phật có ông Visakha không? Ông nói bà đó nghe Phật: “Vợ chồng mình đến nghe Phật thuyết giảng hay. Bây giờ mình sẽ chia nhau mà theo Phật tu, bà là đàn bà bà tu trước, tui chịu khó ở nhà tui nuôi đứa con”, ông chịu cực, “chứ bây giờ tui đi trước, tui bỏ bà tui lo quá, sợ bà nuôi nó không nổi”. Có phải không? Mình là đàn ông mà, tại mình mà vợ mình mới sinh con chứ nếu không có mình thì làm sao nó sanh, thì mình phải chịu trách nhiệm chứ. Ông Visakha hay lắm! Cho nên bà nói: “Thôi được, bây giờ tui đi trước, tui tu, sau khi mà tui tu xong thì ông phải dẫn con ông theo Phật tu, chứ mà ông không tu thì không được, ông kiếm bà khác là tui đập ông đó”. Ông nói: “Được mà, tui hứa với bà, tui biết đời là khổ, tui nghe đức Phật nói rồi”.
(26:43) Cho nên ông ở nhà nuôi con hẳn hoi hoàn toàn, thỉnh thoảng ông đến thăm bà. Sau bảy tháng tu học bà Visakha chứng đạo, chứng quả A La Hán. Ông mới nghe nói bà chứng quả A La Hán thì ông đến ông cật vấn, ông cật vấn bà điều liền, ông hỏi bà, chỗ này, chỗ nọ chỗ khác như thế nào, bà trả lời đâu ra đó hết.
Ổng thấy sợ, sao hôm nay bà thông minh quá, mà không biết có đúng không, cho nên ông đến ông hỏi Phật: "Con hỏi bà Visakha bả trả lời với con như vậy có đúng không đức Phật?". Đức Phật nói: "Ta cũng trả lời như vậy thôi không khác". Câu nào bà cũng trả lời như vậy bà này đã chứng A La Hán rồi chứ gì, thôi bây giờ bà tu xong rồi, thôi bây giờ cha con tui đến theo Phật tu. Cả gia đình Visakha thành Phật hết.
Người ta đâu còn ham gì cái đời, đời quá khổ mà, theo Phật bây giờ ba y một bát, xả bỏ, đi xin ăn, Phật đi xin ăn sống, mình cũng đi xin ăn sống, khỏi lo gì hết. Trời ơi, ông Visakha đem con ông vào đi theo Phật tu.
Trong khi con ông Visakha, thì con của đức Phật là La Hầu La cũng vào tu, cũng đang còn tuổi trẻ con cho nên gọi là Sadi, Sadi La Hầu La. Còn con của Visakha cũng vào thọ Sadi rồi tiếp tục tu, hai cha con cũng chứng quả một lượt mấy con. Cả gia đình nhà người ta chứng quả A La Hán trong thời đức Phật. Có gia đình của những người cư sĩ họ tu chứng quả A La Hán. Tại sao người ta lại tu tập được như vậy?
(28:31) Trưởng lão: Còn hôm nay mấy con thấy Thầy làm chủ được bốn sự khổ sanh, già, bệnh, chết, mà nói mãi rồi mà mấy con tu chơi chơi mấy bữa rồi bỏ chạy về, trời đất ơi! Mấy con sợ bỏ nhà buồn khổ sao?
Mình đi tu cho mình, bền chí mình tu cho được để ở nhà vợ con mình, hoặc chồng con mình nó sẽ bắt chước. Còn mình chạy về, chạy tới chạy lui, thôi tui tu kiểu bà chắc tui tu không được, có phải không? Bởi vì đi tới, đi lui là không bao giờ được, phá độc cư mấy con, không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Đi ra làm sao không thấy?
Bây giờ ở trong cái thất này mà người ta không còn muốn cho mình nhìn thất người này, người kia. Cái người kiểm tra mà người ta thấy mình ở trong thất nhìn người này, người kia, người nọ ở trong thất là người đó đã khuyên lơn rồi. Phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, tức là giữ gìn tâm không phóng dật. Đức Phật nói: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”, có phải không. Bây giờ mình cố gắng phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân ý của mình đừng cho phóng dật thì ngày một chút, ngày một chút cứ kéo lôi nó vào.
Ví dụ bây giờ thấy người ta đi ngang, “mắt quay vô không nhìn ai hết”, thì đó nó quay vô, nó thấy trên thân nó, thấy hơi thở của nó. Rồi nghe người ta nói gì đó, “tai quay vô, không có nghe người ta nói”, mình cứ lôi, mình tác ý lôi riết bắt đầu anh quay vô thiệt, ảnh không cần nghe, ai nói gì nói hoài ảnh không nghe, có phải không mấy con? Bởi vì mình dạy cái tâm của mình riết nó quen à, mà mình cố gắng có một thời gian thôi, mà Thầy nói thực sự mấy con nỗ lực tu thì bảy tháng chứng đạo.
Đức Phật nói: Bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mà, nhưng mà bảy tháng chứng đạo đó là trung bình mấy con, bảy năm là quá tệ, người đó nghĩa là người nghiệp nặng lắm, cho nên niệm lăng xăng quá nhiều. Còn cái người mà nhẹ, niệm ít lăng xăng, thì người ta bảy tháng chứng đạo. Còn người mà nghe đức Phật nói rồi, sáng nghe nói chiều chứng đạo là cái người bảy ngày, có chứ không phải không đâu.
(30:39) Trưởng lão: Một số, ngày xưa vua cha nghe đức Phật tu chứng rồi sai một số vị quan ở trong triều, sai đến thỉnh đức Phật về nước, mấy ông quan này tuân theo lệnh vua mà ra đi mời đức Phật. Nhưng mà đến nghe đức Phật thuyết pháp mấy ông quên mời đức Phật luôn, ở đó chứng đạo, sáng nghe chiều chứng đạo luôn. Bỏ luôn hết, chức quan chức gì, không còn ham vợ con gì, bỏ sạch, nhà cửa, lầu đài. Quan mà đâu có nghèo như mình đâu, bỏ hết theo Phật luôn, còn có mang ba y một bát. Còn mình bây giờ mấy con nghĩ coi, nghe Thầy nói rồi có ai dám ba y một bát không? Sợ đi xin người ta cười. Mà người ta làm quan mà người ta đi xin người ta không sợ cười, còn mình thì sợ xấu hổ.
Đó mấy con cứ nghĩ: “Trời đất ơi tui làm ăn như vầy mà bây giờ tui đi ra tui ôm cái nón vầy, tui lại trước nhà họ tui đứng tôi đi xin nghe sao nó nhục nhã tui quá!”, có phải không mấy con? Cái nhục của mình chứ cái không giải thoát đó mấy con. Cho nên mình nghĩ rằng bỏ hết, đi xin ăn, người ta chửi mắng, vui vẻ; người ta nói: “Có tay có chân mà không biết đi làm ăn”.
Mấy con có nghe đời sống của La Hầu La không? Khi ông vào theo Phật tu rồi, ông ôm bình bát ông đi xin, con nít mà, đi ra đường lại xin, họ bạt tai họ đánh. La Hầu La lần đầu tiên chạy về khóc lóc, “thôi con không tu nữa đâu, con không tu nữa Phật, tu gì mà đi xin ăn họ đánh con”. Vì thấy đứa con nít, mà nó cứ đứng lại nhà mà cứ cầm cái bị mà đưa như thế này thì chúng đánh cho nước chạy mất chứ sao. Con hiểu không? Người lớn thì người ta không dám đánh chứ con nít là người ta đánh à.
(32:32) Cho nên La Hầu La, đức Phật nói: “Chính cái chỗ đó con mới tập tu nhẫn nhục. Ờ người ta đánh thì mình đi chỗ khác. Trong năm, mười người có một người thấy đứa con nít người ta thương. Con cứ bền chí con tu hạnh nhẫn nhục đi”. Cho nên La Hầu La có cái tên là Mật Hạnh, hạnh như Phật, con hiểu không? Đặt ngay cái gương hạnh đệ tử của đức Phật rất tuyệt!
Mà Thầy đọc chú Sa di La Hầu La, Thầy thấy cũng thương, cũng tội, mà rất hay. Được con Phật, mà đức Phật không nuông chiều, đi xin ăn như các vị Tỳ kheo khác, con nít thì khó xin lắm mấy con, không phải dễ. Nhưng rồi cuối cùng thì cũng chứng quả A La Hán và chết trước đức Phật.
Trước khi mà La Hầu La chứng thì mẹ của La Hầu La cũng chứng đạo, hai mẹ con đều chứng đạo. Đồng thời hồi mà đi tu đó thì hai mẹ con đi đến Phật xin tu, thì mẹ của La Hầu La đi đến lãnh đạo chúng Ni, cho nên La Hầu La tách lìa ra làm Sa di theo Phật, không được mẹ chăm sóc như hồi còn mẹ. Bà Gotami cũng thương con nhưng mà trên con đường tu tập thì ái kiết sử phải đành cắt bỏ, cho nên con mình sao cũng được miễn ở bên Phật thì được.
Do đó thì La Hầu La gặp nhiều gian khổ trên bước đường tu hành của mình nhưng đều vượt qua và chứng đạo. Khi La Hầu La tu xong rồi, chứng quả A La Hán thì La Hầu La xin đức Phật, xin mẹ cho con nhập Niết Bàn. Bà mẹ chấp nhận và đức Phật chấp nhận thì La Hầu La thị tịch liền tức khắc. Sau khi thị tịch rồi thì bà Gotami cũng xin Phật, mình cũng nhập Niết Bàn, bà Gotami cũng nhập Niết Bàn. Hai mẹ con tịch, cùng chết một lượt, có ông Phật còn ở lại lâu thôi.
(34:45) Rồi các đệ tử của đức Phật như ông Mục Kiền Liên, ông Xá Lợi Phất đều xin Phật nhập Niết Bàn. Chỉ có ông A Nan là sống một trăm hai mươi tuổi, Phật nhập diệt xong rồi thì A Nan là người đi sau cùng đó.
Thì đức Phật tám mươi tuổi, ông A Nan cũng phải ở lại một trăm hai mươi tuổi, ông A Nan một trăm hai mươi tuổi mới chết. Nhưng mà ông A Nan ông sẽ còn sống thêm nữa để mà ông độ chúng sanh. Nhưng ông thấy cái duyên nó hết, duyên hết ông đi ra dạy, ông đọc bài kệ Phật ông giảng rồi, thì có một vị sư khác cũng đem bài kệ đó ra đọc trật, đọc trật bài kệ đó, kiến giải giảng ra dạy sai pháp, thì ông A Nan nói: “Sư dạy như vậy sai, không đúng, Phật hồi đó dạy như vậy, vậy” thì ông thầy đó nói: “Ông bây giờ một trăm hai mươi tuổi rồi, ông lú lẫn, ông nói bậy bạ”, ông nói ông A Nan vậy đó. Ông nói: “Thôi duyên mình hết, tới đây mình đi là phải, người ta đâu còn nghe mình nữa đâu”, thôi ông ra đi. Nghĩa là ông tự tại ông ra đi mấy con, ông thấy cái duyên hết rồi, ông nói mà người ta cãi ông thì ông biết là hết duyên.
(36:12) Trưởng lão: Cho nên Thầy cố gắng, Thầy cố gắng dạy mấy con tu để chọn lấy một số người tu chứng làm chủ được bốn sự đau khổ: sinh, già, bệnh, chết. Thì chừng đó Thầy ra đi vừa rồi. Đó là cái nhiệm vụ mà giờ chưa chứng. Thầy tin rằng Thầy cố gắng sẽ có người chứng đạo mấy con. Và hiện giờ Thầy đang tìm một vài người được ở gần bên Thầy để buổi tối, buổi khuya khi Thầy đi quan sát Thầy thấy từ cái chỗ phá hôn trầm thùy miên, đi kinh hành hoặc chỗ mà lười biếng, hoặc thế này thế khác Thầy nhắc nhở, để sách tấn cho những người đó, họ vượt qua những khó khăn của nghiệp, nghiệp đời của họ để rồi cuối cùng họ thành tựu được, thì họ sẽ thay thế Thầy họ dạy đạo cho mấy con, đó là Thầy xong. Thầy mong điều đó, chứ lỡ Thầy có ra đi rồi mà không có người chứng thì Phật pháp sẽ mất đó mấy con.
Hai ngàn năm trăm năm sau, bây giờ Thầy mới dựng lại, thì mấy con thấy cả một hệ thống Phật giáo bây giờ đâu phải ít người, nhưng đâu có biết được con đường nào mà làm chủ sinh - già - bệnh - chết, không biết pháp. Chứ phải biết Pháp thì những kinh sách mà để lại cho chúng ta có những bài pháp dạy chúng ta biết cách tu làm chủ sinh - già - bệnh - chết. Còn bây giờ đọc lại tạng kinh Nguyên Thủy của đức Phật, của Hòa thượng Minh Châu dịch thì chúng ta mới thấy có pháp Như Lý Tác Ý, có cái bài kinh Lậu Hoặc: “Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh thì bị diệt” nghĩa là lậu hoặc đã sanh rồi mà mình tác ý thì nó bị diệt.
(38:01) Trong Kinh Nguyên Thủy lời đức Phật dạy, còn các Tổ thì dạy sai hết! Không có cái bài kinh nào mà các Tổ dạy đúng! Đức Phật dạy bảo: “Ly dục, ly ác pháp” thì các Tổ dạy ức chế ý thức.
Ờ bây giờ dạy, cũng như bên Tịnh Độ bảo mình niệm Phật, cố gắng niệm Phật để nhất tâm bất loạn: “Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền”. Nghĩa là khi mình ức chế thì ý thức mình không còn vọng tưởng nữa, mình sẽ thấy chư Bồ tát và Thánh chúng hiện ra trong cảnh giới Cực Lạc. Thì đó là cảnh giới tưởng rồi phải không, các con thấy rất rõ, đó là các Tổ dạy. Còn bây giờ thiền thì ngồi lại để làm gì? Ngồi lại tréo chân lên, bắt đầu ngồi nương hơi thở ức chế ý thức của mình.
Trong khi đức Phật dạy mình ngồi lại để quan sát xem coi từng tâm niệm của mình khởi lên tác ý đuổi, hai cái nó khác xa. Cái này Ly dục - Ly ác pháp là đuổi, bây giờ thí dụ có cái tâm niệm khởi ra: “Giờ sao đói bụng muốn đi kiếm cái bánh ăn đây”, có phải không? Giờ này sắp sửa trưa rồi nó muốn ăn bánh rồi đây thì bắt đầu: “Không được, lát đúng 10 giờ hay 11 giờ mới ăn cơm thì ăn chứ bây giờ không được ăn phi thời”. Mặc dù ăn cái bánh không có tội lỗi gì đâu, nhưng mà như vậy là phi thời, không đúng.
(39:22) Bắt đầu ra lệnh cấm nó đi, mình tác ý như vậy, cái ý của mình tác ý mình nói vậy thì nó không có ăn phi thời, các con thấy chưa? Rồi một lát nó nghĩ thấy cái sân này dơ quá, thôi đi ra quét cho sạch sẽ: “Giờ này không phải là giờ quét sân, mày ngồi đây chơi, chứ mày đi ra là không được”, đó cũng là tác ý đó mấy con.
Một ngày, có biết bao nhiêu lần mấy con tác ý, chuyện này tới chuyện khác và cứ tác ý như vậy thì mấy con sẽ có ý thức lực. Khi mà mấy con tác ý nó ly dục ly ác pháp hết, nó bất động, yên lặng là ý thức lực, cái ý mà mấy con tác ý đó nó trở thành cái lực rồi, nó mới ngồi im lặng được đây nè, các con hiểu chưa?
Chứ mấy con đừng có ức chế cho chết nó đi, không có được, để tự động nó hết, nó ly dục thì nó hết à. Mà nó chưa ly dục mà bây giờ ức chế nó, xả ra nó cũng còn dục. Cho nên mấy con thấy Thiền sư ngồi thiền hay lắm, ngồi nhiếp tâm trong hơi thở, hoặc giữ tâm bất động, biết vọng liền buông, buông riết, buông hết vọng tưởng rồi. Bắt đầu xả ra bình thường, họ nói vài tiếng nói là họ sân ầm ầm lên liền, có phải không mấy con?
Mà bây giờ: “Bữa nay sao bây dọn món ăn sao ta ăn dở quá vậy!”, đó cũng ngon dở rồi thấy chưa? Đó cũng bị sai, bị cái dục rồi đó, chứ đâu phải nói mình ngồi thiền mình giỏi đâu.
(40:49) Trưởng lão: Sự thật ra đúng là mình tu sẽ được giải thoát ngay liền, đạo Phật là đạo thực tế mấy con.
Bởi vì Thầy dạy mấy con một câu như thế này để cho mấy con thấy “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”.
Khi chuyện gì đến với mấy con, mấy con cứ nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Đừng có để tâm mình động, nói vậy thôi, mình nhắc bao nhiêu đó thôi, chuyện gì đến cứ nhắc, nhắc, nhắc nhắc, nhắc riết, nhắc hoài, nhắc hoài. Mới đầu nó còn đến chuyện này, chuyện kia, chuyện nọ, sau này nó không đến nữa. Có một câu một thôi, đừng có tu nhiều, đừng tu hít thở hơi thở này, hơi thở kia, hơi thở nọ: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, đó là tập cho những người thọ Bát Quan Trai chưa biết, người ta chưa có Thầy hướng dẫn, người ta thọ Bát Quan Trai người ta tập nào đi kinh hành này nọ, Thân Hành Niệm rồi này kia.
Còn mấy con biết rồi, một pháp duy nhất, chết cũng ôm một pháp đó, ai làm gì thì làm mình cứ “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Nó có vậy thôi, thì mấy con sẽ thấy tâm mình giải thoát ngay liền. Mà ngày nào nó cũng thấy bình an, an vui, nó không có buồn phiền, nó không có giận hờn, nó không có lo lắng, nó không muốn làm giàu làm nghèo gì hết, thì đó là giải thoát.
Rồi tiếp tục cứ có niệm thì tác ý, mà không có niệm thì ngồi chơi. Đời khỏe quá, tu khỏe quá! Nhưng không có nghĩa ngồi chơi mà không làm công việc đâu mấy con, cái giờ lao động mấy con làm, tới cái giờ nấu cơm mấy con cứ đi nấu cơm. Chứ không phải nói bây giờ tôi tu tôi không nấu cơm, nhưng mấy con nấu cơm mấy con biết cái hành động của mấy con là lấy gạo, vo gạo mấy con theo ý, chứ đừng ngồi vo gạo mà nghĩ cái chuyện ở đâu thì không có được. Có phải không? Vo gạo mình biết vo gạo, tức là tỉnh giác trên cái hành động đang làm công việc đó.
(42:40) À bây giờ vô lấy cái nồi, biết mình đang vô lấy cái nồi, cái tay giơ lên, lấy cái nồi như thế nào, làm sao, múc gáo nước đổ vô như thế nào, các con biết hết. Đó là tập tỉnh giác trên Thân Hành Niệm, trên cái thân hành của mình, có vậy thôi. Rồi bắt đầu bây giờ mình xong hết rồi, mình ngồi chơi, tâm có niệm gì thì cứ đuổi đi. Có như vậy thôi, thì không bao lâu mấy con sẽ chứng đạo.
Mấy con chứng đạo rồi, mấy con nói để tâm mình nó yên lặng rồi, để mình thử coi bây giờ mình thấy Thầy Thông Lạc. Nó vừa nói cái có Thầy Thông Lạc bước vô cửa. Tại sao hay quá vậy? Cái từ trường, cái hình ảnh Thầy nó hiện ra liền tức khắc đó mấy con, cái Dục Như Ý Túc của mấy con, mấy con muốn là nó có à.
Mặc dù là mấy con ở thành phố, ở bất cứ một cái nơi đâu, ở Đồng Tháp, ở bất cứ nơi đâu mà mấy con khởi muốn là nó hiện ra liền. Bởi vì cái từ trường phủ khắp không gian này, chứ không phải riêng đất nước Việt Nam đâu, mà cả bên Mỹ, bên Pháp, bên nước nào, bên Úc đi nữa, cách xa đất nước Việt Nam mình rất xa, nhưng mà khi chỉ cái ước muốn của mình muốn thì hình ảnh Thầy hiện ra.
Bởi vì hình ảnh Thầy là hình ảnh của Tâm Bất Động, mà mấy con bất động thì nó sẽ tương ưng, mà tương ưng là sẽ gặp nhau chứ gì. Mình không nhắc nhau thì thôi, mà hễ nhắc nhau tại là có đứng bên nhau, tại vì nó tương ưng, nó đang ở gần bên nhau sát bên nhau. Các con cứ nghĩ, bây giờ trong số người chúng ta đang ngồi đây, người nào cũng có cái Tâm Bất Động, khi mọi người đều bất động thì chúng ta tương ưng nhau hết, nó hòa, nó không phân biệt nam với nữ nữa, nó hợp với nhau trên cái bất động của nó.
(44:28) Nhưng có một người bất động, nó phóng từ trường bất động nó đẩy ra, nó không chấp nhận. Tại vì mấy con tu chưa có cái đôi mắt Tam Minh nên mấy con chưa thấy những cái từ trường đó. Bởi vì những danh từ đó là danh từ khoa học, cho nên Thầy tạm thời mượn thôi, chứ nó chưa được chính xác lắm.
Chúng ta ngồi đây mà chúng ta làm điều thiện thì nó cũng phóng ra từ trường thiện, mà ác nó cũng phóng ra từ trường ác, mà một người nhập định nó cũng phóng ra từ trường thiện. Chứ không phải nó không phóng ra từ trường Thiền Định, nó phóng ra hết, làm cái gì nó cứ theo đó, thân của chúng ta phóng ra hết.
Cho nên trong không gian nó dung chứa rất nhiều những cái ác, cũng rất nhiều những cái thiện, cho nên những cái thiện nó tương ưng với nhau, nó hỗ trợ nhau, cái ác nó sẽ tương ưng với nhau, nó sẽ làm cái chuyện ác. Con tức giận con la lớn, thì làm như con muốn la bởi nó hợp với nhau rồi, nó thúc đẩy con la; la rồi, bắt đầu muốn đánh nữa chứ, cái ác nó hợp với nhau. Mà khi tâm mình nó sân mà mình dừng được thì cái thiện nó tiếp tục nó dừng xuống, dừng xuống thì cái sân của mình nó lần giảm xuống.
Cho nên mấy con ráng tu tập. Con về thăm Thầy dù mấy con ở đâu cũng là người Việt của chúng ta, may mắn là dân tộc Việt Nam chúng ta có người tu chứng được như Thầy, những sách vở của Thầy đã để lại rất nhiều, nhưng nó gặp rất nhiều khó khăn lắm mấy con. Phật pháp mà.
(46:15) Trưởng lão: Ngày xưa đức Phật tu chứng, lập một cái Tăng đoàn để mà độ người tu hành thì trong khi đó người em của đức Phật là Đề Bà Đạt Đa cũng quậy phá đức Phật lắm mấy con, làm cho cái Tăng đoàn cũng điên đảo, chứ không phải dễ, thậm chí như người ta dám giết một người phụ nữ đạo Bà La Môn, người ta chôn ở bên sau lưng cái thất của Phật mà người ta đổ oan cho đức Phật mấy con, ghê lắm mấy con.
Mà ngày đó đức Phật là một Thái tử, con của một nhà Vua, chứ cỡ như Thầy chắc đi ở tù rồi mấy con, bởi vì tội giết người. Mà bao nhiêu người đổ chứ đâu phải một người, đều là: “Ông chứ không phải ai hết, ở sau lưng thất ông. Ông giết phụ nữ, ông hiếp dâm người ta, ông giết ông chôn ở đó”, xúm nhau lại móc rõ ràng cái thây của người phụ nữ bị chết.
Thì mấy con biết không? Cho nên Thầy cũng may mắn là dù sao đi nữa Thầy cũng có phước hơn là đức Phật. Đức Phật ghê lắm mấy con, đọc qua những trang sử của đức Phật bằng máu và nước mắt vì chúng sanh. Thầy có dịp Thầy sẽ viết lại những điều này, để ghi lại vì chúng sanh mà đức Phật chịu khổ.
Hôm nay Thầy cũng không khác bao nhiêu đâu mấy con, khổ lắm! Mấy con đừng có nghĩ Thầy giải thoát, sự thật ra tâm Thầy giải thoát thật, nhưng hoàn toàn cái hoàn cảnh của Thầy sống khó lắm mấy con, mà Thầy vươn lên, vượt lên sóng gió, chứ không phải thường. Nếu mà Thầy không vượt lên thì sống không nổi, nghĩa là Thầy cũng nhập Niết Bàn Thầy bỏ Thầy đi luôn. Nếu Thầy không có lòng thương yêu chúng sanh, không có nguyện để độ chúng sanh, Thầy đã bỏ đi rồi. Nghĩa là trước khi Thầy tu chứng xong là Thầy đã nhìn thấy những nhân quả đó rồi. Thầy muốn ra đi, chứ không phải là Thầy còn ở đây đâu. Nhưng nhìn trước nhìn sau, không có người dựng lại chánh pháp của Phật.
(48:39) Thầy thấy chúng sinh tội lắm! Sống trong đau khổ, mà không có người chỉ cho mình pháp vượt qua đau khổ, thôi thà là Thầy chịu khổ một mình mà cứu được chúng sanh vượt qua đau khổ. Cho nên Thầy chịu khổ là gánh vác cho mấy con, chứ không phải vì mình. Nhất định, cái khổ của Thầy mà so với một số lượng người đang chịu khổ nó không nhằm nhò, nhưng mấy con thỉnh thoảng nghe tin này, nghe tin khác, thì đó Thầy đang cứu khổ đó mấy con, chứ không có sao đâu! Cho nên mấy con yên tâm, đối với Thầy không có gì, bởi vì Thầy đã làm chủ được thân, tâm Thầy rồi.
Nhưng Thầy thương mấy con, Thầy gánh vác cho mấy con đến cái mức độ nào đó rồi cũng sẽ phải đi mà thôi. Rồi bao nhiêu, rồi mấy ngàn năm nữa mới có một bậc tu chứng để mà ra đời để mà giúp các thế hệ sau. Trong thế hệ mấy con sẽ mất đi rồi, thế hệ mà mấy con gặp được Phật thì cái thế hệ mà gặp được Phật đã mất hết rồi. Mãi cho đến bây giờ, tất cả những cái thế hệ sau đó thì không biết chánh pháp của Phật nó bị che phủ mất, tà pháp hết rồi. Không còn đường lối tu giải thoát.
(50:03) Đến cái giai đoạn của Thầy, thì Thầy mới dựng lại, thì mấy con được phước ngay trên cái thời điểm này. Nhưng mà qua thế hệ của mấy con rồi, mà Thầy mất mà Chánh pháp nó cũng bị che phủ trở lại. Cho nên, làm sao mà không mất, cho nên những kinh sách Thầy viết, viết và Thầy khắc ở trên bia đá Thầy giữ lại hết, để cho những thế hệ sau này nó còn nương cái chỗ nó biết nữa.
Chứ còn nếu mà như đức Phật không viết, khi mà kinh sách Nguyên Thủy bằng tiếng Pali không dịch ra tiếng Việt, toàn tạng kinh Hán Tạng, toàn là kinh Đại thừa không, không lật ra được tìm được một cái lời của đức Phật. Trong Hán Tạng nó chỉ có tạng A Hàm, nhưng mà tạng A Hàm nó xen vào nhiều bài kinh Đại thừa ở trong đó.
Ngay cả kinh Nguyên Thủy, mà vừa rồi trong cái tập Trường Bộ, vừa rồi Thầy gạch một số bài kinh. Bởi vì có một người ở bên Mỹ: “Xin Thầy những bài kinh nào của Phật và bài kinh nào không phải của Phật, Thầy giúp con, Thầy gạch những bài kinh không phải của Phật mà người ta xen vô ở trong kinh Nguyên Thủy, để con bỏ bài kinh đó ra để con kết tập lại những bài kinh của Phật”.
Buộc lòng Thầy lấy bộ kinh Trường Bộ Kinh, nó hai tập, Thầy sẽ gạch những bài kinh mà Đại thừa xen vô, trong một bài kinh của Phật viết như vậy đó nó dám đưa một câu vô. Từ một câu đó mà nó đẻ ra được kinh Đại thừa đó mấy con. Ghê lắm, nó khôn khéo đến cái mức độ, Thầy nói hết sức con người, hết sức chứ không phải dễ đâu. Nó làm lệch hết những cái ý của Phật, mà may là Thầy đủ trí tuệ để quan sát để làm công việc, chứ không đủ trí tuệ thì không làm sao mà dựng lại Phật pháp.
(52:14) Cái hệ thống kinh sách là hệ thống truyền thừa, mà truyền thừa sai là chúng ta sẽ đi sai, cho nên Thầy nói thì quý vị Hòa thượng đều chấp nhận, không thể nói Thầy sai được. Nhưng như vậy, thật sự ra Thầy đang đập bát cơm của quý vị, Thầy cũng biết. Bởi vì người ta đang sống ở trên những phương pháp đó đang cúng bái, cầu siêu, cầu an mà giờ Thầy đập, không cầu siêu, cầu an thì họ lấy gì mà sống, không trai Tăng, không cái gì hết, thì làm sao họ sống được mấy con. Thầy biết rõ, rất rõ. Nhưng Thầy khuyên mình cứ tu, giữ gìn giới luật thì người Phật tử người ta sẽ hộ trì chánh pháp bằng giới luật.
Như ngày xưa Phật sống đúng giới chứ đâu làm chuyện mê tín, nhưng mà đức Phật vẫn sống như thường. Giáo đoàn của đức Phật có một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ kheo chứ đâu có phải ít đâu. Đi đến đâu kể như cam nhông (xe camion) phải chở gạo đến mới đủ chứ không ít đâu, còn mình bây giờ, rải rác một nơi vậy đó, hai ba trăm người, năm trăm người là cao chứ đâu có đông. Còn đức Phật ngày xưa đi một đoàn như vậy đó, đi qua một cái làng, một cái xã mà thất nghiệp là không có cơm ăn, chứ đâu phải dễ vì đông quá, hễ cúng người này mà không cúng người kia thì không được, mà trong khi đó hạn hán đói khổ làm sao mà người ta dám cúng.
(53:47) Trưởng lão: Thì hôm nay mấy con ráng tu, nghe lời Thầy ôm duy nhất một pháp Tác Ý, bất cứ có một ác pháp nào làm tâm các con động thì các con nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả đều là nhân quả.”
Cho nên vừa rồi cái bài thi thì Thầy hỏi pháp xả tâm nào, những người còn sống trong gia đình mà pháp xả tâm nào? Sẽ ghi ra cho Thầy. Không có pháp xả tâm nào hết. Mà các con thì nào là “nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng” là sai hết, không đúng đâu. Tức là nhân quả đó mấy con, pháp Nhân Quả. Cái đầu óc mà chúng ta thấy nhân quả, mọi chuyện xảy ra là chúng ta xả được tâm. Bởi vì nhân quả mà, mình có gieo nhân đó thì mới có ác pháp đó, cho nên mình vui vẻ chấp nhận, cứ thấy nhân quả.
Bây giờ mấy con làm mấy người Phật tử sống trong gia đình cứ thấy nhân quả mấy con, đừng thấy gì hết đó là pháp đầu tiên của mấy con tu tập. Và nếu thấm nhuần được cái pháp đó mà khi có đủ duyên mà mấy con đến chùa thì mấy con sẽ tu pháp khác dễ, giải thoát rồi mấy con. Tại vì cái pháp Nhân Quả nó giúp tâm mấy con bất động, an ổn rồi, không còn đau khổ nữa.
(55:08) Rồi vào đây Thầy cho một cái thất thì mấy con sẽ tu khác không còn tu giống nhau nữa. Nghĩa là bước vào đây là qua cái pháp thứ hai. Pháp thứ hai không phải là nào là Tứ Niệm Xứ, nào là Tứ Chánh Cần ngăn ác - diệt ác, không phải đâu mấy con. Pháp thứ hai rất đơn giản: “Thấy lỗi mình, không thấy lỗi người”. Khi mấy con mới vào mà, người ta cho mấy con cái chỗ ở, ai làm gì thì làm, cứ thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người khác, thì mấy con được giải thoát ngay liền, có phải không mấy con? Không cần tu pháp nào khác, không có cần tu hơi thở này kia hết.
Ngồi, thí dụ như nó không có gì hết, ngồi xét coi suốt ngày hôm qua từ sáng tới giờ, coi tâm mình nó có những cái ác pháp gì chưa? Xét lại coi một cái ngày qua, hoặc là buổi qua rồi, cứ coi nó có những cái chướng ngại pháp gì, nó có những ác pháp gì, để rồi mình cứ xét lỗi mình mà, hễ mình thấy, mình có lỗi thì cứ xả, đừng có ngồi đây mà xét lỗi người khác, không được, mà xét lỗi mình.
Thì mấy con cứ xét lỗi mình đi, mấy con thấy: “À! Buổi sáng này mày có hơi to tiếng đó. Mai mốt chừa nghe, đừng có nói to tiếng nữa”, mà mình nhắc vậy thì chiều mình không còn nói to tiếng. Các con thấy chưa? Chính đó là thấy lỗi mình. “Bữa nay tức quá la nó một tiếng” hoặc là chê “nấu ăn gì mà dơ quá, lặt rau không sạch”, tức là mình thấy lỗi người khác, không thấy lỗi mình. Cho nên do đó, thấy lỗi mình chứ đừng thấy lỗi người, và cứ như vậy các con thấy lỗi mình để mấy con sửa lần, mình trở thành người giải thoát hoàn toàn.
Hồi nãy pháp đầu tiên là Thấy Nhân Quả mấy con, cái pháp thứ hai là Thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Các con thấy chưa? Pháp của Phật nó có trình tự như vậy đó, để chúng ta giải thoát mà, các con hiểu chưa?
(57:17) Nhưng mà khi mấy con được nhập thất, thì pháp thứ ba là Độc cư: sống phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Lúc nào tai nó nghe kêu nó vô, mắt nó thấy kêu nó vô, ý nó khởi nghĩ biểu “nghĩ vô hơi thở đừng có nghĩ bậy bạ”, cứ lôi nó vô, phòng hộ nó mà. Ngày ngày ngồi phòng hộ nó riết thì ảnh vô anh ở trên Tứ Niệm Xứ. Có phải không mấy con? Pháp thứ ba là phòng hộ chứ gì, mấy con hiểu pháp chưa?
Nghĩa là mấy con tu nhân quả rồi. Chứ bây giờ mấy con gộp bốn, năm pháp mấy con tu một lượt thì chắc chắn là nó lộn xộn hết. Nghĩa là bây giờ mấy con đang hoàn cảnh của mấy con, đang sống trong gia đình thì tu nhân quả. Có phải không? Bây giờ mấy con đủ duyên đến đây, nghĩa là vừa tu Nhân quả mà vừa tu Thấy lỗi mình không thấy lỗi người thì nó lộn xộn. Cứ tu nhân quả, cho nó thấm nhuần nhân quả thôi.
Tức là hoàn cảnh nào, mấy con cũng thấy nhân quả. Khi nào mấy con đến đây thì mấy con sẽ tu pháp khác, các con hiểu chưa? Vậy nó mới chuyên môn chứ, nó đi vào cái sự giải thoát thật sự. Chừng nào mà Thầy thấy ở đây bây giờ mấy con phòng hộ mắt - tai - mũi - miệng - thân - ý của mấy con được rồi, nó quay vô rồi, bắt đầu mấy con thấy khắp toàn thân của mấy con, thì bắt đầu tới giai đoạn của mấy con là tu Tứ Niệm Xứ. Bảy ngày chứng đạo đó mấy con. Phải không? Nó đâu có lâu đâu, mà tu đúng. Đầu mấy con có một pháp rõ ràng, tu trên từng pháp từng pháp rõ ràng mà.
Bây giờ sống ở trong gia đình cứ ngồi tu Tứ Niệm Xứ, trời đất ơi! Tu vậy làm sao có được. Bây giờ sống ở trong gia đình, chuyện này, chuyện nọ kia, không thấy nhân quả, mà thấy lỗi mình, trời đất ơi, ở trong gia đình mình chắc nó đè đầu mình xuống à. Bởi vì mình thấy lỗi mình không, cho nên không dám nói ai hết, nó đè đầu mình. Còn thấy nhân quả mình nhịn, nhưng mà biết nhân quả rõ ràng chứ không phải đè đầu mình được đâu, bởi vì nhân quả nó toàn đòi hỏi ở trí tuệ, mình chuyển đổi nhân quả bằng cách là mình tuy không cãi cọ không nói, nhưng những điều đúng, điều sai mình phải chỉnh đốn. Nó khác mấy con. Còn thấy lỗi mình không thấy lỗi người tức là tiêu cực, quá tiêu cực rồi.
(59:33) Cho nên Thầy nói vô trong chùa rồi mới tiêu cực chứ ở ngoài tiêu cực chúng đè đầu mình chứ ở đó. Có đúng không mấy con thấy, Phật pháp dạy đâu ra đó mấy con. Không biết cách cho nên ở ngoài cũng nói tôi cũng thấy lỗi tôi không thấy lỗi ai hết, trời đất ơi! chết rồi, không được.
Còn ở trong gia đình của mình mà tối tôi cũng ngồi tu Tứ Niệm Xứ trên thân quán thân, trời đất ơi! Tu cao quá vậy rồi, làm sao mà thành Phật nổi, các con hiểu chưa?
Cho nên Thầy dạy Phật pháp có từng phương pháp để tu tập giải thoát, chứ không phải muốn tu pháp nào tu đại. Cho nên mà khi mà Thầy cho cái bài thi thử, thật ra quý cô, quý thầy nắm không có được Pháp, nói lung tung. Trời đất ơi! Không có biết pháp nào mình tu trong giai đoạn nào, giai đoạn nào, cho nên nó không thấm nhuần. Pháp nào cũng biết hết, nói thì pháp nào cũng rành hết nhưng mà cuối cùng không có pháp nào chuyên môn.
Chuyên môn nó mới giỏi. Ông thợ mộc mà chuyên môn ông bào nó thẳng băng, còn ông thợ mộc mà không chuyên môn bào cà khớp, cây hư hết trơn có phải không? Cái gì chuyên môn thì người ta làm nó khéo, còn không chuyên môn là không khéo.
Một cái ông họa sĩ vẽ chưa chuyên môn vẽ mặt Thầy như thế này ông vẽ méo xẹo à, có phải không? Bởi vì có chuyên môn đâu mà vẽ hay được, vẽ đâu có đúng được. Cho nên, mình đi vào con đường của đạo Phật là pháp nào phải tu chuyên pháp đó, cái giai đoạn đó phải tu chuyên giai đoạn đó, chứ không phải tu lung tung.
(01:01:12) Hôm nay Thầy nhắc nhở cho mấy con nhớ kỹ, không phải đụng pháp nào tu mà nghe ở trong kinh sách Thầy giảng, kinh sách nói như vậy chứ, nói hết chứ không lẽ nói rồi dấu. Có phải không? Kinh thì người ta viết ra người nói hết bao nhiêu pháp người ta nói hết. Mình đọc hết rồi bắt đầu, nghe pháp cao chừng nào lại muốn tu mau, còn nghe pháp thấp lại bỏ chứ không muốn tu nữa chứ.
Tham quá tham! Có phải không? Hoàn cảnh của mình đang ở trong gia đình, mà tối ráng thức dậy để rồi tu Tứ Niệm Xứ, thì Thầy nói thật mấy con tham ghê lắm, muốn làm Phật sớm, Phật không thể nào được.
Nhớ những lời Thầy dạy rất kỹ. Thôi đến đây thôi nhá, Thầy về. Mấy con còn thưa hỏi điều gì nữa mấy con?
Bây giờ mấy con yên tâm nghe Thầy mà tu thôi, có gì đâu, cần gì phải hỏi. Cái gì mấy con hỏi Thầy cũng biết bị nhân quả hết chứ không có gì trật. Thầy dạy rồi, bây giờ có hỏi gì Thầy cũng nói đây là nhân quả thôi có gì, có phải đúng không? Học rồi bây giờ trong đầu mới nghĩ ra nhân quả là thế nào thế nào để mình thanh lọc nó nè.
Phật tử 1: Con bạch Thầy!
Trưởng lão: Rồi con.
(01:02:29) Phật tử 1: Có mấy vị thường đến chùa Đậu thấy hai vị Thiền sư chết mà họ để lại nhục thân, con không hiểu rõ, vậy xin Thầy chỉ cho con?
Trưởng lão: Con nói về hai ngài Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường ở Hà Nội chứ gì, ở ngoài chùa Đậu chứ gì, phải không? Để lại nhục thân ngoài đó. Ở Việt Nam mình có hai nhục thân, còn ở bên Trung Quốc Lục Tổ Huệ Năng để lại nhục thân, ngài Hám Sơn để lại nhục thân và ngài Từ Hàng để lại nhục thân, rất nhiều người để lại nhục thân, đó là con đường Thiền Đông Độ.
Họ lạc ở trong Không Tưởng mấy con, họ ức chế ý thức của họ, cho nên mấy con tu thiền mấy con thấy như Hòa thượng Thanh Từ dạy: “Biết vọng liền buông”. Vọng là cái niệm khởi trong đầu chúng ta, buông sạch thì chúng ta lọt trong Tưởng chứ sao. Lọt trong tưởng rồi mà nó chưa sâu thì mình còn xuất ra được, nó sâu quá rồi xuất ra không được, rồi bắt đầu ngồi riết thì nó khô cũng cái thây ma khô, ốm như con khỉ khô chứ có cái gì.
Hay ho gì cái chuyện đó, có thành Phật được không? Ông tiếp tục khi mà bỏ nhục thân ông như vậy trong cái Không, ông lọt trong cái Không, khi đó ông sẽ tiếp tục tương ưng đi tái sanh luân hồi, rồi gặp tà pháp nữa. Bởi vì gieo cái duyên nào, cái nhân nào thì gặp quả nấy thôi, làm sao chạy khỏi. Ông tu đó ông tạo cái duyên đó thì ông sẽ gặp Pháp đó nữa, có gì hơn.
(01:04:03) Cho nên ở đây mình tu chánh pháp theo Phật là phải thật sự Phật, còn theo Tổ thì bao giờ cũng lọt trong đó đó, trong cái Không Tưởng, tội lắm mấy con. Thầy ra thăm nhục thân Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường thật sự ra mấy ông là những người quyết tu, nhưng tôi nói chứ sự thật ra các ông không còn nghe nữa, các ông đã tái sinh luân hồi nhiều kiếp rồi. Nhưng tôi rất thương mấy ông.
Lúc mấy ông tu không có người tu theo Phật hướng dẫn, cho nên mấy ông không biết đường, chứ mấy ông biết đường thì mấy ông là những người đã chứng đạo, bởi vì mấy ông quyết tâm. Còn những người mà không quyết tâm như Hòa thượng Thanh Từ dạy biết bao nhiêu người mà không quyết tâm, tu cầm chừng chơi thôi thì làm sao lọt trong Không được, muốn nhập Không Tưởng đâu phải dễ mấy con, phải diệt cho hết vọng tưởng mới nhập chứ đâu phải chuyện dễ. Chứ còn mà niệm lăng xăng ra vô như vậy đâu phải dễ vô Không. Nó đâu phải dễ.
Bởi vậy công lao tu hành rất vất vả, rất cực mà nó đạt được những gì đây? Bởi vậy Thầy là một vị Thầy, Thầy dạy mấy con, Thầy chịu trách nhiệm nếu mấy con nỗ lực tu. Thầy phải chịu trách nhiệm trước công lao của mấy con, trước sự sống của mấy con. Mấy con là con người, thay vì để mấy con sống ngoài đời thì nó không lợi ích cho người khác thì ít ra nó cũng lợi ích cho bản thân mấy con. Còn mấy con vô đây tu làm sao có lợi ích cho mấy con, phải không?
Cho nên vì vậy mấy con bỏ cuộc đời là Thầy phải có trách nhiệm, trách nhiệm của Thầy phải dẫn cho mấy con đi tới chỗ mục đích của mấy con là làm chủ sinh - già - bệnh - chết. Sau khi muốn chết muốn sống như thế nào, đầu tiên Thầy dạy mấy con làm chủ cái tâm của mấy con, ai nói gì tâm con cũng sẽ bất động. Kế đó Thầy dạy mấy con già cả không đau nhức, không lụm cụm. Kế đó Thầy dạy mấy con làm chủ bệnh, mà không những hiện phải đợi khi mà làm chủ bệnh, mà ngay bây giờ mấy con theo Thầy Thầy dạy cách thức mấy con sẽ làm chủ bệnh.
Thọ bệnh mấy con đuổi đi, không cần phải đi bác sĩ. Gan dạ đi, có chết thì Thầy bồi thường. Nghĩa là mấy con đau bệnh mà Thầy bảo: “Bây giờ nằm đó tác ý cho Thầy, chết Thầy bồi thường thân mạng mấy con, đừng có sợ”, do đó những người không sợ họ qua hết, những cái bệnh ngặt nghèo đều là họ vượt qua được hết. Còn mấy người sợ đi hết, thôi Thầy nói mấy con sợ quá tức là mấy con tự siêu thoát, tự siêu thoát thì làm sao Thầy cứu mấy con cũng không được.
Phật tử 1: Thưa Thầy cho con hỏi.
Trưởng lão: Con cứ ngồi đó.
(01:06:45) Phật tử 1: Con xin phép Thầy cho con câu pháp hướng, như Thầy dạy “Tâm Bất Động” thì cái đó được rồi. Còn cái pháp hướng để làm chủ cái bệnh và để đuổi bệnh, thì con có nghĩ ra câu này không biết có được không thưa Thầy: “Để thân khỏe mạnh tôi biết tôi hít vào, đẩy lùi bệnh tật tôi biết tôi thở ra”. Mỗi một ngày con tập cái câu đó được không Thầy?
Trưởng lão: Được, cũng được. Cái đó là mình nương vào hơi thở để mình đẩy lui bệnh. Được, bởi vì trong Định Niệm Hơi Thở nó có dạy: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Hằng ngày cái thân của mình, mình cứ nhắc câu đó thì nó sẽ an ổn và nó sẽ không bị bệnh đau.
Cho nên vì vậy mà con dùng câu đó thì mục đích của câu đó thay vì “An tịnh” thì con lại nhắc để cho nó sẵn sàng mà thân khỏe mạnh cũng như an tịnh chứ gì. Để cho nó không còn bệnh đau chứ gì, có vậy thôi. Cái đó là cái phương pháp mà đức Phật để kết hợp mười chín cái đề mục của hơi thở giúp cho người tu giải quyết thân tâm của mình.
Thí dụ như tâm mình nghĩ ngợi lăng xăng chuyện này lo rồi chuyện kia, thì đức Phật cũng dạy cho mình "An tịnh tâm hành", còn cái tâm của mình hay sân thì "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”, hít vô thở ra một hơi thì tâm sân đi mất. Đó, thì mục đích để mà đối trị những cái khổ đau qua Định Niệm Hơi Thở nó có. Cho nên mấy con dùng cái đó không có sai chút nào, đúng không có sai đâu.
(01:08:23) Phật tử 1: Nhưng lúc đó con cũng có tưởng tượng thêm, ví dụ mình tưởng mình hít vô là mình đem không khí trong lành vô trong thân thể mình; mình thở ra mình đẩy những cái bệnh đau ra ngoài, là lúc đó con cứ tưởng thêm nữa.
Trưởng lão: Được, có không sao, đó là cái tưởng mà tưởng thật. Cũng như bây giờ đức Phật dạy chúng ta tưởng, thí dụ như bây giờ cái thân của chúng ta nó đâu có hôi thối đâu, nhưng mà đức Phật dạy thân bất tịnh, tưởng ra cái thân này nó bất tịnh, nó hôi, nó thúi, nhưng mà nó đâu có hôi.
Nhưng mà sự thật nếu mà chúng ta chết để nó hôi thối thật, có phải không? Cho nên bây giờ chúng ta tưởng ra chứ nó chưa có thật sự hôi thúi. Mấy con hiểu không, bây giờ mấy con tưởng hơi thở hít vô, tưởng hơi thở ra để đẩy lui thì cái đó được thôi đâu có gì, nó thật. Nó thật, dùng cái lực đẩy của hơi thở bằng sức tưởng của mình. Cho nên trong cái thời gian mà tu như vậy là còn ở trong gia đình của mình để đối trị với những khó khăn, bệnh tật.
Còn khi mà vào tu người ta sẽ không cho mình dùng tưởng. Dùng ý thức lực mà đẩy, chứ còn không dùng tưởng đâu con, dùng tưởng là chỉ tạm thời ở trong gia đình mình. Bởi vì cái tưởng nó hoạt động rất là đặc biệt.
Nếu mà để chúng ta đi sâu vào tưởng, thì chúng ta sẽ trở thành những nhà ngoại cảm, những người mà các con nghe những nhà ngoại cảm chứ gì? Thường những người mà họ đi tìm hài cốt, những liệt sĩ là nhà ngoại cảm. Rồi nó ngoại cảm là như có linh hồn người đó chết nhập họ, đó là ngoại cảm. Nó tạo, bởi cái tưởng của nó nó tạo ra, bây giờ nó đến nó giao cảm, cái tưởng nó đến đó.
(01:10:11) Con thường thường con hoạt động con dùng tưởng nó sẽ hoạt động được rồi, tức là nó bắt đầu hoạt động được. Nó vô cái khu này, bắt đầu cái tưởng, con không biết gì hết đâu, nhưng mà cái tưởng con nó biết hết đó, nó giao cảm nó biết có người thắt cổ chết trên cái cây này đây nè, nó giao cảm nó biết đó. Bắt đầu nó hiện ra cái hình, cái tưởng của con nó hiện ra cái hình người đó thắt cổ, treo cổ tòn teng. Mấy con hỏi mấy người mà ở gần đây, cách đây năm năm có một người thắt cổ chết ở trên cái cây này có phải không? Họ nói có, đúng y vậy. Trời đất, bây giờ con trở thành, nói gì họ cũng tin hết. Bà này sao bả biết giỏi dữ vậy, ở đâu đến mà biết.
Đó con thấy cái tưởng của con nó hoạt động thì con trở thành nhà ngoại cảm, nó giao cảm. Rồi con thấy nó hay tức là con trở thành những cái con người mà đi làm cái chuyện, thôi Thầy nói thôi hết nói rồi, nó trở thành đồng cốt mấy con.
Phật tử 1: Dạ, thưa Thầy nếu con làm thường xuyên thì nó có tạo được ý thức lực không Thầy?
Trưởng lão: Không, bởi vì con dùng tưởng.
Phật tử 1: Vậy giờ con bỏ, con cứ nhắc thôi?
Trưởng lão: Cứ nhắc thôi, chứ con dùng tưởng mà đẩy thì coi như bị bệnh tưởng.
Phật tử 1: Mình nhắc vậy lâu ngày nó có ý thức lực?
Trưởng lão: Nó có ý thức lực. Mình nhắc rồi cứ hễ càng nhắc thì cái ý thức nó mỗi lần nó thêm cái lực một chút, một chút, chút chút chút nhỏ nhỏ nhỏ cứ thêm hoài có mình tăng đến khi mà nó thành Tứ Thần Túc, tức là bốn cái lực như Thần thì chừng đó mới được. Chứ còn con mà dùng tưởng thì thôi rồi, cái ý thức của con nó bị cái tưởng rồi, ý thức nó không thành lực.
Mà cái tưởng nó thành lực, tức là nó hoạt động nó giao cảm với những cái hình ảnh, những cái từ trường nó còn lưu lại trong không gian. Đến đó những cái hình ảnh nào đó nó lưu lại, nó báo cho con, con tự con nói ra, con khiến con nói ra như có linh hồn nhập con nói, thành ra con trở thành những cái nhà lên đồng nhập cốt mất.
Thành ra nó nguy hiểm lắm mấy con. Coi vậy chứ tưởng mà hoạt động rồi thì Thầy nói nguy hiểm lắm. Nhưng mà nó cũng có những điều kiện tốt chứ không phải xấu, nhưng người ta tưởng tốt chứ thật ra đối với Thầy, Thầy thấy rất lo.
(01:12:37) Trưởng lão: Như cô Bích Hằng, cô bị chó điên cắn, cô bình thường vậy đó, cũng như bình thường cô đâu có biết gì đâu, nhưng mà chó điên cắn tức là cái nọc chó điên nó cắn cô, cho nên nếu mà cô với người bạn cô thì người bạn cô bị nọc chó điên mà chết, còn cô lại còn sống, mà bây giờ cô lại khác, là tại vì cái tưởng của cô nó đang nằm bình thường nhưng mà cô này đã có duyên với tưởng nó hoạt động trước kia, trong cái đời trước cô đã có từng luyện tập về cái tưởng rồi.
Còn cô bạn của cô Bích Hằng không có luyện tưởng cho nên tưởng nó không có hoạt động, cho nên bị nọc chó điên mà chết. Còn cô đã luyện tưởng cho nên cái nọc của chó điên nó ngấm vào thân của cô, do đó cái tưởng của cô hoạt động ngay liền. Nó chế ra một chất đề kháng, nó chống lại cái nọc chó điên, cô thoát chết. Khi mà nhờ nó chế ra tức là nó hoạt động, nó sống dậy rồi, cái tưởng nó sống dậy. Bởi vì nó chế ra, nó đang bị cái nọc chó điên, trong cơ thể cô nó bị nọc chó điên, nhưng mà cái tưởng của cô đã có tập luyện nó rồi, cho nên bây giờ nó hoạt động được.
Hồi đó nó hoạt động ít thì cô chưa thấy gì hết nhưng bây giờ nó hoạt động mạnh lên, nó hoạt động mạnh lên, nó chế ra một cái chất đề kháng chống lại cái nọc chó điên, cô thoát chết. Nhưng mà cô thoát chết bây giờ nó hoạt động mạnh rồi, cho nên bắt đầu bây giờ cô mới nhìn lên bàn thờ cô mới thấy người này, người kia chết ngồi ở trển. Mà bây giờ con mắt cô lại khác rồi, nó không còn như hồi xưa nữa con hiểu không? Cho nên cô mới lạ lùng, cô mới nói sao lạ? Rồi cô mới đi ra cái gò mả, cô thấy người ta ngồi trên lúc nhúc vậy, “ồ sao bây giờ tôi kỳ vậy?” Nhưng mà riết, ban đầu thì cô nói cô sợ, sau dần nó quen rồi, nhìn đâu cô cũng thấy ma được hết. Nó quen rồi.
(01:14:46) Còn bây giờ mấy con cứ nhìn đâu cũng thấy ma, ban đêm mà trời chập choạng tối thì chắc là không dám đi đâu. Có phải không? Còn đằng này ban đêm mình thấy bụi cây, mình tưởng tượng ra ma chứ sự thật đâu có ma. Còn cô này thấy thật đó, bởi cái tưởng cô nó hiện ra hoạt động cho nên cô thấy thật.
Cho nên do như vậy đó mà bắt đầu cô mới đi làm nhà ngoại cảm cô đi tìm hài cốt liệt sĩ. Nhờ đó mà có một số người chứ không phải riêng cô Bích Hằng đâu mấy con, một số người như anh Nhã, như anh Liên, có một số người nó có cái trạng thái của tưởng đó nhưng người ta không biết tại sao người ta làm được cái chuyện đó mà nhiều người không làm được, nhưng không ngờ trong thân của chúng ta lại có cái Tưởng đó.
(01:15:38) Trưởng lão: Chỉ có Thầy giải thích, mà không có từ gì để Thầy giải thích để cho người ta hiểu rõ hơn. Thầy dùng cái “tưởng” là tại vì ở trong thân chúng ta đức Phật đã gọi nó cái tên “Tưởng”, cho nên Thầy không cách nào khác hơn nên mới dùng “tưởng”. Người ta cứ ngỡ mình ngồi mình tưởng, mà cái ý thức của mình tưởng cũng được.
Thế nhưng mà không ngờ nó có cái Tưởng riêng của nó. Trong thân chúng ta có năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng… Sắc uẩn là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, tất cả những cái hiểu cái biết này kia, nghe thấy đó thuộc về Sắc uẩn. Mà cái Tưởng uẩn của chúng ta đó, trong khi mình nằm chiêm bao thì cái Sắc uẩn này nó ngủ mà, con mắt, lỗ tai, cái ý mình nó đâu có nghĩ nữa; nó ngủ thì cái Tưởng này hoạt động, cho nên là cái Tưởng uẩn. Con hiểu không?
Cho nên trong thân mình nó có cái Tưởng uẩn, nhưng mà thuở giờ có ai nói? Ông Phật ông nói. Mà ông Phật nói thì bây giờ Thầy dựa vào đó giải thích. Thầy thấy họ cũng ngơ ngẩn, họ không biết, họ nói Thầy đặt ra, Thầy bác mấy cái người làm mấy chuyện ngoại cảm đó này kia. Chứ thật đúng là ông Phật đã biết được trong thân chúng ta là thân ngũ uẩn; khi chúng ta chết rồi không còn một vật gì trong thân ngũ uẩn này nữa hết, cho nên con người không có linh hồn.
(01:17:00) Nhờ ông Phật chứ còn một mình Thầy nói, không có ông Phật nói chắc họ không tin Thầy đâu. Cho nên Thầy mới biết cái thế giới siêu hình không có, tức là không có linh hồn. Thầy viết ra cuốn sách Thầy xin phép không được mấy con. Người ta không cho, người ta nói thuở giờ ai cũng nói có linh hồn hết, giờ Thầy nói không có linh hồn, thiên hạ họ nghe không có linh hồn chắc họ hết cúng bái.
Mà sự thật ra không có linh hồn mấy con. Nhưng mà làm sao bây giờ? Từ ngày xưa người ta truyền thừa lại cho mình có linh hồn, giờ mình nói sự thật thì người ta không tin mình, rất uổng. Cuốn sách Thầy viết, nó không nhiều nhưng xin phép chưa được. Để chờ coi thử có cái ông Nhà Xuất bản nào gan dạ họ dám cho thì mình xin được, còn họ chưa dám cho thì thôi.
Cũng như trong một cuốn sách Thầy viết muốn tu chứng đạo. Đạo Phật có đường lối riêng, không bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác. Đó là một cuốn sách cũng đang xin phép, mà chắc họ cũng không cho vì sợ đụng chạm này kia. Thầy thấy cũng khó không phải dễ. Bởi vì đạo Phật nó riêng, nó không phải là cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, mà bây giờ sao đạo Phật lại có cầu siêu, cầu an? Cho nên cái cuốn này Thầy thấy chắc cũng gian nan mới ra đời, đó là cái khó.
Rồi Thầy còn viết một cuốn nữa Muốn Tu Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn Nào. Thầy viết ra Thầy in phát cho mấy con cuốn mỏng mỏng vậy thôi chứ không dám viết nhiều. Thế mà mấy con có đủ duyên mấy con được đọc thì đọc, chứ chờ Thầy viết xong xuôi Thầy xin phép rồi, thì Thầy mới phổ biến ra chứ còn không phổ biến được mấy con. Phổ biến người ta bắt tội mình, không được, khó lắm.
(1:19:05) Bởi vì mình phải biết pháp luật của Nhà nước mà, luật xuất bản, Thầy nói họ không cho là không đủ duyên, mà thời này không đủ duyên thì cuốn sách này nó chờ thời sau, con cháu mình đủ duyên thì nó xin phép nó in chứ có gì đâu.
Thí dụ như bây giờ cái ông cha nó lên làm Giám đốc Nhà Xuất bản Tôn giáo lấy thí dụ phải không, tới chừng truyền thừa ông con lên, bây giờ ông học khoa học rồi ông về, trời ơi cuốn sách này hay bây giờ tôi cho phép. Ông cha bị ảnh hưởng không cho phép, tới ông con lúc ông cha xuống chức, ông con lên cho phép thì cái thời của nó, tại cái phước của nó có chứ gì, cho nên Thầy viết sách không bao giờ mà không được phép.
Đời này không được phép thì đời sau con cháu Thầy được phép nó in. Bởi vì nó thực tế, nó khoa học mấy con, chứ đâu phải Thầy nói mơ hồ đâu. Thôi hôm nay thì Thầy về mấy con.
Phật tử 2: Kính bạch Thầy, cho con hỏi thăm sức khỏe sư Gia Hạnh.
Trưởng lão: Sao con?
Phật tử 2: Con muốn hỏi thăm sức khỏe Thầy Gia Hạnh?
(1:20:10) Trưởng lão: Sư Gia Hạnh hả con? Sư Gia Hạnh tu cũng khá lắm con, tốt lắm, sư rất là khỏe, Thầy cho biết hạnh độc cư, đừng có đi tới đi lui, ở trong thất sát với Thầy đó. Vừa rồi Thầy có gặp, Thầy có cho thi thử, sư cũng có làm bài, những bài của sư chưa có chính xác lắm, nhưng mà nhờ kỳ này Thầy hướng dẫn kỹ lưỡng lại, do đó mới thấy được cái lỗi của mình để sửa được. Thầy cảm ơn con đã gửi lời hỏi thăm sư.
Phật tử 2: Con là chị, với đây cũng là mấy người cùng quê.
Trưởng lão: Vậy hả, coi như sư Gia Hạnh nỗ lực tu lắm mấy con, ráng tu lắm. Thầy cũng hy vọng rằng có một người tu chứng mà trong đó có sư Gia Hạnh. Mấy con yên tâm sư sẽ về quê, khi mà chứng xong là sư về quê đó.
(1:21:15) Phật tử 2: Còn một điều con thắc mắc là, như theo thể lệ hồi nào đến giờ, những người mà hướng thiện tu thì ưa có mua bông hoa, trái, trà quả này kia đồ cúng xuyên suốt lắm. Nhưng mà qua cái pháp môn của Trưởng lão thì thấy Trưởng lão ít có nhắc nó, như vậy con bạch Thầy cái nào nên làm, cái nào không nên làm?
Trưởng lão: Nói chung bông hoa là cái con của một cái cây, không biết cái cây gì mà nó lên cái bông là con của cây đó, mà người ta nỡ cắt con của nó lìa mẹ nó để đem chưng cúng Phật thì nó là cái gì con.
Còn hoa quả là để cúng dường cho những người tu ăn, chứ Phật không thể ăn những cái đó. Phật đã tịch rồi còn đâu mà ăn nữa, con có lòng mà nghĩ đến những người tu người ta sẽ nhận được cơm. Bữa nay con sẽ đem một số hoa quả đến cúng dường, thì người ta sẽ chia đều ra cho người một trái cam hay quả gì đó cho mọi người tu đều có lợi ích hơn. Chứ cúng Phật rồi mấy con cũng đem xuống mấy con ăn, phước báu đâu có gì đâu mấy con. Phật đâu có ăn những thứ đó nữa, cũng như Thầy bây giờ còn sống mấy con cúng Thầy có ăn, nhưng mà mai mốt Thầy bỏ thân này rồi, mời Thầy Thầy đâu có ăn nữa đâu.
Cho nên hoa quả, hoa thì mấy con đừng cắt, nó đẹp đối với đôi mắt mấy con, nhưng mấy con thấy con bươm bướm nó không thấy đẹp đâu mấy con, nó thấy đó là thực phẩm nó lại nó hút nhựa, có phải không mấy con? Nhưng mà con thấy như những cái gì đó mà như con bò, con trâu nó có thể ăn được, nó thấy là thực phẩm chứ nó đâu có thấy đẹp đâu, cho nên vì vậy mà mình nghĩ vậy dâng cái đó để làm đẹp cho Phật hay cúng Phật, đừng có nghĩ cái điều đó, sai con. Mình thấy đẹp, người khác không thấy đẹp đâu.
(01:23:29) Tốt hơn là mình phải làm một cái gì cho nó thực, cho nên thí dụ như bây giờ thực là con sẽ mua quả, trái cây cúng dường cho quý thầy, quý cô tu học, cái đó là có thực, chứ Phật không ăn đâu. Còn bông hoa thì không nên cúng, dù cho hoa nào đi nữa, hoa thọ hoa này kia. Trời ơi, Thầy thấy khi trong dịp Tết họ cắt những cây bông thọ họ đem đi thắp hương, người ta trồng để rồi người ta cắt con của nó người ta đem ra chợ bán cho chúng ta đem về chưng lên bàn thờ. Đẹp đẽ gì, đi ra đi vô bằng nước mắt của người mẹ phải lìa xa con.
Thử hỏi bây giờ mấy con có đứa con mà Thầy bắt Thầy đưa đi cho người khác, hoặc Thầy đem đứa con để lên bàn thờ mấy con ngồi mấy con khóc không? Mẹ con mà lìa nhau đau khổ lắm mà, mấy con nỡ lòng nào? Mình tư duy suy nghĩ một cái cây nó không nói nhưng mà nó cũng có cái cảm, nó cũng có sự sống, nó có sự sống.
Cho nên thí dụ như bây giờ mấy con chặt một cái nhánh lá, thì nó rời khỏi mẹ nó, thì mấy con sẽ thấy những cái lá nó lần nó héo, nó đang khổ. Đó thì, rõ ràng làm sao mà cái nhánh đó mà chặt lìa mẹ nó ra, bây giờ nó đang tươi tốt đó mà chặt nó lìa rồi làm sao mà nó tươi tốt được, lần lần cái lá héo lần rồi nó khô nó rụng, mình cứ thấy cái tình cảm của nó.
(01:25:08) Phật tử 3: Thưa Thầy cho con hỏi. Theo cái bài Pháp hôm nay, con có nghe con muốn hỏi lại Thầy câu hỏi này. Nói về chứng đạo, Thầy nói con nghe là dưới thời đức Phật có nhiều vị đến với đức Phật mà chỉ nghe một thời Pháp là chứng đạo, thì con suy ra bây giờ có rất nhiều người đến nghe Thầy mà tại sao chưa chứng? Thì con muốn hỏi cái chứng đạo dưới thời của đức Phật của các vị đó với cái chứng đạo như Thầy giảng như thế nào. Tức là khi nào có đủ năng lực Bảy Giác Chi rồi mới có Tứ Thần Túc, khi đấy mới đạt được chứng đạo.
Như vậy các vị ngày xưa nghe chứng đạo thì nhanh quá, nghe một thời pháp của đức Phật là đã đạt được Tu Đà Hoàn. Con xin hỏi lại là cái sự chứng đạo của ngày xưa và thời nay nó có khác nhau ở chỗ nào không ạ mà bây giờ thấy khó quá? Là một.
Cái ý thứ hai nữa là vì sao Thầy mở cái lớp huân tu có lẽ cũng đến vài chục năm nay rồi mà vẫn chưa có người tuyên bố “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành”, chưa thấy có ai, con rất trông đợi như thế, Thầy có thể giải thích cho chúng con được hiểu là lý do cái thời buổi ngày nay tại sao tu chứng đạo khó thế là bởi vì những cái nguyên nhân gì? Thì qua kinh nghiệm Thầy giảng dạy Thầy có thể nói cho chúng con biết.
(01:26:38) Trưởng lão: Thầy sẽ nói cho mấy con biết. Hồi nãy Thầy có nói rồi. Các quan có vợ, có con, giàu có nhà cửa nhưng mà khi đến nghe đức Phật bỏ cái rẹt, không còn tiếc vợ, tiếc con, tiếc gì hết, mà người ta bỏ vậy là người ta quyết tâm rồi cho nên vì vậy mà sáng nghe chiều người ta chứng đạo. Tức là sáng người ta nghe người ta bỏ rồi, chiều người ta có đủ Tứ Thần Túc.
Còn mấy con có làm được không? Bây giờ Thầy nói: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" là chứng đạo, vậy phải giữ tâm bất động. Ta nói mình phải tiệm tu hay tu từ từ thì tại con bỏ cái rột không được, con phải tiệm từ từ. Bây giờ đó mà mình muốn rời khỏi gia đình của mình thì phải sắp xếp vợ con ở nhà, phải lo cho con cái đi học làm sao, làm sao? Bao nhiêu tiền của gửi ngân hàng phải báo cho vợ con này kia biết, tức là phải tiệm tu từ từ, đó là cái giai đoạn của mấy con.
Còn cái giai đoạn của đức Phật, mà Thầy nói mấy ông quan đó họ đâu có khác chúng ta đâu, họ cũng nhà cửa, cũng đủ thứ, cuộc sống của họ, hết cái đời sống họ nhiều thứ. Thế mà nghe đức Phật rồi không chịu về, trong khi Vua cha sai đi mà lại cãi lệnh Vua cha nữa chứ. Các con thấy chưa? Một là bây giờ nếu mà không trở về mai mốt gặp vua cha thì vua cha sẽ truyền lệnh tử hình đó, thế mà còn không sợ đó.
Lẽ ra cái lệnh ông vua dữ lắm con, ngày xưa con biết phong kiến mà đâu phải dễ đâu. Thế mà mấy ông quan này khi nghe ông Phật rồi không về, coi lệnh vua không ra gì hết, cái sự giải thoát của người ta đến mức độ đó. Cho nên sáng nghe, bởi vì Thầy nhắc đến các vị quan để mà Thầy so sánh với chúng ta là những người đâu phải quan, thế mà chúng ta bỏ không được, còn mấy ông quan này tại sao bỏ được? Trong cái thời đức Phật là như vậy.
(01:28:44) Còn cái thời của Thầy, như vậy ai cũng biết Thầy tu vậy, viết sách như vậy, thế mà người ta nghe chơi thôi, chứ người ta không quyết tâm. Nếu người ta quyết tâm người ta bỏ hết, ở đây Thầy đã cất từng cái thất cho người ta ở. Mưa, nắng không có khổ sở, còn thời đức Phật không có cất một cái thất nào hết, bỏ rồi phải ngồi dưới bóng cây phải chịu mưa, chịu gió chứ có phải đâu.
Trước kia Thầy cũng nghĩ bây giờ Thầy thành lập cái Tu viện để giúp cho người ta tu như Phật thì trồng một cái rừng tràm thì Thầy gọi cây đó là cây Liễu thiền. Cho nên Tu viện bây giờ con vô con thấy có cái rừng Tràm mát mẻ lắm. Thầy nghĩ rằng không cần thất gì hết, hễ mà khi ngộ rồi thì ở dưới gốc cây mưa, gió kệ nó chết bỏ. Nhưng Thầy thì làm được, nhưng cái ý chí nghị lực người khác vô trong này mà sống kiểu này, họ sống không được. Đó là Thầy thấy đời này con người yếu quá, nó nhiều thứ quá.
Thầy lên Hòn Sơn Thầy ăn rau Thầy sống được, còn ở đây Thầy cho họ ăn rau họ sống không nổi, nghĩa là Thầy phải đi hái lá rừng Thầy ăn mà Thầy sống, còn họ bây giờ cắt rau đồ ngon đàng hoàng nhưng mà phải có cơm. Thì con đủ biết con người bây giờ đạo thì ham chứ không phải không ham, nhưng đời bỏ không được. Còn Thầy thì bỏ cả đời sống của mình, chết bỏ.
Chín tháng ăn rau con biết, xanh lè, còn xương với da, chết bỏ, đói khát nó làm mệt nhọc chứ đâu phải mấy con tưởng muốn ăn lá cây rừng mà sống đâu phải chuyện dễ. Cơ thể mà đang ăn cơm như thế này đâu phải dễ, chỉ có người gan dạ mới làm được điều đó. Mà Thầy nói đạo Phật chứng đạo là phải gan dạ chứ nhát gan không được. Cho nên mấy con nghĩ rằng khi mà ở gần Thầy là mấy con tập nhiều thứ, chứ không phải là ở gần Thầy sung sướng đâu, ở gần Thầy chừng nào mà tu cao chừng nào là mấy con bị thử thách chừng nấy. Đó như vậy mấy con hiểu chỗ Thầy muốn trả lời con chưa.
(01:31:24) Phật tử 3: Thưa Thầy cho con hỏi thêm một câu này, trong cái bài pháp mà Thầy giảng về cái bài kinh Pháp Cú của đức Phật, Thầy giảng là: “Tâm tạo tác, Tâm dẫn đầu các pháp” thì ở đây Thầy giảng: “Tâm là ý thức của con người”.
Thế trong bài pháp khác Thầy giảng là: “Ý thức nó thuộc về một trong sáu thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức”, thì Thầy bảo ở đây ý thức nó không phải là tâm. Bởi vì nếu như ý thức này là tâm, thì nhãn thức cũng là tâm, ý thức cũng là tâm hay sao? Đó, chỗ này con đang phân vân, chưa hiểu ý thức là tâm như thế nào?
(01:32:09) Trưởng lão: Tâm như thế nào? Ý thức như thế nào?
Chữ "Tâm" là gồm sáu cái thức của chúng ta mới gọi là tâm. Còn cái "Ý thức" là một ở trong cái tâm của chúng ta, không thể nói ý thức là tâm được. Cho nên thường thường người ta cứ nghĩ rằng mình suy nghĩ cái này cái kia là tâm. Sai, không đúng. Cái tâm của chúng ta có mắt tức là nhãn thức, tai - nhĩ thức, lỗ mũi - tỷ thức, lưỡi - thiệt thức, thân chúng ta cảm nhận - thân thức, ý thức.
Sáu thức mới gọi là "Tâm" chứ, chứ đâu có thể. Chữ "Tâm" có thể gồm chung nó là sáu thức cho nên mới gọi là “Sắc uẩn” là Thân ngũ uẩn của chúng ta. Sắc uẩn thì nó có sáu cái biết của nó, mà sáu cái biết của nó mới gọi là “Tâm” chứ không thể nào mà Tâm chỉ có cái ý thức không, không được, sai. Phải hiểu rành như vậy mới được, chứ không khéo lúc thì không biết cái tâm là cái ý hoặc cái ý là cái tâm. Còn mắt cũng là cái "Tâm" sao được, mắt là mắt, nhãn thức là cái biết của mắt.
(01:33:18) Bây giờ cái biết của mắt là như thế nào? Thấy cái cây nó xanh, tươi, héo, vàng, úa là con mắt thấy chứ không phải cái ý thấy được, có phải không? Âm thanh nghe sao (bằng) con mắt, cái nhãn thức không thể nghe âm thanh được, mà nhĩ thức mới là nghe âm thanh. Cái phận sự anh làm việc đó thì anh phải nghe thôi: Ai nói to, nói nhỏ, nói lớn, la lối gì đó thì cái lỗ tai anh nghe, có phải không? Mà nó sáu cái thức trong đó. Bây giờ anh nếm cái miếng đó mặn, lạt thì cái vị giác của anh biết chứ đâu cái lỗ tai anh biết mặn lạt được, con mắt anh biết mặn lạt được sao?
Cho nên vì vậy tất cả những cái này gom lại gọi là Tâm. Cho nên cái Tâm gồm chung. Còn bây giờ con ngồi con nghĩ này kia là ý thức chứ không phải là cái tâm. Cái ý thức của con làm việc, cho nên: “ý dừng lại”, “ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”, trong kinh Pháp Cú nói mà, cái Ý nó sẽ dẫn tất cả mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý được hết. Bây giờ con mắt nhìn này, “quay vô”, ý bảo mà, ý làm chủ mà, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp mà, bảo: “tai đừng có nghe, quay vô”, đó là ý mà. Các con thấy cái ý làm chủ mà dẫn chưa, có phải không?
Đức Phật biết rõ nó làm chủ ở trong sáu cái biết này, lấy nó mà dẫn nó vô, mà nó tạo thành ý thức lực, chứ có ai nói nhãn thức lực bao giờ, có phải không, mấy con đã hiểu chưa? Không có bao giờ ai nói nhĩ thức lực, không bao giờ nói chuyện đó, mà ta nói ý thức lực. Một cái lực của ý thức, chứ không thể nói lực của con mắt được. Con thấy chưa, nó chỉ ra lệnh cho con mắt quay vô chứ không có được ngó ra ngoài, đó là cái ý thức lực.
Nhưng mà tất cả sáu cái biết này gom lại, nó có cái tên chung là Tâm. Chứ nói cái ý thức là tâm tôi không chịu, chỉ nói ý thức của anh là ý thức thôi chứ không nói là tâm. Nghe chỗ nào cũng truyền lệnh được hết, tưởng đâu là tâm, không phải. Bảo ý thức anh có biết màu vàng không? Anh phải truyền lệnh qua con mắt của anh nó mới biết đó là màu vàng màu đỏ, các con hiểu chưa?
(01:35:46) Bởi vì, nói chung là trong vấn đề Hán tự, mà chúng ta chịu ảnh hưởng của Hán tự của Trung Quốc nhiều, nhứt là Phật giáo Việt Nam không triển khai theo cái chiều hướng dân tộc của chúng ta, theo ngôn ngữ Việt mà triển khai về Hán tự. Đọc kinh sách Phật giáo toàn bộ Việt Nam đều là danh từ Hán, cho nên bây giờ mà Thầy ngồi viết lại cái cuốn Tổ Chức Các Giới Đàn toàn bộ nói bằng Hán tự, thành ra rất là khó sửa đổi Hán tự trở thành ngôn ngữ của Việt Nam. Lòng xót thương, đó là tiếng Việt Nam; Từ bi lân mẫn là Hán tự, con thấy không? “Từ bi lân mẫn”, cái người mà thâm Hán thấy hay, còn người Việt mình thì nghe nó khó, người bình dân nghe "từ bi lân mẫn" không biết nói gì hết, nhưng mà nói lòng xót thương thì họ hiểu ngay, có phải không?
Cho nên Thầy đang làm cái vấn đề này, Việt Nam là phải dùng ngôn ngữ Việt Nam, không có dùng Hán tự, cả một vấn đề đó mấy con. Bởi vì, Việt Nam có ngôn ngữ rất giàu, không nghèo, nhưng mà chúng ta cứ xen Hán tự ở trong đó, chúng ta chịu ảnh hưởng các thầy Tổ của chúng ta. Chúng ta không phải bài bác Trung Quốc, nhưng chúng ta phải có tinh thần của dân tộc Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có, chúng ta đừng có vay mượn ngôn ngữ ngoại quốc làm ngôn ngữ của mình.
Phật tử: … (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Con yên tâm đi Thầy sẽ giúp đỡ con, Thầy không bỏ đâu. Con viết một bức thư nói hoàn cảnh của con, Thầy sẽ trả lời trong đó, sau khi đọc bức thư Thầy con sẽ biết cách chuyển nhân quả, đó là chuyện riêng gia đình con, Thầy sẽ giúp đỡ mấy con, Thầy cảm thông được cái điều đó, con viết bức thư đi con, nói hết cái hoàn cảnh, cái tâm của con như thế nào con nói hết, từ đó Thầy sẽ viết bức thư, trong bức thư đó không riêng con đọc mà người người khác nữa, làm cho thay đổi.
(01:38:14) Phật tử 4: Dạ, thưa Thầy, lần đầu tiên con lên đây, con cũng muốn biết đôi chút, xin Thầy truyền đạt lại cho con biết như cha mẹ, người lớn đã mất, tại sao mỗi ngày phải cúng cơm, cái đó là có lợi hay có hại, cần làm hay không cần làm?
Điều thứ hai nữa là như những người lớn khoảng tuổi sáu mươi mấy, bảy mươi khi mà rảnh rỗi có thể đọc những cái câu gì để cho nữa già mình sẽ được nhẹ nhàng, để có cơn qua lâm chung qua được nhẹ nhàng. Hai là những người như con, chưa được tu là làm như vậy hay đọc những câu gì để cho mình già lớn tuổi như mấy cô vậy đó, mấy cô của con, thí dụ như lớn tuổi rồi, nhiều lúc rảnh rỗi nằm võng muốn học những cái gì để cho lúc già mình bớt khổ và lúc lâm chung mình đi được nhẹ nhàng. Hoặc là như Thầy đã thành đạt được những việc đó, thì những người phàm như con làm được không?
(01:39:32) Trưởng lão: Làm được hết, không có người nào không làm được. Bởi vì mình tập, cứ tập thành thói quen, mà thói quen giải thoát thì nó giải thoát, mà thói quen không giải thoát là nằm đó. Mặc dù mình nằm đó mà mình không có biết pháp, nó nghĩ ngợi điều này điều kia rất là khổ lắm con. “Bây giờ sức khỏe mình yếu đuối, mình nằm dường như là con cái nó bỏ mặc mình hà”. Đứa nào cũng lo đi làm hết, nó đâu có ở không đâu mà nói chuyện với mình, thành ra rất là buồn tủi, đủ thứ hết, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà có Pháp rồi là những người già sống một mình người ta rất khỏe, mà người ta thích.
Phật tử 4: Mình có cần, ví dụ như là niệm Phật hay là những cái câu gì?
Trưởng lão: Không có cần, chỉ có câu…
Phật tử 4: Chỉ để bỏ hết phiền não ra khỏi tâm trí mình?
Trưởng lão: Rồi, đẩy phiền não mà lúc nào nó cũng giữ gìn được cái tâm nó thanh thản, an lạc, vô sự. Trong khi đó con cần thiết thì con cứ viết thư cho Thầy, Thầy sẽ viết mấy chữ về theo đó mà con tập, nhắc nhở những người đó. Nếu đưa bức thư của Thầy ra thì những người đó theo đó họ sẽ tập lợi ích cho bản thân họ rất nhiều. Bởi vì Pháp Phật là Pháp để giúp cho mỗi cá nhân đều được giải thoát.
Phật tử 4: Ví dụ như đi trong đoàn có một dì của con ở lại xin vô thất một tuần, ví dụ như câu hỏi này của con lát nữa Thầy dạy dùm, Thầy gửi cho cô con.
Trưởng lão: Được con, không sao đâu.
Phật tử 4: Với lại hồi nãy con nói khi mà cha mẹ hoặc là ông bà lâm chung rồi cúng hàng ngày có làm vậy tốt hay là không làm?
(01:41:12) Trưởng lão: Đó là cái phong tục truyền chứ là thật sự ra không có ai chết mà ăn, có linh hồn đâu mà ăn, nhưng mà người ta cứ nghĩ có linh hồn, chết rồi cứ nghĩ tới giờ đó mình đem bát cơm.
Thầy khuyên thế này này, đừng có làm cơm hoặc ba chén cơm trên bàn thờ. Trên bàn thờ mình để cái hình tượng trưng để mình nhớ ơn mà thôi. Còn trong bữa ăn của mình, mình nhớ, bởi vì từ cái ngày mới chết cho đến ba năm nó mới nguôi ngoai lại. Ba năm mãn tang đó, thì trong những ngày mới, mình xới một bát cơm để một bên trên mâm cơm của mình cũng như cha mẹ còn sống đang ngồi ăn với mình: “Ba, má về ăn cơm với con” có vậy đủ rồi. Rồi mình ăn tự nhiên coi như người thân mình chưa có mất, nhưng sự thật họ đã tái sanh mất rồi còn đâu nữa, nhưng mà tình cảm của chúng ta nó còn quấn quýt đây, mời bát cơm này là tình cảm của chúng ta chứ không phải là cái gì. Chứ người kia họ chết, họ theo nghiệp họ tái sanh mất rồi, chứ họ ở đó mà ăn cơm của mình.
Cho nên mình phải hiểu cho nó đúng cái lý, nó đúng cái sự thật. Cho nên đem cúng này kia là người ta cứ nghĩ có linh hồn, cho nên vì vậy mà làm này kia rồi đến làm tuần này kia, rước thầy rồi cầu siêu, siêu cái gì nữa mà siêu, chết đây sinh kia rồi chứ ở đó siêu sao được mà siêu. Nghĩa là theo nghiệp, cái nghiệp thiện, nghiệp ác, nó đã theo nghiệp nó thành ra một đứa bé rồi, còn đâu nữa mà siêu.
(01:42:49) Phật tử 5: Thưa Thầy, Thầy nói như vậy con suy nghĩ thế này coi có đúng không Thầy. Con suy nghĩ là cái người mất rồi và cái của cải của người đó hoặc người con hay người thân của gia đình người đó đem đi làm từ thiện, cái tâm hồi hướng về cho cái người đã mất, vậy khi người đã mất đã đi tái sanh rồi, khi đã ra một cái chúng sanh rồi đó thì họ cũng có thể họ vui, buồn theo cái ở đây mà mình đã hồi hướng. Giờ chẳng hạn mình làm điều tốt thì cái người đi tái sinh rồi đó họ sẽ gặp nhiều may mắn. Còn nếu mình đây mình lấy của cải đó mình đi làm những chuyện xấu, thì cái người đã đi tái sanh rồi sẽ gặp những chuyện không may mắn, thì không biết con suy nghĩ như vậy có đúng không?
Trưởng lão: Đúng đó. Bởi vì khi mình sinh ra ở trong gia đình này, nó được đầy đủ, phải không? Bây giờ của cải của người này nó là mồ hôi nước mắt của họ làm ra, bởi khi họ chết họ để lại, thì những người này đem của cải đi làm chuyện như bài bạc hoặc là chuyện gì ác đi, thì không ngờ là cái người này đã do của cải để lại làm ác, làm khổ người khác, thì cái người này đang ở trong gia đình cha mẹ đang đầy đủ, bỗng dưng mẹ chết, trong khi còn ẵm như vầy mà mẹ chết, mấy con nghĩ sao, đứa bé đó khổ không? Ông cha phải giao cho người khác nuôi hay người dì nuôi có chắc gì họ thương bằng người mẹ đâu. Đó là để lại điều ác, cho nên đứa trẻ này nó đã sanh nó phải chịu quả đó chứ sao. Mấy con hiểu chưa?
Còn bây giờ thí dụ như con này, con là con của cha mẹ mất rồi, bây giờ mình cố gắng mình giữ gìn giới luật của Phật, năm giới thôi không cần gì nhiều và đồng thời mình bố thí này kia, thì cha mẹ mình đang sanh ra ở trong gia đình nghèo nhưng mà trúng vé số hoặc là người nào giúp đỡ có nghề nghiệp. Cha mẹ của đứa bé này bắt đầu giàu có lên, trời đất ơi, nuôi con sung sướng, ăn đi học đầy đủ, từ chỗ nghèo mà nó đi lên cái chỗ giàu do cái thiện mà mình đã chuyển, cho nên nó có sự nhân quả tương ưng với nhau mấy con. Cho nên sống trong gia đình mấy con cứ lấy nhân quả mà chuyển biến, thay đổi.
(01:45:04) Đừng nghĩ người mất mất đâu, không phải đâu, người mất là người có nhân quả với mình mới làm cha, làm mẹ mình đây nè, làm con làm cái mình đây nè, bây giờ nó mất đi rồi, thì cái nhân quả nó còn với mình vì tình thương mình còn mà thì nhân quả nó còn. Mà nhân quả còn thì lấy thiện mà chuyển nhân quả để giúp cho người mất đó được an ổn, được hạnh phúc. Như vậy là mình đền đáp công ơn.
Phật tử 5: Vậy họ kêu làm trai Tăng, tới cúng dường quý thầy, làm trai Tăng để hồi hướng cho người đó là gieo nhân gì?
Trưởng lão: Đó là gieo nhân ác đó, mê tín đó, nó mù quáng rồi con, nhân ác, tức là vay nợ đó.
Phật tử 5: Tại mình không biết.
Trưởng lão: Bởi vì mình cứ nghe vậy đó, trai Tăng rồi mình ai cúng dường, cầu khẩn ai cứu được, đem tiền ra coi như quăng bỏ.
Phật tử 5: Cái người đi tái sanh, không được hưởng may mắn.
Trưởng lão: Không được hưởng gì hết, mà không được may mắn, không được gì hết lại còn gặp cái nhân mê tín nữa.
Phật tử 6: Vậy thì như ngày xưa, Bố con, con cũng làm tuần, làm tự vậy đó, … như con còn âm nữa.
(01:46:11) Phật tử 3: Thưa Thầy cho con hỏi thêm cái ý này, Thầy nói rằng con người chết đây sanh kia, vậy bây giờ con lấy một hiện tượng trên hành tinh này để con hỏi thưa Thầy là ở Phật giáo Tây Tạng có vị pháp sư hiện đang là Đại Bảo Pháp Vương thứ 17 và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện đang trụ thế. Con xin thưa nếu nói Đại Bảo Pháp Vương thứ 17 là nói Ngài mất năm 1981, và đến năm 1985 mới sanh lại. Đó bây giờ năm nay Ngài ngoài 20 tuổi, còn ngài Lạt Ma thứ 14 thì đã được giải Nobel hòa bình của thế giới và hiện đang ở Phật giáo Tây Tạng. Thì con thưa Thầy là các vị ấy có phải những người kế tục của các Đại Bảo Pháp Vương 16, 15 hoặc là Đạt Lai Lạt Ma 13, 12… các đời trước?
(01:47:08) Trưởng lão: Con muốn nói như vậy là có nghĩa con muốn nói như thế này nè, cái ông Lạt Ma đó ông có tu sức tỉnh giác không? Nếu ông tu sức tỉnh giác của ông thì ông tái sanh ông sẽ mang theo sức tỉnh giác của ông. Cho nên khi mà ông còn nhỏ ông sanh lên ông nói. Thì tại vì ông tỉnh giác, ông còn nhớ được mới nói, còn ông không tỉnh giác giống như bây giờ con biết đời trước con là ai không? Thì tức là con không có tu tỉnh giác, còn ông này là ông Lạt Ma ông phải tu tỉnh giác chứ sao, ông tu tỉnh giác thì ông phải nói đời trước ông được chứ sao. Chuyện đó chuyện thường, con hiểu điều Thầy muốn nói chưa?
Mình nói tại sao ông Lạt Ma ông nói được mà tôi thì tôi không biết cái gì hết. Ông mới sanh lên mới có 5, 10 tuổi mà ông nói chuyện của ông Lạt Ma thứ mấy thứ mấy. Ông tu làm sao mà ông này ông chưa có biết ông Lạt Ma đó ra như thế nào, sao ông nói được ở làng nào, xã nào đâu bên Tây Tạng, mà giờ ông sanh bên Úc mà ông nói được. Tại vì ông đã tu tỉnh giác, ông Lạt Ma này đã tu tỉnh giác, bây giờ ông sinh ra một cái người ngoại quốc nào đó mà giờ ông mới có năm, mười tuổi ông nói được ông đã là ông Lạt Ma tên gì tên gì. Bây giờ đưa qua bên Tây Tạng mà hỏi có ông đó vừa chết bao lâu đó không?
Cái chuyện đó chuyện thường bởi vì do tu tỉnh giác. Pháp môn của Phật nó có đàng hoàng mà, nó không giải thoát, mà nó chỉ được sức tỉnh giác. Thì bây giờ con chết rồi con mới tiếp tục tái sanh luân hồi nhưng mà tái sinh luân hồi rồi con đâu có biết đâu, còn ông này ông lại biết, tức là ông đã tu tỉnh giác. Có gì đâu mà lạ, có gì đâu mới mẻ đâu? Đối với Thầy, Thầy thấy đó là chuyện thường.
Mình tại thiếu tỉnh giác, còn người ta có tỉnh giác, mà giờ ông ông là Lạt Ma thì ông phải tu tỉnh giác thôi, chứ không thể nào mà ông thiếu tỉnh giác được. Nhưng mà có nhiều ông Lạt Ma chưa hẳn đã làm được, không phải tỉnh giác, không phải chuyện dễ tu đâu.
(01:49:10) Tỉnh giác như hồi nãy Thầy nói này nè, con lặt rau con biết con lặt rau, con nấu cơm con biết, đó là tỉnh giác trên thân hành, con đi con biết con đi, đó là khởi sự tập tỉnh giác. Sau khi mà chuyên vào thì người ta sẽ cho mấy con vào tu pháp Thân Hành Niệm. Mấy ông Lạt Ma có tu pháp Thân Hành Niệm. Bởi vì nói tỉnh giác mà tái sanh từ chú bé mà lên, chỉ có pháp Thân Hành Niệm thì mấy ông làm được cái chuyện đó quá dễ. Đức Phật đã nói rồi mà, chứ đâu phải Phật không dạy, đâu có gì mới mẻ đâu. Mà cả thế giới xôn xao con, thấy lạ chứ đâu phải, họ thấy kỳ lạ. Tại sao cái ông, đứa bé nó…
Phật tử 3: Vậy là các Ngài chỉ có tỉnh giác chưa có giải thoát?
Trưởng lão: Chưa con.
Phật tử 6: Tái sanh là đâu có giải thoát…
Trưởng lão: Làm gì mà chấm dứt được.
Phật tử 5: Thiền sư Nhất Hạnh hiện nay đang ở Làng Mai là dạy tỉnh giác không hả Thầy?
Trưởng lão: Dạy tỉnh giác, thì bây giờ.
(01:50:19) Bây giờ nói về vấn đề, mà thật sự ra thì vấn đề Bác Hồ là một người công lao với đất nước của chúng ta, đất nước Việt Nam. Nhờ có tinh Thần mà đuổi giặc, chịu gian khổ của Bác Hồ mà đất nước hôm nay chúng ta là những người con cháu của Bác mới được bình an mà sống trong cái hoàn cảnh đất nước độc lập, tự do, không khéo chúng ta sống khó lắm, tập hợp ngồi vậy là sướng đó.
Đất nước độc lập mới được như vậy là công ơn của Bác Hồ. Nhưng mà đối với đất nước Việt Nam thì nó lớn, nhưng đối với các nước khác thì nó không lớn đâu mấy con. Còn đức Phật thì các nước khác ở khắp cùng trên thế giới đều lớn, chứ không phải riêng có ở Việt Nam.
Cho nên so sánh đức Phật với Bác Hồ, hai cái nó xa lắm, không có gần nhau được; mà nói Bác Hồ với đức Phật bằng nhau thì không đúng. Mà đối với đức Phật và Bác Hồ tại đất nước Việt Nam thì Bác Hồ phải trên, nếu mà không có Bác Hồ thì không chừng chúng ta có yên ổn ngồi đây mà nghe Phật pháp không?
Nhưng mà đối với nước khác thì không được, Bác Hồ không được đâu. Nhưng mà đối với Việt Nam thì Bác Hồ phải trên Phật, công lao của Bác Hồ lớn lắm, đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. Chúng ta bây giờ mới thấy cái sự tự do của một dân tộc độc lập, cái công lao của Bác Hồ chịu khổ biết mấy.
Đối với đất nước chúng ta thì đức Phật chỉ chẳng qua là giáo pháp để dạy chúng ta, chứ nếu không có Bác Hồ chúng ta không ngồi đây tu được. Mình phải so sánh những cái công ơn để mình thấy cái công đó.
(01:52:14) Phật tử 7: Thầy con muốn hỏi cái duyên con thế này, trong tâm con lúc nào cũng nghĩ đến đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khó khăn lúc nào là như trong con cũng là, dù con càng nghĩ con càng tín, đức tin nhiều. Con càng gặp gian nan thì đức tin con vẫn không có lùi bước, cái đức tin của con như vậy, Thầy thấy con đi như vậy có đúng không Thầy?
(01:52:48) Trưởng lão: Sự thật ra, Thầy nói như thế này, đức tin đó là sai bởi vì không có đức Phật Quan Âm, mà người ta tưởng ra có đức Phật Quan Thế Âm. Từ đó con sống toàn là trong tưởng, càng tưởng bao nhiêu con lại càng khổ bấy nhiêu.
Cho nên dẹp ngay liền! Ở đây trong cuộc đời chúng ta chỉ có đất nước Ấn Độ mới có một người tu chứng đạo, không có hai người, người thứ hai như Phật. Sau nay có đức Phật Di Lặc, hoặc là Quan Thế Âm Bồ Tát, hoặc là Địa Tạng Bồ Tát, tất cả những cái này là tưởng tượng của các nhà Đại thừa đẻ ra. Dẹp hết ba cái này xuống hết đi. Đừng sống trong cái tưởng với ba cái hình ảnh đó.
Cái ông Phật gì bụng phệ như thế này để cho ai cũng xúm nhau mà lạy, thành ra đó là một cái sai đó mấy con. Còn đức Phật làm sao cứu khổ được; đức Phật Thích Ca đã bảo: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta không cứu khổ”, tại sao có đức Phật Quan Âm cứu khổ, cứu nạn người ta, các con thấy không? Như vậy là đã sai cái lời đức Phật, làm sao chúng ta đủ cái lòng tin? Con tự càng làm khổ bằng cái tưởng của con.
Phật tử 8: Mô Phật, con cảm ơn Thầy.
Phật tử 4: Dạ, con mời Thầy uống nước.
Trưởng lão: Thầy cảm ơn con.
Phật tử 4: Dạ, thưa Thầy, con đại diện cho, ở chỗ cái đoàn… Con gửi Thầy với quý Phật tử cúng dường
Trưởng lão: Thầy cảm ơn con!
(01:54:37) Chữ Án Ma Ni Bát Di Hồng này đó, là cái thần chú của Quan Thế Âm Bồ tát do các Thầy Mật Tông vạch ra, chứ không phải của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không bao giờ có thần chú. Ngài dạy chúng ta pháp Như Lý Tác Ý: “Có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì bị diệt” để giải thoát, để không có lậu hoặc. Đó là cái mục đích của đạo Phật như vậy thôi.
Còn cái Thần chú Án Ma Ni Bát Di Hồng tức là trong kinh Phổ Môn có cái câu này, là sau khi chúng ta tụng kinh Phổ Môn rồi chúng ta tụng câu Mật Tông này. Cho nên ở đây chúng ta hầu như bị lệch ở trong con đường của Đại thừa.
Đại thừa là ảnh hưởng tư tưởng của các Thầy Tổ Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Thậm chí như, Thầy xin nhắc lại cho mấy con biết, ngài Trần Nhân Tông là một người Việt Nam, là một vị vua trong thời nhà Trần, Ngài muốn làm sao thoát ra khỏi những cái Thiền tông của Trung Quốc, nhưng lúc bây giờ Ngài không nghiên cứu được kinh sách Nguyên Thủy, chứ nếu mà có bộ kinh sách Nguyên Thủy mà Hòa thượng Minh Châu đã dịch ra Việt ngữ đó thì Ngài đã thay đổi làm cho con đường Thiền tông ở Việt Nam đã khác.
(01:56:12) Cho nên Ngài không biết làm sao, vì vậy Ngài dựa vào hai cái phái của Trung Quốc, một là Tịnh Độ, hai là Thiền Tông, cho nên vừa có sự tu thiền mà lại vừa có sám hối. Con đọc lại Thiền Trúc Lâm, cho nên nó lấy hai phái Tịnh Độ và Thiền tông mà tạo thành Thiền Trúc Lâm bây giờ thì của ai? Nếu Thiền tông không thì như ngài Lai Quả thiền sư chỉ dạy chúng ta tham thoại đầu, công án, biết vọng liền buông như ngài Tế Công bên Mật, nó chỉ dạy bao nhiêu đó thôi không sám hối gì hết.
Bây giờ Trần Nhân Tông thêm cái sám hối, đó là thêm Tịnh Độ. Mà Tịnh Độ do đâu mà Trung Quốc có? Tịnh độ là do Khổng Giáo mà có bởi vì Khổng Giáo nó lễ mễ nó cúng bái dữ lắm. Còn Thiền tông do đâu mà có? Là do Lão Tử của Trung Quốc sống vô vi. Đó mấy con thấy rất rõ, ảnh hưởng của những vị tu sĩ Phật giáo Trung Quốc nó truyền sang qua Việt Nam mình. Các Thầy Tổ của mình cứ theo đó, tu thiền thì theo vô vi Lão Tử, còn thêm cúng bái thì Khổng Tử.
Mấy con thấy rất rõ ràng, ở đâu nó rõ ràng đó không thể dối với ai được hết. Thầy vạch ra bây giờ con thấy, Khổng Tử thì lễ mễ cúng bái cầu khẩn đủ loại, còn Lão Tử thì vô vi sống trong núi một mình một bóng, tu Tiên mà, có phải không? Cái anh Thiền tông này chọn lấy cái Vô Vi làm cái pháp cho nên “biết vọng liền buông”, tu riết cho hết. Còn anh Tịnh Độ này thì cúng bái tùm lum, bây giờ hợp hai cái thì thành Thiền tông Việt Nam gọi là Thiền Trúc Lâm Yên Tử, chứ cũng không phải thực sự của của Việt Nam mấy con.
(01:58:16) Cho nên từ cái ngôn ngữ cho đến tất cả mọi cái Thầy nguyện rằng nếu mà Thầy còn sống Thầy sẽ sửa lại tất cả những con đường của Phật giáo qua kinh tạng Pali, Phật phải là Phật chứ không thể lộn xộn với mấy ông Tổ này mới được. Gạt mấy ông ra ngoài vòng, mình không thể ảnh hưởng mấy ông được.
Người Việt Nam chúng ta có con đường của Phật giáo Việt Nam, có tinh thần đạo đức của dân tộc chúng ta, không phải chúng ta chịu ảnh hưởng của ngoại quốc đâu. Mình phải nêu cao tinh thần dân tộc của mình, một vị Sư, một vị Thầy của dân tộc mình, thì mình phải làm sao cho Phật giáo của Việt Nam nước mình sánh vai cùng các nước chứ đâu có chịu ảnh hưởng của người ta. Mình tệ lắm nha, mình phải ráng cố gắng mấy con.
Cho nên Thầy thấy Thầy già rồi mà Thầy phải lụm cụm Thầy ngồi, Thầy ít muốn tiếp khách lắm mấy con, bởi vì tiếp khách mất nhiều thời giờ của Thầy, như từ hồi sáng đến giờ Thấy viết biết bao nhiêu trang giấy, mà Thầy tiếp mấy con. Nhưng tội, không gặp thì mấy con buồn lắm mà gặp thì như Thầy khích lệ, sách tấn mấy con, như hâm nóng mấy con ráng tu. Cho nên ráng nỗ lực tu mấy con. Có gì mấy con cứ viết thơ, viết thơ thì nhìn là viết nhiều lung tung đó, nhưng Thầy cô đọng lại một câu Thầy trả lời cái rồi. Thầy không viết dài dòng đâu mấy con.
Trời ơi có nhiều bức thơ Thầy đọc rất mệt, nó dài quá, sợ. Mấy con muốn hỏi gì mấy con viết ngắn giùm Thầy đi, cái đó Thầy cảm ơn mấy con nhiều, mà từ đầu đến cuối cùng có một câu hỏi mà nói lòng vòng, lòng vòng, từ Đông sang Tây. Thôi bây giờ Thầy xin phép Thầy về, mấy con có hỏi gì Thầy nữa không?
Phật tử: Mô Phật. Chúc Thầy mạnh khỏe.
Trưởng lão: Thầy cảm ơn mấy con nhá. /.
HẾT BĂNG