2006 - TU TẬP TRÊN CHƯỚNG NGẠI PHÁP

2006 - TU TẬP TRÊN CHƯỚNG NGẠI PHÁP

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 2006

Người nghe: Phật tử vấn đạo

1- TÍN LỰC

(00:00) Trưởng lão: Buổi chiều hôm nay mấy con đến gặp Thầy, dường như Thầy không viết mấy bức thư mà Thầy quên đem ra để trả lời cho mấy cô ở ngoài Bắc, hồi trưa gửi Thầy mấy cái thư. Thôi để lần lượt rồi Thầy sẽ gửi mấy cái thư đó cho.

Phật tử 1: (…​)

Trưởng lão: Nó sai từ cái chỗ con tu quá cái sức của con, con phải lui trở lại, đừng có tăng dữ vậy. Tu tập cái pháp mà nó quan trọng đó đối với con là cái Tứ Niệm Xứ, trên Tứ Niệm Xứ giữ tâm thanh thản, an lạc. Đó là cái pháp duy nhất của người già. Còn về cái phần mà bệnh đau trong thân con, con cứ tập thêm cái pháp Thân Hành Niệm, thì tập nó được mức độ nào hay mức độ nấy, nhưng lần lượt nó sẽ thích nghi được cái cơ thể con nó khỏe dần lên, cái cơ thể con tập cái pháp đó lần nó khỏe lên, thì lúc bây giờ con mới tăng nó lên mới được. Chứ con đừng có vội mà con tăng thì nó không được đâu, cái sức của con không có đủ sức với cái pháp đó, hiểu không? Con tập vừa phải, ít thôi.

Phật tử 1: Con thưa Thầy. Con xin hứa là cố gắng tu tập để đền đáp công ơn của Thầy, của Phật. Con xin hết.

(01:45) Trưởng lão: Các con ráng tu tập xả tâm mình, có cái gì thì mấy con xả, mấy con vui vẻ đừng có buồn, đừng có nói gì hết, thì đó là mấy con không phụ ơn Thầy. Rồi, mấy con còn hỏi Thầy gì không con? Mấy con cứ tiếp tục hỏi để Thầy trả lời rồi mai mốt Thầy ẩn bóng rồi thì…​

Phật tử 2: Con bạch Thầy, con tuổi đã cao nhưng con ước mơ là hôm nay con được vào là để đảnh lễ Thầy. Trong nguyện vọng của con, thứ nhất là con xin pháp Thầy chỉ dạy cho con tu được đúng đặc tướng của con, hợp với lứa tuổi già để con ôm pháp con tu. Đến khi mà hết duyên lành về nhà con cố gắng giữ gìn. Trước con ở nhà con tu thì con cũng theo trong sách vở, cái gì con cũng lấy con tu, con tu theo cả của tu sĩ cũng như cư sĩ, con thấy tâm con rối loạn. Con thấy con áp dụng cho con là tu Tứ Niệm Xứ và phải thêm cái Thân Hành Niệm. Khi con tu Tứ Niệm Xứ thì con thấy nó buồn ngủ thì con đi Thân Hành Niệm con thấy nó tỉnh táo, con thấy được con quyết định con ôm thế con tu.

Con lạy Thầy, năm nay là con 73 tuổi con mới gặp Thầy lần đầu tiên. Con vào đây thì con thấy như thế này, con chứng kiến được hai việc. Thứ nhất con thấy vô cùng xúc động trước Thầy, trước Cô. Thứ hai nữa là con lại rất lo, nếu mà Thầy còn thì không những như đời chúng con mà còn tương lai…​ Nếu mà chúng con không được Thầy chỉ dạy tu rốt ráo thì chúng con cũng như người vào rừng không biết lối ra. Thì con không biết cái thân này khi thân hoại mạng chung con có được gặp Phật, gặp Thầy hay không?

Một việc nữa là con nhận được cái tâm thư của Thầy nhưng trùng tên với Mỹ Đạo, cho nên con chưa được nhận, không biết Thầy dạy con như thế nào? Suốt cuộc đời con toàn thấy khổ là khổ. Cho nên con nghĩ không biết là cái bản mệnh của con còn sống được bao nhiêu để mà tu tập, không biết thế nào? Còn từ đây trở đi con được nghe lời, bất kể trường hợp nào, con có pháp con cứ ôm vào con tu, con cố gắng con tu tập bằng hết khả năng để con đề đáp công ơn Thầy cũng như đền đáp công ơn cô Út. Con vào đây, con thấy Thầy ban pháp cho chúng con, con từ cái chỗ mà ốm yếu, bệnh tật con được cô Út cho chúng con ăn, thì chúng con cảm thấy chúng con cũng quá được đầy đủ chứ không phải ăn ngày một bữa như thế này mà thiếu thốn. Con thấy quá đầy đủ, so với chúng con ăn ngày một bữa ở nhà thì cũng không được nhiều món như thế.

Hôm nay là con thành tâm phát nguyện, chúng con được duyên vô cùng quý. Con ở nhà con cứ ước rằng là phước con thì mỏng mà nghiệp con thì quá dày, tâm nguyện con đến đây. Nhưng hôm nay con được vào lần đầu, nhưng con được chứng kiến được những cái gương, với con là cả một sự sung sướng, mà con lại có phước duyên được gặp Thầy trước khi Thầy ẩn bóng. Chúng con ở Hà Nội vào đây con không biết nói gì hơn hết, con chỉ biết tạ ơn Thầy nhiều và nhờ Thầy nhiều lắm!

(06:05) Trưởng lão: Mấy con ráng mà tu tập, lúc nào cũng có Thầy ở bên hết, Thầy đã nói mà. Khi nào mà có gặp gì khó khăn, buồn phiền hoặc bất kỳ tai nạn gì thì mấy con cứ gọi Thầy, rồi các con cứ giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự như Thầy đã dạy. Đừng có dao động, đừng có sợ hãi, đừng có lo lắng gì hết, thì lúc bấy giờ thì mấy con sẽ có sự giúp đỡ của Thầy, mấy con sẽ vượt qua những cái khó khăn đó, chứ không có gì đâu mà sợ. Cho nên mấy con là những đứa con của Thầy, thì lúc nào cũng có bên Thầy, nhưng mà Thầy dặn mấy con để giữ gìn cho đúng cách để mà gặp Thầy, còn mấy con làm sai là mấy con sẽ không gặp Thầy, chứ không có gì hết.

Cho nên mấy con nhớ giữ đúng như vậy, đúng như lời Thầy dạy. Và những pháp Thầy dạy cho mấy con từng cái đặc tướng, từng cái trình độ, từng cái tuổi tác, mấy con nhớ những cái gì pháp nào mấy con tu nhiều thì mấy con tu nhiều, mà pháp nào tu ít là tu ít. Tuổi tác của mấy con là lớn rồi, sức khỏe không còn nhiều đâu, cho nên mấy con hãy tập như vậy, đúng như vậy. Khó khăn thì có Thầy, nhưng phải giữ tâm thanh thản, và khi tập đủ pháp thì các con phải giữ giới nghiêm chỉnh. Còn có bệnh thì các con uống thuốc chứ đừng có không uống thuốc. Nhưng dùng pháp trị bệnh, chứ đừng có uống thuốc rồi bỏ pháp. Cho nên bất kỳ đau bệnh ngặt nghèo nào mấy con cũng đừng bỏ pháp.

Mặc dù bây giờ mấy con bệnh đó phải đi mổ ở nhà thương, thì cứ lên bàn mổ, người ta mổ mặc. Nhưng mà hễ mấy con còn tỉnh là mấy con ôm pháp giúp dùm Thầy, để mấy con vượt qua được những cái khó khăn của tâm mấy con. Chứ mấy con không giữ gìn được tâm bất động của mấy con thì mấy con bị dao động trước những cái nhân quả. Nhân quả nghiệp báo khắc nghiệt lắm, nó không có tha mấy con chút nào đâu. Cho nên mấy con càng giữ gìn tốt bao nhiêu thì nó sẽ tốt bấy nhiêu cho mấy con.

Nhớ kỹ dù người ta có đem đến bàn mổ, mà trong khi mổ mà có thể nói rằng trong giờ phút đó mấy con coi như là chết chín phần rồi, không còn sống. Nhưng mấy con cứ nhớ, chín phần chỉ còn một phần cũng giữ tâm thanh thản cho Thầy. Đừng có để tâm dao động, thì lúc bấy giờ mới có Thầy kịp thời cứu mấy con chứ không mấy con đi đời, chết mất đi, mấy con hiểu chưa?

(08:31) Cho nên trong cái sự tu hành chỉ còn có cái lòng tin của mấy con thôi, bởi vì tuổi mấy con già rồi, cái sức lực của mấy con để tự lực đi đến cuối cùng để nhập định, để thực hiện Tam Minh, để đầy đủ đạo lực thì mấy con không có đủ sức. Nhưng mà mấy con còn có Thầy, còn có cái lòng tin để giúp mấy con vượt qua những cái khó khăn, các con hiểu chưa? Cái lòng tin đó, tin ở Thầy, tin ở Phật mấy con, chứ không còn tin ai nữa hết. Bởi vì những người mà người ta đã đi qua rồi, người ta biết được, Tín Lực là hàng đầu trong Ngũ Lực của đạo Phật, năm cái lòng tin của đạo Phật chỉ có cái Tín Lực hơn hết.

Cho nên các con biết một cái cây đa, một cái gò mối, một cái miếu, một cái nơi gò mả, mà người ta nói ở đó có ma, có thần linh thì ở đó một thời gian có linh không. Nó linh không phải là cái gò mối, cái cây đa nó linh, mà nó linh ở cái tâm của các con tin nó, cái lòng tin nó. Còn bây giờ các con tin rằng Thầy dạy, tin là Phật dạy là như vậy là mình vượt thoát ra cái nỗi đau khổ của mình, cái niềm tin đó, nó sẽ giúp mấy con vượt qua. Và khi mà tin mà mấy con còn giữ cái tâm bất động của mấy con, thì nó tương ưng với chư Phật, với Thầy.

Vì tâm của chư Phật, với Thầy đều là thanh thản, an lạc, vô sự, nó bất động rồi. Cho nên mấy con giữ được thì các con sẽ có một cái từ trường trợ lực cho mấy con hoàn toàn vượt thoát ra khỏi những nỗi đau khổ đó. Cho nên các con có thể nói rằng, có thể mấy con vượt thoát ra trong những phút mấy con nghĩ rằng mình tu chưa xong, mà giờ chết thì không có dịp tu nữa. Thì cái niềm tin đó nó vẫn giữ cái cơ thể các con bình phục trở lại mạnh khỏe và tiếp tục con đường tu nữa được, không có mất. Đó, nhớ kỹ những lời Thầy dặn bởi vì tuổi mấy con lớn rồi, không có còn xa nữa.

(10:26) Và trong khi Thầy ẩn bóng thì coi như là luôn luôn lúc nào mấy con còn ở đây tu, thì luôn lúc nào Thầy cũng hướng tâm về đây, để xem xét coi những đứa con của mình nó có tu tập như thế nào hay không? Thì trong khi mấy con nghe tiếng lòng của mấy con nhắc nhở, tức là Thầy đang nhắc nhở mấy con, phải không? Bất kỳ nghe thấy cái tâm mình nó gợi lên: “Thầy nhắc mình như vậy”, thì đó là Thầy nhắc mấy con. Các con về, như vậy các con cứ nỗ lực theo đó mà tu tập.

Bởi vì Đạo cảm ứng giao nan tư nghì. Đức Phật ở nơi xa xôi, mà ông Mục Kiền Liên ở nơi xa xôi, thế mà đức Phật vẫn nhắc ông Mục Kiền Liên được. Khi ông Mục Kiền Liên bị hôn trầm, thùy miên thì đức Phật nhắc ông phải thực hiện. Khi ông Mục Kiền Liên ở trong tâm thanh tịnh thì trong đó có một niệm khởi, thì đức Phật bảo: Im lặng như Thánh, trong tâm của ông Mục Kiền Liên nghe tiếng nói của Phật: Im lặng như Thánh, lúc bấy giờ ông Mục Kiền Liên im lặng như Thánh để mà nhập định mới được mấy con.

Thầy cũng vậy, không có gì khó. Bởi vì những đệ tử của Thầy là những đệ tử bỏ hết cuộc đời để tu tập, không còn ham thích gì nữa, thì phải thương xót, giao cảm được cái nỗi khổ của sự tu tập thì phải giúp đỡ nó. Cho nên mấy con ráng tu tập thì lúc cũng có Thầy. Mà lười biếng mà không phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, thích vui chơi, nói chuyện thì cách xa Thầy. Dù Thầy có ở gần, cũng như từ lâu tới giờ Thầy ở bên mấy con, nhưng mà mấy con nói chuyện nhiều quá thành ra xa Thầy, không ở gần được Thầy, phải không? Mấy con nhớ, đó là một cái điều Thầy nhắc nhở khi Thầy ẩn bóng.

Không phải ẩn bóng mà đã nhập diệt đi luôn, mà ẩn bóng để làm một cái công việc rất lớn cho đời sau. Viết những một bộ sách đạo đức lớn, chứ không phải nhỏ, viết những bộ giới đức, giới hạnh cho Tăng Ni không phải chuyện thường, phải nhiều thời gian mài miệt để mà làm công việc này. Và đồng thời còn viết bộ Giáo Trình Tu Tập cho các con, cho các thế hệ sau này biết được đường lối tu Phật là một con đường đào tạo giáo dục cụ thể chứ không phải học mênh mông, học một cách mơ hồ, tu chẳng biết cái pháp nào trước, pháp nào sau, nó phải cụ thể rõ ràng. Cho nên cái công trình còn nhiều lắm, vì vậy mà Thầy ẩn bóng để tránh bớt duyên. Vả lại trong những lúc giai đoạn khó khăn, thì ẩn bóng nó lại càng tốt hơn, cho nên nó đỡ hơn.

(12:50) Thì hôm nay mấy con đã được nghe Thầy nói chuyện và những cái sự kiện nó xảy ra, cũng là cái may mắn để nhắc nhở chúng ta tu hành hơn, nhắc nhở chúng ta xả tâm hơn, chứ không phải lấy cái chuyện xảy ra mà chúng ta buồn phiền, chúng ta đau lòng thế này. Đó là những điều kiện để nhắc nhở chúng ta xả tâm nhiều và giữ hạnh độc cư nhiều hơn, và mỗi mỗi chúng ta đều: “Thấy thiện pháp không nên thấy ác pháp”. Luôn lúc nào chúng ta cũng: “Thấy lỗi mình, không nên thấy lỗi người.”

Cho nên các con nghĩ đứng trong góc độ mà nhìn qua sự việc làm của cô Út thì các con cho là ác pháp, đó là các con sai. Vì thương các con mà phải nói, mà phải như đuổi Nguyên Thanh, bắt buộc Nguyên Thanh phải đi là cô Út đã thương Nguyên Thanh. Khi buổi chiều Nguyên Thanh đi rồi, thì cô Út đến Thầy, cho Út nói, cô đuổi như vậy để cho Nguyên Thanh nó tu tập chứ không phải ghét gì nó. Nhưng hôm sau thì cô Út quyết định là không cho Nguyên Thanh về, nhưng hồi trưa này thì cô Út nói nếu Nguyên Thanh mà còn quyết tu tập thì luôn luôn về cô Út vẫn cho về.

Cô Út thương lắm chứ không phải không thương mấy con, không phải đuổi mà ghét, thật sự cô làm thì làm như vậy để mà cô nói răn cho nó sợ, chứ không phải gì. Nhiều khi tu tập được chút gì đó cái ngã nó lừng lên, cho nên nó vì vậy mà cần phải hàng phục những cái điều kiện đó làm cho nó trở thành cái người tu có những cái đức, cái hạnh hẳn hoi. Chứ không khéo cái bản ngã, bởi vì tu chưa xong.

Nhưng mà thực sự ra trong Tu viện mình mà tu được như Nguyên Thanh không phải nhiều người đâu, ít lắm mấy con, không phải đâu. Các con đọc trong những các bài viết của Nguyên Thanh các con biết mà. Cho nên Nguyên Thanh có tu thật nhưng mà cái rốt ráo thì chưa có, chứ cái tu nó có nó tu hơn mấy người hết, tu thật tu rồi.

(14:52) Vì thế mà Thầy cũng thấy điều này, nhưng mà nếu còn duyên thì như hồi trưa Minh Cảnh con xin để mà đưa Nguyên Thanh trở về tu tập, thì điều đó là cái điều ai cũng mong muốn hết, không có ai ghét bỏ. Chính cô Út còn nói với Thầy mà, nhưng mọi việc điều có thể nói lần lượt cũng là những cái bài học để mà chúng ta học, học cho thấy vì những người khác người ta cũng có học những cái bài học để thấy cái sự hiểu lầm lạc, cho là như thế này, thế khác, rồi mới hiểu qua cái sự lệch lạc của những cái bài viết của Nguyên Thanh rồi cho bằng cách này, bằng cách khác.

Cho nên từ đó mà Thầy giải thích cho mọi người nghe, để tự lấy kinh nghiệm, rút tỉa từ cái hiểu sai đó để mà chúng ta thực tập cho đúng cách, chứ không khéo rồi chúng ta cứ tưởng, nghĩ tưởng mình là hiểu vậy là đúng. Bởi vì Thầy bảo mấy con cứ hiểu rằng: “Mọi người điều là người tốt.” Người ta nói gì nói, người ta chửi gì chửi, người ta nói cái gì nói, mình vẫn thấy cái người đó là người tốt mấy con, họ giúp mình tu tập, giúp mình xả tâm.

2- VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG - THÁNH GIỚI ĐỨC

(16:14) Còn bởi vì khi mà các con đọc cái bộ Giới Tỳ Kheo Tăng - Tỳ Kheo Ni, thì đức Phật có phân tích rất rõ ràng: Khen như thế nào đúng? Mà chê như nào đúng? Khen như thế nào sai? Mà chê như thế nào sai? Dạy chúng ta rất rõ ràng. Để khi mà người đó chê mình là mình biết người này chê không đúng, mà nói người đó chê mà chê không đúng thì mình đâu có buồn. Nó hay lắm. Nhưng mà cái người đó chê đúng, mình biết cái tiêu chuẩn mà chê đúng mà mình có phạm cái đó rồi, thì người ta chê vậy mình lật đật mình sửa chứ gì, mang ơn người ta chứ gì. Có phải không? Cho nên hay lắm! Cái bài mà Khen Chê đức Phật nói về khen chê hay lắm mấy con, tức là đức hạnh mà, nói về khen chê hay lắm! Không có nói sai đâu.

Ông Phật mà, không có cái gì mà Ông bỏ sót trong cuộc đời của chúng ta hết. Toàn bộ tạng kinh Nguyên Thủy, những cái bài kinh mà nói về đời sống của chúng ta hàng ngày, từ cái lời nói, nói như thế nào tốt mà nói như thế nào xấu? Đều là dạy chúng ta rõ lắm mấy con. Các con sẽ đọc hết bộ Giới, nói về đức hạnh thì đức Phật dạy kỹ lắm, không có chỗ nào, đó là Phạm hạnh của những bậc tu mà con, (Con lên đây con, con lên trên này con ngồi trên này!) của một bậc tu. (Phước Tồn con lên luôn trên này, ngồi ở trên này!)

Cho nên trong cái kinh sách của Phật mà Thầy đã góp lại những cái điều mà dạy đạo đức, thì Thầy đã góp lại, lập thành một cái bộ Giới Tỳ Kheo Tăng - Tỳ Kheo Ni, đức hạnh của một vị tu sĩ, đệ tử của đức Phật không phải thường. Và không những cái bộ sách đạo đức đó nó không phải riêng cho tăng, ni mà cho ngay cả những người cư sĩ, chứ không phải.

Cho nên Thầy nói Thánh tăng, Thánh ni, Thánh cư sĩ. Chứ không phải tăng, ni không đâu, nhưng mà cái tên nó là: “Văn Hóa Truyền Thống”, để thật sự nó cũng là một cái văn hóa truyền thống của Phật giáo đối với quê hương đất nước của chúng ta. Cho nên để cái tên “Văn Hóa Truyền Thống” nó cũng rất hợp, mà nó rất phổ thông. Còn mình để Giới Đức Thánh Tăng - Thánh Ni thì nó không được phổ thông lắm, vì nó cô đọng ở trong cái giới tu sĩ.

(18:28) Cho nên từ cái khen, cái chê, đều là đức Phật ghi hết cụ thể, rõ ràng. Khen như thế nào là khen đúng? Mà chê như thế nào là chê đúng? Mà khen như thế nào là khen sai? Mà chê như thế nào là chê sai? Cho nên vì vậy đức Phật nói người ta chê, mình đừng có vội vàng mà bực tức, buồn phiền, mà hãy lắng nghe đúng hay sai? Rồi từ đó, nếu mà người ta chê đúng tiêu chuẩn đức Phật nêu ra, người ta chê mình đúng, thì vì mình biết rằng rõ ràng là người ta chê đúng là mình bị là người phạm giới. Mà phạm giới thì mình mang ơn người ta, người ta chỉ cho mình thấy cái lỗi của giới luật, của đức hạnh thì mình cố gắng mình sửa đâu còn hờn giận cũng là giải thoát.

Mà người ta chê sai mình, “Ờ, ông chê gì tầm bậy, tui đâu có vậy, ông gì tu hành mà không có thần thông, ông dở quá!”, mà như vậy tôi lật ra cái giới luật, tôi thấy không có chuyện này rồi tôi biết ông này chê bậy rồi không đúng rồi, phải không? Bây giờ người ta chê chê chứ đâu tôi có ngu. Cũng như bây giờ người ta chê Thầy không có thần thông, ông Phật đã dặn rồi, đã nói cái khen chê đúng chứ, mà bây giờ ông chê như vậy là ông theo ngoại đạo, ông nói Thầy không có thần thông chứ gì. Đâu có thần thông đâu phải là cái chỗ đức Phật, có phải không? Cho nên khen chê thì khen chê đúng.

Vì vậy mà cái bộ mà Giới Đức Thánh Tăng - Thánh Ni mà sắp sửa ra đời là cái bộ Giới Đức và Hạnh rất là cụ thể, rõ ràng. Nó nhiều tập chứ không phải một tập, bởi vì một tập nó làm sao nó hết được mấy con? Một cái lời nói thôi mà một cái lời nói nó hiền hòa từ tốn, một cái lời nói nó giản dị, một cái lời nói nó thanh mai, một cái lời nói nó lịch sự, điều là đức Phật đã dạy hết, cái này là đức hạnh về ngôn ngữ. Rồi từng cái hành động của chúng ta, từng cái nghề nghiệp, từng cái đối xử của chúng ta. Rồi từng cái mà như cái mà như Nguyên Thanh viết này, lắng nghe, lắng nghe tự thân tâm mình, mình lắng nghe người đối tượng mình. Đó nó ở trong đó, đức Phật cũng có dạy. Nhưng mà chúng ta không có chịu khó nghiên cứu chúng ta không thấy.

Dạy chúng ta để từ đó, từ cái tri kiến giúp chúng ta hiểu biết, chúng ta có cái tình thương, chúng ta thương mình và thương người, cho nên chúng ta hoàn toàn bị chế ngự tất cả những cái nỗi đau, niềm khổ của chúng ta hoàn toàn được chế ngự được hết, không còn tác động vào thân tâm chúng ta được. Cho nên một người học Phật pháp, trong học được cái lớp Chánh Kiến, thì người ta học xong cái lớp đó rồi, ngoài đời không có cái gì mà chửi mắng họ làm gì họ động tâm hết, họ rất an vui trong cái sự hiểu biết của cái lớp học đào tạo họ ra.

(20:52) Cho nên Thầy mong rằng, cuộc đời Thầy mà sau này Thầy viết cái bộ giáo trình tu tập cho tám lớp này. Mà cái lớp Chánh Kiến trong vòng học một năm, những người nào được học một năm ra rồi. Thầy nói, nó tu và học ở trong đó nó có những cái phương pháp hành và cái phương pháp học, học để hiểu, hiểu để hành, hành để mà sống cái cuộc sống của chúng ta không làm khổ mình, khổ người. Mọi vật không chi phối được tâm của người này. Những ác pháp, những vật dụng cám dỗ họ, không cám dỗ họ nổi. Họ có một sự hiểu biết, họ có cái sự tập luyện đủ nội lực, trong một năm họ đã trở thành một con người có một cái tâm kiên cường, sống trước những ác pháp mà tâm không hề dao động.

Đạo Phật là đạo đào tạo thật sự, trong một lớp uốn nắn, đào tạo mười người học tập trong một năm họ ra trường, trong cái lớp Chánh Kiến họ vẫn giải thoát hoàn toàn, bởi vì nó thuộc về tri kiến. Trong khi người ta khép mình vào trong khuôn khổ trong một năm học tập đó sống đúng đời sống Phạm hạnh, đức hạnh. Đâu phải vô đó để học để rồi mình muốn sống sao thì sống đâu, người ta sống trong kỷ luật hẳn hoi. Một năm ra nó đã thuần quen, nó trở thành một con người rất tốt mấy con. Đào tạo, giáo dục mà đào tạo, uốn nắn người ta trong một cái khuôn khổ để trở thành một con người đạo đức giải thoát, tức là đạo đức vô lậu.

Cho nên cái nhiệm vụ của Thầy rất là nhiều công việc làm, mà rất là nặng nề, cho nên nếu mà bỏ phí hết thì giờ thì tuổi đời Thầy nó không dài lắm, nó cũng còn không bao lâu nữa, nhưng mà cái công việc thì nó rất dài. Vì vậy một mặt thì lo tìm người xây dựng đào tạo họ được để họ giúp đỡ Thầy được phần nào hay phần nấy, chứ còn biết bao nhiêu sự tập trung của Thầy làm việc.

3- CHUYỂN HÓA NHÂN QUẢ

(22:46) Như hôm rày cái chuyện như vậy, lẽ ra cái bộ 10 giới đức, cái 10 Giới Tỳ Kheo Tăng - Tỳ Kheo Ni lẽ ra thì trong tết, trong năm nó đã in ra rồi, nhưng mãi đến hôm nay mà chưa in được. Nó chỉ còn có một hai trang sau cùng của nó mà chưa in được thì các con đủ biết. Chỉ ngồi lại mà có thời gian yên, Thầy chỉ viết một hơi thì nó đã xong, thế mà nó không làm được, thì các con đủ biết cái thời gian chi phối quá lớn. Chuyện này đến chuyện kia không thể ngồi, mà trong đầu mình có những cái sự kiện phải quan sát để giải quyết.

Bởi vì nhân quả không thể ngay từ đầu nhân quả mà giải quyết mà phải đợi nhân quả, tức là cái quả nó phải chuyển biến cho đến cái quả cuối cùng của nó, tận cùng của nó thì Thầy mới chuyển nó, nó mới yên, chứ Thầy không chuyển thì cũng không yên. Cái khéo léo của cái người chuyển nhân quả là biết chuyển nó, chứ còn mà không biết thì nó vẫn là một nỗi khổ chung cho nhiều người. Cho nên trong khi tu tập thì mấy con chưa có đủ cái khả năng và cái sức mà chuyển hóa nhân quả, cho nên thường bị chi phối trong nhân quả.

Thầy biết lúc bấy giờ là cái thời điểm đó là cái thời điểm để chuyển cái quả đó, để cho nó hóa giải cái quả, thì lúc bấy giờ một lời nói của Thầy nó giá trị ngàn cân, để nó đập tan cái nhân quả đó, mà Thầy không nói thì cái nhân quả đó đang chuyển động để mọi người phải trả, mà nếu chúng ta trả mà chúng ta trốn tránh thì không được, phải không các con?

(24:41) Cho nên vì vậy mà Thầy thì bất động chứ tâm mấy con phải động, tức là mấy con phải trả. Chờ mấy con trả cho nó xong xuôi rồi, thì ngay chuyển nhân quả để cho nó đừng diễn tiến đến những cái hậu quả khác nữa, nặng hơn nữa, nó chuyển biến. Cho nên khi mấy con vừa trả đủ thì Thầy sẽ chuyển biến cái nhân quả đó đi để cho nó trở lại yên ổn hơn, đó là cách khéo léo của một vị Thầy, chứ còn không khéo thì nó sẽ đi đến những cái điều kiện không hay, làm không tốt. Và đồng thời cũng là những cái bài học để chúng ta rút tỉa từng kinh nghiệm, từng cái biết cách thức xả tâm, để chúng ta biết cách áp dụng vào đời sống thường nhật.

Mỗi sự kiện đối với một người tu theo đạo Phật mà xảy ra là một bài học, là một sự tu tập rất chính xác và cụ thể cho sự tu tập của chúng ta. Chứ không có cái gì xấu hết mấy con. Một cơn đau sắp chết, nhưng nó là một bài học để chúng ta thực tập thêm phương pháp tu tập của chúng ta. Nó rất có giá trị, chứ không phải tu tập muốn cho mình mạnh giỏi để mà tu tập. Không! Đau ốm là cứ đau ốm, tu tập là cứ tu tập, càng tu tập càng chướng ngại pháp là càng có tiến bộ nhanh, không sợ.

Như Phước Tồn mang thân bệnh đau, điều đó là may mắn cho mình lắm, phải nỗ lực tu, còn người ta không may mắn người ta có cái thân mạnh khỏe là người ta không có đối tượng cho người ta tập. Thì người ta tập trong khi tập như vậy, một là người ta bị ức chế vì không có đối tượng ác pháp. Còn con chính có đối tượng ác pháp mà không tập để diệt nó, mà cứ đi ngủ thì quá tệ. Cho nên trong khi đó có ác pháp là chúng ta thức mà chiến đấu với nó. Pháp đã có rồi, còn gì nữa mà ngồi đây mà không chịu chiến đấu, để nuôi dưỡng nó làm gì?

Cho nên đánh mạnh, đánh thẳng tay, đánh cho chết nó đi, nếu mày không chết, thì tao chết cũng vui lòng, kiếp này tao không thắng thì kiếp sau tao cũng có những cái đòn đánh lại, không thua. Đó là cái phương pháp của Phật là như vậy. Cho nên làm đệ tử Phật là phải gan dạ, phải quyết liệt có ý chí, có nghị lực. Luôn luôn lúc nào nhìn trước các ác pháp đến với thân tâm của chúng ta, là coi như đó là cái dịp may để đem ra đọ sức với tụi bay mới biết, chứ còn không phải mà trước ác pháp đó mà đầu hàng.

(26:49) Cho nên Thầy thấy hầu như một số đệ tử của Thầy khi về đây tu tập, như thầy Pháp Tứ, thầy có cái bệnh ung thư, đau ghê gớm nhưng mà thầy vẫn đầu hàng, thầy vẫn bỏ cuộc. Theo Thầy, Thầy bảo: “Thầy cho cái thất đó, vô đó chết một bữa với nó, nếu bữa nay nó không chết thì cho nó ngày mai nó chết, ngày mai không chết, ngày mốt cho nó chết, mà nó không chết thì nó thua mình thì ung thư nó sạch bóng, nó không còn nữa”.

Bởi vì mình có pháp, có phao để mình vượt biển, thì sá gì mà sợ chết nữa, nếu mà chết như vậy cũng là chết trên pháp, mà chết trên pháp là tương ưng với chư Phật chứ sao, có chỗ nào đâu, mình chết là mình về được Phật không hơn sao? Hơn là mình còn sống mà với chúng sanh như thế này còn khổ chứ làm gì! Sống mà mang cái thân nhân quả này còn đau khổ hơn, thà là ôm pháp chết, mà chết được về với chư Phật không phải thảnh thơi sao?

Cũng như thí dụ như bây giờ, đau buốt mà cứ biết cái pháp của mình pháp Thân Hành Niệm, cứ ôm trên Thân Hành Niệm mà thực hiện mãi, thì bây giờ cái đau nó xiết quá thì cái thân này phải chết chứ gì? “Ờ chết nhưng mà tao ở trên Thân Hành Niệm, chứ tao đâu có ở cái thân đau đâu mà bị nghiệp mày lôi”, có phải không? Cho nên vì vậy bây giờ cái thân các con đau, đau ghê gớm quá. Nhưng mà các con cứ ôm cái pháp “Thanh thản, an lạc, vô sự”, tức là Tứ Niệm Xứ chứ gì? Mấy con: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Mặc tình cái thọ mày đánh gì thì đánh, tao chẳng dao động đâu, tao chỉ biết có thanh thản mà thôi”, nhắc nó vậy rồi thanh thản, an lạc, vô sự. Lắng nghe sự thanh thản, an lạc còn đau mặc kệ nó.

(28:17) Các con sẽ thấy cái tầng đau, cái cảm nhận của mấy con, cảm thọ đó, cảm nhận được cái đau nó ở dưới mà cái thanh thản nó ở trên, con thấy nó ghê gớm lắm! Lúc bây giờ cho nên cái thanh thản nó luôn luôn nó ở trên mà cái đau nó ở dưới. Lần lượt cái thanh thản đó nó tràn trề, nó đè nén cái đau xuống, thì cái đau giảm lần, cái đau đi mất. Nó như vậy chứ. Bởi vì con biết cái pháp Phật nó hay như vậy. Thế mà chúng ta chết bỏ, đau thì mặc nó.

Còn hồi đầu tiên mà chúng ta chưa thanh thản, nó đau hết cả cái thân của chúng ta, nhức hết, nó làm chúng ta khổ sở ghê gớm lắm. Nhưng mà nhắc nó: “Thanh thản, an lạc, vô sự!” Rồi bắt đầu nó thanh thản, rồi thì lần lượt cái kia nó hạ lần, hạ lần, khi mà nó thanh thản thực sự, thì cái nọ mất tiêu. Đó là cái phương pháp của Phật như vậy mà.

Cho nên Thầy thấy các con có nhân duyên đủ để mà đối trị những cái khổ đau của kiếp người rồi, của cái thân người rồi, còn gì mà sợ, không có còn gì mà sợ nữa. Chúng ta có pháp, có phao, có thuyền, có bè để qua sông rồi, không còn ngại cái sông đau khổ, cái dòng sông sinh tử này không còn là cản trở của các con nữa. Bây giờ sang sông, mà bây giờ có thuyền bè rồi còn sợ gì nữa, ôm mà vượt qua chứ đâu có dại gì mà để mà chết chìm dưới dòng sông này. Cho nên đó là một điều kiện cần thiết lắm mấy con, phải nỗ lực tu tập.

5- CHƯ THIÊN VÀ MA VƯƠNG

(29:40) Hôm nay thì Thầy cũng sắp ẩn bóng và đồng thời vì vậy mà buổi sáng thì gặp Thầy, hôm nay buổi chiều còn lại những gì thì mấy con thưa hỏi kỹ. Như mấy con những người nào có bệnh thì thưa hỏi kỹ để Thầy dạy cách thức chiến đấu tận cùng với bệnh, để mà đương đầu với bệnh, để cho dẹp sạch cái bệnh. Còn cái bệnh mà chúng ta râm râm, thường thường, thì các con cứ ôm pháp Thân Hành Niệm các con tu riết nó sẽ hết. Nhưng mà nhớ không phải được quá sức của mình, phải tu trong cái sức của mình, rồi lần lượt thích nghi lần, cái pháp Thân Hành Niệm nó sẽ thích nghi với cái thân của các con.

Các con tu từ nửa tiếng rồi lên dần lên dần, áp dụng lần cái pháp lên 1 tiếng. Rồi 1 tiếng thấy được rồi tăng lên 10 phút là 1 tiếng 10 phút, rồi 20 phút, rồi 30 phút là 1 tiếng rưỡi. Rồi lần lượt lên 2 tiếng, rồi 2 tiếng thì mấy con lắng nghe từng lần lượt tăng lên 3 tiếng đồng hồ. Thì các con thấy suốt 3 tiếng đồng hồ mà cái thân này mà đi, ngồi lên, đứng xuống mà chịu nổi là mấy con thấy nội lực của mấy con cũng nhiều rồi đó, chứ không ít đâu.

Còn nếu mà nó chưa chịu nổi tức là nó chưa thích nghi nổi, thì mấy con tập cái thời gian ngắn vừa đủ. Trong thời gian tập rất là kỹ lưỡng, thì nó sẽ thích nghi, nó sẽ tăng từ 3, 4 tiếng đồng hồ rất dễ dàng. Cho nên nếu mà các con tăng lên được 12 tiếng đồng hồ thì đương nhiên là các con sẽ xong chuyện. Còn tất cả những trạng thái gì xảy ra trên thân hành của các con đều cán nát, không chấp nhận một cái gì hết, không tác ý một cái điều gì ngoài phần tác ý của cái Thân Hành Niệm của mấy con mà thôi.

Còn trái lại, về tu Tứ Niệm Xứ, thì tâm thanh thản mấy con vẫn giữ vững vàng như là ôm tay lái, ôm phao qua biển, không sợ, không buông tay lái, nhất định là phải vượt, tức là cái tâm thanh thản đó là cái tay lái vững vàng cho các con vượt biển, cho nên các con ôm cho chặt. Trừ ra nó buồn ngủ, hôn trầm thì các con sẽ đi kinh hành, tu trên Thân Hành Niệm thì nó cũng vượt qua hết, không có gì hết. Nghĩa là vẫn giữ tâm thanh thản bằng cái hành động đi của chúng ta vẫn tốt. Đó là những điều Thầy nhắc nhở mấy con tu đúng như vậy thì cứu cánh giải thoát sẽ đến với mấy con cụ thể, rõ ràng.

Mọi trạng thái gì xảy ra trong tâm của mấy con, đều là tác ý lui ra hết, các con cứ nhắc: “Tao không chấp nhận những trạng thái này, mày là Ma hãy đi đi!” Nghĩa là hỷ lạc, khinh an, tướng trạng gì xảy ra mấy con điều tác ý đuổi hết, trừ ra có cái pháp Tâm thanh thản, an lạc. Trong thanh thản, an lạc bỗng dưng có một cái trạng thái hỷ lạc sinh ra: “Đi mày là Ma, tao không chấp nhận. Thanh thản là thanh thản không có hỷ lạc ở trong này!” Cứ đuổi hết, đuổi cho tận cùng.

Khi mà cái tâm của mình hoàn toàn thanh tịnh suốt ngày 12 tiếng đồng hồ, đúng 12 tiếng đồng hồ mà cái trạng thái nó an ổn như thế nào, đó là chính của các con đã thọ hưởng của cảnh giới Niết Bàn. Thì lúc bấy giờ các con đuổi nó không đi đâu, nghĩa là tới đó mấy con đuổi không đi. Bởi vì đó là cái trạng thái cuối cùng của cái sự giải thoát của mấy con. Nó là khinh an, hỷ lạc của nó, là chính của bản thân của nó rồi, bản thân của Niết Bàn rồi, thì mấy con muốn đuổi cũng không được, nó không đi. Tại vì nó mà, làm sao nó đi.

(32:55hỷ lạc của tưởng thì các con: “Tao không chấp nhận Ma. Tại sao tao biết mày Ma? Tại vì tâm tao nó chưa hết dục, nó chưa hết tham, sân si. Nếu nó hết tham, sân si thì mày là Phật, còn mày chưa hết tham, sân si, mày hiện ra là mày là Ma.” Mình điểm mặt nó như vậy thì nó mới ly, điểm cho đúng chứ điểm sai nó đâu có rút được. Các con nhớ kỹ những cái lời mà Thầy nói, mấy con phải nhớ cho kỹ để rồi khi gặp cái tâm của mình mà các con gặp cái trạng thái gì đó thì các con sẽ tác ý mà đuổi. Bởi vì mình có phương pháp, nhưng mà phương pháp đuổi giặc phải đuổi cho đúng giặc chứ đâu phải đuổi trật, đuổi cho đúng thì các con sẽ thấy các con sẽ qua, nó sẽ qua.

Bởi vì trong kinh Tương Ưng, đức Phật cũng dạy cái này rất rõ, khi mà một cái niệm, khi một cái tướng trạng nào hiện ra đức Phật nói: “Ma”, thì có dạy các vị Tỳ Kheo: “Ma mày đến mày dụ tao, tao nhất định là không nghe, mày là Ma đi đi!” Mà hễ nói nó Ma cái nó biến mất, các con thấy không? Mà một chư Thiên đến dạy nói điều lành điều thiện, thì đức Phật nói: “Là chư Thiên ta đã làm rồi khỏi cần nhắc.” Cái thiện thì đó là chư Thiên mấy con, mà cái ác là Ma, đó các con nhớ. Cho nên khi đó mình cũng phá nó đi chứ mình đâu có để nó gọi chư Thiên, để nó lải nhải làm sao mình ôm pháp? Cho nên mình cũng đuổi đó đi luôn: “Mày là chư Thiên, như vậy đúng rồi.” Thì ngay đó nó cũng biến mất. Đó thì các con nhớ kỹ.

Bởi vì kinh sách Phật dạy cách thức mình tu tập, nói chư Thiên, nói Ma đồ trong đó đủ thứ. Người ta không hiểu người ta tưởng Ma thật, chứ không ngờ là từng cái hiện tượng nó xảy ra trong thân khi chúng ta tu, chứ không phải gì. Đang ngồi tu như vậy, Ma nó hiện ra một cái, nó nói cái này, nó cám dỗ cái kia: “Tuổi nhỏ vậy mà ngồi tu uổng, lo đi hưởng dục lạc cho nó đã đi rồi mới vô mà tu.” Nó khuyên mình vậy đó, ngay đó biết nó Ma rồi chứ gì. Nó nói: “Giờ này sao đói bụng quá muốn ăn.” Đó là Ma chứ còn cái gì nữa.

Rồi bắt đầu nó hiện ra ánh sáng trong con mắt, mình thấy nó phóng ra cái hào quang, tia tia đó: “Mày là Ma, mày phóng ra chứ ai, tao đâu có phóng hào quang đâu, mà mày phóng lạ vậy?” Thì các con thấy toàn bộ là Ma. Ngồi đây bỗng dưng mình hít thở hoặc mình đưa tay ra, sao nó an lạc kỳ lạ, bắt đầu: “Mày là Ma tao biết mà, mày là Ma mày đi đi tao đâu có chấp nhận!”

Bất kỳ cái tâm mình nó còn ác pháp, còn dục mà nó có tướng trạng gì, đều là Ma tưởng không. Nhớ kỹ như vậy là mấy con sẽ biết được mặt Ma, thì mấy con sẽ thắng nó. Nó nói cái lý, nó luận cái lý rồi mình đúng, rồi mình theo nó là nó dụ mình đó, cho nên mình sai. Đó, tu tập thì nhớ kỹ như vậy, không có Thầy thì cái gì cũng Ma hết.

6- CÔ LIỄU KIM GIẢI THOÁT BẰNG TÍN LỰC

(35:32) Còn nếu mà cái gì mà đuổi không đi, làm ơn gọi Thầy đi, rồi Thầy xác định cái này tại sao không đi? Cái này coi Phật thiệt hay Phật giả đây mà nó vô đây? Đó các con nhớ như vậy thì bảo đảm cho mấy con chắc chắn. Còn không thì lẽ đương nhiên là khi mấy con gọi mà mấy con thấy mà Thầy không có báo cho mấy con, không có gì cho mấy con hết thì chắc chắn Thầy sắp về tới rồi. Còn nếu mà mấy con đã giao cảm được những cái điều kiện mấy con gọi, mà mấy con đã thấy được cái điều kiện mà trong tâm mấy con phát khởi, thì chừng đó mấy con cứ theo đó mà tu thì biết là Thầy chưa về, phải không? Mà hễ thấy mà tác ý gọi Thầy mà thấy sao nó không có hiện, mà sao nó không biết gì hết, thì chắc có lẽ Thầy sắp về để dạy rồi, đã gặp khó khăn rồi.

Thì những cái điều đó là những cái điều mà cần thiết để cho những người đệ tử của Thầy biết trước những cái điều đó để mà yên tâm tu tập, chứ không có lo lắng gì hết. Còn nếu mà quả chăng cái nghiệp của mấy con chết, mấy con cũng nhớ giữ gìn thanh thản, an lạc, vô sự thì Thầy về Thầy chôn dùm cho, không có gì sợ, phải không? Cứ yên tâm, đừng có lo gì hết, Thầy bảo không có lo gì hết.

Ở đây thì nói chung cô Út, cô lo lắng cho mấy con đầy đủ chứ không có thiếu gì đâu. Cô rất thương chứ không có gì đâu, nhưng mà ai mà phá độc cư nói chuyện này kia là cô không có chịu nổi đâu, cô đập. Cho nên cô bảo thôi tu thì mình cứ ráng tu, rồi chừng nào mình muốn nghe, mình muốn phá tâm thì mình xin đến nhà bếp phụ, thì trong khi phụ đó mặc sức đó mà xả tâm, mặc sức mà với những cái nghe chuyện này nghe chuyện kia, mặc sức đó mà lo mà xả. Còn nếu không thì ở trong thất sống độc cư trọn vẹn, thì chắc chắn là cô ủng hộ, cô giúp đỡ cho tu rốt ráo cuối cùng.

(37:27) Có gì thì các con gọi Thầy, ở đâu Thầy cũng giao cảm được mấy con, không có gì lo, các con hiểu chưa? Bởi vì bây giờ Thầy nói ở Hà Nội mà gọi Thầy, Thầy cũng tới liền, Thầy đi còn hơn máy bay, đi bằng từ trường chứ bộ đi bằng phi cơ sao, bằng máy móc sao mà nó lâu, nó còn 1, 2 tiếng đồng hồ mới tới. Còn này thì đi bằng hơn là ánh sáng nữa, vì từ trường mà, cho nên vấn đề đó nó giao cảm bằng cái từ trường thì nó rất là nhanh chóng mấy con, không có khó gì hết. Từ ở chỗ này đau khổ, mấy con gọi lên một cái là ngay đó mấy con bắt liền tức khắc, nhanh như chớp, hơn ánh sáng.

Cái từ trường của một vị tu hành đó nó có cái nội lực rất là nhanh chóng, cả cái không gian này, Thầy nói cái đường dài của cái không gian mà tận xa như ở cái hành tinh xa xưa hoặc là những cái thái dương hệ xa. Nhưng mà cái người tu rồi người ta chỉ cần hướng tâm đến đó thì chỉ một chớp mắt, ở đây một chớp mắt thì ở kia nó đã nhận ra được ở trong không gian rồi. Nó thành ra một điểm, chứ nó không còn cái không gian vô tận, mênh mông này nữa đối với một vị tu chứng mấy con. Bởi vậy nó ghê gớm lắm, nhưng mà mấy con phải thực hiện cho được rồi mấy con sẽ thấy nó.

Bởi vì trong thân của các con người nào cũng có cái chuyện đó, cũng có làm được hết chứ không có người nào. Nghĩa là các con có thân thì các con có chiêm bao thì Thầy cũng chiêm bao. Thầy cũng giống như mấy con, Thầy cũng ăn cơm uống nước thì các con cũng ăn cơm uống nước. Thì thân người nào cũng giống như người nào hết. Các con sân thì Thầy cũng sân. Các con muốn cái này thì Thầy cũng muốn cái này. Các con làm cái gì Thầy cũng y như mấy con. Mà Thầy làm được thì bây giờ mấy con cũng làm được, chứ sao mấy con lại làm không được? Hồi nào tới giờ Thầy cũng giống mấy con, mà thầy lại làm được những cái điều mà Thầy làm mà, còn mấy con bây giờ cũng giống Thầy mà tại sao lại làm không được? Chắc chắn là làm được.

Và đồng thời Thầy quyết định, tất cả bệnh tật của mấy con, mà nếu mà mấy con biết được pháp Phật rồi, mấy con không còn sợ, mấy con đối trị nó rất là nhanh chóng, rất là dễ dàng, không có gì. Một niềm tin của mấy con cũng đủ đẩy lui nó ra khỏi thân của mấy con rồi, chứ đừng nói chi là cái đạo lực của mấy con đã có đầy đủ trong thân. Bây giờ mấy con tu thì nó có chút ít thôi, nhưng mà mấy con còn đẩy lui được những cái bệnh, huống hồ là khi nó đầy đủ rồi thì cái bệnh nào mà nằm trong thân. Mà con người mà có bệnh mà đẩy lui được bệnh thì các con thấy hạnh phúc ghê gớm lắm chứ còn gì nữa?

Mình không trị mà mình chuyển, làm cho cái thân mình có một sức đề kháng rất mạnh, nó chuyển động, nó làm cho cái bệnh nó không còn được nữa. Cho nên các con phải ráng mà tu tập, lúc mà vắng Thầy thì nỗ lực tu nhiều hơn. Nỗ lực tu nhiều hơn không phải là bây giờ tu 30 phút rồi bây giờ nỗ lực tu nhiều hơn là tu một 1 giờ, không phải cái kiểu đó đâu mấy con. Nỗ lực tu nhiều hơn là tu kỹ mấy con. Mấy con hiểu cái kiểu mà Thầy nói không? Chứ không khéo mấy con, bây giờ mình tu 30 phút, Thầy nói mình tu nhiều hơn, bắt đầu tu 1 giờ, 2 giờ, tu đấy là tu điên mấy con.

(39:57) Tu nhiều hơn là mấy con tu rất kỹ từng hơi thở, từng hành động. không tu thôi, mà tu thì rất kỹ lưỡng hẳn hoi, cũng tu 30 phút mà hồi nào cũng tu chơi chơi, tu mà dửng dưng đó, có Thầy mà. Còn bây giờ không có Thầy rồi, mỗi hành động là một vị thầy của mình rồi, là một cái phao cứu tinh mình rồi, không phải để mà sơ sót được, thì như vậy là bảo đảm mấy con sẽ đi đến nơi đến chốn rất dễ dàng. Đó gọi là tu nhừ, gọi là siêng năng, gọi là tinh tấn. Chứ còn siêng năng, tinh tấn cái kiểu mà tăng riết, tăng riết đó mấy con thành bệnh. Tới chừng mà thầy về đến đây, mấy con nằm nằm lớp lớp thì thôi hoặc là điên khùng, nói chuyện tào lao bậy bạ đó thì chết. Bởi vì tu sai đó, cái đó là tu sai, hiểu nghe nói Thầy sách tấn…​

Phật tử 3: Thời gian tình hình cái phá mà Thầy gọi là Ma chướng nó phá như thế nào? Vào đây gần Thầy nó có dám phá không?

Trưởng lão: Gần Thầy thì nó ít có dám phá lắm con, xa Thầy nó hay phá lắm. Gần Thầy thì coi như cái từ trường ở đây nó ít lắm, nhưng mà xa Thầy nó dễ phá mấy con lắm. Nó hiện ra tướng trạng này, nó hiện ra tướng trạng kia. Con đang ôm pháp cái bắt đầu, cái chân con trời ơi nó lết nó không đi được, Ma nó đến, nó bẻ cái giò con chứ gì, cho nên đó là cũng là Ma. Rồi bữa nay sao mà tu tốt quá vậy trời? Hỷ lạc quá! An lạc quá! Nó sung mãn nghê gớm quá! Tu nó không có niệm nào mà nghe nó tốt quá, nhưng ngày mai bắt đầu nó tu không tốt nữa. Đó là cái trạng thái bữa nay nó là Ma lạc của con, phải không? Kia là Ma thọ lạc, rồi Ma thọ khổ, cái chân con đau nhức hay cái thân con đau nhức là Ma thọ khổ, mà cái an lạc thích thú làm cho mình vui vẻ thì đó là cái Ma hỷ lạc, nó là Ma không hà.

Bởi vì mình xét tại sao mình biết nó Ma? Như hồi nãy Thầy nói, Thầy nói cái tâm tham, sân, si mình nó còn, cho nên nó tướng trạng gì, lạc gì đi nữa nó không phải thật đâu, nó giả ra, nó tạo ra.

Phật tử 3: Lạy Thầy. Có những hôm con rất là ngạc nhiên, con đang đi bình thường, thế là như có một cái lực rất mạnh ôm lấy con vật, vật rất mạnh, làm cho con đứng không yên nữa. Thì có lần con phải ngồi xuống, ngồi xuống ghế luôn. Con định đứng lên đi nó lại đảo thế này, nó không cho con đi. Nên con mới nói thế này, lúc ấy con cũng tự nói với nó là: “Ta đang tu tập theo chánh pháp của đức Thế Tôn do Thầy ta - Trưởng Lão Thích Thông Lạc khôi phục và triển khai chỉ dạy ta. Dạy ta là ly dục ly ác pháp, ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện…​ Ta làm toàn là việc thiện, ta có làm hại đâu mà có lực lượng nào đó hại ta?” Con nói thế ạ. Con không có cách gì nữa thì con nghĩ con nói thế ạ.

(43:08) Trưởng lão: Con nghĩ vậy cũng được, nhưng mà nó yếu, con sợ cái ông thần nào đó mà ôm con vật con, cho nên con không dám chạm. Gặp Thầy: “Mày chếtmày là Ma, tao tu là mày phải đi chứ mày vô đây mà ôm giò, ôm cẳng tao, mày muốn vật tao bẻ đầu mày chứ mày ở đó.” Phải mạnh, con đừng có sợ nó là quỷ thần gì hết đâu, thiệt ra thì đó là Ma đó mấy con, Ma tưởng.

Phật tử 3: Nhiều phen như thế. Lạy Thầy, có hôm đang đi bình thường tự nhiên nó chuột rút lại nơi cái chân tê không thể nào đi được. Lịch sử của con có cái chỗ này, kính lạy Thầy cũng là Đại Thừa. Như thế là có những cái năm mà chưa gặp Thầy, con không có Thầy, con dựa vào sách con mò mẫm con tu. Thế thì sách vở rất nhiều mà trong đó có cả những cái kệ của ngài Hòa thượng Thích Chí Tịnh, soạn rất công phu giải thích, cũng giải thích Giới, Định, Tuệ. Giải thích tu tập niệm Phật như thế nào là Giới, Định, Tuệ. Thế thì con thấy như thế thì bạn con cho con, con thấy thế con nghiền ngẫm mà con tu đến nỗi mê mệt, mà có những đêm mà lạy Thầy con ngồi kiết già và cả bán kiết nữa, con tu một lèo đến ba tiếng đồng hồ mà cứ ngồi mà niệm Phật, niệm quên cả ăn, cả ngủ.

Thế thì quá trình niệm như thế, lạy Thầy thì bây giờ tạo nên cái trớn, trên đầu con lúc nào đi đâu cũng cứ tiếng niệm Phật vang lên, nó cứ vang vang, không niệm nó cũng cứ niệm. Lạy Thầy không niệm nó cũng cứ niệm. Thế thì con nói vào đây để gần Thầy thì cách xa để xem nó có niệm không? Thì được hai hôm nó không niệm, hai hôm nó không vang lên. Đến cái hôm thứ ba nó lại tiếp tục nó lại vang lên, nằm ngủ nó cũng vang lên. Nhưng mà trong khi đi như thế, thì đang đi kinh hành như thế thì trong đầu nó cũng cứ vang lên, thế mà con muốn xả nó mà không làm sao mà xả được?

(44:59) Trưởng lão: Chỉ có tác ý à, con.

Phật tử 3: Thế bây giờ lạy Thầy, con lại vào gần Thầy có uy lực của Thầy, lạy Thầy, Thầy cho cái pháp nữa để xả. Lần này mục đích con vào muốn để xin Thầy, Thầy cho cái cách xả, để làm thế nào để mất cái tiếng niệm Phật trong đầu?

Trưởng lão: Rồi, bây giờ con xả con nhắc như thế này: “Mày là Ma, mày là tưởng lực của câu niệm Phật, mà mày trở thành Ma, mày ở trong đầu tao rồi, mày dừng nghe, mày không có niệm nữa, mày dứt ra đi, mày im lặng!” Con nhắc cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Con ráng chú ý thanh thản, kệ nó, nó còn nói này, chứ nó nói kệ nó, con cứ một hơi nữa con cũng còn biết nó: “Mày Ma đi đi, Ma tưởng, mày dùng cái tưởng mày đã quen rồi, niệm Phật này mày tích lũy trong cái đầu tao, bây giờ niệm phải không? mày phải đi đi chứ mày không có niệm nữa. Tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự. Đừng có lưu ý đến nó nữa, cái thằng này là Ma.” Con nhắc như vậy thì vài ba lần nó sẽ hết, nó hết luôn nó không còn có nữa.

Mình quyết định đuổi và quyết định dứt, mà mình lại có cái pháp mình ôm, chứ còn không pháp thì nó cứ bắt nó niệm, mình cứ chú ý nó, con hiểu không? Nó lôi cái tâm con, thành ra mình có cái pháp mình tách rời nó ra.

(46:03) Hễ mà con tác ý đuổi nó rồi thì con rời nó, con ở trong cái thanh thản của con, thì không bao lâu nữa cái niệm nó mất hết nó không còn nữa, nó mất. Huân vô rồi cũng khó đó mấy con, huân vô mà được vậy cũng không có dễ đâu, mà bây giờ đuổi ra nó cũng đòi hỏi mình phải có thời gian chứ không phải mau, nó sai pháp rồi, nó gặp Ma nó nằm ở trong rồi đó, khó!

Phật tử 4: Con lạy Thầy, vừa rồi con được nghe Thầy giải thích là bệnh tật ốm đau mà cứ ôm pháp và tác ý và gọi Thầy thì Thầy sẽ giúp. Thì con thấy như là cô Liễu Kim ạ! Cô là bệnh ung thư, mà cô tu cũng không được là bao nhiêu, nhưng mà cứ cái thư mà Thầy gửi ra thì cô ấy khi cơn đau là cô cứ ôm cái thư của Thầy, cô cứ niệm. Thì có một lần là cô đã chết nửa người rồi, thì cô cứ bảo rằng tất cả mọi người, hôm nọ con cũng có mặt ở đấy, tất cả mọi người là cứ nói rằng là: “Thanh thản, an lạc, vô sự, không ai được tiếng khóc, không ai vào đây mà khóc, hay là buồn phiền hay là thở ngắn, thở dài thì ra ngay ra khỏi cái phòng này cho tôi!” Thế thì cô bảo, xong cô mới nói một câu rằng là: “Liễu Kim đi đây, chào mọi người.” Thế xong rồi cô lại: “Ối trời ơi! Lại không đi được rồi, lại tỉnh hết rồi.”. Thế có bà em gái mới đến mới òa lên ở cửa một cái, thế là cô mới bảo “Ai khóc đấy? Tống ra ngay!” Cô nói thế xong cái cô lại bỏ luôn vào nhà, thế là cô lại tỉnh dậy được, không chết được.

Con mới hỏi Thầy là như thế chỉ có Thầy biết, ngoài Thầy là không ai biết được, thì như thế có phải rằng là một cái chướng ngại nào làm cho cô ấy hồi tỉnh không? Thế xong cô ấy lại đi viện tiếp như thế là 3 tháng sau nữa. Thì đến ba tháng sau nữa mà đến khi mà cô ấy chết thì người cô ấy trương hết lên, mà nước ở trong người nó chảy ra, đến khi cô chết thì người như bộ xương thần. Con thấy như mọi người ung thư như thế thì khi chết quằn quại, đau đớn khổ sở, cái bệnh là tiêm thuốc giảm đau liên tục. Nhưng mà đây cô này thì cô ấy ngừng tiêm thuốc, cô không hề vùng vẫy cái gì hết.

Đến khi cái hôm cô ấy chết thì cô ấy bảo chồng cô ấy là: “Mang bức thư của Thầy ra đọc cho em nghe, em không khiến ai hết.” Thế rồi bắt ông chồng ngồi cạnh đọc, đọc xong bức thư chồng bảo: “Em có nghe nữa không thì anh đọc?” Cô bảo rằng: “Thôi anh không đọc nữa, anh cứ ngồi đây, nhưng mà anh gọi con lên đây đọc cho em nghe.” Thế thằng con vào đọc đến một lượt thì bắt đầu hết xong xuôi một cái thì hỏi: “Mẹ ơi có đọc nữa hay không?” Thì cô ấy đi y như người đi ngủ.

Thì con thấy rằng là tất cả ở ngoài Hà Nội chúng con ở cái tổ thọ Bát Quan Trai cùng với cô Liễu Tâm, rồi cô vẫn cứ nói lấy cái gương của cô Liễu Kim để làm gương. Thế nhưng mà chúng con cứ nghĩ rằng là hay là cô có một cái duyên nhiều đời, nhiều kiếp. Mà cô ấy khi cô mà mắc cái bệnh ung thư mà cô ấy lại chết một cách nhẹ nhàng như thế, đúng là cô ấy có pháp của Thầy, thế nhưng mà cô ấy tu chẳng được bao nhiêu, mà cô ấy chết so với các người khác thì cô ấy chết rất là sung sướng. Thế thì cô Liễu Tâm thì cô ấy cứ nhắc nhở mọi người là lấy cái gương của cô Liễu Kim. Thì hôm nay con mới vào đây con thấy Thầy nhắc lại mọi sự kiện, con lại biết những cái chuyện của cô Liễu Kim thì con bạch Thầy luôn.

(49:53) Trưởng lão: Cái đó là cái trực tiếp con thấy.(Dạ) Trực tiếp con thấy, nhưng con biết cái niềm tin đó là cái tâm thanh thản của chư Phật đã hỗ trợ cô bình tĩnh trước nỗi cơn đau của cô, làm cho cái sự đau đớn của cái bệnh ung thư đó nó giảm đi mười phần nó còn một hai, cho nên cô mới thản nhiên nổi, chứ mà nó đau, đau siết cô quằn quại. Nhưng mà nhờ cái nội lực than thảnh, mà cái niềm tin của cô ấy, thành ra nó tiếp nhau, cho nên nó cái lực của nó mạnh hơn cái lực đau của ung thư cho nên cô thản nhiên cô ra đi mấy con.

Cái Tín Lực ghê gớm không? Xa Thầy nhưng mà cái niềm tin ở nơi Thầy rất trọn vẹn, đặt trọn cái lòng tin nơi Thầy. Cho nên từng cái bức thư của Thầy gửi ra để cô giữ được cái tâm cô bất động đó. Thầy đã trao cái tâm thư của Thầy với cô, để cho cô ở ngoài đó để cô từng đọc cái tâm thư đó, mà giữ gìn cái tâm bất động lúc bấy giờ. Đối với Thầy và những người đệ tử của Thầy, Thầy rất thương. Thầy không có bỏ sót ai. Thầy biết, khi mà nghe nói ung thư là Thầy biết cái bệnh này ngặt nghèo lắm, cái bệnh đau đớn lắm, là phải cứu chứ không để cho nó khổ.

Phật tử 4: Con bạch Thầy, đến khi mà cô ấy đau thì cô ấy cứ nghiến răng vào, xong rồi thì cô lại cứ cố cô ấy đi, xong cô cứ bảo: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự!” Xong cô lại nói với Thầy: “Thầy cứu con vớiCô Diệu Quang cứu con với!” Mà cô ấy chỉ mỗi thế thôi. Cái ngày lúc cô ấy sắp chết, ba người chúng con ở gần đấy, lúc nào cũng gần cô ấy thì con chứng kiến cô Liễu Kim như vậy. Hôm nay là con cũng đủ duyên để con gặp Thầy.

Trưởng lão: Mấy con chuẩn bị cho mấy con niềm tin vững chắc, không lay động, nghe lời Thầy dặn bảo, thì mấy con sẽ không có cách xa Thầy. Mặc dù cô Liễu Kim giữ cái tâm bất động như vậy. Cô ấy đang ở đâu mấy con biết không? Đang ở chỗ thanh thản chứ đâu, cô đâu có sợ cái cảm thọ đâu. Cảm thọ là cái nghiệp lôi cô đi để tái sanh, mà lôi không nổi.

Cho nên Thầy dặn mấy con, cái lúc mà nó ngặt nghèo nhất thì cứ gọi Thầy và cố gắng giữ tâm bất động. Thì lúc đó mấy con sẽ thoát nạn, chứ không khéo thì nghiệp đó nó sẽ lôi mấy con đi tái sanh. Mấy con quằn quại một cái, mấy con buông lỏng cái thanh thản mấy con ra là ngay đó mấy con tiếp tục tái sanh, Thầy không cứu được. Chừng đó nó kẹt trong bào thai thì không còn nữa chỉ còn nhà thương nó mổ ra. Nó không cách nào cứu mấy con được đâu.

Phật tử 4: Con lạy Thầy. Chú chồng cô cứ nói rằng là nếu mà chôn đi thì mới không bị tái sanh. Nhưng mà đây cô ấy lại bị hỏa thiêu, cho nên là nhiều lúc chú cứ bảo là vào bạch Thầy xem là như thế nào?

(52:25) Trưởng lão: Không phải con, coi như là cái tâm của cô giữ được cái bất động đó cô vào Niết Bàn luôn mà khỏi cần tu, coi như nó triệt luôn cái tham, sân, si. Bởi vì cái đau đớn nó nổi lên cái sự đau khổ, nó làm cho cái tham, sân, si nó đủ, nó sợ hãi nó này kia, cái nghiệp nó nặng lắm, nhưng mà cái đau không có khắc phục được cô, cho nên cô diệt ngay tham, sân, si rồi. Không phải là muội lược mà đã diệt, diệt cho nên nó thản thiên được mà ra đi, con hiểu không? Cho nên ngay đó cô vào Niết Bàn chứ cần gì, vì vậy mà cái duyên nó phải đốt cái thây.

Còn nếu mà cô muội lược thôi, bây giờ muốn đốt có người cản liền tức khắc mấy con, tại cái duyên mình còn mà người ta đốt không được, nó khiến cho gia đình hoặc là cái chuyện đó trục trặc, không có đốt, đem chôn. Tại cái duyên đó, người ta còn đang ở tu, thì cái duyên người ta đang tu thì không đốt được cái thân người ta đâu, mình không có ngờ là cái quy luật của nhân quả nó như vậy. Người ta không tương ưng được, mà đốt rồi làm sao người ta đi đâu được phải không? Cho nên đâu có đốt được, phải để cho người ta tiếp tục người ta tu trong cái tưởng. Chứ đốt tiêu rồi, nó không đi đâu thì làm sao? Nó trật, nó không có quy luật nhân quả như vậy được. Cho nên đốt là tức là cô đã vào Niết Bàn rồi khỏi cần lo gì nữa hết.

Phật tử 4: Con thấy ở Hà Nội chúng con là có hai trường hợp, một trường hợp như cô Liễu Kim và trường hợp thứ hai là cô Lạc. Cô Lạc thì cũng mới bị cái thôi mà đến khi cô chết thì cô mê man không biết gì. Nhưng mà cô Liễu Kim thì kéo dài 3, 4 năm rồi mà cô rất là minh mẫn. Thì con bạch Thầy như thế là cái duyên cho chúng con để học tập.

Trưởng lão: Đúng đó! Phải học tập cho kỹ lưỡng đó, cô Liễu Kim là vì cái niềm tin từ cái chỗ mà Thầy dạy, cô cũng tập luyện lắm, mà cô tập ở trên cái bệnh đau của cô. Cho nên tới giờ phút cô chết là cô có cái cuộc chiến đấu nó giằng dai cô quá lâu, cho nên cái tâm bất động của cô. Còn cô Lạc kia thì cô tập ít đó, có tu tập nhưng mà tập ít cho nên đến khi cái nghiệp nó lôi nó mê muội hết biết rồi. Nó bị cái nghiệp mê rồi thì nó lôi đi tái sanh.

7- AN TRÚ TÂM ĐUỔI BỆNH

(54:30) Phật tử 5: Dạ bạch Thầy cho con hỏi. Lúc mà con mới vừa ngã bệnh xuống, con bị sốt. Con thở vô, thở ra theo dõi hơi thở nó bất động, làm sao không biết là tưởng hay gì nó im, lúc sau con dễ chịu con nghe thấy tất cả nó đi qua hơi thở, con nằm bất động tâm luôn. Thì bác sĩ cứ nói, mà con nghe hết mọi chuyện bên ngoài, mà con nằm im như vậy không đau nữa Thầy, nhưng mà con nghe hết. Bác sĩ nói “Sao bệnh này đâu có ai ngủ được sao cô này cô ngủ như chết vậy nè?”. Con nghe hết. Có phải tưởng không?

Trưởng lão: Nó không phải tưởng đâu, con an trú trong hơi thở, con an trú như con núp vào cái lỗ châu mai vậy đó mà, bây giờ giặc nó đánh con tê cả mình con, bây giờ mình ló đầu lên thì nó đánh còn mình núp trong đó thì nó đánh không được, cho nên con núp lỗ châu mai. Tại vì cái đó là cái phương pháp Định Niệm Hơi Thở an trú trong hơi thở, nhiếp tâm và an trú cái đó là cái lối tránh. Cho nên con thấy nó làm cho nó tác động không được cái đau con. Cho nên bây giờ cái thân mấy con mà mấy con đau đó, mấy con tác ý mà không đi, thì bắt đầu mấy con an trú trong hơi thở, an trú trong cánh tay đưa ra vậy đó, thì bắt đầu nó đánh con không được rồi, nó trú trong đó nó đánh con không được, con không có cảm đau nữa. Một lúc sau con xả ra nó hết đau, con hiểu không?

Phật tử 5: Có một cái thời gian con vừa ngã bệnh, con an trú được, cái bệnh của con con không có gì để buồn. Thì có cái ông này ông hỏi con dâu của con: “Ủa cô này lạ, sao mà người ta bệnh sao người ta tới đây người ta khóc, mà cứ thấy cô cười.” Mà trong lòng con thấy vui vui Thầy? Cái đó phải tưởng không?

(56:29) Trưởng lão: Không phải con, bởi vì trong khi con có cái sự tu tập, an trú được hơi thở đó, nó có cái hoan hỷ trước những ác pháp tác động có sự hoan hỷ, nó không có làm cho mình quá bối rối, quá lo lắng. Cho nên có tu Phật nó cũng đỡ lắm, không có gì.

Phật tử 5: Ngày trước con cứ nghĩ con bị bệnh ấy, con nghĩ là sợi dây phiền não con mất đó Thầy, không có gì để buồn. Con cất một cái thất, thì lúc bây giờ con không có quan tâm tới tu do sự tu nó có kết quả.

Trưởng lão: Cho nên ráng mà tu tập mấy con, pháp của Phật thì nó hay, nhưng mà do cái công phu của mình kết quả nó rút tỉa từng cái kinh nghiệm của huynh đệ, qua những cái kinh nghiệm đó mình rút tỉa cho bản thân của mình, để chuẩn bị cho cái ngày mai, nó có gặp những cái chướng ngại gì đó thì mình có pháp mình ôm, mình nỗ lực, mình nhiệt tâm, mình tận lực thì mình sẽ vượt qua được. Bởi vì mỗi người đều có một cái thân, mà có cái thân đều có cái nghiệp nặng nhẹ, do cái nghiệp của đời trước của mình mang cái thân này. Cho nên có nhiều người có thân mà ít bệnh, có nhiều người có thân bệnh nhiều. Nhưng bệnh nhiều, bệnh ít gì cũng phải chuyển hết, chứ không có nói mà bệnh nhiều mới chuyển, bệnh ít không chuyển, bệnh nào cũng chuyển hết.

Phật tử 5: Bạch Thầy mà Thầy có cái pháp nào mà cho con tu ngắn hơn không?

(58:04) Trưởng lão: Bây giờ con đang trên đường tu để tới đó đó, thì bây giờ phải tu cho được thì mới đi tới đó, chứ giờ mà tu sớm thì chỉ còn có nước lấy dao mà đâm vô ngực một cái thì đi à hoặc là uống một liều thuốc ngủ cho nhiều thì nó ngủ luôn chứ không còn cách nào khác. Còn bây giờ cách thức mình tu tập để cho đi đến được cái chỗ mà làm chủ cái sự sống chết tức là làm chủ cái hơi thở con. Con bảo hơi thở ngưng là nó ngưng, bảo nó thở là nó thở, tức là làm chủ hơi thở, tức là làm chủ cái thân hành nội.

Phật tử 5: Con tu Tứ Niệm Xứ được không Thầy?

Trưởng lão: Con tu tới Tứ Niệm Xứ nó có đủ những cái thần lực, tức là Tứ Như Ý Túc. Nó hiện ra đủ cho con rồi, bắt đầu những cái lực nó có đủ rồi, thì bắt đầu bảo: “Hơi thở tịnh chỉ ngưng, nhập Tứ Thiền cho tao!” Thì bắt đầu nó ngưng hơi thở, thì bây giờ con muốn chết thì chết đi cho rồi, thì tại nó ngưng rồi thì còn gì nữa mà không chết. Nhưng mà tới đó con tu Tứ Niệm Xứ sẽ có cái thần lực đó. Khi mà con hoàn mãn một đêm 12 tiếng đồng hồ thanh thản, an lạc, vô sự thôi, không có nhiều, thì nó sẽ có những cái này, và có những cái này thì bây giờ con muốn chết sống thì tự con.

Phật tử 5: Có những lần con ngồi thì nó im nhưng có nhiều hôm sao không có ngồi được Thầy?

Trưởng lão: Cái đó là do cái xả tâm con ít, cho nên nó lúc thì được, lúc thì không, lúc thì nó đi vắng, đi chợ, cho nên ở nhà con nó yên, còn lúc nó về nhà rồi nó bằm, nó nấu, nó xắt, nó làm tùm lum ra, thì đó là do cái tâm con chưa có xả nó.

Phật tử 5: Con xả không vọng tưởng thì được đâu…​

Trưởng lão: Bởi vì cái tâm của mình khi mà thanh tịnh thì thấy sao tu tốt, còn không thanh tịnh: “Trời, sao bữa nay sao mình tu khó quá!” Đâu phải, tại mình tu không đúng cách. Cho nên đức Phật dạy mình có pháp Như Lý Tác ý mình dẫn tâm mình từng chút, cho nên: “Tao dẫn mày mà không vô là chết!” Do đó nó sợ: “Mày như cái chợ, tao dẹp!” Bảo im lặng là phải yên lặng bởi vì cái lệnh của mình rồi. “Hôm nay cái nhà này yên lặng nghe, không có xúm lại mà nói chuyện như thế này nữa, không có thì tao đuổi, tao quăng đồ hết như cô Út!” Cho nó chuyển, phải không? Còn nó mà nghe, không nghe coi chừng thì bị đuổi hết. Như vậy mình có cái lệnh như vậy thì bây giờ nó dám không? “Tao bảo yên là yên à, tao nhiếp tâm là không có niệm, là không có niệm!”.

Phật tử 5: Dạ, bạch Thầy con có một cái thất ở cái nơi đó vắng lắm, Thầy thử ra cũng không có ai, con đóng cửa một mình. Con có thể ôm cái pháp của Thầy con về đó con ở, con tu được không Thầy?

(01:00:53) Trưởng lão: Được chứ con, pháp của Thầy nói chung là con biết cách nắm vững rồi, con ở đâu tu cũng được hết. Nhưng mà cái điều mà quan trọng là bảo cái người mà hộ thất con mang cơm, làm ơn mang cơm vô chứ đừng có vô đây mà ngồi nói kê cà điều này điều kia thì không được.

Phật tử 5: Con cũng phòng hộ. Con dặn cái người đó một tuần lễ, thì con lấy con vô con nấu ăn.

Trưởng lão: Thôi vậy cũng được, nhưng mà cái đó chưa đi sâu được, bởi vì nấu ăn nữa, nó chưa có đi được. Bởi vì nó ở một cái giai đoạn đầu của nó thôi, chứ giai đoạn cuối mà con còn nấu ăn là chắc chắn là cái tâm dục nó chưa hết đâu. Không biết tại sao nó ngầm bữa nay ăn cái này không ngon, phải làm cái này cho nó vừa miệng, thì cái đó nó không hết cái dục đâu, con hiểu không? Thành ra mình biết cái tâm nó léo lắt lắm, nó không có thường đâu, mình nói là tôi sẽ làm chủ chứ không được đâu.

Phật tử 5: Như con ở bữa nay nữa là 10 tháng rồi, thì con về nhà tu được không?

Trưởng lão: Nó sẽ giảm xuống chứ không được như ở đây đâu. Bởi vì, con thấy đạo Phật không có cho người tu sĩ mà làm cái gì hết, đi xin ăn. Đặng làm gì? Đặng diệt cái tâm dục của mình, bởi vì đi xin ăn mà: “Trời ơi, bà cho tôi cái kiểu này tôi ăn sao được? Thì nó dục rồi sao, cho làm sao ăn vậy, con thấy không?” Cho nên do đó ở cái chỗ đó là để ly dục đó, con thấy không? Còn bây giờ mình làm ra nó thì chắc chắn là nó ăn gì không được cái nó kiếm cái chuyện nó ăn bậy, thành ra nó sinh dục. Cho nên con mà con còn nấu thì Thầy thấy chưa được, nó còn cái dục.

8- TƯỚNG TRẠNG CỦA TƯỞNG DỤC

(1:02:40) Phật tử 5: (…​) Nói về thập đại đệ tử của đức Phật (…​)

Trưởng lão: Cái đó là cái tưởng giải của con, con bây giờ chỉ còn cái tưởng giải với cái ý thức của con thôi, cái tri kiến của cái ý thức và cái tưởng thức của con. Cho nên cái gì mà con nghĩ ra, đều là bị tưởng giải thôi.

Phật tử 5: Tưởng giải là gì Thầy?

Trưởng lão: Còn cái ý thức của con là những cái gì hiện tại con thấy mọi vật xung quanh trước con, con thấy mọi vật có đúng như thật, đó là cái thật. Còn cái mà con chưa có thấy, mà nó nghĩ tưởng ra, rồi nó suy diễn ra cái đó, thì đó là luôn luôn cái đó để mà con hiểu nó như thật, thì nó là bị tưởng. Cái đó con người ta hiện giờ sống có hai cái thôi, cái ý thức và cái tưởng thức, hai cái đó. Hễ cái này dừng thì cái kia nó tưởng ra nó nghĩ, nó nghĩ tưởng là đúng, chứ thường thường cái tưởng nó sai, nó không có đúng.

Cũng như mình không biết bụng dạ người ta sao, mà thấy người đó láo liên thì: “Người này coi bộ tham.” Mình không biết là sao, nhưng mà cái tưởng nó nghĩ người ta là tham lam ăn trộm, nó ngó cái này, ngó cái kia muốn lấy, nó tưởng ra. Chứ thật ra người ta ngó là người ta ngó chứ người ta ăn trộm ăn cắp gì, nhưng mà mình nghĩ. Nhưng mà có khi nó tưởng là nó đúng: “Ờ cái thằng này rõ ràng nó làm cái kiểu này tôi thấy nó ăn trộm.” Nhưng mà có khi đúng, mà có khi không đúng, nó sai, cho nên cái đó nó sai.

(01:04:33) Cho nên chúng ta phần nhiều là sống trong tưởng, vì vậy mà cái tưởng là cái sai mấy con mà chỉ có cái ý thức là đúng. Cho nên đức Phật nói: Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng, chỉ có hiện tại mà thôi. Hiện tại là cái vật gì thấy hiện tại, không có nghĩ tưởng ra thêm cái gì. Mà có cái tưởng ra là phải phá vỡ, tác ý đuổi đi liền. Cho nên Thầy nói mọi cái trạng thái đều đuổi đi không có được để. Đó là điều kiện tiên quyết của mấy con, bởi vì cái đó là cái sai không có đúng, còn cái ý thức của chúng ta là đúng. Nuôi dưỡng ý thức tu tập đúng là đúng. Bây giờ mấy con còn hỏi gì thêm nữa không con?

Phật tử 6: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con kính bạch Phật, con kính bạch cô Diệu Quang. Một số các con của Thầy ở ngoài Bắc, được tin Thầy sắp đi ẩn bóng. Được tin này, chúng con vô cùng xúc động, khác nào phải xa một người cha thân thương, hiền từ. Nên chúng con rất cố gắng, mặc dù tuổi cao sức yếu, đường xá xôi để được vào đảnh lễ Thầy và được nghe những lời giáo huấn của Thầy. Sau khi chúng con ra về, sách tấn nhau tu tập, rèn luyện thân tâm lấy công đức đó đền ơn Phật, ơn Thầy, ơn cô Diệu Quang. Công ơn lớn lao này các con khó báo đền, chỉ bằng cách các con tu tập giữ gìn đức hạnh, đạo đức làm người, để lấy công đức dâng lên Phật, lên Thầy. Chúng con đồng tâm xin đảnh lễ, lạy Thầy, Thầy xin chứng tâm cho các con.

(01:06:29) Trưởng lão: Còn gì nữa không con? Con hỏi điều gì nữa không?

Chờ chút xíu con.

Phật tử 6: Con xin thưa hỏi về bản thân con tu hành. Con kính bạch Phật, bạch Thầy. Sức khỏe bây giờ so với mấy năm trước của con, so với hơn hai năm của con thì con có khá, 10 phần trước đây thì con cũng khá tới 7, 8 phần so với trước, con khá hơn là con khá hơn tương đối. Trước đây là phải nói con như muốn chết rồi, nhiều khi con chỉ muốn chết. Con ốm đến mức độ, thế mà nhờ ơn pháp của Phật, của Thầy, nhất là Thầy khác nào như một cái phao cứu con. Nên là tâm con vô cùng cảm động, vô cùng biết ơn Phật, ơn Thầy. Con không biết lấy gì báo đền.

Cho nên mỗi khi trong gia đình gia duyên nhiều khi con có những ác pháp, mà con có sơ suất bị cái cơn sân lên thì con cảm thấy con rất sợ. Hoặc là con có làm cái điều gì sai sót là tâm con bắt đầu nó cứ làm sao rất sợ hãi, tâm con lại nghĩ: “Thế này thì làm sao tu được? Để sau này được gặp Phật, gặp Thầy, được ở cái từ trường thiện, phải cố gắng lên!” Con luôn luôn động viên con cố gắng lên, luôn động viên tâm con như vậy, luôn hàng ngày con tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự!” Và bốn thời công phu của con. Gia đình con lại công việc nọ, việc kia. Gia đình con rất là neo đơn, các con của con lại mỗi người một nơi phận nào, phận nấy. Con chỉ có con và ông nhà con hai người, thì ông nhà con phần đông bận việc đình, đi họp, đi hành, đi đây, đi khác nhiều. Có một mình con thì con bận công việc nên con chỉ tu có một tiếng.

Mấy cái hôm ngoài Bắc là rét lắm thì con thọ Bát Quan Trai, những ngày trời rét 7, 8 độ, con cũng mặc nhiều áo để con lên tu tập con không bỏ một bữa nào cả. Dù có những cái hôm mà con mất ngủ đến cái giờ tu thì con mới ngủ được một tí. Con định là 8 rưỡi, 9 giờ, nhiều khi 8 rưỡi là con chuẩn bị đi ngủ để đến 9 giờ hơn hoặc 9 giờ kém là con đi ngủ. Nhưng mà có khi con lại không ngủ được, thế là có khi con mất ngủ, có khi con mất ngủ trắng đêm. Thế là con lại lên xin Phật ngủ sớm hơn hoặc ngủ muộn hơn, còn những khi con có ngủ được thì con lại quá mất đi.

Năm ngoái là con định 3 giờ là con dậy, 3 giờ kém con dậy là đến 3 giờ con dậy nổi. Nhưng mà vì có khi con mất ngủ con lại bị quá, thế con cứ đều như vậy. Có những hôm mà con mất ngủ thì con tác ý suốt đêm: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” và “Tâm như đất lìa tham, sân, si thì mới hết khổ.” Bạn con lại bảo 5 phút tác ý một câu, chứ tác ý luôn luôn như thế thì bạch Thầy là con tác ý luôn. Trước khi con lên 3 giờ lễ thì là con cứ ngồi con tác ý, độ 7, 8 phút, 10 phút: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự!” Sau đó là con đuổi cái bệnh bướu cổ của con, sau đó là con đi kinh hành, sau đó là con tu Định Vô Lậu, sau đó những cái ngày thường con tu sáng suốt.

Còn ngày Bát Quan Trai con tu hai tiếng thì con tu sáng suốt. Con lạy Phật. Con cũng mong muốn con được về, trước là để đảnh lễ Phật, đảnh lễ Thầy và hỏi những cái cách tu hành chúng con vẫn còn vấp váp, nhưng mà nhiều khi con cũng thấy rất là ngại. Và trong đó mấy năm con tu hành con làm được 3, 4 bài kệ là bài quán tu hành và bài quán xét thân tâm mình đã tu được những cái gì, xả được những gì, còn lại những ác pháp gì chưa xả được, tâm còn tham, sân, si như thế nào tất cả con làm mấy bài kệ. Con cũng muốn dâng lên Thầy, nhưng thời gian còn lại của Thầy rất quý trọng nên là con cứ ngần ngại con không dám dâng. Thầy cho phép con dâng thì con xin được dâng.

(01:11:12) Trưởng lão: Thôi con cứ dâng lên Thầy đi! Rồi, không có gì đâu mà ngại. Rồi ráng con tu vậy đúng không có gì sai đâu, ráng lo tu thôi, tu như vậy thì nó sẽ có cái căn bản, có cái nội lực, rồi sau này nó có cái việc gì khó khăn con sẽ vượt qua nó dễ dàng, con làm chủ được bệnh. Yên tâm đi đừng có lo nữa, cứ vậy mà tu tập không có sai đâu mà sợ. Bởi vì mình linh động, khéo léo, thiện xảo trong từng thời gian, lạnh thì mình tu tập theo lạnh. Chứ đừng có cố chấp rồi giờ đó phải vậy vậy không phải, tùy theo cái thời tiết, cái hoàn cảnh mà mình tu tập theo các cái pháp của Phật. Tu tập các pháp của Phật là đối tượng nó để mà diệt nó chứ không phải gì khác.

Mặc dù thời tiết ở ngoài lạnh lẽo mình cũng sử dụng cái pháp để đối, để nhiếp phục được cái lạnh, cái nóng của nó. Do đó đối với Phật pháp thì không có cái gì mà chướng ngại đối với nó được. Pháp của Phật là như vậy. Thời tiết lạnh, lạnh quá, mấy con lo mà mặc nhiều áo cho ấm, trái lại người tu theo đạo Phật thì trời lạnh nhất định là mặc chiếc áo mỏng, ôm cái pháp Thân Hành Niệm đi một hơi là đổ mồ hôi ra liền, thành ra khắc phục được cái thời tiết liền tức khắc không còn nóng lạnh nữa.

(01:12:31) Cho nên đừng có sợ, Thầy nói đừng có sợ, cứ ôm pháp Phật quét nó ra hết, cho mày lạnh, thời tiết nó sẽ không lạnh đâu. Do gan dạ như vậy thì mới được, còn nếu mà nó lạnh thì mấy con cứ mặc một cái áo thường cho nó ấm lại đi, đừng có mặc nhiều, mặc một cái áo ấm thôi rồi tập tu đi, rồi nó sẽ khắc phục được cái thời tiết cho mấy con, mấy con an ổn không thấy lạnh đâu. Mấy con yên tâm đi, đừng có lo, cứ nỗ lực tu như vậy là đúng rồi không có sai đâu, cứ cái pháp vậy đúng rồi.

Tâm như đất, ly tham, sân, si hết!” Cứ như vậy mà tu tập. “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự” đó là đúng rồi phải nỗ lực.

Rồi bây giờ tới ai nữa nè?

Phật tử 7: Chị em chúng con ở ngoài Bắc cũng đủ duyên để về đây xin Thầy ban pháp và được học hỏi tất cả mọi người trong Tu viện. Bản thân chúng con cũng không biết nói gì hơn, con chỉ thay mặt cho những chị em ở ngoài Bắc, cũng như là chị em ở đây để mà quyết tâm để mà tu tập. Sống ở trong cái hoàn cảnh gia đình còn gia duyên rất nhiều, chúng con thì nghiệp chướng còn nặng nề, hoàn cảnh thì còn khó khăn.

Chúng con cũng biết rằng là cái điều kiện, Thầy thì thời gian vàng ngọc rất là quý hóa, mà đã bỏ ra rất nhiều để mà dạy dỗ chúng con trong mấy ngày hôm nay. Chúng con không biết nói gì hơn trước khi Thầy đi ẩn bóng, chúng con chỉ nguyện trước Phật, trước Thầy: Cố gắng làm sao về sống với gia đình, sống làm sao không làm khổ mình, không làm khổ người. Sống làm sao biết ly dục, ly ác pháp. Sống làm sao biết buông bỏ tất cả những cái pháp thế gian mà hiện nay người ta đang chìm đắm trong dục lạc. Thì chúng con cố gắng giữ tâm thanh thản để buông bỏ xuống hết. Đấy là lời của Thầy, của Phật dạy chúng con luôn khắc trong lòng, không bao giờ quên. Dù bằng khó khăn nào, dù bằng một cái hoàn cảnh nào chúng con cũng phải ôm chặt lấy pháp để vượt biển.

Trong lúc này là lúc gấp gáp nhất trong những cái thời mạt pháp này, chúng con nhận thấy được như vậy. Con mong Thầy thương chúng con để mà gần gũi chúng con hơn. Mỗi khi chúng con thấy khổ, chúng con thấy chưa vượt được là chúng con sẽ kêu Thầy, Thầy sẽ đến cứu giúp chúng con. Vì chúng con là những cái người mà bị cái ác pháp nó đè nén quá nhiều. Ví dụ như một mình con trong cái hoàn cảnh gia đình rất nhiều ác pháp, thì chúng con cũng không thể vượt được, mà chỉ âm thầm lặng lẽ kêu Thầy và cố gắng ôm pháp của Thầy để vượt biển. Con mong Thầy xá cho chúng con tất cả những gì mà chúng con đã lầm lỗi mấy hôm chúng con về đây. Con xin Thầy xá lỗi cho.

(01:15:20) Trưởng lão: Mấy con giỏi lắm! Thầy rất là vui mừng là được mấy con hứa những cái điều mà Thầy rất mong muốn. Mấy con giỏi lắm! Con của Thầy là phải vậy chứ không có đứa nào mà dở, phải ráng nghe mấy con, ráng mà tu tập, lúc nào cũng có Thầy ở bên mấy con.

Phật tử 8: Kính bạch Thầy con gặp Thầy cũng hơi trễ, nhưng mà nhờ Thầy chỉ dạy cho con nên cái pháp xả tâm của con trong vòng hơn hai tháng nay nó có sự tiến bộ và hôm nay trước khi Thầy đi ẩn bóng, thì có Thầy trở lại thì con thưa để mà giải quyết. Còn không có thì bây giờ con xin Thầy chỉ dạy rõ ràng cái tiến trình cơ bản, thí dụ giai đoạn tu thì nó có sự tiến tu, thì cái ý thức của người đó nó sẽ xảy ra như thế nào? Cái tưởng thức nó xảy ra như thế nào? Ví dụ như trường hợp con trước đây, thì khi con ngồi con nhiếp tâm và con an trú cái tâm con định xả tâm thì tâm định ở trên thân là có thật, thì có một trạng thái là tất cả những nền nhà nó xoay chuyển giống như là không cố định, nó xoay chuyển, chuyển động một cách tự động lắm, cho nên con có một cái trạng thái như vậy. Con xin Thầy chỉ dạy cái tiến trình của tưởng, ví dụ như mình tu thằng tưởng nó xuất hiện thì đến khi nào nó mới hết và nó hết thì nó xảy ra đến một cái trạng thái nào nữa? Con không biết mình tiến tu đúng hay sai? Xin Thầy chỉ dạy

Trưởng lão: Con ngồi xuống đi con, bởi vì trên con đường tu thì phải có cái người đi qua rồi người ta hướng dẫn cho mình, nó có cái khó khăn. Bởi vì cái ý thức của chúng ta, hiện tại trong cái ý thức của chúng thấy mọi vật đó là đúng.

(01:17:34) Còn cái gì không thấy mà hiện ra làm cho chúng ta thấy như thật thì cái đó là tưởng thức của chúng ta làm ra. Cái lực của nó cũng ghê gớm lắm, nó làm cho chúng ta đủ mọi cách. Cho nên khi mà được gần Thầy, có cái gì mà hiện tượng xảy ra, như ví dụ như mình đang ngồi tu mà thấy đất cái nền nhà mình cứ gập ghềnh lên xuống như thế này hoặc là nó cứ nó chạy vòng vòng nó chóng mặt, nó làm cái kiểu mà nó không có đứng yên nữa thì đó là cũng là cái trạng thái tưởng của mấy con.

Bởi vì trong khi đó mình tu, nói mà nói tưởng thì nó nghe, người ta nghĩ rằng người ta khó hiểu. Nhưng mà sự thực ra ở trên cái phần vật chất của cơ thể chúng ta trong khi tu, chúng ta đã lọt vào một cái hoạt động của một cái số tế bào não của chúng ta nó rối loạn một phần nào đó nó không, mất bình thường, cho nên nó tạo ra cái hình dạng mình thấy như vậy, mình cảm nhận như vậy.

Đó là cũng như bây giờ một cái người bệnh thần kinh, thì người ta phải cảm nhận qua một cái trạng thái của nó cho nên người đó họ nói, họ này kia không giống như người bình thường. Còn chúng ta khi tu cũng vậy, nó rơi vào những cái trạng thái đó là cái phần vật chất của cơ thể nó hoạt động như vậy, nó thay đổi nó không còn bình thường nữa, thì nó hoạt động theo cái kiểu do cái sự chúng ta ức chế, chúng ta tu. Cho nên nó có ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta rất nhiều mấy con.

Do đó khi đó mà ngay cả cái trạng thái đó nếu mà không biết dừng nó lại thì nó sẽ thành bệnh, hoặc là nó chỉ xảy ra một lúc thì nó sẽ tiếp tới một trạng thái khác nữa. Hoặc là ngày nay nó không có thì ngày mai nó sẽ có một trạng thái khác nữa, nó nhiều cái trạng thái nó sẽ đưa đến khi mà chúng ta tu. Bởi vì cái đường tu chúng ta, nếu không khéo mà chúng ta không biết giữ ý thức của chúng ta để tập luyện cho đến đủ cái nội lực, thì cái tưởng thức của chúng ta nó cứ xen vô. Cái ý thức vừa dừng thì nó xen vô, nó xen vô 18 cái loại tưởng, nó chứ không phải một cái.

Cho nên trong sách Thầy nhắc có nói có đến 18 cái loại hỷ tưởng này, khi nào lật sách Thầy thì mấy con đọc lại thì mấy con thấy rõ ràng cụ thể hơn. Cho nên mỗi cái trạng thái tưởng nó diễn ra con thấy kỳ lạ. Cái ý thức của chúng ta nhận xét cái này hoàn toàn là cái cơ thể con người bình thường không bao giờ có cái này. Mà có cái này là cái sai mình gọi nó là Ma, tức là cái tưởng của chúng ta. Cho nên chúng ta gọi nó Ma để mà chúng ta không chấp nhận nó và tác ý đuổi nó. Dùng cái ý thức lực của chúng ta đuổi nó đi, thì các con mới bình yên trở lại. Nó trở thành bình thường, nó không còn bị rung động, hoạt động của cái hệ tưởng của các con nữa, nên nó thấy bình thường lại.

Cho nên những cái điều kiện mà xảy ra con bảo: “Dừng lại, bình thường trở lại không có được gập ghềnh kiểu này nữa!” Thì do đó con ôm pháp một lúc thì nó sẽ tan biến đi. Cho nên trong khi con gặp Thầy thì cái thời gian nó quá ngắn. Mà con đã là cái người có tâm quyết chí tu, cho nên nó mới có những cái trường hợp mà con đã nhiếp tâm được. Nhưng mà còn Thầy thì yên tâm, mà không còn Thầy gần thì nó có hơi lo lắng.

9- TỪ TRƯỜNG THIỆN TƯƠNG ƯNG

(01:20:17) Nhưng dù sao thì Thầy nghĩ rằng, khi mà nó có cái điều gì khó khăn, mặc dù bất kỳ con ở đâu mà con gặp khó khăn thì con hãy gọi Thầy: “Thầy ơi cứu con, con thấy trạng thái đó con không thể nào vượt qua được.” Thì lúc bấy giờ hoặc là con nghe trong âm thanh Thầy giao cảm bằng tưởng của con, tưởng của con nó phát ra âm thanh chứ Thầy không tiếng nói đâu. Các con hiểu, Thầy giao cảm với con mà qua cái tưởng của Thầy mà biết cái nỗi khổ của con, thì Thầy dùng cái tưởng của Thầy nó giao cảm được cái tưởng của con. Cái tưởng của con nó phát ra âm thanh nó nói trong tai của con, bằng cái này thì con sẽ phá được, thì con sẽ phá nó đi, con theo đó mà phá, Thầy dặn trước.

Có cái khó khăn gì đó thì con hãy gọi Thầy: “Thầy ơi con gặp khó khăn mong Thầy cứu con.” Thì lúc bấy giờ khi mà kêu như vậy rồi thì con chỉ giữ cái tâm thanh thản. Con biết cái thanh thản, an lạc, vô sự chứ? Con giữ cái tâm con ở mức độ đó, thì một lúc con sẽ nghe trong âm thanh con có tiếng nói, thì tiếng nói đó bằng cái thinh tưởng của con nó nói ra chứ không phải Thầy nói. Con đừng hiểu là Thầy nói, Thầy không có biến hóa, không có hiện hình gì đâu, mà chính cái tưởng của con nó bắt được cái nội lực của Thầy để giúp con. Nó nói ra cái lời nói đó để cho con biết được mà con vượt qua cái khó khăn của con trong khi tu tập con gặp. Không, Thầy dặn kỹ cho con thì con yên tâm. Bất kỳ con ở đâu, có gặp khó khăn trong cái sự tu tập thì con phải làm đúng lời Thầy dạy thì mới có Thầy mới cảm giao được cái sự khổ của con mà Thầy giúp, chứ còn không thì Thầy không giao cảm được với con được, con hiểu không?

Bởi vì ở đây Thầy nói cho các con thấy rõ tất cả những cái sự này, sự việc này là Thầy sử dụng con người của Thầy như là một cái bộ máy, các con hiểu không? Thầy sử dụng như bộ máy. Cho nên khi mà mấy con gọi Thầy xong rồi thì mấy con giữ thanh thản, thì Thầy giao cảm được tiếng gọi mấy con. Vì cái tâm Thầy thanh thản, mà con gọi rồi thì giữ tâm thanh thản rồi, cái thanh thản của mấy con nó chuyển tải cái âm thanh đó nó đến với Thầy.

Bởi vậy nói nó chuyển tải chứ nó không phải đi đâu hết, nó tiếp nhận hoặc nó tương ưng liền, thì ngay đó Thầy bắt gặp liền cái nỗi khổ của con. Thì Thầy chỉ cần tác ý con phải làm như thế này, thì cái tưởng của con nó bắt cái lực đó thì tự nó phát ra âm thanh trong tai con nó bảo con phải như vậy, thì con sẽ làm y thì con sẽ thoát ra khổ, con hiểu không? Cho nó yên tâm không có gì. Rồi có duyên tu tập, có duyên ngày nào đó Thầy thấy đủ duyên, thì mấy con nỗ lực tu tập thực sự, Thầy đủ duyên, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, Thầy sẽ về dẫn mấy con đi vào một nơi yên ổn tu hành bên Thầy, để dẫn dắt đi tận con đường cuối cùng.

(1:23:08) Mà nếu mấy con ở đây mà nói chuyện lao xao, lộn xộn, Thầy bỏ luôn, tại vì giới luật không nghiêm chỉnh thì phải bỏ chứ bây giờ có dẫn theo nó cũng nói chuyện làm sao tu hành, phải không mấy con hiểu không? Cho nên nếu mấy con tu hẳn hoi, đàng hoàng, bất kỳ Thầy ở đâu Thầy cũng quan sát được mấy con, mấy con làm gì Thầy cũng quan sát được.

Cho nên cuối cùng trong ẩn bóng mà Thầy thấy đúng là Thầy đã làm cái công việc đó rồi, chọn người nào. Bây giờ để đây bây giờ người nào xin vô thì Thầy phải cho, không bao giờ Thầy không cho, nhưng mà trong khi đó mấy con cứ xin vô đây mấy con ở tu, thì Thầy đang chọn lựa mấy con ở đây. Mà Thầy rút mấy con theo Thầy là những người đó là gạo cội để mà làm nên những cái nhân sự, để chấn hưng lại Phật giáo sau này, Thầy chọn lấy, chứ đâu phải không chọn được.

Còn bây giờ dạy như thế này càng đông chừng nào nói chuyện lung chừng nấy thì nó ồn náo, nó sinh chuyện đủ thứ, các con thấy không? Nó đâu có dễ đâu. Còn bây giờ chọn như vậy là hột gạo cội của Thầy rồi, nó chắc ăn, nó bảo đảm rồi, nó đâu có lộn xộn được nữa. Cho nên đưa vào một cái vị trí để mình tuyển chọn, tuyển chọn được rồi thì rút những người đó đi, phải không? Như vậy cái ẩn bóng của Thầy đâu có nghĩa là Thầy ngồi không đâu, mà làm cả những cái sự đào tạo cho mấy con trở thành những cái người lãnh đạo của Phật giáo sau này, mà chấn chỉnh lại Phật giáo mà. Đó, cách thức của Thầy như vậy.

Cho nên mấy con mà tu tập nghiêm chỉnh hẳn hoi, đúng giới luật hẳn hoi đừng vi phạm. Các con vi phạm, các con dối ai được chứ dối Thầy không được đâu. Nghĩa là bất kỳ Thầy không nói ra nhưng mà cái điều kiện nào Thầy cũng biết hết, chứ đừng nói chuyện Thầy không biết đâu. Nhưng mà hoàn toàn Thầy không có nói đâu, Thầy không rầy. Thầy không có thể hiện cho mấy con biết Thầy có thần thông đâu, Thầy nói thật sự hoàn toàn điều đó. Cho nên mấy con thấy cái trường hợp, Thầy nói cái trường hợp xảy cái nhiều cái điều mà Phật tử cũng như những tu sĩ đã từng giao cảm được với Thầy, mà họ đã vượt thoát qua những cái nỗi khổ khi nghiệp họ đến, chứ không phải không. Điều đó là phải có đủ cái năng lực, chứ không đủ năng lực thì người ta không bắt gặp mình đâu. Các con hiểu không?

(01:25:01) Cho nên trải qua một thời gian rồi, mấy con sẽ thấy Thầy không phải có thần thông. Mà tại vì cái từ trường của mấy con thảy ra mà gặp Thầy thôi, rồi Thầy cũng thảy ra cái từ trường đó mà gặp nhau chứ không có thần thông gì hết. Không có thần thông, không có gì hết, hoàn toàn không có gì hết. Đây là một cái sự thật hiển nhiên, nó bắt gặp nhau trên một cái hướng, nó tương ưng nhau trên một hướng, thì đó là cái hướng thật của Phật pháp. Nó không có nói sai, nó rất khoa học, nó cụ thể, nó không có mơ hồ.

Cho nên Thầy khuyên mấy con cái điều kiện khó khăn thì mấy con phải giữ đúng thì sẽ gặp. Chứ không phải là Thầy thể hiện thần thông thì không cần gì mấy con, thì không phải đâu. Mấy con có đưa tay mới cứu mấy con được, mấy con không đưa tay thì Thầy vớt không được. Đó là một cái điều kiện. Con nhớ yên tâm mà nỗ lực tu.

Thầy cũng thấy con có cái nhiệt tâm lắm, nhưng mà trước kia thì tu như vậy nhưng mà Thầy thấy Thầy không hủy bỏ cái pháp của con tu đâu, mà lấy cái đó để mà tiến lên để mà xả tâm ly dục, ly ác pháp, rồi nó thanh tịnh, nó sẽ tới. Rồi con còn hỏi gì không con?

Con, Phước Tồn có hỏi không?

Tu sinh Phước Tồn: (…​)

Phật tử 5: (…​) Thân Hành Niệm (…​)

Trưởng lão: À, con đi Thân Hành Niệm…​(01:26:02)

HẾT BĂNG