VẤN ĐẠO 11-LỰC KHÔNG THAM SÂN SI

VẤN ĐẠO 11-LỰC KHÔNG THAM SÂN SI

VẤN ĐẠO 11

LỰC KHÔNG THAM SÂN SI

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Phật tử

Thời lượng: [46:58]

Thời gian: 2002

Tên cũ: 06A-LucKhongThamSansi-ThayKeVeDuyenGiacHoa

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/van-dao-11-luc-khong-tham-san-si.mp3

1- NGHIỆP LỰC KHÔNG THAM SÂN SI ĐỐI TRỊ NGHIỆP LỰC THAM SÂN SI

(00:00) Trưởng lão:…​ Cách tu, cho nên từ đó mình tu cái lực không tham, sân, si này nó có thì cái lực này nó diệt. Cái lực này diệt tức là chấm dứt tái sanh luân hồi chứ gì? Diệt lậu hoặc hết rồi, do đó cái lực này nó. Có hai cái lực.

Mà giờ mình không có pháp tu, mình cứ ngồi Thiền mà không tu cái lực, làm sao có lực? Cho nên tui tu hoài tham, sân, si sao không hết? Còn đằng này người ta có lực.

Thầy nói bây giờ, cái tay mình đau là cái nghiệp chứ gì? Mà mình dùng cái lực của nó: "Thọ này đi đi", tức là cái lực của mình chứ gì? Bây giờ cái lực nó yếu thì nó còn đau, mà lực nó mạnh thì nó đi, phải rõ không? Bởi vậy Thầy nói cái pháp nó rõ ràng như vậy mà. Mà Thầy nói có người làm được rồi. Ông Phật làm được, Thầy làm được, còn những người bây giờ chút, chút. Mấy con nói sao mà, mấy con thấy mình hướng tâm có cái sao hiệu quả, thì đó là được rồi. Nó bảo chứng cho mình thấy mình làm được cái nhỏ này được rồi, thì cái lớn này nó sẽ làm được hà.

Sư Tuệ Tĩnh: Tu tiếp theo nữa.

(00:58) Trưởng Lão: Tiếp theo nữa, để cho tạo cái lực, vì cái lực của mình yếu quá. Cái lực này yếu quá, tức là mình biết cái sức nó chưa có đủ, mình nỗ lực. Hồi đó mình đâu có nó, phải không? Mà bây giờ mình tu một thời gian, nó có được chút chút rồi. Bây giờ mình tu nữa, nó có nhiều nữa. Tu nữa có nhiều nữa.

Hàng ngày mình bồi dưỡng thêm nó, bồi dưỡng riết thì nó đủ hết, thì cái này nó mất. Nó mất thì bây giờ bắt đầu nó đau thì cái nghiệp lực này đẩy nó đi mất.

Cho nên cái thân này thì nó hoại diệt, nhưng mà nó là do thân nghiệp, nó phải hoại diệt, nó phải đau nhức, nó phải bệnh chứ gì? Nhưng mà có cái lực này rồi, phải không? Cái lực mà không đau nhức, không có Nhân Quả này rồi, thì cái thân này nó sẽ phục hồi, nó sống bao lâu cũng được hết. Hiểu vậy chưa? Cho nên nó muốn sống bao lâu cũng được. Đức Phật nói sống bao nhiêu kiếp cũng được.

2- DO DUYÊN ĐƯỢC YÊU CẦU NÊN TRƯỞNG LÃO Ở LẠI DẠY ĐẠO

(01:44) Tại Ông A Nan không yêu cầu thôi. Còn bây giờ mấy con yêu cầu, chứ cỡ không yêu cầu, Thầy đi lâu rồi đó, đừng nói. Thật sự không ai yêu cầu Thầy, yêu cầu Thầy còn ở lại, Thầy viết Đạo đức liền. Bởi vì cái duyên của người ta còn cầu khẩn, mình đâu có bỏ được. Người ta tạo cái duyên, chứ mấy con không cầu là Thầy đi.

(02:07) Nghĩa là Thầy Thanh Từ mà không cầu lần đầu tiên, là Thầy đi lúc cách đây gần hai chục năm.

Năm một ngàn chín trăm tám mươi, Thầy tu xong rồi. Thầy về thầy xin thầy Thanh Từ cho Thầy nhập diệt. Thầy chỉ nghĩ là cái pháp khó lắm, không tu được. Người ta sống Giới không nổi.

Bởi vì Thầy thấy hầu hết là, chỉ bây giờ, chỉ do mình lên đó đó, mình xin Hòa thượng để nhập Niết Bàn. Bằng cách là mình nhập định, làm chủ được từng hơi thở của mình chết để cho mọi chúng xem thấy thôi, rồi mình đi. Cho người ta tin rằng Phật pháp có người tu chứng được.

Thầy lên xin Hòa thượng Thanh Từ, Hòa thượng yêu cầu Thầy ở lại giúp Hòa thượng, cho nên Thầy ở lại. Người đầu tiên yêu cầu Thầy đó là Hòa thượng Thanh Từ. Chúng sinh có phước lắm có Hòa thượng yêu cầu, chứ còn cỡ Hòa thượng muốn: "Bây giờ để thử coi có làm được hay không, bây giờ Thầy chấp nhận cho con ở lại đây để mà thực hiện cái sự nhập diệt".

Thì được rồi, Thầy sẽ ở lại Chơn Không một tuần lễ, họp tất cả Phật tử …​ (03:17) tự tại, bây giờ Thầy ra đi làm sao? Tịnh chỉ hơi thở, bỏ thân cho chúng xem, Thầy đi.

Bắt đầu từ đây Thầy khuyên, từ đây về sau phải noi theo cái đường lối của Hòa thượng mà thực hiện cái giới luật, thực hiện cho được cái sự nghiệp của mình. Cuối cùng nhắc Phật tử rồi Thầy ra đi, nếu Hòa thượng không yêu cầu.

Nhưng mà Thầy về Hòa thượng yêu cầu. Hòa thượng nói với Thầy như thế này: "Thầy thì đang chấn hưng Thiền Trúc Lâm, thiền Việt Nam, mà chú tu được thì mừng lắm. Chú hãy ở lại giúp thầy". Đó, Hòa thượng nói vậy mà, Thầy mới hỏi Hòa thượng: "Bây giờ con ở lại giúp Thầy, giúp như thế nào?"

Hòa Thượng nói"Đọc lại tất cả những kinh sách, các sử đồ này kia, đọc lại hếtChừng đó có cái chỗ để viết sách". Rồi Hòa thượng trao cho Thầy những kinh sách này, kia, nọ.

(04:10) Thầy về hai năm trời ở trong thất liên tục ngày đêm Thầy đọc, Thầy viết thành cái bộ sách Đường Về Xứ Phật. Thầy phân tích từng cái bài kinh, bài nào đúng, bài nào sai Thầy gạt sạch ra hết.

Thầy làm vậy, cuối cùng luồn lách ở dưới Hòa thượng để cuối cùng để trao cái bộ kinh, nhưng Hòa thượng không thấy được, đành thôi.

Sư Phước Nhẫn: Hay là ổng thử Thầy? Kêu mình đọc lại, Thầy tu xong còn đọc lại làm chi nữa?

(04:27) Trưởng Lão: Không! Không phải! ông biểu Thầy, có nghĩa là ổng nghĩ rằng Thầy chưa có thông kinh sách. Cái ý của ổng mà, thành ra ổng biểu. Nhưng mà không ngờ Thầy đọc lại để mà Thầy phân tích cái nào của Phật, mà cái nào của ngoại đạo.

Sư Tuệ Tĩnh: Thành ra ổng thấy cái chỗ Thầy phân tích rõ ra.

Trưởng Lão: Thì đó. Thầy mới đưa ra hai cuộn băng, ông thấy không có đúng ý rồi. Thành ra từ đó bác luôn.

Ý của Hòa thượng khuyên là cũng thật sự, là bởi vì Hòa thượng nghĩ rằng Hòa thượng thông suốt như vầy là do học, do hiểu biết các tạng kinh. Cho nên bảo Thầy bây giờ muốn giúp Hòa thượng là phải thông suốt các tạng kinh. Cũng như là Thầy Nhật Quang ở Thường Chiếu vậy, phải thông suốt vậy mới viết được, sẵn cái tu của mình nữa. Chứ không ngờ Hòa thượng nghĩ rằng cái tu, là người ta tu như vậy là người ta thông suốt hết rồi. Chỉ bây giờ có cái là người ta gạt cái nào không đúng ra thôi. Chứ không phải cần đọc nữa.

Còn ông Tổ nào mà làm sai hoặc làm đúng, người ta cũng đều biết. Nhưng mà Hòa thượng không nghĩ là phải đọc sử của các Tổ mới biết Tổ này truyền thừa sao, sao, sao với nhau? Nối cái đăng như thế nào, cái đèn Tổ như thế nào? Đó, thì Hòa thượng muốn Thầy đọc lại để cho nó vững, để giúp Hòa thượng ở trên cái đường mà gọi là thừa kế đi thuyết pháp như Hòa thượng vậy, ý như vậy. Chứ không ngờ là Thầy lại bác ra.

Sư Tuệ Tĩnh: Nghịch ý với nhau.

(05:58) Trưởng Lão: Nghịch ý. Cho nên vì vậy mà Thầy trò nó lần lần…​ Nhưng mà Thầy cố gắng. Thì khi mà Thầy biết rồi, Thầy cố gắng để mà núp sau lưng Hòa thượng giúp Hòa thượng thôi.

(06:08) Nhưng mà không được. Bởi vì mấy ông đệ tử, huynh đệ của Thầy. Mấy ổng cứ hễ thấy Thầy chui bên đây, vô trong Thường Chiếu thì mấy ổng lôi Thầy ra, không có để…​ Cho nên mấy bài thỉnh nguyện của Thầy, là Thầy chui vô đó. Thầy chui không được, mấy ông khôn lắm. Mấy ông sợ vô trong này, nó tan nát hết. Thầy thì không phải là vô trong đó tan nát đâu, mà Thầy vô củng cố. Những người nào quyết tu, Thầy xin, Thầy cho những người đó theo Thầy vào khu chuyên tu, thầy trong đó Thầy huấn luyện.

Sư Tuệ Tĩnh: Khác đường lối, khó quá!

3- Ý TƯỞNG THÀNH LẬP KHU AN DƯỠNG TỪ THIỆN CHƠN LẠC

(06:44) Trưởng Lão: Thành ra nó như vậy. Cho nên cuối cùng thì Thầy thấy chính Thầy cũng khơi mào cái khu vực mà Trung Tâm An Dưỡng là biết như thế nào?.

Hồi đó Tâm nó mua khu đất đó, rồi nó đem về cúng dường cho Thầy. Thầy nói không có được, đem về cúng dường cho Hòa thượng, Rồi Hòa thượng sẽ giao lại cho Thầy để mà đoàn kết nhau. Thì nó nghe lời Thầy, nó về cúng dường cho Hòa thượng. Nhưng mà nó khéo lắm, nó gợi ý: "Con cúng dường Hòa thượng, con thấy trong đệ tử của Hòa thượng thì chỉ có thầy Thông Lạc thì có thể khả năng làm cái đó được. Có thể Thầy nên giao cho Thầy Thông Lạc làm cái này. Con thu dọn lại, con đường của Hòa thượng nó sáng lắm".

Ờ lúc đó, cho nên do đó Hòa thượng mới kêu Thầy về, mới viết một bức thư giao cái đất này, Tâm bây giờ nó vẫn còn giữ cái bức thư của Hòa thượng mà.

Hòa Thượng mới, nó cúng dường, nó làm giấy tờ nó giao cho Hòa thượng. Bấy giờ Hòa thượng mới làm cái giấy giao lại cho Thầy chủ quyền để sử dụng cái này để xây dựng cái Tu viện Chơn Lạc. Hòa thượng cho luôn cái tên mà, tên Chơn Lạc, chứ không phải đâu.

(08:00) Sau này Thầy lấy cái tên Chơn Lạc, Thầy mới đặt là Trung Tâm An Dưỡng Từ Thiện Chơn Lạc, để xin phép Nhà nước. Chứ mình không có xin làm cái chùa được. Đó là cách thức như vậy. Đó! Mới có những điều kiện đó chứ.

Khi mà Hòa thượng bệnh, Hòa thượng đi xuống nằm ở dưới Chợ Rẫy. Ở trên này Thầy với thằng Tâm, tụi nó mới đem xe rước Thầy xuống dưới thăm Hòa thượng. Khi vô thăm, thì trong lúc đó Thầy mới xin Hòa thượng cho cái tên của cái khu đất đó, sau này thành lập một cái Tu viện như thế nào. Hòa thượng mới cho cái tên, Hòa thượng nói: "Thôi bây giờ chú là Thông Lạc, cho nên Thầy thích chữ Lạc. Cái dòng tu của mình lấy chữ Chơn, ví dụ Chơn Không, thì bây giờ lấy cái chữ Chơn mà làm cái chuẩn của nó đi", thì Hòa thượng mới cho là Chơn Lạc. Hòa thượng đặt cái tên luôn mà, hòa hợp lắm chứ, không phải không đâu, cấu kết được có chút hà.

Khéo léo, cư sĩ nó cũng khéo léo lắm, kết hợp, kết hợp, cuối cùng không được, do cái duyên.

Sư Tuệ Tĩnh: Thành ra nó khó.

(09:06) Trưởng Lão: Bởi vì lúc bấy giờ thì coi như là quý thầy, Thầy nói thật sự ra, nó không phải là xấu hết. Cho nên quý thầy thấy Hòa thượng, mà quý thầy thấy Thầy gần gũi nhau mà giao phó vậy đó. Chừng đó quý thầy đồng tu, Thầy luận như Pháp, Quang, Phước Tú này kia, thuyền nữa, thì quý thầy rất ngại, ngại sợ Thầy nắm quyền, có vậy thôi. Cho nên mấy ông này tìm mọi cách, tìm mọi cách để mà tách ra. Bởi vì ở gần bên Hòa thượng mà, nói ra nói vô, nói tới nói lui, nói này kia đủ thứ hết.

Sư Phước Nhẫn: Như khảo nguyên hay hành tẩu ngày xưa vậy.

(09:40) Trưởng lão: Cuối cùng Hòa thượng không có chấp nhận Thầy, là tại vì mấy ông biết trước thật sự, nếu mà thật sự ra mà Hòa thượng giao thì Thầy đủ khả năng Thầy điều chỉnh mấy cái Tu viện hết, chứ không phải không! Mà bây giờ Thầy nói, thật sự uy tín của Hòa Thượng dữ lắm.

Sư Tuệ Tĩnh: Bây giờ con thấy vậy là ở khắp các nước đó Thầy, họ mến phục Hòa thượng dữ lắm, nếu mà còn cuộn băng đó, hai cuộn băng, Thầy thỉnh nguyện với Hòa thượng, Thầy nói cái vụ hồi nãy đó Thầy, mà Thầy có, Thầy cho con sang cái đó, con mang về bển cho họ nghe cái đó.

Bởi vì nếu mà bất chợt, bây giờ họ đang tin tưởng và theo, người ta nghe nói Thầy chen vô như vậy, họ nghĩ là Thầy không có trước, có sau.

Cho họ nghe mấy cuộn băng đó, họ mới thấy được là Thầy đã cố tình cấu kết với Hòa thượng rất nhiều lần nhưng mà không được. Để cho họ biết, Thầy chứ không họ không biết đâu Thầy.

(10:50) Trưởng Lão: Đúng rồi! Bây giờ thì ai cũng không biết hết. Nhưng mà họ đâu có biết được cái tình tiết của chuyện Thầy trò. Thầy nói thật sự khi mà Thầy lên Chơn Không rồi cái tình nghĩa thắm lắm. Chúng thì trưa đồ ngủ, còn Hòa thượng thì lên trước thiền đường, ổng ngồi trên cái ghế. Cứ khoảng độ chừng mười hai giờ rưỡi, một giờ, nghỉ có chút hà, ăn cơm rồi nghỉ có chút hà. Nghỉ khoảng độ nửa tiếng thì ổng ra ngoài trước ổng ngồi. Thì Thầy cũng khoảng đó Thầy ra Thầy ngồi. Cũng như ổng ngồi ông ngó trước vầy, Thầy ngồi bên hông vầy, nó có cái ghế vầy. Thầy ngồi với thầy, thầy trò ngồi đó. Rồi lát cái ổng kêu Thầy, ổng kêu tâm sự này kia với Thầy. Hòa thượng nói với Thầy: Hòa thượng thấy trong tâm nó sao ấy: Hội chúng này tu chưa có được gì nhiều, để cho Thầy phát triển còn có khả năng phục hồi, chứ tu theo kiểu này chắc là Phật pháp mất quá.

Sư Tuệ Tĩnh: Ông cũng thấy được.

Trường lão: Hòa Thượng nói với Thầy, tâm sự với Thầy. Cho nên Thầy cũng chết sống nhất định làm cho được, nhất định làm cho được cái ý của Hòa thượng. Bởi vậy Thầy nói, đối với Hòa thượng Thầy thấy không có cái gì mà Thầy chê Hòa thượng hết.

Sư Phước Nhẫn: Vì sao giờ chót ổng bác Thầy?

4- TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ GIỮA TRƯỞNG LÃO VÀ HÒA THƯỢNG THANH TỪ

(12:05) Trưởng Lão: Bởi vì sao cái giờ chót bác? Là tại vì Thầy không có ở gần Hòa thượng.

Quý Thầy kia ở gần Hòa thượng họ nói ra nói vào. Thầy nói họ nói một lời Hòa thượng không tin đâu. Cho nên một lần Thầy về Thường Chiếu, Thầy mới nói với Hòa thượng, Thầy biết rõ hết mà, quý thầy sao, Thầy biết hết. Thầy mới nói với Hòa thượng, Thầy nói: "Chỉ mong sao Hòa thượng hiểu con chút thôi". Thì Hòa thượng nói: "Thầy trò hiểu nhau thôi, đừng có tin ai nữa hết". Hòa thượng nói với Thầy mà: "Thầy trò hiểu nhau, đừng thấy ai nói gì cũng tin”. Thầy mừng lắm. Nhưng mà, Thầy nói thật sự, người ta nói một lần Hòa thượng không tin đâu. Trách gì, ngày xưa Thầy đọc lại cái chỗ mà bà Mạnh Mẫu. Đầu tiên người ta nói con bà giết người, bà không tin.

Sư Phước Nhẫn: Ba lần.

(12:53) Trưởng Lão: Ba lần, bà cắt cái khung cửi của bà liền, bà phải tin thôi chứ làm sao. Không tin sao được

Cho nên ba lần thì Hòa thượng làm sao mà chịu đựng được nữa. Nghĩa là họ nói những cái ý đồ của Thầy thế này thế khác, làm sao Hòa thượng …​

Bởi vậy Thầy nói trừ ra có những bậc Thánh người ta mới thấy được cái tâm niệm đó thôi. Chứ còn phàm phu làm sao người ta thấy được cái tâm niệm của cái người đệ tử với một cái nguyện vọng lớn như mình. Hòa thượng có cái nguyện vọng lớn lắm, nhưng mà cái điều kiện là cái tâm niệm của Hòa thượng không có hiểu được cái tâm niệm của Thầy, sao mà biết được.

Nhưng mà trước kia, từ ngày Thầy lên Chơn Không Thầy tu, rồi Thầy về, rồi Thầy trình bày, tình nghĩa thắm thiết, từ đó thầy trò rất mừng. Cho nên khi mà Thầy về trình rồi, Hòa thượng tuyên bố ngay liền Phật tử đến tuyên bố: "Ở trong Chúng chúng ta có người tu chứng". Bởi vì Thầy trình cái sự tu của Thầy, Hòa thượng biết nó không phải là con đường Thiền Đông Độ. Nhưng mà Hòa thượng nói với Chúng, với Phật tử, nói: "Ở trong Chúng của Thầy có người tu chứng A La Hán”. Nhìn cách thức nhập định như vậy là Hòa thượng biết chứng được A La Hán rồi. Hòa thượng tuyên bố như vậy.

(13:58) Cho nên từ những Phật tử ở Châu Đốc là ông Chánh Giải, là người đầu tiên nghe được cái tin đó, tìm đến đây để tìm gặp Thầy. Đó là Hòa thượng, nhưng mà cuối cùng Hòa thượng nghe người ta rồi, nghe huynh đệ của Thầy rồi, thì bây giờ Hòa thượng đụng ai Hòa thượng cũng nói. Nói Thầy là ngoại đạo, kinh sách của Thầy đừng có nên đọc. Thầy biết hết.

Sư Tuệ Tĩnh: Cũng như bên Úc đó Thầy, con có quen một bà cư sĩ, bà nói với con lâu rồi, bà nói có ông thầy Thông lạc hồi đó nói tên thôi chứ không nói ở đâu, ổng ngồi thiền đến bảy ngày đêm. Con không tin, chưa tin là vì lúc đó mình hướng theo Hòa thượng, mình thấy Hòa thượng ngồi đâu có lâu. "Ông này ngồi những bảy ngày đêm sao mà dữ vậy? Không tin".

Tới chừng sau con qua bên Miến Điện gặp ông Chơn Thông đó Thầy, ổng nói như vậy. Con về đây, ông này ổng gợi ý về Thầy, con mới nghĩ, con mới nghe, con không tin, chưa tin. Bà đó, bà qua bển chín, mười năm nay, bà mới biết, mà con không tin.

(15:08) Trưởng Lão: Cái đó là Hòa thượng nói. Thầy về gặp Hòa Thượng Thầy xin Hòa thượng nhập diệt, ở đó Thầy nhập định bảy ngày, bảy đêm.

Sư Tuệ Tĩnh: Bả cũng nói Thầy là đệ tử của Hòa thượng.

Trưởng lão: Thầy tiếc là Thầy không có được gần gũi với Hòa thượng. Bởi vì khi mà Thầy tu, Thầy về đây Thầy sống, Thầy không có làm Giáo hội, thì khoảng thời gian quá dài mười năm. Sau đó trình thì nó không có gì hết.

Tình hình bắt đầu khi trình đó rồi, Hòa Thượng tuyên bố, người ta thấy, huynh đệ mất cái giá trị của mình, mất quá xa. Đối với Thầy. tu như vậy thì quý thầy không có gì hết, cho nên coi như là mất góc đứng. Cho nên từ đó nó có cái sự ganh tỵ trong đó.

Sư Phước Nhẫn: Thành ra như bác bỏ đó Thầy

Trưởng lão: Cho nên từ đó đến sau này Thầy bắt đầu…​ Bởi vì Hòa thượng tuyên bố sớm quá, chứ để đừng có tuyên bố gì hết, để Thầy cứ núp sau lưng Hòa thượng viện chủ. Thì khi mà nghe rồi Hòa Thượng cũng mừng lắm, bởi vì cái tâm nguyện của Hòa thượng rất tốt. Nghe đệ tử của mình tu được, thấy làm chủ được sống chết thì mừng vì mình chưa được.

Bởi vì khi mà ngồi tâm sự với Thầy, Thầy biết mà, nếu Hòa thượng làm được thì Hòa thượng không có nói: "Thầy tìm chưa được giải pháp, mong sao trong huynh đệ của mình, làm sao có người chứng thì Phật pháp mới còn, chứ mà tu như bây giờ thì Phật pháp sẽ mất"

Sư Tuệ Tĩnh: Bởi vì con thấy cái đó, Thầy cho in sang mấy cuộn băng, con đem về bển, cho bà con người ta biết. Bởi vì có nhiều khi người ta còn tin cậy Hòa thượng dữ lắm. Hổng phải mình muốn diệt phần kinh kệ đó, nhưng mà họ thấy, đây này, có một người tu chứng đây này. Mà rõ ràng, đệ tử của Hòa thượng.

(16:54) Trưởng Lão: Sống tình nghĩa với Hòa thượng, con nghe cái bài thỉnh nguyện của Thầy thì biết.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ có, con cũng muốn có hai cuộn băng mà Thầy nói với Hòa thượng, lúc mà Thầy thỉnh nguyện, có hai ông sư để nhục thân lại đó Thầy, Thầy mới nói hồi nãy đó.

Trưởng Lão: Thì mấy cuộn băng đó con chưa có nghe, Phật Môn Bảo Huấn, trở về Đạo Phật.

Cuốn băng Trở Về đạo Phật là cuốn băng Thầy nói. Nghĩa là Hòa thượng nói Thầy ngoại đạo, đủ cách hết. Thầy phá giải những lời nói của Hòa thượng hết. Thầy nói Thầy lạc vào ngũ ấm ma, rồi Thầy cũng phá giải cái ngũ ấm ma như thế nào, để cho cấu kết lại.

Thầy nói Hòa thượng thương yêu, Hòa thượng nhắc nhở vì sợ Thầy rơi vào ngũ ấm ma. Lời của Hòa thượng nói Thầy bị lạc vào ngũ ấm ma, tức là cảnh giác Thầy. Đó là cái tình của Hòa thượng rất là lớn.

(17:58) Thầy phá giải những điều mà Hòa thượng nói. Còn Hòa thượng nói gì mà bỏ Hòa thượng này, kia đồ đó, Hòa thượng nói từ Hòa thượng gì đó. Thầy nói là Hòa thượng nói như vậy để cho những người đệ tử, nhất là Thầy là phải luôn luôn gắn bó với Hòa thượng. Nói đệ tử từ mình có nghĩa là nhắc nhở đệ tử khỏi về thăm mình, để lo cho công việc lớn Phật pháp.

Nghĩa là Thầy phá giải được cái điều kiện. Nghĩa là sau khi phá hết những cái lời của Hòa thượng, bởi vì Hòa thượng nói gì Thầy biết hết rồi. Hòa thượng nói với ai sao sao Thầy cũng biết hết rồi.

Cho nên những cái đó Hòa thượng cũng không ngờ, không ngờ mình nói với người ta mà Thầy ở đây biết. Cho nên vì vậy mà khi Thầy phá giải cái này hết để cho kết Thầy với Hòa thượng như một. Những cái lời đó là an ủi, những cái lời đó là lời khuyên thành thật của Hòa thượng như thế nào, sách tấn người đệ tử của mình, trợ giúp mình như thế nào. Cuối cùng Thầy so sánh hai cái con đường này ra.

Rồi bắt đầu Thầy sẽ nguyện là Thầy sẽ làm viên đá cho Hòa thượng xây cái tòa nhà của Phật pháp. Nguyện cái đời mình làm viên đá cho Phật pháp. Ở trong cuộn băng Thầy còn mà, chứ không phải không.

Sư Phước Nhẫn: Con lúc đó con có ý nghĩ như vậy, lúc mà gặp Thầy để chọn mở, mà mở cho Thầy cái trung tâm chuyên tu, Thầy đừng có đối ngoại, chỉ có đối nội thôi, thì không có chuyện gì hết. Rồi kiếm khu rừng nào đó kế rồi mở, về chuyên môn thì Hòa thượng biết mấy người như thầy Thông Huyễn gì đó đưa về đây Thầy dạy.

(19:31) Trưởng Lão: Hòa thượng lại không nghĩ cái điều đó. Mà trong cái lúc đó là lúc ngặt nghèo ghê gớm, khi mới giải phóng. Hồi năm 1980 Thầy đi, Thầy nói Thầy đi lên trên đó mà đi ngang cái đồn Cỏ May ở ngoài Vũng Tàu, trời ơi! Thầy chùa nó không có cho vô. Nó sợ vô Hòa thượng Thanh Từ. Nó không cho vô. Thầy phải cải trang, mặc đồ tây, đội nón cối. Chính Thầy phải cải trang, cải trang như vậy đó, rồi Thầy ôm theo một cuốn, Thầy mua một cuốn kêu là Đảng Cộng Sản, Lịch sử Đảng Cộng Sản. Cầm cái cuốn Đảng Cộng Sản Thầy đi, nó tưởng Thầy là Đảng Cộng Sản gộc, nó mới cho qua, chứ không phải dễ đâu. Nghĩa là tu sĩ lên đó, nó đuổi xuống.

Hòa thượng mới rời khỏi đó xuống Thường Chiếu đó. Cho nên cái giai đoạn mà Thầy trình là giai đoạn rất ngặt nghèo không phải dễ.

Nếu mà nó thuận thì trong cái sự mà đề nghị của Thầy thì nó dễ lắm. Nó còn trong cái chế độ cũ đó, thì lúc bấy giờ Phật tử mà nghe như vậy là họ sẽ nhường đất cho Tu viện dữ tợn lắm.

Sư Phước Nhẫn: Thưa Thầy lúc đó con nghĩ mà mở cái Tu viện chuyên tu thì nó khỏe

(20:48) Trưởng Lão: Lúc đó mà nó yên thì kể như là Hòa thượng mở giao cho Thầy. Tức là cái khu đất mà Phật tử cúng ở Thường Chiếu. Lúc mà chưa có, ở Chơn Không còn yên, chưa có gì thì họ đã cúng cho Hòa thượng rồi. Nhưng mà Hòa thượng chưa có làm cái gì, họ cúng thì giao giấy tờ vậy thôi.

Mà khi giải phóng rồi thì mới có cái hướng đi về đó, bởi vì nó ngặt nghèo quá, cơm không có ăn, Chúng phải làm rau sống, ai cũng khổ trong nước hết. Nhà nước họ, gạo thóc với vải sồ họ bán, mua phải xuất hàng, phải có phiếu. Gạo thì cấm không có, kêu là ngăn sông cấm chợ đó. Cái chỗ vùng mà gạo thôi quá trời thì không được đem đi chỗ khác, chỗ khác phải tự túc mà làm lấy. Cho nên Vũng Tàu nó cũng đói nhăn, làm sao, ở biển mà làm sao có gạo? Bởi vậy kinh lắm.

Sư Phước Nhẫn: Phật pháp chưa đủ duyên.

Trưởng Lão: Nó không đủ duyên, còn khi mà nó được đủ duyên thì nó lại nghịch rồi.

Sư Phước Nhẫn: Với lại con nghĩ như Sư gì ở Úc, ở bển có nói là theo cái luật ba không, Thầy trình như vậy là ba lần, thực chất có phạm Giới gì nữa đâu. Khi mình thấy Thầy mà không đúng, mình có quyền trình ba lần, nếu trình ba lần Thầy không chịu thì mình có quyền bỏ Thầy mình đi, đi mất không có gì.

Sư Tuệ Tĩnh: Là mình muốn cho rõ hơn.

Sư Phước Nhẫn: Được đi mất, người ta đi mất sau khi trình ba lần là đúng luật.

Trưởng Lão: Ráng tu tiếp với Thầy

Sư Tuệ Tĩnh: Nhiều khi con nhớ Thầy có một mình, Thầy Mật Hạnh chưa biết làm sao, nếu Thầy Mật Hạnh có hoàn thành thì tuổi đời còn nhỏ, đối với cái…​

Trưởng Lão: Cũng khó đủ uy tín.

Sư Phước Nhẫn: Khó chấn hưng lắm. Thầy đào tạo mười người…​

Sư Tuệ Tĩnh: Thầy còn ở đây còn lâu mà, công việc chưa xong mà.

(22:55) Trưởng Lão: Thầy ráng, Thầy kéo dài…​

Sư Phước Nhẫn: Mười người thì mạnh lắm.

(23:06) Trưởng Lão: Thầy nói làm sao mà Thầy được mười người, được đông chừng nào tốt chừng đấy.

Sư Phước Nhẫn: Con nghĩ Thầy chưa xin chứ ngoài chắc có nhiều người hay lắm

Trưởng Lão: Bây giờ nói chung là nó, Thầy đi xin thì có chứ không phải không. Chỉ cần Thầy chấp nhận một cái là có người đến lãnh việc. Có điều kiện là ngặt cái nỗi môi trường nó vất vả lắm.

Bởi vì có học trò mà không có trường thì coi như là cũng khó đào tạo, bởi vì nó không đơn giản đâu. Chứ ngày xưa thời Ông Phật nó khác, vì người ta tự đi xin ăn, rồi về tu tập. Mà hễ mình tập trung đông thì phải nấu nướng này kia thì trời ơi nó vất vả lắm.

Sư Phước Nhẫn: Ở Chơn Lạc, con nghĩ nếu không có cái bệnh viện đó thì mình thành lập cái trường thuốc, trong vòng một trăm người thì đâu có khó khăn gì về vấn đề ăn.

Trưởng Lão: Bây giờ, bởi vì Nhà nước nó không đơn giản. Nếu mình lập cái trường kêu không, mà nếu dựa vào Giáo hội thì họ thấy cái đường lối của mình, họ cũng bác. Thay vì có Giáo hội đứng thì nó mới có xin phép, phải không? Cho nên mình đứng dựa vào cái góc độ từ thiện, thiện nguyện để làm cái khu an dưỡng.

Sư Phước Nhẫn: Con cũng nghĩ về mặt hành chánh, hành pháp có thu phí đó Thầy. Thành ra cái bệnh viện cứ lập, phục vụ với tính cách là thí công chứ không có thí của. Mình vẫn điều trị đàng hoàng, về thuốc thì hạn chế. Nó nặng vụ thuốc thôi, chứ cái phục vụ không có nặng thưa Thầy. Nó nặng cái tiền thuốc khủng khiếp lắm. Thầy mở năm trăm giường, bác sỹ, ý tá phục vụ không có bao nhiêu tiền. Trong khi tiền thuốc cho năm trăm giường khủng khiếp lắm. Có cái bệnh viện rồi Thầy mới mở cái này, con thấy cái đó nó…​

(24:44) Trưởng Lão: Mình sẽ đi từng phần.

Sư Phước Nhẫn: Sau này mấy cái cơ sở mà Thầy có mình sẽ miễn phí từng phần, từng phần, miễn phí từng phần một. Mới đầu vô thi miễn phí cái công, nằm miễn phí, ăn miễn phí, điều trị, phục vụ miễn phí hết. Nhưng thuốc không miễn phí. Không có bao nhiêu tiền, nặng nhất là tiền thuốc dữ lắm.

Thí dụ một bệnh nhân vô nhẹ nhẹ cũng vài trăm ngàn, nặng thì ba, bốn triệu, nó nặng cái đó. Còn họ ăn ngày có bao nhiêu đâu, còn người bác sỹ mình trả lương đâu có bao nhiêu. Nội cái tiền người ta cúng dường vô cũng đủ bù lỗ rồi. Cái đó Thầy khởi công nó lẹ, nó mau đó thầy.

(25:31) Trưởng Lão: Cái đó là ý kiến hay, để khoan, để từ từ Thầy suy tư vấn đề này. Đó là những ý kiến đóng góp để mà thấy từng bước, mình phải làm từ thiện bước nào, mà bước nào chưa từ thiện. Chứ làm trật chuyện một lần, phải có nguồn kinh tế dữ tợn chứ không phải không.

Sư Phước Nhẫn: Ở ngoài mấy ông Nhà nước, mấy ổng cũng không dám nữa. Có công chuyện là kêu đóng góp vô, mấy cái nhà máy đâu có đủ sức. Cũng như trước đây con gặp nhiều người họ nói, thí dụ như mình lập cơ sở, tiền đâu ra? Kê khai hay gì, kiểm toán ai làm đây, họ cũng phải đánh giá nữa.

Còn một cái nữa, ở trong Phật giáo mình mấy ông chính trị thí dụ có người cũng hợp với Thầy nhưng cái chóp bu của Bộ chính trị chưa hợp với Thầy, nó thấy Thầy hợp với bên kia thành ra Giáo hội cũng khoái nữa..

Thành ra cái chỗ Thầy mở thì con thấy nó đúng về mặt luật pháp. Có gì mình mở Tu viện thì mình phải kiếm mấy người Giáo hội, mà Giáo hội lại không muốn, xem xét nó không được. Chỉ có cái làm cái Tu viện thì được, như vậy nó sẽ đụng chạm đến vấn đề tạm trú tạm vắng thì nó cũng dễ chứ không khó. Khó là việc đăng ký với Giáo hội, nên cần tiến hành sớm. Vấn đề về thuốc chữa bệnh, bỏ thuốc thì dễ, không có thuốc thì dễ làm.

(27:05) Trưởng Lão: Cái này để Thầy bàn, Thầy có bàn cái ý về làm kinh tế, về cái lò thiêu nữa, có bàn với tụi nó

Sư Phước Nhẫn: Bỏ thuốc dễ lắm.

Trưởng Lão: Thầy góp ý với tụi nó, mọi cái, cái gì Thầy cũng góp ý hết, ngày xưa, Nhẫn có cái ý cũng hay

Sư Phước Nhẫn: Mình đâu có xây kiên cố đâu, ví dụ chỗ khám bệnh, mình xây đơn sơ, đâu có tốn bao nhiêu tiền.

Trưởng Lão: Ở ngoài văn phòng ở Biên Hòa, Giáo hội Phật giáo có xin Nhà nước lập cái bệnh viện, lập cái trạm xá chứ không phải bệnh viện, trạm xá từ thiện để giúp Tăng Ni trị bệnh, mà chưa cho.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó cũng bên Giáo hội xin.

Trưởng Lão: Bên Giáo hội xin mà chưa cho.

Hôm đó thì Chơn Huệ về đây, có nói với Thầy: "Con ở ngoài đó, Giáo hội có quyền, xin Thầy giao cho con quyền điều khiển,…​ Quyền điều khiển đó thì con thấy là, bên Ni thì con rành…​. Xin phép tắc như thế nào…​ Thầy về…​"

Sư Phước Nhẫn: …​. KT3…​ Căn cước…​

Trưởng Lão: Có cái cuộn băng…​

Sư Phước Nhẫn: …​ Sự thật…​

5- QUÁ TRÌNH TRƯỞNG LÃO NHẬP TỨ THIỀN

Nội dung đoạn này trùng với băng: Vấn đạo 02A-Tu Phải Có Giải Thoát (từ phút (27:30) đến 43:53). Mời quý vị đọc lại băng Vấn đạo 2A.