VẤN ĐẠO 04-TU TẬP CĂN BẢN TỪ THẤP LÊN CAO

VẤN ĐẠO 04-TU TẬP CĂN BẢN TỪ THẤP LÊN CAO

VẤN ĐẠO 04

TU TẬP CĂN BẢN TỪ THẤP LÊN CAO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Sư Tuệ Tĩnh, Sư Phước Nhẫn

Thời lượng: [43:01]

Thời gian: 2002

1- CÁCH THỨC SỐNG ĐỘC CƯ

(00:01) Lần lượt mới xả tới cái thân. Đó là những điều kiện mà nó cần thiết mà Thầy hôm nay Thầy nhắc, để cho biết như vậy, để cho mình biết cách thức mình tu.

Thì bắt đầu bây giờ đã nghe Thầy nói rất rõ rồi. Thứ nhất là độc cư, mình không có nên mà ép buộc mình phải là một tháng, một năm, hai năm mà này kia. Mình chỉ độc cư trong một ngày, theo như thọ Bát Quan Trai mà. Rồi mình độc cư hai ngày, ba ngày, bảy ngày mình tập dần lên thì mình không bị ức chế.

Còn bây giờ chưa gì mình không biết độc cư ra sao hết, tôi cũng nguyện là ba tháng, hai tháng nhập thất độc cư hoàn toàn, coi chừng mình đổ vỡ, mình đổ vỡ. Mình tập dần, dần dần, cứ tăng dần, tăng dần lên. Nó thoải mái, nó giải thoát, nó làm cho mình thích thú tới đâu là mình tăng tới đó. Còn nó chưa thích thú mình ép nó làm cho nó buồn bã cô đơn, làm nó sanh ra nhiều cái, thì cái đó là mình ức chế nó. Mình làm cho mình khổ, thì như vậy không đúng pháp Phật.

(0:51) Coi vậy chứ độc cư nó làm cho mình khổ lắm. Nó cô đơn, nó không có làm, nó không có khởi ra được một cái gì, nó không ham muốn được cái gì, nó làm cho mình bực bội ở trong người lắm, chứ không phải dễ. Thay vì bây giờ, mình từ lâu tới giờ, con người của mình thì nó thích vui, mà bây giờ mình vô mình sống trầm lặng một mình thì mình buồn lắm, cô đơn, mình buồn. Đó là cái người mà người ta còn đời nhiều. Còn mình bây giờ mình biết đạo rồi, mình tu mình thấy cảnh yên tịnh thanh vắng, đó là mình có căn bản độc cư đó. Nó thích cái cảnh vắng, nó ưa thích cái trầm lặng độc cư rồi, thì mình ưa thích được, đó là mình đã đi được nửa đường rồi.

Nhưng mà mình khép mình vô trong cái thời gian mình tu, bây giờ mình tu trong một tháng. Mình thấy thích ở trong cái tháng này, mình tăng lên tháng nữa, mình thích nữa, mình tăng lên nữa. Còn mình không thích đừng ép nó, đừng ép nó. Nhưng mà mình tập dần, mình đừng có tăng hai tháng liên tục. Mà bây giờ nó thích được tháng, thì tháng này đó mình xả ra, mình nghỉ ngơi cái đã, mình chuẩn bị tháng sau mình tập nữa. Mình thấy trong một tháng, mình thấy nó thoải mái dễ chịu lắm, bắt đầu mình mới tăng lên.

Bởi vì cái thân và tâm của mình, mình tập dần, mình huấn luyện dần. Chứ không thể nào mình bắt buộc nó một lần mà được, mình đừng có muốn mau. Bởi vì cái nghiệp của mình nặng lắm. Cho nên mình muốn mau là mình sẽ chậm mất đi. Còn mình tập dần, mình chứng nghiệm dần dần nó sẽ đi tới cái kết quả của mình rất rõ ràng.

(2:07) Thì bây giờ đó, thì bắt đầu tu, coi như là nếu mà từ lâu tới giờ mình đã có tu tập, có tu tập không có nghĩa là mình bỏ hết những cái công phu này. Thầy muốn nói mình có lại cái công phu tu tập, ví dụ như từ lâu bây giờ mình có tu Định Niệm Hơi Thở, mình có tập trung, mình gom tâm. Mình có gom tâm, mình biết. Nhưng bây giờ trở về lại cái căn bản nó không có nghĩa là cái công phu đó nó phí hết của mình từ lâu tới giờ đâu. Nó có căn bản, cho nên vì vậy bây giờ mình ngồi lại, mình tìm cái hơi thở bình thường của mình.

Sáng mình thở bình thường, mình coi thân tâm của mình như thế nào? Coi nó an ổn hay không? Coi nó có như thế nào không? Thì mình ngồi lại mình thở. Bây giờ mình ngồi xếp bằng xuống mình thở, mình thở thì mình thấy nó an ổn. Mình đừng có ức chế, mình đừng có khép nó có vọng tưởng hay không vọng tưởng, mình không cần đâu, mình không cần đâu. Mình chỉ lo cái hơi thở mình bình thường thôi.

Còn nó khởi niệm nào đó, nó nghĩ gì đó thì bắt đầu bây giờ mình đang ổn định cái hơi thở bình thường mình gì, thì mình khoan dùng mà để quán xét cái niệm đó để xả nó. Mình dừng ngay cái niệm đó đi, bây giờ để mình quan sát lại hơi thở thôi, chứ mình không có nghĩ gì đến cái niệm đó. Chừng nào mà tới khi mà mình tu tới cái gì đó mà cái niệm đó khởi ra, thì mình sẽ tu cái pháp gì để cho mình xả cái niệm đó, thì lúc bấy giờ nó mới áp dụng. Áp dụng vào trong các định vào ở trong cái tâm của mình trong cái thời gian mà mình tu cái tâm của mình. Thì mình mới có cái phương cách của nó để đối trị. Còn bây giờ mình mới luyện từng phần nhỏ, cho nên mình không có quan trọng về cái vọng tưởng của mình. Cho nên bây giờ, mình ngồi tu, mình hít thở.

Nếu mình kéo dài trong vòng một phút cho đến mười phút, hai mươi phút hoặc ba mươi phút nó không có niệm gì cũng được, mà mình vẫn tìm được cái hơi thở bình thường của mình thôi. Cái mục đích của mình là làm sao nhận ra được cái hơi thở bình thường thôi. Buổi sáng mình thở như vậy, thấy nó cũng an ổn; buổi trưa mình thở vậy thấy cũng an ổn; buổi chiều cũng vậy mình thấy cũng an ổn; tối cũng vậy, khuya cũng vậy. Đó là trong một ngày đêm.

Bây giờ mình đi kinh hành, mình cũng thấy vừa đi, mình cũng vừa thở. Mình tập trung ở trong hơi thở, mình thở, nó có niệm gì kệ nó, mình không có cần thiết. Mình chú ý, có cái chú ý là mình thở hơi thở bình thường. Mình đi mình thở nghe cũng thoải mái dễ chịu, cơ thể đi tới đi lui, mà hơi thở mình cũng đều đặn, nhẹ nhàng. Thì biết như vậy là cái hơi thở bình thường của mình.

Trong hơi thở bình thường đó mình có nhiều rút tỉa nhiều kinh nghiệm khi mình nhận ra được cái hơi thở bình thường này. Mình rút tỉa nhiều kinh nghiệm trong bước đường tu chứ. Chứ không thể lấy kinh nghiệm của Thầy mà trao kinh nghiệm này cho một cái đặc tướng của người khác được. Mà chính mình tu tập cái hơi thở bình thường, mình mới thấy: "Cái hơi thở bình thường này nó nằm ở chỗ trạng thái nào?", buổi sáng, buổi chiều, buổi trưa buổi nào mà nó an ổn nhất mình biết liền. Mình biết liền cái buổi đó là cái buổi làm cái chuẩn của mình, để bước sang qua những cái thời gian khác, của những buổi khác. Đó là cái quan tâm của mình.

(4:51) Thí dụ như bây giờ sáng, trưa, chiều, tối, khuya mà mình thấy buổi khuya mình thức dậy mình ngồi tu, mình thở hơi thở bình thường thấy nó an ổn vô cùng, nghe nó không vọng tưởng. Ah! Mình biết buổi khuya. Rồi ngày mai mình tu, mình cũng thấy buổi khuya cũng được vậy, ngày mốt cũng vậy, thì mình biết đây là buổi khuya là buổi tốt nhất của mình. Cái đặc tướng của mình, cái thân của mình nó hợp với cái buổi này.

Còn có người, người ta hợp với buổi chiều, có người ta hợp buổi sáng, mà buổi khuya người ta nó buồn ngủ quá trời. Đó nó hiểu được cái chỗ này, cho nên mình tìm được đặc tướng của mình, mình tìm được cái hơi thở bình thường của mình trong cái đặc tướng đó, để rồi mình thực hiện cái buổi đó. Thì cái buổi đó coi như là khi mà bắt đầu mình tu với cái pháp khác mà hợp lại để mình tu đó, thì mình lấy buổi đó làm cái chuẩn tu trước. Để rút tỉa từ kinh nghiệm của cái chuẩn này mà mình đi sang vào những cái thời, cái buổi khác, cái thời gian khác. Để lấy nó làm cái chuẩn mà lấy kinh nghiệm đó để mà tu tập chủ động ở trong cái thời gian khác.

Hôm nay Thầy nhớ nhắc như vậy. Bởi vậy về cái vấn đề này Thầy phải soạn thảo thành một cái chương trình để khi in ra thành sách, chúng ta đọc chúng ta mới biết để mà căn cứ vào đó, mà theo đó để mà thực hiện cái bước đường tu của mình. Coi như là mình áp dụng vào là mình thấy có sự an ổn giải thoát, không có bị khổ ở trong đó, không có bị ác pháp ở trong thân tâm chúng ta.

(6:05) Thì bắt đầu, thì nãy giờ như Thầy đã nói, thì chúng ta thấy cái bí quyết thành công mà của chúng ta tu tập để mà Thiền Định đó, là nó độc cư. Nhưng mà không phải bắt buộc chúng ta bây giờ mà phải phát nguyện là một năm, hai năm, ba năm hay là ba tháng. Mà bây giờ chúng ta phát nguyện một ngày. Một ngày chúng ta giữ độc cư, nhất định là một ngày phải trọn vẹn.

Bây giờ vô đây đã là có cái môi trường độc cư rồi. Nghĩa là mình không tiếp duyên ai, nhưng mà ngày hôm nay mình quyết định là độc cư. Thì ai đến thất mình là đóng cửa lại không có tiếp ai hết, ngày nay tôi quyết định. Nhưng mà ngày mai tôi không có quyết định như vậy. Vì ngày nay tôi nỗ lực, tôi tận lực giữ cái hạnh này. Do đó ai đến thất tôi, tôi hoàn toàn tôi không tiếp, ai nói gì tôi cũng không ngại hết. Bởi vì đây là cái giai đoạn quyết liệt của tôi trong cái thời điểm này.

(6:48) Sau đó thì tôi qua cái ngày hôm sau, thì ai muốn nói chuyện gì cũng được hết. Nhưng mà mốt, bữa kia tôi chấp nhận làm hai ngày, hay là ba ngày thì quyết định là tôi nhất định không nói. Bởi vì lúc bấy giờ là tôi khép chặt. Cho nên khi mà tôi thấy lần lượt mà được rồi, tôi khép chặt một tháng, hai tháng, ba tháng liên tục. Chừng đó tôi thấy tôi giải quyết được, tập được, tôi biết cách. Khi mà tôi quyết liệt như vậy rồi thì tôi có cái nghị lực của tôi trong cái ngày này.

Còn nếu mình không tập đó, thì mình thiếu nghị lực, người ta đến cái bắt đầu mình bị động rồi. Rồi mình bị động, thứ nhất là mình cố mình khép chặt mình để rồi mình bực tức. Mình nỗ lực mình tu mà cái ông đó đến, nó làm mình bực ông ta nữa. Đó, đó là những cái mà có thể trường hợp xảy ra làm chúng ta thêm những ác pháp trong tâm, mình phải lưu ý.

Còn hôm nay mình quyết một ngày nay, thì bắt đầu, khi đó mình đóng cửa lại, mình không có tiếp duyên. Hoặc là khi thấy người ta đó, mình tránh, mình tránh liền, mình không có để. Vì mình có một ngày nay mình có đủ cái sự kiểm soát của mình chặt chẻ để mình bảo vệ cái độc cư của mình. Còn bây giờ mình vô đây, mình một tháng, mình đâu có biết huynh đệ của mình ở trong này tu nhiều người chứ đâu phải một người đâu. Mình đâu có nỗ lực mà tận cùng trong như một ngày kia được.

Cho nên vì vậy đó, mà khi đó hơ hỏng một chút là người ta. Mình vô tình thôi, chứ mình nói là mình độc cư, chứ sự thật mình đâu có canh gác hết cái thời gian dài của mình là một tháng trong ba mươi ngày đâu. Cho nên vì vậy, mà trường hợp người ta đụng mình, cái người ta nói chuyện, cái bắt đầu đó, coi như là mình không có lưu ý cho cái độc cư của mình nhiều. Cho nên vì vậy, bản chất của mình nó phản ứng cách tự nhiên lắm. Khi mà người ta vừa hỏi, nó phản ứng nó trả lời đi, thì ngay đó là mình đã phạm lỗi độc cư rồi.

(8:24) Cho nên vì vậy, mình chuẩn bị cho một ngày, cái ngày này đó mình có cái sự chú ý của cái sự độc cư của mình. Cho nên ai vừa láng cháng là mình lo. Còn khuyên cả ba mươi ngày mình không có đủ sức đâu. Thầy nói cái nghiệp, cái sự chú ý của mình, cái sự kiểm soát cho mình trong ba mươi ngày không có bằng một ngày, mình dồn lại một ngày. Nếu mà ba mươi ngày này mình luôn luôn lưu ý vậy thì mình rất mệt, mình rất nặng nhọc, mình không giải thoát được, mà mình rất khổ tâm.

Trái lại, mình chỉ tập trung trong một ngày nay mình giữ, thì cái ngày nay mình đem dồn hết cái nghị lực cái sức của mình để mình bảo vệ cái độc cư của mình thì mình bảo vệ trọn vẹn và được lần lượt nó dần nó tăng lên. Chứ còn không khéo mình bảo vệ không trọn thì nó sẽ bị động, bị động hoài.

Coi vậy chứ nó không đơn giản đâu, các pháp bên ngoài luôn luôn nó tìm cách nó đánh mình, nó không đơn giản. Cho nên thí dụ như bây giờ, mình đương yên vậy, bỗng dưng cái _ đang sống độc cư tốt vậy _ bỗng dưng cái người ta bệnh đau. Cũng như cái người ở gần bên thất mình họ đau, họ đau cái bắt đầu đó, mình bị động liền đó. Họ rên la hay hoặc này kia họ chạy lại thất mình, họ nhờ mình cạo gió hay này kia đồ thì bị động rồi.

Cho nên trong khi đó, mình độc cư mà sống chung ở trong chúng mình lưu ý cái phần này. Chọn lấy một ngày rồi tập dần tập dần, cho đến khi mà mình thấy được, thấy được hoàn toàn mình có nghị lực, mình có sự chiến đấu, mình có kinh nghiệm rồi. Mới xin Thầy cho con ở trong cái thất nào để hoàn toàn con giữ hạnh độc cư, để mà con nhập định. Tức là, cái thời gian mình đã thấy được, thấy được cái khả năng của mình được và tâm mình, mình thấy nó có cái hướng quay vô rồi.

Bởi vì thời gian này mình tập, trong khi mình tập độc cư mà mình chủ động cái ý của mình, mình ngồi chơi chứ mình không có ngồi thiền đâu. Thầy nói thật sự, ngồi lên ghế chơi, ngồi xếp bằng đất vậy chơi, ngồi dựa vách chơi vậy thôi. Mà luôn luôn lưu ý cái phần là cái tâm nó luôn luôn nó biết hơi thở. Nó không tập, mình không có tập trung, không gom nó lên hơi thở, nhưng mà nó biết.

Thì mình ngồi chơi mà thường thấy nó như vậy đấy, thì mình sẽ xin Thầy liền: "Xin Thầy cho con độc cư một trăm phần trăm, con thấy tâm con độc cư rồi". Cái đó là nó độc cư, nó không phóng dật rồi. Thì lúc bấy giờ, Thầy sẽ cắt đặt cho một cái khu vực nào đó, bảo vệ hoàn toàn. Tức là bản thân Thầy đến bảo vệ, nghĩa là ai đến đó không được hết. Nghĩa là trợ giúp cho cái người đó họ thực hiện đến Tam Minh hoàn toàn. Không để cho họ lỡ dở cái cuộc đời tu. Bởi vì những giờ phút đó là giờ phút rất là khó.

2- BỀN CHÍ THỰC HIỆN GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

(10:39) Qua kinh nghiệm của Thầy mà. Giờ phút đó, bây giờ các con, các thầy, các sư cứ nghĩ đi: khi các sư mà đau chết, nhất định là các sư ở trong thất, chứ các sư không được ra, nghĩa là đau chết bỏ. Chứ còn bước ra là các sư sẽ uổng cuộc đời tu của mình, cái đó là giờ phút cuối cùng, giờ phút quyết liệt mà. Nó có những cái nghiệp nó phá mình, cái giờ phút nó phá mình, cái ma chướng nó sẽ phá mình.

Thầy bảo vệ cho các con, các thầy để mà cho yên ổn ở trong cái sự tu tập, nhưng cái thân nghiệp nó không bảo vệ được. Mà mình phải có cái sự nghị lực và gan dạ, quyết tử thì nó mới thoát ra được cái này, mới thực hiện được Tam Minh, chứ không phải thường đâu. Coi vậy, bởi vì nói trước khi đức Phật mà chứng đạo, Ma vương nó hiện ra đủ thứ là không phải có hình ảnh ma nào đâu, mà chính ma nội tâm của đức Phật hiện ra, nó phá đủ thứ.

Thậm chí như thầy Mật Hạnh, cái thầy nhỏ nhỏ ở đây đó, nếu mà thầy nghe lời Thầy, thầy đừng có đi ra trị bệnh là thầy đã xong rồi. Nghĩa là tâm hoàn toàn quay vô rồi, thầy chủ động, thầy điều khiển được Định rồi. Nhưng mà bây giờ cái bệnh của thầy ỉa không được. Thầy bảo: "Chết bỏ, nhất định ở trong thất". Thầy nói thầy chịu không nổi. Ngày thứ nhất nghe Thầy nói thầy cũng ráng, ngày thứ hai thầy chịu không nổi, thầy nói: "Con phải đi nhà thương". Đi nhà thương, Thầy nói đổ vỡ hết rồi. Thà liều chết đi, mà mình cứu mình đó.

Đó thì các thầy biết, nó không đánh mình mà nó đánh cái thọ, nó đánh cái thọ bệnh của mình, cái thân nghiệp của mình, nó đánh mình như vậy. Nó không phải, trong cái giờ phút đó nó làm như vậy, coi như là mình muốn chết rồi, để cho mình đi ra rồi, cái thì bắt đầu nó buông ra. Cái tâm nó hết quay vô rồi, nó bung ra, nó luận, nó đem cái thọ nó luận. Nó luận làm cho mình thấy là phải mạnh mới tu, chứ còn đau ốm vậy không được. Nhưng mà giờ phút đó là, đã cái tâm nó quay vô rồi thì nó tịnh rồi. Tức là, nó thanh tịnh giới hoàn toàn cái tâm rồi. Thì nó còn cái giai đoạn Định để cho chúng ta thực hiện Tam Minh mà làm chủ hoàn toàn. Thì cái thọ, thân thọ nó đánh mạnh, nó là ma chướng dữ lắm.

(12:32) Cho nên chúng ta nhất định chết bỏ, nhất định không đi. Nó không chết đâu, cái nhân quả của mình giờ chết, mình bây giờ đi uống thuốc cũng chết nữa. Mà cái nhân quả nó không chết, bây giờ không uống thuốc, nằm đó nó cũng sống nữa. Bởi vậy, Thầy nói tin nhân quả đừng có sợ, mà không có pháp nào, không có thuốc nào hơn là cái thuốc mà lấy tâm mà trị. Thầy nói thật sự, người bệnh mà lấy tâm trị là hết bệnh, còn lấy thuốc bệnh uống thì trị bệnh này, chứ nó có bệnh khác.

Quý sư cứ tin lời Thầy đi, Thầy nói thật sự. Bây giờ chúng ta uống thuốc này nó hết cái bệnh này chứ nó sẽ có bệnh khác. Còn cái người mà lấy tâm mà trị bệnh thì nó sẽ không có bệnh nữa. Cho nên lấy tâm bệnh, cái đầu Thầy nhức đầu nè, Thầy bị bệnh nhức đầu nè, Thầy bảo: "Cái đầu này không có được nhức". Cái tâm Thầy ra lệnh thì cái đầu không nhức nữa, thì nó sẽ khỏi cần uống thuốc mà cái đầu không nhức nữa.

Bởi vì nó cái lực của pháp của đức Phật nó vi diệu ở chỗ mà nó làm chủ được sanh, lão, bệnh, tử mà. Mà người ta không tin nó, cho nên người ta không biết pháp nó, người ta tu. Vì vậy mà đến những giờ phút mà nó như vậy mà mình không biết sử dụng nó để mà mình trị cái bệnh của mình, để rồi mình bị cái nghiệp nó lôi đi như vậy. Rồi bắt đầu bây giờ, đâu phải chuyện dễ đâu. Cái tâm nó quay vô, rồi nó quay ra, nó khó lắm, nó không phải dễ đâu. Nó phóng dật, rồi nó không phóng dật, rồi nó phóng dật trở lại, nó khó lắm.

Cho nên hôm nay, Thầy nói bây giờ mình đã quyết tu bỏ hết rồi, thì phải nắm cho vững tất cả những cái điều kiện để cho mình biết, để cho mình chuẩn bị, cho mình có một cái tinh thần vững chắc, trước cái chết không hề sợ. Mình phải coi nhẹ cái chết chứ còn không lúc đó mình sợ lắm.

(14:11) Thì tất cả những cái sự mà Thầy dạy ở đây, hôm nay nhớ kỹ để rồi chúng ta còn bước đi tới. Chứ không phải là chúng ta tu để mà như các Thầy các Tổ dạy chúng ta từ lâu, nó lừng chừng lừng chừng vầy, coi như là tu lừng chừng đó. Nghĩa là tu phải tu phải làm sao làm cho được. Thà chết chứ không thể nào mà mình sống mà là một người mặc chiếc áo tu sĩ như thế này, mà không làm chủ được là nhất định là hoàn toàn là không mặc chiếc áo này nữa. Phải nói như vậy, mặc chiếc áo này xấu hổ lắm. Thì chúng ta phải nỗ lực, phải tận cùng như vậy.

Thì đây là con đường mà Thầy vạch ra để chúng ta thực hiện cho được, thì nó có những cái khó mà Thầy báo trước. Bởi vậy không lẽ mà quý thầy bây giờ về đây, mà Thầy nhận cho vào đây tu, Thầy có cái trách nhiệm phải dẫn người ta đi tới nơi. Mà không nói những cái khó khăn này trước, thì quý thầy sẽ không thấy được. Tới chừng đó đổ vỡ ra thì coi như là cái trách nhiệm Thầy không tròn mà quý thầy cũng không tròn được. Nó uổng cả cuộc đời của mình rồi. Cho nên, Thầy bảo trước hết tất cả mọi cái, bây giờ tu là tập dần dần dần từng chút, từng chút, chứ đừng có vội.

Ở đây có nhiều người nghe nói độc cư dễ, tưởng đâu dễ. Vô nỗ lực trong vòng một năm, sau đó bị đổ vỡ. Có người thì ráng được ba tháng, có người ráng được một tuần lễ là đã sợ hãi hết rồi. Nó tuôn trào một cách gì họ chịu không có nổi. Họ quá sợ hãi. Thầy nói ăn, người ta không sợ, ngủ phá hôn trầm người ta không sợ, vậy mà người ta còn ngán hôn trầm. Thế mà tới độc cư người ta quá sợ đó. Cho nên vì vậy mà Thầy nói bây giờ mình tập dần thôi. Rồi nó tuần tự tuần tự, nó sẽ đi dần đi dần tới.

3- XẢ TÂM BẰNG ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ VÀ ĐỊNH VÔ LẬU

(15:38) Mỗi một tâm niệm của mình thì mình đã có những cái Định, Định Vô Lậu đó. Mình quán xét, mình xả những tâm niệm đó, để mình khắc phục được tham ưu của mình. Mình luôn luôn, mình ở trong hành động hơi thở, hành động đi đứng nằm ngồi. Thân Hành Niệm của mình đó, mình luôn luôn ở trong hành niệm đó để cho mình xả cái tâm, mình ngăn các pháp ác.

Lưu ý cái phần này, cái Định Niệm Hơi Thở, tức là người ta nói quán niệm hơi thở, là mục đích của nó để ngăn các pháp ác. Đi kinh hành hoặc làm tất cả những công việc mặc y, mang bát ăn cơm, tất cả những hành động đó mà chúng ta tập trung ở trong những hành động đó đó. Để biết rõ những hành động đó thì mục đích của nó để giúp cho chúng ta ngăn các pháp ác, nó không xen vô được.

Còn khi các pháp ác đã xen vô rồi, thì chúng ta dụng cái Định Vô Lậu tức là quán ngay cái niệm đó, quán cái tâm niệm đó, cái thọ đó. Bây giờ cái niệm mình không có nhưng cái thọ nó đau nhức này, thì lấy ngay cái thọ đó quán. Rồi bây giờ, nếu mà các pháp nó đến, nó ập chúng ta thì lấy các pháp đó mà quán để cho cái tâm chúng ta nó trở về thanh thản bình thường, nó vô sự, nó không có bị động.

Thì như vậy, chúng ta mới sử dụng những cái Định này để mà chúng ta ngăn ác diệt ác. Chứ không có ở trên Tứ Chánh Cần nói ngăn ác diệt ác, mà chúng ta không pháp, không pháp tu thì ngăn ác diệt ác lấy cái gì? Chúng ta có pháp tu ngăn ác diệt ác. Vì vậy mà chúng ta luôn luôn sống ở trong thanh thản vô sự, đó là thiện pháp và tăng trưởng cái thời gian dài ra gọi là tăng trưởng thiện pháp.

(17:01) Chứ không phải là đi xin tiền bạc người ta mà cho người này người kia gọi là tăng trưởng thiện pháp. Nói cho nhiều là tăng trưởng nhiều, không phải đâu. Hay hoặc là làm những việc từ thiện này, từ thiện kia gọi là thiện pháp, không phải đâu. Thiện pháp của Phật là Thiện Vô Lậu, chứ không phải thiện hữu lậu. Lưu ý được cái vô lậu và cái hữu lậu. Cái vô lậu là nó làm cho tâm chúng ta thanh thản an lạc cho đến khi lậu hoặc không còn có nữa. Nói lậu hoặc tức là nói đau khổ phiền não. Mà nói không có lậu hoặc, tức là không còn phiền não đau khổ.

Cho nên nói Định Vô Lậu nó làm cho cái niệm, làm cho chúng ta lo lắng, buồn phiền, giận hờn, thì những cái niệm đó nó không còn có nữa, do đó nó gọi là Định Vô Lậu. Cho nên, mỗi niệm, mỗi pháp, mỗi cái thọ mà đến làm chúng ta khổ sở đó, thì chúng ta dùng cái Định Vô Lậu mà xả nó. Đó là cách thức chúng ta tu Tứ Chánh Cần.

Tu Tứ Chánh Cần, tức là chúng ta sử dụng được cái tâm thanh tịnh của chúng ta, tức là giới luật nghiêm chỉnh đó. Thì lúc bấy giờ cái tâm thanh tịnh, thì nó sẽ không phóng dật. Nó không phóng dật thì nó quay vô, nó ở đâu? Ở trong hơi thở. Thì lúc bấy giờ nó đang ở trong hơi thở thì chúng ta mới nhập tất cả các Định khác, đó hiểu vậy. Chứ bây giờ đừng có nghĩ là tôi sẽ nhập Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền. Tôi không có nhập được cái gì đâu. Cái Sơ Thiền này phải làm cho được ly dục ly ác pháp này nè, cái này là cái khó nè.

Cho nên cái bước đầu mà vô cái cửa này, Thầy thấy hầu hết là người ta rớt, người nào cũng rớt vào cái chỗ này hết. Mà cái cửa này được rồi thì từ Nhị Thiền đến Tứ Thiền, Tam Minh nó không khó nữa. Cho nên các Thầy thấy đức Phật, từ đầu canh cho đến canh giữa, tới canh cuối thì đức Phật thực hiện Tam Minh rõ ràng mà. Nhưng mà trải qua cái thời gian để ly dục ly ác pháp đâu phải chuyện dễ. Còn thực hiện Tam Minh, Thầy thấy chỉ có một đêm à, mà đức Phật đã ba Minh rất rõ ràng rồi.

Thì cái Thiền Định với cái trí tuệ Tam Minh thì nó không khó. Mà cái Giới Luật, cái mà Ly Dục - Ly Ác Pháp này rất khó. Đó, nó phải đòi hỏi sự sống cho đúng để thân không phạm giới nè, miệng không phạm giới nè, để thực hiện các pháp Ngăn ác - Diệt ác cho ý không phạm giới nè. Đó là cái chỗ để cho giới luật thanh tịnh chứ không gì hết. Tức là giới luật nó được rồi thì Thiền Định nó không khó nữa.

Cái pháp Như Lý mà chúng ta thực hiện ở trong cái giới luật, để cho giới luật được thanh tịnh thì nó trở thành cái lực, cái định lực của nó. Cái lực của đạo rất mạnh, cho nên chúng ta ra lệnh là nó làm được hết.

(19:16) Thì như vậy là rõ ràng. Hôm nay Thầy nói rất rõ ràng cách thức để mà chúng ta nắm vững được cái đường lối mà chúng ta đi, Giới - Định - Tuệ hẳn hòi:

  •  

    Giới thì chúng ta thấy rõ ràng là tất cả các giới của luật, của Phật dạy là mục đích của nó để ly dục ly ác pháp, để khắc phục tham ưu của mình, để khác phục tham, sân, si chứ không có gì.

  •  

    Mà bây giờ nó đã thanh tịnh rồi thì tới Định, thì Thiền Định, thì Nhị Thiền. Bởi vì cái Sơ Thiền nó là giới luật, mà cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền nó là Định.

  •  

    Mà khi nhập được Tứ Thiền rồi thì mới Tam Minh, Tam Minh nó là Tuệ. Nó dẫn tâm đi đến đó để nó hiểu biết cái này, cái nọ, kia đó, thì cái đó là cái Tuệ của nó.

Cho nên ở đây, nó ba cái Giới - Định - Tuệ nó rõ ràng và cụ thể. Mà cái Định nào để xác định nó là cái Định để mà thực hiện được Tam Minh thì nó chỉ có bốn Thiền. Chứ nó không phải là bốn cái Định Vô Sắc là: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ rồi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, nó không phải bốn cái Định này đâu. Nó không cần phải đi ngang qua bốn cái này đâu.

Trong cái bài kinh Saccaka, khi đức Phật trở về với cái Thiền Định đó, thì đức Phật tu bốn cái loại Thiền Định này. Thì cái Sơ Thiền nó thuộc về Giới, mà cái Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền nó thuộc về Định. Cho nên khi mà nhập Tứ Thiền rồi thì “thân định trên tâm, tâm định trên thân” thì đức Phật mới thực hiện Tam Minh. Chứ không phải cần đi qua bốn cái Định Vô Sắc của nó. Nhưng mà khi mà thực hiện được vậy thì bốn cái Định Vô Sắc chúng ta vẫn nhập rất dễ dàng không khó đâu.

Tu sĩ: Mình muốn nhập là nhập?

Trưởng lão: Ờ! Mình nhập là tại vì mình đã biết được cái Định Vô Sắc, nó Không Vô Biên Xứ nó phải nhập cái trạng thái nó như thế nào, thì ra lệnh nó, nó sẽ vô, nó không còn khó nữa.

Mà vô đó thì nhập để chơi vậy thôi, để cho mình biết những cái Định đó thôi và thể hiện thần thông ở trong những cái Định của Tưởng nó được, chứ không phải không. Nhưng mà nó thuộc về Thần Thông Tưởng, chứ không phải là thuộc về Tam Minh của trí tuệ Tam Minh. Nó thuộc về Lục Thông của Tưởng.

4- HƯỚNG TÂM BẰNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý

(21:14) Đó thì, hôm nay Thầy nói hết. Bây giờ thì bắt đầu, thì tốt hơn hết chúng ta sẽ thực hành, thì bây giờ Sư có hỏi gì không? Bởi vì Sư nhớ, cái Chánh Niệm như hồi nãy Sư hỏi đó, thì cái Chánh Niệm với cái Tỉnh Giác:

  •  

    Cái Tỉnh Giác là chúng ta tỉnh giác ở trong cái hơi thở hay hoặc là khi bước đi.

  •  

    Mà cái Chánh Niệm là phải cái quán niệm xả tâm: "Tâm như cục đất".

Thật sự trong thất, Thầy có sáu tháng ở trong thất mà Thầy thực hiện con đường mà của đạo Phật. Chứ chín năm trời coi như mười năm, mà chín năm trời Thầy tu pháp Tri Vọng của Hòa thượng. Thầy thấy nói rằng tâm không có vọng tưởng, hết vọng tưởng. Cả ba tiếng đồng hồ không vọng tưởng, nhưng xả ra có. Xả ra nó nghĩ ngợi tùm lum hết à. Mà vô, thì bắt đầu ức chế vô, thì vô nó không có. Thầy ngồi tới ba tiếng đồng hồ lận mà, chứ đâu có ít đâu.

Nhưng mà, Thầy trở về với cái pháp của Phật. Bởi vì Thầy sống, từ ngày mà Thầy vô thất tu suốt chín năm trời mà tu pháp Tri Vọng đó, với cái giới luật của Thầy sống ăn uống đều là ngăn ác diệt ác, không tiếp duyên và sống đúng giới hạnh. Cho nên khi trở về, thì coi như là thân với khẩu của Thầy rất là giới luật nghiêm chỉnh, nhưng còn cái ý chưa được.

Cho nên, Thầy dùng pháp Hướng. Thầy dùng pháp hướng bởi vì Thầy không biết ly dục ly ác pháp như thế nào. Thầy nói: "Tâm như cục đất, tâm ly dục ly ác pháp đi, nhập Sơ Thiền". Thầy cứ nhiêu đó Thầy nói hoài, Thầy ra lệnh hoài. Thầy ngồi nó yên tịnh, bởi vì Thầy ngồi đó là nó gom lại, nó không có vọng tưởng rồi. Cho nên cứ thỉnh thoảng Thầy cứ nhắc, Thầy nhắc: "Tâm như cục đất, không có tham, sân, si nữa, ly dục ly ác pháp đi, nhập Sơ Thiền". Bởi vì, Thầy không biết cái trạng thái Sơ Thiền nó ra sao nữa. Chỉ biết cái danh từ nó vậy thôi, ra lệnh nó thôi. Thầy ra lệnh, Thầy cứ vô ngồi.

Coi như là sáu tháng sau mà Thầy ra lệnh như vậy, bắt đầu nó quay vô, Thầy không cần ngồi mà tập trung mà gom nữa. Nó quay vô, nó biết hơi thở hoàn toàn, hơi thở rất nhẹ nhàng. Nó an ổn vô cùng lận, thật là hỷ lạc đúng đó, đúng là chỗ Sơ Thiền thật. Đúng là Thầy bảo nó nhập vô Sơ Thiền được. Do đó, Thầy mới ra lệnh coi thử coi mấy cái kia nó làm được không, nó làm được rồi. Thầy nói như vậy là Thầy sẽ nhập Định được. Bấy giờ Thầy mới biết được cách thức mà làm chủ như thế nào, thế nào rồi.

(23:12) Cho nên có sáu tháng à, quý sư sống đúng, làm đúng sẽ sáu tháng được. Như vậy Thầy biết rằng, một cái người mà chưa được tỉnh thức đó. Nghĩa là cái thời gian mà tập luyện, mà để cho có tỉnh thức đừng có vọng tưởng đó, như cái người mà mới ngoài đời, vô ngồi chỉ trong vòng hai, ba phút đó thì có vọng tưởng lăng xăng rồi, thì khó mà xả cái tâm này lắm. Cho nên vì vậy mà bây giờ chúng ta nương vào hơi thở bình thường, để tập để khoảng thời gian chúng ta từ năm phút cho đến mười phút, nó không có được cái niệm xen vào, tức là nó được tỉnh thức. Được tỉnh thức rồi thì mình dùng cái pháp Như Lý Tác Ý đó, mình cứ tác ý để cho mình hướng mình xả tâm thôi, có vậy thôi. Cho đến khi mà nó xả hết thì tự động nó quay vô, nó không phóng dật. Thì lúc bấy giờ đó, mình mới sử dụng cái tâm mà nó thanh tịnh đó đó, mới sử dụng nhập các Định. Có vậy thôi, đơn giản vậy thôi đó.

Thì bắt đầu bây giờ, có gì đâu, quý sư, quý thầy mà đã tu tập, đã ngồi được ba mươi phút hay một giờ mà không vọng tưởng rồi thì đó là cái căn bản của mình tỉnh thức. Còn nếu mà mình để cho nó lặng, nó đi vào tĩnh lặng, nó yên lặng nó sanh hỷ lạc ra thì trật. Cho nên không có được để cho nó sanh vô cái Định Tưởng mà nó sanh ra hỷ lạc, mà cứ hướng tâm nhắc xả, nhắc xả, nhắc xả.

Bởi vì nó xả nó mới có hỷ lạc của ly dục. Còn bây giờ mình có ngồi đây mà hết vọng tưởng, mình nghe hỷ lạc đó, thì Thầy gọi đó là hỷ lạc của Tưởng. Là tại vì nó chưa có ly dục mà nó có hỷ lạc, đây là do Dục Tưởng nó sanh ra cái trạng thái này. Lưu ý cái đó Thầy nói rõ há, bởi vì, mình còn dục. Cho nên bây giờ đó, mình ngồi lại, mình không cho ý thức dục của mình nó sanh ra. Vì vậy cái ý thức nó khởi niệm, nó không có thì cho nên nó nghe nó an ổn, nó sanh ra cái trạng thái, thì cái đó Dục Tưởng nó sanh ra. Bởi vì cái tâm mình nó còn dục chứ có phải nó ly đâu, phải hiểu vậy.

Cho nên khi mà mình ly ra hết rồi thì nó hết dục rồi, cho nên cái Định của mình là Chánh Định. Còn cái tâm của mình mà nó còn dục, mà mình nhập Định đây nó không có vọng tưởng, mình nhập ở trong này thì nó là Tà Định, nó còn dục.

(25:00) Cho nên nó thị hiện thần thông, nó biết chuyện quá khứ thì nó khoe khoang lên, nó xưng nó giáo chủ này kia. Cho nên vì vậy nó làm cho người ta thấy, người ta quá kính nể nó, cuối cùng nó bị tiêu ma ở trên danh với lợi với sắc đẹp. Cho nên thường thường có những người có thần thông, cuối cùng rồi thì họ mất thần thông hết. Bị họ rơi vào danh với lợi với sắc đẹp là họ tiêu hết. Bởi vì đó thuộc về dục tưởng rồi, thần thông tưởng rồi, cho nên nó bị mất.

Còn mình ly dục hết mà mình có thần thông thì không mất, bởi vì dục mình đâu có. Cho nên mình đâu có thị hiện tầm bậy tầm bạ đâu, mình đâu có đem cái đó để mà cầu danh mình đâu. Đó, cho nên vì vậy đó mà nhớ kỹ những cái điều mà Thầy dạy.

Bây giờ tốt hơn là chúng ta thực hành. Nãy giờ Thầy lý thuyết như vậy, là bây giờ mở băng nghe là chúng ta thấy rõ há, Thầy nói hết. Bây giờ nghe rồi thì mình hiểu rồi. Nhưng mà sau đó mình nghe một vài lần, dẹp hết. Bây giờ còn thực hành, không nghe nữa.

Bởi vì mình nắm vững được cái đường lối cách thức, từ cái chỗ mà bắt đầu để cho đến khi mình thực hiện tới Tam Minh. Để cho nó có được cái Lậu Tận Minh này, nó mới diệt hết cái gốc, cái gốc mà sanh - tử - luân hồi của mình. Chứ còn cái Lậu Tận Minh không có thì coi như nó diệt không sao hết đâu. Cái đó là cái nghiệp lực của nó mà nó sẽ đi tái sanh đó. Cho nên cái Lậu Tận Minh nó mới quét sạch hết cái lậu hoặc của chúng ta. Cái lậu hoặc là cái nghiệp của chúng ta tạo ra những cái nhân duyên, chứ không phải là tâm chúng ta đi tái sanh. Mà cái nhân quả tái sanh của nó, cái hành động thiện ác của chúng ta, mà nó trở thành cái lậu, cái nghiệp lậu đó, chứ không phải gì hết.

5- CÁCH THỨC GOM TÂM

(26:20) Cho nên ở đây chúng ta biết rõ con đường rồi, thì bắt đầu bây giờ chúng ta nghe kỹ để cho chúng ta nắm cho được con đường mà chúng ta đi. Nghe kỹ như nãy giờ Thầy nói đó, đó là cái đường đi rồi. Chúng ta nghe rõ rồi thì bắt đầu thực hành, thì bây giờ bắt đầu Thầy dạy thực hành. Bây giờ thực hành, thì bây giờ đó, thì như Sư hôm rày biết cách rồi chứ gì?

Sư Phước Nhẫn: Giờ Thầy chỉ lại hết giùm con. Con cũng học lại từ đầu.

Trưởng lão: Bây giờ, muốn học lại từ đầu Thầy sẽ dạy lại hết. Bây giờ, mỗi người ngồi một bên, sư qua bên kia. Bây giờ thực hành không có nói gì hết, đã nói thực hành rồi, còn hỏi Thầy thêm gì để cho hiểu thêm không?

Sư Phước Nhẫn: Dạ thưa thôi, có một hai cái à, không quan hệ lắm.

Trưởng lão: Thôi được.

Sư Phước Nhẫn: Để Thầy chỉ dạy…​

Sư Tuệ Tĩnh: Con hỏi về hơi thở. Mình định nó ngay mũi hay bụng hay theo hơi thở luôn?

Trưởng lão: Không theo, không được theo cái hơi thở lên xuống, mà không được định dưới bụng. Mà nó chỉ xuất phát ở chỗ mũi của mình, thì mình biết hơi thở ra vô nơi mũi thôi.

(27:13) Sau này dạy cho để gom tâm, thì hai con mắt của mình còn nhìn cái chóp mũi để cho mình biết được hơi thở nó ra vô chỗ mũi. Đừng có theo nó, mình theo hơi thở nó đi lên, đi xuống vậy thì nó sai, bởi vì Tưởng rồi. Rồi bắt đầu mình trụ nó dưới bụng cũng trật rồi, theo cái cơ bụng phình lên xẹp xuống thì nó cũng trật. Mình chỉ tập trung ngay cái điểm của nó là ở đây, nó không có nguy hiểm. Chỗ này là không bao giờ, nó ở chỗ mình tập trung ở chỗ trán của mình cũng không được, mà bất kỳ ở chỗ nào trong thân mình.

Ở đây Thầy có một chú, chú tu chú tập trung ở chỗ cổ chú này. Chú thở ở trong cổ để mà phát ra tiếng động, mà chú gom cái tiếng động theo trong cổ chú, để mà nó tập trung nó gom cho mạnh, nó không có bị vọng tưởng. Nhưng mà chú quen ở chỗ này rồi, sau đó cái cổ chú nó bị khô. Nó khô, rồi nó sanh ra nó đau ở trong, viêm khí quản của chú, chú khạc ra máu. Tới chừng mà Thầy hay được thì nó quá trễ rồi. Nó vậy, bởi vì cứ lo vọng tưởng thôi, cho nên đừng có, đừng. Tập trung đây, không bao giờ mà có bệnh tật gì hết à.

Sư Tuệ Tĩnh: Tại vì là hơi thở vào ra là có cảm thọ.

Trưởng lão: Có cảm thọ đó, có cảm thọ.

Sư Tuệ Tĩnh: nhưng có làm thời gian lâu sao tự nhiên nó cũng đau chỗ này, rồi làm gì để phồng xẹp phồng xẹp làm sao đó rồi để ở đây, thấy ở đây, cái nó tự nhiên nó êm, thấy nó cũng tốt

Trưởng lão: Đó là tại tập trung quá. Ở đây cái mục đích mình không có tập trung như vậy. Mình đừng có tập trung gom quá mạnh ở chỗ đó. Bởi vì mình gom quá mạnh ở chỗ này, chỉ có cái người mà bị loạn tưởng nhiều đó, thì người ta bắt đầu người ta sử dụng có một hơi thở. Bởi vì lẽ ra thì cái này Thầy cũng nói luôn để cho mình biết.

Bây giờ mình muốn tập trung để gom cái tâm mình cho hơi thở chỗ này, thì mình hít vô chậm chậm chậm chậm chậm, hai con mắt mình nhìn cái chóp mũi thôi. Mình hít vô chậm chậm chậm chậm chậm thì cái tâm mình nó gom ở chỗ này, nó gom rất chặt, nó bám rất chặt cái hơi thở. Rồi mình thở ra chậm chậm chậm chậm chậm một hơi thở, cho đến khi mình hết thở thì nó bám chặt. Bắt đầu mình thở bình thường, cái tâm mình nó vẫn còn bám chỗ này. Chỉ có dùng một hơi thở chậm đó mà thôi, hít vô thở ra chậm mà thôi.

(29:04) Nhưng bây giờ, Sư đã có cách mà Sư biết gom rồi đó, cho nên gom đến nỗi mà cái mũi mình nó đau. Đó là gom tâm dữ lắm đó, chứ gom sơ sơ không có đau đâu. Thầy biết đó là gom nhiều, gom để cho nó không vọng tưởng, gom nhiều đó. Cho nên sau khi bị đau đó mình mới dời xuống bụng. Mình dời xuống bụng thì nó theo phình xẹp nó không đau, nhưng mà có cái điều kiện nó không đúng, bị tưởng. Vì mình theo cái hơi thở mà phình xẹp của mình thì cái cơ bụng nó lên xuống, lên xuống, mình tập trung ở tại đó, mình đặt nó ở chỗ bụng thì nó không đúng đâu.

Mà đặt nó ở chỗ này nó mới đúng cách của nó. Nhưng mà mình chỗ này nó để chỉ cho mình cái sự tập trung của mình, nó không phải ức chế quá độ gom quá độ, nó tự nhiên thì nó không đau. Đó là tại sư thở hồi đó tới giờ không ai chỉnh cho mình, mình đâu có biết. Mình chỉ ráng mình gom ở chỗ này đó, thành ra nó bị đau rồi mình dời xuống đây. Mình dời xuống đây thì mình không thấy nó đau. Bởi vì mình dời xuống đây thì nó đâu có tập trung ở chỗ này nữa.

Nhưng mà không phải, mình để cho nó tự nhiên. Vì nó có những cái điều kiện tự nhiên của nó. Thí dụ như bây giờ mình thở bình thường mà mình gom quá, thì mình nghe nặng. Hễ mình gom tập trung nhiều cái chỗ đó, nó có cảm giác tưởng của nó, nó thành ra như cái mặt mình nặng ra hay hoặc căng.

Ở đây Thầy có thầy Chí Thiện hồi đó học ở Vạn Hạnh này, thầy về đây tập, thầy không biết thầy cũng gom. Gom cho đừng có vọng tưởng mà, gom tập trung, nó căng mặt thầy. Nó căng mặt thầy, sau này thầy bị đau viêm xoang nữa, rồi thầy phải lột cái này, nó nạo ra nữa. Mà hễ thầy ngồi tu là nó căng lên, cái mặt thầy nó căng lên. Bởi vì nó tập trung nó gom quen rồi, nó căng lên, căng lên nặng, do đó nó thành bệnh. Bệnh nặng. Do đó nếu mà sư không biết, sư mà không có tập trung dưới này mà cứ tập trung mũi là sư bị bệnh mũi rồi đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Giờ con sợ quá rồi.

Trưởng lão: Nó bị bệnh mũi rồi đó, chứ không phải không đâu. Cho nên dời xuống bụng. Bởi vì cái đó là cái tu sai của mình nó mới tạo ra như vậy, đừng có tập trung như vậy. Để rồi Thầy dạy nó sẽ, ờ bây giờ đó, trong lúc bây giờ đó, mình biết cái cách thức rồi thì không có cần mà phải gom tâm tập trung vậy đi. Mình cứ để tự nhiên cho nó biết nhẹ nhàng thôi. Bắt đầu bây giờ mình thở ra thở vô nè, quan sát hơi thở tự nhiên thôi. Lưu ý đừng có tập trung, đừng có gom cho nó hết vọng tưởng, nó có cũng được, nó không cũng được. Để ý nhẹ nhàng kiểu đó thôi.

Sư Phước Nhẫn: Trước tiên mình phải tập như vậy trước hả Thầy?

Trưởng lão: Ờ, tập để tự nhiên đó, đừng có gom.

Còn nhiều khi mình không biết đó, mình gom lại cho nó hết vọng tưởng. Mình ráng chăm chăm mình nhìn, mình gom hết cả cái tinh lực của mình vào cái chỗ hơi thở thì nó sẽ căng cái chỗ đó. Bởi vì nó trụ chỗ đó nó mạnh, nó căng, bởi vậy nó sai một chút là nó sai. Mình để tự nhiên, Thầy nói Thầy chống tay như vầy, mà nghe nó có cảm giác gì nặng là xả ra. Nghĩa là mình tập trung như vậy mà nghe cảm giác gì nặng hơn cái chỗ lỗ mũi mình nghe có cảm giác gì hơi khó chịu là xả liền.

(31:45) Bởi vì, cách thức ông Phật dạy mình đừng có làm khổ mình mà đừng có làm khổ người, mà mình tu tức là phải giải thoát. Mà tu mà làm khổ mình thì trật, nó là pháp ác rồi. Cho nên vì vậy, mà khi nghe căng cái chỗ nào là ngay đó là mình xả cái hơi thở liền, xả hơi thở liền. Cho nên thậm chí có người như thầy Chí Thiện, sau này gặp Thầy, Thầy bảo: "Không nên tu hơi thở nữa, bởi vì thầy tu hơi thở là bao giờ ngồi lại thở thầy cũng bị tập trung gom rồi, nó quen chỗ đó rồi, không có. Thầy bây giờ chỉ tập trung ở trong hành động đi đứng nằm ngồi, hoạt động thân của thầy, thầy cũng tập trung được tỉnh thức chứ đâu phải cần hơi thở. Nó đâu phải cần hơi thở vô Thiền Định đâu. Chỉ cần làm sao mà thầy xả cho được cái tâm thầy vào Định à, chứ không phải là chỗ hơi thở nữa. Chứ không phải là chỉ duy nhất có hơi thở mới vô Định đâu, không phải đâu". Thầy nói không phải cái chỗ đó đâu.

6- XẢ TÂM KHI ĐI KINH HÀNH

(32:28) Mà bây giờ, thí dụ như bây giờ mình tu về cái hơi thở mà mình thấy mình có cái thời gian mình tu, mình không có biết cách mình đã tạo nó ra thành bệnh rồi, thì mình không nên còn tập trung nó nữa, mình không sử dụng nó nữa. Mình sử dụng đi kinh hành, động thân, mình đi tới đi lui này kia hoặc mình làm gì đó mình tu. Còn không thì mình ngồi, mình thư giãn bình thường, không tu..

Sư Tuệ Tĩnh: Con đi kinh hành thấy nó tỉnh thức dễ hơn là ngồi.

Trưởng lão: Đó, thì cái duyên của mình nó ở đó thì mình tu cái đó, chứ mình không có ngồi nhiều. Mình lấy cái nào, cái đặc tướng của mình.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình đi nó dễ, nó dễ tỉnh thức.

Trưởng lão: Đó, mình đi tỉnh thức, rồi vừa tỉnh thức. Nếu mà cái thời gian mình tỉnh thức mình thấy, thí dụ như mình đi được mười phút, hoặc là ba mươi phút mà không có cái tạp niệm xen vô ha, đi kinh hành.

(33:05) Thứ nhất, kinh hành nó có lợi ích là nó không bị hôn trầm, bị mình đi mình ít hôn trầm lắm. Cái thứ hai, nó tỉnh thức, nó tỉnh thức trong bước đi của mình. Cái thứ ba, mình tìm thêm cái pháp hướng để mình xả. Chứ đừng có đi không không, đừng có đi để cho mình biết mình đi không, thì nó không có lợi ích gì đâu. Nhớ kỹ nha, khi mình biết được cái sức tỉnh của mình, từ mười phút, từ mười năm phút cho đến ba mươi phút há, thì nó có cái khoảng thời gian mà tỉnh, mình đi kinh hành không có tạp niệm thì sử dụng cái khoảng thời gian đó.

Bây giờ mình biết khả năng của mình được ở đó rồi thì bắt đầu cứ hễ mình bước đi chừng năm mười bước, độ chừng chứ mình không đếm. Mình đếm là mình bị chi phối tâm mình rồi, mình không đếm. Mà khi mình đi khoảng độ vậy đấy cái bắt đầu mình hướng: "Tâm như cục đất, ly tham ly sân si hết đi". Mình đi cứ chút mình nhắc, chút mình nhắc. Nhưng mà nhắc rồi thì mình tỉnh ở trong cái bước đi của mình. Chứ đừng có để mà mình cứ nhắc hoài vậy thì không được. Mình nhắc nó rồi thì mình nhớ lại trong bước đi.

Sư Tuệ Tĩnh: Con đi kinh hành vậy được không Thầy, thí dụ con đang đi thì con vừa đi con vừa đi cảm nhận Thân – Thọ – Tâm – Pháp, thí dụ như cảm thọ con biết cảm thọ, vọng niệm nào đến thì con biết, bây giờ các pháp khác đến thì con biết, chứ không phải đi với tâm thanh thản. Đi như vậy được không Thầy?

Trưởng lão: Mình giữ cái đi, mình biết hết tất cả những cái cảm thọ của mình, tất cả mọi cái nó xảy ra mình biết hết.

Thì trong cái thời gian mà mình tu tập đó, mình chia ra làm nhiều cái thời gian, làm nhiều cái thời gian trong một buổi. Thí dụ như mình chia ra mấy thời gian, bây giờ đi để mà biết tất cả cảm thọ, để cảm thọ gì? Để sau này mình còn có sử dụng. Nó sử dụng như thế nào? Bây giờ cảm thọ này nó đau nhức hay hoặc nó mỏi hay này kia, thì mình dùng cái pháp như thế nào để xả cái ác pháp này ra, hiểu không? Đó, bây giờ thì mình đi trong cái khoảng thời gian mình tập, thì mình tập để cho mình biết hết tất cả những cái động dụng của Thân – Thọ – Tâm – Pháp của mình hết. Thì đó là mình lưu tâm, chứ không riêng gì mà mình chỉ có biết bước đi. Đó, đó là cái phần đó của trong một cái thời.

Thí dụ như bây giờ mình chọn cái thời đó là buổi chiều hay buổi sáng mình tu một thời nó là ba mươi phút. Chứ không phải là tu suốt như vậy đâu, hiểu không? Mình tu cái thời này để làm gì? Để sau này, để mình áp dụng vào khi mà mình quán Thân – Thọ – Tâm – Pháp mình, trong khi mình đi kinh hành đó, mình quán Thân – Thọ – Tâm – Pháp, coi nó xảy ra cái gì? Nó an ổn thì thôi.

Mà nó không an ổn, thì trong khi đi mà trong thời gian tu đó đó, bởi vì cái pháp này chúng ta phải câu hữu tất cả các pháp lại trong (khi) Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chúng ta, chúng ta sẽ sử dụng Định Niệm Hơi Thở nè, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác nè, Định Vô Lậu nè. Chúng ta sẽ áp dụng nó trong một cái Thân – Thọ – Tâm – Pháp, trong cái bước đi kinh hành của mình.

(35:25) Thì lúc bấy giờ, thí dụ như bây giờ mình đang đi như vầy mà cái thân của mình bị con kiến hay hoặc là bị con gì cắn đau, thì mình ngay đó mình đem cái thọ ra liền. Cảm giác thọ mà, bởi vì mình cảm giác toàn thân của mình mà. Cảm giác cái thọ này, thì ngay cái thọ đem quán cái vô lậu để mà phá đi cái thọ của mình. Cái thọ, cảm giác đau đó, mình biết nó, vì vậy bây giờ mình phải xả nó. Biết đâu có nghĩa là biết để mà biết nó đâu, biết mà xả.

Thí dụ mình đang đi vầy, bỗng dưng cái đầu mình nhức, phải không? Thì cái thọ rồi, bởi vì mình đi, mình hoàn toàn mình quan sát cả Thân – Thọ – Tâm – Pháp của mình mà. Cho nên mình thấy cái gì nó xảy ra mình biết, chứ đâu phải tập trung có một chỗ. Nếu mình tập trung chỗ thì cái thọ đau mình đâu biết. Nhưng mà Thầy nói như vậy chứ, sự thật cái thọ đau nó lôi cái tâm mình về đó liền tức khắc à.

Bây giờ mình đang tập trung ở trong cái bước đi của mình nè, mình không có lưu ý cái thọ nè, mà cái sức tập trung của mình mạnh ở dưới bước đi thì cái thọ này đau, mình không biết đâu. Ngặt vì cái thọ nó đau, nó mạnh hơn cái sức tập trung của mình đây, cho nên nó lôi cái tâm mình về cái thọ. Cho nên khi đó, nó có cái cảm giác thọ đó, thì lúc bấy giờ đó mình đưa cái niệm thọ ra, mình dùng quán xét cái thọ, rồi mình dùng pháp hướng mình đẩy lui nó đi. Để cho nó…​

Sư Tuệ Tĩnh: Cũng đi hả Thầy?

Trưởng lão: Cũng đi, cũng đang đi. Vừa đi vừa quán, quán để xả.

Sư Tuệ Tĩnh: Thì trong lúc mình quán mấy cái kia nó mất hết? Chỉ còn một niệm quán.

Trưởng lão: Nó mất hết. Chỉ có một niệm quán tức là mình trở về cái Định Vô Lậu liền, mình phá sạch cái niệm thọ đi.

Mà nếu các pháp nào mà xen vô thì mình đem nó. Rồi bây giờ nó không có thọ không gì hết mà bây giờ có cái tâm, nó khởi cái niệm. Mình đem cái niệm đó mổ xẻ liền, chứ không có được ở trong cái chỗ đó mà bỏ ngang cái niệm đó, mà để trở về với cái trạng thái quan sát hết bốn cái Thân – Thọ – Tâm – Pháp của mình, không có. Đem cái niệm đó ra mổ xẻ để mà xả cho được, hiểu như thế.

Tức là mình câu hữu các pháp để cho mình luôn luôn là, hoàn toàn là khắc phục tham ưu mà. Hoàn toàn đem lại cái tâm mình thanh thản, vô sự, an lạc của nó không có được cho cái niệm nào xen vào mất cái chỗ an lạc của mình. Chứ không phải mình ở trong cái trạng thái quan sát hết Thân – Thọ – Tâm – Pháp của mình này hoàn toàn như vậy là giải thoát đâu. Mà chính cái chỗ mình xả được những cái này để đem lại cái tâm của mình thanh thản vô sự này, thì là nó mất cái giải thoát của nó, hiểu vậy không?

(37:21) Đó, thì bắt đầu cái này là buổi sáng, mình chọn lấy ba mươi phút mình tu cái đi kinh hành này; buổi chiều ba mươi phút; buổi tối ba mươi phút; buổi khuya ba mươi phút, mình cho một cái trạng thái mà quan sát chung. Bắt đầu bây giờ đó mình mới tu về cái Thân Hành Niệm của mình, bắt đầu tập trung trong cái hành động đi. Đi không, không quan sát cái đó, mình đi không.

Nhưng mình đi để tỉnh thức ở trong cái này thì lại dùng cái pháp hướng Như Lý Tác Ý, mình hướng tâm mình nhắc để xả tâm: "Tâm như cục đất, ly tham ly sân ly si". Rồi bắt đầu nó trở về với cái bước đi của mình, mình biết bước đi. Rồi đi một đoạn nào đó mình lại nhắc nữa, đi đoạn nhắc nữa, nhắc cho hết ba mươi phút. Đây là lúc này là lúc mình sử dụng để luyện tập cái pháp Như Lý Tác Ý nó trở thành cái lực đạo, để sau này mình sử dụng để điều khiển cái khác.

Còn cái kia mình dùng Định Vô Lậu để xả những cái niệm mình ly tham, sân, si, để cho tâm thanh tịnh. Còn này dùng cái pháp Như Lý mình đi mình tập trung sức tỉnh này, để dùng cái pháp Như Lý này để luyện cái lực của nó để sau mình ra lệnh nó nghe theo. Chứ mình không luyện nó, nó không có cái lực, nó không lực mình ra lệnh nó không nghe. Đó, đó là cách thức xả tâm.

Sư Tuệ Tĩnh: Như vậy thì mình có làm Thiền..

Trưởng lão: Không.

Sư Tuệ Tĩnh: Cho thuận cái đi. Còn cái ngồi?

Trưởng lão: Bây giờ ngồi, mình coi như là đi rồi ha.

7- XẢ TÂM KHI NGỒI

(38:23) Nhưng mình không ngồi thiền, có nghĩa là mình ngồi ít. Mình cũng tập ngồi, mình ngồi, mà ngồi ít. Bởi vì mình ngồi, thí dụ như mình biết ngồi như thế nào thế nào, biết rồi. Chẳng hạn như bây giờ mình ngồi, thay vì bây giờ mình ngồi năm phút hay là ba phút hay là một phút, mình chỉ ngồi cần một phút cũng được, cũng như mình ngồi nghỉ vậy thôi, hiểu không? Bây giờ đó, mình xếp chân lại mình ngồi, mình nghỉ. Mình ngồi, thí dụ như bây giờ ngồi có nhiều cái tư thế ngồi. Bây giờ mình đi kinh hành (một) hơi cái mình vô mình ngồi trên cái ghế.

Bắt đầu ngồi trên ghế hay ngồi giường, mình không cần ngồi xếp bằng lên nữa. Mình cũng không cần tập trung cái gì nữa hết. Mình ngồi thư giãn, các cơ buông xuống, tâm buông xuống thư giãn đi, thư giãn cho nó khỏe. Bởi vì hồi nãy mình tu như vậy nó đã mệt rồi, thì cái ngồi để mà thư giãn, đó là cái ngồi bình thường ha. Bây giờ ngồi kiết già, ngồi bán già, ngồi kiết già, mình không tập trung trong hơi thở, nhưng mình ngồi thư giãn làm cho cái tâm sáng suốt gọi là Định Sáng Suốt đó. Làm cho cái tâm mình nó trở về với cái sự bình tĩnh của nó, nó không còn bị dụng công bị cái gì hết á. Coi như nó không cực nhọc cái gì hết, nó xả hết, nó vô sự hết hoàn toàn, thì đó là thư giãn gọi là sáng suốt đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Mình đang ngồi, bây giờ nó khởi niệm lên thì làm sao Thầy?

Trưởng lão: Bây giờ mình đang ngồi vầy, nó khởi niệm mặc nó, mình không quan trọng nó nữa.

(39:35) Coi như là khi mà thư giãn, thì không có dụng cái Định Vô Lậu mà tu. Ngay đó nó khởi niệm, thì tâm mình nó muốn theo niệm thì cho nó theo, mà nó không theo thì nó thư giãn xuống đi, bỏ xuống đi, đừng có nghĩ nữa. Bây giờ nó khởi niệm phải không, mình bảo: "Thư giãn đi, bỏ đi, không có nghĩ". Chứ không có quán như khi dùng Định Vô Lậu quán xả. Bởi vì mình dùng Định Vô Lậu quán xả tức là mình đã dụng công rồi.

Còn cái này mình thư giãn xuống, đừng có cho nó dụng công để cho nó nghỉ ngơi thôi, đừng có cho nó theo niệm. Vì nó theo niệm nó phải làm việc, nó làm việc nó suy tư. Cho nên mình thư giãn là mình cho nó nghỉ, buộc nó nghỉ. Cho nên vậy: "Bỏ xuống đi, thư giãn đi, cái niệm đi, thư giãn đi, giờ không có nghĩ". Mình nhắc nó, mình hướng tâm mình nhắc. Bởi vậy, Thầy nói luôn luôn lúc nào mình cũng phải dùng cái pháp hướng.

Mình nhắc cái nó thư giãn xuống, nó không nghĩ nữa. Mình cứ ra lệnh nó để cho nó thư giãn. Nhớ là cái pháp Như Lý Tác Ý là trạch pháp, nó phải sử dụng nó tất cả mọi cái hành động tu của mình. Lúc nào mà nó có cái gì khác lạ là phải dùng cái pháp hướng để mà xả.

Thí dụ mình đang ngồi, cái mình thấy hào quang ánh sáng: “Xả đi!”. Mình nghe âm thanh ở trong tai, mình nghe o o hoặc là nghe tiếng ai nói hoặc ai nghe kêu, mình bảo: “Xả đi! Cái tưởng hãy lìa đi, không được nghe nữa”. Mình ra lệnh vậy, một lát nó mới hết, chứ không phải dễ đâu. Tất cả mọi cái đều là dùng pháp hướng mà đẩy lui đi hết. Nhờ đó mà cái pháp này, nhờ đó mà sau này mình làm chủ được sự sống chết của mình. Cho nên cố gắng mà luyện cái này cho được. Bởi vì đó là cái pháp Như Lý Tác Ý.

Sư Tuệ Tĩnh: Có những thói quen, bây giờ mình phải sửa lại, tu tập cho nó theo Chánh Niệm Tỉnh Giác được hả Thầy. Vậy phải sửa lại thói quen..

Trưởng lão: Được. Mình nhắc.

Sư Tuệ Tĩnh: (41:16–(41:22): Để con sửa lại, chứ nó quen rồi, con sửa lại…​

Trưởng lão: Được. Bảo ra lệnh nó: "Chánh Niệm Tỉnh Giác đi. Đừng có Niệm Phật nữa".

(41:14) Ra lệnh để cho nó xả từ cái kia, chứ không nó thành cái thói quen. Hễ khi mình bị niệm rồi đó, nó huân nó quá nhiều rồi, nó quen rồi, nó thành một cái lực của nó rồi. Cho nên khi mình nằm im cái nó bắt đầu nó niệm, gọi là nó tự động nó niệm, cái lực của nó. Cho nên bây giờ mình muốn phá cái này thì mình phải dùng cái pháp hướng: “Phải chánh niệm lại, không có được niệm!”, phải ra lệnh vậy. Rồi cứ hễ nó vừa yên, nó phát khởi thì mình ra lệnh. Nó chưa phát khởi mình cũng ra lệnh, cứ một khoảng thời gian là mình ra lệnh.

Chứ đừng có niệm: “Chánh Niệm, Chánh Niệm, Chánh Niệm!” thành ra nó một cái niệm khác nữa rồi, nó cũng không được, nhớ kỹ. Cứ mình phải có cái khoảng thời gian, thí dụ như mình bảo: "Phải Chánh Niệm", rồi bắt đầu đó mình để thời gian nó yên tĩnh chút, cái mình nhắc lại. Nếu mình không nhắc thì cái niệm kia nó xen vô. Rồi mình nhắc, nhưng mà mình đừng có niệm liên tục: “Chánh niệm, chánh niệm” hoài không được.

Sư Tuệ Tĩnh: Cuối đoạn đường con nhắc một lần, cái đi tới cuối đoạn đường con nhắc lần nữa

Trưởng lão: Rồi vậy được. Đó vậy được.

Sư Tuệ Tĩnh: Cái đó lúc mình đi tác ý được không Thầy?

Trưởng Lão: Được, cái đó là hướng tâm đó. Để cho cái tâm mình nó tập trung, nó chú ý, cái đó được. Mình nhắc gọn, mình nhắc cái câu ngắn gọn để cho cái tâm mình nó chú ý lại cái chuyện mình đang làm.

Sư Tuệ Tĩnh: …​

Trưởng lão: Đó, thì đó là cái ý của mình. Mình tác ý ra, trong cái ý của mình, mình tác ý ra vậy đó. Chứ không phải mình phát ra âm thanh.

(42:37) Còn thật sự ra, nhiều khi mình cần phải ra lệnh bằng âm thanh nữa, chứ không phải đâu. Bởi vì cái ý của mình nó phát ra, nó nằm ở trong đó mà mình thấy nó điều khiển nó không nổi mình phải ra lệnh. Mình phải ra lệnh phát bằng âm thanh nữa, cũng như chỉ huy đó. Phải dùng cái đó. Phải nhớ kỹ những cái này là cái pháp tu của mình dữ lắm.

Sư Tuệ Tĩnh: Dạ

Trưởng lão: Thầy nói làm chủ sanh tử chứ ở đó.

Sư Tuệ Tĩnh: Tại con niệm Phật riết cái con quen luôn, cứ niệm Phật hoài.

HẾT BĂNG