20060419 - THẦY THĂM HÀ NỘI 02 - PHÁP TU CHO NGƯỜI GIÀ

20060419 - THẦY THĂM HÀ NỘI 02 - PHÁP TU CHO NGƯỜI GIÀ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời gian: 19/04/2006

Thời lượng: [01:08:50]

Tên cũ: 1930-(HaNoi)-KhaiThiPhatPhap-PhapTuNguoiGia-(XaTam-DuoiBenh)-vdLuyenTriNho-(19-4-2006)

https://thuvienchonnhu.net/audios/20060419-thay-tham-ha-noi-02-phap-tu-cho-nguoi-gia.mp3

 

1- ĐẠO PHẬT THỰC TẾ, KHÔNG MƠ HỒ TRỪU TƯỢNG, KHÔNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN

(0:00) Phật tử Liễu Tâm: Mời các cụ vào để ổn định đi ạ. Mời các cụ vào trong này để ổn định.

Trưởng lão: Rồi hả con? Con vô trong này, ngồi trong này hết con, vô trong này ngồi cho rộng.

Phật tử 2: Con bật quạt đi.

Trưởng lão: Thôi, khỏi bật quạt đi con, không có nực đâu. Cứ vô trong này rộng con, cứ vô trong, vô trong. Có nước mấy con, không có khát nước đâu, vô trong này đi.

Phật tử 3: Con đang đun nước nóng.

Trưởng lão: Thôi, thôi con, đừng làm mất công, không có khát nước đâu con. Nước lạnh là tốt lắm. Nhưng mà chưa khát nước đâu. Cứ ngồi đi mấy con. Ngồi vô trong này ngồi hết cho rộng rãi. Không khát nước đâu. Con vô trong này đi con, ngồi vô trong này đi con. Vô trong cho rộng. Con để đấy con.

Tu sĩ Chơn Thành: Thôi, các Phật tử ngồi vào vị trí đi, nghe Thầy thuyết pháp, vào lớp mau.

Trưởng lão: Vào đây đi con, bên đây còn rộng này, vô trong này ngồi đi, bên đây rộng rãi.

Phật tử Liễu Tâm: Ai tự mình rót nước vô, ai uống thì uống, ai uống thì lấy.

Trưởng lão: Thôi, không khát nước đâu con. Ai khát nước thì rót uống. Khỏi mất công, để đi con, nghe Thầy nói chuyện. Thôi, máy này sài không được, thôi tắt. Không có lo nước nôi gì con. Mấy con tắt cái quạt đi. Rồi mấy con ngồi, để cây quạt cản đường, không có đường đi vô.

Phật tử Liễu Tâm: Cụ Toàn lên trên đi. Cụ Tám lên trên đi. Các cụ ngồi thẳng hàng lên đi. Mời các cụ lên trên đi.

Phật tử 4: Đấy đấy, được rồi. Để bưng cái loa lên thưa Thầy. Thầy Thanh Quang, để bật cái loa lên. Gần quá nó rít.

(04:24) Trưởng lão: Hôm nay Thầy về đây là để thăm mấy con. Thầy nghĩ rằng, mấy con ở đây xa xôi như thế này, mà không hiểu Phật giáo như thế nào. Rồi theo Phật giáo, nhiều khi Phật giáo bây giờ đã truyền thừa lâu. Nó lệch, nó không có còn đúng nữa.

Phật giáo là một nền đạo đức dạy mọi con người sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, giúp cho chúng ta sống được giải thoát, sống được an vui, hạnh phúc. Mình không làm khổ ai, mà không ai làm khổ mình. Đó là Phật giáo đúng đắn. Còn Phật giáo cúng, bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, đó là Phật giáo trừu tượng, mê tín. Nó không đúng với Đức Phật đã dạy.

Đức Phật dạy chúng ta tự lực. Đức Phật dạy chúng ta tự thắp đuốc lên mà đi, chứ không có nhờ cậy vào ai, không cầu khẩn ai hết. Do đó hàng ngày chúng ta sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Thì muốn sống được đúng như vậy thì phải học đạo đức theo đạo Phật. Còn nếu không, sống không đúng đạo đức thì tự mình làm khổ mình, làm khổ người.

Cho nên hôm nay cũng có duyên mà Thầy về đây để gặp quý Phật tử. Quý Phật tử cứ nhìn Thầy cũng là một con người bằng xương, bằng thịt, cũng cha sinh mẹ đẻ, cũng như quý Phật tử; thế mà người khác chửi Thầy, Thầy không giận, còn quý Phật tử ai nói nặng mình một lời nói thì tức giận liền. Quý Phật tử ăn ngày ba bữa, Thầy ăn ngày một bữa Thầy sống vẫn lao động, làm được mọi việc mà không sao.

Quý Phật tử bệnh đau thì phải đi bệnh viện uống thuốc, còn Thầy thì bệnh đau dùng phương pháp Phật dạy, đẩy lui bệnh ra khỏi thân, được sự bình an, không tốn tiền thuốc, không nằm bệnh viện; muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Còn quý Phật tử chắc làm không được. Nghĩa là bệnh đau tới chừng chết, muốn sống nó cũng không cho sống.

(07:26) Nhìn những người nằm ngoài nghĩa địa, nằm ngoài đồng mả, mọi người đều chết trong bệnh đau, có ai chết mà không bệnh đau.Thế mà cách đây 2.550 năm, có một người đã làm chủ được sự sống chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Trong thời đại này, Thầy là một người đã làm chủ được sự sống chết như vậy.

Cho nên quý Phật tử cứ nghĩ rằng: một người tu chứng đạo là có thần thông, phép tắc, tàng hình, biến hoá, linh thiêng phù hộ cho mọi người được bình an, mạnh giỏi. Điều đó hiểu sai, Đức Phật đã từ chối ngay từ khi Đức Phật dạy đạo: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta là người hướng dẫn cho các con, chứ không thể đi thay cho các con được!"

Như vậy, Đức Phật từ chối không cứu khổ chúng ta. Các Phật tử thấy không? Con đường của đạo Phật thực tế, không mơ hồ, không trừu tượng, không mê tín, không dị đoan. Cho nên phải học, biết cách sống cho đúng.

2- NGƯỜI GIÀ CẦN BIẾT THỌ BÁT QUAN TRAI, GIỮ TÂM BẤT ĐỘNG VÀ ĐUỔI BỆNH

Bây giờ Thầy về đây thăm, nhìn quý Phật tử người nào cũng lớn tuổi. Có người tóc đã bạc trắng phơ, tuổi đời sắp hết, không biết nay mai một năm, hai năm, ba năm nữa rồi sẽ bỏ cuộc đời này ra đi, như những người nằm ngoài nghĩa địa. Chắc chắn điều đó không thể nào trốn khỏi. Đây, như cụ già vừa tóc bạc phơ, nhìn thấy hình ảnh đó chúng ta biết không còn bao lâu nữa.

Cho nên hôm nay, có duyên về đây, các cụ nhớ kỹ, Thầy dạy để thứ nhất, làm chủ được bệnh đau khi thân mình có bệnh. Thứ hai là giữ tâm bất động khi thân sắp sửa tan rã, sắp sửa chết. Các cụ sẽ bình tĩnh, và ra đi tự tại, an vui, không có khổ đau.

(09:51) Thứ nhất, theo lời Thầy dạy, không biết quý Phật tử có đọc kinh Thọ Bát Quan Trai chưa. Có đọc chưa? Nhớ giữ gìn tám giới luật, trong một tháng chọn lấy một ngày hoặc hai ngày, giữ tám giới nghiêm chỉnh, và tu tập như phương pháp Thầy dạy tác ý.

Tức là mình nghĩ ra một câu, mình thầm nói trong tâm mình: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Nhắc tâm mình thanh thản, an lạc, vô sự; rồi ngồi im lặng để lắng nghe tâm mình, thân mình. Mình sẽ thấy được sự an lạc, sự thanh thản và vô sự trong một giây, hoặc một phút.

Kế đó, có một niệm khởi ra: nhớ con, cháu, hoặc nghĩ một điều gì thì các cụ nên nhớ rằng phải tác ý: "Tất cả các pháp đều vô thường, thân này cũng vô thường".

Ví dụ nói vô thường là như thế nào. Như cái nhà này mới cất thì còn mới. Năm năm, mười năm sau nó cũ, rồi một trăm năm sau nó sẽ hư hoại, nó sẽ tan nát, cho nên gọi là vô thường. Thân các cụ khi cha mẹ mới sinh là một đứa bé, bây giờ nhìn lại da nhăn, tóc bạc, mắt sâu, má hóp. Biết đó là sự vô thường rồi sẽ mất đi, không ai sống mãi. Cho nên đó là sự vô thường.

Vậy, sự vô thường thì chúng ta hãy nói rằng, khi có niệm khởi, các cụ hãy nói rằng: "Tất cả các pháp đều vô thường, thân này cũng vô thường, đừng sợ hãi. Hãy thanh thản, an lạc, vô sự". Từ đó, các cụ nhìn thấy tâm thanh thản, thân an lạc và vô sự hoàn toàn.

(12:18) Rồi tiếp tục nữa, khi có một niệm khởi các cụ nói: "Đây là nhân quả, có gieo nhân thì mới có quả".

Nhân quả là gì? Nhân là hạt, quả là trái. Một trái xoài thì có cái hột ở trong hột xoài. hột xoài lên thành cây, cây cho trái gọi là quả. Một cây sinh ra bao nhiêu quả, một quả có một hạt, một hạt lên một cây. Đó là nhân quả.

Một trái đu đủ là quả. Trong trái đu đủ có nhiều hạt là nhân. Cây đu đủ còn sống, nhưng những hạt đu đủ vẫn tiếp tục lên cây con và lớn lên cho trái quả nữa. Đó là nhân quả.

Nhân quả con người là gì? Hành động thiện ác của chúng ta: lời mắng chửi người; cầm dao cắt cổ gà, đập đầu cá, giết hại chúng sinh, tất cả loài chúng sinh bị đau khổ, vấy máu trên bàn tay của chúng ta, đó là ác. Nhân ác thì phải trả ác.

Hành động giết chúng sinh, ăn thịt chúng sinh, quân sự đau khổ vào thân, thì bữa nay không đau bệnh, ngày mai sẽ đau bệnh, không chạy đâu tránh khỏi. Từ đó là các cụ phải trả không những trong hiện kiếp mà còn kiếp kế tới. Cho nên người nào ăn thịt chúng sinh, giết hại chúng sinh thì phải trả quả đau khổ, bệnh tật.

(14:23) Như hiện giờ, những người ngồi trước mặt Thầy, người nào mà không đau khổ? Mọi người đều đau khổ. Muốn làm chủ được đau khổ thì giữ gìn tám giới. Như Thầy đã nói: Giới không sát sinh, ăn ngày một bữa, sống với thực phẩm thực vật: Tương, dưa, rau cải, cơm là đủ sống rồi.

Nhưng chúng ta nếu biết, ăn tương dưa, rau cải mà không khởi lòng thương yêu sự đau khổ của chúng sinh thì cũng giống như con bò ăn cỏ. Các con hiểu không? Con bò ăn cỏ cũng ăn chay đó, nhưng con bò cũng thành con bò, đâu có nghĩa lý gì mấy con!

Cho nên người đệ tử tu theo Phật giáo ăn, tâm chúng ta đầy đủ ý nghĩ vì thương yêu sự sống của mọi loài vật. Ăn thịt chúng sinh thì biết con vật phải bị giết chết, bị đau khổ nên chúng ta không ăn thịt chúng. Vì chúng ta muốn thân mình không đau khổ, thì há nào mà chúng ta nỡ ăn thịt chúng sinh?

Cho nên hôm nay Thầy dạy cho quý Phật tử biết: Cố gắng một tháng Thọ Bát Quan Trai, giữ gìn tám giới, khởi lòng thương yêu, không ăn thịt chúng sinh. Ăn tương, dưa, rau cải và cơm để sống trong ngày hôm ấy.

Rồi tu tập, ngồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Có niệm gì trong tâm khởi thì nhắc: "Các pháp vô thường. Niệm này do tham, sân, si mà có. Nên buông xuống đi, đừng chấp nó".

Và đồng thời tác ý như vậy, rồi nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi để tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Một ngày tu tập được mười phút, hai mươi phút, ba mươi phút. Ngày nào cũng tập luyện được như vậy hết. Cho đến một lúc tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự.

(16:57) Nhất là những lúc bị bệnh đau thì cố gắng giữ gìn tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Thân có đau thì quý Phật tử nên nhớ: dùng cánh tay mà đẩy lui bệnh.

Ví dụ, quý vị nhức cái đầu, hoặc đau cái bụng thì tác ý: "Cảm thọ là vô thường, cái đầu đau này không được đau nữa. An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra", quý vị chú ý trong cánh tay đưa ra. "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô", các vị đưa vô. "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra", rồi đưa ra. "An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô", các vị đưa vô.

Và cứ tập trung trong cánh tay đưa ra đưa vô, cái đầu đau sẽ hết, quý vị. Đừng chú ý trên sự đau, mà chú ý cái bàn tay đưa ra, đưa vô. Tay này đưa ra năm lần, đến tay này đưa ra năm lần.

Quý vị cố gắng tập, các cụ cố gắng tập. Tập để cứu mình không còn bệnh khổ nơi thân. Đó là phương pháp làm chủ bệnh. Hãy cố gắng tập. Rồi có dịp Thầy về Hà Nội, Thầy sẽ hướng dẫn các cụ nhiều hơn.

Phật pháp vi diệu, làm chủ bốn sự đau khổ: sinh, già, bệnh, chết. Hôm nay các cụ chờ đợi Thầy, nhưng Thầy rất bận nhiều việc, từ sáng sớm đến giờ ghé biết bao nhiêu nơi, thăm quý Phật tử và căn dặn, nhắc nhở.

(18:50) Ở đây các cụ nên thành lập tổ Thọ Bát Quan Trai. Các cụ một số người như thế này, cố gắng một ngày nào trong một tháng họp lại, rồi chia ra mỗi người một nơi. Đến trước bàn thờ Phật chắp tay lên: "Hôm nay con xin thọ tám giới mà Phật đã dạy. Con nguyện suốt ngày hôm nay giữ gìn trọn vẹn, không hề vi phạm!" Mấy con đảnh lễ Phật ba lạy, rồi chia ra mỗi người một nơi để tu tập.

Ngồi tu tập như Thầy dạy: Nếu có buồn ngủ, nếu ngồi yên mà buồn ngủ thì đứng dậy đi kinh hành, đi tới, đi lui, đi tới đi lui.

Khi đi thì nhắc: "Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành!" - và đi thì cảm nhận bước đi mình: một, hai, ba, bốn, năm, cho đến mười bước, hai mươi bước. Rồi đứng lại, nhắc: "Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành!" - rồi cảm nhận bước đi: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bẩy, cho đến mười bước hoặc hai mươi bước. Rồi đứng lại tác ý một lần, để tiếp tục tâm mình an trú trong bước đi, làm cho tâm không còn buồn ngủ nữa, làm cho tâm hết hôn trầm, thuỳ miên.

Các cụ nhớ cố gắng tu tập. Không ai đi trên con đường đó cho mình mà chính phải mình đi trên con đường đó. Hãy nỗ lực tu tập để cứu mình!

Tuổi đời sắp hết, tiếp tục tái sinh luân hồi thành đứa bé trong bụng mẹ, thành đứa bé nằm nôi rất khổ đau. Rồi lớn lên, khổ đau nữa. Rồi có đôi, có vợ, có chồng, có con cái, rồi lại khổ đau nữa. Cho đến bây giờ sắp sửa chết cũng còn khổ đau, chưa hề chấm dứt.

Muốn thoát ra mọi sự đau khổ này, các cụ nhớ phải cố gắng Thọ Bát Quan Trai. Buồn ngủ đi kinh hành, tỉnh táo thì ngồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Có những niệm thương, niệm ghét, niệm giận, niệm hờn, niệm phiền não thì mau mau tác ý:

(21:18) "Tất cả các pháp đều vô thường. Tất cả các pháp là nhân quả, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Hãy buông xuống! Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự!” Rồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Một lúc nữa, có một niệm khởi ra, tác ý lại, đuổi niệm đó. Rồi giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Cứ ngày ngày chuyên cần tập luyện. Đến một ngày nào đó tâm thanh thản, an lạc, vô sự hoàn toàn. Khi các cụ ra đi, chỉ cần nhắc: "Hơi thở tịnh chỉ, ngưng, cơ thể này không được đau bệnh nữa.” Từ đó, cơ thể nằm im lìm, hơi thở dừng lại, ra đi trong an ổn, tự tại, không có đau khổ.

Nhớ kỹ lời Thầy dạy, ngày mai có duyên Thầy còn về đây thăm. Mặc dù đến đây xa xôi, nhưng Thầy không bỏ quý Phật tử, vì tội mấy con, muốn tu theo Phật mà không có người hướng dẫn.

Mặc dù ở đây không nhiều, nhưng cũng nói nên lòng tha thiết của mấy con. Đón Thầy từ ngoài kia, để dẫn đường vào đây. Sự thật ra nếu không có người hướng dẫn đường, chắc Thầy không biết đường vào đây, một nơi xa xôi như thế này, khó khăn vô cùng!

Nhưng do tâm thành, lòng ước nguyện của mấy con, ước ao của mấy con, đã từng muốn hướng về Đức Phật, nên hôm nay muốn gặp Thầy, hôm nay mới được Thầy hướng dẫn lần đầu. Từ lâu mấy con được nghe Thầy, nhưng đâu biết Thầy như thế nào, hôm nay có duyên gặp Thầy, phải nghe lời Thầy.

Ngày nào đó, Thầy xin phép được thành lập Trung tâm An dưỡng Từ thiện. Các con sẽ đến lớp học, học đạo đức làm người. Thầy dạy cho mấy con cách thức sống, sống để làm người không làm khổ mình, khổ người. Chừng đó hãy học.

Còn bây giờ tu để cho tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tất cả các ác pháp, các cảm thọ, bệnh đau trên thân được đẩy lui, giúp cho các con bình an, không đau khổ. Nhớ giữ tám giới cho nghiêm chỉnh. Khi nào bệnh đau nơi thân, phải cố gắng giữ gìn giới nghiêm chỉnh, nhờ giới luật mà chuyển các nghiệp ác trên thân đau khổ.

Nhớ kỹ những lời Thầy dạy thì hiệu quả vô cùng, lợi ích vô cùng, đem lại đời sống bình an cho các cụ, các bác. Cố gắng nghe lời Thầy.

Bây giờ tối rồi, Thầy xin phép các cụ, các bác Thầy về. Ngày mai Thầy còn làm công việc nữa. Các cụ, các bác có ai nói gì không, có thưa hỏi gì không, các con?

3- KHÔNG LÀM VIỆC QUÁ NHIỀU, ĐỂ DÀNH SỨC MÀ TU TẬP

(24:31) Phật tử 5: Dạ, con xin thưa Thầy là chúng con là…​

Trưởng lão: Con cứ ngồi đi con, đừng quỳ, Thầy cho phép con, không sao đâu con.

Phật tử 5: Chúng con là ở vùng cách xa trung tâm, cho nên là chúng con cũng được nhờ có cô Diệu Hương dẫn dắt chúng con, trước khi là chúng con được biết Trung tâm An dưỡng của Thầy, Mô Phật, con rất là xúc động và cũng mong muốn được đến Trung tâm để tham gia.

Mặc dù chúng con ở đây là nhiều các cụ già như thế này nhưng mà vẫn quyết tâm tầm sư học đạo để đến được nơi đó rồi chúng con lao động và cũng như là theo ước nguyện của Thầy đã nghĩ.

Mặc dù chúng con cũng là nông thôn nghèo khó nhưng mà thuê một chuyến xe là năm trăm năm mươi ngàn. Năm trăm đó các con phải sang nhiệt tình làm để cho nó xứng đáng với chuyến xe ấy. Chứ năm trăm ấy cũng không sang không phải sang ngồi chơi, sang để làm thì là nó cũng xứng đáng chứ con thấy nó quá đắt.

Các con phải nhiệt tình làm, hễ sang ngày nào các con nhiệt tình làm, mà không sang làm…​

(25:47) Trưởng lão: Làm cái khu đất đó hả mấy con? Cái khu đất của chú Tuấn hả? Tội nghiệp mấy con quá!

Phật tử 5: Chúng con sang ba lần, mà lúc các bạn trẻ vậy mà cũng hơi khó. Còn chúng con có trẻ thì cũng khó khăn tuổi. Còn không có người làm phải bơi ra.

Trưởng lão: Sáu mươi hai tuổi đều là lớn hết rồi. Thôi mấy con đừng sang bên đó làm nữa mấy con. Cứ ở nhà mấy con gần gũi với bác, mỗi lần đi tốn tiền nhiều quá. Mấy con làm nông, kiếm đồng bạc rất khó.

Mấy con ở đây, rồi mấy con chia ra. Trong mấy ngày một tháng, mấy con chia ra, như trong cái phòng này, mấy con cũng có thể tập được mấy con. Chờ khi nào Thầy về đây, Thầy mở mang. Rồi chừng đó, Thầy kêu mấy con lên. Thầy sẽ nuôi cơm cho mấy con ăn. Thầy sẽ dạy cho mấy con học.

Chứ bây giờ mấy con già rồi, làm sao mấy con có tiền được, nhờ con cháu giúp đỡ.

Phật tử 6: Lạy Phật, con xin Thầy là vì chúng con mà thấy được giáo pháp của Thầy mà nó có giải thoát thứ thiệt. Nó không có mơ hồ, trừu tượng, chúng con sướng lắm.

Cho nên là thấy Thầy kêu gọi như thế chúng con khoái, thích đi sang đấy để mà lao động, để đóng góp. Mà nếu các con mà đóng góp tiền có nhiều như mọi người khác con không có, cho nên các con phải góp sức.

Trưởng lão: Lấy công để mà góp, tội quá mấy con! Để rồi mấy con lớn tuổi rồi, để rồi Thầy sẽ lo lắng điều đó cho mấy con. Mấy con đừng có phí sức của mấy con. Để sức của mấy con để mà tu tập mấy con.

Nhớ lời Thầy, mấy con đi ra làm cỏ, làm đồng, đào đất, trồng cây trái, giậm cỏ, nhổ cỏ, mấy con làm thêm tội, mấy con biết sao không? Dưới đất có nhiều côn trùng lắm mấy con. Mình làm nó chết côn trùng nhiều. Một cây cỏ nó lên xanh tươi tốt. Mình nỡ lòng nào mà nắm đầu, nhổ nó chết đi mấy con. Nó có sự sống như mình mà.

(27:58) Tuy nó không biết đau, nó không giãy giụa như con gà, con cá, con tôm nhưng nó cũng muốn sống lắm mấy con. Ở đây mấy con thấy cây mạ không? Mấy con nhổ lên, mấy con bó nó lại, mấy con để trong bóng mát. Nó cố gắng nó mọc cái rễ trắng ra nó sống, mấy con. Nó ham sống lắm, cho nên tượng trưng chúng ta thấy cái rễ trắng của nó mọc ra mà.

Các con có thấy không? Nó muốn sống chứ nó đâu muốn chết. Vì thế mà mình kéo cái nắm mạ mình cắm nó xuống ruộng, thì nó mọc rễ ra liền, nó sống lên. Đó, mấy con nhìn đám ruộng mấy con cấy có phải không? Nó ham sống lắm, có phải không? Nó không bao giờ mà nó muốn chết.

Vì vậy mà người ta nhổ cỏ, rồi mấy con bỏ cái đống cỏ trong cái bóng mát, có độ ẩm, cây cỏ cũng ráng cố gắng mà ra cái rễ để sống mấy con. Cho nên vì nhà nông chúng ta, cuộc sống chúng ta, chúng ta phải diệt cỏ, để lúa để thóc chúng mới sống, mới lên được. Chứ để cỏ chột làm sao sống được.

Cho nên vì thế mà chúng ta làm sao? Nhất là con cháu chúng ta còn trẻ, nó làm, chúng ta lớn rồi, dành thì giờ còn lại chúng ta tu tập. Chúng ta phải thực hiện lòng thương yêu của chúng ta. Chết trong giới luật của Phật, chết trong lòng thương yêu của mình. Đừng làm đau khổ tất cả sự sống mấy con.

Thầy sẽ cố gắng tìm mọi cách giúp đỡ mấy con. Có dịp mấy con về được Thầy nuôi cơm ngày một bữa, sống như Thọ Bát Quan Trai, các con biết không? Rồi các con sẽ được rảnh rang mà tu tập. Không bắt mấy con làm cỏ, không bắt mấy con quét sân.

Vì tuổi mấy con gần hết rồi, đời mấy con sắp tàn, mà bắt mấy con làm như vậy biết chừng nào mấy con tu cho xong. Vì mấy con nghĩ rằng mấy con phải góp công, mình không có tiền thì mình phải lấy công mình làm công đức bồi dưỡng. Không đâu mấy con!

(30:03) Tu là giải thoát. Chứ làm như vậy mấy con khổ lắm! Thầy nghe nói mấy con qua đó mấy con làm nhiều quá, thương mấy con. Đã già rồi, chứ phải chi còn những người trẻ tuổi thì làm thì không nói, nhưng mấy con lớn tuổi rồi.

Các con hãy chờ đợi. Nếu điều kiện Thầy xin phép được, thì về thì mướn người ta làm. Để cho mấy con được, có thời gian còn ngắn ngủi đó, mấy con được học đạo đức, được tu tập, sau này sẽ được làm chủ sự sống chết của mấy con. Khi mấy con chết, mấy con ra đi tự tại, không còn đau khổ nữa mấy con. Nhớ chưa?

Bây giờ mấy con nghỉ, đừng qua bên đó nữa mấy con. Để bên đó mấy cụ, mấy bác, mấy chú, mấy người còn trẻ tuổi họ làm thôi. Còn mấy con già, đừng làm mấy con. Lớn tuổi rồi, sáu mươi mấy rồi còn gì nữa, bảy mươi mấy, tám chục tuổi rồi còn đi ra làm chi mấy con?

Chỉ lo tu tập thôi, lo ở không mà tu tập còn không kịp kia, nhớ lời Thầy không các con? Khi nào mà Thầy tổ chức xong, Thầy sẽ kêu mấy con về tu tập, không để mấy con cực khổ nữa.

Phật tử 7: Con xin sám hối Thầy là ở cái nhóm con là đa số những người không biết chữ, đến đây thì con mới đọc sách của Thầy cho họ nghe. Thế những cái chỗ nào mà những cái danh từ gì mà không hiểu, kể cả con cũng chưa hiểu được, có cô Liễu Hương dìu dắt chúng con, con điện cô con hỏi.

Vì cô ấy là đi được xe đạp, mà không phụ thuộc ai phải lai, cho nên là các con là điện hỏi. Thế con về thăm trong những cái ngày chúng con có học pháp, thì cứ hàng tuần chúng con đọc pháp, và học để đưa ra hỏi, tham gia ý kiến và phát biểu. Thế còn đến ngày mùng một, ngày rằm chúng con thọ giới, cũng nhà con đây.

Thế sau này thì con xin Thầy cho chúng con sang đấy thọ giới có được không ạ?

(32:15) Trưởng lão: Được con. Thầy sẽ có nơi cho mấy con vào tu tập, không có gì khó. Còn bình thường mấy con ở đây tập đi.

Thầy sẽ, sau khi cái Trung tâm An dưỡng xong rồi, có cái khu An dưỡng thì mấy con về khu An dưỡng Thầy cho mỗi con một cái nhà nhỏ, rồi mấy con sống trong nhà như cái thất ở ngoài cái khu đất mấy con làm đó. Mỗi người một cái nhà, một cái giường để cho mấy con được nghỉ ngơi ở đó, và tu tập ở đó. Thì từ đó Thầy dạy cho mấy con tu tập.

Mấy con ráng tu là mấy con không phụ lòng Thầy. Các con nhớ không? Ráng giữ giới là không phụ lòng Thầy.

Bây giờ mấy con dưỡng sức, đừng có làm, lao động nữa mấy con, lớn tuổi rồi. Giúp đỡ cho con cháu mình xung quanh, giữ nhà, quét nhà, giúp cho nó thôi, đừng làm cái chuyện gì nặng nhọc nữa mấy con. Còn một ít sức khoẻ.

Mà nhớ lời Thầy dạy, thì ngày nào mà Thầy xin phép xong, Thầy sẽ cho mấy con hay, rồi Thầy sẽ giúp đỡ mấy con tu tập. Mấy con an ổn, đừng sợ gì hết. Mấy con đừng có cúng dường tiền Thầy cái gì hết. Mấy con là nông dân, mấy con làm ra tiền cực lắm. Lớn tuổi rồi mấy con cũng không làm ra tiền đâu.

Mấy con để Thầy lo cho mấy con. Vì Thầy đã quy y Tam Bảo, truyền năm giới cho mấy con, là mấy con như những đứa con của Thầy rồi. Thầy sẽ giúp đỡ mấy con. Ráng mà tu tập. Ráng mà vượt qua nghiệp thân của mấy con, để mấy con thoát khổ.

Có Thầy giúp đỡ, bình an. Thầy mong rằng, có giấy phép là Thầy về đây Thầy làm, Thầy giúp cho mấy con. Rồi Thầy sẽ đứng lớp Thầy dạy cho mấy con học.

Thầy không cần mấy con biết chữ. Thầy chỉ cần nói cho mấy con nghe, rồi dạy cho mấy con hiểu, rồi mấy con biết cách, mấy con xả tâm, mấy con được bình an. Đó, thì như vậy là mấy con đã được tu theo Thầy rồi. Các con hiểu không?

Tội cho mấy con ở nông thôn, không được học hành nhiều khi không biết đọc chữ, chỉ lo cặm cụi làm ăn cho có cơm ăn áo mặc mà thôi. Mấy con rất đáng thương.

Bây giờ Thầy xin phép mấy con Thầy sẽ về. Chúc mấy con bình an. Hôm nay về đây mấy con thấy Thầy cũng già rồi.

Phật tử 6: Con bạch Thầy, con kính xin Thầy là Thầy hoan hỉ truyền cho con, con được đảnh lễ Thầy, cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Rồi, mấy con cứ đảnh lễ Thầy đi. Rồi. Thôi mấy con lạy Thầy ba lạy thôi con.

4– TẬP NHIẾP TÂM HƠI THỞ DỄ BỊ CĂNG THẲNG THẦN KINH

(35:20) Phật tử 7: Con bạch Thầy là con xin Thầy là dạy cho con một pháp tu.

Bây giờ con trình bày Thầy là hàng ngày thì con vẫn chưa là xếp sắp được cái thời gian tu của con, Thiện Hóa. Con thì rỗi lúc nào con ngồi con theo dõi năm hơi thở và con đi kinh hành hai mươi bước. Thì có lúc buổi sáng, có lúc buổi tối, mà có khi chiều chiều thì con rỗi.

Như giờ này thì con rỗi nửa tiếng thôi, con ngồi con tranh thủ, con ngồi con theo dõi năm hơi thở. Nhưng mà lúc con thở thì con cũng đã chưa được an trú, vì cái tâm con nó cũng phóng dật, tức là con ngồi con hay nhức hai bên thái dương này, cái mắt con nó mờ. Thế thì con xin hoan hỉ Thầy để cho con tu hành?

Trưởng lão: Con đừng tu hơi thở con. Tu hơi thở trong Thọ Bát Quan Trai để biết cho người còn tuổi trẻ. Còn mấy con lớn tuổi rồi, mấy con tu thì mấy con bị nhức ở hai bên thái dương, nhức cái đầu. Mấy con đừng tu hơi thở, vì đó nhiếp tâm và an trú tâm ở trong đó, trong hơi thở thì nó căng thần kinh con. Mấy con lớn tuổi rồi, không có đủ sức tu đó đâu.

Mấy con như hồi nãy Thầy dạy mấy con, mấy con nhắc: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Rồi mấy con ngồi, không tập trung vô pháp nào hết, không có nương đâu hết.

Nhưng mà rồi có một cái niệm nào khởi lên thì mấy con tác ý: “Các pháp vô thường” phải không? Con tác ý nó: "Các pháp vô thường, hãy đi đi! Ở đây chỉ có thanh thản, an lạc, vô sự mà thôi!" Các con nhớ không? Rồi cái niệm đó nó sẽ dừng đi, nó để lại cho mấy con một trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.

Rồi nó khởi một niệm khác chứ nó đâu phải nó ngồi yên được đâu. Rồi mấy con lại nhắc: "Đây là nhân quả, đừng buồn, đừng lo, đừng sợ, các pháp đều vô thường. Không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Hãy buông xuống! Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự!" Rồi mấy con lại ngồi im lặng cho thanh thản, an lạc.

Không tu tập, nó đâu có nhức đầu mấy con! Chỉ mình xả thôi, nhưng mình xả hết tất cả các niệm đó thì mình thanh thản, an lạc, vô sự là giải thoát, có phải không? Nó đâu còn nghĩ nhớ niệm này, niệm kia đâu. Tức là giải thoát. Nhớ tu nhiêu đó thôi.

Khi có buồn ngủ thì mấy con bước đi kinh hành: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành!" Đi cảm nhận bước đi mình, chứ đừng tập trung. Con tập trung nhiều con bị nặng đầu đó mấy con.

5- SỐNG TRONG GIA ĐÌNH THÌ CỨ TU TẬP LÚC NÀO RẢNH RỖI

(37:59) Phật tử 6: Con bạch Thầy là con bệnh mà bên Tây y là con bị thần kinh, với lại con bị bệnh tim nữa Thầy. Con bạch Thầy là con học được pháp môn của Thầy con rất sung sướng.

Mà con là cái mắt của con nó mờ, con không xem được nhiều pháp. Con chỉ xem rất ít, nhưng mà con cũng được ngộ là từ rằm tháng bảy năm ngoái tới nay là con đi bệnh viện về là con ăn chay luôn. Nhưng mà gần hai năm nay là con chưa một viên thuốc nào.

Con rất là mừng, con phấn khởi, con sung sướng lắm, tâm con lúc nào là con cũng được thanh thản. Con không suy nghĩ một cái điều gì hết. Là con lúc nào con cũng chỉ ước mong là con được về đất Phật là con rất sướng! Con bạch Thầy!

Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ dẫn con về đất Phật. Ráng tu đi! Rồi có bệnh thì mấy con dùng cánh tay đưa ra, đưa vô, như nãy Thầy dạy mấy con, để đẩy lui bệnh mấy con. Nhớ không? Nhớ rồi, mấy con nhớ hết mấy con. Đừng quên nghe.

Thì mấy con lớn tuổi rồi mấy con tu bây nhiêu đó thôi. Lúc nào rảnh tu chứ không có theo thời khoá như trong Thọ Bát Quan Trai đâu mấy con. Lúc nào rảnh mấy con tu cũng được hết. Rảnh một phút, tu một phút. Rảnh năm phút, tu năm phút. Rảnh một giờ, tu một giờ. Phải không?

Nó yên tĩnh thì mình tu. Giờ nào mình ngủ rồi mình thức dậy mà mình thấy bây giờ tỉnh, không có buồn ngủ nữa, ngồi dậy tu. Được chứ không có sao. Rồi buồn ngủ thì nằm xuống ngủ. Không có gì hết mà sợ. Mấy con cứ tu vậy đi thì mấy con sẽ được giải thoát, chứ đừng nghĩ rằng phải áp dụng giờ giấc.

Như mấy người ở trong Tu viện rồi thì người ta phải có giờ giấc, còn mình, gia đình của mình nó đủ thứ chuyện mà.

Bây giờ nó mắc khách rồi, nói chuyện với người ta rồi nói: “Thôi khách đi về đi để tôi tu” thì đâu được, phải không? Mình nói chuyện cho nó vui vẻ, rồi khách về rồi vắng thì mình tu, có gì đâu. Các con hiểu không?

Rồi tới giờ nấu cơm rồi nói: “Thôi để tu” rồi lát nữa lấy cơm đâu mà ăn? Ai nấu cho? Có phải không mấy con? Thôi, tới giờ nấu cơm đi nấu cơm. Khuya nấu cơm xong rồi, giờ chưa có ai hết, thôi mình ngồi tu chút.

Rồi người ta có về thì dọn cơm lên ăn, có phải không? Như vậy mình tu không có giờ giấc. Mà giờ nào rảnh thì tu. Mấy con tu vậy là tốt lắm đó. Nhớ lời Thầy nghe. Đừng có theo thời khoá mà tu đó là tu trật đó. Rồi làm cho gia đình nó xáo trộn lên.

(40:17) Phật tử Hảo: Dạ, con xin bạch Thầy ạ. Con là Nguyễn Thu Hảo, Thầy đã đặt con pháp danh là Thích Thanh Ngọc. Con năm nay sáu mươi mốt tuổi, con tu tập theo pháp môn của Thầy thì con cũng rất là sung sướng, và con cảm nhận trong tâm con là con thanh thản và an lạc. Mà con cũng thoải mái và lúc nào con cũng vui tươi để con thiền tập.

Bạch Thầy, mà con cũng có những cái lời ước nguyện: “Mong tất cả được tìm đến với kinh của Thầy”. Và được đứng ở đây, con đã được gặp Thầy và có toại nguyện, là con rất là sung sướng và phấn khởi.

Bây giờ là tháng bảy, năm kia thì con đã bị một cái bệnh nan y rất là nặng, con phải nằm con kiểm tra ba tháng rưỡi. Thế thì khi con được ra bệnh viện thì con về và con được pháp môn của Phật và của Thầy trao cho.

Con được tu tập thì đến bây giờ là con được mạnh khoẻ, và con hạnh phúc khi ăn chay ngay từ đó. Thì hiện bây giờ bệnh tật an ủi cho con mạnh khỏe thì con cũng biết ơn. Con chỉ xin Thầy chỉ dậy cho chúng con được tu tập, theo của Phật của Thầy để chúng con về với đất Phật khi chúng con được về cuối đường.

Con bạch Thầy!

Trưởng lão: Hôm nay thấy Thầy rồi phải không mấy con? Hồi nào tới giờ không thấy Thầy, bây giờ thấy Thầy.

Phật tử Hảo: Dạ, chúng con sướng lắm ạ.

Trưởng lão: Nhớ, mấy con là những đứa con ngoan của Thầy. Tuy chưa biết Thầy nhưng vẫn cố gắng tu tập làm chủ được thân mình. Từ chỗ đau mà bây giờ sống được Phật pháp, theo đúng lời Phật dạy. Tâm mấy con được an ổn. Thân mấy con ít bệnh. Đấy cũng là mấy con tu tập biết cách, siêng năng tập luyện đúng, cho mấy con được an ổn, mấy con được yên vui.

Thầy mong điều đó lắm mấy con. Mấy con cố gắng lên mấy con. Phải không?

6– CÁCH TẬP TỈNH THỨC ĐỂ PHỤC HỒI TRÍ NHỚ

(42:33) Phật tử 8: A Di Đà Phật! Con xin đảnh lễ thầy Thích Thông Lạc, con rất là vui mừng khi biết pháp Phật.

Con cũng là bảy mươi ba, con biết tu pháp thực hành, thì cũng không có thực hành nhiều, tu thì nó cũng chỉ đến tu có là đi kinh hành hai chục bước và tu hơi thở, thí dụ như con đi như vậy.

Nhưng tu hơi thở con biết cũng có những cái tạp niệm mà nó đến, thế khi nào con cũng tu tập đúng thì cũng có cái nó chuyển một cách không định được. Và hai nữa là con mới thấy là vướng mắc không biết tại sao như thế? Nó hay mất niệm, hay quên. Bạch Thầy, Thầy dạy cho chúng con cho khỏi quên!

Trưởng lão: Con muốn cho cái niệm đừng quên phải không con? Con ngồi xuống đi con, đừng quỳ con. Con ngồi xuống đi, đừng có quỳ.

Thầy dạy cho mấy con đi kinh hành mấy con. Đi mình biết mình đi, mấy con nhắc. Mình tập tỉnh thức để trí tuệ mình nó nhớ lại mấy con, thiếu sức tỉnh thức nó quên.

Do đó mấy con nhớ nhắc: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành". Rồi mấy con bước đi. Dở chân này lên, bước đi, mấy con đếm “Một”. Mấy con cảm nhận cái giở chân bước lên mấy con. Rồi mấy con bước chân này ra mấy con đếm “Hai”. Mấy con chú ý mấy con đếm cái bước chân mấy con, đếm tới mười mấy con đứng lại, mấy con nhắc: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành", rồi mấy con giở chân bước đi, và cứ tập như vậy.

Có lúc nào mà Thầy về đây Thầy tổ chức, Thầy dạy thêm cho mấy con, để cái trí của mấy con không có quên, tức là không có lẫn. Chứ sau này cái hiện tượng của con mới có bảy mấy tuổi mà mấy con đã muốn quên rồi, lớn một chút nữa, tám mươi tuổi chắc mấy con sẽ không nhớ đâu, ăn rồi nói “tôi chưa ăn”. Cho nên vì vậy nó sẽ quên, cái trí nó không nhớ.

(45:12) Cho nên nhớ cố gắng tập và tác ý: " Cái trí tuệ, cái ý thức phải nhớ, không được quên! Phải như người còn trẻ, phải nhớ!" Con nhắc nó vậy để nó cho phục hồi nó lại.

Cái trí của con bây giờ nó không hoạt động nữa, cho nên nó quên, vì vậy mà bắt buộc nó phải nhớ trên bước đi, nó biết bước đi nó không quên.

Rồi đồng thời mình tác ý bảo nó đừng quên, phải nhớ như một người còn trẻ. Nhớ như hồi con còn bốn mươi, năm mươi tuổi. Bảo nó như vậy, nhắc nó như vậy: "Cái trí nhớ này phải nhớ như lúc hồi còn ba mươi tuổi, bốn mươi tuổi, không được quên".

Con nhắc nó vậy, rồi con tác ý: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành". Rồi con bước chân, con đếm một, cảm nhận bước đi, con bước thứ hai, con cảm nhận bước đi. Và đến mười bước con đứng lại tác ý: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành".

Tức là mình tập để mình nhớ đó con. Mà tập như vậy thì lần lượt mấy con tăng lên từ mười phút đến ba mươi phút thì mấy con dừng lại nghỉ ngơi, tới thời gian nào rảnh thì mấy con tập nữa.

Tập như vậy, tác ý như vậy thì cái trí nhớ của mấy con nó sẽ nhớ, nó không quên. Cũng như Thầy bây giờ tám mươi tuổi rồi, không quên một cái gì hết, là nhờ Thầy có tập sức tỉnh thức. Còn con không tập cho nên bây giờ hay quên. Mấy con hiểu, mấy cụ già lớn tuổi rồi chứ bây giờ hay quên lắm.

Cố gắng nhớ lời Thầy dạy, tập, mấy con tới chết mấy con không quên một cái gì hết đâu. Cái gì cũng nhớ hết. Phải tập. Tập luyện nó mới được như thế.

Thôi, bây giờ mấy con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không con? Ráng tập, thế nào mấy con gặp Thầy, rồi có ngày gặp lại nữa, Thầy dạy mấy con nữa.

7- LỚN TUỔI THÌ NÊN TẬP XẢ TÂM, KHÔNG NÊN TU HƠI THỞ

(47:00) Phật tử 9: Con bạch Thầy! (…​)

(48:05) Trưởng lão: Bây giờ mấy con tu mà mấy con nhiếp tâm trong hơi thở, con tu con nhức đầu đó con. Con sẽ thay thế cái hơi thở, đừng tu hơi thở mấy con. Mấy con tu cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thôi, rồi xả tâm, như Thầy dạy nãy giờ. Chứ đừng nhiếp tâm như trong Thọ Bát Quan Trai con, nhớ không? Rồi mấy con sẽ không có nặng đầu nữa, phải không? Nhớ rồi.

Đừng tập tu cái pháp đó nữa, vì nó không hợp với con. Khi lớn tuổi rồi mấy con, nhớ tập theo lời Thầy dạy. Tuổi mấy con lớn, tập như Thầy dạy thì không có xảy ra một trạng thái nào làm cho mấy con đau khổ.

Con nói đi con.

8- SỐNG KHÔNG BUỒN KHÔNG KHỔ LÀ SỐNG ĐẠO ĐỨC

Phật tử: (…​)

(49:23) Trưởng lão: Giỏi lắm, con giỏi lắm, hết đau khổ rồi, hết khóc rồi, ráng tu tập. Thầy sẽ dạy con, con ráng tập. Con sẽ tới chừng con chết con sẽ bình an mà chết. Con thấy con tập chứ con không có buồn khổ nữa phải không? Như vậy ráng tập con.

Mấy con già rồi mà đủ duyên phước gặp được Thầy, được Phật pháp, nó là một cái nguồn an ủi lớn cho mấy con trong tuổi già mà được pháp tu, rồi được an ủi cuộc đời mình.

Trước những cảnh khổ mà thấy mình bất động, bình an, không dao động tâm, hạnh phúc lắm mấy con! Đạo đức của Phật giáo là vậy. Không làm khổ mình, phải không? Chứ mấy con buồn khổ là mấy con tự làm khổ mình rồi. Vì đó mấy con có pháp, cho nên mấy con không làm khổ mình.

Đó là mấy con thấy đạo đức chưa? Đó là hành động đạo đức để làm cho mình không khổ. Đạo đức không làm khổ mình. Bất cứ ác pháp nào đến mình đều đuổi ra, đem lại sự bình an cho tâm mình. Phải không? Mấy con ráng mấy con nhớ.

9- GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC TU TẬP LÀ BỐ THÍ PHÁP

(50:28) Phật tử 10: Con bạch Thầy ạ! Chồng con là tu cũng bảy mươi sáu tuổi rồi, con thì bảy mươi tư tuổi. Thế trước kia chúng con cũng đi ăn mày Phật, nhưng mà cũng toàn là pháp sai. Bây giờ chúng con cũng được học pháp của Thầy, chúng con cũng biết đường chốn để chúng con tu học pháp của Thầy.

Vậy là tại thời điểm nhà con, chồng con cũng bị bệnh tai biến mạch máu não thế cũng không ra được. Mà con thì cũng cứ bận rộn lắm, đau yếu rồi thì là con mới đau bệnh. Con cũng chỉ ở nhà con trông nom, con không ra được.

Kể con ra đây được thì con cũng được nghe các cụ, các già giảng pháp cho con thì con cũng được thông hiểu hơn. Nhưng vì chúng con không ra được thì con cũng thỉnh pháp về nhà chúng con học hiểu được. Chúng con cũng mong làm sao để chúng con tu tập để học được pháp của Thầy chúng con hiểu thông ạ! Bạch Thầy!

Trưởng lão: Ở đây mấy con có cô gì mà dạy mấy con học, cô Hương hả, cô Yến Hương phải không con?

Phật tử Liễu Hương: Con bạch Thầy, con không dám dạy ạ. Con chỉ là lên sinh hoạt cùng với các đạo hữu thôi ạ.

Trưởng lão: Vậy hả con? Không dám dạy. Thì sinh hoạt là dạy chứ gì. Mình biết trước, mình hướng dẫn bạn bè mình, có gì đâu.

Phật tử Liễu Hương: Con đọc sách cùng với các chị em ạ. Chứ còn con không dám giảng dạy cái gì ạ.

Trưởng lão: Không dám giảng gì hết, con khiêm tốn quá! Thầy của mấy con đó. Vì mình biết, mình hướng dẫn bạn mình chứ gì. Cho nên vì vậy đó, bây giờ thì không dám làm thầy chứ mai mốt tu chứng quả A La Hán rồi làm thầy chứ gì con? Ráng cố gắng tu con.

Theo Thầy bây giờ mấy con tổ chức, mấy con thấy cái người bạn của mình mà giúp đỡ mình đó, mình nhận cho họ làm tổ nhóm mình đi con. Con làm tổ nhóm đi. Thầy sẽ gửi kinh sách cho con. Rồi con phát ra cho mọi người. Mọi người không đọc được, con đọc cho mọi người nghe. Đó là mình bố thí pháp, công đức lớn lắm đó con. Giúp đỡ cho chị em, các cụ tu tập.

10- THÔNG MINH LÀ DO HUÂN TẬP HIỂU BIẾT TỪ NHIỀU ĐỜI

(52:41) Phật tử 12: Con bạch Thầy ạ, năm nay con bảy mươi tám tuổi. Thế thì từ khi mà con quy y Đại Thừa được bao nhiêu năm, nhưng con đi chùa rất là nhiều, bạch Thầy, con chưa thấy giải thoát là cái gì. Mà từ khi là có pháp của Thầy mang về đây là con xin ra đây để con học pháp của Thầy, thì con cũng thấy là giải thoát được.

Vì cho nên là con có nhớ được một câu Thầy dạy chúng con là: "Sống về nhân quả, và chết thuộc về nhân quả”; “đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người”, và “ly dục ly ác", thì chúng con cũng hiểu được, chúng con cũng là để vào trong tâm can được.

Thì hôm nay là Thầy về đây để cho chúng con cúng dường Thầy, thì chúng con rất là vui mừng, phấn khởi quá. Mà chúng con học tập được đến đâu là chúng con biết chúng con giải thoát được.

Và vì có cô Liễu Hương là đi trước chúng con một bước, là dìu dắt chúng con và mang sách vở về đây để cho tất cả các bà mà ít tuổi hơn chúng con, là biết chữ thì đọc để cho chúng con được nghe, chứ chúng con thì mù tịt chữ ạ, không biết một chữ nào ạ.

Con bạch Thầy ạ!

Trưởng lão: Con của Thầy dốt quá! Mù tịt, đọc chữ không được. Tội mấy con quá! Phải Thầy có ở gần, Thầy đọc cho mấy con nghe. Tại vì mấy con mù tịt, để mấy con nghe, mấy con hiểu.

Phật tử 13: Bạch Thầy, là chúng con thì chúng con nhiều khi sám hối Thầy rằng là rất là nghèo khổ. Nhưng mà bây giờ cũng hết mất cái sức khoẻ rồi, cũng gần tám mươi tuổi rồi, mắt thì mờ, chân thì chậm, mà văn hoá, chữ cũng không biết. Là chúng con nghèo, đủ ba thứ nghèo, nghèo khổ quá.

(54:53) Trưởng lão: Nghèo cơm, nghèo áo, rồi nghèo chữ. Tội quá! Kỳ này không nghèo nữa. Có Thầy, nhất định là con không nghèo nữa. Con bây giờ già như vậy vẫn cầm viết, viết chữ được như thường, đọc chữ được. Thầy sẽ dạy, phải không? Thầy mở lớp học. Người nào dốt Thầy sẽ dạy biết chữ hết. Không có để mấy con dốt mà chết, phải không mấy con?

Mình chết, mình huân cái hiểu biết, sau đó đời sau mình sinh lên làm người, mình thông minh có phải không? Còn bây giờ mình dốt, mình lên tới chừng mình sinh làm đứa trẻ, mình vô học, học thua người ta.

Tại người ta có học sẵn rồi, phải không? Chứ ai mà thông minh đâu trong bụng mẹ. Nhưng mình đã học biết rồi. Đời này mình biết, đời sau mình học giỏi, người ta nói mình thông minh chứ mình đã học rồi đó mấy con.

Mấy con hiểu điều đó không? Tại vì mình học đời nay, mình mang theo đời kia chứ. Chứ đâu mất đi đâu. Cho nên con của Thầy là phải biết chữ hết. Không có đứa nào dốt, không có mù tịt đâu.

11- CÒN GIỮ ĐƯỢC TÂM THANH THẢN LÀ CÒN BÊN THẦY

Phật tử 14: Con bạch Thầy! Con đi luôn một năm. Nhưng các cô bảo con học, con bảo giờ mắt loá, con không thể nào con học được. Thế các cô bảo cứ phải học một ngày học một chữ. Thế thì dạy con học thuộc lòng. Thì bây giờ con học thuộc lòng vào trong tâm con được, con nhập vào tâm được. Thì bây giờ con lại nhìn thấy chữ, con lại viết được cả chữ.

Trưởng lão: Vậy giỏi rồi, hết mù tịt rồi. Được rồi.

Phật tử 14: Con thì mới học được khoảng hơn một năm nay học chữ. Còn trước bà Soạn đây thì con cứ bảo không biết đường nào mà học. Cô cứ bảo cứ ngồi đây mà chỉ cho, giờ con có học được.

Trưởng lão: Thầy đọc báo Thầy có nghe một cụ già bảy mươi tuổi, mà vẫn vào trường Đại học học để lấy bằng tiến sĩ. Hồi giờ gần chết rồi mà vẫn lấy bằng tiến sĩ mấy con. Thì bây giờ mấy con học để mà lấy bằng chứng quả A La Hán chứ! Thế được đúng không?

(57:00) Phật tử 15: Con bạch Thầy, con năm nay con bảy mươi chín tuổi (…​).

Trưởng lão: Cứ yên tâm đi, Thầy sẽ dạy mấy con tu học. Miễn làm sao mà Thầy xin phép được, Thầy sẽ ra Hà Nội Thầy sẽ dạy mấy con. Thì mấy con có Thầy dạy, có Thầy thương xót mấy con, lo lắng mấy con.

Mấy con đừng có buồn, Thầy có nghĩa là mấy con ráng vui vẻ, chứ mấy con buồn rầu, lo lắng, suy tư. Khi Thầy trở về Hà Nội thì có người đã ra đi rồi. Mấy con cứ nghĩ, tuổi bảy mấy, tám mươi rồi, nó sẽ đi chứ ở đó. Một trận giông, một cơn nóng, một cơn lạnh thì sức mấy con đề kháng đâu được. Chừng đó, mấy con sẽ ra đi. Các con hiểu không?

Nhưng dù sao mấy con cũng nhớ lời Thầy dạy: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự". Đi thì đi nhưng vẫn thanh thản, không sợ hãi, phải không? Khi mà Thầy trở về đây, tuy rằng mấy con không gặp Thầy nữa, nhưng thanh thản, an lạc, vô sự thì mấy con gặp Thầy kiếp sau. Các con có mất cái chỗ nào?

Mà mấy con bỏ cái tâm thanh thản là mấy con mất Thầy đó. Không có nắm chân được Thầy đâu, phải không? Nhớ tâm thanh thản là mấy con đã bám chân Thầy rồi. Thầy đi đâu là dính đó đó, nhớ chưa? Nhớ rồi phải không? Rồi.

12 – TRONG HOÀN CẢNH NÀO CŨNG TU TẬP LY THAM, SÂN, SI ĐƯỢC

Phật tử 16: Dạ, cho con sám hối Thầy, con ít tuổi nhất ạ. Con mới được nghe pháp của Thầy chỉ mấy tháng nay, mà vì điều kiện của con là con vẫn còn phải đi làm, con không có nhiều thời gian để con học được pháp, thỉnh thoảng con học được pháp của Thầy.

Thế trước kia thì con không biết thì con cứ đi lễ, đi bái này khác. Nhưng mà từ khi con nghe được pháp của Thầy là con thôi, con thanh thản, con nghe pháp của Thầy. Nhưng mà vì điều kiện của con là con quá là vất vả con vẫn phải đi làm, Chủ Nhật có khi vẫn phải đi làm thêm nên con không làm sao học pháp được. Con chỉ thỉnh thoảng con đi ra buổi chiều, con học có làm sao được Thầy chỉ dạy cho con?

(59:36) Trưởng lão: Dễ mà, Thầy sẽ mở một cái lớp học. Con đi làm, ngày Chủ Nhật con nghỉ, thì con vào ngày Chủ Nhật con học, Thầy dạy con, có gì đâu. Rồi về tối khuya ai ngủ, mình ráng mình thức dậy, mình tu chừng một tiếng đồng hồ thôi. Có gì đâu, phải không?

Rồi khi mà con làm công việc gì đó, con cũng nhắc. Con thấy cái tâm mình nó hay giận hờn con nhắc: "Cái tâm này phải ly cái tâm sân này đi! Sân là đau khổ, phải lìa ra!" Con nhắc tâm mình vậy thì cái tâm sân hận, dễ giận hờn con nó sẽ ly ra.

Con thấy tâm con hay lo lắng, buồn phiền, con hãy nói: "Tâm thanh thản, an lạc, vô sự, không có buồn phiền nữa nhe. Buồn phiền là đau khổ".

Con nhắc vậy rồi con cứ lo làm công việc. Rồi cứ thỉnh thoảng con nhắc. Riết rồi cái tâm con nó không có buồn phiền, nó sống thản nhiên lắm. Trước cảnh nào nó cũng thấy thanh thản, nó không có buồn phiền.

Thầy ví dụ cho mấy con nghe, để cho mấy con biết cách, làm công việc vẫn tu được. Chớ đâu phải làm không tu được. Mấy con nhắc rồi mấy con tiếp tục mấy con làm chứ gì?

Bây giờ thí dụ như mấy con cày ruộng cũng được. Thì vừa cày vừa nhắc. Đi cày là đi cày chứ. Vẫn nhắc được chứ: "Tâm cục đất, ly sân ra hết nhe! Còn ở đây là mày chết!" Phải không? Ly sân là ly cái giận hờn chứ gì? Có phải không mấy con? Rồi bắt đầu cuốc cày, cày một hơi nhắc nữa. Cứ nhắc tâm mình biết, ai chửi không giận, có phải không?

Tu dễ dàng quá mà, đâu gì khó. Không có khó đâu mấy con. Pháp của Phật dễ dàng lắm. Lúc nào tu cũng được. Chỉ mình siêng năng thôi.

(1:01:15) Để mình làm thinh, nó nghĩ ngợi cái này, nó nghĩ ngợi cái kia, nó làm cho cái đầu mình nó rối bù. Có phải không mấy con? Mình làm thinh là nó nghĩ cái này, cái kia dữ lắm. Còn mình nhắc nhắc vậy chứ nó không có nghĩ bậy, có phải tốt không? Phải không? Nhớ vậy mà tu mấy con. Tâm mấy con sẽ được an ổn.

Có duyên thì mấy con sẽ được vào khu an dưỡng. Mấy con sẽ ở trong một tháng, hay là một tuần lễ, mấy con được hướng dẫn dạy kỹ lưỡng hơn, tu tập cách thức rõ ràng hơn thì mấy con không có sai. Còn ở xa Thầy mấy con tập, coi chừng sai, rồi nặng đầu, nhức đầu.

Nhiều khi mấy con bị thần kinh nữa là khác, phải không mấy con? Tu gì mà cái miệng méo qua, méo lại hoài vậy. Bởi vì nó bị hành tưởng. Cái tưởng hành nó giật qua, giật lại. Do đó cái miệng mình kiềm giữ không được. Tu gì mà nghiến răng trèo trẹo. Do đó nó bị tưởng hành rồi, cho nên răng nó kéo qua, kéo lại.

Con thấy mấy người lên đồng nhập cốt không? Họ lúc lắc lia lịa chứ đâu phải họ ngồi yên mà họ lên đồng được. Cho nên mấy con tu sai nó cũng giống như mấy người lên đồng nhập cốt đó, có đúng không mấy con?

Phật tử 17: Con bạch Thầy ạ, con ít nhất là con có một…​ (Không nghe rõ) con hấp tấp ạ. Thầy thích đặt tên cho con pháp danh là Thích Nữ Thanh Nhẫn.

Trưởng lão: Nhẫn, ráng nhẫn nghe không.

Phật tử 17: Con thích điều đó nhưng nhiều bạn khuyên con hơn chục năm rồi con đi ra (…​) con cứ học nhưng con hay đãng trí, hay quên lắm. Đọc trước rồi hay quên, nhiều khi đọc qua lại không nhớ được mấy. Thế mà con hay quên nhiều, đơn giản nhất Phật pháp Thầy giảng con nhớ hơn.

Mà con rất phấn khởi con gặp pháp Nguyên Thủy của Thầy là con học thì không dám học. Con học ít, nhưng mà con không nhớ được lắm Thầy ơi. Học nhiều nhớ đâu quên đấy, nhưng mà con thấy sướng ở trong lòng con mà mỗi một sáng con tu theo pháp môn khác thì (…​).

Mỗi một tuần là phải đi một buổi và Chủ Nhật, ngày mồng một con ở nhà học Thọ Bát Quan Trai. chúng con cố gắng là xong việc gia đình là bớt thời gian, mỗi một tháng cố gắng là con một ngày là con xin Thọ Bát Quan Trai cùng các bác ở trên này. Con thấy nó được thanh thản quá, mà con (…​) gia đình, con cố gắng quyết tâm (…​).

Thế thì con cứ nói: “Thôi, mẹ xa, các con không nên nói mẹ” Thế là con cũng cố gắng con quyết tâm lắm, học bỏ ngay pháp từ trước. Chúng con ăn chay cách đây khoảng chục năm, thế mà sang đến đây thực hành, học pháp môn của Thầy là con sướng quá con bỏ hết tất cả kinh sách những gì ở nhà con đốt bằng sạch (…​).

Trưởng lão: Đốt sạch. Mấy con giỏi lắm. Rồi, ráng mà tu tập đi con. Rồi mai mốt Thầy mở lớp học tập nhiều, bữa nay tập ít.

Phật tử 17: Trước kia con sợ lắm, họ sợ quá. Đốt bỏ không dám sai. Dạ, được cô Hữu hướng dẫn bảo không có việc gì cả (…​). Con quyết tâm là cứ được tất (…​) pháp môn của Thầy chính xác, mà học đâu được đấy, có thể là được gần biết ngay. Thế là con bốn năm tháng con bảo xóa hết tất cả các cái sách niệm Phật. Con lạy Phật, xin sách của Thầy trao cho là con cứ quyết tâm con học cũng phải được hai năm có dư.

Lạy Phật, thế là chúng con làm đồng ít khi được học tối. Tối ăn uống xong là tắm rửa coi ít là chúng con cố gắng

Trưởng lão: Phải rồi, ráng mà tập tu đi con. Mai mốt Thầy mở lớp thì học tập nhiều, bữa nay học ít.

Phật tử 17: Sám hối Phật, sám hối Thầy là chứng tâm cho con là con học cái thời gian con cố gắng.

Trưởng lão: Phải rồi. Ráng một tháng được một ngày là quý lắm rồi.

Phật tử 17: Cố lắm ạ, lạy Phật. Con cố quyết tâm chứ nếu không có thì bao nhiêu các bạn cười chê, cùng lứa tuổi thì là mắng, nói, người ta bảo dè bỉu này khác. Đơn giản nhà xa, con khổ, cứ bảo rằng: “Thôi, chúng mày, ở gần tao không có duyên chứ làm sao đến được?” Lạy Phật, thì con cứ cố gắng để con đi ạ.

(1:06:23) Trưởng lão: Ráng tập tu con, khắc phục từng bước.

Thôi, mấy con được nghe Thầy nói, thôi bây giờ Thầy về mấy con, phải không? Rồi, Thầy về. Chúc mấy con ở lại tu tập tốt. Mai mốt Thầy mở lớp, Thầy dạy mấy con tu học. Chờ đợi Thầy có duyên. Chứ không có duyên thì mấy con chết mất rồi. Thầy về đây lần nữa, chắc mấy con có người đã mất hết. Đừng chết nha mấy con. Chờ Thầy dạy học.

Thôi bây giờ Thầy về con. Thầy chào mấy con.

HẾT BĂNG