VẤN ĐẠO 21-KIẾT SỬ

VẤN ĐẠO 21-KIẾT SỬ

VẤN ĐẠO 21

KIẾT SỬ

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và Phước Nhẫn

Thời lượng: [33:14]

Thời gian: 2002

1- NĂM HẠ PHẦN KIẾT SỬ

(00:00:00) Trưởng lão: Tại duyên nó vậy. Rồi bây giờ còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Sư Tuệ Tĩnh: Bây giờ với con thì con theo cái sự mà của sư Phước Nhẫn hỏi đó Thầy, thì con theo đó con nghe, để mà con tiếp tục tu thôi chớ con không có cái gì để hỏi.

Trưởng lão: Bây giờ Thầy sẽ nói thêm về cái phần mà rắc rối nhất là ở trong kinh sách của Phật, là cái phần Kiết sử.

Đầu tiên chúng ta học có Năm hạ phần kiết sử. Cái Thân kiến kiết sử, năm cái hạ phần kiết sử thì cái thứ nhất là thân kiến, cái kiến chấp về cái thân của mình.

Đức Phật nói, kiến chấp về cái thân của mình. Cho nên trong cái bài pháp nói: “Vô thường, khổ, không, vô ngã”, có nghĩa là đức Phật muốn giải thích cho mình hiểu cái ngã của mình nó không có cái gì thật sự trong đó. Cho nên đừng có chấp nó, không phải là: ‘Sắc, thọ, tưởng, hành, thức’, không phải năm cái uẩn này có một cái nào là của nó. Mình chấp cái thân của mình là sắc; cái thọ là thân của mình, là cái của mình. Rồi mình chấp cái tưởng là của mình; chấp cái hành là của mình; mình chấp cái thức là của mình. Thì cái đó là thân kiến, thật không có đúng, nó trói buộc mình dữ lắm. Nhưng mà cái này, dường như ai cũng bị trói buộc, không dễ gì với cái kiến kiết sử này đâu, đó là cái thứ nhất.

Cái nghi kiết sử, thế tại sao mà ở trong cái thức, mình phải so sánh trở lại Ngũ triền cái, năm cái triền cái, nó có cái nghi, nghi triền cái. Nghi triền cái, là cái sự kiện đó nó đi ngang qua, nghi cái điều đó, thấy cái tướng nó, đó là triền cái. Còn bây giờ đã nghi rồi, mình nghi cái gì rồi, nghĩa là nó không phải là thoáng qua, cái kia cái màng nó ngăn che, mình vừa thấy, vừa thấy cái tướng, dáng cái người đó, mình nghi nó ăn cắp, ăn trộm phải không, cái đó là cái triền cái. Mình phân biệt, những cái chữ dùng này nè, nó làm cho mình phải ngăn che, mình không có phá được cái đó. Cho nên cái nghi nó làm cho mình trong tâm mình cứ lo lắng, sợ nó lấy đồ này kia, nên cứ dòm chừng. Nó làm cho mình không có được yên tâm, không có được thanh thản, cứ phải dòm chừng nó, sợ nó lấy cái này, lấy cái kia, đó là cái nghi triền cái.

(02:35) Còn cái nghi kiết sử, thì nó đang sẵn có cái nghi rồi. À bây giờ, thí dụ như mình nghi một cái người nào, nhưng mà cái đó nó cứ hiện ra trong tâm của mình. Người đó thì họ đi đâu rồi mình không thấy, nhưng mình nghi. Ví dụ như đọc cái câu kinh của Đại thừa, mình nghi, mình không biết nó đúng hay sai. Cái đó nó thuộc về nghi kiết sử, nó trói buộc mình. Ví dụ như nghe câu công án Phật, ví dụ như: “Ba cân gai hỏi Phật là gì?”. Ba cân gai mà mình nghi, sao ba cân gai là Phật được, cái đó là mình bị kiết sử.

Cho nên vì cái khéo léo sử dụng của thiền Đông độ, người ta khởi cái nghi tình, để cho nó đừng có khởi niệm nghi, nó bắt mình cứ ôm ấp cái nghi. Còn cái nghi triền cái thì mình thoáng thấy, mình khởi tâm nghi đây, cho nên nó chưa có cái nghi trong đó, còn cái này, cái nghi cứ ôm ấp, đó là nghi. Cho nên vì vậy mà cái người tu theo thiền Đông độ mà nghi tình, thì họ sử dụng cái nghi này là cái nghi kiết sử, nó có sẵn. Cái gì mà nó có sẵn, nó trói buộc mình, thì đó là thuộc về kiết sử.

Còn cái mà không có sẵn …​

(03:57) Còn cái giới cấm thủ. Giới cấm thủ, có nghĩa là một cái người đó họ chấp giới, họ giữ cái giới, chẳng hạn bây giờ Thầy bị bệnh, ngày ăn một bữa, mà giờ ăn không có được, phải không, mà sáng Thầy phải uống thêm chút cháo đặng Thầy uống thuốc, mà giờ Thầy chấp nhận quyết định trưa ăn hoặc uống thôi, chớ không có sáng ăn, đó là kêu là giới cấm thủ. Bởi gì nó thuộc về hạ phần kiết sử, nó trói buộc mình.

Giới luật nó cũng trói buộc mình, nếu mình chấp nó thì trói buộc. Nhưng ở trong Phật đã dạy, mình: “Khai, giá, trì, phạm”, phải không, có khai, khai giới ra. À thí dụ như bây giờ Thầy bị bệnh, sáng Thầy phải uống thuốc, còn để bụng trống uống thuốc thì không có nên, nó sẽ bệnh, thì do đó Thầy phải uống một ly sữa, ăn chén cháo rồi Thầy mới uống thuốc. Cái đó là Thầy khai giới. Bây giờ trước khi Thầy ăn, Thầy khai giới: “Hôm nay vì cái thân bệnh tôi xin khai giới để uống thuốc. Sau khi uống thuốc mạnh rồi, tôi đóng giới lại”. Khai, giá, trì, phạm mà. Cho nên tôi không có phạm giới, vậy tôi có pháp tôi thực hiện chớ không phải là tôi cố chấp. Còn mình chấp tôi không ăn phi thời, nhất định chết bỏ chớ không ăn phi thời, do đó bỏ uống thuốc không được. Vì vậy mà uống thuốc không được mà bệnh không hết. Bệnh không hết thì chỉ còn nước chết, cái này là giới cấm thủ.

Nó thuộc về kiết sử, nó trói mình. Khi mình chấp giới nó bị trói. Phật cho mình một cái lối, để cho mình khai, cũng như bây giờ, có người phụ nữ, họ bị chết đuối dưới sông. Họ đang hụp lặn ở dưới, mà mình đi ngang, mình gặp. Mình là vị tu sĩ mà, không được, giới cấm không được đụng người phụ nữ cho nên mình đi luôn, người đó chết. Trong khi đó mình khai giới: “Bây giờ trước cái tình trạng mà quá cấp bách như thế này, tôi phải cứu người. Cho nên tôi phải khai giới liền”. Tôi nhảy xuống lội ra ôm cô ta lên. Xong rồi, có người khác đến hô hấp cho cô ta, thì mình giao cho người ta. “Tôi xin đóng giới lại”, ngay liền đó tư tưởng của mình xin đóng giới lại, từ đây thì mình ra đi, không để cho người ta lưu lại ơn nghĩa gì hết, thì tức là mình không có lưu lại cái tình cảm của mình. Nhất định đóng giới lại và giữ gìn, không có để sự đụng chạm nhau mà nó gây ra cái cảm xúc của nam nữ. Giờ đó mình đóng giới lại tức là mình giữ gìn như vậy.

Cho nên người như vậy gọi là không bị năm cái hạ phần kiết sử này, còn không khéo. Bởi vì, ở đây những cái phần này rất quan trọng để cho mình biết những cái điều kiện mà nó xảy ra, mà mình chấp giới quá, thì mình bị kiến kiết sử của giới trong cái hành trì tu hành của mình.

(06:47) Tham kiết sử tức là cái tham của mình. Mình ham muốn cái đó, nó có ham muốn ở trong lòng của mình. Thí dụ như bây giờ mình muốn cái này, mình muốn cái máy này. Cái lòng ham muốn của mình, nó luôn luôn mà mình không có chịu đoạn dứt nó ra, mình cứ cho nó trói buộc, để cho tới chừng mình có tiền sắm mới được, cái đó gọi là tham kiết sử. Tham kiết sử của hạ phần.

Sân kiết sử là bây giờ mình đang sân nè, nó trói buộc cái lòng sân của mình, tức là nó buồn phiền trong đó. Nó chửi mình, nó nói nặng nhẹ hoài, nó tức giận mà không chịu xả ra, đó là mình bị sân kiết sử. Năm cái này gọi là Năm hạ phần kiết sử, nó mới hạ thôi.

2- NĂM THƯỢNG PHẦN KIẾT SỬ

(07:35) Còn Năm thượng phần kiết sử. Sắc tham là sắc tham kiết sử. Bây giờ mình thấy một người phụ nữ, hoặc là mình thấy cái món đồ đẹp nào đó, mình khởi lên ham muốn thì cái ham muốn này, cái sắc tham kiết sử này, nó làm cho mình thấy cái món vật đó nghĩa là bắt đầu cái tham của ngũ triền cái.

Mình phải phân biệt giữa triền cái với cái này, với cái tham dục triền cái, ở đây, cái tham dục triền cái với sắc tham. Giờ Thầy thấy cái máy này, thấy cái sắc của nó. Sắc tham có nghĩa là con người mình, người ta dạy phương thức, hễ mình thấy cái sắc phụ nữ có là một, thấy món đồ, thấy cái xe; thấy cái gì hoặc thấy cuốn sách, thấy đẹp rồi thích, cái đó gọi là sắc tham.

(08:29) Thì cái tham dục của triền cái, nó khác, nó khác hơn, nó phải so sánh được cái chỗ này. Bởi vì Thầy phải phân tích được cái chỗ này. Tham dục của triền cái là mình khởi sự, mình thấy cái này, mình muốn cái này. Cũng như mình thấy một cô phụ nữ, mình muốn cô phụ nữ, thì đó tham dục nó che mình luôn luôn, mình cứ tương tư trong lòng mình hoài. Thời gian mà tương tư, nó trở thành sắc tham, nó không còn nằm ở trong triền cái nữa. Nó khởi cái điểm của nó là triền cái nó che mình rồi, bắt đầu từ đó nó bị trói buộc. Nó trói buộc thì nó trở thành Năm thượng phần kiết sử.

Từ cái này nó chuyển qua cái này liền, nó trói mình liền, còn cái kia nó ngăn che mình, cho nên mình không thấy nó, mà cái này là cái khổ, có cái này giữ gìn, nó là rắn độc, nó là cọp dữ. Nó sẽ đem đến những cái nỗi khổ cho mình, có thể nó là một cái tù chung thân của mình đó.

Do đó nó bị ngăn che, mình thấy nó thích, mình thấy nó ham muốn, đó là tham sắc dục của triền cái.

Nhưng mà cái đó nó triền miên trong lòng mình để mà đạt cho được, nó trở thành sắc tham của kiết sử.

Thấy chưa, thấy từ cái đầu, rồi đến cái chỗ đó nó trói mình vô đó, nó thành cái kiết sử.

(09:54) Vô sắc tham, nó không có hình ảnh mà nó tham muốn. Bởi vì sắc tham nó có cái hình ảnh, rồi nó lưu hình ảnh đó, nó cứ ở trong ham muốn mình hoài. Còn giờ nó không có, mà nó tưởng ra. Cho nên vô sắc tham là tưởng tham. Vì vậy mà nó thực hiện trong giấc mộng.

Thí dụ của vô sắc tham, như bây giờ cha mẹ mình mất đi rồi, nó không còn cái hình ảnh đó nữa, thế mà mình nằm mộng mình thấy được cái hình ảnh của cha mẹ mình. Nó tham đây, nó còn thương, còn nhớ. Chữ tham đây nó đủ mọi cách hết trơn, nó nằm ở trong cái dục tham. Cho nên nó thực hiện qua cái hình ảnh của cha, mẹ mình. Mình thấy cha mẹ mình còn sống chớ chưa có chết.

Còn mạn, mạn thật sự ra cái mạn kiết sử này, thì luôn luôn lúc nào mình cũng chấp ngầm ở trong này, nó có cái mạn. Nó trói mình chặt lắm, ai không động tới, chớ động tới là sân liền. Nó chấp ngã, ngã mạn dữ lắm, chớ không phải thường, đó là kiết sử nó trói mình. Cho nên những sợi dây này, nó rất khó bức. Thượng phần kiết sử nó khó lắm.

Nó có cái trạo cử kiết sử. Muôn đời mình ngồi, bắt đầu mình ngồi, cho nên đức Phật dạy mình: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”. “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Mình ngồi đây chớ coi chừng nó lát ngứa ngáy, hoặc là nó làm cho mình bất an, nó bị trạo cử. Mà cái trạo cử của cái thượng phần kiết sử này, là luôn luôn nó có sẵn trong thân nhất là về cái thọ. Hễ mà khi nó trạo cử, nó làm cho mình khó …​ cũng như bây giờ mình ngồi tới tê chân, nó cứ bắt mình nhúc nhích, bắt mình phải ráng chịu đựng cái này cái khác đau khổ, hoặc nhức chân của mình. Ngồi kiết già thì nó làm cho mình khổ sở, khó chịu, cảm giác nó bất an lắm, nó trạo cử. Cái thọ nó làm cho mình bất an lắm, trạo cử, mà cái này muôn đời mình đã có cái sợi dây trói buộc này, gọi là kiết sử của nó.

(12:03) Còn vô minh kiết sử thì chắc chắn con người của mình, người nào đều cũng vô minh hết, không có người nào là không vô minh. Và cái vô minh này cứ lầm chấp là minh không, cho nên nói thật sự là vô minh. Chỉ ra khi nào, mình minh thì mình sống đúng giới, còn mình phạm giới tức là vô minh, có hai cái đó thôi. Cái người phạm giới là người vô minh; người sống đúng giới, chẳng hạn như mình đang sống ăn ngày một bữa là mình minh. Mà mình lỡ ăn phi thời một chút tức là mình vô minh.

Cho nên vì vậy: Giới luật là trí tuệ, trí tuệ là giới luật mà; mà trí tuệ đâu là giới luật đó”. Cho nên hai cái này nó không tách lìa nhau được. Vì vậy cho nên vô minh nó kèm theo với cái chỗ phá giới, mình phải thấy được cái chỗ. Cho nên cái vô minh kiết sử này, luôn luôn nó ngầm ở trong cái chỗ mà hiểu lệch của mình, chỉ còn có kê cái bản giới luật, mình có phạm cái lỗi, tức là mình vô minh. Còn mình không kê ra được, thì cái đó là phạm lỗi rồi, mình bị vô minh kiết sử. Nó trói mình, nó trói chặt lắm.

Thí dụ như bây giờ, sáng mình thèm muốn ăn, thì đó là vô minh rồi, phá giới rồi. Mình thấy cái tâm mình như vậy là vô minh. Mà khi mình phạm một cái là vô minh thật sự, mà mình còn minh thì mình tư duy, mình suy nghĩ, mình nhất định mình chết chứ không ăn phi thời, thì như vậy là mình sẽ minh. Minh với vô minh, hai cái nó luôn luôn đi kề với nhau như bên mặt với bên trái vậy đó.

Ví dụ như bây giờ Thầy nói ở đây độc cư, mà mình đi nói chuyện thì đó là vô minh. Mình nói chuyện, tức là cái tâm mình phóng dật, tức là vô minh, mình để tạo cho mình không giải thoát, đó là vô minh. Thí dụ như bây giờ Thầy nói độc cư, không tiếp duyên ai, không nói chuyện ai, ráng nỗ lực thực hiện tâm không phóng dật, do đó mình thấy cô đơn buồn bã quá, sanh ra đi làm chuyện này, đi làm chuyện kia, thì đó là vô minh.Vô minh kiết sử, nó hiện ra, nó trói mình, nó dẫn đi.

(14:06) Còn cái vô minh của Ngũ Triền Cái, nó trạo cử, thì nó thùy miên. Nó thùy miên, nó buồn ngủ, nó hôn trầm. Hôn trầm thùy miên, cái đó là vô minh, là si. Cái tướng trạng của ngũ triền cái này là tướng si. Tướng si nó hiện ra tướng ham ngủ. Nó ham ngủ, tức là ngồi đâu gục đó, ngồi đâu cũng là buồn ngủ đó, thì cái đó là tướng si. Cho nên người nào ham ngủ là người đó si.

Còn cái vô minh này, là cái vô minh trong thượng phần kiết sử này, nó thuộc về giới luật. Cho nên nó không có buồn ngủ, mà anh cứ anh phạm giới hoài thì anh là vô minh. Cho nên mình thấy si nó cũng là vô minh chớ gì. Nhưng mà si, nó hiện cái tướng si của triền cái.

Cho nên cái gì mà nó hiện ra cái màn che của nó, thì cái đó nó hiện ra cái tướng, thì đó là triền cái. Cái gì mà nó trói buộc mình, nó làm cho mình không đúng, thì cái đó nó nằm trong cái kiết sử.

3- THẤT KIẾT SỬ

(15:13) Trong kiết sử thì đây là Năm thượng phần kiết sử và Năm hạ phần kiết sử có bảy kiết sử, nó còn có bảy cái kiết sử nữa. Cái này Thầy thường hay nhắc nhiều nhất là vì nó cũng rút tỉa ở trong Năm thượng phần kiết sử và Năm hạ phần kiết sử. Cái này nó rút ra ở trong Thất kiết sử này. Tóm lại, Thất kiết sử nó rất cụ thể và rõ ràng.

Ái kiết sử tức là tình nghĩa cha con, hoặc gia đình, lòng thương yêu của mình, tức là ái kiết sử, nó trói buộc, mình dứt khó lắm.

Sân kiết sử là cái lòng sân của mình, nó khó dứt lắm. Giờ mình không sân, chớ nó có sẵn ở trong này nè. Đó là những cái nó trói buộc mình.

(15:55) Kiến kiết sử, những cái mình hiểu biết như các nhà Đại thừa, họ chấp nhận Phật tánh hoặc Chơn như này kia, cái kiến chấp đó của họ cũng khó bỏ lắm. Mà chấp như vậy là như thế nào, đúng rồi là khó bỏ lắm gọi là kiến kiết sử, là cái mà họ hiểu biết. Đó là kiến kiết sử.

Nghi kiết sử, cái nghi của mình, cái tâm nghi của mình. Con người của mình bây giờ nó hết nghi thì không nói, nó không có hết được đâu, hở ra là nó nghi, đó là nghi kiết sử.

Mạn kiết sử, cái ngã mạn của mình, tức là mình chấp ngã dữ tợn. Nó trói mình chặt lắm, đó là kiết sử.

Hữu tham kiết sử, những cái vật của mình chung quanh mình có, như là cái bát của mình, mình xả còn không được, chớ đừng nói là hữu tham. Cái có, hữu là nó có rồi; tham là nó giữ không bỏ ra được, cái đó là hữu tham kiết sử.

Vô minh kiết là cái phá Giới.

Đó là Thất kiết sử của mình.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình phá nó, làm sao mình phá được Thầy?

4- PHÁ KIẾT SỬ

(16:51) Trưởng lão: Bởi vậy cho nên mình tu, mình phải dùng các loại định, coi như là Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác. Tất cả những cái này đều là pháp ác không, mà nó chỉ phá nó, phá cái Thất kiết sử này chỉ duy nhất có pháp Như lý tác ý là phá được thôi. Bởi vì nó ngầm ở trong người của mình, nó đủ cái đó, nó trói buộc mình trong này, bây giờ nó có sẵn rồi, nó thành cái lực dữ tợn lắm. Cho nên vì vậy, hằng ngày mình nhắc, mình hướng tâm, mình nhắc, nó mới cởi mở từng chút, từng chút nó mới ra, nó ra những cái sợi dây đó nó bứt ra. Chỉ có pháp hướng mà nhắc thôi, chớ còn Thất kiết sử này nó đặc biệt.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình hướng cách nào Thầy?

Trưởng lão: Ví dụ như mình hướng: “Tâm ly dục, ly ác pháp”. Nó ly cái đó, thì nó cắt cái này. Nó không ly thì nó không cắt đâu, rồi mình sống đúng độc cư, nó không phóng dật thì nó cắt.

Pháp hướng nhắc hằng ngày sẽ trở thành cái lực. Bởi vì cái sự tu tập, Thầy nói thật sự nó phải có sự bền chí, bền chí hết sức với cái pháp Như lý tác ý. Bởi vì không thể nào mình nhắc một lần mà nó hiệu quả được. Có người, người ta nhắc mười lần, người ta có hiệu quả. Còn mình nhắc mười lần, trăm lần chưa có hiệu quả, tại vì cái khối nghiệp của mình, cái khối kiết sử này nghiệp nó chặt quá, cái dây nó buộc chặt quá. Còn người ta cái dây nó lỏng, người ta nhắc năm, mười lần cái nó được. Còn mình nhắc nó như vậy, nó cũng bứt đó, nhưng mà bứt không hết. Nó nhiều quá, nó chồng lớp lớp nó trói mình nhiều. Cho nên có nhiều người rất lâu, có nhiều người rất mau.

(18:16) Cũng như, ví dụ như Thầy trong sáu tháng, còn quý sư thật sự ra mà nếu chuyên cần, phải sáu tháng nó mới có hiệu quả. Phải chuyên cần, phải tinh tấn chớ còn, mình tu chừng một năm, mình thấy không hiệu quả thì mình bỏ là mình phí. Chớ nó không phải đơn giản đâu. Phải bền chí, phải kiên nhẫn dữ lắm.

Mình quyết, mình tin tưởng cái pháp sẽ thực hiện được cứu cánh của mình. Mình nỗ lực hằng ngày, nhắc “Tâm như cục đất, không tham, sân, si nữa!” Mình nhắc sao thấy nó vẫn còn hoài chứ chưa hết, nhưng bền chí rồi mình sống cho đúng pháp, đúng giới luật, nhắc như vậy. Một mặt mình nhắc, một mặt mình sống cho đúng; một mặt mình độc cư cho trọn vẹn, đừng có để tâm nó chạy theo ra ngoài, thì mình nhắc nó có hiệu quả.

Còn mình sống không đúng, giờ mình cũng tiếp duyên ăn uống phi thời, cũng sống theo kiểu thế gian, thì mình nhắc nó cũng chẳng ăn thua gì. Giờ mình nhắc cả triệu năm nó cũng không ăn thua, mà mình sống cho đúng cái phạm hạnh của mình đi, rồi cái pháp Như lý tác ý nhắc nó, nó mới bứt hết ra. Thế còn mình không nhắc nó, nó không có bứt đâu, nó nằm lỳ đó, nó trói chặt mình hơn nữa, nó làm cho mình ức chế, nó chờ có dịp nó bung ra còn mạnh hơn nữa.

Bởi vì thời gian nếu mà mình tu không khéo, thì coi như mình nén tâm, chừng nó bung ra, kể như ông trời có cản cũng không được, nó đổ ra.

Hôm nay Thầy giảng về cái phần Năm hạ phần kiết sử, Năm thượng phần kiết sử và cái Thất kiết sử, mà ở trong kinh Trường Bộ này cái tập hai, thì kinh Phúng Tụng, cái bài kinh Phúng Tụng, nó có nói bảy kiết sử, Năm hạ phần kiết sử; Năm thượng phần kiết sử, nó đủ hết. Nhưng mà nó không giải thích ra, nó chỉ nói thôi rồi mình hiểu sao đó mình hiểu. Coi như nó cô đọng lại tất cả những cái bài kinh của Phật thuyết, nó cô đọng lại. Cũng như ví dụ như, ở trong đó, thí dụ như có nói năm pháp, có bảy pháp, có ba pháp. Làm cái gì thì nó nói ba pháp, năm pháp, nó nói tóm tắt lại câu ngắn vậy thôi, còn mình muốn mà đọc cho rõ, thì mình phải đọc nghiên cứu qua kinh Tương Ưng, hoặc là kinh Tăng Chi.

(20:28) Trong những cái bài kinh, trong những cái kinh Tương Ưng, Tăng Chi nó giải thích những cái phần cái này ra. Thí dụ như Năm hạ phần kiết sử, mình muốn biết thì mình phải đọc trong kinh Tương Ưng, hay hoặc kinh Tăng Chi, trong đó nó giải thích ra. Mình phải hiểu Năm hạ phần kiết sử như thế nào, Năm thượng phần kiết sử như thế nào.

Nghiên cứu kinh sách cũng dữ tợn lắm, mà mình có tu rồi nghiên cứu cái nghĩa nó mới lòi ra, chớ mình không tu cái nghĩa nó không lòi ra. Còn mình giảng theo cái mình học như các nhà giảng sư, các thầy tổ mình giảng, mình theo nghĩa của mấy ông giảng thì tu hết nổi, tu không vô, bởi vì nó sai nghĩa nên mình hiểu trật, không đúng, không biết cách tu.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái này Thầy đã trải qua con đường đó, Thầy trở lại…​

Trưởng lão: Trở lại…​bây giờ trở lại mới là làm cái việc giải thích kinh sách cho nó đúng đường lối, cách thức. Còn bao nhiêu nghĩa lý của thầy tổ gạt kinh…​ bởi vì tu rồi thấy được cái nghĩa nó sai. Chớ còn không tu, thì chắc chắn Thầy không có dám, đâu có dám thấy sai. Bởi vì tu rồi mới biết cái này không thực hiện được, không đúng đâu.

Sư Phước Nhẫn: Cái phần bên Nam Tông chú giải, cái bộ Đại Tạng nó có một số sách chú giải, người giải kiểu này, người giải kiểu kia, cái bộ Đại Tạng đó..

Trưởng lão: Cái đó nó nhiều lắm, bởi vì cái đó, người giảng thế này, người giảng kiểu kia. Mà cái người nào người ta thực hiện được thì người ta giảng mới đúng. Còn cái người nào thực hiện chưa được thì giảng sai hết.

Có cái thì họ giảng cũng đúng với nhau, có cái thì giảng trật nghĩa, chớ không phải cái nào cũng sai hết thì không phải. Bởi vì cái nó có cái nghĩa nó như nhau, thành ra khi mà cái nhà học giả này giảng, cái người này người ta tu, người ta giảng cũng đúng vậy, nhưng mà có những cái giảng không đúng như nhau.

(22:18) Cho nên cái số chú giải, chú thích của những nhà học giả, những cái người bên cái bộ Nguyên Thủy Nam Tông, họ dịch Tạng kinh đó, họ chú thích nhiều lắm nhưng mà có cái đều kiện thật sự là sai nhiều lắm. Nó sai với nhau, nó không đúng, cái hiểu người này nó khác cái hiểu của người khác. Trừ ra có những người nào người ta tu được hoàn toàn, thì mình theo đó, mình mới hiểu được cái nghĩa đó mà mình tu.

Cho nên khi mà Thầy làm cái việc này, có ba năm thôi. Trước, khi mà Thầy tu xong rồi, Thầy về gặp Hoà thượng Thanh Từ. Hoà thượng mới bảo Thầy: “Bây giờ chú về chú đọc hết những cái Tạng kinh của Phật giáo, rồi chừng đó thì chú sẽ giúp Thầy để chấn hưng thiền tông Việt Nam”. Thầy về Thầy đọc Tạng kinh, Thầy viết lại cái bộ Đường Về Xứ Phật năm chục tập, mỗi tập dày như thế này. Loại kinh nào Thầy cũng đọc hết, nghĩa là Tạng kinh Pali thì Thầy đọc sạch ra hết, cái bài sai, đúng từng chữ, nghĩa sai, Thầy gạt sạch ra hết. Thầy không dám đưa cái bộ kinh này cho ai đọc hết. Rồi sau ba năm này, thì coi như là Thầy thấy mình sắp sửa, thân của mình nó già rồi, nếu mình không nói ra sự thật thì trăm ngàn lần cũng không ai biết đúng, sai. Thôi kệ, nói gióng lên tiếng chuông rồi sau này còn có người cảnh tỉnh được, người ta biết được cái đường lối đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Nhưng mà Thầy không tiếp tục lên Hòa Thượng để mà nhắc lại chuyện này, Hoà Thượng nói với Thầy để đặng mình cũng như kéo lôi được một số huynh đệ về.

Trưởng lão: Thầy, bởi vì mười bảy năm trời, Thầy không nói, hé răng nói về Giới, Định, Tuệ bao giờ hết, Thầy luồn lách ở trong để giúp cho Hoà Thượng, để đào tạo số huynh đệ của mình để cho người ta thực hiện những cái nòng cốt, chiều sâu mà không được. Chứ đâu phải dễ, chứ đâu phải dễ đâu. Hồi đó thì Hoà Thượng bảo vậy đó, mà khi mà về rồi đó, thì lúc bấy giờ cái khu Chơn Lạc ngoài đó mà Thầy xây cái trung tâm, thì cái chú Tâm cúng dường cái khu đất đó cho Hoà Thượng. Hoà Thượng mới kêu Thầy, giao cái khu đất đó, tới chừng mà Thầy ra ngoài Thầy mở cái Tu Viện Chơn Lạc thì cái chữ mà Chơn Lạc thì cũng là Hoà Thượng Thanh Từ cho cái tên đó, khu vực đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó ở đâu?

(24:37) Trưởng lão: Ở ngoài Phước Hải. Thầy mới đưa Thầy Thông Huyễn ra ngoài đó, ở ngoài đó chứ đâu có ai. Thầy đưa Chơn Thông ra ngoài đó trước, sau đó Thầy rút Chơn Thông về, Thầy đưa đi qua bên các nước Nam Tông. Thầy đưa thầy Thông Huyễn ra ngoài đó. Giờ thì Thông Huyễn lên Phật Quang ở trển. Do Thầy đưa ra đó để mà Thầy lập. Nhưng mà Thầy đưa ra đó rồi thì bắt đầu Tu Viện Thường Chiếu, quý thầy họ theo Thầy hết, trời, nó làm náo động ở Thường Chiếu hết. Tại họ thấy con đường Thầy tu như vậy rồi thành ra họ theo hết. Thì bắt đầu Hoà Thượng ra lịnh cấm liền, không được theo.

Sư Tuệ Tĩnh: Chắc tại Hoà Thượng sợ Thầy làm nổi bật quá

Trưởng lão: Nó theo sạch hết, cho nên từ đó Hoà Thượng cấm. Hồi đó thì Hoà Thượng chưa có Trúc Lâm, còn ở Thường Chiếu. Cho nên khi đó thì coi như là Hoà Thượng thấy nguy cơ khi Thầy đứng ra mà Thầy chấn hưng thì coi như người ta tập trung theo Thầy. Nghĩa là nói chung là Thường Chiếu đi hết, nghĩa là dao động Thường Chiếu hết. Bởi vì, Thầy giảng pháp, Thầy nói mình phải đi vào giới luật, để rồi mình thực hiện cái chiều sâu mới được.

Các thầy dao động hết, người nào cũng xách gói đi theo Thầy hết. Lên xin Thầy người cái thất, người cái thất ở ngoài đó hết. Thầy ra đó cất một loạt, nghĩa là ở trong này Thầy cho nó ráp nhà như tiền chiến vậy, ráp từng miếng, từng miếng vậy đó. Xe cam nhông Thầy chở qua Thầy đổ mấy xe ở ngoài, cái bắt đầu ra đó dựng lên. Thầy nói cái khu rừng hồi đó còn rừng rú dữ lắm, mà Thầy ra ngoài đó Thầy cho cái số người đắp nền, thì cái nền nào đắp xong thì cái nhà. Cái số người ráp chỉ trong một ngày mà người ta nhìn thấy mười mấy hai chục cái nhà như một cái làng. Đứng ở dưới này dòm lên trên triền núi thấy một cái làng, nhà cửa lóc ngóc. Nhà nước họ hoảng sợ, cất nhà gì mà nhanh tới kinh khủng.

(26:26) Mà ra ngoài Thầy xây dựng ở bên Phước Hải với bên Long Hải, bên Long Hải khu Ni, khu sư bà Huỳnh Ngọc đó, hồi đó sư bà đồng tu với Thầy ở trên Chơn Không đó, một lượt nhau đó, rồi sau đó bên ni Thầy kêu sư bà ra đó lãnh chúng ni bên nữ. Sư bà ra bên đó, qua bên Long Hải.

Cho nên đồng thời bên đây thì cho bên tăng ra , nó ra một loạt nhà. Ở bên kia Thầy cho nó nổi lên một loạt nhà bên ni, cũng cốc nhỏ nhỏ như vậy nè, đầy hết. Trời ơi, thiên hạ họ hoảng sợ, họ đồn, nhà nước vô coi sao cất nhà dữ tợn. Nhưng mà lúc bấy giờ coi như Thầy ra ngoài đó Thầy mua đất mua đai này kia, Thầy xin phép, Thầy xin phép đàng hoàng. Thầy nói, chúng tôi chỉ cất nhà tạm ở chứ không cất chùa chiền gì hết, tạm ở để tu tập thôi. Trong khu rừng núi khí hậu tốt, nhà nước giúp đỡ cho. Người ta tưởng đâu là Thầy cất cái nhà năm, ba người ở, không ngờ Thầy làm người một cái, người một cái làm cả cái làng hoảng. Nhưng mà họ không đuổi, nhưng mà họ sợ, họ sợ không biết làm cái gì đây, không biết cất đồn bót gì đây, nửa đêm nó xách ra nó đảo chánh…​ họ sợ lắm.

Hồi Thầy mới về đây, Thầy cũng vậy, cất liền năm, sáu, bảy cái thất. Cái thầy Như Hải, cái ông mà hôm đó về đây, ông về dưới…​ bốn người về đây đầu tiên, về đầu tiên cái ra xin phép, thấy nhà cất nó cũng chưa biết như thế nào mà cất nhà kỳ vậy, nó cũng chưa biết, nó nghi lắm nhưng mà thấy sao có người ở tỉnh này, người ở tỉnh kia. Thầy Như Hải ở Nha Trang, cô Bảo thì ở Long Đất, còn Thiện Ngộ thì ở Bình Dương, còn cô Chánh thì ở Cà Mau, bốn người bốn địa phương, bốn tỉnh, nó nghĩ là Thầy chắc kêu mấy người này về đây để mà đào tạo những cán bộ, mỗi tỉnh về để hoạt động ở tỉnh. (Thầy cười) Vô đây ở đây thì bắt đầu công an mời ra ngoài liền, lên trển xin phép tạm vắng, tạm trú đàng hoàng. Xin phép tạm vắng, tạm trú, cái bắt đầu nó cũng cho phép, mà mình về vừa tới nhà của mình thì ở ngoài huyện nó vô liền, vô mời liền, công an huyện vô mời, mời bốn người đó ra.

Sư Tuệ Tĩnh: Cho ở không Thầy?

(28:47) Trưởng lão: Bắt đầu nó ra ngoài, nó nhốt lại một đêm tới sáng trưa, thành ra Thầy đi lên thầy Châu, thời đó thì chưa có Giáo Hội đâu. Giáo Hội chưa thành lập, Thầy lên thầy Châu Thầy nói với ông, ông hồi đó ông làm ở Mặt trận ở huyện Trảng Bàng, do đó Thầy nói: “Bây giờ cái trường hợp xảy ra vậy, thầy có biết tụi tui ở đây là những người tu hoàn toàn. Bây giờ tui thì không có nói chuyện với nhà nước được, thầy nói thì họ tin, thầy ra ngoài thầy giúp dùm”, thì ông mới nói: “Thôi, bây giờ Thầy với tôi đi ra”, thì Thầy đi ra ngoài đó gặp cái cô Mười Sương, cô qua đó thăm Thầy.

Thầy mới trình với cô Mười Sương, cô Mười Sương thì cổ là người tốt, vì hồi đó cổ là cán bộ, cổ công tác ở huyện này, cổ cũng biết Thầy, cho nên vì vậy cổ nói: “Thôi Thầy yên tâm đi, để tui qua bển tui làm việc với bên công an một chút”. Do đó cổ qua bển, cổ làm việc, cổ nói: “Mấy ông bắt như thế này là mấy ông đã tự mấy ông đã làm sai đường lối của người ta. Nghĩa là trong lúc này đất nước của chúng ta không phải là cái lúc mà động như thế này. Mấy ông làm động như thế này là ảnh hưởng chính trị rất lớn, cho nên mấy ông cố gắng giải quyết làm sao cho gấp”. Cô Mười Sương cổ nói với mấy ông công an như vậy. Cổ lên trên ông Chủ tịch huyện Trảng Bàng, cổ lên trển, cổ báo hết: “Mấy anh phải giải quyết vấn đề của tôn giáo mà ở trong chùa Am, tôi biết ổng là con người tốt, rất tốt, tụi tui hồi đó công tác tụi tui biết. Vậy mấy ông phải giải quyết chứ không để mang tiếng, bà con trong cái vùng đó người ta biết được thì người ta biểu tình là mình rắc rối. Bởi vì, ổng đối với bà con ổng có uy tín chớ hổng phải không đâu, nếu mà làm cái gì sai là biểu tình, chừng đó mình ảnh hưởng chính trị rất lớn”. Bả hù mấy ổng.

(30:40) Ông chủ tịch huyện này ổng điện cho công an ở bển, rồi nói chuyện này nọ. Rồi đến trưa kêu thả ra hết, thả ra hết rồi mấy ổng kêu thôi giải thể cho về. Thì Thầy qua nói với cô Mười Sương: “Người ta đã khăn gói về đây người ta học tu, mà bây giờ cho về như vậy thì lại mang tiếng nữa. Người ta về xứ người ta nói này nói kia nữa, ở Tây Ninh khó này kia, thì mang tiếng cho cái tỉnh này. Do đó vì vậy cô phải giải quyết chứ còn…​” Cổ qua bển nói: “Bây giờ cái chuyện không có gì hết thì thôi bây giờ cho người ta ở, chớ sao lại đuổi người ta. Mình đuổi người ta mình còn ảnh hưởng chính trị.” Rồi bắt đầu cho ở, thành ra mấy người đó ở tu. Giai đoạn đầu tiên là ở đây khó vậy, nhưng mà từ đó nó vẫn theo dõi tại sao mà Thầy có uy tín như vậy mà cất nhà cửa kỳ cục.

Nghĩa là nó nói thay vì cất cái chùa kiên cố, còn đây mình giống như là mình nằm vùng, không biết làm gì mình, nó lật đổ, rồi nó đi chỗ khác. Thành ra Thầy …​ Phước Hải, Long Hải cũng vậy…​ Bởi vậy Thầy nói cất cái nhà kiên cố họ không sợ, mà cất cái nhà như thế này, dã chiến như thế này nó sợ lắm. Nó sợ không biết mình làm cái gì rồi mình bỏ mình đi. Thật sự cái đời sống của tu sĩ là đời sống không dính mắc, chớ mà cất mà dính thì kể như là mình đâu chịu nổi. Đó là cái điều kiện, Thầy nói cần ở hang là ở hang chứ không cần cất nhà, cất nhà còn cực lắm, mình vô hang ở như thường.

Sư Phước Nhẫn: Chơn Lạc của Thầy có hai chỗ?

Trưởng lão: Chơn Lạc của Thầy hai chỗ, một chỗ bên Phước Hải, một chỗ ở bên Long Hải, hai chỗ đều là Chơn Lạc, chỗ nam, chỗ nữ.

Sư Phước Nhẫn: Còn bây giờ Thầy đang xây là chỗ cũ hồi xưa? Chỗ cũ phát triển ra?

Trưởng lão: Chỗ cũ hồi xưa. Thầy nói chú Tâm, chú đang nỗ lực thực hiện. Thầy không bao giờ nói, chuyện xây cất, Thầy không làm đâu mà giao cho người cư sĩ nào làm thì làm. Cái này đang, Thầy đề nghị, ý Thầy như vậy thôi.

Sư Phước Nhẫn: Chuyện xây cất con đề nghị Thầy cái này một chút. Đi mấy cái chùa chỗ nào cũng đặt cái này, cầu tiêu …​(33:14)

HẾT BĂNG