LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 11
QUAN TRỌNG NHẤT LÀ HỌC ĐỂ XẢ TÂM
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Người nghe: Tu Sinh Nam (Lớp Tăng 2)
Thời gian: 24/02/2008
Thời lượng: [33:23]
Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo
Số lượng: 65 pháp âm
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/lop-ngu-gioi-nang-cao-11-quan-trong-nhat-la-hoc-de-xa-tam.mp3
(00:01) Trưởng lão: Về xả tâm, mấy con lắng nghe Thầy nói. Con ngồi tại chỗ đi, không biết Thầy nói ngoài đó mấy con nghe không không biết? Có không con?
Tu sinh: Dạ, nghe được!
(00:12) Trưởng lão: Cái quan trọng nhất là trong khi tu tập đó, là cái vấn đề đối với cái sự mình xả tâm đó thì nó rất là quan trọng! Cho nên vì vậy mình học cái Giới luật và Đức hạnh là cái chính.
Bởi vì cái xả tâm như vậy nó không có đủ cái lực, cái định lực, cho nên chúng ta hiểu biết nhưng mà khi cái người nào mà nói trái ý chúng ta, hoặc nói oan ức chúng ta, thì chúng ta sanh ra chúng ta tức giận liền, cho nên chúng ta chưa đủ mà cái sức định tĩnh ở trong tâm của chúng ta. Cho nên do đó chúng ta phải tập tỉnh giác, tỉnh thức. Nếu không có tu tập tỉnh thức, thì chúng ta không có đủ cái sức bình tĩnh trước các ác pháp nó tác động vào tâm chúng ta rất mạnh.
Cái mục đích chúng ta ở đây không phải là chúng ta tu thiền định gì cả hết, mà chúng ta tu tập để cho cái sức định tĩnh của chúng ta, bình tĩnh của chúng ta trước các ác pháp tác động vào tâm chúng ta mà chúng ta không dao động, không sân, không phiền não, không tham trước các cái đối tượng nó làm chúng ta sanh ra cái tâm tham muốn mà chúng ta bình tĩnh, chúng ta không có khởi cái lòng ham muốn đó.
(01:23) Do đó, muốn được như vậy thì chúng ta có hai phần: Một cái phần triển khai cái tri kiến, cái sự hiểu biết của chúng ta, mà Đức Phật đã dạy “những gì thông suốt cần thông suốt”. Cho nên đầu tiên chúng ta vào đạo Phật, chúng ta cái gì mà cần thông suốt thì thông suốt, còn cái gì mà thông suốt nhưng mênh mông mà nó không có quan trọng thì chúng ta không cần thông suốt cái điều đó. Cho nên chúng ta cần thông suốt những điều mà chúng ta cần thông suốt, đó là thông suốt Giới luật và Đức hạnh.
Để làm gì? Giới luật và Đức hạnh nó là thiện pháp. Cho nên, nó chuyển được cái nhân quả ác của chúng ta, nó làm cho chúng ta đem lại sự bình an cho chúng ta. Cho nên Đức Phật nói: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”, thấy cái sự giải thoát liền khi mà chúng ta chấp nhận nó, thì chúng ta sống một đời sống đạo đức thì ngay đó chúng ta đã tìm thấy được cái sự giải thoát. Chứ không phải tu một năm, hai năm, năm năm, mười năm chúng ta mới thấy được cái sự giải thoát, không phải! Ở đây, ngay liền tức khắc là chúng ta đã thấy liền.
(02:21) Cho nên, chúng ta phải thấy được cái con đường tu tập của chúng ta, đầu tiên đó là phải học cho thông suốt những Giới luật, Đức hạnh. Nhưng Giới luật Đức hạnh mà thông suốt như vậy, cái tri kiến chúng ta chưa đủ cái sức định tĩnh, bình tĩnh trước các ác pháp tác động rất mạnh, nó làm cho tâm chúng ta dễ phiền não, sân hận. Do đó, muốn cho tâm chúng ta nó không sân hận, không phiền não, thì chúng ta phải tu tập cái sức định tĩnh.
Mà muốn tu tập được cái sức định tĩnh thì phải nhiếp tâm và an trú. Mà nhiếp tâm và an trú không được thì cái sức định tĩnh của chúng ta không có. Mà muốn cho được cái sức định tĩnh, muốn tu tập cho nhiếp tâm và an trú để được sức định tĩnh thì cái thân phải ngồi bất động, ngồi ngay thẳng hẳn hòi, chứ không được ngồi xiên xẹo, không được ngồi nhúc nhích. Bởi vì khi mà cái thân nó bị động, thì cái tâm nó làm sao nó định tĩnh được. Cho nên mình ngồi bất động, ngồi với cái tư thế nào, bất kỳ trong cái tư thế nào thì phải ngồi giữ trong cái khoảng thời gian mà tu tập để tập cho được cái tâm định tĩnh của chúng ta, cái sức định tĩnh của chúng ta, thì phải giữ cái thân bất động.
Và cái thân ngồi ngay thẳng thì nó dễ kéo dài cái thời gian, còn cái thân mà giữ như thế này thì lâu ngày cái thời gian mà kéo dài ra thì chúng ta sẽ ngã, cũng như cúi như vầy thì nó sẽ chúi xuống. Còn chúng ta giữ cho nó thẳng thì nó luôn luôn nó giữ cái đà thẳng như vậy thì nó sẽ không sanh ra các cái trạng thái Tưởng. Nghiêng như vầy mà đến cái mức độ mà nghiêng đến cái mức độ mà nó sẽ sanh Tưởng, thì chúng ta hễ nghiêng là nó sẽ bị nghiêng.
Cho nên khi mà Thầy sửa các con, cái cổ mà nghiêng cúi quá Thầy sửa lại, hoặc là cái nghiêng, cái cổ nghiêng, cổ cúi xuống hoặc là ngửa lên quá. Do đó, mấy con lưu ý những cái phần đó để mà sửa cái thân của mình cho nó ngay thẳng. Để không khéo khi mà nó định tĩnh, mà nó định tĩnh nó được đi vào mà cái thân nó bị xiên xẹo, là nó bị ngã qua một cái phía của nó đang nghiêng. Cũng như cái người mà ngồi mà cúi như thế này thì nó sẽ cúi xuống sát như thế này. Khi mà nó yên tịnh, nó an trú thì nó sẽ cúi sát, nó không thể nào làm sao tránh khỏi. Bởi vì chúng ta phải còn đi xa trên con đường định tĩnh chứ đâu phải định tĩnh trong một vài phút, một vài giây hay hoặc ba mươi phút.
(04:50) Hồi nãy là Thầy chỉ thử sức mấy con là trong vòng ba mươi phút mà thôi, chứ chưa phải một giờ. Nhưng mà ba mươi phút Thầy thấy cái thân của mấy con có nhiều người bị rung động, bị dao động, cứ một lúc lại lúc lắc một cái, lúc lắc một cái. Do đó, thì cái thân nó chưa có được định tĩnh, thì cái tâm nó làm sao nó tỉnh được. Cho nên chúng ta phải biết cách thức rõ ràng, cố gắng giữ thân. Muốn được cho mình ngồi ngay thẳng, thì ít ra phải có một người, người ta đến người ta xem xét người ta giữ, giúp cho mình sửa. Và khi mà sửa thì mình nó quen rồi thì nó rất khó mấy con, khi mà nó nghiêng qua như thế này, mà khi mà sửa ngay rồi một hơi nghe nó mỏi, khi sửa lại ngay thì nó mỏi, nghiêng qua thì nó không mỏi. Nhưng mà để khi tâm chúng ta lặng được nhiếp tâm và an trú thì nó lại nghiêng hơn, nó lại ngã nghiêng hơn.
Cho nên, cố gắng để sửa lại. Những người mà bị cái tật đã quen rồi nó nghiêng nghiêng vậy đó, là sửa lại lát nó cũng nghiêng theo cái chiều đó nữa. Và như vậy cố gắng mình phải biết rằng cái hướng đó là cái hướng nó không đúng, cho nên vì vậy mình cố gắng tập luyện thân ngồi ngay thẳng lại.
(06:06) Rồi cái thứ hai nữa cách Nhiếp Tâm. Ở đây nhiếp tâm thường là chúng ta đã lầm, đã lầm từ xưa đến giờ chứ không phải riêng mới bây giờ chúng ta đã lầm. Cái nhiếp tâm của đạo Phật là cái phương pháp dẫn vào nhiếp chớ không phải để ngồi im lặng để hết vọng tưởng.
Cũng như bây giờ mấy con ngồi mấy con nương vào cái gì? Vào cái hơi thở. Mấy con nương vào cái hơi thở gọi là mấy con nương vào cái Thân Hành Nội, chứ không phải mấy con tu tập Định Niệm Hơi Thở, không phải tu hơi thở.
Mà cái Thân Hành Nội là cái hơi thở, bây giờ mình nương vào cái hơi thở để cho mình nhiếp tâm, chứ không phải tu Định Niệm Hơi Thở. Bởi vì Định Niệm Hơi Thở nó mười chín cái đề mục của đạo Phật. Cho nên cái phương pháp Định Niệm Hơi Thở có mười chín cái đề mục, mười chín cái phương pháp tu tập đó để luyện cái Thần lực, chứ không phải để cho mấy con tu tập hơi thở để mấy con vào định. Cho nên, người ta hiểu sai về cái hơi thở, cho nên người ta tập luyện hơi thở một cách rất lệch lạc.
Do đó, người ta chỉ biết hít vô - thở ra rồi hít vô dài - thở ra ngắn, có bây nhiêu đó thôi chứ họ không biết tới nữa. Bao nhiêu cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở không biết tu đến mấy cái đề mục khác họ không biết cách thức nào nữa, mà chỉ có nhiếp tâm để cho cái tâm của mình nó theo cái hơi thở đó thôi. Không ngờ là mình dùng cái hơi thở đó để mình ức chế cái tâm của mình không có niệm khởi trong ý thức. Đó là cái sai!
(7:34) Bây giờ Thầy định nghĩa cho mấy con thấy cái chỗ nào gọi là ý thức và cái chỗ nào gọi là tâm. Thường thường mấy con nghe cái tâm, mà không biết cái tâm mình là cái nào?
Đây Thầy nói cho mấy con biết. Cái danh từ gọi cái tâm là gọi khi mà cái Sắc thức của chúng ta, cái Sắc bởi vì thân của chúng ta là thân ngũ uẩn, năm uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Nhưng mà cái Sắc thân của chúng ta là cái thân tứ đại này thì trong cái thân tứ đại nó gồm có sáu cái thức. Nó gồm có sáu cái thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, gồm có sáu cái thức của chúng ta, phải không?
Sáu cái thức này nó gồm lại nó mới gọi là cái Tâm. Chứ không phải là cái Tâm nó riêng. Các con hiểu cái danh từ mà gọi Tâm là nó gồm có sáu cái thức của cái Sắc uẩn.
Còn cái Tưởng thức là cái thứ gì? Đó con thấy không? Rồi cái Thức uẩn nữa. Những cái đó là nó nằm ở trong cái thân ngũ uẩn của chúng ta. Riêng có cái Sắc uẩn, cái Sắc uẩn của chúng ta là cái thân tứ đại này, nó đã gồm sáu cái thức rồi.
Nhãn thức: cái biết của con mắt. Nhĩ thức: cái biết của cái lỗ tai, đó là một cái thức của lỗ tai, cái sự hoạt động của thần kinh về lỗ tai, nó làm cho cái lỗ tai nghe đó mà phân biệt được cái âm thanh đó là tiếng con gà gáy, tiếng con chim hót, tiếng con chó sủa. Các con hiểu chưa? Đó là cái Nhĩ thức của chúng ta, nó rõ ràng mà chứ đâu… nhưng mà sáu cái thức này nó mới gom lại, nó mới gọi là cái Tâm của chúng ta. Các con định nghĩa được cái Tâm chưa? Chứ để không khéo không biết cái Tâm tôi nó cũng biết, mà không biết cái Tâm tôi nó nằm ở chỗ nào. Cái Tâm nó gồm có sáu cái biết ở trong đó.
Còn nói bây giờ Ý thức là cái ý của chúng ta đang tư duy, suy nghĩ, đó là Ý thức.
(09:27) Còn bây giờ mình ngồi mình tu, mình nhiếp tâm ở trong cái hơi thở để cho cái biết của mình nó biết về cái hơi thở như vậy đó, cái ý thức của mình nó biết về hơi thở, nhưng thỉnh thoảng nó lại xẹt ra một cái niệm, tự động nó xẹt ra một cái niệm, nó nghĩ ngợi. Nếu mà mình thiếu cái sức tỉnh thì nó phóng ra một cái, nó dẫn mình đi một đoạn, mình quên đi, một lúc sau mình mới nhớ. Tức là cái sức tỉnh giác, tỉnh thức của mình ít, thiếu. Cho nên vì vậy nó mới lôi mình. Còn nó nhanh, nó có cái sức tỉnh của nó, thì nó nhá ra thì mình biết liền, biết liền cái niệm nó dừng lại liền.
(10:02) Còn trái lại cái tu theo đạo Phật thì người ta không phải vậy, người ta có cái phương pháp để dẫn cái tâm của chúng ta nhiếp vào cái hơi thở, tức là nhiếp vào cái Thân Hành, Thân Hành Nội.
Bây giờ, chúng ta không dùng cái hơi thở mà chúng ta dùng cánh tay chúng ta đưa ra, đưa vô là Thân Hành Ngoại. Chúng ta cũng nhiếp tâm ở trong cánh tay chúng ta, cũng như chúng ta nhiếp trong cái hơi thở, chứ không phải chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở như hồi nãy Thầy nói.
Mấy con hiện giờ tu không phải là tu hơi thở đâu, mà tu Thân Hành Nội để chúng ta tập cái sức tỉnh thức. Để nó hỗ trợ cho cái sự xả tâm của chúng ta bằng cái tri kiến, bằng cái ý thức hiểu biết Giới luật Đức hạnh, để đem lại cái sự bình an cho mình, đem lại cái sự bình an cho người khác, bằng cái sức định tĩnh, bằng cái sự hiểu biết của ý thức của chúng ta. Hoàn toàn cái vấn đề này nằm ở trong cái Sắc uẩn, chứ chúng ta không có dùng Tưởng đâu.
Còn bây giờ mà chúng ta cứ sử dụng cái hơi thở, hoặc là một cái bước đi của chúng ta để mà chúng ta nhiếp tâm cho đừng có vọng tưởng, cố gắng tập trung cho đừng vọng tưởng, thì cái Ý thức của chúng ta nó bị ngưng đi, thì cái Tưởng thức nó sẽ hoạt động. Nó làm cho chúng ta thấy, chẳng hạn bây giờ mấy con đang ngồi nhiếp tâm, biết hơi thở ra biết hơi thở vô, bây giờ cố gắng tập trung trong hơi thở biết ra vô, thì chúng ta cảm thấy khi mà nó không có một niệm nào khởi, cảm thấy cái thân của chúng ta nó an lạc vô cùng, thì các con bị Xúc Tưởng Hỷ Lạc.
Còn cái người tu theo đạo Phật muốn cho thân tâm này được an trú, được an lạc, thì người ta có phương pháp người ta dẫn nó vào an lạc do cái sự chỉ huy, điều động cho nó an lạc chứ không phải tự động nó nhào vô. Cũng như mấy con nghĩ, khi mà chúng ta ngồi tu như thế này mà thở ra thở vô, thở ra thở vô, bây giờ mấy con dừng lại mấy con: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, như vậy là tôi cứ tác ý như vậy là động sao? Để tôi biết ra vô như thế này cái tâm không động. Không!
Ở đây chúng tôi làm chủ chứ không phải là cái niệm mà tác ý hít vô thở ra này là tự nó phóng ra đâu. Chúng tôi có chủ động. Bây giờ chúng tôi đếm mười lần hơi thở của chúng tôi, rồi chúng tôi tác ý, thí dụ như bây giờ Thầy hít vô thở ra, Thầy đếm đúng mười thì Thầy tác ý. Thầy chủ động Thầy điều khiển nó, tức là Thầy chủ động Thầy dẫn tâm Thầy vào cái hơi thở, vào cái sự Nhiếp Tâm.
(12:30) Cho nên Đức Phật nói: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý làm chủ các pháp”, tức là nó tạo tác, ý dẫn đầu các pháp, nó dẫn vào. Nếu mà chúng ta dẫn vào cái pháp ác thì nó làm cho chúng ta đau khổ. Mà chúng ta dẫn nó vào cái pháp thiện, thì nó sẽ đem đến sự bình an cho chúng ta. Các con thấy quá rõ ràng mà.
Cho nên bây giờ chúng ta muốn cái gì? Muốn nhiếp tâm, thì chúng ta phải dẫn nó vào thì mấy con sẽ ba mươi phút mấy con dẫn đúng cách thì mấy con sẽ không niệm. Mà mấy con không đúng cách, mấy con ngồi cứ hít thở đi, sẽ có niệm. Nhưng Thầy nói như thế này cho các con thấy, buổi sáng này nó mát trời, mấy con ngồi thì mấy con thấy nhiếp tâm tốt. Nhưng mà buổi trưa trời nóng, mấy con nhiếp tâm không tốt. “Sao tôi lại buổi sáng tôi lại nhiếp không niệm? Mà buổi trưa tôi lại nhiếp có niệm, tại sao vậy? Hay hoặc buổi chiều tôi nhiếp không niệm, mà buổi tối tôi lại nhiếp có niệm? Cũng như giờ này tôi nhiếp không buồn ngủ, mà sao giờ khác tôi lại nhiếp buồn ngủ, có hôn trầm thùy miên?”.
Thì các con biết cái thời tiết thay đổi, thì cái cơ thể chúng ta nó cũng theo đó mà cái sự nhiếp tâm của chúng ta hoàn toàn nó không làm chủ. Còn một cái người mà biết phương pháp mà dẫn tâm, thì thời tiết nóng lạnh hay hoặc là như thế nào, khuya sớm chiều tối, như thế nào ở ngoài thay đổi nhưng mà chúng ta dẫn vào thì không bao giờ có niệm xen vào. Bởi vì chúng ta làm chủ. Đạo Phật là đạo làm chủ, mà có phương pháp để dạy chúng ta làm chủ, chứ không phải ngồi để tự nó làm chủ. Các con hiểu?
(14:06) Cho nên ở đây Thầy dạy cho mấy con lưu ý trở lại về vấn đề tu, thứ nhất như hồi nãy Thầy nói: Thân phải ngồi bất động ngay thẳng, hẳn hòi, xem xét coi nếu mà cái đầu của mình nó nghiêng qua như thế này thì cái niệm, cái điểm mà trước mặt để mà nhìn là nó sẽ bị lệch. Cho nên vì vậy mình phải sửa cái cổ mình ngay, cái niệm mà ngay trước mà ngồi như thế này thì mình đặt cái niệm nào ở trước mặt mình cho nó giữa cái nhân trung của mình, mình nhắm cho thẳng hẳn hòi, đàng hoàng, thì mình đặt cái đầu mình không có nghiêng qua nghiêng lại gì được hết.
Phải lưu ý cái vấn đề đó chứ không phải muốn tập thì mình phải nhìn cái điểm, mà mình nhắm ngay là nó sẽ ngay từ cái điểm cái trán của mình, giữa trán của mình với cái điểm đó nó phải ngay thẳng, thì đồng thời mình nhắm cho đàng hoàng rồi thì mình giữ. Nếu mà cúi quá như thế này thì nó sẽ gần, mà ngước quá thì nó sẽ ở xa kia. Cho nên nó vừa thì cái đầu nó không cúi, cần cổ không cúi, cái mặt không cúi xuống, mà nó cũng không ngửa quá. Cho nên vì vậy mà mình nhắm, chứ không khéo thì mình ngồi vầy, mình thấy tuốt đằng kia, tức là cái đầu mình nó sẽ ngửa lên đó. Mà hễ mà thấy nó gần quá tức là cái điểm mà mình chấm ngay giữa trán mình với ở dưới đất mặt sân mình nhìn đó, mà thấy nó gần cái chân mình ngồi quá thì cái đầu mình bị cúi.
Mình lưu ý như vậy để cho mình sửa cái thân của mình nó thẳng thớm, nó không bị ngửa mà nó không bị cúi, mà nó không bị nghiêng qua, nó không bị nghiêng lại. Đó là cách thức điều thân, làm cho cái thân nó ngay thẳng, để làm gì? Để cho chúng ta đi một cái khoảng thời gian dài mà cái thân của chúng ta không bị lệch. Tức là thân lệch nó sẽ làm chúng ta mất cái sự thanh tịnh của tâm, mất cái sự nhiếp tâm của tâm của chúng ta.
Cho nên vì vậy mà nhớ kỹ về vấn đề mà sửa soạn, điều thân của chúng ta, phải ngồi cho nó thẳng, hẳn hòi, hoàn toàn. Chứ không khéo chúng ta không chịu nhắm như vậy, chúng ta không chịu cân như vậy thì cái thân chúng ta bị lệch, và bị lệch thì cái thời gian dài ra, thì chúng ta khó nhiếp tâm lắm chứ không phải dễ!
(16:07) Đến phần thứ hai là cách thức, phương pháp nhiếp tâm, dẫn tâm vào đạo. Cái phương pháp dẫn nó, thì cái phương pháp thì Đức Phật nói Như Lý Tác Ý.
Bây giờ, thí dụ như bây giờ Thầy, đầu tiên Thầy vào, mấy con lưu ý cái vấn đề này: Khi mà thân ngồi yên ổn rồi, thì bắt đầu mình nhắc: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, tức là nhắc mình để chú ý cái hơi thở ra và hơi thở vô, để dẫn cái tâm của mình đi vào, tức là dẫn sáu cái nhóm, mà sáu cái thức này đi vào cái chỗ biết cái đó, chứ nó không riêng gì có một cái ý thức đâu.
Sáu cái thức tức là dẫn cái tâm, là nói sáu cái thức của mình. Vậy thì trong khi đó mình đưa cánh tay ra vô thế này thì con mắt vẫn nhìn mà vẫn cảm nhận được cánh tay đưa ra vô chứ đâu phải không. Nó gom bao nhiêu cái thức của nó trong này chứ đâu phải không. Nếu mà nó phát ra một cái tiếng động thì cái lỗ tai vẫn nghe chứ đâu phải không nghe, các con thấy.
Cho nên thí dụ như bây giờ các con thở mà cái tiếng hơi thở, nó khò khè, thì ít ra cái lỗ tai các con nghe được cái tiếng khò khè chứ. Thì do đó cái tâm của mấy con tập trung ở trong cái, là cái vấn đề tập trung ở trong cái hơi thở, cho nên cái hơi thở động, nhẹ như thế nào thì mấy con cảm nhận đều được hết.
Đó, đó là cách thức mà chúng ta để dẫn nó vào thì chúng ta nhắc: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi mấy con hít vô, thở ra. Tại sao khi mà chúng ta tu tập cánh tay thì chúng ta lại nhắc từng cái đưa ra và từng cái đưa vô? “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” rồi mấy con mới đưa ra, có phải không? “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi mấy con mới đưa vô, phải không?
Còn trái lại sao hơi thở sao không nói: “Hít vô tôi biết tôi hít vô” rồi hít vô rồi, rồi mới nói: “thở ra tôi biết tôi thở ra”, tại sao vậy? Tại vì hơi thở không thể làm cái điều đó được, cho nên chúng ta phải nhắc luôn một loạt: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi mới hít vô, thở ra. Tại sao? Tại vì một hơi thở nó có một cái hơi thở ra và một hơi thở vô. Một hơi thở ra một hơi thở vô thì người ta gọi là Tức. Một Tức là nó có hai hơi thở: hơi thở ra và hơi thở vô, đó là một Tức. Vì vậy mà chúng ta thở một Tức chứ không thể thở nửa Tức.
(18:26) Vì vậy mà tác ý phải tác ý một Tức, chứ không thể thở mà tác ý nửa Tức. Mà nếu tác ý nửa Tức thì buộc lòng khi mấy con tác ý: “hít vô tôi biết tôi hít vô”, rồi mấy con hít vô, thì buộc lòng là mấy con phải nín thở để mà tác ý. Chứ mấy con không nín thở thì mấy con vừa tác ý mà vừa thở thì tới chừng đó mấy con không còn cái thở, thở ra mất rồi. Có phải không?
Mấy con vì bây giờ tôi thở ra, bây giờ: “thở ra tôi biết tôi thở ra”, thì trong khi mình hít vô rồi bây giờ mình mới tác ý. Thì trong khi mình tác ý mà không chịu nín thở thì cái hơi thở ra mình sẽ theo cái câu tác ý mà nó ra. Mà khi nó ra rồi thì bắt đầu bây giờ phải tác ý vô, mà trong khi mình tác ý rồi mà mình đã thở ra rồi thì còn cái gì, chỗ nào nữa mà thở ra. Các con hiểu điều đó không? Cho nên như vậy là mấy con phải tác ý liên tục, hai hơi thở vào một Tức thì nó mới đúng cách của một người tu, chứ không khéo mấy con tác ý từng phần hơi thở của nó thì sai. Mà nín thở thì nó sẽ bị sanh cái bệnh tồn khí, nó sẽ làm tức ngực mấy con, nó sẽ sanh bệnh ở trong nội thân của mấy con. Do đó, rất là nguy hiểm!
Cho nên vì vậy đó, mà tác ý liên tục, đó, thí dụ như: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi bắt đầu hít vô, thở ra. Nhưng khi mà hít vô, thở ra không tác ý nữa thì đếm một, hai, ba, bốn, năm. Nhưng mà đến năm hơi thở như vậy mà khoảng thời gian không tác ý nữa mà vẫn có niệm, thì cái sức của mấy con phải dẫn nó liên tục từng hơi thở. Vậy thì muốn dẫn liên tục từng hơi thở như thế nào?
Bắt đầu nhắc một lần đầu tiên: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” rồi bắt đầu hít, thở. Thì mấy con sẽ tác ý thầm, đây là Thầy tác ý cái âm thanh ra để cho mấy con nghe.
Khi mà nhắc cái tâm của mình đầu tiên câu tác ý dài: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi bắt đầu bây giờ mới lệnh “hít”, “thở”, “hít”, “thở”, “hít”, “thở”.
Cứ cái lệnh của nó bảo “hít”, ra lệnh nó “thở” thì cái Ý thức của mấy con tập trung vào cái lệnh “hít” thì cái vận dụng của cái hít, cái cơ thể các con vận dụng hít vô; “thở” thì vận dụng thở ra. Và cái sự hoạt động như vậy, cái lệnh của nó buộc cái thân của nó phải vận dụng để hít vô hoặc thở ra, thì như vậy là không bao giờ có vọng tưởng. Không bao giờ có một niệm tự chỗ nào mà xen vô chỗ đó được hết.
Rồi kế tiếp cái năm hơi thở đó rồi, thì các con sẽ tác ý câu dài: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu trở lại “hít”, “thở”, “hít”, “thở” “hít”, “thở” cho đến đúng, mấy con đúng năm hơi thở rồi thì mấy con dừng lại, mấy con tác ý nữa.
Và như vậy, tu ba mươi phút mấy con cứ ngồi lo mà làm cái công việc đó, thì như vậy là không bao giờ có niệm.
(21:29) Như vậy rõ ràng là thay vì để mấy con ngồi yên lặng như thế này biết hơi thở ra vô mà không dẫn nó, thì mấy con sẽ bị một vài niệm hay là nhiều niệm chứ không phải một vài niệm nữa, suốt ba mươi phút.
Còn bây giờ tập như vậy, nhưng mà phải hiểu biết. Nếu cái năng lượng của mấy con có đầy đủ thì ba mươi phút thì mấy con sẽ không bị mệt nhọc, không bị căng thần kinh, không bị rối loạn hô hấp. Còn nếu mà cái năng lượng của mấy con thiếu kém, bởi vì khi vận dụng như vậy, mấy con vừa tác ý, mà vừa vận dụng sự tu tập như vậy thì cái sức hao tổn của mấy con rất lớn. Cái năng lượng bị hao tổn, mà hao tổn mấy con cố gắng, cố gắng, càng cố gắng thì hao tổn. Thì do đó, mấy con thấy chỉ một lúc sau đó thì mấy con có thấy vọng tưởng vào, là cái năng lượng tập trung, là cái năng lượng làm việc của mấy con bị hao kém, cho nên mấy con không thể ngăn chặn nó được, không thể ức chế nó được, không thể làm cho nó dừng lại được. Đó, mấy con thấy không?
Cho nên vì vậy đó, thì mấy con phải biết khi mình cũng cố gắng mình tập như vậy mà khoảng độ chừng mười phút thì được, mà trên mười phút là bị, thì mấy con phải lấy cái tiêu chuẩn mười phút mà tập chứ không được tập ba mươi phút. Sau khi tập thuần quen rồi, thì mấy con có cái sự An trú, mà có sự An trú thì cái năng lượng của mấy con được tăng, được tự thân của mấy con tăng lên để trợ giúp cho mấy con có cái sức lực để mấy con tiếp tục kéo dài cái thời gian ra.
Cho nên khi đó mấy con tu mà nhiếp tâm và an trú bằng cái phương pháp dẫn tâm xong được rồi mà khoảng ba mươi phút nhiếp tâm không niệm, mấy con phải tập một tuần lễ cho thuần thục. Sau một tuần lễ thuần thục rồi, không một niệm nào hết, thì mấy con lại thay đổi cái câu mà: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” bằng cái câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”.
Bởi vì mình nhiếp không có vọng tưởng, tức là mình dẫn tâm mình vào cái chỗ không có niệm, tức là vào cái hơi thở, thở ra thở vô mà không có một cái niệm nào xen ra được. Bây giờ tôi dẫn nó vào cái sự An ổn trong ba mươi phút này, vào tôi khép chân tôi ngồi là tôi dẫn ngay nó vào cái sự An ổn, thân tâm tôi nó không còn bị đau, bị tê, bị mỏi, bị nhức, bị lúc lắc, bị lăn qua, bị lộn lại, hoặc là bị hôn trầm thùy miên, làm cho nó rất là tỉnh táo, làm cho nó rất là an ổn.
Cho nên tôi thay đổi cái câu đó là cái câu dẫn thân tâm chúng tôi vào cái sự An ổn: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi bắt đầu bây giờ mình thở ra, hít vô, thở ra nhẹ nhàng, thử xem coi nó có an tịnh không. Nếu nó có an tịnh thì mình cứ thở ra thở vô để an tịnh nhưng mình biết rằng trong khoảng thời gian nó chỉ năm phút hay là mười phút nó sẽ bị mất.
Do đó thì, tôi biết rõ như vậy, cho nên vì vậy mà khoảng độ chừng năm phút là tôi lại tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô”, mình dẫn nó để cho nó trở lại nó đem lại cái sự an ổn lại một lần nữa và cứ như vậy mà dẫn nó năm lần, ba lần như vậy để đúng ba mươi phút thì mình xả ra.
Nghĩa là mình tập luyện làm sao mình có phương pháp để dẫn tâm của mình, dẫn nó vào nhiếp trong hơi thở, dẫn thân tâm của mình vào sự An ổn. Sau khi đạt được sự An ổn rồi thì mình sẽ tu pháp khác chứ không phải tu nó nữa.
(25:29) Bây giờ khi mà mình vào mình dẫn nó an ổn rồi thì mình sẽ cảm nhận được hơi thở ra vô một cách nhẹ nhàng, và trạng thái bất động của nó cụ thể, rõ ràng là tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Trong khoảng ba mươi phút có cái sự an lạc của nó, trong lúc bấy giờ mình bước vào mình tu Tứ Niệm Xứ. Bởi vì mình đã bây giờ là mình tu Tứ Niệm Xứ được rồi.
Cho nên mình không cần dùng hơi thở phải nhiếp tâm như lúc đầu nữa. Nếu mình cứ tu hoài cái hơi thở mà cứ: “hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, tháng nào cũng tu tập như vậy, năm nào cũng tu tập như vậy thì mấy con dậm chân tại chỗ mất rồi. Bỏ cái pháp này, dẫn nó được an rồi, thì đầu tiên chúng ta muốn vào mà tu tập cái Tứ Niệm Xứ thì chúng ta không phải dùng cái hơi thở nữa, tại vì tâm chúng ta nó định ở trên hơi thở, nó nhiếp ở trong hơi thở rồi cho nên dẫn nó vào cái An
Bởi vậy khi mình ngồi như thế này thì mình nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” thì thở một hơi thở, hai hơi thở im lặng, thì trạng thái thân tâm của chúng ta đều là có sự an lạc.
Khi mà an lạc rồi thì chúng ta không còn tác ý “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” nữa, mà chúng ta phải tác ý khác. Đó nó thay đổi cái pháp, bởi vì bây giờ chúng ta đang tu ở trên, bắt đầu chúng ta chuyển qua chúng ta tu Tứ Niệm Xứ rồi.
Nghĩa là Tứ Niệm Xứ thì cái tướng trạng của Tứ Niệm Xứ đó là Tâm - Bất động - Thanh thản - An lạc - Vô sự. Chúng ta không tác ý an tịnh nữa. Mà chúng ta chỉ thỉnh thoảng chúng ta lại tác ý để cho cái trạng thái Bất động - Thanh thản này nó sẽ kéo dài ra. Thì chúng ta tác ý: “tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi cứ lặng lẽ để cho tự động biết hơi thở ra vô chứ không cần nhắc. Thì cái trạng thái an lạc của chúng ta đã từng dắt nó, nó sẽ an lạc ở trên cái chỗ bất động của nó. Và nó kéo dài đến 10 phút thì chúng ta lại tác ý: “tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi mình lại ngồi mình để tự động nó thở ra, thở vô, tức là tự động trên thân quán thân đó, tự nó nó quán thân, nó tự nó nó nhiếp phục những cái tham ưu. Do đó, cái thời gian chúng ta từ ba mươi phút chúng ta tăng lên. Như lúc nãy chúng ta chỉ tu Nhiếp tâm và An trú chỉ có ba mươi phút. Nhưng mà bước qua cái Tứ Niệm Xứ thì chúng ta sẽ tăng lên từ một giờ. Các con hiểu?
(27:51) Cho nên nó an trú rồi thì không phải ở trên cái pháp Nhiếp Tâm hơi thở mà tăng cái thời gian lên. Không phải. Mà cũng không phải ở trên hơi thở “an tịnh thân hành” mà tăng cái thời gian. Mà muốn tăng cái thời gian này từ ba mươi phút này lên một giờ đến sáu giờ đồng hồ thì phải ở trên Tứ Niệm Xứ. Các con thấy thay đổi rồi, có dậm chân nữa không? Các con thay đổi pháp tu mà.
Mà từ hôm đó tới nay mấy con theo Thầy bao lâu rồi, mấy con có tới Tứ Niệm Xứ được chưa? Có nhiếp tâm mà ngồi để mà Tứ Niệm Xứ hay bây giờ còn phải nương hơi thở để mà nhắc: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”?
Hôm nay Thầy kiểm tra, thì sau một tuần này mà nếu người nào được thì Thầy sẽ cho vào tu tập Tứ Niệm Xứ, mà không được thì lui lại tu tập Tứ Chánh Cần. Các con biết cái phương pháp của Phật đâu nó rõ ràng, và Tứ Chánh Cần thì nó ở trên cái lớp thứ mấy các con biết không? Ở trên Bát Chánh Đạo, nó là lớp thứ sáu: Tứ Chánh Cần tức là Chánh Tinh Tấn. Nó là Tứ Chánh Cần. Nếu mấy con không được Thầy bắt buộc mấy con phải lui lại cái lớp Tứ Chánh Cần.
Mà lớp Tứ Chánh Cần thì mấy con phải học tất cả những Giới luật của Đức Phật, Đức hạnh. Phải thông suốt những cái này là năm cái lớp của Bát Chánh Đạo, là năm cái lớp học về Giới luật - Đức hạnh. Mà đến lớp Tứ Chánh Cần, tức là cái lớp mà Chánh Tinh Tấn đó, trong Bát Chánh Đạo nó là Chánh Tinh Tấn, thì mấy con mới sử dụng những cái phương pháp tu để ngăn ác, diệt ác mà Đức Phật đã dạy. Đầu tiên thì dạy chúng ta “những gì thông suốt cần thông suốt, những gì tu tập cần tu tập”, chứ không phải tu lung tung đâu. Không phải lúc tu Tứ Chánh Cần, lúc tu Tứ Niệm Xứ, lúc luyện thần lực, cái chuyện đó không phải. Bây giờ chúng ta đi vào chuyên môn rồi, chứ không phải như người mà tu thọ Bát Quan Trai, học chung chung cho biết tổng quát, không phải vậy!
Bây giờ chúng ta tu để mà làm chủ sự Sinh - Tử, chấm dứt luân hồi, thì phải chuyên vào từng pháp, chứ không phải một pháp được. Từ pháp này tu tập được thì phải lên pháp khác. Cứ như vậy cho đến khi mà chúng ta đầy đủ Tam Minh, thực hiện sự làm chủ chúng ta cụ thể rõ ràng, nhập bốn thiền rất là rõ ràng.
(30:17) Đó thì hôm nay Thầy nói như vậy thì các con biết rằng cái chương trình tu tập nó phải có. Bắt đầu bây giờ mới vào cái căn bản, thân phải bất động. Mà bây giờ mấy con cứ ngồi nhúc nhích, nhúc nhích như hồi nãy giờ vậy làm sao đây?! Cái cơ bản nhất là không giữ được cái thân rồi, thì cái vấn đề tâm làm sao được?
Bây giờ thân phải hoàn toàn phải bất động. Nghĩa là nhất định là chúng ta ngồi đó mà như gộc cây chứ còn không có được nhúc nhích, mỏi gì mỏi chết bỏ chứ còn nhất định là giữ khi mà chúng ta đã giữ gìn cái thân nó ngay thẳng, đàng hoàng rồi thì bắt đầu mà ngồi, thì nhất định là không có để nó thay đổi cái vị trí nào cả, chết bỏ! Nhất định bây giờ nó có đau nhức đến mức nào đi nữa, thì chết bỏ chứ không có để cho nó nhúc nhích như vậy. Vì nhúc nhích như vậy mấy con sẽ quen. Nó quen cái thói quen rồi nó rất là khó bỏ. Cũng như Thầy nói nó nghiêng cái cổ như vậy đó, mà sửa rồi thì lát mấy con cũng nghiêng lại. Nó đã thành cái thói quen.
Cho nên vì vậy mà tập thành một cái thói quen bất động thì chúng ta mới tu tập đi con đường xa mới được, để chúng ta còn đủ cái sức làm chủ chứ không phải là tu, thí dụ như các con thấy bên Tịnh Độ dạy mấy con niệm Phật, niệm để nhất tâm thôi. Nhưng mà tới nhất tâm rồi, nó không biết dạy các con cái gì nữa hết. Ờ đó, thôi nhiếp tâm thì thế nào Phật Di Đà cũng xuống rước, sau khi chết rồi thì cũng rước về Cực Lạc. Thì cứ lo niệm như vậy đi để chờ chết để mà về Cực Lạc, sự thật ra giải thoát ở chỗ nào đâu?!
(31:46) Còn Thiền Tông dạy mình “kiến tánh thành Phật” thì kiến tánh thành Phật như thế nào? Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”, chẳng có niệm thiện niệm ác trong đầu của mình thì cái trạng thái bất động vô niệm đó là cái Phật tánh, đó là mình thành Phật rồi chứ gì?! Nhưng thành Phật có hết tham sân si không? Mà cái pháp tu nữa tu không được. Bây giờ “biết vọng liền buông”, buông hết vọng rồi, vọng thiện, vọng ác buông hết rồi, bây giờ ngồi bất động đây mà không biết gì nữa hết. Làm sao tiến tới được? Cho nên, đâu có làm chủ sanh tử được. Các con thấy không? Đó là những cái pháp sai.
Còn ở đây người ta dẫn dắt mình từng bước, cái này xong rồi, kết quả này rồi người ta dẫn dắt mình tới cái pháp khác. Bởi vì Đạo Phật có Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba mươi bảy pháp, chứ đâu một pháp. Đó, các con thấy không? Ba mươi bảy pháp để mà tu tập, thì từ cái pháp thấp tu lần lần tới cái pháp cao. Cái pháp thấp phải tu cho có kết quả thì mới trèo lên cái pháp cao tu được. Cũng như bây giờ mấy con vô cái lớp Một Tiểu học mấy con học. Mà cái lớp Một chưa xong, tới cuối năm mà đọc chữ, ráp vần không được, không biết đếm số thì làm sao mấy con lên lớp Hai? Thì chỉ còn có ở lại lớp Một thôi chứ làm sao hơn, các con hiểu không? Cái trình độ của Phật giáo, cái pháp của Phật giáo nó dạy từ chỗ thấp đi đến chỗ cao, chứ không phải có một pháp chung chung.
Mà dạy tới đâu chúng ta biết tới đó, bởi vì “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Thấy được cái sự kết quả của mình chứ, chứ đâu phải mình nói chung chung đâu. Tu tới đâu, cũng không biết tới đâu hết. Bảo hết vọng tưởng, ngồi hết vọng tưởng rồi không biết tới đâu nữa.
Đó, thì mấy con thấy những cái phương pháp mà dạy từ lâu…
HẾT BĂNG