20-CÀNG HỌC TẬP CÀNG THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 20-CÀNG HỌC TẬP CÀNG THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 20

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh Nam

Ngày giảng: 06/03/2008

Thời lượng: [59:54]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1- TU XONG SẼ THAY THẦY ĐỨNG LỚP

(00:01) Trưởng lão: Do đó thì coi như là các con, Thầy cố gắng đào luyện cho mấy con khi mà cái trường học nó thành hình, thì trong cái số mấy con là ít ra nó cũng phải là có người đứng lớp dạy. Tại sao? Tại vì mấy con tu rồi, không lẽ mấy con bắt chước Thầy, mấy con đi sao? Thầy còn chưa đi kia mà. Thì bắt đầu bây giờ mấy con cũng phải đi ra đứng lớp dạy chứ, thì khi đó thì phải đào luyện mấy con thế nào? Thì bây giờ phải nhiếp tâm ba mươi phút liền. Chứ bây giờ mấy con chờ sang năm mới nhiếp ba mươi phút thì thôi, rồi rồi, Thầy chắc đi mất rồi, còn ai mà đứng lớp dạy? Thì trường học mở ra làm gì đây? Có phải không các con?

Ít ra mấy con cũng phải thay Thầy làm công việc trợ giúp cho bà con người ta. Trong khi mấy con học đạo đức, mấy con thấy đạo đức rất cần thiết, đạo đức nhân bản rất cần thiết cho con người. Người ta chưa hiểu mà, bây giờ mình dạy cho người ta hiểu. Mà mình dạy làm một con người, mình phải giới luật, tức là mình phải là con người đức hạnh mình mới, cái gương hạnh của mình, cái thân giáo của mình mà. Rồi kế đó là cái thân giáo mấy con phải làm chủ được sự sống chết. Mà bây giờ không có luyện được thần lực, nội lực thì mấy con làm sao làm chủ được sự sống chết? Làm sao mấy con nói lên được? Đó mấy con thấy chưa?

Cho nên khi đó đó, thì trong cái số mấy con ngồi trước mặt Thầy mà tất cả mọi các con nỗ lực tu tập, phải không, các con nỗ lực tu tập, thì trong chiếc áo cư sĩ mấy con vẫn đi ra làm giảng viên, mấy con đứng ra dạy đạo đức được, chứ đâu phải không. Thì Thầy bổ nhậm cho mấy con khi tu xong rồi, thì mấy con ở quê, ở đâu, Thầy bổ nhậm cho mấy con ở về đó, mấy con sẽ làm cái công việc. Ở đây thì cái số người ở đây, thì họ sẽ bổ nhậm ra những cái lớp học mà làm việc, các con thấy không?

Mà khi nào mấy con làm chủ sinh tử, chứ bây giờ mà Thầy đưa ra, mấy con chưa làm chủ sinh tử, mai mốt nó giật chân, giật tay mấy con méo miệng đó! Lúc bấy giờ: “Trời ơi! Thầy dạy tôi mà cái kiểu này, đạo đức, thầy khổ quá như thế này?” thì học trò làm sao tin mình, có phải không?

Đó, thí dụ như bây giờ đó, mình bệnh đau là mình đuổi liền tức khắc, không có bệnh đau gì hết, thì như vậy mấy con mới được. Mấy con biết được cách thức mấy con làm chủ sinh tử rồi, cho nên mấy con yên tâm, mấy con không sợ gì hết.

Muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống…​ Cho nên mấy con đứng lớp mấy con dạy, giới luật mấy con phải nghiêm chỉnh! Mấy con đâu có…​ Bây giờ thí dụ như dạy rồi, cái ra ngoài kia uống ly cà phê sữa, hay hoặc là ăn cái bánh: “Thôi! Ông thầy này ông nói đạo đức cái kiểu gì mà phi thời quá trời!” Coi có đúng không? Cho nên trong cái vấn đề nó phải đúng nghiêm chỉnh mấy con. Cho nên mình nói là mình nói đúng, mình làm đúng theo cái lời nói của mình, chứ không làm sai. Đó là cách thức tu tập.

2- RỐI LOẠN HƠI THỞ TU TỨ CHÁNH CẦN

(02:35) Cho nên bắt đầu ở đây, mấy con phải ba mươi phút nhiếp tâm hết. Còn những người nào mà tu bị trên hơi thở mà rối loạn thì trở về Tứ Chánh Cần, tu tập như Kim Quang. Các con nhớ kỹ phải không? Tu tập như Kim Quang. Đó, cũng từ đó nếu mà mấy con tu tập hàng ngày mà siêng năng tu tập đúng. Chứ trở về mà lười biếng mà nói tu Tứ Chánh Cần, lười biếng thôi ngồi chơi đó, thì chơi riết chắc chắn là chẳng có ra gì hết đâu! Bởi vì khi mình ngồi chơi , sự thật ra nói cái danh từ ngồi chơi, chứ không phải ngồi chơi như cái người thế gian.

Cũng như mấy ông mà đục đẽo làm cộp cạp đó, bây giờ mấy ông ngồi chơi là mấy ông không đục đẽo nữa, đó là…​ hay hoặc ra quán kia ngồi uống rượu chơi đó, thì cái chuyện đó thì thôi khỏi nói ở đây rồi!

Bởi vì cái ngồi chơi có nghĩa là chúng ta đang làm một cái công việc rất lớn. Chứ không phải là ngồi chơi bình thường như một người phàm phu mà không có còn làm công việc lao động của họ. Cũng như ngồi chơi của một nhà văn mà bây giờ không còn ngồi cầm cây viết mà suy nghĩ viết, bây giờ nghỉ xả hơi, rồi xem tivi đồ này kia, thì cái ngồi chơi đó không xài được đâu. Ở đây không có ngồi chơi cái kiểu đó đâu!

Đó cho nên ngồi chơi là có nghĩa là mình hoàn toàn không có bận việc của thế gian. Ngồi chơi, nhưng mà rất bận việc của sự tu tập Ngăn ác, diệt ác, cho nên nói ngồi chơi là như vậy! Dùng cái danh từ để dễ hiểu là chúng ta không còn làm cái chuyện gì thế gian nữa hết. Chứ không phải là chạy xuống bếp nấu cơm nữa đâu, không phải cái chuyện đó đâu, phải lo đói, lo no nữa đâu. Đó, ngồi chơi không có lo cái gì nữa hết! Thậm chí ăn cũng không có lo nữa, thì tức là bỏ hết những cái chuyện thế gian, mà chỉ còn có cái chuyện ngăn ác, diệt ác từ trong cái tư tưởng của chúng ta mà thôi.

(04:26) Cho nên các con nhớ kỹ: Người nào mà tu trên Tứ Chánh Cần thì phải giờ giấc phải nghiêm chỉnh! Phải không? Giờ nào ra giờ nấy. Những giờ mà không có tu tập, xả nghỉ thì làm bài, đọc sách kinh để thu thập những cái điều cần hiểu biết để hiểu biết, để xả tâm chứ gì?! Cái giờ xả tâm thì hoàn toàn là sử dụng cái hiểu biết để xả tâm. Còn cái giờ mà nghỉ không có tu tập thì cái giờ đó bồi dưỡng cho cái tri kiến hiểu biết bằng cách chúng ta làm bài. Bằng cách chúng ta đọc thêm những sách vở cần thiết cho cái giới luật, đức hạnh để mà chúng ta không có phạm giới, sống đời sống đức hạnh cụ thể, rõ ràng. Đó là người tu Tứ Chánh Cần.

Thì như vậy rõ ràng mấy con thấy có giờ nào mà gọi là xả nghỉ, ngồi không đâu, có phải không? Đâu có giờ nào mà nghỉ đâu?

Còn các con nhiếp tâm và an trú tâm thì cũng vậy, cái giờ mà mấy con mà gọi là không tu tập, xả nghỉ là cái giờ mấy con quan sát lại coi giới luật của mình nghiêm chỉnh hay chưa? Chứ không phải là bây giờ tôi xả nghỉ, thôi chạy lại thất ông kia ngồi nói chuyện, thì cái này không được! Cái đó mấy con phạm giới rồi. Bởi vì nhiếp tâm và an trú là nó cần những hành động sống đúng giới, không thể phạm giới. Do đó mấy con phải độc cư một trăm phần trăm, phòng hộ mắt tai mũi miệng thân ý, chứ không phải dễ dãi mấy con!

(06:11) Còn mấy con tu Tứ Chánh Cần cũng nói vậy: “Bây giờ thôi, tôi hết giờ này xả nghỉ tôi lại thất kia nói chuyện”, không phải. Làm vậy sai, không có đúng! Bởi vì xả nghỉ là phải ngồi viết, để mà trau dồi cái tri kiến của mình thêm cái phần hiểu biết để xả, các con hiểu? Nó cũng đâu có rảnh đâu! Trừ ra bây giờ đó, mình mới nghĩ một cái điều thiện, là bây giờ đó, là phải dọn dẹp cái gì đó, để cho nó sạch sẽ trong cái tu viện cho mọi tu sinh mình, thì như vậy được. Chứ mà ngồi xả nghỉ rồi, bây giờ nói nghĩ: “Bây giờ mình lại gặp cái anh A, anh B, anh C gì đó để mà bàn bạc cái chuyện tu hành cái này kia”. Như vậy, khi mà người ta cần thì mình mới bàn, mà người ta không cần, mình đến mình phá người ta cũng không được. Cho nên mình phải suy nghĩ, phải thấy anh đó anh tu sai như vậy đó. Anh B, anh A tu sai, mình định mình đến mình hướng dẫn anh ta để tội nghiệp. Đó là thiện mấy con! Nhưng mà khi người ta không cần mình, mình đến mình nói người ta có nghe không? Người ta không nghe mình điều đó đâu!

Người ta cần thì mình nói. Khi mình vào ở trong cái lớp học chung thì mình nhắc, mình thương, mình nhắc: Trong cái sự tu tập của anh A, anh B, anh C đó, nghiên cứu trở lại, có những cái khuyết điểm gì đó. Mình không nói thẳng ra sợ tự ái người khác, cho nên mình cũng nhắc khéo, bằng cách này, bằng cách khác, ở trong lớp học. Chứ trong khi đó mà nhiều khi mà về thất thì để cho người ta yên tu. Đương làm bài vầy, cái mình lại, cái nói chuyện, cái gác qua, là như vậy mình có thiện đối với thiện không? Không có! Không có thiện.

Đó, mấy con phải tư duy, suy nghĩ. Bị tu Tứ Chánh Cần nó đòi hỏi cái tri kiến của mấy con ghê gớm lắm! Một niệm đó mà toàn thiện, mà nó nửa thiện nửa ác thì trong đó không được. Nó phải toàn thiện mình mới được. Tức là cái niệm này nó đem lại cái sự bình an cho mình mà cho người, thì được! Mà nó đem cho cái sự mà mình đến đó mình nói chuyện họ, để giúp cho họ. Nhưng mà mình nghi cái giờ này anh ta đang làm bài hay hoặc làm gì đó, mình đến như vậy thì chưa thể được, để mình chờ cái dịp nào đó để mình giúp. Thì cái niệm đó, niệm thiện mà nó biết cái thời điểm của nó để mà nó giúp cái người đó, thì như vậy mới đúng. Nó cũng phải tư duy suy nghĩ đắn đo lắm, nó mới gọi là thiện, thật thiện. Chứ không khéo nó mang theo cái nửa ác nửa thiện trong đó, thì nó lại làm cho mình bị lầm lẫn ở trên cái pháp ác mà không thấy nó là toàn thiện.

Cho nên tu Tứ Chánh Cần mấy con dùng cái tri kiến ghê gớm lắm. Chứ không phải đụng đâu mấy con cũng nói là thiện, thiện, nó lừa đảo mấy con thiện mà rốt cuộc rồi ác pháp không đó. Thì rốt cuộc rồi Tứ Chánh Cần mà ngăn hoài mà không hết, nó không hết các ác pháp.

Như vậy thì ngăn ác, diệt ác mà sinh thiện, tăng trưởng thiện, cho nên nó còn kèm theo pháp thiện. Nhưng mà các pháp thiện, khi mà muốn sử dụng các pháp thiện thì mấy con phải cần cân nhắc, suy nghĩ rất kỹ! Nó phải hợp thời, đúng cái thời điểm của sự kiện đó mà đúng. Cho nên Thầy căn dặn mấy con phải kỹ lưỡng vậy!

3- NHIẾP TÂM ĐƯỢC 30 PHÚT MỚI AN TRÚ

(09:15) Đó, rồi trong cái vấn đề tu tập thì mấy con nhớ là cái vấn đề giới luật rất là quan trọng, rất là quan trọng chứ không phải ít.

Còn Minh Điền có đây không con? Không có hả? Có hả con? Minh Điền, tu, bây giờ đó con sử dụng cái thời gian nhiếp tâm của con mà luôn luôn ba mươi phút đạt được rồi, thì bắt đầu chuyển qua cái sự “an tịnh thân hành”. Thì con chuyển qua cái câu tác ý đó, để nó hiện ra cái sự an ổn nhất của con. Và cũng từ đây về sau thì cái giới luật càng lúc mà mình tu tới cái chỗ mà “an tịnh thân hành” thì giới luật càng nghiêm chỉnh hơn. Càng nghiêm chỉnh thì nó đi mau hơn.

Và đồng thời khi mà cái sự “an tịnh thân hành” con nó kéo dài cái khoảng thời gian ba mươi phút, mà nó có cái trạng thái an có thể tăng lên một, hai giờ được; nhưng mà khi mà nó được an tịnh trong thân tâm con rồi, mà suốt trong thời gian ba mươi phút thì con hãy báo cho Thầy. Thì Thầy sẽ trợ giúp cho con bước qua cái giai đoạn tu Tứ Niệm Xứ, hoàn toàn ở trên Tứ Niệm Xứ để đạt được cái chất lượng của Tứ Niệm Xứ xong thì đi vào luyện thần lực. Càng sớm càng tốt, bởi vì tuổi cũng lớn rồi con.

Đó, cho nên vì vậy nhớ kỹ về vấn đề hôm nay thì coi như là cái phần nhiếp tâm con ba mươi phút thì coi như xong. Mà cái phần an tịnh ba mươi phút thì tiếp tục tu tập cho đến khi mà đạt được cái phần ba mươi phút an tịnh cho Thầy. Rồi chừng đó Thầy sẽ dẫn dắt thêm, nhớ kỹ phải không con!

Bây giờ là tu, đừng có trở lại nhiếp tâm nữa, mà: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Cho đến khi mà thân được hoàn toàn an ổn được, thì chừng đó báo cho Thầy biết, rồi Thầy sẽ hướng dẫn tới. Rồi con về con.

Con cần gì hỏi Thầy gì nữa không con?

Tu sinh Minh Điền: Kính bạch Thầy, bây giờ con thở vô, thở ra mà nó có cái trạng thái an ổn, mà nó những cái hiện tượng mà con thấy yên tịnh, như vậy là có đúng không Thầy?

Trưởng lão: Đúng, không sao! Nó đúng chứ không sai.

4- MỘT THỜI CHỈ TU NHIẾP TÂM 30 PHÚT

(11:37) Còn Nguyên Tánh sao con? Nhiếp tâm được chưa?

Tu sinh Nguyên Tánh: Mô Phật, bạch Thầy, sau khi Thầy cho con phương pháp tu đưa tay vô, tay ra và kết hợp với bên trong thì con thấy tu tập bên trong dễ hơn. Tức là ngồi mà hôm nay con nhiếp tâm được, thời gian là con nhiếp tâm được là một phút thì con nâng hai phút, ba phút nó vẫn được. Thế nhưng mà con lại cứ nghe Thầy nói là cứ một phút là phải dừng. Một tuần này là con giữ coi như là sau đó con có khi được, khi không.

Khi sáng thầy Thanh Quang có hướng dẫn là, bây giờ con phải là con nhiếp thêm hai phút, ba phút, có khi đến năm phút con cứ. Bây giờ theo ý là Thầy xem thử bây giờ, chẳng hạn như một buổi, như chúng con khi đến tu tập ở đây, một buổi coi như là ba lần có khi làm đến ba lần đến ba phút, rồi định thư giãn hai phút. Vậy thì bây giờ cái thời gian đối với con thì nên tập như thế nào? Mà con thấy cái pháp Thầy đưa ra đây con thấy là rất hợp rồi. Con thấy là con để cái hơi thở con theo dõi tác ý xong là hít vô, thở ra, rồi theo dõi hơi thở thì được. Chớ mà nếu như mình ức chế nó thì mình tức ngực, thành thử con thấy cái phương pháp tự nhiên thì không làm gì cả, thấy khoẻ, mà không đau đầu, không có gì cả. Thì Thầy cho con Định Niệm Hơi Thở tu theo cái nội đó, con muốn cái nội, coi như đưa ra bàn tay thì thấy cái tâm nó cứ phóng dật, nó cứ phóng ra ngoài. Mà mình cái nội thấy nó an ổn, mà thấy nó nhiếp tâm được.

Trưởng lão: Tức là Thân Hành Nội, cái hơi thở con, (Dạ) rồi nhiếp tâm. Vậy thì con phải tập ngay từ ba mươi phút liền, dẫn nó bằng phương pháp dẫn cái hơi thở. Tức là cái tâm con nhắc nó tu chung với cái hơi thở để coi nó nhiếp tâm cho được cái hơi thở con.

Tu sinh Nguyên Tánh: Con dẫn dẫn nó vô đạo theo cái phương pháp của Thầy là con thấy rất an ổn, mà thấy không phóng dật. Bây giờ một thời khoá, chẳng hạn một đêm thì từ bẩy giờ đến mười giờ con tu mấy phút ạ?

(13:28) Trưởng lão: Coi như là trong một buổi vậy đó con chỉ tu ba mươi phút thôi.

Tu sinh Nguyên Tánh: Có ba mươi phút thôi?

Trưởng lão: Ba mươi phút thôi. Còn bao nhiêu để phá hôn trầm, thùy miên thì đi kinh hành, rồi đi tới đi lui để cho nó đừng buồn ngủ. Cho tới giờ đó thì đi ngủ thôi. Đúng giờ ngủ chứ không phải là, cho nên tu thì chỉ có ba mươi phút thôi. Cho nên lúc bấy giờ sống chết trong ba mươi phút đó để mà làm chủ cho được! Có vậy thôi, chứ không phải là thời nào cũng tu nhiêu phút, không phải vậy đâu. Tu ba mươi phút. Buổi sáng con tu ba mươi phút, còn những thì giờ đó mà nếu mà ngồi không chơi thì không có được, cho nên phải đi kinh hành để động thân, để tập cho nó siêng năng. Nhưng mà cũng không phải là nhiếp tâm trong hơi thở, đi cho động thân, đi tới đi lui, đi tới đi lui vậy thôi! Mà cũng không phải tập trung trong bước đi nữa. Đi để biết đi vậy thôi, để cho nó tỉnh thôi, có vậy thôi.

Tu sinh Nguyên Tánh: Vậy là mấy hôm nay con tu lại gấp ba lần theo Thầy nói, cho nên những cái thời sau là con không nhiếp được mà hôn trầm thỉnh thoảng nó xẹt vào. Mà thời gian thì buổi đầu thì rất sáng suốt mà lại rất nhiếp tâm tốt, mà những cái thời gian sau nó mệt mỏi.

Trưởng lão: Tu ba mươi phút thôi, tu cho nó có cái chất lượng hoàn toàn, cho nó được. Còn mình tu như vậy nó hao cái năng lực con nhiều quá, cho nên nó sẽ bị mờ mịt, nó không có còn rõ ràng đâu. Cái sức con người có hạn chứ đâu phải vô hạn mà tu suốt một cái thời gian dài như vậy, mà nhiều lần như vậy thì không được. Một lần một, cho đạt được cái chất lượng hoàn toàn ba mươi phút bằng phương pháp dẫn đàng hoàng, nó tỉnh táo dẫn hoàn toàn.

Rồi còn lại đó, cái thời gian đó mà con không ngủ, thì tức là con sẽ đi kinh hành cho nó đến hết giờ thôi, cho phá cái hôn trầm thùy miên của mình thôi. Chứ còn cái mục đích nhiếp tâm và an trú, cái mục đích nhiếp tâm là phải nhiếp được trong thời gian ba mươi phút thôi. Nghĩa là tu ba mươi phút nhiếp tâm thôi! Còn lại cái thời gian đó mà chưa phải là cái giờ đi ngủ, phải không? Thì con có thể ngồi triển khai tri kiến của con làm bài, vậy nó được mà, đâu có gì đâu. Còn nếu không thì đi kinh hành để cho nó đừng có gục, đừng có buồn ngủ. Con nhớ không?

Tu sinh Nguyên Tánh: Con thưa Thầy là con có trường hợp mà con, cái tri kiến của con nó cũng phát triển được tốt, mà bài con viết con thấy được là rất nhiều, thế nhưng mà có điều là khi mà viết như vậy thì tự nhiên nó ức chế sao mà tự nhiên người nó nóng lên, các cái chỗ này nóng lên, mệt mỏi lắm! Thành thử là đôi khi con …​ đến bây giờ những cái chỗ con viết nhiều rồi thì nếu như để thời gian con nghỉ tu tập cho khỏe hơn hay là mình nên ngồi viết nhiều hơn bạch Thầy?

5- CÀNG HỌC TẬP CÀNG THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC

(15:53) Trưởng lão: Tuỳ theo. Bởi vì, thí dụ như thay vì đó, con thấy còn những cái bài mà con làm xong rồi thì thôi, những cái bài học mà làm chưa xong thì phải làm thôi. Nóng chết bỏ! Cũng phải làm cho xong bài học của mình. Phải triển khai cái tri kiến hiểu biết cái đạo đức nhân bản của mình. Chứ còn nếu mà mình nói: “Bây giờ sao tôi ngồi lại tôi làm bài, mà sao nó bị cái này, bị cái kia?”, tức là cái trạng thái lười biếng. Học trò lười biếng thì phải bị phạt thôi. (Dạ) Cái đó thì bị phạt thôi.

Bởi vì cái học mà nó lại sanh chướng, thì tức là nó lười biếng rồi, thì không được. Cái thân này, tao bắt buộc phải ngồi thôi! Con thấy học trò mà nó buồn ngủ quá, mà nó sắp sửa thi những cái lớp, mà những đứa học trò mà nó siêng, nó phải uống cà phê để cho nó thức để nó học. Thì mình lớn rồi, mình cũng biết cái trách nhiệm bổn phận phải triển khai cái tri kiến. Già cũng phải học chứ! Chứ đâu phải già không học?!

“Mày nói mày già rồi, mày lười biếng, mày không học sao được?!” Bắt buộc phải học hết! Cho nên trong khi đó vừa tu mà vừa học đó. Tu là nhiếp tâm, an trú trong ba mươi phút, còn lại thì giờ là phải học để bồi dưỡng cho cái tri kiến hiểu biết của mình. Mà nếu mà nó có trường hợp mà nó xảy ra cho con như vậy đó, thì nhất định là con đi kinh hành một vòng, hai vòng, hay là đi trong vòng năm, mười rồi trở lại ngồi viết lại.

Tu sinh Nguyên Tánh: Con kính bạch Thầy là những cái bài nếu bây giờ con mà viết ra thì cũng như thế, mà con không học thì con vẫn thấy được như thế, thì bây giờ nghĩa là con đã là giác ngộ được những…​ chẳng hạn như là những cái đức gì đó thì con lại giải quyết rồi, mà bây giờ mà miệng con nói ra rồi thì viết ra cũng vậy, mà không viết ra cũng vậy. Thì bây giờ nên thế nào?

Trưởng lão: Coi như là…​

Tu sinh Nguyên Tánh: Con thấy đi nó thoải mái hơn, nhưng ngồi mệt mỏi hơn thì sao?

(17:32) Trưởng lão: Theo Thầy thấy, mỗi một cái bài nó đều xây dựng cho con có cái đạo đức bản thân, gia đình và càng viết thì nó lại càng thấm nhuần, chứ không có sao, con hiểu không? Rồi bây giờ nói ờ: “Bây giờ tôi đã hiểu rồi thôi, tôi không viết nữa”. Mà đạo, vốn cái đạo đức nó không phải hiểu mà thấm nhuần liền đâu! Mà con càng lặp đi lặp lại những cái điều kiện đó, nó sẽ ăn sâu vào cái tư tưởng của con, nó thấm nhuần vào cái lý đạo đức đó.

Chẳng hạn bây giờ về cái đạo đức nhân bản nhân quả đi. Nhân quả, cái câu chuyện đó nói nó xảy ra, cái người đó tật nguyền như vậy là do cái nhân quả đời trước. Mà bây giờ nói một lần thì con thấy mới hiểu thôi, nhưng mà con viết lần thứ hai nữa, lần thứ ba nữa thì nó thấm nhuần. Khi mà gặp cái trường hợp nào đó thì con thấy nhân quả rất dễ dàng không có khó khăn. Cho nên càng siêng học bao nhiêu, càng viết bao nhiêu, làm bài giỏi bao nhiêu thì nó lại thấm nhuần vào con, đó rồi, nhân quả hết. Cho nên khi mà hiểu là nói một lẽ, nhưng mà nó thấm nhuần thì nó chưa thấm nhuần, phải không?

Cho nên mình càng học, càng tu thì nó thấm nhuần. Cũng như bây giờ, các con không viết mà các con nghe người ta đọc một cái bài đạo đức, một cái hành động đạo đức. Rồi ngày mai con nghe một người nữa học, nhưng mà con không viết, không làm, nó vẫn nghe. Nó vẫn thu thập vô, nó vẫn trở thành người đạo đức, tự nhiên nó nó vô trở thành. Còn bây giờ con tư duy, suy nghĩ con viết bài, tức là nó có cái đề tài để mà con suy nghĩ.

Còn nếu mà con nói: “Bây giờ mình đã thông rồi thôi, không có cần phải viết, không cần gì suy nghĩ nữa” thì nó chặn đứng con ở tại chỗ đó mà nó không thấm nhuần thêm cái đạo đức đó nữa. Cho nên càng tu tập thì nó càng thấm nhuần, càng học tập thì nó càng thấm nhuần thêm cái đạo đức, cái giới luật của mình. Càng học càng hay, càng học càng tiến bộ. Cho đến khi mà hoàn toàn mình là con người sống đúng đạo đức, hoàn toàn không hề còn sơ sót cái hành vi, cái hành động thiếu đạo đức nào. Đó thì như vậy là nhờ cái sự học của mình rất lớn, chứ không phải ít đâu.

(19:31) Cho nên coi vậy chứ mấy con thấy, mình lớn mình hiểu biết rồi thì cần gì phải học, không phải! Mục đích học ở đây đạo đức, cho nên nó thấm nhuần, chứ nó không phải học văn chương. Cho nên vì vậy mà càng làm bài, càng viết bài bao nhiêu thì càng tốt. Cho nên Thầy thu thập những cái số tài liệu của mấy con, có nhiều người viết ngắn quá, viết sơ sơ, triển khai chưa hết tri kiến hiểu biết.

Có người thì viết dài dòng quá, nhưng Thầy nói dài dòng cái mục đích chính của nó là, cái ý của nó là cái đạo đức và cái sự áp dụng. Và cái sự nói lên cái cuộc sống của mình trong cái đạo đức bản thân, gia đình, xã hội đầy đủ ở trong một cái đạo đức, cái đề tài của nó. Cái đáp án của nó phải đầy đủ được những cái điều đó, thì nó mới đầy đủ hết. Cho nên phải ráng cố gắng, con cố gắng! Cho nên…​

Tu sinh Nguyên Tánh: Con thưa Thầy là con có trường hợp con viết xong, nhưng mà con cứ viết xong thì con lại quên, viết thì viết ra rất hay nhưng mà sau thì con lại quên phải đọc lại thì con thấy là những cái hay đó, chứ con viết rồi con không đọc lại thì con lại quên, giờ làm sao?

Trưởng lão: Mỗi lần mà con viết rồi mà con đọc lại thì con mới thấy rõ có chỗ mình viết thừa, nhưng mà có chỗ thì viết thiếu, thiếu thì thêm vào. Thì tất cả cái sự mà nghiền ngẫm đọc đi, đọc lại qua cái đạo đức thì nó càng thấm nhuần cho con trong cái sự tu tập. Cho nên thì giờ mấy con không còn có đâu, bởi vì cái thời giờ của mấy con chỉ trong vòng bảy năm, bảy năm phải chứng đạo. Mà bảy năm mà siêng năng cần mẫn thì nó sẽ chứng đạo, không khéo mấy con sẽ rớt lại!

Một người học trò siêng năng trong vòng hai mươi mấy năm người ta từ tiểu học mà đến đại học, để trở thành một Bác sĩ, một Tiến sĩ. Đòi hỏi cái thời gian đó, là cái người học trò họ phải siêng năng học. Chứ nếu lười biếng thì họ không đạt được, họ sẽ ở lại, hoặc là rớt. Thì các con có bảy năm thôi, để chủ sự sống chết. Mà bây giờ Thầy dạy như thế này, mà mấy con lơ đễnh thì chắc chắn là bảy năm mấy con ở lại. Rồi đây sẽ có người ở lại đó mấy con, chứ không phải là người nào cũng đạt hết được đâu.

(21:47) Mục đích là hôm nay Thầy dẫn cho mấy con đến chỗ mấy con làm chủ sinh già bệnh chết. Mà không còn mà cái mà nói một cách nói bằng ngôn ngữ nữa, mà đây là nói sự thật chúng ta phải làm được hoàn toàn. Nhưng mà mấy con phải siêng năng, chứ mấy con không siêng năng thì Thầy cũng không làm sao làm được. Nghĩa là cái người tu pháp nhiếp tâm và an trú tâm để chúng ta bước vào Tứ Chánh Cần thì Giới luật phải nghiêm chỉnh. Mấy con nhớ đó là cái căn bản, giới luật phải nghiêm chỉnh!

Và đồng thời khi mà tu trên cái sự nhiếp tâm của mấy con, hay là an trú ba mươi phút chất lượng hẳn hoi hoàn toàn, không có một cái niệm nào mà hôn trầm thùy miên xen vào. Và đồng thời khi xả ra thì mấy con sẽ triển khai tri kiến thông suốt của mấy con hết giai đoạn này. Người tu Tứ Chánh Cần cũng vậy mấy con, suy nghĩ cũng phải là triển khai tri kiến, bởi vì “Những gì thông hiểu cần thông hiểu”. Mà mấy con cần phải thông hiểu mà lại thấm nhuần sự thông hiểu đó, chứ không phải thông hiểu suông nữa, nó phải thấm nhuần.

Cho nên các con thấy Giới luật của Phật hầu hết là lặp đi, lặp lại rất nhiều lần để trở thành những cái oai nghi, tế hạnh từ trong thân và tâm của chúng ta, nó đầy đủ những cái oai nghi, tế hạnh. Đó, cho nên phải ráng mấy con, cho nên ráng!

Chứ đừng nghĩ rằng tôi già, sức tôi yếu, thôi tu tập tôi từ từ! Không! Thời gian mấy con không còn lâu nữa đâu. Thầy nói có thể nói là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nhưng mà trong vòng bảy tháng hoặc là trong vòng một năm, hai năm phải cho xong. Nếu mà bây giờ từ đây mà cho tới Tết, ăn cho tới cái Tết nữa mà mấy con tu xong, đó là mấy con được Thầy dắt ra ngoài kia ở gần bên Thầy để luyện thần lực, thì mấy con sẽ thấy con đường sắp sửa tới của mấy con rồi.

(23:28) Còn cái thời gian này mà nếu mấy con không cố gắng học tập, không có cố gắng luyện. Còn khi mà ra ngoài kia rồi thì mấy con không còn học tập, không còn rèn luyện. Hằng ngày mấy con chỉ còn tu tập luyện thần lực, không còn học tập nữa. Bởi vì những gì thông suốt mấy con thông suốt rồi, tới cái giai đoạn định rồi. Nó không còn có nói chuyện mà mấy con học tập gì nữa hết. Giới luật mấy con phải sống nghiêm chỉnh rồi. Bây giờ mấy con sống rõ ràng là độc cư, độc bộ, độc hành, một hình, một bóng ở trong thất của mấy con. Hoàn toàn tới giờ trưa thì người ta sẽ có người, người ta sẽ đem cơm đến cho mấy con ăn để mà luyện thần lực. Đó, mấy con yên tâm trong vấn đề đó!

Thì Thầy nghĩ rằng nếu mà năm nay mấy con xong thì cuối năm nay. Mà mấy con ở trên Tứ Niệm Xứ mà được cái thời gian đúng mức của nó rồi, thì sang năm mấy con vào tu, thì trong vòng cao lắm là bảy tháng, chứ chưa được một năm, mấy con cũng luyện được nội lực của mấy con. Thì đâu có lâu đâu, có hai năm chứ gì. Thì mấy con, Đức Phật nói bảy năm đi được, chứ sự thật mấy con hai năm. Mà hai năm mình đã đạt xong rồi, chứ đâu phải đúng phải bảy năm như là cái chương trình học, phải là hai mấy năm mới đỗ Tiến sĩ đâu?!

Các con thấy ở đây, chúng ta tu cái thời gian Đức Phật nói bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Nếu mà nhanh thì trong bảy ngày, nếu mình tệ hơn thì bảy tháng, bảy tháng thì đâu phải là cho đạt được bảy tháng đâu. Nó chỉ trong vòng một, hai tháng thôi! Bảy ngày không được thì một, hai tháng. Mà một, hai tháng không được thì nó phải bảy tháng chứ sao?! Mà bảy tháng mà không được thì nó phải lên bảy năm, mà đâu có nghĩa là phải suốt bảy năm! Trong vòng nó một năm thì mấy con, bảy tháng không được thì nó một năm mấy con được, thì mấy con phải nỗ lực chứ! Tận dụng cái sức lực của mình còn mà tu tập!

(25:17) Cho nên tận dụng cái sức lực, không có phí cái sức của mình, chứ không phải tu tập quá sức mình. Bởi vì quá sức của các con thì nó xảy ra những cái tướng trạng này, tướng trạng kia, thì có Thầy. Thầy biết rồi thì Thầy ngăn chặn lại liền, để mấy con tập đúng với cái sức lực của mấy con thì nó sẽ đạt được kết quả tốt, mà không được để cho mấy con lười biếng. Bởi vì mấy con lười biếng là mấy con phí thời gian, phí sức của mấy con, vô ích! Mấy con hiểu chưa?

Tu sinh Nguyên Tánh: Mô phật, từ hôm Thầy về đây con kính đa tạ Thầy là huynh đệ chúng con thấy là Thầy dạy rất tận tâm, mà chúng con nhận được cái phương pháp này tuyệt vời! Mà bây giờ là, chứ nếu như từ trước đến nay mà sau khi sáu năm con biết Thầy, Thầy giúp cho con lành được một số bệnh, do nhờ con giữ giới ăn mà con được lành, nhưng mà con thực tế con đưa bệnh ra thì chưa biết cái pháp, không nhiếp tâm được.

Hôm nay Thầy trực tiếp dạy thế này chúng con thấy tu đến đâu là an lạc, mà tu đến đâu rất là tham tu. Cho nên cái phương pháp trực tiếp này là con thấy mấy tuần mà Thầy về đến đây là, chúng con là huynh đệ bảo ban nhau rất là mọi người rất tự nhiên đi vào giới luật nghiêm chỉnh. Bởi vì không có giới luật thì giữ được độc cư thì không thể tu được cái phương pháp này. Thì như vậy con xin đa tạ Thầy.

Trưởng lão: Đúng rồi. Ráng lên con. Nhớ những lời Thầy dạy.

6- PHÁ HÔN TRẦM THÙY MIÊN

(26:35) Còn Thiện Tâm con? Về phần con, con thấy tu tập như thế nào? Được không con?

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, cho con xin trình bày hết cả cái thời khóa biểu của con, rồi Thầy xem có gì chỉnh sửa giùm con. Ví dụ như buổi sáng, ban ngày thì có buổi sáng, buổi chiều thì con đến lớp hết rồi, cho nên không có tập luyện, chỉ có buổi tối và buổi khuya. Mà con hễ là nếu mà nhiếp tâm vô hơi thở là hay buồn ngủ, thành thử con không có tập hơi thở được, con chỉ tập đi kinh hành thôi. Thì buổi tối với lại buổi khuya thì con cũng lấy cái chuẩn của con là ba mươi phút nhiếp tâm ở trong bước đi.

Còn ngoài ra là con cứ đi kinh hành nhưng mà nó không nhiếp tâm. Thì cái thời gian mà ba mươi phút nhiếp tâm đó thì nó có nhiều khi nó không có cố định là trong cái giờ nào hết thưa Thầy. Thí dụ như bắt đầu đầu tiên vô, thí dụ buổi tối thì con bắt đầu con bảy giờ là bắt đầu con đi kinh hành, vừa đi con vừa tư duy, thường thường là tư duy những bài học, tại vì cái bài học ngày hôm sau tới hai bài. Rồi lúc con vừa đi vừa tư duy như vậy một lúc lâu con thấy đầu của con nó tỉnh tỉnh rồi, thì bắt đầu con nhiếp tâm.

Thì con nhiếp tâm con đi rồi kết hợp là đi nhiếp tâm trên bước đi, xong con sẽ kết hợp là đuổi cái đau lưng đó, thì tác ý đuổi đau lưng đó, thì xong con đi như vậy là tính là khoảng cỡ năm phút. Đó, rồi xong thường thường là cứ một vòng của con đi hai mươi bước, rồi xong con ngừng lại nghỉ một chút xíu thôi, rồi xong cứ tiếp tục như vậy là cứ con thấy khoảng cỡ nó chắc chắn nhất là khoảng cỡ năm phút, rồi xong như vậy con cứ làm tiếp tục cho tới ba mươi phút, có nhiều khi nó lên tới bốn mươi phút nữa nhưng mà cứ trong khoảng cỡ đó rồi xong con xả.

(28:44) Rồi sau đó nữa thì cũng vẫn tiếp tục đi kinh hành nữa, nhưng mà cũng cứ tư duy nữa, tư duy bài học đó. Rồi đến khoảng cỡ, mà con thấy nếu mà nó tỉnh táo hẳn hết rồi thì nó có cảm hứng thì bắt đầu con vào con làm bài. Còn nếu như mà nó không có, nhiều khi mà nó buồn ngủ quá thì phải đi suốt đêm luôn, nhiều khi hết đêm đó luôn! Nhưng mà thấy thường thường thì khoảng cỡ tới chín giờ thì nó tỉnh hoàn toàn thì bắt đầu con vô con làm bài, thì đó là buổi tối.

Còn cái phần này thì con thấy có cái chỗ là con vừa nhiếp tâm mà con tác ý đuổi bệnh luôn, con nói là: “Cơ thể phải cường tráng, khỏe mạnh, quắc thước. Cái thọ là vô thường, đau lưng này hãy cút đi, đau nhức này cút đi!”. Rồi con tác ý là: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, con đếm một, hai, ba, bốn cho tới hai mươi bước. Rồi con có khi thì con đi, có khi thì con ngồi xuống nữa, nhưng mà con thấy mà hễ ngồi xuống mà hít thở mấy hơi là thì nó bị hôn trầm, đa số con đi nhiều hơn.

Buổi sáng thì nó đỡ hơn, sáng thì nó ít bị hôn trầm hơn. Về cái giờ giấc khuya thì chương trình của con cũng vậy, cũng là ba mươi phút như thế, rồi con cũng đi kinh hành một lúc thì bắt đầu cái tâm nó an an, tỉnh tỉnh rồi bắt đầu con vào đi tiếp tục ba mươi phút để mà nhiếp tâm, nhiếp tâm thì cũng vẫn trung bình khoảng năm phút, rồi xong hết năm phút thì năm phút tiếp.

(30:11) Trưởng lão: Bây giờ Thầy dạy con, con về bắt đầu là…​ Bởi vì cái ban ngày thì coi như là nó dành cho cái lớp học nó hết rồi, chỉ còn có buổi tối với buổi khuya thôi! (Dạ) Vậy thì buổi tối con sẽ tu ba mươi phút đi kinh hành, nhiếp tâm ở dưới bước đi con nhắc, dùng cái pháp Như Lý Tác Ý mình nhắc nó, để dẫn cho nó hoàn toàn ở trong ba mươi phút. Khi hết ba mươi phút rồi thì con đi kinh hành chơi thôi, không phải cần phải nhiếp tâm, là con tư duy quán xét bài học hay hoặc làm gì cũng được.

Nhưng mà trong ba mươi phút đầu là phải nhiếp tâm hoặc là phải đạt được cái cách thức nhiếp tâm ở trong bước đi bằng cái phương pháp nhiếp tâm, bằng cái pháp Như Lý Tác Ý. Nó như vậy, rồi buổi khuya cũng vậy. Khi thức dậy con thấy cái tâm mình nó có thể, lúc này là có thể mình nhiếp tâm được, thì cũng nhiếp tâm ở trên bước đi ba mươi phút. Nhất định trong khoảng ba mươi phút đó phải chủ động hoàn toàn điều khiển dẫn nó vào, không có một cái gì mà xen vào được ở trong cái chỗ mà con dẫn nó. Con phải tập cho nó căn bản nhất là mình làm chủ trong ba mươi phút đó, để rồi sau đó mới an trú trong ba mươi phút đó của mình trong buổi tối và buổi khuya. Còn ban ngày thì con mắc bận công việc rồi.

Rồi khi mà ba mươi phút đó xong rồi thì con thấy cần phải mà đi để mà nghĩ đến những cái bài học, nghiên cứu gì cũng được hết, đó là nó triển khai cái tri kiến của con thấm nhuần, con hiểu không? Chỉ có ba mươi phút nhiếp tâm, nhiếp tâm cho đạt được ở trong ba mươi phút bước đi của con thôi! Chứ không được ngồi, không được hít thở, bởi vì con dễ bị hôn trầm, thùy miên. Cho nên vì vậy mà lấy cái thân hành ngoại của con đi kinh hành để mà nhiếp tâm trong hai buổi, buổi tối và buổi khuya, không còn buồn ngủ.

Buổi sáng và buổi chiều là mắc đứng lớp. Thì tập như vậy là con thấy ba mươi phút phải chắc chắn, chất lượng hoàn toàn. Khi nào mà chất lượng hoàn toàn đạt được suốt ba mươi phút, con dẫn tâm con, từng bước đi của con hoàn toàn là con dẫn thấy hoàn toàn không có một cái gì mà xen vào. Không có hôn trầm, không có thùy miên, không có niệm gì xen vào trong đó làm cho con quên mất cái bước đi của con, thì đó là con đạt được chất lượng của sự hướng dẫn của Thầy.

(32:32) Thầy, để rồi Thầy sẽ dẫn dắt tới nữa. Phải làm cho được kỳ này. Trong một ngày, hai ngày, một tuần lễ thì Thầy sẽ đến, Thầy trực tiếp để mà hướng dẫn mấy con tới nữa. Bởi vì nói chung là trong cái năm nay là cái năm mà đôn đốc để mà chúng ta tu tập, để mà chúng ta đi tới, chứ không phải là còn ở đây mà ngồi chờ đợi nữa. Nghĩa là người nào Thầy thấy cũng là có một cái quá trình tu tập cũng quá lâu rồi! Nó không còn mà thời gian mà chúng ta ngồi đây chờ đợi, mà phải siêng năng tập luyện cho hẳn hoi.

Thầy ra công Thầy dẫn dắt mấy con. Bởi vì Thầy cũng biết rằng cái tuổi thọ của Thầy nó cũng không còn dài, mà kéo dài nữa thì Thầy sẽ vất vả, mình phải phục hồi cái cơ thể. Và đồng thời mấy con cứ thấy Thầy sống được thì chắc là mấy con tu cái kiểu mà kêu là cái kiểu mà từ từ đó, thì thôi, chắc là cái thời gian của Thầy không biết chừng nào cho nó xong, phải không? Cho nó ra đi. Bởi vì đối với Thầy khi mà tu rồi thì cái trạng thái mà an ổn, Niết Bàn thì luôn luôn bao giờ người ta cũng muốn về đó, chứ bao giờ người ta muốn ở trong cái trạng thái…​

Các con thấy đối với cái người mà tu tập rồi, cái dục lạc họ đâu còn. Mà ở đây ngày ăn một bữa, họ đâu có còn ham ăn như chúng ta, ăn ngon ăn dở nữa đâu? Mà ở đời thì dục lạc ăn là một, rồi bao nhiêu cái thứ dục lạc khác họ ham thích, họ muốn sống. Chứ con người mà tu như Thầy rồi, họ đâu có thích sống ở trên cái thế gian này! Ăn là một cái chất bất tịnh, nhai nuốt nó rất cực khổ! Rồi ở, rồi cái thân này nó còn, các con thấy, mỗi khi thời tiết nó thay đổi là cái cơ thể nó nhức mỏi, nó có sung sướng gì đâu?!

Đó là nó không mệt, nó chỉ thay đổi nó nhức mỏi vậy thôi, rồi mình đẩy lui nó hết. Còn người ta thì thấy nó đau khổ, phải đi uống thuốc này kia, nó cực khổ lắm! Cho nên còn mang cái thân này còn cực khổ! Mà nếu mà không có người thừa kế thì cái Chánh pháp của Phật nó bị dập xuống rồi! Nó dựng lại cái tà pháp, cái thế giới siêu hình nó dựng lại. Hiện giờ mấy con biết không? Cái thế giới siêu hình nó dựng lại đủ mọi mặt, nhưng mà không có ai mà có thể có đủ cách thức để mà dẹp cái thứ này xuống. Bởi vì cái thế giới siêu hình nó làm cho con người ta hao công mà tốn sức rất nhiều.

(34:47) Cho nên mấy con có trách nhiệm là phải nỗ lực tu tập để dẹp sạch cái thế giới siêu hình. Mà thế giới siêu hình nó truyền thừa vào trong cái đầu óc tư tưởng của con người từ xưa đến đến giờ, mà muốn dập nó không phải là chuyện dễ. Nó trở thành một cái phong tục, trở thành một cái thói quen. Con thấy ông Táo ở đâu mà họ Tết họ đưa ông Táo? Ông bà ở đâu mà họ lại rước về, rước ông bà? Các con thấy, những cái điều đó là những cái điều mê tín hết, những cái điều sai hết, mà bây giờ gặp ngày Tết mấy con thấy có không?

Rồi họ dán nào cá chép, nào là xe Honda đặng cho ông Táo ông về trời, ông tấu. Đó, tất cả những cái điều đó là những cái sai, mà nó làm biết bao nhiêu hao tốn. Rồi đám ma thì tiền giấy, tiền vàng mã, đủ cách, rồi đốt giấy quần áo đủ loại, đủ cách. Mấy con thấy nó hao tốn một cái số tiền rất lớn, bằng mồ hôi nước mắt của con người. Mà vì cái niềm tin đó, cái tư tưởng đó đã truyền thừa từ tổ tiên ông bà chúng ta đến bây giờ con cháu cũng chưa dám bỏ.

Đó, thì hôm nay chúng ta có trách nhiệm làm sao đem lại cái đời sống cho con người bớt những cái mồ hôi nước mắt của họ, phí một cách vô lý vô cớ. Vì vậy mà phải ráng nỗ lực tu!

Cho nên ở đây nỗ lực từng phút, từng giây là chúng ta đã chiến đấu với cả một cái phong tục, một cái truyền thừa sai. Cho nên phải nỗ lực thật sự tu, tu vì lợi ích cho bản thân mình, tu vì lợi ích cho mọi người. Các con nhớ kỹ, ráng cố gắng!

(36:17) Cho nên vì vậy mà ba mươi phút buổi tối, ba mươi phút buổi khuya hoàn toàn nhiếp tâm cho đạt được, để rồi Thầy dẫn tới chứ.

Tu sinh Thiện Tâm: Dẫn đi tới luôn thưa Thầy?

Trưởng Lão: Phải nỗ lực thật sự, nỗ lực. Rồi cái phần mà kiến thức học tập những giới luật đức hạnh, Thầy thấy bài vở mấy con viết, Thầy thấy được, Thầy chấp nhận mấy con đã hiểu biết. Nhưng có nhiều người viết còn ngắn lắm, các con cố gắng tư duy suy nghĩ để triển khai thêm những cái điều kiện cần nói mà mấy con nói chưa hết. Bởi vì mấy con, Thầy đã vạch ra cái dàn bài để cho mấy con nói, nói về đạo đức bản thân. Cái đề của nó, thì nói về bản thân là như thế nào? Mà bây giờ cái đạo đức dũng cảm, nói về bản thân thì mình phải dũng cảm như thế nào? Dũng cảm trong cái sự tu tập của mình như thế nào? Dũng cảm trong cái đời sống của mình như thế nào? Dũng cảm ngăn chặn mình phải giữ gìn giới như thế nào? Không dũng cảm thì mấy con ham nói chuyện mấy con đi ra nói chuyện, mà nếu mấy con dũng cảm là mấy con ngăn chặn lại liền, tích cực. Đó là cái sự dũng cảm của mấy con.

Các con thấy không? Mình không phạm giới là dũng cảm đó. Còn cái người mà không dũng cảm là bị phạm giới đó. Cho nên mỗi hành động nhỏ nhỏ, mấy con sẽ viết ra. Đó là cái tên đó, cái đề tài của nó là cái Đức dũng cảm đi, phải không?

Thì ở đây dũng cảm cái gì? Bản thân dũng cảm cái gì? Thì không lẽ bây giờ trong đó người ta dũng cảm, người ta nhảy vào nhà lửa người ta cứu đứa em bé ở trong đó ra, hay hoặc là nhảy xuống sông vớt một người chết đuối. Còn mình dũng cảm gì đây? Thì nói, bây giờ, đó là Đức dũng cảm: “Tôi dũng cảm nè, tôi không đi nói chuyện với người khác là tôi dũng cảm”, chứ đâu phải là không dũng cảm.

Bây giờ nó thấy bánh trái nó muốn ăn, tôi dũng cảm không cho nó ăn. Tôi dũng cảm, chứ tôi không dũng cảm là nó lấy tay nó bốc cái bánh nó ăn, chứ không phải không. Cái đó là dũng cảm lắm chứ đâu phải không mấy con, chứ đâu phải dễ, nó ăn uống phi thời.

Mà bây giờ nó hôn trầm thùy miên, mà giờ này đâu phải là giờ mày đi ngủ. Tôi dũng cảm lắm tôi mới đi kinh hành suốt đêm, là tôi dũng cảm lắm chứ! Đó là những cái dũng cảm của chúng ta mà. Tại sao mấy con không viết cái đó ra, đó là bản thân. Phải không?

Tu sinh Thiện Tâm: Cả cái liên hệ tu tập hả Thầy?

(38:23) Trưởng lão: Chứ sao con! Với mình đó là dũng cảm. Còn bây giờ nói về dũng cảm với gia đình sao? Gia đình ngăn chặn không cho mình đi, dũng cảm để mình nhiếp phục bà con của mình, anh em, cha mẹ của mình, cho mình đi, đó là dũng cảm chứ đâu phải không dũng cảm! Không dũng cảm mấy con làm sao mấy con, người ta ngăn chặn, mấy con nói: “Trời ơi, bây giờ làm sao đây?”, tức là mình yếu rồi. Dũng cảm.

Rồi bắt đầu bây giờ đó, cái công việc gì mà Thầy giao cho mình, mình phải dũng cảm làm cho được công việc đó, thì đó là dũng cảm chứ! Các con thấy không? Đó là thuộc về gia đình.

Rồi bây giờ là xã hội nữa. Nó bao nhiêu thứ chuyện thì mình phải nói cho hết chứ. Nói cái Đức dũng cảm trong đó. Còn này mấy con nói không được là mấy con biết chỗ nào dũng cảm? Có phải không mấy con?

Cho nên vì vậy mà cái bài viết đó mà Thầy thấy, đây mới là thấy được cái chỗ nói được cái đạo đức của bản thân, gia đình và xã hội. Thì nó bao giờ nói đến cái cái đạo đức bản thân của nó, thì nó phải gắn liền với gia đình. Gia đình mình nó thuận thảo thì có gì đâu mà dũng cảm, chấp nhận cho mình đi tu, rồi ký giấy cho mình để Thầy làm giấy cho, phải không?

7- XUẤT GIA PHẢI CÓ GIẤY TỜ

(39:25) Bây giờ giấy tờ của các con, người nào mà đầy đủ rồi thì gửi cho Thầy, Thầy sẽ gửi cho Giáo hội tỉnh họ chứng, Ban đại diện huyện và Ban tri sự tỉnh họ chứng mấy con. Thì có cái tờ giấy này mấy con đã xuất gia tại tu viện Chơn Như. Chính quyền chứng, chính quyền địa phương của mấy con biết gốc của mấy con người ta sẽ chứng, chấp nhận cho mấy con xuất gia mà, phải không?

Rồi gia đình thì mấy con có giấy tờ đủ rồi thì bắt đầu nộp cho Thầy. Thì Thầy chờ đợi cho mấy con xong hết rồi, thì Thầy sẽ gửi cho Ban đại diện của huyện Trảng Bàng và Ban tri sự tỉnh hội của Tây Ninh, họ sẽ chứng cho mấy con. Xong rồi thì đương nhiên là mấy con là người xuất gia có giấy tờ đàng hoàng chấp nhận, có nhà nước chấp nhận cho mình xuất gia đàng hoàng chứ không phải không. Đó, thì mấy con thấy, con yên tâm.

Do đó, bây giờ đó, mấy con nếu mà trong tu viện mình bữa nay cô Út mắc đi đâu không có nấu cơm, mấy con cứ ôm bình bát đi ra ngoài đường kia xin, ai có bắt mấy con đâu? Phải không, mấy con thấy yên ổn. Bữa nào đó mình thử mình đi ôm bình bát, một đoàn mình đi thử coi, ra chợ họ cho mình bánh mì về mà ăn mà chết đó chứ. Bởi vì họ cho bánh mì chứ không có gì khác hơn hết. Tu vậy mấy con thì không có sợ chết đâu! Thầy nói bỏ chỗ nào thì mấy con cũng sống được. Nhưng mà chúng ta làm đúng cái luật đi khất thực, nhất định là bỏ tiền vô thì nhất định là không nhận, từ chối liền.

Còn người ta cúng dường bánh trái, cái gì thực phẩm thì mình nhận, trong khi về đó mình có gì ăn nấy. Người ta cho bánh mì ăn bánh mì. Chứ nói: “Trời! Không có cơm thì tôi chắc chết tôi”. Không được! Mấy con đừng có nghĩ vậy.

Thì một ngày nào đó thì cái đoàn của mấy con sẽ đủ cái duyên, thì cái Tăng đoàn của mấy con sẽ đi từ Nam ra Bắc, chứ không phải là có một chỗ đâu, giấy tờ mình có đủ hết rồi! Đây là chưa nói Tăng tịch, mấy con. Bởi vì Tăng tịch là mấy con phải thọ giới, từ giới Sa Di cho đến Tỳ Kheo đàng hoàng thì giáo hội sẽ cấp cho mình Tăng tịch. Còn bây giờ mình chỉ có giấy xuất gia mình cũng đi được rồi. Khỏi có ai nói mình. Mình đã có giáo hội tỉnh chứng nhận cho mình đàng hoàng mà! Rồi chính quyền cũng chấp nhận cho mình xuất gia đàng hoàng mà, gia đình cũng chấp nhận, chứ mình đâu có làm gì trái đâu?! Cho nên vì vậy mình có cái giấy đó là đủ mình đi từ chỗ này đến chỗ khác. Đi rồi mấy con về tu chứ. Mà bây giờ, từ đây cho tới năm tới mấy con chứng rồi, mặc sức mà đi. Đi ra ở ngoài mà dạy học luôn, chứ đừng nói chuyện.

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, nghe nói Du Tăng là khoái rồi.

(41:52) Trưởng lão: Thì lẽ đương nhiên là khất sĩ phải đi. Ở hoài một chỗ vậy mấy con thấy nó, cái hạnh của một cái người khất sĩ là phải đi từ chỗ này chỗ kia.

Rồi không những người khất sĩ đâu, mà cư sĩ Thầy cũng cho đi, chứ không phải là mấy con ngồi đây một chỗ đâu. Thầy cho mấy con đi từ chỗ này đến chỗ khác. Cho nên vì vậy mà có nhiều nơi, nhiều chỗ là cái du hành của mấy con, từ đó mấy con mới trở về cái tu viện của chúng ta. Mấy con mới thấy rằng cái tổ chức của Thầy mà, nó trở thành du tăng.

Chúng ta không có lấy cái tu viện này làm cái nhà ở của mình mãi mãi đâu, mà cũng không lấy cái cơ sở an dưỡng ở đâu mà làm chỗ ở. Đến đâu là mình ở đó, chỗ đó. Mà người đó ở đó mà có lo cơm nước của mình thì mình sẽ ở đó mình ăn cơm, mình tu tập vài hôm. Để cho mình làm cái gương hạnh ở đó cho người ta biết mình, cái giáo đoàn tu viện Chơn Như của mình là tu tập như vậy đó, cở sức như vậy.

Rồi nếu mà mấy con tu mà chứng rồi, người nào cũng làm chủ, nguyên cái giáo đoàn đó người ta nói: “Tất cả những người này làm chủ sinh già bệnh chết hết, muốn chết hồi nào thì chết, muốn sống hồi nào…​”, họ đến đó, họ quỳ lạy mấy con sát đất. Bởi vì họ có làm được không? Mà thấy mấy ông sư này trời đất ơi, ghê gớm thiệt! Mà bây giờ cho ăn cũng được, mà không cho ăn thì ngồi thiền nhập định. Lúc bấy giờ mấy con có đủ thần lực mà, mấy con đâu cần! Xin cơm ăn là muốn hóa duyên độ chúng sinh ở khu vực đó để gieo duyên với mình chứ không phải là đi đến đó để mà xin cơm họ sống đâu. Không phải đâu!

Nghĩa là mình đến đó là tạo một cái duyên, cái hình ảnh đạo đức, cái hình ảnh thiền định để cho người ta biết rằng chúng tôi là những con người phàm phu. Nhưng chúng tôi làm được những cái điều này thì quý vị ở đây cũng làm được. Cái hình ảnh của chúng ta đi đến đâu là làm sáng tỏ nơi đó để giúp cho mọi người.

(43:41) Rồi cái hình ảnh của các cư sĩ của các con đến đâu là làm sáng tỏ. Không phải tu sĩ ở đây làm được mà cư sĩ chúng tôi cũng làm được. Đâu có phải cần cái bộ y áo của mấy con đâu, mà cái chiếc áo cư sĩ của các con đều làm được hết mà. Nhưng các con cũng phải sống đúng giới luật, cũng phải tu tập đúng pháp thì mấy con mới làm được. Chứ mấy con mà tu sai, nói: “Tôi cư sĩ thôi, năm giới thôi, tôi không hơn nữa” thì thôi, Thầy cũng đầu hàng luôn, không biết làm sao mấy con được. Mấy con hiểu chưa?

Cho nên Thầy dẫn dắt mấy con tới nơi tới chốn. Nhưng mà do cái sự các con phải tự lực tu tập, tự lực rèn luyện mà Thầy đã dạy cho mấy con rất kỹ, không có thì giờ nào mấy con bỏ hỏng hết. Các con hiểu chưa? Không có thời giờ nào mấy con bỏ trống hết. Nghĩa là hoàn toàn là chiếm hết cái thời gian của cuộc đời mấy con, để rồi sau đó mặc sức mấy con ngồi chơi. Tu rồi rồi, đâu còn đâu, các con ngồi chơi. Chỉ còn trách nhiệm là mấy con đến lớp dạy người ta xong thôi. Mà bây giờ ở đây mấy con thấy, Thầy đã cho mấy con đứng lớp dạy rồi, mấy con cũng quen rồi, nó đâu còn bỡ ngỡ, đâu còn gì đâu, nó cũng quen rồi. Thì do đó khi mà mấy con đứng lớp, mấy con dạy rất là dễ dàng không có khó.

Rồi mình tu chứng nữa thì mình thấy không còn lo lắng gì hết! Thân phận của mình, mình làm chủ được, mà không chứng. Bây giờ như mấy con thấy, mấy con đuổi bệnh được rồi, mấy con cũng thấy an ổn trước cái thân của mình rồi. Nhưng chưa làm chủ. Chưa làm chủ sự sống chết, mấy con muốn chết thì chết, muốn sống thì sống. Bây giờ muốn chết, thử mấy con làm chủ thử coi, Thầy xem coi người nào làm được không? Chưa! Bây giờ mấy con tịnh chỉ hơi thở dùm Thầy đi, rồi mấy con ngồi bất động dùm Thầy đi. Bữa đó ngồi bất động Thầy thấy rõ ràng là mấy con chưa bất động mà, còn nhúc nhích mà. Thì như vậy là chưa được, chưa tịnh chỉ hơi thở được. Cho nên ráng con, nhớ lời Thầy dặn, phải ráng về tập!

(45:31) Như vậy cái phần của con là tu theo cái đặc tướng của con, là buổi tối, buổi khuya, ba mươi phút thôi. Còn mấy người khác là khác. Người ta bận công việc như vậy, mà người ta tu như vậy rồi. Còn mấy con, bốn thời: sáng, trưa, chiều, tối, khuya phải luôn luôn ba mươi phút hết. Thì người ta tu vậy chứ, nhưng mà người ta triển khai cái tri kiến người ta trên cái phần đó nhiều hơn. Con hiểu? Cái nhiệm vụ của con là như vậy. Cho nên vì vậy mà con tu trong ba mươi phút hoàn toàn, chứ không phải là tu thường thường nữa con. Tu nhiếp tâm cho hẳn hoi, dẫn tâm đàng hoàng.

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, tác ý thì thấy dễ hơn, tức là thí dụ như con đi, con ngồi xuống con cũng tác ý: “Ngồi xuống!” (Rồi): “Đưa tay ra!” đưa tay ra, xong rồi: “Dở chân lên!” dở chân lên nữa, tức là mình tác ý miết vậy thì con thấy không có.

8- THIỆN XẢO TÁC Ý DẪN TÂM

(46:18) Trưởng lão: Thì tác ý vậy là dẫn nó, như cái Pháp Thân Hành Niệm đó.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, đúng rồi nó cũng gần giống vậy.

Trưởng lão: Gần giống vậy, nhưng mà đây là cái pháp dẫn tâm, nhiếp tâm thôi, chứ chưa phải là như cái pháp Thân Hành Niệm. Nhưng mà mình làm cái điều này giống như pháp Thân Hành Niệm, nhưng mà lại là nhiếp tâm. Bắt buộc mấy con nhiếp tâm bằng cách dẫn bằng pháp, làm chủ thân tâm của mình, bây giờ làm chủ bằng pháp. Các con hiểu không? Sau này cũng vậy, mình cũng dẫn mình làm chủ bằng pháp chứ làm sao?!

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, nhưng mà thí dụ như con đứng lên chẳng hạn, thì lúc đầu con đi hết một vòng nữa, con đứng lên thì mình thở ra, thì bắt đầu nó không có niệm gì hết trơn, cái rồi mà không khéo thì nó lại sinh ra vọng tưởng. (Chứ sao!) Vậy thì làm sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Đó, bắt đầu bây giờ chỉ cần con nhắc, rồi con mới làm, chứ con đứng lên mà coi chừng. Tức là mình cảnh giác mình nhắc: “Coi chừng nó niệm nó vô chỗ này”. Con chỉ nhắc nó vậy là nó sẽ không vô chỗ đó nữa sao. (Tác ý vậy thôi). Tác ý thôi. Bởi vì mình biết cái kẽ hở chỗ đó nó sẽ vô, nhưng mà mình cứ làm thinh thì nó sẽ vô, cho nên mình nhắc ngay liền cái chỗ đó, chỗ kẽ đó nó vô thì nó sẽ hết. Tại vì mình khéo léo ở trên pháp Như Lý Tác Ý con. Mình chủ động nó bằng pháp, chứ đâu phải là gì? Thì nó sẽ hết!

Cho nên mình không bị ức chế mà mình dùng cái pháp dẫn nó chỗ này. Nhớ kỹ như vậy thì từng cái kinh nghiệm của mấy con, ba mươi phút mấy con sẽ nhiếp được. Kỳ này Thầy đến đây là giúp cho mấy con ba mươi phút hoàn toàn, người nào cũng ba mươi phút, chứ không phải là có mình sư Giác Thường mà ba mươi phút đâu.

Còn sư Giác Thường hiện giờ là phải an trú. Nó đi hơn mấy con một bước rồi đó, an trú. Còn mấy con phải nhiếp tâm cho được ba mươi phút. Tuần sau Thầy về đây là người nào cũng phải ba mươi phút hết đó, để rồi đi tới vào cái chỗ an trú. Mà rồi khi mà cái người an trú được ba mươi phút rồi, thì Thầy sẽ dẫn họ vào Tứ Niệm Xứ. Đâu đó nó hẳn hoi đàng hoàng, nó phải đi có pháp nó đàng hoàng chứ.

(48:19) Rồi bắt đầu Tứ Niệm Xứ xong rồi thì mấy con, bây giờ là có duyên được sống gần bên Thầy rồi. Được sống gần bên Thầy là còn tu dữ tợn hơn nữa chứ không phải…​ Thầy bảo hàng ngày phải tu như thế nào, thế nào mấy con đừng có nghĩ gần bên Thầy sướng lắm đâu. Tu lơ mơ là không được, chứ không phải dễ đâu. Nghĩa là được ông thầy mà kềm kẹp mình là phải siêng năng lắm mới được, chứ không phải dễ đâu.

Cho nên khi mà gần Thầy, ngủ gục không có được chút nào đâu, đừng có nói chuyện, đâu phải dễ đâu! Mà lơ là tu cũng không được nữa. Cho nên tại sao Thầy cất thất khít khít vầy làm chi phải không? Thầy ngồi bên thất Thầy mà Thầy nhìn qua, người nào mà tu sai, tu mà lơ mơ là Thầy vô cửa liền đó. Chứ không phải ở đây cái thất, kia cái thất xa xa như thế này, nhìn sao cho nó hết? Phải không? Cho nên vì vậy mà ngồi đây xem qua thì mấy con không có chạy đâu, nhất là mấy con sợ nữa. Thầy ngồi kia kìa, mà bây giờ thất của mình sát một bên đây mà mình không tu thì chết mình nữa, lại còn sợ hơn.

Thành ra, mấy con thấy Thầy, mục đích của Thầy đánh tâm lý ngay liền. Còn như vầy, mấy con lén lén còn hôn trầm được. Tu chơi được, xa không thấy. Cho nên ở đó thì mới không được. Cho nên con ráng về tập tu lại kỹ con, nhiếp tâm cho được. Quyết định mà, kỳ này phải làm cho được! Trong cái số người mà trước mặt Thầy phải làm cho được hết, không có người nào mà rớt. Rớt là xấu hổ lắm mấy con! Thầy nói mấy con mà ở lại là mấy con xấu hổ đó, trò gì mà học thi rớt thì còn cái gì mà..

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, vậy con cũng ráng cố gắng vậy, nhưng mà con thấy chắc là có khả năng được, nhưng mà không dám hứa trước. Nhất là khi con …​

Trưởng lão: Hứa đàng hoàng. Chứ mai mốt phải làm giấy cam đoan đàng hoàng chứ, phải làm được chứ không dám hứa. (Dạ) Nhất định là phải làm được, không được thì thôi chết đi cho rồi đi. Thầy nói không được, cái thân này mà không được: “Thôi cuộc đời này thì thà chết đi sướng hơn để mà sống làm chi mà làm cái chuyện không được như thế này. Người ta làm được mà mình làm không được, dở!”.

Con thấy Thầy nè, nhỏ con nè, ốm yếu, phải không? Mà làm được! Thử hỏi mấy con làm không được là thua Thầy xa lắm. Thịt mấy con nhiều hơn Thầy nhiều quá, mà cao hơn nữa, mà làm không được là dở hơn Thầy chứ gì? Nhỏ con người ta làm được, còn mình lớn con mình làm không được. Lớn con phải làm giỏi hơn. Rồi, thôi con về nỗ lực làm cho được mấy con!

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, cho con được hỏi thăm thêm. (Rồi, rồi.) “Cái Người Tạo Dựng Niềm Tin” đó, cái phải đại ý là nói về cái Đức Sáng Tạo Truyền Đạt Bài Học Trong Cuộc Sống. (Ừ) Đó, thì con thấy tại vì cái bên kia là nó thiếu, bên nhà trường là nó thiếu, thì ông thầy chắc là có Đức đó.

Trưởng lão: Đúng vậy đó con. Rồi.

Tu sinh Thiện Tâm: Dạ, cảm ơn Thầy.

(50:58) Trưởng lão: Bây giờ tới phần Phước Tồn, con thì bị cái bệnh trầm kha. Lên đây! Coi cái bệnh thừa hơi này nó còn bao nhiêu nữa đây? Đập cho một hơi cho nó hết hơi ra cho rồi.

Sao, con tu tập sao, thấy như thế nào? Thì mình trường hợp mà bệnh thừa hơi con hết hay không? Còn ợ không? Xá Thầy thôi con. Kỳ này là thật sự là nỗ lực tu thật đó mấy con, không có người nào mà tu chơi chơi nữa được đâu!

Con thấy sao? Cái bệnh con tu tập nhiếp tâm vậy, rồi cái bệnh con như thế nào?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy thì, con thì như tối này thì con thấy nó không có giảm, mà nó lại tăng. Vì thế cho nên buổi khuya thì con hầu như là ít khi nào mà ngồi hoài được, thường là đi suốt. Vì thế cho nên đi, đi tới năm giờ luôn. Và con thấy rằng, trong lúc đó luôn lúc nào nó cũng thừa hơi và nó gây đau khổ. Có hôm bữa đó thì con vừa đứng lại tác ý là nó đánh con một cái, và nó muốn bật ngửa ra phía sau, nếu mà con không có kịp thì con có thể nó té đập đầu xuống đất. Rất là mạnh. Cái đấy con không biết là như thế nào?

Thì mới hồi khuya này thì con có làm thử thì như con đi nửa vòng thất, con chỉ tác ý là: “Tâm thanh thản an lạc vô sự!”, thì con đi nửa vòng thất. Rồi sau đó thì con tiếp tục tác ý một lần thứ hai nữa, thì con mới đi nửa vòng thất nữa. Sau đó con mới ngồi xuống, ngồi xuống khoảng chừng vài giây, trong vòng khoảng chừng nửa phút thì con mới đứng dậy tiếp tục tác ý nữa. Và như vậy thì nó không có đánh cái hôn trầm, mình không bất ngờ được. Con thấy trong cái công việc này, con không biết phải khắc phục như thế nào, kính xin Thầy chỉ dạy!

(53:03) Trưởng lão: Bây giờ thì theo Thầy thấy qua cái bệnh của con, con nên tu kết hợp giữa năm hơi thở với mười bước đi, theo cái pháp mà luyện nghị lực của mình. Thì tập nhiếp tâm trong cái thời gian nhiếp tâm ở trong cái pháp đó là ba mươi phút thôi. Ba mươi phút thôi chứ còn không có được tu nhiều hơn nữa. Và đồng thời nếu mà có tu tập thêm mà đi kinh hành để phá hôn trầm thùy miên không có nghỉ, thì con đi bình thường thôi, không có nhiếp tâm. Chỉ có thời gian mà tập, vừa đi vừa ngồi, trong cái khoảng thời gian đó. Chứ còn bây giờ mình nhiếp tâm như thế này mà cái bệnh thừa hơi con nó cũng còn hoài, nó không hết, mà nhiếp tâm chưa được.

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy, nhưng mà vì, con có thử về đi kinh hành mười bước và ngồi xuống hít năm hơi thở rồi. Nhưng mà khi ngồi xuống trong vòng năm hơi thở thì những lần đầu thì được, còn những lần sau thì hơi thở thứ ba, thứ bốn là nó rỗng lắm, rất là nhanh.

Trưởng lão: Trời, sao mà nhanh quá vậy?! Dễ dàng quá. Như vậy là con không nên sử dụng hơi thở, con không có nên ngồi. Đó là qua cái đặc tướng của con. Sự thật ra thì năm hơi thở là cái thời gian nó quá nhanh, thế mà con bị lặng rồi. Hơi thở thứ hai, thứ ba là bị lặng rồi, thì như vậy cái sự hôn trầm của con nặng quá, nó quá nặng.

Theo Thầy thì con chỉ cần phải tu cái pháp mà Thân Hành Niệm, mà tác ý từng cái hành động. Thí dụ như: “Dở chân lên! Đưa chân tới! Hạ chân xuống! Hạ gót xuống!”, con có tập cái pháp đó chưa?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ! Con có tập rồi.

Trưởng lão: Rồi, con thấy pháp đó con nhiếp tâm và như vậy con có nhiếp được không?

Tu sinh Phước Tồn: Dạ, kính thưa Thầy! Nếu mà nhiếp tâm thì nó không được trọn vẹn. Ví dụ trong vòng chừng là ba, bốn phút đầu thì được, nhưng mà trở về sau thì nó có niệm xen vào.

(55:26) Trưởng lão: Đã tác ý như vậy mà còn niệm xen vào thì thiệt ra cái sự này. Tác ý từng hành động mà, dẫn nó từng hành động, (Dạ, đúng rồi) mà nó còn xen vào thì thật sự ra, thì cái sự nhiếp tâm của con còn quá yếu, quá yếu! Nên là cái sự nhiếp tâm của con nó quá tệ. Thầy nói là coi như liệt tuệ rồi đó. Mà trong kinh sách của Phật gọi là liệt tuệ, cái trí tuệ của con nó quá liệt. Tức là cái sự tỉnh thức của con nó quá liệt, cho nên nó không còn sáng suốt nữa, cho nên nó mới có niệm vào. Mà trong khi con tác ý rồi, con mới có cái hành động.

Cái pháp Thân Hành Niệm là cái pháp nó dẫn rất là chặt chẽ. Nghĩa là nó khít khao đến cái mức độ mà Thầy nói rằng nước đổ nó không lọt, nó không thấm qua được. Cái pháp đó nó khít niệm, cho nên không làm sao mà còn niệm. Mà con còn niệm là cái sự mà liệt, cái ý thức của con nó quá là liệt rồi, cho nên nó mới vô được. Chứ còn cái pháp Thân Hành Niệm, mà có thể một cái người mà tập pháp Thân Hành, bởi vậy nó sinh ra cái tưởng lực rất là dễ dàng lắm. Bởi vì nó ức chế tâm quá độ cao, quá độ cao con phải tập lại kỹ cho hẳn hoi, không để mà cái ý thức của con nó quá liệt như vậy. Phải tập cho kỹ hoàn toàn!

Rồi mình bắt đầu tập mười phút. Mà nếu được trong mười phút rồi, thì tập lên mười năm phút, lên mười năm phút, hai mươi phút. Nghĩa là con phải tập theo kịp chúng, cho kịp chúng là phải ba mươi phút. Để người ta đến ba mươi phút, người ta an trú là con cũng phải ba mươi phút an trú. Con phải tập nhiều hơn nữa và quyết định hơn nữa. Nghĩa là cuộc đời không còn thấy cái bệnh đau mình chút nào hết, mà chỉ còn biết ôm pháp mà thôi!

(57:18) Mà bây giờ con tu về cái pháp mà Thân Hành Niệm, tác ý từng hành động thì Thầy biết rằng con đã tập cũng quen với cái pháp đó rồi, chứ không phải không. (Dạ) Con hiểu không? Cho nên ôm cho thật chặt pháp đó. Nếu mà nó còn cái niệm khởi nữa thì ôm rất chặt lại, tác ý rất kỹ lưỡng hẳn hoi, rất nhiệt tâm từng…​ Vừa tác ý mà vừa cái hành động đưa chân, hay là đưa tay ra, coi như là con “Dở chân lên!” là dở chân lên “Đưa chân tới!” là cái ý hành động đưa chân tới hẳn hoi, hoàn toàn. Chứ không phải là tiếng nói mà cái tâm trí nó đi đâu thì không được.

Con tác ý là một lẽ, mà cái hành động nó sẽ làm theo cái khác thì nó không được. Mà hễ tác ý đâu thì phải làm theo đúng cái lệnh tác ý của nó thì nó sẽ không bao giờ có niệm. Cho nên hầu hết là những người mà thường thường mà tu, mà để mà nhiếp tâm, để mà đạt được cái chất lượng là cái pháp Thân Hành Niệm, là cái người nào mà nhiếp tâm cũng đạt được hết. Sau cái thời gian mà chất lượng nó không còn cái niệm, tức là ý thức nó không còn khởi cái niệm nữa đó, thì nó sinh ra cái lực tưởng. Cho nên “Dở chân lên!” là nó đẩy lên, “Đưa chân tới!” nó đẩy tới, bao giờ nó cũng có cái lực.

Cho nên ở đây không phải chúng ta luyện cái lực mà ở đây, về phần con là chúng ta luyện cái sự nhiếp tâm, con biết không? Cho nên vì vậy mà con cần phải tập luyện nó kỹ cái pháp Thân Hành Niệm này, thì may ra con mới nhiếp tâm ba mươi phút. Nếu mà thấy được mười phút thì tăng lên mười năm phút. Thấy được mười năm phút thì tăng lên hai mươi phút. Hai mươi phút được rồi hai năm, ba mươi phút dừng lại chứ còn không tăng lên nữa. Tăng lên nữa thì nó bị nội lực, nó bị lực tưởng của nó thì không được. Cho nên do như vậy đó thì con sẽ tập lại cái pháp này cho Thầy, rồi tuần sau Thầy sẽ đến Thầy kiểm.

Mà trong cái thời gian mà tập thì đừng có nghĩ đến bệnh đau. Bệnh đau chết bỏ, kỳ này là chỉ có duy nhất có pháp này mà quét ra hết! Nghĩa là coi như là không có cần, nó thừa hơi con như thế nào, tức ngực như thế nào, nhất định là gan dạ ôm duy nhất một cái pháp. Cũng như con cứ nhớ cái hình ảnh mà Thầy bị cảm lạnh, mà Thầy ngồi sừng sững thân lên trong khi bị như vậy. Thì Thầy nói là tất cả những cái đau đớn nào trong thân chúng ta, cứ dựng thân lên ngồi là bệnh nó sẽ đi. Còn con ôm chặt cái pháp, bởi dựng thân lên tức là ôm pháp rồi. Còn con mà ôm chặt cái pháp Thân Hành Niệm rồi, thì bệnh nào nó cũng sẽ hết. Tin lời Thầy thì nó sẽ hết, mà không tin thì chịu. (59:54)

HẾT BĂNG