MÙA AN CƯ 21-BỐN LOẠI ĐỊNH VÀ DẪN TÂM VÀO ĐẠO

2005 MÙA AN CƯ 21-BỐN LOẠI ĐỊNH VÀ DẪN TÂM VÀO ĐẠO

2005 MÙA AN CƯ 21

BỐN LOẠI ĐỊNH VÀ DẪN TÂM VÀO ĐẠO

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Năm giảng: 2005

Thời lượng: [47:20]

Người nghe: Phật tử

Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005

1 - ĐỊNH CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

(00:01) Trưởng lão: Thầy sẽ dạy. Bởi vì cái mục đích của đạo Phật là nhắm vào cái tâm tham, sân, si của mình. Cái khổ, cái tham, sân, si là cái khổ của mỗi con người. Mà đạo Phật ra đời là nhắm vào dẹp cái khổ đó, để làm cho chúng ta hết khổ, nó nhắm vào đó. Vậy thì cái hôn trầm, thùy miên là cái khổ. Cái buồn ngủ của mình là cái si, mà cái si phải dẹp, chứ không thể nào không. Cho nên vì vậy mà giờ giấc nghiêm chỉnh để cho cái tướng si nó hiện ra. Nó hiện ra để cho mình biết cách mình phá.

TỈNH GIÁC TRÊN BƯỚC ĐI KINH HÀNH

Cho nên đầu tiên vào đạo Phật, thì đức Phật dạy mình Chánh Niệm Tỉnh Giác. Chánh Niệm Tỉnh Giác tức là đi kinh hành, chứ không có gì hết. Vậy thì, con hãy về con tập đi kinh hành, đi hai mươi bước, đứng lại, hít thở năm hơi thở. Rồi tiếp tục tác ý, đi hai mươi bước nữa, đứng lại, tác ý, hít thở nữa. Cứ hai mươi bước, rồi đứng lại hít thở năm hơi thở. Rồi đi hai mươi bước. Tu như vậy cố gắng ba mươi phút. Nghĩa là trong khoảng thời gian đi Chánh Niệm Tỉnh Giác, đi như vậy thì ba mươi phút.

Nhưng khi mà đi như vậy, mà đếm luôn liên tục như vậy đó, hai mươi bước mà thỉnh thoảng có niệm khởi. Có một cái vọng tưởng gì đó nó khởi ra, thì bắt đầu đi năm bước. Năm bước đứng lại, tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”, rồi tiếp tục đi năm bước.

Đến đúng năm bước, tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi tiếp tục tác ý một lần nữa: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi đi năm bước nữa, rồi tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đi kinh hành”.

Đúng hai mươi bước như vậy đứng lại, mới tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, rồi hít vô, thở ra năm hơi thở. Năm hơi thở xong thì mình tác ý: “Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi di kinh hành”, rồi bước đi năm bước, rồi tác ý, năm bước tác ý.

Mà nếu đi hai mươi bước liên tục mà không có một niệm nào khởi vô, thì lấy hai mươi bước làm cái tiêu chuẩn thời gian, cái mốc thời gian. Thì mình đếm đúng hai mươi bước thì đứng lại, hít thở năm hơi thở, rồi bước đi hai mươi bước nữa. Suốt cái thời gian tu như vậy là đúng ba mươi phút, rồi xả nghỉ. Con nhớ chưa? Nhớ kỹ, tập rồi coi thử coi có phản ứng gì không, báo cho Thầy biết.

Sau một thời gian tu tập như vậy nó thuần thục. Một tuần hoặc là một tháng thấy nó thuần thục thì thay đổi liền. Thay đổi đi hai mươi bước ngồi xuống, chứ không có đứng. Ngồi xuống hít thở năm hơi thở, rồi đứng dậy, đi hai mươi bước rồi lại ngồi xuống. Hồi đó đứng, bây giờ mình tập ngồi, nó nhọc nhằn hơn một chút, cũng ba mươi phút tu tập như vậy, nhớ chưa? Tu cái đó là để Chánh Niệm Tỉnh Giác, làm cho chúng ta không còn hôn trầm, thùy miên, nhớ nhe.

TỈNH GIÁC TRÊN CÁNH TAY ĐƯA RA VÔ

Kế nữa thì sẽ tu cái pháp kế nữa là đưa cánh tay ra, đưa cánh tay vô. Mà trước khi đưa cánh tay ra, vô như thế này thì tác ý: “Đưa tay ra, tôi biết tôi đưa tay ra”, rồi cư sĩ sẽ đưa tay ra. “Đưa tay vô tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi đưa vô. Chú ý trên cánh tay của mình đưa vô. Mình ngồi xếp bằng vậy đó, rồi mình đưa ra, đưa vô. Như vậy thì nó mới có cái nhiếp tâm ở trong cánh tay của mình. Rồi bắt đầu đó, mình sẽ không tác ý nữa, mà đưa ra, thì chú ý cánh tay đưa ra. Đưa vô, chú ý cánh tay đưa vô rồi đếm một. Đưa ra, đưa vô như vậy cho đến năm lần đưa ra đưa vô.

(03:55) Rồi bắt đầu mới chuyển qua cánh tay bên đây, cũng tác ý: “Đưa tay ra tôi biết tôi đưa tay ra” rồi đưa ra. “Đưa tay vô, tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi đưa vô. Rồi không tác ý nữa, rồi đưa ra thì chú ý, đưa vô thì chú ý. Tập như vậy đó đúng ba mươi phút mới nghỉ. Nếu có nặng đầu, có gì thì báo cáo cho Thầy biết, đặng Thầy sửa lại. Còn nếu mà không có nặng đầu thì làm luôn, tu luôn không có sợ. Hiểu chưa?

Rồi bắt đầu bây giờ, khi mà tu mà nhiếp tâm được ở trên cánh tay đưa ra, đưa vô rồi, thì trong cái thân này nó đau bệnh, nhức ở chỗ nào, bất kỳ đau bệnh gì. Nghĩa là ở trong thân này, con cảm nhận nó đau ở chỗ nào, thì mỗi lần mà đưa cánh tay ra, thì con tưởng như cái bệnh đó đau trong thân con, như cái nhức đầu thì thấy cái nhức đầu của mình nó sẽ theo cánh tay này mà đi ra. Và khi đưa vô, tự nhiên không có cần mà phải nghĩ tưởng cái gì hết. Mà khi đưa ra thì thấy như cái bệnh sẽ theo cánh tay ra. Và chỉ trong vòng ba mươi phút, một giờ thì cái bệnh nó sẽ hết.

Con làm vậy là con sẽ trị bệnh được đó. Đó là cái pháp đối trị bệnh bằng cái thân hành ngoại. Thầy chưa dạy thân hành nội, tức là hơi thở. Thì khi mà đưa tay ra để trị bệnh như vậy, thì con sẽ tác ý như thế này: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay ra”, thì con sẽ đưa ra. “An tịnh thân hành, tôi biết tôi đưa tay vô”, rồi con sẽ đưa vô.

Đưa ra, đưa vô mà tác ý “an tịnh”, bảo cái thân nó phải an ổn, không có được đau nữa, con hiểu không? Do đó mình đưa ra đưa vô vậy, thì một lúc sau thì cái thân nó bình an trở lại, nó không có đau nhức nữa. Đó là cách thức khắc phục tham ưu ở trên thân của mình, làm cho cái thân nó không còn đau khổ, nó không ưu phiền nữa.

Đó là các pháp thứ hai, con nhớ chưa? Nó lợi ích cho các con. Cái kia thì nó phá cái buồn ngủ, nó làm cho mình không còn si, nó tỉnh. Còn cái này nó phá cái bệnh, nó làm cho con không còn bệnh nữa. Rồi hén.

2- ĐỊNH VÔ LẬU

(05:59) Trưởng lão: Bây giờ trong cái sự tu tập thì nó có nhiều cái niệm nó khởi ra. Mình ngồi một lúc thì nó nghĩ cái này, nghĩ cái kia, nó lo lắng gia đình, nó nhớ cái này, nhớ cái kia. Những cái niệm đó đó không có quyền mà ức chế nó. Không có quyền dùng như mình niệm Phật cho nó đừng có niệm. Hoặc là mình đếm hơi thở cho nó đừng có niệm, không phải. Hoặc là mình bước đi kinh hành cho đừng có niệm, thì cái đó không phải.

Khi nó có niệm, thì mình dùng cái Định Vô Lậu mà mình quán. Thì bây giờ đó mình đầu tiên thì mình quán cái nhân quả. Mình quán cái thân của mình là thân nhân quả. Con đặt cái đề tài nhân quả, quán cái thân nhân quả, quán cái thân vô thường, rồi quán cái thân bất tịnh. Rồi quán cái thân vô ngã, quán xem coi cái ngã nó ở chỗ nào? Con tìm nó coi nó có cái ngã ở đâu? Phải không?

Rồi từng những cái tư duy, suy nghĩ đó, nó giúp cho con, nó mới ly những cái niệm mà nó khởi lăng xăng trong đầu con. Nó ly tức là nó lìa ra. Và đồng thời nó, cái sự tư duy, quán xét nó làm cho từng cái tham, sân, si con nó bị ly ra mất, nó đoạn ra hết, cho nên nó gọi là vô lậu.

Cái định đó gọi là Định Vô lậu. Nó dùng cái sự suy tư, suy nghĩ mà nó làm cho hết lậu hoặc, cho nên nó có tên là Định Vô lậu, tức là cái sự quán xét, sự tư duy nó làm cho chúng ta không còn phiền não, không còn đau khổ, không còn cái niệm khởi nữa.

Cho nên ngồi đâu nó bất động, nó thanh thản, nó an lạc, vô sự là vì các pháp khác nó tác động vô không được. Là vì nó vô thì nó bị trí tuệ của chúng ta đoán ra hết. Người ta chửi, thay vì mọi lần mình chưa có Định Vô lậu thì người ta chửi thì mình giận. Hôm nay có cái Định Vô lậu rồi, tức là có cái tri kiến đó rồi thì người ta chửi, thì mình lại thương cái người đó, mình không có giận, con hiểu không?

Cho nên vì vậy, mình đặt cái đề tài ra mình tu, mình quán từ bi, quán cái tâm thương yêu, mình quán cái tâm xả, mình quán cái tâm hỷ. Nó gợi lên cái lòng thương của mình, cái lòng vui mừng của mình, không có cái gì mà ác pháp, mà buồn khổ. Mình đưa những cái đề tài mình tư duy, mình quán một lần nó chưa thấm nhuần đâu. Năm lần, mười lần, trăm lần, ngàn lần cứ lặp đi lặp lại, nó thấm nhuần rồi thì trước cái ác pháp nó đến, thì tự nó hóa giải hết. Tâm này không còn phiền não, tức là giải thoát, gọi là Định Vô Lậu.

Bây giờ, thì con quán cái thân vô thường, từ khi cha mẹ sinh ra mình là một đứa bé, rồi lớn lên thành thanh niên, rồi bây giờ già tóc bạc, da nhăn, con quán thấy cái sự vô thường đó. Rồi bắt đầu bây giờ con quán sự vô thường đó rồi, thì con quán các pháp vô thường. Nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bữa nay là của mình, ngày mai bán cho người khác, rồi người khác cất nhà cửa…​ nó thay đổi liên tục. Một năm sau con đi thành phố, con thấy nó thay đổi đủ thứ, đường sá nó rộng lớn ra, nó đủ thứ đấy gọi là vô thường, con hiểu không? Như vậy là mình thấm nhuần.

(8:55) Mà những cái sự vô thường đó, nó không có các pháp như vậy, nó không có bền chắc. Bởi vì bền chắc sao được? Bữa nay cái đường nó hẹp tép, mà ngày mai nó rộng ra như thế này. Bữa nay thì nó như vậy, ngày mai nó khác. Bữa nay nhà tranh, ngày mốt nó nhà tường, đó là sự vô thường của vạn vật. Rồi thời tiết, năm nay thì hạn hán nhiều, năm tới thì mưa lụt nhiều, đó là cái sự vô thường của vũ trụ.

Mình quán xét thấy vô thường, mình đang nằm ở trong cái sự vô thường, rồi thân vô thường, vạn pháp vô thường đều là ở trong cái pháp khổ. Cho nên vì vậy, mà cái pháp không vô thường chỉ duy nhất có cái Tâm Thanh thản - An lạc - Vô sự là không vô thường.

Vậy thì mình hãy trụ trong cái chỗ không vô thường này thì chắc chắn là mình sẽ không khổ nữa. Bởi vì thanh thản, an lạc, vô sự thì có đâu tham, sân, si đâu mà khổ? Mà cũng đâu có vô thường đâu? Cho nên vì vậy mình cố gắng mình tập tu. Đó là cái pháp Định Vô Lậu - quán xét - đó là pháp thứ ba.

3- ĐỊNH SÁNG SUỐT

(09:58) Trưởng lão: Tới pháp thứ tư. Thầy dạy con bốn pháp, con về con đọc kỹ, cái nào mà còn sơ sót thì hỏi lại. Chứ không tuổi già rồi, quên trước, quên sau, rồi không nhớ. Bây giờ con về con tập thư giãn, khi mà tu tập các pháp đó đó, rồi con ngồi lại, con duỗi chân hay hoặc thẳng tay ra hay con nằm xuống con nghỉ. Thì con bảo: “Các cơ trong người thư giãn, tinh thần không tập trung nữa, trở lại bình thường”. Con tác ý vậy, rồi con nằm, con để nó thư giãn, cái tâm con nó thanh thản, an lạc và vô sự, con hiểu không?

Tập thư giãn trước đã, rồi sau này chính cái thư giãn đó nó trở thành cái pháp Tứ Niệm Xứ. Cho nên bây giờ thì con tập thư giãn thôi, rồi sau này nó trở thành về cái pháp Tứ Niệm Xứ mà tu tập, con nhớ chưa? Nhớ rồi!

Bây giờ bốn pháp, phải không? Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, rồi đưa cánh tay ra, vô phải không? Chánh Niệm Tỉnh Giác là đi kinh hành, đưa cánh tay ra, vô có phải không? Rồi quán vô lậu, rồi thư giãn, bốn pháp rõ ràng không có sai đâu.

Bây giờ chỉ còn tập thôi, chứ còn nếu mà cứ lười biếng thì Thầy không tập giùm cho. Kết quả hay không là do con, còn tu mà không kết quả là do con. Nếu mà tu có kết quả thì con làm chủ được bệnh này, làm chủ được tâm này, đời sống thanh thản, an lạc, vô sự này, lúc nào tâm con cũng như cục đất, hạnh phúc lớn đến với con. Nếu mà con không nghe lời Thầy, không tập thì con ráng chịu, sân thì con buồn phiền.

Pháp của Thầy dạy thực tế, cụ thể, rõ ràng. Có làm là có kết quả, mà không làm thì không kết quả.

Rồi! Bây giờ còn ai hỏi Thầy thêm không? Các con có hỏi gì thêm không?

Rồi, các con về tập, nghe rồi về mà hai người tập.

Phật tử 7: …​

(12:06) Trưởng lão: Rồi, nếu mà buổi chiều nay…​ Bởi vì mấy con ở lại đây mấy bữa à, rồi mấy con phải đi kinh hành cho Thầy xem coi đúng không, chứ không phải nói cái miệng tài không đâu. Về tập rồi đi, rồi ngồi mà đưa tay ra cho Thầy xem, phải không? Rồi đưa cái đề tài mà quán, quán vô thường cho Thầy coi thử coi quán được hay không nữa, chứ không phải là Thầy nói không đâu.

Rồi phải trình bày cho Thầy coi thử coi mình tư duy suy nghĩ coi nó cái sự vô thường của cái thân mình nó như thế nào? Rồi từ đó mà về mà tập nữa thì nó không…​ Thầy đã hướng dẫn đủ cách và mấy con phải thực hành rồi, áp dụng rồi thì nó sẽ không sai nữa, thì về ở trên đó tu không có trật đâu. Đó là một cái thực hành. Chứ còn bây giờ Thầy nói suông không, mấy con về tu tập trật hết. Bây giờ về cứ tập, tập trong một buổi hay hoặc là trong một ngày rồi mới trình lại cho Thầy coi thử coi tu nó trật hay đúng.

Còn bây giờ về, mấy con mới về tập. Bởi vì thời gian mà ở gần bên Thầy ngắn lắm và tuổi của mấy con cũng lớn rồi, phải cố gắng tập để giữ được cái Tâm - Thanh thản - An lạc - Vô sự. Chỗ mà cái Định mà cuối cùng Thầy dạy đó, Định Sáng Suốt đó, Định Thư Giãn đó, cái đó quan trọng với mấy con lắm. Lỡ mà vô thường nó đến, mấy con chết đó, mấy con cố gắng giữ cái tâm bất động đó đi, rồi mấy con sẽ vào Niết Bàn, nó không còn tiếp tục tái sanh. Chứ không, tái sanh mấy con làm người nữa khổ lắm.

Phật tử 8: Nam Mô A Di Đà Phật. Con bạch sư Thầy, Thầy mới sơ qua mấy cái phương pháp đó, thì bạch Thầy, do con đi về trễ nên con thực hành được tí chút thôi, chứ còn nói thì con không nhớ hết.

Trưởng lão: Rồi, Thầy sẽ cho con cuốn Thọ Bát Quan Trai, trong đó có cái thời khóa tu tập, ôm đó mà tu tập theo thời khóa.

Phật tử 7: …​

Trưởng lão: Rồi. Bắt đầu bảy giờ cho đến mười giờ mấy con mới ăn cơm. Rồi một lát nữa Thầy đưa ra cho cái tập Thọ Bát Quan Trai cái thời khóa biểu. Rồi từ chiều thì hai giờ cho đến năm giờ xả nghỉ. Tối thì các con phải tập từ bảy giờ đến chín giờ, chứ mười giờ thì chắc mấy con chắc chưa quen đâu. Rồi từ ba giờ khuya các con thức dậy tu tới năm giờ sáng, rồi xả nghỉ.

Phật tử 7: …​

4- TRẠCH PHÁP GIÁC CHI TỰ TÁC Ý

(14:51) Trưởng lão: Con cứ để cho nó nhiếp như vậy đó, rồi con thấy mà nếu mà nhiếp được như vậy mà nó an trú vậy, mà nó không có một niệm gì xẹt ra xẹt vô thì bắt đầu con mới tu tập tới cái đề mục thứ tám, thứ chín, thứ mười. Thì thỉnh thoảng con cứ an trú ở trong đó, rồi thỉnh thoảng con tác ý. Con thầm tác ý thôi, chứ đừng có tác ý lớn, nó sẽ mất cái sự an trú ở trong hơi thở đây. Con tác ý ra tiếng thì nó mất đó, nghĩa là con hướng tâm thôi. Hướng tâm ly tham, ly sân, ly si thì con nương vào hơi thở con hướng tâm ly sân, ly tham, ly si.

Cái này nó vi tế rồi, nó tới cái đề mục thứ tám, thứ chín của Định Niệm Hơi Thở đó. Bây giờ con nhiếp tâm và an trú tâm được, tức là trong khoảng thời gian đó con thấy con thở ra vô mà không cần tác ý nữa. Vẫn thấy nó ra, vô an trú trong đó mà không bị tưởng. Tưởng là nó sanh ra một cái trạng thái nó lọt ở trong cái Không Tưởng đó. Con vẫn biết hơi thở ra vô, nhưng mà nó có một cái trạng thái nó làm cho con nhẹ lâng lâng, hoặc là nó làm cho con muốn bay bổng, hay hoặc là nó hình sắc nó hiện ra. Đó là con lọt trong tưởng. Còn hoàn toàn nó không có những cái hiện tượng gì hết, nó vẫn như mình ngồi mà mình thấy mình thở ra, thở vô như thế này, hoàn toàn biết hơi thở ra vô, hoàn toàn không niệm gì hết. Đó là con đã an trú được trong hơi thở.

Còn có cái hiện tượng như ánh sáng xẹt ra, xẹt vô hoặc là cái hình sắc gì mà thoáng qua, hoặc là cái âm thanh gì thoát ra trong tai con nghe kêu, nghe nói, hay là chuông, mõ gì ở trong tai con nghe, đó là con bị tưởng, con lọt trong tưởng. Còn không có là con đang ở trong cái chỗ tỉnh thức của con trong hơi thở, tức là an trú trong hơi thở.

Mà khi an trú được trong hơi thở thì con nhớ thỉnh thoảng là tự nó tác ý mà tác ý rất thiện xảo, chứ không phải tác ý thô như mình là tác ý: “Tâm như cục đất” đâu, hay hoặc là: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra” đâu. Nhưng mà nó tự nó ly tham, ly sân si nó nhắc như thế này: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”, Thầy nói như vậy là thô lắm đó con, còn cái kia nó tự nó ngầm nó tác ý ra. Nó thầm thầm mà tác ý ra, rồi nó để nó an trú, một hơi cái nó tác ý ra. Tức là nó luôn luôn tự động nó, nó trạch ra để mà nó đẩy lui cái tâm tham của con, tâm sân của con. Con tu tập một thời gian sau tâm tham, sân con nó hết.

Lần lượt nó tỉnh rồi, nó tỉnh nó không có còn mà hôn trầm, thùy miên nữa. Do đó, nếu mà con tu tới cái mực này rồi thì nó đạt được cái kết quả cao lắm con. Cho nên vì vậy mà ôm được, an trú được trong hơi thở rồi thì cứ để tự cái trạch pháp Giác Chi nó trạch ra, tự nó trạch ra cái câu đó.

Phật tử 7: Con tu hai mươi phút không có niệm, Vậy con tăng lên khoảng bao nhiêu ạ?

Trưởng lão: Con tăng lên ba mươi phút con, rồi con dừng lại ba mươi phút. Rồi con tu thì con cứ để tự cái trạch pháp Giác Chi nó tác ý ra ly tham, ly sân, ly si. Rồi đoạn diệt tâm tham, đoạn diệt tâm sân, đoạn diệt tâm si gì tự nó tác ý ra thôi. Nhưng mà mình có cái hướng của mình là mình phải tác ý, cho nên rồi tự động nó tác ý.

Chứ còn mình không có hướng, nó lặng im, nó nằm đó nó biết hơi thở ra, vô thôi. Còn mình có cái hướng: “Hướng phải tác ý à nghen, ở trong đó là phải tác ý”. Con nhắc nó vậy thôi, rồi tự nó, nó trạch pháp, ra nó tác ý, rồi thì nó sẽ làm cho cái tâm tham, sâm, si con nó sẽ sạch không còn nữa.

5 - CHÁNH NIỆM VÀ CHÁNH KIẾN

(18:11) Phật tử 7: Trong cái Giới Tỳ kheo thưa Thầy, cái Giới không ăn quán, lều, chõng này, ví dụ có một người, họ đi từ đây ra bắc, phải dùng thức ăn vi hành, như vậy họ không được ghé quán khi vi hành?

Trưởng lão: Không! Họ không ghé quán con. Họ chỉ đến thí dụ như họ đến cái quán đó họ mua. Bây giờ họ khai cái Giới giữ tiền ra, đặng họ giữ tiền họ đi trên đường đó. Bây giờ đến cái quán đó, họ không có thể đi xin được, bởi đi xe mà. Họ lại cái quán đó họ mua, chứ họ không có vô quán ngồi đâu. Mua cơm này kia xong cái họ ra gốc cây họ ngồi ăn. Thì ở trong đó, hành khách người ta vô quán, người ta ngồi ăn. Còn mình mua cơm rồi ra gốc cây ngồi ăn, chứ không được ngồi trong quán ăn đâu. Không có vô.

Mà đi đường, thay vì người ta đem võng đồ theo, người ta vô trong khu rừng nào đó, người ta giăng võng người ta nằm, còn mình tu sĩ thì không được giăng võng nằm đâu. Trải một cái tấm gì ở dưới, ấy hay hoặc là có một cái ghế gì đó, mình trải ra mình nằm ở trên đó thôi, chứ không có được treo võng mà lúc lắc, tòng teng, tòng teng vậy không có được. Cái đó nó sai cái hạnh con, vô quán ngồi ăn cũng sai hạnh, không đúng.

Cho nên mình vô đó, mình mua cơm, thực phẩm này kia, cho vô một cái bát, hay hoặc cho vô một cái hộp, rồi xách ra gốc cây ngồi ăn. Ăn rồi đó, bắt đầu mình mua nước, hoặc là mình đến xin nước uống, rồi lên ai xe, mình cũng lên xe đi. Cái hạnh của nó như vậy đó con, chứ còn vô quán mà ngồi, trời đất ơi! Vấn y như mấy con vầy mà vô quán ngồi thôi, chắc chết được. Không có được.

Phật tử 7: Như con thấy mấy quí thầy nhà chùa là ngồi quán

Trưởng lão: Không có được con, không được! Bởi vậy coi như là mình phải lập cái hạnh cho vững. Cho nên Thầy đi, con biết không? Thầy đi đây ra tới Hà Nội mà đi xe hơi, mà khi đó cư sĩ Minh Tâm nè, Mật Hạnh nè, có thầy Chơn Thành là tu sĩ thôi. Thầy với thầy Chơn Thành là tu sĩ, còn hai người kia là cư sĩ. Mà hai người thì họ lái xe, họ thay nhau lái xe. Còn Thầy với thầy Chơn Thành thì ngồi không, chứ không gì.

Nhưng mà tới giờ ăn rồi thì vô cái khu rừng coi chỗ nào đó cái dừng xe lại khu rừng đó, cái trải đồ ra, đem đồ ăn vô trong đó. Hoặc là không có đó, mới vô trong tiệm, thì hai cái người cư sĩ này vô trỏng mua, nào mua dưa, mua nước tương đồ này kia, mua cơm luôn. Rồi cái đem vô ở trong khu rừng đó, cái dọn ra, cái vô đó đem bát sớt ra ngồi ăn. Thậm chí như có chỗ không có đó, phải ngồi bên lề đường ăn, sát ở trên lề đường, xe chạy qua lại, chứ mình ngồi bên lề đường ăn.

Cái hạnh của người tu là phải vậy, ăn dưới gốc cây kìa, chứ không có ăn ở trong quán, trong lều được. Cái quán lều nó mất cái hạnh của mình đi. Không được.

Rồi bắt đầu bây giờ các con cố gắng tu. Về cái hơi thở mà con nhiếp được thì con tu tới quán ly tham, quán ly sân, quán ly si của hơi thở. Mà con dặn trước rồi để nó tự động nó tác ý, gọi là hướng tâm về cái xả tham, sân, si. Thì những cái đề tài đó là những cái đề tài mà Định Niệm Hơi Thở đó, là cái đề tài dùng trạch pháp mà quán tâm ly tham, sân, si, đoạn diệt tâm tham, sân, si. Tới cái vi tế rồi.

Phật tử 7: Bạch Thầy, trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật xác định là Chánh Niệm, như vậy Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Ý, Niệm Thiên, Niệm Giới có phải là Chánh Niệm không thưa Thầy?

Trưởng lão: Những cái đó không phải là Chánh Niệm con. Mà Tứ Niệm Xứ là Thân Hành Niệm là Chánh Niệm, còn cái đó là Chánh Kiến. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới là Chánh Kiến, chứ không phải là Chánh Niệm.

Bởi vì cái Tứ Bất Hoại Tịnh là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới là Tứ Bất Hoại Tịnh. Mà Tứ Bất Hoại Tịnh nó niệm, chứ không phải nghiệp, mà nó sống như Phật, như Pháp, như Tăng, như Giới. Chữ “Niệm” ở đây có nghĩa là sống, còn cái Chánh Niệm là cái niệm của thân hành.

Cũng như con tu vào cái Tứ Niệm Xứ là cái thân hành nội, nè thân hành ngoại là cái Chánh Niệm của nó đó. Rồi bắt đầu bây giờ con quán sát, con giữ cái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự đó là cái Chánh Niệm của nó đó. Cho nên trong Bát Chánh Đạo nó gọi là Chánh Niệm, mà Chánh Niệm là Tứ Niệm Xứ. Mà nói về Chánh Kiến nó là Tứ Bất Hoại Tịnh, mới Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới.

(22:31) Cho nên người ta lầm người ta tưởng là Chánh Niệm là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, không phải. Họ lầm chữ niệm. Chữ “niệm” đó nó không phải là niệm mà nó là sống. Sống như Giới, sống như Tăng, sống như Pháp, sống như Phật mà gọi là niệm. Cho nên viết chữ niệm họ dịch sai. Nhưng mà bây giờ mình không biết sửa sao cho đúng, mình phải giải thích cái nghĩa cho đúng vậy.

Cho nên khi mà vào đầu tu, vào cái lớp đầu tiên là Chánh Kiến là phải tu Tứ Bất Hoại Tịnh, tức là Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới. Niệm có nghĩa là hiểu, thông suốt, “những gì cần thông suốt phải thông suốt” đó. Mà chữ niệm ở đây có nghĩa là thông suốt, tôi thông suốt về lịch sử Phật, tôi biết đức Phật, tôi biết rõ Pháp, tôi biết rõ vị Tăng, tôi biết rõ Giới. Nghĩa là tôi biết rõ tôi mới có tu, chớ tôi không biết rõ thì tôi không tu.

Cho nên nó gọi là Pháp Bất Hoại Tịnh. Cái pháp đó nó làm cho cái sự thanh tịnh không hư hoại, nó tạo cho mình thành một cái tín lực, con hiểu chưa? Cho nên Tứ Bất Hoại Tịnh, Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới nó không phải là Chánh Niệm, mà nó là Chánh Kiến.

6- DẪN TÂM VÀO ĐẠO

(23:34) Phật tử 7: Trên bia đá con thấy Thầy khắc một câu là: “Dẫn tâm vào đạo chứ đừng dẫn đạo vào tâm”, như vậy nghĩa là sao thưa Thầy?

Trưởng lão: Dẫn tâm vào đạo là bây giờ con nhắc nè: “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si”, thì ly hết tham, sân, si là đạo. Còn bây giờ con có học gì đi nữa, con vẫn dẫn đạo vào tâm. Con học thông suốt đi nữa tâm con không giải thoát. Con hiểu cái câu Thầy nói không?

Câu đó là Thầy nhắc đầu tiên, mà Thầy làm cái bia đó đầu tiên đó. Thầy biết người ta sai quá sai rồi, học cho nhiều mà cái tâm tham, sân, si một đống. Còn mình nhắc “Tâm như cục đất, ly tham, sân, si hết đi”. Vài ba hôm thấy cái tâm nó giảm xuống, nó không tham, sân, si, tức là vào đạo. Cái đạo không tham, sân, si, chứ đâu phải là cái chỗ học mà nó hết tham, sân, si được đâu? Có ai học mà hết tham, sân, si đâu? Mà dẫn đạo, tức là mình dẫn đạo vào tâm, tức là học cho nó thông suốt chứ gì? Còn này dẫn tâm vào cái chỗ giải thoát thì nó khác, nó không học. Con hiểu cái chỗ Thầy muốn nói chưa?

Nó giá trị cao là ở chỗ này, chỗ cái thực hành, chứ không phải là chỗ học. Có nhiều người học giỏi, nhưng mà rồi không có giải thoát chút nào, bảo nhập Tứ thiền nhập không được. Còn người ta dẫn tâm vào đạo, cái người ta nhập Tứ thiền đều được hết.

Phật tử 7: Bạch Thầy cho con hỏi tiếp, trên đường mình đi công việc mà nó quá cái giờ ngọ, mình không thể có cái nơi nào để mình dùng trưa được, thí dụ như mua cơm hay là một cái gì đó mình ăn cho đúng giờ ngọ đó. Nhưng mà đến khi không có một nơi nào đáp ứng được thì mình gặp một nơi nào mà quá giờ mà mình không có chịu được đói thì mình khai Giới mình qua ăn được không ạ?

Trưởng lão: Được chứ! Cái đó là mình khai Giới, khai Giới phi thời đó, phi cái thời gian, bị vì nó trật thời gian. Nhưng mà phải ăn một bữa, chứ không phải là khai Giới rồi ăn lu bù. Không được.

Phật tử 7: Đó là trường hợp bất đắc dĩ phải không Thầy?

Trưởng lão: Bất đắc dĩ đó. Bây giờ cái đoạn đường đó là nó khoảng cái thời gian mình ăn cơm rồi. Mà đoạn đường đó nguyên đường rừng cũng như là đường mòn Hồ Chí Minh vậy. Nó không nhà cửa, không phố xá gì hết. Nó đi qua đó, sắp tới chừng năm giờ nó mới có quán, lều…​ thí dụ như vậy, thì tôi xin khai Giới phi thời ra.

Tôi cũng ăn ngày một bữa, nhưng tôi khai Giới, tôi vô quán, tôi mua cơm tôi ăn. Chứ tôi không điên gì mà tôi để tôi chết đói. Con hiểu không? Phải khai Giới, ra khai Giới phi thời rồi, thành ra mình không phạm vào cái phi thời.

Phật tử 7: Qua cái giờ đó rồi sang ngày sau mình lại trở về ăn trưa ạ?

Trưởng lão: Rồi, bắt đầu ngày bữa sau tới trưa ăn, mình không ăn phi thời nữa, tức là đóng Giới lại đó. Hễ trật là phải khai thôi, chứ không có gì hết, mà không lý mình nhịn sẽ đói? Ngày xưa, đức Phật, là chúng Tỳ kheo mà sai giờ rồi, thì trễ rồi thì nhất định chịu đói chứ không ăn. Còn mình bây giờ, tại vì mình đi có công việc có này kia mà không ăn thì nó mệt nhọc mình nó sinh bệnh nữa. Buộc lòng mình khai Giới ra để mình thọ dụng, để trên con đường mà mình phải đi tới mục đích. Mình còn làm việc, còn ông Phật hồi đó đi xin ăn rồi tu thôi, không có làm việc gì hết. Cho nên, thôi không có bởi vì bữa này lỡ rồi thôi nhứt định không ăn, mà không làm việc gì thì đâu có sao. Còn mình làm việc đủ thứ, luôn lúc nào đại thừa cũng đập mình, mà bắt mình không ăn chắc mình tiêu.

(26:49) Phật tử 9: Bạch Thầy có một câu trong Pháp Cú nó có giống câu “Dẫn đạo vào tâm” không Thầy? đó là câu: “Người trị thủy dẫn nước, Kẻ làm tên nắn tên, Người thợ mộc uốn ván, Bậc tự điều, điều thân”, nó gần giống như câu của Thầy không ạ?

Trưởng lão: Cái ý nó cũng như vậy con, cái ý thì nó cũng vậy đó. Tức là mình uốn nắn mình đó, mình “Dẫn đạo vào tâm” cũng như là người vót tên, người dẫn thủy vào ruộng đó, nó y như vậy đó. Cái ý thì nó vậy, nhưng cái lời thì nó có khác, cái kia nó trực tiếp.

Phật tử 9: Như vậy nó rõ nghĩa hơn ạ?

Trưởng lão: Nó rõ nghĩa hơn: “Đừng dẫn đạo vào tâm, mà hãy dẫn tâm vào đạo”. Nghĩa là đừng có học nhiều, ý của Thầy muốn nói đừng có học nhiều mà hãy tu nhiều. Còn cái này thì đức Phật nói rất rõ là dẫn cái tâm mình đi vào cái chỗ như dẫn nước mà vào ruộng.

Phật tử 9: như điều tâm đó?

Trưởng lão: Điều tâm đó, thì đó là “dẫn tâm vào đạo”, cái nghĩa thì nó như vậy, nhưng mà cái lời nói và cái hình thức nói của Phật nó cụ thể đó, dẫn nước vào ruộng đó. Rồi vót tên phải vót cho thẳng như người thợ vót tên.

Phật tử 9: Như thợ mộc uốn ván ạ?

Trưởng lão: Uốn ván.

Phật tử 9: Bậc tự điều, điều thân, hay là điều tâm hả Thầy?

Trưởng lão: Điều thân, điều tâm luôn con.

Phật tử 7: Thưa Thầy, Thầy dạy tu Tứ Niệm Xứ là giữ tâm thanh thản, an lạc nhưng mà trạng thái thanh thản, an lạc nó kéo dài nếu mà không xả thì nó có thể rơi vào cái trạng thái không khởi niệm thiện, niệm ác của Tịnh Độ phải không ạ?

Trưởng lão: Không con, bởi vì nó bất động, mà mình thấy cái gì mình cũng biết hết, phải nhận ra cho rõ. Nói thanh thản, an lạc, vô sự là có một cái trạng thái gì trong thanh thản, an lạc, vô sự là sai, nó bị Thiền Đông Độ “Chẳng niệm thiện, niệm ác”. Còn cái này nó ở trong cái trạng thái người bình thường bất động, ai làm gì nó cũng không động hết. Nó khác.

Hai cái trạng thái này nó khác xa lắm. Cũng như bây giờ người bình thường với người ngồi mà Thiền Đông Độ “ mà không niệm thiện, niệm ác” nó khác con. Hai cái trạng thái tâm nó khác. Cho nên mình giữ tâm thanh thản coi chừng mình lọt vô Thiền Đông Độ. Thiền Đông Độ là nó không niệm.

Còn cái này Tứ Niệm Xứ nó có niệm, nhưng mà tại vì bây giờ nó hết niệm rồi. Cho nên nó thanh thản, nhưng mà nó vẫn cái tâm cái bình thường, chứ nó không có cái trạng thái gì ở trong đó. Còn cái Thiền Đông Độ, chớ nó khi nó hết niệm nó có cái trạng thái của nó.

7- NHỮNG TRUYỆN BỊ HUYỀN THOẠI HÓA

(29:12) Phật tử 7: Trong “Đường về xứ Phật”, Thầy xác định là, cái Tứ thiền mới làm chủ được sanh, già, bệnh, chết một cách cụ thể. Bên Trung Hoa, có gia đình Bàng Long Uẩn thì thiền của nó là tự tại. Theo các vấn đáp thì con thấy, họ là tu theo Tịnh độ, như vậy đây là câu chuyện huyền thoại thưa Thầy?

Trưởng lão: Huyền thoại con, chứ sự thật không có. Bởi vì cha con ông Bàng Uẩn thì nói mà không có cái pháp, mà muốn ngồi mà chết ông ta không đưa ra cái pháp. Còn ông Phật ông nói có pháp, ông nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền tới đó cái ông xả bỏ báo thân. Tức là tới đó ông tịnh chỉ hơi thở rồi, cho nên ông xả bỏ báo thân ổng rồi, phải không, con thấy không? ổng xả cái trạng thái của Tứ Thiền ra, bởi vì nó tịnh chỉ hơi thở rồi.

Cho nên cái Tứ Thiền nó tịnh chỉ hơi thở, nhưng mà ông xả cái trạng thái của Tứ Thiền, ông vào Niết Bàn, thì lúc bấy giờ cái thân này nó chết luôn. Còn cái ông Bàng Uẩn, ông chết thì ông trèo lên ông ngồi cái ông chết hà. Nhưng mà ông chết mà không có cách thức nào hết, không ai biết đâu mà tu. Có phải không? Tức là mấy ổng huyền thoại, không có nói thật. Ít ra người ta cũng phải nói thật chứ.

Ví dụ như cô Linh Chiếu cũng vậy, cổ gạt ông già cổ. Trời đất ơi! Người tu mà còn gạt cha mình: “Cha ra cha coi mặt trời ăn mặt trăng kìa!”. Phải không? Ông kia chạy ra dòm, cô trèo lên cổ ngồi cái cổ tịch. Tịch cái gì đây? Pháp nào? Như thế nào? Không nói ra hết. Như vậy, rõ ràng là huyền thoại, không qua Thiền Định. Nhưng mà sự thật ra thì hoàn toàn cái tri kiến, cái lời nói của cha con ông Bàng Uẩn toàn là Thiền Đông Độ hết, không có cái nào gọi là Tứ Thiền trong đó hết.

Phật tử 7: Con có nghe một thầy tu ở chùa núi Dinh thưa Thầy, có một gia đình đó, người con có học Phật pháp (mà đức Phật nói học Phật pháp là không tranh luận) nhưng ông nghe ai nói chuyện một cái là tới tranh luận, về nhà ông cũng tranh luận với người cha. Bữa đó người cha bực mình quá ông nói: “Mày có giỏi thì mày trả lời tao một câu, thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?”. Ông con kia ông bóp đầu, bóp trán, ông lật sách ra coi, tìm không ra câu hỏi, trả lời không được, thế là thời gian sau ông ấy phát khùng lên, mỗi lần lên cơn là ổng cứ kiếm người cha ra để chửi, ổng xé đồ đạc luôn.

Trưởng lão: Dùng công án, tức là bặt niệm thiện, niệm ác. Ý cái câu công án đó là không có niệm, không có sở nghĩ, ý thức bị dừng đi, cho nên không còn phân biệt. Một tiếng vỗ bàn tay là làm cho chúng ta không còn suy nghĩ để được, cho nên cái ông con này ông phải điên là phải rồi.

Thật ra thì Thầy nói công án thì nó như vậy đó. Cho nên ví dụ như về cái Thiền Đông Độ, thì nó sẽ lấy cái tánh thấy, tánh nghe, tánh biết mà nó trả lời qua những công án của nó. Thí dụ như, cái ông cha ông hỏi: “Mày tìm cho tao tiếng vỗ của bàn tay?”. Thì trong lúc đó mình nghe cái gì, mình thấy cái gì thì mình trả lời ngay cái đó là đúng. Ổng ấy hỏi “Tại sao mày trả lời vậy?”. Ông hỏi câu nói đó, tiếng vỗ của bàn tay là cái tâm của một người chứng ngộ Phật tánh.

Cho nên trong khi đó, chứng ngộ Phật tánh là tánh thấy, tánh nghe của nó. Bây giờ, ông nói vậy mà tôi nghe con chim kêu, tôi nói con chim kêu chứ sao, tôi nói đúng chứ tôi đâu có nói sai. Tôi phá công án ông liền đó, phải không?

Thí dụ như, bây giờ ổng nói:

“Mày tìm cho tao tiếng vỗ của bàn tay”.

“Tiếng chim hót của là ông”. Tại vì tôi nghe, ông cũng nghe rõ ràng mà, tại vì tánh nghe của tôi và tánh nghe của ông là một chứ đâu phải hai.

Mà bây giờ tôi nói tiếng chim kêu; ông hỏi câu này thì tiếng chim kêu đó là tiếng vỗ của bàn tay chứ sao, con hiểu không? Phá công án liền, đập nát xuống liền. Cho nên, Thầy về Thầy Thanh Từ trắc nghiệm Thầy, câu nào Thầy cũng dập hết, đâu dám hỏi Thầy nói sai được. Nghe thì nó trật lất à, hỏi tiếng vỗ bàn tay mà (trả lời) nói tiếng chim kêu. Mình thấy như là hỏi Đông mà trả lời Tây chứ gì, không có đúng cái nghĩa gì hết, nhưng mà đúng nghĩa đó. Ta lấy cái chỗ chuẩn mà ta trả lời.

Phật tử 7: Dạ thưa thầy, theo như con biết mặc dù Hòa Thượng Thanh Từ tu Thiền Đông Độ, nhưng Hòa Thượng có ước mơ rất lớn là chấn hưng Phật pháp, nhưng theo khả năng của Thầy, Thầy có đóng góp gì được cho Hoà Thượng không Thầy?

(33:33) Trưởng lão: Thì nói chung là Hòa Thượng chỉ là một bước đầu, Thầy là bước kế. Người ta thừa kế với nhau để mà cái ước nguyện đó nó đi đến, nhưng mà nó hợp, không có hợp được đâu. Con biết tại sao không? Bởi vì, thí dụ như Hòa Thượng Thiện Hoa, Khánh Anh, các vị hòa thượng, nói chung là Hòa Thượng Minh Châu cũng là một bước chấn chỉnh Phật giáo thôi. Rồi tới Hòa Thượng Thanh Từ cũng là một bước chấn chỉnh, mong muốn, cái ước muốn đó nó vẫn giống nhau. Nhưng mà mỗi người phải ở trong một vị trí, trách nhiệm.

Cho nên Thầy cũng ở trong cái vị trí trách nhiệm để mà chấn chỉnh Phật giáo. Làm cho nó lại càng đi tốt hơn. Nhưng mà nói về cái tư tưởng mà đồng hợp nhau để mà làm thì không phải, mỗi người có một giai đoạn thôi. Hòa Thượng Thanh Từ có một giai đoạn, cho nên có phá một số mê tín, rồi đưa ra cái kiến giải, đưa cái Thiền Đông Độ đó, nó phá đi một số, làm cho một số người theo.

Rồi bắt đầu tới Thầy kế đó làm sáng thêm một bước nữa. Rồi sau này con cháu mình sẽ có tám lớp học nó sáng lên nữa, chứng quả A La Hán dẫy đầy. Lần lượt nó phải đi tới cái chỗ chấn chỉnh lại Phật giáo chứ, cái duyên chúng sanh mà. Tại trong cái thời cái con người của chúng ta nó phải đến một lúc đó, nó phải chỉnh lại cái con đường của đạo Phật. Mà trước kia nó có những cái vị đó chấn chỉnh từng chút từng chút, Thầy mới có cái bước đi nó theo cho tới bây giờ. Chớ nếu mà không có các vị đó thì kể như là lấy gì bây giờ mình chấn chỉnh được?

Ví dụ như không có Hòa Thượng Minh Châu nè. Thì đó, mình nói gần đây thôi chứ mình nói trước kia, mấy ông trước kia hồi đó toàn là quí thầy ở chùa là có vợ, có con hết. Trong cái thời Pháp thuộc, nó sai hết. Rồi từ Hòa Thượng Huệ Quang, Hòa Thượng Khánh Anh, rồi Hòa Thượng Thiện Hoa, Hòa Thượng Thiện Hòa, các vị đó chấn chỉnh lại mới thành lập Phật học, mình mới được học giáo lý, chứ hồi đó có học được sao? Cứ tụng niệm thôi, làm ba ông thầy đám thôi, chứ không có cách gì khác hơn hết.

Rồi lần lượt nhờ cái học thuật đó mà nó tiến dần, Hòa Thượng Thanh Từ mới triển khai lại cái Thiền Đông Độ. Chứ Thiền Đông Độ bây giờ nó biến thành Tịnh Độ hết ráo rồi, không có còn biết gì về thiền hết, Hòa Thượng làm cho nó sáng suốt một chút. Rồi Hòa Thượng Minh Châu đem cái gốc của Phật giáo Nguyên Thủy về.

Con thấy nó nhịp nhàng, nó đi theo cái nhịp nhàng nó chấn chỉnh. Tới Thầy thì đưa cái Giới luật ra dập. Con thấy nó đi từng bước, từng bước, mỗi người có trách nhiệm. Nhưng mà dường như là nó có sự sắp xếp, chứ không phải là muốn mà được đâu, nó sắp xếp. Rồi kế Thầy nó có những người tu chứng quả A La Hán sắp xếp, chứ không phải là riêng mình Thầy làm đâu. Nhưng mà Thầy là một người nặng nhất.

Phật tử 7: Hồi xưa Hòa Thượng Thanh Từ có nói trên học đường là muốn kiến nghị lên cái ban đại diện Phật giáo, đang làm thành một trung tâm để cho Tăng Ni khu chuyên tu, thì quý thầy Hòa Thượng bác sạch luôn, vì vậy Hòa Thượng âm thầm làm thôi.

Trưởng lão: Đúng đó con. Thì đó, Hòa Thượng âm thầm đó, rồi và cứ nghĩ là mình phát triển các thiền viện. Nhưng Hòa Thượng cũng mãn nguyện là làm được, con. Hồi đó đề nghị Giáo hội không được.

Phật tử 7: Chỉ có mình Hòa Thượng Thiện Hòa còn chút tình cảm còn lui tới với Hòa Thượng chứ còn các vị Hòa Thượng khác thì coi như họ tránh hết.

Trưởng lão: Họ né, họ không đến đâu. Hồi cái Tu viện Chơn Không mà Thầy đến, chỉ có Hòa Thượng Thiện Hòa đến dự cái buổi khánh thành bữa mà chúng, Thầy về học lớp đầu tiên, có Hòa Thượng Thiện Hòa đến. Còn không có các Hòa Thượng khác, mời không đến. Coi như là cái ông này là ngoại đạo, Tịnh Độ con.

(37:00) Phật tử 9: Bạch Thầy cho con hỏi, trong cái bản đồ tu tập, tu Phật, thầy Thích Thiện Hòa có viết trên đó là nói câu chuyện này mà con thấy nó cũng, có đúng là huyền thoại hay không, hay như là một cái sự gì? Trong đó, có một vị đến xin vị trụ trì để cầu pháp, nhưng vị cầu pháp già tuổi hơn vị trụ trì.

Thế thì vị trụ trì mới bảo: “Bây giờ ta mà truyền pháp cho nhà ngươi, mà nhà ngươi đi trước ta, thì ta truyền làm cái gì? Nhà ngươi đi trước đi để ta đợi”. Thế thì vị đến cầu pháp nói là: “Con hiểu rồi, con xin phép thầy con đi”. Vị trụ trì bảo: “Nhà ngươi đi đi ta sẽ chờ!”. Đến khi đó, vị cầu pháp này không đi về nhà mà đi vào mé rừng, nhìn thấy một cô gái đi giặt, vị này hỏi cô gái: “Nhà cô có rộng không cho ta xin trọ một đêm?” Cô này nói: “Nhà con có rộng, nhưng để con hỏi bố, mẹ xem có được hay không”.

Vị này mới bảo: "Nếu cô ưng thì thôi, chứ còn mà hỏi thì cái đó hỏi sau", thế cô ấy coi như cùng vị này đi vào mé rừng hái hoa vàng, gặp hai ba lần cái cô này. Cô này sau ngày càng lớn bụng lên, về bố với mẹ hỏi: “Con ăn nằm với ai, con khai ra?” Cô này nói không, dần dần mới đuổi cô này đi, sau cô này mới đi, đi làm ăn lang thang khắp, đến sát ngày sinh thì về gần cái chùa đó.

Chờ ở đó, xong sinh ra giao đứa con cho một cái bà, bà đó nhận nuôi đứa con trai đó. Rồi bắt đầu cúng cho ông trụ trì chùa đó, ông trụ trì nhận nuôi dạy lớn lên rồi trao y bát cho vị này. Còn bao nhiêu vị tu ở trong chùa đó thì không được trao. Có phải là cái sự việc này có thật hay không?

Trưởng lão: Nó không có thật đâu con, cái đó là cái huyền thoại của một cái vị tổ, tức là Hoàng Nhẫn đó. Vị tổ Hoàng Nhẫn là cái chú bé mà Tứ tổ Đạo tín chờ đợi cái vị Hoàng Nhẫn này. Mà cái ông già đứng xin đó ổng phải chết. Ổng chết rồi, chết rồi ông mới xin vào để mà xin ở trọ cô gái đó, tức là nhờ cô gái đó mang thai, chứ không có gì, con hiểu không?

Nhưng mà cái chuyện huyền thoại, cái chuyện thiệt Thầy nói tiếu lâm đó. Làm gì mà ông này xin trọ rồi cái ổng ra bìa rừng ông chết, rồi cô này có thai. Trời đất ơi! Làm như cái bụng của cổ sẵn sàng, chuyện đó không có đâu mấy con. Ít ra mình phải hiểu về cái pháp mà nhân duyên, duyên hợp nó mới tạo thành. Mà bây giờ cô này không chồng, nó hợp làm sao được? Mà ông có chết đi, làm sao có ai hợp với tôi đâu mà sanh ổng ra?

Cho nên cái chuyện của mấy ông tổ sư này huyền thoại một cách ghê gớm lắm. Cho nên mới đặt tên Hoàng Nhẫn đó. Bị nhẫn. Bởi vì bà mẹ bà nhẫn chịu những cái cay đắng, chửa hoang mà. Trời đất ơi! Hồi đó, người ta coi mình ra gì. Cho nên vì vậy mà mang cái thằng này: Trời đất ơi! Tôi muốn chết tôi luôn”. Cho nên khi ra rồi đó, thì mới đặt cái tên là Hoàng Nhẫn. Cho nên là Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn là cái ông đó đó.

(40:28) Phật tử 9: Hôm nay, cũng là giờ phút chuẩn bị xa Thầy thì con hỏi luôn, cái này xin Thầy giảng cho con hiểu thêm. Trong đời của Phật, các sách lược trích của tổ có nói: Như Lai là một con bạch tượng sáu ngà đầu thai xuống, bà hoàng hậu Maya trong một buổi sáng đi dạo trong vườn bà có ước nguyện, bởi từ đó giờ vua Tịnh Phạn chưa có con trai, vua Tịnh Phạn đang ước muốn có một đứa con trai để nối dòng.

Hoàng hậu Maya đi chơi quanh đó, buổi trưa về cứ nằm ngủ và thấy một con bạch tượng sáu ngà đầu thai xuống bụng của bà, coi như đầu thai thì vua đang muốn, mà con sinh ra thì lại ở bên hông, con thấy viết như vậy, mà Phật sinh ra thì có bảy bước liền.

Còn khi sinh thì về quê ngoại sinh chứ không sinh ở trong cung điện nhà vua, nhưng mà đi đến rừng cây thông (Lâm Tỳ Ni), cả đoàn đến rừng cây đó thì bà đau bụng rồi vào gốc cây đó sinh, vào cái gốc cây gọi là hoa đào muôn thuở. Có một cành hoa nó cúi xuống, bà nắm lấy cành hoa đó để mà sinh, thì coi như sinh ra xong và bước đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, thiên hạ độc nhất vô ngã, thì cái đó con có nhầm không Thầy?

Trưởng lão: Cái đó là huyền thoại nữa con, như vậy ông Phật là con voi sáu ngà chứ. Bạch tượng đó.

Phật tử 9: Trong những bài viết cuộc đời về Phật Thích Ca như vậy, khi đó sinh ra được bảy ngày thì bà hoàng hậu Maya trao đứa con này lại cho bà dì nuôi, bởi bà này chết. Con cũng hỏi luôn để cho hiểu đương thời lúc nó thế nào?

Trưởng lão: Thật ra đức Phật là một đứa bé bất hạnh lớn, mới sanh ra có bảy ngày mà mẹ chết, là không phải là đứa trẻ bất hạnh sao? Con hiểu không? Bởi vậy Thầy nói, nó đặt những cái điều đó, nó làm cái sử nó lệch đi, Thầy cũng chả biết nói làm sao hết. Bây giờ cứ xem lại coi, người nào tu chứng rồi cứ xem lại coi phải là đức Phật là đứa trẻ bất hạnh không? Bây giờ sanh ra mà có bảy ngày mà mẹ chết rồi, không phải là bất hạnh sao? Để người khác ôm nuôi mà, rất là bất hạnh. Mà vậy là một đức Phật mà sinh ra bất hạnh, thì thật ra là con người khổ, chứ đâu phải là con người thánh đâu?

Cho nên ở đây, hầu hết là những cái chuyện thần thoại. Nhưng mà sự thật nghe mà lịch sử, thì bà Gotami là bà vú nuôi Phật thật. Như vậy là đức Phật có thể sanh ra là bà mẹ chết, chứ không phải không, theo Thầy biết. Bởi vì khi mà cho bà Gotami về mà lãnh chúng mà bên nữ đó, lãnh năm trăm chúng, để mà lãnh cái giáo đoàn Ni đó, thì bà Gotami là một người dì. Cho nên vì vậy mà ông Anan kể lể bà dì mà có công lao nuôi Phật như vậy mà bây giờ đến đây xin Phật, Phật từ chối là không chấp nhận, con có nghe chỗ đó không?

Phật tử 7: Bạch Thầy nó có một câu chuyện như thế này, họ nói rằng khi mà bà mẹ mang thai là phải trai Giới phải không Thầy? Mà người sinh ra một cái vị sắp sửa thành Phật là ít nhất phải có tám Giới, rồi mới sinh ra cái vị đó, mà sinh ra cái vị đó không thể quan hệ với người khác nữa, cho nên phải tịch diệt, là chết. Có một cái huyền thoại đó nữa, hỏi bên Nam Tông người ta nói như vậy, cho nên một vị đã mang thai một vị để thành Phật tương lai mà lại quan hệ với tình cảm với người khác nữa là không được, cho nên phải chết.

(44:29) Trưởng lão: Như vậy là mấy người mà họ sinh con ra, họ sản hậu mà chết thì chắc cũng là những cái đứa con đó là chắc Thánh họ mới chết. Họ nói nghe có lý lắm, bởi vì họ dựng lên, họ nói sao cũng có có lý hết. Thầy nói bình thường thôi. Bởi vì tất cả những cái điều kiện đó là nó rất bình thường là một con người, hơn là mình huyền thoại những cái đó quá quắt, không có đúng.

Đức Phật có thể nói rằng mẹ sinh ra mẹ chết, Thầy chấp nhận. Bởi vì thường thường mình thấy có nhiều người sinh con ra năm, bảy ngày chết, hoặc là một tuần, hay hoặc là năm, mười ngày rồi chết, có. Cái trường hợp đó ở thế gian này có. Thì cái chuyện mà mất mẹ trong cái tuổi còn bé thơ thì có. Nhưng mà cái chuyện mà nói mà sanh ra một bậc thánh rồi, thì cái người mẹ phải chết thôi đó, thì trời ơi thôi, cái chuyện này chắc sanh thánh là tôi không dám sanh đâu. Sanh mà chết có ai ham đâu. Thành ra họ huyền thoại nghe nó thanh tịnh lắm, nghe nó hay lắm.

Phật tử 7: Phải có tám Giới mà Thầy, sinh ra rồi là phải đi thôi chứ không ở được, cái nhiệm vụ của bà là chỉ sinh được thánh nhân thôi.

Trưởng lão: Như Thầy bây giờ đó, đặt thành vấn đề Thầy tu Thầy làm chủ được sự sống chết Thầy nè. Thầy không nói mình là Thánh đâu, nhưng mà mẹ Thầy còn sinh ra em Thầy nữa. Như vậy là mẹ Thầy phải chết trước khi sinh mấy đứa em Thầy, có phải không? Bởi vì nghĩa là nếu mà Thầy là một bậc thánh thì phải tu chứng, chứ còn không phải bậc thánh làm sao tu chứng. Phải không? Rồi sau này chắc họ huyền thoại Thầy, chắc tiêu mấy đứa em Thầy hết. Không phải em đâu.. (cười)

Phật tử 10: Bạch Thầy, con nghe một cái băng này nữa, một vị lý giảng đạo hỏi các phật tử đang ngồi nghe thuyết giảng đạo ở dưới. Vị đó hỏi là: “Có ai mà tịch lộn đầu trở xuống, chân chổng ngược lên để tịch không?”. Các Phật tử bảo là không biết, thì vị đó nói có ổng rồi vị này coi như tịch luôn, lộn đầu xuống, chổng chân lên trước các phật tử mà đi.

Trưởng lão: Cái đó là con nói về Đặng Ẩn Phong chứ gì? Là Thiền Sư…​

Phật tử 10: Đó là con nghe trong băng. Như thế là không ai có thể lay chuyển ổng được, thì mới gọi bà chị tu bên chùa khác san. Bà ấy bảo: " Ô! Cái ông kia sống ngang ngược, bây giờ chết cũng ngang ngược", bả lấy chân bà đá một cái cho cái ông kia ông lăn quay ra. Con nghe xong con cũng thấy kỳ.

Trưởng lão: Ba cái ông thiền sư này, huyền thoại nghe cái chuyện tiếu lâm đó, nghe thiệt dữ tợn.

Thôi được rồi mấy con.

Phật tử: Con xin hết.

HẾT BĂNG