20090706 - CĂN BẢN TU TẬP

20090706 - CĂN BẢN TU TẬP

20090706 - CĂN BẢN TU TẬP

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh

Thời gian: 06/07/2009

Thời lượng: [01:08:21]

1- TẬP TỈNH THỨC LÀ CƠ BẢN NHẤT

(0:00) Cơ bản đầu tiên mà mình tu tập đó mấy con, phải tập tỉnh thức, phải tỉnh thức mấy con. Tập làm sao mà tập cho mình tỉnh thức, thì mình nương vào cái bước đi kinh hành. Mình hướng từng bước, từng bước, mình lưu ý dưới cái bước đi của mình, mình tập đi nó mới tỉnh thức. Đó là cái cơ bản nhất của người mới tu. Cho nên phải siêng năng, và đồng thời mình tập, mà mình siêng năng mình đi như vậy, đi suốt.

Bắt đầu mình tập chừng ba mươi phút. Đi ba mươi phút, rồi mình nghỉ lại khoảng độ chừng năm phút, hay mười phút thì bắt đầu đi nữa, và cứ mình tập như vậy. Ví dụ như một thời mình tu là ba tiếng thì mình chia ra. Cứ mỗi lần mình đi ba mươi phút, rồi mình nghỉ lại mười phút. Mình tiếp tục mình đi ba mươi phút. Ba mươi phút như vậy là mình đi ba lần, ba lần trong một cái thời tu đi kinh hành.

Thì như vậy ít ra mấy con sẽ tập ba tháng chứ không phải trong một tháng, phải ba tháng. Và đồng thời là khi mình đi như vậy nó cũng tập cho mình siêng năng mấy con, chứ lười biếng là coi như bỏ cuộc hết. Bởi vì buổi tối mình tu, buổi khuya mình tu, rồi buổi sáng mình tu, buổi chiều mình tu. Mà tập tỉnh thức là cái cơ bản nhất của của Phật giáo.

Sau khi mà tập tỉnh thức đi kinh hành được rồi thì mới tập xả tâm. Đó là cái bước thứ hai, cái giai đoạn thứ hai tập xả tâm. Xả tâm bằng tri kiến, bằng cái sự hiểu biết, bằng sự hiểu biết. Lúc bấy giờ người ta dạy cho mình tất cả các pháp đều là nhân quả. Cái gì xảy ra cho mình, đưa đến cho mình khổ hoặc là đưa đến cho mình vui, đều đó là nhân quả hết.

Cũng như hai người bạn gặp nhau nói chuyện vui vẻ, thích hợp nhau, đó là nhân quả thuận. Hai người bạn gặp nhau nói chuyện hơi cái tức giận, đánh lộn nhau thì đó là nhân quả nghịch duyên. Nó cũng có nhân quả nó mới gặp nhau, không nhân quả thì không gặp nhau.

Trong cuộc đời nay, thí dụ như mấy con hôm nay mà tập trung được về đây đều có nhân quả hết. Tại sao mấy người kia, người ta không có gặp mình ở đây? Mà tại sao mấy con lại gặp ở đây? Là do nhân quả. Nếu đời trước mình không gieo thì chắc chắn đời nay mình không gặp nhau. Nếu đời trước mình không gieo một cái duyên với nhau thì mình không sống chung trong một ngôi nhà.

Cho nên ví dụ như vợ chồng ở trong gia đình, con cái ở trong gia đình đều có gieo nhân quả với nhau hết. Mới cùng nhau sống trong một cái gia đình có vui, có buồn, có khổ, có rầu, có lo. Đều tất cả mọi cái đều nhân quả hết.

(2:54) Cho nên mấy con cứ tư duy suy nghĩ có phải đúng không? Nếu mà không đúng thì luật nhân quả nó đâu có. Mà nhân quả thì mấy con thấy đơn giản, đơn giản rất đơn giản. Mình đi mà nếu mình tỉnh giác thì mình sẽ không đạp con vật nhỏ dưới chân mình, thì đó là mình thiện.

Mà mình đi, mình thiếu tỉnh giác, mình đi như hồi nãy Thầy đi từ ở trong đó ra. Mà Thầy cứ đi, Thầy ngó cây ngó cối, Thầy không ngó dưới chân thì Thầy sẽ có đạp con kiến đó. Tức là cái lỗi là do Thầy thiếu tỉnh giác. Mấy con thấy không?

Bởi vì đó là cái pháp mà cơ bản nhất cho chúng ta tu tập để chúng ta ngăn ác ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện. Tuy nói rằng bốn pháp ngăn và diệt, rồi sanh thiện, rồi tăng trưởng thiện, bốn pháp gọi là Tứ Chánh Cần, nhưng sự thật có một pháp mấy con. Có một pháp một.

Ngăn ác thì nó sẽ diệt ác. Mà hễ nó ngăn ác mà diệt ác thì nó phải thiện, chứ nó không có làm sao mà ác được. Cho nên mình cần tu một pháp ngăn ác. Mà tu một pháp ngăn ác là tu pháp tỉnh giác, tỉnh thức. Tập tỉnh thức từng bước đi của mình thì nó ngăn. Rồi bắt đầu nó ngăn thì mấy con tới cái giai đoạn mà xả tâm. Giai đoạn xả tâm cũng ngăn ác diệt ác chứ có gì khác, nhưng mà xả từng tâm niệm.

Còn khi mình xả từng cái hành động bước đi của mình để đối cái các pháp bên ngoài, nó xả các pháp bên ngoài. Chẳng hạn như bây giờ Thầy đi từ trong đó ra đây mà Thầy tỉnh giác. Thầy đi Thầy nhìn dưới bàn chân, Thầy đi. Từng bước đi, Thầy tránh, Thầy không dẫm đạp con vật gì hết, đó là Thầy tỉnh giác. Mà Thầy sống trong thiện pháp, tức là ngăn ác đó, tỉnh giác tức là ngăn ác rồi.

Cho nên nó luôn luôn sống trong thiện pháp, không có ác pháp. Cái nhân của Thầy nó thiện pháp thì cái quả của Thầy nó sẽ an vui. Mà cái nhân của Thầy, cái hành động của Thầy mà nó không tỉnh giác thì nó sẽ có cái sự đau khổ. Mà có sự đau khổ, Thầy phải trả cái quả đau khổ đó, không thể nào mà Thầy tránh khỏi. Đó mấy con thấy không?

2- TẬP ĐI, TẬP NGỒI CŨNG LÀ LY DỤC

Cho nên vốn mình tu tập là đầu tiên, cái cơ bản nhất là mấy con phải tập đi kinh hành, tập đi kinh hành. Bước chân đi, nhìn rất kỹ mỗi bàn chân bước đi. Mỗi bước đi đều biết rất rõ. Còn nếu mình chưa biết rõ, mình hay quên thì mình nhắc: "Bước! Chân trái bước, chân phải bước". Mình tác ý để theo từng bước đi, để cho nó nhớ. Sau khi nó nhớ rồi thì mấy con khỏi cần tác ý. Để khi bước đi là nó nhớ, bước đi là nó nhớ, tức là tỉnh thức. Các con thấy chưa?

Nhưng đi mấy con có cái tướng đi xấu, Đi mà như ngựa, mà cúi cứ bước đi hoài thì xấu lắm. Mặc dù là mấy con, bởi vì mấy con cứ nhìn dưới bước chân, cố gắng cúi cái đầu xuống để mà đi mà nhìn, để mà nhớ bước chân chứ gì? Tại mình cảm nhận cái bước đi, chứ không phải nhìn cái bước đi. Cho nên đi, vẫn đi với một người bình thường mà không cúi đầu. Có phải không, mấy con thấy không?

Đó là tập một cái oai nghi tế hạnh của một người đi. Chứ không lẽ ông Phật, ông cũng đi cúi cái đầu hoài, ông Phật đi tướng xấu quá. Các con lưu ý cái vấn đề tu tập mấy con!

(6:31) Cho nên có nhiều người đi để mà tập trung trong bước đi của mình lại cúi cổ xuống. Thầy thấy mấy con hay thường đi kinh hành, hay cúi cổ lắm. Cho nên mình, đi mình phải ngó xa ra, vừa với cái tầm cái chân. Nhưng mình lắng nghe từng bước đi, cảm nhận từng bước đi, chứ không phải nhìn ngó bước đi. Còn mấy con cứ dùng mắt mà nhìn ngó bước đi thì cúi đầu. Mấy con lưu ý. Phải không?

Cho nên khi tập mình thấy rất tự nhiên mấy con, đi sao mà rất tự nhiên. Cái oai nghi tế hạnh, đạo Phật nó có cái oai nghi tế hạnh. Không thể nào mà cái người mà đi hay hoặc ngồi một cái tướng rất xấu thì không được. Cho nên đi nó cũng phải tự nhiên, thẳng thắn, nhìn thẳng tới trước để mà hoàn toàn. Nhưng luôn luôn tỉnh giác, cảm nhận cái bước đi.

Mấy con nhớ kỹ cái lời Thầy, mà nó lợi ích cho mấy con rất lớn mấy con. Mình tỉnh giác, đó là cái pháp đầu tiên mấy con phải tu tập ba tháng. Sáng mấy con cũng tập, trưa mấy con tập, chiều mấy con tập. Sau khi ba tháng mấy con tu tập được rồi thì mấy con mới tiếp tục tu tập cách thức ngồi.

Ngồi có nhiều người ngồi xấu lắm mấy con, ngồi ẹo qua vầy, ngồi khòm, họ khoái lắm. Ngồi khòm vậy chứ co rút lại như cuốn chiếu thì nghe nó an lắm, nhưng mà trật con. Con cứ ngồi thẳng lưng xương sống như thế này, tức là mình gom tâm đó, tay chân mình vẫn giữ gom tâm. Còn như mình để như thế này là nó bình thường. Còn gom như vậy, tức là nó gom.

Đó mình đặt như vậy, mình ngồi xếp bằng thì cái tâm mình gom lại. Nó gom vô, nó tập trung ngay chỗ hai bàn tay, nó gom. Nó ít có vọng lắm, nhưng không khéo nó lại ức chế tâm.

(8:25) Cho nên vì vậy mà khi thấy cái tâm mình nó bị loạn, loạn tưởng, nó lăng xăng. Nó nhớ cái này cái kia thì mình gom lại. Mình nắm chặt hai bàn tay mình lại, nắm chặt, cái nó gom vô. Gom vô cái mình nhắc: "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Tất cả các hành đều xả ra hết". Cái mình ngồi im lặng, cái nó gom.

Tức là mình tập trung vào lại cái bàn tay, mình để chỗ hai bàn chân nó gom. Tay chân của mình nó gom lại một chỗ mấy con. Tức là tâm nó theo đó, nó gom vô theo mình đó. Nó mạnh lắm. Đó là cách thức mà. Đó mấy con nhớ!

Thì đó cách thức ngồi thì phải lưng thẳng, không có được ngồi khòm, cũng không được nghiêng. Có người ngồi cúi cổ, có người ngồi thụng, có người ngồi nghiêng qua như vầy. Đó là chạy theo xúc tưởng hỷ lạc, cái hỷ lạc của cái thân họ. Có người ngồi thụng, khòm nó cũng là hỷ lạc mấy con. Nó có sự an lạc của nó, cho nên mình thích, mình ngồi nó thụng, nó khòm lại.

Còn ngồi thẳng vậy, bắt đầu mấy con ngồi thẳng vậy nó chưa có an lạc đâu. Nhưng mà sau này nó an lạc, nó an lạc rất lớn. Bởi vì ngồi, cách thức ngồi như vậy gọi là ly dục ly ác pháp. Còn mình mới vô ngồi mà nghe nó an lạc, đó là mình chạy theo dục rồi, con hiểu chưa? Còn mình ngồi vầy nghe nó đâu có an lạc đâu, có phải không? Tức là mình ly dục rồi.

Mà khi nó có lạc, là do lạc ly dục sanh hỷ lạc. Khi mà con ngồi thẳng vầy mà tới chừng nó có an lạc rồi, thì nó rất là tốt. Rất là tốt cho cái đường tu của con. Tức là do ly dục sanh hỷ lạc, chứ không phải mình chạy theo dục. Còn mình ngồi xuống mình thụng như vậy đó, ngay đó là mình chạy theo dục rồi. Cái ngồi của mình đã bị dục rồi.

Mấy con lưu ý, Thầy nói cho mấy con lưu ý. Cách thức mấy con ngồi, rồi mấy con lắng nghe cái cơ thể của mình. Tức là mình bị dục, mình ngồi theo dục. Còn mình ngồi thẳng vậy nghe nó mới đầu các con nghe nó không có an lạc được, nó không có an lạc. Tức là mình đang ly dục, đang ly dục, hoàn toàn không ham muốn.

Thì khi mà ly dục thì nó phải có hỷ lạc của ly dục. Ly dục sanh hỷ lạc mà, mình ly dục rồi, nó mới có hỷ lạc. Còn bây giờ nó có dục rồi thì tức là mình chạy theo dục đó, thì cái hỷ lạc của dục thôi, chứ không phải là hỷ lạc của ly. Thầy nói vậy để các con lưu ý, để cái vấn đề tu.

(10:49) Bởi vì sau khi ly dục rồi thì nó sẽ có cái hỷ lạc của ly dục, chứ không phải là hỷ lạc của dục. Còn đầu tiên mình vô, mà có cái gì mà nó an ổn cho mình đó là dục lạc. Bởi vì cái thân của mình nó thích dục trước, cho nên nó chạy theo dục, các con nên lưu ý như vậy. Do đó vốn mục đích của mình là ly dục ly ác pháp để nhập vào cái bất động tâm, bất động tâm.

Vì vậy cho nên mình phải tu đúng pháp. Cái pháp nó dạy cho mình ly dục, mà mình tu theo dục thì mình kiến giải ra mình tu theo, Tức là mình tu sao cho nó an ổn đó, thì mình theo cái dục mình tu thì không phải ly dục. Đó mấy con nhớ! Cho nên cái pháp nó dạy mình là không lấy cái dục mà đi vô, mà lấy cái ly dục mà đi vào.

Mà sau khi ly được rồi thì nó mới có cái sự an lạc của nó. Đó là cách thức tu, cơ bản lắm mấy con! Vì vậy mà nó giải thoát ở trên cái sự ly dục chứ không phải giải thoát ở trên hỉ lạc. Nếu mà tu mà cái nó khổ, nó đau, nó làm cái thân tâm mình khổ, thì ai tu cho nổi? Nó phải có cái lạc của sự ly dục. Mà mục đích của mình để ly dục, để được giải thoát chứ, ly dục ly ác pháp mà.

Cho nên ban đầu mình tập tỉnh thức rồi, thì bắt đầu ngồi tỉnh thức thì nó không bị lờ mờ, nó sáng suốt. Mà nó sáng suốt thì từng tâm niệm, từng cái tâm tham, sân, si của mình hiện ra từng niệm là mình biết mặt hết.

Cho nên từ đó mình có câu tác ý: "Tâm bất động thanh thản an lạc"“mày là dục gì, biết liền, ái kiết sử nè”. Phải không? “Ngũ Triền Cái nè, thì chỗ này không phải là chỗ mày, tao quyết định là tao đuổi đi hết”. Cho nên Ngũ Triền Cái cũng phải chịu đi, Thất Kiết Sử cũng phải đi. Mà Thất Kiết Sử, Ngũ Triền Cái đi thì chứng đạo chứ có sao, còn chỉ có một tâm bất động.

Mà cái tri kiến giải thoát là cái sự tỉnh thức của mình, mà mấy con tập tỉnh thức là cơ bản của bước đi. Mà đi đúng, đi, khi đi cũng là ly dục ly ác pháp, cho nên các con đâu có đi mà lấy dục mà đi đâu. Đi đúng pháp. Bởi vì pháp nó ly dục mà. Mấy con ngồi thì mấy con cũng ngồi ở trong sự ly dục, ngồi thanh thản đàng hoàng, nó không có dục trước đâu. Bắt đầu từ cái chỗ mà ly rồi thì nó mới có cái an lạc của nó, của sự ngồi đó.

Cho nên con thấy, ngồi bán già hay kiết già, mới đầu nó chưa có yên đâ. Nhưng mà ngồi một lúc rồi mấy con sẽ thấy nó an lạc. Cái chỗ đó mình phải thấy được cái chỗ ly dục nó sanh hỷ lạc của cái ly dục. Còn bây giờ vô trong con ngồi nghe nó an ổn trước thì không được, sai pháp. Cho nên tu nó lợi ích lắm mấy con, tu hết rồi lợi ích rất nhiều.

3- BẤT ĐỘNG TÂM MỚI NHẬP ĐƯỢC TỨ THIỀN

(13:39) Nó tỉnh giác rồi, bắt đầu bây giờ mình ngồi, mình gạn lọc Tầm Tứ của mình xả tâm, để cho bất động. Mà khi bất động là chứng đạo đó con. Chứng đạo cái chỗ bất động tâm. Nó không còn niệm nữa ngồi đó mà. Mà khi không niệm thì nó phải có cái lực không niệm, tức là cái lực ly dục ly ác pháp. Cho nên bây giờ con muốn cái thân con chết hồi nào nó tịnh chỉ hơi thở chứ.

Cho nên ví dụ bây giờ con ly dục ly ác pháp, tức là ly dục ly ác pháp, tức là con ở trên cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ. Trên thân quán thân, nó bất động, nó im lặng, im phăng phắc từ ngày này đến ngày khác là ở trên cái chỗ bất động đó, nó đủ Tứ Thần Túc. Cái chỗ bất động đó nó có Tứ Thần Túc. Dục Như Ý Túc con muốn cái thân con cái gì thì nó làm theo hết. Con muốn nhập cái Định nào là nó vô hết, chứ con ngồi thiền con không thể nào nhập Định.

Bây giờ con ngồi đây con tập tỉnh thức để xả tâm chứ không phải Định. Mà con xả hết rồi cái tâm con bất động, tức là cái tâm con sẽ ở trên Tứ Niệm Xứ đó. Bây giờ ở trên Tứ Niệm Xứ đó, nó mới đủ bốn cái lực của nó: Dục Như Ý Túc, Định Như Ý Túc, Tuệ Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc. Nó có bốn cái lực của nó hiện ra rất rõ ràng.

Đầu tiên nó hiện ra cái Tinh Tấn Như Ý Túc, nó làm cho các con siêng năng. Mình thấy mình ngồi đây mình xả tâm, mà từng tâm niệm mình xả rồi nó an ổn. Có cái tâm bất động yên ổn đó, mình luôn luôn muốn tu, ham tu, thích tu, tức là Tinh Tấn Như Ý Túc. Tinh Tấn Như Ý Túc, như ý mình muốn mà, nó làm cho mình thích tu, tức là cái sự siêng năng.

Mà bây giờ mình bắt buộc mình tu tập, cố gắng tu tập đó là chưa phải là tinh tấn, siêng năng tự nó muốn, mà mình bắt buộc. Nhưng mà đầu tiên là mình phải bắt buộc thôi, chứ mình đâu làm sao có mà được. Trừ ra khi tâm bất động nó mới có, mới có Tinh Tấn Như Ý Túc được.

Rồi Tinh Tấn Như Ý Túc thì nó phải có Định Như Ý Túc. Bởi vì mình siêng năng, mình ở trên tâm bất động thì tâm bất động nó là như ý túc rồi Định Như Ý Túc. Tức là tâm bất động đó là Định Như Ý Túc. Nhưng mà khi nó có Định Như Ý Túc thì con mới nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền mới được.

Còn cái tâm con bất động nó mới khởi sự, khởi sự Định chứ chưa phải là vào Định. Định thì nó có bốn cái loại Thiền Định của nó chứ không phải là một thứ được. Sơ Thiền là một loại Định đầu tiên, Nhị Thiền là Định thứ hai, Tam Thiền là Định thứ ba, Tứ Thiền là Định thứ tư.

(16:16) Nhưng mà bây giờ các con không thể nào, các con chưa có cái tâm bất động thì mấy con không bao giờ mà với tới bốn cái Thiền Định này được, không bao giờ giải thoát được. Nhưng ngồi thì xả tâm, chứ không thể nào mà ngồi thiền. Xả hết thì tâm bất động, nó là tiền Định, chứ nó không thể Định được. Nhưng tâm bất động thì nó mới thực hiện Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn. Khi mà ở trong tâm bất động, nó có Định Như Ý Túc, thì khi có Định Như Ý Túc rồi thì con mới nhập được Sơ Thiền.

Cho nên có người nói chưa biết gì hết ? “Tôi ngồi vậy tôi thấy tâm tôi không vọng tưởng thì chắc chắn là diệt Tầm Tứ, tôi nhập Nhị Thiền hay này kia”. Không! Không có. Cái đó ức chế ý thức của mình, tức lọt ở trong Không Tưởng, chứ không phải là Thiền Định. Cho nên tu sai là nó lọt trong Không Tưởng, chứ không thể ở Thiền Định.

Bởi vì ý thức của mình là Tầm Tứ mà, nó suy nghĩ nó tác ý ra, nó suy nghĩ gọi là Tầm Tứ. Mà bây giờ nó không suy nghĩ gì, nó ngồi yên. Mà nó đâu phải là Định, nó Không Tưởng, nó lọt trong Không Tưởng. Cho nên mấy con ngồi mà ức chế ý thức của mấy con không có niệm gì hết là sai. Ngồi thì có niệm xả, tác ý xả để tâm bất động.

Khi tâm bất động rồi thì người ta mới hướng dẫn cho mấy con tới một cái giai đoạn để mấy con nhập các Định. Tâm bất động thì mấy con phải có Định Như Ý Túc. Vậy thì mấy con cứ ra lệnh thử coi nó có nhập được không? Bây giờ đó, ví dụ như muốn nhập Sơ Thiền thì mấy con bảo.

Mặc dù là trong khi mấy con ngồi, mấy con ly dục ly ác pháp để mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ chứ gì? Mấy con ở trên trạng thái bất động Tứ Niệm Xứ chứ đâu phải là Thiền Định được. Khi mà các con ở trên Tứ Niệm Xứ, tâm bất động rồi thì nó mới có Định Như Ý Túc. Thì Định Như Ý Túc, thì nó mới nhập vô các cái Định mới được. Thì lúc bấy giờ nhập Định thì bằng cái ý thức của chúng ta truyền lệnh.

Ý của chúng ta nó là cái lệnh truyền, "ý làm chủ, ý tạo tác ý dẫn đầu các pháp mà". Mà bây giờ các con ly dục ly ác pháp hết, tức là các niệm không có thì cái tâm con bất động. Thì bất động đó nó mới có Định Như Ý Túc. Định Như Ý Túc thì bây giờ con mới truyền lệnh ra, muốn nhập Sơ Thiền con bảo: "Phải ly dục ly ác pháp nhập vào Sơ Thiền".

Thì cái ly dục ly ác pháp mà con tu tập để mà ở trên Tứ Niệm Xứ thì nó không có năm chi Thiền, con hiểu không? Nó không có năm cái trạng thái của năm chi Thiền, của Sơ Thiền. Mà khi con ra lệnh, con bảo: "Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền" là nó có năm chi Thiền liền. Nó khác, nó liền, nó khác liền. Nó cũng ly dục ly ác pháp, nhưng mà nó ly dục ly ác pháp để nó vào thiền. Còn con bây giờ ly dục ly ác pháp để ở trên Tứ Niệm Xứ. Nó khác, nó không phải giống nhau.

(19:11) Cho nên nghe cái danh từ thì nó giống nhau nhưng mà nó khác nhau, nó không giống nhau. Cho nên con ở trên được cái mảnh đất của Tứ Niệm Xứ, cái tâm bất động đó thì con mới ra lệnh, con mới vào được cái Sơ Thiền. Ly dục ly ác pháp để vào cái Sơ Thiền. Thì năm chi Thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, nó sẽ hiện ra ở trên cái chỗ Sơ Thiền. Cái trạng thái Sơ Thiền nó không phải là trạng thái của Tứ Niệm Xứ.

4- TỨ THIỀN CÓ CÁC TRẠNG THÁI RIÊNG KHÔNG PHẢI BỐN BẬC THANG

Do đó con bây giờ ở trong cái Sơ Thiền rồi, thì bây giờ con phải xuất ra khỏi cái Sơ Thiền con mới trở về Tứ Niệm Xứ, trở về trạng thái Tứ Niệm Xứ. Từ ở trạng thái Tứ Niệm Xứ đó, cái mảnh đất mà Tứ Niệm Xứ đó con mới vào Nhị Thiền. Chứ không phải là ở Sơ Thiền mà bước qua Nhị Thiền được đâu. Không phải bây giờ nó làm như cái mức thang, nó có bốn mức thang, từ cái mức thang thứ nhất là Sơ Thiền rồi lên mức thang thứ hai, không phải vậy.

Nó phải trở ra, trở ra cái mảnh đất của Tứ Niệm Xứ. Nó ở trên trạng thái bất động của nó, rồi bắt đầu nó mới cái lên Nhị Thiền. Chứ nó không phải là cây thang của bốn thiền. Mình hiểu như là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền là bốn cái nấc thang của một Thiền Định. Không phải! Nó không phải vậy.

Cho nên, các con đọc trong kinh Niết Bàn, mà khi đức Phật nhập bốn thiền để mà. Thì khi mà vào Sơ Thiền rồi, đức Phật phải xuất Sơ Thiền, rồi mới nhập Nhị Thiền. Rồi xuất Nhị Thiền, rồi mới nhập Tam Thiền. Rồi vậy thì đức Phật xuất cái Sơ Thiền hay xuất cái Nhị Thiền, thì đức Phật ở đâu? Xuất tức là mình ra khỏi cái trạng thái của Thiền Định đó, các con hiểu không?

Mà ra thì nó phải ra trên cái mảnh đất nào? Thầy ví dụ như bây giờ Thầy bắc cái nấc thang đó. Con trèo lên cái nấc thang đó, con xuống cái nấc thang đó thì con phải xuống cái nền chứ, rồi con mới qua một cái thang thứ hai, phải không? Con mới trèo cái nấc thang nó dài hơn. Chứ không phải là con phải đi hai nấc thang mới lên cái thang thứ hai.

Cái thang thứ nhất, cái mức thang nó vầy. Bây giờ cái nấc thang của cái cây thang thứ hai đó, cái nấc thang nó không có vầy đâu. Nó một nấc của nó mà nó dài vầy bằng hai. Có phải không? Cái sức của con bây giờ đứng từ cái chỗ cái nền này mà bước lên cái thang, mà cái nấc thang dài thì đó là Nhị Thiền. Rồi sau khi con muốn vào cái nấc thang thứ ba đó, thì nó không phải là ba nấc. Mà nó một nấc mà nó gấp ba lần của cái Sơ Thiền. Con hiểu không?

Cho nên con phải trở xuống cái nền nhà, con mới bước một cái bước. Bây giờ cái bước chân con nó dài ra con mới trèo lên được cái thang thứ ba. Con hiểu chưa? Đó! Rồi bắt đầu bây giờ cũng trở về với cái nền nhà rồi bước lên cây thang thứ tư. Mình hiểu như vậy mới biết được Phật pháp.

Chứ không hiểu như vậy, kể như là mình nghĩ Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền giống như một cái cây thang có bốn nấc, không phải, nó khác, nó không phải vậy. Bởi vì mỗi trạng thái của một cái Thiền Định nó không có giống nhau, và nó không có nối tiếp nhau được.

(22:14) Cho nên trong những cái bài kinh đức Phật, nếu mà không có những bài kinh này thì chắc chắn Thầy xác định cũng không ai tin Thầy. Bởi vì kiến giải người ta nghĩ, nghĩ theo cái tâm phàm phu, cái vật chất của thế gian. Chứ người ta đâu có nghĩ răng Phật pháp, nó đâu có giống như cái vật chất của thế gian được.

Một người tu mà tu xong người ta nhập được các Định rồi, người ta thấy: "Trời đất ơi! Như thế này thì kinh sách mà viết như thế này, thì chắc không ai hiểu nổi hết". Thật sự ra Thầy không giải thích thì không ai hiểu nổi kinh sách đâu. Họ hiểu theo cái kiến giải cái tâm phàm phu, cái chưa có kinh nghiệm, họ phải hiểu theo cái tri kiến đó thôi, chứ không có cách nào khác.

5- VÀO ĐẠO PHẬT LÀ PHẢI HỌC OAI NGHI CHÁNH HẠNH

Cho nên vì vậy mà cái pháp đầu tiên các con nhớ tập đi kinh hành. Nhưng mà đi làm sao mà cái tướng đi mình là một người vô sự. Đi như người đi chơi mà tướng đi rất là nghiêm trang tề chỉnh. Chứ không phải đi cho có đâu. Đi mình phải xem cái oai nghi, cái tướng hạnh của mình đi. Đạo Phật nó có oai nghi chánh hạnh chứ. Mình đi mà mình cúi, mình khòm xuống vậy, chánh hạnh chỗ nào được? Đi mà nghiêng cái cần cổ vầy, làm sao chánh hạnh được?

Các con nhớ, bởi vì cho nên vào đạo Phật là mình phải học những oai nghi chánh hạnh. Cái đi cũng có cái oai nghi chánh hạnh, cái ngồi cũng có đúng oai nghi chánh hạnh. Cho nên hầu hết là Thầy thấy quý cô, quý thầy mà tu tập, từ cái đi cho đến cái ngồi, sai nhiều lắm. Nội cái oai nghi chánh hạnh nó đã xác định cái sai của cái tướng đi, cái sai của cái tướng ngồi là cái biết, và nhiếp tâm trật hết. Nó đúng là đúng, mà nó trật là trật.

Mà nó trật nó thể hiện qua cái tướng của nó, cái thân tướng của nó thôi. Cái ngồi mà khòm như vậy làm sao mà Thiền Định gì? Mấy người đi chạy theo dục, chứ ở đó Thiền Định. Ngồi mà nghiêng như thế này thì Trời Đất ơi! Thầy nói thôi, cái oai nghi vậy làm sao? Cái tướng ngồi như vậy làm sao gọi là đúng, là chánh hạnh của Phật? Nó trật hết.

(24:23) Cho nên mấy con đi ngang qua một cái dãy thất mà quý thầy ngồi. Mấy con chỉ nhìn, đi lướt ngang qua, mấy con nhìn thấy cái tướng ngồi, biết người đó đúng sai mấy con. Thấy ngồi sai là biết sai rồi đó. Ông này nói nhập Định, nhập gì, biết ông này nhập Định của ngoại đạo rồi đây. Cái tướng ngồi đó là Định của ngoại đạo, Không Tưởng rồi đó, nó không đơn giản.

Cho nên vì vậy khi mà tu tập thì hôm nay mấy con được nghe Thầy nói. Nhưng thật sự ra Thầy thấy mấy con là những người quyết Tầm Tứ thì Thầy sẽ cho mấy con. Một mình mấy con đến đây một người thôi, không có nhiều để mà Thầy kiểm tra, Thầy dạy cách thức ngồi, đi, đâu đó đàng hoàng chứ. Người đi tướng vầy, kẻ đi tướng khác, mấy con bắt chước nhau nó trật hết, các con hiểu không? Phải dạy từng người mấy con.

Thầy chịu khó lắm. Thầy chỉ mong là Thầy đào tạo cái người người tu chứng. Cho nên dù cực khổ cách nào đi nữa thì Thầy cũng, khi mà thấy mấy con quyết tâm thì Thầy không bỏ. Cái quyết tâm của mấy con là cái chỗ nào? Sống độc cư một mình, sống không chơi với ai hết. Bởi vì mình quyết cuộc đời mình sanh già bệnh chết, cái khổ của mình là sinh tử rồi.

Mà đến đây nghe Thầy nói phải lập cái Hạnh trước, giới luật mà. Mà mình sống, mà mình độc cư được rồi thì mấy người đó là mấy người Thầy chọn đó, chọn vô tu. Thầy dẫn dắt tới nơi tới chốn. Thầy chọn một Thầy một trò dẫn nhau đi đó, chớ không có để mấy con. Bởi vì cái người mà giữ được độc cư là cái người đó có căn cơ rồi đó.

Chứ còn mấy người mà nói chuyện này kia, mà buồn buồn rồi đứng thất này nhìn thất kia, rồi cười với nhau mỉm chi, thì thôi rồi rồi. Thầy nói thôi, họ còn vui đời. Kêu là đời không muốn bỏ mà muốn thêm đạo đó mấy con, không tu được.

6- TU ĐỂ LÀM CHỦ GIẶC SINH TỬ

Đời phải bỏ hết, cuộc đời là dục lạc, cái vui của cuộc đời là cái vui của đau khổ. Cho nên từ đó những cái oai nghi tế hạnh của mình lập đúng rồi, thì bắt đầu Thầy sẽ đến với mấy con, Thầy sẽ hướng dẫn nhập Định. Thầy không bỏ mấy con, không bỏ.

Những người đó đã có căn cơ, thì dẫn tới nơi được, để mấy con cứu lấy mình làm chủ sự sống chết, thoát ra khỏi giặc sanh tử. Mấy con cướp lại quyền tự sống, quyền sống của mình. Chứ giặc sanh tử nó đang làm chủ, nó đang cai trị cái quyền sống của mấy con hết rồi. Bây giờ nó bảo mấy con bệnh thì mấy con phải bệnh thôi, không có cách gì.

Mấy con nói: "Thôi tôi không đau đâu", không có được. Mà nó bảo chết, nó bảo bây giờ thở không được. Nó nghẹt cổ, nó thở không được, thì mấy con cũng thở không được. Nó bảo con chết, rồi mấy con cũng chịu chết. Mấy con đang ở trong sự nô lệ của giặc sanh tử, mấy con như những người nô lệ của giặc sanh tử. Mấy con chưa làm chủ được nó.

(27:28) Còn đối với Thầy thì nó không làm chủ được. Thầy bảo sống thì giặc sanh tử nó rút nó đi, chứ nó không dám cãi đâu. Nó cãi Thầy là Thầy đuổi đi chạy không thấy đích. Tại sao? Tại vì tâm Thầy bất động, cho nên nó làm động không được, nó phải chạy. Còn mấy con nó vô, nó quậy một hơi nó dẫn mấy con chạy tứ tung.

Cho nên vì vậy mà đầu tiên mấy con tập tỉnh thức, rồi bắt đầu mấy con tập xả tâm. Tập xả tâm không có nghĩa con ngồi không mà xả, đi cũng xả nữa mấy con. Ngồi cũng xả, nằm cũng xả, tất cả mọi cái, để lắng nghe những tâm niệm của mình. Từng các pháp bên ngoài tác động coi mình xả được hay không? Nếu xả không được thì mấy con bị chướng ngại.

Cũng như bây giờ trời nực quá, cái mấy con than thở trời nực thì tức là mấy con bị trời nực nó tác động mấy con, thì mấy con bị ác pháp rồi. Nhưng mặc nó tao chẳng sợ đâu, thì như vậy là mấy con thấy giặc thản nhiên lắm. Trước cái thời tiết mấy con thản nhiên, tức là mấy con đối với pháp. Mà bắt đầu bây giờ nghe nực cái bật quạt máy lên là mấy con bị nô lệ, thì nó sai mấy con.

Cho nên từng cái tu mình mới thấy được cái làm chủ của mình. Mà từ những cái làm chủ nho nhỏ đó nó sẽ đi đến cái làm chủ lớn, làm chủ giặc sanh tử. Mình phải cướp nó từng phần, từng phần, từng phần để rồi mình độc lập nước mình.

Chẳng hạn bây giờ Thầy súng đạn dở, lực của giặc sanh tử nó nhiều, cho nên Thầy tập trung một cái số nào đó, Thầy làm một cái căn cứ. Từ đó Thầy mới chiếm dần ra, nó vậy đó Thầy mới thành công chứ, y như là đánh giặc. Thì mấy con nghe nói như vậy, thì đâu tiên mấy con lập căn cứ thì đó là sự tỉnh thức đó.

Cái căn cứ địa nó vô không được là chỗ mình tỉnh thức. Rồi bắt đầu đó, mình đánh vô đó, thì mình xả từng niệm, từng niệm ra. Mình xả từng ác pháp ra, đánh chiếm nó đó. Mà nếu mà tao chiếm hết, mà không còn nó nữa thì coi như là tao độc lập. Có phải không?

Tâm mình còn bất động là mình độc lập rồi, nó đâu còn vô được nữa. Đó là mình làm chủ đất nước của mình, mình không đánh nước người ta đâu. Cũng như nước con thì con giữ, Thầy đâu có lại Thầy chiếm nước con đâu, Thầy chỉ lo nước của Thầy. Thầy có độc lập được nước Thầy hay không? Thầy có chủ quyền được hay không? Thì do Thầy phải đem hết sức lực của mình ra chiến đấu với giặc sanh tử.

Con cũng vậy. Nước của mấy con thì mấy con cũng bị giặc sanh tử xâm chiếm, nước của Thầy cũng vậy. Nhưng mà Thầy đuổi giặc sanh tử được thì Thầy làm chủ quyền của đất nước Thầy, chứ Thầy không thể làm chủ quyền đất nước của con được. Thầy độc lập, Thầy cắm cờ độc lập, mà nước con thì còn bị giặc thì con chịu.

Bây giờ con có đến hỏi Thầy dùng chiến thuật, chiến lược như thế nào mà đánh được giặc sanh tử vậy? Thầy nói, Thầy dạy mấy con thôi, rồi Thầy huấn luyện cho mấy con. Một thời gian ở trường huấn luyện, mấy con về, mấy con mới đánh nó chứ.

(30:40) Cũng như, thí dụ như Việt Nam của mình tốt lắm mấy con. Sau khi thấy quân đội Campuchia như vậy thì Nhà nước mình cho quân đội Campuchia những người mà có khả năng, có tài cho vô trường quân đội của mình học. Huấn luyện mấy cái anh này, sau đó anh về. Anh học chiến thuật của mình về để đánh Campuchia, anh làm chủ mà, anh giải phóng đất nước anh luôn đó.

Nhưng mà mình không hề cai trị đất nước người ta, Việt Nam mình tốt thiệt. Chứ gặp người Tàu thì không tốt đâu, họ lấy luôn. Thành ra Thầy nói thật sự mấy con, bây giờ coi như là mình, cái nước của mình đang bị trị. Mỗi các con đều có một cái đất nước.

Cho nên vì vậy mà nghe lời Thầy, mấy con nên tập đi kinh hành, oai nghi tế hạnh ở trên cái tướng đi của mấy con tập. Rồi hôm nào đó thì Thầy sẽ trực tiếp, Thầy kêu mấy con từng người thôi. Vô đây mấy con đi Thầy coi thử coi đúng hay không? Đi coi có khum cổ, hay đi có nghiêng cổ, như thế nào, Thầy sửa lại. Chừng nào Thầy sửa cho mấy con quen đi đúng rồi, về tu tập đi con.

Còn hôm rày thì mấy con đến như làm quen, làm quen Tu viện mình thôi, biết chưa? Làm quen để đời sống mình sinh hoạt như thế nào, để rồi mình sống trong một cái thất riêng tư. Hồi nào mình sống trong gia đình người này, người kia làm ồn náo này kia rồi đó, bây giờ mình sống một mình, mình thấy coi nó có thích vui hay không?

Thấy thời gian sau, Thầy thấy mấy con sống cũng được rồi. Ở một mình nhà, rồi có ai đến quấy rầy mình đâu? Thầy thấy là sống cũng thấy thích được rồi. Đó là những cái giai đoạn đầu, mình tập trong hai tháng, ba tháng. Rồi lần lượt Thầy theo dõi, lần lượt rồi Thầy dạy, mới dám đi tới.

Còn mấy con thì ở xa quá, mấy con ở xa quá. Thì do đó, thì chắc chắn là Thầy phải dành cái thời gian để trực tiếp dạy mấy con. Xong rồi mấy con còn về nước, chứ ở đây mấy con đâu có ở được. Còn như mấy cháu này thì tụi nó sẽ ở đây lâu, Thầy sẽ dẫn dắt cho tụi nó tới nơi tới chốn mấy con. Hễ đến đây thì Thầy có cái trách nhiệm làm sao mà đưa mấy con đi đến nơi đến chốn, chứ không thể bỏ mấy con giữa chừng, giữa đường đâu.

Thầy không có bỏ mấy con giữa đường. Nhưng mà mấy con ở xa quá, mà mấy con thì chưa nắm được pháp, chưa nắm được pháp. Thầy thấy con đi kinh hành, Thầy cũng lưu ý lắm chứ, chứ không phải Thầy không biết đâu. Coi vậy chứ.

(33:13) Phật tử: Kiến, ốc nhiều quá, con không dám nhìn lâu, sợ đạp.

Trưởng Lão: Thầy coi như là mấy con đến, mà mấy con ở gần Thầy, đều là không lọt cái đôi mắt của Thầy đâu. Thầy quan sát, Thầy nhìn, Thầy xem để khi mà Thầy biết được cái sai, Thầy sửa mấy con, Thầy giúp cho mấy con. Cho nên hôm nay thì cô Hương thì còn chừng bao lâu nữa về con?

Phật tử: Dạ, hai tuần nữa con về thưa Thầy?

7- TỈNH THỨC LÀ SẼ NHIẾP PHỤC ĐƯỢC HẾT

Trưởng Lão: Hai tuần nữa, phải tập cho đúng đó. Để rồi khi mà về bên đó thì chỉ còn có một mình đó. Tập trật thì nó không bao giờ nó đạt được cái tâm bất động hết, mà tập đúng nó mới đạt được. Tuy nó đơn giản "tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự", câu tác ý thì thường thôi. Nhưng mà ngồi mà tu, coi chừng nó không dễ cái chỗ tu.

Tác ý thì nó dễ đó, nhưng mà nó bất động được hay là nó ở trong này, nó đang lặp đi lặp lại cái câu đó. Hay hoặc là nó đang có cái niệm gì, nó đủ thứ hết. Thường thường là mình nhắc: "tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự" thì ngồi im lặng. Thì anh ở trong trong này, anh cũng nhắc: "tâm bất động, thanh thản, an lạc vô sự", anh làm thinh không được, cái tật kì cục.

Các con cứ lắng nghe coi phải không? Mấy con im lặng nó không có chịu im lặng đâu, mà nó cứ lặp cái câu đó. Nó không nói cái chuyện khác, mà nó lặp cái câu mình nhắc nó. Nó làm cho mất cái bất động đi, nó bị động hoài. Chính nó cứ lặp đi lặp lại để cho nó giữ chứ gì? Nhưng mà không ngờ nó lại làm động nó.

Có tu rồi mấy con mới thấy cái chỗ đó không đơn giản đâu mấy con. Thì do đó mình mới nhắc: "Đừng có nhắc! Tao biết mà, tao biết bất động thì bất động chứ sao mày cứ mày nhắc hoài!". Như vậy chứ im lặng cái nó nhắc, nó không chịu làm thinh. Thì Thầy nói như vậy thì mấy con lắng nghe. Mấy con có tu tập, mấy con mới biết nó khó chứ nó không phải dễ.

Rồi bắt đầu như vậy thì mấy con muốn mà cho nó đừng có nhắc, thì mấy con làm sao? Đi kinh hành. Đi Kinh Hành Chánh Niệm Tỉnh Giác để ý bước đi, anh đâu có nhắc được nữa, có phải không mấy con? Rồi chừng nào mấy con ngồi mà thấy nó không nhắc thì được rồi. Mà mày còn nhắc là tao đi nữa, tao đi tao tỉnh thức mà. Tỉnh thức cho đến khi anh không nhắc.

Chứ anh đó sợ, nó sợ có niệm gì ở trong đó cho nên nó nhắc hoài, nó lo chứ đâu phải nó không lo. Rầy nó sao được? Nó có bổn phận nó phải bảo vệ cái sự bất động đó, cho nên buộc lòng nó thầm nhắc, có phải không? Nhưng mà nhắc vậy làm động tâm, đâu có được.

Cho nên vì vậy mà tao muốn cho bây đừng có nhắc nữa, tao bước tao đi. Thì tao chú ý dưới bước đi, thì mày hết nhắc. Có phải không mấy con? Mà vì vậy, mình tập như vậy đó, thì sau này nó không nhắc, còn mình nhắc bất động là nó bất động đó, nó không nhắc nữa. Nếu mà nó cứ nó nhắc hoài thì nó bị bước đi hoài, thì nó cũng sợ, cho nên tự nó, nó rút lui.

(36:18) Mấy con cứ tập đi, tự cái tâm của nó, nó sẽ sửa đổi, nó sửa đổi. Đầu tiên thì mình nhắc tâm bất động thì nó lo, nó lo không được bất động, cho nên nó thầm nó nhắc. Nó cũng tốt chứ không phải nó xấu, nhưng mà nó sai. Do đó thì cho nên vì vậy: "Không được! Mày cứ nhắc vậy động tâm, không được, tao đi kinh hành". Rồi các con thấy chừng nào ngồi lại mà nó không nhắc thì đó là nó tốt rồi, nó tỉnh thức hoàn toàn rồi con.

Tại vì nó không tỉnh thức, nó phải sợ. Chứ nó tỉnh thức nó không sợ. Nó biết nó chưa tỉnh thức. Hễ nếu mà lơ mơ cái có cái niệm khác vô, cho nên nó sợ, nó lo, nó làm hoài. Thì Thầy nói như vậy là nói tâm lý thôi. Tự mình, mình có cái tâm lý của mình, mà mình đâu có phải mình dẹp nó được đâu. Nó phản xạ tự nhiên của nó đó. Thành ra mình phải biết cách để mà sửa nó, mình sửa nó.

Cũng như một cái người mà sợ, thật sự ra nó có cái phản xạ sợ của nó. Con người nào cũng có bản chất sợ hãi, khiếp đảm. Trời nhá nhem tối, cái sợi dây chứ đâu phải con rắn mà hơi cong cong cái, mình vừa chợt thấy cái mình lo, mình nhảy à con. Nó là phản xạ tự nhiên chứ đâu phải là mình muốn nhảy đâu. Các con thấy đó là cái sợ tự nhiên, mà bản chất con người là sợ hãi và khiếp đảm, tự nó có ở trong đó rồi.

Mà muốn cho cho nó đừng có sợ hãi khiếp đảm thì nó phải tỉnh thức. Khi nó tỉnh hoàn toàn thì nó không sợ hãi, cho nên mới nhiếp phục được sợ hãi, khiếp đảm. Bởi vậy Thầy nói tỉnh thức là nó sẽ nhiếp phục hết được mọi cái. Mà cái pháp đầu tiên phải tập tỉnh thức chứ không cách nào khác nữa hết.

Rồi tỉnh thức rồi mới xả tâm là cái giai đoạn thứ hai. Nó tỉnh thức rồi, nó mới biết được tất cả những cái gì nó mới xả. Chứ bây giờ mình xả thì mình cũng thấy xả đó, nhưng mà sức tỉnh thức mình không đủ thì nó cứ nó bị loạn tưởng, nó bị hôn trầm hoài. Nên ngồi nó im im cái nó muốn buồn ngủ, còn hễ nó không im thì nó cứ nó lăng xăng ở trỏng hoài.

Còn không thì nó bảo vệ nó, thì nó ngầm nó tác ý hoài, nó không dám nghĩ. Thành ra nó cứ động không là mấy con. Phải không, mấy con nhớ chưa? Thành ra mấy con tu tập thì mấy con nên nhớ rằng: điều kiện cần thiết mấy con ghi chép lại những cái khi mình ngồi tu, mình đi, mình thấy cái gì mình ghi chép lại, thì đó rất là tốt.

Tại sao? Tại vì mình sẽ gửi đến cho Thầy xem: "Ờ trong ngày đó, tôi tu thấy nó như vậy, như vậy, vậy vậy…​ Cái nào đúng, cái nào sai xin Thầy chỉ dạy!" Để cho mình căn cứ vào cái chỗ tu tập của mình, cho trạng thái tâm của mình lúc cái thời điểm đó mình tu, mình thấy như vậy. Ngày nay, rồi ngày mai, ngày mốt nó ở trong cái trạng thái nào? Nó thay đổi như thế nào? Đều là mình theo dõi được nó hết, thì nó sẽ tiến bộ hơn, nó sẽ đi tới nơi tới chốn. Con hỏi đi con.

8- CÁC TRẠNG THÁI ỨC CHẾ

(39:46) Phật tử: Con xin hỏi là, làm như thế nào để phân biệt được cái trạng thái là mình bị ức chế hoặc là cái trạng thái mà hôn trầm lười biếng?

Trưởng Lão: Bây giờ cái trạng thái mà ức chế đó con thấy rất là rõ. Bây giờ cái sức của con, bây giờ con ngồi lại mà con cố, con giữ cái tâm con bất động. Cái ý thức con không khởi niệm gì hết, hoàn toàn con im lặng đó là con bị ức chế.

Cái thứ hai là con bị ức chế bằng cái đối tượng, bằng cái đối tượng của nó. Cứ thấy hơi thở ra vô, ra vô vậy mà trong đầu không có niệm nào khởi thì là hơi thở ức chế ý thức, thì bị ức ức chế, đó là cái thứ hai. Cái thứ ba là con dụng cái pháp nào con tu tập là bị ức chế. Ví dụ như con đi kinh hành thì con nếu mà cứ biết bước đi hoài, con ráng tập trung dưới bước đi mà ý thức con không khởi thì con cũng bị ức chế.

Còn ở đây người ta tập tỉnh thức để rồi người ta xả tâm. Cho nên niệm nó cứ khởi ra, người ta xả, chứ người ta không có diệt nó. Còn con mà bây giờ tập tỉnh thức mà con đi một giờ, hai giờ mà nó hoàn toàn nó không niệm là coi chừng con bị ức chế. Còn người ta tập tỉnh thức, người ta đi để người ta đi vậy, thì thỉnh thoảng nó có niệm, người ta đâu có sợ,

Niệm để nó sau này tôi xả mà, nhưng tập tỉnh thức cho nó có tỉnh thức. Mà khi tỉnh thức con mới thấy niệm nó khởi ra con thấy, con biết, đó là tỉnh thức. Cho nên đừng có diệt niệm.

9- BỊ HÔN TRẦM THÙY MIÊN THÌ ÔM PHÁP THÂN HÀNH NIỆM NGAY

Phật tử: Thưa Thầy! Trạng thái của con ở đây là con đi kinh hành đi ba mươi phút, nhưng mà nhiều khi mình đi được hai mươi phút thì con thấy nó cũng mệt mỏi, hôn trầm. Bình thường con đi kinh hành con không phân biệt được đó là cái lúc đó con cũng có thể bị hôn trầm lười biếng, con không phân biệt được hay là mình đi Thân Hành Niệm ạ, đi Thân Hành Niệm thì ức chế cái hôn trầm hay là do cái bản năng lười biếng đó, cái hôn trầm lười biếng con không phân biệt được.

Tại vì nhiều khi con muốn cố lên, con muốn cố đi Thân Hành Niệm để vượt qua hôn trầm lười biếng nhưng mà sợ là nó lại là ức chế.

Trưởng Lão: Không phải đâu con, để Thầy nói cho. Khi mà mình bị hôn trầm, thùy miên. Thì thật sự ra mọi người chúng ta đều có cái Ngũ Triền Cái Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, mà Si là cái hôn trầm thùy miên mấy con.

Bắt đầu bây giờ trong cái sự tu tập của con, con thấy hôm là mình ngồi tu hay hoặc là mình đi mà Kinh hành như vậy, mà nó bị như vậy. Thì con cố gắng, con ôm pháp Thân Hành Niệm con dập nát hết. Con đừng có nhường nó, không có được. Mình phải dùng pháp, mình dập nó xuống. Cái hôn trầm thùy miên phải dập, chứ còn không có để.

(42:22) Bây giờ thí dụ như nó mệt nhọc quá, có lẽ nó là do mệt nhọc. Hoặc là ban ngày mình làm cái gì, ban đêm mình mệt nhọc quá có thể nó buồn ngủ. Nhưng mà khi ôm pháp Thân Hành Niệm vô rồi thì nó tỉnh hết, nó không có còn đâu, dập xuống hết. Nó làm cho mình lười biếng, làm cho mình bằng cách này kia. Thì do đó mình có những cái lí luận là mình thấy sợ tội cái thân của mình, nó sẽ mất sức này kia. Nó lí luận để cho mình dung dưỡng nuôi cái sai của nó con.

Cho nên ôm pháp luôn, dập: "Tao cho mày chết chứ đừng có nói chuyện mà tao nuôi dưỡng mày, tao cho mày tiêu chứ ở đó". Thì ôm pháp Thân Hành Niệm tác ý. Khi mà nó bị như vậy, tác ý càng to: "Dỡ chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống". Làm liền vậy, nó vậy đó, thì bắt đầu nó tỉnh.

Phật tử Minh Châu: Dạ! Thế nói ra miệng được không thưa Thầy?

Trưởng Lão: Ra miệng, ra tiếng đó con. Khi mà bị như vậy đó, thì các thất ở đằng kia người ta đều nghe con hết. Nhưng mà con sẽ tìm cái chỗ nào mà xa người ta, con sẽ một mình mà con la làng, người ta không nghe đó, thì thôi con thắng nó đó.

Phật tử Minh Châu: Dạ con thì con không dám tác ý ra tiếng, nhiều khi con cũng nghĩ là tác ý trong đầu thôi thì nó hơi yếu hơn so với khi mình nói bằng miệng, nói thầm thôi là con cũng thấy được rồi.

Trưởng lão: Nói thầm nó cũng mạnh hơn là nói trong đầu con. Mà con la lớn nữa thì nó lại còn mạnh hơn nữa. Cho nên có nhiều người họ nói cái ông đó điên, sự thật không phải. Người ta đang phá cái hôn trầm thùy miên của người ta. Người ta phải tác ý lớn qua cái hành động của người ta, chứ không phải không. Phải mình phải biết sử dụng con mình, biết áp dụng đó.

Cho nên khi thí dụ như con ở cái thất này đây, mà con thấy cái bên đây, cái rừng cao su vắng vẻ con qua. Mà bị hôn trầm quá , con đi qua bên đó: "Tao cho mày qua bên đó ma ăn mày cho rồi". Nó cũng sợ, nó cũng bớt rồi đó, mà la nó hơi là nó tiêu hết.

Chứ đừng có ở gần đây mình la quá, người ta động. Người ta động, người ta tu không được. Mình đi qua bên kia xa, rồi mình sẽ sử dụng toàn cái lực của mình. Mà cái tiếng, cái âm thanh của mình phát ra nó có cái lực mạnh lắm mấy con. Cái lực mạnh, nó tỉnh mau lắm mấy con.

(44:25) Cho nên phá đi con, đừng có dung dưỡng nó gì hết, không sợ nó. Hễ nó hôn trầm thùy miên mà nó ló cái mặt nó ra rồi, biết rồi thì: "Tao có pháp Thân Hành Niệm là mày chết. Tao có pháp mà, chứ đâu phải là tao không có pháp đâu, tao sợ đầu hàng mày". Dẹp! Đập xuống hết! Với loạn tưởng mấy con. Loạn tưởng, ngồi đây cứ niệm này nó chưa xong, nó tới niệm khác lia lịa lia lịa. Tao ôm pháp Thân Hành Niệm tao cho mày, cán nát mày hết đó.

Bởi vì bây giờ mấy con tập cái pháp Thân Hành Niệm cho nó quen, nó thành như cái cỗ xe nó chạy. Từ hành động này nó liên tục tới hành động kia, mỗi hành động là một cây chặn cái bánh xe đó mấy con. Cho nên nó cứ chạy hoài, nó chạy, khi mà nó bị chướng ngại đó: "Tao dùng cái bánh xe này, tao chạy, tao cán nát hết".

Nó thành ra cái bánh xe kiên cố, nó chạy nó cán nát tất cả những chướng ngại pháp. Nó không có để hôn trầm, loạn tưởng như nào. Pháp Thân Hành Niệm nó hay là nó phá, nó dập, nó phá. Mà chiếc xe này nó chạy, mà kiên cố được thì nó trở thành căn cứ địa. Không có cái hôn trầm, giặc hôn trầm thùy miên, không có cái giặc cảm thọ nào mà đánh vô nó được trong cái xe Thân Hành Niệm hết.

10- THÂN HÀNH NIỆM NHƯ CỖ XE DIỆT MỌI CHƯỚNG NGẠI

Chẳng hạn bây giờ con đau nhức cái đầu này. Con ôm pháp Thân Hành Niệm, con cứ ở trên thân hành, con không cần biết cái đầu nhức. Con đi chừng chừng năm, mười vòng coi, cái đầu nó nhức mất tiêu, nó cán nát hết rồi mấy con. Thầy nói cái cảm thọ, cái đau bệnh trong thân của mình, tại vì mình sợ mình không dám.

Cho nên vì vậy mà Thầy dạy mấy con cách thức, rồi mấy con nằm để mà tác ý tâm bất động. Để mấy con giữ cái bất động đó nó, cũng diệt cái cảm thọ của mấy con, nhưng nó không bằng pháp Thân Hành Niệm đâu mấy con. Nó đau kệ nó, chứ tao cứ ôm pháp tao đi. Đau bụng, đau đâu, tao ôm pháp tao đi. Tao cán tiêu cái đau bụng, chút nó hết đau bụng. Bệnh gì nó cũng cán sạch hết mà, cái pháp Thân Hành Niệm nó hay lắm.

Cho nên mấy con tập cho nhuần nhuyễn cái pháp Thân Hành Niệm. Bởi vì cuộc đời tu hành của mình là nó nhiều chướng ngại. Chướng ngại này đến chướng ngại khác, có nhiều cái thứ chướng ngại lắm. Mà hễ gặp chướng ngại là mấy con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm dập nó xuống hết, cán cho nát, cho hết không còn một mảnh nào hết. Gặp cái xe Thân Hành Niệm mà nó chạy thì không có, Thầy nói nó đuối nó cũng banh luôn hết, chứ đừng nói chuyện.

Rừng núi nó cán nát hết, nó quần một hơi thì không còn một cái cây mà. Thầy nói không còn cây nào hết, pháp Thân Hành Niệm mấy con. Bởi vậy pháp Thân Hành Niệm nó mười ba pháp, nó cộng lại nó thành cái pháp Thân Hành Niệm. Cho nên mấy con nhớ là cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp rất tuyệt vời.

(47:57) Phật tử Minh Châu: Dạ, kính bạch Thầy. Thầy dạy là mình đi mình không cúi đầu, nhưng tại vì ở dưới thì côn trùng, kiến thường rất là nhiều, con đi Thân Hành Niệm thì con phải nhìn dưới bước chân.

Trưởng Lão: Dưới bước chân thì con nhìn trước. Tức là cái khoảng chỗ con từ đây tới đó là con đã thấy, mà con thấy trước rồi thì con tới đó, con tránh ra. Chứ đừng có cúi mà sát chân con thì cái đầu cúi xấu lắm, nó mất cái oai nghi rồi. Con nhìn ra trước thì con đi, thì tức là con nhìn cái đầu con thẳng.

Mà con đâu có nhìn chỗ này, nhưng mà chỗ này nó đã thấy nó hết rồi. Vì con đi tới đó là con đã thấy rồi. Tới nữa, nó nhìn tới nữa, nó cũng biết cái chỗ đó có kiến hay không kiến, nó tránh hết, biết rồi, mà cái oai nghi của con đi rất là tốt.

11- TÁC Ý KHI ĐI KINH HÀNH ĐỂ NHỚ BƯỚC ĐI

Phật tử Minh Châu: Dạ, bạch Thầy khi mà mình đi kinh hành và tỉnh giác có tác ý gì không?

Trưởng Lão: Có chứ con. Mình đi kinh hành, mình tỉnh giác, mà mình sợ mình không tác ý thì nó sẽ quên cái bước đi của mình đi. Mình tác ý: "Chân trái bước, chân mặt bước". Rồi mình im lặng, mình bước đi, để mình lắng nghe, rồi mình tiếp tục mình tác ý nữa. Chứ con không tác ý, lát con quên bước đi.

Phải tác ý để nhắc chừng để cho nó nhớ, chừng năm hay mười bước phải nhắc chứ không khéo nó đi hai chục bước nó quên. Nó quên, nó nhớ chuyện tầm bậy rồi. Nó đi chứ nó nhớ cái chuyện ở đâu xứ nào. Cho nên con nhắc là nó luôn luôn nó kìm, nó giữ dưới bước chân con đi. Đầu tiên mấy con phải tu vậy thôi, rồi từ từ mấy con thưa ra.

Mấy con tác ý thưa ra để cho cái khoảng thời gian tỉnh thức nó dài ra. Còn mới đầu mấy con không nhắc, khích khích cao vậy chứ mà lơ mơ thì nó sẽ quên đó. Nói tôi tỉnh thức bước đi, chứ rồi nó chút nó quên, phải biết cách áp dụng.

Phật tử Minh Châu: Bạch Thầy con tác ý là: "Tâm phải định tỉnh sáng suốt, không được hôn trầm mệt mỏi" được không?

Trưởng Lão: Được! Tác ý câu đó cũng được: "Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra" đó. Cái câu Định Niệm Hơi Thở để mình nương hơi thở: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi đi kinh hành", hay hoặc là "Tâm phải không hôn trầm thùy miên, tôi biết tôi đi kinh hành" cũng đều được hết. Mỗi câu đó mình trạch ra cho nó phù hợp cái hiểu biết, cái đặc tướng của mình thôi. Hiểu biết cho mình để phá hôn trầm thùy miên, không sao hết.

12- CÁCH PHÁ LỰC TƯỞNG KHI ĐI THÂN HÀNH NIỆM

(49:16) Phật tử Minh Châu: Bạch Thầy! Khi con đi Thân Hành Niệm, ví dụ lực tưởng xuất hiện thì phải làm sao ạ?

Trưởng Lão: Lực tưởng xuất hiện? Xuất hiện, ví dụ như con đi, con bảo: "Dỡ chân lên", thấy nghe nó đẩy lên vậy. Con bảo: "Đưa chân tới", thấy nó đẩy tới, chứ con khỏi cần thì con biết đây là lực tưởng rồi. Thì con tác ý: "Dừng lại! Tao bảo thì tao phải bước đi chứ không phải mày đẩy". Con la nó vài ba lần thì nó hết. Mà nó không hết "Tao không đi nữa". Không đi nữa, lấy cái gì nó đẩy? Rồi bắt đầu con đi trở lại, mà nó còn đẩy nữa"Tao không đi nữa".

Cứ hễ có cái lực mà nó đẩy vậy đó, cái lực tưởng mà đẩy thì: "Tao không đi nữa tao ngồi! Tao ngồi hơi, tao đi nữa, mà mày còn nữa, tao ngồi nữa. Tao cứ đánh mày hoài, chừng nào mày không còn thì tao đi". Nó sẽ thua con. Nó sẽ thua, nó không dám đẩy nữa…​ (Không nghe rõ)

Trưởng Lão: Được con. Nó tùy con, mình áp dụng mình phải tùy lúc. Tùy lúc, tùy thuận đúng cái đó. Lúc nào mình cũng la lớn tiếng, không được.

Phật tử: …​ (Không nghe rõ)

13- GIỮ HẠNH ĐỘC CƯ TRỌN VẸN LÀ ĐÃ GẦN TỚI ĐÍCH

Trưởng Lão: Rồi được con, cái đó được, không có sao. Và đồng thời ví dụ như bây giờ con đặt thành cái thời gian. Bây giờ mình còn tiếp duyên với nhau thì mình nói toàn ở trong thiện pháp, chứ không có nói ác pháp. Không có nói chuyện mà tào lao hoài, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai đó, trong cái giờ nào đó là mình cho là cái giờ này, mình phải giữ độc cư.

Chẳng hạn là bây giờ buổi tối, công việc mình xong hết rồi, buổi tối. Thì khoảng giờ này là không được nói chuyện, nhà ai nấy ở, không được tới lui. Thì các con giữ cho cẩn thận, như vậy là độc cư. Được trong ba tiếng, hai tiếng gì mà con quyết định trong cái thời đó, thì thời đó tất cả các con đều là không có được động với nhau.

Mình đã truyền với nhau rồi, cái giờ này người nào cũng ở thất nấy, chứ không được mà lảng vảng nói chuyện. Người nào mà đến nói chuyện là cái người đó bị lỗi đó, bắt quỳ gối đó, tập thể người ta bắt quỳ.

(52:03) Đó! Vậy đó! Thì sau đó mấy con giữ độc cư trước. Chừng khi mà mấy con được đủ cái duyên rồi mấy con độc cư, mấy con thấy nó ghê gớm lắm. Nó quen rồi, nó có cái kỉ luật của nó rồi. Thành ra mình phải tập dần mấy con, tập dần, tập dần. Rồi tới chừng mà nó độc cư trọn vẹn lại. Khi độc cư trọn vẹn là mình đi gần tới rồi, gần tới đích rồi. Bởi vì độc cư nó không phải.

Bây giờ như mấy con không có công việc gì, thì mấy con nói độc cư. Chứ sự thật ra tâm mấy con nó thường phóng dật, nó không độc cư đâu. Nó cũng ở trong thất vậy, chứ mà nó nhìn thấy người ta, nó đâu có độc cư. Còn cái mà mấy con tập như vậy rồi, tới chừng nó độc cư, nó không nhìn nữa? Bởi vì nó đã có cái kỷ luật của nó rồi, cái giờ đó nó phải như vậy, nó phải bảo vệ nó như vậy.

Nó không được ngó qua ngó lại, nó không được đi tới đi lui nữa, thất của ai nấy ở. Mà nó chỉ giữ có mấy giờ, còn mấy giờ khác thì nó khác, nó làm công chuyện khác. Còn mấy con thì đang chuyên tu ra, thì mấy con phải cẩn thận lắm đó. Cái không khéo, cái độc cư của mấy con nhiều quá, cái sức mấy con không kham nổi.

Còn mấy đứa này nó kham nổi được cái giờ của nó, nó đủ sức nó kham rồi bị nó ít. Còn cái kia là suốt ngày đêm mà mấy con phải kham hết cái giờ độc cư. Cho nên thường thường nó chịu không nổi, nó phóng bậy. Mắt, tai, mũi, miệng ra nó phóng, nó phóng dật ra ngoài để nó phá độc cư nó thôi.

Phật tử: Nhiều lúc bị căng cái đầu. Nó chịu không được, nó căng cái đầu con.

Trưởng Lão: Đó là cách thức của nó, nó chống lại độc cư, nó căng cái đầu con, nó không chịu đó, nó không chịu nổi. Nó cô đơn quá nó chịu không nổi, nó căng đầu. Cho nên vì vậy thì khi mà căng đầu như vậy đó, thì mấy con đi kinh hành. Mấy con tập đi kinh hành, mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm, mấy con đi. Chứ đừng có để mà căng vậy: “Thôi để mình đi ra, mình nhìn cái này kia cho nó thoải mái chút” thì mình phóng dật được! Mình sử dụng pháp!

Phật tử: …​(Không nghe rõ)

14- NHIẾP TÂM VÀ AN TRÚ TRONG HƠI THỞ

(54:18) Trưởng lão: Như mấy con đầu tiên mấy con tu tập. Cơ bản nhất để tập tỉnh thức thì mấy con ngồi lại, mấy con dụng hơi thở: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra", hít vô, thở ra. Rồi con nhắc một lần nữa, tác ý lần nữa hít vô thở ra. Như vậy là con tu khoảng độ chừng một ngày, một đêm. Cứ mỗi hơi thở là tác ý, mỗi hơi thở là tác ý.

Ở trong cái khoảng thời gian tu vậy thì trong ba mươi phút, trong mười phút hay hoặc hai mươi phút thôi, đừng tu nhiều. Nó có sức ức chế dữ lắm con, nặng đầu con đó. Mà thấy nó không nặng đầu, thấy hơi thở nó cũng bình thường nó không có gì thì mình mới tác ý một câu thì thở năm hơi thở mình không tác ý theo nữa, mà mình tác ý: "Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra".

Rồi hít vô thở ra, một, hít vô thở ra hai, ba, bốn, năm, đúng năm hơi thở tác ý một lần, rồi sau đó mười hơi thở tác ý một lần, rồi hai mươi hơi thở tác ý một lần.

Cứ thưa dần, thưa dần cho đến khi mà con tác ý một lần mà con thở suốt ba mươi phút, thì lúc bấy giờ cách thức đầu tiên mấy con mới tu tập là mấy con dùng hơi thở để nhiếp tâm. Cái đó là cách thức nhiếp tâm, chứ chưa an trú đâu, thì khi mà các con nhiếp được rồi mới dạy an trú, nhiếp tâm được rồi mới dậy cách thức an trú.

An trú thì nó có cái sự an ổn ở trong cái hơi thở. Bắt đầu bây giờ dạy mấy con, ví dụ như an trú ở trong hơi thở thì: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô", cũng chỉ câu tác ý đó thôi: "An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Tại sao lại an tịnh thân hành? Là tại vì con ngồi, cái thân của con bị đau, tê nhức gì đó thì con sẽ dùng cái câu tác ý đó.

Trước khi mà con ngồi thì con xếp bằng, ngồi đàng hoàng rồi con nhắc cái câu đó: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Thì con ngồi suốt cái thời gian mà mười phút hay ba mươi phút, cái thân con sẽ an ổn nó không có đau nhức tê chỗ nào hết.

Còn nếu mà cái tâm con nó không có an, mà nó cứ niệm này niệm kia thì cơ bản đầu tiên là phải dùng hơi thở hết mấy con. Bởi vì nó mười chín cái đề mục của hơi thở, mười chín cái đề mục căn bản nhất.

(56:45) Ngày xưa đức Phật dạy cho đứa con trai của mình tức là La Hầu La, cũng đi vào cái con đường hơi thở đầu tiên, cơ bản mà. Mà chú chứng được A La Hán, chú chứng ở trên cái cuối cùng là cái hơi thở cuối cùng: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra". Cứ tác ý câu đó nó bất động tâm chú, chú chứng đạo quả A La Hán liền ngay chỗ đó, tu trên hơi thở đó.

Sau khi chú chứng đạo rồi thì chú xin đức Phật chú nhập diệt, chú thấy chú không có còn ham mê gì trên thế gian này nữa. Cái chú nhỏ này khôn thât! Ở đời tu rồi cái nhập diệt bỏ ngay. Mẹ chú còn sống, rồi ba chú là ông Phật, mà chú vẫn đi con, chứ lẽ ra phải chờ ông Phật chết rồi hay là bà già chết rồi mới đi. Chú nói không được, con thấy đời khổ lắm thôi con đi trước, ông Phật ông chấp nhận liền, ông thấy bình thường thôi, chứ còn mình mà con chết chắc mình khóc dữ lắm, thành ra hay.

Mà khi dạy hơi thở rồi thì ông Xá Lợi Phất, ông Phật nói, ông Xá lợi Phất là Bổn Sư của ông La Hầu La mà, cho nên ông Xá Lợi Phất kèm chú theo hơi thở, cho đến khi mà chú này: "Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô", định tĩnh nó bất động rồi tức là chứng quả A La Hán rồi, thì chú nói với Thầy Bổn Sư: "Bây giờ con sẽ đến con xin Phật con sẽ nhập Niết Bàn, con thấy đã đủ cái sức lực rồi, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống". Ông La Hầu La ông chứng đạo mới có hai mươi tuổi. Mấy con giờ lớn hơn mấy tuổi? Thành ra đâu có lâu.

Cho nên cơ bản nhất là mấy con cứ vô hơi thở mấy con tu tập, nhưng mà điều kiện khó là hơi thở dễ rối loạn hô hấp. Cho nên mấy con tập ít ít từ từ mấy con đi lên thì nó không rối loạn đâu, nó quen, cái cơ thở của mình là cái cơ thể thích nghi, tập nó quen. Chứ còn mình không tập mình làm một lèo một giờ, hai giờ, mình cứ ngồi hít thở không mấy con sẽ biết, nó không để cho mấy con yên đâu, cho nên tập từ từ, lấy hơi thở tập.

Thầy có viết cái tập Định Niệm Hơi Thở cái phần riêng đó, nó hay lắm cho nên Thầy mới viết ra, đó là cái pháp của Ngài La Hầu La tu tập mấy con. Cho nên mấy con cứ lấy hơi thở làm căn bản đi vào để mà nhiếp tâm, rồi an trú tâm trên hơi thở mấy con đi vào thì mấy con sẽ thành tựu.

Cái cơ bản nhất, cái pháp mà nó cơ bản nhất thì mấy con nên tập. Về đi kinh hành thì mấy con cũng tập, Thân Hành Niệm mấy con cũng tập, đó là những cái pháp để đối trị, đối trị những cái hôn trầm thùy miên, bởi vì cái hôn trầm thùy miên của mình nặng lắm, mình ôm cái hơi thở không thì chưa đủ phá nó đâu.

Nó buồn ngủ quá trời mà ngồi hít thở một hơi nó ngủ dễ lắm, cho nên không được, con ôm pháp Thân Hành Niệm liền để cho phá cái hôn trầm thùy miên. Còn nếu mà nó bình thường, nó tỉnh thì con ôm pháp hơi thở mấy con tu.

(59:34) Từng cái đề mục của nó mấy con, nó thấy cái tâm nó không có yên thì mình tu cái đề mục của cái tâm, mà thấy thân nó không an ổn thấy bị cảm thọ này cảm thọ kia thì mình tu cái đề mục của thân. Nó có những cái đề mục của nó, chứ không phải là tu theo thứ tự. Cái thân của mình bị chướng ngại, cái tâm bị chướng ngại gì mình cứ theo đó mà tu.

Bây giờ cái tâm mình sân, nó dễ sân lắm ai nói gì dễ tức thì ngay cái đề mục của tâm sân, của hơi thở đó mà tu: "Quán ly sân tôi biết tôi hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra".Mà thấy nó giảm được sân rồi thì mình lại: "Quán đoạn diệt tâm sân tôi biết tôi hít vô" để cho nó cắt đứt đi, đừng có để sân nữa.

Còn thấy nó còn thích ăn, còn ham thích cái này kia thì biết là cái dục nó còn, do đó mình quán ly tham đi, đề mục hơi thở nó có đủ hết mà con: "Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra". Các con thấy không? Cái đó là đức Phật dạy cho mình rất là cơ bản.

Nhưng mà cái gì đi nữa thì cũng phải đi kinh hành hết mấy con, có tỉnh thức nó mới ngồi đó nó mới tu được, mà không tỉnh thức ôm hơi thở nó ngục, nó ngủ luôn. Rồi con hỏi đi.

Phật tử: …​ (Không nghe rõ)

15- TU CÓ KẾT QUẢ MỚI CÓ NIỀM TIN, TỪ ĐÓ SINH ĐỦ NGŨ LỰC

Trưởng Lão: Thì thật sự ra thì pháp mình áp dụng mình sẽ có kết quả mấy con, sẽ có kết quả. Cho nên những cái đó là những kết quả, là những cái niềm tin của mấy con, Tín Lực nó từ chỗ đó nó phát sinh.

Chứ mình tu mà không có kết quả là mất cái Tín Lực, mặc dù mình tin Phật pháp thật, nhưng mà tu mà không có kết quả lần lượt cái niềm tin nó mất con. Cái Tín Lực nó mất, cái lực của niềm tin nó mất hết. Vì vậy cho nên khi mà tu tập mà có kết quả chút chút là nó Tăng lên cái lòng tin, Tín Lực. Mà hễ Tín Lực có thì siêng năng tu, bởi vì mình tu thấy kết quả mà mình không tu sao? Nó siêng năng.

Mà hễ mà phải mà siêng năng, mà Tấn Lực mà có thì Niệm Lực nó có con, cái niệm nó liên tục, bởi vì mình siêng năng thì cái niệm nó hiện ra. Mà cái niệm nó hiện ra thì cái Định Lực nó có, mà cái Định Lực nó có thì cái tâm nó thanh tịnh, cái tâm thanh tịnh thì Tuệ Lực nó phải hiện ra.

(1:02:15) Tuệ Lực nó hiện ra thì giờ con muốn biết cái chuyện gì quá khứ thì nó cũng hiện trên cái tâm của con chứ đâu. Mà hiện trên tâm con là hiện trên cái chỗ biết của con chứ gì? Thì con sẽ biết quá khứ mình vậy vậy vậy, rồi tương lai mình, mình muốn biết thì nó cũng hiện trên đó. Ngày mai đây thì cô Trang cô mua ba cái rau này ăn mà chết.

Chưa mua mà mình đã thấy hiện một đống rau quá bự rồi, mà rau gì lại biết nữa chứ, rau lang hoặc là rau gì cũng biết hết. Trời đất ơi! Sao bây giờ nó lại diệu kì? Ngồi đây mà mình thấy biết được con, thấy biết được cả cái ngày mai đó, cái gì mà mình biết được, tức là cái tâm nó thanh tịnh nó hiện ra hết, nó hiện ra.

Phải con nghĩ là bây giờ mình xuống bếp lo lắng, bận làm đồ ăn thì nó hiện ra ngay ngày mai. Tại vì mình lo cái chuyện ăn uống rồi. Ví dụ như con lo là chuyện ăn uống cho chúng, phải lo cái này kia thì khi mà cái tâm nó nghĩ, nó lo thì nó hiện ra, tự nó hiện ra chứ mình không muốn đâu, nó hiện ra nó báo cho mình biết coi ngày mai là vậy vậy vậy.

Cho nên mỗi mọi cái nó đều hiện ra hết mấy con, tự cái tâm thanh tịnh nó hiện ra, mình không cần biết mà nó hiện ra. Khi nó hiện ra mình không dùng nó: "Đi đi tao ở đây bất động chứ không có cần phải biết cái chuyện đó" thì nó mất, nó lặn mất, nó để lại cái sự bất động ở trong thân mấy con.

Nó ngộ lắm, nó phản chiếu cũng như cái gương nó phản chiếu, nó phản chiếu mọi vật, mà mình không cần thì nó không chiếu, mà mình cần thì nó chiếu, mà cái tâm phải thanh tịnh đi. Cho nên tu thời gian sau nó thanh tịnh. Bởi vì Thầy dạy mấy con tâm bất động là tâm thanh tịnh, nó bất động là nó thanh tịnh.

Tu thời gian sau, bởi vì con người, người nào cũng làm được hết, người nào là con người chúng ta đều tu được hết. Pháp của Phật là pháp của con người, chứ không phải có người làm được, có người làm không được. Nhưng cái hoàn cảnh của mình, cái nghiệp nhân quả của mình nặng hay nhẹ, cho mình tu không được do cái nghiệp của mình, chứ không có gì.

(1:04:34) Thí dụ như bây giờ mấy con mà còn tuổi trẻ, mấy con có gia đình thì cái nghiệp của mấy con nặng rồi đó, mấy con khó tu hơn bước đó. Còn bây giờ mà còn cha mẹ có cản trở đi nữa nói: "Giờ con lớn, con khôn rồi, mẹ cản con sao được. Bây giờ con muốn tu để mà con giải thoát, để mà đối trị cái khổ của thân con mà. Thì khi mà con tu rồi con cũng giúp mẹ, chứ đâu bỏ mẹ, sao mà mẹ sợ".

Thì có mình bà già bà cản thôi chứ đâu có vợ con đâu mà cản. Có phải khỏe hơn mấy con, các con thấy chưa? Còn có vợ có con rồi khó mấy con, không phải dễ. Nói: "Ông đi tu rồi! Trời đất ơi! Ông đi tu, ông để con cái tôi nuôi, tôi nuôi sao nổi". Cho nên khó, nó khó. Bởi vì mình càng tạo cái duyên, cái nghiệp thêm thì cái nhân quả nó càng rắc rối cho mình thêm, nó không được rảnh rang mấy con.

Còn bây giờ bạn bè mấy con tu tập, nỗ lực tu thì nó sách tấn nhau. Mà cái đứa nào làm biếng thì nó lôi mấy đứa kia. Nhưng mà mày làm biếng tao không chơi mày nữa đâu, mày dẹp nó qua một bên đi. Còn mày siêng năng thì mày sách tấn, mày nỗ lực tu mà tao ngồi chơi thì tao thấy xấu hổ với mày. Thành ra mình cũng ráng tu. Thành ra tốt với nhau hết. Ráng cố gắng con, đơn giản lắm, ngồi xả tâm có làm gì đâu.

16- TU TRONG CẢNH ĐỘNG VÀ CẢNH TĨNH

Phật tử Minh Châu: Bạch Thầy con xin hỏi, cái lậu hoặc khi mà mình tu mà ở bên ngoài nó có đối tượng tu, so sánh một người ở ngoài xả tâm một người thì vào trong thất thì hai cái này cái nào nó có khó khăn, cái nào nó có thuận lợi?

(1:06:33) Trưởng lão: Coi như là cái tu bên ngoài mà xả tâm đó, tức là phòng hộ mắt, tai, mũi miệng, thân, ý. Còn tu trong thất mà xả tâm, tức là xả cái tâm niệm từ cái tàng thức của mình nó phóng ra. Ở trong thất mình tu, thì coi như mình đóng cửa mình đâu có nhìn cây cỏ gì ngoài đó, đâu ai mà tác động gìmình, chỉ có mình mình.

Mà mình mình thì tự nó làm động mình thôi, tức là mình xả ở trong cái tâm của mình. Còn khi mình tu mà bên ngoài, mở cửa thất ra mình thấy cây cỏ, người đi tới đi lui đều là do tà ác pháp hết mấy con, ác pháp bên ngoài.

Phật tử Minh Châu: Cái ý của con hỏi là ví dụ như là một người ở bên ngoài tu có đối tượng, sống với các pháp ở bên ngoài để xả tâm, và một người vào độc cư để tu hành thì hai người này cái nào thuận lợi hơn?

Trưởng lão: Hai người này đều phải coi như là hoàn toàn là phải tu. Nó có hai cái giai đoạn tu trong một người, chứ không thể nào mà hai người này tu hai pháp. Một người ở trong thất tu khác, một người tu ở ngoài khác, không phải. Trước khi nó vào thất nó tu để mà giữ độc cư tu thì người này cũng phải xả ở ngoài hết. Chứ còn chưa xả ở ngoài mà vào thất tu thì chịu không nổi.

Rồi. Thôi! Bây giờ mấy con về chuẩn bị lo việc, rồi mấy con về lo tập, cái nào mà ghi chép hỏi Thầy, Thầy sẽ dạy từng bước từng bước chắc chắn. Rồi hôm nào đó, Thầy chọn lựa mấy con vô đây, từng người vô đây Thầy chỉ dạy mấy con. Thầy dạy riêng.

HẾT BĂNG