Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Phật tử
Thời gian: 17/04/2006
Thời lượng: [54:12]
Tên cũ: 170A-(QuangNinh)-KhaiThiPhatPhap-DDNBNO-vdCachTuNguoiGia-DuoiBenh-CauSieu-MucKienLien-DauThai-(17-4-2006)
https://thuvienchonnhu.net/audios/20060417-thay-tham-quang-ninh-dao-duc-cua-dao-phat.mp3
(0:00) Trưởng lão:… Do đó mình cứ cố gắng mình siêng năng mình làm, dành dụm biết tiện tặn, thì mình có được mức độ nào thì mình cất ngôi nhà mức độ nấy, đừng nhìn thấy nhà người ta sang đẹp mà mình quá tham đắm, mà mình phải khổ đau.
(00:22) Đức Phật dạy mình “thiểu dục, tri túc” - biết đủ, ít muốn thì được giải thoát chứ gì? Mấy con thấy, hầu hết chúng ta không được giải thoát là tại vì khả năng mình làm ít mà mình lại ham nhiều, cho nên mình phải khổ đau.
Mình phải cần kiệm, mình phải siêng năng, mình phải làm lụng thì mình sẽ có hà. Còn mình khởi ý tham lam, làm ít mà muốn có nhiều, rồi sanh ra đánh bài bạc, phải không mấy con? Cá độ, rồi đánh đề, rồi mua vé số để bỏ ra 10 ngàn, 20 ngàn mà muốn có một hai triệu, cả tỷ bạc thì đó là tham mấy con.
Và như vậy, mà khi mấy con thấy mình mua vé số, đến cái giờ xổ số mình thấy hồi hộp không biết nó trúng không, hay nó trật làm cho tâm mình bất an. Còn Thầy không tham đắm, không mua vé số, mà cần kiệm, làm việc cần mẫn, thì đồng bạc của mình làm ra bằng mồ hôi thì mình thấy hạnh phúc lắm mấy con!
Ít mình xài ít, nếu mà ít thì mình ăn cháo, khá hơn thì mình ăn cơm, phải không mấy con? Như vậy là mình thấy an ổn rồi, cho nên Đức Phật dạy mình “thiểu dục, tri túc” - ít muốn, biết đủ là giải thoát chứ gì? Cho nên dạy chúng ta có một cái đời sống đạo đức thật sự không tham đắm, không hơn thua, nhưng chúng ta cần kiệm, lo lắng làm ăn, siêng năng, tận tình.
Còn trẻ thì ráng học tập, để chúng ta học lên đại học có những chuyên nghiệp, để chúng ta làm thì chúng ta sẽ có tiền nhiều chứ gì? Tiền nhiều bằng sức mồ hôi, nước mắt của mình chứ không phải tiền gian tham, trộm cắp, hối lộ, ăn lo, điều đó là điều không tốt mấy con!
Đạo Phật dạy chúng ta trở thành con người có đạo đức, đạo đức là như vậy chứ gì, mà mình sống không làm khổ mình, khổ người là hạnh phúc chứ còn cái gì nữa? Và ngay cuộc sống chúng ta mà không làm khổ mình, khổ người thì đó là Cực Lạc, Thiên Đàng rồi mấy con.
Hầu hết mấy con đến chùa mấy con niệm Phật, tụng kinh, bái sám để cầu một ngày nào đó mình chết để mình được sanh lên Cực Lạc, Thiên Đàng phải không mấy con? Điều đó mơ hồ lắm mấy con, không có mấy con! Tất cả những cõi đó không bao giờ có mấy con.
Tại vì người ta sống trong tưởng, người ta vẽ trong kinh, người ta viết ra kinh nói như vậy chứ sự thật không có, không có mấy con! Chỉ có là mình sống ở tại cõi sống của mình, biết thương người, biết tha thứ những lỗi lầm của người thì mình sẽ thấy hạnh phúc.
Mình siêng năng làm lụng thì sẽ có tiền bạc, mình lười biếng mà muốn tiền bạc thì không bao giờ có. Mình có ít mình xài ít, mình có nhiều mình xài nhiều thì như vậy là hạnh phúc chứ gì? Mấy con thấy.
Nhưng muốn được vậy, thì mình phải có những bài học. Từ lâu tới giờ các con thấy cha mẹ mình sanh ra ai cũng thấy cái vật đó đẹp thì cũng ham muốn, phải không mấy con?
Mà vì ham muốn đó là khổ, cho nên Đức Phật dạy đi ngược lại, chúng ta không ham muốn, nhưng chúng ta cần kiệm, chúng ta siêng năng chúng ta làm việc thì chúng ta sẽ có. Bây giờ, mấy con có tiền mấy con sắm xe hơi, cất nhà lầu có ai nói đâu, bằng mồ hôi, nước mắt của mấy con làm ra. Các con thấy đạo Phật dạy các con như vậy.
(03:34) Cho nên, đạo đức đạo Phật dạy chúng ta từng cái hiểu biết. Cũng như lúc cha mẹ sanh các con ra, các con có hiểu biết gì đâu, cha mẹ dạy các con người này là ba, người này là mẹ, các con tập từng tập để kêu gọi ba, mẹ.
Rồi lớn lên một chút các con được cho đi học, bây giờ các con mới biết chữ, biết viết, biết đọc. Rồi lớn lên cho đi học đến đại học, mấy con có chuyên nghiệp học như trở thành bác sĩ, trở thành kỹ sư, trở thành luật sư.
Các con thấy, trở thành những cái tay nghề chuyên môn như vậy phải học tập chứ, bây giờ đạo đức mình cũng phải học chứ sao! Mình phải học mình mới biết thương người, mình không học thì làm sao mình biết thương người?
Các con thấy, như hiện giờ các con không học thì các con làm sao có Đức Hiếu Sinh, có lòng thương yêu mấy con? Không có lòng thương yêu thì vì vậy mà mới mua thịt, mua cá mấy con làm thực phẩm con ăn chứ gì?
Mấy con ăn thấy ngon chứ gì? Nhưng miếng thịt của mấy con có sự đau khổ của chúng sinh trong đó. Có con gà, con vịt, con heo, con dê người ta đâm cổ nó, người ta giết nó, người ta mới làm ra thực phẩm cho chúng ta ăn chứ gì!
Các con thấy ngon nhưng mà các con biết sự dãy dụa, đau đớn của loài vật không? Trước khi chết để làm thành thực phẩm cho mấy con thì đó là sự đau đớn lắm mấy con. Các con có suy nghĩ điều đó chưa?
Khi người ta bắt mình mà người ta cắt cổ mình, người ta lấy máu thì mình có đau khổ không? Vậy sao mình nỡ tâm mình cầm cổ con gà mình cắt, mình bắt con cá mình đập đầu mấy con? Thử ai lấy cây đập lên đầu mình một cái mình có đau không? Đau lắm mấy con! Tại sao chúng ta không suy nghĩ như vậy mà thương chúng sanh?
(05:19) Cho nên, khi chúng ta học, chúng ta hiểu, chúng ta mới thương yêu sự sống. Các con thấy, sự sống ở trong ly nước mà mấy con đem lên để đây cho Thầy uống, trong ly nước có sự sống mấy con.
Tại sao có sự sống? Nếu không có nước chúng sanh chết hết hà, các con thấy từng giọt nước ở trên sa mạc, người ta kiếm từng giọt nước không có uống, còn mình đây cả một biển nước, nước nhiều lắm cho nên mình phí bỏ, đó là sự sống.
Yêu thương nước, yêu thương không khí, bầu không khí chúng ta ô nhiễm cho nên chúng ta sanh bệnh tật. Các con thấy mình ném một nắm rác ra, nắm rác sẽ mục bay lên không khí thành bụi, chúng ta hít thở làm chúng ta đau khổ như vậy các con không yêu sự sống, cho nên các con làm mất vệ sinh môi trường chúng ta.
Các con thấy, đạo Phật dạy chúng ta từng chút như vậy. Dạy như vậy để đem đến cơ thể chúng ta không bệnh tật chứ gì! Vệ sinh môi trường là cơ thể chúng ta, lòng hiếu sinh thương yêu sự sống, không những sự sống của loài động vật mà cả sự sống của cỏ cây.
Cỏ cây cũng có sự sống mấy con, nếu không có cỏ cây không chừng mấy con sống được không? Toàn bộ trên mặt đất chúng ta, hành tinh chúng ta không có cây cỏ mọc mấy con sống được không? Các con nhờ cỏ cây mà sống, một bữa ăn mà nếu các con ăn thịt không chắc các con không sống đâu, có phải không? Có rau, có cải, có dưa, có cá, có phải không? Đó là sự sống!
(06:46) Cho nên chúng ta thương yêu sự sống, thương yêu sự sống của mình thì mới thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh, đó là Đức Hiếu Sinh mấy con.
Vì vậy mà khi mấy con đến chùa người ta truyền cho mấy con cái giới cấm sát sanh, từ bỏ sát sanh, không giết hại chúng sanh. Chúng sanh đây gồm cả những sự sống trên hành tinh, không những loài vật.
Các con có khi nào cầm đôi đũa mà gắp miếng thịt bỏ trong miệng nhai, mà các con có nghĩ rằng đây là một sự đau khổ của loài chúng sanh không? Các con chưa suy nghĩ như vậy đâu!
Thì khi mấy con học đạo Phật thì người ta sẽ dạy cho mấy con hiểu sự đau khổ, sự lăn lộn của loài động vật trước khi nó thành thực phẩm cho mấy con ăn. Đau đớn lắm mấy con!
Chúng ta biết đau, biết khổ, tại sao chúng ta nỡ lòng nào làm cho chúng sanh đau khổ đến mức độ giãy dụa, lăn lộn? Vậy mà chúng ta nỡ lòng nào làm những điều đó mấy con!?
Cho nên khi vào đạo Phật, các con thọ giới không sát sanh, được sự dạy bảo, được sự hướng dẫn của các thầy Đức Hiếu Sinh - lòng thương yêu sự sống, thì ngày giờ này mấy con đã theo đạo Phật, mấy con trở thành con người như thế nào? Con người hiền đức, biết thương yêu sự sống của mình, sự sống của muôn loài, các con sẽ trở thành con người rất đạo đức.
(08:10) Nhưng mấy con đến đạo Phật người ta dạy mấy con cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cần an, không dạy mấy con thương yêu sự sống, cho nên giờ này ai mà chửi mấy con thì mấy con sẽ tức giận mấy con chửi lại, mấy con có nhường ai không, có nhịn ai không!?
Nếu mấy con đến chùa 1 năm, 2 năm, 3 năm mấy con thấm nhuần được đạo lý của đạo Phật, thì ngày hôm nay mấy con là những người có đạo đức, đạo đức cao thượng biết thương yêu sự sống; không gian lam, trộm cắp; rất chung thuỷ vợ chồng, không gian díu người này, người kia, toàn bộ gia đình mấy con thật hạnh phúc.
Người chồng có một người vợ bé khác, người vợ làm sao không đau khổ mấy con? Có một người vợ mà gian díu với một đàn ông người khác, thì người chồng có đau khổ không mấy con? Đau khổ! Và con cái như thế nào đây?
Các con thấy, đạo Phật dạy chúng ta chung thủy, như vậy là đạo Phật dạy chúng ta đạo đức chứ gì mấy con, tại sao chúng ta không theo đạo Phật để học những điều đó? Hay là theo đạo Phật để cúng bái, tụng niệm, cầu an cho gia đình bình an, mà mình làm toàn chuyện ác?
Mình cầu an mà sao nỡ lòng nào gắp miếng thịt mà ăn mấy con? Đập đầu con cá giết để biến thành thực phẩm cho gia đình mình ăn mà gọi là vui, gọi là hạnh phúc? Cho nên mấy con ăn những cái sự đau khổ trong thân, tâm mấy con thì mấy con phải bệnh đau chứ sao.
Nói như vậy có nhiều người cũng ăn chay, tại sao bệnh đau? Người ta ăn chay như con bò ăn cỏ thì phải bệnh đau chứ sao! Đạo Phật dạy chúng ta từ tinh thần thương yêu mà chúng ta ăn, cho nên chúng ta không bệnh đau, chúng ta ăn trong cái tình thương, còn người kia ăn chay mà làm thực phẩm chay giống như thịt, giống như đùi gà, giống như tôm.
Các con thấy các thực phẩm của người ta bán không? Thấy các chùa làm thực phẩm không? Giống như thực phẩm mặn chứ có khác gì!
(10:09) Trong đó đậu hủ, trong đó rau cải nhưng hình dáng có giống miếng thịt không mấy con?
Vậy mà nỡ lòng nào chúng ta gắp miếng ăn đó mà ăn cho được? Khi thấy giống thịt làm sao chúng ta ăn được! Mà một người có lòng hiếu sinh khi thấy hình dáng của một miếng thịt làm sao người ta bỏ trong miệng người ta nhai được, người ta nuốt được mặc dù đó là đậu hủ. Các con hiểu không?
Người ta theo đạo Phật là với lòng từ bi, lòng thương yêu chứ không phải theo đạo Phật mà ăn những cái món ăn này như là con bò ăn cỏ. Con bò ăn cỏ có ăn chay không mấy con? Nó ăn cỏ nó có biết thương con vật khác không? Các con thấy hai con bò cụng nhau, đánh nhau không? Các con thấy nó có thương yêu không?
Còn chúng ta là người theo đạo Phật, biết thương yêu mấy con, thương yêu cả loài vật thì có người nào chửi mắng, đánh đập chúng ta thì chúng ta biết nhẫn nhục. Chúng ta biết họ đang khổ lắm họ mới đánh mình, họ đang khổ lắm họ mới mắng mình.
Chẳng hạn bây giờ con của các con cho đi học mà nó trốn học, các con khổ lắm mới đánh con để cho nó sợ mà nó đi học, nó đừng có trốn học. Có phải mấy con thương con mà đánh con không? Các con có ghét nó không? Nhưng các con đánh con của các con, các con có thấy nó đau không? Đau lắm mấy con!
Thật sự ra đạo đức làm người chúng ta đều hiểu từng hành động nhỏ nhặt để cuộc sống chúng ta đem đến hạnh phúc mấy con.
Các con theo đạo Phật mấy con có học đạo đức không? Từ học đạo đức chúng ta mới biết để mà chúng ta sống, chúng ta đem lại hạnh phúc, cách thức người cha dạy con như thế nào, người mẹ dạy con như thế nào, vợ chồng đối xử nhau như thế nào mới gọi là hạnh phúc. Lỡ một lời nói to tiếng làm cho vợ buồn hay chồng buồn đều là… (Không nghe rõ).
Đó là cách thức của đạo Phật dạy chúng ta sống đạo đức làm người, đạo đức nhân bản.
(12:06) Cho nên, Thầy mong rằng quý Phật tử được theo đạo Phật, được học đạo đức chứ không phải học theo những sự mê tín, cúng bái, cầu siêu, cần an. Ông Phật đã xác định điều đó rất rõ ràng: Không có thế giới siêu hình!
Vậy thì không có thế giới siêu hình thì con người chúng ta có linh hồn không mấy con? Từ lâu người ta nghĩ rằng mình có linh hồn, sự thật không có linh hồn đâu mấy con. Đức Phật xác định thân của chúng ta có năm duyên hợp lại gọi là thân Ngũ Uẩn, khi chết rồi năm duyên này rã, không còn một vật gì hết.
Vậy thì chúng ta đi tái sanh luân hồi, đi luân hồi cái gì mấy con? Người ta đi luân hồi bằng hành động thiện, ác mà gọi là nghiệp.
Thầy cầm cái tay Thầy cú trên đầu người ta làm cho người ta đau khổ; Thầy dùng cái miệng Thầy chửi người ta làm cho người ta đau khổ, cái hành động chửi mắng, đánh người, cái hành động đó là cái hành động nhân quả thiện ác, hành động đó gọi là nghiệp ác.
Các con biết, nghiệp đó tương ưng với những người giận dữ, với những người đánh người, với những người mạ nhục người, hành động đó tương ưng với những người đó sẽ tái sanh làm một con người khác. Các con thấy, chứ các con có đi tái sanh ở đâu?
(13:23) Bây giờ nói về nhân quả, Thầy xác định cho mấy con thấy nhân quả như thế này. Thầy ví dụ, như cây đu đủ nó có nhiều quả phải không mấy con? Trong một quả nó có nhiều hạt đu đủ, cây đu đủ chưa chết nhưng những hạt đu đủ vẫn lên nhiều cây, có đúng không mấy con?
Vậy thì cái hành động của mấy con, hành động ác nó sẽ sanh ra biết bao nhiêu người thọ quả khổ, trong khi mấy con có chết chưa? Nhân quả luân hồi chứ đâu phải mấy con luân hồi đâu mà đợi mấy con chết, mấy con hiểu điều đó chưa?
Cây đu đủ có chết chưa, mà nó đều có những cây con khác và những cây con khác đều những quả, có đúng không mấy con? Đã nói nhân quả thì phải nhìn qua nhân quả thảo mộc mà để xét qua cái nhân quả của con người nó sẽ tương đồng với nhau chứ.
Cho nên, con người không có linh hồn đi tái sanh mà có nhân quả đi tái sanh. Cho nên hành động mấy con khéo léo, không khéo từ hành động vô tình mấy con cắt cổ con gà, con gà đau đớn, dãy dụa, từ trường phóng ra tương ưng với sự cắt cổ đó mà trở thành con gà khác do hành động cắt cổ của mấy con mà tạo ra.
Cái hành động ác mà, các con hiểu không? Nó sanh ra một con gà, từ con gà đó là do ai có? Tức là con gà đó sẽ bị người khác cắt cổ. Nhân quả của các con mà các con không biết.
Cho nên sự đau khổ đó con thấy triền miên bất tận, cho nên con người có một linh hồn thì ngày xưa có bao nhiêu người, mà hôm nay đất nước chúng ta bao nhiêu người? Để cùng nhau thọ những quả khổ mấy con.
(15:17) Đó là cái những điều mà hôm nay Thầy về đây để dẫn dắt, để chỉ được cho mấy con thấy nhân quả, nhân quả khổ lắm mấy con!
Nếu chúng ta học được nhân quả thì chúng ta biết kết quả, thì hành động hằng ngày chúng ta đều hành động thiện, nói lời nói ngọt ngào, ôn tồn, nhã nhặn, không nói lời cay đắng, hành động chúng ta không làm ác. Bây giờ làm sao? Đã từng quen ăn thịt chúng sanh rồi bây giờ làm sao mấy con?
Mấy con sẽ hạ xuống bớt, không mua con vật sống, các con mua những con vật người ta làm sẵn đem về làm thịt, lần lượt mình tu tập lòng thương yêu càng lớn, cả gia đình mình ăn thực phẩm thực vật không ăn thực phẩm động vật nữa. Từ đó trong gia đình rất hạnh phúc mấy con, từ đó trong gia đình ít bệnh đau.
Với lòng thương yêu của mình, nó sẽ giảm đi những cái đau khổ trong thân. Chứ không phải mấy con ăn chay mà cái kiểu mà ăn mà không có lòng thương. Như bây giờ, một tháng mình ăn 6 ngày, 10 ngày theo cái chay kỳ của Phật giáo Đại Thừa dạy mấy con, mấy con ăn chay đều nghĩ rằng mình được phước. Không đâu mấy con! Chưa có lòng thương yêu làm sao phước gì! Chưa có tâm niệm tốt làm sao phước gì!
Cho nên mình ăn từ tâm niệm của mình, từ tinh thần của mình cho nên nó đem lại đời sống mình bình an vô cùng mấy con! Các con hiểu, đó là cái về cái đời sống của mấy con.
(16:51) Còn về cái vấn đề mà các con thấy, cái cơ thể bệnh đau mấy con cũng có những cái phương pháp Phật dạy, bởi vì Đức Phật đã nói: “Trên trời dưới trời, con người là duy nhất làm chủ sanh, già, bệnh, chết", làm chủ được bệnh, làm chủ được chết.
Bây giờ mấy con muốn chết, chết được không? Không chết được! Mấy con làm chủ bệnh, thân mấy con bệnh làm sao mấy con đẩy lui ra khỏi mà khỏi cần uống thuốc, khỏi đi bác sĩ?
Mấy con chưa biết, đạo Phật có phương pháp để làm chủ được những sự đau khổ đó, cho nên Đức Phật đã nói: “Con người là duy nhất làm chủ sanh, già, bệnh chết”, chỉ có con người mà tu tập đúng pháp là làm chủ được bốn sự đau khổ đó sanh, già, bệnh, chết.
Vậy thì chúng ta là con người, thì chúng ta tu tập theo đạo Phật, theo lời Đức Phật dạy thì chúng ta sẽ làm chủ được sanh, già, bệnh, chết chứ sao.
Sanh là sanh thế nào mấy con? Sanh là cuộc sống hằng ngày chúng ta tiếp xúc với mọi người, người ta nói những cái lời nói trái tai, gai mắt; người ta làm những cái hành động chướng tai, không có thuận với mình, thì mình sanh ra phiền não, mình sanh ra giận hờn, mình đau khổ.
Thì trong đời sống chúng ta mọi chuyện vừa ham muốn cái này, cái nọ kia… đều là Đức Phật dạy chúng ta làm chủ nó, cho nên vì vậy mà chúng ta không ham muốn, chúng ta đủ phước thì cái gì chúng ta cũng có, chúng ta không ham muốn cho nên chúng ta không khổ. Hồi đầu mới vào đây Thầy nói: “Thiểu dục, tri túc” - siêng năng, cần mẫn làm thì cần lao làm thì chúng ta sẽ có đầy đủ không có gì khó!
(18:37) Rồi làm chủ già. Một người mà sống không phiền não, không đau khổ, không bệnh tật thì cơ thể họ khoẻ mạnh và quắc thước, họ bảy tám mươi tuổi, 100 tuổi họ không có run rẩy, không yếu đuối họ vẫn khoẻ mạnh như thường.
Và khi thân có bệnh thì họ dùng pháp của Phật dạy họ đẩy lui bệnh ra khỏi thân mà không cần uống thuốc. Các con thấy hạnh phúc vô vùng!
Và khi muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống, họ làm chủ được hơi thở, họ bảo, bây giờ họ thấy họ già, họ lớn tuổi, họ không thiết sống nữa họ bảo: “Hơi thở hãy tịnh chỉ! Ngưng đi!”, thì hơi thở tự ngưng và họ thấy trạng thái an ổn, không như người nín thở thấy khổ sở, thấy khó khăn. Cho nên, vì vậy mà họ ra đi rất tự tại, gọi là làm chủ sự sống chết mấy con.
Làm người mà chúng ta học được, tu tập được, sống được như vậy là hạnh phúc vô cùng, tại sao đạo Phật có mà chúng ta không theo học những lời Phật dạy mấy con?!
Con có hỏi gì không? Bây giờ mấy con có hỏi Thầy gì không mấy con?
Đó là đạo Phật dạy chúng ta tự mình sẽ thắp đuốc lên mà đi, làm chủ được sự sống chết của mình mấy con. Phải không? Muốn làm chủ được mình sống chết thì chỉ có con đường của đạo Phật mới dạy chúng ta được điều này. Hôm nay, có duyên Thầy về thăm mấy con, Thầy nói đại khái về Phật giáo để mấy con hiểu biết, rồi sau này có duyên…
(20:19) Con cúng dường Thầy, Thầy xin cảm ơn con nhưng mà con làm cực khổ lắm. Thầy mong rằng mấy con sẽ tập luyện mà sống được đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì hơn hết mấy con.
Bây giờ, mấy con cúng dường Thầy, Thầy xin cái số tiền này Thầy gửi để ấn tống kinh sách mấy con, kinh sách đạo đức như Thầy đem về Thầy cho mấy con mà bữa nay nó không đủ mấy con, đi dọc đường đã cho người ta hết, nó chỉ còn có tập hai hà, nó hai tập, tập một tập hai.
Phật tử: … (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Được rồi con, không gì đâu, Thầy biết mà! Đây mấy con, Thầy gửi mấy con. Thầy mong rằng mấy con sẽ cho Thầy địa chỉ lần lượt Thầy sẽ gửi những sách đạo đức về cho mấy con, đây là Đạo Đức Làm Người mấy con.
Bởi vì, chỉ có hơn hết mình là con người mình phải học đạo đức mấy con, không học làm sao mình biết mà mình học rồi mình biết mình mới sống, sống theo đạo đức mình mới đem lại được hạnh phúc cho mình, cho người mấy con; đem lại lợi ích cho gia đình, cho bản thân mình.
Ở đây mấy con thấy, Thầy xin phép được nhà nước cho phép, sách này mấy con lưu hành đâu cũng được hết không ai bắt bẻ mấy con hết mấy con. Đó thì, mình sống trong một đất nước mình phải tuân theo pháp luật của nhà nước, mình không làm cái gì trái pháp luật và sách của Thầy thì được nhà nước chấp nhận, thì đạo đức để cho mấy con học mấy con.
Đây! Thầy sẽ theo cái địa chỉ Thầy sẽ gửi mấy con, cái người nào mà lãnh được kinh sách qua bưu điện thì mấy con cho Thầy cái địa chỉ, Thầy sẽ về ở Tây Ninh Thầy sẽ gửi qua bưu điện cho mấy con một số sách để cho mấy con có mà chia nhau đọc, thì cái số người ở đây Thầy sẽ gửi cho mấy con mỗi người một bộ sách, nếu mà thiếu mấy con chuyền nhau mà đọc, để mấy con học đạo đức chứ.
Mấy con biết Phật giáo rất là tuyệt vời! Cái nền đạo đức của Phật giáo nó không thua một cái nền đạo đức nào.
(23:26) Trong mấy con có người nào muốn hỏi Thầy gì thêm không con? Chắc không biết gì hết, hỏi. Thôi, để khi khác Thầy sẽ cho sách vở đọc rồi muốn hỏi gì Thầy sẽ trả lời cho.
Phật tử 1:… (Không nghe rõ) Con xin phép Thầy, con gặp Thầy hôm nay là vô tình Thầy ra với chúng con nhưng mà con thông báo quý Phật tử là tối đến nữa. Nhưng mà, con xin Thầy ở lại đây vì bây giờ không có Phật tử.
Trưởng lão: Thầy định thăm mấy con rồi Thầy sẽ đi về Hà Nội, phật tử trong đó còn đang chờ đợi Thầy.
Phật tử 1: Đi luôn hả Thầy?
Trưởng lão: Đi luôn về trong Hà Nội con.
Phật tử 1: Bạch Thầy! Nhân duyên chúng con hôm nay được gặp Thầy… (Không nghe rõ). Các phật tử hữu duyên biết pháp Thầy nguyên thủy, biết được đạo Phật như thế nhưng mà còn những khúc mắc, thì xin phép Thầy đoàn Phật tử chúng con xin có ý kiến.
(24:47) Trưởng lão: Con có ý kiến gì hỏi con. Còn Thầy ở lại thì nó rất khó khăn là tại vì phải xin chính quyền ở địa phương mình phải trình, chứ không trình sao được, có phải không mấy con?
Bởi vì, mình sống trong pháp luật của nhà nước mà, có người nào lạ đến thì mình phải trình hết, thì nó cũng phiền phức mấy con lắm. Ở lại, thì rất phiền cho mấy con. Cho nên Thầy về trên đường sẽ đi tới cái chỗ, giờ nào đó Thầy sẽ đến Hà Nội.
Cho nên sau này nếu mà có điều kiện thuận tiện sau này chuẩn bị đâu đó xong xuôi mấy con, Thầy sẽ trở ra Thầy thăm mấy con kỳ sau đó, để cho nó thuận tiện để chuẩn bị. Chứ bây giờ Thầy ở đây mấy con phải đi khai báo, trình này kia thì nó cũng cực mấy con quá.
Phật tử 1: Thưa Thầy! Chúng con cũng đáng báo thì được ạ.
Trưởng lão: Được không con? Thầy nó sợ bất an quá.
Phật tử 1: Không, không có gì bất an Thầy ạ… (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Rồi mấy con bữa sau, Thầy sợ ở lại nhất là tu sĩ nữa.
Phật tử 1: Chúng con… (Không nghe rõ) làm được Thầy.
Trưởng lão: Mấy con nghĩ sao, mấy con nghĩ thế nào? Sợ mình đi về ở trong ấy không kịp mấy con.
Phật tử 2: Thưa, bây giờ đi về tới Hà Nội là nó cũng khuya, mà bây giờ ở lại thì cái tình hình ở đây con không biết là quý Phật tử, quý cô ở đây nó sao, có khó khăn gì cho chú, cô không?
Phật tử 1: Dạ, không có gì khó khăn cả… xin phép không có gì cả. Ờ đây thì chúng con đã chuẩn bị chùa cho Thầy… (Không nghe rõ).
(26:43) Trưởng lão: Sợ mình không báo cho, các con biết cái luật của nhà nước khi tập hợp mà đông mà không có báo, không xin phép thì nhà nước người ta không có chấp nhận đâu, các con hiểu không?
Chứ không đơn giản đâu. Mình làm một cái đám giỗ mà trong những người bà con thân thuộc mình 10 người, 20 người hay là ba, bốn chục người, một trăm người thì cái đó nó dễ. Nhưng mà Thầy đứng về góc độ tôn giáo mấy con, khó lắm!
Cho nên, phải có xin phép, xin này kia mới dễ chứ còn không khéo thì mấy con cứ nghĩ bình thường, chứ chừng đụng chuyện rồi thì mấy con nói: “Trời ơi!” Phải không?
Khó chứ không phải dễ đâu, bởi vì hình sắc của quý thầy là hình sắc tôn giáo mà, đi tới đâu thì phải xin phép tắc đàng hoàng rồi mấy con chuẩn bị phép tắc đàng hoàng thì nó mới được.
Không thì mấy con tập trung đông ví dụ như bây giờ cỡ như thế này, thì người ta đến người ta hỏi: “Tập họp làm gì đây? Sao không xin phép, không báo cáo gì hết?” Thì mấy con nói sao đây? Nó không đơn giản như cái gia đình của mình đâu. Phải không mấy con, khó chứ không phải dễ đâu.
Nhưng mà mấy con lần lượt rồi, khi nào mà có cái điều kiện mà Thầy về đây, Thầy xin lập một chi nhánh của khu An dưỡng, thì chừng đó mình có xin phép tắc, cái chi nhánh An dưỡng có giấy phép mà, mình họp lại được. Chứ phải chi một số người này mà tập trung trong ở ngôi chùa nào đó thì sinh hoạt trong ngôi chùa được mấy con.
Các con hiểu điều đó không? Nó dễ! Chứ còn mình sinh hoạt ở trong một cái nhà bình thường, thường thường một cái nhà bình thường như mấy con thì nhà nước người ta đến, người ta hỏi mình không biết đâu mình trả lời, nó khó cho mấy con. Có đúng không mấy con? Bởi vì đứng trên pháp luật Thầy phải hiểu chứ.
Phật tử 1: Con bạch Thầy! Người chủ nhà đây là… (Không nghe rõ)
(28:46) Trưởng lão: Thầy chỉ ngại có điều đó thôi, chứ còn không có gì hết. Đối với Thầy thì không có lo lắng gì hết mà sợ nó làm chướng ngại cho mấy con, mấy con khổ. Không, mấy con Thầy nói như vậy để rồi còn có dịp để gặp lại mà, không có gì đâu.
Phật tử 1: Bạch Thầy! Là chúng con xin thỉnh Thầy ở lại… (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Cái phần sách vở của Thầy cũng hết rồi chứ phải sách vở của Thầy còn Thầy gửi cho mấy con.
Phật tử 1:… (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Để không nó phiền phức đó mấy con, rồi để kỳ sau Thầy ghé thăm mấy con. Bây giờ chuẩn bị cho nó cụ thể, rõ ràng.
Mấy con vô trong, vô sát trong này đi. Vô đây được mà.
(29:55) Phật tử 2: Thưa Thầy con ở ngoài Nam Định vừa mới ra đến đây. Vừa mới gọi điện, ở Nam Định vừa ra.
Trưởng lão: Nghe Thầy ra mà rồi Thầy mắc đi mất rồi! Thôi bây giờ mấy con hỏi Thầy gì không? Có hỏi gì không con?
Phật tử 3: Bạch Thầy! Vài người là đã vào trong Tu viện Chơn Như mình rồi đấy ạ.
Trưởng lão: Vậy hả? Có vô trong rồi, có phước quá! Từ ngoài này mà vô tới trỏng.
Phật tử 3: Năm 2002 là vào trong Tu viện Thầy đấy ạ.
(31:03) Trưởng lão: Ở đây cũng có duyên đến Tu viện của Thầy rồi. Các con đã đến Tu viện Thầy tức là các con đã đọc sách Thầy rồi, vì vậy mà mấy con cố gắng tu mấy con, ráng tập luyện mấy con, tập nó sẽ được giải thoát, tập nó sẽ được làm chủ thân tâm mình mấy con.
Nhất là mấy con đã lớn tuổi rồi, tuổi đời nó không còn bao lâu, thời gian nó ngắn rồi, phải nhớ giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự mấy con. Nhớ, mình ngồi như vầy mình nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mình ngồi chơi chứ mình có làm gì đâu, mình có tu tập gì đâu nhưng mà để cho nó thấy thanh thản, an lạc, vô sự. Rồi nó có niệm gì thì mấy con lại tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” thì nó trở về sự an lạc, thanh thản của nó.
Các con thấy tu đơn giản quá chứ có làm gì đâu? Có niệm Phật đâu mất công, có ngồi thiền đâu mà mất công! Ngồi trên ghế này cứ nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, thì để lắng nghe coi sự thanh thản, an lạc, vô sự nó bao lâu.
Khi đó, nó chỉ 1 phút, 2 phút nó khởi một niệm thì các con lại nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” thì bắt đầu nó trở về thanh thản, an lạc, vô sự nó không nghĩ gì cái niệm đó nữa chứ gì?
Rồi mình cứ giữ gìn, mình bảo vệ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của mình thì nó sẽ thanh thản, an lạc, vô sự nó không tham, không muốn, không giận, không hờn, không phiền não gì hết thì nó là giải thoát chứ gì mấy con?
Sống quá tự nhiên phải không mấy con? Nó đơn giản lắm, nó không có khó đâu!
Còn mấy con có thân có bệnh, có đau nhức chứ gì mấy con? Thân có bệnh, có đau nhức Thầy dạy mấy con sẽ đuổi bệnh dễ lắm mấy con, không khó đâu.
(32:40) Phật tử 4: Dạ con bạch Thầy! Hiện nay, bình thường con cũng học theo pháp của Thầy, con cũng biết là thân Ngũ Uẩn của mình do từ cái tham, sân, si của mình mà nó mang bệnh, cho nên nhiều lúc con cũng học pháp của Thầy con tác ý, nhưng vừa qua con khám bệnh người ta nói là con có khối u trong người.
Con cũng quyết tâm tác ý không dùng thuốc, vì dùng thuốc là nạp những cái chất không có lợi. Nhưng mà bản thân con cũng chưa có đủ sức để mà đẩy lui những cái bệnh tật hay không. Thì con cũng có tập Định Niệm Hơi Thở, rồi cố gắng để mà… (Không nghe rõ)
Trưởng lão: Nó chưa đủ lực để mà đẩy lui bệnh. Thầy sẽ chỉ cho mấy con, khi mà mấy con thấy đủ cái lực để mà đuổi bệnh. Chưa đủ lực thì mấy con cứ uống thuốc đi không có sao hết, không có gì đâu. Các con hiểu không?
Mình xét mình có đủ lực là mình thấy mình ăn ngày một bữa, phải không? Trị bệnh thì ăn ngày một bữa, chứ mấy con ăn ba bốn bữa thì trị không hết đâu. Mình thấy ăn ngày một bữa mà mình thấy không có đói, còn mình ăn ngày một bữa mà thấy có đói thì mình chưa đủ lực, thì mình cứ ăn ba bữa đi rồi mình đi uống thuốc không có gì hết.
Mà giờ mình thấy mình ăn ngày một bữa mà sáng mình không đói, chiều mình không đói, trưa mình ăn một bữa thôi. Cũng như Thầy ăn ngày một bữa mà Thầy không đói, thì Thầy lại còn phải nhiếp tâm và an trú tâm cho được một phút.
Khi mà nhiếp tâm an trú tâm được một phút mà không có niệm gì xen ra, xen vô thì cái đời sống của Thầy ăn ngày một bữa giữ giới luật nghiêm chỉnh, có phải không? Cho nên Thầy thấy đây là mình đủ lực đẩy bệnh rồi.
Còn con bây giờ ăn ba bữa con làm sao đủ lực?
(35:06) Phật tử 4: Dạ! Con cũng biết là do con chưa giữ được giới, điều thứ hai nữa là con cũng chưa đủ năng lực, nên là cái tâm để cho con gặp được Thầy.
Trưởng lão: Đúng rồi!
Phật tử 4: Cố gắng nguyện để giữ… (Không nghe rõ).
Trưởng lão: Thì mấy con thấy bây giờ mình chưa đủ lực, mình chưa sống đúng giới, nhưng mình vẫn tập luyện con. À, mấy con tập luyện như thế nào mấy con?
Bây giờ, ví dụ như mấy con sẽ tập luyện: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra! An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô!" Bây giờ, con thấy bây giờ mình chưa có bệnh nè mình tập đi, tập cho nó thuần cái pháp này đi, mà khi mà mình tập dần dần giới luật mình nghiêm chỉnh, phải không?
Mình tập thuần cái pháp này, bây giờ giới luật nó nghiêm chỉnh rồi, bây giờ mình sống nghiêm chỉnh rồi, thì cái đầu mình đau mình bảo: “Thọ là vô thường, cái đầu đau này không có được đau nữa nghe không!”, thì bắt đầu giới luật mình đã sống giới luật rồi, chứ chưa phải là mình còn phạm giới đâu.
Cho nên mình tác ý mình đuổi nè: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra!” - các con đưa ra, chú ý cái hành động đưa ra. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô!” - con đưa vô. “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra” - các con đưa ra, “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô”.
Bây giờ đó mấy con đẩy bệnh nè, Thầy chỉ mấy con đẩy bệnh. Mấy con tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra! An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô!"
Bây giờ mấy con không tác ý nhưng khi đưa ra thì mấy con thấy cái đầu đau này nó theo cánh tay này đi ra, các con cảm tưởng như cái bệnh đau của mấy con theo cánh tay đi ra, khi đi vô thì mấy con thấy cái đầu không đau đi vô, mà đưa ra thì cái đầu đau đi ra. Thì mấy con cứ làm như vậy chừng 5, 10 phút mà giới luật mấy con sống đúng thì cái đầu mấy con hết đau.
Các con thấy nó có phương pháp chứ, chứ đâu phải không phương pháp nhưng mà giới luật là thiện pháp chuyển ác pháp, thân chúng ta đau là do nghiệp ác mà nó đau. Cho nên, chúng ta sống giới tức là chúng ta sống trong cái gốc thiện rồi, cho nên chúng ta chuyển ác pháp.
(37:15) Bây giờ Thầy nói một trái cam chua, mà giờ mình muốn cho trái cam nó ngọt thì mình phải bón phân gì cho cây cam nó ăn thì trái cam nó ngọt, hoặc là mình sẽ lai ghép một cái nhánh cam khác thì nó cũng sẽ thành cái trái cam ngọt, có phải không mấy con?
Thì nó là chuyển nhân quả nó chứ gì, nhân quả thảo mộc. Mà bây giờ mình chuyển nhân quả thảo mộc được thì mình cũng chuyển nhân quả con người mình được chứ. Các con thấy chưa?
Nhưng mà mình chuyển mình lấy gì? Lấy giới luật làm gốc, giới luật là thiện pháp mấy con, có đúng không? Giới luật mình sống đúng, phương pháp đẩy lui bệnh thì phải đẩy được chứ sao.
Con thấy chưa, Thầy dạy có căn bản lắm, có gốc gác đàng hoàng, nhưng bây giờ mấy con chưa đủ lực, sống chưa đúng giới được, thì mấy con cứ uống thuốc nhưng mấy con cũng vẫn tập chứ, chứ đâu phải chừng nào mấy con tập luyện đến một mức nào đó, một thời gian nào đó mấy con thuần thục rồi: “Bây giờ tao không cần uống thuốc nữa đâu, tao đủ lực đuổi mày nè!” Có phải được không mấy con?
Chứ giờ nói đi uống thuốc: “Thôi tôi không tập!” Ngày mai, ngày mốt, bữa kia nó còn đau nữa chứ đâu phải mấy con đi bác sĩ nó hết đau luôn sao! Có phải không?
Cho nên, mình tập để về sau có đau bệnh nữa là đuổi, còn bây giờ mình đuổi chưa được là tại vì mình sống giới luật chưa nghiêm chỉnh, pháp tu hành chưa thuần thục, có phải không? Đưa tay ra, đưa tay vô có lúc nhớ bậy bạ, có lúc nhớ chuyện này, chuyện kia chưa có nhiếp tâm, chưa an trú được mà. Các con thấy chưa?
Bây giờ mình tập, tập cho nhiếp tâm, an trú được rồi để mà mình mới đẩy lui bệnh được chứ. Phải không? Bây giờ cứ tập, còn bây giờ uống thuốc là cứ uống thuốc mà tập thì cứ tập. Thì sau này mấy con sẽ thấy hạnh phúc vô cùng, có đau cái mình đuổi bệnh.
Như Thầy bây giờ có đau Thầy: “Thọ là vô thường đi khỏi thân tao đi, tao không chấp nhận mày”. Thầy ngồi chơi thanh thản, an lạc, vô sự Thầy không đuổi đâu mấy con, không có dùng cánh tay đâu.
Bởi vì, mấy con chưa đủ đạo lực như Thầy, cho nên mấy con đâu có nói nó đi được. Còn Thầy, Thầy nói nó đi, nó nghe lời, Thầy ngồi chơi. Thầy ngồi chơi là Thầy giữ cái tâm thanh thản của mình, thanh thản, an lạc, vô sự như hồi nãy Thầy nói đó, thì mấy con ngồi thanh thản, an lạc, vô sự cái đầu lần lượt nghe cái đau nó tản đi mất nó, Thầy không còn đau nữa tức là thân của Thầy an lạc rồi. Hạnh phúc ghê!
Còn mấy con thì phải cực khổ hơn là phải đi đưa tay ra vô, rồi phải tưởng cái bệnh mình đi ra đó là mấy con mới giữ giới, biết không, giữ giới thôi chứ chưa có đủ đạo lực của giới, mới giữ giới thanh tịnh chứ chưa đủ đạo lực giới.
Còn một người người ta sống từ lâu tới giờ, 5 năm, 10 năm, 20 năm cái cơ thể người ta nó thành một cái đạo lực giới, nó thành một cái thiện pháp rồi cho nên mọi ác pháp mà tác động vô nó thì nó đẩy đi được hết, đó là cái quy luật tự nhiên như vậy.
(39:52) Mình sống trong thiện pháp thì nó chuyển ác pháp mà, như một cái cây cam mình lai ghép cái giống ngọt rồi thì cái trái cam nó sẽ ra nó sẽ ngọt. Mình chuyển, Thầy đã lại ghép được cây cam của Thầy rồi, cây cam của Thầy hết chua. Còn cây cam của mấy con còn chua, có đúng không?
Bây giờ bắt đầu mấy con lai ghép nè, phải không? Mấy con bón phân, bỏ vôi cho nhiều đi thì cây cam của mấy con sẽ ngọt chứ sao, mà mấy con không chịu làm, không chịu bón, không chịu thay đổi thì mấy con làm sao nó cũng chua hoài chứ làm sao hết chua, có đúng không mấy con? Nhân quả thì chuyển nó chứ!
Đó, nó theo cái duyên hợp và duyên tan, mà chúng ta tạo cho nó cái duyên hợp đúng để chuyển đổi cái nhân quả tốt, để làm cho chúng ta được bình an sống làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Đó là đạo Phật như vậy đó mấy con!
Chớ đạo Phật ra đời để làm gì? Không lẽ để ra đời dạy mấy con cúng bái, tụng niệm một cách thường như vậy sao? Mấy con đến chùa tụng kinh có bao giờ nó hết bệnh không? Mấy con đến chùa cầu an có bao giờ được an trong gia đình không, hay là lúc nào cũng có rầy ra, buồn phiền, cũng có bệnh đau?
Nếu mà đi chùa cầu an mà được an, người nào theo đạo Phật mà tụng kinh, bái sám, cầu an mà được bình an không đau, không bệnh, không chết này kia… thì chắc toàn bộ người ta đến chùa hết rồi mấy con.
(41:14) Bởi vì, mình đến mình có cầu khẩn không mà nó được bình an thì nó khoẻ quá chứ gì? Nhưng mà đâu có được. Cho nên, chúng ta thấy cầu cầu để tin thần chúng ta được an ổn thôi, nhưng mà đau bệnh là vẫn đau bệnh chứ!
Chúng ta cầu Phật để phù hộ mình cho bình an, nhưng mà sự thật đây là tinh thần chúng ta an nhưng mà hiện tượng trong gia đình chúng ta bệnh đau là bệnh đau, tai nạn là tai nạn chứ làm sao dứt được mấy con! Mấy con cứ suy ngẫm coi, mấy con đến chùa mấy con thấy điều đó không?
Còn như Thầy bây giờ dứt ra mấy con, người ta chửi mình không giận, có phải không? Thì mình dứt chứ đâu có đau khổ đâu. Mình đâu có giận thì làm sao mình đau khổ.
Còn đau bệnh thì mình đẩy lui, đâu có gì đâu nó đâu có còn đau nữa. Chứ nói thân tôi không đau thì nó sai, có đau nhưng tôi đuổi đi được, tôi có cái đạo lực, tôi có cái giới luật tôi chuyển đổi nó được, tôi làm cho nó giảm nhẹ hoặc là nó không có nữa, đó là cách thức tôi tu. Có phải không mấy con?
Phật tử 5: Cho con xin được hỏi ạ.
Trưởng lão: Rồi con hỏi đi.
(42:12) Phật tử 5: Dạ bạch Thầy! Là chúng con cũng có xem cũng có nghiên cứu đạo Phật, và cũng biết được rằng luật nhân quả là luật công bằng tuyệt đối của vũ trụ và Đức Phật Thích Ca là ngài đã nhìn rõ được vấn đề đó, và cũng nghe qua lời dạy bảo rồi con hiểu rằng là tất cả những nghịch duyên hay là thuận đều do chính mình gây ra.
Vậy thưa Thầy là, trong kinh sách của Phật con thấy có đoạn ví dụ như là cầu siêu, cầu an vậy thì những cái cầu siêu, cầu an đó nó có tác dụng gì không ạ?
Trưởng lão: À! Nó không tác dụng gì, mà nó tạo cho chúng ta thành những sự mê tín mà thôi, nó chỉ có tác dụng là làm chúng ta an ủi tinh thần chúng ta thôi.
Thí dụ bây giờ cha mẹ mình chết, mình đến chùa mình cầu siêu, trong đầu mình nghĩ làm như vậy, rước thầy tụng kinh chắc mẹ mình được siêu Cực Lạc thôi. Sự thật thì cái chuyện đó không có, nhưng mà tinh thần mình mình cứ nghĩ tưởng rằng được siêu thôi, vậy cho mình an ổn cái tinh thần của mình thôi chứ sự thật ra nó không như vậy.
(43:16) Phật tử 5: Vậy con xin bạch Thầy là, Mục Kiền Liên là một trong những vị mà con biết rằng đó là một sự cho mọi người học tập đó cái lòng hiếu thảo với cha mẹ. Và Mục Kiền Liên là một trong những người con cũng đã được nghe giảng, con hiểu.
Vậy thì, trong đó có một đoạn là Mục Kiền Liên nhờ các vị cao tăng để cầu siêu cho mẹ mình để giải thoát nơi Địa Ngục ạ. Vậy thì con nghĩ rằng là tất cả nghiệp lực, niệm lực của các vị cao tăng đó, trong thâm tâm nghĩ của con rõ ràng là cũng có kết quả, vậy Thầy cho con biết là ý kiến của Thầy trong vấn đề này?
(43:56) Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ giải thích. Câu chuyện như thế này mấy con:
Mục Kiền Liên đi tu cho nên bà mẹ tức giận mà làm những điều tội ác, cho nên chết đọa xuống Địa Ngục. Khi Mục Kiền Liên tu chứng đạo có thần thông, mới xuống Địa Ngục mới thấy mẹ mình ở trong cái Địa Ngục, Ngạ Quỷ đói khổ, đem nấm cơm cho mẹ thì bà mẹ đói lắm, nhưng mà ăn không được, lửa nó đốt cháy.
Cho nên không biết làm sao cứu mẹ mình, lòng thương mẹ mà, thấy mẹ mình khổ quá cho nên mới về cầu Phật, Phật mới nói rằng: “Ông hãy đem tứ sự - bốn cái vật dụng để cúng dường chư tăng trong cái mùa An Cư Kiết Hạ”, thì trong mùa An Cư Kiết Hạ thì chư Tăng họ nghỉ ngơi, họ tập trung họ tu tập, công đức lớn lắm, nhờ công đức đó để cứu mẹ mình thoát khổ.
Trong kinh nó dạy vậy mà, cho nên Mục Kiền Liên vâng lời Phật mới đi xin tất cả tứ sự đem về cúng dường chư tăng, sau khi cúng dường chư tăng thì mẹ của Mục Kiền Liên thoát khổ.
(44:59) Thầy nói như thế này, mấy con thấy như thế nào? Nếu nói chư tăng là những người từ bi, thương xót chúng sanh, thì cần gì phải ăn lo, hối lộ ba cái đồ cúng này mới đi cứu bà mẹ đó? Có lo hối lộ mới cứu thì như vậy có phải là Thánh Tăng thật không?
Các con đặt câu hỏi lại, tại sao những người khác đang ở Địa Ngục khổ kia mà sao chư tăng không phóng công đức của mình cứu độ mà chỉ có cứu độ bà Thanh Đề? Vì ăn lo, hối lộ mới cứu độ, có phải không?
Bà Thanh Đề làm điều ác thì phải ở tù, phải chịu khổ chứ sao, luật phải công bằng! Luật pháp phải công bằng, ở đây chỗ này là kinh sách Đại Thừa diễn tả ra làm phi đạo đức, không công bằng. Bà làm tội ác, bà mới đọa Địa Ngục, Mục Kiền Liên thương mẹ mình phải thực hiện như thế nào, chứ tại sao đi lo lót?
Cái hình thức mà đi lo lót chư tăng để chư tăng và Phật đem công đức mình cứu độ bà già đó à? Còn bao nhiêu bà già kia mà không ai lo lót thì không cứu độ?
Mà cỡ có bao nhiêu người con hiếu thảo như Mục Kiền Liên mà những bà mẹ ở trong Địa Ngục đó đều lo lót cho chư tăng này chắc là Địa Ngục không còn người ở tù, có đúng không mấy con? Như vậy là cái tội lo lót, ăn lo hối lộ, là chết liền tức khắc.
(46:21) Phật tử 5: Dạ con xin hỏi Thầy! Bạch Thầy, Thầy giải đáp cho chúng con, chúng con cũng là những người chưa biết nhiều, đọc nhiều kinh sách, vậy thì con xin hỏi Thầy là khi mà con người ta tạo được một cái khuôn nào đó Thầy ạ. Thì ngay bây giờ bên Trung Quốc cũng có đăng lại những cái mẫu chuyện là các vị cao tăng sau khi đã tịch, và cũng dạy lạy cho quý Phật tử ở chùa là đúng cái năm nào đó sẽ đón được cậu bé này về.
Vậy thì cái việc đấy như Thầy là cái người đã hiểu rất sâu sắc về đạo Phật, thì quan điểm của Thầy, Thầy thấy điều này có đúng không ạ?
Trưởng lão: Cậu bé ra đời là cậu bé làm cái gì con?
Phật tử 5: Cậu bé đó thì là đã được nhân dân Trung Quốc đón nhận như là một vị cao tăng, và ghi lại ở cái ngôi chùa đó, họ ghi là đến một ngày đấy sẽ đón một cái người mới chào đời và cái người đó đúng là vị Đại Đức sau này.
Bên Trung Quốc họ đăng, lúc đấy là đăng rộng rãi trên các báo, thì con không hiểu rằng là việc này nó có thật hay không?
(47:33) Trưởng lão: À! Bây giờ con hỏi Thầy, Thầy có nghe câu chuyện ở bên Tây Tạng, nhiều vị Lạt Ma họ chết đi, họ sanh ra làm những đứa trẻ ở nước này, nước khác mà họ nhớ lại đời sống họ ngày xưa là vị Lạt Ma, và cuối cùng họ được trở thành những vị Lạt Ma, những vị tu sĩ, những bậc cao tăng, cái đó là truyền thuyết nhưng mà sự thật đó nó không phải vậy đâu mấy con.
Mấy con nhớ kỹ như thế này, Thầy nói đạo Phật không có một cái huyền thoại, mơ hồ nhưng mà ở đời người ta vẽ ra những chuyện mơ hồ, huyền thoại này tạo cho chúng ta có cái không thực tế, không có đúng mấy con.
Bây giờ dù một đứa trẻ đó là thần đồng đi, sanh ra dù là thần đồng, nó biết đời trước nó là ai, là ai, nó chỉ cha mẹ nó như thế nào, thì đạo Phật cũng có dạy chúng ta bốn cái sức tỉnh thức mà.
Tỉnh thức thứ nhất, mà mấy con thấy hầu hết những vị tu sĩ Phật giáo chúng ta có người chết người ta biết ngày mai này tôi chết, giờ nào tôi chết tôi biết, đó là sức tỉnh thức tu tập thứ nhất đạo Phật đã nói. Có phải không mấy con? Các con có nghe có vị chết người ta biết ngày giờ trước người ta nói mà, có đúng không?
(48:39) Khi người ta tu tập sức tỉnh thức thứ hai, nghĩa là thứ nhất được rồi, người ta tu tập thêm tỉnh thức thứ hai. Khi lúc bây giờ chúng ta chết chúng ta biết ngày giờ rồi, và khi chúng ta vào bụng mẹ chúng ta biết. Nhưng mà vào bụng mẹ rồi thì chúng ta hết biết rồi, biết tỉnh thức được thứ hai chúng ta vào… Còn cái ông này ổng chết rồi ổng biết vào bụng mẹ ai hết.
Cái người mà tỉnh thức thứ hai này, khi ổng nói ngày mai này mấy giờ mà chết, ví dụ như ngày mai này đúng 12 giờ, ngày mai là ngày gì, đúng 12 giờ thì ta sẽ chết, và nói tiếp ta sẽ sanh ở nước nào, ở trong người mẹ nào và người đó là người gì ở trên hành tinh này, người ta tỉnh thức người ta biết như vậy đó. Nhưng mà tới đó người ta không nói được nữa, người ta không biết nữa, bị lọt vào trong bụng mẹ.
Thì mình truy tìm mình biết: Bây giờ đến nước đó, hỏi cái làng, cái xóm đó, cái tỉnh đó là có cái người đó tên gì, thì mình hỏi ra tên người đó đúng vậy, có cái gia đình đó tên như vậy, vậy… thì hỏi ra thì cái bà đó đang có thai. Như vậy là đúng rồi chứ gì, thì ông này mới có tỉnh thức thứ hai chứ chứ thứ ba đâu, có bốn sức tỉnh thức mấy con.
Và, đồng thời cái chú bé này được vào bụng mẹ đúng ngày đó, thì cái người tỉnh thức này họ chết họ báo cho gia đình biết: “Ta biết rằng ngày mai này mười hai giờ ta chết, và ta sẽ ở trong cái bụng mẹ của cái người đó tên gì, họ gì, ở làng xã nào. Và đồng thời ngày xuất thai ta là cái ngày nào”.
Con hiểu không? Biết, bởi vì ở trong bụng mẹ biết ngày mình xuất thai chứ, đó là tỉnh thức thứ ba. Nhưng mà, xuất thai ra anh ta không nhớ ngày giờ, anh ta con ai, họ gì anh ta cũng không biết hết, đứa bé đó không biết.
Cho nên tu tập tới tỉnh thức thứ tư, thì cái người này họ chết họ nói ta sẽ sinh ra và như vậy lớn lên ta sẽ nhớ lại tất cả những gì mà ta ở Việt Nam ta đã tu tập hay hoặc là ta đã là người con của ai, ở chùa nào, như thế nào, ta chết ta sẽ, bây giờ ở đó lớn lên ta còn nhớ được điều đó. Khi mà ở đây người nào đến tại chỗ đó đó, thì ta nói cho những người đó biết để mà đoán tiếp những người ở đây đến đó.
Người đó dặn trước, trước khi người ta chết người ta dặn trước, người ta có bốn giai đoạn tỉnh thức. Các con thấy chưa?
(50:57) Thì như vậy là cái sự tỉnh thức, con bây giờ nói kiểu mơ hồ vậy. Đây, Thầy nói ở quê hương Thầy ở Tây Ninh có một vị Hoà thượng khi mà sắp chết thì vị dặn, vị tỉnh thức mà, vị tu theo Mật Tông mà, tu tập tỉnh thức theo Tây Tạng mà, các con nói Mật Tông là các con biết Tây Tạng rồi chứ gì.
Vị đó mới lấy mực son, mục đỏ đó mới viết ở trên thân mình, tên tuổi mình, ở tại xứ nào, ở Việt Nam này xứ nào, vị đó nói ta sẽ sanh qua Trung Quốc làm thái tử ở bên Trung Quốc.
Thì quả thật, khi lúc thời bấy giờ đó người ở bên Trung Quốc họ qua Việt Nam mình họ đi truy tìm cái tên tuổi mà ghi ở trên thân của cái vị Hoà thượng ở đây đó, ở Việt Nam mình mà chết rồi đó, thì ở bên đó sanh ra đứa trẻ thì cái hàng chữ đó nổi lên nó chỉ rõ ở xứ cầu Tre ở tỉnh Tây Ninh, quận Trảng Bàng, cầu Tre Xứ.
(52:00) Do đó, ở bên Trung Quốc liên hệ với Nhà nước mình đi tìm đến cái quê hương tỉnh Tây Ninh này, hỏi ra thì mới biết có vị Hoà thượng tên như vậy, như vậy. Các con thấy người tỉnh thức, người ta tu được đến mà người ta ghi được hàng chữ để người ta tái sanh bên kia, để từ bên đó mà truy tìm qua.
Cái người tu sĩ này họ tu tới cuối cùng họ không làm cái gì được giải thoát hết, mà họ chỉ làm thái tử thì Thầy thấy họ còn tội lỗi hơn nữa. Đức Phật là một thái tử sắp sửa làm vua, bỏ ngai vàng, điện ngọc ra đi tu sống dưới cội cây, có phải không? Tu chứng đạo ở dưới cội bồ đề, chết thì ở cội Sa La, hai cây Sa La cao có ở trong chùa to Phật lớn đâu, bỏ sạch!
Còn cái ông này tu để mà làm thái tử sống cho sung sướng, trời đất ơi! Thái tử rồi lên làm vua, rồi ăn chơi, dục lạc cho đã thì tội chồng lên chứ có làm sao giải thoát, cho nên cái vị Hoà thượng này có lợi ích gì đâu! Thầy thấy bây giờ đâu có gì, đâu có nghe ông thái tử nào ở Trung Quốc mà chứng đạo bao giờ! Có phải không?
(53:04) Cho nên, những cái chuyện huyền thoại này thực sự ra Thầy cũng đã nghe, và cũng đã nghe thấy những cái huyền thoại. Thật sự, đạo Phật không có dạy chúng ta cái điều này. Khi mà Thầy nghiên cứu kinh sách Phật giáo nguyên thuỷ, kinh sách Phật Thầy thấy Đức Phật dạy chúng ta đạo đức, không có dạy chúng ta cái mơ hồ, cái chuyện nó không thật.
Đó cho nên vì vậy, mà nghe mấy ông Lạt Ma nào là biết mình sinh ra lớn lên chỉ nhà, chỉ cửa ai cũng ca ngợi. Thầy nói thật đạo Phật không có thứ đó, đạo Phật tu làm chủ sanh, già, bệnh, chết trong cuộc sống chúng ta, mang thân này chúng ta làm chủ sanh, già, bệnh, chết là chúng ta hạnh phúc rồi, biến cõi chúng ta sống thành Thiên Đàng, Cực Lạc, không cần đi cầu khẩn người nào hết.
Bởi vì, mình không làm khổ ai, mà không ai làm khổ mình… Bởi vì không làm khổ mình, khổ người thì không phải là hạnh phúc sao?
(53:53) Phật tử 5: Con bạch Thầy!… (Không nghe rõ). Có thể, liên hệ được một trong những người hiện này là nhà khoa học người ta mời lên người ta đi tìm mộ đấy Thầy ạ, nói chuyện được với người âm.
HẾT BĂNG