12-BÍ QUYẾT XẢ TÂM LÀ NHIỆT TÂM

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 12-BÍ QUYẾT XẢ TÂM LÀ NHIỆT TÂM

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 12

BÍ QUYẾT XẢ TÂM LÀ NHIỆT TÂM

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu Sinh Nam

Thời gian: 24/02/2008

Thời lượng: [36:12]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1. BÍ QUYẾT XẢ TÂM LÀ NHIỆT TÂM

(00:01) Trưởng lão: Nãy giờ mấy con ngồi kiểu nhiếp tâm như vậy là mấy con không có pháp, mấy con không có pháp để mà làm chủ dẫn cái tâm của mình, thì như vậy mấy con làm sao mấy con tu được?! Còn người ta, pháp người ta đó như nãy Thầy nói: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đây là cái pháp dẫn nó vào cái chỗ nhiếp tâm trong hơi thở. Rồi bắt đầu bây giờ mình thấy bây giờ mình hít vô thở ra nè mình không tác ý, mình chỉ hít vô thở ra mà trong năm hơi thở hay là mười hơi thở lại có một niệm tự động nó phóng ra, thì rõ ràng là mình không đủ sức mình nhiếp nó rồi! Như vậy thì mình phải có pháp mình dẫn nó: “Hít, thở, hít, thở” từng hơi thở như vậy, từng hành động như vậy của cái hơi thở của mình làm sao mà nó vô được nếu chúng ta nhiệt tâm.

Còn bây giờ mấy con hít thở, hít thở nó quen rồi, cũng như là ông thầy ông tụng kinh, mà chớ ông gõ mõ tụng lung tung vậy đó, chứ mà ông nhớ đâu ngoài kia hết, cái gì ông cũng nhớ. Thì mấy con thấy mấy ông thầy ông tụng kinh như thế nào, ổng tụng rất lẹ: “Nam mô A di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha…​” mà cái đầu của ông nghĩ chuyện tùm lum ở ngoài kia, mà cái miệng thì ở đây là bà dạ, bà đa gì đủ thứ hết hà, có phải không?

(01:11) Còn ở đây chúng ta là nhiệt tâm, vì vậy chúng ta không phải niệm theo cái kiểu tụng kinh, niệm chú đâu, mà chúng ta từng cái tác ý như vậy là làm theo cái hành động hít vô thở ra một cách rất nhiệt tình, cho nên Đức Phật bảo mình phải nhiệt tâm. Nhiệt tâm xả tâm thì mấy con thấy khi mà người ta chửi mình, nhiệt tâm xả tâm thì không giận. Còn mình không nhiệt tâm thì: “Sao mà tôi cũng xả chứ mà sao nó cứ tức tức tôi hoài vậy?”. Đó là thiếu nhiệt tâm!

Cái bí quyết của pháp Xả tâm, đó là nhiệt tâm.

Cái bí quyết mà của tu tập Định Tĩnh thì đó là pháp Xả Tâm.

Còn thiền định thì bí quyết của nó là Độc cư.

Mấy con tu tập thiền định mà lát nữa mấy con ở trong thất mấy con luyện thần lực nè, lát nữa chạy ra nói chuyện với người này, người kia rồi, thì vô đây luyện thần lực làm sao có?! Cho nên nó phải khép mấy con sống ở trong thất một mình, không được đi ra ngoài, không được nói chuyện, không được nhìn cây, nhìn cỏ, ở đây phải luyện cái nội lực.

Còn cái này là cái phương pháp mà chúng ta đối với các pháp bên ngoài để xả tâm thì nó khác. Còn cái sức mà hiện giờ mấy con tu là Định Tĩnh để cho tâm mình nó hợp với cái tri kiến, ý thức giải thoát của mình để xả tâm, chứ đâu phải thiền định gì!

Muốn nhập các định đâu phải là muốn vô đó rồi nhập, hết vọng tưởng là nhập định được sao?! Người ta phải luyện cái nội lực, thần lực.

Cho nên nó có Tứ Thần Túc, có Bảy Năng Lực Giác Chi, mà không luyện những cái này thì mấy con làm sao mấy con nhập Tứ Thánh Định được?! Mấy con nghe cái danh từ nói: “Ly dục ly ác pháp, nhập Sơ thiền”, cái danh từ đó, cái câu tác ý đó chứ đâu phải là mấy con ly dục ly ác pháp mấy con nhập Sơ Thiền.

(02:59) Bây giờ mấy con ly dục ly ác pháp thì mấy con nhập vào Tứ Niệm Xứ, tức là trạng thái bất động thôi. Nếu mà con không ly dục ly ác pháp thì làm sao mấy con ở trong trạng thái thanh thản - an lạc - vô sự được?!

Cho nên Tứ Chánh Cần là cái phương pháp nó quét những cái thô, từng cái niệm ở trong đầu của mấy con khởi ra, nó mới tư duy quán xét để nó xả cái tâm nó.

Còn cái Tứ Niệm Xứ thì nó không niệm, nó bất động, nó thanh thản rồi. Do cái sức định tĩnh của nó, do cái sự xả tâm của Tứ Chánh Cần, do đó bây giờ nó không niệm. Nhưng mà ở trong tâm của mấy con còn tham sân si chứ chưa phải hết. Nghĩa là nó không lộ cái tướng nó ra, nhưng mà nó vẫn ôm ấp ở trong đó những cái vi tế ở trong tham sân si, trong tâm nó còn. Cho nên vì vậy Đức Phật mới nói: “trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu”. Mình trên thân mình quán thân tức là hơi thở nó ra vô mình biết ra vô, toàn thân mình cảm giác, cảm nhận toàn thân mình hết rồi. Nhưng mà tự nó nó quét cái tham ưu, tức là tham sân si nó ra hết, chứ đâu phải cần phải niệm. Mà sáu tiếng đồng hồ như vậy.

(04:10) Thầy cho khoảng sáu tiếng đồng hồ chứ sự thật Đức Phật đã xác định trên Tứ Niệm Xứ là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm. Tức là mấy con phải kéo dài cái khoảng thời gian mà trên Tứ Niệm Xứ là bảy ngày mấy con chứng đạo. Nghĩa là bảy ngày thì mấy con sẽ kéo dài được sáu tiếng, mười hai tiếng đồng hồ thì mấy con sẽ thấy rằng, hoàn toàn là mấy con có thể kéo dài từ bảy ngày trên cái tâm trạng Bất Động này của Tứ Niệm Xứ, thì chứng đạo chứ đâu có cái gì khó khăn! Nhưng mà kéo dài được như vậy thì cần gì mà kéo dài cho nó mệt?!

Ở đây khi mà sáu tiếng đồng hồ được rồi, Thầy mới khép mấy con vào sống độc cư trọn vẹn, không có tiếp duyên ra ngoài nữa để luyện cái thần lực, luyện Tứ Thần Túc. Sau khi Tứ Thần Túc có rồi thì mấy con sẽ thực hiện nhập Tứ Thánh Định, nhập bốn thiền.

Nhập bốn thiền rồi thì mấy con mới thực hiện Tam Minh, thực hiện Tam Minh thì mấy con sẽ Lậu Tận Minh thì lậu hoặc của nhiều đời các con nó sẽ bị quét sạch ra hết rồi. Lậu Tận Minh, cái minh sáng suốt nó làm cho lậu hoặc không còn cái mầm mống nào nữa ở trong đó. Cho nên mấy con hoàn toàn là giải thoát, ở đây mấy con muốn sống, muốn chết hồi nào cũng được.

2. CHỈ NHIẾP TÂM BA MƯƠI PHÚT

(05:19) Phải không, mấy con nhớ kỹ những lời Thầy dạy: “phải dùng pháp mà dẫn vào cái chỗ nhiếp tâm của mình, dẫn vào cái hơi thở”. Bởi vì cái hơi thở là cái Thân Hành Nội để cho mình nhiếp cái tâm của mình cho nó đừng có niệm khởi, mà chỉ ba mươi phút, trên ba mươi phút mấy con sẽ sai. Các con thấy mấy con nhiếp được, cái mấy con ráng, ờ bây giờ nhiếp cho được một giờ đồng hồ, coi chừng mấy con lọt vào tưởng. Thầy cho ba mươi phút chứ Thầy không cho hơn, mà người nào tu hơn là người đó sẽ tu sai!

Cái lời của một cái người thầy là một cái kinh nghiệm của người ta rồi, người ta dạy mấy con cái thời gian đến đâu thì phải tu đến đó, chứ không thấy ờ bây giờ tôi nhiếp tâm không vọng tưởng tôi tăng lên, tăng lên. Đừng có tu theo cái kiểu mà Đại Thừa như vậy là mấy con sẽ lạc vào trong tưởng.

(05:59) Vậy mà trong khoảng thời gian ba mươi phút có người bị tưởng chứ không phải không. Nhiếp tâm không có niệm thì mấy con sẽ thấy nó sẽ bị những cái trạng thái tưởng nó sẽ phóng ra, nó xuất ra. Nó không đơn giản, khi mà chúng ta ý thức không có niệm thì nó sẽ bị. Các con hiểu điều đó. Cho nên vì vậy Thầy dạy ba mươi phút là ba mươi phút, có một cái trạng thái nào, có ánh sáng hào quang, có ma có quỷ gì mà hiện ra trong đầu của mấy con, có tướng trạng nào bóng đen, bóng tối gì đó thì mấy con phải báo cho Thầy liền. Coi chừng nó bị rối loạn thần kinh chứ không có gì hết!

Bởi vì ở đây cái mục đích của chúng ta nó có cái phần ức chế tâm trong đó, ức chế cái sự hoạt động của bộ não của chúng ta trong đó chứ không phải không đâu. Hoàn toàn nó không có khởi cái niệm của ý thức thì nó bị ức chế, cho nên nó sẽ hoạt động trong một cái chiều khác. Mà nếu mà không báo cho Thầy thì tới chừng mấy con trở thành điên chỉ còn có nước mà chở mấy con xuống bệnh viện Chợ Quán, hay hoặc là Biên Hòa, ra ngoài đó ở ngoài đó với mấy người điên ngoài đó, cho nó làm bạn chung với nhau ngoài đó, chứ còn không cách nào mà Thầy cứu mấy con đâu?!

Cho nên ở đây dạy mấy con mà nếu tu điên là do mấy con chứ không phải Thầy, Thầy dặn rất rõ mà. Có cái gì bắt đầu con mắt chớp chớp, chớp chớp mà nó thấy hào quang sáng ra thì báo cho Thầy liền. Chứ đừng có để đó nó chớp rồi nó phóng hào quang ra đây nữa, nó làm Phật đó thì coi chừng không có được. Đừng có nghĩ: “Bây giờ tôi chắc có lẽ là tôi phóng hào quang ra rồi đây, chắc có lẽ là tôi thành Phật chứ không gì! Bây giờ nó hết vọng tưởng rồi thì chắc chắn là sẽ thành Phật”. Coi chừng! Đừng có hiểu cái kiểu đó không có được đâu. Ở đây có cái trạng thái gì thì báo cho Thầy biết ngay liền tức khắc. Bởi vì hôm nay là cái lớp để chuẩn bị cho mấy con trong một năm phải chứng đạo. Phải làm sao tu tập chứ, để không cứ kéo dài cái thời gian hoài mà không có người nào làm chủ được cái gì hết!

3. PHẢI NHIỆT TÂM, NGHỊ LỰC MỚI CHỨNG ĐẠO

(07:48) Bây giờ đó, căn cứ vào cái chỗ ngồi đó để thấy mấy con, cái căn bản của mấy con cũng chưa đạt được nữa. Chỗ nhiếp tâm cũng chưa có chủ động được nữa. Rồi cách thức mà nhiếp tâm cũng chưa có hoàn toàn.

Mà bây giờ nhìn lại những người đệ tử theo Thầy, thí dụ như từ hồi nào tới giờ thì mấy con thấy hàng ngày cái cơ thể mấy con thay đổi, già càng xuống rồi, sức khỏe càng xuống rồi. Thì mấy con cứ nhìn đi, có phải nó thay đổi vô thường cái thân mấy con vô thường, nó thay đổi đi dần muốn vào cõi chết rồi đó. Lơ mơ mà chết chưa thành đạo gì hết, uổng cái công tu tập của mấy con.

Cho nên nhớ kỹ trong vấn đề này, nhất là mấy con lớn tuổi, cần Thầy để ý và cần theo sát để giúp đỡ cho mấy con vượt qua trong cái lúc mà tuổi mấy con lớn rồi, cái sức khỏe nó không còn. Còn mấy con còn trẻ tuổi là nhiệm vụ mấy con phải tu sớm chừng nào tốt chừng nấy, để đi ra những cái Trung tâm An dưỡng khi mà mở cửa ra mà để dạy, thì mấy con phải lấy thân giáo của mình. Một người tu chứng thì thân giáo nó rõ ràng rồi, Giới luật, Đức hạnh nó nghiêm chỉnh và sự làm chủ nó cụ thể, nó rõ ràng, muốn chết hồi nào chết, muốn sống hồi nào sống. Mình đến lớp mình dạy là cả một cái vấn đề người ta nhìn mình. Nhờ đó mà Phật giáo mới chấn chỉnh, nhờ đó cái nền Đạo Đức mới sáng suốt ra được, các con hiểu chưa?

Cho nên phải nỗ lực tu thật. Mà ở đây Thầy muốn cho mấy con tu nhanh và mau. Mai mốt chứng đạo được Thầy mừng, mà chứng không được thì lấy roi quất. Tại sao tu vậy? Dạy thì hết sức dạy, mà lại tu chơi sao? Ăn cơm rồi lo tu chứ! Ăn cơm rồi có ai bắt mần (làm) cái gì đâu, mà tại sao tu không được?! Lẽ ra hàng ngày mình ngồi tu chứ mình có làm gì đâu, các con hiểu chưa?

(09:41) Cho nên nỗ lực ra mà tu tập thật sự để sớm chứng đạt được, làm chủ được là một cái nỗi giải thoát cho bản thân của mình, không còn sợ các pháp vô thường. Bây giờ nó mạnh đây chứ mai mốt đau nằm lăn xuống đó rồi không biết làm sao đẩy lui bệnh nữa đó. Rồi chỉ còn có nước là cô Út kêu bác sĩ. Coi bộ chích không xong, chở xuống nhà thương Biên Hòa đặng nằm, rồi đây huynh đệ phải đi xuống dưới nuôi. Mấy con thấy khổ không? Còn không nuôi thì bây giờ để nằm đó chờ chết sao?

Ở đây hoàn toàn là những tu sĩ, những cư sĩ mà tu tập ở đây không đến bệnh viện, chết bỏ. Người nào mà đau bệnh thì dựng lên ngồi sừng sững như hồi nãy Thầy đó, ở đó nó làm cái gì làm, cứ dựng thân cho Thầy, chết bỏ! Ai lại cũng chết chứ có người nào sống được đâu mà sợ. Cho nên dựng thân lên, dùng cái phương pháp Nhiếp Tâm và An Trú đẩy bệnh ra cho khỏi thân, rồi tiếp tục tu nữa. Chứ không có được đi nhà thương, không có đi bác sĩ, không được rước bác sĩ. Ở đây Thầy nói cô Út cô còn chạy cô lo Bác sĩ thuốc thang, Thầy khỏi! Thuốc ở trong bụng đó, lấy đó mà ra uống, chứ không có uống ở đâu hết hà, bác sĩ cũng ở trong bụng mấy con đó, chứ nó không có ở ngoài kia đâu mà rước vô đây mà coi.

Tu hành như vậy chứ! Tu hành liều chết một lần chứ! Tại sao sợ? Đức Phật ngày xưa ngồi dưới cội bồ đề nguyện: “Nếu mà không chứng đạo, thà nát thây dưới cội bồ đề chứ không có đứng dậy, không có rời khỏi cội bồ đề”. Thì chúng ta tu hành cũng vậy chứ! Lúc nào cũng rời hết hà, hễ nay hơi ốm ốm, hơi nhức đầu, nhức mỏi tay chân cái: “Thôi, cô Út ơi, cô kêu bác sĩ dùm coi thử sao, sợ đây không biết chừng nó bán thân con à!”. Mấy con chưa có gì mà lo bán thân rồi hà.

Cho nên ở đây Thầy nói thật sự: Đừng có sợ! Tất cả các pháp đều vô thường, đau rồi phải hết đau chứ! Sợ gì mà lại phải đi bác sĩ?! Các con hiểu chưa?

Cho nên nỗ lực thật sự tu tập. Ở đây người nào mà theo Thầy: “một là chết, hai là chúng ta làm chủ”. Có vậy thì mới theo Thầy, còn không thì mấy con cứ về đi. Sợ đau, sợ bệnh, sợ chết thì cứ về đi, đặng cho bác sĩ ăn tiền. Còn ở đây thì không có sợ nữa, không có cho tiền ai ăn hết. Mình là người đi xin mà, tiền bạc đâu mà trị bệnh?! Đi xin cơm người ta ăn còn không có huống hồ là xin tiền người ta đi bác sĩ làm sao được?! Các con hiểu điều đó?

(12:03) Cho nên ở đây nhất định đến đây là nhất định phải làm chủ bệnh, không có sợ bệnh. Cho bệnh mày giết tao chết đi, tao chết đời sau tao sinh làm người nữa, tao cũng tiếp tục tao tu nữa, có gì đâu! Sự tái sinh luân hồi chỉ là chớp mắt mà thôi! Bỏ thân này thì tao có thân khác chứ làm gì tao mất. Bởi vì tâm tham - sân - si tao còn tương ưng được thì tao sẽ sinh ra. Mà cái duyên tao đang tu thì tao sẽ đi tu sớm chứ có gì đâu! Lo gì! Bây giờ già, cũng như mấy con già rồi mà chết thì sinh ra cái đứa trẻ phải tu sướng hơn không? Để cái thân già tu nó lộm cộm mà nó cực. Có phải đúng không mấy con?

Đó, thí dụ như mấy con bây giờ lớn tuổi rồi: chết phứt đi cho rồi đi, cho mày đau mày chết đi, đặng tao sinh làm đứa trẻ khác lên tao còn khỏe mạnh, tu mau hơn”. Nó còn sướng hơn chứ sao?! Các con hiểu chưa? Cho nên đừng có sợ chết, cho mày đau. Thầy nói thật sự cái người gan dạ là nhân quả nó sợ hãi vô cùng. Nó lo nó chạy trốn chứ nó không có dám tác động mấy con đâu! Còn mấy con yếu yếu, sợ sợ: Ôi! Chu cha ngồi hơi đau chân quá, coi bộ quý trọng cái thân dữ tợn, nó lại còn diệt mấy con mau nữa chứ đừng nói.

Phải không, mấy con nghe chưa?

(13:14) Rồi bắt đầu về tập lại, một tuần sau Thầy kiểm lại coi mấy con nhiếp tâm dẫn coi được không? Phải đúng ba mươi phút cho Thầy không vọng tưởng đó. Mà người nào mà còn vọng tưởng đi ra đi, ở đây không có tu cái chuyện nó lâu lắc như vậy! Tu phải tu thật sự tu, nhiếp tâm phải nhiệt tâm.

Có phương pháp dẫn rồi mà còn để vọng tưởng như vậy thì Thầy kiểm Thầy thấy còn vọng tưởng là cho đi ra hết. Thầy chỉ để một, hai người không vọng tưởng, Thầy đào luyện cho họ tu chứng thì cả thế gian này nó cũng rúng động nữa!

Còn để mấy con ngồi láng láng như thế này mà không người nào chứng hết thì mất công Thầy lắm! Các con hiểu không? Cho nên vì vậy Thầy muốn nói như vậy là khích lệ mấy con phải nỗ lực thật sự tu, tu cho được. Chứ không phải là Thầy vô tâm mà đuổi mấy con đâu?! Các con hiểu chưa? Nhưng mà đó là cái sự khích lệ: phải quyết sống, quyết chết để mà làm chủ giặc sinh tử, chứ không phải mình nói chơi, nói đùa được! Tu mà.

Bây giờ mấy con hiểu rồi phải không? Rồi, bây giờ về thất nỗ lực. Mấy con cư sĩ về thất, Thầy còn đi qua tiếp khách một chút xíu.

Rồi, mấy con hỏi. Rồi, cứ hỏi.

4. NHIẾP TÂM AN TRÚ ĐƯỢC THÌ LÀM CHỦ BỆNH

(14:22) Tu sinh 1: Xin phép Thầy xem cái hồi con tu thử xem có đúng không? Cái đó là con ngồi được một tiếng đồng hồ an trú. Con chưa có an trú được nhưng con đã học trong cái bài pháp hành, là lắng nghe thân an tịnh, con học của Thầy. Nhưng mà con muốn cho Thầy coi đúng hay là không? Con có thể là đẩy lui được bệnh, mà không biết là lui được hay không? Nhưng mà con xả ra con thấy cái thân của con nó khỏe trong người, mà con hầu như con thấy con có thể ngồi được tiếng đồng hồ hay là nhiều tiếng cũng còn được nữa. Đó, như hồi sáng giờ con ngồi nhiều, mà con cũng vẫn là thanh thản…​

Trưởng lão: Tức là con nhiếp tâm được? Nhiếp tâm được thì đẩy lui bệnh được.

Tu sinh 2: …​ hơi bị điếc đó Thầy.

Tu sinh 3: Bạch Thầy, Thầy giảng lại cái chỗ nhiếp tâm để chúng con hiểu, vì cái nhiếp tâm là cái khó nhất, thì con ngồi …​

Trưởng lão: Cái sự nhiệt tâm hả con? (Nhiếp tâm) Nhiếp tâm hả con?

Tu sinh 3: Dạ! Con cứ nhiệt tâm con tu nó cứ bám chặt, nó cứ hai, ba hơi nó cứ bị vọng tưởng, thì con làm thế nào cho nó nhiếp tâm?

Trưởng lão: Bây giờ nhiếp tâm cho được phải không? Con muốn hỏi cái vấn đề gì về Nhiếp Tâm?

(16:25) Tu sinh 1: Con nhiếp tâm như thế này: “tâm phải bám chặt vào hơi thở, thân phải an tịnh, không được bệnh đau nữa. Tâm phải tỉnh thức, tỉnh giác kéo dài cho thông suốt, theo dõi hơi thở, năm hơi thở lắng nghe cho rõ ràng, thông suốt cho rõ ràng năm hơi thở lắng nghe. Năm hơi thở rồi tác ý: “An tịnh…​thân tâm phải an tịnh”, rồi bắt đầu: “hít vô tôi biết tôi hít vô…​”. Rồi con bắt đầu con theo dõi cái hơi thở đó, năm hơi thở đó là con, nghĩa là con theo dõi cái lắng nghe, con theo dõi cái đó xong rồi con tác ý lại, mà con tác ý năm hơi thở tác ý như vậy là ba tháng trời.

Ba tháng xong rồi cái bữa đó con bệnh, con không có cái gì hết, không có thuốc men, không có uống cái gì hết trơn. Con nói thôi bây giờ con lấy cái pháp hành đó ra con thực hiện. Cái con nói là con thực hiện cái đó là, coi như là con tới cái lúc mà lắng nghe …​ Một vòng thân con rồi con mới trở lại nương vào hơi thở, chứ con không còn theo cái lắng nghe nữa, mà con bám vào hơi thở của con như vậy đó là thân tâm của con có thể là con đẩy lui được bệnh, tới một tiếng đồng hồ con mới xả ra. Thầy nói là không cho con ngồi nhiều, ngồi một tiếng thôi, cùng lắm là một tiếng, con tới đó là con xả ra, cho tới bây giờ không biết thân tâm con là như thế nào? Con không biết có làm chủ được, đuổi được cái bệnh ra chưa?

(18:56) Trưởng lão: Nếu mà nhiếp tâm được vậy đó, làm chủ được cái bệnh con. Làm chủ được cái bệnh bởi vì nhiếp tâm rồi an trú làm chủ bệnh.

5. NHIẾP TÂM VÀ NHIỆT TÂM

(19:04) Bây giờ về cái phần mà con hỏi về Nhiếp Tâm, Thầy sẽ nói. Nhiếp tâm có nghĩa là làm cho cái tâm mình nó dính vào cái hơi thở chứ nó không có rời ra. Nhiếp là làm cho nó dính vào, mà muốn cho nó dính vào như vậy là mình nhắc nó từng cái hơi thở:

“Hít, thở” thì mình thở. “Hít”, hít vô; “Thở”, thở ra. Hít - thở đó là nhiệt tâm làm công việc mà hít thở, hít thở gọi là nhiệt tâm. Mà khi mà cái tâm, với cái biết, với cái hơi thở của mình nó không có một niệm nào mà xen vô được gọi là Nhiếp, con hiểu không?

  • Nhiệt tâm là cái cách thức mình làm, mình tác ý, mình tập trung, mình cảm nhận được cái hơi thở ra vô, vận dụng cái hơi thở ra vô theo cái lệnh của mình, cái việc làm đó gọi là cái nhiệt tâm. Thầy phân biệt để cho biết cái nhiệt tâm.

  • Khi mà cái tâm với cái hơi thở nó không có một niệm nào mà xảy ra, phóng ra, khởi ra thì đó là con đã nhiếp tâm, con hiểu không? Cho nên cái tâm của con, tức là sáu cái thức đó nó biết ở trên cái hơi thở của con mà không biết một cái gì khác hơn hết, gọi là nhiếp tâm. Có hiểu cái nghĩa nó như vậy chưa?

Còn cái mà con làm, con nhắc tới nhắc lui, con dẫn nó như thế này, thế khác đó là Nhiệt tâm. Chứ để nếu không mấy con không biết cái Nhiệt tâm là sao. “Trời nói Nhiệt tâm, nghe cái danh từ tôi không biết, tôi cũng ngồi tui tu dữ tợn vậy mà tôi không biết Nhiệt tâm làm sao?! Tôi ráng hết sức mà sao cũng còn vọng tưởng?” Mà cái hành động làm, mà làm cho đúng cách như vậy gọi là Nhiệt tâm.

(20:47) Cũng như bây giờ đó một cái người học trò nó hằng nó siêng năng nó học tập, nó đem bài vở nó học, học bài này hết bài kia, cho nó thuộc bài thì thằng nhỏ này nó nhiệt tâm học, mà người ta gọi nó ham học. Các con biết cái danh từ gọi là ham học đó, tức là nó nhiệt tâm, nó đem hết sức nó học để cho nó thuộc, con hiểu không?

Còn bây giờ Thầy dạy mấy con cái phương pháp để dẫn tâm, để nhiếp tâm cho được mà mấy con áp dụng vào mấy con siêng năng, đó là mấy con nhiệt tâm. Còn khi mà mấy con làm được mà nó không có niệm gì hết thì đó là nhiếp tâm, con đã nhiếp tâm được. Còn có niệm là nhiếp tâm chưa được, cụ thể rõ ràng mà, đâu có gì đâu!

Chứ nhiệt tâm ở chỗ nào? Bây giờ mấy con thấy nhiệt tâm làm sao mấy con không biết? Mà nhiếp tâm làm sao tui cũng không hiểu làm sao nhiếp?! Nhưng không ngờ…​

Con, có gì?

(21:38) Tu sĩ Nguyên Tánh: Mô Phật! Con bạch Thầy là chẳng hạn con nhiếp được mười hơi thở rồi thì bây giờ con thời gian bao nhiêu thì con tiếp tục nâng lên để…​?

Trưởng lão: Thì con bắt đầu con dẫn cho nó một cái tua cho nó rộng ra nữa thì nhắc nó lại. Thí dụ bây giờ con thở mười hơi thở rồi, “Hít, thở, hít, thở” con dẫn nó từng hơi thở rồi, thì bắt đầu con nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi…​” tức là con trở lại cái ban đầu để cho con làm lại một cái đoạn mười hơi thở nữa, hiểu không? Rồi bắt đầu con trở lại ban đầu nữa để cho nó tập trung nó gom lại kỹ lưỡng hơn, cách thức mà làm như vậy gọi là nhiệt tâm tu tập. Còn con làm biếng: “Thôi, bây giờ cứ hít thở, hít thở. Thôi, đừng có tác ý làm chi cho mệt quá vậy! Thôi cứ để hít thở, hít thở”. Đó là con không nhiệt tâm.

(22:26) Tu sĩ Nguyên Tánh: Kính bạch Thầy, chẳng hạn con nhiếp được mười hơi thở rồi thì thời gian bao nhiêu con có thể nâng lên? Chẳng hạn mười lăm hay hai mươi hơi, thì bao giờ nâng lên, để từ mười hơi đó thì nâng lên hay khi nào?

Trưởng lão: Bởi vì cái đồng hồ kia nó chưa báo hết giờ thì con cứ nâng hoài cho đến đúng ba mươi phút con mới xả nghỉ. Con hiểu?

Bởi vì con cho rằng mình tu ba mươi phút thì mình cứ tu làm sao mà ba mươi, cho nó đúng ba mươi phút thôi, rồi mình mới nghỉ. Mà chưa có ba mươi phút thì cứ tăng hoài, tăng hoài. Cứ mười hơi thở rồi thì đi một cái vòng tác ý trở lại, rồi dẫn nó, nhiệt tâm cho nó đúng ba mươi phút kia kìa, đặng nhiếp tâm cho nó suốt ba mươi phút, chứ không phải là tới mười phút này thôi nghỉ! Không phải.

Còn cái mà con thiếu căn bản hoặc là con thiếu cái sự gì đó thì sau này Thầy kiểm tra lại cái phương pháp mà dẫn tâm mà tu không đúng rồi, Thầy mới chuẩn bị cho con cách thức phải tu tập như thế nào, thế nào? Khoảng thời gian cho con mười phút hay năm phút là tại vì cái sức của con, cái năng lượng của con nó không có đủ sức mà để kéo dài ba mươi phút. Thầy sẽ cho con tu mười phút hay năm phút thôi, con hiểu không? Đặng con nghỉ để cho nó phục hồi trở lại rồi mới tu nữa. Còn bây giờ con đủ sức cái cho ba mươi phút liền, cho nó nhanh chứ còn không khéo cho con ngắn quá con ngồi chơi không là uổng! Hiểu không?

Tu sĩ Nguyên Tánh: Dạ vâng!

6. ĐI KINH HÀNH PHÁ HÔN TRẦM THÙY MIÊN

(23:43) Tu sinh 5: Thưa Thầy, cho con xin được hỏi. Đó là cái thời khuya, hai, ba giờ khuya con ngồi thì nó thường hay bị hôn tịch, như vậy thì con phải làm cái pháp nào?

Trưởng lão: Ờ dễ lắm! Nó hôn trầm, hôn tịch như vậy đó, thì con đứng dậy đi kinh hành. Đi tập trung dưới bước đi con, nó cũng như cái hơi thở con vậy thôi! Bởi vì con ngồi đây mà con hít thở thì con bị hôn trầm, thùy miên chứ gì? Đứng dậy đi, thì con mượn cái bước đi con đi thì nó sẽ hết. Và đồng thời muốn phá nó được thì con bước đi mười bước con ngồi xuống hít thở năm hơi thở đứng dậy: “Cho mày đứng lên, đứng xuống riết tao cho mày ngủ?!:

Đó, còn con đi luôn luôn coi chừng vừa đi mà vừa ngủ đó. Còn con ngồi xuống, mới có mười bước thì nó chưa có ngủ kịp đâu, ngồi xuống cái bắt đầu hít thở năm hơi thở nó chưa có kịp ngủ đâu thì đứng dậy rồi, riết một hơi cái con buồn ngủ nó chạy mất hà. Đó là cái phương pháp để phá cái hôn trầm, thùy miên nó có sẵn cho mấy con. Còn khi không bây giờ mấy con áp dụng cái đó tu chi cho mất công?! Buồn ngủ rồi mới tu nó, con hiểu chưa? Rồi.

7. TẬP SỨC ĐỊNH TĨNH ĐỂ LÀM BÀI XẢ TÂM

(24:50) Tu sinh 5: Con hỏi thêm Thầy là, sau khi con ngồi con xả ra rồi con làm bài tập liền có bị ức chế tâm không?

Trưởng lão: Không! Con xả ra rồi con đọc, con làm những cái bài vở để triển khai cái tri kiến về vấn đề Đạo Đức, Giới luật - Đức hạnh đều là tốt, không có gì hết. Bây giờ giai đoạn này đâu có phải ức chế tâm đâu mà sợ, mà đây là cái giai đoạn mình đang học giới để áp dụng vào cái Tứ Chánh Cần. Còn mình tu tập đây là cái sức định tĩnh của mình để nó bình tĩnh để áp dụng vào cái sự Xả tâm, con hiểu không? Cái phương pháp này nó áp dụng cho một cái nhóm Tứ Chánh Cần của nó mà, chứ nó không phải là Tứ Niệm Xứ đâu! Nó chưa tới.

(25:24) Tu sinh Thiện Tâm: Thầy trong cái thời gian một tuần đây là ở nhà lo tập luyện, hay có phải lên lớp học nữa không Thầy?

Trưởng lão: Lên lớp học chứ, cũng đều đặn học, rồi tập luyện. Hễ học xong rồi về thất thì lo tập luyện, rồi làm bài, cũng làm như thường hết! Nhưng mà cái giờ nào, buổi tối, buổi khuya đó thì tập luyện, nhưng mà một tuần lễ Thầy kiểm lại à.

Tu sinh Thiện Tâm: Thưa Thầy, cho con hỏi cái buổi chiều, có thể là mình lên lớp từ hai giờ rưỡi đến bốn rưỡi được không Thầy?

Trưởng lão: Được! Không có sao hết, cứ tới giờ đó đến lớp, không có gì đâu con!

Tu sinh Thiện Tâm: Tại vì nó hai giờ cái thời gian ngủ bị giảm lại, tối nó hôn trầm Thầy.

Trưởng lão: Hôn trầm thì có pháp lôi dập đầu nó xuống chứ gì mình sợ! Có gì sợ! Không có lo ham ngủ chuyện đó đâu! Tao cho mày còn xương da chứ ở đó ngủ!

Tu sinh 6: Kính thưa Trưởng lão, dùng pháp Thầy?

Trưởng lão: Thì Thầy nói, có phương pháp phá hôn trầm thùy miên thì mấy con đừng có sợ! Bây giờ thức hai giờ mà, nếu mà trong khi mình vô mà ngồi học mà ngủ gục: “Tao đi kinh hành cái kiểu này thì cho mày gục. Tao cũng đập mày luôn chứ không phải…​” Bắt hết cả lớp đi ra đi kinh hành cái kiểu này. Phá!

(26:28) Tu sĩ Nguyên Tánh: Kính bạch Thầy là Thầy cho con hỏi cái chỗ: chẳng hạn như giải trình án rồi thì con có làm nhiều lần rồi thì bây giờ con để thời gian đó con tu. Con định, Thầy có bảo con làm đáp án cho Thầy rồi con giải trình án thì con làm xong xuôi con có thể làm…​?

Trưởng lão: Giải trình án rồi thì thôi, khi nào mà Thầy cho làm bài thì con sẽ làm. Làm bài để cho mình triển khai cái tri kiến của mình để phần này là phần chính của nó rồi. Cái ý thức của mình nó phải tri kiến giải thoát mà, phải triển khai, để áp dụng vào cái sức tỉnh thức. Mà, cái sức tỉnh thức này trong lúc mà Thầy kiềm cho mấy con để áp dụng và cái bài pháp này để mà xả tâm chứ chưa phải đi vào thiền định gì hết đâu! Cho nên vì vậy mà vừa cái thời gian mà rảnh thì tu tập cái này, tu tập nhiếp tâm để định tỉnh.

Rồi vừa cái thời gian để mà triển khai cái tri kiến của mình, để học các cái Giới luật - Đức hạnh. Mấy con phải học nhiều chứ! Mấy con nghe học nhiều cái sợ à? Học nhiều càng ham chứ sao lại học nhiều lại sợ!

Hôn trầm thùy miên nó lười biếng mà, thay vì học trò nó ham học nó phải thức nó học bài chứ gì! Nó phải uống cà phê đồ, ở đây cấm bặt không có cho uống cà phê đâu! Mà ngủ thì ta có phương pháp mười bước đi kinh hành, năm hơi thở ngồi lên đứng xuống thì nó phải, nó làm sao nó ngủ được. Cho nên mình có pháp.

Giờ giấc bây giờ mấy con phải tập trung vào trong cái sự tu tập của mấy con chứ không có được lơ là, lơi lỏng nữa, không có bỏ phí nữa. Cho nên vừa học, vừa làm bài, mà vừa tu tập để rồi Thầy còn kiểm tra chứ. Còn không khéo Thầy cho mấy con xuống cái lớp ở dưới thấp để cho mấy con ngồi đó chơi, cho có thời gian học thôi. Thì như vậy bây giờ đó, vừa học vừa tu tập tỉnh thức đàng hoàng. Hai bên này phải lo chứ không phải lười biếng, để còn ham ngủ nữa. Coi như là ngày đêm chỉ ngủ tiếng đồng hồ thôi, không có được ngủ nhiều. Ngủ ít vậy đó mới được, chứ ngủ nhiều là mấy con chết đó! Lúc này là lúc không có được ngủ nhiều. Hiểu chưa?

8. TÁC Ý CHO HƠI THỞ NHANH HƠN CHO CÁNH TAY VÀ BƯỚC ĐI

(28:23) Cư sĩ Hiển: Dạ, thưa Trưởng lão cho con hỏi thăm để khỏi lộn cái pháp hồi nãy Trưởng lão dạy, là nếu mà tập hít thở để mà tập Nhiếp Tâm thì tác ý liền tại vì con hiểu là ngưng giữa cái hít và cái thở vậy đó Trưởng lão có dạy là: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì bình thường mình hít nhưng nếu như có niệm, thì mình gắn vào những câu là hít, cái lệnh “hít” rồi mình hít rồi, nhắc vậy bắt đầu lệnh “thở” là nó thở.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là cái hơi thở của con nó liên tục lắm, hít vô thở ra liền, thì cái tiếng mà tác ý của con nó vẫn tác ý liền: “Hít vô, hít” thì nó hít vô, cái bắt đầu “thở” thì mình cũng tác ý ngầm ở trong cái đầu của mình nó nhanh, mà con phát ra cái âm thanh con nói thì nó chậm hơn.

Cư sĩ Hiển: Dạ, còn cái mà đưa tay như hôm bữa Trưởng lão có dạy con thì chẳng hạn như con tác ý: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra”, thì khi con đưa hết rồi con mới tác ý “đưa tay vô”, đưa tay vô. Là giữa hai cái đó khác nhau chỗ đó thôi?

Trưởng lão: Khác nhau chỗ đó con. Cái hơi thở thì khác nhau đó. (Dạ) Bởi vì hơi thở ra, hơi thở vô nó là 1 Tức nó khác. Cho nên con tác ý mà rời ra thì không được về hơi thở. Nhưng mà cánh tay thì được, cái chân con bước đi thì con tác ý từng bước được, mà cái hơi thở thì tác ý như vậy không được. Đó, phải nhớ kỹ cái chỗ này! Tu cái nào nó ra cái nấy, chứ mà tập trật một cái là nó bệnh đó.

Phải không, mấy con thấy chưa? Hiểu chưa?

(29:42) Cho nên vì vậy mà về tập, vừa tập phải nỗ lực, hôm nay là phải phá hôn trầm chứ không có được còn mà nói: “Ờ, để tôi ngủ cho nó lấy sức khỏe tôi lại, đặng tôi tu cho tốt” thì cái này không được nữa! “Kỳ này tao cho tụi bay chết hết chứ ở đó!”.

Bây giờ là cái lớp mà có thể nói là chúng ta bắt đầu để chúng ta thực hiện được cái sự làm chủ thì nỗ lực thực hiện tận cùng để từng phá cái hôn trầm thùy miên, trong khi mình tăng lên cái sức tu tập của mình, cái thời gian tăng lên thì cái sự hôn trầm thùy miên nó lộ mặt nó ra, nó nhiều để cho mình đánh nó. Đặng cho mình siêng năng mình đánh. Chứ còn có mình ngủ nhiều quá, mình không thấy mặt của nó thì mình lấy đâu mình đánh. Mục đích của mình ở đây là phải cho giặc nó hiện ra cái tướng của nó. Mà mình sử dụng pháp tu là nó phải lộ mặt ra. Cũng như mình chọc hang nó phải ra để mình đánh nó thôi. Còn hôm rày mình đâu có chọc hang nó cho nên nó đâu có ra, cho nên vì vậy mà mình cứ ngủ thả cửa.

(30:35) Cho nên ở đây tu tập là phải thật sự tu. Thầy nói quyết định đi cho tới cuối cùng để tiếng nói của mình mà, cha mẹ về nói hay hoặc vợ con nói: “Tu gì mà tới nay tôi thấy cũng luộm thuộm vậy à? Cũng chẳng ra gì hết!”. Còn bây giờ mình về hồi cha mẹ hay là vợ con nó nói: “Chưa chắc luộm thuộm đâu nhe, bệnh đau tôi đuổi, khỏi đi nhà thương đó!”Rõ ràng tôi làm chủ được mà. Bây giờ tôi muốn chết hồi nào chết, tôi muốn sống hồi nào sống, mấy người không tin tôi tịnh chỉ hơi thở tôi ngồi đây cho mấy người xem coi tôi chết được không?! Lo mà chôn đi nhe, đừng có nói chuyện”. Đó thì mấy con tu như vậy để làm cho gia đình: “Trời ơi! Sao đi tu có mấy tháng mà đi về ngon lành như vậy?! Thôi, để cả nhà mình đi hết, để đỡ tốn tiền thuốc.”

9. TU THEO ĐẶC TƯỚNG TÁC Ý ĐUỔI TRẠNG THÁI TƯỞNG

(31:21) Tu sinh Gia Khánh: Dạ, kính thưa Thầy, cho con hỏi như con rồi tu tập thời gian bao nhiêu phút rồi mình nghỉ, rồi tu nửa tiếng đó rồi ngưng?

Trưởng lão: Trong nửa tiếng con chỉ tập mười phút mà thôi, không có tập hơn được. Phải không, cái sức của con, cái đặc tướng của con.

Rồi bắt đầu bây giờ trong cái thời gian này mấy con tập luyện ba mươi phút đi, rồi tới chừng đó Thầy sẽ sắp xếp cho mấy con mười phút hay năm phút. Thì sau khi mấy con tập, mấy con dụng cái pháp này rồi, mới biết được cái sự mà xảy ra cho mấy con như thế nào? Thầy mới đưa cho mấy con thấy, đây là cụ thể cái đặc tướng của mấy con. Chứ bây giờ Thầy chỉ điểm, ờ mấy con phải tu năm phút, người kia tu mười phút, mấy con không tin đâu!

Nhưng mà mấy con cứ tu tập ba mươi phút đi rồi Thầy chỉ cho mấy con sẽ thấy là mấy con tu vậy không có được, ba mươi phút không được, thì tu phải mười phút. Như vậy là cái đặc tướng của con như vậy.

Cũng như bây giờ con đứng lên hỏi, Thầy nói con mười phút, nhưng mà Thầy biết là ba mươi phút con sẽ bị đó, phải không? Cho nên vậy đó Thầy bảo con. Nhưng mà bây giờ Thầy không dạy chung chung như vậy đâu, mà Thầy căn cứ vào cái cụ thể của mấy con tập luyện mà xảy ra Thầy mới dạy, dạy cho mấy con tu đúng cái căn bản, đúng cái sức lực của mấy con. Như vậy nó mới có hợp với mấy con mới được. Nó đâu phải là dạy chung chung đâu mấy con. Từ mọi người đều có cái đặc tướng riêng của mấy con, cái sự nhiếp tâm nó cũng có sự riêng biệt của mấy con. Có người nhiếp được mà có người nhiếp không, có người nhiệt tâm làm được mà có người làm một hơi nghe nó mệt nhọc quá trời quá đất như thế này, nó muốn điên đầu tui nè. Thì như vậy là phải như thế nào chứ đâu phải để cho mấy con bắt buộc mấy con làm như mọi người, giống nhau được sao?!

(32:52) Tu sinh Gia Khánh: Kính thưa Thầy, khi mà có phát hiện là cái trạng thái Tưởng, nước miếng ngọt, hoặc trào nước miếng đó Thầy, cũng tác ý đuổi đi luôn?

Trưởng lão: Cũng đuổi đi hết! Tất cả mọi cái gì đó đều là bị tưởng hết hà con. Thay vì thấy nó xuất phát nước miếng ngọt, tưởng là Cam Lồ đó, cứ ngồi đó nuốt nước miếng không là nguy hiểm. Nó trật rồi! Cho nên vì vậy mà nó tác ý: “Mày không có được sanh ra. Nước miếng này phải bình thường chứ, tại sao nước miếng bây giờ như nước đường vậy?” Cho nên phải tác ý xả đi, không có chấp nhận. Con hiểu không?

(33:24) Cư sĩ Hiển: Dạ, Trưởng lão, cho con hỏi thăm nữa là mấy hôm nay ở nhà con tập thì là một cánh tay đưa ra vào thì con thấy nó không có niệm gì. Nhưng hôm trước Trưởng lão dạy mà con nghe chưa kỹ, nghe chưa rõ nên cho con hỏi. Là sau khi con đưa vào và đưa ra, tác ý rồi bắt đầu mới làm một lần, thì hết một lần là con xả nghỉ vài phút rồi con làm lại. Hay là con lại bắt đầu làm tiếp lại từ đầu? Con chưa hiểu được là xả nghỉ hai, ba phút rồi mới tập lại hay là mới được một lần mà tâm không có niệm thì bắt đầu tập tiếp lại?

Trưởng lão: Không. Bây giờ con tập không có niệm rồi con nghỉ. Rồi con bắt đầu trở lại con tập như lúc đầu trở lại, cũng thí dụ như năm lần đưa tay ra vô rồi con nghỉ, con tập trở lại. Cứ như vậy để cho nó thuần thục suốt trong cái thời gian ba mươi phút. Vừa tập vừa nghỉ. (Vừa tập vừa nghỉ) Vừa tập vừa nghỉ trong ba mươi phút, mà được rồi thì Thầy mới cho tăng lên hay không tăng lên, chứ con đừng có tăng bậy.

Cư sĩ Hiển: Dạ, mà trong lúc con nghỉ ngơi thì con vẫn ngồi như vậy hay là thí dụ con duỗi chân ra như thế này?

Trưởng lão: Nếu mà nó không có mỏi tê gì đó thì con cứ ngồi bình thường. Mà bây giờ nó có tê thì con cứ duỗi ra ngồi nghỉ. Thì bây giờ nó tê nhức ở đây thì duỗi ra cho nó thoải mái một chút đi, rồi cái bắt đầu trở lại tu thì co lại có sao đâu. (Dạ) Chứ không có gì đâu. (Cám ơn Thầy)

Thì rồi há mấy con. Xong rồi, có gì không? Con hỏi Thầy đi?

Tu sinh 10: Kính thưa Trưởng lão cho con hỏi

Trưởng lão: Để Thầy còn qua bên kia Thầy thăm các ấy nữa.

(34:54) Tu sinh 10: Con tập như kinh hành mười bước và ngồi xuống thở năm hơi thở ra vô thì lúc cái hơi thở thứ năm mà cuối cùng con thở ra thì nó đã bị hôn trầm.

Trưởng lão: Hôn trầm vậy thì đứng lên đi kinh hành, có vậy thôi, không có sợ!

Bởi vì khi mà mình thở ra rồi mà mình thấy cái sức tỉnh của nó đã mờ rồi, bây giờ con tiếp tục nữa là con bị hôn trầm nó đánh vô đó. (Dạ) Tốt hơn là xả luôn cái hơi thở này ra, đứng dậy đi kinh hành, tập trung trong bước đi. Mình tập trung trong bước đi thì cũng như là con hít thở chứ có gì đâu. Nhưng mà hôn trầm nó đánh vô không được, con hiểu không? (Dạ)

Đó, mình phải biết linh động và thay đổi cái phương pháp để đối phó với cái hiện tượng của nó đang đánh mình thì con sẽ thắng trận, phải không?

Rồi bây giờ còn ai hỏi gì nữa không? Hết rồi, phải không con? (Bây giờ không hỏi nữa!) Thôi bữa khác hỏi. (Cái thời gian Thầy …​) Rồi cứ tập đi rồi sẽ hỏi.

Các con nhớ kỹ, đây là cái pháp Dẫn đó. Để không mấy con tu lung tung đủ thứ mà không biết dẫn tâm làm sao cho đúng đó. Rồi phải không? Rồi kỳ sau đó, mà Thầy kiểm tra trở lại một lần nữa là dạy cho mấy con tu ngay đặc tướng của mấy con. Phải tu theo đặc tướng của mình chứ không tu theo đặc tướng của mình thì mấy con bị ức chế tâm quá nhiều, không được! Hao năng lượng nhiều thì nó lại bị hôn trầm thùy miên nhiều, thì nó không tốt. Thôi, Thầy ra mấy con.

HẾT BĂNG