VẤN ĐẠO 24
TÂM THANH TỊNH MỚI CÓ ĐỊNH
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và Sư Phước Nhẫn
Thời lượng: [45:27]
Thời gian: 2002
Tên cũ: 13A-TamThanhTinhMoiCoDinh
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-24-tam-thanh-tinh-moi-co-dinh.mp3
(00:00) Thứ hai của thời tu, chứ không phải giai đoạn một. Giai đoạn một là giai đoạn tập trung trong bước đi, nhưng mà tỉnh thức không được nhiều, không có cho những thời gian dài, dài nó bị hư. Ở đây cặn kẽ là tại chỗ này con, biết nó đi tới cái chỗ nào sẽ bị rớt trúng chỗ đó, nó sanh ra những cái trạng thái tưởng.
Cho nên hầu hết rồi các thầy, các sư mà tu được những trạng thái tưởng rồi họ nghĩ rằng là định. Cái tâm mình còn ê chề quá, còn cái đống rác thúi này, mà định là định cái gì. Mục đích định Phật dạy là cái tâm thanh tịnh mới có định. Chứ không phải tâm chưa thanh tịnh mà thân ức chế nó để cho không có niệm rồi gọi là định, rồi sanh ra những trạng thái tưởng hỷ lạc. Tưởng dục phải sanh ra hỷ lạc cho mình vì cái dục mình còn mà. Còn kia người ta ly dục mà, đâu còn dục. Phải hiểu được cái lý của pháp là như vậy.
Cho nên, Thầy thấy bây giờ tất cả tu sĩ đã tu sai, mà nói thì họ không nghe. Biết họ tu sai, vì con đường mình đi qua rồi. Biết cái sai, cái đúng mình nói mà người ta không thấy. Cho nên mới tội chứ, mình thấy người đó tu nhưng mà làm sao bây giờ cứu người ta được.
Người ta đã kiến chấp cái đó rồi thì thôi, Thầy nói thực ra khó quá, khó mà gỡ cái chấp kiến của họ được. Vậy mà có nói là chấp kiến đó. Chấp vô cái đó là đúng rồi đó, người ta nói gì mình cũng không nghe. Nhưng mà cái người, người ta tu được, người ta biết được cái đúng sai. Còn phải chi mà làm nhà học giả, không tu được mà nói vậy là lý luận rồi.
Cũng như Thầy bây giờ, Thầy tu chưa xong mà Thầy nói vậy, Thầy là nhà học giả. Thì đó là cái luận của Thầy chứ chưa phải là đúng đâu. Còn cái này, cái làm được của Thầy rồi. Nó thực tế là cái chỗ người mà dạy mình là người đó phải làm được mới dạy. Còn người mà không làm được mà nói thì cái người đó dẹp, tu sai hết. Còn cái này Thầy làm được rồi Thầy nói. Bởi vì Thầy làm được mà Thầy nói mà không tin Thầy, thì thôi thôi, Thầy nói thật sự ra thì đó là cái nhân duyên, làm sao?
(2:02) Cho nên, Thầy nói ba tháng, sáu tháng, một năm, các sư cứ tin đi. Nếu mà ngồi mà đẩy lui coi có tâm nó định coi, đừng có ức chế nó coi, tự nó là định lên coi. Rồi nó định rồi, rồi nó nhu nhuyễn rồi thì các sư sẽ sử dụng theo ý muốn của mình, Định Như Ý Túc mà. Bởi vì, cái ý muốn mình định như thế nào nó làm thế nấy, chứ đâu phải là mình ngồi để mà tập định được.
Cho nên nó mới có Tứ Như Ý Túc chứ, thì trong Tứ Như Ý Túc nó có Định Như Ý Túc. Chứ đâu phải mình tập định rồi như ý túc mình đâu. Mình phải tập cái gì rồi mình mới điều khiển cái như ý túc này, phải hiểu được cái Tứ Như Ý Túc của Phật. Đó, đó là những cái mà chúng ta cần phải hiểu biết để chúng ta thực hiện. Và bây giờ Thầy nói thật sự hiểu biết rồi không cần hỏi.
Bây giờ, con quyết định con tu, nhờ Thầy theo dõi sát con, có gì sai Thầy đến dạy liền.
Nó phòng hộ nó sáu căn đi phải ngó xuống vậy thôi không dám ngó qua lại. Nghĩa là đi xin ăn đó, nghĩa là ngày xưa đức Phật đi xin ăn đó, ngó xuống vậy. Mình đi ở trong thất mình đi hai cái chỗ cổ chân, mình cũng ngó xuống vậy, ngó xuống tránh không có đạp kiến, để cho cái sức tỉnh thức mình nó tăng thêm, nó lợi ích mà thực hiện được cái tâm từ của mình.
Bởi vì, Thầy giảng từ với bi nó có nghĩa khác chứ không phải là cái nghĩa đơn sơ như người ta hiểu thường đâu. Từ là mình đi mình không đạp lên cọng cỏ, làm cho cọng cỏ dập héo là từ. Con vật đương sửng sơ mình rủi mình đạp nó gãy chân hay què chân nó là không có tâm từ. Còn bi là cứu một con vật bị đau, bị đớn hay hoặc bị chết, làm chúng ta xúc động, làm chúng ta thương xót đó là tâm bi, thấy cái khổ của người ta thì đó là bi. Còn bây giờ, người ta đang vui như vậy đó, đừng có làm cho người ta buồn, mà mình làm cho người ta buồn thì tâm từ của mình…
Như vậy đó, mình phải hiểu từ, bi nó có nghĩa nó khác. Từ tức là mình thực hiện, đừng có làm một cái gì, người ta đang vui chơi mà mình làm cho người ta khổ trong đó là mình thiếu tâm từ. Còn người ta đang đau đớn, người ta bị khổ sở, mình đến mình an ủi đó là tâm bi, giúp đỡ người ta trong cái khổ đau đó. Còn người ta không có đau đớn gì hết thì nó là tâm từ, đừng có làm cho xảy ra cái sự đau đớn.
(04:23) Phải hiểu vậy cho nên từ, bi, hỷ, xả do mình thực hiện được như vậy là mình thấy cái tâm hồn của mình an vui rồi. Cũng như bây giờ, mình đi mình đạp vô cọng cỏ, làm cọng cỏ nó héo đi, thì mình thiếu tâm từ thì cái lòng mình có vui đâu, phải không? Mình đâu có hỷ được, bởi vì nó héo đi mà.
Còn bây giờ trước cái người đó đương bị bệnh, người đó đương nhổ cọng cỏ làm cho chết cái cây, phải không? Mà cái tâm mình không thương sót cái cây này thì tức là mình thiếu tâm bi. Thì mình có vui đâu, toàn mình khổ không.
Nhưng mà làm sao, nghiệp chúng sanh, làm sao mà hiểu. Khi mình khởi cái niệm vậy, thì mình thấy mình hân hoan mình sống với mọi vật mình thấy thương xót thì tâm hỷ, tâm hỷ phải có liền. Mà tâm hỷ mình có liền, từ, bi mình có thì người ta chửi hết giận tức là đối trị tâm sân. Mà đối trị tâm sân thì tâm sân không có, thì tâm tham nó sẽ diệt. Bởi vì có tham mới có sân, chứ không tham thì không sân. Mình sáng suốt thì nó không si, cho nên tham, sân, si nó diệt.
Bởi vì Thầy nói tu đúng, Thầy nói thật ra đức Phật trang bị cho chúng ta đúng pháp, đủ pháp để chúng ta thực hiện cuộc đời chúng ta giải thoát, sống giải thoát. Rất hay, chúng ta chỉ có cố gắng thôi. Cho nên sự nỗ lực bây giờ cái giai đoạn, sư đã đạt được năm phút. Nghĩa là Thầy muốn nói năm phút không có nghĩa là bây giờ mình năm phút này, năm phút vọng tưởng. Mà lát nữa ngồi mới ba phút có vọng tưởng thì không được.
Tại vì cái sức tỉnh thức mình chưa đủ để cho mình ức chế nó. Mình tập thêm cái sức tỉnh thức này thêm nữa để chú tâm năm phút, rồi năm phút từ đó về sau là coi như là mình khỏe rồi đó. Tu cái này mệt lắm nè, cái này mà ức chế tâm nè, bị vô cái này tuy rằng nó năm phút chứ nó mệt lắm, chứ không phải không đâu. Mà do đó bây giờ đó mà đạt được cái này rồi thì khỏe rồi, bây giờ tới cái giai đoạn mà ngồi chơi đó. Ngồi chơi mà cảnh giác đó, cảnh giác mà đẩy lui tất cả chướng ngại pháp trên tâm thôi, có vậy thôi.
Để dẫn cái tâm của mình trở vào cái trạng thái thanh thản. Khi mình dẫn tâm vào đạo đó. Các sư thấy Thầy để cái bảng mà: "Dẫn tâm vào đạo", đạo là nó ở chỗ nào? "Thanh thản, vô sự, an lạc". Mà có chướng ngại pháp, có cái tâm niệm của mình ở trong đó thì nó còn thanh thản không? Sư thấy cái đạo chỗ nào? Nó mất rồi phải không? Đuổi cái này thì nó vô cái đạo chứ sao.
(6:41) Nó rõ ràng là mình dẫn tâm vào đạo rồi mình phải đuổi cái chướng này thì nó mới mất cái chướng kia, nó vô đạo chứ sao. Thì đem cái tâm vô đạo thôi chứ thì nó có gì đâu. Đạo là thanh tịnh chứ gì? Mà dẫn nó vô đó thì nó thanh tịnh rồi thì thanh tịnh mà nó suốt ngày nó thanh tịnh thì rồi, nó không còn cái ác pháp nữa thì nó làm sao? Có vậy thôi chứ, mình vô tu gì?
Chứ đâu phải ngồi làm cho đau chân, ngồi kiết già rồi ngồi im nha. Người ta nhìn hoài ông này ngồi thiền ngon lành vậy, ông ngồi như Phật. Ôi thôi cha! Khen làm thứ gì đây, mà rốt cuộc cái tâm của mình ở trong nó như cái bãi rác ở trong sao. Ở ngoài thì ngồi giống Phật thật, y áo đồ mặc vô ngồi cứ nghiêm trang hết sức, nhưng mà ở trong cái đống rác ở trong đó.
Còn mình thì không cần gì hết, tôi chỉ cần cái tâm thanh tịnh chứ tôi không cần cái tướng này. Nhưng mà khi mà tôi nhập định thì cái tướng này tôi thực hiện cho mấy người coi. Tôi ngồi bảy, tám ngày, một tháng, hai tháng, như cái tượng đồng đó, nó không ít đâu. Mà tôi không muốn thực hiện thôi, tôi không làm chuyện đó đâu, đó cứ vậy.
Bởi vậy Thầy nói nỗ lực tu đúng thì quý sư sẽ thấy kết quả liền. Đừng có thèm chơi với ai hết, thiệt không chơi người nào. Nhưng mình nhất định là phải cảnh giác không chơi với người ta coi chừng ngủ nó tới đó. Bởi vì nó được cái nẻo này thì nó lọt vô cửa khác, cũng như đập cho mình chết.
Cho nên phải biết, mấy người nói chuyện rồi vậy chứ họ không có buồn ngủ, còn mình chơi mình mình thì coi chừng, con ma ngủ nó ôm cổ mình. Nó cứ nó nằm trên mi mắt, nó sanh ra cái lười biếng rồi nó khoái đi nằm. Nó giết mình chết ở trong cái ngu si, nó đưa mình trong cái dục lạc đó. Cái nói chuyện mà vui chơi nó cũng là cái thứ dục lạc.
Cho nên trong kinh điển Phật cứ nhắc là không có họp hè, không có bạn bè, không có nói chuyện rồi này kia, đức Phật cứ nhắc cái đó nhiều lắm. Có sáu pháp, bảy pháp, ba pháp để cũng nhắc đừng có nói chuyện, đừng có liên tưởng, đừng có này kia, nhắc hoài. Nhất là bộ Tăng Chi nè, đức Phật nhắc cái đó nhiều nhất, cho nên nó không phải là độc cư nữa.
(8:53) Bởi vậy Thầy nói đọc lại kinh sách của Phật, cái gì mà Phật nhắc đi, nhắc lại hoài thì biết cái đó là cái mấu chốt nhất đó, chứ không phải thường. Còn cái gì mà ông nhắc qua rồi thôi không nói nữa. Còn cái gì mà nhắc lại, nhắc đi, nhắc lại hoài hoài cái đó là cái để mình… Cho nên đức Phật mà nhập diệt rồi, đức Phật còn nhập định cho chúng ta ba lần xuôi ngược để mà nhắc chúng ta cái loại định đó làm chủ sinh tử.
Thế mà người ta dám cho nó là thiền phàm phu, ngoại đạo, Tiểu thừa, đau lòng! Họ không làm được mà họ dám chê. Còn đức Phật, đức Phật chê thần thông, đức Phật: “Ta làm được, đâu phải ta làm không được”. Mình làm được rồi mình mới chê, còn mình làm chưa được thì mình đừng có chê.
Cho nên Thầy nói, bây giờ các sư về nỗ lực tu đi, đừng có thèm hỏi Thầy gì nữa hết. Ôm pháp chặt không hỏi nữa, quét cho sạch tâm. Bây giờ pháp tôi biết rồi, đẩy lui các chướng ngại pháp chứ không gì hết. Tỉnh giác tôi đã đủ sức rồi. Thầy nói năm phút, tôi tin rằng năm phút là tôi định tĩnh, tôi bây giờ cứ đẩy lui thôi, không cần nữa. Không cần ngồi thiền, không gì hết, hoàn toàn đi kinh hành là duy nhất để phá cái buồn ngủ. Cái đó độc lắm chứ không phải không.
(10:02) Thầy nói ăn, ngủ … ngủ người ta bật ngửa hết đó. Rồi bây giờ mình sống độc cư để cho mình phá được cái ngủ nè, phải đi kinh hành. Bởi vì độc cư thì buồn ngủ nó đến, bởi vì mình độc cư mình đâu có nói chuyện với ai đâu, sống một mình mà, mình không có làm gì hết mà, làm nó cô đơn lắm cho nên nó sanh ra buồn ngủ. Cho nên độc cư để mà phá buồn ngủ, cho cái mặt buồn ngủ nó lòi ra mình phá. Mà mình muốn phá nó đều chỉ có đi kinh hành.
Cho nên ngay bây giờ mình tập đi kinh hành tới lui để cho nó quen, chứ không mình đi nó mỏi chân dữ lắm. Còn mình đi quen rồi, đi từ năm cây số, mười cây số đi suốt đêm không mỏi chân. Thầy nói thật sự, tại vì nhờ Thầy đi hành, mà Thầy đi từ mười cây số, hai chục cây số, Thầy đi bộ không mỏi chân. Còn quý vị bây giờ mà cỡ đi như Thầy là mỏi chân chết được.
Đi ví dụ như bắt đầu, hai giờ thức dậy mà đi tới sáng, Thầy không mỏi chân, tại vì nó quen. Còn mấy cái người không đi thử coi, mà đi vậy thử coi. Bởi vậy, mấy con bây giờ mà cỡ sức mấy con đi một đêm tới sáng, mấy con đi nổi không? Không nổi! Thầy đi nổi, Thầy cứ đi chậm chậm, Thầy đi vòng vòng, vòng vòng, hoài hoài, đi tới sáng thì thôi, đi nổi.
Bởi vậy coi vậy chứ, cái hay của cái kinh hành, hay. Thầy nói, bởi vậy đức Phật ca ngợi về cái đi kinh hành mà Thầy thì cũng ca ngợi cái kinh nghiệm của mình, chứ không phải là Thầy ca … Thầy luôn luôn Thầy bác cái ngồi, cái ngồi sanh ra lười biếng. Hễ ngồi nhiều là lười biếng nhiều.
Cho nên nói trời lạnh thì thích ngồi lắm, cái xứ lạnh thì người ta ngồi thiền người ta khoái lắm. Ngồi thiền thưởng trà đó, còn cái xứ nóng này người ta ít có ham ngồi vì ngồi nực. Còn thật sự ra thì lạnh, trời lạnh mà cứ đi kinh hành ta thấy tỉnh lắm. Chứ đừng có ngồi, ngồi đó coi như gục xuống nó rồi, coi như là nửa tỉnh nửa mê, nó không ngủ mà nó không thức, nó lười biếng …
(12:00) Mấy ông lười biếng nhất là ham ngồi. Cho nên Hòa thượng mà về Đà Lạt mà cất cái Tu viện, Thầy nói đem ba ông lười biếng về đó, bởi vì cái xứ lạnh nó lười biếng nó hay ham ngồi. Chứ còn cái xứ nóng ngồi lâu nó nực, chịu không nổi. Đó thì hôm nay, Thầy nói hết rồi, bây giờ bắt đầu cứ thực hiện đi. Sư ráng nỗ lực, sư thì có thấy tăng rồi đó.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Ráng cố gắng đi.
Phật tử: Rày con cũng cố gắng dữ lắm Thầy.
Trưởng lão: Rồi bắt đầu bây giờ mà về bên đó giải quyết cho xong đi. Rồi về bên đây Thầy cho vô một cái thất, sống một mình.
Phật tử: Dạ.
Trưởng lão: Chết nhất, nghĩa là mình chết cũng chết mình chứ không có chết hai người đâu. Thì mới có mong tới giải quyết được sinh tử chứ còn lơ mơ thì không kịp. Tu mà kiểu mà kéo đờn nữa thì thôi ò e nữa thì thôi rồi rồi, biết chừng nào cho tới. Cho nên phải nỗ lực thật sự, tu thật sự, biết pháp thật sự, ôm pháp từng giây, từng phút không có kẽ hở cho đến khi mình thấy không buồn ngủ thì nó đã định rồi đấy, còn buồn ngủ là chưa định đâu.
Nghĩa là tới giờ này bây giờ tới mười giờ, mười một giờ buồn ngủ quá, thì tức là chưa đâu. Mặc dù là nó tốt đó, nhưng mà nó còn buồn ngủ là nó còn si đó, nó còn ham đó, tận đến trưa. Mà tới giấc trưa nó hết buồn ngủ rồi, suốt đêm nó không buồn ngủ rồi cả ngày nó cũng không buồn ngủ mà nó cứ tỉnh bơ vậy mà nó khỏe trong người, nó an lạc vô cùng biết là cái tâm nó định trên thân định rồi, cái thân định nó mới được vậy đấy.
Cho nên đức Phật nói ly dục, ly ác pháp sanh hỷ lạc. Ly hết, còn giờ mình còn ham ngủ, mình chưa có ly cái ngủ của mình mà, bây giờ mình nói hỷ lạc, hỷ lạc ma chứ gì. Bây giờ thí dụ như ông nào cũng còn ham ngủ hết, tới giờ cũng phải đi ngủ thôi, mà giờ ngồi thiền nói: “Tôi sợ tôi lọt cái sự hỷ lạc quá!”, thì không phải hỷ lạc điên? Ông có ly dục chưa? Mà ông nói ông hỷ lạc, ông còn ham ngủ, cái ngủ là một cái dục lạc của ông mà rõ ràng.
Còn người ta tu đến mức độ người ta đâu có ngủ nữa đâu mà người ta hỷ lạc, do đó cái hỷ lạc đó, nó không có làm chúng ta bại hoại cái thân, nó làm chúng ta cái thân không mệt nhọc. Còn cái người mà không ngủ là mệt nhọc. Còn cái này ta có hỷ lạc của ly rồi thành ra ta đâu có mệt, cái thân đâu có mệt nhọc.
(14:15) Còn mình chưa có cho nên vì vậy mà mình mất ngủ là mình bị mệt, thân bị bệnh, chưa có hiểu chỗ này. Cho nên nghe đức Phật đâu nói: “Ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”, bây giờ dục, thì trong cái ngủ nó cũng là một cái dục, mà mình còn ham ngủ thì chưa ly.
Bởi vậy Thầy nói tới cuối cùng rồi mình cũng thấy ly mà, nó ly hết mà, ăn nó cũng không thèm nè, ngủ nó cũng không ngủ nè, danh, sắc, lợi này kia nó cũng không có nghĩ gì hết, nó ngũ dục lạc mà, nó không có còn bị dính gì hết. Mà cái ăn với cái ngủ vẫn thấy rõ, mà khi mà cái ngủ mà nó tỉnh bơ mà nó thấy nó an lạc đó thì, đúng rồi mày nhập Sơ Thiền rồi chứ không còn là…
Còn mình chưa có mà cứ đòi nhập Sơ Thiền, ông còn chổng cẳng ông ngủ một tiếng đồng hồ là ông còn gì đây. Ông chưa có ly nó mà, thì làm sao mà ông gọi là ông hỷ lạc, “do ly dục sanh hỷ lạc” lên được. Nó cụ thể, nó rõ ràng lắm, kinh nghiệm của Thầy đi qua rồi cho nên những cái danh từ của Phật dạy Thầy thấy đúng lắm, không có cái nào mà đức Phật nói sai. Quét sạch!
Cho nên vì vậy chúng ta tu tới đâu chúng ta biết tới đó. Bây giờ chúng ta có thấy nó có giảm bớt rồi coi sức tỉnh chúng ta có thấy tăng lên đó là kết quả đó. Rồi bắt đầu bây giờ kết quả của chúng ta, mà kết quả đúng chứ không phải kết quả sai đâu, có nhiều khi kết quả sai. Hồi nào tới giờ thí dụ như sư Phước Nhẫn phải không? Sư tu có nhiều kết quả (15:38) đó hơi đâu? Nhưng mà kết quả đó kết quả sai. Về đây Thầy chỉnh lại đó.
Mình thấy mình ngồi mình hỷ lạc hoặc ngồi cái này, cái kia rồi đó coi chừng nó sanh ra. Còn Thầy không cần thiết, bây giờ tỉnh thức được trong lúc nào đó thôi, giờ thì nó còn, mình chưa ly dục mà làm sao nó không còn ngủ, thì nó muốn ngủ mình cứ ngủ, chứ mình bắt ép nó thì nó thức nó kiểu mà mệt nhọc thì mình làm khổ mình chứ. Nó đâu có giải thoát đâu mà nó còn khổ vậy.
(16:06) Cho nên vì vậy đó mình cứ đẩy lui các chướng ngại pháp, rồi mình tập đi kinh hành tự nó nó tỉnh chứ đâu phải, bây giờ mình đi kinh hành, mà giờ nó buồn ngủ mình cứ vô ngủ đi. Mà chừng mình đi kinh hành nó không ngủ thì cứ đi. Ai biểu bây giờ nó không ngủ, trèo lên ngủ chi, phải không? Thầy nói thật sự nó muốn ngủ mình cứ cho ngủ, mà bây giờ nó không ngủ thì cứ đi.
Chứ đừng có ngồi co ro lại đó để cho nó ngủ thì nó phải ngủ thôi. Tại vì mình muốn tập nó ngủ trở lại, thì mình cứ đi đi, cứ đi Thầy nói cứ đi. Chừng nào mỏi chân thì ngồi, mà nó buồn ngủ thì mình đứng dậy, nhưng mà nó buồn ngủ nữa thì thôi mình đi ngủ đi, đừng ép. Nhưng mà cứ tao đi hoài thì nó sẽ tỉnh hoài, mà đi riết nó quen rồi nó tỉnh, tỉnh dữ lắm trời, định tĩnh tăng lên, cái ngủ nó lui lui, lui lui dần hết.
Còn mình ức chế mình ráng mình đi một đêm nó cho đừng ngủ thì mình bị nó đánh mình, mình khùng mình không đánh mình thắng nổi đâu, đừng có tưởng đâu chuyện đó. Mình cứ tập dần nó sẽ tăng lên, mình đi bữa nay, mình đi vậy chừng nào nó tỉnh chừng nào mình cứ lên, cứ tăng lên. Mình cứ đi hoài là nó tỉnh, nhưng mà nó phải tập.
Chứ còn không khéo thì mình không tập thì mà như vậy đó mình siết nó một đêm, mình ráng đi coi, nó sẽ đánh mình, mình đi mình cũng ngủ nữa chứ đừng nói. Còn mình tỉnh thì mình cứ đi, còn mình buồn ngủ thì cứ ngủ. Rồi ngày mai mình tập nữa, cũng đi nữa, đi hoài. Ban ngày nó tỉnh thì mình cứ tập đi đi, đi cho nó quen đừng có mỏi chân thôi. Thầy nói đi hoài nó không có mỏi chân, chứ còn không đi nó mỏi chân. Làm cái gì cũng vậy, nó quen rồi nó không có mỏi.
Cho nên thí dụ như bỏ ở đây mà Thầy đi thành phố Thầy không mỏi chân, chứ quý sư đi với Thầy là quý sư mỏi đó. Đi chừng từ khoảng đây tới Suối Sâu đây là thôi nghỉ chứ đi không nổi nữa. Còn Thầy cứ đi luôn, đi luôn, đi luôn hoài hoài Thầy đi tiếp thành phố không có mỏi là tại vì Thầy từng đi.
Coi Thầy ngồi viết vậy chứ ban đêm Thầy đi nhiều lắm. Bởi vì nó mình muốn phục hồi cơ thể mà cơ thể phải vận động. Mà phục hồi cơ thể mà cứ ngồi không thì cơ thể nó không vận động thì nó dễ sinh bệnh không có phục hồi lại nhanh. Cho nên người ta Yoga thì người ta luyện thân thế này, thế khác, mình không luyện, mình cứ đi thôi cũng được.
Cô Diệu Quang: Thầy, bây giờ con có em nó vô tu tập đó Thầy (…)
(18:30) Trưởng lão: Cứ cho nó cái cuốn mà Thời Khóa Tu Tập trong Đường Về Xứ Phật, chứ không có gì. Nó biết cái thời khóa nó tu. Như mình cho nó cái thanh quy đó.
Sư Phước Nhẫn: Sau khi mình ăn cơm đó mình bao lâu mình mới đi kinh hành được Thầy?
Trưởng lão: Mình ăn cơm đó mình đừng có vội đi sớm, đúng rồi phải hỏi cái này, chứ không mình đi nó tập trung trên cái bước đi của mình cái động thân của mình nó không tập trung tiêu cơm. Khi ăn cơm rồi mình phải nghỉ không đi, để cho nó tiêu hóa, ít ra nó cũng phải một tiếng đồng hồ. Chứ không có ba mươi phút đâu, một tiếng từ một tiếng đến hai tiếng đồng hồ.
Sư Phước Nhẫn: Lúc đó mình không đi sao buồn ngủ rồi sao Thầy?
Trưởng lão: Mình cho ngủ cứ ngủ, không cần thiết, nhưng mà sau khi mà nó tỉnh rồi nó mới phá được cái ngủ, ly dục được cái ngủ thì nó tự nó hết buồn ngủ, ăn rồi nó không buồn ngủ. Còn bây giờ nó cứ, bây giờ cứ ăn rồi cái nằm nghỉ, nằm nghỉ một hơi thì nó ngủ thì nó tiêu hóa, hoạt động gom trong bao tử của mình để tiêu hóa, tiêu hóa cho hết mình thức dậy cái mình thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng, tiêu hết rồi đó. Bắt đầu bây giờ đi nè chứ không thể ngồi.
Sư Phước Nhẫn: Vậy mấy hôm nữa ăn mà không có ngủ thì nó sức khỏe nó suy.
Trưởng lão: Đúng rồi.
Sư Phước Nhẫn: Ngủ vậy sức khỏe nó tăng, nó dễ tu.
Trưởng lão: Bởi vì để cho nó, mình ngủ mình nằm mình nghỉ mà nó ngủ nó tập trung nó tiêu hóa làm cho cơ quan nó tiêu sạch xuống. Bởi vậy mình biết cách rồi nó dễ, không biết cách nó trật.
(20:00) Sư Phước Nhẫn: Con đi kinh hành, khi đi ít thì nó ít tạp niệm, đi cái thời gian kéo dài thì nó tạp niệm nhiều, làm sao cho nó bớt cái đó Thầy?
Trưởng lão: Không sao hết, tập đi nhiều thì mình cứ đem niệm mình đẩy lui. Mình không có cần mà sợ nữa, cho nó tỉnh thức ở trong bước đi này nó chỉ năm phút thôi, phải không?
Bây giờ mình ngồi lại hít thở nè, mình đi kinh hành năm phút mình thấy tỉnh, còn hoàn toàn ngoài cái vấn đề mà năm phút đó cho mày niệm gì thì niệm tao đẩy lui mày ra, tao không cần giữ cái tỉnh thức nữa. Bởi vì cái sức tỉnh thức này để mà tập trung vô cái niệm này nó khởi ra tao biết, trong năm phút tao đủ sức, mày hiện ra thì tao, trong năm phút tao sẽ biết cái niệm của mày rồi tao đưa cái niệm mày ra tao quán, tao quán tao đẩy lui niệm.
Cầu cho nó có niệm nhiều để mình đẩy lui, đẩy lui riết hết. Còn mình nói bây giờ sao nó hết niệm, không biết chừng nó ngủ đó thì sao mai mốt rồi nó bật ra mình chịu sao nổi. Đó cho nên độc cư mà sống một mình đó cũng là mình ghẹo cho nó ra, chứ không có gì. Bởi vì một mình mình nó phải, bây giờ nó ngồi nó không buồn ngủ nó phải hiện ra nó nghĩ cái này kia, nó buồn lắm, nó nghĩ đủ thứ hết, nó nhớ đủ thứ. Tức là mình chọc ổ cho nó ra, chọc ổ kiến cho ra, là cái kiểu độc cư. Còn mình nói chuyện nó không ra.
Sư Phước Nhẫn: Năm phút đầu mình đi kinh hành tỉnh thức, phút thứ sáu trở đi nó có niệm thì …
Trưởng lão: Mình cứ đi, đi mà có niệm thì bắt đầu mình quán xét cái niệm đó. Chứ đừng cắt để cho mình trở, mình cắt ngang là mình trở lại cái bước đi của mình thì mình bị ức chế rồi.
Mình đừng có lo cái về bước đi nữa, mà bây giờ tao lo đẩy lui niệm thôi. Hễ cái niệm ta đẩy lui thì cái tâm ta trở về thanh thản, mà thanh thản thì nó ở trong bước đi. Sư lưu ý nó nhẹ lắm đó nha, khi mà mình tập trung trong bước đi thì nó không nhẹ, mà khi mình đẩy lui cái niệm rồi thì tự nó nó trở về với cái bước đi của mình, an lạc ghê gớm lắm.
Nó thấy hai cái nó rõ ràng lắm. Cũng như bây giờ sư ngồi sư hít thở, sư tập trung năm phút, sư thấy nó không an lạc đâu. Nhưng mà bây giờ qua năm phút rồi bắt đầu bây giờ sư cứ ngồi không? Nhưng mà sư lưu ý những cái niệm thân, thọ, tâm, pháp, sư quan sát trong thân, thọ, tâm, pháp. Nó có một cái niệm khởi ra trong thân, thọ, tâm, pháp này thì sư đẩy lui nó. Đẩy lui rồi cái bắt đầu trở nó về hơi thở, mà sư không có gom trong đó nữa. Nó cứ nó thấy nó hơi thở sao nó nhẹ vậy, nó thay đổi liền cái trạng thái.
(22:18) Hồi đó mình tập trung để cho nó gom tỉnh thức thì nó nghe … bởi vì mình phải dụng công. Còn cái này nó không dụng công vô đây, mà tại nó nằm ở đây. Mình đẩy cái kia mà nó nằm ở chỗ này thì nó tự động nó định rồi, định tĩnh. Sư lưu ý cái này sư sẽ thấy nó an lạc kinh lắm, cho nên tu như vậy mới ham chứ.
Còn mình tu gì mà ngồi trông bảng mà nhìn nó vậy, cũng như con mèo mà rình chuột. Bởi vậy các tổ sai là cái chỗ mà nói mình nhìn tâm của mình như con mèo mà rình chuột, con mèo nó nhìn con chuột để nó chụp con chuột coi, nó nhìn chăm chăm nó không dám nháy mắt. Thì mình nhìn cái tâm của mình hay hoặc là mình nhìn cái hơi thở cũng kiểu đó thì coi như là sai.
Không phải, mình không có nhìn cái hơi thở mà mình nhìn cả cái trên thân, thọ, tâm, pháp của mình, bốn cái chỗ này để coi nó sanh ra cái niệm gì, để mình đẩy lui cái niệm đó thôi. Mục đích của mình nhìn chăm chăm là nhìn ở chỗ cái chướng ngại pháp. Tức là cái pháp niệm mà chướng ngại pháp trong tâm.
Nó hiện ra thì mình đuổi nó ra, quán xét đuổi ra chứ không phải ngắt nó, quán xét đuổi ra. Nó làm cho cái tri kiến giải thoát của mình càng ngày nó càng lớn lên. Nhiều khi nó phát triển ra những cái tri kiến mình chưa học. Nó hay lắm bởi vì hàng ngày mình sử dụng nó để mình quán vô lậu, mình không nhẩm lại cái lối mòn của Phật dạy nữa, từ đó nó phát ra, ngay cái đối tượng của nó phát ra, đập cho nó xuống. Phát triển cái tri kiến giải thoát, cho nên nó càng ngày cái tri kiến giải thoát nó tăng dần, tăng dần.
Mỗi một cái niệm đến là nó đập liền, nó đập cũng như là mình mà cầm cái cây mà ngay cái kẻ đó mà con chuột chạy qua là mình đập cái là tiêu rồi, không có trật, đập chục cái là chết chục con. Cái trí của mình nó đập xuống một cái là cái niệm nó chết liền, giãy chết liền nó không có còn trở lại nữa.
Còn bây giờ mình đập trật, mình thấy nó niệm đó chứ mình đập cái trật lất, cái lát nó nhào vô, đập không trúng. Cái tri kiến mình chưa có cho nên mình đập trật, cái tri kiến của mình có mình đập trúng nó không vô nữa, đập cái chết tươi. Nghĩa là cái tâm của mình nó quán thì nó phát khởi liền. Còn bây giờ mình quán chứ mà nó nhào tới nhào lui là tại vì mình đập trật, nó không đúng, đúng cái chỗ. Cũng như Thầy nói cái hang đó bây giờ chuột nó chui ra cái hang, Thầy cầm cái cây Thầy để ngay cái miệng hang mày chui ra tao đập mày cái, thì phải ló đầu ra cái đập cái chết tươi rồi.
(24:46) Cho nên cái sức cảnh giác của mình là cái chỗ này, mà năm phút tỉnh thức để mà cảnh giác này chứ không phải năm phút để mà biết cái bước đi và trong hơi thở. Mình tập tỉnh thức cái được năm đó mình gom lại, là bây giờ để mình nhìn trong năm phút ở chỗ này, thì năm phút này thì nó sẽ có cái niệm nó sẽ khởi ra, nó mày, mày sẽ ra thôi. Chắc chắn cái tâm mày phải nhẩy ra thôi, chứ mày không thể nào mày nằm trong đó mày chịu đựng lâu.
Thầy nói thật sự mà, các sư cứ nghĩ cái lỗ của nó đó, là nó sẽ ra ở chỗ đó, cái lỗ ý của nó nó sẽ nhào ra chỗ đó. Mình chú ý cái chỗ ý của mình chứ không đâu hết à, tao sẽ chú ý cái lỗ này mày mà nhào ra là tao đập mày chết. Mà sức tỉnh thức tao năm phút là mày, thế nào mày cũng phải chui ra, năm phút mày ở trong đó mày chịu ngộp mày cũng không chịu nổi đâu. Chắc chắn là mày phải bò ra mà mày bò ra tao đập cái chết.
Mà giờ ở trong này nó có một bầy của nó là tám chục con hay là bao nhiêu con, thế nào tụi bay cũng phải bò ra hết. Mà bò ra con nào tao đập chết hết, mà tao đập hết thì cái hang này trống bóc rồi. Thì cứ như vậy là cái tâm thanh tịnh chứ gì. Tụi bay có một số chứ đâu phải bay có nhiều đâu, bay huân thế gian dù bao nhiêu kiếp đi cũng nằm ở trong lỗ hang này thôi chứ không đâu.
Cái hang ý của mình thì nó phải hiện ra chứ làm sao mà trật được, con hiểu không? Cái hang đó là thế nào nó cũng phải ra. Mà giờ cái sức tỉnh thức mình năm phút là trong năm phút mình biết năm phút nó sẽ ra nó không hơn đâu. Bởi vì mình không ức chế nó mà, ngồi mà giữ miệng hang chứ đâu phải mình giữ hơi thở sao, mà ức chế ý thức.
Tao sẽ nhìn mày, mày bò ra là tao đập, mà mày không bò ra thôi, có gì đâu, mày không bò ra là mày chết hết rồi, cho nên bây giờ mày chưa bò ra được, như vậy là tao định tâm, có vậy thôi. Tới bây giờ cả một ngày đêm hai mươi bốn tiếng đồng hồ mày không bò ra thì mày chết hết trong đó rồi, mày không bò ra mày cũng chết ngộp trong nước cũng chết luôn, chứ không có gì, thôi, có vậy thôi.
Cho nên ở đây cái pháp nó tu nó thực tế và nó cụ thể mà nó không có sai cái lời Phật dạy, chướng ngại pháp mà, nó làm sao nó cũng bật ra rồi. Mà mày không ở chỗ này thì ở ngoài đánh vô thì mày cũng phải ra thôi, ở ngoài đó có người khác, cũng như hồi nãy cô Út lại nói, thì trong cái hang của mình, tại vì mình nhìn nó không ra, ở ngoài này nói cái trong đó bật ra à.
(26:56) Nó chờ ở ngoài này, trong hang, bởi vậy thân, thọ, tâm, pháp mà, cái pháp ngoài nó đập vô cái ở trong hang nó bò ra. Tao nói chuyện ở ngoài chứ tao cũng cảnh giác cái hang, mày ló đầu ra tao đập, chứ mày đừng nói tao quên, tao nói chuyện bên ngoài đâu phải pháp bên ngoài mà để cho tao thiếu tập trung với mày, cho nên tao cũng đập mày. Vậy cho nên, vì vậy mà luôn luôn tâm thanh thản, vô sự.
Phật tử: Thưa Thầy cũng như đi kinh hành đó Thầy, nếu mà mình có cái niệm nó xảy ra mà trong lúc mình đang chú ý, lúc mình đang dụng công pháp hướng đi tới, đi lui, dụng công pháp hướng, nếu như có niệm xảy ra rồi làm sao Thầy?
Trưởng lão: Dừng lại. Dừng lại câu pháp hướng, dừng lại cái đó, dừng lại.
Đem cái niệm để sẵn, tao đang chiến đấu với mày, chứ không phải lệnh, cái này là cái khi mà tâm nó yên ổn, nó không có cái niệm, nó không có mày ra, tức là không có cái niệm này ra thì tao hoàn toàn tao tu mày để tao luyện cái lực cái pháp hướng.
(28:03) Còn bây giờ đã có mặt mày thì cái pháp hướng này nó không có hiệu quả đâu. Cho nên tao dẹp ba cái này qua một bên tao lo chiến đấu đánh với mày, có vậy thôi. Bởi vì mình, quan trọng nhất là tất cả các niệm.
Còn cái vấn đề mà các pháp khác nó chỉ là phụ cho chúng ta để mà chúng ta sau này chúng ta có đủ cái lực thôi, chứ chưa phải. Dẹp được cái bọn này rồi thì cái lực này nó sẽ có, mà dẹp không được thì cái lực này tu cũng không có đâu. Khi nào cái tâm mình nó yên tịnh thì mình hướng tâm thì nó mới có cái lực. Mà giờ nó còn nhảy ra, nhảy vô đó mà làm sao mình có lực được. Cho nên tao dẹp mày để mà tao luyện cái này cho được.
Sư Phước Nhẫn: Vậy là mình dùng cái pháp hướng trong cái lúc tỉnh giác tĩnh lặng hay tỉnh thức?
Trưởng lão: Phải ôm lúc mà mình tỉnh thức.
Lúc tỉnh thức đó, nghĩa là bây giờ cái tâm thanh thản, vô sự chứ gì. Tức là tỉnh thức nó không có cái niệm gì hết chứ gì. Đó thì bắt đầu dùng pháp hướng, còn nếu mà nó có niệm thì không dùng nữa. Nó có niệm…
Sư Phước Nhẫn: Nó lo chiến đấu với niệm.
Trưởng lão: Lo chiến đấu với niệm, đánh với cái niệm này. Cũng như bây giờ cái đồn của mình đây, mà giờ chúng nó công mình mà mình cứ ở trong này mình ngủ hay hoặc ở trong này mình cứ mình đánh bài ở trong này coi sao được. Đâu có được, nó bắn mình quá trời ở ngoài kia mà mình ngồi ở đây mà mình cứ đánh bài với nhau ở trong này thì đâu có được.
Mấy thằng lính canh đồn đây mà cứ ngồi đánh bài mà ở ngoài mấy cái thằng cách mạng bắn quá trời quá đất. Tụi bay còn vác súng bay ra cho nó mấy ổ bay nó, chứ còn bay lơ mơ nó vô nó đốt đồn bay giờ, phải không? Cho nên vì vậy bây giờ nó công mình mà, nó hiện niệm khởi lên là nó công. Cho nên mình không có còn cái mà luyện về cái lực của mình ở trong cái giai đoạn đó được. Mà mình biết rằng cái niệm nó còn, chưa hết đâu.
Sư Phước Nhẫn: Ban đêm mà con đi kinh hành đó. Có những lúc tâm nó an lạc, thanh tịnh nên mình biết. Cái mình nhận à bữa nay mình đi êm quá, khi giờ đó chút xíu có cảm nhận nó lên.
Trưởng lão: Bởi vậy, đi kinh hành cũng… Bởi vậy Thầy nói, mới đi thì mình tập trung mình thấy sao nó cũng yên ổn trong bước đi. Nhưng mà chút đi ngoài trời nó niệm nó… Đi vậy chứ nó tỉnh lắm, nó khởi niệm dữ lắm. Thầy tu Thầy biết mà, coi vậy chứ mình động đó. Còn mình ngồi chứ nó ru mình ngủ, ru mình ngủ nó lần lần, nó lặng lặng, lặng lần nó mất, nó không có niệm nhưng mà nó đi tuốt luôn, nó cũng trật. Cho nên vì vậy mà đi là mình chọc hang với nó đó, không ra nó chọc đặng cho nó ra. Còn mình cứ ức chế nó hoài, nó ra không được thì tức là nó bị ém trong đó, nó không thanh tịnh tâm.
Sư Phước Nhẫn: Vậy mình không biết nó thanh tịnh thì nó kéo dài lâu một chút.
Trưởng lão: Ừ.
Sư Phước Nhẫn: Mà mình chực biết cái bắt đầu nó, niệm nó nổi lên liên tiếp.
(30:40) Trưởng lão: Đó. Bây giờ ở trên cái bước đi mới đầu mình đi mình thanh tịnh, mình thấy thanh tịnh, tức là mình ức chế tâm chứ mình chưa phải là cái tâm thanh tịnh thật sự, mình phải lưu ý cái phần này nè.
Cái tâm thanh tịnh thật sự thì cái niệm nó không có. Còn cái niệm này nó còn, còn đủ thứ, nó tham, sân, si nó đủ thứ mình chưa có ly, chưa có diệt được nó đâu. Mình biết nó còn nhưng mình ức chế mình thấy nó thanh tịnh nó không có niệm, mình đi tới, đi lui mình thấy nó không có niệm là vì mình tập trung ở trong ức chế, ức chế tâm nhưng mà mình biết tâm mình nó còn mà chưa hết đâu.
Do đó mình đừng có thêm nữa, mình đừng có đi cái hướng đó nữa, mình chỉ tỉnh thức được ba, năm phút thôi, mình đừng có đi cái hướng tỉnh thức này nữa. Mình đi hướng tỉnh thức này, mình ém nó trong đó hoài, nó còn hoài nó không ra, mà nó đụng chuyện, trời đất ơi, nó sân dữ lắm. Bởi vì mình ém nó đó, tới chừng có người nào nói tức tới mình, mình không có dừng được, khổ cái nỗi nó ức chế nó.
Cho nên vì vậy đó, mà mình bây giờ mình đã biết cái sức tỉnh thức của mình. Thầy nói khi mình biết sức tỉnh thức mình được năm phút rồi mình không cần tu cái đó nữa. Không cần đi mà tập trung, không cần mà ngồi mà hít thở nữa. Mà bây giờ ngồi lại thì quan sát cái tâm, chứ còn không quan sát thân, thọ, pháp của mình. Quan sát cái tâm của mình chứ không có quan sát hơi thở.
Mà nó yên thì nó ở hơi thở mà nó không yên thì có niệm khác, mình trông cho cái niệm nó ra để cho mình quán xét mình xả. Còn nó không ra thì mình cứ ngồi mình chờ đợi, coi như chờ giặc đến mà bắn. Chứ còn mình không có tập trung nữa, mình tập trung tức là mình ức chế, coi như là làm cái đồn cho chắc đặng giặc nó đừng vô, đặng mình ở trong này sống cho sướng. Sự thật ra không sướng đâu, giặc nó còn hoài, nó đánh mình hoài.
(32:23) Còn này mình phải tiêu diệt nó, đó thì như vậy thì mới đúng cách đó. Cũng như Thầy nói bây giờ phải ráng ráng, nghe lời Thầy nói đừng có tu sai, đừng có tu sai. Bây giờ cái sức tỉnh mà sư có rồi, sư đừng có thèm tu sức tỉnh nữa, nó đủ cái sức để cho chúng, cho sư có thể mà quán sát cái niệm, để cho cái niệm nó hiện hình ra để mình bắn.
Sư Phước Nhẫn: Mình phải luyện đi, luyện lại hoài cái năm phút này, Thầy?
Trưởng lão: Ờ, lâu lâu vậy đó. Mình tập luyện trở lại năm phút.
Thí dụ như một ngày mình tập ba, bốn lần năm phút thôi, đặng cho mình biết cái sức tỉnh của mình coi, nó còn để cho mình giữ cái đó để mình tu. Mà mình hễ mình càng tu bao nhiêu cái tỉnh thức tăng lên chứ không có thiếu đâu.
Khi nào sư tu rồi ha, sư tu cái xả cái tâm của sư rồi, sư thấy nó thường thường nó thanh thản dữ lắm. Sư ngồi lại sư nhiếp tâm thử coi kéo dài từ ba mươi phút chưa, vọng tưởng không.
Khi mình nhiếp tâm đó tức là nó bị ức nó rồi nó bắt đầu nó không vô được, vì mình đẩy lui nó nhiều quá rồi, giờ nó không có vô được. Nhưng mà hơn nữa nó vô, nghĩa là sức ba mươi phút của mình là mình đã xả nhiều rồi nó mới được ba mươi phút này. Mà nếu mà mình xả hết thì nó mới có cái an, mình ngồi đó thì nó hết, nó định trên hơi thở rồi thì cả ngày nó không có gì.
Nó có cái chỗ để mình trắc nghiệm được cái tâm của mình, còn mình tu cái đó mình cứ mình kéo dài cái đó mình phải tập tỉnh thức, mình kéo dài để cho nó đi vào định. Thì mình đi vào cái hướng đó coi như là mình chỉ kéo dài thôi chứ mình ức chế cái tâm lắm, không có xả, nên tức là không cho niệm vô. Còn này mình cho niệm vô, quán xét xả, từ đó tri kiến nó phát triển, rồi cái tâm nó càng ngày nó càng thanh tịnh. Cho nên Thầy nói mình đi là cũng là động thân của mình, nó không bị lặng để cho các niệm nó khởi ra. Cho nên đừng có thấy niệm mà sợ, thấy niệm để quán xét, để triển khai cái tư tuệ của mình.
(34:17) Nó có văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Cái văn tuệ là mình nghe để mà hiểu biết cái này kia được gọi là văn. Còn cái tư tuệ là do cái sự suy tư của mình, có một niệm mình suy tư, đẩy lui cái niệm đó, cái đó là tư tuệ. Còn cái tu tuệ, tu tuệ do mình tu tập những cái định mình nhập định nó phát triển lên cái trí Tam Minh, cái trí tuệ Tam Minh gọi là tu tuệ. Tu, do tu nó mới phát ra cái trí tuệ này, cho nên vì vậy nó không có không gian, thời gian, cái trí tuệ này là cái trí tuệ vô hạn nó do tu mà có.
Còn bây giờ cái tư tuệ này do cái sự suy tư, cái này gọi là tri kiến giải thoát, cái sự hiểu biết để mà giải thoát, nó đẩy lui các chướng ngại pháp, các niệm. Tư tuệ, tư là tư duy đó, chữ tư tuệ, cái trí tuệ do tư duy mà có. Đó, thì nó ba cái trí tuệ này, thì chúng ta chỉ sử dụng cái tư tuệ.
Còn cái văn tuệ này nó nguy hiểm là khi nghe nhiều nó bị kiến chấp, nó nuôi lớn cái ngã. Còn cái tư tuệ này nó sẽ đẩy lui tất cả những chướng ngại pháp. Còn cái tu tuệ này là do định mà nó phát sanh cái trí tuệ này, nó thuộc về trí tuệ Tam Minh, không có không gian và thời gian, cái trí tuệ vô hạn. Còn cái tư tuệ này thì nó là cái trí tuệ hữu hạn mà chúng ta sử dụng nó để chúng ta ly dục, ly bất thiện pháp.
Hiểu được như vậy thì Thầy thấy trên bước đường tu mình không, không còn cái chỗ nào … Coi như ông Phật, ông trang bị cho mình đủ hết rồi, thì bắt đầu bây giờ mình biết rồi thì mình cứ lo nỗ lực. Nó hiện tướng nó ra chỗ nào thì mình có cái chiến thuật, chiến lược có vũ khí ngay chỗ đó đặng đối trị nó liền. Coi như là cái mặt trận nội tâm của mình, cho nên nó muôn, nó … về cái chiến thuật chiến lược nó thay đổi liên tục, nó không có phải cố định một cái gì đâu. Cho nên mình không có thể nào đánh nó một cái góc độ nào mà thắng nó được. Mà mình luôn luôn, nó thay đổi là mình cũng thay đổi để mình đánh nó.
Cho nên sau khi mình đã củng cố được cái lực lượng của mình là năm phút tỉnh thức rồi, là cái sức lực của mình trong năm phút là đủ chiến đấu nó rồi. Coi như là bây giờ mình chưa có quân đội, kêu dân của mình thành một cái quân đội, bây giờ còn trang bị vũ khí cho nó, những cái pháp của đức Phật đã trang bị.
Bây giờ quân đội mình đã thành lập được rồi, thì cũng như sư năm phút là sư có quân đội rồi. Bây giờ lấy cái quân đội này mà trang bị những cái vũ khí này, tức là những cái pháp mà Phật dạy đó, thì đụng đâu mình, nó dùng cái gì là mình dùng cách đánh, không thua thằng nào nữa hết, vậy thôi. Nó chơi pháo mình chơi pháo, nó dùng phi cơ, phản lực hay hoặc loại gì phi cơ rồi mình cũng chơi cho nó đủ thứ, mình có đủ hết.
(36:59) Ông Phật ông trang bị cho mình những cái đó để cho mình đánh nó, nó đánh mình góc độ nào, đánh nó góc độ nấy. Biết nó là ma chướng, biết nó là như thế nào, thế nào, mình đánh hết, dẹp sạch xuống hết. Sau khi mặt trận của mình mà sạch rồi thì nó thoáng, vắng bóng, chết hết. Đó là mặt trận nội tâm của mình.
Đó các sư thấy chưa, mình chiến đấu là như vậy, coi như là bây giờ đó mình tu tập, tu tập trong năm phút mà tỉnh thức là kêu gọi nhân dân phải đi lính hết. Rồi bây giờ vô tập luyện chung quân đội của mình, cho nó quen với những cái pháp này. Quen rồi bắt đầu bây giờ tao mới chiến đấu, bây giờ chiến đấu là ngồi không. Mày hiện ra mày đánh tao, tao đập mày liền, không thua mày giờ nào hết.
Cho nên tới cái giờ mà ngồi, mà để mà chiến đấu là nội lực mình đủ, pháp hướng mình có này, Định Vô Lậu mình có này, cách thức quán như thế nào mình cũng thông này, nhân quả như thế nào mình cũng rành hết rồi. Rồi bắt đầu bây giờ tao đủ vũ khí rồi đó, quân đội tao có này, tức là tao có một cái sức tỉnh thức rồi thì bây giờ tao chiến đấu, đó thì bắt đầu chiến đấu.
(38:07) Chiến đấu nó bằng cách là chọc cho nó ra, chọc ổ cho nó ra. Chứ mày cứ mày núp rừng không tao đánh sao cho được. Tao chọc cho mày, mày ở trong rừng không được, cũng như bây giờ mày ở khu rừng đó, tao cho mày đói chết mày phải ra, mày ra tao thì bắn mày chết, có vậy thôi.
Bởi vì mình độc cư đó là mình cô lập với nó, buộc nó phải nhào ra thôi, mà nó nhào mặt nào ra, thì tao bắn chết hết, có vậy thôi. Cách thức của mình mà, còn mình đi kinh hành là mình đánh cái mặt của nó là cái mặt gián điệp của nó. Nó làm cho mình mê mờ không biết, không biết giặc nó hiện ra. Cho nên tao đi kinh hành hoài mày không làm tao mê được, vì vậy mà mày ló mặt nào tao thấy hết, tức là không bị si.
Cách thức đi kinh hành Thầy thấy ông Phật ông dạy mình luyện thân. Trồng chuối hay hoặc là quay ngược hay hoặc hít đất thở này kia đủ thứ, ông không dạy cái điều đó, mà ông dạy mình đi kinh hành thôi. Nó vừa khỏe mà nó vừa an lạc mà nó vừa thanh thản, mà thân động. Cái thân mình nó động vậy chứ nó thấy mình rõ ràng là cả cái thân của mình nó động hết.
Coi vậy chứ đi đó, sư cứ để ý đi, sư đi đi, rồi sư thấy, đi một lúc thì mình đi để ôm cái tay trước, một lúc mình chấp tay sau đít. Thấy cái tay của mình cũng đưa tới đưa lui, có khi mình đi thư thả, mình đi đánh từ xa lại. Rõ ràng là cả thân động hết, chỉ có ngồi không thì nó không động thôi chứ còn đi nó động hết. Mà nó động nhẹ nhàng chứ nó không có gò bó, cho nên cơ thể mình rất bình thường.
Còn thí dụ như mình làm cái gì đó, tập, bắt đầu cơ bắp của mình nó theo cái vận động nó phồng nó nổi lên, mà sự thật nó vậy. Cái này là mình sống cách rất tự nhiên, mà cái tự nhiên, con thú nó đâu có xe cộ đâu nó đi thong thả, mình cũng là con thú thôi. Nó, con thú nó có tập thể thao thể dục gì đâu, nó nhờ đi đó mà nó cũng mạnh khỏe như thường.
(40:00) Như mình thì bày đặt ra đủ thể loại để tập luyện chứ còn nó có tập gì đâu. Ôi thôi nó, ở con vượn thì nó trèo cây, nó nhảy, nó du cái này, cái kia thì nó cũng là mạnh khỏe đó thôi. Còn cái con bò, con trâu thì nó đi ăn vậy chứ, nó cũng đi tới, đi lui tối ngày, nó nằm ngủ trưa có chút xíu, nghỉ chút. Thì nó cũng do vận động như vậy thôi chứ nó có tập thể thao đâu, bao giờ con bò con trâu tập thể thao bao giờ đâu.
Còn mình bày đặt tập cho dữ tợn, cái tự nhiên của mình, mình không chịu tập, phải không? Mình không chịu đi, giờ có xe cộ cứ trèo lên ngồi chạy ù không muốn đi. Hồi xưa ông bà của mình, chúng ta đi bộ gần chết mà ta sống cả trăm tuổi, còn mình giờ sướng quá mà chỉ sống được vậy, có phải sai. Rồi phải tập thể thao đặng cho kéo dài tuổi thọ thêm, mấy ông bày đặt thêm chuyện cho mấy ông cực, chứ làm gì. Đâu có vậy, di chuyển đây mà đi ra đằng kia cũng phải tốn xăng thì thử hỏi uổng không? Có phải tốn tiền không, còn hơn mình đi bộ có tốn gì đâu.
Nên ông Phật ông hay ở chỗ đó, nhưng mà mình đi xa mình đâu có ngu gì mình đi gì cho mệt mình, kèm xe đi, nhưng mà tôi đi gần tôi không có làm điều đó. Vừa khỏe vừa hay, mà hay ông Phật hồi xưa đâu phải ông dép, nhưng mà ông đi không có mang dép. Chính cái chân mình nó chạm, chạm đất đó nó khỏe hơn là cái chân mình mang cái đôi dép.
Cho nên cái nền nhà mình vầy, nó sạch sẽ gạch tàu lót nhà, mình không cần gạch bông đâu. Vậy chứ mà nó đi nó khỏe lắm, còn cái gạch bông mà nó tráng men rồi này kia thì nó cách, cách, cách, thành ra nó không bằng cái gạch tàu. Con thấy gạch bông nó mà đổ nước lên nó lâu rút lắm, còn cái gạch tàu này bước lên cái chân, sư mà sư bước mấy cái nó rút hết nước. Thành thử cái gạch tàu vậy coi nó là đất, nó dễ làm cho khô ráo, nó làm cho mình không bị trượt, còn thứ sang sang một chút chúng ta dễ bị trượt.
(42:06) Đó thật ra mình biết cái đời sống mà, cho nên ông Phật, ông lấy gốc cây ông làm giường nằm mà… Thật ra ráng mà nỗ lực tu theo Phật. Thầy nói uổng tại vì Thầy mong sao mà cái pháp này nó được sống để cho nó làm sáng lại Phật giáo. Chứ không khéo rồi Thầy nói mà rốt cuộc rồi Thầy cũng giống Đại thừa, nói cho lum và rồi không ai làm được. Đại thừa nó cũng nói lum, nó cũng không làm được, giờ Thầy có nói nhiều cũng không ai làm được, mà chỉ có Phật thôi.
Bởi vậy Thầy, lần lượt Thầy cứ hướng về đạo đức để lôi người ta đi ra cái hướng đạo đức, từ cái đạo đức đó mình đi dần tới cái chỗ xả tâm để mà nhập định. Nó có cái cơ bản rồi, mà bây giờ mình đang thiếu đạo đức mình muốn giải thoát, thiệt ra mình gian khổ dữ lắm. Cho nên tại sao mình tu lâu, tại vì đức hạnh mình chưa có.
Cái đức mà mình… Bây giờ người ta vừa nói hơi, người ta hơi động mình chút thôi chứ chửi mình đâu, giận liền à, tức là cái đức hạnh mình không có. Còn mình muốn nói gì mình cũng muốn nói hơn người ta nữa chứ đừng nói, không chịu thua ai hết đâu. Cái bản chất của mình nó như vậy thì thử hỏi làm sao tu giải thoát nó mau được.
Đó mình phải hiểu biết làm sao mình tu lâu, tại vì cái bản chất của mình nó như vậy, nó luôn luôn nó ở trong ác pháp không chịu thiện pháp. Cho nên khi mà người ta sống được đạo đức rồi thì người ta tu con đường của đạo Phật này nó nhanh chóng, quá nhanh đi. Sống mà không làm khổ người, khổ mình thì người đó là, thiệt ra là Thánh chứ đâu phải phàm phu nữa. Ly dục. ly ác pháp rồi chứ còn không có ly dục, ly ác pháp thì không có làm sao mà được cái chuyện đó.
Phật tử: Thưa Thầy con nghe trong cuốn băng mà Thầy giảng đó Thầy, ông Thiện Thuận đó, ông nhập tới Tam Thiền sao có ba mươi mấy ngày à Thầy?
Trưởng lão: Thôi tội lắm con ơi. Chính Thầy nói chung là Thầy khích lệ mấy ông đó chứ, Thầy bác, Thầy đập sạch hết.
Cho nên Thầy phải đưa Minh Tông ra để mà phá cái của ông Thiện Thuận. Nhưng mà cái Minh Tông đó thì nhắc khéo. Cho nên Thầy khen mà trong cái khen đó Thầy lo lắm. Trời ơi! Nó chấp nhận cái khen đó thì … Còn lấy Minh Tông để nó, để cho Thiện Thuận nó hợp chỗ tu nó, tức là nó bị chấp vào cái chỗ tu tưởng. Còn cái ông này thì lọt vào cái ức chế, hai ông đó đều sai, ông nào cũng nói thấy bóng dáng Tứ Thiền. Trời đất ơi! Ly dục, ly ác pháp chưa được mà ông dám nói cái chuyện đó. Nhưng mà Thầy lờ qua, nếu mà nói người ta bất mãn.
Sư Phước Nhẫn: Hôm rày, ông Thiện Thuận ông có hay tới đây không Thầy?
(44:45) Trưởng lão: Ông dặn Mật Hạnh đó là khi nào mà Thầy về thì gọi. Nhưng mà Thầy nói thôi, miễn là ông đừng có tu điên là được, chứ ông mà sao tu cho nổi.
Sư Phước Nhẫn: Chứ ông nói có ba mấy ngày, mà ông nói ông tới Tam Thiền, hình như sáu ngày hay nhiêu con không nhớ nữa, ông nói ông tu đến Sơ Thiền.
Trưởng lão: Thì đó là ông tưởng. Bởi vậy khi đó, con biết không? Khi mà ông bị tẩu hỏa nhập ma đó, Thầy xả ông, cho ông ở cái thất này nè, ngoài này Thầy- mấy cô mà cần phải dạy- Thầy chỉ cách của cô Út, Thầy đương nói chuyện với cô Út thì Mật Hạnh ở ngoài này nó, nó nghe ông la, nó mới chạy vô … (45:27)
HẾT BĂNG