VẤN ĐẠO 31
HOẠT ĐỘNG CỦA TƯỞNG
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và sư Phước Nhẫn
Thời lượng: [46:07]
Thời gian: 2002
Tên cũ: 16B-HoatĐongCuaTuong
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-31-hoat-dong-cua-tuong.mp3
(00:00) Trưởng lão: Từ đây về sau, đối với Chúng về sau Thầy có những bài nói về rừng rất rõ. Thầy đưa ra tất cả những cảnh xảy ra cho người ta thấy được người chết nói chuyện được với người sống. Họ đưa ra, báo chí đăng cái đó ra chứ không phải là, những bài báo đăng ra, Thầy sẽ kê ra rồi Thầy giải thích từng cấp bậc, từng giai đoạn, từng cấp bậc của Tưởng.
Tưởng ấm hoạt động theo từng cấp bậc của nó. Cấp bậc nào mà người ta nói như là linh hồn của người đó nhập nói. Thầy sẽ giải thích cho họ thấy rõ ràng cái đường lối hoạt động của Tưởng uẩn, tưởng ấm.
Sư Phước Nhẫn: Con thấy là mình nên dùng danh từ khác mà chắc không có thưa Thầy. Bởi vì nghe danh từ Tưởng họ tưởng là tưởng tượng. Cho nên mình dùng chữ Tưởng, mình nói có năng lực Tưởng, năng lực tưởng tượng, nó cũng không đúng cái ý nghĩa đó. Cái chữ nó không tả hết có cái nghĩa đó
Trưởng Lão: Đúng là cái từ nó dịch không hết
Sư Phước Nhẫn: Cho nên con nghĩ chữ Tưởng không có diễn tả hết
Trưởng Lão: Bây giờ kẹt, bây giờ mình thấy dùng danh từ nào để cho mình hiểu được cái trạng thái, thí dụ bây giờ ngồi đây này, mình nghĩ lại những chuyện gì xảy ra ngày hôm qua thì ngay đó cũng là Tưởng của mình rồi, chứ không phải là Ý thức của mình. Cái Tưởng rõ ràng, cái Tưởng thức của mình đang khởi nghĩ ra, nó là Tưởng rồi, nhưng thật ra nó đang câu hữu, nó kết hợp với Ý thức của mình.
Bây giờ mình đang thấy, biết trong hiện tại, đó là Ý thức của mình. Bắt đầu bây giờ nghĩ qua một cái gì đó, rõ ràng cái Ý của mình, cái Ý thức của mình nó đang khởi nghĩ về quá khứ, nó nhớ lại chứ gì, nhưng mà không phải, nó đã kết hợp với cái Tưởng liền cho nên cái Tưởng hoạt động ngay liền. Đây là tầng lớp của cái Tưởng giữa cái Ý thức của chúng ta chứ chưa phải là cái Tưởng của giấc mộng.
(02:06) Cái Tưởng của giấc mộng chưa phải sâu, rồi cái Tưởng nó thực hiện ra, cũng như bây giờ bỗng dưng, ví dụ mình ngồi đây có người nào nói, cái tai mình cũng nghe chứ, người ta đang nói đây: "Anh coi thử coi …”
Cũng như một cái ông đó là một sĩ quan ở ngoài Hà Nội, sau này ông có trạng thái kỳ cục thế này thế nọ. Người ta hỏi nhờ ông đi tìm một cái hài cốt dùm, thì ông ngồi đây vẽ cái bản đồ, tự cái đầu óc ông nghe người ta nói rồi, lúc bấy giờ ông không biết chi hết, ông cứ ngồi đó vẽ cái bản đồ rồi ông chỉ đường xá cho người đó đến chỗ này, họ đi đến này họ tìm, phải không? Tại sao? Nhưng hỏi ông, ông cũng không biết tại sao, ông nghe hỏi ông vậy thôi. Bắt đầu ông cũng thấy bình thường mà tại sao cái đầu ông hoạt động? Chừng nó trở về trạng thái bình thường thì ông không thấy biết gì hết.
Đó là cái Ý thức tưởng, đó là không phải là nó, coi như là không phải là qua một cái dạng của một người khác nhập cho ông nói đâu, mà cái trạng thái của cái ý thức tưởng. Bây giờ Thầy sẽ chỉ cách thức là Thầy nói cái danh từ trong kinh sách, nó là Tưởng thôi, Tưởng uẩn.
Nhưng nói về cái danh từ khoa học Thầy nghĩ rằng trong cái đầu óc này, nó có nhiều cái tế bào não của nó.
Sư Phước Nhẫn: Buổi sáng đó Thầy, con nằm nghĩ cái danh từ khác..
Trưởng Lão: Nó cũng không diễn tả hết đâu
Sư Tuệ Tĩnh: Có thể người ta hiểu chút chút
Trưởng Lão: Có lẽ là người ta hiểu cái danh từ vô thức, dục trong vô thức.
Sư Phước Nhẫn: Cái này khó giải nghĩa được tại vì nói miệng. Tại vì trước mắt tự nhiên có người này nói chuyện huyền bí quá đi, người bình thường không được, họ nghĩ là nó có cõi siêu hình. Thí dụ có những trường hợp mình nhập vô rồi nói chuyện éo éo, nói chuyện giọng khác, rồi xuất ra rồi nhập vô nói chuyện éo éo rồi xuất ra, tức nhiên là họ nói có cái linh hồn.
Trưởng lão: Có cái linh hồn.
Sư Phước Nhẫn: Có linh hồn tại nó thay đổi điều kiện, mà mình nói cái Tưởng thì họ không hiểu được, nói cái khác thì họ không hiểu nổi luôn.
(04:14) Trưởng Lão: Chở không nổi. Đúng là danh từ đó không chở nổi được cái ý của những cái sự kiện xảy ra. Nhưng mà đó là hoàn toàn phải nói là cái vấn đề, trong thân chúng ta có năm uẩn, phải không? Mà cái Tưởng uẩn là mục đích của nó đạt được … Tưởng uẩn của chúng ta chỉ thực hiện những cái thế giới này, trong khi một người chết cái Tưởng uẩn không còn, phải không? Ngũ Uẩn đâu còn, khi mình chết thì không còn, vậy thì cái gì mà còn mà thực hiện đây, có phải là cái Tưởng Uẩn của mình nó giao cảm được tất cả mọi cái mà nó nói lên không, nó cụ thể lắm, bởi vậy mình hiểu
Sư Phước Nhẫn: Cái người chết thì Tưởng Uẩn mất
Trưởng Lão: Mất.
Sư Phước Nhẫn: Sắc cũng mất luôn?
Trưởng Lão: Mất luôn
Sư Phước Nhẫn: Cái trường hợp mà Thầy nói người chết mà Sắc thì mất, bốn cái còn lại thì còn.
Trưởng Lão: Người đó tu.
Sư Phước Nhẫn: Không tu không còn.
Trưởng Lão: Không tu không còn, người không tu thì nó mất. Bởi vì người đó về cái Sắc, họ tu cho nên vì vậy họ còn giữ lại cái Thọ, cái Tưởng, cái Hành, cái Thức của họ còn, nhưng cái Sắc không còn, đức Phật nói là Hóa sanh, tức là nó ở trong trạng thái đó.
Sư Phước Nhẫn: Tu đến mức độ nào mới còn cái đó thưa Thầy?
Trưởng Lão: Mình đoạn năm hạ phần kiết sử là mình bỏ được cái thân này mà bốn cái này còn. Đó trong bài kinh đức Phật có nói mà.
Sư Phước Nhẫn: Cũng cái Tưởng, ông Tịnh Huệ ông tự động nói với con, Thầy cũng dùng cái định, Thầy dùng cái Tưởng hay cái gì đó. Ổng nói: “Tôi đâu có dùng tưởng” . Ổng nói ông dùng cái nhân điện. Con nói cái đó là cái Tưởng, đừng có nghĩ cái nghĩa chữ tưởng, tưởng là mình tưởng cái gì, ông nói “Ừ vậy thì được”. Con nói ông tưởng cái gì, mà nó ra cái nhân điện
Trưởng Lão: Hỏi ông, ông có thấy được cái nhân điện của ông không? Ông đâu có thấy, phải không? Thì ông phải Tưởng nó mới dùng được chứ.
Sư Phước Nhẫn: Nghĩa là cũng tưởng tượng đó, nhưng mà tưởng tượng mình thấy hơi khó một chút, tưởng tượng với chữ Tưởng nó dính với nhau.
Chữ Tưởng cũng như Tử là chết, Tử là con, vậy đó.
Trưởng Lão: Hai cái đó tức là một ông mà cái hiểu nó khác.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra mình dùng chữ Tưởng mà giải nghĩa ở ngoài con thấy nó hơi khó, thì giải nghĩa cho chúng như giác quan thứ sáu hay duy thức thì người ta dễ hiểu, chứ mình dùng chữ Tưởng người ta hiểu không nỗi. Con ở trong này, con theo sát Thầy mới hiểu được cái đó, chứ người ngoài đâu có biết. Họ đọc chữ Tưởng: "Cái gì Tưởng? Tưởng tượng mà được cái gì", họ đâu có chịu. Thành ra con nói với họ là phải học mới hiểu được bởi vì trước mặt nó thấy rõ ràng.
Cũng như ông Tịnh Huệ, trước đây con đã từng kể với Thầy, cái ông đó dắt người ngoại quốc đi tìm hài cốt. Người đó có người con tên Toại Đức nói coi chừng cái nghiệp. Con mới nói với Tịnh Huệ, ông Tịnh Huệ nói không biết sao thành cái nghiệp nhưng mà ông lên đồng chứ không phải tự động vậy, ông không nhớ thì người ta nói sao kỳ vậy, ông liên hệ với người đó để tìm hiểu.
(07:26) Con xin Thầy có câu hỏi nữa là ngày xưa ngồi bốn chín ngày dưới gốc cây Bồ Đề đức Phật tu pháp môn gì? Sáu năm khổ hạnh đức Phật có khác gì đặc biệt không?
Trưởng Lão: Đọc lại bài kinh Saccaka thì thấy rõ, đức Phật trở lại khi phục hồi lại cơ thể của mình, ăn uống lại bình thường, cơ thể khỏe mạnh rồi, sau khi khổ hạnh đức Phật nhờ mấy bát sữa dê mới tỉnh lại, ngồi tưởng nhớ lại Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền. Lúc bấy giờ đức Phật nhớ lại, nhưng mà cơ thể nó kiệt quá lấy gì tu, chưa phục hồi. Cho nó phục hồi thì đức Phật ăn uống lại bình thường.
Nhưng ăn ngày một bữa, chứ không phải ăn ba, bốn bữa đâu, ăn ngày một bữa, nhưng không phải ăn tiết thực quá, cho nên cơ thể phục hồi. Phục hồi lại thì năm anh em ông Kiều Trần Như thấy Ông không còn khổ hạnh như trước nữa nên bỏ Ông. Ông mới đi lại cội Bồ Đề lúc ngồi thiền, cho nên đến cội Bồ Đề sau khi mà phục hồi xong rồi Đức Phật tu pháp môn gì?
Bốn Thiền chứ không tu pháp môn gì khác. Đầu tiên là tu Sơ Thiền chứ làm sao mà không tu Sơ Thiền, là phải ly dục, ly ác pháp thôi. Thầy đọc lại bài kinh Thầy biết đức Phật tu pháp môn gì liền tức khắc.
Sư Phước Nhẫn: Con có đọc bài kinh Pháp Hoa với lại kinh Saccaka, hai bài ức chế nhau. Con hiểu biết là đức Phật tu, bốn chín ngày tu từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền.
Trưởng Lão: Cả ban đêm nữa.
Sư Phước Nhẫn: Còn sáu năm có dính dáng gì đến Sơ Thiền không thưa Thầy?
Trưởng Lão: Không dính dáng gì hết. Ông sáu năm tu khổ hạnh gần chết.
Sư Phước Nhẫn: Sáu năm tu theo ngoại đạo, còn Sơ Thiền trong vòng bốn chín ngày.
Trưởng Lão: Bốn chín ngày.
Sư Phước Nhẫn: Trong đó Ông có nói Tam Minh thực hiện trong một đêm, còn từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền trong bốn tám ngày.
Trưởng Lão: Bốn tám ngày, ngày cuối cùng là ngày thực hiện Tam Minh.
Sư Phước Nhẫn: Ngày xưa con chưa có hiểu Phật pháp nhiều con hỏi thì ông ấy nói "Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề tu", con hỏi "Ông ngồi tu cái pháp gì?", "Ông ngồi thiền, ông ngồi thiền, vất vả lắm."
Trưởng Lão: Thuyết phục ai bây giờ, Thầy bây giờ…ngồi thiền.
Nếu không có bài kinh Saccaka chắc không biết Ông Phật tu pháp nào mà Ông chứng quả.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra cái câu này nói ngồi thiền, con nói ngồi thiền như con cóc thì cần gì phải học. Cái kỳ vô Thiền Viện Phước Sơn, trên đó cũng có một cô, chắc ở trên này về, mà giảng thì đứng lên phát biểu, nói ngồi thiền hoài thì nó đau đớn, ức chế, nó khác.
Cô ngồi mười lăm phút đau thì đứng lên đi kinh hành, vậy nó khỏe, cái tâm cô nó không dao động. Thế thì hai ông sư biết cô thử rồi, hai ông mới giảng này kia . Rốt cuộc ông sư Cả nói hồi xưa đức Phật ngồi gốc cây tu thì bây giờ mình cũng ngồi mình tu.
Con nói vụ này mình phải tự tìm hiểu chứ giải nghĩa như vậy không được. Thành ra con mới nhớ tới câu liên quan, hồi đó con hỏi đức Phật ngồi dưới gốc cây tu cái pháp gì? Vì hồi đó mình đâu có được đọc tạng kinh mà mình biết, hỏi người ta đức Phật ngồi đó tu gì, ông mới nói tu từ Sơ Thiền tới Tứ Thiền.
(10:48) Ngay cả Sư cả xuất gia cho mình, ông cũng nói đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề tu, thì bây giờ mình cũng ngồi mình tu. Thành ra bắt buộc ngồi hoài từ sáng tới tối, không có đi tới, đi lui. Con thấy sao kỳ vậy, ông cũng Tiến sỹ chứ ít sao, Tiến sỹ Phật học mà vì sao ông nói như vậy.
Trưởng Lão: Bài kinh Saccaka vậy mà, trong kinh Nguyên Thủy, vậy mà nghiên cứu được chứ…
Sư Phước Nhẫn: lôi kéo mình … nhưng mà cái Vi Diệu Pháp nó biện luận..
Thành ra cái pháp này con thắc mắc, cũng có rất nhiều người thắc mắc, bởi vì chỗ này là chỗ truyền bá thật mà đâu có nói trật: đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề tu pháp gì mà chứng quả thì bây giờ mình theo pháp đó mình tu để chứng quả.
Không ai biết, Ông ngồi dưới gốc cây không làm gì hết trơn, bởi vì ông nhắm mắt im ru, ông có nói năng gì đâu. Mình cứ nói Ông ngồi nhắm mắt, ngồi thiền.
Mới tu sơ sơ vậy cứ bắt ngồi thiền riết rồi tẩu hoả, đâu có được.
(12:02) Trong bài kinh Saccaka rõ ràng đức Phật là như vậy. Còn cuốn Trung bộ kinh III, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp có đoạn như thế này: “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ananda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa".
Câu kinh này được biến chế như thế nào? Đã có kinh nguyên tạng Pali để so sánh, không lẽ Hòa thượng Minh Châu dịch sai. Xin Thầy giải thích chỗ này.
Trưởng Lão: Thật sự ra thì đây là người sau họ thêm vào, để vẽ ra huyền thoại về Đấng Giáo chủ thôi, chứ không có gì hết.
Bởi vì Thầy thấy thứ nhất là cái người sinh ra nếu mà đã nói vậy hẳn đã tu chứng rồi, đâu phải còn là Bồ tát, phải không? Người sinh ra mà nói rằng đây là kiếp cuối cùng của mình thì đâu có lầm lạc mà đi tu pháp ngoại đạo. Ít ra nói như vậy là phải biết rồi, đó là cái sai của các nhà …, nó không đúng. Làm như là một vị Thánh …
Cho nên Thầy nghĩ, bởi vì khi Thầy tu rồi Thầy nghĩ cha mẹ Thầy sinh ra Thầy cũng trườn, bò, rồi mới đi được. Cái lý nào mà Ông Phật như vậy thì làm sao mình tu được, phải không?
Ông Phật sinh ra đi bảy bước!?
Mà làm sao thử hỏi khi sinh ra chân cẳng mình ở trong bụng bà mẹ như vậy, làm sao mà sinh ra đi được liền?
Con bò khi nó lọt ra rồi, nó bò, nó trườn tới, trườn lui, nó lết tới, lết lui, nó chồm đứng dậy, nó tập rất lâu, cả một buổi mới đứng dậy được. Còn con bò mẹ cứ liếm cho nó khô, nó còn gượng tới, gượng lui, lên gân lên cốt.
Còn đằng này sinh ra đi liền, khỏi gượng tới gượng lui. Thử hỏi, sư cứ nghĩ mình sinh ra mà đi được như thế này, mình phải trườn, rồi bò, chứ đâu có phải đi ngay được. Rồi đứng lên, cha mẹ phải nương dắt tay mà đứng lên.
Hễ là con người có cái thân này thì không ai cứng cáp ngay liền được. Sinh ra còn mềm xèo như cục bột. Cái đó là vô lý, Thầy không tin điều đó. Điều đó là vô lý, mặc dù là kinh Nguyên Thủy. Cái bài đó là kinh Nguyên Thủy chứ đâu phải kinh Đại thừa. Còn kinh Đại thừa nó còn nhiều chuyện hơn nữa, nhưng mà tạo dựng thêm cái này bởi vì người sau viết chứ đâu phải Ông Phật nói đâu. Họ thêm mà.
Sư Phước Nhẫn: Cái quan niệm cho rằng Đức Thế Tôn là Phật đã thành, kiếp này thị hiện cho người ta thấy. Nếu thị hiện như vậy là sai pháp quá rồi.
(15:26) Trưởng Lão: Trật. Coi như thị hiện như vậy là không đúng. Như vậy, người đời bởi do cái lý do đó mà họ nói họ tu nhiều đời là vậy, tới đời chót cuối cùng, như đức Phật là đời chót chứ gì. Lấy cái cớ đó để … làm cho chúng ta thối chuyển, tu dễ dàng mà. Cho nên người ta lấy những bài kinh này làm cho người tu bây giờ người ta không còn tự lực nữa.
Không còn tự lực để cho mình thành khẩn trên sự tu nên cuối cùng chúng ta thấy kết quả không được.
Sư Phước Nhẫn: Con lấy cái thực tế con giải thích mà người ta không chịu. Bởi vì người ta nói đức Phật mới sinh ra mà đi được, thì chấp nhận đi; nói được thì chấp nhận đi, bởi vì đức Phật đã thành rồi. Vì trong kinh Nguyên Thủy có nói tiền thân đức Phật còn đi tái sinh, là Đức Phật đã thành đạo rồi còn đi tái sinh. nhứt là đi tái sinh cái gì cũng tám mươi bốn ngàn, tám mươi bốn ngàn hết trơn hết trọi, với cái Bảy báu nữa.
Thì bây giờ Ông tái sanh đi, tức là Ông nói rằng: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời", tất nhiên trí tuệ ổng siêu việt mới nói câu đó được. Mà Ông đi thì cái thân Ông siêu việt Ông mới đi được, có bông sen nở ra tức là cái thần lực tác động bông sen mới nở ra được, tất nhiên là thần lực của bậc siêu phàm. Bậc siêu phàm sao còn ôm cái vú bú, bậc siêu phàm mà người ta còn tắm rửa cho mình, bậc siêu phàm sao còn lớn lên đi có vợ, có vợ và có con. Thị hiện thì thiếu gì cách thị hiện, sao lại thị hiện có vợ, có con. Nói mình là bậc siêu phàm thì còn tầm bốn cái sanh, lão, bệnh, tử ở bốn cửa thành làm chi. Họ nói Ông đi ra ngoài, cái đó là thị hiện. Muốn thị hiện thì tự mình thị hiện cho người ta coi, chứ còn mình đi tầm để mình hiểu cái đó đâu phải là thị hiện, thì họ nói thị hiện là đi tầm cầu cho người ta hiểu. Bởi người đó biết rồi, cũng như ông thầy giáo dạy người ta, ông thầy dạy Đạo Đức thì thể hiện đạo đức cho người ta, chứ không lẽ ông thầy giáo thị hiện mình đi học, đi tìm.
Trưởng Lão: Còn đi học, đi tìm.
Sư Phước Nhẫn: Dạy người ta như vậy thì đâu có phải. Vô lớp học thì cứ thị hiện cho người ta
Trưởng Lão: Đúng, cái đó đúng.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra có nhiều cái mình nói mà người ta không chịu tin tại vì người ta nói đức Phật đã thành, trong khi bên Nguyên Thuỷ..
Trưởng Lão: Những cái đã thành rồi như vậy trở thành chuyện mâu thuẫn. Bây giờ đã thành rồi lại phải đi sáu năm chịu khổ hạnh như vậy là sai rồi. Trí tuệ ở chỗ nào?
(17:58) Thầy thấy không trí tuệ vì cái pháp người ta dạy như vậy mà mình không biết pháp điên, pháp khùng. Chỉ có Thầy là người ngu nên mới tu pháp điên, pháp khùng này. Chứ nếu Thầy thành rồi thì ai mà dại nhập làm chi Không Vô Biên Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ rồi cũng bỏ, vô dụng vậy, đâu có nghĩa lý gì.
Bây giờ tôi là người siêu phàm nè, tôi biết cái pháp này tu, không tu cái pháp này, các ông tu sai, mấy cái Thần thông, Thần lực mấy ông hơn tôi được sao, phải không? Đức Phật là người đã thành rồi thì đâu có cần gì. Thế mà phải khổ hạnh, nhịn đói, nhịn khát, tiết thực đến mức độ cuối cùng.
Thậm chí khi đọc tới bài kinh mà đức Phật bò dưới sân chuồng bò, ăn phân bò. Sư có đọc bài kinh đó không? Ông Phật nói khi đó mà chui dưới chân con bò, con bò con ỉa cứt nó ra rồi ăn những cái chất đó
Sư Phước Nhẫn: Cái đó ở đâu?
Trưởng Lão: Ở bên … Ngay những vấn đề về đức Phật ăn mặc dơ, ở trên đống rác, ở trên phân này kia. Thầy nghĩ trời đất ơi con người mà nằm như vậy thì ghẻ, lở chịu sao cho nổi.
Sư Phước Nhẫn: Hôm qua con đọc lại cái bộ Đại Tạng Kinh…
Trưởng Lão: Nói chung là đọc hết tất cả các bộ kinh rồi mới thấy là ở trong kinh An lạc nói về đức Phật cái chỗ này tu khổ hạnh đệ nhất: nằm trên dơ, nằm trên bùn, rồi ăn dơ, tất cả mọi cái này mới thấy cái thân này là bất tịnh, ăn cái gì cũng sống được vì vậy mà ngoại đạo dạy đủ cách, khổ hạnh đủ cách.
Sư Phước Nhẫn: Con có nghĩ là người đã thành rồi, người đó biết rồi, người đó đâu có đi tầm cầu cực khổ như vậy. Chỉ có người không biết mới làm vậy thôi.
Họ nói cái đó là Phật thị hiện, thị hiện gì mà kỳ vậy. Khi mình không biết thì mình học, mình biết rồi thì cứ như vậy dạy người ta đi, cũng như ông thầy giáo dạy học trò, chứ còn thị hiện cái gì nữa.
Trưởng lão: Cái đầu tiên sinh ra thì tự tin ở mình rồi, tới cuối cùng lại thấy cái ngu si của mình. Thấy không trí tuệ rồi. Sinh ra đi bảy bước, nói mình là ngon lành mà cuối cùng trên bước đường này thì mình thấy rõ ràng là sống trong dục, có vợ, có con, đi ra bốn cửa thành, rồi bỏ vợ, bỏ con, thấy bốn nỗi khổ chứ chưa biết khổ là gì. Trong khi đó sinh ra thì nói rõ ràng là biết hết, biết khổ biết gì hết rồi vì đã chứng rồi, biết Khổ đế rồi, thế mà phải đi ra bốn cửa thành mới thấy được bốn cái khổ của con người.
(20:47) Rồi mới từ đó mới khắc khoải mới đi tu, bỏ vợ, bỏ con. Hồi đó vì không biết nên còn dâm dục mới sinh con. Rõ ràng là ông Phật này có cái ngu và có cái khôn. Cái khôn của Ông là mới sinh ra thì khôn mà tới chừng đó là ngu. Lẽ ra người ta hồi nhỏ mà khôn như vậy thì khi lớn lên còn khôn hơn, còn đằng này rất là ngớ ngẩn.
Cái bài kinh đó Thầy không tin. Cứ xét đi nếu người nào tin thì người đó là người ngu, chứ không có gì. Tôi sinh đứa con thông minh, nó học càng ngày càng thông minh, không lẽ bây giờ càng ngày nó càng dốt vậy ha? Ông Phật là người khi mới sinh ra thì thông minh, cuối cùng lại dốt.
Sư Phước Nhẫn: Dốt rồi mới đi học chắc thông minh lại. Họ chỉ nghĩ phóng đoán chứ họ không nghĩ vấn đề lý lẽ
Trưởng Lão: Đó là chỗ họ phóng đoán. Cho nên đọc bài kinh đó rồi thì Thầy nói đây là do người sau thêm vào chứ không phải của Phật, ông Phật không bao giờ nói bài kinh như vậy.
Sư Phước Nhẫn: Như bộ Đại Tạng, con đọc con thấy nhiều cái được thêm bớt. Ví dụ như thế này: "Ta là bậc tối thượng, ta là bậc tối thượng”, nghe đến đây thì biết nó dịch bốn câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, mà ở đây thì mấy ông sửa của Hoà thượng Thích Minh Châu dịch thành ra dịch không trúng. Dịch ra có hai câu này thôi, còn hai câu kia chạy mất tiêu rồi.
Về vấn đề này con nghĩ chắc phải làm cái đơn lên tòa án, thưa thứ nhất là mấy ông dịch trật nè, dịch không trúng mấy ông này sửa nè, để tòa án xử làm sao để nhân dân họ mới biết mấy ông này sửa kinh, rồi liên quan đến Kinh nào mà tuyên bố cho mọi người biết là Kinh này phải sửa lại. Vậy người ta mới biết…
Trưởng Lão: Bởi vậy cái vụ án Phật giáo này là phải đưa ra ánh sáng chứ không khéo người ta không biết cái nào là của đức Phật nói.
Sư Phước Nhẫn: Con cũng nghĩ việc này phải làm lớn rùm beng lên cho người ta biết. Bởi vì cái giáo pháp từ cái gốc Pali bên Ấn Độ, vẫn còn tạng kinh khác ở bển nữa, thì Kinh Đại tạng bằng Pali cũng có nữa. Như vậy những người học văn, sinh ngữ Pali cũng biết rồi, người ta lấy hai đoạn văn ra tra rồi hỏi lý do tại sao? Nhưng ông Hòa thượng Minh Châu, ổng sắp chết rồi làm sao làm nhân chứng mà nói bây giờ ông dịch như vầy sao được? Mấy tạng bộ kinh ông dịch trúng hết làm sao nói ông dịch trật? Ai là người sửa sau này mà trách móc ai được. Con nghĩ mấy ông này đi hết trơn rồi thưa ai nữa bây giờ? Thành ra đời sau mình đem vấn đề này ra tòa án nó cũng hay đó nhưng bây giờ chúng ta làm được cái gì?
Trưởng Lão: Làm cho sáng tỏ vậy thôi.
Sư Phước Nhẫn: Làm cho sáng tỏ thêm
Trưởng Lão: Chứ còn không có cách nào, bởi vì sau này kể như vụ án Phật giáo phải đưa ra. Vụ án Phật giáo có nhiều thâm mưu của các ngài lắm, chứ không phải không.
Cái thâm mưu thứ nhất là các ngài đưa ra cái thuyết trống Không, như ngài Long Thọ, đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai là đưa ra cái Giới để áp chế, để diệt Phật giáo, cấm không cho Phật tử tu học giáo lý Nguyên Thủy.
(24:09) Cái thứ ba là dùng những danh từ gọi người tin theo giáo lý Nguyên Thủy là tin theo là “tiêu nha bại chủng”, “chồi khô mộng lép”, có phải có mục đích không? Nếu không có mục đích thì không có danh từ đó, rõ ràng có.
Rồi bây giờ lại cắt xén, rồi thêm bớt, đủ mọi mặt hết, nó làm sai lệch chân lý của Phật. Họ là ai, truy ra coi chỗ này ai làm những chuyện này? Bây giờ Hòa thượng Minh Châu dịch như vậy, Hòa thượng có dịch đúng y ở trong kinh Pali không? Nếu y, vậy thì truy ra tạng kinh Pali này ai là người thêm bớt đây? Truy riết thì nó lòi ra. Mặc dù ông đó có chết tìm riết cũng tìm ra được.
Sư Phước Nhẫn: Con cũng có rút ra một câu kinh nói cái phần về bài Bát Nhã. Thí dụ nói giờ mình vô chùa tu, tảng sáng vô lớp mình học Phật dạy Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Tối lại mình ngồi tụng kinh “Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo”, “Vô, Vô Minh Diệt..”, nếu vậy thì mình thờ hai ông.
Nếu mình chấp nhận bài này đúng thì mình thờ ông Long Thọ, nếu mình chấp nhận Tứ Diệu Đế đúng thì mình thờ Ông Phật. Chứ không thì sáng mình học ông Phật, tối mình tụng ông Long Thọ thì nó kỳ quá!
Trưởng Lão: Đúng là pháp ông Long Thọ.
Sư Phước Nhẫn: Cái vụ “vô vô minh, diệt vô vô minh tận”, như vậy là thành như như, không đúng rồi. Phật dạy Thập Nhị Nhân Duyên, cái người này nói “vô vô minh, diệt vô vô minh tận" tức là phá cái Mười Hai Nhân Duyên rồi.
Phật dạy Tứ Diệu Đế mà ông này viết bài Vô Khổ Tập Diệt Đạo tất nhiên là hai cái khác nhau hết trơn rồi. Vậy thì mình thờ ông kia và thờ ông này là lai căng, không được!
Cũng như mình thờ Ông Chúa thì mình học kinh Chúa, mình thờ Ông Phật thì mình học kinh Phật chứ đâu lại đi thờ Ông Phật mà học kinh Chúa rồi: “Nam Mô A Di Đà Phật Amen”. Ông tu, ông tổng kết cái câu con nhớ đến bây giờ: “Nam Mô A Di Đà Phật Amen”.
Cũng như là Phật giáo bây giờ sáng thì “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”, tối thì “Vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo”, sáng đức Phật, tối thì Long Thọ. Nó kỳ quá, cái này cũng phải đọc qua kinh tạng mới biết chứ chưa qua kinh tạng đâu có hiểu vấn đề này.
Người ta không để ý thì nói Bát Nhã hay quá, Bát Nhã hay quá thì cứ tụng: “Vô vô minh, diệt vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệt vô lão tử tận. Vô khổ tập diệt đạo”. Thí dụ, cái gì cũng không có: “Bật tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm”, cái gì cũng bất, nó nghịch lại hết trơn hết trọi. Như vậy là một ông dạy trắng, một ông dạy đen, rồi mình thờ ông này thì như đập lại ông kia. Người ta không để ý vấn đề này.
Trưởng Lão: Coi như là người ta không để ý. Bây giờ mình vạch ra thì người ta để ý.
(27:15) Sư Phước Nhẫn: Phải vạch ra được để họ thấy mấy cái này mới được, nó dễ dàng quá mà. Làm sao không dễ dàng được, thí dụ như Phật dạy Khổ, Tập, Diệt ,Đạo, ông này thì Vô Khổ, Tập, Diệ,t Đạo, nó nghịch. Cái lý của Phật rất là rõ ràng cần gì phải chứng minh. Bởi vì họ quen theo cái nếp hồi nhỏ cứ tụng vậy nó quen rồi nên không có để ý.
Mà hễ nói tới thì mấy ông này lấy cái luận ra luận. Muốn luận thế nào thì luận, muốn luận thì mình đồng ý rồi. Nếu luận cái này trúng thì mình thờ ông này, còn mình chấp nhận ông kia đúng thì thờ ông kia, khỏi cần bác gì hết. Ví dụ mình theo Thiên Chúa thì cứ tụng theo Thiên Chúa, mà theo đạo Phật thì tụng theo Phật thôi.
Trưởng Lão: Theo ông Long Thọ thì cứ tụng Bát Nhã đi.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, tụng Bát Nhã thì thờ ông Long Thọ, bỏ ông Phật xuống. Còn không thì theo ông Phật đi. Thờ hết hai ông! Nó nói con thờ ông Chúa với ông Phật luôn, như vậy là tổng hợp cũng được, không sao!
Còn mình là Phật tử, mình theo Phật thì mình thờ một ông Phật thôi
Trưởng Lão: Chỉ một ông Phật thôi.
Sư Phước Nhẫn: Thì mình cái giáo lý này. Còn cái giáo lý tổng hợp cũng tùy, mà cái tổng hợp bây giờ nó cũng… Ở miền Tây con thấy có đạo chú Nghĩa đó Thầy, chú Nghĩa có kinh gọi là kinh Hậu, nó đưa con coi, cuốn sách mỏng thế này, nó lấy trong bài kinh này một câu, hai, ba câu, lấy bài kinh kia hai, ba câu, nó ráp lại. Con đọc như cơm thập cẩm, sao ngộ dữ vậy nè!… đổi địa danh, đổi danh từ … Kinh Hậu nó cũng Nam Mô A Di Đà Phật vậy.
Trưởng Lão: Cao Đài..
Sư Phước Nhẫn: Đi một vòng Đạo nào con cũng vô nghe, đạo Thiên Chúa con cũng vô nghe, đạo Tin Lành con cũng vô nghe giảng, con cũng thấy nó cái hay hay. Đạo Tin Lành bên Nữ ra giảng thì người giảng, người giảng sư, ông nói chúng ta đừng có đi, chúng ta … đâu phải nhà thám hiểm.
Con nói trong bụng đúng, Phật giáo mình có trước năm hai ngàn … bắt chước sao được, bắt chước gõ mõ, tụng kinh … tu không được … đâu có biết.
(29:28) Còn có quan niệm là Bồ Tát cao hơn A La Hán. ‘Sau nhiều đời độ chúng sanh, đầy đủ Ba La Mật sẽ thành Phật’. Xin Thầy giải thích rõ cho con Chữ Phật và Bồ Tát Đạo.
Trưởng Lão: Bồ Tát Đạo, việc làm của các Bồ Tát, thực sự ra đức Phật đã cho chúng ta thấy được rõ ràng cái phước Hữu Lậu và phước Vô Lậu.
Phước Hữu Lậu là về cái Bồ tát đạo vậy thì cái phước này nó sẽ đi một cái ngả khác chứ không thể nào vô lậu được, cho lên nó trật rồi, nó thuộc về Bà La Môn rõ ràng. Như vậy rõ ràng Bồ Tát không có thể thành Phật được.
Còn nó muốn có công đức Ba La Mật, cái công đức này nó cho là sẽ thành Phật, thì cái này là Phật của Bà La Môn chứ không Phật thiệt, nó không giải thoát. Bởi vì phước Hữu Lậu thì không bao giờ có giải thoát, còn phước Vô Lậu có giải thoát, thực hiện phước Vô lậu có giải thoát.
Hai con đường này rõ ràng lắm. Hai cái này đều là thiện, chứ không phải là ác. Nhưng cái thiện này sẽ đi trên con đường Hữu Lậu tức là nó có khổ, còn người ta Vô Lậu là không có khổ. Anh đi con đường này thì vô lậu sao được, anh làm hữu lậu, dù ông có là vua, là cái gì đi nữa thì anh vẫn là con người Hữu Lậu, có hạnh phúc, có khổ, dù anh nói gì đi nữa, Bồ Tát không thể nào mà thành Phật. Xác định như vậy, cho nên Bồ Tát không thành Phật được mà Phật của các anh là Phật của Bà La Môn.
Sư Phước Nhẫn: Cái căn bản là Hữu Lậu với Vô Lậu, còn Bồ Tát là còn cái nhân Hữu Lậu.
Trưởng Lão: Hữu Lậu
Sư Phước Nhẫn: Chứ không có vô lậu. Vậy là mình làm lợi chúng sanh là Hữu Lậu rồi. Bởi như vậy cứ triền miên hoài, triền miên hoài thì thế nào cũng xảy ra cái nhân bất thiện ở trong chứ làm sao làm cuộc đời mà không có, thành ra như vậy là không có đi tới rốt ráo.
Trưởng Lão: Không có đi tới rốt ráo. Bởi vì lấy cái này ra thì thấy Bồ Tát không bao giờ đi tới rốt ráo, nó là hữu lậu mà.
Sư Phước Nhẫn: Thành ra có một thầy giảng nói là A La Hán coi vậy trước mặt hơn mình thiệt nhưng sau thành Phật không được, bởi vì không đủ Ba La Mật. Còn mình Bồ Tát Đạo thì mình tu sau mình chết có đủ Ba La Mật, như đủ tiền bỏ ống.
Trưởng Lão: Như đủ tiền bỏ ống, mà rút cuộc bỏ ống để làm giàu chứ sự thật ra mình đâu có vừa lòng thành ra nó không giải thoát được. Không bao giờ giải thoát được. Đi ngả này là trật đường rồi, cái ngả này không bao giờ giải thoát được.
Sư Phước Nhẫn: Quan niệm về Bồ Tát Đạo con có ý nghĩ như vậy thưa Thầy. Con nói ví dụ như một ông nông dân hay một người sửa xe, bữa nào ông quen với trường xin vô làm thầy giáo, ông mặc đồ đàng hoàng lên lớp dạy thì ông thầy giáo này dạy học trò đâu có được đâu, vì thầy giáo dởm mà. Rồi một cái ông bác sĩ khám bệnh, người ta không hết bệnh, nói … không được, còn ông làm áp phe, ông có vàng xin vô nhà thương rồi ông mang cái áo y như áo bác sĩ vậy là đâu có được.
Thí dụ mình có con, mình biết ông thầy giáo đó là ông nông dân, mình đâu có cho con mình học đâu, thôi đi trường khác. Mình có con, mình biết ông đó khám bệnh, ông đó dốt nhưng ông có vàng, ông nhảy lên làm bác sĩ thì mình cũng kiếm bác sĩ khác.
Còn bây giờ muốn làm Bồ Tát để mà hành Bồ Tát Đạo thì mình phải coi tiêu chuẩn Bồ Tát như thế nào mới làm Bồ Tát được. Chứ còn người bình thường sao làm Bồ Tát. Trước tiên muốn hành Bồ Tát Đạo thì phải đủ tiêu chuẩn làm Bồ Tát thì mới hành được. Còn mình không đủ tiêu chuẩn, mình nói mình hành Bồ Tát là làm cái gì?
(33:15) Trưởng Lão: Cái đó không có lý luận.
Sư Phước Nhẫn: Dạ, cũng như trong khi bụng mình còn tham, sân, si, khi không mình nhảy ra làm Bồ Tát, không đủ tiêu chuẩn mà đòi độ người ta, làm sao độ được. Cũng như mình chưa có bằng sư phạm, mình nhảy vô mình dạy học, dạy đâu có được. Cho nên vấn đề Bồ Tát Đạo nó cũng hay nhưng mình làm không được, vì mình làm là làm giả…
Trưởng Lão: Bồ Tát Đạo theo đạo Phật là người đã tu chứng rồi mới tỏ phân ra cái Bồ Tát Đạo. Đạo Phật không có Bồ Tát Đạo mà đạo Phật có Bồ Tát là người tu chưa chứng. Đức Phật nói: "Khi Ta còn là Bồ Tát chưa chứng Chánh Đẳng Chánh Giác", lúc bấy giờ còn là người tu sĩ, người tu chưa chứng.
Còn Bồ Tát gọi là Bồ Tát Đạo, cái đạo Bồ Tát để thực hành để độ chúng sanh thì cái này chết rồi. Thí dụ nó cũng như một người mù dẫn một người mù khác đi.
Cho nên Phật thí dụ cái đó để thấy, để mình nhận xét qua cái bồ tát, còn có Bồ Tát là còn … Bồ Tát … không làm cái gì hết, bồ tát đi ra nói bậy, nói bạ riết.
Sư Phước Nhẫn: Có bài kinh trong Đại Tạng … trích ra câu đó. Bởi vì con nghĩ người làm thầy giáo mới dạy học trò được, còn mình chưa có được pháp mà đi độ ai?
Trưởng Lão: Đức Phật có nói trong bài kinh là khi nào mình chưa tu chưa chứng mà mình cất cái giảng đường, cất cái nhà rồi kêu gọi mọi người đến để học tu thì đức Phật không chấp nhận.
Nó có ba trường hợp, khi nào tu chứng rồi thì mới … còn mình tu chưa chứng thì không nên. Nói chung là trong kinh Nguyên Thủy đức Phật dạy kỹ lắm … Giới luật mà giảng người đời … Mặc dù mấy ông có lợi thì cuộc đời mấy ông chỉ đi đến hướng khổ … Cho nên Thầy lấy hai cuốn sách này Thầy chỉ ra, Thầy xác định …
Chừng nào mấy ông Vô Lậu mà mấy ông làm cái việc Hữu Lậu thì nó không nhiễm. Chứ còn mấy ông đang ở cái chưa Vô Lậu mà mấy ông làm cái Hữu Lậu thì mấy ông bị nhiễm ác pháp.
(35:46) Sư Phước Nhẫn: Con có nghe băng giảng, có ông này ông nói là Bồ Tát từ chúng sanh đi ra cho nên chúng sanh làm gì Bồ Tát biết hết, không qua mắt được. Cũng như ông thầy giáo để ý học trò, học trò làm gì ông cũng biết hết. Thành ra Bồ Tát thị hiện để dẫn dắt chúng sanh, đó là cái lý luận thì được rồi. Còn cái ông này hành Bồ Tát Đạo thì ông cũng từ chúng sanh ra cho nên Phật tử làm gì ông biết hết, muốn gì ông biết hết. Tất nhiên ông cũng như người có quyền lực , có cái này cái kia nhưng cả hai đều điều khiển Phật tử hết.
Ông là Bồ Tát, ông đang hành Bồ Tát Đạo, rồi ông biết tâm tư của người ta hết trơn, con hiểu cái này là lý luận thôi.
Trưởng Lão: Cái luận thôi, chứ thật sự ra không phải. Ông ở trong chúng sanh thì ông biết tất cả chúng sanh nhưng cái tâm ông chưa làm chủ được ông thì ông ở trong chúng sanh này, ông biết chúng sanh rồi ông nhiễm chúng sanh.
Cũng như người sửa xe đạp mà đứng lớp để mà dạy học trò. Bấy giờ anh chỉ biết vá ruột xe đạp, sửa cái đùm này kia, dạy học trò làm chuyện đó chứ còn dạy chữ nghĩa, anh đâu có biết toán lý gì mà dạy.
Sư Phước Nhẫn: Trong kinh Đại tạng, con không có tìm thấy đoạn nào đức Phật nói về tái sanh tức khắc, xin Thầy giải thích rõ. Như là chết rồi sanh liền, không qua thời gian chờ đợi. Con đọc con không thấy khoản nào Đức Phật nói chỗ này.
Trưởng Lão: Có. Đức Phật nói mà mình không để ý thôi. Nghĩa là mình chết rồi nghiêp đi tái sanh liền, không còn bốn mươi chín ngày như Đại thừa nói. Có, chứ không phải không, đọc kỹ rồi sẽ thấy có đoạn nói chết rồi sanh liền.
(37:59) Thường thường Thiền tông nói là "chết đây sinh kia”, còn Đại thừa nói chết rồi còn chờ bốn chín ngày, còn kinh Nguyên Thủy thì chết rồi theo nghiệp sanh liền, không còn gì nữa hết. Nó nói vậy tức là theo nghiệp, đức Phật cho ví dụ như ngọn đuốc trong bài kinh nào đó, nghĩa là cái ngọn đuốc này tắt thì nó mồi thêm ngọn đuốc khác. Đó là cái Thiên Đường.
Sư Phước Nhẫn: Không có nói rõ ràng
Trưởng Lão: Không có nói rõ ràng, nó nói ví dụ nghe hiểu liền, nghĩa là bỏ cái thân này rồi thì mồi ngọn đuốc khác, biết như vậy.
Sư Phước Nhẫn: Có những bài kinh như kinh Tân Gia, có Tỳ kheo bị bệnh nặng quá, mấy người kia hỏi đức Phật trường hợp đó như thế nào. Sau đó mới hỏi ông này tái sanh về đâu? Đức Phật nói là cái chuyện … hỏi cái đó mất thời gian. Vì trường hợp chết rồi Tỳ kheo …
Trưởng Lão: Mấy cái đó không có nói thời gian. Có những bài kinh mà ngọn đuốc nối nhau. Cái này vừa tắt thì nối ngọn khác cháy lên tức là tái sanh liền. Còn chỗ nói Tỳ kheo tự đâm mình chết thì chỗ này chúng ta phải hiểu, chỗ này không phải nói cái chuyện tự tử mà chết vậy thôi.
Mục đích của đức Phật là muốn nói thế này, nghĩa là sau khi hỏi vị Tỳ kheo này có thấy Sắc là vô thường không, có thấy khổ không? Tức là còn có bị ngũ uẩn này hay còn có bị dính mắc chỗ nào không? Họ nói không, con đã thấy nó là vô thường là khổ. Hỏi xong năm cái uẩn này xong rồi đức Phật về thì ông này ông rút dao tự tử.
Có nghĩa là khi một người mà người ta không dính mắc cái thân này rồi, thật sự không còn dính mắc thì cái người này không còn sắc thân này nữa, nó nhàm chán cái này rồi. Do đó chết hay sống cũng vậy, bình thường đau bệnh cũng vậy, cho nên đức Phật vẫn tuyên bố người này sinh lên cõi Trời này kia.
(40:13) Sư Phước Nhẫn: Tuyên bố không có sắc thân nữa. Rút con dao đâm thấy nó đau, bởi vì thấy nói tự vẫn có nghĩa là mình đi ngược lại.
Con mới nghĩ như vậy, cái ông này sau khi nghe đức Phật hỏi về Vô thường, Khổ, Vô ngã, ông không dính mắc nó rồi thì ông tự vẫn. Đức Phật không có trách ông này. Con thấy trường hợp này như Tứ Thiền, ông này không đủ năng lực của Tứ Thiền để tịnh chỉ hơi thở cho nên ông mới dùng con dao.
Thành ra hai trường hợp nó cũng giống một nghĩa nhưng hình thức khác nhau. Ông này đủ năng lực thì ông dùng tịnh chỉ hơi thở, nhưng ông này không đủ năng lực nhưng cái tâm không còn dính mắc nên ông dùng cái dao tự vẫn trong Tâm Bất Động. Nó là như vậy.
Trưởng Lão: Coi như là ông không còn dính mắc nó nữa thì tức là ông ở chỗ Bất Động Tâm rồi.
Sư Phước Nhẫn: Bởi vì bình thường người ta tự vẫn đức Phật không cho. Tại sao khi ông tự vẫn mà đức Phật nói không sao nghĩa là ông này không có dính mắc.
Trưởng Lão: Tức là đức Phật đã xác định qua cái vấn đạo, vấn hỏi thì thấy rõ ràng ông này không có dính mắc trong Ngũ Uẩn này, tức là ông không còn dính mắc nữa, tức là tham, sân, si hết rồi. Bởi vì còn chấp là còn chưa thấy vô thường, khổ, vô ngã. Còn ông đã nói như vậy thì đức Phật đã xác định là đúng rồi. Cho nên ông muốn chết là tại vì ông chưa có đủ sức của Tứ Thiền.
Sư Phước Nhẫn: Hoàn toàn là con cũng nghĩ như vậy, cho nên mấy ông Tỳ kheo kia hỏi ông tái sanh ở chỗ nào bởi vì sợ ông tu chưa chứng rồi ông bị đọa thì không tốt. Nhưng ông không dính mắc nghĩa là không tái sanh nữa. Về sau con nghĩ cái này cũng như của Tứ Thiền nhưng ông chưa có đủ Đạo lực.
Trưởng lão: Coi như là chưa có thực hiện tới, cái lực không đủ lớn nên ông bỏ.
(42:05) Sư Phước Nhẫn: Như vậy thì làm sao biết đứt đoạn được, thưa Thầy?
Trưởng Lão: Rõ ràng là chúng ta thấy Sơ Thiền là Bất Động Tâm rồi. Lúc sống đức Phật cũng ở đó, lúc chết đức Phật bỏ thân này bằng cách nhập Tứ Thiền, bỏ thân này sau đó cũng nhập Niết Bàn.
Sư Phước Nhẫn: Còn trường hợp ông này?
Trưởng Lão: Ông này cũng vậy, bây giờ ông ta không chấp cái này tức là ông bất động tâm rồi chứ gì. Không chấp năm uẩn này rồi là không còn vướng cái gì nữa, nữa tức là bất động tâm rồi.
Bất động tâm như vậy, ông không đủ sức định cho nên vì vậy ông đâm ông chết như là mình bỏ cái thân chứ gì, tức là ông ở trong Bất Động Tâm Định, thì đâu có mất đâu, cho nên ông đâu có thấy đau.
Sư Phước Nhẫn: Vậy còn cái phần Niết Bàn thì sao?
Trưởng Lão: Nó ở chỗ này này, đâu có gì đâu, thì nó cũng là vĩnh viễn chứ đâu có gì đâu.
Sư Phước Nhẫn: Vậy Niết Bàn là cái đời sống thực tế hay là cái trạng thái?
Trưởng Lão: Một cái trạng thái.
Sư Phước Nhẫn: Chứ không phải đời sống?
Trưởng Lão: Không phải đời sống. Đời sống có con người ở trong đó. Trạng thái của tâm diệt cái dục.
Sư Phước Nhẫn: Từ xưa đến giờ ai cũng nghĩ Niết Bàn là đời sống sau đời sống này, nó huy hoàng, sáng chói, trong đó đầy đủ làm sao, làm sao đó. Họ nghĩ Niết Bàn như vậy.
Trưởng Lão: Họ nghĩ chứ họ không có đọc chỗ Diệt đế. Bởi đức Phật nói Diệt đế là Niết Bàn chứ gì, phải không? Diệt Đế là diệt chứ gì? Diệt cái đau khổ này, cái tham ái, cái lòng ham muốn của mình giờ nó hết rồi. Nó hết rồi thì tượng trưng cho nó là không còn dính mắc cái năm Uẩn này, phải không? Rõ ràng.
Cho nên mình đọc những bài kinh chỗ này thấy rất cụ thể rõ ràng. Cho nên một người tu thiền định chưa đủ Tam Minh nhưng người ta vẫn có thể ở trong Niết Bàn được là vì lúc bấy giờ người ta đã bất động tâm, nhập được Bất Động Tâm Định được rồi, cho nên không dính mắc gì nữa.
Cho nên khi có những vị tu sĩ đau sắp chết thì đức Phật đến thăm với đức Phật hỏi xem còn dính mắc gì không. Nếu mà còn dính mắc thì đức Phật biết ông này đã tu được bao nhiêu thiện thì giúp ông an trú trong cái thiện này. Còn nhất là cư sĩ càng trú trong thiện nhiều nữa.
Còn với tu sĩ, ông nào không dính mắc chỗ này rồi thì đức Phật nói ông đã giải thoát chứ đâu cần phải nhập đến Tứ Thiền. Tứ Thiền chỉ trợ lực cho mình làm chủ sự sống chết của cái thân nhân quả của mình thôi. Ăn thua là cái Sơ Thiền, cho nên Sơ Thiền là cái khó nhất, là cái …
Sư Phước Nhẫn: Con có thắc mắc là từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền, ông này có cái trạng thái đó thì sao họ không biết đến Tứ Thiền được, mình nghĩ không biết có từng gãy cánh không?
Trưởng Lão: Cũng như bây giờ sư nỗ lực thực hiện phải không, sư thực hiện tới chỗ vừa ly dục, ly ác pháp xong, tâm vừa hết phóng dật, quay vô được, tâm chưa định đâu, định hết nổi.
Sư Phước Nhẫn: Cái đó tức là trạng thái Sơ Thiền mà, tâm mình không ức chế nó phục hồi lại được.
Trưởng Lão: Lẽ ra trong khi đó nếu người này muốn phục hồi cơ thể của mình, vẫn đau cái gì mà mình dùng pháp hướng để phục hồi, nó sẽ hết. Mà ở trong kinh Phật đã dạy, đưa ra những cái lý lẽ, bài kinh đưa ra lý lẽ cỡ như mình tu đến như tâm mình bất động rồi, hễ chút nữa cái thân này không còn, mà mình tiếp tục nữa thì mình vẫn … có nghĩa là …
Chứ còn thật sự ra thì khi mà cái tâm mình ly dục, ly ác pháp rồi thì không thấy bệnh tật gì. Bệnh gì nó cũng đẩy lui được hết, nó muốn sống bao lâu cũng sống được. Bởi vì cái tâm không dục vọng, cái tâm đó là cái tâm ly dục, tâm thanh tịnh của mình rồi.
Chứ không phải tâm thường, đâu phải cái tâm còn phàm phu. Cái chỗ không dính mắc Ngũ Uẩn, đây là chỗ ly dục, ly ác pháp hết. Đâu có thường, chứ đâu phải nói sơ sơ bây giờ mình cũng nói là … (46:07)
HẾT BĂNG