19-AI CÓ DUYÊN THÌ TU TỨ CHÁNH CẦN XẢ TÂM

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 19-AI CÓ DUYÊN THÌ TU TỨ CHÁNH CẦN XẢ TÂM

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 19

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh Nam

Thời gian: 06/03/2008

Thời lượng: [01:00:08]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1- TÁC Ý DẪN TÂM VÀO CHỖ MÌNH MUỐN

(00:02) Trưởng lão: Giác Thường, con trình bày cho Thầy nghe sự tu tập của con đi con. Giác Thường con. Con ngồi xuống đi con.

Sư Giác Thường: Kính thưa Thầy, con Giác Thường. Kính bạch Thầy, trong thời gian tu luyện của con, Thầy đã cho con là an trú nửa tiếng, ba mươi phút. Thì trong sự tập luyện của con, thì ở trong cái sự an trú của con nửa tiếng rất tốt, không có gì trở ngại. Con liên tục là tác ý rồi hơi thở vô hơi thở ra năm, rồi tác ý cho đến nửa tiếng thì con thấy thân tâm con không có những cái niệm khởi, niệm xẹt. Nhưng có giờ sau thì có thể có hôn trầm nó xẹt vào, nhưng khi hôn trầm xẹt thì con bị hôn trầm đến thì con không ngồi mà con sẽ đi kinh hành để phá hôn trầm.

Thì trong thời gian này con chỉ tập là nửa tiếng ngồi và nửa tiếng đi kinh hành. Có thể đi kinh hành để khi có hôn trầm, nếu không có hôn trầm thì con cũng đi tự nhiên để tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Như con thấy như vậy thì nửa tiếng ngồi và nửa tiếng đi thì con thấy nó rất là tốt. Con vô con là tác ý là: “Luôn luôn thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động trước các ác pháp và cảm thọ.” Như vậy thì trong thời gian của con, thì Thầy cho con ở đây trong thời gian ba chục ngày đây thì con thực hiện thì thấy nó cũng tốt, nó không có gì trở ngại, kính bạch Thầy.

(02:36) Trưởng lão: Bây giờ Thầy sẽ hướng dẫn thêm cho nó rõ, để biết cách tu cho nó cụ thể hơn, nó đi vào cái sự an ổn được cái thân tâm của mình. Cái thứ nhất là nhiếp tâm. Nhiếp tâm, mấy con lưu ý, mình nhiếp tâm bằng cái phương pháp dẫn tâm vào đạo. Tức là thường tác ý, nhớ kỹ, thường tác ý thì nó sẽ không có niệm. Còn bây giờ mấy con thả lỏng ra mà không có tác ý, tức là mình ngồi mình thở hoặc mình đưa tay ra vô, rồi cứ để cảm nhận cái đưa tay ra vô thì có niệm, nó dễ dàng có niệm.

Còn mình tác ý theo, thì lúc bấy giờ đó mình nhiếp tâm làm sao cho tâm mình nó gắn bó với cái hành động của mình, cái hơi thở hoặc cánh tay đưa ra vô hoặc là bước đi của mình. Mà mình tác ý, thường tác ý tức là thường dẫn, chứ không phải để cho nó tự cảm nhận cái hành động bước đi. Rất khó, bởi vì tâm chúng ta không thể dễ dàng đâu. Cho nên có phương pháp như cái lý mình tác ý, như cái lý của bước đi, như cái lý của cánh tay đưa ra vô, như cái lý của hơi thở.

Bởi vì hơi thở các con thở ra, cánh tay thì mình đưa ra vô, theo cái lý đó mình dẫn nó. Theo cái lý đưa tay, theo cái lý bước chân đi, theo cái lý của hơi thở ra vô, mình sẽ tác ý dẫn nó thì cái tâm của mình nó sẽ nhiếp được, nó không bị những cái niệm khác nó xẹt vào. Và tác ý như vậy không có nghĩa là vọng tưởng, mà tác ý như vậy có nghĩa là cái phương pháp dẫn tâm mình vào cái chỗ mình muốn. Cũng như bây giờ mình muốn nhiếp tâm mình, thì cái ý muốn của mình muốn nhiếp tâm mình trong cái hơi thở, thì cái phương pháp tác ý đó nó sẽ dẫn cho cái tâm của mình vào với cái hơi thở.

Cho nên đừng nghĩ rằng cái tác ý đó là cái vọng tưởng của mấy con. Không phải! Đó là cái phương pháp dẫn tâm vào cái chỗ mình muốn. Cũng như sau này mấy con muốn cái thân không đau thì mấy con dẫn cái thân tâm mấy con vào cái chỗ không đau. Đó, đó là cái đầu tiên. Cái kế nữa khi mà chúng ta dẫn được rồi thì chúng ta lại tiếp tục cái câu tác ý khác để chúng ta dẫn cái tâm của chúng ta, cái thân của chúng ta nó vào cái chỗ an ổn.

(05:12) Bởi vì mình dẫn chứ chưa có an ổn, mình sẽ tác ý cái câu tác ý. Cũng là cánh tay đưa ra vô, cũng là hơi thở ra hơi thở vô, cũng là bước đi bình thường chứ nó không có thay đổi cái hành động, mà cái câu tác ý thay đổi. Thí dụ như: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” hoặc: “Đưa cánh tay ra tôi biết tôi đưa cánh tay ra, đưa cánh tay vô tôi biết đưa cánh tay vô”. Các con thấy cái câu tác ý thì khác nhau, hít thở cũng vậy mà đưa ra vô thì nó cũng vậy. Tác ý qua cái hành động thì cái câu tác ý mà cái hành động, thì câu tác ý đưa ra vô, hít ra vô thì giống nhau. Cho nên đó là cái phương pháp mình nhiếp tâm vào cái cánh tay đưa ra vô và cái hơi thở.

Còn bây giờ chúng ta bước qua một cái giai đoạn thứ hai nghĩa là mấy con dẫn lúc nào dẫn nó cũng không có bị hôn trầm thùy miên. Bởi vì mấy con nhắc là nó ít có bị hôn trầm thùy miên lắm. Còn mấy con ngồi không yên lặng để mà thấy hơi thở ra vô hoặc là tự cảm nhận cánh tay ra vô mà ngồi thì dễ bị hôn trầm thùy miên. Mấy con cũng ngồi mà mấy con tác ý mấy con nhắc, thì ít có khi nào nó bị, nghĩa là mình thường xuyên mình nhắc.

Thì do đó, sau tới cái câu tác ý thứ hai là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Thì lúc bấy giờ đó, chúng ta không có tác ý liên tục như cái câu hơi thở hoặc cánh tay ra vô. Thí dụ như đầu tiên chúng ta vào tu để nhiếp tâm trong cái hơi thở hoặc cánh tay đưa ra vô. Thí dụ: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra: “Hít, thở, hít, thở”, tác ý từng hơi thở, các con thấy chưa? Còn vì tác ý như vậy là chúng ta sẽ nhiếp được bằng cái phương pháp dẫn.

Cho nên chúng ta có thể nói rằng người nào có thể mà chịu khó, nhiệt tâm thì chúng ta vào tu là chúng ta đã nhiếp được dễ dàng không có khó khăn. Mấy con có thể kéo dài ba mươi phút rất dễ không có khó. Bởi vì mình có pháp mà, mình dẫn từng cái hành động của cái hơi thở hoặc là từng hành động cánh tay. Thí dụ như: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” thì mình đưa ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô” thì mình đưa vô. Rồi đưa ra thì mình nói: “Đưa ra”“Đưa vô” mình đưa vô, “Đưa ra” mình đưa ra, “Đưa vô”…​ Thì rõ ràng cái ý của mình luôn luôn nó dẫn cánh tay mình đưa ra, đưa vô. Mà nếu mà trong khi mấy con chịu khó mà tu đúng như vậy, thì mấy con sẽ nhiếp được hoàn toàn.

2- CÁCH THỨC TẬP AN TRÚ TÂM

(08:04) Bây giờ về phần con, tới cái giai đoạn mà con tu tập, bởi vì khi mà con nhiếp được rồi. Cho nên bây giờ tới giai đoạn của con là con phải tập an trú, an tịnh thân hành. Bây giờ về hơi thở thì: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con không phải tác ý như cái câu tác ý của hít vô hít ra nữa mà tác ý an tịnh. An tịnh thì mấy con phải không tác ý nữa, bởi vì nó an, cho nên để cho nó an.

Thì bây giờ cái sức của mấy con thì không thể kéo dài một cái thời gian ba mươi phút mà chỉ hơi thở ra vô để an thì không được, bởi vì nó sẽ lặng vào hôn trầm thùy miên hoặc là có một niệm khác sẽ xen vào. Cho nên bây giờ thì mấy con chỉ cần có năm phút, có năm hơi thở mà thôi. Bây giờ các con tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô”.

Hôm trước Thầy dạy mấy con là căn cứ vào cái thời gian của mấy con, người năm phút, ba phút, mười phút, ba mươi phút, phải không? Thì hôm nay Thầy dạy cho mấy con tiếp tục. Người nào chưa nhiếp được thì mấy con sẽ nhiếp vào trong cái hơi thở của mấy con, nhiếp vào cánh tay hoặc nhiếp vào trong bước đi của mấy con bằng cách dẫn nó vào.

Mà khi dẫn vào trong ba mươi phút không có niệm thì mấy con mới tu tập tới cái đề mục khác. Cái đề mục khác tức là cái tác ý khác, cái tác ý khác với “An tịnh thân hành”. Như bây giờ thường các con phải: “An tịnh thân hành”, không còn phải nhiếp tâm nữa. Bởi vì ba mươi phút không có niệm, mà vì hơi thiếu để kéo dài cái thời gian, cho nên nó vẫn còn bị hôn trầm thùy miên là thiếu tác ý nhiếp tâm. Chứ con cỡ mà nhiếp tâm liên tục thì chắc không bao giờ có.

Thì bắt đầu bây giờ đó, thay vì thì ở trong cái chỗ nhiếp tâm thì mình lại nhiếp rồi mình lại buông lỏng ra. Thì nếu mà cái sức tỉnh của mình có được, thì mình nhắc một lần: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra biết tôi thở ra”. Rồi mình hít vô thở ra mà không cần tác ý, thì cái đó nó khó dẫn tâm của mấy con lắm.

(10:13) Nhưng mà có cái điều kiện mà người nào đã có cái sức tỉnh thức cao. Thì mấy con sẽ hít vô thở ra trong khoảng năm phút, mười phút sẽ không có niệm. Không có niệm thì không cần tác ý. Thì cái đó cũng tốt, nhưng mà điều kiện là theo Thầy thấy mình phải nên tu đúng pháp dẫn tâm vào đạo. Còn bây giờ tới an tịnh rồi thì nó không thể nào mà mình tác ý liên tục được. Cái lúc này là lúc khó đó mấy con, lúc này lúc khó, tới chỗ mà an tịnh thì nó khó hơn cái chỗ nhiếp tâm. Nhiếp tâm thì mình dẫn liên tục, còn an tịnh thì mình không có dẫn liên tục.

Cho nên thí dụ như: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi hít vô thở ra, hít vô thở ra đếm 1, 2, 3, 4, 5 lại tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi lại hít vô thở ra năm hơi thở. Trong năm hơi thở đó tự để cho nó biết, tự nó biết hơi thở ra hơi thở vô chứ không tác ý nữa, tại sao vậy? Tại vì nó an, bởi vì mình lắng nghe trong năm hơi thở đó coi nó có an ổn hay không.

Còn mình nếu mà tác ý liên tục làm sao mình ngồi mình lắng nghe. Có phải không mấy con? Cho nên vì vậy đó, thì con lưu ý cái phần này, lắng nghe trong năm hơi thở. Mà khi nó an ổn được rồi thì nó an ổn được rồi, thì có thể mấy con tăng lên mười hơi thở, hai mươi hơi thở. Hoặc là mấy con có thể ba mươi hơi thở, khi mà thấy thân tâm mình thật có một cái sự tỉnh táo rất là.

Bởi vì khi nó an nó có một cái sự tỉnh táo rất cụ thể, rất tỉnh, nó không bị hôn trầm thùy miên. Còn nó chưa an thì coi như là mình còn đang vận dụng, cho nên vì vậy nó có thể bị mờ mịt. Do đó mình thiếu vận dụng là hôn trầm thùy miên đánh vô, thiếu vận dụng là cái niệm vọng tưởng sẽ khởi vào.

(12:15) Cho nên vì vậy mà trong khi đó thấy mà thân tâm mình thật sự an, thì mình lại không tác ý nữa. Còn trái lại, chưa an thì phải tác ý. Chắc có lẽ mấy con chưa nhận ra cái sự mà an tịnh của một cái khi mà tác ý mà thấy nó an ổn. Cho nên hiện giờ đó, mục đích mình tác ý sao mà nó hiện ra cái tướng trạng an ổn của thân. Nó làm cho cái thân ngồi nó rất là khỏe khoắn, nó an ổn vô cùng. Nó không nhức mỏi, nó không bị mỏi chỗ này, mệt chỗ kia, đó là một cái thân an.

Và cái tâm nó hoan hỷ, mà cái sức tỉnh nó mình tĩnh thức kỳ lạ, rõ ràng lắm. Nó không có, như mình ngồi bình thường vậy, một cái sự gì mà xảy ra nó đều biết rất rõ, nó tỉnh rất rõ. Rồi một cái tiếng động rất nhỏ nó cũng nghe nữa, nó rất tỉnh. Nó không có gì mà làm cho nó, cái tâm nó tỉnh rất tỉnh. Khi nó an được thì cái tâm nó rất tỉnh, cho nên nó không bao giờ nó mờ mịt mà bị hôn trầm.

Đó bây giờ con phải tu như vậy, tu về cái tác ý thứ hai. Câu tác ý thứ hai: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Con nhớ về tác ý, cũng khoảng ba mươi phút. Mặc dù nó còn an, nhưng mà có thể kéo dài một giờ hoặc hai giờ thì con cũng nên xả, trong ba mươi phút thôi. Để rồi Thầy sẽ tiếp tục dạy tới cái câu tác ý khác nữa, thay đổi câu tác ý nữa.

Sư Giác Thường: Kính thưa Thầy, thì qua thời gian mà tu tập, Thầy cho con nói là năm hơi thở thì tác ý, năm hơi thở thì tác ý. Nhưng mà trong thời gian này thì Thầy còn nói là con tăng lên để được hai, ba phút nó cũng được, thì là con tăng lên sáu bảy hơi thở cho đến chín mười hơi thở thì thấy nó cũng êm không có gì. Cho nên con cũng buông hơi thở được …​ (không nghe rõ) Giờ nhờ Thầy chỉ giúp con …​ (không nghe rõ) vô cùng.

(14:23) Trưởng lão: Về tác ý để coi nhiếp tâm cho nó hoàn toàn, nó đừng có một cái trạng thái hôn trầm thùy miên gì nó xen vô con. Thì sau đó, nếu mà được vậy thì con sẽ thay đổi câu tác ý “An tịnh thân hành”. Mà khi có sự an rồi đó thì mới báo cho Thầy biết. Chứ còn không khéo thì mấy con sẽ bị lạc vào trong tưởng nó mất đi. Thì do đó thì con về, con nhớ cái lời Thầy dạy. Thì về phần mấy con cũng vậy, về tập lại, rồi ghi lại. Thầy thấy ở đây mấy con cũng có trình cho Thầy. Nhưng mà cái vấn đề mà về hơi thở thì mấy con nhớ như Thầy nãy dặn đó, mình dùng cái phương pháp Như Lý Tác Ý mình dẫn nó.

Nếu mà về hơi thở mình không bị rối loạn hô hấp thì mình nên tác ý. Suốt cái thời gian mười phút, mấy con thấy hoàn toàn được, mấy con tăng lên. Cứ tăng lên, tăng lên dần cho đến ba mươi phút. Mà mấy con cứ dẫn, siêng năng tập luyện dẫn, đừng có ngại. Mà nếu mà có trạng thái gì, nhức đầu hay hoặc cái gì thì mấy con phải báo cho Thầy, báo cho Thầy biết? Tại sao vậy? Bởi vì khi mà có trạng thái nhức đầu hoặc là căng thần kinh hoặc là hồi hộp hoặc là tức ngực gì đó. Tất cả về mấy con tu hơi thở mấy con bị như vậy, thì mấy con phải báo cho Thầy biết, để Thầy sửa lại cho nó đúng cách.

Và nếu mà có điều kiện Thầy sửa lại thì Thầy cũng không bỏ cái hơi thở của mấy con nếu như mấy con có duyên về hơi thở, thì Thầy sẽ không bỏ cái hơi thở của mấy con, phải không? Con nhớ kỹ. Phải tập lại, chứ không nghĩ rằng bây giờ mình mười phút rồi, mình cứ tập mười phút đâu, không phải đâu. Bởi vì mình có phương pháp dẫn.

Bắt đầu bây giờ mấy con dẫn nó được mười phút rồi, cái mấy con tăng lên mười lăm phút tức liền. Cái mình không thấy được rồi mấy con dẫn nữa, mà mấy con thấy được thì mấy con tăng lên, cứ tăng dần đến ba mươi phút. Chừng ba mươi phút rồi thì mấy con nhớ rằng mình, khi đó thì mấy con hỏi kỹ lại Thầy.

Như hồi nãy giờ Thầy dạy sư Giác Thường là đi trước mấy con một bước, là đi tới cái chỗ an tịnh. Nhưng mà hiện giờ sư Giác thường chưa dám đi vào cái chỗ cái pháp tác ý an tịnh, mà còn ở chỗ nhiếp tâm là vì căn cứ vào chỗ nhiếp tâm dẫn cho nó đừng có cái hôn trầm thùy miên. Hoặc là bởi vì trong đi thì khi tu thì nó cũng còn bị một chút ít thôi, còn thùy miên mà thôi. Cho nên mình dẫn lại, xem xét coi nó còn không?

Mà thật sự nó hoàn toàn nó không còn cái niệm gì hết, là tức là mình dùng pháp mình dẫn nó vào, cho nên nó không bị cái gì hết. Thì lúc bấy giờ mình tăng qua, mình dẫn nó vào cái sự an tịnh để cho thân tâm mình nó được an ổn thật sự. Mà nếu được an ổn rồi thì mấy con mới trở về Tứ Niệm Xứ. Chứ còn thật sự Tứ Niệm Xứ thì nó phải ở trên cái sự an ổn.

3- AI CÓ DUYÊN THÌ TU TỨ CHÁNH CẦN XẢ TÂM

(17:10) Còn Tứ Chánh Cần thì coi như là tùy. Tại sao mà mình tu Tứ Chánh Cần? Là tại vì mình nhiếp trong hơi thở hoàn toàn nó có sự chướng ngại hoặc là trên bước đi nó tùy theo cái duyên. Cho nên mình trở về Tứ Chánh Cần mình ngăn ác diệt ác, nhưng mà mình vẫn giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự của mình. Để mình thấy từng niệm khởi, thì do đó mình dùng cái tri kiến của mình quán xả bằng cái phương pháp Tứ Chánh Cần. Cho nên tu cái pháp, những ai mà chấp nhận tu ở trên pháp Tứ Chánh Cần, thì theo Thầy thiết nghĩ mà trên cái pháp Tứ Chánh Cần thì nó rất dễ tu, nó không khó.

Nhưng mà nếu mà, bởi vì nó không có đòi hỏi mình vận dụng cái công phu của mình trong một cái đối tượng của hơi thở hay hoặc là trong cái thân hành của mình. Mà mình chỉ vận dụng ở trên cái sự tu tập của mình, là ngồi chơi thanh thản, an lạc, vô sự để rồi xả tâm thôi. Xả tâm bằng cái có niệm khởi thì tư duy quán xét cái niệm ác đó để mình xả xuống bằng cái tri kiến của mình rất nhẹ nhàng. Và đồng thời khi mình xả rồi thì ngồi lại bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Ai có duyên mà tu theo cái pháp đó, như ở đây Kim Quang

Về phần Kim Quang, Kim Quang có dưới không? Con cứ ngồi đi con, ngồi đi con. Con hãy lên đây con trình bày về cái pháp mà tu Tứ Chánh Cần của con cho chúng nghe con. Thì các con nhớ mình rút tỉa từ kinh nghiệm của các bạn, bởi vấn đề y nhau. Để rồi mình biết cách để cho mình tu tập cho nó đúng cách. Con trình bày, con ngồi xuống đi con, xá Thầy thôi.

(19:13) Tu sinh Kim Quang: Con thưa Thầy, con tu theo pháp Tứ Chánh Cần theo lời Thầy dạy thì con cũng ngồi chơi thôi. Rồi để ý nếu mà có niệm thì con dùng tri kiến con đuổi, mà không có niệm thì cứ ngồi đó. Nhưng mà ngồi thì biết những cái giờ mà tu tập mà cao điểm nhất là buổi sáng sớm, thì dễ bị hôn trầm thùy miên, vẫn bị gật hoài hoặc là nó bị rơi vô cái trạng thái như ngoan không mình không có biết nữa. Tại vì mình ngồi chơi không với lại không có tác ý, thì con để vậy rồi thì con cứ lắng nghe cái sự yên lặng đó, rồi nó yên lặng luôn, mất mấy chục phút ngủ luôn hay sao không biết.

Thì con nghĩ là chắc là phải tác ý thường xuyên câu: “Thanh thản, an lạc, vô sự”, thì nó mới làm cho tỉnh thức rồi mới để ý được. Con cũng mới nhận ra được hôm qua thôi. Hôm nay thì vẫn bị cái hôn trầm thùy miên tấn công liên tục. Còn những giờ mà tỉnh đó thì tỉnh táo thì nó khỏe, tu nó cảm thấy nó rất là an ổn. Nhưng mà từ cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự thì con chưa có nhận ra. Mà con cứ nghĩ đó là cái trạng thái khi mà nó không có niệm, con chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.

Có nghĩa là mình ngồi yên mà phải không niệm thì nó là thanh thản, an lạc, vô sự. Chứ con không có nghĩ đó phải là trạng thái sung sướng, an lạc hay là cái gì. Có thì con nghĩ cái đó con cũng không cần. Chỉ cần thiết là thấy nếu mà không có niệm, mà mình vẫn tỉnh táo là được rồi, con nghĩ đơn giản vậy thôi. Rồi con thấy sức tu tập của mình nó vẫn còn yếu quá, vẫn còn bị hôn trầm thùy miên, chưa biết giờ làm sao để khắc phục nó nhiệt tâm hơn.

Với lại lúc ngồi thì nhiều khi con không có canh đồng hồ, mình ngồi thì mình cứ ngồi thôi, mình thấy mỏi giò thì mới đứng dậy. Và không có canh nửa tiếng hay là hơn hay là ít hơn, không biết mình có vô hôn trầm không nữa. Tại vì nếu mà ngồi mà lâu quá thì nhiều khi nó cũng bị rơi vô ngoan không rồi quên đi. Thì con cũng xin Thầy chỉ dạy cho con. Con thấy con tu thì tự tu thôi, chứ chưa có đúng một cái lộ trình nào như là Thầy dạy các sư về cái cách nhiếp tâm.

(22:12) Trưởng lão: Thầy dạy đây cũng là dạy chung cho mấy con. Cái vấn đề quan trọng là ở chỗ tu bất cứ một cái pháp nào. Đây là tu Tứ Chánh Cần ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Đây là nói về cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Chữ an lạc đây có nghĩa là cái sự nó bình an, nó an ổn ở nơi cái thân của chúng ta. Chứ nó không phải là có một cái trạng thái nó hiện ra rõ ràng như thế này, như thế khác, nó không phải.

Ở đây là một cái trạng thái bình thường, cái thân nó không đau, không nhức, không ngứa, không gì hết, đó nó là an lạc của cái thân. Thanh thản là cái tâm mình nó không có nghĩ ngợi, nó không bận rộn gì hết, nó là thanh thản. Vô sự nó không làm gì hết, thân cũng không làm gì mà tâm nó cũng không nghĩ ngợi tức là không làm gì, tức là vô sự. Nó bình thường, nó rất bình thường như một người bình thường, mà không làm gì hết. Đó là đầu óc không làm mà tay chân cũng không làm thì đó là vô sự.

Còn cái tâm mà nó không có nghĩ ngợi, nó không có lo lắng gì hết, thì đó là thanh thản. Còn cái thân nó không đau, không nhức, ngứa, không gì hết, đó là an lạc, nó bình thường. Cũng như bây giờ thân chúng ta không đau nhức gì, đó là cái sự an lạc của thân mình. Đó là cái trạng thái mà hiện bây giờ, chứ nó không phải là có cái gì mà khác lạ hết. Nó là cái sự bình thường của một con người bình thường.

Cho nên nhận ra được cái chỗ bình thường đó rồi thì bắt đầu bây giờ chúng ta chỉ cần dùng cái pháp Như Lý Tác Ý, chúng ta dắt nó: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Sợ nó động nó nghĩ ngợi cái này cái kia thôi, cho nên vì vậy mà mình nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi chơi vậy thôi.

Nhưng mà điều kiện các con thấy mình dễ bị hôn trầm. Bởi vì mình ngồi một hơi đó, mà nếu mà nó không niệm, nó dễ bị hôn trầm, mà có niệm thì tức là mình quán mình xả. Mà ở đây là cái phương pháp của mình ngăn và diệt ác pháp, cho nên do đó nó có niệm thì mình diệt, mình xả nó bằng cái sức tỉnh táo, bằng cái phương pháp mình có.

4- TỪ TỨ CHÁNH CẦN ĐI VÀO TỨ NIỆM XỨ

(24:15) Cho nên vì vậy mà với cái niệm thiện không lo, nhưng mà với cái niệm mà hôn trầm thùy miên thì lo. Bởi vì nó trước tiên nó làm cho mình không còn tỉnh mà nó dễ bị. Khi mình ngồi một hơi mà nó không niệm cái nó lôi mình đi vào luôn cái hôn trầm thùy miên. Con ngồi xuống đi con, con xuống dưới con ngồi đi con, con ngồi.

Cho nên vì vậy mà cái phương pháp nào cũng vậy, cái phương pháp nào tu cũng vậy. Điều kiện cần thiết là mấy con tác ý nhắc tâm. Bởi vì mình dẫn nó vào cái chỗ bất động mà, bất động, thanh thản, an lạc, vô sự. Cũng giống như Tứ Niệm Xứ, nhưng mà Tứ Niệm Xứ thì nó không niệm vì nó nhiếp tâm và an trú được rồi. Còn ở đây mình chưa có nhiếp tâm an trú được trên cái phương pháp nào hết. Cho nên mình chỉ sợ cái hôn trầm thùy miên thôi.

Còn cái niệm mà nó khởi ra, mà nếu mình không bị mờ mịt, không hôn trầm thùy miên, không bị mờ mịt thì do đó cái niệm mình thấy mình biết liền chớ gì. Tức là mình xả nó, mình quán mình xả nó chứ có gì khó, không có khó. Cho nên khi mà mình sợ nhất là cái hôn trầm thùy miên. Thì trong những cái buổi nào mà mình thấy rằng không có hôn trầm thùy miên thì mình ít tác ý. Còn cái buổi nào mà mình thấy mình bị hôn trầm thùy miên nhiều thì mình nên tác ý.

Nhưng theo Thầy thấy, ngăn ngừa hơn là để cho nó xảy ra có cái hôn trầm thùy miên, hoặc là có hôn trầm thùy miên rồi mình mới sử dụng pháp Như Lý Tác Ý thì nó chậm quá. Tốt hơn mình ngừa trước, tức là mình sử dụng pháp Như Lý Tác Ý. Mình thường xuyên nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi mình ngồi một chút xíu, một chút thôi, rồi nhắc nữa, tác ý nữa: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”. Rồi mình ngồi lại mình nhắc, chút mình nhắc. Cứ mình dẫn nó hoài thì chắc chắn hôn trầm thùy miên sẽ không vào.

(26:14) Nhưng có cái điều kiện mà tu hay nhất là khi mình thấy hay bị hôn trầm thùy miên, cái hay nhất là mấy con nên kết hợp đi kinh hành và giữ tâm bất động đó. Tâm thanh thản, an lạc, vô sự và cứ đi chơi, đi tới đi lui vậy mà không phải lưu ý dưới bước đi. Chứ không khéo nó cũng tập trung dưới bước đi mấy con. Nó không khéo.

Thì do đó, thì mình cũng nhắc: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mình đi tới đi lui, đi tới đi lui. Mà khi đi tới đi lui thì cái câu tác ý của mình thưa ra con. Bởi vì mình đi nó động, ít có buồn ngủ. Mà vốn mục đích của mình để cho mình từng cái tâm niệm, cái niệm ở trong đầu của mình nó khởi ra những niệm thiện niệm ác để do đó mình diệt.

Là mục đích mình để cho niệm nó khởi, mà niệm nó khởi tức là tỉnh, các con hiểu không? Niệm nó khởi tức là tỉnh. Tu Tứ Chánh Cần nó không có nghĩa là do cái chỗ ức chế cái tâm của mình làm cho nó không niệm. Tu Tứ Chánh Cần làm cho nó có niệm, ngồi để cho nó có niệm để mà xả bằng cái tri kiến của chúng ta. Cho nên cái phương pháp đó gọi là ngăn ác diệt ác. Cho nên vì vậy mình muốn ngăn ác diệt ác là phải có niệm mình mới thấy được cái ác pháp mình diệt mà. Cho nên mình dễ dàng.

Còn thiện thì mình tăng trưởng cái niệm tốt, cái niệm thiện. Thí dụ như bây giờ nó khởi, mình rút tỉa kinh nghiệm đó. Trong khi ngồi tu nó khởi cái niệm, mình lấy cái kinh nghiệm đó mình sẽ tu tập như vậy, vậy, vậy là tốt. Thì đó cái niệm thiện, cái niệm nó giúp cho mình rút tỉa kinh nghiệm. Hoặc là nó nghĩ một cái niệm thiện khác nữa.

Thí dụ như Kim Quang: “Hồi nãy cô Út có giao cho mình một cái thư để cho mình gửi lên trên mạng như thế nào đó, thì giờ, lúc nữa thì phải nhớ để cho mình phải lên mạng.” Cái đó là niệm thiện, phải không? Phải phân biệt được cái niệm thiện, mà niệm thiện thì tăng trưởng để lúc nữa mình làm công việc. Chứ không phải là để cái tâm của mình vô niệm, không phải.

(28:17) Cái mục đích của Tứ Chánh Cần là ngăn ác diệt ác, các ác pháp mà thôi. Nhưng mà tu tập nó không phải là nhiếp tâm để làm cho nó ở trong cái trạng thái bất động của thanh thản, an lạc, vô sự để cho nó đừng niệm, không phải. Mà đây cần cho có niệm để xả, để làm cho cái tâm tham, sân, si của mình nó hết.

Và nếu mà nó không niệm nữa là biết nó thanh tịnh rồi chứ gì? Tức là bây giờ mình nhắc nó: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự” rồi mình đi tới đi lui. Mình thấy suốt cái thời gian mình đi tới đi lui không niệm, suốt thời gian ba mươi phút không niệm. Thì mình thấy: “À, như vậy là nó sẽ đến một cái giai đoạn nào đây, để hỏi Thầy”.

Thì chừng đó khi mà đi như vậy đó, thì nó không có niệm gì hết. Thì lúc bấy giờ hoàn toàn tôi đi, chứ tôi cũng đâu có dùng nó để ức chế nó chỗ nào đâu. Tôi đâu có dùng bước đi, tôi đâu có dùng hơi thở, tôi đâu có dùng gì đâu mà nhiếp tâm đâu. Mà tại nó không niệm, nó thanh tịnh lắm, tại vì bây giờ nó hết niệm rồi. Nên do nó hết niệm rồi, thì tức là mình sẽ đi tới cái chỗ khác, tiến tới chỗ khác. Tức là nó từ cái Tứ Chánh Cần nó qua cái Tứ Niệm Xứ rồi đó. Mình tu Tứ Chánh Cần mà khi nó hết niệm rồi thì nó đang bước qua một cái Tứ Niệm Xứ.

Bởi vì Tứ Chánh Cần là Chánh Tinh Tấn mấy con, mà Tứ Niệm Xứ là Chánh Niệm. Nó qua cái Chánh Niệm của nó rồi, tự nó bước qua. Nó không niệm là con sẽ bước qua Tứ Niệm Xứ rồi. Mà khi bước qua Tứ Niệm Xứ thì rất dễ dàng rồi mấy con. Cho nên vì vậy mấy con thấy lúc bấy giờ nó bước qua Tứ Niệm Xứ là cái trạng thái thật sự là thanh thản, an lạc, vô sự nó mới ở trên Tứ Niệm Xứ.

Chứ còn Tứ Chánh Cần, chúng ta nói “thanh thản, an lạc, vô sự” chứ sự thật ra đó là cái phương pháp để chúng ta giữ cái thân của mình cho nó yên lặng để chờ niệm đến mà mình xả thôi, cho nên nó chưa thật sự là thanh thản, an lạc, vô sự. Nhưng cái mục đích của nó sẽ chuẩn bị cho bước qua cái giai đoạn của Tứ Niệm Xứ để mà thanh thản, an lạc, vô sự thật sự.

5- GIỮ GIỜ GIẤC NGHIÊM CHỈNH NHỜ ĐỒNG HỒ

(30:14) Còn thời gian, hồi nãy như Kim Quang có nói thời gian. Thời gian rất cần thiết con. Thí dụ như con tu như vậy, con phải có một cái đồng hồ báo cho mấy con biết là ba mươi phút, bởi vì thời gian rất cần. Bởi vì sức của chúng ta không thể mà kéo dài liên tục từ giờ này đến giờ khác được, khi mà tâm chúng ta chưa quen. Cho nên vì vậy mà chúng ta cần phải vặn một cái đồng hồ báo.

Nó có những cái đồng hồ, rồi chúng ta chỉ quay nó một vòng vầy. Nó không phải là cái đồng hồ mấy con, nhưng mà quay nó một vòng cái bỏ đó. Mình quay cho đúng ba mươi phút, quay một vòng ba mươi phút bỏ đó. Rồi đây bắt đầu bây giờ ngồi. Tới chừng mà nó tự, tự nó chạy cho đến đúng trở lại cái phút thứ nhất của nó đó, tức là đúng ba mươi phút rồi, thì bắt đầu nó sẽ reo lên. Chứ nó không phải là cái đồng hồ như mình sẽ vặn ba mươi phút.

Nó có cái đồng hồ ngộ lắm, nó chỉ, mình kéo một vòng vầy, mình muốn năm phút thì mình kéo năm phút, mười phút mình kéo mười phút, ba mươi phút mình kéo nữa. Mình vặn cái nắp nó vậy, cái nó có cái mũi kim, cái đầu nó ghi cái dấu ở ngoài. Mình vặn tới cái số ba mươi phút thì ngay cái chỗ ba mươi phút, thì bắt đầu từ từ nó quay trở lại. Nó quay trở lại đến khi đúng số một thì bắt đầu nó reo lên.

Đó là cách thức để cho chúng ta giữ gìn giờ giấc mà chúng ta khỏi bận tâm. Giao cái nhiệm vụ cho cái vật dụng đó, cái đồng hồ đó. Nó sẽ báo rằng tới đó đúng ba mươi phút và mình sẽ xả nghỉ. Và đồng thời mình muốn tăng lên ba mươi lăm phút, bốn mươi phút thì mình vặn cái đó. Vừa rồi thì Thầy thấy cô Diệu Vân, cô có đem cái vật dụng đó về thì cô có nói rằng: “Con cũng nhờ cái này mà con mới biết được cái thời gian của mình tu”. Do đó Thầy thấy cũng tiện lợi cho những người mới tu tập.

Cái sức của mình không thể liên tục kéo dài cái thời gian dài được. Rồi lúc ngắn, lúc dài do đó nó không có tu đều đặn. Còn mình ba mươi phút, đúng ba mươi phút xả nghỉ. Nghỉ để cho mình phục hồi cái sức của mình. Rồi bắt đầu tới giờ tu thì mình trở lại tu ba mươi phút. Tu giờ giấc phải nghiêm chỉnh nó mới được.

(32:32) Thì do giờ giấc nghiêm chỉnh để có cái sự cố gắng, ráng cố gắng của mình. Rồi giờ giấc nghiêm chỉnh để mình tăng lên. Thứ nhất để mình biết được cái kết quả tu tập của mình trong cái thời gian này. Chứ không khéo mình không biết giờ giấc, thì coi như mình tu làm lười. Rồi mình không biết mình có tăng không? Mình không biết mình có tiến không? Mình có tu tập như thế nào không? Đó là cách thức mà mấy con nhớ trên cái vấn đề tu tập.

Giờ giấc rất quan trọng mấy con, giờ giấc rất quan trọng. Ví dụ tu một giờ là một giờ, mà ba mươi phút là ba mươi phút, đừng tu hơn cái sức của mình. Mình biết con người của mình có hạn, chứ nó đâu phải là vô hạn đâu. Trừ ra những người, người ta tu xong thì cái từ đó thì cái sức vô hạn người ta có. Chứ mình, con người mình, hoàn toàn là cái thân mình nó có hạn.

Cho nên vì vậy mà có người thì cái mà gọi là đặc tướng đó, có người thì cái sức họ như vậy, nhưng mà có người cái sức lại thấp hơn, cái đặc tướng của họ thấp hơn. Có người cao hơn, nhiều hơn, đó là mỗi người nó đều có sai khác. Mà sai khác đó là theo cái luật của nhân quả, theo cái quy luật của nhân quả. Quy luật sanh chúng ta ra, chúng ta có mang cái thân này đều là theo cái nhân quả của nó cả. Cho nên vì vậy mà chúng ta biết cái thân con người có giới hạn, chứ không phải là vô giới hạn đâu.

Cho nên chúng ta phải căn cứ vào giờ giấc nghiêm chỉnh mấy con. Phải tập luyện giờ giấc nghiêm chỉnh, mà giờ giấc nghiêm chỉnh là chúng ta hiện giờ lại có những cái phương tiện. Phương tiện là đồng hồ báo thức, chúng ta sử dụng nó mấy con. Sử dụng nó để mà chúng ta căn cứ vào cái sự tu tập để không bận tâm phải lo lắng.

Có nhiều khi chúng ta quên rằng, cái sự mà đếm hơi thở cũng là căn cứ vào thời gian. Nhưng mà đếm vào cái hơi thở để chúng ta không có lưu ý vào giờ giấc. Còn đồng hồ báo thức thì để cho nó báo cho chúng ta biết cái giờ đó thôi. Còn cái mà chúng ta đếm thì nó cũng xê xích chút ít nó cũng không sao.

(34:42) Thí dụ như đếm hai mươi hơi thở là một phút, rồi chúng ta phải nhớ đếm hai mươi hơi thở là một phút nữa, cứ hai mươi hơi thở là một phút nữa. Cứ như vậy chúng ta sẽ nhớ, rồi cộng nó trở lại là bao nhiêu phút, đúng ba mươi phút. Bắt buộc chúng ta phải nhớ nhiều quá, nó không. Đôi khi mà tu tới cái phương pháp mà thanh thản, an lạc, vô sự: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” mà phải bận tâm, phải cộng nhớ lại từng phút từng phút. Mình đếm hơi thở là mình nhớ từng phút từng phút để rồi mình cộng lại để đến ba mươi phút, thì mấy con lại vận dụng nhiều quá cái sự nhớ của mấy con, quá nhiều hơn là mấy con phải để tự nhiên hơn. Cho nên vì vậy mà có cái đồng hồ báo thức là khỏe nhất.

Các con cứ thở bình thường, thỉnh thoảng tác ý, thỉnh thoảng tác ý. Mình không biết là năm hay mười hơi thở nhưng Thầy thấy tập cái đó tiện lợi hơn mấy con. Rút tỉa qua kinh nghiệm mà sự tu tập, Thầy thấy hầu hết một số người nên lấy cái đồng hồ để cho nó báo giờ thôi. Chứ còn mình đếm, căn cứ vào cái hơi thở thì mấy con đếm, cứ năm hơi thở đếm một lần, năm hơi thở mình tác ý một lần, năm hơi thở, thì đúng đó.

Nhưng cái căn cứ vào để mà cái đồng hồ, để mà các con đếm cứ năm hơi thở, rồi mười hơi thở, hai mươi hơi thở là một phút rồi năm, mười hơi thở, nó bận rộn mấy con nhiều lắm. Cho nên tốt hơn mấy con căn cứ vào ba mươi phút. Như mấy con đếm năm hơi thở rồi mấy con tác ý một lần, năm hơi thở tác ý một lần cho đến đúng ba mươi phút thôi.

Nó đỡ mấy con, vừa tính hơi thở mình, vừa tính ba mươi phút mà vừa đếm năm hơi thở để tác ý. Còn bây giờ mấy con đếm năm hơi thở tác ý, năm hơi thở tác ý thôi. Có như vậy thôi, nó dễ cho mấy con. Còn tới chừng đúng ba mươi phút nó báo mấy con nghỉ. Mấy con thấy nó tiện lợi hơn.

Chứ không khéo mấy con tính toán ra, rồi mấy con làm cái đầu óc mấy con nó làm việc quá trời rồi. Chừng đó cái mục đích của mấy con nhiếp tâm, mà nó làm đủ thứ chuyện hết trong đó, thì nó rất là mệt nhọc cho mấy con, nó rất là mệt nhọc. Theo Thầy góp ý với mấy con như vậy để mấy con biết cách mà tu mà thôi.

6- CÁCH XẢ NGHỈ, CÁCH DẸP BỎ MỘNG TINH

(36:58) Về phần Kim Quang thì con sẽ giờ giấc nghiêm chỉnh lại. Ba mươi phút là ba mươi phút. Mình cũng tu ba mươi phút thôi rồi xả nghỉ thôi. Con cứ ngồi đi con, không có sao đâu con.

Tu sinh Kim Quang: Vậy thì lúc con đi kinh hành đó cũng ba mươi phút hả Thầy?

Trưởng lão: Ba mươi phút, cũng ba mươi phút.

Tu sinh Kim Quang: Rồi con vặn đồng hồ ban đêm.

Trưởng lão: Cũng vặn đồng hồ. Thí dụ như con vặn đồng hồ con để đây, con đi trong cái vòng này, tới nó vừa tắt, nó báo cho con nghỉ. Tức là dù…​

Tu sinh Kim Quang: Cái giờ xả nghỉ thì làm gì hả Thầy?

Trưởng lão: Giờ xả nghỉ thì coi như là mình ngồi chơi thôi, chứ mình không làm gì hết. Hoặc là xả nghỉ là con tiếp tục con làm bài trong ba mươi phút. Tu ba mươi phút rồi xả nghỉ, rồi những cái bài học nào đó thì con sẽ lấy cái thời gian đó con làm. Thay vì mình ngồi nghỉ không thì cũng phí uổng thôi mình lấy cái giờ đó mình làm bài. Hoặc là mình đọc lại những cái bài trong sách nói về đạo đức này kia, cũng là trong cái thời gian đó. Hoặc là mấy con biết là trong khi này, mấy con đọc lại những cái kinh sách nào mà cần có. Mấy con đọc nghiên cứu lại cũng được, không có gì hết, cái thời gian đó.

Chứ bây giờ mình ngồi nghỉ, cũng coi chừng mình cứ mình ngồi đó, mà lại nó không chịu nghỉ nó lại tu nữa. Tốt hơn hết thì mình nên làm bài, lấy cái thời gian đó mình làm bài hoặc là mình đọc sách. Để giúp cho cái tri kiến của mình nó thêm những cái điều cần thiết hiểu biết thêm, càng tốt chứ không sao hết.

Chừng nào mấy con thấy nhiếp tâm trong ba mươi phút, đi kinh hành mà giữ lấy tâm bất động, thanh thản. Mà hoàn toàn nó tự động, nó không niệm gì hết thì chừng đó báo cho Thầy. Thầy sẽ chuyển cho mấy con vào một cái pháp khác tu. Cách thức Thầy dạy cho mấy con cách thức tu, để mấy con chuyển qua khỏi cái pháp Tứ Chánh Cần tu pháp Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh Kim Quang: Thưa Thầy, nếu như nó không có niệm thì làm sao hả Thầy? Hoàn toàn không có niệm thiện niệm ác gì hết.

(38:56) Trưởng lão: Nó không niệm thiện niệm ác, tự động nó hết. Tự động nó hết. Sau khi mà con đi kinh hành vậy đó, bởi vì trong khi đó mà con thường xuyên con tác ý: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi con bước đi. Không tập trung dưới bước đi, mà cũng không tập trung hơi thở đi. Mình cứ lắng lặng để mà xem coi có cái niệm nào khởi, để mà dùng cái pháp quán để mà xả cái niệm đó thôi. Cho nên vì đi tới đi lui để cho nó không có buồn ngủ hôn trầm, con hiểu không?

Còn nếu mà cái giờ mà không có hôn trầm thùy miên, mình biết cái giờ đó tỉnh, thì con ngồi lại tu cũng được, chứ không phải không. Nhưng mà ít lắm, con cần chuẩn bị ngăn ngừa nó hơn. Bởi vì mình thấy hôn trầm thùy miên nó còn thì nên đi kinh hành mà tu là tốt nhất. Đừng có lười biếng, mình ngồi nó dễ bị hôn trầm thùy miên lắm. Bởi vì mình tu cái pháp đó nó không có cái đối tượng nhiếp tâm, cho nên nó dễ bị. Và đồng thời thì mình dẫn dắt nó, thỉnh thoảng mình dẫn dắt nó. Thí dụ như: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi lặng lẽ để nhìn nó.

Thì trong khi lặng lẽ mà nhìn nó, để cho nó có niệm đặng mình xả, thì nó lặng lẽ, nó lại lặng đi luôn. Còn con đi kinh hành thì nó không có lặng được, con hiểu không? Phải thấy rút tỉa từ kinh nghiệm mình tu mà. Bởi vì mình ngồi, khi mình nhắc nó rồi thì mình ngồi lặng lẽ để mình nhìn coi cái tâm mình có niệm không? Nhưng mà nó lặng lẽ thì nó lại không niệm, lại nó đi luôn, nó đi mình không hay con.

Cho nên vì vậy đó, mình rút tỉa kinh nghiệm thì mình biết rằng cái giờ thật tỉnh, là nó không bị hôn trầm thùy miên thì mình ngồi được. Mà cái giờ mà mình, bởi vì mình tu mình biết cái buổi nào nó dễ bị rồi, mình biết dễ lắm. Cho nên vì vậy đó khi mình như vậy thì mình chỉ có đi kinh hành, siêng năng đi kinh hành là tốt nhất. Tu cái pháp Tứ Chánh Cần siêng năng đi kinh hành thì dễ lắm, dễ lắm. Chỉ mình đi vậy chứ, mình lắng nghe thử coi từng cái tâm của mình, coi nó có cái niệm gì nó khởi không. Mà nó khởi ra thì tức là mình sẽ xả nó, quán xả nó, chứ không có gì. Vậy chúc con thành công.

Tu sinh Kim Quang: Dạ thưa Thầy cho con hỏi thêm một câu nữa. Cái giờ ngủ con để ý là nếu mình ngủ nhiều quá thì nó hay nằm mơ dẫn đến những cái trường hợp mà mộng tinh. Nếu mà, khi mà dứt rồi, giả sử như là hai giờ mình dậy chẳng hạn. Rồi hai giờ mình dậy nhưng mà cứ khoảng một giờ bốn năm là bắt đầu nó mơ. Coi như trong vòng mười lăm phút cuối cùng là nó sẽ mơ và nó dẫn đến trường hợp mộng tinh, xuất tinh. Thì nếu mà bây giờ mình biết vậy thì mình thức dậy sớm khoảng hơn mười năm phút được không, coi như để dẹp bỏ những cái chuyện …​

(41:45) Trưởng lão: Đúng rồi! Mình biết vậy đó thì mình dẹp. Tức là mình thức dậy sớm để mình phá nó, bằng cái đi kinh hành. Nó hay lười biếng, con đi chút nó hết lười biếng. Nó không muốn đi đâu, nó lười biếng lắm con. Mình phải chiến thắng với mình, chứ còn mình không thắng với mình, là không ai thắng giùm mình đâu! Cái tâm lười biếng của mình nó ghê lắm, nó coi vậy chứ nó dữ lắm con. Cho nên mấy con phải cố gắng tu hành, rồi mình thấy cuộc đời mình bỏ hết rồi, mình phải chiến thắng với mình nhiều lắm.

Chớ không khéo mình không thắng nó, nó sẽ dẫn mình đi vào những cái sai, cái tật, cái thói hư tật xấu của nó. Nó ham ngủ, nó thích ngủ, những cái giờ khuya thức dậy nó cũng không muốn thức nữa. Nó thức đó, chứ mà nó không chịu dậy đâu, nó muốn nằm đó nó nướng, đó là cái tật xấu. Cho nên vì vậy mà giờ giấc nghiêm chỉnh, hễ khi mà chuông báo rồi thì dậy, tập nó thành một cái thói quen tốt. Và đồng thời mình biết là nằm hay mơ là xấu lắm, rồi nó sanh ra mộng tinh rồi này kia nữa, rồi mình tệ nữa. Thành ra phải diệt nó cho sạch nó, chứ con đừng có để.

Rồi về cái vấn đề mà bị mộng tinh, xuất tinh thì mấy con nên tác ý nhiều về cái pháp bất tịnh của thân. Thân của người nam cũng như thân người nữ bất tịnh lắm mấy con, dơ bẩn lắm, nó không sạch, làm cho mình nhàm chán. Và đồng thời mình phải nhìn quán xét, mình thấy con đường sanh tử là nơi chỗ cái tâm niệm đó. Nơi chỗ mà sắc dục rất là tệ hại, một người tu sĩ thì chúng ta phải chấm dứt ngay liền. Người nào mà còn cái tâm đó như vậy là cái người chưa bao giờ thoát ra khỏi sanh tử luân hồi.

Mục đích chúng ta hôm nay tu tập là quyết tâm là chấm dứt sanh tử luân hồi. Mà tại sao còn để cái tâm đó, để nó đi vào con đường sanh tử luân hồi đó? Nhất định là chấm dứt. Cho nên đối với cái người tu của chúng ta cảnh giác rất lớn về với vấn đề đó, chứ không phải là xem thường nó đâu.

Nó ghê gớm lắm, nó là cái con đường sanh tử luân hồi của loài người, của muôn vật, không đơn giản đâu. Cho nên chúng ta biết rõ ràng, biết cách thì chúng ta phải chuẩn bị cái tư tưởng của chúng ta. Và những cái giờ nào, như thế nào thế nào, mấy con biết được tâm thì phải thức dậy tu tập. Để cho chúng ta bận vào trong cái sự tu tập hơn là để cho nó rảnh rang. Nó rảnh rang nó sanh bậy, nó sanh bậy đi vào con đường dục, nó nguy hiểm lắm mấy con.

Quán bất tịnh là một lẽ, rồi còn phải giờ giấc phải nghiêm chỉnh để khắc phục nó, chứ không phải. Và còn phải quán con đường sanh tử luân hồi về trên vấn đề đó nữa mấy con, đó là cách thức tu tập của mấy con. Còn nhiều chuyện mấy con phải làm hiện tại. Chứ coi vậy chứ nó không dễ đâu. Còn có gì không?

Tu sinh Kim Quang: Con sẽ về con học. Dạ! Cảm ơn Thầy.

Trưởng lão: Ừ.

7- GIỚI LUẬT KHÔNG NGHIÊM SẼ AN TRÚ SAI PHÁP

(44:39) Trưởng lão: Còn Minh Nhân con, con tu tập. Con ngồi đó đi con, con đừng đi. Con tu tập như vậy, con tăng dần lên từ mười phút lên hai mươi phút đến ba mươi phút bằng phương pháp Như Lý Tác Ý, con nhớ không?

Sư Minh Nhân: Dạ nhớ.

Trưởng lão: Nghĩa là mình thường xuyên tác ý cái thân hành của mình. Để cho tâm mình nó nhiếp vào trong cái thân hành đó, thì như vậy mới có kết quả con. Nhớ.

Sư Minh Nhân: Dạ.

Trưởng Lão: Nhớ tu tập cho kỹ rồi sau này sẽ tăng dần lên. Chừng nào mấy con tu tập Tứ Niệm Xứ xong rồi thì chừng đó, thì mấy con sẽ được ở gần bên Thầy. Nghĩa là Thầy sẽ lo lắng cho cái đời sống của mấy con khi mà tu được Tứ Niệm Xứ bất động. Dù là các con cư sĩ cũng được ngay Thầy sát bên, Thầy dạy mấy con về thần lực.

Bởi vì trong những cái luyện thần lực đó, thì coi như là chỉ gần ở bên Thầy thì mấy con sẽ không bị lạc vào cái tưởng lực. Còn nếu mà không có Thầy thì không có chỉnh kịp thì mấy con nó sẽ bị tưởng lực. Nó rất khó cho mấy con tu. Khi đó mấy con không có đủ lực thì mấy con không có vào được cái Chánh Định. Mà cái tưởng lực thì mấy con cũng không vào được cái Chánh Định mà vào được cái tà định.

Cho nên trong khi đó thì mấy con ở, khi nào mấy con nhiếp tâm được, an trú được thì mấy con sẽ trở về với cái pháp Tứ Niệm Xứ. Nghĩa là coi như là trong lúc này mấy con học về giới luật đức hạnh, mấy con giữ nghiêm chỉnh, chứ không phải là đơn giản đâu. Bởi vì mấy con nhiếp tâm và an trú là mấy con vượt qua một cái giai đoạn ngăn ác diệt ác bằng Tứ Chánh Cần. Mà nếu đời sống các con bị phạm giới là không bao giờ mấy con nhiếp tâm an trú được. Nghĩa là cái trạng thái an trú mấy con không đạt được. Phải không? Thầy nhắc nhở.

(46:41) Bởi vì khi mà như Thầy hồi nãy nói, nhiếp tâm mấy con dẫn nó vào cái cánh tay, hơi thở mấy con nhiếp được ba mươi phút. Nhưng mà an trú thì mấy con, khi mà mấy con thở hơi thở mấy con tác ý để mà cho nó an trú thì câu tác ý của mấy con có một câu thôi. Rồi mấy con lại hít thở năm hơi thở hoặc là cánh tay mấy con đưa ra đưa vô thôi. Rồi sau đó mấy con đưa ra vô mà không có gì cả, hoàn toàn không tác ý nữa. Lúc bấy giờ chừng nào mà cái tướng trạng của sự an trú nó hiện ra, còn nếu mà nó không hiện ra thì mấy con tu hoài.

Mà cái sự an trú là do cái tâm của mấy con phải ly dục ly ác pháp hoàn toàn, phải sống đúng giới luật. Mấy con sống ở đây, rồi mấy con chạy ra kia mấy con nói chuyện, mấy con phá hạnh độc cư thì mấy con cũng không đạt được đâu. Thầy nói thật sự chứ đừng nói là, bởi vì nhiếp tâm và an trú, muốn nhiếp tâm thì mấy con dẫn nó vào cái phương pháp nhiếp tâm. Mà nếu mà mấy con đi nói chuyện, mấy con không giữ giới hạnh, mấy con không giữ nghiêm chỉnh thì làm cái gì mấy con xả được tâm? Mà không xả được tâm thì mấy con nhiếp cũng không được.

Rồi bắt đầu bây giờ đến cái an trú rồi, nó khó hơn nhiều cái chỗ nhiếp tâm. Bởi vì nhiếp tâm mấy con có pháp mấy con dẫn nó vô. Cũng như cầm cái sợi dây con trâu mà có cái sợi dây, xỏ cái dây vàm nó rồi, thì mấy con cầm sợi dây mấy con cứ dắt nó đi theo, thì mấy con được rồi. Nhưng như bây giờ đó, con trâu của mấy con là con trâu rừng rồi. Cho nên mấy con thả lỏng thì nó ăn lúa mạ vậy chứ. Nó không có bao giờ nó có được an trú. Cho nên giới luật mà không nghiêm chỉnh…​

Bởi vì rõ ràng là mấy con tiếp duyên với người này người kia, mấy con nói chuyện hoặc là mấy con ăn uống phi thời đó, những cái giới luật như vậy mấy con sai. Rồi ngủ phi thời này kia, đó là mấy con nuôi dục rồi, mấy con không ly dục ly ác pháp đâu. Còn giới luật của đức Phật mấy con giữ gìn nghiêm chỉnh tức là nó ly dục ly ác pháp. Còn cái giới độc cư là phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, nó phòng hộ được sáu căn của mấy con. Để cho nó nghiêm chỉnh trong giới luật chứ gì? Tức là nó tự động nó đã ngăn ác và diệt ác pháp rồi.

(48:52) Cho nên từ cái chỗ tu pháp nhiếp tâm để an trú là nó đã ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Mà nếu đạt được thì mấy con sẽ vào Tứ Niệm Xứ được, các con hiểu chưa? Mà nếu mà đạt không được thì mấy con cứ đứng ở chỗ này mà chịu phạm giới. Mà cái do cái giới luật mấy con không nghiêm chỉnh, mấy con sẽ không có an trú. Bởi vậy Thầy biết, thí dụ như mấy con tu đến đây Thầy không bao giờ ở gần mấy con đâu. Nhưng ít ra mấy con cũng phải phi thời một cái gì, phạm giới ở trong này, cho nên mấy con không vào được, mới không an trú được.

Nó an trú, nó không phải là cái trạng thái bình thường. Cũng như cái người tu Tứ Chánh Cần nó thanh thản, an lạc, vô sự, nó bình thường. Nhưng mà cái an trú của mấy con, nó thanh thản, an lạc, vô sự của nó, nó có một cái trạng thái đặc biệt của nó. Bởi vì ở chỗ nhiếp tâm thì phải, nó có cái hỷ lạc của nhiếp tâm chứ, nó khác mấy con. Cho nên vì vậy mà do cái chỗ mà mấy con giới luật nghiêm chỉnh, cộng với cái sự nhiếp tâm của mấy con, thì đó là mấy con ngăn ác diệt ác như trên Tứ Chánh Cần.

Mà đạt được rồi, thì giới luật mấy con nghiêm chỉnh rồi thì mấy con bước vô Tứ Niệm Xứ. Mà bước vô Tứ Niệm Xứ mấy con thấy cái trạng thái. Bởi vì do cái sự nhiếp tâm và an trú của mấy con, thì cái trạng thái mà bất động, thanh thản, an lạc, vô sự nó sẽ kéo dài ra. Nó kéo dài ra một giờ, hai giờ cho đến sáu tiếng đồng hồ rất dễ dàng, không có khó. Nhưng giới luật không nghiêm chỉnh là hoàn toàn mấy con vô không được cái chỗ cổng này, tức là bước vô cổng không được.

Cho nên giới luật càng nghiêm chỉnh thì mấy con sẽ dễ dàng vô, do cái chỗ nhiếp tâm này. Và khi mà vô được rồi, Thầy sẽ lôi mấy con gần bên Thầy hết, không được để xa. Bắt đầu qua một cái giai đoạn tu luyện nội lực, luyện Thần lực. Bắt đầu mấy con, cũng như là bắt đầu mới vô, bắt đầu phải luyện cái nội lực bằng cái phương pháp nào? Bằng cái thân hành nào? Bằng cái hơi thở nào? Bằng cái đề mục nào? Thì trong khi đó Thầy sẽ dạy cho mấy con tu tập luyện mỗi hàng ngày.

Cũng là cái phương pháp Như Lý Tác Ý chứ không có gì khác hết. Nhưng mà phải luyện cái hành động nào trước hành động nào sau, luyện nó phải đạt kết quả như thế nào, thế nào, xong rồi dẫn dắt cho đến khi mà mấy con tác ý: “Tâm ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền”. Thì ngay đó thân tâm mấy con vào Sơ thiền, nó có năm chi thiền hiện ra rõ ràng, mới gọi là Sơ thiền của Tứ Thánh Định. Chứ không phải bây giờ chúng ta ly dục ly ác pháp để nhập vào cái Tứ Chánh Cần hoặc là ly dục ly ác pháp để nhập vào Tứ Niệm Xứ mà thôi.

Còn mục đích mấy con nhiếp tâm và an trú là để nhập vào trạng thái bất động của giới luật đức hạnh. Nghĩa là mình nhiếp tâm an trú mà cho đúng, không bị lạc vọng tưởng thì giới luật nghiêm chỉnh. Mà giới luật mấy con không nghiêm chỉnh thì mấy con sẽ an trú nó sẽ sai pháp, nó sẽ bị lọt trong tưởng, các con thấy chưa? Coi như vậy chứ mấy con phải giữ giới ghê gớm lắm.

8- SO SÁNH 2 CON ĐƯỜNG ĐI VÀO TỨ NIỆM XỨ

(51:35) Còn cái kia người ta dùng tri kiến người ta. Cho nên vì vậy đó, người ta tu Tứ Chánh Cần là khi mà cái tâm người ta khởi phi thời, người ta biết liền, người ta ngăn diệt nó liền. Khi mà người ta đến đó, người ta nói chuyện tào lao là người ta biết liền, người ta ngăn liền. Mà giờ người ta đến, người ta nói chuyện với một cái điều thiện là người ta cho phát triển. Còn mấy con không được, bởi vì nhiếp tâm và an trú nó khác, mấy con đi nói chuyện không được.

Mà một cái người mà tu Tứ Chánh Cần, người ta đi nói chuyện được. Người ta nói chuyện, người ta biết, khi người ta nói chuyện điều đó là điều làm thiện của người ta, người ta tăng trưởng. Cho nên trong Tứ Chánh Cần nó ngăn ác diệt ác, mà sanh thiện tăng trưởng thiện. Người ta cho cái người đó được tiếp nói chuyện, mà nói chuyện trong thiện pháp, chứ không được nói chuyện tào lao. Còn mấy con nhiếp tâm và an trú thì không có quyền được nói chuyện, phải giữ độc cư trọn vẹn. Mấy con nói chuyện là mấy con sai, các con hiểu chưa?

Mấy con phải hiểu được cái pháp chứ. Nếu mà không nắm được cái pháp, rồi mấy con nói: “Cái ông này ông cũng tu như vậy sao ông đi nói chuyện? Tôi cũng tu nói chuyện”. Mà trong khi mấy con nói chuyện tầm bậy đó. Người ta nói chuyện bằng cái phương pháp đó, người ta biết người ta nói thiệt ở trong cái thiện pháp chứ không phải là trong ác pháp. Còn mấy con nói chuyện tào lao không chớ, mấy con đâu có biết. Mấy con đâu có tu Tứ Chánh Cần đâu mà mấy con biết đâu mà đi ra nói chuyện. Mấy con chỉ biết nhiếp tâm và an trú, mà mấy con đi nói chuyện là mấy con sai rồi. Mấy con phải phòng hộ thì nó mới đúng.

Còn người ta đó, nhiếp tâm ở trong Tứ Chánh Cần thì người ta biết cái thiện cái ác người ta nói chuyện được. Bởi vì người ta dùng cái tri kiến, người ta sử dụng cái đầu óc của người ta. Nó muốn khởi ra một cái niệm đi nói chuyện thì người ta biết: “Mày giờ này hay là nói chuyện này không đượcNhất định là ngăn diệt liền tức khắc không để.” Cho nên người ta có cái tri kiến phòng hộ, còn mấy con không có tri kiến phòng hộ, mấy con bị. Đó, mấy con thấy chưa?

Nói cho rõ ra để học từng pháp, cách thức tu tập đúng từng chi tiết, chứ nếu mà sai một chút là sai pháp. Cho nên mấy con thấy mình tu nhiếp tâm và an trú khác hơn cái người mà tu Tứ Chánh Cần. Người ta ngăn diệt bằng cái tri kiến người ta, chứ không phải là người ta ngăn diệt bằng cái sự nhiếp tâm. Còn mấy con là ngăn diệt bằng cái sự nhiếp tâm của mấy con, ngăn ác diệt ác bằng cái sự nhiếp tâm của mấy con. Cho nên giới luật mấy con nghiêm chỉnh thì mấy con mới ngăn ác diệt ác được.

(53:41) Đó, đó là cái phương pháp của các con tu nhiếp tâm và cái phương pháp tu Tứ Chánh Cần. Và đồng thời nếu mà bước sang qua Tứ Niệm Xứ thì hai bên đều bước sang qua Tứ Niệm Xứ đồng chung nhau ở trên cái Chánh Niệm. Mấy con nhiếp tâm rồi mấy con cũng phải trở về Tứ Niệm Xứ. Mà cái người tu ngăn ác diệt ác ở trên Tứ Chánh Cần rồi họ cũng bước vào Tứ Niệm Xứ. Các con thấy chưa? Bước Tứ Niệm Xứ là cái chỗ mà giữa hai pháp này nó sẽ gặp nhau trên một điểm Tứ Niệm Xứ. Thì do đó Tứ Niệm Xứ mà đạt được kết quả rồi, thì nó sẽ bước đến Tứ Thần Túc, nghĩa là luyện Tứ Thần Túc.

Cho nên nó có được Tứ Thần Túc rồi, thì bắt đầu nó mới bắt đầu nó mới nhập các định. Đó, mấy con thấy phải đi từng pháp, chứ nó đâu muốn pháp nào mà vô pháp nào tu đại được đâu. Cho nên nó còn một cái thời gian, khi mà mấy con thấy mấy con nhiếp tâm và an trú thì mấy con sẽ tu cái pháp đó. Rồi bắt đầu mấy con nghĩ rằng bây giờ mình nhiếp tâm, an trú nghe coi bộ nó không ấy, thôi để tu Tứ Chánh Cần, mấy con kiểu này lại còn phá giới nữa.

Đã mình nhiếp tâm trong hơi thở, mình nhiếp tâm trong cánh tay nó không bị rối loạn, nó không bị mệt, tức ngực của mấy con, nó không bị nặng đầu, nhức đầu của mấy con. Mà nó lại có kết quả của mấy con lại đẩy lui bệnh rất dễ. Vì nhiếp tâm, an trú mà, thân mấy con có bệnh đau, mấy con không còn sợ nữa.

Còn cái người mà người ta tu Tứ Chánh Cần thì người ta chỉ quán xét, người ta xả vậy thôi, chứ còn cái thân đau người ta không có an trú được. Cho nên người ta đẩy lui bệnh rất khó chứ không phải dễ đâu mấy con. Còn mấy con nhiếp tâm mà được an trú rồi, bệnh đau mấy con đẩy lui được, nó làm cho giảm được cái sự đau. Còn người ta tu Tứ Chánh Cần thì người ta dùng cái pháp.

Thí dụ như người ta đi kinh hành vậy hay hoặc là người ta ngồi vậy, cái tâm bất động người ta nó tự nó bất động, rồi nó cũng kéo dài nó ít niệm, nó không, nó thưa niệm rồi. Thì người ta tác ý cái bệnh người ta đuổi cũng được. Nhưng mà cái tâm người ta nó rất tỉnh táo, nó không còn niệm nhiều thì người ta mới đẩy được. Chứ còn ngồi chừng ba phút, hai phút nó có một niệm, hai niệm, nó còn đang động thì họ đẩy lui bệnh không được.

(55:59) Còn mấy con vào, mấy con nhiếp tâm thì mấy con vẫn có pháp dẫn vào, thì mấy con nhiếp tâm được liền. Từ mười phút, ba mươi phút rất dễ dàng, bởi vì pháp dẫn mà, chứ đâu phải là khó khăn đâu. Cho nên mấy con cứ nghĩ rằng mình cứ tu mười phút thôi, không phải! Cái phương pháp mà, nó có phương pháp mấy con phải dẫn đi tới ba mươi phút liền. Liên tục ba mươi phút vẫn được, chứ đâu khó khăn đâu. Không có cần phải tu tập đâu, ba mươi phút rất dễ dàng. Nhưng mà phải tập cho nó nhuần nhuyễn, cho nó thấm nhuần thì nó mới đạt được mấy con.

Đó, thì mấy con nhớ chưa? Ở đây thì mấy con có ghi lại cho Thầy rất là, điều này Thầy sẽ, ghi lại như thế này thì rất kỹ, rất tốt, là Thầy theo dõi mấy con rất dễ, là tại vì Thầy rất bận công việc. Nhưng mà Thầy đọc lại mà Thầy thấy là mấy con tu vậy được thì Thầy cứ để cho mấy con tu tiến tới tu, chứ không có thay đổi.

Nhưng mà hôm nay gặp để mà Thầy nhắc chung cho mấy con hết. Là cái người nhiếp tâm là phải dùng phương pháp dẫn cho nó đến ba mươi phút. Từ hôm đó tới nay thì mấy con tập như ba, năm phút, mười phút, hai mươi phút, thì bắt đầu bây giờ người nào mấy con ở trong cái lúc này, thì mấy con cũng phải dẫn cho nó, người nào cũng đến ba mươi phút. Không được nói mà là còn năm phút, mười phút nữa mà ba mươi phút. Nghĩa là phải dẫn ba mươi phút thôi, chết bỏ, nhất định là chết bỏ.

Bởi vì mấy con đã từ cái ngày mà gặp Thầy, đã mà phân cho mấy con cái pháp mà nhiếp tâm và an trú đó. Mấy con đã tập cái pháp nhiếp tâm rồi thì bây giờ lại phải, cái thời gian này gặp Thầy là từ đây về sau là ba mươi phút. Không có được người nào nói tôi còn tu mười phút nữa. Nghĩa là chết bỏ chứ không có nói mười phút nữa. Phải dẫn, phải dẫn cho suốt ba mươi phút. Coi như là mấy con mệt lả người cũng phải dẫn ba mươi phút. Chứ còn không nói: “Mệt quá, thôi bây giờ thôi tu chừng mười lăm, hai mươi phút.”

(58:00) Không có lên từng bậc, từng bậc nữa. Bây giờ có phương pháp dẫn nó, nếu không ấy hai tay tì đầu nó dẫn đi. Nó không chịu đi thì mình lôi nó, lôi cho mạnh nó, nó phải đi. Chứ đừng không có nói, không có dễ duôi với nó là: “Bây giờ thôi tập từ từ lên”. Không phải! Ở đây có phương pháp đàng hoàng, xỏ vàm cho được. Coi như là mình cột cho được rồi thì bắt đầu bây giờ phải đi thôi, ba mươi phút, chừng nào mà…​ Phải quyết định như vậy mới dụ nó được chứ còn yếu yếu rồi, cái thời gian mấy con tập cho tới được ba mươi phút, nó kéo dài một năm nữa rồi sao?

Rồi Thầy không lẽ Thầy ngồi đây, Thầy chờ hoài sao? Ít ra Thầy cũng phải vào Niết Bàn chứ không lẽ chờ mấy con dẫn trâu vậy mà đi chậm chạp quá vậy, làm sao mà làm công việc nên? Cho nên mấy con biết rằng, Thầy hướng dẫn cho mấy con là mấy con mà đạt được, mà luyện Tứ Thần Túc xong rồi thì chắc chắn là Thầy sẽ vào Niết Bàn sớm chút, để mà kéo dài thì trễ quá, cực.

Ở Tu viện thì cô Út phải mở thêm các cái lớp học, để cho đồng bào xung quanh đây người ta đến, người ta học đạo đức. Bởi vì họ rất ao ước, nhưng mà chúng ta cho dân mà vô trong cái Tu viện của chúng ta thì chắc chắn là chúng ta không có yên đâu, khó tu lắm, bởi vì động. Vì vậy mà chỉ có cái Tu viện thì phải để cái Tu viện riêng.

Cho nên mà vì vậy Thầy bảo cô Út, phải lo xây dựng cái trường học ở ngoài kia. Để cho bà con ở trong cái thôn, xóm, ấp và đồng bào ở trong cái huyện, cái xã này hay tất cả các cái huyện này người ta ra đó để mà người ta học đạo đức. Đó là cái ước muốn của nhà nước cũng mong muốn có cái điều để mà học đạo đức. Cho nên vì vậy mà Thầy đề nghị cô Út phải lo cất cái trường học ngoài đó. Cái trường học ngoài đó là cất mấy lớp học, chứ không phải là một cái lớp học. Bởi vì cái số lượng người đông. Do đó thì coi như là các con phải cố gắng, đào luyện cho mấy con. Khi mà cái trường học nó thành hình thì trong cái số mấy con là ít ra nó cũng phải là có người đứng lớp dạy.

HẾT BĂNG