20090612 - PHẬT PHÁP ĐƠN GIẢN, KHÔNG KHÓ KHĂN

20090612 - PHẬT PHÁP ĐƠN GIẢN, KHÔNG KHÓ KHĂN

20090612-PHẬT PHÁP ĐƠN GIẢN, KHÔNG KHÓ KHĂN

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 12/06/2009

1- ĐƯỢC THÂN NGƯỜI LÀ KHÓ

(00:00) Trưởng lão: Trong cái sự tu tập của Phật pháp nó đơn giản mấy con, không phải khó. Cũng như thầy Gia Hạnh, cũng đã lớn tuổi rồi, thầy sống gần bên cái thất của con đó, con nhớ không? Thầy Gia Hạnh đó?

Phật tử nam: Dạ con nhớ!

Trưởng lão: Hôm qua thầy có đến trình Thầy cách thức để Thầy kiểm tra. Thầy tu tốt lắm con!

Phật tử nữ: Dạ! Thầy Gia Hạnh tu rất tốt! Dạ!

Trưởng lão: Ừ! Thầy tu tốt lắm!

Phật tử nam: Con không có nhìn thầy như thế nào, nhưng con thấy…​. rất rõ đạo, rất là…​.

Trưởng lão: Thầy nhiếp tâm định tĩnh con, nhiếp tâm định tĩnh!

Phật tử nam: Dạ!

Trưởng lão: Còn trong cái thời gian 7 ngày cái tâm bất động đó, bất động kéo dài trong 7 ngày đêm thì nó sẽ chứng đạo. Nó không có khó con! Cuộc đời làm người nó quý lắm. Đức Phật nói: "Được thân người là khó lắm mấy con, chứ không phải dễ đâu". Các con cứ nghĩ mình có thân người, thì cứ nghĩ mình chết cái mình tái sanh. Không phải đâu! Tái sanh làm con người, nó làm nhiều con vật. Rồi cho đến khi muốn làm con người là phải trở thành những con thú vật hiền lành. Mình vô tình mình đi làm chết con kiến là phải trả cái nhân quả đó, không tránh khỏi. Cho nên "Được thân người là khó, mà gặp được Chánh pháp còn khó hơn".

Con thấy tà pháp thì ở đâu cũng có, mà Chánh pháp của Phật mà biết để tu làm chủ Sanh, Già, Bệnh, Chết thì không thấy. Coi như từ khi đức Phật ra đời cho đến giờ, con nghe có vị nào mà tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết chưa? Chỉ tu có thần thông, phép tắc, đủ thứ hết, nhưng mà làm chủ được bốn cái sự đau khổ cũng giống như Phật thì không thấy. Cho nên đức Phật mới nói: "Được pháp là khó". Con thấy khó không? Được thân là khó, mà được pháp còn khó hơn. Vậy bây giờ chúng ta được pháp để làm chủ sanh, già, bệnh, chết, mà không bỏ hết đi tu thì uổng quá mấy con. Quyến luyến chi cái của thế gian này, Thầy nói các pháp vô thường, con có giữ được nó không? Không có giữ được.

Cả cái thân mình sanh ra nó rất là khó, mà còn giữ không được, thì mấy con thấy còn giữ cái pháp nào? Tất cả các pháp đều vô thường. Thân mình cũng là một pháp vô thường mấy con. Bỏ hết đi! Nỗ lực tu cho đạt được để mình chấm dứt sự tái sanh luân hồi. Đó là cái mục đích của một người quyết tâm bỏ sự tham muốn của các pháp thế gian. Nghe không? Mấy con ráng chứ Thầy không có ráng giùm mấy con được! Thầy chỉ dạy cách thức như vậy, tu tập như vậy. Tu sai thưa hỏi lại Thầy, tu nó có kết quả thì Thầy sách tấn, khích lệ. Cố gắng tu đến đó, chưa biết đường đi gì nữa thì Thầy dạy hết. Cứ như vậy mấy con sẽ đi tới đến khi mà mấy con làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Bỏ hết mấy con! Bỏ hết!

Tất cả những người thân, khi mất đi thì mấy con cũng không cứu được. Giờ mấy con tu rồi thì mấy con sẽ cứu được những người thân. Mà cứu những người đã mất đi mấy con còn cứu được. Tại sao? Tại vì mấy con có cái trí tuệ Tam Minh, trí tuệ không có thời gian và không gian. Cho nên cha mẹ mình mất 5 năm, 10 năm, mình vẫn thấy lại được. Ông bà sanh ra con vật gì? Ở đâu? Nhà nào? Con nhà ai? Biết hết.

Thì mình biết được. Ví dụ như bây giờ Thầy biết ông thân của Thầy chết sanh ra ở cái nơi xứ nào đó Thầy biết rồi, thì Thầy đi đến đó Thầy độ ông thân Thầy, chứ sao lại bỏ ổng. Mặc dù là còn một đứa trẻ, còn là một chàng thanh niên đi, Thầy cũng đến đó để Thầy. Vì cái nhân quả của Thầy với ông thân Thầy nó có cái tình với nhau. Cho nên Thầy đến đó thì cái cậu thanh niên đó, hay đứa bé đó nó cũng mừng Thầy. Cái tình cảm nó còn cái duyên nhân quả mà, cho nên Thầy đến đó Thầy thuyết giảng Thầy dạy. Tiếp nhận liền, chứ đừng có bỏ nó đi. Cũng như mấy con cũng phải có duyên nhân quả với Thầy, chứ đâu phải khi không mà không có thì làm sao gặp Thầy mấy con.

(04:17) Bởi vì gặp pháp Phật khó lắm mấy con, nó phải có duyên, chứ không duyên làm sao gặp? Đã có duyên mình gặp rồi thì phải ráng tu mấy con. Ráng tu! Tu để mình được giải thoát. Tu để khi mình còn sống mà mình biết cái chỗ khi bỏ thân này thì mình biết từ luôn bào thai. Nó không còn phải vào cái thế giới loài người, nó không còn phải tái sanh. Bởi vì cái tái sanh là sự tương ưng. Con còn tham, sân, si, còn giận hờn, phiền não thì tương ưng với người tham, sân, si, con mới sanh ra làm con họ.

Còn con không tham, sân, si thì làm sao họ sanh con được. Cái tham, sân, si nó hút với nhau, cái tham, sân, si của con với cái tham, sân, si của cái người kia. Cái thân con mất, cái tham, sân, si, cái từ trường của con nó hút với cái tham, sân, si của người kia, nó tương ưng nó hút thì con sẽ làm con họ. Chứ con muốn tái sanh chỗ nào cũng không được. Chứ không phải có Diêm Vương, có này kia, cho con đi tái sanh. Không phải! Nó không phải là như người ta tưởng tượng là đi tái sanh, người kia ghé cái quán ăn cháo lú rồi quên hết. Không phải! Chỉ tưởng tượng thôi con. Không phải vậy! Bởi vì nó đâu có cái linh hồn đâu mà quên, mà nhớ. Cái từ trường tương ưng. Khi tham, sân, si con giận thì nó phóng ra cái từ trường đó.

Thầy nói như vầy: Bây giờ cũng hình ảnh Thầy đang ngồi ở đây, là cái từ trường phóng ra đó. Cho nên thí dụ như mình đi rồi, ở đây không ai thấy hết, nhưng mà cái người có con mắt Tam Minh thì họ thấy: "À! có 6 người đang ngồi nói chuyện với Thầy, 5 người đang ngồi nói chuyện với Thầy". Họ thấy hình ảnh rõ ràng mà.

Nhà khoa học chế ra cái máy ảnh, một cái xe hơi đậu ở trước cái cổng cái nhà này, mà bây giờ nó đi mất 2 tháng rồi, mà họ chụp họ lấy cái hình ảnh đó được. Thì rõ ràng khoa học nó đã tiến bộ chứ đâu phải không tiến bộ mấy con. Nó tiến bộ nó chụp được cái hình ảnh còn lưu lại ở trong không gian chỗ đó. Thì rõ ràng là mấy con còn phóng ra từ trường, chứ làm sao mấy con mất? Cho nên tại sao mà ông Phật chết mất rồi mà người ta thấy được ông Phật ở bên Ấn Độ mình hổng tin đâu. Nhưng mà khi mà hình ảnh của ông ở bên Ấn Độ, nó không có nghĩa là ở trên cái đất nước đó, mà nó khắp ở trên thế giới. Từ trường mà, chứ đâu phải là cái hình ảnh như cái thân của mình nó ngồi chỗ nào nó ở chỗ đó đâu. Cho nên tại sao mà Thầy ở Việt Nam mà Thầy thấy được hình ảnh ông Phật, chứ đâu phải Thầy qua bên đó. Ở đây mà Thầy thấy được hình ông Phật.

Cho nên mấy con thấy tu cũng vậy chứ đâu phải. Cho nên ráng tu mấy con! Cuộc đời có gì? Bỏ hết đi! Nếu mà nó vô thường nó đến thì chưa chắc đã là mấy con còn giữ lại được thân, mấy con cũng đành chịu thôi. Một cơn bệnh ngặt nghèo thì mấy con cũng đi thôi, không có cách nào thoát được mấy con. Cho nên còn mạnh khỏe, còn sức khỏe ráng mà nỗ lực. Nghe lời Thầy tu tập. Đời có gì? Toàn là khổ đau!

Thí dụ mấy con còn độc thân, mấy con còn trẻ thì chưa có gì. Mấy con lập gia đình mấy con chưa thấy khổ đau, chưa chắc đã là không khổ. Nội có một mình không mà còn thấy khổ, huống hồ có một người thứ hai. Rồi người thứ hai rồi sanh con ra nữa, rồi người thứ ba thì mấy con thấy toàn là thứ khổ không à. Tại sao mình nối tiếp cái vòng khổ làm chi vậy? Chấm dứt ngay liền là nó đã giải thoát rồi. Đời thật sự khổ lắm mấy con!

(07:53) Cho nên một người tu hành là người ta nhìn cuộc đời họ sợ hãi lắm, thấy khổ quá! Cho nên khép chặt, buông xuống hết. Khép chặt, tìm một cái thất, hoặc là ở rừng núi một mình, một bóng ôm chặt pháp: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi im lặng để nhìn tâm bất động của mình. Khi có một niệm khởi lên, tác ý trở lại: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì nó trở về với trạng thái bất động. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác, cuối cùng thì bất động hoàn toàn.

Đó! Thầy Gia Hạnh đã làm được. Mình tu trong bốn oai nghi. Cho nên mấy con ở gần bên đó, thầy đi chừng khoảng 15 phút, rồi thầy ngồi 15 phút, rồi thầy nằm 15 phút, thầy đứng 15 phút. Đúng bốn oai nghi. Vẫn tu bình thường 15 phút, nhiếp tâm hoàn toàn ở trong đó. Sau khi Thầy kiểm tra Thầy thấy đúng, con tu tập như vậy đúng. Tuy cái thời gian hiện giờ nó 15 phút, nhưng mà làm chủ được rồi. Rồi sẽ tăng lên nữa. Đó là cơ bản đó mấy con, cơ bản là phải tu như vậy. Không uổng cuộc đời tu hành của mình. Còn mấy con còn trẻ thì mấy con ráng lên! Thu gom, sắp xếp hết, rồi hãy ráng tu để cứu mình. Chứ con mà chạy tới, chạy lui, cuối cùng rồi không được gì hết. Mấy con giờ cũng lớn tuổi rồi, mấy con ráng tu! Gặp Thầy là may mắn lắm. Có cái gì là Thầy giúp đỡ cho. Còn không thì không ai mà giúp đỡ mấy con được. Biết cái đường đi chỗ nào đâu mà giúp đỡ.

2- TU TẬP THÂN HÀNH NIỆM ĐỂ PHÁ LOẠN TƯỞNG, HÔN TRẦM, ĐI TỚI TÂM BẤT ĐỘNG

(09:31) Phật tử 1: Thưa Thầy! Tâm con nó chạy tùm lum hết. Thầy nói lấy cây viết, viết nó nếu mà con, con lấy tờ giấy con viết xong nó sẽ đen thui hết rồi con mới tập. Mấy năm nay, thì con chỉ đọc sách Thầy, mà tụi con chưa có hành. Mấy năm nay về gia đình con hành thì con đi Thân Hành Niệm. Rồi sau đó thì con tác ý giống như Thầy dạy. Vậy bây giờ con trình Thầy, Thầy coi đúng không, nếu sai thì Thầy sửa cho con để con về con tiếp tục.

Trưởng lão: Con tu tập như vậy đúng, nhưng mà đi đó con chậm chút xíu, chậm lại chút nữa con, hơi nhanh. Để con vừa tác ý vừa đi. Tác ý trước rồi mới bước, thành ra chậm chút rồi con. Có gì là Thầy sửa lại hết.

Phật tử 1: Dạ, con tạ ơn Thầy!

Trưởng lão: Ừm! Tu pháp Thân Hành Niệm mục đích của nó phá loạn tưởng, với hôn trầm. Khi nào mình thấy mình ngồi lại, niệm này chưa hết, tới niệm khác phóng ra liên tục thì ngồi đó con không có tác ý: "tâm bất động" được đâu. Thì ôm ngay pháp Thân Hành Niệm thì nó mới hết được. Nó có phương pháp con. Rồi bắt đầu khi mà hôn trầm, thùy miên nó không còn có nữa, thì bắt đầu mình ngồi lại là mình giữ tâm bất động. Thì tâm bất động được rồi nó sẽ không niệm. Lúc đó con tự nó đi vào cái tâm bất động.

Phật tử 1: Từ ngày hôm qua đến nay thiệt lòng trong năm hơi thở đó ít có cái vọng niệm nó xen vào.

Trưởng lão: Do con thực hiện cái Pháp Thân Hành Niệm đó con. Pháp Thân Hành Niệm nó giúp cho con ít bị vọng niệm. Chứ không nó loạn tưởng đó con. Đó giờ mình không có tu, mình ngồi lại, niệm này đến niệm kia, nó lia lịa, nó nhiều lắm, nó tuôn trào. Cho nên mình tu pháp Thân Hành Niệm cái bắt đầu nó thua mình. Ráng tập pháp Thân Hành Niệm cho nó nhuần nhuyễn. Nó nhuần nhuyễn là cái tâm mình nó thanh tịnh. Cái pháp đó nó hay lắm. Cái pháp mà con ngồi con tác ý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", nó cũng là pháp Thân Hành Niệm, chứ không phải là cái pháp khác đâu. Nhưng mà trong pháp Thân Hành Niệm nó có 10 cái giai đoạn tu của nó. Cho nên cái đi Kinh Hành nó kết hợp với Thân hành của hơi thở, tức là Thân Hành nội và Thân Hành ngoại kết hợp lại để cho mình phá cái hôn trầm, phá cái loạn tưởng. Thành ra ôm pháp Thân Hành Niệm tu cho nhuần nhuyễn, rồi bắt đầu mấy con ngồi lại mấy con tu, nhắc: "Tâm bất động, thanh thản" thì nó dễ dàng.

Đi tu thì mình ráng! Hễ không tu thì thôi, mà tu rồi thì bỏ xuống hết…​., còn chưa tu thì mình tập xả tâm bằng nhân quả. Nghĩa là chuyện gì xảy ra thì con thấy đây là nhân quả, vui vẻ chấp nhận, đừng buồn. Bởi vì cuộc sống của mình là cuộc sống nhân quả mà mấy con. Cho nên chuyện này, chuyện kia xảy ra đều là do nhân đời trước mà quả hiện nay. Thì do đó mình chưa tu, thì mình sống với nhân quả thì nó không được an. Còn sau khi quyết tâm tu rồi thì dẹp hết, tất cả cái gì cũng bỏ hết. Quyết đi một con đường này cho tới nơi tới chốn. Tôi ôm pháp Thân Hành Niệm phá trước (hôn trầm, thùy miên).

3- SO SÁNH NGƯỜI GIỮ GIỚI LUẬT VÀ NGƯỜI SỐNG TRONG NHÂN QUẢ

(12:37) Phật tử 2: Thưa Thầy, con có một cái câu hỏi, kính nhờ Thầy giảng giùm con sáng ra. Là nếu như mình so sánh với một người họ tu hành giữ giới luật nghiêm minh, đàng hoàng, không phạm một lỗi nhỏ và một người khác, thì họ quán xét về nhân quả, hoàn toàn họ sống được trong nhân quả, mỗi thành tựu của họ đều quyết định nhân quả. Thì như vậy cách sống giữa hai người đó thì nhờ Thầy giảng giùm cho tụi con để tụi con được hiểu rõ cái đó.

Trưởng lão: Ừm! Một cái người mà sống đúng giới luật nghiêm chỉnh, tức là sống giới luật. Mà sống giới luật tức là sống thiện pháp mấy con, họ không sống ác pháp. Còn cái người mà dùng cái tư duy của mình suy nghĩ, để cho mình sống trong nhân quả, thì không lẽ cái người đó họ sống trong nhân quả mà họ sống ác trong ác pháp sao? Sống trong nhân ác sao? Họ cũng phải sống trong thiện pháp. Như vậy là cái người mà giữ giới và cái người mà dùng cái tri kiến suy nghĩ để mà sống trong thiện pháp thì hai người này giống nhau. Toàn bộ giới luật của Phật đều toàn là thiện pháp, không có ác pháp. Mà nó có cái căn bản từ thấp đến cao, từ thô đến tế, từ những cái to đến cái nhỏ của nó đầy đủ. Đó là cái giới luật của Phật nó căn cứ vào đó để cho nó dạy mình, mình biết cách.

Thì những người mà giữ giới thì họ cũng sống trong thiện pháp trọn vẹn. Còn cái người tư duy sống trong nhân quả, thì tất cả những cái điều ác họ không làm, mà họ làm điều thiện. Người này tu Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là cái người mà sống trong nhân quả. Phải con so sánh không? Thì những người này là giới luật không phạm. Họ sống trong Tứ Chánh Cần là không phạm giới luật. Con kê ra giới luật cấm họ tu là phải sống không sát sanh, nhưng mà họ không bao giờ sát sanh đâu. Họ không bao giờ ăn thịt chúng sanh, có phải không? Vì sống trong nhân quả mà, họ đâu sống trong nhân ác đâu.

Phật tử 2: Dạ, đúng rồi!

Trưởng lão: Đó! Thành ra nói Giới luật họ không biết, họ cần biết, mà họ sống trong thiện pháp thì hai người này giống nhau. Còn cái người kia lấy giới luật ra. Ờ cái giới dạy không có sát sanh, không ăn thịt chúng sanh thì họ không làm. Thì cũng thiện pháp, cũng giống nhau.

4- ĐẠO PHẬT KHÔNG CÓ BỒ TÁT, HIỆN TƯỢNG BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC

(14:55) Phật tử 2: Với có một cái điều con thắc mắc nữa là: Trong đạo Phật, Thầy dạy là không có Bồ tát, nhưng mà khi mà thọ Bát Quan Trai thì người ta vẫn niệm cái danh từ Hương Vân Cái Bồ Tát, với lại Thọ Bát Quan Trai Bồ Tát. Như vậy là sao hả Thầy?

Trưởng lão: Sai con! Cái đó là chịu ảnh hưởng của Đại thừa, nó quen rồi. Cái đó là ảnh hưởng Đại thừa, mình niệm cái câu.

Phật tử 1: Nhưng mà trong cái kinh sách đó thì mai mốt chắc mình làm lại, mình sửa lại.

Trưởng lão: Tức là phải sửa lại thôi. Cái này nó cũng là ảnh hưởng của Đại thừa mình viết ra. Thì đó là ảnh hưởng của Đại thừa đó, bởi vì đạo Phật nó cũng không có tụng niệm con.

Phật tử 1: Dạ!

Phật tử 1: Nhân khi luận mà nói Bồ tát, xin Thầy giảng trạch cái hiện tượng Bồ tát Quảng Đức cho tụi con hiểu.

Trưởng lão: À! Thật sự ra thì Bồ tát Quảng Đức là một vị Hòa thượng sống trong một cái giai đoạn làm chính trị, lấy Phật giáo để làm chính trị để diệt cái chế độ của Ngô Đình Diệm. Tại vì mình gọi là Bồ tát, chứ thật ra có Bồ tát gì đâu. Đem thiêu để mà chấm dứt một cái chế độ, cái chuyện đó phải đích thân mấy Hoà thượng thôi à, về chính trị. Bồ tát thực ra có nghĩa là một cái người tu chưa chứng, nhưng đem cái pháp của Phật, đem cái gương hạnh của mình để dạy cho người chưa chứng. Theo ý của Đại thừa nó vậy. Chứ trong Phật giáo thì ai tu chứng thì đi dạy, chứ ai tu chưa chứng thì đừng có ra dạy ai. Dạy tầm bậy, tầm bạ, chết người ta hết. Cho nên Phật giáo thì ông Phật ổng cấm ổng không cho đâu. Tu chứng mới đi dạy, mà tu chưa chứng thì không được dạy ai hết. Ra đó rồi kiến giải nói bậy bạ đó, người ta tu, người ta điên hết sao. Người ta tu sai mất thời giờ của người ta.

Phật tử 1: Dạ! Như vậy thưa Thầy, khi con về cái trú xứ của con. Về cái nhìn những người bạn xung quanh con cũng sơ cơ giống con vậy đó, chưa có biết pháp Thân Hành Niệm, con có thể diễn tả lại, chỉ họ lại giống như con làm hồi nãy vậy được không?

Trưởng lão: Được! Nhưng mà con nói như thế này: "Tôi đã được Thầy dạy, Thầy dạy tôi học cái pháp đó. Mà bây giờ, tôi đang tu pháp đó. Chị em không biết tôi sẽ tập, tôi tu như vậy, tôi nói như vậy, chứ không phải là tôi dạy quý vị được đâu". Nghe không? Con nói như vậy. "Đây là tôi lặp trở lại những cái gì mà Thầy đã dạy tôi về cái pháp Thân Hành Niệm, để giúp cho chị em chưa có dịp đến gặp Thầy biết cách để khắc phục được cái hôn trầm, khắc phục được cái loạn tưởng của mình". Thì đó là tốt, nhưng mà mình đừng có nói của mình thôi.

Phật tử 1: Dạ!

5- NHẤT NHÂN CHỨNG ĐẮC, CỬU HUYỀN THĂNG

(17:42) Phật tử 2: Thưa Thầy! Nhớ hồi xưa, lúc mà con còn là đệ tử của thầy Thanh Từ, thì thầy có giảng một cái bài mà Thầy nói là: "Khi mà nhất nhân chứng đắc thì cửu huyền thăng". Mà con không biết cái đó nó có thật hay không, hay là như thế nào?

Trưởng lão: Cái đó không phải người nào là thăng lên hết đâu, mà nó còn cái tùy duyên của những người đó, nghiệp nặng, nhẹ. Cái người tu chứng thì người ta sẽ dẫn, bởi vì cái chùm nhân quả của người ta mà. Người ta sẽ đến đó, người ta dẫn dắt cho những người đó tu tập đúng pháp. Nhưng mà còn cái chỗ tu hay không tu, là cái quyền của cái người thân đó. Chẳng hạn bây giờ ông thân của Thầy mất rồi, mà ổng chết ổng sanh ở một cái nơi nào đó. Khi Thầy tu chứng, Thầy sẽ dùng cái trí Tam Minh của mình Thầy quan sát, Thầy biết ông thân của Thầy là cái người đó, ở đó, như vậy. Thầy mới đến đó, Thầy độ, Thầy giúp, Thầy nhắc nhở cho cái người đó tu tập, tức là ông thân Thầy đó. Rồi cái duyên mà nó không đủ thì Thầy không tới lui nữa, thì ông thân Thầy không biết có tu được hay không thí dụ vậy. Còn nó đủ thì Thầy phải tìm cách Thầy tới lui nhiều lần để hướng dẫn cho tới nơi, tới chốn.

Thì bắt đầu bây giờ những cái người mà hiện tại, rồi có những người mà cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp của mình nhiều lắm, chứ không phải chỉ có cha mẹ trong một đời này đâu. Mình sinh ra được kiếp này có một thân người, mình thấy có cha mẹ mình có kiếp này thôi, còn nhiều kiếp nữa. Bây giờ, Thầy sinh ra làm con kiến, ít ra có một con kiến mẹ, con kiến cha mới có Thầy, chứ đâu phải khi không mà có một con kiến, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà trong một cái kiếp chúng sanh, Thầy cũng có cha mẹ Thầy, cho nên Thầy cũng phải độ những con kiến khác đó chứ. Chứ đâu phải chỉ độ có ông thân của Thầy không đâu. Đó! Mấy con hiểu chưa?

Phật tử 2: Dạ!

Trưởng lão: Cho nên vì vậy "Cửu Huyền Thăng", tức là cả cái dòng họ của những người đó đều có nhân quả. Nhưng mà đâu phải là độ hết nổi đâu. Họ nghĩ tưởng như vậy. Đâu phải "nhất nhân thành đạo cửu huyền thăng - một người tu thành đạo, cả dòng họ đều thăng". Vậy cái tâm tham, sân, si họ không chịu buông xả thì làm sao thăng? Mình đến mình dạy họ, mà nhiều khi cái duyên nó không đủ, cái nghiệp họ nặng quá, họ xả không hết. Cũng như bây giờ, mấy con có duyên với Thầy, Thầy nói mà mấy con xả không hết, thì mấy con chịu chứ Thầy làm sao bây giờ?

Phật tử 2: Dạ!

Trưởng lão: Đó! Nên bây giờ nếu mà có cái đôi mắt Tam Minh, Thầy nhìn lại thì mấy con là những người thân của Thầy như thế nào, mấy con có biết không? Bây giờ Thầy không nói cái điều đó ra. Bởi vì Thầy thấy, Thầy nói ra, mà mấy con không thấy thì như Thầy nói láo. Có phải không? Cho nên Thầy không nói. Chứ sự thật ra nó có duyên của đời trước như thế nào, chứ đâu phải khi không. Cho nên bây giờ, mà Thầy dạy mấy con chưa chắc là mấy con đã làm nghiêm chỉnh đâu. Nó còn trợt tới, trợt lui đó chứ, nó không phải dễ! Bằng chứng mấy con thấy một người ở đâu, xứ nào, mà tại sao tập trung lên đây? Đó là cả một cái duyên của cái đời trước, nhân quả mà. Nó có một cái duyên của nhân quả, của thân nhân, chứ đâu phải là cái người xa lạ được. Mình phải thấy cái nhân quả con.

6- DO NHÂN DUYÊN GÌ MÀ ĐỌC SÁCH THẦY THẤY KHÓ

(20:57) Phật tử 3: Bạch Thầy, con xin hỏi. Con thì cũng học Đại thừa. Thế nên con đọc sách của Thầy thì Thầy có nói là: “Phật pháp đến để mà thấy”. Thời gian thì con linh hoạt, thế sao con bắt đầu con chuyển sang pháp của Thầy, thì con lại thấy rất là mệt mỏi, hôn trầm, thì con cảm thấy rất là khó đọc? Tức là lúc khi bước đầu đấy ạ. Mặc dù con thì rất là ham muốn pháp của Thầy. Vâng! Thì con xin hỏi Thầy đó là do cái duyên gì? Mà tại sao khi con đọc sách của các Thầy Đại thừa thì thấy rất dễ hiểu và rất thích ạ? Vâng!

Trưởng lão: Ừm! Nó cũng có tùy duyên.

Ví dụ như con gieo với duyên kinh sách Đại thừa, con đọc thấy rất thích, phải không? Mà con không có gieo duyên với kinh sách của Thầy. Tức là cái ý của Thầy đó mấy con đem về đọc không có tin. Cho nên có người đọc có mấy trang rồi thôi, sách này không được. Còn có người đọc tới, có gieo cái duyên đó rồi, đọc tới cái thấy nó hoàn toàn là như mình dọng đầu xuống đất. "Tất cả những cái này mà Thầy viết thật sự sao nó hợp với mình quá!". Nó có duyên.

Còn bây giờ con đọc kinh sách Thầy, muốn tu mà sao hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng nó đổ nhiều, đó là nghiệp đổ ra cản đường con. Cản đường con không cho con đi vào cái đường tu để giải thoát con. Cái nghiệp của con đời trước đã gieo. Mặc dù con có gieo với cái duyên với Chánh pháp của Thầy rồi, con hiểu không? Nhưng bây giờ đọc, cái nghiệp nó chặn đường con liền, nó hiện ra tướng hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng, đủ thứ hết, để cho nó…​ Từ hồi mình không hiểu, mà mình hiểu được pháp này sao lại cái trạng thái hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng nó nhiều vậy?

Phật tử 3: Dạ, đúng rồi!

Trưởng lão: Ừm! Cho nên vì vậy mà con phải nỗ lực: "Đây là Chánh pháp rồi, cho nên cái nghiệp này đổ ra. Để mình dẹp cho sạch thì mình chứng đạo chứ có gì". À! Cho nên mình nỗ lực tu. Mình tu một thời gian sau Thầy dạy con ôm pháp Thân Hành Niệm. "Thầy dạy pháp Thân Hành Niệm là phá mày. Bây giờ mày lòi cái đầu mày ra đây. Tao biết rồi, tao ôm tao đi suốt đêm cho mày chết". Thì suốt đêm đó mình dập đầu nó xuống.

7- VÌ SAO TU TẬP PHÁP THÂN HÀNH NIỆM NÊN CÓ NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(22:54) Phật tử 3: Con đang đọc cuốn sách "Trong vòng một ngày tu chứng". Thì con thấy Thầy nói: "Nếu mà mình chưa đủ thì mình không nên tập Thân Hành Niệm". Cuốn đấy con có thỉnh, mới tập làm quen chứ chưa dám đi. Bữa nay con được gặp được Thầy thì con cũng xin là Thầy cho con Pháp danh và Thầy cho con pháp tu ạ. Với lại Thầy cho con biết cái đường lối của con sắp tới. Trong con thì có cái không xuất gia nên con cũng không dám chắc chắn được. Con thu xếp để con có thể đi được không. Thì Thầy cho con cái đường hướng để con cố gắng để con vượt qua cái chướng ngại để con bước đi theo Thầy.

Trưởng lão: Được con! Để Thầy giảng, Thầy nói chỗ này cho biết. Trong sách Thầy thường nhắc, pháp Thân Hành Niệm mà mấy con đọc trong sách thì khoan tu đã. Chứ mấy con tu ở trong tưởng mấy con. Kỳ cục mình nhiếp cái tâm, cái ý thức của mình đi, mình tu theo pháp Thân Hành Niệm đó, là mình nhiếp ở trong cái thân hành của mình rồi, cho nên cái ý thức của mình nó không có hoạt động nữa. Coi như nó hoàn toàn nó không có vọng tưởng nữa, các con hiểu không?

Mà nó không vọng tưởng thì tưởng nó phải hoạt động chứ sao? À! Bắt đầu mấy con thấy sao có cái lực nó đẩy mình. Mình hô: "Dở chân lên”  cái nó đẩy lên. Mình biểu: “Đưa tới” là cái nó đẩy tới. Bắt đầu mấy con chưa có biết cách, chưa gặp Thầy thì mấy con đừng tập. Mình thích nó một cái là nó hiện ra những cái tướng tưởng khác nữa, chứ không phải là mỗi cái đó đâu, nó không phải chỉ có một cái lực tưởng đó đâu. Nó còn có nhiều thứ tưởng khác nữa. Nó có 18 cái loại tưởng, chứ đâu phải là một cái thứ tưởng. À! Mà cái tưởng lực này nó hiện ra thì nó sẽ có cái pháp tưởng, có cái sắc tưởng, có cái thinh tưởng, có cái hương tưởng nó thực hiện ra.

Cho nên vì vậy Thầy bảo: "Khi ở trong sách Thầy giảng mấy con đừng có tu pháp Thân Hành Niệm, để chờ khi nào mà Thầy dạy". Chứ còn không khéo, mấy con tu, cái mấy con bị rồi, lúc bây giờ có ai đứng gần bên mấy con? Mấy con thấy khoái quá mà…​. Mấy con thấy chưa?

8- OAI NGHI CHÁNH HẠNH KHI XUẤT GIA

(25:04) Trưởng lão: Còn trong cái vấn đề mà xuất gia, vấn đề mà muốn tu. Đó là bây giờ con lớn rồi, con có quyền, quyền muốn tu thì không ai cản con được hết. Pháp luật nhà nước người ta tự do tín ngưỡng mà. Cái người đó có quyền xuất gia. Mà con trên 20 tuổi rồi, thì cha mẹ không có quyền cấm con cái vấn đề này. Bởi vì con 20 tuổi, con có quyền định đoạt cho mình, mà xuất gia là định đoạt một đời tu mấy con. Chứ không phải xuất gia mà tu để có hình thức như quý Thầy, mặc cái chiếc áo vậy chứ có tu hành cái thứ gì, sống như đời. Còn mấy con mà xuất gia rồi thì coi như là cuộc đời của mấy con phải chứng đạo đó. Cho nên cháu Trang với Mật Hạnh ở đây là Thầy chưa có cho xuất gia, chứ Thầy cho xuất gia là phải tu tới nơi tới chốn. Những người đệ tử của Thầy là phải tu dữ tợn. Còn quý Thầy họ đã xuất gia…​ người đến đây Thầy dạy pháp tu thôi, tu đến đâu trời đất giải thoát!

Con mà xuất gia với Thầy là người đệ tử mà Thầy chấp nhận đã xuất gia rồi, phải tu tới nơi tới chốn, chứ không phải. Giới luật nghiêm chỉnh, đàng hoàng, oai nghi chánh hạnh Thầy phải dạy lại đàng hoàng. Chứ không phải là nói xuất gia để rồi muốn đi dọc, đi ngang là không được. Con xuất gia rồi con vô trong quán mà con ngồi ăn cơm là không có được, không có cho ngồi trong quán để ăn. Thà là con đi đến đó, hoặc nhờ một người cư sĩ nào đến đó, người ta đến cái quán đó mua cơm, rồi con đi ra gốc cây đó con ngồi con ăn, chứ không được ngồi ở trong quán ăn như người khác đâu. Những cái hành. Cũng như Thầy đi trên xe ra Hà Nội, mà tới cái giờ ăn, thì chú Minh Tâm này đi vô trong tiệm cơm, với Mật Hạnh đi vô tiệm cơm mua, mua rồi mới đem ra mới đi lại cái gốc cây, mới lại khu rừng nào đó mới bày ra ăn. Cái hạnh của một người tu người ta không có ăn ở trong quán, trong lều mấy con. Đó! Nó là như vậy. Cho nên vì vậy mà những cái oai nghi tế hạnh đó được hướng dẫn, được dạy.

Thí dụ như trước khi mà các con mà xuất gia rồi, thì Thầy sẽ dạy các con ăn uống nữa. Mình là người tu sĩ thì mình ăn như thế nào. Thường thường đức Phật đâu có ăn mà bày ra đồ ăn, đồ uống tùm lum vầy đâu, mà chỉ có cái bát, người ta đi xin, người ta bỏ vào trong bát, đem cái bát đó về, chỉ có một cái bát thôi rồi bốc ăn. Đức Phật ngày xưa là người Ấn Độ, bốc ăn. Bốc ăn sạch đồ trong bát đó rồi, đứng dậy rửa bát ông đã ăn. Thì mấy con cũng vậy. Bây giờ, người ta dọn một mâm như thế này thì ai gắp ăn làm gì thì làm. Đầu tiên mấy con đến, mấy con lấy những cái món ăn cơm mấy con bỏ trong bát của mình. Rồi từ đó ngồi về sau không gắp thêm bên ngoài một miếng nào hết. Chứ lát mấy con gắp thêm một miếng, lát nữa gắp thêm một miếng là sai hạnh rồi. Các con hiểu chưa?

Phật tử: Dạ!

Trưởng lão: Cái hạnh tu của mình mà. Vậy mới là người tu mấy con! Tập từ cái hạnh đó để cho mình sống duy nhất không có được thêm bớt, dù muốn ăn cái gì ngon cũng không có lấy bớt hay thêm được. Đó là mình lập những cái hạnh. Vậy mới tu mới giải thoát, chứ còn không khéo nó bị nhiễm ô từ cái ăn, cái uống.

9- CÓ NÊN LẬP GIA ĐÌNH, SINH CON ĐỂ TRẢ NỢ NHÂN QUẢ?

(28:06) Phật tử 3: Thưa Thầy, con xin hỏi. Thưa Thầy vấn đề mà xây dựng gia đình, thì mình sinh con thì mình sẽ gieo cái nhân ái dục, mà ái dục thì sẽ tái sinh. Thế mà có sư cô giảng là: "Cái người này có tâm rất cao, nên cô giảng chúng con phải trả nhân quả, lấy vợ, sinh con rồi mới xuất gia được". Thì con xin hỏi Thầy cái này nói đúng hay sai ạ?

Trưởng lão: Sai con! Mình có thể ngăn chặn những ác pháp mà. Mình biết đây là sanh con ra, có con cái ra đời là khổ. Tại sao biết khổ mà lại sanh nó ra? Nhân quả thì nó thay đổi, nó chuyển biến, chứ sao lại nhân quả lại mình chết chịu, mình phải trả cái quả đó đâu. Không có! Thay đổi liền. Mình đã hiểu rồi, mình thay đổi, chuyển biến nhân quả, thay đổi nhân quả. Không được để nhân quả. Thay vì bây giờ mình có cái duyên với cô đó, có phải không? Trong kiếp này mình sinh lên mình sẽ gặp cô đó. Đó là cái nhân quả rồi. Nhưng tôi chấm dứt cái nhân quả này để không sanh ra một số người, và tôi với cô không sống với nhau nữa, thì không khổ. Còn bây giờ sống nữa thì tức là khổ rồi. Đạo Phật dạy chúng ta cách thức chuyển, thay đổi nhân quả, có phương pháp con.

10- SẮP XẾP ỔN THỎA BỔN PHẬN CỦA MÌNH RỒI MỚI XUẤT GIA

(29:14) Phật tử 3: Bạch Thầy, thí dụ như là con muốn xuất gia, nhưng mà con còn duyên vướng mắc về vấn đề tài chính. Thì con xin hỏi là. Ý con không phải là vội vàng, thì con chỉ muốn hỏi là cái vấn đề tài chính này người ta có thể cho con, cũng không hẳn là phải lấy lại. Nên con muốn hỏi Thầy là mình nên trả hết rồi mình đi. Hay là nếu mà một khi mà mình đủ duyên thì mình quyết đi là mình ngừng trả?

Trưởng lão: À! Cái nhân quả này người ta cho con, con xin cái số tài khoản này, cái tiền bạc đó đó, cho làm việc từ thiện giúp đỡ người nghèo bất hạnh con. Vậy là tốt con. Đừng có thèm. Đi vô tu rồi, bỏ hết, không cần tiền bạc gì hết. Con vô đây tu là đi xin ăn mà. Cũng như đức Phật làm vua mà con biết không? Mà bỏ hết ngai vàng mà đi xuống cội bồ đề đó mà để đi xin ăn thôi, con thấy có đem tiền bạc gì theo đâu? Cho nên tất cả những cái này, cái mà con có cái phước đó, con thèm làm từ thiện đi để giúp cho người bất hạnh con, giúp cho trẻ mồ côi. Điều kiện đó là tốt nhất, đừng có đem cất giữ đồng nào hết.

Phật tử 3: Không! Không phải! Cái ý của con muốn hỏi là: Con phải làm để trả nợ cái vay này, hay là không?

Trưởng lão: À! Còn con làm để trả nợ. Bây giờ có nợ phải làm trả thôi. Phải làm trả chứ đừng trốn nợ không được. Trốn nợ đi tu không được.

Phật tử 3: Không! Con không phải là trốn nợ. Người này có thể cho con, cũng không hẳn là đòi. Thì ý con muốn hỏi Thầy là: Mình xin vào xuất gia thì mình giữ giới để mình trả cái nợ này. Hay là mình phải làm để trả bên ngoài hết xong rồi mình đi vào xuất gia?

Trưởng lão: Không! Nói chung xuất gia là mình phải sắp xếp cho cái hoàn cảnh của mình ổn. Chứ vì cha mẹ mình không đồng ý, thì mình phải giải quyết tư tưởng của cha mẹ rằng xuất gia nó là như vậy, như vậy. Cho nên cha mẹ đồng ý khi đó thì mình mới xuất gia, chứ chưa đồng ý thì chưa được xuất gia. Tức là đạo Phật nó có cái đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người. Mà con xuất gia không làm khổ con, mà làm khổ cha mẹ thì không được. Cho nên mọi mọi điều phải giải quyết hết, không có để mà mình muốn mà như những cái tôn giáo khác, mình muốn là mình làm theo. Nhưng mà cái quyền xuất gia Thầy nói là cái quyền của con, chứ không còn ai, nhưng mà mình đừng làm cho người khác khổ. Cái khó là cái chỗ đó.

Cái quyền thì có rồi, nhưng mà có cái điều kiện là không làm người khác khổ, cho nên cái này là cái giải quyết. Bây giờ cha mẹ mình không hiểu đạo Phật nên thấy con thì thương, sợ nó đi tu nó khổ thế này, thế khác, cho nên vì vậy mà không cho. Thì mình nói với cha me. Bây giờ thí dụ như mình lấy cái cớ là như thế này: “Bây giờ cha mẹ đau, con đau thế cũng không được; hoặc con đau, cha me thương con thì ba mẹ cũng không đau thế cho con được. Cho nên đi tu là mục đích để làm chủ được cái đau này, cái đau khổ này. Rồi cuộc đời mà khi sắp sửa chết thì muốn sống thêm một phút nó cũng không cho. Cho nên con đi tu là để làm chủ được cái sự sống chết này. Muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào là sống, chứ nó không có quyền cướp đoạt cái mạng của con. Cho nên con mới đi tu”. Cha mẹ nghe nói như vậy: “Thôi! Mày cứ đi tu đi, chứ tao có làm sao mà làm cái chuyện này cho mày được”. Đó! Cho nên nó sẽ yên tâm. Và đồng thời cha mẹ chấp nhận rồi thì mấy con yên tâm không có làm khổ người.

Rồi kế đó, bạn bè hay hoặc tất cả những cái chuyện gì con làm ăn là đều phải sắp xếp cho ổn. Chứ bây giờ đi mà công ty, xí nghiệp, hay là chuyện gì còn làm bê bối đó mà bỏ đi thì không được. Phải sắp xếp cho ổn hết con. Giao hết cho người này làm cái việc gì hết, xong rồi thì mới đi. Đó là trách nhiệm của cái bổn phận của người thế gian mà chưa làm xong thì làm sao đi tu được?

Phật tử 3: Dạ!

11- THẦY TÙY THUẬN KHI GIẢI THÍCH VỀ PHẬT TÁNH CỦA THIỀN TÔNG

(33:03) Phật tử 2: Dạ trong cái quyển thứ 10 Đường Về Xứ Phật đó Thầy, là có một câu hỏi là kính thưa cô Diệu Quang. Con xin đọc lại.

*Câu hỏi của Minh Pháp*: Kính thưa cô Diệu Quang! Chúng con có những thắc mắc các vấn đề sau, xin cô mở lòng từ mẫn mà chỉ dạy.

*Câu thứ 1:* Khi chưa tỏ rõ Chánh pháp, quá trình tu tập làm chủ cái ý như thế nào khi gặp nghịch cảnh đến.

*Câu thứ 2:* Mỗi lần cô làm gì trong suốt 24 giờ?

*Đáp:* Khi chưa tỏ ngộ Chánh pháp, câu này có 2 nghĩa. Khi mình chưa hiểu biết pháp tu của Phật chưa kỹ, khi mình chưa ngộ được Phật tánh, thấy tánh của Thiền tông".

Phật tử 2: Như vậy là có 2 cái Chánh pháp hả Thầy?

Trưởng lão: Không phải! Đó là muốn giải thích về cái nghĩa của nó. Nó không phải là có hai pháp đâu, nó một pháp. Nhưng mà vì cái người hỏi này, họ là cái người Thiền tông. Câu hỏi đó có một cái người nào đó mà đã ảnh hưởng Thiền tông người ta hỏi mà mình không muốn bác sạch cái Thiền tông thì phải trả lời như vậy. Con hiểu không? Phải biết tùy thuận, chứ không khéo thì mình bị đụng chạm.

Phật tử 2: Dạ! Thành ra khi đọc tới đây, nhiều người, hồi lúc tụi con mà chưa có được giảng thì khi đọc tới đây là tụi con cũng lầm và tụi con cũng nói là: "Như vậy là có hai cái Chánh pháp".

Trưởng lão: Có hai pháp.

Phật tử 2: Dạ! Có hai cái Chánh pháp. Và Thật sự rất là…​

Trưởng lão: Câu này trong khi mà trả lời nó rất khó. Là tại vì Hòa thượng đang đi theo Thiền tông mấy con, mà mình đưa ra cái giáo pháp Nguyên thủy là hoàn toàn nó chọi lại Thiền tông hết. Bởi vì Thiền tông nó thuộc về tư tưởng của Trung Hoa, chứ không phải của Phật.

Phật tử 2: Dạ đúng rồi ạ!

Trưởng lão: Mà nếu mà đối kháng với Thiền tông thẳng, Thầy bác sạch thì coi như là mình đối kháng với Hòa thượng, cho nên nó rất khó. Cho nên nói như vậy là mình phải hiểu rằng: "Trong cái giai đoạn đó, viết cái tập sách đó là phải nói như vậy, chứ không thể nào khác". Tức là mình biết nhẫn nhục, biết tùy thuận để chờ cái cơ duyên. Chờ cái cơ duyên đó nó bắt đầu có nhiều người họ đi tìm về Nguyên thủy, thì bắt đầu mình mới nói thẳng, nói thật.

Chứ còn lúc bấy giờ, bao nhiêu người đang đi theo Thiền tông, mà mình nói thẳng, nói thật thì họ không bao giờ nghe mình đâu con. Nó khó lắm! Ai cũng cái tư tưởng, người ta kiến chấp cái chỗ đó rồi, mà cái hậu thuẫn của mình khi dựng lại Chánh pháp của Phật Nguyên thủy, chưa có ai. Thì chưa có ai tức là chưa có đủ niềm tin. Người ta xu hướng lắm, chỗ nào đông là người ta theo, mà chỗ nào ít người ta bỏ, mặc dù đúng họ cũng không tin đâu. Cho nên phải hiểu! Một người viết sách tâm lý lắm mấy con. Cho nên khi đọc nó thì mấy con thấy trong cái thời điểm đó phải nói như vậy chứ. Không gì khác được hết.

Phật tử 2: Thưa Thầy! Hôm nay cho con được xin sám hối. Là ngày xưa con đọc cái bộ Đường Về Xứ Phật, con có nhiều cái điểm mà con nghi ngờ. Rồi tự trong tâm con cũng như là có những cái ý mà nó không có nghĩ tới Thầy. Chắc có lẽ là nó lúc đó nó nghĩ quấy. Cũng chính vì vậy mà sau khi con đọc hết, rồi con đọc đi đọc lại thì con mới hiểu rõ cái ý của Thầy. Rồi hôm nay con hiểu càng rõ hơn nữa, nên hôm nay con xin sám hối với Thầy.

Trưởng lão: Rồi! Được rồi. Thầy hiểu! Vì mấy con đang ở trong cái chấp của pháp khác thì đọc pháp Thầy thì mấy con thấy nó bị liền.

12- VÌ SAO THẦY ẨN CƯ

(36:55) Phật tử 4: Sẵn tiện ở đây, để cho gia đình họ võ của chúng con gieo duyên với Thầy vì họ không có mặt ở đây. Con xin đại diện tất cả mọi thành viên trong gia đình đến đây…​. Chúng con xin được đảnh lễ Thầy.

Trưởng lão: À! Mấy con cố gắng, thời gian này thì mấy con làm giúp cái khu ngoài đó cho nó được yên ổn, cho mọi người yên ổn. Rồi sau này khi mà tu, mình quyết tâm à con. Thầy tin là mấy con sẽ làm được những cái chuyện này, nối tiếp cái ngọn đèn của Phật pháp. Thầy luôn luôn lúc nào Thầy cũng chọn cái tuổi trẻ của các con để làm cái ngọn đuốc cho Phật pháp nối tiếp mãi mãi, mình đừng có để mất đi. Hai ngàn mấy trăm năm nay, cho tới thời này mới gặp có người tu chứng. Mà bây giờ mà để mất nữa thì Thầy biết chừng nào mới có người tu chứng. Cho nên mấy con hãy ráng, ráng để dựng lại Chánh pháp của Phật, bằng con người thật, chứ không phải bằng cái ngôn triết suông, bằng kinh sách đâu. Nếu mà không có người tu chứng, thì những sách vở của Thầy viết cũng như kinh sách Đại thừa thôi. Không có nghĩa lý gì.

Những cuốn sách sống là những cuốn sách của người tu chứng. Cho nên Thầy tin tuổi trẻ mấy con có đủ sức khỏe, có đủ trí óc sáng suốt nhận định được những phương pháp cách thức tu tập. Như Thầy dạy pháp Thân Hành Niệm, như Thầy dạy pháp dẫn tâm vào đạo thì mấy con sẽ hiểu như thế nào để dùng cái pháp đó để đối trị, để diệt cái gì ở trên thân tâm của mình thì mấy con đã hiểu. Nhưng mà hiện giờ thì mấy con vui vẻ làm tất cả những cái việc để giúp đỡ cho những người khác đang học. Đó là mình tạo những cái công đức, mình tạo cái duyên phước. Mình tu, người ta chưa. Phải cố gắng mấy con. Cho nên Thầy biết mấy con đến với Thầy thì mấy con cũng cực khổ.

Phật tử 2: Dạ, không cực! Tụi con thấy tụi con rất là có phước. Là tại vì gặp được pháp Thầy, gặp được Thầy nên là tụi con rất là có phước, chứ không cực giống như ngày xưa mà những chư Tăng từ ngàn dặm xa xôi để tìm về đức Phật được, họ khổ cực gấp vạn lần tụi con nữa.

Phật tử 4: Tụi con thật sự là có rất nhiều những cái ân huệ của Thầy, những cái từ trường mà Thầy ban cho tụi con. Mà làm giúp Thầy trong cái vấn đề mà cũng như dựng lại Phật pháp bây giờ và về sau đó Thầy. Thành ra tụi con cũng chỉ biết nói là cái sự cực là cái sự viên mãn cho tụi con…​

(39:41) Trưởng lão: Ừm! Nói chung là chỉ lúc này Thầy muốn Thầy có cái thời gian để mà viết cái bộ sách Đạo Đức Làm Người. Thì những cái bộ sách đạo đức đó Thầy dựa vào những cái Năm giới của Phật mà Thầy soạn thảo cái bộ sách. Để sau khi cái bộ sách đó được xong thì Thầy gửi cho Bộ Giáo Dục để họ soạn ra sách giáo khoa cho các em nó học từ Tiểu học, Trung học, Đại học. Nó có cái đại cương của cái nền đạo đức, người ta mới dựa vào người ta viết ra cái bộ sách. Cho nên Thầy muốn ẩn cư. Ẩn cư là sống một mình, để cho mình có thời giờ mình rảnh, ít tiếp khách.

Nhưng mà Thầy thấy rất tội, có nhiều người cũng mong đến gặp Thầy để hỏi thêm pháp, để nghi những cái gì để hỏi cho nó thông. Cho nên Thầy đâu có nỡ mà ẩn cư được, cho nên Thầy phải tiếp. Cho nên đâu có nói một cái chuyện mình ẩn cư rồi cái mình bỏ luôn mọi người. Một cái tâm tha thiết của mọi người, mấy con thấy không? Người ta lặn lội từ xa, người ta tìm về mà mình nỡ lòng nào mình bỏ. Cho nên đối với lòng từ bi của Thầy không phải là con người khô cứng, cứng nhắc. Không phải vậy! Mà mình xét được cái sự xa xôi mà tìm đến mình, mong chỉ nhìn Thầy thôi là cũng thấy an ổn rồi, chứ chưa nói là được nghe tiếng nói của Thầy, có phải không mấy con!?

Cho nên Thầy biết, Thầy ban cái tình thương của Thầy bằng cách gặp họ cũng đủ, chứ chưa nói cái gì khác. Còn bây giờ đến đây, nghe Thầy ẩn cư rồi, thì bắt đầu không gặp Thầy, nó có cái gì buồn bã ở trong lòng của mình sao mấy con, nó không có một cái gì mà hân hoan. Mà mọi người mà có những cái sự buồn khổ như vậy thì Thầy thấy Thầy làm sao được. Thầy không phải là con người khô cằn cỗi, cố chấp, bây giờ ẩn cư là ẩn cư. Không phải vậy!

Mà mình phải biết linh động, để giảm bớt. Chẳng hạn, bây giờ mấy con hỏi Thầy rồi, mấy con cũng muốn hỏi Thầy nữa, chứ đâu phải không. À! Hồi đó quên, bây giờ nhớ nữa. Thôi để quên cái gì đó thì ghi 5, 10 điều, 1 tháng, 2 tháng sau, hỏi một lần, chứ để cuối tuần hỏi hoài kì. Bởi vậy Thầy ẩn cư mà, bây giờ hỏi gì hỏi hoài? Có phải không? Có nghĩa là hạn chế sự thưa hỏi của mấy con, để mấy con ghi lại những câu hỏi đó cho nó đầy đủ. À! Bữa nay thì nó có cái này nó xảy ra, thì mới nhớ được mới ghi, ngày mai nó có chuyện khác nó ghi vô. Như vậy đến một lần hỏi Thầy 5, 10 câu hỏi, các con hiểu không? Chứ hỏi có một lần hỏi, rồi có một chuyện nữa cái chạy hỏi nữa. Thì cho nên cái ẩn cư có mục đích như vậy, chứ không phải là bỏ mấy con.

13- Ý NGHĨA CỦA PHÁP DANH

(42:25) Phật tử 4: Thưa Thầy, cái điệp phái trước mặt con Thầy đặt cho cháu là Liễu Quang. Như vậy có ý nghĩa như thế nào để tụi con hướng dẫn cho cháu ạ?

Trưởng lão: À! Chữ Quang là ánh sáng đó con, tức là cái trí tuệ sáng suốt của nó đó. Liễu là nó thông suốt. Cái Pháp danh là để chỉ cho, để trợ giúp cho cái con người mang cái tên đó để nó thực hiện được cái trí tuệ. Cho nên thường thường, Thầy đặt pháp danh là Thầy mong cho những người mà đệ tử của Thầy đều là thông suốt, sáng suốt.

Phật tử 2: Dạ! Thầy muốn nói là “Cõi tưởng tri, chứ không phải là cõi liễu tri”. Hiểu không? Cái chữ liễu đó em phải hiểu ý nó như vậy.

Phật tử 4: Dạ!

14- Ý NGHĨA CỦA CHẾT ĐÂY, SANH KIA

(43:19) Phật tử 5: Bạch Thầy giảng cho con rõ “Chết ở đây, sinh ở kia” nghĩa như thế nào?

Trưởng lão: À! "Chết đây, sanh kia", phải không? Nghĩa là hoàn toàn nó không có…​, bởi vì nó tương ưng với con. Khi mà con chưa tắt thở, con nằm đó, con thoi thóp, hoặc là con nằm đó, con chưa chết đâu, nó chờ con tương ưng được cái người nào nó có cái tâm giống như con vậy đó, thì ở đây con tắt thở thì đằng kia là trong bụng mẹ rồi đó. Gọi là: "Chết đây, sinh kia".

Cho nên nó không phải là 49 ngày, để mà cầu siêu, cầu an đâu, không phải. Cái từ trường tương ưng. Cái từ trường như thế nào? Con sân, con giận, con phiền não, con lo rầu, con thương, con nhớ, tất cả những cái đó nó đều phóng ra từ trường. Đến khi mà con chết thì những cái từ trường đó nó tương ưng với một cái người nào cũng giống như vậy đó. Thì con vừa tắt thở, thì cái từ trường đó nó sẽ làm đứa con trong bụng mẹ của người khác, chứ nó không có linh hồn đâu đi tái sanh. Các con hiểu không? Cho nên nó tương ưng, nó đi sanh bằng sự tương ưng của nó. Mà từ trường tương ưng, chứ không có linh hồn, không có một cái thần thức gì mà đi đầu thai, đi tái sanh.

Phật tử 5: Bạch Thầy! Nếu như vậy là cái từ trường nó tồn tại?

Trưởng lão: Nó tồn tại. Nó tồn tại rồi đó cái bắt đầu nó tương ưng nó tái sanh.

Phật tử 5: Trong khoảng thời gian nó tồn tại nhưng chưa có điều kiện để tái sanh. Sau đó gặp đủ điều kiện thì nó sẽ tái sanh?

Trưởng lão: Ừm! Nó tái sanh. Bây giờ Thầy nói nè. Con vui vẻ thì nó phóng cái từ trường vui vẻ của con. Con làm cái việc thiện, nó phóng ra. Con đem một bát cơm cho một bà già đói, hay một người ăn mày thì cái từ trường nó phóng ra hết. Con tức giận, con la tiếng nói nó cũng phóng ra. Con buồn rầu, con lo lắng, nó cũng phóng ra. Nó để lưu lại trên không gian hết, nhưng mà con còn sống thì nó nằm đó, nó không có nói đâu. À! Rồi bắt đầu bây giờ con hấp hối, con sắp sửa chết thì những cái từ trường đó nó đi tìm cái thân khác á. Nó tương ưng ở chỗ nào, nó chưa thì con cứ nằm đó mà trên giường bệnh nó không chịu chết.

Con thấy có một số người nằm đó mà không chịu chết, rồi phải rước thầy cầu cúng, tụng kinh đồ cho chết, chứ nó không chịu chết đâu. Nhưng mà cái từ trường đó nó sẽ tương ưng. Nó sẽ tương ưng gặp được cái người đúng của những cái từ trường này, rồi thì bắt đầu ở đây con tắt thở. Cho nên gọi là "chết đây, sanh kia". Chết tại chỗ này nó sanh chỗ khác rồi. Bởi vì nhân quả nó liên tục, nó không thể có kẽ hở, nó không để cho con nghỉ ngơi đâu.

Mang cái thân này là mang CÁI thân nhân quả. Thì cái thân này là nhân quả, nó chết thì phải có cái thân nhân quả khác nó chịu cái khổ của nó kế đó. Nó thọ cái vui, cái khổ của nó kế đó. Cho nên người ta mới chấm dứt tái sanh luân hồi, chứ để kiểu này, tôi đâu có muốn mấy chuyện đó đâu, mà nó cứ tái sanh cái kiểu này mới khổ. Đã là mình biết khổ rồi, mà mình muốn cho đừng có tái sanh. Bởi vì có tái sanh, nằm ở trong bụng mẹ là người ta đã khổ, đã chật rồi. Mà nó càng lớn lên, thì nó lại chật, nó chật nó cựa quậy không có được. Thấy khổ không? Khổ quá khổ! Còn hơn ở tù, phải không?

(46:34) Rồi sanh ra nó đi qua một cái cửa hẹp, quá hẹp, nó đau đớn chứ đâu phải. Con hiểu không? Đó là khổ! Từ khi mà tái sanh cho đến khi mà sanh ra thì các con thấy qua một cái chặng đường quá khổ của một con người. Tại mấy con không nghĩ, chứ mấy con thấy mình lớn nên mình không nghĩ. Chứ sự thật đã mẹ khổ, con khổ. Rồi sanh ra rồi mà được sống là may, chứ không, phải chết đó. Nên nhiều đứa trẻ chết, chứ không phải dễ đâu.

Đó! Rồi sống rồi nuôi, khoảng thời gian để nuôi mà con cho lớn khôn thì mẹ cực, con cũng cực. Con có biết gì đâu, ăn uống, ỉa đái một chỗ, dơ bẩn đủ thứ hết. Đi đâu có được, té. Mà lơ mơ cái thềm đó trườn ra té cái khóc um sùm. Coi như khổ ghê lắm! Không biết gì hết. Cho đến khi mà lớn khôn một chút, biết rồi, thì cái lớn khôn chút biết rồi thì có khổ của cái lớn khôn. Cái nhỏ nó khổ theo cái nhỏ, mà cái lớn nó khổ theo cái lớn.

Rồi già khổ theo cái già, trẻ khổ theo cái trẻ. Như tụi con khổ theo cái tuổi của mấy con. Còn khổ của mấy ông già như Thầy, mấy ông già khổ theo của cái mấy ông già. Trời đất ơi! Bây giờ nó đi hết, nó làm nó để cho mình ngồi có một mình cô đơn, không ai nói chuyện hết, nó buồn bã. Mấy ông già, bà già cũng khổ lắm chứ đâu phải không. Các con thấy chưa? Cho nên vì vậy nó có từng cái tuổi, từng cái thời gian của khổ theo cái nghiệp của nó. Đó gọi là các pháp vô thường, nhân quả.

Cho nên vì vậy mà chúng ta chấm dứt, luôn luôn chúng ta ở trong tâm bất động thì còn đâu nhân quả tác động. Điên gì mà để cho nó tác động cho mình lúc vui, lúc buồn, lúc khổ. Cho nên nó không tác động được thì tức là giải thoát. Cho nên vì vậy mà thân này đau, chúng ta ở trong "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các cảm thọ này đi ra khỏi thân". À! Mình cứ ở trong tâm bất động thì tự nhiên nó ra khỏi thân. Bây giờ cái đầu nó đau nè, cứ đau đi. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cái đầu đau này theo hơi thở mà ra", thì bắt đầu mình thấy hơi thở ra. Thì nó đau, mình bảo: "Theo hơi thở mà ra". Một ngày con tác ý một trăm, một vạn lần thử coi nó có đi ra không? Đi con! Cứ như vậy, trì chí ôm cái pháp đó rồi bảo nó theo hơi thở mà ra. Thì rõ ràng là mình đang tâm bất động, thì mình đang biết hơi thở ra vô chứ gì, thì nó theo hơi thở nó ra. Bởi vì cái nghiệp của mình nặng, nó đâu phải một lần mà nó hết con.

15- SẮP XẾP CÁC CHUYỆN TRONG GIA ĐÌNH, NGOÀI XÃ HỘI ĐƯỢC AN BÀI THÌ SẼ CHỨNG ĐẠO NGAY TẠI ĐÓ

(49:02) Phật tử 6: Dạ kính bạch Thầy! Xin Thầy dạy cho. Trong bức tâm thư thì Thầy có dạy là: "Nếu các con biết sắp xếp việc trong gia đình, ngoài xã hội được an bài thì các con sẽ chứng đạo ở tại đó". Xin Thầy dạy cho con được hiểu rõ.

Trưởng lão: À! Bây giờ mục đích của mình là mình sắp xếp để tu chứ gì. Mà mình sắp xếp, nó an bài hết rồi, không còn cái gì động mình được, thì ngay đó thì tâm bất động thì nó vô chứ có gì. Con sắp xếp chưa an bài, mà con vô tu thì tu đâu có được. Có phải không? Mà con sắp xếp, an bài hết rồi thì bắt đầu bây giờ tôi ngồi tôi tác ý: "Tâm bất động, an lạc, thanh thản, vô sự”. Nhưng còn nội cái ý của con thôi, thì hằng ngày con ôm pháp con dập nó nát hết, thì như vậy là con tu chứng rồi chứ gì. Thầy nói đâu, có căn cơ, chứ còn để lát nhớ cái này, lát nhớ cái kia làm sao mà tu. Công chuyện chưa sắp xếp, an bài, nó đủ thứ chuyện, nó lôi mấy con tứ tung hết.

Phật tử 6: Dạ kính bạch Thầy! Bây giờ trong trường hợp con thì con sắp xếp là giờ nào thì việc đó. Nếu trường hợp qua giờ mình làm việc rồi, thôi bây giờ vô tu là khép vô tu.

Trưởng lão: Thì cái đó là mới sơ sơ thôi con. Dẹp hết! Không có giờ nào làm việc gì hết, mà chỉ làm có một việc tu thì mới chứng. Chứ giờ này tôi phải quét sân, giờ này tôi phải nấu cơm, giờ này tôi tu, thì cái này tu chơi vậy thôi, chứ chưa tới đâu hết. Nên nói bỏ hết chuyện đời đi chỉ còn một chuyện tu thì mới hết.

Phật tử 6: Dạ!

16- SẮP XẾP, TÙY THUẬN CHO GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI SẮP MẤT

(50:29) Phật tử 2: Bạch Thầy cho con xin hỏi cái điều là: Mẹ của con là sư cô Phước Tịnh, khi lâm chung thì người tu ở bên pháp môn Tịnh độ, niệm Phật. Mà bây giờ nếu mà như vậy thì khi một người lâm chung thì bên Tịnh độ, người ta lo cái việc mà công tác cái đó rồi. Thì người ta chỉ làm những cái thủ tục của bên Đại thừa thôi. Thành ra trước đó thì tự nhiên Thầy lại dạy cho tụi con để tùy thuận như thế nào để tụi con biết.

Trưởng lão: Nói chung là các con cứ tùy thuận thôi. Bởi vì mình gieo cái duyên đó rồi. Thì dù sao đi nữa bà cũng phải tiếp tục. Bởi vì tu Tịnh độ mình niệm Phật, chứ không phải mình xả cái tâm tham, sân, si của mình, cho nên nó chưa hết tham, sân, si đâu. Mà chưa hết tham, sân, si tức là nó tiếp tục nó tái sanh, mà nó tái sanh thì nó cũng theo pháp tịnh độ mà thôi. Không thể nào khác hơn. Bây giờ còn sống mà con khuyên mà bà cứ niệm Phật hoài thì coi như là bà đã chấp vào cái pháp đó rồi. Nó không thể nào khác hơn được.

Phật tử 1: Thưa Thầy! Có lúc thì bà niệm Phật, có lúc thì bà nghe lời tụi con nhắc đó là Thầy nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Thì tụi con khi mà vô bệnh viện thăm thì bà nói là: "Bữa nay má có nhắc cái tâm là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Thì ngày hôm sau, tụi con vô thăm thì con thấy cái máy niệm Phật kế bên.

Phật tử 2: Là con mới nghĩ rằng là người ta ở mấy chùa Tịnh độ người ta tới thăm, rồi người ta để cái máy đó cho mình.

Trưởng lão: Nhưng mà bà đã có gieo duyên với tâm bất động rồi, sẽ không có mất cái pháp này đâu. Kiếp sau bà sanh ra bà cũng gặp lại.

Phật tử 2: Dạ! Bà cũng hoan hỷ lắm. Hồi lúc mà con nói, thì bà hoan hỷ bà nói: "Con giúp cho mẹ gởi về phụ với Thầy để cất một cái thất". Lúc đó con mới trình với Thầy. Rồi kỳ này, tụi con về, bà cũng gửi một số tiền về để cúng dường cho tu viện, để mà giúp cho những người ở trong tu viện tu tập.

Trưởng lão: Gieo cái duyên.

Phật tử 2: Dạ! Thì tụi con cũng mừng. Nhưng mà những cái lúc như vậy thì bà nhớ rõ lắm, bà nhớ rõ Thầy dạy là: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Nhớ kỹ lắm. Nhưng mà ngày hôm sau, ngày kế đó thì nó có một số người Tịnh độ tới thăm thì lại niệm Phật. Con vô, cái con nghe cái tiếng niệm Phật rồi.

Trưởng lão: Cái đó là các con phải cố gắng giúp mẹ con phải giữ cái tâm bất động, cái chỗ đó là không tham, sân, si. Còn cái chỗ niệm Phật nó tham, sân, si. Cho nên vì vậy, mình phải có cái sự quyết định ở trong cái vấn đề này. Quyết định cho mẹ mình trong khi mà làm tang khói, chứ không nó bày ra là làm tuần làm tự, rồi đủ thứ nữa, chứ không phải không đâu.

Phật tử 1: Dạ mấy chuyện đó thì chắc ở dưới chùa họ làm hết Thầy. Tụi con lo lắng là lo lắng cái đó. Họ làm.

Trưởng lão: À! Nói thôi bây giờ thì mấy con tự làm lấy trong cái vấn đề đó. Khi mẹ chết rồi, thì chôn cất xong rồi thì không làm tuần, làm tự gì hết.

Hỏi tại sao không làm tuần tự?

Vì không có linh hồn. Con nói thẳng, thật.

Hỏi học ai?

Con nói học với Thầy. Con nói thẳng đi đừng có sợ mích lòng mấy ông thầy này.

Phật tử 1: Dạ!

Trưởng lão: À! Bây giờ theo Đại thừa thì có linh hồn thì phải làm tuần làm tự. Nhưng mà tuần tự này nó không phải là kinh sách Nguyên thủy. Mà kinh sách Nguyên thủy dạy: "Chết đây sanh kia, không có linh hồn". Mà không có linh hồn thì chỉ có làm cái bàn thờ, để cái hình ảnh đó để nhớ công ơn của mẹ mình thôi. Chứ không phải là thờ đó để linh hồn bà ngự trị.

(54:17) Phật tử 1: Thưa Thầy! Hằng ngày, tụi con dâng nước cho Phật với lại bữa khuya, cái đó được không Thầy?

Trưởng lão: Được con! Trong những ngày mới mất, thì các con nhớ đến cái bữa ăn của mình thì mình để một cái bát cơm: "Mẹ về ăn cơm với con". Coi như là bà còn sống với cái tình thương của bà. Cái từ trường thương nó còn mấy con, chứ không phải linh hồn. Các con hiểu chưa?

Phật tử 2: Dạ!

Trưởng lão: Đó! Cứ như vậy thôi là đủ rồi. Chứ còn đừng có làm tuần tự gì tốn hao tiền bạc, rồi tụng niệm, nó vô ích, nó làm động mấy con nhiều lắm. Cho nên vì vậy mà con cũng nói với mẹ con cho bà hiểu. Còn bây giờ bà còn sống, thì những cô, những thầy Đại thừa thì bà tiếp giao sao cũng được. Nhưng mà khi về rồi, thì nói: "Mẹ nhớ mẹ nhắc tâm bất động, đừng niệm Phật, cảnh giới cực lạc nó không có đâu, nó tưởng không à". Đó! Nói cho bà hiểu vậy. "Cho nên khi trước mặt quý thầy, quý cô thì mẹ tùy thuận họ cho họ vui. Nhưng mà sau khi họ về rồi thì mình ở đây dẹp! Mình chỉ biết giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Mình hướng dẫn mẹ con như vậy là tốt nhất rồi con.

Rồi sau khi mà chết rồi, thì coi như đừng có tụng niệm, đừng có gì hết. Chết tẩm liệm vô quan tài rồi thì không có rước thầy mà đến tụng, gõ mõ tụng kinh gì, không có cầu siêu. Không có siêu được đâu. Sống mà không siêu mà chết rồi thì siêu cái gì mà tụng.

Phật tử 1: Thường là những vị mà…​ ở chùa đấy, lập tức thì họ đem lại chùa họ để. Rồi Hòa thượng tụng, rồi quý thầy cũng tụng. Mà quý thầy làm họ cũng để riêng một chỗ hết.

Trưởng lão: Ừm! Thì Thầy biết rồi. Nhưng mà ở đây mình…​

Phật tử 1: Thành ra ý tụi con hỏi là nên tùy thuận như thế nào, chứ tụi con thấy là rất là khó mà làm như Thầy dạy cho tụi con?

Trưởng lão: Nói chung là nếu mà đem cái quan tài mà vào trong chùa thì phải tùy thuận thôi, chứ không cách nào khác. Chỉ có ở nhà của mình thì được. Phải nhà của mình thì không tùy thuận, không rước họ tới, nhất định là không rước ông thầy nào tới. Mình để đó, không tụng niệm, không gì hết. Bà con ruột thịt tới đó phúng điếu gì đó, tất cả đều được hết. Nhưng mà trong cái thời gian 1 ngày hoặc 2 ngày, 3 ngày thì mình đem chôn. Mà cũng không có chôn mà đi vòng vòng cái huyệt mà niệm Phật. Không có làm cái điều đó. Đưa đến đó, xe chở tới huyệt rồi thì để lên, rồi mình đặt ra cái bình hương gì xong xuôi, rồi rồi con cháu lễ lạy gì đó xong hết rồi là hạ cái quan tài xuống dưới. Có vậy thôi! Không có rước ông thầy nào đến tụng, đi vòng vòng cái huyệt tụng niệm. Mình dẹp hết những cái mê tín đó, nó lạc hậu mà nó mê tín.

Phật tử 2: Dạ! Đúng là mê tín. Dạ!

Trưởng lão: Làm cái gì niệm Phật được? Mình chôn dưới đất mà niệm Phật, rồi Phật cũng chôn dưới đất luôn hay sao?

17- LINH HỒN KHÔNG CÓ

(57:23) Phật tử 1: Hôm mà tụi con đi lại một cái chỗ có sư cô đó kể là cổ tin có linh hồn. Là cổ vô nhà thương là cổ bị bệnh ung thư. Lúc đó là vô thì cái trạng thái của cổ giống như là chết rồi. Trong lúc đó thì đưa thân bả lên trên bàn, thì cổ thấy là cổ đang ở một cái vị trí nào đó ở trên cái phòng mổ. Rồi cổ nhìn xuống cổ thấy.

Trưởng lão: Coi như linh hồn của cổ nó xuất ra, nó ở trên nó nhìn xuống.

Phật tử 2: Dạ! Nó nhìn thấy như vậy. Cổ thấy bác sĩ chạy lung tung xung quanh đó. Thì cổ cũng ngạc nhiên, cổ không biết. Nhưng mà cổ chợt tỉnh lại, cổ nói: “Ủa! Mình chết sao?”. Cổ tự hỏi cổ như vậy đó. Thì cổ mới lấy lại mình, cái cổ mới tỉnh lại xong cổ nói: “Mình chưa có từ giả ông xã nữa mà. Tại sao mình lại đi?”. Rồi cái cổ đang loay hoay thì cổ thấy bác sĩ với lại một số y tá trong đó đang lật cái giấy tờ của cổ ra coi.

Thì bởi vì bên kia, trong cái license mà lái xe của mình đó Thầy. Nếu mà mình tình nguyện khi mình bị accident, hay này kia, mình tình nguyện mình cho những cái bộ phận trong cơ thể của mình đó. Thì cái lúc mà mình lâm chung, thì họ sẽ mổ lấy những cơ thể của mình. Thành ra khi họ tra thì cái license của cổ là nó không có vô đây, tức là nó không có cho. Cổ không đồng ý cho những cái bộ phận đó. Thì cuối cùng cái nó xếp lại, cái nó lo cứu cổ. Thì cổ nói là chừng chút xíu sau cổ tỉnh lại. Cổ tỉnh lại thì lúc đó là cổ vô được. Cổ sau này được nó cứu sống.

(59:30) Khi mà cổ sống lại, cổ được về nhà, thì cổ mới nói với người bạn, cổ nói là cổ khuyên thật là: "Trong cái license đừng bao giờ mà ghi vô là hiến tạng, những cái cơ thể của mình. Tại vì nếu mà mình cho, nó thấy cái cơ hội mà nó khó khăn quá, nó sẽ không cứu, nó sẽ lấy cơ thể của mình và nó để cho mình chết luôn. Còn nếu mà mình không cho là nó phải tìm đủ mọi cách, về nhân đạo nó phải làm để cứu cho được".

Trưởng lão: Ừm! Không ngờ mấy ông bác sĩ này cũng ghê quá.

Phật tử 2: Dạ! Thành ra khi cổ về, cổ mới nói vậy đó. Cổ nói cổ khuyên là đừng bao giờ mà cho. Thí dụ như chính cái license của con, con cũng cho nữa. Con nói nếu mà lái xe mà có cái chuyện gì mà bất trắc kỳ tử thì các bộ phận là mình cho hết, mình cho những người mà người ta thiếu may mắn để người ta ghép.

Phật tử 1: Cổ kết luận là cổ có linh hồn đó Thầy.

Phật tử 2: Cổ mới nói là cổ tin là có linh hồn. Mà con nói cách nào thì cổ cũng nói là tôi thấy rõ ràng mà.

Trưởng lão: À! Cô thì cô thấy rõ ràng, nhưng mà cô thấy rõ bằng ông Phật không? Ông Phật ổng nói trong thân này nó có ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, chứ không có nói linh hồn. Có phải không?

Phật tử 2: Dạ, đúng rồi!

Trưởng lão: Mà bây giờ, cái sắc là cái ý thức của cô, cô sống hằng ngày, cô tiếp duyên, cô nói chuyện với người ta thuộc về ý thức của cô. Tức là sáu thức: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Còn cái tưởng này nó là cô nằm chiêm bao cô biết không? Khi mà cô nằm chiêm bao, cô thấy rõ ràng là cô nói chuyện y như là cô còn sống, chứ cô đâu có chiêm bao đâu. Phải không? Như vậy là khi mà cái thân cô nó chết, phải không? Thì cũng giống như cô ngủ vậy chứ gì. Thì cô thấy cô ở trên đó mà cô nhìn xuống là cái tưởng của cô nó hoạt động chứ cái gì. Nhưng cô không biết. Mà ông Phật đã nói rồi, chứ mà cô bây giờ cô cứ luận theo cô, cô có biết cái đó là cái thứ gì? Ông Phật đã biết ổng nói đó là tưởng thức. Có phải không? Phật nói. Bây giờ thì tôi nói theo Phật thì phải đúng, còn cô nói có cái linh hồn là cô bắt chước mấy ngoại đạo.

Phật tử 1: Dạ! Nhiều lần con nói, nhưng mà con không có đủ trình độ. Thành ra lúc mà con nói với cổ như vậy là cái tưởng thức của chị nó thấy đó, chứ không phải là linh hồn của chị thấy đâu. Rồi cái cổ cũng thích cãi, cổ nói là tôi thấy rõ ràng mà.

(01:01:53) Trưởng lão: Cái tưởng thức nó làm việc rất là…​ Con biết không, một cái người bình thường mà luyện cái thần chú, nó hiện ra những cái ghê gớm lắm con.

Cũng như vị Lạt Ma Gyatso vị luyện cái thần chú nó phóng ra cầu vồng. Cái tưởng thức nó phóng, chứ không phải là ai phóng ra đâu, không phải là cái thần chú nó phóng đâu. Mà tại vì cái bài chú đó nó làm cho cái tưởng thức nó hoạt động, cho nên nó phóng ra cầu vồng. Nó hiện ra thần thông đều là tưởng thức của chúng ta hết đó mấy con.

Phật tử 2: Tụi con cũng có một cái chuyện vui vui. Là khi ở bên đó, có cái bà cụ đó là bả cũng tu theo Tịnh độ. Mà bả cứ ngồi suốt ngày bả niệm Phật hoài. Rồi cái đứa cháu thì nó mắc cái chuyện gì đó, nó mới chạy vô nó kêu: “Ngoại ơi ngoại”. Cái bả mới quay qua: “Để ngoại niệm Phật, không có được mà làm phiền ngoại. Đi chơi chỗ khác”. Rồi cái lát nó cũng kêu: “Ngoại ơi ngoại, ngoại à ngoại, ngoại ơi ngoại”. Rồi cái bả tức quá, bả đứng dậy, bả mới lấy cây roi, bả chạy ra bả đánh nó. Bả chạy bả rượt bả đánh nó, thì nó nói: “Con mới có kêu ngoại hai, ba lần à, mà ngoại đã đánh con rồi. Chút xíu nữa ông Phật xuống ông Phật đánh ngoại đó, tại ngoại tối ngày ngoại cứ kêu ông Phật”.

Trưởng lão: Tức là, nói chung là đó là những cái duyên con, nó khiến cho đứa bé đó là cho bà một bài học đó, chứ không phải không đâu. Nhưng mà bà có tỉnh hay không.

Phật tử 1: Dạ, đúng rồi!

Trưởng lão: Tức là cái duyên khiến cho cái cháu bé tự nó làm, chứ nó có ai dạy nó đâu, nó chỉ đến để nó kêu bà nó thôi. Mà bả làm như vậy, bả đánh nó, thì nó nói: "Bà kêu ông Phật, ông Phật cũng sẽ đánh bà như vậy". Đó là cái duyên để cho bà thức tỉnh, bà cũng tốt đó con. Đó cũng là cái duyên đó, cái duyên thiện của bà, nó khiến cho thằng bé đó nó làm cái hành động đó để tỉnh thức bà.

18- TU TẬP TỪ TỪ KHÔNG ỨC CHẾ TÂM

(01:04:02) Phật tử 5: Kính thưa Thầy cho con hỏi về tu tập. Trong cái giai đoạn tu tập của con, thì bây giờ thì con đang tập ăn ngày một bữa. Thì con xin hỏi là: Có những khi mà con phải uống thêm nước ngọt, khi mà lúc con thấy mệt mỏi…​.

Ý con là nhiều khi con mệt mỏi thì con muốn dứt ra, vì con không muốn phụ thuộc vào nước ngọt, hay là một cái gì thêm ạ. Thì ý con muốn hỏi là cái giai đoạn của con như thế được hay không? Hay là con phải ăn thêm, con phải uống thêm ạ?

Trưởng lão: Theo cái sự tu tập thì mình tập dần con, đừng ức chế nó quá. Cho nên thí dụ con mới tu tập ăn ngày một bữa, con tập bây giờ ăn một bữa, nhưng mà có thể con uống thêm nước ngọt. Có vậy thôi. Rồi sau lần lần, buổi sáng hoặc buổi chiều, bắt đầu bây giờ buổi sáng mình bỏ luôn, hay hoặc buổi chiều mình bỏ thì buổi sáng mình còn giữ lại. Nghe không? Lần lượt.

Bởi vì Phật pháp dạy chúng ta là tu tập, chứ không phải dạy chúng ta ức chế. Cho nên từ cái ăn uống cũng là tập luyện, chứ không phải là nghe người ta ăn một bữa, cái mình vô cũng tập ăn một bữa. Ít bữa cơ thể mình nó sanh ra bệnh nó ốm, nó gầy xuống thì nó nguy hiểm lắm. Mình tập từ từ để cho nó quen. Nó quen rồi thì không có gì hết, mình cố gắng tập. Vậy nó mới đúng con. Chứ mình lấy ý chí của mình để mình chống lại cái nghiệp của mình là mình sẽ thắng đó, chứ không phải không đâu, nhưng mà cái nghiệp thân của mình nó rất là nguy hiểm. Bởi vì trong cái giai đoạn này mình cần phải có sức khỏe, mình cần có cái thân khỏe mạnh để mình tu tập. Bởi vì con đường tu nó có nhiều cái gian khổ, nó có nhiều cái khó khăn, chứ nó không phải đơn giản. Nói thì nói vậy, chứ mình tu rồi, khi mà ý thức nó không làm việc, thì nó có những cái tưởng thức mà không đủ sức thì cái cơ thể của mình không thể thắng.

Cho nên con tập dần dần, cho đến khi hoàn toàn con ăn ngày một bữa, con không có uống thêm sữa, thêm gì nữa hết, thêm nước ngọt. Từ từ con, đừng có nghĩ rằng mình tu 1 năm, 2 năm, mà mình tu được tới kết quả cuối cùng là mình đạt được trong bao nhiêu cũng được, trong bao nhiêu thời gian cũng được…​

19- TRẠNG THÁI HỶ TRONG MẬT TÔNG LÀ TƯỞNG

(01:06:23) Phật tử 5: Con xin hỏi Thầy là: Cách đây mấy năm, con có ở Malaysia, con tu tập theo Mật tông. Thì cái trạng thái con đạt được thì sau này thì con mới biết, con nghĩ là nó đã được Chánh Niệm Tĩnh Giác rồi. Thì con xin hỏi Thầy cái trạng thái đó là do tưởng, hay là con…​ Bởi vì khi đó con cũng quyết chí để con đạt được Nhất tâm, nhưng mà con thì lúc đó con tu theo Mật tông, con chưa biết Chánh pháp. Nhưng mà con cũng thấy nó cũng hạnh phúc, thân thể cũng nhẹ nhàng lắm. Vậy con xin hỏi là cái đó là nó tưởng hay sao?

Trưởng lão: Tưởng con! Bởi vì mình tu đúng thì do mình ly dục, ly ác pháp, thì nó mới nhất tâm, nó mới đúng. Còn do mình dùng cái pháp nào đó, hoặc thần chú, hay một cái gì đó, hay hoặc một cái đối tượng pháp nào đó để mình dùng nó để cho cái tâm mình nó không có khởi niệm, không vọng tưởng, thì mình bị ức chế, thì nó là sai hết rồi. Cho nên nó thuộc về cái tâm mà nó không niệm gì đó, thì cái niệm đó là cái niệm tưởng, tưởng của mình, chứ không phải là cái thật của ý thức của mình làm chủ. Cho nên con tu những cái pháp khác, mà thấy tâm mình nó cũng không có vọng tưởng, nó yên lặng, rồi nó sanh ra khinh an hỷ lạc thì nó bị tưởng. Nó bị tưởng nó hiện ra rồi. Nó bị ức chế cái ý thức của nó mà nó phải hiện ra cái này thôi.

Còn đối với đạo Phật mình tu thì mình nhắc như vậy chứ rồi. Sự thật ra mình trước khi mình tu tập, mình đã triển khai qua cái lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Người ta triển khai cái tri kiến mà nó đã hiểu Khổ - Tập - Diệt - Đạo như thế nào rồi. Khổ! Cuộc đời này nó khổ quá. Rồi cuộc đời này nó có nguyên nhân khổ là do cái lòng ham muốn. Mà cứ ham muốn cái này thì nó kéo theo cái kia nó khổ. Do đó từ đó, mình có cái tri kiến của mình mới dừng lại, khởi muốn thì mình dừng lại, chứ mình không phải ức chế. Mình dừng lại: "Cái này là cái khổ, tại sao chạy theo ham muốn làm gì?" Tự nhiên nó dừng lại. Còn bây giờ, nó khởi lên ham muốn, mấy con dùng cái pháp nào đó để cho nó mất thì bị pháp ức chế. Còn cái này mình dùng tri kiến của mình để xả, phải không? Cái tri kiến giải thoát mà.

Sau khi nó xả rồi, thì con mới dùng cái pháp dẫn tâm, con nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", thì nó sẽ ở trong cái trạng thái bất động. Còn bây giờ mình thấy, cũng như hồi nãy Thầy nói mấy con bị loạn tưởng nhiều, bị hôn trầm nhiều, bị buồn ngủ thì mấy con dùng pháp Thân Hành Niệm để dẹp cái thô của nó, cái thô là cái nó quá nhiều. Cho nên dẹp nó xong rồi thì bắt đầu không phải dùng pháp Thân Hành Niệm mà đi vào, đi vào con sẽ bị tưởng.

Phật tử 5: Nói như vậy Thân Hành Niệm cũng là một pháp ức chế?

Trưởng lão: À! Nó cũng là một cái pháp tu để mà ức chế cái ý thức của con, cho nên tưởng nó dễ xuất hiện lắm. Cho nên các con tu dập nó vậy rồi, bắt đầu người ta dạy cái khác, chứ người ta không để mấy con ôm cái pháp đó tu tới nơi. Đi tới nơi cũng sẽ lọt trong tưởng cũng như Mật tông, cũng như là các cái pháp khác ức chế tâm mình.

Rồi! Mấy con còn hỏi Thầy gì nữa không con?

Phật tử nam, nữ: Chúng con cám ơn Thầy ạ!