09-TÂM CÒN ĐỘNG NÊN TU TỨ CHÁNH CẦN

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 09-TÂM CÒN ĐỘNG NÊN TU TỨ CHÁNH CẦN

LỚP NGŨ GIỚI NÂNG CAO 09

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người nghe: Tu sinh Nam (Lớp Tăng 1)

Ngày giảng: 23/02/2008

Thời lượng: [55:47]

Tên cũ: Cần Thông Suốt - Bảy Tháng Chứng Đạo

1 - NHIẾP TÂM KỸ GIỮ THÂN BẤT ĐỘNG

(00:01) Sư Giác Thường: Ai mà không có tên trong bản này, thì quý sư về thất để lo tu. Chứ còn những vị nào có tên thì ở lại, ngồi xoay mặt lên.

(00:14) Trưởng lão: Thầy sẽ đọc tên mấy con.

Sư Giác Thường. (Dạ, Mô Phật, có con) Sư Giác Thức. (Dạ, có.) Sư Thanh Quang. Sư Gia Quang, Gia Quang có không? (Dạ, có.) Sư Gia Hạnh. (Dạ, có.) Sư Thiện Hoa. (Dạ, thưa Thầy, có.) Sư Nguyên Trung. (Thưa Thầy, có.).

Như vậy là mấy người có danh sách hôm nay Thầy kiểm về cái nhiếp tâm thử coi như thế nào thì…​

Sư Giác Thường: Ai không có tên thì…​

Trưởng lão: Còn người nào không có tên thì buổi chiều, chắc là buổi sáng mai Thầy sẽ kiểm. Mấy con không có tên là mấy con sẽ…​

Sư Giác Thường: Người nào không có tên thì sáng mai lên.

Trưởng lão: Cứ lo tập tu rồi sáng mai Thầy sẽ kiểm. Còn bữa nay Thầy kiểm cái lớp này để phân lớp cái lớp này cho nó…​, với hướng dẫn cách thức tu tập thêm. Thầy có tên mấy con rồi.

Sư Giác Thường: Chưa có tên thì đi về.

Thị giả: Cái máy này ghi được thưa Thầy.

Sư Giác Thường: Quý sư có tên thì ở lại.

Trưởng lão: Các con ngồi xuống hết đi, ngồi xuống hết.

(01:22) Sư Giác Thường: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch Thầy chứng minh cho chúng con.

Kính thưa Thầy, hôm nay được trợ duyên Thầy về dạy chúng con, chúng con rất là vô cùng sung sướng. Thì trên thì Thầy qua trễ nên chúng con chưa có sự sắp đặt, cho nên có lộn xộn, con xin Thầy hoan hỷ cho chúng con.

Trưởng lão: Không có gì đâu, mấy con cứ sắp xếp đây cho nó ổn định được. Bây giờ mấy con sẽ sửa sang lại ngồi. Xá Thầy thôi, mấy con ngồi xuống, ngồi xuống đi.

Bắt đầu nhiếp tâm. Mấy con nhiếp trong hơi thở được không con? Nhiếp ở trong hơi thở, hít vô, thở ra, tác ý…​

(02:20) Sư Giác Thường con, phải nỗ lực ráng tu tập. Mình ngồi mà trong khoảng thời gian 30 phút mà tâm với thân nó bất động. Trong cái thân nó bất động như vậy là nói về cái phần thân. Còn cái phần tâm ráng cố gắng nhiếp tâm cho kỹ lưỡng hơn chút nữa để cho mình sẽ kéo dài cái thời gian trong khoảng thời gian 30, sẽ tập dần cho đến thành 6 tiếng đồng hồ lận chứ không phải là chỉ có 30 phút này thôi. Con cố gắng giữ được cái thân bất động như này là tốt, đó về cái phần thân. Còn về phần tâm thì cố gắng nhiếp tâm cho kỹ hơn một chút nữa thì con sẽ tốt.

Còn Giác Thức đâu con?

Sư Giác Thức: Dạ, Mô Phật, thưa Thầy.

(03:09) Trưởng lão: Con tu tập cố gắng cho cái tâm bất động. Con cố gắng mà tập dần. Nhất là cái phần mà tâm của con, cái phần thân thì tốt rồi. Còn về phần tâm thì cố gắng mình luyện cho được chừng mười phút. Con cố gắng con nhiếp phục cho kỹ lưỡng hơn để cho đạt được cái chất lượng ở trên mười phút kéo dài ra. Thí dụ như cũng ngồi bất động mười phút, ba mươi phút, nhưng mà trong khoảng thời gian nhiếp tâm chừng mười phút thì xả nghỉ một chút, dừng lại. Đừng có nhiếp liên tục thì nó sẽ bị vọng tưởng.

Rồi nghỉ một chút ước khoảng độ chừng, nghỉ xả hơi đó, rồi bắt đầu mình nhiếp lần nữa, nghỉ xả hơi nhiếp lại lần nữa. Sau khi mà tu như vậy thì con cũng tập cái sức định lại. Bởi vì mình thấy trong khi mình tập cho nó quen, chứ không phải là bây giờ mà mình muốn mình ngồi yên mà không có cái sự động tâm để quan sát cái thời gian, thì mình không biết cái thời gian mình tu tập bao lâu. Vì vậy mà con cứ đặt cái đồng hồ trước mặt con, con cứ tập đủ mười phút. Tới chừng nào mà nó an trú được mười phút thì con mới tăng lên, chứ còn chưa có trọn vẹn thì con không nên tăng. Con nhớ trong cái vấn đề mà nhiếp tâm thì nó rất khó.

Còn cái phần mà nhiếp cái thân thì thấy con được tốt, cái thân ngồi bất động nó không có rung động. Nhớ, về cái phần thân là tốt, còn về phần tâm thì nó cố gắng hơn, cố gắng hơn để nhiếp cái tâm mình cho nó bất động, nó không có một niệm gì khởi ra. Chỉ dần tu đến ba mươi phút thì mấy con dừng lại. Còn Giác Thường thì hồi nãy Thầy nói ba mươi phút con sẽ tập dần cái thân. Giác Thường cố gắng. (Dạ)

(05:00) Còn sư Thanh Quang thì thân còn rung động con. Cho nên vì vậy mà con cố gắng tập lại cái thân không còn rung động thì con chưa ổn đâu. Con cố gắng con tập lại, phải tập lại cho vững vàng, bất động, con cố gắng tập cho đạt. Thật ra, nếu tập giữ gìn cái thân, thì tức là mình phải tập trong một cái tập thể để nương tựa vào nhau, thì mình cố gắng giữ gìn chứ không khéo mà phần thân nó sẽ bị rung động. Con nhớ là cái thân nó còn rung động.

Còn Gia Quang đâu con? Cái thân con cũng còn rung động con, con tập lại. Con tập luyện trở lại, sau khi cái thân mình ngồi suốt ba mươi phút mà không rung động thì mình mới nhiếp cái tâm nó dễ dàng. Còn cái thân rung động thì nó ảnh hưởng đến cái tâm của mình.

(05:54) Còn Gia Hạnh con. Con thì cái thân nó bất động rồi tốt, nên con cố gắng lo cái phần tâm, nhiếp kỹ lưỡng hơn. Lớn tuổi rồi, con ráng cố gắng tập nhiếp từng chút, để cho cái tâm của mình nhiếp phục được, cho nên tập kỹ lưỡng. Bây giờ coi như là bắt đầu mấy con sẽ tập kỹ lưỡng, nhiếp phục cái tâm của mình bằng từng cái hơi thở của mình. Nghĩa là mỗi hơi thở của mình nó chất lượng, vì vậy mà, cái sức của con thì mình phải tập từ, theo Thầy thấy phải tập từ mười phút, năm phút trở lại cho nó căn bản, đừng có tập dài hơn. Vì dài hơn thì nó sẽ mất cái căn bản của mình. Cố gắng tập lại con. Nếu mà lấy được cái thời gian mà năm phút thì nó có căn bản hơn, còn mười phút thì nó lơi lỏng …​

(06:47) Gia Hạnh con, Gia Hạnh đâu, con…​ Con hả con? Rồi.

Thiện Hoa, con cũng ngồi thân bất động, nhưng mà cố gắng nhiếp tâm cho nó kỹ hơn nữa. Con lấy từ 5 phút. Tập cho kỹ, thật kỹ, nhiệt tâm, rất là nhiệt tâm trong năm phút từng cái hơi thở con, để cho cái tâm mình nhiếp phục cho được rồi chừng đó mình mới tăng lên, nhất là bây giờ cái thân được bất động tốt rồi.

Còn Nguyên Trung con, Nguyên Trung. (Mô Phật) Nguyên Trung cái thân còn động con, cố gắng. Mặc dù là dao động nhẹ nhưng mà cũng còn cái động. Cố gắng giữ gìn cái thân nó bất động thật sự bất động rồi. Như Thầy chỉnh thì mấy con phải giữ gìn đừng có nghiêng qua nghiêng lại, phải không? Nhớ, một vài lần sửa thì cái thân nó sẽ quen đi, nó cũng không động con. Nhớ kỹ, mấy con cũng vậy, cứ tập khoảng năm phút thôi đừng có tập nhiều. Tập nhiều quá thì cái sức mình nó không có nhiếp phục được.

Còn Giác Thường thì nhớ lời của Thầy nhắc lại rồi đó. Giác Thường con nên giữ gìn trong cái khoảng thời gian ba mươi phút trở lại, cho nên nỗ lực thực hiện, cố gắng mỗi lần ngồi tu ba mươi phút, là mỗi lần đem cái sự sống chết của mình đang đi vào cái sự sanh tử, không có thường được. Cho nên vì vậy mà trong từng hơi thở ra, hơi thở vô tác ý cho kỹ lưỡng. Tập trung cho đến mức độ mà cuối cùng cái sức tập trung của mình nó kéo dài ba mươi phút, mà trong thời nào con ngồi thì cũng chất lượng hết. Chứ nếu mà thời này được, thời khác không được, nó sẽ mất căn bản đi. Cho nên khi mình chấp nhận ba mươi phút rồi thì sống chết với ba mươi phút chứ không thể nào mà tu chơi. Cố gắng con! Bởi vì lớn tuổi rồi, nếu mà từ ba mươi phút mình nhiếp tâm được rồi thì mới an trú được. An trú được rồi thì mới có thể ở trên Tứ Niệm Xứ mà kéo dài cái thời gian sáu tiếng đồng hồ mới được. Chứ còn nếu không thì không thể nào kéo dài sáu tiếng đồng hồ được.

(08:58) Đó thì bắt đầu bây giờ tập kỹ lưỡng trở lại. Sau cái thời gian khoảng độ chừng một tuần lễ sau là Thầy kiểm tra mấy con lại, Thầy kiểm tra lại hết. Tức là kiểm tra coi cái sức của mấy con tu tập, nhất là cái phần một tuần lễ sau Thầy kiểm tra, coi như là về tập tu, tu rất kỹ, Thầy kiểm tra lại. Nhất là cái tâm nó còn nhá hay không, nó còn động hay không? Rồi về cái phần thân, thì coi thử coi còn rung động hay không? Nếu mà hoàn toàn mấy con không rung động thì cái tâm nó nhiếp phục được, thì Thầy sẽ dạy cách thức an trú.

Nghĩa là mình sẽ dẫn cho cái thân tâm trong khoảng thời gian mà mình nhiếp được cái an trú, thật sự ra an trú nó mới kéo dài ra được, không an trú thì không kéo dài.

2 - THÂN DAO ĐỘNG LÀ DO TƯỞNG HÀNH

(09:46) Còn bây giờ thì lo nhiếp tâm cho được, chứ đừng có thấy cái trạng thái an an mà con lặng theo nó thì cái thân của mấy con bị dao động trở lại, thì nó sai. Mấy con phải tỉnh thức, bởi vì khi mà thân của mấy con bây giờ mà nó an, là mấy con sẽ bị gục tới gục lui, nó lúc lắc, nó lúc lắc cái thân.

Cho nên cái tưởng hành của mấy con nó sẽ xuất hiện ngay khi cái thân của mấy con bị an. Còn khi mấy con còn tỉnh hoàn toàn thì cái thân hành của mấy con nó không có dao động, nó còn tỉnh. Nó không phải là mấy con bị hôn trầm thùy miên đâu, nhưng mà thân nó bị tưởng hành.

Khi mà cái thân mình nó an trú được, nó im lặng được thì cái thân nó cứ lúc lắc, nó dao động tức là cái tưởng hành nó hoạt động. Chứ không phải là, cái người mà hôn trầm thùy miên thì họ bị hôn trầm thì họ gục xuống như vầy. Còn mình thì nó dao động thì nó như thế này hoặc nó nghiêng tới nghiêng lui, nó rung động nhẹ nhàng, nó qua lại, tưởng hành thân mấy con.

Cho nên khi mà ngồi đây mà kiểm tra thì Thầy thấy rõ ràng, là mấy con về cái phần thân thì mấy con có một cái số bốn sư thì thân có dao động, còn ba sư thì rung động. Cho nên, về cái phần thân phải cố gắng khắc phục trở lại, giữ gìn cho nó đừng có cho dao động nữa.

Cho nên muốn cho nó đừng dao động thì mấy con phải tập nhiếp tâm, tỉnh thức hoàn toàn ở trong cái hơi thở, biết rõ hơi thở ra, hơi thở vô rõ ràng và luôn lúc nào cũng cảnh giác được cái thân của mình. Đừng có để cho nó dao động. Thí dụ như mấy con ngồi thì mấy con nhìn cái chỗ này, lát mình nó ngó lên ngó xuống thì mấy con sẽ bị dao động. Nhớ lưu ý cái chỗ này, thì nó mới đạt được cái chất lượng của cái sự tu tập của mình. Đạt được cái chất lượng ban đầu, căn bản bắt đầu mà được thì nó sẽ đi vào nó dễ dàng. Mà căn bản ban đầu bị động rồi, thì sau này mấy con không đi vào được cái sức định tĩnh được. Cho nên cố gắng khắc phục ngay từ cái giờ phút đầu tiên mà Thầy kiểm lại, thì phải tập cho kỹ lưỡng cái căn bản lại. Chớ còn nếu cái căn bản mình không đạt được thì sau này chúng ta cũng chỉ tu dẫm chân tại chỗ đó mà thôi, chứ không thể tiến tu được nữa, không thể đi xa hơn được nữa.

3- CÓ TRẠNG THÁI LẠ THÌ PHẢI BÁO THẦY

(12:05) Còn có cái gì trong suốt thời gian mà mỗi ngày các con tu tập, còn có cái gì mà trạng thái gì xảy ra, thì nên báo cáo cho Thầy liền để mà Thầy chuẩn bị Thầy chỉnh cho. Chứ mấy con không báo cáo thì mấy con sẽ bị lọt vào trong tưởng là một, hai là mấy con sẽ tu sai. Tu sai nó sẽ ảnh hưởng đến thần kinh mấy con, nó bị rối loạn, nó bị hô hấp. Lúc bấy giờ mấy con thành bệnh thì rất là nguy hiểm.

Cho nên khi mà nghe một cái trạng thái gì bất kỳ, căng đầu, nặng đầu, hoặc là hồi hộp, hoặc là tức ngực, hoặc là những cái trạng thái mà nó xảy ra nghi là bệnh đó, thì mấy con sẽ báo cáo Thầy liền, để Thầy kịp thời để chặn đứng nó lại, để hướng dẫn cho mấy con tu đúng. Để cho nhiếp tâm cho được bởi vì nhiếp tâm là một cái điều tập trung rất là lớn chứ không phải là tu chơi, tu thường được.

Cho nên vì vậy mà cố gắng hết mình để nhiếp tâm cho đạt được cái chất lượng không niệm. Tại sao mình phải tu tập như vậy? Tại vì mình muốn cái tâm của mình định tỉnh thì mình phải tu tập như vậy. Mà nếu mà có xảy ra những cái gì đó là phải tập nhiều lần nó mới xảy ra. Mà trong cái cơ thể của mình nó chưa thích nghi, nó chưa quen với cái sự nhiếp tâm đó, cho nên nó bị rối loạn cơ thể của mình, xảy ra những cái trạng thái đó. Nên báo cáo cho Thầy liền để mà Thầy biết cách Thầy dừng lại. Và không phải dừng lại để cho mấy con không có biết cách tu. Dừng lại cách thức tu tập đó để sửa sang lại cách thức tu tập cho phù hợp đặc tướng của thân các con. Cho nên các con cũng vẫn tiến bước ở trên con đường nhiếp tâm an trú, chứ không phải là làm cho mấy con mất thời gian không nhiếp được, hay hoặc là trở về với cái trạng thái bình thường cũng không được. Hễ nhiếp tâm là nhiếp tâm, nhưng mà nhiếp tâm bằng cách nào mà không bị rối loạn. Còn nhiếp tâm mà bị rối loạn thì dừng lại Thầy chỉnh đốn. Cho nên khi mà có cái điều kiện gì thì mấy con báo cáo lại cho Thầy liền tức khắc, suốt trong bảy ngày để mà tập luyện, các con nhớ kỹ điều Thầy nói!

4 - THÂN DAO ĐỘNG NÊN TU CHUNG HỖ TRỢ NHAU

(14:05) Còn khi mà cái thân của mấy con dao động, thì các con trong cái thời gian mà tu, những cái người mà thân không dao động, thì ở trong thất tu riêng được rồi. Còn cái thân dao động thì mấy con tu riêng không được.

Thì do đó thì mấy con phải tập trung ngay vào cái nơi nào đó, thí dụ cái thiền đường của chúng ta đây. Thiền đường, chúng ta tập trung ba người chia ra ngồi. Rồi chúng ta sẽ nương tựa vào với nhau để mà chúng ta cố gắng cùng với nhau, giúp nhau tu tập.

Trong cái thời gian mà rung động thì cái người nào ngồi gần bên người ta cũng sẽ biết, cho nên vì vậy đó, mình nương tựa là như thế nào? Sau khi mình xả ra, mình xả thiền ra thì đồng thời: “Hồi nãy lúc nãy thì sư có thấy tôi ngồi rung động hay không?” Thì cái người ngồi gần đây người ta phát hiện cho mình còn rung động, thì mình cố gắng mình khắc phục mình hơn để cho mình vững vàng hơn.

Chứ còn một mình mình rung động mình không hay nữa. Cho nên phải …​ Còn cái mình rung động, mình hay là tại vì cái cơ thể của mình nó chưa vững vàng, tức là mình ngồi chưa có quen cho nên nó bị dao động. Bởi vì nó bị mỏi, hoặc là nó thụn này kia thì đó là mình rung động mình biết. Còn khi mà mình lọt vào trong cái trạng thái xúc tưởng hỷ lạc thì mình an trú theo cái kiểu tự động của nó, cho nên lúc bấy giờ mình dao động mình không biết.

Cho nên vì vậy khi mà xả ra thì mình hỏi cái người bạn ngồi gần bên mình: “Có thấy cái thân tôi dao động không? Có thấy thân tôi nó có nghiêng xẹo chỗ nào không?” để cái người bạn ở bên họ nhắc nhở mình. Nghĩa là họ nói: “Ờ, cái thân của sư còn dao động đó, sư nên cố gắng.” Các con nên kiểm điểm với nhau để các con sửa. Chứ còn không khéo thì mấy con sẽ tự mình tu ở trong thất thì mấy con không giữ được cái thân của mình, do đó thì mấy con bị dao động hoài.

(16:09) Còn Thầy thì bận quá nhiều công việc. Chứ phải chi mà Thầy mà không bận thì như mấy con mà rung động thì Thầy bắt ngồi đây mà Thầy kiểm tra. Kiểm tra chừng trong vòng từ năm, ba bữa, tuần lễ thì mấy con không còn dao động nữa.

Cái thân nó cũng không khó đâu, nhưng mà cái kiểu phải có cái người kiểm tra giúp mình, hoặc là mình hay, cái tật mình ngồi hay nghiêng qua, thì cái người mà người ta kiểm tra người ta sửa mình một vài lần thì mình quen đi thì mình không có…​ Hoặc là mình cúi xuống quá, hoặc là mình ngửa lên quá thì người ta sửa cho mình vài lần cái mình quen thì mình ngồi được tướng của mình nó sẽ thu nhiếp được cái tâm, còn cái tướng của mình như vậy, mình ngước quá nó cũng không thu nhiếp được tâm đâu. Mà mình cúi quá thì nó sanh tưởng, nó dễ bị tưởng. Cho nên vì vậy mà cái thân của mình ngồi nó phải đúng cái cách của nó nhiếp tâm, thì nó sẽ không bị tưởng mà nó thì sẽ dễ dàng tỉnh thức. Còn thân mình ngồi sai thì nó ảnh hưởng cái tâm của mình.

(17:10) Đây là cái phần mấy con lưu ý chỉnh sửa sai để cho mình tập cho đúng. Và đồng thời thì chắc chắn là Thầy kiểm tra lại một lần nữa, rồi nếu mà Thầy thấy các con còn động thân thì chắc Thầy cũng phải chịu khó, ngày nào Thầy cũng phải kiểm mấy con, kiểm mấy con để giúp cho cái thân của mấy con đừng có bị động nữa. Thầy nhắc nhở để sửa cái thân của mấy con, để cho cái cần cổ các con đừng bị cúi hoặc nó không bị ngửa, hoặc đừng có nghiêng qua. Thầy sửa cho mấy con vài ba lần để cho nó quen đi. Đó là Thầy phải chịu khổ hơn một chút để giúp cho mấy con. Còn nếu các con tự sửa được thì nó đỡ Thầy, còn nếu mà tự sửa không được thì Thầy phải giúp chứ không cách nào khác hơn hết.

Đó chỉ còn, cho nên hôm nay ở trong bảy người tu tập thì như vậy được bốn người thân bất động, nhưng ba người thân còn dao động thì mình phải cố gắng hơn, cố gắng hơn nữa rồi chúng ta cùng tiến tu, đồng hành cùng nhau. Nghĩa là bây giờ thì sự nhiếp tâm của mấy con còn yếu, do đó mấy con cố gắng trong một tuần, hoặc hai tuần thì Thầy sẽ kiểm tra xem lại, để xem coi thử coi sự nhiếp tâm của mấy con nó tiến tới cái chỗ nào. Để giúp cho mấy con tiến tới nữa, và càng lúc càng phải đi sâu vào cái sự mà nhiếp tâm và an trú cho đạt được. Bởi vì cái đó là cái vấn đề quan trọng của cái sự tu tập. Nếu con an trú không được thì coi như là mình làm cái gì cũng không được. Cho nên vì vậy các con nhớ trong vấn đề này.

Bây giờ thì mấy con sẽ về thất các con tập lại. Nhất là về cái phần thân, các con sẽ giữ gìn cho đạt được thân, khoảng độ mấy con ngồi tại chỗ 30 phút nhưng mà về phần nhiếp tâm thì mấy con chia ra theo nhiều đoạn, nhiều đoạn thời gian nhiếp tâm, nhiếp cho kỹ! Chứ đừng có nhiếp luôn 30 phút thì mấy con sẽ không giữ gìn được cái tâm bất động của mình được, nó sẽ có nhiều niệm ở trong đó. Mặc dù mấy con tỉnh thức mấy con biết, nhưng nó vẫn có niệm thì không được, hoàn toàn nhiếp được nó không niệm. Chỉ duy nhất biết có một hơi thở thôi, và nhẹ nhàng, mấy con giữ gìn…​

(19:17) Sư, con phải Nguyên Trung không con? (Dạ) Nguyên Trung, con thở hơi mạnh, con thở nhẹ lại một chút con, (Dạ) ở trên hơi thở con thở nó hơi động thân con, quá rung động, con thở nhẹ chút để cho nó nhiếp tâm nó đi sâu vào cái sự bất động, còn cái thân mình thở mạnh nó rung động nhiều quá, thì do đó mình nhiếp tâm nó khó. Con nhớ kỹ há! (Dạ) Thầy nhắc nhở cái sai của mình để cho mình sửa, để cho mình trở thành tốt con.

Còn sư Thiện Hoa con tu tốt, cố gắng nỗ lực mà tập tu nhiếp tâm, thân bất động như vậy, cố gắng nhiếp tâm cho kỹ để đạt được cái chất lượng.

Còn sư Gia Hạnh cũng tốt con, con cũng cố gắng. Sư Gia Quang, Gia Quang con, Gia Quang thì con giữ gìn cái mắt con, đừng có ngó trừng lên mà ngó nhìn xuống con, và mình cố gắng mà giữ gìn để mà nhiếp…​ Bởi vì cái đôi mắt của mình ngó xuống cái điểm nào phía dưới thôi, thì do đó con giữ gìn đôi mắt con để mà tập trung nó gom vào cái mắt con đó, để mà con nhiếp tâm cho nó dễ. Nhớ những lời Thầy dạy, do đó thì sau này mấy con sẽ đạt chất lượng.

(20:34) Còn Thanh Quang thì con giữ gìn cái thân đừng có dao động, rung động con. Nếu mà con giữ thân con không dao động, với con đừng ngó ra ngoài kia xa, con nhìn cúi xuống một chút xíu, thì con sẽ thu nhiếp cái tâm mình được dễ dàng hơn, nó sẽ không bị lọt vào cái trạng thái hành tưởng. Do đó nó không bị dao động cái tâm con, khi mà con ngồi yên thì nó bị dao động tâm. Cho nên con cố gắng khắc phục cho được con. Phải tập, phải tập luyện cho nó kỹ lưỡng trở lại để đạt được cái chất lượng, thân và tâm phải bất động hoàn toàn, như vậy thì chúng ta mới đi sâu vào cái sự định tỉnh. Thân tâm mà không bất động thì nó sẽ không đi vào được cái sự định tỉnh. Cho nên vì vậy nhớ những lời Thầy dạy để con phải tu tập cho kỹ lại cho Thầy. Rồi Thầy còn kiểm tra trở lại con. Một tuần sau Thầy kiểm tra trở lại lần nữa, để Thầy xem xét còn cái gì, những cái lỗi gì Thầy sẽ nhắc nhở để cho con nhiếp tâm được, nhiếp trở lại.

5 - MUỐN TÂM AN CẦN PHƯƠNG PHÁP DẪN DẮT

(21:31) Đây là cái phần thân đầu tiên. Còn cái phần tâm, nhưng mà phần tâm thì coi như là đây cũng là kiểm tra cái lần đầu tiên. Cho nên vì vậy mà cái sự nhiếp tâm của mấy con nó chưa có ổn đâu. Mấy con sẽ cố gắng tập luyện cho nó ổn, làm sao buổi sáng con tập nhiếp cũng làm chủ, buổi chiều cũng làm chủ. Muốn được vậy, thấy cái tâm mình mình nhiếp mà chưa làm chủ, thì cái pháp Như Lý Tác Ý con kèm theo. Dẫn tâm vào đạo mà, như Thầy đã nói, mình phải nhắc, thí dụ như: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con sẽ hít vô, thở ra. Hít, thở, hít, thở, hít, …​

Tức là mình sẽ dẫn nó thì nó sẽ không niệm mà các con, chứ không có ai mà tài hết. Người ta dẫn, thí dụ như cái thời này, thường thường là buổi sáng mình tu tốt, thì buổi chiều mình tu không tốt thì buổi chiều mình dẫn dắt nó. Mình dẫn dắt cho sau đó nó quen rồi lúc nào, thời nào nó cũng tốt được hết. Mình nhớ mình dặn, chứ đừng có buông thõng nó, mình buông thõng để cho mình, buông thõng cũng là một cái cách thức để tập lười biếng nữa mấy con.

Mình cứ nhắc nó tới lui vậy nó không có an được, không phải! Mình lại mình phải chịu khó mình dẫn dắt cái tâm của mình, thì mình đâu có cần cái an. Còn khi nào mình dẫn dắt cho nó quen rồi, thì bắt đầu nó an thì mình phải có cái điều kiện mình dẫn nó vào cái an, chứ không phải để tự nó an. Còn mấy con nhiếp, mấy con thở ra, thở vô, thở ra, thở vô, mà cố gắng tập trung và biết thở ra, thở vô, cái bắt đầu nghe nó an trú được thì mấy con cho nó là nó cái an, không phải đâu, cái đó là xúc tưởng hỷ lạc. Khi mà cái ý thức của chúng ta nó không có niệm nữa thì nó có cái trạng thái an ổn thân. Nhưng mà cái đó là cái trạng thái tưởng. Chúng ta chưa dẫn nó mà nó đã có, thì đó là tưởng, xúc tưởng hỷ lạc.

(23:13) Cho nên cái đó chúng ta đừng chấp nhận mấy con. Khi nào mà chúng ta nhiếp phục được, nó có an mặc kệ nó, nhưng mà chúng ta phải cảnh giác, cái sự an đó nó sẽ đưa đi đến chúng ta hành tưởng, rung động thân. Hoặc là nó đưa đi đến chúng ta những cái trạng thái, nó mười tám cái loại hỷ tưởng lận mà, nó sẽ đưa chúng ta đi lạc vào cái loại tưởng đó.

Cho nên khi đó chúng ta giữ sức tỉnh thức ở trên hơi thở ra vô thôi, chứ còn trạng thái an thì mình không chấp. Khi nào mà chúng ta dẫn tâm mình vào an thì chúng ta mới chấp nhận. Các con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Các con nhắc rồi các con hít thở, hít thở, năm ba hơi thở nó có an thì các con chấp nhận, tại vì con dẫn nó vào.

Rồi một lúc sau thì mấy con lại nhắc nó thêm để cho cái sự an trú đó nó kéo dài ra. Chứ không nó cũng an trú một chút rồi nó mất. Nó mất thì cái tâm của con nó sẽ bị dao động, sẽ bị phóng niệm. Đó, mấy con nhớ vấn đề dẫn cái tâm của mình, bởi vì muốn dắt nó an thì thí dụ như: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Rồi mấy con hít vô, thở ra mấy con sẽ an, nó có cái trạng thái an nó hiện ra liền. Còn nó không hiện ra liền thì mấy con tiếp tục nhắc, nhắc chừng nào mà nó an.

Thí dụ như bây giờ mấy con tiếp tục mấy con nhắc, nhắc rồi mấy con thở, thở mấy con nhiếp tâm rất kỹ để mà thở, rồi bắt đầu kia thấy nó an thì các con lại nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành…​”. Rồi các con tiếp tục các con thở, thở một hơi các con lại nhắc lần nữa, và nó an rồi thì mấy con thấy đây là có cái trạng thái nó an rồi, thì một chút mấy con lại tiếp tục mấy con nhắc lần nữa, rồi mấy con lại để cho nó an, để nó kéo dài ra, rồi tiếp tục nhắc nó nữa để cho nó kéo dài cái trạng thái. Cho nên tới cuối cùng nó không có bung trở ra được, nó không phá được cái trạng thái an của mình do mình dắt nó rồi, cái thân của mình nó an. Mình nhớ kỹ trên cái vấn đề này! Nếu mà tập chưa quen thì, hoặc là tập chưa đạt được, cái gì nó chưa có được thì phải hỏi Thầy để mà Thầy dẫn dắt các con từng bước, để mà các con tập dẫn dắt, dẫn nó vào an, cũng như dẫn nó vào hơi thở, thì nó sẽ đạt được cái hơi thở, nhiếp tâm được trên hơi thở.

(25:23) Đó là những cái phương pháp mà cần phải tu tập chứ không phải là mấy con muốn ngồi yên là nó yên vậy đâu, không phải yên vậy đâu nó bung ra. Mà mấy con thấy đi xa nữa thì các con đi không được, nghĩa là cái kéo dài cái thời gian dài ra thì không được bởi vì các con không có pháp. Còn ở đây, Thầy dạy mấy con có cái phương pháp muốn kéo dài nó bao lâu thì mấy con dùng pháp để mấy con dẫn nó đi. Nó một, hai giờ, ba giờ, sáu giờ, hay là cái thời gian dài bao lâu thì mấy con phải có phương pháp, không có phương pháp thì mấy con dẫn nó…​ Cho nên có nhiều người ngồi tu tập thiền định cả một, hai năm rồi mà không biết cái phương pháp dắt nó, cho nên do đó chỉ trong vòng một tiếng, hai tiếng là hết sức rồi không còn kéo dài ra được. Không có biết phương pháp dắt.

Đến đây thì coi như là Thầy đã dạy cho mấy con xong rồi. Vậy thì mấy con trở về để mà lo tập tu.

6 - PHÁP ĐIỀU TÂM KHÔNG PHẢI LÀ ĐỘNG TÂM

(26:17) Sư Giác Thường: Kính thưa Thầy, cho con xin hỏi. Kính thưa Thầy như con thì khi mà ngồi vào thì cái thân phải được an tịnh, thì con có thể tác ý, cái câu đó là: “Thân định, tâm phải an” Thân định tức là thân không có nghiêng qua lại gì nữa. Tâm an thì tâm không còn vọng động nữa. Như vậy có được hay không?

Trưởng lão: Được con. Được, nó không có…​

Sư Giác Thường: Đó là cái tác ý của con lần đầu. Nhưng lần sau thì lên chỗ Thầy dạy lần đầu tiên để mà theo dõi hơi thở, hay là mình phải khi hít vô thở ra nhẹ nhàng mình biết, mình biết mình nói là một; hít vô, thở ra mình nói là hai, như thế có được không? Hay là nhắc nó lại thở vô nhẹ, hít vô nhẹ, thở ra là, hít vô thì nhẹ, thở ra thì nhẹ, thì hít vô thì nhẹ nhàng, thở ra thì không có vọng động. Như vậy thì mình theo dõi nó để coi cái tâm mình nó có được lặng không? Nếu mà khi mà không lặng thì phải tác ý có được hay không? Có động tâm không? Thưa Thầy cho con …​

Trưởng lão: Không con. Khi mình tác ý đó là mình chủ động chứ không phải là động tâm, bởi vì mình điều khiển bằng cái ý thức của mình rõ ràng, vấn đề mấy con tu không động tâm. Chỉ trừ ra động tâm là mình không tác ý mà tự nó phóng ra, nó hiện ra thì niệm đó là niệm động tâm. Hoặc là mình tiếp giao một cái đối tượng bên ngoài, nghe ai nói gì đó thì mình bắt đầu mình lưu ý ra ngoài thì đó là mình bị động tâm. Còn cái này là ở trong tâm của mình tự động mình phát ra một cái điều gì để cái tâm của mình nó phải theo cái ý muốn của mình, mà giữ gìn nó, an trú nó, mình giữ gìn nó bằng cách này bằng cách khác. Đó là cách thức điều khiển cái tâm của mình. Thì những cái điều pháp hướng mà con hướng đó là cái phương pháp điều tâm mình chứ không phải động tâm, các con hiểu điều đó.

(28:49) Sư Giác Thức: Bạch Thầy cho con xin hỏi, thưa Thầy là khi con ngồi coi như là mười phút, hơn mười phút xả nghỉ, thì cái lúc nghỉ cái thời gian bao lâu thì tác ý trở lại?

Trưởng lão: Con xả nghỉ trong khoảng, thí dụ như con tu mười phút, con sẽ nghỉ khoảng độ chừng năm phút thôi, chứ còn đừng nghỉ tới mười phút thì nhiều quá. Thì con bắt đầu con tu lại mười phút. Để lần lượt từ năm phút đó, con sẽ nghỉ nó còn có 3 phút, còn có 2 phút. Thí dụ như là giờ con nghỉ, con để cái đồng hồ trước mặt con, ờ bây giờ nghỉ năm phút. Đúng năm phút là tập lại liền, phải không? Tập lại liền, để cho cái sự nhiếp tâm của mình nó có cái chất lượng con. Nó đạt được cái ý muốn của mình là mình nhiếp không có niệm khởi trong đó.

Sư Giác Thức: Kính thưa Thầy, thì theo như con, Thầy cho con là nhiếp tâm mà nửa tiếng, thì trong cái nửa tiếng này là thì cái ý con là đến nửa tiếng, thì trong nửa tiếng này, nếu mà có những cái điều gì thì con có thể tác ý được không? Dạ, bây giờ tâm con nó còn vọng, nó còn phóng dật, nó còn loạn động thì con sẽ dẫn tâm vào, để cho tâm khỏi bị loạn động được không?

Trưởng lão: Coi như là con biết rằng nếu mà mình kéo dài cái thời gian từ phút thứ nhất cho đến ba mươi phút mà chỉ có duy nhất hơi thở, thì nó sẽ có những cái vọng động, những cái niệm khác xen vô. Do đó con nhiếp như vậy con phải sử dụng cái pháp để dẫn cho nó hoàn toàn nó vào mà không, nó suốt ba mươi phút mà không vọng động, coi như là mình cũng đạt được chất lượng. Tại sao vậy? Tại vì chủ động mình điều khiển. Thí dụ như bây giờ, con nhiếp khoảng độ mười phút, “hít vô, thở ra”, con nhắc nó rồi, con tác ý rồi, bây giờ con hít vô thở ra, con hít khoảng độ mười phút. Mà trên mười phút thì nó sẽ có những cái vọng động, có cái niệm. Cho nên là con, lúc bấy giờ, gần đến mười phút hay là đúng mười phút thì con lại tác ý con dẫn nó một lần nữa. Con nhắc nó một lần nữa, do đó con kéo dài thêm mười phút nữa. Rồi bắt đầu tới mười phút đó con lại tác ý con lại nhắc lần nữa để dẫn cho nó thêm mười phút nữa, thì trong ba mươi phút đó nó có mấy đoạn, con đã…​ theo mà cứ nghĩ theo cái người mà Thiền tông hoặc là Đại thừa thì cho đó là cái tâm mình đã khởi niệm ra. Sự thật ra mình chủ động khởi niệm để dẫn đi thì mình không có vọng động. Còn để tự động nó phóng ra niệm nào đó là tâm mình bị động. Các con hiểu điều đó!

(31:37) Cho nên đây là mình chủ động để điều khiển để dắt nó đi tới, chứ không có để ở chỗ này mà để nó tu ba mươi phút con trọn vẹn con phải tu như vậy. Còn cái này thì người ta nhiếp phục mười phút để đạt được, cho nên vì vậy mà người ta phải nghỉ, bởi vì cái năng lực mà muốn tiếp tục nữa, mà tôi tác ý tôi kéo dài ra được như vậy đó, thì tôi sẽ bị mất cái năng lực tôi ít nhiều, cho nên nó chưa quen. Cho nên vì vậy mà tôi đúng mười phút là tôi nghỉ năm phút, tôi nghỉ năm phút để tôi phục hồi lại cái sự tập trung của tôi, rồi tôi cố gắng tôi tập trung lại. Cái đó là mình phân đoạn rồi lần lượt mình sẽ tăng lên mười phút. Cũng theo cái kiểu mà dẫn nó vào, dẫn cái tâm của mình nó vào cái trạng thái nhiếp tâm của nó, cho nên nó vào mà không bị động. Không khéo mình để tự động nó phóng ra cái niệm là mình bị động rồi, cái chất lượng nó mất. Mấy con nhớ không? Vì vậy cho nên bảo vệ được ba mươi phút con trọn vẹn.

Còn cái này, đang tu tập cái mười phút cho nên chúng ta nghỉ năm phút, rồi chúng ta tiếp tục quay lại mười phút để cái chất lượng của mười phút chúng ta đạt được chất lượng rất tốt. Rồi sau này Thầy sẽ hướng dẫn mấy con sẽ tiếp tục tới nữa, thì ba mươi phút mấy con sẽ dẫn dắt nó như thế nào để ba mươi phút, từ mười phút đó sẽ đến ba mươi phút rất là dễ dàng không còn khó khăn. Các con hiểu chưa? Phải biết cách dẫn tâm mình đó. Đó.

Còn con hỏi Thầy gì?

7 - ĐỔI TƯ THẾ NGỒI ĐỂ CHÂN KHÔNG BỊ GIẬT

(32:55) Sư Gia Quang: Dạ! Kính thưa Thầy, như thân con nó bất động, thì khi mà nó kéo chân như vậy là cái chân này là nó chưa phục hồi lại được, con ngồi như vậy nó bị rung, như vậy nó bị động.

Trưởng lão: Như vậy là Thầy sẽ hướng dẫn cho cách thức để thân con đừng có động đó. Nếu mà cái chân con vậy đó, thì con sẽ ngồi cái cách thức. Ở đây thì nói chung là cái người nào ngồi kiết già được ngồi, mà ngồi kiết già không được thì ngồi bán già. Ngồi sao mà cho cái thân của con nó được thoải mái, đừng có động. Còn nếu mà nó bị như vậy đó, con sẽ bị động đi, và bị động thân sẽ bị dao động, nó rất khó cho cái sự nhiếp tâm của con. Con hiểu không?

Sư Gia Quang: Dạ, thì bây giờ tu lâu nó chưa bao giờ được, (Vậy hả con?) bị xương khớp đồ nó khỏe, bây giờ tới lúc mà ngồi lâu là nó, biết nó động đó nhưng mà con, là nó giật một cái là con biết nhưng mà con kiềm chế được.

Trưởng lão: Bây giờ thì phải ngồi một cách khác để lo nhiếp tâm cho được cái đã. Rồi lần lượt rồi, khi nhiếp tâm được rồi, thì con sẽ an trú được cái tâm con rồi thì con phục hồi cái chân của con nó sẽ hết. Bởi vì khi nhiếp tâm an trú được rồi thì cái cơ thể của con nó sẽ có cái sự phục hồi, nó làm cho trở về bình thường mà. Khi mà con ngồi nó không bị giật, không bị nhức, con hiểu không? Còn bây giờ chưa nhiếp tâm, chưa an trú được thì nó sẽ bị động, nó bị vậy cho nên vì vậy mà tìm mọi cách, bây giờ con có thể ngồi như thế nào mà nó không bị đau nhức. Cách thức con ngồi.

(34:24) Sư Gia Quang: Con ngồi kiết già thì nửa tiếng thì cũng được, nhưng mà nó cũng bị giật giật vậy.

Trưởng lão: Vậy hả? Con ngồi bán già được không?

Sư Gia Quang: Con ngồi kiết già. Con thường ngồi kiết già.

Trưởng lão: Kiết già hả con? (Dạ) Còn không thì con ngồi như Thầy ngồi trên ghế vầy, con ngồi nhiếp tâm được không?

Sư Gia Quang: Con tập đã quen ngồi kiết già.

Trưởng lão: Không, Thầy không cần, Thầy bây giờ, cái tập quen hay không quen thì Thầy không quan trọng đâu. Khi mà ngồi cho được, thí dụ như bây giờ Thầy ngồi như con, thì như vậy ngồi kiết già vậy thì nó bị giật phải không? Cho nên bây giờ thì ăn thua ở chỗ mà phải luyện cái tâm mình trước cái đã, cho nên bây giờ ngồi như Thầy, như thế này thì con có bị chân bị nhức không?

Sư Gia Quang: Dạ! Nó không bị nhức, (Không bị nhức) ngồi lâu lâu là nó nhức.

Trưởng lão: Như vậy là con bị cái tật như vậy thì cũng rất khó để mà tiến, nhưng mà rồi cũng tìm mọi cách để mà giải quyết. Thầy nghĩ rằng kiết già kéo chân lên, thì do đó nó phải bị căng, bị căng là tại vì khi kéo chân lên như vậy thì nó bị gò bó nó quá, con hiểu không? Cho nên nó bị giật. Còn ngồi mà nó thoải mái như thế này mà nó cũng bị giật, đó là …​

Sư Gia Quang: Cái ngồi kiểu như Thầy, ngồi như Thầy thì con chưa có ngồi.

Trưởng lão: Đâu, bây giờ con phải tập cách thức nào mà ngồi được, thì chừng đó báo cho Thầy biết để rồi hướng dẫn cách thức nhiếp tâm. Còn cái vấn đề mà ngồi kiết già mà sau khi nó phục hồi, cơ thể con bình thường thì con sẽ ngồi kiết già, nó không sao. Chứ để không con ngồi vậy thì nó sẽ làm cho, bởi vì thân con động, thì thế nào cái tâm con nó không thể nào mà nhiếp cho nó không an trú được.

Còn Thanh Quang, có gì không con?

8 - TU TẬP Ở CHỖ BIẾT CÁCH LÀM CHỦ TÂM

(36:05) Sư Thanh Quang: Dạ, kính bạch Thầy, con xin thưa hỏi Thầy. Dạ, thưa Thầy cái buổi ngồi hôm nay thì con thấy là, khi con vừa nhiếp tâm được vào một phút, thì tự nhiên thấy nó ngán vào cái tưởng. Đấy là cái hành tưởng và trong suốt buổi con nhận biết rằng nó có khoảng độ hai, ba lần nó ngán vào như thế, thì con lại nhận thấy ngay. Thế thì ở đây là, con phải suy nghĩ về cái nguyên nhân của nó dẫn đến tình trạng như thế này. Thì con xin thưa hỏi Thầy thì con thấy là có hai cái nguyên nhân, con xin thưa Thầy xem có đúng như thế không?

Là cái thứ nhất là con không biết là cái vọng động, con vẫn cứ tưởng như là như con vẫn ngồi im. Cái tình trạng này thời gian vừa qua, là con thấy là mấy ngày ngoài Bắc con rất mệt. Nó từ chỗ ngoài Bắc là cực lạnh như thế vào trong này nóng ngay lập tức, nó chênh lệch nhau. Thì ở ngoài nó chỉ có 3, 4 độ mà trong này nó có lúc 34, 35 độ, thế thì hơn tới hai chục độ, thế cơ thể nó chưa thích nghi theo. Như mấy ngày nay lúc nào con cũng buồn ngủ. Thế nên khi bây giờ ngồi vào một cái một là con sai lầm là con lại nhắm mắt trong lúc ngồi định chứ con không mở mắt. Thế nên nó lại càng dễ dẫn đưa con vào cái trạng thái ấy. Ở đây chính là sự con thiếu tỉnh thức, mà con thiếu tỉnh thức nó mới dẫn đến cái chỗ nó đưa con vào hành tưởng mà con không biết. Thế thì con thưa Thầy! Cái thiếu tỉnh thức này thì con vừa rồi con có trình với Phước Nhẫn, là do môi trường thay đổi và cơ thể con chưa thích hợp cho nên có tình trạng ấy, như thế có phải không?

Cái nguyên nhân chủ yếu, cái thứ hai là con không giữ được hạnh độc cư trong thời gian vừa qua. Con thú thật, theo Thầy học ở đây đã bốn năm tròn ở Tu Viện. Thế mà vừa qua bốn tháng rời Tu Viện thì con thấy là nó trôi tuột hết, dần hết bốn năm kia. Nó không khác gì cái gầu múc nước ở dưới giếng, lúc múc thì đầy, kéo lên đến mặt giếng thì chỉ còn lại chút ít, thì do chính là cái sự đã làm việc rồi sống không giữ được hạnh độc cư, ăn, ngủ, nghỉ, làm việc, tất cả mọi cái, dẫn đến tình trạng là tâm con bây giờ nó động, tức là không có được sự tĩnh lặng nữa. Thưa Thầy, có phải chính hai nguyên nhân như thế không Thầy?

(38:21) Trưởng lão: Đúng vậy, nhưng mà có điều kiện là tại vì con không có biết cái pháp mà dẫn tâm của mình. Cho nên trong cái trường hợp mà nó, thí dụ như thời tiết nó ảnh hưởng về cái vấn đề tu tập của mình đó. Cho nên vì vậy thí dụ như buổi sáng, thí dụ như ở đây buổi sáng, thí dụ như nó lạnh, cũng như ở ngoài Hà Nội lạnh 3, 4 độ vậy, nó lạnh như vậy đó, mà muốn nhiếp phục để mà nhiếp tâm cho được thì chúng ta phải có pháp rồi. Mà khi mà gặp cái trường hợp mà trời nóng lên thì chúng ta cũng phải biết rằng, biết có pháp dẫn nó vào chứ không khéo thì nó cũng sẽ bị lạnh cỡ như con thôi. Cho nên vì vậy mà con không biết pháp dẫn, cho nên con chỉ ngồi nhiếp tâm an trú ở trong cái hơi thở con biết ra vô, thì nó dẫn vào cái trạng thái mà theo cái thời tiết mà con bị ảnh hưởng.

Cho nên vì vậy mà con phải, sẽ thấy được cái pháp. Khi mà mình vào đây cũng như là cái người mà ở bên Mỹ họ cái giờ này họ ngủ chứ họ không có thức, cho nên khi họ qua bên Việt Nam mình thì cái giờ này họ cũng bị buồn ngủ. Vậy mà khi mà người có pháp rồi thì người ta dẫn nó vào nó tỉnh bơ, nó không có ngủ được. Còn mình thiếu pháp thì nó theo cái thói quen của nó, thì cứ giờ này nó buồn ngủ, cho nên vì vậy mà cái người ở bên Mỹ họ qua Việt Nam mình họ hay ngủ ban ngày, mà ban đêm thì họ thức. Bởi vì ở bên Mỹ ban đêm nó là ngày bên mình, cho nên nó cũng là cái thói quen.

Cho nên vì vậy, người tu hành là do cái chỗ mình biết cái pháp dẫn cái tâm của mình. Muốn nó tỉnh là nó phải tỉnh, lúc nào đó mình cũng làm chủ nó bằng cái phương pháp, chứ không phải là mình ngồi mình nhiếp trơ trơ cái hơi thở để rồi nó tỉnh, nó không phải đâu, nó có phương pháp mà.

Cũng như bây giờ, Thầy nói, bây giờ từ cái mười phút này mà mình muốn tăng lên được ba mươi phút mà không niệm thì người ta cũng có phương pháp người ta dẫn. Nhưng mà điều kiện như vậy nó sẽ làm mình hao cái năng lượng rất nhiều, mình phải vận dụng cái năng lượng của mình dẫn, dùng cái pháp Như Lý Tác Ý của mình, thì mình chủ động, mình dẫn nó, chứ không phải là để nó bị động. Mà mình chủ động điều khiển nó, nó vẫn nhiếp tâm được. Mấy con thấy chưa?

(40:32) Cho nên vì vậy mà trong cái vấn đề mà tu tập, chúng ta phải biết cách thức dẫn. Hôm nay, Thầy muốn dạy mấy con để mấy con biết cách thức dẫn nó thôi, chứ không có gì hết. Muốn nó được 1 giờ là nó 1 giờ, muốn nó 30 phút là 30 phút, muốn bao nhiêu là bao nhiêu, nhưng mà khi mà các con chưa an trú được thì cái thân con bị động, bị động bởi vì nó bị tê, bị đau, bị nhức, thì lúc bấy giờ mấy con rất là động. Mà động thì nó không còn cái an trú, nó không còn nhiếp tâm được nữa.

Cho nên vì vậy đó, khi mà nhiếp tâm được khoảng thời gian 30 phút, thì người ta sẽ hướng dẫn cho mấy con để an trú cho được cái thời gian, để cái thân con nó an trú, nó ngồi nó không bị đau, bị tê, bị nhức gì nữa hết. Đó là cách thức mình sẽ, sau này Thầy sẽ dẫn dắt, cho nên vì vậy mà Thầy không quan trọng cái chỗ mà các con ngồi kiết già hay không kiết già. Nhưng mà con dẫn nó được an trú rồi thì mấy con kéo chân lên vầy, thì mấy con nhiếp tâm vô, mấy con bảo nó an trú thì cái thân con nó sẽ ngồi nó bất động, an trú. Các con hiểu chưa?

Đó là cách thức như vậy, mình làm chủ mà, chứ đâu phải là để mà tập cho nó thành thói quen. Cho nên mấy con cứ nghĩ bây giờ mình phải ngồi kiết già, chứ nếu mình bỏ ít bữa mình ngồi không được. Không phải đâu! Người ta an trú rồi, thì người ta bảo nó an trú được một giờ là nó ngồi một giờ an ổn chứ nó không có đau, không tê, không nhức.

Còn mình, con ráng tập, nếu mà con ráng con ngồi cho được một giờ, chứ còn con tăng lên giờ rưỡi, hai giờ thì con cũng bị đau, tê nhức nữa. Mà con không biết làm sao cho nó an được ở trong cái thời gian đó. Mà muốn tăng lên thì phải chịu đau, chịu nhiều khi dữ tợn rồi nó mới qua được cái thời gian đó, thì nó mới an. An rồi bây giờ tăng lên nữa thì nó cũng phải đau nữa.

Còn ở đây không, tôi muốn an là phải an thôi. Cho nên tôi vào cái tâm định tỉnh của tôi, tôi làm chủ tôi dẫn nó vào cái sự nhiếp tâm cho đạt được, thì tôi an trú được rồi thì bắt đầu bây giờ tôi mới tăng cái thời gian lên, tôi tăng theo cái năng lượng, năng lực ở trong người tôi có, tôi tăng lên thì tôi mới kéo dài theo cái năng lực tôi có. Mà khi mình an trú rồi thì tự nó phát sinh ra năng lượng, nó không hao hụt nữa. Cho nên mình có thể kéo dài một, hai giờ, ba, bốn giờ đồng hồ, năm giờ, hay sáu, bảy giờ đồng hồ mình ngồi bất động, nó không đau, không tê, không nhức gì hết. Như vậy ta mới ngồi lâu được, mà người ta ngồi lâu bằng phương pháp an trú chứ không phải là bằng tự, bằng cái sự tập luyện cho thành thói quen ngồi lâu, không phải! Ở đây không phải là tập luyện để thành thói quen ngồi lâu, mà bằng phương pháp an trú.

(42:54) Đó là cách thức chúng ta tu tập hôm nay như vậy. Đó, cho nên vì vậy đó, thì con nhớ rằng, khi mà cái trường hợp mà mình bị cái trường hợp đó, mình thấy mình sao cái mình vào trong này mình hay bị buồn ngủ như vậy, thì do đó bây giờ muốn cho tỉnh thì dùng pháp dẫn. Mình bắt dẫn nó thì nó tỉnh luôn mà nó không có bị, bằng không thì nó sẽ bị rơi vào cái trạng thái hành tưởng. Bị vì mình ngồi mình tu, mình cố gắng mình nhiếp phục, thì mình cũng biết rõ ràng cái hơi thở của mình, nhưng mà nó vẫn biết …​ Nên cái thân nó bị dao động.

Cho nên mấy con nhớ, nhớ trong cái vấn đề mình tu tập như vậy thì nó sẽ đạt được. Và nhớ Thầy đã nói, Thầy dạy cách thức để mà, nói với dạy Sư Giác Thường đó, là mình dẫn, cứ khoảng độ mười phút là mình nhớ, mình dẫn dắt nó một lần rồi mình kéo dài thêm mười phút nữa, mình dẫn dắt, cho nên cái thời gian mình đạt được cái pháp dẫn của mình, nó lại thuần thục, nó quen đi. Nó không khó khăn đâu. Nhớ!

(43:55) Sư Giác Thường: Con kính thưa Thầy, như con là nếu mà giả sử như là con ngồi khoảng mười phút con cứ dẫn, nhiều khi cứ dẫn có dẫn tâm vào thì có được không Thầy?

Trưởng lão: Được con, con cứ dắt, (Con có thể) cứ dắt rồi bắt đầu đó tăng mười phút, con cứ dắt tăng mười phút tới ba mươi phút rồi mình nghỉ, xả ra mình nghỉ, cứ dắt nó con, mình nhờ cái pháp đó mình dắt. Dắt như vậy là mình bảo đảm được cái chất lượng của cái sự nhiếp tâm của mình, không bị một cái niệm tự động mà nhảy vô. Nó không có bao giờ nó nhảy vô được hết.

9 - AN TRÚ TRỌN VẸN MỚI TĂNG THỜI GIAN

(44:29) Sư Giác Thường: Kính thưa Thầy, theo thời gian này thì con là cái mười phút trở lên nửa tiếng đó, thì ngang khúc này thì dừng, đến tuần sau thì Thầy sẽ chỉ dẫn nó lại, hay là hướng dẫn cho con để mà con dẫn được mà tâm được an lạc, thanh tịnh thì con sẽ tiến lên được khoảng mười phút, năm phút nữa được không Thầy?

Trưởng lão: Không, con không được tăng lên bởi vì trong ba mươi phút đó con còn phải dẫn cái thân con an trú, (Dạ) cách thức an trú. Cho nên khoan đã, bây giờ mình nhiếp tâm cho được cái chất lượng nó hoàn toàn, bắt đầu mình dẫn cho nó đến ba mươi phút cho nó trọn vẹn, cho thật là trọn vẹn. Sáng, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào con ngồi thiền ba mươi phút, con cũng dẫn nó được nhiếp tâm trọn, nó không có một cái niệm tự động nó nhảy, nhào vô. Thì lúc bấy giờ đó Thầy mới dạy cho con cách thức an trú.

Mà khi an trú được rồi thì bắt đầu đó, mình mới tăng lên, chứ còn chưa an trú được thì chưa tăng. (Dạ) Nghĩa là con nhắc: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết”, thở ra hai, ba hơi thở thì bắt đầu cái trạng thái nó an ổn, nghe nó hoan hỷ, nó rất là hoan hỷ. Thì đó là mình đạt được chất lượng an trú.

Thì lúc bấy giờ nó tự, khi mà an trú được nó sẽ khoảng từ mười phút, con biết rằng ngoài mười phút nó sẽ mất cái sự an trú, hoặc là cái an trú đó nó có thể kéo dài ba mươi phút mà cái thời khác nó không có. Thì do đó mình phải dẫn, cứ mười phút mình dẫn an trú một lần, mười phút mình dẫn an trú một lần, cho đến khi mà mình thấy hoàn toàn ba mươi phút mình được an trú hoàn toàn rồi, thì bắt đầu Thầy mới dạy cách thức cho mấy con tăng lên, bằng cách như thế nào. Chứ không phải là cứ, nó ở trong cái pháp nào để mà sẽ tăng lên, chứ không phải là đang ở chỗ nhiếp tâm này nữa. Con hiểu không? Không ở chỗ nhiếp tâm trong hơi thở này nữa. Mà phải đi qua một cái pháp khác để chúng ta tăng cái thời gian lên. Khi chúng ta an trú rồi thì chúng ta buông ra để mà chúng ta, từ đó chúng ta sẽ tu một cái pháp, cái pháp thí dụ như Tứ Niệm Xứ, thì chỉ còn có cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự để quán thân thôi. Mà khi quán thân thì cái hơi thở, nó cái tâm của mình nó phải biết hơi thở, nhưng mà nó biết không phải là do cái chỗ nhiếp tâm trong hơi thở nữa mấy con, tới đó thì Thầy sẽ dạy cho mấy con. Chứ còn bây giờ thì mấy con chưa tới mà nói mấy con cũng không biết tu làm sao hết mà rờ. Nó còn tùy từng cái bậc của sự tu tập để cho đến khi mà nó nằm ở trên Tứ Niệm Xứ, mà nó ở chỗ bất động mà nó vẫn nhẹ nhàng ở trên cái hơi thở nó, biết ra, biết vô cái kiểu mà Tứ Niệm Xứ đó, thì mấy con mới tăng lên sáu, bảy tiếng đồng hồ được chứ không phải dễ. Nó tới cái giai đoạn đó thì mấy con phải thấy là, như vậy là mấy con mới luyện thần lực mới nổi, chứ còn không khéo thì đâu có luyện được đâu.

Cho nên cố gắng tu tập, bây giờ đây là cái lớp của mấy con là năm phút cho đến mười phút thì mấy con phải cố gắng. Người mà năm phút thì phải tập cho đúng cái chất năm phút của nó, người mười phút phải tập cho đúng cái mười phút, người ba mươi phút phải tập cho đúng cách ba mươi phút, để rồi lần lượt mấy con phải đạt được cái chất lượng nhiếp tâm nó ở trong một cái số lượng thời gian nhất định, rồi mới ở trên cái pháp Tứ Niệm Xứ mà đi vào.

10 - TÂM CÒN ĐỘNG NÊN TU TỨ CHÁNH CẦN

(47:35) Còn cái người nào mà vọng tưởng, mà niệm là không có xả bằng cái tri kiến, bằng cái giới luật đức hạnh của mình thì phải, đó như cái lớp mà, cái lớp Hai này thì coi như là các Thầy, các sư này thì đương nhiên là phải ở trong Tứ Chánh Cần rồi, để xả. Còn mấy con mà nếu không thì phải cho mấy con xuống cái lớp, nếu mà thân còn dao động này kia thì phải xuống cái lớp mà Tứ Chánh Cần. Thân mà không bất động được thì coi như là mấy con phải xuống cái lớp Tứ Chánh Cần này. Đó, để mà xả, ngăn ác, diệt ác. Chứ còn không khéo ở trên Tứ Niệm Xứ thì không vô nổi. Còn đây là chuẩn bị cho mấy con bước vào Tứ Niệm Xứ, mà nếu mà các con nhiếp tâm trong ba mươi phút mà không đạt được thì đương nhiên là không lên Tứ Niệm Xứ được đâu. Cách thức của nó rõ ràng lắm, phương pháp nó hướng dẫn rõ ràng lắm, chứ không phải là tu mù mờ đâu, tu kiểu chung chung đâu, không phải là ở đây nhiếp cho hết vọng tưởng rồi nó đi vô đâu không biết hết. Không phải đâu!

Nó đi tới đâu là mấy con phải biết mình đang tu cái pháp gì, cái trạng thái tâm của mình nó nằm đâu. Chẳng hạn bây giờ mấy con chưa an trú chứ mấy con an trú, thì mấy con thấy cái tâm của mình nó khác chứ nó đâu phải là như cái tâm bình thường này nữa đâu. Các con hiểu như vậy. Cho nên vì vậy mà con dẫn dắt các con từng bước đi căn bản.

Thôi bây giờ thì coi như là mấy con đã hiểu rồi phải không, về tập. Tuần sau Thầy sẽ kiểm lại. Còn cái ngày mai, buổi sáng ngày mai Thầy sẽ kiểm cái lớp Hai này, cái lớp hai bên …​

Cô Út Diệu Quang: Ngày mai khách đông lắm á!

(49:01) Trưởng lão: Khách hả con? (Dạ)

Vậy thì buổi chiều Thầy mắc qua Thầy kiểm bên nữ rồi. Vậy thì cái lớp Hai làm sao đây? Có thể buổi tối Thầy kiểm được không? Buổi tối Thầy vô đây, Thầy kiểm cho cái lớp Hai, chứ để không bỏ lớp Hai rồi nó biết đâu mà tu đây.

Còn cái lớp Một này thì mấy con phải về tu tập cho hẳn hòi. Nếu mà người nào mà Thầy kiểm tra mà còn dao động, mà Thầy dạy mà còn dao động thì Thầy cho qua cái lớp hai này chứ còn nằm ở trong lớp này không được.

Thà là cái lớp này nó còn ít, nó còn một, hai người cũng được nữa, nhưng mà phải nhiếp cho được hoàn toàn. Mấy con lượng sức của mình, chứ không khéo lên rồi thì mấy con cũng luyện không nổi nữa, bởi vì mình vô không được. Nó khép cánh cửa, cánh cửa rất kín, là tại vì mình nhiếp tâm và an trú cho được thì nó mới mở cửa mình bước vô. Mà nếu mình nhiếp tâm và an trú không được thì cái cửa nó đóng kín lại nó không cho mình vô, nó không cho vô Tứ Niệm Xứ đâu. Nó không cho mình bước vô cái cửa Tứ Niệm Xứ tu đâu, nó buộc mình phải đi trở lại Tứ Chánh Cần thôi, không có cách nào khác hơn hết.

(50:12) Còn nói tới Tứ Thánh Định thì khỏi nói rồi, mấy con không luyện nổi thần lực đâu. Tứ Niệm Xứ mà chưa đạt thì đừng có mong gì mà Tứ Thánh Định. Cho nên nó đâu có, mình nghe nói nhập định Sơ Thiền đồ nghe nói nó dễ, không phải đâu! Nó cả một cái vấn đề, một quá trình tu tập của chúng ta dữ lắm chứ nó không phải thường.

Cho nên vì vậy mà coi chừng cái lớp của chúng ta bảy người mà coi chừng rớt lại đó, chứ chưa phải là lên đâu. Mà nếu mà Thầy gạn lọc riết rồi, thì người nào được thì mới nằm ở trên cái lớp này để đi vào Tứ Niệm Xứ. Mà không được thì buộc lòng mấy con phải trở lại Tứ Chánh Cần, tu tập. Bởi vì nó không lên được, nó không vô được cái Tứ Niệm Xứ thì đương nhiên mấy con nhiếp tâm và an trú không được thì phải tụt xuống chứ làm sao mà ở trên này được. Mấy con rớt trở lại.

Coi như lên học không nổi thì phải trở về lớp cũ chứ biết làm sao, phải trở về Tứ Chánh Cần. Mà nếu mà Tứ Chánh Cần mà Thầy thấy nhiếp tâm và an trú không được thì nó phải lui trở ra cái lớp học Giới Luật thôi chứ tu Thọ Bát Quan Trai, tu các pháp chung chung thôi chứ không thể nào mà tu chuyên được. Nghĩa là Tứ Chánh Cần đó là bắt đầu tu chuyên rồi đó, mà nếu mà tu chuyên không nổi thì cho đi xuống Thọ Bát Quan Trai, tu các pháp chung chung. Tu cũng như người cư sĩ mà Thọ Bát Quan Trai vậy thôi chứ đâu có chuyên được đâu. Mấy con biết.

Hễ mà Thầy gạn lọc cứ lần lượt, mà nếu mà được thì mấy con còn bám mấy con tu, mà không được thì mấy con sẽ rớt xuống, rớt ra, rớt xuống lớp. Rồi rớt xuống lớp thì phải tập cho căn bản thì nó mới trở lên được, còn không căn bản thì không lên được. Coi vậy chứ nó không dễ đâu. Ở đây thì coi như bảy người chứ nữa không biết chừng đậu được mấy người đây?

(51:47) Mấy con, đây là tuyển chọn mà. Tuyển chọn đậu hay rớt chứ không phải là mình muốn mà được đâu. Mà mình do cái sự tu tập mới được, chứ còn muốn không được. Tôi muốn tôi ở lớp đó mà tu tôi không vô thì tôi không ở lớp đó được. Mấy con nhớ kỹ trên cái vấn đề đó, Thầy tuyển chọn đàng hoàng mà.

Cho nên nói, Thầy đến đây là hôm nay là tuyển chọn để hướng dẫn cho, đào luyện cho cái Tăng đoàn chúng ta có người tu chứng quả A La Hán. Nó phải như vậy mới được chứ còn không khéo, mình để tu chung chung rồi người nào cũng không tới đâu được hết.

Còn ở đây, rõ ràng là cái sự hướng dẫn của Thầy vừa rồi, thì mấy con nhớ kỹ. Về tập lại cho kỹ. Được thì mấy con sẽ còn ngồi tại lớp mà không được thì phải rớt xuống, rớt xuống rồi cái lớp kia Thầy sẽ dạy. Cho nên vì vậy mà, nếu mà buổi chiều nay, Thầy qua bên cái lớp nữ Thầy tuyển chọn, phải không? Mà nếu mà ngày mai có khách thì đương nhiên là khách mà, nếu mà Thầy giảng dạy đây thì họ đi qua đi lại thì nó rất khó, nó động. Cho nên vì vậy mà nó không thể được. Chứ phải chi mà có cái Thiền Đường ở đâu ngoài xa chút xíu, chứ còn đây gần quá! Khách nó vô thì nó tới rồi, cho nên vì vậy mà nó rất khó, phải không?

Con có thể bảo đảm khách ở đằng trước được không?

Cô Út Diệu Quang: Đông lắm!

(53:08) Sư Giác Thường: Kính bạch Thầy, thì ở là mấy vị lớp Hai này là có ít mà có ba, bốn vị thôi, Thầy coi sau này có cái tịnh thất nào sau này còn trống thì Thầy cho vào đó, lâu lâu Thầy ra thăm vậy thôi, Thầy chỉ rồi thì để cho họ, Thầy ra thăm thôi.

Trưởng lão: Rồi, rồi, được rồi, để Thầy coi có thất nào trống, Thấy lấy cái thất thì Thầy…​

Cô Út Diệu Quang: Thầy ra ngoài vườn cao su mặc may. (Ở đâu?) Ở ngoài vườn cao su á.

Trưởng lão: Ở ngoài đó hả?

Cô Út Diệu Quang: Ở đó thì không ai ra tới. Chứ cái nhóm đằng đó đã tu ở đây rồi, nó quay về cái lớp.

(53:43) Trưởng lão: Được rồi, Thầy sẽ cho ra cái khu cao su ngoài đó có mấy cái thất ngoài đó. Ở ngoài đó thì có sư Thiện Tâm phải không con? (Dạ). Được rồi, để chọn cho ra ngoài đó rồi coi có cái thất nào chọn rồi cho. Phải kiểm cho không nó mất thời gian, để không mất thời gian quá.

Để rồi thí dụ mấy con có rớt xuống, thì cho vào cái lớp dưới, còn người nào ấy thì đậu. Ráng mà tu tập chứ để rớt là xấu hổ đó nghe, xuống lớp người ta xấu hổ đó. Phải nỗ lực cho thật sự, nhiệt tâm cho hẳn hoi, đàng hoàng, thân phải bất động hoàn toàn đó. Chứ không phải dễ đâu! Bởi vì Thầy nói, còn dao động là vài ba lần mà khắc phục không được là Thầy sẽ cho xuống dưới đặng Thầy kiểm.

Còn ở dưới mà Thầy kiểm những người nào mà được, Thầy cho lên đó. Nghĩa là cái trình độ người ta khá thì Thầy sẽ cho lên. Còn nó kém thì phải ở lại thôi chứ không có cách nào hơn.

Thôi bây giờ thì mấy con bớt tê chân chưa nè? Đứng dậy chào nè, Thầy về nè.

  • Đau chân không mấy con?

  • Thầy Xá Phật con.

  • Thầy chào mấy con.

Rút cái máy này trả cho Phước Tồn.

Thầy về, mấy con nhớ tập kỹ mấy con! Thầy còn chỉnh lại nhiều lần nữa.

HẾT BĂNG