20090618 - ÁI KIẾT SỬ - THẦY DẠY KIM QUANG
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 18/6/2009
Thời lượng: [01:25:05]
Trưởng lão: Rồi con! Hôm rày tu sao con? Tu thì sướng lắm, vậy đó! Con cứ ngồi đi con, ngồi đây. Vui vẻ lắm.
Phật tử Kim Quang: Con mấy bữa rày đâu có tu đâu Thầy! Con xin đi về nhà, con giải quyết công chuyện.
Trưởng lão: Thầy biết! Thầy thấy cái thất của con vắng, Thầy biết con đi rồi.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Về xả mấy cái nó còn sót lại, cho nó xong đi.
Trưởng lão: Đúng rồi! Cái đó phải xả hết, cho nó không còn gì hết hoàn toàn, con sẽ thấy sự giải thoát thật sự của đạo Phật. Nó không phải khó con! Nhưng mà tại sao cuộc đời của mình bao nhiêu cái Kiết Sử? Bao nhiêu cái sợi dây ràng buộc cứ luân chuyển, nó cứ trói buộc mình vậy hoài? Con hiểu không? Coi vậy chứ lặt vặt, lặt vặt cái nó lòi mặt nó ra.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Mặc, con cũng bữa nay con muốn lên gặp Thầy để mà hỏi rõ về cái vụ Ái Kiết Sử đó Thầy. Thực ra, bữa con nói với Thầy là con bỏ rồi đó Trưởng lão. Con không muốn qua bên Mỹ nữa, con đốt hết giấy tờ đó Thầy. Rồi thì ra con mới quán xét là con thấy là mình làm như vậy thì mình giúp cho nó làm giảm cái Ái Kiết Sử của mẹ mình và của mình.
Rồi mẹ con thì có cái lòng tin nơi Thiên Chúa, mỗi lần mà có chuyện gì thì mẹ cầu nguyện: “Cầu Chúa!” Mà nếu mà con mà qua, thì coi như mẹ con nói là, mẹ con sẽ nghĩ rằng: “Mẹ cầu Chúa linh hiển!” Mà con nghĩ rằng nếu mà con mà không qua, thì kể như mình muốn chứng minh cho mẹ biết là những cái việc cầu đó nó không có tác dụng gì hết.
Với lại con thấy khi mà mình ở lại Việt Nam thì nó lại làm giảm bớt đi những cái Ái Kiết Sử nó ràng buộc đó. Rồi con mới viết thư, con nói thẳng với mẹ luôn rồi. Lúc đầu con dấu, con định giấu, con để cho thời gian nó trôi qua đó, rồi từ từ tính tiếp. Nhưng mà sao con, con bị cái tâm nó, con giấu không được! Thế con về, con viết thư nói thẳng luôn.
(2:21) Con nói là con sẽ ở lại Việt Nam, bây giờ giấy tờ con đốt hết rồi, con không qua nữa. Thì con tại sao con ở lại Việt Nam không đi? Rồi khi nào mẹ về thăm con, thì con sẽ ra ngoài. Con ra ngoài thì con chơi với mẹ, không sao hết, thì mẹ yên, mẹ yên thôi. Nhưng mà con, trước khi đó thì con mới hỏi mẹ: “Vậy chứ theo mẹ thấy cái suy nghĩ của con làm vậy thì có đúng không?”
Thì mẹ nói: “Chẳng qua, mẹ chỉ muốn là con về bên đó con thăm mẹ thôi, chứ không có bắt con ở đây luôn, không có bắt con ở bên Mỹ luôn. Mà chỉ muốn là mỗi năm con sáu tháng con về bên đó”. Mà Thầy cũng biết rồi đó. Con mà về bên đó sáu tháng thì con ở bên đó sáu tháng. Cái mẹ con bắt sáu tháng, bên này sáu tháng, bên kia, thì mình đi, mình cũng không có tu được. Mà về đây sáu tháng thì nhãy thất lung tung, chả gì được hết.
(3:25) Nhưng mà con nghĩ lại, con biết là khi mà mình làm như vậy đó, thực ra đã là mình, mình không phải là, coi như là mình có phải là có tùy thuận. Coi như là nếu mà nói về tùy thuận đó thì dĩ nhiên là con không có tùy thuận theo mẹ. Nói đúng ra là như vậy. Nhưng mà, nếu mà tùy thuận quá thì mình làm cho các ác pháp nó tăng trưởng, nhất là Ái Kiết Sử.
Hai là làm cho cái tín ngưỡng của mẹ nó tăng lên, mà cái đó là cái ác pháp, mình tạo cho bà có quá lòng tin vào Thiên Chúa đi, quá lòng tin đi. Mà tại vì mỗi lần bà cầu cái gì đó, muốn cho con qua chẳng hạn, và con lại qua, thì bà lại tin tưởng thêm. Và lần này nếu mà con cũng chiều chuộng như vậy đó.
Trưởng lão: Thì bà cũng tin!
Phật tử Kim Quang: Và càng ngày càng tin hơn nữa. Thì con đang phân vân, con không biết con làm sai hay làm đúng? Thầy ơi! Mà con cũng nghĩ như Thầy, con cũng quán xét rồi, biết! Mà Thầy cũng dạy rồi, Đức Phật cũng nói: "Đâu có cái gì của mình hết. Không có gì của ta, không có gì là ta, là bản ngã của ta đâu", có nghĩa là tất cả là nhân quả rồi.
Trưởng lão: Nhân Quả!
Phật tử Kim Quang: Tại sao mình cứ bị trói buộc vô cái này? Thì mình lại quán xét, cái này không phải là của mình, thì thực ra chẳng qua chỉ là nó là nhân quả thôi. Tại sao? Tại vì mình biết như vậy, nên mình không có bị ràng buộc bởi cái Ái Kiết Sử. Nhưng mà nó lại dính dáng đến cái đạo đức. Sao con thấy giữa cái đạo đức và giữa những cái mà đức Phật dạy, không biết làm sao sống cho nó đúng hai bên, Thầy!?
Trưởng lão: Đức Phật nói rất hay con! Đạo đức của đạo Phật đó thì nó có năm cái nhân bản của nó. Thì do đó mình dựa vào năm cái đạo đức nhân bản này mình sống thì mình sẽ thấy nó rất rõ. Thí dụ như bây giờ nói đạo đức, bây giờ mình làm người khác buồn đó, tức là không đạo đức. Mà làm cho người ta vui thì người ta ở trong ác pháp, thì cũng không đạo đức. Có phải không?
Cho nên trong cái đó, nó đòi hỏi một cái người thực hiện đạo đức không làm khổ mình, khổ người là bằng trí tuệ. Cho nên đạo Phật còn gọi là đạo trí tuệ con. Có phải không? Mình dùng trí tuệ. Mình tùy thuận mà không bị lôi cuốn. Tùy thuận họ vậy chứ tìm cách để gỡ. Giờ biết là mẹ mình đang tin vào Thiên Chúa, cái niềm tin Chúa, phải không? Thì mình tìm cách mình gỡ cái đó đi. Bằng cách mình chứng minh cụ thể mấy cái điều mà chư Phật không thể cứu được.
(6:01) Chẳng hạn bây giờ một người ăn trộm, mà cầu cho Phật cứu khổ, cho họ đừng có ở tù, thì không thể được! Mà khi mà có người cứu khổ họ vậy, họ sẽ làm ác. Cho nên thí dụ như mẹ mà không làm thiện đó, thì mẹ cầu Chúa, Chúa không hộ đâu! Tại sao vậy? Phải làm thiện, mà làm thiện thì cần gì phải cầu ai. Trong những cái lí luận mà, phải sắc bén. Khi làm thiện thì mình phải hưởng được cái phước báu của hành động thiện chứ.
Thí dụ như bây giờ mẹ nạt nộ người ta, mẹ chửi mắng người ta, phải không? Trong lúc đó mình cầu Chúa để phù hộ mình, để cho mình cứ càng hung dữ lên sao? Chắc cái điều đó Chúa không phù hộ đâu! Nhưng mẹ làm lành, mẹ không, mẹ nhỏ nhẹ, ôn tồn với cái người mà người ta làm khổ mẹ mà mẹ luôn luôn ôn tồn, thì mẹ không cầu Chúa cũng phù hộ. Có phải không?
Bởi vì cái hiện tượng mà mình dùng những cái ái ngữ, mình nói thì có ai mà đánh mình. Thì đó là những cái để chứng minh bằng cái thực tế, bằng cái cụ thể để giúp cho mẹ. Còn về người mẹ, là cái người sanh trưởng mình ra, họ mang nặng đẻ đau. Cái ơn nặng lắm! Có mình hôm nay biết được đời, gặp được chánh pháp tu hành, đều là cái công ơn của người mẹ.
Do đó thì mình nghĩ cách nào để giúp cho người đang còn hiện sống, trở về đúng chánh pháp của Phật. Cũng như bây giờ con biết là không có tôn giáo nào dạy như đạo Phật, làm chủ gì? Làm chủ cả cuộc đời của con người: Sanh, già, bệnh, chết. Con thấy không, có tôn giáo nào? Chỉ cầu khẩn thôi, dùng tưởng, tha lực, mà làm sao tha lực được, có ai cứu khổ mình được?
Khi đức Phật nói: "Các con tự thắp đuốc lên đi, ta không cứu khổ các con được". Một con người mà tu chứng, mà làm chủ như vậy, mà người ta từ chối vậy, thì người ta đâu có khả năng mà để cứu khi mình làm một cái nghiệp ác.
(7:46) Mà nếu mà khi mình cứ mình làm cái nghiệp ác, mà cứ cứu khổ mình, thì mình lại càng làm cái tội ác trước, có phải không? Vì mình làm cái này được thì mình sẽ, cái tâm dục của mình thì mình sẽ trèo thang mình làm cái tới nữa. Thì cái ác chồng cái ác, cái ác chồng cái ác, thì không thể được. Chỉ có mình có chấm dứt, cho nên cái đạo Phật dạy chúng ta ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện, tự mình phải làm cái này, không ai làm cho mình hết.
Đó là cái phương pháp đầu tiên của đạo Phật, con thấy không? Còn bây giờ cầu khẩn này kia, làm sao mình, mình làm sao mà cái tư tưởng, mình cải tạo được cái tư tưởng dùng tha lực. Đừng có còn cái tư tưởng đó nữa thì mới giải thoát, cả một vấn đề khó! Bởi vì cái kiến chấp, cái cố chấp của người ta khi mà người ta nghĩ có ông thần, ông thánh nó phù hộ họ rồi. Trời, gỡ ra khó lắm!
(08:40) Phật tử Kim Quang: Thì con thấy con không có cách nào gỡ cho mẹ con được đâu Thầy ơi! Mẹ con từ nhỏ đến lớn là tin sùng bái vô đạo Thiên Chúa rồi.
Trưởng lão: Thì bởi vậy Thầy mới nói nó quá sâu rồi!
Phật tử Kim Quang: Quá sâu rồi!
Trưởng lão: Nó thành một cái dấu ấn ở trong đầu đó.
Phật tử Kim Quang: Tiếng nói của con không có giá trị gì hết!
Trưởng lão: Mỗi lần có cái gì khổ cái vái liền: Ôi thôi, Chúa cứu khổ là cầu nguyện à.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Mẹ cầu nguyện thôi. Mà nếu mẹ cầu nguyện mà được là mẹ lại càng tin hơn nữa.
Trưởng lão: Sự thực ra, nó được là do qua cái hành động của mẹ con đã làm những cái gì được thiện. Mà khi gặp khổ mà cầu nguyện nó được đó, đó là cái hành động thiện nó chuyển, thay đổi. Do cái niềm tin của mình con. Nó thay đổi mà.
Phật tử Kim Quang: Thì cái đó là mình hiểu. Nhưng mà giả sử như bây giờ nếu mà mẹ con thấy con không qua được, nhưng mà đùng đùng cái con qua được. Bây giờ con nói thiệt chứ con đốt hết giấy tờ rồi đó. Nhưng mà con có cách để mà qua lại được, chứ không phải là không có cách. Nhưng mà nếu bây giờ con làm giấy tờ lại để mà con qua bên đó, thì mẹ con lại nghĩ là mẹ con cầu nguyện được.
Trưởng lão: Thì đúng đó, chứ sao!?
Phật tử Kim Quang: Thì đó! Chính như vậy mà con thấy. Mà con thấy là hình như là khi mà con nói tình hình bây giờ mẹ chấp nhận, con có cảm giác như là bây giờ coi như là chấp nhận cho con ở lại rồi.
Tại vì con có nói rồi, là thứ nhất là nó lạnh, mẹ con ở cái vùng mà lạnh nữa, thì cái thời tiết bên đó lạnh, thì con cũng không có hợp bên đó. Thì khi mà con nói cái câu đó ra thì mẹ im, là mẹ biết cái chuyện đó. Thì sau đó mẹ không có nói gì nữa hết, mẹ không bảo bắt buộc con qua nữa. Mẹ đã nói rồi, mẹ không có bắt buộc con qua.
(10:32) Trưởng lão: Thì đó! Đó là một cái mình tạo những cái điều kiện để cho mình bằng bình an, để cho mình thực hiện được sự giải thoát của mình con.
Bởi vì cái Ái Kiết Sử nó rất khó con. Mà khi con thực hiện được rồi, nó có sự yên ổn rồi, giờ mẹ nghĩ rằng mẹ cũng thương con. Mà con thì cũng thương mẹ, mà thương mẹ, mình làm sao mà cứu mẹ mình? Bây giờ con qua con nói gì, chắc bà sau này bà còn tăng thêm cái lòng tin nữa, nhờ cầu Chúa phù hộ.
Phật tử Kim Quang: Bà còn dẫn con đi gặp mấy ông cha, để nói mấy ông cha, ông dụ con thêm nữa.
(10:02) Trưởng lão: Chứ sao!
Phật tử Kim Quang: Thấy mẹ con mời cha đến nhà, hoặc rồi mời nhiều cha đến nhà. Bây giờ con thấy, con không thể nào nói với mẹ, để mẹ con tin. Giờ chỉ có cách là làm sao để cho…
Trưởng lão: Để cho bà cầu khẩn hoài không được con.
Phật tử Kim Quang: Bà cầu khẩn hoài không được, thì mẹ biết là không phải là, coi như mình từ từ, mình làm cho bà có cái sự thay đổi những cái suy nghĩ.
Trưởng lão: Coi như thăm mẹ con, mẹ con nghĩ.
Trưởng lão: Con xích cái ghế qua đây đi.
Phật tử 1: Cái này đó Thầy, viết mà con thưa như vậy là đủ rồi phải không sư Thầy?
Trưởng lão: Như vậy đủ rồi.
Phật tử 1: Dạ!
Trưởng lão: Địa chỉ nè, tên tuổi nè.
Phật tử 1: Cái này tên con, con ghi tuổi nữa, anh tuổi, dường như tuổi anh năm nay 50 đấy, tuổi mèo, năm nay 51. Dạ! Con năm nay 44.
Trưởng lão: Cũng được, hãy điền đầy đủ con. Thầy sẽ làm điệp phái cho, không có gì hết.
Phật tử 1: Có gì con nói anh là Thầy chấp nhận, nghe Thầy!
Trưởng lão: Có gì không con?
Phật tử 1: Mười mấy năm mới gặp lại Thầy. Cái đó coi như tới chừng nào con mới lên lấy được cái tờ giấy?
(12:04) Trưởng lão: Coi như là con, trong vòng một tuần lễ, hay hoặc là con bao giờ con đến Tu viện thì cô Út gởi cho con luôn. Có sẵn sàng rồi, xong rồi cái tiền bạc thì gởi cho cô Út. Rồi chừng đó con về có điệp cho con, không có gì hết!
Phật tử 1: Còn tiền mà anh gởi, thì con gởi cho cô Út hả Thầy?
Trưởng lão: Ừ!
Phật tử Kim Quang: Cô còn gì thì cô cứ hỏi tiếp đi, xong rồi con sẽ hỏi tiếp.
Phật tử 1: Bây giờ nói chuyện này xong rồi, chỉ hỏi Thầy về những cái nhân duyên của cô thôi. Kể như Thầy nói vậy là con thấy những cái đó là không thành vấn đề.
Trưởng lão: Nó không thành vấn đề. Bỏ hết đi đừng có sống với nó, sống với nó sau này con làm đồng cốt mệt lắm.
Phật tử 1: Như con bây giờ, cái đó con đang bị nó thấy con. Mà lúc mỗi lần con ngồi thiền đó thì…
Trưởng lão: Nó sẽ hoạt động hoài đó, thì mình không tránh khỏi điều đó đâu. Bắt đầu nó thấy chuyện người ta, vậy mà nó không nói sao được. Mà nói ra trúng phóc à! Rồi cuối cùng con sẽ thành cái gì đây? Con người không thành con người, mà trở thành cái loại phù thủy không à. Người ta sẽ cho con là phù thủy đó. Tại vì tự con, con biết chứ, con đâu có muốn nó đâu. Phải không? Nhưng mà người ta sẽ cho con là phù thủy.
Phật tử 1: Tại vì chính mấy lần con, nhiều khi con nói chuyện, con mở miệng ra là cái đúng như phóc, không sai lệch chỗ nào hết.
Trưởng lão: Bởi vì nói chung là Thầy gặp cũng rất là nhiều người ở trong cái dạng mà người ta đang hoạt động, mà rất nhiều người tin tưởng họ, bởi vì họ nói đâu trúng đó. Thầy nói thôi dẹp đi, sống lo cứu mình. Bây giờ chết không làm chủ được, bệnh đuổi không được, mà cứ lo đuổi bệnh người ta, thì không được! Mình phải cứu mình cái đã!
Phật tử 1: Nếu như vậy thì coi như con cũng bỏ hết.
Trưởng lão: Bỏ hết đi con! Để rồi mình tìm cái giáo pháp mình hằng ngày mình tập con. Một người, người ta đang ở bên Úc người ta theo Thầy, bữa nay Thầy dạy, Thầy dạy họ ôm cái pháp. Nghĩa là bắt đầu kể từ, người ta tính từ tháng sáu năm này đó, bắt đầu tháng sáu sang năm, người ta tu suốt một năm, bắt đầu người ta tu từng phút trở lên.
(14:29) Ôm toàn cái pháp Thân Hành Niệm, để phá hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng, để phá hết ba cái này, để ngồi lại cái tâm bất động hoàn toàn. Chừng nào mà có tâm bất động được từ 1 phút cho đến 30 phút thì sẽ báo cáo cho Thầy, để Thầy sẽ dạy lần tới. Mà cái thời gian phải một năm. Con biết ông Từ Quang không? Ông Từ Quang, bây giờ đang ở bên Úc tu đó, tu trong một cái chùa của Nam tông.
Mình sắp xếp xuống hết để mình lo cứu mình. Các pháp vô thường, thân mình cũng vô thường. Nay thì mạnh, mai đau hoặc nay nó mạnh, mai chết không chừng, rồi mình tu không kịp. Cái chuyện đời nó cứ kéo lôi, kéo lôi hoài, tới chừng chết rồi nó cũng không có gì được hết, nó uổng lắm!
Sao, con có gì không con? Có gì trình bày không con. Con cứ ngồi đi con, ngồi bình thường.
Phật tử 2: Bạch Thầy! Là con ở Đắc Lắc. Cách đây một năm con có vô đây, con có gặp Thầy. Nhưng mà con thì gia duyên nó ràng buộc quá Thầy. Chỉ còn hai ông bà già không thôi. Với lại còn hai đứa con cũng chưa xây dựng gia đình. Thành ra là ở, về nhà thì nhớ ở đây, ưng vô đây. Mà vô đây thì nó cũng còn bận bịu ở nhà, thành ra cái duyên nó chưa đủ.
Trưởng lão: Chưa đủ! Nó còn trói buộc.
Phật tử 2: Dạ! Thành ra con vô, con xin ở luôn có khoảng 20 ngày, đến tháng thôi. Mà con ước nguyện là cho hết chướng duyên, cho con quay vô. Vừa rồi đó là bạn con là Tâm Nhẫn đó, có vô đây nhưng mà không gặp Thầy. Con nói, con ước nguyện có nghĩa là: Cho con vô chuyến này để mà có được cái duyên may để được gặp Thầy.
Trưởng lão: Thầy thì ẩn cư rồi. May lắm mới được gặp Thầy đó.
Phật tử 2: Dạ!
Trưởng lão: Thầy sợ con tu điên, Thầy mới ra, chứ không phải dễ gặp Thầy đâu nha.
Phật tử 2: Dạ! Thấy Thầy còn khoẻ là con rất mừng cho Thầy. Dạ! Nghe Thầy mạnh khỏe rồi Con ước mong là cái duyên…
(16:42) Trưởng lão: Thầy ít có muốn gặp ai. Bởi vì gặp nhiều khi hỏi những cái chuyện mà thế gian lung tung quá. Thầy thì hỏi pháp tu, thì Thầy dạy để cho mình thực hiện được ngay liền. Còn cái chuyện thế gian thì mấy con đọc sách Thầy, mấy con sắp xếp.
Đọc sách Thầy hiểu để mình sắp xếp. Sau khi mình biết, cái muốn tu thật sự là quyết tâm. Bắt đầu vô, Thầy hướng dẫn từ cái pháp bắt đầu để tu như thế nào? Để đột phá cái gì cái tâm gì của mình? Biết cách để cho mình tập cái pháp đó, mình phá thật sạch cái đó, rồi mình tiến tới, cho tới khi tới tâm bất động của mình. Từ đó kéo dài cái tâm bất động bằng cách nào?
Đó, thì bắt đầu bây giờ cái tâm bất động đó là sự giải thoát của đạo Phật. Không ai làm nó động được hết, vì nó giải thoát mà. Mà khi cái thời gian mà kéo dài được cái tâm bất động 7 ngày đêm thì mình muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào thì sống. Nói có cái thời gian nhất định, đức Phật nói: "7 ngày, 7 tháng, 7 năm".
Bắt đầu 7 năm mình tu tập, cho đến khi mà tới rốt ráo 7 ngày, phải hoàn toàn là mình cứ luôn luôn ở trên cái pháp đó. Thì ở trên pháp đó, thì chuyên nhất có 7 ngày, 7 đêm là chứng đạo. 7 năm tu tập, gom lại còn 7 tháng. 7 tháng nỗ lực không tiếp duyên ra ngoài, độc cư sống một mình trọn vẹn, phòng hộ chặt chẽ, thì gom lại 7 ngày. 7 ngày thật là thanh tịnh thì 7 ngày đó chứng đạo.
Tu có vậy thôi! Mà cứ chạy tới, chạy lui như con thì không có biết sao? Nói kêu mới 7 tháng, mà mới có tháng cái chạy rồi.
(18:16) Phật tử Kim Quang: từ từ, Thầy cho con thời gian thêm.
Trưởng lão: Rồi rồi! Lẽ đương nhiên là Thầy phải cho chứ sao? Bây giờ cái dây Kiết sử, cái Ái Kiết Sử nó nhiều quá nó ràng, phải cho giải quyết chứ.
Phật tử Kim Quang: Tháng sau mẹ con về, rồi con phải ra ngoài.
Trưởng lão: Đó! Vậy thấy Thầy biết liền.
Phật tử Kim Quang: Con chơi với mẹ. Rồi sau đó mẹ con sang bên kia, thì con mới chuyên tâm được tu.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con! Cái đó là cái trách nhiệm, cái bổn phận, mà làm con thì không thể nào, bây giờ mẹ mình già, mà mình trốn trong khu nào hay cái hang núi nào, như vậy không đạo đức! Không đúng!
Phật tử Kim Quang: Thì con cũng chấp nhận, nhưng mà quyết định không qua bên kia. Nhưng mà khi mẹ về đây thì mình cũng phải có bổn phận.
(19:07) Trưởng lão: Đúng đó con, Cái đó là cái hay nhất đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con nghĩ như vậy thì nó sẽ không có bị cái Ái Kiết Sử trói buộc nhiều. Mà mình làm căng quá…
Trưởng lão: Với vả lại, mình không có tăng thêm cái niềm tin của bà. Chứ để bà tin quá, bà cầu khẩn riết hoài. Mà bây giờ con qua, trời ơi! Hàng đêm cầu khẩn, mà giờ nó đúng rồi.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Đó thì bởi vậy, khi nào mẹ con gặp chuyện gì, mẹ cầu nguyện. Mà cầu nguyện mà thấy đạt được, nhất là con mà qua bên đó là mẹ con lại còn tin hơn.
Trưởng lão: Cái đó là cái đúng rồi đó, không có trật đâu.
Phật tử Kim Quang: Bây giờ con hỏi Trưởng lão, khi mình không qua như vậy thì mình có lỗi, mình thấy không có tình thương phải không Thầy?
Trưởng lão: Không con! Cái tình của mình, luôn luôn mình cũng thương mẹ. Chứ không phải mình, bởi vì dù bất cứ ở đâu cái tình thương nó vẫn giao cảm được. Mẹ con thương con bao nhiêu, thì con cũng vẫn thương mẹ bấy nhiêu. Nhưng mà đâu phải thương để rồi tạo cái thế nó sai, tạo cái tư tưởng nó trật, nó phải hướng cái tư tưởng tốt.
Bây giờ biết mẹ mình tin vậy rồi, mà bây giờ bà thương mình, mà mình giờ mình thực hiện cho cái ý của bà đạt được, bà nghĩ “À bây giờ nhờ Chúa rồi”. Như vậy là tăng thêm cái mê tín. Sai!
Phật tử Kim Quang: Dạ, đúng rồi! Đó con cũng xét theo cái dạng mê tín đó Thầy.
(20:34) Trưởng lão: Cho nên mình không qua, nhưng mà thương, mà mẹ về thì dù là đang tu tốt gì cũng ra tiếp hết. Thà mình mất một năm tập luyện trở lại, cũng vẫn tiếp như thường. Đó là cái hiếu hạnh của con rồi, đâu có quên công ơn bà. Chứ không phải nó “Tui quên hết, tui không nhớ, bà đến đến, bà đi đi, kệ bà, tui không biết.” Thì cái này không phải! Đạo Phật không cho phép chúng ta.
Tại cái duyên tu hành chúng ta nó chưa đủ, cho nên nó phải còn cái Ái Kiết Sử, nhưng mà phải thực hiện đạo đức của nó. Cho nên bà không về thôi, mà bà về thì cứ đến thăm.
Bất cứ giờ nào, chứ đừng có nói chi, Thầy nói thí dụ như bà đến đây, bà ở đây 5, 10 ngày hay tháng, nửa tháng bà đi. Thì trong cái thời gian này mình, mẹ con ở gần bên nhau cùng ăn một bữa ăn với nhau, cùng này kia, cùng đàm đạo. “Mẹ thấy lúc này cơ thể khỏe mạnh như thế nào? Sao còn làm việc được hay không? Nếu mà mẹ thấy yếu thì mẹ cứ về Việt Nam, con sẵn sàng giúp đỡ mẹ.“
“Con tu, con xả tâm, con tu con giúp đỡ mẹ có gì đâu. Con vẫn tu hành đàng hoàng, những giờ khuya yên tịnh thì con nhiếp tâm, an trú. Còn ban ngày con đi làm việc, tất cả những cái gì chướng ngại, con xả không để tâm con phải lo lắng gì cả. Vẫn được như thường, có gì đâu.”
“Nhưng mà cái mục đích con. Như mẹ biết, là mục đích con quyết theo Phật tu đúng pháp làm chủ sự sống chết của mình, chứ không cầu một người nào hết. Nghĩa là không cầu ai cứu con, mà con tự cứu con.”
Phật tử Kim Quang: Con cũng nói với tất cả bà con, cái pháp của con là con không có cầu ai hết. Mà chính con, con tự tìm con đường giải thoát cho con, tự con, con tu tâm. Mọi người biết là mình đúng là không có theo một cái tôn giáo nào khác, để khỏi thay.
Trưởng lão: Khỏi phải bàn tới, bàn lui.
Phật tử Kim Quang: Bàn tới, bàn lui cái chuyện tôn giáo. Mà đây là đi học đạo đức.
(22:28) Trưởng lão: Đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Cứ đem đạo đức nào hơn? Không có ai hơn được hết! Thành ra so với đạo đức thì đạo đức của đạo Phật là đệ nhất rồi, không ai hơn! Bây giờ không làm khổ mình, mà cứ khổ người ta thì đâu được. Mà cứ chịu đựng mình khổ, mà người khác vui thì cũng đâu có được. Không có được!
Phật tử Kim Quang: Dạ, thì đó! Con mới thấy khó xử quá trong trường hợp đó. Thì mình không có áp dụng đức chấp nhận ở đây được không Thầy? Mà cái này không thay bằng đức chấp nhận, mà giống như tùy thuận mà chịu đựng.
Trưởng lão: Chịu đựng đó, không được!
Phật tử Kim Quang: Chịu đựng, "Ác" thì không được!
Trưởng lão: Không được! Cũng như bây giờ con tùy thuận, bây giờ con thăm mẹ, mới là hiếu. Dùng chữ hiếu này sai, gây cho bà mê tín thêm. Cái đó trật, không đúng!
Phật tử Kim Quang: Tạo Ái Kiết Sử nó trói buộc mình thêm hả?
Trưởng lão: Tạo Ái Kiết Sử trói buộc thêm. Mẹ con phải gần nhau hoài, không có chịu rời ra được. Cho nên cái điều đó trật, không được! Thương, ở xa bao nhiêu cũng thương được, chứ đâu phải ở gần.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Chứ như mấy ngày, thưa Thầy! Con về nhà ở Sài Gòn đó Thầy. Thì lúc đầu thì mình về một hai ngày là con đi thì không ai nói gì hết. Sau này con có lần, một lần con tùy thuận mọi người ở thêm tuần nữa. Mọi người kêu ở thêm tuần đi, cái con tùy thuận.
Cái mấy lần sau về, thì ai cũng kêu ở thêm một tuần đi, thế ở thêm tuần nữa, cái mấy đứa em nói: “Bây giờ cậu vô trong đây một tháng, ở nhà một tháng.” Cái thời gian nó tăng lên Thầy. Họ muốn trói buộc mình lại, mà bây giờ con mới hiểu: Ủa sao giờ mình cứ, mình theo đức tùy thuận, mà rốt cuộc mình làm cho ác pháp nó tăng lên.
Trưởng lão: Bởi vì tùy thuận nó bị lôi cuốn đó. Lôi cuốn trong ác pháp. Người ta sống ở trong cái hoàn cảnh gia đình, người ta toàn là ác không. Toàn là ác pháp, hở chút cái buồn phiền, giận hờn. Không phải là ác pháp sao? Có ai mà biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng đâu? Có ai biết pháp mà xả tâm đâu? Chút gì, chút gì cũng dễ nổi giận, nổi hờn hết.
(24:36) Thành ra, mình lại sống trong hoàn cảnh đó nó bị ô nhiễm, có phải không? Thành ra, rút cuộc rồi mình tu hành, trời đất ơi! Nó gian khổ, xả không nổi. Thành ra phải tìm một cái nơi, cho nên không tùy thuận. Tùy thuận vui vẻ, nhưng mà kiếm cách từ chối, chứ không để bị lôi cuốn. Chứ mình không, mà bây giờ mời mình đến nhà mình thăm. Nhưng mà mời mình ở lại thì mình tìm cách, “Không được”, mình từ chối. Đến thăm thì được, nhưng mà đi.
Phật tử Kim Quang: Hồi nãy, kêu con ở lại thêm tuần nữa. Nhưng mà con nói: Bữa nay con phải lên, con gặp Thầy.
Trưởng lão: Đâu có được!
Phật tử Kim Quang: Lấy lý do để đi.
Trưởng lão: Hỏi bây giờ một tuần nữa nó không là bao. Nhưng mà, lỡ bữa nay cho đến 7 ngày, mà ngày mai lỡ chết, lấy gì? Lấy gì một tuần? Chắc gì xong? Đời người là vô thường mà!
Phật tử: Nhiều khi mình tùy thuận mà buông xả chưa hết, thì tùy thuận mà bị ức chế nữa.
Trưởng lão: Chứ sao, ức chế chứ sao? Cho nên mình khéo con! Bởi vì đạo Phật đạo trí tuệ dữ lắm. Tư duy, suy nghĩ sử dụng cái trí của mình, hoàn toàn nằm trong cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Từ chối một cách rất khéo léo, thiện xảo.
Bởi vì người tu theo đạo Phật, người nào họ cũng khôn ngoan, họ cũng lanh lợi, nhưng họ không xảo trá. Họ uyển chuyển, họ linh động vô cùng, cái người đời theo không kịp. Hỏi gì họ cũng trả lời được hết, mà không xảo. Còn ở đời họ khôn ngoan, lanh lợi thì trong đó có xảo, không thật.
(26:17) Bởi vì mình nhắm vào cái mục đích của sự tu mà mình giải quyết của cái tâm niệm chân thật của mình. Mà bây giờ nói: Trong cái giai đoạn này mình đang thực hiện cái gì đó, mình từ chối khéo: "Không được! Anh là một người mà đang tu theo Phật giáo, mà ở trong gia đình cậu hay chú mà động như thế này, làm sao yên tịnh tu được".
Tức là mình đâu có nói dối, tại vì mình đang muốn yên tịnh. Từ chối đó, từ chối đi đó. Cho nên nó luôn luôn nó thành thật, nó thành thật chứ cái tâm trạng của nó, mà nó nói ra. Đó là khéo léo thiện xảo, mà thật thà không có dối chút nào hết.
(27:06) Phật tử 3: Ở đây Thầy viết sách ra mà đưa ra thị trường không Thầy? Hay là chỉ.
Trưởng lão: Viết cái gì con?
Phật tử 3: Viết sách đó Thầy.
Trưởng lão: Coi như là ở đây, viết sách rồi xin phép, xin phép nhà xuất bản. Khi được giấy phép rồi, cái thì Phật tử người chút, người chút đóng góp nhau, cái in. Đem nhà in, in xong cái rồi gửi cho các Phật tử, người nào đến. Gửi đầu tiên, thì gửi một số đến các vị Phật tử, người ta bỏ tiền ra người ta in đó.
Gửi cho họ xong rồi, còn lại thì tất cả Phật tử đến thăm Tu viện, rồi thì cô Út gửi. Ai muốn đọc kinh sách nào, gửi cho hết. Mà cho xong cái đợt này rồi, thì xin phép tái bản, rồi in lại lần thứ hai. Cái bộ Đường Về Xứ Phật dày quá, in ớn.
Phật tử Kim Quang: Cái bộ Đường Về Xứ Phật in lại nữa hả Thầy?
Trưởng lão: In lại con! Nói chung là, trong cái nhà xuất bản Tôn giáo họ nói: "Cái bộ Đường Về Xứ Phật hay lắm, Thầy cố gắng Thầy đọc lại, Thầy chỉnh sửa một lần này nữa cho cái bộ này nó toàn thiện".
Nhà xuất bản Tôn giáo đó, ở Hà Nội, họ gọi điện thoại vào cho Trưởng lão: "Khi mà tái bản, Thầy làm ơn Thầy đọc lại, Thầy chỉnh sửa. Bởi vì, tại sao tụi tui góp ý với Thầy, tại vì cái bộ sách nó có giá trị, có giá trị về tôn giáo, Phật giáo hết. Bởi vì, có nhiều cái sai của Phật giáo mà tụi tui đâu có dám nói".
(28:57) Phật tử Kim Quang: Với còn nhiều điều phải thêm không hả Thầy?
Trưởng lão: Vẫn còn nhiều điều thêm trong đó con.
Phật tử Kim Quang: Dạ!
Trưởng lão: Chứ chưa phải hoàn chỉnh lắm đâu.
Phật tử Kim Quang: Cái câu vừa rồi âm dương gì của Thầy đó. Nếu mà cho vô cái bộ sách đó, là cũng chống mê tín đó.
Trưởng lão: Cũng chống mê tín đó con! Có nhiều điều phải thêm. Có nhiều điều nó không có đủ ý trong đó, mình gạt bỏ ra hết. Đó! Lại nhiều điều thêm lắm. Sách có thể mười tập Đường Về Xứ Phật này, sau này nó dày hơn… (Nghe không rõ)
(29:26) Nhà xuất bản mà họ cho phép, đầu tiên con biết không? Mười tập vậy đó, mà nó gom lại còn tập vậy nè, nó bỏ hết. Cuối cùng đó, cuối cùng đưa nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, nó gom lại được bốn tập mà mỏng mỏng vậy thôi, mà lớn dài đó, con nhớ bốn tập đỏ đỏ đó? Bốn tập.
Trời! Bộ Đường Về Xứ Phật ra vậy. Sau này mới cho phép được in, không bỏ. Cái phước của nó ra đời không được hoàn thiện. Chứ không phải dễ đâu! Nhờ nó, nó đi phá đường trước, sau này các bộ sách sau mới dễ. Rồi “Những Lời Gốc Phật Dạy”, rồi mới ra đời tiếp tục dễ dàng, không còn bị cắt xén bỏ nữa.
Đầu tiên đó, họ sợ quá, đọc đến, họ động hết cái Phật giáo rồi. Thành không dám để, nói cái khối lượng mà Phật giáo đọc cái này chắc chắn là cái nhà xuất bản Tôn giáo này tiêu. Cho nên ảnh gom lại cái tập sách mỏng như vậy, anh ghi mấy câu nào mà thấy nó không đụng chạm ai hết đó, ngắn gọn thôi. Rồi kế đó bốn tập, sau này mới được mười tập.
Phật tử Kim Quang: Cái Đường Về Xứ Phật đó kêu là mười tập, mà sao lại có bốn tập?
Trưởng lão: Bốn tập Những Lời Gốc Phật Dạy.
(30:48) Phật tử Kim Quang: Hiện tại bây giờ cũng cái bốn quyển mà Đường Về Xứ Phật, hả Thầy! Hay là…..?
Trưởng lão: Đường Về Xứ Phật mà thuộc về Văn Hóa Thông Tin đó, thì nó bốn tập lớn mà bìa đỏ đó.
Phật tử Kim Quang: Không có cái, cũng dài, nhưng mà cũng cỡ cái cuốn đạo đức đó. Nhưng mà bốn tập như vậy, Đường Về Xứ Phật tập 1, tập 2, tập 3, tập 4. Mà sau đó Thầy giới thiệu là 10 cuốn, thành ra chắc thiếu sáu quyển nữa.
Trưởng lão: Giờ thì con còn lo giải quyết một vài điều kiện, rồi lo tập thêm. Bởi vì cuộc đời của mình nó cũng lớn rồi, nỗ lực mạnh mẽ lên. Tập cho đến khi đủ duyên nó trọn vẹn, thì lúc bây giờ còn có hai mẹ con thôi.
Còn anh em ruột thịt này kia, rồi chớ ba con thì cũng có gia đình khác rồi, không quan trọng nữa, chỉ có mẹ con à. Con chỉ có còn có người mẹ thôi, làm sao cho trọn vẹn cái hiếu, để cuối cùng mình, khi bà lớn tuổi hoặc là bà qua phần rồi thì con trở về đây con tu.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con cũng nghĩ vậy đó. Cái quan trọng là bây giờ con với mẹ con thôi. Con cũng cố gắng con cắt đứt, khỏi đi qua bên kia gì hết, để cứ đi qua, đi lại hoài, không có tu hành gì hết, phí công tu hành.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con! Theo Thầy thiết nghĩ. Và đồng thời cũng tạo cho bà cầu hoài mà sao không được, chắc có lẽ Chúa Không phù hộ nữa.
Phật tử Kim Quang: Chúa hết nhận lời!
Trưởng lão: Chúa hết nhận! Cho nên, thế nào bà làm sao không cầu? Phải không? Do đó cuối cùng thì bà mới thấy là cầu không được.
Phật tử Kim Quang: Thì đó, chỉ có cách đó mới làm cho bà phải suy nghĩ lại.
(32:45) Trưởng lão: Suy nghĩ lại, bà mới đi vào trong cái tín lực, chứ không khéo nó bị tà. Con giúp mẹ con vậy là đúng chánh pháp mà. Khi mà mẹ mình nó bị kẹt vào một cái pháp. Ví dụ: Như bà mẹ từ hồi tới giờ không biết Phật pháp, cứ lo niệm Phật để cầu vãng sanh đi. Cho tới chết, gần chết rồi cũng niệm Phật, Nam Mô A Di Đà Phật hoài.
Mà bây giờ con không biết cách dạy. Bây giờ mẹ niệm Phật vậy đó, không bằng mẹ niệm cái câu này: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", rồi mẹ im lặng, mẹ để mẹ dưỡng cái thân mẹ già, mẹ niệm hoài nó hao lắm. Mẹ niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật”. Mẹ nghĩ rằng niệm như vậy đó thì nó cầu vãng sanh cực lạc mình không bác. Nhưng mẹ niệm vậy, cái sức khỏe của mẹ bây giờ kém lắm rồi.
Mẹ nên niệm cái câu này, rồi mẹ giữ im lặng như vậy đó, thì nó khỏe hơn, phải không? Tuổi thọ mẹ nó còn kéo dài thêm ra. Thì mình cũng cái câu niệm thôi, mà niệm cái tâm của mình nó rõ ràng, mà mẹ nhận ra nó cụ thể lắm, nó giải thoát cụ thể. Còn niệm Nam Mô A Di Đà Phật để cầu vãng sanh, thì cái sự giải thoát đó, mẹ không có thấy được.
Đó mình hướng dẫn cho bà. Mẹ niệm thử coi: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" rồi mẹ im lặng. Mẹ im lặng mẹ thấy cái gì? Hơi thở ra, hơi thở vô. Mà mẹ biết hơi thở ra, hơi thở vô là cái hơi thở tự nhiên trong thân mẹ có, chứ đâu phải mẹ chế nó ra đâu?
Cho nên mẹ cứ thở ra, thở vô. Chừng nào có một cái niệm gì trong tâm mẹ lo lắng con cái gì đó mà nó khởi ra, thì mẹ nhắc lại: "Tâm bất động, thanh thản, an lac, vô sự" thì cái niệm đó nó sẽ lặng xuống đi, nó để lại cho mẹ biết cái: "Hơi thở ra, hơi thở vô" thì mẹ cứ nương hơi thở. Thì mặc dù đầu tiên, thì cái thời gian nó ngắn, nó khoảng độ chừng cao lắm là nửa phút hay một phút vậy thôi. Thấy không?
Mẹ thấy nó lợi lắm. Còn cái kia phải niệm hoài, niệm hoài, mẹ vận dụng cái công sức của mình. Còn mẹ im lặng thì cái sức của mẹ, cái năng lực của mẹ nó không có hao.
Mình phải giải thích cho nó đúng. Thì bà thấy nó đúng rồi. Trời ơi! Cái pháp này sao mà nghe nó đúng, khoa học ghê chứ, nó đâu có hao năng lượng. Còn mẹ mà cứ bảo mẹ cố, mẹ niệm như vậy nó hao năng lượng thì mẹ phải đau khổ nhiều, bệnh tật nó sanh ra nhiều. Bởi vì trong người mình nó hao thì nó dễ bệnh tật.
Mình giải thích cho bà: “Mà bệnh tật, mẹ thấy mẹ khổ, tụi con, con thương, phải không? Phải chạy, lo lắng mẹ, mà mẹ đau nhức chỗ, này kia. Còn bây giờ mẹ yên tịnh như vậy đó, thì cái sự đau nhức của mẹ nó cũng giảm đi. Nó giảm đi. Cái sự bất động của nó”. Đó mình giải thích, bà làm thấy vài ba lần sao hiệu quả, thì bà nỗ lực, con thấy chưa?
Mình dụ mẹ mình chứ sao để mẹ mình đi lạc đường kỳ vậy? Rồi mới nói mẹ mình quen. Đâu phải, tập dần, bắt đầu nó cũng thành thói quen con. Nhưng mà tập dần riết, rồi bà quen với cái tâm bất động.
(35:42) Phật tử 4: Cũng khó lắm Thầy! Con cũng dạy vợ con vậy đó: "Hay là niệm Phật, hay là phải nói ra nữa, nó hao năng lượng". còn nói mà y như Thầy đó thì bữa này: Ồ, khó quá!
Trưởng lão: Cái này khó quá, tập cho bền chứ gì?
Phật tử 4: Tui mà tui ngồi, mà tui không ra tiếng là tự nhiên vọng tưởng đi tứ tung hết, thành ra khó quá! ngồi như ông là không được đâu. Vợ con như vậy, con bảo vợ tác ý đi…
Phật tử 4: Con lại khác nha. Con ngồi tĩnh, con không trả lời. Con thấy đọc bài hay bất cứ một cái gì Phật không hề ra lời… (Không nghe rõ). Có cái con nói Thầy nghe, bây giờ thì con gởi cái tên này lại cho Thầy.
Trưởng lão: Rồi con! Thầy sẽ ghi rồi Thầy gởi cho con.
Phật tử 4: Dạ! Rồi con xuống dưới, con gởi tiền lại cho cô Út để cúng dường. Tại vì, con cũng xin phép và tại vì con còn có đi về Trại Cùi nữa. Con còn đi mấy cái Trại Cùi nữa.
Trưởng lão: Rồi! Con hãy lo làm công việc đó cho xong. Rồi!
Phật tử 4: Cái đợt sau này con lên con. Tại vì bây giờ con cảm, con không muốn có nói chuyện, con không muốn nói chuyện gì hết. Xong rồi sau đó con về. Có dịp, xin chào, hẹn gặp lại mấy anh chị nhiều. Con tới đây, con kết duyên với em trai, với chú. Thôi cô đi nha! Con chào Thầy! Con còn đi hai Trại Cùi nữa!
Trưởng lão: Rồi rồi! Con về con lo công việc đi con.
Phật tử Kim Quang: Có hỏi gì Thầy không? Hỏi tiếp đi.
Trưởng lão: Thôi bây giờ tụi con luôn nhớ như vậy mấy con, từ từ mình khắc phục, mình làm được cho đời mấy con!
Phật tử Kim Quang: Thầy! Cho con hỏi thêm mấy câu nữa nha.
Trưởng lão: Rồi! Con hỏi đi con, con ngồi xuống đi con.
(37:18) Phật tử Kim Quang: Dạ! Cái pháp Thân Hành Niệm đó Thầy, nếu mà một người đời họ tu tập thì có lợi ích gì không Thầy? Có điều họ chưa ăn chay Thầy.
Trưởng lão: Mặc dù họ chưa ăn chay gì hết, họ tu vậy đó, cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác con, nó tỉnh giác trên thân hành của nó. Tự nhiên nó phá những cái si mê của họ, rồi từ đó họ ôm pháp đó, rồi họ ăn chay con. Coi vậy đó, họ chưa ăn chay gì hết, mà cứ ôm cái pháp đó tu đi, rồi sẽ thấy họ thay đổi con.
Phật tử Kim Quang: Nó có chữa bệnh được không Thầy?
Trưởng lão: Cái pháp đó con.
Phật tử Kim Quang: Mặc dù họ không ăn chay, nhưng mà nó có giúp chữa bệnh được không Thầy?
Trưởng lão: Chữa được hết đó con! Nó có chữa được. Nhưng mà điều kiện lúc đầu tiên đó, nó khi mà người ôm pháp Thân Hành Niệm cứ tu tập đi nữa, thì bắt đầu tự họ họ thấy mình tu tập như thế này thì mình phải ăn chay. Người ta tự nó, ở trong đó nó thay đổi cái tư tưởng họ suy nghĩ con.
Cứ ôm đi, ôm đi, tu tháng, hai tháng, ba tháng, nửa năm rồi mới thay đổi, không ai khuyên họ ăn chay, họ ăn chay. Cái pháp nó hay lắm đó con, nó chuyển biến con. Bởi nói pháp: "Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào?", thì pháp Thân Hành Niệm chứ không có pháp nào hết.
Rồi cứ tu Phật pháp đó nó thay đổi con người. Một con người không ăn chay nó sẽ ăn chay được luôn. Nó làm được rất nhiều cái việc rất tốt. Rồi bắt đầu nó thay đổi, nó phá sạch hôn trầm, bởi vì nó phá cái si. Cái si người ta, cũng do cái chữ si mà người ta chấp, người ta chấp. Cho nên người ta ăn thịt cá chúng sanh, người ta không thấy sự đau khổ. Tự nó sáng ra, nó thấy con. Cho nên cứ ôm pháp Thân Hành Niệm mà tập đi.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Tại vì con đang viết cho mấy người ở gia đình mà tu tập, con thấy…
Trưởng lão: Mình cứ, họ không ăn chay cứ dạy cho họ cách thức tu, để đối trị được với bệnh đau này kia. Cứ khi nào cái cơ thể mình bị bệnh đau đó con, cứ gan dạ ôm pháp đi. Bây giờ nó nhức cái đầu đi: Thì mình cứ đưa tay ra đưa tay vô vầy. Biết đưa tay ra, nhức mặc nhức, đau gì đau, chỉ biết đưa tay ra. Hay hoặc là ta biết hơi thở ra, hơi thở vô, thì đau nhức cứ kệ nó, một lúc nó nhiếp tâm được trong hơi thở rồi.
Bây giờ mình tập mình lúc chưa đau chứ gì? Tới chừng đau cái nó quen rồi, cái mình cứ ở trong hơi thở nó cũng đẩy lui. Tay mình đưa ra, hay hoặc nhất là hành động ngoại với hành động nội kết hợp nhau, nó cả hai hành động đó trở thành pháp Thân Hành Niệm nó dẹp sạch hết. Họ đau, họ hết đau cái bắt đầu họ tin con.
(39:33) Phật tử Kim Quang: Dạ! Ý Con tính viết cái bài mà đứng lên, ngồi xuống, đi 10 bước đó Thầy, xong là ngồi xuống. Cái bài đó để dạy, để cho mấy người thân, nếu mà ai thấy thích hợp thì tập.
Trưởng lão: Được chứ con!
Phật tử Kim Quang: Nên con hỏi Thầy!
Trưởng lão: Nó vừa giúp cơ thể họ khỏe mạnh con.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Mặc dù họ chưa ăn chay, nhưng mà nó có tác dụng gì không Thầy?
Trưởng lão: Nó sẽ có những cái tác dụng, nó đối trị và nó cũng tạo cái tâm họ lần lượt ăn chay con. Con cứ dạy họ ôm pháp Thân Hành Niệm, lần lượt tự nhiên họ muốn ăn chay à. Phật pháp nó hay lắm! Nó không phải là đi thuyết giảng bảo người ta ăn chay đâu. Mà nó, ai muốn tu nó dạy cho vô cái pháp tu. Tu rồi cái pháp nó đưa ra, nó hướng dẫn họ trở thành người tốt.
Phật tử Kim Quang: Xin Thầy! Cho con hỏi sư Thầy cái quá trình tu tập của con. Thì con ngồi con giữ tâm thanh thản, thì con thấy bắt đầu người nó. Giả sử: Như nó nhức chỗ nào đó hoặc là nó một cái gì nó có cái thọ chỗ nào trên đầu đó Thầy. Tự nhiên cái thân nó rùng mình lên, hoặc chẳng hạn nó rùng mình lên xong cái nó giảm lại cường độ. Nó rùng mạnh lên xong nó giảm từ từ từ từ lại, cái mình cảm thấy cái thọ nó cũng mất tiêu. Vậy thì cái đó là phải tưởng hành không Thầy? Hay là tự cơ thể nó đề kháng?
Trưởng lão: Cái đó tự cơ thể nó đề kháng, nó chống lại như vậy đó con, chống lại cái mô bệnh, bằng cách mình giữ cái tâm bất động.
Phật tử Kim Quang: Mặc dù mình biết là đang giữ cái tâm bất động không có suy nghĩ một cái gì, mình chỉ để ý cái thọ của mình có. Tại vì mình thấy cái thọ hoạt động mà.
Trưởng lão: Bởi vì coi như là mình giữ tâm bất động, trên thân mình cái gì xảy ra mình biết hết.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Nhưng mà nó dẹp lại, xong rồi nó hiền lại.
Trưởng lão: Tại vì nó có cái chỗ đau.
Phật tử Kim Quang: Nó hiền lại. Dạ!
(41:42) Trưởng lão: Thì cái đó đúng không sai đâu con. Nhưng mà nó đừng giật lia, giật lịa thì không đúng, nó bị tưởng.
Nó giật cái rồi bắt đầu từ từ nó giãn ra, giãn ra. Cái đau đó theo hết. Thì cái đó là nó đề kháng, nó phục hồi lại cái mô bệnh trong cái trạng thái bất động tâm. Còn cái mà nó giật lia, giật lịa đó, nó cứ lắc qua, lắc lại hoặc cúi tới, cúi lui đồ thì cái đó đều bị tưởng. Nó cũng ở trong tâm bất động, nhưng mà cái tưởng nó thực hiện thì nó lắc, nó không phải lắc cái đâu.
Còn cái này cơ thể nó nhún cái vậy, cái mình nghe cái chỗ đau của nó, nó rãn dần dần dần dần theo như cách thức nó, cái cơ thể nó bình an trở lại vậy đó. Vậy là đúng! Đúng đó, đề kháng nó chống cái mô bệnh bằng cái hành động đó trong cái tâm bất động của mình.
Phật tử Kim Quang: Có nhiều khi con nhắc: “Cái tưởng hành này dừng lại.” Nhưng mà con không thấy nó dừng lại Thầy?
Trưởng lão: Cái này cái đề kháng của thân qua cái tâm bất động. Để nó đối trị cái khổ của cái thân của nó, rồi nó lại bình yên, nó không có đau nhức chỗ đó nữa, cái đó là đúng pháp. Còn mà nó lúc lắc hoài thì không được. Nó bị tưởng, kêu là hành tưởng.
Phật tử Kim Quang: Hai cái đó sao khó phân biệt quá Thầy?
Trưởng lão: Bởi vì khi nào mà lúc lắc, cái gì nó cứ mình ngồi tới nó không có cái trạng thái đau gì hết, hoặc nó có cái trạng thái đau nào đó mình cứ lúc lắc, lúc lắc. Hay hoặc là khinh an đó, cứ hễ lắc qua, lắc lại vậy mà nó an ổn, nó thích đó, thì cái này là tưởng rồi, dục tưởng rồi. Nó lập tức xuất hiện đó, nó làm chúng ta nuôi lớn cái dục vọng của chúng ta.
Hiểu như vậy là hiểu hết rồi. Nó làm cho mình thích, còn cái này mình cảm nhận. Bởi vì giữ tâm bất động cái mình cảm nhận toàn thân, trên thân quán thân là cái chỗ giữ tâm bất động đó. Tức là tu vào pháp Tứ Niệm Xứ rồi đó con.
Cho nên toàn thân mình xảy ra cái gì, tâm mình có gì đều biết hết mà. Có niệm là tâm rồi, mà thân đau nhức chỗ nào, mỏi chỗ nào đều biết hết. Tức là trên thân quán thân nó rồi. Tự nó bất động là nó đã quán rồi. Mà mình nói bất động chứ sự thật ra nó quán thân, nó quán tâm, quán thọ, quán pháp đó. Cho nên trên thân mình có cái cảm thọ nào đó, mà ở trong bất động mình đừng có bị dao động đó, thì tự nó đề kháng con. Tâm nó nhiếp cái vầy, cái bắt đầu nghe nó rãn dần xuống hết, đó là đúng rồi.
(43:42) Phật tử Kim Quang: Mà nó có nhiều khi nó không phải giật một cái là nó xuống. Giật qua, giật lại nó làm mình như bị ngưng, nó gồng cứng lên vầy, sau đó từ từ nó buông ra vậy Thầy.
Trưởng lão: Đó là cái đề kháng của nó rồi, đề kháng chống lại cái mô bệnh. Nó làm cho cái mô bệnh trên thân của mình, cái chỗ đau nhức đó thiện tăng
Phật tử Kim Quang: Thiện tăng hả Thầy?
Trưởng lão: Bởi vì, ví dụ như nó rút lên vậy, tự nó rút lên vậy, rồi từ từ nó thả ra.
Phật tử Kim Quang: Trời ơi! Thả ra nhẹ nhẹ.
Trưởng lão: Thả ra nhẹ nhẹ vậy đấy. Coi như nó gom lại các cái bạch huyết cầu của nó gom lại nó đối trị. Tức là cách thức nó gom lại vậy, rồi từ từ nó thả ra là nó đối trị. Nó đề kháng, nó chống lại cái mô bệnh bằng bạch huyết cầu của nó gom lại đó.
Chứ một con, hai con bạch huyết cầu chống không lại. Mà nếu mà con giữ tâm bất động thì nó sẽ tập trung được, nó gom lại được. Trong thân mình nó có bạch huyết cầu, nó đối trị những cái mô bệnh đó con. Cái bạch huyết cầu đó, nhưng mà cái người bất động, chứ còn người không bất động thì chắc nó cũng đối trị, nhưng mà nó đối trị nó không có sự tập trung, cho nên nó trị yếu.
Còn mình bị mình tập trung cái tâm của mình trong cái bất động rồi, nó mới gom lại được. Bởi vì ở đây người ta tập trung đoàn kết chứ người ta đâu có chia rẽ.
Phật tử 5: Chứ con, hồi đó là con bị cái bệnh võng mạc mắt Thầy. Bị võng mạc mắt với bị cái bao tử…( … ) khó quá cột sống cổ 7. Nhưng mà rồi con tu một thời gian sau tự nhiên nó hết. Mà nó hết, năm nay là 3 năm rồi Thầy. Con gặp được pháp của Thầy là 4 năm, thì con tu chừng mà bệnh con đến nay hết 3 năm rồi.
Con nói bây giờ, con nói là con tu pháp khác rồi đó. Nhưng mà con thì hồi lúc đầu thì con cũng chưa tin Thầy, con nói chắc mình cái nghiệp mình nó hết tới đây, hết cách. Nhưng mà sự thật là tự nhiên nó hết Thầy. Mà ông bác sĩ kêu là cái võng mạc mắt này không bao giờ hết. Ổng kêu chỉ uống thuốc cho nó hết một thời gian, nó trở lại, cái khi một năm là phải uống một lần.
(45:45) Trưởng lão: Tức là nó duy trì bằng những cái trứng của nó, đều hoàn toàn nó còn ngoài trong ruột của mình, không bao giờ hết.
Phật tử 5: Nhưng mà tự nhiên nó hết luôn đó Thầy.
Trưởng lão: Còn cái này nó đề kháng, nó chống diệt tới mầm bệnh của nó, nó diệt sạch mà đó. Cái cơ thể của mình nó hay lắm, thuốc thang đâu có bằng được, bác sĩ nghĩ đâu tới. Bởi vì pháp Phật nó hay, nó là vậy.
Phật tử 5: Thành ra con ốm thì ốm thật, nhưng mà có điều bịnh thì không có bệnh.
Trưởng lão: Cái đó là cái hay nhất đó con. Mình ốm mà không bệnh, tức là bệnh vô không nổi.
Giờ thì mấy con lo tập thôi. Chứ còn bây giờ Thầy không tu cho mấy con được đâu. Cứ để từ từ sắp xếp rồi ráng tu. Thầy chỉ chăm sóc coi mấy con coi tu đúng, tu sai thôi. Tới cái giai đoạn đó phải tu cái pháp gì? Phải làm cái gì? Đó, có vậy thôi! Giúp đỡ cho người tu, chứ pháp Thầy viết đủ rồi.
Nhưng mà tu sợ, mình ham tu cao quá thì không được, mà thấp quá thì nó phí. Cho nên phải tu như thế nào? Thế nào? Để rồi theo dõi, nhiếp tâm được vậy thì phải ở chỗ pháp đó tu. Mà chưa nhiếp được thì phải tập nhiếp cho được. Đó, cách thức như vậy, nó rõ ràng lắm, không có gì hết.
(47:04) Phật tử 5: Tụi con là tuổi lớn rồi. Thành ra là con cũng nguyện cho là thấy cái kiếp này là nó thấy vậy là cầu nguyện để cái kiếp sau được gặp, sớm được cái chánh pháp này đó.
Trưởng lão: Con mà lỡ chết rồi, kiếp sau gặp, cho nên chú lúc bấy giờ như Thầy.
Phật tử 5: Con là một tháng con tu Bát Quan Trai hai ngày, thế thì con chỉ có ước nguyện chừng đó thôi. Là chứ chừ về duyên nó còn ràng buộc nhiều quá nhiều, không đi nổi.
Trưởng lão: Giờ Ái Kiết Sử nó còn ràng rịt quá. Nói chung phải lo cho xong bổn phận con. Làm cha, làm mẹ không thể để con mình như vậy, phải lo cho hết, lo hết chắc là tiêu đời. Lo hết rồi không biết chừng con rồi, tới cháu thấy bỏ cũng không thấy được.
Phật tử Kim Quang: Con thấy Ái Kiết Sử sợ quá Thầy ơi! Mình mà không khéo là mình bị dính vô, mà bị lôi kéo, lôi cuốn thêm, dữ dằn quá!
Trưởng lão: Trời! Nó vi tế vô cùng con. Chưa thấy mặt chưa biết đứa cháu nào hết, mà thấy mặt rồi. Trời đất ơi! Nụ cười nó như thiên thần đó. Nó lôi mình liền đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Đến đời cháu nữa.
Trưởng lão: Nó không phải dễ đâu. Trời đất ơi! Coi vậy chứ, nó khó vô cùng. Cái Ái Kiết Sử nó dính dễ lắm, mà xả ra nó rất khó. Bây giờ mình chưa có đứa cháu nào hết, mà có đứa cháu nó sanh ra rồi, lại thăm nó, thấy nó mỉm cười cái. Trời đất ơi! Về cứ nhớ hoài, thấy thương quá! Khó lắm, dính chết đi được!
Phật tử Kim Quang: Bạch Thầy! Cho con hỏi thêm là cái kiểu mà nằm kiết tường đó Thầy, để một tay này vầy Thầy. Khi mà để một tay mình nằm nghiêng như vầy, con thấy là cái đầu mình nó bị lệch sang một bên vầy. Bạch Thầy! Nó không còn, cái bình thường là thẳng nha. Khi mình nằm thì cái vai của mình khoảng cách đây đến đây, thì khi mình nằm đó, thì cái đầu nó hơi nghiêng qua như vầy, vậy thì nó có bị tật không Thầy? Nó có bị ảnh hưởng gì không?
(49:16) Trưởng lão: Coi như là mình phải nằm nó không những có một bên không mà cả hai bên, bên mặt và bên trái và nằm ngửa cho thẳng lưng. Chứ không khéo con nằm kiết tường một bên vầy, con nằm co con không hay, cái xương sống con không thẳng.
Nói cái kiết tường thì nó kín đáo thật. Nhưng mà khi mà mình nằm đó, mình phải biết xương sống của mình, mình nằm nghiêng vầy, mình thấy mình nằm thẳng vầy, sự thật cái lưng mình cong mình không biết con. Cho nên vì vậy mà cái đầu của mình, mình kê vầy, không biết chừng cái cổ của mình nó cao cũng không chừng.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con thấy cái cổ nó bị lệch qua vầy nè.
Trưởng lão: Lệch đó! Thành ra mình khi đó, mình phải nằm bên đây, rồi nằm bên kia. Thí dụ như con nằm một giờ vậy đó, cái tay con để đây đó, con cũng sẽ bị mỏi nữa. Con thay đổi, con nằm cái hướng khác nó không mỏi. Rồi con nằm thẳng, để hai tay con để úp trên ngực con như thế này, nó vừa ấm ngực con khi trời lạnh, con hiểu không?
Để như thế này rồi con thấy hơi thở ra hơi thở vô, nghe nó an ổn vô cùng, mà lưng mình nó nằm thẳng, hai chân mình nó thẳng như thế này, thấy không? Mà cái lưng nằm thẳng. Bởi vì con nằm ngửa cái lưng con thẳng lắm. Còn nếu không khéo nữa, con mà sai, nữa khéo già con khọm hết. Thầy bảo đảm mấy con mà sai là cái lưng của mấy con nó vầy nè.
Phật tử Kim Quang: Thì đó Thầy! Con vừa rồi con suy nghĩ, sao mình thấy mình nằm vầy thấy cổ mình nó vậy.
Trưởng lão: Nó nghiêng. À! Mà con cứ nằm một bên là cái cổ con sẽ nghiêng đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Xưa giờ con nằm như vậy đó Thầy! Rồi con nghĩ tại sao có gối mà mình không chêm lên? Là có nên không Thầy?
Trưởng lão: Không! Có gối mình chêm lên chứ con.
Phật tử Kim Quang: Mình cứ chêm để mình nằm thẳng được cái cổ …
(51:14) Trưởng lão: Để cho nó thẳng cái cổ, chứ sao? Để cái gối, rồi để cái tay của mình lên.
Phật tử Kim Quang: Lên cái gối, thì nó cao lên được chút nữa.
Trưởng lão: Để cho cái cổ mình nó đừng nghiêng xuống. Cái đó là phải có cái gối rồi.
Phật tử Kim Quang: Tại vì hồi xưa tới giờ, Sao bọn con chấp theo cái kiểu mà nằm không gối đó Thầy, với lại nằm ngửa không được Thầy. Con nghe là không nên nằm ngửa Thầy, Thầy nói.
Trưởng lão: Nói chung là không nên nằm ngửa nhiều. Nhưng mà vẫn tập để coi cái xương sống của mình nó có nằm được không? Chứ không khéo mà con không tập nằm ngửa là cái xương sống nó cong con không biết. Cái kiểu đó. Bởi vì Thầy thấy có nhiều người già rồi, họ nằm ngửa không có được con. Cái xương sống nó cong vầy.
Mấy người khòm lưng là con thấy không? Những người, có người cần cổ khòm vậy nè con. Cái lưng không khòm mà cần cổ khòm. Còn có người thì họ khòm luôn cái lưng cái họ, cái lưng cong vầy nè. Là toàn là mấy người này không có nằm ngửa, nằm ngửa không có nghĩa là nằm ngửa mà ngủ. Mà nằm ngửa để cho giữ cái thăng bằng của xương sống.
Rồi sau đó thử coi mình nằm coi được không? Chứ không phải là nằm đây là nằm suốt cả một hai tiếng đồng hồ. Mà nằm để căn cứ vào cái xương sống của mình. Mình phải giữ cho cái cơ thể mình nó điều hòa, nó đúng một cái con người. Cho nên con thấy không? Thầy già, Thầy đâu có khom lưng. Chứ cỡ mà Thầy không biết cách thức mà điều khiển cái thân của mình đó, thì già, thì khòm đó.
Phật tử Kim Quang: Bây giờ con mới rõ. Chứ xưa tới giờ con cứ nằm có một bên không à.
Trưởng lão: Mình cứ thấy cái hình ảnh của đức Phật đó, là nằm kiết tường đó, là nằm vậy là đúng cách kín đáo. Nhưng mà ban đêm thì mình phải biết điều khiển cái thân của mình chứ đâu phải mình nằm ngủ. Bây giờ ban ngày nằm cái kiểu nằm ngửa như người ta ở đời đâu, ai mà ban ngày người này tới lui vậy mà nằm ngửa, như vậy đâu có được con.
Cho nên người ta lấy cái tư thế nằm nghiêng đó là để mọi người thấy là mình nằm kín đáo. Nhưng mà nằm ngửa để người ta sửa cái thân của người ta nó ngay thẳng, chứ không khéo nó chỉ nghiêng vậy. Nằm cứ một bên vậy, nó cũng không có đúng cách đâu. Con người có đi, có đứng, có ngồi chứ.
Phật tử Kim Quang: Để con sửa lại.
(53:4028) Trưởng lão: Phải sửa lại hết con. Để đó đi con, không có sao đâu.
Phật tử Kim Quang: Để đó, lát nữa con xếp lại.
Trưởng lão: Vô đi con, con vô đi con.
Phật tử Kim Quang: Con xin hỏi Thầy điều nữa. Thầy có vội đi đâu không Thầy?
Trưởng lão: Thầy đi về bên đó chứ không có đi đâu hết.
Phật tử Kim Quang: Hôm bữa, con ghi tờ giấy nhiều lắm mà hôm nay con không có mang theo. Nhưng mà con hỏi được mấy câu chính để con xả cái tâm, để con nghiên cứu lại, với lại để con chuyên tâm con tu hành. Thì con thấy cũng mừng cái chuyện mà Ái Kiết Sử, mà con thấy đúng là có lúc cái tri kiến của con không đủ.
Khi mà những cái gì mà con quyết định, con làm xong rồi con dấu. Mà mình thấy mình dấu không được, nên mình phải nói ra. Mình nói ra thì thấy cái tâm mình nó yên, thì mình mới hiểu không nên làm khổ mình là đúng. Khi mình nói ra thì người ta hiểu, mặc dù mình có thể làm cho người ta, cái chuyện mà con nói con không qua Mỹ nó làm cho người ta buồn.
Nhưng mà thà mình nói ra mình cũng thấy, mà người ta cũng biết được cái tâm tư của mình để. Ví như mẹ con mà biết con quyết định ở Việt Nam thì mẹ con tự quyết định cuộc sống của mẹ con nó dễ hơn.
Trưởng lão: Đúng rồi!
Phật tử Kim Quang: Là phải đợi con, cứ mong con qua, mẹ con phụ thuộc hoàn toàn là do con. Nhiều khi mẹ con muốn bán căn nhà để về ở với lại dì con, mẹ con cũng không muốn bán, cứ nghĩ là con qua để mà có nhà cho con ở với mẹ. Hoặc là mẹ không quyết định một cái gì đó, mẹ con cũng phải nghĩ đến con. Thì khi mà mình biết mình nói thẳng cái chuyện mình không qua, thì tự bà, bà sắp xếp những cuộc sống của bà nó dễ hơn.
(55:30) Trưởng lão: Đúng đó! Cái đó nó hay hơn, mà nó thật hơn.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Nhiều khi con nghĩ như vậy đó, khi mà mình cứ qua lại là đúng ra là mình làm khổ bà chứ không phải là, nhưng mà đến đây là một cái, lần này thì đó là một cái quyết định mà nhiều khi, con thì con sợ là con học đạo đức mà mình làm, mình sống không đúng đạo đức đó Thầy, thì có lỗi!
Trưởng lão: Nói chung là Thầy nói con, cách thức mà làm cho mẹ mình nó không có đi vào trong cái ác pháp đó thì mình là đạo đức. Chứ không phải là làm cho bà vui lòng bằng cách là để bà học trong ác pháp. Bởi vì mình tùy thuận nhưng không bị lôi kéo vào ác pháp. Mình giúp cho người khác, người ta thoát ra khỏi cái ác pháp.
Thí dụ như bây giờ đó, con rắn nó đuổi theo một con nhái. Nó bắt con nhái, nó ăn thịt đi. Mình vừa ngăn con rắn không cho bắt con nhái là tạo cho con rắn có điều thiện chứ, phải không? Nó sẽ ăn cái thứ khác nó cũng sống được chứ đâu phải đợi con nhái, mà lại cứu được con nhái. Cả một hành động mình mà cứu được hai con vật.
Bây giờ nó bắt không được con nhái thì nó ra kia nó ăn cỏ non hay hoặc cái gì trái cây, nó cạp ăn cũng được, đâu có gì. Đó là một cách thức của mình. Cho nên vì vậy những người thân của mình cũng tìm cách để cho họ sống trong thiện pháp, không sống trong ác pháp.
Thí dụ như bây giờ có con, nên bà phải giữ gìn bảo vệ để cho con qua. Còn không có, bà thấy bây giờ mình bán đi, mình ở với người dì hay hoặc này kia cũng tiện để đi làm sống. Nó không còn phải bận rộn đến cái nhà cửa nữa, phải không? Con hiểu chỗ đó chứ! Đây là giúp cho bà rảnh rang, có phải không? Chứ nếu mà nó đi qua, đi lại chắc tui phải giữ cái nhà này rồi.
Phật tử Kim Quang: Rồi tốn tiền của bà nữa.
Trưởng lão: Chứ sao!
Phật tử Kim Quang: Với con thấy, nhiều khi mình qua mình sẽ làm khổ người khác
Trưởng lão: Tốn tiền, mà còn nhiều hơn nữa, chứ ở đó.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Thì bắt bà phải nấu cơm cho mình nữa.
Trưởng lão: Đó, như Vậy đó! Còn bây giờ bà qua Việt Nam thì mẹ con ăn cùng mâm, nói chuyện này kia cũng bình thường đâu có gì. Mà nó, lâu lâu vậy mà ngồi lại hai mẹ con ngồi nó càng thấm thía nữa, tình nó sâu sắc.
Còn ngày nào cũng ăn, coi vậy chứ cái tình nó như vậy chứ mà nó không bằng lâu lâu mới ăn gần, ngồi gần nhau, nó có cái tình, nó thấy rất rõ con. Có phải nó thấm thía hơn không? Nó thường quá thì nó không thấm thía. Thành ra cuộc đời nó như vậy, nó mới thấy được cái hay của nó chứ.
Phật tử Kim Quang: Có nghĩa là tùy thuận nhưng không để mình bị lôi kéo hả Thầy?
Trưởng lão: Bị lôi kéo đó con.
Phật tử Kim Quang: Mình phải dứt ra được.
Trưởng lão: Cái đối tượng của mình nó sẽ không đi vào trong Ái Kiết Sử. Thật sự ra con bây giờ con ở bên đây bà mẹ con tính toán cái này kia, thì bà đâu có cần giữ, thì cái này là bà quá gọn rồi, bà đâu cần giữ cái nhà này làm gì.
Trưởng lão: Giờ bà đến bà ở với dì con thí dụ vậy đi, quá tiện! Dì con cho căn phòng, mẹ con đi làm về, ở gọn ghẽ không có lo gì hết, thấy không? Vừa nhà cửa, vừa này kia, đủ thứ. Đó là cách thức mà con tạo cho mẹ con được giải thoát chứ đâu phải là tạo cho bà cái khổ. Mà bà lại còn có ở với cái người dì của con thì vui vẻ chứ đâu có cô đơn.
Coi tiện không? Chứ còn con đi qua, đi lại chắc chắn là bà giữ cái nhà đó, sống có mình, có phải không? Mẹ tính vậy hay quá! Mẹ hãy thu gọn lại này kia, cái gì con này kia thì con thấy quá hay, và con bên đây cũng tu tập cũng được yên ổn. Lâu lâu mẹ về bên này, thì con sẽ xả thiền ra, con sẽ gặp mẹ. Mẹ con sống trong một tuần, một tháng hay nửa tháng, mẹ cứ về bên đó thôi.
Rồi chừng nào mẹ cần về Việt Nam mẹ ở luôn, thì mẹ cứ ở bên này luôn. Thì con sẽ ở gần mẹ, con đâu có bỏ mẹ sao?
(59:11) Phật tử Kim Quang: Đó! Cái chỗ đó là con cũng đang thấy đó Thầy. Có nghĩa là nếu mà mẹ con bây giờ thấy con quyết định ở Việt Nam thì mẹ con suy nghĩ lại. Mẹ con không muốn ở bên Mỹ nữa, mẹ con về Việt Nam sống luôn, thì lúc đó con phải có một cái trách nhiệm là ra ngoài sống với mẹ hay là tu?
Trưởng lão: Đúng đó! Mình vừa công việc, mình vừa làm, vừa nuôi cho mẹ, vừa tu tập. Mà chính là những hành động đó cũng giúp đỡ mẹ. Cũng như Thầy đó, Thầy cũng sống bên mẹ Thầy, Thầy tu tập chứ Thầy đâu có gì
(59:45) Phật tử Kim Quang: Không! Mẹ con cũng vì chuyện, biết con tu hành mẹ con sẵn sàng là cho con, nấu cho con ngày một bữa, rồi con ở trong cái phòng. Ở trong cái - bên Mỹ vậy, ở trong một cái phòng rồi tu tập thôi. Chứ mẹ con không có bắt con đi làm đâu. Con biết là tài sản của mẹ con cũng đủ nuôi con suốt đời rồi, nuôi đủ hai mẹ con suốt đời rồi.
Trưởng lão: Thì chắc chắn bà mà về Việt Nam là bà đã tính hết rồi con. Chứ bà không có điên gì về Việt Nam tay không mà để con cực khổ phải nuôi bà đâu. Nhưng bà tính hết, do đó mà con chỉ ở gần ngồi tu thôi.
Phật tử Kim Quang: Thì đó! Con muốn hỏi Thầy là.
Trưởng lão: Cái điều đó là điều tốt nhất rồi con.
Phật tử Kim Quang: Tốt nhất hả Thầy?
Trưởng lão: Tốt nhất! Không có gì hơn là mình tu gần bên mẹ. Cái đó là tốt nhất! Chứ đừng nghĩ rằng mình ở gần mẹ mình tu không được, không phải!
Phật tử Kim Quang: Với lại sau này con mới đọc sách Thầy, Thầy nói: "Cái quan trọng là cái tâm bất động thanh thản, an lạc, vô sự". Mình cái quan trọng là cái đó, chứ không phải là tu gần Thầy. Dù cho tu xa Thầy nhưng mà cái tâm bất động thì là luôn luôn ở gần Thầy rồi.
Trưởng lão: Vẫn bất động, cái đó là cái đúng đó con, nhớ cái đó!
Phật tử Kim Quang: Dạ! Thì đó, thì con hiểu ra cái vấn đề đó, Nên…
(1:01:02) Trưởng lão: Con hiểu cái vấn đề đó là cái chính của nó thôi. Ở bất cứ cái chỗ nào, giữ cái tâm bất động của mình, thì được con.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con thấy hạnh phúc lắm Thầy. Con thấy nếu mà giữ được thì cái tâm con hạnh phúc lắm Thầy.
Trưởng lão: Thầy cũng chỉ mong hướng dẫn cho mấy con được tâm bất động mà thôi, chỉ vậy thôi, không có gì hết. Hoàn cảnh nào cũng ở trong tâm bất động dùm Thầy, Đừng có rời nó ra, ai làm gì không tâm bất động vô.
Phật tử Kim Quang: Mình cứ xả hết thì là con thấy hình như cái tâm nó bất động mà Thầy.
Trưởng lão: Bất động.
Phật tử Kim Quang: Chỉ khi nào mình chưa xả, nên nó mới có những cái tư niệm gì đó.
Trưởng lão: Cái niệm này, niệm kia. Có vậy thôi! Mà hễ tâm bất động là lần lượt nó xả hết. Nó còn, nó huân vô trong cái tàng thức của nó con, nó móc nó ra. Mà nó móc ra cái tâm bất động hoài thì nó riết, nó quăng ra hết, xong!
Phật tử Kim Quang: Mà có, con tu đó Thầy. Có bữa, thì thực ra cách đây một tháng, thì con thấy là con, lúc mà con được Thầy cho con qua bên kia đó Thầy. Là con thấy bốn thời con tu tập nó tỉnh nhiều hơn là mê. Nhưng mà tự nhiên sau đó, cái tự nhiên đến giờ đó, rồi bắt đầu cái hôn trầm, thùy miên nó tăng lên Thầy.
Trưởng lão: Nó tăng lên, có pháp Thân Hành Niệm ôm dập.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con vẫn ôm, nhưng mà con có đặt cái câu hỏi là: Con vẫn xả tâm mà, con đang cố gắng tìm mọi cách xả tâm mà, tại sao đến lúc này hôn trầm, thùy miên nó lại trở lại?
Trưởng lão: Đến độ, nó không phải trở lại. Mà nó xuất phát, nó xuất phát nó móc ra cho hết, mà nếu mình không có pháp thì nó làm cho cái tâm bất động của mình mất, con hiểu không? Vì vậy mình có pháp, ôm pháp Thân Hành Niệm mình dập.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Thì con nhìn thấy là con dập liền á.
Trưởng lão: Dập riết, cái bắt đầu nó cũng mất à, cái bắt đầu mình ngồi giữ tâm bất động nữa.
Phật tử Kim Quang: Có nghĩa là nó biến mất, sau thời gian, sao nó lại xuất hiện?
(1:02:59) Trưởng lão: Nó lại xuất hiện nữa. Chừng nào mà mình giữ tâm bất động không có mặt nó nữa, rằng sắp sửa chứng đạo. Người ta sợ tham, sân, si. Mà ta sợ cái niệm si, cái niệm hôn trầm, thùy miên: "Nhất niệm tâm si khởi, bách vạn chướng môn khai". Một niệm si mà khởi, mình mờ mịt thì bao nhiêu thứ ác áp nó đến, mình không biết đâu mình xả.
Bởi vì trong cái câu kinh, mà người ta nói, người ta dạy mình, người ta nói: "Nhất niệm tâm si khởi", tức là cái tâm mờ mịt, tức là tỉnh thức mất thì "bách vạn chướng môn khai", trăm vạn chướng ngại, ác pháp nó sẽ mở ra từ đó.
Cho nên hễ mình còn hôn trầm, thùy miên là còn si, mà hết hôn trầm, thùy miên rồi thì đó là tỉnh giác, mà tỉnh giác thì không có mặt nào ló vào đây được, bởi vì tâm bất động mà, thì thành Phật, có vậy thôi! Mà cho mày thời gian mình thấy tỉnh, nhưng mà tại sao mày có? Nó còn thì nó phải có chứ, sao lại bảo nó chưa!?.
Phật tử Kim Quang: Nó trở lại hôn trầm Thầy, Mờ mịt giờ này cũng khó Thầy.
Trưởng lão: Thì đó, lẽ đương nhiên. Bởi vậy mới ôm pháp Thân Hành Niệm. Cho nên Thầy kèm với cái pháp Thân Hành Niệm luôn……
(1:04:21) Phật tử Kim Quang: Thì con, bây giờ con quyết là phải diệt cho được cái tâm si này.
Trưởng lão: Bởi vì Thầy nói: "Cái gì Thầy cũng biết mặt nó hết rồi". Thầy cho mấy con đủ pháp, chỉ có mấy con tu hay không tu thôi.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Cho nên đều tùy thuộc vào bọn con hết. Bây giờ con thấy, Thầy đã trao pháp hết, quá đầy đủ rồi.
Trưởng lão: Trao đủ thứ hết, đủ.
Phật tử Kim Quang: Thì con, hơn nữa thì tụi con chưa biết thôi, nhưng mà đã đến đây thì Thầy đã trao đầy đủ vũ khí để mà chống hết tất cả các giặc.
Trưởng lão: Giặc sinh tử không còn chỗ nào, nó đưa loại súng nào, thì mấy con biết dùng loại súng đó đó. Chỉ bây giờ mấy con muốn đầu hàng nó thôi.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Bởi vì, tự bọn con đầu hàng, hay chạy trốn thôi. Chứ thực ra Thầy đã quá tận tình, tận tâm hết rồi.
(1:05:29) Trưởng lão: Nói chung trong sách vở, kinh sách mà để giải nghĩa cho rõ, để mà biết pháp hành thì thật sự mấy con tìm không được. Mấy con đọc, mấy con giải ra. Nhờ cái kinh nghiệm của Thầy, Thầy giải ra kinh sách, Thầy thấy Phật tuyệt vời quá! Nhưng vì đời ngôn ngữ, cho nên người ta kiến giải, người ta dạy bậy, người ta không có kinh nghiệm. Mà Thầy giải ra rồi, nêu cao cái chánh pháp của Phật cho các con.
Phật tử Kim Quang: Thầy ơi! Con thấy rằng không có gì để mà so sánh cái pháp vậy được. Bao nhiêu tiền con thấy cũng là vô nghĩa, mà nó còn làm cho mình, trời ơi! Đau khổ thêm nữa. Rồi không những mình khổ, mà mình còn làm người khác khổ.
Trưởng lão: Đúng rồi con! Nói tiếp câu chuyện.
Phật tử Kim Quang: Thầy thấy cái tâm ngã mạn đó Thầy, có tâm tham, sân, hôn trầm, thùy miên với ngã mạn, nghi ngờ.
Trưởng lão: Tham, sân, si, mạn, nghi.
Phật tử Kim Quang: Mạn nghi đó Thầy, chỗ cái mạn đó Thầy.
Trưởng lão: Cái chấp ngã đó con.
Phật tử Kim Quang: Mà cái cái chấp ngã, mà cái chấp ngã đó là do thường thường nó có nhiều niệm khởi lên lắm Thầy. Thì làm sao mình thấy được cái chấp ngã đó Thầy?
Trưởng lão: Mình thấy bữa nay mình làm được là có ngã rồi. Mình thấy mình hơn ai chút là có ngã rồi. Mình thấy bữa nay mình giữ giới ngon, đó là ngã của nó lòi cái mặt ra hết. Hay hoặc là mình thấy bữa nay tu tâm bất động, tu yên lặng thật. Ngã nó lòi ra đó.
Phật tử Kim Quang: Cho nên mình biết, là mình nói, như vậy mình cũng tác ý tâm bất động lại hả thầy?
Trưởng lão: Mình biết khi mà trong ý mình nó khởi ra: Bữa nay mình tu tập 15 phút yên phăng phắc, cái ngã của nó rồi đó. Thì mình, khi mà nó khởi nó nói về cái pháp chứ đâu có gì đâu, nhưng mà mình không ngờ đó là cái ngã của mình. Mình nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bất động, chứ không được nói tu được, tu không.
Ở đây chỉ biết bất động. Chứ mày biết bất động thì mày đã mang cái ngã, mày lòi cái mặt mày ra rồi. Mày coi nay mày tu được, mày khoe hả? Mày hơn ai? Phải biết cái mạn.
(1:07:42) Phật tử Kim Quang: Cái đó nguy hiểm mà con không biết, không ngờ là mình thấy mình tu được, cũng là đã có mạn rồi.
Trưởng lão: Đã mạn rồi đó!
Phật tử Kim Quang: Đã mạn rồi! Với lại mình để ý chuyện người khác.
Trưởng lão: Nó đó!
Phật tử Kim Quang: Có phải là mạn không Thầy?
Trưởng lão: Mạn nữa con! Thấy họ thua này kia, thấy người ta thua hay hoặc thấy người ta hơn đều là mạn hết.
Trưởng lão: Cái hơn thua là mạn.
Phật tử Kim Quang: Rồi mình để ý.
Trưởng lão: Rồi thấy cái người đó, họ có những hành động cái mình nghi. Hoặc cái ông tu này sao mà ăn uống gì, trời đất ơi, ông tu giờ này mà ông, giờ tu mà ông ngủ. Đó là mình nghi người ta. Cứ biết người ta làm gì? Kệ người ta, hoàn toàn mình không biết, mình thanh thản.
Phật tử Kim Quang: Mình tác ý: "Chuyện mình mình biết, chuyện người người lo".
Trưởng lão: Nó vậy đó! "Thấy lỗi mình, đừng thấy lỗi người", mình phải căn dặn. Thì mình thấy người ta đi kinh hành. Trời đất ơi! Pháp Thân Hành Niệm gì đi kỳ vậy? Đó! Mình thấy người ta sai là mình đã có mạn rồi.
Phật tử Kim Quang: Đã có mạn!
Trưởng lão: Đã có mạn! Nó vi tế.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Rồi mình có ý mình lại dạy người ta là mình cũng có mạn.
Trưởng lão: Cũng mạn luôn ở trong đó con. Nó phóng.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Cái tâm đó nó giống như cái tâm nó vi tế quá Thầy. Nó vi tế.
Trưởng lão: Bởi vì năm cái ngũ triền cái của nó ta thấy rất rõ. Mà bảy cái Kiết Sử, Thất Kiết Sử đó. Tức là cái Ái Kiết Sử, nó Kiến Kiết Sử đồ, mấy cái đó mình kiến chấp một cái gì đó gọi là Kiến Kiết Sử, nó dính mắc, nó xả không được. Còn Ái Kiết Sử là tình cảm của mình đối với những người thân, này kia nó cũng ghê lắm con. Còn cái kia là Ngũ Triền Cái: Tham, sân, si, mạn, nghi. Năm với bảy cái này phải dẹp thì mới chứng đạo. Khó lắm!
(1:09:39) Phật tử Kim Quang: Nhiều khi con có cái ý này: Là con thích những cái môn khoa học. Nhưng mà Thầy nói rồi: "Đã xả, là xả hết tất cả các môn khoa học". Thì mình còn dính vô môn khoa học, mà mình còn ham thích một cái môn nào đó thì giống như là mình đang chạy theo danh. Có phải như vậy không Thầy?
Trưởng lão: Đúng như vậy con! Bởi vì còn thích cái môn nào đó, là trong đạo Phật nó buông hết, nó chỉ còn có "tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Nó không có một cái gì, thì nó mới được.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Ham thích cái hay, thích cái hay của những cái môn học này, môn học kia.
Trưởng lão: Môn học này kia hay lắm. Hay hoặc là cái bản chất mình ưa thơ văn. Trời đất ơi, hay thiệt! Thì đó, nó cũng bị rồi.
Phật tử Kim Quang: Sau này con còn thấy, còn thích đi Du lịch nữa Thầy, thích ái với ham chơi vậy đó. Rồi đến lúc mà tự nhiên có tiền trong túi cái ra ngoài đó, cái là thích đi du lịch lắm Thầy. Cho nên Không có được ham chơi nữa, bỏ hết.
Trưởng lão: Nó thích đi Du lịch làm sao?
Phật tử Kim Quang: Bây giờ con, sau này con thấy thôi, con không dám giữ tình với giữ tiền nữa. Con bây giờ con thấy con sợ đồng tiền lắm, không dám muốn giữ đâu.
Trưởng lão: Nó sai đó con, có tiền là nó sai.
Phật tử Kim Quang: Nó sai mình đủ thứ. Bây giờ không tiêu xài coi như là gọi là xả đó. Xả không xài, không buôn bán, không gì nữa, thì thôi đi chơi. Vừa rồi con cũng có tiền, ra ngoài cái nó dụ con đi chơi đủ thứ. Giờ con nghĩ: Thôi, xả luôn, biết biết mặt, không dám. Không biết còn gì để hỏi Thầy nữa không?
(1:11:34) Trưởng lão: Thôi! Có hỏi Thầy gì, về viết giấy thôi. Cái gì không nhớ mình viết giấy gởi, thì thầy trả lời.
Phật tử Kim Quang: Thầy bữa nay, Thầy đã giúp con giải tỏa được cái chuyện kia rồi, thì con thấy, thì về cuộc đời của con giờ cứ, ai nói gì nói, bây giờ mình phải cương quyết mình ở Việt Nam tu tập.
Trưởng lão: Đúng vậy đó con! Cái đó vừa giúp mẹ con.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Rồi thực ra bà có thể bà buồn. Phải không? Đúng ra bà có thể bà buồn, nhưng mà thực ra ý của mình là mình muốn giúp bà, chứ không phải là mình làm cho bà buồn đâu, mình vẫn thương bà.
Rồi như Thầy nói: "Nếu bà về Việt Nam mình có bổn phận của một người con hiếu thảo thì vẫn ra ngoài chơi với bà, cho bà vui. Chứ không phải là mình bỏ luôn. Bỏ luôn có nghĩa cái đó không phải."
Trưởng lão: Không đúng, thì Thầy dạy mấy con đạo lý đàng hoàng, mấy con! Còn mình không có vì tùy thuận bà để đưa bà đi vào cái chỗ sai, hoặc là đưa bà theo cái tình cảm muốn của bà, thì như vậy sai. Để cho bà phải có một cái quyết định bằng ý chí của mình trước cái hoàn cảnh, vừa cái ý chí can đảm mạnh mẽ hơn. Chứ giờ thương con quá, giờ lỡ xa, bây giờ lỡ con bị kêu đi lính thì bà có cản lại được không? Phải không?
Con thấy không? Đâu có cấm được, bởi vì bổn phận con thanh niên lớn lên phải đi lính thôi, thí dụ vậy. Mà bà giờ muốn con bà đừng đi xa sao được. Cho nên có cái bài thơ của người con mà đi lính, mà người con nói là con muốn chơi với mẹ như thế này, thế này. Nhưng cuối cùng thì mẹ cứ công chuyện của mẹ, mẹ làm, mẹ không bao giờ mà nghĩ tới cái điều mà con mong ước.
Mẹ với con ngồi ăn bữa cơm hay hoặc này kia mẹ cũng kiếm chuyện, mẹ làm công việc này kia. Nhưng cuối cùng khi mà gọi con nhập ngũ thì mẹ nói con hãy về. Nhưng làm sao mẹ ơi, khi ra chiến tranh thì con phải chết, thì đứa con chết. Bà giờ có muốn sống cũng đâu có được. Đó thực sự ra, tới giờ phút đó thì muốn con mình được gần gũi bên mình thì không được.
Mà trong khi con mình còn nhỏ, từ khi mà lớn lên đó thì mình lo công chuyện, nói lo nuôi con bổn phận của mình. Nhưng không ngờ cái tình cảm nó quý báu vô cùng con. Nó không quan trọng chỗ tiền bạc, mà nó quý báu mẹ con, ngồi nói chuyện hay hoặc này kia đồ đó. Truyền qua những cái lời nói, cái tình cảm qua ánh mắt, qua cách thức của con đối với mẹ. Mà đứa con thì bao giờ nó cũng nương tựa mẹ, nó thương mẹ nhiều lắm.
(1:14:12) Nhưng mà điều kiện là bà mẹ cứ lo công việc. Con thì mong cho hai mẹ con ngồi gần nói chuyện với nhau trong một giờ phút nào đó thôi. Nhưng mà mẹ cứ chuyện này chuyện kia, rồi lo bếp nước, dọn cơm lên, rồi lo ăn, rồi dọn dẹp, không có tâm tình mẹ con. Cho nên là về tinh thần. Trời đất ơi coi vậy cái tình cảm nó hơn là ăn uống đó con.
Cái tình cảm, cái tinh thần nó độc lắm. Nhưng mà điều kiện ở đời nó không vậy, mà ta lo cái sống thôi. Lo cho nhà cửa mình để không thua sút ai, rồi lo cho đồ đạc trang trí rồi cho đẹp đẽ. Nhưng mà cuối cùng với con mình thì nó khao khát. Thầy nói: "Thật sự đứa bé nào nó cũng khao khát cái tình mẹ".
Nói, hai người mẹ con nói với nhau lời nói này kia, chỉ chút vậy thôi. Mà bữa nào cũng có để dành, thí dụ như để dành một giờ hay nửa giờ dẫn con mình đi chơi công viên chút rồi về, vậy chứ đứa con khoái lắm.Hơn là bỏ mặc, ôi thôi cũng: “Mấy đứa đi chơi đi, để mẹ lo công việc nhà”. Chưa đúng! Nó thích đi với mẹ lắm, nhưng mà bà mẹ từ chối.
Không Thầy nói thật sự mà cái tình cảm, bởi vì Thầy nghiên cứu những cái tâm lý của con người. Thầy biết đứa bé nào từ lớn đến nó trở thành một thanh niên đi nữa, cái tình thương của mẹ nó đối xử rất là thương. Đứa nào cũng vậy, nó cũng thương mẹ. Bởi vì làm như là người mẹ là gần gũi nhất, bởi vì ôm ẵm nó, nuôi cho nó lớn khôn, mà không gần.
(1:15:54) Phật tử Kim Quang: Khi mà kêu cái gì, là cũng kêu mẹ không à! Kêu cầu cứu
Trưởng lão: Kêu mẹ!
Phật tử Kim Quang: Kêu cầu cứu!
Trưởng lão: Kêu mẹ, cầu cứu, đúng vậy con!
Phật tử Kim Quang: Thầy! Có một trường hợp này nữa mà con để ý, mà qua cái lời nói của mình, mà mình thật ra mình không có ý, nhưng mà người ta hiểu lầm, rốt cuộc mình làm cho người ta khổ. Đó là khi mà mình thích, mình thích một cái gì thì mình nói ra cái thích của mình. Nhưng mà cái người nghe thì họ không nghĩ là nghĩ đơn giản là mình thích, nhưng mà người ta nghĩ về cái khía cạnh mình không thích.
Giả sử như con nói con thích sống với ba, nhưng mà ngược lại họ hiểu là con không thích sống với họ. Thầy hiểu ý của con nói không? Có nghĩa là khi mà mình nói một chữ thích thì có nghĩa là nó cũng có thể là đồng nghĩa với cái chữ không thích. Một cách khác thì giả sử như mợ con chẳng hạn, hay thím con chẳng hạn, muốn con qua sống với thím.
Nhưng mà xưa giờ con sống với ba con quen rồi. Kiểu như con, thì con phải sống với ba, chứ tại sao mẹ con muốn con sống với thím con? Con thì con sống với ba con. Thì khi mà mẹ con nói là con phải qua thím con sống, thì thím con viết cái thơ đó là mẹ có gởi gắm như vậy.
Thì con nói con đã sống với ba quen rồi và rất là vui vẻ. Thì khi mà con nói con thích như vậy đó, thì thím con lại hiểu là con không thích sống với thím. Có nghĩa là khi mình nói mình thích một cái gì, thì người khác lại hiểu theo kiểu không thích.
(1:17:24) Trưởng lão: Hiểu mình không thích họ.
Phật tử Kim Quang: Không thích họ, vậy thì rút cuộc cái là mình làm cho họ lại tăng ác pháp lên. Vậy thì trong đạo Phật đó Thầy, nó có cái cách nào để mà dạy cho mình có đủ trí tuệ để nhận biết được khi nào nói một cái gì, mình đang nói một cái sự thật. Nhưng mà đúng ra là cái sự thật nó làm cho người khác hiểu nhầm, phải không? Hay là cái chuyện đó là cái chuyện cũng về ta, là người ta suy luận, người ta suy tưởng ra như thế nào đó là chuyện của người ta.
Trưởng lão: Theo Thầy thấy, mình thành thật nói. Thí dụ như con, bây giờ đó con, mình không làm theo ý muốn của người khác được. Tại vì bây giờ, như bây giờ con sống với ba con đi. Nhưng mẹ con không muốn, mới bảo con sống với dì đi ha, hay thím đi. Thì bắt đầu thì bà thím bà mới nói với con để con qua bên thím ở.
Đó vậy đó, tức là mẹ con thì không muốn con ở với ba, mà muốn ở với thím hơn, thì ý vậy đó. Nhưng bây giờ con nói con ở với ba, thì bà thím sẽ nghĩ rằng mình không ưa bà.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Chứ không phải là mình không muốn. Thiệt ra mình không muốn, nhưng mà mình đang nói là mình sống ở đây vui vẻ là mình không muốn mất lòng làm cho ba buồn.
Trưởng lão: Thì thực sự ra, thì cái điều đó là tự họ tạo lấy cái khổ, nhưng mình thành thật mình nói con, họ tự nghĩ cái đó là nghĩ sai. Chứ không phải là mình không muốn ở với bà. Nhưng mà có cái điều kiện là hiện giờ mình sống với ba nó quen rồi, nó quen rồi. Người ta sống có tình cảm của người ta đối xử như vậy, bây giờ đùng không cái đi chia rẽ ra đi ở chỗ khác, rồi ba con nghĩ sao?
Phật tử Kim Quang: Thì bởi vậy, con nghĩ ba con nghĩ sao bây giờ?
Trưởng lão: Đâu có được làm cái chuyện này.
Phật tử Kim Quang: Mà người ngoài nghĩ là con với ba con có chuyện lục đục gì nữa.
Trưởng lão: Chứ sao! Xung quanh người ta nghĩ khác nữa. Thành ra tốt hơn mình ở đâu đó, bà nghĩ thì bà chịu đi. Chứ còn riêng tui đó thì tui phải làm đúng, tui làm đúng với cái thật của mình. Bây giờ tui sống với ba, thì tui sống với ba thôi.
Phật tử Kim Quang: Thì mỗi lần con ra Sài Gòn con ở, về thành phố thì con ở nhà ba.
(1:19:40) Trưởng lão: Có vậy thôi, nó thành quen rồi sau đó rồi họ cũng không trách mình nhiều. Nhưng mà có điều kiện mà con không tùy thuận thì mẹ con cũng buồn. Nhưng mà điều kiện, không phải tùy thuận như vậy.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Mà từ mẹ ghét, rồi cũng bắt con phải ghét ba nữa.
Trưởng lão: Cái đó không được đâu!
Phật tử Kim Quang: Thì cái đó con nghĩ: Không được rồi!
Trưởng lão: Cái đó không được. Mình phải, đừng có lôi cuốn theo ác pháp.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Đừng có để bị lôi cuốn vào ác pháp.
Trưởng lão: Cái đó là cái ác pháp rồi, mà mình tùy thuận cái ác pháp để mình bị lôi cuốn vô thì không được. Như bây giờ con bỏ ba con đi, con ở nhà thím con, thì cái tình của người cha mà sinh mình ra, thì nó sao đây? Con phải hiểu chứ! Con phải hiểu cái công ơn cha mẹ mà, đâu có bỏ được. Mẹ với ba như thế nào thì đó là cái nhân quả, là cái việc của ba mẹ, con không tham dự.
Nhưng con là con đó, thì đối với mẹ, con thương mẹ, đối với ba, con thương ba. Thì giờ con ở với mẹ hoặc con ở với ba, ngoài ra không có hai người này thì con mới phải ở với thím hoặc người nào khác, bà con. Chớ còn ba mẹ con còn thì con không thể ở với ai hết. Như vậy nó mới đúng cách.
Cho nên mấy người buồn, hay này kia, con không theo mẹ được. Bằng cách mẹ bảo con ở xa ba thì không được. Mẹ ghét ba, mà bắt con cũng ghét ba luôn thì đâu có được, không được!
Phật tử Kim Quang: Bởi vậy, con cũng suy tư như vậy đó Thầy.
(1:21:13) Trưởng lão: Con là một cái sợi dây nối liền, mà ba mẹ có thể còn một chút, còn một chút tiếp nhau. Chứ để nếu mà không có con đó, mà con lại theo mẹ đi nữa, thì mẹ với ba đâu còn cái mối dây đầu tiên của hai người gặp nhau.
Nó còn một cái kỷ niệm của nó còn sâu sắc như vậy, mà con là sợi dây để nối lại những cái kỷ niệm đó, mà bây giờ con lại bị cắt đứt luôn, vậy thì thôi. Bây giờ nói theo mẹ nó rồi, có phải không? Con thấy không? Thằng đó, tao cần gì nó nữa.
Phật tử Kim Quang: Không! Nếu giả sử mà mẹ con về Việt Nam, thì nếu mà con sống với mẹ thì ba con không có ý kiến gì hết.
Trưởng lão: Không ý kiến gì hết!
Phật tử Kim Quang: Dạ! Chắc chắn là không có ý kiến, ba con hoàn toàn đồng ý chuyện đó nữa.
Trưởng lão: Chứ bây giờ con sống với thím thì không được.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Thì đó con thấy như vậy.
Trưởng lão: Sai, không đúng! Con đi đâu thì con cũng về ba con. Thì đúng! Cái đạo, nó đúng cái đạo. Còn đi ở chỗ khác là không được. Dù là nhà ba con có khó khăn cách gì con cũng ở.
Phật tử Kim Quang: Dạ đúng rồi! Dù cho con có nằm dưới đất con ngủ, con cũng ở.
Trưởng lão: Cũng ở! Thầy nói cuộc đời khó xử lắm.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Nó khó xử thật. Mà mình thấy cũng hay, thật ra cũng hay chứ không có gì hết. Qua đó mình học hỏi được nhiều cái cách xử sự, cách xử lý, cách nhìn nhận cuộc đời đó Thầy. Với lại áp dụng Phật pháp cho cuộc sống, cũng học hỏi thêm.
(1:22:49) Trưởng lão: Cũng nhờ hoàn cảnh để cho mình, mình đem cái Phật pháp mình áp dụng vào đời để mình được giải thoát, được bình an. Mình mới thấy Phật pháp sao dạy, cái gì nó cũng có sẵn sàng để mình đối trị. Đó! Chứ còn nếu mà không chuẩn bị sẵn sàng những cái phương pháp vậy, chắc con người khổ lắm.
Mà đúng ngoài đời khổ thật con. Họ không biết Phật pháp là họ khổ lắm, họ sống trong đau khổ, họ không có những cái giây phút an vui như mình được. Kể ra là mình là những người may mắn!
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con thấy con may mắn quá, Không còn gì hơn nữa!
Trưởng lão: Rồi! Bây giờ vô nghỉ con.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Con cảm ơn Thầy nhiều! Sự thật để cho mình lần ra được.
Trưởng lão: Thôi! Xá Thầy thôi con!
Phật tử Kim Quang: Thầy! Thầy nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe nghe Thầy, hôm qua cô Út nói nay Thầy cũng yếu.
Trưởng lão: Thầy già rồi con! Bữa nay Thầy biết Thầy ăn ít, là Thầy biết cái cơ thể nó yếu chứ. Mọi lần, thí dụ như Thầy ăn hai bát, bữa nay Thầy ăn một bát, Bây giờ ăn nửa bát thì phải yếu đi, nó lớn là ăn ít lại.
Phật tử Kim Quang: Mà tự nhiên hả Thầy? Hay sao?
Trưởng lão: Tự nhiên mình nó không đau, không bệnh con. Làm như cái bao tử nó càng ngày càng rút lại nhỏ. Mình thích ăn thêm một cái gì là nó no quá liền. Nó ăn bấy nhiêu đó cũng vẫn khỏe à.
Phật tử Kim Quang: Dạ! Cái quan trọng là Thầy thấy khỏe là bọn con mừng.
Trưởng lão: Sức khỏe không có gì hơn. Mới Thầy biết là cơ thể đến khi mà nó ăn ít, đến khi nó khô thôi. Nó không ăn nữa là nó khô.
Phật tử Kim Quang: Bây giờ con mới thấy điều này, có lần con thấy lúc mà Thầy nói chuyện đó Thầy, cái đầu Thầy nó lắc lắc là bị sao vậy Thầy?
(1:24:35) Trưởng lão: Đó là cái dây thần kinh đó, nó điều khiển theo cái nhịp kinh cái đầu thôi.
Phật tử Kim Quang: Có phải khi mình già là ai cũng bị như vậy không?
Trưởng lão: Đúng rồi con! Già yếu rồi đó, nó không có đủ sức giữ đó.
Phật tử Kim Quang: Hôm nay bình thường, con thấy nó ít hơn. Nhưng mà bữa trước, sau khi gặp Thầy con thấy sao Thầy lúc nói chuyện cái đầu Thầy nó lắc lắc.
Trưởng lão: Cái đó là Thầy cũng biết đó, Thầy cảm nhận được, rồi bắt đầu Thầy tác ý đó nó vẫn giữ được, cho nên ấy thì nó lại run hơn, con!
Phật tử Kim Quang: Thôi, Thầy cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé Thầy! Còn con vẫn phải cố gắng tu tập để giữ cho được tâm bất động.
Trưởng lão: Đúng đó con!
HẾT BĂNG