2006 CHÁNH TƯ DUY 06
TRẠNG THÁI KHI TU TỨ NIỆM XỨ
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 14/03/2006
Người nghe: Tu sinh nam
Thời lượng: [42:42]
Số lượng: 20 băng
Tên cũ: CTD02C-(Nm)-VĐTrênThânQuánThânTNX(14-03-2006)
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2006-chanh-tu-duy-06-trang-thai-khi-tu-tu-niem-xu.mp3
(00:00) Trưởng lão: … Từ cái tập luyện mà trên thân quán thân được rồi thì mấy con thấy con đường tu mấy con dễ dàng lắm, không còn khó. Bảo đảm mấy con sẽ chứng đạo, nó không còn khó. Bởi vì đó là cái pháp độc nhất của đức Phật mà. Cái pháp Tứ Niệm Xứ là cái pháp mà đức Phật trước khi mà nhập diệt. Trước khi mà đức Phật chết đó đức Phật đã di chúc lại cho chúng ta cái pháp Tứ Niệm Xứ. "Giáo pháp" không phải là toàn bộ giáo pháp đâu. "Giới luật" là hẳn hoi rồi. "Giới Luật và Giáo Pháp của Ta", nó không phải toàn bộ đâu. Mà chính cái lời mà cuối cùng thì đức Phật nói đó là Tứ Niệm Xứ. Tức là cái pháp Tứ Niệm Xứ.
Cho nên nói Giáo pháp thì chúng ta nghe ba mươi bảy phẩm trợ đạo, không biết là pháp nào. Nhưng mà Tứ Niệm Xứ nó phải gồm đủ hết các pháp như là Tứ Chánh Cần nó phải tu rồi, rồi mới tu Tứ Niệm Xứ mới được chứ, đâu phải dễ đâu. Cho nên cái pháp mà đức Phật di chúc lại cho chúng ta đó là Tứ Niệm Xứ, thì cái pháp đó là mới thật sự. Và đồng thời chúng ta sống đúng giới luật và giáo pháp Tứ Niệm Xứ là chúng ta phải đạt được cứu cánh, không có còn cái pháp nào sai nữa.
Cho nên mấy con phải cố gắng tập. Có tập có quán nó mới quán được, chứ không phải là muốn quán là quán vô cái quán được liền đâu. Thầy bảo là mấy con không làm được, nhiều khi mấy con bị ức chế. Mấy con cố gắng làm một cái điều mà sai là mấy con bị ức chế ở trên thân của mấy con, nơi một điểm nào ở trên thân của mấy con bị ức chế. Cho nên làm sao mà cảm nhận? Con?
Tu sinh Từ Quang: Thưa Thầy cho con chia sẻ thêm một điểm nữa, là trong khi mà mình đi chậm thì mình ráng đừng có tập trung vào cái bước đi mà phải tập trung toàn cơ thể của mình, từ trên đầu xuống dưới chân. Và cái điểm đó rất là quan trọng. Vì thường khi mình đi chậm đó mình hay tập trung xuống chân dữ lắm, giống như là Thân Hành Niệm vậy. Nó rất gần với Thân Hành Niệm chỉ có cái là mình không tác ý như Thân Hành Niệm, mà mình để ý toàn bộ từ trên đầu xuống chân, cả thân hình rung động. Khi mà mình đi Thân Hành Niệm đó thì mình chỉ để ý tới bàn chân của mình đi thôi, mình tác ý theo cái động tác bàn chân. Hai cái nó rất giống nhau mà quý vị nên lưu ý vì cái chỗ này lúc đầu tôi cũng bị ở điểm này, là mình để ý vào bước chân mà mình quên để ý từ trên đầu xuống. Cho nên điểm này tôi chia sẻ với tất cả quý vị đồng pháp.
(02:19) Trưởng lão: Đó là thì các con nên lưu ý trong cái vấn đề rút tỉa từ kinh nghiệm của bạn bè, mà mình nỗ lực mình tu ở trên Tứ Niệm Xứ- Trên thân quán thân cho nó đúng cách. Mà đầu tiên thì chỉ có pháp đi kinh hành mới là quán nó mới dễ thôi. Còn đầu tiên mà mình vào ngồi đó, mình quán nó rất là khó, rất là khó. Sau khi mình quán tới cái vi tế của nó- từng cái nhỏ nhặt của cái thân, rung động nhỏ nhặt của nó rồi- thì sau đó mình ngồi, mình mới quán cái hơi thở của mình ở trên toàn thân của mình, nó dễ dàng mấy con. Bởi vì nó cái sức tỉnh của mình đã tập từ ở trên cái pháp đi kinh hành rồi, đã tập từ cái thô đó rồi cho đến cái vi tế. Bắt đầu bây giờ mình ngồi đó mình quán, mình thấy đúng là mình mới quán được toàn thân của mình. Chứ không khéo đó mình chỉ nói suông, rồi mình chỉ ức chế thì coi như là mình tu sai.
(03:08) Tu sinh: Kính bạch Thầy, thời gian đi là bao lâu ạ?
Trưởng lão: À thời gian đi, mấy con đi tập từ năm phút, mười phút. Nếu mà đi năm phút, mười phút được rồi thì tăng lên hai mươi phút. Hai mươi phút được rồi, ba mươi phút. Ba mươi phút dừng lại. Rồi tập tới cái oai nghi, nếu mình thuần thục được cái bước đi rồi. Tới đi tới chậm như là Từ Quang vậy rồi, mà mình nhận được, mình nhận ra được. Quán được cái thân của mình từ đầu chí chân được rồi, thì bắt đầu bây giờ mình mới tập đứng.
Tập đứng xong rồi, cũng đúng ba mươi phút. Rồi được rồi, cũng từ năm phút cho đến mười phút. Rồi đến hai mươi, rồi ba mươi. Ba mươi dừng lại không tăng nữa. Rồi mới tập ngồi. Ngồi được rồi, rồi bắt đầu mới tập nằm. Nằm được rồi, bây giờ mới kết hợp. Kết hợp vào thì các con tu năm phút, cứ năm phút một oai nghi.
Thí dụ như bây giờ đi năm phút, cái bắt đầu đứng năm phút, rồi ngồi năm phút, rồi nằm năm phút, rồi đứng dậy đi năm phút. Cứ tiếp tục liên tục như vậy mà suốt ngày đêm. Nó bây giờ nó không còn, khi mà kết hợp rồi thì không còn tính giờ, mà tu cho đến khi xong thì thôi.
Nghĩa là mình thấy cái sức của mình có thể mình suốt ngày đêm được thì không còn mà nói giờ nữa. Mới đầu thì mấy con tu thí dụ như mười giờ đến… Từ bảy giờ đến mười giờ, rồi hai giờ thức dậy cho đến năm giờ, thì mấy con cũng tu y như thời gian đó. Nhưng mà được rồi thì các con tăng lên, tăng lên. Thay vì mười giờ, thì tới mười một giờ mấy con mới đi nghỉ. Bởi vì cái sức tỉnh bây giờ mấy con không có còn ngủ nhiều đâu, là một giờ mấy con thức dậy, mấy con tu.
Một thời gian sau được rồi, mấy con thấy được rồi, bắt đầu mấy con thấy được rồi, bốn oai nghi này đều được rồi, thì mấy con liên tục, mấy con nối dài hết suốt ngày đêm, không cần ngủ nữa để cuối cùng mấy con chứng đạo. Mấy con thấy được rồi, phải thấy được, chứ còn nếu mà chưa được thì chưa nên.
(04:55) Nghĩa là bây giờ con thấy mười giờ nè, từ bảy giờ đến mười giờ nè, buổi tối nè. Rồi từ hai giờ thức dậy cho đến năm giờ nè. Rồi bảy giờ sáng tu cho tới mười giờ đi khất thực nè. Rồi từ hai giờ chiều mấy con tu. Tu như vậy trong vòng nửa tháng, một tháng, mấy con thấy thuần thục được rồi, mình tăng lên mười một giờ. Mười một giờ, mình tăng lên cho tới một giờ mình thức dậy, mình thấy thuần thục được rồi. Sau một tháng, hai tháng, tập chứ không phải là một ngày hai ngày mà thấy được, cái tăng lên đại là không có được đâu.
Phải tập cho nó nhuần nhuyễn, nó thuần thục trong một tháng, hai tháng cho nó nhuần nhuyễn rồi. Bây giờ nó thuần thục rồi thì bắt đầu bây giờ nó mới mình đi suốt đêm đó. Lúc bấy giờ đó chỉ còn cái là chứng đạo thôi, chứ còn không có còn trở ngại, còn cái gì nữa. Hễ nhiếp phục vô là không bao giờ là có một cái. Tất cả các tham ưu đều là bị nhiếp phục hết, không còn có hiện ra ở trên thân và tâm. Bởi vì con tu có năm phút, con thay đổi oai nghi, năm phút thay đổi oai nghi, Thầy không có cho nhiều.
Mà nếu mà mấy con thấy cái khả năng mình mười phút. Mười phút mà quán ở trên thân mình được mười phút, thì cứ mười phút của oai nghi này, thì mười phút của oai nghi khác, cứ như vậy mà thay phiên. Mà Thầy thấy nó khó là tại vì, thí dụ như bây giờ mười phút, mà nếu mà trong khi nằm mười phút, không biết chừng mình thiếp sẽ thì làm sao? Cho nên vì vậy Thầy lấy năm phút thôi. Thì năm phút, nó ngắn cái thời gian đó, cho nên vừa nằm chừng năm phút, cái mình đứng dậy đi rồi, nó đâu có kịp ngủ đâu, cho nên nó dễ dàng hơn.
Nhưng mà sức tỉnh mình nhiều thì mình, mười phút thì nó càng tốt chứ sao. Mà nếu mà, mình cái sức tỉnh của mình, mình thấy mình không còn buồn ngủ, hôn trầm nữa thì mình cho mười lăm phút. Mười lăm phút trong khi đi, mười lăm phút trong khi đứng, mười lăm phút trong khi ngồi, mười lăm phút trong khi nằm. Có sao đâu mà sợ, tùy theo cái sức tỉnh của mấy con. Mấy con thấy mình dễ nằm xuống bị hôn trầm thùy miên thì mấy con cho cái thời gian nó năm phút, có gì đâu.
(06:44) Đó thì cái sự tu tập như vậy, thì bảo đảm cho mấy con sẽ chứng đạt được cái chân lý đó, chứ không có gì. Bởi vì cái phương pháp của nó mà nó nhiếp phục mà, nó đâu còn chướng ngại nữa. Mà suốt cái thời gian như vậy mà tâm nó quay vô, nó không phóng dật. Nó quay vô nó phải quan sát, chứ nó quay ra làm sao nó quan sát được? Mà nó quay vô nó quan sát thì nó ở trên thân của mình, thì nó tâm không phóng dật rồi. Mà nó không phóng dật trong mười hai tiếng đồng hồ, không phải chứng đạo sao mấy con. Đâu phải dễ mà cái tâm mà nó quay vô liên tục mà suốt mười hai tiếng đồng hồ.
Nó nhờ cái phương pháp đó mà nó buộc lòng nó phải quán trên thân nó, tức là nó phải quay vô. Mà nó quay vô là coi như là mấy con chứng đạo rồi, mấy con sẽ đủ bảy năng lực giác chi, đủ Tứ Thần Túc rồi. Thì lúc bấy giờ mấy con thấy mình có đủ thần lực để cho mình làm chủ sự sanh tử thì mình còn tu làm gì nữa? Hàng ngày sống ở trong Bất Động Tâm của mấy con đủ rồi, chứ còn gì nữa? Không ai làm cho mấy con buồn phiền, không ai làm cho mấy con nhớ thương, đau khổ đối với mấy con nữa rồi. Nó xả hết rồi, thì trong cái con đường tu của mấy con tới đây là xong. Cái nhiệm vụ của Thầy dẫn dắt mấy con tới đó là hết.
Rồi nhiệm vụ của mấy con là tiếp tục, mấy con phải dạy người. Thì Thầy cũng đang lo, đang lo cho cái Trung tâm An dưỡng ra đời để cho có cái cơ sở cho những người đệ tử của Thầy, sau khi tu xong, họ sẽ ra đó mà họ đem những cái kinh nghiệm tu hành của mình để dạy.
Cũng như bây giờ Thầy đã theo dõi, quan sát cách thức của Từ Quang, cách thức Thầy thấy đúng. Cho nên vì vậy mà hôm nay Thầy kêu Từ Quang ra trình bày cái cách thức tu để cho mấy con lấy đó mà làm cái chỗ mấy con nương vào, mấy con tu tập cho đúng. Thì sau khi mấy con tu đúng rồi, thì mấy con lấy kinh nghiệm của mình dạy lại cho những người khác, thì nó làm sao sai mấy con? Nó đâu có sai đâu. Cho nên mấy con phải ráng tu tập.
(08:19) Tu sinh 1: Thưa Thầy con xin hỏi thêm cái chỗ khi mà, con cũng không quên từ ngày Thầy chỉ, con về con tập có hai bữa, sau rồi con ngồi thử thì con thấy cái cảm nhận của mình nó thấy được cái sự rung động của thân, nó duy trì cũng giống như là điện chạy trong thân vậy. Nó rần rần nó từ trên xuống dưới. Đó có đúng là cảm nhận toàn thân của mình không ạ?
Trưởng lão: Nó không phải đâu con. Cái đó là cái tưởng của con rồi. Nó nghe như là nó rần rần, rần rần cùng người con đó, từ đầu xuống đến chân. Mà nó với cảm nhận của nó thì nó như thế này nè, con thấy nè. Bây giờ có một cái ngọn đèn nó soi vào, cũng như bây giờ con nhìn vào cái ngón tay của Thầy. Con nhìn vào ngón tay của Thầy hay hoặc là con đưa ngón tay, con nhìn ngón tay con đi. Hai con mắt con nhìn, tức là con thấy từ đầu đến cuối cái chân ngón tay con. Con có thấy cái ngón tay này rung không? Không có rung. Tại vì cái thấy của con mà. Phải không, con thấy không? Còn nó rung đó là nó có những cái nó chạy từ từ, nó rung rung trong người con. Ờ thì cái rung mà nó châm chích, hay hoặc là rung nó có cái trạng thái gì đó, thì nó không phải đâu con.
Tu sinh 1: Nó làm như điện hoặc máu gì nó chạy rần rần, rần rần (Nó rần rần đó - giọng Trưởng lão) trong đó có đúng không ạ?
Trưởng lão: Không đúng con! Cái đó là bị tưởng rồi con, bị tưởng rồi. Bây giờ Thầy nói như thế này nè, con nhìn cái thân con mà con thấy nó rần rần đó là con bị tưởng. Con nhìn cái thân con, con thấy từ chân đến đầu, con lấy con mắt con nhìn đi. Tức là mình quán thân mà, mình nhìn thân từ trên đầu này. Rồi bây giờ Thầy nhìn xuống đây, Thầy thấy cái mặt của Thầy này rồi xuống tới chân. Không nghe gì hết mà Thầy thấy có cái thân thôi. Đó là quán thân trên thân đó. (Thấy biết cái thân - giọng Tu sinh). Thấy biết cái thân chứ không phải là thấy biết cái cảm giác gì trong đó!
Còn bây giờ cảm giác là tại vì mình không có dùng mắt mình thấy, cho nên mình phải cảm nhận cái sự rung động của cái thân, con hiểu không? Bởi vì cái cảm nhận, cái cảm nhận đó. Bây giờ con mắt mà mình thấy, thì con thấy nó không thấy có rung gì cái thân con hết.
(10:09) Nhưng mà khi mà con cảm nhận thì nó phải nương vào cái hơi thở. Mà cái hơi thở thì nó mới có rung động trong cái thân con chứ gì? Nhưng mà không phải thấy nó rần rần, rần rần. Nó rần rần nó chạy như xe lửa thì không phải. Thầy muốn nói làm sao để mà con hiểu. Mà con muốn diễn tả làm sao cho Thầy hiểu đó, đó là cái khó của cái chỗ quán, của cái cảm nhận của cái thân.
Tu sinh 1: Khi mà con ngồi xuống thì mấy hôm nay con chỉ nghĩ ngay chỗ ngón tay thì con cũng nghe trong cái ngón tay nó làm như cái máu nó lưu thông chạy rần rần, rần rần. Hễ con để ý chỗ nào thì chỗ đó nó cũng giống như vậy. Hoặc là con ngồi yên thì con thấy nguyên khắp cơ thể nó cũng giống như vậy. Thì con không biết là có đúng không? Chứ còn qua cái luyện tập do Thầy chỉ mà ngồi xuống rồi mình tập trung vô mình nhìn thấy nhưng mà không thấy cái này, mà sao mấy ngày nay lại thấy được cái này.
Trưởng lão: Bây giờ con đừng nghĩ cái rần rần đó đi, thì nó sẽ thấy toàn thân con. Mình đừng có cảm thấy nó rần rần đây thì bị cái tưởng nó rần rần rồi. Mặc dù mình có cảm nhận thấy cái điều đó đi, nhưng mà không có rần rần gì hết à. Quán cái thân thôi thì lần lượt nó sẽ bình an trên cái sự quán thân. Tức là cái tâm nó không phóng dật mà nó nhìn trên cái thân nó thôi, nó cảm nhận cái thân nó thôi. Mà nó có những cái hiện tượng gì rần rần, rần rần hay có những hiện tượng gì khác lạ thì nó bị tưởng hết hà. Mà nó bị tưởng thì coi chừng nó trật.
Cho nên trong cái sự tu mà quán thân đó con tập, tập rồi có cái gì đó thì mình xả bỏ cái đó ra đi. Nó có cảm nhận gì, xả bỏ nó ra đi. Mình thấy được từ ở trên đầu tới dưới chân mình với một cách bình thường thôi. Theo cái cảm nhận làm sao mình thấy được toàn thân của mình, đó là cái đúng đó con. Còn cái gì mà nó có cái gì mà nghe nó rần rần, nghe nó chạy đâu trong thân mình đó, thì bỏ cái đó ra đi, bỏ đi: “Mặc dù mày có, có kệ mày, tao chỉ biết từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân thôi.”
(12:13) Tập luyện một thời gian sau mà nếu mà con xả không được đó thì phải qua tu tâm Xả rồi. Có cái gì mà lạ lạ đó, thì phải qua tâm Xả đi. Chứ hễ mà nhiếp tâm vô quán cái thân, cái bắt đầu nó rần rần, hoặc là nó có cái dạng gì luồn luồn ở trong đó thì thôi, chắc cái kiểu này mình vô cái pháp Tứ Niệm Xứ này không nổi rồi. Tại vì mình không có duyên với nó, cho nên mình quán nó không thấu. Không thấu, thôi để mình qua tâm Xả đi, mình ngồi chơi còn sướng hơn. Quán cái thân này coi bộ khổ quá.
Tu sinh 1: Con thấy đi thì nó không có nhưng mà lúc con ngồi yên tĩnh đó thì nó có.
Trưởng lão: Như vậy là con bị tưởng mất rồi, cái đó là chắc chắn rồi không có trật được. Đi mà mình động mình đi, mình thấy cái thân của mình nó lúc lắc phải không? (Dạ - giọng Tu sinh). Mình cảm nhận cái sự lúc lắc đó là đúng, nó không có cái cảm giác đó.
Mà ngồi im mà nó có thì đó là bị tưởng! (Bây giờ con ngồi thì con cũng thấy trong đó nó rần rần - giọng Tu sinh). Thì đó, đó là bị tưởng, kêu là tưởng toàn thân. Kêu là quán tưởng toàn thân chứ không phải là quán trên thân quán thân. Thì bỏ, con bỏ cái đó đi con. Con có thể con muốn tu tập Tứ Niệm Xứ thì con tập nên đi, nên đi một thời gian nữa. Rồi bắt đầu đi chậm, đi chậm để cho mình nhận coi nó có rần không? Chứ mà nếu con đi chậm mà nó có rần thì cái ông tưởng này lòi mặt ra nữa à. (Con có cần tác ý con xả nó không? - giọng Tu sinh). Xả à con, tác ý xả nó, để cho mình hoàn toàn nó như bình thường, con nhận cái thân con lúc lắc đi thôi. Có vậy đó thì con mới đi vào Tứ Niệm Xứ mới được.
Tu sinh Thanh Trí: Thưa Thầy cho con xin hỏi Thầy. Con có cái trạng thái như thế này, là vì trước đây do con có tập cái pháp của ông Phán, tức là pháp xuất hồn, mà thấy cái trạng thái nó giống giống Tứ Niệm Xứ Thầy. Thầy coi thử giữa cái xuất hồn với cái Tứ Niệm Xứ nó có giống nhau? Tại vì Thầy nói như cái đèn pha thì cái đó đúng. Tức là khi con ngồi đó thì con thấy nó ra ngoài con, ra ngoài con nó nhìn vô con, nhìn vô con thì con quan sát là những cái sẹo trên mặt con nhìn rất là rõ. Con hoảng hồn mà con nói: "Ủa sao không tập xuất hồn mà sao giờ lại xuất hồn"
(14:14) Trưởng lão: Xuất hồn nó nhìn đó chứ.
Tu sinh Thanh Trí: Lúc bấy giờ là con sợ, con cựa, con cựa qua, cựa lại thì thấy cái thân con nó cũng cựa. Như là có một người thứ hai nhìn vào con đó. Nó cựa thì con lay qua lay lại coi thử nó có mất không thì nó cũng không mất (Đúng vậy - giọng Trưởng lão). Thì con không biết nó là cái gì nữa. Nó ở ngoài nó nhìn vô bên trong. Thì thưa Thầy đó là có phải đúng Tứ Niệm Xứ hay là một trạng thái hay lưu xuất như thế nào mà nó làm con suy nghĩ, con thấy nó lạ? Đó có phải là cái pháp xuất hồn nó bị do trước đây huân tập rồi cái tưởng nó lưu xuất ở trong đó rồi bây giờ…?
Trưởng lão: Đúng vậy. Cái pháp xuất hồn con nó sống trở lại với con đó. Nó sống với con rồi đó, cho nên nó đứng ngoài, nó nhìn cái thân con, nó thấy sẹo đồ đủ. Nó có con mắt tưởng nó nhìn thấy sẹo rồi đó.
Tu sinh Thanh Trí: Không phải Tứ Niệm Xứ phải không Thầy?
Trưởng lão: Không phải Tứ Niệm Xứ đâu con, đó là cái pháp xuất hồn của con đó.
Tu sinh Thanh Trí: Lúc đó con hoảng con bỏ, con đứng dậy đi. Con đi thì nó hết. Rồi có một lần nữa đó thưa Thầy. Cái này thì theo như Thầy dạy con ở trong thất thì nó là luyện, chứ không phải là luyện thì bị cái trạng thái này nó cứ miết vô con. Tức là con ngồi vô một lát đó là bắt đầu là con thấy nó làm như lính canh đó Thầy. Tức là y như có một người nó liệng vô nó canh con. Cứ nó canh con thì con thấy không được, tại vì nó mờ mịt nó không có biết rõ ràng. Thì con thấy không được, cái trạng thái này không được thì con bỏ, con đứng dậy con đi. Đi thì mất mà vô ngồi đó, chỉ có thời gian ngắn thôi là bắt đầu nó liệng y như nó không ngủ đó Thầy, nó liệng nó canh nữa đó Thầy. Coi như không muốn mà nó canh. Cứ nó canh như vậy thì mấy cái trường hợp đó phải có cái cách nào?
(15:56) Trưởng lão: Phải bỏ hết những cái pháp đó con, không có tu được mấy cái pháp đó đâu (Dạ - giọng Tu sinh), xả hết. Cho nên nếu mà con bị những cái trạng thái của tưởng do từ trước con tập luyện đó, gần như là bị điên đó ha. Thì bây giờ đó con tập là nó sống lại đó (Dạ - giọng Tu sinh). Cho nên vì vậy thôi bỏ hết đi, tu tâm Xả chắc ăn à. Con thì giờ tu tâm Xả, chứ tu Tứ Niệm Xứ mà nhìn thân cái bắt đầu nó có cái thằng, nó nhảy ra nó ngồi nhìn thì không được. Rồi con thì có cái thằng nó xuất hồn ra, nó ngồi đó nó nhìn lại thì không được rồi (Là bỏ phải không Thầy? - giọng Tu sinh). Bỏ đi con.
Tu sinh Thanh Trí: Không chấp nhận nó. Tại vì con không thích tu tâm Xả. Con muốn đi sâu vào pháp Tứ Niệm Xứ.
Trưởng lão: Ôm cái pháp Tứ Niệm Xứ chớ gì? Thì con phải bắt đầu, bây giờ con chỉ còn có đi kinh hành thôi, để nhìn thấy cái thân rung động của con thôi thì may ra. Mà không khéo, nó có thằng, nó đứng nó coi rung động nữa (cười) thì không được. Con cứ tập đi, tập để mình cảm nhận được sự rung động của mình. Chính cái ý thức, đây là đức Phật hoàn toàn lấy ý thức mà tu, chứ không phải lấy cái gì khác hơn hết.
Tu sinh Thanh Trí: Vậy con cũng hiểu là con không chấp nhận thì con bỏ. Bỏ thì con đi, mà hễ vô ngồi đó nó lại coi như nó liệng vô y như có cái thằng nó ngồi nó canh con.
Trưởng lão: (cười) Đúng là tu sai rồi, bởi vậy nó nguy hiểm lắm. Bỏ nó khó lắm, chứ không phải dễ đâu. Cho nên tu Tứ Niệm Xứ này lơ mơ là mấy con bị ức chế, là một. Hai là mấy con sẽ bị tưởng hết (Dạ thưa Thầy, con cảm ơn Thầy - giọng Tu sinh). Cho nên phải bỏ hết những cái trạng thái đó mới được.
Còn con?
(17:25) Tu sinh Thanh Quang: Kính bạch Thầy, vừa rồi Thầy đã dùng cả ngôn từ và cả thân giáo để dạy chúng con về pháp Tứ Niệm Xứ, trong đó cả oai nghi Thầy đi. Nhưng mà những điều Thầy dạy đó mà chúng con lĩnh hội được thì con thấy đó chỉ là hình tướng, cái sự mô phỏng. Chứ còn bản thân cái vấn đề mà Thầy dạy đó thì nó lại không thể nhận dạng được. Nó ở cái chỗ không thể dùng cái kia để mô tả. Thế nên là chúng con phải hỏi thật kỹ, còn nếu không hỏi kỹ thì về trong một hai tuần tới thì chúng con sẽ phí thời gian mà đi lạc vô cùng. Cho nên xin Thầy từ bi những cái điều mà chúng con hỏi không đúng thì Thầy đại xá cho.
Thứ nhất là bạch Thầy, trong tu Tứ Niệm Xứ thì thời gian vừa qua có hiện tượng con ngồi, những ngày ngồi tốt vừa rồi đó thì thấy ở trên mặt chiếu, trên mặt chiếu con ngồi đó, là thấy rất nhiều mặt người, già trẻ, lớn bé thôi thì đủ loại. Thế thì càng ngày nếu càng để ý vào thì càng thấy hiện lên rất rõ, rất rõ nét chứ nó không phải là pháp khác ra được mà nó rõ lắm. Thế thì bây giờ cách diệt nó đi bằng thế nào được? Không những mặt chiếu mà cả đất ở xung quanh mà con nhìn cũng thấy đầu người như thế.
Thế về sự tu tập thì bạch Thầy, bản thân con thì trong hai tuần vừa qua đó thì hai, ba ngày đầu con thấy là tốt quá. Cứ như thế này thì mình không sợ gì về Tứ Niệm Xứ cả. Mà con đã trình Thầy có lần con ngồi ba mươi phút mà không thấy có cái niệm nào cả. Nhưng sau ba ngày đó rồi thì bắt đầu hôn trầm nó đến nó làm dữ dội mà từ trước đến giờ con chưa thấy. Tức là nó làm những trận kéo suốt từ tối đến sáng, từ sáng đến tối liên tục như thế thì nó tới trong hai, ba ngày.
Và con buồn đến lúc con ngồi thẫn đó là cứ vui buồn khởi niệm như thế này thì tu làm sao được nữa? Và buồn đến nỗi gần như muốn khóc. Thế thì bị như thế kéo dài khoảng độ ba, bốn ngày. Thế sau đó, từ đó trở đi thì còn lại đến cái tuần sau này thì thấy nó lui gần như hết rồi đó. Đầu lúc nào nó cũng tỉnh queo trong cái tuần vừa qua. Con thấy như thế tức là nó cứ trở đi trở lại, trở đi trở lại. Nó vừa hôn trầm rồi nó vừa hết, rồi nó lại cứ từng tầng một, con thấy cái hiện tượng như thế.
Thế còn cái câu tác ý của cái việc về ngồi đó thì trước đây là: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra”. Như vậy trong một câu tác ý thì có hai lần quan sát về thân. Cái thứ nhất là quan sát lúc hít vô là cũng quan sát từ dưới chân lên tận đầu. Và hai là cái lúc thở ra thì cũng lại quan sát từ đầu xuống dưới tận chân. Thì thấy nó có cảm giác nó lướt một cái như thế thôi, nó không thật cụ thể nhưng mà nó rõ. Bạch Thầy, đổi theo các tư thế, có khi ngồi ở ghế, khi ngồi kiết già thì có thể có những cái nó rõ hơn. Ở cái tư thế này rõ hơn, ở tư thế kia mờ hơn thì con chuyển sang từng tư thế một, cứ lúc nào mà nó rõ thì con ngồi theo tư thế đó.
Thế còn lúc đi thì bạch Thầy là bây giờ thì cái câu tác ý này là: “Cảm giác toàn thân tôi biết tôi đang đi”. Vậy thì cái sự quan sát ấy nó ở trong lúc nào? Quan sát một lần từ đầu đến chân, chỉ có như vậy thôi, chỉ xuôi chiều như vậy thôi, có phải đúng như thế không? Hay là cũng lại phải từ chân trở lại đầu nữa? Bởi vì lúc này nó chỉ có một lần thôi. Thì mấy hôm vừa rồi đi khất thực là con cũng đã tự đi thử xem trong lúc mình đi thì quan sát thế nào. Thì con cảm thấy là cứ mỗi một bước chân của mình thì như là cả một cái cơ thể của mình nó dồn trọng lượng vào chân bên phải xong nó lại dồn trọng lượng xuống chân bên trái. Cứ mỗi một lần đi là lại một lần như thế. Cách như thế thì có đúng không hay là lệch ạ? Xin Thầy dạy cho ạ!
(21:11) Trưởng lão: Đúng con. Cái đó về vấn đề đi kinh hành là đúng con. Nó ở dưới chân không à, mà nó cảm nhận lên. Khi chân này bước thì nó rung động cái chân, nó cảm nhận lên, chứ nó không có như hơi thở ra, hơi thở vô, nó khác. Bởi vì là cái bước chân của mình đó, cho nên theo cái bước chân của mình mà cảm nhận cái sự rung động của nó thôi. Cho nên cái bước chân nó hai cái bước chân nó bước, chứ nó không phải là cái hơi thở ra, hơi thở vô.
Còn cái hơi thở ra, hơi thở vô nó khác con. Hít vô rồi nó khác, mà thở ra nó khác. Nó không có giống nhau. Cho nên nhiều khi mình hít vô đó, mình thấy cảm nhận từ dưới chân lên trên đầu, mà thở ra đó thì mình lại thấy từ trên đầu tới dưới chân. Nó nhiều khi nó đi ngược. Nhưng mà miễn là làm sao mình cảm nhận được là tốt nhất rồi. Còn cái đi thì như vậy.
Còn cái hình dáng thì con tác ý con tu như vậy là sai, không đúng con. Tất cả những cái này đều là do cái sự mà tu quá sức của các con. Thay vì Thầy bảo các con tu là trong năm phút về mà quán thân của mình thôi. Thí dụ như mình tu năm phút, rồi mình nghỉ. Mình nghỉ, rồi mình tu lại năm phút, để cho nó nhuần nhuyễn ở trong cái khoảng thời gian mình còn đủ sức.
Cho nên vì vậy mà con hơi tăng nhiều quá, cho nên con bị hôn trầm thùy miên đánh con gục tới, gục lui trong mấy ngày, rồi nó mới tỉnh lại. Sự thật ra con sử dụng quá cái sức tu tập. Con thấy là con quán trên thân của mình được rồi đó, con cứ tăng dần lên. Tăng dần lên, tu nhiều quá, cho nên nó làm hao cái năng lực của con ở trong người. Do đó nó bị hôn trầm, thùy miên nó tới tấp đánh con.
Còn cái này, cái thứ nhất nữa, cái pháp trên thân quán thân mình đang tu tập đó, thì khi mà mình hết cái giờ mình tu tập rồi, thì mình xả ra, thì mình dùng Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần để cho mình ngăn ác, diệt ác. Tức là có các ác pháp gì tác động trên khi mình xả ra mình nghỉ đó thì mình dùng nó mình ngăn, mình diệt thôi.
(23:01) Còn khi mà mình tập Tứ Niệm Xứ là mình tập quán cho nó chính xác, cho nó không niệm, Cho nó không có gì xen vô trong cái khoảng thời gian mình tu tập Tứ Niệm Xứ. Còn trong tu tập Tứ Niệm Xứ mà con tu nó có niệm đó thì coi như là nó tu Tứ Chánh Cần mất rồi, nó không phải là Tứ Niệm Xứ nữa.
Cho nên Tứ Niệm Xứ tự bản thân của nó đó khi mình quán thân trên thân thì nó nhiếp phục tất cả mọi ưu phiền, không còn hôn trầm, thùy miên. Cho nên mình tu tập ít để cho mình nhiếp phục được cái khoảng thời gian này. Chứ còn con tu tập nó nhiều quá, rồi nó hiện ra hôn trầm, thùy miên, lúc bấy giờ đó con không còn đủ sức ở trên cái quán của thân rồi. Mà quán thì nó cũng không đủ sức mà để hàng phục nữa rồi. Do đó mình tu tập cho đúng pháp, chứ còn nếu mà không thì mấy con tu quá, quá cái thời gian quá dài thì nó không được. Cho nên mình tu ít thôi.
Nghĩa là mình tu để cho nó nhuần nhuyễn để cho nó. Tuy rằng bây giờ mấy con có tu năm phút thôi, mà cái sức, cái sức tu để mà trong một thời gian năm tháng, ba tháng tu ở trên cái thời gian đó, thì năm phút, rồi các con xả nghỉ. Xả nghỉ mười phút, hai mươi phút cũng được, không có cần. Nhưng mà vào tu nó là phải nhiếp rất là kỹ, cảm nhận cho kỹ, quán thân cho kỹ. Rồi chỉ cần cái thời gian đó mà không có một cái niệm nào xen vô trong đó.
Cũng như mà Thầy dạy mấy con đầu tiên để cho mấy con biết sau này để quán thân đó, là nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở đó. Nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở một phút. Cái đó là cái căn bản để sau này chúng ta nhiếp trong năm phút hay là mười phút ở trên quán thân trên thân của chúng ta. Nghĩa là không bao giờ để cho một cái đối tượng, một cái sự việc mà xảy ra trên thân tâm của chúng ta được. Đó thì như vậy mới là tập, tập quán thân trên thân.
Ở đây mấy con tập quán thân, chứ không phải là mấy con kéo dài quá dài như vậy là không phải tập. Mình tập luyện cho nó vừa cái sức của mình. Còn mấy con tập mà nó hơn cái sức của mình rồi, để có những niệm này kia nó khởi vô, xẹt ra, khởi vô như vậy là không có phải. Bởi vì cái pháp tu Tứ Niệm Xứ đó, mà tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ- trên thân quán thân, là cái pháp đó tự nó, mình quán được cái thân của mình là nó nhiếp phục được tham ưu hết đó.
(25:05) Cho nên cái sức của mình nó sẽ nhiếp phục được trên cái khoảng trên thân quán thân, nó sẽ bao lâu? Mình căn cứ vào cái sự tu tập mình thấy, bây giờ năm phút thì không có mà mười phút thì có, hay là bảy phút thì có hay tám phút thì có, thì nhất định là tu năm phút. Tu cho bảo đảm, nghĩa là tu cái sức của mình quán cho kỹ lưỡng.
Khi mà chừng trong năm phút thôi mà nó đã định tỉnh được cái tâm của mấy con ở trên cái thân của mấy con thì lúc bấy giờ mấy con kéo dài ra. Không bao giờ có một niệm nào mà xen vô, bởi vì định tỉnh rồi. Nó bám như là cái cây nó mọc rễ nó chặt ở trong đất rồi, gió bão không có lật cái gốc được. Còn cái kia gió bão nó hất các con té nhào xuống liền, nó có niệm liền. Tức là cái định tỉnh mấy con chưa có, mấy con mới tỉnh giác thôi. Mà tỉnh giác mấy con còn hơ hỏng nữa. Nghĩa là mấy con tăng lên là mấy con hơ hỏng cái sức tỉnh giác của mấy con.
Chừng nào mà thật sự cái tâm mình nó định tỉnh thật sự, nó bám chặt ở trên đó thì nó quay vô. Nó không phải như chúng ta tu tập, mới đầu chúng ta tu tập, chúng ta cảm nhận vậy. Chứ sau khi mà nó định tỉnh, sau khi nó tỉnh thức được ở trên đó rồi, nó khác con. Nó khác, nó tỉnh một cách rất là vi tế lắm con. Cái gì mà trong thân chúng ta nó nhỏ nhiệm cách gì, nó cũng thấy được hết. Nó tỉnh được cái mức độ đó đó!
Chứ bây giờ mình tập để cho nó được định tỉnh, nó được tỉnh giác cái đã. Nó tỉnh giác được trong năm phút cái đã. Rồi nó tỉnh giác được năm phút rồi mình tập, lấy cái sự tỉnh giác đó đó, mình tập cho nó định tỉnh được cái đã. Nó định tỉnh được rồi, mấy con mới tăng.
Đã bảo tập tu Tứ Niệm Xứ mà, chứ đâu có phải mấy con ôm Tứ Niệm Xứ để mà chứng đạo? Các con hiểu sai. Cho nên bây giờ, đâu có phải lúc này các con ôm Tứ Niệm Xứ mà chứng đạo đâu.
Tập quán thân trên thân thôi! Tập quán kia chưa được mà còn ở đòi nhiếp phục tâm mình sao được? Tập quán cho được cái đã. Rồi nó quán được thì nó mới tỉnh giác, tỉnh thức ở trên cái thân của nó. Nó mới tỉnh thức trên thân nó, nó mới quay vô nó tỉnh thức được, rồi nó mới định tỉnh được trên thân của nó. Mà nó định tỉnh được một phút, bây giờ mới kéo dài mười hai tiếng đồng hồ mà định tỉnh đó thì nó mới thành tựu, nó mới "Nhu nhuyến, dễ sử dụng" chứ, các con hiểu không?
(27:09) Bây giờ nó định tỉnh được năm phút ở trên thân của nó thôi, là đã thấy cái đường đi của mình nó rõ ràng rồi, mình chiến thắng được rồi. Do nó định tỉnh được trên thân của mình mà kéo dài được thì cái vấn đề này nó dễ dàng. Còn nó chưa định tỉnh, nó tỉnh thức chưa được nữa mà kéo dài ra, trời đất ơi! Cái sức của mấy con nó chưa có đủ cái lực như vậy, mà bây giờ đi riết tới à? Làm quá mau vậy sao được? Không có được!
Cho nên Thầy bảo đây là tu tập Tứ Niệm Xứ, phải tập định tỉnh của nó mới được. Chừng nào mà năm phút mấy con định tỉnh được thì mấy con báo Thầy biết cái trạng thái đó rõ. Mấy con nói, Thầy lắng nghe, Thầy biết: “Đúng”. Mà các con nói, Thầy nói: “Chưa” thì thôi. “Nó mới có tỉnh giác thì thôi, tỉnh thức thì thôi khoan đã, tập nữa”, có vậy thôi à. Thầy chỉ có bổn phận ngồi đây, Thầy lắng nghe thôi, Thầy đã biết cái trạng thái đó rồi. Nhưng mà nói ra, Thầy diễn tả ra thì không có cái từ mà Thầy nói.
Nhưng mà mấy con tu tới đó, ờ nói, Thầy nói: "Đúng rồi", bây giờ đó mấy con mới kéo dài ra dùm Thầy. Còn Thầy nói: "Chưa có được, bây giờ tập nữa" thì cứ tập gì nữa đi, thì Thầy bảo đảm cho mấy con. Mặc dù mấy con chịu khó năm tháng, ba tháng, hai tháng, bảy tháng, mấy con tập mà nó định tỉnh được. Ở trong bảy tháng định tỉnh được thì trong vòng một đêm mấy con làm xong công chuyện. Thì đức Phật đã nói bảy tháng chứng đạo mà, chứ đâu phải là nói hơn đâu?
Nhưng mà bây giờ mấy con sáu tháng, mấy con định tỉnh được, Thầy nói "Đây được rồi, đi vô đi". Thì một đêm là Nhất Dạ Hiền rồi, được rồi. Nó định tỉnh rồi thì Dạ Hiền được rồi. Còn nó chưa định tỉnh thì mấy con đang tu tập nó, thì làm sao mà Nhất Dạ Hiền được. Mà mấy con muốn Nhất Dạ Hiền mau quá. Mới có tu tập định tỉnh ở trên thân, mới có quán, quán được cái thân của mình biết nó rung động chút chút thôi, chứ chưa định tỉnh đâu, nó chưa có tỉnh giác đâu. Mà nhảy muốn là kéo dài nữa thì thôi rồi, hổng chân rồi, hổng chân mất. Cho nên vì vậy mà tập, tập cho kỹ giùm Thầy đi.
(29:07) Rồi, ở đây Thầy nói cái người nào, thí dụ như Chơn Thành, hoặc người nào trình bày Thầy, Thầy nói: “Được rồi! Bây giờ được rồi, cứ tới”. Còn Thầy nói "Chưa được! Phải lui trở lại” thì nghe lời Thầy lui lại. Vừa rồi Chơn Thành trình bày cho Thầy mười lăm phút. Trong mỗi oai nghi mười lăm phút mà trình bày cho Thầy, Thầy nói: "Bảo lui lại mười phút". Nó nghe lời Thầy lui lại mười phút, Thầy đảm chất lượng, có vậy thôi.
Không! Thầy theo dõi từng chút mấy con mà, chứ đâu phải là không. Chỉ có mấy con tu, mấy con hay quá, mấy con không thèm hỏi Thầy thì mấy con là sư rồi, thôi. Để cho mấy con hết làm sư luôn (cười). Để rồi đó, nó như Thanh Trí vậy đó, chứ có gì? Nó ngồi ngoài, nó nhìn vô. Cho nên ở đây phải nói rằng mấy con chịu khó, Thầy cũng chịu khó với mấy con, thật sự. Còn không thì mấy con viết giấy mấy con hỏi Thầy. Rồi Thầy thấy cần thiết, Thầy kêu lên để mà gặp Thầy, trực tiếp để mà gặp Thầy thì chừng đó Thầy kiểm điểm lại cái sự tu tập của mấy con cho nó thực tế, nó cụ thể giúp mấy con.
Chứ đừng có nghĩ rằng tui giỏi rồi. Không có giỏi đâu! Thầy nói tới Tứ Niệm Xứ này, thì Thầy nói rằng: “Thầy báo trước cho mấy con là rớt lợt đợt”. Thầy cho lên ở trên cái lớp này, Thầy biết rằng mấy con sẽ rớt, không có đậu đâu. Mà nếu mà không tu nữa thì mấy con chẳng biết đường đâu hết. Nghĩa là mấy con không tu, mấy con lại nói Thầy. Thầy biết nó không có tu đâu, nó lo nó ngủ không đó. Nó nói cái kiểu này là nói dóc đó (cười), chứ đừng có nói chuyện. Trên thân mấy con quán như thế nào, mấy con nói ra, Thầy biết liền, mấy con nhận nó bằng cái nào?
Cho nên mấy con nói sai là Thầy biết liền, chứ không phải là nói. Bởi vì mấy con phải nhận qua cái sự rung động của cái thân của mấy con mới đúng. Còn những cái mấy con tưởng, mấy con nói tầm bậy tầm bạ, mấy con nói ra thì người ta biết rồi, mấy con bị tưởng hết rồi. Bởi vì cái tu tập này là cái thực, cho nên không thể dối được. Mấy con bị tưởng, mấy con nói ra cũng tưởng thôi. Còn mấy con bị cái gì, ra thì cái đó là mấy con. Còn nó nói cái sai của mấy con. Còn nó không có đó, mấy con nghe ai nói đó, mấy con bắt chước nói, Thầy cũng biết liền nữa, chứ đừng nói. Không có cách nào mấy con giấu được hết.
(31:07) Thì cho nên vì vậy, khi tu tập mà trên pháp Tứ Niệm Xứ là phải tu tập. Bởi vì từng trải sau một cái thời gian mà hướng dẫn. Thật sự trước kia Thầy dạy chung chung thật, Thầy không có đi vào những cái chi tiết kỹ lưỡng như thế này đâu. Bởi vì nó không phải là cái lớp học mà nó là cái lớp tu, cho nên dạy chung chung. Thầy nghĩ rằng ai cũng như mình. Nghĩa là nhiếp tâm, rồi không vọng tưởng, rồi sẽ đi tới cái chỗ mà xả tâm của mình. Nhưng mà không ngờ người ta đi tới cái chỗ mà người ta tạo thành cái tưởng của người ta. Người ta ức chế tâm người ta quá nhiều. Cho nên ở đây là cái pháp Tứ Niệm Xứ, không khéo là mấy con bị ức chế, chứ không có gì. Cho nên cẩn thận, kỹ lưỡng từng chút, từng giây thì mấy con sẽ thoát ra.
(Thư vấn đạo của Tu sinh - Trưởng lão đọc): Khi tu tập Tứ Niệm Xứ tác ý câu: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân tôi biết tôi thở ra". Con thấy sự rung động từ đầu đến chân. Lúc đầu con cảm thấy sự rung động thô đến khoảng nửa tiếng đồng hồ sự rung động nó vi tế nhỏ lần. Kính bạch Thầy như vậy có đúng không?
Trưởng lão: Cái vấn đề mà con tu tập như vậy đó, con lượng với cái sức của mình con, cái thời gian mình tu. Đầu tiên mình thấy cái thô, mình rung động cái thô. Sau lần đó mình kéo dài, mình tế. Nhưng mà con xét trong cái khoảng thời gian tu, có niệm gì xen vô không? Nó không niệm thì được, mà có niệm thì con lui lại con. Nghĩa là cái Tứ Niệm Xứ nó phải nhiếp phục cái tham ưu của nó, nó không còn cái niệm gì mà xen vô.
Mình tu ở đây mục đích là "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu". Bởi vì cái câu nó liên tục với nhau, tuy rằng nó hai pháp nhưng mà cái này nó nối với cái kia. Mà ví dụ như bây giờ con cảm nhận nó, con nói chung chung con cảm nhận nó, con thấy được cái toàn thân con. Con hít vô, con thấy sự rung động của toàn thân con nó thô, lần lượt thì nó vi tế, nó nhỏ nhiệm hơn, phải không? Trong cái khoảng thời gian này nó có còn bị niệm nào xen vô trong tâm con không?
(Dạ còn - niệm giọng Tu sinh).
(33:03) Còn niệm thì con phải lui lại, lui lại chứ không được. Bởi vì nó phải nhiếp phục được niệm. Mà nó không nhiếp phục được niệm thì nó không phải là Tứ Niệm Xứ, nó là Tứ Chánh Cần. Nó còn lòi cái niệm nó ra đó, nó là Tứ Chánh Cần. Còn nó nhiếp phục nó không có niệm, nó không có một trạng thái hôn trầm, thùy miên xen vô trong này thì nó mới là Tứ Niệm Xứ. Bởi vì nó…
(Có niệm xen vô nhưng không có hôn trầm thùy miên - giọng Tu sinh).
Hôn trầm, thùy miên không có, nhưng mà chỉ có niệm thôi, niệm xẹt vô. Cho nên con lui lại để cho hoàn toàn nó không có. Rồi từ cái chỗ mà thô đó, con cảm nhận cái rung động thô đó, cho đến cái vi tế mà hoàn toàn nó không có thì con lấy cái mốc thời gian đó mà con tu tập. Con tu tập cho nó chững chạc, giờ nào con cũng chủ động ở trên cái pháp trên thân quán thân đó. Thì sau cái thời gian đó nó mới có sự tỉnh thức hoàn toàn, nó mới nhiếp phục được hết. À bắt đầu rồi nó định tỉnh. Mà khi định tỉnh rồi thì mới tăng. Chứ chưa định tỉnh thì chưa tăng, thì nó mới bảo đảm cho cái pháp Tứ Niệm Xứ nó mới đạt được kết quả.
(34:04) Tu sinh: Thưa Thầy, con tu khi mà nó thanh thản rồi chừng năm, mười phút, mười lăm, khi mà nó có niệm khởi thì con dùng cái câu: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô" đó. Thì con dùng cái câu đó thì nó mất niệm khởi. Mà quay qua một lát thì nó có niệm khởi mà bây giờ dùng câu đó lại được không?
Trưởng lão: À! Không được! Bởi vì đó là ức chế tâm. Con dùng như vậy là dùng cái câu đó để mà ức chế, chứ không phải con cảm giác trở lại. Nhưng mà điều kiện đó là con tu Tứ Chánh Cần, bởi vì nó còn niệm. Con nhớ là còn niệm là tu Tứ Chánh Cần. Còn Tứ Niệm Xứ là "Nhiếp phục tham ưu", không còn niệm.
Tu sinh: Bởi vì con thấy một lát nó có niệm thì con dùng cái câu đó thì thấy nó mất niệm.
Trưởng lão: Thì nó mất niệm, nhưng mà điều kiện đó là Tứ Chánh Cần rồi, ngăn bằng cái pháp tác ý: "Cảm giác toàn thân…". Con lấy cái câu đó, con ngăn, con diệt cái niệm đi. Còn chút nó có niệm lại nữa thì như vậy con đang ở trên pháp Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện.
Còn Tứ Niệm Xứ nó không phải vậy. Các con nhớ kỹ. Thầy nói đây kỹ mà, cái câu pháp của Tứ Niệm Xứ "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu", không có một cái niệm nào mà xen được vào trong đó thì nó mới gọi là Tứ Niệm Xứ. Đó con thấy không? Không có niệm. Mà có niệm thì không phải Tứ Niệm Xứ, nó lọt cái pháp khác rồi.
Các con lưu ý trên vấn đề này. Bởi vì hôm nay Thầy dạy cho mấy con thấy rằng Tứ Niệm Xứ là nó phải vậy. Cho nên không khéo là chúng ta bị ức chế, ức chế không niệm. Tức là tập trung cao thì chúng ta sẽ ra. Mà không khéo thì chúng ta bị tưởng, thì nó trật, nó cũng trật hết. Cho nên vì vậy mà trên pháp Tứ Niệm Xứ này “trên thân quán thân”, cái mục đích tập quán. Quán như thế nào để cho nó tỉnh thức được cái thân của nó, tức là tâm không phóng dật. Nó không phóng dật thì nó phải ở trên thân nó, nó quán rồi. Mà nó quán như thế nào mà nó còn niệm thì tức là ở trên Tứ Chánh Cần, nó không phải là Tứ Niệm Xứ được. Mà không niệm nó mới ở trên Tứ Niệm Xứ.
(35:56) Bởi vì cái quán đó nó nhiếp phục tham ưu, thì nó đòi hỏi phải tỉnh thức. Mà sức tỉnh thức này không phải là sự cố gắng tập trung, nó rất bình thường, cho nên nó không bị ức chế. Do như vậy đó thì chúng ta phải biết được cái sức tỉnh thức của chúng ta khoảng, quán ở trên thân của nó trong năm phút hay là mười phút. Rồi chúng ta tu ở trong năm phút, mười phút đó để cho cái sức tỉnh thức nó trọn vẹn. Mà khi cái sức tỉnh thức nó trọn vẹn được rồi thì nó sẽ định tỉnh. Chỉ trong vòng năm phút đó thôi, không cần nhiều.
Mà mấy con chỉ cần nhiều tới ba mươi phút thì trời ơi! Hỏng chân mấy con rồi. Mấy con có nhiếp tâm, từ lâu tới giờ mấy con có nhiếp tâm được như Thầy chưa? Ba mươi phút không vọng tưởng chưa? Nếu ba mươi phút không vọng tưởng thì mấy con tu như vậy được. Mà còn vọng tưởng mà mấy con tu như vậy đó, thì cái sức mới tập tu của mấy con đó, thứ nhất là mấy con ức chế, nó mới không vọng. Thứ hai mà mấy con ở trên cái sức tỉnh của mấy con làm sao mấy con được trên ba mươi phút mà không vọng?
Bây giờ mấy con chỉ là cái người đang quán ở trên thân, chứ chưa có phải là tỉnh thức ở trên đó được. Nó mới có tập tỉnh thôi, chứ chưa có tỉnh thức đâu, cho nên nó phải còn niệm. Mà mới có tập tỉnh thức, mà mấy con kéo dài cái thời gian, làm sao cái sự tỉnh thức đó nó không bị mất? Thì nó mất thì phải có niệm vô chứ sao? Các con thấy hiểu? Mấy con tu cái chỗ mà nó Tứ Niệm Xứ là mấy con đã tu sai ngay từ lúc đầu rồi.
Rồi bắt đầu bây giờ mấy con cứ tu Tứ Niệm Xứ mà cái hình dạng của nó là Tứ Chánh Cần. Cũng như trên thân quán thân, nhưng mà điều kiện có niệm thì tôi xả, tôi dùng pháp này kia tôi đẩy lui thì Tứ Chánh Cần chứ gì? Ngăn ác, diệt ác ở trên Tứ Niệm Xứ chứ gì?
Còn Tứ Niệm Xứ mà trên Tứ Niệm Xứ thì nó khác. "Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu", các con nghe câu nói rất rõ mà. Quán cái thân là nó nhiếp phục không còn những cái niệm gì trên đó, xảy ra trên thân nó mới gọi là tu Tứ Niệm Xứ. Vậy thì chúng ta tu như thế nào để tâm chúng ta tỉnh thức được nè? Để tâm chúng ta định tỉnh được nè? Đó! Cách thức mà chúng ta đang tu tập là tập quán thân để cho nó được tỉnh thức, để được định tỉnh, hai cái điều quan trọng.
Tu sinh: Thưa Thầy vậy thì con dùng cái hơi thở mà để quán thân thì được không Thầy?
(38:07) Trưởng lão: À, con dùng cái hơi thở thì quán thân, thì cảm giác thân thì được, chứ đâu có gì đâu. Bởi vì đó là con tu vậy Tứ Niệm Xứ ở trên Tứ Chánh Cần. Nó có niệm, nó xen ra, xen vô mà. Còn bây giờ con tu Tứ Niệm Xứ mà trên Tứ Niệm Xứ thì con dùng: "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn thân…" thì con thấy cái sự rung động của thân con mà con biết cái hơi thở. Thở hít vô con thấy rung động, thở ra con thấy rung động thì đó là con tu Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà con mới tập tu Tứ Niệm Xứ để được tâm tỉnh thức trên Tứ Niệm Xứ.
Tu sinh: Con tính là con dùng cái hơi thở cũng như có niệm hay có này kia thì con dùng hơi thở là điều khiển vô ra, vô ra cho nó mất cái niệm đi…
Trưởng lão: À, mất niệm đó thì con ở trên Tứ Chánh Cần rồi, nó lại khác. Bởi vì có niệm, rồi con mới dùng nó để cho nó- cái niệm đó- đừng có, để con cứ giữ cái trạng thái đó thì coi như là không phải. Cái tu đó là Tứ Chánh Cần rồi. Tức là có niệm mà ngăn diệt nó bằng cái phương pháp đó, bằng cái đề mục đó mà thôi.
Thay vì con tu tâm Xả thì con phải dùng cái tư duy con xả, con mới quán cái niệm đó. Con phải tư duy: " Đây là kiết sử này, đi đi, tao không chấp nhận mày đâu". Hay hoặc là: "Đây là cái tham dục này, mày đi đi" hoặc là: "Đây là sắc dục này, đi". Nó khởi cái niệm đó, nó phải mang theo cái tính chất tham, sân, si của nó chứ gì? Do đó thì con tu tập mà con cũng ở trên Tứ Niệm Xứ, tức là con cũng quán cái thân con, con cũng thấy cái sự rung động từng hơi thở. Nhưng mà con tu đó là trên Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện, còn ác pháp tác động.
Còn Tứ Niệm Xứ thì nó tự nhiếp phục được tất cả các cái niệm đó, nó cao hơn mà. Tứ Chánh Cần nó là cái phương pháp đầu tiên, mà Tứ Niệm Xứ là cái pháp cuối cùng để mà chứng đạo. Thế cho nên mấy con đừng có lầm, đừng có lầm cái này không được. Lầm cái này là mấy con tu Tứ Niệm Xứ mà lại là tu Tứ Chánh Cần không à. Mà tu Tứ Chánh Cần thì mấy con lại có nương cái chỗ mà cái đối tượng của cảm giác toàn thân của mấy con, thì đó là Tứ Chánh Cần mấy con nương vào Tứ Niệm Xứ.
Còn cái người tu tâm Xả, họ không có nương cái chỗ đó đâu. Họ không có nương vào cái chỗ mà cảm giác toàn thân đó đâu, có gì cái xả, ngồi chơi. Họ tu tâm Xả, họ không có ôm pháp gì hết, bởi vì Xả tâm vô lượng mà. Có cái họ xả, họ xả xong rồi thanh thản thì tâm họ nó trở lại, nó biết cái hơi thở và nó biết thân nó. Nó cũng vô Tứ Niệm Xứ chứ không gì, nhưng mà nó lại khác mấy con. Mỗi cái nó phải quan sát được cái pháp tu chúng ta khác. Chứ không phải cái này nó giống cái kia, cái kia nó giống cái nọ, không giống đâu!
(40:32) Chúng ta không giữ cái Tứ Niệm Xứ của chúng ta đâu, không quan sát nó đâu. Nhưng mà nó yên tĩnh để tự nó. Rồi một lúc nó có cái gì đó thì chúng ta sử dụng cái pháp của chúng ta ngăn và diệt nó, xả nó ra thì đó là người tu tâm Xả. Nhưng mà xả xong rồi thì nó quay trở lại nó quán ở trên thân nó đó. Cho nên chúng ta vẫn thấy không tu Tứ Niệm Xứ mà tự nhiên nó lại quán ở trên thân nó. Nó không chạy đâu khỏi, nó tự nhiên lắm, đó là tu tâm Xả.
Còn như con là Tứ Chánh Cần ở trên Tứ Niệm Xứ, tức là dùng cái phương pháp hơi thở để nó quán cái thân của nó. Rồi bây giờ nó có niệm thì con dùng cái câu tác ý đó để mà dừng nó thôi, tức là con bị ức chế. Tức là ngăn diệt nó bằng cái pháp của Định Niệm Hơi Thở, ngăn diệt nó, không có cho nó khởi niệm. Cho nên cái tu của con phải sửa lại, sửa lại một chút. Không khéo thì nó lại ở Tứ Chánh Cần không đó, nó ngăn, nó diệt.
Tu sinh: Bạch Thầy cho con biết khi nó có khởi niệm thì con phải tu lại làm sao Thầy?
Trưởng lão: À bây giờ nó có khởi niệm đó thì con dùng để mà nó, một là con trở về tâm Xả. Hai là con trở về Tứ Chánh Cần, là con sử dụng bốn cái pháp tu. Trong khi Tứ Chánh Cần là bốn pháp tu: ngăn và diệt. Bây giờ nó không có pháp thì con phải tu cái pháp nào? Tu Định Niệm Hơi Thở tu đề mục thứ mấy? Hay hoặc là tu Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành, hoặc là Thân Hành Niệm? Nó tu những cái pháp mà Thầy đã dạy. Đó là tu trên Tứ Chánh Cần.
Còn nếu mà con ngồi, con tu hay hoặc là con hít thở mà nó có niệm, thì con dùng những cái phương pháp tác ý con diệt. Hoặc là dùng những cái pháp mà đẩy lui những cảm thọ, con diệt con. Đó là tu Tứ Chánh Cần không à. Như bây giờ con trình bày đó, là Thầy biết con tu Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Do đó con không có ngồi chơi được. Bây giờ hết cái giờ này rồi, thì ôm pháp kia giờ kia tôi tu. Cũng như bây giờ con ngồi con quán cái thân con. Con hết cái giờ của nó rồi thì bắt đầu con phải đi kinh hành, con quán cái bước chân con đi, chứ không còn ngồi mà quán cái thân nữa. (42:42)
HẾT BĂNG