MÙA AN CƯ 15-TU ỨC CHẾ SẼ SINH BỆNH

2005 MÙA AN CƯ 15-TU ỨC CHẾ SẼ SINH BỆNH

2005 MÙA AN CƯ 15

TU ỨC CHẾ SẼ SINH BỆNH

Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Ngày giảng: 2005

Người nghe: Tu sinh

Thời lượng: [47:14]

Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005

1- TU ỨC CHẾ SẼ SINH BỆNH

(00:00) Trưởng lão: Xét rất rõ, còn bây giờ mình nói: “Thanh thản, an lạc, vô sự.” Mình nói lướt qua, mình nhận không có kịp, nhưng mà mình chỉ nói thôi, chứ nó chưa có cái trạng thái. Mà bây giờ mình nói: “Thanh thản.” Thì mình lắng nghe để sự thanh thản nó có đúng như mình nói không.

Rồi “An lạc.” Mình lắng nghe cái thân coi có an ổn không hay là nhức nhối chỗ nào đây? Thì thấy nó an lạc chứ thật sự nó không có gì hết.

Rồi “Vô sự.” Coi thử coi đầu óc mình coi nó có làm cái gì không, hay nó ngồi bất động đây? Mà nó còn có nghĩa không bị tác động, nó mới vô sự.

Thành ra từng cái danh từ, mình tác ý rồi mình lắng nghe, mình tác ý mình lắng nghe. Rồi bắt đầu đó thì mình không tác ý nữa thì mình lắng nghe cái trạng thái đó. Thì như vậy là mình kéo dài duy trì cái chân lý nó ra, thì tức là mình sẽ chứng đạt được cái chân lý đó. Cái mục đích của mình là vậy.

Sư Pháp Ngộ: Nó khiến mình cái này cái kia, thí dụ nó khiến thọ lạc, thọ khổ, nó khiến mình cũng khởi niệm. Rồi nó cũng khiến…​

Trưởng lão: Thì bởi vậy mình mới hộ trì nó. Chứ không nó khiến ra, nó làm mất cái kia đi, của báu của tôi mà nó để cho có chút nó hiện ra, còn lúc nào nó cũng muốn dập cái đầu cái thằng này xuống hết trơn, hết hết trọi. Con hiểu không? Nó cứ nó luôn luôn nó có chuyện để mà cho nó làm mất cái thanh thản của mình đi.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy khi mà con tập cái nhiếp tâm đó bạch Thầy, thì những cái niệm mạnh mà nó khởi lên, bình thường là mình tác ý nó không đi. Nhưng khi trong lúc mình đang nhiếp tâm, nó khởi lên, trong lúc mình nhiếp tâm cho nên nó khởi lên không nổi nữa. Nó khởi lên mình biết nó khởi lên nhưng mình vẫn cứ nhiếp tâm, nó khởi lên một chặp cho nó chết luôn.

Trưởng lão: Lẽ đương nhiên là bị cái nhiếp.

Sư Pháp Ngộ: Nó ra hơi thở luôn bạch Thầy.

Trưởng lão: Nhiếp phục nó. Mình nhiếp kỹ thì kể như nó vô không được, nó phải theo ra.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, nhưng mà cái niệm đó là nó mạnh đó. Ngồi bình thường nó sanh khởi lên là mình tác ý, nó không chịu đi đâu. Nó dai lắm nhưng bây giờ nó khởi lên mà trong lúc mình đang nhiếp tâm là nó vẫn chết.

Trưởng lão: Là bởi vì nó là phương pháp ngăn rồi, không vô được. Không vô bởi vì nó ngăn ác mà, ngăn cái niệm đó. Tức là con nhiếp kỹ ở trong cái hơi thở của con là con ngăn đó. Mà con nhiếp không kỹ thì nó đánh vô, nó mạnh hơn nó đánh vô. Con vừa thở mà con cũng vừa thấy niệm là tại nhiếp không kỹ. Còn con nhiếp kỹ rồi, con nhiếp kỹ rất kỹ rồi nó vô, thấy nó nhá vô cái bị mình nhiếp kỹ nó bật ra, nó theo hơi thở đi ra luôn.

Sư Pháp Ngộ: Chết luôn.

(02:18) Trưởng lão: Nó chết.

Sư Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con tập cái nhiếp tâm mà hôm trước Thầy chỉ đó, con chỉ tập trong vòng một tiếng đồng hồ thôi, có phải nó căng thần kinh?

Trưởng lão: Căng chứ, nó căng.

Sư Pháp Ngộ: Nó căng nhưng cái thời sau đó, con thư giãn chỉ có mười phút là con đi tiếp cái Thân Hành Niệm nữa. Là coi như trong đêm hôm đó tối về lại bắt đầu tưởng thức nó hoạt động trong giấc ngủ rồi. Nó hoạt động nó bị ức chế, nó thấy cái này cái kia tùm lum hết. Sáng ngày con kiểm tra lại là do mình tu hơi quá sức.

Trưởng lão: Quá sức, qua sức ức chế mình.

Sư Pháp Ngộ: Cho nên nó bị ức chế, ức chế ý thức làm tưởng thức hoạt động.

Trưởng lão: Tức là mình ức chế nó, nó phải bung qua bên cái ngõ này nó đi. Đi qua cái mộng, đi qua tưởng, mộng tưởng.

Sư Pháp Ngộ: Rồi sáng ngày thì bắt đầu tâm nó, đầu óc có vẻ như hơi. Tâm thì tốt thôi, nhưng có vẻ hơi căng thẳng nên con phải thư giãn.

Trưởng lão: Cái đó phải thư giãn, biết cách thư giãn, đừng có tu nữa, xả nó ra. Chứ còn nếu mà con không biết, con tiếp tục tu nữa là căng nữa. Mà căng nữa, nếu mà đến cái mức độ mà có không có giữ được thì nó sẽ làm rối loạn thần kinh. Nó căng mặt nó nặng ra.

Sư Pháp Ngộ: Con biết vậy nên con xả ra. Con xả chừng khoảng một ngày không tập lại cái pháp đó nữa. Đến chiều tối mới tập. Buổi sáng đến chiều, trưa không tập mà tối lại, tập lại thì không sao. Xả luôn cả ngày. Như vậy khi mà con tu cái pháp của Thầy thì con mới chiêm nghiệm lại cái pháp mà tu ở bên Miến Điện. Thật sự con nghĩ con thương họ quá! Toàn bộ họ tu ức chế hết trơn. Khi qua bên Thầy tu thì những người mà bệnh thì họ tu họ sẽ hết bệnh, tâm thanh thản nhẹ nhàng.

Còn qua bên kia tu bắt ngồi gồng gân dữ quá. Mà họ ngồi đến mức độ con thấy là họ rất bị ức chế. Cho nên tháng đầu là tu tốt, qua tháng thứ hai là tu đỡ đỡ, rồi tháng thứ ba là bắt đầu nhiều thứ xảy ra. Thứ nhứt là bị ngủ gục, thứ hai là bị bệnh. Ai mà cỡ ba bốn tháng là đi bệnh viện hết, toàn là đi uống thuốc không. Càng tu lâu là càng bệnh nặng do ức chế quá mức.

Cho nên những người Việt Nam mà trong cái hệ phái Nam Tông mà đi qua đó tu rất là nhiều. Bây giờ con mới thấy quá là thương là họ nỗ lực tu lắm. Trong cái thời khóa biểu tu đó với tính cách là tu ức chế cho nên họ rất nỗ lực. Mỗi lần đi qua Miến Điện họ tốn rất nhiều tiền cho nên họ nỗ lực tu rồi đi về. Mà đến khi họ về là người nào cũng bị bệnh chứ không phải là người nào hết bệnh.

Bản thân con quán xét lại như vậy, hai mùa hạ mà an cư con cố gắng hành trì bên đó, mùa nào cũng bị bệnh. Mùa thứ nhất bị bệnh, tu đến mức độ gọi là khi đi bác sĩ nó khám con bị nám phổi gọi là bị lao phổi, ung thư phổi

(05:11) Trưởng lão: Trời ghê gớm quá!

Sư Pháp Ngộ: Vì ngồi nóng quá hay sao mà nó đen nám hết cả phổi, về chụp phim chụp đồ nó bắt con uống thuốc quá trời. Con mới nghiệm trong người mình, con chiêm nghiệm lại con không có bệnh này đâu, chắc chắn là con không thể bị bệnh này đâu.

Trưởng lão: Do tu sai pháp nó ảnh hưởng tới nội tạng của mình.

Sư Pháp Ngộ: Nó bắt con uống thuốc lao phổi với ung thư phổi chi mà hết một hộp rồi, uống càng ngày càng thấy xỉu ra, con nói thôi bỏ, thư giãn. Đi về Thái, thư giãn. Con không tu nữa, con bỏ về Thái, thư giãn. Cả chùa, cả thiền viện đó làm rùm beng lên là con bị cái bệnh này gọi là cái bệnh truyền nhiễm. Sau con bỏ, hai tháng sau là con không có bị bệnh gì, nặng gì nữa hết. Xả luôn đó! Qua tháng kế tiếp, mùa hạ sau đi tới nữa thì bắt đầu ức chế. Ức chế khoảng chừng mình căng lên, mình nỗ lực tu chừng nào là mình chết.

Trưởng lão: Mấy người tu ít ít thì không sao. Mấy người mà tu thiệt tu mới bị căng đó con.

Sư Pháp Ngộ: Tu chơi chơi thì không sao, vừa tu vừa vui rứa thì không sao, mà tu cứ ngồi đúng thời khoá, một khoá ngồi khoá tu, khoá ngồi khoá tu. Mà bây giờ con thấy lại cái thiền gọi là thiền Pa Auk đó, cũng mượn Tứ Niệm Xứ mà cũng đếm một, hai đến bảy đó bạch Thầy. Rồi tưởng cái ánh sáng trắng, thì con thấy cái khóa đó là tu còn ức chế hơn nữa. Bây giờ con vô cái thiền viện đó rồi thì nó ngồi tới một tiếng rưỡi, hai tiếng nữa, bắt ngồi dữ lắm. Cho nên con thấy người ta tu kiểu này chắc là bệnh. Người nào mà lọt qua cái tưởng thì nó nhẹ đi mà không lọt qua tưởng thì nó ức chế.

(06:45) Trưởng lão: Không vào được tưởng thì kể như bị rối loạn cơ thể. Lọt vào tưởng thì coi như ở trong tưởng nó có sự hỷ lạc, xúc tưởng hỷ lạc, nó đỡ cho cái người đó.

Sư Pháp Ngộ: Dạ đỡ bị bệnh thôi.

Trưởng lão: Đỡ bị bệnh.

Sư Pháp Ngộ: Chứ còn mà chưa nhập gì là bị bệnh hết, đi nhà thương hết. Thì con thấy mười người đi qua thì hết tám người, chín người đi nhà thương rồi, còn chỉ có một người đó chắc có lẽ là tu.

Trưởng lão: Lọt tưởng rồi, lọt tưởng rồi nên không đau.

Sư Pháp Ngộ: Lọt tưởng rồi nên không đau, hoặc là tu vừa vừa thôi.

Trưởng lão: Tu vừa vừa, tu kêu là tu chơi chơi vậy thôi.

Sư Pháp Ngộ: Việt Nam mình qua hàng trăm người bên đó.

Trưởng lão: Trời đông quá ha.

Sư Pháp Ngộ: Dạ. Bây giờ truyền về Việt Nam nữa đó.

2- TỨ NIỆM XỨ

(07:25) Tu sinh 1: Bạch Thầy, thời gian trước Thầy cho con ôm hai pháp để về nhà hành tu. Cái thứ nhất là đi Thân Hành Niệm, cái thứ hai là Tứ Niệm Xứ thì hôm nay con ôm hai cái pháp này, tu tập Tứ Niệm Xứ thì con ngồi thân nó yên được, mà tâm không yên được. Mà tâm con vẫn cứ là, con mới trình với Thầy trước là con bị nhiếp vào hơi thở. Còn đi Thân Hành Niệm thì nếu đi có một tiếng thì nó bình thường không có gì hết.

Trưởng lão: Không có mỏi chân, không có gì hết?

Tu sinh 1: Không có mỏi chân, đi nữa cũng được nhưng mà con nghe lời Thầy là cứ tăng từ từ thôi. Con cứ đi một tiếng rồi con bỏ, lại ra lại ngồi, có ghế con ngồi. Thế con ngồi thanh thản, xong con lại ra hiên con thư giãn. Cứ như thế thì ba tiếng thì con hết một thời tu.

Trước con đã trình với Thầy việc gia duyên của con. Trong những cái giờ con phải làm, con làm. Đến giờ tu hầu như con tu được hai cái thời tối và sáng, chứ còn ban ngày thì con tỉnh thức trong mọi hành động của mình, trong mọi việc làm. Khi những cái gì mà ác pháp đến thì con, đến bây giờ thì con chỉ dùng tác ý và nhắc nhở hình thức rất là nhẹ nhàng.

Cũng vừa rồi ba tháng thì con bị đau răng, đau răng ba cái răng, hai cái răng dưới, một cái răng trên. Con nghĩ ở nhà có gì thì cần đi nhổ, lẽ ra con làm thì con xem thế nào để đi nhổ. Thế nhưng mà con ôm pháp chặt mà con không dùng đến thuốc, con vẫn đi khám bệnh để xem nó có ung thư hay gì thì con sợ. Thế nhưng người ta chỉ nói là bị sâu với cả phải đi hút mủ ra. Nhưng mà con về con chỉ có ngậm mỗi nước muối. Thế nên con ôm pháp hằng ngày. Nói chung là con ôm suốt ngày luôn luôn chứ không nói là thời gì cả. Thi thoảng nhức nhức, nhức nhức thì con lại ôm pháp con tác ý luôn: “Cái đau ở chân răng, đi ra ngoài!” Con cứ đuổi. Cho đến bây giờ thì hơn ba tháng rồi, ba răng con vẫn giữ lại như xưa.

(09:34) Trưởng lão: Khỏi cần nhổ.

Tu sinh 1: Bệnh đau đầu là bây giờ là hoàn toàn con đã tác ý được cả. Cũng như hôm qua vào đây con say xe. Con nghĩ là có khi con không theo đúng thời khoá được, cho nên con đêm nay chắc phải ngủ đã đi một đêm, để cho nó hết cái đau đi thì mình mới tỉnh táo để mai tu tiếp được. Thế mà hai giờ con vẫn cứ dậy bình thường, rất là thoải mái. Con vẫn đi thư giãn bởi vì bệnh như thế thì con thư giãn, thoải mái tinh thần, con không ức chế bằng cách thở hay gì hết. Con không ôm an tịnh, con chỉ thư giãn: “Thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự!” Xong rồi con mới dùng pháp đuổi. Con giữ cái thanh thản như vậy. Con trình Thầy con hoàn toàn làm chủ được đến cái giấc ngủ và miếng ăn. Ăn thì trình Thầy nó vẫn còn thèm. Nói không thèm thì là sai, vì nó cứ đẩy, nhưng mà con tác ý liền: “Ăn là ngu.”

Trưởng lão: Tức là làm chủ đó con.

Tu sinh 1: “Sắp sửa chết rồi mình ăn nữa là mình ngu, ăn nữa là chết, đừng có nghĩ đến nó, đừng có thèm. Phần thân thì không được thèm, phần tâm thì đừng nghĩ đến, đừng có nhìn vào nó nữa!” Con tác ý như thế rồi nó cũng đi qua hết.

Trưởng lão: Đúng vậy, có pháp.

Tu sinh 1: Trình Thầy, con chỉ ôm cái pháp Tác Ý đó thì con đã làm được. Thứ hai nữa là Thầy cho con cái thời quán vào buổi chiều thì nói thật với Thầy là không được đều, tại vì gia duyên của con, nói thật là sáu tháng nay con thêm cái bận rộn là buộc phải đi bế cháu. Nhưng con bế cháu nhưng con vẫn tu.

(11:12) Trưởng lão: Nhân quả.

Tu sinh 1: Dạ, nhân quả nó gieo sang cho con. Nhưng con nghĩ con nhất định con không đi cũng được. Thế nhưng mà con con nó tan nát hết, chúng nó không đi làm được thì cuộc sống nó sẽ khó khăn. Cho nên buộc con phải vào trông cháu cho chúng một thời gian, nhưng con vẫn ôm pháp như thế thì chúng nó sợ. Sợ bởi vì ngày thì mẹ trông cháu như thế mà đêm vẫn cứ thấy ngồi như vậy. Thi thoảng chúng nó rình con, nó xuống nhà dưới thấy con ngồi như vậy, ăn uống con cứ giữ ăn như vậy. Sau đó có ép con, thì con xin sám hối với Thầy lúc về thì sáng ra uống một bịch nước đậu năm hào. Nó bảo nước đậu thì con cũng vẫn dùng bịch nước đậu năm hào.

Nhưng mà gần đây, một, hai tháng gần đây chúng bảo bây giờ sữa thì thừa đầy trong nhà mà mẹ không dùng, cứ ép con thì con thưa thật với Thầy là thi thoảng thôi, thi thoảng thì con cũng bị dùng một ly sữa như thế. Nhưng con không thường xuyên đặng lấy lòng tức là con tu theo tùy thuận. Còn bình thường thì con cũng cứ bình thường là giữ được sáng không ăn, chiều không ăn và bữa trưa như thế. Và xin với Thầy là uống ly sữa trưa, nhưng mà cháu nó ép vào bữa sáng rồi thì trưa con thôi. Con dùng 2 miệng cơm. Như cô Út bảo dùng ít cơm để trưa dùng thêm sữa. Nhưng mà đến bây giờ thì con dùng thế nào cũng được luôn.

Có những hôm mà lỡ bữa thì con cũng dùng nửa bát cơm rồi thôi. Ngày hôm sau không có sao hết. Có lúc cũng thấy trong người cũng thấy nó nao nao trong ruột. Thế con: “Sao lại thèm ăn? Chưa đến giờ mà? Lúc nữa là sẽ được ăn.” Thì con cũng chỉ cần tác ý như vậy thôi vì nghĩ là hôm qua ăn ít quá cho nên hôm nay nó có cái cần đòi hỏi. Nhưng mà con tác ý rồi, tự nhiên nó yên lặng. Một, hai lần con thấy nó bình thường, nó yên. Nó không có cái gì như ngày xưa là sợ đói hay thèm thèm. Thế là con, mỗi ngày con giữ được, tăng tiến được như vậy.

Trưởng lão: Khá lắm. Con như vậy là biết áp dụng được rồi, sống được rồi. Nhưng bây giờ con còn tu cái pháp Tứ Niệm Xứ. Cái pháp Tứ Niệm Xứ quan trọng lắm, tức là giữ cái tâm thanh thản, an lạc.

Tu sinh 1: Vẫn phải đi nhiều lên.

(13:25) Trưởng lão: Phải giữ nó. Để Thầy sẽ dạy cho con cách thức. Vì từ hôm đó con về ngoài đó đến nay con tu tập, coi vậy chứ nó thuần lắm rồi. Bây giờ phải tăng cái sức về cái pháp Tứ Niệm Xứ

Tu sinh 1: Ngồi nhiều.

Trưởng lão: Ngồi nhiều để mình tăng nó lên, để xem coi thử coi cái ‘trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự’ nó lấy cái mức nào. Rồi cái cách thức mình tác chiến, mình đuổi những cái chướng ngại nó tác động vô bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp. Bây giờ con cần phải tu cái này nhiều hơn, tăng. Chừng nào mà suốt đêm mà con thấy mười hai tiếng đồng hồ mà con vẫn thấy thản nhiên, vô sự, nó không còn cái hữu sự gì trong thân và tâm con nữa thì lúc bấy giờ…​

Tu sinh 1: Bạch Thầy, tức là sẽ đi suốt đêm?

Trưởng lão: Coi như là con sẽ giữ trong bốn oai nghi- đi, đứng, nằm, ngồi- suốt đêm mà nó vẫn một cái tâm thanh thản đó.

Tu sinh 1: Tức là không ngủ nữa.

Trưởng lão: Không ngủ con, nó không có ngủ nữa.

Tu sinh 1: Trình Thầy, con bị những cái tuần như thế thì con lại hoảng. Con cũng định trình gặp Thầy, cái thời gian mà con tu riết nó mắc. Mấy tháng sau này con cũng thấy chướng, cũng vừa trình Thầy rồi, con không phải là như vậy. Thế con thấy con tỉnh táo quá con bảo: “Thôi chết rồi! Hay là tưởng nó vào mà lại thức thẳng như thế này? Trắng đêm không có cái gì nữa thế này? Liệu có phải, như thế này, nhỡ thần kinh rồi sao?”. Đến hôm sau, con lại phải như là ru nó, tức là: “Thôi hôm nay phải tu làm sao thanh thản, an lạc cái thân và cái tâm.” Ru nó ngủ, vài bữa như thế, con lại nghĩ như thế con lại đi ru ngủ. Con không dám thức trắng đêm như vậy.

Trưởng lão: Cho nó thức luôn.

Tu sinh 1: Trắng đêm luôn bạch Thầy. Nhưng mà vẫn tỉnh táo, sáng ngày ra lại vẫn cứ bình thường. Con đã gặp cái trường hợp.

Trưởng lão: Cái đó là một cái trường hợp, đó là trường hợp nó tỉnh táo là nó hết si rồi. Cho nên mình kéo dài cái trạng thái để nó phá cái tham, cái sân cho sạch luôn. Cho nên vì vậy mà nếu mà nó thanh thản, mà nó sung mãn, trên thân con nó không nhức mỏi chỗ nào là cái sân nó cũng đã lui hết rồi. Rồi cái si nó không có nữa, không có buồn ngủ rồi. Rồi bắt đầu cái tham nó không có thì nó không có những cái trạng thái, hiện tượng cái tham nữa rồi, thì đương nhiên là nó thanh thản, an lạc, vô sự. Cái tâm con mà không niệm này niệm kia thì tham nó hết rồi, chứ có gì đâu. Con hiểu không?

Sân thì cái tướng trạng của nó là cái thân nó đau nhức. Mà cái tướng trạng sân khi mà nó còn đau nhức tức là ác pháp đó. Mà còn cái tâm thì nó có niệm, mà nó không niệm, nó thanh thản luôn, thì nó không niệm thì nó hết rồi, nó ly hết tham, sân rồi. Mà giờ si không có, nó tỉnh suốt đêm vậy là con thấy cái thân con nó vừa sung mãn, mà cái tâm con nó thanh thản, nó không có một niệm nào, nó an trú một cách rất kỳ lạ, đó là con hoàn tất con đường rồi, hết tham, sân, si rồi. Thì ngay chỗ đó mà kéo dài được một đêm được mười hai tiếng đồng hồ thì chứng đạo chứ sao? Vậy mà còn sợ, dụ cho nó ngủ nữa đặng cho nó ngu nữa, nó còn thêm si.

Tu sinh 1: Con nghĩ là, sợ như thế nào đó, con lại đi ru ngủ.

(16:02) Trưởng lão: Đúng rồi, bây giờ mấy con chưa biết, mấy con phải chuẩn bị, chứ không khéo nó mất ngủ luôn, rồi lại mất công đi bác sĩ.

Tu sinh 1: Hôm con về, hôm con trình Thầy có như thế nào thì Thầy bảo trước con với. Thì Thầy bảo, thôi cứ về thế, cứ thế mà ôm pháp, cứ thế mà tu. Cho nên con cứ tu thế. Nên hôm con bảo: “Không biết thế nào mà lại không buồn ngủ thế này? Tỉnh quá thế này, không biết là sao?” Nay con xin trình Thầy, giả sử như là tu rốt ráo, không phải những chướng ngại ban ngày, con giữ được như thời gian con trình với Thầy thì con rất là thoải mái, con rất là…​ Không có cái gì là cái mệt mỏi, không có cái gì là để cho mình phải bận bịu trong cái thân tâm cả. Thân không đau nhức, tâm thì không suy nghĩ. Ngồi thì cảm thấy chỉ có nhẹ nhàng, khoan thai thôi ạ.

Đến bây giờ thì con cũng gặp cái chướng, tức là nghiệp duyên của con nó tới đấy ạ. Thì tức là con có hứa như thế này: “Thì thôi bây giờ thì mẹ cũng là như thế rồi. Nhưng mà, trót như vậy rồi thì thôi thì cũng trông hết năm nay.” Thì con cũng vào đây mấy tháng. Thì có người vào thay thế cho con để cho con có thời gian con vào đây. Thì người ấy có nói là: “Giúp cho một thời gian để mà vào, không có là tư tưởng lại bất an.” Thì người ấy là đang giúp cho con. Con vội vàng, hôm qua con vào đây luôn. Con cũng trình Thầy, con có cái thời cơ, vẫn đang trông cháu nhưng con vẫn là đang tu. Con vẫn đang giúp. Đời thì con phải trả, đời thì con phải trả nghiệp. Cái nghiệp của con thì con vẫn phải trả thôi, nhưng mà tu thì con vẫn cố con giữ. Thì con trình Thầy là con sẽ giữ, thí dụ như là con có thể bế cháu, con cứ ngồi kéo võng cho nó, con vẫn giữ cái thân tâm con thanh thản.

Trưởng lão: Vẫn tĩnh được chứ đâu có sao đâu con.

Tu sinh 1: Con vẫn làm, con vẫn cứ giúp đỡ. Ăn uống thì vẫn cứ là như vậy.

Trưởng lão: Đúng vậy đó. Mình tu trong công việc rồi, mà mình biết giữ được cái tâm của mình, mình hộ trì được cái chân lý đó rồi. Bây giờ con có đưa võng cho cháu cũng đâu có sao. Nó cũng vẫn tốt, không có gì đâu con.

Tu sinh 1: Con cũng được cái pháp của Thầy cho nên là, con lại tu theo đạo đức nữa ạ. Để xây một cái gia đình. Chính giữa hai anh em nó đã có va chạm với nhau nữa đấy ạ. Cuối cùng, con phải về, con ở lại hai tháng nay. Thì là, tức là xây lại cái tổ ấm ấy thì chính là rèn. Anh em, tất cả lại đoàn tụ với nhau, vui vẻ. Con thấy ấm cúng như vậy rồi, con vội vàng con đi tranh thủ. Con vào con trình Thầy, pháp tu của Thầy. Thầy dạy cho con cái cách con vẫn cứ trả nợ được với đời, mà con vẫn cứ ôm được cái pháp con tu. Con không bị mất duyên nào cả. Nói như thế là tham, nhưng không phải. Con cũng muốn rẽ duyên ra nhưng mà cũng phải có một cái thời gian nào, cũng như người thì vay nợ, người thì mắc nợ.

(18:44) Trưởng lão: Đúng rồi, cái chùm nhân quả của con, mà cái đạo đức thì con phải sống, con đâu có bỏ được cái đạo đức đâu. Mà chính con về trong dịp đúng lúc mà con làm cho cả cái gia đình của mình nó sum họp trở lại là quá hay! Đạo đức lắm! Tu theo đạo Phật không có được bỏ một chút xíu nào mà gọi là vô tình mà để ngẫu nhiên hết. Không có đâu. Lúc nào chúng ta cũng để ý từng chút, mọi cái đều là có đạo đức sống. Đó là cái nền căn bản, cái nền tảng vững chắc của đạo Phật, để xây dựng con người của mình đem lại hạnh phúc chung cho nhau. Chứ không phải là chỉ có riêng mình ngồi mình tu để giải thoát còn bao nhiêu người thì kệ bỏ họ. Con của con nó cần con phải trông nom dùm cháu để đi làm, con nỡ để cho nó vậy thì sao đành phải không con! Mà mình là mẹ nữa.

Thì mình vừa làm mà mình biết áp dụng pháp tu thì nó lợi ích chứ! Cho nên những cái điều trình bày con là Thầy thấy rất hay, biết áp dụng vào đời sống để mà tu, không có gì hết. Rồi bắt đầu bây giờ con vô đây, con tập cái Tứ Niệm Xứ cho Thầy. Tứ Niệm Xứ là quan trọng lắm con. Những cái pháp kia thì con tu đều đều thường thôi, còn cái Tứ Niệm Xứ này bắt đầu tăng lên. Tăng lên để có gần bên Thầy…​

Tu sinh 1: Bạch Thầy, con cũng nhân cái cơ hội này. Con cũng, nếu nói chuyện đời thì chắc là hết ngày, hết tháng không hết chuyện được. Nhưng mà có một ý là, con của con cũng có rượu chè. Thế cho nên là, cũng nhân cái đà này, giúp con trông cháu thì con lại mở băng, con mượn cái đài to. Con mở băng của Thầy ra. Thế là cả hai cùng nghe. Bấy giờ con bảo: “Anh giúp tôi một hai tháng, tôi đi.” Thì cái người ở nhà mở nghe, như người khác là không mở đâu. Như thời cơ con mở này, thì con lại tạo phước cho gia đình.

Thì bây giờ con cũng được một cháu dâu nữa, thì bây giờ cũng đang tập sự ngồi rồi. Cô hàng xóm, cô thấy như vậy thì cô cũng chạy sang, nằn nì thì con cũng bảo, thôi được rồi, đi đi xong học nữa rồi giúp. Thì con cũng sám hối Thầy cái chỗ này. Cháu nó cũng đã tập sự, dù chưa được gặp Thầy, nhưng vì cháu con thơ nên tập qua con. Thì cháu bảo: “Theo mẹ, con thở. Thế mà giờ thấy hay quá.” Thì con nghĩ bảo: “Thế thì con có duyên, con cố gắng con tu”. Thì con nghĩ là con, lùi một bước tiến hai bước. Thế như con rút, trú vào đấy. Nhưng mà giờ lại, nhiều ít thì coi như là các cháu cũng dần dần tiến bước đã, cũng theo dần.

Thứ hai, con cũng có một con dâu ở bên đạo ạ. Cháu ở bên đấy lại tu khác, hàng ngày đi cầu Chúa. Thế thì bây giờ con muốn là, cứ dần dần mẹ sống thế nào có cái thiện thì con bảo: “Thôi khỏi, sống với thiện thôi, không đi cầu , con!” Thế thì coi như thế, dần dần cháu cũng đang lắng tai nghe. Cho nên, con cũng đang làm cái trụ trong nhà. Vừa tu cho gia đình mà cũng vừa tu cho chính mình. Bây giờ nếu con, thấy chúng thế mà con giận, con hờn hay là này khác là con mất hết.

Trưởng lão: Đúng rồi!

Tu sinh 1: Con ngồi đây, con cũng không yên tâm để con tu được. Một cái gia đình nó vỡ đi, cũng không còn cái gì thế cho nên là lẽ ra con vào từ đầu năm. Con bạch với Thầy là 5 tháng, 6 tháng con sẽ vào. Nhưng mà con phải nán lại, nó là như vậy. Tới nay con vào được, con cũng xin Thầy, xin cô 1,2 tháng gì đấy thì con cũng chưa biết được. Bởi vì nếu nhà cần, thì có tiếng gọi con cũng cứ phải làm.

Trưởng lão: Phải làm hết bổn phận đó con.

Tu sinh 1: Cả nhà hứa làm sao hết cái năm nay, sang năm giải phóng cho con. Thế thì con hứa, con cũng như vậy. Chỉ có cái là, với cái pháp tu mà Thầy đã cho con, ở những môn hành con đã chịu khó con về con hành. Thế thì bây giờ con cũng được như thế, thì hôm nay con về con cũng trình với Thầy để mà Thầy tiếp tục cho con để lúc con kẹt ở đây hay là về con vẫn cứ xin pháp.

(22:12) Trưởng lão: Con sẽ theo Thầy, Thầy dạy con thì con sẽ nương theo con tu tập, rồi lần lượt có gần bên Thầy thì Thầy dạy con. Lần lượt con tăng cái thời gian lên. Bởi vì cái pháp đó là pháp Tứ Niệm Xứ rồi, tăng đến khi mà sung mãn toàn bộ Tứ Niệm Xứ thì nó đủ bảy cái năng lực của giác chi. Mà đủ Bảy Năng Lực Giác Chi thì nó có Tứ Thần Túc. Thì do đó nếu mà cần thiết thì con sẽ nhập định. Nếu mà, trong cái dịp con ở đây một hai tháng, nếu cần thiết Thầy thấy được thì Thầy cho nhập định. Nhập bốn định xong thì thực hiện luôn Tam Minh thì chừng đó rồi con là người chiến thắng trở về quê, chứ không có gì đâu.

Tu sinh 1: Trước đây Thầy bảo con là chỉ ngồi mười mười lăm phút, hai mươi phút. Năm phút mười phút ví dụ thấy chướng ngại đứng lên, thấy có buồn bực, thấy có gì khác thì đứng lên, còn không có thì ngồi như vậy. Thầy đã dặn như thế thì ngồi mười lăm phút, hai mươi phút mà thấy có gì mà khác cái thì đứng lên ngay. Tức là đứng vẫn nằm trong Tứ Niệm Xứ đúng không Thầy? Khi mà con đi, đi thanh thản, an lạc và vô sự chứ con không ôm pháp khác. Tức là khi ngồi mà thấy có cái chướng ngại, Tứ Niệm Xứ, chứ con không ôm pháp khác, khi ngồi mà thấy có chướng ngại vào cái thân thì con cũng đi mà cái tâm thì con cũng đi. Tức là thoáng cái nó lại nghĩ đến cái gì đó.

Trưởng lão: Đúng rồi.

Tu sinh 1: Như vậy là nó đã có chướng ngại, có ác pháp ở đây rồi. Thì đứng lên đi kinh hành. Lúc thì ngồi lúc thì nằm con cũng giữ như thế, luôn luôn tác ý: “Thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Thế có lúc thì nó phóng đi nhanh thật. Con tác ý luôn: “Sao lại đi nhanh như thế, từ từ mà đi, thong thả mà đi, thư thả mà đi, làm cho thật, học cho thật hiền từ.” Thì con tác ý như thế. Bắt đầu con tác ý một tí như thế thì bắt đầu con thư thả thư thái bắt đầu con đủng đỉnh con bước đi.

Bước đi của con, con cũng biết là bước, chân phải đi, chân trái đi. Con cũng bắt đầu con bước đi như thế. Bắt đầu thân tâm con hoàn toàn không còn nghĩ cái gì nữa. Thì con thấy con cứ đủng đỉnh con cứ đi như thế. Có lúc dừng thì cũng có lúc tiến. Đấy con thấy đi không mỏi chân. Nhưng Thầy bảo chỉ đến thế thôi thì mình thay đổi thì con tác ý con ngồi hoặc là có lúc thì con lại đứng.

(24:14) Trưởng lão: Tuỳ theo, cái tâm mình nó hướng đứng thì đứng, mà hướng ngồi thì ngồi, mà hướng nằm thì nằm. Nhưng mà mỗi khi mà mình cái oai nghi mình thay đổi thì mình chú ý. Mình chú ý để cẩn thận, để không cái niệm khác nó xen vô nó phá làm mất thanh thản.

Tu sinh 1: Khi chuẩn bị ngồi thì mình cũng biết là mình đang nhấc cái ghế xong để xuống ngồi. Hoặc là mình đặt cái tay ngồi xuống giường hay bước lên giường hay như thế nào đấy là hoàn toàn không để nó lãng quên.

Trưởng lão: Mình lưu ý mấy cái hành động đó, hoàn toàn tỉnh thức.

Tu sinh 1: Chứ không để nó lãng quên quá.

Trưởng lão: Không có để cho nó quên.

Tu sinh 1: Dạ! Vẫn cứ liên kết.

Trưởng lão: Liên kết từ hành động này.

Tu sinh 1: Làm sao trong ba tiếng mình vẫn có cái liên kết Thầy.

Trưởng lão: Rồi, rồi sau đó, khi mà mình cái hành động đó xong rồi, cái bắt đầu mình cảm nhận cái thanh thản, an lạc, vô sự của nó tiếp tục. Bắt đầu bây giờ cứ ở trong thanh thản đó. Rồi bây giờ nó muốn thay đổi oai nghi đó thì bắt đầu mình chú ý cái oai nghi đó cho nó thay đổi, tức là mình tỉnh thức ở trên cái oai nghi đó. Rồi bắt đầu cái oai nghi đó thay đổi xong rồi thì trở về thanh thản luôn. Cho nên không có cái kẻ giặc nào mà xen vô chỗ này được hết. Không có kẻ hở nào mà lọt cái gì vô nó được hết, bởi vì mình cẩn thận quá. Do đó thì nó bảo vệ cái chân lý của con, nó hoàn chỉnh được, nó kéo dài cái thời gian ra. Nó dài cho đến khi đúng mười hai tiếng đồng hồ.

Tu sinh 1: Kính trình Thầy cái chỗ này thì có đứt quãng. Thí dụ như là con đang đi, con đang đi thế này thì con nhìn thấy kiến. Con nhìn thấy kiến thì con né đi, lúc đó mình biết thì mình cứ đi như thường.

Trưởng lão: Đúng rồi, đúng là vậy đó con. Thành ra mình đang đi giữ thanh thản, nhưng mà mình thấy kiến đó, mình không có dậm đó, mình tránh. Rõ ràng là mình tỉnh thức mà, mình tỉnh thức trong cái sự thanh thản đó. Nó vẫn tỉnh thức, nó biết thiện, biết ác, nhưng mà nó không bị các pháp khác tác động nó được thôi, thành ra nó thanh thản, nó an lạc.

Thì vậy là đúng rồi con, chứ không phải là mình đi cái mình chỉ biết cái pháp đó thôi, còn dậm chết chúng sanh thì kệ nó thì không phải đâu. Đã đầu tiên mình tu mình câu hữu với Tứ Vô Lượng Tâm rồi, cho nên bây giờ nó luôn luôn, nó thuần quen cái đó rồi. Cho nên mình không câu hữu, nhưng mà nó sự thật ra nó nhìn thấy kiến là nó tránh.

(26:13) Cũng như bây giờ tự động, hồi đó đó con chưa tu thì con đi con giẫm lên chúng sanh con không có lưu ý đâu. Nhưng bây giờ con đã tu rồi, bất kỳ thấy con kiến là con tránh rồi, con né qua con đi, không có dậm lên nó đâu. Tự nhiên nó phản xạ một cách rất tự nhiên. Khi mình tu rồi mình thấy hồi đó chưa tu sao nó không có vậy mà bây giờ sao nó kỳ vậy. Tức là cái tâm từ nó đã phản xạ cho mình biết con kiến, nó không có đạp. Nó không nói, nhưng mà tự nó phản xạ nó đi vậy đó. Nó tránh qua nó đi vậy, chứ nó không có tác ý khởi tâm từ thương yêu chúng sanh này kia, đừng giẫm đạp. Nó không nói đâu, nhưng mà cái hành động nó làm là nó khởi sự cái từ của nó đó.

Tu sinh 1: Thưa Thầy giả dụ như cái thời con ngồi, giả dụ buổi tối con cũng tác ý câu hữu cái Tứ Vô Lượng Tâm thì con chỉ tác ý trước khi con hành thôi. Chứ còn trong khi hành thế này thì con không có tác ý nữa, con không tác ý là ví dụ câu hữu với tâm từ là: “Tất cả các chúng sanh bé nhỏ hãy tránh ra!” Ví dụ chỗ ngồi với chỗ đứng của con, thì con chỉ có nói trước khi con vào hành thôi. Khi con hành rồi thì con không có nói. Con đang đi con hướng con đi chứ con không cần tác ý tức là: “Các chúng sanh tránh cái bước chân của tôi ra hay các chúng sanh vô tình để tôi khỏi tôi giẫm phải.” Con chỉ nói mỗi lúc đầu thôi chứ còn sau con không nói. Bởi vì đang tu Tứ Niệm Xứ thì tức là ta đang giữ cái thân yên và cái tâm yên tức là mình, tức là mình động.

Trưởng lão: Đúng đó, nó vậy đó con. Bởi vậy nó thanh thản. Mà nếu mà nói rồi làm sao nó thanh thản được? Hiểu như vậy là đúng.

Tu sinh 1: Nhìn cái người ở chỗ là lắng nghe thôi. Hoặc là nghe tiếng động bên ngoài, hoặc là những tiếng mà gọi mình. Hay cái tiếng mình làm gì đấy. Nhưng mà con chỉ nghe biết, những gì cần trả lời thì trả lời, mà không cần trả lời nữa thì cứ lặng lẽ.

Trưởng lão: Lặng lẽ.

Tu sinh 1: Hoặc là có khi có những cái họ hỏi, thí dụ như họ hỏi nhưng mình biết họ hỏi cái đấy nhưng mình không cần trả lời nhưng mình vẫn xuống mình làm, thí dụ như vẫn cầm đưa. Như thế thì thân có động không Thầy?

3- DỤC LẬU, HỮU LẬU, VÔ MINH LẬU

(28:09) Trưởng lão: Không. Coi như là cái động của nó là cái thanh thản của nó hoàn toàn nó nằm ở trạng thái đó, chứ không phải động. Con làm gì mà con thấy nó không có chướng ngại trong đó. Bởi vì Phật xác định Dục Lậu, Hữu Lậu, Vô Minh Lậu. Nó không có ba cái này là nó bất động, còn nó có ba cái lậu này là nó không.

Con bây giờ người ta bảo: “Cho tôi mượn cái dao.” Mình cứ lấy cái dao mình đưa thôi, nhưng mà sự thật cái dao nó đâu có là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu đâu. Cho nên mình vẫn làm như thường, vẫn phản ứng một cách tự nhiên như thường. Nó là thuộc về bất động, chứ đâu phải là không có động, không có đưa dao, không có giúp người ta đâu, không phải!

Người ta đến xin mượn cây chổi. Mình lấy cây chổi, mình trao họ, nhưng mà mình không có ngồi nói cà kê, dê ngỗng, chuyện tầm bậy thì nó động. Còn cái này mình trao rồi, họ đi về còn mình cứ lo ở đây nó bất động thôi. Con thấy nó bất động rất là tự nhiên, chứ không phải là mình kềm kẹp nó, bảo nó không có cái này, không phải. Mà không dám đụng tới, ai hỏi gì cũng không được hết, không phải vậy. Người ta hỏi thì hỏi, nhưng mà tâm mình có động không? Mình có chạy theo cái câu hỏi của người ta không? Nó nằm trong cái dục lậu không?

Bây giờ người ta đưa mình cái bánh, người ta cho mình cái bánh. “Tôi nhận, nhưng mà giờ này tôi không ăn, tôi để tôi cất kia, chứ tôi không có thèm đâu.” Do đó thì nó đâu có bị dục lậu đâu? Con hiểu không? Còn giờ người ta đưa cái bánh cái: “Trời, cái bánh này ngon quá!” Cho nên khởi ý vậy là nó bị động rồi, nó bị dục lậu. Con hiểu không? Cho nên nó vi tế lắm con. Khi mà tu tập Thầy nói, dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, ba cái lậu này nó kèm theo mà nó làm tâm chúng ta động, thân chúng ta động.

Mà bây giờ nó hiện cái tướng nào đi nữa, chúng ta thấy nó không có lọt trong ba cái này thì coi như tâm không động. Cho nên đức Phật nói: “Vô tướng tâm định.” Cái tâm mà nó không có tướng dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu thì cái đó gọi là Vô Tướng Tâm Định. Mà Vô Tướng Tâm Định tức là tâm bất động.

Thành ra nó dễ dàng lắm, Thầy nói hiểu rồi, mấy con tu Tứ Niệm Xứ nó dễ lắm. Nó sống như một cái người bình thường, nó làm tất cả mọi công việc, nhưng mà không ai tác động được nó đâu. Nó thanh thản luôn luôn, nó thanh thản, an lạc. Không có ai làm nó được, đau bệnh gì cũng tác động cũng không vô, nó không sợ đâu. Nó là cái Tứ Niệm Xứ đó, cái trạng thái của Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh 1: Con trình Thầy cái chỗ này, bởi vì con hay vướng mắc. Ví dụ như là từ sáng ngày ra con ngồi ở ngoài hiên, ngoài hè con tu. Lắm lúc cháu nó đến cái giờ đi làm lại đưa qua con bồng cháu. Con không nói năng gì cả, con vẫn đưa tay ra con đỡ cháu, con vẫn bế cháu, con ôm một chút thì cháu con ngủ. Thế cháu ngủ con từ từ, con đi vào con đặt vào võng tức là thân con động, nhưng cái tâm của con.

Trưởng lão: Tâm không động.

Tu sinh 1: Con vẫn biết là nó an, vẫn không có cái gì xáo động.

(30:39) Trưởng lão: Mà cái thân con nó động, mà nó động nó không phải động trong cái đau đớn, cái bệnh tật. Nó không phải ác pháp. Bây giờ cái thân con đỡ đứa cháu, phải không? Nó trao cho con, con ôm đứa cháu là cái thân con nó động thật. Nhưng mà nó động nó không phải là đau nhức, mà ở đây đức Phật nói nó là cái thọ khổ ở trong đó, nó đau nhức, nó bệnh, thì mới gọi là động. Còn cái này con động, con đi nó cũng động vậy mà nó có động đâu, con hiểu không?

Con đỡ cháu rồi khi ôm cháu, vậy nó nằm, con ru cho nó ngủ. Cái ru của con nó cũng không phải động nữa. Tại vì cái trách nhiệm bổn phận của mình làm cho cháu để nó yên, để nó nằm ngủ. Sau khi nó ngủ rồi, con để nó trên cái võng hay trên cái nôi cho nó nằm. Thì lúc bấy giờ nó nằm, con cứ đưa. Nhưng mà tâm con vẫn thanh thản không có cái gì mà phiền não, giận hờn, đau khổ trong đó hết thì nó đâu có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu đâu mà sợ. Con hiểu không?

Để rồi Thầy sẽ giảng cái dục lậu như thế nào? Cái hữu lậu như thế nào? Cái vô minh lậu như thế nào? Để mấy con biết đó là ba cái pháp động. Ba cái pháp động mà hầu như con người, người ta bị sống ở trong ba cái này mà người ta động, người ta khổ.

Còn cái người tu vì biết mặt nó, cho nên vì vậy nó không có tác động được đâu: “Mày là dục lậu, giờ này mà mày muốn ăn.” Mình chỉ nói vậy, cái nó cũng hoảng sợ rồi. Nó biết cái ông này là sáng suốt, biết nó thèm ăn rồi. Thì dục lậu nó mới thèm chứ. Dục là muốn chứ gì? lậu là lậu hoặc. Nó thèm ăn là mất công nhai nó mắc cực chứ gì? Nuốt nó cực, cho nên nó lậu hoặc tại chỗ đó chứ đâu! Đó thành ra nó dễ dàng lắm.

Còn vô minh lậu là những cái mờ mịt không biết, mà mình lầm, làm cho thân mình nó đau khổ. Còn cái hành động mà con ôm cháu như vậy, hành động đạo đức? Giúp cho con mình nó có cái thời giờ đi làm để nó kiếm sống, thì cái đó là đạo đức rồi, chứ đâu. Nó rất là thương mẹ, mình đi làm được như thế này để sống, mẹ mình cực khổ coi con mình. Nếu bây giờ, không chừng con của mình, bây giờ mình gởi đi vào nhà trẻ, người ta nuôi có bằng mẹ mình không, có phải không con? Thành ra cái tình cảm của nhân quả nó sâu sắc hơn, nó tạo cái thiện pháp tốt hơn.

Thành ra, Thầy thấy mấy con vừa tu, không bỏ pháp mà vừa biết áp dụng thì Thầy thấy hoàn toàn cái đạo đức nó hiện tiền ở trong cái gia đình. Nhớ những cái lời Thầy dạy, Thầy dạy đạo đức mà, không có dạy phá đạo đức.

4- TU LÀ SỐNG ĐẠO ĐỨC VỚI GIA ĐÌNH

(32:53) Tu sinh 1: Bạch Thầy con cũng thương Thầy lắm.

Nhân tiện đây con cũng cám ơn thầy Pháp Ngộ đây, tức là thầy chỉ cho con vào đây. Thì vào đây thầy là người chỉ đường cho con để biết lối vào. Nhưng vào đến đây thì con cũng sẽ thăng tiến con tu. Nhưng mà con cũng nhận ra cái pháp này thì đúng là chân lý của Phật, nó đúng quá. Chứ vào đây cũng là một cái nhân duyên. Con cũng một mình con lận đận con vào như thế, con mới thấy càng ngày con càng thâm sâu trong cái pháp này. Và con lại thực hành chứ không phải là chỉ có nói không hoặc là nghe không thôi. Thế con mới thấy nhiều cái thấm thía quá rồi.

Bây giờ con về con hành tu thì nói thật với Thầy con cũng cám ơn Thầy lắm. Thế cho nên là khi gia đình như vậy, nhưng mà con ngồi con quán vô lậu luôn, con bảo: “Phải chăng đây là, âu là cái nhân duyên của nhiều đời mình mắc nợ, mà sao mình lại trốn đi như vậy? Có phải mình là người thiếu đạo đức không thì thôi phải giúp nó.” Nếu bấy giờ một chồng đi làm mà ba người ăn thì cực quá. Thế cho nên bây giờ con giúp cháu thì hai vợ chồng đi làm được cả thì cuộc sống chúng nó cũng đỡ hơn. Thế con bảo mình phải hy sinh đi một phần, chứ bây giờ mình vì mình nhiều quá thì cuối cùng đâm ra có thể sẽ mắc oán ra.

Thế con nghĩ thôi tu tập cho nó hết nợ đi, đời còn nợ thì ta trả, trả được bằng nào thì ta trả nhưng vẫn ôm pháp tu chứ không phải lười biếng gì. Nhưng mà tất nhiên là nó phải vơi đi chứ không thể nào tinh tiến như những cái tháng ít công việc. Nhưng con vẫn tỉnh thức hằng ngày ở trong mọi hành động. Con vẫn giúp đỡ. Con bảo, con vừa làm đạo đức mà lại vừa, vẫn là mình tu mà lại lấy cái đời mình đưa vào đạo. Thế thì coi như mình thành được cả hai bên, không có bỏ bên nào.

Thì tự nhiên là gia đình thấy con như thế, ăn uống như thế tức là từ đây hy sinh như thế để làm hết những cái như vậy. Thì bây giờ tự nhiên nó đưa đẩy, cho mẹ đi một vài tháng cho nó sảng khoái đầu óc, chứ bắt mẹ thế này thế kia thì con nghĩ đấy cũng rất là lỗi đạo.

Trưởng lão: Đúng đó con.

Tu sinh 1: Nếu không có ôm pháp của Thầy thì con sai nhiều. Thế bây giờ có môn pháp của Thầy thì con cũng đang dẫn bước dần đến chỗ không phải trông cháu nữa.

(34:53) Trưởng lão: Chính cái chỗ đó là cái chỗ nó chuyển biến cho cái gia đình của mình hết, ai cũng đi về cái hướng thiện hết.

Tu sinh 1: Con bạch Thầy, đầu tiên gia đình con chống đối lắm. Vì trước kia ăn uống theo các pháp môn kia thì ăn uống nó khác. Thế sau khi ôm pháp của Thầy về, ăn uống cả nhà nó cứ ớ cả ra. Đầu tiên phu quân của con đọc hết pháp của Thầy, thế nhưng mà đọc xong thấy con ăn như thế này chỉ ngồi lắc đầu thôi, lắc đầu xong rồi chán. Thế rồi con mới bảo: “Ông thấy chưa, tôi không bệnh mà ông bệnh.” Bây giờ con vẫn còn một đống thuốc khi đi khăm bệnh về người ta đã cấp cho con nhưng con không dùng, con để đấy.

Nhiều khi khám cứ khám, người ta cấp cứ cấp thôi nhưng về không dùng. Lại lát nữa nó hỏi mẹ uống thuốc chưa, con bảo: “Uống rồi.” Nhưng con chỉ có ngậm nước muối, con ngậm xong rồi con lại nhổ đi. Thế con nhổ đi xong rồi con lại vào con ngồi hành pháp. Đứng, đi lại, mọi việc lúc nào con cũng hành theo pháp. Thế là, bạch Thầy con lại tập thêm cái hạnh xả nữa là, tức là về kinh tế, thì bấy giờ con cũng tập sự. Trước kia con là chủ gia đình. Xong bây giờ con tập sự cái hạnh ăn xin. Tức là không có quyền hành gì, cứ cho sao thì dùng vậy. Vì tập sự nên bấy giờ con chuyển dần cho phu quân con. Thế là dẫn dắt cho người biết chợ búa, xong rồi các thứ. Thế bây giờ người lo hết cái phần đấy.

Kinh tế đến bây giờ cũng như Thầy dạy con là sau này phải kiếm được người con dâu mà người ta tâm đắc với mình thì mình trao chuyển. Thế giờ con lại lấy cái chị mà tu nhất, con truyền cái đấy sang. Giờ chị ấy nắm kinh tế gia đình, khỏi phải ghen tị với các anh, các em. Xong con lại nói với các em, ráng chuyển tâm tính các em, đưa làm sao cho chúng gần nhau vào. Bây giờ cứ chợ búa cho con ăn sao con ăn vậy. Con dễ ăn lắm Thầy, có hôm nó quên. Thức ăn con chỉ có một ngàn tiền chợ, đậu hủ, thế là cháu cứ nấu cho con hấp vào nồi cơm cho con thế là xong một bữa. Con rất đơn giản. Ăn đơn giản thế nó cũng thấy nhẹ nhàng.

Trưởng lão: Cảm hoá được đó con.

Tu sinh 1: Đời và gia đình không dám chê con tại vì không có thịt cá gì mà mẹ vẫn cứ bình thường như không vậy. Thế mà gia đình cứ phải thế này thế kia. Con trình Thầy qua những tháng con về thực nghiệm, con hành tu, nghe lời Thầy con hành đạo và đời, hai cái. Về đạo đức thì con vẫn làm, chỉ còn về đạo thì con hành, tức là tất nhiên là con không được nhiều thời gian bằng những người có thời gian nhưng mà con vẫn nghiêm chỉnh bên trong và luôn lấy cái hành động ra con đưa vào thiện xảo con tu hành.

Bây giờ con trình Thầy trong những tháng con về là như vậy. Thế giờ con lại trình Thầy lại giúp con để con tiếp tục trên đường hành tu, vì thời gian, giờ con cũng đã già rồi.

(37:39) Trưởng lão: Thầy thấy tuổi mấy con cũng lớn rồi. Nếu mà không tu đến chừng nó chết nó không kịp chứ không. Coi vậy chứ vô thường lắm, ghê lắm. Đừng có nghĩ là…​

Tu sinh 1: Ví dụ như ai mà khó chịu với con, hay là có những điều tiếng gì thì con cũng thương người ta chứ con không nổi lên giận.

Trưởng lão: Đúng đó con. Phải tập thương họ.

Tu sinh 1: Hồi họ giận mình thì họ khổ chứ chả sướng gì. Thứ hai nữa là cớ gì mà giận vì họ không suy…​ con chỉ nghĩ được có thế thôi. Nếu như giận thì tại sao họ không suy, nếu suy ra thì phải biết được cái đúng cái sai. Cái sai thì mình sửa đi, còn cái đúng thì mình tiến lên. Thì đấy nó là đúng và được, còn đây họ tức tối với mình thì chỉ có khổ thân thôi. Còn riêng con là giả dụ, như ngày xưa thì con sẽ nổi sân lên. Nhưng giờ con lại nghĩ: “Thôi, mình nổi sân lên là mình mất hết mà mình khổ thân thôi.” Thì con vẫn giữ thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự. “Cái thân này sẽ được an và cái tâm định tĩnh thì không khổ, tâm đừng có suy nghĩ đừng có nhớ, đừng nhớ những lời của họ nói.” Con tác ý như vậy thì con thấy năm phút hay mười phút gì đấy thì con lại cứ bình thường.

Trưởng lão: Nó bình thường.

Tu sinh 1: Không nổi sân và không có giận hờn. Như con của con nó hôm nọ nó gọi vào bế cháu không được, nó cãi bừa. Chứ nếu như không thì con giận chết nhưng xong con bảo: “Cứ yên tâm để mẹ còn suy nghĩ.” Thế con chỉ nói mỗi thế thôi. Con thấy là do cái pháp tu Thầy dạy là con đã hành được như vậy. Bỏ được cái sân, bỏ được cái giận hờn. Con thấy bỏ được cái sân với cái giận hờn là con thấy nó nhẹ nhàng. Còn cái tham thì có lẽ con cũng bỏ được đó Thầy. Cho nên thôi kệ, muốn được thì được. Thế đi thế này là hỏi xin như thế có cho không. Thế ví dụ con hỏi phu quân là: “Xin một triệu có cho không?” Thế phu quân bảo cho. Thế thì xin. Thí dụ vậy.

Trưởng lão: Mình xin mà, cho thì lấy không cho thì thôi.

Tu sinh 1: Dạ. Con cũng tính thế. Nếu mà cho thì sử dụng mà không cho thì thôi. Phu quân bảo thế thì cho, con bảo nếu cho thì xin, xòe tay xin luôn. Tức là tập sự cái hạnh. Trước kia mình làm chủ, bây giờ mình tập sự cái hạnh phụ thuộc mọi người đi, tập xả dần tức là không giữ tiền của tiền bạc nữa.

Trưởng lão: Chính cái đó là chỗ xả ngã đó. Hồi nào tới giờ tiền bạc ở trong tay mình vung ra, mình sai người ta bằng tiền bạc nữa mà bây giờ phải chắp tay xin người ta tiền. Nếu mà cái ngã nó lớn, xin không nổi đó con, không phải dễ đâu.

Tu sinh 1: Để họ khỏi nghi ngờ mình đi chùa hết tiền nữa. Có lúc con không có đồng nào trong túi con vẫn đâu có gì đâu, bởi vì cái hạnh, hạnh đi xin này rồi. Bây giờ cho cơm thì ăn, cho tiền thì tiêu mà không có thì thôi cũng được.

(40:08) Trưởng lão: Đúng đó con, giữ cái hạnh đó rất tuyệt vời

Tu sinh 1: Phải chuyển dần, chứ trước kia cứ phải có tiền trong túi thì nó mới yên, chứ không có thì lúc giờ lo lắng. Bây giờ con chẳng nghĩ về tiền nong gì. Con trình Thầy, con cũng được mấy cái mặt này thì con cũng trình Thầy cái tiến bộ con cũng trình Thầy. Còn cái thối chuyển con cũng trình Thầy, tức là sáng ngày ra đôi lúc cháu nó cứ ép. Nên là con có đôi lúc có dùng ly sữa, nhiều hôm “Cứ để lúc nào mẹ thích mẹ dùng, chứ con cứ pha thế này mẹ không thích mấy, con biết mẹ rồi.” Thí dụ như vậy. Con cũng trình Thầy là như vậy.

Trưởng lão: Cái hoàn cảnh của mình tùy thuận. Nhưng mà trước khi mà con giữ được cái giới mà không ăn phi thời. Đương nhiên là mình người cư sĩ nó không có lỗi lầm, nó không có lỗi lầm. Nhưng mình sống cái đời sống phạm hạnh rồi, tức là như Phật rồi đó con. Do đó mà nếu mà có cái trường hợp mình biết tùy thuận thì xin khai giới này ra: “Tôi quyết tâm tôi sống như Phật, tôi xin khai giới ăn phi thời.” Thì mình nhận cái ly sữa của các cháu để cho nó vui lòng thôi. Mình cũng uống bình thường vậy thôi, nhưng mà sau khi uống rồi thì con xin đóng giới lại. “Đây là cái hoàn cảnh gia đình tôi phải thực hiện cái tâm nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.” Không có sao, không có còn phạm gì nữa hết. Con hiểu không? Xin khai giới, con chỉ tác ý khai giới thôi.

Tu sinh 1: Coi nghĩ con cứ dùng thời gian sau thì con cứ từ chối dần, bắt đầu con chuyển để cho nó vui lòng trước. Bởi vì nó thấy mình lao động suốt ngày như vậy nên nó lo.

Trưởng lão: Cái đó là cái tình thương, nó thấy nó sợ con đói. Làm nhiều quá. Nhưng mà con giữ vậy mà Thầy thấy cái cơ thể của con nó cũng vẫn bình thường, không đến nỗi.

Tu sinh 1: Thưa Thầy bây giờ có gầy chút.

Trưởng lão: Có gầy chút. Nhưng mà gầy chút không có sao con, nó khoẻ người ra lắm. Thành ra tu vậy tốt rồi con, không có gì hết.

Tu sinh 1: Con trình Thầy thế bây giờ con tập sự đi Tứ Niệm Xứ, và ngồi Tứ Niệm Xứ. Nhưng mà tập ngồi nhiều hơn là đi.

Trưởng lão: Ngồi thì nhiều hơn, nhưng mà đi rồi nằm rồi đứng, tùy theo bốn oai nghi mà, Tứ Niệm Xứ trên bốn oai nghi.

Tu sinh 1: Cứ để Tứ Niệm Xứ nhiều hơn thôi chứ còn không đưa…​

(42:12) Trưởng lão: Không, mấy cái kia ít. Mấy cái kia tu bình thường, giữ cho cái thời giờ giấc cho nó quen cái đó thôi, ít thôi, có thể lui lại cũng được nữa. Còn có pháp nào cần phải bỏ mình cũng bỏ đi. Thì khi áp dụng thì lấy ra áp dụng, còn không thì thôi. Mình dồn hết cái về Tứ Niệm Xứ hết, thời gian dồn cho nó.

Tu sinh 1: Giả dụ theo con hiểu như thế này thì con trình Thầy coi đúng không, thí dụ như cái thân nó có bệnh, nó có đau hay có nhức mỏi gì đấy thì con dùng “An tịnh thân…​” Nếu không thì vẫn cứ dùng Tứ Niệm Xứ.

Trưởng lão: Tứ Niệm Xứ.

Tu sinh 1: Mà cái tâm mà nó có suy tư một cái gì đấy hay là có chướng ngại pháp gì đó thì con “An tịnh tâm…​”

Trưởng lão“An tịnh tâm hành…​”

Tu sinh 1: Từ bữa giờ con tác ý để định tĩnh cái tâm, chỉ có thế thôi. Còn đâu thì con chỉ: “Thân tâm thanh thản, an lạc, vô sự.” Vì vậy ta nhắc: “Cái thân và cái tâm phải vô sự, thân đừng có động, tâm đừng có suy nghĩ!” Con tác ý như thế, tức là bây giờ tác ý nhiều và hoàn toàn dùng cái Tứ Niệm Xứ nhiều.

Trưởng lão: Tứ niệm Xứ nhiều. Đó là cái pháp cuối cùng.

Tu sinh 1: Có cần đi Thân Hành Niệm nhiều không Thầy?

Trưởng lão: Thân Hành Niệm ít thôi. Thân Hành Niệm con giữ.

Tu sinh 1: Trừ buồn ngủ?

Trưởng lão: Trừ buồn ngủ.

Tu sinh 1: Đêm ngày trừ buồn ngủ thì phải đi, mà không buồn ngủ thì vẫn hành theo Tứ Niệm Xứ thôi.

Trưởng lão: Thôi, chỉ Tứ Niệm Xứ thôi. Coi như dồn hết Tứ Niệm Xứ, còn cái kia khi nó có đối tượng của nó đến thì dùng nó thôi. Còn không thì kể như là mình dùng qua, cái thời gian đó bỏ qua Tứ Niệm Xứ tu. Cho nó nhuần nhuyễn cho nó có thời gian nhiều để mà kéo dài cái trạng thái, coi như con hộ trì chân lý rồi, tức đó là hộ trì cái chân lý đó. Thôi rồi, bây giờ con xong rồi.

Tu sinh 1: Con trình Thầy, con thực hành mấy buổi sau rồi con lại xin lên.

Trưởng lão: Lên gặp Thầy con. Con cứ thực hiện một, hai ngày hay mấy buổi. Thì cứ hai giờ hay hoặc là bảy giờ sáng, hễ sáng thì bảy giờ mà chiều thì hai giờ. Con lên khoảng giờ đó thì có Thầy.

Tu sinh 1: Con cứ thực hành thấy như thế nào, được hay không được, coi cái thời gian dài như thế nào để con hành được hay không hành được, con sẽ lên trình Thầy.

Trưởng lão: Con sẽ lên trình Thầy, rồi Thầy sẽ giúp đỡ để cho con tu tập tốt hơn.

5- KHÔNG TU QUÁ SỨC

(44:13) Trưởng lão: Rồi, con. Con trình Thầy con. Con tu có khá không đây?

Tu sinh 2: Thưa Thầy, con kính Bạch Thầy. Cái thời gian của con, con cũng tác ý cái Thân Hành Niệm của Thầy dạy con, nhưng sao con thấy cái Thân Hành Niệm của con những cái cử chỉ hành động của con, con thì con cũng kiểm soát được nó tức là khi con ôm cái pháp thân hành mà ra lệnh, con ra lệnh rồi chân trái rồi chân phải bước thì sao cái chân, ở cái đầu con nó cứ lâng lâng.

Trưởng lão: Nó râm ran hả con?

Tu sinh 2: Dạ. Nó lâng lâng làm con thấy nó có cái phần, con sợ nó giống như, khi đó nó có như vậy thì cái tâm của con bị dao động. Nên con trình Thầy, Thầy giảng cho con.

Trưởng lão: Thí dụ như con tu khoảng một tiếng đồng hồ. Con ngồi xuống đi con, đừng quỳ con. Con tu một tiếng đồng hồ, mà con nghe nó có lâng lâng ở trên cái đầu con vậy đó, con lui lại con. Một cái trạng thái, một là cái trạng thái của tưởng nó lưu xuất ra, nó hoạt động qua cái thần kinh tưởng của con. Khi mà con tu tập về cái pháp tác ý như vậy thì do tập trung kỹ. Nó không có tập trung kêu bằng tu chơi chơi. Tu chơi thì nó không có như vậy đâu, tu kỹ mới có. Do đó con tu một tiếng thì bây giờ con lui nửa tiếng, nó không có nữa. Nghĩa là đừng có cái trạng thái gì mà xảy ra hết, nó bình thường hết thì nó tốt, mà có cái gì đó thì không tốt. Con hiểu không?

Cho nên con thấy vậy đó, con lui bớt thời gian lại. Rồi chừng nào con thấy con lui tới cái thời gian đó nó hết rồi thì con tập. Tập dần rồi con mới tăng lên thì nó sẽ không có nữa. Tức là cái cơ thể con nó thích nghi được, nó không bị rối loạn. Cái hiện tượng nó như vậy, nó có cái sự rối loạn, chứ không có gì hết. Mình biết lui lại thì tốt, đó là về pháp Thân Hành Niệm.

Còn Tứ Niệm Xứ con có tu chưa con?

Tu sinh 2: Kính bạch Thầy con cũng có tu Tứ Niệm Xứ, nhưng mà trên thân con cũng có khi cảm thọ đau nhức. Con cũng có tác ý. Khi tác ý thì có lúc nó hết bạch Thầy. Mà khi con tác ý mà cái đau nhức vẫn còn thì con có nghĩ là cái thân đau nhức nó đó là vì nhân quả, bạch Thầy. Con chỉ nghĩ về nhân quả, nên con vẫn để tâm nó yên ổn. Con cũng từ từ con xả.

Trưởng lão: Nhưng mà con sẽ chuyển, bởi vì khi mà cái thân con, con tác ý mà con đuổi nó, thấy nó cũng còn, mà nó chưa hết thì tức là cái nghiệp nhân quả con nó sâu dày, cho nên con tác ý một lần nó không hết đâu. Vì vậy mà con nên an trú ở trong…​ (47:14)

HẾT BĂNG