28-TỚI TỨ NIỆM XỨ LÀ KHÔNG CÒN HỌC NỮA

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 28-TỚI TỨ NIỆM XỨ LÀ KHÔNG CÒN HỌC NỮA

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 28

TỚI TỨ NIỆM XỨ LÀ KHÔNG CÒN HỌC NỮA

Người giảng: Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 10/03/2008

Thời lượng: [00:53:01]

Người nghe: Tu sinh và Phật tử

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1- AN TRÚ ĐƯỢC TRONG 30 PHÚT MỚI LÊN LỚP TỨ NIỆM XỨ

(00:00) Trưởng Lão: Tứ Niệm Xứ, cũng muốn mình ở thất cũng tu Tứ Niệm Xứ. Mấy con lấy thành tích, lấy danh thôi, chứ sự thật ra cái chất lượng để mà tu tập Tứ Niệm Xứ có nổi không? Mà cái pháp của Phật nó không có cho phép mấy con lên ngang như vậy được. Nó không có mang lại kết quả giải thoát thật sự cho mấy con. Làm sao mấy con làm được? Không có thể nào được. Cho nên ở đây Thầy dạy mấy con rất là căn bản, đâu ra đó. Nó đến đâu thì mấy con phải đạt được đến đó, và đến chừng nào mà mấy con, đến chỗ nào thì mấy con phải có cái kết quả của cái lớp đó hẳn hòi.

Bởi vì nhiếp tâm ba mươi phút, Thầy không cho mấy con lên. Mà ba mươi phút mấy con thuần thục rồi, Thầy cho mấy con lên cái lớp An Trú. Mà khi an trú được trong ba mươi phút rồi, thì Thầy mới cho lên Tứ Niệm Xứ, đó là như vậy. Đó các con thấy không? Còn người nào mà tu pháp Tứ Chánh Cần, ngăn ác - diệt ác, mà trong khi còn niệm mặc dù là suốt ba mươi phút mấy con tu Tứ Chánh Cần, mà còn một niệm xẹt ra mình cũng biết. Nhưng mà còn niệm xẹt là không được. Cũng vậy, Thầy cũng không cho.

Bởi vì nó nhiếp phục bằng cái pháp ngăn ác - diệt ác bằng cái tri kiến của nó, mà nó diệt sạch hết thì nó cũng không bao giờ nó còn niệm. Nhưng mà nó không nhiếp tâm trong cái đối tượng thân hành của nó. Nó không có nhiếp tâm, nhưng mà nó chỉ xả tâm thôi, mà nó xả cho đến khi mà nó không còn niệm. Còn bây giờ nó còn niệm, trong suốt ba mươi phút mà còn niệm thì nó còn ở trên Tứ Chánh Cần nó tu tập nữa.

Nó tu tập cho đến khi mà nó ngồi lại, nó quan sát cái tâm nó, nó hoàn toàn suốt ba mươi phút không niệm. Rồi cái thời này không niệm, thời khác không niệm, như vậy là Thầy sẽ cho cái người học trò đó sẽ tăng lên, học trên tu tập pháp Tứ Niệm Xứ. Thì nó dễ dàng rồi, đâu còn khó gì. Bởi vì đạt được cái chất này rồi thì nó lên cái lớp trên này, nó cũng học cao hơn. Thì bắt đầu bây giờ từ ở trên cái Tứ Chánh Cần, nó không tăng lên dài. Cái thời gian nó không cho phép ở trên cái pháp Tứ Chánh Cần nó tăng lên, từ một giờ, hai giờ, ba giờ. Mà nó lên Tứ Niệm Xứ nó sẽ tăng được. Từ đó nó sẽ tăng lên, một ngày, hai ngày nó vẫn tu tập được.

(02:09) Bởi vì cái pháp Tứ Niệm Xứ, nó có cái quyền cho cái thời gian của chúng ta bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Bởi vì Đức Phật đã xác định được cái trạng thái Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự của Tứ Niệm Xứ rồi, bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Các con thấy rất rõ mà, Tứ Niệm Xứ thì mới được ở trên thời gian đó. Còn bây giờ các con chưa có vào Tứ Niệm Xứ mà các con tự tăng lên thì như vậy là mấy con.. Pháp kia, tại sao Đức Phật không nói rằng một ngày, hai ngày, ba ngày, bảy ngày? Các pháp khác Đức Phật đâu có xác định cái thời gian. Như Tứ Chánh Cần, Đức Phật có xác định thời gian của Tứ Chánh Cần ba ngày, bảy ngày, năm ngày không? Đâu có.

Nhưng mà Tứ Niệm Xứ Đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Các con có thể ở trên Tứ Niệm Xứ giữ cái Bất Động Tâm đó, có thể bảy ngày, bảy tháng, bảy năm được mà. Có phải không? Đó là cái sự xác định thời gian của các pháp.

Còn Tứ Chánh Cần thì không. Bây giờ Tứ Chánh Cần các con tu ba mươi phút, bất động hoàn toàn nó không niệm, thì lúc bấy giờ mấy con phải chuyển qua Tứ Niệm Xứ, không được ở trong Tứ Chánh Cần nữa.

Pháp Tứ Chánh Cần là cái pháp gạn lọc ngăn ác, diệt ác, cái thô của nó, tức là cái mà còn niệm. Còn những cái niệm nó khởi ra, nó còn cái nghĩ này nghĩ kia, thì đó là nó ở trên Tứ Chánh Cần để gạn. Do đó các con thấy, người tu Tứ Chánh Cần, người ta phải tu tập trong khoảng ba mươi phút mà người ta không có niệm thì người ta cũng chuyển qua được Tứ Niệm Xứ để người ta tiếp tục, người ta tu tập.

Còn các con tu ở bên pháp Thân Hành Niệm, thì các con phải nhiếp tâm và an trú cho hoàn toàn. Được chất lượng hoàn toàn, thì các con sẽ đi vào Tứ Niệm Xứ mà tăng thời gian lên. Ở trên pháp Tứ Niệm Xứ nó mới có xác định được thời gian, còn các pháp khác nó không xác định thời gian. Các con có đọc bài kinh pháp Thân Hành Niệm chưa? Đức Phật đâu có nói thời gian đâu, đâu có xác định nó thời gian bao lâu đâu? Nó không có. Nhưng mà pháp Thân Hành Niệm, nó có hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chúng ta nhiếp tâm và an trú, tập tỉnh thức, chứ chúng ta chưa có gì hết. Giai đoạn thứ hai của nó để tập luyện Thần Túc, bốn thần lực.

(04:15) Cho nên mấy con đọc lại cái bài kinh Thân Hành Niệm ở trong kinh Nguyên Thủy thì Đức Phật, các con sẽ thấy rằng nó có đủ thần lực cho chúng ta. Nghĩa là người tu tập pháp Thân Hành Niệm là có đủ thần lực, nhưng đó là giai đoạn hai của nó. Còn giai đoạn một là nhiếp tâm và an trú mà thôi. Cho nên giai đoạn một, các con nhiếp tâm an trú để bước vào Tứ Niệm Xứ. Khi bước vào Tứ Niệm Xứ, tâm bất động thì mấy con biết rằng Tứ Niệm Xứ. Mà khi mà món ăn của Tứ Niệm Xứ thì mấy con biết rằng, khi mà món ăn của Tứ Niệm Xứ thì tâm bất động của chúng ta.

Còn cái Bảy Giác Chi là món ăn của Tứ Niệm Xứ, bảy năng lực của Giác Chi. Khi mà Tứ Niệm Xứ nó đạt được thì nó mới có bảy năng lực của Giác Chi. Mà bảy năng lực của Giác Chi nó là Tứ Thần Túc. Các con thấy trên cái pháp của Phật, ở đâu nó sắp xếp cho chúng ta sẵn sàng. Ở từ cái chỗ nào đến chỗ nào, nó rất là cụ thể, rõ ràng. Cho nên trong cái vấn đề mà tu tập, thì chúng ta không thể nào mà tu tập sai pháp được.

Cho nên không có thể nào mà, cái trường hợp mà ở pháp thấp này mà trèo lên pháp cao được, mà bằng cách mà chúng ta chưa đạt được kết quả của cái pháp thấp. Cho nên ở đây phải tu tập cho cẩn thận, kỹ lưỡng hẳn hòi. Thì người tu Tứ Chánh Cần cũng như người tu pháp Thân Hành Niệm, nhiếp tâm và an trú, thì mấy con sẽ đạt được kết quả cụ thể. Và từ đó mấy con sẽ tập cho kỹ lưỡng, tập cho kỹ lưỡng.

Minh Nhân thì cố gắng tập lại kỹ.

Còn ở đây Nguyên Tánh con. Về vấn đề tập luyện thì con cũng phải nhớ rằng Nhiếp Tâm và An Trú phải tập cho kỹ, đừng có nên vội vàng. Đừng vội thấy người ta an trú được mà mình lật đật. Mà mình phải tập kỹ về vấn đề nhiếp tâm cho đạt được chất lượng. Trình bày Thầy đi, con thấy như thế nào?

(06:16) Tu sinh Nguyên Tánh: Bạch Thầy là …​ con vẫn còn như, con tu tập nhiếp tâm hơi thở như Thầy nói hơi thở thì…​ con thấy là …​có khi đạt cao được bẩy phút, đạt được thấp nhất là một phút, dao động trong vòng độ khoảng, con thấy từ chỗ đó, con thấy hôn trầm nó mất. Có khi mà con ham tập quá thì nó hôn trầm, thành thử bây giờ con nghe Thầy là …​thì có khi con ngồi khoảng hai tiếng, con thấy nó an trú thì con thấy sung sướng nên là con …​nên chắc chắn con sẽ nắm cái pháp này mà con tu tập.

Trưởng Lão: Phải ráng cố gắng nhiếp tâm cho đạt được, rồi sau đó mới an trú con. Chứ đừng có vội an trú trước, mà phải nhiếp tâm cho được. Từ mười phút mấy con dần lên, mấy con dùng cái pháp Như Lý Tác Ý, mấy con dẫn nó vào cho đúng ba mươi phút. Phải tập, cố gắng khắc phục mình trong suốt thời gian, dùng cái pháp Như Lý Tác Ý để dẫn tâm. Thì trong ba mươi phút thì mấy con sẽ, cố gắng mấy con sẽ dẫn được, không có khó khăn. Hễ mười phút được thuần thục, thì mấy con lần lượt lên hai mươi phút, rồi lần lượt lên ba mươi phút. Cho từ ba mươi phút tập nhiếp tâm cho trọn vẹn, đừng có thời nào mà nó còn có một niệm gì xảy ra thì không được, cho trọn vẹn, cố gắng tập tu để giữ gìn.

2- TU ÍT NHƯNG NHIỆT TÂM, KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG TU

Tu sinh Nguyên Tánh: Con kính bạch Thầy là bây giờ, nói chung là trong những cái giờ khác không tu là mình tuyệt đối nghỉ ngơi, và mình chỉ có tu Chánh Niệm Tỉnh Giác chứ mình không được nhiếp tâm trong bước đi hay là không vận dụng thời gian nào khác, chỉ có thời gian tu là tu thôi, còn nghỉ là nghỉ…​.mà nghỉ là nghỉ.

(08:01) Trưởng Lão: Tu là tu, nghỉ là nghỉ, đúng vậy. Chứ đừng có lúc nào cũng tu chừng chừng thì nó không chất lượng, không có.

Sư Nguyên Tánh: Trước đây là con đi khất thực cũng tu, rồi là tu cái ngồi thời gian là tu, thành ra con nghĩ là nó mất năng lượng nên nó hôn trầm. Con ráng ngồi cả ngày nên là …​con thực hành…​

Trưởng Lão: Đúng vậy. Bây giờ Thầy xin nhắc lại một lần nữa, bởi vì nó có cái trường hợp là từ lâu tới giờ người ta đã truyền dạy cho mấy con đi, đứng, nằm, ngồi luôn lúc nào cũng thời gian tu hết. Không phải đâu mấy con. Đừng có tu cái kiểu đó, tu kiểu đó không chất lượng. Ở đây một buổi mấy con, thí dụ buổi sáng này mấy con tu. Ba mươi phút là cái thời gian tu ba mươi phút, đem hết sức lực mình ra nhiếp tâm ở trong đó. Thì khi mà xả ra, thì mấy con hoàn toàn không tu. Đừng có theo cái kiểu mà niệm Phật, hay hoặc là theo cái kiểu nhiếp tâm lúc nào cũng tu, thời nào cũng tu, giờ nào cũng tu. Đừng có tu cái kiểu đó, mấy con không có đủ sức mà tu đâu.

Mà cái phương pháp mà nhiếp như vậy nó cũng không phải là cái phương pháp mà nhiếp tâm cho hết vọng tưởng như vậy đâu, đó là cách thức ức chế. Mà ức chế cái kiểu đó thì không ai có sức mà ức chế nổi đâu. Cho nên những cái điều kiện mà tu tập như vậy hầu hết là các tổ đã dạy sai, dạy không có đúng cách, cho nên chúng ta không thể nào tu tập được. Đi, đứng, nằm, ngồi đều tu, trong mỗi hành động đều tu. Mấy người nghĩ coi sức con người làm sao mà nhiếp tâm an trú được ở trong cái thời gian đi, đứng, nằm, ngồi suốt trong cái ngày chúng ta tu? Không phải! Tu kiểu đó là tu cầm chừng, chứ không có đi sâu.

Ở đây chúng ta chuyên sâu rồi, chúng ta không phải là tu theo kiểu mà cư sĩ, tu theo kiểu mà cho có hình thức tu, tu kiểu mà làm quen với pháp thôi, cái đó là Thọ Bát Quan Trai. Người ta tu pháp này rồi, người ta chuyển qua pháp kia người ta tu. Đó là cách thức người ta, tu như vậy là tu chung chung, chứ chưa phải đi sâu. Bây giờ mấy con đi sâu, mấy con phải đạt được cái chất lượng, mấy con mới làm chủ được. Chứ còn tu chung chung như cư sĩ thọ Bát Quan Trai thì làm sao làm chủ được Sinh-Tử?

(10:01) Tu như vậy muôn đời. Thọ Bát Quan Trai, thì trong một tháng người ta chọn năm ngày, ba ngày hay hai ngày người ta tu thọ Bát Quan Trai là người ta tập làm quen với pháp mà thôi. Cho nên đi, đứng, nằm, ngồi người ta đều tu hết. Còn chúng ta ở đây không có chuyện đó đâu. Nghĩa là lúc nào nhiếp tâm và an trú là phải thực hiện bằng một cách rất là cụ thể, bằng một cách nhiệt tâm, bằng cách quyết định. Chứ không phải là tu chơi chơi, tu chung chung, không phải lúc nào cũng tu, không phải đâu. Xả ra là nghỉ, không có tu, không tập gì nữa hết, mà hễ tập là tập phải làm cho chắc ăn.

Thí dụ như bây giờ mấy con ra cuốc đất, mà cuốc cái vùng đất đó thì phải cuốc cho sâu, cày sâu cuốc bẫm, làm cho đất cho nó tơi. Thì mấy con làm xong rồi, hết cái giờ làm thì vô nghỉ. Chứ đừng có ở lại băm băm, băm băm mà cứ băm nó cạn cạn như thế này thì không có làm ăn cái thứ gì được. Đó là cách thức tu tập là phải như vậy, làm cho đúng, làm cho hết, làm cho đầy đủ chất lượng của nó. Cho nên vì vậy mà người ta làm có giờ, có giấc đàng hoàng. Còn cái làm mà kêu là làm không giờ giấc, tu mà chung chung chứ gì? Ở đây không có tập tu cái chuyện đó đâu. Bởi vì mấy con thấy, bỏ cuộc đời hết rồi, đi vào đây để mà tu tập giải thoát, mà tu cái kiểu như người cư sĩ mới tập luyện thì Thầy nói không được, đó là không được.

Ở đây mấy con là cư sĩ, nhưng mà mấy con cũng tu sĩ. Vào đây rồi thì đừng có nghĩ là người nào mà còn là cư sĩ đâu mà là tu sĩ. Ở đây không có chấp nhận cái tu chung chung. Ở đây không phải cái lớp thọ Bát Quan Trai. Mà đây là cái lớp để đào luyện cho mấy con trở thành những bậc chứng quả A La Hán, làm chủ được sự Sinh-Tử, chấm dứt luân hồi. Cho nên mấy con thấy là, dù là mặc chiếc áo cư sĩ, đầu còn tóc, nhưng mà mấy con vẫn thấy mình là tu sĩ. Còn người nào mà chưa có xong, chưa có làm được thì ở trong cái lớp này, mấy con tu nó không vô đâu.

Bởi vì, gia đình còn, vợ con còn mà chưa có giải quyết xong, thì mấy con vô đây ngồi tu chơi chứ sự thật ra không làm gì được hết. Ba cái Ái kiết sử này, thì mấy con không thể nào mà nhiếp tâm với người ta được đâu. Thầy bảo nhiếp tâm, an trú mà bây giờ vợ đói, con đói mấy con ngồi đây, mấy con tu được không? Đâu có được. Mấy con phải giải quyết vấn đề gia đình mấy con trọn vẹn, như một người tu sĩ người ta bỏ sạch. Người ta chỉ còn ba y một bát, đời sống của người ta chỉ còn duy nhất có tu mà thôi. Con đường đi của người ta đi tới, chứ không còn đi lui.

(12:19) Còn mấy con nhìn tới mà còn nhìn lui nữa. Chứ bây giờ bỏ vợ con mình sao đây, ai nuôi cho? Các con thấy, trong cái vấn đề đó là cái vấn đề quan trọng của sự quyết tâm của con đường đi tu rồi. Cho nên mình cố gắng. Ở đây là chúng ta chuyên sâu rồi, chúng ta bước vào một cái giai đoạn làm chủ rồi. Mà thời gian thì chúng ta không có thể nói rằng một năm, hai năm. Mà chúng ta có thể nói rằng năm, ba ngày hoặc một tháng, nửa tháng là có thể chúng ta làm chủ, làm chủ sự Sống-Chết rồi.

Thí dụ như bây giờ trong cái lớp này, mấy con này nhiếp tâm và an trú được rồi thì đưa lên Tứ Niệm Xứ. Trong khi đó mấy con trong khoảng một tuần lễ mà mấy con nhiếp tâm bảy ngày được thì trong một tuần lễ bảy ngày, thì tuần sau, thì mấy con sẽ đi vào Thân Hành Niệm để mấy con luyện Thần Túc. Mà luyện Thần Túc thì trong thời gian đó một tuần lễ, hai tuần lễ mấy con có đủ thần lực. Mấy con nhập các Định, mấy con thực hiện Tam Minh thì mấy con ra khỏi lớp học rồi, mấy con tốt nghiệp liền rồi. Thì như vậy trong khoảng thời gian có một tháng xong.

Còn nếu mà tu mấy con tu mà không kỹ lưỡng thì làm sao mà trong vòng một tháng mấy con đạt được? Đó mấy con thấy tu không phải khó, nhưng mà cái khó là ở chỗ mấy con tu phải đạt được cái chất lượng của cái pháp này. Cho nên mấy con càng chuyên bao nhiêu về cái phương pháp tu, và càng tu tập đúng bấy nhiêu thì thời gian mấy con sẽ ngắn lại. Còn nếu mấy con không chuyên thì mấy con sẽ kéo dài từ đó năm này đến năm khác, không bao giờ mấy con đạt được kết quả. Không bây giờ đạt được kết quả lần thứ hai.

Cho nên ở đây Thầy phân cho mấy con thấy các pháp rất rõ ràng rồi. Thì người nào mà nhiếp tâm, an trú là trong khi đó các con biết mình. Trong khi đó mình chưa an trú thì phải nhiếp tâm cho kỹ. Thực sự ra nhiếp tâm mà ba mươi phút nó cũng không phải khó, bởi vì chúng ta có pháp Như Lý Tác Ý. Chúng ta tác ý để dẫn tâm, chứ đâu phải chúng ta ngồi đây mà chỉ biết hơi thở ra vô như thế này, chỉ Tùy tức như các tổ dạy sao?

(14:13) Chúng ta có pháp dẫn tâm, chúng ta vào trong cái sự nhiếp rõ ràng, cụ thể. Mà cái pháp dẫn tâm thì nó kéo dài, thỉnh thoảng cứ tác ý, thỉnh thoảng tác ý để mà dẫn nó. Thì suốt ba mươi phút Thầy thấy, đó là cái căn bản mấy con dẫn. Tại sao mấy con dẫn lại còn vọng tưởng? Mấy con tu hay là mấy con ngồi chơi? Đâu có lý! Thầy nói thật sự ra, ngày xưa mà khi theo Hòa Thượng Thanh Từ mà ngồi tu pháp tri vọng. Mà Thầy ngồi để mà cái tâm mình bất động, thì Thầy thấy nó ba mươi phút nó không một cái niệm nào hết.

Nhưng mà phải nói rằng cái căn cơ của Thầy nó có khác hơn mấy con. Còn mấy con thì cuộc đời nó quá nhiều ác pháp, nó rất đông. Cho nên do đó mấy con ngồi như vậy nó không được, còn riêng Thầy thì nó được. Nhưng bây giờ các con có cái pháp mà dẫn rồi thì các con ba mươi phút cũng không niệm, cũng dễ dàng chứ đâu khó, đâu có khó khăn gì đâu? Mình chỉ nhiệt tâm trên từng cái hành động hơi thở hoặc là Thân Hành Ngoại của mình, bước đi hoặc là cánh tay đưa ra vô. Nhiệt tâm từng hành động, và nhiệt tâm nhắc cái tác ý thì chắc chắn là mấy con sẽ đạt được cái chất lượng nhiếp tâm.

Và muốn thuần thục thì cứ ngày nào, giờ nào tu tập cũng nhiệt tâm như vậy hết. Thì trong một tuần lễ, hai tuần lễ mấy con nhiếp tâm, chắc chắn là mấy con sẽ thuần thục liền. Bởi vì mỗi lần tu là mấy con nhiệt tâm làm, cẩn thận kỹ lưỡng từng hơi thở, cẩn thận kỹ lưỡng từng hành động. Khi mình nhìn cánh tay đưa ra, đem hết cái sức lực, nhiệt tâm của mình nhìn nó. Và đưa vào cũng đem hết sức lực, nhiệt tâm nhìn nó. Và mỗi lần tác ý là nhắc cái tâm mình, nhớ rất kỹ lưỡng cái hành động đưa ra rồi đưa vô. Như vậy làm sao mấy con nhiếp tâm không được? (16:04) Bởi vậy ngay từ lúc đầu mà nhiếp tâm còn vọng tưởng ra vô là Thầy thấy, mấy con đã có phương pháp dẫn tâm rồi mà nhiếp như vậy thật sự không biết mấy con tu chơi chơi hay sao đây? Tu thật mà, bởi vì ăn thật, làm thật, tu thật chứ đâu phải là cái chuyện tu.

Còn các pháp Tứ Chánh Cần thì mấy con làm sao đây? Mấy con đâu có chỗ nào nhiếp đâu? Cho nên mấy con chỉ cần nhìn nó mà thôi, chờ niệm cho nó càng ra nhiều niệm thì càng tốt chứ không có gì. Thì nếu mà nó, niệm này nó chưa xong, thì tất cả niệm khác nó tới nữa: “Khoan! chậm chậm cho tao quán cái niệm này rồi mày mới tới, chứ mày ra ồ ạt như vậy làm sao tao làm kịp” ? Có phải không? “Từ từ mày ra, niệm này xong rồi, tao dẹp xong rồi thì lòi cái mặt khác ra cho tao. Tao cho mày ra, chứ tao đâu phải tao ém mày hay sao mà sợ”.

Phải nhắc cho nó vậy, tác ý nó như vậy, rồi lần lượt, nó sẽ ra lần lượt. Hễ mà tâm mình nó còn tham, sân, si thì lần lượt nó ra. Nhắc: “Ra thì đừng ra ào ạt mà chạy ra năm, bảy thằng một lượt thì tao làm không kịp, đi từ từ”. Thì như vậy thì mấy con sẽ tu Tứ Chánh Cần một cách dễ dàng. Ở đây một cái gì nó xảy ra là mấy con có pháp nhắc Như Lý Tác Ý, tác ý nó liền tức khắc, chặn đầu nó lại liền: “Đừng có làm như vậy, rối ren tao làm không được”. Đó là bên Tứ Chánh Cần.

Còn mấy con cũng vậy, nhắc cẩn thận, nhiệt tâm trên từng hành động nhiếp tâm. Và đồng thời tới cái giai đoạn mà an trú tâm, khó mấy con. An Trú Tâm nó khó hơn cái chỗ Nhiếp Tâm rồi. Bởi vì mình tự nhắc, mà tự đâu nó an ra chứ đâu phải mình làm an được sao? Các con thấy, mình đâu có làm an được đâu? Đâu có lý nào mà bây giờ ngồi nực, mà đem quạt máy quạt cho mát, đó là gọi là mình đem quạt máy làm cho nó an? Còn cái này nó đâu có được cái chuyện đó đâu, đâu có đem quạt máy mà nó an được đâu? Các con hiểu điều đó. Cho nên chúng ta không thể nào làm cái điều này được, cho nên chúng ta chỉ cần nhắc nó mà thôi. Rồi tự nó, nó sẽ xuất hiện cái trạng thái an ổn cho chúng ta. Đó là một cái khó chứ không phải dễ.

(18:04) Cho nên nhiếp tâm nó không khó. Vậy mà nhiếp tâm chưa được, mà bây giờ mấy con nhào lên an trú tâm thì làm sao mà mấy con làm được? Cho nên ở đây thì mấy con phải biết nhiếp tâm không khó. Cái pháp đầu tiên nó khó mà nó dễ. Mà cái pháp kế đó, nó dễ chứ nó khó. Nếu mà không có căn bản của cái pháp đầu tiên thì cái pháp kế đó nó không làm được.

Mà nếu mà các con thấy, dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mình nhiếp tâm được rồi, mà nó chưa thuần thục, mấy con thấy: “À, bây giờ mình cũng nhiếp được rồi”. Muốn ham nhanh mà, mau mà, chứ thật sự ra nó chưa có thuần đâu. Nhiếp được mà chưa thuần. Cho nên chúng ta phải tập cho kỹ lưỡng một tháng, hai tháng cho nó thuần ở trên cái sự Nhiếp Tâm. Mà khi nó thuần rồi thì bắt đầu mấy con an trú nó dễ lắm, mấy con nhắc cái nó an trú liền.

Còn nó chưa thuần, nhắc thôi trời ơi! Nhắc cả buổi vậy mà nó chưa có thấy nó an gì hết, mà còn lại đau chân, nhức chân, mà tê chân nữa chứ. Mà lại còn thụng lên, thụng xuống nữa chứ, chưa có ngồi thẳng. Chứ chưa đâu, nó chưa an là nó thụng lên, thụng xuống lia lịa, mà nó còn lúc lắc nữa chứ. Còn hễ nếu mà nó bị hôn trầm thùy miên thì nó còn gục tới, gục lui còn dữ hơn nữa. Thật sự ra Thầy thấy, đúng là mấy con tu sai nó mới vậy, còn tu đúng nó đâu có vậy.

Tu sinh Nguyên Tánh: Con kính bạch Thầy, con là người đã từng đứng trên chiến trường, khi mà gặp được địch thế là con vác cái khẩu AK để con bò lên con đánh nó, nhưng mà cái lúc đó con cảm thấy nó dễ dàng hơn bây giờ. Hôn trầm, chống nó khó quá, nhưng mà bây giờ con nghĩ là nó khó ở chỗ là vì sai pháp. Sáu năm trời con thực thành toàn thọ Bát Quan Trai liên tục, tại vì sai pháp thành ra bị ức chế, mất năng lượng. Té ra bây giờ mới nhận được. Hôm nay con mới hồi tâm như vậy, nếu như mình gặp được hôm đó mà đến giờ thì khác hơn nhiều trước.

Trưởng Lão: Xách AK mà bảo là dễ

Tu sinh Nguyên Tánh: Xách AK dễ hơn, nếu mà con bò trượt xuống con thấy vẫn khỏe hơn. Nhưng bây giờ con mà chết để gặp Chánh pháp thì con thà là chết chứ nó khó quả. Con cảm thấy cái gì đó nó bị ức chế mà nó buồn ngủ mà nó cứ lôi xuống, mình đứng dậy nó cứ bật xuống. Cho nên ở đây, con thấy là dù hôm nay gặp được pháp, con thấy..

Trưởng Lão: Khá, khá, có tiến bộ rồi đó, phá được cái hôn trầm.

3- VẤN ĐỀ GÂY DỰNG KHU AN DƯỠNG TỪ THIỆN

(20:15) Phật tử: Thưa Thầy, con xin Thầy vài phút nói một cái này, cho con ý kiến, là vì sau khi mà con cúng dường trung tâm ở ngoài của thầy Thanh Quang một cái máy và ở cô Hồng, cái đợt mà Thầy viết thư về đó nói con và Minh Quang là cái chuyện của trung tâm của cô Hồng, thì sau ai ngờ cô Hồng cổ đã lừa. Cô ấy vào, cô ấy lợi dụng cô đòi xin tiền tu viện, các thứ, cổ lại, nghe là cổ đưa cái phim của Thầy trong máy điện thoại, con có cái máy điện thoại mấy triệu bạc, con lại đưa biếu cho cổ luôn.

Sau đó con cho cổ mượn cái xe. Con nói cái xe này chỉ khi nào cô làm đúng thủ tục của Thầy Thông Lạc, trung tâm của Thầy Thông Lạc thì tôi sẽ cúng dường, còn không đúng là tôi sẽ lấy về. Nhưng bây giờ con lại đưa cúng dường cho thầy Thanh Quang để phục vụ ở ngoài trung tâm kia thì cổ không cho lấy lại nữa. Mà giấy tờ thì con đang giữ, thì bây giờ theo Thầy thì nên giải quyết thế nào?

Trưởng Lão: Giấy tờ thì con cứ giữ đó đi, rồi chừng đó …​

Phật tử: Nhưng mà cứ để cho cô ấy dùng, về sau không biết thế nào …​

Trưởng Lão: Coi như là cô làm sai thì mình lấy lại thôi không có gì đâu, nhưng mà điều kiện là để đó Thầy còn …​

Phật tử: Chỉ sợ cô ấy buồn.

Trưởng Lão: Thầy khi mà ở trong này, Thầy sắp xếp lớp cho mấy con tu xong rồi, thì Thầy sẽ được mà ở ngoài đó Thanh Quang báo làm giấy phép đàng hoàng, thì Thầy mới ra ngoài đó làm việc. Chứ còn nếu mà giấy phép chưa có đàng hoàng, thì Thầy không có ra làm việc. Bởi vì hầu như là mấy cái ông mà xin giấy phép này, họ hay láo với Thầy lắm. Họ nói được được, được, được, rốt cuộc rồi đi ra làm việc, cái bắt đầu Nhà nước nó tới, nó bắt hà. Nó giải tán liền, nó không có cho mình làm việc gì. Đâu có chuyện dễ gì mấy con, rồi nói giấy phép này, cái chỗ này nó cho mà chỗ kia chưa cho. Như vậy là mình chưa có hoàn thành được cái giấy phép.

(22:01) Phật tử: Có cái dấu thưa Thầy, xin được cái dấu, lấy cái dấu về ở Trung ương ngoài kia nhọc lắm, ngoài cái Đại thừa nhọc mình lắm cho nên thấy là con mà Thọ Bát Quan Trai là họ lên gọi liên tục, thế cho nên là con xin được …​

Trưởng Lão: Cho nên tới hôm nay, con biết không? Thầy biết rằng cái giấy phép của Thanh Quang cũng chưa có trọn vẹn nữa, nói vậy chứ chưa có đâu. Thầy biết chưa có trọn vẹn. Bây giờ ở Xã Ấp nó bằng lòng, nhưng mà Tỉnh nó chưa chứng. Rồi sở Y tế, rồi sở Văn hóa Thông tin nó chưa chấp nhận, chưa chắc đã làm việc gì được đâu. Bởi vì cái chuyện này là cái chuyện đâu có thường đâu. Nhưng mà quý thầy làm cái việc mà quý thầy vội vàng. Để làm gì? Để tạo cái danh của mình chứ gì.

Nhưng mà thật ra, lần lượt mình làm cái việc gì, cẩn thận, kỹ lưỡng, hẳn hòi, hoàn toàn. Chừng nào mà giấy phép Nhà nước từ trên tới dưới chấp nhận hoàn toàn, thì mình sẽ bắt đầu mình làm. Mình làm cái gì trước, mình làm cái gì sau, mình phải biết chứ. Và cái ban nhân sự của mình phải tổ chức như thế nào? Còn dục không, cũng như cô Hồng dục không, cái đi làm lợi dụng cái chỗ mà nuôi ba, bốn người già hay năm, ba đứa trẻ, con nít gì đó. Rồi bây giờ bắt con người ta, bắt con nít mồ côi đó bán cho kẻ khác nữa. Thành thử làm cái chuyện …​

Phật tử: Trung tâm này lừa đó Thầy ạ, lừa cả con Thọ Bát Quan Trai, con cúng dường bao nhiêu tiền vào đó, lừa cả cô Liễu Châu ..

Trưởng Lão: Đó thì mấy con thấy, sự thật ra họ lừa đảo như vậy đó. Cuộc đời mà mượn từ thiện để lừa đảo. Thì bây giờ đó, Thanh Quang làm cái chuyện này coi chừng cũng lừa đảo nữa chứ đừng nói chuyện. Bởi vì thật sự ra mình phải nói rằng, làm cái vấn đề này hầu hết đừng có tin cái người nào. Bây giờ giấy tờ đưa cho Thầy xem. Ở đây là quyết định của Huyện, Xã chưa hẳn được. Rồi ở Tỉnh, ở Tỉnh thì phải có sự quyết định của các Sở. Bởi vì mình làm công việc lợi ích chung cho xã hội, thì trong đó nó có Sở Y tế, Sở Văn hóa Thông tin nó chấp nhận thì mình mới mở ra được. Chứ mà nó không chấp nhận thì ông Tỉnh trưởng ổng dám chứng không? Cho nên vì vậy mà mình.

(24:01) Trong cái vấn đề làm việc này Thầy thấy rõ ràng. Mới có để Xã nó chứng cho mình, ờ bây giờ Xã nó cho mình vậy chứ chưa chắc đã là nó có quyền đủ đâu. Rồi Huyện. Mà mấy ông này nắm giấy tờ, thật sự ra đưa Thầy coi cái giấy tờ của mấy ông nó chưa có trọn vẹn gì hết. Quen thân nó ký đây, mấy ông sọt tay xuống, nó còng đầu mấy ông chứ ở đó. Cho nên cái vấn đề làm việc đó đâu phải. Còn mấy cô đó lợi dụng một chút xíu nuôi trẻ mồ côi, cứ chạy đầu này xin tiền, chạy đầu kia xin tiền.

Hầu hết là gạt người ta không à. Đâu có làm cái chuyện như vậy được đâu. Đối với Thầy thì không được. Không có gạt Thầy được đồng xu đồng điếu nào hết. Con thấy, đến đây xin Thầy. Thầy nói, để ra đó Thầy kiểm tra hẳn hoi, đàng hoàng. Thầy ra đó, Thầy thấy, hoàn toàn là chưa có ra cái gì hết. Chỉ cất lên cái nhà đó rồi nuôi ba đứa trẻ để bán trẻ mồ côi ăn tiền, chứ làm cái thứ gì đây?

Phật tử: Thưa Thầy, có bức thư của Thầy ấy nên con thực hiện, từ đó đến bây giờ bị lừa. May vào đây để gặp Thầy chứ không chỉ ở ngoài đó thì bây giờ không khéo …​

Trưởng Lão: Khổ lắm mấy con. Còn người ta lợi dụng cái chữ từ thiện này người ta làm những cái điều mà nó không có đúng cách. Thôi bây giờ con về ngồi đi.

Thầy xin nhắc lại một lần nữa cho mấy con thấy, khi mà làm cái việc từ thiện nào đi nữa, giấy phép hẳn hòi, người ta phải liên hệ với Nhà nước. Do đó cái cơ sở, bây giờ mình muốn nuôi người già hoặc là nuôi trẻ mồ côi, người ta phải nhìn cơ sở của mình. Cơ sở gì, cất cái nhà như vậy, rồi đem ba đứa trẻ vô nuôi, mà kêu là trại mồ côi. Mồ côi cái thứ gì kì vậy?

Ít ra nó cũng phải có cơ sở của người ta, nhìn thấy cái sự xây dựng của người ta. Giấy tờ xây dựng, mấy người mà làm đàng hoàng thì mấy người xây dựng. Mà giấy tờ không đàng hoàng, Nhà nước nó lại còng đầu mấy người liền, nó cho mấy người xây cất hả? Nghĩa là cơ sở, thí dụ như nuôi người già, thì phải cơ sở như thế nào, nhà cửa như thế nào? Khu vui chơi như thế nào? Nó đâu nó ra đó. Nhìn vào cái cơ sở, người ta thấy cái người này thật sự làm công việc từ thiện.

(26:01) Còn cái người mà làm như vậy, là người ta thấy rằng không phải từ thiện. Họ mượn cái nhà nào đó, họ làm cái kiểu hình thức để mà lừa đảo người khác. Cho nên Nhà nước họ thấy, làm lơ thôi, cái chuyện nhỏ mọn của cái người đó. Họ muốn nuôi trẻ, họ nhốt. Họ đi ra ngoài lượm mấy đứa trẻ mồ côi ở ngoài đường, ngoài xá về họ nuôi, để mà có hình thức đó. Họ gạt người khác chứ có làm cái gì? Chứ đâu phải là giấy tờ.

Bây giờ họ nói những người mà làm việc ở Xã, Ấp, ở Huyện, nó quen thân rồi. Họ nói “Tôi bây giờ tôi muốn nuôi”, “thì chị muốn nuôi được chị làm, hay hoặc anh muốn nuôi được cứ làm, chuyện đó là chuyện tốt, có gì đâu mà cần gì. Thì bây giờ nhà chị, chị muốn nuôi được, thì đem ba đứa trẻ mồ côi về nuôi, có ai mà nói gì”, có phải không? Nhưng mà thành lập một cái cơ sở nuôi trẻ mồ côi, không phải là chuyện dễ. Mình phải xin phép đàng hoàng, mình mới cất ra cái cơ sở nhà cửa được đầy đủ, chứ đâu phải là cái chuyện.

Bởi vậy Thầy nói, khi làm công việc nó cũng vậy, mà tu tập cũng vậy. Mấy con phải thành lập một cái cơ sở nó vững chắc. Chứ không phải nói tu thì vô tu, rồi người ta dạy pháp nào cũng tu, đâu có phải chuyện đó, nó phải có cơ sở. Đó là những cái điều kiện mà tu tập cũng như là làm việc.

Tu sinh Nguyên Tánh: Kính bạch Thầy! Con bây giờ mà cổ đã lừa đảo con lấy cái xe rồi, ví dụ con mà lấy lại thì con có tội không ạ. Con nghĩ đơn thuần là con cho cô mượn, chứ còn không phải cúng dường, khi mà đúng là trung tâm của Thầy thì con cúng dường. Bây giờ trung tâm của cô lừa đảo thì con lấy lại, con có mang tội gì không?

Trưởng Lão: Cái đó là không có tội gì hết. Cái chuyện đó quá dễ, cái chuyện đó là chuyện làm đúng.

Tu sinh Nguyên Tánh: Ý là giấy tờ con chỉ cho mượn thôi, còn cái máy con biếu thì riêng cái đó là con lấy về

Trưởng Lão: Ừ chứ sao, đâu có gì đâu, cái chuyện đó. Giấy tờ thì con còn cất giữ, con đâu có giao đâu. Đây là coi như cho mượn, nhưng mà cơ sở này nó thành hình đúng với tiêu chuẩn thì tôi sẽ cúng dường, tôi giao giấy tờ hết.

Tu sinh Nguyên Tánh: Bây giờ vì cô ấy lừa thì mình lấy lại, bởi vì cô lừa là không được.

Trưởng Lão: Mà tôi không để người khác lừa mình đâu. Tức là mình không để là cho người ta làm tội. Mấy con để cho người ta tội, tạo cho người ta tội thêm thì con có tội trong đó.

4- TU TẬP CÓ CƠ SỞ, CHƯƠNG TRÌNH THỨ LỚP ĐÀNG HOÀNG

(28:04) Trưởng Lão: Cho nên trong cái vấn đề tu tập cũng vậy mấy con. Tu tập phải có cơ sở đàng hoàng. Cái phương pháp của mình tu tập nó phải có cái cơ sở tu tập đàng hoàng, chứ không phải là tu chung chung đâu. Hầu hết là, bây giờ Thầy nói mấy con theo Thầy, mấy con mới thấy rằng phương pháp của kinh sách của các cái hệ phái, các tôn giáo khác, nó không có cơ sở để mà chúng ta thực hiện. Nó chỉ dựa lưng vào thần thánh mà nó cầu khẩn mà thôi. Chứ còn nó không có cơ sở mà tự lực như đạo Phật đâu. Nó có cái phương pháp, có cơ sở, có cách thức tu tập, nó cụ thể.

Cho nên vì vậy mà chúng ta phải tu tập cho nó có căn bản chứ không thể nào mà chúng ta tu tập lơ mơ. Mấy con thấy cái chương trình Giáo dục Văn hóa của Nhà nước, giáo dục nghề nghiệp của Nhà nước, nó có cơ sở hẳn hòi hoàn toàn, nó từ thấp đến cao, nó đâu nó ra đó. Cho nên đạo Phật, cái mục đích phương pháp của đạo Phật nó cũng như vậy, nó có cơ sở đàng hoàng.

Cho nên các con thấy Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, thì Bát Chánh Đạo là cái cơ sở giáo dục để mà chúng ta đi đến cái chỗ mà giải thoát hoàn toàn. Cho nên nó có tám cái lớp đàng hoàng, từ Chánh Kiến cho đến Chánh Định, nó rõ ràng, cụ thể. Thì mấy con thấy đạo Phật nó mới vạch ra chúng ta con đường cho chúng ta tu tập, giống như là một cái chương trình giáo dục đào tạo nó rõ ràng. Mà ở trong đạo Phật nó còn vạch cho chúng ta thấy rõ ba cấp Giới-Định-Tuệ, các con thấy Giới-Định-Tuệ.

Mà giờ trong cái lớp Giới mà chúng ta tu tập, vào cái lớp đầu tiên mà Giới luật, thì nó là bằng cái phương pháp nào? Tứ Chánh Cần là phải Giới luật, bằng tri kiến Đức Hạnh Giới luật của nó để mà xả tâm. Còn các con đi vào pháp Thân Hành Niệm thì nó cũng phải bằng cái Đức hạnh, bằng cái oai nghi tế hạnh của các con. Phải giữ gìn Giới luật, phải phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý các con bằng cái hạnh độc cư. Các con phải thấy, đó là hẳn hoi, hoàn toàn nó cũng phải đi từ Giới thôi. Mà cái giai đoạn giới này, mấy con phạm Giới thì mấy con làm sao nhiếp tâm an, trú được?

Cách thức cái cơ sở của nó, nó là cái lớp một của nó. Cho nên cái tu tập của mấy con nó phải cẩn thận, kỹ lưỡng. Chứ không phải là, Thầy sắp xếp cho mấy con giờ tu nhiếp tâm an trú, nhiếp tâm bằng hơi thở, bằng bước đi, mấy con phải tập kỹ lưỡng cẩn thận chứ. Thầy biết trong cái giai đoạn đầu này, ít ra mấy con muốn gặp Thầy một lần thứ hai nữa, thì ít ra mấy con phải tập nhuần nhuyễn trong một tháng. Chứ không lẽ bây giờ mới nhiếp tâm được, cái là lo muốn lên lớp.

(30:26) Đâu có lên lớp ngang xương vậy được, mấy con phải tập cho thuần thục chứ. Tập rất nhuần nhuyễn, nhuần nhuyễn. Rồi lần lượt mấy con sẽ thấy, mấy con lên lớp nào, mấy con sẽ tu tập đạt được kết quả của lớp nấy liền. Còn nếu không thì mấy con phải lên lớp vô không nổi, tu tập không vô nữa. Mà càng lên cao lại là tu tập càng lại không vô nữa. Rồi chừng đó cái mình không biết là mình tu làm sao đây? Tự mình làm mất căn bản của mình, tự mình làm mất cơ bản tu tập của mình.

Rồi mình đứng chựng nơi đó. Bây giờ xuống, bước xuống mà lớp thấp thì xấu hổ với bạn bè, mà lên cao nữa thì lên không nổi. Thì mấy con thấy, lúc bấy giờ chỉ còn có bỏ học thôi, bỏ tu thôi chứ làm sao bây giờ? Đi xuống, thí dụ như bây giờ, mấy con lên lớp Tứ Niệm Xứ mấy con tu rồi như sư Giác Thường. Mà bây giờ thấy mình nhiếp tâm, an trú không được, mà xuống thì xấu hổ với bạn bè, mà ngồi lên Tứ Niệm Xứ để tăng dài lên sáu, bảy tiếng, một ngày, hai ngày thì tăng lên không nổi. Cái cơ bản của mình không có rồi, thì làm sao?

Mà bây giờ, nếu mà bây giờ mình tu trở lại, mà không được Thầy kiểm nghiệm cho mình chỗ nhiếp tâm thì mình biết mình nhiếp tâm được hay không? Từ cái cơ bản mà nhiếp tâm thì phải có một vị thầy người ta hướng dẫn. Cũng như bây giờ mấy con nhiếp tâm, đang trong cái lớp Nhiếp Tâm thì Thầy luôn luôn, Thầy theo dõi cái sự nhiếp tâm của mấy con, để giúp mấy con nhiếp tâm cho được. Người nào nhiếp tâm chưa được, tác ý chưa được, thì Thầy nhắc nhở phải nhiệt tình, nhiệt tâm như thế nào để mấy con nhiếp cho được. Và cứ như vậy mấy con sẽ tiến dần lên cho đến khi mấy con hoàn toàn, mấy con đạt được cái kết luận của sự tu tập. Thì mấy con lên lớp, lên lớp, thì những cái lớp kế sau đó mấy con tu tập không khó khăn.

5- PHẢI HẾT NIỆM MỚI TĂNG THỜI GIAN NHIẾP TÂM

(32:18) Còn Thiện Tâm con. Về phần con, con phải tập nhiếp tâm kéo dài ba mươi phút con. Ráng cố gắng. Nếu mà mười phút bất động được rồi, thì lần lượt coi được, thì mình tăng dần lên cho đúng ba mươi phút. Đúng ba mươi phút tập mãi một thời gian, một tuần lễ, hai tuần để cho nó rất thuần thục. Thời nào cũng phải đạt được ba mươi phút, chất lượng hoàn toàn không có niệm khởi vào trong chỗ nhiếp tâm. Bây giờ ở đây con trình bày là mười phút con nhiếp tâm, ngồi bất động được mười phút thì đó là một cái tốt, cái căn bản. Thì bắt đầu cứ lần lượt tăng dần lên, tăng tới đâu phải đạt được chất lượng tới đó. Chứ không được mà tăng một cách mà còn niệm thì không được.

Nhớ kỹ, không được tăng lên mà còn niệm. Tăng lên là phải hoàn toàn là phải hết niệm, thì mới được. Đó thì con nhớ như vậy. Thì cái sự tu tập của con sẽ có kết quả rất tốt. Nhất định là phải nhiếp tâm cho được, nhiếp tâm được, phải cho thuần thục được sự nhiếp tâm.

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy như vậy là mười phút rồi xong, khi nào con thấy thuần thục mười phút rồi, con mới dám tăng lên.

Trưởng Lão: Đúng vậy.

Tu sinh Thiện Tâm: Chứ còn thí dụ như các buổi sau, con làm, con ngồi liên tục trong ba mươi phút, thì con thấy nó cũng được ba mươi phút nhưng mà nó có niệm thưa Thầy.

Trưởng Lão: Không được, cái đó không được. Coi như là con tu tập mười phút cho thật thuần thục, rồi mới tăng lên mười năm phút, chứ con không có được tăng quá dài nữa. Rồi lần lượt tăng lên được mười lăm phút, rồi giữ đứng ở tại mười lăm phút, tập cho nó nhuần nhuyễn. Được thời nào cũng tốt, sau đó mới tăng lên mười phút, mười lăm phút rồi lên hai mươi phút. Cứ lần lượt con tăng như vậy, cho đến khi ba mươi phút. Được ba mươi phút mà không có niệm gì thì con sẽ đến trình Thầy. Bây giờ con tu tập ba mươi phút hoàn toàn không có niệm thì Thầy mới dạy đến An trú. Chứ còn chưa có nhiếp tâm được mà an trú thì không được. Đó con nhớ kỹ về tu tập.

(34:22) Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy như vậy thì trong hai cái thời kia đó, thì con không có thể mà dùng hơi thở được, tại vì kèm hơi thở thì là nó sẽ hôn trầm. Thì con chỉ có dùng vào giờ buổi chiều đó, thì dùng hơi thở thôi, còn những cái giờ khác thì con cũng đi kinh hành.

Trưởng Lão: Được! Bởi vì đi kinh hành là Thân Hành Ngoại thì con vẫn nhiếp tâm được, cũng tốt mà nó không bị hôn trầm. Thì con vẫn thay đổi cái hơi thở của con bằng cái bước đi của con. Thì như vậy vẫn tốt, vẫn đúng chứ không có sai. Bởi vì ở đây dùng Thân Hành Niệm, mà thân hành thì có hơi thở. Mà giờ này tôi dùng hơi thở được, tôi dùng hơi thở, tôi ngồi tôi nương vào hơi thở. Mà giờ kia thì không được, giờ đó bị hôn trầm thùy miên. Tôi biết, cho nên vì vậy mà tôi đi kinh hành, tôi dùng cái Thân Hành Ngoại bước đi, thì tôi vẫn tỉnh táo, tôi vẫn tu tập được chứ.

Thì do đó con nhiếp tâm được, thì đương nhiên cũng giống như con nhiếp tâm trong hơi thở, chứ không có gì lạ. Cho nên đừng nghĩ rằng, tôi dùng hơi thở mà bây giờ tôi không dùng hơi thở mà, tôi dùng pháp đi kinh hành thì nó sai. Không sai, không sai chút nào. Phải nương vào cái thân hành để mà nhiếp tâm. Cái Nhiếp Tâm đó là quan trọng. Còn cái thân hành đó chỉ là cái đối tượng, để mà chúng ta dùng nó, để mà nhiếp tâm mà thôi. Cho nên nó không có cái gì hết. Con yên tâm, cho nên vì vậy mà rất tốt.

Tu sinh Thiện Tâm: Như vậy là cứ từ từ đi?

Trưởng Lão: Cứ từ từ đi, đi mà chậm chạp nhưng chắc ăn. Rồi con sẽ thấy trong cái thời gian mà tu tập như thế này nó không còn thời gian dài. Nghĩa là nó đạt được kết quả của nó rất cụ thể, rõ ràng và cái thời gian nó không có kéo dài con một vài năm nữa đâu.

6- TỚI TỨ NIỆM XỨ LÀ KHÔNG CÒN HỌC NỮA

(35:59) Tu sinh Thiện Tâm: Con kính thưa Thầy là, con thấy nếu vậy thì cái thời gian làm bài nó có bị giảm mất đó Thầy. Đặc biệt thí dụ như buổi chiều, thường thường là con có thể đọc sách hoặc là làm bài. Nhưng bây giờ con qua tu tập hơi thở coi như hết giờ, là vì vô phải ngồi một lúc, rồi sau rồi mới bắt đầu mới nhiếp tâm được thì loay hoay mười phút mà cũng kéo dài cả nửa tiếng. Thành ra cái cử chiều nó cũng hết giờ mất. Còn buổi tối, buổi sáng nữa con cũng loay hoay, con thấy nó cũng hết giờ. Cứ lòng vòng như thế nó ít cái thời gian quá rồi.

Trưởng Lão: Nói chung là cái thời gian của mấy con, thật sự ra cái thời gian tu tập và học tập nó chiếm thời gian rất lớn. Nó chiếm nhiều lắm, loay hoay rồi nó cũng hết thời gian. Nhưng mà mình phân chia cho nó đều, phân chia cho cái sự tu tập đều, cho cái phần nhiếp tâm. Chứ đây nó không phải là chuyên có nhiếp tâm không đâu. Sau này mấy con tới Tứ Niệm Xứ rồi thì coi như là mấy con chuyên vào Tứ Niệm Xứ rồi thì tất cả những cái học nó hết rồi.

Còn bây giờ còn ở trong cái giai đoạn này thì nó còn học tập này kia, khi mình chưa hiểu biết, chưa thông suốt. Để cho mình thông suốt, cho nên nó cũng chiếm cái thì giờ học của con rất nhiều. Cái thời gian mà tu tập nhiếp tâm thì thà là một buổi vậy đó, một ngày, một đêm con chỉ nhiếp trong hai thời thôi. Nghĩa là buổi khuya, buổi tối con sẽ nhiếp. Nhưng mà buổi sáng, buổi chiều con có thể học tập và viết lách những cái điều mà mình cần phải viết.

Do đó thì cái thời gian mà học nó nhiều, nhưng mình nhiếp tâm cho đạt được cái chất lượng, cho đạt được chất lượng. Bắt đầu bây giờ mười phút, thì cứ đạt được mười phút cho chất lượng hẳn hòi, lần lượt tăng lên. Nhưng mà cái thời gian tu tập nó ít hơn, thì nó cũng không sao, miễn là mình đạt được chất lượng thôi. Còn cái thời gian học tập, thì mấy con sẽ học tập cho được. Con hiểu không?

Tu sinh Thiện Tâm: Kính thưa Thầy con thấy thí dụ như bây giờ, cái vấn đề Giới luật con thấy, con cũng nhiều phần chưa có thông suốt hết. Tại vì chắc cũng phải học nhiều nó mới thông suốt được (Đúng rồi). Nếu không mà bây giờ biểu con vào con nhiếp tâm, con tu con lên trên kia thì nó cũng ngồi đó rồi, nó cũng không thông suốt được các, nhiều khi những cái niệm nó khởi ra, ví dụ như mình giải quyết không được cái rồi nó cũng hỏng.

(38:22) Trưởng Lão: Đó, thì đúng đó con. Bởi vì trong cái giai đoạn này, những cái gì thông suốt cần thông suốt, mà Giới luật thì chưa có thông suốt hết. Cho nên do mình cần phải học, cần phải làm, để cho nó, từng cái tâm niệm của mình, mình mới nắm vững được cái Giới luật Đức hạnh. Phải thông suốt như vậy, để cho các ác pháp nó không tác động được vào tâm mình bằng cái tri kiến hiểu biết Giới luật Đức hạnh. Thì đó là vấn đề rất là quan trọng.

Còn cái Nhiếp Tâm và An Trú này, là nói trong cái giai đoạn này. Tại vì mình muốn đi qua một cái giai đoạn cho nó nhanh hơn, là mình nhiếp tâm cho được, và an trú cho được cho nên mình lấy phương pháp Thân Hành Niệm mà mình tập luyện. Cho nên mình tập luyện trong cái buổi của nó ít hơn là trong cái việc học của con. Nhưng mà mình vẫn nhiếp được và vẫn tu tập được, chứ không phải không.

Cho nên đừng vội vàng, đừng có chuyên môn mà một. Bởi vì trong cái giai đoạn này, Giới luật nó cần. Bởi vì mình đang tu ở trong cái giai đoạn Giới, cho nên Giới luật ở trong Nhiếp Tâm. Còn Giới luật ở trong Tứ Chánh Cần, người mà tu pháp Tứ Chánh Cần thì Giới luật áp dụng vào Tứ Chánh Cần. Còn bây giờ Giới luật của con học để thông suốt. Còn cái nhiếp tâm nó riêng ra đó, nó không có áp dụng như ở người tu tập Tứ Chánh Cần.

Người tu tập Tứ Chánh Cần, Giới luật người ta học thông suốt thì người ta áp dụng người ta xả tâm. Hai cái nó kèm nhau. Còn con bây giờ học Giới luật để thông suốt, để cho mình cũng xả tâm, chứ không phải không, vì có những ác pháp, có những điều kiện gì tác động thì mình đều xả tâm. Nhưng trái lại Nhiếp Tâm và An Trú nó lại đi vào cái pháp Thân Hành Niệm, nó lại khác, con thấy khác. Nó không có áp dụng vào trong từng cái tâm niệm của con khởi ra mà nó xả đâu. Mà nó bằng cách Nhiếp bởi vì con nhiếp không có niệm. Con hiểu không?

(40:02) Còn bình thường con làm bài, con ngồi, có những cái niệm gì khởi nghĩ, con đều dùng cái tri kiến hiểu biết đó con xả. Cũng giống như người tu Tứ Chánh Cần. Nhưng mà người tu Tứ Chánh Cần, nó có cái phương pháp, là tại vì nó ngồi, nó chờ niệm. Còn con thì không phải ngồi chờ niệm, mà học bài, làm bài. Khi xả nghỉ một vài giây nào đó, nó có những cái niệm gì mà khởi ra thì con xả nó hết. Cái đó khác, nó không phải là chuyên ở trên Tứ Chánh Cần, nhưng mà con phải học.

Không học làm sao con biết được Giới luật Đức hạnh? Mà một người tu sĩ mà không thông suốt Giới luật Đức hạnh thì nó không có được, nó không chấp nhận. Cho nên nếu mà đi vào trên con đường tu tập Nhiếp tâm và An trú ở trên pháp Thân Hành Niệm, mà đi vào Tứ Niệm Xứ, thì cái người đó ít ra cũng phải thông suốt Giới luật Đức hạnh.

Chứ còn chưa thông suốt Giới luật Đức hạnh thì đi vào Tứ Niệm Xứ, thì con bước vào Tứ Niệm Xứ thì không còn học hỏi. Mà không còn học hỏi thì mình sẽ khiếm khuyết về vấn đề Giới luật Đức hạnh. Các con còn phải học nhiều về vấn đề Giới luật Đức hạnh lắm mấy con. Ở đây chúng ta mới bắt đầu năm giới, mà mới có học những cái Đức Giới, mới có cái Đức Chung Thủy, Đức Thành Thật chúng ta chưa học. Phải cố gắng, thật sự ra phải học đầy đủ con.

Tu sinh Thiện Tâm: Kính thưa Thầy, vì sao con thấy là, thí dụ như con dùng tri kiến để mà giải tỏa trong cái tư tưởng của mình, con thấy nó mau thanh thản hơn là ngồi nhiếp tâm Thầy? Như vậy là nó sao hả Thầy?

Trưởng Lão: Cái đó là nó ở trên cái Tứ Chánh Cần rồi. Còn cái Nhiếp tâm-An trú nó đi qua cái pháp Thân Hành Niệm, nó ức chế tâm mình tối đa. Nó ức chế cho nên nó đâu có được thanh thản, đâu được nhẹ nhàng đâu. Cho nên mình nhiếp tâm và an trú, mình cho cái sự nhiếp tâm là bám chặt. Cho nên vì vậy mà con thấy, nó còn niệm là mình đâu chấp nhận. Con thấy Nhiếp tâm, cho nên cái pháp nó rất độc đáo, nó không có được mà thanh thản được đâu. Cho nên ôm cái pháp này là kể như mình ôm chặt một cái phao để cho mình nhiếp tâm.

(42:07) Và đồng thời khi mà qua an trú rồi nó nhẹ nhàng hơn, lúc bấy giờ nó mới thoải mái đó. Chứ còn trong cái sự Nhiếp tâm thì nó không thoải mái. An trú mình nhắc rồi, để cho mình nương vào cái đối tượng của nó thì coi như là mình xả bớt cái sự tập trung rồi đó. Chứ còn cái Nhiếp tâm là tập trung ghê gớm lắm, nhiệt tâm lắm mới được. Cho nên đúng là con xác định rất đúng. Nó không thoải mái.

7- TU TỪ TỪ CHO ĐÚNG, KHÔNG THAM NHANH

Tu sinh Thiện Tâm: Kính thưa Thầy, cho con hỏi thăm thử một cái trường hợp như thế này, là không biết làm đúng hay làm sai. Thí dụ như các tu sinh nói như thế này, là ví dụ như Thầy dạy trong ba mươi phút, thì trong ba mươi phút ngồi nhiếp tâm không được, thì trong ba mươi phút kế tiếp, nhiếp tâm tiếp nữa, cũng không được luôn. Thế cuối cùng liên tục trong cả ba tiếng đồng hồ mà không được gì hết, vậy nó mệt dữ quá, nó mệt nhừ luôn. Thì như vậy cái đó là đúng hay là sai?

Trưởng Lão: Cái đó là tu sai. Bởi vì cái sức của người tu sinh đó, họ chỉ nhiếp trong năm phút, mà họ cứ ngồi liên tục. Họ nhiếp không được, họ nhiếp nữa, nhiếp nữa. Đã nhiếp không được thì xả nghỉ. Xả nghỉ cho nó khỏe đàng hoàng, bắt đầu bây giờ mình nhiếp. Thầy nói như thế này, tại vì họ tham, họ muốn cái thời gian họ ba mươi phút, hoặc là thời gian mười phút. Nhưng mà cái sức của họ không thể trong mười phút, mà họ chỉ cần nhiếp, Thầy đã dạy mấy con nhớ kỹ, Thầy nói chỉ cần hít vô và thở ra một hơi thở. Thì không lẽ hít vô, thở ra một hơi thở còn có vọng tưởng hay sao?

Chỉ cần đưa tay ra và đưa tay vô một lần rồi nghỉ. Rồi bắt đầu nghỉ. Rồi bắt đầu lại tập lại, một lần đưa tay ra, vô vầy, nghỉ. Và như vậy người ấy tập trong vòng một tuần lễ hoặc một tháng, đưa tay ra - đưa tay vô một lần thôi. Và lần thứ hai, khi một tháng họ tập như vậy, họ thấy rằng đưa tay ra - đưa tay vô không niệm. Sau đó lần thứ hai trong một tháng tập luyện có một hành động, một hơi thở như vậy.

(44:01) Tới tháng thứ hai, thì họ sẽ tăng lên hai lần. Nghĩa là nhiệt tâm chứ không phải là thấy mình đưa ra, đưa vô dễ quá mà! Đưa ra, đưa vô có gì khó, làm chơi chơi; không phải đâu. Đã là mình biết rằng trong năm phút, mười phút mà nhiếp tâm ở trong đó nó vẫn có niệm, thì người này nhiếp tâm không được. Mà cứ cố gắng trì tập luyện thì như vậy là phí sức mình vô ích. Không phải. Cái đặc tướng, cái khả năng của mình chỉ nhiếp có một lần đưa ra, vô vầy. Nhưng mỗi lần mà đưa ra, vô vầy, là mình phải nghiêm chỉnh, rất nghiêm chỉnh.

Đưa ra, đưa vô, rồi tác ý kỹ lưỡng rồi đưa ra, đưa vô; nghỉ. Rồi lần khác tới kế tiếp tu tập nữa, thì cũng vậy, rất kỹ lưỡng hẳn hòi, chỉ có một lần thôi. Sau một tháng tập tu nhiệt tâm như vậy, cho đến khi đó chúng ta tăng lên hai lần. Rồi hai lần, rồi ba lần, bốn lần, rồi năm lần. Và cứ lần lượt thì người này sẽ đạt được tới ba mươi phút mà không có khó khăn.

Tại cái người này tu sai, tham nhiều mà không biết cái khả năng, cái đặc tướng của mình tu nhiếp tâm từng hành động như thế nào. Bởi vì sự tu tập thì Đức Phật nói nhiệt tâm từng hơi thở, nhiệt tâm từng trong thân hành. Nhiệt tâm là mình tu ít, chứ thật sự một lần như thế này mà nhiệt tâm. Còn như người kia có người dạy, họ cũng tu một lần, nhưng mà họ không nhiệt tâm đâu. Họ thấy dễ quá mà, đưa ra, đưa vô vầy cho lấy có thôi, như vậy là không nhiệt tâm. Dù là một lần đưa ra, đưa vô, một lần hít thở, nhưng mà phải hết sức nhiệt tâm trong một lần đó. Như vậy mới gọi là tu.

Chứ còn tu, mình thấy thay vì hai lần, năm lần thì tôi ráng nhiệt tâm. Còn bây giờ có một lần mà có cần gì phải nhiệt tâm, chỉ đưa ra vô chơi vậy thôi. “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra, đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”. Rồi đưa ra, vô vầy thấy không có gì hết, như vậy không phải. Mà người ta rất kỹ lưỡng, hẳn hòi trong cái hành động đó. Hành động cẩn thận, kỹ lưỡng đó gọi là nhiệt tâm. Danh từ nhiệt tâm là cái danh từ rất cẩn thận, làm một cái điều gì cẩn thận với việc làm đó gọi là nhiệt tâm.

(46:12) Chứ không phải mình nói danh từ suông nhiệt tâm, nhưng mà đến khi làm thì không cẩn thận, thì người đó không nhiệt tâm. Cho nên trong cái vấn đề tu tập thì phải cẩn thận, kỹ lưỡng, hẳn hòi, hoàn toàn thì đó là nhiệt tâm của mình. Con còn hỏi Thầy gì thêm nữa không?

Phật tử: Dạ không, con xin cảm ơn Thầy.

8- HƯỚNG DẪN ĐUỔI BỆNH QUA CÁNH TAY RA VÔ

Trưởng Lão: Minh Phước con. Riêng phần con thì hôm nào Thầy sẽ tiếp riêng con, sẽ dạy con riêng. Còn về cái cánh tay thì con tập nhiếp tâm ít lại, tập cho kỹ lưỡng lại. Chứ còn con chưa có tập được gì hết. Và tất cả những cái vấn đề khác, về như bệnh gai xương sống, viêm mũi, tủy, mộng tinh, tất cả những cái điều kiện tức ngực đồ đó, thì để có dịp khác thì sẽ gặp riêng con sau cho cái phần đó. Vì cái nghiệp của con nó nặng. Mặc dù tuổi trẻ nhưng mà có nhiều bệnh ở trong cơ thể. Cho nên con trình bày sự Nhiếp tâm của con ở trong cánh tay của con thế nào? Mấy bữa rày con tu tập như thế nào?

Tu sinh Minh Phước: Thưa Thầy trong cái vấn đề mà khi tu tập của con do nó nhiều chứng bệnh cho nên con thấy cũng hơi không thông. Rồi vì vậy mà con đi kinh hành con đuổi bệnh như Thầy đã dạy cho con. Thì con thấy có lúc mà cái tâm nó vắng lặng thì sự đuổi bệnh thấy nó có kết quả, thấy bệnh nó nhẹ đi. Còn có niệm thì đuổi bệnh thấy nó không hiệu quả. Và cái sự nhiếp tâm, thấy nó chưa có được kéo dài. Đôi khi thì nó có kết quả, nó không có niệm. Thì lúc đó con cũng thấy nó cũng ham, cho nên nó cũng tiến tới, nhiều khi cũng được ba, bốn phút. Nhưng mà xả nghỉ cái giây phút sau, tự nhiên làm lại không được, nó chỉ chưa tới một phút thì tự nhiên nó lại có niệm. Cho nên con chỉ ghi trong đó là chỉ có một phút thôi.

(48:26) Trưởng Lão: Con, bây giờ theo Thầy thấy con tu ở trong cánh tay của con, con tăng tu một phút lên. Tu trong chừng một giây, hai giây thôi, tức là một lần giơ tay ra, vô thôi. Tập vậy rồi nghỉ. Nghỉ chút, rồi tập lại một lần vậy thôi. Cứ tập nhiều sẽ đạt được cái chất lượng đầu tiên của nó của pháp hướng tâm. Chứ còn tu trong một phút có khi được mà có khi không, cũng như là mình dậm chân tại chỗ. Tập vậy, nó cứ vậy hoài, nó không tiến bộ được đâu. Chớ bây giờ chỉ tập một lần đưa cánh tay thôi. Thà tập ít chút nhưng mà rất là nhiệt tâm trong cánh tay như Thầy hồi nãy vừa khuyên.

Còn tất cả những cái khác con đều có thể đuổi bệnh bằng cánh tay đưa ra, đưa vô, nhưng mà tác ý với câu tác ý. Có niệm hay không niệm nó không phải vấn đề quan trọng, nhưng mà cái vấn đề tác ý để đuổi bệnh. Thí dụ như “bệnh con hãy theo cánh tay mà ra”, phải không, còn “thân không bệnh theo cánh tay mà vô”. Con cứ tác ý như vậy. Còn khi mà đưa ra - đưa vô có niệm ở trong đó, nó không niệm thì tốt, mà nó có niệm thì cũng không sao hết. Nó cũng không phải chỗ mình nhiếp tâm mà chỗ đẩy lui bệnh.

Để cho tâm con nhiếp được ở trong cái cánh tay của con để cho cái cơn bệnh đó, cái đầu óc con nó không có bận tâm, lo lắng cái bệnh của con nữa. Để cho nó được yên ổn trong cái tâm của con. Vì vậy mà cái thân bệnh của con nó tự nó đề kháng, nó chống lại những các bệnh trong thân con. Thì nó sẽ giảm lần, rồi nó hết. Rồi từ đó tập, tập từng cái hành động đưa ra, vô để nhiếp, nhiếp cho được, rồi tăng dần lên. Thì cái sức mà tăng dần lên nó đuổi bệnh, thì con sẽ thấy cái bệnh con nó lần lượt nó sẽ hết. Nó phục hồi lại hết, nó không còn nữa.

(50:05) Con về, ít hôm rồi Thầy sẽ gặp, sẽ bàn riêng với con về vấn đề mà đuổi bệnh, bởi vì nhiều bệnh lắm. Cho nên vì vậy mà cách thức để tu tập, để đẩy lui bệnh của mình, nó giúp cho cơ thể của con nó được bình thường và tu tập cho nó dễ dàng. Với những người có thân bệnh là có nghiệp rất nặng. Tu mà có thân bệnh là khổ lắm. Người đời là mang thân bệnh đã khổ, mà đi tu lại mang thân bệnh lại còn khổ hơn. Khổ lắm, không phải dễ.

Đã tu không được mà rồi cứ ôm ấp cái bệnh, cứ đeo đẳng với cái bệnh hoài thì làm sao mà tiến tới cái sự giải thoát được. Cho nên phải, cách thức phải nhiếp tâm, con về kỹ nhiếp tâm từng cánh tay đưa ra, vô. Rồi ít hôm Thầy có dịp, Thầy sẽ đến. Thầy sẽ gặp riêng để mà Thầy dạy thêm cái vấn đề đuổi bệnh, để cho nó phục hồi cái cơ thể của con để nó được tập trung.

Như vậy hiện giờ thì con tập một lần đưa tay ra, vô vậy rồi nghỉ. Rồi một lát tập một lần đưa tay ra, vô để cho đạt được cái chất lượng đưa ra vô. Trong cái khoảng từ cái ngày hôm nay đến ngày mai, thì con có thể báo cáo cho Thầy đưa cánh tay ra, vô vậy. Thí dụ con đưa ra, vô vầy rồi con nghỉ. Để chừng khoảng độ chừng nửa phút cũng được, một phút cũng được, rồi lại đưa ra, vô một lần nữa, rồi lại nghỉ. Cứ tập như vậy cho có chất lượng. Rồi từ đây tới ngày mai thì con sẽ thấy đưa ra, vô như vậy nó ra sao, thì báo cáo cho Thầy.

Còn vấn đề đuổi bệnh thì con cái thời nào con cũng có thể, bây giờ mình đưa ra, vô vậy thì trong cái thời gian đưa vậy ba mươi phút mình đưa ra vô, nghỉ. Nghĩa là đưa ra vô ba mươi phút. Sau khi ba mươi phút tu tập vậy rồi, thì còn cái phần lại là đuổi bệnh. Con nhớ câu tác ý đuổi bệnh, bệnh của con bệnh gì con tác ý cũng hết. Bất cứ bệnh gì trong thân con, nó thấy khổ thì con cứ dùng cánh tay con mà đuổi. Thì trong khi đuổi đó không phải là nhiếp tâm ở trong cánh tay đâu, mà là đuổi bệnh: “Bệnh gì trong thân con theo cánh tay mà ra, thân không bệnh thì theo cánh tay mà vào”, phải không? Nói cái tên bệnh của con. “Bệnh viêm mũi theo cánh tay này mà ra, thân không bệnh theo cánh tay này mà vào”. Có vậy, con cứ đưa ra đưa vô, ba mươi phút hay là một giờ, hai giờ hay là tùy theo cái chỗ mà bệnh của con. Bởi vì có bệnh là phải đuổi bệnh, không được để bệnh.

(52:32) Tu sinh Minh Phước: Cho con hỏi thêm là trong khi mình nhắc tâm mà mình đuổi bệnh mà chỉ nêu từng cái chứng bệnh chứ mình đâu có kết hợp nó?

Trưởng Lão: Phải nêu từng chứng bệnh, con muốn đuổi bệnh nào thì con nói. Bây giờ con có ba cái bệnh, thí dụ như bệnh viêm xoang, viêm mũi, rồi bệnh nhức đầu hay là bệnh đau ruột. Thì bây giờ này là cánh tay này phải đuổi cái bệnh nhức đầu thì cứ tác ý nhức đầu. (53:01)

HẾT BĂNG