GIAI ĐOẠN TU TẬP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 04/04/2009
Thời lượng: [01:56:15]
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/20090404-giai-doan-tu-tap.mp3
(00:00) Trưởng lão: Các con cũng có duyên từ thời xa xưa, từ trong tiền kiếp, cho nên trong kiếp này mấy con được gặp Thầy, mấy con mới biết Thầy. Khi biết Thầy, thì mấy con về thăm Thầy, trực tiếp, Thầy là một người vẫn còn sống bình thường như mọi người chứ chưa phải là Thầy tịch rồi, thì mấy con dễ dàng, đó là cái phước của mấy con. Chứ cỡ mà Thầy đã tịch rồi như Phật, thì dù biết kinh sách Phật, biết lời dạy của Phật nhưng mà sao nó không thể áp dụng được. Cũng như hiện giờ Thầy còn sống, còn dạy thì mấy con có cái gì mà mấy con tu tập chưa được thì mấy con hỏi Thầy. Và đồng thời khi đọc được sách Thầy viết có gì không hiểu mấy con trực tiếp hỏi Thầy, Thầy chỉ từ cái phương pháp mấy con thực hành để mấy con làm chủ được bốn sự đau khổ trong thân tâm của mấy con: "Sanh, già, bệnh, chết"
Bởi vì có thân người khổ lắm mấy con, không có ai có thân người mà thoát ra bốn sự đau khổ đó, chỉ có đạo Phật giúp chúng ta thoát ra khỏi bốn sự đau khổ. Vì mục đích đạo Phật ra đời nhắm vào bốn sự đau khổ của con người: "Sanh, già, bệnh, chết". Đức Phật làm chủ được điều đó, cho nên Ngài mới dựng lại pháp để cho mọi con người tìm được nó. Cho nên Ngài nói:
"Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh lão bệnh tử".
Trên trời, dưới trời, con người duy nhất làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chứ không phải câu kệ đó có hai câu đâu mà bốn câu. Bài kệ phải có bốn câu, chứ hai câu làm sao được mấy con. Nhưng các nhà Đại thừa thì họ chỉ dùng có hai câu mà họ bỏ hai câu sau:
"Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn".
Tượng trưng cho hình ảnh của đức Phật Đản sinh. Chứ bốn câu kệ khi đức Phật tu chứng thì Ngài mới thốt ra lời nói đó. Đúng là chỉ có con người mới làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Ngoài con người thì không thể nào tu chứng được. Chúng ta may mắn sinh ra được làm người và chúng ta lại gặp được chánh pháp. Bởi vì sanh làm người như trong thời đức Phật, mà Ngài cũng đã tu tập nhiều pháp môn của ngoại đạo.
Các con thấy từ pháp môn đầu tiên của đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cha, bỏ mẹ để mà đi tu. Khi vào tu thì ngoại đạo dạy pháp đầu tiên là nhập Không Vô Biên Xứ, rồi đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Nhưng mà nhập, là nhập những định đó chứ làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì không làm chủ được, cho nên đức Phật bỏ.
(02:46) Đến vị Thầy thứ ba dạy khổ hạnh, nói khổ hạnh sẽ làm chủ được sanh, già, bệnh, chết, thì đức Phật khổ hạnh 6 năm, "lục niên khổ hạnh Thích Ca Tôn". 6 năm khổ hạnh, nhưng cuối cùng khổ hạnh đến mức độ ăn ít quá sức, cuối cùng đứng dậy không nổi, nằm bẹp xuống đó, nhờ bát sữa dê của đứa cháu chăn dê đức Phật tỉnh lại. Thấy khổ hạnh không giải thoát mà càng khổ thêm đức Phật bỏ. Mới đi đến tìm cội Bồ Đề, tìm nơi vừa thoải mái mát mẻ dễ chịu, để rồi tư duy nơi pháp để tìm ra đường lối.
Chứ giờ ngoại đạo dạy hết, không còn phương pháp nào mà làm chủ được sự sanh, già, bệnh, chết. Bởi vì đã tu theo ngoại đạo là mục đích cũng nhắm vào chỗ giải thoát đó, nhưng mà không làm chủ được. Mà pháp ngoại đạo dạy thì đức Phật, pháp nào cũng tu tập tới nơi tới chốn, chứ không phải là tu chơi chơi rồi bỏ đâu, tu.
Cũng như Không Vô Biên Xứ là nhập Không Vô Biên Xứ đàng hoàng. Mà Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ cũng nhập vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ đàng hoàng. Chính ông Thầy dạy đạo phải chấp nhận và muốn chia nửa tòa để cùng dạy người tu nhập cái định này. Nhưng đức Phật nói không giải thoát nên đức Phật từ chối. Và đi đến tu khổ hạnh, khổ hạnh không được giải thoát, ngài mới bỏ. Rồi mới đi đến chỗ cội Bồ Đề mà truy tìm ra phương pháp: "Ngăn ác diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện". Rồi truy ra được Tứ Niệm Xứ. Ngoại đạo không có những pháp môn này, không có pháp Tứ Chánh Cần, không có pháp Tứ Niệm Xứ. Mà chính pháp môn đó là của Phật.
Còn Tứ Thánh Định, nhập bốn định là phải ở trên từ trạng thái tâm bất động của Tứ Niệm Xứ mới nhập định được. Chứ bình thường tâm phàm phu chúng ta ở đó mà nhập định thì không bao giờ được. Tâm nó còn hôn trầm, thùy miên, tâm nó còn lăng xăng, lộn xộn, tâm nó còn tham, sân, si, mạn, nghi thì làm gì mà Thiền Định?
Cho nên các con thấy Bát Chánh Đạo là chơn lý thứ tư của đạo Phật mà. Chánh Định là thứ tám chứ đâu phải Chánh Định là lớp đầu tiên. Cho nên tu theo Phật mà tu Thiền Định, vừa vào liền dạy tu Thiền Định, ngồi thiền là sai, không biết Phật pháp!
Phải trải qua từ lớp Chánh Kiến cho đến Chánh Niệm. Mà Chánh Niệm đó là Tứ Niệm Xứ, các con thấy không? Ở trên Tứ Niệm Xứ là trạng thái "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bây giờ mấy con có biết hết rồi, nhưng mấy con sống được với trạng thái tâm bất động, thanh thản được chưa? Mà chưa được thì làm sao mấy con đứng ở trên mảnh đất đó để mà nhập định? Chỉ có mảnh đất "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" mới nhập được Tứ Thánh Định - Bốn Thiền của đạo Phật. Các con thấy không? Phải đúng chứ! Bây giờ tâm mình còn phàm phu mà đi tu Thiền Định là Thiền Định gì?
(05:38) Đạo Phật rõ ràng, cụ thể, từ thấp đến cao. Từ pháp này có kết quả, nó mới tu tập tới pháp khác; chưa kết quả là không được tập pháp khác, chứ không phải muốn tập là tập đại nó được đâu. Cũng như bây giờ mấy con chưa học Tiểu học mà lên học Trung học thì làm sao mấy con học được, có phải không mấy con? Chưa tốt nghiệp Trung học cấp ba làm sao mấy con lên Đại học học? Đâu nó phải ra đó chứ. Vì vậy mấy con có chứng chỉ tốt nghiệp cấp ba, người ta cho mấy con vô, mấy con còn phải thi, mấy con mới vô Đại học được chứ đâu phải dễ, các con hiểu chưa? Cho nên phải lấy kết quả của cái thấp để rồi tu lên pháp cao. Đạo Phật nó có từng lớp lang hết.
Bây giờ mấy con thấy tâm mấy con ngồi lại lâu thì hôn trầm thùy miên, nó buồn ngủ, nó mờ mịt, rồi nó làm sao nó còn tỉnh đâu mà tu; mà ngồi lại im lặng thì nghĩ chuyện này, chuyện kia, đầu óc lăng xăng lộn xộn, thì như vậy là tu cái gì giờ đây? Vậy thì phải ôm pháp nào để diệt hôn trầm thùy miên và diệt vọng tưởng? Chứ không phải ngồi ức chế vọng tưởng. Mà bây giờ mấy con dùng hơi thở hít vô, thở ra để cố gắng tập trung trong hơi thở, làm cho ý thức không khởi niệm, thì đó là mấy con tu sai pháp. Sai! Không đúng! Đó mấy con thấy không?
(06:58) Bây giờ, Thầy dạy mấy con! Trước khi mấy con tu một pháp để cho mấy con diệt hôn trầm, thùy miên và vọng tưởng. Vậy thì cơ bản của pháp đó là pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Mà Chánh Niệm Tỉnh Giác nó có bốn giai đoạn tu tập.
Giai đoạn thứ nhất là mấy con phải tập đi kinh hành vòng vòng. Đi, là biết mình đi một cách buông xả, chứ không phải tập trung quá căng đầu óc để cho hoàn toàn biết bước đi của mình mà không còn một cái gì khác nữa. Không! Tự nhiên, đi rất tự nhiên. Có biết bước đi, có nghe chim kêu, có nghe tất cả sự kiện xảy ra, có khởi vọng tưởng chứ không phải ức chế không khởi vọng tưởng. Không có dùng bước đi mà đè nén tâm mình để không vọng tưởng, là sai. Đi tự nhiên. Các con đi vòng vòng, lúc đi nó không nghĩ thì tốt, mà nó nghĩ cũng tốt chứ đâu có phải là mình dùng cái đi để mình diệt nó đâu. Mình chỉ đi để tập cơ thể, đi cho nó quen. Chẳng hạn bây giờ con đi 1 vòng, 2 vòng, 5 vòng, 10 vòng con sẽ mỏi chân, nhưng mà con tập đi quen rồi đi 10 vòng không mỏi chân đâu, tại con đi nó quen rồi, con hiểu không?
Mục đích đi là để cho cơ thể mình nó quen đi bộ thì nó không mỏi chân. Mà khi nó không mỏi chân thì người ta lại kết hợp với một thân hành khác để cho nó cộng thân hành đó với thân hành đi. Rồi bắt đầu bây giờ kết hợp đi như vậy đó mấy con thấy không có mỏi chân, thì người ta cho kết hợp với hơi thở, mấy con đứng lại. Khi đi 1 vòng rồi mấy con đứng lại, mấy con hít thở 5 hơi thở, tức là trên thân hành nội của mấy con, có phải không?
Bắt đầu thuần thục rồi khi đó mấy con đi 1 vòng này, rồi tới đứng ngay chỗ giữa cửa này thì mấy con không có đứng hít thở nữa, mà lại ngồi xuống. Tức là có thay đổi, có thân hành ngồi rồi, hồi đó chỉ đứng thôi, phải không? Đi với đứng, bây giờ tới ngồi. Ngồi xuống xếp chân như Thầy hẳn hòi lưng thẳng đàng hoàng hít thở: "Hít vô, thở ra". Đây là giai đoạn thứ ba của pháp tu tập tỉnh thức, có phải không? Mấy con thấy chưa?
Bắt đầu, bây giờ mấy con tu tập mà hít thở được rồi, ngồi lên đứng xuống từng hành động của mấy con tỉnh giác được rồi. Chứ người ta đâu có dạy mấy con diệt vọng tưởng của mấy con đâu. Tạo cho mấy con quen với cái pháp thân hành mà đi kinh hành thôi. Bây giờ mấy con quen rồi, người ta kết hợp tất cả những cái này thành một pháp, gọi là: "Bánh Xe Thân Hành Niệm".
(09:26) Bây giờ nó thành bánh xe Thân Hành Niệm rồi thì hành động đó, nó chạy! Cho nên, hôn trầm thùy miên không thể nào đánh vào con được. Con cứ đi hoài mà đi theo cái kiểu: "Dở gót lên, dở chân lên, đưa chân tới, hạ chân xuống, hạ gót xuống", rồi chân này. Cứ như vậy đúng 10 bước thì các con lại ngồi xuống đưa tay, đưa chân, rồi chống tay, chống chân, rồi hít thở. Hít thở xong rồi đưa tay ra sau chống đứng dậy, rồi bắt đầu tiếp tục đi 10 bước nữa. Thành ra một cỗ xe thân hành nó chạy rồi. Khi nó chạy, thuần thục rồi, nó trở thành kiên cố, cho nên con đi suốt đêm không bao giờ có buồn ngủ. Pháp đó nó như vậy. Nó diệt luôn những niệm ở trong đầu của con, mà mục đích con có ức chế ý thức con đâu. Tại vì nó tập thân hành mà! Cho nên vọng tưởng không có ló đầu ra được.
Khi mà con tập như vậy rồi, thì bắt đầu con ngồi lại, con thấy suốt thời gian 3 tiếng đồng trong một buổi tu. Cũng như buổi chiều 2 giờ cho đến 5 giờ, con cho bánh xe Thân Hành Niệm con chạy suốt 3 tiếng. Nhưng mà đầu tiên con tập sao cho nổi, con phải tập từ 30 phút, dần dần con tăng dần lên thì con chạy được 3 tiếng đồng hồ. Suốt 3 tiếng đồng hồ, con ngồi lại, con thấy tâm con bất động, thanh thản, không hôn trầm, thùy miên, con ở trên trạng thái đó gọi là Tứ Niệm Xứ. Tại vì tự nó không niệm chứ đâu phải con ức chế nó đâu, con hiểu không? Cho nên con ở trạng đó nó kéo dài ra được 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ, 1 ngày, 2 ngày, không thấy đói khát, con ở trong trạng thái đó luôn. Tức là con sẽ chứng đạo tại trạng thái bất động đó, chứ không phải chứng đạo cái gì cả, con thấy không?
(11:04) Nhưng bây giờ con mới ngồi được 30 phút, nó yên lặng, mà tăng lên 40 phút hay là gần 1 giờ thì nó có niệm. Ôm pháp Thân Hành Niệm trở lại, tu lại liền, cán cho nát hết. Ngồi lại 1 giờ không có, mà lên 2 giờ thì có, nên ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập nữa. Ngồi lại 2 giờ không có, mà 3 giờ có, ôm pháp Thân Hành Niệm cán nó nữa, chứ con không có dùng phương pháp nào ức chế, mà chỉ ôm pháp Thân Hành Niệm! Để cho nó, tập thân hành đó cho nó cán nát cái tụi đó hết. Khi nó cán nát hết rồi, mấy con ngồi 1 ngày, 2 ngày nó vẫn yên phăng phắc. Tự nó yên chứ. Tại vì pháp đó nó diệt. Cho nên đức Phật mới gọi là: "Thân Hành Niệm". Pháp Thân Hành Niệm là một pháp để chúng ta đi đến chỗ chứng đạo mà chúng ta không bị ức chế tâm, có phải không?
Bây giờ Thầy nói pháp Thân Hành Niệm mấy con thấy nó rất thực tế. Mà cuộc đời mình sanh ra làm người có thân là khổ. Sanh là cuộc sống hằng ngày đủ chuyện nó làm cho chúng ta phiền phức mấy con. Phải lo toan cái này, cái nọ, cái kia, rồi đời sống ăn uống, ăn mặc, rồi bà con thân thuộc, mọi cái đều vây quanh chúng ta làm cho đời sống bất an lắm. Rồi thân của mình nó cũng đâu phải để yên mình, nay thì mạnh, hở chút thì đau, con thấy không? Mà đau thì phải đi bác sĩ, đi nhà thương, nó nhẹ thì mình mua thuốc về uống nó qua, mà nó nặng thì phải đi nằm nhà thương, không cách nào mà có thể tự nó hết được. Vậy mà pháp Phật dạy chúng ta, đuổi ra hết!
(12:39) Bây giờ, thí dụ thân mấy con đau, nó đau bụng hay nhức đầu, hay đau bất cứ một cái gì mà các con còn đi Thân Hành Niệm được, ôm chặt pháp Thân Hành Niệm, cứ ôm để nó cán sạch ba cái cảm thọ đau đó, bệnh nó hết liền mấy con! Pháp Thân Hành Niệm nó hay lắm!
Nhưng bây giờ, mấy con đau bán thân mấy con làm sao đi được, phải không? Bây giờ nó như vậy, thì mấy con nằm đây mấy con dùng hơi thở. Bởi vì Thân Hành Niệm nó có hơi thở mà mấy con: "An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra". Cứ ôm chặt nhiếp hơi thở, ôm chặt tác ý nhiếp hơi thở, thì thân của con nó phục hồi nó đi lại bình thường. Chứ nó đâu phải nằm liệt hoài được đâu. Mình an ổn mình chẳng sợ nó thì cứ ở yên mình nằm thôi. Mình không đi được, thì cứ ôm chặt pháp này mà vượt qua. Kêu là vượt nghiệp bằng phương pháp của Phật.
Câu tác ý: "An tịnh thân hành" trở thành ý thức lực: "Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp” mấy con, câu kinh Pháp Cú dạy rất rõ mà. Con dẫn vào chỗ thân tâm an ổn mà, thân an ổn không còn đau, thì buộc lòng mấy con không đau nữa. Mấy con thấy Phật pháp hay quá! Cái thân mà mấy con gặp Thầy, Thầy dạy mấy con ráng tập. Có gì Thầy dạy.
Bây giờ mấy con tập pháp Thân Hành Niệm: "Sao bữa nay mình lại dở gót lên, nó nghe dường như là nó đẩy cái gót mình dở gót. Dở chân lên dường như cái gì nó nhẹ bổng như thế này, nó đẩy lên được". Thì hỏi tại sao nay nó lạ như vậy? "Mọi lần thì con dở gót lên thì con dở lên, rồi dở chân lên thì dở lên nghe nó nặng nề chứ nó đâu có nhẹ như vậy, mà sao nay nó lạ lùng?"
Thì Thầy bảo: "Tác ý ngay liền dừng lại, không có được đẩy". Con nhắc cái thân tâm con: "Bây giờ không có cái lực nào đẩy mà hãy dùng cái sức lực của con, dở gót, dở chân lên chứ không được đẩy". Con cấm nó liền tức khắc, mình dùng ý thức dẫn nó vào, chứ không có cho nó được làm bậy. Chứ không nó làm mấy con sẽ thích quá trời, "Bữa nay đi sao nhẹ nhàng như là bay bổng vậy", thì đó là mấy con bị tưởng rồi đó. Phải dằn mặt nó, phải vạch nó xuống liền chứ không được để cho nó xoay vô. Bởi vì thường thường ý thức của chúng ta mà nó đi như vậy, nó gây một cảm giác an lạc, nó làm cho chúng ta thích thú, nó gợi cho chúng ta hoan hỷ, tức là dục đó mấy con, mà mấy con thích nó là mấy con bị rơi vô trong cái dục đó.
(14:57) Thay vì ở đời, có những cái dục nó cám dỗ chúng ta mới chạy theo đời. Thì trong đạo nó có những cái dục, nó cám dỗ chúng ta chạy theo dục của đạo, nó làm cho chúng ta thích thú. Nhưng mà không ngờ đây là dục đạo, nó đưa chúng ta đi đến con đường không giải thoát. Mà đức Phật dạy: "Ly dục"- ly dục đời mà cả ly dục đạo, chứ đâu phải ly có dục đời không, các con nhớ kỹ!
Đạo nó có cái dục của nó. Các con tu một thời gian sao nghe nó hỷ lạc: "Bữa nay ngồi an tịnh lắm, mình nghe thấy thích quá". Đó! Mấy con bị dục rồi đó. Chặn ngay liền, không có được để nó mấy con. Cho nên Thầy dạy mấy con là thực tế để đi vào cứu mình. Sau khi tu tập mình đẩy lui được bệnh, mình làm chủ được sự sống chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Nhưng ở trên mảnh đất tâm của các con bất động, thì mấy con mới muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, chứ tâm mấy con còn lăng xăng, lộn xộn, còn hôn trầm, thùy miên là không bao giờ mấy con làm chủ được sự sống chết của thân mấy con đâu. Nhưng bây giờ mấy con có thể ở trên mảnh đất tâm của mấy con chưa được; đuổi bệnh mấy con có phương pháp đuổi được, nhưng đuổi bệnh nhẹ thôi chứ bệnh nặng mấy con đuổi không đi.
Thí dụ bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm hay cái gì sơ sơ, thì mấy con trú vào hơi thở của mấy con, mấy con nhiếp tâm, chừng cái tâm mấy con trú vào hơi thở, rồi mấy con tác ý thì bệnh đó nó sẽ đi. Nhưng nó không phải là con ở trên mảnh đất tâm bất động. Chứ con ở trên mảnh đất tâm bất động là mảnh đất tâm Vô Lậu. Vô lậu là không còn đau khổ, chữ "Lậu hoặc" có nghĩa là không đau khổ. Mà tâm con ở trên mảnh đất đó.
Thí dụ bây giờ Thầy nói: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Bây giờ nó ở trên sự yên lặng đó nó không khởi niệm, mà nó không hôn trầm, nó tỉnh táo như thế này, thì có cái bệnh đau nào vô đó được đâu con? Thân này, không có cái bệnh nào mà xen vô ở đó. Mà đã nó xen vô đó thì mình có được thanh thản, an lạc chưa? Tức là mình chưa đủ sức ở trong đó, nó lôi mình ra. Vì vậy cho nên mình tập đến khi mình ở trong đó được thì bắt đầu bây giờ bệnh đau nào trên thân nó cũng đẩy ra hết. Nó vô lậu mà! Nó không còn cái đau khổ xen vô đó được. Cho nên nó cụ thể, rõ ràng, chứ đâu phải gì mơ hồ đâu!
(17:09) Bây giờ mấy con thấy là tâm bất động, thanh thản mấy con có rồi, nhưng mà duy trì cái đó mấy con phải tập luyện, mấy con sống trong đó phải tập luyện mấy con, rèn đến sức tận cùng. Mấy con còn trẻ mấy con tập tu. Bây giờ thật sự ra mấy con có học cách gì đi nữa, mấy con cũng đang khổ. Bằng Tiến sĩ, cao học, trên Đại học nhưng cuối cùng mấy con cũng bị lệ thuộc vào sanh, già, bệnh, chết. Mấy con cũng không cứu được mình đâu.
Nhưng mà phương pháp của Phật, nó không cần đòi hỏi mấy con học cao, cần mấy con có hiểu biết và mấy con thực hành đúng, chỉ thời gian trong 1 năm, 2 năm. Thầy nói cao lắm là một người bền chí, mà tu chậm nhất là 7 năm cũng làm chủ được sự sống chết. Chứ không phải là nói là: "Tôi phải tu suốt đời, hay tu vô lượng kiếp". Nó không phải tu vô lượng kiếp mấy con. Mấy con bền chí, được Thầy hướng dẫn cặn kẽ tu pháp Thân Hành Niệm. Lần lượt cứ từ 30 phút tu Thân Hành Niệm tập lên, rồi 1 giờ, rồi 1 giờ rưỡi, chứ không phải vội mà ráng là tập cho tới 3 giờ đồng hồ mà cái sức mình chưa chịu đựng nổi, thì như vậy là mấy con ức chế quá độ, thì mấy con không thành công.
Thầy dạy mấy con tập 30 phút. Bắt đầu tập là mấy con tập đi pháp Thân Hành Niệm, thì mấy con sẽ tu tập từ 20 phút lên 30 phút, rồi 40 phút, rồi 50 phút, rồi 1 giờ, cứ từ từ cơ thể của mình nó thích nghi được thì mình cứ tăng dần lên. Tăng dần lên suốt 3 tiếng đồng hồ đi mà nó thấy an lạc, thấy yên ổn, nó thấy dễ chịu, thì mấy con ngồi lại, mấy con sẽ thấy nó được yên lặng ở trong khoảng thời gian bao lâu?
Mà nó tới khoảng thời gian đó rồi, thí dụ như 1 giờ mà trên 1 giờ thì nó bị vọng tưởng hoặc là nó còn hôn trầm, thì mấy con ôm lại pháp Thân Hành Niệm đi nữa. Đi nữa để mấy con tăng lên 2 giờ thì mấy con thấy, bây giờ 2 giờ nó bình yên rồi, mà 3 giờ thì chưa được, thì mấy con ôm pháp Thân Hành Niệm đi nữa. Mấy con Tăng lên 3 giờ mấy con ngồi bất động. Tại pháp đó nó diệt, nó đem lại sự bình an cho con chứ không phải con trực tiếp đem pháp mà con ngồi con giữ tâm con bất động để rồi kéo dài nó đâu. Tại pháp tu tập này, nó mới đem lại tâm con bình an. Bởi vì nó có phương pháp mấy con!
Cho nên mấy con lớn tuổi rồi thì thời gian nó không lâu, mấy con hãy cố gắng sắp xếp gia đình cho ổn, mấy con về gần được bên Thầy. Thầy cất những cái thất này là Thầy cất cho mấy con, chứ không phải cất cho Thầy, Thầy ở gì hết! Để cho mấy con sống đúng hạnh của con là ăn ngày một bữa.
Sống về thời gian, thì mình tu tập cho đúng giờ; trong giờ đó thì không cho nó ngủ phi thời. Bởi vì có Thầy đi ở ngoài mà, Thầy coi đứa nào mà ngủ phi thời; giờ tu mà nó gục tới, gục lui thì Thầy gõ cửa đó Thầy vô, Thầy lúc lắc chứ đâu có để cho nó ngủ, phải tập lại! Vì vậy mà Thầy sửa cho mấy con, rồi cuối cùng thì mấy con sẽ lo "Coi chừng Thầy đi ở ngoài đó, coi chừng ngồi đó, chứ ngủ không được, thôi ráng đi kinh hành", thì tự mấy con sẽ phá được.
Khi giờ ngủ, thì Thầy cho phép mấy con ngủ. Mà giờ không được ngủ, tu tập, thì không được ngủ phi thời. Từ đó mấy con tập làm chủ giờ giấc. Rồi, bắt đầu từ chỗ đó Thầy thấy mấy con được, Thầy cho mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ. Mà không được, có ác pháp, thì ôm pháp Thân Hành Niệm đi hoài. Tu hoài chừng tới chừng mà mấy con tâm bất động, mấy con: "Trời ơi tu chứng, nó hạnh phúc thiệt!". Tâm nó luôn luôn không đau khổ, không có nghĩ cái gì đau khổ trong đó hết, hạnh phúc vô cùng mà! Ráng tu tập mấy con!
(20:45) Mấy con lớn tuổi rồi mấy con tập vẫn được mấy con, không có khó! Bây giờ Thân Hành Niệm thì cứ tập từ từ mình tăng lên chứ đâu phải vội vàng. Bây giờ muốn tập 3 tiếng đồng hồ, nhưng mà mình chưa quen mà tập 3 tiếng đồng hồ là tự mình giết mình, mình làm khổ mình rồi. Nó làm sao nó khiêng nổi đâu? Cho nên mình tập từ từ tăng lên.
Đời sống của mấy con còn tuổi trẻ là còn sức khỏe thì dễ tu lắm mấy con. Nói gì chứ bây giờ cho mấy con tu 30 phút là mấy con dư, mấy con ráng một chút xíu là mấy con đi được 30 phút dễ dàng. Mà chừng 1 tuần lễ sau là mấy con tăng lên được 1 giờ rồi mấy con. Rồi tuần lễ sau nữa mấy con tăng lên 1 giờ rưỡi. Cái sức của mấy con là còn khỏe, còn mấy cô lớn tuổi họ tăng như vậy không nổi đâu. Họ tăng từ 5 phút, không thể như mấy con được. Rồi ý chí dũng mãnh của mấy con quyết định thì mấy con sẽ tăng lên một cách rất thoải mái dễ chịu. Rồi từ đó, mấy con có 3 tiếng đồng hồ, ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập suốt 3 tiếng. Thời gian mà mình ngồi nghỉ, mình tập như vậy nó đâu có buồn ngủ mấy con. Tới thời gian nghỉ thì rõ ràng nó không ngủ. Thì ngồi chơi thôi, ngồi chơi thấy nó yên phăng phắc à! "Trời cái tâm bữa nay sao nó dễ chịu, nó cũng không có vọng tưởng. Mọi lần ngồi chút xíu là nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia, nó lo lắng. Còn bây giờ sao nó yên lặng, không thấy khởi".
Bởi vậy nó có phương pháp chứ, nó đi vô, nó có phương pháp đàng hoàng mấy con. Cho nên mấy con có duyên mà mấy con không tu là tại mấy con không có đủ phước, không tạo cái duyên đó. Cũng như bây giờ mấy con có hạt giống rồi, mà mấy con không chịu ươm, mấy con không chịu nhổ cỏ, tưới nước thì làm sao hạt giống lên thành cây. Đó là lỗi mấy con chứ không phải lỗi Thầy. Còn mấy con bây giờ có hạt giống rồi nên mấy con mới gặp Thầy, phải không? Cái đó là hạt giống giải thoát đó.
(22:32) Bây giờ Thầy chỉ cách thức cho mấy con ươm hạt giống đó. Bây giờ tưới nước, bón phân, nhổ cỏ thế nào Thầy dạy hết rồi. Bây giờ do mấy con làm cho nó trưởng thành, nó lên cái cây giải thoát, có phải không? Mấy con thấy không? Còn bây giờ mấy con không chịu làm thì Thầy đâu có làm giùm cho được cái này. Chỉ có mấy con làm thôi, cho nên ráng mấy con!
Bởi vì sinh ra làm người, chúng ta người nào cũng có bốn cái khổ này: sanh, già, bệnh, chết; ai cũng có bốn cái khổ này. Nếu mình không tự cứu mình thì không có người nào. Bây giờ mình nghĩ là cha mẹ là những người sinh mình ra rất thương mình, nhưng mình đau cha mẹ mình có đau thế cho mình được không? Không! Thương mình thì chỉ chạy mua thuốc mua thang, rước bác sĩ đến thôi; còn không đưa mình vào bệnh viện nằm thì cha mẹ mình có thể ngồi chơi chăm sóc mình thôi, chứ không cách nào làm sao mà thay thế bệnh của mình được. Và bây giờ mình hấp hối mình sắp chết rồi, thì như vậy cha mình hay mẹ mình thương, nói: "Thôi để tao chết thế mày cho, mày sống đi, chứ bây giờ mày còn nhỏ quá, tao chết được. Bây giờ tao già rồi thôi tao chết, mai mốt chết cũng vậy thôi". Không bao giờ chết thế mấy con được hết…
(23:42) Cho nên khi mấy con đi tu mà cha mẹ cản thì mấy con sẽ hỏi cha mẹ: "Bây giờ nhỡ con đau, mẹ có thương con mẹ có đau thế giùm con được không? Mục đích của con đi tu là không phải đến đó cầu khẩn chư Phật gia hộ cho con bình an đâu, mà chính con làm chủ cái khổ đau của bản thân con, con phải tự làm chủ nó. Bây giờ con đau thì con phải chịu thôi, chứ mẹ biết là người mẹ rất thương con, chịu thay thế cho con tất cả mọi khổ đau, nhưng không thể chịu thay cái bệnh cho con được, mẹ hãy vui lòng chấp nhận cho con". Như vậy, làm sao mẹ mình cản được, có phải không? Khi mình nói như vậy, mẹ mình: "Thôi mày đi tu đi chứ mày nói kiểu đó tao đâu có thay thế được cho mày", đuổi mình đi liền chứ sao.
Cho nên khi đó, mình đến mình nỗ lực. Nó không phải lâu. Thầy nói, Thầy dạy mấy con mà tu tập đúng 1 năm mấy con sẽ thấy làm chủ được, 1 năm thôi mấy con sẽ thấy làm chủ. Cái tâm mà nó bất động được chừng 3 tiếng đồng hồ là mấy con thấy bệnh không có thể bén mảng trong thân mấy con được, 3 tiếng thôi! Mà nếu 6 tiếng đồng hồ mà bất động thì nó đã ở trong trạng thái chứng đạo rồi. Nó đủ lực Tứ Thần Túc của nó rồi, tâm bất động thì nó phải có cái lực bất động của nó. Đó là lực Vô lậu.
Còn lực Hữu lậu! Bây giờ tâm mình giận hờn, phiền não, ham muốn cái này, ham muốn cái kia, đó là tâm hữu lậu, thì nó có cái lực hữu lậu mấy con. Cho nên vừa người ta nói trái ý mình là mình tức giận liền, đó là cái lực sân của mình mấy con, cái lực hữu lậu!
(25:21) Còn người tu mà tâm vô lậu, nó sẽ có cái lực vô lậu của nó. Bởi vì tâm mình nó thanh thản, an lạc, vô sự thì ngầm trong đó nó phải có cái lực của tâm bất động đó. Lực đó gồm có bốn cái lực mà đức Phật đã gọi là: "Tứ Thần Túc Túc".
Tinh Tấn Như Ý Túc là cái lực đầu tiên mà nó xuất hiện. Mình thấy bây giờ ngồi đây mà nó bất động, nó thanh thản. Nó thấy, nó luôn luôn muốn ở trong đó chứ nó không có muốn đi ra, nó không phóng dật, nó không muốn đi ra đâu, nó ở trong phòng này một mình, mà luôn luôn nó ở trong trạng thái bất động, đó là Tinh Tấn Như Ý Túc. Coi như siêng năng rồi đó, nó siêng năng trong pháp đó, nó không muốn lìa pháp đó, là Tinh Tấn Như Ý Túc xuất hiện rồi.
Hễ Tinh Tấn Như Ý Túc xuất hiện được thì Định Như Ý Túc nó xuất hiện. Cái định đó nó chỉ có một, chứ không có hai. Nó có một tâm của mình thôi, Định Như Ý Túc. Mà Định Như Ý Túc tức là Tứ Thần Túc. Có Định Như Ý Túc là con muốn nhập định nào là nó sẽ nhập định ấy. Trong lúc đó có Định thì nó phải có Tuệ: "Tuệ Như Ý Túc".
Tuệ Như Ý Túc con thử con ngồi quay lưng ra đây, mà sau lưng đây thì con không có nhìn mắt con đâu, mà con muốn biết người nào núp sau lưng con biết hết. Cái Tuệ không có không gian ngăn cách nó, cho nên ngoài vách nó vẫn biết, nó ngồi ngó đây chứ mà nó biết sau lưng là mấy người ngồi ở đây. Còn mấy con thì không biết được, tức là mấy con chưa có Tuệ Như Ý Túc. Như ý mình muốn mà, mình muốn biết đằng sau lưng này có ai đây là nó biết. Còn mấy con bây giờ chưa có Tuệ Như Ý Túc cho nên không biết, phải đi ra ngoài vách này dòm thấy mới biết.
(27:08) Đó là lực của Tứ Thần Túc. Hễ mà tâm mình bất động thì nó sẽ có, còn tâm mình chưa bất động thì nó sẽ không có. Cho nên ráng tu mấy con, để không khéo cuộc đời mình sanh làm người, được may mắn gặp chánh pháp mà mình không nỗ lực tu uổng lắm. Phật pháp đâu phải khó đâu mấy con, không khó! Thầy nói, ai đi cũng được. Đi kinh hành thì ai đi cũng được, đâu có gì đâu. Rồi kết hợp tất cả những hành động nó trở thành pháp Thân Hành Niệm.
Bởi vì thân hành là động tác của thân chúng ta, mà nó cấu kết từng hành động của nó, kết lại nó thành một cỗ xe của thân hành. Cho nên bây giờ pháp đó nó cấu kết nó thành cỗ xe cho xe nó chạy, nó chạy thì nó cán nát hết tất cả những chướng ngại. Chướng ngại trong thân tâm của chúng ta là hôn trầm thùy miên, vọng tưởng, bệnh đau, phải không? Bệnh đau là chướng ngại, ác pháp, phải không? Mà hôn trầm thùy miên nó mờ mịt phải không? Nó lường biếng, đó là chướng ngại pháp. Vọng tưởng ngồi lại nó không yên, nó cứ nghĩ cái này, nó lo cái kia, là chướng ngại pháp. Vì vậy mà xe này sẽ cán nát cái tụi này hết, nó cán nát hết chướng ngại pháp, rồi nó để lại tâm bất động. Mấy con bình thường tác ý sao thì trí tuệ của mấy con sáng suốt, gọi là "Tuệ Như Ý Túc". Thành ra cách vách đây mà con muốn biết ở đằng sau là biết à.
Bây giờ có sự khó khăn quá, Công ty Xí nghiệp làm ăn gì đó thất bại. Các con ngay đó trong đầu các con nghĩ phải chấn chỉnh lại công ty để làm ăn đi lên chứ không thể để thất bại. Nó phát ra cái sáng kiến để con biết phải giải quyết. Nó sáng đến cái mức độ nó biết công ty bây giờ phải đổi qua làm cái gì đây, chứ không đi cái nước cũ này là sẽ sập. Nó biết liền con, bởi vì nó là Tuệ Như Ý Túc rồi. Cái đầu óc sáng suốt rồi, nó biết đổi, nên chuyển công ty đi lên liền. Tất cả công nhân viên hoàn toàn chuyển nghề qua làm cái việc này hết, không có đứa nào mà sa thải, không có bỏ, không thất nghiệp. Nó sáng suốt lắm.
Còn bây giờ mình còn mờ mịt, mình không biết đường mình chuyển nó đi nữa. Bây giờ như vậy, mình đang làm sao? Nếu đang sản xuất xe hơi này, xe hơi bán không được? Bây giờ không biết làm cái gì nữa đây? Còn cái này nó biết ngay liền phải chuyển từ công nghệ xe hơi này chuyển qua một loại nào đó, nó bán ào ào lấy tiền vô. Công nhân ở đó nó không bao giờ thất nghiệp. Còn bây giờ xe hơi ế bắt buộc nó phải sa thải công nhân, rồi nhiều khi đóng cửa nữa kìa.
Đó! Sự tu tập nó sáng suốt như vậy, nó giúp cho đời chúng ta nó đi lên chứ nó không có làm cho đời chúng ta khổ, mà nó giúp cho xã hội chúng ta quân bình được kinh tế, nó không bị thất bại. Nên giờ người mà tu được mà trí tuệ như vậy…, chứ đâu phải tu rồi chúng ta cứ vô thất chúng ta ngồi đó, im lìm để mà ngồi đó hưởng an lạc của tâm bất động. Đâu phải! Từ tâm bất động rồi chúng ta lao động tất cả mọi sự việc nhưng chúng ta không dính mắt cái gì, chúng ta không tham đắm cái gì hết, nhưng mà chúng ta đem lại cho đời sống xã hội bình an, không có người nào bị nghèo đói. Như vậy chúng ta mới xứng đáng là con người chứ!
Cả một trí tuệ đang ở trong đầu của chúng ta mà chúng ta không chịu triển khai thì làm sao chúng ta có trí tuệ đó được. Ai cũng có cái đầu hết, mà cái đầu không chịu triển khai thì cái trí tuệ làm sao có? Cũng như bây giờ sau lưng Thầy hiện giờ cách vách, ở sau lưng ai ngồi mà Thầy biết, còn mấy con không biết được đâu. Mà mấy con làm được cái chuyện đó nhưng tại mấy con không có chịu triển khai nó. Mà mọi người ngồi trước mặt, người nào cũng làm được điều này thì xã hội sẽ đi lên, có phải không mấy con? Xã hội mình sẽ tốt hơn.
Và đồng thời nó tốt như vậy thì mấy con thấy sao? A nó tốt như vậy, cái trí tuệ nó đâu có cho mấy con làm chuyện ác đâu, sống không làm khổ mình, khổ người. Xã hội chúng ta sống bằng tình thương. Bởi vì nó mang đủ cái nghĩa đạo đức nhân bản của nó, đạo đức gốc con người mà. Đem tình thương chan hòa với nhau, sống không làm khổ mình, khổ người. Cái chỗ đó! Bởi vì nó là trí tuệ rồi, còn mình thiếu trí tuệ cho nên mình hở ra một chút là làm khổ người ta, hoặc là làm khổ mình. Hở một chút mình tức giận làm khổ mình rồi. Còn có Trí Tuệ nó không bao giờ để cho nó khổ đâu! Nó biết cái đó là ác pháp cho nên nó thản nhiên. Các con thấy nó hay đến mức độ như vậy. Bởi vậy mình phải triển khai trí tuệ của mình, chứ tại sao mình để nó mù mờ như vậy? Trong khi các con bị một lớp che đậy mù mờ, đó là tâm tham, sân, si của mấy con chứ gì. Mấy con vén cho sạch đi, nó thanh tịnh đi, nó lộ ra chứ gì. Chứ có ai làm cái chuyện mù mờ mấy con. Bởi vì mấy con còn giận, còn hờn, còn ham muốn cái này kia, đó là tham, sân, si của mấy con chứ gì, thì nó đậy trí tuệ của mấy con, mấy con làm sao triển khai nó được.
(32:16) Cho nên bây giờ mấy con nghe lời Thầy, mấy con tập tu, ôm pháp Thân Hành Niệm cán nát ba cái tham, sân, si này hết. Hôn trầm thùy miên này dẹp sạch thì bắt đầu nó lộ đầu nó ra. Chuyện đó đâu phải là chỉ mình tu lợi ích cho mình đâu mấy con. Cũng như bây giờ Thầy tu xong rồi tại sao Thầy lại cất nhà, cất cửa, điều này thế kia? Là Thầy muốn cho mọi người đều phải được như Thầy, nó không ích kỷ mấy con! Chứ nó ích kỷ, nó vô trong cái hang nào đó nó ngồi chơi ít bữa nó tịch nó không sướng sao? Còn bây giờ phí sức mấy con, bộ sướng lắm sao? Rồi ăn, rồi nhai, rồi nuốt. Cái đồ ăn là đồ bất tịnh, chứ mấy con thấy nhai nuốt vô rồi nó có ra gì đâu, có phải không? Nó đâu phải ham thích nữa đâu! Nhưng mà vì đời khổ quá, nó không thể bỏ đời. Thầy không thể nào, khi tu rồi không thể nào bỏ thân người mà đi. Thân người khổ lắm mấy con! Các con khổ! Hở chút mấy con khổ lắm! Làm sao mà nỡ lòng nào bỏ mấy con. Hôm nay vì không bỏ mấy con mới gặp Thầy, chứ cỡ Thầy bỏ, Thầy nhập diệt lâu rồi.
Thầy ở trên Hòn Sơn, trong một cái hang Ma Thiên Lãnh ở trên Hòn Sơn, Thầy tu xong rồi thì Thầy vào Niết Bàn Thầy nhập diệt, thì Thầy bây giờ đâu còn cực khổ nữa đâu. Nhưng khi đó Thầy nhìn thấy chúng sanh khổ quá, không thể nào bỏ đi được! Chứ tu rồi thì người ta đi tìm sự giải thoát, Thầy ở trong tâm bất động đó là chỗ giải thoát rồi, nó đâu còn tái sanh luân hồi nữa được, nó đâu còn tương ưng tham, sân, si nữa mà tái sanh. Thầy chỉ cần tịnh chỉ hơi thở là Thầy tắt thở liền tức khắc, Thầy vào đó. Thầy làm chủ được hơi thở mình mà, thì Thầy vào đó chứ Thầy ở đâu nữa? Thầy vĩnh viễn Thầy giải thoát! Còn bây giờ các con sao biết đường đây? Cho nên không được!
Phật giáo bây giờ dạy mấy con cầu cúng, cầu siêu, cầu an, nhưng cuối cùng được những gì đây? Còn Thầy dạy mấy con tự mấy con làm thì mấy con sẽ làm chủ được thân tâm của mình và đồng thời đủ trí tuệ thì mấy con sống đạo đức nhân bản - nhân quả. Bây giờ Thầy triển khai đạo đức, Thầy cho mấy con học đạo đức sống không làm khổ mình, khổ người, nhưng đầu óc của mấy con đầy tham, sân, si thì chỉ là lý thuyết suông thôi mấy con, nó giảm thật nhưng mà nó cũng còn…. Thầy biết!
Nên mấy con ráng dành một chút thời giờ. Cũng như mấy con cố gắng mấy con học, thì mấy con mới có kiến thức. Từ cái kiến thức học ở lớp thấp mới đi dần lên kiến thức cao, lên Đại học, mấy con mới thấy có sự hiểu biết, chứ mấy con không học thì mấy con làm sao mấy con hiểu biết được. Sự tu tập nó cũng vậy, nó sẽ đưa mấy con đi đến chỗ mà triển khai toàn bộ đầu óc thông minh của mấy con. Chỉ như vậy mới đem lại hạnh phúc cho bản thân mấy con, và cho những người xung quanh mấy con, không riêng những người thân của mấy con mà cả bao nhiêu người có duyên gặp mấy con đều có sự lợi ích.
Mấy con còn tuổi trẻ mà gặp được Phật pháp như vậy là phải ráng. Nam cũng vậy, nữ cũng vậy, mấy con nỗ lực tu. Thầy sẵn sàng dạy mấy con! Thầy sẵn sàng cho thất, cho cơm mấy con ăn, không bỏ đói mấy con, nhưng ăn một bữa thôi chứ không ăn được nhiều. Thầy dạy mấy con tới nơi tới chốn.
Phật tử 1: Thưa Thầy! Con xin Thầy chỉ dạy.
(35:50) Trưởng lão: Rồi, con hỏi đi.
Phật tử 1: Thưa Thầy, Thầy dặn chúng con phải đề phòng gặp tưởng, nó thâm nhập bất cứ lúc nào thì chúng con cũng hôm nay cũng định thưa hỏi là Thầy giảng cho chúng con nghe về các loại tưởng để chúng con đang tu mà gặp cái trạng thái đấy là nó cũng biết ngay là lọt vào tưởng.
Trưởng lão: À! Bây giờ con ngồi đây mà con thấy: "Sao mình ngồi bất động như vậy mình thấy sao ánh sáng nó xẹt tới, xẹt lui". Đó là Sắc tưởng, mấy con thấy ánh sáng.
“Còn con ngồi đây mà im lặng như thế này mà nghe trong tai mình tiếng nói, ai nói lải nhải ở trong đó”. Đó là Thinh tưởng mấy con. Hay là nghe tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ mà ở ngoài thì đâu có nghe ai gõ chuông, gõ mõ đâu, nghe trong tai mình, đó là Thinh tưởng.
"Ngồi đây tu sao mà nghe nó thơm ngát, mùi thơm hoặc mùi hương, mà có ai cắm hương ở đâu đây? Mà sao nghe nó thơm vậy". Đó là Hương tưởng đó mấy con. Các con thấy chưa?
"Ngồi đây mà sao nghe nước miếng bây giờ nuốt nghe sao nó ngọt ngào quá vậy?". Nước miếng mà làm sao có đường ở trong mà ngọt. Như vậy là Vị tưởng đó. Các con hiểu chưa? Bởi vì đó là 18 cái loại tưởng: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà.
Đó! Ngồi đây thì mấy con thấy cái Pháp tưởng. Bây giờ mình nghĩ: "À! Bây giờ pháp Thân Hành Niệm như vậy đó, mình phải tập như thế này, thế này, thế này, thế này". Trong khi Thầy dạy phải tập vậy thì các con lại nghĩ ra một cái điều kiện để mà tập, thì đó là mấy con bị Pháp tưởng rồi mấy con. Mấy con nghĩ mấy con không theo pháp Thầy dạy, mà mấy con nghĩ theo cái kiến giải của mình, cái hiểu của mình, đó là mình bị Pháp tưởng. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
(37:47) Vị là cái ngọt ở trong cổ của mình. Còn Pháp là nghĩ cái pháp vầy, nghĩ cái pháp khác để cho mình thực hiện mau, tu tập này phải làm theo cái pháp đó. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cái tưởng của mình. Đó mấy con thấy không? Sáu cái tưởng rõ ràng là nó cũng như sáu cái Trần, phải không? Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - Cái Trần.
Cũng như bây giờ ở ngoài đó có cái bông nó mới bay vô mùi hương, có phải không? Ở ngoài đó nó có cái cây, tức là cái Pháp nó mới đập vô mắt mình, mà mắt mình thấy cái cây đó màu vàng, màu đỏ, màu xanh, đó là Sắc tưởng. Âm thanh là Thinh tưởng. Tất cả những cái này nó không có mà nó có ra thì nó là tưởng. Mà nó có là Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - Trần.
Trần sao thì Tưởng nó cũng y như vậy. Cho nên sáu Trần, sáu Thức, những cái Thức của mấy con. Bây giờ mình ngủ mà mình nghe thì cái đó không phải lỗ tai mình nghe, mà cái tưởng nó nghe, phải không? Mình ngủ mà mình đang nằm ở đây, ở Trảng Bàng mà mình thấy mình đi Đà Lạt, hay là ở đâu, thì cái đó là Tưởng chứ không phải là ý thức, mình đến chỗ đó, đó là tưởng, mấy con hiểu chưa? Đó là sáu cái Thức tưởng. Hồi nãy là sáu cái Trần Tưởng chứ gì? Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp - Trần tưởng, sáu cái biết của tưởng. Mà khi ý thức mình hoàn toàn ngủ yên, nó không có hoạt động, thì sáu cái này nó hoạt động - tức là sáu cái Thức tưởng.
Sáu Căn tưởng, ở trong thân của chúng ta có sáu cái căn: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thì nó có sáu cái Căn tưởng của nó ở trong này, cho nên cái tưởng của nó phải làm theo thấy chưa? Mình đang ngủ, cái lỗ tai mình không nghe nè, mà lại nghe tiếng nói, thì nó phải có cái Căn của tưởng nó mới nghe chứ, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức tưởng, là 18 loại tưởng chứ sao? Các con cộng lại coi thử coi phải có 18 loại tưởng.
Ghê lắm mấy con! Cái tưởng nó y chang như vậy mà nó không theo cái ý thức của chúng ta, nó không theo sáu cái Căn của chúng ta. Hiện thân của chúng ta có sáu Căn: Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Ngoài sáu cái Căn đó nó có sáu cái Căn Tưởng của nó, nó làm việc. Rồi sáu cái Thức tưởng nó làm việc, sáu cái trần tưởng nó làm việc. Ở đây nó không có cái ánh sáng hào quang mà nó phóng ra ánh sáng hào quang là Sắc tưởng mấy con. Ở đây không bật đèn mà cái nhà này sáng trưng, ai bật đèn đây? Thì Tưởng nó bật chứ ai, thì đó là Sắc tưởng, các con hiểu chưa?
Phật tử 2: Thọ tưởng là lúc như thế nào hả Thầy?
(40:34) Trưởng lão: À! Thọ tưởng. Bây giờ cái thân của con nó không đau mà con tưởng nó đau, thì đó là đau, đây là ý thức tưởng đó mấy con, mình tưởng ra. Còn loại tưởng nó đau nữa mấy con.
Thí dụ như ngồi đây nè, con ngồi im lặng, bỗng dưng nghe nó nhức cái đầu, mà sự thật cái đầu con không nhức mà nó cảm nhận như nhức, bởi vì con ngồi an tịnh, yên ổn như vậy mà nó nhức, nó đau trong đó. Tức là cái cảm thọ của tưởng của con, cảm thọ của tưởng nó ghê lắm mấy con.
Đó! Cho nên khi mà mấy con ngồi yên tịnh như thế này, ý thức con hoàn toàn yên lặng thì cái Thọ tưởng nó đánh ra, nó làm con đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia, thì mấy con đánh ngay cái ý thức mình tỉnh lại liền, để dùng ý thức mình đập nó xuống, chứ còn để cái tưởng đó thì mấy con không thể nào diệt nó được.
Phật tử 2: Thưa Thầy như vậy thì mình làm như thế nào?
Trưởng lão: À! Mình tác ý liền tức khắc con: "Ý thức phải tỉnh táo lại, coi phải cái tưởng hay là không tưởng. Nhưng mà cái ý thức của con nó tỉnh lại được thì cái tưởng kia nó mất liền. Bởi vì hồi đó cái ý thức của con, nó hết làm việc rồi, bây giờ cái tưởng Thọ nó làm việc đó, cho nên mình tác ý ngay liền. Tác ý lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba, cái ý thức nó tỉnh lại liền. Rồi nó phá, trong trạng thái nó phá cái tưởng đó rồi, cho nên nó hết liền.
Thầy nói cái tưởng này đi ra, nó không qua khỏi mặt Thầy đâu, Thầy biết hết! Mấy con ngồi mà nhúc nhích như thế này nè. À! Bắt đầu ngồi mà cứ nhúc nhích tưởng, các con đâu có biết, mấy con cứ ngồi yên như vậy thôi, nhưng mà nó lúc lắc, lúc lắc mấy con đâu có biết. Các con thấy mấy người lên đồng họ có biết họ lúc lắc không? Vậy mà nó lúc lắc, nó nhảy lên, nó ngồi xếp bằng vậy nó nhảy lên mấy con. Mấy người lên đồng nhập cốt đó, tưởng nó nhảy đó con. Hành tưởng đó con, đó là Hành tưởng.
Cho nên, biết nó rồi thì không sợ nó đâu, biết nó rồi mấy con dùng ý thức bảo: "Dừng lại không được nhảy, không được lúc lắc" thì nó ngồi bất động lại à. Chứ mấy con để coi nó làm nhiều à!
(42:38) Mấy con nhớ chưa? Bởi vì, phải tu vào bốn giai đoạn tu tập về pháp Thân Hành Niệm:
Giai đoạn thứ nhất đi kinh hành.
Giai đoạn thứ hai đứng lại hít thở.
Giai đoạn thứ ba ngồi xuống.
Giai đoạn thứ tư là kết hợp tất cả các hành hết rồi tu tập.
Hễ tu tập, mấy con tu tập trong 1 giờ thì mấy con ngồi lại 30 phút coi cái tâm bất động hay không? Hay là ngồi lại để coi nó bất động, nó không vọng tưởng, nó không hôn trầm bao lâu. Ngồi lại được 10 phút, rồi trên 10 phút thì có vọng tưởng, có hôn trầm nên ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập nữa. Tu tập nữa thì nó tăng dần lên được 30 phút không niệm, không vọng tưởng, không hôn trầm. Đó là kết quả của pháp Thân Hành Niệm nó giúp chúng ta bất động chứ không phải là chúng ta ức chế tâm để bất động.
Các con hiểu pháp này, nó giúp cho cái tâm kia, chứ không phải là tự nơi chỗ tâm của chúng ta tu tập để cho nó bất động thì không được, bị ức chế! Không có trực tiếp ngay vô mà phá ý thức của chúng ta liền được, bởi "ý làm chủ, ý tạo tác" không được phá nó. Chúng ta ôm pháp này để phá những ác pháp kia, để ly dục, ly ác pháp; nên ác pháp không còn có nữa, cho nên nó ngồi bất động. Vì vậy mới đúng pháp chứ.
Bắt cái ý thức đừng có làm việc nữa rồi lấy cái gì làm đây? Cho nên mình vô cái mình ngồi mình tu. Bắt đầu tu là cảm nhận phình xẹp như pháp môn Vipassana, phải không? Đó là ức chế nó bằng cái phình xẹp của bụng rồi. Hoặc là hít thở là dùng hơi thở để ức chế ý thức chúng ta, như vậy là trực tiếp chúng ta diệt ý thức. Sai!
Chúng ta ôm pháp Thân Hành Niệm này không diệt ý thức, mà ý thức cứ tác ý ở trên thân hành, có phải không? Ý thức còn sống mà, chứ đâu có diệt. Nhưng mà ý thức điều khiển, ý thức chủ động, chứ không có ý thức tự động. Mình ôm pháp này cuối cùng thì tâm bất động. Pháp Phật nó rất hay ở chỗ đó!
(44:28) Phật tử 3: Con thưa Thầy! Ví dụ như là con đi Thân Hành Niệm suốt 3 tiếng rồi mà thân nó cứ muốn đi nữa. Kể cả lúc ngồi nghỉ thế này, tâm nó cứ vắng lặng, cứ nhẹ nhàng thì con thấy cảm giác về những trạng thái này…. Thế sau lúc con ngồi hết 3 tiếng rồi, đêm đấy con đi 3 tiếng liền, con không nghỉ một tí nào, con muốn đi. Cứ hết một tiếng là con lại uống một ngụm nước để cho khỏi khô cổ, xong là con lại đi tiếp. Thế cũng có lúc thì con thấy bước chân lê đi thế này, nhấc lên, nhấc xuống nó nhẹ nhàng thanh thản, nhưng cũng có lúc con có cảm giác hình như là nó đẩy lên, có lúc con cảm thấy con vừa mới bảo: "Nhấc chân lên" nó lại đẩy lên, thì có làm sao không ạ?
Trưởng lão: À, con bảo: "Khi nào cái lệnh của ý thức truyền, thì cái thân làm chứ không tự đẩy được, mày hãy lui đi tao biết mày tưởng lực đó". Con lấy tác ý con dằn mặt nó liền, đừng có cho nó làm những hành động đó, con hiểu không?
Phật tử 3: Dạ!
Trưởng lão: Đó là biết cái tưởng lực rồi, nên con dằn nó xuống! Lấy ý thức dằn, mình bảo: "Khi nào tao bảo thì cái cơ của chân hay là tay mới đưa ra, chứ không được mà tự động đẩy ra, tao cấm cái này". Mà mình làm cho mạnh thì cái ý thức của con nó chủ động nó dẫn vô cái chỗ mà con chủ động con làm, chứ không được để nó đẩy tự động vậy được.
Phật tử 3: Cứ 3 tiếng mấy, mà tuổi của chúng con thì nhiều quá nên là…
Trưởng lão: Không có con! 3 tiếng rồi con sẽ ngồi lại con mới quan sát, mà nó muốn tu nữa, không được! "Tao ngồi tao xem coi kết quả của Thân Hành Niệm đi tới đâu, nó được mấy giờ? Mấy phút đây? Chứ bây giờ mày ham tu nữa là không được. Tao thấy mà nó còn hôn trầm, thùy miên, nó còn vọng tưởng là tao ôm pháp tao đi luôn 4 tiếng. 3 tiếng được là tao ôm luôn 4 tiếng đó, để cho tao quyết sạch tụi bây. Tao ngồi tao nghiệm coi kết quả của pháp này nó được mấy phút, mấy tiếng đồng hồ bất động". Như vậy là con bảo nó.
Thí dụ như nó muốn đi nữa: "Dừng lại ở đây là kiểm nghiệm, chứ không phải ở đây là tu, ôm có pháp Thân Hành Niệm đâu. Kiểm nghiệm kết quả của pháp Thân Hành Niệm lại, coi thử kết quả của pháp Thân Hành Niệm nó được mấy phút. Nó được 30 phút, được 1 giờ chưa? Được! Thì tao sẽ tu pháp Thân Hành Niệm này tao tăng lên nữa để cho cái thời gian mà kiểm nghiệm nó sẽ tăng dài ra". Ờ cứ như vậy đó! Bởi vì pháp mà mình ngồi lại mình giữ tâm bất động đó, thì mình kiểm nghiệm lại cái kết quả của pháp Thân Hành Niệm, chứ không phải là mình tu pháp đó để giữ tâm bất động. Mình chỉ kiểm nghiệm lại kết quả đó thôi.
Phật tử 3: Vâng! Trong ba, bốn tiếng đấy, Thầy nói kéo dài trạng thái tâm bất động xem được đến chừng nào?
Trưởng lão: Ờ, bất động! Đó! Nó vậy đó!
Phật tử 3: Vâng ạ!
(47:24) Ngọc Chánh: Kính bạch Thầy! Cho phép con tường thuật. Con là Thích Nữ Ngọc Chánh ở thành phố Bắc Ninh. Con vào đây gồm sáu chị em, đến nay còn hai chị em con. Hôm nay cũng như ngày mai, tức trưa mai là chúng con chuẩn bị về, cho nên hôm nay cũng là cái duyên….
Dạ kính bạch Thầy! Con cũng nhận pháp của Thầy đến nay cũng chưa được 2 năm. Và sau khi con được đọc sách của Thầy, được pháp hành từ Thầy trực tiếp, con cũng nỗ lực phấn đấu để tu hành…, để trừ diệt tham, sân, si, mạn, nghi và cố gắng gìn giữ những giáo pháp cho bản thân mình,….
Chúng con và bạn đạo cùng tập cũng thọ Bát Quan Trai một ngày một đêm, thì chúng con cũng thực hành những pháp hành của Thầy dạy. Lúc đó, Thân Hành Niệm cũng đi rất ít, bởi vì bởi cái Thân Hành Niệm phải có các Thầy dạy bảo thì mới được đi. Chúng con là phụ nữ, khi về nhà thì chúng con gia duyên cũng ràng buộc, cũng phải làm ăn, nên những thời gian rảnh rỗi con cố gắng tu tập. Con thường xuyên hằng ngày đi kinh hành 20 bước và ngồi kiết già hít 5 hơi thở. Rồi sau khi bạn đạo tụi con rời thành phố Bắc Ninh vào đảnh lễ Thầy và cụ thể là Thầy dạy tụi con Thân Hành Niệm. Từ đó con cũng cố gắng để thử sức con để xem như thế nào.
Và cũng sắp được để vào đảnh lễ Thầy và cầu pháp của Thầy. Cho nên con cố gắng tu tập, thì có cô Tâm. Tại vì chúng con là hai chị em gần nhau, thì con có nói với cô Ngọc Tâm là thử sức. Thí dụ như đi 1 tiếng mà thấy vẫn khỏe khoắn. Hôm sau đi 2 tiếng thì thấy nó cũng không váng đầu, mình vẫn đi được, thế tụi con mới nêu ý kiến, Thầy đây rồi thì Thầy theo dõi con. Như tụi con thấy, nếu như khi con ngồi xả nghỉ thì con thấy con vẫn bị hôn trầm nên con cố gắng tu tập.
Con càng nỗ lực phấn đấu để con vào được gặp Thầy rồi trình pháp với Thầy, cố gắng nỗ lực nhưng cũng chỉ được một chút ít rồi ra thôi. Chứ nhiều khi con vào đây nửa tháng, thì bắt đầu vào thì con thấy chúng con: "Mình đi tu mà cứ chạy suốt như thế". Và khi con đi thì con chỉ đi bộ. Đầu tiên con đi 30 phút, thì con lại ngồi xả nghỉ, xong con mới tu tập. Sau đó thì con tiếp tục con đi trong 1 tiếng.
Và sau khi vừa rồi, thì con có tu tập pháp, hai cái quyển là thực hành pháp môn của Thầy dạy, thì Thầy dạy rất kỹ càng. Khi mà đọc sách con thấy Thầy căn dặn là Thầy nói hết cho các con nên làm thì con cũng cảm động. Và con thực hành thì ngày hôm qua tụi con cũng đi được 2 tiếng, thì con cũng nói với cô Ngọc Tâm là cũng đi được 2 tiếng. Nhưng vào hôm qua, riêng ngày hôm qua tụi con cố gắng đọc sách của Thầy, Thầy có nói là: "Một vòng trong 5 phút thì coi thử theo dõi như thế" thì con làm được và con đi liên tục con không nghỉ. Thầy kêu: "Sáu vòng trong 30 phút thì con thử xem như thế nào mới theo dõi đồng hồ" thì con làm đúng được như thế. Và con đi cố gắng là 2 tiếng liền, không nghỉ thì con thấy rất tỉnh táo và thấy khoẻ khoắn. Cái đấy là pháp hành của con và con xin trình Thầy. Ở nhà thì con cũng chưa được ăn một bữa, ở nhà có khi là vẫn ăn ba bữa. Thế nhưng khi vào đây con cố gắng hành pháp và con cũng làm cho đúng hạnh ăn một bữa mà con thấy cơ thể con vẫn rất khỏe. Thế thì, hôm nay con trình Thầy pháp kinh hành của con! Và con cũng xin trước là đảnh lễ Thầy vì chúng con sắp về. Cái thứ hai là xin Thầy cầu pháp, Thầy cho con được pháp hành nào để con được tiếp tục tu hành ở nhà.
(52:23) Trưởng lão: Con sẽ về con ôm pháp Thân Hành Niệm lần lượt con tăng lên 3 giờ. 3 giờ rồi con ngồi con kiểm nghiệm trong khoảng thời gian tâm nó bất động khoảng bao nhiêu? Hay hoặc 30 phút, trên 30 phút mà bị hôn trầm, bị thùy miên gì đó, bị vọng tưởng thì lúc bây giờ con ôm pháp Thân Hành Niệm con tăng lên 4 tiếng. Mà nếu mà 4 tiếng con ngồi nó bất động 1 tiếng, 2 tiếng mà nó bất động, thì con bắt đầu con ngồi đó để cho nó tự quán trên thân tâm, con tu pháp Tứ Niệm Xứ.
Còn nếu mà nó còn vọng tưởng, nó còn hôn trầm, thùy miên, tăng lên 2 tiếng đồng hồ mà thấy nó còn, mà nó không dừng thì ôm pháp Thân Hành Niệm tăng lên 5 tiếng. Tu liên tục pháp Thân Hành Niệm 5 tiếng, con ngồi lại 2, 3 tiếng nó không có, thì con tu Tứ Niệm Xứ.
Mà con ngồi lại 2, 3 tiếng nó không bất động nó còn vọng tưởng, nó còn hôn trầm thì ôm 6 tiếng đồng hồ tu liên tục. Mà 6 tiếng đồng hồ liên tục, thì mấy con 6 giờ buổi sáng, rồi 6 giờ buổi chiều, 6 giờ buổi tối, 6 giờ buổi khuya. Liên tục như vậy là 24 giờ, suốt ngày đêm con tu tập pháp Thân Hành Niêm, dập sạch nó liền tức khắc, con ngồi lại bất động. Nghĩa là 6 tiếng trong một thời thời tu! Cũng như buổi sáng là 6 tiếng, buổi chiều 6 tiếng, buổi tối 6 tiếng, buổi khuya 6 tiếng thì 24 tiếng đồng hồ rồi, thì nó suốt ngày đêm rồi! Mà con tăng dần lên cho tới 6 tiếng một thời tu của con thì nó hết giờ rồi, con ôm luôn 24 tiếng đồng hồ trong một ngày đêm, thì nó sẽ dập nát hết vọng tưởng, rồi con ngồi lại nó bất động! Có vậy thôi!
Bắt đầu từ đó đó, con phải ngồi 7 ngày đêm không đói khát đó, nó mới chứng đạo đó, chứ không phải là chứng đạo dễ đâu. Nó không có đói mình không ăn, chứ không phải đói. "Bây giờ tới trưa, thôi để đi lấy ăn". Không! Nó không đói là không ăn, không ăn là chết bỏ chứ nó ngồi bất động im phăng phắc, nó không có khởi niệm. Ai đi lấy cơm thì lấy chứ con ngồi đây nghe nó an lạc, nó không đói, không khát gì hết. Cứ ngồi hoài. Ờ, nó bất động thì cứ ngồi hoài. Ngồi cho đến khi chứng đạo thì thôi. Chứng đạo rồi ăn một lần. 7 ngày đêm không ăn uống là chứng đạo à. Đừng có sợ chết con! Không có chết đâu! Coi vậy chứ ở trong pháp nó không có chết. Lúc bấy giờ, ai ở ngoài cũng hoảng hồn: "Trời ơi cái bà đó bả không ăn, chắc là chừng hai bữa chắc bả tiêu bả rồi đó". Không tiêu đâu! Thầy nói thật sự là pháp Phật hay vậy đó.
Tới giai đoạn đó! Bởi vì pháp Thân Hành Niệm mà con đi suốt 6 tiếng đồng là nó liên tục hết một ngày đêm đó rồi. Mà bảy ngày đêm rồi thì kể như không có ác pháp nào mà còn chướng ngại trong đó được. Còn bây giờ mới 3 tiếng đồng hồ mà nhằm nhò gì. Mà mới tu 30 phút là đâu có thấm thía gì nó đâu, con hiểu chưa?
Ngọc Chánh: Thưa Thầy vâng ạ!
(55:08) Trưởng lão: Rồi tới con đó.
Phật tử 4: Thưa Thầy!…. Con tập được 2 ngày, thì lời trong sách Thầy bảo là 30 phút là sau khi đi kinh hành xong thì con sử dụng tập Định Thư Giãn.
Trưởng lão: Ừ!
Phật tử 4: Nhưng mà khi con tập Định Thư Giãn, ngồi thư giãn là con buồn ngủ, bị hôn trầm. Nếu như con tiếp tục đi thì con thấy là nó bớt.
Trưởng lão: Ừ, đúng rồi! Con thư giãn mà nó buồn ngủ: "Tao ôm pháp Thân Hành Niệm ra tao dập mày, tại mày không chịu ngồi nghỉ, tao ôm pháp Thân Hành Niệm cho mày không có ngủ". Nó không ngủ được là con tiếp tục con tu. Nó ngồi nó nghỉ, mà nó không buồn ngủ thì thôi. Được! "À, nó có vọng tưởng gì nó có, kệ thôi, tao không nói chuyện, nhưng mà có buồn ngủ là chết đó, tao không cho mày ngủ đâu". À, bây giờ con ngồi mới có 5 phút mà nghe nó lẳng lặng, nó muốn ngủ: "Tao ôm pháp Thân Hành Niệm nữa, tao đi nữa, tao không có tha mày đâu. Bây giờ tao ngồi lại, tao tu khoảng độ chừng 10 phút, tao ngồi lại coi mày còn buồn ngủ không. Mà tao ngồi lại mới có 5 phút mà mày còn nữa, tao đi nữa! Tao không có tha mày đâu". Đó là cách thức mà con thư giãn, con ngồi nghỉ đó, chứ còn lúc mà con ôm pháp đi là khỏi nói rồi, con hiểu không? Trong khi thư giãn mà có buồn ngủ là ôm pháp Thân Hành Niệm lại, dập liền! “Không có để mày buồn ngủ. Chứ không phải là tao thư giãn mà tao chỉ có cái pháp này tao ngồi tao thư giãn, tao chịu đựng cái buồn ngủ này đâu, không phải đâu! Mày mà hở đầu ra là tao ôm pháp Thân Hành Niệm tao dập luôn đó. Tao không cần biết mày đâu". Con biết cách như vậy là con diệt nó đó.
Phật tử 4: Con đọc quyển sách…. thì Thầy bảo là: "Đi kinh hành đi 20 bước… 10 bước. Rồi sau đó là chúng ta hít thở 5 hơi. Hoặc là kinh hành 20 bước, 10 bước và ngồi kiết già hít thở 5 hơi.
Cho con hỏi nói chung là cái 20 bước… 10 bước, thì chúng con nhiều lúc cũng để thất, chúng con đi từ ở đây xong đi ra ngoài kia. Rồi lấy mốc từ gốc cây này đến gốc cây kia, nó có cùng như thế. Thì đi như vậy có được không?
Trưởng lão: Rồi! Được! Cũng như bây giờ con tính, con bắt đầu khởi sự ngay chỗ cửa này, con đi 1 vòng tới đó thôi, con khỏi đếm. Con lấy cái mốc của khoảng không gian này, con tính ra, thay vì con phải đếm 10 bước, 20 bước chứ gì. Đó! Bây giờ con đi 1 vòng này, tức là tới giáp cái chỗ mà con khởi sự, nó là 1 vòng thì con không cần đếm nữa, con chỉ cần bước đi thôi. Chứ không khéo mà con đếm thì bị phân tâm, vừa đếm vừa biết bước đi thì phân tâm, con hiểu không? Nhưng mà vì mình không có cái mốc của không gian, cho nên buộc lòng mình phải đếm để cho mình biết được thời gian của mình trong khoảng đi đó bao lâu, con hiểu không? Còn giờ biết rồi thì nó dễ rồi.
Nhưng Thầy xin nhắc thêm nữa! Cái thời gian, ví dụ như đây là một vòng của nó mình đi, nhưng mà sau đó thì con biết rằng vòng này nó sẽ hơn 20 bước. Nhưng mà đầu tiên thì mình tập đi 1 vòng như vậy đó mình lấy cái chuẩn đi, sau đó thì con đi còn có nửa vòng à. Nửa vòng! Tức là con bắt đầu từ đây tới đây, con dừng lại hít thở. Chứ không có được mà chờ cho đi hết cái vòng này rồi hít thở, nó nhiều lắm! Càng bớt lại nó chỉ còn có khoảng độ 10 bước hay 5 bước. Để cho nó kết hợp nó thành 5 hơi thở trong bánh xe Thân Hành Niệm của con. Chứ con nhiều nữa thì đi quá nhiều mà lại hít thở có 5 hơi thở thì cái đi nhiều quá nó cũng thừa, nó không tốt.
Phật tử 4: Đi kinh hành! Ban đầu thì lúc đó con cũng mới tập đi kinh hành, thì con có xu hướng đi nhanh…. Tóm lại là con tập thêm 3 hôm nữa, con lúc thì đi nhanh cũng được, mà đi chậm cũng được. Tức là ban đầu thì con đi nhanh, sau đó con đi chậm lại.
Trưởng lão: Rồi con lưu ý: Đi nhanh, mà sức cảm nhận được cái bước nhanh của con rõ ràng thì được. Mà đi nhanh thì được, cảm nhận được cái bước đi của mình nó không rõ thì đi chậm lại, để cho nó biết cái bước đi cho rõ, để nhanh quá, nó lướt lướt nó chỉ cảm nhận sơ qua cái bước đi đó, thì như vậy chưa đủ sức tỉnh.
Do đó, con lưu ý hễ đi nhanh thì cũng được, nhưng mà đi nhanh thì cái trí mà nhận bước đi đó phải nhanh, phải cho rõ ràng thì mới bước nhanh được, mà nó không kịp thì thôi, đi chậm lại! Để cho nó kịp, tiếp cận được thân hành của mình, chứ không khéo nó tiếp không kịp. Đi nhanh quá nó chạy theo không kịp.
(59:47) Phật tử 4: Dạ thưa Thầy! Như bây giờ đi kinh hành đấy, bây giờ Thầy dạy là có 3 giai đoạn. Bây giờ giai đoạn thứ nhất là mình đi 20 bước. Giai đoạn thứ hai là mình đi 20 bước rồi mình đứng lại mình hít thở 5 hơi. Giai đoạn thứ 3 thì mình đi 20 bước rồi ngồi xuống hít vào thở ra.
Trưởng lão: Ngồi xuống!
Phật tử 4: Thì 3 cái giai đoạn này đấy, thì con có được tập không? Ví dụ như buổi sáng con có 3 tiếng để con tập. Thì việc thứ nhất con tu tập là đi kinh hành với kiểu thứ nhất rồi con chuyển sang kiểu khác
Hay là con tập theo kiểu đi kinh hành kiểu thứ nhất cho thành thục đi, sau đó tiếp tục bước qua tu tập giai đoạn khác.
Trưởng lão: Không phải! Con phải tu tập như thế này:
Cái kinh hành thứ nhất mà con đi thì con phải tập cho thuần thục trong 1 tuần lễ nguyên một pháp đó, chứ không có được thời buổi sáng, con tu con đi kinh hành kiểu này, rồi buổi chiều con tu con đi kinh hành kiểu khác, nó không thuần thục đâu mấy con. Thà mấy con tập chuyên một cái pháp đi kinh hành, một pháp duy nhất đó, mà giai đoạn của nó phải tập trong 1 tuần lễ, hay là trong nửa tháng.
Mình chuyên nhất, lúc nào cũng tập riêng nó thôi, thì nó mới chuyên nhất con. Bởi vì nó chuyên nhất nó mới có kết quả, rồi con mới tập tới cái pháp khác. Không khéo con tập cứ xen kẽ, từ đó ba, bốn pháp thân hành này con cứ tập xen nhau, nó không thành cái kết quả của nó để bước lên một giai đoạn khác.
Phật tử 4: Khi mà con đi kinh hành, thì tay con để ở sau lưng, hay là con nên để tay như người bình thường?
(1:01:21) Trưởng lão: À! Coi như đi kinh hành, đầu tiên khi tập đi kinh hành con để tự nhiên, đi cũng như người đi vô sự thôi. Tới giai đoạn thứ hai là kết hợp với hơi thở rồi đó, thì tay để sau lưng mình. Phải hiểu rõ nó con. Bây giờ nó chỉ còn có bước đi không à, chứ nó không có nhúc nhích cái tay nó đâu.
Còn đầu tiên mình tập thư giãn thôi, tức là mình đi còn tay, mình đi nó nhúc nhích, theo cái nhịp bước đi, tay nó có nhúc nhích theo, nhưng mà cứ để tự nhiên thôi. Bởi vì, đầu tiên mình phải tập tự nhiên thì như vậy. Sau đó là bỏ hai cái tay vô, tới giai đoạn thứ hai của nó là đứng lại hít thở rồi, thì chỉ còn có biết bước đi thôi chứ cái tay không có được nhúc nhích nữa, cho nên cột nó ở sau lưng rồi.
Rồi tới thứ ba nó cũng cột luôn. Rồi tới thứ tư là giai đoạn bốn, pháp Thân Hành Niệm là coi như hai tay cột chặt vào nhau hết.
Chỉ có cái giai đoạn thứ nhất là chưa cột nó thôi, để cho mình tập với cái đi tự nhiên của một người đang đi, nó không phải là người đang ôm pháp tu. Nhưng mà nó quen với cái tự nhiên đó rồi, để có sự chú ý của cái bước đi của mình. Cái người thường, người ta đi tự nhiên, người ta không có chú ý bước chân đâu, người ta đi người ta nghĩ chuyện này, chuyện khác, chứ không phải là như mình đi.
Còn mình đi ở đây thì rất là tự nhiên như mọi người, nhưng cái ý của mình nó vẫn cảm nhận từng bước đi, con hiểu không? Nó có cái cách đi từ từ, chứ con khép nó vô cái kỷ luật quá là ức chế nó rồi.
Từ chỗ nó bình thường, để nó chỉ còn sức nó tập trung thôi, nó không bị ức chế quá độ. Rồi thấy nó được rồi bắt đầu mới trói hai tay nó lại. Bây giờ nó mới tập trung vào bước chân nó kỹ hơn, thì nó không bị ức chế. Chứ không khéo vô đầu mà con ức chế quá rồi thì bắt đầu nó sanh ra cái chuyện khác. Cho nên nó mới có giai đoạn một, giai đoạn hai với giai đoạn ba đó con. Đó là kinh nghiệm tu như vậy.
Phật tử 4: Con hỏi thêm một câu nữa. Bạch Thầy, khi bọn con bắt đầu tập đi kinh hành thì thật sự mình cảm thấy có…. (. . .)
Ví dụ như là nó có thể là đi 20 bước…., không thấy… vẫn không có cảm thấy đi rõ ràng, nhưng mà mình cảm thấy nó đôi khi nó rất là nhỏ….
Dạ con muốn hỏi là cách mà để đi kiểm tra mình đi được…, là có thành công hay không thành công, thưa Thầy? Mình phải hỏi chứ nếu không bị ức chế. Làm sao mà con có thể đánh giá được cách tu tập của con là đúng hay sai, hay là…
Trưởng lão: À! Khi mà con tu tập trên pháp Thân Hành Niệm như vậy, con đi vậy đó. Luôn luôn suốt thời gian tu tập như 1 phút hay 1 giờ con đi, hay 30 phút, 1 giờ con đi mà con thấy nó tập trung ở trên bước đi của con, con cảm nhận bước đi của con rất rõ ràng thì đó là đúng cách. Mà đi như vậy đó, có lúc thì nó nhớ, mà có lúc nó quên, thì con phải ngắt cái thời gian ngắn lại, chứ không được để tu, vì như vậy nó không có kết quả. Nó phải tu ngắn lại, tu ngắn lại! Thay vì 30 phút thì con tu lại chừng khoảng độ 15 phút, cho nó có chất lượng đầu tiên căn bản, chứ không khéo nó mất cái căn bản của con, rồi nó không vô sâu được.
(01:04:37) Trưởng lão: Rồi con hỏi đi!
Phật tử 5: Thưa Thầy! Hôm nay Thầy nói nhiều về phần đi kinh hành, nhưng mà có một cái con muốn nhờ Thầy giảng thêm một chút. Tuổi con thì còn trẻ, nên là con muốn Thầy giảng thêm một chút về nhân quả của con người. Nhân quả về nhân duyên, tình thương để con được biết…(. . .)
Trưởng lão: Về nhân quả! Mấy con biết không? Mình đang sống ở trong quy luật của nhân quả. Khi mình có thân đều là ở trong quy luật của nhân quả. Thời tiết, vũ trụ đều là nằm trong quy luật của nhân quả. Cho nên mấy con có trí tuệ hiểu biết nhân quả, thì mọi sự việc mà xảy ra cho đời sống của con, dù là niềm vui cũng là nhân quả; dù sự khổ đau, tai nạn đến cũng đều là nhân quả. Từ đó mấy con hiểu biết nhân quả thì mấy con thấy thản nhiên không buồn rầu, không mừng vui, thì đó là con đã vượt nhân quả. Mà con thấy nó vui, thấy nó đem lại sự lợi lạc. Cũng như bây giờ mấy con chưa trúng số, mà có người đó nài con mua, con mới trúng, cái con vui, con nói: "Đây là phước", tức là con bị nhân quả chi phối con rồi. Là bởi vì phước của con tự nó đến là nó đến, chứ con đâu có cầu mong, mà con lại khởi sự ham thích nó tức là con vui mừng. Rồi bắt đầu mới tính toán lấy cái số tiền này làm cái gì. Cái này nó chi phối con còn nặng hơn là cái không có tiền, con hiểu chưa? Đó là nhân quả!
Còn bây giờ gặp trường hợp như bệnh tật, tai nạn xảy ra thì thấy nhân quả phải trả thôi chứ gì. Tại đời trước mình tạo cái nhân nào thì đời nay gặp đó để mà nó tạo cho mình khổ sở chứ gì? Nhưng không khổ! Đây là nhân quả mà, có gì phải khổ? Khi con hiểu nhân quả thì mấy con biết rồi.
Khi mà con hiểu nhân quả rồi, thì con bình thường giữ cái tâm mình bất động, tức là chuyển nhân quả. Chứ con đừng để chi phối trong sự lo lắng, sầu khổ, buồn phiền: "Sao người ta may mắn, còn mình sao lại gặp tai nạn như thế này, thế khác". Không than phiền, chấp nhận nhân quả phải trả! Đó là cái trí tuệ nhân quả. Khi mà có trí tuệ nhân quả mình vui vẻ chấp nhận thì con sẽ vượt qua nhân quả. Nó triển khai, thay đổi liền tức khắc. Con không sợ nhân quả, con chấp nhận nhân quả thì cái nhân quả đó nó giảm xuống, 10 phần thì nó còn 5 thôi.
Cũng như bây giờ thấy nhân quả nó đến, nó vô tình nó đến mà mình có thể đi vô tù: "Tôi chấp nhận vui vẻ, không minh oan một lời nói nào hết". Nhưng mà có người khác người ta sẽ giải quyết vấn đề đó. Tôi chấp nhận. Nghĩa là người ta nói tôi ăn cắp, ăn trộm chứ gì, nhưng mà sự thật tôi không làm điều đó, nhưng mà vì hiểu lầm oan thôi. Mà mình không minh oan đâu.
Tôi vui vẻ tôi chấp nhận cái nhân quả đó, mấy người cứ bỏ tù, làm gì cũng được, tôi vui vẻ mà, tôi đâu có sợ. Còn tôi sợ quá đó, tôi minh oan điều này, điều kia thì như vậy là mình bị nhân quả chi phối, người ta lại nghi mình hơn, phải không? Bây giờ điều kiện có pháp luật, thì các anh cứ xét trên pháp luật nếu tôi có tội là tôi chấp nhận hoàn toàn. Mà bây giờ chưa có rõ thì tôi chấp nhận, tôi vui vẻ trong cái nhân quả này. Thì lần lượt pháp luật sẽ giải quyết chứ gì, tự nhiên nó là mình tránh. Mặc dù họ bỏ mình trong tù đi, nhưng mà tôi vẫn vui vẻ mà, tôi biết nhân quả mà. Cho nên vì vậy ở trong ở tù cũng như tôi ở ngoài chứ không có gì, con hiểu không?
Tức là mình chịu chấp nhận nhân quả. Mình hiểu bằng trí tuệ nhân quả. Cho nên ở tù, trong khám mà vẫn vui vẻ. Tôi có làm cái điều đó đâu mà tôi sợ, nhưng mà tại vì cái quả của tôi nên tôi phải chịu trả cái quả đó thôi, có gì đâu? Tôi biết nhân quả mà! Vì vậy thì nhân quả không chi phối được mình rồi.
Thay vì nó làm cho mình sầu khổ chứ gì: "Trời đất ơi! Tôi không có làm cái chuyện đó mà bây giờ tôi phải ở tù như thế này, thiệt nó buồn khổ". Thì tự nhiên người ta sẽ xét thấy người ta sẽ thả tự do mình và người ta minh oan cho mình cái điều sai. Mình không cầu! Tức là mình chấp nhận nhân quả thì nhân quả nó sẽ thay đổi, mà nó thay đổi thì người ta minh oan mình không phải là người xấu. Nó sẽ giải quyết những vấn đề này cho mình mà. Nên Thầy nói mình chấp nhận nhân quả thì nhân quả nó sẽ thay đổi. Còn mình sợ nhân quả quá, thì coi chừng nó lại khổ, nó không chuyển nổi.
Khi mấy con đau là nhân quả! Cho nên vui vẻ chấp nhận đau, không sợ! "Tao không đi uống thuốc đâu, tao nằm đây tao chơi, khỏe khoắn thôi". Vậy mà nó hết con. Còn mình sợ quá, đi nhà thương uống thuốc này kia, thì đó là bị nhân quả chi phối, cho nên nó làm cho mình lo lắng sợ hãi, sợ chết chứ gì. "Tao ở đây không có sợ đâu, tao có pháp an ổn: An tịnh thân hành. Tao chỉ biết tao nhiếp vô hơi thở tao nằm chơi". Tức là mình vượt qua nhân quả đó. Cho nên Phật pháp hay lắm, nó biết rõ nhân quả.
Mà nhân quả là phải trả cái tâm nó phải sầu khổ, lo lắng, sợ hãi, còn người này họ không có sợ hãi gì hết. Thân đau là có nhân quả chứ sao, nhưng mà nó không sợ hãi thì nhân quả đâu có tác động được nó. Vì vậy mà nhân quả phải rút lui thôi, nó hết đau, chứ đâu có giỏi gì đâu.
Cho nên cái trí tuệ nhân quả là thứ rất cần thiết! Bởi vì cuộc sống của chúng ta đang ở trong nhân quả. Không chuyện này thì chuyện kia, không chuyện vui thì phải có chuyện khổ, chứ không thể nào mà chạy khỏi hết? Đó là người đang bị chi phối của nhân quả. Cho nên đừng có sợ nhân quả mấy con, đừng có sợ! Nó tới thì vui vẻ, chấp nhận. Chấp nhận với cái tâm kiên cường, thì không bao giờ nao núng, cho nên nhân quả chi phối không được. Nhân quả có nghĩa là mình phải trả cái quả đó, mà cái quả đó đến mà mình vẫn an nhiên trên quả đó thì đâu còn cái quả, con hiểu không? Nó không còn cái quả nữa. Chứ còn mình bị khổ sở trên đó thì mình đã bị nhân quả nó chi phối rồi.
(01:10:42) Thí dụ như chẳng hạn hôm rầy, nhà nước, công an họ đến đây hỏi thăm, thì đây là nhân quả mà. "Mấy ông hỏi tôi trả lời, tôi không có lo đâu? Mấy ông có cơm ăn, áo mặc, có tiền của, mấy ông cứ đi hỏi tốn tiền chứ tôi có tốn đâu? Hỏi tôi, tôi trả lời. Bây giờ cho người ta ở thì tôi nuôi cơm người ta ở, còn không cho thì tôi dừng lại, có gì đâu? Tôi đâu có quan trọng, tôi đem lại lợi ích cho mọi người chứ không phải tôi làm hại mọi người đâu. Có vậy thôi!". Cho nên riết rồi Nhà nước cũng phải rút lui, thua Thầy. Thầy thản nhiên lắm, Thầy không có lo gì hết! Mấy con yên tâm trở về. Thầy nói thật sự không ai làm động tâm Thầy được, mà Thầy không hề lo!
Những cái gì Thầy làm đều là đúng luật. Bây giờ Thầy cất nhà như vậy đó, đều là xin phép hết. Nhà nước cho thì Thầy cất, còn không cho thì thôi. Bây giờ hỏi giấy phép, Thầy đưa giấy phép rõ ràng rồi…. Thầy đâu có lỗi đâu…. Mà nói sao Thầy cất nhiều như vậy? Thầy cất cho người ta ở tu chứ không lẽ Thầy ở có một mình Thầy thì Thầy cất chi? Có người ở tôi mới cất chứ. Cho nên họ thấy Tu viện phát triển sao dữ vậy? Cho nên họ đến, họ thăm viếng để coi như tìm lỗi của mình để bắt lỗi thôi, nhưng làm sao bắt lỗi Thầy được. Thầy muốn làm cái gì đâu đó nó phải hẳn hòi đoàng hoàng, nhưng mà rất tội nghiệp mấy con.
Cái người mà chứng giấy cho Thầy làm họ đâu có nghĩ Thầy cất hàng hàng, lớp lớp như vầy. Họ nghĩ Thầy cất một, hai cái nhà thôi, cho nên họ nói: "Cái nhà ba bốn như thế này thì miễn đi, miễn xin phép tắc gì hết, chứ có gì". Nhưng mà không ngờ Thầy cất ba bốn thật sự, nhưng mà Thầy cất hàng hàng, lớp lớp. Bởi vậy, mấy người này thật sự ra Thầy nói, bị mấy ông lớn ông nạt: "Sao mấy ông không xét?". Trong đơn Thầy xin rõ ràng, Thầy mới cất nhà ba, bốn chứ, Thầy có nói mà. Nhưng mà đất ở trong xóm nữa chứ đâu phải mặt tiền đường. Nếu mặt tiền đường thì phải xin phép đàng hoàng, nhưng mà mấy ông nói ở trong xóm đường xá, đất đường lầy không thì có gì? Chứng miễn phí, không cần xin phép. Nhưng mà cất cái giật mình. Tưởng Thầy cất một, hai cái thôi, nhưng mà không ngờ Thầy cất quá nhiều.
(1:13:03) Sự thật ra thì Thầy thì không phải nghĩ như vậy mà Thầy nghĩ là cất cho mỗi người có một cái nhà riêng tư từng cá nhân để người ta về người ta sống độc cư người ta tu. Chứ mình cất một cái phòng như thế này rồi kê giường với nhau nằm thì nó làm sao mà yên tịnh được. Nó không phải là cái sân lính, nó không phải cái bệnh viện, mỗi người một cái thất. Mà còn không được nói chuyện với nhau, rồi không được mà thất này nhìn qua thất kia nữa. Mấy người phóng dật sao họ sống được, chứ không phải dễ đâu. Ở đây nó có kỷ luật, các con hiểu chưa? Thành ra nó tập cho mình hoàn toàn sống nhìn lại mình, để thấy những lỗi mình mà sửa chứ không được nhìn ra ngoài. Đó! Như vậy nó mới thanh tịnh được tâm chứ.
Nhưng mà Nhà nước họ đâu có ngờ rằng Thầy dựng lại những cái này để giúp cho người ta tu, người ta đâu có hiểu mình đâu. Người ta thấy cất hàng hàng, hỏi: "Tại sao mà người ta cất một cái nhà như thế này rồi ngăn ra từng giường giường như là viện dưỡng lão vậy. Còn Thầy dưỡng lão cái kiểu gì mà mỗi ông già, bà già cất cái nhà kỳ cục vậy? Đâu có viện dưỡng gì dữ vậy?". Nhưng mà tại sự thật ra, một người, mà người ta sống một mình, người ta trong một căn nhà như vậy người ta thoải mái hơn là năm ba người mà ở trong một cái nhà như thế này con.
Người ta dưỡng lão chứ sự thật ra không dưỡng lão, mà sống tập trung đó mà sống cái đau khổ. Thầy vô dưỡng lão, Thầy thăm rồi Thầy nói: "Nhà nước cất kiểu này, đau khổ cho mấy cụ, thân nhân không có bây giờ sống ở đây, rồi đặt cái tivi đó để xem, nó mệt óc người ta".
Còn sống ở đây thì một cụ già ở một cái nhà thoải mái, phòng tắm vệ sinh đều trong nhà…, không tivi giữ tâm bất động thanh thản, các cụ đâu còn nhớ nhà nữa đâu… Đó là cách thức Thầy an dưỡng.
Phật tử 6: Bạch Thầy! Khi đi Thân Hành Niệm, ví dụ như là con ngồi xuống và con tập Định Niệm Hơi Thở 5 hơi thở. Nếu con định niệm 10 hơi thở có được không ạ?
Trưởng lão: Không con, 5 hơi thở, không được 10. Bởi vì 10 thì con tăng thêm 10 hơi thở con nhiếp, coi chừng rối loạn hô hấp.
Phật tử 6: Dạ vâng! Bạch Thầy! Con xin hỏi về nhân quả. Ví dụ như chẳng hạn con để cái xe trống không cũng giống như ở đây, cũng không cần nhìn ra để mà coi, mà tự dưng mất. Thế đây cũng là trả nhân quả hả Thầy?
Trưởng lão: Nhân quả con!
Phật tử 6: Hoặc là ví dụ như là con gửi tiền để trong rương, trong phòng khóa cửa lại, tự dưng có người ta vào, người ta lấy, cũng là nhân quả hay sao?
Trưởng lão: Cũng nhân quả mấy con! Bởi vì không nhân quả tại sao nó không lấy người kia mà lấy của con? Thì con vui vẻ đi có gì đâu.
Phật tử 6: Dạ vâng! Bởi thế cho nên là không còn nghĩ ngợi gì cả.
Trưởng lão: Không còn nghĩ ngợi, không còn tiếc nó nữa! Nhân quả con!
Phật tử 6: Vâng!
Trưởng lão: Coi như là họ lấy của mình họ trả nhân quả đời trước mình cũng lấy của người ta bây giờ trả. Đó! Vậy con thấy an không? Bởi vì nhân quả, hiểu nhân quả là nó giải thoát của con. Đã mất của mà còn rầu nữa thì quả gì, dở quá.
Phật tử 6: Dạ vâng!
Trưởng lão: Có gì không con?
Phật tử 7: Trong khi con tu pháp Phật, con đã tác ý câu này: "Thầy là bậc minh sư, không phải là người chỉ dạy cho chúng con không, với chúng con là như một người cha".
Trưởng lão: Đúng vậy con! Thầy là người cha của mấy con đó, một người thương yêu mấy con cũng như là người cha của mấy con.
Phật tử 7: …. Thầy là một người cha rất gần gũi với chúng con. Thế nên là con muốn thưa hỏi trước khi con về.
Con thưa Thầy! Con bước chân vào đạo từ lúc con 42 tuổi. Con rời hết cả công việc gia đình, làm lụng theo Đại thừa 20 năm. Con hằng ngày khi hết Niệm Phật, sám tụng kinh xong, con lại tham, sân, si vẫn ngút ngàn. Cho nên sau khi con gặp được pháp của Thầy, con lại nghĩ: "Đây là một nhân duyên thật sự nên con quyết chí tu hành". Con đến đây, con ước mơ là được gặp Thầy để Thầy chỉ dạy. Thì ba lần kiểm tra Thầy cũng thấy được ý nguyện của con là muốn tìm Phật để giải thoát, đây là tâm nguyện của con. Hôm nay, ý nguyện của con vào đảnh lễ Thầy và đã được Thầy chỉ pháp cho con biết thế nào để cho tâm hồn con được an lạc. Từ đây thì con muốn thực hành.
Con xin trình Thầy là khi con về bước thứ nhất là con đã phân vân rồi, sau khi là mẹ con qua đời là con được toại nguyện là con được vào đây, rồi con đã được tham dự lớp của Thầy, rồi được đảnh lễ Thầy, rồi được Thầy ban pháp thì con cố gắng quyết tâm.
Con định như thế này thì không biết thế nào, Thầy cho con một phương hướng như thế nào để đi đến kết quả cuối cùng trong cuộc đời con. Tức là con về nhà, nhà con có một cái nhà ở giữa một cái trại. Con có ba cái nhà, thì một là ngoài phố, một nhà ở giữa làng, và một nhà ở một cái trại bỏ không. Con muốn hiện giờ là cái nhà ấy đang bỏ không, tâm nguyện của con là con xin Thầy cho con… hôm nay về con sẽ rèn luyện trong một thời gian ở trong một cái nhà hiện tại, độc cư con đến khi con nhuần nhuyễn rồi, thì con muốn là con lại vào quyết tử một trận cuối cùng. Ý nguyện của con như thế có được không?
Con muốn là như thế này. Nhà con 3 đứa cháu, một con trai, hai con gái thì các cháu nó trưởng thành đi hết rồi. Thế là chồng con thì vẫn còn trẻ, 60 tuổi, hơn con 1 tuổi thôi, nhưng mà cũng rất là ủng hộ con là tại vì chồng con biết là: "Bà là người nghiệp tu chứ không phải là cái nghiệp đời, cho nên là tôi thấy suốt cuộc đời tôi ở với bà thấy chỉ tu". Thế nên cũng đồng ý cho con đến cái tâm nguyện cuối cùng. Tâm nguyện của con thì thưa Thầy con nghĩ là mình không giống những người khác là có thể là tu tiếp những cái khác được. Tâm nguyện của con là tu, tu đến chết bỏ.
Tâm nguyện của con như vậy thì con cũng muốn trình Thầy để Thầy cho con một phương hướng như thế nào để cho con trong thời hiện tại cũng như trong tương lai sẽ đi đến kết quả…. Con sẽ đạt được đến nguyện vọng giải thoát. Con trình Thầy như vậy xin Thầy cho con biết.
(01:20:34) Thứ hai nữa là con có anh chị ở Bình Phước này. Trong khi con đang tu tập con khởi lên một niệm là: "Bây giờ mình biết pháp của Thầy rồi, mình biết được giải pháp trong thực tại rồi, mà tại sao mình không cho anh chị, hàng xóm các cháu biết được….". Thì con mới gọi điện về con mới bảo rằng: "Con đang tu ở đây thì xin anh chị và các cháu tập hợp lại một ngày về đây đảnh lễ Thầy và xin sách Thầy để mà về tu tập cùng với…. Cho tất cả cái khu đấy".
Vì con vào đấy con thấy là chỉ thấy cầu an, cầu siêu, đốt vàng mã, rồi quanh quẩn với nghề trồng trọt để thu hoạch, còn ngoài ra không có cái gì là dạy đúng pháp cả. Rồi con thấy là anh chị con là khó cứu lấy lắm nên tu khổ lắm. Nhưng con muốn khởi tâm là đưa anh chị con và tất cả các cháu sáng thứ hai này vô trình Thầy. Gia đình con sẽ vào đây một xe ô tô để xin đảnh lễ Thầy và cầu pháp Thầy. Và sáng thứ hai thì Thầy cũng hoan hỷ dành cho gia đình con một buổi sáng để chỉ dẫn cho gia đình con để biết đường để mà tu.
Và biết đâu trong gia đình, con cháu trưởng thành lại có tâm nguyện hạt giống để gieo những mầm giải thoát xung quanh đến cho mọi người. Con tâm nguyện như vậy, thì con cũng xin Thầy dành cho con nửa ngày vào chiều thứ hai, vì anh chị con là tổ chức vào ngày thứ hai, thì con xin như vậy.
Thế nên con có hai nguyện vọng như vậy, xin Thầy chỉ cho con biết như thế nào để đi cho nó đúng và kịp với thời gian. Vì con thấy đường đạo thì còn quá xa mà tuổi đời của con thì cũng đã cao rồi, nên là trí tuệ cũng có chừng mực. Nên con ước ao Thầy chỉ cho con đường đi thế nào cho đúng cái tâm nguyện của mình, gắng một đời tu học đến ngày giải thoát.
(01:22:48) Trưởng lão: Bây giờ Thầy sẽ chỉ cho con. Con là có hai cái ý. Cái ý thứ nhất là con có những căn nhà ở quê để mà tu tập, mà nó yên tịnh được, có người mà tiếp tế cho con bữa cơm, người ta đem cơm đến cho con tiện lợi, chứ không khéo con cất, con ở riêng ra rồi con lo nấu nướng ăn đó thì thôi hết giải thoát rồi, con hiểu không?
Có cái người mang cơm đến cho con, giúp đỡ con thì nó mới tiện cho việc tu tập, chứ không khéo mà con phải lo cơm nước cho mình, phải nấu nướng cái này, cái kia, rồi tính để ăn uống nữa, thì cái tâm sẽ phân tâm ra, con khó tu lắm, con hiểu không? Còn nếu mà có người mang cơm thì con cứ lo tu, có thời gian tu tập. Nó có một cái gì đó thì con sẽ đến phòng điện thoại công cộng, hay bất cứ nơi nào đó mà con có điện thoại, hay hoặc mượn cái điện thoại của người nào đó, nói chung là có cái gì mà con tu tập con thấy trạng thái nào đó rồi con gọi vào ở trong này. Con sẽ ghi số điện thoại của cô Trang ở đây, rồi con gọi vô để xin được gặp Thầy để hỏi qua trạng thái đang gặp thì Thầy sẽ trực tiếp trả lời giúp cho con, nghe không? Đó là cách thức của câu hỏi thứ nhất. Thì con phải chọn lấy có người đem cơm cho con ăn chứ con không được nấu cơm, con hiểu không? Thì con mới chọn lấy cái nhà ở nơi yên tịnh đó con tu.
(01:24:15) Còn nếu mà không được vậy thì thôi. Con sẽ tu ở trong gia đình, trong cái phòng, nói với con cháu: "Mấy cháu, mấy con hãy để cho yên, rồi vào phòng đó mình tu. Mấy con gần gũi, mấy con mang cơm đến cho mẹ dễ dàng, mẹ tu tập rồi, đời mẹ sắp hết, cuộc đời cũng già rồi, ý chí của mẹ là ý chí muốn tu cho mẹ giải thoát". Đó! Các con nó nghe, nó cảm thông được thì nó giúp con. Bắt đầu con ở trong cái phòng riêng của con, ở trong cái nhà có mấy cháu, thì làm việc nó làm gì thì làm, con ở trong phòng riêng con tu. Còn con ở xa quá mà nó mang cơm đến cho con cực khổ quá. Thôi! Con đừng ở đó, con hiểu không? Nó tiện thì con ở càng xa, nó yên tịnh con tu. Còn nó cực nhọc quá, mình tu mà con cháu mình cực quá, con hiểu chỗ đó chưa? Còn tự mình nấu ăn thì thôi đừng. Không được con! Mình đừng nấu ăn. Đó thì có hai cái điều kiện mà Thầy trả lời cho cái sinh hoạt đối với câu hỏi thứ nhất.
Còn câu hỏi thứ hai, về anh em dòng họ mà con đã biết pháp tu rồi, con phải hướng dẫn cho họ. Không lẽ mình biết pháp tu mà anh em ruột thịt những người thân của mình không biết tội lắm con. Đến đây gặp Thầy, may ra trong số người này được nghe lời của Thầy mà họ cảm thông, họ hiểu được nỗi khổ của con người, thì chừng đó con đã giúp đỡ anh em mình biết được Phật pháp cho đúng, điều đó là rất tốt.
Cho nên vấn đề mà tổ chức đến đây thì Thầy dành ra trong một buổi để gặp tất cả những anh em dòng họ của con để nói chuyện, đàm thoại về vấn đề tu tập cho họ hiểu. Từ lâu họ không hiểu Phật pháp đâu, Thầy biết họ hiểu Phật pháp qua cái hình thức tụng niệm, cúng bái của Đại thừa, chứ họ không hiểu pháp tu, con hiểu không? Cho nên hôm nay con giúp cho họ có cái kiến thức về chánh pháp của Phật chứ không phải cầu cúng để giải thoát, đó là cái tâm tốt của con. Đó! Hai câu hỏi của con thì Thầy sẽ dành thời gian ra Thầy tiếp anh em của con.
(01:26:20) Phật tử 7: Thưa Thầy! Trong thời gian con đi 3 tiếng, hoặc 2 tiếng mà con muốn ngồi lại, trong thời gian để an trú tâm, con xin hỏi Thầy là những lúc đấy tâm con cảm giác rất đặc biệt, nó nhẹ nhàng, nó thanh thản và con cảm giác thấy, con ngồi con tư duy, con bảo: "Chắc đây là trong trạng thái Tứ Niệm Xứ rồi". Tức là con thấy nó nhẹ nhàng, nó thanh thản, chỉ có ai vào được trạng thái đấy mới biết được, chứ còn nếu nói ở ngoài như các cháu chưa làm chắc chưa biết được. Thế nên con thấy có trạng thái rất thanh thản, nhẹ nhàng và khinh an lắm.
Những trạng thái đấy thì con hỏi Thầy là nhiều lúc con tự nghĩ, cảm giác đây là trạng thái Tứ Niệm Xứ. Nó khinh an tới mức độ gọi là con cảm giác lúc đấy xung quanh con có một khoảng gì nó bao bọc lấy mình như là không thể có cái gì làm cho mình phóng dật được, mà không có gì làm cho mình động được đến bốn cái chỗ Thân, thọ, tâm, pháp được. Con sợ là tu ở xa Thầy mà có những cái trường hợp gì đấy nó đến thì con hỏi Thầy trực tiếp ạ.
(1:27:38) Trưởng lão: Con hỏi thì Thầy sẽ trả lời. Tất cả những điều này thì khi mà tâm thanh tịnh rồi, thì nó có những hiện tượng xảy ra; trạng thái xảy ra làm cho con thấy nó rất là an ổn, không có pháp nào tác động vô. Lẽ đương nhiên là người uống nước là nó tự biết rồi, không thể nói với người khác chưa có trạng thái đó thì họ không hiểu được đâu.
Nhưng ngoài Thầy ra thì Thầy đã biết những cái này nó chưa phải là thường xuyên được, con hiểu không? Cho nên ôm pháp Thân Hành Niệm này cán cho nát đi thì nó sẽ ở trong cái trạng thái đó. Nó chưa thì mấy con còn thấy nó "Bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" với một cái bình thường, nhưng mà khi nó cán nát hết rồi thì nó đâu phải là cái bình thường của thiên hạ được, con hiểu chưa? Cho nên bây giờ cứ lo tu pháp Thân Hành Niệm đi rồi nó sẽ tới.
Phật tử 7: Thế con về nhà thì con cứ ôm pháp gì ạ?
Trưởng lão: Còn về nhà còn tiếp tục ôm pháp Thân Hành Niệm. Còn tất cả những hiện tượng đang xảy ra như tâm con vừa trình bày, chưa phải lúc ôm pháp tu tập.
Phật tử 7: Vâng ạ!
Trưởng lão: Nó phải hiện ra thôi, nhưng mà chưa phải lúc để mà giữ gìn nó đâu, mà bây giờ cứ ôm pháp. Bởi vì con thấy là con còn hôn trầm, thùy miên, còn có vọng tưởng chứ chưa xả sạch, con hiểu không? Cho nên chỉ còn ôm pháp Thân Hành Niệm mà quét cho sạch cái này hết. Thầy nói bây giờ ngồi lại 2 tiếng đồng hồ tâm bất động, thanh thản, không hôn trầm, thùy miên, mà tới tiếng thứ 3 nó vẫn còn có một niệm vọng tưởng thôi thì phải ôm pháp Thân Hành Niệm tu tập, chứ không phải là ngồi đó để mà ngăn chặn cái niệm đó là không phải. Mà ôm cái pháp này nó diệt cái niệm đó, con hiểu không? Hễ còn có nó thì phải ôm pháp Thân Hành Niệm.
(1:29:18) Phật tử: Dạ!
Trưởng lão: Rồi, chừng nào mà ngồi lại suốt 3, 4 tiếng, 6 tiếng đồng hồ ngồi lại, nó bất động, đó là được rồi, khỏi cần ôm pháp này nữa, mà đây bắt đầu vô Tứ Niệm Xứ. Cũng như con mang cái trạng thái đó suốt 6, 7 tiếng đồng hồ được rồi thì thì nó tiếp tục thời khóa kéo dài 6 tiếng nữa con. Như vậy là có thể ngồi suốt 7 ngày đêm được rồi, đâu có cần.
Con thấy không? Nó không làm sao nó tác động được cái đói khát của con được, nó luôn luôn trạng thái đó mà. Nó làm như có từ trường bao bọc xung quanh con, cho nên vì vậy nó không tác động được, ác pháp vô không được. Thì bây giờ mình riết mà ngồi 7 ngày đêm mà không có cái gì tác động được thì làm sao có đói khát trong đó được, con hiểu chưa?
Phật tử 7: Vâng ạ!
Trưởng lão: Cho nên bây giờ nó chưa có liên tục được đâu. Hiện tượng con cảm nhận được, chứ chưa sống được. Bây giờ ôm pháp Thân Hành Niệm đi tới để rồi nó sẽ ra. Tới đó rồi Thầy sẽ giúp con.
Phật tử 7: Thưa Thầy! Nhờ Thầy thử quán chiếu là con tu có tiến bộ lên không ạ?
Trưởng lão: Có chứ con, tu là phải có tiến bộ chứ! Bây giờ Thầy nói thật sự mấy con tiến bộ là mấy con xét qua tâm mình. Hồi trước khi người ta nói trái ý là mấy con giận ầm ầm, còn bây giờ mấy con thấy 10 phần thì nó giảm còn 5, đôi khi nó còn 3.
(01:30:38) Phật tử 7: Con kính trình Thầy là tâm của con lúc này chỉ muốn đi vào chỗ vắng, không thích tiếp xúc với ai.
Trưởng lão: Đó! Bây giờ nó muốn sống độc cư rồi.
Phật tử 7: Và cũng không thích nói nhiều với ai cả. Mà ai nói nhiều ở bên cạnh con là con không thích. Nên chỉ thích là lúc nào cũng ngồi một mình tư duy, hoặc là đi Thân Hành Niệm một mình thôi. Không thích nói chuyện với ai, cũng không thích mở cửa. Nhiều lúc ban đêm các cháu nó chạy vào đây là con thấy tâm mình cũng có động, nên con bảo các con phải đừng phóng dật.
Trưởng lão: Bây giờ nó đang thích độc cư đó.
Phật tử 7: Vâng! Tâm nó muốn.
Trưởng lão: Bây giờ nó thích độc cư để nó quay vô tiếp tục nó tu tập con.
Phật tử 7: Vâng!
Trưởng lão: Chứ sau khi tu xong rồi, nó bất động rồi, nó cũng không thích độc cư đâu. Mà tất cả ác pháp bên ngoài không tác động được vô nó, nó cũng ở trong ác pháp mà nó không bị ác pháp tác động đâu.
Phật tử 7: Dạ! Không bị chi phối!
Trưởng lão: Nó không bị chi phối. Nó không bị động với tịnh nữa. Còn bây giờ con thấy nó quay vô nó thích một mình nó rồi, thì đây là nó thích đang ở trong tu, chứ chưa phải xong? Nó xong rồi thì không có gì nữa, nó tự nhiên, nó không có động; nó không thích tịnh mà nó không thích động. Nghĩa là động tịnh đối với nó thì nó coi như là nước chảy qua cầu không dính mắc chút nào hết à. Đó! Như vậy mới giải thoát hoàn toàn.
Nhưng bây giờ giai đoạn này mà nó thích vậy đó thì con mới sống độc cư tu được. Chứ nếu mà nó không thích sống một mình rồi, thì con sống con chịu không nỗi. Nó cô đơn! Nó bắt buộc mình phải liếc ngó nhà này, nhà kia để nó giảm bớt bớt cô đơn. Mình ráng ép ức chế nó đó, chứ sự thật ra nó chưa chịu.
Còn bây giờ không thích rồi là nó không muốn nhìn ai nữa hết. Đó là nó thích độc cư. Nó thích độc cư vậy mới tu tập được chứ sao, cho trọn vẹn pháp đó. Khi mà trọn vẹn rồi thì nó không có thích độc cư nữa, mà nó cũng không thích động, không thích gì hết, nó tự nhiên lắm. Đó là giải thoát.
(1:32:26) Phật tử 7: Vâng! Những lúc mà con ngồi nhiếp tâm, con an trú tâm thì con thấy ngay lúc đấy là con hít thở, con hít thở. Kính thưa Thầy có tác ý không ạ?
Trưởng lão: À! Coi như là con thấy có ác pháp thì tác ý một, hai câu.
Phật tử 7: Vâng! Thế thôi kệ nó?
Trưởng lão: Thôi kệ nó!
Phật tử 7: Trong tâm mình vắng lặng thì cứ kệ nó?
Trưởng lão: Cứ để vắng lặng, không tác ý làm động nó.
Phật tử 7: À, thế ạ! Vâng ạ!
(1:32:49) Phật tử 8: Dạ kính bạch Thầy! Con kính trình Thầy một việc. Con thì có bố con năm nay 80 tuổi, trong khi con gặp được Phật pháp của Thầy, con cũng thỉnh 10 quyển “Đường Về Xứ Phật” của Thầy, “Những Lời Gốc Phật dạy” của Thầy, thì bố con cũng đọc hết. Và sau khi đọc cũng còn…. Nên là cũng có một…(. . .)
Chúng con trình Thầy như này. Ví dụ bây giờ pháp này của Thầy thì họ không nắm được, nhưng mà con đọc sách của Thầy thì Thầy có nói là: "Nếu mà biết mà nói cho người khác nghe cũng là sai pháp. Đó là sai". Thế thì thí dụ như là bố con hỏi bây giờ thì mình tu tập như thế nào? Như thế nào thì tiến bộ? Bạch Thầy! Con nên như thế nào, xin Thầy cho con biết?
(01:33:57) Trưởng lão: Đúng rồi! Thầy sẽ cho biết con.
Phật tử 8: Vâng!
Trưởng lão: Bây giờ Thầy cho biết. Trong khi, con quyết tâm, con sống độc cư để giữ ba hạnh, để con tu tập ăn, ngủ và độc cư thì con không tiếp giao, không ra dạy người ta, mà ai hỏi gì không được nói. Bởi vì mình độc cư, phải quyết tâm để trong giai đoạn tu.
Còn bây giờ là con chưa có vào giai đoạn đó, thì người ta hỏi là phải chỉ người ta chứ. Trời đất ơi! Đem sách chỉ cho người ta, phụ người ta để cho người ta biết cũng đỡ chứ sao con. Chứ con nói: "Thầy dạy không có cho nói chuyện, không có cho dạy ai hết", thì không được! Không phải!
Giai đoạn mà con vào thất để độc cư tu tập, để giữ trọn vẹn độc cư thì con không được tiếp. Chứ còn giai đoạn con đâu có vô thất tu đâu, con ở ngoài người ta hỏi thì phải đem giảng: "Ờ Thầy dạy tu như vậy, vậy, vậy, xả tâm vậy, nhiếp tâm vậy, an trú vậy, đẩy lui bệnh vậy". Mình dạy người ta, người ta thấy phấn khởi quá: "Trời! Không có cô này chắc tôi đâu biết được", có phải không? Người ta mang ơn con nhiều chứ sao. Còn khi mà con vào đây mà con chạy đi nói chuyện là Thầy không cho đâu.
Phật tử 8: Dạ vâng!
(01:35:04) Phật tử 8: Vâng! Con xin hỏi thêm một việc nữa là. Từ khi con được biết là Thầy có xin được đất ở chỗ trung tâm Ninh Bình. Con thấy mọi người đều phấn khởi và tâm nguyện của Thầy ước nguyện mấy chục năm ấp ủ là được chính quyền địa phương, cũng như Nhà nước cấp đất cho, để làm một nơi tu tập cho khu vực miền Bắc. Thế nên con cũng nguyện hộ trì cho ngôi nhà chánh pháp này. Trong suốt 2 năm qua, con đã đưa hai trăm, đến ba trăm lượt người vào trong đây lao động thảm cỏ, đắp đường, rải đá. Nói chung là cũng được Thầy Thanh Quang hết sức giáo hóa xung quanh đấy. Nên Thầy bảo con là: "Cô là có duyên giáo hóa chúng sinh, thì 50% tu, còn 50% đi giáo hóa". Đấy! Thầy con là như thế.
Nhưng bây giờ con thấy Thầy Thanh Quang là người chính nhưng vào đây tu, thì trong lòng con cũng có trăn trở. Khi mà Trung tâm Ninh Bình thì Thầy Thanh Quang là linh hồn của trung tâm đấy. Vì nếu như Thầy Thanh Quang đi vắng thì không biết các Phật tử đến để gặp ai, làm như thế nào, thì con cũng trăn trở, con bảo Thầy Thanh Quang là: "Thầy ơi! Thế Thầy xem thế nào, chứ bây giờ công trình đang dở dang như thế này mà Thầy vào tu thì các con mười phương trông vào ai, mà bây giờ đi vào đấy thì không có Thầy, nó cũng như nhà không có chủ, mà bây giờ giao cho cô Thắm đứng lên để lo cái chuyện đón tiếp khách, Phật tử xa gần thì trong lòng con cũng trăn trở". Không biết nó là như thế nào thưa Thầy?
(1:36:48) Trưởng lão: Thầy có viết một bức thư: "Bây giờ Thanh Quang cũng lớn tuổi rồi, nếu mà cứ ngồi ở đây mà giữ cái Trung Tâm An Dưỡng đó thì chắc năm đó chết không ai chết thế ông ta được, cho nên hãy về Tu viện cho được gần sống gần bên Thầy để Thầy dạy cho tu tập". Bây giờ tổ chức một cái ban và đồng thời trong ban đó phải có trụ cột, có người lãnh đạo để hoạt động cho cơ sở đó. Bây giờ thì coi như là nó chưa tiếp nhận số người hoàn toàn đến tu tập được.
Rồi trong khi mà Thanh Quang về đây tu tập được, thì người nào ở đây tu xong rồi, Thầy sẽ đề ra ngoài đó. Ở ngoài đó, ban đó tổ chức lớp học ngay liền cho vị này ra đứng lớp dạy. Dạy thọ Bát Quan Trai, dạy tu tập bốn pháp môn, dạy cách thức đi sâu hơn qua kinh nghiệm của vị này đã tu xong. Còn Thanh Quang thì bây giờ có sự chỉ đạo của Thanh Quang làm việc, công lao của Thanh Quang, nhưng mà sự tu chứng của Thanh Quang thì chưa, con hiểu không?
Phật tử 8: Vâng ạ!
Trưởng lão: Bây giờ mới đưa một người khác ra làm công việc dạy thôi, chứ không phải ra thay thế Thanh Quang đứng điều khiển. Mà những người ngoài đó, ban bệ ngoài đó họ sẽ điều khiển khu Trung Tâm An dưỡng.
Ban bệ Thanh Quang trước khi đi phải tổ chức cho người nào làm Trưởng ban, người nào làm Phó ban, người nào làm thư ký, người nào làm thủ quỹ. Rồi đời sống ai lo? Đời sống mọi Phật tử về đây thì đời sống người nào phải lo, thì người đó phải lãnh trách nhiệm, phải không?
Rồi người mà cung cấp cho cuộc sống đó, hoặc nhóm Phật tử nào đều tổ chức đàng hoàng. Sau khi Thanh Quang đi là tổ chức đó phải hoàn tất, Thanh Quang vô đây yên tâm lo tu tập. Còn vấn đề dạy đạo thì Thầy sẽ đưa người ra dạy đạo khi ở ngoài đó mở lớp, thì Trung tâm đó sẽ phát triển. Thanh Quang yên tâm ở đây tu xong rồi thì Thầy sẽ rút cái người đó đi thì Thanh Quang về đây dạy đạo trong này. Dạy đạo chứ còn không có điều hành nữa, điều hành là do Phật tử, mình là người tu là mình đứng dạy lớp, con hiểu chưa? Thầy dự định hết rồi mà.
(1:38:57) Phật tử 8: Vâng ạ! Con cứ trăn trở là bây giờ, chúng con đưa người vào thì nói chung là gặp được Thầy Thanh Quang mọi người phấn khởi. Thế bây giờ Thầy Thanh Quang đi rồi, gặp các cô khác thì không được phải lắm.
Trưởng lão: Không phải con! Không phải! Bởi vì những cái này là công lao của Thầy Thanh Quang. Thật sự từ cái không có cho đến cái có, công lao rất lớn. Mà bây giờ để Thầy cứ ôm chặt công lao của Thầy, Thầy lấy cái công của Thầy, Thầy làm cái vị trí của mình luôn luôn là cấp lãnh đạo thì nó bị danh lợi mất rồi. Cho nên giao quyền này, tất cả cái này cho những người khác điều hành, đâu phải ở ngoài đó không còn người. Họ điều hành dễ dàng.
Nhưng mà hướng dẫn tu chứng thì khó lắm, con hiểu không? Cho nên vì vậy mà cái người Thầy đưa ra không phải đến đây để mà thay cái vị trí của mình, thay Thầy Thanh Quang điều hành, mà nhóm Phật tử ngoài này điều hành Trung Tâm. Còn vị Thầy đưa ra là nhằm hướng dẫn các Phật tử về đây và trong nhóm điều hành đi vào khoá tu. Tổ chức nó phải như vậy chứ.
(1:40:06) Để không, mình nắm riết rồi, quyền hạn mình nắm trong tay, buông ra là sợ nó hư bại; cứ sợ thì rốt cuộc rồi mình chỉ là làm ông tướng thôi, chứ có làm cái gì được, con hiểu chưa? Cho nên Thầy khéo léo lắm con. Để đào luyện con người tu chứng, chứ không thể đào luyện con người ta trở thành nhà lãnh đạo.
Phật tử 8: Thế con thưa Thầy! Chị Hoa đây chị bảo là: "Thôi em ạ! Em về lần này em ở đây giúp đỡ Thầy Thanh Quang đi, em giúp đỡ trung tâm đi". Sáng con mới hỏi cô Trang cho con một lời khuyên là bây giờ nên quay về giúp Thầy Thanh Quang, hay là vào tu. Cô Trang bảo con: "Nếu mà cô nhận con Thầy Thanh Quang thì cô vào giúp đỡ Thầy đi". Nhưng mà trong tâm con lại muốn vào tu cơ. Thế thì không biết làm thế nào ạ?
Trưởng lão: Mình lo tu đi con! Thầy Thanh Quang ngoài đó đã chọn lấy người rồi. Còn mấy con có nhiệm vụ mấy con lớn tuổi rồi, mấy con lo tu trước đi. Cứ lo làm việc đó thì tiêu đời mấy con hết, tu không được đâu!
Phật tử 8: Dạ vâng! Con cảm ơn Thầy! Tụi con cũng thật sự yên tâm…
Trưởng lão: Mấy con đừng có lo, có người sẽ đứng ra người ta thay thế, người ta điều hành, việc điều hành nó cũng không khó mấy con! Nó không khó! Còn chuyện tu chứng mới khó! Do đó bây giờ mục đích của mình mở ra cơ sở này là mở ra trường lớp để đào tạo người tu chứng, chứ không phải mở ra Trung Tâm An Dưỡng để đến đây mọi người sẽ an dưỡng nghỉ ngơi chơi. Không phải đâu! Mình thực hiện sự giải thoát rõ ràng.
Phật tử 8: Dạ vâng ạ! Con cảm ơn Thầy!
(1:41:50) Trưởng lão: An dưỡng là có nghĩa là an dưỡng tinh thần đạo đức giải thoát, chứ đâu phải an dưỡng là đến đây ngồi nghỉ chơi an dưỡng. Hằng ngày có bữa cơm, hai bữa cơm sống, đâu phải cái kiểu đó.
Phật tử 9: Thưa Thầy, con và tất cả mọi người mong Thầy trụ thế dài lâu, Thầy xây dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho tất cả mọi người. Chúng con đội ơn Thầy suốt đời.
Trưởng lão: Thầy cảm ơn mấy con! Nhưng mà nhiệm vụ trọng trách Thầy phải đào tạo người tu chứng để giữ gìn chánh pháp của Phật. Không khéo Thầy tịch rồi mà không có người tu chứng là Phật pháp mất đó.
Nó đã mất hơn 2500 năm đến nay, từ khi Phật tịch nó đã mất, con thấy nó phủ lên cái giáo pháp không còn pháp hành để tu, chỉ toàn là mê tín thôi. Con thấy bây giờ Phật giáo từ Đông sang Tây, chứ mà cả thế giới nó không có pháp hành, chỉ thực hiện bằng cái pháp tưởng. Thậm chí như tất cả những phương pháp của Tây Tạng để luyện Thần thông, vẫn là pháp tưởng.
Nghĩa là Thầy nhìn chung chánh pháp của Phật đã bị mất hết rồi, tà pháp của ngoại đạo nó cài vô hết. Thầy vén ra, nếu mà Thầy dạy được người thật chứng, là một bằng chứng cụ thể để xác định rõ ràng, thì đương nhiên chánh pháp này không bị dìm mất. Cho nên trách nhiệm bổn phận của Thầy coi vậy chứ nó lớn lắm mấy con, nó không nhỏ!
Dựng chánh pháp của Phật mà, dựng cái kinh nghiệm của đạo Phật sống lại mà. Cho nên Thầy dạy là mấy con không tu thì thôi, chứ tu là có kết quả ngay liền. Phật dạy mà: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy". Mấy con không tu thì thôi, chứ mấy con tu là thấy kết quả liền, cho nên mấy con ráng mấy con. Thầy chỉ mong mấy con cùng Thầy siết chặt vòng tay nhau thực hiện để dựng lại chánh pháp của Phật, đem lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho loài người, chứ không riêng dân tộc Việt Nam của mình đâu.
(1:43:52) Mình có may mắn là Thầy là người Việt Nam, Thầy xuất thân từ đất nước này, nó phát huy đạo đức của Phật giáo từ quê hương này, nó sẽ nổi bật cả thế giới, thì phải có mấy con chứ, còn mấy con bỏ thì mình Thầy làm sao nổi, mấy con hiểu chưa? Mình siết chặt vòng tay với Thầy, cùng nhau nỗ lực làm cho được cái này.
Nền đạo đức mà Thầy viết những cái bộ sách Đạo Đức này: "Từ Đức Hiếu Sinh tới Đức Buông Bỏ, ly tham đó mấy con, tới Đức Thành Thật, Đức Chung Thủy". Tất cả đời sống trong thực tế của cuộc đời con người quá nhiều.
Con thấy Đức Chung Thủy không? Tức là không tà dâm, giới không tà dâm là Đức Chung Thủy đó, nó dạy Đạo Đức Gia Đình rất cặn kẽ mấy con. Đơn giản một câu rất ngắn mà nó là hạnh phúc gia đình của người ta xây dựng. Nếu mà đạo Phật xây dựng như vậy thì làm sao gia đình có bạo lực, mấy con? Nó đem lại hạnh phúc rất lớn. Cho nên mấy con phải siết chặt vòng tay với Thầy để dựng lại đạo đức này. Thì mấy con có tu tập thôi, Thầy dạy mấy con tu tập, kết quả đó là đã nói lên tiếng nói rồi.
(1:45:01) Bắt đầu bây giờ dù mấy con đi học, mấy con đi học trên Đại học để thực hiện những nghề nghiệp chuyên môn thì mấy con cũng đem lại lợi ích cho bản thân mình, cho xã hội chứ gì, nhưng mà trong đó nó không thể nào phổ biến rộng được, nó chỉ cá nhân, chỉ xã hội của mấy con xung quanh đây thôi. Bây giờ mấy con học ngành nghề, mấy con mở cái xí nghiệp, nhà máy cái gì đó thì mấy con chỉ giải quyết cho một số thất nghiệp thôi, chứ mấy con đâu có giải quyết hết cái thế giới này, cái đạo đức nó làm sao có được hết, con hiểu không?
Còn bây giờ mấy con thực hiện cái này, cái hành động của mấy con nói lên cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người, đã là truyền bá người ta rồi đó, chứ chưa nói là trách nhiệm của mấy con là càng phải soạn những bộ sách giáo khoa, càng phải soạn những sách vở dạy đạo đức từ các cấp. Sau này những phương pháp này, đề cương đạo đức của Phật giáo là Thầy soạn, còn vấn đề mà đi sâu vào từ cấp một Tiểu học, trung học, Đại học là do mấy con chuyên môn. Ở trên sư phạm, ở trên cấp giáo dục, mấy con phải làm ra bộ sách để đưa vào dạy các em. Từ nhỏ nó mới sống đạo đức, nó thành thói quen, nó mới trở thành người dân có đạo đức. Chứ đâu phải dễ, đâu phải đạo đức mà nói suông được, nó biến ra hành động sống rồi, nó là vậy.
Phật tử 8: Vâng ạ! Con kính bạch Thầy! Thầy dạy cho chúng con là chúng con cũng phấn khởi lắm. Chúng con cũng muốn hỏi Thầy một điều nữa là: Trong sách Thầy dạy chúng con là phương pháp Thân Hành Niệm này tối đa cũng phải 3 năm thì những cái gì nó xảy ra là nó sẽ xảy ra. Con nghĩ là nếu như cần mẫn, kiên cường, rồi tập trung tu tập thì có kém 3 năm được không?
(01:46:50) Trưởng lão: Thầy nói một năm cũng có thể là siêng năng thì được. Mình quyết tâm tu rồi một năm nó đã đem đến kết quả vô cùng. Bởi vì thí dụ như con tập một tuần lễ pháp Thân Hành Niệm này trong 30 phút con thấy được, con tăng lên. Chứ con đi nhiều, 30 phút tới 1 tháng đâu, một tuần lễ à. Tuần lễ sau con 30 phút này con tăng lên 1 giờ; con thấy được rồi con tăng 1 giờ được rồi, một tuần lễ sau con thấy được rồi con tăng lên. Cái kế tới tuần thứ ba con tăng lên 1 giờ rưỡi rồi. Con thấy cứ lần lượt tăng lên, tăng lên cho tới cuối cùng 6 tiếng đồng hồ liên tục ôm pháp Thân Hành Niệm là nó đã dập nát hết rồi, con thấy không?
Chỉ có mình thấy được là mình tăng, chưa được thì chưa dám tăng, mà hễ thấy nó có kết quả thì tăng. Bây giờ 1 giờ mình thấy nó khỏe quá mà chứ đâu có gì đâu, mà cứ ôm hoài, nếu tu tập như vậy nó chặn đứng mình sao, mất thời giờ. Thấy được tăng lên liền, cuối cùng trong vòng 1 năm thì xong xuôi hết, chứ đâu phải 3 năm lận.
Bởi vậy Thầy nói Phật pháp không khó! Ngó thấy khó mà biết cách, chứ còn không khéo các con cứ đứng dậm chân tại chỗ, cứ ôm chỗ đó mà tu tập hoài thì nó mất thời gian thôi. Thấy được, thấy nó thoải mái, bởi vì Phật pháp mà, nó không có bị chướng ngại, thấy nó không có bị mệt mỏi, nó không có buồn ngủ hôn trầm gì hết thì mình tiến lên chứ. Bởi vì "Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy". Khi mà mình tiến tới chỗ này mình thấy nó thoải mái rồi, nó giải thoát rồi, thì phải tới nữa chứ sao lại cứ ôm ở đây hoài. Chúng ta riết rồi nó…. (. . .) thời gian đó rồi chúng ta mới thành công.
Phật tử 8: Thưa Thầy, đấy có nghĩa là sớm hơn vẫn được.
Trưởng lão: Sớm hơn càng tốt. 6 tháng hay 7 tháng thì càng tốt hơn 1 năm chứ sao, con thấy không?
Phật tử 8: Vâng ạ!
Trưởng lão: Nếu mà nỗ lực tu như vậy trong 6 tháng nó phải có kết quả chứ. Chứ đâu phải đợi tới 1 năm, nó dẫn tới 3 năm. Trời đất ơi! Nghe nó lâu quá.
Phật tử 8: Thế thì sung sướng quá thưa Thầy!
Phật tử 9: Con thích tập Thân Hành Niệm hơn là đi kinh hành. Con có thể tu tập Thân Hành Niệm thay đi kinh hành được không?
Trưởng lão: Được con! Qua giai đoạn đi kinh hành, con thấy bây giờ tu tập pháp Thân Hành Niệm nó không có mỏi chân thì khỏi cần phải tập đi kinh hành con. Cứ ôm pháp Thân Hành Niệm vô liền, mình thấy có duyên mình ôm vô liền để không mất thời gian. Cứ tiến tới, tiến tới, mình lần lượt mình tiến tới con. Cho nó nhanh chóng đừng có mất thời gian.
Mấy con mà trì trệ là mất thời gian uổng lắm. Thấy được là tiến tới, thấy được là tiến tới. Nhưng mà thấy nó có vẻ mệt nhọc, có vẻ mà nó không thoải mái cho mình thì lui lại tập cho thoải mái, rồi thoải mái được là tiến lên. Cứ như vậy, nó có giải thoát là tiến lên à.
Mà hễ thấy nó không thoải mái là coi chừng ức chế quá sức quá rồi, thì mình lui lại. Lui lại tập, tập trong 1 tuần lễ thấy được thì tăng lên, tăng lên được thì tăng nữa, mà tăng lên mà thấy chưa được, thấy nghe nó mệt mỏi quá thì lui lại để cho nó thoải mái.
Hễ không giải thoát là tức là đứng lại tập, mà có giải thoát thì tăng lên, để cho cái thời gian nó thu ngắn lại, thu ngắn để đi đến cái chỗ mà hoàn toàn tâm bất động. Nó có vậy thôi! Biết pháp rồi mà sợ gì.
Phật tử: Chúng con vô cùng sung sướng! Hôm nay Thầy dạy đến đây chúng con vui sướng lắm. Cứ nghe họ về nói chuyện là cứ học theo thôi. Học theo cho nên cứ ước nguyện vào hôm nay đúng là gặp Thầy, Thầy giảng cho đâu đấy, chúng con sung sướng lắm ạ!
Trưởng lão: Rồi! Thôi bây giờ mấy con trở về nghỉ đi mấy con. Nhớ những lời Thầy dạy mấy con, về mình tập tu…
Thôi xá Thầy thôi con!
Phật tử: Thưa Thầy cho tụi con được cúng dường!
Trưởng lão: Được rồi! Thầy sẽ nhận tấm lòng của mấy con cúng dường. Nhưng mà mấy con để dành tiền xe cộ mấy con lên xuống là đủ rồi, nghe không? Mấy con đừng có cúng dường Thầy mấy con. Mấy con yên tâm ráng lo tu tập là cúng dường Thầy đó con, nghe không!?
(1:50:46) Phật tử: Con thưa Thầy, nghe giáo hóa của Thầy chúng con hoan hỷ lắm ạ!
Trưởng lão: Thầy nói bây giờ giao thông, mình liên hệ với nhau, mình tiếp nhau bằng điện thoại rất dễ mấy con. Rồi trên mạng nữa mấy con, cứ đưa lên mạng rồi ở bên đây người ta download xuống người ta biết liền. Mấy con có nhắn hỏi cái gì thì Thầy cũng biết liền.
Phật tử nữ: Vâng ạ!
Trưởng lão: Thông tin của mình bây giờ quá dễ rồi, dù ở đâu thì mình cũng có thể bắt gặp nhau được, đâu có gì đâu mà khó! Chứ ngày xưa thì khó mấy con, chứ bây giờ dễ, cho nên ráng tu tập đi. Thầy ở xa mấy con chứ Thầy giúp đỡ mấy con được mà, không sao đâu! Yên tâm tu, có gì có Thầy ở đây.
(1:51:18) Phật tử: Chúng con xin hứa về cố gắng tu tập và chúng con sẽ hẹn một ngày nào đó chúng con lại đi vào lần nữa.
Trưởng lão: À! Mấy con chờ mấy cây này bóng mát cao lên, có mát rồi vô mấy con sẽ thấy.
Phật tử nữ: Vâng ạ! Sẽ hứa hết sức, vâng ạ!
Trưởng lão: Thôi! Rồi mấy con xá Thầy về đi mấy con.
Phật tử: Vâng ạ!
Phật tử: Thưa Thầy! Còn một việc nữa con xin phép Thầy ghi vô ạ! Khi nào mà Thầy rỗi thì Thầy ghi cho con.
Trưởng lão: À! Được rồi! Thầy ghi vô. Mấy con sẽ là đệ tử của Thầy mà. Bây giờ làm giấy tờ cho mấy con chính thức là đệ tử của Thầy chứ gì. Chứ bây giờ mấy con đến đây nghe pháp Thầy, rồi mấy con ôm pháp, mấy con tu là con của Thầy, là đệ tử của Thầy rồi. Chỉ còn bây giờ làm giấy chứng nhận nữa là xong chứ gì, cũng như cái giấy khai sanh mà.
Phật tử: Thế là anh chị em con, con cháu con cũng gửi danh sách lên rất đông để Quy y với Thầy…
Trưởng lão: Vậy được rồi, Thầy sẽ làm giấy khai sanh mấy con hết. Yên tâm đi mấy con, Thầy không có bỏ mấy con đâu. Con của Thầy đông lắm!
Phật tử: Dạ vâng, sung sướng quá! Giây phút được ở gần Thầy sướng quá thưa Thầy! Hoan hỷ!….
Trưởng lão: Thôi! Bây giờ mấy con về nghỉ mấy con. Rồi mấy con cứ tập, có gì sai Thầy sửa lại. Cứ như vậy sửa riết thì mấy con sẽ đi đúng, không có sai nữa, mấy con ráng tập! Mình tu lợi ích cho mình mà còn lợi ích cho những người khác, đem lại chánh pháp của Phật giúp đỡ bao nhiêu người đang đau khổ. Ai có thân cũng có bốn sự đau khổ: "Sanh, già, bệnh, chết" hết mấy con, cố gắng mấy con!
Phật tử: Vâng ạ! Chúng con bạch Thầy! Chị em con là Ngọc Khánh và Ngọc Tâm, thì thứ hai chúng con phải xa Thầy rồi. Nên trước khi xa, Thầy cho con đảnh lễ Thầy 3 lạy và sám hối Thầy 3 lạy.
(01:53:58) Trưởng lão: À thôi! Xá Thầy được rồi con! Không có tội gì mà sám hối Thầy hết. Sai thì Thầy sửa chứ có gì mà sám hối. Thôi! Không có gì đâu con!
Phật tử: Bạch Thầy, Thầy cho phép con được chụp hình chung với Thầy có được không ạ?
Trưởng lão: Được chứ con! Có máy chụp hình không?
Phật tử: Dạ có!
(Phật tử chụp ảnh lưu niệm cùng Thầy. )
Trưởng lão: Con đứng đi con cũng được con, đứng mới thấy, chứ còn ngồi ghế thấp là không thấy mấy con.
Phật tử: Cháu vào đây chụp cho hai cô một kiểu. Thế chị ngồi bên đấy em ngồi bên này….
Trưởng lão: Được chưa? Rồi! Được rồi con. Thôi! Bây giờ Thầy về mấy con. Mấy con hãy cất cái này đi, lát nữa gặp cô Trang con gửi cô. Nghỉ ngơi đi con… Thầy chào mấy con.
HẾT