2006 CHÁNH TƯ DUY 15
ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẠO PHẬT LÀ LY DỤC LY ÁC PHÁP
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu sinh
Thời gian: 18/03/2006
Thời lượng: [52:51]
Số lượng: 20 băng
Tên cũ: CTD05C-(Nm)-TổChứcLớpHọc-KếtTâpKinhĐiển-KinhNghiệmTuCủaThầy-TuXảTâmTớiTNX-GiớiLuật(18-03-2006)
(0:00) Trưởng lão: Không phải đâu con, tại vì nó chưa có điều kiện thuận tiện để cho mình việc áp dụng cái kỷ luật sắc bén, bây giờ trong khi mà Thầy tổ chức đây chứ nó cũng chưa có, Thầy cũng biết chưa có.
Thế nhưng mà điều kiện mà nó được yên ổn hẳn hòi hoàn toàn, tạo cái thế nó bình an, nó không có bị động, kỷ luật đâu ra đó, người nào mà phạm phải là mời đi liền chứ không có nói. Để một người phạm thì có bao nhiêu người khác bị ảnh hưởng, thì nó sẽ dẫn dắt người ta đi tới đâu?
(00:32) Tu sinh 1: Dạ bạch Thầy, sáng nay con nhìn cái sơ đồ ở trong đó con thấy có cái ban làm cái việc đó, tức là cái ban kiểm tra bảo vệ, nhưng bạch Thầy vì Thầy không có ở đó nữa rồi, thì con cứ nghĩ có những người tu sĩ, những người quản lý ở Tu viện mới xảy ra cái việc đó.
Trưởng lão: Đây, bây giờ thì con sẽ thấy nè, bây giờ cái chương trình, cái ban nè.
Cái ban đời sống tinh Thần, thì trong đó nó có cái tổ chức của lớp học đào tạo, trong cái tổ chức lớp học đào tạo nó có cái ban kiểm duyệt về giới luật, đức hạnh. Bởi vì đây nó đi xuống nè, bây giờ trên cái ban đời sống về tinh Thần, tức là mình hướng dẫn dạy đạo đức, dạy về tu tập, thì trên cái ban đó nó điều hành thì tổ chức các lớp học đào tạo, giao dịch đối nội, đối ngoại, rồi thư viện, phát hành kinh sách báo, cái ban của nó mà.
Thì do đó, bây giờ tổ chức lớp học thì trong đó, cái tổ chức lớp học này nó có cái ban điều khiển tổ chức lớp học, hẳn hòi là phải tổ chức rồi, hễ nó đi vào tổ chức rồi thì mấy con vô đây học là phải kỷ luật hẳn hòi đàng hoàng, nói chuyện với nhau là cái ban này nó mời ra liền. Thầy không có nói, Thầy không có đuổi không gì hết, cái ban này nó làm việc.
(01:41) Tu sinh 1: Bạch Thầy, ở đây cái tình cảm gần này, nhìn thấy nhau là muốn hỏi, muốn chào. Bây giờ con người chứ chưa phải là bậc Thánh, người ta hỏi chả lẽ mình nhỏ tuổi thế này, người lớn người ta hỏi mà mình không, thế là mình thành ra cái sự mình nói chuyện, thành ra mình cứ bị hết lần này lại lần khác, mà chả lẽ quát mắng lại thì lại làm cho họ buồn, có những người họ học rất cao rồi nhưng mà họ vẫn còn như thế?
Trưởng lão: Thì do đó ăn thua là phải có tổ chức này.
Tu sinh 1: Dạ, phải có một cái tổ chức.
Trưởng lão: Tổ chức. Cái Ban kiểm duyệt này người ta kiểm duyệt vấn đề kỷ luật của nó, mình phạm phải kỷ luật là được mời ra, trong cái ban đó người ta xử chứ không phải một người, mà Thầy thì không có xử, chỉ có cái ban đó thôi.
Bây giờ đây là rõ ràng mà, đây là nó vẽ ra rõ ràng, ở đây mấy con thấy vẽ ra rõ ràng nè. Cái ban này là ban đời sống nè, đời sống tinh thần. Thì ở dưới này nó một nè, thì cái ban tổ chức lớp học nè, thì cái ban giao dịch đối nội, đối ngoại nè, rồi cái ban thư viện, phát hành kinh sách ấn tống nè. Phải không? 1, 2, 3 là 3 cái ban của việc đời sống tinh thần.
Cái nhiệm vụ mà cái ban tổ chức lớp học này thì nó phải có ban kiểm duyệt về Giới luật, Đức hạnh ở trong lớp học. Thì làm sao, mấy con bị khép vô cái kỷ luật, chấp nhận vào thì phải chấp nhận hết, không được phạm.
(3:03) Tu sinh 1: Phải làm sao để không có gì xảy ra, bạch Thầy, có người khi vào thì gọi điện thoại di động, rồi léo nhéo, biết bao nhiêu người ta. Đi vào tu rồi, tu vậy tu chi?
Trưởng lão: Dẹp hết, để làm động người ta. Nghĩa là khi mà vào khu nội trú rồi đó thì người ta duyệt hết, nghĩa là giơ tay lên coi thử coi có nhét cái gì trong này không? Rồi mới cho vô thất, cái ban đó nó kiểm duyệt mà, chớ đâu có phải mà để điện thoại réo, reo um sùm đâu có được! Vào lớp học rồi thì coi như là ba y một bát hoàn toàn.
Tu sinh 1: Quân đội…
Trưởng lão: Thì bây giờ đây là sắp sửa có tổ chức lại rồi mấy con.
(03:41) Tu sinh 1: Quân đội mà nó đánh thắng trận là nhờ do kỷ luật chứ không có gì cả.
Trưởng lão: Ừm, đây là cái lớp đào tạo chứ không phải tu để tự chứng.
Cho nên do đó mà đức Phật nói: ta có 500 người, thì có 90 người chứng Tam Minh đó, 90 người chứng Thiền Định, còn lại ba trăm hai chục người là chứng Giới luật, toàn bộ 500 người người ta chứng hết.
Giới luật ly dục, ly ác pháp chứ làm sao. Người ta có kỷ luật đàng hoàng chứ đâu phải là không kỷ luật, kỷ luật đàng hoàng thì sống một thời gian trong một năm là người ta ly rất nhiều chứ đâu phải. Mình sống được chứ còn mình sống không được là chỉ trong vòng một tháng, hai tháng là bay ra chứ làm chịu sao nổi, ba cái giới luật này đâu phải chuyện thường đâu!
Đó mấy con thấy không, cái tổ chức của chúng ta là sau này sẽ là như thế này. Bắt đầu nó vẽ ra cái hình rồi, bây giờ nó trên giấy rồi, sau đó áp dụng rồi, thì đây nó sẽ đi lần, tổ chức mà. Còn mình ở đây thuở giờ cái Tu viện mình có tổ chức, có ban gì đâu. Nó đâu có ban gì, có Thầy dạy thôi, rồi khuyên lơn, nói mấy con nghe thôi, ráng sống độc cư tu hành thôi, chứ có ban bệ nào phạt đâu? Rồi ra thanh qui, hay qui ước đồ vậy thôi, mấy con cũng nghe rồi thôi, rồi tật nào cũng tật nấy, có vậy thôi.
(05:00) Còn không, cái này là khác rồi mấy con, cái tổ chức người ta mà, đào tạo mà, thật sự đào tạo. Tại sao từ lâu đến giờ mà Thầy không đào tạo được? Là do cái chỗ mà mình không có cái ban điều hành, mà ban điều hành là phải có người, không có người chưa tu được. Cho nên bây giờ người tu chứng mình không có thì lấy đâu ban điều hành? Nó kẹt vậy!
Rồi bây giờ thôi tạm thời thì nó như vậy thì mấy người cư sĩ họ giúp mình họ làm, sau khi mà mình tu chứng rồi mình ra thế thì họ vô tu.
Cho nên đây là những cái bản đồ nó đã sẵn rồi mấy con, Thầy đã đọc kỹ hết rồi, khỏi cần có gì hết. Bởi vì bây giờ con đề nghị cái ban nào thì trong này nó có hết rồi, mấy con đề nghị cái gì nó cũng có trong này.
(5:46) Tu sinh 1: Con thấy, nếu không làm như vậy thì nhiều cái chuyện về tiền thân của đức Phật cũng vậy, có những lúc buổi chiều Ngài cũng ra vui đùa với đại chúng, cũng có lúc Ngài rất nghiêm khắc thì thưa Thầy con thấy nó học kỷ luật quá đi.
Đấy, như đức Phật, có những khi như Ngài dạy cho Ngài La Hầu La, ngay câu đầu có vẻ vui vẻ nhưng câu thứ hai thậm chí Ngài đập cái chậu cái rầm một cái, như vậy là một hình thức rất nghiêm túc chứ đâu có tuỳ thuận được việc gì.
Tuỳ thuận thì tuỳ thuận thôi, có những cái bởi vì nếu như không làm như vậy được thì nó sẽ còn lại số ít người, thà là ít nhưng mà chất. Còn anh nào không chịu được, như con nếu con không chịu được là con cũng sẵn sàng ra ngoài thôi chớ, vui vẻ mà, vì mình không chịu được, ở cố làm gì nữa.
(6:37) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, con xin được thưa hỏi. Con có thắc mắc là, sau khi đức Phật nhập diệt, thì 500 vị A La Hán kết tập kinh điển, lúc đó cả 500 vị đã chứng A La Hán kết tập kinh điển, mà khi đó cũng còn nằm trong thời đức Phật, thì tất cả hệ thống đường lối tu tập của đức Phật, thì 500 vị A La Hán kết tập. Sao mà không, như Thầy nói khi kết tập không để lại đúng cái hệ thống, để người sau này con cháu cũng hơi vất vả? Nếu mà đúng hệ thống như Thầy nói, thì nó cũng đỡ cho người sau biết mấy.
Trưởng lão: Đúng rồi, bây giờ con thấy, trong thời Ca Diếp mà ổng kết tập lần đầu tiên đó, chỉ là lên đọc qua những cái điều kiện đức Phật dạy, trong cái buổi đó dạy ai, người nào, nó có những cái bài kinh đó con, thành ra đọc rồi cái người nào cũng nhớ thôi. Do cái đọc miệng mà nhớ đó, thành ra rồi thêm sau nó dễ lắm, do đó tới thời vua A Dục mới viết thành sách con.
(07:37) Tu sinh 2: Nhưng mà thưa Thầy 500 vị A La Hán, với trí tuệ đó người ta sẽ biết cần tu những cái lớp như Thầy nói, vì đã chứng A La Hán thì người ta phải biết cần tu những thứ lớp ra sao chứ?
Trưởng lão: Thứ lớp chứ con, những người đó biết hết. Cho nên lúc bấy giờ họ thấy rằng cái số 500 vị A La Hán này kết tập trong cái hang đó con, do đó thì họ thấy rằng như vậy là đọc như vậy là nhớ, người nào cũng nhớ hết rồi, đâu còn người nào.
Phật tử 2: Khi đọc người ta sẽ đọc theo cái hệ thống tu tập của Phật?
Trưởng lão: Nghĩa là nói chung, có nhiều người thì A La Hán người ta tu chứng nhưng mà người ta chưa nghe cái bài kinh này, nhưng mà có người thì đã trực tiếp được Phật dạy cái bài pháp đó, do cái sự tu chứng.
Nhưng mà khi chứng quả A La Hán thì người ta thông suốt hết rồi, nhưng mà vì muốn để duy trì lại cái Chánh pháp của Phật đó, cho nên vì vậy mà kết tập, nhưng mà kết tập này là đọc để nghe chung thôi, nhưng mà 500 vị đó được kết tập, chỉ có 500 vị đó nghe thôi chứ đâu có cho ai ở ngoài vô.
Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, đến thời đức vua A Dục kết tập lại không đúng hệ thống của 500 vị đó, nên lúc đầu đã kết tập, không đúng cái hệ thống thứ tự.
(8:39) Trưởng lão: Đúng rồi, không có đúng con. Không đúng theo hệ thống thứ tự con, thay vì người ta kết tập từng lớp, lớp Chánh Kiến, Chánh Tư Duy đó con, chứ không phải không.
Nhưng mà sau đó thì bắt đầu đó 500 vị, nhất là ông A-Nan mà tịch rồi đó, thì coi như là sau đó nó đã có sự lệch lạc rồi. Con hiểu không?
Còn những vị đó mà người ta bây giờ đó, coi như là trong nước đều ai cũng biết Phật giáo như vậy hết rồi, cho nên vì vậy chứng quả A La Hán người ta đâu có đi xa ra đâu, con hiểu không? Đâu có đi đâu. Người ta lần lượt người ta tịch, Phật chết rồi người ta thấy rằng bây giờ cái gì người ta cũng hiểu hết, Phật hiểu, thôi mình đi chứ ai mà còn ham. Cho nên 500 vị A La Hán lúc bấy giờ lần lượt người ta tịch, thậm chí như Ngài Ca-Diếp cũng tịch mà, chỉ còn có mình ông A-Nan còn sót thôi, nhưng mà ông A-Nan còn sót thì người ta nói ông A-Nan lẫn lộn rồi, ông A-Nan nói bậy không có trúng đâu.
(09:25) Tu sinh 2: Dạ, con thấy cuối đời ngài A-Nan đã là, Chánh pháp đã là người ta hiểu lầm ngay trong thời ngài A-Nan đã bị…
Trưởng lão: Đã bị người ta cho ông lú lẫn rồi, có một vị thầy cho là ông A-Nan lú lẫn rồi, cho nên người ta không còn tin ông A Nan nữa. Do đó ông A-Nan ổng tịch, hết rồi, không còn tin nữa thì thôi ra đi. Ra đi rồi coi như là mất, sau đó thì bắt đầu phát triển những tà pháp hết rồi.
Con thấy từ đó đến vua A-Dục là kết tập sai rồi, đâu còn nữa, cái chánh pháp mất rồi. Tức là thay vì tám cái lớp học này phải kết tập theo đúng cái chương trình đầu tiên của ông Ca-Diếp. Người ta sẽ đọc, ờ cái bài nào mà dạy cái lớp thứ nhất như thế nào người ta đọc hết chứ, nhưng mà vì người ta không ghi chép, chứ phải có ghi chép thì mình còn mấy con. Cho nên không ghi chép, cho nên sau này khi ông A-Nan tịch rồi, họ ghi trong đầu mà.
Còn cái lần thứ hai là vì tranh chấp thôi, tranh chấp để phân hóa cái Đại chúng bộ với Thượng tọa bộ đó, tranh chấp nhau thôi, cho nên chỉ họp để hòa hợp thôi. Nhưng mà càng gay gắt hơn, cho nên cuối cùng cũng không hòa hợp được, cho đến tới cuối cùng vua A-Dục mới kết tập, mới viết ra thành kinh, thì do đó nó đâu còn nữa, nó lộn xộn rồi.
Bây giờ, cứ bài kinh nào dài thì cho vào cái bộ gọi là Trường bộ, còn cái bài kinh nào vừa vừa thì gọi là Trung bộ, còn ngắn ngắn, gọn gọn thì cho nó vô Tăng Chi, rồi sau đó Tương Ưng, còn lại thêm thắt gì sau này nữa thì cho nó là Tiểu bộ.
(10:52) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, vậy là cái thời Ngài Ca-Diếp đang kết tập đó là kết tập đúng hệ thống từng lớp?
Trưởng lão: Đúng hệ thống từng lớp con. Bây giờ mà nếu ai có Tam Minh rồi, chúng ta quan sát lại coi ông A-Nan ổng đọc, bài nào thứ nhất, bài nào thứ hai, ông đọc có lớp lang lắm, từ Chánh Kiến cho đến Chánh Tư Duy đàng hoàng đó. Người ta kết tập, A La Hán mà đâu kết tập tầm bậy được. Người ta kết tập từ thấp đến cao mà, nhưng mà vì đọc nghe thôi: “Đọc bài con nghe nhe, nhớ nghe! Tám cái lớp này nó phải học cái bài gì bài gì, tôi sẽ đọc từng bài ở trong tám lớp này”.
Rồi sau đó mất rồi thì có ai mà ghi chép đâu, thành ra cái bộ giáo dục này bị mất rồi, rất là uổng mấy con! Nhưng mà không sao đâu, bây giờ Thầy lôi ra được, không có gì đâu.
(11:41) Tu sinh 1: Thưa Thầy cho con hỏi, vậy là đức Phật đã biết là nó phải mất 2500, sau khi Ngài A-Nan, đức Phật mất là 80 tuổi. Ngài A-Nan sau mấy đêm đó mới chứng đạo, thì ngài A-Nan cũng khoảng sáu mươi tuổi?
Trưởng lão: Tám mươi, ông A-Nan cũng bằng tuổi Phật rồi con.
Tu sinh 1: Dạ, bằng Phật là ông A-Nan tám mươi tuổi mới chứng đạo, rồi kéo thêm được bốn mươi năm nữa, thì đức Phật cũng đã biết mất 2500 rồi bây giờ mới có lại?
Trưởng lão: Lẽ đương nhiên điều đó là điều người ta biết, người ta biết chứ.
Tu sinh 1: Người ta nhìn hết rồi, cho nên người ta đâu có cần kết tập nữa, có kết tập thì rồi cũng mất à.
Trưởng lão: Cái điều đó là cái điều phải biết chứ.
Tu sinh 3: Cái tin tức nó nằm từ trường vũ trụ, phải đọc trong đó để thấy hay sao mà biết trước được hai, ba ngàn năm cái tin tức nó nằm ở đằng trước?
Trưởng lão: Bởi vì cái không gian của chúng ta nó không có cách trở và cái thời gian nó không có ngăn cách cái thời quá khứ, vị lai, hay hiện tại mà trong khi dùng Tam Minh, thì nó ngay đó là mình muốn biết cái gì về quá khứ thì đều biết, mà về tương lai thì đều biết hết.
Cho nên vì vậy mà, trong khi đức Phật cũng biết là nó bao nhiêu năm, nó sẽ có ai mà dựng nó lại. Và cũng là biết cái sự kiện nó sẽ xảy ra như thế nào, người ta biết hết rồi. Nhưng mà người ta cũng đã biết được cái duyên của chúng sanh như thế nào, người ta biết cái ngày đó bên Hồi giáo nó sẽ phá luôn cái tượng Phật ở tại chỗ đó người ta cũng biết, chứ không phải đợi đến thời mình mình mới biết đâu, không phải đâu.
Ngay thời ông Phật ông biết là sẽ có cái tượng Phật, làm cái kiểu hình ảnh của Phật Thích Ca cái kiểu này, ông đâu có mập cái kiểu này mà làm cái kiểu này, ông đâu có tóc tai vậy, mà ông cũng biết luôn cả người ta đã làm cái đầu quắn quắn của ổng lên, ông cũng biết luôn nữa, biết hết hà. Ờ, Thầy bây giờ cạo tóc vậy, chứ sau này nó làm quắn hết. Không, người sau họ làm tầm bậy lắm mấy con.
(13:29) Cho nên, có những bài kinh mà xác định được hình ảnh đức Phật cạo tóc đó mấy con. Trong cái bài kinh Tự thuyết, lúc bấy giờ trong mùa hạ đó, cư sĩ người ta đến người ta phát cơm cho các tu sĩ ở trong cái khu rừng. Trong khi đó, đức Phật nghe thấy tiếng đi đó mới giở cái y của mình trùm trên cái đầu, thì cái ông cư sĩ mang cơm đến ông nói: đây là Gô-Ta-Ma. Ông mới đứng lại ổng xớt trong bát cơm của đức Phật, do đó mới biết được cái đầu trọc của đức Phật, nhờ thấy cái đầu trọc mới biết là Gô-Ta-Ma.
Nhờ đó mà Thầy mới đem cái bài kinh đó Thầy xác định đức Phật cạo tóc chứ không phải là tóc quoắn vậy đâu, mấy ông đừng có nói bậy nói bạ. Nếu mà không có bài kinh này thì lấy chứng cớ đâu mà nói cái chuyện này được.
Cho nên họ xách cái hình của cái ông Bà-La-Môn nào đeo cái vòng khoen ở đây nè, rồi họ nói đây là Phật Thích Ca, Thầy mới nói: trời đất ơi! Phật Thích Ca gì mà tóc tai như ông Tây vậy? Mà còn đeo cái khoen ở chỗ này nữa, nghĩa là nói con một đó mấy con. Nhưng mà ông đó là ông Bà La Môn chứ không phải ông Phật Thích Ca, thực sự mà nói đây là cổ tàng viện của Anh quốc người ta đã tìm được di tích lịch sử, cái hình ảnh của Phật mà do ông Phú-Lâu-Na vẽ lại, mấy con nhớ không?
(14:39) Tu sinh 2: Kính bạch Thầy, trong cái vấn đề thấy trước Tam Minh, ví dụ thấy được tương lai ngày mốt như thế đó, nhưng mà tới trước ngày mốt đó người ta có một cái chuyện khác người ta sẽ chuyển liền, thì thành ra thấy trước ngày mốt thì cái sự việc nó xảy ra nó sẽ không đúng…
Trưởng lão: Tam Minh thì không phải cái chuyện dịch số con, con nói chuyện dịch số không. Tam Minh mà, người ta biết chuyển như thế nào, người ta biết họ sẽ sống như thế nào, nó chuyển như thế nào. Tam Minh, nó khác, nó không phải dịch số, dịch số nó mò, còn ở đây Tam Minh không có mò đâu. Nó khác!
(15:13) Tu sinh 4: Thầy cho con xin phép được hỏi là, có phải hồi cái thời sau đức Phật, do tập kết kinh điển không đúng lớp lang cho nên không có ai tu chứng được. Cái phái Nguyên Thủy, kinh Nguyên Thủy nó là kinh sách duy nhất, mà vẫn không có ai tu chứng hết.
Trưởng lão: Đúng rồi, thay vì nó là chương trình giáo dục đào tạo tám lớp học, mà giờ nói lộn xộn, nó làm như là những bài kinh nó lộn xộn quá người ta đâu có biết đâu. Bây giờ nói tu Tứ Niệm Xứ là nhảy vô tu Tứ Niệm Xứ hà, chứ không biết trước khi mà tu Tứ Niệm Xứ là phải tu những cái lớp nào?
Cho nên con nghe, bây giờ Việt Nam mình qua Ấn Độ vào cái lớp đó tu, quán thân trên thân là vô đó tu, quán thọ trên thọ vô đó tu hà. Nghe cái lớp thiền nào dạy quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm là vô đó tu cái lớp đó thôi. Trời đất ơi! Ở bên đây mình chưa có học lớp nào hết mà nhảy vào cái lớp tu Tứ Niệm Xứ mà tu, lớp Chánh Niệm của người ta mà tu, tu ngang xương! Rõ ràng là bên Miến Điện nó dạy vậy đó.
Mấy con ở đây có người nào đi qua Miến Điện mấy con sẽ biết có hay không? Thật sự ra, chưa có biết gì hết mà nhảy vô tu Tứ Niệm Xứ liền hà, thật sự đó họ có biết không?! Như vậy là họ Phật giáo Nguyên Thủy đó mấy con, Phật giáo gốc đó, Phật giáo Nam Tông đó!
(16:23) Tu sinh 1: Bạch Thầy, con thấy, con gặp ở bên nước Lào là tu sĩ Nam Tông rất trẻ, nhưng mà sang đấy, con hỏi sang để học cái gì ở bên Miến Điện bên đó? Con gặp ở thủ đô Viêng-Chăn. Các ông nói là đi học tiến sĩ Phật giáo. Thế con bảo là, tiến sĩ Phật giáo để về dạy ở Việt Nam à? Thế họ mới bảo vâng chúng tôi đi học là…
Có cái chương trình thực tập, con thấy các vị trẻ quá, con mới bảo là vị nào mà dạy các vị này chắc là phải giỏi lắm đây, chắc phải chứng Thiền Định, Tam Minh, Trí tuệ chắc phải siêu việt lắm mới đào tạo ra tiến sĩ Phật giáo là phải lớn lắm. Tiến sĩ ở ngoài đời đã lớn rồi, tiến sĩ Phật giáo là trí tuệ, Phật giáo là trí tuệ. Chắc phải lớn, mà ông đấy trẻ, cũng hút thuốc lá bình thường, ăn ngày ba bữa, đi khất sĩ rồi cũng ăn đồ ăn mặn của người Lào người ta cho, rồi cũng ăn mặn thôi.
Thế con nghĩ, rồi con bỏ con về đây Thầy. Con bỏ con về, con bảo tu thế này, mình đi thế này chắc không ổn, họ còn nói với con là Thầy phải đi tiếp nữa, sang bên Thái Lan thì thầy không ăn chay được đâu bởi vì bên đấy người ta bắt thầy ăn mặn, người ta cho thầy thầy không ăn là người ta không cho ăn, cho nhịn đói luôn. Bởi vì người ta bảo là không có cái duyên với họ. Thế con mới bảo thôi đi về thôi, bắt tôi ăn như thịt thế này thì chịu không nổi.
(17:48) Tu sinh 4: Kính thưa Thầy cho con hỏi thêm, nhưng mà vì lý do gì mà Thầy cũng theo kinh sách Nguyên Thủy nhưng mà Thầy lại tu chứng được, nó khác ở chỗ nào?
Trưởng lão: Coi như là, Thầy cũng xuất thân từ kinh sách giáo điển của Đại thừa, nhưng khi mà tu mà thấy mình không hết tham, sân, si đó, đây cũng là sự may mắn thôi, do đó thì mình cũng thấy cuộc đời của mình cũng thí mạng cùi nó rồi, cũng không còn tin tưởng gì nữa hết rồi, coi như là nó bi quan quá độ rồi!
Tu hết sức mình mà, tu 10 năm mà đâu có phải ít đâu con. Gần 10 năm rồi, rồi tới cái năm thứ chín đó tức là thấy mình không có kết quả, mà toàn là thứ tưởng không, cũng như con mà gặp tưởng vậy. Thì lúc bấy giờ coi như nó nản quá rồi! Thầy mới nói, có nhiều lúc Thầy nói: nếu mẹ Thầy mà đã chết, Thầy vào rừng Thầy tự tử, chứ Thầy còn sống làm gì đây nữa?! Với cái tuổi đời này, mà còn cái gì nữa, mà tu mà như vậy mà tu làm gì đây?! Cho nên Thầy muốn chết hà!
(18:50) Nhưng mà trong khi mẹ Thầy còn, cho nên vì vậy Thầy ngồi trong thất chơi vậy, rồi mới lấy kinh sách của Hòa thượng Minh Châu, bởi vì lúc trước Thầy học ở Vạn Hạnh mà.
Cho nên lấy những bộ sách cũ của Hòa thượng Minh Châu ra đọc chơi vậy thôi, chứ còn Đại thừa mà tu, Tối Thượng thừa mà không ra gì, mà thứ Tiểu thừa này ra cái mốc gì?! Trong đầu óc nó đã nghĩ như vậy mà. Con biết, người ta Tối Thượng thừa người ta, Đại thừa mà còn không ra thì Tiểu thừa thì ra cái thứ gì, giờ đọc chơi vậy thôi!
Nhưng mà đọc thấy cái chỗ mà pháp Như Lý Tác Ý: “tác ý một cái tướng khác mà tướng kia sẽ bị diệt đi”, thì mình cũng làm thử chơi vậy thôi. Thì Thầy mới dậy, Thầy mới ngồi ở tựa cửa chơi trong thất, mình bây giờ rảnh rang, mình có còn ham danh, ham lợi gì nữa đâu, mình nỗ lực tu mình xả hết rồi mà, mình đâu có còn ham muốn gì nữa đâu.
Cho nên ngồi trong thất mà cứ tác ý thử chơi thôi: "Tâm tham, sân, si ly cho hết, tâm như cục đất, ly dục, ly ác pháp cho hết, ly hết cho tao!", cứ nói chơi vậy thôi chứ, bị vì nghe trong kinh nói như vậy mình bắt chước mình nói chơi.
(19:53) Nhưng mà lần lượt rồi thấy nó không thèm ăn con, chứ không phải quán bất tịnh đâu. Mẹ Thầy cho cái gì ngon Thầy bây giờ thấy không thèm, còn hồi đó thấy thèm lắm, ăn cơm với muối, kiếm nước tương ăn chứ không phải không đâu, tự nó nó thèm, nó muốn kiếm cái gì ngon hơn. Thầy nói, thậm chí như mà ăn cơm với muối không, nó còn muốn đi kiếm cái trái ớt nó dằm vô đặng cho nó ăn cho cay cay, cho nó còn đỡ đỡ một chút. Tự nhiên nó, đó là cái dục của mình nó rõ ràng đó!
Mà bây giờ Thầy thấy, thản nhiên ăn cơm với muối không cần ớt nữa thì thấy ngon rồi chứ gì, như vậy là có hiệu quả, thôi mình ráng làm! Mà làm riết thì sao nó được. Làm riết, nó hết tham, sân, si là nó thanh tịnh mấy con, mà chỉ có pháp Như Lý Tác Ý thôi.
Nhưng mà Thầy nhờ Thầy có cái quá trình mà tu tập, xả tâm của mình rất ghê gớm, chứ không phải! Ăn tới rau mà sống thì mấy con biết là như bò ăn cỏ rồi, thì nó còn gì mà nó ham. Vậy mà cái tham ở trong lòng của mình nó còn tham mà, cả còn cái sắc dục nó cũng còn nữa chứ chưa phải là hết, nó ghê lắm chứ không phải thường đâu!
Cho nên vì vậy, tối ngày cứ ngồi chơi nói láp dáp, láp dáp giống như thằng điên vậy! Thật sự ra mà, cứ mình tác ý đó, mình tác ý: "Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi. Tham, sân, si là ác không có được ở trong tâm của tao", cứ nói vậy rồi mình ngồi chơi chút rồi mình nhắc, ngồi chơi chút mình nhắc. Mà rồi rốt cuộc rồi cứ mình nhắc vậy rồi sao thấy nó lại biết cái thân của mình, nó quay vô nó biết thân. Cuối cùng nó quay vô toàn bộ, nó không có cần nhắc nữa, mà bây giờ nó lại nằm trên thân của nó, ôi chu cha! Nó kỳ vậy ta?
Nó không có tu tập, nó không gì hết, mà nó quay vô mà nó không bị tưởng, ôi thôi vậy nó sướng quá hả?! Nhưng mà không ngờ nó có thần lực mấy con.
(21:36) Cho đến khi mà cuối cùng mà Thầy biết được, mà Thầy sử dụng cái thần lực mà Thầy trị bệnh Thầy, chứ hồi lúc bấy giờ Thầy cũng chưa có biết sử dụng, Thầy có Thần lực đó nhưng Thầy chưa biết đâu con, chưa biết sử dụng nó.
À, Thầy sử dụng được Tam Minh Thầy này kia, biết. Nhưng mà không biết trị bệnh của mình nữa, bởi vì mình có nghĩ rằng pháp của Phật là làm chủ sinh, già, bệnh, chết chưa, đâu có nghĩ. Bởi vì Đại thừa nó bảo mình kiến tánh thành Phật thôi, chứ nó có nói cái chuyện làm chủ sanh, già, bệnh chết ở đâu?! Cho nên Thầy đâu có biết!
Nhưng cuối cùng các con biết không, Chơn Tịnh này biết nè, Thầy bệnh Thầy khạc ra máu mà, rồi Thầy phải đi cô Út Hương chứ gì, mà đi hoài đâu có hết đâu, coi vậy đâu có hết! Nhưng mà cuối cùng tới chừng mà Thầy biết cách rồi, Thầy nạt nó một tiếng cái sao nó hết trơn. Cái pháp Như Lý Tác Ý, con tác ý cái nó hết đó.
Thầy mới biết, cho nên từ đó về sau Thầy thấy đúng là cái pháp của Phật tuyệt vời! Cho nên Thầy mới dạy mấy con đưa cánh tay đưa ra, đưa vô để đẩy lui. Mà Thầy dạy ai nó cũng có hiệu quả chứ. Từ cái chỗ bản thân của mình mà mình trị nó được, mình đẩy lui được bệnh, rồi mình nhập Tứ Thiền, mình tịnh chỉ: “À, như vậy là tịnh chỉ hơi thở Tứ thiền là làm chủ sự sống chết mình rồi!”.
Hiểu không? Từ đó mà Thầy biết rất rõ ràng cái pháp Phật có nghĩa là như vậy.
(22:43) Cho nên, cái vấn đề mà tu tập theo đạo Phật, nói thật sự ra không có người dạy, nó lần lượt, lần lượt nó sáng lần lên cái chỗ mình tu, mà may là Thầy trở về cái Nguyên Thủy, Thầy đọc chơi thôi. Mà cái duyên con, cái duyên nó tới cái lúc mà nó đọc.
Cũng như ông Phật ông gần chết ổng rồi, ông mới nằm ông suy nghĩ: “nếu ta mà mạnh khỏe được mà ta ly dục, ly ác pháp thì con đường này có lẽ là được, có lẽ là giải thoát”. Ông nghĩ vậy thôi chứ cũng chưa chắc nha, “cho nên bây giờ nếu mà mình ăn thực trở lại, chắc chắn là mình khỏe được trở được, thì đó mình tu được chắc được”. Thì khi đó ông ăn trở lại đầy đủ, không ăn ít nữa, ăn đầy đủ cơ thể ông khỏe lại.
Thì năm anh em Kiều Trần Như nói: ông này lợi dưỡng rồi, không chơi với ông nữa. Thôi, mấy ông không chơi thì tôi đi kiếm chỗ khác tôi ở một mình tôi cho nó yên, cho nên đức Phật mới tìm đến cội bồ đề. Sau khi tìm được cội bồ đề rồi mới ở đó mới ly dục, ly ác pháp, mới tu. Cũng như Thầy mà ngồi ly dục, ly ác pháp vậy đó chứ không có gì đâu. Mà những năm gần sắp chết rồi đó thì mới ly dục, ly ác pháp. Cho nên vì vậy mà 49 ngày thành công, còn Thầy phải 6 tháng mới thành công.
(23:58) Ông Phật cũng vô tình, cũng tưởng nghĩ vậy thôi, còn Thầy thì thấy câu Phật nói, "Tác ý một tướng khác, thì tướng kia bị diệt". Ờ, bây giờ mình không tham, sân, si đây mình cứ tác ý đừng có tham, sân, si nữa thì may ra chắc nó hết tham, sân, si.
Nhưng mà mấy con bắt chước Thầy làm không được, tại vì quá trình của mấy con không có như Thầy. Bây giờ cho mấy con ăn rau, chắc chắn mấy con rên, ôm bụng mà rên chứ ở đó, phải không? Đâu có phải dễ đâu!
Cho nên trong quá trình tu tập, thật sự ra cái khổ hạnh nó cũng là cái lợi ích lớn cho chúng ta lắm! Chúng ta không còn chấp cái thân, chúng ta không còn dính kẹt nó nữa, bỏ hết rồi. Cho nên đến khi mà ôm vào cái pháp đúng là nó đi nhanh lắm.
Còn mấy con có người hướng dẫn mà mấy con làm sai, cãi lời Thầy mấy con làm sai. Thứ nhất là Thầy dạy mấy con 5 phút, mấy con làm 10 phút, 20 phút, 30 phút, thậm chí có người tới 1 giờ, chu cha, giỏi hết sức! Đó là cái sai của mấy con. Rồi có người Thầy dạy bảo ráng độc cư, thì lại ráng nói chuyện, nó làm ngược lại Thầy hết ráo!
(24:50) Cho nên mới khổ nỗi là chờ đợi cái người tu chứng, mà cuối cùng thì không người tu chứng. Chờ đợi mấy con lắm đó mấy con! Bởi vì Thầy biết cái pháp hay mà nếu chờ đợi được một người, thì nó làm sáng tỏ được Phật pháp.
Chứ đâu phải là như Thầy là cái ông Thầy giỏi võ mà dạy đệ tử của mình còn giấu miếng nữa đâu, Thầy dạy hết đó mấy con. Chứ không phải như ông thầy võ còn giấu miếng, để không học trò nó phản Thầy, nó cho mình một cú chắc tiêu mình luôn! Không phải đâu.
Bởi vì đây là giải thoát rồi thì đâu còn học trò chơi Thầy đâu. Mà chơi cái gì, Tam Minh nó rõ như bàn tay rồi còn cái gì mà chơi. Mấy con làm gì thì nó cũng biết hết rồi, có gì đâu mà chơi. Mà danh lợi nó đâu còn gì mà nó sợ, cho nên nó đâu có màng!
Bây giờ, thí dụ như học trò hoặc người nào nói xấu Thầy cách gì, Thầy có màng tới đâu, có màng cái chuyện đó. Mà quý thầy có khen Thầy cũng như là mèo khen mèo dài đuôi, Thầy thấy cũng có cái gì đâu, Thầy thấy bình thường, đối với Thầy không có cái gì hết.
(25:53) Mà cái mà Thầy ao ước là đệ tử của Thầy phải có người tu chứng, có cái điều đó mà thôi, cái điều duy nhất đó thôi, Thầy ước ao lắm! Nhưng mà không biết ai mà người quyết tâm tu, để mà chứng, để mà nối gót Thầy, để mà làm sáng tỏ lại con đường Phật pháp, để duy trì được chánh pháp của Phật làm lợi ích cho con người ở trên hành tinh.
Bởi vì Thầy biết, con người trên hành tinh là con người nào cũng đang đau khổ, họ tha thiết lắm, họ mong muốn được được cái pháp để mà sống không làm khổ mình, khổ người. Họ mong muốn được cái pháp để làm chủ được bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh, chết. Họ mong muốn lắm! Nhưng mà chúng ta làm cho được thì cái sự mong muốn của họ nó sẽ trở thành hiện thực, không còn cái giấc mộng của họ.
(26:37) Thì hôm nay mấy con ngồi trước mặt Thầy, sắp sửa ngày mai, ngày mốt mấy con sẽ rời khỏi nơi đây, thì dù ở đâu, mấy con cố gắng nhớ cái lời Thầy dạy, duy nhất có cái pháp của Phật, từ các pháp xả cho đến pháp Tứ Niệm Xứ là con đường rốt ráo để dẫn mấy con đi tới giải thoát hoàn toàn.
Mà hôm rày, Thầy cố công Thầy phô tô Thầy làm mấy cái tập sách này, để đủ sao cho mấy con về nó vừa gọn, nó ít để mấy con không mất thì giờ đọc, nghiên cứu kỹ lại những cái cách thức mà tu tập trên thân quán thân, và đồng thời Thầy cũng sẽ cho ra một tập sách cũng mỏng, cở bằng 3 tập này ghép lại. Để chỉ dạy cho cách thức tỉnh thức của mấy con, trước khi mà mấy con tu một pháp gì thì phải tập tỉnh thức hết. Thiếu tỉnh thức thì mấy con tu không vô.
Cho nên vì vậy, nó cũng là cái căn bản, Thầy cố gắng Thầy sẽ làm, rồi một ngày nào đó sẽ trao cho mấy con cái tập sách đó. Bị vì một mình Thầy làm không hết, nhiều quá, chứ không thì Thầy đã cho in ra rồi, rồi phô tô ra, nhưng mà không kịp, thôi để từ từ, rồi có dịp thì mấy con sẽ được đọc cái sách đó.
Cái tập sách chuyên để dạy cho cái sức tỉnh thức của mình, từ cái tỉnh thức đó mình mới quán thân được mấy con, thiếu tỉnh thức là mình quán hơi có chuyện này, hơi có chuyện khác, nó thiếu cân bằng.
Rồi tới cái định tỉnh, nếu mà không có được tỉnh thức thì đừng mong có định tỉnh, tỉnh thức không có mà đòi định tỉnh sao được.
(28:25) Tu sinh 5: Bạch Thầy, cho con cái quyển (…trong thất), thì con có đọc, mà có cái ảnh Thầy down 1 cái ảnh ở trên mạng về một hiện tượng ở bên Ấn Độ cậu bé 16 tuổi mà ngồi thiền bao nhiêu năm đó, bảo đó là sai, nhưng mà con không biết là sai về cái gì, Thầy có thể giải thích rõ hơn để có ai hỏi con có cơ sở trả lời.
Trưởng lão: Cái sai của cái chú bé này mà tu sai là ngồi không ăn uống 6 tháng. Đạo Phật không dạy điều đó, mà đạo Phật dạy mình ly dục ly ác pháp, xả tâm, không có dạy mình ức chế tâm để mà ngồi để lọt vào trong cái tưởng để mà không ăn uống như vậy, thì đó là cái sai.
Cho nên cái thiền này nó không phải là thiền của đạo Phật mà nói, ở trong đó nói mình tu để mình làm Phật, thì cái đó là điều sai. Bởi vì cái này nó không thể làm Phật được, mà Phật chỉ có ly dục, ly ác pháp, giới luật, sống một đời sống phạm hạnh, giới luật là đạo Phật. Còn cái người sống không đúng giới luật là người đó không phải là đạo Phật, là ngoại đạo.
Cho nên, ông có ngồi thiền một năm, hai năm, sáu tháng, bao nhiêu đi nữa ông cũng là ngoại đạo, đối với đạo Phật không có cái chuyện đó.
Cho nên vì vậy mà người ta muốn hiểu cái điều đó, cho nên người ta gửi trong hộp thư của Thầy một cái bài, và có một người nào đó họ đem vô Tu viện này họ gửi bỏ trong hộp thư của Thầy một cái bài, tức là ở trên mạng họ đưa vào hộp thư của Thầy một cái bài. Rồi có một người họ mang một cái bài đến, và có một người họ đăng cái bài đó, đăng trên tờ báo Thanh Niên, hay báo An Ninh gì đó, cũng là nói về chú bé đó. Thì có một người Phật tử ở thành phố họ cũng đem cái tờ báo đó đến cho Thầy, ba cái tin. Mà họ muốn tìm hiểu một cái điều kiện kỳ lạ của cái chú bé ngồi thiền 6 tháng mà không ăn uống. Người ta đang nghĩ sao lại có những cái chuyện mà quá tuyệt vời như vậy, cho nên người ta chỉ biết rằng, chỉ nương tựa vào cái chỗ hiểu biết là Thầy giải thích cho họ nghe thôi.
Thứ nhất, cái sai của chú bé này nói để ngồi thiền mà không ăn uống vậy làm Phật, đó là cái sai. Thứ nhất, Phật không có điều đó.
Cái điều kiện thứ hai, là đạo Phật dạy chúng ta tu Tứ Niệm Xứ, cho nên vì vậy nó có ba cái giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ là: Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ, rồi Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ, rồi Thân Hành Niệm trên Tứ Niệm Xứ. Nó 3 giai đoạn tu tập ở trên Tứ Niệm Xứ, chứ không phải một giai đoạn.
Mà Tứ Niệm Xứ thì nhìn vào đó thì hoàn toàn mà muốn thực hiện được Tứ Niệm Xứ thì phải ly dục, ly ác pháp hoàn toàn. Như vậy không có cái ngày giờ mà ngồi để mà nhịn ăn hai, ba tháng, sáu, bảy tháng cái kiểu này, cái kiểu này là ngoại đạo, không có phải! Thầy không chấp nhận, bây giờ nói ngoại đạo tu thì đúng, mà nói đạo Phật tu cái này là sai. Nghĩa là người ta đừng có lấy phương pháp này mà gán cho đạo Phật thì oan cho đạo Phật lắm, vì kinh Nguyên Thủy của đạo Phật không dạy điều này. Ai cứ đọc kinh sách Nguyên Thủy thì không có điều này, phải không?
Cho nên Thầy nói sai, con ghi chép như vậy đó, thì cứ lấy dựa vào kinh sách Nguyên Thủy của Phật mà nói rằng cái chú bé này là sai. Đừng hiểu đạo Phật theo kiểu này, đừng mạo nhận cái thiền này là của đạo Phật, điều đó là phỉ báng đạo Phật đó.
Con ghi đàng hoàng, ai có hỏi nói: “đây là cái điều phỉ báng đạo Phật, chớ không phải đạo Phật là tu hành như vậy!”
(31:43) Được rồi, mấy con xin một lát nữa gặp riêng Thầy, ờ bây giờ các con còn hỏi gì chung nữa không? Rồi các con sẽ về, rồi mình sẽ có dịp mình sẽ còn gặp nhau, không có gì đâu, lớp Chánh Tư Duy còn chờ đợi mà, không sao đâu.
Rồi các con còn phải học Chánh Ngữ, Chánh Ngữ là cái ngôn ngữ để mà chúng ta nói, đây là cái oai nghi tế hạnh của ngôn ngữ của chúng ta, mà nó là một trong ba cái lộ trình của đường đi của nhân quả. Chánh Ngữ thì không bao giờ có tà ngữ, thì không bao giờ có cái ngôn ngữ làm khổ mình, khổ người, đó là cái lớp Chánh Ngữ. Thì mấy con còn phải học lớp này.
Mà lớp này mà nếu Thầy không dạy thì không ai biết Chánh Ngữ nói như thế nào hết, chỉ dạy chúng ta phải nói ôn tồn, nhã nhặn này kia đừng chửi mắng thiên hạ thôi, có nhiêu đó hết rồi, không biết dạy sao nữa. Ở đây không phải đâu, Thầy sẽ dạy mấy con học một năm chưa hết lớp Chánh Ngữ đâu.
Rồi mấy con học hết được cái lớp Chánh Ngữ rồi thì mấy con sẽ học lớp Chánh Nghiệp. Chánh nghiệp tức là hành động của cái thân mấy con, làm cái này, làm cái kia, làm cái nọ như thế nào, đây mới là lớp Chánh Niệm Tỉnh Thức của mấy con.
Lớp Chánh Nghiệp nó là lớp Chánh Niệm Tỉnh Thức, nó tỉnh thức từng hành động của nó đó, và mỗi hành động nó nói lên được ý nghĩ thiện, ác, chánh, tà của nó ở trong này nó gọi là Chánh Nghiệp, mấy con phải học cái lớp Chánh Nghiệp. Nó là oai nghi tế hạnh của người đệ tử Phật, dù là cư sĩ hay tu sĩ đều là oai nghi tế hạnh của lớp Chánh Nghiệp này.
Các con bước đi các con phải dè dặt, cẩn thận cái bước đi của mấy con. Cái đánh tay như thế này các con phải cẩn thận, nó thành cái thói quen của chúng ta rồi, người thì đi đánh đồng xa như thế này, người thì bước chân dài, người thì bước chân ngắn, người đi nhanh, người đi chậm đều là qua cái đặc tướng riêng của chúng ta.
(33:33) Hôm nay chúng ta sẽ tập luyện Chánh Nghiệp của chúng ta, người nào cũng phải y như nhau, đó là cài oai nghi tế hạnh, cái phạm hạnh của người tu, không được người vầy, kẻ khác. Không được mà theo cái đặc tướng riêng của chúng ta nữa, mà đây là một chương trình đào tạo oai nghi tế hạnh.
Ngày xưa người ta nói công - dung - ngôn - hạnh của người phụ nữ như thế nào? Thì hôm nay cái phạm hạnh người tu như thế nào? Phải được huấn luyện chứ không phải người tu nào cũng vô đó phạm hạnh hết đâu.
Nhiều khi chúng ta người có cái oai nghi như thế này, người có oai nghi như thế khác, cách thức ngồi như thế này, cách thức ngồi như thế khác, đều là chúng ta được chỉnh đốn lại hết. Đó là cái lớp Chánh Nghiệp, bởi vì nó Chánh Nghiệp mà, nó đâu có phải Tà nghiệp được ở trong đó đâu. Cho nên, mấy con còn phải học, chứ đừng nói là không học, không học làm sao mà biết?! Đó là Chánh nghiệp.
Đó là những cái lớp học oai nghi tế hạnh, bởi vì trong Bát Chánh Đạo, nó có Chánh Tư Duy, Chánh Nghiệp, Chánh Tư Duy là ý của mình chứ gì?! Rồi Chánh Ngữ của mình là lời nói chứ gì?! Rồi Chánh Nghiệp là hành động của mình gì?! Nó y như trong Thập thiện, Thập ác chứ có gì đâu, thân, khẩu, ý chứ có cái gì đâu! Đó, thì mấy con phải học những oai nghi tế hạnh này hết, để cho nó thực hiện đường đi nhân quả của nó, nó trong cái chánh nó chứ đâu có được cái tà của nó đâu, tức là trong cái thiện chứ đâu được trong cái ác nữa.
Các con thấy chưa? Đạo Phật người ta rành rẽ lắm, lớp nào nó ra lớp nấy chứ đâu phải mà muốn học tu cái nào, tu đại đâu! Nó đào tạo, phải rèn luyện chúng ta, con người không đạo đức nó trở thành đạo đức, con người không đức hạnh nó trở thành đức hạnh, mà mình được học lớp đó là quá hạnh phúc rồi còn gì.
(35:14) Từ một con vật, mình là một loài động vật mà, từ động vật mà trở thành con người, mà trở thành con người rồi trở thành bậc Thánh. Một con người thật sự phải là có oai nghi tế hạnh của con người chứ, một hành động của chúng ta giống như con thú làm sao bảo chúng ta là con người được?!
Cho nên, từ cái ăn, cái nói của chúng ta đâu phải là như con chó tru, mình tru tréo, rồi bắt đầu nó tức giận tru tréo lên chửi mắng người ta lia lịa hà. Làm ồn náo lên có phải như một con chó tru không? Các con nghĩ đi, mình là con người chứ đâu phải là con chó mà tru tréo dữ vậy, đâu có phải chuyện đó được!
Cho nên mình học đạo đức là mình phải sử dụng hết tất cả những cái toàn diện này, để cho những cái oai nghi tế hạnh từ ngôn ngữ, từ mọi cái chúng ta trở thành nề nếp của một vị tu sĩ có phạm hạnh đàng hoàng.
Nhưng mà Thầy còn sống, chờ Thầy chết thì mấy con không tìm được đâu, không có người dạy mấy con oai nghi tế hạnh, rồi nó sẽ áp dụng trong Một Trăm Giới Chúng Học. Từng cái oai nghi mấy con biết là từ cái tiêu tiểu, từ cái nắm rác quăng ném, từ cái đi đến thiền đường, từ đi đến những cái tháp, đều là những oai nghi tế hạnh, trong giới chứng học có dạy hết mà! Chứ đâu phải mấy con khạc nhổ tùm lum tà la được, muốn nhổ chỗ nào thì nhổ sao, đạo Phật đâu có cho phép mấy con làm cái điều đó đâu, cho nên đạo Phật rất là vệ sinh.
Cho nên từ cái chỗ mà khạc nước miếng nè, nhổ nè, này kia mấy con đều là phạm giới hết đó, mấy con nhổ bậy, nhổ bạ phạm giới hết đó. Cho nên phải học hết chứ, đâu có phải muốn khạc đại hà, nhiều khi ngồi chỗ này muốn phun ra chỗ đó cũng phun nữa.
Các con thấy, như vậy là cái oai nghi tế hạnh của người tu sĩ ở đâu, các con có học không? Đâu có phải mà một chuyện mà mấy con phải rèn luyện, phải tập luyện, các con đọc lại Một Trăm Giới Chúng Học xem thử coi phải không, có phải đức Phật dạy những cái điều đó không?
Rồi, mấy con thí dụ như một tu sĩ vậy cái ở truồng, ở trần vậy, mặc cái quần đùi trèo lên cái cây, trời đất! Ôm cái cây mà trèo tút ở trên kia, trời ơi! Chặt mấy cái nhánh xuống, thấy nói: hết sức rồi! Kêu là loài khỉ, vượn nó lại hiện ra mấy con mất rồi!
(37:25) Cho nên người tu sĩ mấy con biết ăn mặc hoàn toàn, dù là trời nóng nực chúng ta vẫn mặc áo kín thân, không được để hở da, hở thịt mấy con. Đó là cái người nam chúng ta phải cẩn thận, đâu cũng phải kín đáo đàng hoàng. Chúng ta chấp nhận tất cả những sự nóng nảy, những sự bực dọc trong người, chúng ta đều biết cách thức để mà chúng ta giữ gìn những cái oai nghi tế hạnh.
Có nhiều người, ở đây thì mặc áo đồ vậy, vô trong thất mình là lột hết ra, còn để trần mặc cái quần đùi, trời nó khỏe quá! Ngồi thiền giống như mấy ông võ sĩ vậy, ôi thôi! Vai u, mà ngực nở đồ, ngồi trời đất ơi, giống mấy ông yoga ghê gớm!
Mấy con tu tập theo đạo Phật mà cái tướng phước điền ở chỗ nào? Đâu phải là mấy cái ông lực sĩ, mấy ông điền kinh sao mà làm cái chuyện đó, mà khoe khoang bắp thịt của mình? Chỉ còn có nước mặc cái quần xì líp thôi, để cho mấy cái bắp thịt này nó nổi lên, gồng lên cong tay vầy cho nó gồng lên cho thiên hạ coi. Nó đâu có đẹp đẽ gì cái thứ đó đâu mấy con!
(38:35) Cho nên ở đây, tất cả những cái lớp học đó nó sẽ dạy mấy con, những cái sai, cái đúng nó sẽ nhắc nhở mấy con đó. Chừng đó mình mới hiểu, mình mới có thấu suốt được những cái điều mình học, để rồi mình mới giữ được cái oai nghi tế hạnh.
Thầy còn nhiều cái điều để mà giảng dạy lắm mấy con, chớ không phải. Mà thực tế, cụ thể để giúp cho chúng ta chấn chỉnh lại Phật giáo hẳn hòi, hoàng toàn, người tu sĩ có phạm hạnh tốt Phật giáo mới sống được. Cho nên đức Phật nói: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Giới luật là ai mấy con? Là tu sĩ chứ ai, nếu mà tu sĩ không giới luật thì Phật giáo mất rồi.
Thôi, bây giờ mấy con nghỉ, không còn thì giờ nữa, bây giờ gần năm giờ rồi, mà lại còn hỏi riêng Thầy.
Rồi mấy con, người nào mà còn cần sách này thì lên đây Thầy phát cho hay hoặc là ai cần Thầy phát cho con.
Tu sinh 6: Thôi con về, con chào Thầy, chào các sư.
(39:36) Trưởng lão: Ráng nha con! Rồi con thưa hỏi gì Thầy, lên đi con?
Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, con trình bày, con muốn hỏi về cái tưởng của con, con thấy có nhiều cái hình ảnh khác đó thầy, con không biết là nó như thế nào, hay là do cái thói quen con thế nào.
Trưởng lão: Thói quen con.
Tu sinh Thiện Tâm: Con thấy, ví dụ như con đục, đẽo hay đóng đinh đồ đó, mà khi nói chuyện với người khác, nó đem cái hình ảnh đó hiện ra với người đó vậy đó. Như con nói chuyện với Thầy, con vẫn thấy nó đục, nó đẽo, con không biết là đó có phải là ác nghiệp không?
Trưởng lão: Ác nghiệp con.
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, vậy cái đó mình đối trị làm sao Thầy?
Trưởng lão: Mình đối trị bằng cách bảo: "Dừng lại! Không được sử dụng thói quen đó", chỉ có tác ý, tác ý một tướng khác mà, một tường kia nó mất, con nhớ dùng cái tác ý đó, bây giờ nó chưa hết ngày mai nó hết, tác ý con.
(40:32) Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, cũng như là con thấy nó cũng mất thanh tịnh…
Trưởng lão: Đúng rồi, nó làm cho động đó con, cho nên con cứ nhớ tác ý.
Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, con xin phép Thầy chiều nay con đi ra Trảng Bàng con mua cuộn băng với cuộn phim.
Trưởng lão: Được rồi, có tiền không con?
Tu sinh Thiện Tâm: Dạ còn.
Trưởng lão: Rồi, sư có số điện thoại rồi, bây giờ cứ về, không có gì đâu. Ngày mai con mới về phải không?
Tu sinh 6: Sáng con về sớm, để ra bến xe coi coi.
Trưởng lão: Rồi sáng con về sớm phải không? Lát nữa Thầy sẽ soạn, Thầy xách Thầy cho.
(41:12) Tu sinh 5: Kính thưa Thầy, bây giờ con làm phụ chùa tại đây thì thí dụ mai mốt con về ở dưới thì cũng được, con cũng ở thành phố thì cũng gần ở đây chứ không đâu, nhưng về dưới thì con nhận thấy là nó phức tạp, khó tu hành. Cho nên con tính xin Thầy ở đây, Thầy có mở ở chỗ nào đó, con thì con biết về bên ngành xây dựng, Thầy cũng cho cái bản vẽ này kia nọ, cái vấn đề đó để cho con làm cho Thầy, cũng như là con ở đó con tu luôn, thì theo phương pháp Thầy tính được hay là sao Thầy?
Trưởng lão: Được con, thôi bây giờ con cứ tạm ở đây đi, ở đây con cứ làm phụ đi, rồi Thầy nói cô Út cho con tiền để con có mua cái gì đó con cần dùng, chứ con làm nhiều công việc lắm.
Tu sinh 5: Dạ, thôi được rồi Thầy, bị vì tình Thầy trò cũng như tình cha con, theo con nghĩ chừng nào con thiếu hụt thì con xin, bây giờ con cũng còn.
Trưởng lão: Thấy mấy con làm cái công của mấy con cũng dữ lắm.
Tu sinh 5: Dạ, không sao vì con cũng nguyện cái tâm mình, con muốn làm cho trước là Chùa, cũng như là có mình tu hành, với lại cho bá gia, bá tánh với huynh đệ mình có chỗ tu học là mình cũng mừng rồi, con cũng mong muốn chỗ đó thôi, chứ con không mong gì hết, vậy con ở lại thưa Thầy?
Trưởng lão: Được rồi, vô trong con.
Tu sinh 6: Dạ thưa Thầy, có gì Thầy gửi cho con cái áo, với bộ đồ từ Đà Nẵng vào đây mặc…
Trưởng lão: Rồi rồi, Thầy sẽ cho con, Thầy sẽ có Thầy cho con.
(42:51) Tu sinh 7: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Thầy, vừa qua cái việc đợt này, thì con cũng trải qua một số việc, giờ con đang tu tập như thế này.
Trưởng lão: Con về được không con?
Tu sinh 7: Về cái việc tu hành của con trong tu Tứ Niệm Xứ, bây giờ con về con sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trưởng lão: Con cứ ở lại đi con, thấy tội mấy con.
Tu sinh 7: Thì hôm nay, về tu tập con trình Thầy thử coi đúng không, đúng thì con tiếp tục tu, con tác ý: “cảm giác toàn thân…”, nay con cảm nhận được từ trên xuống dưới,…(không nghe rõ) thì con biết, cảm giác được. Nhưng mà con thấy con còn niệm…(không nghe rõ).
Trưởng lão: Con vừa xả mà vừa tập Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh 7: Vậy là con sẽ vừa xả tâm và vừa thực hiện tu Tứ Niệm Xứ luôn ạ, mô Phật.
Trưởng lão: Rồi, còn Phước Tồn vô con, có gì không con?
(44:46) Sư Phước Tồn: Mô Phật, thưa Thầy, về tu tập pháp môn về Tứ Niệm Xứ, thì con cũng mới tu tập như cái bài mà con viết, bữa giờ trình Thầy, Thầy có xem rồi. Thì con tập như vậy có được không thưa Thầy?
Trưởng lão: Tập vậy được con, không sao đâu con. Tập vừa xả, với vả lại cái bệnh con còn nên phải cố gắng thêm.
Tu sinh Phước Tồn: Mô Phật, bạch Thầy, thời gian qua thì con thấy, trước khi mà con tu tập trên năm phút một lần, thì nghỉ năm phút suốt một giờ đầu. Còn gần một tiếng sau đó, con mới tu tập về viết bài, hiện giờ con đang viết bài Hiếu Sanh, thì sự tu tập thời gian qua thì trước khi tu tập con tác ý đuổi bệnh, thì trong thời gian qua con thấy bệnh của con nó giảm rất là nhiều, như là nó không có còn đầy hơi nhiều nữa.
Nhưng bây giờ, trong mỗi buổi tối, buổi khuya, thì sau khi con tu tập Tứ Niệm Xứ, thì suốt cả hai tiếng đồng hồ sau thì cũng không thấy buồn ngủ. Và thừa hơi nó cũng ít tác động đến thân con như lúc trước nữa. Thì theo về cái việc mà tu tập trên năm phút của con thì có những cái niệm nó có khởi lên và trong lúc con tu tập, thì con biết rằng đây là do cái tri kiến của con làm những bài chưa có xả hết tâm, cho nên cái niệm nó còn.
Bây giờ con chỉ mới có tập để quán, để cảm nhận được sự rung động trên thân toàn diện cho nó nhuần. Và cái thứ hai nữa là, thì khi con làm những cái bài viết trong cái tu xả thì sự tu tập của con theo con nghĩ có những cái niệm của con xuất hiện, nên con cố gắng con viết.
Như vậy trong phần viết cho dàn bài của Thầy Từ Quang, thì trong đó có con chưa hiểu rõ cái việc như về hỷ tâm, về thiện dục lậu, như vậy con nghĩ như về Thập Thiện, thì đó có phải là ngay trên bài viết mà về Thập Thiện, như vậy có phải là còn nằm trong dục lậu hay không thưa Thầy? Như vậy về cái phần này thì con phải quán như thế nào ạ?
(47:35) Trưởng lão: Cái thiện ở trong Thập Thiện hả con? Tức là không tham, không sân, không si đó hả?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, có nghĩa là trong cái phần mà Thầy Từ Quang viết, thì trong đó có phần mục số ba là về hỷ tâm, về thiện dục lậu thì con phải nói như thế nào cho đúng với cái nghĩa của nó?
Trưởng lão: Hỷ tâm mà dục lậu chẳng hạn như bây giờ…
Tu sinh Phước Tồn: Thiện hữu lậu và thiện dục lậu Thầy?
Trưởng lão: Cái thiện dục lậu, là bây giờ gia đình, cha, mẹ đi đâu xa rồi bây giờ về gặp lại con cái thì vui mừng đó gọi là hỷ, mà hỷ đó còn ở trong dục lậu, rồi khi ít bữa chia lìa thì buồn khổ đó. Còn hôm nay gặp nhau lại mừng, cái mừng vui, cái hỷ đó là cái hỷ ở trong dục lậu. Nó làm vậy nó đúng chứ có sao đâu.
(48:23) Tu sinh Phước Tồn: Như về việc làm từ thiện ở ngoài đời…
Trưởng lão: Đó, đem lại cái niềm vui của mình, việc làm từ thiện cho người ta, nhưng vui đó là vui của hữu lậu con. Cái vui đó mệt xác lắm, đem phát đồ, giúp đỡ cho người ta rồi về tới nhà uể oải quá, trời, tôi làm muốn chết luôn! Đó, vậy đó là thiện hữu lậu. Thiện mà hữu lậu là nó có lậu hoặc, nó làm cho mình uể oải, mệt nhọc.
Tu sinh Phước tồn: Còn thiện vô lậu là cái người đang tu tập trên Tứ Niệm Xứ?
Trưởng lão: Trên Tứ Niệm Xứ đó, tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đó là vô lậu.
Tu sinh Phước Tồn: Còn ngoài ra là thiện dục lậu, hữu lậu?
Trưởng lão: Đúng rồi, là thiện hữu lậu. Có một cái thiện đó là thiện vô lậu, đó là Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự.
Tu sinh Phước tồn: Có nghĩa là ngồi quét tâm, không còn làm gì nữa hết?
Trưởng lão: Không có làm gì hết, đó là thiện vô lậu, còn tất cả những cái thiện đều là hữu lậu.
Tu sinh Phước Tồn: Trong tu tập, trong năm phút về Tứ Niệm Xứ, con đi trong vòng 1 vòng thất.
Trưởng lão: Mấy phút con?
Tu sinh Phước Tồn: Dạ năm phút.
Trưởng lão: Thì năm phút thôi, cái sức của con bây giờ không nên tập nhiều, tập nhiều ức chế tâm. Vì giờ còn đang tập xả, chừng nào không còn xả nữa thì tức là mình tu tăng lên được.
(49:37) Tu sinh Phước Tồn: Trong cái thời gian này thì như có trường hợp ban đầu thì con thấy nó hơi căng đầu, thì bắt đầu con mới tác ý, con tác ý là: "cái đầu căng do tu tập căng này hãy đi đi!" thì nó mới hết, thì con tác ý xả. Và như hồi tối, có những cái những trạng thái con thấy trong cơ thể con lúc đang tu tập thấy nó nhẹ nhàng, như vậy có đúng không Thầy?
Trưởng lão: Nó nhẹ nhàng đó là sự khinh an của xúc tưởng hỷ lạc, nó còn niệm rồi con, chứ chưa phải đúng đâu. Bây giờ nó nhẹ, nó nhẹ chứ mình đừng có chấp, cứ mình lo tu mình quán thân mình cứ quán thân thôi, chứ đừng có nghĩ ngợi gì hết, cứ lo tu xả thôi.
Ở đây bây giờ nó dễ rồi, chỉ còn hai pháp, một là xả, hai là trên thân quán thân. Cái rung động của thân Thầy thấy như vậy là đúng rồi, còn cái trạng thái hỷ gì đó, đừng có chấp nó, nó có đến cái an lạc gì kệ nó, mình chẳng, có thì có nhưng mà điều kiện mình biết đó là xúc tưởng hỷ lạc, bởi vì tâm mình nó chưa ly dục, ly ác pháp hoàn toàn, cho nên đừng có vội mừng.
Chừng nào nó ly hết nó không còn niệm nữa, cái Tứ Niệm Xứ mà nó sanh ra hỷ lạc mà nó không còn niệm, tức là nó đúng, nó là Giác chi nó xuất hiện, cái Hỷ Lạc Giác chi.
Tu sinh Phước Tồn: Còn bây giờ bất cứ một cái hỷ lạc gì…
Trưởng lão: Hỷ lạc gì nó cũng dục tưởng hỷ lạc đó hết.
Tu sinh Phước Tồn: Là dục tưởng hỷ lạc?
Trưởng lão: Ừ, đúng vậy.
Tu sinh Phước Tồn: Dạ, như vậy con xin phép Thầy cho con tiếp tục ở đây con tu tập.
Trưởng lão: Ừm, ráng con!
Rồi, con người nào còn hỏi Thầy không? Vô hỏi con, rồi lo ra tu con, để mất thì giờ.
(51:34) Tu sinh Dương: Mô Phật bạch Thầy, sáng mai con xin phép Thầy con về nhà một tuần lễ, bạch Thầy cho con thỉnh một ít kinh sách về cho những người thân được không?
Trưởng lão: Được rồi, sẵn đây Thầy cho con mấy tập này đi, mấy tập này căn bản lắm mấy con, sách dạy tu trên thân quán thân.
Tu sinh Dương: Sách nhìn vào tưởng ông táo như ở bên Đại thừa, con xin thỉnh sách "Đạo Đức Làm Người" kính bạch Thầy cho con.
Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ cho mấy cái đó chứ cái này…
Tu sinh Dương: Cái này ở đây con coi nhiều lần nhưng chưa hiểu nổi.
Trưởng lão: Thôi rồi con, để Thầy sẽ sắp xếp Thầy cho, mai sáng mấy con về phải không con?
Tu sinh Dương: Dạ, mô Phật, bạch Thầy giờ con thỉnh luôn hay là sáng?
Trưởng lão: Con chờ Thầy vô Thầy lấy cho, coi có đường vô không con, còn không ấy sáng Thầy đưa cho con.
Tu sinh Dương: Dạ, con cảm ơn Thầy.
HẾT BĂNG