2005 MÙA AN CƯ 12
THIỆN XẢO KẾT HỢP CÁC PHÁP
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày giảng: 2005
Người nghe: Tu sinh
Thời lượng: [46:30]
Tên cũ: Tham vấn Mùa An Cư 2005
Số lượng: 24 băng
Pháp âm: https://thuvienchonnhu.net/audios/2005-mua-an-cu-12-thien-xao-ket-hop-cac-phap.mp3
(00:00) Trưởng lão: Nó muốn nằm coi chừng nó ngủ đó! Mình tỉnh giác nó.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Dạ, bình thường con ngủ con còn biết, giờ nó bảo nằm chút rồi nó ngủ…
Trưởng lão: Đó, nó dụ mà. Thành ra cảnh giác, đức Phật bảo khi một cái oai nghi nào thay đổi đó, thì đều là cảnh giác hết, cảnh giác. Tỉnh thức ở trên cái hành động đó để coi thử cái tâm mình nó có thể nó hướng ra nó dụ mình vào cái chỗ nào, đúng hay sai?
Chứ không phải gì, nhưng mà mình vẫn ở trên đó mình tu tập chứ không phải là vì vậy mà mình bắt buộc mình phải cứ ức chế, mình muốn ngồi hoài, không phải. Hoặc là cứ đi hoài, cũng không phải.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Dạ con thấy nó làm chủ con, con đâu có làm chủ nó được cái gì đâu.
Trưởng lão: Vậy thì con phải tập làm chủ đó.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Con hồi sáng con thích ngồi, nó không chịu ngồi, nó phải đi kinh hành.
Trưởng lão: Ừ, coi như là mình tìm mọi cách để mình làm chủ nó, mục đích của đạo Phật là vậy.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Mà những lúc nó làm con người nó lười, ngồi xếp bằng nó không chịu, nó ngồi thẳng chân ra vậy, con thẳng chân ra thì nó sẽ hết. Tác ý đuổi luôn, con đuổi luôn nó mới lấy lại bình thường được.
Trưởng lão: Ừ, nó cũng có khi nó sai con đủ thứ, ngồi vô vầy cái nó thôi, đứng dậy đi. Cho nên đức Phật cảnh giác, xem thử coi cái đứng đó nó như thế nào? Coi nó nhiếp tâm được ở trong cái thanh thản, an lạc, vô sự không? Nó bảo vệ cái chân lý đó được không khi nó đi?
Mà thấy nó có cái vẻ mà đứng dậy là nó theo cái dục của nó, là nó muốn làm cái gì đây? Cho nên cảnh giác lắm, khi mà con thay đổi oai nghi là cảnh giác. Còn không, phải ngồi.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Trạng thái khi, như con thấy nó như ngồi bình thường vậy đó, con vừa phải đặt chân là có vẻ khó chịu hay sao, nó cứ đau rồi con tác ý nó lại hết. Con đi nhiều, nó lấy lại cái sức của bình thường thưa Thầy.
Trưởng lão: Ừ, với khi mà con thấy rằng, khi nó có khởi một cái ý bây giờ nó mỏi mệt trong thân con, thì con có nghĩ là bây giờ mình đứng dậy mình thay đổi, mình đi kinh hành đi cho đừng mỏi mệt. Nhưng mà mình thấy khi mà đi kinh hành thì nó lại có cái hướng khác nó dẫn mình đi. Cho nên sau khi đó, con biết cái thời con công phu kế tới mà con ngồi con tu mà nó mỏi mệt nữa, cũng đánh cái kiểu đó nữa, thì con nhất định chết bỏ chứ nhất định không đứng dậy, con phải làm chủ nó.
(02:15) Cũng như bây giờ, con thấy xuôi cái tay vầy là có ý nó sai con rồi, bây giờ đó con thấy nhiều lần như vậy mà trong khi xuôi đó nó có nhiếp tâm được hay không? Mà không nhiếp tâm được rồi nó đi qua chuyện này đến chuyện khác. Thì nhất định là bây giờ ngồi cứ để vậy chứ còn nhất định không xuôi xuống nữa.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Tại đang nhiếp tâm mà giờ nó đến cái trạng thái ngồi con ngồi chứ còn bình thường con cũng…
Trưởng lão: Vậy đó, Thầy ví dụ đó. Thầy lấy ví dụ như nó có những cái trạng thái đó thì con phải chiến đấu khắc phục nó, không có được đầu hàng nó, như vậy mình mới thắng nó mới được.
Giặc nó khôn lắm nó đánh mọi tâm lý tình cảm của con đến mọi thứ ở trong cái thọ hết. Nên nó lươn lẹo lắm! Nó ở trong con nè, gián điệp nó ở trong con, nó biết con hết mọi cái. Cái gì ở trong con, con vừa khởi nó cũng biết. Nên nó khéo lắm, nó biết, giặc nó biết con hết.
Cho nên vì vậy mà con không khéo con nói ra với người nào cái, bắt đầu con sẽ tu không được đó. Nói: “Bữa nay tui tu tốt lắm!” À, bắt đầu tới giờ con ngồi tu không tốt. Nó biết, biết là con khoe rồi, tức là nó biết được cái chuyện này rồi, con chạy theo nó rồi. Cho nên bây giờ nó ngồi tu không được cho nó ớn, để nó khoe. Nó khôn lắm, cái tâm của mình nó khôn lắm!
Cho nên trong khi tu ngậm miệng im lặng không nói gì hết, chớ mà nói ra thì tiêu. Vì vậy mà chỉ có trình là bây giờ con tu, con gặp trường hợp vậy, vậy có phải đúng pháp hay không? Rồi Thầy dạy điều đó đúng, cứ ôm pháp.
Tu sinh Nguyệt Thảo: Mai Thầy cho con đi mấy ngày (…) con đi mười ngày, con đi có việc Thầy.
Trưởng lão: Ừ, vậy hả con?
Tu sinh Nguyệt Thảo: Dạ, mai con về rồi (…)
Trưởng lão: Rồi, được rồi con. Mấy con hộ trì chân lý coi bộ dở quá! Hộ trì nó chạy, chạy hoài, chạy trốn hoài! Không có nằm yên được. Phải bảo vệ nó mấy con, cố gắng để giữ gìn cái chân lý cho nó chặt chịa. Mỗi lần khi mà nó bị chướng ngại thì mình cố gắng mình đẩy lui cho được chướng ngại để cho cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự nó hiện tiền hoài, mới được. Trong khi bị một chướng ngại gì đó thì mấy con sẽ đuổi làm sao bất kỳ, đuổi cho được, chứ đừng có để cái chướng ngại đó mà nó làm cho cái trạng thái của con, bởi vậy có chướng ngại là cái thanh thản, an lạc, vô sự bị mất à!
Tu sinh Nguyệt Thào: Con thì nó trở ngại trên thân vậy thôi, chứ còn trạng thái an lạc con cũng, là nó có nhiều cái trạng thái…
(04:42) Trưởng lão: Nó có những cái gì mà lạ đó thì coi như bị chướng ngại hết đó. Cho nên nó thanh thản, an lạc, vô sự. Những cái danh từ mà Thầy ghép lại để cho chúng ta biết đó là cái trạng thái ly tham, sân, si đó. Thì lúc bấy giờ đó mình thấy cái trạng thái của mình như vậy nó là đúng rồi. Rồi do đó thì coi thử coi, mình quan sát coi thử coi nó bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp của mình coi có chướng ngại gì không? Nếu mà không có chướng ngại thì thôi, mà có chướng ngại thì đuổi bằng mọi cách và an trú trong hơi thở, để mà dựa lưng vào hơi thở mà đuổi. Đó là cái phương pháp tu Tứ Niệm Xứ chứ không phải là cái gì. Nhớ như vậy mấy con mới hộ trì được cái chân lý của mình chứ còn không khéo mấy con không hộ trì được chân lý.
Rồi! Con Nguyệt Thảo có hỏi gì không con?
Tu sinh 1: Thầy con mới hai ngày nay con ngủ có tiếng rưỡi là con cứ bị mộng tưởng, ác mộng làm con giật mình hoài Thầy, giật mình xong cái con biết rồi, cái con thay đổi cái con không nằm bên đây nữa, con nằm bên khác con sẽ không bị nữa. Nhưng mà mấy ngày nó bị giật mình nửa chừng như vậy hoài. Có khi con thấy bạn con chết, có khi con thấy cái cảnh gì không hà.
Trưởng lão: À, ác mộng, nó chết, chết thì đem chôn có gì đâu!
Tu sinh 1: Cái lúc đầu thì con thức một giờ mấy chuyện thường. Cái sau khi đi xuống dưới hết nguyên dãy thất có mình con, thành một rưỡi con tụt xuống hai giờ, hai rưỡi con tụt xuống hai rưỡi cho tới ba giờ. Nên, tại vì con xung quanh mình không có thấy ai, có mình mình thức đó, cái con lui lui xuống. Thế là sáng ra như là dẫn dụ con làm cho con ngủ té đất. Sau đó thôi cố ngồi nghỉ chứ con ra khỏi cái thất đó con không dám ngồi trong cốc, con ra ngoài luôn, thì con xả hôn trầm được chứ trong trỏng con xả không được.
(06:17) Trưởng lão: Ừ, tìm cách phải phá những cái trạng thái hôn trầm, thùy miên, lười biếng.
Tu sinh 1: Nhưng mà sao mà khi mà có cái tâm lúc đầu thì có cái tâm giải đãi chút xíu, con thấy dường như là nó đi, đi được nó đi luôn đó Thầy. Lúc đầu con nói thay vì thức một trở thành thức hai giờ, sau nó dẫn tới ba giờ luôn. Con hết hồn, con sợ quá!
Trưởng lão: Bao giờ nó cũng vậy à! Nó hễ dẫn mình được thì nó dẫn mình đi lui.
Tu sinh 1: Con thấy dẫn luôn đó Thầy.
Trưởng lão: Mình phải thắng lại chứ còn không khéo nó sẽ dẫn mình, nó lui mất. Khó lắm mấy con, coi vậy chứ cái tâm mình khó lắm! Tu là một cuộc chiến đấu rất là gay gắt, mà nếu mình lơ mơ là mình thất bại, thua trận!
Tu sinh 1: Dạ, với xung quanh con không có ai tu, không thấy thất nào hết trơn, dễ giãi đãi lắm Thầy!
Trưởng lão: Càng không có là mình tu càng tốt chứ con!
Cho nên ráng cố gắng mình cứ mình thấy mỗi chút mà mình thấy nó không đúng giờ giấc là mình đã giải đãi rồi. Phải đúng giờ giấc, thời khóa cho nghiêm chỉnh rồi cái pháp tu nó khéo léo thiện xảo. Khi cái thời đó mình tu cái pháp đó mà thấy nó bất an hoặc là bị hôn trầm, thùy miên gì là mình thay đổi pháp liền để mà phá chướng ngại đó.
Nghĩa là cái thiện xảo của đạo Phật là mục đích là nhằm đẩy lui những chướng ngại ở trên thân, thọ, tâm của mình thôi. Cho nên không phải cố chấp mà tôi vào giờ này tôi tu pháp này tôi phải tu chết pháp này, không phải. Giờ này thấy cái trạng thái đó thì cần phải ôm cái pháp nào để diệt nó, thì mình ôm pháp đó mình tập. Vừa tập mà vừa đánh cho cái chướng ngại đó nó ra khỏi thân tâm của con. Thì như vậy thì nó mới thiện xảo, chứ đừng có cố chấp một cái pháp nào không thì không có được.
Cho nên tất cả những cái pháp của Phật đều nhắm vào để đẩy lui chướng ngại pháp chứ không có mà cho chúng ta gọi là chuyên một cái pháp nào hết.
Nhưng mà khi mà tập chuyên, là tại vì mục đích của chúng ta là phải cho nhuần nhuyễn cái pháp đó, để khi mà gặp đối tượng của nó thì chúng ta nhờ nhuần nhuyễn nó mà chúng ta ôm cái pháp đó chặt thì nó mới đẩy lui được nó.
Coi như mục đích là phải đuổi giặc ra khỏi cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của chúng ta để đem lại cái sự thanh bình cho nó. Đó là cái bảo vệ cho một cái đất nước, tâm hồn của chúng ta nó an ổn, nó không có bị giặc, không bị chướng ngại.
(08:28) Thì lúc nào chúng ta tu tập là coi như là khi mà cái người tu tập mà sống độc cư. Cho nên Thầy trả lời ở trong những cái câu hỏi của Nguyệt Thảo hỏi Thầy đó, thì coi như là Thầy trả lời mấy con rất là rõ ràng, mấy con hiểu.
Mình có độc cư mình mới ngồi lại một mình mình đâu cần phải ngồi kiết già hoặc là phải buộc mình phải tư thế này tư thế khác, ngồi chơi hoặc là với cái sự sống bình thường nhưng mà đều là mình lưu ý tất cả những cái chướng ngại nó xảy đến ở trong tâm mình, cái phóng dật từng tâm niệm của mình. Mình xét từng nét, ngồi không mà làm việc rất nhiều, không có một cái tâm niệm nào mà qua khỏi cái sự quan sát của mình. Nghĩa là không có một cái niệm nào mà mình không biết, cho nên mình không có bỏ lọt cái nào hết. Mà ngày này qua ngày khác tỉnh giác như vậy đó thì Thầy tin rằng người đó sẽ chứng đạo rất là nhanh. Bởi vì mình cảnh giác như vậy thì mình thấy rất rõ, và như vậy là mình hộ trì được cái chân lý rất là cụ thể, không còn mất nó chút nào nữa hết.
Cho nên vì vậy mà những cái câu trả lời đó nó có thiết thực ở trong cái sự tu tập. Nó làm cho mấy con đọc thấy hiểu biết được cái cách thức độc cư của mình, chứ không khéo mình ngồi đó mà mình độc cư theo kiểu bắt buộc rồi mình đâm ra mình buồn chán hoặc là mình thấy nó cô đơn.
Cũng như bây giờ con thấy trong cái dãy thất của con ở, con thấy thức dậy có mình mình không ai nữa.
Tu sinh 1: Có một mình con Thầy.
Trưởng lão: Chính một mình mình, chính một mình mình tu, mà ở như vậy là mình mới thấy hạnh phúc. Nó từng nó lặng lẽ, nó yên lặng rồi bắt đầu đó từng cái tâm niệm của mình, coi thử coi nó sợ cái gì nó? Nó thấy sao mà vắng vẻ quá, rồi nghe cái sột soạt kia nó cũng giật mình. Từng cái tâm niệm đó để cho mình dùng những cái phương pháp mình khắc phục nó từng đó mình sẽ chiến thắng được.
(10:15) Tu sinh 1: Dạ, Thầy như sao mà thậm chí có khi mình nghe như là có ai gọi mình, mà thật sự không có Thầy.
Trưởng lão: Đó là bị, Thầy nói đó là thinh tưởng con, thật sự cái tiếng gọi rất rõ ràng, rất rõ ràng nhưng mà không có người gọi, nhưng mà mình nghe rất rõ ràng và nghe cái người gọi cái giọng âm thanh của người đó cũng gọi rõ ràng nữa. Chứ không phải nghe, nó nghe cái tiếng gọi không phải đâu, nghe chứ ví dụ bây giờ cô Út gọi, thì nghe rõ ràng là tiếng cô Út. Hoặc là nghe một cái người nào đó, cái tiếng của người đó nó rõ ràng vậy, nhưng mà sự thật cái người đó không gọi, đó là cái thinh tưởng của con nó gọi.
Người nào cũng bị hết, người bây giờ không tu họ cũng có nữa. Trường hợp ví dụ như họ đang làm gì, bỗng nhiên họ nghe tiếng gọi, họ hỏi cái người mà hỏi, con hỏi cô là gì, hay hoặc là con hỏi chú là gì đó, nhưng mà biết được tiếng hỏi đó là của cháu mình rồi, nhưng mà quay qua thì không thấy ai hết. Mình tưởng thật có nó gọi, nhưng mà sự thật ra thinh tưởng của mình nó gọi. Nó sống với cái tình của nó đối với đứa đó. Hoặc là nó sợ hãi mà nó bị gọi, nó cũng có những cái điều đó.
Tu sinh 1: Mà Thầy ơi, lúc mà con đi Thân Hành Niệm thì sao mà con cứ ngửi được hết cái mùi này đến cái mùi nọ hoài Thầy?
Trưởng lão: À, cái đó là cái hương tưởng nữa, nó xuất phát từ ở trong tưởng con.
Tu sinh 1: Con thấy đủ cái mùi hết trơn, con sợ quá cái con ra khỏi cái chỗ kinh hành đó con ra ngoài thì nó đỡ.
Trưởng lão: Cái đó là cái hương tưởng.
Tu sinh 1: Hương tưởng hả Thầy?
Trưởng lão: Hương tưởng, hoặc mùi thơm hoặc là mùi thối.
Tu sinh 1: Dạ đủ thứ mùi hết đó.
Trưởng lão: Đều là nó là hương tưởng. Tự mình tu tập mình nhiếp tâm mình thì bắt đầu cái tưởng nó phải xuất hiện, cái tưởng nó phải xuất hiện.
Cái người mà không tu Thầy nói cái thinh tưởng nó cũng xuất hiện nữa. Bình thường, nghe tiếng gọi hoặc tiếng nói gì đó nhưng mà nó bình thường thôi, tại vì cái tâm của mình lúc bấy giờ nó có cái tình cảm hoặc là cái ác cảm gì đó thì trong khi đó dẫn nó phát ra cái âm thanh đó để nó thực hiện qua cái tưởng của nó chứ không có gì hết.
(12:11) Còn cái người tu thì coi như là mình, mình tu sai một chút nào, mình ức chế nó đó thì nó đó thì nó lại phát ra dễ dàng hơn, nó nhiều hơn. Mà nếu nó không phát ra thì nó phải đi qua cái giấc mộng, hoặc ác mộng hoặc thiện mộng. Tức là mình có cái phần ức mà chế nó, cho nên vì vậy nó phải đi qua cái ngõ đó, nó đi qua cái ngõ mộng.
Cho nên khi mình tu tập, mình thấy hồi đó mình ít mộng mà giờ vừa chợp mắt là nằm chiêm bao, vừa chợp mắt là chiêm bao thì mình biết là cái tu của mình đây có sai rồi, sai là bị ức chế.
Mục đích của đạo Phật nó rất dễ, là vì mình xả tâm chứ không phải ức chế tâm. Cho nên: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện.” Mà khi mà nó có dạng mà mộng tưởng đó, thì biết rằng tu ức chế. Nó thấy được cái sai của mình, nó nhìn ra thấy được cái sai.
Cho nên biết được cái sai mình sửa, sửa lại cái đó, mình đừng có ức chế nữa. Hay hoặc là mình nhiếp tâm mình chế ngự tâm mình trong một khoảng thời gian ngắn, mình lui lại thì nó sẽ mất đi. Ví dụ như bây giờ mình tu 30 phút mà mình thấy trường hợp bị chiêm bao, mình lui lại 20 phút thì nó hết chiêm bao.
Coi như mình nhiếp vừa phải, để cho mình tựa đó mình xả tâm. Cho nên con thấy thí dụ như mười mấy cái đề mục của Định Niệm Hơi Thở thì con thấy, đầu tiên thì nhiếp tâm coi như ức chế đó.
Nhưng mà sau đó thì: “Quán ly tham, quán ly sân, quán đoạn diệt tâm tham, tâm sân, tâm si.” Nó quán không, nó ly không, nó nương tựa vào đó để mà ly chứ không phải nó nương tựa vào đó để ức chế để hết vọng tưởng, nó không phải.
Đạo Phật nó có cái khác cái nó xa cái các tôn giáo khác là nó, cách thức tu nó không có giống. Vì nó nương tựa để mà nó đẩy, nó đẩy cái tham, sân, si nó thôi. Mục đích của nó là hết tham, sân, si là thành Phật, là giải thoát thôi, chứ nó không phải là làm cái gì khác hơn hết.
Cho nên ở đây thanh thản, an lạc, vô sự là cái chân lý không có tham, sân, si. Cho nên mình hộ trì nó, vì vậy mà có những cái tham, sân, si là chướng ngại pháp, là tham, sân, si chứ không có gì. Đau nhức cũng do tham, sân, si mà có hoặc là tâm mình phóng giật, phiền não gì đó là cũng do tham, sân, si hết. Cho nên chướng ngại pháp trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp mà đẩy lui thì tức là nó hết tham, sân, si chứ. Mục đích là làm cho hết tham, sân, si. Mà hết tham, sân, si thì coi như là xong.
Còn cầu khẩn thêm cái gì đó thì không cần, chỉ cần hết tham, sân, si thôi. Mà hết tham, sân, si thì nó có đủ cái đạo lực, nó có Tứ Thần Túc. Do đó mình sử dụng Tứ Thần Túc để cho mình làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người của mình như bệnh, chết.
Bệnh thì mình chưa có Tứ Thần Túc nhưng mình vẫn tựa vào hơi thở mình đẩy lui được, nhưng mà chết thì mình chưa làm được. Vì vậy mà đợi phải có đủ Tứ Thần Túc để cho mình làm chủ được cái chết.
Có gì không con?
Tu sinh 2: Thưa Thầy trong đó có cô Diệu Thanh đang…
Trưởng lão: Vậy hả con? Rồi một chút xíu Thầy vô con.
Tu sinh 2: Vô nhà khách.
Trưởng lão: Vô nhà khách hả con? Rồi chờ Thầy chút.
(15:00) Trưởng lão: Như vậy mấy con về mấy con cứ nhớ rằng cái gì chướng ngại, và giờ giấc thì nghiêm chỉnh, sống độc cư trọn vẹn thì mấy con sẽ tu tiến bộ, mà hễ nếu mấy con phá độc cư thì mấy con tu nó dậm chân tại chỗ hoặc có khi nó lùi.
Thì trường hợp mà hôn trầm, thùy miên nó cũng phát hiện, nó cũng theo cái chỗ mà phá độc cư mà nó hiện ra, nó làm cho mình lui sụt trở lại, nó không tiến. Còn mình giữ trọn vẹn độc cư thì càng ngày nó càng thăng tiến, tức là tu nó càng tiến tới, tiến tới. Sống một mình, trong cái thời gian sống một mình đó thì càng ngày càng tiến tới, mà lỡ mình thấy mình có gì mình đi ra nói cái là mình bị xuống, lui xuống hết.
Cho nên khi mà tu hành là đi tới chứ không có đi lui, sống độc cư trọn vẹn cho tới khi tu chứng rồi, đủ Tứ Thần Túc rồi thì mới nghỉ. Còn chưa có đủ thì khoan đã, thôi mình giải quyết gì đó để cho nó xong rồi, mà vô tu là tu cho tới nơi tới chốn.
Cũng như sư Pháp Ngộ chẳng hạn, bây giờ vô tu phải tu cho tới, chứ vô ít bữa còn đi về Nghệ An, Hà Tĩnh thì không tới. Bởi vì nó, cái hạnh như vậy là nó không bao giờ nó tới đâu.
(16:03) Mà mình vô đây mình tu quyết là, quyết định là ở bên ngoài mình không cần biết nữa, ở bên ngoài ai làm gì làm, không biết. Nhưng mà nhất định là mình phải tu cho tới Tứ Thần Túc, có đủ Bốn Thần Túc. Thì bây giờ đó, bắt đầu bây giờ mình tính, mình không có tính tu một năm, hai năm, ba năm gì hết, nghĩa là tu tới đó thôi. Nhưng mà cái quyết định cái thời gian như vậy thì nó lại ngắn lắm, nó tu trong vòng một năm hay nửa năm cái rồi. Còn mình tính, ờ bây giờ ráng tu ba năm cho nó xong, nhưng mà ba năm không xong, tại vì có cái thời gian định nó không xong.
Còn mình không có định, nhất định là tôi phải đi tới, tới nơi tới chốn thôi. Vì pháp là mình đã biết rằng chánh pháp của Phật rồi, con đường này phải đi tới nơi, tới đó thôi. Vì nó có từng thứ lớp của pháp. À, tu cái này sung mãn thì cái này nó phải có cái pháp này, cái pháp này có thì cái pháp này nó có, nó là thực phẩm của cái pháp khác mà.
Cho nên mình cứ ôm pháp mình đi dần tới, dần tới. Thì bất kỳ mười năm tôi cũng nhất định là tôi cũng trì chí tôi tu tới, không đi ra mà, nhất định là sống độc cư trọn vẹn. Bây giờ hai chục năm cũng vậy mà tới khi mà bây giờ tôi mới hai mươi tuổi mà tới tôi già chết, tám mươi tuổi tôi cũng nhất định là tôi không ra. Tôi ôm chừng nào mà tôi đạt được thôi. Thì cái quyết tâm mà như vậy đó, thì không ngờ là có mấy tháng, có năm cái xong à!
Mà mình tính là tôi tu ba năm, tôi nhập thất ba năm hay sáu năm, mấy cái này không bao giờ tới. Có thời gian mà định trước là không tới. Còn mình tu quyết định là tới làm chủ được đạt được kết quả đó, nghĩa là làm tới cuối cùng thôi thì nó sẽ tới, mà tới nhanh. Còn mình tính mà có thời gian đó thì thôi còn ba năm lâu lâu mình tu ít ít thôi, đợi tới chừng đó tiếp. Còn cái này không, tôi đâu có thời gian đâu, nghĩa là sớm chừng nào tốt chừng nấy. Mà không thì tôi kéo dài hết đời tôi, tôi không sợ, tôi không lui, tôi không ra nữa. Thành ra nó, cái tâm của mình, cái tâm lý đó nó biết là cái người này hướng tới chứ không có lui được, nó không có đánh mình được. Còn nó biết cái ông này còn có lui, thành ra nó biết, thành ra nó vô đó mình tu mà tốt tốt được cái nó dụ ra, nó lôi mình ra.
(17:58) Tu sinh 1: Dạ Thầy ơi! Lúc mà con có thể đi kinh hành mấy tiếng mấy nó không có mỏi, nhưng có điều là vọng niệm trong tâm con nó cứ khởi liên tục, liên tục. Thí dụ như cho con, con viết một bài gì đó cho Thầy hay là cho người nào đó hoặc là con đọc một bài gì đó thì trong quá trình con đi kinh hành là từng chữ, từng lời nó nổi lên, nó hiện lên hết cho con có thể đọc luôn cả trọn bài đó, mà con không hề có học thuộc bài đó.
Trưởng lão: Cũng được đâu có sao đâu, cái đó tốt chứ sao, tại vì nó tuôn trào mà.
Tu sinh 1: Nó liên tục làm con khó, con không có thể nào mà tỉnh táo…
Trưởng lão: Không, Thầy thấy cái đó là một cái tốt là như thế này, bây giờ ví dụ như bây giờ con đi kinh hành mà nó hiện ra, thì trong khi biết rằng con trong một cái giai đoạn đó con sẽ biết con tu cái gì chưa? Con phải biết pháp mình tu, mình đang ở trong Tứ Chánh Cần, cái tâm mà nó như vậy là mình biết đang ở pháp Tứ Chánh Cần.
Vậy thì pháp Tứ Chánh Cần là luôn luôn câu hữu với các pháp khác. Đang đi kinh hành mà có cái mặt mày ra, tao câu hữu với định vô lậu tao đưa cái đề tài này tao quán. À nó bây giờ nó không có đưa cái, ví dụ như con đọc cái bài kinh nào đó mà nó hiện ra. Ừ, được rồi tao đưa cái đề tài này ra tao tư duy thêm cho mày, mày động tao cho động lung. Thì tức là không có cần nhiếp tâm yên tịnh không có niệm, mà cần phải khai triển cái tri kiến, mà cái tri kiến này tốt chứ đâu có sao đâu. Cứ đọc đi, thấm nhuần.
Tu sinh 1: Mà con đâu có học thuộc lòng đâu, tại sao tự nhiên nó hiện ra con có thể đọc từng chữ trong lời đó luôn.
Trưởng lão: Được rồi! Thì vậy càng tốt chứ vậy nó mới thấm nhuần con, con lại đưa cái đề tài đó ra con quán, con tư duy nó từng chữ, từng nghĩa. Con đọc coi nó hiểu, từng chút, từng cái từ của nó ở trong đó để thấm nhuần được cái lý của nó. Bây giờ nó hiện ra để làm cho con thấm nhuần được cái Định Vô Lậu đó. Nó mới biết được cái sai, cái đúng của mình mới cụ thể. Không đem dẹp nó, trời đất ơi, cái này là uổng, quá uổng! Như vậy bỏ ra…
Tu sinh 1: Con dẹp, con nói, trời sao mà khởi vọng niệm liên tục, con sợ quá con ngưng luôn.
Trưởng lão: Không phải, đừng có cho nó là vọng niệm.
Tu sinh 1: Tâm niệm của con khởi ra thì con biết nó thiện chứ không có ác, con điểm nó từng cái, từng cái thiện.
Trưởng lão: À thì nó thiện, thì tức là con phải biến nó trở thành một cái đề tài của Định Vô Lậu. Đã là thiện thì phải biến nó thành đề tài.
Tu sinh 1: Thưa Thầy, chỉ có đọc mấy bài văn hay viết bài văn mà nó cứ khởi vào lòng, con hết hồn, con nói trời mình đâu có học thuộc đâu mà sao tự nhiên khởi lên liên tục từng chữ, từng lời nhớ hết trơn, con hết hồn vậy.
(20:01) Trưởng lão: Cái đó là cái nguồn tâm của mình, mà cái nguồn tâm khi mà những cái này nó đều trở thành một cái, vì thí dụ như con hỏi một câu hỏi đi, Thầy trả lời. Thì bắt đầu bây giờ nó muốn thấm nhuần được cái lý mà hiểu biết của nó đó, nó mới sống động vậy. Mà trong khi đó con gạt ngang thì con lại lờ mờ, con không rõ. Bây giờ từng chỗ, từng chữ, từng cái câu mà Thầy trả lời bắt đầu sống lại đó, nó không học mà nó thuộc làu những cái lời Thầy trả lời. Đó là nó làm cho con thấm nhuần được cái pháp vô lậu, con hiểu không? Vậy mà con đâu có diệt nó đâu, đó là Định Vô Lậu.
Tu sinh 1: Con ngừng ngang, con sợ muốn chết.
Trưởng lão: Nó đâu phải, con ngừng ngang tức là con ức chế nó, con làm cho cái tri kiến của con nó lụn bại, nó cùn nhụt, nó không có sáng suốt nữa.
Cho nên nó thông suốt, nhiều khi cái từ mà Thầy dùng để trả lời đó, con đọc con hiểu có một phần à, còn mười phần chưa hiểu. Mà khi mà nó sống dậy, nó tỉnh dậy con sẽ lần lượt con sẽ hiểu hết mười phần. Nó nhờ cái đó mà thông suốt. Ôi thôi! Thầy nói hay quá mà mình hồi đó hiểu có chút. Nó như vậy!
Cho nên bây giờ Thầy nói như thế này, sách của Thầy mấy con đọc một lần mấy con hiểu, mấy con cũng thấy hay đó, nhưng cái hiểu mấy con chưa sâu đâu. Nhưng mà đọc lần thứ hai, các con đọc kỹ lại lần thứ hai, các con nghiệm thấy nó còn hay hơn nữa. Nó cứ như vậy mà các con lần lượt triển khai được cái tri kiến của mình càng lúc nó càng sáng suốt hơn, trên con đường tu tập, không thể nào mà Thầy viết một cái danh từ đó mà Thầy nói hết cái ý của Thầy ra được, nhưng mà ngầm ở trong cái danh từ đó nó có hàm chứa nhiều cái nghĩa của nó, nó sâu sắc. Khi mà mấy con tu rồi nó mới lòi ra được cái nghĩa này, chứ không phải khi không mà nó hiện cái nghĩa.
Cho nên Thầy thấy Phật, ông Phật ông hay là ông dùng những cái từ nó bình dân, nó đơn giản. Mà mình hiểu cái nghĩa, đầu tiên cái người mới hiểu thì nó cái nghĩa nó rất là đơn sơ. Nhưng mà khi tu rồi mới thấy sâu sắc, tu nữa mới thấy nó sâu nữa, nó càng làm cho chúng ta thấy tuyệt vời. Ông nói có một từ đó mà lại có nhiều cái điều làm cho chúng ta thấy nó cởi mở hết cái sự hiểu biết trong tâm hồn của mình thấy đúng, đúng là cái chân lý.
(22:08) Con hiểu, trong cái sự tu tập nó lúc nào mà chúng ta cần phải dùng cái tri kiến chúng ta để chúng ta hiểu thì chúng ta phải tập trung về cái phần đó. Bởi vì đức Phật nói, các con thấy: Giới, Định, Tuệ phải không? Rồi tri kiến, rồi tri kiến giải thoát, tại sao tri kiến giải thoát sau cùng? Nghĩa là cái tri kiến giải thoát sau cùng là cái đời sống của một người đó như bình thường như mọi người, nhưng mà người đó luôn luôn có một cái tri kiến, tri kiến thấy biết đều là làm cho họ bình an không có gì đau khổ, gọi là tri kiến.
Con thấy khi mà niệm hương đó: “Giới hương. Định hương. Dữ huệ hương. Giải thoát hương. Giải thoát tri kiến hương.” Phải không? Con thấy đức Phật dạy cho chúng ta năm cái hương mà tại sao “Tri kiến giải thoát hương” là sau cùng? Tu cuối cùng rồi chúng ta trở về đời sống bình thường mà không ai động đến chúng ta được hết, do cái tri kiến của chúng ta, chứ đâu phải mà chúng ta định hương, giới hương đầu tiên. Bây giờ chúng ta vô chúng ta tu thì cái Giới trước, rồi Định rồi Tuệ phải không? Nhưng mà giải thoát tri kiến rồi tri kiến giải thoát thì con thầy cái tri kiến giải thoát này rất quan trọng, nó là cái hương thứ năm của đạo Phật mà.
Cho nên chúng ta trở về đời sống bình thường, hồi đầu thì chúng ta nhờ trong giới luật mà chúng ta ly dục, ly ác pháp. Kế đó chúng ta nhờ Định mà chúng ta ly ác pháp, rồi chúng ta nhờ Tuệ mà chúng ta ly ác pháp. Bây giờ chúng ta nhờ tri kiến giải thoát, trở về với cái ý thức của chúng ta bình thường chứ không phải Tuệ nữa.
Các con thấy, tại vì sao mà như Thầy, Thầy không sống trong Tuệ? Nếu mà Thầy sống ở trong Tuệ ai nói gì đó Thầy cũng nghe hết, người ta chửi Thầy cũng nghe hết, chắc có lẽ ngồi đây Thầy chịu không nổi đâu.
Còn Thầy sống ở trong tri kiến giải thoát là cái gì đụng Thầy, Thầy cũng giải thoát hết, Thầy đâu có động. Chứ bây giờ ở xứ nào họ chửi Thầy đây, Thầy cũng nghe làm sao? Thì như vậy Thầy bị động hết làm sao? Cho nên vì vậy đâu ở trong cái Tuệ được, đó là Tuệ Tam Minh. Thầy muốn nói Tuệ là phải Tuệ Tam Minh chứ làm sao mà nói Tuệ được. Nhưng mà ở trong cái tri kiến giải thoát này bình an vô cùng! Người ta chửi không giận, bệnh đau thì cũng không lo gì nó hết bởi vì tri kiến giải thoát mà nó thấy vô thường rồi nó đâu có còn lo gì nữa.
(24:12) Cho nên cuối cùng chúng ta cũng trở về cái ý thức của chúng ta sống, chứ không phải là ở trong những cái…
Có nhiều người hiểu lầm, hiểu lầm không ngờ mục đích chúng ta ở chỗ bất động tâm này là cái chính của nó là cái chơn lý “thanh thản, an lạc, vô sự”, đó cái chỗ mà tri kiến giải thoát đó.
Mà có cái tri kiến hiện ra lại diệt nó, trời đất ơi! Các con thấy cái tri kiến giải thoát nó hiện ra, mà bây giờ mình lo mình diệt nó rồi còn cái gì mà còn cái gì của nó nữa.
Tu sinh 1: Mà Thầy ơi! Như là mình lệnh đó là mình giờ này mình đi kinh hành, cái câu: “Ta đang đi kinh hành …” thì lúc đó xung quanh đâu có còn ai đâu, nó có mình con, thì nó lại khởi nghĩ: “Thầy cứ nhắc mình hoài, giữ độc cư mà không biết giữ độc cư làm gì?” Cái nó bắt con phải ngồi lại quán sao phải giữ độc cư? Rồi trong khi nói là con đi kinh hành giờ này, con mới thấy sao ngộ vậy. Nó bắt con phải ngồi xếp lại tại sao phải giữ độc cư? Giữ độc cư có lợi ích gì?
Trưởng lão: Đó thì vậy nó mới thấm nhuần được, bây giờ mới quan sát lại cái hạnh độc cư.
Tu sinh 1: Lúc đó thì con, giờ con giữ con đi kinh hành hay là con phải trở lại Định Vô Lậu Thầy?
Trưởng lão: Ờ, Thầy đã nói mình xét, à bây giờ đó là mình đang tu Tứ Chánh Cần rồi, bởi vì nó có những cái điều kiện đó là mình đang tu Tứ Chánh Cần. Mà Tứ Chánh Cần là những cái pháp câu hữu, vừa đi kinh hành nhưng mà có điều kiện xảy ra kết hợp lại cái pháp khác liền, dẹp qua liền. Tức là bây giờ ví dụ như bây giờ nó có cái dòng tư tưởng vậy đó, dòng niệm vậy đó, thì con đưa cái đề tài đó ra con trở thành Định Vô Lậu rồi, chứ không phải ở chỗ Chánh Niệm Tỉnh Giác đi kinh hành nữa. Nó thay đổi pháp liền tức khắc, nó không để mà ôm nó.
Cũng như bây giờ con đang hít thở để mà ngăn các pháp ác là nó không cho vô nè, mà giờ có cái pháp nó lọt vô rồi, tôi đưa cái đề tài của cái pháp đó ra thành một cái pháp khác chứ tôi không còn ở đây tôi tu hơi thở nữa. Bởi vì Tứ Chánh Cần là nó hay lắm: “Ngăn ác, diệt ác, sanh thiện…” Mà bây giờ ác pháp nó lọt vô rồi thì hoàn toàn là phải đưa cái pháp khác để diệt. Làm cho cái tâm, cái tri kiến giải thoát vô lậu lớn lên để nó dẹp những cái lậu hoặc này, cho nên nó câu hữu. Còn bây giờ đương ngồi hít thở, hít thở mà nghe nó buồn ngủ. Đứng dậy đi kinh hành liền, kết hợp liền, đánh liền chứ, nó không phải là còn ngồi đó được nữa. Nó hay là cái chỗ Tứ Chánh Cần phải biết thiện xảo để áp dụng.
(26:11) Còn Tứ Niệm Xứ thì nó khác rồi, nó tới cái giai đoạn khác rồi, nó ngồi lại một chỗ mà nó bảo vệ, nó bảo vệ không có cho cái gì mà đụng vô cái thanh thản, an lạc, vô sự nó được. Mà hễ đụng vô được thì nó trở về ngay Tứ Chánh Cần liền tức khắc, đem những cái pháp khác của Tứ Chánh Cần vô quét, quét xong rồi cái trở về Tứ Niệm Xứ nữa.
Chứ không phải nó ở trên Tứ Niệm Xứ mà quét đâu, nó trở về Tứ Chánh Cần- ngăn ác, diệt ác- nó quét. Bởi vì Tứ Chánh Cần nó mới có pháp ngăn ác, diệt ác. Còn Tứ Niệm Xứ nó không có, nó thanh thản, an lạc, vô sự thôi. Nhưng mà vì, vì chướng ngại pháp đó nó tác động nó làm cho mất thanh thản, an lạc, vô sự, buộc lòng chúng ta phải trở về Tứ Chánh Cần, sử dụng bốn pháp của Tứ Chánh Cần quét ra, các con hiểu không? Cái đó là cái chiến thuật, chiến lược đánh ra, chứ không có thể nào mà ở trên Tứ Niệm Xứ được.
Tu sinh 1: Trước con có làm như thế, nhưng mà khi mà làm vậy thì coi như là con đi kinh hành con không còn biết là bước chân mình đi nữa, mà nó chỉ sống trên mọi trong suy nghĩ tư tưởng con thưa Thầy.
Trưởng lão: À lẽ đương nhiên, thì điều đó điều tốt con chứ, đâu có còn thiết nó. Chính con đang tư duy từng niệm ở trong đầu là Chánh Niệm Tỉnh Giác, còn cái kia là chỉ con đi con biết bước đi con là chỉ tập trung để tỉnh giác trên thân hành mà thôi, con hiểu không?
Mà mục đích tỉnh giác trên thân hành để Chánh Niệm Tỉnh Giác trên những từng tâm niệm, lậu hoặc của con. Thì cái mục đích đi đây để áp dụng vô đây, chứ đâu phải là đi đây để mà biết đi không có nghĩa lý gì?!
Cho nên vì vậy mà trên Tứ Chánh Cần người ta đi vậy chứ mà người ta nhữ giặc coi mày lọt vô là chết đó. Chứ đâu phải mà đi mà vậy, ví dụ như bây giờ đó thấy nó, ví dụ như giặc nó đóng ở đây, nó đóng ở đây. Thì muốn, nó đóng ở trong cái đồn nó thì mình cũng khó thắng lắm. Nhưng mà mình làm bộ mình dụ dụ nó ra ngoài đặng đánh nó chứ, thì đi Chánh Niệm Tỉnh Giác là dụ cho nó ra, có phải không? Chứ đâu phải mà con đi để mà để con biết Chánh Niệm Tỉnh Giác mà duy nhất có bước đi đâu, nó không phải đâu.
(28:00) Nhưng mà khi mà tập luyện một cái pháp nào đó, bây giờ đó thì mình nhiếp phục, bởi vì con không thấy, khi chúng ta đi mà quyết định nhiếp phục để ở trên bước thân hành của mình, nhiếp phục không có vọng tưởng. Người ta đi, Thầy từng nói tập từng hơi thở, tập từng bước đi thì làm sao có vọng tưởng được.
Còn cái này đi thư giãn đi, coi như là đi thường thường thôi, không có tập trung nhiều để dụ cho ba cái vọng tưởng này, ba cái niệm này nó xen vô đây đặng đem Định Vô Lậu mà quét, đặng xả.
Còn khi mà nhiếp thì con thấy Thầy bảo nhiếp từng hơi thở, nhiếp từng bước đi, mỗi bước đi phải bước tập trung rất là kỹ lưỡng cái đó là khác rồi mấy con. Cái này là cái rồi, nhưng mà muốn tập trung tu tập được mà nhiếp được như vậy nó không phải là cái giai đoạn của Tứ Chánh Cần, mà cái giai đoạn để đi vào cái nhiếp tâm và an trú tâm cho được đó, là cái giai đoạn sắp sửa chúng ta qua Tứ Niệm Xứ rồi mới tập cái này. Còn đầu tiên là chúng ta tập xả thôi, tập xả trên Tứ Chánh Cần thôi.
À, sau khi cuối những năm mà tu tập Tứ Chánh Cần thì chúng ta mới tập chuyên. Bây giờ hơi thở, tập năm hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra.” Hít vô rất kỹ, mà thở ra rất kỹ. Sau đó người ta mới dạy cho con các cái đề mục vận dụng hơi thở đó, hơi thở dài hoặc hơi thở ngắn đó để cho mình vận dụng, có sự vận dụng nó mới tập trung kỹ. Còn không có vận dụng không có tập trung kỹ.
Cho nên vì vậy mà người ta khi mà dạy các con những năm mà những cái cuối cùng của pháp Tứ Chánh Cần đó. Nghĩa là sau khi mà tốt nghiệp Tứ Chánh Cần xong rồi đó, thì người ta dạy cho mình cẩn thận là như là thân hành đó. Thì khi đưa cánh tay ra thì mình tác ý: “Đưa cánh tay ra!” Thì mình sẽ đưa ra, mình đưa ra sao mà đưa ra tập trung rất kỹ. Nhiều khi người ta tu pháp Thân Hành Niệm người ta tu không có kỹ cho nên nó có niệm khởi vô. Còn này không, tu rất kỹ. Người ta tu một hành động, hai hành động hay năm, mười hành động mà rất kỹ không có một niệm nào vô được. Cho nên người ta bảo: “Đưa tay ra!” Thì người ta lần lượt người ta chú ý cánh tay người ta đưa ra rất kỹ. “Đưa tay vô!” Thì người ta lần lượt người ta đưa rất kỹ, người ta làm công việc rất là kỹ lưỡng, cẩn thận không có được một kẽ hở nào mà cho niệm gì xen vô.
(30:19) Thì như vậy là lúc bấy giờ chúng ta chuẩn bị để qua Tứ Niệm Xứ, để mà chúng ta có cái phương pháp, cũng như là chúng ta chuẩn bị có những cây đội. Cái phương pháp đó là tập có những cây đội, để khi mà chúng ta lăn cái cây đây, thì cây đội đó chúng ta kê vô, rồi chịu cây lại rồi chúng ta đẩy tới nữa thì chúng ta kê nó vô cho nên cái cây nó không tụt. Do đó chúng ta biết chướng ngại pháp nó có cái lực rất lớn mà chúng ta không có cái đội như vậy đó, thì nó sẽ đẩy chúng ta tụt mất cái pháp đi, con hiểu không?
Cho nên vì vậy mà sao những khi mà, đầu tiên thì con tu con để ba vọng tưởng vô đặng con tu Định Vô Lậu, đặng con xả tâm. Còn sau này khi mà sắp sửa mà đi vào Tứ Niệm Xứ, thì người ta sử dụng cho các con để mà đẩy lui các chướng ngại pháp.
Cho nên dù là bây giờ các cụ già lớn tuổi, thì biết họ không thể tu Tứ Chánh Cần được, rất là khó! Bởi vì nó bốn cái pháp Tứ Chánh Cần lận mà. Do buộc lòng họ phải giữ tâm thanh thản, an lạc, vô sự ngay liền. Mà bây giờ muốn cho họ đẩy lui được những chướng ngại pháp. Buộc lòng họ phải nhiếp tâm từng hơi thở hoặc là từng bước đi rất kỹ để khi thân họ bị đau đó, họ nương vào hơi thở họ đẩy cái bệnh đi. Rồi họ tiếp tục họ tác ý, họ nương vào hơi thở họ đẩy đi, cứ như vậy mãi riết cái bệnh họ mới hết. Đó thì như vậy chứ không cách nào khác hết.
Bây giờ ví dụ như trong các con nè, cái người nào mà có cái bệnh, bất kỳ bệnh gì ngặt nghèo. Thì ngay chỗ tâm thanh thản đó Thầy dạy tâm thanh thản như vậy, như vậy rồi, nhận ra được rồi thì bắt đầu Thầy dạy cho cách thức nương vào cánh tay hoặc là nương vào hơi thở. Đó là cái chỗ khi mà tác ý đuổi nó thì phải trụ vào trong cái hơi thở hoặc trụ vào cánh tay thì cứ đẩy dần dần thì cái bệnh đó nó sẽ đi ra khỏi thân. Đó là cách thức để đối trị những chướng ngại khó của người khác, của cái người già yếu, bệnh tật để cho họ còn được cái thanh thản mà thôi.
(32:05) Còn như con bây giờ là phải ngăn ác, diệt ác, thì chờ cho có những cái niệm đến để mà quán xét tư duy, nó làm cho cái tri kiến mình càng ngày nó càng rộng lớn, nó càng sâu sắc, nó hiểu biết và đồng thời nó trở về với cái trạng thái bất động tâm của nó. Các pháp không tác động được mình, mình hoàn toàn giải thoát, là nhờ cái tri kiến của mình chứ gì.
Cho nên tại sao Thầy nhắc, con thấy: “Giới hương, định hương, dữ huệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương.” Tại sao Thấy nhắc cái hương cuối cùng là tri kiến giải thoát hương? Đó là cách thức của đạo Phật chúng ta trở về với cái sự sống mà không có cái sự tác động nào được với cái tri kiến của chúng ta chứ không phải là cái Tuệ. Cái tri kiến giải thoát, mà bây triển khai tri kiến mà không chịu triển khai thì Thầy làm sao? Tu mà cứ triển khai như cái cục gốc cây vậy đó, cứ đi biết đi, đứng biết đứng làm như con cù lần vậy thôi rồi. Bước lần lần, lần lần thôi rồi, đâu có giải thoát đâu được, phải không?
Đó thì hôm nay Thầy nói mấy con thấy rõ chưa? Bởi vì tu phải nhắm triển khai được cái nào cho nó tốt chứ, chứ không khéo mình cứ ức chế riết rồi bắt đầu mình ngu si không có còn sáng suốt gì hết. Tri kiến giải thoát không có, hỏi giờ quán thân bất tịnh cũng không biết, quán thân vô thường, quán nhân quả, quán có chút hết không biết đâu nữa hết. Trời đất ơi! Cả một trời vô thường, cả một trời nhân quả mà nói không ra, không ai ra hết. Có phải không? Bây giờ mấy con quán có chút hết trơn à, không biết đâu mà quán nữa.
Tu sinh Pháp Ngộ: Bạch Thầy, con gửi Thầy xin mấy quyển sách đó cho cha, với con gửi tấm hình với tên tuổi con.
Kính bạch Thầy, mấy ngày nay, con tu thì tương đối là có tiến bộ đôi chút rồi, con nhìn thấy được cái tâm mình nó quán chiếu được cái bốn nơi thân, thọ, tâm, pháp. Và nó có vẻ tâm nó định tĩnh sáng suốt, bớt cái vọng niệm cho nên nhìn thấy tốt hơn. Thời khóa mà khoảng hai giờ sáng, thì do cái sự nó không khởi niệm nhiều, cho nên ngồi vào buổi sáng mà nó yên lặng mà nó vẫn cứ phát triển tốt ra, cho nên bởi vậy thành ra thì con vẫn đang nỗ lực tu. Hôm nay con đến Thầy để con trình mục đích như vậy.
(34:24) Trưởng lão: Ừm, vậy tốt quá con ráng tu con! Cái đó là nhận được bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp là tu tốt rồi. Quan sát được bốn chỗ.
Con có trình gì không con? Con tập coi mấy bữa rày con sao con?
Tu sinh 3: Bạch Thầy, thì mấy hôm nay con đã tiếp tục tu thì có tiến bộ hơn, và nói chung lại là trong 45 phút với 40 phút và 35 phút là con ngồi bình thường. Cái sự hôn trầm thì không có, nhưng mà thỉnh thoảng có những cái với vọng tưởng nó đến, nhưng con có theo dõi cái vọng tưởng thì xem thử cái lành hay cái ác, nhưng mà hoàn toàn là thấy điều lành, không có cái gì điều ác nó đến.
Nhưng mà khi có những lúc có những khi con không nhắm mắt mà tự nó, nó bắt phải nhắm mắt lại thì con nhắm mắt lại. Nhưng mà con thấy những cái sự nó xuất hiện đến, thì con cố giữ tâm và giữ hơi thở và giữ đôi cánh tay thật chặt và đôi mắt để con nhìn theo cái sự nó đến xem như thế nào, nhưng mà qua cái nó đến con thấy là cái điều lành. Không thấy cái gì điều ác nó đến với mình, nhưng mà cứ đến một lúc là nó mất luôn. Thì trong một tý là nó mất thì cái đó là phải là thỉnh thoảng nó còn có đôi tý.
Trong cái sự đó con ngồi, trong cái hơi thở định niệm là con có đôi lúc là nó bị như kiểu vô ký Thầy. Nó tự nhiên nó mất, con đang cái hơi thở hít vào, thở ra năm hơi bình thường thì không mất, nhưng mà cái năm hơi nhỏ sau ngắn thì thỉnh thoảng nó bị mất, nó bị mất thì con lại phải sưu tầm trở lại thì coi như thấy nó cũng, nó cũng lạ. Thế con lại phải quay trở lại coi như là Định Niệm Hơi Thở tiếp.
Đó là coi như con bạch Thầy như vậy, thì cái pháp đó là coi như là con tu tập cho đến hôm nay. Nếu như ngồi một tiếng thì con vẫn ngồi được, nhưng mà vì sợ sai phạm với lời của Thầy dạy cho nên con không dám ngồi. Mà con chỉ ngồi vượt quá cái lời Thầy dặn là mười đến năm phút trở lại con không dám ngồi hơn. Thế còn thì sức của con vẫn ngồi được cái mức độ như vậy. Con bạch Thầy, có gì Thầy chỉ dạy thêm.
(36:51) Trưởng lão: Cái phần mà nhiếp tâm được vậy đó, khi đó con sẽ dẫn cho nó “An tịnh thân hành…” để cho nó nhiếp được cái thân của con cho nó an trú. An trú, con tiếp tục cái đề mục thứ tư “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.” Con tiếp tục cái đề mục đó. Khi mà thấy nó nhiếp tâm được trong cái khoảng thời gian mà tuy rằng nó năm phút hay là mười phút, nhưng mà con thấy con nhiếp vô được rồi, thì lúc bây giờ con dẫn cho nó an vô trong năm, mười phút đó thôi. Khi mà nó an được đó thì mình mới tăng dài lên mới được, còn nó chưa an con tăng dài nó bị vọng tưởng.
Nhớ về tập cái đề mục thứ tư: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra.” Con cứ dắt cái tâm riết nó sẽ an. Nó mới thì nó không an nhưng mà mình bền chí mình tập thời gian sau nó an hết.
(37:46) Tu sinh 3: Dạ bạch Thầy, con cũng có duyên thì con mới được gặp Thầy, và con cũng không có cái gì để mà đền đáp công ơn của Thầy. Thì qua một tháng, cũng gần bằng một tháng nhưng chưa được một tháng, nhưng mà con đến với Thầy không có cái gì để kính tặng Thầy. Con chỉ lấy cái tâm của con, và con cũng không phải là nhà thơ và cũng không chuyên làm thơ. Nhưng mà con thấy cái sự tình thương của Thầy đối với con, cũng như Thầy truyền lại pháp, thì con có làm một bài thơ theo cái tâm của con. Thì con làm bài thơ này để làm cái bài lưu niệm, con kỷ niệm mãi những ngày gặp gỡ đối với Thầy trong cái giờ phút học Phật và cũng giờ phút sắp con xa Thầy. Thì con để lại cái bài thơ này, xin Thầy cho con từ bi và nhận để làm cái ngày kỷ niệm ngày gặp gỡ, con xin đọc cái bài thơ ‘Con đến với Thầy’. Bài thơ mang tựa đề là con đã nói như vậy.
“Con đến với Thầy giữa chiều nay
Bầu trời lộng gió áng mây bay
Trời không có nắng chỉ với gió
Khí hậu miền Tây khác biệt thay.
Con đến với Thầy một tháng nay
Thấy Thầy vất vả suốt đêm ngày
Sáng lên giảng đạo, đồng tiếp khách
Chiều lại vào am viết sách dạy.
Hàng vạn tu sinh khắp nước này
Đến, đi hay ngủ lại nơi đây
Thầy cùng cô Út lo chu tất
Phòng ngủ, cơm ăn đủ tháng ngày
Thầy là viên ngọc đất Việt đây
Có một không hai thế giới này
Tu sinh vấn hỏi chơn lý đạo
Thầy thuyết, Thầy giảng quá mê say.
Tiếng đạo âm vang của đức Thầy
Trong Nam, ngoài Bắc tụ về đây
Xin Thầy học đạo chơn nguyên thủy
Giải thoát cuộc đời nỗi đắng cay!
Có đến với Thầy mới thấy hay
Trăm ngàn vạn pháp nắm trong tay
Hỏi đâu Thầy chỉ chơn rành rọi
Luyện tất đêm ngày giải thoát ngay.
Thương Thầy con biết nói gì đây
Dòng lệ ứa chan nước mắt đầy
Nghẹn ngào không nói trong giây phút
Con lạy Thầy ơi! Mấy lạy này.
Con lạy cầu xin đức Thích Ca
Độ cho Thầy khỏe trẻ thêm ra
Cứu sinh ra khỏi màn u ám
Bởi vì Đại thừa đẻ pháp ra.
Thầy còn ngự trụ cõi Ta Bà
Hoằng dương chánh pháp đạo Thích Ca
Chúng con xin nguyện gieo thêm phước.
Ôm pháp của Thầy khắp nẻo xa!”.
Con làm bài thơ kính tặng Thầy!
(40:54) Trưởng lão: Thầy cám ơn mấy con! Ráng mà tu tập mấy con để cứu mình thoát ra khỏi sự đau khổ của cuộc đời. Thầy biết trao pháp cho mấy con mà mấy con phải nỗ lực tu tập, chứ Thầy không có tu giùm được mấy con. Mấy con phải ráng cố gắng mà đi trên con đường đạo, đời khổ lắm không có gì mà vui, tất cả đều vô thường, sự vô thường làm cho chúng ta khổ lắm! Cho nên phải ráng tu mấy con. Nay thì nó mạnh chứ mai đau, nay thì thấy nó sống mai nó chết, nó chết thình lình lắm, phải ráng cố gắng! Nay vui lát nữa khổ, đời có gì mà làm cho chúng ta đắm đuối nữa hết. Buông xuống hết!
Cố gắng, bởi vì mấy con tu được Thầy mừng, mà tu không được Thầy lo lắm, Thầy sợ mấy con tu không được rồi mấy con thối chuyển, mấy con bỏ. Thầy rất tiếc cho đời của mấy con, bởi vì Thầy biết trên hành tinh này duy nhất chỉ có đạo Phật mới dẫn dắt chúng ta đi vào con đường giải thoát. Không có một tôn giáo nào mà dẫn dắt, và pháp Bát Chánh Đạo đó là con đường duy nhất để chúng ta đi vào sự giải thoát đó mà thôi, không còn có pháp nào đâu.
Toàn là sống mơ tưởng không thực tế nhưng chúng ta không đủ trí tuệ, chúng ta bị rơi vào sự lạc. Chính vì Thầy dạy chúng ta, họ cũng chẳng biết đường, họ cũng đang lầm lạc như mọi người khác, cho nên chúng ta đâu có trách họ. Chỉ có giáo pháp của đức Phật quá thực, chân lý mà! Làm sao sai cho được mấy con, bởi vì chân lý. Khi đọc cuốn IV rồi thì mấy con mới thấy thật sự là chân lý không còn cái hai chân lý nữa, chỉ có duy nhất mà thôi.
Cho nên mấy con phải ráng cố gắng mấy con, đức Phật đến với con người và hôm nay giáo pháp của đức Phật sống lại làm cho mấy con biết đường đi, mà mấy con không đi tức là biết mấy con nhỏ quá, phải ráng cố gắng! Đừng vì một lý do gì mà mấy con bỏ Phật pháp, quá uổng! Uổng cho đời của mấy con, sanh làm người mấy con biết đó là nhân quả nghiệp báo. Nếu chúng ta không nhờ pháp Phật làm sao chuyển đổi nhân quả nghiệp báo này, muôn đời vẫn trôi lăn trong lục đạo. Vậy mấy con phải ráng!
Trưởng lão: Bây giờ tới phần con con, con trình cho Thầy nghe coi, con viết trong này phải không con?
Tu sinh 4: Mô Phật! Con bạch Thầy, tình hình của con trong tu tập của con trong tuần thì con thấy nó tăng lên mười phút, bệnh tình nó không thối chuyển, tức đại bộ phận đa số là sau khi trong giờ thỉnh thoảng thì tăng thêm. Sau cuối giờ nghỉ thì nó có giảm xuống, thế còn cái việc mà giảm được rồi còn theo một chiều giảm được thì… không. Đa số thì con bị giờ ngồi chơi khoảng chừng chiều hôm trước khoảng mười, mười lăm phút để vào tu tập thì nó xuất hiện tăng, xong rồi giờ chính khóa của ba tiếng tu tập thì nó tăng, rồi sau đó giờ nghỉ thì nó có thể hạ xuống. Tình hình tu là như thế chứ còn thì giảm được xuống thì con thấy nó chưa có mấy… Ngoài cái việc nghiệp trước con nặng, cho nên hắn chưa, nghiệp hắn chưa chịu tha cái thân xác này (…)
(44:49) Trưởng lão: Ừm, con tu, khi mà tuổi lớn bệnh đau mà con ôm chặt pháp thì trong khi đó con chưa có cái nội lực, ôm chặt pháp thì cái cơ thể con nó bị hao cái năng lượng nhiều do đó cái bệnh nó gia tăng mà nó không giảm, tức là hơi sai pháp của tuổi già, nó không có đúng.
Bây giờ tu như thế này, khi con thấy con nghĩ là nó giảm phải không, con xả nghỉ ra, cuối giờ con xả nghỉ ra con thấy cái bệnh con nó giảm xuống, mà con ôm pháp vô tu thì nó tăng theo. À! Như vậy rõ ràng là trong cái phương pháp mà tu để đối trị bệnh, thì nó không phải ôm pháp, mà nó giữ cái tâm bất động của nó thanh thản, an lạc, vô sự tức là cái Định Thư Giãn đó con, con nghe cái Định Sáng Suốt đó, Định Thư Giãn ra đó. Thì ôm cái pháp đó mà tu, chỉ còn dùng có pháp như lý tác ý mà thôi.
Thí dụ như con bệnh gì là con sẽ tác ý thôi. Rồi con, cũng như là mình cái người vô sự, không có cái nghĩ ngợi gì, không có lo gì hết. Sống tự nhiên bất động tâm thôi- thanh thản, an lạc, vô sự- coi như là con bình thường con không có tu cái gì hết. Nhưng mà có cái tác ý thôi, tác ý cái bệnh đẩy lui thôi, con hiểu chỗ Thầy muốn nói không? Mà nó có cái gì, thí dụ như bây giờ nó tăng lên thì con bình thường thôi, con chỉ nghỉ ngơi bình thường…(46:30)
HẾT BĂNG