2005 MÙA AN CƯ 18
MUỘI LƯỢC THAM SÂN SI LÀ VÀO NIẾT BÀN
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Thời gian: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [47:21]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-18-muoi-luoc-tham-san-si-la-vao-niet-ban.mp3
(00:00) Trưởng lão: Nghĩa mà pháp mà chưa nhận định, thấy sao tâm niệm mình nó lăng xăng lít xít hoài, nó cứ tuôn trào vậy, thì mình biết rằng cái Định Vô Lậu mình còn yếu, mình phải tu cái này nhiều. Phải không? Mà bây giờ mình thấy tâm mình nó không lăng xăng lít xít mà cứ thân đau nhức chỗ này, đau nhức chỗ kia. Phải không? Mà lại bị hôn trầm, thùy miên nữa, thì biết rõ ràng là Định Niệm Hơi Thở yếu, đi kinh hành Chánh Niệm Tỉnh Giác yếu. Tức là phải tập mấy cái pháp này nhiều. Bởi vì pháp nào yếu mình biết mà. Đó như vậy là kết quả đó con.
Mình biết bây giờ rõ ràng vọng tưởng nhiều thì mình biết là Định Vô Lậu yếu, phải tu cái này nhiều, phải không? Mà bây giờ cái thân cứ bị bệnh bị đau tức là nhiếp tâm không được, rõ ràng là nhiếp được, an trú được làm sao thân bệnh? Con hiểu không? Bây giờ Thầy an trú trong cái hơi thở: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Mà Thầy ngồi như vậy một giờ, hai giờ đồng hồ Thầy an ổn như vậy, ông nội cái thân Thầy bệnh cũng không được nữa.
Còn mấy con cứ ít bữa đau, ít bữa đau là Thầy biết rõ ràng là mấy con bệnh đau, là mấy con chưa có an tịnh được ở trong cái hơi thở, hoặc là trong cái thân hành hoặc là mấy con nhiếp tâm trong bước đi chánh niệm tỉnh giác, mấy con an trú chưa được, cho nên cái thân của con bệnh. Mà bây giờ mấy con an trú được làm sao mấy con buồn ngủ mấy con? An trú được thì nó không buồn ngủ, mà an trú chưa được thì nó cứ gục tới gục lui chứ sao? Có phải không?
Thấy cái tướng là biết cái pháp của mấy con còn yếu. Như vậy mình biết cái pháp mình yếu thì mình tu cái đó nhiều, phải không? Còn cái pháp nào mà vọng tưởng nhiều.. Mà bây giờ nó chơi hai cái, bệnh đau có, vọng tưởng có, hôn trầm có. Như vậy rõ ràng là mấy con hoàn toàn là pháp nào mấy con cũng chưa có nhuần cái nào hết, phải tập đều. Tập đều bốn pháp này hết, trên Tứ Chánh Cần tập đều bốn pháp.
Chia cái thời gian ra, mỗi pháp tu vậy mấy phút mấy phút, ba mươi phút hay bao nhiêu. Thì vậy mấy con thấy Thầy phân cho mấy con thấy rõ cách thức chưa? Làm sao mấy con sai được? Mấy con biết bây giờ cái nào mình cũng còn yếu hết, ba cái mặt của thằng này tham sân si nó đầy đủ, nó lộ mặt đủ, rõ ràng là hễ mình nhiếp tâm vô thì vọng tưởng, phải không? Mà mình ngồi lơ mơ thì gục gục. Mà không khéo thì nhức bên đây, đau bên kia, tay chân này kia đủ thứ. Ngoài trời mưa nhiều thì ở trong này muốn run. Rõ ràng là mấy con tham sân si đủ thứ ở trong này hết. Mà những cái pháp này trước mặt các con thì chưa có cái nào mà gọi là nhuần nhuyễn hết, cho nên nó bị đánh hết.
(02:26) Mục đích của Đạo Phật đưa ra bốn cái pháp để ngăn ác, diệt ác, sanh thiện không có cho ác pháp tác động vô mấy con, mà mấy con tu đúng pháp rồi, nó tác động vô không có được. Nếu Định Vô Lậu mà mấy con tu đúng thì làm sao mà niệm nó khởi được? Bởi vì vô lậu, nó không có niệm rồi. Mà bây giờ mấy con an trú được thì bệnh đâu có đánh vô được đâu. Mà an trú được thì đâu có hôn trầm, thùy miên vô được. Thầy nói như vậy mấy con hiểu. Vì vậy mà xét thấy mình có tướng trạng nào sai thì tức là mình còn yếu phần đó. Phải tập cái pháp đó.
Rồi sau đó, bây giờ chân lý được hộ trì, khi mấy con tu tập rồi trạng thái thanh thản rồi tự nó hiện ra mấy con. Mà hiện ra thì cái chân lý nó hiện ra rồi, bây giờ mới hộ trì. Cho nên trong khi tu Tứ Niệm Xứ thì Đức Phật dạy: “An trú trong an trú”, nó hiện ra rồi. Còn bây giờ các con tu tập ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện để hiện tiền cái tướng thiện của nó. Tức là cái tướng “thanh thản, an lạc, vô sự”. Phải không? Cho nên vì vậy dùng bốn cái định này của Tứ Chánh Cần để mà làm cho cái chơn lý nó hiện tiền ra, cho nên gọi là “hộ trì chân lý”. Sau khi an trú được an trú, cái chân lý nó hiện mặt nó rõ ràng ra rồi thì bây giờ mới “Chân lý được hộ trì”. Các con nghe Phật dạy rõ mà, do đó khi mà chân lý được hộ trì rồi thì mới “Chứng đạt chân lý”, bây giờ mới sống trong chân lý.
Nó cụ thể, nó rõ ràng như vậy, thì bây giờ chỉ mình biết cách rồi. Bây giờ mình biết pháp nào yếu, pháp nào mình đã tu nhuần. Rõ ràng là mình nhận ra được thì mình nỗ lực mình tu cái phần đó đi. Còn cái nào yếu hết thì thôi phải chia đều mà tu hết bốn cái pháp. Bởi vì mình ngăn ác diệt ác mà tôi tu có một pháp không thì không có được. Mấy con hiểu chưa?
Phật tử 1: Hiểu như Thầy nói là ngồi mà nó không có hôn trầm, thùy miên mà ngồi lâu lâu giật mình một cái…?
Trưởng lão: Thì đó là vô ký, cái tướng trạng hôn trầm, thùy miên đó. Nó lui là nó lười biếng, nó mỏi mệt con, nó bắt con đi nằm buồn ngủ là cái tướng thô. Bây giờ ngồi giật mình cái đó là nó tới vô ký rồi. Tức là thay vì hôn trầm, thùy miên thì nó giật con, cũng là dạng tụi nó.
Phật tử 1: Nó không còn hôn trầm, thùy miên mà lâu lâu nó giật mình.
Trưởng lão: Nó giật cái là vô ký đó. Nếu mà con để lâu, bắt đầu nó vô ký, cái nó ngồi nó lặng luôn nó như không ngơ vậy. Nó không phải ngủ mà nó là vô ký, nó quên luôn.
Phật tử 1: Vậy mình phá nó bằng cách nào Thầy?
Trưởng lão: Cái đó, bởi vì khi mà trường hợp đó, khi mình biết nó hay giật mình thì mình biết trước, khi nó có cái trạng thái gì nó báo động cho con trước. Thì con nắm hai bàn tay cho chặt cứng lại, con gồng hai cánh tay con, nó không giật mình con được. Nó giật mình được là nó phải có một cái gì đó nó làm cho con quên cái rồi nó giật, chứ không có gì hết. Nó báo hết.
Phật tử 1: Lâu hết sức lâu, khoảng hai năm nay nó tái đi tái lại vụ đó hoài Thầy.
Trưởng lão: Nếu mà nó không tái con thì nó sẽ tới cái chỗ khác nữa. Nghĩa là vô ký rồi nó tới ngoan không. Nếu nó còn tái tới tái lui thì nó ở mức đó, tức là con không thắng được nó. Mà con thắng được nó rồi thì nó sẽ tới ngoan không, con đang ngồi nó ngã xuống cái rầm, nó không. Con đang đi nó đổ xuống một cái rộp, con tỉnh bơ vậy à. Tới chừng nó không, thì nó không còn có gì hết. Nó té con xuống liền, gọi là ngoan không. Thầy Chân Thành đã bị nhiều lần.
(05:46) Phật tử 1: Cái đó hôm trước con bị sụm một hai ngày, đi nó sụm xuống một cái.
Trưởng lão: Nhưng mà nó chưa phải đâu. Nó cũng có hiện tượng đó, nhưng mà chưa phải. Con mà phá được cái giật mình của con rồi thì nó sẽ tới cái đó, tới cái đó. Rồi tới cái đó con biết phải làm sao không? Nó có cách phá chứ.
Tới cái đó rồi thì khi mà như vậy, thì bắt đầu tu Tứ Niệm Xứ. Chứ còn không có đứng đi được, đứng nó đổ, nó đổ thiếu điều muốn bể đầu mình đó. Thầy Chân Thành mà đi dựa vậy, nó đổ té, nó dựa vách, cái vách nó trầy cái đầu của thầy. Nó không có đơn giản, nó đổ xuống. Mà may nó đổ xuống tự cái thân nó phản ứng, tự nó phản ứng để bảo vệ cái thân nó. Nó chống, chứ mình hồi lúc đó mình không biết, vậy mà cái đầu nó cạ vô.
Phật tử 2: Kính bạch Thầy, hôm bữa con đi cũng tự nhiên nó té con xuống, rồi bây giờ cái chân con nhức rồi, con đi cái chân nó tê tê cái đầu con ngày hôm qua.
Trưởng lão: Khi nào mà cái trạng thái khi mà đang đi,
Phật tử 2: Làm như con quên vậy, Thầy.
Trưởng lão: Nó quên mất đó, nó “không ngơ”, nó đổ cái thân mình xuống. Nó đổ, nó té xuống. Thì lúc bây giờ, đó thì mình biết cái trường hợp đó là mình ngồi tu, đừng đi. Bởi vì cái lúc mà nó như vậy đó thì cái hôn trầm nó không còn có nữa, hôn trầm thùy miên không có nữa. Cho nên trong khi đó, đó mình ngồi lại mình tu Tứ Niệm Xứ. Bắt đầu Tứ Niệm Xứ trên Tứ Niệm Xứ giữ tâm thanh thản để kéo dài cái trạng thái bất động đi tới, thì cái trạng thái ngoan không nó sẽ không có. Chứ không mình nhiếp tâm vô cái bước đi của mình, thì hơi thở nó sẽ bị lọt trong không rồi. Buộc lòng mình phải trở về với pháp Tứ Niệm Xứ, không có pháp cho nên nó không bị lọt trong đó được.
Cho nên vì vậy mà mình giữ cái thanh thản thôi, tác ý thôi, rồi kéo dài, an trú trong không. Cho nên cái giai đoạn mấy con mà tới cái chỗ này phải trở về Tứ Niệm Xứ thôi. Mà Tứ Niệm Xứ, mà mấy con thấy niệm nó hay khởi xen vô thì mấy con ôm cái Định Vô Lậu mấy con tu để dẹp cho nó. Tức là đưa từng cái đề tài ra quán, quán một lần chưa thấm nhuần, hai lần, ba lần. Một cái đó mà quán đi quán lại, nhiều lần, cả trăm lần.
Ví dụ như Thầy nói: “Quán thân vô thường”. Thầy quán rồi, vô thường rồi. Rồi Thầy đặt nó trở lại Thầy quán vô thường một lần nữa, rồi Thầy quán vô thường nữa. Thầy cứ quán cái đó hoài cũng như Thầy học cái bài, Thầy đọc hoài chừng nào thuộc thì thôi. Nó thầm nhuần được, thì đây cái lý vô thường nó mới như thật. Mấy con hiểu không? Bởi Định Vô Lậu không phải là quán một lần, “tôi quán tôi hiểu rồi thôi”, không phải. Nó phải quán, mà hiểu mà còn thấm nhuần cái lý đó nữa. Nó ăn sâu vô tận ở trong cái tinh thần của chúng ta. Mỗi chút đều là nó thật như vậy, nó vô thường thật vậy thì nó mới, cái Định Vô Lậu nó mới có nghĩa.
Chứ bây giờ mình khi mà nghe Thầy nói vô thường, Thầy nói vậy mấy con hiểu hết rồi. Nhưng mà nó không thấm đâu, nó không có thấm. Nói vô thường vậy, chứ mấy con thấy pháp nó thường thiệt, chứ chưa vô thường. Cho nên tới bữa ăn phải ráng ăn đồ cho nó mập chút, để không ăn kiểu này chắc chết quá. Cho nên mấy con đâu thấy nó vô thường, mấy con còn nuôi dưỡng nó.
Phật tử 2: Kính bạch Thầy, trong trường hợp mà cái thân con thì con ngủ mà sao cái thức con nó biết là con đang tu?
Trưởng lão: Cái đó con sẽ bị ở trong mộng, trong mộng tu. Cái thức con biết, thì trong khi con ngủ mà con thấy con tu thì đó là con chiêm bao tu, Tưởng tu.
Phật tử 2: Vừa thức dậy con nghe lỗ tai nó ngáy, mà con đang hơi thở đi vô ra, cái con quan sát coi cái niệm…Khi đặt tâm đó Thầy, cái thân ngủ, con cứ bị vậy đó.
(09:25) Trưởng lão: Đúng rồi! Tức là con sẽ đang tu ở trong cái chiêm bao của mình, tu trong cái Tưởng đó con. Khi mà mình tất cả mình ngủ là mình tu trong cái Tưởng. Cho nên vì vậy mà sau khi một cái người mà tu hành, mà làm muội lược được năm hạ phần kiết sử. Tức là muội lược tham sân si đó, thì họ không tương ưng với mọi người được. Họ chết đi, cái thân họ nó giống như là cái người ngủ. Do đó họ đang ở trong cái trạng thái Tưởng họ tu. Họ tu cũng như là mình đang tu vậy. Họ cũng thấy mình đang ngồi thiền, cũng đi tới đi lui, nhưng mà trong giấc mộng. Còn cái thân của họ thì chết nằm đó rồi, không thở rồi, nhưng mà họ vẫn tu. Cái người đó họ tu cho đến khi mà tâm vô lậu hoàn toàn, họ vào Niết Bàn luôn, họ không có còn tái sanh nữa.
Cho nên mấy con tu với Thầy, Thầy tin rằng mấy con tu mà muội lược được nhân quả, thì mấy con sẽ không tái sanh luân hồi. Và không luân hồi rồi, thì mấy con sẽ ở trong Tưởng mấy con tu. Cho nên trong khi đó đó mấy con nhớ, bây giờ đặt thành vấn đề, là ở cái vùng của mấy con sẽ phải đi thiêu, khi chết phải thiêu. Nhưng mà khi mà mấy con tu như vậy rồi, trong gia đình của mấy con, hoặc là cái duyên của mấy con. Ví dụ như mấy con ở cái nước mà người ta thiêu đó, thì nó xui khiến cho mấy con đến cái nước mà người ta không thiêu. Cái nhân quả của mấy con tu đến đó, nó đẩy mấy con đi đến cái chỗ nước không thiêu. Do đó mấy con chết người ta đem chôn mấy con chứ người ta không thiêu. Mặc dù là cái nước của mấy con chết là phải thiêu, nhưng mà các con không chết ở trong nước đâu.
Cái nghiệp của mấy con mà tu, nó sẽ đẩy mấy con đi đến cái chỗ không thiêu xác để cho mấy con nằm. Còn khi mà thiêu xác là mấy con đã vào niết bàn rồi. Bởi vì cái tâm của con muội lược đến thành..
Thầy đã dạy mấy con “thanh thản, an lạc, vô sự", mấy con giữ được rồi, bất động. Trong khi mấy con chết mà mấy con giữ được bất động, thanh thản, an lạc, vô sự thì lúc bấy giờ mấy con không còn tiếp tục tu nữa. Mặc dù muội lược tham, sân, si hết rồi, nhưng mà mấy con chưa làm chủ sinh tử, nhưng mà mấy con giữ được cái Tâm Bất Động, do đó mấy con vào Niết Bàn luôn, khỏi cần tu nữa. Bởi vì nó quan trọng là ở chỗ mà nó, cái lúc mà sắp sửa chết đó, mà mấy con giữ được bất động, nó không phải dễ đâu, Thầy nói cái nghiệp nó không phải dễ, nó tha thứ mấy con nỗi. Nhưng mà mấy con phải nỗ lực hết sức mấy con giữ được, chứ còn lơ mơ thì nó cũng lôi đi. Nhưng mà giữ được…
Con đọc cô Liễu Kim ở Hà Nội, cô giữ được cái tâm bất động cổ. Mặc dù cô đã ung thư, đau đớn lắm chứ không phải không. Nhưng mà cô vẫn thản nhiên, nhờ trong cái thời gian cô rèn luyện. Cho nên cái thân xác cổ gia đình thiêu rất là tiếc uổng. Nhưng mà không phải uổng, cô đã vào Niết Bàn rồi, còn gì uổng? Cái chỗ đó là cái chỗ Niết Bàn của người ta. Người ta bất động, trước cái cơn đau người ta không dao động.
(12:01) Cho nên khi mà Thầy nghe cô Liễu Tâm học lại là cô bảo đứa con cổ đọc. Thì khi mà cô bệnh, Thầy có viết bức tâm thư Thầy gửi cho cổ, phải giữ tâm như vậy như vậy. Đó là cái thư gươm hùng kiếm để bảo vệ cho mình trên bước đường sắp sửa ra đi. Thì cô sẽ đọc bức thư đó, rồi cô giữ tâm cô. Cho nên khi mà đứa con cô đọc cái bài thơ đó để cô duyên theo đó mà cô giữ cái tâm bất động trước khi cô chết. Thì trong lúc đứa con nó đọc rồi, thì nó day lại nó hỏi mẹ: “Con đọc lại cho mẹ lần nữa được không?” thì bà đã chết rồi. Thì các con biết, chết trong cái sự an ổn hoàn toàn không có gì hết. Thì lúc bấy giờ, nếu mà cô mà muội lược thì tức là gia đình cô sẽ chôn. Còn cái này đem thiêu đàng hoàng, không có gì hết, thì hỏi Thầy: “cô như thế nào?”
Sự thật ra cô giữ được cái tâm đó thì cô đã vào Niết Bàn, còn đi đâu nữa? Không còn đi đâu nữa hết. Bởi vì bất động trước cái cơn đau, mà cơn đau như dao cắt ruột mà không thấy dao động tâm miếng nào, nằm vẫn thản nhiên: “Con hãy đọc lại cho mẹ nghe bức thư của Thầy lần nữa đi con”, cô nói tự nhiên. Rồi đứa con đọc, đọc rồi cô lại bảo: “Con đọc nghe lần nữa, mẹ sẽ giữ tâm thanh thản, bất động, mẹ không sợ đâu”. Trong khi đó cô giữ được cái tâm cô, đến khi mà nó hỏi: “Con đọc lại cho mẹ nghe nữa?”. Thay vì nó đọc xong rồi thì bà bảo nó đọc thêm cho bà nghe. Nhưng bây giờ bà không có bảo, cho nên nó mới hỏi mẹ nó: “Con đọc lại cho mẹ nghe nữa không?” thì nhìn lại thì bà đã tắt thở. Coi như chết trong một cái êm ái, trong một cái tự nhiên, trong một cái như hai mẹ con ngồi nói chuyện với nhau, rồi bà đi tự nhiên.
(13:45) Nó khác nhau con. Nếu mà khi mà con muội lược tham sân si. Tức là ngũ triền cái mà con muội lược, nó không còn tương ưng ai, nó không còn tái sanh. Thì bây giờ, nghĩa là nó muội lược mà trong khi chết nó không có giữ được cái Bất Động Tâm đó, cho nên nó không tái sanh. Muội lược chứ chưa phải hết tham sân si đâu, cho nên nó còn đau khổ. Rồi cái tâm mình nó còn duyên vào cái đau khổ đó chứ chưa phải hết, nhưng mà nó muội lược.
Cho nên khi đó nó xui khiến, trong nhà ai cũng muốn đi thiêu hết, nhưng mà có người nói: “tôi không chấp nhận, mẹ tôi, tôi không muốn thiêu”. Nó xui khiến cho một người cản lối để đừng có thiêu, để cho bà ta tiếp tục tu. Chứ thiêu rồi, bà mất cái thân rồi, thì bà không còn tu tập được nữa. Nhưng mà quy luật nhân quả nó công bằng lắm con, nó cản trở, nó có người cản.
Cho nên ví dụ như bây giờ nhà cô Liễu Kim, cô tu mà cô chỉ muội lược, cô giữ được bất động. Thí dụ như hoặc chưa hoàn toàn bất động thì cô cũng có cái thời gian cô tu theo Thầy, thì cô cũng muội lược nhân quả rồi chứ gì? Thì lúc bấy giờ cô chết đi thì ba, bốn người đồng ý đem thiêu, thì có một người sẽ cản cô liền, không có cho thiêu đâu. Còn đằng này không, ai cũng đồng ý hết. Và đồng thời cái trường hợp xảy ra rõ ràng cô bất động được trong cái cơn bệnh đau lúc chết, các con nhận xét qua cái chỗ đó thì biết.
Cho nên Đức Phật, khi mà có một vị tỳ kheo _ các con đọc trong kinh sách Phật _ có một vị tỳ kheo bệnh đau Đức Phật đến thăm. Hỏi: “Thân này là vô thường phải không?” Nói: “Phải, vô thường!”, “Tâm này vô thường phải không?”. Hỏi thì nói: “Vô thường”. Thì Đức Phật nói: “Được rồi, ông cứ tự nhiên đi”. Nghĩa là vô thường thấy nó không phải là thật rồi, thì như vậy là được rồi, đừng có chấp nó. Bởi vì mình thấy nó vô thường, tức là mình không dao động, còn mình thấy nó thường là dao động. Con hiểu chỗ Đức Phật muốn nói?
Cho nên cái vị tỳ kheo này chết, ông muốn chết kiểu nào đó cũng được hết. Thì coi như là ông sẽ vào Niết Bàn rồi. Thì có sau khi người ta hỏi: “Vậy cái vị tỳ kheo đó có được vào Niết Bàn không?”. Đức Phật nói vào Niết Bàn. Chỉ cần người ta, lúc mà người ta gần sắp chết mà người ta biết thân vô thường là đủ rồi. Còn lúc bấy giờ tôi đau quá, tôi khổ quá, nó loạn rồi, tôi không có biết nó vô thường nữa, mà tôi chỉ biết cái khổ đó thì cái này không được. Con nên nhớ. Vì vậy mà Thầy nói là: “Quán thân vô thường”, để tới chừng đó khi đau chúng ta còn được nhớ vô thường là chúng ta cũng có đường thoát rồi đó mấy con, nó thấm nhuần như vậy đó. Cho nên Phật pháp nó hay lắm, nhưng mà tại vì mình chưa có thấm nhuần, rồi mình cứ e ngại.
Còn chứng quả A La Hán, thật sự ra mấy con tưởng phải có Tam Minh thần thông mới chứng quả A La Hán sao? Người ta chửi Thầy không giận là quả A La Hán chỗ đó. Trước cái bữa ăn ngon dở Thầy không thèm là nó là quả A La Hán chỗ đó rồi. Con hiểu không? Thầy ngồi bình tĩnh suốt đêm mà không buồn ngủ là quả A La Hán ở đó rồi, tỉnh nó đâu có si đâu? Nếu mà si thì nó còn phải hôn trầm, thùy miên, nó buồn ngủ. Các con hiểu chưa?
(16:36) Quả A La Hán nó dễ dàng lắm, chứ nó không có khó, nhưng mà mấy con làm được cái chuyện này là cả một vấn đề của mấy con. Nhưng mà sự thật ra mấy con cái quả A La Hán nó một bên, cho nên Đức Phật nói: “Bờ bên này – bờ bên kia”. Bờ bên đây là đau khổ, mà bờ bên kia là giải thoát chứ gì? Nó có một chút à, thiện với ác thôi, bờ thiện với bờ ác thôi. Cái ác là nó phải có đau khổ, mà cái thiện là nó không đau khổ thì bờ bên kia, nó rõ ràng lắm.
Cho nên nhiều người sao hỏi Thầy một cách quả A La Hán, hỏi Thầy có tu chứng quả không? Hỏi quý vị tu, chứ sao lại hỏi Thầy? Thầy dạy là quả A La Hán ngay chỗ đó, chứ còn chỗ nào nữa? Tại quý vị đó không giữ, cứ để vuột tay hoài. Cũng như con bây giờ hôn trầm, thùy miên, vô ký mà cứ để vuột tay hoài thì tại con chứ sao? A La Hán là ở chỗ con, chứ đâu phải chỗ Thầy đâu. Phải không?
Nó đơn giản, nó dễ dàng, mà mọi người phải giữ gìn nó, bảo vệ nó thì nó mới được. Tui muốn ở bờ bên đây hay là tui muốn ở bờ bên kia? Chắc ai cũng muốn ở bờ bên kia, không ai muốn ở bờ bên đây. Nhưng mà tại sao tôi lại cứ nhào qua bờ bên đây mà tôi chịu? Người ta chửi tôi thì tôi ở bờ bên kia, thì tôi đừng giận. Tại sao tôi giận để tôi ở bờ bên đây? Tôi muốn ở bờ bên kia, tại sao mà thấy bữa ăn này tui lại thèm, phải không mấy con? Tại sao giờ này lại tôi còn bị hôn trầm, tôi còn muốn buồn ngủ; tôi còn lười biếng; tôi còn uể oải; tôi còn mệt mỏi? Bờ bên đây hay bờ bên kia chỗ nào đâu?
Các con thấy rõ, cái trạng thái báo cho chúng ta biết chúng ta đang ở bờ nào. Vậy thì tôi muốn ở bờ bên kia thì tôi đi kinh hành, tôi ở bờ bên kia, chứ tôi điên gì mà tôi nằm xuống tôi ngủ, có đúng không mấy con? Người ta chửi tôi tức giận, tôi biết rằng sân ở trong lòng là ác pháp, là bờ bên đây. Cho nên tôi không giận, mà tôi thương người ta. Người ta giúp cho tôi biết là tôi đang ở bờ bên kia. Mình khởi sự mình thương người ta đi, rồi coi thử coi nó còn phiền não hay không? Thì như vậy là mình đi ngược lại cái nhân quả rồi. Mà đi ngược lại nhân quả, làm chủ nhân quả, chứ sao chuyển nhân quả chứ sao.
Thầy nói nó đơn giản, rất đơn giản. Tại sao hàng ngày chúng ta sống bình thường, không có thèm tu pháp nào hết, mà đụng tới chúng ta, là chúng ta có cái nhìn như vậy, là chánh kiến, rồi chứ gì? Là giải thoát. Các con thấy đơn giản lắm mấy con. Đâu có cần mình làm Phật làm gì đâu, mà mình cần mình làm chủ được từng tâm niệm của mình.
Cho nên trong cái Tập 4, mấy con đọc tới chỗ mà vị thượng tọa ông tu, ông nói cái khó nhất là Chánh Niệm Tỉnh Giác. Nghĩa là hành động nào ông cũng đều tỉnh hết. Từ hồi ổng xuất gia tới giờ cái nào cũng tỉnh mà ông biết cái đó khó. Nhưng mà ông không biết ông chứng quả A La Hán hay chưa? Ông chưa biết. Ông chỉ biết ông làm được như vậy thôi. Nhưng mà khi mà người thị giả đỡ ông dậy ngồi _ ông sắp sửa chết rồi mà_ đỡ ông ráng dậy ngồi thì ông lại thấy mình chứng quả A La Hán. Cái câu chuyện thì đơn giản, nhưng mà Thầy giải thích ra mấy con thấy rất dễ hiểu.
(19:21) Ở ngoài Nghệ An - Hà Tĩnh, nó đụng nhau ngoài đó liền tức khắc. Ở bên đây, nó đưa vào Phát Triển, bên kia thì mê tín, hai bên nó đụng nhau. Con thấy phải không? Nó đụng nhau liền.
Phật tử 3: Họ nóng bạch Thầy! Họ thấy mình tu vậy là họ nóng. Họ tự nóng, họ nhảy, họ chạy tùm lum tùm la hết, rồi đi kiện cáo chạy từ Trung ương về, chạy mình cứ ngồi mình tu thôi. Cứ một tháng hai kỳ, một tháng bốn kỳ mình cứ tu thôi, mình đi xuống thôi mà họ la mình chiếm chùa. Trong lúc một tháng có ba mươi ngày, mình chỉ có bốn ngày thôi mà họ la mình chiếm chùa, họ nóng lên.
Trưởng lão: Họ sợ, thành ra họ phải tìm cách họ diệt mình, không cho mình tu pháp đó nữa.
Phật tử 4: Bên Đại Thừa họ có tiền họ đút lót. Đút cho những cái người bên Giáo hội, bên Mặt Trận Tổ Quốc, rồi đút cho những người có chức năng trong chính quyền. Do đó họ có tiền họ mới quay trở lại cự mình. Thế mà mình tu như thế này thì có cái gì đâu mà biếu lót cho họ. Bên Đại thừa họ tụng niệm thì có. Tiền họ bỏ vào thì coi như là một cái sớ từ mười nghìn đến hai mươi nghìn. Trong một nhà mà mười người thì coi như là một trăm nghìn. Một tờ sớ thôi chứ mình đến đây tu chẳng có gì, còn bên họ có tiền thì họ biếu xén cho Chính quyền sở tại đó. Rồi Chính quyền sở tại ở đó lại đi khiển mình. Nhưng mà nói chung lại thì Chánh pháp thì bao giờ nó cũng thắng tà pháp. Họ khiển không nỗi thì cuối cùng là.. Kể ra thì mình, ngoài Nghệ Anh bây giờ phát triển cái mạnh nhứt là cái đời sống độc cư. Ví dụ một người đó có đủ cái tỉnh thức rồi thì người đó sẽ đưa Phật tử về đó kế tục, làm theo cái pháp môn của Thầy, cứ đến đó là mỗi người một gốc cây. Cứ đến tu là bình thường, không có cái gì cả. Còn ngoài ra có ai đến hỏi ở đây thì nói anh em ngồi với nhau, cũng bình thường. Ngoài ra người nào đã lên chùa rồi thì thì cứ mỗi người một gốc cây. Cứ thế là tu. Họ không làm gì được. Bên Đại thừa học cứ đến ngày Rằm, ngày mùng Một họ cứ đến tụng kinh sám hối, cầu an cầu siêu. Còn mình thì cứ đi ngày thứ 7 và chủ nhật, hằng tháng thường nhật là cứ xả giới
(22:07) Trưởng lão: Thầy nghe ở ngoài đó như thế này, họ đọc bộ sách Đạo Đức của Thầy, Đạo Đức Làm Người, cả làng ăn chay hết mấy con. Ở ngoài đó mạnh quá vậy? Họ đọc sách rồi cái cả làng ăn chay hết. Ăn chay hết, không người nào không ăn chay. Bởi vì Thầy nói cái người mình, con người mình không phải là cái mồ chôn xác chúng sanh, họ hoảng quá họ ăn chay hết. Đạo Đức Hiếu Sinh đó mấy con. Thành ra họ thấy, họ nghĩ, họ cũng có cái tinh thần hiếu sinh lắm, cho nên nhiều khi họ đọc họ thấy đúng rồi họ xúm nhau ăn chay hết, cả làng đó.
Thầy được nghe nói thôi nhưng Thầy thấy cả làng tại sao mà người ta kềm với nhau như vậy được? Rất khó chứ đâu phải dễ đâu, mà cả làng mà ăn chay hết. Đâu phải dễ. Họ thay đổi một cách rất là kỳ lạ. Thầy nói thẳng rất kỳ lạ, không phải mình muốn ăn chay mà ăn chay được liền đâu! Cả một vấn đề đó! Mà đằng này cả một tập thể, cả một cái làng đó người ta ăn chay hết. Chính quyền cũng hết hồn, sao giờ nó không thèm ăn cá thịt gì hết, bao nhiêu gà vịt gì nó không ăn nữa hết. Cả một làng thì con biết làm cho cái chợ mà bán thịt cá nó ế đó, mấy người đó dám đi thưa chứ không phải.
Đó là một cái hiện tượng nó cũng là kỳ lạ. Mà Thầy thấy sách đạo đức Thầy nói Đạo Đức Hiếu Sinh thôi. Nhưng mà Thầy nói có hơi nặng: “Vì nếu mình là một loài động vật thì mình còn giết nhau mình ăn thịt, con người mà ai nỡ tâm nào mà làm cái chuyện đó, ai nỡ lòng nào? Mà không lẽ thân xác của chúng ta là cái mồ chôn xác chúng sanh sao?”. Thầy chỉ nhắc nhở vậy thôi nhưng mà tại sao người ta thức tỉnh đến mức độ người ta bỏ ngang được.
Phật tử 4: Hôm trước cái lần con đi, có một Phật tử lay con, Phật tử đó bảo là: “Bạch Thầy mọi lần đi đâu đều phải vào cái chợ này để mua cái gì về ăn, nhưng hôm nay thì không còn lo cái chuyện đó nữa. Từ hôm học pháp của Thầy đến nay, vợ đi làm về thì cứ về, chồng đi làm về cũng cứ về. Chẳng phải mua cái gì nữa cả. Vì ngày ăn có một giờ, đỡ nấu nướng. Coi như là đỡ luôn cả thức ăn. Bây giờ thịt cá cũng không nghĩ đến nữa.” Thế con bảo: “Thế thì sướng quá. Thế con thực hành được lâu chưa?”. “Con ăn hơn một năm nay rồi. Nhưng mà con nó vẫn đang đấu tranh. Tức là con sinh ra ấy. Nó vẫn đấu tranh, sợ bố với mẹ ăn vậy mất sức. Nói “Không! Bố với mẹ giờ bệnh tật nó đỡ”. Chứ còn mọi lần đi về là cứ phải vào cái chợ này là mua này thịt này cá để về nấu ăn”. Con mới bảo: “cố gắng phát huy đi, coi như cái điều đó là cái điều quý”.
(24:58) Trưởng lão: Đó, đó là những cái trường hợp xảy ra ở quê hương, mà chính Thầy ở đây, tại cái địa phương này, bà con ở đây thật sự họ muốn đến đây lắm, họ muốn gặp Thầy lắm. Thầy là cô bác của họ, là anh, là chú, là bác họ không à. Họ muốn gặp Thầy lắm, nhưng mà họ gặp không được. Cô Út sợ họ vô đây là họ nhậu nhẹt say sưa, nhưng mà chính họ nhậu nhẹt say sưa gặp Thầy họ mới hết nhậu nhẹt say sưa, con hiểu không?
Chính gặp Thầy là sẽ bỏ đó, còn cái này họ không gặp Thầy thì họ phải nhậu nhẹt say sưa. Tội! Bởi vì Thầy nói đó cũng là cái duyên thôi. Mà cô Út thì cổ cũng lo cho Thầy, chứ không phải là cô không lo. Cổ sợ mấy người say rượu rồi họ nói trời trăng mây nước làm cho Thầy mất thì giờ chứ không có gì. Nhưng mà vì vậy mà cổ bảo vệ Thầy, mà Thầy thấy tội nghiệp dân ở đây.
Phật tử 5: Con an cư là lần thứ tư, mà cô đó là cũng như không có cái gì là không bệnh. Cũng như bệnh hết luôn, mắt, tai, mũi, miệng bệnh hết luôn. Khớp đau nhức quỳ không được, quỳ hai đầu gối xưng vầy nè. Quỳ ngoài kia, quỳ xin sám hối mà quỳ không được. Mà đi nhập thất hai tháng mấy, hai tháng gì đây. Và đến nay bệnh tật sạch sẽ, hết luôn. Cô ấy cũng không nói gì, nhưng mà phật tử họ thấy được cái pháp nó nhiệm màu như vậy đó, thì tự động họ phát tâm. Thì cái đó nó cũng làm cho cái tâm của cổ nó dõng mãnh, thì bây giờ Chùa thì cổ giao lại cho cái chú mà ở ban trị sự đó hết. Còn điện thoại đồ, của giáo hội, chú đó trả lời hết toàn bộ. Còn cô không đụng đến nữa, không gì hết. Cổ nói bây giờ mình biết sai rồi, không lẽ mình hướng dẫn cho phật tử đi sai nữa, tức là mình có tội.
Cho nên cô đi không, còn ai có nhân duyên theo cô thì theo. Còn không theo thì cứ đi vị khác. Còn theo cô thì cứ theo cái pháp của Thầy đó thôi. Thì cũng khuyên rất nhiều người họ chuyển. Họ thấy cô như vầy là phải. Còn có một số thì họ nói đi kinh hành giống như tập thể dục. Thì những vị đó, nhưng mà ở đó họ phát triển rất là nhanh đó thưa Thầy. Còn cô đó cũng dũng mãnh và cô quyết dứt khoát là theo Thầy không theo mấy vị trong chùa đó nữa. Và nếu giáo hội cho ở thì ở không cho ở thì thôi, không cần. Mà cô chỉ quyết tâm mà thôi. Mà con cũng không ngờ cô đi nhanh như vậy. Tức là cô nói người ở được thì ở, còn bản thân mình tu sao cho đạt vậy thôi. Còn hễ có duyên thì trợ duyên hết mình mà không có duyên thì họ cứ đi tự nhiên, không có nắm bắt như xưa kia.
(27:17) Trưởng lão: Biết xả, chính cái chỗ đó mà cái lòng tin của cô nó chuyển được cái nhân quả. Tức là trong khoảng thời gian ngắn mà cô giữ giới, giữ giới rất là thanh tịnh, chứ không có để vi phạm. Do đó sự nỗ lực trong sự tu tập của cô cũng đúng pháp, cho nên nó chuyển được cái bệnh. Mà cũng là cái phước con, cái phước của cái vùng đó. Cho nên làm cho người ta thấy những cái hiện tượng đó có cái sự làm chủ được cái sự bệnh đau, làm cho người ta tập trung. Cho nên mấy cô mà bữa mà Thầy ra, mấy cô Ni mà xin Thầy đó, khóc lóc với Thầy, mong cho Thầy về để mà mấy cô có chỗ ở tu. Thầy nói để từ từ, chứ bây giờ Thầy làm một lần không có nổi đâu.
Phật tử 5: Ở đó thưa Thầy là mấy cô đó là năm nay chuẩn bị vô học cao đẳng Phật học đó thưa Thầy, nhưng mà năm này đi hết đó. Nhưng mà bây giờ tới đây không theo pháp môn người nào nữa hết mà muốn vào Thầy tu tập. Sư cô đó chờ Thầy chấp nhận cho sư cô đó đó, để lên Tu viện tu thôi.
Trưởng lão: Cô đó đã chấp nhận rồi hả con? Bởi vì sư cô đó đã nếm được cái mùi vị giải thoát là đã chuyển được nhân quả.
Phật tử 5: Mà mấy sư cô cũng kỹ. Có sư cô đó cũng kỹ, nói là từ từ cũng như vào vòng một vậy đó coi chuyển đổi từ từ, cổ nói tu tập thì lần lần từ từ để vững đâu đó rồi mới xin vô. Còn cô đó thì một hai xin là đi vút liền. Cái sư cô mà bữa hôm lên xin Thầy đó, Sư Cô đó thì chưa cho đi, nói là phải tập lần, chứ không có nóng nảy như vậy. Rủi nó không có vững..
Trưởng lão: Nhiệt tâm quá, vô đó mà ức chế tâm cái rồi nhào ra.
Phật tử 5: Nhào ra, rồi là ở đây không được là chạy về nhà chứ không chạy về chùa nữa. Bị kẹt!
Trưởng lão: Bởi vậy, Thầy thấy cái khu vực mà ở chỗ Thanh Trí mà xây dựng, cái chỗ đó là chỗ phát triển được, tiện cho những cái khu vực gần đó người ta đến được.
Phật tử 5: Nhưng mà thưa Thầy, con cũng hy vọng người ta thấy vậy cũng nể những nhà Phật giáo, Cô cán bộ ở đó nói Phật giáo thì không sao, cho nên ở đó người ta cũng nể. Sau mình có làm lớn thì vấn đề truyền giáo chứ bây giờ mình làm nhỏ nhỏ thì thật sự họ cũng bỏ qua. Chứ nếu người khác đến mà làm thì không được đâu. Có chuyện gì cần xin phép này kia thì cổ chịu khó đứng ra xin phép cũng dễ.
(29:48) Trưởng lão: Bây giờ đầu tiên như thế này nè, để mình làm cho nó dễ đó, những cái bộ sách mà Đường Về Xứ Phật của Thầy xin phép rồi đó. Mình tìm cách, mình quen ở trong xã, ấp, huyện mình gởi cho. Nói là sách này đọc về Phật giáo như vậy để cho họ nghiên cứu. Ban Tôn Giáo, Mặt Trận của họ nghiên cứu. Họ thấy nó hợp lý rồi, bắt đầu mình mới phát triển được con. Chứ không, họ chưa có hiểu biết là nguy hiểm lắm, cứ cho họ.
Rồi những cái bộ sách như “Những Lời Phật Dạy” sắp sửa Thầy xin phép được rồi, thì bắt đầu mình đưa mấy bộ sách này vô. Rồi “Văn Hóa Truyền Thống” đưa vô, cái họ nắm vững cái họ biết Phật giáo cái nào đúng sai, là họ sẽ ủng hộ mình, lợi dân lợi nước là người ta ủng hộ.
Người ta, bây giờ người ta sợ cái mình chống đối nhau thôi, tôn giáo chia rẽ chống nhau. Cái hệ phái này chống hệ phái khác thì người ta sợ lắm. Cho nên vì vậy mà người ta chưa có dám cho mình phát triển. Chứ nếu mà người ta nắm vững, người ta biết rồi, cái này sai, cái này đúng lần lượt người ta ủng hộ cái đúng để mà lợi ích dân nước. Chứ người ta đâu muốn để một cái tôn giáo mà hại dân hại nước vậy đâu.
Làm cái việc mê tín thì nó hao tài tốn của của đồng bào. Chính cán bộ, chính những người cán bộ họ cũng mê tín nữa. Họ chết họ cũng rước thầy chùa, họ cũng đốt tiền vàng mã, họ cũng làm đủ thứ hết. Họ phá vỡ được những cái tư tưởng này, họ đọc thấy được cái này họ hiểu rồi, họ dẹp. Họ dẹp chính là từ, họ dẹp từ cái tâm của họ rồi họ dẹp từ ở ngoài, như vậy mới tốt.
Mà Thầy thấy cần phải đưa những sách vở của Thầy vô đó, không khác gì hết. Cho nên Thầy sẽ gửi sách vở cho Thanh Trí, khi Thanh Trí biết được cái người nào ở đó đó, mình đến mình. Bởi vì mình về đó, mình cất nhà cửa, mình ở đó rồi thì tức là mình có cái dịp nào đó mình mời đám giỗ, đám chạp gì cho nó quen đi. Rồi bắt đầu mình gửi cho sách vở này kia: “Tôi thấy sách này nói về Phật giáo hay lắm, tôi đọc tôi thấy thích quá”. Mình nói vậy chứ mình đừng nói mình tu gì hết. “Tôi gửi cho anh một bộ anh về đọc, anh nghiên cứu chứ không khéo mình lầm lạc Phật giáo chết được”. Đó, mình nói cũng như tâm tình vậy thôi. Mà khi người ta nghiên cứu, người ta thấy cái lạ người ta nghiên cứu về tôn giáo; người ta sợ tôn giáo người ta phải nghiên cứu, khi người ta nghiên cứu thì nó có lợi ích. Cứ cho đi, cứ cho sách Thầy đi.
Phật tử 5: Kính bạch Thầy, con muốn trình là hôm nay cũng có hai, ba vị đến. Trong đó thì mình cũng cảnh giác, tức là mình nghi công an rồi đó. Lúc nào mình cũng giữ tư thế, nhưng khi xin sách thì nói không có sách đâu.
Trưởng lão: Trời ơi, mấy cái đó là cho!
Phật tử 5: Dạ, mà mình không có thưa Thầy.
Trưởng lão: Đó là công an ngầm đó, nó lại nó chơi chơi. Nó lạ lạ mình biết nó công an ngầm. Nó y như người dân vậy thôi. Mà nó đến nó muốn xin sách thì mình cứ cho sách.
Phật tử 5: Ngày nào cũng có mấy vị tới hết. Người lạ, người dân ở đâu xa, họ cũng nghe nói, họ đến nhiều.
Trưởng lão: Cái đó mình cứ cho sách. Sách mà có xin phép rồi cứ đưa.
Phật tử 5: Có mấy vị, ngày nào cũng tới….
Trưởng lão: Họ dụ mình, mình đưa sách cho họ đọc, tức là mình dụ lại họ. Họ dụ mình theo họ, họ không ngờ là họ theo mình. Cái Tập 4 “Những Lời Gốc Phật Dạy”, con đưa họ cái là họ bị Thầy dụ liền. Đọc tập 4 là họ không êm nữa thôi…
Sư Pháp Ngộ : Mong sao có giấy phép. Được mấy cái bộ sau này có giấy phép.
Phật tử 5: Bạch Thầy, ngày hôm qua, có cái vị đó đến. Cái vị đó cũng nổi tiếng về thần thông biết trước biết sau. Cho nên vị đó đến đó nói chuyện thần thông thì người ta tin , ý là nghe cũng hay như vậy đó. Thì có nhiều người dẫn tới cũng ca ngợi vị đó. Thầy Thanh Trí cũng nghe hết đến cuối cùng thì thầy Thanh Trí cũng nói: “Bác về bác coi lại cái tưởng của bác nó lưu xuất khi bất động đó”..
Trưởng lão: Họ không biết cái tưởng của họ con.
Rồi, bây giờ mấy con còn hỏi gì nữa không con?
(34:15) Phật tử 6: Bạch Thầy, cho con hỏi cái chỗ mà đi kinh hành định niệm á. Trong chỗ Thầy có nói là: người mà nghiệp nặng mà đi kinh hành niệm ít thì có phước, người mà nghiệp nhẹ mà đi thân hành niệm nhiều ít thì … Người nghiệp nặng mà đi kinh hành niệm nhiều thì mất phước. Mà người mà nghiệp coi như ấy thì ít được phước hơn, là sao cái chỗ đó? Trưởng lão: Nghĩa là, con đi kinh hành mà vọng tưởng nhiều, phải không?
Phật tử 6: Bạch Thầy, gần đây, trong chỗ Thầy nói là cái người mà nghiệp nặng mà đi kinh hành mà niệm nhiều thì mất phước, cái chỗ đó sao, con chưa hiểu?
Trưởng lão: Như thế này nè.
Cái người đi kinh hành mà vọng tưởng nhiều, nhiếp tâm không có được là nói cái đó là cái nghiệp nặng. Là vì cái tham sân si nó nhiều, cho nên mình đi mà cứ niệm này tới, niệm kia tới là cái nghiệp họ nặng. Cái vọng tưởng tượng trưng cho cái tham sân si của mình, chứ không có gì. Nếu mà tham, sân, si mình ít thì mình đi bình thường nó cũng không có niệm. Con hiểu không? Mà mình đi như vầy mà mới có năm mười bước, mình cũng lưu ý vậy mà sao lát có niệm này, lát niệm kia. Cái người này nặng nghiệp lắm, cho nên vì vậy tham, sân, si một đống nó lớn lắm, cho nên nó đổ lên. Hễ mình không tu thì thôi mà hễ tu là nó đổ ra, nó cứ đổ ra. Vậy là cái nghiệp nó nặng.
Còn cái người đi cũng bình thường vậy, người ta cũng tập trung vậy mà người ta thấy nó thanh thản, an ổn, nó không có cái niệm vô nhiều. Nghe nó an trú ở trong bước đi nó rõ ràng từng bước đi, cái nghiệp nó nhẹ. Phải không? Cái tham sân si nó ít.
Phật tử 6: Hôm nay con đến xin Thầy, hôm qua đến giờ con tu trong ba thời. Thì con tu thấy người nó thanh tịnh, nó không có một cái gì hôn trầm đến với con nữa. Nói chung là hôn trầm, thùy miên, vọng tưởng nó chỉ xẹt qua trong đầu con cái rồi không thấy nữa. Thưa Thầy, con ngồi đến một tiếng mà con quán chiếu cũng không thấy một cái gì nó đem đến. Mà coi như là đến khi con cảm thấy toàn bộ cái hơi thở của con nó rút tròn lại cái tâm của con, nó xoay tròn. Bây giờ con thấy là như thế này thì con mới xin Thầy cho con học pháp khác hay vẫn tiếp tục pháp đó?
(36:49) Trưởng lão: Bây giờ con tiếp tục tu pháp đó, nhưng mà con hãy tập cái pháp Thân Hành Niệm, con biết pháp Thân Hành Niệm chưa? Tức là tác ý từng hành động rồi mới hành động, đi, đứng, rồi ngồi. Từ hành động ngồi xuống co tay duỗi chân, con ngồi xuống con phải tác ý từng hành động, chứ đừng để lộn xộn. Rồi con mà khi mà con đứng dậy, rồi con cũng phải từng cái hành động đứng dậy, rồi cứ tập đi, con biết cái đó chưa?
Phật tử 6: Bạch Thầy, cái đó con nhuần nhuyễn lắm ạ!
Trưởng lão: Rồi bắt đầu con phải tập cái pháp đó cho nhuần nhuyễn cái pháp đó. Cứ lệnh đâu thì cái hành động theo đó. Cứ phải tác ý rồi, cái lệnh rồi mới tới cái hành động. Đừng có làm một lượt, chỉ cái lệnh nó phải trước cái hành động thì nó đúng, mà làm một lượt là sai. Mà không có tác ý mà đưa chân đưa tay thì trật, nó Chánh Niệm Tỉnh Giác thì nó không đúng.
Cái pháp đó là pháp tu lệnh. Cái lệnh đó để sau nó trở thành Tứ Thần Túc đó. Cho nên bây giờ cái tâm mà thanh thản, an ổn được rồi, nó không có niệm, nó không bị hôn trầm, thùy miên, nó tỉnh rồi thì bắt đầu ôm cái pháp này tu. Con nhớ kỹ tu cái này nó giúp cho sự Thanh thản - An lạc - Vô sự nó kéo dài ra, nó tỉnh ra, nó không bị mê.
Nếu không mà ở trên Thanh thản - An lạc - Vô sự mà con giữ, mà con tu thì nó bị hôn trầm, thùy miên dễ lắm, vì nó không có pháp. Buộc lòng phải tu cái pháp Thân Hành Niệm, nó giúp cho sức tỉnh nó không còn bị hôn trầm, thùy miên nữa, đặng kéo dài cái thời gian cho đúng mười hai tiếng. Chứ không khéo nó gục tới gục lui, nó tỉnh không tỉnh mà mê nó không mê, nó cứ lờ đờ lững đững, cái đó nó mới khổ đó. Ngủ thì cho nó ngủ phứt đi cho rồi, mà nó không ngủ, mà nó cứ lững đững lờ đờ, nó mới nguy, tỉnh không tỉnh mà mê không mê.
Phật tử 6: Bạch Thầy, là đêm đến hơn 10 giờ mà con đi thân hành niệm xong rồi, con ngồi một tiếng và con lại tiếp tục đi thân hành niệm một tiếng. Thì vào mới nằm ngủ. Mà vào nằm ngủ thì coi như không chịu ngủ cho, cứ tỉnh bơ. Con bảo: “Đến giờ ngủ không đi ngủ đi, cứ nằm thế này thì coi như làm sao?”. Sau một lúc thì coi như con thiếp đi lúc nào coi như không biết. Vì là con đi thân hành niệm thì con đã đi đến một tiếng rồi.
(38:58) Trưởng lão: Phải rồi, phải tập cho kỹ lưỡng hành động; tác ý đâu thì hành động đó. Nó sai cái thân của mình làm cái gì thì nó làm theo cái nấy, nhớ cái điều đó cẩn thận. Bởi vì tu theo cái lệnh rồi, khác hơn mấy cái pháp kia rồi. Để mà hộ trì, tu cái lệnh đó mà để hộ trì cho cái chân lý tức là cái Thanh thản - An lạc - Vô sự , cái Bất Động Tâm của con đó.
Rồi bất động tâm là trong khi ôm pháp thì thấy nó thanh thản. Rồi xả ra, con xả ra bình thường con đi khất thực hoặc ngồi ăn cơm con xem chỗ bất động coi nó có động ở cái chỗ nào không? Bây giờ con ngồi ăn cơm con thấy ăn cái này ngon là nó bị động rồi đó, nó dục đó, tức là nó dục lậu rồi. Cho nên cần phải diệt nó chứ không có được để.
Phật tử 6: Bạch Thầy, trong cái pháp môn đi Thân Hành Niệm rồi con Định Sáng Suốt, vừa đi mười bước để tác bạch để không dẫm đạp lên chúng sanh, cũng như là đi kinh hành hai mươi bước, rồi ngồi xuống. Kết hợp hai cái đó thì tu có được không?
(40:01) Trưởng lão: Được, cái đó là con tu Tứ Chánh Cần rồi, ngăn ác diệt ác, câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm. Cho nên mình tu mình tác ý đi để tránh dẫm đạp chúng sanh, đó là câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm – tu tâm từ. Thì đi kinh hành mà kết hợp với Tứ Vô Lượng Tâm. Còn đi kinh hành mà mình tác ý: “Tôi đi tôi biết tôi đi”. Rồi con đi hai mươi bước con đứng lại, con hít thở, rồi ngồi xuống hít thở: đó là tu tập rèn luyện cái nghị lực của mình. Cũng đi kinh hành mà rèn luyện vậy, nó thuộc về Chánh Niệm Tỉnh Giác. Còn cái kia nó Chánh Niệm Tỉnh Giác, mà còn thêm một cái nữa là tu Tứ Vô Lượng Tâm, hai cái đó kết hợp. Thì cái phần đó tới giờ đó thì con cũng tu để mà tăng trưởng thêm, mình biết rõ là lòng từ mình chưa hẳn đã toàn diện đâu. Cho nên mình nỗ lực mình tu để nó thực hiện cái lòng từ của mình lớn hơn nữa.
Còn cái về vấn đề Chánh Niệm Tỉnh Giác thì con tập nữa để nó hỗ trợ cho cái phần mà Tứ Niệm Xứ cho nó tỉnh. Nó tỉnh để nó kéo dài được cái trạng thái thanh thản. Còn cái phần Thân Hành Niệm là mục đích tu là để cho nó không có bị hôn trầm, thùy miên khi ngồi tu Tứ Niệm Xứ, nó phá cái si.
Phương pháp nào nó có cái đối tượng nấy để nó đối trị. Mình biết nắm vững được những cái cách thức, ý nghĩa của các pháp; cái dụng của các pháp thì mình tu không có sai. Mình tu không phải cái pháp nào nó cũng đi đến cái mục đích đâu. Cái dụng của nó để tu để làm cái gì đối với tham sân si của mình. Cho nên mình biết pháp, nó sử dụng cái đó để đối trị cái gì thì mình tu cái đó là nó đối trị cái đó, thì nó không lạc đường con đâu.
Ráng tu, bây giờ cái phần con Thầy chỉ còn làm cái giấy xác nhận này kia cho rõ ràng. Khi mà con về ngoài đó thì con có giấy tờ đàng hoàng, có giấy xác nhận. Bởi vì mình đến đây mình có tu, chứ phải mình không tu đâu? Tu gần chết, tu bệnh luôn chứ.
Phật tử 6: Bạch Thầy là con tu trong, đến khi nào con tu hết các pháp môn về Định Vô Lậu và Tứ Niệm Xứ là coi như xong rồi con …
Trưởng lão: Được rồi, tập cho nó nhuần nhuyễn rồi con mới về đó, có thể nó tiến tới.
Phật tử 6: Dạ. Khi nào có gì cần thì cho con xin phép gọi thưa hỏi.
(42:14) Trưởng lão: Khi nào mà con thấy con bảo gì nó biết nghe đó, thì mau mau vô đây. Để không, bảo nó nhập Định bậy chắc chết đó. Hễ ra lệnh mà thấy nó làm được theo thì con vô trong gần bên Thầy, đặng có cái gì có Thầy gỡ ra liền.
Phật tử 6: Khi nào bế tắt quá thì con xin Thầy con vào.
Trưởng lão: Rồi, được rồi!
(42:35) Rồi tới con, con. Xin sách hả con? Rồi, được rồi, từ từ xin sách. Con trình Thầy đi con!
Sư Pháp Ngộ: Kính bạch Thầy, nhiều khi mình tu cái pháp duy trì cái chân lý, có bữa thì nó rất là tốt, có bữa thì nó không tốt lắm.
Trưởng lão: Thì bắt đầu khi mà nó tốt thì tức là nó ở trên Tứ Niệm Xứ rồi. Mà nó không tốt thì tức là mình thấy không tốt, mình lùi về Tứ Chánh Cần mình ngăn diệt.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nhưng mà nó vẫn ngồi như vậy nhưng mà mình cảm giác nó không giống như hôm trước.
Trưởng lão: Thì đó, nó trở về cái trạng thái của Tứ Chánh Cần rồi đó con. Tức là nó không có an. Con cũng ngồi y như vậy, nhưng mà nó không an, tức là nó không có được trạng thái sung mãn. Tức là nó trở về cái trạng thái của Tứ Chánh Cần rồi - chiến đấu đó.
Sư Pháp Ngộ: Nhưng mà nó cũng không có ác pháp.
Trưởng lão: Nó không có ác pháp mà dĩ nhiên nó không bất an.
Sư Pháp Ngộ: Nó an thì thấy nó có sức khỏe thì làm cho mình cũng thích, có hỷ, có vui, thích cho mình tập nữa.
Trưởng lão: Nó tinh tấn.
Sư Pháp Ngộ: Đi kinh hành thì đi cũng đi, cũng thích đi. Tu xong rồi mà vẫn cứ siêng. Còn bữa nay nó giảm hơn.
Trưởng lão: Nó giảm hơn, nó không có thích, nó coi như là tu có vẻ bắt buộc nó thôi, nó ráng. Không, cái đó nó bữa vầy bữa khác, nhưng mà có điều kiện, bởi vì Đức Phật nói: “Lạc cũng đừng ham”. Mà gặp những bữa mà chướng ngại, khổ, đau nhức hay hoặc nó lười biếng không muốn tu… đừng có sợ, “Thọ bất lạc bất khổ”. Ngày nó bình thường, nó không lạc mà không khổ đừng có sợ, mà chỉ ở pháp, cái trạng thái thanh thản phải nhận biết cho rõ. Con nhớ không? Bởi vì Đức Phật nói: “Thọ lạc, thọ bất lạc bất khổ”, nghĩa là ba cái thọ này không có chấp nhận ở trong cái sự tu tập.
Bữa lạc sao thấy nó hoan hỷ, nó thích tu quá!Đừng có chấp nhận nó. Tức là mình chấp nhận nó thì mình bị kẹt mấy cái thời kia, con hiểu không? Bữa nay sao tu nghe khổ sở, đau nhức quá! Bữa nay sao nghe nó bình thường không có trạng thái đó, chắc bộ mình không có chất lượng. Không phải. Tại vì nó có thọ lạc, thọ khổ thọ bất lạc bất khổ, bữa vầy bữa khác tại ba cái thọ này vô thường mà. Cho nên đừng có sợ, cho nên vì vậy mà mình cứ nhận ra: “Bây giờ mày có lạc cũng là chỗ thanh thản thôi, mà mày không lạc cũng là chỗ thanh thản, chứ tao không sợ”.
Sư Pháp Ngộ: Quan trọng là mình giữ tâm bất động, khi đi cũng vậy bạch Thầy? Khi đi mình cũng giữ tâm bất động trước mọi pháp.
Trưởng lão: Mọi pháp, tác động vô không được, thanh thản và bất động. Chứ bây giờ nó lạc cái mình lại bị động. Mình thích, ham tu, tu hoài thì đó là mình bị lạc nó dẫn. Còn thọ khổ: “Trời ơi trời, trông cho nó hết giờ đi vô ngủ”, thì như vậy là mình bị lạc khổ rồi, cho nên mình bị động. Cho nên mấy cái này dẹp qua. Đức Phật dặn cái vấn đề mà thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ tức là đừng có chấp nhận ba cái thọ này.
Sư Pháp Ngộ: Cái thọ nó tinh vi hơn bạch Thầy!
Trưởng lão: Tinh vi lắm chứ con.
Sư Pháp Ngộ: Những cái cảm giác khác hoặc là những cái chướng ngại pháp khác thì mình dễ nhìn nhận hơn. Còn cái thọ nó có những cái cảm giác cho nên cũng khó lắm, khó tác ý, nó khó đi nữa.
Trưởng lão: Thì mặc nó, mình chỉ cần biết cái này thôi, còn nó đến nó lạc, kệ nó.
Sư Pháp Ngộ: Mình cứ giữ tâm của mình.
Trưởng lão: Giữ tâm mình đừng có để chú ý vấn đề đó. Nó lạc, mình thấy bữa nay tốt hay này kia. Không có tốt đâu, tại nó như vậy, thọ nó có thọ lạc thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ.
Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, khi ngồi con thấy tâm mình nó có vẻ nó bất động nó yên lặng hơn, các ác pháp nó ít hơn. Nhưng mà đi thì cũng giữ tâm bất động được. Nhưng mà có một cái là mình cảm nhận cái sự bất động nó không bằng cái ngồi.
Trưởng lão: Đúng rồi, cái ngồi thì nó dễ bất động hơn là tại vì mình mới tu thì nó vậy. Chừng nào mà con ngồi, con đi con thấy đồng nhau là nó khá hết rồi, nó đồng đều. Ăn thua chỗ pháp con. Còn cái thọ lạc thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ không quan trọng.
Sư Pháp Ngộ: Cứ giữ tâm bất động.
Trưởng lão: Cứ giữ tâm bất động thôi, có vậy thôi. Mình nhớ là bữa nay nó xảy ra cái trạng thái thọ lạc, nhưng mà mình vẫn thấy bất động. Ngày mai hay hoặc một lát nữa mình tu cái thời kế đó thì mình thấy nó thọ khổ, mình cũng thấy cái thanh thản này, chứ không có để cho cái thọ khổ đó dao động minh, đó như vậy đó.
Sư Pháp Ngộ: Và cái câu pháp hướng: “Thanh thản, an lạc, vô sự”, một là nhiều khi con lại đọc câu pháp hướng rất là nhanh, thì con thấy nó không bằng con đọc…
HẾT BĂNG 18