VẤN ĐẠO 12-THỌ HÀNH VÀ ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP

VẤN ĐẠO 12-THỌ HÀNH VÀ ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP

VẤN ĐẠO 12

THỌ HÀNH VÀ ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Thời lượng: [41:01]

Thời Gian: 2002

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh và Sư Phước Nhẫn

1- THỌ HÀNH, TƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TRỊ

(00:00) Trưởng lão: Buông xuống cái phiền não đi!

Sư Phước Nhẫn: Tu cứ dậm chân tại chỗ đó Thầy, cái Thọ hành nó quậy quá, uống thuốc nó cũng không hết, dùng Pháp Hướng nó cũng không hết. Ngày hôm qua con nhập thất, kiểm nghiệm lời Thầy dạy về tiếp duyên, nhập thất, nghe băng thì nó không có lợi cho mình, con thấy vậy con quăng hết, Trong lúc này không nên, con quăng hết, không thèm nghe nữa, không tiếp duyên nữa. Từ lúc bắt đầu tập, nó làm đủ chuyện hết trơn, hết trọi, nó lí luận đủ thứ, nó chướng ngại đủ thứ.

(02:08) Trưởng lão: Nó chung là Thầy thấy nó là cái nghiệp chứ không có gì khác. Cho nên khi tu.. Đức Phật nói Ma Vương mà…​ Đức Phật nói nó là cái nghiệp, cái thần nghiệp của mình, cái nghiệp thế gian, nó dữ lắm. Khi tu mình quyết tìm con đường giải thoát, cho nên cái đó nó biết là khổ, là cực, nên nó sợ, nó bung ra, nó làm cho mình ngán,.., đó là nó chặn đầu. Cho nên khi mình quyết tử với nó rồi thì mình không sợ.

Nó đánh mình bằng Thọ Hành. Cái Thọ nó hành, làm cái đường tu hành của mình hướng ra. Chứ không phải thực sự (nghe không rõ…​). Còn cái cảm thọ là cái thần bị đau, nó sinh ra thì uống thuốc rồi này kia thì nó dễ.

Cái Thọ Hành thì chỉ xả ra, không tu nữa, về chơi thì hết luôn, mà hễ ở đây tu thì nó đánh nữa. Nhưng mình bền chí một thời gian, triệt hạ nó bằng Pháp Hướng thì mình đẩy lui nó. Hễ nó đánh mình chỗ ngực thì mình đánh nó bằng Pháp Hướng của mình, đẩy lui nó …​(không nghe rõ). Nó có phương pháp để mình đánh Thọ Hành. Nó đánh, mình khổ sở lắm, nó đau mà, không khổ sao được.

Nó sanh ra loạn tưởng, nó nghĩ nó đau, nó nghĩ mình tu sai hoặc thế này thế khác, mình chưa đủ duyên, nó luận để cho mình bỏ cuộc. Nó là Ma chứ đâu phải là, nó không bao giờ để cho mình giải thoát đâu. Do đó: "Tao thà chết chứ nhất định tao đánh mày tận cùng, chứ không có thua". Mình lý luận để giữ lập trường của mình. Nghị lực của mình từ đó mới có mới chịu đựng nổi với nó.

Do đó nó đánh chỗ nào thì mình trạch pháp chỗ đó. Dùng pháp hướng, thì trong khi dùng pháp hướng, không phải mình dùng Pháp Hướng mà cứ để tâm mình bám vô chỗ đó thì nguy hiểm lắm, chịu không nổi đâu. Bởi cái tâm mình cứ ở ngay chỗ đau đó, mình khó chịu lắm. Cho nên khi đó minh lôi cái tâm mình đi chỗ khác.

(04:10) Ví dụ bây giờ đau cái tay chỗ này, thì mình lôi nó cho nó nằm ở hơi thở, đừng để nó tập trung…​ "Tao chỉ biết hơi thở thôi, nhất định tao ôm chặt hơi thở để cho mày chết"

Cho nên vì vậy Thầy dạy hơi thở chầm chậm để gom cái tâm. Khi bị Thọ Hành thì chỉ còn biết gom tâm mà chuyển nó. Kéo cái tâm mình ra khỏi chỗ đau, rồi khi cái tâm mình ôm được hơi thở rồi, bắt đầu cái đau nó đi, bởi vì tâm nó rời chỗ này rồi.

Phần nhiều có một số cư sĩ, họ về đây, Thầy dạy họ, bây giờ họ làm có kết quả rồi. Họ lôi được tâm họ ra khỏi chỗ đau, họ không còn thấy đau.

Hôm qua có chú Mười Quang, hồi đầu tiên ông theo Thầy mười mấy năm rồi. Hồi Thầy ra ngoài Phước Hải, chỗ Thầy Chân Quang, tức là Thầy Thông Huyễn, ra ngoài đó đó. Ông đã theo Thầy ra ngoài đó, giúp đỡ để Thầy Chân Quang cho chỗ ở, ông cúng dường, ông lo, tới bây giờ không có bỏ. Kết quả ông làm chủ được bệnh rồi. Có bệnh ông cột tâm ở chỗ khác, nhất là ông cột nơi hơi thở. Đó là phải gom được rồi.

Còn mình gom không được thì mình biết ở đây còn dao động, gom không được. Còn mình gom được chặt rồi, bắt đầu…​. Làm chủ được cái Thọ, đánh Thọ Hành…​

Khi nào gom chặt được rồi thì không có sợ Thọ nào hết. Còn không Thọ Hành đánh dữ lắm. Khi mình còn yếu, chưa gom được…​

Sư Tuệ Tĩnh: Lúc đó con ngồi, con ngồi Thiền, nó hết trơn, sợ vô cái Tưởng, con không dám ngồi lâu, ngồi nó khỏe lắm, nó mất hết trơn à…​. Mà lên ngồi một cái, tất cả chuyện gì cũng mất tiêu hết trơn, như mình lên Thiên Đàng mình ngồi. Thầy nói ngồi lâu không được, lọt vô Tưởng nữa. Đánh bên này, thì nhảy qua bên kia, hai bên dính màu đen hết thì coi không được thành ra con không dám.

(06:26) Trưởng lão: Mình ôm chặt nó rồi bắt đầu mình xả ra. Xả ra thì mình ôm cái khác, đừng ôm chỗ đó nữa. Ôm chỗ đó lâu quá sanh Tưởng. Nó quen chỗ này, mà nó làm cái Tưởng ra.

Sư Tuệ Tĩnh: Người ta ngồi được.

Trưởng Lão: Ngồi được, ngồi mà bắt đầu nó phát ra, nó khởi đau thì mình gom tập trung tâm vô, rồi bắt đầu mình ngồi, thí dụ như bây giờ cái cây hoặc nhìn ngoài trời, nhìn coi như tâm mình ở ngoài đó, không có ở đây nữa. Cái lối gom tâm của mình là đặt nhiều chỗ để cái Tưởng không sanh. Chứ không đặt một chỗ bắt đầu nó sanh.

Thí dụ như mình để tâm mình ở vạn vật, trời, cây, cỏ…​. nó thấy như là tâm nó phủ trùm vạn hữu, bây giờ nó hòa đồng với vạn hữu rồi. Tự nó luận ra, nó thấy, thì tức là bị Tưởng rồi.

Mặc dù mình thấy tâm mình luôn luôn lúc nào nó bàng bạc ở trong mọi cây cỏ, mà nó không khởi niệm thì thôi, mà khởi niệm thì bị Tưởng. Nó khởi niệm là nó phủ trùm vạn hữu, nó "Phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu" thì ngay đó là bị Tưởng rồi.

Để nó tự nhiên vậy, đừng nghĩ gì hết, đầu óc đừng tác ý gì hết. Để nó xa lìa Thọ Hành. Phải lưu ý phần này, nó khó lắm, hễ có cái gì nghe nó an ổn chút là tâm nó tác ý ra, nó được cái đó, nó khoe. Không ngờ là Ma, nó đánh vô, làm cho mình thấy mừng, vui, gọi là Hỷ, nguy hiểm lắm.

(08:06) Cho nên: "Mày không có được khởi niệm gì hết", Nó vậy đó, tác ý ra: "Không có được", nghĩa là dằn mặt nó liền: "Không có được nghĩ gì hết, phải im lặng như Thánh". Trong khi mà ông Mục Kiền Liên mà ông tu, ông khởi cái khởi niệm là ông thấy tâm ông được này, kia thì Phật đến dằn mặt liền: "Phải im lặng như Thánh", thì sau đó có niệm gì mình cũng "Im lặng" hết. Cái niệm đó là cái niệm của trạng thái của Tưởng, mình phải im lặng, tác ý cái chỗ đó, tác ý vào cái trạng thái đó thì cái trạng thái đó không bị Tưởng. Nó đúng là cái chỗ Chân Pháp do mình tác ý ra cái Tưởng nó không vô được.

Thành ra chỉ chút xíu mà mình không khéo sẽ lạc vô Tưởng. Phải lưu ý phần đó thì mới bứng gốc, Thọ hành nó đánh dữ lắm, nó đánh trốc gốc, nó đánh kinh lắm, nó đánh người ta sợ. Bởi vì tới chỗ giờ phút cuối cùng, kể như mình chết rồi mới sống lại. Thọ Hành nó đánh ghê lắm, nó đánh người ta ngán lắm. Ở đây nhiều người bị Thọ Hành đánh tan tác. Nó đánh để cho cái tâm của mình nó luận ra để nó bỏ cuộc, chứ không phải dễ đâu. Coi vậy chứ cái giờ phút cuối cùng là giờ phút quyết tử, coi như là chết bỏ, không lay động được, không làm sao rời khỏi đây được hết. Nó khó…​

Sư Tuệ Tĩnh: Lúc mình nghỉ rồi mình ngồi không có lâu được?

Trưởng Lão: Ngồi không có lâu được.

Sư Tuệ Tĩnh: Nó hết vào thì mình bỏ ngồi.

Trưởng Lão: Bỏ, xả, không ngồi nữa. Hễ khi còn đau thì mình gom vì bị cái Thọ của mình, cái Tưởng đánh vô chịu không nổi. Khi nó hết, nó yên, bắt đầu nó an ổn dữ tợn rồi thì xả ra…​ Mình đuổi được cái Thọ đi khỏi cái thân của mình thì mình xả ra. Mình xả ra thì nghe nó hết, nhưng nó còn trở lại, nó đánh đợt nữa, nhiều đợt. Mỗi lần đánh là mình vô gom.

(10:11) Sư Tuệ Tĩnh: Tối ngày, nó đánh liên tục.

Trưởng Lão: Liên tục, vậy thì mình cứ vô, yên thì mình xả. Vô, yên thì mình xả…​. nó đánh nữa, kêu nó công thì mình thủ, cứ mãi như vậy, chừng nào nó hết thì thôi, riết nó hết.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái Pháp Hướng mình không có dùng lâu, lát mình nghỉ.

Trưởng Lão: Lát mình nghỉ, nhất là khi mình đánh Thọ Hành, khi mình hướng mình đuổi nó rồi, mình vô ôm chặt pháp hướng, mình hướng nữa, cái tâm nó nhảy lại chỗ đó, để mình tác ý ra thì cái tâm ngay chỗ…​ Cho nên ôm chặt, để nó ôm thiệt chặt, nó đánh sạch cái Thọ rồi, tức là nhờ cái tâm gom vô điểm đó, tác ý ra, cái tâm nó nhảy ra điểm Thọ, nó không có bị, nó rời cái điểm tựa của nó.

Sư Tuệ Tĩnh: Vậy là con hướng rồi lên…​..

Trưởng Lão: Lên…​ hướng rồi, bắt đầu mình ngồi, ôm chặt cái thì nó hết. Hết Thọ rồi bắt đầu mình thấy an ổn, cảm nhận cái thần mình nó vô Tưởng, để mình tránh cái Tưởng. Nếu mà đừng có cái Tưởng thì mình ôm Pháp nó dễ, lâu quá phải chi.

Sư Tuệ Tĩnh: Nó đánh bên đây.

Trưởng Lão: Đánh bên đây, bởi vậy, nó cho hai ngả. Một bên thì Tưởng, một bên cái Thọ, nó đánh, nó kẹp mình lắm. Mình đánh được cái Thọ thì coi chừng cái Tưởng. Vì vậy cho nên khi đánh cái Thọ, nó lui rồi thì xả, xả ra thì không đau nữa nhưng mà chút nó đau lại. Bởi vì xả ra thì coi như mình tấn công nó nữa rồi thì bắt đầu nó công mình, coi chừng chuẩn bị nó công…​

Sư Tuệ Tĩnh: Thì mình gom lại

Trưởng Lão: Mình gom lại nữa, chịu khó lắm. Đuổi được cái Thọ hành rồi thì các sư sẽ thấy nó có cái trạng thái…​ Đủ lực. Nghĩa là từ hồi mình chưa có lực, đánh thắng trận rồi, thì lấy vũ khí của giặc trở thành cái lực của mình. Coi như là quân đội cũng Tăng, người ta thấy mình thắng trận người ta vô quân đội liền. Vũ khí mình lấy của giặc làm của mình cũng nhiều, mạnh lên. Khi mà thắng được trận Thọ rồi thì coi như là mình có cái lực của pháp hướng, mạnh lắm, gom tâm cũng mạnh, tăng lên, tăng cái lực đó lên.

(12:30) Còn mình đánh không lui thì coi như là mình yếu…​. Dần mòn…​ coi chừng bỏ cuộc, hễ thua trận coi chừng mình bỏ cuộc.

Sư Tuệ Tĩnh: Hễ mà…​. ngồi thì nó hết, lát nó đánh nữa, nó cứ làm liên tục, có lúc con đi kinh hành, nó dội, nó không muốn đi. Ngồi tu nó cũng không muốn ngồi tu, nó bần Thần, nó làm như nó mất sự tinh tấn, nó không muốn tu, nó làm biếng. Mặc dù cái tâm mình muốn, tâm mình muốn dữ lắm, chứ không phải không muốn. Bước đi nó dội, bước đi nó dội…​

Trưởng Lão: Phải chiến đấu dữ lắm, tu là sự chiến đấu. Cho nên trong cái thời gian, nếu mà biết được cách thức gom tâm, tập được cơ bản…​. để cho có sự gom tâm, để gặp trường hợp đó mình đẩy lui, chứ không phải dùng cái đó mình tu. Khi mình đẩy lui rồi thì tu chơi chơi, ngồi không, coi chừng chướng ngại pháp có khởi ra không, quán xét đẩy lui nó để giữ cái tâm mình nó yên, suốt ngày chơi không vậy đấy. Đừng có đọc, đừng có làm gì hết, nó gom rồi, đừng có làm, làm nó chướng pháp tu của nó.

Đừng làm, đừng làm gì hết, bởi vậy Thầy chỉ tu, không làm gì hết. Chỉ ăn rồi chơi, sống xin ăn rồi bắt đầu ngồi coi như người chơi vậy, chứ làm việc dữ lắm, luôn luôn lúc nào cũng cảnh giác cái tâm.

(14:02) Thật sự phương pháp rất đơn giản, không khó, bởi vì đọc lại cái thời khóa thời đức Phật: đi hoặc ngồi đều đẩy lui chướng ngại pháp. Nhưng mà trước khi đẩy lui được chướng ngại pháp, chúng ta phải có đủ sức quán. Khi chướng ngại pháp nó đến thì mình phải quán đẩy nó đi. Bây giờ Thọ Hành đến phải có sức gom, chứ không biết gom thì sao mà ngồi đó mà đẩy lui chướng ngại pháp nổi.

Nó không đơn giản, nói thì ông Phật nói vậy, chứ Phật trang bị cho mình đầy đủ vũ khí, từ hơi thở gom, từ hơi thở bình thường, từ mọi cái hết rồi, nắm vững rồi, bây giờ có đủ vũ khí rồi. Bắt đầu bây giờ mình mới tu đánh chương ngại pháp, chứ không phải mới vô mà đánh chướng ngại pháp thì không có nổi đâu.

Cho nên Thầy dạy bài bản lắm, nhưng thực sự chưa có làm được. Chứ làm được, biết nó ló mặt, nó dùng pháo, dùng phi hoặc là dùng máy bay hay phản lực, mình biết loại nào hết, …​ Cũng được hết, nó vô, bởi vì đây là cuộc chiến đấu với nội tâm mình.

2- ĐẨY LUI CHƯỚNG NGẠI PHÁP TRÊN TỨ NIỆM XỨ

(15:07) Thân-Thọ-Tâm-Pháp là bốn chỗ chiến đấu của nó. Nó đánh mình bốn chỗ đó tan nát hết. Hễ nó không đánh chỗ thần thì nó đánh Thọ, không đánh Thọ thì nó đánh thần Thọ Tâm, nó đánh Tâm mình, không thì nó đánh các Pháp tới.

Bà còn ở đâu đến làm động mình, cái chuyện tầm bậy, tầm bạ lạc vô, thì đó là pháp chứ gì. Đây là Thầy nói cái đơn giản để cho mình thấy, ví dụ như mình đang tu vậy, có bà con ở đâu đến thăm, bạn bè đến thăm, mà không ra tiếp họ sao được, mà hễ tiếp thì kể như…​Còn bao nhiêu thứ chuyện nữa, pháp mà, nhiều thứ chứ đâu phải một thứ đâu, nó trải ra nó đưa đến. Mình đi tu vậy chính quyền lại hỏi giấy tờ, tùm lum tà la, cũng là pháp đấy.

(16:01) Cho nên Thân-Thọ-Tâm-Pháp mà, bốn chỗ này thường xuyên, không chỗ này thì chỗ khác, nó cũng…​…​ Mà mắc mớ gì lúc mình tu tốt…​.. . Còn khi không…​.. tới cái giờ đó mình tu vậy, bao nhiêu đồ cũng xài hết, ba cái y cũng lấy, nó làm động, lấy gì giờ đây, pháp nó đến mà. Cho nên mình đẩy lui hết, chết bỏ. Bởi vậy Thầy nói, đủ thứ hết chứ chưa nói nội cái thần với Tâm với Thọ nó đánh mà còn cả các pháp bên ngoài, nó chờ, khi nào mình thấy yên được rồi là nó đánh. Khi nào mình thấy tâm mình không chướng ngại pháp, nó làm chướng ngại pháp tới.

Có bốn chỗ chứ phải chi chỉ có một chỗ thì dễ cho mình, bốn chỗ xảy ra. Cho nên bốn chỗ tu mà đức Phật gọi là Tứ Niệm Xứ, Tứ Niệm Xứ tại mình đặt nó thành niệm chứ sự thật là bốn nơi để thực hiện tu tập, bốn chỗ để tu tập.

Sư Phước Nhẫn: Đúng chỗ nào mình tu chỗ nấy.

Trưởng Lão: Đúng chỗ nào tu chỗ nấy. Cho nên khi mà mình trang bị được những pháp hành đàng hoàng rồi, mình giữ đúng, giữ gìn pháo Tăng của mình bằng giới luật, bằng sự phòng hộ rồi thì bắt đầu bây giờ ở trên Thân-Thọ-Tâm-Pháp xảy ra cái gì là mình sử dụng ngay pháp đó, mình đẩy lui gọi là "đẩy lui chướng ngại pháp". Nắm vững hết rồi mới thực hiện được thời khóa biểu đó, chứ còn chưa thì coi như mình đang tập luyện từng cái, từng cái để cho mình có đủ các phương pháp đối trị tất cả mọi cái xảy ra trên bốn chỗ này, tức là Tứ Niệm Xứ. Hoàn toàn ngoài bốn chỗ đó mình không có chỗ nào tu.

(17:57) Các Sư nghĩ có phải không? Ngoài bốn chỗ đó mình tu cái gì bây giờ? Ở trên bốn chỗ đó mà cái tham, sân, si của chúng ta nhiều tham ưu khổ não, ở trên đó mà khắc phục từng giờ, từng phút. Cho nên mình hiểu rõ được về Tứ Niệm Xứ, không phải Tứ Niệm Xứ là ngồi đó mà tu theo kiểu…​. Tầm bậy, tầm bạ…​.

Nó khó nhưng mình phải chiến đấu để mà thoát ra khỏi cuộc đời khổ đau của con người. Khó lắm chứ không phải dễ. Bởi vậy đọc lại cuốn I, khi mà người học trò hỏi Thầy: "Con làm sao tu cho được, con đã thực hiện mà tâm chưa có…​. Được", là tiếng khóc trong tâm người đệ tử của mình, tiếng kêu cứu. Biết làm sao, các con biết là cái lực Nhân Quả nó công lý và công bằng, không thể nào cứu được.

Mình biết cách làm nhưng người đệ tử chỉ còn nhiệt tâm, nhiệt huyết…​.. Chứ…​. người Thầy không cứu được. Cho nên đức Phật, nghe cây nói của đức Phật: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi", các con, tự các con…​ Nói bằng nước mắt, đức Phật nói bằng nước mắt, chứ không phải nói thường. Bởi vì "Đạo cảm ứng giao nan tư nghì", hiểu biết sự khổ đau, khổ ải. Muốn vượt qua đâu phải dễ, cho nên nói: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi", câu nói bằng nước mắt của Đức Phật…​.

Trước sự khổ của các con…​. Bởi vì cái lực Nhân Quả nó ghê lắm, mình đã huân tập thành nghiệp rồi thì chỉ có mình gỡ nó ra, còn ai gỡ ra được? Nếu mình không nhiệt tâm, nhiệt huyết thì mình làm sao gỡ. Mình không chịu nổi cơn Thọ Hành, làm sao chiến đấu được đây?

(19:59) Ông Phật đâu có làm sao, cũng như Thầy, mỗi khi các con tu không kết quả thì Thầy coi như nỗi niềm đau xót, biết nhưng mà sợ nó không đủ nghị lực, không đủ nhiệt huyết, thắng không nổi. Chứ nếu đủ thì nó sẽ vượt qua, mà nếu không vượt qua được, các con cũng biết cuộc đời có nhiều…​. Không phải trong một đời.

Mỗi một đời làm người được rồi, nhiều đời làm chúng sanh rồi mới làm người, chứ không phải đời nay là người…​. Bởi vì trong một đời của mình nhiều khi mình làm tội ác, không phải tu xong là không có tội ác. Trước khi mình đi tu, mình…​. Mình sanh ra ăn chay được liền. Mình vô tình vẫn ăn thịt cá để mình sống. Lớn lên mình biết được Phật pháp là cả một vấn đề…​. Của đời hiện tại…​. Quá khứ …​. Nhiều đời…​. Sâu dầy, mà dứt bỏ ngay liền…​. Thọ Hành…​ Nó cũng phải nhiều đời nhiều kiếp chứ đâu phải, có một đời nay rồi cởi bỏ chưa sạnh, nhiều đời chồng lên sao mà một giây phút xả sạch xuống được.

Khó lắm, chứ đâu phải dễ, cho nên nếu mình không quyết tử thì khó mà…​. Chỉ có nhiệt tâm, quyết tử thì mới có đủ nghị lực mà chịu đựng. Nó đau, kêu là đau …​ nó đau…​ Đứt ruột, nó đánh mình kinh khủng lắm.

Mỗi lần người đệ tử của Thầy mà bị Thọ đánh rồi…​ Nước mắt…​ Thầy đâu phải cây đá, Thầy là con người mà. Tình cảm của mình thương những người đồng cảnh quyết đi tìm con đường giải thoát, chịu đựng những sự khổ đau đó.

(21:55) Mình đã hiểu biết sự khổ đau đó như thế nào, bây giờ người đệ tử của mình đang gặp khó mà mình không làm cách nào gỡ, mình chỉ cố gắng sách tấn, khuyên lơn, nó cho họ để họ cố gắng vượt lên bằng sự cố gắng của mình, không thì đành chịu thôi, chính họ phải vượt lên.

Thầy nói thật sự mỗi lần nghe quý sư tu được Thầy mừng, mà nghe không được thì …​. Ngoài đời đủ vật chất cám dỗ, chứ đâu phải đời đẹp, bởi vì chính đức Phật nói nó có cái Lạc của nó, không tu hành người ta mới đâm đầu vào đó, chứ nếu không có Lạc thì chắc chắn không có đẹp,…​ Cám dỗ. Ráng cố gắng, làm sao trang bị, mình tập, coi như bây giờ mình tập, ví dụ như mình tập cách gom tâm, thì khi có Thọ mình thử gom xem có được không? Nếu chưa được thì mình tập, sau khi tập được, trang bị được các pháp cụ thể rồi thì bắt đầu mình mới…​ Khỏe lắm bây giờ mình có đủ rồi.

Hễ Thân-Thọ-Tâm-Pháp mình chỗ nào khởi là mình đánh ngay chỗ ấy, còn không thì mình sống với tâm thanh thản, có vậy thôi. Nếu sống được với tâm thanh thần và khi nào có giặc đến đánh mình, tức là trên bốn chỗ này có xảy ra điều gì, nhảy ra trong tâm mình thì cứ đẩy lui liền. Do đó cứ lôi cái tâm trở về thiện pháp như vậy thì trong vòng ba tháng, sáu tháng là quý sư tu xong. Thầy nói xong, Thầy bảo đảm với quý sư, nghĩa là khi tâm thanh tịnh rồi thì Thiền Định với quý sư không khó nữa.

3- THẦN THÔNG VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

(23:46) Tập I Thầy nhuận lại, sau này khi Thầy in rồi, quý sư sẽ đọc thấy chỗ này, nghĩa là ở trong đó Thầy có nêu ra ba loại thần thông: thần thông Biến hóa, thần thông Ký thuyết, thần thông Giáo hóa hay là thần thông giới luật.

(24:03) Ba loại thần thông, hai loại thần thông kia đức Phật chưa có dạy, còn loại thần thông giới luật, tức là Giáo hóa thì dạy vì nó không làm khổ mình, khổ người, nó thực tế và cụ thể. Còn loại thần thông kia chỉ là huyễn hóa, ảo thuật. Bởi vì đức Phật nói là mình có thể hiện nó cũng không lợi ích gì cho mình cả. Bay lên trời có làm lợi ích gì cho mình đâu, phóng hào quang có lợi ích gì cho mình đâu?

Còn thần thông Ký thuyết là mình biết tâm niệm của người ta, người ta muốn gì, người ta không nói ra nhưng mình biết. Mình biết, nhưng mà đức Phật ở trong bài đó chỉ cho chúng ta rõ là thần thông từ chỗ nhập Nhị Thiền, chỗ diệt Tầm Tứ, chỗ đó là có thần thông Ký thuyết. Nghĩa là người nhập Nhị Thiền rồi là người đó biết tâm niệm của người ta.

Đức Phật xác định cho chúng ta biết được thần thông xuất phát từ định nào. Còn định Sơ Thiền là định của thần thông Giáo hóa, giới luật, chỗ đó là thần thông, thần thông đó được đức Phật chấp nhận.

Cái kia là thần thông Ký thuyết. Từ Tứ Thiền đến Tam Minh là thần thông Biến hóa. Nó rõ ràng, đức Phật xác định bài kinh hay lắm, để rồi Thầy lôi bài kinh đó ra cho quý sư đọc, quý sư thấy. Cho nên chúng ta điên đảo, chúng ta ham mê cái không có thực giải thoát cho mình mà chỉ là trò huyễn hóa, trò ảo thuật. Mình hiện thần thông phóng hào quang sáng trời, người ta coi mình như Phật chứ sự thật có lợi ích gì cho họ đâu. Làm trò giải trí cho người thấy, mất công, làm đồ chơi, không có ích lợi.

Còn thần thông này, không làm khổ mình, khổ người, có phải không? Nó là đức hạnh, cho nên là thần thông Giáo Hóa, nó…​ Mà Thầy vạch ra rồi, kẻ nào ham thần thông là kẻ ngu si.

(25:57) Chúng ta phải phải lo đẩy lui chướng ngại pháp, đẩy lui được chướng ngại pháp thì không làm khổ mình, khổ người. Như vậy là đủ rồi…​. Cho nên trong bốn Thiền, Tam Minh cuối cùng đức Phật chỉ lấy Sơ Thiền…​. Làm chuẩn, mà Sơ Thiền là khó khăn vô cùng bước vô sao như muốn nghẹt thở. Bởi vì bốn chỗ, Tứ Niệm Xứ, bốn chỗ Thân-Thọ-Tâm-Pháp của mình mà…​.. Định chỗ nào coi bộ cũng chới với mình hết, nó không đơn giản. Chỗ nào cũng đánh nó muốn chết nó mới lui, chứ lơ mơ nó đâu có chịu lui.

(Có gì không con?…​. )

Nghĩa là đi trong cái dòng Nhân Quả, đi từng chi tiết để cho họ nắm được mọi thứ, để cho họ…​ để giúp cho con người thoát ra. Mục đích của Thầy là đi từ cái chỗ luy dục ly ác pháp. Lần lượt Thầy bác hết những cái thần thông, bùa chú, trò ảo thuật…​..

Thầy biết làm chuyện đó, thần thông Thầy biết, Thầy làm được, nhưng mà từ hồi nào đến giờ không làm, tại vì Thầy nhắm vào chỗ thực tế mà đức Phật đã nói rồi. Chúng ta thì nghe nói Phật cấm không cho thể hiện thần thông chứ gì, chúng ta hiểu như vậy là trật lất. Phật không có cấm. Phật nói: Ta biết thể hiện thần thông, nhưng mà ta chấp nhận…​ (27:24) Chứ không phải ta không biết…​. (27:33) Nó không ích lợi, ta vạch ra cho thấy sự thật nó không ích lợi. Bây giờ ta phóng hào quang có lợi cho ai đâu, chỉ xem chơi thôi, họ khen Ta, có lợi ích gì cho họ, có đem cơm cho họ ăn đâu? Có làm cho họ giảm cơn sân đâu? Họ cũng sân, họ thấy gì họ cũng giận hờn, cũng khổ.

(27:54) Còn cái Thầy dạy họ, cái này họ sẽ không còn khổ, không còn giận.

Sư Phước Nhẫn: Cái thức.

Trưởng Lão: Bởi vì cái thức của họ, cái thức sai lầm để cho họ đi đến chỗ loạn, thể hiện thần thông ra, thích làm Phật, ham mê thần thông, lạc đường rồi. Cho nên từ chỗ dẫn dắt, mình lấy chỗ này để dựa vào, không phải để họ tập trung vô chỗ này. Họ không tập trung vô chỗ thực mà tập trung chỗ ảo, vì cái ảo quá tuyệt vời, ngồi thế này mà bay được…​. Họ cứ nhắm vào cái cao mà họ không nhắm vào chỗ thực sự giải thoát.

Sư Tuệ Tĩnh: Thì mình nói cái này là cái ảo, cái thiệt…​

Trưởng Lão: Mình nói vậy chứ thật sự ra họ vẫn nhắm vào. Bởi vậy Thầy nói thường thường cái Tưởng nó không đến thì thôi, nó đến khoái lắm. Cho nên ngăn chặn mà nó cứ xảy ra. Còn cái tâm mình ngăn chặn mà cứ thấy nó thị hiện…​

Sư Tuệ Tĩnh: Đức Phật ngày xưa có thị hiện.

Trưởng Lão: Thị hiện, nhưng mà sự thật ra thị hiện để đương đầu với ngoại đạo, nói là Ta có chứ không phải không. Nhưng cái này không phải, nhưng mà cuối cùng thiên hạ tới bây giờ người ta vẫn ham thần thông, bởi vì cái thị hiện này, khổ đau nhất là cái…​

Sư Tuệ Tĩnh: Bây giờ Thầy đương đầu với Đại thừa quá lớn, quá mạnh, Thầy không làm gì thì làm sao mà…​

Trưởng Lão: Thật sự ra Đại thừa bây giờ nó làm gì Thầy phải sử dụng, nhưng mà sử dụng bằng cách để đối phó chứ không phải để được khen. Cho nên nó hại Thầy không được, tại vì Thầy biết, nó động tay, trở chân gì Thầy biết hết. Nó nói cái gì ra Thầy cũng biết hết. Cho nên tất cả những cái mà nó làm, hiện giờ Thầy nói ra được những điều này là Thầy đã có khả năng để đương đầu…​.. Không phải đương đầu với các loại thần thông.

Tất cả các tôn giáo ở trên thế gian này…​ Nó sẽ diệt Thầy, Thầy nói thực sự, nó đâu có thường đâu, nó đọc kinh sách của Thầy rồi, nó nghiên cứu, nó chới với, nó cũng hoảng, chứ đừng nói chi. Rồi tất cả các tôn giáo khác, đạo nào cũng sợ…​ Bởi Thầy cũng phá sạch thần thông của nó. Nó có thần thông là Thầy đập xuống hết, thì nó còn dám để Thầy tiêu diệt nó sao.

(30:19) Cho nên Thầy đủ khả năng đương đầu với nó, nhưng mà không phải thị hiện để cho làm cho mờ mịt người khác. Để cho người ta không nhắm vào đạo đức chân thật mà cứ nhắm vào thần thông. Họ thấy điều gì ở thần thông, thế gian này chứ nhắm vào đó, họ đâu có nhắm vào đạo đức. Thầy có nói chuyện đạo đức thì họ cứ mê cái đó thôi. Cuối cùng thật sự Thầy sử dụng để mà đối phó, chứ còn cái vấn đề thần thông để du hí, cái trò du hí cho người ta xem.

Sư Tuệ Tĩnh: Con nghĩ Thầy thị hiện tiếp tục vấn đề thần thông, cái thời đại bây giờ khác ngày xưa, bây giờ con người ta không phải như ngày xưa, thời đại khoa học, nói không tin mà làm mới tin.

(31:07) Trưởng Lão: Không, cái thời đại khoa học mà dẫn dắt nó đi vào cái mê mờ đó thì nó cũng hoảng, nhưng điều kiện là nó cũng đâm nghi, nó cũng không biết có gì trong đó.

Cái dạy đạo đức của Thầy, nó sẽ ca ngợi, tụi khoa học này, cái tụi có học thức này, nó sẽ thấy cái thực, nó sẽ chấp nhận cái thực. Thầy lý luận ra, nó sẽ thấy và đồng thời nó sẽ bỏ tất cả những thần thông.

Bởi vì Thầy đem ra những bài kinh của Phật hẳn hoi, đàng hoàng chứ không phải của Thầy đâu. Rõ ràng mà, để phá vỡ tất cả thần thông, từ đó nó mới thấy cái gì thật, chứ không phải những chuyện đó đem đến những lợi ích.

Chúng ta là con người, cũng như nhà khoa học làm ra, sản xuất ra, nghĩ ra cái gì để phục vụ cho đời sống con người, có lợi ích chứ. Thì người tôn giáo cũng phục vụ đời sống con người có lợi ích. Tại sao phục vụ bằng thần thông, làm cho người ta say, ham muốn điều đó có phải tai hại không?

(32:05) Sư Tuệ Tĩnh: Đa số bây giờ khoa học nó nói mình ảo, vì mình chứng minh không được, cũng như phóng hào quang.

Trưởng Lão: Mà mình không nói ra được

Sư Tuệ Tĩnh: Ban ngày thì mình phóng được…​.

Trưởng Lão: Thử hỏi bây giờ mình phóng ra như vậy làm lợi ích gì?

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó Thầy chứng minh, khoa học, về khoa học có điện, có bóng đèn, có năng lượng.

Trưởng Lão: Thì cái đó người ta làm rồi.

Sư Tuệ Tĩnh: Còn cái này thì mình tu theo đạo Phật, mình hành giới luật, mình tu theo có cái lực, cái lực đó nó cũng khám phá được, đây cũng là khoa học.

Trưởng Lão: Lẽ đương nhiên, nhưng mà đừng chứng minh nó. Bây giờ, người ta cũng làm ra cái đó, Thầy thấy cũng được rồi. Bây giờ mình ngồi đây mình phóng cũng kiểu đó thôi chứ không khác gì. Bởi vậy mình chỉ dùng cái lực của mình tập trung ánh sáng lại chứ không có gì. Mình phóng ra chứ không có gì, nó đơn giản thôi chứ không có gì. Bởi vì cái tâm lực của mình nó mạnh.

Mình hô: "Cái đầu phóng hào quang ra", tức là phóng ánh sáng ra chứ gì, "Phóng ra như mặt trời". Tại cái tâm lực của mình, mặt trời phóng được thì mình phóng được, có gì đâu, chuyện đó là chuyện dễ. Cái tâm lực của Pháp Hướng của chúng ta thực hiện là nó sẽ làm được.

Khi tâm chúng ta thanh tịnh thì chúng ta muốn gì là nó làm cái ấy.

Nó không khó, nhưng cái này không có ích lợi. Còn khoa học bây giờ nó phóng ra như vậy, nó thắp sáng. Còn chúng ta phóng ra để chơi một chút thôi, chứ chúng ta đâu có thắp sáng thế gian này cho người ta. Nếu chúng ta làm như vậy là chúng ta thành mặt trời rồi sao. Nó chỉ là ảo giác cho người ta coi trong vòng một tiếng, hai tiếng hay một ngày đi nữa cũng là ảo giác. Có bao giờ Ông Phật, đầu Ông ấy phóng hào quang suốt từ ngày này qua ngày khác không? Ông phóng chút rồi thôi, ông thuyết pháp năm, ba tiếng đồng hồ rồi thôi, ông đi. Chứ Ông không phóng hoài, phóng hoài chắc năng lực của Ông cũng tiêu luôn.

(33:55) Sư Tuệ Tĩnh: Con cứ nghĩ ngày xưa Ông phóng hào quang để đệ tử nghe cái lời Ông nhiều hơn, vì thấy hào quang khoái lắm, bắt đầu họ chú ý, họ nghe…​

Trưởng Lão: Đó là các nhà Đại thừa, mỗi lần nghe thuyết pháp, đọc kinh Đại thừa chúng ta thấy mỗi lần thuyết pháp là ngay giữa chân mày của Ông phóng ra hào quang xanh, đỏ, vàng đủ thứ hết rồi bắt đầu Ông thuyết pháp. Hội chúng thấy lạ lùng, hôm nay sao đức Phật phóng hào quang dữ. Có khi phóng bạch quang, sáng trưng từ thế giới này tới thế giới khác, ôi thôi nó tưởng quá trời.

Còn kinh Nguyên Thủy thực sự ra, bữa nay ôm bình bát đi, sáng sớm này chưa có chuyện gì, lại ông Bà La Môn hoặc là ông ngoại đạo nào đó nói chuyện chơi, coi nếu có duyên, thì mình tìm ông có duyên với mình, sáng ôm bình bát đi lại đó chơi một chút, lại rồi lại đi xin. Chỉ để tìm cách độ người đó, có vậy thôi, chứ không thấy phóng hào quang gì hết.

Còn ngồi nói chuyện thì: "Ta nghe thấy mấy ông họp tại khu nhà mát, họ muốn nói gì đây, ta đến đấy, ta nói chuyện", vô đó đức Phật ngồi nói chuyện, mấy ông hỏi sao, chuyện gì, lý do gì, mấy ông kể ra. Nhân dịp đó đức Phật nói bài pháp giúp họ phá cái nghi đó. Nó thực tế và cụ thể…​.

Nhưng mà hầu hết sử dụng thần thông để đối phó với ngoại đạo, những ngoại đạo có thần thông. Với ngoại đạo không có thần thông thì đức Phật không cho mấy người đệ tử làm tầm bậy, không có làm chuyện tầm bậy được hết. Có một vị, đức Phật với một số đệ tử đi ngang qua, dịp Tết mà người ta múa lân, người ta treo tiền, treo bạc gì đó, cái vị hạ tọa này đi ngang qua đó, ông thấy vậy, ông hóa thần thông lấy cục tiền của người ta. Mọi người thấy ở đâu có tay thò ra dữ tợn, ai cũng hoảng hồn. Có người nói đó là mấy ông Tỳ kheo đệ tử của đức Phật đó, đi khất thực mấy ông chơi chứ ai…​.

(36:14) Nhưng mà sự thật ra…​ để cúng dường cho nhiều chứ gì, ăn cho luôn…​ chứ làm cái gì. Về Ông Phật rầy cho, chuyện của người ta để cho người ta, mình đừng có làm cái chuyện đó. Thầy thật sự ra làm thần thông, dụng để bảo vệ khi mà ngoại đạo muốn đấu với mình.

Cũng như bây giờ Đại thừa hoặc cái giáo phái muốn đấu với Thầy, Thầy sẵn sàng, bất kỳ bùa chú gì Thầy sẵn sàng. Nhưng mà có điều kiện là dụng xong bây giờ Thầy làm được cái gì? Có vậy thôi…​

Sư Tuệ Tĩnh: Nó diệt Thầy đó Thầy ơi. Mà nó dùng thuốc độc…​

Trưởng Lão: Thầy nói cái gì bây giờ Thầy cũng không sợ.

Sư Phước Nhẫn: Thầy đã chuẩn bị rồi.

Trưởng Lão: Bởi vì nó là Nhân Quả mà. Nhân Quả, bây giờ Thầy biết Nhân Quả của Thầy nó hết rồi, phải không? Mà Thầy làm chủ Nhân Quả, Thầy không ngồi thêm vì nhiệm vụ Thầy chưa xong.

Còn nhiệm vụ Thầy xong, nhân quả Thầy đã hết, Thầy vẫn sẵn sàng: "Cho tụi bay nổ tung, không sợ chút nào hết, tao đâu có ham sống đâu, cho tụi bay nổ, tao đi cho sướng, khỏe thôi", phải không?

Đó là cái chuyện mình đã biết được việc đó hết rồi, không còn lo nữa.

Sư Tuệ Tĩnh: Lúc đó ai chấn hưng.

Trưởng Lão: Bởi vậy Thầy mới nói, nhiệm vụ Thầy xong rồi.

Còn chưa xong thì nhất định là phải tiếp tục. Không có làm hại được đâu, đừng có sợ, quý sư cứ…​,Thầy nói bây giờ chỉ theo Thầy nỗ lực tu, chiến đấu lại tất cả mọi cái khó khăn…​. Để thực hiện được…​. Khỏi có cực khổ.

Còn ở lại đây, quý sư nghĩ, ở lại đây đâu có hưởng lạc như thiên hạ, như người ta được. Đâu có ăn uống, đâu có vui chơi cái gì đâu. Bởi vì cái này đều là ảo tưởng, mình đã biết hết rồi. Còn cái gì đâu mà gọi là muốn sống ở thế gian này, mà nó vất vả, cực khổ.

(38:00) Ví dụ như Thầy ở lại đây, có cái Thầy cần phải làm, phải không? Phải soạn đạo đức, phải viết những gì mà người ta còn đang nghi ngờ là của Thầy Thông Lạc chứ không phải của Phật. Thầy lôi những bài kinh của đức Phật, để chứng minh cái Thầy đã dạy, để cho người ta biết đây là của đức Phật chứ không phải của Thầy.

Đó là những cái Thầy đang làm và đồng thời đem triển khai đạo đức của đạo Phật, phổ biến cho rộng. Tìm mọi cái, gọi là người ta ở đời người ta sản xuất ra vật gì thì tìm thị trường tiêu thụ. Thầy bây giờ sản xuất cái đạo đức này ra, tìm nơi để phổ biến ra, để làm cho đường lối đạo đức này, soạn ra cho mọi người, cũng như người ta tìm thị trường người ta tiêu thụ vậy.

Nhiệm vụ của Thầy hiện giờ là làm những chuyện đó thôi, mà bây giờ có người thay thế, tu xong rồi, thì Thầy bàn giao là làm vậy, vậy, Thầy già yếu rồi. Sống đây là ngày nào cũng phải uống ly sâm thế này để cho khỏe, để làm thì vất vả quá.

Bây giờ quý sư còn khỏe, thôi thay thế Thầy làm công việc này. Đây là chuyện Thầy làm chưa xong, đạo đức phải viết như vậy, phải soạn thảo, ngay đó thì các sư sẽ nhìn xuống thì các sư sẽ thấy được cái điều kiện của Thầy phải làm như thế nào, đạo đức phải viết như thế nào.

Thầy dạy cách thức xong rồi, bây giờ Thầy thấy coi như là nhiệm vụ Thầy xong, các sư đã tu xong rồi thì chúng sanh đâu thiếu chỗ mà nương tựa nữa. Thôi Thầy từ giã Thầy ra đi, phải không? Rồi Thầy mới nói bây giờ đương đầu với ai, người nào, giáo pháp nào hiện giờ các sư nhìn lên xem nó như thế nào, thế nào, các sư cần phải lưu ý người này, họ đang đối phó với mình đó.

(39:51) Còn bây giờ một mình Thầy thì Thầy phải nghĩ cái này, nghĩ cái kia. Đầu óc bây giờ tập trung vô đây thì nó phải lo ở ngoài kia nữa chứ, một mình.

Còn đằng này giao phó cho người nào lo ở ngoài đó, mình ở trong này viết nó khỏe hơn chứ.

Sư Phước Nhẫn: Tụi con cũng nói ở ngoài đó.

(40:11) Trưởng lão: …​. Liều thử đi rồi sẽ thấy, quyết tử một lần. Chắc chắn là phải chết một lần, nghĩa là giờ phút cuối cùng làm được, tê tái ắm, chứ không phải thường đâu, chứ không phải nói vô đó nó êm xuôi, tại giờ phút đó, Thân-Thọ-Tâm-Pháp nó nổ lên, nó nổ mình.

Các sư thấy nó trơ trơ, ba cái Thọ Hành nó…​, nếu sự thật để tới hôm nay nằm nhẹp đấy, chứ đừng nói chuyện, nó đâu có phải, phải không? Và rồi mình cũng lý luận thời tiết, thật sự ra thời tiết cũng có ảnh hưởng cơ thể của mình, nhưng sức khỏe như sư thì thời tiết đâu có nhằm nhò gì. Nó chuyển dịch…​(41:01)

Nội dung đoạn này trùng với băng: Vấn đạo 2B-Đức Hạnh và Kinh Nghiệm Độc Cư (từ phút (43:37) đến 48:53).

Mời quý vị xem băng Vấn đạo 12B.

HẾT BĂNG