20090721 - DẪN TÂM VÀO BÁT CHÁNH ĐẠO

20090721 - DẪN TÂM VÀO BÁT CHÁNH ĐẠO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 21/07/2009

Thời lượng: [01:23:43]

1- HỌC TẬP TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ ĐỂ TÂM BẤT ĐỘNG

(00:00) Trưởng lão: Mình phải chấp nhận, mình vay mình trả thì có gì đâu. Đã mình nợ người ta bây giờ gặp người ta trả mình, người ta nói nặng nói nhẹ mình có gì mà phải buồn phiền. Mình trả nợ, mà lại giận hờn người ta nữa thì nó lại chồng thêm nợ nữa là sao?

Cho nên tất cả những cái này đức Phật dạy mình rất là kỹ, mình cần hiểu và cần thông suốt được nhân quả. Cho nên những bộ sách mà dạy về đạo đức nhân quả thì mấy con mới bắt đầu. Mà vô tu tập thì mấy con triển khai cái sự hiểu biết của mình về đạo đức nhân bản - nhân quả. Thì khi mà đạo đức nhân bản - nhân quả thì nó cụ thể, nó không có những cái khó khăn, nó thuộc về năm giới luật của Phật, nó không có gì hết.

Năm giới luật tức là cái giới thứ nhất đức Phật dạy mình cái giới thì nó là giới luật. Thì dạy mình không nên sát sanh, khuyên mình không nên sát sanh chứ không phải cấm, mà nói giới cấm thì không đúng, đức Phật khuyên thôi chứ còn cấm mình, làm sao cấm người ta, mình có quyền gì mình cấm. Nhà nước thì có quyền còn cấm, người ta còn phạm hết, huống hồ là đức Phật. Cho nên khuyên không nên sát sanh vì sát sanh nó mang theo những cái hình ảnh ác, nó làm cho mình khổ, bởi vì nhân nào quả nấy mà, nó làm cho mình khổ. Không nên tham lam trộm cắp, khuyên mình không nên làm theo những điều đó.

Thì dạy cho mình năm cái giới căn bản đó, tức là năm cái đức. Mà cái giới không nên sát sanh là Đức Hiếu Sinh, cái lòng thương yêu. Thì mấy con đọc cái bộ sách "Lòng Thương Yêu" hay đạo đức thương yêu mà vừa rồi Thầy có ra một cái tập mà nó chỉ có mấy cái mẩu chuyện để mà Thầy nói lên cái lòng thương yêu tức là nói về cái giới luật, cái giới sát sanh đó mấy con.

(01:47) Mà mấy con đọc cái đó thì mấy con thấy nó thấm thía lắm. Một cái lòng thương yêu của mình, mà chính cái lòng thương của mình; mình mới xả; mình mới tha thứ những cái lỗi lầm của người khác. Người ta lỡ to tiếng với mình thì mình tha thứ thương yêu họ, họ vô tình họ tạo những cái nhân, nhân ác đó. Cho nên mấy con học đạo đức; mấy con hiểu rồi; mấy con sống thấy nó cũng giải thoát rồi. Nó thực tế trong cuộc đời sống của mình, nó có gì đâu!

Nhưng mấy con nghiên cứu, mấy con sống. Rồi mấy con được tham dự vào những cái lớp học đạo đức, mình phải học thôi? Chẳng hạn mấy con chưa biết chữ thì mấy con học, mấy con mới biết chữ. Rồi từ tiểu học, rồi lên trung học, rồi Đại học thế mấy con với kiến thức của mình, mình phải học. Càng ngày càng học thì cái kiến thức của mình nó càng nhuần nhuyễn, càng nhiều hơn. Do đó thì Phật pháp nó cũng nhiều, nó triển khai cái sự hiểu biết của con người, lấy cái tri kiến, cái hiểu biết đó mà làm cái sự giải thoát.

Tại vì từ xưa đến giờ mình hiểu theo một cái lối mòn; cái lối giận hờn; cái lối phiền não; cái lối tham đắm; cái lối tham, sân, si. Tại vì mình hồi nào tới giờ cha mẹ sinh ra cứ hướng dẫn cho mình cái kiểu: Ông bà dạy làm sao thì tôi cũng làm vậy. Có phải không? Chứ phải mà sanh mình ra trong một cái môi trường mà cha mẹ, hay là dòng họ, cô bác, bà con, xung quanh chòm xóm không người nào chửi lộn người nào; không giận hờn gì hết chắc là mình cũng là người tốt rồi. Thì đạo Phật đâu có cần gì, cần thiết nữa đâu! Các con hiểu không?

Đạo Phật ra đời là tại vì chúng ta đi nhầm cái lối; nhầm cái đường; cái đường đau khổ, cái sự hiểu biết đau khổ. Cho nên đạo Phật ra đời dạy chúng ta có cái hiểu biết để không còn đau khổ, cái mục đích như vậy mà. Cái hiểu biết đau khổ và cái hiểu biết không đau khổ. Cho nên hôm nay chúng ta học để chúng ta hiểu biết cái không đau khổ; từ cái không đau khổ đó nó sẽ có cái tâm bất động, cái tâm yên lặng.

(03:39) Bởi vì mình không đau khổ thì đâu có phiền não; đâu có nghĩ ngợi; đâu có nhiều tung; đâu có lo lắng; đâu có buồn phiền; đâu có ham muốn cho nên nó có cái tâm yên lặng. Cái tâm yên lặng đó là cái tâm bất động; mà cái tâm bất động đó thì nó có đủ cái lực; cái lực của nó để nó làm chủ được sự sống chết cho chúng ta.

Vì vậy hôm nay chúng ta trong cái sự truyền thừa, chúng ta bị truyền thừa cái sự hiểu biết đau khổ; hiểu biết giận hờn; hiểu biết ham muốn; hiểu biết thấy cái nhà kia đẹp, cái nhà tốt thì chúng ta ham theo. Chứ thấy khi cha mẹ, ông bà của mình sinh mình ra mà dạy mình: "Cái nhà tốt đó là cái khổ đau đó con". Phải không? Dạy cho mình biết mình đừng có ham, tiền bạc là khổ cực, mình chỉ tập sống như thế nào?

Do đó, từ đó mình sống trong cái môi trường giải thoát rồi thì nó sẽ được giải thoát. Và được giải thoát thì cái tâm sẽ hằng ngày ngồi nó không ham muốn; không giận hờn; không buồn phiền thì cái tâm nó sẽ yên lặng; nó yên lặng; nó bình tĩnh yên lặng. Còn bây giờ cái tâm mình nó không yên lặng được chút nào; ngồi nó lo nghĩ cái này; nó nhớ cái kia; nó thương cái nọ; nó đủ thứ nhiều tung.

2- PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý DẪN TÂM VÀO BẤT ĐỘNG

(04:49) Bây giờ mấy con ngồi lại, mấy con thấy cái tâm mình nó có yên không? Không yên! Cho nên muốn nó yên thì bắt đầu đức Phật mới dạy cho mình, bởi vì mình là cái tâm đang đau khổ. Mà muốn cho mình đi ra khỏi cái sự hiểu biết cái tâm không còn đau khổ nữa thì đức Phật dạy chúng ta cái pháp Như Lý Tác Ý, như cái lý giải thoát đó mà tác ý để dẫn dắt cái tâm của mình. Cho nên đức Phật nói: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp". Ý là ý thức, cái sự hiểu biết của chúng ta đừng có dẹp nó. Cho nên các cái nhà mà dạy chúng ta tu hành để dẹp cái ý thức của chúng ta đừng có cho nó nghĩ ngợi, ngồi nhiếp tâm niệm Phật chứ đừng có vọng tưởng cái đó là cái sai, không đúng!

(5:31) Đức Phật dạy mình ly dục, ly ác pháp chứ không phải dạy mình diệt ý thức. Cho nên chúng ta không có diệt ý thức, mà triển khai cái ý thức của chúng ta càng hiểu biết rộng lớn theo con đường giải thoát thì chúng ta được giải thoát. Mà khi được giải thoát nó hết tham, sân, si rồi. Bởi vì cái tri kiến, cái hiểu biết của chúng ta nó biết đúng cho nên nó không còn tham, sân, si; mà nó không còn tham, sân, si thì nó ở trong trạng thái bất động, nó yên lặng mấy con. Ai mà ngồi bất động, mà khi bất động rồi thì chúng ta thấy nó có đủ cái sức lực của nó.

Nhưng bây giờ mấy con ngồi một phút, các con bất động nó cũng khó lắm, một phút thôi chứ chưa nói gì nhiều. Mà nếu mà mấy con ngồi một giờ, hai giờ mà bất động thì tuyệt vời rồi, có bệnh mấy con đuổi đi được rồi đấy. Còn bây giờ mấy con trong một phút, nửa phút hay hoặc là hai ba phút mấy con cố gắng mấy con tập trung, mấy con nương vào hơi thở hít vô, thở ra để cho còn đừng có vọng tưởng thì trong đó có bị ức chế. Cho nên do như vậy nó chưa phải đúng pháp, chưa đúng pháp! Còn mấy con ngồi tự nhiên mà nó bất động, thì cái cơ thể của mấy con nó đau gì nó cũng đau không được; nó đau không được bởi vì nó bất động rồi nó còn đau ở chỗ nào được không? Mà nó đau được là nó còn động. Có phải không? Mấy con nghe chữ bất động là cái người ta lại người ta nói, mình đang ở trong một cái trạng thái bất động có người khác lại quất mình như thế này không thấy đau nữa, mà mấy con thấy đau thì mấy con bị động. Cho nên khi mà mấy con lặng sâu vào cái chỗ bất động của cái tâm bất động mấy con thì mấy con sẽ không còn cảm giác thấy cái đau đớn ở bên ngoài, nó rất tự nhiên mà hồn nhiên lắm! Nhưng mà đằng sau nó có cái trạng thái gọi là hỷ lạc hay là khinh an của cơ thể mấy con, nó phủ trùm cái từ trường đó cho nên không ai động đến thân con được, làm cho con đau khổ. Đó là một cái sự tu tập, chứ không phải là khi không mà có được.

(07:28) Nhưng hiện giờ chúng ta làm sao? Đức Phật nói: "Có Như Lý Tác Ý lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh mà đã sanh thì bị diệt." Có Như Lý Tác Ý mà, có như cái lý đạo mà tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì mấy con ngồi yên một chút xíu mấy con lại tác ý nữa. Mà tác ý cho đến khi mà cái tâm của mấy con không còn cái niệm nào; không còn buồn ngủ hôn trầm, ngồi suốt ngày đêm cũng không thấy buồn ngủ hôn trầm; không thấy gì hết đó là tâm bất động thật sự. Nó còn buồn ngủ thì nó chưa phải là bất động; nó còn mê mờ; mà nó còn thấy có niệm thì nó cũng chưa có bất động; mà nó còn thấy điều này hay hoặc là thế kia, cảm giác nọ thì cái đó cũng chưa bất động. Nó bất động là nó hoàn toàn im phăng phắc thì mới là bất động. Nhưng thành ra, tuy rằng nói thì như vậy nhưng mà tập tu nó có thời gian nó mới có bất động được, chứ không phải là muốn bất động là bất động.

3- CÁC GIAI ĐOẠN TU TẬP GIẢI THOÁT

(08:23) Nhưng phải khi mình muốn tu thì đầu tiên mình phải tu ở trong gia đình của mình. Trong cái gia đình của mình có nhiều người, có mọi người thì trong khi đó mình dùng tri kiến mình xả từng cái tâm gọi là ly dục, ly ác pháp. Ai nói không buồn giận; ai làm gì mình thấy biết hiểu chứ không phải mình trơ như cục đá, gộc cây đâu, hiểu biết hết, nhưng mà mình hiểu cái hiểu của mình để cái tâm của mình nó không giận hờn, phiền não gọi là ly dục, ly ác pháp.

Khi mình sống trong gia đình mình đã xả được rồi thì bắt đầu bước thêm một giai đoạn thứ hai của nó gọi là định. Thì mình đừng có nên ở trong gia đình; ở trong gia đình tu Thiền Định không có được đâu! Định trong rừng rú nơi yên tịnh, một dưới cội cây nào đó sống một mình hoặc đến một cái Tu viện xin một cái thất. Vào nhập thất sống độc cư hoàn toàn 100% phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Nghĩa là giữ gìn con mắt của mình; cái lỗ tai của mình; cái mũi của mình; cái lưỡi của mình. Tất cả năm cái giác quan của mình đều là giữ gìn hết.

(09:32) Ví dụ: Như ngồi đây nghe ai nói cái chuyện gì thì kêu cái lỗ tai quay vô, không có nghe chuyện người ta, người ta nói gì thì kệ người ta. Ờ, thấy ai ngoài kia đánh lộn cái bắt đầu cứ ngó ra, thì: "Dứt khoát (09:45) quay vô, không có nhìn người ta, người ta đánh lộn kệ người ta, ở đây mày không có tham dự chuyện đó, phải nhìn vào trong thân; phải nhìn vào cái hơi thở!" Thì lúc bấy giờ nó nhìn vào hơi thở, nó cảm nhận cái hơi thở của nó thì bên ngoài muốn làm gì thì làm. Nó cũng thấy nhưng mà nó không bị phóng dật ra trước chuyện gì hết.

Thì chúng ta, khi mà chúng ta vào tu tập thì chúng ta phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình tức là sáu căn. Ý khởi ra một niệm thì tác ý lôi vào, để nhìn vào thân của mình; mà nhìn vào thân của mình thì nó thấy cái gì? Nó thấy hơi thở, hơi thở ra hơi thở vô. Mấy con lắng lại, mấy con để tự nhiên hơi thở ra vô còn biết hơi thở ra vô đó là cái trạng thái bất động. Nhưng mấy con tập trung cố gắng ở trong hơi thở, để cố gắng tập trung trong hơi thở, cái tâm tập trung trong hơi thở thì mấy con bị ức chế ý thức. Còn để tự nhiên thì không bị ức chế. Nó có hai phần khác nhau mấy con, cái biết (nghe không rõ) khác nhau.

(10:42) Cho nên khi mấy con biết được Phật pháp mà không tu thì uổng một kiếp người. Tại sao vậy? Tại sinh ra làm người rất khó. Đức Phật nói được thân người là khó mà, mà gặp chánh pháp còn khó hơn. Các con biết bây giờ, hiện giờ pháp nó rất nhiều, trong Phật giáo thôi nó cũng rất nhiều pháp chứ không phải là một pháp; mà cái pháp nào mà làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì cái pháp đó mình chưa biết. Người ta bảo mình Niệm Phật để cầu vãng sanh; để được sanh lên Cực Lạc thì mình hay vậy, mình cũng cố gắng mình tập tu cho nên mình niệm. Nhưng mà biết có cõi Cực Lạc thật hay không? Chưa chắc có ai đã đi tới đó mà về, cho nên mình chỉ…​ Người ta dạy sao mình tin vậy. Rồi có người dạy mình bảo rằng niệm Thần chú nó sẽ được cái này hoặc được cái kia, mình cũng cố gắng mình niệm những câu chú: À, như chú Bạch Y Đại Sĩ, như chú Quan Thế Âm đó, để cứu khổ cứu nạn cho mình thoát ra khỏi tai nạn này kia. Thì mình cũng ráng để… bởi vì đời mà, có nhiều cái khổ: Bệnh khổ, rồi là tai nạn, v.v…​ Thì mình muốn cho nó thoát nạn thì mình phải cố gắng mình tập luyện, tu tập những cái Thần chú đó để cho có cái lực, oai lực của Thần chú gia hộ cho mình thoát ra những tai nạn bệnh tật, thì mình cố gắng. Nhưng mà những cái điều đó hoàn toàn nó nằm trong cái tha lực chứ không phải tự lực.

Còn ở đây mình tự lực. Thì giờ đầu Thầy nhức này, à Thầy mới, bây giờ mình tự lực để đẩy lại cái đau đầu của mình ra: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Hôm qua cái đầu nó không đau bữa nay nó đau, mặc mày tao không sợ đâu, tao ở chỗ cái tâm bất động". À! Mình nhắc nhở cái ý chí của mình cho nó vững mạnh thì nó đau mặc nó đau, thì mình cứ tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự" rồi nó yên lặng mình sẽ thấy hơi thở ra hơi thở vô, khi nào mà mình chỉ còn duy nhất có hơi thở mà không thấy đau đầu là cái bệnh đau đầu nó đi mất rồi, cứ ôm chặt là cái bệnh đau đầu đi mất rồi. À con thấy nó hay như vậy! Nhưng mà trước khi mình bị đau đó thì mình đã tập rồi, mình tập ở trong cái tâm bất động đó rồi.

(12:49) Mà muốn ở trong cái tâm bất động thì mấy con phải tập luyện ở trong gia đình của mình mọi mọi cái đều là ly dục, ly ác pháp. Ai nói gì cũng không giận, không buồn, không phiền gì hết, thấy toàn là nhân quả. Chuyện xảy ra cho mình buồn phiền, giận hờn, lo lắng, ham muốn đều là nhân quả hết thì mình mới xả ra. Cho nên do mình thấy nhân quả đúng thì mình xả ra hết, mà mình xả ra hết thì cái trạng thái tâm mình nó thanh thản, an lạc và vô sự. Mà khi nó thanh thản an lạc và vô sự rồi thì mình vào ở trong một cái thất nơi yên tịnh, không tiếp giao ai để mình phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình cho nó thanh tịnh hoàn toàn. Khi mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình phòng hộ được rồi thì cái hiện tượng mà Thầy nói cái tâm bất động nó rõ ràng hơn: Ngồi đâu nó yên lặng, không thích nói với ai; không bao giờ nó phóng ra ngoài; ai nói gì thì nói, nó không lưu ý bên ngoài một cái điều gì hết, thì nó, lúc đó là mình sắp sửa chứng đạo.

Lúc sắp sửa chứng đạo, thì mình sẽ xin một vị Thầy cho mình một cái thất mình ở riêng, mình không ở chung với bất cứ một người nào, rồi đúng giờ thì mình đi ôm bát ra mình khất thực. Mình qua cái sự oai nghi tế hạnh người ta dạy cho mình đếm một cái bát như thế nào? Mình ăn uống như thế nào? Để cho cái tâm mình nó ở chỗ nào? Chứ không được mà ra đó còn đi lựa, ờ bữa nay canh hay hoặc là rau ăn, hay là cho bổ nữa thì cái này không được, còn phóng dật; còn lo nghĩ cái ăn uống thì không nên. Người ta dạy cho mình cách thức oai nghi, thì ít ra thì mình phải giữ cái tâm bất động mình như thế nào? Đến khi mình sớt cơm mình giữ tâm bất động ở chỗ hành động mình như thế nào? Người ta dạy đến cái mức độ mà luôn luôn cái tâm bất động của mình trong những cái hành động của mình hằng ngày. Khi mình giữ trọn hết rồi, thì trong vòng bảy ngày đêm thì chứng đạo.

Chứng đạo không phải là mình phóng hào quang hay tăng hình, biến hóa mà chứng đạo có nghĩa là mình làm chủ được cái sống chết của mình, mình muốn chết hồi nào thì mình bảo hơi thở tịnh chỉ ngưng là nó sẽ ngưng ngay.

4- TRẮC NGHIỆM NHẬP ĐỊNH - TỪ TRƯỜNG CỦA ĐỊNH - TỪ TRƯỜNG TƯƠNG ƯNG

(14:58) Cái đầu tiên mà một cái người mà đủ cái nội lực của ý thức, ý thức lực rồi, thì người ta thử, người ta trắc nghiệm trên tiến trình tu. Người ta bảo: "Hơi thở tịnh chỉ ngưng" thì người ta giữ cái tâm yên lặng; thì người ta cảm nhận thấy cái hơi thở nó bắt đầu thở chậm nhẹ dần dần rồi mất, không còn có nữa. Rồi bắt đầu mà người ta trắc nghiệm, thì người ta nhờ một vài người, khi mà ở trạng thái mà không thở rồi, người ta vẫn thấy an ổn, chứ người ta không thấy có gì hết, vẫn ngồi bất động bình thường như mấy con mà hơi thở không thở, thì người ta bảo là trong những giờ phút đó đó, có người nào thân mình thì dặn: "Đến khi mà Thầy nhập định rồi thì con đến con thử coi cái hơi thở có thở hay không?". Đúng là trên lỗ mũi không bao giờ có hơi thở nữa, mất tiêu hơi thở luôn; nhưng mà da mặt vẫn hồng hào chứ không phải xanh; cái cơ thể rờ thì còn ấm chứ không phải lạnh; nhưng mà rờ tim thì không có đập, mà mạch máu không nhảy; nhưng mà nhiệt độ trong người còn, cái hay ở chỗ đó, cái hay ở chỗ đó! Nghĩa là khi rờ không thấy đập nữa, mà mạch máu để chỗ tay vầy mình thấy nó nhảy chứ, còn này không nhảy, đứng hết; toàn bộ cơ thể đứng hết; hơi thở dừng là đứng hết đó, nhưng mà cái nhiệt độ trong người của mình không hết. Còn cái người chết lại không thở, lại cái nhiệt độ mất, cho nên cái người chết mình rờ lạnh ngắt à. Có phải không mấy con? Mà có đi đám ma, rồi mà có tẩm liệm người chết đó, mấy con biết, rờ cái thây mà cái người chết họ lạnh ngắt à. Còn cái người mà nhập định, người ta không thở mà cái thân người của ta ấm, cho nên người ta có thể ngồi một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng không ăn uống không chết mấy con. Định mà! Người ta nhập định mà, chứ đâu phải là cái thường đâu!

(16:58) Khi mà nhập định như vậy đó thì mấy con biết khi mà người ta ngồi thiền nhập định như vậy thì nó không phải bình thường như mình ngồi vầy đâu mà người khác lại rờ tay, rờ chân mình được đâu. Khi mà người ta nhập định vậy thì cái từ trường của định lực nó phủ như một cái lồng kính, mấy con đi…​ Thí dụ như bây giờ cái sức định của Thầy nó còn ít. Thí dụ như nó sức định của Thầy nó chỉ có một ngày thôi, thì coi như là khoảng cách của Thầy thì cỡ chừng hai thước, mấy con đi gần tới Thầy cách hai thước, mà mấy con đứng lại chứ mấy con vô không được, vô sát Thầy không được, nó vô hình mà mấy con đi không được, nó như là có cái lồng kính. Thầy ngồi trong ở một cái lồng kính, cái lồng của từ trường định. Chứ không phải nói định mà mấy con muốn lại rờ đầu người ta được đâu, không phải chuyện dễ. Mà nếu mà cái sức định của Thầy ấy, nó có thể ngồi bảy tháng hay sáu tháng, thì mấy con chỉ đứng ngoài sân kia, chứ mấy con không vô cái nhà này được đâu. Cái từ trường định nó phủ, nó bảo vệ, cho nên cọp, beo, voi, gấu, rắn, rết, kiến mà vô cũng không có được, chứ không phải là nói chuyện mấy con không, mà cả con kiến chui vô cũng không được nữa, nó làm như khít khao vậy nè, nó không có còn kẽ hở cho con kiến gì chui vô được.

Mấy con thấy cái từ trường của định của người ta. Cho nên khi mà người ta ngồi vậy cái thân người ta phóng từ trường. Bây giờ mấy con ngồi mấy con chưa có tu gì hết thì cái từ trường của cái tâm tham, sân, si mấy con vẫn phóng ra. Tại sao vậy? Tại vì nó phóng ra cho nên khi người ta vừa nói cái từ trường nó phải vừa nó phát ra cái lời trái ý mình chứ mình sân lên liền à, bởi vì nó tiếp, nó tương ưng, nó tiếp nhau liền, chứ nó giận liền à.

(18:48) Còn cái từ trường thiện mà người ta phóng ra, cho nên vì vậy mà cái người mà từng tu diệt ngã xả tâm thì cái từ trường thiện nó phóng ra, cho nên do đó mà cái người mà từ trường ác đụng vô cái từ trường thiện nó bật ra liền, cho nên họ không có giận. Còn mấy con không tập thì cái từ trường thiện không có cho nên từ trường ác nó tương ưng nó hút nhau; nó hút nhau thì mấy con giận mau lắm, mấy con thấy nó thực tế nó khoa học mấy con, chứ nó không phải là không đâu. Cho nên Thầy nói sống thiện sao mà ác pháp nó vô không được, nó làm tâm mình động được.

5- NỖ LỰC TU TẬP ĐỂ LÀM CHỦ SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT

(19:22) Cho nên cứ nỗ lực tu mình thấy giải thoát thực sự, giải thoát cái đời sống của mình. Đời có gì đâu, mấy con chết mấy con không có mang theo gì hết, bỏ hết đi mấy con. Không có cái gì mà được mấy con mang theo. Dù có thương cha mẹ cách gì mấy con cũng không chết thay hay bệnh thay cha mẹ mấy con được hết. Thì mấy con thương cha mẹ thì đi rước bác sĩ lo thuốc thang, rồi chăm sóc cho cha mẹ mình thôi; cũng như cha mẹ thương con thì chỉ chăm sóc con cái thôi, còn cái đau hay cái khổ sở thì con cái mình tự chịu lấy chứ không ai chịu lấy được, đó là nhân quả của người nào thì phải chịu lấy người lấy mà. Các con thấy không? Không ai chịu lấy được!

Cho nên trong cái sự tu tập là cái sự tự cứu khổ mình, cho nên cha mẹ mình nghe nói con đi tu mà cản, thì hỏi như thế này này: "Khi mà con đau, ba mẹ có đau thế giùm con được không? Con đi tu đâu có phải con vô chùa con cầu khẩn phù hộ cho con mạnh giỏi đâu, con không có mê tín đó đâu, mà con tập luyện để con làm chủ được cái bệnh, khi thân con có bệnh con đẩy lui ra, để con không khổ, chứ thử hỏi ba nhức cái đầu này khổ không? Hay đau cái bụng này khổ không?" Khổ chứ! Đau mà! Bệnh đau là khổ chứ đâu phải là không khổ.

(20:38) Thì già yếu lụm cụm ai giúp đỡ cho mình; rồi phải có con cái; phải đi theo; phải vịn; phải đỡ; phải này kia; phải ngồi lên ngồi xuống; phải có người giúp đỡ. Vừa mình khổ vừa những người khác giúp đỡ mình lại khổ; cái khổ này là cái khổ của người già. Còn bệnh khổ là hẳn rồi. Nếu mà bây giờ bán thân mình nằm đây nè: Về vệ sinh thì con cháu phải ẵm bồng mình, quá khổ! Ăn uống bây giờ bán thân rồi không có cầm cái muỗng mà múc cơm ăn được nữa thì con cháu của mình nó phải múc từng muỗng cơm bỏ vô mình ăn. Mấy con thấy khổ không? Thì cái khổ này ai chịu cho mình đây? Mà tại sao lại cha mẹ không cho mình đi tu? Phải cha mẹ có chịu cái khổ này không?

(21:26) "Ví dụ như con bây giờ, cái thân của con này nó bán thân, nó nằm xuống này, bây giờ cha mẹ có bán thân giùm con được không? Hay là con phải chịu! Rồi bây giờ nếu mà con có vợ con, thì nó ẵm bồng, còn không có thì cha mẹ bỏ con được không? Ai khổ? Con khổ, cha mẹ khổ! Còn con đi tu là con làm chủ được những cái đau khổ này, sao lại cản con!" Thì cha mẹ nỡ nào cản! “Nếu đau thế được thì con ở nhà, không đau thế được thì cho con đi”, thành ra cha mẹ phải chấp nhận thôi. Phải không? Phải chấp nhận thôi!

(22:03) Bởi vì cái nỗi khổ của mấy con là mấy con bởi vì có thân người là mấy con có khổ. Bữa nay không đau chứ ngày mai đau, mà bữa nay mấy con chưa già chứ ngày mai ngày mốt tương lai mấy con sẽ trở thành ông già, bà già, về già khổ lắm mấy con! Các con có thấy những bà già lụm cụm không? Các con có thấy những cái người già mà người ta mỗi khi mà mưa gió, lạnh lẽo, trời thay đổi, từng cái khớp xương họ đau nhức ở trong đó. Mấy con có biết không? Tuổi thanh niên mấy con chưa biết đâu, chứ mấy ông già, bà già là khổ lắm đó mấy con! Ta nói già là khổ mà, nó đâu để cái thân yên đâu, trời mưa vầy nó cứ nhức ở trong khớp xương. Trời đất ơi! Mắc mớ gì nó, bộ mấy ông già bà già điên đi ra mưa sao? Nhưng mà thời tiết thay đổi là cái cơ thể nó ảnh hưởng rất lớn, nó khổ ghê lắm mấy con!

(22:54) Cho nên trong cuộc đời Thầy nói được, gặp được Chánh pháp mà Chánh pháp là cái phương pháp để mình tự làm chủ lấy sinh, già, bệnh, chết. Như hồi nãy Thầy nói sanh là cuộc sống hằng ngày mà mấy con biết được nhân quả, tri kiến của mấy con, cái sự hiểu biết mấy con được nhân quả thì mấy con xả, cuộc sống mấy con không còn đau khổ; không giận hờn; không ham muốn.

Mình cũng đem sức của mình ra làm làm có được. Nếu mà cái phước của mình có được, mình làm tiền nhiều thì mình giúp đỡ cho những người bất hạnh trong xã hội chứ không phải là làm để cho mình làm giàu, làm có để ích kỷ, bỏn xẻn cho mình làm giàu có để làm gì? Chết có mang theo được đồng nào không? Thế những người mà cả có tỷ phú vậy, giàu có như vậy mà vẫn cố gắng làm ra tiền chi cho cực, đem tiền đó mà bố thí cho những người nghèo khổ, giúp đỡ cho người khác. Nó phải có lợi ích hơn chứ, các con thấy chưa? Giúp cho những người, người ta bất hạnh người ta không có đủ cơm ăn, áo mặc. Trong xã hội chúng ta rất nhiều người túng thiếu mà mình có phước; mình gặp may mắn; mình được học hành đến nơi đến chốn; mình có công ăn việc làm; mình có tiền có bạc; thì mình mới san sẻ cho những người bất hạnh trong xã hội của mình để họ cùng sống. Và trong khi mình san sẻ như vậy đó thì cái cuộc sống của mình tại sao mình lại hưởng được những cái phước báu đó? Tại vì mình biết san sẻ, mình biết bố thí cho nên mình mới hưởng được cái điều đó. Còn người ích kỷ, bỏn xẻn là Thầy nói: "Người ấy, những người ấy sẽ nghèo". Bây giờ cái ông đó bây giờ có hàng tỷ bạc nhưng mà ông rất bỏn xẻn, ích kỉ. Trời ơi! Ông cha ông để lại cho ông hưởng cái gia tài quá lớn, nhưng mà ông không dám cho ai hết. Mai mốt một trận bão lụt hay hoặc là một cái cơn hỏa hoạn là thiêu rụi hết, ông trở thành hai tay trắng đó mấy con; nó chưa tới cái nhân quả đó chứ tới nhân quả đó thì ông còn hai tay trắng đó, cho nên cũng như mọi người nghèo, thật nghèo. Chứ không phải nói mình bảo vệ được của cải đâu. Chỉ có cái đức hạnh, cái biết bố thí của mình thì mới bảo vệ được của cải, tài sản của mình thôi.

(25:03) Cho nên trong cái cuộc đời của mấy con hiện giờ mấy con còn trẻ khỏe, mấy con còn tiếp giao bạn bè, rồi những người thân của mình, nhưng thử nghĩ một ngày nào đó nếu mình không tự tu tập thì chắc chắn mình sẽ đi trên bốn sự đau khổ của kiếp người sinh, già, bệnh, chết; bốn cái này không thể nào khác. Bởi vì mục đích của đạo Phật khi đức Phật mà đi tu là có mục đích nhắm vào bốn cái đau khổ này để giải quyết.

Các con nghe lịch sử của đức Phật phải không? Khi đức Phật đi ra bốn cửa thành thấy bốn sự đau khổ đó. Đương là một thái tử; đương là một cái người mà đày đủ giàu sang uy quyền, thế mà khắc khoải trong lòng của mình làm sao bây giờ đây? Bốn sự đau khổ này làm sao đây? Cho nên đành bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha mình, bỏ cung vàng điện ngọc đi vào rừng núi để giải quyết bốn sự đau khổ.

Mục đích của đạo Phật quá thực mấy con, nhắm vào bốn sự đau khổ này để giải quyết, mà khi mà giải quyết được rồi thì đức Phật mới đem ra truyền dạy cho chúng ta.

Vậy mà truyền dạy cho chúng ta hiện giờ thì biết bao nhiêu cái giáo pháp khác nó đậy lên làm chúng ta không biết đường làm sao mà làm chủ sinh, già, bệnh, chết đây. Như đẻ ra, ví dụ như mấy con thấy: Pháp môn Tịnh Độ đẻ ra Niệm Phật để cầu vãng sanh Cực Lạc, có cái cõi thế giới Cực Lạc ở đâu đó hạnh phúc lắm, lên đó muốn ăn có ăn; muốn ngủ có ngủ; muốn hồi nào cái gì có; vàng thì lót ở ngoài đàng; ở chỗ nào cũng đầy vàng hết; còn hàng rào thì âm nhạc nơi lúc nào cũng ca hát, cũng như là mấy cái chỗ Karaoke. Đời sống dục lạc ghê gớm, nghe cái cõi dục Cực Lạc thật sự là dục lạc ghê. Thật sự ra nó diễn tả cái kiểu tưởng tượng ra nơi đó là đầy đủ để chúng ta tham dục, cho chúng ta càng lớn hơn, để chúng ta ráng Niệm Phật để được trở về đó. Đó là cảnh tưởng tượng chứ làm sao cảnh thật, có cảnh dục lạc như vậy mấy con. Trời đất ơi! Cõi Phật mà sao mà đờn ca suốt ngày như vậy, rồi muốn ăn gì ăn, muốn ngủ thì ngủ, cái gì cũng có hết; muốn ăn thì tự nó hóa ra mâm cơm đầy đủ thực phẩm, muốn cái gì cũng đầy đĩa. Trời đất ơi! Như vậy là dục lạc quá. Hơn cả thế gian; thế gian muốn ăn phải cực khổ, ở đó họ không có cực! Các con thấy không? Như vậy là rõ ràng người ta diễn tả cái cõi giới đó để thỏa mãn cái lòng dục của con người, chứ đâu phải là có thật cõi đó.

6- PHÁP MÔN TỨ BẤT HOẠI TỊNH

(27:35) Cho nên tại sao mà đức Phật lại dạy chúng ta: "Ăn ngày một bữa"? Ăn hết cái thế gian đi, ăn cho nhiều nhiều, càng bệnh tật nhiều, chứ làm cái gì.

Do đó cho nên vì vậy mà chúng ta thấy là trong cuộc sống tu hành của đạo Phật, mình muốn đi vào cảnh giới Phật thì ít nhất mình phải sống như cảnh giới Phật; mình phải sống như Phật. Bây giờ ông Phật bỏ hết của cải tài sản hết rồi, ông đi vô cội Bồ đề ông không có nhà cửa gì hết, ôm bình bát, tới giờ trưa ôm bình bát đi xin ăn, không còn của cải vật chất. Thì mình muốn làm Phật thì mình sống vậy chứ sao, sống y như Phật mới được chứ. Mà sống y như Phật thì đức Phật mới gọi là Niệm Phật. Còn mình không sống như Phật mà mình Niệm Phật thì nó sai mất rồi, cứ niệm tên ông Phật: "Nam mô A Di Đà Phật" ông Phật Di Đà mà có thật ông cũng tức nữa: "Tao mắc mớ gì mày, mày cứ kêu cái tên tao hoài". Có phải không? Cho nên vì vậy thật sự ra mình bây giờ, như Thầy bây giờ có cái tên là "Thông Lạc". Mà cái thằng đó nó cứ móc, tối ngày nó kêu: "Thông Lạc, Thông Lạc…" hoài…​ Trời đất! Tao mắc mớ gì mày kêu tao. Cho nên không phải niệm mà cứ thở được, mà bằng chắc là mình phải sống như, cũng như bây giờ Thầy sống ngày một bữa; Thầy sống ai chửi Thầy không giận là mình bắt chước mình sống như vậy đó gọi là niệm "Thầy Thông Lạc" đó! Các con hiểu chưa? Chứ niệm cái tên không, chắc chắn là Thầy cũng bực mình. Đó là cái lối sống cho đúng cách gọi là đúng hành.

(29:08) Cho nên trong Tứ Bất Hoại Tịnh pháp của Phật dạy: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm tăng, Niệm Giới. Bây giờ Niệm Phật, sống như Phật, thì nếu mà sống như Phật thì phải sống như giới luật rồi thì đâu cần gì phải Niệm Giới, phải không mấy con? Phải không? Sống như Phật thì coi như sống như Pháp rồi cần gì phải là phải tu, bởi vì mình sống như Phật rồi đâu cần phải tu Pháp, phải không? Mà mình sống như Phật thì chúng Thánh tăng phải y như Phật rồi thì cần gì phải Niệm tăng. Mà giới luật của Phật thì Phật đã sống như vậy rồi, thì giới luật rồi còn gì mà Niệm Giới. Cho nên chúng ta Niệm Phật là Niệm Pháp; Niệm tăng; Niệm Giới đủ, Niệm một cái là đủ hết mọi cái. Mấy con thấy chưa? Chứ đâu phải nói là bốn pháp mà mình phải niệm từ Niệm Phật; rồi mới tới Niệm Pháp; thì Niệm tăng; rồi mới tới Niệm Giới, đâu có điều đó đâu! Niệm một cái là đầy đủ hết bốn cái.

7- TU TỨ CHÁNH CẦN KHI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH VÀ KHI NHẬP THẤT

(30:01) Cũng như Thầy nói cái pháp mà đức Phật dạy chúng ta mà hằng ngày phải siêng năng là cái pháp Tứ Chánh Cần; Tứ Chánh Cần có nghĩa là bốn sự chuyên cần nhưng chúng ta chỉ cần chuyên cần một pháp là đủ bốn pháp. Đức Phật dạy ngăn ác, diệt ác, rồi sanh thiện, tăng trưởng thiện. Mà khi ngăn ác, thì đã ngăn nó thì nó không còn phát triển được, là diệt chứ gì? Cho nên ngăn mà, đâu có cho nó phát triển ra được thì nó là bị diệt rồi; mà diệt rồi thì nó phải ở trong thiện pháp chứ sao! Chứ Thầy có cần phải tăng thiện pháp đâu, phải không? Đâu cần sanh nơi thiện pháp đâu! Ngăn một cái pháp ác người ta chửi mình không giận thì ngay đó là mình diệt cái sân của mình rồi; mà diệt cái sân của mình rồi thì phải có sự thương yêu của mình chứ sao, chứ không lẽ mình diệt cái sân của mình thì mình ghét người ta nữa thì làm sao gọi là diệt sân. Các con thấy không? Cho nên mình không cần sinh thiện; mà không cần tăng trưởng thiện nó vẫn có thiện. Bởi vì nếu mà ngoài cái lòng thương yêu mà để diệt cái tâm sân thì không bao giờ có; cho nên mình diệt cái tâm sân là phải do cái lòng thương yêu, cho nên thương yêu là thiện pháp. Các con hiểu chưa? Cho nên mình chỉ cần ngăn nó một cái là nó thực hiện được cái lòng thương yêu của chúng ta liền tức khắc. Cho nên một cái pháp tu thôi: Ngăn ác thì nó sẽ có diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện đủ; chỉ có một pháp thôi. Người ta chửi mình, ngăn không cho tâm mình giận thì ngay đó là thiện pháp nó tăng trưởng được, giải thoát liền. Các con thấy chưa? Cho nên vì vậy mà cái phương pháp ngăn thì đức Phật dạy cho mình có một niệm khởi; có một cái điều kiện khởi; có một cái ác pháp tác động vào mình: "Đây là nhân quả không có gì mà phải giận hờn". Chỉ cần tác ý nhiêu đó là cái tâm mình nó im re, nó không có giận nữa. Các con nhớ có chuyện gì xảy ra: "Đây là nhân quả", mà biết nó là nhân quả nó bắt đầu nó không giận, mặc dù trong gia đình của mình vợ con hoặc người này người kia nói vầy, nói khác làm cho mình bực mình, nhưng mình nói: "Đây là nhân quả, mình có nợ phải trả không gì mà phải giận hờn", thấy im re. Không có gì mà giận hờn; không gì phải sợ; không gì mà la lối hết, thì như vậy là rõ ràng là giải thoát chứ sao. Các con thấy không? Ngay cái chỗ đó chỉ cần mình tác ý một chút xíu thôi: "Đây là nhân quả", nhưng nhanh chóng, chứ còn để chậm chậm nó sẽ tác động nhanh lắm, cho nên tác ý ngay liền: "Đây là nhân quả", tác ý nhiêu đó là đủ cái tâm sân của mình nó dần xuống liền tức khắc con; nó dừng lại liền tức khắc. Cho nên mấy con biết cách áp dụng liền thì đời sống mấy con giải thoát liền, không có gì khổ hết! Đó là Thầy nói cái chuyện mà mấy con còn sống ở trong gia đình.

(32:48) Còn bây giờ các con vô trong một trong cái chùa, cái nơi nào? Cái thất các con tu. Thì cái pháp như lý thì nó cần lắm mấy con, bởi vì từng cái niệm của mấy con khởi ra mà, từng cái niệm mấy con khởi ra nó sẽ, thì mấy con cũng phải tác ý ra, mấy con nên tác ý!

Khi mà cái niệm khởi ra các con nhắc: "Tâm bất động, ở đây không phải là chủ động niệm nào vô" thì nó sẽ im re, nó không có còn khởi niệm nữa. Rồi bắt đầu mình ngồi im một lúc cái nó nhảy ra nữa: "Tâm bất động"; rồi bắt đầu nó im lặng hơi cái nó lặng xuống ngủ: "Tâm phải tỉnh nha, không tỉnh là tao đi Thân Hành Niệm cho mày chết mày chứ ở đó mà mày buồn ngủ", rồi bắt đầu thấy nó không có nghe lời mình ôm pháp Thân Hành Niệm. Mấy con đi một vòng hai vòng thấy nó hết buồn ngủ rồi, ngồi lại coi thử coi mày còn buồn ngủ không? Nó không dám ngủ nữa rồi, nó sợ đi mỏi chân, nó đi mất, thấy không? Nó khôn lắm, cái tâm nó khôn lắm mấy con. Mấy con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mấy con đi vòng vòng - vòng vòng mấy con tác ý thôi nó tỉnh bơ. Tao ngồi lại thấy coi mày còn buồn ngủ không? Thấy nó hết thì mình ngồi mình chơi, chứ tao điên gì tao đi cho cực thân, có phải không mấy con? Ờ! Bởi vì mình có phương pháp để đối trị nó thôi mà đối trị nó được giải thoát thì mình ngồi lại mình chơi chứ điên gì mà mình đi cho nó cực, nhưng mà mày rớ rớ tới, mà tao thấy mày lừ đừ là thấy mày biết liền à. Thành ra khi mình tu tập rồi coi vậy chứ mình thấy rõ ràng cái tâm nó sợ; nó sợ pháp Thân Hành Niệm, nó không dám buồn ngủ; mà nó sợ vọng tưởng; nó sợ mình tác ý nó cũng không dám vô. Tu một thời gian sau tự nhiên cái tâm nó sợ mấy con, mình bảo: "Cái tâm Bất động, thanh thản, an lạc và vô sự" chứ nó nghe lời im re; nó bất động; nó không có nghĩ niệm gì hết; nó ngồi im; nó sợ rồi đó; biết nó đầu hàng rồi. Thì nếu mày không sợ thì mày ló đầu ra thì tao tác ý; thì tao tác ý mày cũng cực, mày đâu có ló được, tao có pháp mà tao đâu có sợ! Cho nên nó, cái tâm của mình nó hiện ra một cái tướng trạng nào đó mình có phương pháp hết rồi, cho nên nó không dám.

(34:50) Nhưng mấy con đừng chiều theo nó mấy con, buồn ngủ mấy con chạy đi ngủ thì nó thấy nó xỏ mũi được cái ông này nó dẫn đi.

Cho nên vì vậy mà nó có niệm thì mấy con đừng có để nó tương tục cái niệm đó nó kéo dài, rồi niệm này niệm khác. Niệm tư duy: "Mấy coi, để suy nghĩ chút, để cho mình biết". Bây giờ nó khởi cái niệm: "Ờ, giờ đọc cuốn sách của Thầy, Thầy dạy cách thức tu vậy", nó khôn lắm mấy con! Nó nói: "Mình suy nghĩ về cái phương pháp tu, chứ phải mình vọng tưởng đâu". Ờ, nhưng mà cái tâm mình nó dụ mình, để coi mình suy nghĩ cái pháp của Thầy được thì nó sẽ suy nghĩ cái chuyện khác được.

Bây giờ mình suy nghĩ về chuyện gia đình của mình: "Mẹ mình như thế này thế kia" mình không dừng đâu, nó lý luận: "Bây giờ cha mẹ là mình phải hiếu chứ, mình phải suy nghĩ cách mình giúp đỡ bà thế nào, này kia" nói nghe cũng hiếu hạnh giữ lắm, nhưng nó gạt mấy con đó, cái tâm của mấy con nó khôn lắm.

(35:49) Còn cái người mà người ta biết, người ta chụp ngay liền: "Không được suy nghĩ, giờ này không phải là được cái chỗ mà, mày có suy nghĩ đi chăng nữa thì mày có giúp được mẹ mày được cái gì không? Mày làm! Mày ở chỗ này là mày làm cái công việc của tâm bất động chứ không phải làm công việc hiếu hạnh, còn mày muốn hiếu hạnh thì mày về thành phố đi". Có phải không mấy con? Mình cũng khôn ngoan với nó, mình phải lý luận dè dặt với nó để mình chặt đứt cái niệm, cái tâm niệm khôn ngoan của mình nó dễ lý luận; nó dễ làm cho mình sa ngã theo cái lý luận đó. Cho nên trong cuộc đời tu hành mình phải khéo léo và thiện xảo, có phương pháp, có cách thức áp dụng.

Thì mới đầu, thì mình đặt hành tướng, thời khóa để mình giữ gìn cái giờ giấc cho mình nghiêm chỉnh trong cái giờ. Ngoài giờ đó thì mình cho nó sống tự nhiên. Chứ mình ép nó, mình mới vào tu, mình không có thời khóa, giờ nào mình cũng tu là sức của mình chịu không nổi, sức mình làm không nổi đâu, cái sức lực của cái cơ thể của mình nó không có làm xuể đâu. Cho nên mình tập, bắt đầu mình mới vào tu mình tập một ngày, mình chia làm bốn thời, mỗi thời một giờ đồng hồ. Mỗi một thời buổi sáng, ví dụ: Buổi sáng con tu từ bảy giờ đến tám giờ, từ đó con nghỉ con xả ra, sống bình thường. Còn con nghĩ trong một giờ đó để cho mình kiểm nghiệm từng cái niệm, từng cái hôn trầm, thùy miên của mình ôm pháp mình dập trong cái giờ đó, để mình tập hoàn toàn là mình chủ động trong giờ đó. Sau đó mình xả lần…

(37:24) Khi mình tu tập một tuần lễ hoặc là nửa tháng, mình thấy mình làm chủ được trong mỗi giờ một buổi thì mình sẽ tăng dần lên; tăng dần lên một giờ rưỡi hoặc hai giờ. Rồi từng đó mình tu một tháng sau thì mình dần tăng dần lên hai giờ, lần lượt hai giờ rưỡi rồi ba giờ; cứ tăng dần lên cho đến ba giờ một buổi. Mà ba giờ suốt trong một buổi mình làm chủ hoàn toàn không còn tâm niệm; không còn hôn trầm thùy miên xen vào được nữa, thì bắt đầu phá vỡ cái thời khóa của mình luôn. Nghĩa là tu suốt ngày, suốt đêm luôn không cần thời khóa nữa. Lúc bây giờ là lúc làm Phật rồi! Còn hồi đó còn làm chúng sanh cho nên mình làm Phật từng giờ, từng phút. Sau khi làm được rồi thì coi như là không còn, giờ nào cũng làm Phật hết chứ không làm chúng sanh nữa. Đó như vậy là mình sẽ tiến tới cái sự giải thoát cho mình, tập từ từ.

8- THUYẾT PHỤC CHA MẸ ĐỂ ĐI TU - THỜI GIAN TU TẬP ĐỂ LÀM CHỦ SỐNG CHẾT

(38:20) Thành ra mấy con ở trong gia đình thì dùng tri kiến, như Thầy nói: "Nhân Quả" có nhiêu đó thôi!

(38:27) Nhưng mà sau đó sắp xếp cho gia đình cho ổn thỏa, cha mẹ mà không chấp nhận cho mình đi tu thì mình cũng dùng những cái lời lẽ mình cũng khuyên cha mẹ, cho cha mẹ biết con đi tu không phải là con khổ hạnh hay hoặc làm cái gì, nhưng mà con, mục đích con đến đó tập luyện để con làm chủ sự sống chết của mình.

Như thế nào bây giờ?

Đặt thành vấn đề như bà mẹ nói: "Mày đi làm gì làm, ở đâu? Mày ở xứ nào cũng được! Mày đi ra ngoại quốc mày làm, mày đem tiền, có tiền, mày làm giàu làm có thì tao ở đâu tao cũng chấp nhận, chứ đi tu tao không chấp nhận!".

Thì mình sẽ thuyết phục cha mẹ mình: Bây giờ đó con đi làm ở đâu, bất cứ chỗ nào thì cha mẹ cũng thấy rằng con đi làm là đúng; là con làm để con tự lực con sống là đúng; con không trộm cắp tham lam gì cha mẹ mình rồi, đó là đúng! Nhưng mà cái làm đó con dù có tiền bạc bao nhiêu đi nữa mà khi thân con bệnh, thì con mướn ai mà chịu bệnh giùm con? Chắc phải có người nào họ lại họ chịu giùm! Bây giờ ba mẹ thương con thì ba mẹ cũng không chịu thay thế trước sự đau khổ của thân con được. Cho nên mục đích đi tu là cái mục đích làm chủ được cái bệnh của con; làm chủ được sự sống chết của con, cho nên con mới đi tu. Cho nên mà ba mẹ mà cấm không cho đi tu thì ai chịu cho sự đau khổ này nơi thân con.

Thí dụ như giờ nó sắp sửa nó muốn tắc thở, nó muốn chết mà nó, đờm nó chặn cô con, con thở không được, mà bây giờ con không chịu chết thì cha mẹ chỉ còn có lúc bây giờ chỉ còn có khóc mà thôi chứ không có làm gì mà chết thế cho con được!

Nhưng con đã tu tập thì bắt đầu con điều khiển cái thân của con, con bảo: "Thở!” là nó phải thở chứ nó không được nín thở, nó sống! Nó là cái quyền của con, sống chết trên cái thân của con.

(40:11) Do cái sự tu tập như vậy ba mẹ thấy đó là lợi ích cho bản thân con. Và nếu mà tu tập được rồi con cũng về hướng dẫn ba mẹ phải luyện tập cách đó để sau khi ba mẹ còn muốn sống với các con, thì ba mẹ không có cho nó chết.

Còn ba mẹ muốn chết nói bây giờ mấy con xúm lại: "Hôm nay ba mẹ già rồi, ba mẹ muốn chết, các con chuẩn bị hòm, rương hay cái gì đàng hoàng, ba mẹ chịu giờ, ba sẽ cài vào ở trong cái hòm này, các con khỏi có khiêng bỏ ông đi. Ba sẽ vô trong đó ba nằm, ba nằm rồi đó, ba hô ba tắc thở thì mấy con đậy nắp lại, rồi khiêng ra ngoài kia lấp đất lại, có phải dễ dàng không? Để rồi mấy con phải cực khổ!" Nói như vậy là rõ ràng là làm chủ được cái sự sống chết. Vậy thì ba mẹ vui lòng cho con tu tập, con tập tu cũng đâu có lâu đâu! Ba mẹ biết rằng từ nhỏ mà chí lớn con đi học cho đến Đại học, con phải trải qua bao nhiêu năm tháng học để trở thành con người có kiến thức. Tiểu học bao nhiêu năm; trung học bao nhiêu năm; rồi lên Đại học bao nhiêu năm?

Còn bây giờ đi tu có bảy tháng à, còn cao lắm mà con có dở đi nữa là bảy năm. Trời đất ơi! Bảy năm mà con làm chủ được sống chết, không phải cái thời gian ngắn sao?

Đó là cái thời gian mà cuối cùng của cái phương pháp tu để làm chủ có bảy năm à, chứ còn một người mà đã quyết tâm tu, thì người ta bảy tháng người ta làm chủ, người ta làm chủ được sự sống chết người ta. Phật pháp nó có cái thời gian quyết định của nó chứ đâu phải là nói tu vô lượng kiếp như Đại Thừa đâu!

(41:49) Trời ơi, tu vô lượng kiếp! Tôi không biết tôi kiếp nào mà tôi làm chủ. Cho nên cái mà nói tu vô lượng kiếp là cái người chưa có nắm được pháp; nói lu bù; nói nhiều tung; nói không đúng. Còn Phật pháp xác định rõ cho chúng ta biết rằng Tứ Niệm Xứ nó xác định rất rõ cái phương pháp tu, chúng ta trên Tứ Niệm Xứ, bảy ngày, bảy tháng, bảy năm.

Bây giờ mà mấy con vào tu, để mà bước vào được Tứ Niệm Xứ là tính cái ngày đầu tiên mấy con vào thì bắt đầu từ đó Thầy mới dạy các con từ nhân quả. À! Cách thức tu tập để xả tâm mà ly dục, ly ác pháp, mà lần lượt trong một năm, hai năm mấy con xả tâm được rồi thì Thầy dạy mấy con cách thức ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện như thế nào rồi? Rồi lần lượt Thầy mới dạy trên Tứ Niệm Xứ mấy con quán tâm bất động, thanh thản, an lạc như thế nào? Thì trong suốt cái thời gian đó thì mấy con phải học tập ly dục, ly ác pháp, thì nó chỉ có sáu năm để học tập để triển khai tri kiến mấy con hiểu về đạo đức nhân bản - nhân quả. Sau khi sáu năm đó vừa học và vừa xả cho nên tâm mấy con chỉ sáu năm nó thanh tịnh. Còn một năm cuối cùng, một năm cuối cùng đó là năm thứ bảy; năm thứ bảy đó người ta dạy suốt mấy con giữ tâm bất động; mấy con có bảy tháng chứ chưa phải tròn một năm đâu; trong bảy tháng mấy con đạt được tâm bất động thì mấy con sẽ chứng đạo ở trong cái năm thứ bảy chứ đâu phải!

Mà chứng đạo ở trong có bảy ngày mấy con kéo dài cái trạng thái bất động đó là mấy con chứng đạo, mà nó chỉ nằm ở cái năm cuối cùng là bảy tháng; nếu bảy ngày mà mấy con chứng đạo rồi coi như là nó bảy năm; chứ sự thật ra nó có sáu năm với mấy tháng mà thôi, nó đâu phải lâu đâu mà làm chủ được!

Học tu như vậy mà làm chủ được sự sống chết như vậy Thầy thấy nó quá tuyệt vời.

9- BÁT CHÁNH ĐẠO

(43:40) Mấy con biết không? Khi mà sáu năm đó vào người ta dạy mấy con học cái lớp Chánh Kiến này, Chánh Tư Duy này, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng này; người ta dạy mấy con thông suốt tất cả những cái này thuộc về nhân quả. Để làm gì? Mấy con thông suốt rồi ra ai chửi mắng gì, làm gì mấy con không giận hết. Đấy cái đầu của mấy con bây giờ toàn là Phật pháp ở trong không nó đâu có còn là những cái đầu thế tục.

Bây giờ cái sự hiểu biết của mấy con là Thầy nói cái đầu thế tục. À! Khi mà Thầy cho mấy con học từ cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, khi đó tất cả những gì học của Phật pháp thì cái đầu của mấy con là cái đầu Phật pháp. Cho nên ai nói gì mấy con không có giận hờn ai hết, đem vàng bạc của báu cho mấy con không có ham nữa. Mấy con thấy chưa? Cái đầu Phật pháp nó không ham vàng đâu! Nhưng vì cái duyên nó chưa đủ cho nên Thầy vì vậy mà Thầy chưa có mở lớp. Mà trước Thầy mở cái lớp Chánh Kiến, Thầy mới dạy có mấy tháng, nhưng nó có nhiều cái sự kiện làm cho Thầy phải đóng cửa, hiểu không? Cỡ mà hiện giờ mà cái số người mà được mà Thầy mở lớp cho tới bây giờ đó - lúc đó Thầy còn khỏe lắm, mà Thầy mở lớp học cho tới bây giờ thì cái số người mà chứng quả A La Hán rất đông.

(45:01) Bởi vì bây giờ Thầy gieo dạy mấy con tu tập là mấy con bị mất cái, những cái lớp học, cái lớp triển khai cái tri kiến mấy con không có. Đọc sách nó không đủ để triển khai cái tri kiến của mấy con đâu, mấy con hiểu không? Mặc dù sách của Thầy tuy có viết nhưng nó làm sao đủ mấy con! Cái lớp mà Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Thầy dạy mấy con Chánh Kiến là nhìn thấy mọi vật nó như thế nào gọi là Chánh Kiến. Rồi Chánh Tư Duy tức là suy nghĩ như thế nào gọi là Chánh Tư Duy, suy nghĩ như thế nào gọi là tà Tư Duy. Người ta dạy mình hay phân rõ bên tà, bên chánh rõ ràng. Rồi Chánh Ngữ cái lời nói của mình như thế nào gọi là Chánh Ngữ, còn cái lời nói như thế nào là tà ngữ; nói cái lời nói mà làm cho người khác buồn là tà ngữ; nói cái lời nói không ôn tồn, nhã nhặn, nhẹ nhàng là tà ngữ; nói to tiếng một chút là tà ngữ mấy con. Cho nên người ta dạy về ngôn ngữ cho mình cách thức.

(46:03) Rồi người ta dạy về Chánh Nghiệp là dạy về cái sự sống hằng ngày, cái hành động sống của chúng ta, đi ra nhổ cỏ, làm cỏ, hoặc là nước rau như thế nào? Cái hành động gọi là Chánh Nghiệp! Nó không làm đau khổ chúng sanh. Biết đi, biết cách thức tỉnh giác như nào để mà tránh không đạp lên con kiến, con trùng! Nhổ cây cỏ hoặc làm cái gì đều là có ở trên cái Chánh Niệm. Nhổ cây cỏ như vậy cây cỏ có đau đớn không? Mấy con tự hỏi mà, thì chết chóc của cây cỏ có đau khổ không? Mấy con tự hỏi để rồi mấy con mới thấy được cái Chánh Niệm của cái hành động của Chánh Nghiệp của mấy con. Cái hành động làm đó đem đến sự đau khổ cho người khác nó không phải là Chánh Nghiệp. Cầm cái chổi quét mà quét đùa, quét đại; bao nhiêu con kiến bò lăn, bò nhào; con thì gãy giò gãy cẳng, thì cái đó đâu phải là Chánh Nghiệp. Chánh Nghiệp cầm cây chổi quét nhẹ nhàng, khi chỗ nào có kiến thì chỗ đó không quét, rồi lần lượt.

10- ĐỜI SỐNG VỆ SINH NGĂN NẮP CỦA NGƯỜI TU

(47:07) Tại sao mà chỗ này lại có kiến ở? Mấy con phải có cái Chánh Tư Duy chứ gì, mấy con phải suy tư, tại sao Kiến lại bò vô thế này? Chắc chắn chỗ này phải có những cái món ăn! Phải không mấy con? Phải không? Phải thông hiểu vậy! Phải nơi chỗ này, phải có một cái vị trí mà có thể loài kiến có thể làm ổ ở cho nên nó mới tìm đến đây. À!, do đó mình muốn cho chúng không ở chỗ đó thì mình phải lau cho sạch sẽ chỗ đó bằng cách, thí dụ như nó bò lắm như thế này, như vậy thì không phải là luôn lúc nào nó cũng bò lắm hay sao? Chúng ta là những người mà ngồi chờ đợi để làm công việc này, làm công việc này là tu ở trong cái Chánh Nghiệp mấy con. Cầm một cái khăn lau, thấm ướt đàng hoàng, nhưng mà khi những con kiến mà nó chạy qua hết thôi rồi thì mình lau đi được rồi, nó lại đây nó ngửi nó không còn cái mùi mà đồ ăn nữa thì nó nói: "Chỗ này không có nữa", thì nó chạy chỗ khác, thì nó chạy chỗ khác rồi thì nó chỗ đó, thì nó thấy nó không có cái ăn nữa nó chạy chỗ khác thì mình lại lau nữa, thì tất cả những cái này mình lại lau sạch hết thì kiến nó không còn cái mùi thực phẩm mà nó đi tìm, nó không đến nữa. Còn mấy con để nó, những cái loài kiến, mà cái con gián hoặc là con vật gì đó nó bay, nó bị chết hoặc là nó phóng uế thứ chất dơ đó mà loài kiến nó ăn ở đó mà nó bò lên. Cho nên vì vậy mà muốn cho nó đừng có ở trong nhà của mình, không có gì người sạch sẽ. À! Thầy vào một cái nhà mấy con mà Thầy chỉ thấy người này, là cái nhà này là té ba cái cơm gạo rất nhiều cho nên kiến đến đây kiếm ăn, tức là không vệ sinh gì? Cái phòng tắm của mấy con, mấy con thấy người ta cứ nghĩ rằng mình, ở cái nhà mình có cái bồn tắm có ai dòm tới không? Nhưng mà chính bản thân mình phải vệ sinh cái phòng tắm của mình cho thật là vệ sinh mấy con, nó sạch, rất sạch thì nó không có bị loài…​ Chứ còn không khéo mà tóc tai, mà cái gì bỏ tùm lum trong đó, ở ngoài này dòm tới mà lắm, nhưng mà trong một cái phòng vệ sinh ngoài đó là…​ Cho nên tất cả mọi nơi đều là vệ sinh. Chúng ta là cái người không phải là cái người bận rộn, mà cái người nguyên tịnh.

(49:41) Cho nên chúng ta làm công việc gì rất là Chánh Nghiệp, rất là Chánh Tư Duy với sự suy nghĩ sống một cuộc sống an vui, rất cẩn thận. Cho nên những cái lớp học từ Chánh Kiến, Chánh Ngữ, Chánh Tư Duy, Chánh Nghiệp điều khiển hoàn toàn chúng ta; hướng dẫn chúng ta cách thức tu hành, cho cuộc sống của chúng ta, để tạo cái môi trường chúng ta rất tốt, để chúng ta tu tập dễ dàng chứ không phải gì khác. Bởi vì muốn cái tâm mà bất động, thì chúng ta phải có một cái đời sống ngăn nắp, chứ không phải cái tâm bất động rồi bừa bãi mấy con. Sau khi chúng ta có cái đời sống ngăn nắp rồi thì chúng ta đóng cửa thất, ở ngoài sân của chúng ta rất là mỹ, mặc dù những chiếc lá cây rớt xuống vẫn đẹp, không cần lớt. Còn bừa bãi ở bên đây cái sào; ở bên kia cái móc; ở bên nọ cái cây quăng qua quăng lại; vô trong thất ngồi là mấy cái người đó không bao giờ tu được. Thầy nhìn vào cái thất của mấy cái ông qua đó thì nó chưa được, chứ còn không khéo thì người ta nhìn vào cái thất ở chỗ này để cục gạch; ở chỗ kia để cục gạch, Thầy biết mấy người này không tu được. Bây giờ cánh cửa đó mà chúng ta muốn mở ra mà gió không lật thì ở dưới cái cánh cửa nó có cái chốt, cần có cái người thợ họ đến họ khoan cái cửa chốt ở bên trong có (51:29) cái lỗ, chúng ta chỉ cần nhận cái chốt xuống làm chốt cửa; còn mình để mấy cục gạch kê, mấy con thấy cái này là một cái không, nó làm cho cái nhà của mình nó bừa bãi, mình đặt cục gạch bên đây một cục, bên kia một cục làm gì? Cửa kéo ra kéo đặt lại, đó không được! Đó là cách thức không phải, làm cái gì chứ? Mà dựa vào đời, là người tu mà ta phải tổ chức. Bây giờ cái cửa đó không có lỗ, cái lỗ mà nó rớt xuống, thì phải nói với cái người mà người ta làm công chuyện cho những cái thất, người ta làm giúp cho mình giữ gìn. Cho nên nhìn vào cái thất trước cái sân là ba cái bậc, không có một cục gạch nào hết, cái đôi dép thì ngay ngắn đàng hoàng, chớ không phải chiếc để ngay chiếc để lung tung. Mấy con thấy không? Đó là cái ngăn nắp của người tu, mà chúng ta là những người tu cần phải học những cái ngăn nắp đó.

11- TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC BÁT CHÁNH ĐẠO

(52:37) Cho nên từng chút, từng chút mà dạy thì cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng tất cả những cái lớp này đều phải học hết, đều phải học.

Thầy nghĩ rằng: "Cần phải gần đây, cần phải tổ chức, coi như cần phải tổ chức những cái lớp". Mặc dù Thầy biết rằng cái lớp học mở ra rồi mà Phật tử, thì người ta sẽ về người ta học, chứ không phải riêng mình tu mình học đâu, mà còn có Phật tử người ta về đó người ta tham dự. Chứ tuyên bố mà vì vậy mình phải tuyên bố cho người ta. Nó không phải những Phật tử ở thành phố mình không mà cả ở miền Trung, miền Bắc họ vào. Họ vào để họ học những cái lớp học đó, biết những cái lớp đó là những cái lớp rất cần thiết cho đời sống của họ mà, cho nên họ sẽ vào. Vì vậy mà Thầy chỉ mong sao mình có được một số người các Thầy, các cô hiện giờ đang tu đó, tu xong để mình có cái đội giảng viên, cái đội giáo viên đó để người này dạy cho cái người này, người khác dạy cho cái người khác thì Thầy thấy nó quá tuyệt vời. Còn bây giờ mình Thầy, mà Thầy đến 81 tuổi rồi, mà dạy từ lớp một mà cho đến cái lớp thứ tám nữa thì chắc chắn là sức khỏe Thầy, các con thấy chịu không được có chút nào hết, dạy không nổi! Thầy già gì, mà Thầy giáo già gì mà Thầy dạy dữ vậy. Cho nên vì vậy đó thì Thầy cố gắng, Thầy đào tạo một cái số những cái vị.

Hiện giờ có một vị thầy họ cũng lớn tuổi rồi, nhưng mà họ chừng vào khoảng độ chừng 70, họ kém Thầy mấy tuổi, nhưng họ đang nhập thất để hoàn toàn thực hiện những cái điều kiện làm chủ được sống chết, tức là bây giờ họ đang nhập thất đấy.

(54:37) Còn một số người thì chưa được vì tâm còn phóng dật cho nên chưa cho vô. Chỉ có một người! Thầy mong sao, có một người còn hơn chưa có, mà được một người thì cặp với Thầy thì được hai người, cho thêm nhiều người, mấy con thấy chưa?

Cho nên được một người phụ Thầy rồi, mà được người ta phụ cho mình nó nhanh lắm. Rồi sau đó thì lại được thêm, được vài ba người nữa thì chừng khoảng độ chừng bốn người thì mình thấy cũng là, cũng là đỡ nhiều rồi. Bắt đầu mới chia ra, mới thành lập cái lớp mấy con, mới chia ra lớp mấy con! Thì cũng bốn người rồi thì cũng thay, thay tại lớp mình.

(55:14) Thí dụ như trong một tuần lễ mình cho học ba ngày hoặc bốn ngày. Thí dụ ngày trước Thầy dạy, ngày thứ hai người khác, ngày thứ ba người khác, ngày thứ tư người khác nữa. Trong tuần lễ bốn ngày học thì phải bốn người dạy.

Trong khi đó thí dụ như Thầy dạy cũng như ngày thứ nhất thì cái người kế đó dạy cái bài thứ nhì, triển khai cái bài thứ nhì. Nó có cái giáo trình, giáo án đàng hoàng mấy con. Trong khi đó thì Thầy có cái giáo trình của nó, Thầy đưa ra. Thì bây giờ Thầy sẽ dạy cái lớp một, cái bài thứ nhất; thì người thứ hai dạy bài thứ hai; người thứ ba dạy bài thứ ba; người thứ tư dạy bài thứ tư; thì bắt đầu bài học thứ năm là Thầy, nó thay phiên vậy đó, nó đỡ lắm mấy con. Mà do đó nó cũng dạy thì cái lớp Chánh Kiến của Thầy đó càng chất lượng, càng cao siêu.

(56:06) Cái lớp Chánh Kiến đó xong rồi, Thầy bắt cái ông Thầy mà đứng dạy cái lớp Chánh Kiến, còn có ba ông. Ba ông đó theo để mà dạy một cái lớp Chánh Tư Duy, còn ông này thì chuyên dạy cái lớp Chánh Kiến này. Mà sau khi mà xong cái lớp Chánh Tư Duy rồi thì nó lại có cái lớp Chánh Tư Duy kế đó; tức là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy là hai người, còn có hai người. Cho nên thời gian nó cứ tăng dần lên từng các lớp khác, cho nên vì vậy mà cuối cùng cho đến khi buộc thấy hết bốn lớp học rồi thì mỗi Thầy đứng một lớp. Mới đầu thì bốn Thầy dạy một lớp mà chia ra từng giờ, cái thời gian đó nó chưa thấm đâu. Còn bây giờ đó, bốn Thầy dạy bốn lớp. Còn nếu mà đào luyện hơn cho được đúng tám lớp thì chắc Thầy dạy cái lớp Chánh Định.

(56:57) Còn quý thầy, các thầy mà rảnh thì dạy lớp Chánh Nghiệp, còn quý thầy mà dạy cái lớp mà Chánh Tinh Tấn, đó là lớp thứ sáu Chánh Tinh Tấn. Cho nên vì vậy mà tám cái lớp học này có tám mục. Mới đầu thì nó gộp chung lại một lớp, sau đó được chia dần dần, dần dần ra cho đến khi được tám lớp là tám thầy.

Cái lớp Chánh Định một mình Thầy, mà dạy những người mà được đi qua tất cả các lớp đó rồi, đến lớp Chánh Định Thầy dạy dễ dàng lắm mấy con, dạy mình cũng dễ nữa. Bởi vì cái sức Chánh Tư Duy mà họ ở trong cái tâm bất động, họ có Chánh Niệm đó thì họ ở trong cái Tứ Niệm Xứ rồi thì cái tâm này bất động rồi, mà tâm bất động thì Thầy sẽ kìm họ để kéo dài bảy ngày đêm cho họ được cái tâm bất động đó, để họ luyện Tứ Thần Túc - bốn cái lực như thần. Sau khi ở trong cái tâm bất động đó bảy ngày đêm đó được kìm họ; được giúp đỡ họ thì họ đạt được bảy ngày đêm tâm bất động, thì lúc bấy giờ họ có Tứ Thần Túc. Qua đó thì họ bắt đầu, thì Thầy bắt đầu đó. Thầy sẽ chỉ, chỉ được cho họ: Bây giờ nhập Sơ Thiền, phải ra lệnh như thế nào để vào Sơ Thiền; phải ra lệnh như thế nào nhập Nhị Thiền; phải ra lệnh như thế nào nhập Tam Thiền; Tứ Thiền.

Bây giờ trong Tứ Thiền thì ngay đó Thầy sẽ hướng dẫn cho họ dùng cái tuệ Tam Minh: Họ phải thực hiện Túc Mạng Minh; thiên Nhãn Minh; lậu Tận Minh. Họ quan sát lại cái đời trước của họ như thế nào? Túc Mạng Minh mà! Họ quan sát được tương lai của Phật giáo như thế nào? Và ai là người độ được và người tu không được, phải quan sát hết. Đồng thời thầy trò cũng đều quan sát biết được: Vậy thì mình sẽ chọn những cái lớp này là những người nào? Như thế nào? Nói như vậy bởi vì nó có nhiều người, nó chia ra làm cái công việc này.

(58:53) Rồi dùng Thiên Nhãn Minh thì mình xem xét cả cái vũ trụ coi cái tình hình của cái Tu viện của mình nó có được bình an, nó có được bảo vệ không? Còn nếu mà không được bình an bảo vệ thì có thể di chuyển đi đến địa điểm nào? Và cái thầy nào đi ra làm cái công việc này? Phải di chuyển tức là cái khu vực này không bình yên hết, phải bỏ! Mà sau khi nó đi đến, di chuyển đến chỗ khác thì thầy đó phải thay chân pháp hành đến một địa điểm nào? Cái một xứ nào?

Chẳng hạn bây giờ ở Việt Nam mà cái vùng đó sẽ lo lắng về tôn giáo, họ thấy Thầy tổ chức kiểu này sợ quá. Thầy biết rồi, Thầy biết trước hết rồi. Bây giờ thì chưa có. Tới đó, tới cái thời điểm đó thì phải dẹp thôi, tức là lúc bây giờ mình đã có sẵn. Bây giờ ở Việt Nam không được này, bây giờ mình coi cái xứ nào được này, Mỹ hay là Úc này, à được rồi! Thầy có thể đi qua bên Úc làm cái chuyện này trước - sau khi rồi, những người mà tu tập ở đây ấy người ta sẽ tìm mọi cách cho mọi người có visa hết để chúng ta phải đi sang đó hết. Cái đó chuẩn bị hết mà mấy con, người ta chuẩn bị hết bởi vì mình biết trước mình chuẩn bị. Để sau khi đó ở đây nó vừa, ở đây người ta sắp xếp người ta cứ ở bên đó, xong rồi thì người ta sẽ lần lượt người ta cứ đưa đi quá đó, để một cái nơi đó để cho mình chuyên tu, mình đào tạo cho những người tu chứng mà. Thế nó lộn xộn làm sao người ta yên được. Các con hiểu chỗ Thầy muốn nói chưa?

Còn bây giờ thì mình Thầy, bây giờ lo ở đây mà lo chạy sang bên Úc thì chạy làm sao? Đâu có một mình, mình làm cái chuyện đó được. Cho nên mấy con nỗ lực, mấy con phải cố gắng mấy con tu để rồi mấy con còn nhiệm vụ, rất nhiều công việc cần. Chứ không phải không! Vừa tu tập được làm chủ sự sống chết của mình; vừa lo cho mọi người; vừa lo cho mình.

(1:00:41) Nó phải có cơ sở tu học, chứ không thể nói mà vô rừng mà ngồi tu, nó không đơn giản đâu! Mới tập mà chưa vô rừng tu còn phải ôm bình bát đi xin ăn thì mấy con thấy nó đâu, có nghĩa là cái phải cơ thể chúng ta nhịn đói mà được đâu. Có phải không?

12- THẦY ĂN LÁ CÂY RỪNG ĐỂ SỐNG TRÊN HÒN SƠN - Ý CHÍ CỦA CON NGƯỜI VÀ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN

(01:01:00) Thầy mà ở chín tháng ở trên Hòn Sơn mà sống với lá cây rừng, mấy con thấy là một sự khổ hạnh ghê gớm, nó hành hạ. Chứ đâu phải là muốn ăn lá cây khi mà sống, đâu phải là cái cơ thể mình nó chịu liền được đâu, phải tập từng chút, từng chút, từng chút đó mấy con. Nghĩa là mỗi ngày, thí dụ như Thầy bây giờ thấy trong cái vấn đề mà ăn uống đó, nó cực là mình phải từ ở trên đỉnh Hòn Sơn mà đi xuống dưới chân Hòn Sơn để mà xin đó, thì gạo thóc để mang lên thì nó quá vất vả, cho nên Thầy mới tập.

Mới tập nghĩa là đầu tiên, thí dụ như Thầy ăn ba bát cơm thì Thầy bớt nửa bát còn hơn hai bát rưỡi, độn thêm rau hay hoặc là những cái rau gì mình ăn được như rau muống; hay rau lang; hay rồi gì đó ăn nhiều hơn. À! Thấy mình ăn thay vì nửa bát cơm, sau đó thì mình còn ăn hai bát rưỡi, mình độn thêm, rồi mình bỏ dần ra; rồi mình còn ăn hai bát cơm, rồi mình còn ăn lần ra, mình còn ăn rau nhiều hơn, rồi mình còn một bát rưỡi; rồi còn một bát cơm; rồi lần lượt còn nửa bát, rồi thấy sau đó thấy ăn được rồi; rồi bắt đầu mới bỏ luôn cơm còn ăn rau không. Rồi ăn rau không rồi đó!

Phải tập ăn những lá cây rừng, rau thì nó dễ sống với con người rồi nhưng mà lá cây rừng chưa chắc, đâu phải dễ! Thì phải tập ăn lá cây rừng cho nó tự sống.

Chứ rau trồng thực chất chứ đâu có dễ sống, cho nó lên được rau muống cũng đâu có. Nó cũng phải là ghim; rồi trồng; rồi phải nhổ cỏ; rồi phải nơi có nước; rồi nó mới lên chứ đâu phải!

Mà hồi ở Hòn Sơn là tại vì ở đó có 2 cái cục đá, một cục thấp và một cục cao nhọn vầy, 2 cục nó dựa nhau như thế này, thì nó có cái mạch nước ở trong cái khe đó nó chảy ra. Thầy mới đào lên một cái mương, đào cái đường hầm vậy đó, rồi Thầy mới xin rau muống, rau muống vũng, nó riu riu riu riu riu như vậy có nước nó mới lên, mà đất hòn tốt chứ không phải là làm như mình mà nó riu đâu. Trên đó đất hòn tốt lắm, rau riu riu nó cứ bò lên mấy con, ra đó mình cứ vặt ăn thôi, đó là ăn rau.

(1:03:12) Nhưng mà rồi mình nghĩ rằng rau cũng còn phải cực, phải trồng, phải tưới nước. Tốt hơn lá cây rừng nhiều mấy con. Coi cái cây nào ở trong rừng mà thấy lá nó rụng rồi nó đua ra, cái cây xà cừ này lá nó rụng, ra hốt mớ ăn đỡ cực.

Nhưng sau đó nữa ra ngắt ăn, thì có thứ thì nó cũng chát; có thứ thì nó chua; như lá bứa thì cũng chua; mà lá giang thì cũng chua; những thứ lá khác mình ăn được mà vẫn sống được thì cũng được hết, quan trọng chát chua gì, miễn nuốt được, sống được là được! Còn nhiều khi chát, chua thì nó cũng là trị bệnh (1:03:51) , thành ra phải ăn hết. Đầu thì còn đến cuối thì ăn, sau Thầy bỏ dần, bỏ dần và cuối cùng Thầy ăn được.

Ăn được là Thầy sống bằng lá cây được. Nhưng mà cái cơ thể con người nó không phải bình thường mấy con, nó y như con bò, điều nó không có mọc lông như bò, chứ còn cũng giống như con bò vậy! Nó tập nó quen nó được, nó cũng bình thường thôi, nhưng mà thật sự mình thấy, mình cũng cảm thấy mình giống như con bò ăn cỏ chứ không có khác gì. Nhưng mà tập được.

Còn mấy con tập chưa được, mấy con thấy khổ lắm, ăn chua nó xót ruột! Cho nên Thầy thấy con người của mình nó dễ thích nghi lắm mấy con, tại mình không tập nó không thích nghi, chứ mình tập rồi nó thích nghi. Chính Thầy lấy bản thân của Thầy, Thầy suy ra các cái trạng thái của các con. Chỉ có ý chí mà thôi, không có ý chí thì không làm được. Cái người có ý chí người nào cũng làm được hết. Cho nên con đường tu này là con đường cũng có ý chí mấy con, không có ý chí không làm được đâu. Bởi vì con người chúng ta có ý chí ngút ngàn, ý chí ghê gớm lắm, ý chí, cái ý chí nó không sợ chết mấy con.

(1:05:01) Thế mà cái người không có ý chí thấy chút khó khăn họ sợ, họ lui. Còn cái người có ý chí không sợ,, mà chính những cái đó mình mới thắng được cái bệnh khổ. Cái người có ý chí là cái người thắng được bệnh khổ mà, đau mặc mày, tao không sợ! Còn mấy người mà đau sơ sơ mà rên là mấy người đó thiếu ý chí. Cho nên Thầy nghe vô mà thấy cứ rên ừ ừ ừ ừ là Thầy biết người này sợ, không có ý chí. Còn mấy người đau thì đau kệ, chịu, không có gì phải rên hết, không rên mấy con, đau gì đau không rên là mấy người gan lắm mấy con, còn cái người đau sơ sơ mà rên Thầy nói không được. Cho nên thật sự ra người phụ nữ họ mang thai, rồi họ sanh ra, có nhiều người họ rên la như mình ngồi thiền, mấy người đó gan lắm mấy con. Chứ không phải người đàn ông đâu, mà phụ nữ cũng gan lắm mấy con. Nhưng mà cũng có người cũng nhát gan như người thường.

Mà rèn luyện ý chí Thầy có phương pháp nè, chứ không phải là không có mấy con, mấy con thấy cái ý chí của mình nó không có, gặp khó khăn gì thì cũng không chùn bước, thì mấy con rèn luyện dần dần. Thời gian sau mấy con có ý chí đó. Tại vì cái ý chí đó nó: Cái nào mà mấy con thấy làm việc là cực khổ mà mấy con phải cố gắng mấy con làm thì mấy con có cái ý chí, còn mấy con mà thấy cực mà mà mấy con mà bỏ qua ấy là mấy con hết ý chí. Cho nên cái phương pháp Thầy dạy mấy con là mấy con đi, thí dụ: Đi năm bước hoặc mười bước mà buộc mấy con ngồi xuống mấy con thở năm hơi thở hoặc mười hơi thở thôi là lại đứng dậy đi, cứ bắt mấy con đứng lên ngồi xuống, đứng lên ngồi xuống mà suốt cả giờ đồng hồ, mà mấy con chịu khó vậy ấy là rèn luyện ý chí đó mấy con. Còn mấy con thấy: "Trời đất ơi, mất công quá trời, tu sĩ tu kỳ cục quá trời, thôi nghỉ đi!" Thì mấy con hết ý chí. Các con hiểu chưa? Nó có phương pháp rèn luyện ý chí của mình mà.

(01:06:55) Mà khi rèn luyện ý chí như vậy rồi thì người ta còn rèn luyện những cái khó khăn hơn nữa, nó có cái phương pháp nó rèn luyện làm cho mình nhọc nhằn, cực khổ hơn nữa nhưng mà mình vẫn bền chí mình tập luyện với cái thời gian người ta quy định không bỏ cuộc, mà mấy con không bỏ cuộc là mấy con có ý chí rồi. Thì bắt đầu người ta dạy chúng ta tu, chứ người ta rèn luyện mình chứ, chứ ai cũng nói tôi cũng có ý chí hết, nhưng mà gặp khó thì chúng ta sẽ biết ý chí có không? À, ví dụ như bây giờ ai cũng nói có ý chí hết, nhưng mà đau mà nằm rên thì thôi Thầy nói không có ý chí, nó lộ ra hết đó mấy con, chứ mình ráng che đậy mình không được đâu! Cái người không có ý chí nó lộ ra cho người khác người ta biết mình không có ý chí. Và cái người có ý chí người ta không nói ra chứ, người ta không sợ trước cái khó khăn Nhưng mà làm con người phải có ý chí mấy con.

(1:07:52) Không có một cái người nào mà ở trong thế gian này mà không, những nhà bác học nào thành công nổi tiếng là những người không ý chí, nó sẽ gặp nhiều thất bại; gặp nhiều thất bại thì người ta mưu tính và tìm mọi cách để đạt được cái chỗ không thất bại thì cái người đó có ý chí, còn gặp thất bại: "Thôi cái này chắc làm không được, thôi bỏ đi!" , thì những người đó không ý chí.

Cho nên mấy con đọc lại những câu chuyện của những vĩ nhân, câu chuyện của những vĩ nhân là những người mà nổi tiếng ở trong cái thế gian của chúng ta. Mà mấy người đó có ý chí ghê lắm mấy con, họ làm nên những cái chuyện việc gì có ý chí. Chứ không phải cái ý chí như là ra ngồi lấy ăn mà xua quân đánh chỗ này chỗ kia chiếm nơi ở, cái đó đâu, cái đó là ỷ mạnh, gan dạ thôi. Các con nghe bà Marie Curie là một nhà khoa học chứ gì? Bởi vì cũng có ý chí lắm, chứ không phải mà có ý chí thì làm sao mà làm tìm tòi, cái tư duy, mà phải ý chí lắm mới tìm tòi ra được.

Cho nên những cái gương đó mình đọc rồi mình xét mình, mà mình thấy mình là người thiếu ý chí thì mình hãy rèn luyện cho có ý chí. Và đồng thời để ý chí đó áp dụng vào cuộc đời: Một là tu hành hoặc là thực hiện cái nhiệm vụ của mình; cái việc làm của mình. Mình thích làm việc gì thì mình hãy làm cái việc đó, mình phải làm cho bằng được chứ không đầu hàng, cái đó là ý chí! Cũng như Thầy nếu mà cái người mà không ý chí bắt đầu coi như bỏ đi, nó vất vả, nó cực khổ rất nhiều, chứ không phải là nói! Bây giờ mấy con thì đỡ hơn, còn Thầy ngày đó phải tự sức mình làm, tự sức mình làm hết việc này kia.

13- THẦY RỜI CHƠN KHÔNG LÊN HÒN SƠN TU TẬP - THẦY VỀ NHÀ TU VÀ GIÚP MẸ TU - THẦY BÁO HIẾU CHA MẸ

(1:09:40) Nhưng khi bắt đầu, Thầy nhắc lại các con thấy này. Khi theo Hòa thượng Thanh Từ tu tập, thì ở trong lòng của Hòa thượng Thanh Từ thì nó đầy đủ lắm mấy con. Nghĩa là khi Thầy bước chân vào Tu viện Chơn Không của Hòa thượng, sống trong đó trong 3 tháng, thì cơ thể của Thầy ăn mà sống trong Tu viện Chơn Không đó 3 tháng, các con thấy lên 6 ký lô, nó mập vậy đấy. Thì mấy con thấy đời sống của Hòa thượng là đầy đủ lắm mấy con, không thiếu đâu! Nhưng Thầy không thỏa mãn là chỗ cái pháp tu, cho nên Thầy nghĩ rằng cứ ở đây mà tu; mà cứ ăn uống như thế này; mà sống ngày 3 bữa như thế này thì chắc chắn là không thể tới đâu hết, tuy rằng là ăn một bữa mà.

Cho nên Thầy nghĩ rằng pháp của Hòa thượng dạy thì đúng rồi, hồi đó mà nghĩ pháp tri vọng biết vọng liền buông mà, mà buông hết vọng thì chứng đạo chứ gì? Cho nên Thầy nghĩ rằng chắc có lẽ là đúng rồi. Cho nên Thầy nói bây giờ ở đây thấy ăn uống thế này là chắc là tu không được. Mà Hòa thượng thì thương chúng lắm; nuôi đầy đủ lắm, không thiếu; đầy đủ lắm. Cho nên Thầy nghĩ rằng phải sống như Phật, do đó thì Thầy cố gắng Thầy đi lên Hòn Sơn.

Thì trong khi ở trong đó, trong huynh đệ thì có người cũng rủ với nhau, nhưng mà có hai ông thì biết Hòn Sơn, đã có đi chơi ở đó rồi, do đó mấy ông mới rủ Thầy thích ứng, Thầy muốn đi tu tìm cái chỗ nào yên tĩnh chứ mình ở đây mình ăn ngày ba bữa vậy khó tu quá! Pháp thì Thầy thấy Hòa thượng dạy như vậy là hay quá rồi, đi tìm cái chỗ tu chứ ở đây không được! Thì hai ông này mới rủ Thầy đi. Thì đi ra với ba Thầy trò xin Hòa thượng cho đi du lịch, Hòa thượng thì chắc cũng không muốn cho đi nữa, huynh đệ trong lúc đó cũng không muốn cho đi nữa, nhưng mà đi ra…​ (Thầy trả lời cô Út)

(01:11:51) Cho nên khi mà Thầy ra đi rồi, thì Thầy lên Hòn Sơn, thì hai ông này dẫn Thầy lên đó Thầy mới biết Hòn Sơn chứ Thầy làm sao Thầy biết, không biết đường đi. Ra quá giang tàu đi ra Hòn Sơn thì Thầy cũng đi theo mấy ổng. Sau khi đi ra Hòn Sơn, Thầy chọn thấy cái chỗ mà yên tĩnh. Và đồng thời trong cái thời gian đó là thời đang chiến tranh, 71 mà cho đến 75 mới giải phóng mà, chiến tranh ghê gớm lắm chứ không phải thường, thành ra đi lên đó không sợ chiến tranh nữa, Thầy tính chắc ăn.

Cho nên do đó Thầy bỏ Thầy đi ra đó, thì lúc bây giờ hai ông đi ra đó dẫn đường cho Thầy biết đường rồi thì mấy ông về, mấy ông nói mấy ông đi hành đạo. Trời đất ơi! Tui không hành đạo, chứ mấy ông này đi chơi chứ hành đạo cái gì? Bởi vì mấy ông đi chỗ này chỗ kia chơi thôi chứ đâu có tu tập gì được, cho nên thôi Thầy không đi. Thầy về Trảng Bàng rồi, Thầy thăm mẹ Thầy rồi, bắt đầu Thầy khăn gói Thầy đi, đồng thời đi ra đó rồi cũng đi xuống Phật giáo, rồi mướn tàu Thầy đi ra đó, rồi Thầy lên trên Hòn Sơn, ở trên Hòn Sơn.

Coi như Thầy tu, Thầy tu ở đó chín tháng, Thầy thấy ở đó trong khi mà chiến tranh như thế này mà bỏ mẹ Thầy với cô Út em Thầy, Thầy thấy tội nghiệp. Cho nên dù sao đi nữa, bởi vì khi mà về Trảng Bàng Thầy thăm mẹ Thầy, thì Thầy thấy như vậy là mẹ Thầy vừa…​ Cô Út thì đi buôn bán như vậy để mà tìm sống hàng ngày. Còn Thầy thì ở xa, không biết con mình nó như thế nào? Thì tội nghiệp Thầy mẹ Thầy lắm! Trông con mình thì thấy khổ, tội lắm! Cho nên Thầy nghĩ như vậy mà Thầy rời khỏi Hòn Sơn mà đi về Trảng Bàng. Thầy cất cái thất ở gần bên mẹ Thầy, cho có mẹ con tu gần gũi nhau, cho nên mẹ Thầy không có khổ! Tức là Thầy báo hiếu đó, cho nên vì vậy mà Thầy về bển, không ngờ là Thầy được hàng ngày tu tập được yên.

(01:13:50) Cho nên Thầy nói mình đừng đi xa, mình thấy cha mẹ mình đừng có bỏ, khi mà cha mẹ mình không có người chăm sóc, mình cứ về ở gần bên, mình không chăm sóc được đi nữa cũng là tinh Thần, tức là cũng gần, cho nên mình ở đó vừa công việc, tinh thần; thứ hai là vừa tu tập. Trong khi đó thì cái khi mà Thầy về rồi soạn thảo một cái tập, giúp cho mẹ mình cách thức tu. Nhưng mà sự thật ra mẹ Thầy cũng tập tu, cũng bởi vì theo Thầy tu vậy mà làm sao thấy ham, cho nên mẹ Thầy cũng tu tập dữ lắm, rồi giữ tâm bất động. Hằng ngày đọc cái bài kinh rồi, rồi bắt đầu ngồi giữ tâm bất động. Bởi vì Thầy biết mẹ Thầy hồi nào tới giờ chỉ biết có pháp môn Tịnh Độ thôi, Thầy không dạy kinh Tịnh Độ nữa mà Thầy dạy cũng cái bài kinh này, Thầy viết bằng tiếng Việt có nghĩa đàng hoàng mà tu để mình nhắc nhở cho giữ được cái tâm bất động của mình thôi. "Hàng ngày mẹ cứ trước cửa mẹ ngồi tỉnh, thì mẹ tập, cái lòng tin này rồi thì mẹ ngồi yên lặng mẹ tu, thì cái tâm mẹ sẽ được yên lặng bất động bằng cách vậy thôi". Mẹ Thầy làm liên tục, ngày nào cũng làm như vậy, giờ nào cũng làm như vậy, cứ một ngày chia làm 4 thời, buổi trưa, buổi sáng, rồi buổi chiều, buổi tối và buổi khuya, vừa là mẹ giúp Thầy tu mà mẹ Thầy cũng tập tu từ vài tháng. Cho nên mẹ Thầy chết cái tâm rất là thanh thản, mà chết rất tốt mấy con, không có bệnh đau gì, chết rất là an ổn. Do đó thì Thầy thấy Thầy cũng cứu mẹ mình rồi.

Nhưng sau khi Thầy chứng rồi Thầy đi tìm ba Thầy, ba Thầy ông lúc chết, chết trong đau khổ lắm, bệnh tật. Thầy phải đi tìm ba Thầy, Thầy đi tìm ba Thầy, mấy con biết Thầy đi đâu không? Thầy ra miền Bắc đó mấy con, chứ không phải ở đây đâu. Bởi vì nó chỉ có cái trí Tam Minh của mình mới quan sát mới tìm thấy được đi tái sanh chỗ nào. Chứ thì không có…

Cho nên ráng chúng ta tu, được nghe Thầy mấy con ráng tu, đừng phí bỏ cái thời gian của mình, uổng lắm mấy con!

(1:16:02) Cho nên khi nghe Thầy dạy mấy con phải ráng tu, mà ráng tu tức là không phải bình thường đâu. Thầy làm chủ được như thế này, Thầy chỉ mong sao mấy con là những người thừa kế cũng làm chủ được như Thầy, mấy con! Không phí một đời, không có làm người! Bỏ thân rồi mấy con cũng sẽ chết y như vậy, phí uổng lắm mấy con!

14- ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐAU KHỔ - NỖ LỰC TU TẬP ĐỂ CHẤM DỨT ĐAU KHỔ

(1:16:26) Buông xuống đi, ra đi tình cảm hết, bỏ hết, đời không có gì hết, vợ con là nợ nần và tiếp tục là một thân , một cái kiếp sau đó toàn là khổ. Bây giờ mấy con này, có vợ con thì mấy con sẽ thấy có vợ thọ khổ; lo lắng cho nó này; thì vợ bệnh phải khổ do cho bệnh đau này; rồi chết phải lo này; có vợ phải sinh con; sinh con là phải đẻ đứa con; thì đứa con mình nó phải tiếp tục nó chịu khổ, chứ phải nói giải thoát được đâu? Con dân là hầu như thuyền khổ!

Cho nên chấm dứt đi mấy con, đừng có ham mấy thứ khổ này, khổ lắm mấy con! Bởi vì cuộc đời khổ lắm, mình đã sinh ra, mình đã mang cái thân khổ rồi! Chấm dứt từ đây về sau không có cho khổ, nghĩa là cái dòng họ này, dòng họ thoát khổ chứ không phải dòng họ khổ.

Chứ còn mấy con hồi đó biết dòng họ khổ này không? Con cháu, cháu chít mấy con toàn cực khổ như thường. Cho nên chấm dứt đi, đừng khổ nữa! Nghe lời Thầy đi mấy con! Nghĩa là mình khổ mình biết rồi, ai mà để cho con cháu mình sẽ bị khổ.

Phải ráng cho được, nỗ lực sự tu tập. Cái gì không biết, hoặc rằng mấy con muốn bây giờ bây giờ đắm đuối về du lịch (1:17:40) , về đây xin cơm Thầy ăn, xin nhà Thầy ở, Thầy cho. Phật tử mà, Thầy sẽ nuôi cơm cho mấy con đừng có lo đói lo no gì hết, đừng có lo tiền lo bạc gì hết. Ở đây không có cần.

(01:17:51) Mà khi đau bệnh thì cũng có cần gì hết, ở đây có phương pháp đuổi bệnh. Mới đầu thì mấy con Thầy còn cho đi bác sĩ trị bệnh, nhưng mà nhiếp tâm và an trú tâm phá rồi thì dĩ nhiên là không có cần đi bác sĩ gì hết, ta gặp bác sĩ cho thấy, cho biết. Bệnh viện là cái phòng nhà thương, phải tu thực là khỏe. Phải không mấy con? Phải tu hành như vậy mới được chứ. Khỏi phải mang xuống bệnh viện Chợ Rẫy. Trời đất ơi! Trong cái phòng, một cái giường mà ba bốn người nằm, khổ lắm mấy con!

Ở đời tại sao mà người ta lại điên đảo tới cái mức độ mà không tự cứu mình, để cho mình vào nhà thương vậy?

Phật pháp có phương pháp làm chủ bệnh. Đau đầu mà Thầy có biết cái nhà thương bệnh viện Chợ Rẫy ra sao? Cho nên vì vậy nói thực sự ra trong khi mà mẹ Thầy bệnh, Thầy cứ lui đến là tại muốn nuôi mẹ Thầy, Thầy biết rất rõ. Mà trong khi chúng sanh vừa cái tết Mậu Thân mà chúng ta nó qua rồi, các con biết Thầy vô trong cái nhà thương mà họ còn đốt mấy cái chỗ máu, vì bị thương họ vô nhà thương (nghe không rõ) ở đây họ đốt máu, mấy cái chỗ máu của họ (1:19:01) nó tanh ghê gớm lắm mấy con.

(01:19:02) Thầy đi, trong lúc đó mẹ Thầy đau trong cái tết Mậu Thân. Bởi vì mình mà thương! Thầy đi trước Thầy đưa mẹ Thầy…​ Như vậy là khổ lắm! Thầy muốn nói khi mà mẹ Thầy đỡ được nhiều rồi: "Mẹ ráng tu, thôi bây giờ đi được nhiều rồi!" Thật là mẹ Thầy muốn chết cho xong rồi, không có cực khổ nữa đâu, sự thật khổ lắm mấy con!

Cho nên có đến nhà thương một lần mới biết, Thầy mới rùng mình, cái địa ngục mà ở cái thế gian này là cái nhà thương, Thầy biết rồi! Trời đất ơi, chỗ nào là cái địa ngục đây!? Là bệnh viện Chợ Rẫy đó mấy con, ghê lắm!

Cho nên vì vậy mà hiện giờ Thầy quyết định là Thầy giúp mấy con thoát ra khỏi đau khổ, không có đến nhà thương nữa! Thầy quyết định là cho mấy ông bác sĩ…​ (nghe không rõ) bệnh viện nó đóng cửa mấy con. Ai mà đi vào, người ta làm chủ bệnh gần chết đâu có vô đó nữa. Chỉ vì bây giờ mấy con không chịu tu tập thì mấy con phải vô đó thôi, đúng không mấy con?

(1:19:55) Thôi bây giờ Thầy về Thầy tiếp khách mấy con!

HẾT BĂNG