20080606 - QUYẾT ĐỊNH SỰ GIẢI THOÁT CHO CHÍNH MÌNH

20080606 - QUYẾT ĐỊNH SỰ GIẢI THOÁT CHO CHÍNH MÌNH

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 06/06/2008

1- QUYẾT ĐỊNH SỰ TU TẬP

(00:01) Hỏi tại sao mà mỗi người một tỉnh như vậy mà về đây tập luyện đòi hỏi cái người làm việc đâu phải dễ mấy con! Bây giờ mà chúng ta thấy chúng ta ở đây cả bao nhiêu người như thế này là rất là cởi mở đó. Thật sự ra ngày xưa rất khó không phải dễ đâu. Thời bao cấp mấy con thấy, từ cái miếng vải này này, mấy con phải có phiếu, có bông mấy con mới đi mua được chứ không phải là vải đầy đủ như bây giờ. Gạo cũng vậy mấy con. Đời nó ghê gớm trong cái thời điểm đó, dân chúng ta nghèo lắm, khổ lắm không phải dễ đâu! Còn bây giờ thật sự ra quá đầy đủ. Mà dễ dàng.

Đối với tôn giáo chúng ta thấy, bây giờ mấy con ngồi được nghe Thầy nó rất dễ, cho nên Thầy hiểu biết tất cả. Thậm chí như có người ở Phi Châu, có người ở Pháp, có người ở bên Mỹ, là cái người địa phương đó, người Mỹ, người Phi Châu, họ được đọc ở trên mạng, họ xin họ về tại đất nước Việt Nam để tu học, Thầy đến Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh Thầy xin.

Như vậy, những người ngoại quốc muốn về Việt Nam để tu học theo phương pháp của Thầy có được không? - Thì ở đó người ta bảo rằng: Pháp luật của Nhà nước chưa có quy định điều này, vì vậy người ta không có dám vấn đề đó, chừng nào có pháp luật quy định cho phép thì Thầy sẽ được cho học. Thì như vậy rõ ràng không được mấy con.

Thầy mới nói: Tại sao mà ở Miến Điện, ở Măng giang là tại sao mà người ngoại quốc người ta được vào các Tu viện đó người ta tu, còn ở đất nước mình thì chưa được? - Thì Nhà nước nói: Ở giai đoạn này đất nước chúng ta vì pháp luật nó chưa tới cái giai đoạn đó được. Còn đất nước của người ta nó khác, vì đó là quốc giáo, cho nên nó khác. Còn ở đây chúng ta là đa tôn giáo, quá nhiều tôn giáo không phải là một tôn giáo.

Cho nên Thầy thông cảm được điều này. Lần lượt Nhà nước chúng ta thấy được tới đâu thì pháp luật Nhà nước sẽ giúp đỡ cho chúng ta tự do tín ngưỡng tu tập đến đó, chứ không phải là Nhà nước không cho chúng ta. Nhưng mà cái giai đoạn này chưa được là vì Nhà nước là người làm chính trị, người ta đã nhìn thấy giai đoạn này chưa được. Tới chừng giai đoạn nào, giai đoạn nào thì chúng tôi sẽ báo cho các vị lãnh đạo Phật giáo biết, để mà chúng ta cùng nhau góp sức nhau xây dựng quê hương, và xây dựng cái nhu cầu thiết yếu cho dân tộc chúng ta, tức là tôn giáo.

(02:36) Tôn giáo là nhu cầu cần thiết của mọi người dân đó mấy con (Nhà nước người ta biết rõ mà). Bởi vì tinh thần của người ta dữ lắm, người ta tin tưởng vào một cái tôn giáo nào là ngăn cản người ta không được, không phải dễ đâu. Cho nên, đó là cái nhu cầu cần thiết về tinh thần của người ta, như cái thân chúng ta phải ăn để sống, thì cái tinh thần của chúng ta phải có một cái hướng đó nó mới sống, người ta hiểu được điều đó.

Cho nên hôm nay mấy con quyết tâm về, cắt đứt xin về Việt Nam, nhập ngay về Việt Nam luôn, ở đây luôn. Đừng có lừng chừng, bởi vì đời của mấy con không còn có hai đường, một là giải thoát, hai là chết. Còn lừng chừng mấy con trở về gia đình mình bằng cách này, bằng cách khác tức là chưa quyết định sự giải thoát cho chính mình.

Còn mấy con xin hoàn toàn trở về Việt Nam, giấy tờ làm hoàn toàn là người Việt Nam, sống trên đất tổ Việt Nam, người ta bảo vệ quyền tự do của mấy con hoàn toàn, mấy con ở Tu Viện tu tập bao lâu cũng được, không ai rầy hỏi mấy con hết. Đó là cách thức giải quyết. Và con đường mà Thầy hướng dẫn mấy con sẽ làm chủ được bốn sự đau khổ của đời người. Quyết định bảo đảm cho mấy con rằng: Nếu nghe lời Thầy thì mấy con sẽ làm được điều đó.

Thầy đã làm được, bằng chứng cụ thể: Thầy là con người như mấy con bằng xương, bằng máu, nhưng mà tại sao Thầy bảo hơi thở Thầy tịnh chỉ được mà mấy con bây giờ bảo không được? Thầy ăn ngày một bữa được mà Thầy không có còn đói khát, Thầy không có mệt nhọc. Thầy ngủ một đêm Thầy nằm trong một tiếng đồng hồ nghỉ như thế này không cần ngủ mà tại sao Thầy lại khỏe mạnh như thế này?

Còn mấy con mất ngủ như vậy là mấy con chết luôn chứ đừng nói chuyện. Không phải, ngủ là nó phục hồi sức khỏe, nhưng mà Thầy là người bây giờ đã an trú được mình rồi thì còn hơn là cái giấc ngủ của mấy con. Thầy an trú trong một giờ bằng mấy con ngủ suốt một ngày đêm, các con nghĩ nó phục hồi cái sức khỏe của Thầy ghê gớm, bởi vì an trú. Còn mấy con ngủ chứ nó chập chờn, nó chưa hẳn là sự say mê được an trú đâu, có lúc thì nghe nó an ổn, nhưng có lúc bị mộng mị chiêm bao làm sao gọi là an trú? Còn có lúc chập chờn chứ chưa hẳn đã là ngủ ngon. Các con hiểu điều đó. Cho nên mấy con bị bệnh là đều mất ngủ. Thật sự Thầy nói thật.

(04:49) Cho nên ở đây muốn quyết định thì mấy con phải quyết định mình, phải nói rõ (cho) gia đình của mình đây là con đường giải quyết sự đau khổ của kiếp làm người. Ai mà thoát khỏi bốn sự đau khổ này: Sanh, già, bệnh, chết? - Chỉ có đạo Phật. Mà đạo Phật nơi đâu mà làm chủ được này? - Chỉ có Tu Viện Chơn Như. Chắc chắn như vậy, đâu có lừa đảo được mấy con cái chuyện này đâu. Cho nên sắp xếp ổn định, quyết định cuộc đời của mình chỉ còn một là chứng đạo, hai là chết.

2- PHẬT PHÁP GẮN LIỀN VỚI THẾ GIAN

(05:21) Có như vậy thì Thầy sẽ giúp đỡ mấy con tới nơi. Nghĩa là lúc bấy giờ mấy con đủ cái lực muốn chết hồi nào thì chết, không phải đợi bệnh đau mới chết đâu. Đó là cái sự quyết định của Thầy mà. Và đồng thời cũng là những hành động tu tập của mấy con vất vả cực khổ đó để nói lên cho thế giới biết rằng: Phật giáo là như vậy, chứ không phải Phật giáo tu để thành Phật, tu để đi vào một cái cảnh giới Cực Lạc, Tây Phương nào ở đâu cả hết; chỉ ở cái thế gian này mà chúng tôi sống không làm khổ mình, khổ người đó là Thiên Đàng, Cực Lạc, chứ không còn đòi đâu nữa.

Cho nên mấy con cố gắng, Thầy nói thẳng nói thật. Cố gắng để dựng lại chánh pháp, cố gắng để dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho loài người, để sự xung đột và chiến tranh không còn có nữa trên hành tinh này (Điều mong ước của Thầy). Thầy đang ngày đêm mấy con, Thầy không nỡ bỏ mấy con cho nên Thầy tiếp mấy con, mà công việc Thầy phải thức đêm, thức khuya ngồi soạn thảo từng trang sách đạo đức nhân bản, rồi còn đạo đức nhân quả nữa, bởi vì còn năm giới, rồi còn thập thiện nữa chứ mấy con. Việc làm của Thầy nhiều lắm mấy con.

Là vì đâu mà Thầy làm mấy con? Là vì sự đau khổ của mọi người trên hành tinh này. Muốn đem lại sự an ổn, sự yên vui cho mọi người, mà Thầy dốc từng sức lực của mình ra trải trên trang giấy. Mấy con có đọc những cuốn sách Rèn Cách Đạo Đức Nhân Bản, từ đọc những cái mẩu chuyện ở trong báo thực tế của sự xảy ra cuộc đời để đưa vào Phật pháp, để biến thành pháp thế gian là Phật pháp. Cho nên Phật Pháp không lìa thế gian là điều Thầy đã chứng minh cho mấy con thấy. Qua những mẩu chuyện thật sự mà mấy con đã đọc được trong sách Giáo Án Rèn Nhân Cách. Mấy con có thấy Thầy nói chưa? Có thực tế không mấy con?

(07:27) Từ một người mẹ hi sinh cho con mình mà chịu một cái thẹo trên mặt muôn đời, các con thấy tình người mẹ thương con. Mà người ta nói đến người phụ nữ mà mang một cái vết thẹo trên mặt là họ khổ sở vô cùng, người phụ nữ rất chọn nhan sắc. Thế mà người mẹ vì hy sinh cho con mà chịu vết thẹo trên mặt.

Còn biết bao nhiêu bài vở mà Thầy viết trong đó, đã gây biết bao nhiêu xúc động vì hành động đạo đức hiếu sinh, vì lòng thương yêu của người ta mấy con đọc thấy. Thầy tin rằng mấy con không bao giờ cầm được nước mắt của những nhân vật này.

Thầy đem Phật pháp gắn liền với đời sống của mọi người trên thế gian này. Thực tế mấy con đọc sách Thầy thấy thực tế lắm mấy con. Rồi đây nó sẽ trở thành những cuốn sách giáo khoa cho các con, em, cháu của chúng ta học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học. Thầy tin rằng điều này. Và đất nước chúng ta là một điểm để cho mọi người thấy rằng đạo đức sẽ chiếu soi trên quê hương này.

Thầy là người Việt Nam, Thầy thương dân tộc Việt Nam. Muốn được độc lập biết bao nhiêu xương máu của tổ tiên chúng ta đổ trên mảnh đất này không? Thầy còn sống sót là may mắn lắm mấy con, chứ không chiến tranh đã cướp mất đi rồi. Bom đạn nó không chừa một ai nếu thiếu một chút phước. Trước làn tên, mũi đạn với tuổi tác của Thầy là tuổi tác trong chiến tranh không làm lính bên này thì cũng phải làm lính bên kia, thì làm sao mà khỏi chết mấy con? Mà may mắn Thầy còn ngồi đây. Những viễn ảnh quá khứ về chiến tranh ghê gớm lắm mấy con!

Thầy ước ao cho đất nước chúng ta luôn luôn không còn tiếng súng nữa mấy con, không còn thấy tiếng bom đạn nữa. Bây giờ ngồi đây nói chuyện đây chứ một chút xíu pháo nổ vô là có người ta chết mấy con, máu xương tan nát, đau lòng lắm! Những người thân đang ngồi nói chuyện như thế này, nghe một cái “uỳnh” thì chun dưới hầm một cái là nhìn thấy những người thân mình, nếu mà ngay đó thì đầu cổ, ruột gan banh ra hết mấy con, chỉ còn nức nở mà khóc. Mấy con nhớ Thầy nói rất đau lòng lắm mấy con!

(10:24) Chiến tranh đã ghi lại hình ảnh trong đầu của Thầy một nỗi đau thương, cho nên Thầy mong rằng: Con cháu chúng ta sau này không còn chiến tranh nữa, mà chỉ có nền đạo đức mà thôi. Chúng ta hãy cố gắng mấy con! Cố gắng tu, cùng siết chặt bàn tay với Thầy, một mình Thầy chưa đủ cái niềm tin với thiên hạ đâu. Nhưng mỗi một người như các con, đều nắm chặt bàn tay với Thầy, cùng nhau nỗ lực mà tu tập, Thầy biết tu là khổ chứ không phải tu là sung sướng mà được.

3- NHIẾP TÂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý ĐỂ AN TRÚ TÂM

(10:358) Cho nên gian khổ bền chí, kiên cường tác ý hàng ngày, không hề rời câu tác ý mấy con. Thầy dạy mấy con nhiếp tâm bằng phương pháp tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, chú ý ngay cái câu tác ý của chúng ta chứ không phải chú ý cái hơi thở, rồi hít vô thở ra một cách nhẹ nhàng, rồi tác ý nữa: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô, thở ra. Khi hít vô, thở ra rồi thì tác ý nữa đừng có làm thinh mà ngồi hít vô, thở ra như thế này.

Ngày xưa Thầy dạy mấy con hít vô, thở ra năm hơi thở rồi mới tác ý một lần, tại vì đó là pháp tập cho mấy con làm quen hơi thở, để coi cái hơi thở đó nó có rối loạn hô hấp mấy con không. Bây giờ nó không có rối loạn gì thì phải tập như thế này nè, chứ không thể tập chung chung như vậy được nữa.

Các con thấy Thầy dạy rất cụ thể, nhiếp tâm bằng phương pháp Như lý, chứ không phải nhiếp tâm bằng cách hít vô - thở ra, hít vô - thở ra năm hơi thở rồi tác ý một lần, đó là tập làm quen. Thầy nhắc mấy con, chứ không phải là pháp đó đi tới nơi tới chốn đâu.

Còn an trú, không phải mấy con tu một lèo vầy, 10 phút, 20 phút, 30 phút để nó có tự động an (thì) không phải đâu, chỉ có một phút an trú mà thôi. Nhắc ba câu: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

“An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.

“Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”.

Ba câu tác ý này để chỉ cho chúng ta hàng phục cái gì?

  •  

    Thứ nhất: An tịnh tâm là hàng phục những niệm ở trong đầu chúng ta.

  •  

    Thứ hai: Là an tịnh thân của chúng ta để nhiếp phục những cảm thọ.

  •  

    Thứ ba: Là để nhiếp phục sự hôn trầm, thùy miên của chúng ta.

Các con thấy rõ không?

(13:02) Rồi bắt đầu chúng ta ngồi đây mà hít thở trong một phút mà thôi. Có an thì chúng ta kéo dài, mà không an thì chúng ta tiếp tục tác ý lại, để cho nó thực sự nó hiện ra cái tướng an trú. Có phải không? Mới đầu có ai mà tác ý nó một phút mà an trú liền bao giờ. Cho nên chúng ta tác ý hoài chừng nào 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày mà chúng ta tác ý có 1 phút thôi, tu có một phút thôi mà nó an trú được rồi. Bây giờ bắt đầu tác ý lần thứ hai coi thử coi ra sao, trong 1 phút coi ra sao? - An trú nữa. Đúng rồi mình tác ý nó chịu nghe rồi, nó an trú rồi. Nó có cái trạng thái an trú chứ đâu phải ngồi yên lặng như thế này, nó không an không trú gì cũng cho nó an sao!?

Rồi bắt đầu phút thứ ba cũng thấy an trú được rồi, bây giờ nói nó nghe rồi, nó hiện ra cái tướng của nó mà. Cho nên khi hiện ra tướng thì tăng thời gian lên cho Thầy, từ 1 phút tăng lên 2 phút, 5 phút cho Thầy. Sau khi 5 phút được rồi phải hỏi Thầy: “Bây giờ con còn tăng nữa hay không?” Thầy cho tăng thì tăng, mà Thầy bảo không tăng phải tập như thế này thế này thì chừng đó cái quyền của Thầy, chứ nếu mấy con tự tăng là mấy con bị lọt trong tưởng sao! Các con hiểu, nó an trú rồi nó chưa hẳn nó nằm yên đó cho mấy con đâu.

(13:59) Cho nên mấy con hỏi Thầy, Thầy hỏi: Bây giờ nó an như thế nào? Thầy kiểm nghiệm, còn ngồi đó đi, Thầy xét coi thử coi cái sự an trú của mấy con ra sao. Mà mấy con an đúng thì cho tăng lên, mà an sai thì tức là có tưởng xen vô rồi, Thầy bảo dừng lại tác ý cái đó bỏ xả đi cho rồi, thì lúc bây giờ cứ tác ý để xả bỏ cái trạng thái đó đi rồi Thầy sẽ hướng dẫn. Các con hiểu chưa?

Chứ mấy con tự tu mấy con lọt vô trong đó 30 phút, bây giờ nó có 18 cái loại tưởng nó hiện ra rồi, trời đất ơi, một cái loại tưởng gần chết người ta xả, 18 cái thì mình làm sao đây? Nó đâu có đơn giản đâu mấy con. Đâu có phải khi mà tâm mình nó không có vọng tưởng nó an rồi, nó hiện ra những cái tướng khác chứ đâu phải nó ở yên một chỗ sao, cho nên tu thì phải có bạn, có Thầy chứ không phải tu tự tu được.

Mỗi phút giây muốn tăng lên đều phải thưa hỏi kỹ lưỡng, chứ không phải muốn ngồi tu trong thất ngồi đại đó thì nó tới cho mấy con à!? Cái chuyện đó không bao giờ có đâu mấy con. Cho nên tu phải có thiện hữu tri thức người ta kèm ở một bên, mà càng tu cao thì càng phải có thiện hữu tri thức ở sát một bên, chứ không phải tự tu tự chứng. Tự tu tự chứng thì từ lâu tới giờ thì người ta đã chứng hết rồi.

Có ai tu chứng chưa mấy con? Ngoài Thầy ra thì chưa có ai đâu, một người mà dám sống dám chết như Thầy chưa hẳn ai dám làm được điều này! Mà bây giờ có Thầy mà lại không nương vào Thầy thì mấy con biết đường ở đâu mà mấy con tránh. Thầy đã lạc vô ở trong biết bao nhiêu cái trạng thái tưởng chưa? Gần như cái người đã chết mấy con, mấy con đâu có hiểu được cái này. Cho nên mấy con là những người có đủ phước, có một người tu làm chủ được như vậy hướng dẫn, thì tại sao mấy con lại lìa Thầy mà tự tu được!?

4- TRÁCH NHIỆM CỦA THẦY

(15:53) Cho nên đầu tiên mấy con sắp xếp cho ổn định gia đình, quyết định là làm chủ sự sống chết của mấy con là hạnh phúc nhất cho một cái người theo đạo Phật. Ổn định gia đình xong thì Thầy sẽ sắp xếp cho mấy con tu tập những pháp nào pháp nào. Bây giờ mấy con yên ổn rồi mấy con đến chùa cũng như là gia đình của mấy con rồi, một cũng như bây giờ đức Phật đã chọn được cái bồ đề rồi. Cho nên đức Phật phát nguyện như thế nào? - “Thà chết mà không chứng đạo thì nát xương ở cội bồ đề chứ không đứng dậy”. Có phải không mấy con?

Thì bây giờ mình cũng vậy chứ, khi mà mình đến Tu viện sắp xếp cho ổn rồi, đàng hoàng rồi: “Thà chết chứ nhất định là không lìa Tu viện Chơn Như”. Có như vậy Thầy mới hướng dẫn mấy con tới nơi tới chốn chứ. Ý chí quyết liệt và nó quyết định được sự tu tập của mấy con. Chứ còn mấy con mà không có quyết chí thì Thầy nói làm sao tu được mấy con?

Cho nên mấy con yên tâm đã có Thầy thì Thầy sẽ dẫn, cái trách nhiệm bổn phận của Thầy không để một sinh mạng, một cái người khác mà theo Thầy mà làm không được việc. Cái trách nhiệm bổn phận của Thầy là mỗi sinh mạng của các con theo Thầy là Thầy phải bảo vệ cái sinh mạng đó, dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn. Là một vị Thầy mà, mấy con là người con của Thầy thì Thầy phải thương mấy con! Bỏ hết cuộc đời của mình đến đây để làm cái gì mà cuối cùng là đi ra hai bàn tay không!? Chết ở trong bệnh đau, chết ở trong nhà thương à? Cái mục đích đó đâu phải là của Thầy.

Cho nên đến đây Thầy nói thật sự ra mấy con sắp xếp ổn định hoàn toàn thì cái Tu viện của chúng ta nó sẽ an ổn, Thầy nói cô Út lo lắng giấy tờ cho mấy con hoàn toàn ở đây tu tới nơi tới chốn. Mà người nào được như vậy thì Thầy sẽ lôi ra cái khu vực của Thầy hoàn toàn, tu ở trong này được cái trạng thái chỗ nào thì Thầy sẽ lôi ra ở gần bên Thầy.

Cất một dãy thất, nhà của Thầy ở đây, hai dãy thất hai bên. Thầy luôn ngồi đây mà Thầy quan sát mấy con hết, người nào mà tu sai Thầy đến Thầy lôi ra liền. Lôi ra tới đây Thầy tập luyện trở lại, chứ không có ngồi trong thất mà tu cái kiểu này thì không bao giờ được. Cái trách nhiệm, cái sinh mạng của mấy con là ở trong cái bàn tay của Thầy, mà để mấy con oan uổng một cuộc đời tu hành của con vậy sao! Cái sức lực hàng ngày của mấy con bỏ ra mà nó vô ích như vậy sao! Cái trách nhiệm của Thầy ở đâu!?

(18:45) Phải thấy được cái trách nhiệm bổn phận của một vị Thầy hướng dẫn tu giải thoát chứ. Một ông thầy giáo dạy học trò là trách nhiệm truyền đạt cái văn hóa, cái môn học làm cho học trò dễ hiểu và thích thú tu học mới là ông thầy giỏi. Chứ ông thầy giáo gì mà dạy học trò tu riết rồi nó nghỉ hết trơn hết trọi, chán ngấy nó không muốn học nữa. Thì ông thầy đó dạy như thế nào đây?

Còn Thầy dạy mấy con tu phải được kết quả chứ. Phật pháp là như vậy. Tu bữa nay thấy tâm mình xả như vậy, ngày mai phải thấy nó thưa vọng tưởng ra chứ, tu hoài mà vọng tưởng cứ còn hoài như vậy là tu làm sao!

Cho nên cái trách nhiệm của một vị Thầy lớn lắm mấy con. Đã không mở Tu viện ra thôi, đã mở Tu viện là coi như công sức của mấy con về đây tu tập, và sinh mạng của mấy con bỏ hết những cái điều ở ngoài đời vào đây, thì cái công sức và sinh mạng của mấy con phải ấy được cái chỗ nào chứ, đâu phải đến đây để chơi, đến đây để rồi được không có gì hết.

Về nhà lại có chuyện gì lại sân giận, tức giận la lối lên còn hơn cả hồi chưa tu nữa, thì thôi thiệt là cái nhục nhã. Tu theo Thầy mà giờ về nhà, trời ơi chồng con nói cái gì cũng la lối um sùm. Thôi, trời đất ơi! Tu sao mà bây giờ dữ như chằn tinh vậy? Thì thôi rồi còn cái gì. Đó là một cái điều mà Thầy muốn nói với mấy con.

Bây giờ mấy con cố gắng, người nào quyết theo Thầy mà làm chủ bốn sự đau khổ, thì hãy lo sắp xếp xong xuôi, đăng ký hoàn toàn cho Thầy rồi Thầy sẽ biết các con cái số lượng người như thế nào, xong xuôi Thầy dạy. Bây giờ thân mấy con đang có bệnh, Thầy sẽ chỉ dạy trên cái thân bệnh của mấy con ôm pháp này mà đối trị cái nghiệp của mấy con, để mấy con vượt qua cái nghiệp này làm chủ bệnh mấy con, xả sạch cái bệnh này ra để mấy con yên tâm tu hành.

(20:23) Chứ không phải nói bệnh đi nhà thương, mai đi bác sĩ, mốt uống thuốc rồi về tập tu cầm chừng, cầm chừng như vậy tới chừng nào tu cho được. Người nào bệnh Thầy sẽ cho vào một khu vực Thầy đến trực tiếp Thầy dạy mấy con.

Chứ vừa rồi Thầy nghe cô Quảng Kính ở đây thật đau lòng! Cha mẹ không biết gì Phật pháp hết mà vô nuôi Quảng Kính như vậy làm tâm loạn động, làm sao ôm được pháp mà vượt qua những cái nghiệp của mình? Chỉ có Phật pháp mới vượt qua biển khổ này mà thôi, không có Phật pháp là không có phao để mà vượt bờ biển.

Phật pháp cho chúng ta cái pháp Như Lý Tác Ý; cho chúng ta được cái trạng thái bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì ôm chặt cái trạng thái bất động và cái phương pháp Như Lý Tác Ý luôn luôn tác ý, ôm chặt không sợ đau, không sợ khổ nữa, chết bỏ thì người này sẽ vượt qua biển khổ của nghiệp.

Mà Thầy đã căn dặn hết sức, nhưng mà mọi người xung quanh không hiểu biết, cứ tác động làm cho tâm dao động. Thầy biết bệnh ung thư, bệnh gì chúng ta cũng vượt qua được chứ đừng nói. Không có sợ cái thứ gì hết. Nghiệp là do ác pháp, do nhân quả nó mới có thân có bệnh, mà thân bệnh thì phải ôm pháp Phật mà chuyển nghiệp, thì nghiệp phải sạch.

Tại sao không tin lời ông Phật? Mà tại sao không tin lời Thầy? Thầy là người làm chủ, từ khi Thầy tu xong Thầy có đi bệnh viện, có đi bác sĩ không? Có nhìn thấy Thầy đâu phải là con người bằng sắt, bằng đất, bằng cây, bằng đá cho nên không đau, không bệnh. Nhưng mà tại sao Thầy là người như vậy mà Thầy không đau, không bệnh, mà hở một chút nào thì đuổi bệnh mai mất hết đi. Tại sao Thầy làm được?

Thầy có phải con người Thiên thần ở đâu đâu, rõ ràng Thầy cũng là con người cha sinh mẹ đẻ ở tại hành tinh này, trái đất này, ở đất nước Việt Nam này, có cha, có mẹ hẳn hoi, cũng sinh ra giống như mấy con chứ không có khác chút nào. Chứ không phải Thầy sinh ra trong miệng, Thầy không phải sinh ra trong nách, Thầy không phải sinh ra ở trên đỉnh đầu, mà Thầy sanh ra như mấy con đã cha mẹ sanh ra. Các con hiểu chưa? Mà Thầy làm được thì các con phải làm được chứ.

(22:43) Cho nên cái huyền thoại mà đức Phật sinh ra trong nách là không thật. Đã có cha, có mẹ sanh thì làm sao sinh trong nách??? Chuyện vô lý, nói không có đúng khoa học chút nào hết. Ai mà tin được cái điều này? Thế mà ca ngợi một đức Giáo chủ như vậy mà tin được à. Thầy, bởi vì bản thân của Thầy cha mẹ sanh ra như mấy con đã được cha mẹ sinh ra, thì Thầy cũng như vậy. Mà tại sao bây giờ Thầy làm chủ được? Thì Thầy mới nghĩ được đức Phật ngày xưa đâu phải là sinh nách, sinh ra, cha mẹ rõ ràng mới sinh ra đức Phật chứ. Nếu mà không có vua, không có hoàng hậu thì làm sao mà có đức Phật được. Ông ở trên trời ông xuống à? Chuyện đó chuyện quá! Không có.

Đó, như đức Phật Di Đà là không có cái hộ khẩu ở trên hành tinh này, chúng ta đi tìm đi. Cái danh sách của đức Phật Di Đà ở đâu? Nhưng mà chúng ta tìm được Phật Thích Ca có danh sách, có hộ khẩu ở trên cái hành tinh này, là con người Ấn Độ đàng hoàng mà, có cha, có mẹ ở trên hành tinh này mà. Còn bây giờ tìm Thầy có không? Có chứ sao không. Bây giờ đi lên xã Lê Linh, huyện lục bộ coi thử coi có Thầy không? Có chứ đâu phải không. Thầy đã sinh năm nào, ngày nào, tháng nào nó có đủ hết. Thì như vậy Thầy con người ở trên hành tinh này chứ đâu phải con người tưởng tượng.

Thầy nói thật với mấy con, thật thẳng như vậy, để mấy con thấy rằng cái pháp Phật thật sự là đức Phật ra đời giúp chúng ta thoát bốn sự đau khổ của con người. Thế mà có phương pháp tu, có cách thức tu, có cách thức sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người tại sao chúng ta không làm? các con thấy chưa?

Bây giờ Thầy về đây Thầy thăm mấy con, Thầy nhắc nhở, khuyên lơn mấy con sắp xếp ổn đi Thầy sẽ dẫn dắt, không uổng cuộc đời mấy con đến đây với Thầy, không uổng chút nào đâu mấy con. Một cuộc đời cha mẹ sanh ra, các con nhớ mẹ mình cực khổ, mang nặng đẻ đau, rồi ôm ẵm mình bao nhiêu năm tháng để cho mình lớn lên, tập mình đi từng bước, tập mình nói từng lời nói, bây giờ chúng ta nói lưu loát được như thế này, đi mạnh dạn như thế này, công ơn của cha mẹ chúng ta lớn lắm mấy con. Nếu mà sinh ra mà quăng chúng ta ở ngoài chắc chắn chúng ta sống không nổi đâu. Cái công ơn này lớn lắm. Thế mà chúng ta được cái thân này, được cha mẹ nuôi lớn, được đi học được gặp chánh pháp như thế này mà không tu tập quá phí cuộc đời chúng ta, quá phí công lao của cha mẹ chúng ta.

(25:00) Thầy nói hôm nay thu băng mấy con còn nhớ kỹ tất cả những cái gì Thầy nói còn đây. Một thân chúng ta sinh ra là cha mẹ chúng ta quá cực khổ. Mỗi lần đau ốm mẹ ôm ẵm chúng ta không lìa, người mẹ cực khổ với con vô cùng mấy con. Bởi vậy Thầy nghĩ đến những người phụ nữ ở Hà Nội rất vất vả con, nghèo khổ mà vẫn nuôi con đi học trên Đại học mấy con, các bà thật là tuyệt vời, người Bắc thật tuyệt vời! Người Nam chúng ta con học thì cho học mà không học thì thôi, chứ người Bắc thì không được mấy con, họ khổ mà chấp nhận sự khổ của họ mà họ cho con họ đi học.

Thầy nói hôm nay mấy con đủ duyên được gặp Thầy nhắc nhở mấy con tu, không phí cuộc đời mấy con đâu, theo Thầy mấy con quyết định: “Tôi sẽ chết theo Thầy tận cùng, không lìa khỏi Tu viện”. Sắp xếp hẳn hoi hoàn toàn, những người được sắp xếp hẳn hoi hoàn toàn Thầy kiểm tra từng chút, Thầy không phí bỏ cái công phu của Thầy, cái công lao của Thầy giúp đỡ mấy con, chứ không khéo Thầy dạy dỗ mấy con ít bữa mấy con đi ra, ít bữa mấy con vô, trời đất ơi! Cái công Thầy dạy dỗ uổng lắm mấy con, cực khổ lắm mấy con!

Dạy mấy con như một người mẹ mà tập mấy con bước đi từng bước mấy con, chừng con mình bước đi được mới mừng, nói được tiếng nói kêu “ba”, kêu “mẹ” thiệt nó thấm thía tình mẹ con, cha con vô cùng. Đứa con mà gọi ba, gọi mẹ là cái người mẹ thấy nó thỏa mãn an lòng, sung sướng lắm mấy con. Thấy con mình bước đi chập chững họ vui mừng lắm mấy con. Mà Thầy thấy con Thầy đem Thầy so sánh, thấy mấy con chập chững nhiếp tâm được, an trú được, xả tâm ly dục ly ác pháp được an ổn Thầy mừng như là con của mình bước từng bước đi mấy con.

5- NỖI LÒNG CỦA THẦY

(27:22) Cái tình của người mẹ sánh với tình của người Thầy thương con Thầy thấy y như nhau mấy con. Mấy con hãy ráng đừng phụ lòng Thầy! Thầy thương mấy con là Thầy thương mọi người trên hành tinh này hết, đều là con cháu của Thầy, họ khổ là nỗi khổ của Thầy.

Cho nên Thầy đã nói Thầy cặm cụi viết từng trang đạo đức để lại cho loài người là vì nỗi lòng thương yêu của Thầy, chứ tuổi đời của Thầy hiện giờ thật sự ngồi thanh thản, an lạc, vô sự là hạnh phúc vô cùng, giải thoát vô cùng. Có gì mà Thầy phải chịu khổ mà ngồi cặm cụi từng cây bút, ngồi từng trang ở trên máy vi tính mà chỉnh sửa thành trang sách như thế này cho mấy con!

Mỗi lần những trang sách mà Thầy gửi về cho mấy con học, mà mấy con hiểu biết được là nỗi mừng trong lòng của Thầy vô cùng. Thầy hiểu, Thầy biết mấy con hiểu được trong trang sách của Thầy viết là hiểu được lòng Thầy. Là làm được những gì Thầy mong muốn cho mấy con sống để đem lại sự an vui, hạnh phúc cho mấy con, cũng như một người mẹ thấy con mình đã tập, đã đi siêng năng cần mẫn học tập là cha mẹ mừng, rất là mừng.

Còn con mình lười biếng, con mình không chịu đi học, bê tha vui chơi bè bạn thì cha mẹ khổ tâm vô cùng. Nhất là xã hội chúng ta đang xuống cấp đạo đức mấy con. Ở xa cha mẹ ở đây nơm nớp lo: “Không biết con mình có vui chơi với bạn bè mà bỏ học hay không?” Khổ tâm lắm mấy con! Mấy con làm cha mẹ rồi mấy con biết những nỗi khổ này. Thì nỗi khổ của Thầy thương mấy con cũng như vậy, từng phút từng giây.

Thầy thương nhất là những người ở ngoại quốc, họ khổ lắm mấy con. Thầy chịu khổ bao nhiêu thì mấy con cũng chịu khổ bấy nhiêu Thầy biết. Thầy biết mấy con tha thiết bỏ bên kia về bên đây để sống cùng Thầy tu tập, mà làm sao bảo vệ cho mấy con được an ổn! Thầy biết không bao giờ có một người nào làm chính trị mà về đây ở đây được.

(29:13) Ăn một ngày sống một bữa, rồi chẳng dám vui chơi với ai cả, chỉ âm thầm một mình một bóng trong thất cố hàng ngày quét tâm mình ly dục ly ác pháp, tất cả những các chướng ngại pháp để tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Là một cố gắng hàng ngày ý chí ngút ngàn mới làm được chuyện này chứ không phải dễ đâu mấy con.

Mỗi giờ mấy con ngồi trong thất tu tập là mỗi lần Thầy phải chia sẻ từng khổ đau của mấy con. Những vọng tưởng, những hôn trầm đánh gục mấy con là đương nhiên coi như nó là nó xẻ da, xẻ thịt của Thầy mấy con. Thầy biết mấy con gục xuống một cái là Thấy xót xa vô cùng! Nhưng nghiệp của mấy con mà làm sao Thầy cứu được?

Chỉ cần gặp mấy con, sách tấn mấy con, khích lệ mấy con, đi kinh hành hoặc ngồi tác ý phải chuyên cần phải tập cho có căn bản để chiến đấu phá giặc sinh tử. Đó là giặc sinh tử đó mấy con. Từng tâm niệm, từng hôn trầm thùy miên, từng cảm thọ trên thân đều là bọn giặc sinh tử. Nó chặn đường, cản lối không cho mấy con làm chủ sự sống chết đâu mấy con, luôn luôn lúc nào nó cũng hiện tiền chống lại mấy con. Mà thiếu Thầy thì mấy con sẽ đầu hàng giặc không thể nào thắng nổi.

Cho nên Thầy quyết định giúp đỡ mấy con, từ đây về sau mấy con đã có Thầy, thì mấy con phải cố gắng khắc phục gia đình bằng đạo đức chứ không phải làm bằng cách làm cho gia đình mình buồn khổ là không đúng. Nói thật, khuyên lơn, nói thẳng, nói thật cho họ biết. Tình thương của họ đối với mấy con là thật sự thương.

Cho nên vừa rồi có một người phụ nữ đến đây mà Thầy đi Thầy gặp. Nghĩa là bà muốn tu lắm, nhưng con bà thấy bà ăn ngày một bữa rất là xót xa khuyên bà nên ăn hai ba bữa, và đồng thời tìm cách để giữ bà không cho bà đi sợ bà đau, tình của con thương mẹ như vậy đấy mấy con. Và người mẹ quyết tu lại muốn trốn con, bỏ con mà đi tu. Trời ơi! Thầy thấy giữa cái cảnh này xót xa Thầy lắm mấy con! Thầy khuyên cô phải trở về với gia đình bằng những dòng nước mắt của Thầy. Con của Thầy mà gặp những hoàn cảnh khổ đau như vậy Thầy chịu sao nổi mấy con!?

(31:03) Nghĩa là tất cả mấy con đều là con của Thầy, đứa nào gặp hoàn cảnh khổ là trong đó có Thầy. Cho nên Thầy dùng tất cả những điều an ủi khuyên lơn mấy con vượt qua những cái khó khăn. Thầy xác định cho mấy con đó là nhân quả, đó là thế này thế khác để giúp cho mấy con yên ổn, để cho tâm mấy con bất động được nhân quả của mình. Khó khăn lắm, gia đình khó lắm không bao giờ có sự hợp, có sự hòa hợp trên một cái vấn đề.

Bởi vì Phật pháp có những điều ê chề làm cho người ta nghi ngờ, làm cho người ta không hiểu. Cho nên mình trách gia đình mình sao được mấy con? Người ta thương mình, người ta sợ mình không hiểu mình bị các Thầy lừa đảo, gạt gẫm rồi cuối cùng được những gì đây? Thầy nói thẳng, nói thật để cho mấy con thấy cả một niềm đau của gia đình mình chưa? Vì thương mình, chứ đâu phải. Chứ sự thực ra người ta hiểu đúng, người ta hiểu thật thì người ta khích lệ cho mình chứ. Đã là gia đình của mình, đã là cha, là chồng, là con cái, là cha mẹ mình mà làm sao nỡ bỏ con được???

6- CÁCH THỨC TÁC Ý TRONG TỨ CHÁNH CẦN VÀ TỨ NIỆM XỨ

(32:11) Hôm nay, Thầy nói như vậy để mấy con hiểu được con đường của đạo Phật rất rõ ràng, cụ thể, phương pháp rất rõ ràng. Con đường của đạo Phật là Bát Chánh Đạo, ngoài Bát Chánh Đạo điều là không phải đạo Phật. Người ta cũng dám mượn Bát Chánh Đạo để người ta vẽ ra điều này thế kia trong đó. Nhưng muốn thực hiện Bát Chánh Đạo thì phải có ba mươi bảy pháp môn tu tập gọi là Ba Bảy Pháp Trợ Đạo. Cho nên trong cái vấn đề tu tập thì mình phải hiểu rõ.

Ở đây có một vị sư muốn hỏi Thầy: Thầy dạy về Định Niệm Hơi Thở khi tác ý: “Hít vào tôi biết tôi hít vào, thở ra tôi biết tôi thở ra” chỉ để ý câu tác ý không để ý hơi thở. Còn đếm từ một đến năm có cần phải đếm nữa không? Đây là câu hỏi.

Từ xưa đến giờ thì Thầy dạy mấy con tu thọ Bát Quan Trai, thì do đó Thầy dạy mấy con tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô, thở ra đếm “1, 2, 3, 4, 5” rồi mới tác ý trở lại, mấy con nhớ kỹ phải không? Nhưng hôm nay không phải còn ở trên thọ Bát Quan Trai nữa. Bởi vì mấy con đã trải qua một thời gian dài, mà cứ tu hoài bấy nhiêu đó như vậy là nghĩa gì, nó phải thay đổi chứ, sao lại tu có nhiêu đó thôi. Đâu phải tu nhiêu đó là tu tới nơi tới chốn đâu.

Định Niệm Hơi Thở là phương pháp để chỉ định cho chúng ta tu trên pháp 37 phẩm trợ đạo bằng Thân Hành Niệm nội, chứ không phải cái pháp Định Niệm Hơi Thở để mà dẫn dắt chúng ta đi tới nơi tới chốn. Cũng như bây giờ Tứ Niệm Xứ đức Phật xác định một cái câu Định Niệm Hơi Thở để mà chúng ta thấy cái đề mục rõ ràng: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”, đó là cái phương pháp để chúng ta tác ý ở trên Tứ Niệm Xứ, để chúng ta quán trên thân chúng ta. Mà quán thân tức là quán tâm, mà quán tâm tức là quán thọ, mà quán thọ tức là quán các pháp. Thân - Thọ - Tâm - Pháp đủ ở trên một cái đối tượng mà. Các con thấy rất rõ đâu có gì đâu khó khăn.

Cho nên cái đề mục của cái Định Niệm Hơi Thở nó xác định cho chúng ta biết được cái phương pháp tu trên Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà trong cái Định Niệm Hơi Thở thì mấy con thấy trong cái Tứ Niệm Xứ nó có nói về hơi thở chứ đâu phải không đâu. Mà nó nói đủ thứ cái đề mục của nó hết thì mấy con biết như thế nào mấy con tu không? Nếu không có sự kinh nghiệm tu thành của Thầy, thì làm sao mấy con hiểu được mấy con biết lôi nó ra mấy con tu?

(35:33) Rồi trên Tứ Niệm Xứ nó cũng quán nào là bất tịnh, quán đủ thứ loại ở trên đó. Thì ở trên Tứ Chánh Cần nó cũng vậy, mấy con biết cái nào là tu Tứ Chánh Cần, cái nào là tu Tứ Niệm Xứ không? Làm cho người ta đọc đến những cái pháp này người ta rối người ta không biết, cái nào cũng quán, cái nào cũng vậy hết. Nó đâu phải mấy con, Tứ Chánh Cần là Tứ Chánh Cần, mà Tứ Niệm Xứ là Tứ Niệm Xứ.

Cho nên vì vậy ở đây bắt đầu bây giờ mấy con là những người quyết tâm chứ không phải là tu thọ Bát Quan Trai. Thọ Bát Quan Trai là những người Phật tử người ta mới đến, người ta quy y Tam Bảo rồi, phải không? Người ta quy y Tam Bảo, thọ Ngũ giới rồi bắt đầu bây giờ mới dạy cho họ thọ Bát Quan Trai trong một tháng hoặc một hoặc hai ngày để cho người ta tập, để cho người ta làm quen với những cái phương pháp thực hành.

Cho nên người ta mới dạy cách thức cho họ hít vô thở ra như vậy, rồi đếm 1, 2, 3, 4 tới 5 hơi thở rồi mới tác ý một lần để chúng ta tập làm quen; hoặc là đi kinh hành, đi mười bước đứng lại tác ý rồi hít thở hoặc là ngồi xuống hít thở. Các con hiểu những cái điều đó là những cái điều người ta tập cho những người sơ cơ làm quen với pháp tu chứ chưa phải đi sâu.

Bây giờ mấy con không phải là những người còn tập như vậy nữa, đã tập lâu quá rồi, thọ Bát Quan Trai nay một năm, hai năm rồi, mà cứ thọ Bát Quan Trai rồi cứ thọ Bát Quan Trai đó rồi cứ tu như vậy sao? Rồi đi về đâu? Ít ra Phật Pháp nó cũng phải 37 phẩm trợ đạo, chúng ta phải tu cái gì trước cái gì sau chứ. Thì bây giờ tu cái này rồi thì bắt đầu mấy con quen rồi, bây giờ mấy con phải tu cái gì? Thầy sẽ hướng dẫn tới chứ.

Bây giờ đó, nếu mấy con thấy ngồi đây mấy con tác ý như thế này: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mấy con ngồi im lặng như thế này, không nương hơi thở, không nương chỗ nào hết. Rồi bắt đầu nhìn coi cái ý của mình có khởi niệm gì không? Khởi niệm thì tác ý, mà không khởi niệm yên lặng. Mà yên lặng mà nó cứ kéo hai mí mắt mình xuống, biết là sắp sửa buồn ngủ đứng dậy đi kinh hành.

Đi kinh hành cũng giữ cái tâm bất động của mình thanh thản, an lạc, vô sự chứ không phải tập trung dưới bước chân đi. Đi kinh hành để thân mình động đừng ngủ. Nhưng mà cái pháp mà cái người mà giữ cái tâm bất động đó là tu Tứ Chánh Cần - Ngăn ác diệt ác. Người ta luôn luôn người ta nhìn cái ý của người ta coi có từng niệm hay không, để cho mỗi niệm là người ta ngăn và diệt nó, các con hiểu điều đó. Đó là người ta tu Tứ Chánh Cần.

(37:39) Còn bây giờ mấy con nhiếp trong hơi thở nè, rồi mấy con nhiếp như thế nào để 30 phút không niệm nè, rồi người ta dạy mấy con nhiếp như thế nào để an trú được ở trong hơi thở. Mà an trú được ở trong hơi thở rồi thì phải kéo dài được bao nhiêu phút nè? Mà khi tu tập được cái thời gian đó rồi, thì người ta xem xét lại coi như thế nào. Thì trong khi đó người ta cộng với một cái phương pháp là mấy con tu 30 phút này thì nhiếp tâm thì mấy con phải xả ra, chứ mấy con cứ ngồi tu hoài sao được.

Mà mấy con xả ra mấy con tu pháp gì? Có phải mấy con tu pháp Tứ Chánh Cần không? Cho nên mấy con xả ra mà từng có tâm niệm gì mà xảy ra trong đầu của mấy con thì quán xét tư duy xả những cái niệm đó cho Thầy. Thì giữa cái Tứ Chánh Cần nó hợp với cái pháp nhiếp tâm và an trú này, mấy con mới trọn vẹn được 30 phút, từ đó người ta mới đưa mấy con vào Tứ Niệm Xứ, chứ đâu phải mấy con muốn vào Tứ Niệm Xứ là vào đại được sao! Cho nên mấy con hiểu chưa?

7- BỐN CHÂN LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

(38:37) Về bốn chân lý: Khổ - Tập - Diệt - Đạo, thì chân lý nào phải hiểu ra chân lý ấy cho rõ ràng, và thông suốt từng chân lý một phải không?

Ở đây câu hỏi nói về bốn chân lý, sự thật ra đức Phật có Tứ Diệu Đế, tức là bốn chân lý Khổ - Tập - Diệt - Đạo.

Bây giờ Thầy nói cái khổ. Là mỗi con người sanh ai là người không khổ? Không có người không khổ. Người ta nói một cái gì trái ý mình có khổ không mấy con? Có tức giận không? Muốn một cái gì đó mà không làm được có khổ không? Khổ! Tất cả những cái này thuộc về cái đời sống của chúng ta luôn luôn là có khổ. Thì đó là cái chân lý con người sinh ra là con người nào cũng có khổ hết, không có người nào không khổ. Bây giờ có ai nói tôi sinh ra mà tôi không khổ không? Không bao giờ có, điều đó không bao giờ có. Đó là cái chân lý, cái sự thật mà. Chân lý là một sự thật.

Cái nguyên nhân mà sinh ra sự khổ thì đức Phật nói đó là lòng ham muốn của chúng ta. Vậy con người nào mà có ở xung quanh chúng ta, mọi người ở xung quanh chúng ta là con người, có người nào không ham muốn không? Người nào cũng có ham muốn đó là cái chân lý của con người chứ sao, cái sự thật của con người, người nào cũng ham muốn. Hoặc ham muốn nhiều hoặc ham muốn ít, hoặc là ham muốn khéo léo che đậy, có vậy thôi, chứ người nào Thầy thấy cũng có ham muốn hết. Đó là cái nguyên nhân, cái sự thật con người nào cũng có lòng ham muốn.

(40:19) Rồi bây giờ cái chân lý thứ ba đức Phật xác định cho chúng ta thấy một trạng thái, mà người nào chưa tu cũng có cái trạng thái đó hết: Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ chúng ta ngồi đây tâm không có khởi niệm gì hết, nó không có nghĩ ngợi một cái gì hết, chỉ trong vòng chút xíu thôi, để mà chúng ta nói cái mà chúng ta nhận. Thanh thản, thì chúng ta thấy có tâm thanh thản không? Mà ngồi đây mà chúng ta thấy thân có đau, có nhức, có mỏi không? Không có gì hết thì an lạc chứ sao. Như vậy tâm không có khởi niệm nghĩ ngợi cái này, mà thân không có làm một công việc gì cả hết, mà đang ngồi đây thì nó là vô sự chứ sao.

Vậy thì mọi người trong chúng ta đây có cái trạng thái đó không? Có, thì đó là chân lý chứ sao! Nó có cái gì đâu, nó có gì đặc biệt đâu, ai cũng có. Nhưng mà có ở trong một phút, một giây chứ nó có nhiều được không? Không có kéo dài được nó. Cho nên đức Phật nói: Hộ trì và bảo vệ chân lý đó. Vậy thì muốn hộ trì và bảo vệ được chân lý đó thì phải đi vào con đường Đạo đế.

Đạo đế là một cái chương trình của tám cái lớp học mới gọi là Bát Chánh Đạo. Tám cái lớp học từ Chánh Kiến, Chánh Tư Duy cho đến Chánh Tinh Tấn, cho nên đến Chánh Mạng thì chúng ta thấy rõ ràng, khoảng này từ Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng thì chúng ta thấy rất rõ đây là hoàn toàn là con đường. “Những gì thông suốt cần thông suốt”, chúng ta phải hiểu tức là phải học năm cái lớp này, năm cái lớp này cho nó kỹ, thông suốt.

Đến Tứ Chánh Cần là Chánh Tinh Tấn, là lớp thứ sáu có phải không? Mà Chánh Tinh Tấn là mấy con mới vào cái pháp tu, “Những gì cần tu tập mới tu tập” thì bắt đầu người ta đưa vào Tứ Chánh Cần. Cho nên ngăn ác diệt ác, sanh thiện sanh trưởng thiện pháp. Mà trong khi đó mấy con phải thông suốt được năm cái lớp đầu tiên tới cái lớp thứ sáu thì mấy con mới biết cách mấy con ngăn chứ, các con hiểu chưa?

Chứ bây giờ mấy con không thông suốt thì bây giờ cái niệm nó khởi lên không biết sao đây, làm sao tôi diệt nó đây? Mà không hiểu thì cái niệm đó bị ức chế, các con không cho nó khởi thì con bị ức chế niệm, còn con thông suốt nó, nó không thể nào quấy rầy con được. Cho nên buộc mấy con phải học 5 cái lớp đầu tiên của Bát Chánh Đạo. Bởi vì chỉ có Bát Chánh Đạo mới có hộ trì và bảo vệ cái chân lý Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự mà thôi, ngoài Bát Chánh Đạo là không có thể nào làm được, nó là cái chân lý, cái chương trình tu học của Phật pháp.

(42:33) Thì mấy con thấy Chánh Tinh Tấn, tức là Tứ Chánh Cần, phải không? Sau khi ở lớp Tứ Chánh Cần mấy con ngăn ác diệt ác thì tất cả các pháp thô nó không còn có nữa. Như mấy con nhiếp tâm và an trú nó không còn niệm, không còn hôn trầm, có đúng không? Mà bây giờ mấy con tăng lên thì bị tưởng phải không? Cho nên người ta mới đưa vào Tứ Niệm Xứ để cho mấy con tác ý theo phương pháp của Tứ Niệm Xứ, chừng đó mấy con mới tăng lên từ 30 phút mấy con tăng lên 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 6 giờ đồng hồ hoàn toàn tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự mà không bị tưởng, đó là Tứ Niệm Xứ mấy con.

Tứ niệm xứ là lớp thứ mấy của lớp Bát Chánh Đạo mấy con? Là lớp thứ bảy - Chánh Niệm.

Các con có nghe Chánh Tinh Tấn là lớp thứ sáu, là Tứ Chánh Cần, mà Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ, còn Chánh Định là Tứ Thánh Định. Mà Chánh Niệm chưa hoàn thành thì làm sao nhập Tứ Thánh Định được? Các con hiểu đạo Phật rõ ràng, cụ thể từng lớp một. Cho nên khi ở trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập 6 tiếng đồng hồ cho đến một ngày, bảy ngày bất động tâm của mình, thì bảy năng lực của Giác Chi hiện tiền ra. Bảy năng lực chứ không phải bảy pháp Giác Chi đâu mấy con. Bảy năng lực Giác Chi.

Bởi vậy trong cái pháp nói về thực phẩm thì đức Phật nói: Thực phẩm của Tứ Niệm Xứ là bảy năng lực của Giác Chi. Đó mấy con thấy rất rõ mà. Còn Tam Minh là thực phẩm của Tứ Thần Túc. Mà bảy Giác Chi là bốn năng lực của Tứ Thần Túc. Cho nên Định Như Ý Túc, muốn định nào thì nó sẽ nhập vào định nấy. Cho nên trong Tứ Niệm Xứ thì nó thực hiện được Tứ Thần Túc, bảy năng lực của Giác Chi.

Vậy thì khi mà có được cái năng lực đó rồi thì muốn nhập Sơ Thiền thì thân tâm chúng ta vào Sơ Thiền. Muốn vào Tứ Thiền thì thân tâm chúng ta vào Tứ Thiền. Chứ không phải ngồi thiền nhập định mà nhập, chúng ta nhập tưởng chứ nhập cái gì.

Còn ở đây chúng ta nhập bằng cái lực của Định Như Ý Túc, định như ý mình muốn mà. Mà từ ở trên Tứ Niệm Xứ nó mới có Định Như Ý Túc, ngoài Tứ Niệm Xứ thì không bao giờ có định, các con thấy chưa? Cho nên đức Phật mới nói: Giới sinh định. Mà giới chưa thành thì định làm sao có!? Mà Định Như Ý Túc nó mới là định, mà từ giới nó mới sinh ra, từ Tứ Niệm Xứ nó mới sinh ra, Chánh Niệm nó mới sinh ra. Các con hiểu chưa?

Đó thì mấy con thấy rõ ràng đạo Phật không rời Bát Chánh Đạo, mà nó không lìa 37 phẩm trợ đạo của đạo Phật, nó không lìa chút nào, 30 pháp tu ở trên Bát Chánh Đạo.

(45:20) Thì bây giờ mấy con tới Tứ Thần Túc rồi thì nhập định. Nhập định thì thực hiện Tam Minh chứ sao! Thiên Nhãn Minh, Túc Mạnh Minh, Lậu Tận Minh.

Thì cái minh mà cuối cùng của nó là cái minh mà đầu tiên chúng ta đang ngồi đây để giữ nó, chỗ này là chỗ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự không phải là Lậu Tận Minh sao! Nhưng mà vì chúng ta còn lậu hoặc cho nên nó chỉ có 1 phút giây. Các con hiểu chưa? Bây giờ ngồi đây bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó chỉ có một chút nó ngừng niệm, có đúng không mấy con?

Cái pháp mà đầu tiên chúng ta tu để bảo vệ chân lý thì lại là cái pháp cuối cùng của Tam Minh. Lậu Tận Minh là pháp cuối cùng mấy con. Các con có thấy đúng không mấy con? Đầu tiên chúng ta vô ôm cái pháp Lậu Tận Minh để mà tu, bảo vệ được cái Lậu Tận Minh của chúng ta cho đến cuối cùng nó sống ở trong chúng ta sống với Lậu Tận Minh. Thì lúc bấy giờ gọi là thể hiện Lậu Tận Minh chứ sao! Các con thấy chưa?

Đạo Phật nó thực tế cụ thể như vậy. Vì vậy, Thầy bảo đảm mấy con quyết tâm theo Thầy thì phải sắp xếp hẳn hoi đàng hoàng Thầy sẽ dẫn tới nơi. Thầy biết rõ đường đi mà, cái ngách nào mấy con tu sai Thầy biết hết, không có làm sao mà tâm mấy con gạt được Thầy đâu. Thầy bắt mấy con ngồi đó mà Thầy kiểm tra là mấy con không thể nào mấy con ngồi đó mấy con nghĩ một niệm là Thầy biết liền tức khắc, không giấu Thầy được đâu.

Tâm của Thầy nó thanh tịnh, nó hòa nhập với tâm thanh tịnh của mấy con, mà tâm mấy con động là tâm Thầy biết liền. Còn tâm mấy con động thì mấy con làm sao biết tâm người ta định được, các con hiểu không? Thầy bắt đầu Thầy ngồi đây Thầy kiểm tra mấy con thì tâm Thầy luôn luôn bất động, trong khi tâm mấy con động Thầy biết rõ ràng mà. Tâm động thì nó phải hiện ra cái tướng động nó ở tâm Thầy chứ đâu Thầy không biết. Cũng như tâm con bây giờ nó hiện ra cái động, thì đang yên tĩnh mà nó hiện ra cái niệm thì mấy con phải biết nó chứ, con hiểu không?

Cho nên rõ ràng là mấy con biết Thầy biết chứ đâu phải không biết, cho nên mấy con giấu Thầy được à? Phải chi tâm Thầy động như mấy con thì Thầy đâu có hiểu được mấy con, tâm Thầy đâu có động cho nên Thầy kiểm tra mấy con Thầy biết rằng bây giờ phải tu pháp gì. Tâm còn động thì mấy con phải tu Tứ Chánh Cần chứ, phải nhiếp tâm và an trú trở lại chứ. Còn tâm mấy con Thầy ngồi đây Thấy thấy rõ ràng là bất động, đi vào Tứ Niệm Xứ mà tu để nhiếp phục những cái vi tế tham ưu của nó thì mấy con sẽ được giải thoát. Đó mấy con thấy sự tu tập chưa?

(47:40) Thầy nói không có người nào mà giấu Thầy được hết, khi tâm Thầy thanh tịnh rồi mấy con ngồi mà láng cháng nghĩ bậy trong đó là chết với Thầy. Thầy không tha đâu chứ đừng nói chuyện. Ngồi tu mà nghĩ nhớ nhà hả? Ngồi tu đây mà nhớ vợ, nhớ con hả? Đi về đi! Thầy đuổi liền chứ đừng nói chuyện.

Thầy đâu có thần thông gì đâu, tại mấy con khởi cái niệm tầm bậy vậy làm sao mà không muốn làm cái tâm bất động của Thầy không động trong đó được. Biết liền chứ, mấy con đừng có. Thầy đuổi đi về đi thăm vợ thăm con đi, dọn dẹp cho đàng hoàng đi, chứ ở đây mà ngồi đó mà nhớ. Thầy đuổi liền chứ ở đó, phải không mấy con?

Còn mấy con yên tịnh được thì cho vào tu được rồi, mấy con sắp sửa tới rồi đó. Vô Tứ Niệm Xứ là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm mấy con chứng đạo đấy. Nghe nói mà chứng đạo mừng lắm ấy, nghe nói được gần Thầy mà tu gần Thầy là (mừng) hết lớn ấy.

Thôi bây giờ Thầy nói vậy đủ rồi đấy mấy con, cố gắng về sắp xếp cho ổn đi. Nãy giờ Thầy trả lời những câu hỏi về Bát Chánh Đạo; về Tứ Diệu Đế: khổ, tập, diệt, đạo. Mấy con hiểu rồi hen. Rõ ràng là Thầy dạy mấy con không sai Bát Chánh Đạo. Thôi bây giờ Thầy trở ra để Thầy còn lo nghỉ chút để lát nữa Thầy còn viết sách mấy con. Được rồi, thôi con, Thầy đọc Thầy sẽ trả lời. Rồi mấy con cố gắng con.

8- PHẬT TỬ THƯA HỎI

(49:12) Phật tử 1: Con cũng may mắn được thầy giảng viên cho nghe cuốn băng, nhờ cuốn băng đó mà con nghĩ nếu mà con biết gặp trước vài tháng thì con không vô đây, con sẽ học ở đó xong rồi con quyết định tu vô đây, có hai con đường, một là con đường xin thầy một miếng đất rồi chết luôn ở đây, chứ không về nữa.

Trưởng lão: Phải rồi chọn được cội bồ đề rồi.

Phật tử 1: Con có hứa với cô Út là con ở đây bốn tháng thì con với cái như ý, thế nhưng mà con ở được hai tháng, nhưng con nghe cái cuộn băng đó con có cái ý con trình với thầy Thiện Tâm là bây giờ về để tu dưỡng với cái băng đó, sắp xếp công việc, con có hai cái quyết định: Một là sẽ không vào nữa bởi vì với cái tâm đó thì mình làm cư sĩ cũng trọn vẹn, nhưng mà đã vào đây thì chọn cái chết ở đây.

Trưởng lão: Đúng vậy rồi, vào đây là một chứng đạo, hai là chết bỏ.

Phật tử 1: Thưa Thầy, bây giờ con nên về hay là nên ở cho hết bốn tháng?

Trưởng lão: Không, bây giờ về coi sắp xếp gia đình, bốn tháng nó cũng phí thì giờ con, nó cũng chưa có giải quyết việc gì gia đình được, nó cũng phí uổng đó. Chừng nào mà sắp xếp đoàng hoàng rồi lên đây lấy cái chết, quyết định cuộc đời tu hành của mình. Còn mà mấy con quyết định thì mấy con nên quyết định như vậy đấy, giải quyết đàng hoàng. Bây giờ mấy con còn hỏi xin Thầy gì nữa không?

Phật tử 2: Trình Thầy con 2006 con ở đây, đến bây giờ về con có nguyện vọng như thế này: Con và cháu rất muốn tu hành, nhưng con thì có cái vướng là cháu đang ở trong cái trạng thái có vướng mắc về tư tưởng…​ Nếu cháu tu được ở đây thì con nguyện tu hành suốt đời, nếu cháu mà không trụ được ở đây thì con không thể xuất gia để đi được.

Trưởng lão: Cái đó là cái ái kiết sử rồi, cái nghiệp con. Bây giờ thực ra để xem xét cái duyên đó con, cái duyên rồi Thầy mới giúp cho, chứ cái duyên mà nó chưa đủ mà ép nó cũng tu không được cũng uổng phí. Con hiểu không?

Phật tử 2: Dạ thưa Thầy thì hôm nay thì cháu cũng có gửi gắm con: “Mẹ vào bạch với Thầy xem con có thể tu hành được không?”

Trưởng lão: Được, để Thầy xem xét cái ý chí, cái nghị lực của nó có đủ không đó. Vì tu con đường này là con đường chiến đấu của giặc sinh tử rồi, mà cái ý chí, cái nghị lực của nó thiếu là nó thắng không nổi cái nghiệp của nó. Thì Thầy bảo phải sống nền đạo đức thôi, thì theo đạo đức đó mà sống, mà sống ở trong gia đình để đem lại sự bình an thôi, chứ còn đi sâu nữa thì không được.

(52:15) Để Thầy xem coi rồi Thầy sẽ góp ý cho mấy con, yên tâm đi con, không có gì đâu. Có Thầy mà Thầy biết người nào có duyên tu được (hay) không được Thầy biết, chứ đâu phải dễ đâu con. Coi vậy chứ cái duyên nó tu được ấy thì mình đã sẵn sàng có những cái ý chí, cái nghị lực không bị lôi kéo, thì Thầy biết cái người này sẽ được thì Thầy sẽ chấp nhận liền.

Còn người mà có cái ý chí, cái nghị lực nó không đủ khi gặp những khó khăn, bởi vì cái giặc sinh tử nó sẽ đứng ra nó cản lối của mình. Nó tạo cái hoàn cảnh rất là ngặt nghèo, thì lúc bấy giờ ý chí mà không ngút ngàn thì vượt qua không được, mà vượt qua không được thì phí hết cái thời gian tu tập, mà cuối cùng thì bị chặn lại té xuống thì uổng phí lắm. Tốt hơn là sống một đời đạo đức là tốt nhất.

Con thì cái ái kiết sử cũng nặng, bỏ con thì không được, cho nên vì vậy mà tu đâu có được, vì ái kiết sử còn thì tu không được, nó khó lắm con. Cho nên vì vậy mà cả mẹ lẫn con đều đi tu được là tùy cái duyên nó đủ. Chứ nó không đủ con nói tu không được, mà ép buộc nó quá thì nó khổ. Tội!

Phật tử 2: Cháu thì cháu cũng muốn vào đây để tu hành, thì con có thể đưa cháu vào…​?

Trưởng lão: Nói chung là Thầy xét được là Thầy cho, con yên tâm đi. Con ngồi đây.

Phật tử 3: …​ (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Cũng là cái hoàn cảnh đó con, thì thôi bây gì cứ tập tu cho nó có căn bản trước cái đã, tập luyện cho nó căn bản, rồi sau khi mà thấy cái duyên nó đủ rồi thì phải vào được gần Thầy, Thầy hướng dẫn đến cái giai đoạn mà thiền định nó khó, bởi vì nó bị các cái trạng thái tưởng nó sẽ hiện ra nó làm cho cản đường tu. Bởi vì mình nhiếp tâm an trú được thì bắt đầu tưởng nó sẽ xuất hiện, cái ý thức của mình nó dừng thì cái tưởng nó được hoạt động chứ không cách nào.

Mà bây giờ mình tu để mà dùng cái ý thức của mình mình xả tất cả cái hoàn cảnh, mà mình làm tròn bổn phận cái người đệ tử đó con, chứ còn bỏ đi thì không được đâu. Khoan đã, chưa muộn đâu, tôi quyết tâm tu để giải thoát thì nó sẽ có một cái thời gian đến nó đúng lúc, mà chừng nó đúng rồi thì con sẽ vào đây Thầy nói cô Út chấp nhận cho hoàn toàn, tiếp vào cái loại mà tu quyết tử thì sẽ làm chủ được sự sống chết. Những người mà quyết tử rồi thì được xếp loại riêng hết để Thầy sắp sếp mình quyết tu. Coi như hoàn cảnh nó thuận tiện rồi thì Thầy sắp xếp cho cái số người mà quyết định.

Con bây giờ con lo…​ Thầy sẽ không bỏ con được đâu, ham tu thì có đó, nhưng mà cái duyên của mình chưa đủ. Còn con thì để từ từ Thầy sẽ giải quyết, Thầy biết cái nghiệp của con nó cũng còn nặng lắm biết không. Thầy sẽ có cái câu chuyện Thầy đưa, Thầy viết mấy chữ à, Thầy bảo được là được, mà bảo không được thì phải sống nền đạo đức.

Còn riêng con sao? Con cứ trình cho Thầy đi con.

(55:40) Phật tử 3: Kính bạch đức Trưởng lão. Qua giai đoạn con cũng được học từ lớp Chánh Kiến, sau giai đoạn đó thì sau một tháng con mắc bệnh, nhưng con cũng ráng như Thầy định liều chết, nhưng mà con cũng thấy là không ấy được, cô Út cũng thuốc men cho con, thì sau tan lớp con cũng xin cô Út để con về bên ngoài cho nó có thuận duyên hơn, thì gia đình đỡ lo lắng.

Sau qua cái giai đoạn đó thì con về con cũng điện cho cô Út là qua giai đoạn thì con cũng xin dùng thêm một bữa sáng để dùng thuốc thì con có uống, sau từ cái giai đoạn 4 tháng, 5 tháng con thấy sức khỏe của con nó đã thay đổi, bệnh tình cũng khác thì con giữ lại bình thường, và con cũng vẫn giữ như ở trong thất con tu hành nhưng ở tại gia, giờ giấc nó sẽ giảm đi không được nghiêm chỉnh.

Cái duyên con, con cũng không hay trình về gia đình, nhưng mà bây giờ nói đúng, chúng con ở cũng đều về hưu hết, thì con vẫn cứ ở trên lầu trên con tu hành, qua giai đoạn tới đây vừa rồi con cũng nghe thấy thì trước kia thì cũng thấy rằng là ở lớp trong này học thì có điều kiện như thế nhưng mà gia đình nói là bao giờ khỏi hẳn mới cho đi.

Thì đến bây giờ thì con đã cũng cứ nói là khỏi hẳn rồi, thì con cũng không biết thế nào thì con vẫn cứ dùng cho pháp của mình tu con không có thuốc men gì. Chỉ có riêng cái là trình Thầy là giờ tu thì phải giảm vì trong gia đình thì bây giờ không thể dậy hai giờ được, nó cứ lục cục quá nên con dậy 3 giờ con ngồi yên trong màn chơi, khoảng độ 4 giờ thì con bắt đầu đi ra ngoài…​

(57:36) Trưởng lão: Được rồi con, bởi vì cái hoàn cảnh của con thì khoan đã, chưa có tu được như trong Tu viện đâu, và đồng thời cái hoàn cảnh cũng chưa mà thân thì có bệnh, cứ từ từ đã con.

Phật tử 3: Con trình Thầy, ví dụ như bây giờ con ngồi thư giãn, và ngồi luyện hơi thở, khi nào mà con có đau thì con tác ý, nhưng mà bây giờ ba tháng nay con không thể tác ý như vậy, nói chung con chỉ tác ý về tâm thôi ạ! Thế nhưng mà con cũng thanh thản khoai thai nhẹ nhàng không vướng mắc, con ngồi nửa tiếng mà nếu như tác ý về tâm thì con cứ đếm đủ nửa tiếng thì con nghỉ con không tu quá, cũng như trước Thầy nói: Tu nửa tiếng thì phải thôi.

Hoặc là khi mà con có cái gì về tâm, thí dụ ở trong gia đình không thể hết được ạ, thì con tác ý thì cái tâm cái thân con nó giảm hết thật, thì lúc bấy giờ chỉ tác ý nó nhẹ nhàng, khi con ngồi nửa tiếng nó nhẹ nhàng khoai thai con ngồi 5 phút,10 phút con thấy nó nhẹ nhàng khoan thai con thấy nó giảm hết cái sân, cái mệt mỏi. Còn ăn uống vẫn cứ giữ một bữa như vậy. Từ khi về gia đình đến bây giờ thì con vẫn cứ giữ một bữa thọ trai một bữa và ăn chay.

Con có một cái vướng mắc ở cái chỗ này con trình Thầy. Thầy dạy con và cho phép con là bây giờ con vẫn cứ ở gia đình hay là con nên vào thất mau? Tại vì là cái ăn uống thì con vẫn dữ được, và hôn trầm con không có, con tỉnh táo được, ngồi thư giãn thoải mái khoan thai, con tu Tứ Niệm Xứ thì con ngồi nhẹ nhàng con chỉ tác ý đầu tiên: “Thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự” thì con ngồi nhẹ nhàng.

Con ngồi đến khi mà con có những cái lúc mà nó thấy, con nhận được thấy trong người nó mà khác đi một tý chút, ví dụ có cái mỏi một tý thì con nhẹ nhàng con đứng lên, thì con đứng lên thì con cũng tác ý rằng: “Thân tâm thanh thản, an lạc”. Con cũng tác ý thế thì con nhẹ nhàng con đi, con đi đủ thời gian mà con tu, thì con lại chuyển. Riêng cái Thân Hành Niệm thì như Thầy nói là làm quen tập sự chứ không được tập sâu nữa thì con không tập. Thế còn khi mà an trú con làm được thì con đứng nhấc chân, nhấc tay nói chung là con điều biết rõ ạ.

(01:00:04) Trưởng lão: Cái đó là cái tĩnh giác được rồi!

Phật tử 3: Hôn trầm con không có, con đã trình lên Thầy đúng 2 giờ là tu thì con đều thức lúc 1 rưỡi dậy, cứ khoan thai thì 2 giờ dậy. Nhưng con có một cái ức chế là ở trong gia đình thì mình phải nhẹ nhàng, với sợ có những va chạm. Bây giờ con có trình Thầy cái chỗ này, ở gia đình thì không làm sao mà tránh hết được, nhiều khi mà các vị xào nấu ăn thì lắm lúc cũng nhức đầu.

Tâm con thì ngồi thảnh thơi lắm không có nghĩ gì đây là làm mặn, đây là chay, mà riêng cái phần của con chỉ có thế thôi, thì mọi người cứ cho con riêng hết hẳn cả. nhưng mà đôi khi nó cũng thấy nhức đầu, cái mùi nó đưa đánh cũng khổ, nó đưa hẳn lên trên nhà, nhưng con thì con bảo là thôi thì con vào. Nhưng con con nói là: “Hãy từ từ, thì năm ngoái vào đã bệnh thế rồi thì năm nay cứ từ từ”. Nhưng con thấy là trong người nó cũng nhẹ nhàng, thì xin Thầy cho phép con như thế nào ạ?

Trưởng lão: Thì Thầy xác định cho con thấy, cái sự tu tập của con, bắt đầu ở trong gia đình của mình phải xả tất cả những cái gì chướng ngại, tất cả những cái gì đó điều là mình xả hết đừng để tâm mình chướng ngại. Sau khi mà thấy cái tâm mình không còn chướng ngại gì, dù là cách thức xào nấu hoặc này kia như vừa nãy con trình đó, như cái món mùi mặn làm cho con cũng thấy khó chịu thì đó cũng là bị chướng ngại pháp rồi, tất cả những cái đó là.

Phật tử 3: Tanh lắm! Bởi vì họ ấy vẫn còn cái mùi tanh.

Trưởng lão: Thầy biết rồi. Bởi vậy cho nên, cái người đó họ chưa có hiểu nhân quả, họ mới có những hành động nói như thế này, làm như thế khác, hoặc là làm họ đâm ra tức giận, thì rõ ràng là họ ở trên nhân quả rồi. Mà trên nhân quả thì mình bảo họ phải làm đúng mình đừng có thấy họ sai, tại vì họ đang ở trên nhân quả thì họ phải đi theo cái lộ trình của nhân quả.

Còn con biết rằng cái lộ trình đó là cái ác pháp, cho nên vì vậy con đứng ở trong chỗ con mà con nói người ta sai là con sai. Bởi vì đức Phật dạy: “Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người”. Bởi vì người ta đang đi ở trên cái lộ trình của nhân quả ác (thiện ác). Còn mình đi trên con đường mà không nhân quả, mà mình chỉ người ta thì tức là mình hãy nhìn mình coi mình có đi trên con đường nhân quả không? Mà chỉ người này sai là mình đang đi trên đường nhân quả.

Phật Tử 3: Dạ không mà thế này ạ!

Trưởng lão: Cho nên vì vậy, mà khi mình thấy nó có cái gì chướng ngại trong tâm thì thấy lỗi mình, mình đừng thấy có chướng ngại. Vì họ đã đi trên đường nhân quả thì cái mùi đó nó phải có vậy thôi có gì mà lo.

Phật tử 3: Dạ thưa Thầy như thế này tức là con không có nói với ai, nhưng con chỉ có lủi con đi lên trên tầng trên thôi ạ! Thế nhưng mà trong tâm thì con lại phải tác ý là: “Thúi cũng là mùi, thơm cũng là mùi, mi đừng có để ý đến”.

Trưởng lão: Cái đó là con dùng ý vậy là tu đó. Đang tu xả.

Phật tử 3: Con tác ý: “Mày đừng có ngửi, đừng có hít. Thơm, thối đều như nhau. Đừng có ngửi, đừng có hít”, khi đó con phải lánh, tức là con phải đi lánh nhiều.

Trưởng lão: Sự thật là như thế này nè, bởi vì con phải tu ngay ở trong những cái đối tượng các ác pháp đó, thì mình phải tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả đều là nhân quả, tất cả đều là mùi hôi hoặc thơm đều là mùi của thế gian, mùi của ác pháp”. Chúng ta là những người tu thì chúng ta phải vượt lên chứ không phải là ở đó. Có là phải có thôi mà mình không bị nó tác động vào.

Phật tử 3: Tức là không chạy trốn ạ?

Trưởng lão: Không chạy trốn con, con đang chạy trốn, cho nên vì vậy chưa giải thoát

Phật tử 3: Con đang định thế thưa Thầy…​

(01:03:31) Trưởng lão: Trốn nhân quả, ở đây không có trốn đâu, chỉ lo mà vượt ra thôi. Ngay đó mình tu nhắc tâm bất động, thanh thản, vô sự. Rồi bắt đầu mình nhắc bảo cái của tâm mình đừng có vì cái mũi của mình, đừng có vì cái đó mà chướng ngại, tất cả những cái đó là cái về nhân quả thôi, chúng ta hãy lo nhiếp tâm ở trong hơi thở thôi. Thì lúc bấy giờ con tập trung trong hơi thở, con biết hơi thở ra hơi, thở vô hoặc tác ý liên tục để cho nó át đi những cái điều đó chứ không trốn tránh. “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả những cái mùi này là mùi của nhân quả, mùi của thế gian, không phải là mùi của đường đi của mày đâu”, mình tác ý vậy rồi hít thở, hít thở rồi tác ý. Nó cứ làm gì nó làm, nó xong gì nó xong, một lát con an trú con không thấy mùi đó nữa đâu.

Phật tử 3: Dạ con cũng làm được nhưng ý con xin Thầy là con nên đi vào thất hay là con vẫn cứ ở trong nhà thưa Thầy?

Trưởng lão: Hiện bây giờ đó con cứ nỗ lực ở nhà bởi vì cái người bạn đời của con rất thương con, sợ con đang bệnh đau mà đi như vậy thì thấy tội con, cái tình thương của người ta thương con, cho nên con phải thực hiện ở cái tình thương, khi nào mà thực sự.

Con còn đau mà con nói con không đau đó là không thật, chừng nào mà không đau thực sự, bây giờ đó thật sự ra là tôi đã hết đau rồi, anh đừng có lo lắng gì nữa. Bởi vì con đường tu là con đường giải thoát. Thấy thân mình mạnh đau thì xin về Tu viện để tu tập những cái quãng đường nốt, để cho làm chủ được sự sống chết chứ còn bây giờ nếu mà không thực hiện được thì coi như là mình tu giữa chừng, rồi cũng như đi giữa biển rồi cũng sẽ chìm xuống đáy biển.

Cho nên ở trong gia đình con cái, chồng con đều cảm thông được cái điều này. Mà bây giờ thân tôi thì nó được khỏe mạnh bình thường rồi, không có sao đâu. Thì con cứ nói thẳng, nói thật thôi. Chứ bây giờ nó còn đau mà nói nó hết đau rồi, để cho cái người thân của mình cho mình đi thì con sẽ có sự hối hận. Nó không thật, con hiểu không?

(01:05:27) Cho nên Thầy nói thật Thầy dạy mấy con đạo đức thật sự, không có bao giờ mà mình phạm vào một cái lỗi gì ở trên giới luật của Phật, thực sự mà nói có sao nói vậy mà không có thì thôi. Mà sống đúng đạo đức, biết cái người đó nói vậy là người ta thương mình. Bởi vậy Thầy nói, Thầy nhắc đó mấy con, người mẹ muốn tu mà trốn con thế này thế khác, mà con mà thấy mẹ ăn ngày có một bữa là không có nỡ tâm. Tình cảm mẹ con rất thương nhau, nỡ nào người mẹ lại ham tu mà làm cho con mình khổ! Hồi nhỏ tại sao mình ẵm bồng nó được, mình thương nó được, mà bây giờ trong khi nó thấy mình trong cái cảnh khổ mà ăn ngày một bữa mà nó ăn ba, bốn bữa nó không nỡ lòng nào nó để cho mình tu tập.

Cho nên trong cái vấn đề này cần phải có thể giải quyết như thế nào thì bên sau lưng của các con còn có Thầy trợ giúp những ý kiến để giải quyết, để giúp cho mấy con lần lượt sẽ được ổn thỏa được cái điều tu tập, chứ đâu vội vàng vậy, vội vàng vậy làm cho con nó đau khổ vô cùng. Cho nên khi mà người mẹ và các con đều được về Thầy rất mừng. Đó là thực hiện đạo đức. Còn con cũng vậy con, phải làm như vậy đúng.

Phật tử 3: Không phải con đang đau mà con nói dối, tức là ba tháng nay con cũng khoan thai nhẹ nhàng hoàn toàn, con không có thuốc men gì đâu, nhưng mà nó thoải mái, nhưng mà gia đình cứ lo như vậy thôi, nhưng mà ngược lại là các vị lại nói chuyện với xung quanh hết là: “Trời ơi người ta dùng có một bữa mà người ta như vậy, mà mình ăn ba bốn bữa mà sao mình lại như thế này”, thế cho nên là con cũng có một cái là…​

Trưởng lão: Nói chung là cái tình thương con, bởi vì trong gia đình của mình thì mình phải hiểu, khi mà người ta chồng hay con người ta nói ra lời nói đó nó trái với sự tu tập của mình, nhưng mà đó là nói lên cái tình thương.

Phật tử 3: Các vị đang khen là ăn một bữa là thoải mái sung sướng đấy ạ! Thật đấy chứ, người ta cơm nước ăn còn mình ngồi chơi thảnh thơi thoải mái.

Trưởng lão: Ráng cố gắng. Thầy nói bây giờ thì con cứ yên tâm ở trong nhà con tu tập xả tâm, cho đến một mức độ nào đó cần thiết được vào Tu viện là một là chứng đạo, hai là chết chứ còn không có lìa nữa. Bởi vì gia đình của mình cũng như con đã biết Phật pháp cũng lâu rồi thì nhất định, phải quyết định làm cho được, khi đã làm được rồi thì mình về báo cho gia đình của mình mừng là tôi đã tu xong thì điều đó là điều hay nhất.

Phật tử 3: Con trình Thầy là khi năm kia thì con có hơi thở là 7 hơi thở ạ. Bây giờ con vẫn thỉnh thoảng đeo đồng hồ đến con đo lại hơi thở con, nhưng đến bây giờ là con còn có 6 hơi thở ạ!

(1:08:05) Trưởng lão: Thôi con cái đó là hoàn toàn con tập chỉ ở trong cái giai đoạn mới tập thôi. Chưa, phải về tập lại cho đàng hoàng rồi vô đây nó khác rồi không còn nữa, nghĩa là thay đổi tất cả toàn bộ con.

Phật tử 3: Bây giờ con sẽ tu như thế nào, nó lãng phí cái thời gian của con ở nhà thì cũng uổng cho con. Ví dụ bây giờ con được vào đây thì thi thoảng con được gặp Thầy, con được thưa trình, con ở ngoài đó thì cũng có thiệt thòi Thưa Thầy thì bây giờ Thầy cho con xin pháp tu?

Trưởng lão: Thì bây giờ con bắt đầu con dùng cái pháp Như Lý Tác Ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” nãy giờ Thầy dạy là căn bản nhất đó, là rồi hít vô thở ra rồi tác ý, hít vô thở ra rồi tác ý, rồi hít vô thở ra. Nhưng không được tập trung chú ý trong hơi thở, mà tập trung trong cái câu tác mà thôi.

Phật tử 3: Tức là mình nói xong mình nghĩ câu tác ý?

Trưởng lão: Mình nghĩ bên trong cái đầu của mình cái câu đó rồi, chú ý cái câu đó rồi, rồi bắt đầu hít thở một cách nhẹ nhàng, rồi hít thở rồi lại tác ý nữa, hít thở. Cứ tập như vậy 30 phút, chừng nào hết vọng tưởng thì báo tin Thầy dạy thêm.

Phật tử 3: Đúng 30 phút nghỉ, trong 30 phút không có niệm nào hết?

Trưởng lão: Liên tục 30 phút không có niệm nào hết, rồi bắt đầu dùng cái pháp đó, bắt đầu con viết thơ hoặc trở về đây trình lại Thầy.

Phật tử 3: Dạ bạch Thầy thì con đã chuyển về Sài Gòn đây rồi ạ!

Trưởng lão: Vậy hả con, vậy gần đây thì quá tốt rồi còn gì.

Phật tử 3: Vậy là còn giấy tờ xong nữa là hoàn tất ạ.

Phật tử 4: Thưa hỏi thở bị khô họng.

(01:09:38) Trưởng lão: Thở khô họng là tại con thở họng rồi. Thôi bây giờ thực sự ra bỏ cái hơi thở đi, đừng có tu hơi thở nữa, “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” đưa ra, đưa vô, bữa nay tập hai cánh tay cho Thầy thôi, tập thân hành ngoại. Bây giờ hơi thở tại vì con cứ thở một hơi bắt đầu thở cổ nó càng khô. Người ta biểu thở mũi không chịu cứ thở cổ. Bởi vì thở cổ tức là thở miệng đó, thở mũi tức là đi…​

Phật tử 4: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Ai biểu con lấy hơi thở mà tu theo kiểu mà đi kinh hành. Không, mấy con tu vậy trật rồi, mấy con không biết. Bây giờ kinh hành mấy con đi 20 bước thì được rồi, nó đâu có rối loạn gì đâu, phải không? Vì hơi thở phải hơi thở bình thường chứ không khéo thở ngắn quá cũng không được, mà thở dài quá cũng không được đâu. Cho nên thở hơi thở thì phải bình thường, “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra bình thường, ai bảo ráng thở chậm, dài, ai biểu thở nhanh chi. Thầy nói thở bình thường thì cứ thở bình thường, có phải không? Thầy bảo thở mũi thì thở mũi, đừng có thở miệng, thở miệng thì nó khô cổ mình chứ sao.

Phật tử 4: Dạ thưa Thầy trước kia thì là mình nín thở mình xong tác ý, nhưng bây giờ mình tác ý thì Thầy tác ý lại cho con cái chỗ này?

Trưởng lão: Thầy bảo bây giờ mình không cần nín thở, mà mình chỉ tác ý ở trong đầu mình: “Hít vô, hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, nó có nín thở thì nín mà không nín kệ nó.

Phật tử 4: Con cần đếm đến 5 hơi không?

Trưởng lão: Không cần đếm 5 hơi nữa mà hít vô thở ra rồi tác ý nữa, “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, hít vô thở ra. Mỗi một hơi thở là một tác ý chứ không phải như trước. Cứ 5 hơi thở thì tác ý một lần.

Phật tử 4: Bây giờ con chưa trình được cái vấn đề, con về nhà con mới tu được, sau đó trình Thầy sau.

Trưởng lão: Bây giờ mấy con nhớ nhé, con thì tập cái cách tay, thở nữa thì thở khô cổ khô họng, rồi tập lại lỗ mũi khó lắm, cứ tập cánh tay cho nó thuần đi rồi Thầy sẽ dạy tới, “đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” đưa ra, “đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” đưa vô. Rồi tay bên đây đưa tay ra biết đưa tay ra. Cứ như vậy tập cho đến 30 phút mà nhiếp không có vọng tưởng thì chừng đó báo cho Thầy, còn có vọng tưởng thì không được.

Phật tử 4: Con trình Thầy là ví dụ như các pháp khác ví dụ như con là vẫn đi kinh hành,…​ ngồi thư thái.

(01:12:10) Trưởng lão: Nó buồn ngủ thì mình đi kinh hành, còn nó không buồn ngủ thì thôi, coi vậy không buồn ngủ thì ngồi chơi, mà buồn ngủ thì đi kinh hành cho nó đừng buồn ngủ.

Phật tử 4: Trình Thầy là có lúc con ngồi 1 tiếng ạ?

Trưởng lão: Đừng có ngồi 1 tiếng làm chi.

Phật tử 4: Con thấy thoải mái chẳng có gì cả.

Trưởng lão: Thoải mái gì thoải mái. Bây giờ ví dụ như con ngồi 30 phút rồi, bây giờ ngồi thoải mái rồi thì con ngồi cái tư thế khác, đừng có ngồi yên cái chỗ đó không được, chuyển qua tư thế khác rồi mình ngồi thư giãn. Con biết thư giãn không? Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự rồi xả từng tâm niệm.

Phật tử 4: Con có tác ý rồi con cứ ngồi.

Trưởng lão: Rồi một chút đến giờ rồi mình sẽ tu tập trở lại, nghỉ xả hơi cho nó khoẻ rồi mình tu tập trở lại, có vậy thôi.

Phật tử 4: Bạch Thầy, lúc bấy giờ Thầy dạy là khi đầu tiên tác ý xong là ngồi rồi (lúc ở lớp Chánh Kiến ạ), khi nào tập Tứ Niệm Xứ tác ý xong cứ thế ngồi thư thái mà mình không có cái gì cả thì mình cứ ngồi?

Trưởng lão: Không bây giờ con tu hơi thở rồi phải không? 30 phút hơi thở rồi, thì bắt đầu bây giờ con xả ra phải không? Con xả ra thì bây giờ con không có buồn ngủ thì con đừng có đi chừng nào có buồn ngủ hãy đi. Còn bây giờ nó không có buồn ngủ phải không? Xả ra, bởi vì 30 phút ngồi đó nhiếp tâm rồi, bây giờ mình phải nghỉ chứ mình nhiếp hoài đâu có được.

Mình nghỉ mình xả ra thì giờ mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi mình ngồi chơi chứ không ngồi xếp bằng xếp biết gì hết. Rồi bây giờ mình nhìn coi cái đầu của mình nó nghĩ niệm gì? Niệm gì đó thì mình khởi ra mình suy tư cái niệm đó, nó ác hay thiện thì mình ngăn mình diệt nó. Mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản” thì bây giờ nó xả ra thì nó trở về bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, thì bắt đầu mình ngồi một chút mình có cái niệm nữa thì diệt nó nữa. Cứ vậy mà ngăn diệt hoài.

Mà bây giờ nó là cái niệm thiện đi, “biết rồi niệm đó đừng có nhắc nữa”, bây giờ niệm thiện nó nhớ: “Bây giờ mình phải tu vậy, nhiếp tâm vậy vậy. Thôi tao biết rồi đừng có nói nữa”, thì nó đi con, phải không? Đó là niệm thiện. Còn cái niệm ác: “Biết rồi, mày là kiết sử, ái kiết sử, mày là ngũ triền cái tham, sân, si. Mà bây giờ này muốn ăn hả!”, con nạt nó một tiếng nó đi mất. Phải không? Nó vậy đó đó, con ngồi chơi, nhưng mà vẫn có pháp tu chứ, chứ không phải ngồi chơi như người thường được. Đặng cho nó trở về với cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của nó,

Phật tử 4: Bây giờ cái mắt nhìn xa, nhìn thư thái.

Trưởng lão: Bây giờ con nhìn đâu cũng được hết, nhưng mà trong đầu có niệm thì không được đó, có niệm thì phải tác ý nó. Niệm thiện thì “tao biết rồi đừng có nhắc nữa” thì nó cũng đi liền. Mà niệm ác “tao biết rồi mày ái kiết sử mày đi đi”. Phải không? Nếu mà ái kiết sử tức là nó nhớ gia đình nhớ này kia. Còn nếu mà nó khởi cái tham ăn: “Tao biết tâm tham này, giờ này còn ăn uống gì nữa!”, chửi nó một tiếng nó đi, “tao biết rồi” thì đó nó đi. Cũng như đức Phật ngồi mà tu vậy đó, ác ma nó đến nó dụ cái này kia, ăn uống, “Tao biết rồi mày là ác ma đi đi”.

(01:15:04) Mà bây giờ nó khởi cái niệm thiện: “Tao biết tụi bây là trời, tụi bây đi đi, tao biết rồi”. Thì con hiểu đó là cách thức tu Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Rồi hết giờ rồi, bắt đầu tới giờ nhiếp tâm và an trú, nhiếp tâm trong hơi thở, thì tác ý mỗi câu tác ý là một hơi thở, chứ không phải là tác ý rồi đếm “1, 2, 3, 4, 5”. Bây giờ nó mới chứ đâu phải cũ nữa, nó tu hoài có một chỗ làm sao đi tới.

Phật tử 4: Dạ trình Thầy con có đi Thân Hành Niệm?

Trưởng lão: Không, không có cần đâu, bây giờ có ai hai pháp thôi một pháp xả và một pháp nhiếp, nhiếp tâm thôi, còn có buồn thì mới đi kinh hành, không buồn ngủ thì thôi đừng đi, vậy thôi. Đủ rồi phải không các con. Còn mấy con nhớ đừng có tu hơi thở. Có vậy thôi có gì đâu mấy con, trời pháp dễ lắm! Rồi Thầy về, nhớ tu tập mấy con sắp xếp hoàn cảnh cho thuận tiện rồi mới tu tới nơi. Rồi rồi con sắp xếp về con…​ bây giờ nó không giải quyết được gì đâu mấy con, nó không tới nơi.

Phật tử 5: …​ (Không nghe rõ)

Trưởng lão: Đúng rồi vậy đó con, phải hiểu đó.

Phật tử 5: Bạch Thầy, xin Thầy nán lại đôi phút cho con được hỏi một câu?

Trưởng lão: Rồi con cứ hỏi đi. Con cứ ngồi, hỏi đi con, cứ ngồi đây không sao đâu.

Phật tử 5: Đây là cái nỗi bức xúc cũng như là cái cản trở cho con trên bước đường để mà con tu hành giải thoát. Con có một cái món nợ rất lớn đối với một vị thầy bên Đại thừa, là người Việt Nam hiện giờ sống ở Mỹ. Trước kia về nước, người đã gặp con trong cái sự tình cờ ngẫu nhiên, con không biết cái duyên gì không mà thầy trò gặp nhau lại cảm thấy mến nhau, rồi gần gũi lâu ngày thì vị thầy ấy mới giúp đỡ con một số tiền rất lớn để con sửa chữa nhà cửa, giống như vàng, một vài miếng đất con đã gửi lại cho em con.

Thì con nghĩ đó là cái lòng tốt của người tu đối với con thì rất là quý nên con trân trọng. Lâu ngày thì nó lại sinh ra vấn đề là vị thầy đó có bệnh đồng tính luyến ái, là muốn con là người trợ thủ cho vấn đề đó cho thầy, khi mà con đã phát hiện ra điều đó, con cảm thấy con rất sợ và con có ý là con không còn muốn kết giao với vị đó nữa.

(1:18:15) Thế nhưng con còn mang nợ vị đó một số tiền rất lớn, trước cái áp lực quá mạnh mẽ con không biết lấy gì để mà trả được số nợ đó, nên con cứ mãi ưu tư trăn trở. Con bước ra đời kinh doanh đủ thứ chuyện, mà con kinh doanh ở đâu là thất bại tới đó, càng thất bại nợ nần con càng chồng chất. Còn một việc này trước đây phải trên một tuần lễ, con có tiếp sóng ở đài phát thanh con nghe trại nấm đông của cô Trần Thu Thảo (Củ Chi), đã phát biểu những lời đầy tâm huyết giúp cho những người đang gặp khó khăn. Con mới tìm đến học kỹ thuật trồng nấm đông cô.

Sau khi học xong con dự định về thì em con là cô…​ (cũng ở Cái Bè) khuyên con là nên áp dụng cái giới luật để mà chú nguyện cho được thành công, vào đây xin thực hiện hạnh độc cư, thực hiện trong bài kinh Ước Nguyện mà con đã đọc trong sách của Thầy cho. Bây giờ cái công việc sắp tới của con là con sẽ mở cái trại nuôi trồng nấm đông cô, để mà dùng cái đó giải quyết những cái khó khăn của con với cái vị thầy đó, để cho con giải tỏa bớt cái áp lực. Đồng thời để thu vén lại gọn những cái gì mà con vướng mắc.

Con xin thưa Thầy giúp con làm được điều này, con sẽ cố gắng nghĩa là sau này con cởi bỏ hết để mà con quyết chí con tu giải thoát. Chứ nếu còn điều này là con còn chậm bước, mà thời gian trôi qua là con cảm thấy tiếc nuối vô cùng. Nãy Thầy phát biểu với cái tinh thần trách nhiệm của một người Thầy thương người đệ tử, không nỡ để người đệ tử của mình phải bị suy sụp hoặc là thất bại, và hướng dẫn người đệ tử của mình giống như là người mẹ chăm sóc đứa con, bất giác con cảm động và rơi nước mắt.

Con nghĩ rằng đây có thể là nơi con gửi gắm cả thân mạng của mình để mà con tìm đến cái chỗ giải thoát rốt ráo là làm người không còn khổ nữa. Khi những cái mà con vướng mắc là những cái con không thể nào cởi bỏ được. Thì xin phép Thầy giảng dạy cho con một giải pháp nào đó để cho con xả bỏ lúc này. Bởi vì cái bị thầy đó dọa sẽ đưa con ra pháp luật, con không có thể nào con làm được, cách cho con thoát ra, Thầy cởi bỏ cho con!

(01:21:03) Trưởng lão: Thầy sẽ dạy con. Con yên tâm đi đừng khóc con, cái gì cũng do nhân quả thôi. Nhưng hôm nay gặp được chánh pháp của Phật, con nghe lời dạy của Thầy con về sống giữ gìn 5 giới con, 5 giới cấm của Phật. Con nhớ 5 giới nghe không, con phải giữ gìn 5 giới, con sẽ cầm nắm, con sẽ góp lại cái số tiền con sẽ trả cái nợ cho vị sư đó đi, thì vị sư đó không còn làm khó dễ con nữa. Và đồng thời con ước nguyện, trong cái thời gian con lo lắng để mà trả cái nghiệp nhân quả của con, thì con ước nguyện: Con sẽ chọn lấy một cái hạnh tu để giải thoát.

Và hôm nay con làm cái công việc này mong chuyển cái nghiệp của con, phải bằng con sống 5 giới luật không phạm 5 giới này thì nó sẽ chuyển cái nghiệp của con sẽ làm gặp may mắn đầy đủ cái số tiền con sẽ trả lại vị thầy, con không tham đắm tiền đâu. Sau khi trả xong con sẽ rời bỏ cái cuộc đời này theo Thầy tu hành.

Phật tử 5: Thưa Thầy công việc sắp tới con làm có thành công không?

Trưởng lão: Con sẽ làm thành công với cái sự mà con giữ gìn, nếu mà con phạm giới thì không được. Giới nó chuyển được cái nghiệp của con bởi vì giới là thiện pháp nó chuyển ác pháp, con sẽ gặp may mắn, trên cuộc đời con sẽ có nhiều sự giúp đỡ, trợ giúp cho con thành công, để ước nguyện của con đạt thành là tu giải thoát. Nhưng điều kiện con phải sống đúng năm giới, chứ con sống mà không đúng 5 giới là nó sẽ không chuyển được cái nghiệp của con thì nó còn kéo dài cái thời gian ra nữa.

Nhớ 5 giới. Con biết 5 giới của người cư sĩ thọ 5 giới không?

Phật tử 5: Con biết.

Trưởng lão: Biết, con giữ trọn đừng có vi phạm 5 giới này, giữ cho trọn. Ăn chay không ăn thịt chúng sinh, nhất định ai bỏ một miếng mặn nhất định không ăn thịt chúng sinh. Rồi con sẽ lấy sức lao động của con, con sẽ làm ra của cải trả lại cho nhà sư này, con gặp may mắn con sẽ làm được công việc này, sẽ thành công. Con nhớ điều Thầy dạy: Năm giới và ước nguyện con sẽ tu giải thoát. Cái ước nguyện của con là cái hướng giải thoát cuộc đời của đời con. Sau khi làm xong nhiệm vụ này con sẽ tìm con đường tu tập giải thoát, không còn ham muốn gì nữa, đời khổ lắm!

(1:23:16) Con nhớ kỹ lời Thầy dạy, con cứ về sống đúng 5 giới, rồi con làm con sẽ gặp may mắn. Để mà trả cái nghiệp nhân quả, đây là cái nghiệp nhân quả trong tiền kiếp, mà kiếp này nó còn đeo mang con đó. May là đồng tính luyến ái chứ cỡ mà khác phái nhau thì con biết làm sao, khổ bao nhiêu. Cho nên nó khiến gặp nhau trong cái hoàn cảnh éo le như vậy. Mà bây giới mình sống 5 giới để cho mình thực hiện được cái điều kiện trả cái nghiệp nhân quả, chuyển cái nghiệp nhân quả bằng cách con sẽ gặp may mắn làm ra tiền, chứ không khéo thất bại con sẽ trả không được, rồi kéo dài nữa. Thôi nhớ (bấy) nhiêu lời Thầy dạy đó con, rồi sau này có duyên còn gặp lại Thầy trên con đường tu giải thoát. Con xá Thầy thôi con.

Phật tử 5: Lời của Thầy đã góp ý cho con, con sẽ cố gắng đem hết sức lực …​ để con thành công. Chỉ có nơi đây con mới có thể cởi bỏ thôi! Nếu con làm không thành công thì con không có làm gì để trả số nợ rất lớn, phải nói là rất lớn chứ không phải nhỏ.

Trưởng lão: Không phải nhỏ. Thầy hiểu biết con sẽ làm trả được cái số nợ nếu mà con nghe lời Thầy dạy giữ gìn 5 giới được hẳn hoi hoàn toàn con sẽ làm gặp may mắn, nó sẽ thành công, viên mãn. Con xá Thầy thôi con. Thầy sẽ hướng dẫn cách thức (giữ gìn) ý chí của con. Thôi Thầy ra mấy con.

Phật tử: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Rồi thôi Thầy nhận…​ mấy con, được rồi. Rồi Thầy xin nhận.

Phật tử 5: Nghe lời Thầy buông xả hết là không làm ăn cái gì nữa thành ra thực sự có tu thôi đấy ạ!

(01:25:15) Trưởng lão: Ráng cố gắng rồi Thầy sẽ…​ , còn cái nghiệp chút ít, rồi sau đó mấy con sắp xếp ổn định gia đình vui vẻ hết và con sẽ trở vào đây. Chỉ có nơi đây mấy con mới thực hiện được mấy con mới thực hiện được sự giải thoát mà thôi, Thầy biết không có chỗ nào nữa hết, ở đây chỉ còn sống độc cư để mà hàng ngày mà quét tâm thôi.

Phật tử 6: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Rồi phải đi nữa con, bây giờ đó mới là giải thoát được cái giai đoạn đầu, còn giai đoạn sau nữa.

Phật tử 6: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Cái duyên nó chuyển.

Phật tử 6: Cho nên cái bổn phận chúng con là đi chỉ, như cái người vừa rồi nói bây giờ đi vào vài tháng rồi ra, xong rồi vào vài tháng ra.

Trưởng lão: Cái tình.

Phật tử 6: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Đúng rồi, được rồi con, phải nỗ lực tập chứ, được ngày nào tốt ngày nấy mấy con.

Phật tử 6: Tối này con sẽ luyện tập cái cách vừa rồi Thầy cho.

Trưởng lão: Để mà tập coi được hay không rồi báo cáo cho Thầy biết chứ. Mà phải tác ý như thế này nè: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi hít vô thở ra, rồi tác ý nữa: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”.

Phật tử 6: Lúc đấy mình lại tác ý tiếp, cứ một hơi một thôi?

Trưởng lão: Tác ý tiếp. Cứ mỗi hơi một là tác ý một câu, mà tới 30 phút. Cứ siêng năng tác ý chứ lười biếng mà tác ý một cái bắt đầu hít thở lia lịa.

Phật tử 6: Bây giờ con tính ngồi nửa tiếng.

Trưởng lão: Ngồi hoàn toàn nửa tiếng.

Phật tử 6: Ví dụ con tác ý, ngày xưa con bệnh trước thì đưa tay đưa chân…​ Ví dụ nửa tiếng rồi con đứng lên con đi nhẹ nhàng.

Trưởng lão: Còn bây giờ chỉ duy nhất cái hơi thở thôi, để xem coi rồi có gì báo cáo lại Thầy. Có nhiếp được không, có vọng tưởng hay không, có hôn trầm không? Báo cáo lại rõ ràng. Rồi có những cái tưởng gì mà xảy ra không? Cái này coi vậy chứ nó không đơn giản đâu, con nhiếp vậy, tác ý vậy đó, chứ mà nó sinh tác ý những câu khác là nhất định là không tác ý, một câu này mà thôi, bảo: “Hít vô biết hít vô, thở ra biết thở ra.”

Phật tử 6: Bây giờ con sẽ về con luyện tập khoảng một tuần, hai tuần, nếu được thì con lại vào.

Trưởng lão: Được rồi.

Phật tử 6: Có một đêm hôm nay thì ăn thua gì đâu mà trình Thầy, bây giờ con ở Sài Gòn rồi!

(1:27:37) Trưởng lão: Vậy đó con. Được rồi thì con mới lên trình bày là con tu được như vậy rồi thôi.

Phật tử 2: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Đúng rồi con, phải tập cho nó thuần con.

Phật tử 2: Con cảm thấy là …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Được rồi con. Đừng có lo, bởi vậy Thầy nói đó là cái duyên, cái ái kiết sử của con. Con chỉ lo mà xả tâm con, rồi vấn đề đó thì sau này coi cái duyên của cháu có đủ không.

Phật tử 6: Ý cô ấy nói không rõ là bây giờ muốn xin cả hai mẹ con.

Trưởng lão: Muốn xin hai mẹ con nhưng mà bây giờ nó chưa muốn tu mà ép nó thì nó khổ lắm.

  • Phật tử 2:* Ham tu, rất ham tu, trước kia là cháu nó có …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Sợ nó có cái là nếu mà ép nó vô đây ở đây độc cư nó tu thì nó bị lọt tưởng.

Phật tử 2: Anh ta lại muốn chỗ nào vắng lặng để tu.

Trưởng lão: Thì vậy nó mới bị lọt tưởng, do chỗ đó người ta mới sợ đó. Cho nên nó ở trong cảnh động để mà xả tâm trước cái đã. Thầy biết mà, hôm đó Thầy biết cháu mà, đâu phải Thầy không nhớ sao! Nó ham tu cái kiểu đó nó lọt tưởng nó mới chết đó, thà để cho nó từ từ nó xả, bởi nó ham tu là bắt buộc nó ở ngoài cảnh động đó nó xả được cái tâm nó, để rồi Thầy xem xét rồi Thầy cho mới được chứ. Bây giờ để xả chứ, để khép nó vô đây nó độc cư nó nhiếp tâm nó lọt trong tường. Còn hôm đó nó ở đây chứ nó bị, Thầy biết nó mà chứ đâu phải Thầy không biết, mấy con làm sao mà giấu Thầy được đâu, Thầy biết hết chứ, Thầy biết để cho nó xả tâm từ từ.

Phật tử 7: Con có một người mẹ già, …​ (Không nghe rõ).

(01:30:00) Trưởng lão: Thì được rồi con nhắc trong lúc đó thì mẹ con giữ được cái tâm bất động thì tốt, mà giữ không được thì nó tiếp tục tái sanh, nhưng mà nó cũng gặp được cái duyên Phật pháp, con nhắc nó cũng được tốt chứ có gì đâu con, đừng có lo cái vấn đề đó.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Coi như là nói chung Thầy đều ước nguyện để cho những người mà gặp được Phật pháp sanh ra để một cái ngày kế tiếp được gặp cái chánh pháp, được gặp Thầy. Thì cái duyên đó, ví dụ như bây giờ con cúng dường con một cái bộ kinh, hoặc cái bát cơm hoặc một cái cây cúng dường cho Thầy, Thầy đều ước nguyện cho những người cúng dường Thầy, những người thân của con hoặc của những người mà đã cúng dường Thầy sẽ sớm được gặp Thầy. Thì một ngày nào đó, một người lạ nào đó, một cháu bé nào đó mà đến gặp Thầy, không biết chừng là những người này là những người thân của mấy con, nhưng mà Thầy không nói ra thôi.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Biết rồi Thầy hiểu rồi. Thầy không nói, nhưng mà điều kiện đó là tiếp tục tái sanh, bởi vì cái nghiệp. Nhưng mà điều kiện có gieo với chánh pháp thì có gặp, chứ nếu không thì không gặp. Yên tâm, mấy con lo mấy con tu cho nó xong, còn đừng có lo xa quá, cái ơn hiếu hạnh của mấy con là đúng rồi khi mà con theo Phật.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Mấy con vướng nhiều quá. Làm cái gì, bây giờ mấy con tu là chuyển mẹ con chứ sao, bởi vì mình chuyển nghiệp cả chùm nhân quả mình, chứ đâu phải chỉ riêng con đâu. Con phải nỗ lực con tu con xả tâm con sống đúng giới luật là con chuyển cả gia đình con thì trong đó có mẹ con. Có gì đâu.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Con đừng có lo, Thầy bảo mấy con tu là mấy con chuyển nhân quả, chứ còn mình cứ nói hoài cũng không hết đâu, cứ ráng mà tu, cứ ráng giữ giới là nó sẽ chuyển nhân quả của mình, yên tâm đi, đừng lo.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Cứ sống đúng giới rồi tu tập, rồi tự nó nó chuyển cái nhân quả. Các con trước thì có đứa nó ngoan có đứa nó không ngoan thì bây giờ đứa không ngoan nó sẽ ngoan…​

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Không con, bây giờ Thầy bận công việc dưới kia nhiều lắm, ưu tiên mấy con nhiều quá quý thầy người ta còn…​, mấy con ngồi đây mấy con biết, hay khổ quá, họ nói: Sao mà ưu tiên mấy con dữ vậy? Nãy giờ mấy con nhiều nhất.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

(1:33:09) Trưởng lão: Cho nên Thầy giải thích mấy con: Phải ráng tu thì chuyển nhân quả, đừng có lo xa, đừng có hỏi cái chuyện lặt vặt mà chỉ cứ lo cái hành động tu của mấy con thôi.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Thôi bây giờ con quyết tu làm chủ không hay là con chỉ tu sơ sơ thôi xả tâm thôi?

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Thôi bây giờ chồng con gì đây, có bệnh thì đuổi bệnh thôi. Bây giờ con đuổi bệnh, con thở có rối loạn hô hấp không? Mấy chục bệnh cũng được, Thầy không cần thiết.

Rồi, Thầy biết rồi, bây giờ cái bệnh gì cũng được hết, nhưng mà bây giờ Thầy hỏi con: Bây giờ hơi thở con không thở có mệt tức không?

Không thì được rồi thì bắt đầu. Thôi thôi, nói cái gì cũng sẽ được hết, cái gì cũng tốt hết. Thầy ở đây không quan trọng vấn đề gì, miễn là con còn sống, con còn biết, còn hiểu, còn tác ý được thì Thầy dạy thôi. Bây giờ: “Hàng ngàn các thứ bệnh trong thân này theo hơi thở mà ra” thì con hít vô, “thân không bệnh này theo hơi thở mà vào” thì con thở ra rồi con hít vào, phải không? Rồi con mới bảo: “Hàng ngàn cái bệnh ở trong thân này theo cái hơi thở này mà ra” hít vào thở ra, và con nhớ tác ý bao nhiêu đó thôi chừng nào mà hết.

Bảo: “Cái thân không bệnh nó vào, còn cái thân bệnh phải ra” rồi bấy nhiêu đó thôi.

Phật tử 7: …​ (Không nghe rõ).

Trưởng lão: Thì tu vậy thôi, bệnh cho hết bệnh rồi mới tu. Cứ đuổi chừng nào hết bệnh, chứ bệnh thì tu cái tu gì được. Không có tu cái gì nữa hết, bây giờ tu đuổi bệnh.

Phật tử 7: Con có cần tu Định Niệm Hơi Thở hay Định Vô Lậu không?

(01:35:50) Trưởng lão: Con không có Định Niệm Hơi Thở gì nữa, không có Định Vô Lậu gì nữa hết, bởi vì lậu hoặc nó hiện ra cái bệnh rồi còn gì mà lậu hoặc nữa.

Cứ đuổi bệnh chừng nào mà thân hết bệnh rồi tính cái chuyện tu khác, thân con bệnh là còn lậu hoặc rồi thì không có tu cái gì khác được hết. Bây giờ cái bệnh nó rõ quá mà, bây giờ con đủ cái thứ bệnh phải không? Thì: “Cái thân mà có bệnh này theo hơi thở mà ra, cái thân không bệnh này theo hơi thở mà vào” rồi thở ra, rồi hít vào, rồi tác ý nữa, rồi hít vào thở ra, rồi tác ý nữa, hít vào thở ra 30 phút nghỉ. Thở tới 30 phút thôi, thở rồi tác ý, thở rồi tác ý tới 30 phút rồi mới nghỉ. Nghỉ rồi khỏe tu tập lại, nghỉ 30 phút hay 1 giờ gì đó rồi tập lại.

Trong cái thời gian nghỉ đó mà cái tâm nó suy nghĩ cái gì đó thì xả cái tâm đó đi, tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự.”. Cái niệm này là niệm gì? Niệm ái kiết sử, niệm lo bệnh này kia “đi đi, ở đây không phải chỗ mày ở”, đuổi nó đi đi bằng câu tác ý.

Rồi tới chừng mà tu về cái hơi thở thì tác ý từng cái bệnh của mình: “Cái thân bệnh này, một trăm thứ bệnh ở trong thân này theo cái hơi thở này mà ra, còn cái thân không bệnh này theo hơi thở mà vào”, đó tác ý vậy, rồi hít vô thở ra tác ý, hít vô thở ra tác ý. Cứ tác ý chừng nào hết bệnh thôi, rồi mới tu cái gì thì tu nữa, chứ bây giờ cái bệnh mà còn thì tu cái gì giờ. Tu cho hết bệnh đó là mừng.

Thôi rồi nhé, Thầy ra. Bây nhiêu đó đủ rồi con, thôi Thầy đi ra, thôi Thầy về.

HẾT BĂNG