63-NĂM ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬP THẤT TU TẬP

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 63-NĂM ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬP THẤT TU TẬP

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 63

NĂM ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬP THẤT TU TẬP

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 25/09/2008

Thời lượng: [1:05:57]

Người nghe: Tu sinh

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

Số lượng: 65 pháp âm

Thầy về chấn chỉnh Tăng đoàn bước qua giai đoạn mới. Ngày 25/9/2009, tại Giảng đường nam Tu viện Chơn Như.

Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/lop-ngu-gioi-nang-cao-63-nam-dieu-kien-de-nhap-that-tu-tap.mp3

1- CHẤN CHỈNH TĂNG ĐOÀN

Trưởng lão: Hôm nay Thầy về để mà chấn chỉnh lại cái Tăng đoàn, để chuẩn bị cho mấy con bước qua cái giai đoạn tu tập Thiền Định. Sau thời gian học tập Giới luật Đức hạnh, thì phải bước qua một cái giai đoạn khác. Không thể ở trong cái giai đoạn cứ dậm chân tại chỗ, thì không thể tiến tới được. Nhưng mà trước khi muốn bước qua một cái giai đoạn khác thì phải được kiểm tra kỹ lưỡng, chứ không phải tu chung chung.

Nhưng mà cái mong ước của Thầy là cả cái Tăng đoàn của chúng ta đều được bước qua một cái giai đoạn hết, không có người nào ở lại. Đó là cái ước mong của Thầy, để đào tạo một cái người thật tu, thật chứng. Để tiếng nói của chúng ta nói lên được Phật giáo làm được, tu tập như vậy chứ không thể nói suông được, không thể làm suông được. Mặc dù Thầy có viết nhưng, rất nhiều kinh sách nói về vấn đề tu tập, nhưng không ai mà tu chứng thì cái lời nói suông nó không có nghĩa lý gì.

Cho nên buộc lòng phải chấn chỉnh lại cái Tăng đoàn, cái giáo đoàn của Tu viện Chơn Như. Tăng đoàn, từng Tăng đoàn là một cái, một ở trong cái giáo đoàn của Tu viện Chơn Như. Vì trong Tu viện Chơn Như nó có bốn cái đoàn, Tăng đoàn, Ni đoàn, Nam cư sĩ đoàn và Nữ cư sĩ đoàn.

Người tu sĩ tu chứng thì người cư sĩ tu cũng chứng, nhưng giới luật phải đòi hỏi đầy đủ nghiêm túc. Như mấy con đã thấy Thầy gửi cái cuốn mà Thời Khóa Tu Tập Trong Thời Đức Phật. Lúc bấy giờ, đức Phật đã viết cái thời khóa đó, để cho chúng Tỳ kheo tu tập, thì không phải hoàn toàn đi ra ngoài cái pháp hành pháp. Cho nên cũng phải dựa vào thời khóa đó để hướng dẫn cho các con bước vào cái giai đoạn, mà thực hiện như các vị Tỳ kheo trong thời.

(2:20) Nhiều khi các con tự nghĩ, tự kiến giải ra điều này thế kia rồi mình tu, mình làm lệch, làm sai lạc Phật giáo, làm lệch Phật giáo hết. Cho nên tất cả chúng ta là tu sĩ của Phật giáo, hôm nay mà học Phật giáo thì phải hiểu biết Phật giáo phải rõ ràng cụ thể. Vì rất là rõ ràng, Thầy nói rằng không có một người nào mà tu theo Phật giáo không chứng. Bởi vì cái chứng của Phật giáo nó cụ thể nó rõ ràng, nó không sai.

Nghĩa là bây giờ Thầy nói như thế này để biết. Đạo Phật là cái chân lý của loài người. Thì dù có cái người mà muốn theo đạo Phật hay không theo đạo Phật cũng phải nằm trong chân lý đó. Chứ không phải là cái người không theo đạo Phật mà ngoài cái chân lý đó đâu. Cái chân lý đó rất rõ ràng! Thì đức Phật đưa ra cái bài pháp đầu tiên dạy cho năm anh em Kiều Trần Như, tức là Tứ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Khổ: bây giờ có theo Phật giáo hay không theo Phật giáo khổ, người nào cũng khổ. Chứ không phải nói tôi theo Phật giáo là tôi mới khổ, mà tôi không theo Phật giáo nữa. Bây giờ không theo Phật giáo thì cũng hoàn toàn cũng khổ, mà có theo Phật giáo đi nữa cũng hoàn toàn khổ. Vì cái khổ đó chúng ta mới đi đến cái đạo đế để chúng ta hết khổ. Mà nói đến cái nguyên nhân sanh ra khổ thì con người ai lại cũng có ham. Có người nào mà nói là tôi không ham?! Đó là cái chân lý thật sự của con người mà.

Cho nên dù chúng ta có theo đạo Phật thì chúng ta cũng đi ở trong, cũng ở trong Bốn Chân Lý đó. Mà không theo đạo Phật thì chúng ta cũng ở trong Bốn Chân Lý đó, làm sao? Bây giờ Thiên Chúa cũng ở trong Bốn Chân Lý đó. Có ông Thiên Chúa, có một cái ông cha hoặc là một cái giáo dân nào, mà nói rằng tôi không khổ hoặc là nói tôi không ham muốn. Hoặc là mấy người nói rằng có cõi Thiên Đàng, Cực Lạc ở đâu đó. Mà hoàn toàn tôi chỉ thẳng rằng ở trong tâm mấy người có Diệt Đế.

Diệt Đế là cái gì? Là cái trạng thái bất động tâm, Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự. Không phải đó là diệt đế sao? Dù là một giây chúng ta cũng nhận ra được cái trạng thái đó, nó thực tế mà. Người có tu chúng ta cũng có, cũng có cái chân lý đó, cũng có cái Niết Bàn đó, mà không tu cũng có. Chứ đâu phải là người theo đạo Phật mới có, người không theo đạo Phật là không có. Người nào cũng có hết, là con người là phải có. Cho nên đạo Phật là đạo của con người, chứ không phải đạo Phật!

Tại vì chúng ta muốn chia rẽ, chúng ta muốn thành co cụm, thành đảng, thành phái, thành nhóm, thành tôn giáo, cho nên mới gọi là đạo Phật. Chứ sự thật đạo Phật đưa ra Bốn Cái Chân Lý đó là của con người. Thì con người, thì người nào cũng có y như vậy.

(5:02) Cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta không theo đạo Phật, là chúng ta hoàn toàn ngoài đạo Phật, không phải. Chúng ta cũng ở nằm trong đạo Phật, vì đạo Phật là đạo con người. Chúng ta là con người chứ không phải là con thú vật. Chứ không phải là Thiên thần, Quỷ vật ở đâu. Cho nên chúng ta là con người là chúng ta phải nằm trong cái khung của đạo Phật.

Cũng như nói bây giờ, chúng ta ở trong cái vũ trụ này, thì không có một cái người nào mà ra ngoài vũ trụ. Dù chúng ta ở tôn giáo nào, ở cái xứ nào, ở đất nước nào thì cũng nằm trong cái vũ trụ này. Đạo Phật nó rộng lớn, nó phủ trùm như cái vũ trụ. Cho nên nói chúng ta không có phải đạo Phật, chúng ta là Thiên Chúa, chúng ta là Cao Đài, chúng ta là Hòa Hảo thì chúng ta chỉ mình phân chia cái tư tưởng của mình ra cái hệ phái này, hệ phái kia.

Chứ sự thật ra, chân lý của đạo Phật là con người là đều nằm ở trong cái chân lý đó. Mà đã nói là cái chân lý giải thoát của đạo Phật là Tâm Vô Lậu. Mà Tâm Vô Lậu là ai cũng có, vậy thì cái vô lậu là cái gì? Là cái Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự.

Ngồi đây một giây chúng ta vẫn thấy được cái tâm chúng ta, thì vẫn có vô lậu rồi, vẫn chứng trong được một giây rồi. Có gì mà phải không chứng? Nó đâu có phải xa xôi cái gì chúng ta vói không tới đâu, bây giờ chúng ta phải đi tìm nó để cho có? Nó ngay ở trong tâm của chúng ta, ở cái trạng thái sống của con người hàng ngày, đó là chúng ta chứng trong một giây.

Bây giờ ở đây, ai cũng chứng đạo, chứng quả A-La-Hán trong một giây hết. Nhưng mà ngoài một giây quý vị có còn kéo dài được không? Cho nên có người nói quả A-la-hán còn tham. Thật sự ra một người chứng tâm vô lậu rồi, ở trong cái trạng thái đó, mấy người thấy chỗ tham chỗ nào? Bây giờ trong một giây bất động, tâm thanh thản, an lạc, vô sự, tìm cái tham ở chỗ đó một giây cho Thầy thấy coi ở đâu?

Nhưng ngoài một giây mà bất động đó đó, thì quý vị trở về với cái trạng thái tham, sân, si của quý vị, thì quý vị mới có tham chứ. Mà A-La-Hán là cái nghĩa lý gì, quý vị biết không? Là vô lậu. Chứ đâu phải A-La-Hán là cái bậc gì ở trên trời ở dưới đất đâu? Hay hoặc là Quỷ vật ở chỗ nào đâu, xa xôi chúng ta đâu?

Chữ A-La-Hán có nghĩa là Vô Lậu. Mà Vô Lậu là tâm không phiền não, giận hờn, không có bị chướng ngại pháp làm cho tâm chúng ta phiền não, khổ sở. Quý vị thấy rất rõ? Cho nên quả A-La-Hán rất dễ dàng!

Nhưng quý vị ham đời, thích đời, vui đời, muốn tham, sân, si cho nên không chịu lìa ra. Vì vậy mà tu đến bây giờ mà chưa hết tham, sân, si. Ngồi thì gục tới gục lui không phải ham ngủ sao? Đời có cái gì đâu mà còn ham dữ vậy? Ham ăn cho đến mức độ mà đi khất thực rồi, còn về lại hái thêm cái này kia ăn. Quý vị thấy cái tâm tham của quý vị chưa? Người ta ở trong thất người ta không có, lấy gì người ta ăn? Mà thân hòa đồng trụ, sống phải ăn uống giống như nhau.

Khi đi khất thực rồi thì phải y nhau. Tại sao chúng ta còn tham ăn đến cái mức độ mà phải đi hái trái ớt, phải hái thêm một cái cọng rau càng cua để ăn thêm? Chúng ta có thấy mình sống hòa hợp không? Bình đẳng không? Quý vị có hái, quý vị có chia với nhau ăn không?

Rồi còn có người lại nhận thêm của cúng dường. Khi mình đến cái chỗ mình khất thực rồi, là mình đã tính mình ăn một bữa ăn nó bao nhiêu, mình sớt bát bao nhiêu cơm, bao nhiêu thực phẩm rồi. Thế mà người ta còn cúng dường thêm, nhận thêm ăn. Quý vị thấy cái tâm tham của quý vị chưa?

Tu hành mà mang cái tâm tham, tham ăn như vậy thì quý vị tu làm gì? Đi về đời đi mà ăn, vô đây mà bỏ hết rồi, cuộc đời bỏ hết rồi, không còn gì nữa hết! Tham ăn với tham ngủ, Thầy thấy cuộc đời mà tham ăn, tham ngủ thì tu hành cái gì? Đó là những cái mà Thầy đã thấy. Đâu phải Thầy ở ngoài đó mà Thầy không biết mấy con.

(08:50) Cho nên hôm nay về đây, Thầy chấn chỉnh lại cái Tăng đoàn của chúng ta. Dù còn một người Thầy vẫn tiếp nhận người đó để tu chứng đạo. Còn không thì thôi, mấy con nên về đời. Mặc dù cái Tu viện cất rất nhiều nhà cửa, để tiếp nhận mấy con tu cho được giải thoát. Đó là cái lòng thương yêu muốn cho mấy con có chỗ ăn, chỗ ở được hoàn toàn, mà không phải gì của riêng của mấy con, để làm gì?

Để đương nhiên mấy con là một tu sĩ ly gia cắt ái, không còn có một gì cả ngoài ra ba y một bát. Cho nên mấy con thấy, người nào mà thừa một vật gì là phạm giới. Chỉ vừa đủ cho một đời sống như một người tu, một người lính đi trận thì chỉ đồ đạc trên ba lô thôi.

Nghĩa là chúng ta bữa nay ở đây, ngày mai đi chỗ khác thì chỉ có cái túi bát của chúng ta, bộ y áo của chúng ta là đủ rồi. Không còn mang theo một cái vật gì cả. Đời sống chúng ta quyết tu là bỏ hết cuộc đời rồi. Ly gia cắt ái, thiểu dục tri túc, những danh từ đó đã nhắc đi nhắc lại biết bao nhiêu lần. Chúng ta tích lũy cái này, cái nọ, cái kia, máy móc đồ làm gì đây? Nó có giải thoát được cho chúng ta đâu?!

Lời nói của Thầy mấy con có ghi lại để đưa đi vào lịch sử bằng cách này cách khác, không bằng giá trị mấy con tu chứng. Chỉ một người tu chứng thôi, không cần thu băng, không cần làm cái gì tất cả hết. Không cần quay phim, quay ảnh gì, tất cả dẹp sạch xuống. Đây là quảng cáo, nói láo, không thật, vọng ngữ. Còn mình tu chứng là không nói láo.

(10:25) Đây hôm nay mấy con thấy, trong cái bộ sách Thời Khóa Tu Tập Trong Thời Đức Phật, tiếng Pali, nghĩa là trong tạng kinh Nikaya mà Thầy đã rút ra rất lâu rồi. Hôm nay Thầy nhuận lại cho được nghĩa lý đầy đủ, để mấy con nương theo vào đó mà tu.

Có người đọc hỏi Thầy ở trong này đức Phật dạy là mình nằm nghỉ chứ không được ngủ, vậy thì tụi con làm sao đây? Ai không cho mấy con ngủ? Nhưng mấy con tu được như các vị Tỳ kheo trong thời đức Phật, thì cần gì phải ngủ. Nằm nghỉ là ngủ rồi chứ. Còn mấy con ngủ là mê. Bởi vì có biết gì đâu, ngủ đâu có biết gì.

Còn người ta nằm nghỉ mà người ta còn bảo phải thức dậy, mấy con đọc lại cái thời khóa. Thời khóa này thì mấy con biết đức Phật dặn: khi mà nằm nghỉ trong canh giữa. Chứ ban ngày các con có nghe nói, ông Phật có dạy biểu nằm nghỉ không? Chỉ có canh giữa, tức là nửa đêm. Mà nằm nghỉ thì phải tác ý, phải nghỉ là phải thức, phải dậy không được nằm hoài, không được nằm lỳ.

Các con thấy đạo Phật đâu có ngủ đâu? Đâu phải còn ham ăn, ham ngủ như chúng ta đâu? Còn bây giờ chúng ta còn ham ăn, ham ngủ thì còn xa quá. Đạo Phật không phải tịnh cốc đâu mấy con, chúng ta nghỉ tức là chúng ta ngủ. Tâm không nghĩ, không suy tư, không nghĩ ngợi một điều gì là nó đã nghỉ. Mà thân ngồi không nhúc nhích, không động đậy là nghỉ.

Chữ nghỉ với chữ ngủ nó có khác nhau, ngủ là mê, là không biết. Còn chữ nghỉ ngơi là nằm yên lặng cho không hoạt động, nó nghỉ ngơi. Một người nông dân họ cuốc đất, họ làm ruộng, họ trồng rẫy. Một hơi họ vào trong bóng cây họ ngồi, họ nghỉ, họ không cuốc nữa, đó là nghỉ.

Còn chúng ta làm việc hàng ngày để nhìn xem cái tâm chúng ta, để đẩy lui các chướng ngại pháp trong thân tâm chúng. Để bảo vệ và giữ gìn cái chân lý Tâm Bất Động - Thanh Thản - An Lạc - Vô Sự, tức là tâm vô lậu. Để từ một phút một giây kéo dài ra một ngày, một tháng để sống với cái chân lý đó, để làm cho chúng ta hoàn toàn giải thoát.

(12:35) Cái sự tu tập này không lâu, nhưng chúng ta hôm nay tu quá lâu. Thầy nói một người siêng năng mà tha thiết mà nỗ lực mà tu đúng cách, người ta thấy trước mắt người ta, cái vô thường sống chết nó thình lình lắm. Nó không còn vui sướng gì để mà ngồi đó mà ăn, để ngồi đó mà ham ngủ. Bữa nay mạnh, ngày mai đau là vô thường. Bữa nay mạnh, ngày mai chết là vô thường, chắc gì mà chúng ta còn sống mãi.

Vô thường nó đến, chúng ta không thể nào mà bảo vệ và giữ gìn được. Bởi vì chúng ta chưa có làm chủ nó. Cho nên chúng ta tha thiết từng phút từng giây, sự đau khổ, sự khắc khoải trong tâm chúng ta chưa làm chủ được sự sống chết là một nỗi đau khổ vô cùng. Chúng ta đau khổ vô cùng, còn vui sướng gì mà ham ăn, ham ngủ các con.

Cho nên chúng ta cố gắng nỗ lực từng giây từng phút. Đừng để thời gian trôi qua, mà đức Phật nhắc chúng ta để chúng ta quý trọng cái thời gian tu tập về chúng ta: "Tấc bóng thời gian một tấc vàng. Tấc vàng tìm được không gì khó. Tấc bóng thời gian khó hỏi han". Mất rồi tìm lại không được, mấy con.

Nhưng tu cái kiểu của mấy con là không bao giờ chứng đạt. Thầy xác định điều đó, không tha thiết, chỉ chơi. Khi mà thấy sanh tử luân hồi rành rọc, lúc nào cũng bên chúng ta, thì còn gì mà vui sướng nữa?!

2- NĂM ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬP THẤT TU TẬP

(14:11) Mấy con sẽ đọc lại cái thời khóa. Mấy con thấy rất rõ ràng đức Phật dạy những cái pháp tu tập. Thì đầu tiên cái Tăng đoàn của chúng ta cũng phải nương vào cái thời khóa này để mà học tu cho nó lợi lạc.

(1) PHẢI ĐẦY ĐỦ OAI NGHI CHÁNH HẠNH - Mà trong này Thầy có giải thích rõ lắm. Trong tất cả những oai nghi chánh hạnh nó như thế nào? Qua hồi nãy mà Thầy đã nhắc mấy con, đi ra hái rau, hái thêm trái ớt ăn, đó là chánh hạnh của mấy con à? Hoặc mấy con nhận thêm khất thực của người khác cúng dường khi mấy con đã đi khất thực xong. Thì đó là cái chánh hạnh của mấy con sao? Các con thấy những cái đó sai. Giờ này chưa phải là giờ ngủ mà tắt đèn đi ngủ thì mấy con đó là chánh hạnh sao? Cái hạnh gì lạ lùng vậy?

Ăn mặc xốc xếch ở trong thất, một cái áo ngắn, một cái quần đùi, như vậy là chánh hạnh của mấy con đó sao? Trong giờ tu mấy con ở trong thất, mặc bộ đồ ngắn đi tới đi lui. Mấy con ôm pháp của Phật mà tu tập với cái lòng không tôn kính như vậy, đó là chánh hạnh của mấy con sao? Các con cứ nghĩ coi Thầy nói có đúng không? Khi chúng ta ôm pháp của Phật là pháp giải thoát. Chúng ta phải có lòng cung kính và tôn trọng! Vậy cung kính, tôn trọng phải ăn mặc tề chỉnh!

Một bữa ăn của chúng ta là của mồ hôi nước mắt của bao nhiêu người. Thế mà chúng ta lại ăn mặc bộ đồ rất đơn sơ ngắn gọn, ngồi ăn được, các con thấy như vậy các con có đúng không? Chúng ta kính trọng của mồ hôi nước mắt của người khác. Khi ăn phải mặc y, mặc áo tràng hẳn hòi nghiêm chỉnh, đó là sự tôn trọng. Chứ không phải chúng ta ăn mặc đó để cúng cái thức ăn này cho một người khác, cho những vong linh. Không phải đâu mấy con.

Có vong linh nào mà để thọ hưởng của cúng của chúng ta?! Người ta tưởng. Chỉ chúng ta biết tôn trọng mồ hôi nước mắt, sự khổ của kẻ khác. Nước mắt mồ hôi cung phụng cho chúng ta ăn để sống tu tập. Thật sự cung kính, cho chúng ta qua cái hình thức, ăn mặc nghiêm chỉnh trong giờ ăn. Đây là những cái chánh hạnh của chúng ta, những cái oai nghi chúng ta coi thường. Một người tu sĩ mà oai nghi chánh hạnh như vậy thì ra gì? Tu tập làm gì mà có giải thoát, có vô lậu?!

(2) SỢ HÃI CÁC LỖI NHỎ NHẶT - Các con có sợ hãi không? Đi thì nhắm con mắt đi tới đi lui, đạp con trùng, con kiến. Mấy con có biết đó là những lỗi nhỏ nhặt về sát sanh không? Một người tu sĩ luôn luôn phải lúc nào cũng tỉnh giác, đó là cái tiên quyết đầu tiên của chúng ta tu tập. Làm cái gì cẩn thận, y áo phơi phải có nơi có chỗ, không phải đụng đâu phơi đó, đó là oai nghi chánh hạnh sao? Đó là những cái lỗi nhỏ nhặt, mà chúng ta cần phải sửa.

(17:32) Mấy con thấy lỗi nhỏ nhặt, Thầy nói người tu sĩ có hai trăm năm chục giới, người Nam. Người Sa di có mười giới. Người cư sĩ có năm giới. Mà mỗi giới biết bao nhiêu hành động nhỏ nhặt, mà chúng ta sẽ phạm giới đó. Chứ đâu phải lỗi nhỏ nhặt là những giới ngoài những cái giới này.

Trong cái giới sát sanh có nhiều lỗi nhỏ nhặt, vô tình chúng ta đều phạm vào lỗi sát sanh. Một hành động không cảnh giác là phạm vào lỗi sát sanh. Đó là những lỗi nhỏ nhặt. Cho nên đức Phật dạy chúng ta phải sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt.

Vì vậy mà khi đi, khi đứng, khi nằm, khi nói, tất cả những hành động thân - khẩu - ý đều sợ những lỗi nhỏ nhặt mà chúng ta cẩn thận, do đó mới có được cái oai nghi chánh hạnh. Còn nếu chúng ta không sợ hãi, thì chúng ta đâu có lo lắng, chân bước không cẩn thận, vì vậy mà chúng ta thường phạm mà không thấy, bởi vì lỗi nhỏ nhặt chúng ta ít có thấy lắm.

Bài pháp thứ ba trong thời khóa đức Phật dạy:

(3) CHẤP NHẬN GIỮ GÌN GIỚI LUẬT - Thật sự ra giới luật, chúng ta học là học, chứ chúng ta không chấp nhận. Nhưng ở đây đức Phật khuyên chúng ta muốn tu để tâm vô lậu, thì phải chấp nhận giới luật đừng xem thường nó. Mấy con biết rằng, khi mấy con phạm giới là mấy con xem thường giới. Còn khi mấy con phạm giới rồi, mấy con đến ngày phát lồ, thỉnh nguyện sám hối thì mấy con nói cho qua mặt mà thôi. Chứ tật nào thì vẫn còn giữ tật nấy, chứ không bao giờ chịu sửa sai những lỗi lầm của mình. Những cái giới mà đức Phật dạy trong thời khóa, là giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.

Các con nhớ cái câu nói của đức Phật không:

(4) SỐNG ĐỘC CƯ - Nhưng muốn giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà các con giữ như thế nào? Mắt, đâm cho mắt đui hay sao? Lỗ tai thọt cho nó điếc sao? Điều đó không thể chấp nhận. Sáu căn chúng ta vẫn còn nguyên vẹn, nhưng làm sao mà giữ gìn bảo vệ nó để tiếp xúc sáu trần mà không bị đắm nhiễm?

(19:58) Tâm chúng ta còn đầy đủ cái tham, sân, si mà khi tiếp xúc sáu trần thì làm sao không bị các trần lôi cuốn. Cho nên chỉ còn điều duy nhất là chúng ta giữ độc cư. Thế mà giữ độc cư được trong bao lâu đây? Một ngày đêm hay một ngày, một tháng, hai tháng rồi đi ra nói chuyện. Các con sung sướng lắm. Tưởng là mình sống hoài, sống lâu, không chết, không vui buồn, không bệnh tật. Cho nên ai cũng nói chuyện? Đó là cái lỗi của mấy con quá lớn.

Đức thứ năm đức Phật dạy:

(5) ĂN UỐNG PHẢI TIẾT ĐỘ, KHÔNG NÊN ĂN UỐNG PHI THỜI - Giống như hồi nãy Thầy dạy. Mình ăn riêng, so với người này người kia thì người đâu người khác. Nhận của cúng dường ăn không hết, đem cho người này, người khác đó là một lỗi. Làm cho người ta ăn uống phi thời. Lỗi mình không đủ, còn muốn kéo theo một số người có lỗi nữa. Thật là đau khổ!

Cho nên trong ăn uống rất cẩn thận, khiêm tốn khi khất thực. Mà trong Tăng đoàn thì các con nhớ kỹ, một điểm cùng nhau để đến điểm đó rồi mới đi đến chỗ khất thực. Chứ không phải đi khất thực thì mang bát, rồi đi ngay đến chỗ khất thực tự mình, thì như vậy không phải là Tăng đoàn.

Tăng đoàn đi khất thực là phải có điểm chờ, đông đủ ngay chỗ đó, xong rồi chúng ta mới cùng đi đến chỗ khất thực. Sau khi khất thực xong rồi, người đến khất thực trước thì đứng tại một điểm chờ. Và sau khi mọi người đều khất thực xong thì chúng ta đi về điểm đầu. Từ điểm đầu đó chúng ta mới trở về thất, rồi ngồi ăn.

Cái này, đó là tổ chức Tăng đoàn có oai nghi tế hạnh, lập thành chánh hạnh. Kẻ đi trước người đi sau, kẻ đi tới người đi lui, nhìn như đi chợ, thì như vậy đâu phải là Tăng đoàn, đâu phải là có tổ chức. Hiện giờ các con biết rằng, mọi người chúng ta ai cũng còn sức khỏe, đâu có ngày nào bệnh tật mà phải nhờ người khác đi khất thực cho mình.

(22:21) Ngày xưa đức Phật tám mươi tuổi, có thị giả là ông A Nan, thế mà đức Phật có nhờ ông A Nan đi khất thực cho mình bao giờ không? Lịch sử của đức Phật còn đó, gương hạnh của đức Phật còn đó. Tám mươi tuổi vẫn đi khất thực như thường, không nhờ một người nào khác, trừ khi đương bệnh đau.

Các con thấy chưa? Trách nhiệm bổn phận của mình chỉ có đi xin ăn rồi về tu, chứ không phải ngồi chơi, chứ không phải là ông chủ.

Cho nên, tất cả những điều ăn, uống, đi khất thực phải có giờ giấc, phải có oai nghi rõ ràng. Dù là một cái điểm rất gần. Như quý vị thấy đi khất thực, chỗ khất thực đến chỗ thọ trai Tăng chỉ chừng năm thước, mười thước. Từ nơi khất thực đó …​ Tăng đoàn phải đứng đợi, một nửa phải đứng đợi một điểm chờ mọi người đều khất thực xong, thì chúng ta trở về trai đường hoặc tổ đường để mà thọ trai. Cùng thọ trai…​

Lúc khất thực xong đi về trai đàn, rồi bày bát, quần áo sửa soạn để ăn, không phải vậy. Khi mình đến trai đường phải cùng đến với nhau một lượt, và rồi bày bát ra để sắp xếp trật tự, thật nhẹ nhàng từng người.

Bởi vậy trong thanh quy của Tu viện Chơn Như có nói rõ ràng Thân hòa đồng trụ: Cùng làm, cùng sống, cùng đi, cùng ăn, cùng ngủ. Chứ không phải kẻ đi trước, người đi sau, như vậy đâu gọi là Tăng đoàn. Đó là cách thức ở ngoài đời.

Ở đây trong cái phần đầu tiên mà đức Phật nhắc nhở cho chúng ta biết cách thức để mà sống trong oai nghi chánh hạnh. Còn phần sau từ bài sáu, bảy, tám, chín là những phần tu tập. Cho nên phải cố gắng thực hiện những phần sống, năm phần. Tức là năm cái bài đầu tiên để chúng ta thực hiện cho đúng những oai nghi chánh hạnh và sau đó mới vào thất tu tập.

(24:57) Oai nghi chánh hạnh chưa xong mà vào thất tu tập là tu tập cái gì? Có được những gì đâu. Sống trong thất rất là bừa bãi, người ta đến thất của mình rồi người ta quan sát người ta thấy rằng người tu sĩ này chưa biết nhập thất:

—Sống chưa có oai nghi tế hạnh.

—Sống chưa đầy đủ oai nghi chánh hạnh.

—Sống chưa sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt.

—Sống không chấp nhận giới luật.

—Sống không giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý.

Người ta vào cái thất mấy con là người ta đã nhận xét qua, người ta đã biết năm cái điều cần thiết để vào thất thì mấy con đã không đúng. Cho nên làm sao vào thất tu được?!

Cho nên Thầy dạy, hôm nay Thầy xin nhắc lại. Sau cái thời khóa tu tập này mà chấn chỉnh lại thân tâm mình. Nếu thấy rằng mình không thể nào tu nỗi, thì xin xả y ra đời. Các cư sĩ cũng dễ dàng lắm, không khó khăn. Chúng ta tu không nổi, theo đạo Phật quá khó. Những oai nghi chánh hạnh, những điều mà đạo Phật đã kê ra như thế này, chúng tôi không thể làm được. Thì đức Phật không ép một cái người nào theo đạo mình cả. Mà chỉ tự mình, cũng tự nguyện, tự giác. Đạo Phật là đạo tự nguyện, tự giác, sống tu tập để được giải thoát. Còn không thì mình chấp nhận sự sinh, già, bệnh, chết, sự đau khổ của cuộc đời mình thì nên về đời mà sống, thọ lấy những sự đau khổ đó. Còn tu là phải tu cho tới nơi tới chốn, không thể bằng cách kiến giải lý luận thế này thế khác.

3- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO CỦA CON NGƯỜI

(26:44) Đạo Phật như Thầy đã nói là đạo của loài Người, của con Người. Chứ không phải đạo riêng của đời, không phải riêng của một người nào cả. Người nào có tâm tha thiết giải thoát, thì ngay đó người này đã vào đạo Phật. Đạo Phật có đường lối rất rõ ràng: “Tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng”.

Khi chúng ta sống với một hành động biết nhẫn nhục là chúng ta đã theo đạo Phật, đã quy y pháp Phật. Chúng ta biết tha thứ và thương yêu một người làm lỗi lầm nào đó, thế là chúng ta đã thọ, cảm thọ Pháp bảo, tức là thọ Tam Quy. Cho nên tự nhiên mà chúng ta tự quy y Phật, chứ chúng ta có phải theo đạo Phật bằng hình thức đâu?

Cũng như mấy con, cái tổ chức của mấy con thôi, mà mặc y áo như vậy để nhắc nhở mấy con nhớ rằng, cái hình thức này là hình thức của Ngài, của đức Phật ngày xưa. Mà khi chúng ta mặc vào chiếc áo này là chúng ta phải sống như đức Phật ngày xưa. Chiếc áo, y áo của mấy con nhắc nhở mấy con hàng ngày, bởi vì y áo trong thân của mấy con chứ lìa khỏi thân mấy con bao giờ? Thì luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải sống như Phật, phải sống như Pháp, phải sống như Thánh chúng Tăng, không phải là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng sao?

Cho nên các con thấy rằng cái hình thức nó mang của đạo Phật, là nó nhắc nhở mấy con rất nhiều trong sự tu tập. Chứ không phải là cái hình thức chỉ là hình thức, mà cái hình thức là cái điều kiện để nhắc nhở.

Các con đến chùa, người ta làm lễ quy y cho mấy con, để bắt đầu từ ngày đó, mấy con đã trở thành Phật tử. Mấy con tưởng đó là hình thức sao? Từ cái ngày mấy con quy y Phật, Pháp, Tăng cho có hình thức, mấy con có một cái tên, tức là gọi là Pháp danh. Thì mấy con mang cái tên đó như thế này, mấy con thấy cái dòng họ của mấy con đã trở thành cái dòng họ Thích.

Con của Phật thì phải họ Thích chứ sao? Mà Phật tử là con Phật.Vậy người cư sĩ bắt đầu thọ Tam Quy Ngũ Giới là mấy con đã là trở thành con Phật. Thì trước khi mấy con chưa quy y Tam Bảo thì mấy con chưa có mang cái dòng họ Thích. Mà đến khi quy y Tam Bảo thì mấy con đã mang cái dòng họ Thích rồi, các con thấy chưa?

Có người thầy nói rằng người cư sĩ thì chỉ cho pháp danh, chứ không được mang họ Thích. Điều đó là cái điều chấp sai. Đã là con Phật thì phải họ Phật, chứ sao lại họ khác được à?! Các con hiểu điều đó. Đâu phải tu sĩ chúng ta mới là họ Thích, mà cư sĩ không phải họ Thích sao? Tất cả đều sai!

Cho nên ở đây, tất cả những cái sai đó, là những cái tư tưởng giai cấp. Tu sĩ mới được làm, mới được họ Thích Phật, mà cư sĩ không được, đó là cái giai cấp. Khi mà chúng ta đã bước chân vào đạo Phật, qua cái lễ thì chấp nhận cho chúng ta thọ Tam Quy Ngũ Giới, thì tức là chúng ta mang dòng họ Thích. Từ đấy chúng ta là con Phật, mà con Phật phải làm sao cho xứng đáng với Phật. Tư tưởng triết học của đạo Phật là tư tưởng thật, là chân lý!

Chứ không phải cái thứ tư tưởng ảo, mà mỗi nước mỗi một xứ các nhà triết gia đưa ra tư tưởng thế này, tư tưởng thế khác, ảo không thật. Hai ngàn năm trăm năm mươi hai năm, một cái tư tưởng chân lý của đạo Phật tới ngày hôm nay không ai dám cho đó là sai. Nhưng những cái tư tưởng triết học khác, áp dụng đời sống con người dẫn dần đi đến chỗ sai, nó không đúng sự thật.

(30:40) Cho nên hôm nay Thầy nhắc nhở, đạo Phật là đạo thật mà không lỗi thời. Còn cái Giới luật oai nghi tế hạnh là Đạo Đức con người, Đạo Đức Nhân Bản, cho nên giới nào cũng không lỗi thời. Tại vì chúng ta không hiểu, cho nên chúng ta bỏ những giới nhỏ nhặt. Ai đặt bỏ những giới nhỏ nhặt này? Hay là đức Phật? Mà trong khi đức Phật dạy “sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt”.

Thế mà lại có người bảo bỏ những giới nhỏ nhặt. Để làm gì? Để ăn uống phi thời, để ngủ nghỉ phi thời, để đi dạo chợ chơi mà không sợ ai hết, đó là những lỗi nhỏ nhặt. Để đi vô tiếp duyên, phá hạnh độc cư, nói chuyện này đến chuyện khác, đem những chuyện đời.

Đức Phật dạy như thế nào, quý vị biết không:“Những gì cần thông suốt là thông suốt”, chứ không phải thông suốt nghe xong để rồi đem ra lý luận nói điều này thế khác. Ở đây đạo Phật chỉ nói ngay chỗ tu hành vô lậu, chứng đạo quả A-la-hán., chứ không phải nói lòng vòng nói bên Tây, bên Đông để làm gì đây? Chỗ này không cần hiểu những cái thứ lảm nhảm đó, thứ vô tích sự đó, có đem đến lợi ích cho chúng ta không?

Còn đạo Phật dạy chúng ta sống như thế nào không làm khổ mình khổ người bằng Đức Hiếu Sinh, bằng Đức Ly Tham, bằng Đức Chung Thủy, bằng Đức Thành Thật, bằng Đức Minh Mẫn. Tại sao những điều thiết thực ấy mà không cần hiểu biết? Lại đi hiểu biết những điều mênh mông, để rồi cái kiến giải của chúng ta trở thành một cái tủ đựng kinh sách, bộ kinh sách không lợi ích. Đời chúng ta học nhiều có hết khổ không?

(32:32) Các con có thấy những nhà học giả đọc kinh sách rất nhiều, đọc đủ loại sách đông tây kim cổ. Từ xưa đến nay, đọc rất nhiều, thông suốt rất nhiều, nói chuyện gì cũng biết! Nhưng nhìn lại tâm tham, sân, si có hết không? Có lợi ích không? Có làm chủ được sự sống chết không? Muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống không? Có được như vậy không? Học hỏi những điều đó có lợi ích gì? Chúng ta mang những kiến thức đó mà đi vào trong cái chỗ tu hành mà nói tới nói lui là sai!

Cố gắng, phải xoáy mạnh vào cái vòng tu học của chúng ta, để làm sao chúng ta hết lậu hoặc. Để làm sao chúng ta Vô lậu, đó là cái điều cần thiết. Thời gian chúng ta rất quý, không thể đem ra lý luận lòng vòng, không thể nói cái chuyện trên trời dưới đất bằng cách này, bằng cách khác. Các con xoáy vào cái vòng tu học của chúng ta. Thật sự, các con tu học là các con ở tu, học đúng theo đường lối của Chơn Như.

Thầy không cần một người nào cả, Thầy nói thật sự với mấy con. Có mấy con là vì, Thầy viết sách là vì thương chúng sanh đau khổ, cầu mong cho mấy con tu tập. Chứ đến đây không phải là đến để chơi, đến đây không phải là mang cái hình thức của tu sĩ hoặc cư sĩ để mà chơi, ở đây không phải!

Mà ở đây tu thật, làm thật, ăn thật, nói thật tu là phải chứng! Chứ không phải tu, rồi nghĩ rằng không chứng. Lo ăn chơi, tu không đủ khả năng. Không đủ khả năng thì vô đây làm gì?! Có đủ khả năng thì vào đây tu tập, mà không đủ khả năng thì đi ra. Chứ đừng có vô đây để làm cho người ta bận tâm, cực khổ. Thì không ham tu, vậy là về đời.

Chỉ cần một người là đủ cho Thầy rồi, mà phải mất công tu. Thầy nói hết sức, viết sách hết sức, nói hết sức, ngồi chơi xả tâm chứ Thầy có bảo tu cái gì đâu. Ngồi mà nhìn lại cái tâm của mình, coi từng tâm niệm có cái gì? Trong khi lớp học đã triển khi cái tri kiến của mấy con như thế nào? Để hiểu biết Đức hạnh Giới luật. Để làm gì? Đó là tri kiến giải thoát. Các con có biết không?

Tám cái lớp học Bát chánh đạo, mà năm cái lớp học về Đạo Đức. Mà trong khi cái sức của Thầy như thế này mà thường ngày phải ngồi soạn những bộ sách Đạo Đức như vậy. Từ năm giới, mười giới cho đến hai trăm năm chục giới, ba trăm bốn mươi tám giới để cho mấy con được thông suốt cả những cái oai nghi chánh hạnh, Giới luật Đức hạnh này. Để làm gì?

(35:11) Để cái tri kiến đó, hiểu biết đó, “những điều thông suốt cần thông suốt” mà đức Phật đã dạy, thì đó là Giới luật Đức hạnh. Để khi mà ác pháp, một cái tâm niệm tham, sân, si của mấy con hiện ra hoặc là các pháp bên ngoài tác động làm tâm mấy con bị chướng ngại, thì ngay đó cái tri kiến đó, nó hiểu biết, nó xả rất nhanh mà không bị ức chế.

Còn trái lại tri kiến của mấy con chưa đầy đủ, chưa hiểu biết đủ: bây giờ ngồi trong thất tu cũng tác ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, mà có một niệm chưa hiểu gì hết, thì mấy con tác ý: "Niệm này là niệm ác, đi đi, chỗ này là tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Nhưng không ngờ tác ý điều đó là mấy con đã tự ức chế tâm mình.

Cho nên các con bị tưởng là do tâm ức chế, chứ không phải do sự tu tập. Do sự tu tập thì mấy con sẽ không bị ức chế, tuyệt đối. Vì tri kiến của mấy con là tri kiến của Giới luật Đức hạnh, mà đức Phật gọi là tri kiến giải thoát. Sự hiểu biết đó, nó ngầm trong đó, nó giải thoát được những chướng ngại pháp. Nó nghe qua nó hiểu biết đó là đúng, là sai, là thiện, là ác, nó xả ngay liền. Nó làm cho tâm mấy con bất động.

Cho nên khi mà một niệm khởi ra thì mấy con chỉ tác ý, đều nằm trong ý của mấy con về hiểu biết thông suốt Giới luật Đức hạnh, thì ngay đó nó xả. Còn không khéo mấy con cũng tác ý, nhưng nó sẽ bị ức chế tâm. Rồi mai kia mốt nọ sẽ, mười tám loại tưởng sẽ xuất hiện. Từ đó mấy con sẽ bị tưởng. Do ức chế mà bị tưởng.

Cho nên trong cái việc tu tập rất cần thiết cho lớp học của chúng ta. Các con biết, những cái bộ sách dạy về Giới luật Đức hạnh, mà một cái người nào mà ngồi như Thầy mà viết từ năm giới Nhân bản, rồi mười giới Sa di, hai trăm năm chục giới Tỳ kheo. Mỗi một giới biết bao nhiêu là hành động đạo đức của nó trong đó. Mà phải bây giờ ngồi đây mà làm việc này cho mấy con, thì mấy con biết cái thời gian như thế nào?

Cho nên mấy con mới học có một nhúm, có một chút xíu mà thôi. Còn bao nhiêu oai nghi tế hạnh mấy con chưa học. Mà chưa học thì tri kiến mấy con chưa đủ hiểu biết, cho nên ngầm ở trong tâm của mấy con chỉ bị ức chế mà thôi. Thầy đã hiểu biết điều này.

(37:40) Cho nên dạy tu có từ cái cao đến cái thấp cho mấy con thấy. Dạy mấy con ngồi xả tâm, tức là dạy mấy con tu Tứ Chánh Cần tức là lớp Chánh Tinh Tấn. Dạy mấy con bảo vệ chân lý: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự", là dạy mấy con vào trong Tứ Niệm Xứ. Mà Tứ Niệm Xứ thì các con biết nó là lớp Chánh Niệm. Lớp Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo.

Như các con thấy dạy đâu ra đó, theo đúng chương trình giáo dục đào tạo của đức Phật. Những pháp tu tập cần tu tập, thì Tứ Chánh Cần mới là pháp tu tập. Các con thấy rõ ràng, Thầy dạy đâu nó có căn bản tới đó. Nhưng chúng ta phải biết cô đọng lại năm cái pháp đầu tiên trong “Thời Khóa Tu Tập Của Thời Đức Phật”. Để chúng ta xét mình, để chúng ta nghiệm mình. Coi năm cái điều đầu tiên mình có giữ gìn giới luật oai nghi chánh hạnh có được không? Có điều gì mà sơ sót thì xin hỏi Thầy trong năm cái điều này. Để cho oai nghi chánh hạnh của mình nó hẳn hòi rõ ràng thì đó là nó xả tâm. Còn không khéo thì chúng ta sẽ bị ức chế tâm.

4- TRẢ LỜI CHO TU SĨ

(38:58) Như Thầy trả lời cho mấy con có những câu hỏi:

Hỏi: Có người nói rằng bậc A-la-hán còn tham.

Đáp: Thì Thầy chỉ cho mấy con một giây A-la-hán. "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Mấy con ngồi lại trong một giây, mấy con thấy trong một giây đó, có cái tâm tham chỗ nào không? Không. Nhưng mà cái giây đó, mấy con không bảo vệ nó thì đến giây thứ hai, thì mấy con đã mất nó rồi.

Có một niệm khởi vào là mấy con đã mất cái "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự". Thì cái trạng thái mà A-la-hán là cái trạng thái tâm vô lậu, thì nó đã mất cái vô lậu đó, thì nó có tham, sân, si chứ sao. Mấy con trở về cái tâm phàm phu hữu lậu của mấy con rồi, cho nên mấy con lầm. Rồi mấy con, mới có tới tham, sân, si.

Còn một bậc A-la-hán, người ta sống từ ngày này đến ngày khác, từ năm này đến năm khác, người ta vẫn có một tâm bất động đó thì làm sao còn tham, sân, si lọt vào đó được. Chứ đâu phải như mấy con bây giờ, A-la-hán có từng giây, chứ chưa dám nói từng phút. Mà một giây mấy con xét thấy A-la-hán có tham, sân, si trong đó không? Đã vô lậu, A-la-hán là vô lậu, vô lậu là không còn tham, sân, si. Mà vô lậu còn tham, sân, si là A-la-hán gì?

(40:16) Cho nên ngài Đại Thiên, Ngài Đại Thiên trong cái thời của Bộ Phái, Ngài Đại Thiên nói A-la-hán còn xuất tinh. Thầy nói: xạo! Tâm thanh tịnh thì phải thân thanh tịnh. Cho nên vấn đề này là cái vấn đề của người không còn tham dục, tâm thanh tịnh thì thân nó theo đó mà nó thanh tịnh, thì làm sao có xuất tinh, mà gọi là bậc A-la-hán còn xuất tinh? Còn dâm dục à?!Thân còn dâm dục. Tâm hết dâm dục mà thân còn dâm dục à? Đó là cái sai, mấy con!

Ở đây đã là bậc A-la-hán, mà A-la-hán là tâm vô lậu. Mà tâm vô lậu thì phải có cái lực của vô lậu. Người có cái lực vô lậu, làm chủ được sự sống chết rồi mà còn dục? Mà còn xuất tinh còn dục? Mấy con nghĩ như thế nào? Có đúng không?

Cái ông này chẳng biết A-la-hán là cái thứ gì, chỉ biết cái danh từ nói mà thôi. Cho nên tất cả các vị Tổ mà nói sai đều bị Thầy dập hết. Bởi vì nói sai tức là phỉ báng Phật giáo. Cho nên mấy con nói sai là mấy con tự mình đã phỉ báng Phật pháp. Mấy con sẽ tội, và cái tội đó là không bao giờ mấy con tu chứng quả A-la-hán. Bởi vì mình phỉ báng nó, mình chê bai nó, làm sao mà mình thực hiện được cái tâm đó.

Cho nên mỗi cái gì mình hiểu rõ thì mình mới dám nói, mà không hiểu đừng có phát biểu ngôn ngữ của mình. Bởi vì lời nói của mình là một hành động nhân quả, phải cẩn thận! Bởi vì nhân nào thì quả nấy. Mình đã chê bai nó rồi, tức là mình phỉ báng nó rồi thì cái nhân đó, cái quả đó thì sẽ gặt lấy, không thể nào tránh khỏi.

Cho nên, người tu sĩ của đạo Phật cẩn thận phát biểu ngôn ngữ lời nói của mình dè dặt. Biết rõ thì nói, không biết rõ thì không nên nói đại, nói đùa. Nói theo kiến giải, tưởng giải của mình. coi chừng! Vì vậy mà Nhân Quả không tha thứ cho mình.

(42:18) Cho nên ở đây Thầy trả lời để thấy cho biết rõ, chữ A-la-hán là dịch từ tiếng Phạn. Người Tàu dịch từ tiếng Phạn ra dịch âm, còn chữ vô lậu là dịch nghĩa. Còn chúng ta Việt Nam là chúng ta dịch ra ngôn ngữ Việt Nam là tâm không còn đau khổ, phiền não. Không còn giận hờn, không còn đau khổ trên thân tâm. Tức là thân tâm không còn đau khổ.

Người chứng quả A-la-hán là người chứng quả không còn đau khổ trên thân tâm này. Là người làm chủ được bốn sự đau khổ sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ được sự sống chết, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Người đó, cái tên, cái danh từ A-la-hán là cái danh từ của cái người làm chủ được sự sống chết. Là chấm dứt được tái sanh luân hồi, không còn tái sanh luân hồi. Người đó muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống.

Nhưng người Trung Hoa họ dịch tiếng Phạn bằng âm là A-la-hán, bằng nghĩa là “vô lậu” làm chúng ta khó hiểu. Chữ “vô lậu” có nghĩa là không còn đau khổ. Việt Nam chúng ta cái nghĩa của nó là không còn đau khổ. Người chứng không còn đau khổ, quả của đạo Phật là quả không còn đau khổ, có vậy thôi. Chứ không phải A-la-hán là cái gì cả. Mà anh còn đau khổ, còn tham, sân, si là không phải A-la-hán. Cái nghĩa Việt Nam rất rõ ràng.

Cho nên chúng ta mục đích đi tu theo đạo Phật là mục đích để đạt được cái sự sống không còn đau khổ. Không còn đau khổ nào hết, thì đó là cái quả của cái người tu theo đạo Phật. Đó thì hôm nay Thầy trả lời cho mấy con biết bậc A-la-hán không còn tham. Nếu còn tham, sân, si thì không phải A-la-hán. Và A-la-hán không còn xuất tinh. Kẻ nào, người nào mà còn xuất tinh thì người đó chưa chứng A-la-hán. Mà tâm nhớ nhung về sắc dục, về nữ sắc là người đó tu muôn kiếp cũng không chấm dứt tái sanh luân hồi. Vì con đường tái sanh luân hồi là con đường dâm dục. Người tu sĩ đạo Phật rất là sợ hãi, con đường đó luôn luôn tiếp tục tái sanh. Làm con vật, làm con người đều phải đi qua con đường đó, con đường dâm dục.

(44:52) Cho nên ngày nào mà còn móng tâm dâm dục là ngày đó phải diệt ngay liền tức khắc. Phải nhìn thấy, phải quán xét đây là con đường đau khổ muôn đời muôn kiếp của chúng ta. Như vậy là phải dẹp nó liền tức khắc, không được để trong tâm chúng ta tiếp tục khởi niệm dâm dục là chúng ta tự giết mình.

Cho nên một khi tu tập xong, thì mới thấy được cái tâm sắc dục đã diệt sạch ngàn đời. Còn bây giờ là còn khởi tâm trong những cái sắc dục. Các con đừng nghĩ rằng một cụ già tám mươi tuổi hết sắc dục. Không! Những cái người tu mới hết sắc dục mà thôi, chứ đừng nói tôi già rồi tôi không có sắc dục. Cơ thể của quý vị yếu, vậy thì thân tâm của quý vị chưa hẳn đã hết sắc dục. Cho nên ở đây phải hiểu biết được điều gì có lợi ích hay không lợi ích.

(45:40) Ở đây có một câu hỏi:

Hỏi: Bây giờ bị hôn trầm, thùy miên, buồn ngủ thì phải phá như thế nào?

Đáp: Đã Thầy trang bị cho mấy con đã có những pháp, chỉ cần phải siêng năng tu tập. Biết mình tuổi trẻ thì phải ham ăn ham ngủ, cái nghiệp của mình. Tại sao có người thì ngủ ít, mà có người thì ngủ nhiều? Tức là cái nghiệp của mình nặng thì mình lại ngủ nhiều, ngồi đâu gục đó, ngồi đâu. Nhất là sống độc cư thì lại càng ngủ nhiều hơn. Còn đi ra nói chuyện thì ít buồn ngủ lắm, sống một mình rồi mới biết hôn trầm, thùy miên.

Cho nên ở đây chúng ta có những phương pháp để thực hiện. Nhưng mà phương pháp, không có nghĩa là chúng ta bừa bãi trên phương pháp đó. Tu tập phải có sự nhiệt tâm trên từng bước đi. Tu học phải có nhiệt tâm trên từng hành động của chúng ta. Cái chữ danh từ "nhiệt tâm" là đức Phật đã nhắc nhở chúng ta.

Còn cái này đi kinh hành vậy, đi có đi vậy thôi, chứ sự thật ra chúng ta chưa phải nhiệt tâm, cho nên hôn trầm không phá. Còn ăn thì chúng ta đi thôi, dần dần đi chơi, đó là cách thức chúng ta không phải. Đi ở trong thất chúng ta, mỗi bước đi là một nhiệt tâm của chúng ta. Nhất định là phải chiến thắng giặc hôn trầm, thùy miên, thì chúng ta mới thắng được. Chứ đâu là chúng ta tu tập theo pháp Phật mà tu chơi, các con coi thường Phật pháp quá độ.

Mà đức Phật đã trang bị cho chúng ta những phương pháp để phá cái hôn trầm, thùy miên. Để giúp chúng ta thoát ra khỏi một cái tâm si mê của mình, một cái tâm lười biếng muôn đời, muôn kiếp. Thế mà tu chơi để nuôi dưỡng nó, để làm cho nó nhọc nhằn chứ có lợi ích gì?!

Cho nên không tu thôi, mà đã tu Phật pháp là phải nhiệt tâm. Phải đem hết sức lực của mình ra tu, mới cứu mình, chứ không thể nào tu lơ mơ, tu cầm chừng. Cho nên một người mà nhiệt tâm tu tập thì trong vòng từ một tháng đến ba tháng, sáu tháng mà hôn trầm, thùy miên đã quét sạch không còn. Còn cái người mà tu không nhiệt tâm, giờ tu bao lâu cũng không hết hôn trầm, thùy miên. Chỉ có nhiệt tâm, chỉ có ý chí dũng cảm quyết định là phải diệt sạch, thì mới diệt sạch. Đó là Thầy trả lời về vấn đề ngủ nghỉ của mấy con.

(47:54) Có người hỏi Thầy về canh giữa.

Ở đây canh giữa của đức Phật như hồi nãy Thầy có trả lời sơ rồi. Trong thời đức Phật tại sao mà người ta không ngủ?

Người ta canh giữa, người ta sinh hoạt suốt. Người ta nghỉ, người ta còn nhắc nhở bảo phải dậy, chứ không có được nằm. Thì như vậy rõ ràng là quá nhiệt tâm tu tập. Vì trước mắt người ta thấy sanh tử, nó luôn luôn nó úp chụp chúng ta, nó đến với chúng ta thình lình không biết giờ phút nào. Cho nên trong thời đức Phật đã nhắc nhở chúng Tỳ kheo thấy rõ các pháp vô thường. Vì thế không lúc nào mà chúng ta có thể trở tay kịp với nó. Cho nên chúng ta đâu còn tha thiết gì ngủ nghỉ.

Nhưng ở đây Thầy biết cái nghiệp của mấy con quá nặng! Thầy chia ra thời khóa biểu cho mấy con tu tập, giờ nào ra giờ nấy. Giờ đang tu tập mà buồn ngủ, nhất định là chết bỏ, chúng ta sẽ quét ra. Giờ trưa ăn cơm rồi, Thầy còn cho mấy con được thời gian để ngủ nghỉ, thì mấy con cứ giữ đúng giờ giấc đó mà tu tập.

Rồi lần lượt sẽ dần tăng lên chứ đâu phải cứ về đó tu hoài, các con hiểu chưa? Chứ đâu phải một phút mà mấy con theo đúng cái thời khóa này của các bậc Thánh Tăng thì mấy con chết còn gì. Mấy con tu sao nổi? Cái nghiệp của mấy con như núi, mà tu tập như các vị Tỳ kheo trong thời đức Phật thì làm sao tu được?

Cho nên vì vậy mà các con theo thời khóa biểu, giữ gìn giờ nào ra giờ nấy, không được ngủ sai giờ. Tối thì bảy giờ tu đến mười giờ. Mười giờ đi ngủ đến hai giờ thức dậy. Rồi thức dậy thì tiếp tục tu tới năm giờ sáng. Mấy con thấy tu tập như vậy, nó có giờ có khắc để giữ gìn, lần lượt tăng dần lên, thấy cái sự hôn trầm, thùy miên giảm.

Bởi vì mỗi lần hôn trầm, thùy miên thì mình đã dùng phương pháp của Phật để dập hết. Thì như vậy làm sao có hôn trầm, thùy miên được? Và cứ lần lượt chúng ta tăng lên. Và cuối cùng ban ngày chúng ta không nghỉ, không nằm nghỉ lại. Và ban đêm chúng ta còn giữ gìn giới, nghĩ lại năm giới. Và đồng thời khi ban ngày đã tăng được thì lúc bấy giờ chúng ta tăng dần lên trong ban đêm. Và cuối cùng thì chúng ta thực hiện đúng thời khóa của đức Phật và trở thành những bậc Thánh Tăng trong thời đức Phật.

(50:21) Ở đây cái thời khóa này để dạy cho những bậc Thánh Tăng. Bởi vì chúng ta thấy rõ ràng canh giữa nằm nghỉ, chứ không có ngủ. Thì đó là những bậc Thánh Tăng, chứ không phải là những người phàm phu. Chúng ta thấy, cái vấn đề của đức Phật đưa ra cái thời khóa. Cái bài pháp mà nó đạt cái thời khóa tu tập để xác định được cái thời gian tu tập trong thời đức Phật.

Ngày xưa đức Phật đâu có đồng hồ, chỉ có canh đầu, canh giữa và canh cuối. Các con thấy điều này rất rõ ràng. Mà chỉ có dạy trong ban đêm, còn ban ngày thì luôn luôn tẩy trừ tất cả các chướng ngại pháp trong tâm của chúng ta mà thôi. Lúc nào cũng tẩy trừ hết, không có giờ nào là không tẩy trừ. Đó là cái phương pháp tu của chúng ta ngăn ác diệt ác trong Tứ Chánh Cần.

Bây giờ mấy con đã biết rồi, vậy thì mấy con phải cố gắng thực hiện. Cho nên giờ giấc Thầy xin trả lời cái câu hỏi đó, là giờ giấc thì hiện giờ phải theo thời khóa của Thầy tu tập. Biết mình căn cơ thấp mà đòi hỏi muốn tu cao như Phật, làm sao tu được?

Rồi mấy con sẽ cố gắng thức. Rồi mấy con sẽ biết được hôn trầm, thùy miên và cơ thể của mấy con sẽ dập mấy con tan nát. Vì đó là mở một mặt trận chiến đấu với giặc sinh tử luân hồi. Mà chiến đấu với giặc sinh tử luân hồi thì hôn trầm, thùy miên, vọng tưởng, cảm thọ sẽ là những đối tượng đấu vật mấy con. Những sự cảm thọ bệnh đau trên thân mấy con dập mấy con, mấy con còn sức đâu mấy con tu tập? Cho nên không khéo mấy con thức để phá hôn trầm, thì mấy con lại bị cảm thọ, bệnh tật sẽ đến với mấy con.

(52:10) Trong câu thứ hai có hỏi Thầy là: Cái khi mà đi khất thực đến chỗ trai đường thọ thực. Về thì chúng con có thể khất thực xong rồi đến trai đường, như hồi này Thầy đã dặn. Dù là chỗ trai đường để mà thọ thực gần, nhưng chúng ta cũng đứng ở một điểm. Để sau khi chờ mọi người đều khất thực xong, chúng ta đồng về trai đường. Và khi bước vô trai đường, chúng ta ngồi an tọa ngay ngắn hàng, theo hàng thứ lớp. Xong xuôi rồi mới bày bát ra đồng thời một lượt. Đó là gọi là thân hòa đồng trụ theo đúng lục hòa trong chúng Tỳ kheo, mà đức Phật ngày xưa đã dạy, có lục hòa. Như vậy mấy con đã hiểu được câu trả lời này.

(53:00) Còn tất cả những bài pháp mà trước kia Thầy dạy thì hôm nay, nó chưa phải lúc mà chúng ta đã đem lại để dạy cho những người khác. Vì đây là những bài pháp mà Thầy đã chuẩn bị cho mấy con đã được học qua, đó là cái phước của các con trong lớp, trong các lớp của các con.

Còn những bài pháp này được sắp theo thứ tự, thứ tự từ lớp thấp đến lớp cao. Sau này chúng ta tổ chức bài này học ở lớp nào và bài khác học ở lớp nào. Chứ không phải người mới vô cũng được học chung chung, cũng được đọc nghiên cứu chung chung, không phải.

Phải được truyền đạt, phải được chỉ dạy, phải được hướng dẫn, phải được là trao đổi nhau từng ý kiến để hiểu qua những đức hạnh, những oai nghi tế hạnh. Mặc dù những bài rất xúc động, làm chúng ta thấy những hành động đạo đức cao thượng vốn có. Nhưng nó đã đi qua, vì chúng ta đang tiến bước để chúng ta trở thành những người tu sĩ giải thoát hoàn toàn. Chứ không phải còn lo cho những người sau được.

Những người sau là những người chưa đủ duyên. Đến để nhìn thấy, nghe được chút nào hay chút nấy, chứ chưa phải được mở lớp cho họ học tập. Chương trình của đạo Phật phải có lớp lang đàng hoàng. Bởi vì từ xưa đến nay chưa có lớp, chưa có bài vở cụ thể. Cho nên người nào tu như thế nào cũng tùy theo cái đặc tướng, đặc tính của họ để hướng dẫn cho họ cách thức tu, để cho có pháp tu.

Chứ sự thật ra thì bắt buộc họ phải đi vào từ lớp cơ bản cho đến lớp Thiền Định, chứ không thể đi ngang xương như vậy được. Đây là một cái chương trình giáo dục đào tạo, chứ không phải là muốn học như thế nào học. Cho nên khi mà muốn mở có trường lớp, thì phải có sự chiêu sinh. Thông báo cho tất cả mọi người, hôm nay Tu viện Chơn Như đã mở một cái lớp học vì các vị quý tu sĩ tất cả khắp trong nước. Nếu ai muốn về tu học lớp này, thì nên đăng ký trước ngày giờ nào. Chứ không phải đi ra đi vô, muốn tu học như thế này thì không thể được. Ai ở đây mà có năm ba người, hai người mà mở một lớp học, thì một người đến dạy, rồi bài vở như thế nào đây? Tất cả những này đều phải đi qua một cái giáo trình, giáo án dạy rõ ràng, cụ thể từng lớp học thì mới có sự ích lợi.

(55:37) Còn hiện giờ quý vị đến đây để tham dự, để học được bài nào tốt bài nấy. Chứ không thể nào mà chúng ta, mình đem lại những cái bài cũ, để giúp đỡ cho những người ấy được. Và chúng ta đang thời gian rất quý cho bản thân của chính mình, để cho mình còn đi tới nơi tu tập.

5- CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT

(55:58) Bởi vậy cứu mình chưa được mà lo cứu người khác là tự mình giết mình chết. Thương yêu là tốt, nhưng chính thương mình, làm sao cho mình được giải thoát. Rồi mới đem sự giải thoát đó mà giúp cho người khác, thì thương mình mới thương người khác.

Cũng như một người con hiếu thương cha mẹ là chỉ biết khi cha mẹ đau là không đau thế được cha mẹ. Cha mẹ chết cũng không chết thế cho cha mẹ. Chỉ biết nhìn cái đau của cha mẹ, hoặc là nhìn cái sự đau khổ của cha mẹ mà thôi.

Gọi là hiếu là đem về, là thăm viếng, món ăn món này kia cho cha mẹ. Nhưng mà sự thật ra cha mẹ đang đau bệnh, ăn cái gì được? Thăm viếng để rồi đỡ bồng, đứng lên ngồi xuống, cho ăn cho uống. Nhưng mà sự đau khổ cha mẹ mình trọn vẹn, mà mình có chịu thế chỗ nào được mà gọi là hiếu?! Cha mẹ chăm sóc nuôi con rất cực khổ, mà trong khi chăm sóc cha mẹ có một chút, gọi là mình hiếu được à? Người đệ tử của đạo Phật, hiếu là phải làm như thế nào?

Hiếu là phải làm sao cho cha mẹ mình không đau khổ, không bệnh tật. Sanh tử đến làm cho cha mẹ mình không có bị sanh tử chi phối, bị chết, thì như vậy mới hiếu chứ!

Hiếu mà bây giờ mẹ mình chết, mình vẫn chỉ nhắm mắt nhìn đó rồi đem chôn à? Cái hiếu của mình có trọn vẹn đâu. Cũng như cha mẹ mình hồi xưa sanh mình ra rồi nuôi, cho ăn cho uống. Rồi bây giờ mình cũng trở về, cha mẹ mình nằm một chỗ, cũng cho ăn cho uống gọi là hiếu à? Nuôi lại cha mẹ mà gọi là hiếu à? Cha mẹ muốn nuôi, mình có chắt cháu gì, mình có lại đó, mình đút cơm đút cháo cho người đó ăn không? Mình chưa chắc đã là trả cái công nuôi dưỡng của cha mẹ hết, mà có gì mà gọi là hiếu!

(57:54) Cho nên ở đây hiếu là như thế nào? Một người muốn hiếu hạnh để trả ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình, là phải tu chứng đạo, là phải làm chủ sự sống chết. Rồi về đó để dạy cho cha mẹ mình phải tập luyện như thế nào, để người cũng làm chủ được sự sống chết, gọi là hiếu. Các con nghe cái danh từ hiếu hạnh của đạo Phật, nó không phải là cái danh từ hiếu đơn sơ như người ta ở đời.

Như hiếu hạnh của Trung Hoa: Mùa này măng không có mà cha mẹ thèm ăn. Thì ông này ra ngồi khóc riết cho bụi tre lên măng, để rồi cắt vô cho cha mẹ ông ăn là hiếu. Sự thật ảo tưởng! Không thể nước mắt mà chúng ta đã thấm làm cho cái bụi tre lên măng, điều đó không thể có được.

Già cả như ông Lão Lai lớn tuổi rồi mà cha mẹ buồn khổ, thì ông giả đò như trẻ con té tới, té lui làm cho cha mẹ cười, làm trò hề cho cha mẹ. Cha mẹ đâu phải con nít mà ngồi coi những cái thằng trò hề như vậy mà cười.

Rõ ràng là những gương hiếu hạnh của Trung Hoa ảo tưởng, nó không thật. Nói đâu phải ra đó, đúng đó, chứ đâu phải nói sai. Người lớn tuổi già đầy đủ kinh nghiệm, ngồi coi trẻ con té tới té lui mà cười, thì như vậy là sai.

Các con hiểu, trong cái vấn đề người ta muốn tỏ ra cái lòng hiếu, mà không biết cách nào mà hiếu. Cho nên người ta mới nghĩ tưởng ra những cái điều ảo tưởng mà hiếu. Sự thật đọc thì chúng ta nghe cũng thấy hay. Nhưng mà nhìn lại để, dùng trí tuệ mà nhìn lại quán xét thì có đúng sự thật không? Người ta tưởng ra, người ta viết ra để nói đó làm cái gương hạnh hiếu.

Ngài Tử Lộ, cha mẹ nghèo ông đội gạo để nuôi cha mẹ mình. Chứ cha mẹ không đội gạo nuôi con hay sao? Nếu không nuôi con, không đội gạo nuôi con thì con chết mất rồi còn gì? Bây giờ làm có chút vậy gọi là hiếu.

Thật sự ra Thầy thấy thật, đúng là người ta chưa hiểu hiếu là như thế nào. Hiếu là một người tu như Thầy, cha mẹ chết rồi đi tìm cha mẹ mình tái sanh chỗ nào, đó là mới hiếu chứ. Còn giờ cha mẹ mấy con chết rồi, mấy con biết cha mẹ mấy con sanh ở đâu không? Vậy mà hiếu cái gì? Biết ổng làm cái gì? Biết mẹ mình làm cái gì giờ đây? Đâu có biết được. Vậy mà mấy con hiếu à?

(1:00:16) Muốn báo hiếu thì mấy con phải nỗ lực tu. Tu để có được Thiên Nhãn Minh, mấy con mới nhìn xem xét để thấy cha mẹ mình sanh ở đâu? Ở làng nào? Xã nào? Con của ai? Rồi đến đó. Rồi mình giúp cho những đứa bé đó. Trước là cha mẹ mình, bây giờ là con người ta. Nhưng mình giúp cho những đứa bé đó, để thực hiện theo đúng chánh pháp mà mình đã làm được.

Vậy thì cái tâm vô lậu, nó sẽ đầy đủ cho mấy con những cái điều kiện cần thiết cho mấy con báo hiếu. Tại sao mấy con không làm cái điều này, để mấy con trọn đầy làm người, người con có hiếu? Thầy làm được, Phật làm được, tại sao các con làm không được? Mà đâu phải là khó! Tại vì không nhiệt tâm. Còn tham ăn, còn tham ngủ, còn tham thế tục, không muốn bỏ.

Thầy ăn lá cây rừng vẫn sống như thường, có cần tham ăn đâu. Cho nên toàn thế giới đều tu hết, có người nào chết đói đâu? Có người nào phải đi ra ruộng làm không? Nếu tu hết, thì nội lá cây rừng, cỏ ăn cũng không hết. Tại sao chúng ta phải chịu cực khổ. Để đi cày, đi cấy, đi cuốc để lấy hột gạo hột thóc. Để làm ra thực phẩm bằng cách này, bằng cách khác ăn. Rồi chết rồi, cũng thành ra đất cát, có gì quý báu đâu mà phải cực khổ đến mức độ vậy?!

Sao không ra ngoài kia bứt một nắm cỏ ăn mà sống cho khỏe hơn? Ngồi chơi không phải sướng sao? Mấy con thấy sao lại con người ta ngu si cho đến cái mức độ vô minh không thể lường được. Mà chúng ta đã hiểu được Phật pháp là quý, còn bao nhiêu người không hiểu được pháp thì người ta chịu. Còn mình đã hiểu Phật pháp thì sá gì là cái ăn, cái uống, cái đồ ăn, trái cây này kia nọ mà tham. Dẹp xuống quách hết đi cho rồi!

Nỗ lực tu, mà tu chứng thì đền đáp được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Chỉ có bảy ngày đêm tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Bảy ngày đêm thôi thì mấy con có đủ Tứ Thần Túc.

Tứ Thần Túc là:

Dục Như Ý Túc: muốn như thế nào thân tâm chúng ta sẽ làm như thế nấy.

Định Như Ý Túc: muốn nhập định nào thì thân tâm chúng ta sẽ nhập định đấy.

Tuệ Như Ý Túc: muốn biết đời trước chúng ta là ai, muốn biết loại người như thế nào, thì cái trí tuệ chúng ta đều thông suốt.

Và Tinh Tấn Như Ý Túc: là lúc nào chúng ta cũng siêng năng, không có lúc nào chúng ta lười biếng.

(1:02:46) Đó là bốn cái Thần túc của chúng ta mà. Mà khi cái tâm vô lậu thì cái lực của vô lậu đó là Tứ Thần Túc. Chứ không phải chúng ta tập luyện Tứ Thần Túc. Các con hiểu điều mà Thầy muốn nói rất rõ ràng, nó cụ thể.

Bây giờ chúng ta đã thấy một giây vô lậu, mà một giờ vô lậu làm không được sao? Rồi một ngày vô lậu không được sao? Rồi bảy ngày vô lậu không được sao? Một giây đã thấy mặt nó rồi, thì phải hai giây phải làm được, ba giây phải làm được, cho đến bảy ngày đêm vẫn phải làm được chứ.

Con người phải có ý chí, có nghị lực, có dũng cảm, có sức dũng mãnh. Làm gì mà cái gì mà chận chúng ta được? Nguyễn Thái Học nói: "Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Sự tu tập không khó, mà khó vì lòng của mấy con. Mấy con không có bỏ cái tâm tham ăn, tham uống, tham ngủ, tham nghỉ thì mấy con không làm gì khó. Đường tu tập không khó, nhưng khó vì ăn ngủ phi thời, độc cư phi thời. Cho nên không làm được cái điều mà Thầy đã nói.

(01:03:52) Cái bài học mà thứ sáu của mấy con học xong, thì mấy con sẽ chuẩn bị qua một cái giai đoạn mới. Đó là cái lớp của mấy con sẽ chuẩn bị vào cái lớp “Thời Khóa Tu Tập Trong Thời Đức Phật”. Tuy bây giờ tạm đủ trong cái thời gian học tập tri kiến giải thoát của mấy con.

Cái nhất là cái bộ sách mà Đức Hiếu Sinh. Đạo Phật đi vào trong cái giới thứ nhất, tức là giới sát sanh. Thì cái Đức Hiếu Sinh mà ba tập dạy về Đức Hiếu Sinh. Chỉ cần một cái Đức Hiếu Sinh của mấy con đầy đủ trọn vẹn, thì mấy con sẽ xả tâm rất dễ dàng mà không bị ức chế tâm. Không cần phải học những giới luật khác.

Nhưng chúng ta phải cẩn thận, dè dặt từng oai nghi chánh hạnh. Nghĩa là chúng ta phải tiến tới chớ không thể. Bây giờ bắt buộc mấy con phải học suốt năm cái lớp hai trăm năm chục giới, ba trăm bốn mươi giới Tỳ kheo Ni, và mười giới, năm giới đầy đủ thì thời gian tu tập của mấy con quá lâu.

(1:04:57) Vừa học là phải vừa động tâm. Mà vừa động tâm thì tâm không thanh tịnh, làm sao đi vào Thiền Định được? Chỉ có kiên trì mới chuyên chú giải thoát mà thôi. Cho nên đến giai đoạn này thì mấy con chuẩn bị.

Thầy hôm nay ra để chuẩn bị cái Tăng đoàn của chúng ta. Người nào mà Thầy về kiểm tra xong xuôi, trước khi mà mấy con được qua một cái lớp để tu tập, thì Thầy sẽ kiểm tra từng người một, để đưa vào cái lớp tu tập. Chứ không thể mấy con muốn như thế này thế khác, rồi đưa mấy con vào tu tập. Rồi cuối cùng chẳng chứng quả A-la-hán gì cả hết. Mà rốt cuộc bị hôn trầm, thùy miên dập tới dập lui mà không thắng nổi.

Cho nên ở đây, Thầy sẽ cố gắng, sẽ hướng dẫn cho mấy con tu tập, tu tập cho đạt kết quả. Và hôm nay về kiểm tra lại để thu thập những người nào được, tức là Thầy sẽ cho đi sang qua một khu khác.

HẾT BĂNG