Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian : 13/05/2008
(00:00) Phật tử: Trong gia đình mà con cái nó làm, mình dạy nó mà nó không nghe làm gì làm, thôi thì việc của nó, mình lo việc của mình, nếu như vậy nhưng mà trong này nó vẫn đau, nó vẫn (…không nghe rõ)
Điều thứ 2 nữa: Nếu mà nó làm gì kệ nó thì con của mình thì có phải là mình thiếu từ bi, thiếu tình thương không Thầy?
Trưởng lão: Không phải, thiếu đạo đức, chứ không phải thiếu từ bi. Bởi vì nó con của mình mà mình mặc kệ nó đâu có được, phải không? Cái này là cần phải học hỏi thêm nữa con, không có nói ngang như vậy được. Bởi vì đây là một cái đạo đức của gia đình, con của mình mình sanh nó ra, mình có bổn phận nhưng mà không được áp đặt nó, con áp đặt nó bảo: “Mày phải làm vậy, làm vậy, mẹ nói sao phải nghe”, thì đó là áp đặt không được. Như vậy là phải học đạo đức làm người, đạo đức gia đình. Chắc có thể là cuối năm nay, đạo đức gia đình mà Thầy ra như thế này thì sẽ biết cách đối xử với mấy con, cách của người mẹ phải làm sao, người cha phải dạy con như thế nào, mà không được quyền áp đặt chúng.
Rồi con cái Thầy dạy như thế nào đó là Đạo đức gia đình. Bây giờ Thầy nói nó dài quá, nói không hết đâu, thôi để rồi chừng đó Thầy viết rồi học, đọc. Rồi những cái mà cần hiểu biết, thì cái gì mà ngay bây giờ trong gia đình mình có những cái khó khăn đó, viết bức thư, Thầy làm ơn Thầy trả lời, rồi coi theo thư đó mà giải quyết. Còn để sau này nó có những bộ sách đạo đức để dạy chung hết chứ. Con có nỗi khổ, mấy người kia người ta cũng có con cái người ta cũng khổ y như con vậy chứ không sai đâu.
Cho nên Thầy phải lo chung chứ không lẽ Thầy lo từng cá nhân. Bây giờ cá nhân là như thế này, con viết bức thư hỏi Thầy, Thầy trả lời, ờ, bây giờ con phải dạy con như thế này, dạy nó như thế này nó không nghe, mình phải cách thức này, cách thức kia thì nó sẽ nghe. Mình biết mình là người có trí tuệ mà, mình hướng dẫn nó mà, nó đâu khôn hơn mình đâu? Cho nên cuối cùng nó phải thuần phục mình, mà không áp đặt nó chút nào hết.
Tự nó, tự tâm nó phát hiện, tự tâm nó thấy rằng cái điều nó sai, mình làm giúp cho nó thấy, làm cho nó cởi mở, nó thấy được cái sai của nó thì nó sẽ nghe lời con. Còn bây giờ con bảo nó làm vầy vầy mà con áp đặt nó, con rầy mắng, nó càng làm sai luôn, nó chống lại con. Hiểu không?
Phật tử: (…không nghe rõ)
(01:17) Trưởng lão: Được con, nếu ở đây con tu thì coi như là thọ Bát quan trai, Thầy sẽ giúp đỡ cho, cô Út sẽ giúp đỡ, con ở lại phải không?
Rồi, đi cho mệt chứ làm gì con, ở đây trong một tuần lễ, mà mình giữ gìn tâm thanh thản, an lạc. Biết đâu chừng mình chứng quả Alahán luôn thì sao. Sung sướng chứ! Không, một tuần lễ, đức Phật nói mà, mà nếu mà mình nỗ lực mình tu mà. Con thấy con sắp sửa chết rồi còn gì nữa mà ở đó mà không lo? Cho nên luôn lúc nào mình giữ tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự.
Ba cái thằng giặc này vô là tao đuổi ra hết. Đau không sợ! Bệnh đau con không sợ! Tâm tham, sân, si không sợ! Đuổi ra hết thì trong một tuần lễ xong à.
Được rồi, rồi Thầy nghỉ, Thầy đi.
Phật tử: (…không nghe rõ)
(03:25) Trưởng lão: Bây giờ có vấn đề như thế này, cái sự tu tập như thế này nè…
Con ngồi xuống đi con, con đừng có quỳ mỏi chân, già rồi bắt con quỳ như vậy thì tội. Thầy ngồi mà con quỳ chắc chắn là Thầy làm giống như quan Tòa bắt tội lỗi. Không được! Con ngồi xuống đi.
Trong cái sự tu tập phải đó, thì phải được sự hướng dẫn đúng, chứ không… Có nghĩa là các con nghe Thầy nói là một lý đó, bởi vì thuyết giảng là một cái lẽ nói thôi. Bây giờ trong cái cơn đau, cái thân này đau mà muốn chiến thắng được nó thì người ta sẽ trang bị cho mình những cái cách thức để cho mình tập cho đúng cách.
Rồi khi mà mình gặp cái thọ thì mình sử dụng đúng cách đó mình mới đẩy lui nó được, chứ còn mấy con mà gan dạ mấy con nằm chết queo luôn đó. Nó đánh mấy con mà mấy con không có pháp để mà đỡ nó, không có cái cách thức đó, thì con chịu đau, tức là mình chịu đựng đó, mình chịu đựng đến cái mức độ cuối cùng mình không chịu nổi nữa thì nó sẽ hoại diệt thân con. Bởi vì mình ức chế nó quá độ, ức chế cái cảm thọ chứ không phải gì.
Cho nên trong khi tu tập mà mấy con, ví dụ như giờ mấy con ở đây một tuần lễ thì những cái tu tập, Thầy phải kiểm tra, Thầy phải hướng dẫn. Bởi vì hồi nãy Thầy có nói mà, từ cái lớp Chánh kiến, Chánh tư duy đều phải có người đứng lớp để mà dạy cho mấy con học, rồi dạy cho mấy con tu. Chứ không phải là mấy con muốn, à, nói suông rồi về đó tu đâu hay hoặc là tu sao được đâu.
Cho nên khi mà đến đây học, phần nhiều là Thầy luôn luôn Thầy muốn tiếp xúc với mấy con nhiều lắm, để làm gì? Để hướng dẫn cho mấy con từng hành động tu tập cho đúng. Đi kinh hành nhiều khi cái lúc đi kinh hành đó, bình thường thì nó phải như thế nào, mà khi bị hôn trầm thùy miên nó phải như thế nào? Nó phải biết thay đổi để mà phá cho được. Chứ còn nếu mà mấy con đi thường thường nó cũng ngủ hà, nó không phải dễ đâu. Rồi cái cơn đau của mình cũng vậy, từng cái tâm niệm của mình nhớ gia đình này kia nọ.
Cũng như bây giờ con, cả một gia đình, con bỏ, con vào đây, khi mà ngồi không một mình mình, mình sống coi như độc cư một mình, thì nó sẽ hiện ra những cái niệm, nó làm cho cái tâm con xao động, nó làm cho cái tâm con nó bất an. Cho nên do như vậy đó, khi mà gần thì con mới được hỏi: “Bây giờ tâm con nó hiện ra cái niệm đó, con phải khắc phục như thế nào, xin Thầy dạy?”
Mặc dù trong kinh nói: “Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu”, cái danh từ nói suông. Nhưng mà khi nó khởi lên cái niệm thì nó có mang theo những cái ưu phiền, lo lắng, thương nhớ gia đình của mình, con cái của mình, thì lúc bấy giờ mình phải khắc phục nó bằng cách nào? Thì chỉ có ông Thầy người ta biết cái tâm niệm đó, con mới trình cho Thầy: “Bây giờ con bị kiết sử, ái kiết sử nhớ gia đình như thế nào, hoặc là con bị những cái hồi ức, những cái chuyện nó xảy ra tranh chấp gì đó mà họ chửi mắng con quá thậm tệ, những cái lời nói đó nó hiện ra nó làm cho con đau nhói lòng của con”.
(06:13) Thì lúc bây giờ con đến con trình Thầy, trong cái giờ đó con tu, cái niệm đó nó khởi ra, mong Thầy chỉ cho con cách thức để nhiếp phục nó, khắc phục nó. Thì lúc bây giờ Thầy bảo con bây giờ phải ôm cái pháp này nè, con phải làm như thế này nè, rồi bắt đầu con làm cho Thầy xem coi. Nếu mà con làm đúng thì Thầy nói bây giờ con vô thất coi nó có hiện ra thì con cứ cho nó một đòn nó bay mất hà.
Thì như vậy con sẽ có cách thức, có Thầy hướng dẫn, có cách thức như vậy để trực tiếp cái mặt trận tham sân si của mình để mà đấu, để mà đánh nó, thì như vậy mới được.
Cho nên thí dụ mấy con về đây nhập thất một tuần lễ, Thầy sẽ luôn luôn… Chứ không phải là bây giờ trong cái bài kinh Thầy dạy pháp tu đi kinh hành như vậy, làm như vậy, hít thở như vậy mấy con cũng làm y như vậy, nhưng mà cuối cùng mấy con áp dụng không đúng cách. Áp dụng không có đúng cái cách thức để cho mình thực hiện được cái sự giải thoát, thực sự đẩy lui, khắc phục được tham ưu ở trong đó, thì cuối cùng mấy con tu nó cũng dậm chân tại chỗ mất. Các con hiểu điều đó?
Cho nên một ông thầy mà dạy người ta tu giải thoát rất là vất vả. Bởi vì cái mặt trận sanh tử nó đương đầu với họ. Ông thầy ổng biết cách đánh, còn mình chưa đúng cách cho nên nó đánh mình mặt này, nó đánh mình mặt kia, mình không biết đâu mà đỡ. Cho nên cuối cùng thì mình thua trận. Còn không khéo thì mình chịu đựng, chịu đựng cuối cùng thì coi như là ức chế nó trong đó, nó bung ra còn mạnh hơn.
Cho nên trong cái tu tập là luôn luôn mấy con phải biết rằng Thầy luôn nói rằng, đức Phật đã nói rằng: “7 ngày, 7 tháng, 7 năm”, nhưng mà sự thật phải được cái sự tận tình.
Như ông Xá Lợi Phất ngày xưa, ngài giúp Phật để giúp cho chúng tỳ kheo mà tu tập. Ông Xá Lợi Phất là người tận tình nhất luôn luôn bám sát bên chúng. Ông Phật thì giảng thuyết thôi, nhưng mà ông Xá Lợi Phất thì sống sát bên chúng, có hở chút nào thì ông nhắc nhở chúng phải tu tập cái này đúng, cái kia sai. Cho nên Thầy thấy trong cuộc đời của đức Phật là cái người mà cực khổ với đức Phật đó là ông Xá Lợi Phất, là một người mà đức Phật gọi là đại trí tuệ đó. Nghĩa là lúc nào ổng cũng có sáng suốt để nhận định được cái hướng đi, cái hướng tu tập của chúng tỳ kheo trong thời đó.
(08:13) Thầy thì bây giờ chưa có, cho nên Thầy phải gánh vác hết, mà gánh vác hết thì cũng không sao, miễn là chết sớm chừng nào tốt chừng nấy, tại sao? Tại vì Thầy đi sớm, Thầy không cực khổ, còn bây giờ tiếp tục sống hoài nó khổ. Cho nên mấy con mà thấy Thầy còn sống là mau mau tìm tới gặp Thầy, mai mốt Thầy ẩn bóng tìm Thầy cũng không ra.
Cho nên vì vậy mà hôm nay con không có đi chơi là hay đó. Đi chơi trên Đà Lạt, đi du ngoạn ở trên đó, đi về mệt xác. Cho nên bây giờ về ở đây, trong thất ngồi nghỉ ngơi khỏe, rồi có cái gì hỏi thưa Thầy, phải không?
Tu thì biết rồi, biết những cái pháp con đọc, con hiểu rồi. Nhưng mà để mà ứng dụng, đẩy lui được giặc, những cái này phải hỏi Thầy. Cũng như mà ra mặt trận, con đánh mà thấy không thể thắng giặc được thì phải trở về hỏi bộ tham mưu chứ. Bộ tham mưu nó chỉ đạo bây giờ phải đánh cái mặt này thì nó sẽ thắng chứ gì, thì lúc bây giờ nó mới đặt ra cái bộ tham mưu. Chứ còn nếu mà không có bộ tham mưu thì con biết gì đánh đâu, tan hết quân đội, tan hết lính của con đó, phải không? Tan xác nữa chứ ở đó.
Cho nên vì vậy khi mà về tu, Thầy nói một tuần lễ, nó không nhiều, nhưng mà nó quan trọng. Bởi vì làm sao cho mấy con tập cho đúng, thực hiện cho đúng, áp dụng cho đúng và trước cái mặt trận đối phó cho được thì cái đó là cái quan trọng. Học suông không được đâu, mà phải tập luyện và phải ứng phó cho đúng lúc, đúng cái thời thì nó mới thắng được giặc, chứ còn không khéo thì không thắng nó đâu.
Rồi bắt đầu bây giờ con yên tâm đi, bữa nay mấy người này đi Đà Lạt, chơi đi, lên trển cho biết cho mệt, trèo núi, trèo non cho mệt. Còn con ở lại đây đi, tu tập cho nó, người nào sướng cho biết. Ăn ngày bữa sướng hơn là đi chơi. Rồi ha, rồi yên tâm đi. Thôi rồi bây giờ nghỉ ha, phải không mấy con? Bây giờ nhỉ.
Phật tử 2: Bạch Thầy! Có một số Phật tử quy y đó Thầy.
(10:11) Trưởng lão: Ờ, có một số Phật tử quy y đó thì lát nữa Thầy gửi cho cái điệp phái cho thầy Chơn Giác, ghi tên của mấy con vào trong đó. Rồi trưa Thầy làm lễ quy y cho. Sẵn Thầy làm lễ quy y cho quý Phật tử ở Hà Nội luôn. Chứ bây giờ Thầy cũng không có thì giờ mà ghi cái điệp phái cho mấy con nữa, mà Thầy chỉ đóng dấu, ký tên thôi. Có vậy thôi chứ Thầy không có thì giờ. Bởi vì Thầy còn biết bao nhiêu công việc làm mấy con. Ở đây rồi đó thì Thầy sẽ làm công việc khác rồi.
Có gì không con?
Phật tử 3: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Bổn Sư Thích Thông Lạc.
Hôm nay con xin đại diện cho Phật tử, con xin chân thành biết cái ơn đức mà Ngài đã chỉ dạy cho chúng con.
Kính bạch đức Trưởng lão, đặt cho cái tên của bài pháp hôm nay, là tên như thế nào?
Trưởng lão: Bài pháp hôm nay mấy con cứ lấy tên: “Đạo đức làm người”, hiểu chưa?
Vào đạo Phật thì chỉ có học đạo đức thôi, không có gì khác hơn hết. Bởi vì đức Phật có xác định cho mấy con nghe: “Đạo đức không làm khổ mình, khổ người là mục đích của đạo Phật”. Người nào mà không làm khổ mình, khổ người là người đó vô lậu. Các con đọc lại cái bài kinh của Phật ở trong kinh Nguyên Thủy, mấy con sẽ thấy cái lời đức Phật nói. Cái bài kinh chỗ mà người không làm khổ mình, không làm khổ người: “Không chuyên làm khổ mình, không chuyên làm khổ người” đó, là cái mục đích của đạo Phật, cái chỗ đó đó. Mà Thầy triển khai cái bài đó để cho nó trở thành cái nền đạo đức. Vì vậy cho nên hôm nay lấy cái tên đó là: “Đạo đức làm người”.
Phật tử 3: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch đức Trưởng lão, chứng minh cho chúng con là đảnh lễ đức Trưởng lão và chúng con nguyện mười phương này sẽ quy y.
(12:10) Trưởng lão: Chúng ta đi theo 1 cái hướng, cái hướng thiện. Chúng ta tin theo một cái vị đó, mà ở đây đức Phật dạy chúng ta, ba nơi mà đặt cái niềm tin, chứ không phải một. Cho nên trước khi mà quy y, tức là nương theo một cái tôn giáo nào đó, rồi trao hết cái tinh thần của mình vào, đặt niềm tin tinh thần của mình vào tôn giáo đó thì quý vị Phật tử hãy trước tiên là theo cái tôn giáo đó thì cần phải tìm hiểu.
Nhất là Phật giáo thì cần phải tìm hiểu nhiều hơn. Tại vì nó phải nương vào ba cái nơi lận chứ không phải có một cái nơi. Ba cái nơi đó nếu mà nương vào Phật, Phật đúng mà Pháp không đúng thì chúng ta cũng chưa hẳn là chúng ta quy y Tam bảo. Nương vào Pháp bảo đúng mà quý vị mà lãnh đạo không đúng cũng không đúng nữa. Mà nếu mà chúng ta nương vào Phật đúng, Pháp đúng, mà Tăng không đúng thì chúng ta cũng mất cái chỗ nương tựa chúng ta nữa. Bởi vì Phật đúng, Pháp đúng, mà Tăng không đúng thì tức là không có cái người trực tiếp hướng dẫn chúng ta, chúng ta cũng sẽ tu sai pháp, chúng ta cũng sẽ thực hiện không đúng pháp.
Cho nên ở đây có ba cái nơi, mà cái nơi nào cũng cần thiết và nó có sự liên hệ rất là mật thiết ở trong ba nơi này. Nếu mà quy y Phật đúng, mà hiểu biết Phật mà đúng, mà Pháp không đúng thì đương nhiên chúng ta cũng không tới đâu.
Bằng chứng như hiện giờ, quý Phật tử có nhiều người đã quy y tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Nhưng mà Phật thì ai cũng nói rằng là Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhưng mà khi chúng ta theo Phật Thích Ca Mâu Ni, trái lại hiện giờ chúng ta về Pháp đó, thì chúng ta nghiên cứu lại thì chúng ta thấy mình cũng quy y Pháp, mà pháp của Bà la môn, pháp của Đại thừa, tức là pháp phát triển chứ không phải là Nguyên Thủy của Phật Thích Ca. Cho nên trải qua bao nhiêu cái thời gian, bao nhiêu thế hệ con người của chúng ta theo Phật giáo, mà nhìn lại để mà làm chủ cái sự sống, sự đau khổ của chúng ta đó- sanh, già, bệnh chết- đó thì không có ai làm được, không có ai.
(14:14) Người ta chỉ huyền thoại cái câu chuyện như các vị hòa thượng hoặc các vị tổ khi mà chết thì họ “thu thần nhập Niết bàn”. Nhưng mà cái đúng mà cái pháp để “thu thần nhập Niết bàn” thì người ta không nói ra, mà người ta chỉ nói “thu thần nhập Niết bàn”. Cái ông thầy nào chết người ta cũng nói “thu thần nhập Niết bàn”, nghĩa là chung chung, bằng cách chung. Cho nên vì vậy chúng ta mất cái lối đi, mất cái đường đi, tức là mất cái pháp.
Bây giờ cái pháp đó sống lại để mà chúng ta quy y cho đúng cái pháp thì nó đã được sống lại. Nhưng bây giờ cái pháp đúng mà không có người hướng dẫn tức là không có vị Tăng giới luật nghiêm chỉnh, toàn là người nói pháp thôi, đúng nhưng mà không có một vị Tăng giới luật nghiêm chỉnh thì tức là chúng ta thiếu một cái ngôi, thiếu một cái ngôi để nương tựa. Bởi vì chính ông thầy là gương hạnh cho chúng ta. Bởi vì chính ông thầy là cái người Thánh để nói lên được cái gương hạnh đó và trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta trong những khi bản thân chúng ta, hoặc cuộc đời gia đình chúng ta, hoặc xã hội chúng ta đau khổ cũng thì ông thầy đó, ông sẽ dạy chúng ta vượt qua những đau khổ đó. Mà bây giờ không có ông thầy thì hỏi pháp, nó có trả lời được không? Mà hỏi Phật thì Phật đã tịch xong rồi, bây giờ biết hỏi ai mấy con?
Cho nên phải tìm một vị thầy xứng đáng mà chúng ta nương vào như một người cha lành để cho người cha đó, họ giúp đứa con họ giải thoát những cái nỗi đau khổ, trong cái dòng đời hiện đau khổ của chúng ta. Bởi vì cuộc đời chúng ta là biển khổ.
Cho nên trước khi mà chúng ta quy y Tam bảo thì chúng ta cẩn thận, rất là cẩn thận. Chứ không phải nói rằng: “Tôi quy y ở đâu cũng vậy”. Nhưng mà sự thực ra hiện bây giờ chúng ta tìm một cái vị Tăng mà chúng ta để quy y rất khó, vị Tăng mà giới luật nghiêm chỉnh rất khó. Nhưng chúng ta cũng có, chúng ta tìm được chứ không phải không, nhưng mà phải cẩn thận. Nhưng mà không phải vì lý do đó mà chúng ta chấp vào cái vấn đề đó. Bây giờ chúng ta đã lỡ quy y với một cái vị thầy nào đó, đã đại diện ba ngôi Tam bảo, để làm cái lễ thọ Tam quy Ngũ giới của chúng ta, cho chúng ta cái pháp danh, chúng ta chấp nhận. Nhưng bây giờ chúng ta phải tìm vị Tăng xứng đáng để vị Tăng đó dạy chúng ta đường hướng tu tập cụ thể thì tốt hơn.
(16:18) Cho nên trước khi mà làm lễ quy y, thọ Tam quy ngũ giới cho quý Phật tử, thì quý Phật tử mỗi một khi mà Thầy giảng về Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo thì quý Phật tử suy nghĩ kỹ, để khi mà mình phát tâm quy y Phật là mình phải hiểu tận tường. Bởi vì trong cuộc đời chúng ta theo Phật giáo thì chúng ta biết rằng, trong cái kinh sách mà của Đại thừa thì nó có nói đến bảy đời vị Phật, nhưng mà nhiều vị Phật nhưng chúng ta quy y ông Phật nào đây?
Cho nên ngay khi mà Thầy giảng nói thì chúng ta biết rằng chúng ta sẽ quy y ông Phật nào. Nói rồi chúng ta quy y Phật Thích Ca mà lại tu nương theo Phật Di Đà thì cái đó cũng là một cái điều nó không đúng.
Cho nên vì vậy khi mà Thầy giảng, suy nghĩ đúng, rồi thấy đúng, vừa hiểu biết rất rõ và cụ thể.
Và tâm nguyện chúng ta tha thiết đúng cái vị Phật đó và đúng cái pháp đó.
Và đúng với cái nghiêm trì giới luật của một vị Tăng đó.
Đúng mà cái ước nguyện chúng ta mong muốn được thì bây giờ chúng ta mới chắp tay lên phát nguyện, để mà để mà xin thọ Tam quy.
Và nếu mà giới, năm cái giới mà quý Phật tử thọ, được Thầy trao mà thấy nó không phù hợp với mình, đạo Phật không bắt buộc ai hết. Nghĩa là thấy nó hợp, nó đem lại lợi ích cho mình thì mình sẽ phát nguyện chắp tay lên mình xin thọ, năm cái giới luật đó. Còn nếu mà không thì quý vị tự nhiên đừng có chấp tay lên mà xin thọ, thì không được, hay hoặc bắt chước mọi người làm cho có hình thức thì không nên. Bởi vì đạo Phật là đạo thật.
Mình thật tâm như thế nào thì mình chắp tay lên mình xin thọ, còn mình thấy mình chưa đủ thì mình không nên thọ. Nghĩa là đối với đạo Phật, trong cái Phật giáo thì không có bắt buộc.
Bởi vì như Thầy đã nói Phật giáo, đó là cái nền đạo đức của con người chứ không phải là tôn giáo.
Nhưng mà sau này vì danh lợi, vì quyền lợi của người ta, cho nên người ta mới chia nó thành một cái tôn giáo cho nó có một cái sự chia cắt. Cái chân lý của đạo Phật, nó chia cắt, nó thành ra cái chân lý đó của đạo Phật chứ không phải của tôn giáo khác, và nó không phải của con người. Nó làm cho con người trên hành tinh bị chia rẽ với cái đạo đức này, nó làm mất cái ý nghĩa cao đẹp của nó đi.
(18:36) Cho nên hôm nay thì Thầy giảng đến đây thì quý Phật tử lắng nghe cho kỹ khi mà mình thấy hợp với mình, cái ước nguyện của mình thì mình sẽ chắp tay lên mình xin thọ, còn nếu không hợp thì thôi.
Đến đây thì Thầy xin chấm dứt để Thầy còn làm lễ. Để rồi quý Phật tử còn trở về vị trí của mình, chứ không khéo…
Bây giờ quý Phật tử sửa soạn bước lên trên đây một chút để mình quỳ, tí nữa Thầy làm cái lễ. Những người nào mà không có thọ Tam quy ngũ giới thì ngồi lại yên để mà nghe, còn những người nào mà thọ Tam quy ngũ giới thì quỳ xuống, Thầy cũng sẽ quỳ xuống rồi làm lễ.
Trưởng lão: (…)
(21:57) Trước khi thọ tam quy ngũ giới thì quý Phật tử phải hiểu Tam bảo là gì, Tam quy là gì?
Tam quy: Tam là ba, quy là trở về nương tựa. Đó là cái nghĩa của nó, Thầy giải nghĩa của nó. Tam là ba, quy là trở về nương tựa.
Tam bảo là gì? Tam bảo là ba cái ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
Vậy hôm nay chúng ta trở về nương tựa với ba ngôi Tam bảo, ba ngôi báu. Vậy Phật bảo là gì?
(22:36) Trưởng lão: Phật bảo là chỉ cho một con người cũng sanh ra từ cha mẹ, rồi lớn lên có vợ con, rồi cảm nhận được nỗi khổ của kiếp làm người, bỏ cha mẹ bỏ vợ con đi tu. Rồi đến khi làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người- sanh, già, bệnh, chết. Ngài trở về độ cha mẹ, vợ con và độ muôn người. Vì thế mà hôm nay chúng ta mới có một cái tôn giáo gọi là Phật giáo.
Cho nên đức Phật là một con người thật, con người có lịch sử hẳn hoi, ở trên hành tinh này, là người Ấn Độ, không phải là người Việt Nam, mà cũng không phải là người Âu châu, người Mỹ châu, mà là người Ấn Độ.
Người có cha mẹ tại nơi quê hương đó, sanh Ngài ra, Ngài lớn lên, Ngài là một hoàng tử, Ngài là một vị con có thể thay thế vua cha lãnh đạo một đất nước đó. Nhưng Ngài thấy cái cuộc đời con người quá đau khổ. Trong khi Ngài đi du ngoạn trong bốn cửa thành, ở trên thành Ngài thấy một cái tình trạng, một cái đau khổ của kiếp người như sanh, già, bệnh, chết.
(24:00) Ở đây trong bốn cái cửa thành này Ngài không thấy cái người phụ nữ sanh, nhưng mà vì các nhà học giả người ta dạy chữ “sanh” là sanh đẻ, cho nên sai. Chữ “sanh” ở đây là Ngài đi ra cửa thành cuối cùng, Ngài thấy một vị tu sĩ Bà la môn, Ngài mới hiểu rằng, chỉ có người tu mới là giải thoát được mà thôi, chứ còn đời người thì luôn luôn bị bệnh, già, chết. Cho nên chữ “sanh” đây có nghĩa là đời sống chứ không phải sanh đẻ.
Do vì vậy mà thấy bốn cửa thành rõ ràng là đã xác định được bốn cái hình ảnh.
Cái hình ảnh đời sống là nói lên cái đời sống của người tu sĩ. So sánh với đời sống của thế gian thì đời sống tu sĩ giải thoát, còn đời sống thế gian không giải thoát, đau khổ. Đó là cái mà chúng ta cần hiểu cho đúng nghĩa. Nếu không thì chúng ta hiểu là sanh đẻ, mà Thầy giảng cái này là sai.
Bởi vì làm chủ sanh không có nghĩa làm chủ sự sanh đẻ, mà làm chủ cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như cuộc sống của chúng ta, chúng ta không tham đắm vật chất thế gian này, vì trong giáo lý của đức Phật đã dạy chúng ta: “Các pháp thế gian là vô thường, không có pháp nào thường hằng”, cho nên chúng ta không dính mắc. Các pháp thế gian thì vô thường nên khổ, chúng ta bám lấy nó thì nó sẽ khổ, không bao giờ nó đạt được cái mục đích an vui cho chúng ta.
Cho nên ví dụ như bây giờ mình cất cái nhà, cái nhà tranh thì muốn cái nhà ngói, cái nhà ngói rồi đến cái nhà tường, cái nhà tường rồi tới cái nhà lầu, cái muốn của mình nó không bao giờ dừng. Cho nên càng tham thì lại càng khổ. Mà các pháp thế gian thì vô thường, nó không thật, cuối cùng chúng ta cũng bỏ mà ra đi với hai bàn tay trắng không còn vật gì chúng ta mang theo.
Cho nên ý thức được tâm như vậy cho nên vì vậy đức Phật mới bỏ gia đình, bỏ cha mẹ mà đi tu. Trong khi đạo Phật chưa có; cho nên nền đạo đức nhân bản, nhân quả chưa có, cho nên Ngài mới bỏ cha mẹ, Ngài đi tu.
(26:01) Còn chúng ta hiện giờ có đạo Phật, có nền đạo đức nhân bản, nhân quả, cho nên chúng ta không được quyền bỏ cha mẹ, bỏ vợ con khi chúng ta đã tạo ra nhân quả.
Cho nên đối với đạo Phật, có mặt đạo Phật, có mặt cái đạo đức của loài người, thì khi mà chúng ta có vợ con, không được bỏ đi tu. Nhưng mà chúng ta ở trong cái vị trí của người cư sĩ, có vợ con vẫn giữ gìn đạo đức, vẫn làm tốt được công việc chứ không phải là đợi đi tu mới là lợi ích đâu.
Chính đức Phật đã nói, không phải là người cư sĩ không tu chứng quả Alahán. Mà người tu sĩ hoặc là người cư sĩ, hoặc là nhỏ tuổi, hoặc lớn tuổi, người nào cũng có thể giải thoát được hết, tu tập được giải thoát hết. Cho nên cái mục đích của đạo Phật không phải là phân biệt ở chỗ giàu, nghèo, sang hoặc là tuổi lớn, tuổi nhỏ gì, tùy theo cái hoàn cảnh của chúng ta trong cuộc sống của chúng ta, duyên nghiệp của chúng ta nó đến đâu thì chúng ta cố gắng khắc phục đến đó mà chúng ta thực hiện được cái đạo giải thoát.
Cho nên khi Ngài đi ra đến cửa thành, Ngài thấy “sanh” - là cái đời sống của tu sĩ đó, rồi ngài thấy một cái người già, rồi một người bệnh, rồi một người chết. Do nhìn thấy được cái nỗi khổ của con người. Chắc ở đây ai cũng biết, không có người nào mà sanh ra mà không bệnh. Không có người nào mà sanh ra không có đời sống. Không có người nào sanh ra mà không có già.
Chúng ta nhớ lúc chúng ta mới sanh ra là một đứa bé nằm nôi, bây giờ nhìn lại cái cơ thể chúng ta nó không còn là một đứa bé nằm nôi nữa, nó thay đổi toàn bộ. Nhớ lại cái cảnh còn bé lúc chúng ta còn bé nằm nôi mà nhìn lại, trong khi bây giờ quý vị nhìn lại nó khác xa, không giống nhau, đó là sự vô thường thay đổi, đó là cái dần, dần đến cái chỗ già, cằn cỗi rồi chết. Cuối cùng thì bệnh rồi mới chết.
Do bệnh thì ai chắc ở trong chúng ta ngồi trước mặt Thầy, không có người nào là không bệnh, không bệnh này cũng có bệnh khác. Cho nên người nào chắc chắn là cũng bệnh hết, không có ai không bệnh. Giờ nhìn xung quanh, tuy chúng ta hiện giờ còn gặp mặt nhau trong cái dịp xuân này, nhưng mà xuân tới không biết chừng có người là mất đi, chúng ta không còn gặp mặt nhau nữa, đó là chết. Chúng ta sẽ mất đi.
(28:05) Như vậy là cái nỗi khổ khi mà mất đi một người, thử hỏi chúng ta biết nhau hôm nay, gặp nhau hôm nay mà mất đi một người. Khi mà năm tới mà chúng ta nghe một người đó mất, chúng ta cũng nao nao, cái lòng yêu thương của chúng ta đối với người đó, không còn gặp nữa, cho nên thấy cũng khổ. Và vì vậy cho nên mất (…)
Vì đức Phật biết cuộc đời chúng ta sanh ra để mà khổ, có gì đâu mà sung sướng?! Có gì đâu mà hạnh phúc đâu?! Đạo Phật không phải tiêu cực, bất lực, nhưng mà biết khổ để vượt khổ, làm tốt lại cuộc đời, biến cuộc đời chúng ta trở thành thiên đàng cực lạc, chứ không phải đi tìm một cõi cực lạc thiên đàng nơi đâu, chính đó là cái mục đích của đạo Phật. Vì vậy cái người mà đã bỏ cái cuộc đời để thực hiện con đường tu của mình, để đạt được đến hôm nay, mà cũng là con người bằng xương bằng thịt, chứ không phải là một vị bồ tát Phổ Minh ở cõi trời Đấu Xuất mà giáng trần xuống đây, để làm xong công việc này cho chúng ta đâu. Mà chính những con người của chúng ta, sanh ra cũng có cha mẹ, rồi khắc khoải trong những niềm đau khổ đó, rồi chúng ta tư duy chúng ta suy nghĩ, rồi chúng ta bỏ, chúng ta thực hiện được, chúng ta mới để lại được những cái giáo pháp này.
Cũng như bây giờ, hiện giờ biết bao nhiêu con người ở trên cái hành tinh của chúng ta, họ cũng khắc khoải cái nỗi khổ, rồi họ đi tìm cái chân lý, đi tìm cái triết lý để thực hiện cái cuộc đời thoát khổ của họ, để rồi mới đem cái sự thoát khổ đó mà giúp chúng ta. Cho nên có nhiều tôn giáo thực hiện được cái điều đó, mà cái điều đó bằng cái tưởng, cho nên họ đưa ra cái tưởng, nhưng nó an ủi được tinh thần, nhưng mà không thực làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Cho nên chúng ta thấy là một tôn giáo nào cũng có lợi ích chứ không phải là không có lợi ích, nó có an ủi tinh thần chúng ta.
Thí dụ như bây giờ mình đặt thành vấn đề mình theo thế giới Tây phương Cực Lạc, thì mình tin tưởng rằng nó có cái thế giới đó, mình tin tưởng rằng có. Nhưng mà sự thật nó không có, sự thật là không có nhưng mà tưởng rằng nó có đi, rồi hằng ngày mình niệm Phật, mình cầu cho đến khi mình chết được sanh lên trên cõi cực lạc, yên vui hạnh phúc đó. Cho nên cái tinh thần mà mình tin tưởng vào, nó làm cho mình được an ủi, nó làm cho mình thấy vững vàng trong cuộc sống của mình khi gặp những cái khó khăn. Đó là cũng là cái lợi ích cho con người, để an ủi chúng ta trong những phút giây mà chúng ta không vượt qua được những cái khó khăn, cái bất toại nguyện ở trong lòng của chúng ta.
(30:26) Cho nên tôn giáo ra đời nhiều, rất nhiều tôn giáo vẫn đem lại sự an ủi tinh thần cho họ, nhưng mà thực tế thì không thể làm chủ sự sống chết của mình. Chỉ có duy nhất đạo Phật: Sống thực, làm thực, làm bằng rất thực tế - nghĩa là làm chủ sự sống chết của nó, rất thực tế, không có mơ hồ, như những cái điều thực, như Phật, không thể sai được. Và cái người mà đã để lại những cái giáo pháp này, đã tu tập đã khổ hạnh 6 năm, gần như chết, để lại cho chúng ta. Hiện giờ mà chúng ta tu tập được, chúng ta thấy được cái nền đạo đức mà đức Phật đã dạy chúng ta, nền Đạo đức nhân bản nhân quả này, chúng ta nhớ lại công ơn của người này, họ đã hi sinh cái sự sống của họ.
Các vị biết rằng người nào cũng muốn ăn để cho nó mập, bổ, khỏe để cho được an ổn. Còn cái người này nghe nói khổ hạnh là giải quyết được sự đau khổ thì Ngài tận cùng khổ hạnh, ăn rất ít để cuối cùng cơ thể rất kiệt quệ, một con người vĩ đại thật! Chúng ta làm sao nổi. Cũng như đặt thành vấn đề như bây giờ các vị ở đây, các vị thấy nếu mà hằng ngày cho quý vị một nắm rau với vài ba hột muối để quý vị ăn, chắc chắn là quý vị không sống nổi, thế mà đức Phật làm được. Và Thầy lên Hòn Sơn, Thầy cũng sống với rau như vậy mà Thầy cũng sống được. Con người rất là thích nghi, nếu mà chúng ta chịu khó tập luyện nó, nó sẽ thích nghi.
Con bò ăn cỏ còn sống được mà, chúng ta ăn rau cũng sống được chứ có gì đâu. Nhưng chúng ta chưa thích nghi là tại vì chúng ta quen ăn cơm, ăn bánh, thịt, cá, cho nên chúng ta bây giờ muốn ăn trở lại rau cỏ rất là khó. Nhưng chúng ta tập luyện thì chúng ta cũng được không có gì. Bằng chứng Thầy đã trải qua 9 tháng trời trên Hòn Sơn, cũng làm được. Cho nên Thầy thấy con người dễ thích nghi.
Nếu mà thích nghi với thiện pháp thì tâm hồn thanh thản, an lạc, vô sự; thích nghi với ác pháp thì tâm hồn đau khổ, luôn luôn bất toại nguyện. Đó là sự thích nghi của con người. Cho nên vì cái sự thích nghi đó mà chúng ta tập thành thói quen tốt, thói quen đạo đức, người ta biết con người dễ thích nghi.
(32:24) Cũng như bây giờ, mình chưa giam mình ở trong một cái nhà lao, thì mình thấy mình thấy khổ sở. Nhưng mà khi bị bắt bỏ tù, người ta nhốt mình ở trong cái nhà lao, rồi vài ba hôm sau mình thích nghi, mình thấy cũng sống như bình thường không có gì hết. Chứ mà nếu mà không bình thường thì những người bị ở tù là họ đã chết ở trong đó hết rồi, cho nên cái tánh thích nghi của con người rất là tuyệt vời.
Do đạo Phật biết như vậy mới triển khai cái pháp dạy chúng ta thích nghi. Và vì vậy mà đức Phật, Ngài đã dám hy sinh thân mình, 6 năm khổ hạnh trong rừng không ăn, rất ít, đến khi Ngài đứng dậy không nổi, Ngài chỉ còn nằm, nhờ mấy người mục đồng đỡ cho Ngài bát sữa Ngài mới tỉnh lại. Và từ đó Ngài mới tư duy nếu mà khổ hạnh như thế này thì chẳng tìm ra được đạo giải thoát, cho nên từ đó Ngài ăn uống bình thường trở lại. Ăn uống bình thường trở lại không có nghĩa là ăn ba bữa mà chỉ ăn một bữa, ăn đầy đủ, ăn no trong một bữa mà thôi, còn dành lại cái thì giờ thì Ngài tu tập.
Thì hôm nay chúng ta thấy rằng đức Phật con người thật, con người chứ không phải là một vị Thánh ở nơi cõi nào hết, người ta đã huyền thoại một cách quá đáng. Một vị Thánh mà họ giáng trần xuống thế gian này, chắc là vị Thánh đó ngu. Thầy nói thực sự, tại sao vậy? Nếu họ không tương ưng chúng sanh… Thầy nói thật sự bây giờ đặt thành vấn đề trong chúng ta đây có một người nào mà tu hết tham, sân, si, mà khi hết tham, sân, si rồi nó không tương ưng với chúng sanh thì làm sao làm con họ được đâu mà gọi là muốn xuống đây là xuống?
Đặt thành vấn đề như đức Phật là bồ tát Phổ Minh, một vị bồ tát mà thực hiện được cái sự mà độ chúng sanh là tâm phải hoàn toàn thanh tịnh. Thì hoàn toàn thanh tịnh tức là không còn tham, sân, si nữa. Mà không tham, sân, si thì làm sao mà tương ưng với chúng sanh mà tái sanh làm con của chúng sanh được? Có còn tham, sân, si mới tái sanh được, không tham, sân, si làm sao mà tái sanh được?
(34:10) Như bây giờ, thí dụ như Thầy tu, Thầy hết tham, sân, si rồi mà Thầy muốn tái sanh chúng sanh thì hằng ngày Thầy phải tu tập trở lại: phải tập tham, tập sân, tập si. Thay vì bây giờ Thầy ăn ngày một bữa, Thầy phải tập ăn ba bữa, ăn phi thời, ăn đủ cách trở lại. Thầy phải tập như vậy cho giống người ta mới được. Khi giống người ta mới sanh làm con người ta được, đâu phải là chuyện dễ, nó rất khó. Cho nên đừng nghĩ rằng cái huyền thoại của một cái người mà người ta tưởng tượng ra, người ta đặt ra chứ thật sự người ta chưa có hiểu, mấy cái người này chưa có hiểu.
Ví dụ như bây giờ Thầy tu xong rồi, Thầy muốn làm chúng sanh đâu phải dễ đâu. Cho nên tại sao mà đức Thích Ca, Ông tu rồi, Ông đi mất đi? Không phải Ông không thương chúng sanh, nhưng mà cái tâm Ông làm sao tương ưng được với chúng sanh mà xuống dưới thế gian này nữa?! Chỉ có con người còn tham, sân, si, thì ở nơi đó mà được chánh pháp thì bắt đầu tu tập giải thoát được, mới đem những kinh nghiệm này dạy lại, chứ Thầy cũng không ở cõi nào hết.
Có nhiều người nói do Thầy nhiều đời, nhiều kiếp tu hành mới được như vậy, không phải đâu. Thầy nghĩ rằng từ cái tiến bộ của cái loài động vật, nó lần lượt nó đi lên như vậy thôi thì tức là Thầy làm thiện nhưng mà trong những người đó, nó có những cái thiện tương ưng với Thầy, nhưng mà trong cái thiện đó nó còn có ác, chưa có hết, nó tương ưng.
Nhưng mà khi nó thiện, đến khi mà con người không còn cái thức thiện đó nữa thì Thầy không còn tương ưng nữa. Cho nên có những người mà người ta đoạn năm cái hạ phần kiết sử đó, thì thế gian này không có người mà đoạn năm hạ phần kiết sử đó, thì do đó nó không tương ưng nữa thì cái người đó họ chết họ không tái sanh được.
Cho nên nó có 33 cõi trời, tức là 33 trạng thái để mà chúng ta chết mà chúng ta không còn tái sanh làm con người nữa. Nhưng cái thời gian mà chúng ta ở trong cái từ trường 33 đó, nó đến khi mà nó hết cái phước báu của cái thiện đó thì nó tương ưng với chúng sanh, thì nó mới trở thành chúng sanh.
Cho nên nói về vấn đề mà đức Phật là một Bồ tát ở cái cõi trời Đấu Xuất mà xuống đây thì nó không đúng. Mình không thể nào mà nói rằng… Thầy bây giờ Thầy muốn làm Phật thì nó khó, Thầy tu tập thì Thầy làm Phật được rồi, nhưng mà Thầy muốn làm lại chúng sanh chắc chắn là khi mà Thầy làm Phật rồi, Thầy ngán quá! Bây giờ Thầy phải tập ăn, tập uống trở lại nè; rồi phải tập giận, tập hờn nè; rồi phải tập ham muốn nè; rồi phải tập dâm dục; phải tập đủ cái mà Thầy ngán quá. Bởi vì Thầy đã hiểu biết nó rồi, phải không? Thầy biết nào là bất tịnh, ăn uống là cực khổ; nào là thực phẩm không có phải thanh tịnh chút nào hết, cho nên vì vậy đâu có bao giờ ai mà điên mà đi tập trở lại như vậy.
(36:28) Đó là một cái điều kiện để mà Thầy nói rằng đó là cái sai, người ta huyền thoại một cái vị bồ tát ở cõi nào đó xuống đây, còn chúng ta chỉ là cỏ rác mới sanh lên làm người đây thôi. Còn quý vị đó ở cao hơn chúng ta cho nên mới làm giáo chủ vậy, không phải đâu. Cho nên tôn giáo từ con người sanh ra chứ không phải là tôn giáo sanh ra con người.
Đó như vậy thì quý vị cũng đã hiểu biết vì vậy mà đức Phật là con người thật, con người cha mẹ sanh ra bằng con đường dâm dục. Cho nên lúc bấy giờ chúng ta hiểu biết được đức Phật là một con người thật rồi, con người như mình, cũng cha sanh mẹ đẻ như mình thì chắc chắn mình thực hiện làm như Ngài, thực hiện ý chí nghị lực như Ngài, can trường như Ngài thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được như Ngài. Đó là một điều quyết chắc không sai được! Vì vậy một con người thật như vậy mà làm được điều này thì chúng ta đặt trọn cái niềm tin ở Người, chúng ta không bao giờ mà không tin ở Người được, một con người có lịch sử thật hẳn hoi thực sự, chứ đâu phải con người ảo tưởng.
Ví như nói bây giờ, đức Phật A Di Đà thì lịch sử nó không có ở thế gian rồi. Rồi nói về đức Phật Di Lặc thì chúng ta cũng tìm không thấy cái lịch sử của ông Phật Di Lặc này sinh ra ở chỗ nào hết. Mà cái thời đức Phật Thích Ca đã nói như vậy, đến lúc bây giờ mà chúng ta tìm ông Phật Di Lặc thì chúng ta không thấy, mà thấy cái ông bụng phệ bự như vậy là chúng ta tưởng tượng ra thôi chứ sự thực ra không có ông Phật Di Lặc. Cho nên vì vậy mà chúng ta biết rằng duy nhất trên đời của chúng ta có một cái vị, mà cái vị đó là đức Phật Thích Ca. Người đã để lại cái chơn lý cho loài người, cái đạo đức nhân bản, nhân quả cho chúng ta hôm nay, là con người thật và cái công ơn của người đó rất là lớn, đó là đức Phật.
(38:09) Vậy thì đức Phật là một người có xứng đáng để mà chúng ta nương tựa vào Ngài không? Tin tưởng vào Ngài không? Nếu mà nương tựa và tin tưởng vào Ngài thì chúng ta sẽ xứng đáng quy y với Ngài. Ngài là con người có những đức hạnh, có những điều kiện mà chúng ta cần phải học, cần phải theo Ngài, làm được như Ngài. Ngài làm được, Ngài là con người làm được chắc chắn là chúng ta cũng sẽ làm được.
Còn nếu Ngài là một vị Thánh, Ngài là một vị Bồ tát ở cõi nào, Ngài làm được chắc chắn chúng ta không làm được, bởi vì chúng ta là con người phàm phu ở thế gian ở trên hành tinh này còn Ngài ở cái hành tinh nào đâu đó Ngài đến đây, chắc chúng ta không làm được.
Cho nên vì vậy mà chúng ta có sự tư duy chơn chánh, Ngài là con người thật ở thế gian này, Ngài cũng từ đó mà Ngài sanh ra. Ngài cũng từ cát bụi mà hợp lại, Ngài cũng từ các duyên, các gen mà hợp lại thành con người của Ngài. Ngài cũng biết đau, biết đớn, Ngài cũng có những cảm thọ khổ sở. Ngài cũng có tâm tư tha thiết thương yêu, Ngài cũng có những cái tình cảm như mọi con người, như chúng ta. Rồi lần lượt Ngài cũng ham muốn điều này, Ngài cũng ham muốn điều kia chứ không phải là không ham muốn.
Nhưng cuối cùng Ngài mới ly tất cả những ham muốn đó, Ngài ly tất cả những ác pháp đó mà cuối cùng Ngài thành tựu được đạo giải thoát, để lại cho chúng ta một chơn pháp.
(39:25) Bây giờ Thầy giải thích về pháp của Phật. Pháp của Phật cũng thực tế như Ngài. Nghĩa là hằng ngày chúng ta làm những gì thì pháp của Phật cũng chỉ cho chúng ta trong những hành động làm những điều đó. Nhưng mà những điều chúng ta làm có ác có thiện. Vì vậy mà Ngài lọc lựa ra để chỉ cho chúng ta cách thức mà chúng ta làm, làm những cái điều đó thiện thì Ngài gọi là pháp thiện, làm những điều đó ác thì Ngài gọi là pháp ác. Pháp ác thì Ngài bảo ngăn và diệt, đừng có làm cái pháp đó nữa, làm cái pháp đó sẽ đau khổ, sẽ không hết phiền não, sẽ gây ra thân bệnh tật đau khổ nhiều, cho nên Ngài bảo: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”, hằng ngày phải cố gắng làm những điều thiện.
(40:10) Pháp của Ngài rất thực tế, cho nên Ngài đưa ra tám cái lớp để chúng ta học.
Cái lớp Chánh kiến để mà nhìn mọi vật, nhìn mọi đối tượng, nhìn các pháp xảy đến cho chúng ta, tác động vào thân tâm của chúng ta để mà chúng ta biết ngăn và diệt nó, để đem lại cho tâm hồn của chúng ta, đem lại cho thân tâm của chúng ta một sự an lạc, một sự thanh bình, một sự an ổn, rất thực tế! Bởi vì cái pháp trong từng hành động của chúng ta, chứ đâu phải là một cái pháp cao xa vời vợi nào đâu, ở trong tầm tay của chúng ta đó.
Bây giờ tâm tôi có tham, nó ham muốn một cái điều gì tức là tham, thực tế quá. Mà khi tham thì tôi biết là ác pháp tôi ngăn diệt không cho lòng tham đó, thì tôi ngăn diệt tức là tôi không làm theo cái lòng tham đó, tức là tôi ngăn, tôi diệt chúng chứ gì. Cho nên Ngài bảo: “ly dục, ly ác pháp”. Đó là cách thức rất thực tế, cái pháp thực tế, chứ đâu có dạy chúng ta vô chùa gõ mõ, tụng kinh cầu Phật, cầu an, cầu siêu đâu. Ông Phật đâu có dạy cái chuyện làm mơ hồ đó. Mà đức Phật cũng đâu có dạy chúng ta ngồi thiền, nhập định bao giờ. Đức Phật chỉ dạy chúng ta: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện” như kinh Pháp cú dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Phải không? Rõ ràng là đức Phật dạy chúng ta hằng ngày, bảo chúng ta hằng ngày phải tâm của chúng ta làm chủ “Tâm tạo tác, tâm làm chủ, tâm dẫn đầu”.
Vậy thì cái tâm là cái ý của chúng ta, cho nên nếu mà chúng ta dẫn nó vào ác pháp thì chúng ta sẽ khổ đau. Mà nếu cái tâm, cái ý chúng ta dẫn nó vào thiện pháp thì chúng ta sẽ được phước báu, sẽ được sự an vui, sẽ được sự an ổn. Rõ ràng đó là giải thoát chứ gì, nó quá thực, cụ thể, rõ ràng. Mà tâm mình có cái gì mình biết cái nấy, thân mình có đau đớn chỗ nào biết chỗ ấy. Không lẽ cái đầu Thầy đau mà Thầy nói cái chân đau sao, phải không? Nó thực mà, rõ ràng là rất thực. Và khi đau thì chúng ta phải làm gì để đẩy lui cái ác pháp đó. Mà khi tâm phiền não thì chúng ta biết nó có tham, sân nó mới phiền não thì chúng ta lại đẩy lui cái đau khổ đó ra, làm cho thân tâm chúng ta không còn đau khổ nữa thì đó là giải thoát chứ gì, có phải đúng không?
(42:20) Pháp như vậy mà không quy y, bây giờ lại quy y cái pháp mà niệm Phật để cầu vãng sanh Cực Lạc, biết ngày mai này có cõi đó không mà cực lạc? Biết ngày mai này chúng niệm Phật trước khi chết có về được không? Mơ hồ quá! Còn ở đây “tâm có tham tôi biết có tham”, phải không? “Tham thì ác pháp, dừng! Không có được làm nữa”, thì như vậy nó hết tham chứ gì, thực lắm. Tại sao chúng ta không thực hiện được cái việc này? Mà chúng ta đi thực hiện những cái mơ hồ vậy, mà lại tin tưởng rằng đó là pháp của Phật.
Cho nên pháp của Phật rất là thực tế, thực tế như vậy để giúp chúng ta tu tập, để giúp chúng ta sống một đời sống có đạo đức- không làm khổ mình, khổ người. Pháp như vậy quý vị, chúng ta có thấy cần quy y theo nó không? Cần nương tựa vào đó không? Bởi vì mình nương tựa vào thì tâm mình có tham, có sân, có si (…) có phải vậy không?
Cho nên ở đây, pháp như vậy có xứng đáng để chúng ta nương tựa không? Chúng ta trở về nương tựa với pháp đó không? Hay hoặc là chúng ta muốn đến chùa gõ mõ, tụng kinh, cầu cho tai qua nạn khỏi? Chúng ta muốn pháp nào? Cái pháp thực tế hay là cái pháp mơ hồ này?
Đó thì bây giờ quý vị Phật tử chọn lấy, riêng cái phần của quý vị Phật tử chọn lấy. Còn riêng Thầy, Thầy có bổn phận nhắc lại cái đường lối, giáo pháp, cái đạo đức của đức Phật Thích Ca. Chọn nếu mà nó thích hợp, nó vừa với cái tầm tay của mình, mình làm được thì mình sẽ phát nguyện quy y, nương tựa theo giáo pháp đó. Đó cái pháp thực tế như vậy, không mơ hồ, không trừu tượng.
Nhưng quý vị hỏi: “Như vậy là đạo Phật không có thiền định sao?” Đức Phật nói: “Giới sanh Định”, đạo đức chúng ta không còn tham, sân, si, thì nơi cái tâm không, tham, sân si thì đó là Định. Chứ đâu phải ngồi chong ngóc đó là Định, khép chân như con cóc mà Định. Ở đây không phải chỗ ngồi, mà là chỗ tâm thanh tịnh. Cho nên đức Phật nói: “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ thiền”. Cái thiền của đạo Phật là cái thiền ly cái tâm ham muốn, ly ác pháp làm cho thân tâm chúng ta được an ổn. Thì chúng ta lìa nó ra, thì ngay cái tâm lìa nó ra đó là thiền chứ không phải đòi hỏi thiền gì nữa. Nếu đòi hỏi một cái loại thiền nào nữa, thì cái thiền đó là của ngoại đạo, của tôn giáo khác chứ không phải là của Phật giáo.
(44:34) Thầy xin xác định lại điều này để cho quý vị thấy con đường của đạo Phật là phải đi từng giai đoạn một: Giới, Định, Tuệ.
Về Giới là phải giữ gìn tâm không tham, sân, si, phiền não thì đó là giới luật. Mà Giới tức là ly dục, ly ác pháp, cho nên “Giới sanh Định”, từ trong Giới mà chúng ta thực hiện được ngăn ác, diệt ác thì ngay cái tâm thanh tịnh đó là thiền định. Khi mà đã có thiền định rồi, thì bây giờ chúng ta phải đi sâu vào thiền định chứ, đã có thiền định thì mới nhập được định sâu chứ, còn chưa có thiền định thì chúng ta biết cái gì mà chúng ta tu.
Đó là cái mà từ lâu tới giờ người ta theo đạo Phật gọi là tu thiền, đều là tu sai, không đúng. Giới luật thì tan nát, phạm phải, sống như một người thế tục, mà lại ngồi thiền nhập định, thì thiền định làm sao thiền định được? Thiền gì mà lạ vậy? Đối với Phật giáo thì thiền đó không đúng đâu.
Cho nên vì vậy hôm nay chúng ta thấy rõ ràng cái giáo pháp của Phật. Thầy biết rằng quý vị Phật tử đều là nghe nói thiền định, đều là ham. Nhưng mà muốn tu vào thiền định thì phải đi cái ngõ nào để mà vào thiền định? Chứ không phải tập ngồi mà thiền định được, hoặc là tập cho hết vọng tưởng là thiền định được, không phải điều đó đâu. Đạo Phật không dạy chúng ta làm điều đó.
Cho nên ở đây chúng ta thấy rõ ràng Phật cũng thực, pháp cũng thực: “Tâm có tham tôi biết tâm tôi có tham”. Không lẽ người đó có tâm tham mà không biết tham à? Người đó có tâm sân mà không biết sân à? Nhưng mà để sân cho ly thì sự thật ra nếu mà mình quyết định dứt trừ sân thì chắc dễ, cái này mình cũng biết mà để cho nó sân cho vui thôi, cho nên cứ để cho nó sân hoài vì vậy mà nó khổ.
Chứ lẽ ra biết sân là khổ, thì ngay đó ngắt đầu nó liền, không có được sân nữa, thì làm sao cái tâm chúng ta sân, phải không? Như vậy là tại vì chúng ta còn thích sân, còn thích tham cho nên mới để… Chứ còn bây giờ biết đạo Phật rồi, ngắt đầu khi biết liền: “Không có tham!” Bây giờ giờ này có phải giờ ăn đâu mà tham ăn. Nhất định là trưa ăn một bữa, sáng không ăn bậy, chiều không uống bậy. Như vậy là rõ ràng mình ngắt đầu tham chứ. Đó là những cái thực tế trước mặt chúng ta, đó là cái khi tu.
(46:35) Cho nên ở đây, quý vị tu nên suy nghĩ đây là cái pháp thực tế, đương đầu thực tế trong cái tâm tham, sân, si và ác pháp của chúng ta, để mà chúng ta diệt nó. Nếu mà thấy nó thực tế thì quý vị hãy chắp tay lên để mà quy y.
Còn nếu mà không thực tế thì quý vị đừng có chắp tay lên. Tôi sẽ quy y một cái pháp khác, ngồi đây 7, 8 ngày để nhập định, sướng hơn cái pháp này. Cái pháp phải cấm ăn, cấm uống, cấm ngủ, cấm đủ thứ hết làm cho tui quá khổ, tui không có quy y nó đâu. Tui không có ly dục nữa, mà tui để tui ăn uống đầy đủ như mọi người. Nhưng mà tui tu cái pháp giống y vậy chứng đạo. Thì quý vị đừng quy y pháp này. Để quý vị quy y theo cái pháp đó để mà quý vị chứng đạo.
Đây là lời chân thật của Thầy, nó hợp với mình, mình tu mà không hợp thì đừng nên theo, đừng nên quy y nó mà mình không làm đúng, thì mình lại có tội.
(47:26) Bây giờ Tăng Bảo, Thầy dạy về Tăng bảo để thấy mình chọn một vị tăng. Một vị tăng, mà đức Phật đã xác định: “Giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất”. Một vị Tăng mà phạm giới, phá giới đó là Phật giáo mất đó. Chứ không phải là cái bộ kinh giới người ta đốt sạch hết rồi mới là giới luật mất, không phải đâu. Vì cái hạnh sống của một vị tu sĩ gọi là đạo Phật đó, vì giới luật không giữ gìn nghiêm chỉnh là đạo Phật mất. Cho nên Phật nói cái hạng người mà mặc y áo giống y như Thầy nè mà giới luật phạm đó là Ma ba tuần hiện ra phá Phật giáo, diệt Phật giáo chứ không phải là đệ tử của Phật. Đệ tử của Phật giữ giới luật làm đầu, lấy giới luật làm gương hạnh, để làm cho tất cả tín đồ nương vào đó mà thực hiện đạo đức nhân bản, nhân quả- không làm khổ mình, khổ người.
(48:14) Thì những vị thầy đó là những vị Tăng xứng đáng cho chúng ta nương theo.
Còn những vị tăng phạm giới luật thì chúng ta không nương theo với họ. Dù người đó là vua chúa, cái ông thầy đó, cái ông hòa thượng đó là vua chúa, cai trị một cái nước, bắt buộc dân phải theo cái tôn giáo này. Nhưng mà ông vua này, ông phạm giới tan nát hết, nhất định chúng ta là thần dân ở trong nước đó, mà ông vua như vậy nhất định không theo tôn giáo ông vua đó đâu.
(…)
Đó là một cái điều duy nhất, bởi vì đức Phật không có (…)
Chúng ta trong giai đoạn này, những cái sai chúng ta bỏ, những cái đúng chúng ta thực hiện. Ở đây không có nghĩa là chúng ta chống đối nhau trong vấn đề tôn giáo.
Bởi vì (…) (54:40)
HẾT BĂNG